Ngày 14-04-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình yêu thập giá
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:32 14/04/2017
Thứ Sáu Tuần Thánh
Ga 18, 1 – 19, 42

Tình yêu thập giá

Con người từ muốn thuở vẫn tìm kiếm những gì là tốt đẹp cho đời sống của mình. Có người tìm thuốc trường sinh để kéo dài sự sống, có người tìm đối tượng lý tưởng cho đời mình, có người tìm dễ dãi và tìm hưởng thụ. Nhưng tất cả đều chỉ là những cái mau qua ở đời. Tuy nhiên, có một người tên là Giêsu đã giới thiệu với nhân loại, với thế giới, với chúng ta một sự thật, một điều mối mọt, ten sét không thể làm hư hỏng được : “ đó là tình yêu tuyệt đối, vô vị lợi và chấp nhận tự hủy “.

Thực tế, chúng ta tự hỏi : vào buổi sáng ngày hôm ấy, cách đây 2017 năm, tại sân Phủ đường Philatô, ai đã được giới thiệu và điều gì được giới thiệu? ...Nhiều người có thể nghĩ những con người được giới thiệu là : kẻ giầu có, biệt phái, luật sĩ có uy tín, kỳ mục và các lãnh đạo tôn giáo Do Thái, vị thượng tế, quan tổng trấn Philatô vv…Những điều được giới thiệu để người ta thèm muốn, kiếm tìm là sự thành công ở đời, thế giá, uy tín, tiếng tăm, ảnh hưởng, địa vị, của cải vật chất vv…Nhưng nếu, chúng ta chịu khó suy nghĩ, nhận định, chúng ta sẽ thấy những điều đó và những con người đó không tồn tại lâu dài, tất cả rồi sẽ qua đi, tất cả rồi sẽ mất hút, không tồn tại ở trần gian.Điều trớ trêu và ngược đời là không phải những người vừa được nêu trên kia đang đưa ra được những khuôn mặt mới mẻ và những điều mới mẻ, mà chính tù nhân Giêsu người Nagiarét mới đang giới thiệu một điều vừa mới mẻ, vừa vững bền, tuy bề ngoài xem ra Người đang là con người bị yếm thế, thất bại, mặt mũi bê bết máu, đối với nhiều người không hấp dẫn, không gây ấn tượng tí nào ! Vâng, điều Đức Giêsu Nagiarét đang giới thiệu qua cuộc đau khổ và qua thân xác bầm dập của Ngài, đó là tình mến tuyệt đối, tình mến vô vị lợi, tình mến khiến Ngài quên mình, tự hủy, hy sinh đến cả mạng sống của mình. Điều Chúa Giêsu đanhg làm là điều mới mẻ, vì trong nhân loại chưa ai dám làm, và có thể làm vì nó bền vững hơn mọi cái trên đời vì những điều phát xuất từ tình mến sẽ tồn tại…

Vậy, Chúa Giêsu đến trần gian để giới thiệu sức sống mãnh liệt, sức sống anh hùng, cuộc sống vĩnh cửu, do đó cũng là điều mới mẻ chưa bao giờ có. Bài ca về người tôi tớ đau khổ mà ngôn sứ Isaia giới thiệu hôm nay tại Phủ Đường Philatô, máu me bê bết, người ta mới nhận ra người tôi tớ đáng thương ấy là Đức Kitô vừa đáng thương vừa vô cùng cao cả, vừa đáng mọi người nể phục, tôn kính.Điều gì đã khiến Đức Kitô có tình yêu tuyệt đối như thế, có sức mạnh can trường,vị tha như thế ? Thưa đó chính là sức mạnh của Thiên Chúa, sức mạnh của Chúa Thánh Thần, ơn của Thiên Chúa, khuôn mặt vô cùng đáng yêu, đáng mến của Thiên Chúa, vinh quang trên hết mọi vinh quang là vinh quang của Thiên Chúa.

Đành rằng trong nhân loại, trên thế giới đã có hoặc sẽ có những vị anh hùng rất cao vời, có tình mến vô cùng cao cả, nhưng chắc chắn họ không thể so sánh với Chúa Giêsu, vì chính Ngài là Thiên Chúa, và chính do ơn sức mạnh vô hình bên trong Thiên Chúa đã ban cho Ngài…

Chúng ta tôn vinh, khâm phục Ngài vì tính mới mẻ, tình yêu tuyệt vời, cao siêu Ngài dành ban cho nhân loại, cho thế giới, cho chúng ta qua Thập giá của Ngài :” Khi nào Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “…” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban sức mạnh, đức tin và niềm vui cho chúng con, để khi tham dự vào cuộc Thương khó của Chúa, chúng con trở thành khí cụ bình an cho mọi người, và để mọi người nhận ra chúng con đang có Chúa ở trong chúng con.Amen.
 
Ước gì ngọn lửa còn cháy mãi
LM. Giuse Trương Đình Hiền
20:49 14/04/2017
ƯỚC GÌ NGỌN LỬA CÒN CHÁY MÃI !

(LỄ VỌNG PHỤC SINH 2017 tại Giáo xứ Qui Hòa)

Kính thưa cộng đoàn Phụng Vụ,

Chúng ta đang cử hành không phải một “Thánh Lễ bình thường” như bao Thánh lễ khác, nhưng là một cử hành rất đặc biệt, mà theo ngôn ngữ chính thức của sách Phụng Vụ - Sách lễ Rôma, đó là ĐÊM CANH THỨC VƯỢT QUA.

Vì là “Đêm Canh Thức” nên luật Phụng Vụ (Chữ đỏ) buộc phải “cử hành vào lúc chập tối và kết thúc trước rạng đông”

Trong khi đó mục tiêu của “Canh Thức” thì luật Phụng vụ (Chữ đỏ) lại dựa trên chính truyền thống xa xưa từ thời Cựu ước : “Đó là đêm Đức Chúa canh thức để đưa họ ra khỏi đất Ai Cập ; đêm đó thuộc về Đức Chúa, đêm canh thức của toàn thể con cái Ít-ra-en, qua mọi thế hệ.” (Xh 12,42) và theo lời dạy của chính Chúa Giêsu trong Tin Mừng : “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn…Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em : chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ” (Lc 12,35-37)

Còn ý nghĩa của toàn bộ Đêm Canh Thức Vượt Qua sẽ chuyển tải qua 4 nội dung với 4 diễn trình Phụng Vụ sau đây :

- Nội dung thứ nhất : Thắp nến Phục Sinh : Tin mừng Phục Sinh chính là tin vui vĩ đại nhất mà đêm nay một lần nữa Hội Thánh muốn công bố cho toàn thể nhân loại. Và cùng với Tin Mừng vĩ đại nầy, Cây Nến Phục Sinh được thắp sáng là biểu tượng của chính Đức Kitô Phục sinh, Ngài đang hiện diện đầy quyền năng trong thế giới.

- Nội dung thứ hai : Phụng Vụ Lời Chúa : Nếu được nghe đầy đủ, chúng ta hôm nay được nghe đến 7 bài đọc thuộc phần KT Cựu ước, một bài Thánh Thư và một bài Tin Mừng - (9 Bài đọc cùng với lời nguyện đi theo sau mỗi bài). Ý nghĩa tổng quát của phần Phụng Vụ nầy được chính Vị Chủ tế nêu bật trong lời hiệu triệu khai mạc : “Chúng ta hãy ngẫm xem trong thời Cựu ước, Chúa đã cứu chuộc dân Người làm sao, và trong thời đại cuối cùng nầy, Người lại sai Con Một đến cứu chuộc chúng ta thế nào”.

- Nội dung thứ ba : Phụng Vụ Phép rửa. Cử hành Phụng vụ nầy muốn nói lên kết quả trực tiếp của công trình cứu độ được Đức Kitô thực hiện qua cái chết và sự phục sinh của Ngài : tái sinh chúng ta vào đời sống mới – đưa chúng ta gia nhập vào một Dân tộc mới, Dân được cứu độ, Dân Thánh của Thiên Chúa. Chính vì thế, tại nhiều nhà thờ trên thế giới, chính đêm nay và trong phần nghi thức nầy, có rất nhiều anh chị em dự tòng được chính thức lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức. Trong khi đó, mỗi người Kitô hữu chúng ta sẽ một lần nữa lặp lại các lời tuyên hứa khi chịu phép rửa tội và đón nhận nước thánh mới, dấu chỉ của hồng ân tái sinh.

- Nội dung thứ tư : Phụng Vụ Thánh Thể : cho dù cũng giống như bao cử hành Thánh lễ khác, nhưng phụng vụ Thánh Thể hôm nay mang một ý nghĩa đặc biệt đó chính là “Tiệc Thánh của Giao ước Mới mà chính nơi đây Đấng Phục Sinh đích thân đến gặp gỡ và bẻ bánh trao cho các môn sinh của Ngài khi Ngài vừa từ cõi chết sống lại”.

Sở dĩ tôi dừng lại khá lâu để cắt nghĩa các diễn trình Phụng Vụ của Đêm Canh Thức Vượt Qua nầy, vì cứ sự thường, chúng ta hay tham dự Thánh Lễ cách thụ động và mong cho mau kết thúc mà ít khi tham dự hết mình, sống cho đến tận cùng mầu nhiệm Phụng Vụ. Nếu với Đêm nay, chúng ta cũng tham dự (nói theo kiểu nhà nước) “theo đúng quy trình” như thế thì quá uổng, nếu không nói là quá vô tâm và vô ơn đối với Chúa.

Bởi vì, nếu dùng con mắt đức tin để hướng nhìn về cả con đường dài của lịch sử cứu rỗi mà Thiên Chúa đã cố công thực hiện (như phần Phụng Vụ Lời Chúa mới vừa trình bày), chúng ta phải thực sự cảm nhận rằng : câu chuyện của Phụng Vụ Đêm nay quá ư là vĩ đại, là cần thiết, là tuyệt hảo, không phải chỉ dành riêng cho chúng ta mà cho toàn thể nhân loại.

- Không tuyệt vời sao, khi chúng ta được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa và cho dù loài người có quỵ ngã thảm thương thì Thiên Chúa cũng không quay lưng bỏ mặc (Bđ 1).

- Không tuyệt vời sao, khi chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi vào dòng tộc đức tin của Tổ phụ Abraham, bởi vì từ dòng tộc nầy, Đấng cứu độ chúng ta là Con Một Thiên Chúa sẽ nhập thể vào đời mang lấy kiếp phận con người và trở nên của lễ cứu độ mà cuộc sát tế đứa con Isaac của cụ tổ Abraham là hình ảnh tiên trưng rõ nét. (Bđ 2)

- Không tuyệt vời sao, khi nhân loại chúng ta chỉ là một đám dân nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ nhưng Thiên Chúa đã giải thoát và tuyển chọn thành dân riêng để dẫn đưa về đất hứa của tự do mà cuộc giải thoát dân Ít-ra-en đã như một tiền đề chuẩn bị và tiên báo để rồi hiện thực qua chính bí tích Rửa Tội mà chúng ta đã lãnh nhận và kính nhớ hôm nay ! (Bđ 3)

- Không tuyệt vời sao, khi Thiên Chúa không ngừng thanh tẩy chúng ta, biến đổi trái tim chai đá và ban thần khí mới cho cõi lòng chúng ta, nhất là khi chúng ta lãnh nhận bí tích Thêm Sức. (Bđ 4).

- Không tuyệt vời sao, khi chúng ta được tuyển chọn để được hiệp nhất với Con Một Thiên Chúa là Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại để chúng ta cũng chết cho tội lỗi và sống lại trong cuộc đời mới thuộc về Thiên Chúa, mỗi khi chúng ta tin tưởng hoán cải trở về với Thiên Chúa tình yêu. (Bài Thánh Thư).

- Và có lẽ tuyệt vời nhất, đó chính là chính Đức Kitô Phục Sinh, một lần nữa đang có mặt ở đây, đang ngỏ lời với mỗi người chúng ta, từ chính “ngôi mộ trống” như Tin Mừng Matthêô tường thuật : “Chào anh chị em !... Anh chị em đừng sợ ! hãy đi báo tin mừng phục sinh cho các anh chị em khác…!”

Vâng, Phục Sinh là như thế, là câu chuyện về “Ngôi Mộ trống” của người phụ nữ Maria-Mađalêna mặc dầu đã 2000 năm rồi nhưng chưa bao giờ trở thành cổ tích mà cứ mới hoài, trẻ mãi. Bởi chưng, cũng chính từ câu chuyện đó, từ lời chứng giản đơn về “ngôi mộ trống” đó mà toàn bộ những gì liên quan đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đến vị ngôn sứ Giêsu đã sáng lên và đong đầy ý nghĩa. Thật vậy, khởi đi từ bình minh của “Ngày thứ nhất trong tuần”, với bước chân vội vã ra đi từ “mồ trống” của người phụ nữ hoàn lương Maria Mađalêna, hay sau đó, trên vạn nẻo đường thế giới, với những “cánh thuyền ra chỗ nước sâu” của các tay “chài lưới người” xuất thân từ biển hồ Galilê, danh hiệu Giêsu-Kitô cùng với lời rao giảng của Ngài, những phép lạ què đi, câm nói, điếc nghe, phong cùi lành sạch, chết được hoàn sinh…tất cả đã rực sáng lên để trở nên một Tin Mừng cả thể, dứt khoát, làm đảo lộn tất cả thân phận con người và hướng đi của vũ trụ - Tin mừng Phục Sinh. Phụng vụ đêm nay đã chọn Cây Nến Phục Sinh như là biểu tượng đẹp nhất và cũng rõ nét nhất cùng với những lời cắt nghĩa uy hùng của bài ca Exultet để thuyết minh cho chân lý nền tảng nầy : “Vậy xin Cha cho cây nến nầy. Chúng con đã thắp lên để tôn vinh Danh Thánh. Được cháy mãi không ngừng. Hầu xua đuổi bóng tối đêm nay….Ước chi ngọn lửa còn cháy mãi. Lúc xuất hiện Sao Mai : Một vì sao không bao giờ lặn, là Đức Kitô, con yêu quý của Cha, Đấng từ cõi chết sống lại, đem ánh sáng thanh bình soi chiếu vạn dân. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.”

Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng : Ánh nến phục sinh đó, Tin Mừng Phục Sinh đó, suốt 2000 năm nay, đã phải kinh qua bao nhiêu cuồng phong bảo táp, bao nhiêu kết án loại trừ, bao nhiêu đặt điều bôi nhọ…giống như thủ đoạn ngày nào của các quan chức Do Thái giáo : dùng tiền bạc đút lót để hòng dập tắt mọi chuyện liên quan đến “vụ án Giêsu Nadarét”, dùng phiến đá to lấp cửa mộ, dùng lính canh đứng gác bên ngoài, dùng dấu triện niêm phong của quan tổng trấn Philatô…Nhưng rồi chẳng bao lâu, “Tin mừng đó đã tràn ngập Thủ đô Giêrusalem”, đã chinh phục đế quốc Rôma và cho đến hôm nay “Tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (TV 18,5). Vâng, Thiên Chúa đã làm nên những điều kỳ diệu, vĩ đại bằng những sự kiện thật bé bỏng đơn sơ như “ngôi mộ trống” ; và Tin Mừng Phục Sinh cũng sẽ mãi mãi được loan báo cho thế giới qua những con người nhỏ bé tầm thường như cô Maria Mađalêna, như anh dân chài vai u thịt bắp Phêrô, hay biết bao nhiêu anh chị em chúng ta ở đây, các nữ tu Phan Sinh, các anh em chức việc, các bạn giáo lý viên, các bà Legio Mariae…

Đêm Canh Thức Vượt Qua hôm nay, với các diễn trình Phụng Vụ và Lời Chúa, đã gọi mời chúng ta lên đường tiếp tục chuyện kể của bà Maria bằng chính ngôn ngữ và lời chứng của chính mình, như chứng từ của của một chàng hiệp sĩ thời đạo binh Thánh Giá : Anh thề hứa sẽ mang ánh lửa từ cây nến phục sinh tại mồ thánh Chúa ở Giêrusalem về thắp lên cây nến phục sinh trong nhà thờ của mình ở Tây ban Nha…; và anh đã mang được về quê hương với bí quyết duy nhất : tôi luôn chăm chú nhìn thẳng vào ánh lửa của ngọn nến trên suốt cuộc hành trình…!

Hôm nay, trên tay của mỗi người chúng ta cũng có một ngọn nến được thắp từ cây nến Phục Sinh cùng với lời nhắc bảo của bài ca Exultet : Ước chi ngọn lửa còn cháy mãi. Vâng, chúng ta hãy giữ mãi “ánh lửa phục sinh” trên mọi nẻo đường cuộc sống. Amen.



 
Lễ Phục Sinh: Để chiến đấu với văn minh sự chết
LM. Giuse Trương Đình Hiền
20:51 14/04/2017
ĐỂ CHIẾN ĐẤU VỚI NỀN VĂN MINH SỰ CHẾT

(Chúa Nhật PHỤC SINH 2017)

Dẫn nhập trước khi Rảy nước Thánh (Thay nghi thức sám hối)

Hôm nay các tờ lịch trên phần đông của thế giới đều đồng thanh gọi tên : NGÀY Chúa Nhật (Lord’ Day, Dominica, Domenica, Domingo, Dimanche…), Ngày mà cách đây 2000 năm trước, khi Kitô giáo chưa xuất hiện trong thế giới nầy thì người ta vẫn gọi tên là “Ngày Thứ Nhất” hay “Ngày Mặt Trời” (Sunday). Tuy nhiên, kể từ cái buổi sáng Tinh mơ “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi các phụ nữ thân quen của Thầy Giêsu đến thăm mộ Thầy chỉ thấy “Mồ Trống”, các thiên thần báo tin Thầy đã sống lại…; rồi các “ngày thứ nhất tiếp sau”, Đức Kitô phục sinh đã hiện đến gặp các môn sinh…Cứ như thế, cuộc gặp gỡ của các kitô hữu ban đầu diển ra đều đặn vào “ngày thứ nhất trong tuần” và họ đã gọi ngày của cuộc họp mặt đặc biệt đó là “Ngày của Chúa”. Kể từ đó Ngày của Chúa, Chúa Nhật đã đi vào nhịp sống của loài người….

Đại lễ Phục Sinh hàng năm đó chính là sống lại cái biến cố vĩ đại làm nên “Ngày Chúa Nhật”, biến cố phát sinh lời chứng về câu chuyện “Mồ Trống”, biến cố Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết để khai đường mở lối cho nhân loại tiến vào cuộc sống vĩnh hằng.

Ngày hôm nay cũng còn là dịp để bao nhiêu thế hệ kitô hữu, nhất là các anh chị em Tân Tòng vui mừng vì hồng ân Thánh Tẩy nhận được trong Đêm Hồng Phúc Vọng Phục Sinh khi chính thức trở nên Con cái Thiên Chúa nhờ bí tích Thánh Tẩy.

Để sống lại mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô và xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh nầy, cộng đoàn chúng ta sốt sắng nhận lãnh nước Thánh được rãy trên mình như dấu chỉ của hồng ân thanh tẩy.

Bài giảng Lời Chúa :

Người Châu Phi có câu ngạn ngữ : "Khi ta nhớ đến một người nào, thì người ấy sống lại, hiện diện ở giữa ta". Đối với niềm tin Kitô giáo, việc tưởng niệm Chúa Kitô chết và sống lại chính là hành vi nền tảng. "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Và một khi Cộng đoàn Dân Chúa họp nhau tưởng niệm Chúa Ki-tô thì Ngài có mặt ở đó. Đó chính là điểm khác biệt căn cốt giữa phụng vụ của Giáo Hội và việc thờ phượng của các tôn giáo khác : chúng ta qui tụ, cầu nguyện, tôn thờ, lắng nghe, được sai đi và làm chứng…với một Đấng đang sống, đang hiện diện (Cf. PV số 7). Tuy nhiên, để sống “sự hiện diện đặc biệt nầy”, để cảm nghiệm thực sự một “Đức Kitô phục sinh đang có mặt”, cộng đoàn Dân Chúa phải trở về để gặp gỡ, để được khơi gợi và soi chiếu từ những “Lời Chứng” sống động về Đấng Phục sinh, từ những chứng nhân đã gặp gỡ, đã sống, đã lãnh nhận sứ mệnh, đã đồng hành với chính Đấng Phục sinh ngay từ “thuở ban đầu”. Vì thế, niềm tin phục sinh, tin mừng Phục sinh trước hết là “một lời chứng”, của “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm chưa dễ đã ai quên”

1. Tin Mừng Phục sinh : “một lời chứng” và một “sự hiện diện”:

v BĐ 1: Sách CVTĐ, qua kinh nghiệm bản thân và của chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, thánh Phêrô đã mạnh mẽ làm chứng :

“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”

v Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải cho thế giới, giản đơn, chỉ là “Đức Kitô đã chết và đã sống lại”.

“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấytận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)

v Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc :

“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy ; điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2 : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. (Cv 13,32-33)

Tuy nhiên, nếu những lời khẳng định trên chỉ thuần túy là do óc tưởng tượng của con người, hay do một âm mưu tinh quái đạo diễn, thì hỏi thử liệu 2000 năm nay, sự thật về sự kiện Phục Sinh có khả năng trụ vững không giữa dòng chảy khắc nghiệt của lịch sử con người ? Thế mà chân lý ấy vẫn không ngừng được thuyết phục, sự thật huyền nhiệm ấy cứ mãi mãi là điểm tựa, là hứng khởi, là hy vọng, là niềm tin của bao thế hệ con người. Điều đó, chỉ có thể cắt nghĩa được : bên sau Lời chứng ấy, bên trong Tin Mừng ấy, ở giữa câu chuyện phục sinh ấy, mồ trống ây, có một Đấng Phục Sinh đang thực sự hiện diện trong quyền năng vĩnh cửu của Ngài. Vâng, Kitô giáo chính là Đức Giêsu-Kitô đang hiện diện, Kitô giáo chính là cuộc gặp gỡ giữa con người và một Đấng Phục Sinh, một cuộc gặp gỡ đã trở thành cốt yếu của đức tin, của việc tôn thờ, của định hướng sống ; và như thế, cử hành mầu nhiệm Phục Sinh hôm nay chính là :

2. Gặp gỡ và làm chứng về Đức Kitô phục sinh :

- Như cuộc gặp gỡ luôn mới mẻ, tinh khôi, thân mật, trào tràn niềm vui mà Hội Thánh đã diễn tả qua kinh Ca Tiếp Liên, khi đặt trên môi của chứng nhân Maria những lời :

“Tôi đã thấy nấm mồ của Đức Kitô, thấy thiên sứ chứng nhân hiển hiện, thấy y phục và khăn liệm xếp rời, thấy Đức Giêsu hy vọng của tôi…”.

- Đó cũng là cuộc gặp gỡ mang chiều kích “hướng thượng”, hoán cải, xoay trục về phía Đấng Phục Sinh như cách cảm nhận và khuyến dụ của chứng nhân Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Cô-lô-sê của Bđ 2 hôm nay :

“Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Kitoo, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitoo đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới…”

- Đó chính là cuộc gặp gỡ của thái độ nôn nao, khao khát, nhanh nhạy như những bước chạy vội vã đến mồ trống của hai chứng nhân Phêrô và Gioan trong buối sáng ngày thứ nhất trong tuần để cuối cùng “đã thấy và đã tin”.

Riêng với chúng ta hôm nay thì gặp gỡ Đấng Phục Sinh như thế nào đây ? Có thật Ngài đang hiện diện như cách cảm nhận của thi sĩ Trăng Thập Tự không :

Thì Ngài đang ở đó.

Khi anh em thất vọng,

Ngài vẫn ở bên.

Khi anh em hân hoan

Ngài vẫn không vắng mặt.

Đức Kitô phục sinh sẽ đến gặp ta

miễn sao ta chưa quên hẳn Ngài.

Còn nói đến Ngài như hai lử khách.

Còn nhớ đến anh em Ngài như Tôma

Miễn sao ta còn vướng vất

một vết tích nào đó về Ngài trong ký ức

Thì Ngài vẫn còn đến gặp ta

Thì Ngài còn đến đồng bàn với ta….

Đúng vậy, chính Ngài đã minh xác mà : “Ở nơi đâu có hai ba người họp lại vì Danh Ta, thì ta ở giữa họ” (Mt 18,20).

Cả cuộc đời của mỗi người chúng ta, đã biết bao mùa Chay-Tuần Thánh-Phục Sinh đã đi qua, bao nhiêu lần quỳ xuống nơi Tòa Giải Tội, bao nhiêu lần tiến lên đón nhận Mình Thánh Chúa…không lẽ chúng ta không có được một kỷ niệm nào về cuộc gặp gỡ với Đức Kitô phục sinh ?

Và rồi, bao nhiêu anh chị em mà chúng ta từng gặp gỡ trong cuộc đời, chẳng lẽ không có một một người nghèo, một bệnh nhân, một người tàn tật, một ai đó đang mang những giọt buồn, một ai đó đang sầu khổ thất vọng và cần biết bao một sẻ chia, một lời động viên, vỗ về, an ủi…?

Có lẽ Mẹ Thánh Tê-rê-sa Calcutta là một trong những chứng nhân đầy thuyết phục của thời đại chúng ta về sự gặp gỡ nầy, đặc biệt gặp gỡ Đấng Phục Sinh nơi những thân phận con người nghèo nàn, ốm đau, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị đọa đầy…Mẹ đã để lại lời chứng nầy trong kinh nguyện sau đây và cũng là tuyên ngôn cho tất cả những ai muốn lên đường làm chứng và rao giảng Tin Mừng Phục Sinh bằng cuộc chiến đấu cho yêu thương và hy vọng, cho niềm vui và hiệp nhất :

Lạy Chúa,

Chúa đã chịu chết và sống lại,

xin dạy chúng con biết chiến đấu

trong cuộc chiến mỗi ngày

để được sống dồi dào hơn.(…)

Ước gì từ nay,

không có gì có thể làm cho chúng con

khổ đau và khóc lóc

chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.

Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Cha,

là hy vọng hạnh phúc bất diệt,

là ngọn lửa tình yêu nồng nàn ;

Xin lấy niềm vui của Người

mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ

và trở thành mối dây yêu thương,

bình an và hiệp nhất giữa chúng con...

Vâng, chỉ với niềm vui và sức mạnh Phục Sinh, chỉ với Thánh Thần của Đấng Phục Sinh mới cho chúng ta đủ dũng khí để chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến với nền văn minh sự chết. Amen
 
Vẹn câu thề
Lm Vũđình Tường
23:26 14/04/2017
Khi con người phạm tội Thiên Chúa không bỏ mặc con người nhưng hứa sẽ cứu con người khỏi án phạt muôn kiếp. Lời hứa trên được thực hiện vẹn toàn nơi Đức Kitô. Sự việc xảy ra khi Satan mượn hình con rắn dùng lời lẽ ngon ngọt dối trá, cám dỗ loài nguời phạm tội mở đường cho tội lỗi xâm nhập vào trong tim óc con người. Thiên Chúa không tiêu diệt Satan cũng không huỷ bỏ loài người. Điều này không có nghĩa là tội phạm được bỏ qua, làm ngơ mà không bị trừng phạt. Đối với Satan Thiên Chúa tuyên chiến với chúng và buộc chúng vào ngục tối nơi không có tình yêu thương. Đối với con người Thiên Chúa cho thời gian thức tỉnh trước khi ban ơn cứu độ. Thiên Chúa sai Con Ngài là Đức Kitô xuống trần gian làm người để tái tạo hình ảnh nguyên thuỷ, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Tội phá huỷ dung nhan tốt lành, nhân hậu và Đức Kitô kiến tạo lại hình ảnh đó.

Tổ phụ loài người được Thiên Chúa cho biết sẽ cứu nhân loại nhưng cứu bằng cách nào, khi nảo và xảy ra như thế nào thì tổ phụ không biết và các ngài sống trong cầu nguyện và đợi mong cho ngày đó mau đến. Một số hoạ sĩ cố gắng tạo ra hình ảnh ơn cứu độ khi họ vẽ hình người phụ nữ đạp Satan, gót chân đè trên đầu con rắn và con rắn cố gắng nhưng không thể làm hại được người phụ nữ. Satan cám dỗ làm hư hại hình ảnh con người nguyên thuỷ nay chính mặt chúng bị đạp bẹp bởi gót chân người phụ nữ. Satan làm hại con người, Thiên Chúa với quyền năng dùng chính con người, lại dùng hình ảnh chân yếu, tay mềm của người phụ nữ đứng trên đầu, đè bẹp đầu Satan để nói lên sức mạnh của Thiên Chúa cao cả ngàn trùng vượt lên trên sức tàn phá của ma quỷ. Người phụ nữ nhận biết một mình bà không thể làm được việc này mà có sự quan phòng, hỗ trợ đặc biệt từ Thiên Chúa. Chính vì thế mà bà lên tiếng ca tụng.

Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và thần trí tôi cảm tạ Chúa Đấng cứu chuộc tôi vì Người đã làm cho tôi những điều trọng đại. Danh Người chí thánh.

Đức Kitô, Con một Thiên Chúa xuống trần, mặc lấy thân phận con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi, chính Ngài chiến thắng Satan bằng việc đổ máu từ con tim yêu mến ra để cứu độ nhân loại. Ngài vác thập giá, chịu xỉ vả, cáo gian, vu vạ và chịu đóng đanh vào thập giá và chết sau ba ngày Thiên Chúa cho Ngài sống lại từ cõi chết, tuyên bố chiến thắng trận chiến cuối cùng là thần chết, đặt chúng vào ngục tối, không tình yêu thương nhưng chan chứa hận thù. Để tái tạo hình ảnh yêu thương Thiên Chúa dùng hình ảnh hy sinh, hiến tế để tái tạo và nói lên tình yêu chân chính đòi hy sinh, đổ máu mình ra mang lại ơn cứu chuộc.

Đức Trinh Nữ Maria thưa hai tiếng ‘xin vâng’ và Đức Kitô xuống thế làm người. Đức Kitô thưa hai tiếng ‘xin vâng’ cùng Chúa Cha và Satan, cha của dối trá bị đặt vào vị trí của chúng, sống trong ngục tối, không tình yêu thương. Đức Kitô sống lại từ cõi chết làm tròn lời Thiên Chúa hứa cứu độ loài người. Ngài hy sinh chết vì yêu thương, tỏ lộ tình yêu và ơn tha thứ. Điều này thể hiện bằng hành trình cuộc thương khó và chính Đức Kitô xác nhận khi trên thập tự Ngài ban ơn tha thứ cho tên trộm thống hối, ăn năn xin cùng Đức Kitô

Thưa Ngài, khi Ngài vào nước của Ngài xin nhớ đến con

Đức Kitô hứa ban sự sống cho kẻ biết nhận lỗi, thống hối, ăn năn. Lời hứa này không thể là lời hứa dối trá. Đây là lời hứa thật và ức Kitô thực hiện lời hứa đó, làm tròn lời Ngài hứa. Satan, cha của dối trá. Đức Kitô vào thế gian để tiêu diệt Satan, tiêu diệt gian dối trá hình dưới nhiều hình thức khác nhau. Thiên Chúa là cha của sự thật, công bằng và yêu thương. Satan cha của dối trá, nguỵ tạo, lừa lọc, bất công và thù ghét.

Cái chết của Đức Kitô làm hài lòng kẻ chống đối Ngài. Sự sống lại của Ngài mang an bình, tăng đức tin cho các môn đệ. Việc Ngài về trời ban hy vọng cho những ai sống theo con đường Đức Kitô mời gọi.

Chúc Mừng Phục Sinh.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
23:29 14/04/2017
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh

Tối nay lễ Vọng Phục Sinh. Chưa phải là lễ Phục Sinh.

Thực ra, chẳng biết Chúa sống lại lúc nào. Nhưng sáng sớm ngày thứ nhất, ra mộ, thấy “đã” sống lại. Cho nên chắc ăn, ngày mai mới mừng Chúa Sống Lại.

Nhưng tối nay, Vọng, mà như đã Phục Sinh. Không tin cứ xem phụng vụ : Chúa là Ánh Sáng, ca tụng Ánh Sáng, nếu còn nằm trong mồ làm sao có ánh sáng ; các bài đọc, xướng Alleluia long trọng, bài Tin Mừng tường thuật sống lại ; chuông đổ vang hồi với Gloria.

Trong khi đó, thì niềm tin của chúng ta là “ngày thứ ba sống lại,” chứ không phải ngày thứ hai ! (chết 3g chiều qua, thứ sáu, hôm nay mới thứ bảy, tức “ngày thứ hai” !)

Vậy dẫu sao hôm nay cũng cứ còn trong mộ, đang chết, nhưng lại như đã sống.

Ve sầu hỏi Chúa Tạo Vật:

“Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”

“Có chứ,” Chúa Tạo Vật trả lời tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết; vừa chết vừa sống”.

Đúng là hạt lúa mì nếu không chết đi (chôn trong đất) thì cũng không sống lại (trỗi dậy) nảy sinh nhiều bông hạt khác. Hạt lúa : nếu phơi khô – ướp lạnh – cất kỹ – vẫn là hạt lúa. Nhưng nếu, chôn dưới đất, cho thối đi, rã đi, chết đi, sẽ sinh ra cây lúa tốt tươi.

Hình ảnh hạt lúa này chính Chúa Giêsu đã dùng: nếu hạt lúa mì gieo…. Và thánh Phaolô đã nói tới khi trả lời trong thư 1Corinto 15. 35-38: “Nhưng có người sẽ nói : kẻ chết trỗi dậy thế nào ? Họ lấy thân thể nào mà trở về ? Đồ ngốc ! Ngươi gieo cái gì, cái ấy phải chết mới được sống. Cái ngươi gieo không phải là hình thể sẽ mọc lên, nhưng là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa hay một thứ nào khác. Rồi Thiên Chúa cho nó một hình thể như ý Người muốn : giống nào hình thể nấy.”

Nếu Chúa Giêsu là nhà sinh vật, chắc hẳn Ngài sẽ lấy một hình ảnh khác ghê sợ nhưng thơ mộng để chỉ -“Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?” Đó là hình con sâu bò dưới đất.

Khi nhìn một con bướm ngày đẹp đẽ, có ai lại nghĩ rằng nó thoát xác từ một con sâu róm lông lá xấu xí, phải bò phải chui dưới lá cây đất đá ? Sâu nào ra bướm đó. Sâu càng xấu càng ra bướm đẹp. Sâu phải chết mới thành bướm bay. Nơi con sâu có màu sự chết và có mầm sự sống.

Bởi thế Đêm nay, Chúa còn đang chết, nhưng Chúa đã sống lại. Đêm Vọng Phục Sinh, mà đã là Ngày Phục Sinh.

Chúa Giêsu là hạt giống Nước Trời được gieo vào thế gian vừa có đủ sự chết nên Ngài đã chết, vừa có đủ Sự Sống nên Ngài đã sống lại.

Mỗi giây phút trong cuộc đời của chúng ta đều có sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu : đó là khi chúng ta hy sinh, khi chúng ta hãm mình là chúng ta chết cho tội và sống trong ân sủng của Thiên Chúa; khi chúng ta nhịn nhục, khi chúng ta phục vụ là chúng ta chết cho cái tôi và sống lại trong Thần Khí của Chúa Giêsu...

Không phải chỉ đúng Đêm Vọng Phục Sinh, ngày lễ Phục Sinh chúng ta mới “sống lại”, nhưng tình yêu của Chúa Giêsu thôi thúc chúng ta chết và sống lại mỗi ngày, bởi vì mỗi người trong chúng ta là những mảnh đất tốt để hạt giống Lời Chúa nẩy mầm và phát triển đến môi trường chung quanh chúng ta.

Sẽ không ai biết Chúa Giêsu chết như thế nào và sống lại ra sao, nếu mỗi người trong chúng ta không đem đời sống của mình ra để làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh, mà chứng cớ sống động nhất chính là chúng ta sống như Chúa Giêsu đã sống : yêu thương, phục vụ và tha thứ - Alleluia.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh

(lấy câu chuyện từ LM Nhân Tài)
 
Canh thức Vượt qua _ Thứ Bảy Tuần Thánh
Lm Jude Siciliano OP
04:56 14/04/2017
Canh thức Vượt qua _ Thứ Bảy Tuần Thánh
St 1: 1-2,2; St 22: 1-18; Xh 14: 15–15:1; Is 54: 5-14; Is 55:1-11; Br 3: 9-15; Ed 36: 16-17a,18-28; Rm 6: 3-11; Matthêu 28: 1-10

CHÚC MỪNG PHỤC SINH ! Thiên Chúa ĐÃ CHỖI DẬY ! NGÀI SỐNG LẠI THẬT

Bài sách thánh Matthêu về Phục Sinh bắt đầu với 2 người phụ nữ đi thăm mộ. Bà Maria Mác đa la và một bà Maria khác. Cả hai bà đều có mặt khi người ta chôn cất Chúa Giêsu. Họ trông thấy ông Giuse lăn một tảng đá to lấp cứ mộ. Ông ta ra đi. "Các bà còn ở lại đó, quay mặt vào mộ" (Mt 27: 61). Nơi mộ đất rung chuyển dữ dội, như báo hiệu thiên thần Chúa từ trời xuống lăng tảng đá ra. Lạ lùng thật, các người lính to lớn canh mộ phải "khiếp sợ, run rẫy và hóa ra cứng đờ như chết".

Nhưng các phụ nữ, mặc dù sợ hãi, vẫn tiếp tục làm chứng. Trước tiên họ làm chứng ngôi mộ trống, rối được thiên thần bảo hãy đi nhanh để báo tin sự sống lại cho các môn đệ Chúa Giêsu. Hình như thiên thần không để ý đến các phụ nữ, và không kể các bà vào số các môn đệ (Mt 28:7). Nhưng, thiên thần lại bảo các bà đi báo tin Chúa Giêsu sống lại. Và chính Chúa Giêsu hiện ra với các bà trước.

Phụ nữ không được kể là bao. Chính ra thì không ai để ý đến họ trong việc rao giảng về sự sống lại. Nhưng, thật ra họ có phần việc quan trọng trong việc báo tin sự Phục Sinh "Rồi các bà vội vã rời mộ chay về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu hay là Ngài đã sống lại từ cỏi chết". Chúa Giêsu chào các bà, và họ là người đầu tiên thờ lạy Chúa Kitô Phục Sinh. Sau đó chúng ta biết là 11 môn đệ hoài nghi bái lạy Ngài (Mt 28: 17). Các bà không hoài nghi. Họ rời khỏi mộ "tuy sợ hãi, nhưng dấy nên nỗi vui mừng".

Trước đó, trong câu chuyện cuộc Thương Khó, các môn đệ không hiểu biết điều gì đã xãy ra. Trong khi người đọc bài Thương Khó đã hiểu, vì đã được soạn trước bởi lời Chúa Giêsu tiên đoán về sự khổ hình và sự chết của Ngài. Dù vậy, trong khi câu chuyện tiếp tục thì các bà có mặt với Chúa Giêsu và tỏ ra hiểu biết điều gì sẽ xãy ra. Thí dụ như một phụ nữ đã tẩm đầu thơm lên mình Chúa Giêsu nơi bàn ăn ở nhà ông Simon (Mt 26: 6). Khi các môn đệ chống đối việc phí phạm dùng dầu thơm đắt giá, Chúa Giêsu bênh vực người phụ nữ và nói "Cô ấy đổ dầu thơm trên mình Thầy để mai táng Thầy đấy. Thầy bảo thật anh em: khắp thế gian Tin Mừng này được loan báo ở đâu, người ta cũng kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô" (Mt 26: 12-13). Khi Chúa Giêsu hấp hối trên cây thánh giá, các phụ nữ đứng dưới chân cây thánh giá. Và lúc chôn cất các bà "ở lại đó, quay mặt vào mộ" (Mt 27; 51-61). Theo cách chúng ta suy xét thì các bà làm được điều gì? Họ không có thái độ chống đối việc xử tử Chúa Giêsu.

Thường chúng ta không thể thay đổi, mặc dù chúng ta cố gắng hết sức. Sự việc biến chuyển đau đớn như: một cơn bệnh hiểm nghèo; cảnh vợ chồng tan rả; sự sút kém vì nghiện; cảnh khó khăn vì phải di cư. Dù vậy, chúng ta cố gắng làm hết sức chúng ta, chúng ta không đứng đó và để tình hình trở nên đồi tệ hơn. Tuy thế, vẫn còn có những lúc chúng ta có thể học hỏi về công việc của các phụ nữ trong sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu. Họ có mặt ở đó khi Chúa Giêsu đau khổ cho đến khi chôn cất Ngài. Họ trung kiên với người bạn và Thầy của họ. Trong giờ phút cùng cực Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá, có lẽ điều an ủi Ngài là nhìn xuống trông thấy các phụ nữ có đó.

Các phụ nữ có thể tỏ lòng trung thành với Chúa Giêsu qua tình yêu thương và sự hiện diện của họ, chứ không có cách nào khác. Có lẽ vì thế mà họ là nhân chứng đầu tiên về sự sống lại phải không? Họ không có gì để dâng cho Chúa Kitô, nhưng sự hiện diện, và việc họ ngồi bên mộ, họ có thể lãnh nhận Tin Mừng của sự sống lại, và được chọn làm nhân chứng đầu tiên báo tin Phục Sinh "hãy mau về nói với các môn đệ Người."

Thánh Matthêu nói là các bà ra đi viếng mộ "vào ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng". Matthêu không nói cho chúng ta biết rỏ ngày và giờ để chúng ta yên lòng. Nhưng, đây là ngày thứ nhất trong tuần của trọn lịch sử - có lúc trước sự sống lại và bây giờ là hoàn tất thời gian mới sau sau sự sống lại. Đất rung chuyển dữ dội như một tiếng vang báo tin là có điều gì xãy ra, và thế gian đã được thay đổi vì việc đó. Các phụ nữ được giao bổn phận ra đi trước để báo tin là mọi sự đã thay đổi, đó là việc tạo dựng mới đã được hứa hẹn. Và bây giờ chúng ta sống một đời sống mới như Chúa Giêsu đã hứa.

Ông NT Wright nói là sự sống lại không chỉ thay đổi lòng dạ của các phụ nữ “nhưng đã đâm một lỗ thủng trong lich sử tầm thường". Sự sống lại đã thay đổi thế giới. Triều đại Thiên Chúa đã đến, và không phải chỉ là sự bắt đầu của một ngày, hay một tuần mới mà là "sự bắt đầu của thời gian mới của Thiên Chúa và sẽ tiếp tục cho đến khi các nước được đưa đến sự vâng lời".

Người ta có nhiều cách tin về sự sống lại. Có người chỉ chú trọng đến sự sống lại thôi, và làm họ là những người chứng khiến việc Thiên Chúa đã làm. Nhưng, chúng ta không phải chí là những người chứng kiến. Sự việc không thể chỉ tin việc do Thiên Chúa làm ra. Đức tin chúng ta gồm sự sống lại như chúng ta tuyên xưng là Chúa Giêsu là Con đầu lòng trong mỗi người của chúng ta. Qua Chúa Giêsu chúng ta có niềm hy vọng được một đời sống mới trong Thiên Chúa.

Có người tin là sự sống lại của Chúa Giêsu cho sự sống sau sự chết cho những ai tin vào Ngài, và sống một đời sống tốt đẹp ở đây và bây giờ. Trong đời sống sau này chúng ta sẽ được hưởng phần thưởng trong lúc chờ đợi đến khi chúng ta được hưởng phần thưởng trong đời sau. Sự tin tưởng như thế loại trừ những nhu cầu phải làm gì trong đời sống hiện tại. Phải chú trọng đến đời sống tương lai chứ không phải đời sống bây giờ. Một ảnh hưởng của sự tin tưởng như thế này là sẽ đua đến thái độ thụ động đối với sự đau khổ của kẻ khác, và thái độ bỏ qua những sự bất công trong xã hội.

Với Chúa Giêsu sống lại, chúng ta cũng được sống lại với Ngài. Nhưng,điều đó không có ý nghĩa là chúng ta chỉ ngồi yên trong đức tin, với hy vọng cho đời sống ngày sau. Thánh Phao lô nói về "một đời sống mới" mà chúng ta đã lãnh nhận qua phép rửa trong sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Phao lô khuyến khích chúng ta hãy thử suy nghĩ về chúng ta như khi chúng ta đã chết cho tội lỗi và đời sống cũ của chúng ta là "sống cho Thiên Chúa trong Chúa Kitô Giêsu".

Ơn gọi của chúng ta là ngày ngày làm nhân chứng cho sự sống lại qua lối sống chú trọng đến Triều Đại Thiên Chúa, bằng cách làm những việc Chúa Giêsu dạy bảo và sống chứng nhân cho hình ảnh của Ngài trong đời sống chúng ta. Bởi thế, chúng ta cố gắng suy nghĩ đến nhu cầu của người khác: hoạt động tìm sự an toàn cho họ trong khi họ chiến đấu để sống một đời sống danh dự và hy vọng. Chúa Giêsu đã sống lại, nhưng Ngài không để chúng ta đi đến chỗ để ngồi trên ngai. Ngài ở giữa chúng ta, và ở giữa láng giềng của chúng ta, nhất là ở giữa những người đói kém, tù tội, thiếu nước uống và cô đơn. Đức tin sống lại của chúng ta thúc đẩy chúng ta tiếp tục công việc Chúa Giêsu làm để cho Triều Đại Thiên Chúa được thực hiện ở đây và bây giờ. Đó là phần việc của chúng ta, việc mà Đấng sống lại gởi chúng ta đi làm, ban sức mạnh và lòng can đảm bởi Thần Khí của Ngài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


EASTER VIGIL (A)
Gn 1: 1-2,2; Gn 22: 1-18; Ex 14: 15–15:1; Is 54: 5-14; Is 55:1-11; Bar 3: 9-15; Ez 36: 16-17a,18-28; Rom 6: 3-11; Matthew 28: 1-10

Happy Easter! The Lord is risen! He is risen indeed!

Matthew’s resurrection account begins with two women going to the tomb, Mary Magdalene and "the other Mary." Both had been at Jesus’ burial. They saw Joseph roll the huge stone across the entrance to the tomb. He went away – the women "remained sitting there facing the tomb" (27:61). At the tomb there is an earthquake, as if to announce the angel’s descent. The angel rolls back the stone. Isn’t it interesting that the soldiers sent to guard the tomb were "shaken with fear of him and became like dead men"? So much for the big strong guards!

But the women, though afraid, continue to be faithful witnesses. First they witness the empty tomb, then receive instructions from the angel and go quickly to announce the news of the resurrection to Jesus’ disciples. It seems the women are not included in the angel’s reference to "his disciples" (28:7), yet it is to the women the angel gives instructions to announce Jesus’ resurrection and it is to the women that Jesus first appears.

Women don’t always get much credit, indeed are often forgotten in the preachings of the resurrection accounts. Yet, they play a crucial role in the Easter commission, "then go quickly and tell his disciples, ‘He has been raised from the dead."’ Jesus greets the women and they are the first to worship the resurrected Christ. Later we will learn that some of the 11 doubted (28:17). The women don’t have doubts. They leave the tomb "fearful yet overjoyed."

Previously, during the passion narrative, the disciples lacked understanding of what was happening. While the reader does understand because we have been prepared by Jesus’ predictions of his suffering and death. Yet, as the narrative progresses it is the women who are present to Jesus and show awareness of what is going to happen. For example a woman anoints him at table in Simon the leper’s house (26: 6ff). When the disciples protest the seeming waste of an extravagant ointment Jesus defends what the woman did. "By pouring this perfume on my body, she has contributed toward my burial preparation. I assure you, wherever the good news is proclaimed throughout the world, what she did will be spoken of as her memorial"(26:12-13). When Jesus is executed women stand by him at the cross and are at his burial, where they remain "sitting there facing the tomb" (27:55-61). By our usual way of measuring achievement, what did those women accomplish? They didn’t prevent Jesus’ execution.

Often we can not change, as hard as we may try, the tragic course of events: a fatal illness, a marriage breakup, the downward decline of an addiction, a refugee crisis. However we do what we can; we do not stand by and let things deteriorate. Still, there are times when we can learn from the role the women play in Jesus’ suffering and death. They were there with him in his pain, right up to his burial. They were loyal to their friend and master. At his lowest point, when he was hanging on the cross, it must have given him some comfort in his agony to look down to see the women at the foot of the cross.

The women could offer him their loyalty, love and presence – but not much else. Is that why the women are the first to witness the resurrection? They had nothing to offer Christ but their presence and, since they were there keeping vigil, they were available to receive the good news of the resurrection. The women are the first witnesses to the resurrection and the first chosen for an Easter mission, "Then go quickly and tell his disciples."

Matthew says the women went to the tomb "as the first day of the week was dawning." He’s not telling us a piece of information about day and time to satisfy our curiosity. This is the first day of a whole new period in history – there was a time before the resurrection and now a completely new time after the resurrection. The earthquake is like a huge kettle drum announcing that something momentous has happened and the world has been changed by it. The women are commissioned to go forth with the announcement that everything has changed; it is the long-promised new creation and we are now living a new way of life – just as Jesus promised.

NT Wright ("Matthew for Everyone," Louisville: Westminster John Knox Press, 2002) says that the resurrection had not only changed the women’s hearts, "but had torn a hole in normal history." The resurrection has changed the world forever. God’s kingdom had come, and it wasn’t just the start of a new day, or a new week, but, "the start of God’s new age that will continue until the nations have been brought into obedience" (p. 200-201).

People have different beliefs about Easter. Some focus only on the resurrection itself, which makes them just observers of what God has done. But we are not merely observers of an incredible feat performed by God. Our faith includes us in the resurrection event as we profess that Jesus is the firstborn among each of us. In him we have hope now for new life in God

Some believe Jesus’ resurrection offers life after death for those who profess faith in him and lead a good life here and now. In the next life we will experience our reward. In the meanwhile we wait, until we receive it in the next life. This belief eliminates the need to do anything in this life; it’s the future, not the present, that’s the focus. One of the side effects of this view is it contributes to a passivity towards the suffering of others and the tendency to ignore social injustice.

With Jesus’ resurrection we too have been raised with him. But that does not mean we are to sit around in our faith with hope for the next life. Paul speaks of a "newness of life" that we have received now through our baptism into Jesus’ death and resurrection. He encourages us to think of ourselves as dead to sin and our old selves and "living for God in Christ Jesus."

Our vocation is to daily witness to the resurrection by lives centered on God’s kingdom, by doing the things Jesus taught and witnessed for us in his life. Thus, we strive to live conscious of the needs of others, actively seeking their well-being as they struggle to live with dignity and hope. Jesus is risen, but he has not left us to go to some distant place to sit on a throne. He is in our midst and our neighbor, especially the hungry, the prisoner, the thirsty and the lonely. Our resurrected faith moves us to continue Jesus’ work of making God’s kingdom a reality here and now. That’s our mission, the work the resurrected one sends us to do, empowered and emboldened by his Spirit.
 
Chúa nhật Phục sinh A
Lm Jude Siciliano OP
05:01 14/04/2017

Chúa nhật Phục sinh A
TĐ Công Vụ10: 34a, 37-43; Tv. 117; Côlôsê 3: 1-4 (hay I Cr 5: 6-8); Gioan 20: 1-9

Các bài sách về lễ Phục Sinh đều bắt đầu giống nhau. Thí dụ: bài phúc âm bắt dầu "... ngày thứ nhất trong tuần...". Thánh Luca bắt đầu câu chuyện về hai môn đệ đi Emmaus "ngày hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần..." Tuần tới, chúng ta cũng nghe những lời đó lại trong phúc âm thánh Gioan trong khi ông ta kể câu chuyện về Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ trong phòng đóng cửa khóa kín. "vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần..." Thường ra thì phúc âm không chú trọng đến ngày giờ đúng lúc. Phần nhiều các câu chuyện bắt đầu một cách tương quan, như "sau khi Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem...", hay "sáng sớm Chúa Giêsu vào Đền Thờ...". Theo những điều nói chung, chúng ta những người thời nay muốn hỏi: Chúa Giêsu lên Giêrusalem đúng lúc nào... hay ngày nào, năm nào và giờ nào? Nhưng, trái lại, chúng ta hơi ngạc nhiên khi chúng ta hỏi những chi tiết như thế hình như tác giả phúc âm muốn nói "đó không phải là những điểm chính ở đây".

Mặc dù sự thật các chi tiết trong các bài về Phục Sinh hơi lộn xộn (như có hai thiên thần ở nơi mộ, hay chỉ có một thanh niên...? Bà Maria Mácđala đi ra mộ một mình hay đi với hai người phụ nữ khác v.v....?) Hình như nói đến ngày trong tuần phục sinh, các tác giả phúc âm viết rõ về một điểm: đó là "ngày thứ nhất trong tuần". Không phải chỉ là ngày sau ngày sa bát, không phải chỉ là ngày Chúa Nhật, nhưng là "ngày thứ nhất trong tuần". Các tác giả phúc âm không thay đổi việc họ thường nói về các sự kiện chung về ngày giờ chú trọng rõ ràng. Họ chỉ muốn chú trọng là đây là một hiện tượng mới xãy ra, một hiện tượng mới bắt đầu, một sự bắt đầu mới cho tất cả chúng ta: "ngày thứ nhất trong tuần". Cũng như, ngày thứ nhất Thiên Chúa tạo dựng ánh sáng chiếu qua bóng tối âm u, nên bây giờ ánh sáng của Thiên Chúa một lần nữa soi qua bóng tối, và lần này là bóng tối của ngôi mộ. Vì "ngày thứ nhất trong tuần" chúng ta không còn sợ sệt về sự chết.

Có rất nhiều điều chúng ta học được về ngày thứ nhất này, bởi 3 người môn đệ trong câu chuyện hôm nay là thầy của chúng ta. Bà Maria đi ra mộ như chúng ta đi thăm mộ người thân thương để than khóc, để kính trọng người vừa qua đời, để nhớ lại một liên hệ bị chấm dứt thình lình vì sự chết. Bà Maria không nghĩ đến sự sống lại. Bởi đó, thánh Gioan nói với chúng ta là "bà ta ra đi lúc trời còn tối". Trời tối vì bà ta không trông thấy bởi ánh sáng đức tin, nên bà ta không hiểu điều gì đã xãy ra. Một ngôi mộ trống không đủ để chứng tỏ cho bà ta là Chúa Giêsu đã sống lại. Trái lại, bà ta suy luận như chúng ta cũng có thể suy luận là "người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ" Đó là chút tin tức đầu tiên bà ta báo.

Chúng ta nhìn xem xung quanh thế giới để tìm câu suy luận chính xác nói về sự sống lại. Chúng ta nghĩ đến con sâu trở thành con bướm với màu sắc đẹp. Chúng ta, những người ở miền đông bắc, nghĩ đến mặt đất còn đông giá lạnh cứng và nâu, chỉ có các chồi xanh cây cỏ đâm lên trở thành cây hoa như hoa thủy tiên. Theo một cách nào đó làm điều chúng ta suy luận về sự sống lại là dấu chỉ về sự sống đến thình lình, ngay cả từ các nơi chết chóc. Nhưng, với bao nhiêu sự kiện về sự chết hiện nay; với bao nhiêu giết chóc với xe mang bom nổ bên Iraq; với sự chết vì đói khát đe dọa hàng triệu dân ở Phi Châu; với bao nhiêu chết chóc, hãm hiếp, và áp bức những người vô tội ở nhiều nước; hay hoặc về nô lệ toàn thế giới; với bao nhiêu người thân thương của chúng ta chết - việc con sâu trở thành con bướm không đú để an ủi chúng ta. Như, một người bà con nói với tôi về chồng bà ta vừa chết: "anh ta là cả sự sống của tôi". Để an ủi những sự đau đớn ấy cần phải có thêm chi tiết. Điều suy luận như chính thật về sự sống và sự chết cho đến đời sống mới, nêu lên một câu hỏi lớn chứ không giúp an ủi sâu đậm nào khi chúng ta nhìn ngay vào sự chết. Chúng ta cần nhiều điều hơn để giúp chúng ta khỏi bâng khuâng, và sự thật là có nhiều điều hơn. Sau này, trong câu chuyện, mặc dù không ở trong bài đọc hôm nay. bà Maria sẽ gặp Đức Chúa sống lại và tin như chúng ta, là bóng tối của sự chết đã bị xóa nhòa bởi ánh sáng của Đức Chúa sống lại. Một khi được ơn ánh sáng bà ta sẽ báo tin mừng cho các môn đệ đang lo sợ chờ đợi trong phòng trên: "tôi đã thấy Chúa" (Ga 20: 18)

Tôi tự hỏi điều gì đã làm cho Phêrô chạy chậm khi ông ta chạy ra mộ với người môn đệ kia? Có phải là thánh Gioan muốn nói Phêrô chạy chậm là một cách nói văn hoa về việc Phêrô nhớ đến ông ta đã chối Thầy, và làm cho ông ta chạy chậm lại phải không? Ông ta bị trì hoản vì ý nghĩ nhớ đến quá khứ hay không? Nếu Phêrô đủ đức tin về sự sống lại thì mọi sự sẽ thay đổi cho ông ta. Trước mặt Chúa Giêsu Phục Sinh Phêrô sẽ lãnh nhận ơn tha thứ. Đó là một ơn huệ không phải ông ta đáng được hưởng, nhưng là một ơn huệ ông ta phải làm cho người khác. Ông ta tin Chúa Giêsu đã phục sinh. Ông ta đã nghe Chúa Giêsu nói với ông ta là phải tha thứ đến 70 lần 7 phải không? Trong khi chúng ta cùng các môn đệ nhìn vào ngôi mộ trống và tỏ đức tin về Chúa Kitô sống lại, chúng ta có thể lãnh nhận sự tha thứ Ngài ban cho chúng ta hay không? Và nếu chúng ta lãnh nhận, vậy thì chúng ta phải tha thứ cho ai? có thể là chúng ta không phạm những tội lỗi nặng nề để níu kéo chúng ta trong khi chúng ta đi đến ngôi mộ với các môn đệ. Nhưng khi chúng ta suy ngẫm về việc chúng ta làm môn đệ; về tình thương yêu của chúng ta đối với Chúa Kitô; về sự dấn thân cho tin mừng của Ngài, và sự đáp lại trong việc phục vụ tha nhân- có thể chúng ta cũng bị níu kéo lại trong khi đi đến ngôi mộ. Nhưng nếu chúng ta trì hoản vì quá khứ như Phêrô chúng ta sẽ không trông thấy Đấng sống lại. Ngày "thứ nhất trong tuần" đó chỉ là một ngày Chúa Nhật khác.

Nếu Phêrô tin vào sự sống lại, ông ta sẽ nhìn thế giới với nhãn quan của Chúa Giêsu. Không có nhãn quan nào khác, hay thái độ nào khác. Ông ta sẽ phải tín nhiệm hoàn toàn và trung thành với Chúa Kitô, và quay đi khỏi những quyền uy nào trái ngược lại. Chúng ta, những người có đức tin vào sự sống lại cũng sẽ phải thay đổi lời nói và việc làm không theo quyền uy và tổ chức mà chúng ta đã dấn thân vào nếu những quyền uy và tổ chức đó không chứng tỏ tình yêu thương và sự công chính như Chúa Giêsu đã dạy. Thí dụ, vì sao ở quốc gia giàu nhất thế giới lại còn 25 % trẻ con sống trong sự nghèo khó? Vì sao phụ nữ không được quyền bình đẳng trong Giáo Hội, Giáo Hội của Đấng mà sự Phục Sinh đã được loan báo trước tiên bởi một phụ nữ? Vậy thì đức tin chúng ta vào sự sống lại làm sao mà chúng ta bị thách đố và được năng lực để nói và hành động, bây giờ lại là "ngày thứ nhất trong tuần"?

Nhưng nếu đây là "ngày thứ nhất" thì thánh Gioan nhắc chúng ta là điều gì đã hoàn toàn mới mẻ và thình lình xãy ra, và chúng ta có lý do hy vọng. Còn thêm một người nữa trong "câu chuyện thứ nhất" của chúng ta. Thánh Gioan nói với chúng ta là "người mà Chúa Giêsu yêu mến". Có người nghĩ đó là thánh Gioan. Phúc âm có thể cố tình làm rối loạn ở điểm này để mỗi người trong chúng ta có thể đặt chính mình vào câu chuyện. Người môn đệ Chúa thương nhìn vào ngôi mộ "đã thấy và tin". Tình thương của người môn đệ này đã biết và đã mở mắt ông ta. Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết là chúng ta cũng có thể nghĩ chúng ta là "người môn đệ Chúa thương". Kinh nghiệm của tình thương yêu đó có thể mở mắt chúng ta nhìn vào ngày thứ nhất đó trong tuần - như mắt người môn đệ Chúa thương đã được mở ra khi ông ta nhìn vào ngôi mộ. Tình thương cho ông ta trông thấy. Tình thương này không dựa vào điều gì đáng được, hay điều gì do sự trông thấy của chúng ta. Trái lại, vì là bởi tình thương thì là một ơn huệ đã ban. Bây giờ chúng ta, những người được Chúa thương, có thể đương đầu với sự chết dưới mọi hình thức giả tạo nào của nó.

Tình thương mời gọi chúng ta nhìn vào điều gì trước chúng ta trong ngày thứ nhất của đời sống mới. Chúng ta không nhìn lại quá khứ để xem chúng ta trước kia là ai. Hôm nay là một ngày mới với ý thức và cơ hội mới. Thật ra chúng ta là những môn đệ Chúa thương. Tình thương chúng ta đã được lãnh nhận là căn bản của đời sống mới. Chúng ta có thể bắt đầu, hay khởi sự trở lại - để hành động như những người đã được thương yêu. Vì sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta tin tưởng chúng ta sẽ không rời khỏi tình yêu thương của Thiên Chúa. Và bởi thế chúng ta có thể được may mắn thương yêu người khác mà chúng ta thường không làm.

Chúng ta trở về với ngôi mộ trống và tự hỏi làm sao chúng ta có thể sống đời sống của người môn đệ Chúa thương. Làm sao chúng ta có thể thương yêu nhiều hơn? Nhất là làm sao chúng ta có thể chứng tỏ tình thương cho những ai không có dấu chỉ mà văn hóa của chúng ta yêu thương - như thanh thiếu niên, bề ngoài, sự giàu có và quyền uy? Hôm nay mỗi người trong chúng ta đi đến ngôi mộ trống, nhìn vào bên trong ngôi mộ và bên trong đời sống chúng ta. Có điểm nào mà chúng ta không tha thứ hay không? Dấu chỉ gì về sự chết mà chúng ta trông thấy, và chúng ta phải quay mặt đi hay phải đương đầu? Trong ánh sáng của những điều chúng ta trông thấy "trong ngày thứ nhất trong tuần đó" chúng ta cảm nghiệm một đời sống mới nào mà chúng ta sẽ chia sẻ với ai qua lời nói và việc làm?

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


EASTER SUNDAY
Acts 10: 34a, 37-43; Ps. 118; Colossians 3: 1-4 (or I Cor 5: 6-8); John 20: 1-9

These Easter readings have similar beginnings. For example, today’s gospel starts, "...on the first day of the week...." St. Luke begins his story of the disciples traveling to Emmaus, "That very day, the first day of the week...." Next Sunday we will hear again these words from John as he tells the story of Jesus’ appearance to the huddled disciples behind the locked doors, "On the evening of that first day of the week...." Usually the gospels are not that fussy about precise days and hours. Most stories begin more generically, "After that Jesus went to Jerusalem...." or, "Early in the morning Jesus entered the Temple." Given such generalities, we moderns want to ask: exactly when did Jesus go to Jerusalem...what day, year and hour?" But instead we are almost always frustrated when we ask for that kind of information. It is as if the gospel writer is saying, "That’s not the point here."

Despite the fact that the details of these Easter readings get confusing (were there two angels at the tomb, or just a young man.... did Mary Magdalene go alone or with two other women, etc.?), it seems that, concerning the day of the week of the resurrection, the writers are specific about one thing – it was "the first day of the week." Not just the day after the Sabbath, not just Sunday, but "the first day of the week." The evangelists haven’t changing their usual habit of ambiguity about specifics. They just want to make the point that something new has happened, there is a fresh start, a new beginning for us all, it is "the first day of the week." Just as God, on the first day, created light to pierce the darkness, so now God’s light has once again pierced the darkness – this time it is the darkness of the tomb. Because of "the first day of the week," we no longer need to fear death.

There is much to learn on this first day and the three disciples in today’s story are our teachers. Mary goes to the tomb in the same way we have visited grave sites: to grieve; to pay respects to someone gone; to call to mind a relationship ended abruptly by death. She hasn’t anticipated the resurrection. Thus, John tells us, she went "while it was still dark." It is dark because she does not yet see by the light of faith and so does not understand what has happened. An empty tomb is not enough to convince her that Jesus is risen. Instead, she draws the same logical conclusion we would, "The Lord has been taken from the tomb!" That is the first bit of news she has to announce.

We look around the world trying to find logical arguments and hints of resurrection. We point to caterpillars that become butterflies with the gift of beauty and flight. We north-easterners point to frozen earth, bleak and brown and then to green shoots that soon will become daffodils. Somehow we think these are arguments for the resurrection, signs that life comes from unexpected, even dead-looking places. But with so much evidence of death these days; with more slaughter from car bombs in Iraq; death by starvation threatening millions in Africa, unending murder, rape and pillage of innocents in numerous countries (cf. below for information about world slavery) and with our own more immediate losses from the death of loved ones--- caterpillars becoming butterflies do not offer enough comfort and assurance in our grief. As a relative told me recently when her husband died, "He was my whole life." More is needed to get through that kind of grief. The seeming "logic" of life--- to death-- to new life, leaves big question marks and not deep solace when death stares us in the face. We need more to keep us from faltering and, thankfully, we have more. Later in the story, though not in today’s reading, Mary will meet the risen Lord and come to believe what we believe – the dark shadow of death has been driven out by the light of the risen Lord. Once given the gift of light, she will proclaim the good news to the frightened apostles waiting in the upper room, "I have seen the Lord" (20: 11-18).

I wonder what slowed Peter up as he and "the other disciple" raced to the tomb? Is Peter’s slow pace John’s poetic touch suggesting that Peter’s memory of betrayal had slowed him down? Is he burdened by the weight of the past? If Peter comes to faith in the resurrection, everything will change for him. In the face of the risen Lord, Peter will have to accept forgiveness. It will be a gift, not something he earned, but something he must offer others – if he is to believe in the risen Lord. Hadn’t he heard Jesus say that he must forgive "seventy times seven times?" As we look into the empty tomb with the disciples today and express faith in the risen Christ, can we accept the forgiveness he offers us? And if we do, whom must we then forgive? Perhaps we don’t have any "heavy" sins to slow us down as we approach the empty tomb with the disciples. But when we reflect on the quality of our discipleship; the love we have for Christ; our dedication to his message and our response in service to our neighbor – perhaps we too might be slow in approaching the tomb. But if we remain slowed down by the past with Peter, we won’t "see" the resurrected one. This "first day of the week" will just be another Sunday.

If Peter believes in the resurrection, he will have to view the world through the lens of Jesus; there can be no other lens, no other standard of behavior. He will have to give total loyalty to the Christ, and turn away from all other contrary powers. We who have resurrection faith will also have to question and work to change all powers and institutions to which we give allegiance, if they do not manifest the love and justice Jesus has taught. Why, for example, in the richest country in the world, do almost 25% of our children live in poverty? Why aren’t women given equality in our church, the church of the One whose resurrection was first announced to and proclaimed by a woman? How does the resurrection faith we have received challenge and empower us to speak and act, now that it is "the first day of the week?"

But if this is "the first day," then John is reminding us that something entirely new and unexpected is happening and we have reason to hope. There is one more person in our "first day story." John tells us it is "the one Jesus loved." Some think it was John himself. The gospel may be intentionally ambiguous here so that each of us can put ourselves in the story. The beloved disciple looked into the tomb and "saw and believed." The love this disciple had known had opened his eyes. Our faith tells us that we can call our selves "the disciple Jesus loved." The experience of that love may open our eyes to the possibilities of this first day of the week – as the beloved disciples’ eyes were opened when he peered into the tomb. Love gave him sight. This love is not based on merit, or achievements or our brilliant insights. Rather, as it is with love, it is given as a gift. We, the beloved, now can confront death in its many guises.

Love invites us to take a close look at what is before us on this first day of new life. We don’t look back over our shoulder at who we were and what we did in the past. This is a new day with new realizations and possibilities, after all, we are the beloved disciples. The love we have received is a basis for a new way to live. We can begin – or start again – to act like loved ones. Because of Jesus’ death and resurrection, we trust we will not fall out of the embrace of God’s love and so we can take chances in loving others we might not ordinarily take.

We return from the empty tomb asking ourselves how we can live the life of a beloved disciple. How can we love better? Especially, how can we show love to those who don’t have the signs our culture loves – like youth, looks, wealth and power? Each of us makes the trip to the empty tomb today, peers into the tomb and into our lives. Is there someone we have not forgiven? Have we hesitated getting involved in serving others? What signs of death do we see that we must turn away from or confront? In the light of what we "see" on this first day of the week, what new life do we experience and with whom should we share it in word and act?


 
Cô đơn: Chúa Giêsu và con người
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
05:09 14/04/2017
Cô đơn: Chúa Giêsu và con người

Khi đối diện với đau khổ mà có người bên cạnh, họ chỉ cần hiện diện như một sớt chia, đồng cảm, cũng đủ thành sức mạnh giúp vượt qua, tăng can đảm, cộng nghị lực…

Nhưng đau khổ mà chỉ đối diện với chính đau khổ, quay quắt với bản thân, chắc chắn sẽ càng tê buốt, côi cút và bất hạnh. Nói cách khác, đau khổ nhất là khi phải đối diện nghịch cảnh mà người ta chỉ cảm nhận cô đơn. Và như thế, cô đơn chính là sự tột cùng của đau khổ…

Suy niệm đường thương khó của Chúa Giêsu, tôi cảm nhận nỗi đau tột cùng ấy của Chúa: Chúa cô đơn. Nhưng không phải chờ đến Tử Nạn. Một đời làm người của Chúa, vẫn thấy tràn ngập bóng dáng của cô đơn. Con đường lên đồi Tử Nạn và chính nơi đồi Tử Nạn là cao trào, là đỉnh điểm, là kết cuộc của một đời cô đơn, một đời mang thánh giá.

I. Cô đơn trong kiếp sống .

Khởi đi từ quyết định của thánh Giuse không thể chấp nhận người bạn đời, Đức Trinh Nữ “bỗng dưng” mang thai. Định tâm lặng lẽ rời xa, dù thánh Giuse không hề có suy nghĩ bỏ rơi Chúa Giêsu trong lòng Đức Mẹ, chỉ là không chấp nhận sự mang thai “kỳ lạ” của Đức Mẹ, nhưng cũng đủ chứng minh, đường lối của Thiên Chúa, và do đó cũng là đường lối của Con Thiên Chúa làm người, không dễ gì con người hiểu nổi. Vì thế, ngày Chúa Giêsu bắt đầu làm người, cũng là ngày khởi đầu của niềm cô đơn.

Sau ngày giáng sinh, phải lặng lẽ chạy trốn giữa đêm trường, phải bôn ba hải ngoại bởi loài người truy tìm sát hại. Đến khi trở về, lại ẩn mình suốt những năm tháng tuổi thơ, chìm khuất giữa làng quê Nagiareth, thuộc miền Galilêa, chứ không phải Giuđêa (x.Mt 2, 13-23).

Một mặt, Chúa Giêsu một mình thầm lặng sống thánh ý Chúa Cha, mặt khác, Người vẫn hiện diện giữa đời như mọi người làm người. Chúa cũng từng nói lên sự dấn thân này vào lúc hành hương và quyết định ở lại đền thờ, trong khi cả Đức Mẹ và thánh Giuse đều không thể hiểu thánh ý của Chúa: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 49).

Rồi những năm cất bước truyền giáo, dù không biết bao nhiêu lần làm phép lạ giúp đỡ nhiều người, Chúa vẫn bị từ chối: Có lần cả thành “mời Chúa rời khỏi vùng đất của họ” (Mt 8, 34). Chúa từng bị hàng lãnh đạo Dothái giáo chống đối ra mặt. Nhiều lần họ “tìm cách giết Chúa Giêsu” (Ga 5, 18).

Chúa bị phản đối khi mạc khải sự thật về mình: là Con Thiên Chúa, là của ăn nuôi sống muôn người. Chính vì những chân lý ấy, mà có lần “nhiều môn đệ rút lui không còn tin theo Chúa nữa” (Ga 6, 66).

Những người thân của Chúa cũng xúc phạm đến Chúa không ít. Họ cho rằng “Chúa đã mất trí” (Mc 3, 21). Nhiều người khác, khi thấy Chúa trừ quỷ đã dám nghi ngờ: “Ông ấy dựa thế quỷ vương Bêendêbun mà trừ quỷ” (Lc 11, 15). Họ tìm cách xô Chúa xuống vực (x.Lc 4, 28-30) và nhiều lần ném đá Chúa: “Họ lại lấy đá ném Người” (Ga 10, 31)…

Các tông đồ là những người được Chúa trực tiếp hướng dẫn, thường xuyên sống cạnh Chúa, nhiều lúc cũng tỏ ra mù tối về những điều Chúa dạy cũng như những hành động của Chúa.

Có lần, Chúa trao cho tông đồ Phêrô quyền quan trọng: “Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở” (Mt 16, 19), thì ngay sau đó, thánh Phêrô bị Chúa quở trách nặng, vì thánh nhân không hề hiểu biết gì về chương trình của Chúa, lại còn dám can gián Người đi vào cuộc thương khó (Mt 16, 13-23).

Lần khác, sau khi tiếp tục mạc khải về cuộc thương khó mà mình phải chịu, tưởng chừng các tông đồ sẽ lo âu lắm, đau khổ lắm, nào ngờ, các ông dường như không hề nghe biết gì. Chẳng những các ông làm như mình là người đứng ngoài cuộc hoàn toàn, lại còn tranh giành quyền được “ăn trên ngồi trước” trong thiên hạ (x.Mt 20, 17-23; Mc 10, 32-40).

Đấy chỉ là một ít dẫn chứng. Đọc toàn bộ Tin Mừng, chúng ta sẽ còn bắt gặp, trong cuộc sống làm người dương thế, Chúa Giêsu quá đơn độc. Con đường Chúa đi là con đường của người phải đi một mình. Cả một kiếp người, chỉ một mình đi, một minh lặng lẽ, một mình đối diện với sứ mệnh cứu chuộc, một mình hoàn hảo hóa thánh ý Chúa Cha, Chúa Giêsu như đã vác thánh giá ngay từ giây phút khởi đầu làm người…

Đặc biệt hơn, trên con đường thương khó và tử nạn, để kết thúc cuộc đời dương thế, sự cô đơn của Chúa càng là một trong những điểm nổi bật mà chúng ta dễ dàng chứng kiến. Đó là sự cô đơn đứng trước tội lỗi nặng nề của thế gian. Đó là sự cô đơn đối diện với quyền lực của sự ác vẫn luôn thống trị lòng người.

II. Cô đơn trên đường Thương khó.

Đường thương khó khởi đi từ Chúa Nhật lễ Lá, khi Chúa Giêsu khải hoàn vào Giêrusalem. Mặc dù dân chúng tung hô và ca tụng Chúa vang dậy đất trời (x.Mt 21, 7-10), nhưng Chúa biết, đấy chỉ là lớp vỏ bọc đang chất chứa nhiều bội phản, nhiều mưu mô mà một ít ngày nữa thôi, sẽ trở thành làn sóng thù hận, quyết liệt đòi đóng đinh Chúa giữa những tòa án tàn bạo của những kẻ nắm quyền (x.Mt 27, 21-23).

Đêm thứ năm tuần Thánh, sau khi dự tiệc vượt qua với các tông đồ, trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu tìm đến các môn đệ để chia sẻ nỗi xao xuyến, vì chỉ trong vài giờ đồng hồ nữa thôi, Chúa sẽ bị trao nộp và bị bắt. Nhưng các môn đệ ngủ li bì. Họ không thể chia sẻ với Chúa bất cứ một trăn trở nào (x.Mt 26, 36-46).

Chúa biết rõ, họ chỉ là những con người hèn kém. Chúa biết rõ tông đồ Giuđa đang rắp tâm trở thành kẻ bán đứng Thầy mình. Dù nhiều lần Chúa tìm cách báo trước tội của ông, ông vẫn cứng đầu, vẫn quyết tâm nộp Chúa để lấy 30 đồng bạc (x.Mt 26, 14-16).

Cả tông đồ Phêrô, dù là tông đồ trưởng, sẽ chối Chúa. Cuộc chối bỏ này diễn ra nhiều lần, nhưng về cấp độ thời gian lại vô cùng nhanh chóng: chỉ trong hai canh gà của một đêm mà thôi. Chúng ta càng nhận ra sự hèn kém dữ dội hơn, khi đối tượng của những lần chối bỏ ấy lại chỉ là những đầy tớ và là đầy tớ gái (x.Mt 26, 69-74).

Chín tông đồ còn lại nhát đãm đến nỗi cao chạy xa bay, bỏ Chúa một mình lầm lũi giữa vô vàn thương đau vây bũa. Chỉ còn tông đồ Gioan theo Chúa đến khi Chúa hoàn tất hành trình thánh giá trên đồi Tử Nạn mà thôi.

Cuộc xử án Chúa diễn ra suốt đêm. Hết dinh thượng tế đến dinh tổng trấn, rồi lại dinh vua Hêrôđê, lại trở về dinh tổng trấn, chỉ một mình Chúa đối diện với tất cả sự gian dối, sự tàn bạo, sự sỉ nhục mà thế gian dành cho Chúa.

Cô đơn ghê gớm đến tột độ, khi Chúa bị treo trên thánh giá. Nguồn an ủi duy nhất của Chúa là Chúa Cha, nhưng hình như Chúa cũng không cảm được điều ấy nữa. Trên thánh giá, Chúa thốt lên lời xót xa: “Lạy Chúa, lạy Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con” (Mc 15, 34).

Dù vậy, Chúa vẫn một lòng tin tưởng nơi Chúa Cha. Trong mọi nỗi cô đơn, Chúa vẫn cho thấy lòng vâng phục thánh ý Chúa Cha nơi Người là tuyệt đối, là không có bất cứ nỗi đau đớn nào làm suy giảm được. Giấy phút cuối cùng, trước khi tạ thế, Chúa tuyệt đối phó thác nơi Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46).

III. Những cô đơn giữa lòng đời hôm nay.

Người ta cho là thế giới ngày nay văn minh. Và người ta cũng nói, thế giới sẽ càng ngày càng văn minh. Điều đó có đúng hay không, tôi không biết, chỉ biết một điều rất thực tế: Cô đơn đang trở thành hiện tượng càng ngày càng phát triển, càng phổ biến.

Trên những con phố tấp nập, trên những con đường đông người đến nỗi thường xuyên kẹt xe, trên phố đi bộ buổi tối ồn ào, trên chuyến xe buýt đầy hành khách, trong những khu chợ sầm uất, trong những quán ăn trưa chật chội, trong những dãy nhà trọ ngột ngạt hơi người…, người ta vẫn có thể thấm thía nỗi cô đơn…

Cô đơn có thể khống chế con người ở mọi nơi, bất chấp mọi hoàn cảnh. Cô đơn ngay trong gia đình. Đời sống vợ chồng vẫn có thể trở thành chiếc nôi của cô đơn. Thậm chí cô đơn hiện hữu chính giữa cộng đoàn bác ái, cộng đoàn đức tin, cộng đoàn tu trì…

Cô đơn là tình trạng cô lập nơi một con người. Cô đơn không phải tự nhiên mà đến. Có hai loại cô đơn: Do con người tự nguyện và do tình liên đới bị tổn thương.

- Cô đơn do con người tự nguyện là sự tự nguyện một mình đi suốt chặn đường đời. Nếu cô đơn tự nguyện do sống lý tưởng cao đẹp nào đó, con người sẽ bình an, cuộc sống sẽ đẹp, sẽ hạnh phúc.

Trường hợp Chúa Giêsu. Người tự nguyện dấn thân cho lý tưởng cứu chuộc trần thế. Người chấp nhận tất cả để thánh ý Thiên Chúa ngày càng được diễn tả mạnh mẽ và rộng rãi. Người biết Người sẽ phải chấp nhận vì ai, mang lại kết quả nào. Bởi thế, nỗi cô đơn của Chúa, tuy lớn lao, tuy đau đớn, nhưng vì là sự tự nguyện, Chúa Giêsu vẫn đầy bình an, vẫn trọn vẹn hạnh phúc
.
- Còn cô đơn do tình liên đới bị tổn thương là cô đơn đáng sợ. Nó có thể xảy ra do hằn thù, độc ác, vô cảm của đồng loại. Nó có sức hủy hoại cuộc đời những ai là nạn nhân của nó. Nó đánh đổ cả sự nghiệp, lòng nhiệt huyết và lý tưởng của nạn nhân. Nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Nó gây nhiều đớn đau, mệt mỏi cho chính nạn nhân, cũng như những ai có liên quan.

Là Kitô hữu, chúng ta cần loại trừ những cô đơn loại này bằng nghĩa cử của tình yêu, của quan tâm, của đồng cảm.

Tình yêu của Chúa Giêsu Kitô sẽ là nguồn gợi hứng để Kitô hữu luôn biết sống lòng yêu mến, sống tương thân tương ái. Tình yêu của Chúa Giêsu Kitô giúp Kitô hữu loại trừ thái độ loại trừ, để đôi mắt của mình luôn tạo nên và phản chiếu ánh nhìn của trìu mến, của gần gũi, của liên kết…

Dù là cô đơn do tự nguyện hay cô đơn do tình liên đới bị tổn thương, tất cả đều đòi hỏi nhiều phấn đấu, nhiều nỗ lực vượt qua.

Đặc biệt, đang khi rơi vào trạng thái cô đơn, ta cần phải cảnh giác với mọi tư tưởng, mọi hành động của bản thân hay của bất cứ đối tượng nào tác động để không gây thêm phiền phức, thậm chí nguy hiểm.

Đối với bản thân, nhiều lần tôi tìm đến sự tĩnh mịch để cầu nguyện, để suy niệm, để nghiền ngẫm biết bao nhiêu biến cố xảy ra cho mình hay liên quan đến mình. Nhiều khi tôi muốn tìm đến cô đơn để tự do yêu mến Thiên Chúa, yêu mến con người, phụng sự Chúa và phục vụ con người cách hiệu quả, an nhiên, tự tại hơn.

Nhưng cũng có lúc cô đơn là nỗi rát buốt trong tâm hồn. Tôi suy niệm những cô đơn của Chúa Giêsu Kitô để thêm yêu mến Chúa, yêu thương bản thân mình và yêu thương anh em đồng loại. Nhờ đó, tôi có những phản ứng tích cực, những việc làm bổ ích giúp thăng tiến cuộc đời, thăng tiến nhiều người cùng khổ như mình.

Tôi tin rằng, Chúa yêu tôi, Người trao cho tôi thánh giá để tôi có cơ hội cộng tác với Người trong công trình cứu chuộc mà Người dành cho tôi và cho thế giới.

Thánh giá luôn là những thanh luyện cần thiết. Tôi học tập thanh luyện trong những cô đơn rát buốt để vững vàng hơn, tâm huyết hơn, lý tưởng hơn. Tôi tin đó là hy lễ cuộc đời của bản thân mình, mà tôi có để hiến dâng Thiên Chúa, để cả đời tôi, trong từng nhịp sống, từng biến cố, tôi chúc tụng Chúa, tôi yêu mến Chúa, tôi vâng phục thánh ý Chúa, tôi nương nhờ lòng từ ái của Chúa, tôi ngã mình vào trái tim đôn hậu của Chúa.

Tôi đang sống tuần Thánh. Lặng ngắm những cô đơn của Chúa, tôi thấy quý giá biết bao nhiêu điều mà Chúa đã sống, đã trải qua. Bởi nó cho tôi quá nhiều những bài học mà không thể tìm thấy bất cứ nơi đâu. Nó đúc kết trong tôi thành ý nghĩa sống!
 
Sống và loan báo Tin mừng Chúa Phục sinh
Lm Đan Vinh
05:19 14/04/2017
Đêm Vọng Phục sinh A
St 1,1.26-31a ; Xh 14,15-15,1a ; Ed 36,16-17a.18-28 ; Rm 6,3-11 ; Mt 28,1-10

Sống và loan báo Tin mừng Chúa Phục sinh

I. Học Lời Chúa

1. TIN MỪNG: Mt 28,1-10

(1) Sau ngày sa-bát, khi ngày Thứ Nhất trong tuần vừa ló dạng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác tên là Ma-ri-a, đi viếng mộ. (2) Và kìa, đất rung chuyển dữ dội, Thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên. (3) Diện mạo người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. (4) Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy và hóa ra như chết. (5) Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Phần các bà, các bà đừng sợ ! Tôi biết các bà tìm Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh. (6) Người không có ở đây, vì Người đã chỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, (7) rồi mau về nói với môn đệ Người như thế này: “Người đã chỗi dậy từ cõi chết, và kìa Người đi Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi xin nói cho các bà hay”. (8) Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi, nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay. (9) Và kìa Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em !” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. (10) Bấy giờ Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó”.

2. Ý CHÍNH:

Vào lúc bình minh ngày thứ nhất trong tuần, do lòng mến thôi thúc, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà Ma-ri-a khác đã cùng đi thăm mồ Đức Giê-su. Nơi đây, các bà đã chứng kiến một trận động đất và cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy thiên thần hiện ra. Thiên thần đã trấn an các bà và loan báo Tin Mừng Chúa Giê-su đã phục sinh. Thiên thần còn trao cho các bà sứ mệnh: hãy loan báo Tin Mừng ấy cho các tông đồ. Các bà vui vẻ thi hành và sau đó các bà còn được chính Chúa Phục Sinh hiện ra. Một lần nữa, Người lại trao sứ mệnh cho các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó” (10).

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: + Sau ngày Sa-bát: Về thời gian các bà ra thăm mộ Chúa thì có người cho rằng vào lúc chập tối thứ bảy, tức là bắt đầu ngày thứ nhất trong tuần. Nhưng hầu hết các ý kiến đều dựa theo Tin Mừng Lu-ca và Mác-cô để quả quyết rằng: các bà đến thăm mộ vào lúc tảng sáng ngày đầu tuần, tức là lúc mặt trời sắp mọc (x Lc 24,1). + Bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a: Đây là những phụ nữ đã chứng kiến việc an táng Đức Giê-su (x Mt 27,61). Khi ghi lại việc đến mộ này, Mát-thêu nhằm nhấn mạnh các bà như là nhân chứng của mầu nhiệm Phục Sinh, đang khi Mác-cô và Lu-ca lại trình này khía cạnh nhân bản: ra thăm mộ và mang theo dầu thơm để tiếp tục công việc ướp xác Đức Giê-su (x Mc 16,1; Lc 24,1). + Đất rung chuyển dữ dội: Chỉ Tin Mừng Mát-thêu ghi lại chi tiết “đất chuyển mạnh" như câu này và ”màn Đền Thờ bị xé, đất rung đá vỡ, mồ mả bật tung” xảy ra sau khi Đức Giê-su trút linh hồn trên cây thập giá (x. Mt 27,51-52). Những sự kiện này đều tiên báo cho “Ngày của Đức Chúa” do các Ngôn sứ đã tuyên sấm (x Is 26,19; Ed 37,12; Đn 12,2). + Thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên: Tảng đá được lăn ra ở đây có thể là do đất động, nhưng đã được gán cho thiên thần. Việc thiên thần xuất hiện lăn tảng đá và ngồi lên trên, cho thấy sức mạnh của Thiên Chúa đã chiến thắng mọi dự tính của con người, khi họ muốn chôn Đức Giê-su và công trình cứu độ của Người trong mồ đá (x Mt 27,66). + Diện mạo Người như ánh chớp và y phục trắng như tuyết: Vẻ sáng láng của diện mạo và y phục trắng như tuyết là đặc điểm của cuộc thần hiện trong Thánh Kinh. Chẳng hạn: Trong sách Đa-ni-en, dung mạo Con Người giống như ánh chớp (x Đn 10,6), áo của Đấng Lão Thành trắng tinh như tuyết (x Đn 7,9), và khi biến hình, dung mạo Đức Giê-su cũng chói lọi như mặt trời, y phục Người trắng tinh như ánh sáng (x Mt 17,2).
- C 4-7: + Thấy người, lính canh khiếp sợ: Sự xuất hiện của thiên thần làm cho lính canh hoảng sợ, vì được tiếp xúc với thế giới thần thiêng, giống như các Tông đồ đã từng khiếp sợ khi thấy Đức Giê-su đi trên mặt biển đến với các ông giữa đêm khuya (x. Mt 14,26). + Các bà đừng sợ: Thiên thần trấn an các bà. Lính canh phải sợ hãi chứ các bà việc chi phải sợ ! + Các bà tìm Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh: Có sự song đối giữa “Đấng bị đóng đinh” với Tin Mừng “Người đã chỗi dậy”, hầu ứng nghiệm lời Người đã tiên báo là sẽ “Qua đau khổ để vào vinh quang” (x. Mt 16,21). + Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm: Các phụ nữ này được mời đến kiểm chứng nơi Đức Giê-su đã nằm để thấy lời thiên thần nói là xác thực. + Rồi mau về nói với môn đệ Người: Các bà được vinh dự nhận trách nhiệm mang sứ điệp Chúa Phục Sinh cho các môn đệ (x Mc 16,7). Ở đây Mát-thêu nhấn mạnh vì là sứ điệp quan trọng, nên các bà phải lập tức thi hành. + Và kìa Người đi Ga-li-lê trước các ông: Thiên thần nhắc lại lời tiên báo của Đức Giê-su về việc Người sẽ từ cõi chết sống lại và sau đó thiên thần còn cho biết Người hẹn sẽ gặp lại các ông tại xứ Ga-li-lê (x Mt 26,32).
- C 8-10: + Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi, nhưng cũng rất đỗi vui mừng: Các phụ nữ tuy sợ nhưng lại rất phấn khởi, và lập tức thi hành sứ mệnh được trao phó. + Chào chị em: Lời chào nói lên niềm vui ơn cứu độ do Chúa Phục Sinh mang lại, giống như lời sứ thần Gáp-ri-en chào khi truyền tin cho Đức Ma-ri-a (x Lc 1,28). + Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân và bái lạy Người: Cử chỉ bái lạy để biểu lộ đức tin trước đó đã được nhiều người thể hiện với Đức Giê-su (x Mt 8,2; 9,18; 14,33). Nhưng ở đây được các bà làm cách trang trọng, kèm theo cử chỉ hôn chân biểu lộ lòng yêu mến kính phục của môn đệ được gặp lại Thầy sau những ngày buồn sầu thất vọng. + Chị em đừng sợ: Đây là lời trấn an của Chúa dành cho các môn đệ đang bị khiếp sợ khi phải đối diện với thần thiêng.

4. HỎI ĐÁP: Chúa PS đã hiện ra bao nhiêu lần với các môn đệ trước khi lên trời ?

ĐÁP:

Về các cuộc hiện ra của Chúa Giê-su Phục Sinh thì các Tin Mừng không nhất trí với nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là các tác giả Tin Mừng đều không muốn kể lại toàn bộ các lần Chúa đã hiện ra sau khi từ cõi chết chỗi dậy. Ta chỉ có thể so sánh giữa nhiều đoạn văn của Tân Ước với nhau, để phỏng đoán: trong thời gian bốn mươi ngày trước khi lên trời, Chúa Phục Sinh đã hiện ra nhiều lần chứ không phải chỉ vài ba lần như đã được kể lại (x Cv 1,8; 13,31; 1 Cr 15,3-8). Riêng Mát-thêu, vì viết theo lối giản lược, nên đã bỏ qua nhiều hoàn cảnh và nhiều chi tiết cụ thể các lần Chúa hiện ra trước đó, mà chỉ muốn nhấn mạnh đến sự kiện Chúa Phục sinh hiện ra tại Ga-li-lê để chính thức sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng mà thôi (x. Mt 28,16-20).

II. Sống Lời Chúa

1. LỜI CHÚA:

Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã chỗi dậy từ cõi chết, và kìa Người đi Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người” (6b-7).

2. CÂU CHUYỆN:

1) BÉ SƠ SINH ĐÃ CHẾT ĐƯỢC SỐNG LẠI NHỜ LỜI CẦU NGUYỆN:

Vào tháng 10 năm 1995, tại vùng Hồ Lớn ở miền Đông Bắc nước Mỹ, giáp ranh với Ca-na-đa, một câu chuyện xảy ra làm sửng sốt nhiều người: Một bé sơ sinh đã chết và sau đó nhờ lời cầu nguyện của cha mẹ và người thân, đã được Chúa cho sống lại như sau:

Bà TAN-MƠ (Tanmer) mẹ của bé RƠ-GHEO (Reugel) xúc động, kể lại như sau: “Đây là một món quà của Thiên Chúa đã ban cho gia đình tôi. Khi mới mang thai Rơ-gheo, mọi chuyện đều diễn ra bình thường. Các bác sĩ đã theo dõi tôi chặt chẽ, vì cháu lớn của tôi đã từng bị chết khi vừa ra đời. Qua kết quả kiểm tra thai nhi ngay trước khi lọt lòng mẹ thì tim cháu vẫn đập bình thường. Thế nhưng chỉ ít phút sau, cháu đã ra đời trong tình trạng tim bị ngừng đập. Lập tức các bác sĩ đã tìm cách cấp cứu, nhưng sau khi làm hết cách mà vẫn không kết quả, họ đành chịu bó tay, và ra lệnh cho hộ lý vào lau rửa và bọc cháu trong một chiếc khăn lông, rồi đặt nằm trong nôi để cha mẹ và các người thân vào chào từ biệt, trước khi nhà đòn đến liệm xác cháu rồi đem đi chôn. Bấy giờ cả gia đình tôi đều rất đau khổ. Bà ngoại là người cuối cùng bế cháu trong lúc mọi người sốt sắng cầu nguyện xin Chúa cho cháu được sống lại. Ít phút sau, bà ngoại phát hiện ra cháu vừa nấc lên một cái và thở mạnh. Bà nói to trong niềm vui: “Ồ, cháu tôi đang thở rồi này !”. Tiếng cầu kinh im bặt. Mọi người hồi hộp chạy lại gần. Bấy giờ bác sĩ trực đang ở gần đó vội chạy đến dùng ống nghe kiểm tra cháu và xác nhận cháu đã thực sự sống lại rồi. Ít phút sau phòng của bé đầy ắp người. Ai nấy đều ngạc nhiên chứng kiến sự kiện lạ lùng này trong niềm vui hân hoan khôn xiết.

2) ĐÁNH TAN BÓNG TỐI TỘI LỖI BẰNG ÁNH SÁNG TIN YÊU:

Một hôm JOHN KELLER, một diễn giả nổi tiếng được mời thuyết trình trước khoảng 100 ngàn người tại sân vận động Thành Phố Los Angeles Hoa Kỳ. Đang diễn thuyết, diễn giả bỗng dừng lại và nói: "Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này". Sau đó đèn tắt và sân vận động chìm trong bóng tối dày đặc, ông John Keller nói tiếp: "Bây giờ tôi sẽ đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm tôi vừa đốt lên thì hãy kêu lớn: “Đã thấy!". Sau đó một que diêm được bật lên và cả sân vận động đều vang lên tiếng hô: "Đã thấy!". Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích: "Ánh sáng của một hành động nhân ái dù bé nhỏ như một que diêm, cũng sẽ chiếu sáng trong bóng tối của nhân loại như vậy".

Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại vụt tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh: "Tất cả những ai có mang diêm quẹt hay bật lửa, xin hãy đốt cháy lên!". Bỗng chốc cả sân vận động rực sáng. Ông John Keller kết luận: "Nếu mọi người chúng ta đều hợp lực cùng nhau, sẽ có thể chiến thắng bóng tối sự dữ và sự oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng nhân ái của chúng ta". Làm như thế, John Keller muốn gửi đến mọi người một sứ điệp: “Mỗi người là một cây đèn, cần phải được thắp sáng lên”. Nếu một ngọn đèn cháy sáng, rồi hai, rồi ba, rồi hàng trăm, hàng ngàn ngọn đèn cháy sáng, thì thế giới đang bị tối tăm bao trùm này sẽ bớt đi phần tăm tối. Nếu mọi tín hữu Ki-tô đều thắp sáng lên ngọn lửa tin yêu bằng các việc bác ái yêu thương phục vụ tha nhân, thì thế giới này sẽ nhận biết và tin yêu Thiên Chúa như lời Chúa Giê-su: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

3. SUY NIỆM:

1) ÁNH SÁNG PHỤC SINH XUA TAN BÓNG TỐI SỰ CHẾT:

Phụng Vụ Lễ Vọng Phuc Sinh khởi đầu bằng nghi thức làm phép lửa mới và thắp nến Phục Sinh, nói lên cuộc vượt qua của Đức Giê-su từ bóng tối tử thần đến ánh sáng Phục Sinh. Đức Giê-su chính là Ánh Sáng như Người đã tuyên bố: “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo Tôi sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8,12). Ánh sáng đó đã được diễn tả trong nghi thức trước thánh lễ Vọng Phục Sinh hôm nay.

Lúc đầu, bóng tối bao trùm không gian nhà thờ khi các ngọn đèn đều tắt hết. Sau khi Chủ Sự làm phép lửa mới ở cuối nhà thờ, Linh mục đã dùng lửa này để thắp sáng cây nến Phục Sinh, và sau đó là nghi lễ rước nến Phục Sinh. Trong cuộc rước, Chủ sự cầm nến Phục Sinh lần lượt công bố ba lần: “Ánh Sáng Chúa Kitô”. Lần thứ nhất công bố ngay sau nghi thức làm phép lửa mới và mọi người đáp: “Tạ ơn Chúa”. Lần thứ hai công bố khi Chủ sự bước vào cửa chính cuối nhà thờ, và nến Phục Sinh được rước từ cuối nhà thờ đi lên cung thánh. Chủ Sự cầm cây nến cháy sáng đi đến đâu thì sẽ mồi lửa cho người đứng ở đầu các hàng ghế, người này sẽ mồi lửa sang người bên cạnh. Ánh sáng Phục Sinh dần dần lan tỏa ra cả nhà thờ. Khi rước nến Phục Sinh tới Cung Thánh, Chủ Sự sẽ quay xuống cộng đoàn long trọng công bố lần thứ ba. Bấy giờ toàn bộ ánh sáng trong nhà thờ được bật lên. Niềm vui Phục Sinh tiếp tục được thể hiện cách đầy đủ trong bài công bố Tin Mừng Phục Sinh “Mừng Vui Lên” hay “Exultet”.

2) SỐNG ĐỨC TIN VÀO MẦU NHIỆM PHỤC SINH:

Nhiều người chúng ta vẫn đang ở trong nấm mồ tội lỗi, vẫn muốn ở lì trong con người cũ cùng với các thói hư, khiến chúng ta chưa đón nhận được niềm vui của Chúa Phục Sinh. Cuộc sống của nhiều người chúng ta còn bị đè nặng bởi sự gian dối, ham mê tiền bạc của cải vật chất, khiến chúng ta không thể trở thành người loan báo tin vui phục sinh cho tha nhân chung quanh. Cuộc sống của nhiều gia đình tín hữu đang bị đè nặng bởi sự cãi vã, bị trói buộc bởi những giận hờn ganh ghét ích kỷ, khiến cuộc sống gia đình luôn bị căng thẳng. Hãy mạnh dạn bước ra khỏi những nấm mồ tối tăm ấy, để đón nhận ánh sáng phục sinh của Chúa. Hãy cầu xin Chúa Thánh Thần đến biến đổi và hướng dẫn cuộc sống của chúng ta. Thánh Thần sẽ làm cho cuộc đời chúng ta tràn ngập niềm vui Phục Sinh.
Mỗi tín hữu chúng ta không thể tuyên xưng Chúa đã Phục sinh với khuôn mặt buồn rầu thất vọng. Chúng ta không thể nói về Chúa phục sinh khi lời nói và hành động của chúng ta thiếu sự bao dung và cảm thông với nỗi đau của anh chị em chung quanh mình.

Cũng vậy, niềm tin Chúa Phục Sinh phải trở thành động lực thúc đẩy chúng ta canh tân đổi mới nếp sống của bản thân và gia đình mình, đem lại cho môi trường mình đang sống một sức sống mới. Hãy phá bỏ đi tảng đá của sự giận hờn thù oán đang đè nặng cuộc sống chúng ta, để chúng ta bước đi trong ánh sáng tin yêu của Chúa.

3) HĂNG SAY LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH CHO THA NHÂN:

Phiến đá trấn ngoài cửa mộ đã không thể cầm hãm được Đức Giê-su phục sinh. Những băng vải và khăn liệm đã không thể trói buộc được Người tiếp tục ở trong mồ đá. Sự sống đã chiến thắng thần chết. Ánh sáng đã bừng lên từ bóng tối âm u. Tình yêu đã toàn thắng dù trước đó đã bị hận thù nuốt trửng ! Niềm vui Phục sinh sẽ là quà tặng bất ngờ cho chúng ta giống như Ma-ri-a Mác-đa-la đã nhận được niềm vui khi gặp Chúa Phục Sinh ở bên cạnh mồ Chúa; Như các môn đệ đã vui mừng khi gặp lại Chúa tại xứ Ga-li-lê. Điều quan trọng là chúng ta hãy noi gương Ma-ri-a Mác-đa-la, sau khi gặp Chúa Phục Sinh đã hăng hái đi báo Tin Mừng cho các Tông đồ. Còn chúng ta hôm nay sẽ làm gì để loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh cho những anh em bệnh tật, nghèo đói, những người đang bị đau khổ thất vọng và mất niềm tin ?

4. THẢO LUẬN:

Cụ thể trong mùa Phục Sinh này, mỗi người chúng ta sẽ phải làm gì để làm chứng Chúa đã Phục Sinh cho những người bên cạnh mình?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH. Con chẳng có thể chứng minh được Chúa đã sống lại bằng khoa học thực nghiệm hay bằng khoa khảo cổ học… Nhưng con chỉ chứng minh được mầu nhiệm Chúa Phục Sinh nhờ Lời Chúa dạy trong Thánh Kinh, nhờ lời của các nhân chứng đã theo dõi cuộc khổ nạn của Chúa, và đã gặp được Chúa nhiều lần sau khi Chúa từ cõi chết sống lại.
- LẠY CHÚA. Xin gia tăng lòng mến trong chúng con. Chính nhờ lòng mến Chúa thôi thúc, chúng con sẽ mau mắn đi tìm Chúa nơi Sách Thánh, trong Thánh lễ và sẽ nhận biết Chúa đang hiện diện trong những người bệnh tật đau khổ, qua các biến cố may rủi xảy ra trong cuộc sống đời thường của con. Nhờ đó, chúng con sẽ được vui tươi phấn khởi và sẽ nhiệt thành loan báo Tin Mừng Phục Sinh đến cho những người chung quanh chúng con, noi gương bà Ma-ri-a Mác-đa-la và các Tông đô khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON




 
Ông đã thấy và đã tin mầu nhiệm Chúa Phục sinh
Lm Đan Vinh
05:31 14/04/2017
Chúa nhật Phục Sinh Lễ ngày
Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9

Ông đã thấy và đã tin mầu nhiệm Chúa Phục sinh

I. Học Lời Chúa

1.TIN MỪNG: Ga 20,1-9

(1) Sáng sớm ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá lăn khỏi mộ. (2) Bà liền chạy về gặp Simon Phê-rô và người môn đệ thương mến. bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu ?”. (3) Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. (4) Cả hai người cùng chạy, nhưng môn đệ kia mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. (5) Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó nhưng không vào. (6) Ông Simon Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, (7) và khăn che đầu, khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. (8) Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. (9) Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

2. Ý CHÍNH:

Gio-an viết Tin Mừng nhằm mục đích “Để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (ga 20,31). Riêng đoạn Tin Mừng hôm nay, Gio-an cho thấy Đức Giê-su thực sự đã từ cõi chết sống lại như Người đã báo trước.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1: + Ngày Thứ Nhất trong tuần: Theo Sáng Thế Ký, thì một tuần lễ có bảy ngày. ngày Thứ Nhất là ngày sau ngày Sa-bát và bắt đầu một tuần lễ. Về sau, Giáo Hội dựa vào việc Chúa Phục Sinh hiện ra vào ngày Thứ Nhất, nên gọi là ngày Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. +sáng sớm… lúc trời còn tối: Về thời gian khi các phụ nữ ra thăm mộ, các Tin Mừng có những diễn tả hơi khác nhau: Ở đây Gio-an viết: “Sáng sớm ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc trời còn tối” (x. Ga 20,1); Còn Mát-thêu viết: “Sau ngày Sa-bát, khi ngày Thứ Nhất trong tuần vừa ló rạng (x. Mt 28,1); So với Mác-cô: “Sáng tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc” (x. Mc 16,2) ; Riêng Lu-ca lại viết: “Ngày Thứ Nhất trong tuần, vừa tảng sáng” (x. Lc 24,1). + Ma-ri-a Mác-đa-la: Mác-đa-la là một thị trấn nằm trên bờ phía tây biển hồ Ghen-nê-xa-rét. Là quê của bà Ma-ri-a. Bà đã từng bị 7 quỷ ám trước khi theo Chúa Giê-su (x. lc 8,2). Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên đã ra thăm mộ Chúa (x. Ga 20,1; Mt 28,1; Lc 24,10). Trước đó, bà đã can đảm đứng gần thập giá (x. Ga 19,25; Mt 27,56) và đã chứng kiến hai môn đệ mai táng Thầy trong mồ (x. Mt 27,61; Mc 15,47).
- C 2: + Bà liền chạy về gặp ông Si-mon Phê-rô: Câu này nói lên vai trò quan trọng đặc biệt của Phê-rô là người đứng đầu Nhóm Mười Hai. Do đó, Ma-ri-a Mác-đa-la cần phải báo cáo với ông trước tiên về việc xác Thầy biến mất. + Và người môn đệ thương mến: Cách nói “môn đệ được thương mến” là kiểu nói riêng trong Tin Mừng Gio-an. Đây là cách tác giả nói về mình một cách khiêm tốn khi không muốn nhắc đến tên của mình. + Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi không biết: Khi thấy mồ trống, Ma-ri-a Mác-đa-la không nghĩ đến việc Chúa sống lại như nhiều lần Người đã báo trước, mà bà chỉ theo suy luận tự nhiên để cho rằng ai đó đã đến mang xác Thầy ra khỏi mồ. Từ “Chúng tôi” trong câu này ám chỉ Ma-ri-a không đi ra mồ Chúa một mình mà đi chung với mấy bà khác nữa (x. Mt 28,1).
-C 3-4: + Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ: Khi được các phụ nữ báo tin mộ trống và xác Thầy biến mất, hai môn đệ nòng cốt là Phê-rô và Gio-an liền tức tốc chạy ra mộ để kiểm tra thực hư. điều đó cho thấy lòng nhiệt thành và ý thức trách nhiệm trổi vượt của hai ông. + Môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước: Lý do Gio-an chạy nhanh hơn và đến mộ trước Phê-rô đơn giản là vì ông trẻ hơn nên khỏe và chạy nhanh hơn Phê-rô, và có lẽ cũng vì nôn nóng do yêu mến Thầy nhiều hơn.
- C 5-6: + Băng vải còn ở đó: Đây là tấm vải lớn bao bọc toàn thân Đức Giê-su. Khăn này theo truyền thuyết còn được lưu giữ tại nhà nguyện thánh Gio-an ở Tu-ri-nô miền Bắc nước Ý. + Nhưng không vào: Gioa-an không vào có thể do ông tôn trọng và nhường cho Phê-rô là đàn anh vào trước mình. Nhưng đúng hơn có lẽ do ông cảm thấy bàng hoàng trước sự kiện cửa mồ rộng mở và mải lo suy nghĩ về những tấm khăn để lại, đủ thời gian cho Phê-rô theo sau kịp chạy đến nơi. + Si-mon Phê-rô … vào thẳng trong mộ: Phê-rô tính nóng nảy nên lập tức bước vào trong mồ.
- C 7-9: + Và khăn che đầu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi: Bên trong mộ các khăn liệm xác vẫn còn để lại, khác với trường hợp La-da-rô khi sống lại ra ngoài trong tình trạng “chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn (x. Ga 11,43-44). Điều này cho thấy Đức Giê-su không cần ai giúp đỡ khi trỗi dậy ra khỏi mồ. Người đã tự lăn tảng đá che kín mộ ra thì cũng có thể tự tháo gỡ các khăn liệm và khăn che mặt như vậy. Sự kiện khăn còn để lại cho Gio-an thấy Thầy Giê-su đã thực sự sống lại. Vì không kẻ trộm nào lại bỏ công sức và thời gian để làm một việc vô ích là cởi các dây vải ra và xếp gọn để vào một chỗ rồi mới đem xác trần đi cả ! + Ông đã thấy và đã tin: Dấu chỉ ngôi mộ trống và các băng vải liệm xác được xếp gọn lại đã giúp Gio-an suy luận và đạt tới đức tin vào mầu nhiệm Đức Giê-su đã từ cõi chết sống lại. +Trước đó hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết: Trước khi thấy các dấu chứng vừa nói thì Gio-an và các Tông đồ đều không tin Thầy các ông sẽ sống lại, dù Người đã báo trước tới ba lần (x. Mt 16,21; 17,23; 20,19). Nhưng khi thấy các dấu chứng như mồ trống, các khăn vải liệm xác, dây băng được cuộn lại riêng một chỗ, thì các ông đã nhớ lại những lời Thánh Kinh được ứng nghiệm nơi Đức Giê-su và tin Người đã thực sự sống lại từ cõi chết (x.Tv 16,10; Tv 2,7; Hs 6,2).

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao ngày nay người ta gọi ngày Thứ Nhất trong tuần là Chúa Nhật ?
2) Về thời điểm bà Ma-ri-a Mác-đa-la ra thăm mồ Chúa, so sánh bản tường thuật của 4 tác giả Tin Mừng khác nhau như thế nào ?
3) Bạn biết gì về thân thế của bà Ma-ri-a Mác-đa-la ?
4) Bà đã báo tin xác Thầy biến mất cho ai ? Tại sao ?
5) Qua câu nói với Phê-rô và Gio-an, bà Ma-ri-a Mác-đa-la có tin việc Thầy Giê-su đã phục sinh hay không ?
6) Hành động chạy nhanh ra mồ của Phê-rô và Gio-an cho thấy tinh thần trách nhiệm của 2 ông như thế nào ?
7) Tại sao Gio-an chạy nhanh hơn Phê-rô ?
8)Tại sao ông Gio-an đến mộ trước Phê-rô mà không vào bên trong mộ ngay ?
9) Khi thấy hiện tượng mồ trống, băng vài và khăn che đầu được xếp gọn, hai ông đã tin gì về mầu nhiệm Đức Giê-su sống lại ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Ông đã thấy và đã tin (Ga 20,8).

2. CÂU CHUYỆN:

1) VỀ SỨ VỤ RAO GIẢNG TIN MỪNG PHỤC SINH:

Sau khi chịu chết trên thập giá, Đức Giê-su đã sống lại và vào trong vinh quang. Tuy vậy, trên tay chân và cạnh sườn Người vẫn còn mang những dấu tích đau thương từ những cây đinh nhọn và lưỡi đòng đâm thâu. Một vị thiên thần đã lên tiếng hỏi Đức Giê-su rằng: “Chắc Chúa đã phải chịu muôn vàn đau khổ nhục nhã do loài người dưới thế gây ra ?” Người đáp: “Đúng vậy !” Thiên thần hỏi tiếp: “Có phải tất cả con cái loài người đều biết Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết để đền thay các tội lỗi của họ không ?” Chúa trả lời: “Chưa đâu, mới chỉ có một số ít người nhận biết mà thôi”. Thiên thần lại nói: “Thế thì Chúa đã làm gì để họ nhận biết ơn cứu độ đó ?” Chúa đáp: “Ta lại đi loan báo Tin Vui cho những người khác, đến khi nào tất cả mọi người trên địa đầu đều được nghe Tin Mừng cứu độ ấy mới thôi”. Vị thiên thần đã hiểu rõ tính bốc đồng của loài người và nghi ngờ họ nên hỏi tiếp: “Giả như Phê-rô, Gio-an và các Tông đồ quên thi hành sứ mệnh rao giảng đó thì sao ? Nếu các tín hữu các thế hệ sau này có lúc nào đó gặp phải những bách hại chống đối của kẻ gian ác mà chán nản buông xuôi thì sao ? Chúa có lập thêm một chương trình cứu độ nào khác nữa thôi ?” Chúa Giê-su trả lời: “Ta sẽ không bao giờ lập ra thêm một chương trình cứu độ nào khác nữa ! Ta đã biết trước tính khí con cái loài người thường nhát đảm sợ sệt và bất định, nên đã thổi hơi ban sức mạnh Thần Khí của Ta cho họ, để giúp họ thi hành sứ mệnh, và Ta hoàn toàn tin tưởng họ sẽ chu toàn được sứ mệnh đó”.

2) ĐƯỢC PHỤC SINH NHỜ SỐNG THEO LỜI CHÚA DẠY:

Cuốn phim “Chiếc cầu sông Quai” diễn tả câu chuyện phục sinh tại một trại tù như sau:

Vào thời đệ nhị thế chiến, những người lính đồng minh bị quân đội Nhật bắt làm tù binh, được đem tới vùng biên giới Miến Điện và Thái Lan để xây dựng tuyến đường sắt vận chuyển vũ khí. Cuộc sống ở đây thật khắc nghiệt. Họ bị cưỡng bức lao động dưới cái nóng như đổ lửa, có khi lên tới những 49 độ. Họ bị đối xử một cách tàn tệ. Chính cuộc sống khắc khổ này đã làm cho họ trở nên những con người độc ác. Họ cư xử với nhau bằng luật rừng « Mạnh được yếu thua », trộm cắp, nghi ngờ và làm tay sai chỉ điểm nhau cho bọn lính cai tù.

Thế rồi một điều khó tin đã xảy ra: Có hai tù nhân nọ, đã tổ chức cho những bạn tù của mình thành một nhóm học hỏi Lời Chúa. Và nhờ sự học hỏi này, mà Lời Chúa bắt đầu thấm vào tâm hồn họ, để rồi chính họ khám phá ra Đức Kitô đang sống giữa họ. Ngài hiểu và cảm thông với nỗi đau của họ, bởi vì Ngài cũng đã từng sống vất vả, đã từng chịu cảnh đói khát mệt mỏi, đã từng bị môn đệ phản bội và đã từng bị bọn lính Rô-ma đánh đòn... Từ đó, tất cả những lời Đức Giê-su nói và những việc Ngài làm đều mang một ý nghĩa mới và trở nên sống động đối với các tù nhân. Họ không còn nghĩ mình là nạn nhân của một cuộc chiến dã man. Họ không còn chỉ điểm và trộm cắp của nhau, nhưng đối xử với nhau bằng tình thương yêu và nhất là họ bắt đầu cầu nguyện cho nhau.

Từ đó, trong trại tù thỉnh thoảng có những tiếng hát vui tươi thay cho sự thinh lặng căng thẳng, giống như sự khác biệt giữa cái chết và sự phục sinh. Nói cách khác, sự biến đổi xảy ra trong trại tù chính là một lễ phục sinh, là một phép lạ làm cho họ tin tưởng lẫn nhau thay vì nghi ngờ nhau. Làm cho họ biết chia sẻ với nhau thay vì trộm cắp. Làm cho họ biết giúp đỡ nhau thay vì tìm cách chỉ điểm làm hại lẫn nhau.


3) TÌNH YÊU MẠNH HƠN SỰ CHẾT:

Một cuốn phim mang tựa đề “Thế Giới Trong Tăm Tối” diễn tả câu truyện về một nhà khảo cổ danh tiếng tổ chức một cuộc khai quật khoa học ở Giêrusalem.
Ngọn đồi Golgotha được cẩn thận đào bới, kể cả những phiến đá và các hang động của một nghĩa trang bên cạnh cũng được thăm dò khám xét kỹ lưỡng. Vì theo Tin Mừng Thánh Gioan, xác của Chúa Giêsu được chôn cất trong một phần mộ gần nơi Ngài bị án tử hình Thập giá. Sau bao công khó đào bới khám xét, một ngày kia nhà khảo cổ tuyên bố: “Tôi đã tìm được xác ông Giêsu”. Rồi ông tổ chức một cuộc họp báo rầm rộ, quy tụ hàng trăm ký giả và nhiếp ảnh viên để trình bày kết quả mỹ mãn của bao ngày tháng đào bới khảo cứu vất vả. Ông đã trưng dẫn trước mặt mọi người một xác người đã khô đét, nhưng còn có thể nhận ra là tay chân của xác người này bị đâm thủng, cạnh sườn bị đâm thâu và cả những dấu chứng tỏ thân xác ấy bị nhuốm máu qua những vết in trên tấm khăn liệm xác.
Cuốn phim quay lại cảnh mọi người im lặng theo dõi bài thuyết trình của nhà khảo cố. Tình cờ có một phụ nữ phát biểu lớn tiếng: “Đây là sự thật hiển nhiên. Ông ta bị đóng đinh, đã chết và đã được táng xác” và nhà khảo cổ tiếp lời: “Vâng, đúng thế, bị đóng đinh, chết và được an táng. Nhưng làm gì có chuyện Phục Sinh, bởi vì xác ông ta vẫn còn nằm đây”.
Tiếp đến, cuốn phim diễn tả hậu quả của cuộc tìm được xác ông Giêsu:
- Không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa.
- Một linh mục tắt đèn Nhà Chầu, cất Mình Thánh Chúa và đóng cửa nhà thờ.
- Chuông các thánh đường im tiếng.
- Các nữ tu cởi khăn trùm đầu.
- Thánh giá tại nhiều nơi bị hạ xuống.
- Đèn bên những ngôi mộ bị dập tắt.
- Thế giới chìm đắm trong màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn phim kết thúc với cảnh chính nhà khảo cổ đang hấp hối. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã thú nhận: “Tôi đã đánh lừa thế giới. Chính tôi đã làm giả xác của ông Giê-su và bí mật đặt vào trong mộ mấy năm trước khi khởi sự cuộc đào bới tìm kiếm này”.

Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người tuôn đến ngôi mộ thánh ở Giêrusalem như chúng ta chứng kiến hàng năm trong Tuần Thánh. Những ngọn nến được thắp lên và các tín hữu mang những ngọn nến được thắp sáng, ngọn nến của niềm hy vọng đi khắp nơi soi sáng con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ ngân vang như báo tin Chúa Giêsu đã Phục Sinh: Tình yêu mạnh hơn tội lỗi. Sự sống mạnh hơn cái chết.

3. SUY NIỆM:

Bằng lối văn súc tích và hàm chứa những tư tưởng sâu sắc, Tin Mừng Gio-an đã mô tả cuộc hành trình đức tin và đức mến của ba nhân vật quan trọng trong bài Tin Mừng Phục Sinh hôm nay như sau:

1) LÒNG MẾN ĐÃ THÚC BÁCH MA-RI-A MÁC-ĐA-LA ĐI TÌM CHÚA:

Niềm vui Phục Sinh khởi đầu bằng việc bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi thăm mộ ngay từ sáng tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần. Bà hốt hoảng khi thấy tảng đá che cửa mồ đã bị lăn sang một bên và xác Thầy trong mộ biến mất. Cũng như do lòng mến đã làm cho bà thêm can đảm đứng dưới chân thập giá (x. Ga 19,25), và ở lại chứng kiến việc 2 môn đệ an táng Thầy trước đó (x. Mt 27,61), thì giờ đây lại thôi thúc bà cùng mấy bà khác đem theo dầu thơm ra mộ để ướp xác Thầy theo phong tục Do thái (x. Mc 16,2). Khi thấy mộ trống, Ma-ri-a hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ Phê-rô và Gio-an (x. Ga 20,2). Theo bà suy nghĩ thì ai đó đã đến lấy mất xác Thầy và bà không biết họ đã để Thầy ở đâu (x. Ga 20,13.15). Ma-ri-a không hề nghĩ rằng Thầy đã phục sinh, mà bà chỉ mong sao tìm lại được xác Thầy để mang về chôn lại trong mộ mà thôi. Sau khi Phê-rô và Gio-an chạy ra mộ rồi trở về, thì một lần nữa, do lòng mến thôi thúc, Ma-ri-a lại quay ra mồ than khóc. Trong lần ra mộ thứ hai này, bà đã trở thành người đầu tiên gặp được Chúa Phục Sinh hiện ra. Người còn trao cho bà sứ mệnh đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các Tông đồ như sau: “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ rằng: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17).

2) LÒNG MẾN ĐÃ GIÚP GIO-AN NHẬN BIẾT CHÚA PHỤC SINH TRƯỚC ANH EM:

Gio-an là một trong bốn môn đệ được Thầy kêu gọi đầu tiên (x Mt 4,21). Là một trong ba môn đệ được chứng kiến Thầy biến hình (x Mt 17,1) và cũng là người môn đệ được Thầy yêu mến nhất (x Ga 13,23). Tình yêu đối với Thầy đã thôi thúc ông, làm cho ông trở thành người can đảm hơn cả: Không bỏ chạy nhưng âm thầm theo dõi các sự kiện xảy ra từ lúc Thầy bị bắt đến khi bị xét xử giữa hai tòa án đạo và đời; Can đảm đứng dưới chân thập giá để chứng kiến giờ phút cuối cùng của Thầy và được Thầy trăn trối Đức Ma-ri-a làm Mẹ của mình và đón Mẹ về nhà mà phụng dưỡng thay cho Thầy (x Ga 19,27). Cũng do tình yêu thôi thúc mà Gio-an đã trở thành người môn đệ đầu tiên trong Nhóm Mười Hai nhận ra Chúa Phục Sinh tại biển hồ Ti-bê-ri-a (x Ga 21,7). Cũng chính tình yêu ấy đã thúc bách Gio-an chạy nhanh hơn Phê-rô và đạt đến đức tin trước Tông đồ Phê-rô (x Ga 20,8).

3) LÒNG MẾN LÀM PHÊ-RÔ ĐƯỢC THA TỘI VÀ ĐƯỢC TRAO QUYỀN MỤC TỬ:

Phê-rô là một trong bốn môn đệ đã theo Đức Giê-su trước hết (x. Mt 4,18-20). Ông đã tình nguyện bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy (x. Mt 19,27-29; Lc 18,28-30). Ông luôn được xếp đứng đầu danh sách Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2). Ông còn là một trong ba môn đệ được nhìn thấy Thầy biến hình trên núi cao (x Mt 17,1), được chứng kiến phép lạ Người cho bé gái mới chết sống lại (x Lc 8,51), được ở gần Đức Giê-su khi Người hấp hối trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x Mt 26,37). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su có lần đã đến ở trọ tại nhà ông Si-mon Phê-rô tại thành Ca-phác-na-um (x Mc 1,29). Phê-rô thường đại diện anh em tuyên xưng đức tin “Thầy chính là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Nhờ đức tin đó, Phê-rô đã được khen có phúc, và được Thầy hứa sẽ xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin vững chắc như đá của ông. Người cũng trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x Mt 16,17-19). Ông còn được trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em sau khi trở lại (x. Lc 22,31-32).

Dù còn nhiều khuyết điểm như: bị Thầy nặng lời quở trách vì dám khuyên Thầy đừng chấp nhận con đường thập giá (x Mt 16,22-23), hoặc có lúc ông đã bị Thầy trách kém lòng tin (x Mt 14,31) hay trách khi ông không muốn cho Thầy rửa chân (x Ga 13,6-8). Bị trách khi quá tự tin vào mình (x Mt 26,33-35). Nhất là đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước đó (x Mt 26,69-75). Nhưng bù lại ông cũng có lòng yêu mến Thầy hơn mọi người. Lòng mến của Phê-rô thể hiện qua việc dứt khoát bỏ nghề chài lưới bắt cá để theo Thầy làm nghề chài lưới các linh hồn (x Mt 4,18-20). Ông cũng thường được Đức Giê-su hỏi ý kiến như: Thầy trò có nên nộp thuế Đền thờ không ? (x Mt 17,24-27). Có lần ông hỏi ý Đức Giê-su về số lần phải tha thứ cho anh em (x Mt 18,21). Ông cũng đại diện anh em để tuyên xưng đức tin và thề quyết trung thành với Thầy đến cùng (x Ga 6,68-69). Ông tỏ ra can đảm khi rút gươm ra chém tên đầy tớ của thượng tế để bảo vệ Thầy (x Ga 18,10). Ông đi theo Gio-an để theo dõi diễn tiến cảnh Thượng Hội Đồng xét xử Thầy (x Ga 18,15). Trong Tin Mừng hôm nay, khi nghe các phụ nữ báo tin xác Thầy bị mất, Phê-rô cùng Gio-an chạy ra mộ để kiểm chứng thực hư. Trước sự kiện mồ trống, các khăn vải liệm xác vẫn còn, Phê-rô đã tin Thầy đã sống lại chứ không bị trộm xác (x Ga 20,8-9). Sau đó ông còn được Chúa Phục Sinh hiện ra trước anh em Nhóm Mười Một (x Lc 24,34; 1 Cr 15,5). Khi được Gio-an quả quyết người mặc áo trắng đứng trên bờ hồ là Thầy, Phê-rô vội khoác áo vào nhảy xuống biển bơi vào bờ để mau được gặp Thầy (x Ga 21,7). Ông cũng tuyên xưng lòng mến ba lần và được Thầy trao sứ mệnh chăn dắt chiên con chiên mẹ và đàn chiên Hội Thánh (x Ga 21,15-17). Lúc cuối đời ông còn chứng tỏ lòng mến tột cùng khi sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho thầy (x Ga 21,18-19).

4) GIÁ TRỊ CỦA ĐỨC TIN VÀ LÒNG MẾN:

Chính lòng mến Chúa đã làm cho Ma-ri-a Mác-đa-la ăn năn sám hối tội lỗi, đi ra thăm mộ đầu tiên và đã được Chúa Phục Sinh hiện ra trao sứ mệnh loan báo Tin mừng Phục Sinh cho các Tông đồ. Cũng chính lòng mến đã làm cho Gio-an nhận ra Thầy trước các anh em và thấy được ý nghĩa các sự kiện của mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Lòng mến cũng làm cho ông Phê-rô luôn gắn bó với Thầy, hy sinh mọi sự để theo làm môn đệ của Thầy. Dù có lúc yếu đuối sa ngã phạm tội, nhưng ông đã mau hồi tâm sám hối và được Thầy tín nhiệm trao sứ mệnh làm Đá Tảng đức tin, củng cố đức tin cho anh em (x Lc 22,32), và còn được trao quyền chăn dắt đàn chiên Hội Thánh.

Đối với các tín hữu chúng ta, lòng mến rất cần để ta khỏi bị thất vọng hay hốt hoảng khi gặp đau khổ thất bại giữa đời thường. Cuộc sống chúng ta nhiều lúc giống như một ngôi mộ trống rỗng, khi những gì chúng ta yêu quý nhất hoặc những người thân yêu nhất không còn, chúng ta thường chạy đôn chạy đáo đi tìm người chết trong nước mắt như Ma-ria Mác-đa-la xưa (x Ga 20,11.13). Nhưng cái chết đã không giam hãm được sự sống: Sự sống đã trỗi dậy từ cõi chết; Ánh sáng đã bừng lên từ bóng tối tử thần;Tình yêu đã chiến thắng hận thù và Tin Mừng sẽ được loan báo đi khắp thế gian.

4.THẢO LUẬN:

1) Nơi Đức Giê-su sự sống đã chiến thắng thần chết, tình yêu đã chiến thắng hận thù. Còn bạn, bạn có tin rằng đối với những kẻ biết đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào Chúa thì “Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng”, “Sau cơn bĩ cực sẽ tới hồi thái lai” hay không ? 2) Khi gặp phải những hoàn cảnh đau thương trái ý, bạn cần làm gì để không bị chán nản thất vọng, nhưng luôn đặt trọn niềm hy vọng vào Chúa sẽ ban ơn giải cứu và giúp bạn được ơn trỗi dậy ?

5. LỜI CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH. Vì Chúa đã phục sinh, nên con luôn vững tâm cậy trông vào Chúa. Vì Chúa đã phục sinh, nên con sẽ không sợ khi gặp phải đau khổ thất bại trong cuộc đời. Vì Chúa đã phục sinh, nên con đã hiểu được lý do của những hành động dấn thân: Cha Đa-miêng hy sinh cả cuộc đời phục vụ các bệnh nhân phong cùi, Cha Kôn-bê đã tình nguyện chịu chết thế chỗ cho một tử tù, các thánh Tử Đạo VN đã sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Chúa.
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sự phục sinh của Chúa vừa là lời mời gọi, lại vừa lôi cuốn chúng con hướng tâm hồn lên cao để nhận ra giá trị tương đối của sắc đẹp, tiền bạc, danh vọng, chức quyền trần gian… hầu noi gương các thánh: sẵn sàng hy sinh tất cả vì tình yêu Chúa và dám sống chết cho tình yêu ấy, để quyết dấn thân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng đón nhận những đau khổ thua thiệt... vì xác tín rằng: “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Bảy lời sau cùng của Chúa Giêsu
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:10 14/04/2017
Bảy lời sau cùng của Chúa Giesu

Trên thập gía trước khi qua đời, Chúa Giêsu đã nói những lời sau cùng. Phúc âm theo Thánh Mattheo và thánh Maccô thuật chỉ có một lời, đang khi Phúc âm theo Thánh Luca thuật lại ba lời, và phúc âm theo Thánh Gioan thuật lại thêm ba lời. Cộng chung lại có tất cả bảy lời của Chúa nói trên thập gía.

1. „ Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.“ Lc 23,34

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu vào giây phút sau cùng trước khi chết cho bạn hữu , cho cả kẻ thù nghịch giết mình, cho kẻ không tin chấp nhận Chúa và kẻ ghét hận thù Chúa. Lời cầu nguyện xin ơn tha thứ làm hòa bao trùm cho quan tòa xử án , cho lính tráng thi hành bản án đóng đinh Chúa vào thập gía. Và cho cả những người đạo đức không sao hiểu nổi được tại sao Chúa lại để bị xử như thế.

2. „ Ngay hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng.“ Lc 23,43

Như thế Chúa Giêsu chấp nhận lòng chân thành của tên trộm cùng bị xử án đóng vào thập gía với Chúa. Người trộm này đã thành thật nhận tội lỗi việc làm bất chính của mình, đồng thời công nhận tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, xin Ngài tha thứ cho và nhớ đến mình.

Người „ trộm lành“ này đã được Chúa Giêsu không chỉ cho vào Thiên đàng sau khi chết, mà còn như được Chúa phong Thánh cho nữa. Nên Giáo Hội Chính Thống tin như vậy, và họ lập một bàn thờ trong đền thờ mộ Chúa Giêsu sống lại ở Gierusalem, tôn kính vị Thánh trộm lành này.

3. „ Thưa bà, đây là con bà / Đây là mẹ của con.“ Ga 19,26

Mẹ Maria đã cùng theo sát con đường vác thập gía của con mình đến tận đồi Golgotha, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía. Ngày xưa Mẹ Maria đã cưu mang trong cung lòng mình Chúa Giêsu, rồi trong suốt quãng đường hơn 30 năm, mẹ Maria đã lo lắng chăm sóc nuôi Chúa Giêsu con mình, và giờ phút chót đau khổ sau cùng đời sống con mình, mẹ Maria cũng có mặt sát bên con mình. Không phải chỉ trong tinh thần, nhưng mẹ Maria đến đứng ngay sát dưới chân thập gía Chúa Giêsu.

Thấy mẹ mình, lòng hiếu thảo nơi con người Chúa Giêsu đã bừng dậy. Và Chúa đã tin tưởng trao dối nhiệm vụ cho Thánh Gioan, môn đệ Chúa cũng đang đứng đó : Anh hãy làm công việc lo săn sóc cho mẹ của tôi. Mẹ của tôi cũng là mẹ của anh.

4. Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa, sao Chúa nỡ bỏ rơi con? Mc 15,34, Mt 27,46

Những lời than thở này bằng tiếng Aramien thời Chúa Giêsu: Eli, eli lema sabachthani? Lời này là lời cầu xin than van trong Thánh Vịnh 22,2 về sự bị Chúa bỏ rơi cô đơn. Lời cầu nguyện than thở này đồng thời nói lên tâm tình Thiên Chúa không quên ai khi kêu cầu với Người.

5. “ Tôi khát“ Ga 19,28

Chúa Giêsu trong cơn đau khổ đã xin sự giúp đỡ. Đói và khát lả nhu cầu căn bản của đời sống. Người đang hấp hối quằn quại trong đau khổ. Chúa khát nước cũng còn nói lên: Có biết bao nhiêu người cũng đang đói khát như Ngài, thực phẩm nước uống, nhất là thực phẩm nước uống tinh thần đức tin.

6. „ Thế là đã hoàn tất“ Ga 19,30

Sau trận chiến thắng, vị chỉ huy chiến dịch nói báo cáo với cấp trên“ sứ mạng đã hoàn tất“. Chúa Giêsu nói lời này là một người chiến thắng. Nhưng không là người chiến thắng được người khác đến bắt tay chúc mừng.

Chiến thắng của Người là tình yêu người mang đến cho con người đã đạt đến đích điểm. Hoàn tất những gì mang đến sự sống cho con người bị kết án phải chết vì tội lỗi. Ý muốn của đức Chúa Cha đã được thực hiện viên mãn. Sự cứu độ đã được thực hiện hoàn tất trọn vẹn trên thập gía.

7. Lạy Cha, con phó dâng linh hồn con trong tay Cha.“ Lc 23,46

Cái chết của Chúa Giesu trên thạp gía là sự chiến thắng của Thiên Chúa. Lời này Chúa Giêsu ở trong Thánh Vịnh 31,6 của Vua thánh David chỉ về tương lai cứu độ. Thiên Chúa che chở gìn giữ những kẻ trung thành tin tưởng nơi Ngài. Nước thiên đàng mở ra cho những người như thế.

Chúa Giêsu chịu đau khổ và sau cùng chết là một người Do Thái đạo đức. Bảy lời sau cùng của Chúa là bằng chứng lịch sử cho sự chết này.

Những người đứng chung quanh dưới chân thập gía Chúa Giêsu năm xưa đã tận tai nghe những lời này.

Họ là mẹ Maria cùng những người phụ nữ khác, đã không chạy ra xa trốn khỏi đồi Golgotha. Không gian khu đồi Golgotha và bức tường thành bao vây xung quanh đền thờ Gierusalem, những người lính canh và những kẻ tò mò, đều đã nghe tiếng những lời này vọng đến.

Thánh Gioan tông đồ của Chúa, người sau này đã viết phúc âm, đã tận mắt nhìn thấy những sự việc đã xảy ra và đã nghe, là nhân chứng thân thiết sống động về biến cố này.

Và cả Ông Nicodemo và Ông Giuse thành Arimathia, họ đã tháo gỡ thân xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập gía, rồi mang an táng trong mộ huyệt đá ở khu vườn gần nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh, cũng là những người đã thấy, đã nghe và làm chứng về những lời sau cùng của Chúa Giêsu.

Những lời ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu từ hơn hai ngàn năm nay vẫn luôn để lại cho con người trẩn gian.i Đó là những lời tình yêu, lời mang lại sự sống cho linh hồn con người.

Thứ sáu tuần thánh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ông đã thấy và đã tin mầu nhiệm Chúa Phục Sinh
LM. Đan Vinh
08:12 14/04/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG : CN LỄ NGÀY PHỤC SINH ABC

Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9

ÔNG ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ TIN MẦU NHIỆM CHÚA PHỤC SINH

I. HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Ga 20,1-9

(1) Sáng sớm ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá lăn khỏi mộ. (2) Bà liền chạy về gặp Simon Phê-rô và người môn đệ thương mến. bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu ?”. (3) Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. (4) Cả hai người cùng chạy, nhưng môn đệ kia mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. (5) Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó nhưng không vào. (6) Ông Simon Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, (7) và khăn che đầu, khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. (8) Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. (9) Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

2. Ý CHÍNH:

Gio-an viết Tin Mừng nhằm mục đích “Để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (ga 20,31). Riêng đoạn Tin Mừng hôm nay, Gio-an cho thấy Đức Giê-su thực sự đã từ cõi chết sống lại như Người đã báo trước.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1: + Ngày Thứ Nhất trong tuần: Theo Sáng Thế Ký, thì một tuần lễ có bảy ngày. ngày Thứ Nhất là ngày sau ngày Sa-bát và bắt đầu một tuần lễ. Về sau, Giáo Hội dựa vào việc Chúa Phục Sinh hiện ra vào ngày Thứ Nhất, nên gọi là ngày Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. +sáng sớm… lúc trời còn tối: Về thời gian khi các phụ nữ ra thăm mộ, các Tin Mừng có những diễn tả hơi khác nhau: Ở đây Gio-an viết: “Sáng sớm ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc trời còn tối” (x. Ga 20,1); Còn Mát-thêu viết: “Sau ngày Sa-bát, khi ngày Thứ Nhất trong tuần vừa ló rạng (x. Mt 28,1); So với Mác-cô: “Sáng tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc” (x. Mc 16,2) ; Riêng Lu-ca lại viết: “Ngày Thứ Nhất trong tuần, vừa tảng sáng” (x. Lc 24,1). + Ma-ri-a Mác-đa-la: Mác-đa-la là một thị trấn nằm trên bờ phía tây biển hồ Ghen-nê-xa-rét. Là quê của bà Ma-ri-a. Bà đã từng bị 7 quỷ ám trước khi theo Chúa Giê-su (x. lc 8,2). Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên đã ra thăm mộ Chúa (x. Ga 20,1; Mt 28,1; Lc 24,10). Trước đó, bà đã can đảm đứng gần thập giá (x. Ga 19,25; Mt 27,56) và đã chứng kiến hai môn đệ mai táng Thầy trong mồ (x. Mt 27,61; Mc 15,47).

- C 2: + Bà liền chạy về gặp ông Si-mon Phê-rô: Câu này nói lên vai trò quan trọng đặc biệt của Phê-rô là người đứng đầu Nhóm Mười Hai. Do đó, Ma-ri-a Mác-đa-la cần phải báo cáo với ông trước tiên về việc xác Thầy biến mất. + Và người môn đệ thương mến: Cách nói “môn đệ được thương mến” là kiểu nói riêng trong Tin Mừng Gio-an. Đây là cách tác giả nói về mình một cách khiêm tốn khi không muốn nhắc đến tên của mình. + Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi không biết: Khi thấy mồ trống, Ma-ri-a Mác-đa-la không nghĩ đến việc Chúa sống lại như nhiều lần Người đã báo trước, mà bà chỉ theo suy luận tự nhiên để cho rằng ai đó đã đến mang xác Thầy ra khỏi mồ. Từ “Chúng tôi” trong câu này ám chỉ Ma-ri-a không đi ra mồ Chúa một mình mà đi chung với mấy bà khác nữa (x. Mt 28,1).

-C 3-4: + Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ: Khi được các phụ nữ báo tin mộ trống và xác Thầy biến mất, hai môn đệ nòng cốt là Phê-rô và Gio-an liền tức tốc chạy ra mộ để kiểm tra thực hư. điều đó cho thấy lòng nhiệt thành và ý thức trách nhiệm trổi vượt của hai ông. + Môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước: Lý do Gio-an chạy nhanh hơn và đến mộ trước Phê-rô đơn giản là vì ông trẻ hơn nên khỏe và chạy nhanh hơn Phê-rô, và có lẽ cũng vì nôn nóng do yêu mến Thầy nhiều hơn.

- C 5-6: + Băng vải còn ở đó: Đây là tấm vải lớn bao bọc toàn thân Đức Giê-su. Khăn này theo truyền thuyết còn được lưu giữ tại nhà nguyện thánh Gio-an ở Tu-ri-nô miền Bắc nước Ý. + Nhưng không vào: Gioa-an không vào có thể do ông tôn trọng và nhường cho Phê-rô là đàn anh vào trước mình. Nhưng đúng hơn có lẽ do ông cảm thấy bàng hoàng trước sự kiện cửa mồ rộng mở và mải lo suy nghĩ về những tấm khăn để lại, đủ thời gian cho Phê-rô theo sau kịp chạy đến nơi. + Si-mon Phê-rô … vào thẳng trong mộ: Phê-rô tính nóng nảy nên lập tức bước vào trong mồ.

- C 7-9: + Và khăn che đầu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi: Bên trong mộ các khăn liệm xác vẫn còn để lại, khác với trường hợp La-da-rô khi sống lại ra ngoài trong tình trạng “chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn (x. Ga 11,43-44). Điều này cho thấy Đức Giê-su không cần ai giúp đỡ khi trỗi dậy ra khỏi mồ. Người đã tự lăn tảng đá che kín mộ ra thì cũng có thể tự tháo gỡ các khăn liệm và khăn che mặt như vậy. Sự kiện khăn còn để lại cho Gio-an thấy Thầy Giê-su đã thực sự sống lại. Vì không kẻ trộm nào lại bỏ công sức và thời gian để làm một việc vô ích là cởi các dây vải ra và xếp gọn để vào một chỗ rồi mới đem xác trần đi cả ! + Ông đã thấy và đã tin: Dấu chỉ ngôi mộ trống và các băng vải liệm xác được xếp gọn lại đã giúp Gio-an suy luận và đạt tới đức tin vào mầu nhiệm Đức Giê-su đã từ cõi chết sống lại. +Trước đó hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết: Trước khi thấy các dấu chứng vừa nói thì Gio-an và các Tông đồ đều không tin Thầy các ông sẽ sống lại, dù Người đã báo trước tới ba lần (x. Mt 16,21; 17,23; 20,19). Nhưng khi thấy các dấu chứng như mồ trống, các khăn vải liệm xác, dây băng được cuộn lại riêng một chỗ, thì các ông đã nhớ lại những lời Thánh Kinh được ứng nghiệm nơi Đức Giê-su và tin Người đã thực sự sống lại từ cõi chết (x.Tv 16,10; Tv 2,7; Hs 6,2).

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao ngày nay người ta gọi ngày Thứ Nhất trong tuần là Chúa Nhật ? 2) Về thời điểm bà Ma-ri-a Mác-đa-la ra thăm mồ Chúa, so sánh bản tường thuật của 4 tác giả Tin Mừng khác nhau như thế nào ? 3) Bạn biết gì về thân thế của bà Ma-ri-a Mác-đa-la ? 4) Bà đã báo tin xác Thầy biến mất cho ai ? Tại sao ? 5) Qua câu nói với Phê-rô và Gio-an, bà Ma-ri-a Mác-đa-la có tin việc Thầy Giê-su đã phục sinh hay không ? 6) Hành động chạy nhanh ra mồ của Phê-rô và Gio-an cho thấy tinh thần trách nhiệm của 2 ông như thế nào ? 7) Tại sao Gio-an chạy nhanh hơn Phê-rô ? 8)Tại sao ông Gio-an đến mộ trước Phê-rô mà không vào bên trong mộ ngay ? 9) Khi thấy hiện tượng mồ trống, băng vài và khăn che đầu được xếp gọn, hai ông đã tin gì về mầu nhiệm Đức Giê-su sống lại ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Ông đã thấy và đã tin (Ga 20,8).

2. CÂU CHUYỆN:

1) VỀ SỨ VỤ RAO GIẢNG TIN MỪNG PHỤC SINH:

Sau khi chịu chết trên thập giá, Đức Giê-su đã sống lại và vào trong vinh quang. Tuy vậy, trên tay chân và cạnh sườn Người vẫn còn mang những dấu tích đau thương từ những cây đinh nhọn và lưỡi đòng đâm thâu. Một vị thiên thần đã lên tiếng hỏi Đức Giê-su rằng: “Chắc Chúa đã phải chịu muôn vàn đau khổ nhục nhã do loài người dưới thế gây ra ?” Người đáp: “Đúng vậy !” Thiên thần hỏi tiếp: “Có phải tất cả con cái loài người đều biết Chúa đã chịu đau khổ và chịu chết để đền thay các tội lỗi của họ không ?” Chúa trả lời: “Chưa đâu, mới chỉ có một số ít người nhận biết mà thôi”. Thiên thần lại nói: “Thế thì Chúa đã làm gì để họ nhận biết ơn cứu độ đó ?” Chúa đáp: “Ta lại đi loan báo Tin Vui cho những người khác, đến khi nào tất cả mọi người trên địa đầu đều được nghe Tin Mừng cứu độ ấy mới thôi”. Vị thiên thần đã hiểu rõ tính bốc đồng của loài người và nghi ngờ họ nên hỏi tiếp: “Giả như Phê-rô, Gio-an và các Tông đồ quên thi hành sứ mệnh rao giảng đó thì sao ? Nếu các tín hữu các thế hệ sau này có lúc nào đó gặp phải những bách hại chống đối của kẻ gian ác mà chán nản buông xuôi thì sao ? Chúa có lập thêm một chương trình cứu độ nào khác nữa thôi ?” Chúa Giê-su trả lời: “Ta sẽ không bao giờ lập ra thêm một chương trình cứu độ nào khác nữa ! Ta đã biết trước tính khí con cái loài người thường nhát đảm sợ sệt và bất định, nên đã thổi hơi ban sức mạnh Thần Khí của Ta cho họ, để giúp họ thi hành sứ mệnh, và Ta hoàn toàn tin tưởng họ sẽ chu toàn được sứ mệnh đó”.

2) ĐƯỢC PHỤC SINH NHỜ SỐNG THEO LỜI CHÚA DẠY:

Cuốn phim “Chiếc cầu sông Quai” diễn tả câu chuyện phục sinh tại một trại tù như sau:

Vào thời đệ nhị thế chiến, những người lính đồng minh bị quân đội Nhật bắt làm tù binh, được đem tới vùng biên giới Miến Điện và Thái Lan để xây dựng tuyến đường sắt vận chuyển vũ khí. Cuộc sống ở đây thật khắc nghiệt. Họ bị cưỡng bức lao động dưới cái nóng như đổ lửa, có khi lên tới những 49 độ. Họ bị đối xử một cách tàn thệ. Chính cuộc sống khắc khổ này đã làm cho họ trở nên những con người độc ác. Họ cư xử với nhau bằng luật rừng « Mạnh được yếu thua », trộm cắp, nghi ngờ và làm tay sai chỉ điểm nhau cho bọn lính cai tù.

Thế rồi một điều khó tin đã xảy ra: Có hai tù nhân nọ, đã tổ chức cho những bạn tù của mình thành một nhóm học hỏi Lời Chúa. Và nhờ sự học hỏi này, mà Lời Chúa bắt đầu thấm vào tâm hồn họ, để rồi chính họ khám phá ra Đức Kitô đang sống giữa họ. Ngài hiểu và cảm thông với nỗi đau của họ, bởi vì Ngài cũng đã từng sống vất vả, đã từng chịu cảnh đói khát mệt mỏi, đã từng bị môn đệ phản bội và đã từng bị bọn lính Rô-ma đánh đòn... Từ đó, tất cả những lời Đức Giê-su nói và những việc Ngài làm đều mang một ý nghĩa mới và trở nên sống động đối với các tù nhân. Họ không còn nghĩ mình là nạn nhân của một cuộc chiến dã man. Họ không còn chỉ điểm và trộm cắp của nhau, nhưng đối xử với nhau bằng tình thương yêu và nhất là họ bắt đầu cầu nguyện cho nhau.

Từ đó, trong trại tù thỉnh thoảng có những tiếng hát vui tươi thay cho sự thinh lặng căng thẳng, giống như sự khác biệt giữa cái chết và sự phục sinh. Nói cách khác, sự biến đổi xảy ra trong trại tù chính là một lễ phục sinh, là một phép lạ làm cho họ tin tưởng lẫn nhau thay vì nghi ngờ nhau. Làm cho họ biết chia sẻ với nhau thay vì trộm cắp. Làm cho họ biết giúp đỡ nhau thay vì tìm cách chỉ điểm làm hại lẫn nhau.

3) TÌNH YÊU MẠNH HƠN SỰ CHẾT:

Một cuốn phim mang tựa đề “Thế Giới Trong Tăm Tối” diễn tả câu truyện về một nhà khảo cổ danh tiếng tổ chức một cuộc khai quật khoa học ở Giêrusalem.

