Phụng Vụ - Mục Vụ
Dấu chỉ Thánh Giá minh chứng Lòng Thương Xót
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
04:40 06/04/2018
Chúa Nhật II Phục Sinh
Chắc không ai sống trong đời mà lại không có bất cứ một vết sẹo. Có thể là vết sẹo của một lần đùa giởn vô ý gây ra. Có thể là vết sẹo của một lần đứt tay, hay một vết trầy xướt trên thân thể. Cũng có thể là vết mỗ do bệnh tật lâu ngày đã liền da…
Tuy nhiên, có những vết sẹo được nhìn thấy bên ngoài, trên thân xác, nhưng cũng không ít những vết sẹo trong tâm hồn, trong trái tim, trong trí nhớ, trong cuộc đời… mà chủ nhân của nó không bao giờ quên được.
Mỗi vết sẹo dù trên thân xác, hoặc trĩu nặng trong tâm hồn đều gợi lại một câu chuyện, một sự tích, một hoàn cảnh, một lý do... Có khi là những kỷ niệm của niềm vui, nhưng cũng không thiếu những đau đớn không thể nguôi ngoai…
1. Dấu vết thánh giá.
Hôm nay, Tin Mừng tường thuật đến hai lần Chúa hiện ra. Cả hai lần, Chúa đều cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn của mình. Chính những vết sẹo, cũng chính là dấu của thánh giá còn mới nguyên trên thân thể Đấng Phục Sinh là bằng chứng để các môn đệ tin chắc rằng, Chúa của họ đã phục sinh.
Dấu vết của thánh giá không chỉ là những kỷ niệm về một cái chết nhục nhã còn ghi lại trên thân thể Đấng Phục Sinh, mà còn là nỗi đau trong tâm hồn nhân loại mỗi khi họ nhìn dấu vết thánh giá mà nhận ra sự khủng khiếp do tội lỗi của chính mình gây ra.
Dấu vết kinh hoàng của thánh giá trên thân thể Đấng Phục Sinh còn là một nhắc nhở cho ta về khuôn mặt tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa. Chính vì tình yêu, Thiên Chúa cúi mình thật sâu trong thân phận con người để con người được diễm phúc làm con Thiên Chúa.
2. Nói lên lòng thương xót.
Mãi mãi dấu thánh giá vẫn không bao giờ mai một trong Hội Thánh nói riêng và trong nhân loại nói chung. Bất cứ nơi đâu, nếu nhìn thấy bóng dáng thánh giá, người ta vẫn nhận ra rằng, tình yêu của Thiên chúa là một tình yêu chung thủy, vẫn mãi mãi hiện diện giữa lòng đời.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khẳng định: Thánh giá trở thành nơi hoàn tất lòng Chúa thương xót. (x. Tông huấn Dives in Misericordia – Thiên Chúa giàu lòng thương xót số 7). Bởi đó, muôn đời thánh giá vẫn tiếp tục là khí cụ cứu độ của lòng thương xót Thiên Chúa và Chúa Kitô hằng trao ban cho loài người. “Thiên Chúa đã ban Đức Kitô như hy tế xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin, để bày tỏ sự công chính của Ngài” (Rm 3, 24-25).
Thánh giá là sự chiến thắng vinh quang của Người Con, là đỉnh cao của công cuộc cứu độ (x. DM 8), đỉnh cao của lòng thương xót xuất phát từ Chúa Cha. Thánh giá là dấu chỉ của tình yêu lớn lao vô cùng, một tình yêu không thể tưởng tượng: Tình yêu trung thành của Chúa Cha đối với nhân loại. Tình yêu ấy, chỉ trong một lời ngắn gọn, Tin Mừng theo thánh Gioan diễn tả hết sức đầy đủ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3, 16).
Thánh giá được dựng lên vì tội loài người, trở thành dấu hiệu chiến thắng sự dữ dưới mọi hình thức. Nhờ thánh giá, sự công chính và lòng thương xót của Thiên Chúa được tỏ bày và tội lỗi con người được thứ tha (x. DM 7). Thánh giá trở thành lời đối thoại giữa Cha và Con về tình yêu đối với loài người. Chính tình yêu này cho phép con người tham dự vào sự hiệp thông Ba Ngôi Thiên Chúa (x. DM 7).
Thánh giá là niềm ủi an của những ai tin vào lòng thương xót. Bởi “Thánh giá là phương thế sâu xa nhất mà thần tính hướng về con người và về điều gọi là số phận bất hạnh. Thánh giá như tình yêu vĩnh hằng chạm vào những vết thương đau đớn nhất của cuộc sống con người trên dương thế, và là sự hoàn tất đến cùng của chương trình thiên sai mà Đức Kitô đã đặt ra ở hội đường Nadarét (x.Lc 4, 18-21), rồi được lặp lại trước các đặc sứ của Gioan Tẩy giả (x.Lc 7, 20-23)” (DM 8).
Thánh giá còn là niềm hy vọng dẫn đưa những kẻ tin vào lòng thương xót của Chúa đi về cùng Thiên Chúa. Bởi thánh giá là nền tảng hoàn tất cánh chung vì những ai được Thánh giá cứu chuộc, sẽ trở thành những người được chọn trong Nước Thiên Chúa (x.DM 8).
3. Đón nhận lòng chúa xót thương.
Chúa Giêsu Kitô hôm nay cũng như hôm qua và mãi mãi. Người vẫn đang nhìn mỗi người chúng ta bằng cái nhìn của Thiên Chúa đầy lòng xót thương, như Người đã từng nhìn đám đông dân chúng nghèo khổ đi theo Người, nhìn bà góa đau khổ thành Nain vì mất đứa con trai duy nhất, nhìn thánh Mathêu hay nhìn ông Dakêu là những người thu thuế tội lỗi, nhìn thánh Phêrô phản bội bất trung, nhìn anh thanh niên giàu có đáng thương...
Vấn đề là chúng ta có nhận ra được Chúa đang nhìn mình hay không, và qua cái nhìn đó, chúng ta cảm nhận được lòng thương xót của Người trong cuộc đời của chúng ta như thế nào, để rồi biết đáp lại phần nào cho tương xứng với tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Trung tâm của sứ điệp lòng thương xót mà Chúa rao giảng và sống, là sứ điệp nói về Cha trên trời. Chúa Giêsu đã gọi cha là Ápba – Cha ơi. “Ápba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36).
Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su đã cho phép chúng ta cũng được cầu nguyện với Cha của Người bằng từ ngữ thân thương “Ápba, Cha ơi”. Người mở cánh cửa ngôi nhà của lòng thương xót của Thiên Chúa, để chúng ta có thể bước vào gặp gỡ người Cha trên trời giàu lòng xót thương.
Cha trên trời giàu lòng xót thương luôn chú ý đến thế giới của chúng ta. Đối với Người, chúng ta rất quan trọng, rất quý giá. Tóc trên đầu của từng người đều được Chúa đếm.
Trong đôi mắt của Chúa, chúng ta là những viên ngọc thật quý giá. Chúa là Cha giàu lòng xót thương thấu hiểu những gì chúng ta cần, trước khi chúng ta mở lời với Người.
Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.
Cha trên trời không ở xa chúng ta. Cuộc sống của chúng ta chính là món quà cao quý Cha đã ban tặng.
Chúng ta được phép cảm nhận bàn tay nhân từ của Cha luôn ấp ủ, che chở và đỡ nâng. Chúng ta được phép kêu lên người Cha giàu lòng thương xót, mỗi khi chúng ta rơi vào hố sâu khổ đau, dẫu cho chúng ta là những tội nhân.
Hãy chạy đến thân thưa với Cha: Lạy Cha giàu lòng thương xót, xin thương xót con.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh cũng là Chúa Nhật mà cả Hội Thánh tuyên xưng lòng thương xót của Chúa. Xin cho chúng con, mỗi một lần nhìn lên Thánh Giá là mỗi một lần chúng con ý thức ngày một hơn lòng thương xót của Chúa vẫn bao trùm lấy cuộc đời chúng con mà cảm tạ Chúa và yêu thương anh chị em xung quanh suốt đời chúng con. Amen.
Chắc không ai sống trong đời mà lại không có bất cứ một vết sẹo. Có thể là vết sẹo của một lần đùa giởn vô ý gây ra. Có thể là vết sẹo của một lần đứt tay, hay một vết trầy xướt trên thân thể. Cũng có thể là vết mỗ do bệnh tật lâu ngày đã liền da…
Tuy nhiên, có những vết sẹo được nhìn thấy bên ngoài, trên thân xác, nhưng cũng không ít những vết sẹo trong tâm hồn, trong trái tim, trong trí nhớ, trong cuộc đời… mà chủ nhân của nó không bao giờ quên được.
Mỗi vết sẹo dù trên thân xác, hoặc trĩu nặng trong tâm hồn đều gợi lại một câu chuyện, một sự tích, một hoàn cảnh, một lý do... Có khi là những kỷ niệm của niềm vui, nhưng cũng không thiếu những đau đớn không thể nguôi ngoai…
1. Dấu vết thánh giá.
Hôm nay, Tin Mừng tường thuật đến hai lần Chúa hiện ra. Cả hai lần, Chúa đều cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn của mình. Chính những vết sẹo, cũng chính là dấu của thánh giá còn mới nguyên trên thân thể Đấng Phục Sinh là bằng chứng để các môn đệ tin chắc rằng, Chúa của họ đã phục sinh.
Dấu vết của thánh giá không chỉ là những kỷ niệm về một cái chết nhục nhã còn ghi lại trên thân thể Đấng Phục Sinh, mà còn là nỗi đau trong tâm hồn nhân loại mỗi khi họ nhìn dấu vết thánh giá mà nhận ra sự khủng khiếp do tội lỗi của chính mình gây ra.
Dấu vết kinh hoàng của thánh giá trên thân thể Đấng Phục Sinh còn là một nhắc nhở cho ta về khuôn mặt tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa. Chính vì tình yêu, Thiên Chúa cúi mình thật sâu trong thân phận con người để con người được diễm phúc làm con Thiên Chúa.
2. Nói lên lòng thương xót.
Mãi mãi dấu thánh giá vẫn không bao giờ mai một trong Hội Thánh nói riêng và trong nhân loại nói chung. Bất cứ nơi đâu, nếu nhìn thấy bóng dáng thánh giá, người ta vẫn nhận ra rằng, tình yêu của Thiên chúa là một tình yêu chung thủy, vẫn mãi mãi hiện diện giữa lòng đời.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khẳng định: Thánh giá trở thành nơi hoàn tất lòng Chúa thương xót. (x. Tông huấn Dives in Misericordia – Thiên Chúa giàu lòng thương xót số 7). Bởi đó, muôn đời thánh giá vẫn tiếp tục là khí cụ cứu độ của lòng thương xót Thiên Chúa và Chúa Kitô hằng trao ban cho loài người. “Thiên Chúa đã ban Đức Kitô như hy tế xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin, để bày tỏ sự công chính của Ngài” (Rm 3, 24-25).
Thánh giá là sự chiến thắng vinh quang của Người Con, là đỉnh cao của công cuộc cứu độ (x. DM 8), đỉnh cao của lòng thương xót xuất phát từ Chúa Cha. Thánh giá là dấu chỉ của tình yêu lớn lao vô cùng, một tình yêu không thể tưởng tượng: Tình yêu trung thành của Chúa Cha đối với nhân loại. Tình yêu ấy, chỉ trong một lời ngắn gọn, Tin Mừng theo thánh Gioan diễn tả hết sức đầy đủ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3, 16).
Thánh giá được dựng lên vì tội loài người, trở thành dấu hiệu chiến thắng sự dữ dưới mọi hình thức. Nhờ thánh giá, sự công chính và lòng thương xót của Thiên Chúa được tỏ bày và tội lỗi con người được thứ tha (x. DM 7). Thánh giá trở thành lời đối thoại giữa Cha và Con về tình yêu đối với loài người. Chính tình yêu này cho phép con người tham dự vào sự hiệp thông Ba Ngôi Thiên Chúa (x. DM 7).
Thánh giá là niềm ủi an của những ai tin vào lòng thương xót. Bởi “Thánh giá là phương thế sâu xa nhất mà thần tính hướng về con người và về điều gọi là số phận bất hạnh. Thánh giá như tình yêu vĩnh hằng chạm vào những vết thương đau đớn nhất của cuộc sống con người trên dương thế, và là sự hoàn tất đến cùng của chương trình thiên sai mà Đức Kitô đã đặt ra ở hội đường Nadarét (x.Lc 4, 18-21), rồi được lặp lại trước các đặc sứ của Gioan Tẩy giả (x.Lc 7, 20-23)” (DM 8).
Thánh giá còn là niềm hy vọng dẫn đưa những kẻ tin vào lòng thương xót của Chúa đi về cùng Thiên Chúa. Bởi thánh giá là nền tảng hoàn tất cánh chung vì những ai được Thánh giá cứu chuộc, sẽ trở thành những người được chọn trong Nước Thiên Chúa (x.DM 8).
3. Đón nhận lòng chúa xót thương.
Chúa Giêsu Kitô hôm nay cũng như hôm qua và mãi mãi. Người vẫn đang nhìn mỗi người chúng ta bằng cái nhìn của Thiên Chúa đầy lòng xót thương, như Người đã từng nhìn đám đông dân chúng nghèo khổ đi theo Người, nhìn bà góa đau khổ thành Nain vì mất đứa con trai duy nhất, nhìn thánh Mathêu hay nhìn ông Dakêu là những người thu thuế tội lỗi, nhìn thánh Phêrô phản bội bất trung, nhìn anh thanh niên giàu có đáng thương...
Vấn đề là chúng ta có nhận ra được Chúa đang nhìn mình hay không, và qua cái nhìn đó, chúng ta cảm nhận được lòng thương xót của Người trong cuộc đời của chúng ta như thế nào, để rồi biết đáp lại phần nào cho tương xứng với tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Trung tâm của sứ điệp lòng thương xót mà Chúa rao giảng và sống, là sứ điệp nói về Cha trên trời. Chúa Giêsu đã gọi cha là Ápba – Cha ơi. “Ápba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36).
Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su đã cho phép chúng ta cũng được cầu nguyện với Cha của Người bằng từ ngữ thân thương “Ápba, Cha ơi”. Người mở cánh cửa ngôi nhà của lòng thương xót của Thiên Chúa, để chúng ta có thể bước vào gặp gỡ người Cha trên trời giàu lòng xót thương.
Cha trên trời giàu lòng xót thương luôn chú ý đến thế giới của chúng ta. Đối với Người, chúng ta rất quan trọng, rất quý giá. Tóc trên đầu của từng người đều được Chúa đếm.
Trong đôi mắt của Chúa, chúng ta là những viên ngọc thật quý giá. Chúa là Cha giàu lòng xót thương thấu hiểu những gì chúng ta cần, trước khi chúng ta mở lời với Người.
Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.
Cha trên trời không ở xa chúng ta. Cuộc sống của chúng ta chính là món quà cao quý Cha đã ban tặng.
Chúng ta được phép cảm nhận bàn tay nhân từ của Cha luôn ấp ủ, che chở và đỡ nâng. Chúng ta được phép kêu lên người Cha giàu lòng thương xót, mỗi khi chúng ta rơi vào hố sâu khổ đau, dẫu cho chúng ta là những tội nhân.
Hãy chạy đến thân thưa với Cha: Lạy Cha giàu lòng thương xót, xin thương xót con.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh cũng là Chúa Nhật mà cả Hội Thánh tuyên xưng lòng thương xót của Chúa. Xin cho chúng con, mỗi một lần nhìn lên Thánh Giá là mỗi một lần chúng con ý thức ngày một hơn lòng thương xót của Chúa vẫn bao trùm lấy cuộc đời chúng con mà cảm tạ Chúa và yêu thương anh chị em xung quanh suốt đời chúng con. Amen.
Chúa Nhật 2 Phục Sinh B
Lm Đan Vinh
05:55 06/04/2018
Cv 4.32-35 ; 1 Ga 5,1-6 ; Ga 20,19-31
TỪ KHÔNG TIN ĐẾN VỮNG TIN VÀ HĂNG HÁI LOAN TRUYỀN ĐỨC TIN CỦA ÔNG TÔ-MA
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 20,19-31:
(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.(24) Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa! Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.(26) Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. (27) Rồi người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra và đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”.(28) Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! “ (29) Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc cho những người không thấy mà tin!”.(30) Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ ; Nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng Gio-an hôm nay tường thuật hai lần Đức Giê-su hiện ra với các tông đồ. Cả hai lần đều vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần và cách nhau một tuần lễ. Lần đầu Tô-ma vắng mặt, và lần sau có ông hiện diện. Khi hiện ra lần thứ hai, Đức Giê-su đã thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma đòi được “mắt thấy tai sờ”. Khi được Chúa Phục Sinh hiện ra, lập tức Tô-ma đã có đức tin và đã tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”. Sau đó, Đức Giê-su đã động viên các tín hữu về sau là những người chỉ có đức tin bởi nghe: “Phúc thay những người không thấy mà Tin!”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 19-20: + Ngày thứ nhất trong tuần: Ngày nay, Giáo Hội đã chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần để mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và gọi là Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. Đây là ngày lễ nghỉ, thay thế Thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái Giáo. + Đức Giê-su đến: Đức Giê-su Phục Sinh hiện đến trong lúc phòng đóng kín. Điều này cho thấy thân xác phục sinh của Người có đặc tính thiêng liêng siêu việt, có khả năng hiện diện khắp nơi. + Bình an cho anh em! Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa: Đức Giê-su Phục Sinh đem lại sự bình an (x. Ga 20,19.21) và niềm vui (x Ga 20,20) cho các môn đệ (x Ga 14,27). + Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Đức Giê-su Phục Sinh cũng là Đấng đã bị đóng đinh chân tay vào thập giá (x. Ga 19,18), và bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn (x. Ga 19,34). Điều này cho thấy có một dây liên kết giữa mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.
- C 21-23 + Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em: Tông đồ nghĩa là “được sai đi”. Sứ mạng này xuất phát từ Chúa Cha truyền cho Đức Giê-su, và giờ đây đến lượt Đức Giê-su Phục Sinh lại truyền cho các môn đệ và tất cả mọi tín hữu. + Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”: Theo Kinh Thánh, hơi thở chính là sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào con người A-đam và ban sự sống cho ông (x. St 2,7), thì nay, Đức Giê-su Phục Sinh cũng thổi Thần Khí cho các môn đệ. Rồi đến lượt các môn đệ lại sẽ ban sự sống thiêng liêng ấy cho các tín hữu. + “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”: Đức Giê-su được Gio-an Tẩy Giả giới thiệu là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (Ga 1,29). Khi làm phép lạ chữa lành một người bại liệt, Đức Giê-su đã cho thấy Người có quyền tha tội (x. Mt 9,6). Trong bài Tin Mừng hôm nay, Người còn thiết lập bí tích giải tội, ban quyền tha tội cho các Tông đồ bằng việc thông ban Thánh Thần cho các ông. Từ đây các giám mục kế vị các Tông đồ sẽ tiếp tục thông ban quyền tha tội cho các linh mục là những cộng sự viên của các ngài.
- C 24-25: + Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô: Tô-ma là một trong Mười Hai Tông đồ (x. Mt 10,3). Biệt danh là “Sinh Đôi”. Tính tình bộc trực và can đảm (x. Ga 11,16). Ông ưa nêu ra thắc mắc khi Đức Giê-su đang giảng để được Người dạy rõ hơn (x.Ga 14,5). + Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người...: Tô-ma đòi được “mắt thấy tay sờ”, nghĩa là đòi một đức tin khả giác giống như một nhà khoa học thực nghiệm (x. Ga 20,25). + “... thì tôi chẳng có tin”: Nhiều môn đệ khác cũng cứng tin như thế. Tin Mừng nhất lãm đã nói tới sự cứng tin của các ông như sau: “Nhưng có mấy ông vẫn hoài nghi” (Mt 28,17) ; “Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” (Mc 16,14) ; Chúa phán: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng?” (Lc 24,38).
- C 26-27: + “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay thầy”. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy: Đức Giê-su đã thoả mãn những đòi hỏi của Tô-ma. + Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin: Đức Giê-su tuy khiển trách tội cứng lòng của Tô-ma, nhưng Người cũng thông cảm và chỉ kêu gọi ông từ bỏ cứng lòng để tin vào mầu nhiệm Phục sinh của Người.
- C 28-29: + Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”: Tô-ma là môn đệ cuối cùng tin Đức Giê-su sống lại, nhưng lại là người đầu tiên tuyên xưng nội dung đức tin đầy đủ nhất về Đức Giê-su: Người vừa là Chúa (Cứu Chúa), vừa là Thiên Chúa (Con Thiên Chúa). + Phúc thay những người không thấy mà tin”: Từ nay trở đi, đức tin và mầu nhiệm Phục Sinh không dựa trên kinh nghiệm khả giác về các lần hiện ra nữa, nhưng dựa trên lời chứng của các Tông đồ (x. Ga 19,35). Sau này các Tông đồ còn làm chứng về Đức Giê-su Phục Sinh bằng việc sẵn sàng chịu chết vì đức tin vào mầu nhiệm ấy.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao ngày nay Hội Thánh chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần làm ngày Chúa Nhật thay vì ngày Thứ Bảy (Sabát) như đạo Do thái?
2) Việc Đức Giê-su Phục Sinh đến giữa các môn đệ tại nhà Tiệc ly đang khi cửa đóng kín cho thấy thân xác của Người sau khi sống lại có phẩm chất gì?
3) Qua lời chào chúc, Chúa Phục Sinh đến đã đem lại điều gì cho các môn đệ?
4) Qua việc cho môn đệ xem tay và cạnh sườn, Chúa Phục Sinh muốn nói gì với các ông?
5) Sứ mệnh tông đồ thừa sai của Hội Thánh phát xuất từ đâu và vào lúc nào?
6) Tại sao Đức Giê-su lại thổi hơi ban Thần Khí cho các môn đệ?
7) Bằng chứng nào cho thấy Đức Giê-su có quyền tha tội và Người thiết lập bí tích Giải tội ban quyền tha tội cho Hội Thánh khi nào?
8) Tin Mừng cho biết gì về tông đồ Tô-ma?
9) Tô-ma và các tông đồ có dễ tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su hay không?
10) Khi hiện ra lần thứ hai, Chúa Giê-su đã làm gì để thỏa mãn đòi hỏi mắt thấy tay sờ của Tô-ma?
11) Cuối cùng Tô-ma đã đạt tới đức tin trọn vẹn qua lời tuyên xưng nào?
12) Ngày nay các tín hữu dựa vào đâu để tin vào mầu nhiện Phục Sinh của Chúa Giê-su?
13) Sự cứng lòng của Tô-ma và của các tông đồ có giá trị thế nào đối với đức tin của các tín hữu hôm nay?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC KI-TÔ CHỈ ĐƯỢC TÔN VINH SAU KHI TRẢI QUA TỬ NẠN THẬP GIÁ:
Một hôm do muốn cám dỗ thánh Mác-ti-nô phạm tội, nên quỷ đã hiện hình thành một ông vua oai phong và phán rằng “Hỡi Mác-ti-nô, Ta cám ơn con đã tin vào Ta, và Ta mong rằng từ nay con sẽ luôn ở bên Ta và vâng nghe lời Ta truyền dạy”.
Mác-ti-nô chăm chú nhìn ông vua giàu sang kia và hỏi: “Nhưng thưa ngài, ngài là ai vậy?”. Vua liền trà lời: “Ta là Vua Ki-tô đây !”
Mác-ti-nô lại hỏi: “Vậy những vết thương ở tay chân của Đức Ki-tô đã biến đi đâu cả rồi?” Vua liền đáp “Ta từ trời xuống, nên không cần đến các vết thương đó nữa !”
Bấy giờ Mác-ti-nô nói: “Tôi sẽ không bao giờ tin vào một Đức Ki-tô không chịu khổ nạn và tay chân không mang thương tích!” Tên vua quỷ nghe vậy liền biến mất.
Đức Ki-tô sau khi Phục sinh vẫn giữ những vết thương của cuộc khổ nạn. Khi hiện ra với Tô-ma, Chúa Phục Sinh đã cho ông xem những vết thương trên tay chân và cạnh sườn Người để chứng minh Người là Đấng đã trải qua cuộc khổ nạn thập giá và đã từ cõi chết trỗi dậy.
2) GIÁ TRỊ CỦA CÁC VẾT SẸO TRÊN THÂN MÌNH ĐỨC GIÊ-SU:
Một võ sĩ đã trở lại đạo Công Giáo, ngày nọ gặp một người bạn thân. Anh bạn kia hỏi: “Tôi nghe nói anh mới theo đạo Công Giáo phải không? Thật là tức cười !”
Võ sĩ tân tòng liền đáp: “Sao lại tức cười? Đó là điều tốt mà anh”. Người bạn kia lại hỏi: “Nếu vậy, liệu anh có xoá nổi chân tướng con người du côn của anh trước đây không? Những vết sẹo còn lại trên khuôn mặt anh sẽ tố cáo con người thật của anh”.
Võ sĩ tân tòng trả lời: “Tôi không ngại chi về điều đó. Những vết sẹo là dấu vết của hành động bạo lực tội lỗi trước kia, thì nay lại trở thành cửa sổ giúp tôi đón nhận ơn Chúa. Thực vậy, những tội của tôi đã được Chúa thứ tha, nay tuy vẫn còn dấu vết, nhưng là dấu vết tình thương của Chúa. Người đã thương tôi và đã ban ơn cứu độ cho tôi”.
Khi hiện ra với các môn đệ, Chúa Phục Sinh đã giữ nguyên những vết sẹo để các ông có thể nhìn xem, sờ chạm và nhận ra Người. Khi hiện ra với Tô-ma, Chúa đã thỏa mãn đòi hỏi của ông khi phán: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." (Ga 20,27). Chúa Ki-tô Phục Sinh sẽ khó thuyết phục Tô-ma tin rằng Người đã từ cói chết sống lại nếu không cho ông xem các vết sẹo trên hai bàn tay, hai bàn chân và nơi cạnh sườn của Người.
3) “LẠY CHÚA LÀ THIÊN CHÚA CỦA CON”:
Trong tạp chí Guidepots, đã bài viết về bác sĩ SCOTT HARRISON, một chuyên viên phẫu thuật bàn tay. Trong một bài tác giả đã viết về bác sĩ này như sau: “Lần nào khi đang giải phẫu tay cho một người nào đó, ông cũng đều kêu lên vào một lúc nào đó: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!”. Ông có thói quen nầy ngay từ hồi còn ở Việt Nam. Một đêm nọ, vừa rời trường Y, ông được kêu đi gắp một viên đạn bị kẹt trong tay một người lính dưới ánh sáng của ngọn đèn pin. Cuộc giải phẫu ấy đã để lại cho ông một cảm xúc sâu xa, đến nỗi sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông đã quyết định học chuyên ngành giải phẫu bàn tay. Nhờ đi sâu vào lãnh vực chuyên môn nầy, ông đã thẩm định được cách sâu sắc cơn đau khủng khiếp do một vật lạ gây ra, chẳng hạn như một viên đạn. Khi vật ấy xuyên thủng lớp da, lớp gân và những sợi dây thần kinh nơi bàn tay một người nhà phẫu thuật ấy thường giật thót người mỗi lần nghĩ đến cơn đau kinh khiếp mà Chúa Giê-su đã phải chịu khi đôi tay Người bị đóng đinh vào cây thập giá.
Khi chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay, nhà phẫu thuật đã phát biểu như sau: “Tiếng kêu ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa của con’ của tông đồ Tô-ma không chỉ là một lời tuyên xưng đức tin, mà còn là tiếng kêu đầy cảm thông của vị tông đồ này ông nhìn thấy dấu vết của đôi bàn tay bị xé toạc của Chúa Giê-su. Chỉ đến lúc đó, Tô-ma mới nhận thức được cơn đau đớn mà Người đã phải chịu đựng trên cây thập giá. Ông đã kết thúc bài nói chuyện như sau: “Mỗi lần thực hiện giải phẫu cho một ai đó, tôi luôn nhớ tới Chúa Giê-su đã từng chịu đóng đinh hai tay vào thập giá vì tôi. Khi ấy, cũng như Tô-ma, tôi đều phải thốt lên rằng : “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.
4) CÓ THIÊN CHÚA KHÔNG?
Một bác học người Pháp muốn làm một cuộc nghiên cứu trong sa mạc. Ông chọn mấy người Ả rập làm hướng dẫn viên. Một buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn, một người trong nhóm dẫn đường trải tấm thảm xuống cát và ngồi lên đó trong dáng điệu trầm tư. Thấy thế nhà bác học buộc miệng hỏi:
- “Ngươi làm gì thế?”
- “Dạ, tôi cầu nguyện,” người kia trả lời.
- “Cầu nguyện à, thời buổi này mà còn cầu nguyện sao? Vậy ra anh vẫn còn tin có Thiên Chúa? … Mà anh đã nhìn thấy Chúa chưa?” Nhà bác học như muốn bắt bẻ.
- “Dạ chưa.”
- “Vậy anh đã nghe Chúa nói chưa?”
- “Dạ chưa.”
- “Vậy anh đã sờ chạm vào Chúa chưa?”
- “Dạ chưa,” người hướng dẫn kiên nhẫn trả lời.
- “Nếu thế thì anh thật là một gã điên khi tin vào một Thiên Chúa mà chưa bao giờ thấy, không bao giờ nghe, và cũng chẳng bao giờ đụng chạm được.”
Sau đó mọi người vào lều nghỉ đêm. Sáng hôm sau, trước khi hừng đông, nhà thông thái vừa bước ra khỏi lều đã vội kêu lên:
- “Ồ, này mọi người ơi: Tối hôm qua đã có một con lạc đà đi ngang qua nơi này!”
Người hướng dẫn trợn mắt kinh ngạc:
- “Vậy chứ ngài đã nhìn thấy con lạc đà đó đi ngang qua đây sao ?”
- “Không,” nhà thông thái tự đắc trả lời.
- “Vậy chứ ngài đã đụng chạm vào nó à?”
- “Không.”
- “Vậy chứ ngài nghe thấy tiếng kêu của nó à?”
- “Không.”
Người hướng dẫn reo lên:
- “Thế thì ngài thực là một kẻ điên khi tin rằng có một con lạc đà đã đi ngang qua khu vực chúng ta ở, khi mắt ngài không thấy, tai ngài không nghe, và tay ngài không đụng chạm đến.”
Nhà thông thái đáp lại:
- “Nhưng ta biết được có con lạc đã ấy là nhờ những dấu chân của nó còn để lại trên mặt cát kìa.”
Ngay lúc đó mặt trời hừng đông bắt đầu mọc lên, toả muôn tia sáng rực rỡ lung linh. Người hướng dẫn liền chỉ tay về phía mặt trời và nói: “Thế thì tôi cũng nhìn vào dấu vết là mặt trời kia để quả quyết có một Thiên Chúa đang đi qua cuộc đời tôi.”
Ngày nay không ít người đã dựa vào những khám phá của khoa học để tuyên bố không có Thiên Chúa, mà chỉ con người mới là chúa của vũ trụ. Và niềm tin vào Thiên Chúa đang bị khoa học bóp chết. Thế nhưng, cùng lúc đó lại có rất nhiều người khác, nhờ những khám phá của khoa học, đã nhìn thấy nhiều điều bí ẩn, siêu việt trong thế giới này, mà trí khôn con người chỉ mới vén mở được một phần sự thật it ỏi. Từ đó họ đã nhận biết sự hiện hữu của một Đấng siêu việt trên tất cả, Đấng mà các tín hữu gọi là Thiên Chúa.
3. SUY NIỆM:
1) Từ không tin đến tuyên xưng đức tin của ông Tô-ma:
Tin Mừng Gio-an hôm nay tường thuật hai lần Đức Giê-su hiện ra với các tông đồ sau khi sống lại. Cả hai lần Chúa đều hiện ra vào buổi chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần và cách nhau đúng một tuần lễ. Lần thứ nhất vắng mặt Tô-ma, và lần thứ hai có ông hiện diện với các anh em. Trước đó, Tô-ma đã tuyên bố sự cứng tin của mình khi đòi phải được “mắt thấy tay sờ” mới tin Thầy sống lại từ cõi chết. Do đó, trong lần hiện ra thứ hai, Chúa Giê-su đã thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma khi cho ông xem các vết đinh ở hai bàn tay bàn chân và vết thương do lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn Người. Bấy giờ Tô-ma đã đạt tới đức tin trọn vẹn qua lời tuyên xưng đức tin : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Sau đó Đức Giê-su đã nhắn nhủ Tô-ma và qua ông, Người chúc phúc cho các tín hữu sau này: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà Tin!” (Ga 20,29).
2) Các môn đệ khác đạt được đức tin như thế nào ? :
Các môn đệ của Đức Giê-su không phải là những người dễ tin. Các Tin Mừng thuật lại diễn tiến đức tin của các ông như sau:
- Vào sáng ngày Thứ Nhất trong tuần, khi nghe bà Ma-ri-a bao tin xác Thầy biến mất, hai môn đệ Phêrô và Gioan đã chạy đến mồ quan sát thực hư. Gioan đã đạt tới đức tin trước các anh em nhờ nhìn thấy những tấm khăn liệm xác và các dây băng được xếp gọn để lại trong mồ. “Ông đã thấy và đã tin”. Đức tin đến với ông nhờ sự tư duy và trực giác (x Ga 20,1-8).
- Bà Ma-ri-a Mácđala ban đầu đã gặp được Chúa Phục Sinh, nhưng bà không nhận ra Người mà tưởng là người giữ vườn. Bà chỉ nhận biết Ngừơi khi Người gọi tên “Ma-ri-a” (Ga 20,16).
- Hai môn đệ làng Em-mau cũng chỉ nhận ra Chúa Phục Sinh sau khi đã được nghe Người giải thích Kinh thánh và chứng kiến việc Người bẻ bánh là điểm (x Lc 24,13-31).
-Bảy môn đệ rủ nhau đi đánh cá tại biển hồ Ga-li-lê đã nhận ra Chúa Phục Sinh do vâng lời Người nên đã bắt được mẻ cá lạ lùng (x Ga 21,1-14).
- Riêng ông Tô-ma trong Tin mừng hôm nay đã tin khi được Đức Giê-su thỏa mãn đòi hỏi “mắt thấy tay sờ” (x Ga 20,19-29).
- Tuy nhiên các môn đệ chỉ đạt tới đức tin trọn vẹn vào lễ Ngũ Tuần, sau khi các ông đã được gặp Chúa hiện ra nhiều lần. Nhất là sau khi các ông đã vâng lời Chúa cầu nguyện kết hiệp với Đức Ma-ri-a và các anh em Chúa trong Nhà Tiệc Ly và nhận được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần (x Cv 2,1-12); Chính nhờ đón nhận được sức mạnh Thánh Thần từ trên cao, các ngài đã đạt được đức tin trọn vẹn và hăng say chu tòan sứ mệnh “loan báo Tin mừng » được ủy thác đến tận cùng thế giới”.(x Cv 1,8).
3) Làm thế nào để thuyết phục được nhiều người trong thế giới hôm nay tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su?
Như Tô-ma xưa, con người ngày nay cũng không dễ tin: họ luôn đòi phải được “mắt thấy tay sờ”, phải thấy được bằng chứng đáng tin. Do đó, các tín hữu chúng ta cần trình bày mầu nhiệm Chúa Phục Sinh bằng chứng tích đời sống của mình.
Thực vậy:
- Làm sao anh em lương dân có thể tin vào Chúa Phục Sinh, nếu không được xem những vết chai cứng nơi bàn tay lao động, những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi vì phục vụ những người nghèo khổ của các tín hữu chúng ta?
- Làm sao họ tin Chúa đã yêu thương chịu chết đền tội và sống lại để ban cho họ sự sống đời đời, nếu họ không nhìn thấy những dấu chỉ yêu thương quên mình phục vụ trong cộng đoàn Hội Thánh … như sách Công vụ đã thuật lại sinh họat của Hội Thánh Sơ Khai tại Giê-ru-sa-lem: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải , lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ Bẻ Bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ,. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và Chúa cho cộng đòan mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47).
- Yêu thương nhau là dấu hiệu môn đệ đích thực của Đức Giê-su: “Ở điểm này , mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Con người ngày nay luôn đòi phải được xem thấy những dấu chứng tình thương nơi các tín hữu như Đức Phaolô VI đã khẳng định: "Con người thời đại ngày nay thích nghe các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có nghe thầy dạy thì cũng bởi vì những thầy dạy này là các chứng nhân".
4) Thể hiện Lòng Chúa Thương Xót cụ thể là cách loan báo Tin Mừng hữu hiệu cho con người hôm nay:
Hội Thánh đã chọn Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm để kính Lòng Chúa Thương Xót, qua đó mời gọi các tín hữu chúng ta hãy noi gương Chúa thực hiện lòng thương xót đối với tha nhân nhất là những người nghèo khổ bất hạnh đang sống gần bên chúng ta.
- Mỗi người chúng ta cần tránh những lời nói, thái độ vụ luật và bất nhân của bọn Biệt Phái và Kinh Sư Do thái xưa đã bị Chúa nặng lời quở trách, nhờ đó anh em lương dân sẽ dễ dàng đón nhận đức tin vào Chúa hơn.
- Mỗi tín hữu chúng ta cũng cần thực hiện các việc bác ái cụ thể như kinh thương người, trong đó có 7 việc thương người về thể xác cần thực hiện như: Cho kẻ đói ăn; Cho kẻ khát uống; Cho kẻ rách rưới ăn mặc; Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; Cho khách đỗ nhà: Chuộc kẻ làm tôi; Chôn xác kẻ chết.
- Cũng cần thực hiện lòng bác ái thương người cả về phạm vi linh hồn như: Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dạy kẻ mê muội; An ủi kẻ âu lo: Răn bảo kẻ có tội; Tha kẻ dể ta; Nhịn kẻ mất lòng ta; Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
- Để có thể thực hành lòng thương người nói trên, mỗi người chúng ta nên quyết tâm làm một việc bác ái cụ thể như: chia sẻ cơm bánh và khiêm tốn phục vụ tha nhân, kèm theo một lời nguyện tắt như sau: “Lạy Chúa. Con xin làm việc này để cầu cho một người lương tin yêu Chúa, để họ cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với con”. Làm như vậy là chúng ta tôn vinh Thiên Chúa như lời Chúa Giê-su: ”Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời" (Mt 5,16).
4. THẢO LUẬN:
1) Trước đây bạn có bị ai thù ghét làm hại hay không? Nếu có, bạn sẽ làm gì để thực hành Lời Chúa dạy tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình?
2) Bạn hãy đọc thuộc kinh Thương Người và xin Chúa ban ơn giúp chúng ta thực hiện tình thương tha nhân hằng ngày.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.
Khi chúng con đi tìm kiếm Chúa trong nước mắt đau thương, xin hãy âu yếm gọi tên chúng con như Chúa đã gọi tên bà Ma-ri-a đang khóc bên mộ Chúa khi xưa.
Khi chúng con chán nản muốn bỏ Chúa, xin hãy đi với chúng con trên những đọan đường dài, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường về làng Em-mau.
Khi chúng con đóng cửa lòng vì sợ hãi, xin hãy đến ban sự bình an cho chúng con, như Chúa đã đến ban bình an cho các môn đệ vào chiều ngày phục sinh.
Khi chúng con đang hòai nghi bất tín, xin hãy tiếp tục kiên nhẫn và khoan dung với chúng con, như Chúa đã tỏ lòng khoan dung với sự cứng lòng của Tô-ma.
Khi chúng con gặp thất bại trong cuộc sống, xin hãy đến nâng đỡ ủi an chúng con, như Chúa đã đến phục vụ bánh và cá cho bảy môn đệ trên bờ biển hồ Ga-li-lê xưa.
Lạy Chúa Giê-su phục sinh, xin hãy tỏ mình ra cho chúng con thấy Chúa đang hiện thân nơi những người đau khổ cả về thể xác cũng như tâm hồn, để chúng con quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất và nhiệt tình phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, hầu sau này chúng con sẽ được Chúa liệt vào hàng các chiên ngoan trong đoàn chiên Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
TỪ KHÔNG TIN ĐẾN VỮNG TIN VÀ HĂNG HÁI LOAN TRUYỀN ĐỨC TIN CỦA ÔNG TÔ-MA
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 20,19-31:
(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.(24) Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa! Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.(26) Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em”. (27) Rồi người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra và đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”.(28) Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! “ (29) Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc cho những người không thấy mà tin!”.(30) Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ ; Nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng Gio-an hôm nay tường thuật hai lần Đức Giê-su hiện ra với các tông đồ. Cả hai lần đều vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần và cách nhau một tuần lễ. Lần đầu Tô-ma vắng mặt, và lần sau có ông hiện diện. Khi hiện ra lần thứ hai, Đức Giê-su đã thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma đòi được “mắt thấy tai sờ”. Khi được Chúa Phục Sinh hiện ra, lập tức Tô-ma đã có đức tin và đã tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”. Sau đó, Đức Giê-su đã động viên các tín hữu về sau là những người chỉ có đức tin bởi nghe: “Phúc thay những người không thấy mà Tin!”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 19-20: + Ngày thứ nhất trong tuần: Ngày nay, Giáo Hội đã chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần để mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và gọi là Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. Đây là ngày lễ nghỉ, thay thế Thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái Giáo. + Đức Giê-su đến: Đức Giê-su Phục Sinh hiện đến trong lúc phòng đóng kín. Điều này cho thấy thân xác phục sinh của Người có đặc tính thiêng liêng siêu việt, có khả năng hiện diện khắp nơi. + Bình an cho anh em! Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa: Đức Giê-su Phục Sinh đem lại sự bình an (x. Ga 20,19.21) và niềm vui (x Ga 20,20) cho các môn đệ (x Ga 14,27). + Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Đức Giê-su Phục Sinh cũng là Đấng đã bị đóng đinh chân tay vào thập giá (x. Ga 19,18), và bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn (x. Ga 19,34). Điều này cho thấy có một dây liên kết giữa mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.
- C 21-23 + Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em: Tông đồ nghĩa là “được sai đi”. Sứ mạng này xuất phát từ Chúa Cha truyền cho Đức Giê-su, và giờ đây đến lượt Đức Giê-su Phục Sinh lại truyền cho các môn đệ và tất cả mọi tín hữu. + Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”: Theo Kinh Thánh, hơi thở chính là sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào con người A-đam và ban sự sống cho ông (x. St 2,7), thì nay, Đức Giê-su Phục Sinh cũng thổi Thần Khí cho các môn đệ. Rồi đến lượt các môn đệ lại sẽ ban sự sống thiêng liêng ấy cho các tín hữu. + “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”: Đức Giê-su được Gio-an Tẩy Giả giới thiệu là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (Ga 1,29). Khi làm phép lạ chữa lành một người bại liệt, Đức Giê-su đã cho thấy Người có quyền tha tội (x. Mt 9,6). Trong bài Tin Mừng hôm nay, Người còn thiết lập bí tích giải tội, ban quyền tha tội cho các Tông đồ bằng việc thông ban Thánh Thần cho các ông. Từ đây các giám mục kế vị các Tông đồ sẽ tiếp tục thông ban quyền tha tội cho các linh mục là những cộng sự viên của các ngài.
- C 24-25: + Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô: Tô-ma là một trong Mười Hai Tông đồ (x. Mt 10,3). Biệt danh là “Sinh Đôi”. Tính tình bộc trực và can đảm (x. Ga 11,16). Ông ưa nêu ra thắc mắc khi Đức Giê-su đang giảng để được Người dạy rõ hơn (x.Ga 14,5). + Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người...: Tô-ma đòi được “mắt thấy tay sờ”, nghĩa là đòi một đức tin khả giác giống như một nhà khoa học thực nghiệm (x. Ga 20,25). + “... thì tôi chẳng có tin”: Nhiều môn đệ khác cũng cứng tin như thế. Tin Mừng nhất lãm đã nói tới sự cứng tin của các ông như sau: “Nhưng có mấy ông vẫn hoài nghi” (Mt 28,17) ; “Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” (Mc 16,14) ; Chúa phán: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng?” (Lc 24,38).
- C 26-27: + “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay thầy”. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy: Đức Giê-su đã thoả mãn những đòi hỏi của Tô-ma. + Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin: Đức Giê-su tuy khiển trách tội cứng lòng của Tô-ma, nhưng Người cũng thông cảm và chỉ kêu gọi ông từ bỏ cứng lòng để tin vào mầu nhiệm Phục sinh của Người.
- C 28-29: + Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”: Tô-ma là môn đệ cuối cùng tin Đức Giê-su sống lại, nhưng lại là người đầu tiên tuyên xưng nội dung đức tin đầy đủ nhất về Đức Giê-su: Người vừa là Chúa (Cứu Chúa), vừa là Thiên Chúa (Con Thiên Chúa). + Phúc thay những người không thấy mà tin”: Từ nay trở đi, đức tin và mầu nhiệm Phục Sinh không dựa trên kinh nghiệm khả giác về các lần hiện ra nữa, nhưng dựa trên lời chứng của các Tông đồ (x. Ga 19,35). Sau này các Tông đồ còn làm chứng về Đức Giê-su Phục Sinh bằng việc sẵn sàng chịu chết vì đức tin vào mầu nhiệm ấy.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao ngày nay Hội Thánh chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần làm ngày Chúa Nhật thay vì ngày Thứ Bảy (Sabát) như đạo Do thái?
2) Việc Đức Giê-su Phục Sinh đến giữa các môn đệ tại nhà Tiệc ly đang khi cửa đóng kín cho thấy thân xác của Người sau khi sống lại có phẩm chất gì?
3) Qua lời chào chúc, Chúa Phục Sinh đến đã đem lại điều gì cho các môn đệ?
4) Qua việc cho môn đệ xem tay và cạnh sườn, Chúa Phục Sinh muốn nói gì với các ông?
5) Sứ mệnh tông đồ thừa sai của Hội Thánh phát xuất từ đâu và vào lúc nào?
6) Tại sao Đức Giê-su lại thổi hơi ban Thần Khí cho các môn đệ?
7) Bằng chứng nào cho thấy Đức Giê-su có quyền tha tội và Người thiết lập bí tích Giải tội ban quyền tha tội cho Hội Thánh khi nào?
8) Tin Mừng cho biết gì về tông đồ Tô-ma?
9) Tô-ma và các tông đồ có dễ tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su hay không?
10) Khi hiện ra lần thứ hai, Chúa Giê-su đã làm gì để thỏa mãn đòi hỏi mắt thấy tay sờ của Tô-ma?
11) Cuối cùng Tô-ma đã đạt tới đức tin trọn vẹn qua lời tuyên xưng nào?
12) Ngày nay các tín hữu dựa vào đâu để tin vào mầu nhiện Phục Sinh của Chúa Giê-su?
13) Sự cứng lòng của Tô-ma và của các tông đồ có giá trị thế nào đối với đức tin của các tín hữu hôm nay?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐỨC KI-TÔ CHỈ ĐƯỢC TÔN VINH SAU KHI TRẢI QUA TỬ NẠN THẬP GIÁ:
Một hôm do muốn cám dỗ thánh Mác-ti-nô phạm tội, nên quỷ đã hiện hình thành một ông vua oai phong và phán rằng “Hỡi Mác-ti-nô, Ta cám ơn con đã tin vào Ta, và Ta mong rằng từ nay con sẽ luôn ở bên Ta và vâng nghe lời Ta truyền dạy”.
Mác-ti-nô chăm chú nhìn ông vua giàu sang kia và hỏi: “Nhưng thưa ngài, ngài là ai vậy?”. Vua liền trà lời: “Ta là Vua Ki-tô đây !”
Mác-ti-nô lại hỏi: “Vậy những vết thương ở tay chân của Đức Ki-tô đã biến đi đâu cả rồi?” Vua liền đáp “Ta từ trời xuống, nên không cần đến các vết thương đó nữa !”
Bấy giờ Mác-ti-nô nói: “Tôi sẽ không bao giờ tin vào một Đức Ki-tô không chịu khổ nạn và tay chân không mang thương tích!” Tên vua quỷ nghe vậy liền biến mất.
Đức Ki-tô sau khi Phục sinh vẫn giữ những vết thương của cuộc khổ nạn. Khi hiện ra với Tô-ma, Chúa Phục Sinh đã cho ông xem những vết thương trên tay chân và cạnh sườn Người để chứng minh Người là Đấng đã trải qua cuộc khổ nạn thập giá và đã từ cõi chết trỗi dậy.
2) GIÁ TRỊ CỦA CÁC VẾT SẸO TRÊN THÂN MÌNH ĐỨC GIÊ-SU:
Một võ sĩ đã trở lại đạo Công Giáo, ngày nọ gặp một người bạn thân. Anh bạn kia hỏi: “Tôi nghe nói anh mới theo đạo Công Giáo phải không? Thật là tức cười !”
Võ sĩ tân tòng liền đáp: “Sao lại tức cười? Đó là điều tốt mà anh”. Người bạn kia lại hỏi: “Nếu vậy, liệu anh có xoá nổi chân tướng con người du côn của anh trước đây không? Những vết sẹo còn lại trên khuôn mặt anh sẽ tố cáo con người thật của anh”.
Võ sĩ tân tòng trả lời: “Tôi không ngại chi về điều đó. Những vết sẹo là dấu vết của hành động bạo lực tội lỗi trước kia, thì nay lại trở thành cửa sổ giúp tôi đón nhận ơn Chúa. Thực vậy, những tội của tôi đã được Chúa thứ tha, nay tuy vẫn còn dấu vết, nhưng là dấu vết tình thương của Chúa. Người đã thương tôi và đã ban ơn cứu độ cho tôi”.
Khi hiện ra với các môn đệ, Chúa Phục Sinh đã giữ nguyên những vết sẹo để các ông có thể nhìn xem, sờ chạm và nhận ra Người. Khi hiện ra với Tô-ma, Chúa đã thỏa mãn đòi hỏi của ông khi phán: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." (Ga 20,27). Chúa Ki-tô Phục Sinh sẽ khó thuyết phục Tô-ma tin rằng Người đã từ cói chết sống lại nếu không cho ông xem các vết sẹo trên hai bàn tay, hai bàn chân và nơi cạnh sườn của Người.
3) “LẠY CHÚA LÀ THIÊN CHÚA CỦA CON”:
Trong tạp chí Guidepots, đã bài viết về bác sĩ SCOTT HARRISON, một chuyên viên phẫu thuật bàn tay. Trong một bài tác giả đã viết về bác sĩ này như sau: “Lần nào khi đang giải phẫu tay cho một người nào đó, ông cũng đều kêu lên vào một lúc nào đó: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!”. Ông có thói quen nầy ngay từ hồi còn ở Việt Nam. Một đêm nọ, vừa rời trường Y, ông được kêu đi gắp một viên đạn bị kẹt trong tay một người lính dưới ánh sáng của ngọn đèn pin. Cuộc giải phẫu ấy đã để lại cho ông một cảm xúc sâu xa, đến nỗi sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông đã quyết định học chuyên ngành giải phẫu bàn tay. Nhờ đi sâu vào lãnh vực chuyên môn nầy, ông đã thẩm định được cách sâu sắc cơn đau khủng khiếp do một vật lạ gây ra, chẳng hạn như một viên đạn. Khi vật ấy xuyên thủng lớp da, lớp gân và những sợi dây thần kinh nơi bàn tay một người nhà phẫu thuật ấy thường giật thót người mỗi lần nghĩ đến cơn đau kinh khiếp mà Chúa Giê-su đã phải chịu khi đôi tay Người bị đóng đinh vào cây thập giá.
Khi chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay, nhà phẫu thuật đã phát biểu như sau: “Tiếng kêu ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa của con’ của tông đồ Tô-ma không chỉ là một lời tuyên xưng đức tin, mà còn là tiếng kêu đầy cảm thông của vị tông đồ này ông nhìn thấy dấu vết của đôi bàn tay bị xé toạc của Chúa Giê-su. Chỉ đến lúc đó, Tô-ma mới nhận thức được cơn đau đớn mà Người đã phải chịu đựng trên cây thập giá. Ông đã kết thúc bài nói chuyện như sau: “Mỗi lần thực hiện giải phẫu cho một ai đó, tôi luôn nhớ tới Chúa Giê-su đã từng chịu đóng đinh hai tay vào thập giá vì tôi. Khi ấy, cũng như Tô-ma, tôi đều phải thốt lên rằng : “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.
4) CÓ THIÊN CHÚA KHÔNG?
Một bác học người Pháp muốn làm một cuộc nghiên cứu trong sa mạc. Ông chọn mấy người Ả rập làm hướng dẫn viên. Một buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn, một người trong nhóm dẫn đường trải tấm thảm xuống cát và ngồi lên đó trong dáng điệu trầm tư. Thấy thế nhà bác học buộc miệng hỏi:
- “Ngươi làm gì thế?”
- “Dạ, tôi cầu nguyện,” người kia trả lời.
- “Cầu nguyện à, thời buổi này mà còn cầu nguyện sao? Vậy ra anh vẫn còn tin có Thiên Chúa? … Mà anh đã nhìn thấy Chúa chưa?” Nhà bác học như muốn bắt bẻ.
- “Dạ chưa.”
- “Vậy anh đã nghe Chúa nói chưa?”
- “Dạ chưa.”
- “Vậy anh đã sờ chạm vào Chúa chưa?”
- “Dạ chưa,” người hướng dẫn kiên nhẫn trả lời.
- “Nếu thế thì anh thật là một gã điên khi tin vào một Thiên Chúa mà chưa bao giờ thấy, không bao giờ nghe, và cũng chẳng bao giờ đụng chạm được.”
Sau đó mọi người vào lều nghỉ đêm. Sáng hôm sau, trước khi hừng đông, nhà thông thái vừa bước ra khỏi lều đã vội kêu lên:
- “Ồ, này mọi người ơi: Tối hôm qua đã có một con lạc đà đi ngang qua nơi này!”
Người hướng dẫn trợn mắt kinh ngạc:
- “Vậy chứ ngài đã nhìn thấy con lạc đà đó đi ngang qua đây sao ?”
- “Không,” nhà thông thái tự đắc trả lời.
- “Vậy chứ ngài đã đụng chạm vào nó à?”
- “Không.”
- “Vậy chứ ngài nghe thấy tiếng kêu của nó à?”
- “Không.”
Người hướng dẫn reo lên:
- “Thế thì ngài thực là một kẻ điên khi tin rằng có một con lạc đà đã đi ngang qua khu vực chúng ta ở, khi mắt ngài không thấy, tai ngài không nghe, và tay ngài không đụng chạm đến.”
Nhà thông thái đáp lại:
- “Nhưng ta biết được có con lạc đã ấy là nhờ những dấu chân của nó còn để lại trên mặt cát kìa.”
Ngay lúc đó mặt trời hừng đông bắt đầu mọc lên, toả muôn tia sáng rực rỡ lung linh. Người hướng dẫn liền chỉ tay về phía mặt trời và nói: “Thế thì tôi cũng nhìn vào dấu vết là mặt trời kia để quả quyết có một Thiên Chúa đang đi qua cuộc đời tôi.”
Ngày nay không ít người đã dựa vào những khám phá của khoa học để tuyên bố không có Thiên Chúa, mà chỉ con người mới là chúa của vũ trụ. Và niềm tin vào Thiên Chúa đang bị khoa học bóp chết. Thế nhưng, cùng lúc đó lại có rất nhiều người khác, nhờ những khám phá của khoa học, đã nhìn thấy nhiều điều bí ẩn, siêu việt trong thế giới này, mà trí khôn con người chỉ mới vén mở được một phần sự thật it ỏi. Từ đó họ đã nhận biết sự hiện hữu của một Đấng siêu việt trên tất cả, Đấng mà các tín hữu gọi là Thiên Chúa.
3. SUY NIỆM:
1) Từ không tin đến tuyên xưng đức tin của ông Tô-ma:
Tin Mừng Gio-an hôm nay tường thuật hai lần Đức Giê-su hiện ra với các tông đồ sau khi sống lại. Cả hai lần Chúa đều hiện ra vào buổi chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần và cách nhau đúng một tuần lễ. Lần thứ nhất vắng mặt Tô-ma, và lần thứ hai có ông hiện diện với các anh em. Trước đó, Tô-ma đã tuyên bố sự cứng tin của mình khi đòi phải được “mắt thấy tay sờ” mới tin Thầy sống lại từ cõi chết. Do đó, trong lần hiện ra thứ hai, Chúa Giê-su đã thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma khi cho ông xem các vết đinh ở hai bàn tay bàn chân và vết thương do lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn Người. Bấy giờ Tô-ma đã đạt tới đức tin trọn vẹn qua lời tuyên xưng đức tin : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Sau đó Đức Giê-su đã nhắn nhủ Tô-ma và qua ông, Người chúc phúc cho các tín hữu sau này: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà Tin!” (Ga 20,29).
2) Các môn đệ khác đạt được đức tin như thế nào ? :
Các môn đệ của Đức Giê-su không phải là những người dễ tin. Các Tin Mừng thuật lại diễn tiến đức tin của các ông như sau:
- Vào sáng ngày Thứ Nhất trong tuần, khi nghe bà Ma-ri-a bao tin xác Thầy biến mất, hai môn đệ Phêrô và Gioan đã chạy đến mồ quan sát thực hư. Gioan đã đạt tới đức tin trước các anh em nhờ nhìn thấy những tấm khăn liệm xác và các dây băng được xếp gọn để lại trong mồ. “Ông đã thấy và đã tin”. Đức tin đến với ông nhờ sự tư duy và trực giác (x Ga 20,1-8).
- Bà Ma-ri-a Mácđala ban đầu đã gặp được Chúa Phục Sinh, nhưng bà không nhận ra Người mà tưởng là người giữ vườn. Bà chỉ nhận biết Ngừơi khi Người gọi tên “Ma-ri-a” (Ga 20,16).
- Hai môn đệ làng Em-mau cũng chỉ nhận ra Chúa Phục Sinh sau khi đã được nghe Người giải thích Kinh thánh và chứng kiến việc Người bẻ bánh là điểm (x Lc 24,13-31).
-Bảy môn đệ rủ nhau đi đánh cá tại biển hồ Ga-li-lê đã nhận ra Chúa Phục Sinh do vâng lời Người nên đã bắt được mẻ cá lạ lùng (x Ga 21,1-14).
- Riêng ông Tô-ma trong Tin mừng hôm nay đã tin khi được Đức Giê-su thỏa mãn đòi hỏi “mắt thấy tay sờ” (x Ga 20,19-29).
- Tuy nhiên các môn đệ chỉ đạt tới đức tin trọn vẹn vào lễ Ngũ Tuần, sau khi các ông đã được gặp Chúa hiện ra nhiều lần. Nhất là sau khi các ông đã vâng lời Chúa cầu nguyện kết hiệp với Đức Ma-ri-a và các anh em Chúa trong Nhà Tiệc Ly và nhận được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần (x Cv 2,1-12); Chính nhờ đón nhận được sức mạnh Thánh Thần từ trên cao, các ngài đã đạt được đức tin trọn vẹn và hăng say chu tòan sứ mệnh “loan báo Tin mừng » được ủy thác đến tận cùng thế giới”.(x Cv 1,8).
3) Làm thế nào để thuyết phục được nhiều người trong thế giới hôm nay tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su?
Như Tô-ma xưa, con người ngày nay cũng không dễ tin: họ luôn đòi phải được “mắt thấy tay sờ”, phải thấy được bằng chứng đáng tin. Do đó, các tín hữu chúng ta cần trình bày mầu nhiệm Chúa Phục Sinh bằng chứng tích đời sống của mình.
Thực vậy:
- Làm sao anh em lương dân có thể tin vào Chúa Phục Sinh, nếu không được xem những vết chai cứng nơi bàn tay lao động, những khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi vì phục vụ những người nghèo khổ của các tín hữu chúng ta?
- Làm sao họ tin Chúa đã yêu thương chịu chết đền tội và sống lại để ban cho họ sự sống đời đời, nếu họ không nhìn thấy những dấu chỉ yêu thương quên mình phục vụ trong cộng đoàn Hội Thánh … như sách Công vụ đã thuật lại sinh họat của Hội Thánh Sơ Khai tại Giê-ru-sa-lem: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải , lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ Bẻ Bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ,. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được tòan dân thương mến. Và Chúa cho cộng đòan mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47).
- Yêu thương nhau là dấu hiệu môn đệ đích thực của Đức Giê-su: “Ở điểm này , mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Con người ngày nay luôn đòi phải được xem thấy những dấu chứng tình thương nơi các tín hữu như Đức Phaolô VI đã khẳng định: "Con người thời đại ngày nay thích nghe các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có nghe thầy dạy thì cũng bởi vì những thầy dạy này là các chứng nhân".
4) Thể hiện Lòng Chúa Thương Xót cụ thể là cách loan báo Tin Mừng hữu hiệu cho con người hôm nay:
Hội Thánh đã chọn Chúa Nhật II Phục Sinh hằng năm để kính Lòng Chúa Thương Xót, qua đó mời gọi các tín hữu chúng ta hãy noi gương Chúa thực hiện lòng thương xót đối với tha nhân nhất là những người nghèo khổ bất hạnh đang sống gần bên chúng ta.
- Mỗi người chúng ta cần tránh những lời nói, thái độ vụ luật và bất nhân của bọn Biệt Phái và Kinh Sư Do thái xưa đã bị Chúa nặng lời quở trách, nhờ đó anh em lương dân sẽ dễ dàng đón nhận đức tin vào Chúa hơn.
- Mỗi tín hữu chúng ta cũng cần thực hiện các việc bác ái cụ thể như kinh thương người, trong đó có 7 việc thương người về thể xác cần thực hiện như: Cho kẻ đói ăn; Cho kẻ khát uống; Cho kẻ rách rưới ăn mặc; Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; Cho khách đỗ nhà: Chuộc kẻ làm tôi; Chôn xác kẻ chết.
- Cũng cần thực hiện lòng bác ái thương người cả về phạm vi linh hồn như: Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dạy kẻ mê muội; An ủi kẻ âu lo: Răn bảo kẻ có tội; Tha kẻ dể ta; Nhịn kẻ mất lòng ta; Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
- Để có thể thực hành lòng thương người nói trên, mỗi người chúng ta nên quyết tâm làm một việc bác ái cụ thể như: chia sẻ cơm bánh và khiêm tốn phục vụ tha nhân, kèm theo một lời nguyện tắt như sau: “Lạy Chúa. Con xin làm việc này để cầu cho một người lương tin yêu Chúa, để họ cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với con”. Làm như vậy là chúng ta tôn vinh Thiên Chúa như lời Chúa Giê-su: ”Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời" (Mt 5,16).
4. THẢO LUẬN:
1) Trước đây bạn có bị ai thù ghét làm hại hay không? Nếu có, bạn sẽ làm gì để thực hành Lời Chúa dạy tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình?
2) Bạn hãy đọc thuộc kinh Thương Người và xin Chúa ban ơn giúp chúng ta thực hiện tình thương tha nhân hằng ngày.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.
Khi chúng con đi tìm kiếm Chúa trong nước mắt đau thương, xin hãy âu yếm gọi tên chúng con như Chúa đã gọi tên bà Ma-ri-a đang khóc bên mộ Chúa khi xưa.
Khi chúng con chán nản muốn bỏ Chúa, xin hãy đi với chúng con trên những đọan đường dài, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường về làng Em-mau.
Khi chúng con đóng cửa lòng vì sợ hãi, xin hãy đến ban sự bình an cho chúng con, như Chúa đã đến ban bình an cho các môn đệ vào chiều ngày phục sinh.
Khi chúng con đang hòai nghi bất tín, xin hãy tiếp tục kiên nhẫn và khoan dung với chúng con, như Chúa đã tỏ lòng khoan dung với sự cứng lòng của Tô-ma.
Khi chúng con gặp thất bại trong cuộc sống, xin hãy đến nâng đỡ ủi an chúng con, như Chúa đã đến phục vụ bánh và cá cho bảy môn đệ trên bờ biển hồ Ga-li-lê xưa.
Lạy Chúa Giê-su phục sinh, xin hãy tỏ mình ra cho chúng con thấy Chúa đang hiện thân nơi những người đau khổ cả về thể xác cũng như tâm hồn, để chúng con quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất và nhiệt tình phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, hầu sau này chúng con sẽ được Chúa liệt vào hàng các chiên ngoan trong đoàn chiên Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:52 06/04/2018
59. DÁN CỬA SỔ
Có một người không biết chữ.
Một hôm con trai đem đến một xấp giấy viết để ông ta dán cửa sổ, nhưng ông ta lại dán ngược tất cả, đứa con trở về nhìn thấy thì rất buồn.
Mẹ nó an ủi, nói:
- “Con đừng giận, dán đẹp cũng là tía của con, dán xấu cũng là tía của con”.
(Chuyện tiếu thời đại)
Suy tư 59:
“Đẹp cũng là tía của con, xấu cũng là tía của con” đúng là câu nói rất hay và có ý nghĩa của bà mẹ, một câu nói chứng tỏ bà mẹ rất hiểu thấu giá trị đạo đức của gia đình.
Con người ta ai cũng có khuyết điểm, nhưng khuyết điểm không phải là cái để chúng ta phủ nhận giá trị của người anh em, nếu ai cũng phủ nhận giá trị của tha nhân bằng những khuyết điểm của họ, thì thế gian này một sớm một chiều sẽ bị huỷ diệt bởi chính con người không còn tình cảm con người nữa.
Có người chỉ trích những khuyết điểm của các linh mục và hồ nghi chức thánh nơi họ, rồi không còn tôn trọng họ nữa, những người này không biết rằng, ngay đến cả tội lỗi cũng không thể làm mất đi chức thánh nơi các linh mục mà họ chỉ trích ấy, bởi vì khuyết điểm và tội lỗi là do con người và ma quỷ tạo ra, nhưng chức thánh là do chính Thiên Chúa thiết lập cho nên nó tồn tại muôn đời nơi các linh mục của Giáo Hội Công Giáo.
“Xấu cũng là linh mục của Chúa, đẹp cũng là linh mục của Chúa”, cái quan trọng là chúng ta –người Ki-tô hữu- có yêu thương, bao dung và tôn trọng các ngài hay không khi chúng ta nhìn thấy những khuyết điểm của các ngài ?
Huyền nhiệm tình yêu là ở đó, mầu nhiệm cứu chuộc là ở đó khi chúng ta chấp nhận những khuyết điểm của tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã chấp nhận các linh mục là những người yếu đuối, và nhờ các ngài mà Chúa ban ơn tha thứ cho người tội lỗi, ban ơn thánh hóa cho những người yêu mến Chúa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một người không biết chữ.
Một hôm con trai đem đến một xấp giấy viết để ông ta dán cửa sổ, nhưng ông ta lại dán ngược tất cả, đứa con trở về nhìn thấy thì rất buồn.
Mẹ nó an ủi, nói:
- “Con đừng giận, dán đẹp cũng là tía của con, dán xấu cũng là tía của con”.
(Chuyện tiếu thời đại)
Suy tư 59:
“Đẹp cũng là tía của con, xấu cũng là tía của con” đúng là câu nói rất hay và có ý nghĩa của bà mẹ, một câu nói chứng tỏ bà mẹ rất hiểu thấu giá trị đạo đức của gia đình.
Con người ta ai cũng có khuyết điểm, nhưng khuyết điểm không phải là cái để chúng ta phủ nhận giá trị của người anh em, nếu ai cũng phủ nhận giá trị của tha nhân bằng những khuyết điểm của họ, thì thế gian này một sớm một chiều sẽ bị huỷ diệt bởi chính con người không còn tình cảm con người nữa.
Có người chỉ trích những khuyết điểm của các linh mục và hồ nghi chức thánh nơi họ, rồi không còn tôn trọng họ nữa, những người này không biết rằng, ngay đến cả tội lỗi cũng không thể làm mất đi chức thánh nơi các linh mục mà họ chỉ trích ấy, bởi vì khuyết điểm và tội lỗi là do con người và ma quỷ tạo ra, nhưng chức thánh là do chính Thiên Chúa thiết lập cho nên nó tồn tại muôn đời nơi các linh mục của Giáo Hội Công Giáo.
“Xấu cũng là linh mục của Chúa, đẹp cũng là linh mục của Chúa”, cái quan trọng là chúng ta –người Ki-tô hữu- có yêu thương, bao dung và tôn trọng các ngài hay không khi chúng ta nhìn thấy những khuyết điểm của các ngài ?
Huyền nhiệm tình yêu là ở đó, mầu nhiệm cứu chuộc là ở đó khi chúng ta chấp nhận những khuyết điểm của tha nhân, như Đức Chúa Giê-su đã chấp nhận các linh mục là những người yếu đuối, và nhờ các ngài mà Chúa ban ơn tha thứ cho người tội lỗi, ban ơn thánh hóa cho những người yêu mến Chúa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:00 06/04/2018
Chúa Nhật II PHỤC SINH
Tin Mừng: Ga 20, 19-31.
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến.”
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại rồi và đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ của mình. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su lại hiện ra với các môn đệ, và ưu ái bày tỏ tình thương của Ngài khi chúc và ban bình an cho các ông, trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với bạn sự bình an của Chúa và bình an của con người, rồi bạn và tôi sẽ cố gắng tìm kiếm sự bình an thật trong cuộc sống của mình.
1. Bình an của Đức Chúa Giê-su.
Nỗi kinh hoàng khi chứng kiến thầy mình bị tử hình trên thập giá vẫn chưa làm cho các tông đồ hết sợ, và sự thất vọng vẫn còn trên nét mặt của các ông thì Đức Chúa Giê-su hiện đến, Ngài đến như dấu chỉ của yêu thương, như một sự an ủi, và củng cố niềm tin cho các môn đệ của mình sau những đau thương của Ngài mà các ông đã chứng kiến.
Liên tiếp nhiều lần hiện ra cho các môn đệ, Đức Chúa Giê-su đều nhấn mạnh đến sự bình an, chỉ có bình an của Ngài mới thật sự đánh tan nỗi sợ hãi nơi các môn đệ; chỉ có bình an của Đức Chúa Giê-su ban cho thì các tông đồ mới mạnh dạn ra đi rao giảng và làm chứng cho Đức Chúa Giê-su phục sinh; chỉ có bình an thật sự trong tâm hồn mà Đức Chúa Giê-su ban cho, thì các tông đồ mới trở thành những chứng nhân sống động không sợ hãi, không nhát gan, không ươn lười để rao giảng về Đấng Phục Sinh mà mình đã tin theo.
2. Bình an của loài người.
Quan niệm của con người là hể có tiền, có vật chất, có quyền có thế, có người hầu hạ, có xe hơi nhà cao cửa rộng là có bình an và hạnh phúc, nhưng trong thực tế thì có những ông tổng thống bị giam tù, có những vị tỷ phú bị vợ bỏ, có những ca sĩ nổi tiếng tự tử, và có những người giàu có khác sống không có bình an và hạnh phúc, bởi vì bình an bởi tiền tài vật chất là bình an giả tạo, bình an do quyền lực mang lại là bình an không bền, bởi vì không có tình yêu thương.
Đức Chúa Giê-su chịu đau khổ nơi thân mình và trong tâm hồn là vì sự bình an giả tạo của quan Phi-la-tô; Ngài bị đóng đinh trên thập giá là bởi hạnh phúc giả dối của các thầy thượng tế, pha-ri-siêu và các kinh sư cũng như của những người Do Thái khác, bình an và hạnh phúc của họ chỉ là những đau khồ và nước mắt của người khác, cho nên không được bền lâu, và thay vì tận hưởng bình an mà họ tạo ra, thì tâm hồn của họ luôn áy náy, lo âu và phiền muộn...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại thật rồi, và Ngài vẫn còn ở lại với chúng ta mỗi ngày trong bí tích Thánh Thể, chính sự ở lại này mà Giáo Hội cho dù gặp nhiều phong ba bão táp thì vẫn cứ bình yên giữa biển đời, chính sự ở lại của Ngài trong bí tích Thánh Thể mà bạn và tôi luôn cảm thấy bình an trong tâm hồn, không chùn bước trước những đau khổ và thử thách, bởi vì chính những đau khổ và thử thách ấy Ngài đã cam chịu vì yêu thương chúng ta.
Bình an là món quà phục sinh mà Đức Chúa Giê-su trao ban cho các môn đệ của Ngài sau khi Ngài sống lại từ cõi chết, ngày hôm nay, Ngài cũng ban sự bình an ấy cho chúng ta, nếu chúng ta biết cầu xin và dám “chết” cho cái tôi của mình, cũng như dám xác tín bình an của Chúa là lâu dài, để đánh đổi những cám dỗ của ma quỷ và những lạc thú của thế gian, đó là những bình an giả tạo của con người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 20, 19-31.
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến.”
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại rồi và đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ của mình. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su lại hiện ra với các môn đệ, và ưu ái bày tỏ tình thương của Ngài khi chúc và ban bình an cho các ông, trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với bạn sự bình an của Chúa và bình an của con người, rồi bạn và tôi sẽ cố gắng tìm kiếm sự bình an thật trong cuộc sống của mình.
1. Bình an của Đức Chúa Giê-su.
Nỗi kinh hoàng khi chứng kiến thầy mình bị tử hình trên thập giá vẫn chưa làm cho các tông đồ hết sợ, và sự thất vọng vẫn còn trên nét mặt của các ông thì Đức Chúa Giê-su hiện đến, Ngài đến như dấu chỉ của yêu thương, như một sự an ủi, và củng cố niềm tin cho các môn đệ của mình sau những đau thương của Ngài mà các ông đã chứng kiến.
Liên tiếp nhiều lần hiện ra cho các môn đệ, Đức Chúa Giê-su đều nhấn mạnh đến sự bình an, chỉ có bình an của Ngài mới thật sự đánh tan nỗi sợ hãi nơi các môn đệ; chỉ có bình an của Đức Chúa Giê-su ban cho thì các tông đồ mới mạnh dạn ra đi rao giảng và làm chứng cho Đức Chúa Giê-su phục sinh; chỉ có bình an thật sự trong tâm hồn mà Đức Chúa Giê-su ban cho, thì các tông đồ mới trở thành những chứng nhân sống động không sợ hãi, không nhát gan, không ươn lười để rao giảng về Đấng Phục Sinh mà mình đã tin theo.
2. Bình an của loài người.
Quan niệm của con người là hể có tiền, có vật chất, có quyền có thế, có người hầu hạ, có xe hơi nhà cao cửa rộng là có bình an và hạnh phúc, nhưng trong thực tế thì có những ông tổng thống bị giam tù, có những vị tỷ phú bị vợ bỏ, có những ca sĩ nổi tiếng tự tử, và có những người giàu có khác sống không có bình an và hạnh phúc, bởi vì bình an bởi tiền tài vật chất là bình an giả tạo, bình an do quyền lực mang lại là bình an không bền, bởi vì không có tình yêu thương.
Đức Chúa Giê-su chịu đau khổ nơi thân mình và trong tâm hồn là vì sự bình an giả tạo của quan Phi-la-tô; Ngài bị đóng đinh trên thập giá là bởi hạnh phúc giả dối của các thầy thượng tế, pha-ri-siêu và các kinh sư cũng như của những người Do Thái khác, bình an và hạnh phúc của họ chỉ là những đau khồ và nước mắt của người khác, cho nên không được bền lâu, và thay vì tận hưởng bình an mà họ tạo ra, thì tâm hồn của họ luôn áy náy, lo âu và phiền muộn...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã sống lại thật rồi, và Ngài vẫn còn ở lại với chúng ta mỗi ngày trong bí tích Thánh Thể, chính sự ở lại này mà Giáo Hội cho dù gặp nhiều phong ba bão táp thì vẫn cứ bình yên giữa biển đời, chính sự ở lại của Ngài trong bí tích Thánh Thể mà bạn và tôi luôn cảm thấy bình an trong tâm hồn, không chùn bước trước những đau khổ và thử thách, bởi vì chính những đau khổ và thử thách ấy Ngài đã cam chịu vì yêu thương chúng ta.
Bình an là món quà phục sinh mà Đức Chúa Giê-su trao ban cho các môn đệ của Ngài sau khi Ngài sống lại từ cõi chết, ngày hôm nay, Ngài cũng ban sự bình an ấy cho chúng ta, nếu chúng ta biết cầu xin và dám “chết” cho cái tôi của mình, cũng như dám xác tín bình an của Chúa là lâu dài, để đánh đổi những cám dỗ của ma quỷ và những lạc thú của thế gian, đó là những bình an giả tạo của con người.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:03 06/04/2018
8. Biết nói những lời cao sâu hùng biện thì không thể làm cho con người ta được nên thánh, nhưng chỉ có tu đức lập công thì mới có thể làm cho người ta được Thiên Chúa sủng ái.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau đại họa cộng sản, dân số Chính Thống Giáo tăng gấp đôi
Đặng Tự Do
05:27 06/04/2018
Theo lịch sử, sự hiện diện của Chính Thống Giáo tại Trung và Đông Âu đã bắt đầu vào thế kỷ thứ 9, nhờ các nỗ lực truyền giáo cuả các thừa sai đến từ thủ đô Constantinople của đế chế Byzantine (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ). Chính Thống Giáo được truyền đầu tiên đến Bảo Gia Lợi, Serbia và Moravia (nay là một phần của Cộng hòa Tiệp), và sau đó, bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, được truyền sang Nga.
Sau cuộc Đại Ly Giáo vào năm 1054, hoạt động truyền giáo của các thừa sai Chính Thống Giáo được mở rộng khắp Đế chế Nga từ những năm 1300 đến những năm 1800.
Chẳng may là trong thế kỷ qua, nhiều vùng rộng lớn tại và Đông Âu và toàn bộ nước Nga rơi vào sự thống trị của cộng sản. Dân số Chính Thống Giáo sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ sau khi cộng sản sụp đổ tại Đông Âu và tại Nga dân số Chính Thống Giáo trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi và bây giờ đứng ở mức gần 260 triệu người. Riêng ở Nga, đã có hơn 100 triệu người xưng mình là tín hữu Chính Thống Giáo, một sự hồi sinh rất mạnh sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Mặc dù có sự gia tăng số lượng tuyệt đối, tỷ lệ tương đối các Kitô hữu Chính thống so với Công Giáo và các hệ phái Kitô đã giảm mạnh do sự tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều trong số những người theo đạo Tin Lành, và người Công Giáo. Ngày nay, chỉ có 12% Kitô hữu trên toàn thế giới là Chính thống, so với 20% cách đây một thế kỷ. Và 4% tổng dân số toàn cầu là Chính thống, so với ước tính 7% vào trước khi xảy ra cuộc Cách Mạng Bolshevik tại Nga.
Sự phân bố địa lý của Chính thống giáo cũng khác với các truyền thống Kitô giáo khác trong thế kỷ 21. Năm 1910 - ngay trước khi xảy ra các sự kiện gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga, và sự tan rã của một số đế quốc châu Âu - tất cả ba chi nhánh chủ yếu của Kitô giáo (Chính thống, Công Giáo và Tin Lành) đều chủ yếu tập trung ở châu Âu. Nhưng sau đó, người Công Giáo và Tin lành đã mở rộng ra bên ngoài lục địa này, trong khi Chính Thống Giáo vẫn tập trung chủ yếu ở châu Âu. Ngày nay, 77% các tín hữu Chính Thống sống ở châu Âu. Ngược lại, chỉ có 24% người Công Giáo và 12% người Tin lành hiện đang sống ở châu Âu.
Trong khi Chính thống giáo lan truyền trên khắp lục địa Á-Âu, các nhà truyền giáo Tin Lành và Công Giáo từ Tây Âu đi ra các châu lục khác, qua Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh, và những nước khác nữa, mang Kitô giáo phương Tây (Công Giáo và đạo Tin Lành) đến vùng cận Sahara Châu Phi, Đông Á và Châu Mỹ - những vùng mà trong thế kỷ 20 có sự tăng dân số nhanh hơn nhiều so với châu Âu.
Ngày nay, cộng đoàn Chính Thống Giáo lớn nhất bên ngoài Đông Âu là ở Ethiopia với khoảng 36 triệu tín hữu, chiếm gần 14% tổng dân số Chính thống trên toàn thế giới.
Source: Pew Research Center Orthodox Christianity in the 21st Century
Sau cuộc Đại Ly Giáo vào năm 1054, hoạt động truyền giáo của các thừa sai Chính Thống Giáo được mở rộng khắp Đế chế Nga từ những năm 1300 đến những năm 1800.
Chẳng may là trong thế kỷ qua, nhiều vùng rộng lớn tại và Đông Âu và toàn bộ nước Nga rơi vào sự thống trị của cộng sản. Dân số Chính Thống Giáo sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ sau khi cộng sản sụp đổ tại Đông Âu và tại Nga dân số Chính Thống Giáo trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi và bây giờ đứng ở mức gần 260 triệu người. Riêng ở Nga, đã có hơn 100 triệu người xưng mình là tín hữu Chính Thống Giáo, một sự hồi sinh rất mạnh sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Mặc dù có sự gia tăng số lượng tuyệt đối, tỷ lệ tương đối các Kitô hữu Chính thống so với Công Giáo và các hệ phái Kitô đã giảm mạnh do sự tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều trong số những người theo đạo Tin Lành, và người Công Giáo. Ngày nay, chỉ có 12% Kitô hữu trên toàn thế giới là Chính thống, so với 20% cách đây một thế kỷ. Và 4% tổng dân số toàn cầu là Chính thống, so với ước tính 7% vào trước khi xảy ra cuộc Cách Mạng Bolshevik tại Nga.
Sự phân bố địa lý của Chính thống giáo cũng khác với các truyền thống Kitô giáo khác trong thế kỷ 21. Năm 1910 - ngay trước khi xảy ra các sự kiện gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga, và sự tan rã của một số đế quốc châu Âu - tất cả ba chi nhánh chủ yếu của Kitô giáo (Chính thống, Công Giáo và Tin Lành) đều chủ yếu tập trung ở châu Âu. Nhưng sau đó, người Công Giáo và Tin lành đã mở rộng ra bên ngoài lục địa này, trong khi Chính Thống Giáo vẫn tập trung chủ yếu ở châu Âu. Ngày nay, 77% các tín hữu Chính Thống sống ở châu Âu. Ngược lại, chỉ có 24% người Công Giáo và 12% người Tin lành hiện đang sống ở châu Âu.
Trong khi Chính thống giáo lan truyền trên khắp lục địa Á-Âu, các nhà truyền giáo Tin Lành và Công Giáo từ Tây Âu đi ra các châu lục khác, qua Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh, và những nước khác nữa, mang Kitô giáo phương Tây (Công Giáo và đạo Tin Lành) đến vùng cận Sahara Châu Phi, Đông Á và Châu Mỹ - những vùng mà trong thế kỷ 20 có sự tăng dân số nhanh hơn nhiều so với châu Âu.
Ngày nay, cộng đoàn Chính Thống Giáo lớn nhất bên ngoài Đông Âu là ở Ethiopia với khoảng 36 triệu tín hữu, chiếm gần 14% tổng dân số Chính thống trên toàn thế giới.
Source: Pew Research Center Orthodox Christianity in the 21st Century
Chính Thống Giáo cử hành Tuần Thánh và Lễ Phục sinh
Đặng Tự Do
06:38 06/04/2018
Năm nay, khi người Công Giáo mừng lễ Phục sinh, các tín hữu Chính Thống Giáo cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Như thế, Chúa Nhật Phục sinh Chính Thống Giáo (gọi là Pascha thay vì Easter), rơi vào ngày 8 tháng Tư.
Các tín hữu Chính Thống đã bắt đầu Mùa Chay với Ngày Thứ Hai Lễ Tro vào ngày 12 tháng Hai năm nay. Lễ Tro của Chính Thống Giáo được cử hành vào ngày thứ Hai chứ không phải là ngày thứ Tư như chúng ta. Trong suốt Mùa Chay họ giữ chay mọi ngày chứ không chỉ trong hai ngày Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.
Giống như Easter của Giáo Hội Công Giáo, Pascha, là sự kiện quan trọng nhất trong lịch Phụng Vụ.
Tuần Thánh trong Giáo Hội Chính Thống đầy ắp các nghi lễ tưởng niệm cuộc thương khó Đức Kitô. Các linh mục mặc phẩm phục màu đen cho đến tối thứ Bẩy thì mới mặc phẩm phục màu vàng kim của ngày đại lễ.
Vào ngày Thứ Tư Tuần Thánh, các tín hữu Chính Thống cử hành Phụng Vụ xức dầu, trong đó các giáo dân được xức dầu thánh để mang lại ơn chữa lành cho cơ thể và linh hồn.
Ngày hôm sau, thứ Năm Tuần Thánh, cũng có nghi lễ rửa chân cho 12 thành viên của giáo đoàn. Phụng Vụ được tiếp nối với 12 bài Phúc Âm kể lại các khía cạnh khác nhau trong cuộc thương khó Chúa từ việc phản bội của Giuđa cho đến khi Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá. Khi đọc hết bài Phúc Âm thứ sáu, vị linh mục “xuất hiện như ông Simôn thành Kyrynê và vác thánh giá đi xung quanh nhà thờ 3 vòng trong khi cộng đoàn hát bài hát ‘Đấng tạo thành trời đất hôm nay bị đóng đinh trên thập giá.’
Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các tín hữu cử hành đám tang Chúa Giêsu. Họ đặt một hình tượng Chúa Giêsu trên một chiếc cáng, và đi quanh nhà thờ. Đoàn rước sau đó dừng lại trước ngôi mộ trống và than khóc Chúa trước khi đặt Ngài trong huyệt đá.
Các tín hữu được khuyến khích canh thức suốt đêm, và đọc các sách Phúc Âm. Tại Ethiopia, từ 3 giờ sáng ngày thứ Bẩy các linh mục liên tục cử hành các thánh lễ xen lẫn với những giờ canh thức.
Trưa ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh là Lễ Lửa Thánh của Chính Thống Giáo tại nhà thờ Mộ Chúa ở Giêrusalem.
Lễ Lửa Thánh được truyền hình trực tiếp đến Hy Lạp, và các nước Đông Âu. Tại Nga, lễ này được truyền trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia Rossiya 1 và cả các đài khác.
Truyền thống Chính Thống Giáo tin rằng hiện tượng Lửa Thánh là một phép lạ xảy ra hàng năm vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem được tin tưởng là nhận được lửa từ trời xuống bên trong ngôi mộ Chúa.
Nghi thức bắt đầu lúc 12 giờ trưa với kinh cầu Các Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp và các Giám Mục đến trước Edicule. Ngài cởi bỏ phẩm phục bên ngoài và chịu sự khám xét nghiêm ngặt của một tiểu đội cảnh sát Do Thái để chứng minh rằng ngài không hề mang theo bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra lửa. Sau đó, chỉ một mình ngài được vào trong Edicule, hai tay cầm hai bó nến, mỗi bó 33 cây tượng trưng cho 33 năm Chúa Kitô sống trên trần gian này.
Đức Thượng Phụ qùy cầu nguyện trước tấm đá cẩm thạch bao bọc chiếc giường bằng đá nơi thi thể Chúa được an táng. Bên ngoài một sự im lặng căng thẳng chụp xuống trên đám đông các tín hữu.
Một lúc sau, một ánh sáng xanh phát ra từ bên trong ngôi mộ của Chúa Kitô có thể kèm theo một tiếng nổ lớn. Ánh sáng này từ từ biến thành một lưỡi lửa thắp các ngọn nến của ngài, và thoát ra ngoài lượn trên các tín hữu. Họ giơ cao các cây nến để đón ánh sáng này.
Ngay cả trước khi Đức Thượng Phụ tiến ra với hai bó nến được thắp sáng, đền thờ Thánh Mộ đã được thắp sáng với những ánh nến huy hoàng.
Những người hành hương và hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo cho biết trong 33 phút đầu tiên lửa này không hề làm phỏng họ nếu họ giơ tay trên ngọn lửa.
Buổi tối thứ Bẩy là đêm canh thức Phục sinh với các nghi lễ dài nhất trong năm. Tại nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ tại thủ đô Mạc Tư Khoa, Đức Thượng Phụ Kirill cử hành đêm canh thức trong khoảng bốn tiếng đồng hồ liên tục.
Cũng như người Công Giáo, những nghi lễ Phụng Vụ sáng Chúa Nhật Phục sinh tương đối ngắn hơn. Sau đó, các linh mục Chính Thống Giáo làm phép các loại trứng và cả các loại nông sản khác.
Source: CBC News - How Easter is celebrated in the Eastern Orthodox Church
Các tín hữu Chính Thống đã bắt đầu Mùa Chay với Ngày Thứ Hai Lễ Tro vào ngày 12 tháng Hai năm nay. Lễ Tro của Chính Thống Giáo được cử hành vào ngày thứ Hai chứ không phải là ngày thứ Tư như chúng ta. Trong suốt Mùa Chay họ giữ chay mọi ngày chứ không chỉ trong hai ngày Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.
Giống như Easter của Giáo Hội Công Giáo, Pascha, là sự kiện quan trọng nhất trong lịch Phụng Vụ.
Tuần Thánh trong Giáo Hội Chính Thống đầy ắp các nghi lễ tưởng niệm cuộc thương khó Đức Kitô. Các linh mục mặc phẩm phục màu đen cho đến tối thứ Bẩy thì mới mặc phẩm phục màu vàng kim của ngày đại lễ.
Vào ngày Thứ Tư Tuần Thánh, các tín hữu Chính Thống cử hành Phụng Vụ xức dầu, trong đó các giáo dân được xức dầu thánh để mang lại ơn chữa lành cho cơ thể và linh hồn.
Ngày hôm sau, thứ Năm Tuần Thánh, cũng có nghi lễ rửa chân cho 12 thành viên của giáo đoàn. Phụng Vụ được tiếp nối với 12 bài Phúc Âm kể lại các khía cạnh khác nhau trong cuộc thương khó Chúa từ việc phản bội của Giuđa cho đến khi Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá. Khi đọc hết bài Phúc Âm thứ sáu, vị linh mục “xuất hiện như ông Simôn thành Kyrynê và vác thánh giá đi xung quanh nhà thờ 3 vòng trong khi cộng đoàn hát bài hát ‘Đấng tạo thành trời đất hôm nay bị đóng đinh trên thập giá.’
Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các tín hữu cử hành đám tang Chúa Giêsu. Họ đặt một hình tượng Chúa Giêsu trên một chiếc cáng, và đi quanh nhà thờ. Đoàn rước sau đó dừng lại trước ngôi mộ trống và than khóc Chúa trước khi đặt Ngài trong huyệt đá.
Các tín hữu được khuyến khích canh thức suốt đêm, và đọc các sách Phúc Âm. Tại Ethiopia, từ 3 giờ sáng ngày thứ Bẩy các linh mục liên tục cử hành các thánh lễ xen lẫn với những giờ canh thức.
Trưa ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh là Lễ Lửa Thánh của Chính Thống Giáo tại nhà thờ Mộ Chúa ở Giêrusalem.
Lễ Lửa Thánh được truyền hình trực tiếp đến Hy Lạp, và các nước Đông Âu. Tại Nga, lễ này được truyền trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia Rossiya 1 và cả các đài khác.
Truyền thống Chính Thống Giáo tin rằng hiện tượng Lửa Thánh là một phép lạ xảy ra hàng năm vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Giêrusalem được tin tưởng là nhận được lửa từ trời xuống bên trong ngôi mộ Chúa.
Nghi thức bắt đầu lúc 12 giờ trưa với kinh cầu Các Thánh. Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp và các Giám Mục đến trước Edicule. Ngài cởi bỏ phẩm phục bên ngoài và chịu sự khám xét nghiêm ngặt của một tiểu đội cảnh sát Do Thái để chứng minh rằng ngài không hề mang theo bất cứ vật dụng nào có thể tạo ra lửa. Sau đó, chỉ một mình ngài được vào trong Edicule, hai tay cầm hai bó nến, mỗi bó 33 cây tượng trưng cho 33 năm Chúa Kitô sống trên trần gian này.
Đức Thượng Phụ qùy cầu nguyện trước tấm đá cẩm thạch bao bọc chiếc giường bằng đá nơi thi thể Chúa được an táng. Bên ngoài một sự im lặng căng thẳng chụp xuống trên đám đông các tín hữu.
Một lúc sau, một ánh sáng xanh phát ra từ bên trong ngôi mộ của Chúa Kitô có thể kèm theo một tiếng nổ lớn. Ánh sáng này từ từ biến thành một lưỡi lửa thắp các ngọn nến của ngài, và thoát ra ngoài lượn trên các tín hữu. Họ giơ cao các cây nến để đón ánh sáng này.
Ngay cả trước khi Đức Thượng Phụ tiến ra với hai bó nến được thắp sáng, đền thờ Thánh Mộ đã được thắp sáng với những ánh nến huy hoàng.
Những người hành hương và hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo cho biết trong 33 phút đầu tiên lửa này không hề làm phỏng họ nếu họ giơ tay trên ngọn lửa.
Buổi tối thứ Bẩy là đêm canh thức Phục sinh với các nghi lễ dài nhất trong năm. Tại nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ tại thủ đô Mạc Tư Khoa, Đức Thượng Phụ Kirill cử hành đêm canh thức trong khoảng bốn tiếng đồng hồ liên tục.
Cũng như người Công Giáo, những nghi lễ Phụng Vụ sáng Chúa Nhật Phục sinh tương đối ngắn hơn. Sau đó, các linh mục Chính Thống Giáo làm phép các loại trứng và cả các loại nông sản khác.
Source: CBC News - How Easter is celebrated in the Eastern Orthodox Church
Sau 500 năm người Công Giáo có thể cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Lund
Đặng Tự Do
07:33 06/04/2018
Một thỏa thuận đã đạt được giữa Giáo Hội Công Giáo tại Thụy Điển và Giáo Hội Lutheran tại quốc gia này. Thánh lễ Công Giáo sẽ được cử hành trong nhà thờ có từ thời Trung Cổ này tại thành phố Lund của Thụy Điển lần đầu tiên kể từ thời Cải cách.
Giáo Hội Lutheran của Thụy Điển đã đồng ý cho giáo xứ Công Giáo Thánh Thomas được cử hành thánh lễ hàng tuần tại đây từ ngày 21 tháng 10 tới, khi ngôi nhà thờ Công Giáo phải đóng cửa để trùng tu từ mùa thu này cho đến mùa xuân năm tới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm thành phố miền nam Thụy Điển vào tháng 10 năm 2016 nhân 500 năm cuộc Cải cách Tin lành. Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Lutheran đã cầu nguyện cùng nhau tại nhà thờ này và cam kết hợp tác cả về mặt tinh thần lẫn thực tiễn trong “cuộc hành trình hoà giải chung”. Kể từ đó, hai cộng đồng đã tổ chức những cầu nguyện chung trong các nhà thờ của nhau.
Linh mục Lena Sjöstrand, chánh xứ của nhà thờ Lutheran, cho hay cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Lund và thành phố Malmö gần đó “đã gây xúc động cho rất nhiều người”. Qua các buổi lễ tiếp tục sau đó, mọi người thấy rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha không chỉ là một sự kiện một lần mà thôi mà còn là một cách cụ thể để tăng cường mối quan hệ giữa hai cộng đồng Kitô hữu.
Việc chia sẻ các dịch vụ, và bây giờ là việc chia sẻ thánh đường cho các Thánh lễ, phản ánh tinh thần của tài liệu chung “Từ Mâu thuẫn đến Sự hiệp thông” được công bố vào năm 2013, tập trung vào kết quả của 50 năm đối thoại kể từ Công Đồng Vatican II.
Source: Catholic Herald - Catholic Mass celebrated in Swedish cathedral for first time in 500 years
Giáo Hội Lutheran của Thụy Điển đã đồng ý cho giáo xứ Công Giáo Thánh Thomas được cử hành thánh lễ hàng tuần tại đây từ ngày 21 tháng 10 tới, khi ngôi nhà thờ Công Giáo phải đóng cửa để trùng tu từ mùa thu này cho đến mùa xuân năm tới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm thành phố miền nam Thụy Điển vào tháng 10 năm 2016 nhân 500 năm cuộc Cải cách Tin lành. Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Lutheran đã cầu nguyện cùng nhau tại nhà thờ này và cam kết hợp tác cả về mặt tinh thần lẫn thực tiễn trong “cuộc hành trình hoà giải chung”. Kể từ đó, hai cộng đồng đã tổ chức những cầu nguyện chung trong các nhà thờ của nhau.
Linh mục Lena Sjöstrand, chánh xứ của nhà thờ Lutheran, cho hay cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Lund và thành phố Malmö gần đó “đã gây xúc động cho rất nhiều người”. Qua các buổi lễ tiếp tục sau đó, mọi người thấy rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha không chỉ là một sự kiện một lần mà thôi mà còn là một cách cụ thể để tăng cường mối quan hệ giữa hai cộng đồng Kitô hữu.
Việc chia sẻ các dịch vụ, và bây giờ là việc chia sẻ thánh đường cho các Thánh lễ, phản ánh tinh thần của tài liệu chung “Từ Mâu thuẫn đến Sự hiệp thông” được công bố vào năm 2013, tập trung vào kết quả của 50 năm đối thoại kể từ Công Đồng Vatican II.
Source: Catholic Herald - Catholic Mass celebrated in Swedish cathedral for first time in 500 years
Chung quanh chuyện du khách ném tiền xuống đài phun nước Trevi ở Rôma
Đặng Tự Do
16:45 06/04/2018
Mỗi ngày hàng ngàn du khách ném những đồng tiền xu của họ xuống đài phun nước Trevi của Rôma với hy vọng có ngày quay lại thăm kinh thành vĩnh cửu. Hy vọng này không biết có thành hiện thực hay không. Tuy nhiên, số tiền thu được từ đài phun nước mỗi tuần mang lại những hy vọng rất cụ thể cho người nghèo tại thành phố này.
Hội đồng thành phố Rôma đã thông qua một thỏa thuận vào ngày thứ Năm Tuần Thánh 29 tháng 3 với Caritas Rôma để tiếp tục ủy thác cho cơ quan bác ái này việc sử dụng những đồng tiền của khách du lịch để cung cấp thức ăn và nơi tạm trú cho người nghèo và những ai gặp khó khăn trong thành phố.
Mỗi ngày vô số khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới nheo mắt lại, nguyện ước và ném hàng ngàn đồng Euro xuống dòng nước. Số tiền thu này được các công nhân thành phố sử dụng máy hút chân không áp lực cao hút lên.
Theo Caritas Roma, số tiền thu được tại đài phun nước Trevi trong năm 2016 lên đến 1.4 triệu euro (tức là 1.7 triệu đô la).
Caritas Rôma đã được ủy thác dùng lợi nhuận của đài phun nước này trong 20 năm qua. Tuy nhiên, số lợi nhuận quá lớn này đã khiến hội đồng thành phố Rôma lưỡng lự muốn hủy bỏ hợp đồng này và sử dụng tiền thu được cho các dự án khác nhau trong thành phố đang gặp rắc rối về tài chính.
Tuy nhiên, sau nhiều cuộc họp, hội đồng thành phố đã trì hoãn quyết định của mình và Caritas sẽ tiếp tục nhận được nguồn thu nhập của đài phun nước này ít nhất cho đến ngày 31 tháng 12 năm nay.
Ông Enrico Feroci, giám đốc Caritas Rôma, hân hoan chào đón diễn biến này và ca ngợi quyết định của hội đồng thành phố đã “thể hiện một cách cụ thể sự liên đới của toàn thành phố Rome đối với những người bị thiệt thòi và khó khăn.”
Ông nói thêm: “Khi tin tưởng vào Caritas Rôma với số tiền thu được từ đài phun nước Trevi, hội đồng thành phố Rome đã công nhận rằng tổ chức từ thiện Công Giáo chúng tôi có một lịch sử đặc biệt và độc đáo trong thành phố để vươn ra và gặp gỡ nhiều hình thái cơ cực trong xã hội, phục vụ người vô gia cư, người già, người di cư và các gia đình đang gặp khó khăn.”
Source: Catholic Herald - Trevi Fountain coins used to feed Rome’s poor and needy
Hội đồng thành phố Rôma đã thông qua một thỏa thuận vào ngày thứ Năm Tuần Thánh 29 tháng 3 với Caritas Rôma để tiếp tục ủy thác cho cơ quan bác ái này việc sử dụng những đồng tiền của khách du lịch để cung cấp thức ăn và nơi tạm trú cho người nghèo và những ai gặp khó khăn trong thành phố.
Mỗi ngày vô số khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới nheo mắt lại, nguyện ước và ném hàng ngàn đồng Euro xuống dòng nước. Số tiền thu này được các công nhân thành phố sử dụng máy hút chân không áp lực cao hút lên.
Theo Caritas Roma, số tiền thu được tại đài phun nước Trevi trong năm 2016 lên đến 1.4 triệu euro (tức là 1.7 triệu đô la).
Caritas Rôma đã được ủy thác dùng lợi nhuận của đài phun nước này trong 20 năm qua. Tuy nhiên, số lợi nhuận quá lớn này đã khiến hội đồng thành phố Rôma lưỡng lự muốn hủy bỏ hợp đồng này và sử dụng tiền thu được cho các dự án khác nhau trong thành phố đang gặp rắc rối về tài chính.
Tuy nhiên, sau nhiều cuộc họp, hội đồng thành phố đã trì hoãn quyết định của mình và Caritas sẽ tiếp tục nhận được nguồn thu nhập của đài phun nước này ít nhất cho đến ngày 31 tháng 12 năm nay.
Ông Enrico Feroci, giám đốc Caritas Rôma, hân hoan chào đón diễn biến này và ca ngợi quyết định của hội đồng thành phố đã “thể hiện một cách cụ thể sự liên đới của toàn thành phố Rome đối với những người bị thiệt thòi và khó khăn.”
Ông nói thêm: “Khi tin tưởng vào Caritas Rôma với số tiền thu được từ đài phun nước Trevi, hội đồng thành phố Rome đã công nhận rằng tổ chức từ thiện Công Giáo chúng tôi có một lịch sử đặc biệt và độc đáo trong thành phố để vươn ra và gặp gỡ nhiều hình thái cơ cực trong xã hội, phục vụ người vô gia cư, người già, người di cư và các gia đình đang gặp khó khăn.”
Source: Catholic Herald - Trevi Fountain coins used to feed Rome’s poor and needy
Vatican News công bố video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Tư, 2018
Đặng Tự Do
17:11 06/04/2018
Hôm thứ Sáu 6 tháng Tư, Tòa Thánh đã công bố một đoạn video về ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Tư với chủ đề “Cầu nguyện cho những ai có trách nhiệm trong các vấn đề kinh tế”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng, yêu cầu các nhà kinh tế biết can đảm từ chối một nền kinh tế loại trừ và biết cách mở ra những con đường mới”.
Mỗi tháng một đoạn video như thế được Vatican News công bố để Đức Thánh Cha trình bày các ý cầu nguyện của ngài trong tháng và kêu gọi người Công Giáo cùng cầu nguyện với ngài. Trong video tháng Tư, 2018, Đức Thánh Cha nói:
Nền kinh tế không thể chỉ tập chú vào cố gắng tăng lợi nhuận bằng cách giảm lực lượng lao động và do đó tăng thêm hàng ngũ những người bị loại trừ.
Nó phải theo con đường được vạch ra bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các chính trị gia, các nhà tư tưởng, và các nhà lãnh đạo trong xã hội, là những người đặt con người vào vị trí đầu tiên, và làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng có những cơ hội làm việc xứng với phẩm giá.
Chúng ta hãy cùng lên tiếng với nhau, yêu cầu các nhà kinh tế hãy có can đảm từ chối một nền kinh tế loại trừ và biết cách mở ra những con đường mới.
Mạng Tông Đồ Cầu Nguyện Toàn Cầu theo ý Đức Thánh Cha đã phát triển sáng kiến thực hiện các videos “Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng” để trợ giúp việc truyền bá khắp thế giới những ý cầu nguyện hàng tháng của Đức Thánh Cha liên quan đến những thách thức mà nhân loại phải đối mặt.
Source: Vatican News Pope's prayer intention for April: ‘For Those who have Responsibility in Economic Matters’
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng, yêu cầu các nhà kinh tế biết can đảm từ chối một nền kinh tế loại trừ và biết cách mở ra những con đường mới”.
Mỗi tháng một đoạn video như thế được Vatican News công bố để Đức Thánh Cha trình bày các ý cầu nguyện của ngài trong tháng và kêu gọi người Công Giáo cùng cầu nguyện với ngài. Trong video tháng Tư, 2018, Đức Thánh Cha nói:
Nền kinh tế không thể chỉ tập chú vào cố gắng tăng lợi nhuận bằng cách giảm lực lượng lao động và do đó tăng thêm hàng ngũ những người bị loại trừ.
Nó phải theo con đường được vạch ra bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các chính trị gia, các nhà tư tưởng, và các nhà lãnh đạo trong xã hội, là những người đặt con người vào vị trí đầu tiên, và làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng có những cơ hội làm việc xứng với phẩm giá.
Chúng ta hãy cùng lên tiếng với nhau, yêu cầu các nhà kinh tế hãy có can đảm từ chối một nền kinh tế loại trừ và biết cách mở ra những con đường mới.
Mạng Tông Đồ Cầu Nguyện Toàn Cầu theo ý Đức Thánh Cha đã phát triển sáng kiến thực hiện các videos “Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng” để trợ giúp việc truyền bá khắp thế giới những ý cầu nguyện hàng tháng của Đức Thánh Cha liên quan đến những thách thức mà nhân loại phải đối mặt.
Source: Vatican News Pope's prayer intention for April: ‘For Those who have Responsibility in Economic Matters’
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gởi các nam nữ tu sĩ Tây Ban Nha: Không thể dừng lại trong việc than khóc vinh quang quá khứ
Đặng Tự Do
17:38 06/04/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp video cho hàng trăm nam nữ tu sĩ Tây Ban Nha đang tham gia cuộc họp ở thủ đô Madrid.
Cuộc gặp gỡ, do viện Thần học quốc gia về cuộc sống tu trì tổ chức, được khai mạc vào hôm Thứ Năm 5 tháng Tư và kéo dài đến Chúa Nhật ngày 8 tháng 4, tập trung vào chủ đề của sự phân định ơn gọi của thanh thiếu niên đối với cuộc sống thánh hiến.
Thanh niên đang mất căn cội của họ
Trong thông điệp gửi đến người đứng đầu của viện thần học, là cha Carlos Martìnez Oliveras, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sợ rằng những người trẻ tuổi đang mất dần căn cội của họ. Ngài ghi nhận rằng lý do sâu xa dẫn đến cuộc gặp gỡ này là sự thiếu vắng ơn gọi trong đời sống tôn giáo ở Tây Ban Nha ngày nay.
Nhưng Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng: “chúng ta không thể giới hạn chính mình trong những lời phàn nàn” hoặc chỉ đơn giản vây quanh chúng ta với những “than khóc cho những vinh quang trong quá khứ, trong khi Chúa nói với chúng ta hãy nhìn về phía trước và xem chúng ta phải làm gì”.
Tránh việc chiêu dụ các tu sinh
Mục tiêu của cuộc họp là để suy ngẫm về Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về giới trẻ và ơn gọi, đặc biệt chú trọng vào ơn gọi sống đời thánh hiến. Trong số các vị sẽ phát biểu tại cuộc gặp gỡ này có Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng Giám Mục giáo phận Madrid, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, dòng Don Bosco, Tổng Giám Mục giáo phận Tegucigalpa, Honduras, và Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký Bộ các dòng tu. Ngoài ra cũng có tu huynh Alois, Tu viện trưởng tu viện Taizé.
Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng điều quan trọng là phải tránh việc chiêu dụ các tu sinh, thay vào đó tìm kiếm việc “mở đường để Chúa có thể nói và gọi” những người trẻ tuổi.
Hãy dũng cảm lên
Trên hết, Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải tránh các cuộc “vận động bầu cử” hoặc các “chiến dịch quảng cáo” bởi vì “lời mời gọi của Chúa không đến với con người qua các mô hình tiếp thị”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tu sĩ Tây Ban Nha can đảm và giúp những người trẻ tuổi phục hồi căn cội của mình, để “con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ được báo mộng” (Cvtd 2:17).
Tái lập lại đối thoại liên thế hệ
Đức Giáo Hoàng kết luận rằng hơn bao giờ hết cần thiết lập lại cuộc đối thoại liên thế hệ giữa người trẻ và người cao niên, giữa ông bà và cháu chắt. Chúng ta phải lắng nghe những quan tâm của người trẻ và người già, trong khi cầu nguyện và đưa ra các chứng tá, còn số ơn gọi được bao nhiêu xin phó thác trong tay của Chúa.
Source: Vatican News - Pope sends videomessage to Spanish religious
Cuộc gặp gỡ, do viện Thần học quốc gia về cuộc sống tu trì tổ chức, được khai mạc vào hôm Thứ Năm 5 tháng Tư và kéo dài đến Chúa Nhật ngày 8 tháng 4, tập trung vào chủ đề của sự phân định ơn gọi của thanh thiếu niên đối với cuộc sống thánh hiến.
Thanh niên đang mất căn cội của họ
Trong thông điệp gửi đến người đứng đầu của viện thần học, là cha Carlos Martìnez Oliveras, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sợ rằng những người trẻ tuổi đang mất dần căn cội của họ. Ngài ghi nhận rằng lý do sâu xa dẫn đến cuộc gặp gỡ này là sự thiếu vắng ơn gọi trong đời sống tôn giáo ở Tây Ban Nha ngày nay.
Nhưng Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng: “chúng ta không thể giới hạn chính mình trong những lời phàn nàn” hoặc chỉ đơn giản vây quanh chúng ta với những “than khóc cho những vinh quang trong quá khứ, trong khi Chúa nói với chúng ta hãy nhìn về phía trước và xem chúng ta phải làm gì”.
Tránh việc chiêu dụ các tu sinh
Mục tiêu của cuộc họp là để suy ngẫm về Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về giới trẻ và ơn gọi, đặc biệt chú trọng vào ơn gọi sống đời thánh hiến. Trong số các vị sẽ phát biểu tại cuộc gặp gỡ này có Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng Giám Mục giáo phận Madrid, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, dòng Don Bosco, Tổng Giám Mục giáo phận Tegucigalpa, Honduras, và Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký Bộ các dòng tu. Ngoài ra cũng có tu huynh Alois, Tu viện trưởng tu viện Taizé.
Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng điều quan trọng là phải tránh việc chiêu dụ các tu sinh, thay vào đó tìm kiếm việc “mở đường để Chúa có thể nói và gọi” những người trẻ tuổi.
Hãy dũng cảm lên
Trên hết, Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải tránh các cuộc “vận động bầu cử” hoặc các “chiến dịch quảng cáo” bởi vì “lời mời gọi của Chúa không đến với con người qua các mô hình tiếp thị”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tu sĩ Tây Ban Nha can đảm và giúp những người trẻ tuổi phục hồi căn cội của mình, để “con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ được báo mộng” (Cvtd 2:17).
Tái lập lại đối thoại liên thế hệ
Đức Giáo Hoàng kết luận rằng hơn bao giờ hết cần thiết lập lại cuộc đối thoại liên thế hệ giữa người trẻ và người cao niên, giữa ông bà và cháu chắt. Chúng ta phải lắng nghe những quan tâm của người trẻ và người già, trong khi cầu nguyện và đưa ra các chứng tá, còn số ơn gọi được bao nhiêu xin phó thác trong tay của Chúa.
Source: Vatican News - Pope sends videomessage to Spanish religious
Đức Tổng Giám Mục Sydney: Người Công Giáo Úc bị coi là “kẻ thù công cộng số một”
Vũ Văn An
19:48 06/04/2018
Theo Ký giả Michael W. Chapman của CNSNews.com, trong Thánh Lễ Phục Sinh vừa qua tại Nhà Thờ Chính Tòa St Mary, trước hàng ngàn tín hữu Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher O.P. đã lên tiếng tố cáo “các thế lực mạnh mẽ” đang tấn công các Kitô hữu và mưu toan “loại hẳn họ ra khỏi đời sống công cộng”. Ngài nói thêm rằng các thế lực ấy đang tô vẽ các tín hữu như “kẻ thù công cộng số một”.
Ngài nhắc đến sự kiện lịch sử trong đó chính phủ vô thần Liên Bang Xô Viết đã cố gắng ra sao trong việc nhổ rễ tôn giáo bằng đủ mọi biện pháp đàn áp dã man, nhưng cuối cùng họ đã thua.
Ngài nói: “trong những năm gần đây, rất nhiều cựu đảng viên Cộng Sản đã xếp hàng để lãnh nhận bí tích Rửa Tội tại Nga”.
“Nhưng như chứng từ gần đây trước Ủy Ban Điều Tra của Ruddock về Việc Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo ở Úc đã nhấn mạnh, chúng ta không thể coi là đương nhiên quyền được giữ và thực hành các niềm tin của chúng ta dù là ở đây, ở Úc Châu này nữa như người Nga cách nay 100 năm”.
“Các thế lực mạnh mẽ hiện đang tìm cách đẩy các tín hữu và tín điều tôn giáo ra bên lề, nhất là các tín hữu và các tín điều Kitô Giáo, và loại hẳn họ ra khỏi đời sống công cộng. Các thế lực này sẽ kết liễu việc tài trợ cho các trường học, bệnh viện và cơ quan phúc lợi đặt căn bản trên đức tin, họ sẽ lột bỏ của chúng ta tư cách và các che chở vốn dành cho các cơ quan bác ái, và tô vẽ chúng ta như ‘kẻ thù công cộng số một’”.
Ngài nói thêm: “có thể chúng ta không luôn được tự do như hiện nay để rao giảng Tin Mừng và rửa tội như Chúa Giêsu đã truyền lệnh vào Lễ Phục Sinh đầu tiên".
Ở đoạn sau đó trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng ngay bí tích Giải Tội cũng đang bị tấn công ở Úc. Ngài nói: “Bí tích qúy giá này hiện nay cũng đang bị đe dọa cả bằng làm ngơ lẫn tấn công. Nhưng, như chúng ta biết, các linh mục sẵn sàng chịu bị phạt, thậm chí tử đạo nữa, chứ không vi phạm ấn tín tòa giải tội”.
Ngài giải thích: “Vì Bí Tích Giải Tội là cuộc gặp gỡ ưu tuyển giữa hối nhân và Thiên Chúa. Ở đây, Kitô hữu bước vào sự im lặng và bí mật của Ngôi Mộ, để được Phục Sinh; và không thẩm quyền trần thế nào được bước vào đó”.
Ngài nhắc đến sự kiện lịch sử trong đó chính phủ vô thần Liên Bang Xô Viết đã cố gắng ra sao trong việc nhổ rễ tôn giáo bằng đủ mọi biện pháp đàn áp dã man, nhưng cuối cùng họ đã thua.
Ngài nói: “trong những năm gần đây, rất nhiều cựu đảng viên Cộng Sản đã xếp hàng để lãnh nhận bí tích Rửa Tội tại Nga”.
“Nhưng như chứng từ gần đây trước Ủy Ban Điều Tra của Ruddock về Việc Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo ở Úc đã nhấn mạnh, chúng ta không thể coi là đương nhiên quyền được giữ và thực hành các niềm tin của chúng ta dù là ở đây, ở Úc Châu này nữa như người Nga cách nay 100 năm”.
“Các thế lực mạnh mẽ hiện đang tìm cách đẩy các tín hữu và tín điều tôn giáo ra bên lề, nhất là các tín hữu và các tín điều Kitô Giáo, và loại hẳn họ ra khỏi đời sống công cộng. Các thế lực này sẽ kết liễu việc tài trợ cho các trường học, bệnh viện và cơ quan phúc lợi đặt căn bản trên đức tin, họ sẽ lột bỏ của chúng ta tư cách và các che chở vốn dành cho các cơ quan bác ái, và tô vẽ chúng ta như ‘kẻ thù công cộng số một’”.
Ngài nói thêm: “có thể chúng ta không luôn được tự do như hiện nay để rao giảng Tin Mừng và rửa tội như Chúa Giêsu đã truyền lệnh vào Lễ Phục Sinh đầu tiên".
Ở đoạn sau đó trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng ngay bí tích Giải Tội cũng đang bị tấn công ở Úc. Ngài nói: “Bí tích qúy giá này hiện nay cũng đang bị đe dọa cả bằng làm ngơ lẫn tấn công. Nhưng, như chúng ta biết, các linh mục sẵn sàng chịu bị phạt, thậm chí tử đạo nữa, chứ không vi phạm ấn tín tòa giải tội”.
Ngài giải thích: “Vì Bí Tích Giải Tội là cuộc gặp gỡ ưu tuyển giữa hối nhân và Thiên Chúa. Ở đây, Kitô hữu bước vào sự im lặng và bí mật của Ngôi Mộ, để được Phục Sinh; và không thẩm quyền trần thế nào được bước vào đó”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhạc Cảnh Diễn Nguyện Cuộc Thương Khó Tại GX CTTĐVN Arlington Va.
Vọng Sinh
18:13 06/04/2018
Nhạc Cảnh Diễn Nguyện Cuộc Thương Khó Tại GX CTTĐVN Arlington Va.
Đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng những hình ảnh thánh thiêng chứa đầy những tâm tình đạo đức của Tuần Thánh nơi các Xứ Đạo Việt Nam ngày xưa như mãi còn sống động trong lòng những người Con Chúa nơi hải ngoại.
Tam Nhật Thánh là 3 ngày Đại Lễ vô cùng quan trọng trong năm.
Từ trước Chúa Nhật Lễ Lá, cả Xứ Đạo đã tề tựu tấp nập tại Nhà Thờ; người thì làm Nhà Tiệc Ly để chiều Thứ Năm Tuần Thánh rửa chân các tông đồ, người thì lo làm hang đá để táng xác Chúa ngày Thứ Bảy. Cả Xứ Đạo nhộn nhịp tưng bừng hẳn lên như những ngày hội lớn!
Trong Cuốn “Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo Việt Nam, Miền Thơ Trong Kinh Nguyện” Lê Đình Bảng đã ghi lại: “…Thứ Sáu Tuần Thánh, kỷ niệm Chúa Chịu chết trên cây thánh giá. Khắp cả và nhà thờ, xứ đạo bao trùm một màu tang tóc u buồn. Đỉnh điểm của vở “Tuồng Thương Khó” xô đẩy cộng đoàn lên những tầng bậc cao nhất về cảm xúc đức tin, mỗi khi tiếp cận với từng xen cảnh não lòng: Quân dữ lùng bắt Chúa Giêsu; xử án trước tòa Philatô; Đức Mẹ cùng môn đệ Gioan chết lặng dưới chân thập tự; tháo đanh và táng xác Chúa trong mồ. Người ta liệm xác Chúa trong một cỗ quan tài có lồng kính trong suốt, rước vào hang đá rải đầy nỏ gạo rang, hoa xoan và dầu thơm để mọi người hôn kính. Cứ tuần tự theo đoàn hội tiến vào, trong tiếng nhạc vãn và lời than tiếp tục ngân nga cho đến xế trưa hôm sau. Riêng bọn trẻ con chúng tôi cứ như sống trong chuyện cổ tích, đứa nào đứa nấy may túi ba gang, vạt trong vạt ngoài đầy ắp những thơm tho lộc thánh, để rồi chuẩn bị vào nghi thức “Vọng” mừng Đại Lễ Phục Sinh.
Cuộc sống bận rộn tại hải ngoại luôn chạy đua với cái đồng hồ, cái bầu khí thánh thiêng đó tưởng như chỉ còn trong kỷ niệm!
Nhưng không! Nhiều Giáo Xứ tại hải ngoại cũng không kém phần tấp nập, thánh thiêng đạo đức. Riêng tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington Va,
Mấy tuần trước Tuần Thánh, Các Hội Đoàn trong Giáo Xứ đã say mê với những buổi Tĩnh Tâm chuyên đề của Sơ Hồng Quế, OP. đến từ Việt Nam; tuần sau đó, cả Giáo Xứ và Giáo Họ La-Vang đã có những buổi Tĩnh Tâm với Cha Nguyễn Khắc Hy thật sốt sắng, Sau các buổi tĩnh tâm đã có trên 10 linh mục ngồi toà giải tội cho giáo dân xếp những hàng dài…..Trong Tuần Thánh, những buổi “ngắm đứng” suy gẫm 15 Sự Thương Khó Chúa Giêsu cũng đã diễn ra rất sốt sắng.
Đặc biệt chiều Thứ Sáu tuần thánh, cũng như 2 năm trước, Nhạc Cảnh Diễn Nguyện Cuộc Thương Khó Tại GX CTTĐVN Arlington Va, đã diễn ra vào lúc 6:00 chiều và 9:00 tối. Cả nhà thờ chìm đắm trong những giây phút đầy cảm xúc, cùng thổn thức với Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu, thương Chúa bị quân dữ bắt, chịu vác thập gía, chịu đóng đinh, chịu chết treo trên thập tự…
Phần Nhạc Cảnh Diễn Nguyện Thương Khó do Ca đoàn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 thực hiện, với sự cộng tác của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ; đạo diễn kịch bản và âm nhạc do Ca nhạc trưởng Phạm Dương Hãn. Đây là năm thứ 3 Ca đoàn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 thực hiện Nhạc Cảnh Diễn Nguyện Thương Khó.
Xem video:
Nhạc Cảnh Diễn Nguyện Thương Khó
Xem Video
Ước mong những tâm tình đạo đức sốt sắng của Tam Nhật Thánh vẫn mãi mãi còn đậm nét trong tâm hồn người Con Chúa nơi hải ngoại, đặc biệt là các em thế hệ trẻ sinh trưởng tại hải ngọai.
Vọng Sinh
GX CTT ĐVN Arl. Va.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hẹn gặp ở Galilaea
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
11:45 06/04/2018
Những người phụ nữ đầu tiên đến thăm mộ Chúa Giêsu Kitô lúc tảng sáng, họ liền được Thiên Thần nói cho biết Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại từ cõi kẻ chết. Và còn dặn họ „ Xin về nói cho các môn đệ rằng Người sẽ đến Galilaea trước các ông như Người đã nói „ ( Mc 16,7).
Đó là những chi tiết Thánh sử Marcus thuật lại về Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại từ nấm mồ người chết.
Nhưng tại sao Chúa Giêsu Kitô phục sinh lại hẹn gặp các môn đệ ở Galilaea?
Địa lý lịch sử Galilaea
Vùng Galilaea ở miền Bắc nước Do Thái. Từ thế kỷ 8. trước Chúa giáng sinh triều đại hoàng đế Omride đã thành lập vương quốc hùng mạnh ở miền Bắc nước Do Thái ngày nay, bao gồm vùng phía Tây Samaria và Galilaea. Vương quốc này có nhiều thành phố và trung tâm văn hóa.
Thành phố quan trọng bậc nhất là Sichem với đền thờ Garizim, sau này bị phân hóa thay thế bởi thành phố Samaria.
Galilaea bị người Assyria chiếm đóng và tầng lớp thượng lưu trí thức Do Thái bị phân hóa đưa đi lưu đày. Trên vùng lãnh thổ này dân chúng từ miền Đông kéo đến sinh sống lập nghiệp. Do đó, vương quốc phía Nam Do Thái thuộc chi tộc Juda trở nên hùng mạnh ở vùng Jerusalem.
Sau khi đế quốc Assyria sụp đổ, đền thờ Jerusalem trung tâm thờ phượng tôn giáo của Do Thái hồi sinh, và vùng Galilaea dưới quyền thống trị của Vua thuộc chi tộc Juda được thử nghiệm đưa nhập vào Jerusalem.
Sau thời kỳ lưu đầy bên Babylon nền chính trị này đã có thể mở rộng, và vùng Galilaea trở nên thành phần của vương quốc Jerusalem.
Trong thời kỳ đế quốc Roma cai trị năm 64 trước Chúa giáng sinh, vùng Galilaea trở thành vùng tự trị riêng.
Dưới thời kỳ Đạo binh thập tự vùng Galilaea là lãnh thổ độc lập lần lượt do các vị Lãnh chúa thủ lãnh cai trị. Từ 1099-1108 lãnh chúa Tanked, từ 1101-1106 lãnh chúa Falkenberg, từ 1106-1108 do lãnh chúa Gervaise Bazoches, từ 1113-1119 do lãnh chúa Joscelin Courenay, từ 1119-1143 do lãnh chúa Wilhelm 1., từ 1143-1150 do lãnh chúa Elinand, từ 1150- 1153 do lãnh chúa Simon, từ 1153-1158 do lãnh chúa Wihelm 1., từ 1159-1174 do lãnh chúa Walter St. Omer, từ 1159-1174 do lãnh chúa Raimund 3. , từ 1174-1187 do lãnh chúa Tripolis và 1187 vùng Galilaea bị Saladin chiếm đóng.
Vùng Galilaea có diện tích bằng một phần ba lãnh thổ đất nước Do Thái. Trong thời kỳ đất nước Do Thái bị đế quốc Roma chiếm đóng cai trị, nước Do Thái được phân chia thành ba vùng: Judaea, Samaria và Galilaea. Vùng Galilaea ở phía bắc và là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất.
Vùng Galilaea trong Kinh thánh
Vua Salomon, con Vua David - Vua David người lập nước Do Thái cùng là tổ tiên dòng dõi trong gia phả Chúa Giêsu - đã cai trị nước Do Thái 40 năm từ năm 970 trước Chúa Giáng sinh đến 931 trước Chúa giáng sinh, đã nói đến miền Galilaea trong đất nước Do Thái:
„ Khi-ram vua Tia cung cấp cho vua Sa-lô-môn gỗ bá hương, gỗ trắc và vàng tuỳ thích; còn vua Sa-lô-môn thì trao cho vua Khi-ram hai mươi thành trong miền Ga-li-lê“ ( 1. SáchCác Vua 9,11) .
Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem vùng Judaea, miền Nam nước Do Thái. Nhưng gia đình Chúa Giêsu, sau khi từ Ai Cập trở về đã định cư sống ở làng Nazareth thuộc vùng Galilaea miền Bắc nước Do Thái. Nơi đây Chúa Giêsu đã sinh sống lớn lên thành người trưởng thành, nên được gọi là người Nazareo.
Từ vùng miền Galilaea Chúa Giêsu ra đi đến xin nhận phép rửa của Thánh Gioan bên bờ sông Jordan . ( Mc 1,9).
Trên bước đường rao giảng nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã kêu gọi các Môn đệ đầu tiên ở vùng biển hồ Galilaea. ( Mc 1, 16).
Như thế (Nazareth trong) miền Galilaea là quê hương địa lý và đồng thời là cũng là quê hương văn hóa tinh thần của Chúa Giêsu. Và cũng từ vùng miền Galilaea như điểm nhấn bàn đạp, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai ra đi rao giảng nước Thiên Chúa trong khắp nước Do Thái.
Galilaea, miền đất khởi thủy truyền giáo
Chúa Giesu sau quãng đường ba năm rao giảng nước Thiên Chúa từ quê hương vùng Galilaea, bị kết án chết trên thập gía và được mai táng ở Jerusalem và sau cùng sống lại ở Jerusalem, thuộc miền Nam nước Do Thái.
Nhưng sau khi sống lại từ cõi kẻ chết, Chúa Giêsu không quên quê hương Galilaea, nơi Ngài đã cùng với gia đình mình sinh sống lớn lên, nơi đã học hành làm việc, nơi Ngài khởi đầu công việc truyền giáo, nơi Ngài đã kêu gọi tuyển chọn các Môn đệ cũng là những người thuộc xứ Galilaea. Nên Ngài hẹn gặp lại các Môn đệ của mình ở chính ngay nơi quê hương cũ là Galilaea.
„ Xin về nói cho các môn đệ rằng Người sẽ đến Galilaea trước các ông như Người đã nói „ ( Mc 16,7).
Chúa Giêsu sống lại muốn cho các Môn đệ mình nhận ra chân dung căn tính Chúa Giêsu - thầy mình- khi xưa sinh sống trên mặt đất, đã bị đóng đinh vào thập gía và giờ đã sống lại ngay tại chính nơi quê hương Galilaea của Ngài và cũng của họ đã xuất thân ngày xưa.
Galilaea là nơi khởi điềm truyền giáo ngày xưa của Chúa Giêsu, rồi sau đó các Môn đệ đi tản mác khắp nước Do Thái vào miền Nam cho tới khi Chúa Giêsu chịu chết và được mai táng trong lòng đất. Sau khi sống lại Chúa Giêsu muốn tập họp các Môn đệ mình lại tại nơi khởi thủy truyền giáo quê hương vùng Galilaea, để bắt đầu một khởi đầu mới cho công cuộc truyền giáo loan báo tin mừng nước trời cho mọi dân nước trên trần gian.
Galilaea là miền đất khởi thủy công việc truyền giáo của Chúa Giêsu ngày xưa và của các Môn đệ sau khi Chúa Giêsu sống lại.
„Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến.17 Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.18 Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ (Mt 28,16-20).
Galilaea không chỉ là nơi chốn hình thể địa lý trong đất nước Do Thái xưa nay. Nhưng còn là hình ảnh biểu trưng nơi con người sinh sống, lớn lên, làm việc giữa những con người khác niềm tin tôn giáo với mình, và cả nơi mình nhận ra có khó khăn vướng trở thi hành đức tin của mình vào Chúa Giêsu.
Chính nơi đó con người có thể nhận ra Chúa Giêsu, người đã sống trong đau khổ hy sinh luôn trung thành với Thiên Chúa Cha trên trời cho đến chết. Và Thiên Chúa Cha đã vì thế đã cho Chúa Giêsu sống lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đó là những chi tiết Thánh sử Marcus thuật lại về Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại từ nấm mồ người chết.
Nhưng tại sao Chúa Giêsu Kitô phục sinh lại hẹn gặp các môn đệ ở Galilaea?
Địa lý lịch sử Galilaea
Vùng Galilaea ở miền Bắc nước Do Thái. Từ thế kỷ 8. trước Chúa giáng sinh triều đại hoàng đế Omride đã thành lập vương quốc hùng mạnh ở miền Bắc nước Do Thái ngày nay, bao gồm vùng phía Tây Samaria và Galilaea. Vương quốc này có nhiều thành phố và trung tâm văn hóa.
Thành phố quan trọng bậc nhất là Sichem với đền thờ Garizim, sau này bị phân hóa thay thế bởi thành phố Samaria.
Galilaea bị người Assyria chiếm đóng và tầng lớp thượng lưu trí thức Do Thái bị phân hóa đưa đi lưu đày. Trên vùng lãnh thổ này dân chúng từ miền Đông kéo đến sinh sống lập nghiệp. Do đó, vương quốc phía Nam Do Thái thuộc chi tộc Juda trở nên hùng mạnh ở vùng Jerusalem.
Sau khi đế quốc Assyria sụp đổ, đền thờ Jerusalem trung tâm thờ phượng tôn giáo của Do Thái hồi sinh, và vùng Galilaea dưới quyền thống trị của Vua thuộc chi tộc Juda được thử nghiệm đưa nhập vào Jerusalem.
Sau thời kỳ lưu đầy bên Babylon nền chính trị này đã có thể mở rộng, và vùng Galilaea trở nên thành phần của vương quốc Jerusalem.
Trong thời kỳ đế quốc Roma cai trị năm 64 trước Chúa giáng sinh, vùng Galilaea trở thành vùng tự trị riêng.
Dưới thời kỳ Đạo binh thập tự vùng Galilaea là lãnh thổ độc lập lần lượt do các vị Lãnh chúa thủ lãnh cai trị. Từ 1099-1108 lãnh chúa Tanked, từ 1101-1106 lãnh chúa Falkenberg, từ 1106-1108 do lãnh chúa Gervaise Bazoches, từ 1113-1119 do lãnh chúa Joscelin Courenay, từ 1119-1143 do lãnh chúa Wilhelm 1., từ 1143-1150 do lãnh chúa Elinand, từ 1150- 1153 do lãnh chúa Simon, từ 1153-1158 do lãnh chúa Wihelm 1., từ 1159-1174 do lãnh chúa Walter St. Omer, từ 1159-1174 do lãnh chúa Raimund 3. , từ 1174-1187 do lãnh chúa Tripolis và 1187 vùng Galilaea bị Saladin chiếm đóng.
Vùng Galilaea có diện tích bằng một phần ba lãnh thổ đất nước Do Thái. Trong thời kỳ đất nước Do Thái bị đế quốc Roma chiếm đóng cai trị, nước Do Thái được phân chia thành ba vùng: Judaea, Samaria và Galilaea. Vùng Galilaea ở phía bắc và là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất.
Vùng Galilaea trong Kinh thánh
Vua Salomon, con Vua David - Vua David người lập nước Do Thái cùng là tổ tiên dòng dõi trong gia phả Chúa Giêsu - đã cai trị nước Do Thái 40 năm từ năm 970 trước Chúa Giáng sinh đến 931 trước Chúa giáng sinh, đã nói đến miền Galilaea trong đất nước Do Thái:
„ Khi-ram vua Tia cung cấp cho vua Sa-lô-môn gỗ bá hương, gỗ trắc và vàng tuỳ thích; còn vua Sa-lô-môn thì trao cho vua Khi-ram hai mươi thành trong miền Ga-li-lê“ ( 1. SáchCác Vua 9,11) .
Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem vùng Judaea, miền Nam nước Do Thái. Nhưng gia đình Chúa Giêsu, sau khi từ Ai Cập trở về đã định cư sống ở làng Nazareth thuộc vùng Galilaea miền Bắc nước Do Thái. Nơi đây Chúa Giêsu đã sinh sống lớn lên thành người trưởng thành, nên được gọi là người Nazareo.
Từ vùng miền Galilaea Chúa Giêsu ra đi đến xin nhận phép rửa của Thánh Gioan bên bờ sông Jordan . ( Mc 1,9).
Trên bước đường rao giảng nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã kêu gọi các Môn đệ đầu tiên ở vùng biển hồ Galilaea. ( Mc 1, 16).
Như thế (Nazareth trong) miền Galilaea là quê hương địa lý và đồng thời là cũng là quê hương văn hóa tinh thần của Chúa Giêsu. Và cũng từ vùng miền Galilaea như điểm nhấn bàn đạp, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai ra đi rao giảng nước Thiên Chúa trong khắp nước Do Thái.
Galilaea, miền đất khởi thủy truyền giáo
Chúa Giesu sau quãng đường ba năm rao giảng nước Thiên Chúa từ quê hương vùng Galilaea, bị kết án chết trên thập gía và được mai táng ở Jerusalem và sau cùng sống lại ở Jerusalem, thuộc miền Nam nước Do Thái.
Nhưng sau khi sống lại từ cõi kẻ chết, Chúa Giêsu không quên quê hương Galilaea, nơi Ngài đã cùng với gia đình mình sinh sống lớn lên, nơi đã học hành làm việc, nơi Ngài khởi đầu công việc truyền giáo, nơi Ngài đã kêu gọi tuyển chọn các Môn đệ cũng là những người thuộc xứ Galilaea. Nên Ngài hẹn gặp lại các Môn đệ của mình ở chính ngay nơi quê hương cũ là Galilaea.
„ Xin về nói cho các môn đệ rằng Người sẽ đến Galilaea trước các ông như Người đã nói „ ( Mc 16,7).
Chúa Giêsu sống lại muốn cho các Môn đệ mình nhận ra chân dung căn tính Chúa Giêsu - thầy mình- khi xưa sinh sống trên mặt đất, đã bị đóng đinh vào thập gía và giờ đã sống lại ngay tại chính nơi quê hương Galilaea của Ngài và cũng của họ đã xuất thân ngày xưa.
Galilaea là nơi khởi điềm truyền giáo ngày xưa của Chúa Giêsu, rồi sau đó các Môn đệ đi tản mác khắp nước Do Thái vào miền Nam cho tới khi Chúa Giêsu chịu chết và được mai táng trong lòng đất. Sau khi sống lại Chúa Giêsu muốn tập họp các Môn đệ mình lại tại nơi khởi thủy truyền giáo quê hương vùng Galilaea, để bắt đầu một khởi đầu mới cho công cuộc truyền giáo loan báo tin mừng nước trời cho mọi dân nước trên trần gian.
Galilaea là miền đất khởi thủy công việc truyền giáo của Chúa Giêsu ngày xưa và của các Môn đệ sau khi Chúa Giêsu sống lại.
„Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến.17 Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.18 Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ (Mt 28,16-20).
Galilaea không chỉ là nơi chốn hình thể địa lý trong đất nước Do Thái xưa nay. Nhưng còn là hình ảnh biểu trưng nơi con người sinh sống, lớn lên, làm việc giữa những con người khác niềm tin tôn giáo với mình, và cả nơi mình nhận ra có khó khăn vướng trở thi hành đức tin của mình vào Chúa Giêsu.
Chính nơi đó con người có thể nhận ra Chúa Giêsu, người đã sống trong đau khổ hy sinh luôn trung thành với Thiên Chúa Cha trên trời cho đến chết. Và Thiên Chúa Cha đã vì thế đã cho Chúa Giêsu sống lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Đồng Hoa Xuân
Đặng Đức Cương
08:44 06/04/2018
Ảnh của Đặng Đức Cương
Tạ ơn Thương đế thương ban
Đông qua xuân tới rộn ràng đồng hoa.
(bt)
Thánh Ca
Bao La Lòng Thương Xót Chúa - Trình bày: Đình Trinh
VietCatholic Network
17:57 06/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây