Ngày 14-04-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cha yêu con từ muôn thuở
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
15:52 14/04/2008
CHA YÊU CON TỪ MUÔN THƯỞ

Cuộc sống mỗi người thể hiện chương trình đặc thù của THIÊN CHÚA. Trong cầu nguyện và thinh lặng gặp gỡ THIÊN CHÚA, con người khám phá ra thánh ý Ngài và cúi đầu chấp nhận thánh ý THIÊN CHÚA. Sau đây là con đường ơn gọi của một nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm người Ý.

Tôi có thể nói - giống như tiên tri Giêrêmia xưa - ơn gọi tu dòng của tôi nẩy sinh từ lúc tôi được thụ thai trong lòng mẹ. Thật thế, khi cưu mang tôi, Mẹ tôi ngã bệnh nặng có thể chết. Và cái chết của mẹ sẽ kéo theo cái chết của đứa con trong dạ. Bà Nội tôi liền khấn hứa cùng Đức Nữ Trinh MARIA Vô Nhiễm rằng: bà sẽ dành trọn cuộc đời còn lại để phụng sự Đức Mẹ nếu Đức Mẹ cứu sống cháu bà. Và Đức Mẹ đã nhận lời bà Nội tôi cầu xin. Tôi thoát chết.

Được Đức Mẹ Vô Nhiễm cứu sống từ trong bụng mẹ, tôi sinh ra và lớn lên với Đức Mẹ. Tôi có lòng sùng kính Đức Mẹ cách riêng. Tôi cũng đặc biệt chú ý đến cuộc đời ba trẻ chăn chiên làng Fatima. Mỗi lần trông thấy tấm hình chụp ba trẻ Lucia-Phanxicô-Giaxinta tôi thì thầm:

- Ba trẻ được diễm phúc trông thấy Đức Mẹ và đã làm không biết bao nhiêu việc hy sinh hãm mình!

Thời thơ trẻ, mọi sự xem ra góp phần đưa tôi đến việc chọn lựa nếp sống tu dòng. Tôi theo học tại trường do các tu sĩ Phan-Sinh điều khiển. Tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các nữ tu cũng như các tu huynh và trong tuổi thơ vàng ngọc ấy, đã có không biết bao nhiêu lần tôi tự nhủ:

- Rồi đây mình sẽ đi tu làm bà phước! Thế nhưng, năm tháng trôi qua, lý tưởng tu dòng cũng trôi đi đâu mất!

Mãi đến năm 15 tuổi tôi lại bắt đầu nghĩ đến việc dâng mình cho Chúa. Thế nhưng đó lại là khoảng thời gian trôi-nổi đổi-thay của lứa tuổi dậy thì: muốn đó rồi lại quên đó! Vào tuổi 17, tôi quyết định ra sống riêng, xa cha mẹ và gia đình, nơi một thành phố khác để vừa đi học vừa đi làm. Tôi sống như thế trong vòng ba năm với dẫy đầy những cuộc vui chơi phóng túng bên cạnh các bạn bè đủ loại đủ tuổi. Trong cái bầu khí hỗn-độn ấy, tôi quên mất sự hiện diện của THIÊN CHÚA và các giới răn của Người. Tệ hơn nữa, đôi lúc tôi phân vân tự hỏi không rõ Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Giáo Hội Công Giáo có hiện hữu thật sự không, hay chỉ là chuyện bịa đặt do trí khôn con người tưởng tượng ra???

Thỉnh thoảng có dịp, tôi trình bày với hiền mẫu về những nghi ngờ của tôi. Mỗi lần nghe tôi nói như thế mẹ tôi luôn luôn trả lời:

- Con nên xin Đức Chúa GIÊSU KITÔ ban cho con lòng khiêm tốn và một Đức Tin tinh ròng.

Thời gian hỗn-độn hoang-mang rồi cũng trôi qua. Một ngày tôi chấp nhận lời mời đến tham dự buổi hòa nhạc do các bạn trẻ tổ chức. Buổi hòa nhạc thật đặc biệt. Các bạn trẻ cống hiến trọn khả năng đàn ca hát xướng dâng lên THIÊN CHÚA. Âm nhạc xen lẫn với lời cầu nguyện. Và buổi hòa nhạc kết thúc với Phép Lành Mình Thánh Chúa. Thật là chuyện hy hữu, tôi chưa hề chứng kiến! Kể từ ngày phúc lành ấy, tôi bắt đầu cuộc hành trình thống hối, trở về với nếp sống một tín hữu Công Giáo chân chính.

Sau đó tôi có dịp tham dự cuộc tĩnh tâm kéo dài ba ngày. Ba ngày tĩnh tâm gieo vào lòng tôi niềm vui khôn tả và niềm an bình bao la. Tôi chưa bao giờ tận hưởng niềm hạnh phúc chan hòa như thế! Cho tới lúc ấy tôi là thiếu nữ thời đại, ăn mặc dị-hợm kể cả việc mang bông tai nơi lổ mũi và để tóc thật dài! Thế là tôi quyết định làm cuộc thay đổi tận gốc rễ: từ bên ngoài lẫn bên trong. Tôi thay đổi cách thức ăn mặc. Tôi cắt tóc ngắn và bắt đầu tham dự Thánh Lễ hàng ngày. Tôi cũng bắt đầu lần hạt Mân Côi mỗi ngày.

Tuy nhiên, dầu làm cuộc cách mạng đổi đời như thế, lòng tôi vẫn còn cảm thấy như thiếu thốn cái gì đó mà vẫn không hiểu tại sao. Cho đến một ngày, người bạn nói với tôi:

- Bạn có một nghĩa vụ cao cả phải chu toàn!

Câu nói nghiêm trang của bạn khiến tôi nghĩ ngợi mông lung. Tôi bắt đầu tìm và đọc sách viết về cuộc đời thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh tôi rất mực yêu kính. Cùng lúc ấy tôi phải chuẩn bị cuộc thi vào đại học y khoa. Tôi tự làm một giao kèo:

- Nếu rớt tôi sẽ nghỉ học và đi tu làm dì phước, vì xem đó như một dấu chỉ của thánh ý THIÊN CHÚA.

Tôi làm như thế vì lúc ấy tôi chưa có Cha Linh Hướng.

Và tôi thi rớt thật. Tôi di chuyển đến sống nơi một thành phố khác. Tại đây tôi làm việc trong một tiệm bánh. Một ngày, tôi trông thấy một khuôn mặt ”là-lạ” bước vào tiệm xin làm phúc ít bánh mì. Tôi nói khuôn mặt ”là-lạ” nhưng đúng hơn phải nói đó là khuôn mặt ”thiên thần”! Tôi biếu Chị bánh mì và hỏi thăm Chị thuộc về hội dòng nào. Chị cho biết Chị là nữ Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm, một dòng tu theo sát linh đạo của thánh Phanxicô thành Assisi. Tôi thật vui mừng khi nghe Chị giải thích như thế. Chị mời tôi đến viếng thăm Cộng Đoàn của các Chị.

Vài ngày sau tôi đến thăm Cộng Đoàn các nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Và tôi bỗng hiểu rằng:

- Đây chính là nơi chốn tôi hằng mơ tưởng và ước ao! Đây là nơi tôi phải sống.

Những ngày tiếp theo đó tôi sống trong thanh thản mặc dầu phải chiến đấu chống lại tính tự nhiên. Tôi bắt đầu lần hạt Mân Côi với trọn tâm tình con thơ phó thác. Và chính việc lần chuỗi Mân Côi đã đem lại cho tôi sức mạnh cùng sự nâng đỡ. Một lần nữa, Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm ra tay dẫn dắt và cứu thoát tôi. Chính Đức Mẹ cầm tay đưa tôi đi. Nhờ thế tôi có đủ nghị lực dứt khoát từ bỏ TẤT CẢ. Tôi ra đi ôm trọn cuộc sống theo tinh thần tu đức của thánh Phanxicô thành Assisi. Cuộc sống đơn sơ khó nghèo. Từ nay tôi là nữ tu Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm.

... Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: ”Trước khi cho con thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết con. Trước khi con lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa con. Ta đặt con làm ngôn sứ cho chư dân”. Nhưng tôi thưa: ”Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!” Đức Chúa phán với tôi: ”Đừng nói con còn trẻ! Ta sai con đi đâu, con cứ đi. Ta truyền cho con nói gì, con cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với con để giải thoát con”. Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: ”Đây Ta đặt lời Ta vào miệng con. Coi, hôm nay Ta đặt con đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng” (Giêrêmia 1,4-10).

(”Il Settimanale di Padre Pio”, 5 Agosto 2007, n.23, Anno VI, trang 23-25)
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 14/04/2008
CHIM NHỎ LÀM TỔ

N2T


Chim Khách là một kiến trúc sư rất nổi tiếng, cái tổ của nó làm rất chặt mà lại đẹp, mọi người đều rất ngưỡng mộ. Chim Yến, chim Sẻ, chim Đổ quyên mẹ đều đem con của mình đến chỗ của chim Khách để học tập làm tổ.

Chim Khách hỏi chim Yến nhỏ, Sẻ nhỏ và Đổ quyên nhỏ: “Các con muốn học tập với bác chứ ?”

Chim Yến nhỏ nói: “Cháu rất vui, nhất định siêng năng học tập.”

Và chim Sẻ nhỏ nói: “Cháu thử thử xem, học tập có mệt không ?”

Chim Đổ quyên nhỏ thì nói: “Mẹ con muốn con học tập, nên con đến học ạ.”

Chim Khách bắt đầu lên lớp, nó dạy học trò cách làm tổ, cách dùng vật liệu, chim Yến nhỏ nghe rất chăm chú, dụng tâm nhớ tất cả những lời dạy của thầy, nhưng chim Sẻ nhỏ và Đổ quyên nhỏ thì lại nhìn ngang nhìn dọc không dụng tâm để học. Chim Khách giảng xong, thì nói học trờ về nhà là một cái tổ, mười ngày sau thầy đến kiểm tra.

Chim Yến nhỏ tích cực theo lời thầy nói đi làm tổ, ngậm về cỏ khô và đất sét, làm một cái tổ trên đà ngang tinh xảo chắc chắn. Chim Sẻ nhỏ thì mười ngày sau mới nghĩ đến bài tập thầy kiểm tra, cho nên chỉ biết tùy tiện tìm mấy cọng cỏ khô nhét dưới mái hiên nhà, coi như là đã làm xong cái tổ; còn chim Đổ quyên nhỏ thì bay lui bay tới đùa giỡn, nó nghĩ: “không biết làm tổ cũng sống qua ngày đoạn tháng, làm gì phải tìm cái khổ cho mình chứ”, cho nên ngay cả bài tập nó cũng không làm.

Chim Khách đến nhà học sinh để kiểm tra bài tập, nó tìm đến nhà Đổ quyên nhỏ, nhưng Đổ quyên nhỏ lắc lắc đầu nói: “Làm tổ quá khó, cháu không làm”, thầy giáo nghe xong thì rất giận; thầy giáo lại đi đến nhà chim Sẻ nhỏ, chim Sẻ nhỏ vừa thấy thầy giáo đến, liền dẫn thầy giáo đến bên chỗ nó làm tổ, chim Khách nhìn nhìn cái tổ, nói: “Con thật không dụng tâm”, sau đó, nó rất là không vui và bày đi.

Khi thầy giáo chim Khách nhìn thấy cái tổ của chim Yến nhỏ làm, thì liên tục khen ngợi, nói: “Cháu đúng là một học sinh ngoan, không những rất dụng tâm, mà làm tổ lại còn đẹp hơn thầy nữa đó.”

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Học tập thì phải nhiệt tình tích cực, làm việc thì phải dụng tâm mới không trải qua những ngày tháng vô ích, và như thế sẽ đạt được thành quả tốt.

Cùng học một thầy nhưng lại có nhiều em học giỏi, có nhiều em học không giỏi, không phải vì thầy dạy không có phương pháp, nhưng là do sự nhiệt tình học hỏi của học trò. Có những học trò khi lên lớp thì không chuyên tâm học, chỉ ưa làm những điều mình thích, như ngồi đọc truyện trong giờ học, chọc ghẹo bạn bè; có những học trò rất chăm chú học tập, nên thành thích luôn được thầy cô đánh giá cao...

Chúa Giê-su là thầy dạy của chúng ta, Ngài dạy chúng ta sống ở đời này phải có tinh thần bác ái và hy sinh; Ngài cũng dạy mọi người phải trở nên như trẻ nhỏ để được vào Nước Trời (Mt 18, 1-4).

Các em thực hành:

- Tích cực làm bài tập ở nhà cũng như ở trường.

- Chăm chỉ học hành cũng là yêu mến Chúa Giê-su.

- Tập cầu nguyện khi lên lớp học.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 14/04/2008
N2T


23. Đối với bí tích Thánh Thể chúng ta nên đạt tới tình yêu và sự sùng bái cao nhất, là dùng sự cầu nguyện và suy tư để tôn sùng Thiên Chúa ngự trong Thánh Thể.

(Thánh nữ Osburga)
 
Bác sĩ con ngoan của Đức Bà Mân Côi Pompei
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
19:04 14/04/2008
BÁC SĨ CON NGOAN CỦA ĐỨC BÀ MÂN CÔI POMPEI

”Ơn hộ trì Mẹ luôn tuôn đổ trên con”: lời xác quyết vang vọng trong tâm lòng bác sĩ Tommaso Saccheri vào ngày 8-5-1908 nơi đền thánh Đức Mẹ Mân Côi Pompei (Nam Ý). Hôm ấy kính Đức Mẹ Mân Côi Pompei và là ngày tín hữu Công Giáo Ý đọc Lời Khẩn Cầu Đức Mẹ Pompei lúc đúng 12 giờ trưa.

Ngày đó, bác sĩ Tommaso Saccheri (1874-1938) cùng hiền thê Maria Anna Lavagna hành hương lần đầu tiên đến Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi Pompei. Ông bà đi hành hương bỏ lại nhà 4 đứa con thơ, vì cuộc hành trình quá dài và đầy cam go. Sau này, khi mở đầu cuốn nhật ký, bác sĩ Saccheri dâng lên Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA lời cảm tạ:

- Con xin tri ân Mẹ vì Mẹ đã đặc biệt che chở con và vợ con, suốt trong cuộc hành trình và khi trở về nhà, lại được trông thấy 4 đứa con nhỏ bằng an vô sự.

Từ đó, ơn che chở Đức Mẹ MARIA luôn tuôn đổ trên toàn gia đình - vợ và 8 người con - cũng như trên trọn cuộc đời bác sĩ Tommaso Saccheri, cho đến ngày ông nhắm mắt lìa trần.

Bác sĩ Tommaso Saccheri chào đời tại Carpasio, tỉnh Imperia (Tây Bắc Ý) trong khung cảnh đồi núi mộng mơ. Tommaso là trai út của gia đình có 3 gái và 2 trai. Từ niên thiếu cũng như khi lập gia đình và lúc hành nghề, bác sĩ Saccheri luôn chứng tỏ mình là tín hữu Công Giáo dấn thân sống đạo giữa đời hoặc giữa lòng tổ ấm gia đình. Ngoài ra, bác sĩ đặc biệt biểu lộ lòng kính mến Đức Mẹ MARIA, đến nỗi, khi nói về bác sĩ Saccheri, người đương thời âu yếm tặng danh hiệu ”vị bác sĩ hết lòng yêu mến Đức Mẹ”.

Trong cuộc sống tín hữu Công Giáo sùng đạo, bác sĩ Saccheri cố gắng thực thi ba nhân đức:

- Hiểu rõ ý nghĩa và tin tưởng vững chắc nơi sự quan phòng của THIÊN CHÚA trong từng giây phút cuộc đời.

- Sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm. Nhờ kinh nghiệm sống khó nghèo bác sĩ dễ cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người nghèo. Ông không bao giờ làm cho người nghèo cảm thấy tủi nhục vì cảnh huống nghèo túng của mình.

- Giữ đạo đàng hoàng như phương thức biểu lộ Đức Tin. Lãnh nhận thường xuyên các bí tích và giáo dục con cái nên người. Bác sĩ đặc biệt dạy con cái biết yêu mến Đức Mẹ MARIA, tận hiến cho Đức Mẹ và chạy đến kêu cầu cùng Đức Mẹ trong từng giai đoạn khó khăn của cuộc đời.

Về ơn hộ trì của Đức Mẹ trong cuộc đời, bác sĩ Saccheri ghi trong nhật ký:

- Tôi không hiểu rõ Đức Mẹ can thiệp trong cuộc đời tôi như thế nào. Chỉ có điều tôi biết chắc, đó là, mỗi lần kêu cầu cùng Mẹ tôi đều được Đức Mẹ nhậm lời, kể cả việc chữa lành bệnh cho người khác. Đối với tôi, Đức Mẹ quả đúng với tước hiệu ”Đức Nữ trung tín thật thà”, bởi vì, ”Ơn hộ trì Mẹ luôn tuôn đổ trên cuộc đời tôi”. Đức Mẹ thường ban cho tôi nhiều hơn những gì tôi cầu xin Mẹ, hoặc không dám kêu xin cùng Mẹ. Vì thế, hàng ngày tôi dâng lời cảm tạ Mẹ về những ơn lành Mẹ ban trong quá khứ và xin Mẹ tiếp tục giúp tôi trong tương lai.

Giống như bao tín hữu Công Giáo đạo đức Ý đương thời, bác sĩ Tommaso Saccheri luôn sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Bác sĩ cũng làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ hoặc tham dự Thánh Lễ trong 15 ngày thứ bảy liên tiếp. Bác sĩ ghi trong nhật ký:

- Sáng nay thứ bảy tôi đi tham dự Thánh Lễ nơi nhà thờ các Cha dòng Tên. Sau Thánh Lễ, tôi ở lại lần trọn chuỗi Mân Côi. Đây là tâm tình hiếu thảo đầu ngày tôi dâng lên Đức Mẹ MARIA.

... ”Người nào ăn ở công chính, thi hành điều công minh chính trực, không bóc lột ai, trả của cầm cho người cầm của, không cướp của ai, cho kẻ đói bánh ăn, lấy áo che thân kẻ mình trần, không cho vay ăn lời, không lấy lãi quá nặng, không nhúng tay vào chuyện bất công, xét xử công minh giữa người với người, sống theo những quy tắc của Ta và tuân giữ các quyết định của Ta mà thể hiện lòng trung tín của mình, người ấy mới là người công chính. Chắc chắn nó sẽ được sống” (Sách Êdêkien 18,5-9).