Ngọn đồi Golgotha được cẩn thận đào bới, kể cả những phiến đá và các hang động của một nghĩa trang bên cạnh cũng được thăm dò khám xét kỹ lưỡng. Vì theo Tin Mừng Thánh Gioan, xác của Chúa Giêsu được chôn cất trong một phần mộ gần nơi Ngài bị án tử hình Thập giá. Sau bao công khó đào bới khám xét, một ngày kia nhà khảo cổ tuyên bố: “Tôi đã tìm được xác ông Giêsu”. Rồi ông tổ chức một cuộc họp báo rầm rộ, quy tụ hàng trăm ký giả và nhiếp ảnh viên để trình bày kết quả mỹ mãn của bao ngày tháng đào bới khảo cứu vất vả. Ông đã trưng dẫn trước mặt mọi người một xác người đã khô đét, nhưng còn có thể nhận ra là tay chân của xác người này bị đâm thủng, cạnh sườn bị đâm thâu và cả những dấu chứng tỏ thân xác ấy bị nhuốm máu qua những vết in trên tấm khăn liệm xác.

Cuốn phim quay lại cảnh mọi người im lặng theo dõi bài thuyết trình của nhà khảo cố. Tình cờ có một phụ nữ phát biểu lớn tiếng: “Đây là sự thật hiển nhiên. Ông ta bị đóng đinh, đã chết và đã được táng xác” và nhà khảo cổ tiếp lời: “Vâng, đúng thế, bị đóng đinh, chết và được an táng. Nhưng làm gì có chuyện Phục Sinh, bởi vì xác ông ta vẫn còn nằm đây”.

Tiếp đến, cuốn phim diễn tả hậu quả của cuộc tìm được xác ông Giêsu:

- Không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa.

- Một linh mục tắt đèn Nhà Chầu, cất Mình Thánh Chúa và đóng cửa nhà thờ.

- Chuông các thánh đường im tiếng.

- Các nữ tu cởi khăn trùm đầu.

- Thánh giá tại nhiều nơi bị hạ xuống.

- Đèn bên những ngôi mộ bị dập tắt.

- Thế giới chìm đắm trong màn đêm u tối dày đặc.

Cuốn phim kết thúc với cảnh chính nhà khảo cổ đang hấp hối. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã thú nhận: “Tôi đã đánh lừa thế giới. Chính tôi đã làm giả xác của ông Giê-su và bí mật đặt vào trong mộ mấy năm trước khi khởi sự cuộc đào bới tìm kiếm này”.

Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người tuôn đến ngôi mộ thánh ở Giêrusalem như chúng ta chứng kiến hàng năm trong Tuần Thánh. Những ngọn nến được thắp lên và các tín hữu mang những ngọn nến được thắp sáng, ngọn nến của niềm hy vọng đi khắp nơi soi sáng con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ ngân vang như báo tin Chúa Giêsu đã Phục Sinh: Tình yêu mạnh hơn tội lỗi. Sự sống mạnh hơn cái chết.

3. SUY NIỆM:

Bằng lối văn súc tích và hàm chứa những tư tưởng sâu sắc, Tin Mừng Gio-an đã mô tả cuộc hành trình đức tin và đức mến của ba nhân vật quan trọng trong bài Tin Mừng Phục Sinh hôm nay như sau:

1) LÒNG MẾN ĐÃ THÚC BÁCH MA-RI-A MÁC-ĐA-LA ĐI TÌM CHÚA:

Niềm vui Phục Sinh khởi đầu bằng việc bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi thăm mộ ngay từ sáng tinh sương ngày Thứ Nhất trong tuần. Bà hốt hoảng khi thấy tảng đá che cửa mồ đã bị lăn sang một bên và xác Thầy trong mộ biến mất. Cũng như do lòng mến đã làm cho bà thêm can đảm đứng dưới chân thập giá (x. Ga 19,25), và ở lại chứng kiến việc 2 môn đệ an táng Thầy trước đó (x. Mt 27,61), thì giờ đây lại thôi thúc bà cùng mấy bà khác đem theo dầu thơm ra mộ để ướp xác Thầy theo phong tục Do thái (x. Mc 16,2). Khi thấy mộ trống, Ma-ri-a hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ Phê-rô và Gio-an (x. Ga 20,2). Theo bà suy nghĩ thì ai đó đã đến lấy mất xác Thầy và bà không biết họ đã để Thầy ở đâu (x. Ga 20,13.15). Ma-ri-a không hề nghĩ rằng Thầy đã phục sinh, mà bà chỉ mong sao tìm lại được xác Thầy để mang về chôn lại trong mộ mà thôi. Sau khi Phê-rô và Gio-an chạy ra mộ rồi trở về, thì một lần nữa, do lòng mến thôi thúc, Ma-ri-a lại quay ra mồ than khóc. Trong lần ra mộ thứ hai này, bà đã trở thành người đầu tiên gặp được Chúa Phục Sinh hiện ra. Người còn trao cho bà sứ mệnh đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các Tông đồ như sau: “Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ rằng: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17).

2) LÒNG MẾN ĐÃ GIÚP GIO-AN NHẬN BIẾT CHÚA PHỤC SINH TRƯỚC ANH EM:

Gio-an là một trong bốn môn đệ được Thầy kêu gọi đầu tiên (x Mt 4,21). Là một trong ba môn đệ được chứng kiến Thầy biến hình (x Mt 17,1) và cũng là người môn đệ được Thầy yêu mến nhất (x Ga 13,23). Tình yêu đối với Thầy đã thôi thúc ông, làm cho ông trở thành người can đảm hơn cả: Không bỏ chạy nhưng âm thầm theo dõi các sự kiện xảy ra từ lúc Thầy bị bắt đến khi bị xét xử giữa hai tòa án đạo và đời; Can đảm đứng dưới chân thập giá để chứng kiến giờ phút cuối cùng của Thầy và được Thầy trăn trối Đức Ma-ri-a làm Mẹ của mình và đón Mẹ về nhà mà phụng dưỡng thay cho Thầy (x Ga 19,27). Cũng do tình yêu thôi thúc mà Gio-an đã trở thành người môn đệ đầu tiên trong Nhóm Mười Hai nhận ra Chúa Phục Sinh tại biển hồ Ti-bê-ri-a (x Ga 21,7). Cũng chính tình yêu ấy đã thúc bách Gio-an chạy nhanh hơn Phê-rô và đạt đến đức tin trước Tông đồ Phê-rô (x Ga 20,8).

3) LÒNG MẾN LÀM PHÊ-RÔ ĐƯỢC THA TỘI VÀ ĐƯỢC TRAO QUYỀN MỤC TỬ:

Phê-rô là một trong bốn môn đệ đã theo Đức Giê-su trước hết (x. Mt 4,18-20). Ông đã tình nguyện bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy (x. Mt 19,27-29; Lc 18,28-30). Ông luôn được xếp đứng đầu danh sách Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2). Ông còn là một trong ba môn đệ được nhìn thấy Thầy biến hình trên núi cao (x Mt 17,1), được chứng kiến phép lạ Người cho bé gái mới chết sống lại (x Lc 8,51), được ở gần Đức Giê-su khi Người hấp hối trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x Mt 26,37). Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su có lần đã đến ở trọ tại nhà ông Si-mon Phê-rô tại thành Ca-phác-na-um (x Mc 1,29). Phê-rô thường đại diện anh em tuyên xưng đức tin “Thầy chính là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Nhờ đức tin đó, Phê-rô đã được khen có phúc, và được Thầy hứa sẽ xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin vững chắc như đá của ông. Người cũng trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho ông (x Mt 16,17-19). Ông còn được trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em sau khi trở lại (x. Lc 22,31-32).

Dù còn nhiều khuyết điểm như: bị Thầy nặng lời quở trách vì dám khuyên Thầy đừng chấp nhận con đường thập giá (x Mt 16,22-23), hoặc có lúc ông đã bị Thầy trách kém lòng tin (x Mt 14,31) hay trách khi ông không muốn cho Thầy rửa chân (x Ga 13,6-8). Bị trách khi quá tự tin vào mình (x Mt 26,33-35). Nhất là đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước đó (x Mt 26,69-75). Nhưng bù lại ông cũng có lòng yêu mến Thầy hơn mọi người. Lòng mến của Phê-rô thể hiện qua việc dứt khoát bỏ nghề chài lưới bắt cá để theo Thầy làm nghề chài lưới các linh hồn (x Mt 4,18-20). Ông cũng thường được Đức Giê-su hỏi ý kiến như: Thầy trò có nên nộp thuế Đền thờ không ? (x Mt 17,24-27). Có lần ông hỏi ý Đức Giê-su về số lần phải tha thứ cho anh em (x Mt 18,21). Ông cũng đại diện anh em để tuyên xưng đức tin và thề quyết trung thành với Thầy đến cùng (x Ga 6,68-69). Ông tỏ ra can đảm khi rút gươm ra chém tên đầy tớ của thượng tế để bảo vệ Thầy (x Ga 18,10). Ông đi theo Gio-an để theo dõi diễn tiến cảnh Thượng Hội Đồng xét xử Thầy (x Ga 18,15). Trong Tin Mừng hôm nay, khi nghe các phụ nữ báo tin xác Thầy bị mất, Phê-rô cùng Gio-an chạy ra mộ để kiểm chứng thực hư. Trước sự kiện mồ trống, các khăn vải liệm xác vẫn còn, Phê-rô đã tin Thầy đã sống lại chứ không bị trộm xác (x Ga 20,8-9). Sau đó ông còn được Chúa Phục Sinh hiện ra trước anh em Nhóm Mười Một (x Lc 24,34; 1 Cr 15,5). Khi được Gio-an quả quyết người mặc áo trắng đứng trên bờ hồ là Thầy, Phê-rô vội khoác áo vào nhảy xuống biển bơi vào bờ để mau được gặp Thầy (x Ga 21,7). Ông cũng tuyên xưng lòng mến ba lần và được Thầy trao sứ mệnh chăn dắt chiên con chiên mẹ và đàn chiên Hội Thánh (x Ga 21,15-17). Lúc cuối đời ông còn chứng tỏ lòng mến tột cùng khi sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho thầy (x Ga 21,18-19).

4) GIÁ TRỊ CỦA ĐỨC TIN VÀ LÒNG MẾN:

Chính lòng mến Chúa đã làm cho Ma-ri-a Mác-đa-la ăn năn sám hối tội lỗi, đi ra thăm mộ đầu tiên và đã được Chúa Phục Sinh hiện ra trao sứ mệnh loan báo Tin mừng Phục Sinh cho các Tông đồ. Cũng chính lòng mến đã làm cho Gio-an nhận ra Thầy trước các anh em và thấy được ý nghĩa các sự kiện của mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Lòng mến cũng làm cho ông Phê-rô luôn gắn bó với Thầy, hy sinh mọi sự để theo làm môn đệ của Thầy. Dù có lúc yếu đuối sa ngã phạm tội, nhưng ông đã mau hồi tâm sám hối và được Thầy tín nhiệm trao sứ mệnh làm Đá Tảng đức tin, củng cố đức tin cho anh em (x Lc 22,32), và còn được trao quyền chăn dắt đàn chiên Hội Thánh.

Đối với các tín hữu chúng ta, lòng mến rất cần để ta khỏi bị thất vọng hay hốt hoảng khi gặp đau khổ thất bại giữa đời thường. Cuộc sống chúng ta nhiều lúc giống như một ngôi mộ trống rỗng, khi những gì chúng ta yêu quý nhất hoặc những người thân yêu nhất không còn, chúng ta thường chạy đôn chạy đáo đi tìm người chết trong nước mắt như Ma-ria Mác-đa-la xưa (x Ga 20,11.13). Nhưng cái chết đã không giam hãm được sự sống: Sự sống đã trỗi dậy từ cõi chết; Ánh sáng đã bừng lên từ bóng tối tử thần;Tình yêu đã chiến thắng hận thù và Tin Mừng sẽ được loan báo đi khắp thế gian.

4.THẢO LUẬN:

1) Nơi Đức Giê-su sự sống đã chiến thắng thần chết, tình yêu đã chiến thắng hận thù. Còn bạn, bạn có tin rằng đối với những kẻ biết đặt trọn niềm tín thác cậy trông vào Chúa thì “Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng”, “Sau cơn bĩ cực sẽ tới hồi thái lai” hay không ? 2) Khi gặp phải những hoàn cảnh đau thương trái ý, bạn cần làm gì để không bị chán nản thất vọng, nhưng luôn đặt trọn niềm hy vọng vào Chúa sẽ ban ơn giải cứu và giúp bạn được ơn trỗi dậy ?

5. LỜI CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH. Vì Chúa đã phục sinh, nên con luôn vững tâm cậy trông vào Chúa. Vì Chúa đã phục sinh, nên con sẽ không sợ khi gặp phải đau khổ thất bại trong cuộc đời. Vì Chúa đã phục sinh, nên con đã hiểu được lý do của những hành động dấn thân: Cha Đa-miêng hy sinh cả cuộc đời phục vụ các bệnh nhân phong cùi, Cha Kôn-bê đã tình nguyện chịu chết thế chỗ cho một tử tù, các thánh Tử Đạo VN đã sẵn sàng chịu chết để làm chứng cho Chúa.

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sự phục sinh của Chúa vừa là lời mời gọi, lại vừa lôi cuốn chúng con hướng tâm hồn lên cao để nhận ra giá trị tương đối của sắc đẹp, tiền bạc, danh vọng, chức quyền trần gian… hầu noi gương các thánh: sẵn sàng hy sinh tất cả vì tình yêu Chúa và dám sống chết cho tình yêu ấy, để quyết dấn thân đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, sẵn sàng đón nhận những đau khổ thua thiệt... vì xác tín rằng: “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Ý nghiã mầu nhiệm Chúa Phục Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:14 14/04/2017
Ý NGHĨA MẦU NHIỆM CHÚA PHỤC SINH

Là mầu nhiệm trung tâm và nền tảng của Kitô giáo, chắn hẳn mầu nhiệm Chúa Phục sinh cần phải được nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn cả. Thế mà khi thử hỏi một tín hữu rằng: Chúa Phục sinh nghĩa là gì thì e rằng vẫn còn đó nhiều Kitô hữu lúng túng. Đã từng hỏi thiếu nhi câu hỏi ấy và chúng đơn sơ buộc miệng trả lời: Chúa Phục sinh nghĩa là Chúa sống lại. Và khi hỏi lại Chúa sống lại nghĩa là gì thì được câu trả lời rằng Chúa sống lại nghĩa là Chúa Phục sinh.

Các giảng viên giáo lý hay các sinh viên thần học thì có thể trả lời rành mạch rằng Chúa Phục sinh nghĩa là Chúa chỗi dậy khỏi thế giới người chết vào ngày thứ ba, sau khi đã chịu khổ nạn, đã chết thật và được mai táng. Chúa chỗi dậy cũng với thân xác ấy, mang đầy thương tích, nhưng là thân xác đã được biến đổi, được thần hoá nên không còn lệ thuộc các điều kiện thời gian và không gian. Điều này được Thánh Kinh, đặc biệt là các Tin mừng minh chứng.

Đây là một dữ kiện khó chấp nhận với người chưa có đức tin, nhất là với những người quá “duy lý”. Tuy nhiên với người có niềm tin, khi đón nhận mầu nhiệm Chúa Phục Sinh thì vẫn không phi lý, vì họ đón nhận nó trên lời chứng của các Tông đồ và các môn đệ, những người đã thực sự thay đổi cuộc sống và đã can đảm đổ máu đào ra để minh chứng, một cách khó lý giải theo luận lý bình thường. Phải có cái gì đó khiến cho không chỉ một vài người mà cả một tập thể nhát đảm, đầy tham lam và ích kỷ đã trở nên kiên cường và quảng đại khác thường. Đó chính là mầu nhiệm Chúa Phục sinh.

Đâu là ý nghĩa của mầu nhiệm Chúa Phục Sinh? Việc Chúa Phục sinh xác nhận thần tính của Chúa Kitô. Chúa Kitô đã sống lại như lời Người đã tiên báo, ít là ba lần trong thời gian rao giảng tin mừng. Chỉ có Thiên Chúa mới làm chủ được sự sống, sự chết. Việc chỗi dậy từ cõi chết đã minh chứng cách hùng hồn Chúa Kitô chính là Thiên Chúa thật. Là Thiên Chúa thật nên những gì Người nói đều là chân thật, không thể sai lầm. Dù thời gian có qua đi thì lời của Người mãi là ánh sáng dẫn đường chúng ta đi về cõi phúc thật. Là Thiên Chúa thật thì Chúa Kitô chính là nguyên lý của hạnh phúc và sự sống đời đời của tất cả mọi người. Chính nhờ Người mà mọi vật mọi loài được tạo thành thì cũng chính nhờ Người mà muôn người và muôn vật đạt đến sự viên mãn.

Mầu nhiệm Chúa Phục sinh còn nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc đời con người không chấm dứt với cái chết thể lý. Con người được dựng nên không phải cho đời này mà là cho vĩnh cữu. Tuy nhiên cái vĩnh cửu lại được bắt đầu và xây dựng từ những cái ở đời này. Những cái ở đời này sẽ không mất đi nhưng sẽ được biến đổi. Được biến đổi ra như thế nào là tuỳ thái độ sống của mỗi người chúng ta. Và Chúa Kitô đã cho chúng ta chiếc chìa khoá để biến đổi những sự bình thường và cả tầm thường ở đời này thành phi thường, thành bất diệt, đó là tấm lòng của chúng ta, là tình yêu của chúng ta dành cho tha nhân, đặc biệt dành cho những người bé mọn (x.Mt 25, 31-46).

Chúa đã phục sinh nghĩa là Chúa đang sống, đang đồng hành với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế để chúng ta có thể cùng với Người, nhờ Người và trong Người, sống đạo yêu thương. “Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông” (Mc 16,7). Lời của Thiên sứ năm xưa nhắn bảo các phụ nữ một lần nữa nhắc nhớ chúng ta rằng hãy mở mắt, mở tai, mở trí, mở lòng để nhận ra Chúa Phục Sinh đang ở với chúng ta ngay trong đời thường, với chuyện cơm áo, gạo tiền, chuyện con cái, gia đình, chuyện non sông, xã hội… Như Phaolô trên đường đi Đamát, nhiều người đã gặp Chúa Phục sinh và cuộc đời của họ đã thay đổi cách phi thường.

Chúa Phục sinh sẵn sàng tỏ mình cho bất cứ ai. Vấn đề còn lại là ở thái độ của chúng ta. “Xin thì sẽ được, tìm thì sẽ gặp, gõ cửa thì sẽ mở cho” (Mt 7,7). Thực ra vẫn có đó nhiều người không dám xin, không dám tìm hay gõ cửa, hoặc có xin, tìm, hay gõ cửa nhưng không thực tâm, không hết lòng vì nhiều lý do, trong đó có lý do này: sợ phải đổi thay, sợ nên tốt hơn. Muốn thay đổi, nên tốt hơn thì phải bỏ mình, phải vác thập giá hằng ngày, một chân lý không có luật trừ, vì ngay cả Đấng Cứu Độ cũng phải chịu khổ hình rồi mới vào trong vinh quang (x.Lc 24,26).

Mùa chay đã chấm dứt. Mùa Phục Sinh lại bắt đầu. Các lễ nghi Phụng vụ bên ngoài như trở lại với cách kiểu bình thường, chỉ thêm Kinh Vinh danh trong ngày Chúa Nhật và câu tung hô Allêluia. Quả là phí công, mất sức cũng như có nhiều sự phí phạm trong việc tổ chức “lễ lạc” mừng Chúa Phục Sinh, nếu giả như mỗi người chúng ta không thực tâm và quyết tâm muốn nên tốt hơn, thánh thiện hơn. Vì chưng, dù có hát trăm lần câu Hallêluia Chúa đã sống lại thì chuyện đâu lại hoàn đấy, bởi một lẽ dễ hiểu đó là chúng ta chưa thực sự gặp gỡ Đấng Phục Sinh.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Canh thức với Chúa trong vườn Giệtsimani tối 13/04/2017
VietCatholic Network
00:01 14/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những hình ảnh quý vị đang thấy đây, là sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani, tại chính nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối đời của Ngài.

Lúc 8h sáng thứ Năm 13 tháng Tư, tại nhà thờ Mộ Thánh, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh.

Cùng đồng tế với ngài có Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục.

Trong Thánh Lễ, Đức Thượng Phụ cũng lặp lại nghi thức rửa chân. Sau đó, ngài làm phép các loại dầu thánh cho các bệnh nhân và cho các tân tòng, và dầu thánh hiến.

Lễ kỷ niệm kết thúc với một cuộc rước dài với tất cả các vị đồng tế đi quanh mộ Chúa trong tiếng nhạc kawas và âm thanh trầm buồn của bình ca.

Theo thỏa ước Nguyên Trạng, hôm nay là ngày các linh mục tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa được giữ chìa khóa để mở cửa đền thờ Mộ Thánh cho buổi chầu Thánh Thể tổ chức lúc 2:45 chiều.

Lúc 9 giờ tối, cha Francesco Patton là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani.
 
Đức Thánh Cha chủ sự lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô
Lm. Trần Đức Anh OP
11:54 14/04/2017
VATICAN. Lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 14-4-2017, ĐTC Phanxicô đã chủ sự nghi thức trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, trước sự hiện diện của hơn 8 ngàn tín hữu, đông đảo các Hồng Y, GM, và hàng trăm chức sắc khác.

Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã diễn giảng về đề tài ”Hỡi Thập Giá, nguồn hy vọng duy nhất của thế giới”. Cha nhắc đến tình trạng bạo lực và lầm than của thế giới: ”Những tin tức về chết chóc, và những cái chết bạo lực hầu như không bao giờ thiếu trong các bản tin mỗi buổi tối!”. Nhưng có một cái chết cách đây 2 ngàn năm đã thay đổi vĩnh viễn khuôn mặt của cái chết và đã mang lại một ý nghĩa mới cho các chết của mỗi người”.

Vị Giảng thuyết cũng nhận xét rằng: Khi Chúa Giêsu mới bắt đầu sứ vụ, ngài đã đánh đuổi các con buôn ra khỏi đền thờ. Trước câu hỏi ”với quyền bính nào ông làm như thế?”, Chúa đáp: ”Hãy phá hủy đền thờ này đi, trong 3 ngày tôi sẽ làm xây lại đền thờ”. Thánh Gioan giải thích ”Ngài nói về đền thờ thân thể của Ngài” (Ga 2,19.21). Chính từ đền thờ ấy, như ngôn sứ Ezechiel đã nói đến, một tia nước đã vọt ra, rồi trở thành một suối, rồi thành con sông lớn tàu bè di chuyển được và quanh đó mọi hình thức sự sống tươi nở (Xc 47,1ss).

Từ những ý tưởng trên đây, Cha Cantalamessa đã nói đến sự lạc quan không thể đè nén của Kitô giáo, giữa bao nhiêu những thăng trầm của thế giới. Vì thế, không ai được tuyệt vọng, không ai được nói như Cain: ”Tội lỗi của tôi quá lớn không thể được tha thứ” (St 4,13). ”Thập giá không đứng đó để chống lại thế giới, nhưng vì thế giới: để mang lại một ý nghĩa cho tất cả những đau khổ, đã, đang và sẽ hiện diện trong lịch sử nhân loại. Như Chúa Giêsu đã nói với Nicôđêmô: ”Thiên Chúa không sai Con của Ngài đến trần thế để kết án thế gian, nhưng để thế gian được cứu thoát nhờ Ngài” (Ga 3,17).

Lễ nghi được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công Giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh Giá và phần hiệp lễ. Sau cùng 120 LM đã phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu. (SD 14-4-2017)
 
Thứ Sáu Tuần Thánh tại Giêrusalem
VietCatholic Network
14:46 14/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tại Jerusalem, nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục đã cử hành thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà thờ Mộ Thánh.

Vào lúc 11 giờ sáng, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu đã đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem không kết thúc sau lễ nghi suy tôn thánh giá lúc 3 giờ chiều nhưng trái lại buổi tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mới là cao điểm với một nghi thức được nhiều người trông đợi đó là tang lễ của Chúa Kitô.

Đây là một nghi thức rất thịnh hành từ thời Trung Cổ ở nhiều quốc gia Âu Châu. Nhưng ở Giêrusalem, ngay tại nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chịu chết trên thánh giá, nghi thức này có một ý nghĩa đặc biệt.

Ngay từ chiều tối đoàn rước tiến bước chậm chạp trong tiếng nhạc trầm buồn, u sầu trong đền thờ Thánh Mộ. Thỉnh thoảng đoàn lại dừng ở các nhà nguyện khác nhau trong đền thờ để suy niệm.

Bài trình thuật cuộc thương khó của Chúa Giêsu được đọc lên bằng các ngôn ngữ khác sau. Vị tổng thư ký của đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã vác một cây thánh giá lên đồi Golgotha, ở đó sau khi đoạn Phúc Âm mô tả việc Chúa trút hơi thở cuối cùng và việc tháo đanh Chúa, 2 vị phó tế bắt đầu diễn lại các động tác tháo đanh và đưa Chúa xuống khỏi thánh giá trong không khí u buồn và than khóc. Đầu tiên là tháo mão gai trên đầu Ngài, rồi đến những chiếc đinh đã ghim Chúa vào thập giá.

Các động tác này tạo ra một bầu không khí thực sự mong đợi cho việc suy niệm về những biến cố lịch sử đã diễn ra ở đây. Một hình nộm của Chúa bị đóng đinh được rước vào trong huyệt đá để xức dầu thơm và được nhẹ nhàng đặt ở đó.

Một tu sĩ dòng Phanxicô, xức dầu chân dung của Đức Kitô trong khi nhắc lại lời Phúc Âm “Ông Giuse người xứ Arimathea là một môn đệ của Chúa Giêsu đã xin Philatô cho ông được tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Philatô cho phép, và ông đã đưa xác Chúa xuống, bọc trong vải liệm, với các loại dầu thơm theo phong tục chôn cất của người Do Thái”.

Sau đó đoàn rước đến Mộ Thánh nơi đám tang Chúa được thực hiện cách biểu tượng.

 
Buổi đi Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsêô ngày Thứ Sáu Tuần Thánh do Đức Thánh Cha chủ sự
VietCatholic Network
16:14 14/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

DẪN NHẬP


Download pdf version

Giờ đã đến. Cuộc lữ hành của Chúa Giêsu trên những nẻo đường bụi bặm của Galilê và Giuđêa, một cuộc gặp gỡ bất tận với những thân xác và con tim đang đau khổ, một cuộc hành trình được thúc đẩy bởi nhu cầu cấp bách của Ngài là công bố Nước Trời, kết thúc ở đây, hôm nay. Trên đồi Golgotha này. Hôm nay thập giá đặt dấu chấm hết. Chúa Giêsu sẽ không đi xa nữa.

Ngài không thể đi xa nữa!

Ở đây, tình yêu của Thiên Chúa cho thấy chiều kích đầy đủ của tình Ngài, vượt quá khả năng đo lường.

Hôm nay, tình yêu của Chúa Cha, Đấng muốn tất cả mọi người được cứu rỗi nơi Con của Người, đi đến tận cùng, nơi mọi từ ngữ đều lời thất bại, nơi mà chúng con cảm thấy ngỡ ngàng, lòng kính mến của chúng con choáng ngợp trước sự hào phóng trong những ý tưởng và kế hoạch của Thiên Chúa.

Trên đồi Golgotha này, trái với tất cả vẻ bề ngoài, điều nổi bật lên là sự sống, ân sủng và hòa bình. Ở đây điều đáng kể không phải là vương quốc của cái ác, mà chúng con tất cả đều biết rất rõ, nhưng là chiến thắng của tình yêu.

Bên dưới thập giá cũng thế, nổi bật lên là thế giới của chúng con với tất cả những thất bại và đau khổ, những thỉnh cầu và phản đối, tất cả những tiếng kêu của chúng con ngày nay kêu thấu đến Thiên Chúa từ những vùng đất nghèo khó và chiến tranh, từ những con thuyền tràn ngập người di cư.. .

Biết bao những giọt nước mắt, những đau khổ trong chén mà Chúa Con phải uống vì chúng con.

Biết bao những giọt nước mắt, bao nhiêu những đau khổ, nhưng chẳng có gì trong số đó sẽ bị mai một đi trong biển cả thời gian. Thay vào đó, Ngài sẽ đón nhận, và biến đổi trong mầu nhiệm của một tình yêu chiến thắng cái ác.

Đồi Golgotha nói với chúng con về lòng trung thành không lay chuyển của Thiên Chúa đối với nhân loại chúng con.

Một sự sống mới ra đời ở đó!

Chúng con cần can đảm để nói rằng tất cả điều này là niềm vui của Tin Mừng!

Trừ khi chúng con nhận ra sự thật này, chúng con vẫn còn bị mắc kẹt trong nỗi đau khổ và cái chết. Và chúng con không để cho cuộc thương khó của Đức Kitô sinh hoa trái trong cuộc sống của chúng con.

Lời nguyện

Lạy Chúa, tầm nhìn của chúng con bị lu mờ. Làm sao chúng con có thể đi xa như thế với Chúa?

“Lòng Thương Xót” là tên của Chúa. Nhưng tên này là một điều điên rồ.

Xin cho những chiếc bầu da cũ kỹ của trái tim chúng con vỡ tung ra!

Xin soi sáng tầm nhìn của chúng con bằng tin mừng trong Phúc Âm, trong giờ phút chúng con đứng dưới chân cây thánh giá của Con Chúa.

Để rồi chúng con có thể cử mừng “chiều rộng, chiều dài và chiều sâu” (Eph 3:18) trong tình yêu của Chúa Kitô, với trái tim được an ủi và ngập tràn ánh sáng.

CHẶNG THỨ NHẤT
Chúa Giêsu bị kết án tử hình


Phúc Âm theo thánh Luca

Khi trời sáng, đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Đồng (22: 66)

Phúc Âm theo thánh Máccô

Tất cả đều kết án Người đáng chết. Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mặt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: “Hãy nói tiên tri đi!” Và đám thuộc hạ tát Người túi bụi. (64-65)

SUY NIỆM

Các thành viên của Hội Đồng Công Tọa không cần thảo luận dài dòng mới đưa ra quyết định. Vấn đề đã được giải quyết từ lâu. Chúa Giêsu phải chết!

Đó cũng là những suy nghĩ của những người đã từng muốn xô Chúa Giêsu từ ngọn đồi ngày hôm đó, ở hội đường Nagiarét, khi Ngài mở sách và áp dụng những lời của tiên tri Isaiah vào chính mình: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4: 18-19).

Khi Chúa Giêsu chữa lành cho người bại liệt ở hồ Bethzatha và khai mạc ngày Sa-bát của Thiên Chúa, là ngày đem lại tự do cho mọi hình thức nô lệ, thì những tiếng lẩm bẩm và đe doạ mạng sống của Ngài đã bắt đầu nổi lên. (xem Ga 5: 1-18).

Ở cuối con đường này, khi Ngài lên Giêrusalem mừng Lễ Vượt Qua, cái bẫy giờ đây đã được giăng ra. Ngài không còn thoát được những kẻ thù của mình nữa (xem Ga 11: 45-57).

Nhưng sự hồi tưởng của chúng con phải quay trở lại xa hơn. Bắt đầu ở Bếtlêhem, vào lúc Chúa Giêsu chào đời, khi vua Hêrôđê lên án tử cho Chúa. Những tay sai của vua đã dùng gươm giáo tước mất mạng sống của các con trẻ thành Bếtlêhem. Lần đó Chúa Giêsu đã chạy thoát được cơn giận của họ. Nhưng chỉ trong một thời gian. Mạng sống của Ngài đã như chỉ mành treo chuông. Trong tiếng khóc nức nở của bà Rachel thương tiếc những đứa con mình nay không còn nữa, chúng con nghe một lời tiên tri về nỗi buồn mà ông Simêôn đã báo trước cho Đức Mẹ (xem Mt 2: 16-18; Lc 2: 34-35).

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Chúa Cha, Chúa đã đến cùng chúng con, làm những điều thiện giữa chúng con và dẫn dắt về ánh sáng của sự sống những kẻ nằm trong miền thâm u của sự chết. Chúa nhìn thấu những vực thẳm trong trái tim chúng con.

Chúng con nói mình đứng về phía sự thiện và mong muốn sự sống. Nhưng chúng con lại là những kẻ tội lỗi và những kẻ đồng loã với cái chết.

Chúng con xưng mình là môn đồ của Chúa, nhưng chúng con lại chọn những con đường lìa xa tư tưởng, công lý và lòng thương xót của Chúa.

Xin Chúa đừng bỏ rơi chúng con trong những cách thế bạo lực của chúng con.

Xin đừng mất kiên nhẫn với chúng con.

Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ!

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

“Dân ta ơi, ta đã làm gì cho ngươi? Hay ta đã làm phiền chi ngươi? Hãy trả lời ta đi.

CHẶNG THỨ HAI
Ông Phêrô chối Chúa


Phúc Âm theo thánh Luca

Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: “Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê.” Nhưng ông Phê-rô trả lời: “Này anh, tôi không biết anh nói gì!” Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết. (22:59-62)

SUY NIỆM

Ngồi quanh đống lửa, trong sân của Hội Đồng Công Tọa, ông Phêrô và một vài người khác sưởi ấm trong những giờ lạnh lẽo đó, giữa những ông đi qua và bà đi lại. Bên trong, số mệnh của Chúa Giêsu sắp được quyết định khi Ngài đối mặt với những kẻ cáo gian Người. Họ sẽ đòi Ngài phải chết.

Giống như một dòng nước thủy triều, sự thù hằn ngày càng dâng cao. Giống như dầu đổ vào lửa, hận thù bùng phát và lan rộng. Chẳng bao lâu đám đông thét lên và đòi Philatô tha tội cho Barabbas và lên án Chúa Giêsu.

Thật là lạnh xương sống khi dám xưng mình là bạn của một người đang bị kết án tử hình. Cho nên, sự trung thành dũng cảm của Phêrô đã thất bại trước câu hỏi nghi ngờ của một người tớ gái, là người đang đứng giữ cửa.

Dám xưng mình là một môn đệ của vị thầy Galilê nghĩa là đặt lòng trung thành với Chúa Giêsu lên trên cả cái mạng của mình! Khi yêu cầu lòng can đảm như thế, chân lý khó tìm được các nhân chứng.. . Đó là phương cách của chúng con. Nhiều người trong chúng con thích dối trá hơn sự thật. Phêrô là một người như chúng con. Ba lần ông phản bội Chúa. Rồi ông gặp ánh mắt của Chúa Giêsu. Và nước mắt của ông trào ra, cay đắng, như làn nước làm trôi đi một vết bẩn.

Chẳng bao lâu, trong một vài ngày nữa, xung quanh một ngọn lửa khác, trên bờ hồ, Phêrô sẽ nhận ra Chúa Phục Sinh của mình, là Đấng sẽ ủy thác cho ông việc chăm sóc các con chiên của Ngài. Phêrô sẽ biết đến những lời tha thứ của Chúa Phục Sinh trên tất cả những phản bội của chúng con là vô biên đến dường nào. Và từ lúc đó trở đi, ông sẽ có một lòng trung tín với Chúa khiến ông có thể chấp nhận cái chết của mình như là một của lễ kết hiệp với cái chết của Chúa Kitô.

Lời nguyện

Lạy Chúa, là Thiên Chúa của con, Chúa đã chọn Phêrô, là người môn đệ đã chối Chúa và đã đón nhận sự tha thứ của Chúa, làm người hướng dẫn đoàn chiên của Chúa.

Xin hãy đong đầy trái tim của chúng con với niềm tin và niềm vui khi biết rằng, trong Chúa, chúng con có thể vượt qua những rào cản của sợ hãi và bất trung.

Khi được dạy dỗ bởi Phêrô, xin cho tất cả các môn đệ của Chúa có thể làm chứng về đường lối của Chúa đối với tội lỗi của chúng con. Nguyện xin những khoảnh khắc nghiệt ngã và thất vọng trong đời chúng con không bao giờ có thể làm cho sự Phục sinh của Con Chúa trở nên vô nghĩa!

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Chúa Kitô, chịu chết vì tội lỗi chúng con,

Chúa Kitô, đã sống lại vì sự sống của chúng con,

Chúng con cầu xin Chúa: xin thương xót chúng con.

CHẶNG THỨ BA
Chúa Giêsu và Philatô


Phúc Âm theo thánh Máccô

Vừa tảng sáng, các thượng tế đã họp bàn với các kỳ mục và kinh sư, tức là toàn thể Thượng Hội Đồng. Sau đó, họ trói Đức Giêsu lại và giải đi nộp cho ông Philatô. Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội. Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Philatô phóng thích tên Baraba, truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá. (15:1.3.15)

Phúc Âm theo thánh Mátthêu

Tổng trấn Philatô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!” (27:24)

Trích sách tiên tri Isaia

Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả. Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta.(53: 6)

SUY NIỆM

Rôma của Caesar Augústô, biểu tượng của văn minh, có những quân đoàn được cho là có sứ mạng mang đến cho các dân tộc đã bị chinh phục những lợi ích của trật tự công bình của nó.

Rôma cũng có mặt trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu, trong con người của Philatô, là đại diện của Hoàng đế, là người bảo đảm cho luật pháp và công lý ở hải ngoại.

Tuy nhiên, cũng cùng một Philatô là người đã tuyên bố rằng mình không thấy Chúa Giêsu có tội gì, chính Philatô ấy là người đã lên án án tử hình cho Chúa Giêsu. Trên tòa cao, nơi Chúa Giêsu bị xét xử, sự thật trở nên quá rõ ràng. Công lý của dân ngoại cũng chẳng tốt hơn thứ công lý của Hội Đồng Công Tọa Do Thái!

Chúa Giêsu, Đấng Công Chính đón nhận một cách mầu nhiệm những ý nghĩ khát máu của trái tim con người, đang đánh đồng cả người Do Thái lẫn người ngoại giáo. Trong thời điểm này, Ngài đánh đồng họ bằng cách làm cho họ đồng trách nhiệm như nhau trong cái chết của Ngài. Tuy nhiên, thời gian sắp đến và đã gần kề, khi Đấng Công Chính sẽ đánh đồng họ theo một cách khác, qua thập giá của Người và với ơn tha thứ được ban cho tất cả mọi người, những người Do Thái và những người ngoại giáo, bằng cách đó cả hai sẽ được chữa lành khỏi sự gian ác và được giải phóng khỏi những cách thế bạo lực của họ.

Chỉ có một điều kiện để nhận được ơn sủng này. Đó là thừa nhận sự vô tội của Đấng thực sự vô tội, là Chiên Con của Thiên Chúa đã hy sinh vì tội lỗi của thế gian. Đó là từ bỏ cái giả định bên trong đang lẩm bẩm: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này”. Đó là thú nhận tội lỗi trong niềm tin rằng một tình yêu vô tận đang bao trùm tất cả mọi người, Do Thái cũng như dân ngoại, và Thiên Chúa kêu gọi tất cả mọi người trở thành con cái của Người.

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, khi nhìn vào Chúa Giêsu, Đấng đã bị nộp và bị kết án cho đến chết, chúng con chỉ cố biện minh cho mình và buộc tội người khác. Trong suốt một thời gian quá dài, các Kitô hữu chúng con đã đổ lỗi việc lên án Chúa trên vai dân Do Thái. Trong một thời gian dài, chúng con đã không nhận thức chúng con cũng phải nhìn nhận sự đồng lõa của chính chúng con trong tội lỗi này, để chúng con có thể được cứu rỗi nhờ máu của Chúa Giêsu bị đóng đinh.

Xin cho chúng con nhận biết nơi Con Chúa một Đấng Vô Tội, Đấng vô tội duy nhất trong lịch sử. Vì Ngài đã chấp nhận “thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (xem 2 Cor 5:21), để nhờ Ngài mà Chúa có thể gặp lại chúng con một lần nữa, phục hồi sự tinh tuyền Chúa đã dựng nên và làm cho chúng con là con cái Chúa.

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Lạy Chúa con, Lạy Chúa con, sao Chúa nỡ bỏ con?


CHẶNG THỨ TƯ
Chúa Giêsu, Vua Vinh Quang


Phúc Âm theo thánh Máccô

Lính điệu Đức Giêsu vào bên trong công trường, tức là dinh tổng trấn, và tập trung cả cơ đội lại. Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. Rồi chúng bái chào Người: “Vạn tuế đức vua dân Do-thái!”

Trích sách tiên tri Isaia

Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích. Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới. Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. (53: 2-4)

SUY NIỆM

Sự chua chát của cái ác. Có bao nhiêu người nam nữ và thậm chí cả trẻ em là nạn nhân của bạo lực, lạm dụng, tra tấn và giết chóc, ở mọi thời điểm và mọi nơi.

Chúa Giêsu không tìm chỗ ẩn náu trong thần tính của Người. Người trở thành một phần trong cơn lũ những đau khổ khủng khiếp mà con người gây ra trên con người. Ngài cảm nhận nỗi cô đơn của những người bị bỏ rơi và những người bị gạt hoàn toàn ra ngoài lề.

Liệu những đau khổ của thêm một người vô tội nữa có thể giúp gì cho chúng con?

Chúa Giêsu là một người trong chúng con, nhưng trước hết, Người là Con yêu dấu của Cha, Đấng đã đến để làm trọn hảo toàn bộ sự công chính bởi sự vâng phục của Người.

Đột nhiên mọi sự lật ngược lại. Sự khinh miệt và xỉ nhục mà những kẻ tra tấn Chúa Giêsu đã cho chúng con thấy - theo một cách thế hoàn toàn ngược lại - một sự thật sâu sắc về vương quyền độc nhất của Người, được thể hiện như một tình yêu chỉ tìm kiếm thánh ý của Cha mình với ước muốn là tất cả chúng con được cứu rỗi. “Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con; con liền thưa: “Này con xin đến! Trong sách có lời chép về con rằng: con thích làm theo thánh ý.” (Tv 40: 7-9).

Đó là thông điệp của giờ này trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Chỉ có một vinh quang trong cõi đời này và trong tương lai: vinh quang nhận biết và làm theo thánh ý Chúa Cha. Không ai trong chúng con có thể nhắm đến một phẩm giá cao hơn là phẩm giá được làm con cái trong Chúa Con, Đấng đã vâng phục vì chúng con, cho đến chết trên cây thập tự.

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, vào ngày thánh thiện đem sự mặc khải của Chúa đến mức viên mãn này, chúng con xin Chúa lật nhào mọi thứ ngẫu tượng trong chúng con và trong thế giới của chúng con. Chúa biết sự lạc lối mà chúng tạo ra trong tâm trí và trái tim chúng con. Xin Chúa hãy lật nhào trong chúng con mọi ảo tưởng lừa dối về thành công và vinh quang.

Xin Chúa hãy lật nhào trong chúng con những hình ảnh liên tục về một Thiên Chúa do chính chúng con vẽ nên theo ý thích mình, một Thiên Chúa xa xôi, không giống như thiên nhan được mạc khải trong giao ước và được thể hiện ngày hôm nay trong Chúa Giêsu.

Người là Thiên Chúa vượt quá mọi hy vọng và kỳ vọng của chúng con. Xin cho chúng con tuyên xưng rằng trong Chúa Giêsu chúng con thấy “sự rạng ngời vinh quang của Chúa” (xem Do Thái 1: 3).

Xin cho chúng con được bước vào niềm vui vĩnh cửu khiến chúng con có thể chúc tụng Chúa Giêsu, Đấng đang mặc áo màu tím và đội mão gai, là vua của vinh quang. Vì trong Người mà Thánh Vịnh đã hát mừng: “Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên, cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính, để Đức Vua vinh hiển ngự vào” (24: 9).

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên, cao lên nữa,

hỡi cửa đền cổ kính, để Đức Vua vinh hiển ngự vào


CHẶNG THỨ NĂM
Chúa Giêsu vác thánh giá


Trích sách Ai Ca

“Này tất cả những ai qua lại, hãy nhìn kỹ mà xem: Có nỗi khổ nào so sánh được với nỗi khổ Đức Chúa giáng trên tôi, khi Người nổi trận lôi đình mà trừng phạt.” (1:12)

Thánh Vịnh 146

Phúc thay người được Chúa Trời nhà Giacóp phù hộ và cậy trông Chúa, Thiên Chúa họ thờ. Chúa giải phóng những ai tù tội, Chúa cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên, Chúa phù trợ những khách ngoại kiều, Người nâng đỡ cô nhi quả phụ (5.7.8.9)

SUY NIỆM

Dọc theo lối đá lên đồi Golgotha, Chúa Giêsu đã không vác thập giá như cầm một chiếc cúp! Người hoàn toàn không giống như những anh hùng trong trí tưởng tượng của chúng con, đang vinh thắng trước những kẻ thù xấu xa của họ.

Lê từng bước một, chậm chạp, Người lết đi, cơ thể Người quằn xuống, thâm tím và chân Người run rẩy dưới sức nặng của cây thập tự.

Hết thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, Giáo Hội đã suy gẫm con đường này, giữa những gập ghềnh và những cái té ngã.

Chúa Giêsu ngã xuống, Người đứng dậy, rồi lại ngã. Người tiếp tục cuộc hành trình mệt nhọc, hầu chắc là dưới roi đòn của đám lính bên cạnh Người, như cách thức những người bị kết án trong thế giới này vẫn thường bị đối xử và ngược đãi.

Chúa, Đấng đã nâng người bệnh dậy, đã chữa lành cho người phụ nữ bị tê liệt, cứu sống cô con gái của ông Giairô đã chết trên giường bệnh, cho người què được đi, giờ đây đang nằm phủ phục trong cát bụi.

Đấng Tối Cao đã ngã xuống đất.

Xin cho chúng con dán mắt vào Chúa Giêsu. Qua Người, Đấng Tối Cao dạy chúng con trong một cách thế không thể tin nổi rằng Ngài cũng đồng thời là người thấp hèn nhất, để sẵn sàng đến với chúng con, và hạ xuống thấp hơn nữa, nếu cần, để không ai bị lạc lối trong chiều sâu của khổ đau.

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, Chúa bước xuống tận những chiều sâu thẳm trong đêm tối của chúng con, hạ mình đến tận cùng, vì đó là cách thế Chúa xuống với cuộc đời của chúng con, là những kẻ quá thường khi vô ơn và đôi khi còn băng hoại.

Xin Chúa cho Giáo Hội của Chúa biết làm chứng rằng Đấng Tối Cao và Đấng Thấp Hèn Nhất, trong Chúa, là một khuôn mặt duy nhất. Xin cho Giáo Hội có thể mang lại cho tất cả những người rốt cùng niềm vui của Tin Mừng rằng không có sa ngã nào mà lòng thương xót của Chúa không thể chạm đến; không có sự lạc lối nào hay những vực thẳm nào là quá sâu và quá xa đến mức Chúa không thể tìm thấy những ai đã lạc bước sa chân.

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Lạy Chúa, này con xin đến để làm theo thánh ý Chúa.


CHẶNG THỨ SÁU
Chúa Giêsu và ông Simôn người xứ Kyrênê


Phúc Âm theo thánh Luca

Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu.

Phúc Âm theo thánh Mátthêu

Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?”

SUY NIỆM

Chúa Giêsu đang vấp ngã trên đường đi, lưng Người oằn xuống dưới sức nặng của thập giá. Tuy nhiên, Người không được dừng lại nhưng phải tiếp tục đi, đến Golgotha, “Núi Sọ” khủng khiếp, bên ngoài bức tường của thành phố, là điểm đến mà quân lính đang thúc giục Người.

Một người đàn ông mạnh khoẻ đi qua vào lúc đó. Anh ta dường như không liên quan gì đến những chuyện đang xảy ra. Anh đang trên đường trở về nhà mình, hoàn toàn không ý thức gì về các sự kiện xung quanh Chúa Giêsu, khi quân lính buộc anh phải vác thập giá giúp Người.

Anh ta có thể biết gì về người bị kết án đang bị đám lính xua đi đến chỗ hành hình? Anh có thể biết gì về con người mà vẻ bề ngoài “quá thê thảm, không còn hình tượng người ta”, giống như người đầy tớ đau khổ của Isaia?

Chúng con không được nghe kể về sự ngạc nhiên của Simêon, và lúc đầu anh ấy có từ chối không, hay có thương hại Chúa mà vác thập giá giúp Người hay không. Tin Mừng chỉ đề cập đến tên của anh ta: ông Simôn người xứ Kyrênê. Tuy nhiên, Tin Mừng đã giữ cho sống động danh tính của người Libya này và cử chỉ giúp đỡ đơn sơ của anh, để dạy chúng con rằng, khi giảm bớt nỗi đau của ai đó bị kết án, Simôn đã làm giảm nhẹ nỗi đau của Chúa Giêsu, của Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu, đã đi ngang qua con đường của Simôn dưới hình dạng của một người nô lệ, vì chúng con, vì ông Simôn, vì phần rỗi của thế giới. Cho dù anh ta có biết điều đó hay không.

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, Chúa đã mạc khải cho chúng con rằng trong mỗi người nghèo khổ, trần truồng, bị giam giữ, đói khát, chính là Chúa đang đứng trước chúng con, chính là Chúa mà chúng con chào đón, thăm viếng, cho mặc và ăn uống. “Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.” (Mt 35-36). Mầu nhiệm thay cuộc gặp gỡ của Chúa với nhân loại chúng con! Không ai bị loại trừ khỏi cuộc gặp gỡ này, nếu người ấy tỏ lòng trắc ẩn.

Chúng con xin dâng lên Chúa như một của lễ thiêng liêng, tất cả những hành động từ bi, đón nhận, dấn thân, được thực hiện hằng ngày trên thế giới này. Xin Chúa rủ lòng thương xem những hành động ấy như là sự thật của nhân loại chúng con, đang nói to hơn tất cả các hành động từ chối và hận thù. Xin Chúa rủ lòng thương chúc phúc cho những người nam nữ từ bi đã làm rạng danh Chúa, dù cho họ chưa biết Chúa.

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Chúa Kitô, chịu chết vì tội lỗi chúng con,

Chúa Kitô, đã sống lại vì sự sống của chúng con,

Chúng con cầu xin Chúa: xin thương xót chúng con.


CHẶNG THỨ BẨY
Chúa Giêsu và những người phụ nữ thành Giêrusalem


Phúc Âm theo thánh Luca

Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu... Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?” (23: 27-28.31)

SUY NIỆM

Những giọt nước mắt dành cho Chúa Giêsu của những người phụ nữ như một hành động từ bi, những giọt nước mắt của phụ nữ ấy luôn hiện diện trong thế giới này.

Chúng lặng lẽ rơi trên má họ. Và chắc chắn, thậm chí còn thường xuyên hơn, họ rơi lệ trong trái tim mình, giống như những giọt nước mắt bằng máu đã được thánh Catherine thành Siena đề cập đến.

Không phải chỉ có phụ nữ mới khóc, như thể họ có quá nhiều nỗi đau để than van, trong sự thụ động và bất lực trước một lịch sử chỉ có những người đàn ông mới có quyền được viết.

Sự đau khổ của họ bao trùm tất cả những giọt nước mắt rơi lặng lẽ và không lộ ra trong một thế giới có quá nhiều thứ để khóc. Có những giọt nước mắt của những đứa trẻ sợ hãi và những người bị thương trên chiến trường đang kêu mẹ, những giọt nước mắt của những người bệnh đang hấp hối, một mình trên ngưỡng cửa của cõi u minh. Có những giọt nước mắt của sự thất vọng rơi trên khuôn mặt của thế giới này, vốn được tạo thành vào ngày đầu tiên cho nước mắt của niềm vui, trong sự hân hoan được chia sẻ giữa một người nam và một người nữ.

Etty Hillesum, là một người phụ nữ can đảm của Do Thái, là người không hề nản chí trước đám cháy lan nhanh khủng khiếp của Quốc xã, đã bảo vệ sự thiện cho đến cùng. Cô thì thầm với chúng con bí mật mà cô nắm bắt ở cuối con đường của cô: rằng có những giọt nước mắt kêu lên van xin sự an ủi trên chính khuôn mặt của Chúa, khi Người khóc thương trước những đau khổ của con cái mình. Giữa nơi địa ngục mà thế giới đã lao vào, cô đã dám nói với Chúa trong lời cầu nguyện của mình: “Con sẽ cố gắng giúp Chúa!” Thật dũng cảm, và đồng thời thật nữ tính và linh thánh!

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, Thiên Chúa của sự dịu dàng và lòng thương xót, Thiên Chúa của tình yêu và sự trung tín tuyệt vời, xin dạy chúng con lúc thịnh vượng đừng khinh chê những giọt nước mắt của những người nghèo đang kêu lên cùng Chúa và tìm kiếm sự giúp đỡ của chúng con. Xin dạy chúng con đừng lờ đi những giọt lệ ấy bằng sự thờ ơ. Xin dạy cho chúng con có can đảm để cùng khóc với họ. Xin dạy chúng con, trong đêm đen những đau khổ, cô đơn và thất vọng của chúng con, để chúng con biết nghe những mối phúc mà Chúa đã nói với chúng con trong bài giảng trên núi: “Phúc cho những ai than khóc, vì họ sẽ được ủi an” (Mt 5: 4)

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Chúa Kitô, chịu chết vì tội lỗi chúng con,

Chúa Kitô, đã sống lại vì sự sống của chúng con,

Chúng con cầu xin Chúa: xin thương xót chúng con.


CHẶNG THỨ TÁM
Chúa Giêsu bị lột áo


Phúc Âm theo thánh Gioan

Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần (19:23).

Trích sách ông Gióp

“Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng.” (1:21)

SUY NIỆM

Thân thể bị chê bai của Chúa Giêsu bị lột ra. Bị phơi bày cho những ánh mắt chế giễu và khinh thường. Thân xác của Người, giập nát và đầy những vết thương, đã sẵn sàng cho sự trừng phạt cuối cùng là bị đóng đinh vào thập giá. Nhân loại phàm trần như chúng con còn biết làm gì hơn là cúi mặt để tránh đừng gây thêm ô nhục cho Chúa?

Tuy nhiên, thần khí đến giúp chúng con trong bối cảnh thất vọng và hoang mang này. Ngài dạy chúng con hiểu ngôn ngữ của Thiên Chúa, ngôn ngữ của kénosis [tự hạ mình ra thành hư không], sự tự hạ mình của Thiên Chúa để đến với chúng con ở bất cứ nơi nào. Nhà thần học Chính Thống Giáo Christos Yannaras nói với chúng con về ngôn ngữ này của Thiên Chúa: “ngôn ngữ của kénosis: nghĩa là hài nhi Giêsu nằm trần truồng trong máng cỏ; trần truồng trên sông để nhận phép Rửa như một người nô lệ; và trần truồng chịu treo trên thập giá như một phường trộm cướp. Trong tất cả những điều này, Ngài đã thể hiện tình yêu của mình dành cho chúng ta”.

Khi chúng con bước vào mầu nhiệm ân sủng này, xin cho chúng con có thể mở mắt mình ra một lần nữa và ngắm nhìn thân xác chịu bầm giập của Chúa Giêsu. Rồi chúng con hướng đến những gì đôi mắt của chúng con không thể nhìn thấy được: đó là sự trần truồng của Người đang tỏa ra ánh quang rạng rỡ với cùng một vẻ huy hoàng đã làm y phục Ngài sáng rạng rỡ trong cuộc Biến Hình.

Ánh sáng xua tan mọi bóng tối.

Đó là ánh sáng không thể cưỡng lại của một tình yêu đến tột cùng.

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, chúng con đặt trước mắt mình những đoàn lũ những người nam nữ là nạn nhân của tra tấn, một con số thật kinh hoàng các thân thể bị bầm giập, bị đấm đá đang run rẩy vì sợ hãi, đang chờ chết trong các tầng hầm và trong các nhà giam ảm đạm.

Chúng con cầu xin Chúa lắng nghe những tiếng kêu của họ.

Đối mặt với điều ác, chúng con không nói nên lời và bất lực.

Tuy nhiên, Chúa làm được những gì chúng con không làm nổi. Chúa có thể tìm ra một thông lộ giữa chập chùng những hỗn loạn và ảm đạm của điều ác. Ngay cả giờ đây, trong cuộc thương khó của Con yêu dấu Chúa, Chúa vẫn có thể mang lại ánh sáng phục sinh.

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Chúa Kitô, chịu chết vì tội lỗi chúng con,

Chúa Kitô, đã sống lại vì sự sống của chúng con,

Chúng con cầu xin Chúa: xin thương xót chúng con.


CHẶNG THỨ CHÍN
Chúa Giêsu chịu đóng đinh


Phúc Âm theo thánh Luca

Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (23:33-34)

Trích sách tiên tri Isaia

Người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành (53:5).

SUY NIỆM

Quả thật, Thiên Chúa không thể như thế!

Con yêu dấu, Đấng Thánh của Thiên Chúa, giờ đây là một thân thể bị phơi bày trên thập giá của sự hổ thẹn, bị bỏ rơi nhục nhã, giữa hai tên tội phạm. Một người đau khổ mà người ta quay đi; ngay cả chúng con cũng từng quay lưng lại với rất nhiều những người nam nữ có khuôn mặt biến dạng mà chúng con gặp trên đường đi.

Ngôi Lời của Thiên Chúa, từ đó mọi sự được tác thành, giờ đây chỉ còn là một khối thịt câm nín và đau khổ. Tất cả sự tàn ác của con người đều nổi lên chống lại Người và đã thắng thế. Quả thật, Thiên Chúa không thể như thế. Tuy nhiên, đồng thời, chính xác đó mới là những gì chúng con cần nơi Chúa!

Người đến để chia sẻ cuộc sống của mình với chúng con. “Hãy nhận lấy!” như Người vẫn thường nói, khi Người chữa bệnh cho những người đau yếu, tha thứ cho những con tim lầm lạc và trao ban chính Người trong bữa tiệc ly.

Tuy nhiên, Người đã kết thúc trong tay chúng con, trong thực tại của chết chóc và bạo lực không ngừng gây kinh hoàng cho chúng con khi chúng con nhìn xung quanh mình. Bạo lực cũng lẻn cả vào trong trái tim của chúng con nữa. Các tu sĩ bị giết tại Tibhirine đã nhận thức được điều này; cùng với lời cầu nguyện: “xin hãy tước vũ khí của họ!”, các vị cũng cầu xin: “và của cả chúng con nữa!”

Tình yêu mãnh liệt của Thiên Chúa đã xuống thăm địa ngục của chúng con. Đó là cách duy nhất để giải thoát chúng con ra khỏi cái ác.

Chúa Giêsu đã phải mang sự dịu dàng vô biên của Thiên Chúa đến chính tâm điểm tội lỗi của thế gian.

Chỉ bằng cách đó, bằng cách trực tiếp gặp gỡ với sự sống của Thiên Chúa, cái chết mới quay lui và sụp đổ, như một kẻ thù, gặp phải người khác mạnh mẽ hơn mình, sẽ cao bay xa chạy và biến mất.

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, xin đón nhận lời chúc tụng trong thinh lặng của chúng con.

Như các vị vua không nói nên lời khi tiên tri Isaia công bố về Người Tôi Tớ (xem 52:15), chúng con im lặng và ngạc nhiên trước Chiên Con bị giết vì chúng con và vì sự sống của thế gian. Chúng con tuyên xưng rằng nhờ những thương tích của Chúa, chúng con được chữa lành. “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì mọi ơn lành Người đã ban cho? Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa.” (Tv 116: 12.17).

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Chúa Kitô, chịu chết vì tội lỗi chúng con,

Chúa Kitô, đã sống lại vì sự sống của chúng con,

Chúng con cầu xin Chúa: xin thương xót chúng con.


CHẶNG THỨ MƯỜI
Chúa Giêsu trên thánh giá chịu thiên hạ nhạo cười


Phúc Âm theo thánh Luca

Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!” Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” (23:35-39)

Bấy giờ, quỷ nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy truyền cho hòn đá này hoá bánh đi!…Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng đây mà gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn” (4:3.9-11).

SUY NIỆM

Chẳng lẽ Chúa Giêsu không xuống khỏi thập giá được sao? Chúng con chắc không dám đặt câu hỏi này vì Phúc Âm há chỉ đặt nó trên môi của những kẻ vô thần đó sao?

Nhưng mà, cái câu hỏi ấy vẫn tiếp tục ám ảnh chúng con, vì chúng con cũng vẫn là một phần của cái thế giới đầy chước cám dỗ mà Chúa Giêsu đã phải đối mặt trong suốt bốn mươi ngày trong hoang địa, như là sự khởi đầu và khai mạc sứ vụ của Người. “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy truyền cho hòn đá này hoá bánh đi!…Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng đây mà gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ gìn giữ bạn”. Tuy nhiên, trong chiều kích mà chúng con, những người đã chịu phép rửa và tin vào sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, những người đang dõi bước theo Ngài, những lời châm chọc của kẻ ác không hề tóm được chúng con; chúng bất lực, sự lừa dối của chúng là hiển nhiên.

Chỉ khi nào chúng con khám phá ra được sức mạnh cương quyết của những lời đó, “Điều đó không cần thiết sao.. .?” (Lc 24:26), mà Chúa Giêsu đã kiên nhẫn giảng giải với các môn đồ của mình trên đường Emmaus.

“Điều cần thiết” là Đức Kitô phải chấp nhận sự vâng lời và sự bất lực này, để đến với chúng con trong sự bất lực vì sự bất tuân của chúng con.

Chỉ khi đó chúng con mới hiểu được rằng “chỉ có một Thiên Chúa Đấng chịu khổ đau mới có thể cứu được chúng ta”, như Dietrich Bonhoeffer đã viết vài tháng trước khi bị hành hình. Khi trải nghiệm sức mạnh của ma quỉ đến tột cùng, ông mới có thể tổng hợp, trong sự thật đơn giản và áp đảo này, về đức tin Kitô giáo.

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, ai sẽ giải phóng chúng con khỏi những nanh vuốt của thế gian? Ai sẽ giải phóng chúng con ra khỏi sự bạo ngược của những lời dối trá, làm cho chúng con ra kiêu căng và tìm kiếm vinh quang phù phiếm của chúng con?

Chỉ một mình Chúa mới có thể biến đổi con tim chúng con.

Chỉ một mình Chúa mới có thể làm cho chúng con yêu thích con đường khiêm hạ.

Chỉ có Chúa, là Đấng đã chỉ cho chúng con thấy không có chiến thắng nào ngoài tình yêu, và tất cả những gì khác chỉ là rơm rạ phất phơ trước gió, chỉ là những ảo ảnh biến mất khi đối mặt với chân lý của Chúa.

Chúng con xin Chúa, lạy Chúa, xin xua tan những giả trá đang muốn thống trị trong trái tim và trong thế giới của chúng con.

Xin cho chúng con bước theo những đường lối của Chúa, để thế giới có thể nhận ra sức mạnh của thánh giá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Lạy Thiên Chúa của con, lạy Chúa, sao Chúa nỡ bỏ con?


CHẶNG THỨ MƯỜI MỘT
Chúa Giêsu và Mẹ Người


Phúc Âm theo thánh Gioan

Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđalêla. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình (19:25-27).

SUY NIỆM

Đức Mẹ cũng đã đến cuối cuộc hành trình. Mẹ đã đến ngày mà ông già Simêôn đã tiên báo. Khi ôm hài nhi trong vòng tay run rẩy của mình, lời tạ ơn của ông đã phải nhường bước cho những lời bí ẩn đan quyện bi kịch và hy vọng, nỗi buồn và ơn cứu độ vào với nhau.

Ông Simêôn nói: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.” (Lc 2,34-35).

Cuộc viếng thăm của thiên sứ đã làm cho trái tim của Đức Maria kinh ngạc trước tin lạ lùng rằng Thiên Chúa đã chọn cuộc đời mình để mang lại những điều mới mẻ đã hứa cùng Israel: “điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe” (1 Cr 2: 9; Is 64: 3). Mẹ đã ưng thuận với kế hoạch thiêng liêng sẽ sớm liên quan đến thân xác của mình và sau đó đồng hành cùng con Mẹ, là hoa trái của cung lòng Mẹ dọc theo những nẻo đường không lường trước được.

Trong những ngày bình yên tại Nazareth, và sau đó trong đời sống công cộng của Chúa Giêsu, khi phòng ốc cần được mở rộng thêm cho một gia đình khác, gia đình của các môn đệ, những người lạ mặt mà Chúa Giêsu đã kết làm anh, làm chị, làm em, và làm mẹ mình, Mẹ đã lưu giữ tất cả những điều này trong trái tim mình. Mẹ đã ủy thác mọi sự trong sự kiên nhẫn tuyệt vời xuất phát từ niềm tin của mình.

Hôm nay là ngày hoàn thành. Lưỡi gươm đã đâm thâu tâm hồn Mẹ. Đức Maria cũng có một niềm tin bất tận mà Chúa Giêsu đã sống trọn vẹn niềm tin ấy trong sự vâng phục của Người đối với Chúa Cha. Đứng ở đó, Mẹ không bỏ rơi con mình. Stabat Mater. Trong bóng tối, nhưng với một niềm tín thác, Mẹ biết rằng Thiên Chúa sẽ giữ lời hứa của Người. Trong bóng tối, nhưng với một sự xác tín, Mẹ biết rằng Chúa Giêsu vừa là lời hứa vừa là sự hoàn thành của lời hứa ấy.

Lời nguyện

Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và người nữ của nhân loại chúng con, như một người mẹ, Mẹ hạ sinh chúng con trong Đấng mà Mẹ đã sinh ra: xin nâng đỡ chúng con trong đức tin vào giờ khắc tối tăm này và dạy chúng con biết hy vọng trước tất cả những thất vọng của cuộc đời.

Xin Mẹ gìn giữ toàn thể Giáo Hội trong sự trung tín và tỉnh thức, theo gương trung tín của Mẹ, khiêm tốn ngoan ngoãn vâng theo thánh ý Chúa, trong hết mọi sự Chúa dạy hay gởi đến cho chúng con, hiệp nhất chúng con, giúp chúng con vươn xa tới điều chúng con không dám mơ tưởng, là ơn cứu rỗi.

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Lạy Nữ Vương Rất Thánh, Lạy Mẹ từ bi,

Là sự sống của chúng con, sự ngọt ngào và hy vọng của chúng con.


CHẶNG THỨ MƯỜI HAI
Chúa Giêsu chết trên thánh giá


Phúc Âm theo thánh Gioan

Đức Giêsu nói “Ta khát!” Ở đó, có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Thế là đã hoàn tất! “ Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí… Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, quân lính không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực” (19:28-30.33-35).

SUY NIỆM

Tất cả giờ đây đã được hoàn thành. Sứ vụ của Chúa Giêsu đã được hoàn tất. Ngài đã đến từ Chúa Cha trong một sứ mệnh của lòng thương xót. Nhiệm vụ đó đã được hoàn thành với một lòng trung tín đạt đến những giới hạn tột cùng của tình yêu. Tất cả đã kết thúc. Chúa Giêsu phó linh hồn mình vào tay Chúa Cha.

Tất cả mọi thứ dường như rơi vào một sự im lặng chết người đang ập xuống trên đồi Golgotha và ba cây thánh giá đứng đó. Vào cuối ngày lễ Vượt Qua này, bất cứ ai đi qua đó cũng chỉ có thể nghĩ đến sự thất bại của Chúa Giêsu, sự sụp đổ của niềm hy vọng đã làm rung động con tim nhiều người, an ủi người nghèo, nâng đỡ người thấp hèn và cho những người theo Ngài thấp thoáng thấy rằng đã đến thời điểm Thiên Chúa sẽ hoàn thành những lời hứa đã được các tiên tri tiên báo. Bây giờ mọi thứ dường như đã mất, tan tành trong đống đổ nát.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thất vọng đó, Thánh Sử Gioan đã khiến chúng ta chú ý đến một chi tiết nhỏ, mà ngài đã long trọng miêu tả. Nước và máu đã tuôn ra từ bên phải cạnh sườn Chúa Giêsu trên cây thánh giá. Thật tuyệt vời! Vết thương mở ra bởi ngọn giáo của người lính tuôn trào một dòng nước và máu nói với chúng ta về sự sống và sự chào đời.

Thông điệp này khá ngắn gọn, nhưng nó nói lên một cách hùng hồn trong con tim những ai còn nhớ. Từ thân thể của Chúa Giêsu, có một dòng nước mà vị tiên tri đã thấy từ Đền Thờ. Một dòng nước tràn lên và trở thành một con sông hùng vĩ, một dòng nước phục hồi và làm sinh hoa trái tất cả những gì nó chạm đến trong dòng chảy của mình. Chúa Giêsu đã chẳng nói về thân xác Ngài như một Đền Thờ mới đó sao? “Máu của giao ước” đi kèm với nước đó. Chẳng phải Chúa Giêsu đã nói về xác thịt và máu Ngài như là thức ăn cho sự sống đời đời đó sao?

Lời nguyện

Lạy Chúa Giêsu, trong những ngày thiêng liêng của mầu nhiệm Vượt Qua này, xin hãy canh tân trong chúng con niềm vui của phép rửa tội.

Khi chúng con chiêm ngưỡng nước và máu chảy ra từ cạnh sườn Chúa, xin hãy dạy cho chúng con biết nhận ra nguồn suối sự sống mới của chúng con, tình yêu trên đó Giáo Hội Chúa được xây dựng, và niềm hy vọng khi Chúa chọn chúng con và gửi chúng con đi chia sẻ cùng thế giới.

Đây là nguồn mạch của sự sống tắm gội toàn bộ vũ trụ, dâng lên từ cạnh sườn bị đâm thâu qua của Chúa Kitô. Xin cho phép rửa là vinh quang duy nhất của của chúng con, khi chúng con dâng lên Chúa lời tán tụng ngợi khen đầy những kinh ngạc của chúng con.

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Chiên Con đã bị giết nay xứng đáng lãnh nhận

phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh,

danh dự với vinh quang, và muôn lời cung chúc.


CHẶNG THỨ MƯỜI BA
Hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thánh giá


Phúc Âm theo thánh Luca

Ông Giuse người xứ Arimathêa hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. (23:53)

SUY NIỆM

Có những dấu chỉ về sự yêu thương chăm sóc và danh dự dành cho thân xác bị bầm giập và tan nát của Chúa Giêsu. Một vài người đàn ông và đàn bà tụ tập dưới chân thập giá. Ông Giuse, một người xứ Arimathêa, “một người tốt lành và công chính” (Lc 23:50), là người mà Thánh Luca nói với chúng ta, đã xin Philatô cho phép chôn cất Chúa. Và cả ông Nicôđêmô, là người đã đến với Chúa Giêsu vào ban đêm, như Thánh Gioan đề cập thêm. Và có cả một số những phụ nữ, là những người trung thành với Chúa đến cùng, cũng phụ giúp.

Sự chiêm ngắm của Giáo Hội về cảnh này cũng bao gồm Đức Trinh Nữ Maria, người chắc chắn đã có mặt trong giây phút này.

Đức Maria, Mẹ của lòng từ bi, đón nhận vào vòng tay Mẹ cơ thể đã được sinh ra từ xác thịt mình, mà Mẹ đã đồng hành, đầy yêu thương và lặng lẽ, qua nhiều năm, giống như mọi người mẹ chăm sóc con cái mình.

Bây giờ cơ thể mà Mẹ đang ôm trong tay đã mở rộng đến tột cùng nỗi buồn của Mẹ, và nảy sinh một thụ tạo mới từ cuộc thương khó của một tình yêu đã đâm thấu trái tim của cả Con và Mẹ.

Trong sự im lặng tuyệt vọng rơi xuống sau những tiếng la lớn của những người lính, những lời xúc phạm của những kẻ qua đường và sự náo loạn của cuộc đóng đinh hành hình, chỉ còn lại những dấu hiệu của tình yêu và sự chăm sóc, những yêu thương kính trọng. Ông Giuse hạ xác Chúa xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn vào núi đá trong khu vườn gần đó.

Chúa Giêsu được lấy khỏi tay những kẻ giết người. Bây giờ, trong cái chết, một lần nữa Người được ôm ấp với sự dịu dàng và từ bi.

Bạo lực của những kẻ giết người đã lui ra xa. Sự dịu dàng đã trở lại nơi hành hình.

Sự dịu dàng của Chúa và những ai thuộc về Người, của những trái tim hiền lành mà Chúa đã hứa Nước Trời dành cho họ. Sự hiền lành ban đầu của sáng tạo, của người nam và người nữ được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Sự dịu dàng của thời cuối cùng, khi mọi giọt lệ được lau sạch và chó sói sẽ ở cùng với chiên con, vì mọi xác thịt sẽ nhận biết Thiên Chúa (xem 11: 6.9).

Khúc hát dâng Mẹ Maria

Ôi Maria, đừng khóc nữa: Con Mẹ, là Chúa chúng con, đã say ngủ trong yên bình.

Cha của Người, trong vinh quang, mở ra trước mắt Người những cánh cửa của cuộc sống!

Ôi Maria, hân hoan lên: Chúa Giêsu Phục Sinh đã chinh phục được cái chết!

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Con sẽ nằm xuống trong bình an, Chúa ơi, và giấc ngủ sẽ đến ngay lập tức.

Con sẽ trỗi dậy, vì Chúa là sức mạnh của con.

CHẶNG THỨ MƯỜI BỐN
Chúa Giêsu được đặt trong huyệt đá


Phúc Âm theo thánh Luca

Cùng đi với ông Giuse, có những người phụ nữ đã theo Đức Giêsu từ Galilê. Các bà để ý nhìn ngôi mộ và xem xác Người được đặt như thế nào. Rồi các bà về nhà, chuẩn bị dầu và thuốc thơm (23:55-56).

SUY NIỆM

Những phụ nữ đã đi khỏi. Người mà họ đã cùng đồng hành và chăm sóc liên tục dọc những nẻo đường Galilê không còn nữa. Tối nay, họ để Người lại một mình, họ chỉ còn đồng hành với Người qua những suy nghĩ về ngôi mộ và tấm vải liệm Người. Một hồi ức thoáng qua nhưng rất quý giá về những ngày đầy phấn khởi đã đi qua. Giờ chỉ còn lại sự cô đơn và im lặng. Ngày Sa-bát kéo đến gần, buộc người Do Thái phải nghỉ việc, như Thiên Chúa đã nghỉ ngơi sau khi hoàn tất và chúc phúc cho công trình sáng tạo của Ngài.

Hôm nay có một sự hoàn thành khác, hiện vẫn còn ẩn giấu và khó hiểu. Một ngày Sa-bát để nghỉ ngơi lặng lẽ, với những con tim hồi tưởng và những tâm trí nặng những ưu phiền. Nhưng đối với những người phụ nữ, đó cũng là một ngày để chuẩn bị dầu và thuốc thơm để bày tỏ sự kính trọng cuối cùng dành cho thân xác của Chúa vào ngày mai, lúc sáng sớm.

Phải chăng họ đang chuẩn bị chỉ đơn giản là để dưỡng nuôi hy vọng của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu Chúa đã chuẩn bị sẵn, để đáp lại lòng sùng mộ của họ, bằng một cái gì họ không thể đoán trước, không thể tưởng tượng hay dự đoán được? Sự phát hiện ra một ngôi mộ trống, một thông điệp rằng Người không còn ở đó, vì Người đã phá tan các cánh cửa của cái chết.. .

Lời nguyện

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, xin hãy nhìn đến và chúc phúc cho tất cả những người phụ nữ ở khắp mọi nơi đang chăm sóc cho những thân thể yếu đuối và dễ bị tổn thương, với lòng tốt và sự tôn trọng.

Xin ban cho cả chúng con nữa, những người đã đồng hành cùng Chúa trên con đường tình yêu này đến cùng, cùng với những người phụ nữ trong Tin Mừng, được bền chí trong lời cầu nguyện nhiệt thành. Vì chúng con biết rằng lời cầu nguyện của chúng con sẽ được đáp trả bằng sự phục sinh của Chúa Giêsu, mà Giáo Hội Chúa chuẩn bị cử hành trong niềm vui của đêm Phục Sinh.

Lạy Cha chúng con ở trên trời….

Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Amen.
 
Bài giảng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của cha Raniero Cantalamessa tại Đền Thờ Thánh Phêrô
J.B. Đặng Minh An dịch
18:39 14/04/2017
Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 14 tháng Tư, trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám Mục trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha đã chủ sự Phụng Vụ Suy Tôn Thánh Giá.

Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài chia sẻ của ngài như sau:


“O CRUX, AVE SPES UNICA”

Hỡi thánh giá, nguồn hy vọng duy nhất của thế giới


Chúng ta đã lắng nghe câu chuyện về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Có vẻ không có gì khác hơn so với bài tường thuật về một cái chết thảm khốc, và tin tức liên quan đến những cái chết tàn bạo như thế không hề thiếu trong các bản tin buổi tối. Cả trong những ngày này cũng có rất nhiều, trong đó có tin về 38 người Kitô hữu Coptic ở Ai Cập bị thiệt mạng hôm Chúa Nhật Lễ Lá. Những loại tin tức như thế nối tiếp nhau với một tốc độ dày đặc đến mức chỉ một ngày sau là chúng ta quên mất đi những tin của một ngày trước đó. Vậy thì tại sao chúng ta lại ở đây để tưởng nhớ cái chết của một người đàn ông sống cách đây 2,000 năm? Lý do là vì cái chết này đã mãi mãi thay đổi chính bộ mặt của sự chết và mang đến cho nó một ý nghĩa mới. Chúng ta hãy suy tư một lúc về điều này.

“Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra” (Ga 19: 33-34). Vào đầu sứ vụ của mình, để trả lời cho những kẻ hỏi Người lấy quyền gì mà đuổi các lái buôn khỏi đền thờ, Chúa Giêsu đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” (Ga 2:19). Bình luận về câu chuyện này, Thánh Gioan nói “Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người” (Ga 2:21), và giờ đây cũng vị Thánh Sử ấy đã làm chứng rằng máu và nước tuôn đổ từ cạnh sườn của ngôi đền bị “phá hủy” này. Đó là một sự ám chỉ rõ ràng cho lời tiên tri của Ezekiel về một ngôi đền thờ trong tương lai của Thiên Chúa, với một tia nước đã vọt ra, rồi trở thành một suối, rồi thành con sông lớn tàu bè di chuyển được và quanh đó mọi hình thức sự sống tươi nở (Ez 47,1ff).

Nhưng chúng ta hãy đi sâu hơn vào nguồn gốc của “những con sông nước hằng sống” (Ga 7:38) đến từ trái tim bị đâm qua của Chúa Kitô. Trong sách Khải Huyền, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu viết, “giữa ngai và bốn Con Vật, giữa các vị Kỳ Mục, một Con Chiên, trông như thể đã bị giết” (Kh 5: 6). Bị giết, nhưng đang đứng, có nghĩa là, bị đâm nhưng sống lại và vẫn sống.

Giờ đây giữa Ba Ngôi Thiên Chúa và thế giới này, có một trái tim nhân loại đang đập không chỉ một cách ẩn dụ nhưng là thực sự về thể lý. Nếu Đức Kitô, trên thực tế, đã chỗi dậy từ cõi chết, thì thánh tâm Ngài cũng đã được nâng dậy từ trong kẻ chết; trái tim ấy sống động như phần còn lại của cơ thể Ngài, trong một chiều kích khác so với trước đây, một chiều kích thực tế, ngay cả khi đó là mầu nhiệm. Nếu Chiên Con còn sống đang ở trên trời, “bị giết, nhưng vẫn đứng”, thì trái tim của Ngài chia sẻ cùng một trạng thái đó; đó là một trái tim bị đâm thâu qua nhưng vẫn sống – dù mãi mãi bị đâm thâu qua, chính vì Người hằng sống đến muôn đời.

Hiện đã có một cụm từ được tạo ra để mô tả chiều sâu của cái ác có thể tích tụ trong trái tim của nhân loại, đó là “cái tâm của bóng tối.” Sau sự hy sinh của Chúa Kitô, cái tâm của ánh sáng trên thế giới còn đập mạnh hơn cái tâm của bóng tối. Chúa Kitô, trên thực tế, đã về trời, nhưng Người không từ bỏ thế gian, như Người đã không hề từ bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi khi xuống thế làm người.

Một lời ca nhập lễ trong Phụng Vụ Giờ Kinh nói: “Kế hoạch của Chúa Cha” giờ đã được hoàn thành khi “biến Chúa Kitô thành trái tim của thế giới.” Điều này giải thích sự lạc quan không thể lay chuyển của Kitô giáo đã làm một nhà thần bí thời Trung cổ thốt lên rằng điều đáng để được mong đợi là “cần phải có tội lỗi; nhưng tất cả sẽ tốt đẹp, hết tất cả sẽ tốt đẹp, và tất cả mọi thứ sẽ ra tốt đẹp” (Julian thành Norwich).

* * *

Các tu sĩ dòng Carthusia đã chọn một huy hiệu đặt ở lối vào các tu viện của họ, trong các tài liệu chính thức, và trong các trường hợp khác. Huy hiệu này bao gồm một quả địa cầu có hình thánh giá bên trên với dòng chữ xung quanh nói rằng, “Stat crux dum volvitur Orbis” (nghĩa là “Thánh giá đứng vững trong khi trái đất quay cuồng”).

Thánh giá đại diện cho những gì nơi điểm cố định này, nơi cột buồm chính này của con tàu thế giới đang chập chùng trong sóng nước? Đó là tiếng nói “không” dứt khoát và không thể đảo ngược được của Thiên Chúa đối với bạo lực, bất công, thù hận, và dối trá – đối với tất cả những gì được gọi là “sự ác”, và cũng đồng thời là tiếng nói “có” cũng không thể đảo ngược của Ngài đối với tình yêu, sự thật, và sự tốt lành. “Không” đối với tội lỗi, “có” đối với các tội nhân. Đó là những gì Chúa Giêsu đã thực hiện trong suốt cuộc đời Người và giờ đây Ngài thánh hiến một cách chung cuộc qua cái chết của Người.

Lý do cho sự khác biệt này là rõ ràng: những người tội lỗi là những thụ tạo của Thiên Chúa bảo tồn được phẩm giá của họ, bất chấp tất cả những khuyết điểm của họ; ngoại trừ tội lỗi; tội lỗi là một thực tại gian trá được thêm vào, như một hậu quả của đam mê và của “sự ghen tị ma quỷ” (Kn 2:24). Đó cũng là một lý do mà Ngôi Lời, khi nhập thể, đã mặc lấy tất cả tính loài người, ngoại trừ tội lỗi. Người trộm lành mà Chúa Giêsu hứa thiên đường cho anh, là một thí dụ sống động cho tất cả điều này. Đừng có ai từ bỏ hy vọng của mình; đừng có ai nói như Cain, “tội lỗi của tôi quá lớn để có thể được tha thứ” (xem Sáng Thế 4:13).

Như thế, thánh giá, không “đứng” đó để chống lại thế gian nhưng là vì thế gian: để mang lại ý nghĩa cho tất cả những đau khổ đã từng là, đang là, và sẽ là trong lịch sử nhân loại. Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng, “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”(Ga 3:17). Thánh giá là lời công bố sống động rằng chiến thắng cuối cùng không thuộc về những kẻ chiến thắng người khác nhưng thuộc về những ai chiến thắng chính mình; chiến thắng không thuôc về những kẻ gây ra đau khổ nhưng thuộc về những ai chịu khổ đau.

* * *

“Dum volvitur Orbis,” khi thế giới quay cuồng. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến bao nhiêu những đổi dời từ thời này sang thời khác; chúng ta nói về thời kỳ đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đồ sắt, thời của đế quốc, thời nguyên tử, và thời đại điện tử. Nhưng hôm nay có cái gì đó mới. Ý tưởng về một quá trình chuyển đổi không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại của chúng ta. Cùng với ý tưởng về một sự đổi thay, ta cũng phải nói đến ý tưởng về một sự tan loãng. Người ta nói rằng chúng ta đang sống trong một “xã hội hóa lỏng” – liquid society. Nghĩa là không còn bất kỳ cái gì là cố định, không còn bất kỳ giá trị nào không thể tranh cãi, không còn bất cứ đá tảng nào giữa biển đời mà chúng ta có thể bám víu hay va chạm. Mọi thứ đều thay đổi liên tục.

Giả thuyết tồi tệ nhất mà triết gia đã dự đoán như là hiệu ứng về cái chết của Thiên Chúa đã trở thành hiện thực, trong đó sự ra đời của một thứ siêu người cần phải được ngăn chặn nhưng đã không ngăn chặn được: “Chúng ta đã làm gì khi chúng ta dời trái đất này xa dần khỏi mặt trời của nó? Trái đất di chuyển? hay chúng ta di chuyển? Xa tất cả mặt trời sao? Chúng ta có không hấp tấp với những thay đổi không ngừng này không? Đi ngược lại, sang một bên, hay theo mọi hướng? Có còn điều gì ở trên và ở dưới không? Chúng ta có lạc lối không trong cõi hư vô bất tận này? “(Nietzsche, Gay Science, aphorism 125).

Người ta thường nói rằng “giết chết Thiên Chúa là vụ tự tử khủng khiếp nhất”, và đó là một phần những gì chúng ta đang thấy. Jean-Paul Sartre không đúng khi cho rằng “nơi nào Thiên Chúa sinh ra, thì con người chết”. Điều ngược lại mới là đúng: nơi Thiên Chúa chết, con người chết theo.

Một nghệ sĩ siêu thực thuộc hậu bán thế kỷ trước là Salvador Dalí đã vẽ một cây thánh giá có vẻ như một một lời tiên tri về tình trạng này. Bức tranh mô tả một thánh giá rất lớn với Chúa Kitô lớn không kém đang nhìn từ trên cao, đầu Ngài ngục xuống. Tuy nhiên, bên dưới Ngài, không phải là đất nhưng là nước. Đấng chịu đóng đinh không được treo lơ lửng giữa trời và đất nhưng giữa trời và các thành phần chất lỏng của trái đất.

Hình ảnh này (cũng có hậu cảnh là các đám mây ám chỉ một đám mây nguyên tử) tuy bi thảm vẫn chứa đựng một sự chắc chắn đầy an ủi: có hy vọng ngay cả đối với một xã hội lỏng như xã hội của chúng ta! Có hy vọng bởi vì trên đó là “thập giá Chúa Kitô đang đứng.” Đây là những gì chúng ta lặp lại hàng năm trong phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh những lời của nhà thơ Venanzio Fortunato: “O Crux, spes ave Unica”, “Hỡi Thánh Giá, hy vọng duy nhất của chúng ta.”

Vâng, Thiên Chúa đã chết, ấy là chết ở nơi Con Ngài Chúa Giêsu Kitô; nhưng Ngài không ở lại trong ngôi mộ, Ngài đã chỗi dậy. “Anh em đã đóng đinh và giết chết Ngài,” Phêrô hét lên với đám đông vào ngày Lễ Ngũ Tuần, “Nhưng Thiên Chúa đã cho Người sống lại” (xem Công Vụ Tông Đồ 2: 23-24). Ngài là một trong số những người “chết nhưng bây giờ Người sống muôn đời” (xem Kh. 1:18). Thánh giá không “đứng” bất động ở giữa những biến động trên thế giới này như một sự nhắc nhở về một sự kiện trong quá khứ hay chỉ đơn thuần là một biểu tượng; thánh giá là một thực tế đang diễn ra, đang sống và hoạt động.

* * *

Tuy nhiên, chúng ta sẽ làm cho phụng vụ cuộc thương khó Chúa thành vô nghĩa, nếu chúng ta dừng lại, giống như các nhà xã hội học, khi họ phân tích xã hội mà chúng ta đang sống. Chúa Kitô đã không đến để giải thích chuyện này chuyện nọ nhưng là để thay đổi nhân loại. Con tim của bóng tối không chỉ thuộc về những con người gian ác ẩn sâu trong rừng, cũng không phải chỉ là sản phẩm do xã hội phương Tây sản sinh ra. Nó nằm trong mỗi người chúng ta với những mức độ khác nhau.

Kinh Thánh gọi đó là một trái tim bằng đá: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt.” (Ezekiel 36:26). Một trái tim bằng đá là một trái tim đóng kín với thánh ý Chúa và sự đau khổ của anh chị em, là trái tim của một người chỉ biết tích lũy bạc tiền vô giới hạn tiền và thờ ơ trước sự tuyệt vọng của những người không có dù chỉ là một ly nước cho con mình; đó cũng là trái tim của những ai để cho bản thân mình hoàn toàn bị chi phối bởi những đam mê nhơ bẩn và sẵn sàng giết người vì niềm đam mê ấy hay sẵn sàng để sống một cuộc sống hai mặt. Khi không giữ cho tim mình biết hướng về tha nhân, chúng ta không thể mô tả trái tim của chúng ta là một quả tim của một thừa tác viên của Chúa hay của một người tín hữu Kitô thực hành đạo, nếu như chúng ta tiếp tục sống về cơ bản là “cho chính chúng ta”, chứ không phải là “cho Chúa”.

Có lời chép rằng “Bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy.” (Mt 27:51-52) Những dấu hiệu này thường được giải thích như là những dấu chỉ của ngày tận thế; như thể nó là ngôn ngữ biểu tượng cần thiết để mô tả các sự kiện mang tính cánh chung. Những dấu hiệu này còn có một ý nghĩa khích lệ: chúng chỉ ra những gì nên xảy ra ở trong lòng một người đọc và suy niệm về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Trong một buổi cử hành phụng vụ như buổi cử hành ngày hôm nay, Thánh Lêô Cả nói với các tín hữu, “Trái đất – tức là bản tính con người của chúng ta - nên run rẩy trước sự đau khổ của Đấng Cứu Chuộc nó. Những tảng đá – là con tim của những người không tin- nên bật tung ra thành từng mảnh. Người chết, bị giam cầm trong mồ mả tử vong của họ, nên bước ra, vì giờ đây những tảng đá khổng lồ đã vỡ nát” (Bài giảng 66, 3; PL 54, 366).

Trái tim bằng thịt, được Chúa hứa ban qua các ngôn sứ, giờ đây hiện diện trên thế giới: đó là trái tim của Chúa bị lưỡi đòng đâm thâu qua trên thánh giá, là trái tim mà chúng ta tôn sùng là “Thánh Tâm”. Khi lãnh nhận Thánh Thể, chúng ta xác tín rằng trái tim Người cũng ngự đến và đập bên trong chúng ta nữa. Khi chúng ta ngước nhìn lên thánh giá, chúng ta hãy nói từ tận đáy lòng chúng ta, như người thu thuế trong đền thờ, “Lạy Chúa, xin thương xót tôi là kẻ có tội!” Và khi đó chúng ta, cũng như ông, trở về nhà “được công chính hóa” (Lc 18: 13-14).
 
Phục Sinh 2017: Công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô như một vườn hoa Hòa Lan
Vũ Văn An
19:49 14/04/2017
Lễ trọng Phục Sinh vào Chúa Nhật, 16 tháng Tư, sẽ được cử hành tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nơi sẽ biến thành một vườn hoa, biểu tượng cho niềm vui vì Chúa Giêsu đã sống lại. Hơn 35,000 cây cảnh và bông hoa đã được chở tới từ Hòa Lan để dùng trong dịp này. Theo tuyên bố của Phòng Báo Chí Toà Thánh, thêm vào việc nhấn mạnh tới tính thánh thiêng của phụng vụ, việc trang hoàng hoa lá năm nay hết sức phong phú nhằm làm nổi bật Sứ Điệp Phục Sinh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Phòng Báo chí cho biết: Việc dâng tặng hoa của Hòa Lan lên Đức Giáo Hoàng vào dịp Phục Sinh đến nay là lần thứ ba mươi mốt. Việc sắp xếp hoa là công việc của một nhóm chuyên viên về hoa của Hoà Lan, do ông Paul Deckers phối trí; ông là người tham gia 30 lần tất cả.

Ông Paul Deckers cho biết: “Năm nào dịp này cũng là một dịp hoàn toàn kỳ diệu! Xe tải từ Hòa Lan tới vào hôm thứ Năm trước Lễ Phục Dinh. Cây, hoa và các trang trí hoa lá đã được chuẩn bị ngay ở Hòa Lan được lập tức rỡ xuống, và bắt đầu ngay công việc biến Công Trường mênh mông này thành một bức tranh vải bằng hoa”. Vị trí sắp xếp cây và hoa đã được nghiên cứu kỹ để không gây trở ngại cho việc diễn tiến Thánh Lễ Đại Trào và làm dễ việc các đài truyền hình tường trình Thánh Lễ, được hàng triệu khán giả khắp thế giới theo dõi.

Các chuẩn bị sơ khởi đã bắt đầu vào mùa thu qua với việc chọn hoa và những cây cảnh đẹp nhất. Vị trí của những cây có củ đang nở bông trước Vương Cung Thánh Đường và dưới chân các bậc thềm tạo nên một hình ảnh tương tự như những cánh đồng đang nở hoa nổi tiếng ở Hòa Lan: hàng dẫy dài bông tulip, lan dạ hương và thủy tiên đủ mầu đa dạng. Năm nay, các đỉnh cao về kiến trúc của Công Trường sẽ được làm nổi bật để nhấn mạnh tới nghi thức tôn giáo bao nhiêu có thể. Hàng bảng mầu xuất hiện chủ yếu nhờ hàng ngàn những củ đang trổ bông, vàng, trắng, đỏ và tulip mầu cam, xanh dương và mầu trắng dạ lan hương và những nét thủy tiên vàng phong phú. Các bông hoa dành cho Lễ Chúa Phục Sinh trình bầy biến cố độc đáo để làm nổi bật giá trị của cây cảnh và bông hoa trong các khoảnh khắc khác nhau của đời sống. Lễ Phục Sinh năm nay là một Lễ Phục Sinh đặc biệt vì nó được cử hành bởi cả Công Giáo lẫn Chính Thống Giáo cùng một ngày.

Các tiêu chuẩn quan trọng để chọn lựa hoa là giá trị biểu tượng của chúng. Như thường lệ, vàng và trắng được ưu tiên, vì đây là mầu cờ của Tòa Thánh. Có rất nhiều hoa huệ, vốn là biểu tượng của trong sạch và, trong nghệ thuật ảnh tượng Kitô Giáo, vốn tượng trưng cho Trinh Nữ Maria. Năm nay, một điều tuyệt đối mới mẻ là Roselily, một loại huệ đầu tiên nở hoa mà không có nhụy hoa. Không có nhụy hoa có nghĩa là không tạo phấn và do đó không làm dơ vải vóc, thành thử loại hoa này có thể được dùng trong bất cứ phối hợp nào.

Được sử dụng nhiều còn có hồng Avalanche bông lớn, biểu tượng cho Tháng Đức Mẹ. Hàng ngàn mẫu mầu trắng, hồng nhạt và mầu cá hồi có thể được chiêm ngưỡng trong những khu rộng lớn, biểu tượng cho sự kết hợp của nhiều dân tộc qua loài hoa. Dù gì, ngôn ngữ của hoa cũng có tính phổ quát.

Trước các hàng cột vĩ đại, là những ốc đảo nhỏ mầu xanh gồm những cây phong (birch) cao 6 thước, và hàng chanh (lime) nở hoa cao bằng hàng cột. Chanh được coi là cây của tình yêu phu thê, phong được coi là cây sự sống và tái sinh.

Nổi bật ở hai bên lối vào Vương Cung Thánh Đường là bốn trang trí hoa hỗn hợp vĩ đại với những cây phi yến (delphinium) mầu xanh dương nhạt, mà, trong ngôn ngữ các loài hoa, vốn nói lên tình yêu chân thành dâng lên trái tim trên cao, nhẹ nhàng và vĩ đại. Phi yến chỉ đứng sau đại hồng trắng, vốn biểu tượng cho sự thùy mị và khiêm nhường. Những cành hồng cũng được dùng để trang trí bàn thờ và ban công, từ đó, Đức Thánh Cha ban phép lành cho Thành Thánh và Thế Giới.

Trong việc trang trí Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô dịp Lễ Phục Sinh, hàng ngàn bông hồng Avalanche, phi yến xanh dương, huệ, đầu xuân (forsythia) và cây mận đã được sử dụng, được làm nổi bật thêm bằng những cành anh đào đỏ vàng. Các bậc thềm dẫn tới bàn thờ mà giáo dân hay chú ý được trang hoàng bằng những chuỗi bán nguyệt tròn trịa thủy tiên vàng óng ánh. Khi Đức Thánh Cha bước qua đó để tiến tới bàn thờ, người ta có cảm tưởng ngài đang bước giữa một cánh đồng Hòa Lan tiêu biểu đang trổ hoa. Trong các vườn, các công trình vĩ đại gồm các bông Roselily, các cây huệ đơm bông kép đủ mầu, từ trắng tới hồng nhạt và hồng thắm khiến ái cũng chú ý.
 
Đức Thánh Cha cử hành nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó Chúa ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 14/04/2017
VietCatholic Network
20:45 14/04/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đang nằm phủ phục trước bàn thờ chính trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Lúc này là 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 14 tháng Tư.

Trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám Mục trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha đang nằm sấp mình trong thinh lặng.

Giờ đây, Đức Thánh Cha mở đầu buổi cử hành với lời nguyện, xin Chúa nhớ lại lòng từ bi và đoái thương, bảo vệ gia đình mà Chúa Kitô, Con Chúa, đã khai mạc mầu nhiệm vượt qua cho họ trong máu của Người.

Giờ đây cộng đoàn đang lắng nghe bài Thương Khó.

Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài chia sẻ của ngài.

Ngài nói:

“O CRUX, AVE SPES UNICA”

Hỡi thánh giá, nguồn hy vọng duy nhất của thế giới

Chúng ta đã lắng nghe câu chuyện về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Có vẻ không có gì khác hơn so với bài tường thuật về một cái chết thảm khốc, và tin tức liên quan đến những cái chết tàn bạo như thế không hề thiếu trong các bản tin buổi tối. Cả trong những ngày này cũng có rất nhiều, trong đó có tin về 38 người Kitô hữu Coptic ở Ai Cập bị thiệt mạng hôm Chúa Nhật Lễ Lá. Những loại tin tức như thế nối tiếp nhau với một tốc độ dày đặc đến mức chỉ một ngày sau là chúng ta quên mất đi những tin của một ngày trước đó. Vậy thì tại sao chúng ta lại ở đây để tưởng nhớ cái chết của một người đàn ông sống cách đây 2,000 năm? Lý do là vì cái chết này đã mãi mãi thay đổi chính bộ mặt của sự chết và mang đến cho nó một ý nghĩa mới. Chúng ta hãy suy tư một lúc về điều này.

“Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra” (Ga 19: 33-34). Vào đầu sứ vụ của mình, để trả lời cho những kẻ hỏi Người lấy quyền gì mà đuổi các lái buôn khỏi đền thờ, Chúa Giêsu đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” (Ga 2:19). Bình luận về câu chuyện này, Thánh Gioan nói “Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người” (Ga 2:21), và giờ đây cũng vị Thánh Sử ấy đã làm chứng rằng máu và nước tuôn đổ từ cạnh sườn của ngôi đền bị “phá hủy” này. Đó là một sự ám chỉ rõ ràng cho lời tiên tri của Ezekiel về một ngôi đền thờ trong tương lai của Thiên Chúa, với một tia nước đã vọt ra, rồi trở thành một suối, rồi thành con sông lớn tàu bè di chuyển được và quanh đó mọi hình thức sự sống tươi nở (Ez 47,1ff).

Nhưng chúng ta hãy đi sâu hơn vào nguồn gốc của “những con sông nước hằng sống” (Ga 7:38) đến từ trái tim bị đâm qua của Chúa Kitô. Trong sách Khải Huyền, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu viết, “giữa ngai và bốn Con Vật, giữa các vị Kỳ Mục, một Con Chiên, trông như thể đã bị giết” (Kh 5: 6). Bị giết, nhưng đang đứng, có nghĩa là, bị đâm nhưng sống lại và vẫn sống.

Giờ đây giữa Ba Ngôi Thiên Chúa và thế giới này, có một trái tim nhân loại đang đập không chỉ một cách ẩn dụ nhưng là thực sự về thể lý. Nếu Đức Kitô, trên thực tế, đã chỗi dậy từ cõi chết, thì thánh tâm Ngài cũng đã được nâng dậy từ trong kẻ chết; trái tim ấy sống động như phần còn lại của cơ thể Ngài, trong một chiều kích khác so với trước đây, một chiều kích thực tế, ngay cả khi đó là mầu nhiệm. Nếu Chiên Con còn sống đang ở trên trời, “bị giết, nhưng vẫn đứng”, thì trái tim của Ngài chia sẻ cùng một trạng thái đó; đó là một trái tim bị đâm thâu qua nhưng vẫn sống – dù mãi mãi bị đâm thâu qua, chính vì Người hằng sống đến muôn đời.

Hiện đã có một cụm từ được tạo ra để mô tả chiều sâu của cái ác có thể tích tụ trong trái tim của nhân loại, đó là “cái tâm của bóng tối.” Sau sự hy sinh của Chúa Kitô, cái tâm của ánh sáng trên thế giới còn đập mạnh hơn cái tâm của bóng tối. Chúa Kitô, trên thực tế, đã về trời, nhưng Người không từ bỏ thế gian, như Người đã không hề từ bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi khi xuống thế làm người.

Một lời ca nhập lễ trong Phụng Vụ Giờ Kinh nói: “Kế hoạch của Chúa Cha” giờ đã được hoàn thành khi “biến Chúa Kitô thành trái tim của thế giới.” Điều này giải thích sự lạc quan không thể lay chuyển của Kitô giáo đã làm một nhà thần bí thời Trung cổ thốt lên rằng điều đáng để được mong đợi là “cần phải có tội lỗi; nhưng tất cả sẽ tốt đẹp, hết tất cả sẽ tốt đẹp, và tất cả mọi thứ sẽ ra tốt đẹp” (Julian thành Norwich).

* * *

Các tu sĩ dòng Carthusia đã chọn một huy hiệu đặt ở lối vào các tu viện của họ, trong các tài liệu chính thức, và trong các trường hợp khác. Huy hiệu này bao gồm một quả địa cầu có hình thánh giá bên trên với dòng chữ xung quanh nói rằng, “Stat crux dum volvitur Orbis” (nghĩa là “Thánh giá đứng vững trong khi trái đất quay cuồng”).

Thánh giá đại diện cho những gì nơi điểm cố định này, nơi cột buồm chính này của con tàu thế giới đang chập chùng trong sóng nước? Đó là tiếng nói “không” dứt khoát và không thể đảo ngược được của Thiên Chúa đối với bạo lực, bất công, thù hận, và dối trá – đối với tất cả những gì được gọi là “sự ác”, và cũng đồng thời là tiếng nói “có” cũng không thể đảo ngược của Ngài đối với tình yêu, sự thật, và sự tốt lành. “Không” đối với tội lỗi, “có” đối với các tội nhân. Đó là những gì Chúa Giêsu đã thực hiện trong suốt cuộc đời Người và giờ đây Ngài thánh hiến một cách chung cuộc qua cái chết của Người.

Lý do cho sự khác biệt này là rõ ràng: những người tội lỗi là những thụ tạo của Thiên Chúa bảo tồn được phẩm giá của họ, bất chấp tất cả những khuyết điểm của họ; ngoại trừ tội lỗi; tội lỗi là một thực tại gian trá được thêm vào, như một hậu quả của đam mê và của “sự ghen tị ma quỷ” (Kn 2:24). Đó cũng là một lý do mà Ngôi Lời, khi nhập thể, đã mặc lấy tất cả tính loài người, ngoại trừ tội lỗi. Người trộm lành mà Chúa Giêsu hứa thiên đường cho anh, là một thí dụ sống động cho tất cả điều này. Đừng có ai từ bỏ hy vọng của mình; đừng có ai nói như Cain, “tội lỗi của tôi quá lớn để có thể được tha thứ” (xem Sáng Thế 4:13).

Như thế, thánh giá, không “đứng” đó để chống lại thế gian nhưng là vì thế gian: để mang lại ý nghĩa cho tất cả những đau khổ đã từng là, đang là, và sẽ là trong lịch sử nhân loại. Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng, “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”(Ga 3:17). Thánh giá là lời công bố sống động rằng chiến thắng cuối cùng không thuộc về những kẻ chiến thắng người khác nhưng thuộc về những ai chiến thắng chính mình; chiến thắng không thuôc về những kẻ gây ra đau khổ nhưng thuộc về những ai chịu khổ đau.

* * *

“Dum volvitur Orbis,” khi thế giới quay cuồng. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến bao nhiêu những đổi dời từ thời này sang thời khác; chúng ta nói về thời kỳ đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đồ sắt, thời của đế quốc, thời nguyên tử, và thời đại điện tử. Nhưng hôm nay có cái gì đó mới. Ý tưởng về một quá trình chuyển đổi không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại của chúng ta. Cùng với ý tưởng về một sự đổi thay, ta cũng phải nói đến ý tưởng về một sự tan loãng. Người ta nói rằng chúng ta đang sống trong một “xã hội hóa lỏng” – liquid society. Nghĩa là không còn bất kỳ cái gì là cố định, không còn bất kỳ giá trị nào không thể tranh cãi, không còn bất cứ đá tảng nào giữa biển đời mà chúng ta có thể bám víu hay va chạm. Mọi thứ đều thay đổi liên tục.

Giả thuyết tồi tệ nhất mà triết gia đã dự đoán như là hiệu ứng về cái chết của Thiên Chúa đã trở thành hiện thực, trong đó sự ra đời của một thứ siêu người cần phải được ngăn chặn nhưng đã không ngăn chặn được: “Chúng ta đã làm gì khi chúng ta dời trái đất này xa dần khỏi mặt trời của nó? Trái đất di chuyển? hay chúng ta di chuyển? Xa tất cả mặt trời sao? Chúng ta có không hấp tấp với những thay đổi không ngừng này không? Đi ngược lại, sang một bên, hay theo mọi hướng? Có còn điều gì ở trên và ở dưới không? Chúng ta có lạc lối không trong cõi hư vô bất tận này? “(Nietzsche, Gay Science, aphorism 125).

Người ta thường nói rằng “giết chết Thiên Chúa là vụ tự tử khủng khiếp nhất”, và đó là một phần những gì chúng ta đang thấy. Jean-Paul Sartre không đúng khi cho rằng “nơi nào Thiên Chúa sinh ra, thì con người chết”. Điều ngược lại mới là đúng: nơi Thiên Chúa chết, con người chết theo.

Một nghệ sĩ siêu thực thuộc hậu bán thế kỷ trước là Salvador Dalí đã vẽ một cây thánh giá có vẻ như một một lời tiên tri về tình trạng này. Bức tranh mô tả một thánh giá rất lớn với Chúa Kitô lớn không kém đang nhìn từ trên cao, đầu Ngài ngục xuống. Tuy nhiên, bên dưới Ngài, không phải là đất nhưng là nước. Đấng chịu đóng đinh không được treo lơ lửng giữa trời và đất nhưng giữa trời và các thành phần chất lỏng của trái đất.

Hình ảnh này (cũng có hậu cảnh là các đám mây ám chỉ một đám mây nguyên tử) tuy bi thảm vẫn chứa đựng một sự chắc chắn đầy an ủi: có hy vọng ngay cả đối với một xã hội lỏng như xã hội của chúng ta! Có hy vọng bởi vì trên đó là “thập giá Chúa Kitô đang đứng.” Đây là những gì chúng ta lặp lại hàng năm trong phụng vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh những lời của nhà thơ Venanzio Fortunato: “O Crux, spes ave Unica”, “Hỡi Thánh Giá, hy vọng duy nhất của chúng ta.”

Vâng, Thiên Chúa đã chết, ấy là chết ở nơi Con Ngài Chúa Giêsu Kitô; nhưng Ngài không ở lại trong ngôi mộ, Ngài đã chỗi dậy. “Anh em đã đóng đinh và giết chết Ngài,” Phêrô hét lên với đám đông vào ngày Lễ Ngũ Tuần, “Nhưng Thiên Chúa đã cho Người sống lại” (xem Công Vụ Tông Đồ 2: 23-24). Ngài là một trong số những người “chết nhưng bây giờ Người sống muôn đời” (xem Kh. 1:18). Thánh giá không “đứng” bất động ở giữa những biến động trên thế giới này như một sự nhắc nhở về một sự kiện trong quá khứ hay chỉ đơn thuần là một biểu tượng; thánh giá là một thực tế đang diễn ra, đang sống và hoạt động.

* * *

Tuy nhiên, chúng ta sẽ làm cho phụng vụ cuộc thương khó Chúa thành vô nghĩa, nếu chúng ta dừng lại, giống như các nhà xã hội học, khi họ phân tích xã hội mà chúng ta đang sống. Chúa Kitô đã không đến để giải thích chuyện này chuyện nọ nhưng là để thay đổi nhân loại. Con tim của bóng tối không chỉ thuộc về những con người gian ác ẩn sâu trong rừng, cũng không phải chỉ là sản phẩm do xã hội phương Tây sản sinh ra. Nó nằm trong mỗi người chúng ta với những mức độ khác nhau.

Kinh Thánh gọi đó là một trái tim bằng đá: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt.” (Ezekiel 36:26). Một trái tim bằng đá là một trái tim đóng kín với thánh ý Chúa và sự đau khổ của anh chị em, là trái tim của một người chỉ biết tích lũy bạc tiền vô giới hạn tiền và thờ ơ trước sự tuyệt vọng của những người không có dù chỉ là một ly nước cho con mình; đó cũng là trái tim của những ai để cho bản thân mình hoàn toàn bị chi phối bởi những đam mê nhơ bẩn và sẵn sàng giết người vì niềm đam mê ấy hay sẵn sàng để sống một cuộc sống hai mặt. Khi không giữ cho tim mình biết hướng về tha nhân, chúng ta không thể mô tả trái tim của chúng ta là một quả tim của một thừa tác viên của Chúa hay của một người tín hữu Kitô thực hành đạo, nếu như chúng ta tiếp tục sống về cơ bản là “cho chính chúng ta”, chứ không phải là “cho Chúa”.

Có lời chép rằng “Bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy.” (Mt 27:51-52) Những dấu hiệu này thường được giải thích như là những dấu chỉ của ngày tận thế; như thể nó là ngôn ngữ biểu tượng cần thiết để mô tả các sự kiện mang tính cánh chung. Những dấu hiệu này còn có một ý nghĩa khích lệ: chúng chỉ ra những gì nên xảy ra ở trong lòng một người đọc và suy niệm về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô. Trong một buổi cử hành phụng vụ như buổi cử hành ngày hôm nay, Thánh Lêô Cả nói với các tín hữu, “Trái đất – tức là bản tính con người của chúng ta - nên run rẩy trước sự đau khổ của Đấng Cứu Chuộc nó. Những tảng đá – là con tim của những người không tin- nên bật tung ra thành từng mảnh. Người chết, bị giam cầm trong mồ mả tử vong của họ, nên bước ra, vì giờ đây những tảng đá khổng lồ đã vỡ nát” (Bài giảng 66, 3; PL 54, 366).

Trái tim bằng thịt, được Chúa hứa ban qua các ngôn sứ, giờ đây hiện diện trên thế giới: đó là trái tim của Chúa bị lưỡi đòng đâm thâu qua trên thánh giá, là trái tim mà chúng ta tôn sùng là “Thánh Tâm”. Khi lãnh nhận Thánh Thể, chúng ta xác tín rằng trái tim Người cũng ngự đến và đập bên trong chúng ta nữa. Khi chúng ta ngước nhìn lên thánh giá, chúng ta hãy nói từ tận đáy lòng chúng ta, như người thu thuế trong đền thờ, “Lạy Chúa, xin thương xót tôi là kẻ có tội!” Và khi đó chúng ta, cũng như ông, trở về nhà “được công chính hóa” (Lc 18: 13-14).

Lễ nghi được tiếp nối với 10 lời nguyện cho các nhu cầu của Công Giáo và mọi thành phần trong nhân loại. Kế đến là nghi thức tôn thờ Thánh Giá và phần hiệp lễ.

Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là một Thánh Lễ, do đó Thánh Thể không được thánh hiến. Tuy nhiên, Mình Thánh Chúa đã được trao cho các tín hữu bởi hàng chục linh mục. Sau khi Đức Giáo Hoàng đọc lời chúc bình an, phụng vụ đã kết thúc trong im lặng theo như là truyền thống Phụng Vụ của Giáo Hội trong ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh.
 
Top Stories
Cambodge: Mgr Olivier Schmitthaeusler, un missionnaire MEP au Cambodge
Eglises d'Asie
10:00 14/04/2017
A lire dans le quotidien La Croix : L’église Notre-Dame-du-Sourire de Takéo, à Takéo Chemkarcheang. C’est ici, à quatre heures de route de Phnom Penh, au milieu des rizières et des palmiers à sucre, qu’il faut venir pour comprendre Olivier Schmitthaeusler. Cette chapelle à l’architecture khmère, ce missionnaire l’a fait construire, puis agrandir et embellir à quatre reprises.

Un travail pugnace de concepteur-bâtisseur d’autant plus méritoire qu’à son arrivée ici, en 2001, il n’y avait qu’un seul chrétien dans toute la province rurale de Takéo, et qu’en tant que jeune curé, il n’avait pas d’endroit où loger. « Pendant sept ans, j’ai dormi dans la sacristie », raconte celui qui est aujourd’hui vicaire apostolique de Phnom Penh, la capitale cambodgienne.

Silhouette solide, visage énergique. D’emblée, il se dégage de Mgr Olivier Schmitthaeusler, prêtre des Missions Etrangères de Paris (MEP), une impression de puissance dynamique. Impression confirmée à la vue de ce qu’il a bâti à Takéo : une école maternelle, un collège-lycée technique, un foyer de jeunes et, plus récemment, une scène de théâtre en plein air, surmontée d’un grand Brahma à triple face, comme dans les fameux temples d’Angkor. Un peu à l’écart, il a également fait édifier un « village de la paix ».

Un village sorti de terre

Initialement dédié aux malades du sida, cet ensemble de douze maisons en bois accueille désormais des familles touchées par le handicap qu’« il faut parfois sortir de leur environnement pour éviter qu’elles ne soient agressées », explique le missionnaire français. Une porcherie et des ateliers de fabrication de balais et de tissage de soie permettent aux familles d’être financièrement indépendantes.

A mi-chemin entre la capitale et Takéo, cet hyperactif a encore inauguré en 2013 l’Institut Saint-Paul, petite université catholique qui dispense des formations au tourisme, à l’anglais, à l’informatique et à l’agronomie. « L’éducation est une priorité dans un pays en reconstruction ; l’Eglise doit y apporter sa contribution », insiste-t-il, persuadé qu’il faut préparer les jeunes Cambodgiens à « défendre leur culture face aux pays voisins plus avancés sur le plan économique ».

Un missionnaire bâtisseur

Mgr Schmitthaeusler souhaite lancer un autre projet, plus ambitieux encore, sur 70 hectares de terre, achetés dès 2003 dans le district de Kampot : ouvrir une école agricole avec sa ferme d’application – déjà, on y cultive manguiers, poivriers et plantes médicinales –, et un village touristique « pour des couples le week-end et des étrangers désireux de découvrir la culture locale ».

Pour attirer les clients, il envisage de monter un spectacle mensuel, et pour cela de créer, dès l’an prochain, une école de danse, de musique et des arts de la scène. « Les MEP financent l’essentiel de ces constructions mais je tiens à faire participer les populations locales, pour les motiver », souligne le vicaire apostolique.

Ses talents de bâtisseur trouvent aussi à s’exercer dans Phnom Penh Thmey (la nouvelle Phnom Penh), en périphérie de la capitale. Là, il a déjà inauguré un vaste centre pastoral, avec salle de cours, chambres pour retraitants, boutique d’artisanat local…

Sur le même terrain, Mgr Schmitthaeusler prévoit d’ouvrir un hôpital catholique ainsi qu’une cathédrale, l’ancienne, qui datait du XIXe siècle, ayant été détruite à la dynamite par les Khmers rouges.

En effet, sous l’ère du Kampuchéa démocratique de Pol Pot, entre 1975 et 1979, toutes traces de bouddhisme, de christianisme et d’islam ont été éliminées ; les prêtres cambodgiens et étrangers ont été tués – certains ayant toutefois réussi à fuir ; les paroisses ont été rasées et les biens d’Eglise confisqués ; la communauté catholique, qui comptait plus de 60 000 fidèles, a été dispersée… Puis, de 1978 à 1989, pendant l’occupation communiste vietnamienne, la foi s’est maintenue clandestinement grâce à quelques réseaux de chrétiens courageux.

« Au Cambodge, on se retrouve comme au XIXe siècle. C’est la vocation des MEP de fonder et construire des Eglises pour les transmettre aux chrétiens autochtones, répond le vicaire apostolique quand on l’interroge sur son étonnante puissance créatrice. Tout me vient dans la prière, en fonction des besoins, puis je me fais aider de personnes compétentes. Seul, je ne pourrais rien faire. »

De fait, le missionnaire français est rarement seul. Dans son « évêché », un bâtiment neuf dans Phnom Penh Thmey, cohabitent 21 personnes : un couple avec deux jeunes enfants, deux adolescentes dont les mères travaillent en Thaïlande, cinq sourds-muets scolarisés dans une ONG proche, huit adultes handicapés – dont certains sont mariés – qui travaillent dans la petite usine de caramels, au fond du jardin. Un jardin qui ressemble à un zoo, avec tortues, poissons, poules et divers oiseaux… « C’est un autre petit “village de la paix” », s’amuse « Bishop Olivier » – comme on l’appelle ici.

Ne pas rebâtir qu’une Eglise de pierre

Issu d’une famille catholique pratiquante d’Alsace – son père est diacre permanent –, il a pensé à la prêtrise dès l’âge de 7 ans. « J’étais fasciné par le sacerdoce ; je comptais les années qu’il me restait avant de pouvoir entrer au grand séminaire de Strasbourg », raconte-t-il. A cette époque-là, il se voyait prêtre pour l’Alsace.

A l’âge du service militaire, désireux de partir en coopération en Afrique, il se retrouve envoyé… au Japon, le responsable de la Délégation catholique pour la coopération (DCC) ayant remarqué sur son CV qu’il avait participé à un camp-mission en Thaïlande. Pendant trois ans, il enseigne le français à l’université catholique Saint-Thomas-d’Aquin d’Osaka, et se passionne pour deux missionnaires MEP du XIXe siècle, Mgr Bernard Petitjean et le Père Marc de Rotz, découvrant les lieux où ceux-ci avaient vécu et rencontrant les communautés nées grâce à eux. Cette expérience japonaise sera décisive. « J’ai prolongé d’un an ma coopération, et j’ai su, à ce moment-là, que j’étais appelé à servir la mission en Asie. »

Dans son vicariat, Mgr Schmitthaeusler ne se contente pas de rebâtir une Eglise de pierre. Il célèbre 200 baptêmes d’adultes par an, « ce qui est énorme » pour un pays où le bouddhisme est religion d’Etat. Au total, son vicariat apostolique compte 15 000 fidèles, à 80 % vietnamiens. Les enfants de ceux-ci sont rarement scolarisés, parce qu’ils ne parlent pas le khmer et parce qu’ils n’ont pas de papiers. D’où l’importance d’une Eglise proche et bienveillante pour ces familles pauvres et rejetées.

Le missionnaire des MEP constate aussi l’intérêt croissant des jeunes des provinces de Kampot et Takéo pour le catéchisme et la prière à l’église. « Souvent, ils vivent là leur première expérience religieuse car à la pagode, les bonzes ne proposent rien. Ils n’y vont qu’une à deux fois par an pour leurs dévotions. » Et puis, poursuit-il, la guerre civile et les crimes de masse sous Pol Pot ont engendré « une perte de confiance dans la capacité du bouddhisme à instaurer la paix et le bonheur dans le pays ».

« La croix du missionnaire »

Il se félicite encore de l’« étroite collaboration » entre les 45 communautés de son vicariat, alors même que certaines ne rassemblent qu’une poignée de baptisés. Pastorale des jeunes, de la santé, du catéchisme, de la liturgie, des funérailles… tout ou presque est pris en charge par des laïcs, accompagnés par des religieuses venant d’Inde, des Philippines, de Corée du Sud ou du Vietnam. Une école de la foi, lancée en 2010, forme des responsables sur deux ans. « La plupart des chrétiens de première génération sont des piliers du diocèse. Ce qui est essentiel car la sensibilité cambodgienne a besoin de s’appuyer sur des anciens ! »

Pour autant, tout n’est pas toujours facile. Lui qui a la nationalité cambodgienne depuis 2010 et qui s’entoure prioritairement de Cambodgiens – « parce que c’est comme ça que le pays pourra se reconstruire » – souffre d’être toujours perçu comme un étranger, même par ceux avec qui il travaille tous les jours. « Je me sens parfois incompris, isolé, regrette-t-il. C’est la croix du missionnaire. Et de cette croix jaillit la vie. »

Bio express :
1970. Naissance le 26 juin à Strasbourg.
1989. Entre au grand séminaire de Strasbourg, juste après son bac.
1991-1994. Coopérant au Japon, enseigne à l’Université Saint-Thomas d’Osaka.
1994. Entre aux Missions étrangères de Paris (MEP).
1998. Ordonné prêtre pour les MEP.
1998. Arrive au Cambodge, étudie la langue.
2001-2010. Curé du nouveau secteur de Kampot Takéo, zone rurale dans le sud du vicariat de Phnom Penh.
2002. Directeur de la commission diocésaine pour l’éducation.
2007. Vicaire général de Phnom Penh.
2008. Secrétaire de la Conférence épiscopale du Cambodge.
2010. Consacré vicaire apostolique de Phnom Penh.

(article de Claire Lesegretain, paru dans La Croix du 15-16-17 avril 2017)

Copyright Légende photo : Mgr Olivier Schmitthaeusler est arrivé au Cambodge en 1998. Il en possède désormais la nationalité.
(photo O. Schmitthauesler)

(Source: Eglises d'Asie, le 14 avril 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đàng Thánh Giá tại Cộng đoàn Saint Paul Melbourne Thứ Sáu Tuần Thánh
Trần Văn Minh
00:06 14/04/2017
Melbourne, và lúc 10.30 sáng Thứ Sáu Tuần Thánh 14/4/2017. Tại Nhà thờ Saint Paul, Vùng West Sunshine Melbourne. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam của Giáo xứ và vùng phụ cận, đã tổ chức tưởng niệm ngày Chúa chịu chết qua 14 chặng đàng Thánh Giá Chúa thật sốt sắng.

Xem hình

Cuộc tưởng niệm qua 14 chặng đàng Thánh giá được Linh mục Phạm Minh Ước Dòng Tên, khai mạc bằng chính Ngài đã vác Thánh Giá tiến lên bàn Thánh, cùng với đoàn phụ trách để bắt đầu cho mọi người suy niệm mầu nhiệm Thánh Giá qua bài chia sẻ ngắn với ba tiểu đề mà chúng tôi xin tóm lược:

Sự vô tâm của con người đối với Thiên Chúa và tha nhân, sự vô tâm của con người đã khiến cho Giu Da mất phương hướng để đi đến cái chết. Chúng ta đã luôn muốn kết án người khác, hiện nay trong nước có cái khủng khiếp nhất là “tòa án nhân dân’ Chúa Giê Su cũng bị chính cái tòa án nhân dân thời đó kết án.

Điều Thứ Hai mà chúng ta hay phạm là sự vô ơn. Trong cuộc khổ nạn của Chúa, trong hàng ngàn con người hiện diện chỉ có một mình bà Veronica trao khăn cho Chúa lau mặt, có hằng ngàn con người mà chỉ có ông Simong vác Thánh Giá cho Chúa, mà ông lại là người ngoại đạo. Những người từng chịu ơn Chúa chẳng có ai bênh vực Chúa trừ một người trộm lành. Mười người phong cùi được chữa lành, nhưng chỉ có một người trở lại để tạ ơn Chúa. Chúng ta xin ơn, nhân ơn nhiều mà chúng ta ít có lời tạ ơn Chúa.

Thứ Ba là sự im lặng, im lặng để cầu nguyện. Chính Chúa cũng dùng sự im lặng để tỏ lòng yêu thương. Trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Có kinh mà chúng ta đã từng đọc nói về ánh mắt của Chúa đã cứu, PhêRô, cứu Giakeu, cứu người đàn bà tội lỗi, và cũng chính đội mắt Chúa đã cứu người trộm lành vv. Chúa dùng ánh mắt của sự im lặng mà không dùng tới lời nói.

Sau bài chia sẻ, cộng đoàn đã hướng về Thánh giá để suy niệm về 14 đàng Thánh Giá Chúa khi xưa, qua lời suy niệm, qua lời kinh, qua tiếng hát những bài Thánh ca của Mùa Thương khó. Mỗi chặng, có quý vị được chỉ định đã tiến lên giữ ngay ngắn Thánh Giá như giữ vững niêm tin, trông cậy vào Thiên Chúa, Đấng đã chịu chết để đền thay tội lỗi chúng ta. "Chúng con thờ lậy và ngợi khen Đức Chúa Giesu, vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ."

Kết thúc buổi tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa qua 14 chặng đàng Thánh Giá, Linh mục chủ tế đã đọc lời nguyện kết thúc và ban phép lành cho cộng đoàn. Ông Phạm Hiếu đại diện cho cộng đoàn lên cám ơn Cha chủ sự cùng cộng đoàn, với niềm hy vọng hằng năm, mọi người cùng đến để tưởng nhớ cuộc tử nạn của Chúa qua 14 đàng Thánh Giá.
 
Thứ Năm tuần thánh tại giáo xứ Lam Điền Hà Nội
Quốc Hội
08:07 14/04/2017
THỨ NĂM TUẦN THÁNH TẠI GIÁO XỨ LÀM ĐIỀN TGP HÀ NỘI

Giáo xứ Lam Điền Tổng Giáo phận Hà Nội cùng với toàn thể Hội Thánh bước vào Tuần Thánh với việc cử hành Nghi Thức Làm Phép Lá và Kiệu Lá. Hôm nay, ngày 13 tháng 4 năm 2017, giáo xứ lại long trọng cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly khởi đầu Tam Nhật Vượt Qua do Cha Antôn Nguyễn Văn Độ chủ sự.

Xem Hình

Theo truyền thống của Giáo Hội, Tam Nhật Thánh là trung tâm và đỉnh cao của cả năm phụng vụ. Tam Nhật Thánh được khởi đầu vào Thứ Năm Tuần Thánh sau bữa Tiệc Ly. Do vậy, ngay từ đầu giờ chiều tất cả bà con giáo dân từ khắp các giáo họ thuộc giáo xứ Lam Điền đã quy tụ về nhà xứ để tham dự ngắm nguyện, cử hành Thánh lễ và kiệu Mình Thánh Chúa sang nhà tạm.

Đúng 15h30 Cha Antôn long trọng khai mạc giờ ngắm và tiếp đó đại diện các giáo họ đã thay nhau suy ngắm Mười Năm Sự thương khó của Chúa Giêsu, đến 18h00 kết thúc ngắm, sau đó là thánh lễ Tiệc Ly. Khởi đầu Thánh lễ là đoàn rước kiệu Dầu Thánh vừa được làm phép sáng nạy tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.

Giảng trong Thánh lễ, Cha chủ sự đã phần nào nhấn mạnh tầm quan trọng của Tam Nhật Thánh và đặc biệt giải thích ý nghĩa của Bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu cử hành với các Tông Đồ. Thứ Năm Tuần Thánh nhằm diễn tả lại những hành động khi xưa trong bữa tiệc ly của Đức Giêsu, đó cũng là thời điểm mà Chúa thiết lập bí tích Thánh Thể trước khi Ngài bước vào cuộc khổ nạn. Đây cũng là thời khắc bí tích Truyền Chức Thánh được lập nên. Trong khi tất cả mọi người đang dùng bữa, Chúa Giêsu đứng dậy rửa chân cho các Tông Đồ để dạy bảo và làm gương cho các môn đệ, không những thế Chúa Giêsu còn truyền cho các môn đệ hãy làm việc này để nhớ đến Ngài. Sau Thánh Lễ, Cha chủ sự đã kiệu Mình Thánh Chúa sang nhà tạm và để cho cộng đoàn phụng vụ thay nhau chầu canh thức, theo Chúa vào vườn Cây Dầu. Thánh Lễ đã diễn ra tốt đẹp và sốt sắng với sự tham dự của đông đảo bà con trong và ngoài giáo xứ.

Biên tập và hình ảnh : Quốc Hội
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Thánh lễ Tiệc Ly 2017
Văn Minh
08:20 14/04/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Thánh lễ Tiệc Ly 2017

Bí tích Thánh Thể được Chúa Giêsu thiết lập cách đây hơn 2000 năm, và Ngài đã truyền dạy cho chúng ta là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” .

Đó là lời chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán trong Thánh lễ Tiệc Ly, bước vào “Tam Nhật Thánh”.

Xem Hình

Thánh lễ trọng thể đã diễn ra lúc 20g00 thứ Năm ngày 13.04.2017, do cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, chủ sự. Tham dự Thánh lễ, có đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ cùng đến hiệp dâng.

Trước Thánh lễ, 12 ông Tông đồ, quý vị đại diện trong HĐMVGX, các em Ban Lễ sinh cùng cha chủ tế rước Chiên từ trước sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường.

Đầu lễ, cha xứ mời gọi cộng đoàn hướng tâm hồn cùng nhau chiêm ngắm Thánh giá Chúa Giêsu và hiệp dâng Thánh lễ Tiệc Ly hay còn gọi là bữa cuối cùng trước khi Chúa Giêsu bước vào cuộc khổ nạn. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho quý chức linh mục, vì các ngài được Thiên Chúa tuyển chọn và trao ban thiên chức linh mục để các ngài dâng Thánh lễ và cử hành các bí tích cho dân của Chúa.

Trong bài giảng, cha Gioakim chia sẻ: Hôm nay, Giáo Hội chúng ta kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, và Ngài đã truyền dạy cho chúng ta là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”. Trong cuộc sống ngày nay, thường thì người ta coi trọng những con người tài giỏi và có bằng cấp. Nhờ đó, nó sẽ mang lại cho họ nhiều của cải vật chất, và được nhiều người kính trọng. Trái lại, Đức Kitô là Vua và là Chúa chúng ta, mà lại sống đơn sơ, hiền lành, như Lời Ngài đã nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, mà là phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc cho muôn người” (Mc 10 – 45).

Xin cho mỗi người trong các gia đình trong giáo xứ cũng luôn biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, người làm con phải vâng lời cha mẹ, người làm chồng phải biết yêu quý và tôn trọng vợ của mình; đối với anh em thì thuận hòa, ấm êm, và cùng nhau làm bừng sáng đức tin trong gia đình, trong giáo xứ, và môi trường xung quanh, để cùng nhau chuẩn bị đón mừng Đại lễ Phục Sinh.

Sau bài giảng, cha xứ chủ sự cử nghi thức rửa chân cho 12 ông Tông đồ ngay trên cung thánh.

Thánh lễ được tiếp nối với phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau phần hiệp lễ, cha chủ tế, 12 ông Tông đồ, các em Ban Lễ sinh thắp Nến sáng cầm trên tay kiệu Mình Thánh Chúa qua nhà Tạm. Sau Thánh lễ, các giáo họ và các hội đoàn thay nhau chầu Mình Thánh Chúa cho đến 24g00.

Được biết, cha xứ Gioakim đã dâng Thánh lễ Tiệc Ly lúc 18g00, Thánh lễ dành riêng cho các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý cùng cho các cụ bậc cao niên ở trong giáo xứ.
 
Thánh lễ Rửa Chân tại xứ Phước Điền, Tây Ninh
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:33 14/04/2017
THÁNH LỄ RỬA CHÂN TẠI GIÁO XỨ PHƯỚC ĐIỀN

Vào lúc 18h ngày 13.04.2017 tại Gx. Phước Điền (Hạt Tây Ninh) đã diễn ra Thánh Lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh - tưởng nhớ về việc Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể và Rửa chân cho các môn đệ. Thánh lễ do Cha Stêphano Nguyễn Văn Ri Chánh xứ chủ sự, cùng với sự tham dự đông đảo của toàn thể giáo dân.

Hôm nay, Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu cùng các Tông Đồ.

Xem Hình

Phụng vụ hôm nay là một lời ca tụng Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Trước khi từ biệt các Tông đồ đi vào thương khó, Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh thể để tiếp tục hiến lễ cứu độ cho mọi người, mọi thời và mọi nơi. Chúa Giêsu biết giờ của mình sắp phải hoàn tất công cuộc cứu độ, bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Ngài vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, Ngài đã để lại một kỷ vật cao quý, đó là chính Thịt và Máu là sự sống của Ngài làm của ăn thiêng liêng mà qua các linh mục hàng ngày chúng ta vẫn đón nhận làm của ăn nuôi dưỡng tâm hồn. “ Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì được sống muôn đời”

Tham dự Thánh lễ hôm nay, mỗi người chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của Chúa Giêsu là yêu thương và phục vụ trong bác ái và khiêm nhu để sống đời sống Kitô hữu của mình. Hơn nữa, để biểu lộ lòng tri ân sâu xa với Chúa Giêsu vì món quà tuyệt vời là chính Mình Và Máu Thánh Chúa là Thần lương của đời sống chúng ta.

Các Nghi Thức ngày Thứ Năm Tuần Thánh ghi khắc sâu xa về ý nghĩa việc Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể. Trong bữa tiệc lịch sử này Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và trao chức linh mục cho các môn đệ. Và sự kiện này vẫn được duy trì cho đến nay và diễn ra hàng ngày qua tay các linh mục trên tất cả bàn thánh. Và cũng trong hôm nay trong Thánh Lễ Truyền Dầu cử hành trên các Giáo phận, tất cả các linh mục lại tuyên hứa thực hiện di chúc của Chúa : “ Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” tiếp tục trở thành một cầu nối để Ngài vẫn hiện diện ở giữa chúng ta và tình yêu của Ngài được lan tỏa cho tận thế. Đức Giêsu nói trong bữa tiệc ly: “ Nay Thày ban cho bác con một điều răn mới, đó là: Các con hãy yêu thương nhau” rồi Người hạ mình xuống rửa chân cho các ông rồi nhắn nhủ: “Anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”. Yêu trong Chúa là phải phục vụ cho nhau trong yêu thương, như Chúa đã yêu thương và yêu cho đến chết.

Trước khi cử hành nghi thức Bẻ Bánh, Chúa đã hạ mình cúi xuống rửa chân cho các tông đồ. Một thái độ bất ngờ và rất ấn tượng làm cho ông Phêrô phải ngại ngùng bối rối và chối từ. Chúa đã nêu gương đời sống phục vụ mà chưa từng có ai đã nghĩ tới.

Trong phần giảng lễ, Cha Chủ tế đã chia sẽ với mọi người là: "Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em." Con người ai cũng mong muốn mình được đề cao. Kẻ có tiền, người có quyền ai cũng muốn mình phải là số 1, phải được phục vụ và bắt người khác phục vụ. Nhưng bài học Chúa Giêsu đã rửa chân cho các Tông đồ làm gương cho chúng ta về tinh thần phục vụ. Nếu trong gia đình mà cha mẹ con cái yêu thương phục vụ nhau, ngoài xã hội con người biết phục vụ nhau trong yêu thương thì sẽ không có ganh ghét, tranh chấp, hận thù và sẽ không có chiến tranh.

Thánh lễ đã được cử hành cách trang trọng, tôn nghiêm và sốt sắng. Cộng đoàn tham dự đã được hoà mình trong tâm tình tưởng nhớ về việc Chúa Giêsu đã lập ra Bí Tích Thánh Thể để nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Thịt Máu của Chúa. Chúa hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể để chúng ta có thể tôn thờ, gặp gỡ, tâm sự, cầu nguyện và còn là thần lương bổ dưỡng tâm hồn. Chúa Giêsu đã gói trọn tất cả lề luật trong giới răn yêu thương: Yêu Chúa và yêu người. Cuối Thánh lễ cha sở cùng cộng đoàn rước Mình Thánh Chúa qua nhà tạm. Thánh lễ được kết thúc với “01 giờ với Chúa” qua các giờ Chầu Chúa Giêsu đang hiện trong Bí tích Thánh Thể của các Hội Đoàn của các Giới. Và cùng lắng đọng tâm tư chiêm ngắm, suy niệm Bí tích tình yêu của Chúa đã yêu và chết vì yêu.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường
 
Thứ Sáu tuần thánh tại giáo xứ chính tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
09:56 14/04/2017
THỨ SÁU TUẦN THÁNH: GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM TƯỞNG NIỆM CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU VÀ ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ NGOÀI TRỜI

Thứ Sáu Tuần Thánh không chỉ là tưởng niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mà còn đánh dấu cùng đích của Lòng Thương xót của Chúa, tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Đức Kitô đã thể hiện tình yêu bằng cái chết khổ nhục trên thập giá để cho muôn người được sống và sống dồi dào.

Xem Hình

Hôm nay, ngôi Nhà thờ Phủ Cam rộng lớn vẫn không đủ chỗ, ngoài hiên và sân nhà thờ cũng kín người. Điều này nói lên được Đức Tin của cộng đoàn, cho dù phải vật lộn với bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn tìm đến với Chúa. Chia sẻ với Chúa và cùng đi với Ngài qua những chặng đường thập giá mà Ngài đã đi qua.

Mặc dù không có Thánh lễ, nhưng nghi thức Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu rất sốt sắng. Sau bài Thương khó là 10 lời nguyện mà vị Chủ sự dâng lên để cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho quê hương đất nước, cho nền hòa bình thế giới, cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, cho những người đang phải chịu đau khổ và cho tất cả mọi thành phần trong xã hội để mọi người đều nhận biết Lòng Thương xót của Chúa.

Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến cùng với hai Cha Phó chủ sự Nghi thức Suy tôn Thánh giá và kiệu Thánh giá từ cuối Nhà thờ tiến lên Cung Thánh và hôn kính Thánh giá.

Sau phần Tưởng niệm cuộc Thương khó và suy tôn Thánh giá, Cộng đoàn tiến ra sân, hướng về những chặng đàng Thánh giá mà Chúa Giêsu đã đi qua. Giới Trẻ và Thiếu nhi Thánh thể là những thành phần được Cha Quản xứ đặc biệt quan tâm, như Ngài nói: đó là những nòng cốt của Giáo xứ Chính tòa trong tương lai. Chính vì vậy Giới Trẻ và Thiếu nhi Thánh thể ưu tiên làm hàng rào danh dự của 14 chặng đàng Thánh giá. Mỗi chặng đàng Thánh giá lại do một ban nghành hay đoàn thể phụ trách.

Hai cha Phó thay phiên nhau vác thánh giá qua các chặng, ban xướng kinh suy gẫm mỗi chặng đàng thánh giá, cộng đoàn cùng hòa nhịp trong lời kinh. Sau mỗi suy gẫm, ca đoàn hát lên bài ca chúc tụng Thiên Chúa.

Kết thúc chặng đang Thánh giá dù trời đã khuya, nhưng mọi người vẫn như cảm nhận được một sức sống mãnh liệt mà Chúa đã ban cho sau khi đồng hành với Ngài từ vườn cây dầu đến đồi Can vê.

Trương Trí
 
Sa mạc huấn luyện Ban quản trị huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể các xứ đoàn Nghệ An
Huyền Trân & Thùy Trang
10:41 14/04/2017
Với mục đích đào tạo, bồi dưỡng các huynh trưởng thành những người anh, người chị trưởng thành, nhiệt tâm để hướng dẫn, dạy dỗ và đồng hành cùng các em thiếu nhi. Đoàn ngũ hóa và sinh hoạt trẻ, giúp thanh thiếu niên thăng tiến bản thân, tránh các tệ nạn xã hội. Giúp các huynh trưởng có kiến thức vững vàng về Thiếu nhi Thánh Thể (TNTT), tạo nên sự đổi mới trong tác phong làm việc, học tập và sinh hoạt. Giúp các huynh trưởng có thêm kiến thức và kỹ năng lãnh đạo đoàn thăng tiến Ban nghiêm huấn Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II giáo phận Vinh đã tổ chức kỳ trại sa mạc 2017 dành cho các huynh trưởng trong ban quản trị của các xứ đoàn thuộc cụm Nghệ An. Trại huấn luyện kéo dài bốn ngày từ 06 - 09 / 04 / 2017 tại giáo họ Nam Mỹ, giáo xứ Lưu Mỹ. Có 210 huynh trưởng thuộc 32 xứ đoàn tham dự. Trại sa mạc lấy chủ đề “Dấn Thân Theo Thầy Giêsu”. Với ý lực sống cho bốn ngày sa mạc là “Cầu Nguyện – Thánh Thể - Hy Sinh – Tông Đồ”. Sa mạc do linh mục tuyên úy cụm, cha Antôn Hoàng Trung Hoa làm Sa mạc trưởng. Trưởng Phêrô Phạm Văn Thắng làm trưởng ban điều hành khóa sa mạc.

Hình ảnh

Những ngày tổ chức sa mạc có sự hiện diện của cha Phanxico Phan Khánh Dư, tuyên úy Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II; Cha Phaolô Phạm Trọng Phương đồng tuyên úy cụm Nghệ An; Linh mục bác sĩ cha J.B Nguyễn Đức Nghĩa, phó xứ Ngọc Liễn; Cha Giuse Đinh Đồng Ngôn, tuyên úy Liên đoàn TNTT Giuse Hoàng Lương Cảnh – Giáo phận Bắc Ninh, kiêm trưởng ban nghiêm huấn phong trào TNTT giáo tỉnh miền Bắc; Và sự có mặt của các huynh trưởng, các huấn luyện viên đến từ giáo phận Bắc Ninh, giáo phận Huế, giáo phận KonTum cùng đông đảo các trưởng đến từ nhiều giáo xứ trong giáo phận Vinh đã về đây để hỗ trợ trong công tác huấn luyện.

Vào lúc 13h ngày 06 / 04 các sa mạc sinh(SMS) đã có mặt tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Lưu Mỹ, tất cả nhanh chóng làm quen với nhau và với bầu khí sa mạc huấn luyện huynh trưởng TNTT. Sau thủ tục hành chính, ban điều hành tổ chức chia đội, để giao lưu học hỏi, các SMS đã được xếp ngẫu nhiên thành 18 đội. Sau đó, tất cả dấn thân lên đường vào sa mạc. Đến đất trại, nơi đây chào đón tất cả bằng một khung cảnh thật yên bình và thơ mộng, một bầu trời trong xanh đầy nắng, với sông núi hiền hòa hứa hẹn sẽ là những ngày huấn luyện tuyệt vời.

Vào lúc 14h00 sau phần cắm trại, chương trình khai mạc được diễn ra dưới sự điều hành của cha tuyên úy cụm. Hiện diện trong lễ khai mạc có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Giám mục giáo phận Vinh, quý cha, quý thầy, quý xơ và quý trưởng đồng hành. Đức Cha giáo phận đã có lời chào mừng các sa mạc sinh về tham dự khóa huấn luyện. Kết thúc lời nhắn nhủ của Đức Cha là chương trình chào cờ khai mạc.

Các SMS lần lượt trải qua ý lực sống các ngày Cầu nguyện, ngày Thánh Thể, ngày Hy sinh và ngày làm việc Tông đồ. Thời gian học tập và sinh hoạt bắt đầu từ 05h00 đến 23h00 mỗi ngày với Thánh lễ, các khóa huấn luyện, nâng cao kiến thức và các kỹ năng cho các SMS; Các giờ đạo đức như sưởi ấm Thánh Thể, kinh tối, chầu Thánh Thể, lửa thiêng Thánh Thể, lãnh nhận Lời Chúa; Các buổi sinh hoạt, các giờ thảo luận đội nhóm... các bài khóa, các sinh hoạt của SMS đều phải làm việc theo đội. Trong khóa huấn luyện này, SMS được hướng dẫn 19 bài khóa. Xen kẽ giữa các bài khóa là các tiết mục sinh hoạt rất vui với các bài hát, các vũ điệu, các trò chơi đều ẩn chứa “bầu khí Thánh Kinh”.

Trong những ngày sa mạc, các SMS đã nêu cao tinh thần học tập và kỷ luật vì ý thức trọng trách mình sẽ phải đảm nhiệm. Những đôi chân nhấc cao khi nghiêm tập; những bài hát, vũ điệu, trò chơi xen lẫn những khóa lý thuyết đều được các SMS nhanh chóng tiếp thu. Nhiều thắc mắc được nêu lên chứng tỏ sự tập trung cao độ vào các bài khóa. Một điều đáng ghi nhận là là trong suốt thời gian diễn ra khóa huấn luyện, các SMS luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành của quý chức trong hội đồng mục vụ giáo xứ Lưu Mỹ, các mẹ phục vụ phần ẩm thực đầy đủ và tràn đầy với đủ 3 bữa. Đây thực sự là nguồn động viên rất cần thiết với cả người dạy và người học.

Cao điểm của khóa huấn luyện được tập trung vào ngày thứ ba của chương trình với hành trình sa mạc. Qua việc di hành đến các trạm để được sát hạch, nhận và giải mật thư, các SMS được sống và cảm nghiệm trực tiếp hành trình mà dân Do Thái đã trải qua xưa kia để tiến về miền Đất Hứa. Hành trình sa mạc còn là cơ hội để các SMS thực hành tất cả những gì mình đã được huấn luyện trong suốt những ngày qua, phát huy hết những khả năng, tố chất của từng người. Đó còn là dịp để các SMS thể hiện tính đoàn kết, kĩ năng làm việc nhóm. Và điều đặc biệt trong mỗi hành trình sa mạc là để có thể vượt qua các trạm, đòi hỏi các SMS phải có lượng kiến thức nhất định về Kinh Thánh, và Lời Chúa chính là chìa khóa duy nhất dẫn đường cho những người tham gia tiến về tới đích. Mặc dù thời tiết oi bức của cái nắng nóng gay gắt đầu mùa hè, nhưng điều đó dường như trở nên vô nghĩa so với tinh thần háo hức, nhiệt tình của các SMS tham gia. Hành trình sa mạc cũng quy tụ đông đủ các trưởng trong Ban huấn luyện về đứng trạm. Cha Antôn Hoàng Trung Hoa tuyên úy cụm Nghệ AN, tuy bận nhiều công việc nhưng ngày hôm nay cha đã theo sát, đồng hành trọn vẹn hành trình sa mạc với các SMS.

Đêm Lửa thiêng, đỉnh cao là giờ chầu Chúa Giêsu Thánh Thể diễn ra vào ngày thứ ba của khóa huấn luyện. Với chủ đề “Dấn Thân”, các SMS đã hóa trang diễn tả lại những khung cảnh Thánh Kinh. Với những tiết mục sinh động như: “Cuộc đời của thánh Phêrô Tự, thánh Phêrô Hoàng Khanh, cùng những phép lạ của chúa Giêsu trong ba năm rao giảng Tin Mừng…”. Các SMS đã giúp mọi người tham dự am hiểu Tin Mừng hơn, truyền tải và chiếu tỏa niềm vui từ Lời Chúa vào trong tâm hồn mỗi người. Giây phút linh thiêng nhất là dưới ánh sáng lung linh phát ra từ những ngọn đuốc trên tay khi các SMS cùng nhau rước Chúa Giêsu Thánh Thể và quây quần bên nhau ngước nhìn lên Thánh Thể Chúa. Mặc dù đã trải qua một ngày với chương trình dày đặc, các SMS vẫn sốt sắng thay phiên nhau chầu Thánh Thể từ 23h00 đến 05h00 sáng hôm sau. Muôn trái tim như cùng hòa chung một nhịp đập, mỗi người một ý nguyện, một tâm tư riêng nhưng tất cả đã cùng nhau tay trong tay cất cao lời ca tạ ơn Chúa.

Vào lúc 9h30 sáng Chúa Nhật, trong khung cảnh của ngày lễ lá tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, cũng là Thánh lễ bế mạc khóa huấn luyện sa mạc được diển ra tại nhà thờ giáo xứ Lưu Mỹ, do cha Antôn Hoàng Trung Hoa, tuyên úy cụm Nghệ An chủ tế. Nhìn SMS trong bộ đồng phục gọn gàng khi tham dự Thánh lễ cho thấy sức sống của Giáo Hội vẫn luôn hiện diện trong thế giới hôm nay.

Hành trình sa mạc kết thúc kèm theo thử thách mới - đề tài thu hoạch, những điều kiện để tốt nghiệp đòi buộc SMS tiếp tục tự đào luyện chính mình trong khi phục vụ tại giáo xứ theo tiêu chí của Liên đoàn. Đào luyện những bước chân biết dấn thân phục vụ nhiệt thành, giàu tình yêu thương và dày dạn kinh nghiệm trong xã hội đầy biến động và vô cảm như hiện nay.

Mong chúc các huynh trưởng cháy mãi trong tim ngọn lửa nhiệt thành “ Một ngày là huynh trưởng, suốt đời ta là huynh trưởng, đời ta là huynh trưởng cho Đức Kitô..” chúc Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II của giáo Phận Vinh, cách riêng là cụm Nghệ An ngày càng trưởng thành và vững mạnh để cùng với TNTT khắp nơi hoàn thành sứ mạng “Trở nên chứng nhân của lòng thương xót Chúa giữa một thế giới vô cảm”. Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể, vị huynh trưởng tối cao, luôn đồng hành cùng các huynh trưởng trên đường dấn thân theo Chúa.
 
Thanh lễ Tiệc Ly 2017 tại giáo xứ VN Seattle
Nguyễn An Quý
14:41 14/04/2017
Thanh lễ Tiệc ly 2017 tại giáo xứ VN Seattle

Tukwila. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle cùng với Giáo Hội hoàn vũ bắt đầu cử hành Tam Nhật Vượt Qua với thánh lễ Tiệc Ly vào thứ Năm ngày 13 tháng 4 năm 2017 . Giáo xứ CTTĐVN Seattle trong những ngày Tam Nhật Vượt qua đều có 2 thánh lễ vào lúc 5 giờ và 7 giờ 30 tối. Người viết tham dự Thánh lễ lúc 7 giờ 30 tối, đây là Thánh Lễ thứ nhì trong ngày thứ năm Tuần Thánh. Phần phụng vụ của thánh lễ giờ này do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách.

Xem Hình

Đúng 7 gìờ 30, Ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn gồm các em Thiếu Nhi Thánh Thể cung nghinh Thánh Giá và ba bình Dầu Thánh tiến lên bàn thánh, cha Nguyễn Sơn Miên linh hướng Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đông chủ tế Thánh Lễ cùng với linh mục Lâm, linh muc Nguyễn Văn Khải đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế Thánh lễ. Trước khi bước vào phụng vụ thánh lễ, nghi thức gìới thiệu các loại Dầu Thánh do 3 đại diện tiến lên đặt vào vị trí trang trọng gồm:

Dầu bệnh nhân (Oil of the sick): được dùng khi cử hành bí tích sức dầu bệnh nhân.

Dầu tân tòng (Oil of the catechumens): được dùng trong bí tích rửa tội cho người lớn nay trẻ em.

Dầu thánh hiến (Chrism): được dùng trong các bí tích rửa tội, thêm sức và truyền chức thánh (linh mục và giám mục)

Tưởng cũng nên biết, tất cả ba loại dầu này được Giám mục Địa phận làm phép mỗi năm một lần trong thánh lễ gọi là Lễ Dầu hoặc Thứ Năm Tuần Thánh để dùng cho nhu cầu mục vụ suốt năm trong Giáo Phận. Tuy nhiên vì lý do mục vụ, linh mục được làm phép dầu thánh ngoài thánh lễ đặc biệt trên đây nếu không có dầu đã được làm phép chung trong Lễ ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Mở đầu thánh lễ, cha Nguyễn Sơn Miên chủ tế, giới thiệu : Dâng thánh lễ tiệc ly hôm nay, có cha Lâm, cha Nguyễn Văn Khải Dòng Chúa Cứu Thế ngài đến để thuyết giảng các đề tài vào dịp Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót sắp đến và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu, xin cho một tràng pháo tay để chào đón nhau trong thánh lễ tiệc ly hôn nay.

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Tin mừng hôm nay thánh Gioan kể lại câu chuyện về quang cảnh buổi tiệc ly mà Chúa Giêsu đã trao đổi với các tông Đồ theo Ngài trong giờ phút chuẩn bị cho cuộc khổ nạn của Ngài, nhất là khi Ngài nói đến việc Ngài làm với cử chỉ rửa chân cho các Tông Đồ trong buổi tiệc ly như sau:" ...Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông này thưa Người rằng: "Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?" Chúa Giêsu đáp: "Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu". Phêrô thưa lại: "Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con". Chúa Giêsu bảo: "Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy". Phêrô liền thưa: "Vậy xin Thầy hãy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa". Chúa Giêsu nói: "Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch, nhưng không phải hết thảy đâu". Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: "Không phải tất cả các con đều sạch đâu..."

Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức của buổi Tiệc Ly được diễn ra một cách trang trọng. Mở đầu linh mục chủ tế đã đề cập đến ý nghĩa của việc Chúa đã rửa chân cho các môn đệ của Ngài đã diễn ra trong buổi Tiệc Ly. Đoàn Chúa Hài Đồng đảm nhận vai 12 tông đồ tham dự nghi thức rửa chân.

Nghi thức rửa chân được diễn ra sau bài giảng lễ ngắn gọn của linh mục Lâm phụ trách giảng lễ. Cha Nguyễn Sơn Miên chủ tế thánh lễ thực hiện việc rửa chân diễn lại quang cảnh xưa kia thầy trò của Chúa Giêsu đã ăn lễ Vượt Qua một cách thân mật trong một bữa ăn tối. Tất cả những gì mà Chúa đã trao đổi với 12 Tông Đồ trong bửa tiệc ly là Chúa muốn mời gọi các Môn đệ của Chúa : "hãy yêu thương nhau". Khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa cũng đã giải thích cho các Tông Đồ theo Ngài: "Ta là Thầy, là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau ". Linh mục Nguyễn Sơn Miên đóng vai Chúa Giêsu đã diển tả một cách sinh động khi rửa chân cho các đại diện đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trong đoàn 12 Tông đồ, ngài đã thân thương hôn chân từng người sau khi rửa chân.

Nghi thức rửa chân kết thúc và thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau Thánh lễ là cuộc rước kiệu Thánh Thể trọng thể. Cha Nguyễn Sơn Miên chủ sự cuộc rước kiệu Thánh Thể, ngài cầm Bình Thánh Thể có phong du do các em Thiếu Nhi Thánh Thể hầu Bình Thánh kiệu xuống phía cuối nhà thờ cùng với nghi đoàn và tiến về vị trí đặt nhà chầu một cách trang trọng. Giờ chầu được cử hành trọng thể. Mở đầu là giờ chầu chung của giáo xứ , do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách phần dẫn nguyện có sự hiện diện của đông đảo giáo dân tham dự. Đến 9 giờ 30 phút, các hội đoàn thay phiên nhau chầu cho đến 12 giờ mới chấm dứt. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách phần dẫn nguyện giờ chầu từ 11 giờ 30 đến 12 giờ một cách sốt sắng cùng với sự hiện diện của Giáo Đoàn la Vang và một số đoàn thể .

Đúng 12 giờ khuya, cha chánh xứ chủ sự bế mạc kết thúc đêm canh thức chầu Thánh Thể đêm Thứ Năm Tuần Thánh và ngài đã cung thỉnh Mình Thánh Chúa vào nơi yên tỉnh, trả lại sự yên lặng của ngôi giáo đường để chuẩn bị bước vào ngày thứ sáu, ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa. Suốt hơn 3 tiếng đồng hồ, đông đảo giáo dân của từng Giáo Đoàn, các Hội Đoàn, Ca Đoàn đã sốt sắng cầu nguyện bên nhau trước Mình Thánh Chúa, tất cả đã thật sự đến với Chúa trong tâm tình tạ ơn của đêm Cực Thánh, đêm Thứ Năm Tuần Thánh mở đầu của TamNhậtVượt Qua Năm 2017 tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle .

Nguyễn An Quý
 
Thứ Sáu tuần thánh tại giáo xứ Lam Điền Hà Nội
Quốc Hội - Chân Chính
16:27 14/04/2017
THỨ SÁU TUẦN THÁNH TẠI GIÁO XỨ LAM ĐIỀN TGP HÀ NỘI

Ngày 14 tháng 4 năm 2017, tại giáo xứ Lam Điền thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đã cử hành Nghi Thức ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, bao gồm suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm 2017 do Anne Marie Pellitier biên soạn được Tòa Thánh công bố, và tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu do Cha Antôn Nguyễn Văn Độ chủ sự.

Xem Hình

Việc đạo đức vẫn làm là giáo dân thay nhau ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu, Ngắm Dấu Đanh, nhất là Ngắm Nhân Sao Đức Chúa Giêsu, với những câu hỏi của dân chúng và người đóng vai Chúa Giêsu trả lời thật thấm thía.

Ngắm linh hồn hỏi nhân sao Đức Chúa Giêsu

Nhân Sao Đức Chúa Giêsu chịu thằng Giuđa bán.

Tao chịu bán cho mày được chuộc tội mày...

Trước khi bắt đầu suy ngắm từng Chặng Đàng Thánh Giá, Cha chủ sự đã long trọng khai mạc và nêu lên ý nghĩa của việc đi Đàng Thánh Giá, ngài cũng kêu mời tất cả cộng đoàn dân Chúa đang hiện diện nơi đây hãy sửa soạn tâm hồn, sốt sắng để cùng bước dõi theo Chúa Giêsu trên hành trình tiến Thương Khó. Giáo dân 7 họ đã thay nhau vác Thánh Giá Chúa và suy niệm.

Tiếp đến là nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Khởi đi là phần phụng vụ Lời Chúa với bài Passio theo thánh Gioan do ba chú nhà ứng sinh hát. Trong bài giảng lễ, Cha chủ tế đã cắt nghĩa về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa Cha, nhưng điều nổi bật hơn cả không phải là các đau khổ nhục nhằn của thánh giá mà là sự hoàn tất công trình cứu độ và vinh quang quang của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng đã chiến thắng tử thần và phục sinh khải hoàn.

Buổi nghi thức đã diễn ra tốt đẹp và sốt sắng cùng với sự tham gia của đông đảo thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.

Biên tập và hình ảnh : QUỐC HỘI – Chân Chính
 
Suy Ngắm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu tại nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột
Jos. Vũ Đình Bình
16:31 14/04/2017
Suy Ngắm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu tại nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột

Thời tiết Ban Mê Thuột ngày hôm nay nắng nóng đến ngột ngạt như đồng cảm với các tín hữu Công Giáo trong tâm tình ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Hội Thánh suy ngắm cuộc Thương Khó Chúa, cầu xin ơn cứu chuộc cho thế giới, suy tôn Thánh Giá và nhắc lại nguồn gốc của chính mình là đã được khai sinh từ Trái Tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu (x. Ga 19,34).

Vào lúc 5g30 chiều Thứ Sáu Tuần Thánh (14.4.2017), khoảng 3 ngàn tín hữu đã quy tụ về Nhà thờ Chính tòa, xung quanh bàn thờ trước núi đá Đức Mẹ, cùng với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận và Cha sở Giuse Trịnh Văn Hân cử hành nghi thức Suy Ngắm Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu.

Xem Hình

Nghi thức gồm ba phần:

- Thứ nhất: Phụng vụ Lời Chúa.

- Thứ hai: Nghi thức suy tôn Thánh Giá.

- Thứ ba: Nghi thức hiệp lễ.

Đức Giám Mục tiến lên bàn thờ, bái chào, rồi sấp mình phủ phục xuống đất. Tất cả cộng đoàn đứng yên, thinh lặng. Sau vài phút Đức Giám Mục đứng dậy tiến về ghế chủ tọa và bắt đầu phần Phụng vụ Lời Chúa.

Sau bài Thương Khó (Ga 18, 1-19,42), Đức Cha Vinh Sơn chia sẻ: Trong cuộc khổ nạn, chính tình yêu Chúa Cha được thực hiện (Is 52, 13-15). Thoạt nhìn, qua Bài Thương Khó trình bày, thì sự thành công này không mấy rõ ràng. Thực vậy, chúng ta thấy đám đông từ chối Chúa Giê-su. Rồi thấy thập giá, cái chết thê thảm dành cho người nô lệ. Nhưng, người tôi tớ bị nghiền nát sẽ trở nên Đấng Cứu Độ cho tất cả chúng ta, như những bông lúa miến bị nghiền nát làm thức ăn nuôi sống con người. Chính nhờ Thánh Giá mà Chúa Giê-su trở nên căn nguyên ơn cứu độ muôn đời.

Đức Cha Vinh Sơn mời gọi cộng đoàn hướng về Thập Giá của Đức Ki-tô, để cảm nghiệm tình yêu vô biên của Chúa, để được ơn hoán cải và biết thông cảm với sự yếu đuối của anh chị em mình. Cầu nguyện cho biết bao người đang phải mang thập giá đau đớn: những người cô đơn, đau bệnh lâu ngày, những nạn nhân của thù hận và bạo lực của con người, cách riêng những người đang bị giam giữ, bị đàn áp cách bất công vì dám sống theo lương tâm ngay chính của mình. Và cũng nhớ đến những anh chị em Ki-tô hữu bị bách hại khắp nơi trên thế giới, những người bị khai trừ, những người đang đau khổ,… (Mời nghe BÀI GIẢNG)

Trong phần suy tôn Thánh Giá, Thánh Giá phủ khăn tím được rước lên bàn thờ. Đức Giám Mục mở khăn, giơ cao Thánh Giá và tôn vinh: Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian. - Ta hãy đến bái thờ.

Sau đó, Đức Giám Mục đặt Thánh Giá trước bàn thờ. Ngài cởi áo choàng, cởi giầy, quỳ gối hôn kính chân Thánh Giá. Tiếp đến, Cha sở Nhà thờ Chính tòa, Thầy phó tế, Lễ sinh, Quý tu sĩ, Quý chức HĐGX lần lượt lên hôn kính chân Thánh Giá. Các tín hữu sẽ tiếp tục hôn chân Chúa sau phần hiệp lễ cho đến 22 giờ đêm.

Lúc này, khăn bàn thờ đước trải ra, đặt khăn thánh và sách lễ. Mình Thánh Chúa từ nhà tạm được rước lên bàn thờ. Phần hiệp lễ bắt đầu bằng Kinh Lạy Cha. Sau khi rước Mình Thánh Chúa, Đức Giám Mục giơ tay trên cộng đoàn đọc lời nguyện chúc lành: Lạy Chúa, cộng đoàn dân Chúa đây vừa tưởng niệm Con Một Chúa đã chịu chết vì chúng con, và tin tưởng sẽ được phục sinh với Người. Xin Chúa thương giáng phúc dồi dào, mà ban cho họ ơn tha thứ và niềm an ủi. Xin cho họ ngày thêm tin kính Chúa, và vững lòng trông cậy sẽ được ơn cứu chuộc muôn đời.

Cộng đoàn tín hữu ra về trong thinh lặng, không đàn, không hát kết lễ.

Vũ Đình Bình

Mời xem HÌNH ẢNH
 
Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
16:43 14/04/2017
Melbourne, vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 14/4/2017. Nghi thức Cung Nghinh Thánh Giá và tưởng niệm ngày Chúa chịu chết, đã được linh mục quản nhiệm và Cha Dòng Đồng Công VN, cùng Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm cử hành thật trọng thể tại khuôn viên Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm.

Xem hình

Với một buổi chiều mát mẻ, nắng vàng và gió nhẹ mọi người từ khắp nơi đã về trung tâm dự lễ rất đông, với đủ mọi thành phần dân Chúa, từ quý cụ đi xe đẩy, cho đến các thanh thiếu niên và cả các cháu bé được cha mẹ ẵm bồng. Phần đông đều ngồi dưới tán dù trước lễ đài, nhưng cũng có rất nhiều người ngồi trong nhà, bên mái hiên và cả hai bên cầu thang lên nguyện đường.

Lễ đài, đơn sơ, mộc mạc để cho mọi người thấy một ngày đau buồn vì thiếu vắng Chúa. Hàng chữ trắng trên tấm vải mầu tím tang thương, giăng ngang phía trên lễ đài: Tôn Vinh Thập Giá Đức Kitô. Linh mục chủ tế lên lễ đài và nằm sấp mình xuống tưởng niệm Chúa chết. Sau các bài đọc, Linh mục chủ tế cùng hai anh trong Ca đoàn Cecillia trong lễ phục cùng Ca đoàn Vô Nhiễm đã cùng thể hiện bài Thương khó Tuần Thánh.

Nghi thức cung nghinh Thánh Giá Chúa được Linh mục chủ tế cử hành, nâng cao Thánh giá và xướng: “Đây là cây Thánh giá gỗ, nơi treo đấng cứu độ trần gian.” Cộng đoàn thưa: “Chúng ta hãy đến thờ lạy.” Sau đó là nghi thức hôn kính Thánh giá. Mọi người được đón nhận của ăn linh hồn và rước tượng Chúa vác Thánh Giá cùng tượng Đức Mẹ Lên nhà nguyện để suy ngắm 15 sự Thương khó, và dâng hạt.

Mười năm ngắm được đại diện các đoàn thể, các giáo khu lên ngắm đứng trước tượng Chúa và Mẹ Maria, có cả người trẻ, người già, trung niên đã vì lòng mến mộ, và cố gắng giữ gìn truyền thống nghi thức của Người Công Giáo Việt Nam, lên ngắm, dâng hạt do các chị em của đoàn Ngành Nữ Tông đồ Thánh Tâm dâng hạt. Lời suy ngắm làm mọi người có nhiều thời gian để thấy được rõ những sự thương khó Đức Chúa Giê Su phải chịu chết vì tội lỗi loài người.

Kết thúc nghi lễ Thứ Sáu tuần Thánh tại Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm là nghi thức tháo đanh và táng xác Chúa trong mồ để cộng đoàn viếng xác Chúa trong tiếng vãn hang đá quen thuộc với những người lớn tuổi.

Được biết, tại Melbourne, có nhiều Cộng đoàn Việt Nam đã tổ chức đi đàng Thánh Giá và diễn lại hoạt cảnh quân dữ đi bắt, xử án và hành hình Chúa Giê Su. Nhưng Suy Tôn Thánh Giá là nghi thức không thể thiếu tại mỗi cộng đoàn.
 
Diễn Nguyện Đàng Thánh Giá 2017 tại Giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick
Tô Tịnh
17:20 14/04/2017
Diễn Nguyện Đàng Thánh Giá 2017 tại Giáo xứ St Margaret Mary’s Brunswick
Coi hình (Ảnh Lê Hải)
Đàng Thánh giá năm nay được dẫn vào bằng tư tưởng Chúa Giêsu bị cám dỗ 3 lần trong Hoang địa. Tiếp theo là cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa trong vườn Gietsimani. Satan muốn cám dỗ Chúa để hủy bỏ chương trình của Thiên Chúa Cha từ ngàn đời là muốn“Cứu độ con người”. Qua những hình ảnh, phim và diễn xuất, các diễn viên cố gắng diễn xuất cảnh Chúa Giêsu phải chiến đấu như thế nào để chiến thắng những cơn cám dỗ đó, điều đó chứng minh cho chúng ta sự thật là Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là con người… Sau Đàng Thánh Giá, tất cả lần lượt lên đắt một cây nến trước nấm mồ Chúa trong lời ca “Tôi Tin Kính”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bốn hiệu quả tức khắc của đóng đinh
Vũ Văn An
04:48 14/04/2017
Mỗi phúc âm gia ghi lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu với một nhấn mạnh khác. Thánh Mátthêu khi thuật lại việc đóng đinh Chúa Giêsu, đã cho thấy bốn hiệu quả tức khắc, và mặc dù bốn hiệu quả này cho thấy các biến cố lịch sử, nhưng chúng cũng cho thấy nhiều sự thật thiêng liêng sâu sắc hơn. Ngài viết như sau:

Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn. Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ.Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người. Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói: "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”(Mt 27:50-54).

Ta hãy xem bốn hiệu quả này

I. Trở về với Chúa Cha Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới.

Không nên đánh giá thấp ý nghĩa của việc bức màn trướng của Đền Thờ xé ra làm đôi và cách nó xẩy ra.Ta hãy xem Thiên Chúa từng dạo chơi một cách thân mật với Ađam và Evà trong vườn Địa Đàng giữa sự mát mẻ trong ngày (xem St 3:8), nhưng sau khi nguyên tổ phạm tội, họ không còn có thể chịu được sự hiện diện của Người; họ phải cư ngụ ở một chỗ xa địa đàng nơi có sự hiện diện khủng khiếp của Thiên Chúa. Ta cũng nên xem các vụ thần hiện khiếp đảm ra sao sau thời gian đó. Thí dụ, việc Thiên Chúa xuất hiện trên đỉnh núi Sinai đã được mô tả như sau trong Xuất Hành: “Toàn dân khi thấy sấm sét và tia lửa, cùng tiếng loa và núi bốc khói, thì rụng rời mà đứng mãi đằng xa. Họ mới nói với Môsê: 'Chính ông hãy nói với chúng tôi; chúng tôi, xin vâng nghe. Nhưng ước gì Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi kẻo chúng tôi chết mất!'" (St 20: 18-19).

Thiên Chúa có thay đổi gì không? Người có khác hơn lúc Người còn đi dạo thân mật với Ađam và Evà không? Không. Chúng ta mới thay đổi và không còn chịu được sự hiện diện của Người nữa.

Khắp thời Cựu Ước, một màn che hiện hữu giữa Thiên Chúa và Israel. Có một đám mây vừa mạc khải vừa che dấu sự hiện diện của Người. Cũng có một tấm màn ở trong đền thờ, mà đàng sau đó, Thượng Tế chỉ được vào mỗi năm một lần, và vừa vào vừa run sợ. Tôi lỗi đã làm ra cớ sự. Những kẻ phàm nhân không còn chịu được sự hiện diện của Thiên Chúa nữa.

Nhưng với cái chết của Người trên thập giá, Chúa Giêsu đã xóa bỏ tội lỗi ta. Một lần nữa, ta lại được đến với Thiên Chúa qua Chúa Kitô, Chúa chúng ta. Máu Người đã thanh tẩy chúng ta, và sự phân cách thời xưa khỏi Chúa Cha và khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa đã được xóa bỏ. Nhưng ta sẽ không gặp gỡ Thiên Chúa trong vườn địa đàng chỉ có tính trần gian nữa; nay, Người đã mở đường cho ta về Thiên Đàng.

Giờ đây, tùy ta muốn làm cuộc hành trình về đó hay không: đường đã được mở; bức màn đã bị xé làm đôi. Qua bức màn đã bị xé ấy, Chúa Cha nói với ta: “Các con hãy đến với Ta!”.

II. Phán xét thế gian - Đất rung đá vỡ

Sự phán xét đã đến; thế gian sẽ bị xét xử. Điều này không chỉ áp dụng cho thế giới tạo dựng, mà cả các sức mạnh của thế giới này, các sức mạnh của thời đại này, đang được giăng ra chống lại Chúa và nước của Người. Đây là các sức mạnh không chịu thừa nhận quyền tối cao của Thiên Chúa mà đúng hơn nhấn mạnh rằng các sức mạnh chính trị, xã hội, văn hóa, và kinh tế là những sức mạnh phải nắm quyền thống trị và được chúng ta trung thành với.

Vụ động đất này, một vụ động đất được lịch sử chứng thực, chứng tỏ rằng nền tảng của thế giới ưa nổi loạn này cuối cùng không đứng vững trước mặt Thiên Chúa. Nền tảng này đã bị đập; và quyền lực của thế gian này lung lay. Thánh Kinh dạy:

1. Hãy chui vào hang tảng đá, vào lỗ dưới đất, trước sự hãi hùng do tự Giavê, trước sự huy hòang lẫm liệt của Người, khi Người đứng dậy làm khiếp vía hoàn vũ (Is 2:19).

2. Quả thế, Giavê các cơ binh phán thế này: Lại một lần nữa, một ít thôi, Ta sẽ làm chấn động trời đất, biển cả lẫn đất liền . Ta sẽ làm chấn động toàn thể các quốc gia, khiến châu báu toàn thể các quốc gia sẽ được đem đến. Và Ta sẽ chất đầy Nhà này vinh quang. Giavê các cơ binh đã phán. (Haggai 2:6-7).

3.Trong sự phẫn ghen, trong lửa chấn nộ của Ta, Ta nói: Ðã hẳn ngày ấy sẽ có động đất dữ dội trên thửa đất của Israel(Edk 38:19).

4. Vua chúa trần gian dấy binh khởi nghĩa, vương hầu liên minh một khối, chống lại Yavê và chống lại Ðức Kitô của Người: "Ta hãy giật tung dây chúng trói, và quẳng xa thừng chão chúng đi". Ðấng ngự trời cao phải phì cười,Chúa nhạo báng khinh thường bọn chúng. Bấy giờ thịnh nộ, Người phán bảo, nổi giận Người làm chúng kinh hoàng: "Chính Ta, Ta đã tra tấn phong vua Ta chọn, trên Sion núi thánh của Ta". (Tv 2:2-6).

5. Vào những ngày các vua ấy, Thần trên trời sẽ cho chỗi dậy một nước, đời đời không bị hủy diệt. Nước ấy sẽ không bao giờ chuyển cho một dân nào khác. Nó sẽ nghiền tán và làm táng tận mọi nước kia. Còn nó, nó sẽ đứng vững đời đời. (Đn 2:44).

6. Từ Sion, Yavê rống lên. Và từ Yêrusalem, Người lên tiếng. Trời đất giãy giụa. Nhưng Yavê là chốn nương ẩn cho dân Người, là đồn trú cho con cái Israel.(Ge 4:16)

7. Ðảo điên, điên đảo, Ta sẽ làm cho điên đảo. Khánh tận tất cả vào thời người được quyền phán xét đến, và Ta sẽ trao quyền ấy (cho nó) (Edk 21:32).

Đúng, thế giới lung lay; nó bị phán xét. Và điều quan trọng hơn cả, như chính Chúa Giêsu nói, “Nay là thời phán xét thế gian này; nay là lúc ông hoàng của thế gian này sẽ bị trục xuất” (Ga 12:31).

Ta đừng nghi ngại, bất chấp thế gian này xem ra mạnh mẽ đến đâu do lòng tự kiêu và vênh vang của nó, nó đã bị lung lay rồi. Thế gian đã bị chinh phục và lung lay đến tận nền. Ta đừng tin tưởng và đặt hy vọng nơi thực tại thế gian; thế gian này đã bị phán xét và lung lay; nó không thể chịu đựng thử thách của thời gian. “Vì ở đó, ta không có thành lâu bền, nhưng ta tìm kiếm thành sắp tới” (Dt 3:14).

III. Sống lại vào đời sống mới– … Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người.

“Sự chết bị đập và thiên nhiên lung lay. Toàn thể tạo vật tỉnh thức, trả lời vị phán quan của mình” (trích Kinh Dies Irae). Đúng, bằng việc chết đi, Chúa Giêsu đã tiêu diệt sự chết của chúng ta.

Ôi sự chết, chiến thắng của ngươi đâu? Ôi sự chết, nọc độc của ngươi đâu? Nọc độc sự chết là tội lỗi, và sức mạnh của tội lỗi là lề luật. Nhưng cảm tạ Thiên Chúa. Người ban cho ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (1Cr 15:55-57).

Ta nên để ý: dù bản văn nói rằng nhiều người chết hiện ra ở Giêrusalem, những cuộc hiện ra này xẩy ra sau khi Chúa Giêsu đã sống lại. Do đó, ta đừng tưởng tượng là các hồn ma hay xác chết đi lềnh khênh lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh! Đúng hơn, họ hiện ra vào Chúa Nhật Phục Sinh hay sau đó. Trong biến cố này, họ làm chứng cho chân lý phục sinh và việc nên trọn buổi đầu lời tiên tri của Êdêkien:

Cho nên ngươi hãy tuyên sấm và nói với chúng: "Ðức Chúa Giavê phán thế này: Này Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi! Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi mồ, hỡi dân Ta! Ta sẽ dẫn các ngươi về lại thửa đất của Israel. Và các ngươi sẽ biết Ta là Giavê, khi Ta mở cửa mồ các ngươi và đem các ngươi lên khỏi mồ, hỡi dân Ta. Ta sẽ ban thần khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ cho các ngươi an cư nơi thửa đất của các ngươi. Và các ngươi sẽ biết chính Ta, Giavê, Ta đã nói và sẽ thi hành - Sấm của Giavê (Edk 37:12-14).

Đúng, vào Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã đánh thức người chết bằng những lời này: “Hỡi kẻ đang ngủ, hãy tỉnh thức và trỗi dậy từ cõi chết, và Chúa Kitô sẽ rọi sáng trên ngươi” (Ep 5:14).

IV. Hiểu rõ Chúa Giêsu là ai Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giê-su đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu biểu lộ căn tính Con Thiên Chúa của Người cách rõ ràng hơn cả qua việc Người vâng lời Chúa Cha. Theo Tin Mừng Gioan, lúc Chúa Giêsu đứng dậy khỏi bàn ăn của Bữa Tiệc Ly, Người nói:

Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!" (Ga 14:30-31).

Khi thấy Chúa Giêsu chết cách ấy, viên bách quân phần nào nhận ra đức vâng lời của Con Thiên Chúa nơi Người, Đấng yêu mến và vâng lời Cha Người.

Bằng đức vâng lời của Người, Chúa Giêsu đã xóa bỏ sự bất tuân của chúng ta; đức vâng lời của Người đã xóa hết tính kiêu căng của chúng ta. Ấy thế nhưng, sự yếu đuối của Thiên Chúa mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào của thế gian. Viên bách quân, người rất biết quyền lực và được huấn luyện để kính trọng nó, nhìn thấy trong trận động đất và các biến cố khác một dấu chỉ vinh quang của Thiên Chúa. Đường của Chúa tới vinh quang này không phải là đường của ta, nhưng vinh quang và tư cách Chúa Con của Người không thể dấu mãi được! Thánh Kinh dạy:

Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! A-men! (Kh 1:7).
 
Bốn Năm Triều Đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô 2013-2017
Phó Tế Phạm Bá Nha
15:25 14/04/2017
Bốn Năm Triều Đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô

(13.3. 2013 - 13.3. 2017)


Ngày 13.3.2017 kỷ niệm bốn năm, 2013-2017, triều đại ĐGH Phanxico. Tòa Thánh Vatican không tổ chức lớn ngày này. Hàng năm dịp này, Ngài vẫn là thành phần tĩnh tâm trong Giáo triều, (năm nay, ở Atccia, xa Roma 30cs, 6-13. 2017) để cầu nguyện và xin ơn tiếp sức cho năm sau. Kỷ niệm năm nay, giới truyền thông và các nhà bình luận cho rằng một người ở tuổi 77- 80, đạt thành quả như vậy là một Giáo Hoàng tuyệt vời xuất chúng. Có lời nói sắc bén, hành động mang tính biểu tượng mạnh, ý chí muốn thay đổi. Bốn năm Giáo triều bằng lời nói đi đôi với việc làm.

CUNG CÁCH SỐNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ

Lời chào đầu tiên, gây ấn tượng với tên TGM Buenos Aires Jorge Mario Bergolio được bầu làm Giáo Hoàng Phanxico, khi ra mắt tại công trường Thánh Phêrô là ‘’xin anh chị em cầu cho tôi’’, 13.3.2013. Tiếp sau là cung cách sống bất ngờ.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là giáo hoàng của mọi người. Vẫn không bỏ nếp sống từ khi còn ở Argentine : nhất mực nhân từ, đơn sơ, khiêm nhường và gần gũi với mọi người.

- Khi còn là TGM bên Argentina, Ngài dạy lúc 4g không cần báo thức, trưa thiếp đi ít phút. Đi mục vụ, thăm hỏi, hay đây đó bằng xe bus, metro, dọn hành lý... Tự làm việc nhà, nấu cơm, quét dọn. Sách kinh và sổ tay luôn kèm bên mình. Ngài kẹp trong sách kinh thư bà nội viết khi chịu chức linh mục, 1967 : vào ngày đẹp đẽ hôm nay con ôm Chúa Cứu Thế trong đôi tay thánh hóa của con. Qua đó, mở rộng lối dẫn đến một thiên hướng sâu đậm mở ra cho con món quà nhỏ bé này. Ít giá trị vật chất nhưng giá trị tinh thật to lớn. Tại tòa GM, Ngài chỉ dùng phòng nhỏ làm việc. Còn phòng rộn lớn, đẹp ở lầu 2, làm kho. Phòng làm việc có Thánh Giá trên đầu giường, do ông bà nội Rasa và Juan tặng và một lò sưởi chỉ mở khi họp đông. Đối diện là bức tranh Chúa ngồi tĩnh tâm kiên nhẫn. Phòng cạnh là thư viện, thư từ, giấy tờ đã vàng, ố... Trên tường có hình bông hồng trắng và chân dung Thánh Thérèse de Lisieux, và hình gia đình. (ns. HN. CA. 255 ; 3.2014, tr. 35)

- Làm Giáo Hoàng không ở và làm việc trong Tông Điện Vatican, làm việc tại khách sạn Santa Martha, nơi các Hồng Y trú ngụ khi bầu giáo hoàng. Trả tiền phòng thu lượm hành lý như khách trọ trong thời gian mật viện. Để dễ tiếp xúc vói những người chung quanh. Ngài dâng lễ cho những người cư ngụ trong cư xá. Dùng cơm với những cộng sự viên thân cận. (từ 19.3.2013). Không đi xe limousine, lựa xe rẻ tiền.

- Trong nghi lễ phụng vụ, Ngài ngồi ngai giáo hoàng không trải nệm đỏ, nhẫn giáo hoàng thường, không bằng kim loại qúi giá.

- ĐGH còn người em gái bên Argentine, dặn cô đừng qua Roma dự lễ tấn phong của ngài, mà dùng tiền này giúp những ai cần.

- Không đi giầy đẹp, mà chỉ mang đôi giày đen cũ từ khi còn làm Hồng Y, ngài còn điện thoại cho người sửa giày cũ, để dành cho ngài những đôi còn dùng được. Thánh Giá trước ngực, cũ khi còn làm Giám mục tại Buenos Aires

- Thứ Năm tuần thánh 28.3. 2013, ĐTC rửa chân cho 12 tù nhân trẻ, trong đó có phụ nữ không Công Giáo, tại nhà nguyện nhà tù Casal del Marmo

- Thành lập Hội Đồng 9 Hồng Y cố vấn giúp Ngài trong điều hành giáo triều (13.4.2013)

- Ngày 13.7.2013, đi thăm, dâng lễ với hơn 10 ngàn người nhập cư trại tỵ nạn đảo Lampedusa, ngoài Roma. Tiếp xúc với những người tỵ nạn, Đức Thánh Cha nói : Những người anh em chúng ta là : những người đang khóc trên con tàu vượt biên, những bà mẹ đang khóc sướt mướt k hi ẵm trẻ con, những người cha lo âi cùng cực không biết gì nuôi gia đình. (Vietcatholque New 8.7.2013)

- Ngày 26. 7.2013, trong những ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Brasil (23.7.2013), với 3,7 triệu người tham dự. ĐGH đã đi bộ tới thăm làng ổ chuột, ghé thăm một gia đình.

Tại đại hội QTGT Brasil, Ngài chỉ dùng xe deep, mui trần không dùng xe tránh đạn papemobile. Ngày 26,7, em Nathan de Bristo, 9 tuổi mặc áo đại hội, mặc dầu bị cản, em cứ chạy theo xe Đức Thánh Cha. Đến lúc xe ngừng, em được bồng lên, em ôm Đức Giáo Hoàng và nói : Con muốn làm linh mục. Đức Thánh Cha ơi, con muốn làm linh mục của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha cảm động, rơi nước mắt, nói : cha sẽ cầu nguyện cho con, nhưng con cũng phải cầu nguyện cho cha. Đức Thánh Cha con ôm em lâu, người ta khó gỡ được. Cô giáo của em cho biết em có điểm học cao. Cha xứ nhận xét : Em đã vững trong ơn gọi. Còn em nói, em sẽ còn phải học thần học và cố gắng giữ mình trong sạch cho trọn vẹn ơn gọi.

Ngày 7.8.213, sau khi nhận thư anh Michele Feri, 40 tuổi, ở Argentine, ĐGH đã điện thoại cho anh và mẹ anh. Nội dung anh kể hoàn cảnh : anh ruột Andrea 51 tuổi, chủ hãng xăng đã bị nhân công bắn chết và bắn luôn Michele bị trọng thương phải ngồi xe lăn. ĐTC nói trong điện thoại là ngài khóc khi đọc thư. Sau khi nghe điện thọai. Michele nói : ĐGH thật nhân từ, ngài đã tuyền đạt sự thanh thản, làm chúng tôi hy vọng, làm dịu bớt đau khổ phần nào. Tôi sẵn sàng tha thứ cho hung thủ, nhưng hỏi hắn tại sao bắn chúng tôi ?

Tổng Kết Trong Bốn Năm

Có những việc dễ, nhưng phần lớn khó khăn, vất vả. Khó vì lâu đời. Vất vả vì Ngài đã 80 tuổi.

- Bắt đầu cải tổ Giáo Triều ngay trong 7 tháng đầu, như : Lập 9 Hồng Y cố vấn (13.4.2013). UB giám sát (17.6.2013). UB thẩm vấn tài chánh (18.7.2013) (x. GXVN 4.2014, tr. 23)

- Triệu tập Hai Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2014 và 2015, tại Roma để bàn thảo về gia đình. Năm tới, 2018, lần thứ ba Thượng Hội Đồng GM họp lại bàn về ‘‘Giới Trẻ, đức tin và ơn gọi’’

- Tuyển chọn 44 Hồng Y. Hiện nay, gồm : Bắc Mỹ : 13 vị. Châu Mỹ Latinh :20. Châu Âu : 53. Châu Phi : 14. Châu Á : 14. Châu Đại Dương : 4.

- Tông du : trong 4 năm ĐGH đã 17 lần tông du, thăm 27 nước

1) 23-28.7.2013 : Brésil, dự JMJ tại Rio de Janeiro

2) 24-26.5.2014 : Israel, Palestine và Jordanie (Thánh Địa)

3) 13-18.8.2014 : Nam Hàn

4) 21.9.2014 : Albanie

5) 25.11.2014 : Nghị viện Âu châu, Strasbourg.

6) 28-3.11.214 : Turquie

7) 13-19.1.2015 : Sri Lanka và Phi Luật Tân

8) 6.6.2015 : Bosnie-Herzégovine

9) 6-12.7.2015 : Équateur, Bolivie và Paraguay

10) 19-27.9.2015 : Cuba và Hoa Kỳ

11) 25-30.11.2015 : Keynya, Ouganda và Trung Mỹ

12) 12-18.2.2016 : Cuba và Mexique

13) 16.4.2016 : Grèce

14) 24-26.6.2016 : Arménie

15) 27-31.7.2016 : Ba Lan

16) 30.9-2.10. 2016 : Géorgie và Azerbaidjan

17) 31.10-1.11.2016 : Suède

Chuyến đi Trung Phi (2015) được thành công nhất. Sau 3 tháng, nước này tổng tuyển cử. Hòa bình trở lại. Người dân ở đây đã nhất loạt nói : ĐGH đem lại cho chúng tôi luồng gió mát mới mẻ cho xứ sở và đời sống.

Tương lai :

18) 28-29.4.2017 : Égype

19) 12-13.5.2017 : Bồ Đào Nha (Fatima)

20) 7 hay 8.2017 : Indonésie và Nhật

21) 6-11.9.2017 : Colombie

22) 10. 2017 : Brésil

- Ngoại giao : Tuy không là nhà chính trị hay xã hội, nhưng uy tín lời nói của ĐGH được các giới lắng nghe. Như, 9.2013, ĐGH phát động chiến dịch ngoại giao chống dự án quân sự quốc tế do tây phương lãnh đạo nhằm can thiệp vào Syrie. TT Nga Vladimir Putin ca ngợi xác nhận ĐGH có công chận đứng cuộc tấn công này. Và nhất là được G8 thông qua.

Cuba và Hoa Kỳ tái tục liên hệ ngoại giao, ai cũng công nhận nhờ Đức Phanxico tạo bầu khí cởi mở thuận lợi cho bước khai phá này.

Năm 2015, khối CO2 (thay đổi khí hậu) họp tại Paris, do LHQ bảo trợ, thừa nhận vai trò cổ vũ của ĐGH bảo vệ môi trường, giúp họ đạt tới thỏa hiệp tốt đẹp. Mới nhất, 27.3.2017, ĐTC gửi sứ điệp cho đại diện các nước trong LHQ họp tại New York, từ 27-31.3.2017, cấm xử dụng vũ khí hạt nhân. Trong sứ điệp, ĐGH kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân, và khẳng định : một thứ luân lý và pháp luật dựa trên sự đe dọa phá hủy lẫn nhau, hủy diệt toàn thể nhân loại, là tương phản với tinh thần LHQ (RV.28. 3.2017)

Dĩ nhiên, ĐGH đã gia tăng tính liên hệ ngoại giao giữa Vatican và thế giới.

- Đối thoại tôn giáo

Vỏn vẹn 4 năm, Đức Phanxico đã chú trọng tới ‘thống nhất’’ đoàn Dân của Thiên Chúa. Đặc biệt :

- Ngày 12.2.2016, tại La Havana, Cuba, trong tông du, ĐGH đã gặp thượng phụ Kirill, đứng đầu Chính Thống Nga. Hai bên Công Giáo và Chính Thống, sau 962 năm, nay mới gặp nhau

- Ngày 31.10.2016, sau 500 năm, ĐGH và ĐGM Mounnib Youman, chủ tịch Liên Hiệp Tin Lành Luther ký bản thông báo chung, tại Thụy Điển.

- ĐGH nối lại cuộc đối thoại với Hồi Giáo qua gặp gỡ đạo trưởng Hồi Giáo Al-Azhar, Ai Cập

- Giáo Hoàng Mục vụ

Qua bài giảng, huấn dụ, gặp gỡ, ĐGH luôn nhắc hàng giáo phẩm chú trọng tới nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên. Ngài khuyên chủ chiên phải nặng ‘‘mùi chiên’’. Cấp hoàn vũ, Ngài có văn thư sau :

- Thông điệp Lumen Fidei (Ánh Sáng Đức Tin, 29.6.2013): đức tin soi sáng đời sống con người (bổ túc, ĐGH Benedicto đã viết)

- Thông điệp Laudato Si (Chúc Tụng Chúa, 5.7.2013): vấn đề cấp bách bảo vệ môi sinh

- Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng, 25.11.2013) : Tích cực truyền bá Phúc âm

- Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương, 19.3.2016) : tình yêu gia đình (sau Thượng Hội Đồng Gia đình)

Tổ chức Năm Thánh ‘‘lòng Thương Xót’’ (2015-2016) là đào sâu tinh thần Công Đồng Vaticann II

NHỮNG NHẬN ĐỊNH

ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh trả lời Radio Vatican tiếng Ý, 15.3.2017 :

- Diễn văn ra mắt của ĐGH thật đơn sơ, an bình và thanh thản...Việc ngài xin cầu nguyện đã đánh động và tín thác : của người mục tử và Dân Chúa với Thiên Chúa, tín thác giữa dân Chúa với nhau.

- ĐGH nhấn mạnh đến ‘Giáo Hội đi ra’’ rất quan trọng. Mở rộng hướng tới Chúa. Hành động, gặp gỡ với dân chúng. Đó là tính cách công nghị, chú ý tới tiếng nói Chúa Thánh Thần.

- Năm Thánh Lòng Thương Xót hết. Nhưng triều đại Phanxico vẫn theo sự dịu hiền của Chúa.

- ĐGH bắt đầu cải cách Giáo Hội. Vì Giáo Hội luôn canh cải, ngày một trở nên chính mình, trung thực hơn, gỡ đi cáu bẩn. Bắt đầu bằng ‘’cải cách con tim’’

Ký giả John Allen cho rằng : Nhiệm kỳ ‘’Bốn Năm’’, ĐGH đã rất thành công, được sự chú ý của người ta, ngay từ ngày đầu tiên. Bằng chứng là số người theo dõi twitter của Ngài lên đến trên 30 triệu. Các cuộc thăm dò ý kiến thế giới cho thấy ĐGH được xếp hạng hài lòng rất cao. Ấy là chưa kể giới truyền thông tường thuật các việc làm và lời nói của Ngài.

Đức Giám Mục Phụ tá Los Angeles, Robert Barron, nói : thiên tài của ĐGH là không thay đổi giáo huấn, nhưng chắc chắn thay đổi câu chuyện về giáo huấn. Trước khi lên giáo hoàng, người ta nhắc tới tanh cãi như phá ngừa thai, đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng phái...Không một vấn đề này biến đi. Nhưng ĐGH thành công nêu lên nhiều vấn đề khẩn trương hơn : người nghèo, tỵ nạn, di dân, môi trường, tranh chấp...Bản chất không mới, nhưng ĐGH đem tới cho vấn đề trên khẩn trương và ưu tiên.

Báo Figaro, 10.3.2017, nhận định, ĐGH chỉ muốn thay đổi não trạng, không thay đổi cơ cấu. Não trạng sẽ khô cứng, ù lỳ. Đây là cách mạng dịu dàng (révolution de la tendresse). Lòng thương xót phát xuất từ Thiên Chúa, lan xuống mọi người. Bắt đầu từ hàng giáo phẩm, thông cảm với từng hoàn cảnh...không thể viện vào Giáo Luật mà xua đuổi, làm ngơ những người bơ vơ, khó khăn.

Nhà báo Michele Raviard phỏng vấn tại công trường thánh Phêrô, 12.3.2017, về ấn tượng, kỷ niệm và ước mong gì nơi Đức Phanxicô :

- Tôi có kỷ niệm tuyệt vời, tân Giáo Hoàng nói : Quý ông bà anh chị em, ‘‘buona sera’’ (lời chào buổi chiều của người Ý) Ngài đã đặt mình cùng gia tầng với mọi người. Đánh động nhất là đơn sơ, cởi mở với người nghèo.

- Điều tôi thích là Ngài ở nhà ở Santa Marta, thật đẹp, Giáo Hoàng tốt lành, làm

nhớ đến ĐGH Gioan XX III

- Bài diễn văn khai mạc sứ vụ Giáo Hoàng, ngài đã chiếm trái tim chúng ta, và còn gia tăng ?

- Thật tốt đối với tôi. ĐGH để lại cho người trẻ, 100 năm nữa, 1 cử chỉ không lấp đầy

- Lòng thương xót đến với mọi người, không phân biệt.

- Người của gia đình, khi thấy Ngài dùng xe rẻ tiền. Hoàn toàn đẹp nhất.

- Mỗi Chúa Nhật, tôi lắng nghe Lời Ngài, kinh Truyền Tin, rất đơn giản, có thật và hiệu quả.

- Giáo Hoàng vĩ đại, làm Cuba và Hoa Kỳ xích lại gần nhau.

- Hy vọng triều đại Ngài kéo dài thật lâu, dân chúng hiểu Ngài, tiếp tục ý tưởng tình huynh đệ và mang lại sự tốt lành trên thế giới.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐGH

Vào lễ Tro, ĐGH trả lời báo Die Zeit, Đức (8.3.2017) ‘‘Tôi không cảm tưởng mình là người phi thường’’, tôi chỉ là người làm chuyện mình có thể làm được mà thôi. Đây được kể như đường lối của Ngài điều hành Giáo Hội. ĐGH cho

- Thiếu ơn gọi là vấn đề lớn đang đối phó, vì thiếu cầu nguyện. ĐGH nhận xét, các bạn trẻ bị xã hội lãng quên, vì không có việc làm trong nhiều quốc gia. Không có người trẻ, thì không có ơn gọi. Ơn gọi rất quan trọng. Giáo Hội cử hành Thánh Thể. Nhưng Thánh Thể làm nên Giáo Hội

- Vấn độc thân của giáo sỹ nằm trong thảo luận, nhất là những nơi thiếu linh mục trầm trọng. Những ‘‘viri probati’’ (nam nhân có đức tin và đời sống thánh thiện). Những nam nhân có vợ này đã thành phó tế, có khả năng. Có thể đặt cử đảm trách các cộng đoàn lẻ loi.

- Khủng khoảng đức tin. Đức tin không phải trải qua cuộc khủng hoảng vẫn còn là đức tin khờ dại. Đức tin là ân sủng, Chúa ban cho. ĐGH thú nhận chính ngài đã trải qua những lúc nghi nan. Tôi cầu xin Thiên Chúa và Người đã nhậm lời tôi. Đức tin không phải là thàng quả.

- Tinh thần của các mục tử. ĐGH lấy làm tiếc, đau lòng, vì trong Giáo Hội còn có tinh thần thế gian, kiêu ngạo, quyền lực và thống trị. Không chứng tỏ được lòng trung thành với Phúc Âm.

- Khủng hoảng chính trị đàng sau chủ nghĩa quốc gia cực đoan. Luôn biện hộ căn tính

LỜI CÁM ƠN

Hội đồng Giám Mục Ý gửi đến ĐGH lời chúc mừng và cám ơn ‘‘sinh nhật thứ bốn’’ của Đức Phanxico :

Trong bốn năm qua, khi nhìn con người của cha, chúng coni lớn lên trong ý thức ơn gọi kito, ơn gọi chức thánh và ơn gọi giám mục của chúng con. Cám ơn cha để lại lòng thương xót vào trọng tâm giáo triều cha. Lòng thương xót là sự gặp gỡ của chúng con với gương mặt của Chúa Giêsu Kitô. Cám ơn tấm gương đơn giản, gần gũi của cha. Qua đó, cha đã trao truyền cho thế giới sự thật của sứ điệp Tin Mừng. Cám ơn cha về sự nhắc nhở không ngừng của cha để chúng con ở trong loại văn hóa dửng dưng và tuyệt vọng, nhưng sống trong sự gần gũi của lòng tin tưởng và hy vọng. Cám ơn cha vì cha luôn xin chúng con cầu nguyện, khí cụ chúc phúc và điều tốt lành thiêng liêng cho tất cả chúng con. (phanxico.vn. 15.3.2017)
 
Sự công chính của Thiên Chúa sẽ được bày tỏ
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:22 14/04/2017
SỰ CÔNG CHÍNH CỦA Thiên Chúa SẼ ĐƯỢC BÀY TỎ

Làm sao để kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Thệ Phản, một cơ hội ân sủng và hòa giải cho toàn thể Giáo Hội

Bài giảng V của Cha Cantalamessa

1- Những nguồn gốc của cuộc Cải Cách Thệ Phản

Như chúng ta đã thấy trong những suy niệm trước, Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn chúng ta tới chân lý toàn vẹn về con người và mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, đồng thời Người soi sáng cho chúng ta về một phương diện cốt yếu của niềm tin vào Đức Kitô, nghĩa là về cách thức mà ơn cứu độ do Chúa Kitô thực hiện thông ban cho chúng ta hôm nay trong Giáo Hội. Nói cách khác, Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta về vấn nạn quan trọng của sự công chính hóa nhờ đức tin. Tôi tin rằng khi cố gắng khám phá trong lịch sử và tình hình hiện nay từ cuộc tranh luận này là cách thế hữu ích nhất để kỷ niệm 500 năm ra đời của Cải Cách Thệ Phản, cơ hội ân sủng và hòa giải cho toàn thể Giáo Hội.

Chúng ta không thể không đọc lại toàn bộ trích đoạn từ Thư gửi tín hữu Rôma nói về điều vốn là trung tâm điểm của cuộc tranh luận. Bản văn nói rằng:

“Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật Mô-sê. Điều này, sách Luật và các ngôn sứ làm chứng.22 Quả thế, người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai.23 Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa,24 nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Ki-tô Giê-su.25 Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin. Như vậy, Thiên Chúa cho thấy Người là Đấng Công Chính. Trước kia, trong thời Thiên Chúa nhẫn nại, Người đã bỏ qua các tội lỗi người ta phạm.26 Nhưng bây giờ, Người muốn cho thấy rằng Người vừa là Đấng Công Chính, vừa làm cho kẻ tin vào Đức Giê-su được nên công chính.

27 Vậy thì hãnh diện ở chỗ nào? Chẳng còn gì để hãnh diện! Dựa vào luật nào mà hãnh diện? Vào việc làm chăng? Không, nhưng dựa vào lòng tin.28 Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy” (Rm 3,21-28).

Làm sao đã có thể xuất hiện thông điệp rõ ràng và đầy an ủi này mà nó đã trở thành mối bất hòa ở giữa lòng Kitô giáo Tây Phương, khi phân chia Giáo Hội và Châu Âu thành hai lục địa tôn giáo khác nhau? Cả ngày hôm nay, đối với những tín hữu trung bình trong một số quốc gia ở Bắc Âu, giáo huấn này tạo ra sự chia cắt giữa Công Giáo và Thệ Phản. Bản thân tôi cũng đã có người giáo dân Tinh Lành hỏi: “Ngài có tin vào ơn công chính hóa nhờ đức tin không?” Đối với họ, đó là điều kiện để lắng nghe điều tôi nói. Giáo huấn này được chính những người khởi xướng Cải Cách định nghĩa là “tín khoản nhờ đó Giáo Hội đứng hay ngã” (articulus stantis et cadentis Ecclesiae).

Chúng ta cần trở lại với “kinh nghiệm từ tháp đài” nổi tiếng của Martin Luther xảy ra vào năm 1511 hoặc 1512. (Nó được gọi như thế bởi vì người ta nghĩ là nó đã xảy ra trong một căn phòng tại tu viện dòng Augustinô ở Wittenberg được gọi là “tháp đài – tower”). Luther sống trong sự dày vò, hầu như tuyệt vọng và oán hờn Thiên Chúa, bởi vì tất cả những việc giữ luật tôn giáo và đền tội không còn giúp cho ông cảm thấy được chấp nhận và bình an với Thiên Chúa. Lúc đó bất ngờ lời của thánh Phaolô trong thư Rôma 1,17 lóe lên trong tâm trí ông: “Người công chính sẽ sống nhờ đức tin.” Đó là một kinh nghiệm giải phóng. Kể về kinh nghiệm này khi sắp lìa đời, ông viết: “Khi tôi khám phá điều này, tôi cảm thấy tôi được tái sinh, và xem ra những cánh cửa thiên đàng đã mở ra cho tôi.”

Một số nhà sử học Tin Lành đã chính xác đưa thời điểm này lên gần với một ít năm trước năm 1517, đó là sự khởi đầu đích thực của Cải Cách. Cơ hội đã biến đổi kinh nghiệm nội tâm này thành một phản ứng dây chuyền tôn giáo đích thực là do vấn đề ơn toàn xá. Nó làm cho Luther quyết định treo 95 luận điểm nổi tiếng của ông trước cửa nhà thờ của một lâu đài ở Wittenberg vào ngày 31 tháng 8 năm 1917. Thật là quan trọng khi lưu ý đến diễn tiến lịch sử này của những sự kiện. Nó nói với chúng ta rằng những luận đề về sự công chính hóa nhờ đức tin chứ không phải nhờ những việc làm không phải là kết quả của một cuộc tranh luận với Giáo Hội thời ông, nhưng là nguyên nhân của tranh luận. Nó là một sự chiếu sáng từ trên cao, một “kinh nghiệm - Erlebnis”, như chính ông miêu tả.

Một câu hỏi lập tức nổi lên: làm sao chúng ta giải thích “cơn địa chấn này” đã thúc đẩy Luther dùng từ vị trí của ông? Có điều gì trong đó mà có tính cách mạng như thế? Trước đó nhiều thế kỷ, thánh Augustinô đã công hiến một giải thích giống với giải thích của Luther về thành ngữ “sự công chính của Thiên Chúa.” Ngài viết: “Sự công chính của Thiên Chúa (justitia Dei) là sự công chính nhờ đó, qua ân sủng Người, chúng ta được nên công chính hóa, một cách chính xác như ơn cứu độ của Thiên Chúa (salus Dei 3,9) là ơn cứu độ mà nhờ đó Thiên Chúa cứu độ chúng ta.”

Thánh Gregôriô Cả cũng nói: “Chúng ta không đi tới đức tin nhờ nhân đức nhưng tới nhân đức nhờ đức tin.” Và thánh Bênađô nói: “Con không thể có điều từ chính con, điều con chiếm giữ cho mình (usurpo), với niềm tin tưởng từ cạnh sườn đâm thủng Chúa, bởi vì Người giàu lòng thương xót… và là điều liên quan đến sự công chính của con chăng? Ôi lạy Chúa, con sẽ nhớ rằng chỉ có sự công chính của Ngài. Quả thật, nó cũng là của con bởi vì Ngài là sự công chính của Thiên Chúa cho con (x. 1 Cr 1,30).” Thánh Thôma Aquinô còn đi xa hơn, khi chú giải Thư Phaolô, đã nói rằng: “Chữ viết thì giết chết, nhưng Thần Khí ban sự sống” (2 Cr 3,6). Ngài viết: “Chữ viết cũng bao gồm cả những giới luật luân lý của Tin Mừng, vì thế cả chữ viết của Tin Mừng có thể giết chết, nếu chúng ta không đưa vào bên trong ân sủng của đức tin chữa lành.”

Công Đồng Trentô, được triệu tập để trả lời cho cuộc Cải Cách, không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc tái khẳng định tính ưu việt của đức tin và ân sủng, trong khi vẫn duy trì sự cần thiết của các việc làm và việc tuân giữ các lề luật trong bối cảnh của toàn thể tiến trình của ơn cứu độ, theo công thức Phaolô “đức tin hành động nhờ tình yêu” (fides quae per caritatem operatur”) (Gl 5,6). Điều này diễn tả thế nào trong bối cảnh của bầu khí mới về đối thoại đại kết, đã có thể đi tới một tuyên bố chung của Giáo Hội Công Giáo và Liên Đoàn Thế Giới Tin Lành về sự công chính nhờ ân sủng qua đức tin, đã được ký vào ngày 31 tháng 8 năm 1999, tài liệu này nhìn nhận một sự thỏa thuận nền tảng về giáo huấn này, dù chưa phải là toàn thể.

Như thế, Cải Cách Thệ Phản có phải là một trường hợp “quá ồn ào vì chuyện vô ích chăng?” Có phải là kết quả của một sự hiểu lầm chăng? Chúng ta cần trả lời với sự quả quyết là ‘không’! Đúng thật huấn quyền của Giáo Hội đã không bao giờ thay đổi bất cứ quyết định nào được thực hiện từ những Công Đồng trước đó (đặc biệt chống lại phái Pelagiô); huấn quyền không bao giờ quên điều mà Augustinô, Gregoriô, Bênađô, và Tôma Aquinô đã viết. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng đã xảy ra không phải vì những ý tưởng hoặc những lý thuyết trừu tượng nhưng vì những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, và không may vì trong một thời gian dài, việc hành đạo của Giáo Hội đã không thực sự phản chiếu giáo huấn chính thức của mình. Đời sống Giáo Hội, giáo lý, lòng đạo đức Kitô hữu, linh hướng, vì không còn nói đến việc giảng dạy bình dân – tất cả xem ra chỉ quả quyết điều trái ngược, nghĩa là những điều được tính là những việc làm và những cố gắng con người. Ngoài ra, “những việc lành” nói chung không phải được hiểu là những việc làm được Chúa Giêsu đề cập trong Mt 25, chính Chúa nói: không có chúng, người ta không thể vào Nước Trời. Thay vào đó, “những việc lành” được hiểu là những cuộc hành hương, dâng nhiều nến, làm tuần chín ngày, và dâng cúng cho Giáo Hội, và sẽ nhận được những ơn toàn xá như là những phần thưởng vì đã làm những việc trên.

Hiện tượng này đã có gốc rễ sâu xa và phổ biến nơi tất cả Kitô giáo và không chỉ Kitô giáo La Tinh. Sau khi Kitô Giáo trở thành tôn giáo quốc gia, đức tin là cái gì đó mà người ta có được một cách tự nhiên nhờ gia đình, trường học, và xã hội. Nó không còn quan trọng để nhấn mạnh giây phút mà trong đó đức tin được sinh ra và quyết định của một người trở thành người tín hữu, nhưng lại nhấn mạnh nhiều đến những đòi hỏi thực hành của đức tin, nói cách khác, nhấn mạnh về luân lý và lối sống.

Một dấu chỉ nổi bật của sự thay đổi này về sự quan tâm được đánh dấu bởi Henri de Lubac trong cuốn sách của ông Medieval Exegesis: Bốn ý nghĩa của Kinh Thánh. Trong một câu nói kinh điển nhất, trật tự của bốn nghĩa Kinh Thánh là: nghĩa văn tự lịch sử, nghĩa Kitô học hoặc nghĩa đức tin, nghĩa luân lý và nghĩa cánh chung.

Thông thường, trật tự này bị thay thế bởi một nghĩa khác biệt mà trong đó nghĩa luân lý đến trước nghĩa Kitô học hoặc nghĩa đức tin. Trước “điều phải tin”, người ta đặt “điều phải làm”; bổn phận trở nên trước ân sủng. Trong đời sống tu đức, con người nghĩ rằng, trước hết có con đường thanh tẩy, rồi đến con đường minh giáo và hiệp nhất. Không ý thức về con đường này, con người đi đến kết luận một cách hoàn toàn ngược lại với điều mà Gregoriô Cả đã viết khi ngài nói rằng: “Chúng ta không đi tới đức tin nhờ nhân đức nhưng tới nhân đức nhờ đức tin.”

2- Học thuyết về sự công chính hóa bởi Đức tin sau Luther

Sau Luther và kế đó là hai nhà cải cách vĩ đại khác, Calvin và Ulrich Zwigli, giáo huấn về ân sủng tự do của sự công chính hóa nhờ đức tin đã có kết quả, đối với những ai sống nhờ nó, trong một sự cải thiện không thể phủ nhận về chất lượng đời sống Kitô hữu, nhờ sự phổ biến lời Chúa trong ngôn ngữ địa phương, nhờ vô số những thánh thi được linh hướng và những bài hát, cũng như sự trợ giúp của những tài viết mà dân chúng có thể sử dụng nhờ sự phát minh gần đây và sự phổ biến những tài liệu bằng in ấn.

Xét trên bề mặt, luận đề về sự công chính hóa chỉ nhờ đức tin trở thành sự phân chia giữa Công Giáo và Thệ Phản. Từ xa xưa (và tách khỏi chính Luther) sự tương phản này đã được quảng bá và cũng đã trở thành sự tương phản giữa Kitô giáo và Do Thái giáo, đối với những người Công Giáo mà họ đại diện, theo một số người, sự kế tục của chủ nghĩa lề luật và nghi lễ Do Thái, và những người Thệ Phản mà họ đại diện sự mới mẻ Kitô giáo.

Cuộc luận chiến chống Công Giáo được liên kết với cuộc luận chiến bài Do Thái, vì những lý do khác nhau, cũng xuất hiện trong thế giới Công Giáo. Theo viễn cảnh này, Kitô giáo được hình thành trong sự đối lập – và không phải phát xuất từ Do Thái giáo. Bắt đầu với Ferdinand Christian Baur (1792-1860), lý thuyết về hai tâm hồn của Kitô giáo càng ngày trở thành phổ biến: Kitô giáo của Phêrô, như được diễn tả trong điều được gọi là “pro-catholicism - (Frühkatholizismus) “phò Công Giáo” – và Kitô giáo của Phaolô thường được diễn tả đầy đủ hơn trong Thệ Phản.

Xác tín này dẫn tới việc phân cách bao nhiêu có thể Kitô giáo khỏi Do Thái giáo. Người ta sẽ giải thích những học thuyết và những mầu nhiệm Kitô Giáo (bao gồm cả tước hiệu Kyrios – Chúa, và phụng vụ thánh thiêng dành cho Chúa Giêsu) như là kết quả của cuộc gặp gỡ với văn hóa Hy Lạp. Tiêu chuẩn được dùng để phân xét tính chân thực của một lời nói hoặc một sự kiện từ Tin Mừng là sự khác biệt của nó so với điều được chứng thực trong môi trường Do Thái thời đó. Nếu không phải là lý do chính yếu của giai đoạn bi thảm cho chủ nghĩa bài Do Thái, thì chắc rằng, kết hợp với lời tố cáo về tội giết Chúa, nó đã cỗ võ cho chủ nghĩa bài Do Thái khi cung cấp một võ bọc ngầm tôn giáo.

Đầu thập niên 70, có một sự thay đổi tận gốc rễ trong lĩnh vực này từ những nghiên cứu Kinh Thánh. Thật cần thiết phải nói điều gì đó để làm sáng tỏ tình trạng hiện hành của học thuyết Phaolô và Luther về sự công chính hóa được ban nhưng không nhờ đức tin trong Chúa Kitô. Vì bản tính và mục đích của bài chia sẻ, xin miễn cho tôi không trích dẫn những tên tuổi của những cây viết hiện đại đã dấn thân trong cuộc tranh luận này. Bất cứ ai am tường về chủ đề này sẽ không gặp khó khăn khi xác định những tác giả của những học thuyết được ám chỉ ở đây, nhưng đối với những người khác, tôi nghĩ rằng, những tên gọi không quan tâm cho bằng những ý tưởng của họ.

Người ta đề cập đến điều được gọi là “con đường thứ ba của cuộc nghiên cứu về Chúa Giêsu lịch sử” (gọi là “thứ ba” sau cuộc nghiên cứu tự do của những năm 1800s, sau đó là cuộc nghiên cứu của Rudolf Bultmann và các môn sinh của ông vào những năm 1990). Viễn cảnh mới này nhìn nhận Do Thái giáo như là nguyên thủy thực sự trong đó Kitô giáo được hình thành, khi bóc trần những huyền thoại của những khác biệt không thể bớt được của Kitô giáo so với Do Thái giáo. Tiêu chuẩn được dùng để đánh giá tính cái nhiên nhiều hoặc ít mà một lời nói hoặc một sự kiện về cuộc đời Chúa Giêsu đích thực đó là tính tương tự của nó với Do Thái giáo thời đó – không phải là tính bất tương đồng, như người ta nghĩ một thời.

Một số những lợi thế của lối tiếp cận mới này thì hiển nhiên. Tính kế tục của mạc khải được phục hồi. Chúa Giêsu được đồng hóa với thế giới Do Thái giáo theo đường hướng của các tiên tri Kinh Thánh. Nó cũng mang lại sự công bằng hơn cho Do Thái giáo vào thời Chúa Giêsu, khi minh chứng sự giàu có và đa dạng của nó. Vấn đề là tiếp cận này đi quá xa đến nỗi lợi ích của nó đã bị biến dạng thành một sự mất mát. Trong nhiều người đại diện của cuộc nghiên cứu thứ ba này, Chúa Giêsu đã bị hoàn toàn hòa tan trong thế giới Do Thái, mà không còn phân biệt nào, ngoài một ít chú giải đặc biệt của Torah. Người bị giảm thiểu là một trong những tiên tri Do Thái, một “người có đặc sủng lưu động”, “một người nhà quê Do Thái miền Đại Trung Hải,” như một ai đó đã viết. Tính kế thừa với Do Thái Giáo đã được tìm thấy, nhưng sự mới mẻ của Tân Ước lại biến mất. Cuộc nghiên cứu lịch sử mới đã làm phát sinh những nghiên cứu theo mức độ hoàn toàn khác biệt (chẳng hạn, nghiên cứu của James D. G. Dunn, trường phái Tân Ước tôi thích), nhưng trường phái mà tôi đã đề cập là bản dịch đã được phổ biến rộng rãi hơn ở mức độ bình dân và đã ảnh hưởng rộng lớn đến ý kiến của công luận.

Người đã soi sáng cho tính chất huyền ảo của tiếp cận này đối với mục tiêu của cuộc đối thoại nghiêm túc giữa Do Thái giáo và Kitô giáo chính xác là một người Do Thái, một rabbi người Mỹ, tên là Jacob Neusner. Bất cứ ai đọc sách của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Đức Giêsu Nadarét, thì cũng đã quen với rất nhiều tư tưởng của rabbi này, người mà Đức Giáo Hoàng đối thoại trong những chương hấp dẫn nhất của cuốn sách này. Chúa Giêsu không thể được coi là một người Do Thái giống như những người Do Thái khác, Neusner giải thích, căn cứ vào điều Người đặt mình trên cả Môisê và tuyên bố rằng Người là “cũng là Chúa của ngày Sabbát.”

Nhưng nó đặc biệt liên quan đến thánh Phaolô mà “cuộc nghiên cứu mới” cho thấy sự không phù hợp của nó. Theo một trong những người đại diện nỗi tiếng nhất, tôn giáo của những việc làm mà chống lại điều mà thánh Tông Đồ khiển trách nặng lời như thế trong các thư của ngài, không tồn tại trong thực tế. Mặc dầu trong thời đại Chúa Giêsu, Do Thái giáo là một “chủ nghĩa duy giao ước”, nghĩa là, một tôn giáo dựa trên sáng kiến tự do của Thiên Chúa và tình yêu của Người; việc giữ các lề luật của Người là hệ quả của một tương quan với Thiên Chúa, chứ không phải là nguyên nhân. Lề luật nhằm giúp con người giữ giao ước hơn là đi vào trong giao ước. Tôn giáo Do Thái tiếp tục là tôn giáo của các tổ phụ và các tiên tri, và nền tảng của nó là hesed, ân sủng và đức từ bi của Thiên Chúa.

Như thế, người ta cần xem lại những mục tiêu khác nhau cuộc luận chiến của Phaolô: không phải “những người Do Thái” nhưng “những Kitô hữu gốc Do Thái”, hoặc một dạng của Do Thái giáo thuộc nhóm “zealot” mà ngài cảm thấy bị đe dạo bởi thế giới ngoại giáo xung quanh và ngài phản ứng theo cách thế của Maccabê – nói tóm tắt - đó Do Thái giáo của Phaolô trước khi ngài trở lại và điều đưa ngài tới bách hại những người tín hữu gốc Hy Lạp giống như Stephanô. Nhưng những giải thích này xuất hiện không thể chấp nhận được và rốt cuộc là làm cho tư tưởng của thánh Tông Đồ không thể hiểu được và mâu thuẫn. Trong phần trước của Thư ngài, thánh Tông Đồ nói lên một bản cáo trạng có tính hoàn vũ như bản tính con người vậy: “Không còn phân biệt nào nữa;… tất cả chúng ta đã phạm tội và bị loại khỏi vinh quang của Thiên Chúa” (Rm 3,22-23). Ba lần trong ba chương đầu của thư này, ngài lặp lại thành ngữ “Do Thái và Hy Lạp”, nghĩa là Do Thái và dân ngoại đều giống nhau. Làm sao người ta có thể nghĩ rằng đối với một sự tố cáo có tính hoàn vũ như thế sau đó có một sự áp dụng bị giới hạn vào một nhóm nhỏ của các tín hữu?

3- Công chính hóa nhờ đức tin: Một học thuyết của Phaolô hay của Chúa Giêsu?

Theo thiển ý, khó khăn đến từ sự kiện mà việc chú giải của Phaolô được thực hiện vào những thời điểm như thể học thuyết đã bắt đầu với ngài và như thể Chúa Giêsu đã không nói gì về vấn đề này. Học thuyết về ân sủng tự do của ơn công chính hóa nhờ đức tin không phải là phát minh của Phaolô nhưng là sứ điệp trung tâm của Tin Mừng của Chúa Kitô, trong mọi trường hợp nó được Phaolô biết đến: nhờ một sự mạc khải trực tiếp từ Đấng Phục Sinh hoặc nhờ “truyền thống” mà ngài nói là ngài đã đón nhận, nó chắc chắn không bị giới hạn với một ít ngôn từ liên quan đến kerygma (x. 1 Cr 15,3). Nếu nó không phải là như thế, những người này đã có lý khi nói rằng Phaolô, chứ không phải Chúa Giêsu, mới là người sáng lập đích thực của Kitô giáo.

Tuy nhiên, trung tâm điểm của học thuyết này đã được tìm thấy trong từ “tin mừng”, “tin lành” mà Phaolô chắc chắn đã không sáng chế từ hư không. Vào lúc khởi đầu sứ vụ mình, Chúa Giêsu đi khắp nơi loan báo rằng: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Làm sao lời loan báo này có thể được gọi là “tin mừng” nếu nó chỉ là một lời kêu gọi đáng sợ để thay đổi đời sống con người? Điều mà Chúa Kitô hàm ý trong thành ngữ “Triều Đại Thiên Chúa” – nghĩa là, sự khởi xướng cứu độ bởi Thiên Chúa, ân huệ của Người về sự cứu độ cho toàn thể nhân loại – thánh Phaolô gọi đó là “sự công chính của Thiên Chúa,” nhưng ngài đề cập đến chính thực tại nền tảng. “Triều Đại Thiên Chúa” và “sự công chính của Thiên Chúa” được kết hợp với nhau bởi chính Chúa Giêsu khi Người nói rằng: “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Trời và sự công chính của Người” (Mt 6,33).

Khi Chúa Giêsu nói: “Hãy sám hối, và tin vào Tin Mừng”, như thế, Người đang dạy sự công chính hóa nhờ đức tin. Trước Người, “sám hối” luôn có ý nghĩa là “quay trở về” như tiếng Do Thái diễn tả bằng từ shub; nó có nghĩa là quay trở về với giao ước đã bị phá vỡ, nhờ một sự tuân giữ được canh tân về lề luật. Do đó, “sám hối” có một ý nghĩa cốt yếu là khổ chế, luân lý, và ăn năn, và nó được thực hiện nhờ sự thay đổi thái độ của con người. Sám hối được nhìn như là một điều kiện cho ơn cứu độ; nghĩa là “hãy sám hối và anh sẽ được cứu độ; hãy sám hối và ơn cứu độ sẽ đến với ngươi.” Đây là ý nghĩa của “sám hối” đã được hiểu cho đến thời Gioan Tẩy Giả.

Khi Chúa Giêsu nói về sự sám hối, metanoia, ý nghĩa luân lý của nó chuyển sang chỗ thứ hai (ít nhất là khởi đầu sứ vụ rao giảng Người), liên quan đến một ý nghĩa mới mà trước đó chưa biết. Sám hối không còn có nghĩa là quay trở về với giao ước và giữ các lề luật. Thay vào đó nó có nghĩa là thực hiện một bước nhảy về phía trước, là đi vào giao ước mới, là chiếm lấy Triều Đại Thiên Chúa đã được bày tỏ, và đi vào trong đó. Và đi vào trong đó nhờ đức tin. “Anh em hãy sám hối và hãy tin” không còn là hai điều kế tục và khác biệt, nhưng là cùng hành động: sám hối có nghĩa là tin; sám hối nhờ tin! Sám hối không có nghĩa là “trở lại những con đường của một người” nhưng đúng hơn như là “nhận thức một điều gì” mới mẻ và suy nghĩ theo cách thức mới mẻ. Nhà nhân bản Lorenzo Valla (1405-1457), trong cuốn sách của ông Adnotations on the New Testament, đã làm sáng tỏ ý nghĩa mới này của từ metanoia trong bản văn Maccô.

Có vô số dữ kiện trong Tin Mừng, trong số đó những dữ kiện chắc chắn nhất gần với Chúa Giêsu, xác nhận sự giải thích này. Một trong những quả quyết của Chúa Giêsu về sự cần thiết phải trở nên giống trẻ thơ để vào Nước Trời. Đặc tính của trẻ thơ là chúng không có gì cho và chỉ có thể nhận. Chúng không đòi hỏi bất cứ điều gì từ cha mẹ, bởi vì chúng đã dành được nó nhưng một cách đơn giản chúng biết rằng chúng được yêu mến. Chúng chấp nhận sự cho đi nhưng không.

Tranh luận của Phaolô chống lại lời tuyên bố về việc được cứu độ nhờ việc làm của con người cũng không bắt đầu với ngài. Chúng ta cần phải phủ nhận sự vô tận của những dữ kiện, để loại trừ khỏi Tin Mừng mọi quy chiếu tranh luận tới một con số của lề luật của “luật sĩ, biệt phái và các tiến sĩ.” Chúng ta không thể không nhận biết trong dụ ngôn về người Biệt Phái và người thu thuế ở đền thờ là hai kiểu tôn giáo mà thánh Phaolô sau này làm đối lập: một người tin tưởng vào thành tích tôn giáo của mình và người khác tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa và khi trở về nhà người này được “công chính hóa” (Lc 18,14).

Chúng ta không đề cập về khuynh hướng hiện nay chỉ trong một tôn giáo đặc biệt, nhưng trong mỗi tôn giáo, kể cả Kitô giáo nữa. (Các tác giả Tin Mừng đã không thuật lại lời nói của Chúa Giêsu để khiển trách nhóm Biệt Phái, nhưng là để cảnh báo các Kitô hữu!). Nếu Phaolô có mục đích nhắm tới Do Thái giáo, bởi vì đó là bối cảnh tôn giáo trong đó ngài và những người nghe sống, nhưng nó bao gồm cả một loại tôn giáo hơn là một sắc tộc. Những người Do Thái trong bối cảnh này, là những người không giống với những người ngoại giáo, họ được sở hữu ơn mạc khải; họ biết ý muốn của Thiên Chúa và khuyến khích bởi sự kiện này, họ cảm thấy mình an toàn với Thiên Chúa và có thể phán xét những người còn lại của nhân loại. Một dấu hiệu mà Phaolô đã chỉ ra một loại tôn giáo là điều mà Origene cũng đã nói trong thế kỷ thứ III rằng mục đích của những lời của Tông Đồ bây giờ là nhắm đến “đầu của Giáo Hội: các giám mục, các linh mục, và phó tế”, nghĩa là những người hướng dẫn, những thầy dạy của dân chúng.

Khó khăn trong việc hòa giải hình ảnh mà Phaolô cho chúng ta về tôn giáo Do Thái và điều mà chúng ta biết về nó từ những nguồn khác được dựa trên sự sai lầm nền tảng trong phương pháp. Chúa Giêsu và Phaolô nói đến những điều phải làm với cuộc sống chứng tá, với con tim; Ngược lại các nhà nghiên cứu nói đến những cuốn sách và những chứng nhân viết. Những tuyên bố bằng miệng hay được viết ra nói về điều mà những người biết phải là hoặc muốn trở nên, không cần thiết điều họ là. Người ta không thể ngạc nghiên khi tìm trong Kinh Thánh và trong những nguồn lề luật Do Thái về thời gian hoạt động và những khẳng định cảm động và chân thành về ân sủng, lòng từ bi và sáng kiến đến từ Thiên Chúa. Nhưng nó là một điều đề nói rằng điều Kinh Thánh nói và các thầy dạy truyền và những điều khác ở trong trái tim của con người và điều hướng dẫn những hành vi của họ.

Điều đã xảy ra trong thời đại của Cải Cách Thệ Phản giúp chúng ta hiểu tình hình vào thời đại của Chúa Giêsu và Phaolô. Trong thời Cải Cách, nếu một người nhìn vào học thuyết được dạy ở các trường thần học, những định tín cổ xưa chưa bao giờ được thảo luận, những trước tác của Augustinô đã có được sự trân trọng lớn lao, hoặc chỉ cuốn Gương Chúa Giêsu là cuốn được những tâm hồn đạo đức đọc hằng ngày cho, người ta sẽ thấy ở đó giáo huấn ý nghĩa về ân sủng và sẽ không hiểu ai là người mà Luther đang chống lại. Nhưng nếu một người nhìn vào điều đang xảy ra trong đời sống thực của người Kitô hữu, như chúng ta đã thấy, kết quả hoàn toàn khác biệt.

4- Làm sao để rao giảng sự công chính hóa nhờ đức tin hôm nay

Chúng ta có thể kết luận điều gì từ cái nhìn toàn cảnh về năm thế kỷ kể từ khi bắt đầu Cải Cách Thệ Phản? Quả thật, đây là sự sống còn mà việc kỷ niệm năm trăm năm Cải Cách không trở nên lãng phí, khi chúng ta vẫn còn là những tù nhân của quá khứ, và cứ cố gắng xác định điều đúng và điều sai, ngay cả với một cung giọng hòa bình hơn trong quá khứ. Tốt hơn chúng ta cần có một bước nhảy về phía trước, giống như khi một dòng sông chảy tới cửa cống, nó sẽ lấy lại dòng nước với mức cao hơn.

Tình hình đã thay đổi từ đó. Vấn đề đã đưa đến sự phân chia giữa Giáo Hội La Mã và Cải Cách vượt trên tất cả là những ơn toàn xá, và cách thức mà người tội lỗi được công chính hóa. Nhưng chúng ta có thể nói rằng đây có phải là những vấn đề mà đức tin của con người hôm nay đứng hay ngã chăng? Tôi nhớ đến Đức Hồng Y Kasper trong một dịp đã đưa ra nhận xét này: Đối với Luter vấn đề số một, hiện sinh là làm sao vượt qua ý nghĩa của tội lỗi và tìm thấy một Thiên Chúa khoan dung; ngày hôm nay vấn đề thì ngược lại như thế: làm sao phục hồi lại cho con người ý nghĩa đích thực về tội lỗi mà họ đã hoàn toàn đánh mất.

Điều này không có nghĩa là lơ là sự phong phú do Cải Cách mang lại hay muốn quay lại đằng sau, với thời đại trước. Đúng hơn nó có nghĩa cho phép tất cả mọi tín hữu của Kitô giáo sinh lợi từ nhiều thành tựu quan trọng, một lần được giải thoát khỏi những sự méo mó và thái quá phải làm nhờ bầu khí ấm áp của cơ hội này và nhờ nhu cần điều chỉnh những lạm dụng lớn.

Giữa sự thái quá phát xuất từ sự tập trung lâu đời về vấn đề công chính hóa của các tội nhân, với tôi xem ra là điều đang làm cho Kitô giáo Tây Phương trở thành một lời loan báo u buồn, tất cả được tập trung trên tội, mà văn hóa đời đã muốn kết liễu bằng việc chống lại và từ chối. Điều quan trọng nhất là không phải điều mà Chúa Giêsu nhờ cái chết của mình đã xóa bỏ khỏi con người – là tội lỗi – nhưng là điều Người ban cho họ, đó là Thánh Thần. Nhiều nhà chú giải hôm nay xem chương thứ ba của Thư gửi tín hữu Rôma về sự công chính hóa nhờ đức tin làm sao không thể tách khỏi chương tám về ơn huệ của Thánh Thần và tất cả liên kết thành một khối.

Ân sủng tự do của sự công chính hóa nhờ đức tin vào Chúa Kitô phải được rao giảng hôm nay bởi toàn thể Giáo Hội và với một sự sức mạnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không đối lập với “những việc làm” mà Tân Ước nói đến, nhưng đối lập với kỳ vọng của con người hậu hiện đại cho rằng có thể tự cứu độ mình nhờ khoa học và kỷ thuật hoặc nhờ một nền tu đúc ngẫu hứng và thoải mái. Đây là “những việc làm” mà con người hiện đại tin tưởng. Tôi xác tín rằng nếu Luther trở lại với cuộc sống, có lẽ đây là cách mà hôm nay ông rao giảng sự công chính hóa nhờ đức tin.

Có một điều khác mà tất cả chúng ta – Tin Lành và Công Giáo – phải học từ nhà khởi xướng Cải Cách. Như chúng ta thấy, đối với Luther, sự công chính hóa được ban nhưng không nhờ đức tin trước hết là một kinh nghiệm sống động và chỉ sau đó bị lý thuyết hóa. Tiếc thay, sau ông, sự công chính hóa nhờ đức tin càng ngày càng trở thành một luận đề thần học để bảo vệ hoặc chiến đấu và càng ngày càng ít đi kinh nghiệm giải thoát và cá vị để sống tương quan thân mật với Thiên Chúa. Tuyên bố chung năm 1999 ghi nhớ cách thích hợp rằng sự thỏa thuận đã đạt được từ Công Giáo và Tin Lành về những chân lý nền tảng của giáo huấn về sự công chính hóa phải có những hiệu quả và tìm thấy một sự so sánh, không chỉ trong sự giảng dạy của Giáo Hội nhưng cả trong đời sống của con người (số 43).

Chúng ta không bao giờ đánh mất tầm nhìn về điểm chính yếu của sứ điệp Thánh Phaolô. Điều mà Tông Đồ trên hết muốn quả quyết trong Thư gửi tín hữu Rôma 3 là không phải chúng ta được công chính hóa nhờ đức tin, nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ đức tin vào Chúa Kitô; chúng ta cũng không được công chính hóa như nhờ ân sủng, nhưng chúng ta được công chính hóa nhờ ân sủng của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm điểm của sứ điệp, hơn cả ân sủng và đức tin. Ngày nay, chính Người là tín khoản mà Giáo Hội đứng hay ngã: một con người, chứ không phải một học thuyết.

Chúng ta phải vui mừng vì điều này đang xảy ra trong Giáo Hối và có sức lan rộng lớn lao hơn người ta nghĩ. Trong những tháng gần đây tôi đã tham dự hai cuộc hội thảo: một ở Thụy Sĩ, được tổ chức bởi những người Thệ Phản với sự tham dự của nhiều người Công Giáo, và một ở Đức, được tổ chức do những người Công Giáo với sự tham dự của người Tin Lành. Cuộc hội thảo sau, diễn ra tại Augsburg vào tháng giêng vừa qua, với tôi xem ra đây thực sự là một dấu chỉ thời đại. Có 6,000 người Công Giáo và 2,000 người Tin Lành, phần lớn trong số họ là những người trẻ, đến từ khắp nơi trên nước Đức. Chủ đề của cuộc hội thảo là “Sự hấp dẫn thánh thiêng.” Điều đã hấp dẫn đám đông này là Chúa Giêsu Nadarét, đang hiện diện và hầu như có thể sờ được nhờ Chúa Thánh Thần. Bên trong những cố gắng này là một cộng đoàn của những giáo dân và một ngôi nhà cầu nguyện (Gebetshaus), nó đã được hoạt đồng nhiều năm và có sự hiệp thông tròn đầy với Giáo Hội Công Giáo địa phương.

Đây không phải là một sự đại kết dễ dãi. Có thánh lễ Công Giáo với nhiều hương trầm do tôi cử hành một lần và một lần được cử hành do giám mục phụ tá của Augsburg; vào một ngày khác, lễ Tiệc Ly của Chúa được cử hành bởi một mục sư Tin Lành với sự kính trọng đối với các nền phụng vụ của nhau. Tôn thờ, giảng dạy và âm nhạc: đó là một bầu khí mà chỉ những người trẻ hôm nay có thể tạo ra và có thể phục vụ như là một kiểu mẫu cho một số biến cố đặc biệt trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

Một lần nữa tôi hỏi những người hữu trách có muôn tôi nói về sự hiệp nhất Kitô giáo. Họ trả lời: “Không. Chúng tôi thích sống sự hiệp nhất này thay vì nói về nó.” Họ có lý. Đó là những dấu chỉ của đường hướng mà Chúa Thánh Thần và cùng với Người, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta đi.

Cầu chúc mọi người mừng lễ Phục Sinh vui tươi và thánh đức!

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương

Chuyển ngữ

 
Văn Hóa
Cảm nhận Phục Sinh : Không lẽ hôm nay thuyền gác mái.
Sơn Ca Linh
08:44 14/04/2017
KHÔNG LẼ HÔM NAY THUYỀN GÁC MÁI !

Chút cảm nhận Phục Sinh từ Ga 21,1-14

Nhớ chuyện ngày xưa trên biển vắng,
Thầy bảo “chèo ra chỗ nước sâu”
Dẫu có cuồng phong hay biển lặng,
Mạnh dạn mà bủa lưới giăng câu !

Đường Thầy dẫn càng đi thấy lạ !
Ánh vinh quang mỗi lúc xa mờ.
Nhưng lại cứ gần hình thập giá,
Chuyện Nước Trời lại chỉ ươm mơ !

Và rồi những tay chài lưới đó,
Tan bầy rã đám thật ê chề.
Kẻ phản, người quay lưng chối bỏ,
Chán nản đành quay gót trở về !

Rất lạ, từ buổi bình minh ấy,
Tin vui ngày thứ nhất trong tuần.
Ai nấy xôn xao Thầy sống lại,
Niềm vui xen cả nỗi bâng khuâng!

Và lại sáng nào trên bãi vắng,
Tiếng Thầy vang gọi giữa bâng quơ.
Mẻ cá lạ lùng tay lưới nặng,
Bữa điểm tâm ngon lại sẵn chờ !

Rồi tất cả những chàng trai ấy,
Dương thuyền ra mọi “chỗ nước sâu”,
Thúng bột trần gian giờ đã dậy,
Men tình yêu cứu độ nhiệm mầu !

Lệnh của Thầy xưa còn nguyên đấy,
Biển trần gian đầy “chỗ nước sâu”
Không lẽ hôm nay thuyền gác mái,
Ngoài kia cá đợi lưới giăng câu !

Sơn Ca Linh
 
Tâm tình tuần thánh : Simon Kyrênê
Linh Xuân Thôn
20:43 14/04/2017
SIMON KYRÊNÊ

Trên đường từ Jerusalem trở về quê nhà Galilê, bước đi trên con đường mòn ngang qua làng quê xứ Kyrênê, tôi tình cờ gặp lại Simon khi anh đi ra đồng làm việc.

Tôi thán phục lòng can đảm của Simon, anh không biết Giêsu, chưa một lần gặp gỡ Giêsu, vậy mà anh không một chút sợ hãi, anh chạy lại vác đỡ thập giá cho thầy Giêsu của tôi, anh đi bên Giêsu, giúp Giêsu vác thập giá bước đi đến đỉnh đồi Golgotha (Ga.23:26).

Tôi chạy lại hỏi thăm anh, cầm tay anh tôi nói:

- Simon, anh có khoẻ không? Cám ơn anh đã vác đỡ thập giá cho thầy Giêsu của tôi. Sao anh can đảm thế? Anh không sợ hãi tí nào sao?

- Tôi sợ hãi nhiều lắm chứ. Hôm ấy tôi tình cờ đi làm về ngang qua đó, lính nhìn thấy tôi, chúng bắt tôi vác đỡ thập giá cho Giêsu thì tôi vác, can đảm gì đâu anh! Không nghe lời chúng, chúng đánh chết chứ giỡn chơi sao! Nhưng có 1 điều tôi phải nói với anh:

“Khi vác đỡ thập gía cho Giêsu, tôi đi bên cạnh Ngài, Ngài ở bên cạnh tôi, Ngài nhìn tôi, tôi nhìn Ngài, bốn mắt nhìn nhau, ánh mắt ấy đã cảm hoá lòng tôi, cái nhìn ấy đã biến đổi đời tôi…Tôi không còn sợ hãi như trước nữa. Tôi nhận ra rằng “vác đỡ thập gía cho Giêsu là niềm vui, là vinh dự và là hãnh diện cho cuộc đời mình… vì tôi được tham dự vào công trình cứu chuộc của Thiên Chúa”.

Simon Kyrênê ơi! Cám ơn anh về cuộc gặp gỡ thân thương hôm nay. Cám ơn tâm tình chia sẻ của anh đã nói với tôi, đã làm tôi phải suy đi nghĩ lại về mối liên hệ của tôi với Giêsu, về mối tình của tôi với Ngài.

* * *

Bạn thân mến! Tâm tình chia sẻ của Simon Kyrênê đã đánh động lòng tôi. Lời nói của Simon cứ vang vọng trong tôi luôn mãi:

1)- “Ở bên cạnh Giêsu, Ngài đã cảm hóa lòng tôi, Ngài đã biến đổi đời tôi”. Đó là tâm tình của Simon với Giêsu. Còn tâm tình của tôi với Ngài thì ra sao ?

Giêsu ơi! Phải chăng được cảm hoá và biến đổi là dấu chỉ Ngài hiện diện bên con ? Vậy mỗi khi con không được biến đổi để yêu thương nhiều hơn, con không được cảm hoá để tha thứ nhiều hơn… thì đó cũng là dấu chỉ con không có Ngài ở ngay bên, con không có Ngài hiện diện trong lòng con.

Nếu con không được Ngài cảm hoá và biến đổi, thì cho dù con có tham dự thánh lễ hằng ngày, con có rước lễ thường xuyên, Giêsu và con vẫn nghìn trùng xa cách. Con và Giêsu vẫn là hai thế giới cách xa và riêng biệt.

Thật nguy hiểm biết bao nếu con không nhận biết mình đang sống xa Ngài. Thật buồn biết mấy nếu con không nhận ra con người thật, khuôn mặt thật của chính mình. Những đẩy đưa cám dỗ và khen tặng, những tự cao và tự mãn nổi lên trong lòng, những hình thức rộn ràng bề ngoài… Tất cả đã làm con lầm tưởng rằng con đang có Giêsu, con đang có Ngài ngay bên, nhưng thật sự là con đang xa Ngài. Lòng con không có chỗ trống để Ngài đến cư ngụ. Tim con khép lại, không chấp nhận, không để cho Ngài cảm hoá và biến đổi.

2)- “Vác đỡ thập gía cho Giêsu là niềm vui, là vinh dự và hãnh diện”. Simon tâm sự như vậy đó. Vác thập gía của chính mình đã khó khăn vất vả. Vác thập giá cho người không quen không biết, như Simon vác đỡ cho Giêsu, thì lại càng vất vả khó khăn hơn. Làm sao lại coi đó là niềm vui, nìềm vinh dự được? Phải chăng chỉ có tình yêu mới giúp tôi coi đó là niềm vui: Tình Yêu càng lớn thì niềm vui càng nhiều….Và phải chăng chỉ có lòng tôn kính đặt để nơi người quyền cao chức trọng, mới giúp tôi coi đó là niềm vinh dự hãnh diện: Niềm tôn kính càng cao thì niềm vinh dự hãnh diện càng lớn.

Giêsu ơi! Tình yêu nào con dành cho Ngài hôm nay? Lòng tôn kính nào con đặt vào Giêsu trong lúc này? Vì Giêsu, thập giá nào đang đè nặng trên vai con hôm nay?

Phải chăng những chê trách hiểu lầm, những ghen ghét đố kỵ con gặp phải trong đời sống phục vu…chính là thập gía mà Ngài mời gọi con ôm lấy và vác đi?

Phải chăng những khó khăn vất vả trong cuộc sống, những bệnh tật yếu đau, những đam mê yếu đuối con người mà con đang chiến đấu để vượt qua …cũng chính là thập giá mà Ngài mời gọi con vác đi trên đường đời?

`3)- “Vác đỡ thập gía cho Giêsu là được tham dự vào công trình cứu chuộc của Thiên Chúa”. Đó là lời tâm tình chia sẻ của Simon Kyrêné. Giêsu đến trong thế gian để thực thi “công trình cứu chuộc” của Thiên Chúa. Ngài đến để mang tình yêu thương tha thứ cho muôn người. Ngài đến để cứu vớt nhân trần, để chết thay cho người mình yêu, để mang người mình yêu trở về với Nguồn Cội, trở về với Đấng Yêu Thương Ngàn Đời.

Giêsu ơi ! Mỗi khi con sống yêu thương tha thứ hôm nay, cũng là lúc con làm vơi bớt những đau thương tủi nhục của Ngài trên đường thánh gía năm xưa? Phải chằng đó cũng là lúc con được tham dự vào công trình cứu chuộc của Thiên Chúa ?

Mỗi khi con mang được người thân quen bạn bè về với Giêsu, mỗi khi con giúp họ đi vào trong tình thân mật với Ngài, cũng là lúc con lau khô những giọt máu đào Ngài đã đổ ra trên thập gía năm xưa? Phải chăng đó cũng chính là lúc con được tham dự vào công trình cứu chuộc của Thiên Chúa?

Giêsu ơi, giống như Simon Kyrenê năm xưa….Xin cảm hoá và biến đổi lòng con, để con luôn có Ngài ngay bên, vì Ngài là hạnh phúc và là cùng đích của đời con. Amen.

San Jose, Mùa Chay 2017

Linh Xuân Thôn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Đã Phục Sinh
Nguyễn Đức Cung
20:37 14/04/2017
CHUA ĐÃ PHỤC SINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ta là sự sống lại và là sự sống”
(Ga 11,25)
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh tại nhà tù Paliano
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:47 14/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Như chúng tôi đã tường thuật, lúc 9h30 sáng thứ Năm Tuần Thánh 13 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma.

Lúc 3 giờ chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha đã rời Vatican đến nhà tù Paliano, thuộc tỉnh Frosinone, cách Vatican 65km phía nam của Rome để cử hành thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân.

Trong thế kỷ 18 khi còn Nước Tòa Thánh, nơi đây đã từng được dùng làm nhà giam nên có hình dạng như một pháo đài. Hiện nay, Paliano cũng là một nhà tù khá đặc biệt. Đó là trung tâm cải huấn duy nhất ở Ý dùng làm nơi giam giữ những người gọi là “các cộng tác viên công lý”. Họ là những người đã phạm pháp nhưng sẵn sàng cộng tác với nhà chức trách trong việc phá án vì thế họ cần phải được bảo vệ cẩn thận.

Nhà tù Paliano hiện có hơn 70 tù nhân, trong đó hơn 50 người là “cộng tác viên công lý”, phần còn lại là các tù nhân từ các nơi khác được chuyển đến để được điều trị vì những bệnh tật, tiêu biểu là bệnh lao. Bên cạnh đó còn có 51 cảnh sát nhà giam, 15 nhân viên quản trị và quản giáo.

Vì nhu cầu cần bảo vệ cho các “cộng tác viên công lý”, thánh lễ không được trực tiếp truyền hình, cả đại diện của giáo quyền và chính quyền cũng không được mời tham sự.

Trong nghi thức rửa chân, Đức Thánh Cha đã rửa chân cho 12 tù nhân, trong đó có 3 phụ nữ và một người Hồi giáo. Tù nhân Hồi Giáo này có ý muốn gia nhập đạo Công Giáo, đang học đạo sẽ được chịu phép rửa tội vào tháng 6 tới đây. Trong số 12 người được Đức Thánh Cha rửa chân có 6 tù nhân người Ý, trong số này có 2 người bị kết án tù chung thân, là một người Á Căn Đình và 1 người Albani, tất cả những người khác sẽ mãn án tù trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2073.

Trong bài giảng ứng khẩu của ngài, Đức Thánh Cha mời những người hiện diện - và tất cả các Kitô hữu hãy phục vụ anh chị em mình.

Đức Thánh Cha nói:

“Các môn đệ thường tranh luận về việc ai là người quan trọng nhất trong số họ”.

“Ai cảm thấy hoặc nghĩ rằng mình quan trọng phải nên nhỏ bé và trở thành một tôi tớ cho người khác. Đó là những gì Thiên Chúa - Đấng yêu thương chúng ta, trong tình trạng hiện nay của chúng ta, thực hiện mỗi ngày “

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu truyền thống thăm viếng các nhà tù và cử hành Thánh lễ Tiệc Ly từ tháng 03/2013, chỉ một ít ngày sau lễ khai mạc sứ vụ Giáo hoàng của ngài. Vào năm đó, ngài đã đến trung tâm giam giữ thanh thiếu niên Casal del Marmo của Roma và lần đầu tiên ngài đã rửa chân cho cả các tù nhân nam và nữ.

Năm 2014, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly ở trung tâm người khuyết tật Don Gnocchi của Roma, và ngài cũng rửa chân cho cả những người nữ trong nghi thức rửa chân, tưởng niệm hành động khiêm hạ và phục vụ của Chúa Giêsu.

Năm 2015, Đức Giáo Hoàng đã đến cử hành Thánh lễ Tiệc Ly nhà tù Rebibbia ở Roma.

Năm ngoái, 2016, Đức Giáo Hoàng đã rửa chân cho các người tị nạn nam nữ, bao gồm các tín hữu Hồi giáo, Ấn giáo và Chính thống Copte, tại trung tâm dành cho người tị nạn Castelnuovo di Porto, miền bắc của Roma