Phụng Vụ - Mục Vụ
Hành trình đức tin
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:17 11/04/2023
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
Cv 2,42-47; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,19-31
HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN
Với Chúa Nhật II Phục Sinh, Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta chủ đề: “Hành trình đức tin vào Chúa Kitô Phục Sinh.”
Khi được rửa tội, chúng ta đón nhận ơn đức tin. Nhờ đức tin chúng ta được gọi là Kitô hữu, người Công Giáo. Nghĩa là những người có niềm tin vào Chúa Kitô. Vậy tin là gì?
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng:
“Là Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao siêu, nhưng là gặp gỡ với một biến cố, một con người, sự gặp gỡ đem đến cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định.” (ĐGH Biển Đức XVI, Thông điệp Deus caritas est, 25/12/2005, số 1).
Theo định nghĩa này, chúng ta có thể giải thích rằng đức tin không phải là một cảm tình nào đó chóng qua, cũng không chỉ đơn thuần tuân giữ một số lề luật của Giáo Hội, như đọc một số kinh, đi lễ ngày Chúa Nhật v.v… để chu toàn bổn phận. Đức tin cũng không phải gắn bó với một ý thức hệ, một hệ thống tư tưởng. Nhưng tin chính là gặp gỡ, gắn bó và bước theo một con người cụ thể, con người đó chính là Đức Giêsu Nadarét. Người là trung tâm điểm của đời sống chúng ta và tin vào Người có nghĩa là xây dựng đời sống chúng ta dựa trên nền tảng là Đức Kitô, Đấng đã làm người, chịu chết và phục sinh để cứu độ chúng ta.
1. Đức tin là một cách thế sống
Hiểu như thế, đức tin là một cách thế sống, một chọn lựa để xây dựng cuộc đời mình có ý nghĩa và hạnh phúc theo Đức Giêsu Kitô.
Ở bài đọc I, sách Công Vụ Tông Đồ kể lại cho chúng ta chứng tá về niềm tin của các tín hữu sơ khai thể hiện bằng đời sống cụ thể:
“Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chúng” (Cv 4,32).
Như thế, các Kitô hữu thời đó sống hoàn toàn hiệp nhất và chia sẻ với nhau, tất cả nên một về tinh thần cũng như vật chất, đến nỗi không còn gì là của riêng nữa, nhưng mọi sự là của chung. Đây quả là thiên đàng tại thế, là một xã hội lý tưởng mà chính ông tổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Kark Mark mơ ước để xây dựng một xã hội như thế. Trong đó, mọi sự là của chung. Mỗi người làm việc theo khả năng và hưởng theo nhu cầu mình.
Nơi cộng đoàn sơ khai, đức tin vào Chúa Kitô đã trở thành đời sống. Nhờ tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, các tín hữu sống hiệp thông với nhau, yêu thương nhau, đối xử với nhau như anh em một nhà. Đời sống của các tín hữu được biến đổi tận gốc rễ nhờ niềm tin. Hay nói đúng hơn, đức tin đã đi vào đời sống và sinh hoạt hằng ngày, nên nó đã chi phối mọi ý nghĩ, tình cảm và hành vi của họ theo tinh thần Tin Mừng.
Ở điểm này, chúng ta được mời gọi suy ngắm và học hỏi mẫu gương đời sống đức tin của các tín hữu sơ khai để đức tin của chúng ta được lớn lên, mạnh mẽ và mang tính cá vị.
2. Những đêm tối của đức tin
Vì đức tin chính là đời sống, là một hành trình. Trong hành trình đó, chúng ta phải đối diện với những thử thách và thách đố của đức tin. Hay nói theo ngôn ngữ của thánh Gioan Thánh Giá, có những lúc chúng ta phải trải qua “những đêm tối đức tin.”
Nếu đức tin chúng ta chưa đi vào đời sống, chưa được nội tâm hóa và trở nên đời sống, đức tin đó chỉ dừng lại ở việc giữ đạo theo hình thức bên ngoài, còn rất hời hợt, vụ hình thức, chạy theo phong trào. Khi gặp giông tố thử thách, ngôi nhà đức tin của chúng ta sụp đổ và sụp đổ tan tành, vì nó thiếu nền tảng vững vàng, thiếu xác tín cá nhân và chiều sâu. Chỉ khi nào đức tin trở thành một xác tín cá vị và là nền tảng của đời sống, khi đó chúng ta mới có thể đứng vững trước mọi thử thách và giống tố cuộc đời.
Thánh Tôma Tông Đồ, được Tin Mừng hôm nay đề cập tới, là một bằng chứng về việc khủng hoảng đức tin vào Chúa. Tôma là một môn đệ trong nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, ông cũng được gọi là Điđimô. Nhiều lúc ông còn được gán cho một tên gọi khác là Tôma đa nghi. Tôma có cá tính riêng, rất thực tiễn, thành thật và chất phác.
Cũng như các Tông Đồ, sau ba năm theo Chúa với những giấc mộng lớn, Tôma chứng kiến Thầy Giêsu bị treo trên cây thập giá và chết một cách nhục nhã đau đớn. Ông đã thất vọng, bỏ cuộc và bị khủng hoảng niềm tin. Chỉ có con đường duy nhất là “về vườn” kiếm kế sinh nhai. Trong bối cảnh như thế, việc Chúa sống lại là chuyện “động trời,” không thể tưởng tượng được, cũng không thể tin được. Điều đó ông không dám nghĩ tới.
3. Được củng cố nhờ Đấng Phục Sinh
Nhưng cuộc đời luôn có những điều bất ngờ hơn những gì con người chờ đợi. Đức Giêsu thành Nadarét, Đấng mà quý vị đã treo trên thập giá và được mai táng trong mồ, sau ba ngày, Thiên Chúa làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đúng như Lời Kinh Thánh (x. Cv 4,8-12).
Để củng cố niềm tin cho các Tông Đồ, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần, trong đó, Người đã hiện ra với các phụ nữ và nhiều Tông Đồ khác khi họ tụ họp nhau. Trong lần đó Tôma không có mặt. Họ kể lại với Tôma rằng:
“Chúng tôi đã được thấy Chúa” (Ga 20,25a).
Nhưng Tôma vẫn không tin, ông nói:
“Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,24b).
Tám ngày sau, các Tồng Đồ họp nhau lại cùng với Tôma. Lần này, Chúa hiện ra với các ông và nói với Tôma:
“‘Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin’. Ông Tôma thưa Người: ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con’. Đức Giêsu bảo: ‘Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những ai không thấy mà tin!’” (Ga 20,27-28).
Như thế, hành trình đức tin của Tôma trải qua những giai đoạn sau: tin vào Chúa, đi theo Chúa, khủng hoảng đức tin – cuối cùng được củng cố và tuyên xưng đức tin.
Đây cũng là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta: chúng ta đã tin vào Chúa khi chúng ta được rửa tội; chúng ta theo Chúa khi chúng ta chọn lựa ơn gọi và xây dựng đời mình theo Chúa Kitô; nhưng có nhiều lúc, chúng ta gặp những thử thách, khó khăn, cám dỗ… đó là những đêm tối của đức tin, những lúc đó chúng ta khủng hoảng niềm tin, muốn đầu hàng và bỏ cuộc. Nhưng chúng ta được mời gọi noi gương thánh Tôma, hãy trở về với cộng đoàn Giáo Hội nơi mình đang sống, để qua đó chúng ta gặp lại Chúa, tìm lại đức tin, tìm lại nghị lực để được củng cố niềm tin qua việc cử hành các bí tích, nhất là tham dự thánh lễ.
Bài học mà chúng ta tìm thấy nơi Lời Chúa hôm nay: Cộng đoàn Giáo Hội là trường học của đức tin. Cộng đoàn chính là trường dạy của đức tin và cũng là nơi củng cố đức tin. Nên chúng ta đừng bao giờ sống đạo một mình, nhưng luôn thuộc về một cộng đoàn, gắn bó và phục vụ trong cộng đoàn đó. Giáo xứ là nhà của chúng ta, nơi đó, chúng ta hãy xây dựng thành một gia đình Giáo Hội tâm đầu ý hợp, hiệp nhất, yêu thương và nâng đỡ nhau, nhất là nâng đỡ những ai gặp khó khăn, thử thách để giáo xứ hay cộng đoàn chúng ta nên giống với cộng đoàn các tín hữu sơ khai ngày xưa. Amen!
Ngày 12/04: Con Đường Em-mau – Hành Trình Của Sự Biến Đổi – Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:57 11/04/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Vào ngày thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.
Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.”
Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.
Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau : “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”
Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn.” Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:39 11/04/2023
34. Tất cả tình cảm của bà mẹ dành cho con mình, so với tất cả lòng yêu mến mà Đức Mẹ Ma-ri-a dành cho một linh hồn, chẳng qua chỉ là một cái bóng nhạt mờ.
(Thánh Nilus de Elder)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:41 11/04/2023
21. BÔNG LÚA
Một hôm, bác nông phu dẫn con trai mình đi ra ruộng coi hạt lúa đã chin chưa.
Đông Ni hỏi cha nó:
- “Thưa, cha, làm sao có những thân lúa cong cong xuống tựa hồ như chạm đất vậy, nhưng lại có những thân lúa lại thẳng, có phải thẳng thì tốt hơn hay cong thì xấu hơn không?
Cha nó bẻ mấy cọng lúa bỏ trong lòng bàn tay nói:
- “Này con, con nhìn xem, loại thân lúa uốn cong này, dáng rất khiên tốn nhưng kết hạt lúa thì rất tốt, Loại thân lúa ngẫng đầu lên đó thì rất kiêu ngạo nhưng không kết hạt lúa nào cả.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 21:
Nhánh lúa cong cong sát đất vì trên thân nó đầy những hạt lúa nặng trĩu tốt đẹp; nhánh lúa thắng đứng vì hạt lúa trên thân nó dẹp lép nhẹ tênh. Cũng vậy, người khiêm tốn là người cúi mình sát đất như cây cỏ cho nên không thể ngã được, trái lại người kiêu ngạo thì như cây cao chót vót chỉ một vài cơn gió mạnh là gãy đổ xuống đất.
Người kiêu ngạo đi đến đâu thì người ở đó xa lánh và bất hợp tác, người khiêm tốn đi đến đâu thì người ở đó vui vẻ đón nhận và vui lòng hợp tác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, bác nông phu dẫn con trai mình đi ra ruộng coi hạt lúa đã chin chưa.
Đông Ni hỏi cha nó:
- “Thưa, cha, làm sao có những thân lúa cong cong xuống tựa hồ như chạm đất vậy, nhưng lại có những thân lúa lại thẳng, có phải thẳng thì tốt hơn hay cong thì xấu hơn không?
Cha nó bẻ mấy cọng lúa bỏ trong lòng bàn tay nói:
- “Này con, con nhìn xem, loại thân lúa uốn cong này, dáng rất khiên tốn nhưng kết hạt lúa thì rất tốt, Loại thân lúa ngẫng đầu lên đó thì rất kiêu ngạo nhưng không kết hạt lúa nào cả.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 21:
Nhánh lúa cong cong sát đất vì trên thân nó đầy những hạt lúa nặng trĩu tốt đẹp; nhánh lúa thắng đứng vì hạt lúa trên thân nó dẹp lép nhẹ tênh. Cũng vậy, người khiêm tốn là người cúi mình sát đất như cây cỏ cho nên không thể ngã được, trái lại người kiêu ngạo thì như cây cao chót vót chỉ một vài cơn gió mạnh là gãy đổ xuống đất.
Người kiêu ngạo đi đến đâu thì người ở đó xa lánh và bất hợp tác, người khiêm tốn đi đến đâu thì người ở đó vui vẻ đón nhận và vui lòng hợp tác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một câu chuyện lớn hơn
Lm. Minh Anh
15:28 11/04/2023
MỘT CÂU CHUYỆN LỚN HƠN
“Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?”.
“Anh trộm bị đóng đinh thủng cả hai tay để không thể làm gì cho Chúa. Một cái đinh xuyên hai bàn chân để anh không thể chạy vặt cho Ngài. Vậy mà Chúa Kitô đã tặng anh món quà cứu rỗi. Ngài ném cho anh tấm hộ chiếu, và anh vào thiên đàng! Câu chuyện tuy gãy gọn, nhưng nó là ‘một câu chuyện lớn hơn’ câu chuyện một đời bôn tẩu của bạn và tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cùng với câu chuyện của người trộm lành, hai bài đọc hôm nay là những câu chuyện thật đẹp! Câu chuyện anh què, người ngồi ăn xin bên cửa đền thờ; câu chuyện thứ hai thú vị hơn, hai môn đệ Emmaus nhận ra danh tính người khách lạ đồng hành! Đó là Đức Kitô Phục Sinh, người kể cho họ ‘một câu chuyện lớn hơn!’.
Với anh què, bài đọc thứ nhất mô tả khá chi tiết, “Hằng ngày, anh được khiêng đến cửa đền thờ”; ở đó, anh xin bố thí. Nghĩa là anh hoàn toàn bất lực. Thật tuyệt vời, Phêrô và Gioan, “Nhân danh Giêsu Nazareth”, tặng anh món quà của Ngài để anh có thể rón rén thử đôi chân ‘mới’ và “Cùng hai ngài tiến vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ngợi khen Thiên Chúa”. Câu chuyện của anh què chứng tỏ ‘một câu chuyện lớn hơn’ về Chúa Phục Sinh, Đấng Phêrô rao giảng, khiến “3.000 người trở lại”. “Thấy anh què đi, dân chúng ngợi khen Chúa”; và niềm vui của họ vỡ oà qua tâm tình Thánh Vịnh đáp ca, “Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”.
Câu chuyện thứ hai hấp dẫn hơn. Hai môn đệ thất chí về làng, mọi việc xem ra quá nghiệt ngã! Giêsu, người họ đặt trọn niềm hy vọng, nay chỉ là một cái xác ‘vô hồn’ đang yên nghỉ trong một ngôi mộ ‘vô danh’. Và kìa, một người khách lạ đồng hành, người này có vẻ ‘vô tội’ khi ‘vô tâm’ với những gì đã diễn ra trong mấy ngày qua. Thật dễ thương, người ấy sẵn sàng lắng nghe những gì họ kể; để rồi, trách họ ‘vô tín’, “Ôi kẻ khờ dại! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?”. Người ấy kể cho họ ‘một câu chuyện lớn hơn’, “Từ Môisen đến tất cả các tiên tri”. Thật hồi hộp với phần kết. Khi gần tới làng, hai người mở lời, “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn”. Để khi ngồi ăn, người ấy “cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận biết Chúa Giêsu”.
Anh Chị em,
“Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?”. Tại sao lại buồn bã? Các ông đang ‘mắc kẹt’ với những ‘tai ương và vết thương’ của chính họ; họ thất vọng vì chậm tin vào Thánh Kinh. Augustinô nói, “Họ bối rối khi thấy Ngài bị treo trên thập giá, đến nỗi họ quên mất sự dạy dỗ của Ngài, không tìm kiếm sự phục sinh của Ngài và không mảy may nhớ lại những lời Ngài đã hứa!”. Điều này cũng đúng với bạn và tôi, chúng ta chưa hiểu hết ‘câu chuyện lớn hơn’ của Thiên Chúa. Phía sau cuộc khổ nạn của Con mình, Thiên Chúa chứng tỏ ơn Ngài cứu độ để “dưới gầm trời này chỉ nhờ Đấng ấy mà chúng ta được nhận lãnh hết ơn này đến ơn khác”. Đó là câu chuyện vĩ đại mà Thiên Chúa muốn kể cho chúng ta. Nhân loại đang cần nghe câu chuyện đó và cần được chữa lành nhờ danh Đấng ấy. Ai sẽ kể về Ngài cho thế giới nếu không phải bạn và tôi! Chớ gì mỗi người chúng ta sẽ là bạn đồng hành cho những ai trên ‘đường Emmaus’ đời họ, kể cho họ ‘một câu chuyện lớn hơn’ về Giêsu, Đấng Cứu Độ Thế Giới, để mắt họ cũng sáng ra mà ‘quay về phía Mặt Trời’, hầu có thể bước đi trong an bình và niềm vui!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con sẽ kể cho Chúa câu chuyện ‘đáng thương’ đời con; Chúa sẽ kể cho con câu chuyện ‘đáng mừng’ về lòng thương xót Ngài. Đến lượt con, con sẽ đồng hành với những ai lạc hướng, kể cho họ ‘câu chuyện lớn hơn’ về Chúa, Đấng cứu độ con, cứu độ thế giới!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bàn thờ của nhà thờ Công Giáo Nebraska bị lật, bức tượng bị phá hủy
Đặng Tự Do
05:09 11/04/2023
Cha sở của một nhà thờ Công Giáo ở Syracuse, Nebraska, đã bị sốc khi phát hiện ra vào sáng thứ Bảy việc rằng bàn thờ đã bị lật nhào, một bức tượng bị xúc phạm và một số đồ vật khác bị hư hại.
“Bằng cách nào đó, trong sự quan phòng của Chúa, điều này đã xảy ra,” Cha Ryan Salisbury, cha sở của Nhà thờ Công Giáo Thánh Paulinus, nói với CNA ngày 3 tháng Tư.
“Chuyện xảy ra trong Tuần Thánh của Chúa chúng ta. Hành trình của chính Ngài được đánh dấu bằng sự bất công, bởi sự đổ vỡ và bởi sự tổn thương đối với chính cơ thể Ngài, và điều đó được phép tái diễn ở đây, ở Syracuse theo một cách nào đó,” ngài nói thêm, không nén được tiếng thở dài.
Một bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã bị hỏng không thể sửa chữa được và các chân đèn cũng như bàn thờ bằng đá cũng bị hư hại. Ngài cho biết thiệt hại lên tới 5.000 USD. Nhà tạm và Thánh Thể vẫn nguyên vẹn.
Cha Salisbury cho biết cảnh sát hiện đang điều tra tội phạm. Nhà thờ đã có thể được dọn dẹp kịp thời trước Thánh lễ và lễ rửa tội vào thứ Bảy. Cha Salisbury cũng đưa ra thông điệp tha thứ cho những kẻ phạm tội.
“Trong Tuần Thánh của chính Chúa chúng ta, khi những điều này xảy ra với vị linh mục, ngài đã cầu nguyện rằng: 'Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.'“
“Đó là lời cầu nguyện của chúng ta với tư cách là một giáo xứ,” ngài nói.
“Mặc dù điều này không bào chữa cho những gì đã xảy ra, nhưng chúng ta muốn gặp họ với sự tha thứ theo bất kỳ cách nào mà họ đang bị tổn thương hoặc tan vỡ vì Chúa của chúng ta cũng muốn mang đến cho họ sự chữa lành,” ngài nói.
Julie Slama, thượng nghị sĩ bang Nebraska và là giáo dân tại nhà thờ Thánh Paulinus, viết trên Twitter rằng bà rất đau lòng trước hành vi phá hoại.
Slama, một người cải đạo sang Công Giáo, đã xin cầu nguyện cho giáo xứ.
“Cầu mong tất cả những ai chọn thờ phượng có thể làm như vậy một cách tự do và không sợ hãi,” cô nói thêm.
Source:Catholic News Agency
Hỏa hoạn làm hư hại ba bức tượng Đức Trinh Nữ Maria ở Tây Ban Nha vào đầu Tuần Thánh
Đặng Tự Do
05:11 11/04/2023
Khi các cuộc rước Tuần Thánh bắt đầu ở Tây Ban Nha, ba bức tượng chạm khắc bằng gỗ về Đức Trinh Nữ Maria đã bị hư hại do hỏa hoạn trong ba sự việc riêng biệt. Nguyên nhân của mỗi vụ cháy dường như là ngẫu nhiên.
Các bức tượng Đức Mẹ ở Tây Ban Nha thường được khoác một chiếc áo choàng trang trí công phu. Cuối tuần qua, hai chiếc bốc cháy từ ngọn nến và một chiếc có thể do chập điện.
Những người tổ chức một cuộc rước Tuần Thánh ở thị trấn Chiclana thuộc tỉnh Cadiz đã báo cáo rằng “do một mảnh bấc nến rơi xuống,” áo choàng của Đức Thánh Maria Vô Ưu “bốc hỏa” vào ngày 31 tháng 3, thứ Sáu trước Tuần Thánh là ngày được biết đến ở Tây Ban Nha là Thứ Sáu Thương Khó, tưởng nhớ bảy sự thương khó của Mẹ Chúa Giêsu khi cuộc khổ nạn của con Mẹ đến gần.
Những người tổ chức cho biết chiếc áo choàng đã bị phá hủy hoàn toàn và “khuôn mặt và bàn tay phải hình ảnh của Đức Mẹ” đã bị ngọn lửa làm hư hại, nhưng ngọn lửa không ảnh hưởng đến hình ảnh của Chúa Giêsu, Cha của những người đau khổ, “nhờ sự can thiệp kịp thời” của những người hỗ trợ với việc tôn kính hình ảnh.
May mắn thay, không có ai bị thương do vụ cháy. Mặc dù bày tỏ “nỗi đau đớn, tiếc thương và cảm giác bất lực sâu sắc nhất” về vụ việc nhưng ý thức được rằng nhiệm vụ của họ là “truyền giáo trên đường phố”, nhóm Huynh đệ Tuần Thánh đã quyết định thực hiện cuộc rước được lên kế hoạch vào ngày hôm đó trong Tuần Thánh.
Ở Tây Ban Nha, các nhóm tổ chức các cuộc diễu hành trên đường phố khác nhau được gọi là hội huynh đệ.
Hai người bị thương ở Vélez-Málaga
Hai thành viên của một hiệp hội Tuần Thánh đã bị thương khi họ cố gắng dập lửa đang đốt áo choàng của Đức Trinh Nữ El Rocío trong cuộc rước Chúa Nhật Lễ Lá ở thị trấn Vélez-Málaga
Một ngọn nến đã rơi xuống và ngọn lửa xảy ra trong cuộc rước do Hiệp hội Tuần Thánh tổ chức trong cuộc Chiến thắng khải hoàn của Ngài vào Giêrusalem cùng Đức Trinh Nữ El Rocío.
Một phần của áo choàng đã bị hư hại. Hiệp hội cho biết thiệt hại đối với bức chạm khắc ban đầu có vẻ chỉ là “bề ngoài”.
Hiệp hội hứa sẽ cung cấp thêm thông tin về những gì đã xảy ra trong những ngày tới và cảm ơn “những biểu hiện của tình yêu, sự giúp đỡ, tình cảm và sự cam kết của mọi người và các hiệp hội” đã thể hiện sự hỗ trợ của họ.
Nghi ngờ chập mạch trong vụ cháy thứ ba
Một đám cháy bùng phát vào đêm 2 rạng sáng 3 tháng 4 tại Nhà thờ Rất Thánh Đức Mẹ Đầy Ân Phúc ở thị trấn Almadén de la Plata thuộc tỉnh Seville.
Theo chính quyền thành phố, “một trong những phần của bàn thờ bắt đầu bốc cháy” và các nhân viên cứu hỏa ban đầu nghi ngờ ngọn lửa bắt đầu “do chập điện”.
Tòa thị chính cho biết, thật không may, tác phẩm điêu khắc Đức Trinh Nữ đã bị “hư hại khá nhiều”.
Khi đám cháy bùng phát, nhiều người dân đã đến hiện trường cùng với lực lượng cứu hỏa tình nguyện địa phương và cảnh sát bảo vệ dân sự. Hành động của họ đã ngăn chặn “toàn bộ nhà thờ” bốc cháy.
Source:Catholic News Agency
Tội ác thù hận chống lại người Công Giáo ở Canada đã tăng 260% vào năm 2021
Đặng Tự Do
05:12 11/04/2023
Tội ác căm thù nhắm vào người Công Giáo Canada đang gia tăng, với dữ liệu mới cho thấy mức tăng 260% vào năm 2021. Mặc dù phần lớn trong số này là các hành vi gây hấn phi bạo lực, nhưng sự gia tăng mạnh về số vụ so với năm trước đã làm dấy lên lo ngại rằng tình cảm bài Công Giáo đang gia tăng ở Canada.
Báo cáo do Cơ quan Thống kê Canada, gọi tắt là StatCan, công bố. Cơ quan này cung cấp dữ liệu thống kê và thông tin chi tiết để giúp người dân Canada hiểu rõ hơn về đất nước của họ. Theo số liệu của họ, tổng số tội ác do thù hận được báo cáo với cảnh sát đã tăng từ 2.646 vụ vào năm 2020 lên 3.360 vụ vào năm 2021, tức là tăng 27%.
Khi được chia nhỏ theo các lĩnh vực phân biệt đối xử, tỷ lệ tội phạm do thù hận được báo cáo cao nhất nhắm vào chủng tộc hoặc sắc tộc ( tăng 6% lên đến 1.723 vụ), tiếp theo là khuynh hướng tình dục ( tăng 64% lên đến 423 vụ) và tôn giáo ( tăng 67% lên đến 884 vụ).
Các báo cáo lưu ý rằng tỷ lệ tội ác do thù ghét đã liên tục tăng hàng năm kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Trong lĩnh vực tội ác vì căm thù tôn giáo, các vụ việc đã tăng từ 530 vụ vào năm 2020 lên 884 vụ vào năm 2021. Khi chia nhỏ hơn cho các tôn giáo riêng lẻ, người Công Giáo ở Canada đã trải qua mức tăng 260% trong các vụ việc được báo cáo. Các tôn giáo khác cũng có sự gia tăng, mặc dù không ở cùng mức độ. Do Thái Giáo báo cáo các vụ việc nhiều hơn 47% và Hồi giáo báo cáo tăng 71%.
StatCan lưu ý rằng những phát hiện của họ dựa trên các hành vi phạm tội đã được báo cáo với cảnh sát và không thể tính đến các tội phạm bổ sung không được báo cáo.
Source:Aleteia
Không có đụng độ ở Giêrusalem trong ngày lễ Phục sinh nhưng khu vực này chuẩn bị cho bạo lực tiếp theo
Đặng Tự Do
05:13 11/04/2023
Các nghi thức của người Hồi giáo và người Do Thái đã diễn ra đồng thời vào hôm Chúa Nhật 9 Tháng Tư tại Núi Đền, điểm nóng của Giêrusalem nơi có đền thờ Hồi giáo al-Aqsa. May mắn là mọi cử hành đã trôi qua mà không có xung đột lớn sau các cuộc không kích và bắn hỏa tiễn xuyên biên giới hiếm hoi giữa Israel và Syria trong đêm, và những lo ngại về xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông sau khi leo thang trên nhiều khu vực.
Khoảng 15.000 tín hữu Do Thái đã tập trung tại Bức tường phía Tây ở Đông Giêrusalem bị xâm lược, địa điểm linh thiêng nhất mà người Do Thái có thể cầu nguyện, vào sáng Chúa Nhật để cầu nguyện đánh dấu Lễ Vượt qua. Đồng thời, hàng nghìn người Palestine đã thực hiện các buổi cầu nguyện lúc bình minh và giữa trưa của người Hồi giáo tại al-Aqsa, một lối đi dạo ở phía bên kia bức tường, như một phần của các nghi lễ trong tháng lễ Ramadan. Những người hành hương Kitô giáo cũng tràn ngập Thành phố Cổ để đánh dấu Tuần Thánh mà cao điểm là Chúa Nhật Phục sinh, trong một sự hội tụ hiếm hoi của các lễ kỷ niệm của ba tín ngưỡng khác nhau.
Những căng thẳng trong tuần qua về việc tiếp cận Núi Đền- là địa điểm thiêng liêng đối với cả Do Thái giáo và Hồi giáo - trong thời gian nghỉ lễ nhạy cảm đã gây ra giao tranh xuyên biên giới khá phổ biến giữa Israel và các nhóm chiến binh Palestine ở Dải Gaza, nhưng trong một diễn biến hiếm hoi, họ đã rút về Li Băng và bây giờ là Syria. Trong khi các lễ hội hôm Chúa Nhật được tiến hành một cách hòa bình dưới sự hiện diện dày đặc của cảnh sát Israel, khu vực này vẫn chuẩn bị cho bạo lực tiếp tục.
Trong đêm, Israel đã oanh tạc các mục tiêu quân sự của Syria ở vùng lân cận thủ đô Damascus, để đáp trả một loạt sáu quả rocket hiếm hoi được phóng về phía Cao nguyên Golan do Israel xâm lược, tất cả đều rơi xuống bãi đất trống hoặc bị hệ thống phòng không đánh chặn. Quân đội Israel cho biết họ đã sử dụng pháo binh và máy bay không người lái để tấn công các bệ phóng hỏa tiễn và không kích vào một khu tập thể quân sự, hệ thống radar quân sự và các chốt pháo binh của quân đội Syria.
Israel đã thực hiện hàng nghìn cuộc tấn công ở Syria trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 12 năm của nước láng giềng nhằm phá hoại sự hiện diện của Iran ở đó, nhưng hiếm khi thừa nhận các cuộc tấn công này. Các Ayatollah của Tehran đã thề sẽ hủy diệt nhà nước Do Thái và liên minh với các nhóm Palestine, chế độ Damascus và lực lượng Hezbollah của Li Băng.
Kênh truyền hình al-Mayadeen của Li Băng đưa tin, một nhánh của nhóm Jihad Hồi giáo Palestine do Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Damascus đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, đồng thời cho biết họ đang trả đũa cho những cảnh bạo lực của cảnh sát Israel đối với những người theo đạo Hồi tại al-Aqsa. Bộ Quốc phòng Israel cho biết trong một tuyên bố rằng nhà nước Syria “chịu trách nhiệm về mọi hoạt động xảy ra trong lãnh thổ của mình và sẽ không cho phép bất kỳ nỗ lực nào vi phạm chủ quyền của Israel”.
Không có thương vong nào được báo cáo ở cả hai bên, cho thấy các cuộc tấn công có phạm vi hạn chế. Các vụ phóng hỏa tiễn từ lãnh thổ Syria diễn ra sau một loạt hỏa tiễn về phía Israel từ Li Băng hôm thứ Năm. Đó là vụ bùng phát lớn nhất giữa hai nước kể từ cuộc chiến ngắn với nhóm chiến binh Hezbollah vào năm 2006.
Mặc dù Israel cho biết họ tin rằng nhóm Hồi giáo Palestine Hamas đứng sau vụ tấn công từ Li Băng, nhưng không có khả năng nó được thực hiện mà không có sự phối hợp với Hezbollah.
Hezbollah cho biết trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật rằng lãnh đạo của họ, Hassan Nasrallah, đã gặp ở thủ đô Beirut của Li Băng với thủ lĩnh Hamas có trụ sở tại Qatar, Ismail Haniyeh.
Tang lễ của hai chị em người Anh gốc Israel, Maia và Rina Dee, 20 và 15 tuổi, thiệt mạng trong một vụ xả súng ở thung lũng Jordan, diễn ra vào tối Chúa Nhật tại một nghĩa trang ở khu định cư Do Thái Kfar Etzion ở Bờ Tây. Chưa có nghi phạm nào được xác định trong vụ tấn công.
Một du khách người Ý, Alessandro Parini, 35 tuổi, một luật sư từ Rôma, đã đến Tel Aviv để tham dự Tuần Thánh vài giờ trước khi anh ta bị giết trong một vụ đâm xe trên đường đi dạo bên bờ biển của thành phố hôm thứ Sáu. Người lái xe tông vào xe anh ta, là một công dân Israel gốc Ả Rập, đã bị bắn chết tại hiện trường.
Source:The Guardian
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Nga đang đàn áp tôn giáo tại các vùng lãnh thổ tạm chiếm của Ukraine
Đặng Tự Do
17:10 11/04/2023
Chính quyền xâm lược của Nga đang tiến hành một chiến dịch đàn áp tôn giáo có hệ thống trong các vùng của Ukraine bị tạm chiếm. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Washington, cho biết như trên hôm thứ Hai 10 Tháng Tư.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, binh lính Nga hoặc chính quyền xâm lược được tường trình đã thực hiện ít nhất 76 hành vi đàn áp tôn giáo ở Ukraine.
Theo các nhà phân tích của ISW, chính quyền Nga đã đóng cửa, quốc hữu hóa hoặc cưỡng chế chuyển đổi ít nhất 26 nơi thờ tự thành Nhà thờ Chính thống Nga thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa do Điện Cẩm Linh kiểm soát, giết hoặc bắt giữ ít nhất 29 giáo sĩ hoặc nhà lãnh đạo tôn giáo, đồng thời cướp phá, xúc phạm, hoặc cố tình phá hủy ít nhất 13 nơi thờ phượng trong các vùng của Ukraine bị tạm chiếm.
Theo báo cáo, những trường hợp đàn áp tôn giáo này dường như không phải là những sự việc riêng lẻ mà là một phần của chiến dịch có chủ ý nhằm xóa bỏ một cách có hệ thống các tổ chức tôn giáo “không mong muốn” và thúc đẩy sự lệ thuộc vào Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Các nhà phân tích của ISW cho biết các quan chức xâm lược của Nga đã đàn áp các cộng đồng tôn giáo Ukraine ở các nước cộng hòa ủy nhiệm ở miền đông Ukraine và ở Crimea bị xâm lược bất hợp pháp kể từ năm 2014.
Cha Oleksandr Bogomaz, một linh mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, ở Melitopol, đã bị Nga trục xuất khỏi giáo xứ của ngài, và hiện đang lang thang tại Zaporizhzhia xác nhận với SIR, cơ quan truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Italia rằng ít nhất 20 linh mục tại thành phố Melitopol mà ngài quen biết đang bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, giam giữ, trả tự do, rồi lại giam giữ. Một số vị đã bị chúng trục xuất như ngài. Cho đến nay, ít nhất 2 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đang bị giam cầm ở Mariupol.
Source:UkrInform
Cảnh sát đã bắt được kẻ phá họai nhà thờ Công Giáo St. Paulinus
Đặng Tự Do
17:11 11/04/2023
Một vụ bắt giữ đã được thực hiện liên quan đến vụ phá hoại Nhà thờ Công Giáo St. Paulinus ở Syracuse, Nebraska, xảy ra vào cuối tuần Chúa Nhật Lễ Lá.
Travis Ross, 32 tuổi, đã bị Văn phòng Cảnh sát trưởng Hạt Otoe bắt giữ vào ngày 6 tháng 4 sau khi các bằng chứng video và nhân chứng khiến nhà chức trách tin chắc anh ta là nghi phạm.
Cha Ryan Salisbury, cha sở của St. Paulinus, nói với CNA ngày 3 tháng 4 rằng khi ngài bước vào nhà thờ vào ngày 1 tháng 4, ngài phát hiện ra rằng bàn thờ đã bị lật, một bức tượng bị mạo phạm và một số đồ vật khác bị hư hại.
Một bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng bị hỏng không thể sửa chữa và chân đèn bị hư hỏng cũng như chiếc bàn thờ đá. Ngài cho biết thiệt hại lên tới 5.000 Mỹ Kim. Nhà tạm và Thánh Thể vẫn nguyên vẹn. Đây cũng là một điều khá lạ lùng. Chiếc bàn thờ đá nặng như thế người ta không hiểu làm sao một con người với vóc dáng nhỏ thó như nghi phạm lại có thể lật tung, trong khi hắn ta lại để nguyên nhà tạm, không động tới.
“Chuyện xảy ra trong Tuần Thánh của Chúa chúng ta. Hành trình của chính Chúa Kitô được đánh dấu bằng sự bất công, bởi sự đổ vỡ và bởi sự tổn thương đối với cơ thể của chính Người, và điều đó được phép xảy ra ở đây, ở Syracuse theo một cách nào đó,” Cha Salisbury cho biết vào thời điểm đó.
Ross đã bị buộc tội phá rối hình sự và xâm phạm hình sự. Cuộc điều tra đang diễn ra, theo văn phòng cảnh sát trưởng. St. Paulinus không phải là Nhà thờ Công Giáo duy nhất bị phá hoại vào cuối tuần Chúa Nhật Lễ Lá.
Tại Corona, California, một bức tượng Đức Mẹ Guadalupe đã bị đập làm đôi tại Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi vào ngày 1 tháng Tư.
“Thật đau lòng, đặc biệt là vào đầu Tuần Thánh,” Maria Bravo, quản lý văn phòng giáo xứ, nói với CNA trong một tuyên bố hôm thứ Năm.
“Rất nhiều giáo dân đã rất xúc động về điều đó. Họ mang hoa đến. Nhiều người đề nghị giúp đỡ bằng mọi cách có thể,” cô nói.
Theo John Andrews, giám đốc truyền thông của Giáo phận San Bernardino, một nam nghi phạm đã bị camera an ninh ghi lại khi đi đến bức tượng và kéo nó xuống.
Trong một tuyên bố trên Twitter, giáo phận viết: “Cuối tuần vừa qua Corpus Christi, Corona, tượng Đức Mẹ Guadalupe của họ đã bị phá hoại. Chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Đấng Bảo trợ của giáo phận chúng ta, Đức Mẹ Guadalupe, ở cùng với cộng đoàn Corpus Christi vào lúc này. Hãy giữ tất cả họ trong lời cầu nguyện của anh chị em”
Source:Catholic News Agency
Luật lạ đời: Triều Tiên không được tổ chức đám cưới xa hoa
Thanh Quảng sdb
18:50 11/04/2023
Luật lạ đời: Triều Tiên không được tổ chức đám cưới xa hoa
Một báo cáo cho biết chế độ Cộng sản của Bắc Triều Tiên đã chỉ định các đảng viên hướng dẫn công chúng về việc tổ chức đám cưới đơn giản để tiết kiệm và thể hiện “lòng yêu nước” nếu không tuân thủ sẽ bị trừng phạt!
Theo Đài Á Châu Tự Do cho hay vào ngày 8 tháng 4, Chính quyền Triều tiên đã đưa ra “Các hướng dẫn về đám cưới” quy định không được tổ chức tiệc tùng xa hoa, vì làm thế là “không yêu nước” hoặc cắm hoa quá đỉnh cùng với một loạt các hạn chế khác…
Một nguồn tin giấu tên ở tỉnh Nam Hoàng Sơn cho hay chính quyền nêu rõ vì tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu là lý do kêu gọi giảm thiểu tổ chức các nghi lễ tốn kém. “Nội dung cốt lõi là đám cưới nên tiết kiệm và được tổ chức theo cách của Triều Tiên.”
“Các đảng viên nói về việc một số người tổ chức tiệc cưới xa hoa, phô trương quyền lực, địa vị hoặc dàn xe rước dâu dài khi nhà trai đón cô dâu. Họ nói những hành động như thế là không yêu nước vì chúng lãng phí nhiên liệu và thực phẩm trong thời điểm khó khăn này”.
Các buổi diễn thuyết cộng đồng được chính quyền tổ chức nhằm vào những đám cưới sẽ diễn ra vào mùa xuân năm nay (tháng 3 đến tháng 5) sau khi dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19.
Phụ nữ được khuyến khích xử dụng trang phục truyền thống của Hàn Quốc trong đám cưới, trong khi đàn ông được phép mặc vest phương Tây. Ngoài ra còn có lệnh cấm đeo kính râm và chụp ảnh các tư thế nhất định của cô dâu và chú rể trong số các hạn chế khác.
Các đảng viên kêu gọi những người tham dự tránh chụp ảnh “chẳng hạn như chú rể bế cô dâu, hoặc thực khách ôm eo cô dâu và cụng ly chúc mừng v.v...
Chính phủ cũng kêu gọi các cặp đôi tránh mặc quần áo có in chữ nước ngoài và tránh các đoàn xe dài với lý do tất cả những xa hoa như thế là "thái độ chống chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại các lý tưởng truyền thống của Triều Tiên."
Tuy nhiên, các hạn chế không chỉ giới hạn ở cô dâu và chú rể mà còn liên quan đến tấ cả những khách mời tham dự đám cưới nữa.
Các đảng viên của chính phủ khuyên những người tham dự đám cưới càng ít càng tốt.
Nguồn tin giấu tên cho biết: “Những người trẻ tuổi tham dự đám cưới được khuyên nên đi sau giờ làm việc và các nhóm thanh niên từ 10 người trở lên không nên đi theo cô dâu và chú rể khi họ đi chụp ảnh”.
Một loạt các khuyến cáo khác tập trung vào các tư thế được phép chụp ảnh cưới và kích cỡ của hoa được phép xử dụng cho cô dâu và chú rể.
Nguồn tin giấu tên cho biết: “Nhiều năm trước, chính quyền đã đưa ra hướng dẫn về kích thước của hoa mà cô dâu và chú rể nên đeo trên ngực và cài tóc trong đám cưới, cũng như những điều họ không nên làm khi chụp ảnh.
“Chúng ta không nên trang trí ngực bằng những bông hoa lớn hơn 7-8 cm (3 inch) và trên đầu không quá 15 (6 inch)”, nguồn tin cho biết thêm.
Truyền thông cho hay các cửa hàng hoa ở Triều Tiên đều trưng bày tiêu chuẩn chi tiết của chính phủ về kích thước hoa cưới có thể sử dụng.
Các đảng viên cũng cảnh báo những người tham dự rằng bất kỳ hành vi nào vi phạm chỉ thị sẽ bị trừng phạt theo quy định của “Đạo luật bài trừ tư tưởng và văn hóa phản động” mà Chính quyền Triều Tiên đã ban hành vào năm 2020.
Tư tưởng và văn hóa phản động được định nghĩa là “một hệ tư tưởng và văn hóa thối nát của các thế lực thù địch bao gồm cả các ấn phẩm của Hàn Quốc nhằm làm tê liệt ý thức cách mạng của người dân về hệ tư tưởng và giai cấp xã hội, đồng thời làm suy thoái và đồi trụy xã hội [Bắc Triều Tiên] của chúng ta”.
Chính quyền còn nói rõ rằng hệ tư tưởng và văn hóa phản động bao gồm “tất cả các loại tư tưởng và văn hóa không trong sạch và lố bịch không phù hợp phong cách riêng của Bắc Triều Tiên”.
Luật quy định các hình phạt từ vài năm trong trại lao động đến án tử hình đối với nhiều tội danh khác nhau.
Trước đó, các báo cáo cho hay chính quyền Triều Tiên đang nhập khẩu hàng tấn trái cây để phục vụ cho giới thượng lưu nhân dịp lễ “jesa” (Kính nhớ Tổ tiên) trong khi hàng triệu người khác ở nước này đang chịu cảnh nghèo đói.
Nghi lễ truyền thống để tôn vinh tổ tiên này có nguồn gốc từ Nho giáo và được tổ chức ở nhiều nước Đông Á.
RFA đưa tin, chính phủ Triều Tiên đã nhập khẩu hàng tấn trái cây trồng ở Trung Quốc như vải thiều, dứa và xoài.
Bên cạnh đó, vào tháng 1, Triều Tiên đã cắt giảm một nửa khẩu phần lương thực hàng năm của người dân trong khi vẫn duy trì khẩu phần lương thực cho gia súc, gây ra sự phản nộ trong dân chúng.
Một báo cáo cho biết chế độ Cộng sản của Bắc Triều Tiên đã chỉ định các đảng viên hướng dẫn công chúng về việc tổ chức đám cưới đơn giản để tiết kiệm và thể hiện “lòng yêu nước” nếu không tuân thủ sẽ bị trừng phạt!
Theo Đài Á Châu Tự Do cho hay vào ngày 8 tháng 4, Chính quyền Triều tiên đã đưa ra “Các hướng dẫn về đám cưới” quy định không được tổ chức tiệc tùng xa hoa, vì làm thế là “không yêu nước” hoặc cắm hoa quá đỉnh cùng với một loạt các hạn chế khác…
Một nguồn tin giấu tên ở tỉnh Nam Hoàng Sơn cho hay chính quyền nêu rõ vì tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu là lý do kêu gọi giảm thiểu tổ chức các nghi lễ tốn kém. “Nội dung cốt lõi là đám cưới nên tiết kiệm và được tổ chức theo cách của Triều Tiên.”
“Các đảng viên nói về việc một số người tổ chức tiệc cưới xa hoa, phô trương quyền lực, địa vị hoặc dàn xe rước dâu dài khi nhà trai đón cô dâu. Họ nói những hành động như thế là không yêu nước vì chúng lãng phí nhiên liệu và thực phẩm trong thời điểm khó khăn này”.
Các buổi diễn thuyết cộng đồng được chính quyền tổ chức nhằm vào những đám cưới sẽ diễn ra vào mùa xuân năm nay (tháng 3 đến tháng 5) sau khi dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19.
Phụ nữ được khuyến khích xử dụng trang phục truyền thống của Hàn Quốc trong đám cưới, trong khi đàn ông được phép mặc vest phương Tây. Ngoài ra còn có lệnh cấm đeo kính râm và chụp ảnh các tư thế nhất định của cô dâu và chú rể trong số các hạn chế khác.
Các đảng viên kêu gọi những người tham dự tránh chụp ảnh “chẳng hạn như chú rể bế cô dâu, hoặc thực khách ôm eo cô dâu và cụng ly chúc mừng v.v...
Chính phủ cũng kêu gọi các cặp đôi tránh mặc quần áo có in chữ nước ngoài và tránh các đoàn xe dài với lý do tất cả những xa hoa như thế là "thái độ chống chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại các lý tưởng truyền thống của Triều Tiên."
Tuy nhiên, các hạn chế không chỉ giới hạn ở cô dâu và chú rể mà còn liên quan đến tấ cả những khách mời tham dự đám cưới nữa.
Các đảng viên của chính phủ khuyên những người tham dự đám cưới càng ít càng tốt.
Nguồn tin giấu tên cho biết: “Những người trẻ tuổi tham dự đám cưới được khuyên nên đi sau giờ làm việc và các nhóm thanh niên từ 10 người trở lên không nên đi theo cô dâu và chú rể khi họ đi chụp ảnh”.
Một loạt các khuyến cáo khác tập trung vào các tư thế được phép chụp ảnh cưới và kích cỡ của hoa được phép xử dụng cho cô dâu và chú rể.
Nguồn tin giấu tên cho biết: “Nhiều năm trước, chính quyền đã đưa ra hướng dẫn về kích thước của hoa mà cô dâu và chú rể nên đeo trên ngực và cài tóc trong đám cưới, cũng như những điều họ không nên làm khi chụp ảnh.
“Chúng ta không nên trang trí ngực bằng những bông hoa lớn hơn 7-8 cm (3 inch) và trên đầu không quá 15 (6 inch)”, nguồn tin cho biết thêm.
Truyền thông cho hay các cửa hàng hoa ở Triều Tiên đều trưng bày tiêu chuẩn chi tiết của chính phủ về kích thước hoa cưới có thể sử dụng.
Các đảng viên cũng cảnh báo những người tham dự rằng bất kỳ hành vi nào vi phạm chỉ thị sẽ bị trừng phạt theo quy định của “Đạo luật bài trừ tư tưởng và văn hóa phản động” mà Chính quyền Triều Tiên đã ban hành vào năm 2020.
Tư tưởng và văn hóa phản động được định nghĩa là “một hệ tư tưởng và văn hóa thối nát của các thế lực thù địch bao gồm cả các ấn phẩm của Hàn Quốc nhằm làm tê liệt ý thức cách mạng của người dân về hệ tư tưởng và giai cấp xã hội, đồng thời làm suy thoái và đồi trụy xã hội [Bắc Triều Tiên] của chúng ta”.
Chính quyền còn nói rõ rằng hệ tư tưởng và văn hóa phản động bao gồm “tất cả các loại tư tưởng và văn hóa không trong sạch và lố bịch không phù hợp phong cách riêng của Bắc Triều Tiên”.
Luật quy định các hình phạt từ vài năm trong trại lao động đến án tử hình đối với nhiều tội danh khác nhau.
Trước đó, các báo cáo cho hay chính quyền Triều Tiên đang nhập khẩu hàng tấn trái cây để phục vụ cho giới thượng lưu nhân dịp lễ “jesa” (Kính nhớ Tổ tiên) trong khi hàng triệu người khác ở nước này đang chịu cảnh nghèo đói.
Nghi lễ truyền thống để tôn vinh tổ tiên này có nguồn gốc từ Nho giáo và được tổ chức ở nhiều nước Đông Á.
RFA đưa tin, chính phủ Triều Tiên đã nhập khẩu hàng tấn trái cây trồng ở Trung Quốc như vải thiều, dứa và xoài.
Bên cạnh đó, vào tháng 1, Triều Tiên đã cắt giảm một nửa khẩu phần lương thực hàng năm của người dân trong khi vẫn duy trì khẩu phần lương thực cho gia súc, gây ra sự phản nộ trong dân chúng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô
Vu Van An
18:14 11/04/2023
Lý lẽ Bênh vực Chúa Kitô
(Nguyên tác: The Case For Christ của Lee Strobel, do Nhà Xuất Bản Zondervan Publishing House, 1998 )
Giới thiệu
Lee Strobel: Sinh ngày 25 Tháng Giêng năm 1952, là một tác giả Kitô giáo Hoa Kỳ và là một cựu nhà báo điều tra. Ông viết nhiều cuốn sách, trong đó, có 4 cuốn được giải thưởng Sách Kitô Giáo ECPA (1994, 1999, 2001, 2005) và một loạt sách đề cập tới tính chân thật của Kitô giáo. Ông cũng điều khiển một chương trình truyền hình có tên là Faith Under Fire trên PAX TV và một trang mạng hộ giáo bằng video.
Ông tốt nghiệp cử nhân báo chí tại Đại Học Missouri và Cao học Luật tại Đại Học Yale. Ông từng làm việc cho tờ Chicago Tribune và nhiều tờ báo khác trong 14 năm. Sau đó, ông được đề cử làm phụ tá chủ bút điều hành của tờ Daily Herald, trước khi rời bỏ ngành báo chí năm 1987.
Strobel tuyên bố ông vốn là một người vô thần khi bắt đầu điều tra các quả quyết của Kinh Thánh về Chúa Kitô sau khi vợ ông trở lại đạo. Được thúc đẩy bởi các kết quả điều tra, ông trở thành Kitô hữu năm 29 tuổi. Ông trở thành mục sư giảng dạy của Nhà thờ Cộng đồng Willow Creek tại South Barrington, Illinois từ 1987 tới 2000. Năm 2000, ông trở thành mục sư của Nhà thờ Saddleback ở Lake Forest. Năm 2004, ông rời chức vụ để điều khiển chương trình hộ giáo Faith Under Fire. Năm 2014, ông trở thành mục sư giảng dạy tại Nhà thờ Woodlands tại The Woodlands và là giáo sư môn tư tưởng Kitô giáo tại Đại Học Baptist Houston.
Cuốn The Case for Christ: Trong cuốn sách này, cựu biên tập viên luật pháp của Chicago Tribune và New York Times, đã vẽ lại cuộc hành trình tâm linh của ông từ chủ nghĩa vô thần bước sang đức tin và xây dựng một lý chứng đầy thuyết phục cho thiên tính của Chúa Kitô.
Ông đối chất hàng chục chuyên gia có bằng tiến sĩ của những trường như Cambridge, Princeton và Brandeis, đặt cho họ những câu hỏi hóc búa và lục lọi sâu xa hơn các bằng chứng từ khoa học, triết học, và lịch sử.
Trong cuộc điều tra tổng thể của ông, Strobel không ngại trước các vấn đề đầy thách thức như:
• Tân Ước đáng tin cậy ra sao?
• Ngoài Kinh Thánh ra, có chứng cớ nào bênh vực Chúa Giêsu không?
• Chúa Giêsu có phải là Đấng Người nói Người là hay không?
• Có lý lẽ nào để tin rằng phục sinh là một biến cố có thực?
• Mọi bằng chứng cho thấy điều gì, và ngày nay chúng có nghĩa ra sao?
Thắng Giải Sách Huy chương Vàng và hai lần được đề nghị lãnh Giải Sách Kitô giáo của Năm, The Case for Christ đã được dựng thành phim và hiện bán được hơn 5 triệu cuốn khắp thế giới.
Theo từ điển mở Wikpedia, cuốn phim cùng tựa đề được sự đạo diễn của Jon Gunn dựa vào truyện phim của Brian Bird, Pure Flix Entertainment phát hành ngày 7 tháng 4 năm 2017, với ngân sách 3 triệu Mỹ kim, tiền thu do bán vé (box office): 17.6 triệu Mỹ kim.
Truyện phim như sau: năm 1980, Lee Strobel là một nhà báo và phóng viên điều tra vô thần của tờ Chicago Tribune. Ông và vợ Leslie có một con gái tên Alison và đang đợi đứa con thứ hai. Sau khi được một giải thưởng đặc biệt, Lee và gia đình đi ăn bữa tối để mừng biến cố. Tại nhà hàng, Alison bị nghẹn vì một cục kẹo. Một trong các khách hàng, vốn là một nữ y tá tên Alfie, đã can thiệp và cứu được Alison. Cô cho rằng biến cố này là Thánh ý Thiên Chúa, điều mà Leslie hoàn toàn tin theo.
Leslie và Alfie trở thành bạn thân và bắt đầu cùng nhau lui tới một thánh đường Kitô giáo. Bực mình, Lee cố gắng can gián vợ nhưng bất thành. Theo lời khuyên của người dìu dắt, Lee bắt tay vào việc tìm chứng cớ chứng minh việc phục sinh của Chúa Giêsu không hề xẩy ra. Trong khi đó, Leslie hạ sinh con trai, Kyle.
Lee bắt đầu thu lượm thông tin và chứng cớ. Sau đó, ông cố gắng chứng minh rằng các nhân chứng bị thôi miên, nhưng một nhà tâm lý học chứng minh ông sai. Rồi ông cố gắng thu lượm chứng cớ cho thấy Chúa Giêsu không chết nhưng đã được mang giấu kín, nhưng một lần nữa, một y sĩ chứng minh ông sai, cho ông thấy Chúa Giêsu quả đã chết trên thập giá.
Trong khi đó, người cha ra xa lạ của Lee cố gắng hòa giải với ông, nhưng ông từ khước. Cha ông sau đó ít lâu qua đời, và lúc đó, ông mới thấy quả thực cha ông rất yêu ông, điều này làm ông ngạc nhiên.
Lee cũng điều tra một vụ bắn hạ một viên cảnh sát. Thoạt đầu, dường như người bị kết án có tội và là một chỉ điểm viên cho một nhóm tội phạm, nhưng Lee chứng tỏ rằng chính viên cảnh sát tự bắn mình bằng cây súng bí mật dưới dạng một cây viết, và người bị kết án được trả tự do.
Lee cố gắng thu thập thêm bằng chứng cho cuộc điều tra tôn giáo của mình, nhưng người dìu dắt ông giải thích rằng bất kể ông quyết định tin hay không tin, phần cuối cùng chứng minh sự hiện hữu thực sự của Người là đức tin. Khi một đồng nghiệp khuyên nhủ, Lee đã quyết định làm một bước nhẩy vọt vào đức tin. Khi Lee cho Leslie biết tin, họ đã giảng hòa và cùng nhau cầu nguyện.
Lời người dịch
Chúng tôi phiên dịch tác phẩm này, dù biết tác giả là một mục sư Thệ Phản. Thiển nghĩ về phương diện học hỏi Kinh Thánh, người Thệ Phản đã có nhiều đóng góp tiên phong và giá trị, có khi trổi vượt hơn người Công Giáo. Trong tinh thần đại kết, hai bên, Công Giáo và Thệ Phản, đã có nhiều trao đổi và hợp tác hết sức chân tình và hữu ích. Điển hình là Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ với sự hợp tác và hỗ trợ của Liên hiệp Thánh Kinh Hội, mà chúng tôi tin phần lớn thành viên là Thệ Phản. Nhờ thế mà Kinh Thánh Công Giáo hiện đã vào được gần như mọi gia đình Viêt Nam. Nên e ngại lúc ban đầu đã bị đánh tan.
Duy có phần tác giả đề cập đến việc Chúa Giêsu, dù ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã tự trút bỏ mình, mặc lấy thân phận nô lệ (Pl 2:7) điều mà Thánh Phaolô gọi là kenosis, có thể khó hiểu. Tác giả hiểu Chúa Giêsu tự ý từ bỏ việc sử dụng các thuộc tính của thiên tính, tuy nhiên, có lúc, Người vẫn sử dụng các thuộc tính này, như làm cho người chết sống lại chẳng hạn. Theo tác giả, lúc đó, Người hành động với sự cho phép của Chúa Cha, chứ không do quyền năng Ngôi Hai của Người.
Về hạn từ “kenosis” này, có nhiều giải thích. Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chú giải là Chúa Giêsu trút bỏ “mọi vinh quang Người có quyền có và làm cho mình hoá ra không khi trở nên một người như muôn vàn người khác, nghĩa là chia sẻ tất cả những yếu đuối của thân phận con người như đói khát, mệt nhọc, đau khổ và cả cái chết (x. Gl 4:4; Rm 8:3; Dt 2:17)”. Lối giải thích “trút bỏ vinh quang” này cũng là lối giải thích của Cha Nguyễn Thế Thuấn, dù Cha dịch hạn từ này là “hủy mình ra không” (tr.448). Cha An Sơn Vị cũng giải thích như thế, dù cha dịch hạn từ này là “bỏ dứt mình đi” (tr.1324). Từ Điển Đức Tin Kitô Giáo Pháp-Việt cũng cùng một lối giải thích như thế: “Ngôi Lời, trong sự Nhập Thể, đã từ bỏ địa vị ngang bằng vinh quang với Thiên Chúa” (Tr.441).
Linh mục Brendan Byrne S.J., trong chú giải Thư Philíphê, cho rằng có lẽ phải hiểu hạn từ này theo nghĩa ẩn dụ: “trở nên vô quyền [powerless], vô hiệu [ineffective]”. Thành thử câu này có nghĩa: Chúa Kitô tự ý làm cho Người thành vô quyền, y hệt như nô lệ vô quyền vậy “mặc lấy thân nô lệ”. Trong tư tưởng của bài thánh ca (xem Gl 4:1-11; 4: 21-5:1; Rm 8:15), hiện hữu nhân bản chưa được cứu chuộc, trong yếu tính, là thân nô lệ, dưới ách các quyền lực thiêng liêng, tận cùng bằng cái chết (The New Jerome Biblical Commentary, Student Edition: Geoffrey Chapman, 2000 số 48:20 tr.795).
Dù là trút bỏ vinh quang hay quyền lực, nhưng nhất quyết không phải là trút bỏ thiên tính, vì Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, Người là Thiên Chúa đời đời, không lúc nào không là Thiên Chúa ngay trong Nhập Thể. Phải nói như Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 469, rằng: “Người thực sự là Con Thiên Chúa đã làm người, anh em của chúng ta, nhưng vẫn là Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Phụng vụ Rôma ca hát rằng: ‘Người vẫn là Người như trước, Người đã đảm nhận lấy điều Người chưa là trước đó’”.
Ấy thế mà, theo New Catholic Encyclopedia, có cả một lý thuyết gọi là kenoticism chủ trương rằng khi Nhập Thể, Ngôi Lời Thiên Chúa đã trút bỏ một phần hay trọn thiên tính của Người: Người đã từ bỏ quyền năng vô hạn của Người, từ bỏ sự hiểu biết mọi sự của Người, từ bỏ sự hiện diện khắp nơi của Người. Người mất hết ý thức về thiên tính của Người; hoặc thậm chí, Người còn thôi không còn là Thiên Chúa từ lúc Nhập Thể tới lúc Sống Lại.
Lý thuyết trên bắt đầu với các nhà thần học Tin Lành của Đức trong thế kỷ 19, sau đó, được một số người Anh Giáo và Chính Thống Nga tiếp nhận. Ngược hẳn lại truyền thống giáo phụ chính dòng hiểu Đoạn Ph 2: 6-11 như bằng chứng Kinh Thánh về thiên tính của Chúa Kitô, về nhân tính đích thực và trọn vẹn của Người, và sự hiệp nhất của Ngôi Vị Người.
Dĩ nhiên, một lý thuyết như thế bị Giáo Hội Công Giáo chính thức kết án. Thực vậy, Đức Piô XII, trong thông điệp Sempiternus Rex Christus năm 1951 đã lên án lý thuyết này, coi nó “là một sáng chế xấu xa, phải bị lên án ngang với thuyết Docetism (ảo thân thuyết) vốn chống lại nó”.
Lối giải thích của Thánh Tôma Aquinô về kenosis (tiếng Latinh: exinanitio), theo Linh mục Gilles Emery, Dòng Đa Minh, Giáo sư Đại Học Fribourg, Thụy Sĩ, trong bài Kenosis, Christ, and the Trinity in Thomas Aquino, đăng trên tập san Nova et Vetera, Ấn bản tiếng Anh, Bộ 17, số 3, năm 2019 và phổ biến trên trang mạng https://core.ac.uk/download/pdf/226979846.pdf, dựa vào các nguồn Thánh Ambrôsiô, Thánh Augustinô, Ambrosiaster, và Thánh Grêgôriô Cả. Tuy nhiên, ngài đã cung cấp nhiều điểm độc đáo của riêng ngài. Ngài làm rõ ý nghĩa của động từ exinanivit như sau:
“Người tự làm rỗng mình. Nhưng vì Người tròn đầy thiên tính, liệu Người có tự làm rỗng thiên tính đó hay không? Không hề, vì Người vẫn là điều Người vốn là; và điều Người không là, Người mang lấy. Nhưng phải hiểu điều này theo như việc Người mang lấy điều Người không có, chứ không theo như việc Người mang lấy điều Người có. Vì cũng như Người từ trời xuống, không phải vì Người ngưng hiện hữu ở trên trời, nhưng vì Người bắt đầu hiện hữu trên trái đất một cách khác thế nào, thì Người cũng tự làm rỗng Người, không phải bằng cách trút bỏ bản tính Thiên Chúa của Người, mà chỉ bằng cách mang lấy bản tính nhân loại như vậy” (Super Phil 2, lec. 2 [no. 57]).
Một mặt, tính bất biến thần linh của chủ thể kenosis đã được khẳng định rõ ràng bằng lời lẽ lấy của các Thánh Augustinô và Grêgôriô Cả qua công thức thời danh “quod erat permansit et quod non erat, assumpsit” [người vẫn là điều Người vốn là; và điều Người không là, Người mang lấy]. Mặt khác, kenosis được hiểu là mang lấy bản tính nhân loại, nghĩa là Nhập thể. Trong nhiều đoạn văn khác, Thánh Tôma minh nhiên đồng nhất hóa exinanitio của Pl 2:6-7 với việc hợp nhất bản vị hay Nhập thể. Trong chú giải của ngài về Thư Philíphê, ngài hiểu exinanitio như “Nhập thể” hay như “sự kết hợp trong ngôi vị”. Vì exinanitio không bao hàm việc thay đổi, mất mát hay giảm thiểu nào của thiên tính Chúa Con, nên điều cần thiết phải nói rõ Nhập thể là exinanitio theo nghĩa nào. Ngài giải thích như sau:
“[Thánh Tông đồ] nói rất hay rằng [Chúa Kitô] tự làm rỗng mình, vì rỗng ngược với tròn đầy. Vì bản tính Thiên Chúa tròn đầy một cách thỏa đáng, vì mọi sự hoàn hảo của điều tốt lành đều có ở đó. Nhưng bản tính nhân loại, cũng như linh hồn, thì không tròn đầy, nhưng có tiềm năng tròn đầy, vì nó được tạo nên như tấm bảng chưa được viết lên. Do đó, bản tính nhân loại là rỗng. Do đó ngài nói, Người tự làm rỗng mình, vì Người mang lấy bản tính nhân loại” (Super Phil 2, lec. 2 [no. 57]).
Lối giải thích của Thánh Tôma không hẳn là không có lý, lạ một điều, ngày nay các chú giải Công Giáo ít khi theo lối giải thích này. Chính Cha Emery cũng cho rằng lối giải thích của thánh nhân có tính chiểu tự vì động từ exinanire, hiểu theo chiểu tự, là “trở nên rỗng”. Cha cũng cho rằng: Lối giải thích này không phổ biến giữa các tác giả đồng thời với thánh nhân. Vả lại, khi cho rằng “bản tính nhân loại...được tạo nên như tấm bảng chưa được viết lên”, và do đó, trống rỗng, theo Cha Emery, là Thánh Tôma muốn lấy lại quan điểm “tabula rasa” [tấm bảng chưa được viết gì] của Aristốt, một quan điểm xét con người thiên về linh hồn hay trí hiểu nhiều hơn là một hữu thể gồm cả xác lẫn hồn.
Kỳ sau: Lý Lẽ Bênh Vực Chúa Kitô, Chương Dẫn Nhập
VietCatholic TV
Avdiivka: Lính Dù Nga cắm đầu chạy, trực thăng đến cứu nổ tung. Tướng Ukraine: Wagner đã kiệt lực
VietCatholic Media
02:59 11/04/2023
1. Quân Nga bỏ chạy khỏi Avdiivka, máy bay trực thăng đến cứu nổ tung
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 11 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết, hôm thứ Hai, quân Nga đã cố gắng chiếm thành phố Avdiivka nhưng bất thành.
Vào mờ sáng, Nga đã tiến hành các cuộc không kích vào thành phố, phá hủy một khu chung cư. Cô cho biết khoảng 1.800 người còn lại trong thành phố.
Thống Đốc Donetsk là ông Pavlo Kyrylenko cho biết thêm:
“Người Nga đã quyết liệt biến Avdiivka thành đống đổ nát. Hôm thứ Hai, thành phố lại hứng chịu một cuộc không kích khác - một tòa nhà nhiều tầng khác đã bị phá hủy. May mắn thay, không có nạn nhân nào vì tất cả cư dân của tòa nhà đã di tản”
“Tất cả dân thường phải rời khỏi các khu định cư ở tiền tuyến - chúng ta hỗ trợ di tản!” Kyrylenko nhấn mạnh.
Trích dẫn báo cáo của Thiếu tướng Mark Bezruchka và của Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 110, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết sau các cuộc không kích, quân chính quy Nga và các lực lượng của cái gọi là quân đoàn 1 của Cộng hòa Nhân Dân Donetsk đã xung phong vào Avdiivka. Tuy nhiên, họ vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân phòng thủ Ukraine và cuối cùng phải rút lui.
Một nhóm các máy bay trực thăng đã được gọi đến để yểm trợ cho tàn quân Nga đang tháo chạy. Một trực thăng chiến đấu Mi-24 của Nga đã bị bắn rơi.
Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 110 cho biết: “Hôm nay, các quân nhân thuộc lữ đoàn của chúng ta đã tiêu diệt chiếc trực thăng Mi-24 của địch. Đối phương không ngừng nỗ lực tấn công theo hướng Avdiivka, nơi chúng nhận được sự phản kháng xứng đáng, chịu tổn thất nặng nề về nhân lực và nhiều thiết bị quân sự bị phá hủy”.
Quân đội Nga đang bắn vào các phương tiện di chuyển về phía Bakhmut mặc dù thực tế là thường dân đang cố gắng rời khỏi khu vực.
Trong cuộc họp báo, Thứ trưởng Hanna Maliar cũng cho biết:
“Quân Nga đang bắn vào tất cả các phương tiện ra vào thành phố Bakhmut. Họ làm điều đó một cách tàn bạo. Họ bắn vào các phương tiện đang di chuyển, bất kể đó là những thường dân kẹt lại ở đó và hiện đang cố gắng rời khỏi thành phố. Họ đã tăng số lượng các cuộc tấn công bằng pháo vào Bakhmut và tiếp tục tích cực sử dụng cả máy bay”.
Cô xác nhận thông tin do Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cung cấp theo đó quân xâm lược Nga đã sử dụng chiến thuật tiêu thổ “Syria” trong các trận chiến giành Bakhmut ở vùng Donetsk. “Các đơn vị Wagner đã mất sức mạnh, và đó là lý do tại sao quân xâm lược đang tích cực sử dụng cả lực lượng tấn công đường không và lực lượng pháo binh. Đây là đánh giá từ những gì chúng tôi thấy. Đối phương thực sự sử dụng chiến thuật tiêu thổ ở đó”, Thứ trưởng nói.
Như đã đưa tin, tại hướng Bakhmut, quân Nga tiếp tục mở các chiến dịch tấn công, cố gắng kiểm soát hoàn toàn thành phố Bakhmut, các trận chiến ác liệt vẫn tiếp diễn. Vào ban ngày, đối phương đã tiến hành các hoạt động tấn công không thành công ở khu vực phía đông Bohdanivka và gần Khromove. Vào ngày 9 tháng 4, Đại Tướng Syrskyi đã đến thăm những khu vực nóng nhất của mặt trận theo hướng Bakhmut, nơi ông nghe báo cáo của chỉ huy các đơn vị quân đội và các nhóm về tiến độ phòng thủ và các vấn đề cần giải quyết ngay lập tức.
2. Ukraine đang đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở khu vực phía đông
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 11 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân Ukraine đang đẩy lùi các lực lượng Nga ở Lyman, Bakhmut, Avdiivak và Marinka ở phía đông.
Cô cho biết hơn 20 cuộc tấn công đã bị đẩy lùi trong 24 giờ qua ở những khu vực đó.
Nga đã tiến hành 21 cuộc không kích và 5 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn trên khắp Ukraine, trong đó có 4 cuộc ở Kramatorsk từ các hệ thống phòng không S-300. Nga cũng đang tăng số lượng trạm kiểm soát và tuần tra tại một số khu vực bị xâm lược
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân phòng thủ Ukraine đã bắn hạ một máy bay trực thăng Mi-24 và 6 UAV của Nga.
Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cho biết quân Wagner bị tiêu diệt gần hết nên quân chính quy Nga đang phải trực tiếp chiến đấu và đã quay sang sử dụng chiến thuật “tiêu thổ” ở thành phố Bakhmut phía đông.
“Đối phương chuyển sang cái gọi là chiến thuật tiêu thổ từ Syria. Nó đang phá hủy các tòa nhà và vị trí bằng các cuộc không kích và hỏa lực pháo binh”, Đại Tướng Oleksandr Syrskyi cho biết như trên và nhấn mạnh rằng: “Tình hình khó khăn nhưng có thể kiểm soát được.”
Tướng Syrskyi cho biết các lực lượng Nga đang điều động lực lượng đặc biệt và các đơn vị dù để hỗ trợ cuộc tấn công của họ vào thành phố khi các thành viên của nhóm quân sự Wagner của Nga đã trở nên “kiệt sức” và gần như bị tận diệt. Cuộc tấn công của Nga vào Bakhmut, một thành phố nhỏ ở vùng Donetsk, đang là tâm điểm của trận chiến lớn nhất trong cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa được phát động vào tháng 2 năm 2022.
Trong 24 giờ qua, 670 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 1 xe tăng, 4 xe thiết giáp, 10 hệ thống pháo, và 1 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 10 Tháng Tư, khoảng 178.820 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.637 xe tăng, 7.028 xe thiết giáp, 2.750 hệ thống pháo, 534 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 282 hệ thống tác chiến phòng không, 307 máy bay, 292 trực thăng, 2.323 máy bay không người lái, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.607 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 311 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Đan Mạch tặng 100 xe tăng Leopard cho Ukraine
Ukraine sẽ bắt đầu nhận xe tăng Leopard 1 từ Đan Mạch trước mùa hè. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cho biết như trên sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov hôm thứ Hai, ngày 10 tháng 4.
“Chúng tôi sẽ bắt đầu giao xe tăng Leopard 1 cho Ukraine trước mùa hè. Và sau đó, hy vọng rằng trong nửa năm tới, chúng tôi có thể tặng thêm khoảng 100 xe tăng Leopard 1 nữa, và tôi có thể nói rằng đó sẽ là một điều quan trọng đối với quân đội Ukraine,” Poulsen nói.
Ông cũng lưu ý rằng vào tháng tới Ukraine có thể nhận được các khẩu pháo Caesar mà quân đội Ukraine đang được huấn luyện sử dụng tại các cơ sở huấn luyện ở Đan Mạch.
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov nói: “Trong tương lai gần, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng gầm của những chú báo đốm với giọng Đan Mạch.”
4. Tòa Bạch Ốc nói: Biden đang được thông báo về các tài liệu bị rò rỉ
Tòa Bạch Ốc cho biết hôm thứ Hai rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang được thông báo tóm tắt về các tài liệu mật của Ngũ Giác Đài bị rò rỉ trong những tuần gần đây.
“Tổng thống đã được thông báo tóm tắt, ông ấy đã được thông báo lần đầu tiên vào cuối tuần trước khi tất cả chúng ta biết rằng có một số tài liệu ở ngoài đó,” Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về Truyền thông Chiến lược John Kirby nói với các phóng viên tại cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào chiều thứ Hai. “Ông ấy đã được thông báo và liên lạc với các quan chức an ninh quốc gia trong suốt cuối tuần.”
Kirby cho biết Bộ Quốc phòng đã chuyển vụ việc đến Bộ Tư pháp để điều tra hình sự khi được hỏi liệu chính phủ có biết ai đã làm rò rỉ tài liệu hay không,
Kirby nói: “Tôi chưa được biết họ đã đi đến bất kỳ kết luận nào vào thời điểm này.”
Khi được hỏi liệu chính quyền có tin rằng vụ rò rỉ đã được ngăn chặn hay liệu có một mối đe dọa đang diễn ra hay không, Kirby trả lời: “Chúng tôi không biết. Chúng tôi thực sự không biết”.
CNN trước đây đã báo cáo rằng các tài liệu đã cung cấp một cửa sổ hiếm hoi về cách Hoa Kỳ do thám các đồng minh cũng như đối phương, khiến các quan chức Hoa Kỳ vô cùng lo lắng, những người lo sợ những tiết lộ này có thể gây nguy hiểm cho các nguồn nhạy cảm và làm tổn hại các mối quan hệ đối ngoại quan trọng.
Trả lời câu hỏi liệu Biden có liên hệ với các đồng minh nước ngoài để đáp lại hay không, Kirby cho biết các quan chức Hoa Kỳ “đã liên lạc với các đồng minh và đối tác có liên quan trong vài ngày qua ở cấp độ rất cao”.
Kirby cho biết “chúng ta biết rằng một số trong số thông tin bị rò rỉ đã được chứng minh là đúng,” nhưng ông không muốn “nói về tính xác thực của tất cả các tài liệu.”
“ Chúng tôi vẫn đang xem xét tính xác thực của tất cả các tài liệu mà chúng ta biết là đang có ở ngoài đó,” Kirby nói.
Nhấn mạnh liệu Hoa Kỳ có tin rằng một số tài liệu là xác thực hay không, Kirby cho biết chính quyền “không thể nói về tính xác thực và tính hợp lệ của bất kỳ tài liệu nào trong số đó vào thời điểm này.”
Kirby nói thêm rằng “không có lý do gì để những loại tài liệu này thuộc phạm vi công cộng” và ông cho biết mối quan tâm lớn hơn là tại sao các tài liệu này đã bị công khai hoàn toàn.
5. Một người lính biên phòng từ Azovstal mất chồng trong chiến tranh nằm trong số những tù nhân trở về Ukraine
Valeria Karpylenko, một người lính biên phòng từ nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, Ukraine, là một trong những quân nhân được thả trong cuộc trao đổi tù nhân hôm thứ Hai.
Cô ấy có thể nhìn thấy trong các video do chính phủ Ukraine công bố cho thấy các tù nhân chiến tranh trở về nhà.
Karpylenko đã sát cánh cùng chồng chiến đấu trong nhà máy thép Azovstal bị bao vây. Vào ngày 5 tháng 5 năm 2022, cô và chồng kết hôn trong boongke Azovstal — nhưng chỉ ba ngày sau, anh ta bị giết, theo một bài đăng trên Facebook của Karpylenko vào thời điểm đó. Cô đã hứa rằng cô sẽ sống sót sau cuộc bao vây và sống vì cả hai.
Một số thông tin cơ bản: CNN đã đưa tin trước đó rằng Nga và Ukraine đã trao đổi hơn 200 tù nhân chiến tranh trong cuộc trao đổi mới nhất của họ.
Chánh văn phòng tổng thống Ukraine, Andriy Yermak xác nhận 100 người Ukraine đã được hồi hương. Họ bao gồm “quân nhân, thủy thủ, lính biên phòng và quân nhân Vệ binh Quốc gia”.
6. Nga và Ukraine trao đổi hơn 200 tù nhân chiến tranh trong cuộc trao đổi mới nhất
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết 106 quân nhân Nga “đã bị giam giữ trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, đã được trả về từ lãnh thổ do Kyiv kiểm soát” vào hôm thứ Hai. Các quân nhân sẽ được chuyển bằng máy bay đến Mạc Tư Khoa và được hỗ trợ về y tế và tâm lý.
Chánh văn phòng tổng thống Ukraine, Andriy Yermak xác nhận có một vụ trao đổi tù nhân và nói rằng 100 người Ukraine đã được trả về nhà. Họ bao gồm “quân nhân, thủy thủ, lính biên phòng và quân nhân Vệ binh Quốc gia”.
Ông nói rằng “những người bảo vệ Mariupol, Azovstal và Hostomel”, những người “bị thương nặng và mắc bệnh” nằm trong số những người được thả, đồng thời cho biết thêm rằng ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy là “trả lại tất cả người dân của chúng ta”.
Trụ sở điều phối của Ukraine về đối xử với tù nhân chiến tranh đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về các quân nhân Ukraine đã được trao trả.
“Kết quả của một cuộc trao đổi tù nhân chiến tranh khác là 80 nam quân nhân và 20 nữ quân nhân đang trở về nhà. Chín người trong số họ là sĩ quan, số còn lại là binh nhì và trung sĩ. Lần này, 24 Vệ binh Quốc gia, 22 lính biên phòng, 22 lính Hải quân, 21 quân nhân của Lực lượng bộ binh Ukraine và 11 thành viên bảo vệ lãnh thổ đã được thả.”
“Gần một nửa số tù nhân được thả bị thương nặng, bệnh tật hoặc bị tra tấn. Người trẻ nhất trong số những người bảo vệ mới được trả tự do mới 19 tuổi”.
Ngoài việc trao đổi tù binh chiến tranh với Nga, “theo Công ước Geneva”, Ukraine cũng bàn giao 5 tù nhân “bị thương nặng”, trong đó có “người phụ nữ Nga duy nhất bị giam giữ tại Ukraine”, theo Trụ sở điều phối của Ukraine về trao đổi tù binh chiến tranh.
Theo tổ chức này, việc hồi hương của họ diễn ra mà không có bất kỳ điều kiện nào từ phía Ukraine.
Hai tù nhân khác cũng được trả tự do là người Hồi giáo. Đây là một phần trong đề xuất trao đổi người Hồi giáo của cả hai bên như một dấu hiệu của sự tôn trọng trong tháng lễ Ramadan.
Và trước đó vào ngày 24 tháng 3, Ukraine đã cho hồi hương 5 người Nga bị thương nặng, theo thông báo của Trụ sở điều phối về đối xử với tù nhân chiến tranh của Ukraine.
7. Tổng thống Belarus Lukashenko gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga tại Minsk
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại Minsk hôm thứ Hai, theo hãng thông tấn nhà nước BelTa.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã đến thủ đô Belarus để theo dõi các thỏa thuận gần đây giữa Lukashenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Lukashenko nói với Shoigu rằng ông hy vọng Nga sẽ bảo vệ Belarus “như lãnh thổ của chính họ” trong trường hợp bị xâm lược.
Họ cũng thảo luận về huấn luyện chiến đấu và sự gắn kết của lực lượng chung của hai nước, bao gồm quân nhân Nga đang đóng quân trên lãnh thổ Belarus. BelTA, dẫn lời ông Lukashenko nói rằng hiện có “vài nghìn” quân nhân Nga ở Belarus.
Một số bối cảnh: Belarus là một trong số ít đồng minh của Nga trong cuộc chiến với Ukraine. Mặc dù quân đội của đất nước không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến, nhưng Belarus đã giúp Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, cho phép quân đội của Điện Cẩm Linh tiến vào Ukraine từ lãnh thổ của họ.
8. Vương quốc Anh nhận định Nga đang hy sinh tài nguyên để đạt được 'tối thiểu' ở thành phố có trục lộ tiếp tế
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Sacrifices Resources for 'Minimal' Gains in City With Key Road: U.K.”, nghĩa là “Vương quốc Anh nhận định Nga đang hy sinh tài nguyên để đạt được 'tối thiểu' ở thành phố có trục lộ chính”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga được cho là đang sử dụng các nguồn lực đáng kể để đạt được “lợi ích tối thiểu” trong nỗ lực kiểm soát một thành phố của Ukraine với những con đường có giá trị làm đường tiếp tế.
Marinka nằm ở Vùng Donetsk của miền Đông Ukraine và nằm gần một số khu vực xung đột căng thẳng nhất trong cuộc chiến, bao gồm thủ phủ của khu vực vẫn nằm dưới sự xâm lược của Nga và thành phố Bakhmut mà các lực lượng Ukraine đang chiến đấu để giữ quyến kiểm soát. Kyiv Independent báo cáo rằng thành phố đã bị “phá hủy phần lớn” sau cuộc xâm lược của Nga và hoàn toàn bị bỏ hoang bởi cư dân dân sự kể từ tháng 11.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Nga đã tiếp tục bơm các nguồn lực vào các trận chiến trên khắp Vùng Donetsk, đặc biệt là ở Marinka, cũng như thành phố Adviika. Nằm cách Donetsk chỉ 20 km và cách Bakhmut khoảng 120 km về phía tây nam. Các con đường dẫn đến Marinka có thể cung cấp các tuyến tiếp tế quan trọng cho Nga mặc dù thiếu lợi ích trước mắt.
“Nga tiếp tục dành ưu tiên cao cho các hoạt động cung cấp nguồn lực trong khu vực Donetsk rộng lớn hơn, bao gồm các khu vực Marinka và Avdiivka, sử dụng các nguồn lực đáng kể để đạt được những lợi ích tối thiểu”, Bộ Quốc phòng nêu rõ trong báo cáo của mình.
Là một trong những khu vực ly khai tạo nên khu vực Donbas, trung tâm của cuộc xung đột, Nga đang chiến đấu hết mình để giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực Donetsk như một mục tiêu chính của cuộc xâm lược. Nga tuyên bố đã sáp nhập khu vực này, cùng với ba khu vực khác dọc theo biên giới của nước này ở miền Đông Ukraine, vào cuối năm ngoái, mặc dù những vụ sáp nhập đó không được quốc tế công nhận.
“Trận chiến giành Marinka đã tiếp diễn kể từ tháng 3 năm ngoái, và trong khi các phần của thị trấn đã bị xâm lược, các cuộc tấn công lặp đi lặp lại của Nga đã diễn ra trước sự kháng cự kiên quyết của Ukraine,” chuyên gia về xung đột Âu Châu Rajan Menon thuộc tổ chức tư vấn Các ưu tiên Quốc phòng giải thích trong một tuyên bố gửi đến Newsweek. “Vì vậy, Marinka đã tránh được sự xâm lược của Nga. Trận Marinka, giống như trận Bakhmut, phản ánh mục tiêu chính của cuộc tấn công mùa đông không thành công của Nga, trong tham vọng chinh phục toàn bộ Donbas, bao gồm các tỉnh Donetsk và Luhansk. Người Nga kiểm soát Luhansk nhưng chỉ kiểm soát được một phần của Donetsk, nơi tầm quan trọng nằm ở các thành phố và thị trấn như Bakhmut, Marinka, Avdiivka, Vuhledar, Kamianka…
Trong một bài đăng trên Instagram cho thấy hậu quả của cuộc xung đột ở Marinka, Kyiv Independent nói rằng thành phố này nằm trong số những thành phố ở Ukraine đã bị “xóa sổ khỏi Trái đất” bởi “chiến thuật tiêu thổ” của Nga, với 10.000 cư dân của nó phải lánh nạn hoặc bị giết.
“Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt và oanh tạc của Nga, thành phố Marinka ở Tỉnh Donetsk phía đông Ukraine đã bị xóa sổ khỏi Trái đất,” tờ báo viết. “Từng là nơi sinh sống của gần 10.000 người, giờ đây nó chẳng là gì ngoài một khu đất với những bộ xương thỉnh thoảng của các tòa nhà bị phá hủy. Marinka gia nhập danh sách dài các thành phố của Ukraine như Mariupol và Volnovakha đã trở thành nạn nhân của chiến thuật tiêu thổ mà Nga đã sử dụng trong cuộc chiến chống lại Ukraine.”
9. Sự suy tàn của Ngoại trưởng Nga Serge Lavrov
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “The Decline of Sergey Lavrov”, nghĩa là “Sự suy tàn của Serge Lavrov.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Các chuyên gia nói với Newsweek rằng ông Lavrov là gương mặt đại diện cho một cơ quan ngoại giao Nga bị vô hiệu hóa, bị các đồng minh ưa thích của Putin gạt sang một bên về mặt quân sự và an ninh.
Ông Lavrov không thuộc nhóm thân cận của ông Putin, nhưng ông được hưởng đặc quyền đi kèm với vị trí của mình trong giới tinh hoa Nga.
Bất chấp những tin đồn lâu nay rằng ông muốn ra đi, ông Lavrov vẫn tại vị khi quân đội Nga thúc đẩy cuộc chiến ở Ukraine.
Các chuyên gia đã nói với Newsweek rằng Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đang dò dẫm trong sự nghiệp của mình.
Quá trình chuyển đổi dần dần của người đàn ông 73 tuổi từ một nhân vật ngoại giao nặng ký sang một chiếc loa của điện Cẩm Linh đã được đẩy nhanh bởi cuộc chiến thảm khốc của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, một cuộc xung đột đã khiến ông Lavrov - từ lâu được coi là một nhà điều hành khôn ngoan và hiệu quả - phải đối mặt với một kết cục ô nhục đối với nhiệm kỳ 50- năm sự nghiệp ngoại giao.
Lavrov là gương mặt dở sống dở chết của một cơ quan ngoại giao Nga bị vô hiệu hóa, cơ quan này, kể từ khi Putin lên nắm quyền, đã dần dần nhìn thấy chính sách đối với những bản báo cáo quan trọng và bổ ích nhất được trao cho những người thân cận của tổng thống; những người đàn ông an ninh và quân sự “siloviki” đã khuyến khích Putin đi theo hướng hiếu chiến, đẩy Mạc Tư Khoa vào con đường đối đầu với phương Tây.
Là một tay chân đáng tin cậy, ông Lavrov luôn nằm ngoài vòng thân cận của Putin. Tuy nhiên, vị ngoại trưởng phục vụ lâu nhất của Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ đã tận hưởng cuộc sống trong giới quý tộc mới của đất nước, cũng như vợ, con gái, tình nhân của ông ta và con gái của tình nhân được đi du lịch liên tu bất tận.
Bất chấp những tin đồn dai dẳng rằng đặc phái viên sinh ra ở Mạc Tư Khoa từ lâu đã muốn ra đi, ông Lavrov vẫn tại vị. Trong khi quân đội Nga chiến đấu và hy sinh trên các cánh đồng của Ukraine, thì ông Lavrov đang chiến đấu trong trận thua của chính mình để được coi trọng ở nước ngoài.
Mark Galeotti, tác giả cuốn Những cuộc chiến của Putin: Từ Chechnya đến Ukraine, nói với Newsweek: “Ở một khía cạnh nào đó, người ta có thể gọi ông ấy là tù nhân của hệ thống, mặc dù thật khó để cảm thấy có thiện cảm đặc biệt với một người ở vị trí của ông ta.
“Ở một mức độ nào đó, công việc của một nhà ngoại giao là nói dối cho đất nước của bạn,” Galeotti tiếp tục. “Tuy nhiên, cách bạn nói dối và thời điểm bạn nói dối có ý nghĩa rất lớn; nó ảnh hưởng đến loại giá bạn phải trả. Đối với ông Lavrov chính xác là với những việc ông ấy phải làm. Ông ấy đã phải trả một cái giá quá đắt về uy tín của mình.”
Galeotti nói: “Một người đàn ông từng là vĩ nhân tuyệt đối trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế vào thời của ông ấy giờ đây đã trở thành—theo một cách nào đó—một trò cười. “Không phải đối với tất cả mọi người, chúng ta không nên nói quá lên. Lavrov vẫn là một người khôn ngoan, xảo quyệt và có thể là một nhà điều hành khá quyến rũ. Tuy nhiên, ông ấy vẫn chỉ là cái bóng của Lavrov trước đây”.
Galeotti nói: “Anh ấy chẳng hơn gì một anh chàng tội nghiệp đi theo con voi với một cái xẻng quét rác và chổi để dọn dẹp sau đó. Anh ta không xác định được hướng di chuyển của con voi.”
'Mất kiểm soát'
Sự ám ảnh về tập trung quyền lực của Putin đã khiến ông Lavrov và Bộ Ngoại giao bị giảm sút nhiều. Galeotti cho biết, chính sách đối ngoại đã bị chia cắt giữa nhiều phe phái khác nhau ở Điện Cẩm Linh, với hướng đi của Mạc Tư Khoa chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ cố vấn đối ngoại chính của Putin, Yuri Ushakov, hơn là bởi nhà ngoại giao hàng đầu của Mạc Tư Khoa.
“Ví dụ, Bộ Quốc phòng điều hành chính sách đối với Syria. Rosneft điều hành chính sách đối với Venezuela vì tầm quan trọng của dầu mỏ, và do đó Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin rất quan trọng. Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev về cơ bản chiếm ưu thế trong chính sách đối với Balkan. Và theo một số cách, những gì còn lại thuộc về Bộ Ngoại giao. Ví dụ như Afghanistan.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Vụ phá hoại nhà thờ nghiêm trọng ở Mỹ. Hoả hoạn trong Tuần Thánh ở Tây Ban Nha. Tình hình Giêrusalem
VietCatholic Media
05:07 11/04/2023
1. Một hành động phá hoại khác: Bàn thờ của nhà thờ Công Giáo Nebraska bị lật, bức tượng bị phá hủy
Cha sở của một nhà thờ Công Giáo ở Syracuse, Nebraska, đã bị sốc khi phát hiện ra vào sáng thứ Bảy việc rằng bàn thờ đã bị lật nhào, một bức tượng bị xúc phạm và một số đồ vật khác bị hư hại.
“Bằng cách nào đó, trong sự quan phòng của Chúa, điều này đã xảy ra,” Cha Ryan Salisbury, cha sở của Nhà thờ Công Giáo Thánh Paulinus, nói với CNA ngày 3 tháng Tư.
“Chuyện xảy ra trong Tuần Thánh của Chúa chúng ta. Hành trình của chính Ngài được đánh dấu bằng sự bất công, bởi sự đổ vỡ và bởi sự tổn thương đối với chính cơ thể Ngài, và điều đó được phép tái diễn ở đây, ở Syracuse theo một cách nào đó,” ngài nói thêm, không nén được tiếng thở dài.
Một bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã bị hỏng không thể sửa chữa được và các chân đèn cũng như bàn thờ bằng đá cũng bị hư hại. Ngài cho biết thiệt hại lên tới 5.000 USD. Nhà tạm và Thánh Thể vẫn nguyên vẹn.
Cha Salisbury cho biết cảnh sát hiện đang điều tra tội phạm. Nhà thờ đã có thể được dọn dẹp kịp thời trước Thánh lễ và lễ rửa tội vào thứ Bảy. Cha Salisbury cũng đưa ra thông điệp tha thứ cho những kẻ phạm tội.
“Trong Tuần Thánh của chính Chúa chúng ta, khi những điều này xảy ra với vị linh mục, ngài đã cầu nguyện rằng: 'Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.'“
“Đó là lời cầu nguyện của chúng ta với tư cách là một giáo xứ,” ngài nói.
“Mặc dù điều này không bào chữa cho những gì đã xảy ra, nhưng chúng ta muốn gặp họ với sự tha thứ theo bất kỳ cách nào mà họ đang bị tổn thương hoặc tan vỡ vì Chúa của chúng ta cũng muốn mang đến cho họ sự chữa lành,” ngài nói.
Julie Slama, thượng nghị sĩ bang Nebraska và là giáo dân tại nhà thờ Thánh Paulinus, viết trên Twitter rằng bà rất đau lòng trước hành vi phá hoại.
Slama, một người cải đạo sang Công Giáo, đã xin cầu nguyện cho giáo xứ.
“Cầu mong tất cả những ai chọn thờ phượng có thể làm như vậy một cách tự do và không sợ hãi,” cô nói thêm.
Source:Catholic News Agency
2. Hỏa hoạn làm hư hại ba bức tượng Đức Trinh Nữ Maria ở Tây Ban Nha vào đầu Tuần Thánh
Khi các cuộc rước Tuần Thánh bắt đầu ở Tây Ban Nha, ba bức tượng chạm khắc bằng gỗ về Đức Trinh Nữ Maria đã bị hư hại do hỏa hoạn trong ba sự việc riêng biệt. Nguyên nhân của mỗi vụ cháy dường như là ngẫu nhiên.
Các bức tượng Đức Mẹ ở Tây Ban Nha thường được khoác một chiếc áo choàng trang trí công phu. Cuối tuần qua, hai chiếc bốc cháy từ ngọn nến và một chiếc có thể do chập điện.
Những người tổ chức một cuộc rước Tuần Thánh ở thị trấn Chiclana thuộc tỉnh Cadiz đã báo cáo rằng “do một mảnh bấc nến rơi xuống,” áo choàng của Đức Thánh Maria Vô Ưu “bốc hỏa” vào ngày 31 tháng 3, thứ Sáu trước Tuần Thánh là ngày được biết đến ở Tây Ban Nha là Thứ Sáu Thương Khó, tưởng nhớ bảy sự thương khó của Mẹ Chúa Giêsu khi cuộc khổ nạn của con Mẹ đến gần.
Những người tổ chức cho biết chiếc áo choàng đã bị phá hủy hoàn toàn và “khuôn mặt và bàn tay phải hình ảnh của Đức Mẹ” đã bị ngọn lửa làm hư hại, nhưng ngọn lửa không ảnh hưởng đến hình ảnh của Chúa Giêsu, Cha của những người đau khổ, “nhờ sự can thiệp kịp thời” của những người hỗ trợ với việc tôn kính hình ảnh.
May mắn thay, không có ai bị thương do vụ cháy. Mặc dù bày tỏ “nỗi đau đớn, tiếc thương và cảm giác bất lực sâu sắc nhất” về vụ việc nhưng ý thức được rằng nhiệm vụ của họ là “truyền giáo trên đường phố”, nhóm Huynh đệ Tuần Thánh đã quyết định thực hiện cuộc rước được lên kế hoạch vào ngày hôm đó trong Tuần Thánh.
Ở Tây Ban Nha, các nhóm tổ chức các cuộc diễu hành trên đường phố khác nhau được gọi là hội huynh đệ.
Hai người bị thương ở Vélez-Málaga
Hai thành viên của một hiệp hội Tuần Thánh đã bị thương khi họ cố gắng dập lửa đang đốt áo choàng của Đức Trinh Nữ El Rocío trong cuộc rước Chúa Nhật Lễ Lá ở thị trấn Vélez-Málaga
Một ngọn nến đã rơi xuống và ngọn lửa xảy ra trong cuộc rước do Hiệp hội Tuần Thánh tổ chức trong cuộc Chiến thắng khải hoàn của Ngài vào Giêrusalem cùng Đức Trinh Nữ El Rocío.
Một phần của áo choàng đã bị hư hại. Hiệp hội cho biết thiệt hại đối với bức chạm khắc ban đầu có vẻ chỉ là “bề ngoài”.
Hiệp hội hứa sẽ cung cấp thêm thông tin về những gì đã xảy ra trong những ngày tới và cảm ơn “những biểu hiện của tình yêu, sự giúp đỡ, tình cảm và sự cam kết của mọi người và các hiệp hội” đã thể hiện sự hỗ trợ của họ.
Nghi ngờ chập mạch trong vụ cháy thứ ba
Một đám cháy bùng phát vào đêm 2 rạng sáng 3 tháng 4 tại Nhà thờ Rất Thánh Đức Mẹ Đầy Ân Phúc ở thị trấn Almadén de la Plata thuộc tỉnh Seville.
Theo chính quyền thành phố, “một trong những phần của bàn thờ bắt đầu bốc cháy” và các nhân viên cứu hỏa ban đầu nghi ngờ ngọn lửa bắt đầu “do chập điện”.
Tòa thị chính cho biết, thật không may, tác phẩm điêu khắc Đức Trinh Nữ đã bị “hư hại khá nhiều”.
Khi đám cháy bùng phát, nhiều người dân đã đến hiện trường cùng với lực lượng cứu hỏa tình nguyện địa phương và cảnh sát bảo vệ dân sự. Hành động của họ đã ngăn chặn “toàn bộ nhà thờ” bốc cháy.
Source:Catholic News Agency
3. Tội ác thù hận chống lại người Công Giáo ở Canada đã tăng 260% vào năm 2021
Tội ác căm thù nhắm vào người Công Giáo Canada đang gia tăng, với dữ liệu mới cho thấy mức tăng 260% vào năm 2021. Mặc dù phần lớn trong số này là các hành vi gây hấn phi bạo lực, nhưng sự gia tăng mạnh về số vụ so với năm trước đã làm dấy lên lo ngại rằng tình cảm bài Công Giáo đang gia tăng ở Canada.
Báo cáo do Cơ quan Thống kê Canada, gọi tắt là StatCan, công bố. Cơ quan này cung cấp dữ liệu thống kê và thông tin chi tiết để giúp người dân Canada hiểu rõ hơn về đất nước của họ. Theo số liệu của họ, tổng số tội ác do thù hận được báo cáo với cảnh sát đã tăng từ 2.646 vụ vào năm 2020 lên 3.360 vụ vào năm 2021, tức là tăng 27%.
Khi được chia nhỏ theo các lĩnh vực phân biệt đối xử, tỷ lệ tội phạm do thù hận được báo cáo cao nhất nhắm vào chủng tộc hoặc sắc tộc ( tăng 6% lên đến 1.723 vụ), tiếp theo là khuynh hướng tình dục ( tăng 64% lên đến 423 vụ) và tôn giáo ( tăng 67% lên đến 884 vụ).
Các báo cáo lưu ý rằng tỷ lệ tội ác do thù ghét đã liên tục tăng hàng năm kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Trong lĩnh vực tội ác vì căm thù tôn giáo, các vụ việc đã tăng từ 530 vụ vào năm 2020 lên 884 vụ vào năm 2021. Khi chia nhỏ hơn cho các tôn giáo riêng lẻ, người Công Giáo ở Canada đã trải qua mức tăng 260% trong các vụ việc được báo cáo. Các tôn giáo khác cũng có sự gia tăng, mặc dù không ở cùng mức độ. Do Thái Giáo báo cáo các vụ việc nhiều hơn 47% và Hồi giáo báo cáo tăng 71%.
StatCan lưu ý rằng những phát hiện của họ dựa trên các hành vi phạm tội đã được báo cáo với cảnh sát và không thể tính đến các tội phạm bổ sung không được báo cáo.
Source:Aleteia
4. Không có đụng độ ở Giêrusalem trong ngày lễ Phục sinh nhưng khu vực này chuẩn bị cho bạo lực tiếp theo
Các nghi thức của người Hồi giáo và người Do Thái đã diễn ra đồng thời vào hôm Chúa Nhật 9 Tháng Tư tại Núi Đền, điểm nóng của Giêrusalem nơi có đền thờ Hồi giáo al-Aqsa. May mắn là mọi cử hành đã trôi qua mà không có xung đột lớn sau các cuộc không kích và bắn hỏa tiễn xuyên biên giới hiếm hoi giữa Israel và Syria trong đêm, và những lo ngại về xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông sau khi leo thang trên nhiều khu vực.
Khoảng 15.000 tín hữu Do Thái đã tập trung tại Bức tường phía Tây ở Đông Giêrusalem bị xâm lược, địa điểm linh thiêng nhất mà người Do Thái có thể cầu nguyện, vào sáng Chúa Nhật để cầu nguyện đánh dấu Lễ Vượt qua. Đồng thời, hàng nghìn người Palestine đã thực hiện các buổi cầu nguyện lúc bình minh và giữa trưa của người Hồi giáo tại al-Aqsa, một lối đi dạo ở phía bên kia bức tường, như một phần của các nghi lễ trong tháng lễ Ramadan. Những người hành hương Kitô giáo cũng tràn ngập Thành phố Cổ để đánh dấu Tuần Thánh mà cao điểm là Chúa Nhật Phục sinh, trong một sự hội tụ hiếm hoi của các lễ kỷ niệm của ba tín ngưỡng khác nhau.
Những căng thẳng trong tuần qua về việc tiếp cận Núi Đền- là địa điểm thiêng liêng đối với cả Do Thái giáo và Hồi giáo - trong thời gian nghỉ lễ nhạy cảm đã gây ra giao tranh xuyên biên giới khá phổ biến giữa Israel và các nhóm chiến binh Palestine ở Dải Gaza, nhưng trong một diễn biến hiếm hoi, họ đã rút về Li Băng và bây giờ là Syria. Trong khi các lễ hội hôm Chúa Nhật được tiến hành một cách hòa bình dưới sự hiện diện dày đặc của cảnh sát Israel, khu vực này vẫn chuẩn bị cho bạo lực tiếp tục.
Trong đêm, Israel đã oanh tạc các mục tiêu quân sự của Syria ở vùng lân cận thủ đô Damascus, để đáp trả một loạt sáu quả rocket hiếm hoi được phóng về phía Cao nguyên Golan do Israel xâm lược, tất cả đều rơi xuống bãi đất trống hoặc bị hệ thống phòng không đánh chặn. Quân đội Israel cho biết họ đã sử dụng pháo binh và máy bay không người lái để tấn công các bệ phóng hỏa tiễn và không kích vào một khu tập thể quân sự, hệ thống radar quân sự và các chốt pháo binh của quân đội Syria.
Israel đã thực hiện hàng nghìn cuộc tấn công ở Syria trong suốt cuộc nội chiến kéo dài 12 năm của nước láng giềng nhằm phá hoại sự hiện diện của Iran ở đó, nhưng hiếm khi thừa nhận các cuộc tấn công này. Các Ayatollah của Tehran đã thề sẽ hủy diệt nhà nước Do Thái và liên minh với các nhóm Palestine, chế độ Damascus và lực lượng Hezbollah của Li Băng.
Kênh truyền hình al-Mayadeen của Li Băng đưa tin, một nhánh của nhóm Jihad Hồi giáo Palestine do Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Damascus đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, đồng thời cho biết họ đang trả đũa cho những cảnh bạo lực của cảnh sát Israel đối với những người theo đạo Hồi tại al-Aqsa. Bộ Quốc phòng Israel cho biết trong một tuyên bố rằng nhà nước Syria “chịu trách nhiệm về mọi hoạt động xảy ra trong lãnh thổ của mình và sẽ không cho phép bất kỳ nỗ lực nào vi phạm chủ quyền của Israel”.
Không có thương vong nào được báo cáo ở cả hai bên, cho thấy các cuộc tấn công có phạm vi hạn chế. Các vụ phóng hỏa tiễn từ lãnh thổ Syria diễn ra sau một loạt hỏa tiễn về phía Israel từ Li Băng hôm thứ Năm. Đó là vụ bùng phát lớn nhất giữa hai nước kể từ cuộc chiến ngắn với nhóm chiến binh Hezbollah vào năm 2006.
Mặc dù Israel cho biết họ tin rằng nhóm Hồi giáo Palestine Hamas đứng sau vụ tấn công từ Li Băng, nhưng không có khả năng nó được thực hiện mà không có sự phối hợp với Hezbollah.
Hezbollah cho biết trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật rằng lãnh đạo của họ, Hassan Nasrallah, đã gặp ở thủ đô Beirut của Li Băng với thủ lĩnh Hamas có trụ sở tại Qatar, Ismail Haniyeh.
Tang lễ của hai chị em người Anh gốc Israel, Maia và Rina Dee, 20 và 15 tuổi, thiệt mạng trong một vụ xả súng ở thung lũng Jordan, diễn ra vào tối Chúa Nhật tại một nghĩa trang ở khu định cư Do Thái Kfar Etzion ở Bờ Tây. Chưa có nghi phạm nào được xác định trong vụ tấn công.
Một du khách người Ý, Alessandro Parini, 35 tuổi, một luật sư từ Rôma, đã đến Tel Aviv để tham dự Tuần Thánh vài giờ trước khi anh ta bị giết trong một vụ đâm xe trên đường đi dạo bên bờ biển của thành phố hôm thứ Sáu. Người lái xe tông vào xe anh ta, là một công dân Israel gốc Ả Rập, đã bị bắn chết tại hiện trường.
Source:The Guardian
Chỉ huy Nga bị quăng lựu đạn, lính hè nhau bỏ chạy. Nghi nội gian, Ngũ Giác Đài quyết tìm thủ phạm
VietCatholic Media
15:25 11/04/2023
1. Các tài liệu rò rỉ của Ngũ Giác Đài cho thấy Hoa Kỳ đã nắm được các kế hoạch của Nga nhưng tài sản tình báo của Mỹ có thể gặp nguy hiểm
Các tài liệu rò rỉ của Ngũ Giác Đài cho thấy Hoa Kỳ đã có thể thâm nhập vào Bộ Quốc phòng Nga và tổ chức lính đánh thuê Tập đoàn Wagner sâu hơn những gì được hiểu trước đây.
Phần lớn thông tin về Nga được thu thập thông qua các liên lạc bị chặn, làm dấy lên lo ngại rằng người Nga hiện có thể thay đổi phương thức liên lạc để che giấu kế hoạch của họ tốt hơn.
Nguồn nhân lực cũng có thể gặp rủi ro. Các bản đồ về các hoạt động và khả năng di chuyển của quân đội Nga có trong kho tài liệu một phần được lấy từ các nguồn tình báo bí mật ngay trên đất Nga, khiến các quan chức Hoa Kỳ lo ngại rằng những người cung cấp tin tức đó hiện có thể gặp nguy hiểm.
Các tài liệu cho thấy Hoa Kỳ đã có thể nắm được các kế hoạch tấn công của Nga, xác định chính xác các nhà máy nhiệt điện, trạm biến áp điện, cầu đường sắt và phương tiện mà Lực lượng Nga đã lên kế hoạch tấn công bên trong Ukraine và khi nào.
Mỹ cũng có thể ngăn chặn chiến lược của Nga nhằm chống lại xe tăng NATO dự kiến sẽ tiến vào Ukraine bắt đầu từ tháng Tư. Báo cáo tình báo Mỹ cho biết kế hoạch “kêu gọi thiết lập ba vùng hỏa lực dựa trên phạm vi – dài, trung bình và ngắn – với mỗi vùng được bao phủ bởi các loại vũ khí và đơn vị cụ thể”.
Các tài liệu bị rò rỉ cũng làm nổi bật những lo ngại của Hoa Kỳ về Tập đoàn Wagner, là tập đoàn có ít nhất 50,000 nhân viên đang hoạt động ở Ukraine trong đó ít nhất 40,000 đã bị giết, các tài liệu thảo luận về việc Wagner tiếp tục tuyển dụng tù nhân Nga để chiến đấu ở Ukraine – nhấn mạnh “ảnh hưởng liên tục của nhà lãnh đạo này với Putin” – và kế hoạch của nhóm tăng cường sự hiện diện của nó trên khắp Phi Châu và ở Haiti.
Thương vong gia tăng: Các tài liệu cũng cung cấp một cửa sổ về số liệu thương vong của cả hai bên, những con số nổi tiếng là khó ước tính chính xác và Hoa Kỳ đã miễn cưỡng chia sẻ chi tiết công khai.
Theo một trong các tài liệu, các lực lượng Nga đã chịu thương vong từ 189.500 đến 223.000 người tính đến tháng 2, trong đó có tới 43.000 binh sĩ thiệt mạng trong chiến đấu. Trong khi đó, Ukraine đã phải chịu thương vong từ 124.500 đến 131.000 người, trong đó có tới 17.500 người thiệt mạng trong trận chiến.
2. Máy bay không người lái của Ukraine đánh trúng chỉ huy Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Drone Scores Direct Hit on Russian Commander, Video Shows”, nghĩa là “Video cho thấy máy bay không người lái của Ukraine đánh trúng chỉ huy thiết giáp Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Đoạn phim đăng tải trên mạng dường như cho thấy một máy bay không người lái của Ukraine tấn công một chỉ huy Nga đang ngồi trên xe chiến đấu bộ binh của Nga.
Trong một đoạn clip được đăng lên Reddit, một quả lựu đạn dường như được thả xuống một chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga từ trên cao, được quay từ góc nhìn của một người điều khiển máy bay không người lái.
Người điều khiển phương tiện sau đó có thể được nhìn thấy cố bước ra khỏi phương tiện và cố gắng chạy khỏi vùng lân cận của cuộc tấn công. Số phận của viên chỉ huy Nga bị trúng quả lựu đạn vẫn chưa biết sống chết ra sao.
Đoạn clip được Lữ Đoàn Cơ Giới Số 72 của Ukraine đưa lên mạng xã hội theo một mô tả xuất hiện ở đầu video.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine và Nga để xin bình luận và Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine về tính xác thực của đoạn clip.
Xe chiến đấu bộ binh bánh xích BMP của Nga có nhiều phiên bản, bao gồm BMP-1. BMP-2 nâng cấp và BMP-3 sau này có các hệ thống hiện đại hóa, với BMP-3 kết hợp “những gì tốt nhất của xe chiến đấu bộ binh, xe chống tăng, xe hỗ trợ hỏa lực và xe chở quân đổ bộ,” theo nhà xuất khẩu quân sự nhà nước Nga, Rosoboronexport. Nó có tốc độ tối đa khoảng 43 dặm một giờ, và phạm vi hành trình khoảng 370 dặm
BMP-3 được trang bị bệ phóng hỏa tiễn-pháo 100 ly, pháo tự động 30 ly và súng máy 7,62 ly cũng như súng máy lắp trên thân xe.
Theo trang theo dõi quân sự nguồn mở Oryx của Hà Lan, Nga đã mất tổng cộng 2.286 phương tiện chiến đấu bộ binh — bao gồm 1.478 chiếc bị phá hủy và 610 phương tiện bị bắt giữ — tính đến thứ Hai. Trong số này, 374 biến thể BMP-1 đã bị phá hủy hoặc bắt giữ, cũng như hàng trăm xe BMP-2 và 249 BMP-3. Tuy nhiên, Oryx chỉ ghi danh các tổn thất được xác nhận trực quan, vì vậy tổng số có thể cao hơn nhiều.
Chính quyền Ukraine thường xuyên chia sẻ các cảnh quay về các cuộc tấn công, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được ghi lại bằng các camera. Các clip máy bay không người lái xuất hiện vào tháng 6 năm ngoái cũng cho thấy các máy bay không người lái Ukraine tấn công vào một xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Nga.
Đầu tháng này, quân đội Ukraine đã chia sẻ video một binh sĩ tấn công vào xe tăng Nga bằng hỏa tiễn chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất. Vào cuối tháng 3, các lực lượng Ukraine đã đăng tải đoạn phim quay cảnh một máy bay không người lái hạ gục hệ thống hỏa tiễn TOR-M2 của Nga.
Máy bay không người lái đã đóng một vai trò nổi bật trong cuộc chiến Ukraine cho cả lực lượng của Mạc Tư Khoa và Kyiv.
“Chúng là siêu vũ khí ở đây,” Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, nói với Newsweek vào tháng Hai. Ông nói thêm: “Cuộc chiến này là cuộc chiến của máy bay không người lái.
3. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Lực lượng của Putin đã đào rãnh phòng thủ dài 45 dặm ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Satellite Pics Show Putin's Forces Dug 45-Mile Defensive Trench in Ukraine”, nghĩa là “Hình ảnh vệ tinh cho thấy Lực lượng của Putin đã đào chiến hào phòng thủ dài 45 dặm ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo hình ảnh vệ tinh Nga được cho là đã đào một chiến hào phòng thủ dài 45 dặm hay 72.4km ở tỉnh Zaporizhzhia của Ukraine.
Chiến hào bắt đầu gần Melitopol và kéo dài về phía tây đến làng Marynivka.
Chiều dài của chiến hào lên đến khoảng một phần ba chiều dài của khu vực.
Chiến hào có thể cung cấp cho lực lượng Nga một tuyến phòng thủ trong khu vực mà nhiều nhà phân tích tin rằng sẽ là chìa khóa trong cuộc phản công dự kiến của Ukraine.
Những hình ảnh mới được công bố cho thấy đường hào liên tục trải dài trên vùng đất mà Nga xâm lược ở tỉnh Zaporizhzhia của Ukraine.
Nga đã nắm quyền kiểm soát một số cộng đồng ở Tỉnh Zaporizhzhia trong những ngày đầu của cuộc xâm lược mà Putin đã ra lệnh vào tháng 2 năm ngoái. Vài ngày sau khi các cuộc tấn công bắt đầu, Mạc Tư Khoa đã giành quyền kiểm soát thành phố Berdiansk trước khi chiếm được Melitopol vào ngày 1 tháng 3. Ngay sau đó, các lực lượng Nga cũng chiếm được thành phố Enerhodar, nơi đặt Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Tuy nhiên, Ukraine đã giữ được thủ phủ Zaporizhzhia trong suốt cuộc chiến.
Trung tâm Điều tra Báo chí cho biết hình ảnh chiến hào được vệ tinh Sentinel-2 thuộc chương trình quan sát Trái đất Copernicus của Liên minh Âu Châu ghi lại. Các phương tiện truyền thông nói thêm rằng một phân tích bằng chứng hình ảnh cho thấy việc đào tuyến phòng thủ đã bắt đầu vào tháng Chín.
Trung tâm Điều tra Báo chí cáo buộc rằng Nga đã sử dụng lực lượng lao động gồm những công nhân nhập cư từ Trung Á — những người được cho là do các doanh nhân ở Mạc Tư Khoa trả lương — cho phần lớn công việc trên chiến hào. Newsweek đã không thể xác minh độc lập những tuyên bố này.
Khu vực Zaporizhzhia đã không chứng kiến nhiều cuộc giao tranh như các khu vực khác của Ukraine sau những chiến thắng ban đầu của Nga ở đó. Tuy nhiên, tờ Kyiv Independent hôm thứ Bảy đã viết rằng nhiều nhà phân tích quân sự tin rằng Ukraine có thể tiến hành cuộc phản công đã được dự đoán từ trước trong khu vực trong những tháng tới.
Nếu lực lượng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thành công ở khu vực Zaporizhzhia, thì “một bước đột phá như vậy ở miền nam Ukraine sẽ có ý nghĩa chiến lược lớn nhất, có khả năng cắt đứt kết nối đất liền của Nga với Crimea và cô lập sự hiện diện của nước này trên bán đảo bị xâm lược”.
Zaporizhzhia là một trong bốn khu vực của Ukraine mà Putin đã sáp nhập bất hợp pháp vào cuối tháng 9, với các quan chức Điện Cẩm Linh khẳng định rằng vùng đất này được coi là lãnh thổ của Nga.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
4. Ngũ Giác Đài cho biết họ vẫn đang làm việc để xác định quy mô rò rỉ thông tin tình báo, bao gồm thông tin về Ukraine
Chris Meagher, trợ lý của Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề công cộng, cho biết Ngũ Giác Đài vẫn đang làm việc để xác định quy mô của vụ rò rỉ thông tin mật xảy ra trong những tuần gần đây.
CNN đã báo cáo rằng một số tài liệu bị rò rỉ bao gồm thông tin tình báo liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Meagher cho biết: “Bộ Quốc phòng đang làm việc suốt ngày đêm để xem xét phạm vi và quy mô của việc rò rỉ, tác động được đánh giá và các biện pháp giảm thiểu của chúng ta. Chúng tôi vẫn đang điều tra làm thế nào điều này xảy ra, cũng như phạm vi của vấn đề. Đã có các bước để xem xét kỹ hơn cách loại thông tin này được phân phối và cho những ai. Chúng tôi vẫn đang cố gắng đánh giá những gì có thể xảy ra ngoài kia.”
Meagher cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin lần đầu tiên được thông báo về vụ rò rỉ vào ngày 6 tháng 4 và bắt đầu “triệu tập các nhà lãnh đạo cấp cao hàng ngày” vào ngày hôm sau.
Cuối tuần qua, các quan chức Hoa Kỳ đã làm việc với các đồng minh và đối tác - một số người trong số họ cũng có liên quan đến vụ rò rỉ tài liệu, Meagher nói.
Ông Meagher cho biết nhóm Ngũ Giác Đài cũng đang làm việc để xác định xem vụ rò rỉ tài liệu mật có liên quan đến các vấn đề lập pháp, công vụ, chính sách, cố vấn, tình báo và an ninh của Bộ Quốc phòng hay không.
Meagher cho biết nhóm này là một “nỗ lực phối hợp giữa một số thành phần khác nhau của Bộ Quốc Phòng”, những người đang làm việc để “giúp chúng ta giải quyết mọi việc liên quan đến” vụ rò rỉ.
Meagher từ chối cho biết cụ thể ai phụ trách nhóm và giám sát những nỗ lực đó.
5. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được chỉ định để lãnh đạo phản ứng ngoại giao đối với vụ rò rỉ tài liệu mật
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã được chỉ định để lãnh đạo phản ứng ngoại giao đối với vụ rò rỉ các tài liệu mật của Ngũ Giác Đài, theo một quan chức Hoa Kỳ quen thuộc với vấn đề này.
Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ “đang làm việc với các đồng minh và đối tác ở cấp cao về vấn đề này, bao gồm cả việc trấn an họ về cam kết của chúng ta trong việc bảo vệ thông tin tình báo và tính trung thực trong việc bảo đảm các mối quan hệ đối tác của chúng ta” sau vụ rò rỉ hàng loạt tài liệu tuyệt mật, phó phát ngôn viên chính của Bộ Ngoại giao Vedant Patel cho biết hôm Thứ hai.
Patel sẽ không đi vào chi tiết về những quốc gia mà họ đã tham gia, nhưng nói rằng “công việc đó đang diễn ra.”
Khi được CNN hỏi liệu Bộ Ngoại giao có dẫn đầu cuộc trò chuyện đó hay không, Patel nói rằng “với tư cách là cơ quan và nhánh ngoại giao chính của chính quyền này, tất nhiên Bộ Ngoại giao sẽ có vai trò liên lạc với các đồng minh và đối tác của chúng ta, nhưng những các cuộc trò chuyện đang diễn ra trong toàn bộ chính quyền.
Ông nói: “Các quan chức Hoa Kỳ đang tham gia với các đồng minh và đối tác ở cấp cao nhất về vấn đề này.
Patel đã không đề cập đến việc liệu có bất kỳ bước nào đã được thực hiện để hạn chế quyền truy cập vào thông tin được phân loại tại Bộ Ngoại giao do vụ rò rỉ hay không, và nói rằng ông không muốn thảo luận về các quyết định chính sách.
CNN đã báo cáo rằng một số tài liệu bị rò rỉ bao gồm thông tin tình báo liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Phản ứng quốc tế: Patel đã không phát biểu về những bình luận cụ thể từ các quan chức Hàn Quốc và Israel liên quan đến các tài liệu bị rò rỉ. Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết họ sẽ tổ chức “các cuộc thảo luận cần thiết với Mỹ” liên quan đến vụ rò rỉ tài liệu, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Hán Thành và Washington vốn đã căng thẳng do sự tức giận của Hàn Quốc đối với Đạo luật Giảm lạm phát gây tổn hại cho ngành công nghiệp xe điện tử của Hàn Quốc và những lo ngại liên quan đến Đạo luật CHIPS của Hoa Kỳ.
Một cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cho biết: “Có rất nhiều sự thất vọng đối với chính quyền của tổng thống Doãn Tích Duyệt vì đã quá cam kết với liên minh Hoa Kỳ nên mọi khía cạnh của mối quan hệ Hoa Kỳ-Hàn Quốc đều bị soi mói”.
Tổng thống Hàn Quốc dự kiến sẽ thăm Tòa Bạch Ốc vào cuối tháng này, khiến thời điểm xảy ra sự việc này trở nên đặc biệt đáng tiếc, nhà cựu ngoại giao cho biết.
“Tổng thống Doãn Tích Duyệt có phải nêu vấn đề này trong chuyến thăm cấp Nhà nước không? Chúng ta vẫn chưa biết,” nhà ngoại giao nói
Một nhà ngoại giao từ một quốc gia NATO nói với CNN rằng họ không tin rằng Mạc Tư Khoa quá ngạc nhiên trước phần lớn thông tin tình báo được tiết lộ trong các tài liệu bị rò rỉ, lưu ý rằng Nga có các hoạt động thu thập thông tin tình báo mạnh mẽ.
Họ cũng nói rằng họ không thất vọng vì thông tin tình báo của Mỹ không được chia sẻ rộng rãi với các đồng minh. Nhà ngoại giao này cho biết hầu hết các quốc gia không chia sẻ mọi thứ với các đồng minh của họ và cũng không có kỳ vọng rằng họ sẽ làm như vậy.
“Đó không phải là cách nó hoạt động,” nhà ngoại giao nói.
6. Chính quyền cho biết thêm 24 trẻ em Ukraine đã trở về Kherson từ Nga
Chính quyền Kherson cho biết thêm 24 trẻ em từ khu vực này đã trở về nhà vào hôm thứ Hai sau khi bị bắt cóc bất hợp pháp đưa vào lãnh thổ Nga.
“Hôm nay tôi đã gặp họ ở Kherson để nói chuyện và tặng họ những món quà đẹp,” Oleksandr Prokudin, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Kherson, cho biết như trên.
“Đây là một trong những nhiệm vụ giải cứu khó khăn nhất. Người Nga đã thẩm vấn những đứa trẻ trong 13 giờ và sau đó buộc chúng phải tham gia vào một phóng sự tuyên truyền,” ông nói.
Tuy nhiên, một báo cáo hồi tháng 2 từ Đài quan sát Xung đột do Trung Tâm Nghiên cứu Nhân đạo Yale được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hậu thuẫn đã cáo buộc Mạc Tư Khoa có liên quan đến một mạng lưới mở rộng các trại nơi trẻ em trải qua “cải tạo chính trị”.
“Cái chính là bây giờ các cháu đã về với gia đình,” Prokuduin nói, đồng thời cho biết thêm “chúng tôi rất biết ơn các tình nguyện viên của Tổ chức bác ái 'Cứu Ukraine', những người đã có những nỗ lực đáng kinh ngạc để giải cứu những người Ukraine nhỏ bé khỏi sự giam cầm của Nga.”
“Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa tất cả những người Ukraine bị Nga giam giữ trái phép về nước!” anh nói, nhưng không chia sẻ thêm chi tiết về “nhiệm vụ giải cứu” mới nhất này.
Thông tin thêm về các nỗ lực đoàn tụ gia đình: Điều này xảy ra sau khi một nhóm gồm 31 trẻ em Ukraine được đoàn tụ với gia đình vào cuối tuần - nhiều tháng sau khi các em bị đưa khỏi nhà và chuyển đến các vùng lãnh thổ do Nga xâm lược.
Các cáo buộc về việc bắt cóc phổ biến trẻ em từ Ukraine sang Nga là cơ sở cho các cáo buộc tội ác chiến tranh của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và một quan chức cấp cao của Nga, Maria Lvova-Belova.
Văn phòng Tổng thống Ukraine gần đây ước tính tổng số trẻ em Ukraine bị bắt cóc ít nhất là 20.000 em. Kyiv cho biết hàng nghìn trường hợp đang được điều tra. Nga phủ nhận họ đang làm bất cứ điều gì bất hợp pháp và nói rằng họ đang đưa trẻ em Ukraine đến nơi an toàn.
7. Điện Cẩm Linh bác bỏ cáo buộc Mạc Tư Khoa dính líu vụ rò rỉ thông tin Ngũ Giác Đài
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã bác bỏ cáo buộc rằng Mạc Tư Khoa có thể liên quan đến vụ rò rỉ tài liệu mật của Ngũ Giác Đài.
Khi được hỏi trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng liệu Nga hay các nguồn tin thân Nga có thể đứng đằng sau vụ rò rỉ hay không, ông Peskov chỉ trích điều mà ông cho là xu hướng đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa.
Ông nói: “Xu hướng luôn đổ lỗi cho Nga về mọi thứ và đổ mọi thứ cho Nga hiện là một căn bệnh phổ biến.”
Peskov cũng cho biết những vụ rò rỉ là “khá thú vị” và ông không thể loại trừ khả năng Mỹ có thể đã nghe lén các đồng minh chủ chốt của mình.
“Việc Mỹ từ lâu đã bắt đầu giám sát nhiều nguyên thủ quốc gia, đặc biệt là các thủ đô Âu Châu, đã nhiều lần nổi lên và gây ra những tình huống tai tiếng,” Peskov nói. “Vì vậy, không thể loại trừ khả năng này.”
Các tài liệu Ngũ Giác Đài bị rò rỉ, bao gồm thông tin tuyệt mật về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine và các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ như Israel, đã được đăng trực tuyến.
Các quan chức Mỹ đã xác nhận tính xác thực của một số tài liệu bị rò rỉ, trong đó cũng cáo buộc Mỹ đang nghe lén các đồng minh chủ chốt, bao gồm Hàn Quốc, Israel và Ukraine.
8. Quan chức Bộ Quốc phòng Ukraine cho rằng Nga đã thay đổi các tài liệu bị rò rỉ của Ngũ Giác Đài
Một đại diện của Bộ Quốc phòng Ukraine về tình báo đã cáo buộc Nga thay đổi các tài liệu tuyệt mật của Ngũ Giác Đài bị rò rỉ trực tuyến trong những tuần gần đây.
“Trong những thập kỷ gần đây, các hoạt động tình báo thành công nhất của Nga đã được thực hiện bằng Photoshop,” Andrii Yusov, đại diện của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình quốc gia, theo nhận xét đăng trên trang web của cơ quan này hôm thứ Bảy.
“Dựa trên phân tích sơ bộ các tài liệu này, chúng ta nhận thấy những con số sai lệch về tổn thất của cả hai bên. Một số thông tin được thu thập rõ ràng từ các nguồn mở,” Yusov nói.
Đại diện tình báo của Bộ cho biết nhu cầu của quân đội Ukraine đã được “thảo luận ở tất cả các cấp” và rằng “không có gì bí mật khi Ukraine yêu cầu máy bay, xe tăng, đạn dược và những thứ khác”.
Các bình luận lặp lại tuyên bố trước đó của Mykhailo Podolyak, cố vấn của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, người đã nói trên kênh Telegram của mình hôm thứ Sáu rằng ông tin rằng người Nga đứng sau vụ rò rỉ có chủ đích.
Podolyak cho biết các tài liệu được phổ biến là không trung thực, “không liên quan gì đến kế hoạch thực sự của Ukraine” và dựa trên “một lượng lớn thông tin hư cấu.”
Như CNN đã báo cáo trước đó, các nhà phân tích cho biết những kẻ xấu đang sử dụng các tài liệu bị rò rỉ để truyền bá thông tin sai lệch. Ví dụ, tài liệu về con số thương vong đã được thay đổi trong những tuần gần đây để giảm hơn một nửa số người Nga thiệt mạng, trước khi được lan truyền trên các kênh Telegram thân Nga.
Khi được hỏi trước đó về những hình ảnh lan truyền trên Twitter và Telegram, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với CNN trong một tuyên bố rằng “chúng ta không nghi ngờ gì về sự can dự trực tiếp hoặc gián tiếp của Hoa Kỳ và NATO vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.”
Có gì trong các tài liệu được phân loại: Các tài liệu mật của Ngũ Giác Đài bị rò rỉ trực tuyến bao gồm mọi thứ, từ hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine đến thông tin về các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ như Israel.
Một số tài liệu, mà các quan chức Mỹ cho là xác thực, tiết lộ mức độ nghe lén của Mỹ đối với các đồng minh chủ chốt, bao gồm Hàn Quốc, Israel và Ukraine.
Một số tài liệu tiết lộ những điểm yếu chính trong vũ khí, lực lượng phòng không, quy mô tiểu đoàn và sự sẵn sàng của Ukraine tại một thời điểm quan trọng trong cuộc chiến, khi các lực lượng Ukraine chuẩn bị phát động một cuộc phản công chống lại người Nga - và cũng giống như Hoa Kỳ và Ukraine đã bắt đầu phát triển mối quan hệ tin cậy lẫn nhau hơn là chia sẻ thông tin tình báo.
Như CNN đã đưa tin trước đó, Ukraine đã thay đổi một số kế hoạch quân sự vì vụ rò rỉ, một nguồn tin thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với CNN.
Trong các vùng tạm chiếm, Nga bách hại thẳng tay Công Giáo. Cảnh sát bắt được kẻ phá hoại nhà thờ Mỹ
VietCatholic Media
17:09 11/04/2023
1. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Nga đang đàn áp tôn giáo tại các vùng lãnh thổ tạm chiếm của Ukraine
Chính quyền xâm lược của Nga đang tiến hành một chiến dịch đàn áp tôn giáo có hệ thống trong các vùng của Ukraine bị tạm chiếm. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Washington, cho biết như trên hôm thứ Hai 10 Tháng Tư.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, binh lính Nga hoặc chính quyền xâm lược được tường trình đã thực hiện ít nhất 76 hành vi đàn áp tôn giáo ở Ukraine.
Theo các nhà phân tích của ISW, chính quyền Nga đã đóng cửa, quốc hữu hóa hoặc cưỡng chế chuyển đổi ít nhất 26 nơi thờ tự thành Nhà thờ Chính thống Nga thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa do Điện Cẩm Linh kiểm soát, giết hoặc bắt giữ ít nhất 29 giáo sĩ hoặc nhà lãnh đạo tôn giáo, đồng thời cướp phá, xúc phạm, hoặc cố tình phá hủy ít nhất 13 nơi thờ phượng trong các vùng của Ukraine bị tạm chiếm.
Theo báo cáo, những trường hợp đàn áp tôn giáo này dường như không phải là những sự việc riêng lẻ mà là một phần của chiến dịch có chủ ý nhằm xóa bỏ một cách có hệ thống các tổ chức tôn giáo “không mong muốn” và thúc đẩy sự lệ thuộc vào Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Các nhà phân tích của ISW cho biết các quan chức xâm lược của Nga đã đàn áp các cộng đồng tôn giáo Ukraine ở các nước cộng hòa ủy nhiệm ở miền đông Ukraine và ở Crimea bị xâm lược bất hợp pháp kể từ năm 2014.
Cha Oleksandr Bogomaz, một linh mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, ở Melitopol, đã bị Nga trục xuất khỏi giáo xứ của ngài, và hiện đang lang thang tại Zaporizhzhia xác nhận với SIR, cơ quan truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Italia rằng ít nhất 20 linh mục tại thành phố Melitopol mà ngài quen biết đang bị Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, giam giữ, trả tự do, rồi lại giam giữ. Một số vị đã bị chúng trục xuất như ngài. Cho đến nay, ít nhất 2 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đang bị giam cầm ở Mariupol.
Source:UkrInform
2. Cảnh sát đã bắt được kẻ phá họai nhà thờ Công Giáo St. Paulinus
Một vụ bắt giữ đã được thực hiện liên quan đến vụ phá hoại Nhà thờ Công Giáo St. Paulinus ở Syracuse, Nebraska, xảy ra vào cuối tuần Chúa Nhật Lễ Lá.
Travis Ross, 32 tuổi, đã bị Văn phòng Cảnh sát trưởng Hạt Otoe bắt giữ vào ngày 6 tháng 4 sau khi các bằng chứng video và nhân chứng khiến nhà chức trách tin chắc anh ta là nghi phạm.
Cha Ryan Salisbury, cha sở của St. Paulinus, nói với CNA ngày 3 tháng 4 rằng khi ngài bước vào nhà thờ vào ngày 1 tháng 4, ngài phát hiện ra rằng bàn thờ đã bị lật, một bức tượng bị mạo phạm và một số đồ vật khác bị hư hại.
Một bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng bị hỏng không thể sửa chữa và chân đèn bị hư hỏng cũng như chiếc bàn thờ đá. Ngài cho biết thiệt hại lên tới 5.000 Mỹ Kim. Nhà tạm và Thánh Thể vẫn nguyên vẹn. Đây cũng là một điều khá lạ lùng. Chiếc bàn thờ đá nặng như thế người ta không hiểu làm sao một con người với vóc dáng nhỏ thó như nghi phạm lại có thể lật tung, trong khi hắn ta lại để nguyên nhà tạm, không động tới.
“Chuyện xảy ra trong Tuần Thánh của Chúa chúng ta. Hành trình của chính Chúa Kitô được đánh dấu bằng sự bất công, bởi sự đổ vỡ và bởi sự tổn thương đối với cơ thể của chính Người, và điều đó được phép xảy ra ở đây, ở Syracuse theo một cách nào đó,” Cha Salisbury cho biết vào thời điểm đó.
Ross đã bị buộc tội phá rối hình sự và xâm phạm hình sự. Cuộc điều tra đang diễn ra, theo văn phòng cảnh sát trưởng. St. Paulinus không phải là Nhà thờ Công Giáo duy nhất bị phá hoại vào cuối tuần Chúa Nhật Lễ Lá.
Tại Corona, California, một bức tượng Đức Mẹ Guadalupe đã bị đập làm đôi tại Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi vào ngày 1 tháng Tư.
“Thật đau lòng, đặc biệt là vào đầu Tuần Thánh,” Maria Bravo, quản lý văn phòng giáo xứ, nói với CNA trong một tuyên bố hôm thứ Năm.
“Rất nhiều giáo dân đã rất xúc động về điều đó. Họ mang hoa đến. Nhiều người đề nghị giúp đỡ bằng mọi cách có thể,” cô nói.
Theo John Andrews, giám đốc truyền thông của Giáo phận San Bernardino, một nam nghi phạm đã bị camera an ninh ghi lại khi đi đến bức tượng và kéo nó xuống.
Trong một tuyên bố trên Twitter, giáo phận viết: “Cuối tuần vừa qua Corpus Christi, Corona, tượng Đức Mẹ Guadalupe của họ đã bị phá hoại. Chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Đấng Bảo trợ của giáo phận chúng ta, Đức Mẹ Guadalupe, ở cùng với cộng đoàn Corpus Christi vào lúc này. Hãy giữ tất cả họ trong lời cầu nguyện của anh chị em”
Source:Catholic News Agency
3. Tiến sĩ George Weigel: Phục sinh và lịch sử
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “EASTER AND HISTORY”, nghĩa là “PHỤC SINH VÀ LỊCH SỬ”.
Ngày xửa ngày xưa, trước khi Nghệ Thuật Xào Nấu của tư duy giáo dục tiên tiến biến lịch sử, địa lý và giáo dục công dân thành những môn “nghiên cứu xã hội” vô vị, câu chuyện về loài người được dạy theo kiểu tuyến tính, và dưới các tiêu đề có nội dung như thế này: Các nền văn minh cổ đại, Hy Lạp và Rôma, Thời kỳ Đen tối, Thời Trung cổ, Phục hưng và Cải cách, Thời đại của Lý trí, Thời đại Cách mạng, Thời đại Dân chủ, Thời đại Không gian, v.v. Những tiêu đề này không phải là không có khuyết điểm: Cái gọi là “Thời kỳ đen tối” chẳng có gì là “đen tối” hết cả; bên cạnh đó, có nhiều thời kỳ “Cải cách,” chứ không chỉ có một; còn “Thời đại của lý trí” thường không hợp lý khi đề cập đến bề rộng khả năng hiểu biết mọi thứ của con người; “Thời đại Dân chủ” đã phải đối mặt với các chế độ toàn trị thuộc loại này hay loại khác, một trong số đó phát triển từ một nền dân chủ sai lầm, Weimar Đức.Tuy nhiên, việc dạy lịch sử thế giới theo cách đó đã mang lại cho người ta cảm giác về bức tranh toàn cảnh rộng lớn về thành tựu của con người (bên cạnh sự sa đọa của con người) và đã làm như vậy theo cách tạo ra ý nghĩa đáng kể về lý do tại sao mọi thứ lại xảy ra khi chúng xảy ra.
Lịch sử luôn rõ ràng hơn, và thậm chí còn thuận lợi hơn cho một mức độ lạc quan nào đó, khi được nhìn qua gương chiếu hậu; lịch sử khó đọc nhất là lịch sử của Right Now – Ngay Bây Giờ. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng ít người sẽ phản đối tuyên bố cho rằng, đọc về những gì chúng ta thấy xung quanh chúng ta ngày nay, không có nhiều điều thú vị. Hoa Kỳ dường như đang trên bờ vực của một cuộc chạy đua tổng thống khác giữa hai ông già, không ai trong số họ có những năng lực cần thiết để lãnh đạo có thẩm quyền, và có tầm nhìn xa hơn. Người Pháp đang phát cuồng vì viễn cảnh làm việc đến sáu mươi bốn tuổi. Mễ Tây Cơ đang trở thành một quốc gia thất bại nếu nó chưa đến mức đó. Những tên bạo chúa nhỏ mọn cai trị ở Venezuela và Nicaragua, và Cuba vẫn là một nhà tù trên đảo. Israel đang tự xé nát chính mình vào đúng thời điểm mối đe dọa do các giáo sĩ Hồi giáo ngày tận thế ở Tehran đang ở cường độ mạnh nhất. Con quái vật đạo đức ở Điện Cẩm Linh dường như muốn hủy diệt thêm ở Ukraine, và người bạn thân thiết của anh ta ở Bắc Kinh, Tập Cận Bình, đang tăng gấp đôi các biện pháp kiểm soát xã hội hà khắc và diệt chủng. Không ai có kế hoạch nghiêm túc để đối phó với các vấn đề toàn cầu như dòng người di cư khổng lồ, biến đổi khí hậu và khủng bố ma túy.
Vậy hy vọng được tìm thấy ở đâu?
Thưa: Nó được tìm thấy trong việc đọc lịch sử theo cách khác, như những tín hữu Kitô thường làm.
Sự hiểu biết của Kitô hữu về “lịch sử thế giới” mở ra dưới một tập hợp các tiêu đề khác với những tiêu đề đã được lưu ý ở trên. Theo quan điểm của Kitô giáo về sự vật, câu chuyện của con người mở ra dưới các tiêu đề sau: Sáng tạo, Sa ngã, Lời hứa, Lời tiên tri, Nhập thể, Cứu chuộc, Thánh hóa, Vương quốc của Thiên Chúa (hoặc, nếu bạn thích, Tiệc cưới của Chiên Con). Hơn nữa, Kitô hữu hiểu—hoặc phải hiểu—rằng lịch sử này, lịch sử cứu rỗi, không chạy song song với “lịch sử thế giới” như các chủ đề đã từng được dạy. Không, lịch sử cứu rỗi là những gì đang xảy ra bên trong “lịch sử thế giới” từ vụ nổ Big Bang cho đến bây giờ—và cho đến tương lai, chừng nào còn có “thời gian” như chúng ta nhận thức được. Lịch sử cứu rỗi là động lực bên trong của “lịch sử thế giới”, được đọc ở chiều sâu thực sự của nó và dựa trên chân trời rộng rãi thích hợp của nó.
Lịch sử cứu độ đó xoay quanh điều mà người Công Giáo gọi là Tam Nhật Vượt Qua của Thứ Năm Tuần Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh và Đêm Vọng Phục Sinh: một hành động phụng vụ liên tục với đỉnh cao là lời công bố Sự Phục Sinh của Chúa, là sự mặc khải dứt khoát về ý nghĩa và mục đích của lịch sử. Vào lễ Phục sinh, những tín hữu Kitô tuyên bố với thế giới rằng những gì chúng ta nhìn thấy trên bề mặt lịch sử không phải là tất cả. Bên trong lịch sử đó, hướng lịch sử đó tới sự hoàn thành mà Thiên Chúa đã định cho việc tạo dựng của Người ngay từ đầu, là Ngôi Lời, Đấng nhờ đó mà vạn vật được hình thành; Ngôi Lời nhập thể của Đức Trinh Nữ Maria; Ngôi Lời nhập thể rao giảng, chữa lành và đau khổ; Ngôi Lời trở thành Chúa Phục Sinh, Đấng, bằng cách bày tỏ cho những người bạn của mình một dạng sống mới và dồi dào dành cho tất cả những ai tán thành chính nghĩa của Ngài, đã truyền cảm hứng cho những người bạn đó ra đi và hoán cải thế giới.
Nhìn vào Chúa Kitô bị đóng đinh và sống lại từ cõi chết, nhìn thấy nơi Người là Ánh sáng của thế giới, các Kitô hữu biết lịch sử - câu chuyện cá nhân của chúng ta và câu chuyện của thế giới - sẽ diễn ra như thế nào. Nó sẽ không kết thúc ở sự tan vỡ của vũ trụ hay một lỗ đen khổng lồ (bất kể “vũ trụ” mà chúng ta biết kết thúc như thế nào). Nó sẽ kết thúc trong Lễ Cưới Chiên Con, nơi tạo vật được cứu chuộc vui hưởng sự sống đời đời với Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Đó là nơi lịch sử đang diễn ra.
Biết được điều đó, chúng ta có thể thực hiện nhiệm vụ của mình tại đây và ngay bây giờ với niềm hy vọng, bất kể những cơn bão đang tập trung ở phía chân trời có đen tối đến mức nào đi nữa.
Source:First Things