(”Il Rosario e la Nuova Pompei”, n.2, Febbraio/1996, trang 14-15)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: ''Nhiều thừa sai, linh mục, tu sĩ, giáo dân, đã làm chứng nhân cho Chúa Kitô đến nỗi hy sinh mạng sống của mình''
Bình Hòa
04:16 14/04/2008
Ơn gọi và sứ vụ: huấn dụ chúa nhựt 13-4-08

Từ năm 1964, đức thánh cha Phaolô VI đã chỉ định chúa nhựt Chúa chiên lành làm ngày “Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu”. Vào lúc đầu, chủ đích là cầu xin cho các ơn gọi linh mục, nghĩa là những người chia sẻ tác vụ mục tử của Chúa Kitô. Dần dần, lãnh vực cầu nguyện được mở rộng cho các ơn gọi vào đời tu trì và thừa sai. Sau cùng, đời sống hôn nhân cũng được xếp vào số các ơn gọi nữa, ít là dựa theo bài huấn dụ của đức Bênêđictô XVI trong buổi đọc kinh kính Đức Mẹ trưa chúa nhựt hôm qua, với chủ đề dựa theo sứ điệp dành cho ngày Thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi năm nay “Các ơn gọi phục vụ Hội thánh thừa sai”. Đức Thánh Cha giải thích rằng đề tài này được chọn nhân dịp sắp sửa khai mạc Năm thánh Phaolô, vị tông đồ của dân ngoại. Nơi cuộc đời thánh Phaolô, ta thấy rằng “ơn gọi” được gắn liền với “thừa sai”, nghĩa là được sai đi loan báo Tin mừng. Nhiều thừa sai, linh mục, tu sĩ, giáo dân, đã làm chứng nhân cho Chúa Kitô đến nỗi hy sinh mạng sống của mình, như vừa xảy ra tại Guinea và Kenya. Nên biết là vào những năm trước, nhân dịp ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu, đức thánh cha chủ sự lễ phong chức linh mục tại đền thánh Phêrô, nhưng năm nay lễ truyền chức được dời lại hai tuần lễ, có lẽ vì kề với chuyến tông du tại Hoa kỳ sắp diễn ra trong tuần này, mà đức Bênêđictô XVI xin mọi người hợp ý cầu nguyện. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Chúa nhật thứ Bốn Phục sinh, với bài Tin mừng trình bày Chúa Giêsu mục tử nhân lành, được dành làm ngày thế giới cầu nguyện cho các ơn kêu gọi. Trong hết mọi lục điạ, các giáo đoàn đồng tâm cầu khẩn Thiên Chúa ban cho nhiều ơn gọi thánh thiện vào hàng linh mục, vào đời thánh hiến và thừa sai, vào bậc hôn nhân, đồng thời cùng nhau suy niệm về đề tài “những ơn gọi phục vụ Hội thánh thừa sai”. Năm nay, ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu được lồng trong bối cảnh của “Năm thánh Phaolô” sẽ bắt đầu vào ngày 28 tháng 6 sắp đến, để mừng 2000 năm sinh nhật của thánh tông đồ Phaolô, một vị thừa sai ngoại hạng.

Qua kinh nghiệm của vị Tông đồ của chư dân, được Chúa kêu gọi làm kẻ phục vụ Tin mừng, ta thấy ơn gọi và sứ vụ không thể tách rời nhau. Vì thế thánh Phaolô tượng trưng một khuôn mẫu cho tất cả các Kitô hữu, cách riêng là cho các nhà thừa sai suốt đời, nghĩa là những người nam nữ hiến trọn cuộc đời để loan báo Chúa Kitô cho những người chưa biết Chúa: một ơn gọi vẫn còn giá trị vào ngày hôm nay. Tác vụ này được thi hành trước hết là bởi các linh mục, qua việc phân phát Lời Chúa và các Bí tích, và qua lòng thương yêu mục tử dành cho hết mọi người, nhất là những người bệnh tật, bé nhỏ, nghèo túng, các ngài bày tỏ sự hiện diện của Chúa Kitô chữa lành hết mọi người. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì những ngưòi anh em của chúng ta đã sả thân cho chức vụ mục tử, và đôi khi đã niêm ấn cho lòng trung thành với Chúa Kitô bằng mạng sống, như vừa mới xảy ra hôm qua cho hai tu sĩ bị giết bên Guinea và Kenya. Chúng ta hãy bày tỏ lòng khâm phục đối với các ngài, cùng với lời cầu nguyện cho các ngài. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện xin gia tăng thêm đoàn ngũ những người quyết tâm sống triệt để Tin mừng qua các lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục: đó là những người nam nữ giữ vai trò tiên phong trong công cuộc loan báo Tin mừng. Trong số các tu sĩ, có những người dấn thân vào việc chiêm ngắm và cầu nguyện, những người khác dấn thân vào những hình thức đa dạng của công tác giáo dục và bác ái. Nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu, đó là chứng tỏ vị trí tối thượng của Thiên Chúa lên trên tất cả và quảng bá Nước Chúa vào hết mọi lãnh vực xã hội. Như đức Phaolô VI đã viết, nhiều tu sĩ làm việc rất hăng say, và nhiều sáng khởi đáng phục. Họ rất quảng đại, họ đứng ở đầu các biên cương truyền giáo, và lãnh lấy nhiều rủi ro cho sức khoẻ và tính mạng (Tông huấn Loan báo Tin mừng số 69). Sau cùng không nên quên rằng các đôi vợ chồng Kitô hữu cũng mang ơn gọi truyền giáo: thực vậy, các đôi bạn được kêu gọi hãy sống Tin mừng trong các gia đình, các môi trường làm việc, trong các cộng đoàn của Giáo hội và xã hội. Ngoài ra, trong vài trường hợp, họ đã cộng tác đắc lực vào công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy van nài Mẹ Maria che chở các ơn gọi muôn hình ở trong Giáo hội, ngõ hầu chúng được mang đậm dấu tích truyền giáo. Tôi xin ký thác cho Mẹ, là Thân mẫu của Giáo hội và Nữ vương Hoà bình, cảm nghiệm truyền giáo mà tôi sẽ sống vào những ngày sắp đến với chuyến tông du sang Hoa kỳ và viếng thăm Liên Hợp quốc. Tôi cũng xin anh chị em hãy tháp tùng tôi với lời cầu nguyện.
 
Tổng Thống Bush thấy Thiên Chúa trong ánh mắt Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:26 14/04/2008
WASHINGTON (Zenit) - Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush cho hay rằng ông thấy Thiên Chúa trong ánh mắt của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Ngài Tổng Thống xác nhận điều này hôm thứ Sáu khi ông trả lời câu hỏi cuối cùng trong bài trả lời phỏng vấn với Raymond Arroyo của Eternal Word Television Network (EWTN).

Phỏng vấn viên Raymond Arroyo cho hay, Tổng Thống Bush dự định sẽ dốc hết sức để chào đón Đức Thánh Cha trong chuyến tông du Hoa Kỳ năm ngày của ngài bắt đầu từ thứ Ba ngày 15/4/2008. Đáng chú ý nhất, Tổng thống Bush sẽ ra phi trường để đón Đức Thánh Cha, một cử chỉ lịch sự mà ông chưa bao giờ dành cho bất cứ vị lãnh đạo nào đến viếng thăm.

Ngài Tổng Thống nói rằng ông dự định thực hiện điều này “vì [Đức Giáo Hoàng] thực sự là nhân vật quan trọng trên nhiều phương diện. Một là, ngài diễn thuyết cho hàng triệu người. Hai là, ngài không đến với cương vị chính trị gia; ngài đến với tư cách là một con người của đức tin. Và thứ ba là, tôi cũng tán thành quan điểm của ngài rằng […]trong cuộc sống thì có đúng và sai; thuyết tương đối về luân lý rất nguy hiểm, làm xói mòn các khả năng để có được xã hội của hy vọng và tự do, cũng như tôi muốn thể hiện lòng kính trọng của mình đối với những xác tín của ngài”.

Tổng Thống Bush nói rằng Đức Thánh Cha “trình bày và giữ vững quan điểm về một số giá trị mà tôi nghĩ rằng rất quan trọng cho sự vững mạnh của đất nước này và khi ngài đến nước Mỹ, hàng triệu công dân đồng bào tôi sẽ lắng nghe ngài từng chữ một. Và đó là lý do tại sao lại rất quan trọng”.

Phỏng vấn viên EWTN cũng nói đến việc Đức Thánh Cha hầu như chắc chắc sẽ bàn đến vấn đề chiến tranh Iraq và hỏi chính phủ Hoa Kỳ đang làm gì để bảo vệ Kitô giáo thiểu số ở đó. Ông Bush trả lời rằng: “Chúng tôi thực hiện mọi việc cùng nhau, chúng tôi đang thúc giục chính phủ (Iraq) hiểu rằng quyền tối thiểu là một phần sống còn cho bất kỳ xã hội dân chủ nào. Nhân đây, cũng cần nói thêm rằng mối quan tâm của tôi không chỉ là quyền tối thiểu ở Iraq mà là cho khắp Trung Đông”.

Ở một mảng khác về nhân quyền, Arroyo hỏi ông Bush tại sao ông dự định tham dự lễ khai mạc Olympic ở Bắc Kinh khi mà hồ sơ vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh thật thảm khốc. Ông Bush tuyên bố rằng ông không muốn biến Olympic trở thành một diễn đàn chính trị: “Và lý do tại sao là bởi vì tôi có thể đàm phán với [Trung Quốc] về tự do tôn giáo trước Olympic, trong Olympic và sau Olympic -- điều mà tôi đã thực hiện. Tôi không cần đem Olympic ra để bày tỏ lập trường của tôi đối với giới lãnh đạo Trung Quốc về tự do. Tôi chỉ không cần chúng -- vì rằng tất cả những gì tôi thực hiện là trên cương vị của một tổng thống. Mặc khác -- nếu người dân nói với tôi rằng: ông cần bộc lộ bản thân về tự do tôn giáo, thì câu trả lời của tôi là, bạn nghĩ gì về việc tôi đang làm?”.

Phỏng vấn viên Arroyo đề cập: “Vào năm 2001, Tổng Thống đã gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã động viên Tổng Thống đừng ký ủng hộ quỹ dự trữ liên bang. Tổng thống đã không ký. Tổng thống đã hạn chế quỹ dự trữ liên bang trong việc nghiên cứu tế bào phôi người. […] Kết quả của hành động đó, các công nghệ khác đã được phân tích, nghiên cứu. Giờ đây, tế bào thân của người trưởng thành đã được tạo ra […] chữa trị cho hơn 80 loại bệnh tật khác nhau”. Ông Bush xác nhận: “Tôi cảm thấy rằng đó là quyết định đúng, và rõ ràng dữ liệu đã biểu thị điều đó -- Tôi hy vọng nó biểu thị cho mọi người thấy đó là quyết định đúng. […] Nhân đây, tôi nghĩ rằng đây là khởi đầu của những gì đang được quan tâm tranh cãi mà các vị tổng thống tương lai sẽ phải tiếp tục giải quyết, và đó là khoa học chống lại luân lý, những giá trị của cuộc sống chống lại việc giữ gìn sự sống -- cứ cho là thế. […] Tôi đã vẽ rõ ràng một lằn trên cát rằng tôn trọng sự sống bằng mọi hình thức là một chuẩn mực cho nền khoa học đúng đắn”. “Tôi nghĩ thật là quan trọng để người dân hiểu rằng văn hóa sự sống nằm trong sự quan tâm của đất nước chúng ta -- cũng thật quan trọng khi hiểu rằng các chính trị gia đang không biến đổi cho đến khi con tim người dân thay đổi, để hòan tòan hiểu ý nghĩa của sự sống và điều đó có ý nghĩa thế nào đối với một xã hội coi trọng sự sống bằng mọi hình thức – dù đó là sự sống cho mầm sống chưa ra đời, hay sự sống cho người già, hay đó là sự sống cho người kém may mắn trong chúng ta, hay là sự sống của kẻ giàu có. Ý tôi là, đó là chuẩn mực đạo đức, tôi nghĩ điều đó phải được nói ra để xã hội vững mạnh về lâu dài”.

Ngài Tổng Thống cũng nói rằng sự bền vững về luân lý của Đức Thánh Cha là chìa khóa dành cho các chính trị gia: “Và tôi được nhắc rằng tiếng nói của Đức Thánh Cha khả kính có tầm quan trọng thế nào trong việc tạo sự dễ dàng hơn cho các chính trị gia như tôi, để phần nào có thể đứng vững lập trường và bảo vệ luận điểm của chúng tôi. Tôi nghĩ đó là luận điểm rất quan trọng cần được nắm bắt”.

Cuối cùng, phỏng vấn viên Arroyo hỏi: “Thưa Tổng Thống, ông đã từng nói rất cừ khôi, khi Tổng Thống nhìn vào mắt của (Tổng Thống Nga) Vladimir Putin, ông thấy được tâm hồn của ông ta […] Vậy khi Tổng Thống nhìn vào mắt của Đức Giáo Hòang Bênêđictô XVI, ông thấy gì?”. Tổng Thống Bush trả lời ngay: “Thiên Chúa”.
 
Một luồng gió Công giáo thổi trong tòa Bạch Ốc
Phụng Nghi
12:01 14/04/2008
Một luồng gió Công giáo thổi trong tòa Bạch Ốc

Một thời gian ngắn sau khi Bênêđictô XVI được bầu làm giáo hoàng năm 2005, tổng thống Bush họp với một nhóm nhỏ các vị cố vấn tại Văn phòng Bầu dục. Khi có vài người đề cập đến quá trình tôn giáo của mình, tổng thống cho biết ông đã đọc một trong những cuốn sách về đức tin và văn hóa ở Tây Âu do vị tân giáo hoàng trước tác.

TT Bush gặp ĐGH Benedictô năm ngoái tại Vatican
Lúc đó, Tổng thống Bush là người duy nhất trong gian phòng không theo đạo Công giáo. Nhưng mối quan tâm của ông đối với các bài viết của vị giáo hoàng là điều không lạ lẫm đối với những người chung quanh ông. Trong khi Bạch ốc chuẩn bị đón tiếp ĐGH Bênêđictô XVI vào ngày thứ Tư (16/4/2008), nhiều người trong giới thân cận với ông Bush hy vọng Đức giáo hoàng sẽ thấy nơi vị tổng thống một người đồng cảm. Bởi vì, có ai đó cho rằng, nếu Bill Clinton có thể được gọi là vị tổng thống da đen đầu tiên thì George W. Bush có thể đúng là vị tổng thống Công giáo thứ nhất của đất nước.

Ý tưởng đó nghe ra có vẻ kỳ lạ. Đúng vậy, đã có John F. Kennedy là người Công giáo rồi kia mà. Nhưng ở chỗ Kennedy tìm cách tách rời tôn giáo của mình khỏi văn phòng làm việc thì Bush lại đón chào học thuyết và giáo huấn của Công giáo Rôma vào toà Bạch ốc, và trên đó ông đặt căn bản nhiều quyết định quan trọng trong chính sách đối nội.

Rick Santorum, cựu nghị sĩ bang Pennsylvania và là tín hữu Công giáo đạo hạnh, người đầu tiên gán cho Bush nhãn hiệu “tổng thống Công giáo”, đã nói rằng: “Tôi nghĩ chả có điều gì phải thắc mắc về chuyện đó. Ông ấy chắc là Công giáo hơn Kennedy nhiều.”

Bush đi một nhà thờ giáo hội Giám chế (Episcopal) ở Washington, gia nhập giáo hội Giám lý (Methodist) ở Texas, còn căn bản chính trị của ông đặt vững chắc trên giáo hội Truyền đạo (Evangelical). Vậy mà chung quanh ông tổng thống theo đạo Tin lành này lại là những nhà trí thức, người viết diễn văn, giáo sư, linh mục, giám mục và chính trị gia Công giáo. Những người Công giáo này -- và cùng với họ, giáo huấn xã hội Công giáo -- suốt tám năm qua đã hình thành các bài diễn văn, các chính sách và di sản của Bush đến một mức độ có lẽ chưa từng xảy ra trong lịch sử Hoa kỳ.

“Tôi thường hay nói rằng có nhiều người Công giáo trong đội ngũ soạn thảo diễn văn cho tổng thống Bush hơn đội hình tiền đạo trường Notre Dame suốt nửa thế kỷ vừa qua.” Đó là lời ông William McGurn, một người Công giáo, là học giả trước đây đã phục vụ cho tổng thống Bush.

Bush cũng đã đặt người Công giáo vào những vai trò nổi bật trong chính quyền liên bang, và dựa vào các truyền thống Công giáo để áp dụng trong lãnh vực công cộng cho mọi chuyện, từ đề án tổ chức từ thiện tôn giáo (faith-based initiative) cho đến luật lệ chống phá thai. Ông đã phối hợp chủ nghĩa trí thức Công giáo với lương tri chính trị Tin lành để làm nên một liên minh cử tri đoàn mạnh mẽ.

“Có một ý thức nơi tòa Bạch ốc cho rằng truyền thống trí thức Công giáo phong phú là tài nguyên để nối kết giữa đức tin Kitô giáo, các phán quyết về luân lý đặt trên nền tảng tôn giáo, với chính sách công cộng”, đó là lời của cha Richard John Neuhaus, một linh mục Công giáo, biên tập viên báo First Things, đã giảng huấn cho Bush về các học thuyết xã hội của giáo hội gần cả một thập niên.

Vào cuối thập niên 1950, đạo Công giáo của Kennedy chập chờn như một cánh chim hải âu chính trị, và ông ta đã cật lực giữ một vị trí cách xa giáo hội của mình. Ông tuyên bố tôn giáo của ông “không liên quan gì” đến việc chấp nhận đảng Dân chủ đề cử ông làm ứng viên tổng thống năm 1960.

Trái lại, Bush và chính quyền của ông thì lại không có mối lo ngại như thế về những mối dây liên hệ với Công giáo. Có những lúc họ còn trưng ra vì mục đích chính trị nữa. Ngay cả trước khi đi vào tòa Bạch ốc, Bush và nhà chính trị sừng sỏ của ông là Karl Rove còn mời các nhà trí thức Công giáo tới Texas để diễn giảng cho ứng cử viên về các giáo huấn xã hội của giáo hội. Vào tháng giêng năm 2001, chuyến xuất hiện chính thức ra ngoài Bạch ốc lần đầu tiên trong cương vị tổng thống của ông Bush tại thủ đô quốc gia, là bữa ăn tối với vị tổng giám mục Washington, lúc đó là Theodore McCarrick. Mấy tháng sau, Rove (một người theo đạo Episcopal) hỏi xin vị cựu cố vấn Công giáo tòa Bạch ốc là Deal Hudson tìm cho một vị linh mục để làm phép văn phòng của mình ở cánh Tây tòa Bạch ốc.

Hudson nói: “Đã có ý thức rất rõ rệt rằng những người bảo thủ trong các tôn giáo đã đưa Bush vào Bạch ốc, và [chính quyền Bush] muốn làm những gì mình đã được họ ủy thác.”

Về chiến tranh Iraq, ĐGH JPII nói "phải rút quân"
Đối với những người Công giáo bảo thủ, điều đó có nghĩa là: ngăn chặn hôn nhân đồng tính, an tử, và nghiên cứu tế bào gốc từ phôi người, và hoạt động để giới hạn vấn đề phá thai ở Hoa kỳ cũng như ngoài nước bằng cách đề cử những thẩm phán có thể có quan niệm coi phá thai là bất hợp pháp. Để quan trọng hóa, Bush thường hay vay mượn khúc ca tán dương “một nền văn hóa sự sống” của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Nhiều người Công giáo thân cận với ông tin tưởng rằng gần 300 vị thẩm phán ông đã bổ nhiệm vào ghế chánh án liên bang – đáng kể nhất là John Roberts và Samuel Alito, hai người Công giáo ở Tối cao Pháp viện – có thể là di sản lớn lao nhất của ông.

Bush cũng dùng học thuyết và lối nói hoa mỹ Công giáo để đẩy mạnh đề án tổ chức từ thiện tôn giáo (faith-based initiative), đó là một phong trào nhằm mở quỹ tài trợ liên bang cho các nhóm tôn giáo thường cung cấp dịch vụ xã hội cho cộng đồng của họ. Phần lớn sáng kiến này dựa trên nguyên lý Công giáo về “phụ trợ hạ tầng (subsidiarity)” – do tư tưởng cho rằng người dân địa phương là người ở trong cương vị thích hợp nhất để giải quyết các vấn đề tại địa phương. “Tổng thống có lẽ tuyệt đối không biết gì về giáo lý đạo Công giáo, nhưng ông rất quen thuộc với nguyên tắc phụ trợ.” Đó là lời H. James Towey, cựu giám đốc Văn phòng tòa Bạch ốc về đề án tổ chức từ thiện tôn giáo, nay là chủ tịch một trường đại học Công giáo ở vùng tây nam Pennsylvania. Ông nói thêm: “Có nghĩa như chính phủ không phải là vị cứu tinh, và các vấn đề như nghèo đói có gốc rễ tâm linh.”

Tuy nhiên, Bush không phải không gặp những chỉ trích từ phía những người Công giáo của ông. Một số người cho rằng lối nói hoa mỹ ông dùng khi nói về tổ chức từ thiện tôn giáo chỉ là chủ nghĩa bảo thủ tỉnh nhỏ khoác lên mình bộ phẩm phục tôn giáo, còn các chính sách về kinh tế của ông, bao gồm cả chuyện giảm thuế cho người giầu, đã tạo nên một khoảng cách biệt về của cải, rõ rệt lật ngược nguyên lý Công giáo về sự đồng cảm với người nghèo.

John Carr, một vị giám đốc cao cấp phụ trách chính sách công của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, gọi di sản của chế độ Bush là “câu chuyện về hai chính sách.”

Ông nói: “Cái tốt đẹp nhất của chính phủ Bush là ở các việc phát triển trợ giúp để ngăn ngừa bệnh HIV/AIDS ở Phi châu. Còn về chính sách đối nội, chủ nghĩa bảo thủ thắng thế lòng nhân ái.”

Những người Công giáo có thế giá khác kết án tổng thống đã không đếm xỉa đến các giáo huấn của Roma về chiến tranh tại Iraq và về chuyện tra tấn tù binh. Nhưng ngay cả khi ông đã thực thi những chuyện mà Vatican phản đối, chẳng hạn việc xâm lăng Iraq, Bush cũng tỏ ra tôn trọng các giáo huấn của giáo hội. Trước khi gửi quân đội Mỹ vào Baghdad để lật đổ Saddam Hussein, ông đã gặp các “thần học gia” Công giáo để thảo luận về lý thuyết của một cuộc chiến tranh có chính nghĩa. Cố vấn tòa Bạch ốc Leonard Leo, người đứng đầu liên lạc với cử tri Công giáo của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hoà, nói rằng Bush “đã tiến hành đối thoại với người Công giáo và chia sẻ các viễn ảnh với người Công giáo theo kiểu mà tôi thiết nghĩ là khá độc đáo trong nền chính trị Hoa kỳ.

Hơn nữa những người thân cận với Bush nói rằng ông đã thú nhận không chút dấu giếm sự thán phục kỷ luật của giáo hội, và cá nhân ông bị lôi cuốn về tầm rộng lớn và tính thống nhất trong các giáo huấn của giáo hội. Một linh mục ở New York là bạn của tổng thống nói rằng ông Bush kính trọng đường lối đạo Công giáo ngay từ nền móng – với ý niệm rằng chức vị giáo hoàng là ý Chúa sắp đặt và giáo hoàng là người kế vị thánh Phêrô. Linh mục này nói: “Tôi thiết nghĩ điều làm ông thich thú về đạo Công giáo là tính cách hợp lý theo lịch sử. Quả ông coi trọng nền thần học có hệ thống của giáo hội, tính thuyết phục và tính ổn định đầy trí thức.” Linh mục cũng nói rằng Bush “không phải không biết đạo Tin lành – khi so sánh với Công giáo – dường như bị giới hạn hơn, cả về thần học lẫn lịch sử.”

Người trước kia viết diễn văn cho Bush là Michael Gerson, một tín đồ đạo Evangelical rất hâm mộ giáo huấn Công giáo, nói rằng chìa khoá để hiểu chính sách đối nội của Bush là nhìn chính sách đó qua lăng kính của Tòa thánh Roma. Những người khác còn đi xa hơn thế nữa.

Paul Weyrich, một chuyên viên về quyền tôn giáo, thấy nơi ông Bush có bóng dáng cựu thủ tướng nước Anh, Tony Blair, người mới trở lại theo Công giáo năm ngoái đây. Ông nói về Bush: “Tôi nghĩ ông ta là một tín hữu bí mật.” Tương tự như thế, giám đốc đầu tiên của Bush về Đề án tổ chức từ thiện tôn giáo, đã gọi tổng thống là “một người Công giáo bí mật”. Trong câu nói của ông chỉ có một nửa là lời đùa cợt.

(Nguồn: Bài của Daniel Burke, phóng viên toàn quốc báo Washington Post, phụ trách Tin Tôn giáo).
 
Một vài kỷ niệm của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz với Đức Gioan Phaolô II
Linh Tiến Khải
15:20 14/04/2008
Phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia về một vài kỷ niệm với Đức Gioan Phaolô II

Trong các ngày vừa qua Đức Cha Cosmo Francesco Ruppi Tổng Giám Mục Lecce, nam Italia, đã bầy tỏ mong ước mau thấy Đức Gioan Phaolô II được phong chân phước và hy vọng người sẽ được tuyên bố là ”Bổn mạng công cuộc truyền giáo mới”.

Đức Cha Ruppi cho biết trong một buổi cử hành Thánh Thể trước mộ thánh Phêrô nhiều Giám Mục đã nói lên ước vọng này. Đức Cha cũng cho biết thêm là mới đây trong một thánh lễ do Đức Hồng Y
ĐHY Stanislaw Dziwisz và ĐGH John Paul II
Stanislaw Dziwisz chủ sự gần hồ Tiberiade, bên Thánh Địa, chính Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia cũng đã bầy tỏ ước mong thấy Đức Gioan Phaolô II sớm được phong chân phước và được công bố là Bổn Mạng công cuộc truyền giáo mới. Mọi người hiện diện đã vỗ tay tán đồng. Sự đồng tình ấy đã được biểu lộ nhiều lần trong lời cầu nguyện và vang vọng trong nhiều dịp.

Trong một cách thức nào đó các buổi lễ nói trên đã cử hành trước ngày giỗ ba năm Đức Gioan Phaolô II qua đời. Tuy nhiên đó không chỉ là ước mong mà còn là một dấn thân duy trì các lo lắng của Đức Gioan Phaolô II tái trao ban niềm hy vọng cho Âu châu, bằng một công cuộc tái trao truyền Tin Mừng cho toàn xã hội và sống chứng tá Tin Mừng, đặc biệt là trong gia đình, là môi trường đào tạo đầu tiên của cuộc sống con người.

ĐHY Stanislaw Dziwisz
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng hôm mùng 1-4-2008 Đức Hồng Y Dziwisz cũng đã chủ tọa buổi họp báo giới thiệu cuốn sách ”Một đời với Kraol” ấn bản bỏ túi tại nhà thờ Đức Maria in Trastevere ở Roma. 2 triệu ấn bản của cuốn sách này đã được bản tại 15 nước trên thế giới. Một phần số tiền bán sách sẽ được dành để xây Trung tâm giới trẻ Gioan Phaolô II ”Đừng sợ hãi” tại Lagiewniki, trên một thửa đất gần xưởng Solvay, nơi thanh niên Wojtila làm việc khi còn trẻ. Trung tâm này có một nhà nguyện, một trung tâm nghiên cứu, một khu vực diễn thuyết hội họp, một nhà dào tạo nhân viên thiện nguyện, một cơ cấu tiếp đón khách hành hương. Kiến trúc sư trẻ tuổi người Ba Lan Andrzej Kikulski đã trúng tuyển trên tổng số hơn 30 kiến trúc sư quốc tế. Kinh phí xây trung tâm là 60 triệu Euros. Các công trình xây cất sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 10 tới đây và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislsaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia, nguyên Bí thư của Đức Gioan Phaolô II trong 40 năm trời về một số kỷ niệm liên quan tới Vị Tôi Tớ Chúa.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y nhân lễ giỗ 3 năm Đức Gioan Phaolô II qua đời, tín hữu toàn nước Ba Lan tham dự các buổi lễ tưởng niệm ”Karol vĩ đại”, người con ưu tú của đất nước này. Trên tấm phông lớn treo ở mặt tiền toà tổng giám mục có hình Đức Gioan Phaolô II còn trẻ tươi cười và hàng chữ lớn ”Các phép lạ”. Đức Hồng Y hay nói về Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y nghĩ gì về lễ giỗ Đức Cố Giáo Hoàng?

Đáp: Mỗi một lần tưởng niệm Đức Cố Giáo Hoàng là một thời gian ơn thánh lập lại. Vâng tôi hay nói về Đức Gioan Phaolô II, nhưng đối với tôi điều quan trọng không phải là nói về người cho bằng nói với người. Dĩ nhiên là tôi muốn nói tới cuộc đối thoại thiêng liêng với người. Mỗi khi tôi gặp vấn đề khó giải quyết, tôi đều hướng tới vị Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II và xin người trợ giúp. Và đây không phải chỉ là kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi. Có rất nhiều người cũng làm như thế, họ cầu xin Chúa qua lời bầu cử của người và họ nhận được ơn.

Hỏi: Có phải Đức Hồng Y ám chỉ các trường hợp ơn thánh mà có thể gọi là phép lạ hay không?

Đáp: Vâng, tôi tin như thế. Và sự kiện đáng gây kinh ngạc nhất là thường khi đó là ơn sinh con, ơn mầu nhiệm của một sự sống mới. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã là vị Giáo Hoàng của việc bênh vực sự sống con người, và bảo vệ gia đình. Và giờ đây chúng ta trông thấy các kết qủa ngoại thường. Tôi vừa mới đi hành hương Giêrusalem về. Tại Giêrusalem có một phụ nữ Ba Lan tới gặp tôi và kể chuyện con gái của bà. Con gái của bà đã được Đức Karol Wojtila ban phép Thêm Sức. Rồi sau đó cô lớn lên và lập gia đình, nhưng lại không thể có con. Mới đây chị ấy đi hành hương Roma và đến cầu nguyện cạnh mộ của Đức Gioan Phaolô II và hiện nay chị đang đợi sinh con trai. Có một trường hợp khác nữa: đó là trường hợp của một cặp vợ chồng người Ý sinh sống tại Milano. Các bác sĩ cho biết là họ không thể có con. Một người bạn của họ khuyên họ cầu xin với Đức Gioan Phaolô II, nhưng họ không phải là các tín hữu sống đạo, và họ đã không làm theo lời ông bạn đề nghị. Thấy thế ông bạn ấy mới về Roma hành hương và cầu nguyện bên mộ Đức Gioan Phaolô II để xin người bầu cử cho đôi vợ chồng anh bạn có con. Vài tuần sau đó chị ta mang thai. Đây chỉ là hai thí dụ trong số rất nhiều trường hợp tôi biết.

Hỏi: Với thời gian qua đi các kỷ niệm về Đức Gioan Phaolô II chắc chắn cũng phai mờ thôi. Trong tim của dân chúng có còn ký ức nào về Đức Karol Wojtila không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Tôi thấy rằng thời gian càng qua đi, ước mong hiểu biết gương mặt và giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II lại càng gia tăng. Giờ đây người ta khám phá ra gương mặt và giáo huấn của người trong chiều sâu, và biết rằng tất cả những gì người nói và làm, đều do sức mạnh sự kết hiệp mật thiết của người với Thiên Chúa.

Hỏi: Chuyến công du Ba Lan lần cuối cùng hồi năm 2002 đã là chuyến công du của Lòng Từ Bi Chúa, vì trong dịp này Đức Gioan Phaolô II đã khánh thành Đền Thánh mới kính Lòng Thương Xót Chúa tại Lagiewniki. Thế rồi người cũng đã qua đời ngày áp Chúa Nhật lễ kính Lòng Từ Bi Chúa mùng 2 tháng 4 năm 2005. Đức Hồng Y có nhìn thấy biểu tượng nào trong biến có này không?

Đáp: Trước triều đại của Đức Gioan Phaolô II đề tài lòng thương xót Chúa đã không được phổ biến rộng rãi nhiều lắm trong Giáo Hội. Chính Đức Gioan Phaolô II đã khiến cho nó được hiển nhiên hơn, bắt đầu với thông điệp ”Thiên Chúa Giầu lòng thương xót - Dives in misericordia”. Người đã cho thấy rằng nếu loài người không tín thác nơi vòng tay cứu độ xót thương của Thiên Chúa, thì sẽ không có phương dược nào giúp chống lại sự tuyệt vọng. Có một lần nhà văn André Frossard đã hỏi Đức Gioan Phaolô II ”Đâu là đối tượng chính lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha?”, Đức Gioan Phaolô II trả lời: ”Tôi cầu nguyện để lòng thương xót Chúa bao trùm toàn thế giới”. Theo tôi nguồn gốc của thái độ này của Đức Gioan Phaolô II là kinh nhgiệm chiêm niệm của người. Đức Gioan Phaolô II là người luôn luôn đắm chìm trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Người nói như người sống. Và từ đó phát xuất ra sức mạnh trong giáo huấn của người.

Hỏi: Đức Hồng Y có tin rằng đã có nhiều điều được thay đổi trong các tương quan giữa tín hữu công giáo và tín hữu hồi giáo hay không?

Đáp: Đức Gioan Phaolô II đã luôn luôn coi ”sự xung đột văn minh” như là một tai ương đích thật. Người tin nơi sự đối thoại và tìm đối thoại trên bình diện văn hóa và cá nhân, và đã không bỏ lỡ cơ hội nào mà không làm điều đó. Nhưng luôn luôn với ý thức rõ ràng về căn tính Kitô giáo. Cuộc gặp gỡ của người với giới trẻ bên Marốc đã là biến cố đáng ghi nhớ. Tôi còn nhớ trước chuyến công du Đức Gioan Phaolô II đã họp với các chuyên viên quốc tế về Hồi giáo, và họ khuyên người nên thận trọng trong việc dùng từ ngữ. Nhưng người trả lời: ”Ồ không, tôi là vị giám quản của Chúa Kitô trên trần này và tôi phải làm chứng cho điều đó chứ!”

Hỏi: Thế cuộc gặp gỡ của Đức Gioan Phaolô II với người trẻ Marốc đã diễn tiến như thế nào thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Tại sân vận động thủ đô Rabat Đức Thánh Cha đã đọc một bài diễn văn khơi dậy sự cảm phục lớn lao. Người trẻ đã vỗ tay tán thưởng nhiều lần và tự nhiên tôi liên tưởng tới kinh nghiệm tại Ba Lan, và tôi đã lo sợ là đã có sự giàn xếp từ phía các giới chức chính quyền. Nhưng tôi đã khám phá ra rằng đã không có ai chờ đợi một phản ứng nhiệt tình như thế của người trẻ cả. Tất cả đều tự phát.

Thế rồi tại Cairo bên Ai Cập và tại Damasco bên Siria các giới chức lãnh đạo Hồi giáo đã tiếp đón Đức Gioan Phaolô II như là ”một người bạn”. Họ cảm thấy được ngài qúy trọng. Và tới phiên họ, họ nhận ra nơi Đức Gioan Phaolô II ”vị lãnh đạo tinh thần của thế giới”. Người ta đã gọi Đức Thánh Cha như thế trong chuyến công du bên Siria.

Hỏi: Ngày nay xem ra có một thứ ngôn ngữ khác đang thống trị thế giới Hồi giáo, có phải thế không thưa Đức Hồng Y?

Đáp: Các nốt giọng và cung điệu có thể thay đổi, nhưng sự lựa chọn vẫn tồn tại: đó là lựa chọn đối thoại thẳng thắn, chứ không phải là đối kháng ý thức hệ. Mỗi Giáo Hoàng có đặc sủng riêng và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI biết đương đầu cả với các trường hợp khó khăn nhất với sự khôn ngoan và chiều sâu văn hóa. Và nhiều lần Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhấn mạnh cho thấy lập trường rõ ràng của người là tránh xa cái luận lý của cuộc xung đột văn minh.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Gioan Phaolô II sẽ mau chóng được phong chân phước, có đúng vậy không?

Đáp: Mọi chuyện tiến hành tốt đẹp. Dĩ nhiên cần phải có thời gian vì có biết bao nhiêu tài liệu phải cứu xét và biết bao nhiêu chứng từ phải thu thập, không phải chỉ ở Roma hay Ba Lan mà trên toàn thế giới. Như là tổng giáo phận Cracovia chúng tôi không gây áp lực. Tôi cũng đã thưa với Đức Thánh Cha như thế. Quyết định là do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là người hành động dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Chúng tôi luôn luôn cầu nguyện cho ý chỉ đó.

(Avvenire 1-4-2008)
 
Chuyến tông du Hoa Kỳ của Đức Bênêđíctô XVI, bước đường đầy sỏi đá
Lm Nguyễn Hữu Thy
16:49 14/04/2008
Chuyến tông du Hoa Kỳ của Đức Bênêđíctô XVI, bước đường đầy sỏi đá

Ngày mai, 15.4.2008, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ bắt đầu chuyến tông du Hoà Kỳ lần đầu tiên của ngài và kéo dài trong vòng sáu ngày. Theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ đến Washington và New York để gặp Tổng thống Georg W. Bush, diễn thuyết tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và tham quan Ground Zero, nơi bọn khủng bố đã phá hoại vào ngày 11.9.2001.

Hình Đức Bênêđíctô và TT Georg W.Bush bằng sáp tại Washington dịp sinh nhật thứ 81 của ĐTC
Đây là cuộc tông du Hoa Kỳ lần đầu tiên trên cương vị Giáo Hoàng, nhưng đồng thời cũng là cuộc tông du đầy khó khăn, phức tạp và tế nhị nhất, vì thế cũng đòi hỏi nơi Đức Bênêđíctô XVI nhiều tâm tình đồng cảm qua từng lời phát biểu và từng cử chỉ của ngài. Hoàn toàn khác với các chuyến tông du trước đây của ngài tại Âu Châu, chuyến tông du lần này tại Hoa Kỳ sẽ đưa Đức Thánh Cha đến với một Giáo Hội Công Giáo đang trong cơn bất ổn trầm trọng, đang phải đương đầu với bao thử thách sóng gió.

Thật vậy, sau một loạt Xì-căn-đan – trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi một số giáo sĩ và việc bao che bưng bít các tội phạm đó – Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ đã rơi vào một cơn khủng hoảng hết sức trầm trọng như chưa bao giờ xảy ra trong suốt lịch sử của mình. Do đó, các từng lớp tín hữu đang hướng về Đức Thánh Cha với bao chờ đợi. Họ hy vọng Vị Cha Chung của Giáo Hội sẽ mang đến cho họ niềm an ủi và sự hướng dẫn chỉ lối trong bước đường cùng này.

Cao điểm của cuộc tông du Hoa Kỳ sáu ngày lần đầu tiên này, là vào ngày thứ tư, 16.4.2008, Đức Thánh Cha sẽ được tiếp đón tại tòa Bạch Ốc, dinh Tổng Thống và ngày thứ sáu, 18.4.08, Đức Thánh Cha sẽ đọc một bài diễn văn trong buổi họp khoáng đại của các phái đoàn các nước tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Nhưng điểm phức tạp và nhức nhối trong chuyến tông du này là nhiều tín hữu đang chờ đợi và quan sát thái độ và cách cư xử của Đức Thánh Cha đối với những giáo sĩ đã lạm dụng tình dục trẻ em. Nguyên năm 2007 Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đã phải bỏ ra 400 triệu USD để bồi thường cho các nạn nhân đã bị lạm dụng tình dục. Sáu giáo phận tại Hoa Kỳ đã phải tuyên bố phá sản. Theo lời ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, thì Đức Thánh Cha sẽ quan tâm đặc biệt đến vấn đề đau thương này. Đức Bênêđíctô sẽ «nổ lực tìm mọi cách để cứu đỡ và hòa giải với tất cả các chủ chăn của Giáo Hội.»

Chắc chắn rằng vào ngày thứ bảy tới, nhiều người trong số 70 triệu tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ sẽ lắng nghe từng lời phát biểu của Đức Thánh Cha khi ngài đề cập tới vấn đề này tại nhà thờ chính tòa Saint-Patrick tại New York. Trong khi đó, các nạn nhân bị lạm dụng tình dục và những người phê bình chỉ trích Giáo Hội đã tỏ ra thất vọng, khi họ biết rằng trong chuyến tông du này, Đức Thánh Cha đã không có chương trình đến thăm giáo phận Boston, một giáo phận phải gánh chịu nhiều đau đớn nhất. Vào năm 2002, mặc dầu Đức Tổng giám Mục giáo phận Boston đã thú nhận là có một Linh mục đã có những hành động lạm dụng tình dục trẻ con, nhưng ngài vẫn bao che. Từ đó, làn sóng các Xì-căn-đan càng bùng nổ dữ dội. Ngoài ra, nhiều vị Giám Mục đang bị nghi ngờ là đã bao che cho các kẻ phạm tội.

Hiện nay đã có đến hơn 9000 người gia nhập hội các nạn nhận bị lạm dụng tình dục SNAP. Bà Barbara Blaine, chủ tịch hội, đang hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đưa ra một dấu chỉ rõ ràng: «Chúng tôi mong đợi Đức Thánh Cha sẽ kết án những kẻ phạm tội và những ai bao che cho họ.» Bà Blaine phàn nàn là «cho tới nay chưa có một Giám Mục nào bị phạt cả.»

Tiếp đến, trên diễn đàn chính trị, người ta cũng đang chờ đợi nơi Đức Bênêđíctô những thái độ tế nhị dè dặt, bởi vì Hoa Kỳ đang trong thời kỳ chuẫn bị bầu cử Tổng thống. Nhiều đảng viên của đảng Dân Chủ vẫn chưa quên thái độ phê bình ứng cử viên Tổng thống John Kerry của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger vào lần bầu cử Tổng thống năm 2004. Lúc bấy giờ ĐHY Ratzinger đã tuyên bố là những nhà chính trị đồng ý cho phá thai thì không được phép rước lễ.

Trong cuộc tông du sáu ngày này của ngài, sẽ có trên 100.000 người được diện kiến Đức Bênêđíctô XVI, đặc biệt trong các Thánh Lễ tại sân vận động ở New York và ở Washington. Trong cuộc tông du Hoa Kỳ này, Đức Thánh Cha sẽ có hai ngày vui đặc biệt: Ngày thứ tư, 16.4.08, ngày sinh nhật thứ 81 và ngày thứ bảy, 19.4.08, ngày kỷ niệm năm thứ ba của ngài được bầu làm Giáo Hoàng.

Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và che chở vị Cha Chung đầy kính yêu của Giáo Hội trong sứ mệnh đầy phức tạp và khó khăn này của ngài tại Hoa Kỳ. Amen
 
Mọi Đường Về Trời Đều Là Trời: Nhật Ký Dorothy Day
Vũ Văn An
18:54 14/04/2008
Mọi Đường Về Trời Đều Là Trời: Nhật Ký Dorothy Day

Dorothy Day
Trong tháng Tư này, Nhật Ký của Dorothy Day, đồng sáng lập viên Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo, sẽ được phát hành. Ở đây, tạp chí Công Giáo Anh, The Tablet, số ra ngày 5 tháng Tư vừa qua, cho đăng một bài trong đó nhà phát hành và biên tập của bà nhắc lại ít nét về đời bà, một cuộc đời pha trộn đủ lòng đạo truyền thống và chính trị cấp tiến. Hiện đang trên đường được phong hiển thánh, bà quả đã đóng một dấu ấn đầy ý nghĩa lên trên Giáo Hội.

Đối với phần lớn cuộc đời Dorothy Day, đồng sáng lập viên Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo, người ta vẫn coi bà là một dung mạo tiên tri nếu không muốn nói là đứng bên lề Giáo Hội Công Giáo Mỹ. Việc bà phối hợp lòng đạo đức cổ truyền với chủ trương cấp tiến về các vấn đề xã hội và chính trị đã đặt ra khá nhiều nghịch lý đối với nhiều người. Bà tham dự Thánh Lễ hàng ngày, đọc sách nguyện, lần hạt Mân Côi, và, trong các vấn đề tôn giáo, tự coi mình là “con gái hết dạ sắt son của Giáo Hội”. Nhưng cùng một lúc, bà lại tự gọi mình là một người vô chính phủ và chứng minh các xác tín chủ hòa của mình bằng chống thuế khóa và không ngừng bất tuân lệnh dân sự.

Dorothy Day sinh tại Brooklyn, New York, năm 1897 và sau khi rớt đại học, đã làm ký giả cho các ấn bản xã hội chủ nghĩa và chủ hòa. Lúc nhỏ, bà tham dự các buổi phụng vụ tại một giáo đường Thánh Công Hội (Episcopal) nhưng ở tuổi đôi mươi, bà bắt đầu tham dự các lễ nghi Công Giáo. Khuynh hướng nghiêng về Công Giáo của bà tiếp diễn trong suốt thời gian chung sống với Forster Batterham, một người vô chính phủ và vô thần hăng say. Hai người sống chung với nhau 4 năm, nhưng rồi niềm tin tôn giáo của bà dẫn tới nhiều tranh cãi gay cấn đến độ sau cùng, vào năm 1927, họ đã chia tay nhau khi bà cho ra đời đứa con gái tên Tamar, rồi chính thức trở lại Công Giáo.

Dorothy thành lập Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo cùng với Peter Maurin, một triết gia và là cựu Sư Huynh Công Giáo, cách nay 75 năm (tháng tới), trong cố gắng thực thi các hệ quả căn để của Phúc Âm. Đặt căn cứ tại “các nhà hiếu khách” để thực hiện các “công tác từ nhân”, phong trào này phản ảnh quyết tâm của Dorothy muốn kết hiệp đức ái với lòng say mê công lý. Bước đầu tiên của họ là phát động một tờ báo cấp tiến nhưng trước đó họ khởi sự cung ứng các trợ giúp thực tiễn cho người không nhà, cả nơi ăn chốn ở lẫn tình bạn thân ái. Các sáng kiến này diễn biến trở thành một hệ thống toàn quốc các cộng đoàn Thợ Thuyền Công Giáo. Ngày nay có hơn 185 cộng đoàn như thế khắp nơi trên thế giới.

Việc công bố vào tháng này cuốn nhật ký của Dorothy, từng giữ kín suốt 25 năm qua, sau cái chết của bà vào năm 1980, sẽ đem lại một chân dung mới mẻ, hết sức thân mật cho thấy cả các sinh hoạt lẫn cuộc sống nội tâm của bà. Tựa đề The Duty of Delight (Nhiệm Vụ Hân Hoan), một tựa đề rất ưa thích của Ruskin, sẽ bao trùm trọn cuộc hành trình, từ những ngày đầu tiên của Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo đến những tuần lễ cuối cùng của đời bà. Theo một nghĩa nào đó, phong trào và ơn gọi suốt đời của Dorothy chính là câu trả lời cho một câu hỏi được chính bà tự đặt cho mình lúc còn nhỏ: “Tìm đâu những vị thánh biết ráng thay đổi trật tự xã hội, không theo nghĩa phục vụ người nô lệ, mà là triệt hạ chế độ nô lệ?”

Nhiều người từ lâu vốn tin Dorothy Day là khuôn mẫu cho một hình thức mới của thánh thiện. Năm 2000, Vatican đã tăng giá cho ý kiến ấy bằng cách chính thức chấp nhận án phong thánh cho bà và tặng bà tước hiệu “Tô Tớ Thiên Chúa”. Cuốn nhật ký của bà chắc chắn hỗ trợ án phong thánh này. Hầu như mỗi trang đều nói lên chú tâm thiêng liêng sâu sắc của bà và một kỷ luật cầu nguyện và thờ phượng từng tạo nên cấu trúc cho cuộc sống hàng ngày của bà. Bà viết: “Không có các Bí Tích của Giáo Hội, tôi nghĩ chắc chắn tôi không thể tiếp tục sống được”. Cùng một lúc, cuốn nhật ký này cũng ghi lại mối liên hệ đôi lúc hết sức phức tạp của bà với các thẩm quyền Giáo Hội, và khả năng của bà phối hợp được cả lòng yêu mến vĩ đại đối với Giáo Hội lẫn sự đau lòng vì các tội lỗi và sa phạm của Giáo Hội ấy.

Trong các biên niên sử của các thánh, cuốn nhật ký của Dorothy đem lại một điều gì đó khá ngoại thường: một cơ may mỗi ngày được bước chân theo một con người thánh thiện. Qua những giòng này, ta có thể lần giở lại mọi chuyển dịch trong tư duy bà và trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa của bà. Ta có thể nhìn thấy bà cầu xin cho được khôn ngoan và can đảm để đối diện với các thách đố trong ngày. Nhưng ta cũng tham gia cùng bà xem truyền hình, chơi đùa với lũ cháu và nghe nhạc opera.

Dù bà là nhân chứng hay người tham gia rất nhiều phong trào xã hội và giáo hội vĩ đại trong thời bà, nhưng cuốn nhật ký của bà lại nhắc nhớ ta rằng phần lớn đời sống con người bận bịu với những sinh hoạt và những mưu cầu hết sức thường tình. Được vị thánh bà hết sức yêu mến là Têrêxa thành Lisieux linh hứng, bà xác tín rằng cuộc sống thường tình thực sự là vũ đài nên thánh. Linh đạo của bà phần lớn chú tâm trên các cố gắng thực hành tha thứ, đức ái và kiên nhẫn với những người lân cận nhất ta gặp.

Giống phần lớn những con người thánh thiện, Dorothy thường cảm thấy mình ở quá xa các lý tưởng của mình. Ta biết được điều đó vì chính bà thường hay nhắc đến các lỗi lầm của mình: thiếu kiên nhẫn, hay giận dữ và lên mặt chính trực. Bà viết: “khi ảm đạm nghĩ đến tội lỗi và các thiếu sót của người khác, tôi đột nhiên nhớ đến các sai phạm của chính mình, cũng đáng ghét y như các sai phạm của người khác. Nếu tôi chịu quan tâm đến tội lỗi riêng của tôi và ăn năn về chúng, nếu tôi nhớ được các thất bại và sa ngã của mình, thì chắc là tôi sẽ không còn ác cảm đối với người khác nữa. Điều ấy quả là một khích lệ và cất hết gánh nặng ảm đạm khỏi tâm trí tôi. Phán đoán người khác làm ta bất hạnh trái lại yêu thương họ làm ta hạnh phúc”

Dorothy đặt tựa đề cho cuộc trở lại của bà là The Long Loneliness (Cô Đơn Dài). Dù sống trong lối sống cộng đoàn lâu năm, một nét cô đơn vẫn dai dẳng còn lại đâu đó trong cuộc đời bà. Một trong những dịp khó khăn ấy được bà ghi lại như sau: “Tôi đã có cái cảm thức hoàn toàn cô đơn như thế này…Đó là lúc cả ký ức lẫn hiểu biết đều biến mất hòan toàn, chỉ còn lại ý chí, đến nỗi tôi cảm thấy khó khăn và khô cứng, và đồng thời sẵn sàng ngồi như một con khùng mềm nhũn mà khóc hết nước mắt”

Để đáp lễ bất an, sầu buồn, và cực nhọc vất vả của đời giữa những “người bị hạ nhục và bị thương tích”, bà luôn ráng nghĩ đến “nhiệm vụ hân hoan”: “Tôi nghĩ khi già đi, ta hay bị cám dỗ buồn phiền, biết rằng đời sống trên dương gian này là đau khổ, là Thánh Giá. Nhưng ta phải hàng ngày vượt qua nỗi buồn đó, bằng cách tăng trưởng lòng yêu thương, và tăng trưởng niềm vui vốn đi đôi với lòng yêu thương ấy”.

Tôi biết Dorothy Day trong năm năm cuối đời bà và từ đó, tôi đã dành nhiều năm để nghiên cứu các trước tác của bà. Bức chân dung do cuốn nhật ký này vẽ ra quả đã phản ảnh trung thực người phụ nữ tôi từng biết: ý thích những điều cụ thể và đặc thù hơn là các lý thuyết trừu tượng, khả năng yêu văn chương, con mắt thẩm mỹ, khả năng hưởng hân hoan, tinh thần mạo hiểm. Ấy thế nhưng khi chuyển ghi và biên tập cuốn nhật ký của bà, ngay những sự kiện quen thuộc nhất cũng mang vóc dáng mới mẻ.

Thí dụ, tôi biết bà là một phụ nữ của cầu nguyện. Nhưng tôi vẫn thán phục khi thấy gần như mỗi mục mới đều bắt đầu bằng cách tả lại việc bà thức dậy lúc hừng đông để tham dự Thánh Lễ sớm nhất. Tôi vẫn biết bà rất thương con gái. Nhưng quả là phấn khởi khi theo dõi những can dự gần gũi của bà vào gia đình đông người của Tamar (cô có đến 9 đứa con). Có khi bà dọn đến ở với họ hàng tháng, vui cái vui của các cháu, nhưng không thiếu lúc phải khắc khoải chịu đựng tính thất thường trong tuổi thiếu niên của chúng.

Tôi biết thời Thế Chiến Hai, bà từng xin nghĩ 6 tháng khỏi Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo. Nhưng đâu có ngờ việc bà từng nghiêm chỉnh nghĩ đến việc rời bỏ Phong Trào này. “Điều tôi muốn là tìm ra một việc làm, làm người dọn phòng tại một bệnh viện, có được một căn phòng, tốt nhất là gần nhà thờ; và ở đó, trong sự cô tịch nơi phố thị, có thể sống và làm việc với người nghèo; học cầu nguyện, làm việc, đau khổ, giữ im lặng”.

Khúc rẽ thời danh nhất trong “Cô Đơn Dài” là quyết định của bà chia tay với Forster Batterham. Tôi biết bà vẫn tiếp xúc gần gũi với ông suốt cuộc đời bà; ông hiện diện trong lễ tưởng niệm tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Patrick, New York, sau khi bà qua đời. Nhưng tôi thật không biết câu truyện năm 1959, ông đã yêu cầu bà giúp ông chăm sóc người bạn đời lâu năm của ông tên Nanette, đang hấp hối vì bệnh ung thư. Không một chút do dự, Dorothy đáp ứng ngay lời yêu cầu này, bằng cách dọn đến ở chung với cặp vợ chồng này mấy tháng, bầu bạn với họ, chăm sóc Nanette và đã tự tay rửa tội cho nàng một ngày trước khi nàng từ giã cõi đời.

Nhiều biến cố đã thành rất quen thuộc đối với người đọc các trước tác của Dorothy: liên tiếp đi tù vì phản đối chống việc cưỡng bức huấn luyện dân phòng thập niên 1950; cuộc “hành hương” tới Cuba cách mạng ngay trước cuộc khủng hỏang hỏa tiễn; cuộc ăn chay vì hoà bình trong lúc có Công Đồng Vatican II; việc bà bị bắt lúc 75 tuổi cùng với các công nhân nông trại đang đình công tại California. Ngay trong những năm cuối đời, bà vẫn lao mình vào những mạo hiểm mới, như du hành khắp thế giới, thăm cả Mẹ Têrêxa tại Calcutta; thách thức cả các đe dọa của chính phủ Mỹ về việc bà từ khước trả thuế liên bang; và cả việc mở một nhà mới cho các phụ nữ vô gia cư tại Manhattan Hạ.

Nhưng cuốn nhật ký của bà cũng cung cấp tài liệu cho việc bà từ từ giảm tốc do tuổi già. Biến cố nhồi máu cơ tim năm 1976 khiến những cuộc du hành không ngừng nghỉ của bà phải chấm dứt. Trong các tháng cuối cùng, bà ít khi rời căn phòng của mình ở Maryhouse tại Manhattan. Thế nhưng, cho đến phút chót, bà vẫn có óc quan sát thật tốt, nhận ra ánh ban mai rực rỡ qua đường thoát hoả và ánh bình minh trên đường phố qua cửa sổ phòng bà. Bà lục lọi từ ‘cái túi rách ký ức” để tìm từng mảnh cầu nguyện và từng dòng Thánh Kinh. Bà vốn là một nhà văn viết nghiến ngấu “ngay từ lúc 8 tuổi tôi đã viết truyện nhiều kỳ trên tập giấy hồng để em gái tôi đọc cho vui”. Do đó, viết lách quả đã là điều sau cùng bà làm. Vài ngày trước khi qua đời hôm 29 tháng Mười Một năm 1980, bà vẫn viết, thọ 83 tuổi.

Dorothy Day đặt tên cho mục thường xuyên trên báo của bà là “Trên Đường Hành Hương”. Cái tựa đề ấy quả có nghĩa đen thật, chỉ những cuộc đến cuộc đi bất tận của bà tới những phương trời xa. Nhưng tựa đề ấy cũng biểu tượng cho một thái độ linh đạo, phản ảnh qua câu nói của chính Nữ Thánh Catherine thành Sienna, câu nói mà bà ưa trích dẫn: “Mọi đường dẫn về Trời đều là Trời, vì Người từng nói: ‘Ta là Đường’”.
 
Top Stories
Notre-Dame de La Vang: les autorités semblent s’être engagées à restituer la quasi-totalité des terres confisquées
Eglises d’Asie
09:29 14/04/2008
Notre-Dame de La Vang: les autorités semblent s’être engagées à restituer la quasi-totalité des terres confisquées

L’archevêché de Huê et les autorités de la province de Quang Tri viennent de conclure un accord de principe. Celui-ci, même si, pour l’heure, il est encore oral, pourrait, s’il se confirmait, revêtir une certaine importance pour l’évolution des relations entre l’Eglise catholique et l’Etat au Vietnam, d’autant plus qu’il concerne les terres d’un centre vital de l’Eglise du Vietnam, à savoir, le Centre national de pèlerinage marial de La Vang, qui, chaque année, accueille des centaines de milliers de pèlerins, notamment au moment des fêtes du 15 août. Lors d’une récente rencontre entre une délégation du diocèse et les plus hautes autorités de la province, ces dernières ont laissé entendre que la quasi-totalité du terrain du centre de pèlerinage marial de La Vang, confisqué après le changement de régime de 1975, serait rendu à l’Eglise catholique. Avec la restitution de la Délégation apostolique à Hanoi et de l’ancien institut théologique de Dalat, la restitution des terres confisquées du centre marial faisait partie des revendications officielles la Conférence épiscopale auprès de l’Etat vietnamien.

A la fin de la rencontre du 10 avril dernier, s’adressant à la délégation de l’archidiocèse de Huê, au sein de laquelle se trouvaient l’archevêque, Mgr Nguyên Nhu Thê, et son auxiliaire, Mgr Lê Van Hông, le vice-président du Comité populaire de la province de Quang Tri, Nguyên Duc Chinh, qui est aussi membre du Comité central du Parti communiste vietnamien, a ainsi exprimé les intentions du gouvernement pour le règlement du problème de La Vang: « La question de La Vang sera réglée dans l’esprit qui anime les autorités catholiques dans les lettres qui viennent d’être lues. »

En effet, auparavant, Mgr Hông avait lu devant les autorités du Quang Tri une lettre adressée au président de la Conférence épiscopale du Vietnam par l’archevêque de Huê, et la réponse du président à cette dernière (1). La première lettre faisait l’historique des négociations entreprises avec le gouvernement et précisaient le contenu de l’accord que le diocèse de Huê s’apprêtait à conclure au nom de la Conférence épiscopale.

Grâce à cette lettre, nous apprenons que, le 12 mars dernier, deux fonctionnaires du Bureau provincial des Affaires religieuses étaient venus informer l’archevêque et son auxiliaire du type de solution envisagée par la province pour les terres de La Vang. Les autorités provinciales proposaient de transmettre à l’Eglise catholique la presque totalité des terres aujourd’hui entre les mains de l’Etat, à savoir 21 ha 178 a, à l’exception d’une parcelle de 2 ha 48 a. L’Etat s’engageait à ne rien construire sur cette parcelle et, même, de négocier sa restitution en cas de besoin et de demande de l’Eglise en ce sens.

Les responsables du diocèse s’étaient empressés de transmettre cette proposition au président de la Conférence épiscopale. Elle fut examinée par l’ensemble du Bureau permanent de la Conférence, réuni à Ba Ria aux alentours du 27 mars. Dans la réponse adressée à l’archevêché de Huê, les évêques donnent leur approbation complète à la proposition, tout en précisant cependant un certain nombre de précautions à prendre pour préserver le droit de propriété de l’Eglise sur la parcelle restante.

Lors de la visite historique du cardinal Crescenzio Sepe au Vietnam en 2005, l’évêque auxiliaire de Huê avait reçu le visiteur romain au sanctuaire de La Vang, le 1er décembre, et lui avait exposé la situation de l’époque (2). L’évêque avait parlé des 23 hectares de terre, propriété du sanctuaire comme l’attestent des documents irréfutables. De nombreuses fois, avait dit Mgr Hông, l’ordinaire du lieu a, sans résultat, réclamé cette terre aux autorités, en précisant qu’elle était indispensable pour l’accueil du demi million de pèlerins qui y séjournaient chaque année.

(1) Les deux lettres ont été publiées en fac-similé par l’agence Vietcatholic News.

(2) Voir EDA 431.

Légende photo: Rencontre du 10 avril entre la délégation de l'archidiocèse de Huê et celle de la province de Quang Tri

(Source: Eglises d’Asie – dépêche du 14 avril 2008)
 
125 Vietnamese Catholics from Orange County head to Washington and New York to hear Benedict's message
Orange County Register
09:47 14/04/2008
Orange County residents head east for papal visit

Just last fall, Yvonne Tran and Shaun Nguyen stood five feet away from Pope Benedict XVI during a pilgrimage to Rome. The pope's presence left the Anaheim Hills couple awe-struck and inspired.

When they learned they could see the pope again, the couple jumped at the chance to travel to the East Coast. The two also agreed to renew vows for their 22nd wedding anniversary during their weeklong trip.

"I've been very devoted to the Catholic Church," said Tran, a 49-year-old public health nurse. "The reason I'm going on this trip is to renew our faith and see the pope."

The pope's first trip to the U.S. as pontiff is expected to draw tens of thousands of visitors this week to Washington, D.C., and New York City, where he will visit national and religious leaders and preside over stadium-filled Masses.

More than 200 Orange County Catholics, including 125 Vietnamese American parishioners, 50 other community members and Orange diocesan representatives, are expected to travel to hear the pope's message.

"All Catholics care about the pope because he's the visible leader of our church," said Bishop Tod D. Brown, head of the Diocese of Orange. "He is a focal point, and I think because of that, in any organization or grouping, you're going to listen to the top leader."

Brown said he expects to hear a message of hope, the contributions that Catholics make in the country and the necessity of passing on the faith. The pope's visit will be a positive one for the church after the sexual abuse scandals, Brown said.

"I think that our church is just beginning to move beyond that now," said Brown, who has met the pontiff twice.

The pope's six-day itinerary begins with his arrival Tuesday at Andrews Air Force Base and continues with meetings with political and religious leaders throughout the week, celebrating his 81st birthday Wednesday, celebrating Masses in Washington, D.C., and New York City, addressing Catholic educators and the United Nations, and blessing Ground Zero, a site of the Sept. 11 attacks.

The pope, who was elected to the papacy in 2005 after the death of Pope John Paul II, visited the U.S. five times as Cardinal Joseph Ratzinger.

"I'm going to listen with suspense," said the Rev. Gerald Horan, vicar for faith formation and superintendent of schools for the diocese. "There's a certain level of historic quality to this because we've certainly never had this pope in our country before."

"He is the worldwide spiritual leader of Catholics across the nation," added Horan, who is attending the pontiff's address to educators Thursday. "And Catholic or not, I think the message that he's made … love and hope are calling us back to the basics of the Gospel."

Robert Hamra and his wife, Ramza, of Villa Park will travel to New York City to attend a Mass at Yankee Stadium on April 20. The couple is among a select group of Orange diocesan guests with a ticket to the event, to which tens of thousands of people have sought to go.

"It's mainly to show support of our faith and to be there and be a part of it," said Robert Hamra, 71, a retired optometrist. "It's something that's very positive. Whenever a religious leader comes to the states, it's positive."

"It's a matter of faith and uplifting for the community and people," he added.

(Source: Ellyn Pak /The Orange County Register)
 
A vibrant, if unorthodox, U.S. flock awaits pope's visit
Los Angeles Times
13:14 14/04/2008
VATICAN CITY -- In his first pilgrimage to the United States as pope, Benedict XVI will minister to a Roman Catholic Church that is both troubled and alive with faith.

From the Vatican, the church in America is often seen as problematic, consumed by sex abuse scandals and populated by "cafeteria Catholics" who pick and choose the religious rules they want to follow, casually adjusting doctrine to meet the demands of their busy lives in an overly permissive society.

But Benedict sees a dynamic church, one that has navigated with fair success the maze of living a faithful life in a secular, materialistic world. For him, the church in America is less a challenge and more a potential model, as is the growing role of religion in American society.

"From the dawn of the republic," the pope said recently, "America has been.. . a nation which values the role of religious belief in ensuring a vibrant and ethically sound democratic order."

Benedict, who arrives in Washington on Tuesday, hopes to use his six-day visit, which will include meetings with Catholic seminarians, educators and clergy, as well as two enormous open-air Masses, to stress the importance of God in daily life. He is also expected to touch on more sensitive topics such as war, abortion and human rights.

Benedict will also be on a mission to heal still-festering wounds: This is the first visit by a pope to the U.S. since pedophilia cases involving hundreds of priests came to light in 2002. And he will encounter a church that has undergone dramatic demographic change in the last decade, its parish pews filled thanks in large part to Hispanics and Hispanic immigrants, as is especially evident in Southern California.

"He will not be afraid to confront the challenges that confront us all," Father David M. O'Connell, president of Catholic University of America, said in an interview. But, O'Connell added, "his message will be one that is very positive and encouraging, that focuses on the future, not simply examines the past... . The goal will be to lift up hope for American Catholics."

"He's not coming here to shake his fist at us," said Father Thomas Reese, a senior fellow at the Woodstock Theological Center at Georgetown University.

A Crucifix at St. Mark is transferred to Nationals Park for an open-air Mass
In recent comments to the new U.S. ambassador to the Holy See, Mary Ann Glendon, the pope was full of praise for "the American people's historic appreciation of the role of religion in shaping public discourse and in shedding light on the inherent moral dimension of social issues."

Benedict rejoices in the presence of religious belief in U.S. public policy, in a government that isn't reluctant to use the words "in God we trust" -- something that is not allowed in much of stringently secular Europe. Condemning secularism and advocating a return to Christianity's core values have been the central themes of the German-born theologian's 3-year-old pontificate. The increasingly religious nature of some segments of American society should make for an especially receptive audience for the pope.

"This is a pope who is very concerned about the loss of faith in Europe.. . but the U.S. is in a very different situation," said Father Thomas Rausch, a theologian at Loyola Marymount University in Los Angeles. "All kinds of Christianity -- Catholic, Protestant and Orthodox -- are much more alive and vital than in Europe."

The church in America is highly diverse, spanning the gamut of political opinions and socioeconomic situations. And it has a determined independent streak, with some followers' bending of the rules putting them at odds with the Vatican. Some U.S. practices, such as women serving as hospital chaplains and the liberal use of altar girls, might be frowned upon in Rome. But that same independence also gives vitality to the American church.

Benedict and the Vatican are "obviously impressed with the engagement of American laity in the life of the church, in liturgy and social action," Cardinal James Stafford, one of five Rome-based senior American prelates who will accompany Benedict, said in an interview.

He acknowledged, however, that surveys showing some Americans abandoning the church were "sobering" and constituted "a call for enormous self-criticism."

"Parish life is still vibrant. Wounded, but vibrant," Stafford said. "So there is hope."

A recent study by the Pew Forum on Religion and Public Life reported that although nearly one in three Americans was raised in the Catholic faith, today fewer than one in four describes himself as Catholic. But because of converts and immigration, the overall percentage of the U.S. population that identifies itself as Catholic has remained stable.

Hispanics, born in the U.S. or elsewhere, now account for nearly a third of American Catholic adults, the Pew survey said. And the Hispanic share of the church is likely to grow; according to the study, nearly half of American Catholics under the age of 40 are Hispanic.

The rising numbers of Hispanic faithful, especially in the booming dioceses of the Southwest, present opportunities and challenges to the Catholic Church, especially with many parts of the U.S. suffering a shortage of priests.

"The church in the United States is undergoing a new wave of multiculturalism," said Father Pedro Barrajon, rector of Rome's Regina Apostolorum Pontifical University. Hispanics are joining generations of Italian, Polish and Irish Catholics, "bringing with them their own problems of poverty, integration and need for education," he said. Hispanic Catholics also tend to be more traditional in their religious beliefs than Anglo Catholics, surveys show.

Although Benedict's schedule does not focus on Hispanics or immigrants, he has recognized the Hispanic presence in the American church by choosing to deliver part of his opening message and other speeches in Spanish. He will probably speak about immigration, and he also recently named a new cardinal, Daniel DiNardo of Houston, who represents an archdiocese with a large number of Hispanics.

Benedict will meet at the White House with President Bush, inviting speculation over whether the pope will criticize the Iraq war, which he has long opposed. And he will deliver a major speech to the United Nations and pray at the site of the Sept. 11 attack in New York.

The most difficult issue, however, will be the clergy sex abuse crisis, in which thousands of youths were said to have been raped or molested. The cost of the scandal in the U.S. is more than $2 billion in legal fees and settlements to victims, including a $660-million settlement in Los Angeles.

Archbishop Pietro Sambi, the Vatican's nuncio, or ambassador, to Washington, raised the possibility with the National Catholic Reporter newspaper that the pope would meet with victims while in the U.S. However he chooses to do it, Benedict will have to address the lasting trauma that the crisis inflicted on the church.

"I think he will say we must ask for forgiveness, but we must not let it paralyze us," Barrajon said.

Catholic leaders say Benedict's visit will allow Americans to become more familiar with a less well-known pope who has an image as the hard-nosed enforcer of church doctrine -- the job he held for nearly a quarter of a century.

Benedict's style is the opposite of his charismatic predecessor, John Paul II. A theologian by training, Benedict is more reserved and intellectual. In addresses, he tends to focus on the power of Christ's love and other deeply religious matters, but his messages are always layered and textured, with deeper meanings and wider implications.

"John Paul was trained as an actor. He loved being on the stage and had no problem with huge crowds and klieg lights," said Rausch, the Loyola theologian. "Benedict is much more introverted. He's quiet, gracious, courteous, rather diffident in his dealings with people.

"John Paul could woo crowds. Benedict tends to speak like a university professor, but I think he's found his voice as universal pastor."

(Source: Tracy Wilkinson and Rebecca Trounson, Los Angeles Times, April 14, 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa Ca Trưởng Cấp 1 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA
Bùi Hữu Thư
08:58 14/04/2008

Khóa Ca Trưởng Cấp 1 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA



Virginia ngày 13/4/2008 - Trong ba ngày cuối tuần vừa qua Cha xứ Nguyễn Đức Vượng đã cho tổ chức Khóa Ca Trưởng Cấp 1 Đợt 1 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, VA. Giáo Sư Phạm Đức Huyến từ San Jose đã đến hướng dẫn khóa học với sự phụ giúp của các Ca Trưởng Văn Duy Tùng (Ca Đoàn Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận và Thánh Linh), Ca Trưởng Trần Tuyết Mai (Ca Đoàn Giuse), và Ca Trưởng Kiều Văn Tập (Richmond VA). Đây là khóa mang số thứ tự 85 của thầy Huyến và là lần thứ 8 thầy đã đến với giáo xứ CTTĐVN Arlington, VA.

Có tất cả 26 khóa sinh từ Arlington, Virginia thuộc các ca đoàn Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, Thánh Gia, Anê Lê Thị Thành, Cecilia, Thánh Linh và Giuse. Ngoài ra còn có các khóa sinh thuộc các ca đoàn Mẹ Việt Nam Maryland, Các Thánh Tử Đạo Bridgeport, Connecticut. Người lớn tuổi nhất là bác Mary Đức Đoàn, 75 tuổi và nhỏ nhất là Nguyễn Văn, Bùi Kim Anh. Trong khoá cũng có hai tu sĩ là sơ Sâm từ Việt Nam qua thuộc Dòng Mến Thánh Giá, và thầy Hoàng cũng từ Việt Nam sang du học tại Hoa Thịnh Đốn thuộc Dòng Cát Minh. Trưởng Ban Tổ Chức là Ông Bùi Hữu Thư, Ca Trưởng Ca Đoàn Lê Thị Thành, với sự phụ giúp của anh chị Trần Kim Bài. Ẩm Thực do các bà Hội Cao Niên và Huynh Đoàn Đa Minh Giáo Xứ phục vụ.

Khóa khởi sự vào lúc 7 giờ 30 sáng thứ sáu và chấm dứt vào lúc 4 giờ chiều ngày chủ nhật. Ngày Thứ bẩy có thêm hai khóa sinh đã tốt ngiệp nhưng muốn trở lại ôn bài, và ngày chủ nhật lại có thêm 2 người dự thính.

Thấy Huyến cho biết thầy có bao nhiêu vốn liếng về thánh nhạc thầy sẵn lòng đem truyền lại cho anh em, không dấu diếm gì cả. Các khóa sinh thì mặc dầu mệt mỏi và có ít giờ giải lao nhưng đều tỏ ra hết sức sung sướng vì được hấp thụ những kiến thức về xướng âm, về cách dạy tập hát, và về kỹ thuật đánh các nhịp 2/4, 3/4, 4/4 và 6/8.

Ai cũng than là mỏi vai hơn là cuốc đất. Khóa có những lúc vui về những chuyện cười, và khóc vì những tâm tình cảm động. Anh Văn từ Connecticut đã cho hay anh cảm thấy như là một gia đình, và cảm phục sự cố gắng và mê say của các vị lớn tuổi. Khi chia sẻ, nhiều khóa sinh đã xụt xùi nói không ra lời vì những tâm tình chân thành, đầy yêu thương của thầy Huyến.

Ông Thư cho hay nếu không có Cha Xứ Nguyễn Đức Vượng thì không có các khóa ca trưởng này. Chính ông mặc dầu là ca viên của ca đoàn giáo xứ Cửa Bắc Hànội từ năm 1950 và biết đánh đàn và thổi sáo từ lúc 8 tuổi, nhưng ông chưa hề được học một khóa học nào cả cho đến khi được cha Vượng dạy xướng âm hai năm và theo học 5 khóa ca trưởng của thầy Huyến và hai khóa sáng tác ca khúc của thầy. Khi cha Vượng tổ chức ca đoàn Anê Lê Thị Thành năm 2003 và bổ nhiệm ông làm ca trưởng, ông cảm thấy như ngày đó ông chỉ biết đánh võ rừng. Sự kiện được học nhạc vào lúc xế chiều ở tuổi 70 đối với ông là một diễm phúc. Các bà vợ và các ông chồng của các khóa sinh thì than là mấy đêm qua không ngủ được vì các người bạn đời đã thực tập đánh nhịp xuốt đêm làm rung rinh cả giường ngủ.

Cha Vượng cũng chia sẻ là 30 năm về trước cha cũng là đồ đệ của thầy Huyến và phải học chui. Cha không có tiền đóng học phí đã bắt con gà chọi của ông cố mang đến biếu thầy để được học. Kể từ khi cha Vượng làm cha xứ năm 2003 đến nay nhờ chính cha dậy dỗ và khuyến khích cũng như tổ chức, hiện nay Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington, VA đã có 8 ca đoàn.

Khi kết thúc khóa học các khóa sinh đã hăng hái xin thầy Huyến dạy tiếp và thầy cũng như cha Vượng đã đồng ý cho tổ chức Khóa Ca Trưởng Cấp 1 Đợt 2 vào cuối tuần 5, 6, 7 tháng 12 năm 2008 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Thầy Huyến và Cha Xứ Nguyễn Đức Vượng.

Cha Vượng tại Đài Đức Mẹ
Các Khóa Sinh tại Đài Đức Mẹ La Vang
Quang Cảnh Lớp Học
Thầy Huyến và Ca Trưởng Kiều Văn Tập
Ca Trưởng Văn Duy Tùng
Ca Trưởng Tuyết Mai
Các Học Viên Thực Tập
Cha Vượng trước giờ ăn
 
800 bạn trẻ đến với Ngày tìm hiểu Ơn Thiên Triệu tại tổng giáo phận Hà Nội
Trường Giang
09:34 14/04/2008
HÀ NỘI - Chiều Chúa nhật Chúa Chiên Lành (13/4/2008), Tổng giáo phận Hà Nội có tổ chức ngày “Tìm Hiểu Ơn Thiên Triệu”, đối tượng là các bạn trẻ trong giáo phận và các sinh viên đang học tập tại thành phố Hà Nội.

Mới đầu giờ chiều, các bạn trẻ đã tấp nập kéo nhau về khuôn viên TGM Hà Nội, với nhiều sắc màu khác nhau. Các bạn trẻ đến từ nhiều giáo phận: Lạng Sơn-Cao Bằng, Hài Phòng, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Hưng Hoá, Bắc Ninh. Và nhiều bạn trẻ ở giáo phận Thanh Hoá, Vinh đang học tập trên địa bàn Hà Nội cùng đến tham dự. Điều đặc biệt nữa, trong số những bạn trẻ tham gia, có cả các bạn sinh viên không phải là Công giáo. Tất cả đã làm nên một buổi trao đổi và học hỏi thật ý nghĩa, đem đến cho mỗi người trẻ sự quý mến và say mê ơn thiên triệu, giữa bối cảnh xã hội có nhiều biến động.

Đúng 15h40, Thánh lễ khai mạc được diễn ra tại nguyện đường tầng ba TGM, cha Phê-rô Đặng Xuân Thành chủ tế, đồng dâng Thánh lễ có cha Giu-se Nguyễn Chấn Hưng (ĐCV Hà Nội), cha Gio-an Lê Trọng Cung và cha Giu-se Tạ Xuân Hoà - phụ trách Giới trẻ giáo phận, cùng nhiều tu sĩ và khoảng 800 bạn trẻ tham dự. Trong bài giảng của mình, cha Thành nhấn mạnh đến ơn gọi làm linh mục và tu sĩ. Ơn gọi thiêng thánh, nhưng cũng nhiều chông gai.

Kết thúc Thánh lễ, các bạn trẻ được phân công thành 15 nhóm để chia sẻ và học hỏi. Đồng hành với mỗi nhóm là một thày đại chủng sinh và các sơ của các hội Dòng: Mến Thánh Giá Hà Nội, Phao-lô Hà Nội, Phan-sinh Hà Nội, Mân Côi Bùi Chu, Đa-minh Bùi Chu, Tiểu Muội, Thừa Sai Bác Ái, Tu hội Hiệp Nhất và Truyền Tin. Trong khi hội thảo nhóm, các bạn trẻ trả lời 6 câu hỏi, do Ban tổ chức đưa ra, nội dung phản ánh thực trạng đời sống của hàng giáo sĩ và tu sĩ hiện nay.

Đặc biệt và sôi nổi là lúc các bạn trẻ đặt câu hỏi trực tiếp với Ban tổ chức. Với cách dẫn chương trình dí dỏm của cha Hoà, và cách trả lời xác đáng nhiều câu hỏi “hóc búa” của Cha Thành làm cho các bạn trẻ cảm thấy thoả mãn. Bên cạnh đó các bạn cũng đặt ra những câu hỏi với Đức Tổng Giám mục Giu-se Ngô Quang Kiệt và cha Gio-an Cung. Đan xen giải đáp các ý kiến của người trẻ là các tiết mục văn nghệ của các thày ĐCV Hà Nội và các hội Dòng, góp phần làm cho buổi hội thảo càng thêm sinh động hơn.

Mặc dù các bạn trẻ còn đưa ra rất nhiều câu hỏi, nhưng thời lượng có hạn, nên buổi hội thảo được khép lại với bài huấn từ của Đức Tổng Giám mục, lời cầu nguyện kết thúc, và bài hát “Kinh hoà bình”.

Tuy thời gian chuẩn bị rất ngắn ngủi, và thời gian tổ chức diễn ra cũng chỉ trong vài giờ, nhưng Ban tổ chức đã để lại không ít những ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người trẻ. Ước mong với sự tác động của Chúa Giê-su - vị Mục tử tốt, sự dẫn dắt nhiệt tình đầy nhiệt huyết của các vị hữu trách trong Giáo Hội, cùng với lời cầu nguyện của mỗi tín hữu Ki-tô, sẽ góp phần làm cho cánh đồng truyền giáo của Chúa mỗi ngày có thêm nhiều tay thợ gặt lành nghề, nhiều “Mục tử như lòng Chúa mong ước”, giữa một xã hội bon chen và đầy nhiễu nhương này.
 
Đại chủng viện Hà Nội mừng Kim khánh Linh mục Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao
Nguyễn Xuân Trường
10:03 14/04/2008
HÀ NỘI - Ngày 13.4.2008 - chúa nhật Chúa Chiên Lành, cùng với tâm tình cầu cho ơn Thiên triệu, đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội hân hoan chúc mừng kim khánh linh mục Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao O.P. Cha đang giảng dạy Kinh Thánh tại Đại chủng viện. Ban sáng, tại nguyện đường Đại chủng viện, toàn thể anh em chủng sinh đã hiệp ý cùng cha Inhaxiô dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa đã ban muôn vàn ơn lành hồn xác cho cha trong suốt hành trình 50 năm hồng ân linh mục. Trong bữa tiệc mừng ban trưa, cha Giám đốc Laurensô Chu Văn Minh, thay lời cho gia đình đại chủng viện, hân hoan chúc mừng kim khánh linh mục cha Inhaxiô. Cha Giám đốc nêu cao tấm gương hi sinh, tin tưởng tín thác nơi thánh ý Thiên Chúa và tinh thần âm thầm phục vụ của cha Inhaxiô. Về phần mình, cha Inhaxiô bày tỏ niềm xúc động "không biết nói thế nào" trước những tình cảm nồng nàn thân thiết mà gia đình Đại chủng viện Hà Nội dành cho ngài.

Cha Inhaxiô Nguyễn Ngọc Rao sinh ngày 11.01.1932 tại giáo xứ Bích Du, giáo phận Thái Bình. Năm lên 7 tuổi cậu bé Rao đã có ý hướng đi tu và vào ở với cha bố trong nhà xứ. Năm 1950, ngài gia nhập dòng Đaminh và khấn trọn đời năm 1954 tại Hồng Kông. Ngày 05.7.1958, ngài lãnh nhận thiên chức linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Hồng Kông. Khẩu hiệu linh mục của ngài: "Lạy Cha, này con xin đến để làm theo ý Cha".

Từ năm 1959 - 1961, cha Inhaxiô học Kinh Thánh tại trường Angelicum, Rôma. Sau đó, từ năm 1961 - 1963, cha tiếp tục học tại trường Kinh Thánh Giêrusalem và thi lấy bằng cử nhân Kinh Thánh tại Vatican. Năm 1964, cha bắt đầu sự nghiệp giảng dạy Kinh Thánh của ngài tại Tây Ban Nha. Đến năm 1965, cha chuyển qua giảng dạy Kinh Thánh tại Philippin. Năm 1967, cha trở về đất mẹ Việt Nam và từ đó tới nay, cha giảng dạy Kinh Thánh tại nhiều học viện và Đại chủng viện như: Học viện Đaminh Sài Gòn, Học viện liên dòng nam và liên dòng nữ Sài Gòn, Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.

Cùng với việc giảng dạy Kinh Thánh, cha Inhaxiô còn là thành viên kì cựu của nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, tham gia vào các công trình dịch thuật Kinh Thánh và Phụng vụ. Đồng thời cha còn tích cực thi hành các việc mục vụ tại nhà thờ Ba Chuông, Sài Gòn do dòng Đaminh đảm trách.

50 năm linh mục quả là một hành trình dài, đầy ắp những kinh nghiệm đa dạng phong phú. Nhân ngày mừng kim khánh, anh em chủng sinh chúng tôi xin cha cho một lời khuyên và ngài đã căn dặn: "Anh em cần phải ưu tiên học hỏi Lời Chúa, đặc biệt là sống tư tưởng của thánh Phaolô: thánh nhân gắn bó với Chúa Giêsu đến độ có thể thốt lên những lời "Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi'. Đồng thời thánh nhân đặt lòng yêu mến Giáo hội làm căn bản, ngài là một người luôn nhiệt thành với Giáo hội bất chấp mọi gian khó xảy đến. Ngài dám sống chết vì Giáo hội. Và nhờ siêng năng học hỏi Lời Chúa, em sẽ khám phá chương trình của Chúa dành cho mỗi người; nhờ lòng tin mến, anh em sẽ sẵn lòng làm theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh".

Khi chúng tôi hỏi, trong sứ vụ linh mục giáo sư giảng dạy, cha mong mỏi điều gì trong việc đào tạo chủng sinh và tu sinh nơi các Đại chủng viện và học viện tại Việt Nam, cha nói: "Trong việc đào tạo tri thức và tâm linh, tôi mong mỏi chúng ta nhấn mạnh đến Lời Chúa. Mọi môn thần học khác đều phải lấy Lời Chúa làm nền tảng. Lời Chúa không chỉ là những lời, những chữ trên các trang sách, nhưng Lời Chúa phải trở thành lương thực, trở thành sự sống trong sinh hoạt Giáo hội và trong cuộc đời mỗi người. Chính Lời Chúa giúp chúng ta có đời sống nội tâm sâu sắc. Nhờ thực hành Lời Chúa mà chủng sinh có hi vọng trở thành những mục tử thực sự - những hình ảnh sống động của Chúa Giêsu mục tử tốt".

Nhờ hồng phúc Thiên Chúa ban, cha Inhaxiô đã dệt lên tấm thảm kim khánh linh mục bằng vô vàn nghĩa cử yêu thương cùng bao hi sinh phục vụ thấm đẫm tin yêu. Trong mọi biến cố thăng trầm cuộc sống, cha luôn tin tưởng vào tình yêu và đón nhận thánh ý Thiên Chúa. Qua dòng thời gian, hôm nay sức lực thể lí của cha Inhaxiô tuy có phần hao mòn, nhưng niềm tin mến Thiên Chúa và Giáo hội của cha thì lại càng mãnh liệt.

Với tất cả lòng biết ơn, kính trọng và quí mến cha, chúng ta được kêu mời noi gương cha vâng theo thánh ý Chúa trên đường dâng hiến. Tạ ơn Chúa đã trao ban cha Inhaxiô như một quà tặng quý báu cho dòng Đaminh cũng như cho Đại chủng viện Hà Nội nói riêng và cho toàn thể Giáo hội Việt Nam nói chung.
 
Ngày họp mặt cầu cho Ơn Thiên Triệu tại giáo phận Hải Phòng
Phaolô Vũ
10:12 14/04/2008
HẢI PHÒNG - Trận mưa rào đầu mùa kéo dài, cùng với những tiếng sấm, sét chớp xé toạc bầu trời âm u buổi sáng sớm Chúa nhật 13 tháng 04, làm cho Ban tổ chức Ngày Ơn Gọi có phần bi quan, lo lắng, nhưng lại không ngăn cản những bước chân hăng hái và tâm trạng háo hức của các em lễ sinh. Hôm nay ngày lễ Chúa Chiên Lành, ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, Đức Giám mục quy tụ các em lễ sinh trong toàn Giáo phận về Toà Giám mục để học hỏi và cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Ngay từ rất sớm, hàng đoàn các em lễ sinh đã đội mưa tuốn đến nhà thờ Chính toà. Ngày họp mặt quy tụ 900 em.

8 giờ sáng, chương trình được khởi động bằng những bài hát, những vũ điệu vui tươi đã giúp các em làm quen với nhau cách nhanh chóng. Chương trình khai mạc được bắt đầu bằng phần chào mừng Đức Giám mục. Tiếp theo là những giây phút cầu nguyện, xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để mỗi em nhận ra tiếng Chúa mời gọi. Sau lời tuyên bố khai mạc của Cha Trưởng Ban tổ chức là bài hợp xướng của 35 anh em dự tu đã dẫn các em vào nội dung chính của ngày tìm hiểu ơn gọi.

Bắt đầu từ 9 giờ, các Thầy Đại Chủng sinh, với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính, đã trình bầy những hình ảnh và thuyết minh cho các em về ý nghĩa đời tu, về ơn gọi tu trì, về tiến trình đào tạo ứng viên linh mục trong Giáo hội và cụ thể trong Giáo phận, về đời sống chứng nhân linh mục, về nhu cầu ơn gọi linh mục trong Giáo phận nhà… Các thầy đã giúp cho các em hiểu ơn gọi tận hiến là ơn gọi cao quý đến từ Thiên Chúa, được Thiên Chúa mời gọi và tuyển chọn. Đó cũng là một lối sống mà những người người tận hiến được mời gọi để khắc hoạ lại hình ảnh của Chúa Giêsu mục tử. Dù đến từ Thiên Chúa, ơn gọi tận hiến lại do con người đáp trả cách tự do và tự nguyện.

Từ 9 giờ 50 đến 10 giờ 30, các em đã được Đức Giám mục gặp gỡ và ban huấn từ. Ngài cũng dành một khoảng thời gian để hướng dẫn và giải đáp những câu hỏi rất đơn sơ mộc mạc của các em liên quan đến đời sống ơn gọi linh mục. Kết thúc giờ huấn đức, Đức Giám mục dâng lời cầu nguyện xin Chúa soi sáng để các em nhận ra tiếng Chúa, dấn thân sống ơn gọi ngay từ hôm nay trong bổn phận học hành và giúp việc bàn thánh. Lời kinh cầu cho ơn gọi được cả cộng đoàn đọc chung, để xin Chúa Giêsu mục tử đón nhận các tâm hồn đang hiện diện và làm cho ơn của Chúa được thể hiện nơi những tâm hồn này. Ước mong các em lễ sinh hôm nay sẽ trở nên những thợ gặt lành nghề trong cánh đồng truyền giáo của Giáo phận mai ngày.

11 giờ, đoàn rước Đức Giám mục và quý Cha đồng tế từ trung tâm mục vụ tiến ra nhà thờ Chính toà. Đoàn rước thật dài và cũng thật đặc biệt với rất nhiều sắc màu và kiểu áo giúp lễ khác nhau. Các em tiến bước trong lời hướng dẫn cùng tiếng hát vui tươi, tạo nên một bầu khí trang nghiêm, thánh thiện và tưng bừng, phấn khởi.

Trong bài giảng lễ, Đức Giám mục đã dùng những hình ảnh rất sống động, phác hoạ cho các em hình ảnh Chúa Giêsu mục tử nhân lành luôn quan tâm và yêu mến các trẻ thơ. Và Chúa đặc biệt yêu mến các em gần gũi phục vụ bàn thánh. Ngài cũng nhắc nhở các em ý thức và trân trọng việc phục vụ bàn thánh, vì đây là một vinh dự lớn lao được dành riêng cho các em. Yêu mến và trân trọng việc phục vụ bàn thánh chính là việc làm cụ thể để đáp lại lời mời gọi của Chúa…

Cuối thánh lễ, em đại diện bày tỏ tâm tình biết ơn Đức Giám mục đã quan tâm, chăm sóc, tạo mọi điều kiện cho các mầm non ơn gọi của Giáo phận; cám ơn Ban tổ chức chuẩn bị cho các em có một ngày họp mặt đầy ý nghĩa.

Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ 15 phút. Ban ẩm thực chuẩn bị 1000 xuất ăn trưa mà vẫn còn thiếu. Lý do vì có rất nhiều em, tuy không có tên trong danh sách đăng ký chính thức, nhưng các em cũng tới tham dự ngày họp mặt này. Ban y tế cho biết có tới 30 em được đưa vào phòng y tế để săn sóc. Lý do vì tâm trạng háo hức cho nên đêm hôm trước nhiều em ngủ rất ít, lại phải khởi đi từ rất sớm, không kịp ăn sáng, và vì các em đã quá nhiệt tình với các sinh hoạt chung nên đã đuối sức.

Ngày gặp gỡ và cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ của giáo phận Hải Phòng năm 2008 kết thúc đã để lại cho các em nhiều ấn tượng tốt đẹp trong đời, khi các em cảm nghiệm được sự quan tâm ưu ái của Đức Giám mục, của quý Cha, quý Thầy và mọi người trong Ban tổ chức thương mến, lo lắng cho các em.

Cảm nghiệm mình được yêu thương, quan tâm cũng là động lực thúc đẩy giúp các em nhận ra ơn gọi của Chúa nơi mình. Ước mong qua Ngày Ơn Gọi này sẽ có thêm nhiều tâm hồn quảng đại, tiến bước theo Chúa Giêsu trong lý tưởng dâng hiến.
 
Lễ Cải Táng và Tẩm Liệm Hài Cốt các Vị Tử Đạo Tại Lăng Tử Đạo của Giáo xứ Cây Da
LM Nguyễn Vinh Gioang
10:38 14/04/2008
HUẾ - Giáo xứ Cây Da thuộc Hạt Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo Phận Huế. Về mặt hành chánh, Cây Da, được gọi là Diên Trường, thuộc xã Hải Thọ, nằm trong vùng sâu vùng xa của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Giáo xứ Cây Da toàn công giáo, hiện nay do linh mục Bênêđictô Lê Quang Viên phụ trách.

Lăng Tử Đạo của giáo xứ nầy chứa đựng 120 Hài Cốt Các Vị đã được phước Tử Đạo năm 1885, thời kỳ Phong Trào Văn Thân giết Đạo.

Vì Lăng Tử Đạo nầy nằm ở chỗ thấp, hầu như năm nào cũng nằm dưới làn nước lụt, nên ngày hôm nay, được phép của Bản Quyên Giáo Phận, linh mục quản xứ Cây Da, cùng với Hội Đồng Giáo xứ và toàn thể giáo dân tổ chức Lễ Cải Táng và Tẩm Liệm Hài Côt Các Vị Tử Đạo để cung nghinh đưa vào một Lăng mới, nằm vào một nơi cao hơn và được xây cất cao hơn.

Lễ Cải Táng và Tẩm Liệm nầy được diễn ra tại Thánh Đường Cây Da lúc 09 giờ ngày thứ hai, 14 tháng 4 năm 2008, do linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị chủ lễ, cùng với linh mục Lê Quang Viên, quản xứ Cây Da, linh mục Trần Văn Tuyên, quản xứ Đông Hà, linh mục Nguyễn Thành Phương, quản xứ Mỹ Chánh, cùng với các nữ tu Mến Thánh Giá và nhiều giáo dân. Đứng 09 giờ, chiêng trống nổi lên, báo hiệu cuộc lễ bắt đầu.

Cộng đoàn tham dự cầu nguyện với Đức Chúa Thánh Thần, đọc kinh Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tiếp đến, đoàn rước Chủ tế và các linh mục từ cuối thánh đường tiến lên cung thánh. Sau nghi thức thống hối, cộng đoàn phụng vụ hát vang Kinh Vinh Danh Thiên Chúa Trên Các Tầng Trời, cùng với tiếng chiêng trống hoà theo vang lừng.

Trong buổi lễ nầy, linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị chia sẻ bài suy niệm như sau:

Hôm nay, tại Thánh Đường Giáo xứ Cây Da nầy, cộng đoàn phụng vụ chúng ta cung kính Cải Táng và Tẩm Liệm Hài Cốt của các Vị Tử Đạo Cha Ông của quý giáo dân Cây Da.

Năm 1885, cuối thế kỷ thứ 19, cách đây 123 năm, là một năm không thể nào quên được đối với người Công giáo tại Quảng Trị nầy vì đây là năm xảy ra nhiều cuộc tàn sát người công giáo do phong trào Văn Thân nổi lên chống đạo Công giáo.

Thời kỳ nầy tuy ngắn, nhưng xảy ra những cuộc thảm sát người công giáo mmọt cách rất ác nghiệt dã man, đặc biệt là đối với người công giáo tại Quảng Trị: chỉ trong vòng một tháng 9 mà thôi, tám ngàn người công giáo tại Quảng Trị đã bị sát hại vì đức tin, trong đó, có Cha Ông Tử Đạo của Quý Ông Bà Anh Chị Em giáo dân Cây Da nầy. Tôi xin sơ lược những đau thương trong thời kỳ nầy.

Trước khi tàn sát người công giáo vào năm 1885, Phái Văn Thân đã ra mật lệnh cho một số các làng bên lương phải lo chu cấp khí giới, binh lính, lương thực, tiền của, ghe thuyền, vân vân... tùy theo nhu cầu của Phái nầy cần; phải xem xét kỹ lưỡng những người lạ mặt vãng lai trong thôn làng mình; phải tìm cách rèn đúc khí giới để trị tội những kẻ “nội pháp” (ám chỉ người giáo dân); hễ có lệnh truyền ra, thì thuyền bè, đò ngang tam bản đều phải bị tịch thu để lo việc vận tải; phải tuân hành những lệnh truyền lập tức, nếu không thì hào mục và nhân dân trong các làng bất tuân đó phải bị xử trảm.

Phái Văn Thân vận động một số làng bên lương ghét Đạo, hứa hẹn với họ rằng hễ lấy được của cải của người công giáo thì sẽ phân phát cho mọi người. Vì thế, người ta thấy có nơi, nhiều người lương đi theo Phái Văn Thân: họ đem vợ con theo, cùng với thúng mủng, để chứa những của cải sẽ lấy được từ giáo dân và từ các giáo xứ công giáo.

Phái Văn Thân còn hăm dọa các người bên lương, cấm họ không được che dấu người công giáo: hể nhà nào cả gan che dấu người công giáo thì bị đe doạ thiêu sống cả người lẫn nhà cửa.

Trong kỳ giết Đạo năm 1885 nầy, Phái Văn Thân hành hình người công giáo đủ cách: đốt cháy nhà cửa của giáo dân; dùng những mũi mác lào, mã tấu, vót nhọn tre đâm chết người công giáo; chôn sống người công giáo; giết chết và thả chết trôi xác người công giáo giữa dòng sông, vì thế, lúc đó, người ta thấy được rất nhiều xác chết giáo dân bị cột vào cây chuối hoặc cây tre, trôi bập bềnh trên sông, như trên sông Ô Lâu trước mặt Thánh Đường Cây Da chúng ta đây; gặp người giáo dân nào đang đi giữa đường hoặc đang ở bất cứ nơi đâu, thì bắt và giết ngay; phóng hoả các nhà thờ khi thấy có giáo dân đang ở đông nghẹt trong đó: vì thế, bị cháy áo quần, nóng chịu không nổi, đoàn giáo dân thường hoảng hốt xô đẩy nhau chạy tán loạn, còn đàn bà và con nít thì kêu la inh ỏi giữa ngọn lữa vô tình sát nhơn nầy, trong lúc đó, thừa dịp lộn xộn, quân Văn Thân xông vào chém giết những người còn sống sót.

Sau đây, tôi xin đan cử một vài ví dụ anh hùng về các thành phần tử vì đạo trong kỳ Phái Văn Thân giết Đạo nầy.

Gương của một vị linh mục tử đạo: Cha Lành, lúc ấy 68 tuổi, là một vị cao niên khả kính, bị Phái Văn Thân bắt tại bàn thờ và dẫn đến trước mặt các tướng Văn Thân để họ giả vờ xử án ngài. Ngài lớn tiếng phản lại các vị quan toà giả nầy, và nói rằng họ sẽ bị trời hành vì tích ác phùng ác. Các tướng Văn Thân tức giận, truyền giam giữ ngài lại, chờ kết liễu việc tàn sát giáo xứ Gia Môn rồi sẽ đem ra xử. Chiều đến, cha Lành rình lúc quân canh sơ ý, trốn thoát, nhưng một viên hào mục đuổi theo kịp, đâm trúng một mũi mác lào vào hông của ngài. Ngài quỵ xuống và bất tỉnh. Đến tối, khi tỉnh lại nhờ sương lạnh, ngài lấy cái khăn quàng cổ rịt chặt vết thương và lết vào trong rú cách đó 200 thước tây. Sáng ngày 9 tháng 9 tây, người của Phái Văn Thân nhìn theo vết máu chảy, đi tìm gặp ngài còn sống. Ngài hỏi xin họ một chút nước để uống và để rửa vết thương vì ngài nằm dưới cái hố. Thấy vậy, những người của Phái Văn Thân bảo nhau rằng: “Cần chi đập đánh người gần chết?” Họ gọi vài người đến lấp đất và tàn nhẩn chôn sống ngài, không một chút xót thương.

Gương của các vị nữ tu tử đạo: Bà Hớn, Bề Trên Dòng Mến Thánh Giá Nhu Lý, cùng với một nữ tu là cháu của mình, trốn trong nhà thờ Nhu Lý đang bị phóng hoả. Lạ thay, hai nữ tu nầy khỏi bị chết thiêu khi nhà thờ bịấchy tàn rụi. Thấy hai nữ tu nầy còn sống sót, một viên Văn Thân bảo nếu đi theo nó thì nó để cho sống. Hai nữ tu nầy không chịu lời đề nghị của tên nầy. Và hai nữ tu nầy bị chôn sống.

Gương của một chủng sinh tử đạo: Lúc đó, chú Tôma Khiêm, gia đình ở Đồng Hới, vì là học sinh của chủng viện An Ninh tại Quảng Tri, nên phải đi tựu trường tại An Ninh. Vì đường sá bị Phái Văn Thân phòng triệt, chú Khiêm ấy phải chạy qua giáo xứ An Lộng, ở đó, song thân chú và chú bị giết chết tại nhà ông trùm.

Gương của các giáo dân tử đạo: tại một nơi các giáo dân bị tàn sát tập thể, người thấy có xác một em bé còn buộcắchtj với xác mẹ nó vì bà mẹ không muốn lìa con khi phải chét vì Đạo. Và cách đó vài bước, có một bà già công giáo bị trọng thương ghê gớm nơi cổ, đang còn ngoi ngóp, nhưng khi nghe tiếng động của người có đạo đi tìm người sống sót, tưởng là quân giết đạo, liền cố sức kêu lên lớn tiếng: “Xin cứ giết tôi đi, tôi không bỏ Đạo đâu”….

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Các vị anh hùng tử đạo là những người đã anh dũng sẵn sàng đổ máu đào để nói lên lòng trung thành bất khuất của mình đối với Chúa.

Các vị anh hùng tử đạo là những người đã dám chấp nhận cái chết đau đớn, cái chết tủi nhục để bảo vệ đức tin của mình, của gia đình mình, của giáo xứ mình.

Đi theo con đường tử đạo là đi theo con đường thập giá mà Chúa Giêsu đã vạch ra và bắt buộc những ai theo Ngài, phải đi trên con đường đó.

Noi gương Cha Ông Tử đạo, chúng ta hãy luôn sống tử đạo hằng ngày trong công việc bổn phận của mình, trong việc tuân giữ luật vàng Mến Chúa Yêu Người. Amen.

Sau bài suy niệm của linh mục Hạt trưởng, là Nghi Thức Tẩm Liệm Hài Cốt của 120 Vị Tử Đạo trong Lăng Tử Đạo Cây Da.

Tiếp đến là Lời Nguyện Cộng Đoàn:

1. Các Vị Tử Đạo Cha Ông chúng con đã đổ máu mình để tuyên xưng Đức Tin vào Chúa, / xin Chúa ban sức mạnh cho chúng con / để chúng con luôn mạnh mẽ trong đức tin của mình. (Xin Chúa nhậm lưòi chúng con.)

2. Các Vị Tử Đạo Cha Ông chúng con luôn hy vọng vào tình yêu của Chúa giữa muôn vàn thử thách đau khổ / xin Chúa cho chúng con biết can đảm chấp nhận mọi đau thương trong cuộc đời / với lòng hy vọng vào tình thương vô bờ vô bến của Chúa.

3. Các Vị Tử Đạo Cha Ông chúng con đã vác Thập Giá theo Chúa cho đến cùng, / xin Chúa cho chúng con luôn không ngừng đi theo Chúa / với một tình yêu sắt đá kiên trung.

Buổi lễ kết thúc lúc 10 giờ, với lời nguyện của linh mục chủ sự và Phép Lành các linh mục xin Chúa ban Đức Tin mạnh mẽ cho cộng đoàn phụng vụ hôm nay, qua lời cầu bàu của Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo và của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Đức Ông Phêrô Nguyễn Thanh Long Tái Nhập Bệnh Viện
Bùi Hữu Thư
16:52 14/04/2008

Đức Ông Phêrô Nguyễn Thanh Long Tái Nhập Bệnh Viện



Fairfax, VA (ngày 14/4/2008): Đức Ông Phêrô Nguyễn Thanh Long, Chánh Xứ Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, DC Tái Nhập Bệnh Viện INOVA Fairfax vì bệnh sưng phổi. Sáng hôm nay bác sĩ bệnh viện đã cho hay ngài bị bệnh ung thư phổi tới thời kỳ thứ tư, và chiều nay lúc 6 giờ 30 sẽ có thêm kết quả khám nghiệm gan của ngài. Hiện ngài lúc tỉnh lúc mê. Đức Cha Mai Thanh Lương về Hoa Thịnh Đốn nhân dịp Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đến Hoa Kỳ đã cùng một phái đoàn gồm có Cha Đinh Công Huỳnh và Trần Minh Đức từ Philadelphia, Pennsylvania, cha Nguyễn Phú An, Camden, New Jersey, Cha Hảo từ Montréal Canada, Cha Tùng từ Hoa Thịnh Đốn, và ông Bùi Hữu Thư, giáo xứ CTTĐVN Arlington, VA.

Đức cha và phái đoàn đã được thân nhân tiếp đón tại bệnh viện, trong đó có gia đình em ruột của Đức Ông Long là Ông Bà Nguyễn Ngọc Anh mới qua từ Việt Nam, ông Thìn Nguyễn, và các thân hữu là ông Vũ Niên, và đặc biệt là ông Luyện, người đã chụp hình quay phim và đưa lên Utube 6 đoạn phim ngắn về tình trạng của ngài.

Đây là cái link của đoạn phim mới nhất hôm nay khi Đức Cha Mai Thanh Lương đến bệnh viện xức dầu và cầu nguyện cho ngài cùng với phái đoàn các cha.

Tình Trạng Đức Ông Long ngày 14/4/2008

Xin hiệp ý cầu nguyện cho Đức Ông Long trong giai đoạn nguy kịch này được Chúa thương chữa lành, và cho ngài đỡ đau đớn.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên thủy của linh hồn con người
Lm Nguyễn Hữu Thy
03:21 14/04/2008
Nguyên thủy của linh hồn con người

(Thánh Albertus Magnus: Bản tính của linh hồn)


Khi đề cập tới công trình nghiên cứu triết học bao la của Albertô Cả (1200-1280) người ta có thể khẳng định rằng, ngay cả những người am hiểu tường tận toàn diện công trình đó của thánh nhân đi nữa, một công trình đã đề cập một cách đầy đủ đến hầu như tất cả mọi lãnh vực khoa học của thời đại bấy giờ, cũng sẽ không tránh khỏi thái độ lúng túng và đầy đắn đo suy nghĩ, nếu như những người đó phải đối mặt với câu hỏi: Văn bản triết học nào của Albertô Cả là văn bản có giá trị nhất?

Phải chăng người ta thực sự không thể biết được văn bản nào trong kho tàng triết học của Albertô Cả là văn bản chính, là văn bản có giá trị nhất hay sao?

Triết-thần học gia Albertô Cả (Albertus Magnus)
Người ta phải thú nhận rằng, trong suốt công cuộc nghiên cứu triết học của Albertô từ trước tới nay, người ta chưa hề đặt ra câu hỏi này. Có chăng là người ta đã cố tìm xem Albertô có khuynh hướng đề cao những truyền thống triết học nhất định nào, hầu có thể xếp loại hệ thống triết học của ông mà thôi. Nhưng, bởi vì công trình nghiên cứu của Albertô không những là một tổng hợp truyền thống triết học Aristote và tân phái Platon, nhưng còn nhiều sắc thái của các truyền thống tư tưởng triết học khác và tạo nên chính khuynh hướng triết học riêng biệt của ông về toàn diện thực tại hiện thực và cụ thể, nên tất cả mọi nổ lực tìm cách xếp loại khuynh hướng triết học của Albertô một cách có hệ thống rõ ràng là một điều không tưởng. Vì thế, ngay cả sự cố gắng tìm câu giải đáp cho câu hỏi đâu là công trình triết học quan trọng nhất của Albertô – người mà các nhà viết sử đã đặt cho biệt hiệu là «Doctor universalis» (Tiến Sĩ toàn diện, triết sĩ của mọi khoa học) – cũng hoàn toàn vô vọng, hoàn toàn bất thành, như việc tìm cách xếp loại khuynh hướng triết học của ông vậy.

Đúng thế! Trên 40 công trình nghiên cứu triết học đồ sộ của Albertô Cả mà đa số đã tập hợp lại thành những tác phẩm rất có quy củ và tương quan chặt chẽ với nhau, nên cả là một vấn đề vô cùng khó khăn trong việc tìm cách tách biệt riêng một công trình nào đó làm công trình có giá trị nhất.

Trọng tâm toàn bộ công trình triết học của Albertô Cả là việc bình giải và kiện toàn «Corpus Aristotelicum»«Liber de causis», một văn kiện sưu tầm của một triết gia Ả-rập vô danh thuộc Tân phái Platon, có lẽ phát xuất ở Bagdad/Irak vào thế kỷ IX, và đã được chính Albertô chia ra làm ba lãnh vực như sau:

Lãnh vực thứ nhất bao gồm triết học lý thuyết, mà ông gọi là triết học thực tiễn (philosophia realis). Thuộc về triết học thực tiễn gồm có các khoa như: Vật lý học, toán học và siêu hình học.

Lãnh vực thứ hai gồm triết học thực hành, tức triết học luân lý (philosophia moralis). Thuộc về triết học luân lý gồm có: Đạo đức học, chính trị và kinh tế học.

Lãnh vực thứ ba là triết học thuần lý (philosophia rationalis). Thuộc về triết học thuần lý là khoa luận lý học và các phần liên quan đến luận lý học, mà Albertô gọi là phương pháp luận triết học.

Qua công trình bình giải, sắp đặt lại các tác phẩm của Aristote, cũng như công trình nghiên cứu thuộc thế giới khoa học của chính ông, Albertô Cả trở thành triết gia đầu tiên trong thời Trung cổ đã khai thác và làm cho ba lãnh vực triết học vừa nói trên, như chúng đã được tóm lược trong các tác phẩm của Aristote, trở nên phong phú tại Tây phương.

Dĩ nhiên, công trình bình giải của Albertô Cả không chỉ là cắt nghĩa theo sát từng chữ từng câu trong bản văn của Aristote - mà vốn là những bản văn rất tối nghĩa, vô cùng khó hiểu -, nhưng những giải thích cặn kẽ và sâu sắc cũng như những bổ túc thêm một cách hoàn mỹ của ông đã làm chính bản văn hầu như hoàn toàn mang đậm tính chất cá nhân riêng của ông. Vì thế, các công trình bình giải đó đã hoàn toàn phản ảnh khả năng tri thức triết học sâu sắc cũng như sự hiểu biết cặn kẽ về các khoa học của Albertô Cả. Chính nhờ thế, ông đã hoàn toàn làm chủ được mọi khó khăn mà đối với nhiều người khác hầu như bất khả vượt qua, như việc phân định chính xác và rành mạch những ranh giới trong kho tàng triết học bao la của Aristote và của những nhà bình giải Hy-lạp và Ả-rập về triết học Aristote, cũng như cả những nguồn triết học phát xuất từ Aristote.

Ở đây, nếu chúng ta đưa phân tích mổ xẻ các công trình triết học mà Albertô đã soạn thảo, để biết đâu là tác phẩm đã được được ông soạn thảo ra do chính khả năng suy luận và khám phá riêng của mình, chứ không dựa theo các tài liệu sẵn có, thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng tác phẩm «Bàn về bản tính và nguyên thủy của linh hồn» là có tính cách tiêu biểu nhất.

Mặc dù so sánh với đa số các công trình triết học khác của Albertô, thì hình thức của tác phẩm «Bàn về bản tính và nguyên thủy của linh hồn» kể là nhỏ - chỉ có 44 trang mà thôi – nhưng xét về mặt nội dung triết học, về vai trò đặc biệt giữa triết học tự nhiên và siêu hình học cũng như về sự tác dụng đầy hiệu năng trong phương diện tiếp thu mang tính cách lịch sử của nó, thì tác phẩm đó rất xứng đáng để được coi là một tác phẩm có giá trị trổi vượt nhất về khoa nhân chủng học đậm tính cách triết lý trong thời trung cổ.

Dựa theo các dữ kiện liên hệ, công việc biên soạn và dựa theo các bản viết tay lưu truyền lại cũng như dựa theo nội dung của tác phẩm người ta đã có thể kết luận được là tác giả đã biên soạn tác phẩm:

• trong tương quan nào xét về mặt nội dung, hình thức và tính cách lịch sử các tư tưởng;

• dưới ảnh hưởng của mục đích nhằm đạt tới nào;

• và với ý định nào.

Albertô Cả đã kiện toàn công trình bình luận những văn bản ngắn của Aristote về triết học tự nhiên (cũng được gọi là Parva naturalia) bằng một số tác phẩm hoàn toàn do chính ông biên soạn ra. Trong số những tác phẩm đó, có tác phẩm «Bàn về trí năng và sự khả tri», được chia ra làm hai phần. Đây là một tác phẩm tiếp tục phát huy những quan điểm nền tảng của Aristote về trí năng, chống lại lối cắt nghĩa của những triết gia Hy-lạp, Do-thái và Ả-rập bị ảnh hưởng nặng nề khuynh hướng triết học của Tân phái Platon.

Vào cuối phần thứ hai của tác phẩm về trí năng, Albertô công bố hai công cuộc khảo sát đặc biệt. Trước hết, khảo cứu «Bàn về bản tính, nguồn gốc và sự bất tử của linh hồn»; tiếp đến là «Bàn về những nguyên tắc vận động của các giác quan.» Trong công cuộc khảo sát thứ nhất, Albertô đặt tên cho tác phầm của ông là «Bàn vể bản tính và nguyên thủy của linh hồn».

Cũng như trước kia trong tác phẩm về trí năng mà ông đã dựa theo lý thuyết về linh hồn của Aristote để viết ra, trong tác phẩm này Albertô phác họa ra một giáo trình chịu nhiều ảnh hưởng của truyền thống tân phái Platon, có tính cách tiên thiên và phù hợp với quan điểm Kinh Thánh Kitô giáo. Cùng với học thuyết về trí năng, giáo trình này là điểm tựa và là trọng tâm của khoa nhân chủng học triết học của ông.

Nhưng điều gì đã làm cho công trình của Albertô Cả có giá trị? Phải chăng sự hòa điệu giữa hai truyền thống triết học chính – truyền thống triết học Aristote và Platon -, mà dựa trên nền tảng của chúng, Albertô đã phát huy quan điểm triết học của ông về nguyên thuỷ, bản tính và sự bất thay đổi của linh hồn con người sau khi chết? Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập về những vấn đề triết học, những vấn đề mà Aristote và các triết gia khác cũng như chính Albertô trong từng phần của các tác phẩm của ông chỉ trình bày qua loa, chứ không đưa ra một giải đáp rõ ràng và có hệ thống. Điều mà Albertô nhằm tới như mục đích nghiên cứu của ông là ba chủ đề trọng tâm sau đây:

1. Nguyên thủy của linh hồn;

2. Bản tính của linh hồng;

3. Sự tồn tại của linh hồn sau khi con người chết.

Trong khi trình bày quan điểm của mình về ba chủ đề đó, Albertô chỉ sử dụng phương tiện triết học và tự giới hạn nội dung bàn luận trong những vấn đề có thể chứng minh bằng triết học được. Đây cũng là phương pháp – như ông thường hay nhấn mạnh – đối với giáo trình về tình trạng của linh hồn sau khi con người chết. Albertô cho rằng, dựa theo sự nhận thức của trí năng, thì tình trạng linh hồn con người sau khi chết sẽ đời đời được liên kết với sự thiện tối hậu và qua đó được hạnh phúc, hay đời đời bị rơi vào trong sự đau buồn và tối tăm, hậu quả của một cách sống tương tự như nơi loài vật, tức chỉ sống theo cảm tính của giác quan.

Điều mà Albertô đã thành công trong tác phẩm này là ông trình bày và giới thiệu một học thuyết triết học:

• về nguyên thủy siêu việt của linh hồn con người;

• về sự bất tử của linh hồn;

• và về sự hiện hữu của linh hồn con người sau khi chết,

hoàn toàn phù hợp với quan điểm Kinh Thánh Kitô giáo. Albertô đã đạt được mục đích đó nhờ vào sự liên kết các quan điểm triết học của Aristote với lý thuyết về linh hồn của Tân phái Platon.

Sau cùng, chính nhờ vào sự tổng hợp khéo léo này về lý thuyết triết học của ông về linh hồn như ông đã đã trình bày, Albertô Cả đã loại bỏ được sự mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng triết học của Platon và Aristote. Vì thế, công trình nghiên cứu triết học đồ sộ của Albertô Cả là một tiêu biểu, đánh dấu một giai đoạn vàng son của lịch sử tư tưởng nhân loại vào thời trung cổ.

__________________

Sách tham khảo:

Albert der Grosse: Liber de natura et origine / über die Natur und den Ursprung der Seele. Lateinisch-deutsch, übersetzt und eingeleitet von H. Anzulewicz (Herders Bibliothek der Philosophie des Mittelalters, Band 10), Herder Verlag, Freiburg

2006.
 
Người Việt Nam Công Giáo: Giáo Triều
Hà Minh Thảo
13:03 14/04/2008
NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO (15)

CHƯƠNG X: DÂN CHÚA VIỆT NAM
(Tiếp theo)

3. GIÁO TRIỀU

Năm 1542, Thánh Bộ Đức Tin (Saint-Office, tiếng Pháp), Thánh Bộ đầu tiên được thành lập bởi Đức Thánh Cha Phaolô III và những Thánh Bộ khác được tổ chức theo các văn kiện của Công Đồng Chung Trente trong những năm 1561 đến 1571.

Ngày 22.01.1588, Đức Thánh Cha Sixte V công bố Sắc chỉ Immensa aeterni Dei để tổ chức Giáo Triều với 15 Thánh Bộ [Congrégation (hay dicastère), tiếng Pháp, Congregation (hay dicasteria), tiếng Anh], với những lãnh vực hoạt động riêng biệt. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, qua Tông Huấn Pastor Bonus ngày 28.06.1988, đã cải tổ các định chế để phù hợp với Giáo Luật 1983.

A. Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (Secretariat of State, tiếng Anh, và Secrétairerie d’Etat, tiếng Pháp

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh điều khiển Phủ Quốc Vụ Khanh, một trong vài định chế lâu đời nhất của Giáo Triều, thành lập bởi Đức Thánh Cha Innocent VIII ngày 31.12.1487.

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh giải quyết mọi vấn đề chính trị và ngoại giao của Tòa Thánh, tương đương với Thủ tướng và, đại diện Đức Thánh Cha, Quốc Trưởng Tòa Thánh, trong việc ban giao với các quốc gia khác. Quốc Vụ Khanh đương nhiệm là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone kể từ ngày 22.06.2006.

Phủ Quốc Vụ Khanh gồm hai cơ quan:

1. Đặt trách các vấn đề tổng quát có nhiệm vụ giải quyết mọi vấn đề không thuộc các Thánh Bộ khác do Đức Thánh Cha giao phó. Cơ quan này còn khuyến khích các mối quan hệ với các Thánh Bộ trong Giáo Triều và với các Đức Giám Mục khắp thế giới.

2. Đặt trách bang giao với các quốc gia có nhiệm vụ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến các chính phủ dân sự, cỗ võ các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia, liên lạc với các ngoại giao đoàn và các nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh. Ngoài ra, Cơ quan còn xử lý đến những vấn đề thời sự nóng bỏng và các hoạt động của Tòa Thánh trên bình diện quốc tế.

Đức Tổng Giám mục trách nhiệm cơ quan này tương đương với Bộ Trưởng Ngoại Giao và vị đương nhiệm là Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti.
Thứ trưởng Ngoại Giao hiện là Đức Ông Pietro Parolin. Người đã đến Việt-Nam nhiều lần để thương thuyết với Nhà Nước cộng sản về việc bổ nhiệm các Đức Giám mục và việc điều hành Giáo Hội tại Quê Hương.

B. Các Thánh Bộ của Giáo Triều

1- Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thành lập ngày 21.07.1542 bởi Đức Thánh Cha Phaolô III.

Chức năng chính của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là nhằm cổ võ và bảo vệ Giáo lý về đức tin và luân lý Công Giáo trên khắp thế giới, và những vấn đề có liên quan đến vấn đề đức tin hay luân lý. Thánh Bộ hổ trợ cho các cuộc nghiên cứu nhằm gia tăng thêm sự hiểu biết về đức tin, và để tìm ra một lời giải đáp theo đúng ánh sáng và tinh thần của đức tin về những câu hỏi mới được nêu ra từ những phát triển của khoa học và nền văn hóa nhân loại. Thánh Bộ giúp các Đức Giám Mục trong việc thực thi chức năng mà các Đức Giám mục được tín thác và trao phó như là những người thầy giảng dạy đích thực về đức tin. Các Đức Giám Mục có trách nhiệm bảo vệ và cổ võ tính xác thực và nguyên vẹn của đức tin. Thánh Bộ sẽ nghiên cứu các sách vở có liên hệ và nếu cần, sẽ đưa ra lời khiển trách sau khi tác giả được thông báo và có cơ hội để tự bảo vệ chính mình, hoặc là sau khi vị Giám Mục đã được báo trước. Thánh Bộ bảo vệ các giá trị của Phép Bí Tích Hòa Giải. Tùy theo tính chất của vấn đề mà Thánh Bộ sẽ hành động một cách tương xứng theo đúng các thủ tục về pháp lý hay hành chánh.

Thánh Bộ được điều khiển, từ ngày 13.05.2005, bởi Đức Hồng Y William Joseph Levada.

2- Thánh Bộ Đặc Trách Các Giáo Hội Đông Phương, thành lập năm 1862, phụ thuộc Thánh Bộ Rao Giảng Đức Tin, và được tách rời năm 1917 bởi Đức Thánh Cha Biển Đức XV. Thánh Bộ có thẩm quyền đến những vấn đề có liên quan tới tín hữu, kỷ luật hay các nghi lễ của các Giáo Hội Đông Phương, ngay cả khi vấn đề được trộn lẫn bởi điều kiện tự nhiên của sự vật hoặc bởi những người có liên hệ theo nghi lễ La Tinh.

Thánh Bộ được điều khiển, từ ngày 05.06.2007, bởi Đức Hồng Y Leonardo Sandri.

3- Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích được Đức Thánh Cha Phaolô VI thành lập năm 1975 bằng kết hợp hai Thánh Bộ Kỷ Luật Bí Tích, thành lập bởi Thánh Giáo Hoàng Piô X năm 1908, và Thánh Bộ Phụng Tự, được Đức Thánh Cha Phaolô VI đổi tên từ Thánh Bộ Nghi thức nhân dịp cải tổ Phụng vụ sau Công đồng Vatican II. Thánh Bộ có nhiệm vụ cổ võ cử hành phụng vụ thánh, đặc biệt là các phép bí tích, theo thẩm quyền của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thánh Bộ khuyến khích và bảo vệ tính nguyên tắc của các phép bí tích. Thánh Bộ có thẩm quyền về các nghĩa vụ vốn có liên quan đến các dòng tu chính và xem xét đến tính pháp lý của việc phong Chức Thánh.

Thánh Bộ được điều khiển, từ năm 2007 đến nay, bởi Đức Hồng Y Francis Arinze.

4- Thánh Bộ Phong Thánh có thẩm quyền trong các vấn đề có liên quan đến việc phong Chân Phước cho những tôi tớ của Thiên Chúa hay phong Thánh cho các Chân Phước cùng bảo tồn đến các di tích Thánh.

Tổng trưởng Thánh Bộ là Đức Hồng Y José Saraiva Martins, từ năm 1998.

5- Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm Cho Các Dân Tộc có trách nhiệm:
- hướng dẫn và phối hợp các công tác Phúc Âm hóa các dân tộc và truyền giáo trên khắp thế giới, trong tinh thần tôn trọng đến thẩm quyền của Bộ Đặc Trách Các Giáo Hội Đông Phương;
- về những vấn đề có liên quan đến sứ vụ thành lập và làm lan truyền Vương Quốc của Chúa Kitô trên khắp thế giới, các vấn đề liên quan đến việc phân công hay chuyển nhượng giáo sĩ cần thiết để phân định các ranh giới truyền giáo và đề nghị những giáo sĩ cai quản vùng đó;
- khuyến khích việc đào tạo và phát triển số giáo sĩ bản xứ. Thánh Bộ bảo trợ các sáng kiến truyền giáo và cổ võ những ơn gọi thiêng liêng về truyền giáo. Tại các lãnh thổ thuộc thẩm quyền mình, Thánh Bộ tổ chức ra những công hội và các hội đồng, việc thành lập ra các Hội Đồng Giám Mục, cho đến việc duyệt xét lại các qui chế và sắc lệnh tại các lãnh thổ thuộc thẩm quyền mình. Hội Đồng Tối Cao của Thánh Bộ điều hành Công Cuộc Truyền Giáo của Tòa Thánh, dù tùy thuộc vào các Tổng Hiệp Hội về Truyền Giáo của Các Tu Sĩ, Hội Truyền Bá Đức Tin, Hội Thánh Phêrô Tông Đồ, và Hội Chúa Hài Đồng.

Đức Hồng Y Ivan Dias đang là Tổng trưởng Thánh Bộ từ ngày 20.05.2006.

6- Thánh Bộ Giáo Sĩ được thành lập bởi Đức Thánh Cha Piô IV ngày 02.08.1564, chuyên trách những vấn đề đời sống, kỷ luật, quyền lợi của giáo sĩ;
- phụ trách việc đào tạo và thánh hóa các Linh mục;
- chuyên việc giảng Lời Chúa và dạy Giáo lý;
- lo việc gìn giữ và quản trị tài sản Giáo Hội, đời sống vật chất của giáo sĩ, đặc biệt là lo cho các giáo sĩ đi hưu và bệnh tật.

Ủy Ban Giáo Hoàng về Bảo Tồn các Di Sản Thánh và Nghệ Thuật nằm dưới sự điều khiển trực tiếp của Bộ.

Tổng Trưởng Thánh bộ hiện nay là Đức Hồng Y Claudio Hummes, O.F.M. từ ngày 31.10.2006.

7- Thánh Bộ Giám Mục được thành lập bởi Đức Thánh Cha Sixte V ngày 15.01.1588, có nhiệm vụ, ấn định nơi điều 77 Tông huấn Pastor Bonus:
- lo mọi việc liên quan đến các Đức Giám mục và quyền tài phán của Giám mục, kể cả các Giám mục Giáo phận Quân đội, việc thăm ‘ad limina’.
- đề nghị Đức Thánh Cha chấp thuận về hiến pháp của các địa phận, các giáo tỉnh hay các vùng mới; cũng như về việc hợp nhất, phân chia hay điều chỉnh lại các giáo phận sau khi đã tham khảo với các Hội Đồng Giám Mục có liên quan.

Tổng Trưởng Thánh bộ hiện nay là Đức Hồng Y Giovanni Battista Re từ ngày 16.09.2000.

8- Thánh Bộ Tu sĩ. Đời Sống Tận Hiến và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, được thành lập bởi Đức Thánh Cha Sixte V ngày 27.05.1586, có thẩm quyền đối với các tổ chức tu trì đời sống tận hiến, các tu hội đời, các tu hội sống đời tông đồ và cả các hội dòng ba.
Ngoài ra, Thánh Bộ phụ trách các việc liên quan đến sự thành lập, bải bỏ, chuyển đổi các tổ chức tu trì; chế độ, kỷ luật, nội quy và quy chế của các hội dòng; canh tân và thích nghi các hội dòng; khuyến khích các tu nghị và việc giao hảo, hiệp thông giữa các Bề trên thượng cấp của các tổ chức tu trì đó.

Tổng Trưởng Thánh bộ hiện nay là Đức Hồng Y Franck Rodé từ năm 2004.

9- Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo (trong các Chủng viện và Học Viện) được thành lập bởi Đức Thánh Cha Sixte V ngày 15.01.1588, có thẩm quyền ấn định bởi đoạn 112 tới 116 Tông huấn Pastor Bonus, về ba lãnh vực:

- phụ trách các vấn đề liên quan tới chủng viện, đào tạo giáo sỉ cho Giáo phận, tu sĩ và thành viên tu hội đời;
- phụ trách các trường đại học, học viện và cao đẳng Công giáo, cổ vũ sự hợp tác với nhau và với cá tỏ chức ngoài Công giáo;
- phụ trách các trường Công giáo dưới bậc đại học.

Thánh bộ còn phụ trách việc cổ vũ ơn gọi Linh mục.

Tổng Trưởng Thánh bộ hiện nay là Đức Hồng Y Zenon Grocholewski từ ngày 15.11.1999.

C. Các Tòa Án Giáo Hoàng.

1- Tòa Án giải Tối cao có quyền hạn trong phạm vi tòa trong (bí tích hay ngoài bí tích, ra phán quyết về những vấn đề lương tâm, xá giải án phạt dành cho Tòa Thánh và Đức Thánh Cha, miễn trừ nghĩa vụ, tháo gỡ lời khấn, tha thứ và lo về giáo lý của ân xá và ban các ân xá.

Chánh Án: Đức Hồng Y James Francis Stafford, từ ngày 04.10.2003.

2- Tối cao Pháp Viện giải quyết những vụ việc liên quan đến thủ tục tố tụng, kiểm tra việc tuân thủ luật lệ và các quyền lợi ở mức độ cao nhất. Đây cũng là tòa án tối cao của quốc gia Vatican.

Chánh Án: Đức Hồng Y Agostino Vallium, từ năm 2004.

3- Tòa Thượng thẩm (Roman Rota, tiếng Anh, và Rote romaine, tiếng Pháp)
phúc thẩm mọi vụ kháng án lên Tòa Thánh. Tòa quyết định chung thẩm về các vụ án liên can đến giá trị pháp lý hôn phối.

Các thẩm phán do Đức Thánh Cha chỉ định và vị cao niên nhất trở thành Niên trưởng.

D. Các Hội Đồng Giáo Hoàng.

1- Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo dân, được thành lập bởi Đức Thánh Cha Phaolô VI ngày 06.01.1967, có thẩm quyền trên các hoạt động tông đồ của giáo dân và việc họ tham gia vào đời sống và sứ mạng cho Giáo Hội. Hội đồng có 32 thành viên, gồm Giám mục, Linh mục và giáo dân đến từ nhiều miền trên thế giới và dấn thân vào việc tông đồ khác nhau.

Chủ tịch Hội Đồng là Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, từ ngày 04.10.2003.

2- Hội Đồng Giáo Hoàng cổ vũ Hợp Nhất Kitô hữu lo thiết lập mối quan hệ với các thành viên của các cộng đoàn Kitô giáo khác, giải thích đúng và thực hiện tốt các nguyên tắc đại kết, tổ chức và thúc đẩy các nhóm đại kết Công giáo và phối hợp trên bình diện quốc gia và quốc tế, để cổ vũ cho Hợp Nhất Kitô hữu; tổ chức đối thoại đại kết với các cộng đoàn tách rời khỏi Tông Tòa; gửi quan sát viên Công giáo đến dự họp với các anh em Kitô giáo hay mời đại diện của các Giáo Hội khác đến dự họp.

Ủy ban đặc trách về các quan hệ tôn giáo với người Do Thái liên hệ chặt chẽ với Văn phòng Thư ký của Hội Đồng này.

Chủ tịch Hội Đồng là Đức Hồng Y Walter Kasper, từ ngày 03.03.2001.

3- Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia đình có trách nhiệm thăng tiến mục vụ cho các gia đình để họ có thể chu toàn sứ mệnh dạy dỗ, rao giảng Tin Mừng và truyền giáo, đồng thời giúp cho ảnh hưởng của gia đình tác động vào môi trường họ đang sống, bảo vệ sự sống con người, sinh sản có trách nhiệm theo lời dạy của Giáo Hội.

Đức Hồng Y Alfonso López Trujillo đang là Chủ tịch Hội Đồng, từ 1990. 15 Đức Giám mục hợp thành Chủ tịch đoàn và 19 đôi vợ chồng đến từ nhiều miền trên thế giới và đại diện cho nhiều văn hóa khác nhau.

4- Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình, được thành lập bởi Đức Thánh Cha Phaolô VI ngày 06.01.1967, có nhiệm vụ cổ vũ Công lý và Hòa bình trên thế giới theo lời dạy của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội.

Chủ tịch Hội Đồng là Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, từ ngày 01.10.2002.

5- Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục vụ cho người Di dân và Du mục trợ giúp mục vụ cho những người phải rời khỏi quê hương như dân di cư, du mục, du lịch và hành khách di chuyển bằng phi cơ, tàu thủy.

Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino đương kiêm Chủ tịch Hội Đồng này.

6- Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm cung cấp các dịch vu, thông tin cho các tổ chức cùng phối hợp các cơ quan bác ái Công giáo, các dự án giúp đỡ và phát triển về phương diện nhân bản của Công giáo trên toàn cầu.

Chủ tịch Hội Đồng là Đức Hồng Y Paul Josef Cordes, từ ngày 02.12.1995.

7- Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục vụ cho Nhân viên Y tế xúc tiến công tác đào tạo, nghiên cứu hành động do các tổ chức Công giáo quốc tế khác nhau trong lĩnh vực y tế.

Chủ tịch Hội Đồng là Đức Hồng Y Javier Lozano Barragán.

8- Hội Đồng Giáo Hoàng Giải thích Văn bản Luật Giáo Hội có nhiệm vụ giải thích xác thực các luật phổ quát của Giáo Hội.

Chủ tịch Hội Đồng là Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio, từ ngày 15.02.2007.

9- Hội Đồng Giáo Hoàng Đối Thoại Liên Tôn có nhiệm vụ cổ vũ việc nghiên cứu và đối thoại, nhằm gia tăng sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tín hữu Kitô giáo và ngoài Kitô giáo. Hội Đồng này liên hệ với Uũy ban đặc trách về quan hệ với các tín hữu Hồi giáo.

Chủ tịch Hội Đồng là Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, từ ngày 01.09.2007.

10- Hội Đồng Giáo Hoàng Văn Hóa, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thành lập ngày 20.05.1982, có nhiệm vụ thúc đẩy mối quan hệ giữa Giáo Hội, Tòa Thánh và nền văn hóa thế giới, xây dựng cuộc đối thoại giữa những ai không tin vào Thiên Chúa hay tuyên bố vô tôn giáo, miễn là họ có thiện chí cộng tác Hội đồng nhằm 2 lĩnh vực: Đức Tin và văn hóa và đối thoại với các nền văn hóa.

Chủ tịch Hội Đồng là Đức Tổng Giám mục Gianfranco Ravasi, từ ngày 15.10.2007.

11- Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã hội dấn thân vào các vấn đề liên quan đến các phương tiện truyền thông xã hội, để nhờ đó sứ điệp cứu độ và thăng tiến con người được nuôi dưỡng và hội nhập vào nền văn hóa quần chúng cũng như vào các tập quán xã hội.

Ghi chú: Bài nầy được viết dựa theo « Giáo Hội Công giáo Việt-Nam niên giám 2004 ».

(Còn tiếp)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xấu Hổ
Sen K.
00:21 14/04/2008

HOA XẤU HỔ



Ảnh của Sen K. – Philippines

..Tôi hỏi gió: “Hoa ngủ đấy ử”

Gió thì thầm bảo rằng “Hoa xấu hổ”



Tới bây giờ tôi mới hiểu được điều khó tả

Rằng tại sao..người ta nhắm mắt. .lúc hôn nhau.

(Trích thơ Hoa Xấu Hổ của Lê Thanh Tùng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền