Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 04/04/2015
EM BÉ TRAI DŨNG CẢM
Chị của em bé trai bị bệnh nặng cần chuyền máu gấp, mà máu của em bé trai và chị cùng loại máu, cho nên bác sĩ hỏi em bé có muốn đồng ý hiến máu cho chị mình không ?
Em bé trai lộ vẻ kinh hoàng trên mặt, do dự một chút rồi cắn răng nói: “Đồng ý.”
Sau khi chuyền máu xong, em bé trai mặt trắng bệt hỏi bác sĩ:
- “Thưa bác sĩ, lúc nào thì con chết ?”
Té ra em bé trai tưởng lầm rằng chuyền máu cho chị thì mình phải chết, cho nên sự do dự trước đó của em chính là đưa ra một quyết định quá lớn là hy sinh chính m
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Có những lúc chúng ta –người Ki-tô hữu- dạy con em của mình tập sống hy sinh, nhưng không –hoặc chưa- dạy các em có tinh thần dũng cảm khi hy sinh, nên sự hy sinh của các em có khi biểu hiện cách tiêu cực, nghĩa là ít hoặc không có sự yêu thương:
- Ở gia đình, cha mẹ dạy con lớn hy sinh phần tốt cho em nó, nhưng sau đó lại lén lút đem phần tốt hơn cho nó, thế là các em hy sinh phần nhỏ để được phần lớn hơn. Hy sinh này chỉ có chút chút yêu thương, không dũng cảm.
- Ở trường học, thầy cô dạy các em hy sinh giúp đỡ bạn bè, nhưng công bố ai hy sinh giúp đỡ nhiều thì cho thêm điểm hạnh kiểm, thế là học sinh giúp bạn là để được thêm điểm. Hy sinh này không có yêu thương và không dũng cảm.
- Ở nhà thờ, các dì phước và các anh chị giáo lý viên dạy các em thi đua làm việc hy sinh, để khi kết thúc thi đua là có phần thưởng, thế là các em vì phần thưởng mà hy sinh. Hy sinh này loại này thì yêu thương và dũng cảm bị bóng dáng phần thưởng che khuất.
Hy sinh, dù là tiêu cực thì vẫn tốt hơn, nhưng hy sinh như em bé trai thì thật dũng cảm, vì em biết hy sinh là chết chứ không được hứa hẹn phần thưởng, nhưng vì yêu thương chị mà hy sinh.
Đức Chúa Giê-su đã hy sinh chết để cho chúng ta được sống.
Đó cũng là sự hy sinh của người Ki-tô hữu chúng ta hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi như thế.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Chị của em bé trai bị bệnh nặng cần chuyền máu gấp, mà máu của em bé trai và chị cùng loại máu, cho nên bác sĩ hỏi em bé có muốn đồng ý hiến máu cho chị mình không ?
Em bé trai lộ vẻ kinh hoàng trên mặt, do dự một chút rồi cắn răng nói: “Đồng ý.”
Sau khi chuyền máu xong, em bé trai mặt trắng bệt hỏi bác sĩ:
- “Thưa bác sĩ, lúc nào thì con chết ?”
Té ra em bé trai tưởng lầm rằng chuyền máu cho chị thì mình phải chết, cho nên sự do dự trước đó của em chính là đưa ra một quyết định quá lớn là hy sinh chính m
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Có những lúc chúng ta –người Ki-tô hữu- dạy con em của mình tập sống hy sinh, nhưng không –hoặc chưa- dạy các em có tinh thần dũng cảm khi hy sinh, nên sự hy sinh của các em có khi biểu hiện cách tiêu cực, nghĩa là ít hoặc không có sự yêu thương:
- Ở gia đình, cha mẹ dạy con lớn hy sinh phần tốt cho em nó, nhưng sau đó lại lén lút đem phần tốt hơn cho nó, thế là các em hy sinh phần nhỏ để được phần lớn hơn. Hy sinh này chỉ có chút chút yêu thương, không dũng cảm.
- Ở trường học, thầy cô dạy các em hy sinh giúp đỡ bạn bè, nhưng công bố ai hy sinh giúp đỡ nhiều thì cho thêm điểm hạnh kiểm, thế là học sinh giúp bạn là để được thêm điểm. Hy sinh này không có yêu thương và không dũng cảm.
- Ở nhà thờ, các dì phước và các anh chị giáo lý viên dạy các em thi đua làm việc hy sinh, để khi kết thúc thi đua là có phần thưởng, thế là các em vì phần thưởng mà hy sinh. Hy sinh này loại này thì yêu thương và dũng cảm bị bóng dáng phần thưởng che khuất.
Hy sinh, dù là tiêu cực thì vẫn tốt hơn, nhưng hy sinh như em bé trai thì thật dũng cảm, vì em biết hy sinh là chết chứ không được hứa hẹn phần thưởng, nhưng vì yêu thương chị mà hy sinh.
Đức Chúa Giê-su đã hy sinh chết để cho chúng ta được sống.
Đó cũng là sự hy sinh của người Ki-tô hữu chúng ta hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi như thế.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Chúa nhật Phục Sinh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 04/04/2015
Chúa Nhật PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 20, 1-9.
“Đức Chúa Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.”
Chúa đã sống lại. Al-le-lui-a
Đức Chúa Giê-su đã sống lại rồi, tiếng reo vui mừng của chị Ma-ri-a Mác-đa-la, tiếng reo vui mừng của tông đồ Phê-rô và Gioan, của hai môn đệ đi thành Em-mau...
Chúa đã sống lại rồi như một điệp khúc vui mừng được hát lên bởi những tâm hồn tin tưởng và yêu mến Đức Chúa Giê-su đang vang vọng từ miền Ga-li-lê-a năm nọ, cho đến hôm nay trên khắp thế giới, và vang mãi đến muôn đời. Al-le-lu-ia !
Chúa đã sống lại rồi, mấy chữ thật đơn giản nhưng thật long trọng, nó như lời tuyên bố của một vị thẩm phán toàn năng: quyền lực tử thần từ đây chấm dứt, quyền lực sa tan từ đây kết thúc, cuộc sống ghét ghen hận thù, kiêu căng ích kỷ từ đây trở thành yêu thương, đoàn kết, bao dung tha thứ nơi mỗi một tâm hồn đã cùng với Đức Chúa Giê-su mai táng trong mồ và nay đã sống lại.
1. Ngôi mộ trống...
Đức Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh là một phép lạ vĩ đại của Ngài để củng cố niềm tin và hy vọng nơi những người tin vào Ngài, và để nhắn gởi tới những kẻ không tin Ngài là Thiên Chúa như một thông điệp yêu thương và tha thứ.
Phục sinh là một biến cố quan trọng và đỉnh cao của Người Ki-tô hữu, bởi vì như lời thánh Phao-lô đã nói với chúng ta rằng, nếu Đức Chúa Giê-su chết đi mà không sống lại thì tất cả chúng ta đều là những kẻ điên điên khùng khùng, nhưng Đức Chúa Giê-su đã sống lại và đức tin của chúng càng thêm phong phú và vững chắc.
Đức Chúa Giê-su hôm qua chịu đau khổ chịu chết trên thập giá, hôm nay Ngài đã sống lại và thống trị đến muôn đời, đó chính là niềm tin, yêu và hy vọng của chúng ta –những người tin vào Đức Chúa Giê-su- là vinh quang và là danh dự của chúng ta.
Đức Chúa Giê-su, Đấng là Thiên Chúa thật và là người thật, chính Ngài chứ không ai khác đã sống lại từ cõi chết và đem ơn cứu độ cho nhân loại.
Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ thật sớm khi vầng thái dương chưa xuất hiện, nhưng các bà kinh hoàng vì không thấy xác của Đức Chúa Giê-su đâu cả, thất vọng và hoang mang, khiếp sợ và lo âu, đã làm cho các bà không còn sáng suốt nhận ra hai thiên thần đang đứng bên mồ Chúa, hai ngài nói với các bà: “Sao các bà lại tìm người Sống ở giữa kẻ chết ? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi” (Lc 24, 5b-6a) . Thế là không còn nghi ngờ gì nữa, Chúa đã sống lại rồi, ngôi mộ trống rỗng, lòng các bà cũng hân hoan vui mừng dù không thấy xác Chúa trong mồ nữa, nhưng đức tin của các bà đã thấy Ngài đã sống lại, sống lại thật rồi, ôi vui mừng, ôi hạnh phúc: Thầy đã sống lại rồi.
Mồ chính là nơi an táng những người chết, cho nên nó tượng trưng cho buồn bã cho chết chóc.
Mồ cũng chính là tâm hồn của chúng ta, nơi chất chứa bao nhiêu là tội lỗi mà chính chúng ta đã phạm trong cuộc sống, những kiêu căng ích kỉ, những giận hờn ghét ghen mà chúng ta đã chất chứa trong lòng như những gia bảo của tội nguyên tổ, thì hôm nay, nó được mở tung ra, đón lấy hùng khí của ngày Phục Sinh, nó được Đức Chúa Ki-tô phục sinh thánh hóa và cứu chuộc, và để rồi trong Ngài, chúng ta không còn những thối tha dơ dáy của xác chết con người cũ của chính mình, nhưng nó trở thành trống rỗng để dễ dàng đón nhận dồi dào ơn của Đức Chúa Ki-tô Phục sinh.
Mồ trống, tâm hồn trống vì đã được ân sủng phục sinh của Đức Chúa Ki-tô dọn dẹp sạch sẽ, chúng ta bắt đầu lại một cuộc sống mới trong tình thương của Đấng Phục Sinh, đó chính là yêu thương và phục vụ.
2. Xin các bà về nói...
Người thanh niên mặc áo trắng nói với các bà đến mộ sáng hôm ấy rằng: “Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phê-rô rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông” . Một mệnh lệnh của người sống lại từ cõi chết ! Một lời nhắn nhủ của Đức Chúa Giê-su ! Nhưng dù là của ai chăng nữa thì cũng là một lời loan báo tin vui Chúa đã sống lại của người thanh niên mặc áo trắng.
“Xin các bà về nói...” về nói lại không những với các tông đồ và với thánh Phê-rô, mà hãy nói với tất cả những ai mà các bà gặp trên đường đi, hãy nói cho họ biết: Chúa đã sống lại rồi.
Hôm kia trên đường đi chúng ta đã càm ràm với người bạn về công việc làm ăn không có lợi cho mình; hôm qua trên công sở, nơi trường học chúng ta đã chửi người bạn không cùng ý kiến với mình; hôm nay chúng ta đi đến đâu cũng đều nhìn tha nhân bằng ánh mắt thông cảm yêu thương.
Hôm kia chúng ta đã sống trong ích kỷ của mình, chỉ biết mình, hôm qua chúng ta chỉ thấy những khuyết điểm của anh chị em mà không thấy ưu điểm của họ, hôm nay chúng ta nhìn thấy họ là những người đáng yêu, bởi vì chính Đức Chúa Ki-tô đã thấy chúng ta đều là những người đáng yêu, mặc dù chúng ta là những người tội lỗi, đức tin này được bắt nguồn từ đêm Phục Sinh của Đấng Cứu Thế, và biến đổi tâm hồn chúng ta trở thành những con người được phục sinh, do đó, chúng ta không những có bổn phận phải loan truyền tin vui Phục Sinh, mà còn có bổn phận làm chứng về những gì chúng ta đã tin, đã sống về mầu nhiệm phục sinh của Đức Chúa Ki-tô.
Ngày hôm nay, không phải người thanh niên áo trắng nói với chúng ta, nhưng chính Đấng Phục Sinh đã nói với chúng ta: “Hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo...” không chỉ loan báo cho những người thân thiết, mà là cho tất cả mọi người. Đi loan báo Tin Mừng cũng có nghĩa là ra đi để đem tình yêu của Chúa Phục Sinh đến cho mọi người, bởi vì ơn cứu độ không chỉ dành cho một vài người, nhưng là cho toàn thể nhân loại.
“Xin các bà về nói...”, “Các con hãy đi loan báo...” tất cả đều là sứ điệp của tình yêu, là mệnh lệnh được ban ra từ sự kiện Đấng đã từ cõi chết sống lại – Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
3. Cầu nguyện.
Lạy Đức Chúa Giê-su Phục Sinh,
Hôm nay chúng con cùng toàn thể vũ trụ hân hoan mừng Đại Lễ Phục Sinh, Chúa đã sống lại.
Chúa đã sống lại sau khi bị mai táng trong mồ, để cho chúng con nhận ra môt sự việc mà chúng con đã quên mất trong cuộc sống đầy bon chen: chúng con cũng sẽ được sống lại với Chúa khi kết thúc cuộc sống ở trần gian này.
Chúng con cảm tạ Chúa, vì nếu Chúa là vị quan toà nghiêm khắc và không biết thông cảm, thì dù Chúa có sống lại môt ngàn lần thì cũng vô ích đối với chúng con là những ngừơi tội lỗi, nhưng Chúa là Đấng rất nhân từ và công bằng, Chúa sống lại để chúng con cùng được tham dự vào mầu nhiệm phục sinh của Chúa ngay tại trần gian này, đó là chúng con trở nên khoan dung hơn, tha thứ hơn, khiêm tốn hơn và yêu thương hơn khi đồng hành với tha nhân.
Lạy Đức Chúa Giê-su, có những lúc chúng con nghĩ rằng, bốn mươi ngày chay tịnh đã trở thành quá khứ khi Chúa sống lại, cho nên chúng con không thèm giữ chay nữa, không thèm hy sinh nữa, không thèm đền tội nữa, cho nên cuộc sống của chúng con chẳng khác gì chưa sống lại với Chúa, chúng con vẫn không trở nên người mới trong Chúa, bởi vì chúng con coi bốn mươi ngày chay tịnh như là cưỡng ép phải giữ, cho nên khi lễ phục sinh đến thì chúng con như chim sổ lồng, như cá xuống sông vì không còn bị ràng buộc vì chay tịnh và hy sinh nữa.
Xin Chúa ban cho chúng con biết rằng, mỗi ngày trong cuộc sống là mỗi thánh lễ phục sinh, mỗi giây phút trong cuộc sống đều là chay tịnh và phục sinh, để chúng con luôn kết hợp với tình yêu của Chúa mà sống đúng tinh thần phục sinh của Chúa đã dạy chúng con, đó là yêu thương và phục vụ, hy sinh và tha thứ. Amen.
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin mừng: Ga 20, 1-9.
“Đức Chúa Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.”
Chúa đã sống lại. Al-le-lui-a
Đức Chúa Giê-su đã sống lại rồi, tiếng reo vui mừng của chị Ma-ri-a Mác-đa-la, tiếng reo vui mừng của tông đồ Phê-rô và Gioan, của hai môn đệ đi thành Em-mau...
Chúa đã sống lại rồi như một điệp khúc vui mừng được hát lên bởi những tâm hồn tin tưởng và yêu mến Đức Chúa Giê-su đang vang vọng từ miền Ga-li-lê-a năm nọ, cho đến hôm nay trên khắp thế giới, và vang mãi đến muôn đời. Al-le-lu-ia !
Chúa đã sống lại rồi, mấy chữ thật đơn giản nhưng thật long trọng, nó như lời tuyên bố của một vị thẩm phán toàn năng: quyền lực tử thần từ đây chấm dứt, quyền lực sa tan từ đây kết thúc, cuộc sống ghét ghen hận thù, kiêu căng ích kỷ từ đây trở thành yêu thương, đoàn kết, bao dung tha thứ nơi mỗi một tâm hồn đã cùng với Đức Chúa Giê-su mai táng trong mồ và nay đã sống lại.
1. Ngôi mộ trống...
Đức Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh là một phép lạ vĩ đại của Ngài để củng cố niềm tin và hy vọng nơi những người tin vào Ngài, và để nhắn gởi tới những kẻ không tin Ngài là Thiên Chúa như một thông điệp yêu thương và tha thứ.
Phục sinh là một biến cố quan trọng và đỉnh cao của Người Ki-tô hữu, bởi vì như lời thánh Phao-lô đã nói với chúng ta rằng, nếu Đức Chúa Giê-su chết đi mà không sống lại thì tất cả chúng ta đều là những kẻ điên điên khùng khùng, nhưng Đức Chúa Giê-su đã sống lại và đức tin của chúng càng thêm phong phú và vững chắc.
Đức Chúa Giê-su hôm qua chịu đau khổ chịu chết trên thập giá, hôm nay Ngài đã sống lại và thống trị đến muôn đời, đó chính là niềm tin, yêu và hy vọng của chúng ta –những người tin vào Đức Chúa Giê-su- là vinh quang và là danh dự của chúng ta.
Đức Chúa Giê-su, Đấng là Thiên Chúa thật và là người thật, chính Ngài chứ không ai khác đã sống lại từ cõi chết và đem ơn cứu độ cho nhân loại.
Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ thật sớm khi vầng thái dương chưa xuất hiện, nhưng các bà kinh hoàng vì không thấy xác của Đức Chúa Giê-su đâu cả, thất vọng và hoang mang, khiếp sợ và lo âu, đã làm cho các bà không còn sáng suốt nhận ra hai thiên thần đang đứng bên mồ Chúa, hai ngài nói với các bà: “Sao các bà lại tìm người Sống ở giữa kẻ chết ? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi” (Lc 24, 5b-6a) . Thế là không còn nghi ngờ gì nữa, Chúa đã sống lại rồi, ngôi mộ trống rỗng, lòng các bà cũng hân hoan vui mừng dù không thấy xác Chúa trong mồ nữa, nhưng đức tin của các bà đã thấy Ngài đã sống lại, sống lại thật rồi, ôi vui mừng, ôi hạnh phúc: Thầy đã sống lại rồi.
Mồ chính là nơi an táng những người chết, cho nên nó tượng trưng cho buồn bã cho chết chóc.
Mồ cũng chính là tâm hồn của chúng ta, nơi chất chứa bao nhiêu là tội lỗi mà chính chúng ta đã phạm trong cuộc sống, những kiêu căng ích kỉ, những giận hờn ghét ghen mà chúng ta đã chất chứa trong lòng như những gia bảo của tội nguyên tổ, thì hôm nay, nó được mở tung ra, đón lấy hùng khí của ngày Phục Sinh, nó được Đức Chúa Ki-tô phục sinh thánh hóa và cứu chuộc, và để rồi trong Ngài, chúng ta không còn những thối tha dơ dáy của xác chết con người cũ của chính mình, nhưng nó trở thành trống rỗng để dễ dàng đón nhận dồi dào ơn của Đức Chúa Ki-tô Phục sinh.
Mồ trống, tâm hồn trống vì đã được ân sủng phục sinh của Đức Chúa Ki-tô dọn dẹp sạch sẽ, chúng ta bắt đầu lại một cuộc sống mới trong tình thương của Đấng Phục Sinh, đó chính là yêu thương và phục vụ.
2. Xin các bà về nói...
Người thanh niên mặc áo trắng nói với các bà đến mộ sáng hôm ấy rằng: “Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phê-rô rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông” . Một mệnh lệnh của người sống lại từ cõi chết ! Một lời nhắn nhủ của Đức Chúa Giê-su ! Nhưng dù là của ai chăng nữa thì cũng là một lời loan báo tin vui Chúa đã sống lại của người thanh niên mặc áo trắng.
“Xin các bà về nói...” về nói lại không những với các tông đồ và với thánh Phê-rô, mà hãy nói với tất cả những ai mà các bà gặp trên đường đi, hãy nói cho họ biết: Chúa đã sống lại rồi.
Hôm kia trên đường đi chúng ta đã càm ràm với người bạn về công việc làm ăn không có lợi cho mình; hôm qua trên công sở, nơi trường học chúng ta đã chửi người bạn không cùng ý kiến với mình; hôm nay chúng ta đi đến đâu cũng đều nhìn tha nhân bằng ánh mắt thông cảm yêu thương.
Hôm kia chúng ta đã sống trong ích kỷ của mình, chỉ biết mình, hôm qua chúng ta chỉ thấy những khuyết điểm của anh chị em mà không thấy ưu điểm của họ, hôm nay chúng ta nhìn thấy họ là những người đáng yêu, bởi vì chính Đức Chúa Ki-tô đã thấy chúng ta đều là những người đáng yêu, mặc dù chúng ta là những người tội lỗi, đức tin này được bắt nguồn từ đêm Phục Sinh của Đấng Cứu Thế, và biến đổi tâm hồn chúng ta trở thành những con người được phục sinh, do đó, chúng ta không những có bổn phận phải loan truyền tin vui Phục Sinh, mà còn có bổn phận làm chứng về những gì chúng ta đã tin, đã sống về mầu nhiệm phục sinh của Đức Chúa Ki-tô.
Ngày hôm nay, không phải người thanh niên áo trắng nói với chúng ta, nhưng chính Đấng Phục Sinh đã nói với chúng ta: “Hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo...” không chỉ loan báo cho những người thân thiết, mà là cho tất cả mọi người. Đi loan báo Tin Mừng cũng có nghĩa là ra đi để đem tình yêu của Chúa Phục Sinh đến cho mọi người, bởi vì ơn cứu độ không chỉ dành cho một vài người, nhưng là cho toàn thể nhân loại.
“Xin các bà về nói...”, “Các con hãy đi loan báo...” tất cả đều là sứ điệp của tình yêu, là mệnh lệnh được ban ra từ sự kiện Đấng đã từ cõi chết sống lại – Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
3. Cầu nguyện.
Lạy Đức Chúa Giê-su Phục Sinh,
Hôm nay chúng con cùng toàn thể vũ trụ hân hoan mừng Đại Lễ Phục Sinh, Chúa đã sống lại.
Chúa đã sống lại sau khi bị mai táng trong mồ, để cho chúng con nhận ra môt sự việc mà chúng con đã quên mất trong cuộc sống đầy bon chen: chúng con cũng sẽ được sống lại với Chúa khi kết thúc cuộc sống ở trần gian này.
Chúng con cảm tạ Chúa, vì nếu Chúa là vị quan toà nghiêm khắc và không biết thông cảm, thì dù Chúa có sống lại môt ngàn lần thì cũng vô ích đối với chúng con là những ngừơi tội lỗi, nhưng Chúa là Đấng rất nhân từ và công bằng, Chúa sống lại để chúng con cùng được tham dự vào mầu nhiệm phục sinh của Chúa ngay tại trần gian này, đó là chúng con trở nên khoan dung hơn, tha thứ hơn, khiêm tốn hơn và yêu thương hơn khi đồng hành với tha nhân.
Lạy Đức Chúa Giê-su, có những lúc chúng con nghĩ rằng, bốn mươi ngày chay tịnh đã trở thành quá khứ khi Chúa sống lại, cho nên chúng con không thèm giữ chay nữa, không thèm hy sinh nữa, không thèm đền tội nữa, cho nên cuộc sống của chúng con chẳng khác gì chưa sống lại với Chúa, chúng con vẫn không trở nên người mới trong Chúa, bởi vì chúng con coi bốn mươi ngày chay tịnh như là cưỡng ép phải giữ, cho nên khi lễ phục sinh đến thì chúng con như chim sổ lồng, như cá xuống sông vì không còn bị ràng buộc vì chay tịnh và hy sinh nữa.
Xin Chúa ban cho chúng con biết rằng, mỗi ngày trong cuộc sống là mỗi thánh lễ phục sinh, mỗi giây phút trong cuộc sống đều là chay tịnh và phục sinh, để chúng con luôn kết hợp với tình yêu của Chúa mà sống đúng tinh thần phục sinh của Chúa đã dạy chúng con, đó là yêu thương và phục vụ, hy sinh và tha thứ. Amen.
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:31 04/04/2015
N2T |
4. Bởi vì Thiên Chúa yêu thương con người cách hoàn hảo, cho nên con người cũng phải yêu Ngài như thế.
(Thánh Bonavita)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 04/04/2015
PHỤC SINH
Tuần thánh năm nay giáo xứ rất vui, nhà thờ chật ních giáo dân tham dự lễ nghi sốt sắng và đông gấp ba mọi năm, lý do đơn giản là cha quản nhiệm mới rất chú trọng đến phụng vụ, giáo xứ như phục sinh sau gần hai mươi năm ì à ì ạch dù có cha sở. Giáo dân phấn khởi nói với ngài:
- “Năm nay chúng con vui quá, các nghi thức thật long trọng sốt sắng...”
Cha quản nhiệm cười nói:
- “Nếu chúng ta cùng cộng tác với nhau, đoàn kết yêu thương, thì giáo xứ nhất định sẽ ngày càng khởi sắc hơn và sinh động hơn.”
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tuần thánh năm nay giáo xứ rất vui, nhà thờ chật ních giáo dân tham dự lễ nghi sốt sắng và đông gấp ba mọi năm, lý do đơn giản là cha quản nhiệm mới rất chú trọng đến phụng vụ, giáo xứ như phục sinh sau gần hai mươi năm ì à ì ạch dù có cha sở. Giáo dân phấn khởi nói với ngài:
- “Năm nay chúng con vui quá, các nghi thức thật long trọng sốt sắng...”
Cha quản nhiệm cười nói:
- “Nếu chúng ta cùng cộng tác với nhau, đoàn kết yêu thương, thì giáo xứ nhất định sẽ ngày càng khởi sắc hơn và sinh động hơn.”
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ Vọng Phục sinh 2015
J.B. Đặng Minh An dịch
16:28 04/04/2015
Đêm nay là một đêm canh thức. Chúa không ngủ; Đấng Canh Thức đang dõi nhìn dân Người (xem Tv 121: 4), để đưa họ thoát vòng nô lệ và mở ra một thông lộ dẫn đến tự do.
Chúa đang tiếp tục canh thức và, với sức mạnh của tình yêu Ngài, Chúa đang đưa dân Người qua Biển Đỏ. Ngài cũng đưa Chúa Giêsu qua vực thẳm của cái chết và cõi âm.
Đây là một đêm canh thức cho các môn đệ của Chúa Giêsu, một đêm của nỗi buồn và sợ hãi. Họ khóa kín mình trong nhà Tiệc Ly. Tuy nhiên, những người phụ nữ đã đi đến ngôi mộ vào rạng sáng ngày Chúa Nhật để xức dầu thơm cho xác Chúa Giêsu. Lòng họ rối bời và tự hỏi lẫn nhau: “Làm sao chúng ta vào được? Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng đây là dấu chỉ đầu tiên của biến cố vĩ đại này: tảng đá đã lăn ra một bên rồi, và cửa mộ mở toang!
“Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng” (Mc 16:5). Những người phụ nữ là những người đầu tiên nhìn thấy dấu hiệu tuyệt vời này, ngôi mộ trống; và họ là những người đầu tiên đi vào.. .
"Bước vào ngôi mộ." Thật là tốt cho chúng ta, vào đêm vọng này để suy tư trên kinh nghiệm của những người phụ nữ, một kinh nghiệm đang vang lên trong chúng ta. Bởi vì đó là lý do tại sao chúng ta đang hiện diện ở đây: để bước vào, bước vào vào mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực hiện với lễ vọng tình yêu của Ngài.
Chúng ta không thể sống Mùa Phục sinh mà không bước vào mầu nhiệm này. Mầu nhiệm ấy không phải là điều gì đó thuộc về tri thức, một điều gì đó chúng ta chỉ biết tới hoặc đọc qua.. . Đó là điều gì đó nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều!
"Bước vào mầu nhiệm này" là khả năng tự hỏi, chiêm niệm; là khả năng lắng nghe sự im lặng và nhận ra những tiếng thì thầm nhỏ bé giữa sự im lặng tuyệt vời trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta (x 1 Các Vua 19:12).
Bước vào mầu nhiệm này đòi hỏi đó chúng ta không sợ thực tại, nghĩa là chúng ta đừng tự nhốt chính mình, đừng chạy trốn khỏi những gì chúng ta không hiểu, đừng nhắm mắt lại trước các nan đề hoặc phủ nhận chúng, đừng lờ đi những câu hỏi của chúng ta...
Bước vào mầu nhiệm này nghĩa là vượt ra ngoài vùng thoải mái của riêng chúng ta, vượt ra khỏi sự lười biếng và sự thờ ơ đang giữ chúng ta lại, và vươn ra tìm kiếm chân lý, cái đẹp và tình yêu. Đó là tìm kiếm một ý nghĩa sâu xa, một câu trả lời không dễ cho những câu hỏi đang thử thách đức tin của chúng ta, lòng trung thành của chúng ta và chính sự hiện hữu của chúng ta.
Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần đến khiêm tốn, cần đến sự khiêm nhường hạ thấp mình xuống, đi xuống khỏi ngai của cái "tôi" quá tự hào của chúng ta, và các giả định của chúng ta; một sự khiêm tốn để không còn coi bản thân mình là quá quan trọng, trong khi nhận ra chúng ta thực sự là ai: là những tạo vật có những điểm mạnh và điểm yếu của nó, và chỉ là những tội nhân cần đến sự tha thứ. Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần sự khiêm nhường là sự bất lực, sự từ bỏ những ngẫu tượng của chúng ta.. . nói tắt một lời, chúng ta cần biết tôn thờ. Nếu không có sự tôn thờ, chúng ta không thể bước vào mầu nhiệm này.
Những người phụ nữ là môn đệ của Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta tất cả những điều này. Họ tiếp tục canh thức trong đêm đó, cùng với Mẹ Maria. Và Đức Mẹ giúp họ không đánh mất đi niềm tin và hy vọng. Kết quả là, họ không còn là những tù nhân của sự sợ hãi và nỗi buồn, nhưng khi tia nắng đầu tiên của bình minh ló dạng họ đã đi ra ngoài mang theo dầu thơm của họ, lòng họ đã được xức dầu với tình yêu. Họ ra đi và tìm thấy ngôi mộ mở tung. Và họ đã đi vào. Các bà đã canh thức, vươn ra và bước vào mầu nhiệm. Cầu xin cho chúng ta có thể học hỏi được từ các bà để canh thức cùng Thiên Chúa và với Mẹ Maria là Mẹ chúng ta, để chúng ta cũng có thể bước vào Mầu Nhiệm dẫn từ sự chết đến sự sống. Amen
Chúa đang tiếp tục canh thức và, với sức mạnh của tình yêu Ngài, Chúa đang đưa dân Người qua Biển Đỏ. Ngài cũng đưa Chúa Giêsu qua vực thẳm của cái chết và cõi âm.
Đây là một đêm canh thức cho các môn đệ của Chúa Giêsu, một đêm của nỗi buồn và sợ hãi. Họ khóa kín mình trong nhà Tiệc Ly. Tuy nhiên, những người phụ nữ đã đi đến ngôi mộ vào rạng sáng ngày Chúa Nhật để xức dầu thơm cho xác Chúa Giêsu. Lòng họ rối bời và tự hỏi lẫn nhau: “Làm sao chúng ta vào được? Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng đây là dấu chỉ đầu tiên của biến cố vĩ đại này: tảng đá đã lăn ra một bên rồi, và cửa mộ mở toang!
“Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng” (Mc 16:5). Những người phụ nữ là những người đầu tiên nhìn thấy dấu hiệu tuyệt vời này, ngôi mộ trống; và họ là những người đầu tiên đi vào.. .
"Bước vào ngôi mộ." Thật là tốt cho chúng ta, vào đêm vọng này để suy tư trên kinh nghiệm của những người phụ nữ, một kinh nghiệm đang vang lên trong chúng ta. Bởi vì đó là lý do tại sao chúng ta đang hiện diện ở đây: để bước vào, bước vào vào mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực hiện với lễ vọng tình yêu của Ngài.
Chúng ta không thể sống Mùa Phục sinh mà không bước vào mầu nhiệm này. Mầu nhiệm ấy không phải là điều gì đó thuộc về tri thức, một điều gì đó chúng ta chỉ biết tới hoặc đọc qua.. . Đó là điều gì đó nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều!
"Bước vào mầu nhiệm này" là khả năng tự hỏi, chiêm niệm; là khả năng lắng nghe sự im lặng và nhận ra những tiếng thì thầm nhỏ bé giữa sự im lặng tuyệt vời trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta (x 1 Các Vua 19:12).
Bước vào mầu nhiệm này đòi hỏi đó chúng ta không sợ thực tại, nghĩa là chúng ta đừng tự nhốt chính mình, đừng chạy trốn khỏi những gì chúng ta không hiểu, đừng nhắm mắt lại trước các nan đề hoặc phủ nhận chúng, đừng lờ đi những câu hỏi của chúng ta...
Bước vào mầu nhiệm này nghĩa là vượt ra ngoài vùng thoải mái của riêng chúng ta, vượt ra khỏi sự lười biếng và sự thờ ơ đang giữ chúng ta lại, và vươn ra tìm kiếm chân lý, cái đẹp và tình yêu. Đó là tìm kiếm một ý nghĩa sâu xa, một câu trả lời không dễ cho những câu hỏi đang thử thách đức tin của chúng ta, lòng trung thành của chúng ta và chính sự hiện hữu của chúng ta.
Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần đến khiêm tốn, cần đến sự khiêm nhường hạ thấp mình xuống, đi xuống khỏi ngai của cái "tôi" quá tự hào của chúng ta, và các giả định của chúng ta; một sự khiêm tốn để không còn coi bản thân mình là quá quan trọng, trong khi nhận ra chúng ta thực sự là ai: là những tạo vật có những điểm mạnh và điểm yếu của nó, và chỉ là những tội nhân cần đến sự tha thứ. Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần sự khiêm nhường là sự bất lực, sự từ bỏ những ngẫu tượng của chúng ta.. . nói tắt một lời, chúng ta cần biết tôn thờ. Nếu không có sự tôn thờ, chúng ta không thể bước vào mầu nhiệm này.
Những người phụ nữ là môn đệ của Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta tất cả những điều này. Họ tiếp tục canh thức trong đêm đó, cùng với Mẹ Maria. Và Đức Mẹ giúp họ không đánh mất đi niềm tin và hy vọng. Kết quả là, họ không còn là những tù nhân của sự sợ hãi và nỗi buồn, nhưng khi tia nắng đầu tiên của bình minh ló dạng họ đã đi ra ngoài mang theo dầu thơm của họ, lòng họ đã được xức dầu với tình yêu. Họ ra đi và tìm thấy ngôi mộ mở tung. Và họ đã đi vào. Các bà đã canh thức, vươn ra và bước vào mầu nhiệm. Cầu xin cho chúng ta có thể học hỏi được từ các bà để canh thức cùng Thiên Chúa và với Mẹ Maria là Mẹ chúng ta, để chúng ta cũng có thể bước vào Mầu Nhiệm dẫn từ sự chết đến sự sống. Amen
Hàng trăm sinh viên Kitô Giáo bị xử bắn trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại Kenya
Nguyễn Việt Nam
15:02 04/04/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một thông điệp đến Hội Đồng Giám Mục Kenya để bày tỏ sự đau đớn tột cùng của ngài trước cái chết của 148 sinh viên và sự gần gũi thiêng liêng của Ngài với các gia đình nạn nhân trong cuộc tấn công vào sáng sớm thứ Năm của các tên khủng bố Hồi giáo tại Đại Học Garissa ở Kenya.
Ít nhất 148 sinh viên đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công của bọn khủng bố Hồi Giáo Al Shebaab có căn cứ đặt tại Somalia. Đa số các nạn nhân là sinh viên Kitô Giáo. Họ là những người đã bị hành quyết ngay từ đầu cuộc tấn công sau khi bị tách ra khỏi các sinh viên theo đạo Hồi.
Trong điện văn gởi Đức Hồng Y John Njue, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Kenya, thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết:
Đau buồn sâu xa vì sự mất mát lớn lao và bi thảm về nhân mạng trong cuộc tấn công gần đây vào Đại Học Garissa, Đức Thánh Cha bảo đảm những lời cầu nguyện của Ngài và sự gần gũi tinh thần với gia đình các nạn nhân và cho tất cả người Kenya đang chịu đau đớn vào thời điểm này. Ngài phó thác linh hồn những người quá cố cho lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa toàn năng, và ngài cầu nguyện cho tất cả những ai than khóc sẽ được Thiên Chúa an ủi trước những mất mát này. Trong tình hiệp nhất với tất cả mọi người thiện chí khắp thế giới, ngài lên án hành động tàn bạo vô nghĩa này và cầu nguyện cho sự hoán cải con tim của những kẻ phạm tội ác này.
Ngài kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm trong chính quyền tăng gấp đôi các nỗ lực của họ để hợp tác với tất cả những người nam nữ ở Kenya hầu chấm dứt bạo lực và thúc đẩy bình minh của một kỷ nguyên mới trong tình huynh đệ, công lý và hòa bình.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Trong điện văn gởi Đức Hồng Y John Njue, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Kenya, thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết:
Đau buồn sâu xa vì sự mất mát lớn lao và bi thảm về nhân mạng trong cuộc tấn công gần đây vào Đại Học Garissa, Đức Thánh Cha bảo đảm những lời cầu nguyện của Ngài và sự gần gũi tinh thần với gia đình các nạn nhân và cho tất cả người Kenya đang chịu đau đớn vào thời điểm này. Ngài phó thác linh hồn những người quá cố cho lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa toàn năng, và ngài cầu nguyện cho tất cả những ai than khóc sẽ được Thiên Chúa an ủi trước những mất mát này. Trong tình hiệp nhất với tất cả mọi người thiện chí khắp thế giới, ngài lên án hành động tàn bạo vô nghĩa này và cầu nguyện cho sự hoán cải con tim của những kẻ phạm tội ác này.
Ngài kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm trong chính quyền tăng gấp đôi các nỗ lực của họ để hợp tác với tất cả những người nam nữ ở Kenya hầu chấm dứt bạo lực và thúc đẩy bình minh của một kỷ nguyên mới trong tình huynh đệ, công lý và hòa bình.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Thứ Sáu Tuần Thánh – Đàng Thánh Giá tại Vatican và Giêrusalem
VietCatholic Network
07:37 04/04/2015
Lúc 21:15 tại hí trường Côlôsê, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đi đàng thánh giá trọng thể và ban phép lành Tòa Thánh cho những ai tham dự.
Văn bản của các chặng đàng thánh giá năm nay do Đức Cha Renato Corti viết.
Đức Cha Renato Corti, năm nay 79 tuổi đã là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Milan từ năm 1981 đến 1990 và sau đó là giám mục của giáo phận Novara, một thành phố với 100,000 dân ở tây bắc Ý từ năm 1990 cho đến khi ngài về hưu vào năm 2011.
Trong lời nguyện dẫn nhập, ngài viết:
Ngày 19 Tháng Ba năm 2013, chỉ vài ngày sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng về Thánh Giuse, người “bảo vệ” cho Mẹ Maria và Chúa Giêsu như một mẫu gương phục tùng, khiêm tốn, im lặng, luôn hiện diện và hoàn toàn trung tín.
Đàng Thánh Giá này sẽ liên tục đề cập đến ân sủng của chúng ta là được “bảo vệ” bởi tình yêu của Thiên Chúa, đặc biệt bởi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, và nhiệm vụ mà chúng ta đến lượt mình phải bảo vệ và yêu thương mọi tạo vật, mọi người, đặc biệt là người nghèo, cũng như bản thân và gia đình chúng ta. Qua đó, chúng ta sẽ làm cho ngôi sao hy vọng tỏa sáng trong thế giới này.
Chúng ta muốn được tham dự Đàng Thánh Giá này trong tình hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu. Lắng nghe những lời Tin Mừng, chúng ta sẽ chiêm ngắm những ý tưởng và cảm xúc hiện diện trong tâm trí và trái tim của Chúa Giêsu trong lúc bị thử thách.
Chúng ta sẽ hướng đến những tình huống thách đố - tốt hơn hoặc tồi tệ hơn – tiêu biểu cho thời đại chúng ta. Khi để cho những ý tưởng và cảm xúc này vang dội trong lòng mình, chúng ta sẽ cho thấy ao ước được bắt chước Chúa Giêsu Kitô trong cuộc thương khó của Ngài.
Giờ đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đọc lời nguyện sau
Lạy Cha, là Đấng đã muốn cứu rỗi nhân loại nhờ cái chết của Con Ngài trên thập tự giá, xin ban cho chúng con là những kẻ đã được biết đến mầu nhiệm tình yêu của Ngài trên trái đất này, có thể là nhân chứng của Chúa, trong lời nói và hành động, và trong cuộc sống hàng ngày của chúng con, trước tất cả những người Chúa đặt để cho chúng con được gặp trên đường đời của chúng con.
Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Hướng về Jerusalem, nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, chúng tôi ghi nhận là vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ Fouad Twal, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục đã cử hành thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà thờ Mộ Thánh.
Vào lúc 11 giờ sáng, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu đã đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem không kết thúc sau lễ nghi suy tôn thánh giá lúc 3 giờ chiều nhưng trái lại buổi tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mới là cao điểm với một nghi thức được nhiều người trông đợi đó là tang lễ của Chúa Kitô.
Đây là một nghi thức rất thịnh hành từ thời Trung Cổ ở nhiều quốc gia Âu Châu. Nhưng ở Giêrusalem, ngay tại nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chịu chết trên thánh giá, nghi thức này có một ý nghĩa đặc biệt.
Ngay từ chiều tối đoàn rước tiến bước chậm chạp trong tiếng nhạc trầm buồn, u sầu trong đền thờ Thánh Mộ. Thỉnh thoảng đoàn lại dừng ở các nhà nguyện khác nhau trong đền thờ để suy niệm.
Bài trình thuật cuộc thương khó của Chúa Giêsu được đọc lên bằng các ngôn ngữ khác sau. Vị tổng thư ký của đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã vác một cây thánh giá lên đồi Golgotha, ở đó sau khi đoạn Phúc Âm mô tả việc Chúa trút hơi thở cuối cùng và việc tháo đanh Chúa, 2 vị phó tế bắt đầu diễn lại các động tác tháo đanh và đưa Chúa xuống khỏi thánh giá trong không khí u buồn và than khóc. Đầu tiên là tháo mão gai trên đầu Ngài, rồi đến những chiếc đinh đã ghim Chúa vào thập giá.
Các động tác này tạo ra một bầu không khí thực sự mong đợi cho việc suy niệm về những biến cố lịch sử đã diễn ra ở đây. Một hình nộm của Chúa bị đóng đinh được rước vào trong huyệt đá để xức dầu thơm và được nhẹ nhàng đặt ở đó.
Một tu sĩ dòng Phanxicô, xức dầu chân dung của Đức Kitô trong khi nhắc lại lời Phúc Âm “Ông Giuse người xứ Arimathea là một môn đệ của Chúa Giêsu đã xin Philatô cho ông được tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Philatô cho phép, và ông đã đưa xác Chúa xuống, bọc trong vải liệm, với các loại dầu thơm theo phong tục chôn cất của người Do Thái”.
Sau đó đoàn rước đến Mộ Thánh nơi đám tang Chúa được thực hiện cách biểu tượng.
Văn bản của các chặng đàng thánh giá năm nay do Đức Cha Renato Corti viết.
Đức Cha Renato Corti, năm nay 79 tuổi đã là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Milan từ năm 1981 đến 1990 và sau đó là giám mục của giáo phận Novara, một thành phố với 100,000 dân ở tây bắc Ý từ năm 1990 cho đến khi ngài về hưu vào năm 2011.
Trong lời nguyện dẫn nhập, ngài viết:
Ngày 19 Tháng Ba năm 2013, chỉ vài ngày sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng về Thánh Giuse, người “bảo vệ” cho Mẹ Maria và Chúa Giêsu như một mẫu gương phục tùng, khiêm tốn, im lặng, luôn hiện diện và hoàn toàn trung tín.
Đàng Thánh Giá này sẽ liên tục đề cập đến ân sủng của chúng ta là được “bảo vệ” bởi tình yêu của Thiên Chúa, đặc biệt bởi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, và nhiệm vụ mà chúng ta đến lượt mình phải bảo vệ và yêu thương mọi tạo vật, mọi người, đặc biệt là người nghèo, cũng như bản thân và gia đình chúng ta. Qua đó, chúng ta sẽ làm cho ngôi sao hy vọng tỏa sáng trong thế giới này.
Chúng ta muốn được tham dự Đàng Thánh Giá này trong tình hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu. Lắng nghe những lời Tin Mừng, chúng ta sẽ chiêm ngắm những ý tưởng và cảm xúc hiện diện trong tâm trí và trái tim của Chúa Giêsu trong lúc bị thử thách.
Chúng ta sẽ hướng đến những tình huống thách đố - tốt hơn hoặc tồi tệ hơn – tiêu biểu cho thời đại chúng ta. Khi để cho những ý tưởng và cảm xúc này vang dội trong lòng mình, chúng ta sẽ cho thấy ao ước được bắt chước Chúa Giêsu Kitô trong cuộc thương khó của Ngài.
Giờ đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đọc lời nguyện sau
Lạy Cha, là Đấng đã muốn cứu rỗi nhân loại nhờ cái chết của Con Ngài trên thập tự giá, xin ban cho chúng con là những kẻ đã được biết đến mầu nhiệm tình yêu của Ngài trên trái đất này, có thể là nhân chứng của Chúa, trong lời nói và hành động, và trong cuộc sống hàng ngày của chúng con, trước tất cả những người Chúa đặt để cho chúng con được gặp trên đường đời của chúng con.
Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Hướng về Jerusalem, nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, chúng tôi ghi nhận là vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ Fouad Twal, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục đã cử hành thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà thờ Mộ Thánh.
Vào lúc 11 giờ sáng, các hiệp sĩ Thánh Mộ và anh chị em tín hữu đã đi đàng Thánh Giá trên chính con đường Chúa đã đi để lên đồi Golgotha.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tại Thánh Địa Giêrusalem không kết thúc sau lễ nghi suy tôn thánh giá lúc 3 giờ chiều nhưng trái lại buổi tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mới là cao điểm với một nghi thức được nhiều người trông đợi đó là tang lễ của Chúa Kitô.
Đây là một nghi thức rất thịnh hành từ thời Trung Cổ ở nhiều quốc gia Âu Châu. Nhưng ở Giêrusalem, ngay tại nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chịu chết trên thánh giá, nghi thức này có một ý nghĩa đặc biệt.
Ngay từ chiều tối đoàn rước tiến bước chậm chạp trong tiếng nhạc trầm buồn, u sầu trong đền thờ Thánh Mộ. Thỉnh thoảng đoàn lại dừng ở các nhà nguyện khác nhau trong đền thờ để suy niệm.
Bài trình thuật cuộc thương khó của Chúa Giêsu được đọc lên bằng các ngôn ngữ khác sau. Vị tổng thư ký của đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã vác một cây thánh giá lên đồi Golgotha, ở đó sau khi đoạn Phúc Âm mô tả việc Chúa trút hơi thở cuối cùng và việc tháo đanh Chúa, 2 vị phó tế bắt đầu diễn lại các động tác tháo đanh và đưa Chúa xuống khỏi thánh giá trong không khí u buồn và than khóc. Đầu tiên là tháo mão gai trên đầu Ngài, rồi đến những chiếc đinh đã ghim Chúa vào thập giá.
Các động tác này tạo ra một bầu không khí thực sự mong đợi cho việc suy niệm về những biến cố lịch sử đã diễn ra ở đây. Một hình nộm của Chúa bị đóng đinh được rước vào trong huyệt đá để xức dầu thơm và được nhẹ nhàng đặt ở đó.
Một tu sĩ dòng Phanxicô, xức dầu chân dung của Đức Kitô trong khi nhắc lại lời Phúc Âm “Ông Giuse người xứ Arimathea là một môn đệ của Chúa Giêsu đã xin Philatô cho ông được tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Philatô cho phép, và ông đã đưa xác Chúa xuống, bọc trong vải liệm, với các loại dầu thơm theo phong tục chôn cất của người Do Thái”.
Sau đó đoàn rước đến Mộ Thánh nơi đám tang Chúa được thực hiện cách biểu tượng.
Lễ Vọng Phục sinh tại Giêrusalem và Vatican
VietCatholic Network
22:45 04/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 7h30 sáng thứ Bẩy 30 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh.
Vâng thưa quý vị và anh chị em, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Chúa Phục Sinh, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giê-ru-sa-lem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.
Cùng đồng tế với ngài có Đức Giám Mục William Shomali, và Đức Giám Mục Kamal Batish là Giám Mục phụ tá của Tòa Thượng Phụ Latinh, và Đức Giám Mục Giacinto Boulos Marcuzzo, Giám Mục phụ tá của Nazareth và hơn 250 linh mục.
Cùng đồng tế trong thánh lễ còn có khâm sứ Tòa Thánh tại Israel, là Đức Cha Giuseppe Lazzarotto, và sứ thần Tòa Thánh tại Jordan, là Đức Cha Giorgio Lingua.
Đức Thượng Phụ đã làm phép lửa và nến Phục sinh tại ngôi mộ trống.
Sau các bài đọc chuông nhà thờ đã được kéo rộn rã trong khi cộng đoàn cùng hát Kinh Vinh Danh.
Tin Mừng Phục sinh cũng đã được tuyên đọc trước ngôi mộ trống.
Kết lễ, cộng đoàn đã hát vang bài Alleluia và vỗ tay chúc mừng Phục sinh cho các vị trong đoàn đồng tế.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong khi đó tại Vatican, lúc 8h30 tối Thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dẫn đầu một đoàn rước bên trong Đền thờ Thánh Phêrô. Cuộc rước sẽ diễn ra trong bóng tối, chỉ được chiếu sáng bởi một cây nến tại bàn thờ.
Giảng trong thánh lễ Vọng Phục Sinh Đức Thánh Cha nói:
Đêm nay là một đêm canh thức. Chúa không ngủ; Đấng Canh Thức đang dõi nhìn dân Người (xem Tv 121: 4), để đưa họ thoát vòng nô lệ và mở ra một thông lộ dẫn đến tự do.
Chúa đang tiếp tục canh thức và, với sức mạnh của tình yêu Ngài, Chúa đang đưa dân Người qua Biển Đỏ. Ngài cũng đưa Chúa Giêsu qua vực thẳm của cái chết và cõi âm.
Đây là một đêm canh thức cho các môn đệ của Chúa Giêsu, một đêm của nỗi buồn và sợ hãi. Họ khóa kín mình trong nhà Tiệc Ly. Tuy nhiên, những người phụ nữ đã đi đến ngôi mộ vào rạng sáng ngày Chúa Nhật để xức dầu thơm cho xác Chúa Giêsu. Lòng họ rối bời và tự hỏi lẫn nhau: “Làm sao chúng ta vào được? Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng đây là dấu chỉ đầu tiên của biến cố vĩ đại này: tảng đá đã lăn ra một bên rồi, và cửa mộ mở toang!
“Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng” (Mc 16:5). Những người phụ nữ là những người đầu tiên nhìn thấy dấu hiệu tuyệt vời này, ngôi mộ trống; và họ là những người đầu tiên đi vào...
"Bước vào ngôi mộ." Thật là tốt cho chúng ta, vào đêm vọng này để suy tư trên kinh nghiệm của những người phụ nữ, một kinh nghiệm đang vang lên trong chúng ta. Bởi vì đó là lý do tại sao chúng ta đang hiện diện ở đây: để bước vào, bước vào vào mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực hiện với lễ vọng tình yêu của Ngài.
Chúng ta không thể sống Mùa Phục sinh mà không bước vào mầu nhiệm này. Mầu nhiệm ấy không phải là điều gì đó thuộc về tri thức, một điều gì đó chúng ta chỉ biết tới hoặc đọc qua... Đó là điều gì đó nhiều hơn, nhiều hơn rất nhiều!
"Bước vào mầu nhiệm này" là khả năng tự hỏi, chiêm niệm; là khả năng lắng nghe sự im lặng và nhận ra những tiếng thì thầm nhỏ bé giữa sự im lặng tuyệt vời trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta (x 1 Các Vua 19:12).
Bước vào mầu nhiệm này đòi hỏi đó chúng ta không sợ thực tại, nghĩa là chúng ta đừng tự nhốt chính mình, đừng chạy trốn khỏi những gì chúng ta không hiểu, đừng nhắm mắt lại trước các nan đề hoặc phủ nhận chúng, đừng lờ đi những câu hỏi của chúng ta...
Bước vào mầu nhiệm này nghĩa là vượt ra ngoài vùng thoải mái của riêng chúng ta, vượt ra khỏi sự lười biếng và sự thờ ơ đang giữ chúng ta lại, và vươn ra tìm kiếm chân lý, cái đẹp và tình yêu. Đó là tìm kiếm một ý nghĩa sâu xa, một câu trả lời không dễ cho những câu hỏi đang thử thách đức tin của chúng ta, lòng trung thành của chúng ta và chính sự hiện hữu của chúng ta.
Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần đến khiêm tốn, cần đến sự khiêm nhường hạ thấp mình xuống, đi xuống khỏi ngai của cái "tôi" quá tự hào của chúng ta, và các giả định của chúng ta; một sự khiêm tốn để không còn coi bản thân mình là quá quan trọng, trong khi nhận ra chúng ta thực sự là ai: là những tạo vật có những điểm mạnh và điểm yếu của nó, và chỉ là những tội nhân cần đến sự tha thứ. Để bước vào mầu nhiệm này, chúng ta cần sự khiêm nhường là sự bất lực, sự từ bỏ những ngẫu tượng của chúng ta... nói tắt một lời, chúng ta cần biết tôn thờ. Nếu không có sự tôn thờ, chúng ta không thể bước vào mầu nhiệm này.
Những người phụ nữ là môn đệ của Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta tất cả những điều này. Họ tiếp tục canh thức trong đêm đó, cùng với Mẹ Maria. Và Đức Mẹ giúp họ không đánh mất đi niềm tin và hy vọng. Kết quả là, họ không còn là những tù nhân của sự sợ hãi và nỗi buồn, nhưng khi tia nắng đầu tiên của bình minh ló dạng họ đã đi ra ngoài mang theo dầu thơm của họ, lòng họ đã được xức dầu với tình yêu. Họ ra đi và tìm thấy ngôi mộ mở tung. Và họ đã đi vào. Các bà đã canh thức, vươn ra và bước vào mầu nhiệm. Cầu xin cho chúng ta có thể học hỏi được từ các bà để canh thức cùng Thiên Chúa và với Mẹ Maria là Mẹ chúng ta, để chúng ta cũng có thể bước vào Mầu Nhiệm dẫn từ sự chết đến sự sống. Amen
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Văn Hạnh Gp Vinh chia sẻ tinh thần Mùa Chay với người có hoàn cảnh khó khăn
Phêrô Văn Hạnh
08:59 04/04/2015
Cộng Đồng Giáo Xứ Văn Hạnh
Tập Bước Theo Đức Kitô
Với tâm tình cầu nguyện, chia cơm sẻ bánh cho kẻ đói nghèo trong Mùa Chay thánh, đặc biệt trong Tam Nhật Vượt Qua, sáng Thứ Năm Tuần Thánh (ngày 2/4/2015), giáo xứ Văn Hạnh đã tổ chức buổi gặp mặt thăm hỏi và bữa cơm thân ái cho những người già cả cô đơn, người có hoàn cảnh đặc biệt thuộc giáo xứ và một số bà con lương dân sống chung trên cùng địa bàn và kết thúc bằng bữa cơm thân ái.
Xem Hình
Đây là lần thứ hai Ban Caritas cùng Hội đồng Mục vụ giáo xứ tổ chức buổi gặp gỡ này với con số xấp xỉ 100 người được mời tham dự. Buổi gặp gỡ được bắt đầu vào hồi 8g30 tại Thánh đường giáo xứ. Mở đầu cho buổi gặp gỡ, cha quản xứ Phêrô Trần Phúc Chính đã chia sẻ động viên an ủi những người già cả cô đơn, và những người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Phát xuất từ đáy lòng mục tử, ngài nói: Hôm nay, trong tâm tình của Tuần Thánh, giáo xứ hân hạnh được đón tiếp quý vị tại Thánh đường này. Quý vị chính là hiện thân của Đức Kitô chịu đóng đinh. Nếu nhìn theo con mắt người đời, thì quý vị là những người thiệt thòi nhất, bởi quý vị phải sống trong cảnh cô đơn, ốm đau bệnh tật, phải gánh chịu những thiệt thòi mất mát về thể chất. Nhưng, trong con mắt đức tin, những thiệt thòi mất mát, những đau đớn nơi thân xác và những nỗi cô đơn mà quý vị đang gánh chịu chính là sự thông phần vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô, những cái đó mang lại giá trị ơn cứu độ cho chính bản thân của quý vị và cho anh em tha nhân. Bởi như lời thánh Phaolô nói: “Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Đức Kitô, để Hội thánh là thân xác của Người được nhờ.”(Cl 1, 24)
Sau những lời động viên, khích lệ, các tham dự viên đã lãnh nhận Bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh nhận là phương dược chữa lành và gia tăng sức mạnh để sốt sắng đón mừng Chúa Phục Sinh, và nhất là can đảm vui vẻ đón nhận thánh ý Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Tâm Bánh Thánh Thể của ngày Thứ Năm Tuần Thánh được cụ thể bằng bữa cơm thân ái tại hội trường giáo xứ. Bữa cơm tuy đạm bạc, không có cao lương mỹ vị, nhưng đầy ắp tình Chúa và thắm đượm tình người. Trên khuôn mặt của những người tham dự như toát lên sự vui mừng, biết ơn và như vơi đi những nỗi đau thể xác, tinh thần khi được quan tâm, động viên. Ban tổ chức như cảm thấy hạnh phúc bởi được phục vụ anh em tha nhân khi đang cố gắng thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly xưa: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 14-15).
Cũng trong tâm tình đó, sáng Thứ Bảy Tuần Thánh (ngày 04/4/2015), Ban Caritas giáo xứ phối hợp cùng Ban Caritas Giáo phận tổ chức mời các Y, Bác sĩ của Bệnh viện Hà Tĩnh khám và phát thuốc miễn phí cho tất cả các cụ ông, cụ bà và những người có hoàn cảnh khó khăn trong toàn giáo xứ và bà con lương dân sống lân cận.
Sự liên đới của các thành phần trong giáo xứ với những người nghèo khổ, bệnh tật, phần nào nào lên tâm tình của Mùa Chay thánh trong Năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Giáo Xứ và Năm Thánh Giáo phận. Ước mong mỗi người giáo dân ý thức vai trò của người môn đệ Chúa Kitô, vượt không gian và thời gian, để tình yêu và chân lý được thể hiện trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Phêrô Văn Hạnh
Tập Bước Theo Đức Kitô
Với tâm tình cầu nguyện, chia cơm sẻ bánh cho kẻ đói nghèo trong Mùa Chay thánh, đặc biệt trong Tam Nhật Vượt Qua, sáng Thứ Năm Tuần Thánh (ngày 2/4/2015), giáo xứ Văn Hạnh đã tổ chức buổi gặp mặt thăm hỏi và bữa cơm thân ái cho những người già cả cô đơn, người có hoàn cảnh đặc biệt thuộc giáo xứ và một số bà con lương dân sống chung trên cùng địa bàn và kết thúc bằng bữa cơm thân ái.
Xem Hình
Đây là lần thứ hai Ban Caritas cùng Hội đồng Mục vụ giáo xứ tổ chức buổi gặp gỡ này với con số xấp xỉ 100 người được mời tham dự. Buổi gặp gỡ được bắt đầu vào hồi 8g30 tại Thánh đường giáo xứ. Mở đầu cho buổi gặp gỡ, cha quản xứ Phêrô Trần Phúc Chính đã chia sẻ động viên an ủi những người già cả cô đơn, và những người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Phát xuất từ đáy lòng mục tử, ngài nói: Hôm nay, trong tâm tình của Tuần Thánh, giáo xứ hân hạnh được đón tiếp quý vị tại Thánh đường này. Quý vị chính là hiện thân của Đức Kitô chịu đóng đinh. Nếu nhìn theo con mắt người đời, thì quý vị là những người thiệt thòi nhất, bởi quý vị phải sống trong cảnh cô đơn, ốm đau bệnh tật, phải gánh chịu những thiệt thòi mất mát về thể chất. Nhưng, trong con mắt đức tin, những thiệt thòi mất mát, những đau đớn nơi thân xác và những nỗi cô đơn mà quý vị đang gánh chịu chính là sự thông phần vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô, những cái đó mang lại giá trị ơn cứu độ cho chính bản thân của quý vị và cho anh em tha nhân. Bởi như lời thánh Phaolô nói: “Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Đức Kitô, để Hội thánh là thân xác của Người được nhờ.”(Cl 1, 24)
Sau những lời động viên, khích lệ, các tham dự viên đã lãnh nhận Bí tích Hòa giải và Xức dầu bệnh nhận là phương dược chữa lành và gia tăng sức mạnh để sốt sắng đón mừng Chúa Phục Sinh, và nhất là can đảm vui vẻ đón nhận thánh ý Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Tâm Bánh Thánh Thể của ngày Thứ Năm Tuần Thánh được cụ thể bằng bữa cơm thân ái tại hội trường giáo xứ. Bữa cơm tuy đạm bạc, không có cao lương mỹ vị, nhưng đầy ắp tình Chúa và thắm đượm tình người. Trên khuôn mặt của những người tham dự như toát lên sự vui mừng, biết ơn và như vơi đi những nỗi đau thể xác, tinh thần khi được quan tâm, động viên. Ban tổ chức như cảm thấy hạnh phúc bởi được phục vụ anh em tha nhân khi đang cố gắng thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu với các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly xưa: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 14-15).
Cũng trong tâm tình đó, sáng Thứ Bảy Tuần Thánh (ngày 04/4/2015), Ban Caritas giáo xứ phối hợp cùng Ban Caritas Giáo phận tổ chức mời các Y, Bác sĩ của Bệnh viện Hà Tĩnh khám và phát thuốc miễn phí cho tất cả các cụ ông, cụ bà và những người có hoàn cảnh khó khăn trong toàn giáo xứ và bà con lương dân sống lân cận.
Sự liên đới của các thành phần trong giáo xứ với những người nghèo khổ, bệnh tật, phần nào nào lên tâm tình của Mùa Chay thánh trong Năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Giáo Xứ và Năm Thánh Giáo phận. Ước mong mỗi người giáo dân ý thức vai trò của người môn đệ Chúa Kitô, vượt không gian và thời gian, để tình yêu và chân lý được thể hiện trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Phêrô Văn Hạnh
Caritas Hải Phòng: Mùa Chay và tình liên đới
Maria Hương Liên
10:26 04/04/2015
HẢI PHÒNG - Mùa Chay Thánh, mốc thời gian mời gọi mỗi người trở về với Chúa và anh chị em nghèo khổ với những công việc cụ thể: cầu nguyện, tĩnh tâm, suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, ăn chay và thực hành bác ái. Tại giáo phận Hải Phòng, trong Mùa Chay năm 2015 Ban bác ái xã hội – Caritas Hải Phòng đã đón nhận được những món quà của quý ân nhân trong và ngoài Giáo Phận chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn và kém may mắn nhiều hơn so với những năm trước.
Ngày 02 tháng 04/2015 tại hội trường Tòa giám mục Hải Phòng, Caritas Hải Phòng đã có buổi gặp gỡ chia sẻ và tặng quà cho 40 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khu vực làng Chài Lạc Long, Bến Bính, Chợ Cấm. Những nghĩa cử cao đẹp, sự sẻ chia của quý ân nhân qua Caritas Hải Phòng đã mang lại tình thương, niềm vui, như những chiếc phao cứu sinh đúng cho những mảnh đời nghèo khó, bệnh tật và đau khổ tại cộng đồng. Bà Lê Thị Gấm 65 tuổi ở Hồng Bàng khi nhận món quà từ tay Cha giám đốc xúc động chia sẻ“ may mắn quá, nhà con đang phải đi vay gạo từng bữa để ăn, có sự hỗ trợ này, cả gia đình con sẽ có đủ gạo ăn cho cả tháng, cảm ơn Cha và cô chú nhiều lắm”.
Trong năm qua, Caritas Hải Phòng đã có nhiều chương trình hỗ trợ như những món quà kì diệu mà Thiên Chúa muốn gửi tặng cho những người khó khăn. Bà Nguyễn Thị Luyên 51 tuổi ở Thủy Nguyên chia sẻ; “Sau hơn 30 năm sống trong chiếc lều dột nát có thể sập xuống bất cứ lúc nào, Caritas Hải Phòng đã giúp gia đình chúng tôi xây lại nhà thật khang trang, con trai thì được giới thiệu đi làm, con dâu và hai đứa trẻ không còn bị nhịn đói như trước nữa, thật là điều hạnh phúc đối với gia đình chúng tôi”.
Song song là chương trình vay vốn đã đem lại cho rất nhiều gia đình khó khăn, đặc biệt là phụ nữ nghèo có được cuộc sống ổn định. Bà Nguyễn Thị Kim Anh 58 tuổi ở Ngô Quyền chia sẻ: “ gia đình tôi rất khó khăn, phải vay lãi 10 đến 20 phần trăm một tháng, để có chút vốn bán hàng và trả nợ, ba năm qua Caritas Hải Phòng hỗ trợ cho vay vốn không tính lãi, giúp gia đình tôi vượt qua khó khăn, trả được khoản nợ lớn, có thêm vốn để lấy hàng bán, cuộc sống gia đình được cải thiện rất nhiều”.
Nhờ vào sự giúp đỡ của quý ân nhân qua hoạt động giáo dục rất nhiều em học sinh nghèo đã được tiếp tục cắp sách tơi trường. Em Lê Thị Hồng học sinh lớp 11 nhà ở khu làng chài Lạc Long đã chia sẻ; “ Em vừa đi học vừa đi làm thêm vào ban tối để có tiền đóng học,phụ giúp mẹ tiền thuốc chữa bệnh cho bố và nuôi các em, em tưởng phải bỏ học giữa chừng, may mắn nhờ có sự động viên giúp đỡ của cô chú nhân viên Caritas và tiền hỗ trợ cuả Cha mẹ đỡ đầu em mới có tiền đóng học và học tiếp lên, em cảm ơn nhiều lắm”.
Các hoạt động thường xuyên chia sẻ với người nghèo khó, khuyết tật và kém may mắn; hỗ trợ khẩn cấp, chăm sóc người có H, Bảo Vệ Sự Sống, tặng Cơm – Cháo – Bột – Bánh mì cho bệnh nhân tại các bệnh viện trong Thành phố, khám bệnh cho người nghèo tại cộng đồng, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế… bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực và ý nghĩa, đó là nhờ vào sự quan phòng của Thiên Chúa sự sẻ chia, tin tưởng và nâng đỡ của quý ân nhân xa gần.
Ngày 02 tháng 04/2015 tại hội trường Tòa giám mục Hải Phòng, Caritas Hải Phòng đã có buổi gặp gỡ chia sẻ và tặng quà cho 40 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khu vực làng Chài Lạc Long, Bến Bính, Chợ Cấm. Những nghĩa cử cao đẹp, sự sẻ chia của quý ân nhân qua Caritas Hải Phòng đã mang lại tình thương, niềm vui, như những chiếc phao cứu sinh đúng cho những mảnh đời nghèo khó, bệnh tật và đau khổ tại cộng đồng. Bà Lê Thị Gấm 65 tuổi ở Hồng Bàng khi nhận món quà từ tay Cha giám đốc xúc động chia sẻ“ may mắn quá, nhà con đang phải đi vay gạo từng bữa để ăn, có sự hỗ trợ này, cả gia đình con sẽ có đủ gạo ăn cho cả tháng, cảm ơn Cha và cô chú nhiều lắm”.
Trong năm qua, Caritas Hải Phòng đã có nhiều chương trình hỗ trợ như những món quà kì diệu mà Thiên Chúa muốn gửi tặng cho những người khó khăn. Bà Nguyễn Thị Luyên 51 tuổi ở Thủy Nguyên chia sẻ; “Sau hơn 30 năm sống trong chiếc lều dột nát có thể sập xuống bất cứ lúc nào, Caritas Hải Phòng đã giúp gia đình chúng tôi xây lại nhà thật khang trang, con trai thì được giới thiệu đi làm, con dâu và hai đứa trẻ không còn bị nhịn đói như trước nữa, thật là điều hạnh phúc đối với gia đình chúng tôi”.
Song song là chương trình vay vốn đã đem lại cho rất nhiều gia đình khó khăn, đặc biệt là phụ nữ nghèo có được cuộc sống ổn định. Bà Nguyễn Thị Kim Anh 58 tuổi ở Ngô Quyền chia sẻ: “ gia đình tôi rất khó khăn, phải vay lãi 10 đến 20 phần trăm một tháng, để có chút vốn bán hàng và trả nợ, ba năm qua Caritas Hải Phòng hỗ trợ cho vay vốn không tính lãi, giúp gia đình tôi vượt qua khó khăn, trả được khoản nợ lớn, có thêm vốn để lấy hàng bán, cuộc sống gia đình được cải thiện rất nhiều”.
Nhờ vào sự giúp đỡ của quý ân nhân qua hoạt động giáo dục rất nhiều em học sinh nghèo đã được tiếp tục cắp sách tơi trường. Em Lê Thị Hồng học sinh lớp 11 nhà ở khu làng chài Lạc Long đã chia sẻ; “ Em vừa đi học vừa đi làm thêm vào ban tối để có tiền đóng học,phụ giúp mẹ tiền thuốc chữa bệnh cho bố và nuôi các em, em tưởng phải bỏ học giữa chừng, may mắn nhờ có sự động viên giúp đỡ của cô chú nhân viên Caritas và tiền hỗ trợ cuả Cha mẹ đỡ đầu em mới có tiền đóng học và học tiếp lên, em cảm ơn nhiều lắm”.
Các hoạt động thường xuyên chia sẻ với người nghèo khó, khuyết tật và kém may mắn; hỗ trợ khẩn cấp, chăm sóc người có H, Bảo Vệ Sự Sống, tặng Cơm – Cháo – Bột – Bánh mì cho bệnh nhân tại các bệnh viện trong Thành phố, khám bệnh cho người nghèo tại cộng đồng, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế… bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực và ý nghĩa, đó là nhờ vào sự quan phòng của Thiên Chúa sự sẻ chia, tin tưởng và nâng đỡ của quý ân nhân xa gần.
Đêm vọng Phục sinh tại nhà thờ giáo hạt Quảng Ngãi
Giáo xứ Quảng Ngãi
12:30 04/04/2015
ĐÊM VỌNG PHỤC SINH TƯNG BỪNG ÁNH SÁNG
Cùng với toàn dân Ki-tô giáo khắp nơi trên toàn thế giới, cộng đoàn giáo xứ Quảng Ngãi đã long trọng cử hành Phụng Vụ Đêm Vọng Phục Sinh, cử hành mầu nhiệm trung tâm của lịch sử cứu độ: Mầu nhiệm Đức Ki-tô Phục Sinh.
Xem Hình
Chính trong ý nghĩa nầy mà toàn bộ cử hành phụng vụ đêm nay đã diễn ra như một “kịch bản” trình bày cả một “chương trình cứu độ của Thiên Chúa” khởi đi từ buổi đầu hồng hoang sáng tạo, nơi đó bóng tối phủ ngập trần gian khi con người chối từ sa ngã…để rồi từng bước chuẩn bị ước giao, Thiên Chúa từ từ thực hiện công cuộc cứu độ, cho tới khi toàn thể nhân loại bừng lên ánh vinh quang trong cuộc sống lại của Con Thiên Chúa. Bài ca “Exultet, Mừng Vui lên” truyền thống của phụng vụ Đêm Vọng Phục Sinh” vang lên cùng ánh lung linh của cây nến Phục sinh là một diễn tả đầy gợi cảm và mang ý nghĩa thâm thúy:
“Chính đêm nay, lạy Cha nhân từ, Cha đã giải thoát cha ông chúng con là dân Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập, và đưa họ đi qua biển đỏ ráo chân. Chính đêm nay cột lửa sáng rực cả bầu trời đẩy lùi xa bóng tối tăm tội lỗi. Chính đêm nay, tín hữu Đức Kitô, trên khắp mặt địa cầu, được tách khỏi thói đời sa đọa và thoát vòng tội lỗi bủa vây, được trả về tình trạng ân nghĩa và hiệp thông với nguồn thánh thiện. Chính đêm nay Đức Kitô toàn thắng hiển vinh, diệt tử thần, từ âm phủ chỗi dậy…Đêm cực thánh khử trừ muôn tội vạ, đêm vạn năng thanh tẩy hết lỗi lầm, biến tội nhân thành con người công chính, đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương…”
Cùng với toàn dân Ki-tô giáo khắp nơi trên toàn thế giới, cộng đoàn giáo xứ Quảng Ngãi đã long trọng cử hành Phụng Vụ Đêm Vọng Phục Sinh, cử hành mầu nhiệm trung tâm của lịch sử cứu độ: Mầu nhiệm Đức Ki-tô Phục Sinh.
Xem Hình
Chính trong ý nghĩa nầy mà toàn bộ cử hành phụng vụ đêm nay đã diễn ra như một “kịch bản” trình bày cả một “chương trình cứu độ của Thiên Chúa” khởi đi từ buổi đầu hồng hoang sáng tạo, nơi đó bóng tối phủ ngập trần gian khi con người chối từ sa ngã…để rồi từng bước chuẩn bị ước giao, Thiên Chúa từ từ thực hiện công cuộc cứu độ, cho tới khi toàn thể nhân loại bừng lên ánh vinh quang trong cuộc sống lại của Con Thiên Chúa. Bài ca “Exultet, Mừng Vui lên” truyền thống của phụng vụ Đêm Vọng Phục Sinh” vang lên cùng ánh lung linh của cây nến Phục sinh là một diễn tả đầy gợi cảm và mang ý nghĩa thâm thúy:
“Chính đêm nay, lạy Cha nhân từ, Cha đã giải thoát cha ông chúng con là dân Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập, và đưa họ đi qua biển đỏ ráo chân. Chính đêm nay cột lửa sáng rực cả bầu trời đẩy lùi xa bóng tối tăm tội lỗi. Chính đêm nay, tín hữu Đức Kitô, trên khắp mặt địa cầu, được tách khỏi thói đời sa đọa và thoát vòng tội lỗi bủa vây, được trả về tình trạng ân nghĩa và hiệp thông với nguồn thánh thiện. Chính đêm nay Đức Kitô toàn thắng hiển vinh, diệt tử thần, từ âm phủ chỗi dậy…Đêm cực thánh khử trừ muôn tội vạ, đêm vạn năng thanh tẩy hết lỗi lầm, biến tội nhân thành con người công chính, đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương…”
Tam Nhật Vượt Qua tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Quý
17:19 04/04/2015
Tam Nhật Vượt Qua tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.
Tuần Thánh đến với toàn thể dân Chúa trong giáo xứ CTTĐVN sau những ngày tĩnh tâm và những buổi hòa giải, sám hối chung và từng giáo dân đã nhận lãnh bí tích hoà giải một cách sốt sắng để chuẩn bị đón mừng Chúa Phục Sinh.
Xem Hình
Cùng vơí giaó hội hoàn vũ, giáo xứ cử hành Tam Nhật vượt qua bắt đầu bắt với thánh lễ Tiệc Ly vào chiều thứ năm Tuần Thánh, vì lượng giáo dân đông đảo nên giáo xứ có 2 thánh lễ vào lúc 5 giờ và 7:30 tối. Thánh lễ nào nhà thờ cũng đầy kín các ghế ngồi, rất đông đảo giáo dân ngồi ở hội trường tham dự thánh lễ một cách sốt sắng với màn ảnh lớn trực tiếp truyền hình thánh lễ.
Chiều thứ năm trời Seattle khá đẹp, thánh lễ lúc 7:30 do các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách phụng vụ và đóng vai các Tông Đồ tham gia đoàn Rửa Chân, cha Nguyễn Sơn Miên tuyên uý Đoàn TNTT chủ tế thánh lễ cùng với linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Cha chủ tế chủ sự nghi thức rửa chân, nhìn hình ảnh một vị linh mục cao niên gần 80 tuổi đi rửa chân cho từng em thiếu nhi thật cảm động.
Sau thánh lễ là cuộc cung nghinh Mình Thánh Chúa đến nơi nhà chầu để canh thức đêm Cực Thánh kỷ niệm cuộc tử nạn của Đức Kitô. Nhà Chầu năm nay được thiết kế một cách trang trọng ở một vị trí khang trang rộng rải đủ cho hàng ngàn giáo dân tham dự giờ chầu một cách sốt sắng. Đây lần đầu tiên sau một cuộc hành trình Đức Tin của Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam nơi đây dài đến 40 năm tỵ nạn trên đất nước tự do. Phiên chầu chung của giáo xứ do các em đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách dẫn nguyện một cách sốt sắng đến 10 giờ chấm dứt phiên chầu chung. Từ 10 giờ đến 12 giờ là phiên chầu của các Giáo Đoàn phối hợp với Các Hội Đoàn thay phiên nhau phụ trách giờ chầu nửa giờ một phiên. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Giáo Đoàn La Vang cùng một số đoàn thể khác phụ trách giờ sau cùng từ 11:30 đến 12 giờ với phiên chầu thật sốt sắng. Cha Chánh Xứ chủ sự nghi thức bế mạc với lời tung hô chúc tụng Chúa kết thúc buổi canh thức đêm Cực Thánh của mầu nhiệm buổi Tiệc Ly mà Chúa đã thực hiện trước khi Ngài đi vào cuộc Khổ Nạn. Mình Thánh Chúa được cha chủ sự cùng với đông đảo giáo dân hiện diện trong phiên chầu cuối cung thỉnh trở về nhà tạm trong phòng Thánh của nhà thờ. Sự tĩnh lặng của đêm Cực Thánh được trở về trong ngôi thánh đường và mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn cầu nguyện.
Ngày thứ hai của Tam nhật Vượt Qua đến với dân Chúa nơi đây với nghi thức suy niệm 15 sự Thương Khó của Chúa từ 3 giờ chiều.
Nghi thức Tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa vào chiều thứ Sáu Tuần Thánh cũng được cử hành vào lúc 5 giờ và 7giờ 30 tối để đáp ứng nhu cầu của giáo dân. Người viết ghi nhận cả buổi cử hành nghi thức này đều rất đông đảo giáo dân tham dự. Đặc biệt buổi nghi Thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa vào lúc 7:30 có phần đặc biệt hơn với nhưng nghi lễ cổ truyền như tháo đanh, hạ xác và táng xác Chúa.. Phần Nghi thức Tôn Kính Thánh Giá mở đầu cho buổi Tưỏng Niệm lúc 7:30 do chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự. Phần Phụng vụ Lời Chúa với Bài Thương Khó Chúa được hát một cách trọng thể. Sau phần Phụng vụ là lời cầu nguyện chung cho mọi thành phần trong Giáo Hội và toàn thế giới và phần Hôn Kính Thánh Giá. Thánh Giá được đặt ở 7 vị trí khác nhau trong nhà thờ và ở hội trường để giáo dân hôn kính một cách sốt sắng và thoải mái. Sau nghi thức Tôn kính Thánh Giá là phần Suy Niệm về cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách phần suy niệm về cuộc thương khó của Chúa qua một vài chặng đàng Thánh Giá. Phần Suy niệm đầu tiên là phần suy niệm về Chặng Đàng Thánh Giá Thứ 9. Chặng Đàng mà Chúa Giêsu ngả xuống đất làn thứ Ba. Một cậu thiếu niên trong vai Chúa Giêsu vác thập giá từ cuối nhà thờ tiến lên cung thánh với các em thiếu nhi trong vai đoàn quân dữ, nhiều tên lính xô đẩy Chúa Giêsu và một tên lính dùng roi quất vào tấm thân tiều tuỵ của Chúa thật cảm động. Tiếp đến là chặng thứ mười với hoạt cảnh Chúa bị lột áo ra. Rồi đến Chặng thứ mười một Chúa bị đóng đinh. Cảnh đóng đinh Chúa được diễn tả một cách cảm động với những tiếng búa đóng đinh làm rung chuyển cây thập giá thật sinh động. Chặng thứ mười hai với giờ phút hấp hối và lời trối của Chúa Giêsu làm xé lòng người. Chúa trút hơi thở cuối cùng được diễn tả qua chặng thứ mười ba và cuối cùng là diễn lại cảnh hạ xác Chúa kết thúc phần suy niệm cuộc khổ nạn chủa Chúa và Đức Mẹ ôm xác con vào lòng đã đưa giáo dân đi vào phần suy niệm một cách sốt sắng mang tính thiêng liêng mầu nhiệm hơn.
Sau phần Suy Niệm là cuộc kiệu Xác Chúa quanh nhà thờ và đưa Xác Chúa vào nhà mồ được thiết kế một cách trang trọng nơi hội trường. Hơn một ngàn giáo dân tham dự buổi rước kiệu này, ngoài trời khá lạnh nhưng toàn thể giáo dân tham dự đã nghiêm trang đi suốt chặng đưòng quanh nhà thờ một cách sốt sắng. Đây cũng là lần đầu tiên giáo xứ cử hành phụng vụ ngày thứ sáu Tuần Thánh được mọi giới tham dự vào phần phụng vụ một cách sốt sắng. Nghi thức phụng vụ của ngày thứ sáu tuần thánh được kết thúc lúc 10 giờ đêm. Tượng Chúa được đặt ở trong nhà mồ và để giáo dân đến hôn kính cho đến chiều thứ bảy trước giờ thánh lễ vọng Phục Sinh.Thánh lễ Vọng Phục Sinh lúc 7:30 có rửa tội cho một số anh chị em tân tòng. Xin cầu nguyện cho các anh chị em Tân Tòng được ơn bền vững trong Đức tin khi tin vào tín lý của Giáo Hội Chúa.
Nguyễn An Quý
Tuần Thánh đến với toàn thể dân Chúa trong giáo xứ CTTĐVN sau những ngày tĩnh tâm và những buổi hòa giải, sám hối chung và từng giáo dân đã nhận lãnh bí tích hoà giải một cách sốt sắng để chuẩn bị đón mừng Chúa Phục Sinh.
Xem Hình
Cùng vơí giaó hội hoàn vũ, giáo xứ cử hành Tam Nhật vượt qua bắt đầu bắt với thánh lễ Tiệc Ly vào chiều thứ năm Tuần Thánh, vì lượng giáo dân đông đảo nên giáo xứ có 2 thánh lễ vào lúc 5 giờ và 7:30 tối. Thánh lễ nào nhà thờ cũng đầy kín các ghế ngồi, rất đông đảo giáo dân ngồi ở hội trường tham dự thánh lễ một cách sốt sắng với màn ảnh lớn trực tiếp truyền hình thánh lễ.
Chiều thứ năm trời Seattle khá đẹp, thánh lễ lúc 7:30 do các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách phụng vụ và đóng vai các Tông Đồ tham gia đoàn Rửa Chân, cha Nguyễn Sơn Miên tuyên uý Đoàn TNTT chủ tế thánh lễ cùng với linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Cha chủ tế chủ sự nghi thức rửa chân, nhìn hình ảnh một vị linh mục cao niên gần 80 tuổi đi rửa chân cho từng em thiếu nhi thật cảm động.
Sau thánh lễ là cuộc cung nghinh Mình Thánh Chúa đến nơi nhà chầu để canh thức đêm Cực Thánh kỷ niệm cuộc tử nạn của Đức Kitô. Nhà Chầu năm nay được thiết kế một cách trang trọng ở một vị trí khang trang rộng rải đủ cho hàng ngàn giáo dân tham dự giờ chầu một cách sốt sắng. Đây lần đầu tiên sau một cuộc hành trình Đức Tin của Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam nơi đây dài đến 40 năm tỵ nạn trên đất nước tự do. Phiên chầu chung của giáo xứ do các em đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách dẫn nguyện một cách sốt sắng đến 10 giờ chấm dứt phiên chầu chung. Từ 10 giờ đến 12 giờ là phiên chầu của các Giáo Đoàn phối hợp với Các Hội Đoàn thay phiên nhau phụ trách giờ chầu nửa giờ một phiên. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Giáo Đoàn La Vang cùng một số đoàn thể khác phụ trách giờ sau cùng từ 11:30 đến 12 giờ với phiên chầu thật sốt sắng. Cha Chánh Xứ chủ sự nghi thức bế mạc với lời tung hô chúc tụng Chúa kết thúc buổi canh thức đêm Cực Thánh của mầu nhiệm buổi Tiệc Ly mà Chúa đã thực hiện trước khi Ngài đi vào cuộc Khổ Nạn. Mình Thánh Chúa được cha chủ sự cùng với đông đảo giáo dân hiện diện trong phiên chầu cuối cung thỉnh trở về nhà tạm trong phòng Thánh của nhà thờ. Sự tĩnh lặng của đêm Cực Thánh được trở về trong ngôi thánh đường và mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn cầu nguyện.
Ngày thứ hai của Tam nhật Vượt Qua đến với dân Chúa nơi đây với nghi thức suy niệm 15 sự Thương Khó của Chúa từ 3 giờ chiều.
Nghi thức Tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa vào chiều thứ Sáu Tuần Thánh cũng được cử hành vào lúc 5 giờ và 7giờ 30 tối để đáp ứng nhu cầu của giáo dân. Người viết ghi nhận cả buổi cử hành nghi thức này đều rất đông đảo giáo dân tham dự. Đặc biệt buổi nghi Thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa vào lúc 7:30 có phần đặc biệt hơn với nhưng nghi lễ cổ truyền như tháo đanh, hạ xác và táng xác Chúa.. Phần Nghi thức Tôn Kính Thánh Giá mở đầu cho buổi Tưỏng Niệm lúc 7:30 do chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự. Phần Phụng vụ Lời Chúa với Bài Thương Khó Chúa được hát một cách trọng thể. Sau phần Phụng vụ là lời cầu nguyện chung cho mọi thành phần trong Giáo Hội và toàn thế giới và phần Hôn Kính Thánh Giá. Thánh Giá được đặt ở 7 vị trí khác nhau trong nhà thờ và ở hội trường để giáo dân hôn kính một cách sốt sắng và thoải mái. Sau nghi thức Tôn kính Thánh Giá là phần Suy Niệm về cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách phần suy niệm về cuộc thương khó của Chúa qua một vài chặng đàng Thánh Giá. Phần Suy niệm đầu tiên là phần suy niệm về Chặng Đàng Thánh Giá Thứ 9. Chặng Đàng mà Chúa Giêsu ngả xuống đất làn thứ Ba. Một cậu thiếu niên trong vai Chúa Giêsu vác thập giá từ cuối nhà thờ tiến lên cung thánh với các em thiếu nhi trong vai đoàn quân dữ, nhiều tên lính xô đẩy Chúa Giêsu và một tên lính dùng roi quất vào tấm thân tiều tuỵ của Chúa thật cảm động. Tiếp đến là chặng thứ mười với hoạt cảnh Chúa bị lột áo ra. Rồi đến Chặng thứ mười một Chúa bị đóng đinh. Cảnh đóng đinh Chúa được diễn tả một cách cảm động với những tiếng búa đóng đinh làm rung chuyển cây thập giá thật sinh động. Chặng thứ mười hai với giờ phút hấp hối và lời trối của Chúa Giêsu làm xé lòng người. Chúa trút hơi thở cuối cùng được diễn tả qua chặng thứ mười ba và cuối cùng là diễn lại cảnh hạ xác Chúa kết thúc phần suy niệm cuộc khổ nạn chủa Chúa và Đức Mẹ ôm xác con vào lòng đã đưa giáo dân đi vào phần suy niệm một cách sốt sắng mang tính thiêng liêng mầu nhiệm hơn.
Sau phần Suy Niệm là cuộc kiệu Xác Chúa quanh nhà thờ và đưa Xác Chúa vào nhà mồ được thiết kế một cách trang trọng nơi hội trường. Hơn một ngàn giáo dân tham dự buổi rước kiệu này, ngoài trời khá lạnh nhưng toàn thể giáo dân tham dự đã nghiêm trang đi suốt chặng đưòng quanh nhà thờ một cách sốt sắng. Đây cũng là lần đầu tiên giáo xứ cử hành phụng vụ ngày thứ sáu Tuần Thánh được mọi giới tham dự vào phần phụng vụ một cách sốt sắng. Nghi thức phụng vụ của ngày thứ sáu tuần thánh được kết thúc lúc 10 giờ đêm. Tượng Chúa được đặt ở trong nhà mồ và để giáo dân đến hôn kính cho đến chiều thứ bảy trước giờ thánh lễ vọng Phục Sinh.Thánh lễ Vọng Phục Sinh lúc 7:30 có rửa tội cho một số anh chị em tân tòng. Xin cầu nguyện cho các anh chị em Tân Tòng được ơn bền vững trong Đức tin khi tin vào tín lý của Giáo Hội Chúa.
Nguyễn An Quý
Giáo xứ Tân Việt : Canh thức vượt qua
VinhSơn Trần văn Đẩu.
17:45 04/04/2015
GIÁO XỨ TÂN VIỆT: CANH THỨC VƯỢT QUA
Tối Thứ Bảy, 04/04/2015, tại thánh đường Giáo xứ Tân Việt, cha chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ đã chủ tế Thánh lễ Canh thức Vượt Qua thật long trọng với sự hiện diện của đông đảo các tu sĩ và giáo dân.
Xem Hình
Mở đầu đêm canh thức là phần Phụng vụ Ánh Sáng.Tại tiền sảnh thánh đường, cha chủ tế làm phép lửa mới, ghi các biểu tượng của Đức Kitô lên Nến phục sinh và lấy lửa mới thắp Nến phục sinh. Nến phục sinh được long trọng rước lên cung thánh với ba lần tung hô “Ánh sáng Chúa Kitô – Tạ ơn Chúa.” Ngọn lửa từ Nến phục sinh được lan tỏa ra khắp thánh đường. Và trong ánh sáng chan hòa ấy, bài công bố Tin Mừng Phục Sinh – Exsultet được cất lên thật sốt sắng.
Sau khi đã long trọng khai mạc đêm canh thức, Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Lời Chúa. Qua các bài đọc Cựu Ước trích từ sách Sáng Thế, Xuất Hành và Ê-dê-ki-el, cộng đoàn được cùng ôn lại lịch sử cứu độ. Sau bài Cựu Ước cuối cùng, Kinh Vinh Danh được cất lên rộn rã hòa trong tiếng chuông ngân vang khắp thánh đường. Cùng lúc, bàn thờ được trang trí rực rỡ với hoa và nến để diễn tả niềm hân hoan mừng Chúa sống lại. Sau bài Thánh Thư, cha chủ tế đã long trọng xướng ba lần Halleluia để chính thức khai mạc mùa Phục Sinh. Tiếp đó, cộng đoàn cùng lắng nghe Bài Tin Mừng theo thánh Máccô về trình thuật Ngôi mộ trống – dấu báo cho sự sống lại từ cõi chết của Đức Kitô. Trong bài giảng, từ hình ảnh nổi bật của cây Nến phục sinh trong đêm canh thức này, cha chủ tế mời gọi mọi người chiêm ngắm Đức Kitô như cây nến đích thực. Cả cuộc đời Ngài đã chấp nhận hao mòn đi để chiếu giãi ánh sáng Tin Mừng cho hết mọi người. Và mỗi người chúng ta, khi đã nhận lửa từ Nến phục sinh, thì cũng biết chấp nhận hy sinh tiêu hao chính bản thân mình đi để đem lại ánh sáng của vui mừng và hy vọng cho tha nhân.
Sau đó là phần Phụng vụ Thánh Tẩy. Cha chủ tế đã làm phép nước. Sau đó, ngài mời gọi cộng đoàn, với nến sáng trong tay, cùng long trọng tuyên xưng Đức Tin. Rồi ngài lấy nước thánh rảy trên dân chúng để nhắc lại cho các tín hữu về Bí tích Thánh Tẩy mà họ đã lãnh nhận. Nhờ nước Thánh Tẩy, chúng ta được cùng chết với Đức Kitô cho tội lỗi để rồi cùng được phục sinh với Ngài.
Cuối cùng là phần Phụng vụ Thánh Thể. Cộng đoàn cùng sốt sắng tham dự trong niềm vui mừng Chúa phục sinh. Sau lời nguyện hiệp lễ, cha chủ tế gửi lời chúc mừng lễ Phục Sinh đến cộng đoàn. Thánh lễ kết thúc trong tiếng ca hân hoan “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng! Halleluia!”
Hiệp cùng các tín hữu trên toàn thế giới, cộng đoàn giáo xứ Tân Việt đã sốt sắng cử hành các nghi thức của đêm Vọng Phục Sinh – đỉnh cao của cả năm phụng vụ - một cách thật long trọng. Ước mong sao niềm vui mà Đấng Phục Sinh đã khai mào trong đêm cực thánh này tiếp tục được lan tỏa đến từng thành viên trong gia đình giáo xứ. Để nhờ đó, cộng đoàn giáo xứ Tân Việt thực sự được “Phúc Âm hóa” trở nên một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương. Đồng thời, cũng biết chiếu tỏa niềm vui ấy đến cho những người chưa được biết đến Tin Mừng Phục Sinh.
VinhSơn Trần văn Đẩu.
Tối Thứ Bảy, 04/04/2015, tại thánh đường Giáo xứ Tân Việt, cha chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ đã chủ tế Thánh lễ Canh thức Vượt Qua thật long trọng với sự hiện diện của đông đảo các tu sĩ và giáo dân.
Xem Hình
Mở đầu đêm canh thức là phần Phụng vụ Ánh Sáng.Tại tiền sảnh thánh đường, cha chủ tế làm phép lửa mới, ghi các biểu tượng của Đức Kitô lên Nến phục sinh và lấy lửa mới thắp Nến phục sinh. Nến phục sinh được long trọng rước lên cung thánh với ba lần tung hô “Ánh sáng Chúa Kitô – Tạ ơn Chúa.” Ngọn lửa từ Nến phục sinh được lan tỏa ra khắp thánh đường. Và trong ánh sáng chan hòa ấy, bài công bố Tin Mừng Phục Sinh – Exsultet được cất lên thật sốt sắng.
Sau khi đã long trọng khai mạc đêm canh thức, Thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Lời Chúa. Qua các bài đọc Cựu Ước trích từ sách Sáng Thế, Xuất Hành và Ê-dê-ki-el, cộng đoàn được cùng ôn lại lịch sử cứu độ. Sau bài Cựu Ước cuối cùng, Kinh Vinh Danh được cất lên rộn rã hòa trong tiếng chuông ngân vang khắp thánh đường. Cùng lúc, bàn thờ được trang trí rực rỡ với hoa và nến để diễn tả niềm hân hoan mừng Chúa sống lại. Sau bài Thánh Thư, cha chủ tế đã long trọng xướng ba lần Halleluia để chính thức khai mạc mùa Phục Sinh. Tiếp đó, cộng đoàn cùng lắng nghe Bài Tin Mừng theo thánh Máccô về trình thuật Ngôi mộ trống – dấu báo cho sự sống lại từ cõi chết của Đức Kitô. Trong bài giảng, từ hình ảnh nổi bật của cây Nến phục sinh trong đêm canh thức này, cha chủ tế mời gọi mọi người chiêm ngắm Đức Kitô như cây nến đích thực. Cả cuộc đời Ngài đã chấp nhận hao mòn đi để chiếu giãi ánh sáng Tin Mừng cho hết mọi người. Và mỗi người chúng ta, khi đã nhận lửa từ Nến phục sinh, thì cũng biết chấp nhận hy sinh tiêu hao chính bản thân mình đi để đem lại ánh sáng của vui mừng và hy vọng cho tha nhân.
Sau đó là phần Phụng vụ Thánh Tẩy. Cha chủ tế đã làm phép nước. Sau đó, ngài mời gọi cộng đoàn, với nến sáng trong tay, cùng long trọng tuyên xưng Đức Tin. Rồi ngài lấy nước thánh rảy trên dân chúng để nhắc lại cho các tín hữu về Bí tích Thánh Tẩy mà họ đã lãnh nhận. Nhờ nước Thánh Tẩy, chúng ta được cùng chết với Đức Kitô cho tội lỗi để rồi cùng được phục sinh với Ngài.
Cuối cùng là phần Phụng vụ Thánh Thể. Cộng đoàn cùng sốt sắng tham dự trong niềm vui mừng Chúa phục sinh. Sau lời nguyện hiệp lễ, cha chủ tế gửi lời chúc mừng lễ Phục Sinh đến cộng đoàn. Thánh lễ kết thúc trong tiếng ca hân hoan “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng! Halleluia!”
Hiệp cùng các tín hữu trên toàn thế giới, cộng đoàn giáo xứ Tân Việt đã sốt sắng cử hành các nghi thức của đêm Vọng Phục Sinh – đỉnh cao của cả năm phụng vụ - một cách thật long trọng. Ước mong sao niềm vui mà Đấng Phục Sinh đã khai mào trong đêm cực thánh này tiếp tục được lan tỏa đến từng thành viên trong gia đình giáo xứ. Để nhờ đó, cộng đoàn giáo xứ Tân Việt thực sự được “Phúc Âm hóa” trở nên một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương. Đồng thời, cũng biết chiếu tỏa niềm vui ấy đến cho những người chưa được biết đến Tin Mừng Phục Sinh.
VinhSơn Trần văn Đẩu.
Lễ Vọng Phục Sinh tại GX St Margaret Mary's Brunswick Australia
Lê Hải
18:53 04/04/2015
Thánh lễ vọng Phục sinh tại CĐCG. Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.
Trần Văn Minh
15:28 04/04/2015
Melbourne, Chiều thứ Bảy Tuần Thánh, lúc 8 giờ 30 tối, 4/4/2015 trời thật tốt, không khí tuy về đêm nhưng không có gió nên không lạnh. Tại khuôn viên Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, cờ xí và lễ đài đã trang trí lại sau mùa thương khó để đón mừng Lễ Chúa sống lại. Đại lễ năm nay do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân và Linh mục Phạm Thanh đồng tế cùng đông đảo mọi thành phần Dân Chúa về hiệp dâng Thánh lễ mừng Chúa Phục Sinh.
Hình Thánh lễ Vọng Phục Sinh
Đúng 8 giờ 30, buổi đại lễ Vọng Phục Sinh bắt đầu. Đèn điện tắt hết để chuẩn bị cho lễ làm phép lửa và nến Phục Sinh. Toàn thể cộng đoàn hướng về cổng tam quan của trung tâm để cùng Linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân và linh mục Đồng tế Phạm Thanh cử hành các nghi thức làm phép lửa và phép nến.
Nến Phục Sinh được thắp sáng từ lửa mới làm phép, linh mục quản nhiệm nâng cao rước lên bàn thờ có ba lần ngừng lại để linh mục chủ tế tôn vinh ánh sáng: Ánh Sáng Chúa Kitô. Khi lần tôn vinh thứ hai, từ nến Phục Sinh, ánh sáng Chúa Kitô được các em thiếu nhi truyền tiếp đến mọi người, chỉ phút chốc là lan tỏa ra khắp cộng đoàn, ánh sáng của hy vọng và ấm nồng tình thương yêu cứu độ đả tỏa ra đến hết nhân gian. Các lời dẫn được các anh chị trong ca đoàn đọc để cộng đoàn cùng suy niệm về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Khi nến Phục Sinh đến bàn thờ, thì ánh sáng đã bừng sáng, như ánh sáng Chúa đã ban ra khắp thế gian, soi sáng đến cả những nơi u tối nhất.
Sau các bài đọc từ Cựu ước tới Tân ước, khăn bàn thờ mới được trải lên, hoa đèn được trang trí và khi kinh Vinh danh được hát vang cùng với tiếng chuông reo vui. Ca đoàn Babylon và Belem đã thật xuất sắc và điêu luyện đã dùng lời ca tiếng hát nâng tâm hồn mọi người lên trong niềm vui mừng trong Thánh Lễ Vọng Chúa Sống lại.
Nước được làm phép và nước cũng được đón nhận ánh sáng từ Nến Phục Sinh nhập vào. Nước nuôi sống và rửa sạch các vết nhơ tội lỗi đã được làm phép. Lời tuyên xưng đức tin tuyên hứa của cộng đoàn được long trọng lập lại trước linh mục quản nhiệm đại diện cho Hội Thánh Chúa.
Ôi đêm cực Thánh với niềm vui Chúa Phục Sinh, tiếng ca khải hoàn mà Ca đoàn Babylon và Belem đã phụng vụ Thánh nhạc thật xuất sắc đã giúp cho mọi người nâng tâm hồn lên để đón nhận hồng ân cứu độ Phục Sinh, Cũng phải kể đến phần âm thanh với kỹ thuật cao của anh chị Bằng Quyên đã giúp cho Lễ vọng Phục Sinh thật tốt đẹp.
Hình Thánh lễ Vọng Phục Sinh
Đúng 8 giờ 30, buổi đại lễ Vọng Phục Sinh bắt đầu. Đèn điện tắt hết để chuẩn bị cho lễ làm phép lửa và nến Phục Sinh. Toàn thể cộng đoàn hướng về cổng tam quan của trung tâm để cùng Linh mục quản nhiệm Trần Ngọc Tân và linh mục Đồng tế Phạm Thanh cử hành các nghi thức làm phép lửa và phép nến.
Nến Phục Sinh được thắp sáng từ lửa mới làm phép, linh mục quản nhiệm nâng cao rước lên bàn thờ có ba lần ngừng lại để linh mục chủ tế tôn vinh ánh sáng: Ánh Sáng Chúa Kitô. Khi lần tôn vinh thứ hai, từ nến Phục Sinh, ánh sáng Chúa Kitô được các em thiếu nhi truyền tiếp đến mọi người, chỉ phút chốc là lan tỏa ra khắp cộng đoàn, ánh sáng của hy vọng và ấm nồng tình thương yêu cứu độ đả tỏa ra đến hết nhân gian. Các lời dẫn được các anh chị trong ca đoàn đọc để cộng đoàn cùng suy niệm về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Khi nến Phục Sinh đến bàn thờ, thì ánh sáng đã bừng sáng, như ánh sáng Chúa đã ban ra khắp thế gian, soi sáng đến cả những nơi u tối nhất.
Sau các bài đọc từ Cựu ước tới Tân ước, khăn bàn thờ mới được trải lên, hoa đèn được trang trí và khi kinh Vinh danh được hát vang cùng với tiếng chuông reo vui. Ca đoàn Babylon và Belem đã thật xuất sắc và điêu luyện đã dùng lời ca tiếng hát nâng tâm hồn mọi người lên trong niềm vui mừng trong Thánh Lễ Vọng Chúa Sống lại.
Nước được làm phép và nước cũng được đón nhận ánh sáng từ Nến Phục Sinh nhập vào. Nước nuôi sống và rửa sạch các vết nhơ tội lỗi đã được làm phép. Lời tuyên xưng đức tin tuyên hứa của cộng đoàn được long trọng lập lại trước linh mục quản nhiệm đại diện cho Hội Thánh Chúa.
Ôi đêm cực Thánh với niềm vui Chúa Phục Sinh, tiếng ca khải hoàn mà Ca đoàn Babylon và Belem đã phụng vụ Thánh nhạc thật xuất sắc đã giúp cho mọi người nâng tâm hồn lên để đón nhận hồng ân cứu độ Phục Sinh, Cũng phải kể đến phần âm thanh với kỹ thuật cao của anh chị Bằng Quyên đã giúp cho Lễ vọng Phục Sinh thật tốt đẹp.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chứng từ của chỗi dậy
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:47 04/04/2015
Chứng từ của chỗi dậy
Thiên Thần canh mộ Chúa nói : „Ngài đã chỗi dậy từ cõi chết. Ngài không còn ở đây nữa.“ (Mc 16,6).
Hằng năm vào mùa mừng lễ Chúa sống lại, cây nến Chúa Giêsu phục sinh cao to lớn hơn mọi cây nến trong thánh đường được dựng thắp sáng trên cung thánh. Cây nến này là hình ảnh biểu tượng cho ánh sáng Chúa Giêsu Kito đã chỗi dậy sống lại.
Chỗi dậy sống lại là một biến cố không chỉ lạ lùng, mà nó vượt ra ngoài mọi biên giới của trí tưởng của trí khôn suy hiểu con người chúng ta. Như ánh sáng cây nến Chúa phục sinh lan toả ra, cũng thế sức sống mới từ Chúa Kitô phục sinh cũng lan tỏa ra như vậy.
Chúa Giêsu chỗi dậy sống lại không là một biến cố thuộc về qúa khứ. Nhưng vẫn còn tiếp tục kéo dài vào hiện tại, sát gần gũi với đời sống con người, và có thể cùng muốn điều gì xảy đến với con người chúng ta nữa.
Trong dòng lịch sử đời sống Giáo Hội xưa nay có rất nhiều những khuôn mặt đã sống trải qua là nhân chứng cho chỗi dậy sống lại, mà Chúa Kitô phục sinh đã lan toả sức sống mới của Ngài sang đến cho họ.
1. Maria Magdalena
Vị Thánh nữ này có đời sống sôi nổi lên xuống rất hấp dẫn khác thường.
Phúc âm Thánh Luca thuật lại, Maria Magdalena được Chúa chữa lành giải thoát khỏi bảy qủi dữ (Lc 8,1-3).
Rồi từ đó có lẽ chị ta đã theo Chúa trở thành mên đệ trung tín của Chúa Giêsu cho tới giờ phút cuối cùng của Chúa trên trần gian. (Mc 15,41)
Maria Magdalena là nhân chứng cùng với đức mẹ Maria theo dõi cuộc khổ nạn thương khó của Chúa Giêsu, đứng dưới chân thập gía Chúa tới khi Chúa chết, rồi cùng tham dự tích cực vào cuộc an táng Chúa Giêsu. (Mc 15,40…Mt 27,55…Lc 23,49.., Ga 19,25…),
Và sau cùng là người đầu tiên đã được nghe Thiên Thần báo tin Chúa Giêsu đã sống lại, rồi được gặp nhìn Chúa Giêsu Kito sống lại. (Mc 16,1, Mt 27,61).
Maria Magdalena là nhân chứng tận mắt nhìn vào ngôi mộ chôn Chúa Giêsu trống không còn xác Người nữa.Vì Người đã chỗi dậy sống lại. Ga 20,1-18, Mc 16,9-11.
Theo Đức Giáo Hoàng Gregor cả ( 540 in Rom; † 12. März 604, là Giáo hoàng 590-604) Maria Magdalena cũng là Maria đã khóc lóc ăn năn tội lỗi mình, và lấy tóc lau chân Chúa Giêsu như trong phúc âm thuật lại (Lc 7,36-50).
Đức Giáo Hoàng Gregor cả còn cho rằng Maria thành Betania (Lc 10,39), em của Martha và chị của Lazaro được Chúa Giêsu cho chỗi dậy sống lại khi đã chết, cùng là người đã xức dầu chân Chúa (Ga 12,1-11) cũng là Maria Magdalena.
Cũng còn có ý kiến nghĩ rằng người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt đưa đến trước mặt Chúa Giêsu ở sân đền thờ Giêrusalem, và theo luật pháp bị xử ném đá, đã được Chúa Giêsu cứu khỏi bị xử ném đá (Ga 7,53-8,11.), cũng được cho là chính Maria Magdalena.
Dù đời sống Magadalena thế nào đi chăng nữa, Chúa Giêsu đã cho vị Thánh nữ này chỗi dậy, và có được kinh nghiệm cùng cảm nghiệm bản thân thế nào là chỗi dậy sống lại.
2. Saulus
Trên đường đi Damaskus Chúa Kitô sống lại đã hiện ra gặp Saulus. Ngài để cho ông ngã ngựa, và cho ông biết Ngài chính là Chúa Kitô đã chỗi dậy, mà ông đang đi truy lùng những tín hữu của Ngài.
Từ đó Saulus chỗi dậy được cải tên trở thành Phaolo nhận ra Chúa Kitô đã vượt qua sự chết và đã chỗi dậy sống lại. Ông đã xuay hướng thay đổi đời sống, và trở thành nhà truyền giáo can đảm nhiệt thành nhất đi rao giảng làm nhân chứng cho tin mừng Chúa Giêsu Kito đã chỗi dậy sống lại.
Kinh Thánh thuật lại về Ông: 22 "Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giê-ru-sa-lem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó,23 trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi.24 Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi đã nhận từ Chúa Giê-su, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa.“ (Cv 20, 22-24).
Thánh Phaolo đã được Chúa Giêsu Kitô, đấng đã chỗi dậy, làm cho ông cũng được chỗi dậy, sống làm chứng cho sự chỗi dậy của Chúa Kitô.
3. Phanxico thành Assi
Lúc đạt tới 23 tuổi Phanxico đã quay lại lưng lại không gia nhập đội ngũ phục vụ vị lãnh chúa đi chiến đấu trong chiến tranh nữa. Vì Phanxico nhận ra rằng chỉ có một vị Chúa thật, Người sống vượt trên mọi thiên nhiên. Chúa đó là Chúa Kitô đã chỗi dậy sống lại.
Một hôm đang khi múa nhảy ca hát ngoài đường phố, bỗng nhiên Phanxico đứng khựng lại. Ông cảm thấy cô đơn. Rồi một sức mạnh bừng dậy trong người ông. Sức mạnh đó là ơn gọi làm thay đổi đời ông. Theo ơn gọi đó Phanxico sống là nhân chứng cho Chúa Kito qua cung cách sống nghèo khó khiêm nhượng đến tận cùng.
Chúa Giêsu Kitô đã chổi dậy và đã cho Phanxico cũng chỗi dậy trở thành một vị Thánh thời danh trong Giáo Hội.
4. Anphonsô thành Ligouri
Trong đời sống vị Thánh này, Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy đã cho phong trào đạo đức của ông chỗi dậy cách lạ lùng.
Là linh mục, Anphongsô lúc đầu đã tụ tập một ít người đồng chí hướng để cầu nguyện chung và trao đổi về đời sống cảm nghiệm đức tin. Dần dần vòng thân hữu đạo đức này lan rộng thành những những buổi hội họp ban chiều. Năm 1798 có 85 buổi với trên dưới 1.000 tham dự viên. Năm 1834 lên tới 100 buổi với 300 tham dự viên ở mỗi buổi họp. 50 năm sau con số tham dự viên lên tới 30.000 người.
Một ý tưởng và những cảm nghiệm về đức tin đã đưa dẫn đến một nếp sống mới, mà Chúa Giêsu Kito chỗi dậy đã làm cho tâm hồn con người đông đảo tham gia tích cực phong trào đạo đức do Thánh Anphonsô đề nghị khơi lên.
4. Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta.
Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta đã có thể kể ra rất nhiều kinh nghiệm là nhân chứng về Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại, mà Thánh nữ luôn hằng trong đời sống mình có liên quan chặt chẽ với.
Thân phận của những người nghèo khổ cùng đinh đã đánh động làm cho ytâm hồn Mẹ Teresa ăn ngủ không yên. Chính điều này đã trở thành ơn Gọi thứ hai cho mẹ. Mẹ viết lại: năm 1946 tôi đi đến Darjeeling để tham dự tuần cấm phòng. Trên xe lửa tôi nghe thấy tiếng gọi nói trong tâm hồn bỏ mọi sự và theo Chúa Giêsu đến vùng người dân đang sống nghèo khổ cùng đinh, để phục vụ Chúa giữa những người nghèo khổ bất hạnh nhất. Những gì xảy ra trong những năm tháng tiếp theo sau đó, sẽ trở thành không, nếu không có Đấng đã chổi dậy sống lại.
Tiêng gọi của Đấng đã chỗi dậy làm cho mẹ Teresa chỗi dậy đi đến với người nghèo khổ bất hạnh trên trần gian.
5. Các vị truyền giáo
Các nhà truyền giáo ngày xưa cách ba hay bốn trăm năm từ Âu châu đã bỏ lại quê hương sau lưng bôn ba sang tận Á Châu, Phi Châu, Mỹ châu, Úc châu….
Họ đi đến những đất nước ở vùng chân trời xa lạ không phải để lập nghiệp, cũng không phải để đi tỵ nạn. Nhưng để làm công việc truyền bá tin mừng tinh thần đạo giáo cho Chúa Giêsu Kito, Đấng đã chỗi dậy sống lại.
Xưa nay chúng ta gọi họ là những vị Thừa sai. Nếu nghĩ theo kiểu chơi chữ, họ không phải là người „ thừa“ , người làm việc „sai“. Nhưng họ là những người được sai đi.
Người được sai đi phải chỗi dậy mới đi được. Chỉ có sức mạnh của Đấng đã chỗi dậy là Chúa Giêsu Kito mới thúc đẩy làm cho họ chỗi dậy bỏ quê hương xứ sở lên đường ra đi. Họ chỗi đậy ra đi chỉ có một nhiệm vụ sống làm chứng cho Chúa Giêsu Kito đã chỗi dậy sống lại.
6. Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận
Trong những tù biệt giam bên Việt Nam, Đức tổng giám mục Phanxico xavie Nguyễn văn Thuận đã có được kinh nghiệm cùng cảm nghiệm của mình về làm chứng cho Chúa Kitô đã chỗi dậy sống lại thế nào với người Cộng sản“
„ Trong cuộc đời tôi, có những lúc chính hoàn cảnh thực tế đã giúp soi sáng tôi khi nghĩ tới nhiệm vụ lớn lao làm chứng tá cho Chúa Kitô.
Trong thời gian bị biệt giam, tôi được giao cho 5 người canh gác. Họ thay phiên nhau luôn luôn có hai người ở với tôi. Các cấp chỉ huy nói với họ: Cứ mỗi hai tuần chúng tôi sẽ thay thế các anh bầng một nhóm khác, để các anh không bị : tiêm nhiễm bởi ông Giám mục nguy hiểm này.“
Sau một thời gian, chính họ lại đổi quyết định:“ Chúng tôi sẽ không thay đổi các anh nữa, bởi nếu không thì ông giám mục đó sẽ tiêm nhiễm tất cả công an của chúng ta.“
Ban đầu công an canh gác không nói chuyện với tôi. Họ chỉ trả lời có hay là không.
Thật là buồn. tôi muốn tử tế và nhã nhặn với họ mà không được. Họ tránh nói chuyện với tôi.
Đêm nọ, một tư tưởng đến với tôi: „ Phanxicô, con còn giầu lắm, con còn tình yêu Chúa Kitô trong tim, hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu thương con.“
Ngày hôm sau tôi bắt đầu yêu Chúa Giêsu nơi họ hơn nữa, bằng cách cười nói trao đổi với họ vài câu thân tình. Tôi bắt đầu kể cho họ nghe về những chuyến đi ngoại quốc của tôi, cho họ biết các dân tộc tại Mỹ, tại Nhật Bản, tại Phi luật Tân...sống như thế nào, và nói với họ về kinh tế, về sự tự do, về kỹ thuật.
Tôi đã kích thích tính tò mò của họ và đưa họ tới chỗ đặt rất nhiều câu hỏi. Dần dần chúng tôi trở thành bạn với nhau. Họ muốn học tiếng ngoại quốc: tiếng Pháp, tiếng Anh...và như thế những người canh tù trở thành học trò của tôi.“ Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma, Vatican mùa Chay 12.-18. Tháng Ba 2000. Dân Chúa xuất bản 2001 trang 100 )
Trong đêm tối cùng quẫn cô đơn, Chúa Kitô đấng chỗi dậy sống lại đã đánh thức Đức Cha Thuận chỗi dậy đem tin mừng tình yêu thương cho kẻ ghét làm hại mình.
7. Những bậc cha mẹ
Có lẽ những bậc cha mẹ chúng ta là những người có kinh nghiệm cảm nghiệm nhiều, cùng sâu sắc về đời sống chỗi dậy như thế nào.
Thuở ban đầu lúc mới thành hôn lập gia đình với nhau có lẽ hai vợ chồng mới không cảm thấy sự chỗi dậy bao nhiêu cùng như thế nào. Vì đường đời sống chưa gặp thử thách. Nhưng dần theo dòng thời gian, nhất là khi có con, họ càng nhận ra điều này rõ ràng hơn, và coi chỗi dậy là nhu cầu cần thiết của đời sống.
Nhiều vợ chồng trẻ kể lại rất sung sướng hạnh phúc khi họ có người con chào đời trong gia đình.
Nhưng nhất là người cha càng dần cảm thấy bị „ stress“ nhiều. Vì phải cùng với vợ dành nhiều thời giờ có khi cả thức đêm săn sóc đứa con, những lúc nó đau ốm khóc đêm, rồi phải hy sinh nhiều cho gia đình…
Càng có thêm con trong gia đình, vui mừng đấy, nhưng vợ chồng càng có thêm „ stress“. Họ than thở nhiều khi mệt qúa không chỉ thân xác mỏi mệt, nhưng cả tinh thần cũng chùng xuống nữa. Và chỉ muốn buông xuôi. Những khi như thế hai vợ chồng an ủi nhau, khuyến khích nhau chỗi dậy tiếp tục. Vì đó là bổn phận, là đời sống của chính mình, là tương lai của con cái mình.
Rồi khi con lớn khôn, việc dậy dỗ giáo dục uốn nắn những đứa con sống nên người về học hành, nghề nghiệp, tinh thần đạo gíao, là vần đề lớn cho cha mẹ. Vấn đề lo nghĩ mà rất nhiều khi phân vân không sao tìm ra giải đáp đã làm tinh thần họ uể oải chùng xuống, như người nằm ngồi sát tận nền nhà mặt đất. Những khi như thế mà chỗi dậy được khác nào như sống lại.
Cha mẹ có đức tin Công Giáo vào Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại là gương mẫu thúc đẩy cho tinh thần của họ, những khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn đứng khựng lại.
Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy sống lại mang ánh sáng niềm vui phấn khởi cho con người. Theo dấu chân đó của Chúa Giêsu Kitô, cha mẹ chỗi dậy làm việc bổn phận mang niềm vui hạnh phúc cho chính mình và cho con cái mình trong đời sống.
Chỗi dậy là nhu cầu cần thiết cho đời sống. Chúa Giêsu Kito là người
thứ nhất đã chỗi dậy sống lại mang sự sống ơn cứu độ cho con người khỏi hình phạt tội nguyên tổ Adong Evà.
Sống theo dấu vết của Chúa Giesu chỗi dậy và loan truyền làm chứng cho Chúa Giêsu chỗi dậy sống lại là tiếp nối công việc mang ánh sáng tin mừng sự sống của Chúa giữa lòng đời sống con người trên trần gian.
Mừng lễ Chúa Giesu Kito phục sinh 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thiên Thần canh mộ Chúa nói : „Ngài đã chỗi dậy từ cõi chết. Ngài không còn ở đây nữa.“ (Mc 16,6).
Hằng năm vào mùa mừng lễ Chúa sống lại, cây nến Chúa Giêsu phục sinh cao to lớn hơn mọi cây nến trong thánh đường được dựng thắp sáng trên cung thánh. Cây nến này là hình ảnh biểu tượng cho ánh sáng Chúa Giêsu Kito đã chỗi dậy sống lại.
Chỗi dậy sống lại là một biến cố không chỉ lạ lùng, mà nó vượt ra ngoài mọi biên giới của trí tưởng của trí khôn suy hiểu con người chúng ta. Như ánh sáng cây nến Chúa phục sinh lan toả ra, cũng thế sức sống mới từ Chúa Kitô phục sinh cũng lan tỏa ra như vậy.
Chúa Giêsu chỗi dậy sống lại không là một biến cố thuộc về qúa khứ. Nhưng vẫn còn tiếp tục kéo dài vào hiện tại, sát gần gũi với đời sống con người, và có thể cùng muốn điều gì xảy đến với con người chúng ta nữa.
Trong dòng lịch sử đời sống Giáo Hội xưa nay có rất nhiều những khuôn mặt đã sống trải qua là nhân chứng cho chỗi dậy sống lại, mà Chúa Kitô phục sinh đã lan toả sức sống mới của Ngài sang đến cho họ.
1. Maria Magdalena
Vị Thánh nữ này có đời sống sôi nổi lên xuống rất hấp dẫn khác thường.
Phúc âm Thánh Luca thuật lại, Maria Magdalena được Chúa chữa lành giải thoát khỏi bảy qủi dữ (Lc 8,1-3).
Rồi từ đó có lẽ chị ta đã theo Chúa trở thành mên đệ trung tín của Chúa Giêsu cho tới giờ phút cuối cùng của Chúa trên trần gian. (Mc 15,41)
Maria Magdalena là nhân chứng cùng với đức mẹ Maria theo dõi cuộc khổ nạn thương khó của Chúa Giêsu, đứng dưới chân thập gía Chúa tới khi Chúa chết, rồi cùng tham dự tích cực vào cuộc an táng Chúa Giêsu. (Mc 15,40…Mt 27,55…Lc 23,49.., Ga 19,25…),
Và sau cùng là người đầu tiên đã được nghe Thiên Thần báo tin Chúa Giêsu đã sống lại, rồi được gặp nhìn Chúa Giêsu Kito sống lại. (Mc 16,1, Mt 27,61).
Maria Magdalena là nhân chứng tận mắt nhìn vào ngôi mộ chôn Chúa Giêsu trống không còn xác Người nữa.Vì Người đã chỗi dậy sống lại. Ga 20,1-18, Mc 16,9-11.
Theo Đức Giáo Hoàng Gregor cả ( 540 in Rom; † 12. März 604, là Giáo hoàng 590-604) Maria Magdalena cũng là Maria đã khóc lóc ăn năn tội lỗi mình, và lấy tóc lau chân Chúa Giêsu như trong phúc âm thuật lại (Lc 7,36-50).
Đức Giáo Hoàng Gregor cả còn cho rằng Maria thành Betania (Lc 10,39), em của Martha và chị của Lazaro được Chúa Giêsu cho chỗi dậy sống lại khi đã chết, cùng là người đã xức dầu chân Chúa (Ga 12,1-11) cũng là Maria Magdalena.
Cũng còn có ý kiến nghĩ rằng người phụ nữ phạm tội ngoại tình bị bắt đưa đến trước mặt Chúa Giêsu ở sân đền thờ Giêrusalem, và theo luật pháp bị xử ném đá, đã được Chúa Giêsu cứu khỏi bị xử ném đá (Ga 7,53-8,11.), cũng được cho là chính Maria Magdalena.
Dù đời sống Magadalena thế nào đi chăng nữa, Chúa Giêsu đã cho vị Thánh nữ này chỗi dậy, và có được kinh nghiệm cùng cảm nghiệm bản thân thế nào là chỗi dậy sống lại.
2. Saulus
Trên đường đi Damaskus Chúa Kitô sống lại đã hiện ra gặp Saulus. Ngài để cho ông ngã ngựa, và cho ông biết Ngài chính là Chúa Kitô đã chỗi dậy, mà ông đang đi truy lùng những tín hữu của Ngài.
Từ đó Saulus chỗi dậy được cải tên trở thành Phaolo nhận ra Chúa Kitô đã vượt qua sự chết và đã chỗi dậy sống lại. Ông đã xuay hướng thay đổi đời sống, và trở thành nhà truyền giáo can đảm nhiệt thành nhất đi rao giảng làm nhân chứng cho tin mừng Chúa Giêsu Kito đã chỗi dậy sống lại.
Kinh Thánh thuật lại về Ông: 22 "Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giê-ru-sa-lem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó,23 trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi.24 Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi chạy hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi đã nhận từ Chúa Giê-su, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa.“ (Cv 20, 22-24).
Thánh Phaolo đã được Chúa Giêsu Kitô, đấng đã chỗi dậy, làm cho ông cũng được chỗi dậy, sống làm chứng cho sự chỗi dậy của Chúa Kitô.
3. Phanxico thành Assi
Lúc đạt tới 23 tuổi Phanxico đã quay lại lưng lại không gia nhập đội ngũ phục vụ vị lãnh chúa đi chiến đấu trong chiến tranh nữa. Vì Phanxico nhận ra rằng chỉ có một vị Chúa thật, Người sống vượt trên mọi thiên nhiên. Chúa đó là Chúa Kitô đã chỗi dậy sống lại.
Một hôm đang khi múa nhảy ca hát ngoài đường phố, bỗng nhiên Phanxico đứng khựng lại. Ông cảm thấy cô đơn. Rồi một sức mạnh bừng dậy trong người ông. Sức mạnh đó là ơn gọi làm thay đổi đời ông. Theo ơn gọi đó Phanxico sống là nhân chứng cho Chúa Kito qua cung cách sống nghèo khó khiêm nhượng đến tận cùng.
Chúa Giêsu Kitô đã chổi dậy và đã cho Phanxico cũng chỗi dậy trở thành một vị Thánh thời danh trong Giáo Hội.
4. Anphonsô thành Ligouri
Trong đời sống vị Thánh này, Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy đã cho phong trào đạo đức của ông chỗi dậy cách lạ lùng.
Là linh mục, Anphongsô lúc đầu đã tụ tập một ít người đồng chí hướng để cầu nguyện chung và trao đổi về đời sống cảm nghiệm đức tin. Dần dần vòng thân hữu đạo đức này lan rộng thành những những buổi hội họp ban chiều. Năm 1798 có 85 buổi với trên dưới 1.000 tham dự viên. Năm 1834 lên tới 100 buổi với 300 tham dự viên ở mỗi buổi họp. 50 năm sau con số tham dự viên lên tới 30.000 người.
Một ý tưởng và những cảm nghiệm về đức tin đã đưa dẫn đến một nếp sống mới, mà Chúa Giêsu Kito chỗi dậy đã làm cho tâm hồn con người đông đảo tham gia tích cực phong trào đạo đức do Thánh Anphonsô đề nghị khơi lên.
4. Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta.
Mẹ Thánh Teresa thành Calcutta đã có thể kể ra rất nhiều kinh nghiệm là nhân chứng về Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại, mà Thánh nữ luôn hằng trong đời sống mình có liên quan chặt chẽ với.
Thân phận của những người nghèo khổ cùng đinh đã đánh động làm cho ytâm hồn Mẹ Teresa ăn ngủ không yên. Chính điều này đã trở thành ơn Gọi thứ hai cho mẹ. Mẹ viết lại: năm 1946 tôi đi đến Darjeeling để tham dự tuần cấm phòng. Trên xe lửa tôi nghe thấy tiếng gọi nói trong tâm hồn bỏ mọi sự và theo Chúa Giêsu đến vùng người dân đang sống nghèo khổ cùng đinh, để phục vụ Chúa giữa những người nghèo khổ bất hạnh nhất. Những gì xảy ra trong những năm tháng tiếp theo sau đó, sẽ trở thành không, nếu không có Đấng đã chổi dậy sống lại.
Tiêng gọi của Đấng đã chỗi dậy làm cho mẹ Teresa chỗi dậy đi đến với người nghèo khổ bất hạnh trên trần gian.
5. Các vị truyền giáo
Các nhà truyền giáo ngày xưa cách ba hay bốn trăm năm từ Âu châu đã bỏ lại quê hương sau lưng bôn ba sang tận Á Châu, Phi Châu, Mỹ châu, Úc châu….
Họ đi đến những đất nước ở vùng chân trời xa lạ không phải để lập nghiệp, cũng không phải để đi tỵ nạn. Nhưng để làm công việc truyền bá tin mừng tinh thần đạo giáo cho Chúa Giêsu Kito, Đấng đã chỗi dậy sống lại.
Xưa nay chúng ta gọi họ là những vị Thừa sai. Nếu nghĩ theo kiểu chơi chữ, họ không phải là người „ thừa“ , người làm việc „sai“. Nhưng họ là những người được sai đi.
Người được sai đi phải chỗi dậy mới đi được. Chỉ có sức mạnh của Đấng đã chỗi dậy là Chúa Giêsu Kito mới thúc đẩy làm cho họ chỗi dậy bỏ quê hương xứ sở lên đường ra đi. Họ chỗi đậy ra đi chỉ có một nhiệm vụ sống làm chứng cho Chúa Giêsu Kito đã chỗi dậy sống lại.
6. Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận
Trong những tù biệt giam bên Việt Nam, Đức tổng giám mục Phanxico xavie Nguyễn văn Thuận đã có được kinh nghiệm cùng cảm nghiệm của mình về làm chứng cho Chúa Kitô đã chỗi dậy sống lại thế nào với người Cộng sản“
„ Trong cuộc đời tôi, có những lúc chính hoàn cảnh thực tế đã giúp soi sáng tôi khi nghĩ tới nhiệm vụ lớn lao làm chứng tá cho Chúa Kitô.
Trong thời gian bị biệt giam, tôi được giao cho 5 người canh gác. Họ thay phiên nhau luôn luôn có hai người ở với tôi. Các cấp chỉ huy nói với họ: Cứ mỗi hai tuần chúng tôi sẽ thay thế các anh bầng một nhóm khác, để các anh không bị : tiêm nhiễm bởi ông Giám mục nguy hiểm này.“
Sau một thời gian, chính họ lại đổi quyết định:“ Chúng tôi sẽ không thay đổi các anh nữa, bởi nếu không thì ông giám mục đó sẽ tiêm nhiễm tất cả công an của chúng ta.“
Ban đầu công an canh gác không nói chuyện với tôi. Họ chỉ trả lời có hay là không.
Thật là buồn. tôi muốn tử tế và nhã nhặn với họ mà không được. Họ tránh nói chuyện với tôi.
Đêm nọ, một tư tưởng đến với tôi: „ Phanxicô, con còn giầu lắm, con còn tình yêu Chúa Kitô trong tim, hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu thương con.“
Ngày hôm sau tôi bắt đầu yêu Chúa Giêsu nơi họ hơn nữa, bằng cách cười nói trao đổi với họ vài câu thân tình. Tôi bắt đầu kể cho họ nghe về những chuyến đi ngoại quốc của tôi, cho họ biết các dân tộc tại Mỹ, tại Nhật Bản, tại Phi luật Tân...sống như thế nào, và nói với họ về kinh tế, về sự tự do, về kỹ thuật.
Tôi đã kích thích tính tò mò của họ và đưa họ tới chỗ đặt rất nhiều câu hỏi. Dần dần chúng tôi trở thành bạn với nhau. Họ muốn học tiếng ngoại quốc: tiếng Pháp, tiếng Anh...và như thế những người canh tù trở thành học trò của tôi.“ Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma, Vatican mùa Chay 12.-18. Tháng Ba 2000. Dân Chúa xuất bản 2001 trang 100 )
Trong đêm tối cùng quẫn cô đơn, Chúa Kitô đấng chỗi dậy sống lại đã đánh thức Đức Cha Thuận chỗi dậy đem tin mừng tình yêu thương cho kẻ ghét làm hại mình.
7. Những bậc cha mẹ
Có lẽ những bậc cha mẹ chúng ta là những người có kinh nghiệm cảm nghiệm nhiều, cùng sâu sắc về đời sống chỗi dậy như thế nào.
Thuở ban đầu lúc mới thành hôn lập gia đình với nhau có lẽ hai vợ chồng mới không cảm thấy sự chỗi dậy bao nhiêu cùng như thế nào. Vì đường đời sống chưa gặp thử thách. Nhưng dần theo dòng thời gian, nhất là khi có con, họ càng nhận ra điều này rõ ràng hơn, và coi chỗi dậy là nhu cầu cần thiết của đời sống.
Nhiều vợ chồng trẻ kể lại rất sung sướng hạnh phúc khi họ có người con chào đời trong gia đình.
Nhưng nhất là người cha càng dần cảm thấy bị „ stress“ nhiều. Vì phải cùng với vợ dành nhiều thời giờ có khi cả thức đêm săn sóc đứa con, những lúc nó đau ốm khóc đêm, rồi phải hy sinh nhiều cho gia đình…
Càng có thêm con trong gia đình, vui mừng đấy, nhưng vợ chồng càng có thêm „ stress“. Họ than thở nhiều khi mệt qúa không chỉ thân xác mỏi mệt, nhưng cả tinh thần cũng chùng xuống nữa. Và chỉ muốn buông xuôi. Những khi như thế hai vợ chồng an ủi nhau, khuyến khích nhau chỗi dậy tiếp tục. Vì đó là bổn phận, là đời sống của chính mình, là tương lai của con cái mình.
Rồi khi con lớn khôn, việc dậy dỗ giáo dục uốn nắn những đứa con sống nên người về học hành, nghề nghiệp, tinh thần đạo gíao, là vần đề lớn cho cha mẹ. Vấn đề lo nghĩ mà rất nhiều khi phân vân không sao tìm ra giải đáp đã làm tinh thần họ uể oải chùng xuống, như người nằm ngồi sát tận nền nhà mặt đất. Những khi như thế mà chỗi dậy được khác nào như sống lại.
Cha mẹ có đức tin Công Giáo vào Chúa Giêsu Kitô đã chỗi dậy sống lại là gương mẫu thúc đẩy cho tinh thần của họ, những khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn đứng khựng lại.
Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy sống lại mang ánh sáng niềm vui phấn khởi cho con người. Theo dấu chân đó của Chúa Giêsu Kitô, cha mẹ chỗi dậy làm việc bổn phận mang niềm vui hạnh phúc cho chính mình và cho con cái mình trong đời sống.
Chỗi dậy là nhu cầu cần thiết cho đời sống. Chúa Giêsu Kito là người
thứ nhất đã chỗi dậy sống lại mang sự sống ơn cứu độ cho con người khỏi hình phạt tội nguyên tổ Adong Evà.
Sống theo dấu vết của Chúa Giesu chỗi dậy và loan truyền làm chứng cho Chúa Giêsu chỗi dậy sống lại là tiếp nối công việc mang ánh sáng tin mừng sự sống của Chúa giữa lòng đời sống con người trên trần gian.
Mừng lễ Chúa Giesu Kito phục sinh 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Hành hương: Hành trình Đức Tin
My-Linh Nguyen
15:16 04/04/2015
Hành trình Đức Tin
Văn Hóa
Tản mạn về Phục Sinh (1)
Vũ Van An
19:31 04/04/2015
Phục Sinh, theo Thánh Phaolô, là rường cột nâng đỡ đức tin ta. Đức tin này tất nhiên là một hồng ân, nhưng nó luôn cần được nâng đỡ, bằng bất cứ phương tiện nào: lịch sử, triết lý, thần học, địa dư, khảo cổ, văn chương, thi ca, hội họa, dân ca, thánh nhạc, phụng vụ, điêu khắc…, bất cứ phát kiến nhân bản nào.
Chuyện tản mạn về nó, vì thế thật đa dạng.
I. Năm luận chứng về Phục Sinh
Tân Ước bao gồm nhiều trình thuật thuộc thế kỷ thứ nhất, chắc chắn là đầu tay, về cuộc đời, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Nó cũng cho rằng mình là trình thuật mắt thấy tai nghe và đưa ra nhiều lập trường mạnh bạo về điều mình nghe và trông thấy. Và các cử tọa thế kỷ thứ nhất tin các trình thuật này, sao chép chúng, và loan truyền chúng cả bằng bản văn lẫn truyền khẩu ra khắp Đế Quốc Rôma và cả những nơi xa xăm như Ấn Độ.
Như thế, hẳn nhiên Tân Ước đã nhận được một mức độ khả tín nhất định nào đó. Tuy nhiên, điều này chưa tùy thuộc việc người ta tiên thiên giả thiết rằng Thánh Kinh là Sách Thánh và do đó được linh hứng; họ chỉ đơn thuần tiếp cận nó như tiếp cận bất cứ bản văn lịch sử nào khác, vì rõ ràng nó biện luận cho những điều thuộc lịch sử mới đó, chứ không thuật lại một dã sử đã có từ lâu đời.
Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày các Kitô hữu có truyền thống tưởng niệm sự chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, quả là ngày thích hợp để ta xem sét các chứng cớ quanh sự chết và sự sống lại của Người. Thiển nghĩ năm điển hình sau đây đáng chúng ta khảo sát.
1. Mồ hôi biến thành máu
Trong cảnh hấp hối tại vườn Cây Dầu, Thánh Luca (22:4) viết rằng mồ hôi của Chúa Giêsu nhỏ xuống “như những giọt máu”. Đây là tình trạng y khoa gọi là hematohidrosis (đổ mồ hôi máu), một tình trạng được Tạp Chí Bệnh Ngoài Da của Ấn Độ coi là rất họa hiếm. Nó xẩy ra khi bị căng thẳng tột độ nơi một số ít người. Thánh Luca vốn là một y sĩ (như Thánh Phaolô nhắc tại Côlôxê 4:14), nên có lẽ đây là lý do tại sao Tin Mừng của ngài là Tin Mừng duy nhất lưu ý tới sự kiện này, dù nó rất hiếm xẩy ra trong ngành chăm sóc bệnh nhân hồi đó.
Như thế, điều đáng lưu ý là nguồn của thế kỷ thứ nhất này đã mô tả được một tình trạng y khoa lúc ấy gần như không ai biết tới, nhưng nay ta biết có liên hệ với căng thẳng. Nghĩa là, nguồn này mô tả một tín liệu mà ngài khó lòng có thể tự chế ra, vì dù ngài có biết đôi chút về tình trạng đổ mồ hôi máu này đi chăng nữa, thì tại sao ngài lại bao gồm chi tiết ấy ở đây? Muốn thuyết phục các nhà chuyên môn khác về bệnh ngoài da ở thế kỷ thứ nhất chăng? Đây là một chi tiết rõ ràng siêu nhiên và khó tin, đâu phải là một chitiết tự nhiên và dễ tin… ấy thế nhưng ngày nay ta biết nó phù hợp với y khoa hiện đại. Điều cho thấy chứng cớ của Thánh Luca là chính xác: quả tình có một vị Giêsu thành Nadarét đích thực, Đấng đã đổ mồ hôi máu khi chờ đợi bị đóng đinh.
2. Máu và nước chẩy ra từ cạnh sườn Chúa Kitô
Tin Mừng Gioan chương 19 cho ta một chi tiết đẫm máu nữa trong trình thuật của nó vào lúc sau khi Chúa Giêsu đã qua đờ (Ga 19:31-37):
“Hôm đó là ngày áp lễ, người Do thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: ‘Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập’. Lại có lời Kinh Thánh khác: ‘Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu’”.
Đoạn trên đầy những bằng chứng. Thứ nhất, soạn giả rất quen thuộc với các thực hành tôn giáo của người Do Thái. Ở câu 31, ngài viết: “Hôm đó là ngày áp lễ, [và ngày hôm sau là] ngày Sabát, mà ngày Sabát đó lại là ngày lễ lớn”. Có ý nói tới Lễ Vượt Qua và giải thích lý do tại sao các môn đệ của Chúa Giêsu mừng Lễ Vượt một ngày trước người Biệt Phái. Đây là một trường phái của Do Thái Giáo chuyên giữ Lễ Vượt Qua sớm hơn một ngày khi nó rơi vào ngày Sa bát.
Thứ hai, soạn giả biết rõ việc xác phải được tháo xuống, theo luật sạch sẽ của bộ luật Lêvi.
Thứ ba, soạn giả rất quen thuộc với việc đóng đinh. Thí dụ, ngài biết rõ người Rôma có thói quen đập xương ống chân nạn nhân lúc còn ở trên thập giá, lý do là không có sức nâng của ống chân, nạn nhân không thể nâng thân xác lên để thở được nữa, và họ sẽ từ từ chết vì ngẹt thở. Dù xem ra có vẻ phản trực giác, thiếu dưỡng khí chính là điều giết chết nạn nhân bị đóng đinh, chứ không phải đinh thâu qua tay chân.
Thứ tư, soạn giả nhiều lần nhắc tới việc nên trọn của Thánh Kinh. Xương của Chiên Vượt Qua không bị đánh dập (Xh 12:46; Ds 9:12), xương của Đấng Được Xức Dầu cũng không bị đánh dập (Tv 34:20). Và có lời tiên tri giống Thiên Chúa cách lạ lùng tại Dcr 12:10 rằng Đấng Được Chọn “sẽ đổ ơn xuống cho nhà Ða-vít và dân cư Giê-ru-sa-lem, giúp chúng biết sống đẹp lòng Ta và tha thiết cầu nguyện. Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Ðấng chúng đã đâm thâu, như người ta khóc than đứa con một. Chúng sẽ thương tiếc, như người ta thương tiếc đứa con đầu lòng”.
Vì các Kitô hữu vốn tin Chúa Kitô là Con duy nhất của Chúa Cha (Ga 3:16), nên chi tiết trên đã ứng nghiệm mọi lời tiên tri khó hiểu. Nếu cho là dễ, thì bạn hãy thử mà coi: hãy thử viết một câu truyện hư cấu ngắn về một người nào đó sống ở đời này mà lại ứng nghiệm mọi lời tiên tri trong Thánh Kinh, và làm câu truyện có thể tin được.
Cuối cùng, và điều này hết sức đáng lưu ý: máu và nước rất thích hợp với chứng cớ y khoa. Sau khi Chúa Giêsu chết, thân xác Người ngưng không biến hóa nước nữa, nên một vết giáo đâm ngược lên sẽ dễ dàng làm rách màng dạ dầy, khiến máu và nước tuôn ra. Thánh Gioan minh nhiên nhắc tới chi tiết này, nhưng chi tiết này là chi tiết mà một văn sĩ hư cấu khó có thể nghĩ tới, ngoại trừ ông ta mở toang xác người chết, một việc người Do Thái bị cấm không được làm.
Như thế, từ trước tới nay, chúng ta có đủ bằng chứng đáng tin rằng có một Vị Giêsu biết mình đang đi tới thập giá, nhưng vẫn đi, và bị giết. Cả Thánh Luca lẫn Thánh Gioan đều nhắc tới các chi tiết chuyên biệt về y khoa khó lòng tạo hoẹt được. Tất cả những điều này cho thấy Chúa Giêsu quả là người có thực, chết thực sự trên thập giá. Còn cả hàng tá các câu khác hỗ trợ điểm vừa nói, ngoài các câu trên. Các nguồn ngoài Thánh Kinh cũng nhìn nhận rằng có một vị Giêsu chết trên thập giá.
3. Ngôi mộ bị canh giữ
Tin mừng Mátthêu 27:62-66 ghi nhận một chi tiết quan trọng:
“Hôm sau, tức là khi ngày áp lễ đã qua, các thượng tế và những người Pharisêu kéo nhau đến ông Philatô, và nói: ‘Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy. Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắm đến lấy trộm hắn đi, rồi phao với dân là hắn đã từ cõi chết chỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp bợm cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước’. Ông Philatô bảo họ: ‘Thì có sẵn lính đó, các người hãy đi mà canh giữ theo cách các ngươi biết!’ Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá và cắt lính canh mồ”
Trình thuật trên cho ta nhiều tên và ngày chuyên biệt: Philatô, thầy cả thượng phẩm, và những người Biệt Phái; còn ngày thì là ngày sau Ngày Áp Lễ (nghĩa là Ngày Vượt Qua). Như thế, Thánh Mátthêu công khai tố cáo cả giáo quyền lẫn chính quyền cho đặt lính canh bên ngoài ngôi mộ của Chúa Giêsu. Ta có tin rằng ngài vu cáo họ trong khi họ vẫn còn sống không? Nhưng ta biết, từ một chi tiết khác, rằng không hề có bất cứ tranh cãi nào về việc ngôi mộ có bị canh giữ hay không… chỉ nói các lính canh đã xử lý tình thế kém cỏi như thế nào.
Tin Mừng Mátthêu 28:11-15 cho ta biết nửa câu truyện còn lại:
“Các bà đang đi, thì kìa mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: ‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm hắn đi. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự’. Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Dothái cho đến ngày nay".
Một lần nữa, ta nên nhớ khi Thánh Mátthêu viết, ngài biết điều mình viết, khi nói tới việc các tin đồn còn được phổ biến “cho đến tận nay” về các lính canh. Bởi thế, ta biết ngôi mộ quả bị canh gác, không còn hoài nghi gì nữa.
4. Chúa Giêsu hiện ra bằng xương bằng thịt và ăn uống trước mặt các ông
Trong Tin Mừng Luca (Lc. 24:36-43), ta thấy một trong các cuộc hiện ra sau khi Chúa Giêsu phục sinh:
“Các ông còn đang nói, thì chính Ðức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: ‘Bình an cho anh em!’ Các ông kính hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: ‘Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?’ Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông”.
Đó là một trong những lần hiện ra quan trọng nhất sau Phục Sinh, xét về mặt luận lý. Mười một tông đồ của Chúa Giêsu đang tụ họp, thì nhìn thấy một ai đó hiện ra với họ, và họ không biết chắc đó là Chúa Giêsu sống lại hay một bóng ma. Do đó, họ muốn được Người chứng tỏ. Hay đúng hơn, chính Người giơ tay chân của Người ra để các ông rờ mó. Rồi, Người cầm miếng cá của họ và ăn.
Với họ, Người chứng minh Người không phải là một bóng ma. Với chúng ta, điều ấy cũng bác bỏ giả thuyết bị ảo giác. Ảo giác hoặc thuộc thính giác, hoặc thuộc thị giáo hay xúc giác. Nghĩa là, người ảo giác thấy hoặc nghe hay cảm thấy một điều gì không có thực. Có những trường hợp ảo giác liên quan tới hơn một giác quan, dù chưa bao giờ thấy một trường hợp ảo giác nào bao gồm cả ba giác quan vừa kể. Về phương diện y khoa, chắc chắn không có chuyện cả 11 người cùng một lúc có ảo giác tập thể thấy, nghe và rờ vào một vật gì đó không có thực.
Thành thử giả thuyết ảo giác bị loại. Lại còn chuyện Chúa Giêsu ăn cá nữa. Không thể nào ảo giác được. Mà dù cho bị ảo giác đến nỗi cả mười một tông đồ cùng một lúc bị thứ ảo giác quái đản kia hành đi nữa, thì vẫn không giải thích được việc miếng cá đi đâu. Họ có miếng cá đó, họ thấy Người ăn, rồi miếng cá ấy không còn nữa. Và nên nhớ, họ có con cá ấy với họ, chứ không phải họ ảo giác về con cá.
Như thế, một là các tông đồ nói láo hai là họ thực sự thấy Chúa Kitô phục sinh. Không phải họ kể lại một dã sử đạo đức hay mù mờ về điều họ trông thấy. Họ không thể lầm tưởng một điều gì khác khi thấy, nghe và cảm nhận Chúa Giêsu phục sinh và ngắm Người ăn.
Và cuối cùng
5. Ngôi mộ trống
Trong Công Vụ 2, trong một buổi lễ ở Giêrusalem, Thánh Phêrô đứng lên và lớn tiếng tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô đã sống lại, và ngôi mộ của Người trống trơn. Quá sớm về lịch sử để Thánh Luca tạo ra câu truyện bài diễn văn của Thánh Phêrô, và cũng quá sớm để Thánh Phêrô nói láo về chỗ nằm của xác Chúa Giêsu. Dù sao, ngôi mộ của Người không nằm xa ba nhiêu, và những người đặt Người ở đó chắc chắn vẫn còn ở trong thành phố. Hơn nữa, như đã nói trên đây, còn có những lính canh có mặt tại ngôi mộ, họ sẵn sàng hướng dẫn kẻ tò mò tới đó tìm hiểu.
Kết luận
Tóm lại, ta biết rằng (1) thực sự có một vị Giêsu Kitô bị đóng đinh; (2) Người thực sự chết trên thập giá; (3) có những lời đồn về phục sinh, nên lính canh đã được đặt ở ngoài ngôi mộ; (4) các môn đệ của Người nói rằng đã thấy Người, nói chuyện với Người và rờ thấy Người trong hình thức phục sinh ngay sau khi Người qua đời, và ngồi ngắm Người ăn; và (5) ngôi mộ của Người trống trơn.
Tất cả các điểm trên mạnh mẽ chứng minh sự kiện Chúa Giêsu đã phục sinh. Chắc chắn đó là câu giải đáp được các môn đệ của Người tuyên xưng là đúng. Và họ sẵn sàng chịu chết vì lời tuyên xưng này. Sự sẵn sàng này ít nhất cũng chứng tỏ rằng đối với họ, lời tuyên xưng này chân thực. Nghĩa là họ không nói láo. Dĩ nhiên, sẵn sàng chết cho một chủ trương không hề bảo đảm chủ trương này chân thực, nhưng nó mạnh mẽ chứng tỏ người có chủ trương này nghĩ nó đúng. Không một môn đệ nào rút lui sau khi Chúa Giêsu qua đời, dù mọi vị, trừ thánh Gioan, đều tử đạo vì việc này. Và ta nên nhớ: những người này đều như một và tất cả đều là những người Do Thái Giáo ngoan đạo, họ tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất.
Ngoài lý do trên, không một lối giải thích nào khác có nghĩa cả, nhất là xét cả 5 lý chứng trên. Nghĩa là, dù cho các tông đồ ảo giác về Chúa Giêsu trong lý chứng (4), thì sao lại có ngôi mộ trống (5)? Còn lý thuyết “ngất đi”, nghĩa là Chúa Giêsu thực sự không chết, giải thích được (5), nhưng khiến cho (3) và (4) vô nghĩa vì nên nhớ Chúa Giêsu hiện ra mà không đi qua cửa, và lý thuyết này trực tiếp mâu thuẫn với (2) và lương tri.
Xét như một toàn thể, tất cả các chứng cớ trên cho thấy gần hai ngàn năm trước đây, Chúa Giêsu thành Nadarét đã chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại vào ngày thứ ba, như Giáo Hội Công Giáo vốn dạy từ đó.
Chuyện tản mạn về nó, vì thế thật đa dạng.
I. Năm luận chứng về Phục Sinh
Tân Ước bao gồm nhiều trình thuật thuộc thế kỷ thứ nhất, chắc chắn là đầu tay, về cuộc đời, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Nó cũng cho rằng mình là trình thuật mắt thấy tai nghe và đưa ra nhiều lập trường mạnh bạo về điều mình nghe và trông thấy. Và các cử tọa thế kỷ thứ nhất tin các trình thuật này, sao chép chúng, và loan truyền chúng cả bằng bản văn lẫn truyền khẩu ra khắp Đế Quốc Rôma và cả những nơi xa xăm như Ấn Độ.
Như thế, hẳn nhiên Tân Ước đã nhận được một mức độ khả tín nhất định nào đó. Tuy nhiên, điều này chưa tùy thuộc việc người ta tiên thiên giả thiết rằng Thánh Kinh là Sách Thánh và do đó được linh hứng; họ chỉ đơn thuần tiếp cận nó như tiếp cận bất cứ bản văn lịch sử nào khác, vì rõ ràng nó biện luận cho những điều thuộc lịch sử mới đó, chứ không thuật lại một dã sử đã có từ lâu đời.
Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày các Kitô hữu có truyền thống tưởng niệm sự chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, quả là ngày thích hợp để ta xem sét các chứng cớ quanh sự chết và sự sống lại của Người. Thiển nghĩ năm điển hình sau đây đáng chúng ta khảo sát.
1. Mồ hôi biến thành máu
Trong cảnh hấp hối tại vườn Cây Dầu, Thánh Luca (22:4) viết rằng mồ hôi của Chúa Giêsu nhỏ xuống “như những giọt máu”. Đây là tình trạng y khoa gọi là hematohidrosis (đổ mồ hôi máu), một tình trạng được Tạp Chí Bệnh Ngoài Da của Ấn Độ coi là rất họa hiếm. Nó xẩy ra khi bị căng thẳng tột độ nơi một số ít người. Thánh Luca vốn là một y sĩ (như Thánh Phaolô nhắc tại Côlôxê 4:14), nên có lẽ đây là lý do tại sao Tin Mừng của ngài là Tin Mừng duy nhất lưu ý tới sự kiện này, dù nó rất hiếm xẩy ra trong ngành chăm sóc bệnh nhân hồi đó.
Như thế, điều đáng lưu ý là nguồn của thế kỷ thứ nhất này đã mô tả được một tình trạng y khoa lúc ấy gần như không ai biết tới, nhưng nay ta biết có liên hệ với căng thẳng. Nghĩa là, nguồn này mô tả một tín liệu mà ngài khó lòng có thể tự chế ra, vì dù ngài có biết đôi chút về tình trạng đổ mồ hôi máu này đi chăng nữa, thì tại sao ngài lại bao gồm chi tiết ấy ở đây? Muốn thuyết phục các nhà chuyên môn khác về bệnh ngoài da ở thế kỷ thứ nhất chăng? Đây là một chi tiết rõ ràng siêu nhiên và khó tin, đâu phải là một chitiết tự nhiên và dễ tin… ấy thế nhưng ngày nay ta biết nó phù hợp với y khoa hiện đại. Điều cho thấy chứng cớ của Thánh Luca là chính xác: quả tình có một vị Giêsu thành Nadarét đích thực, Đấng đã đổ mồ hôi máu khi chờ đợi bị đóng đinh.
2. Máu và nước chẩy ra từ cạnh sườn Chúa Kitô
Tin Mừng Gioan chương 19 cho ta một chi tiết đẫm máu nữa trong trình thuật của nó vào lúc sau khi Chúa Giêsu đã qua đờ (Ga 19:31-37):
“Hôm đó là ngày áp lễ, người Do thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabát, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Ðức Giêsu. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: ‘Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập’. Lại có lời Kinh Thánh khác: ‘Họ sẽ nhìn lên Ðấng họ đã đâm thâu’”.
Đoạn trên đầy những bằng chứng. Thứ nhất, soạn giả rất quen thuộc với các thực hành tôn giáo của người Do Thái. Ở câu 31, ngài viết: “Hôm đó là ngày áp lễ, [và ngày hôm sau là] ngày Sabát, mà ngày Sabát đó lại là ngày lễ lớn”. Có ý nói tới Lễ Vượt Qua và giải thích lý do tại sao các môn đệ của Chúa Giêsu mừng Lễ Vượt một ngày trước người Biệt Phái. Đây là một trường phái của Do Thái Giáo chuyên giữ Lễ Vượt Qua sớm hơn một ngày khi nó rơi vào ngày Sa bát.
Thứ hai, soạn giả biết rõ việc xác phải được tháo xuống, theo luật sạch sẽ của bộ luật Lêvi.
Thứ ba, soạn giả rất quen thuộc với việc đóng đinh. Thí dụ, ngài biết rõ người Rôma có thói quen đập xương ống chân nạn nhân lúc còn ở trên thập giá, lý do là không có sức nâng của ống chân, nạn nhân không thể nâng thân xác lên để thở được nữa, và họ sẽ từ từ chết vì ngẹt thở. Dù xem ra có vẻ phản trực giác, thiếu dưỡng khí chính là điều giết chết nạn nhân bị đóng đinh, chứ không phải đinh thâu qua tay chân.
Thứ tư, soạn giả nhiều lần nhắc tới việc nên trọn của Thánh Kinh. Xương của Chiên Vượt Qua không bị đánh dập (Xh 12:46; Ds 9:12), xương của Đấng Được Xức Dầu cũng không bị đánh dập (Tv 34:20). Và có lời tiên tri giống Thiên Chúa cách lạ lùng tại Dcr 12:10 rằng Đấng Được Chọn “sẽ đổ ơn xuống cho nhà Ða-vít và dân cư Giê-ru-sa-lem, giúp chúng biết sống đẹp lòng Ta và tha thiết cầu nguyện. Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Ðấng chúng đã đâm thâu, như người ta khóc than đứa con một. Chúng sẽ thương tiếc, như người ta thương tiếc đứa con đầu lòng”.
Vì các Kitô hữu vốn tin Chúa Kitô là Con duy nhất của Chúa Cha (Ga 3:16), nên chi tiết trên đã ứng nghiệm mọi lời tiên tri khó hiểu. Nếu cho là dễ, thì bạn hãy thử mà coi: hãy thử viết một câu truyện hư cấu ngắn về một người nào đó sống ở đời này mà lại ứng nghiệm mọi lời tiên tri trong Thánh Kinh, và làm câu truyện có thể tin được.
Cuối cùng, và điều này hết sức đáng lưu ý: máu và nước rất thích hợp với chứng cớ y khoa. Sau khi Chúa Giêsu chết, thân xác Người ngưng không biến hóa nước nữa, nên một vết giáo đâm ngược lên sẽ dễ dàng làm rách màng dạ dầy, khiến máu và nước tuôn ra. Thánh Gioan minh nhiên nhắc tới chi tiết này, nhưng chi tiết này là chi tiết mà một văn sĩ hư cấu khó có thể nghĩ tới, ngoại trừ ông ta mở toang xác người chết, một việc người Do Thái bị cấm không được làm.
Như thế, từ trước tới nay, chúng ta có đủ bằng chứng đáng tin rằng có một Vị Giêsu biết mình đang đi tới thập giá, nhưng vẫn đi, và bị giết. Cả Thánh Luca lẫn Thánh Gioan đều nhắc tới các chi tiết chuyên biệt về y khoa khó lòng tạo hoẹt được. Tất cả những điều này cho thấy Chúa Giêsu quả là người có thực, chết thực sự trên thập giá. Còn cả hàng tá các câu khác hỗ trợ điểm vừa nói, ngoài các câu trên. Các nguồn ngoài Thánh Kinh cũng nhìn nhận rằng có một vị Giêsu chết trên thập giá.
3. Ngôi mộ bị canh giữ
Tin mừng Mátthêu 27:62-66 ghi nhận một chi tiết quan trọng:
“Hôm sau, tức là khi ngày áp lễ đã qua, các thượng tế và những người Pharisêu kéo nhau đến ông Philatô, và nói: ‘Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có nói: Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy. Vậy xin quan lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắm đến lấy trộm hắn đi, rồi phao với dân là hắn đã từ cõi chết chỗi dậy. Và như thế, chuyện bịp bợm cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn chuyện trước’. Ông Philatô bảo họ: ‘Thì có sẵn lính đó, các người hãy đi mà canh giữ theo cách các ngươi biết!’ Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá và cắt lính canh mồ”
Trình thuật trên cho ta nhiều tên và ngày chuyên biệt: Philatô, thầy cả thượng phẩm, và những người Biệt Phái; còn ngày thì là ngày sau Ngày Áp Lễ (nghĩa là Ngày Vượt Qua). Như thế, Thánh Mátthêu công khai tố cáo cả giáo quyền lẫn chính quyền cho đặt lính canh bên ngoài ngôi mộ của Chúa Giêsu. Ta có tin rằng ngài vu cáo họ trong khi họ vẫn còn sống không? Nhưng ta biết, từ một chi tiết khác, rằng không hề có bất cứ tranh cãi nào về việc ngôi mộ có bị canh giữ hay không… chỉ nói các lính canh đã xử lý tình thế kém cỏi như thế nào.
Tin Mừng Mátthêu 28:11-15 cho ta biết nửa câu truyện còn lại:
“Các bà đang đi, thì kìa mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: ‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm hắn đi. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự’. Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Dothái cho đến ngày nay".
Một lần nữa, ta nên nhớ khi Thánh Mátthêu viết, ngài biết điều mình viết, khi nói tới việc các tin đồn còn được phổ biến “cho đến tận nay” về các lính canh. Bởi thế, ta biết ngôi mộ quả bị canh gác, không còn hoài nghi gì nữa.
4. Chúa Giêsu hiện ra bằng xương bằng thịt và ăn uống trước mặt các ông
Trong Tin Mừng Luca (Lc. 24:36-43), ta thấy một trong các cuộc hiện ra sau khi Chúa Giêsu phục sinh:
“Các ông còn đang nói, thì chính Ðức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: ‘Bình an cho anh em!’ Các ông kính hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: ‘Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?’ Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông”.
Đó là một trong những lần hiện ra quan trọng nhất sau Phục Sinh, xét về mặt luận lý. Mười một tông đồ của Chúa Giêsu đang tụ họp, thì nhìn thấy một ai đó hiện ra với họ, và họ không biết chắc đó là Chúa Giêsu sống lại hay một bóng ma. Do đó, họ muốn được Người chứng tỏ. Hay đúng hơn, chính Người giơ tay chân của Người ra để các ông rờ mó. Rồi, Người cầm miếng cá của họ và ăn.
Với họ, Người chứng minh Người không phải là một bóng ma. Với chúng ta, điều ấy cũng bác bỏ giả thuyết bị ảo giác. Ảo giác hoặc thuộc thính giác, hoặc thuộc thị giáo hay xúc giác. Nghĩa là, người ảo giác thấy hoặc nghe hay cảm thấy một điều gì không có thực. Có những trường hợp ảo giác liên quan tới hơn một giác quan, dù chưa bao giờ thấy một trường hợp ảo giác nào bao gồm cả ba giác quan vừa kể. Về phương diện y khoa, chắc chắn không có chuyện cả 11 người cùng một lúc có ảo giác tập thể thấy, nghe và rờ vào một vật gì đó không có thực.
Thành thử giả thuyết ảo giác bị loại. Lại còn chuyện Chúa Giêsu ăn cá nữa. Không thể nào ảo giác được. Mà dù cho bị ảo giác đến nỗi cả mười một tông đồ cùng một lúc bị thứ ảo giác quái đản kia hành đi nữa, thì vẫn không giải thích được việc miếng cá đi đâu. Họ có miếng cá đó, họ thấy Người ăn, rồi miếng cá ấy không còn nữa. Và nên nhớ, họ có con cá ấy với họ, chứ không phải họ ảo giác về con cá.
Như thế, một là các tông đồ nói láo hai là họ thực sự thấy Chúa Kitô phục sinh. Không phải họ kể lại một dã sử đạo đức hay mù mờ về điều họ trông thấy. Họ không thể lầm tưởng một điều gì khác khi thấy, nghe và cảm nhận Chúa Giêsu phục sinh và ngắm Người ăn.
Và cuối cùng
5. Ngôi mộ trống
Trong Công Vụ 2, trong một buổi lễ ở Giêrusalem, Thánh Phêrô đứng lên và lớn tiếng tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô đã sống lại, và ngôi mộ của Người trống trơn. Quá sớm về lịch sử để Thánh Luca tạo ra câu truyện bài diễn văn của Thánh Phêrô, và cũng quá sớm để Thánh Phêrô nói láo về chỗ nằm của xác Chúa Giêsu. Dù sao, ngôi mộ của Người không nằm xa ba nhiêu, và những người đặt Người ở đó chắc chắn vẫn còn ở trong thành phố. Hơn nữa, như đã nói trên đây, còn có những lính canh có mặt tại ngôi mộ, họ sẵn sàng hướng dẫn kẻ tò mò tới đó tìm hiểu.
Kết luận
Tóm lại, ta biết rằng (1) thực sự có một vị Giêsu Kitô bị đóng đinh; (2) Người thực sự chết trên thập giá; (3) có những lời đồn về phục sinh, nên lính canh đã được đặt ở ngoài ngôi mộ; (4) các môn đệ của Người nói rằng đã thấy Người, nói chuyện với Người và rờ thấy Người trong hình thức phục sinh ngay sau khi Người qua đời, và ngồi ngắm Người ăn; và (5) ngôi mộ của Người trống trơn.
Tất cả các điểm trên mạnh mẽ chứng minh sự kiện Chúa Giêsu đã phục sinh. Chắc chắn đó là câu giải đáp được các môn đệ của Người tuyên xưng là đúng. Và họ sẵn sàng chịu chết vì lời tuyên xưng này. Sự sẵn sàng này ít nhất cũng chứng tỏ rằng đối với họ, lời tuyên xưng này chân thực. Nghĩa là họ không nói láo. Dĩ nhiên, sẵn sàng chết cho một chủ trương không hề bảo đảm chủ trương này chân thực, nhưng nó mạnh mẽ chứng tỏ người có chủ trương này nghĩ nó đúng. Không một môn đệ nào rút lui sau khi Chúa Giêsu qua đời, dù mọi vị, trừ thánh Gioan, đều tử đạo vì việc này. Và ta nên nhớ: những người này đều như một và tất cả đều là những người Do Thái Giáo ngoan đạo, họ tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất.
Ngoài lý do trên, không một lối giải thích nào khác có nghĩa cả, nhất là xét cả 5 lý chứng trên. Nghĩa là, dù cho các tông đồ ảo giác về Chúa Giêsu trong lý chứng (4), thì sao lại có ngôi mộ trống (5)? Còn lý thuyết “ngất đi”, nghĩa là Chúa Giêsu thực sự không chết, giải thích được (5), nhưng khiến cho (3) và (4) vô nghĩa vì nên nhớ Chúa Giêsu hiện ra mà không đi qua cửa, và lý thuyết này trực tiếp mâu thuẫn với (2) và lương tri.
Xét như một toàn thể, tất cả các chứng cớ trên cho thấy gần hai ngàn năm trước đây, Chúa Giêsu thành Nadarét đã chịu đóng đinh, chịu chết và sống lại vào ngày thứ ba, như Giáo Hội Công Giáo vốn dạy từ đó.
Trỗi dậy sống niềm vui Chúa Giêsu Phục Sinh
Định Hướng
04:18 04/04/2015
LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH
(Vài cảm nghiệm sau khi đọc thư gửi sinh viên hoc sinh nhân dịp Đại lễ Phục Sinh của Đức Cha chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo)
Ở châu Âu, mùa xuân bắt đầu từ tháng Tư, sau mùa đông băng giá, trời ấm lên và băng tuyết tan dần. Cây cối bắt đầu mọc những chồi non khắp nơi. Chúng ta có thể cảm nhận được sự tươi mát của không khí, sự sống đang hồi sinh và mọi người bắt đầu làm việc lại trên mảnh vườn nhỏ và những ngày xanh mướt lại bắt đầu… Cỏ thì xanh, và các đốm hoa vàng, tím, trắng li ti bắt đầu ngọ ngoạy ở khắp nơi. Mọi loại hoa đều bừng nở, những ánh hoa bung ra rộn rã. Thế nên mới hiểu tại sao mùa xuân ở châu Âu còn được gọi là “mùa trỗi dậy”.
“Trỗi dậy” là hình ảnh của Chúa Giêsu Phục sinh (x.Ga 20, 3-9) … Cứ vào lễ Phục Sinh, gợi nhớ cho chúng ta mang toàn con người cùng“trỗi dậy” …
Trỗi dậy sống niềm vui Chúa Giêsu Phục Sinh, và loan báo niềm vui đó cho mọi người chung quanh. Đó cũng chính là sứ điệp của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo gửi sinh viên – học sinh trong dịp Đại lễ Phục Sinh 2015.
• Sống niềm vui Chúa Giêsu Phục sinh: Đức Cha Giuse nhấn mạnh: “ đó niềm vui và sự an bình trong tâm hồn giữa những đau khổ của cuộc đời”. Thật thế, đêm Phục sinh chúng ta với nến sáng trong tay, hoan ca Chúa đã sống lại - Alléluia. Tôi nhớ Maria Madalena và các chị em lúc ban đầu đi ra thăm mộ với những bước đi nặng nề - sợ hãi…. bỗng trở nên vui tươi – rạng rỡ vì đón nhận tin mừng Chúa đã Phục sinh từ các Thiên thần: “Người đã sống lại, không còn ở đây nữa” (Mc 16,6) và chính các bà cũng đã thấy Chúa (x.Mt 28,1.9-10). Thấy Chúa, được tiếp xúc với Ngài, tâm hồn lạnh lẽo đuợc sưởi ấm bằng ánh sáng của Đức Kitô phục sinh, Madalena đang than thở khóc lóc bỗng bật lên tiếng cười reo vui và chị đã đi loan báo cho các môn đệ: Thấy đã sống lại và “Tôi đã thấy Chúa!” (Ga 20,18; x. 20,24.25.29).
Trong Chúa Phục sinh không gì có thể hủy diệt chúng ta được, dù đau khổ, ưu phiền, dù là chối bỏ, dù là tội lỗi, và ngay cả đến cái chết. Thật thế, sự Phục sinh của Đức Giêsu chia sẻ với chúng ta sức sống và quyền năng của Ngài. Chính nhờ Ngài và trong Ngài chúng ta cũng được như Ngài. Cho nên, vinh quang được chiến thắng và khát vọng được sống đời đời của người tin vào Chúa Phục sinh, không còn là một điều viển vông, nhưng trở nên hiện thực, Thánh Phaolô khẳng định: ”Nếu miệng bạn tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Chúa và con tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ được cứu rỗi” (Rm 10,9).
Niềm vui Phục Sinh mời gọi chúng ta: Hãy tin mạnh, dù đức tin của chúng ta đã lung lay, đang bị cám dỗ nghi ngờ. Hãy luôn hy vọng hơn, dù chúng ta đang tan nát thất vọng ê chề vì bị thử thách trăm chiều. Hãy nhặt lại từng mảnh vỡ trong cuộc đời mà tái thiết với tất cả sức lực khả năng cùng tinh thần phó thác, dù chúng ta đã từng bị thất vọng, đã bi đè bẹp, làm chúng ta nhìn thấy đời là một màu đen, bóng tối khiến chúng ta sắp sửa buông xuôi, bỏ cuộc… Nhưng kìa sự sáng của Chúa Kitô đang chiếu tỏ… chúng ta hoan ca: Chúa đã sống lại - Alléluia và trỗi dậy sống niềm vui Phục sinh.
• Sứ mệnh loan truyền tình yêu cứu độ của Chúa – điều mà Đức Cha nhắn nhủ chúng ta. Thật thế, trước khi phục sinh, Chúa Kitô đã chết cho chúng ta. Qua đó chúng ta nhận tình yêu của Chúa là Đấng thương yêu nhân loại đến cùng (x.Ga 3,16), đến nỗi đã dâng tặng chính mình cho mọi người và cho từng người: “Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn; này là chén máu Thầy, các con hãy nhận lấy mà uống” (Mc 14,22-24). Chúng ta được mời gọi Hãy yêu thương hơn dù tình yêu bị chối từ, hay chúng ta đang bị cám dỗ hay ghen ghét người khác. Sống dậy tình yêu theo gương Chúa Giêsu như Đức Cha Giuse đã chỉ dạy: thương yêu, dâng tặng, tha thứ, cứu vớt. Chỉ có tình yêu này mới có thể xóa tan sức mạnh của sự dữ và nâng dậy tâm hồn con người. Tình yêu mới xây đắp, kiến tạo và là suối nguồn đích thực của hạnh phúc…
• Niềm tin Chúa Giêsu Phục sinh dù nhỏ như hại cải, luôn là sức mạnh thay đổi đời sống…
Chúa Giêsu đã phục sinh, niềm tin đó đã được các môn đệ chứng nghiệm sau đó khi gặp Chúa Phục sinh ở nhà Tiệc Ly và ở Galiléa (x. Mt 28,16 – 20; Mc 16,14 -18; Lc 24,36 -49; Ga 20,19 -23; Cv 1,6-8). Chính niềm tin Chúa sống lại đã làm cho cách ông thay đổi cuộc đời, niềm tin sống lại của Đức Kitô là sức sống cho cuộc đời các ông, về sau Tông Đồ Phaolô còn lý luận: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, chúng ta là những người khốn khổ nhất trong mọi người” (1Cr 15,19), sự xác tín đó cho thấy, Đức Tin Chúa Kitô sống lại là tất cả đối với các Tông Đồ. Chính vì niềm tin Phục Sinh, các ông sống, làm chứng, loan báo dù trả giá bằng cái chết của mình. Người tín hữu cũng để niềm tin Chúa Phục sinh làm chủ cuộc đời mình, niềm tin là sức mạnh cho cuộc sống, cho dù đối diện với nghịch cảnh, phong ba...
Gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh, tràn ngập niềm vui niềm tin Phục Sinh và nhận biết hoạt động trao ban sự sống của Ngài trong mọi biến cố của cuộc sống thường ngày. Đức Giêsu Phục sinh đang sống và hiện diện trong thế giới chúng ta, sẵn sàng thực hiện những phép lạ “trỗi dậy” của sự sống mới giữa chúng ta, qua chúng ta, cho chúng ta, và với chúng ta đến với anh chi em lương dân – nếu chúng ta tin vào Ngài.
Như Thánh Têrêsa Avila, hướng đi cho cuộc sống là mở lòng cho:
"Ước muốn làm vinh danh Thiên Chúa và cho mầu nhiệm Phục Sinh".
Định Hướng
(Vài cảm nghiệm sau khi đọc thư gửi sinh viên hoc sinh nhân dịp Đại lễ Phục Sinh của Đức Cha chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo)
Ở châu Âu, mùa xuân bắt đầu từ tháng Tư, sau mùa đông băng giá, trời ấm lên và băng tuyết tan dần. Cây cối bắt đầu mọc những chồi non khắp nơi. Chúng ta có thể cảm nhận được sự tươi mát của không khí, sự sống đang hồi sinh và mọi người bắt đầu làm việc lại trên mảnh vườn nhỏ và những ngày xanh mướt lại bắt đầu… Cỏ thì xanh, và các đốm hoa vàng, tím, trắng li ti bắt đầu ngọ ngoạy ở khắp nơi. Mọi loại hoa đều bừng nở, những ánh hoa bung ra rộn rã. Thế nên mới hiểu tại sao mùa xuân ở châu Âu còn được gọi là “mùa trỗi dậy”.
“Trỗi dậy” là hình ảnh của Chúa Giêsu Phục sinh (x.Ga 20, 3-9) … Cứ vào lễ Phục Sinh, gợi nhớ cho chúng ta mang toàn con người cùng“trỗi dậy” …
Trỗi dậy sống niềm vui Chúa Giêsu Phục Sinh, và loan báo niềm vui đó cho mọi người chung quanh. Đó cũng chính là sứ điệp của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo gửi sinh viên – học sinh trong dịp Đại lễ Phục Sinh 2015.
• Sống niềm vui Chúa Giêsu Phục sinh: Đức Cha Giuse nhấn mạnh: “ đó niềm vui và sự an bình trong tâm hồn giữa những đau khổ của cuộc đời”. Thật thế, đêm Phục sinh chúng ta với nến sáng trong tay, hoan ca Chúa đã sống lại - Alléluia. Tôi nhớ Maria Madalena và các chị em lúc ban đầu đi ra thăm mộ với những bước đi nặng nề - sợ hãi…. bỗng trở nên vui tươi – rạng rỡ vì đón nhận tin mừng Chúa đã Phục sinh từ các Thiên thần: “Người đã sống lại, không còn ở đây nữa” (Mc 16,6) và chính các bà cũng đã thấy Chúa (x.Mt 28,1.9-10). Thấy Chúa, được tiếp xúc với Ngài, tâm hồn lạnh lẽo đuợc sưởi ấm bằng ánh sáng của Đức Kitô phục sinh, Madalena đang than thở khóc lóc bỗng bật lên tiếng cười reo vui và chị đã đi loan báo cho các môn đệ: Thấy đã sống lại và “Tôi đã thấy Chúa!” (Ga 20,18; x. 20,24.25.29).
Trong Chúa Phục sinh không gì có thể hủy diệt chúng ta được, dù đau khổ, ưu phiền, dù là chối bỏ, dù là tội lỗi, và ngay cả đến cái chết. Thật thế, sự Phục sinh của Đức Giêsu chia sẻ với chúng ta sức sống và quyền năng của Ngài. Chính nhờ Ngài và trong Ngài chúng ta cũng được như Ngài. Cho nên, vinh quang được chiến thắng và khát vọng được sống đời đời của người tin vào Chúa Phục sinh, không còn là một điều viển vông, nhưng trở nên hiện thực, Thánh Phaolô khẳng định: ”Nếu miệng bạn tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Chúa và con tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ được cứu rỗi” (Rm 10,9).
Niềm vui Phục Sinh mời gọi chúng ta: Hãy tin mạnh, dù đức tin của chúng ta đã lung lay, đang bị cám dỗ nghi ngờ. Hãy luôn hy vọng hơn, dù chúng ta đang tan nát thất vọng ê chề vì bị thử thách trăm chiều. Hãy nhặt lại từng mảnh vỡ trong cuộc đời mà tái thiết với tất cả sức lực khả năng cùng tinh thần phó thác, dù chúng ta đã từng bị thất vọng, đã bi đè bẹp, làm chúng ta nhìn thấy đời là một màu đen, bóng tối khiến chúng ta sắp sửa buông xuôi, bỏ cuộc… Nhưng kìa sự sáng của Chúa Kitô đang chiếu tỏ… chúng ta hoan ca: Chúa đã sống lại - Alléluia và trỗi dậy sống niềm vui Phục sinh.
• Sứ mệnh loan truyền tình yêu cứu độ của Chúa – điều mà Đức Cha nhắn nhủ chúng ta. Thật thế, trước khi phục sinh, Chúa Kitô đã chết cho chúng ta. Qua đó chúng ta nhận tình yêu của Chúa là Đấng thương yêu nhân loại đến cùng (x.Ga 3,16), đến nỗi đã dâng tặng chính mình cho mọi người và cho từng người: “Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn; này là chén máu Thầy, các con hãy nhận lấy mà uống” (Mc 14,22-24). Chúng ta được mời gọi Hãy yêu thương hơn dù tình yêu bị chối từ, hay chúng ta đang bị cám dỗ hay ghen ghét người khác. Sống dậy tình yêu theo gương Chúa Giêsu như Đức Cha Giuse đã chỉ dạy: thương yêu, dâng tặng, tha thứ, cứu vớt. Chỉ có tình yêu này mới có thể xóa tan sức mạnh của sự dữ và nâng dậy tâm hồn con người. Tình yêu mới xây đắp, kiến tạo và là suối nguồn đích thực của hạnh phúc…
• Niềm tin Chúa Giêsu Phục sinh dù nhỏ như hại cải, luôn là sức mạnh thay đổi đời sống…
Chúa Giêsu đã phục sinh, niềm tin đó đã được các môn đệ chứng nghiệm sau đó khi gặp Chúa Phục sinh ở nhà Tiệc Ly và ở Galiléa (x. Mt 28,16 – 20; Mc 16,14 -18; Lc 24,36 -49; Ga 20,19 -23; Cv 1,6-8). Chính niềm tin Chúa sống lại đã làm cho cách ông thay đổi cuộc đời, niềm tin sống lại của Đức Kitô là sức sống cho cuộc đời các ông, về sau Tông Đồ Phaolô còn lý luận: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, chúng ta là những người khốn khổ nhất trong mọi người” (1Cr 15,19), sự xác tín đó cho thấy, Đức Tin Chúa Kitô sống lại là tất cả đối với các Tông Đồ. Chính vì niềm tin Phục Sinh, các ông sống, làm chứng, loan báo dù trả giá bằng cái chết của mình. Người tín hữu cũng để niềm tin Chúa Phục sinh làm chủ cuộc đời mình, niềm tin là sức mạnh cho cuộc sống, cho dù đối diện với nghịch cảnh, phong ba...
Gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh, tràn ngập niềm vui niềm tin Phục Sinh và nhận biết hoạt động trao ban sự sống của Ngài trong mọi biến cố của cuộc sống thường ngày. Đức Giêsu Phục sinh đang sống và hiện diện trong thế giới chúng ta, sẵn sàng thực hiện những phép lạ “trỗi dậy” của sự sống mới giữa chúng ta, qua chúng ta, cho chúng ta, và với chúng ta đến với anh chi em lương dân – nếu chúng ta tin vào Ngài.
Như Thánh Têrêsa Avila, hướng đi cho cuộc sống là mở lòng cho:
"Ước muốn làm vinh danh Thiên Chúa và cho mầu nhiệm Phục Sinh".
Định Hướng
Phục Sinh Vinh Hiển
Đinh Văn Tiến Hùng
09:54 04/04/2015
( Mừng Chúa Phục Sinh 5 /4/15 )
“Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đến mồ, có mang theo hương liệu họ đã dọn sẵn. Và họ thấy viên đá đã lăn ra khỏi mồ, nhưng khi vào trong họ đã không gặp thấy xác Chúa Giê-su. Đang khi họ phân vân về điều ấy, thì này: bỗng có hai người hiện ra cho họ, áo chói lòa. Họ đâm sợ, sấp mình xuống đất, hai người kia mới nói cùng họ: Làm sao các ngươi đi tìm Đấng sống giữa người chết ? Ngài không
còn ở đây, nhưng đã sống lại !..” ( Lc.24: 1- 6 )
*Chúa sống ba mươi ba năm trần thế,
Ba mươi năm đời nghèo khó âm thầm,
Ba năm truyền yêu thương cho thế nhân,
Chết khổ nhục để Phục Sinh Vinh Hiển.
Muôn sức sống bừng lên trong vạn vật,
Ánh bình minh lan tỏa khắp không gian,
Trải qua rồi đêm tăm tối kinh hoàng,
Ngài tiên báo ba ngày sau sống lại.
Họ vội vã tới chân đồi cỏ dại,
Thăm Xác Thày đang khâm liệm nơi hang,
Phiến đá bật tung, rực rỡ hào quang,
Thiên sứ đứng uy nghi nơi cửa mộ.
“Hỡi các người đừng sững sờ lo sợ,
Hãy vui lên Ngài đã Phục sinh rồi,
Báo tin mừng cho nhân thế khắp nơi,
Chúa sống lại vinh quang từ cõi chết “
Hai môn đệ chưa nguôi sầu ly biệt,
Trên đường về chiều xuống làng Em-mau,
Cùng Khách lạ đang chia sẻ mối sầu,
Khi chia bánh nhận ra Thày quí mến.
Thả lưới suốt đêm thuyền vừa cập bến,
Tâm trí u sầu, lòng dạ nôn nao,
Phía chân trời lấp lánh những vì sao,
Ngài tiến đến lướt mình trên sóng nước
Quây quần đây với bao niềm mơ ước,
Gặp lại Thày hồn khắc khoải chờ trông,
Luồng gíó ào đến từ cõi hư không,
Ngài xuất hiện giữa nguyện đường sáng chói
Thần khí dâng tràn, xua tan ảm đạm,
Chúa giơ tay chúc phúc các môn đồ
Lời thân thiết vang vọng mãi đến giờ,
Đem sức mạnh Tin Yêu từ ngày đó.
Cuộc đời con trải qua bao sóng gió,
Con tin yêu và trông cậy chờ mong,
Lời Chúa dạy luôn ấp ủ trong lòng,
Chúa Sống Lại đổ đầy ơn Thần Khí.
“BÌNH AN CHO CÁC CON ! “
Đinh văn Tiến Hùng
.
Đại hợp xướng và hòa tấu nhạc phẩm mừng Chúa Phục Sinh: Hallelujah của Handel
Andre Rieu và Harlem Gospel Choir
15:04 04/04/2015
Tại Radio City Music Hall ở New York, nhạc sư Andre Rieu điều khiển Ca đoàn Harlem Gospel Choir, cùng các Tenors và Sopranos trình bày nhạc phẩm lừng danh Hallelujah hay cũng gọi là Messiah của Handel mừng Chúa Phục Sinh Hallelujah -- Andre Rieu
Tản mạn về Phục Sinh (2)
Vũ Van An
19:30 04/04/2015
II. Một phục sinh thiết thân
Dù các Kitô hữu ai cũng tin câu truyện Phục Sinh, nhưng nối kết nó một cách thiết thân là điều không dễ. Các biến cố ta nghe trong Tam Nhật Vượt Qua dường như không ăn uống chi với cuộc sống hằng ngày. Nhưng phải chăng các trình thuật này và câu truyện Chúa phục sinh không hề giao thoa chi với thế giới hiện nay? Thánh Phaolô cho ta hay “không bao giờ như thế cả!” Mỗi khoảnh khắc của tam nhật đều mang lại cho ta những tầm nhìn thấu suốt vào chính thế giới đương thời và cuộc sống hiện nay.
Thứ Năm Tuần Thánh. Câu truyện Bữa Tối Cuối Cùng là một lời mời người Công Giáo suy niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Phép Thánh Thể. Nhưng Tin Mừng Gioan, mà người Công Giáo được nghe vào Thứ Năm Tuần Thánh năm nay, tập chú vào một biến cố khác: rửa chân. Các học giả Thánh Kinh ngày nay đang tranh luận say sưa về việc liệu việc rửa chân nên được hiểu như một tấm gương “phục vụ khiêm nhường” (Raymond E. Brown, S.S.) hay như việc khai mở “cộng đoàn những người bình đẳng” (Sandra M. Schneiders, I.H.M.). Nhưng có lẽ cả hai cách hiểu đều đúng, và cả hai mô thức đều chủ yếu đối với người môn đệ hiện thời. Cộng đồng những người bình đẳng đòi việc phục vụ khiêm nhường, cả cho anh chị em ta trong Giáo Hội lẫn cho toàn thế giới. Và như Chúa Giêsu đã chứng tỏ khi Người rửa chân cho các môn đệ, phục vụ anh chị em ta đòi ta phải tiếp xúc thực sự, nghĩa là, bao gồm cả tiếp xúc thể lý nữa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng cho ta hay: cho người nghèo tiền chưa đủ, “nếu anh chị em không đụng tới họ, anh chị em chưa gặp gỡ họ”. Chính vì thế, ngài đã tới rửa chân cho các tù nhân của Nhà Tù Rebibbia: không rửa qua loa, mà là rửa cả bàn chân và dùng khăn lau sạch cả bàn chân ấy và trịnh trọng hôn lên nó, bất kể đó là bàn chân của ai, của đàn ông (6 người), của đàn bà (cũng 6 người), của người oan của người đáng bị tù… Còn có gì nói rõ hơn ý nghĩa bình đẳng? Và ý nghĩa phục vụ khiêm nhường?
Thứ Sáu Tuần Thánh. Các đau đớn của Chúa Giêsu thật độc nhất vô nhị: người thợ mộc Nadarét là người vô tội duy nhất chịu đau khổ. Nhưng những loại đau khổ mà Chúa Giêsu chịu trong cuộc Khổ Nạn của Người cũng đang được nhiều người nam nữ và trẻ em trên khắp thế giới chịu đựng: bách hại, tra tấn, giam tù và hành quyết. Bi thảm thay, một chính phủ tự nhận là dân chủ và tự do như Hoa Kỳ cũng vẫn đồng lõa trong việc tra tấn, tại các phòng giam đen tối ở Abu Ghraib và nhiều nhà tù khác của chính phủ. Chúa Giêsu bị giam giữ nhưng 1.5 triệu đàn ông đàn bà cũng đang bị giam giữ tại Hoa Kỳ, một tỷ lệ không quốc gia phát triển nào khác “địch nổi”. Còn án tử hình nữa, một án mà viên chức Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc vừa chính thức tuyên bố đi ngược lại giáo huấn Công Giáo, đã tìm được nạn nhân nổi danh nhất nơi Chúa Giêsu Kitô.
Một cách tổng quát hơn, tử đạo và những khủng khiếp kèm theo không phải là việc của quá khứ. Ta chỉ cần nhìn qua Trung Đông đủ để chứng kiến cảnh bách hại dã man các cộng đồng Kitô hữu, nhiều cộng đồng rất cổ xưa, bởi tay Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Ngày nay, bằng quá nhiều cách, Chúa Kitô vẫn tiếp tục đau khổ trong nhiệm thể của Người.
Thứ Bẩy Tuần Thánh. Đây là ngày của những giấc mơ tan tành. Các môn đệ trốn sau cửa khép then cài, khiếp đảm sợ bị phát giác và xử tử. Dù sao, lãnh tụ của họ cũng vừa bị hành quyết một cách nhục nhã như chưa bao giờ tưởng tượng nổi. Hy vọng xem ra đã vỡ tan. Qúa nhiều tình huống trên thế giới (như các đe dọa của Nhà Nước Hồi Giáo Trị) xem ra chẳng còn chút hy vọng nào. Trên một bình diện địa phương hơn, chính phủ Hoa Kỳ đang bị kẹt cứng vào một tắc nghẽn vĩnh viễn. Chính phủ này có khả năng đưa ra được các biện pháp nghiêm túc để trợ giúp người nghèo, tu sửa hạ tầng cơ sở đang suy sụp và cải thiện hệ thống giáo dục đang dao động không? Trong Giáo Hội của ta, thì có vấn đề phải liên tục giải quyết di sản lạm dụng tính dục; nhiều người còn cảm thấy giáo dân vẫn còn bị cấm cản không được đảm nhận các chức vụ lãnh đạo và có thẩm quyền theo định chế. Chỉ cần nghĩ tới các thách đố này cũng đã thấy bị ngột ngạt rồi. Tuy nhiên, các môn đệ Chúa vẫn được mời gọi hy vọng dù giữa mù mờ và thất vọng. Vì họ khám phá ra rằng thất vọng không bao giờ là đáp án cả.
Chúa Nhật Phục Sinh. Các rình thuật Khổ Nạn sẽ vô nghĩa nếu không có Phục Sinh. Và chính ở đây, Sách Thánh giao thoa với đời sống ta cách mạnh mẽ. Đúng thế, chúng ta đau cái đau của thế giới tan vỡ, của giấc mơ tan tành và rõ ràng vô vọng. Nhưng Phục Sinh cho ta hay: đau khổ không bao giờ là lời nói cuối cùng, Thiên Chúa luôn là một Thiên Chúa của ngạc nhiên và không có gì là không thể đối với Người.
Một điển hình của đời sống mới hiện nay là triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Trước khi ngài được bầu, nhiều người cho rằng sẽ không có gì thay đổi trong Giáo Hội; thậm chí không nên thay đổi nữa. Nhưng khi nhậm chức, ngài đã đem tới một lối sống, một giọng điệu và một sự rõ ràng mới cho chức vụ giáo hoàng, mở ra nhiều phương cách mới để hoán cải và đưa ra quyết định, nói với người ta một cách mới mẻ và trực tiếp và lôi cuốn nhiều người từ lâu vốn coi Giáo Hội như không còn dính dáng gì tới họ nữa. Các hành động của ngài hướng chúng ta về Đấng Sống Lại, nguồn sự sống mới. Vì quả Chúa Kitô đã sống lại, đang sống và đang hoạt động trong hế giới chúng ta!
III. Tình yêu nhận ra Chúa Phục Sinh
Tình yêu lúc nào cũng làm ta vui thích: không gì vui bằng nhìn thấy hai người yêu nhau. Thế giới liên tiếp yêu thương và bênh vực những kẻ yêu nhau. Các truyện tình tràn ngập màn ảnh rạp hát, màn ảnh truyền hình và những tác phẩm bán chạy nhất. Ấy thế nhưng đồng thời thế giới hiện đại lại thường tin rằng tình yêu là mù quáng. Trong cái cuồng nhiệt của tình yêu, những kẻ yêu nhau mất cả khả năng nhìn sự vật như chúng thực sự là.
Tuy nhiên, không phải ai ai cũng chấp nhận thiên kiến trên. Thánh Augustinô từng viết: “hãy cho tôi một người yêu, và anh ta sẽ hiểu”. Vị thánh này hiểu rõ: cần một tình yêu sâu sắc mới mở được mắt ta và giúp ta nhìn thấy sự thật. Trái tim có những lý lẽ riêng. Thiên tài và thần học gia Blaise Pascal, khoảng 10 thế kỷ sau, cũng viết như thế. Tình yêu giúp ta biết và chia sẻ thực tại.
Trong hai tiểu truyện Ga 20:2-10 và Ga 21:1-14, người môn đệ yêu dấu đã được tình yêu huyền nhiệm dẫn dắt tới chỗ nhận ra Chúa Giêsu thực sự sống lại từ cõi chết. Ông bước vào ngôi mộ trống, thấy khăn liệm và tin (20:8). Tình yêu giúp người môn đệ yêu dấu lập tức kết luận rất đúng rằng Chúa Giêsu đã sống lại và đang sống.
Trong tiểu truyện thứ hai, người môn đệ yêu dấu là một trong bẩy môn đệ thức suốt đêm đánh cá trên Biển Hồ Tiberias. Tảng sáng, họ nhìn qua làn nước thấy người lạ gọi họ từ trên bờ. Nhưng tình yêu đã giúp người môn đệ yêu dấu nhận diện người đó là ai đang tới gặp họ vào lúc bình minh. “Chúa đó” (21:7). Một lần nữa, tình yêu lại đem ông tới chỗ biết sự thật và nhận ra Chúa Giêsu phục sinh.
Người môn đệ nhìn ngôi mộ trống và vươn tới đức tin vào Chúa phục sinh. Ông nghe giọng nói vào lúc bình minh vọng từ bờ hồ và biết mình đang ở trước mặt Chúa Giêsu. Cuộc sống ta không biết có bao nhiêu thị kiến và âm thanh. Tình yêu có thể biến những thị kiến và âm thanh đó thành những khoảnh khắc trong đó ta kêu lên “Chúa đó”.
“Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một trái tim để yêu Chúa. Rồi chúng con sẽ thực sự thấy Chúa, gặp gỡ Chúa không ngừng, và tín thác vào Chúa”.
Cũng thế, Maria Magđalêna gặp được Chúa Giêsu sống động vì bà đã trở lại ngôi mộ tìm kiếm xác Chúa Giêsu. Nước mắt bà dàn dụa (20:11, 13, 15). Giờ đây, bà thấy 2 thiên thần ngồi trong mộ như những vệ binh danh dự. Bà không xin họ giúp đỡ hay hỏi thông tin gì cả, mà chỉ giải thích tại sao bà khóc rồi quay lưng đi. Trong cơn buồn sầu tang chế và đầy yêu thương, bà chỉ lo sao tìm được xác Chúa Giêsu mà “họ” đã lấy đi và chôn ở đâu đây.
Rồi Maria thấy “người làm vườn” đứng trong vườn bên ngoài ngôi mộ mới chôn xác Chúa Giêsu (19:41). Đó chính là Chúa Giêsu sống lại, Ađam mới khai mở sáng thế mới. Các họa sĩ như Fra Angélico và Rembrandt đã cảm thức được điều gì đó trong cuộc gặp gỡ này mà các thần học gia đã bỏ lỡ: tính vui chơi hân hoan. Họ diễn tả Chúa Giêsu mang nón người làm vườn hay với dụng cụ trên vai. Sự hóa trang của Người đã làm chậm việc nhận ra Người trong giây lát.
Maria tưởng “người làm vườn” di chuyển xác Chúa Giêsu nhưng dù thế vẫn mong được ông sẵn lòng giúp mình: “Thưa ông, nếu ông di chuyển Người đi, xin ông cho tôi hay ông chôn Người ở đâu, để tôi lấy Người đi”. Thế rồi, chỉ với một lời thôi, Chúa Giêsu đã thay đổi đời bà. Người gọi bà đích danh “Maria”.
Tin Mừng Gioan đã khai thác khá nhiều về nỗi sầu buồn của Maria đối với việc mất xác Chúa Giêsu. Bà khóc lúc ở ngoài mộ; bà khóc lúc cúi nhìn vào mộ. Hai thiên thần rồi chính Chúa Giêsu phục sinh đã hỏi cho biết lý do bà khóc. Giờ đây, thì bà biết Người đang sống một cách vinh hiển. Nhưng ngoài việc nói rằng bà quấn quít với Chúa Giêsu ra, Tin Mừng không cố gắng lột tả niềm vui của bà bằng lời. Với việc phục sinh Lazarô cũng thế. Thánh Gioan ghi nhận các dòng nước mắt và nỗi buồn sầu của Mácta, của Maria và của chính Chúa Giêsu đối với cái chết của Lazarô (11:19, 31), nhưng thận trọng không diễn tả niềm hạnh phúc của các vị đối với việc ông sống lại.
Trong Tin Mừng Gioan, không cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu nào khác sánh được sự tương phản giữa kỳ vọng của Magđalêna và kết cục của nó. Bà chỉ mong được giúp đỡ tìm ra một xác chết bị mất. Nhưng thay vào đó, bà học được điều này: sự chết không hề có bất cứ quyền lực sau cùng nào đối với Chúa Giêsu và bà có nhiệm vụ mang tới cho các môn đệ tin vui tối hậu này: “Tôi đã thấy Chúa”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Đã Phục Sinh ! Alleluia.!
Nguyễn Đức Cung
09:07 04/04/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Phúc cho ai không thấy mà tin.