Ngày 16-04-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa là sức mạnh!
Sa Mạc Hồng
02:38 16/04/2008
Chúa là sức mạnh!

Chúa là sức mạnh của con
Là nguồn thiêng thánh sủng tâm hồn
Con là dũng sĩ bên lòng Chúa
Với Ngài con tạo những kỳ công
Từ niềm hăng say tiềm ẩn trong cầu nguyện
Trong lặng thinh, suy gẫm tĩnh tâm
Không hề mệt mỏi những đêm dài canh thức
Từ chay tịnh làm ra bắp thịt rắn chắc
Nâng bổng lên cao những đam mê
Con ném xa, vượt qua những kỷ lục
Từ lời Chúa, những khúc thánh ca
Nuôi dưỡng lòng con trắng nõn nà
Con kiều diễm như nàng Công chúa
Với xiêm y lụa gấm sáng lung linh
Từ tràng hạt, việc bác ái, hy sinh,
Con oai phong như là Hoàng tử
Cỡi ngựa đường xa tay kiếm tay cung
Con ước mơ như những bậc anh hùng
Vì nước Chúa can trường tử đạo!

Chúa là sức mạnh xác hồn con
Là đường đi thẳng tắp sáng rực đèn
Con theo Chúa từng bước hiên ngang
Chúa là sức mạnh, con không hề sợ hãi
Chúa là niềm vui, cùng đích tới địa đàng!
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 16/04/2008
ÁO MAY-Ô VUI VẺ

N2T


Ngày xưa có một ông vua, ông ta nghe nói trong dân chúng có loại áo may-ô, nếu mặc nó vào thì biến thành người rất vui vẻ. Thế là ông ta giả trang làm một thương gia đi vào trong dân gian tìm áo, ông ta hỏi thăm mấy người, kết quả ông ta phát hiện mọi người đều có cái khổ của mình.

Nhà vua rất nghi ngờ: “Trên thế gian, lẽ nào không có người vui vẻ sao ?”

Lúc ấy, có một ông già đi qua đó nói: “Trên núi có một em bé, mỗi ngày nó nghêu ngao hát bài ca chăn dê, từ trước đến nay trong lòng nó không có điều gì buồn bực, nhứt định nó phải là người vui vẻ.” Nhà vua nghe xong thì vội vàng đi lên núi, quả nhiên trên núi có một thiếu niên mặc một cái áo may-ô đã cũ và rách, da đen vì nắng cháy, nó đuổi theo bầy dê vui vẻ hát nghêu ngao.

Nhà vua đến trước mặt thiếu niên và nói: “Cháu cảm thấy mình vui vẻ chứ ?”

Thiếu niên lớn tiếng trả lời: “Rất vui vẻ ạ !”

Nhà vua rất vui vẻ, lại hỏi: “Cháu có thể bán cho bác cái áo may-ô đó chăng ?”

Thiếu niên lắc đầu. Nhà vua lại hỏi lần nữa, thiếu niên vẫn cứ lắc lắc đầu, nhà vua nổi giận bước vội lên phía trước muốn coi cái áo may-ô như thế nào. Nhưng ông ta kinh ngạc phát hiện ra rằng: cái áo ấy chẳng qua chỉ là một cái áo may-ô bình thường mà thôi.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Nhà vua chịu trăm đắng ngàn cay để đi tìm cái áo may-ô vui vẻ, và cho rằng mặc nó vào thì sẽ được vui vẻ. Nhưng vui vẻ thì phát xuất từ con tim chứ không phải phát xuất từ cái áo may-ô hoặc bất cứ vật gì, bởi vì nếu trong lòng chúng ta vui vẻ, thì chúng ta cảm thấy mọi thứ chung quanh chúng ta cũng vui vẻ, bởi vậy cho nên mới có câu nói rằng: “Người buồn cảnh vật có vui bao giờ.”

Thánh Phao-lô tông đồ đã mời gọi chúng ta hãy vui luôn trong Chúa, bởi vì cái vui của con người đem lại thì không bền không lâu, chẳng hạn như: các em muốn thỏa mãn lòng giận dữ khi bạn bè chọc ghẹo thì chửi toáng lên cho thỏa lòng hoặc tìm cách trả thù, nhưng rồi khi về nhà thì sẽ hối hận và buồn phiền; hoặc là muốn chọc phá người hàng xom cho vui nên đi ăn cắp trái cây vườn nhà của họ, thế nhưng sau đó thì cảm thấy buồn vì mình làm sai...

Cho nên, các em nhớ phải vui luôn trong Chúa, nghĩa là luôn làm việc thiện, giúp đỡ người khác; luôn đối xử vui vẻ với bạn bè, thì niềm vui trong lòng sẽ đầy ắp luôn mãi và tràn ra trên mắt trên miệng, trên mọi hành động và lời nói của chúng ta...

Các em thực hành:

- Luôn thành thực với mình và với mọi người thì mới có vui vẻ luôn.

- Làm tốt bổn phận của mình thì có vui vẻ.

- Mỗi ngày cố gắng làm một việc thiện.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 16/04/2008
N2T


26. Do chúng ta không muốn dùng tâm hồn tinh thần để thưởng thức phẩm vật ngọt ngào đã chuẩn bị, do đó mà cảm nhận được bụng đói cồn cào.

(Thánh Gregory Pope)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lại thêm một phụ nữ Hoa Kỳ sắp bị vạ tuyệt thông vì thụ phong linh mục
Thúy Dung
07:39 16/04/2008
Winona -
Đức Cha Bernard Harrington
Đức Cha Bernard Harrington, Giám Mục Winona, cho biết một phụ nữ trong giáo phận của ngài sẽ “tự ra vạ tuyệt thông” cho mình khi tham dự vào lễ phong chức linh mục do phong trào Womenpriests tổ chức vào ngày 4 tháng Năm tới đây.

Đức Cha cho biết đây là một chuyện “rất là buồn”.

Ngài đã ca ngợi những công việc mà bà Kathy Redig đã làm trong tư cách tuyên úy nhà thương tại Community Memorial Hospital. Tuy nhiên, Đức Cha cho biết bà sẽ bị vạ tuyệt thông tức khắc nếu tham dự vào lễ phong chức này.

Trong thông cáo do Tòa Giám Mục Winona đưa ra, Đức Cha Harrington nói rằng việc phong chức linh mục cho phụ nữ là điều Giáo Hội không có quyền làm như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải thích trong tông thư Dignitatis Mulierem.

Trước đó, ngày 12/3/2008, Đức Tổng Giám Mục Raymond Burke của tổng giáo phận St. Louis đã chính thức ra vạ tuyệt thông cho 3 người phụ nữ tham gia trong một nghi thức truyền chức linh mục diễn ra vào ngày Chúa Nhật 11/11/2007.

Liên hệ đến chuyện này Đức Cha Harrington cho biết với việc Đức Tổng Giám Mục Raymond Burke chính thức ra vạ tuyệt thông, công việc của ngài trở nên dễ dàng hơn. Bà Kathy Redig không mơ hồ nhưng biết chính xác những hệ quả sẽ xảy ra. Thành thử, “Bà ta, qua hành động của chính mình, tự ra vạ tuyệt thông cho chính mình”. Giáo Hội không cần phải chính thức đưa ra một thông cáo nào khác nữa.

Đức Cha Harrington cho biết thêm là phụ nữ có thể đóng một vai trò rất tích cực trong Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh rằng trong Thần Học Công Giáo, Đức Maria “được kính trọng nhất trong tất cả mọi loài thụ tạo”.
 
Lần đầu tiên trong lịch sử Nga đài truyền hình nhà nước truyền đi thông điệp của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
08:27 16/04/2008
Mạc Tư Khoa - Hôm nay, 16/4/2008, tại Cộng Hòa Liên Bang Nga đã xảy ra một biến cố chưa từng bao giờ xảy ra: đài truyền hình nhà nước truyền đi một bộ phim tài liệu về Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và thông điệp của ngài nói bằng tiếng Nga với Đức Thượng Phụ Alexei II của Chính Thống Giáo Nga, với các tín hữu Chính Thống Giáo, với các Giám Mục Công Giáo, các tín hữu Công Giáo và tất cả những ai sống trên lãnh thổ Nga. Trong thông điệp gởi cho người Chính Thống Giáo Nga, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải có đối thoại chân thành và xây dựng giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo.

Một điều có ý nghĩa hơn nữa là bộ phim tài liệu này được chiếu đúng vào ngày sinh nhật thứ 81 của Đức Giáo Hoàng.

Bộ phim tài liệu này đã được tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tài trợ và được đài truyền hình Vesti của nhà nước Nga thực hiện. Ngoài sự tham gia của đài truyền hình Vesti, bộ phim nhận được sự tham gia của Blagovest Media, ở St. Petersburg và Catholic Radio and Television Network của Công Giáo Đức.

Nội dung bộ phim trình bày những giai đoạn chính trong cuộc đời của Đức Thánh Cha. Đức Ông Georg Ratzinger, bào huynh của Đức Giáo Hoàng cũng đóng góp một phần trong bộ phim này qua một cuộc phỏng vấn. Đây là một điều Đức Ông hiếm khi thực hiện.

Ông Peter Humeniuk, cố vấn của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ về nước Nga cho biết là đa số người Nga xa lạ với tiểu sử của các Đức Giáo Hoàng. Ông Peter nhận định rằng cả Rôma lẫn Mạc Tư Khoa đều nhận thức rõ là “bộ phim và thông điệp của Đức Thánh Cha là một biểu tượng đẹp cho tiến trình xích lại gần nhau giữa hai Giáo Hội”.

“Trong suốt cuộc hành trình xuyên qua nước Nga, tôi đã gặp nhiều người bày tỏ ao ước có được những thông tin khách quan và trung thực về Đức Giáo Hoàng và về Giáo Hội Công Giáo. Tôi hy vọng bộ phim này đáp ứng được những mong mỏi này”.

Ông Peter Humeniuk tiết lộ thêm là bộ phim được sự hỗ trợ của Chính Thống Giáo Nga, đặc biệt là của cha Vsevolod Chaplin, phó chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa. Cha Igor Vyzhanov, thư ký phân ban Đối Thoại với Công Giáo của Ủy Ban Đối Ngoại Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đảm trách phần thuyết minh.

Về phía Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini, sứ thần Tòa Thánh tại Nga đã đóng một vai trò quan trọng.
 
Ngày thứ nhất trong chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI tại Hoa Kỳ
Đặng Thế Dũng
09:05 16/04/2008
Washington DC - Lúc 12 giờ trưa thứ Ba ngày 15 tháng 4 năm 2008, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI rời Roma, lên đường viếng thăm mục vụ Hoa kỳ, trên chuyến bay của chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Ý. Ðây là chuyến viếng thăm quốc tế lần thứ 8; và là lần đầu tiên trong triều giáo hoàng, ngài đến thăm Hoa kỳ, tại hai địa điểm Thủ Ðô Washington và New York.

ÐTC cùng với Ðức Tổng Giám Mục Pietro Sambi
Học sinh trường Thánh Raphael ở Rockville, Maryland
12 giờ trưa ngày 15/04/2008, giờ Roma, thì đã là 6 giờ chiều giờ Việt nam, cùng ngày thứ Ba 15/04/2008. Trong chuyến bay, ngoài những vị cộng sự viên thân cận bên Ðức Thánh Cha và khoảng 70 ký giả tháp tùng, người ta còn thấy có quý vị giám mục thuộc ban lãnh đạo Hội Ðồng Giám Mục Hoa kỳ, như Ðức Hồng Y Francis George,chủ tịch, Ðức Cha Gerald Kicanas, Phó Chủ Tịch, và Ðức Cha David Malloy, Tổng Thư Ký và là vị chịu trách nhiệm điều hành tổ chức chuyến viếng thăm. Cũng có mặt trong chuyến bay từ Roma đi Washington, Ðức Tổng Giám Mục Washington, hai Ðức Cha Phụ tá của Tổng Giáo Phận Washington, và Ðức Cha đặc trách giáo phận quân đội Hoa Kỳ.

Trước khi rời lãnh thổ Italia, Ðức Thánh Cha đã gởi điện văn chào tổng thống Italia, Ông Giorgio Napolitano, cùng với lời cầu chúc cho dân tộc Italia được điều tốt đẹp trên bình diện thiêng liêng, dân sự và xã hội.

Máy Bay Boeing 777 chở ÐTC và đoàn tuỳ tùng, đáp xuống Phi Trường Quân Sự của Căn Cứ Không Quân Hoa kỳ Andrews, không xa thủ đô Washington, vào lúc 4 giờ chiều thứ Ba, ngày 15 tháng 4 năm 2008, giờ Hoa Kỳ, tức là 4 giờ sáng ngày thứ Tư 16 tháng 4 năm 2008, giờ Việt nam.

Tổng thống Hoa Kỳ cùng với Phu Nhân ra tận phi trường đón ÐTC và gặp riêng ngài khoảng 15 phút.

Tưởng cũng nên nhắc lại đây rằng hôm ngày 11 tháng 4 năm 2008, Ðức Hồng Y Renato Raffaele Martino, chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh "Công Lý và Hoà Bình", đã lên tiếng lưu ý rằng cuộc gặp gỡ giữa ÐTC và Tổng Thống Hoa Kỳ tuyệt đối không có nghĩa là Toà Thánh ủng hộ chính sách đối ngoại của tổng thống Hoa Kỳ, nhất là trong vấn đề chiến tranh Irak.

Sau khi đã gặp riêng Tổng Thống Hoa Kỳ khi vừa đáp xuống phi trường, ÐTC lên xe về Toà Sứ Thần Toà Thánh ở thủ đô Washington. Không có sinh hoạt nào khác được dự trù cho buổi chiều thứ Ba 15 tháng 4 năm 2008.

Như thế, ÐTC bắt đầu những sinh hoạt của chuyến viếng thăm vào sáng ngày thứ Tư, 16 tháng 4 năm 2008, đúng ngày mừng sinh nhật thứ 81 của ngài.

ÐTC dừng thăm thủ đô Washington cho đến sáng thứ Sáu 18 tháng 4 năm 2008, mới rời thủ đô đi New York. Và sau đó, từ New York về Roma, vào ngày 20 tháng 4 năm 2008.

Theo linh mục Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí toà thánh, thì cách thức tổ chức chuyến viếng thăm cho Ðức Bênêđitô XVI, ở vào tuổi 81, khác với cách tổ chức chuyến viếng thăm cho Ðức Gioan Phaolô II ở vào tuổi 58 khi mới được bầu lên kế vị thánh Phêrô. Chuyến viếng thăm của Ðức Bênêđitô XVI được tổ chức ngắn gọn hơn và đơn giản hơn. Hiện nay, như mọi người có thể lưu ý, sau ba năm thi hành tác vụ Phêrô, Ðức Bênêđitô XVI đã từ từ giảm bớt những hoạt động, và trao việc nhiều hơn cho Ðức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh toà thánh, "nhân vật thứ hai" sau Ðức Thánh Cha. Chẳng hạn như trong năm 2008 này, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI chỉ thực hiện ba chuyến tông du quốc tế: tại Hoa Kỳ vào tháng 4/2008, tại Úc Châu vào tháng 7/2008, và tại Pháp vào tháng 11/2008. Trong khi đó, trong khoảng thời gian 10 tháng, nghĩa là --- từ tháng 6 năm 2007 cho đến tháng 3 năm 2008 --- Ðức Hồng Y Bertone, quốc vụ khanh toà thánh, đã thực hiện 7 chuyến đi quốc tế.

Tưởng cũng nên nhắc đến nơi đây một sinh hoạt âm thầm, nhưng đặc biệt đồng hành với chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha tại Hoa kỳ, đó là việc cầu nguyện cho chuyến viếng thăm của ÐTC.

Theo sự gợi ý của Ðức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, sứ thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ, các nữ tu dòng kín trong các đan viện tại Hoa Kỳ, vì không thể nào đến thủ đô Washington hay New York để gặp ÐTC, nên đã chia phiên để cầu nguyện cho từng biến cố của chuyến viếng thăm. Nữ Tu Maria Regina, thuộc đan viện Camêlô ở Oregon, đã cho biết rằng mỗi nữ tu trong cộng đoàn của chị nhận cầu nguyện cho một hay hai biến cố của chuyến viếng thăm, đồng thời dâng những hy sinh trong ngày để cầu nguyện cho biến cố mà mình đã chọn cầu nguyện cho. Như thế, tất cả mọi biến cố của chuyến viếng thăm của ÐTC tại Hoa Kỳ đều được bao trùm trong lời cầu nguyện của những tâm hồn tận hiến.

Nhưng không phải chỉ có những nữ tu mà thôi; tại Ðại Học Công Giáo ở thủ đô Washington, cô sinh viên Margaret Keller tình nguyện phân phát những tràng chuỗi Môi Khôi ở Trung Tâm Sinh Hoạt Sinh Viên và mời các bạn sinh viên đến tham dự buổi canh thức lần chuỗi và trích đọc những trang sách của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI, tại Nhà Nguyện của Ðại Học, vào chiều tối thứ Ba, 15 tháng 4 năm 2008, đúng ngày ÐTC đến thăm Hoa Kỳ, để cầu nguyện cho ÐTC và cho chuyến viếng thăm của ngài. Và tối thứ Tư, 16 tháng 4 năm 2008, ngày mừng sinh nhật thứ 81 của ÐTC, các sinh viên của Ðại Học Công Giáo Hoa Kỳ ở thủ đô Washington, luân phiên chầu Chúa Thánh Thể suốt đêm, để cầu nguyện cho chuyến viếng thăm và cho ÐTC.

Tại Ðền Thánh Quốc Gia Kính Ðức Maria Vô Nhiễm, một trung tâm hành hương nổi tiếng của Giáo Hội công giáo tại Hoa Kỳ, nơi Ðức Thánh Cha đến đọc kinh chiều và gặp các Giám Mục Hoa Kỳ, vào chiều thứ Tư 16 tháng 4 năm 2008, ngoài những trang hoàng bông hoa và cờ toà thánh, trong những ngày qua, người ta ghi nhận số tín hữu đến hành hương để cầu nguyện cho ÐTC và chuyến viếng thăm của ngài tại Hoa Kỳ, tăng lên nhiều hơn lúc bình thường.

Tại Tổng Giáo Phận Boston, dù không được ÐTC đích thân đến thăm, nhưng Ðức Hồng Y Sean O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, đã gởi thư mục vụ cho toàn giáo phận, để giải thích ý nghĩa và kêu gọi cầu nguyện cho chuyến viếng thăm của ÐTC tại Hoa kỳ. Trong thư, Ðức Hồng Y đã giải thích như sau: "Ðức Thánh Cha không phải là một nhân vật nổi tiếng đời thường, cũng không phải là một ngôi sao nhạc rock. Ngài là chủ chăn giáo hội và đại diện cho Chúa Kitô, Ðấng là Chủ Chăn Nhân Lành, và đã ra lệnh cho thánh Phêrô như sau: Hãy chăm sóc nuôi sống các chiên của Ta. Ðức Bênêđitô XVI đến nuôi sống chúng ta trong cơn đói khát Thiên Chúa và đói khát sự Thật. Chúng ta hãy tiếp đón ngài với lòng mộ mến và thành tín. Ước chi sự hiện diện của ngài giữa chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với nhau. Ước chi những lời ngài nói canh tân chúng ta trong dấn thân trở nên những môn đệ trung thành trong Giáo Hội Chúa Kitô." Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
 
Cầu nguyện là ưu tiên một của Linh Mục.
Đặng Thế Dũng
09:14 16/04/2008
Tin Roma (Apic 14/04/2008) - Trong sứ điệp gởi cho tất cả các linh mục trên thế giới, nhân dịp Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho sự thánh hoá các linh mục, sẽ được cử hành vào ngày 30 tháng 5 năm 2008, đúng lễ trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Bộ Giáo Sĩ của Toà Thánh Vatican, đã lên tiếng nhắc rằng việc cầu nguyện phải là ưu tiên một của Linh Mục.

Ðược ấn ký bởi Ðức Hồng Y Claudio Hummes, tổng trưởng bộ Giáo Sĩ, và bởi Ðức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, tổng thư ký của bộ, sứ điệp khuyến khích các linh mục hãy chiêm ngắm con người vẹn toàn Chúa Giêsu Kitô, đấng vẫn sống và hành động trong hiện tại. Nhắc lại rằng sự hữu hiệu của hành động là tuỳ thuộc vào việc cầu nguyện, sứ điệp khuyến khích linh mục sống tương quan mật thiết với Chúa Giêsu.

Chức linh mục không thể được xem như là một "điều gì" được chu toàn một cách máy móc, nhưng là một ơn gọi, qua đó Chúa Kitô cứu rỗi chúng ta. Chúa đã kêu gọi và hiện vẫn đang kêu gọi chúng ta đến sống với Người.

Ðề cập đến sự độc thân linh mục, sứ điệp quả quyết rằng đây là một hồng ân mà linh mục cần đón nhận và sống một cách tận căn và trong sự đồng hoá hoàn toàn chính mình với Chúa Kitô. Những hoàn cảnh hiện nay của thừa tác vụ linh mục đòi buộc chúng ta chú ý chăm sóc thực thể linh mục, một thực thể chắc chắn có gốc rể thần thiêng không thể bỏ đi được.

Cuối cùng, nhắc lại rằng bí tích Thánh Thể là nơi tuyệt hảo nhất để củng cố đời linh mục, sứ điệp khuyến khích các linh mục hãy trung thành dâng thánh lễ hằng ngày, và tôn thờ Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Linh mục cần Bí Tích Thánh Thể, như cần phải thở để sống.
 
Video đón tiếp Đức Thánh Cha
NBC News
09:27 16/04/2008
 
Tổng thống Bush chào đón Đức Giáo Hoàng tại Tòa Bạch ốc
Phụng Nghi
12:25 16/04/2008
Tổng thống Bush có một quà mừng sinh nhật rất lớn để tặng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI: ít nhất 9000 vị khách nao nức tập hợp tại sân cỏ phía nam tòa Bạch ốc, 21 phát súng đại bác, một ca sĩ nổi tiếng hát bản nhạc “The Lord's Prayer (Kinh Lạy Cha)”, và lời chào mừng cảm động của tổng thống.

Đức Giáo Hoàng mừng thọ 81 tuổi vào ngày thứ Tư hôm nay (16 tháng 4), đúng vào ngày đầu tiên ngài khởi đầu cuộc tông du thứ nhất đến Hoa kỳ trong cương vị thủ lãnh của người Công giáo trên khắp thế giới. Hầu như trọn ngày, ngài ở tòa Bạch ốc; đây là vị giáo hoàng thứ hai hành động như thế, và là vị thứ nhất kể từ 29 năm qua.

Với những lễ hội tưng bùng, Tổng thống Bush muốn nói cho vị giáo hoàng và dân chúng biết Mỹ quốc hân hoan biết bao khi được ngài đến thăm viếng – và cũng nói cho dân chúng Hoa kỳ nên lắng nghe tiếng nói của ngài.

Phát ngôn viên báo chí tòa Bạch ốc, bà Dana Perino nói: Đức Đức Giáo Hoàng “sẽ nghe tổng thống phát biểu rằng Mỹ và thế giới cần được nghe sứ điệp của giáo hoàng, về Thiên Chúa là tình yêu, về mạng sống con người là linh thánh, và tất cả chúng ta phải được hướng dẫn bằng luật luân lý chung, cũng như chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ anh chị em chúng ta đang có nhu cầu ở nước nhà cũng như trên khắp thế giới.”

Hôm thứ Ba, trên đường từ Rome sang đây, giáo hoàng Bênêđictô nói ngài mong đợi gặp gỡ một “dân tộc vĩ đại và một giáo hội vĩ đại” trong cuộc tông du đầu tiên tới Hoa kỳ. Cuộc hành trình sáu ngày đến Washington và New York không chỉ trùng hợp với ngày sinh nhật của ngài, mà còn là dịp kỷ niệm ba năm bước lên chức vụ cao nhất trong giáo hội Công giáo. Chăm sóc đàn chiên tại Hoa kỳ là một sứ vụ nhậy cảm và quan trọng đối với Bênêđictô vào thời điểm không chỉ có vụ tai tiếng còn đang âm ỉ mà còn có chiến dịch của ngài nhằm giảm thiểu chủ nghĩa thế tục và khơi dậy niềm tin.

Cuộc hội ngộ của tổng thống Bush và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô là lần gặp gỡ thứ 25 giữa một giáo hoàng Công giáo Roma với một vị tổng thống Hoa kỳ, trải dài thời gian 89 năm, dưới triều 5 vị giáo hoàng và 11 tổng thống Mỹ.

Hai vị lãnh đạo hiện nay chia sẻ nhiều điểm chung, đặc biệt là chống phá thai, hôn nhân đồng tính và nghiên cứu tế bào gốc từ phôi người. Nhưng cũng có nhiều điều khác biệt.

Hai vị bất đồng về chiến cuộc tại Iraq, án tử hình và việc Hoa kỳ phong tỏa mậu dịch chống Cuba. Bênêđictô cũng ủng hộ việc bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội theo những đường hướng thường đi ngược lại các chính sách của ông Bush. Trên máy bay, vị giáo hoàng cho ký giả biết ngài dự trù sẽ đưa chính sách đối với di dân ra bàn thảo với tổng thống Bush trong cuộc họp riêng tại Văn phòng Bầu dục. Trong quá khứ, giáo hoàng Bênêđictô đã mạnh mẽ lên tiếng về tai hại gây ra do các luật lệ trừng phạt di dân.

Bà Perino nói tổng thống Bush sẽ tập chú vào các lãnh vực hai bên cùng đồng thuận, như khai triển rộng rãi lòng khoan dung tôn giáo và chế ngự chủ nghĩa cực đoan bạo động. Bà nói mối quan tâm chung về Phi châu và Lebanon sẽ nằm trong nghị trình của tổng thống.

Bà tiên đoán rằng vấn đề Iraq chắc sẽ không có lý do gì “nổi cộm trong cuộc bàn thảo”. Nếu có đề cập tới, có lẽ sẽ tập chú đặc biệt vào sự lo sợ cho những người Kitô hữu thiểu số trong một nước Iraq đa phần theo đạo Hồi.

Một đề tài khác có thể được xem xét mau chóng, nếu có, đó là vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của giáo sĩ đang tiếp tục tàn phá giáo hội Hoa kỳ. Bà nói đó không “cần thiết phải là ưu tiên hàng đầu của tổng thống” trong cuộc họp.

Trên đường bay đến Hoa kỳ, giáo hoàng Bênêđictô đã chọn lựa các đề tài khi phát biểu. Trả lời câu hỏi đã được gửi đến trước và được các viên chức tại Vatican lựa, Bênêđictô nói ngài “rất xấu hổ” vì vụ tai tiếng và “sẽ làm mọi cách có thể làm được để hàn gắn vết thương này.”
Tổng thống Bush đón tiếp ĐTC tại Bạch ốc


Không có vị giáo hoàng nào đã đến Mỹ kể từ khi vụ lạm dụng tình dục hàng loạt xảy ra tại Boston gây nên cuộc khủng hoảng lan rộng khắp nước Mỹ, kéo dài cả sau năm 2002. Nghi thức cầu nguyện cùng với các giám mục Hoa kỳ vào đêm thứ Tư tại Vương cung thánh đưòng Đức Mẹ Vô nhiễm sẽ được nhiều người theo dõi kỹ càng để xem ngài đề cập đến vấn đề ra sao. Vì lý do có nghi thức cầu nguyện này nên Đức Giáo Hoàng dự trù sẽ không tham dự bữa tiệc khoản đãi ngài tại tòa Bạch ốc.

Ngay từ chiến dịch tranh cử chức vụ tổng thống đầu tiên, ông Bush đã ve vãn khối cử tri Công giáo, chiếm gần một phần tư cử tri đoàn Hoa kỳ, và đã đạt được một số thành quả. Nhưng nay dù không phải tranh cử nữa, ông vẫn trải thảm đỏ chào đón Đức Giáo Hoàng.

Tổng thống mở đầu một loạt các hoạt động chưa từng có bằng cách đi tới Căn cứ Không lực Andrews, ở ngoại ô Washington hôm qua để chờ máy bay chở Đức Giáo Hoàng hạ cánh, đây là điều ông chưa từng làm đối với một nhà lãnh đạo nào. Đức Giáo Hoàng nhận được sự tiếp đón của hàng trăm học sinh Công giáo và một số đông người khác đứng tràn lan trên đường băng trải nhựa của sân bay, hò hét nồng nhiệt như đón một ngôi sao nhạc rock, lấn lướt cả vai trò chính yếu của tổng thống Bush cùng phu nhân Laura và con gái Jenna.

Cuộc tiếp đón Đức Giáo Hoàng tại sân cỏ phía nam tòa Bạch ốc ngày thứ Tư, tràn ngập thành viên của Hiệp sĩ đoàn Columbus và nam nữ hướng đạo sinh, sẽ là cuộc tiếp kiến lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Bush và cũng vĩ đại nhất từ trước tới nay tại tòa Bạch ốc. Quả vậy, có quá nhiều người được mời, nên nhiều người sẽ chỉ thấy được ông Bush và giáo hoàng Bênêđictô trên màn ảnh truyền hình lớn.

Ca sĩ giọng soprano Kathleen Battle được chọn để trình bày nhạc bản “The Lord's Prayer (Kinh Lạy Cha)” – một quyết định tòa Bạch ốc bênh vực là thích hợp mặc dù đó là chuyện công khai đưa tôn giáo vào trong một biến cố công cộng. Bà Perino nói: “Tôi nghĩ là chúng ta tìm ra được điểm hợp lý. Nhiều người khắp nước Mỹ và khắp thế giới đọc kinh nguyện đó để được ủi an và tự tin khi khởi đầu một ngày mới.”

Nguồn: JENNIFER LOVEN, Associated Press
 
Đức Thánh Cha và Tổng thống Bush thảo luận nhiều vấn đề trong phiên họp riêng
Phụng Nghi
17:28 16/04/2008
Washington (CWNews) – Trong buổi đàm luận riêng tại tòa Bạch ốc ngày 16 tháng 4, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và tổng thống George W. Bush đề cập đến một loạt những vấn đề như khủng bố, phẩm giá con người, cuộc xung đột giữa Israel - Palestine, di dân, và sự phát triển ở châu Phi.

Đức Thánh Cha họp với tổng thống Bush sau cuộc tiếp đón công cộng với trên 10000 người tham dự tại sân cỏ tòa Bạch ốc buổi sáng ngày thứ Tư hôm nay.
Đón tiếp ĐTC tại tòa Bạch ốc


Trong một thông cáo chung công bố sau cuộc hội kiến riêng, Vatican và Bạch ốc cho biết tổng thống Bush lại một lần nữa chúc mừng sinh nhật Đức Thánh Cha, cám ơn ngài tới thăm viếng. Tổng thống đặc biệt cám ơn Đức Thánh Cha đã dự trù tới thăm và cầu nguyện tại khu vực “Ground Zero” ở New York – một hoạt động ghi trên thời khóa biểu của Đức Thánh Cha vào ngày chủ nhật 20 tháng 4.

Bản thông cáo chung liệt kê một số đề tài Vatican và chính phủ Bush đồng thuận, như bảo vệ đời sống con người và hôn nhân, sự quan trọng của tự do tôn giáo, lên án khủng bố và bạo lực – đặc biệt là bạo lực thực thi nhân danh tôn giáo.

Cuộc họp trong Văn phòng Bầu dục tòa Bạch ốc


Đức Thánh Cha tán dương “sự đóng góp quan trọng về tài chánh” mà Hoa kỳ đã thực hiện đối với những quốc gia đang phát triển, đặc biệt đề cập đến các sáng kiến chống bệnh Aids ở châu Phi.

Bản tuyên bố nói tiếp: “Đức Thánh Cha và tổng thống dành một số thời gian đáng kể trong cuộc thảo luận để bàn về Trung Đông, đặc biệt là để giải quyết cuộc xung đột giữa Palestine và Israel”. Đức Thánh Cha kêu gọi sự chú tâm đến cuộc khủng hoảng chính trị nguy hiểm đang đe dọa Lebanon và “tình trạng bấp bênh của các cộng đồng Thiên Chúa giáo” trong khu vực này.
ĐTC thổi nến bánh sinh nhật tại tòa Bạch ốc


Đức Thánh Cha và Tổng thống cũng thảo luận về vấn đề di dân, một đề tài đã được Đức Thánh Cha đề cập trong buổi họp báo trên đường bay từ Roma đến Mỹ. Tiếp theo sau đề tài mà ngài đã nhấn mạnh trong cuộc thảo luận với các phóng viên báo chí, Đức Thánh Cha nói về nhu cầu phải cung ứng phúc lợi cho các di dân và gia đình của họ.
 
Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Bush bàn cãi về đức tin và lý trí
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
17:57 16/04/2008
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Tổng Thống George Bush sẽ tiếp tục một cuộc đàm đạo về đức tin và lý trí khi Đức Giáo Hoàng viếng thăm Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo đã tranh cãi chủ đề này khi ông Bush viếng thăm Vatican năm ngoái.

Đại Sứ U.S. bên cạnh Toà Thánh, bà Mary Ann Glenden, đã loan báo chủ đề này cho cuộc mítting ngày Thứ Tư, khi trưng dẫn một lời tuyên bố từ Nhà Trắng.

“Đây là một thông báo rất ngắn, nhưng lời lẽ có ý nghĩa,” bà đại sứ đã nói với Radio Vatican. “Thông báo ấy nói rằng Đức Giáo Hoàng và tổng thống sẽ tiếp tục sự bàn cãi các ngài đã thực hiện về vai trò đức tin và lý trí trong sự đề xuất những mục tiêu chia sẻ của các ngài.. Tôi tưởng điều này có ý nghĩa, bởi vì tiếng ‘tiếp tục’ liên hệ sự kiện là rõ ràng thời gian qua gặp nhau các ngài đã phát triển một tương quan cá nhân: các ngài đã diễn tả điều ấy cách súc tích, có thể nói như vậy.”

Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Tổng Thống Bush tại Vatican ngày 9 tháng 6 vào năm ngoái.

“Sau đó cả hai vị đã nói rằng các ngài lấy làm vui về sự đàm đạo và về tình bạn với nhau, cho nên tôi tưởng các ngài có cái gì để xây dưng trên,” Glenden nói thêm. “ Và điều thích thú là thông báo đã lựa chọn chủ đề đức tin và lý trí, một chủ đề trung tâm của triều giáo hoàng này.

“Và sau đó khi thông báo tiếp tục nói về những mục tiêu đã được chia sẻ, thì nói về quan tâm chung trong sự cổ võ tính bao dung và sự hiểu biết giữa các văn hóa và tôn giáo. Thông báo nói về sự cổ võ hoà bình tại Trung Đông và những vùng rối loạn khác. Thông báo nói về các nhân quyền và cách riêng quyền tư do tôn giáo.”

Lời tuyên bố Nhà Trắng cũng giải thích rằng chuyến đi của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tới Nhà Trắng sẽ l;à chuyến thứ hai trong lịch sử một Đấng Thượng tế làm một cuộc thăm viếng như thế.

Đức Gioan Phaolô II đã thăm viếng Tổng Thống Jimmy Carter và phu nhân ông tại Nhà Trắng tháng Mười 1979, trong chặng cuối cùng của chuyến đi thăm 6 thánh phố Hoa Kỳ

Cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trùng hợp với ngày sinh nhật thứ 81 của ngài. Ngài sẽ được tổng thống và phu nhân đón cháo tại South Portico.

The president and the Pope will deliver prepared remarks on the South Lawn and then enter the White House for a private meeting in the Oval Office. On Tuesday, Bush will also see the Pope, as he plans to go to Andrews Air Force Base to receive him.

Tổng Thông và Đức Giáo Hoàng sẽ phát biểu những nhận xét đã soạn tại Nhà Trắng và sau đó sẽ gặp riêng trong Văn Phòng Tiếp Tân. Trong ngày Thứ Ba, Tổng Thống Bush đã gặp Đức Giáo Hoàng trong lúc ra đón Đức Giáo Hoàng tại phi trường Căn Cứ Không Quân Andreww.
 
Tường thuật ngày thứ hai chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Linh Tiến Khải
18:15 16/04/2008
Thứ tư 16-4-2008 là ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ 6 ngày của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, và cũng là ngày sinh nhật thứ 81 của ngài. Đức Thánh Cha đã chỉ có hai sinh hoạt chính: ban sáng ngài tham dự lễ nghi tiếp đón chính thức tại Tòa Bạch Ốc và thăm xã giao tổng thống Bush; và ban chiều Đức Thánh Cha chủ sự buổi hát kinh chiều với các Giám Mục tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Như qúy vị và các bạn đã biết Đức Thánh Cha đã tới Washington D.C tối thứ ba vừa qua. Thủ đô Washington rộng 176 cây số vuông, có hơn 563 ngàn dân cũng được gọi là ”Thành phố Liên Bang”. Nó đã được chọn hồi năm 1790 vì nằm giữa các tiểu bang miền bắc và các tiểu bang miền nam và gần nơi ở của tổng thống George Washington. Quận Columbia ám chỉ ông Cristoforo Colombo người đã khám phá ra châu Mỹ. Họa đồ thành phố do kiến trúc sư người Pháp Pierre l'Enfant thực hiện từ năm 1793 và các việc xây cất do kiến trúc sư

Benjamin Banneker, con của một cựu nô lệ thực hiện. Chính giữa thành phố là Đồi Capitol, tức trụ sở Thượng Viện Hoa Kỳ. Từ đó có 4 con đường chia Washington thành 4 khu vực. Thủ đô Washington là trụ sở của chính quyền liên bang gồm Tòa Bạch Cung là dinh tổng thống, Bộ Ngoại Vụ và Ngũ giác đài là Bộ Quốc Phòng. Thủ đô Washington nổi tiếng vì có Thư Viện lớn nhất thế giới với 29 triệu cuốn sách và 58 triệu thủ bản. Ngoài ra còn có Vườn Bách Thảo với 26 ngàn thảo mộc đủ loại; các viện bảo tàng của tổ chức Smithsonian Institution cùng hàng chục viện bảo tàng và trung tâm sưu tầm khác; và 3 sân bay. Ngày 11 tháng 9 năm 2001 một phần của Ngũ Giác Đài đã bị máy bay khủng bố làm hư hại.

Tổng giáo phận Washington có hơn 582 ngàn tín hữu trên tổng số 2 triệu 647 ngàn dân, gồm 140 giáo xứ và 10 cứ điểm truyền giáo, 372 linh mục giáo phận, 628 linh mục dòng, 182 Phó tế vĩnh viễn, 108 tu huynh, 603 nữ tu và 66 đại chủng sinh. Giáo phận điều khiển 192 cơ sở giáo dục và 85 trung tâm bác ái.

Trên máy báy Đức Thánh Cha đã cho các nhà báo tháp tùng phỏng vấn ngài. Được hỏi đâu là mục đích chính của chuyến viếng thăm, Đức Thánh Cha cho biết chuyến tông du có hai mục đích: thứ nhất là thăm Giáo Hội và quốc gia Hoa Kỳ, để kỷ niệm 200 năm giáo phận Baltimore được nâng lên hàng Tổng giáo phận và ngày sinh của ba giáo phận khác là Philadelphia, Boston và Louisville. Đây là một ngày lễ lớn đồng thời là dịp để suy tư về qúa khứ và tương lai hầu đáp ứng các thách đố lớn của thời đại ngày nay. Ngoài ra cũng có cuộc gặp gỡ liên tôn và đại kết, đặc biệt cuộc gặp gỡ tại hội đường do thái với các bạn do thái ngày áp lễ Vượt Qua của họ. Đó là khía cạnh tôn giáo mục vụ của chuyến viếng thăm Giáo Hội tại Hoa Kỳ trong thời điểm này của lịch sử. Mục đích thứ hai là viếng thăm Liên Hiệp Quốc, nhân kỷ niệm 60 năm công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Đây là nhân chủng học và triết lý cũng như nền tảng nhân bản và tinh thần làm nền cho Liên Hiệp Quốc. Vì thế đây cũng là dịp giúp suy tư và ý thức hơn về các quyền con người. Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền quy tụ các truyền thống văn hóa khác nhau, nó đặc biệt bao gồm nền nhân chủng học thừa nhận nơi con người một chủ thể có quyền ưu tiên trên tất cả mọi cơ cấu, và các giá trị chung mà mọi người phải tôn trọng. Trong một thời đại khủng hoảng các gía trị như hiện nay đây là dịp phải cùng nhau tái khẳng định nguyên tắc ấy.

Ông John Allen, chuyên viên về các vấn đề Vaticăng, hỏi Đức Thánh Cha về hiện tình của Giáo Hội Hoa Kỳ, là một Giáo Hội lớn, sinh động nhưng cũng khổ đau vì cuộc khủng hoảng mới đây liên quan tới các vụ lạm dụng tính dục, Đức Thánh Cha có sứ điệp nào cho sự chờ mong của tín hữu và người dân Hoa Kỳ hay không. Trả lời bằng tiếng Anh Đức Thánh Cha nói những điều đã xảy ra là một nỗi khổ đau lớn cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ, cho Giáo Hội nói chung và cho riêng cá nhân ngài. Khi đọc các bài tường trình, Đức Thánh Cha không hiểu làm sao một vài linh mục lại có thể thất bại trong sứ mệnh thoa dịu và đem tình yêu của Chúa đến cho các trẻ em như thế. Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội sẽ làm tất cả những gì có thể để những chuyện như thế đừng xảy ra trong tương lai. Cần phải hành động trên ba bình diện: trước hết là công lý và chính trị. Các ứng sinh lạm dụng tính dục sẽ không được làm linh mục, và vì công bằng cũng phải chân thành trợ giúp các nạn nhân bị thử thách nặng nề. Thứ hai là bình diện mục vụ: các người như thế cần được trợ giúp và hòa giải để được chữa lành. Đức Thánh Cha biết các Giám Mục, Linh Mục và mọi tín hữu công giáo Mỹ sẽ làm tất cả những gì có thể để trợ giúp, và chữa lành các đương sự. Giáo Hội đã thanh tra các chủng viện và sẽ làm tất cả những gì có thể để cho các chủng sinh hấp thụ được một sự đào tạo sâu xa trên bình diện tinh thần, nhân bản và trí thức. Điểm thứ ba đó là các Giám Mục và giám đốc các đại chủng viện sẽ phân định rất nghiêm ngặt để chỉ có các chủng sinh ”trong sạch” mới được thụ phong linh mục. Có ít linh mục nhưng mà tốt, thì hơn là có nhiều linh mục. Và Giáo Hội sẽ làm tất cả những gì có thể để chữa lành các vết thương này.

Một nhà báo người Mehicô hỏi Đức Thánh Cha về vấn đề di cư và sự hiện diện rất đông đảo của người di cư nói tiếng Tây Ban Nha tại Hoa Kỳ và trong Giáo Hội Công Giáo Mỹ khiến cho cộng đoàn công giáo ngày càng trở thành cộng đoàn nói hai thứ tiếng và có hai nền văn hóa. Nhưng đồng thời trong xã hội Mỹ phong trào chống di cư cũng gia tăng tạo ra nhiều cảnh sống khó khăn và kỳ thị. Ông muốn biết trong chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha có đề cập tới vấn đề này không và có kêu mời Hoa Kỳ tiếp nhận người đi cư hay không.

Đức Thánh Cha nói qua các Giám Mục Trung và Nam Mỹ về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, ngài biết tầm rộng lớn của vấn đề, đặc biệt là cảnh gia đình phân cách. Sự kiện này nguy hiểm cho cơ cấu xã hội, luân lý và nhân bản của các quốc gia nói trên. Giải pháp nền tảng đó là phải làm thế nào để người dân không cần phải di cư ra nước ngoài sinh sống. Và tất cả mọi người phải làm việc cho mục đích này, thăng tiến công ăn việc làm và các điều kiện sống thích hợp cho người dân. Đức Thánh Cha nói ngài sẽ đề cập với tổng thống Bush về vấn đề này để Hoa Kỳ trợ giúp các quốc gia này phát triển. Đó là lợi ích cho các quốc gia nói trên cũng như cho toàn thế giới và cả Hoa Kỳ nữa. Giải pháp ngắn là phải trợ giúp các gia đình, che chở để các gia đình không bị phá hủy. Ngoài ra cũng cần làm mọi sự có thể để chống lại tình trạng bấp bênh và bạo lực, làm sao để người di cư có cuộc sống xứng đáng. Đức Thánh Cha biết Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cộng tác rất nhiều với các Hội Đồng Giám Mục Mỹ Latinh cũng như các linh mục để trợ giúp các anh chị em di cư.

Một nhà báo Ý nói mới đây bà tân đại sứ Mỹ cạnh Tòa Thánh có nêu bật giá trị công cộng của tôn giáo tại Hoa Kỳ. Ông muốn biết đây có thể là mô thức cho Châu Âu bị tục hóa hay không. Đức Thánh Cha nói châu Âu không thể chỉ bắt chước Hoa Kỳ, mà có lịch sử riêng của mình. Nhưng có thể học hỏi nơi nhau nhiều điều. Điều hấp đẫn đó là dân Mỹ bao gồm các cộng đoàn và những người đã chạy trốn các Giáo Hội Nhà Nước và muốn có một Nhà Nước đời rộng mở cho tất cả mọi tôn giáo, cho tất cả mọi hình thức thực hành niềm tin. Và đã nảy sinh ra một quốc gia đời có chủ ý: người dân chống lại một Nhà Nước Giáo Hội và một Giáo Hội Nhà Nước. Nhưng tính cách đời đó phát xuất từ ý muốn tôn giáo, từ tình yêu đối với tôn giáo trong sự đích thật của nó. Khi nghiên cứu Mỹ châu, triết gia Alexis Tocqueville thấy các cơ cấu đời sống trong sự hòa hợp luân lý hiện diện giữa các công dân. Xem ra đây là một mô thức nền tảng và tích cực đáng được tuân giữ bên Âu châu nữa. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận là 200 năm đã trôi qua tại Âu châu đã có biết bao nhiêu phát triển. Và giờ đây tại Hoa Kỳ cũng có sự tấn kích của một huynh hướng đời mới, hoàn toàn khác. Như thế trước đây có các vấn đề như di cư, người Mỹ Trắng Tin Lành và các vấn đề khác.

Nhà báo John Pavis đặc trách hãng thông tin Hoa Kỳ tại Roma muốn biết một cơ cấu quốc tế như Liên Hiệp Quốc có thể cứu vãn được các nguyên tắc ”không thể thương lượng được”, dựa trên luật tự nhiên, mà Giáo Hội Công Giáo rao giảng hay không. Đức Thánh Cha trả lời mục đích nền tảng của Liên Hiệp Quốc là bảo vệ các giá trị chung, nền tảng của sự chung sống hòa bình giữa các Quốc Gia bằng cách tuân giữ công lý và phát triển công lý. Nền tảng của Liên Hiệp Quốc là các quyền con người diễn tả các giá trị không thể thương lượng được, có trước tất cả mọi cơ cấu và là nền tảng của mọi cơ cấu. Đó là điểm gặp gỡ giữa các nền văn hóa được ghi khắc trong chính bản tính con người. Canh tân ý thức Liên Hiệp Quốc chỉ có thể làm việc và thi hành nhiệm vụ hòa bình, khi có nền tảng chung là các giá trị diễn tả các ”quyền”, mà mọi người đều phải tuân giữ. Sứ mệnh của Đức Thánh Cha là xác nhận ý niệm nền tảng này và cập nhật nó chừng nào có thể. Chính trong ý hướng đó Đức Thánh Cha cho biết ngài rất vui khi đến viếng thăm Hoa Kỳ và chứng kiến sức sinh động của Giáo Hội và đất nước này.

Trở lại chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha lúc 8 giờ sáng ngài đã dâng thánh lễ trong nhà nguyện Tòa Sứ Thần cũng là lễ tạ ơn sinh nhật thứ 81 của ngài. Đức Thánh Cha sinh năm 1927 thụ phong linh mục năm 1951, tấn phong Giám Mục tại Muenchen Freising năm 1977 và trong cùng năm được vinh thăng Hồng Y. Ngày 19 tháng 4 năm 2005 ngài được bầu làm Giáo Hoàng và bắt đầu chức vụ chủ chăn hoàn vũ ngày 24 tháng 4 năm 2005.

Lúc sau 10 giờ Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần để đi xe đến Tòa Bạch Cung. Dinh thự này được tổng thống George Washington khởi sự xây năm 1792 và hoàn thành năm 1800 sau khi tổng thống qua đời. Năm 1814 Tòa Bạch Cung bị người Anh đốt phá và cánh phải bị hư hại vì trận hỏa hoạn năm 1929. Tòa Bạch cung có 6 tầng, gồm 132 phòng, 8 cầu thang và 3 thang máy. Dân chúng có thể ghi danh vào thăm Tòa Bạch Ốc.

Chờ đợi Đức Thánh Cha trước tòa Bạch Ốc có tổng thống Bush và phu nhân cũng như các giới chức đạo đời, các Hồng Y và các Giám Mục Phụ tá của tổng giáo phận Washington. Lễ nghi tiếp đón chính thức diễn ra với 21 phát đại bác nổ vang trong khi Đức Thánh Cha và tổng thống Bush duyệt hàng chào danh dự. Tiếp đến ban nhạc trổi quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Mỹ.

Đáp từ tổng thống Bush Đức Thánh Cha đã cám ơn tổng thống mời ngài tới viếng thăm Hoa Kỳ, đặc biệt nhân dịp mừng sinh nhật 200 năm giáo phận đầu tiên của Hoa Kỳ là Baltimore được nâng lên hàng tổng giáo phận, và ngày khai sinh bốn giáo phận khác là New York, Boston, Philadelphia và Louisville. Đức Thánh Cha nói: ”Tôi đến như một người bạn, và người loan báo Tin Mừng, như là một người tôn trọng xã hội đa nguyên rộng lớn này. Các tín hữu công giáo đã và tiếp tục cống hiến phần đóng góp tuyệt diệu của họ cho đời sống của quốc gia này. Tôi tin rằng sự hiện diện của tôi có thể là suối nguồn cho sự canh tân và niềm hy vọng cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ và củng cố lòng cương quyết của các tín hữu công giáo trong việc xây dựng cuộc sống Quốc Gia mà họ hãnh diện là công dân, với tinh thần trách nhiệm lớn lao hơn”.

Tiếp tục bài đáp từ Đức Thánh Cha nhắc lại nguyên lý làm nảy sinh ra quốc gia này: đó là việc kiếm tìm tự do được hướng dẫn bởi xác tín các nguyên tắc điều khiển cuộc sống chính trị và xã hội gắn liền với trật tự luân lý dựa trên quyền là Chúa Của Thiên Chúa Tạo Hóa. Chính vì thế các tài liệu lập quốc minh nhiên rằng tất cả mọi người đều được tạo dựng bình đẳng và đều có các quyền bất khả nhượng, dựa trên luật lệ tự nhiên và trên Thiên Chúa của sự tự nhiên đó. Trên con đường lịch sử dài có nhiều khó khăn của Quốc Gia này các niềm tin tôn giáo đã thường xuyên linh hứng và là sức mạnh hướng đạo, chẳng hạn như trong cuộc chiến đấu chống lại nạn nô lệ và trong phong trào bảo vệ các quyền dân sự. Cả trong thời đại ngày nay, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng, người Mỹ tiếp tục tìm ra sức mạnh trong việc gắn bó với gia tài gồm các lý tưởng và khát vọng chung này.

Đề cập tới các cuộc gặp gỡ với cộng đoàn công giáo và các tôn giáo khác, Đức Thánh Cha nói tín hữu của mọi tôn giáo đã tìm thấy sự tự do tôn thờ Thiên Chúa và sống theo các xác tín tôn giáo của mình và được chấp nhận như phần của một liên bang, trong đó mỗi người và mọi nhóm đều có thể có tiếng nói của mình. Trong bối cảnh của các vấn đề tôn giáo và chính trị ngày càng phức tạp hiện nay Đức Thánh Cha tin rằng người dân Mỹ có thể tìm thấy nơi lòng tin tôn giáo của mình suối nguồn quý báu giúp phân định và sự linh hứng giúp tiếp tục cuộc đối thoại có lý sự, tinh thần trách nhiệm và tôn trọng trong nỗ lực chung xậy một xã hội nhân bản và tự do hơn.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài đáp từ: Sự tự do không chỉ là một ơn, nhưng cũng là một lời mời gọi tinh thần trách nhiệm cá nhân. Người dân Mỹ có kinh nghiệm, vì trong mọi thành phố đều có các đài kỷ niệm những người đã hy sinh cuộc sống trong việc bảo vệ sự tự do tại địa phương cũng như ở nơi khác. Việc bảo vệ sự tự do mời gọi vun trồng nhân đức, sự tự chế, hy sinh cho công ích và có ý thức trách nhiệm đối với những người kém may mắn hơn. Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự can đảm dấn thân cho cuộc sống dân sự, đem vào trong cuộc thảo luận công cộng các niềm tin tôn giáo và các giá trị sâu xa của mình. Để cho công ích luôn luôn chiến thắng: đó là thách đố đối với mọi thế hệ.

Đức Gioan Phaolo II là người đã hiểu biết sự kiện này một cách sâu xa hơn ai hết. Suy tư về chiến thắng tinh thần của sự tự do trên chế độ độc tài tại Balan và Đông Âu Đức Gioan Phaolo II nói: ”Lịch sử cho thấy rõ ràng là trong một thế giới không có sự thật, thì sự tự do mất đi nền tảng riêng” và ”một nền dân chủ không có giá trị, cũng có thể mất đi chính linh hồn của nó” (Centesimus annus, 46).

Về phần mình Giáo Hội ước mong góp phần vào việc xây dựng một thế giới ngày càng xứng đáng hơn với con người, được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa (St 1,26-27). Giáo Hội xác tín rằng lòng tin chiếu một ánh sáng mới trên mọi sự và Tin Mừng vén mở cho thấy ơn gọi cao qúy và số phận tuyệt diệu của con người. Ngoài ra lòng tin cũng cống hiến sức mạnh giúp đáp trả lại ơn gọi cao cả đó và niềm hy vọng linh hứng cho việc xây dựng một thế giới ngày càng công bằng và huynh đệ hơn. Nền dân chủ chỉ có thể nở hoa, khi các vị lãnh đạo chính trị và những người đại diện nó được hướng dẫn bởi sự thật, và đem sự khôn ngoan phát xuất từ nguyên tắc luân lý vào trong các quyết định liên quan tới cuộc sống và tương lai Quốc Gia.

Đề cập tới vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong cộng đồng quốc tế Đức Thánh Cha hy vọng khi viếng thăm Liên Hiệp Quốc vào thứ sáu tới đây, ngài có thể khích lệ các nỗ lực khiến cho tổ chức này có tiếng nói hữu hiệu đối với các chờ mong chính đáng của các dân tộc trên thế giới. Dịp kỷ niệm 60 năm công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho thấy đòi buộc của tình liên đới toàn cầu càng cấp thiết hơn bao giờ hết, nếu muốn rằng tất cả mọi người đều có thể sống xứng đáng với phẩm giá con người, như anh chị em trong cùng một nhà chung quanh bàn ăn, mà lòng lành Chúa đã chuẩn bị cho tất cả mọi con cái Người. Hoa Kỳ đã là quốc gia luôn luôn chứng minh cho thấy sự quảng đại trong việc trợ giúp nhân đạo, thăng tiến phát triển và thoa dịu các nạn nhân tai ương thiên nhiên. Đức Thánh Cha cầu mong Hoa Kỳ tiếp tục diễn tả sự lo lắng cho gia đình nhân loại trong việc yểm trợ các nỗ lực của nền ngoại giao quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp và thăng tiến phát triển. Nhờ thế các thế hệ tương lai có thể sống trong một thế giới nở hoa chân lý, tự do và công bằng, một thế giới trong đó phẩm giá và các quyền con người do Chúa ban cho từng người nam, nữ, và trẻ em được chú ý che chở và thăng tiến một cách hữu hiệu.

Kết thúc lễ nghi chào đón chính thức Đức Thánh Cha đã hội kiến riêng với tổng thống trong phòng làm việc riêng. Sau đó hai bên đã trao đổi qùa tặng rồi chào thăm gia đình và các cộng sự viên và chụp hình lưu niệm.
 
Tóm lược diễn từ của Đức Thánh Cha tại Tòa Bạch Ốc
J.B. Đặng Minh An dịch
18:55 16/04/2008
Tự do là một thách đố cho mỗi một thế hệ mới và phải được thường xuyên “giành giật” cho chính nghĩa của sự thiện. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong đáp từ tại Tòa Bạch Ốc vào sáng thứ Tư 16/4.

Quân nhạc Hoa Kỳ chào đón Đức Thánh Cha
Tổng thống Hoa Kỳ chào đón Đức Thánh Cha
Lễ chào cờ
Đức Thánh Cha và tổng thống chào 12,000 quan khách
Sinh Nhật thứ 81 của Đức Thánh Cha
Đức Thánh Cha đã được tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân Laura chào đón trong một buổi lễ đón tiếp với sự tham dự của khoảng 12,000 viên chức trong chính phủ Hoa Kỳ.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi rất vui mừng hiện diện nơi đây như một vị khách của mọi người dân Hoa Kỳ. Tôi đến như một người bạn, một người rao giảng Tin Mừng, và như một người có lòng ngưỡng mộ sâu xa xã hội đa nguyên rộng lớn này. Người Công Giáo Hoa Kỳ đã, và đang tiếp tục đưa ra một đóng góp xuất sắc cho đời sống của quốc gia họ. Khi bắt đầu cuộc tông du của mình, tôi mong mỏi rằng sự hiện diện của tôi sẽ là một nguồn mạch của canh tân và hy vọng cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ, và củng cố quyết tâm của người Công Giáo đóng góp trong tinh thần trách nhiệm cao hơn bao giờ cho đời sống của quốc gia mà trong đó họ tự hào là những công dân”.

Đức Thánh Cha đã dành rất nhiều đoạn trong bài nói chuyện của ngài để đề cập đến vấn đề tự do.

“Từ buổi rạng đông của nước Cộng Hòa này, cuộc tranh đấu của Hoa Kỳ cho tự do đã được hướng dẫn bởi xác tín theo đó những nguyên tắc chi phối đời sống chính trị và xã hội phải được liên kết mật thiết với một trật tự luân lý dựa trên sự vâng phục Thiên Chúa Tạo Hóa. Dòng lịch sử của Hoa Kỳ cho thấy những khó khăn, những đấu tranh, và quyết tâm to lớn về mặt trí tuệ và đạo lý để hình thành một xã hội trung thành thể hiện những nguyên tắc cao thượng này”.

“Trong tiến trình hình thành nên linh hồn của quốc gia, những niềm tin tôn giáo đã là một linh hứng thường xuyên và một động lực hướng dẫn cụ thể như trong trường hợp của cuộc đấu tranh chống nô lệ và trong phong trào dân quyền”.

Đức Thánh Cha ca ngợi sự kiện là tại Hoa Kỳ, các tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau có quyền tự do phụng tự “theo đòi buộc của lương tâm họ, trong khi được nhìn nhận như một phần của một dân tộc trong đó mọi cá nhân và mọi nhóm có thể làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe”.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cảnh giác rằng tự do không chỉ là một ân sủng, nó cũng “đòi buộc trách nhiệm cá nhân”.

“Việc bảo vệ tự do đòi hỏi sự vun xới nhân đức, tự kỷ, hy sinh cho thiện ích chung và một ý thức trách nhiệm đối với những người kém may mắn hơn. Nó cũng đòi hỏi can đảm dấn thân trong đời sống dân sự và đưa ra xác tín sâu xa của ta cũng như những giá trị trong cuộc tranh luận chung.

Tắt một lời, tự do luôn mới mẻ. Nó là một thách đố đưa ra cho mỗi thế hệ và phải được thường xuyên giành giật cho thiện ích chung”

Nhắc lại giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “ ‘trong một thế giới không có sự thật, tự do mất đi nền tảng của mình’ và một nền dân chủ không có những giá trị có thể đánh mất đi chính linh hồn của mình”. Đức Thánh Cha nói rằng George Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đã nói một câu tương tự khi ông tranh luận rằng “tôn giáo và luân lý tiêu biểu cho ‘những nâng đỡ thiết yếu’ cho sự thịnh vượng chính trị”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo Hội muốn đóng góp để xây dựng một thế giới tốt hơn, một thế giới xứng đáng hơn bao giờ cho loài người.

Giáo Hội tin rằng đức tin “dãi chiếu một ánh sáng mới trên tất cả mọi sự”.

“Đức tin cũng mang đến cho chúng ta sức mạnh để đáp lại sứ vụ cao cả của chúng ta, và niềm hy vọng linh hứng chúng ta hoạt động cho một xã hội công lý và huynh đệ hơn bao giờ. Như các vị Cha Già Sáng Lập [nguyên văn Founding Fathers – những người đã ký Tuyên Ngôn Độc Lập hay đã tham gia vào cuộc chiến giành độc lập cho Hoa Kỳ] của quý vị đã nhận ra: dân chủ chỉ có thể triển nở khi các nhà lãnh đạo chính trị và những ai họ đại diện cho được hướng dẫn bởi chân lý, và dưới sự khôn ngoan của họ đưa ra những quyết định, được hình thành từ một nguyên tắc đạo lý mạnh mẽ, có ảnh hưởng đến đời sống và tương lai của đất nước”.

Sau đó Đức Thánh Cha đã hướng chú ý đến diễn từ mà ngài sẽ đọc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ Sáu này.

“Trong ngày kỷ niệm lần thứ 60 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nhu cầu cho tình liên đới toàn cầu là cấp bách hơn bao giờ để mọi người được sống theo đúng phẩm giá của họ - như những anh chị em sống trong cùng mái nhà và chung quanh bàn tiệc mà ơn sủng của Thiên Chúa đã thiết đặt cho mọi con cái của Ngài.

“Hoa Kỳ có một truyền thống thể hiện sự quảng đại của mình trước nhu cầu cấp thiếp của nhân loại, nuôi dưỡng phát triển và đưa ra trợ giúp cho những nạn nhân thiên tai. Tôi tin chắc rằng lòng quan tâm đối với đại gia đình nhân loại này sẽ tiếp tục được thể hiện trong việc nâng đỡ cho những nỗ lực kiên trì của nền ngoại giao quốc tế để giải quyết các xung đột và đề cao sự phát triển. Qua đó những thế hệ tương lai sẽ có thể sống trong một thế giới nơi sự thật, tự do và công lý có thể triển nở - một thế giới nơi phẩm giá và những quyền do Thiên Chúa ban cho mọi người nam, nữ và trẻ con được chào đón, bảo vệ và được thăng tiến một cách hiệu quả”
 
Top Stories
Il governo annuncia che restituirà i terreni del santuario di La Vang
Asia-News
07:00 16/04/2008
di J.B. An Dang

L’inattesa dichiarazione del vicepresidente del Comitato del popolo della provincia riguarda la quasi totalità dell’area espropriata. Divergono le interpretazioni sui motivi che hanno provocato il gesto delle autorità.

Hue (AsiaNews) – Sarà restituito al santuario di Nostra Signora di La Vang – il principale del Vietnam - il terreno che circonda la basilica e che era stato preso dal governo nel 1975. La decisione è stata annunciata dal vicepresidente del Comitato del popolo di Quang Tri, Nguyen Duc Chinh, nel corso di un incontro (nella foto) con l’arcivescovo d Hue, Stephen Nguyen Nhu The, ed il coadiutore mons. Francis Le Van Hong.

La decisione del governo provinciale riguarda un’area di 21,18 ettari che circonda la basilica e rappresenta la maggior parte dei 23,66 ettari che erano stati espropriati.

L'annuncio delle autorità comuniste ha suscitato reazioni diverse: c’è chi ritiene che il governo voglia mostrare la sua buona volontà nella controversie sui beni della Chiesa espropriati; qualcun altro pensa che l’iniziativa sia mossa dalla ricerca del beneficio economico che possono portare i movimenti di persone verso il santuario, per i quali la Chiesa deve creare strutture di accoglienza. C’è infine chi non nasconde scetticismo, ricordando la mancata concretizzazione, finora, di una analoga promessa non mantenuta, riguardante la ex delegazione apostolica di Hanoi.

La basilica di La Vang è il santuario nazionale mariano del Vietnam, che accoglie, specialmente per il 15 agosto, decine di migliaia di fedeli. Il luogo nel quale la Vergine apparve nel 1798 è stato colpito negli anni da conflitti e tifoni. Micidiali armi si sono abbattute tutt’intorno ancora negli anni ’70, durante la guerra, ma il santuario è ancora lì, a proteggere il popolo e la Chiesa di tutto il Vietnam.
 
Viet authorities promise to return land around La Vang shrine
Catholic World News
07:02 16/04/2008
Hue, Apr. 15, 2008 (CWNews.com) - Vietnamese authorities have announced plans to restore Catholic ownership of a plot of land around the nation's most beloved Marian shrine.

In a surprise announcement, the local government of Quang Tri province said that it would return nearly all of the land surrounding the basilica of Our Lady of La Vang, which had been seized after the Communist takeover of 1975.

During a meeting with Archbishop Stephen Nguyen Nhu The of Hue and his coadjutor, Bishop Francis Le Van Hong, government officials said that they would return over 50 acres of land around the shrine. The government is retaining control over a small section of the land-- about 6 acres-- but said that the Church would be able to make use of that land as well for some activities.

The government concession was greeted by Catholics with pleasure but with some skepticism. Earlier this year-- on February 1-- government officials in Hanoi announced that they would restore Catholic ownership of the building that once housed the offices of the apostolic nuncio there. To date that promise remains unfulfilled.

The government could have a practical motive to restore land to the La Vang shrine, however: to encourage tourism. The Marian shrine there, built on the site of an apparition by the Virgin Mary in 1798, draws tens of thousands of pilgrims every year.
 
Vietnam to return confiscated lands to prominent Catholic basilica
Catholic News Agency
07:03 16/04/2008
Hanoi, Apr 15, 2008 / 10:02 pm (CNA).- The local government of Quang Tri province in Vietnam has agreed to return land it confiscated surrounding the Minor Basilica of Our Lady of La Vang.

Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and Nguyen Duc Chinh
Meeting between Church officials of Hue and the local government
The land being returned was seized after the Communist government took control of the country in 1975.

La Vang is one of the most important Catholic sanctuaries in Vietnam, according to Fr. J.B. An Dang. It was built to commemorate a 1798 apparition of the Blessed Virgin Mary. The site has been rebuilt several times, and is a major site of pilgrimage for Catholics in Vietnam.

Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and Bishop Francis Le Van Hong, respectively archbishop and coadjutor bishop of the Archdiocese of Hue, met with the local government of Quang Tri last Thursday.

Nguyen Duc Chinh, vice-chairman of the Peoples Committee of Quang Tri, said that the government had decided to return 52 acres to the Church. While 58 acres had been confiscated, 6 acres would remain government property. However, according to the vice-chairman, the Church may use the land for its own activities.

Bishop Francis Le Van Hong confirmed the news in a letter to the Vietnam Conference of Catholic Bishops.

Reaction to the announcement has been mixed. Some believe the government wants to make a gesture of goodwill in its dialogue with the Catholic Church on land issues, while others think the move reflects the government’s desire to secure the benefits tourists and visitors would bring to the area. Many are skeptical, referring to past government promises that were not fulfilled.

On February 1, Hanoi Catholics agreed to stop protesting at the grounds of the former papal nunciature when the Vietnamese government promised to return the property. At present, no progress on that promise has been made. Some Catholic activists in Hanoi, viewing the promise as hollow, have called for protests to resume.

Dedication to Our Lady of La Vang dates back to the 261 years of anti-Catholic persecution in the country, which lasted between 1625 and 1886. The persecutions created about 130,000 victims. Persecution of the Church was at its worst under the rule of Minh Mang, called the “Nero of Indochina,” who reigned from 1820 to 1840.

Many Catholics took refuge in the forest of La Vang, and reported that the Virgin Mary appeared to them to comfort, heal and protect them.

The Vietnam Conference of Catholic Bishops in 1961 designated the church of La Vang as the National Sacred Marian Center. The following year, Pope John XXIII elevated the church to the rank of Minor Basilica. In 1988, Pope John Paul II publicly recognized the importance of Our Lady of La Vang, expressing his desire to rebuild the La Vang Basilica to commemorate the 200th anniversary of the first apparition.
 
Government announces intention to return land around La Vang shrine
Asia-News
08:50 16/04/2008
by J.B. An Dang

Archbishop Stephen Nguyen Nhu The and Nguyen Duc Chinh
Meeting between Church officials of Hue and the local government
The deputy chairman of the local People’s Committee makes the unexpected announcement. Almost all of the property is involved. Opinions differ as to why the decision was taken.

Hue (AsiaNews) – Our Lady of La Vang Shrine, the main religious Catholic shrine in Viet Nam, will be returned to its original owners. All the land that surrounds the basilica seized by the government in 1975 will thus revert to the Church. The decision was announced by Nguyen Duc Chinh, deputy chairman of the People’s Committee of Quang Tri, during a meeting (see photo) with Mgr Stephen Nguyen Nhu, archbishop of Hue, and Mgr Francis Le Van Hong, coadjutor bishop. The area affected covers 21.18 hectares (out of a total of 23.66 hectares originally expropriated) around the basilica.

Reactions to the announcement made by Communist authorities have been mixed. Some believe that the government wants to show its good will over the issue of seized Church properties. Others think the authorities were motivated by expected economic benefits that might accrue from an increased flow of people coming to the shrine for which the Church will have to build larger facilities. Lastly some cannot hide their scepticism, conscious that similar pledges were made and not respected in the past like the case of the former apostolic delegation in Hanoi.

La Vang Basilica is Viet Nam’s national Marian shrine. Every year it receives thousands of faithful, especially on 15 August. It was built to commemorate a vision of the Virgin Mary in 1798. Over the years it has been touched by conflict and typhoons. Powerful weapons fell all around it during the Vietnam War and yet the shrine is still there, to protect the people and the Church of Viet Nam.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Kim Khánh 50 dịp thụ phong Linh mục của Đức Giám Mục Thái Bình
VP Thái Bình
00:43 16/04/2008
THÁI BÌNH - Tòa Giám Mục Thái Bình vừa gửi văn thư cho giáo dân Thái Bình và cho biết như sau: "Mặc dầu Đức Cha yêu qúy của chúng ta đã mừng lễ Kim Khánh Linh Mục vào ngày 22/4/2006, trùng vào dịp Ngân Khánh Giám Mục của Ngài, song năm nay, chính ngày 18/4/2008, Tòa Thánh, qua Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc, đã ưu ái gửi đến Đức Giám Mục bức thư chúc mừng nhân kỷ niệm 50 năm lĩnh chức Linh Mục của Ngài. Nên trong tâm tình cảm tạ tri ân Thiên Chúa, hòa chung với tình cảm ưu ái của Tòa Thánh, giáo phận Thái Bình sẽ tổ chức Thánh Lễ Tạ ơn, mừng Kim Khánh Linh Mục của Đức cha Sang vào 9g sáng Chúa Nhật ngày 20 tháng 4 năm 2008, tại Nhà thờ Chính Tòa Thái Bình".

Sau đây là lá thư chúc mừng của Tòa Thánh:

THÁNH BỘ
PHÚC ÂM HÓA CÁC DÂN TỘC

Văn thư số 653/08

Ngày 10 tháng 4 năm 2008

Trọng kính Đức Cha,

Tôi vui mừng gửi đến Đức Cha những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất và tinh thần hiệp thông của tôi. Tôi hoan hỉ hiệp nhất trong lời cầu nguyện và niềm vui của Dân Chúa giáo phận Thái Bình, cũng như những tình cảm thân thiết của tất cả quý vị thân thương của Đức Cha, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Đức Cha thụ phong linh mục.

Cùng với Đức Cha, tôi xin cảm tạ Chúa vì hồng ân linh mục kỳ diệu đã làm cho Đức Cha được tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và "nhân danh Đức Kitô" tiếp tục sứ vụ cứu độ thế giới này. Trong suốt một nửa thế kỷ, mỗi ngày, Đức Cha đều đã cử hành cuộc tưởng niệm hy lễ của Đức Kitô, cầu bầu "cho loài người trong những mối tương quan với Thiên Chúa" (Dt 5,1). "Nhân danh Chúa", Đức Cha đã rao giảng Phúc Âm của Chúa chúng ta, đã rửa tội, đã chúc phúc, đã chữa lành và đã thánh hóa các linh hồn. Trong dịp hân hoan mừng Hồng Ân linh mục này mà Đức Cha cử hành cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân quý mến bao quanh và trong khi nhìn lại toàn bộ cuộc đời và thừa tác vụ tư tế của Đức Cha, tôi rất muốn áp dụng cho Đức Cha điều mà Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Côrintô sau những năm đã sống với họ và rao giảng Phúc Âm cho họ trong những hoàn cảnh thường xuyên gặp khó khăn và đã đánh dấu bằng những đau khổ: "Vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không yếu đuối. Trái lại, chúng tôi đã làm việc để mọi người thấy bừng sáng lên Tin Mừng nói về vinh quang của Đức Kitô, là hình ảnh của Thiên Chúa. Bởi vì chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu." (Cf 2 Cr 4,1 – 5)

Với những tình cảm ấy, tôi chân thành cám ơn Đức Cha vì tất cả những gì mà Đức Cha đã hoàn thành cho Giáo Hội trong cuộc đời Mục Tử, linh mục cũng như Giám mục của Đức Cha. Tôi cũng luôn cầu cho Đức Cha để điều mà Đức Cha đã gieo trong thử thách sẽ đầy kết quả bội thu sinh ích cho Dân Chúa ở Việt Nam. Kính chúc Đức Cha trường thọ!

Xin Đức Cha hãy nhận nơi đây những tình cảm huynh đệ của tôi trong Trái Tim Mẹ Maria.

Hồng y Bộ Trưởng đã ký
Ivan Dias
Phó văn phòng đã ký
 
Đức Cha Mai Thanh Lương Dâng Thánh Lễ tại Giáo Xứ CTTĐVN Arlington, VA nhân dịp Đức Thánh Cha Viếng Thăm Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
11:19 16/04/2008

Đức Cha Mai Thanh Lương Dâng Thánh Lễ tại Giáo Xứ CTTĐVN Arlington, VA nhân dịp Đức Thánh Cha Viếng Thăm Hoa Thịnh Đốn



Virginia (15/4/2008): Ngày Thứ Ba vừa qua lúc 7 giờ chiều, Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương đã dâng Thánh Lễ tại Giáo Xứ CTTĐVN Arlington, VA nhân dịp ngài đến DC đón tiếp Đức Thánh Cha Viếng Thăm Hoa Thịnh Đốn. Hôm qua là ngày thứ ba, nhưng thánh đường đông nghẹt. Trong thánh lễ ngoài các giáo dân thường ngày còn có một phái đoàn 120 người từ California, và hai phái đoàn thuộc giáo xứ CTTĐVN Arlington tham dự. Phái đoàn thứ nhất là những người được bốc thăm trúng một trong 58 vé do Giáo Phận Arlington cấp phát, để đến vận động trường National Park nơi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ dâng thánh lễ lúc 10 giờ ngày Thứ Năm 17/4/08. Phái đoàn thứ hai gồm 50 người được chọn để đến khuôn viên Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ khi Đức Thánh Cha di chuyển từ Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ sang Trung Tâm Văn Hóa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lúc 4 giờ chiều cùng ngày. Trong thánh lễ có một số cha đồng tế và có thầy Bùi Thái Nhân làm phó tế. Cha Xứ Nguyễn Đức Vượng đã chào mừng Đức Cha và các quan khách từ xa tới. Phái đoàn Cali đã đi từ ba ngày qua, họ bay tới Baltimore, MD, thuê 2 xe buýt đi thăm viếng New York và trở về DC. Vì không có vé tham dự các sinh hoạt của Đức Thánh Cha, họ sẽ túc trực trên các lộ trình cuả Pope Mobile ngày 16/4 (Thăm Toà Bạch Ốc, Toà Khâm sứ Vatican buổi sáng, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Vương Cung Thánh Đường buổi chiều; ngày 17/4 (buổi chiều thăm Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ và Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolô II). Trong Thánh Lễ cha Vượng cũng giới thiệu với các quan khách về tiểu sử của giáo xứ từ khi thành lập năm 1979, và dự án kiến thiết thánh đường sắp sửa được khởi công.

Sau thánh lễ các phái đoàn lần lượt chụp hình lưu niệm với Đức Cha Lương và các cha.

Cuối cùng hai phái đoàn của giáo xứ được chỉ dẫn chi tiết về việc đi tham dự thánh lễ của Đức Thánh Cha và việc lên Đại Học Công Giáo ngày 17/4. Sau khi chia nhóm 10 người cho hai phái đoàn và chỉ định trưởng nhóm, tất cả mọi người được phân phát vé vào cửa và vé Metro, một nón Ave Maria, một áo polo có logo của giáo xứ và mộ túi đeo vai có hình Đức Mẹ La Vang. Ông Bùi Hữu Thư đã giải thích cho mọi người về giờ tập hợp, về việc di chuyển đến trạm Metro cho hai chuyến đi và về, đồng thời cũng dặn dò về máy chụp hình quay phim, thức ăn nước uống và vấn đề an ninh kiểm xoát khi vào cửa. Sau đó cha xứ lưu giữ phái đoàn tham dự Thánh Lễ Đức Thánh Cha trên nhà thờ để dăn dò thêm, và để ông Thư đưa phái đoàn Đại Học Công Giáo xuống Hội Trường Giáo Xứ để hướng dẫn thêm và trả lời các thắc mắc.

Mọi người ra về hân hoan vì có may mắn được diện kiến Đức Thánh Cha khi ngài đến Hoa Kỳ.

Đức Cha Mai Thanh Lương và TPT Bùi Thái Nhân
Cha Vượng trong bài giảng
Đức Cha Lương và Cha Riệp
Đồng Tế
Quang cảnh giáo dân trong thánh lễ
Phái Đoàn Cali
Phái Đoàn 58 người
Phái Đoàn 50
Phái Đoàn 50 sau khi được phát nón, áo và túi đeo vai
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngậm miệng ăn tiền: sách lược thực tiễn của nhà nước Việt Nam
Xí Muội
07:09 16/04/2008
“Ngậm miệng ăn tiền” có lẽ là cách ứng xử được chọn của chính quyền nước ta hiện nay đối với các khiếu nại đất đai tôn giáo. Phải chăng “người ta” có quyền im lặng, còn giáo dân sẽ phải chịu đựng trong kiên nhẫn, ôn hòa ?

Trong phạm vi của một bài viết tôi không có tham vọng trả lời đầy đủ các khía cạnh của các câu hỏi này, chỉ muốn nêu lên vài quy định pháp luật, viết ra một số suy tư để quý bạn đọc “nhức đầu” một tí.

Sau đây xin điểm qua một số quy định pháp luật về người đứng đầu các tổ chức, cơ quan:

Người đứng đầu phải “Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên…” (Điều 7 khoản 2 NĐ 157/2007/NĐ-CP). Điều này buộc họ phải làm gương trong việc tuân giữ pháp luật hiện hành. Cụ thể phải trả lời đơn từ khiếu nại trong thời hạn được quy định trong Hiến Pháp và Luật Khiếu nại tố cáo. Thời hạn này là 30 đến 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết (xem khoản 1 Điều 36 Luật Khiếu nại tố cáo).

Nếu trong thời hạn này mà “người có thẩm quyền không giải quyết thì phải bị xem xét xử lý kỷ luật. Người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không chịu giải quyết khiếu nại để xem xét xử lý kỷ luật người đó” (khoản 2, Điều 36 Luật Khiếu nại tố cáo). Đây là điểm mới được bổ sung vào 2005 nhằm chống lại “phong thái” làm việc ì ạch của các cán bộ quan chức.

Nói thì nói vậy nhưng hình như quy định này không cải thiện được căn bệnh trầm kha ăn sâu trong xương tuỷ của các “đồng chí”, vì thế vào năm 2007, Nghị định 157 đưa ra chế tài: người đứng đầu phải bị xử lý trách nhiệm nếu “Để tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài”. (Khoản 8, Điều 10, NĐ 157/2007/NĐ-CP). Sở dĩ có quy định này bởi Luật Khiếu nại tố cáo 2004 cho phép được quyền khiếu nại vượt cấp nếu người có thẩm quyền giải quyết lần 1 không trả lời đơn trong thời hạn quy định tức trong vòng 30 - 60 ngày (Xem điều 39).

Tiếp đó, Điều 12, NĐ157/2007/NĐ-CP quy định nguyên tắc xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu: “ngoài việc thực hiện các nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành, còn phải thực hiện các nguyên tắc sau: …phải được tiến hành một cách công minh, công khai, khách quan, đúng pháp luật, đúng thủ tục, đúng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm; không xử lý oan, sai; không để lọt hành vi vi phạm;…”

Thế nhưng thực tế thì luật trên được áp dụng thế nào?

Chúng ta thấy rằng các cán bộ lãnh đạo không hề bị áp lực về thời hạn mà pháp luật quy định, họ có quyền im lặng từ năm này qua năm khác, thế kỷ này sang thế kỷ khác. Khi cần trả lời thì thường là sau vài năm, để vụ việc chìm vào quên lãng, nhiệt huyết và sức lực của người khiếu nại đã tê liệt do mòn mỏi đợi trông, do dầm mưa dãi nắng. Phải năm lần bảy lượt gởi đơn từ, chưa hết, phải chạy đông chạy tây thúc bách, nay Ban tôn giáo, mai Sở Xây dựng, mốt Phòng tiếp dân mà rốt cuộc chẳng thấy công văn nào ngoài tờ biên nhận hồ sơ ! Thậm chí họ không chịu nhận đơn thêm lần nào nữa, chỉ còn cách là gởi thư có báo phát. Vụ Tòa Khâm sứ, Hà Đông, Thái Hà, 32 bis Nguyễn Thị Diệu, đều như thế !

Mặc dầu luật quy định phải xử lý trách nhiệm cách công minh, công khai, khách quan, đúng pháp luật … nhưng biết đến bao giờ người dân mới được nghe chuyện xử lý kỷ luật các cán bộ chậm trả lời đơn thư khiếu nại ??? Thế mới hay Pháp luật xã hội chủ nghĩa được chính phủ long trọng ban hành xong thì “trên, dưới” hè nhau ôm đi giấu ở Văn Điển hay Bình Hưng Hòa, ngu gì để trong tủ sách pháp luật của cơ quan !

Vì không tha thiết gì đến tiếng kêu than của người dân, nên mới có chuyện từng đoàn người lần lượt kéo nhau đến trước các cơ quan công quyền, trước nhà riêng lãnh đạo với băng rôn, biểu ngữ. Riêng đối với tôn giáo thì việc cầu nguyện trong hòa bình tại nơi cơ sở đang bị khiếu nại là cách thức họ chọn với hy vọng các cán bộ không thể kéo dài kế sách lặng im.

Đã có quá nhiều màn kịch vụng về được lãnh đạo bày ra hòng dập tắt việc cầu nguyện đều đặn của giáo dân. Tại Toà Khâm sứ, chính quyền đã thất bại khi ra tối hậu thư. Có lẽ họ nghĩ rằng mạnh tay với bọn giáo dân thì “lợi bất cập hại”, chẳng may chúng làm loạn gây ra hiệu ứng domino thì có mà rung rinh chế độ, cho nên chính quyền mới tính đường đi đêm với Tòa Thánh ! Bài học này chính quyền học rất thuộc để đối phó với giáo dân. Có nơi giáo dân kéo nhau đi kiện hung hăng quá khiến công an “chết rét” trốn sạch, hic, lỡ u đầu sứt trán thì lấy ai mà hưởng những thứ đang có ! Bây giờ thì chỉ có “lấy thân mình lấp ghế” chứ làm gì có chuyện “lấp lỗ châu mai” như chiến sĩ Phan Đình Giót thuở nào! Đâu phải giáo dân nào cũng “hiền như Chúa”, nhiều anh chơi cắc cớ “bỏ nhỏ” các chú công an: vợ cậu có đi chợ không vậy, con cậu vẫn đi học chứ, gia đình cậu đang sống với ai, sao cậu làm khó bà con sống chung quanh nhà cậu thế ? Nghe tới cái đoạn này thì quý cán bộ “hơi bị” mất tinh thần chiến đấu. Thằng giáo dân nó là công dân hạng bét, nó lại nghèo thì có gì để mất, nó mà làm liều thì chẳng phải mình mất nhiều thứ lắm ru ! Ôi vợ, ôi con, ôi nhà mấy gác …! Lại nữa, nó có chính nghĩa, còn mình thì lo canh giữ “đồ ăn cướp”, nó sẵn sàng chết vì điều nó tranh đấu còn mình chẳng lẽ chết vì … “oa trữ đồ gian” ! Thế cho nên khi đụng chuyện giáo dân kéo nhau đi khiếu kiện thì quý cán bộ thường chạy vào cha xứ xin ông nói cho một tiếng. Cha xứ đương nhiên phải giúp “dẹp loạn” thôi. Lời Chúa nói hơn 2000 năm cứ là đúng phong phóc: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta, … chúng không nghe tiếng người lạ, … những kẻ đến trước Ta hết thảy chỉ là quân trộm cướp ! Trộm có đến thì chỉ để đánh cắp, sát hại và hủy diệt. Ta đến để chiên được sống và sống dồi dào.” Giáo dân sẽ nghe chủ chăn. Nhưng xin lưu ý là chính quyền cũng học rất thuộc bài tiếp theo … bài “ăn cháo đá bát” !

Không phải chỉ đối phó với giáo dân nhà nước mới xài kế sách cầu viện cha xứ, ngay trong việc đối phó với các dòng tu cũng vậy. Trong dòng tu có bề dưới, bề ngang … là cái loại hay tức mình đòi đất tầm bậy như … Thái Hà, để đối phó, nhà nước lại kêu réo Bề Trên. Ôi, tội nghiệp các đấng Bề Trên giàu lòng từ bi với những kẻ lúc nào cũng muốn … giết thịt con cái mình ! Có khi Bề Trên vì sợ mất chút “ưu đãi” nhà nước ban cho, hạ lệnh cho bề ngang không được “ngang” như cua nữa. Tội nghiệp mấy “con cua” ! Xin Quý Bề Trên duyệt lại quá khứ “ngoại giao” với nhà nước của nhà mình xem … Quý Bề Trên sẽ thấy rặt một bài lật lọng ! Nhưng ở đây con xin hoan hô Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế về chuyện mấy “con cua” Thái Hà, hic, “nó làm sao tui làm zậy, nó làm ‘bậy’ tui làm theo!”

Ái chà, xin lỗi bạn đọc, nãy giờ viết linh tinh. Trở lại vấn đề, phải chăng chính quyền đã thành công với chiếc phao vớ được, rồi tiếp tục kế sách lặng im ? Không, hết thời hạn 3 tháng, nếu lời hứa không được tuân thủ, tôi đoan chắc giáo dân sẽ tiếp tục cầu nguyện. Về cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu, chính quyền phía Nam coi bộ ứng xử khá hơn, biết “đàm phán” để các xơ ra về trong hy vọng ! Tôi chắc sẽ không có một cơ quan tổ chức nào dù là Sở Giáo Dục tiến hành xây trường học tại 32 bis Nguyễn Thị Diệu nếu không có sự đồng ý của Tòa Tổng Giám Mục và của các xơ, ngay cả khi Chính quyền Thành phố và Trung ương bác đơn của họ. Đọc hai biên bản họ yêu cầu lập ngày 15/12 và 17/3 thì thấy ngay quyết tâm của họ ! Một khi Nhà nước đã hành động như Nước nhà không còn nhu cầu trường lớp từ năm 1997 (bèn mở vũ trường), thì các xơ có đủ căn cứ cương quyết không cho ai sử dụng cơ sở này !

Chăng biết điều gì sẽ xảy ra khi Nhà nước không “thỉnh” được vũ trường 32 bis ? Cương quyết không trả lại cho các xơ ? Hay các “đồng chí” định để đất trống ? Phải chăng các đồng chí thích hoài niệm về cái vũ trường một thời hái ra tiền muôn bạc vạn ? Tôi nghĩ thật là thú vị khi nó trở thành nơi để khách ngoại kiều và các trẻ mồ côi, khuyết tật, các em lang thang vỉa hè đến chơi. Ông Tây bà Đầm khi ấy sẽ đến chơi với tình thương và lòng quảng đại chứ không phải đi kiếm gái, trẻ lang thang tìm đến nơi nghỉ chân chứ không phải đi dắt mối, đánh giày.

Thái Hà thì sao nhỉ ? Không thể khoanh tay nhìn cảnh “ngậm miệng ăn tiền” của các cán bộ, giáo dân đã kiên trì nằm lỳ nơi các đồng chí dể thấy nhất để các đồng chí chớ có làm quên. Cứ nhìn vào cách hành xử của các “đồng chí dí đồng bào” ở Thái Hà mấy ngày nay thì thấy là căn bệnh “lặng im” của các cán bộ lãnh đạo đã “di căn” vào giai đoạn 3 ! Hết phương cứu chữa ! Thiệt hết biết ! Sao các vị lại lựa một cụ già 80 tuổi mà chơi một búa 80 ngàn ? Thế giới nó sẽ bảo một nhà nước đã từng thắng Đế Quốc Mỹ nay bất an đến mức độ các bà cụ 80 tuổi cũng có thể là mối nguy cho tình hình an ninh chính trị xã hội vì vậy cần phải xuất trình CMND ngay khi bị hỏi !

Liệu “im lặng” có phải là phương sách tối ưu mà chính quyền chọn lựa vào lúc này ?

Xin đề nghị Thủ tướng Chính phủ huỷ bỏ Nghị Định 157/2007/NĐ - CP vì nó không khả thi trong thực tế. Bởi vì đối với các văn bản khác khi quý vị ban hành nếu cán bộ không áp dụng thì vẫn còn có dân đen thực thi, còn nghị định này thì dân đen không được quyền áp dụng ! Nó dành cho cán bộ mà ! Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27-10-2007 quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Quyết định này chẳng lẽ để áp dụng cho các đồng chí đã về hưu hay đã an giấc ngàn thu. Còn cái Uỷ ban soạn thảo ra nó nên được gắn huy chương vì đã vắt óc soạn ra cái nghị định mà ngay từ khi chấp bút các vị đã biết tỏng tòng tong là chẳng có ma nào thi hành.

Mấy hôm nay tôi thích thú nhìn chính quyền quảng cáo giúp cho Thái Hà trên ti vi, trên báo chí mà không lấy tiền. Tung “xì-căng-đan” cũng là một cách quảng cáo, nhiều khi còn hiệu quả hơn cả quảng cáo truyền thống. Này nhé, chỉ cần tung một Thái Hà “tội lỗi” với nhà nước lên báo lên tivi thì chỉ trong một sớm một chiều Thái Hà bỗng nổi tiếng. Giáo dân Thái Hà bỗng thành minh tinh màn ảnh nhỏ, chiếm cả nửa trang báo Hà Nội Mới mấy kỳ liền. Nếu phải mất tiền để được như thế thì các cha DCCT Hà Nội phải chi ra bao nhiêu nhỉ ? Thiên hạ vốn tò mò sẽ thử đến Phố Đức Bà, và tôi cam đoan hễ đến là “dính”. Chính quyền có cãi bằng thích cũng chẳng ăn thua gì vì cây thánh giá trên nóc Bệnh viện Đống Đa cứ “chình ình” ra đó, “đứng giữa trời cao làm nhân chứng trung thành”. Cái nhà xây trái phép của cán bộ lấn ra cả lòng đường cứ “trơ” ra đó. Ấy thế mà cứ buộc giáo dân giở cái lều ! Thật là trơ trẽn ! Vậy mà vẫn cứ già mồm mới ác !
 
Văn Hóa
Lời xin lỗi Úc Châu!
Nguyễn Trung Tây
09:45 16/04/2008

Lời xin lỗi Úc Châu

Thế hệ bi đánh cắp, Ảnh Nguyễn Trung Tây
...Trong một thể chế xã hội, khi một đám đông tập thể lầm lỗi, người ta có thể đánh giá thể chế xã hội đó đã trưởng thành hay chưa, dựa vào cái cung cách mà những cá nhân của tập thể đó hành xử với nhau....

Cuối cùng, lời xin lỗi của người Úc tới người Thổ Dân Úc cũng đã vang lên từ tòa nhà Nghị Viện tại thủ đô Canberra vào ngày thứ Tư, 13 tháng 2 năm 2008,

Hôm nay chúng ta vinh danh những người Thổ Dân của một nền văn hóa lâu đời trong dòng lịch sử của nhân loại. Chúng ta cùng nhớ tới những đối xử bất công trong quá khứ mà họ đã phải gánh chịu. Chúng ta đặc biệt cùng nhớ tới những đối xử bất công với những người của thế hệ bị đánh cắp-một chương sách hoen ố trong dòng lịch sử quốc gia.

Chúng tôi xin lỗi cho những luật lệ và chính sách của quốc hội và chính phủ trong quá khứ đã tạo ra những mất mát đớn đau tới những người dân Úc (gốc Thổ Dân)...


Diễn văn Xin Lỗi Úc Châu

Trong bài diễn văn 361 chữ, thủ tướng Úc Kevin Rudd sử dụng ba lần chữ xin lỗi. Trong khi thủ tướng Kevin đọc diễn văn truyền hình và truyền thanh toàn quốc ngưng mọi chương trình thường ngày phát thanh chỉ để phát đi bài diễn văn lịch sử của quốc gia dân chủ lập hiến Úc Đại Lợi. Chính quyền tiểu bang Victoria kêu gọi trường học trong toàn tiểu bang vào ngày thứ Tư lịch sử 13 tháng 2 treo cờ Thổ Dân Úc và cờ của đảo Torres Strait trong sân trường. Tại những nơi công cộng, người dân nước Úc dừng lại một nhịp chân bận rộn để lắng nghe bài diễn văn đang được phát đi từ màn ảnh TV lớn. Sau bài diễn văn của thủ tướng Úc Rudd, người người trong tòa nhà Nghị Viện yên lặng tưởng nhớ tới lỗi lầm của quá khứ, sau đó những tràng pháo tay nổ lớn chào mừng bài diễn văn lịch sử của người Úc Châu. Nhiều hạt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của người Úc cũng như Thổ Dân Úc. Trong những chương trình talk-show sau đó, có người di dân tuyên bố tôi đã di cư tới Úc 35 năm, nhưng tôi quyết định không nhập quốc tịch cho tới khi nào bài diễn văn Xin Lỗi người Thổ Dân được phát biểu từ tòa nhà Nghị Viện.

Bài diễn văn của thủ tướng Úc nhắc nhở người dân Úc lỗi lầm của những người Úc gốc Âu Châu trong quá khứ. Bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ 19 kéo dài cho tới năm 1970, chính quyền Úc đã dùng quyền lực của súng đạn và luật lệ lấy đi mất quyền làm cha mẹ của người Thổ Dân. Bởi thế có một thời người Úc đã đi vào từng thôn làng của người Thổ Dân Úc và dân đảo Torres Strait bắt mang đi tất cả những con em của người Thổ Dân về làm con nuôi của gia đình người Úc gốc Âu Châu hoặc giao cho những trại mồ côi nuôi dạy.

Vị tiền nhiệm, cựu thủ tướng John Howard trong thời kỳ còn làm thủ tướng, có người đã từng đặt vấn đề với ông về một lời xin lỗi của nước Úc tới người Thổ Dân. Nhưng cựu thủ tướng Howard tuyên bố ông không có trách nhiệm cho những lỗi lầm của cha ông trong quá khứ. Ông Kevin Rudd thì khác, một trong những dự tính sau khi đắc cử thủ tướng là ông sẽ đại diện cho nước Úc mở miệng xin lỗi người Thổ Dân. Và rồi ngày lịch sử 13 tháng 2 năm 2008 đã tới, đứng trước mặt toàn thể nghị viên của hai đảng và những người Thổ Dân đại diện cho cộng đồng Thổ Dân Úc Châu, Thủ tướng Rudd đã chính thức và long trọng đọc bài diễn văn, Our National Apology. Mặc dầu vẫn có người khen kẻ chê, lời xin lỗi của thủ tướng Kevin Rudd đã trở thành một dấu mốc lịch sử của Úc Châu; bởi người Úc họ hiểu hành động cướp đi quyền nuôi dạy con cái của người Thổ Dân là một trọng tội, là một lỗi lầm lớn, và là một vết nhơ trong lịch sử dựng nước của châu đại dương. Hơn ai hết, người dân Úc hiểu rõ bởi hành động man rợ không mang tính người của quá khứ, ngày hôm nay nước Úc sản sinh ra một thế hệ Thổ Dân mất đi cội nguồn. Bởi thế gần cả một trăm năm vừa qua, xuất hiện trên nước Úc những người Úc không gốc tích, không biết mình thuộc về sắc tộc nào. Họ nói tiếng Anh giỏi, họ ăn Meatpie thổ sản của dân mới định cư, nhưng nhìn quanh, họ biết mình không thuộc về sắc tộc Châu Âu bởi sự khác biệt về hình dáng và sắc da. Nhưng quay về lại với Thổ Dân Úc, họ cũng chẳng biết nói tiếng Thổ Dân, văn hóa Thổ Dân họ cũng xa lạ. Và hơn thế nữa, họ cũng không biết cha mẹ mình là ai. Những người Thổ Dân thuộc thế hệ này được người Úc đương thời gọi Thế hệ Bị Đánh Cắp (Stolen Generation), một chữ dùng chính xác, bởi chính họ đã bị đánh cắp bằng vũ lực từ những mái gia đình êm ấm của riêng họ.

Diễn văn Xin Lỗi của Giáo Hội Công Giáo

Bài diễn văn Xin Lỗi dài 361 chữ của thủ tướng Rudd nhắc nhở tới bài diễn văn Xin Lỗi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị vào ngày Chúa Nhật 12 tháng 3 năm 2000 tại quảng trường thánh Phêrô. Lần đó, đại diện cho Giáo Hội La Mã, Đức Giáo Hoàng đã cất giọng xin lỗi những người anh chị em Do Thái bởi thái độ bài Do Thái của Giáo Hội trong dòng lịch sử 2000. Trong một lần hành hương đất thánh, Đức Giáo Hoàng đã đích thân bước tới Bức Tường Than Khóc của người Do Thái để cầu nguyện với Giavê Thiên Chúa của người Do Thái, của người Kitô, và của người Hồi để xin lỗi Giavê cho những đối xử bất công với những người anh chị em mang huyết thống Do Thái. Trong bài diễn văn Xin Lỗi đọc tại quảng trường Phêrô sáng Chúa Nhật hôm đó, Đức Giáo Hoàng cũng xin lỗi cho những lần Giáo Hội đối xử bất công với phụ nữ. Đức Giáo Hoàng cũng đã xin lỗi cho những lần Giáo Hội đã yên lặng không đứng ra bênh vực cho người nghèo không có tiếng nói trong xã hội. Cho những lần người thực dân Âu Châu hùa nhau lùng bắt hằng triệu triệu người Phi Châu bán sang Bắc Mỹ như những món hàng để làm nô lệ cho những đồn điền càfe thuốc lá, nhưng Giáo Hội không can thiệp, Đức Giáo Hoàng chân thành nhận lỗi. Cho tất cả những đối xử bất công của quá khứ hai ngàn năm, Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ Nhị vào ngày Chúa Nhật lịch sử 12 tháng 3 năm 2000 đã long trọng mở miệng xin lỗi tất cả, và ngài cũng khiêm nhường mong nhận được sự tha thứ từ phía những nạn nhân.

Xã hội trưởng thành

Nói tới một nền văn minh, người ta vẫn nhắc nhở tới nền văn minh thượng thặng của cổ Ai Cập với kim tự tháp, nền văn minh cổ Trung Hoa với Vạn Lý Trường Thành, nền văn minh cổ Ấn Độ với triết lý và tôn giáo Ấn Độ riêng biệt, nền văn minh Hy Lạp và La Mã với huy hoàng của những vận động trường rộng lớn có sức chứa cả ngàn người. Nhưng có lẽ ít ai nói tới một nền văn minh trưởng thành.

Một em bé dưới tuổi vị thành niên thường không ý thức được hành động của mình. Bởi thế các em không được quyền uống rượu mua thuốc lá là những thứ có hại tới thể xác và tâm lý của tuổi trưởng thành. Trẻ em đầu óc chưa phát triển cho nên các không ý thức được hậu quả của những hành động do cá nhân tạo nên trên đám đông và tập thể. Những lầm lỗi của trẻ vị thành niên do đó thường được gọi là hành động con nít, dễ được người đời tha thứ và bỏ qua. Nhưng khi con người đạt tới tuổi trưởng thành, trong con mắt của xã hội, đó là một người lớn có hiểu biết và có trách nhiệm. Một người trưởng thành do đó phải có trách nhiệm với tất cả những hành động mà mình đã làm. Bởi thế, khi một người trưởng thành lầm lỗi, họ biết mở miệng xin lỗi nhau, mong ước được sự tha thứ từ phía của người đối diện (trong nhiều trường hợp, theo lẽ công bằng, người xin lỗi cũng phải đền bù cho nạn nhân những đền bù tương xứng với những thiệt hại trong quá khứ).

Cũng thế, trong một thể chế xã hội, khi một đám đông tập thể lầm lỗi, người ta có thể đánh giá thể chế xã hội đó đã trưởng thành hay chưa, dựa vào cái cung cách mà những cá nhân của tập thể đó hành xử với nhau. Ở một xã hội trưởng thành, con người trong đó biết lãnh nhận trách nhiệm và họ không đổ lỗi cho người khác cho những lỗi lầm đã xảy ra.

Ông bà nguyên tổ Adam Evà cũng như Cain là những người không trưởng thành, bởi họ chỉ biết đổ lỗi quanh quẩn cho nhau, thay vì mở miệng xin lỗi cho một lần lỗi lầm. Giáo Hội Công giáo là một tập thể trưởng thành, bởi Đức Giáo Hoàng biết mở miệng xin lỗi cho những hành động lỗi lầm của quá khứ. Tương tự như thế, quốc gia dân chủ lập hiến Úc Đại Lợi cũng là một xã hội trưởng thành, bởi họ biết lãnh nhận trách nhiệm cho những lỗi lầm mà cha ông họ đã đối xử với người Thổ Dân Úc Châu.

Hai biến cố của năm 2000 tại Roma và 2008 vừa qua tại Úc đã trở thành những biến cố lịch sử của Giáo Hội Công Giáo và Úc Đại Lợi, bởi lời xin lỗi đã được chính người đứng đầu hai cơ quan quyền lực cao nhất mở miệng xin lỗi tất cả những nạn nhân của họ. Hai lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Thủ tướng Kevin Rudd đã trở thành những biểu hiện cụ thể nói lên tính chất trưởng thành của hai tập thể: Giáo Hội Công Giáo và Úc Đại Lợi.

Người Việt Nam và Lời Xin Lỗi

Câu hỏi được đặt ra ở đây là người Việt Nam đã học được bài học gì qua bài diễn văn Xin Lỗi của thủ tướng Kevin Rudd.

Nhìn lại lịch sử nước Việt Nam, trong vòng một trăm năm gần đây, nước Việt Nam đã trải qua quá nhiều biến động. Từ khi đảo chánh Nhật vào ngày 19 tháng 8 năm 1945 bởi công sức toàn dân, dẫn tới chiến trường Điện Biên Phủ chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7 năm 1954. Từ năm 54 lại dẫn tới cuộc nội chiến giữa hai con cờ thí Bắc Việt và Nam Việt cho hai chủ nghĩa ngoại lai Cộng Sản và Tư Bản. Cuối cùng phần thắng nghiêng về Bắc Việt. Ngày 30 tháng 4 của năm 75 kéo tới đã xô đẩy trên dưới 300,000 người dân ra biển, và tiếp theo đó biết bao nhiêu mạng người lại đổ xô ra biển Đông tìm tự do trong vòng khoảng hai thập niên. Phong trào thuyền nhân đã một thời rung động thế giới cho tới vào đầu thập niên 90, biển Đông mới thôi nhận chìm xác người Việt. Theo những con số dữ kiện, Việt Nam ngày hôm nay vẫn là một nước nghèo của thế giới. Dân số trên dưới 85 triệu, nhưng lợi tức tính trên đầu người vẫn chỉ là một con số khiêm nhường nhỏ nhoi. Từ những ngày của năm 54 cho tới năm 75, chỉ tính về cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam Bắc, nước Việt Nam đã vô tình trở thành một bãi chiến trường cho người ngoại bang mang bom đạn và khí giới vào cày xới nương đồng và cày xới thân xác Việt Nam trên cả hai vùng Bắc Nam. Bao nhiêu thân thể Việt Nam đã bỏ mình trên rừng Trường Sơn, trên những ngọn đồi Hạ Lào, Khe Sanh. Bao nhiêu mạng người đã ngã gục bởi những tấn bom B52 trải thảm ngoài Bắc trong Nam. Cuộc chiến 54-75 và chiến thắng của Bắc Việt vào năm 75 đã làm cho nước Việt Nam của năm thiên niên kỷ thứ 3 tụt hậu rớt xuống thành một nước nghèo chậm tiến và lạc hậu trên thế giới. Công tâm mang lên bàn cân xét xử, hiện tình lạc hậu Việt Nam ngày hôm nay cũng do bởi cuộc chiến Việt Nam đã tạo ra.

Trông người lại nghĩ đến ta. Thủ tướng Úc biết mở miệng xin lỗi cho một quá khứ lỗi lầm để hướng tới tương lai, như lời Thủ Tướng Kevin Rudd đã nói trong bài diễn văn lịch sử của năm 2008,

...Đã tới thời điểm để quốc gia mở sang một trang sách mới trong dòng lịch sử Úc Châu bằng cách chấp nhận những lỗi lầm của quá khứ và hướng tới một tương lai...

Trước đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2000, để đánh dấu hai thiên niên kỷ ơn cứu chuộc cũng đã xin lỗi cho những lỗi lầm của Giáo Hội trong quá khứ để người Công Giáo trên toàn cầu học được bài học khiêm nhường trong khi đang chuẩn bị bước tới vào trong tương lai.

Xã hội Việt Nam của một trăm năm vừa qua sẽ được đánh giá là một xã hội trưởng thành hay không còn tùy thuộc vào những nhân vật trong chính quyền Việt Nam. Thay vì đổ lỗi quanh quẩn cho nhau, qua hai bài học: của nước Úc năm 2008 và Giáo Hội Công Giáo năm 2000, người Việt Nam, đặc biệt là giới chính quyền Việt Nam đều có cơ hội học hỏi để làm người trưởng thành trong thiên niên kỷ thứ ba, và để nước Việt Nam có cơ hội đóng lại hẳn một chương sách dài buồn thảm, để rồi toàn dân đều hăm hở nắm tay nhau bước hẳn vào trong tương lai.

www.nguyentrungtay.com
 
Người Phụ Nữ Trong Giáo Hội
Vũ Văn An
20:21 16/04/2008
Người Phụ Nữ Trong Giáo Hội

Madrid, Tây Ban Nha, 14 tháng Tư, 2008 (Zenit.org).- Miriam Díezi Bosch phỏng vấn nhà học giả về lịch sử Giáo Hội thời sơ khai, Cha Fernando Rivas Rebaque, một linh mục thuộc Giáo Phận Getafe, Tây Ban Nha. Theo cha Rivas, Giáo hội luôn luôn bênh vực phẩm giá phụ nữ kể từ ngày mới được Chúa Kitô thiết lập. Trong cuộc phỏng vấn sau đây, Cha cho biết lý do tại sao vai trò phụ nữ trong Kitô giáo sơ khai lại ít được người ta biết đến và hiện nay, Giáo Hội cần phải làm gì để thăng tiến người phụ nữ?

Trong cuốn sách của mình tựa là “Những Người Con Gái Bị Xóa Mờ Của E-và: Các Vai Trò Chủ Đạo và Việc Cho Phụ Nữ Ra Rìa Trong Giáo Hội Sơ Khai”, Cha Rivas cho thấy phụ nữ có ba loại vai trò chủ đạo bên trong Giáo Hội.


Hỏi: Perpetua, Felicity, Blandine, Melanie Trẻ, tại sao ít người nhớ được vai trò chủ đạo của những người phụ nữ này trong Giáo Hội?

Cha Rivas: Rất ít người nhớ được những người phụ nữ trên thuộc Giáo Hội sơ khai, vì nói chung, lịch sử và nhất là lịch sử Giáo Hội, thường thích tập chú vào các biến cố trọng đại làm “thay đổi” lịch sử, như chiến tranh, triều đại, lãnh tụ, đến quên khuấy cuộc sống hàng ngày, là những sinh hoạt tạo thành cuộc hiện sinh hàng ngày.

Nói một cách cụ thể, điều ấy có nghĩa: lịch sử Giáo Hội có khuynh hướng chỉ là lịch sử các vị Giáo Hoàng, các vị giám mục, các nhà lãnh đạo, các thánh và thần học gia, những người “đánh dấu” sinh hoạt của Giáo Hội, mà quên khuấy đi mọi người khác, trước nhất là các giáo dân, càng tệ hơn, nếu giáo dân ấy là phụ nữ, chỉ vì họ chả có cơ may gì trong việc gây ảnh hưởng xã hội. Chỉ một số rất ít phụ nữ biểu tỏ được một tác phong xuất chúng lạ thường trong lãnh vực này hay trong lãnh vực nọ khiến lịch sử phải ghi nhớ.

Hỏi: Trong Giáo Hội sơ khai, các người đàn bà chủ đạo nổi bật trong những phạm vi nào?

Cha Rivas: Các vai trò chủ đạo của phụ nữ rất khác nhau tùy thuộc thời gian và nơi chốn lịch sử.

Một cách tóm tắt, người ta có thể nói có ba loại vai trò chủ đạo chung cho mọi thời và mọi miền: vai trò khổ hạnh, chủ yếu được phát biểu qua đức khiết trinh và cuộc sống đơn tu, vai trò tử đạo và vai trò liên quan đến các vị ân nhân giầu có của cộng đoàn, một vai trò được đánh giá rất cao trong Giáo Hội. Đàng khác, một loại vai trò chủ đạo rất nổi bật trong thế giới Đông Phương là các nữ phó tế, nhưng không có thứ vai trò như vậy trong thế giới Tây Phương.

Hỏi: Người phụ nữ ngày nay có đang được nhìn thấy rõ hơn trong các khung cảnh của giáo hội hay không?

Cha Rivas: Để bắt đầu, ta nên phân biệt (các thuật ngữ): được nhìn thấy rõ, các vai trò chủ đạo, thẩm quyền và quyền lực.

Người phụ nữ Kitô giáo đang có mặt và được nhìn thấy rõ trong mọi khung cảnh của sinh hoạt hàng ngày trong Giáo Hội: trong các cử hành, trong các nhóm hội và trong các sinh hoạt. Hơn thế nữa, tôi muốn nói rằng, trong một số trường hợp, họ không những chiếm đa số, mà thực tế còn là thành phần duy nhất người ta nhìn ra.

Nhưng mặt khác, xét về mức độ leo bậc thang điều khiển, sự hiện diện và các vai trò chủ đạo của phụ nữ thực tế vẫn chỉ thu gọn trong một số khung cảnh của Giáo Hội mà thôi, dù họ có khả năng đảm nhận những chức vụ không liên can tới các vai trò thừa tác vụ, đến nỗi họ gần như biến mất khỏi những khung vòm Giáo Hội.

Tình trạng trên khá đáng quan ngại vì xem ra càng ngày nó càng tách mình ra xa đối với những gì đang xẩy ra trong khu vực xã hội, nơi mỗi ngày người ta càng thấy rõ người phụ nữ hơn, thấy sự hiện diện, các vai trò chủ đạo và quyền lực của họ.

Hỏi: Tuy nhiên, mới đây Đức Thánh Cha đã lên tiếng chỉ trích các thái độ cao ngạo nam nhi và việc rất nhiều phụ nữ chịu thiệt thòi chỉ vì mình là phụ nữ. Giáo Hội hiện đang có hành động gì cụ thể để chống lại hiện trạng này?

Cha Rivas: Giáo Hội từng tranh đấu cho nhân phẩm người phụ nữ ngay từ những ngày đầu vì Giáo Hội luôn liên kết ơn cứu rỗi với việc cá nhân đáp ứng bản thân và một cách không chuyển nhượng đối với Chúa và tha nhân.

Qua cách đó, Giáo Hội đã tách mình ra khỏi các khuôn mẫu tôn giáo khác vốn coi trọng các yếu tố chủng tộc, quốc gia, giai cấp, phái tính hay văn hóa, và đã tạo nên một khung cảnh bình đẳng căn bản giữa người đàn ông và người đàn bà.

Hơn nữa, Giáo Hội đã rõ rệt ưu tiên chọn người nghèo, một lựa chọn giúp Giáo Hội có dịp tiếp xúc với thế giới phụ nữ, mà nhiều thành viên là nạn nhân của tình trạng trên. Việc tiếp xúc ấy đã gia tăng phát sinh ra nhiều định chế, nhiều tài nguyên và biện pháp để hỗ trợ người túng thiếu, mà phần đông vốn là và vẫn là phụ nữ.

Giáo Hội còn giúp người phụ nữ có năng lực tham gia nhiều khung cảnh có vai trò chủ đạo như tu đức, giáo dục, hiệp hội, giao tế, những khung cảnh họ có thể chứng tỏ được các điểm mạnh nhất của họ, thay vì chỉ tự giới hạn mình trong khung cảnh nội trợ.

Việc ấy chưa thay đổi được sự kiện này là dù gì thì cái nền văn hóa đang thịnh hành, một nền văn hóa nặng tính tổ phụ, vẫn đang tô mầu cho nhiều cách phát biểu của người phụ nữ.

Tuy nhiên ngay trong lãnh vực đời sống hàng ngày của tôi, tức lãnh vực một giáo xứ gồm nhiều khu lao động và có trường đại học, Giáo Hội đã giúp nhiều phụ nữ đạt được trình độ hiểu biết, giao tế, hoạt động và các vai trò chủ đạo cao hơn là các vai trò của phần đông các định chế chung quanh họ.Việc ấy được dùng làm cơ sở cho phần đông các phụ nữ từng giao tiếp với giáo xứ hay trường đại học, giúp họ phát triển bản thân và tạo tiến bộ trong tư cách tín hữu.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé học
Đặng Đức Cương
00:49 16/04/2008

BÉ HỌC



Ảnh của Đặng Đức Cương

Ôi quê hương biết bao tình mến

Ôi quê hương biết bao tình thương

Dẫu phương trời xa ta bao giờ quên…

(Trích ca khúc Nhớ Quê Hương nhạc Phạm Ngữ lời Hoàng Quý)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền