Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 02/04: Tôi đã thấy Chúa và Người đã nói với tôi – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:03 01/04/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Khi ấy, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giê-su, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. Đức Giê-su nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Ma-ri-a tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giê-su gọi bà: “Ma-ri-a!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: “Ráp-bu-ni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). Đức Giê-su bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” Bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:51 01/04/2024
6. Thánh sủng thì không khoe khoang, ngay cái bóng của sự ác cũng nhất định tránh né.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")
------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:58 01/04/2024
18. NHÌN TRỜI ĐỌC SÁCH
Xa Vận sinh vào thời nhà Tấn, trong túi đựng đầy con đom đóm, nhờ vào ánh sáng yếu ớt của đom đóm mà học bài, nhưng Tôn Khang thì lại ở trong tuyết nhờ màu trắng của tuyết mà đọc sách.
Một hôm, Tôn Khang đi thăm Xa Vận, nhưng không thấy, bèn hỏi ông ta đi đâu, người coi nhà trả lời:
- “Đi ra ngoài bắt đom đóm rồi !”
Không lâu sau đó, Xa Vận đi qua thăm Tôn Khang, nhìn thấy ông ta nhàn rỗi đứng trong sân bèn nói:
- “Tại sao anh không đọc sách?”
Tôn Khang trả lời:
- “Tôi nhìn thời tiết hôm nay hình như tuyết không rơi thì phải.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 18:
Ngày xưa các học trò nhà nghèo dùng đom đóm để thấy chữ mà đọc sách, khổ cực trăm bề nhưng vẫn có người thi đỗ làm quan lớn; ngày nay học trò được trang bị “tận răng” nhưng học hành thì biếng nhác, thành tích hạng chót, đó là một nhức nhối cho xã hội và gia đình.
Ánh sáng của con đom đóm thì nhất định không đủ sáng để thấy rõ được mặt chữ; tuyết dù cho có trắng bao nhiêu chăng nữa thì cũng sẽ làm nhòa nét chữ đen, nhưng không thể làm nhòa tâm hồn ham học của các học trò nghèo, đó là tấm gương sáng cho các học trò của thế hệ điện tử vi tính của thời đại @ hôm nay. Ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp các học trò thấy được chữ để học, nhưng không soi sáng được tâm hồn; vi tính chỉ giúp các học trò giải quyết những môn học mau hơn nhanh hơn, nhưng không giải quyết được chuyện rối rắm của tâm hồn...
Học trò Ki-tô hữu là những người hiểu rõ nhất về ánh sáng của Tin Mừng, chính ánh sáng này sẽ làm cho người học trò Ki-tô hữu thấy được việc học là bổn phận của mình và là một hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho họ, cho nên họ nổ lực quyết tâm học cho ra học để giúp ích cho xã hội và cho Giáo Hội mai sau...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Xa Vận sinh vào thời nhà Tấn, trong túi đựng đầy con đom đóm, nhờ vào ánh sáng yếu ớt của đom đóm mà học bài, nhưng Tôn Khang thì lại ở trong tuyết nhờ màu trắng của tuyết mà đọc sách.
Một hôm, Tôn Khang đi thăm Xa Vận, nhưng không thấy, bèn hỏi ông ta đi đâu, người coi nhà trả lời:
- “Đi ra ngoài bắt đom đóm rồi !”
Không lâu sau đó, Xa Vận đi qua thăm Tôn Khang, nhìn thấy ông ta nhàn rỗi đứng trong sân bèn nói:
- “Tại sao anh không đọc sách?”
Tôn Khang trả lời:
- “Tôi nhìn thời tiết hôm nay hình như tuyết không rơi thì phải.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 18:
Ngày xưa các học trò nhà nghèo dùng đom đóm để thấy chữ mà đọc sách, khổ cực trăm bề nhưng vẫn có người thi đỗ làm quan lớn; ngày nay học trò được trang bị “tận răng” nhưng học hành thì biếng nhác, thành tích hạng chót, đó là một nhức nhối cho xã hội và gia đình.
Ánh sáng của con đom đóm thì nhất định không đủ sáng để thấy rõ được mặt chữ; tuyết dù cho có trắng bao nhiêu chăng nữa thì cũng sẽ làm nhòa nét chữ đen, nhưng không thể làm nhòa tâm hồn ham học của các học trò nghèo, đó là tấm gương sáng cho các học trò của thế hệ điện tử vi tính của thời đại @ hôm nay. Ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp các học trò thấy được chữ để học, nhưng không soi sáng được tâm hồn; vi tính chỉ giúp các học trò giải quyết những môn học mau hơn nhanh hơn, nhưng không giải quyết được chuyện rối rắm của tâm hồn...
Học trò Ki-tô hữu là những người hiểu rõ nhất về ánh sáng của Tin Mừng, chính ánh sáng này sẽ làm cho người học trò Ki-tô hữu thấy được việc học là bổn phận của mình và là một hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho họ, cho nên họ nổ lực quyết tâm học cho ra học để giúp ích cho xã hội và cho Giáo Hội mai sau...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Muốn nhiều hơn
Lm. Minh Anh
16:38 01/04/2024
MUỐN NHIỀU HƠN
“Đừng giữ Thầy lại!”.
“Bạn có thể có được Thiên Chúa bao nhiêu tuỳ thích! Chúa Kitô trao chìa khoá kho tàng vào tay bạn. Nếu một người được phép vào kho vàng thỏi của ngân hàng, lấy bao nhiêu tuỳ thích; nhưng anh ấy chỉ lấy mấy cắc, thì lỗi tại ai mà anh ta nghèo? Hãy muốn thật nhiều! Và đừng quên, Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!” - Alexander MacLaren.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!”. Đó cũng là những gì Ngài muốn cho Maria trong Tin Mừng hôm nay. Sau khi sống lại, Ngài hiện ra cho cô với dáng vẻ một người làm vườn. Cô muốn ôm chân Ngài; Ngài nói, “Đừng giữ Thầy lại!”. Tại sao? Ngài muốn cô thay đổi cách nhìn, lối xử với Ngài một cách hoàn toàn khác! Ngài ‘muốn nhiều hơn’ cho cô!
Maria hết lòng vì Thầy, bằng chứng là cô có mặt dưới chân thập giá; hoặc do lòng thương xót, Ngài đã trục xuất bảy quỷ cho cô! Mặc dù sự gắn bó và lòng sùng kính dành cho Chúa Giêsu đẹp đẽ và rất thanh khiết - tuy chưa hoàn thiện - Maria chỉ muốn Thầy Chí Thánh được trả lại cho cô theo cách cô muốn. Vì lý do đó, Ngài bảo, “Đừng giữ Thầy lại!”.
Khi nói thế, Chúa Giêsu muốn nói với Maria rằng, “Mối quan hệ của con với Ta sẽ sớm thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, thiêng liêng hơn, thiên đàng hơn. Nó không còn ở cấp độ con người! Ta sẽ không chỉ là bạn của con; Ta ‘muốn nhiều hơn’ cho con. Ta muốn con yêu Ta “hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức lực”; Ta sẽ sớm ở trong con và con ở trong Ta; Ta sẽ ở trong tim con, nên một với con, và trở thành Lang Quân của con cho đến đời đời!”. Đây là ‘một cuộc hôn nhân thiêng liêng giữa trời với đất’, ‘một hiệp thông mầu nhiệm giữa người với Chúa’, ‘một tương quan mới giữa Đấng Cứu Chuộc với tội nhân’. Họ sẽ cùng Ngài ‘xe duyên’; và điều này chỉ có thể xảy ra một khi Chúa Giêsu đã lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha sau khi hoàn tất sứ mệnh trên dương thế!
Sẽ rất bất ngờ khi bạn và tôi đọc lại những lời này - “Đừng giữ Thầy lại!” - với ý thức rằng, Chúa Giêsu ‘muốn được giữ lại’ hơn bao giờ hết! Ngài muốn ‘được ôm chặt’ với sự hiểu biết rằng, Ngài đã thực sự lên cùng Cha! Ngài muốn chúng ta ‘ôm chặt’ Ngài trong Thánh Thể, trong Lời, trong tha nhân. Ngài muốn chúng ta bám lấy Ngài với từng thớ thịt, từng hơi thở của mình; Ngài muốn ở cùng, trở nên mỗi người để biến đổi từng người theo cách thức riêng của Ngài. Maria đang tận hưởng hạnh phúc này; và quà tặng đó cũng đang được trao cho bạn và tôi ngay hôm nay chứ không đợi đến mai ngày trên thiên đàng.
Anh Chị em,
“Đừng giữ Thầy lại!”. Chúa Phục Sinh ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn và tôi! Ngài muốn chúng ta gói lấy “những vàng thỏi”, chứ không chỉ nhặt “mấy cắc”. Ngài muốn chúng ta yêu Ngài tha thiết hơn từng ngày, từng giờ; từ đó, sống cho Ngài từng phút, từng giây. Ngài không chỉ ‘muốn nhiều hơn’ trái tim yêu thương của chúng ta; nhưng thật bất ngờ, cả những tội lỗi cùng những gì ‘hơi hướng thế tục’ nơi mỗi người. Đó là tất cả những gì Ngài đang chờ, và đang muốn nhất. Hãy dâng Ngài thời giờ, sức khoẻ, niềm vui và cả thập giá. Phải, cả thập giá! Thú vị thay, thập giá đó là sự ươn hèn, các tính hư nết xấu và cả tội lỗi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con khôn ngoan ôm lấy ‘vàng thỏi’, đừng nhặt ‘tiền cắc!’. Để con yêu Chúa hơn từng ngày, sống thánh hơn từng giờ cho Đấng hằng yêu con từng giây!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Đừng giữ Thầy lại!”.
“Bạn có thể có được Thiên Chúa bao nhiêu tuỳ thích! Chúa Kitô trao chìa khoá kho tàng vào tay bạn. Nếu một người được phép vào kho vàng thỏi của ngân hàng, lấy bao nhiêu tuỳ thích; nhưng anh ấy chỉ lấy mấy cắc, thì lỗi tại ai mà anh ta nghèo? Hãy muốn thật nhiều! Và đừng quên, Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!” - Alexander MacLaren.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!”. Đó cũng là những gì Ngài muốn cho Maria trong Tin Mừng hôm nay. Sau khi sống lại, Ngài hiện ra cho cô với dáng vẻ một người làm vườn. Cô muốn ôm chân Ngài; Ngài nói, “Đừng giữ Thầy lại!”. Tại sao? Ngài muốn cô thay đổi cách nhìn, lối xử với Ngài một cách hoàn toàn khác! Ngài ‘muốn nhiều hơn’ cho cô!
Maria hết lòng vì Thầy, bằng chứng là cô có mặt dưới chân thập giá; hoặc do lòng thương xót, Ngài đã trục xuất bảy quỷ cho cô! Mặc dù sự gắn bó và lòng sùng kính dành cho Chúa Giêsu đẹp đẽ và rất thanh khiết - tuy chưa hoàn thiện - Maria chỉ muốn Thầy Chí Thánh được trả lại cho cô theo cách cô muốn. Vì lý do đó, Ngài bảo, “Đừng giữ Thầy lại!”.
Khi nói thế, Chúa Giêsu muốn nói với Maria rằng, “Mối quan hệ của con với Ta sẽ sớm thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, thiêng liêng hơn, thiên đàng hơn. Nó không còn ở cấp độ con người! Ta sẽ không chỉ là bạn của con; Ta ‘muốn nhiều hơn’ cho con. Ta muốn con yêu Ta “hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức lực”; Ta sẽ sớm ở trong con và con ở trong Ta; Ta sẽ ở trong tim con, nên một với con, và trở thành Lang Quân của con cho đến đời đời!”. Đây là ‘một cuộc hôn nhân thiêng liêng giữa trời với đất’, ‘một hiệp thông mầu nhiệm giữa người với Chúa’, ‘một tương quan mới giữa Đấng Cứu Chuộc với tội nhân’. Họ sẽ cùng Ngài ‘xe duyên’; và điều này chỉ có thể xảy ra một khi Chúa Giêsu đã lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha sau khi hoàn tất sứ mệnh trên dương thế!
Sẽ rất bất ngờ khi bạn và tôi đọc lại những lời này - “Đừng giữ Thầy lại!” - với ý thức rằng, Chúa Giêsu ‘muốn được giữ lại’ hơn bao giờ hết! Ngài muốn ‘được ôm chặt’ với sự hiểu biết rằng, Ngài đã thực sự lên cùng Cha! Ngài muốn chúng ta ‘ôm chặt’ Ngài trong Thánh Thể, trong Lời, trong tha nhân. Ngài muốn chúng ta bám lấy Ngài với từng thớ thịt, từng hơi thở của mình; Ngài muốn ở cùng, trở nên mỗi người để biến đổi từng người theo cách thức riêng của Ngài. Maria đang tận hưởng hạnh phúc này; và quà tặng đó cũng đang được trao cho bạn và tôi ngay hôm nay chứ không đợi đến mai ngày trên thiên đàng.
Anh Chị em,
“Đừng giữ Thầy lại!”. Chúa Phục Sinh ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn và tôi! Ngài muốn chúng ta gói lấy “những vàng thỏi”, chứ không chỉ nhặt “mấy cắc”. Ngài muốn chúng ta yêu Ngài tha thiết hơn từng ngày, từng giờ; từ đó, sống cho Ngài từng phút, từng giây. Ngài không chỉ ‘muốn nhiều hơn’ trái tim yêu thương của chúng ta; nhưng thật bất ngờ, cả những tội lỗi cùng những gì ‘hơi hướng thế tục’ nơi mỗi người. Đó là tất cả những gì Ngài đang chờ, và đang muốn nhất. Hãy dâng Ngài thời giờ, sức khoẻ, niềm vui và cả thập giá. Phải, cả thập giá! Thú vị thay, thập giá đó là sự ươn hèn, các tính hư nết xấu và cả tội lỗi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con khôn ngoan ôm lấy ‘vàng thỏi’, đừng nhặt ‘tiền cắc!’. Để con yêu Chúa hơn từng ngày, sống thánh hơn từng giờ cho Đấng hằng yêu con từng giây!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúa Phục Sinh: Khóc hay khoe
Lm. Nguyễn Xuân Trường
22:07 01/04/2024
CHÚA PHỤC SINH: KHÓC HAY KHOE?
Phúc Âm kể chuyện Maria Mácđala khóc, khóc như cha chết, khóc mờ cả mắt. Thiên thần và Chúa phục sinh đã hỏi: “Sao bà lại khóc?” Bởi vì:
1. KHỔ. Người ta khóc khi thấy mình khổ đau thiếu thốn. Tại sao thấy khổ?
2. KHÔNG. Người ta thấy khổ khi không có thứ này thứ nọ. Maria khóc vì không thấy xác Chúa trong mộ. Người ta thấy khổ khi có rồi nhưng lại bị mất, không còn. Maria đã bảo: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi !”
Nhưng để ý điều này, người ta có đấy, còn đấy, nhưng vì không biết, không nhận ra nên vẫn thấy khổ! Chúa phục sinh hiện ra đứng đó, nhưng Maria lại “không biết là Đức Giêsu”, bà lại tưởng là người làm vườn, nên bà thấy khổ, bà khóc. Trong đời, rất nhiều khi người ta thấy khổ vì không nhận ra nhiều điều mình đang có, mà lại cứ buồn bã than thở điều mình không có.
3. KHOE. Khoe là tìm cách cho người khác thấy cái tốt, cái hay, cái đẹp. Ngày nay, người ta thích khoe sắc, khoe tài, khoe của. Ước gì mọi Kitô hữu cũng hăng hái khoe Chúa, khoe Đạo của mình, cũng thích tìm cách cho người khác thấy cái tốt, cái hay, cái đẹp của Đạo Chúa như Maria hân hoan hớn hở đi khoe Chúa sống lại thì chắc chắn cả thế giới này sẽ phục sinh huy hoàng đẹp đẽ. Alleluia !
Phúc Âm kể chuyện Maria Mácđala khóc, khóc như cha chết, khóc mờ cả mắt. Thiên thần và Chúa phục sinh đã hỏi: “Sao bà lại khóc?” Bởi vì:
1. KHỔ. Người ta khóc khi thấy mình khổ đau thiếu thốn. Tại sao thấy khổ?
2. KHÔNG. Người ta thấy khổ khi không có thứ này thứ nọ. Maria khóc vì không thấy xác Chúa trong mộ. Người ta thấy khổ khi có rồi nhưng lại bị mất, không còn. Maria đã bảo: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi !”
Nhưng để ý điều này, người ta có đấy, còn đấy, nhưng vì không biết, không nhận ra nên vẫn thấy khổ! Chúa phục sinh hiện ra đứng đó, nhưng Maria lại “không biết là Đức Giêsu”, bà lại tưởng là người làm vườn, nên bà thấy khổ, bà khóc. Trong đời, rất nhiều khi người ta thấy khổ vì không nhận ra nhiều điều mình đang có, mà lại cứ buồn bã than thở điều mình không có.
3. KHOE. Khoe là tìm cách cho người khác thấy cái tốt, cái hay, cái đẹp. Ngày nay, người ta thích khoe sắc, khoe tài, khoe của. Ước gì mọi Kitô hữu cũng hăng hái khoe Chúa, khoe Đạo của mình, cũng thích tìm cách cho người khác thấy cái tốt, cái hay, cái đẹp của Đạo Chúa như Maria hân hoan hớn hở đi khoe Chúa sống lại thì chắc chắn cả thế giới này sẽ phục sinh huy hoàng đẹp đẽ. Alleluia !
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thứ Sáu Tuần Thánh, nhà giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng nói rằng Chúa Giêsu đã chết cho mọi người, không trừ ai
Vũ Văn An
14:00 01/04/2024
Elise Ann Allen, trên Crux ngày 29 tháng 3 năm 2024, tường trình rằng Trong buổi lễ hôm thứ Sáu tưởng niệm sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, nhà giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng, nói rằng sự hy sinh của Chúa dành cho tất cả mọi người, không ngoại lệ, và là minh họa cho quyền năng thực sự của Thiên Chúa, không nằm ở sức mạnh mà ở sự hy sinh đầy yêu thương.
Phát biểu trong buổi lễ Thương Khó Thứ Sáu Tuần Thánh ngày 28 tháng 3 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, ĐHY Cantalamessa, 89 tuổi, đã lưu ý cách Chúa Giêsu trong Tin Mừng nói với các môn đệ của Người: “Hỡi tất cả những ai đang lao nhọc và mang gánh nặng, hãy đến với tôi, và tôi sẽ cho anh em được nghỉ ngơi”.
Lời mời này thật nghịch lý vì Chúa Giêsu trong suốt sứ vụ của Người đã bị bác bỏ, chế nhạo và cuối cùng bị kết án tử hình.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều này, Chúa Giêsu vẫn nói với mọi người: “Hỡi những người già, bệnh tật và cô đơn, hãy đến với tôi, những người mà thế gian để cho chết trong nghèo đói, hoặc trong khi bị bắn phá; những người mòn mỏi trong xà lim vì niềm tin vào tôi hoặc vì cuộc chiến giành tự do của anh chị em, hãy đến với tôi, anh chị em là nạn nhân của bạo lực.”
“Tóm lại, tất cả mọi người, không trừ ai: Hãy đến với tôi, tôi sẽ cho anh chị em nghỉ ngơi! Chẳng phải tôi đã hứa với anh chị em: ‘Khi tôi được nâng lên khỏi trái đất, tôi sẽ thu hút mọi người về phía tôi’”, ĐHY nói thế và trích dẫn kinh thánh.
Là một tu sĩ dòng Phanxicô từng phục vụ trong tư cách nhà giảng thuyết của phủ giáo hoàng từ năm 1980, ĐHY Cantalamessa đã giảng thuyết cho ba vị giáo hoàng và nhận được chiếc mũ đỏ từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2020.
Trong tư cách nhà giảng thuyết của phủ giáo hoàng, ĐHY Cantalamessa giảng thuyết cho các thành viên của Giáo triều Rôma trong các mùa phụng vụ Mùa Vọng và Mùa Chay, và hàng năm ngài giảng trong buổi lễ Thương khó Thứ Sáu Tuần Thánh do Đức Giáo Hoàng chủ sự, phụng vụ Tuần Thánh duy nhất mà theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng không giảng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người ngồi trên một chiếc ghế trên bục bên cạnh bàn thờ chính, lắng nghe bài giảng và sau đó hướng dẫn những người tham dự theo truyền thống Thứ Sáu Tuần Thánh về việc “tôn kính thánh giá”, trong đó các tín hữu tiến tới cây thánh giá và hôn các vết thương của Chúa Giêsu trên thập giá.
Sau đó, vào tối thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dự kiến sẽ chủ trì buổi cầu nguyện Via Crucis [Đàng Thánh giá] truyền thống tại Đấu trường La Mã ở Rome, nơi chính ngài đã viết các bài suy niệm cho lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng 11 năm của ngài.
Trong bài giảng Lễ Thương Khó, ĐHY Cantalamessa đã chỉ ra một đoạn trong Tin Mừng Gioan, trong đó Chúa Giêsu nói: “Khi các ông nâng Con Người lên, các ông sẽ nhận ra TÔI HẰNG HỮU”.
ĐHY nói: Đáng chú ý, Chúa Giêsu không nói “Tôi là cái này hay cái kia” như Người thường nói trong các đoạn Kinh thánh trước, rằng Người là bánh sự sống, hay ánh sáng của thế gian, mang lại cho tuyên bố của Người “một chiều hướng siêu hình, tuyệt đối”.
Ngài lưu ý rằng lời tuyên bố của Chúa Giêsu “TÔI HẰNG HỮU” xuất hiện sau câu nói “khi các ông nâng Con Người lên”.
ĐHY nói rằng: như thể Chúa Giêsu muốn nói: “Tôi là ai - và do đó, Thiên Chúa là gì! – sẽ chỉ được biểu lộ trên thập giá”.
Ngài nói: “Chúng ta đang phải đối diện với sự đảo ngược hoàn toàn quan niệm của con người về Thiên Chúa và, một phần, cả quan niệm của Cựu Ước,” Chúa Giêsu “không đến để cải thiện và hoàn thiện quan niệm mà con người có về Thiên Chúa, nhưng, theo một nghĩa nào đó, là lật đổ nó và tiết lộ bộ mặt thật của Thiên Chúa.”
ĐHY Cantalamessa cho biết đây là một thông điệp đầy thách thức đối với bất cứ ai, kể cả những người ở thời Chúa Giêsu và trong thế giới hiện đại.
Ngài nói “Thật không may, trong vô thức của chúng ta, chúng ta tiếp tục mang theo chính ý tưởng này về Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã đến để thay đổi”. Đồng thời ngài nói rằng Thiên Chúa chắc chắn là “toàn năng”, nhưng quyền năng của Người có khác.
Trước loài người, Thiên Chúa không có khả năng áp đặt chính mình lên những người cầm quyền, áp đặt ý muốn của mình lên họ. Ngài nói, đúng hơn, Thiên Chúa “không thể không tôn trọng, ở một mức độ vô hạn, sự lựa chọn tự do của con người”.
ĐHY Cantalamessa nói, Thiên Chúa mạc khải quyền năng toàn năng thực sự của Người nơi Chúa Giêsu, Đấng quỳ xuống và rửa chân cho các môn đệ của mình, và là Đấng bị biến thành sự bất lực của thập giá nhưng vẫn tiếp tục yêu thương và tha thứ, không lên án.
Theo ĐHY, “Không cần nhiều sức mạnh để khoa trương; nhưng cần rất nhiều sức mạnh để đặt mình sang một bên và che giấu chính mình. Chúa là sức mạnh vô hạn của sự tự che giấu! Thật là một bài học cho chúng ta, những người ít nhiều có ý thức, luôn muốn khoa trương”.
Đề cập đến sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đức Hồng Y Cantalamessa cho biết nó cho thấy bản chất toàn năng của Thiên Chúa, “nhưng theo một nghĩa rất khác so với những gì chúng ta thường nghĩ”.
Ngài nói, Chúa Giêsu không sống lại từ cõi chết bằng một màn trình diễn hay bằng một chiến dịch chiến thắng hoành tráng, nhưng đúng hơn, chiến thắng của Người trước cái chết “xảy ra một cách mầu nhiệm, không có nhân chứng”.
ĐHY Cantalamessa nói, trong khi cái chết của Chúa Giêsu được công khai và diễn ra trước mặt các cơ quan tôn giáo và chính trị cao nhất, thì khi Người sống lại, Người chỉ xuất hiện với một số ít người”.
Ngài nói “Bằng cách này, Người muốn nói với chúng ta rằng sau khi chịu đau khổ, chúng ta không nên mong đợi một chiến thắng hữu hình bên ngoài, chẳng hạn như vinh quang trần thế… Chiến thắng được trao ban trong điều vô hình và thuộc một trật tự cao siêu vô cùng bởi vì nó là vĩnh cửu!”
Lưu ý rằng Chúa Giêsu xuất hiện để chọn lựa những cá nhân sau khi Người phục sinh, ĐHY Cantalamessa cho biết những lần hiện ra này đặt nền tảng đức tin cho các tín hữu, nhưng không nhằm mục đích trở thành một hành động trả thù hoặc sỉ nhục cho những người đã đối xử tệ với Người.
Ngài nói: “Bất cứ sự trả thù nào như vậy sẽ không phù hợp với tình yêu mà Chúa Kitô muốn làm chứng trong cuộc khổ nạn của Người”.
Giống như cái chết trên thập tự giá, Chúa Giêsu, trong sự phục sinh, “cư xử khiêm tốn”, với mục tiêu chính là “không làm kẻ thù bối rối, nhưng đi trấn an các môn đệ đang thất vọng và trước mặt họ là những người phụ nữ chưa bao giờ ngừng tin tưởng nơi Người”.
ĐHY Cantalamessa kêu gọi các tín hữu chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu từ thập giá, “Hãy đến với tôi, tất cả những ai đang lao nhọc và gánh nặng, và tôi sẽ cho nghỉ ngơi,” mà ngài nói là hướng đến toàn thể nhân loại, không trừ ai.
Ngài chỉ vào một đoạn trong Kinh thánh có viết rằng, “sự yếu đuối của Thiên Chúa mạnh hơn sức mạnh của con người”. Theo ngài, lời hứa của Chúa Giêsu với cái chết và sự phục sinh của Người là, “Ta có thể an ủi và cho các con được nghỉ ngơi ngay cả khi không lấy đi sự mệt nhọc và lao khổ trên thế giới này.”
ĐHY Cantalamessa nói, “Hãy hỏi những người đã trải nghiệm nó!”; ngài kết thúc bằng cách trích dẫn Thư của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma, trong đó thánh nhân viết, “Tôi tin rằng không phải sự chết, sự sống, thiên thần, quyền lực, những điều hiện tại, những điều tương lai, cũng không phải quyền lực, chiều cao, chiều sâu nào, cũng không có tạo vật nào khác có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.
Đức Phanxicô: Tôi đã bị ‘lợi dụng’ để chống lại Ratzinger trong mật nghị năm 2005, nhưng ngài là ‘ứng viên của tôi’
Vũ Văn An
18:12 01/04/2024
Jonathan Liedl của CNA, ngày 1 tháng 4 năm 2024 tường trình rằng Đức Phanxicô cho biết ngài đã bị “lợi dụng” trong mật nghị năm 2005 trong nỗ lực ngăn chặn việc bầu Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, mặc dù ngài ủng hộ việc bầu người sớm trở thành Giáo hoàng Benedict XVI.
“Ngài là ứng cử của tôi”, Đức Phanxicô nói về người tiền nhiệm của mình trong đoạn trích từ cuốn sách sắp xuất bản “Người kế vị”, do tờ báo Tây Ban Nha ABC xuất bản vào Chúa nhật Phục sinh.
Trong cuốn sách, Đức Phanxicô nói với nhà báo Tây Ban Nha Javier Martínez-Brocal rằng tên của ngài, Hồng Y Jose Mario Bergoglio của Buenos Aires lúc bấy giờ, đã được đưa ra như một phần của “một thủ đoạn hoàn toàn” bởi một nhóm Hồng Y giấu tên nhằm thao túng kết quả của mật nghị.
Ngài giải thích: “Ý tưởng là để ngăn chặn việc bầu [Ratzinger]”. “Họ lợi dụng tôi, nhưng đằng sau, họ nghĩ đến việc đề cử một Hồng Y khác. Họ chưa thể thống nhất được là ai, nhưng họ sắp sửa đưa ra một cái tên rồi.”
Đức Phanxicô nói rằng tại một thời điểm của mật nghị bắt đầu vào ngày 18 tháng 4 năm 2005, ngài đã nhận được 40 trong tổng số 115 phiếu bầu. Nếu các Hồng Y tiếp tục ủng hộ ngài, Ratzinger sẽ không đạt được ngưỡng 2/3 cần thiết để được bầu, điều này có thể thúc đẩy việc tìm kiếm một ứng viên thay thế.
Đức Phanxicô nói rằng ngài nhận ra “chiến dịch” đang diễn ra vào ngày bỏ phiếu thứ hai và nói với Đức Hồng Y người Colombia Dario Castrillón đừng “đùa với tư cách ứng viên của tôi” và ngừng ủng hộ ngài, “bởi vì tôi sẽ không chấp nhận” việc được bầu.
Austen Ivereigh, người viết tiểu sử nói tiếng Anh của Đức Giáo Hoàng, trước đây đã viết rằng Bergoglio, “gần như rơi nước mắt,” đã cầu xin đừng được bầu.
ĐHY Ratzinger, người từng là bộ trưởng lâu năm của Bộ Giáo lý Đức tin dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã được bầu cùng ngày hôm đó.
Đức Phanxicô không cho biết nhóm thao túng mật nghị này bao gồm ai cũng như họ dự định giới thiệu ai làm ứng viên thứ ba, nhưng vị giáo phẩm người Argentina nói rằng nhóm Hồng Y “không muốn có một giáo hoàng ‘nước ngoài’”.
Một số giải trình vào thời điểm đó đã tuyên bố rằng một nhóm Hồng Y châu Âu tự do, được gọi là Nhóm Saint Gallen, đã cố gắng thao túng kết quả của mật nghị năm 2005. Ba thành viên của nhóm, các Hồng Y người Đức Walter Kasper và Karl Lehmann và Hồng Y người Bỉ Godfried Danneels, cũng tham gia mật nghị bầu chọn Đức Phanxicô năm 2013.
Theo Ivereigh, họ đã ủng hộ Bergoglio sau khi lần đầu tiên nhận được sự đồng ý của ngài, một tuyên bố mà các Hồng Y đã bác bỏ.
Theo Universi Dominici Gregis, một tông hiến quản lý các mật nghị bầu giáo hoàng, các Hồng Y đại cử tri phải kiềm chế “bất cứ hình thức hiệp ước, thỏa thuận, lời hứa hoặc cam kết nào khác dưới bất cứ hình thức nào có thể buộc họ phải đưa ra hoặc từ chối phiếu bầu của họ cho một hoặc nhiều người”, nếu không sẽ tự động bị vạ tuyệt thông.
Thủ tục mật nghị, theo định nghĩa, là bí mật, vì thuật ngữ này bắt nguồn từ một hạn từ tiếng Latin có nghĩa là “căn phòng bị khóa”. Nhưng trong cuốn “Người kế vị”, Đức Phanxicô nói rằng trong khi các Hồng Y tuyên thệ giữ bí mật về thủ tục mật nghị, “các giáo hoàng có quyền nói điều đó”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng tiết lộ rằng trong khi những người khác nêu tên ngài với hy vọng tạo ra sự bế tắc, ngài tin rằng Đức Ratzinger “là người duy nhất vào thời điểm đó có thể làm giáo hoàng”.
“Sau cuộc cách mạng của Đức Gioan Phaolô II, một vị giáo hoàng năng động, rất tích cực, có sáng kiến đi du lịch… cần có một vị giáo hoàng duy trì được sự cân bằng lành mạnh, một vị giáo hoàng chuyển tiếp,” Đức Thánh Cha nói về người tiền nhiệm của mình, người đã phục vụ từ năm 2005 đến năm 2013.
Đức Phanxicô cũng nói rằng ngài rời Rôma rất vui vì Ratzinger đã được bầu chứ không phải chính ngài.
Ngài nói, “Nếu họ chọn một người như tôi, người gây ra nhiều rắc rối, tôi sẽ không thể làm được gì. Vào thời điểm đó, điều đó là không thể.”
Tuy nhiên, Đức Phanxicô nói thêm rằng ngôi vị giáo hoàng “không hề dễ dàng” đối với Đức Bênêđíctô XVI, người “gặp phải rất nhiều sự phản kháng trong Vatican”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng được hỏi Chúa Thánh Thần đang nói gì với Giáo hội qua việc bầu chọn Đức Bênêđíctô XVI.
Đức Phanxicô nói về phản ứng của Chúa Thánh Thần, “Tôi chịu trách nhiệm ở đây. 'Không có chỗ cho sự chạy chọt thao túng.'"
“Người kế vị” là một phần trong loạt sách tập trung vào Đức Phanxicô được phát hành vào năm thứ 11 của vị giáo hoàng Dòng Tên 87 tuổi, trong đó cũng bao gồm “Cuộc đời: Câu chuyện của tôi qua lịch sử”, cuốn tự truyện đầu tiên của Đức Giáo Hoàng.
Cuốn sách mới, tập trung vào mối quan hệ giữa Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI, sẽ được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha vào thứ Tư, ngày 3 tháng 4, chưa có thông tin chi tiết về ấn bản tiếng Anh.
Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô
Đặng Tự Do
18:37 01/04/2024
Catholic World News có bài tường trình nhan đề “Obelisk missing from St. Peter’s Square”, nghĩa là “Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô.” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Tháp tưởng niệm của người Ai Cập cổ đại từng tồn tại ở trung tâm Quảng trường Thánh Phêrô trong nhiều thế kỷ đã bị mất tích vào Thứ Hai Phục sinh, khiến các quan chức Vatican và cảnh sát Rôma không thể giải thích được sự biến mất của nó.
Cấu trúc khổng lồ bằng đá granit màu hồng, cao hơn 80 feet hay 24 mét và nặng khoảng 330 tấn, đã có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày hôm trước, khi hàng chục ngàn người tụ tập để tham dự Thánh lễ Chúa nhật Phục sinh và buổi đọc sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng. Có vẻ như nó đã bị đánh cắp vào lúc nào đó trong đêm.
Các quan chức Vatican cho biết chưa có kế hoạch di chuyển hoặc thay đổi đài tưởng niệm. Việc loại bỏ nó đã để lại một cái lỗ giống như miệng núi lửa ở trung tâm quảng trường Thánh Phêrô. Các công nhân đã dựng lên các rào chắn xung quanh đống đổ nát để bảo vệ người hành hương và khách du lịch khỏi bị thương do tai nạn.
Tháp tưởng niệm được Hoàng đế Caligula mang đến Rôma và ban đầu được đặt trong Rạp xiếc nơi Thánh Phêrô bị hành quyết. Năm 1586, dưới sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng Xích tô Đệ Ngũ, nó được chuyển đến vị trí hiện tại, trong một chiến dịch lớn với sự tham gia của 900 người và 140 con ngựa, và mất 5 tháng để hoàn thành. Ban đầu được dành riêng cho “Caesar Augustus thần thánh”, đài tưởng niệm sau đó được thánh hiến lại với dòng chữ: “Christus vincit/Christus regnat/Christus imperat”.
Cảnh sát ở Rôma cho biết không có chuyển động bất thường nào của máy móc hạng nặng trong đêm sau lễ Chúa Nhật Phục Sinh. Nơi ở hiện tại của đài tưởng niệm vẫn chưa được biết.
Tuy nhiên, một nhà báo người Ý lưu ý rằng một thám tử tư nổi tiếng người Mỹ, được xác định là Benedico Blanco, đã ngồi im lặng ở rìa ngoài Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng vào Chúa Nhật Phục sinh. Khi được liên lạc vào Thứ Hai Phục Sinh, Blanco nói rằng anh ta có mặt vì biết rằng tội ác sẽ xảy ra.
Khi được yêu cầu giải thích linh cảm của mình, Blanco trả lời:
Tôi biết điều gì đó như thế này sẽ xảy ra vì hôm nay là Ngày Cá tháng Tư.
Cũng liên quan đến Ngày Cá tháng Tư, nhiều người dễ tin đã thở phào nhẹ nhõm trước tin cho rằng Putin trúng gió hay bị cái gì đó đã lăn ra, lìa đời rồi. Họ hân hoan trước một viễn tượng tươi sáng trong đó cuộc sống sẽ bình thường trở lại, hàng hóa xuống giá, công ăn việc làm ổn định, và âu lo về vũ khí hạt nhân qua đi.
Nhiều người thắc mắc hỏi chúng tôi tại sao một tin quan trọng như thế lại không đăng tải? Nhưng xin được thưa rằng: Anh chị em hãy chú ý: Tin đó không đúng đâu.
Theo thông tấn xã Tass của nhà nước Nga, chiều ngày 1 tháng Tư, Putin, vẫn còn sống – chắc chắn rồi - và đã có cuộc họp Nội Các, trong đó, ông ta ra lệnh cho chính phủ chuẩn bị dự báo ngân sách dài hạn cho giai đoạn 2025-2030.
“Chính phủ Liên bang Nga cần đảm bảo xây dựng và phê duyệt dự báo ngân sách của Liên bang Nga trong thời gian dài, bao gồm các thông số về kế hoạch tài chính dự kiến cho giai đoạn 2025-2030 và số tiền tài trợ cho các dự án quốc gia và liên bang,” ông ta nói.
Tin Putin lăn ra chết phản ảnh niềm mơ ước của nhiều người yêu chuộng hòa bình. Nhưng đó là tin “cá tháng Tư”, tiếng Anh gọi là “April Fool's Day”, cũng hệt như tin “Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô.”
Ngày cá tháng Tư, hay Ngày nói dối là một phong tục hàng năm vào ngày 1 tháng Tư dương lịch bao gồm những trò đùa và trò lừa bịp vô hại, đánh lừa người khác nhằm mục đích mua vui và mọi người mà có thể không chịu những lời chỉ trích, hay tác hại nào. Trong ngày này, những người thích đùa thường cố gắng lừa những người thân, bạn bè của họ tin vào điều gì đó không đúng sự thật, nhưng một cách vô hại và hài hước và không có nghĩa lừa lọc hoặc khiến người khác bực bội. Sau màn đùa và lừa, người đùa thường hét lên “Cá tháng tư” để giải tỏa thắc mắc và tiết lộ trò đùa. Truyền thống về ngày Cá tháng Tư tồn tại ở hầu hết các nước Âu Châu cũng như Bắc Mỹ.
Các phương tiện thông tin đại chúng thường tham gia vào những trò đùa này, với những tin vịt hoặc thông tin phóng đại ra ngoài sự thật, chia sẻ những câu chuyện hài hước vào ngày 1 tháng 4, và thường là đính chính hoặc tiết lộ vào ngày hôm sau.
Source:Catholic World NewsObelisk missing from St. Peter’s Square
Tháp tưởng niệm của người Ai Cập cổ đại từng tồn tại ở trung tâm Quảng trường Thánh Phêrô trong nhiều thế kỷ đã bị mất tích vào Thứ Hai Phục sinh, khiến các quan chức Vatican và cảnh sát Rôma không thể giải thích được sự biến mất của nó.
Cấu trúc khổng lồ bằng đá granit màu hồng, cao hơn 80 feet hay 24 mét và nặng khoảng 330 tấn, đã có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày hôm trước, khi hàng chục ngàn người tụ tập để tham dự Thánh lễ Chúa nhật Phục sinh và buổi đọc sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng. Có vẻ như nó đã bị đánh cắp vào lúc nào đó trong đêm.
Các quan chức Vatican cho biết chưa có kế hoạch di chuyển hoặc thay đổi đài tưởng niệm. Việc loại bỏ nó đã để lại một cái lỗ giống như miệng núi lửa ở trung tâm quảng trường Thánh Phêrô. Các công nhân đã dựng lên các rào chắn xung quanh đống đổ nát để bảo vệ người hành hương và khách du lịch khỏi bị thương do tai nạn.
Tháp tưởng niệm được Hoàng đế Caligula mang đến Rôma và ban đầu được đặt trong Rạp xiếc nơi Thánh Phêrô bị hành quyết. Năm 1586, dưới sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng Xích tô Đệ Ngũ, nó được chuyển đến vị trí hiện tại, trong một chiến dịch lớn với sự tham gia của 900 người và 140 con ngựa, và mất 5 tháng để hoàn thành. Ban đầu được dành riêng cho “Caesar Augustus thần thánh”, đài tưởng niệm sau đó được thánh hiến lại với dòng chữ: “Christus vincit/Christus regnat/Christus imperat”.
Cảnh sát ở Rôma cho biết không có chuyển động bất thường nào của máy móc hạng nặng trong đêm sau lễ Chúa Nhật Phục Sinh. Nơi ở hiện tại của đài tưởng niệm vẫn chưa được biết.
Tuy nhiên, một nhà báo người Ý lưu ý rằng một thám tử tư nổi tiếng người Mỹ, được xác định là Benedico Blanco, đã ngồi im lặng ở rìa ngoài Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng vào Chúa Nhật Phục sinh. Khi được liên lạc vào Thứ Hai Phục Sinh, Blanco nói rằng anh ta có mặt vì biết rằng tội ác sẽ xảy ra.
Khi được yêu cầu giải thích linh cảm của mình, Blanco trả lời:
Tôi biết điều gì đó như thế này sẽ xảy ra vì hôm nay là Ngày Cá tháng Tư.
Cũng liên quan đến Ngày Cá tháng Tư, nhiều người dễ tin đã thở phào nhẹ nhõm trước tin cho rằng Putin trúng gió hay bị cái gì đó đã lăn ra, lìa đời rồi. Họ hân hoan trước một viễn tượng tươi sáng trong đó cuộc sống sẽ bình thường trở lại, hàng hóa xuống giá, công ăn việc làm ổn định, và âu lo về vũ khí hạt nhân qua đi.
Nhiều người thắc mắc hỏi chúng tôi tại sao một tin quan trọng như thế lại không đăng tải? Nhưng xin được thưa rằng: Anh chị em hãy chú ý: Tin đó không đúng đâu.
Theo thông tấn xã Tass của nhà nước Nga, chiều ngày 1 tháng Tư, Putin, vẫn còn sống – chắc chắn rồi - và đã có cuộc họp Nội Các, trong đó, ông ta ra lệnh cho chính phủ chuẩn bị dự báo ngân sách dài hạn cho giai đoạn 2025-2030.
“Chính phủ Liên bang Nga cần đảm bảo xây dựng và phê duyệt dự báo ngân sách của Liên bang Nga trong thời gian dài, bao gồm các thông số về kế hoạch tài chính dự kiến cho giai đoạn 2025-2030 và số tiền tài trợ cho các dự án quốc gia và liên bang,” ông ta nói.
Tin Putin lăn ra chết phản ảnh niềm mơ ước của nhiều người yêu chuộng hòa bình. Nhưng đó là tin “cá tháng Tư”, tiếng Anh gọi là “April Fool's Day”, cũng hệt như tin “Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô.”
Ngày cá tháng Tư, hay Ngày nói dối là một phong tục hàng năm vào ngày 1 tháng Tư dương lịch bao gồm những trò đùa và trò lừa bịp vô hại, đánh lừa người khác nhằm mục đích mua vui và mọi người mà có thể không chịu những lời chỉ trích, hay tác hại nào. Trong ngày này, những người thích đùa thường cố gắng lừa những người thân, bạn bè của họ tin vào điều gì đó không đúng sự thật, nhưng một cách vô hại và hài hước và không có nghĩa lừa lọc hoặc khiến người khác bực bội. Sau màn đùa và lừa, người đùa thường hét lên “Cá tháng tư” để giải tỏa thắc mắc và tiết lộ trò đùa. Truyền thống về ngày Cá tháng Tư tồn tại ở hầu hết các nước Âu Châu cũng như Bắc Mỹ.
Các phương tiện thông tin đại chúng thường tham gia vào những trò đùa này, với những tin vịt hoặc thông tin phóng đại ra ngoài sự thật, chia sẻ những câu chuyện hài hước vào ngày 1 tháng 4, và thường là đính chính hoặc tiết lộ vào ngày hôm sau.
Source:Catholic World News
Những nhà phê bình miêu tả Đức Phanxicô như một nhà hòa bình ‘hiền lành’ đối với vấn đề Ukraine đã không hiểu được chiến thắng có thể nằm ở những nơi không ngờ tới
Vũ Văn An
18:55 01/04/2024
Christopher Yates [*], trên tờ Catholic Herald của Anh, ngày 1 tháng 4 năm 2024, nhận định rằng Nếu lễ Phục sinh này chúng ta kỷ niệm chiến thắng của Chúa Kitô trước Thần chết thông qua sự Phục sinh của Người, thì chúng ta phải làm như vậy khi biết rằng lễ tạ ơn của chúng ta diễn ra giữa một thế giới lại một lần nữa sa lầy trong những xung đột khó giải quyết, kể cả ở rìa Châu Âu và Thánh địa.
Đức Phanxicô đã cố gắng giải quyết vấn đề này cũng như các vụ tàn sát sau đó và vô số cái chết của những người đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội. Như một Giáo hoàng nên làm, người ta có thể đề nghị.
Tuy nhiên, một số người không hài lòng lắm với sự can đảm như vậy của Đức Giáo Hoàng.
“Đức Giáo Hoàng tuyên bố Ác quỷ chiến thắng và kêu gọi nhân loại giương cờ trắng”, phần Tin tức tóm tắt trong số ra tháng 3 của Private Eye cười khúc khích. “Người hiền lành sẽ đầu hàng trái đất.” Ít thích thú hơn là các nhà văn trên tờ The Guardian, “phẫn nộ” và “sốc” trước bằng chứng về “sự đồng cảm thân Nga” và “chủ nghĩa bài Tây phương sâu xa” của Đức Phanxicô.
Điều mà cả hai cơ quan truyền thông đã chứng minh là sự hiểu lầm cơ bản về ý nghĩa của cờ trắng trong luật quân sự và nhân đạo quốc tế. Nó cũng cho thấy nền văn hóa hiện đại thường kết hợp hai điều rất khác nhau ra sao: phấn đấu chấm dứt xung đột khó chữa qua việc thừa nhận nhân tính của kẻ thù và từ bỏ bất cứ cảm thức nào về mục đích hoặc giá trị.
Theo sổ sách, đây là những lời thực sự của Đức Thánh Cha trong cuộc phỏng vấn với kênh RSI của Thụy Sĩ: “Tôi tin rằng những người mạnh mẽ nhất là những người nhìn thấy tình hình, nghĩ đến người dân và có can đảm giương cờ trắng và đàm phán”. Về điểm này, ngài rất đúng. Cờ trắng là dấu hiệu cho thấy người cầm cờ không có ý định bạo lực và không nên trở thành mục tiêu: rằng người đó đang tiếp cận một cách thiện chí với ý định đàm phán. Nó có thể biểu thị mong muốn đầu hàng, nhưng không nhất thiết; nó cũng có thể là tiếp nhận sự đầu hàng của kẻ thù.
Như một thí dụ minh họa, không có gì hay hơn phần kết của Trận Goose Green, tháng 5 năm 1982, trong cuộc xung đột Falklands.
Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn Nhảy dù (2 Parachute) đang trong tình trạng tồi tệ. Gặp phải sự kháng cự được tổ chức tốt và quyết tâm bất ngờ của người Argentina, cuộc tiến công đã bị đình trệ - và tệ hơn, sĩ quan chỉ huy đã bị giết trong một nỗ lực anh dũng để bắt đầu lại nó.
Lệnh được chuyển cho Thiếu tá Chris Keeble (Công Giáo Rôma). Khi trận chiến tiếp diễn, tình hình ngày càng trở nên khốc liệt. Cuối cùng, Keeble đứng sang một bên và đọc Kinh Cầu nguyện Phó thác của Charles de Foucauld. Ngay lập tức, anh biết phải làm gì. Dưới sự bảo vệ của lá cờ trắng, ông cử những tù binh chiến tranh bị bắt đến đề nghị và chấp nhận sự đầu hàng của người Argentina. Cảm thấy nhẹ nhõm, họ đã làm như vậy - trước một lực lượng Anh nhỏ hơn và suy yếu hơn nhiều so với dự đoán của họ.
Trong quá trình đào tạo sĩ quan của tôi tại Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst của Quân đội Anh, những sự kiện này được giảng dạy với một cảm giác hơi khó chịu. Cuối những năm 90, Goose Green là chiến thắng chiến thuật ấn tượng nhất mà Quân đội Anh đạt được trong thời gian gần đây. Đây là sự đảo ngược của một thất bại rõ ràng, nhờ khả năng lãnh đạo đầy cảm hứng và một quyết định táo bạo, gần như xảo quyệt.
Tuy nhiên, nó đã giành chiến thắng theo một cách không chính thống đến nỗi nó mang một hàm ý đáng lo ngại: các trận chiến được quyết định ít bởi năng lực kỹ thuật quân sự mà nhiều hơn bởi những mầu nhiệm về tính cách con người, và sự may mắn, và rằng Chúa và đức tin cũng có thể đóng một vai trò quan trọng chúng.
Mặc dù nó có thể chỉ là một vấn đề phụ, nhưng một số suy nghĩ hiện nay cho rằng các khía cạnh thiêng liêng của chiến tranh đã bị đánh giá thấp trong tư duy quân sự của Mỹ và Anh, một yếu tố góp phần gây ra những thất bại thảm khốc và nhục nhã trong những thập niên gần đây, đặc biệt là Iraq và Ápganixtan.
Vấn đề vẫn là nhờ sử dụng cờ trắng, Keeble và Paras đã thắng thế, bất chấp nghịch cảnh, với nhiều sinh mạng được cứu sống cho cả hai bên. Được biết, hai hoặc ba nỗ lực đã được thực hiện để tiếp cận người Argentina với cờ trắng và chúng ta có thể suy đoán rằng những “thất bại” trước đó này có thể đã có tác động ngày càng tăng đến sự chấp nhận cuối cùng.
Nó gây ra một áp lực tâm lý tinh tế: nếu người ta biết rằng một kẻ thù kiên quyết đồng thời đề nghị đưa ra các điều khoản, điều đó sẽ làm suy yếu ý chí chiến đấu. Giữa sự tàn sát và đau khổ, một giải pháp thay thế lơ lửng trên không – “cây cầu vàng” trong câu châm ngôn của Tôn Tử. Nói theo cách hiện đại: những người cầm cờ trắng có thể “sở hữu câu chuyện”.
Cũng có thể một lời đề nghị đàm phán, ngay cả khi bị từ chối, mang lại ưu thế về mặt đạo đức sẽ củng cố quyết tâm sau đó. (Neville Chamberlain không nhận đủ tín chỉ cho việc này.) Đúng là khó có khả năng Putin sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình với Ukraine, nhưng chúng ta sẽ không biết cho đến khi lời đề nghị đó được đưa ra. Như một thử nghiệm tư duy, chúng ta có thể tự hỏi mình ở phương Tây sẽ cảm thấy thế nào nếu Nga đưa ra các điều khoản hòa bình thực tế một cách rõ ràng và công khai – và Ukraine đã từ chối chúng. Phải thừa nhận rằng, mọi sự đều cho thấy rằng Putin - thật xấu hổ và bất lợi - gần như chắc chắn sẽ không chấp nhận một động thái như vậy của Ukraine.
Đúng như vậy, các hiệp ước hòa bình thành công, chẳng hạn như thỏa thuận Thứ Sáu Tuần Thánh, cũng có cơ hội lâu dài hơn nếu được xây dựng trên sự công nhận lẫn nhau về giá trị tinh thần của bên kia - trái ngược với “công lý của kẻ chiến thắng”: tiếng gáy, sự sỉ nhục trừng phạt, trong đó kẻ thua cuộc chờ đợi thời cơ để trả thù.
Việc thẳng thừng từ chối xem xét bất cứ lệnh ngừng bắn nào phản bội mối quan tâm sâu xa về sự tự biện minh chính mình, như thể lòng nhiệt huyết tuyệt đối có thể tồn tại ở nơi không có lẽ phải, đức tin và công lý. Tôi không phải là người khó bảo vì tôi đúng, những quốc gia này nói; Tôi tự chứng tỏ mình đúng bằng cách trở nên khó chữa.
Dù sao, có vẻ như báo chí Anh không mấy mặn mà với việc ủng hộ đàm phán. Các nhà báo và học giả phương Tây vẫn đang quá thích thú với tín hiệu đạo đức khát máu của họ: khác xa với xung đột, như bao giờ hết, họ có thể đưa ra những tuyên bố dũng cảm của họ về việc ủng hộ một cách cứng ngắc trong sự an toàn hoàn hảo.
Một khía cạnh gây sốc của cuộc xung đột Ukraine là sự nhiệt tình của những người theo chủ nghĩa tự do và cấp tiến đối với nó, từ việc ủng hộ chi tiêu vũ khí khổng lồ cho đến việc thích thú trên mạng xã hội với những đoạn clip quay máy bay không người lái về xe tăng Nga bị phá hủy bằng chất nổ. Tôi nghĩ về chiếc xe tăng của chính tôi, ở Iraq, được điều khiển bởi những người đàn ông ở độ tuổi tương tự, và trong trường hợp người lái xe tăng của tôi, trẻ hơn những học sinh Lớp 13 mà tôi hiện đang dạy.
Đối với những chiến binh, bị bao vây bởi những thi thể tàn tật và xác chết của đồng đội, cần phải có lòng can đảm siêu phàm, gần như tai tiếng để đến nói chuyện với những người đã gây ra nỗi kinh hoàng này. Nhưng điều đó có thể thực hiện được, như Keeble và những người khác đã chứng minh.
Ít cao quý hơn là những tiếng nói chê bai khả năng đàm phán, chế nhạo cờ trắng, củng cố quyền lực đạo đức giả tạo của họ bằng những tiếng la hét gián tiếp từ bên lề.
Sớm hay muộn, mọi cuộc chiến đều kết thúc bằng việc nói chuyện với kẻ thù, và có lẽ thật đáng ca ngợi sự dũng cảm của các chỉ huy người Argentina đã chấp nhận các điều khoản của Keeble.
Nhưng người dũng cảm nhất, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở chúng ta, là những người thực hiện bước đi đầu tiên.
____________________________
[*] Christopher Yates là một giáo viên, cựu sĩ quan Quân đội Anh và chỉ huy xe tăng trong Đội quân Hoàng gia của Nữ hoàng, còn được gọi là 'Những chàng trai tử thần hay vinh quang'.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thứ Năm - Thứ Sáu Tuần Thánh_ Gx Tụy Hiền Tgp Hà Nội
BTTGx. Tụy Hiền
06:31 01/04/2024
THỨ NĂM VÀ THỨ SÁU TUẦN THÁNH TẠI TUỴ HIỀN TGP. HÀ NỘI
18 giờ 00 Thứ Năm, chiều 28/03/2024, tại nhà thờ xứ Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội đã diễn ra Thánh lễ Tiệc Ly, bước vào Tam Nhật Thánh của Tuần Thánh do Cha xứ An-tôn chủ sự.
Trong bài giảng, ngài nhắc đến các sự kiện như : Việc rửa chân cho môn đệ của Chúa Giêsu, Bí tích Thánh Thể được Chúa Giêsu thiết lập tại Bữa Tiệc Ly, sự đau khổ của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsêmani và sự phản bội của Giuđa Ítcariốt. Đây cũng là thời gian Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Truyền chức Thánh.
Rửa chân là yêu thương, rửa chân là khiêm nhường, rửa chân là phục vụ, rửa chân là tha thứ.
Sau Lời Nguyện Hiệp lễ là lễ nghi long trọng rước Mình Thánh Chúa sang một ngôi đền trang trọng để toàn thể các hội đoàn xứ họ đến tôn kính và cầu nguyện cho đến nửa đêm, gọi là nghi thức Chầu Thánh Thể. Việc Chầu Thánh Thể sẽ kéo dài cho tới nửa đêm, sau đó có thể tiếp tục chầu riêng cho tới lễ nghi ngày hôm sau.
Thứ Sáu Tuần Thánh tại Tuỵ Hiền
Đúng 17 giờ 00, cộng đoàn dân Chúa qui tụ nhau nơi nhà thờ và cử hành cuộc Ngắm Đàng Thánh Giá trọng thể chung quang khuôn viên nhà thờ về Đền thánh Hưởng.
18 giờ 00, kính nhớ Chúa Giêsu chịu chết chuộc tội nhân loại. Mọi người sốt sáng tham dự Nghi thức cử hành.
Sau đây là một số hình ảnh.
Xem Hình
18 giờ 00 Thứ Năm, chiều 28/03/2024, tại nhà thờ xứ Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội đã diễn ra Thánh lễ Tiệc Ly, bước vào Tam Nhật Thánh của Tuần Thánh do Cha xứ An-tôn chủ sự.
Trong bài giảng, ngài nhắc đến các sự kiện như : Việc rửa chân cho môn đệ của Chúa Giêsu, Bí tích Thánh Thể được Chúa Giêsu thiết lập tại Bữa Tiệc Ly, sự đau khổ của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsêmani và sự phản bội của Giuđa Ítcariốt. Đây cũng là thời gian Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Truyền chức Thánh.
Rửa chân là yêu thương, rửa chân là khiêm nhường, rửa chân là phục vụ, rửa chân là tha thứ.
Sau Lời Nguyện Hiệp lễ là lễ nghi long trọng rước Mình Thánh Chúa sang một ngôi đền trang trọng để toàn thể các hội đoàn xứ họ đến tôn kính và cầu nguyện cho đến nửa đêm, gọi là nghi thức Chầu Thánh Thể. Việc Chầu Thánh Thể sẽ kéo dài cho tới nửa đêm, sau đó có thể tiếp tục chầu riêng cho tới lễ nghi ngày hôm sau.
Thứ Sáu Tuần Thánh tại Tuỵ Hiền
Đúng 17 giờ 00, cộng đoàn dân Chúa qui tụ nhau nơi nhà thờ và cử hành cuộc Ngắm Đàng Thánh Giá trọng thể chung quang khuôn viên nhà thờ về Đền thánh Hưởng.
18 giờ 00, kính nhớ Chúa Giêsu chịu chết chuộc tội nhân loại. Mọi người sốt sáng tham dự Nghi thức cử hành.
Sau đây là một số hình ảnh.
Xem Hình
Thứ Năm Tuần Thánh Giáo Đoàn Lakemba, Sydney, Australia
Khanh Lai
06:34 01/04/2024
Thứ Năm Tuần Thánh Giáo Đoàn Lakemba, Sydney, Australia
Xem hình:
Hôm nay ngày 28/3/2024 lúc 5 chiều Thứ Năm Tuần Thánh là dịp tưởng nhớ bữa tiệc ly của Đức Giêsu, khi Ngài thiết lập bí tích Thánh Thể trước khi Ngài bị bắt và bị đóng đinh. Đây cũng là thời gian Ngài thiết lập bí tích Truyền Chức Thánh. Ngày thánh này rơi vào ngày thứ năm trước Phục sinh và là một phần của Tuần Thánh. Chúa Giêsu dùng bữa tối như một bữa tiệc vượt qua. Đức Kitô sẽ hoàn tất sứ mạng của Ngài như một Con chiên trong Bữu Vượt Qua vốn chết thay cho cả nhân loại để cứu con người bằng hiến tế sau cùng của Ngài.
Bữa Tiệc Ly là một bữa ăn sau cùng của Đức Giêsu với các môn đệ tại Giêrusalem. Trong bữa ăn, Ngài tiên báo kẻ sẽ phản bội Ngài, Tâm điểm của cuộc tưởng niệm thứ Năm Tuần Thánh là nghi thức tưởng nhớ Bữa Tiệc Ly trong Thánh Lễ. Sự kiện này được cử hành trong mỗi thánh lễ như một phần của phụng vụ Thánh Thể, những nghi thức ấy đặc biệt được nhắc lại trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Ngài cũng thiết lập chức linh mục đặc biệt cho các môn đệ của mình, chức này phân biệt với “chức tư tế của các tín hữu.” Đức Kitô rửa chân cho các môn đệ vốn là những linh mục đầu tiên. Thiết lập chức linh mục này được tái diễn trong thánh lễ với việc linh mục rửa chân cho 12 giáo dân.
Đúng 5pm giáo dân đã ngồi khá đông trong nhà thờ, từ cuối nhà thờ đoàn phục vụ đã cùng cha Cha cựu tuyên úy cộng đồng Canut Nguyễn Thái Hoạch tiến lên bàn thờ, trong lúc đó ca đoàn hát bài niềm tự hào của tôi là Thánh Giá Chúa tôi, niềm tự hào của tôi là vác Thánh Giá mỗi ngày.
Kinh Vinh Danh được cất lên cùng tiếng chiêng và chông reo vang chúc tụng Thiên Chúa, bài đọc một do một chị trong Giáo Đoàn đọc, sau bài đọc một ca đoàn lại hát bài Thánh Vịnh 115 của Lm Thái Nguyên, và bài đọc 2 tiếp theo
Cha chủ tế đọc phúc âm và chia sẻ bài tin mừng hôm nay: “Suốt Bữa Vượt Qua, Chúa Giêsu bẻ bánh trao cho các Môn Đệ và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em.” Tức thì Ngài nâng chén rượu và nói “Đây là máu thầy…” Những ai tin rằng khi ăn và uống mình máu Chúa Kitô, họ sẽ được sự sống đời đời.”
Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ để răn dạy rằng cúi mình rửa chân là đặt mình ngang chân người khác, biết bỏ đi cái tôi mà phục vụ bởi tình yêu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng lễ rửa chân "là một cử chỉ nhắc nhở cách chúng ta nên đối xử với nhau".
Sau phần chia sẻ lời Chúa là phần rửa chân, 12 giáo dân trong Giáo Đoàn đại diện từ các anh Huynh Trương TNTT cho tới anh chị em trong ban mục vụ, quý giáo dân, cùng đứng lên ngồi trước cung Thánh, và cha đến rửa chân cho từng người một, như Chúa Giêsu xưa rửa chân cho các muôn đệ.
Một chị đại diện giáo dân lên đọc lời nguyện, sau đó Thánh Lễ tiếp tục, Tâm điểm của cuộc tưởng niệm thứ Năm Tuần Thánh là nghi thức tưởng nhớ Bữa Tiệc Ly trong Thánh Lễ. Sự kiện này được cử hành trong mỗi thánh lễ như một phần của phụng vụ Thánh Thể, những nghi thức ấy đặc biệt được nhắc lại trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Sau Thánh Lễ ông trưởng ban không quên nhắc mọi người Ăn Chay Kiêng Thịt ngày Mai, và cha đặt mình Thánh giữa bàn thờ và cùng Chầu Thánh Thể long trọng, ai muốn ra về thì ra về trong thinh lặng.
Khanh Lai tường trình
Xem hình:
Hôm nay ngày 28/3/2024 lúc 5 chiều Thứ Năm Tuần Thánh là dịp tưởng nhớ bữa tiệc ly của Đức Giêsu, khi Ngài thiết lập bí tích Thánh Thể trước khi Ngài bị bắt và bị đóng đinh. Đây cũng là thời gian Ngài thiết lập bí tích Truyền Chức Thánh. Ngày thánh này rơi vào ngày thứ năm trước Phục sinh và là một phần của Tuần Thánh. Chúa Giêsu dùng bữa tối như một bữa tiệc vượt qua. Đức Kitô sẽ hoàn tất sứ mạng của Ngài như một Con chiên trong Bữu Vượt Qua vốn chết thay cho cả nhân loại để cứu con người bằng hiến tế sau cùng của Ngài.
Bữa Tiệc Ly là một bữa ăn sau cùng của Đức Giêsu với các môn đệ tại Giêrusalem. Trong bữa ăn, Ngài tiên báo kẻ sẽ phản bội Ngài, Tâm điểm của cuộc tưởng niệm thứ Năm Tuần Thánh là nghi thức tưởng nhớ Bữa Tiệc Ly trong Thánh Lễ. Sự kiện này được cử hành trong mỗi thánh lễ như một phần của phụng vụ Thánh Thể, những nghi thức ấy đặc biệt được nhắc lại trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Ngài cũng thiết lập chức linh mục đặc biệt cho các môn đệ của mình, chức này phân biệt với “chức tư tế của các tín hữu.” Đức Kitô rửa chân cho các môn đệ vốn là những linh mục đầu tiên. Thiết lập chức linh mục này được tái diễn trong thánh lễ với việc linh mục rửa chân cho 12 giáo dân.
Đúng 5pm giáo dân đã ngồi khá đông trong nhà thờ, từ cuối nhà thờ đoàn phục vụ đã cùng cha Cha cựu tuyên úy cộng đồng Canut Nguyễn Thái Hoạch tiến lên bàn thờ, trong lúc đó ca đoàn hát bài niềm tự hào của tôi là Thánh Giá Chúa tôi, niềm tự hào của tôi là vác Thánh Giá mỗi ngày.
Kinh Vinh Danh được cất lên cùng tiếng chiêng và chông reo vang chúc tụng Thiên Chúa, bài đọc một do một chị trong Giáo Đoàn đọc, sau bài đọc một ca đoàn lại hát bài Thánh Vịnh 115 của Lm Thái Nguyên, và bài đọc 2 tiếp theo
Cha chủ tế đọc phúc âm và chia sẻ bài tin mừng hôm nay: “Suốt Bữa Vượt Qua, Chúa Giêsu bẻ bánh trao cho các Môn Đệ và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em.” Tức thì Ngài nâng chén rượu và nói “Đây là máu thầy…” Những ai tin rằng khi ăn và uống mình máu Chúa Kitô, họ sẽ được sự sống đời đời.”
Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ để răn dạy rằng cúi mình rửa chân là đặt mình ngang chân người khác, biết bỏ đi cái tôi mà phục vụ bởi tình yêu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng lễ rửa chân "là một cử chỉ nhắc nhở cách chúng ta nên đối xử với nhau".
Sau phần chia sẻ lời Chúa là phần rửa chân, 12 giáo dân trong Giáo Đoàn đại diện từ các anh Huynh Trương TNTT cho tới anh chị em trong ban mục vụ, quý giáo dân, cùng đứng lên ngồi trước cung Thánh, và cha đến rửa chân cho từng người một, như Chúa Giêsu xưa rửa chân cho các muôn đệ.
Một chị đại diện giáo dân lên đọc lời nguyện, sau đó Thánh Lễ tiếp tục, Tâm điểm của cuộc tưởng niệm thứ Năm Tuần Thánh là nghi thức tưởng nhớ Bữa Tiệc Ly trong Thánh Lễ. Sự kiện này được cử hành trong mỗi thánh lễ như một phần của phụng vụ Thánh Thể, những nghi thức ấy đặc biệt được nhắc lại trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Sau Thánh Lễ ông trưởng ban không quên nhắc mọi người Ăn Chay Kiêng Thịt ngày Mai, và cha đặt mình Thánh giữa bàn thờ và cùng Chầu Thánh Thể long trọng, ai muốn ra về thì ra về trong thinh lặng.
Khanh Lai tường trình
Giáo Đoàn Chúa Kitô Vua Lakemba - CĐCGVN/TGPSYDNEY
Khanh Lai
06:40 01/04/2024
Giáo Đoàn Chúa Kitô Vua Lakemba - CĐCGVN/TGPSYDNEY
Cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa
Hôm nay, thứ Sáu 29/3/2024 dương lịch, cũng là Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Giáo đoàn Chúa Kitô Lakemba long trọng cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô để cứu chuộc nhân loại vào lúc 5pm. Trên bàn thờ để trống, không thánh giá không chân đèn và không trải khăn như trong các thánh lễ. Đầu lễ, giáo dân được hướng dân nghi thức phụng vụ hôm nay gồm 3 phần chính: Phụng vụ Lời Chúa, Tôn kính Thánh Gia và Rước lê. Bắt đâu bằng cuộc rước đoàn phung tự tư cuối Thánh Đường. Cha chủ tế Canut Nguyễn Thái Hoạch mặc phẩm phục màu đỏ. Ca đoàn không hát ca nhập lễ. Khi tới bàn thờ, Cha chủ tế phủ phục xuống đât trong khi giáo dân thinh lặng cầu nguyện. Kế đến cha dâng lời nguyện, tiếp theo 3 bài đọc.
(Coi thêm hình ảnh)
Bài đọc 1 trích từ sách I-sai-a, nói về người tôi tớ Chúa vị sỉ nhục bị giết để đền tội thay cho kẻ khác. Người tôi tớ ấy chính là Chúa Giêsu giúp ta hiểu ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu đem lại ơn Cưu chuộc. Bài đọc 2 trích từ thư gởi tín hữu Hip-ri, nói về Chúa Giêsu cũng là người như chúng ta nên trước đau khổ và cái chết Ngài cũng thấy đau khổ, sọ hãi. Tuy nhiên Ngài đã vâng phục thánh ý Chúa Cha. Kế đến là bài thương khó theo Thánh Gioan diẽn lại những gì đã sảy ra tư sau bữa tiệc ly cho đên khi chịu nạn chịu chết và chịu táng xác. Chúa tự nguyện chịu cực hình, chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Khi chịu treo trên Thập Giá, Người đã chiến thắng tử thần và lôi kéo mọi người về với Người.
Trong bài giảng Cha Hoạch nhắc đến dù Chúa bị phản bội nhưng Người vẫn yêu thương và tha thứ. Giuda đã phản bội bán Chúa 30 đồng, Thánh Phêro chối Chúa 3 lần, dân Do Thái trong lễ Lá hoan hô chúc tụng Chúa nhưng chỉ vài ngày sau đã đòi đóng đinh Chúa. Phần chúng ta, đã bao lần chúng ta chối Chúa, đã không can đảm nhận mình là người Công Giáo qua lời nói và việc làm, đã vì chạy theo tiền tài danh vọng mà quên Chúa. Chính Chúa đã tiên báo Người sẽ sông lại trong 3 ngày. Vậy chúng ta cũng phải sống lại với Người trong cuộc sống mới, cuộc sống yêu thương và bác ái, đạo đức hơn và thánh thiện hơn. Tiếp theo là 10 lời nguyện câu cho Hội Thánh Chúa, Đức Thánh Cha, hàng giáo sĩ và giáo dân, dự tòng, cho sự hiệp nhất, cho người Do Thái,người ngoại, người vô thần, cho các lãnh đạo quốc gia và cho nhưng người đau khổ.
Sau đó là Kính Thờ Thánh Giá. Thánh giá được phủ khăn kín ở cuối nhà thờ. Cha mở khăn trùm phía đầu thánh giá, dương cao và hát “Đây là cây Thánh Giá nơi treo Đáng Cứu Độ trần gian”, Giáo dân thưa : “Chúng ta hãy đến thờ lạy”. Đến giữa nhà thờ khăn phủ phía phải Thánh giá, được mỏ ra, nâng cao và hát kêu mời như trên. Đến Cung Thánh, Cha mở hết khăn và cũng lập lại như vậy. Sau đó mọi người sắp 2 hàng lên cúi đầu lạy Thánh giá rồi vê chỗ như khi lên rước lễ.
Phần Rước Lễ bắt đầu từ Kinh Lạy Cha, hôm nay không có chúc bình an và không hát Lạy Chiên Thiên Chúa.Hôm nay đăc biệt có nhiều giáo dân tham dự nên cần thêm thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa. Theo thông lệ giáo dân hôm nay đóng góp cho quỹ trùng tu thánh địa Jerusalem. Sau lời nguyện hiêp lễ cha kêu mời mọi người thinh lặng ra về, tiếp tục suy niêm về cuộc thương khó của Chúa, mang theo lời nhắn cúa cha: ”Hãy sống lại với Chúa trong cuộc sống mới trong bác ái yêu thương đạo đức và thánh thiện hơn”. Chớ gì được như vây.
Giuse Quốc Hào tường trình
Cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa
Hôm nay, thứ Sáu 29/3/2024 dương lịch, cũng là Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Giáo đoàn Chúa Kitô Lakemba long trọng cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô để cứu chuộc nhân loại vào lúc 5pm. Trên bàn thờ để trống, không thánh giá không chân đèn và không trải khăn như trong các thánh lễ. Đầu lễ, giáo dân được hướng dân nghi thức phụng vụ hôm nay gồm 3 phần chính: Phụng vụ Lời Chúa, Tôn kính Thánh Gia và Rước lê. Bắt đâu bằng cuộc rước đoàn phung tự tư cuối Thánh Đường. Cha chủ tế Canut Nguyễn Thái Hoạch mặc phẩm phục màu đỏ. Ca đoàn không hát ca nhập lễ. Khi tới bàn thờ, Cha chủ tế phủ phục xuống đât trong khi giáo dân thinh lặng cầu nguyện. Kế đến cha dâng lời nguyện, tiếp theo 3 bài đọc.
(Coi thêm hình ảnh)
Bài đọc 1 trích từ sách I-sai-a, nói về người tôi tớ Chúa vị sỉ nhục bị giết để đền tội thay cho kẻ khác. Người tôi tớ ấy chính là Chúa Giêsu giúp ta hiểu ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu đem lại ơn Cưu chuộc. Bài đọc 2 trích từ thư gởi tín hữu Hip-ri, nói về Chúa Giêsu cũng là người như chúng ta nên trước đau khổ và cái chết Ngài cũng thấy đau khổ, sọ hãi. Tuy nhiên Ngài đã vâng phục thánh ý Chúa Cha. Kế đến là bài thương khó theo Thánh Gioan diẽn lại những gì đã sảy ra tư sau bữa tiệc ly cho đên khi chịu nạn chịu chết và chịu táng xác. Chúa tự nguyện chịu cực hình, chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Khi chịu treo trên Thập Giá, Người đã chiến thắng tử thần và lôi kéo mọi người về với Người.
Trong bài giảng Cha Hoạch nhắc đến dù Chúa bị phản bội nhưng Người vẫn yêu thương và tha thứ. Giuda đã phản bội bán Chúa 30 đồng, Thánh Phêro chối Chúa 3 lần, dân Do Thái trong lễ Lá hoan hô chúc tụng Chúa nhưng chỉ vài ngày sau đã đòi đóng đinh Chúa. Phần chúng ta, đã bao lần chúng ta chối Chúa, đã không can đảm nhận mình là người Công Giáo qua lời nói và việc làm, đã vì chạy theo tiền tài danh vọng mà quên Chúa. Chính Chúa đã tiên báo Người sẽ sông lại trong 3 ngày. Vậy chúng ta cũng phải sống lại với Người trong cuộc sống mới, cuộc sống yêu thương và bác ái, đạo đức hơn và thánh thiện hơn. Tiếp theo là 10 lời nguyện câu cho Hội Thánh Chúa, Đức Thánh Cha, hàng giáo sĩ và giáo dân, dự tòng, cho sự hiệp nhất, cho người Do Thái,người ngoại, người vô thần, cho các lãnh đạo quốc gia và cho nhưng người đau khổ.
Sau đó là Kính Thờ Thánh Giá. Thánh giá được phủ khăn kín ở cuối nhà thờ. Cha mở khăn trùm phía đầu thánh giá, dương cao và hát “Đây là cây Thánh Giá nơi treo Đáng Cứu Độ trần gian”, Giáo dân thưa : “Chúng ta hãy đến thờ lạy”. Đến giữa nhà thờ khăn phủ phía phải Thánh giá, được mỏ ra, nâng cao và hát kêu mời như trên. Đến Cung Thánh, Cha mở hết khăn và cũng lập lại như vậy. Sau đó mọi người sắp 2 hàng lên cúi đầu lạy Thánh giá rồi vê chỗ như khi lên rước lễ.
Phần Rước Lễ bắt đầu từ Kinh Lạy Cha, hôm nay không có chúc bình an và không hát Lạy Chiên Thiên Chúa.Hôm nay đăc biệt có nhiều giáo dân tham dự nên cần thêm thừa tác viên trao Mình Thánh Chúa. Theo thông lệ giáo dân hôm nay đóng góp cho quỹ trùng tu thánh địa Jerusalem. Sau lời nguyện hiêp lễ cha kêu mời mọi người thinh lặng ra về, tiếp tục suy niêm về cuộc thương khó của Chúa, mang theo lời nhắn cúa cha: ”Hãy sống lại với Chúa trong cuộc sống mới trong bác ái yêu thương đạo đức và thánh thiện hơn”. Chớ gì được như vây.
Giuse Quốc Hào tường trình
Đêm Vọng Phục Sinh_Gx Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội
BTTGx. Tụy Hiền
06:44 01/04/2024
14 THÀNH VIÊN GIA NHẬP HỘI THÁNH CHÚA TẠI GIÁO XỨ TUỴ HIỀN TGP. HÀ NỘI VÀO ĐÊM VỌNG PHỤC SINH 2024
Đúng 19 giờ 30, Lễ Nghi long trọng Đêm Vọng Phục Sinh tại giáo xứ Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội năm 2024 được cử hành.
Trước khi cử hành nghi thức Đêm Vọng Phục Sinh. Mọi người chìm trong bóng tối tĩnh mịch của đêm đen, không ánh đèn, tất cả cộng đoàn phụng vụ cùng hướng về phía cha chủ tế: với đống lửa đang cháy sáng. Sau Nghi thức Làm Phép Lửa, Nến Phục Sinh được thắp lên như sự hiện diện của chính Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta.
Lúc kiệu nến Phục sinh, vị chủ tế xướng lên ba lần: “Ánh sáng Chúa Kitô”. Và cộng đoàn cùng đáp lại ba lần: “Tạ ơn Chúa.”
Tới Cung Thánh, Nến Phục Sinh cháy sáng với lửa được làm phép vào nhà thờ đặt trên giá trang trọng. Tin Mừng được công bố : “Mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiên thần trên trời. …”(x.Exsultet).
Đặc biệt trong đêm nay. Tuỵ Hiền đón nhận 14 thành viên gia nhập Hội Thánh Chúa, trong đó có 9 người trưởng thành, (2 nam, 7 nữ) và 5 em nhỏ (3 bé trai và 2 bé gái). Đây là niềm vui lớn lao, góp phần làm cho Đêm Vọng Phục Sinh được đầy đủ ý nghĩa.
Họ được xức Dầu mới được truyền phép, rửa bằng Nước Thánh vừa làm phép xong, thắp Lửa mới, nhất là được rước Mình và Máu Thánh Chúa trong Đêm cực thánh này. Họ trở nên con người mới, với những tên mới.
Dưới đây là một số hình ảnh.
Xem Hình
Đúng 19 giờ 30, Lễ Nghi long trọng Đêm Vọng Phục Sinh tại giáo xứ Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội năm 2024 được cử hành.
Trước khi cử hành nghi thức Đêm Vọng Phục Sinh. Mọi người chìm trong bóng tối tĩnh mịch của đêm đen, không ánh đèn, tất cả cộng đoàn phụng vụ cùng hướng về phía cha chủ tế: với đống lửa đang cháy sáng. Sau Nghi thức Làm Phép Lửa, Nến Phục Sinh được thắp lên như sự hiện diện của chính Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta.
Lúc kiệu nến Phục sinh, vị chủ tế xướng lên ba lần: “Ánh sáng Chúa Kitô”. Và cộng đoàn cùng đáp lại ba lần: “Tạ ơn Chúa.”
Tới Cung Thánh, Nến Phục Sinh cháy sáng với lửa được làm phép vào nhà thờ đặt trên giá trang trọng. Tin Mừng được công bố : “Mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiên thần trên trời. …”(x.Exsultet).
Đặc biệt trong đêm nay. Tuỵ Hiền đón nhận 14 thành viên gia nhập Hội Thánh Chúa, trong đó có 9 người trưởng thành, (2 nam, 7 nữ) và 5 em nhỏ (3 bé trai và 2 bé gái). Đây là niềm vui lớn lao, góp phần làm cho Đêm Vọng Phục Sinh được đầy đủ ý nghĩa.
Họ được xức Dầu mới được truyền phép, rửa bằng Nước Thánh vừa làm phép xong, thắp Lửa mới, nhất là được rước Mình và Máu Thánh Chúa trong Đêm cực thánh này. Họ trở nên con người mới, với những tên mới.
Dưới đây là một số hình ảnh.
Xem Hình
Chúa nay đã phục sinh – Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh – Marrickville, Sydney, Australia.
Khanh Lai
06:47 01/04/2024
Chúa nay đã phục sinh – Thánh Lễ Chúa Nhật Phục Sinh – Marrickville, Sydney, Australia.
Xem thêm hình ảnh
Lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh - giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh. các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu sống lại vào Chúa Nhật hôm nay, ba ngày sau khi chết trên thập tự giá. Hôm nay Chúa Nhật ngày 31/3/2024 tại Giáo Đoàn Marrickville mừng Chúa sống lại lúc 4pm chiều, với sự tham dự của hơn 600 giáo dân.
Phóng viên Vietcatholic có mặt tại Giáo Đoàn Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Marrickville số 293 Marrickville Rd, Marrickville, NSW 2204. Thánh đường nằm trên con đường chính nên rất đông xe cộ qua lại. Đây là một Giáo Đoàn sinh hoạt từ ngày đầu có đông người việt tới định cư tại đất nước này.
Mừng Chúa sống lại Giáo đoàn tổ chức với một nét đặc biệt theo truyền thống Giáo Phận Hải Phòng, lúc 3.45pm mọi người tập trung tại sân học và bắt đầu cung nghi kiệu Chúa Sống Lại và Kiệu Đức Mẹ mừng con sống lại, một đoàn người xếp hàng hai đi tiến về nhà thờ, tới sân cuối nhà thờ, hai kiệu được an vị 2 bên, một đội kiệu chào kiệu Chúa Sống Lại, và vui mừng cùng mẹ vì con Mẹ đã sống lại, Đến phần các em Thiếu Nhi Cung Thánh mặc đồng phục, mỗi tay cầm một cây nến cháy, cũng đi qua Mẹ Maria dâng nến cho Mẹ, rồi qua bên kiệu Chúa Phục Sinh, các em quỳ gối đứng lên múa nến mừng Chúa Sống Lại.
Tiếng trống vang lên cũng là lúc bắt đầu đoàn rước cung nghinh kiệu Chúa Sống Lại và kiệu Đức Mẹ tiến vào nhà thờ, quí bà mặc áo mầu đỏ, các em thiếu nhi mặc trang phục mầu trắng và đỏ Sau đó, nghi thức rước kiệu vào nhà thờ bắt đầu với Thánh Giá nến cao, các em Thiếu Nhi Cung Thánh, quý chị dâng hoa, Giáo dân đi kế tiếp, sau cùng là Cha chủ tế tiến vào Nhà thờ. Ban Lễ nghi đặt kiệu Đức Mẹ bên phải, kiệu Chúa Phục Sinh bên trái cung thánh và Thánh lễ bắt đầu.
Cha chủ tế cất tiếng hát Kinh Vinh Danh, hòa nhịp với tiếng đàn, ca đoàn, và Giáo dân cùng hát chung với tiếng trống nổi lên, tiếng chuông reo vang mừng Chúa Phụa Sinh.
Lm. Trần Văn Trợ chủ tế đọc phúc âm và giảng thuyết về Chúa Phục Sinh. Thánh Lễ tiếp tục với lời nguyện giáo dân, dâng của lễ gồm 4 chị dâng hoa hôm nay,
Sau Rước Lễ, phần thông báo quan trọng trong những ngày kế tiết. Sau đó, Trưởng Ban Mục Vụ kính mời tất cả mọi người tới tham dự Thánh Lễ quan thầy Giáo đoàn vào ngày 14 tháng 5 năm 20234.
Thánh lễ kết thúc với phần cha ban Phép Lành Chúa Phục Sinh và phát trứng Phục Sinh cho mọi người mừng Chúa đã sống lại Aleluia…
Khanh Lai tường trình
Xem thêm hình ảnh
Lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh - giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh. các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu sống lại vào Chúa Nhật hôm nay, ba ngày sau khi chết trên thập tự giá. Hôm nay Chúa Nhật ngày 31/3/2024 tại Giáo Đoàn Marrickville mừng Chúa sống lại lúc 4pm chiều, với sự tham dự của hơn 600 giáo dân.
Phóng viên Vietcatholic có mặt tại Giáo Đoàn Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Marrickville số 293 Marrickville Rd, Marrickville, NSW 2204. Thánh đường nằm trên con đường chính nên rất đông xe cộ qua lại. Đây là một Giáo Đoàn sinh hoạt từ ngày đầu có đông người việt tới định cư tại đất nước này.
Mừng Chúa sống lại Giáo đoàn tổ chức với một nét đặc biệt theo truyền thống Giáo Phận Hải Phòng, lúc 3.45pm mọi người tập trung tại sân học và bắt đầu cung nghi kiệu Chúa Sống Lại và Kiệu Đức Mẹ mừng con sống lại, một đoàn người xếp hàng hai đi tiến về nhà thờ, tới sân cuối nhà thờ, hai kiệu được an vị 2 bên, một đội kiệu chào kiệu Chúa Sống Lại, và vui mừng cùng mẹ vì con Mẹ đã sống lại, Đến phần các em Thiếu Nhi Cung Thánh mặc đồng phục, mỗi tay cầm một cây nến cháy, cũng đi qua Mẹ Maria dâng nến cho Mẹ, rồi qua bên kiệu Chúa Phục Sinh, các em quỳ gối đứng lên múa nến mừng Chúa Sống Lại.
Tiếng trống vang lên cũng là lúc bắt đầu đoàn rước cung nghinh kiệu Chúa Sống Lại và kiệu Đức Mẹ tiến vào nhà thờ, quí bà mặc áo mầu đỏ, các em thiếu nhi mặc trang phục mầu trắng và đỏ Sau đó, nghi thức rước kiệu vào nhà thờ bắt đầu với Thánh Giá nến cao, các em Thiếu Nhi Cung Thánh, quý chị dâng hoa, Giáo dân đi kế tiếp, sau cùng là Cha chủ tế tiến vào Nhà thờ. Ban Lễ nghi đặt kiệu Đức Mẹ bên phải, kiệu Chúa Phục Sinh bên trái cung thánh và Thánh lễ bắt đầu.
Cha chủ tế cất tiếng hát Kinh Vinh Danh, hòa nhịp với tiếng đàn, ca đoàn, và Giáo dân cùng hát chung với tiếng trống nổi lên, tiếng chuông reo vang mừng Chúa Phụa Sinh.
Lm. Trần Văn Trợ chủ tế đọc phúc âm và giảng thuyết về Chúa Phục Sinh. Thánh Lễ tiếp tục với lời nguyện giáo dân, dâng của lễ gồm 4 chị dâng hoa hôm nay,
Sau Rước Lễ, phần thông báo quan trọng trong những ngày kế tiết. Sau đó, Trưởng Ban Mục Vụ kính mời tất cả mọi người tới tham dự Thánh Lễ quan thầy Giáo đoàn vào ngày 14 tháng 5 năm 20234.
Thánh lễ kết thúc với phần cha ban Phép Lành Chúa Phục Sinh và phát trứng Phục Sinh cho mọi người mừng Chúa đã sống lại Aleluia…
Khanh Lai tường trình
Những hình ảnh giản dị độc đáo của CĐ Đức Mẹ Mân Côi, Los Angeles, cử hành Tam Nhật Thánh
Nguyễn Thành
14:19 01/04/2024
Xem hình ảnh của Thanh Nguyen
Giới thiệu: CĐ Đức Mẹ Mân Côi là một Cộng Đoàn CG Việt Nam do Đức Ông Phạm Hiền làm quản nhiệm. Cộng Đoàn là một thành phần của Gx Our Lady Of Assumption ở Claremont, CA, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles, California. (Trần Mạnh Trác)
Giới thiệu: CĐ Đức Mẹ Mân Côi là một Cộng Đoàn CG Việt Nam do Đức Ông Phạm Hiền làm quản nhiệm. Cộng Đoàn là một thành phần của Gx Our Lady Of Assumption ở Claremont, CA, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles, California. (Trần Mạnh Trác)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh sự khác lạ nơi biến cố Chúa Giêsu Kitô phục sinh
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
02:56 01/04/2024
Hình ảnh sự khác lạ nơi biến cố Chúa Giêsu Kitô phục sinh
Xưa nay trong cung cách phụng vụ Giáo Hội mừng lễ mừng Chúa Giesu Kito sống lại, cây nến Phục sinh cao to được thắp dựng trên cung thánh nơi các thánh đường là trung tâm loan báo tin mừng: Ánh sáng Chúa Kito. Chúa Giesu Kito đã sống lại. Halleluja!
Nhưng ngày xưa cách đây hơn hai nghìn năm nơi diễn xảy ra biến cố phục sinh thần thánh lạ lùng lại khác. Phải mọi sự đã đổi khác.
Phúc âm ( Mc 16,1-8) thuật lại : Các người phụ nữ sáng sớm ra thăm mộ Chúa, lo lắng không biết làm sao, hay có thể nhờ ai giúp lăn tấm phiến đá nặng che lấp cửa mộ ra cho. Nhưng sự thể lại đã ra khác.
Khi tới mộ, họ quá đỗi ngạc nhiên thấy tấm phiến đá chắn lấp cửa ngôi mộ chôn Chúa Giesu đã được vần lăn sang qua một bên, cửa lối vào bên trong huyệt mộ đã được khai thông mở ra!
Các người phụ nữ đi vào huyệt mộ, họ chờ đợi mong muốn tìm được xác Chúa Giesu Kito để thoa xức dầu thơm tỏ tâm tình lòng kính trọng thương mến. Nhưng sự thể lại đã ra khác.
Họ không còn thấy xác Chúa Giesu nữa, mà trước đây ba ngày chính họ đã an táng ngài nơi này, bây giờ không còn nằm trong đó nữa, đang khi những khăn băng vải liệm xác người qua đời xếp nằm trên nền đất.
Các người phụ nữ những tưởng là có quân lính canh gác bên ngoài mộ Chúa Giesu Kito, như các Thầy cả, các vị luật sĩ Phariseo muốn làm để thách thức các Môn đệ, những người mộ mến theo Giesu. Nhưng sự thể lại đã ra khác.
Thay vì thấy có quân lính canh gác, họ chỉ gặp Thiên Thần Chúa mặc áo trắng ngồi canh nơi mộ.
Những tưởng sẽ được vị Thiên Thần hướng dẫn chỉ đường vào mộ. Nhưng sự thể lại đã ra khác
Thiên Thần Chúa bảo cho họ biết Chúa Giesu Kito đã chỗi dậy sống lại rồi, Người không còn ở đây nữa.
Các người phụ nữ thấy biến cố sự thể đã xảy ra cùng được Thiên Thần báo tin mừng, họ sống trong tâm trạng vừa ngạc nhiên, vừa lo sợ và cũng vừa vui mừng. Họ không biết xử sự thế nào. Nhưng sự thể lại đã ra khác
Thiên Thần Chúa trấn an họ đừng sợ gì! Và trao cho họ là những nhân chứng đầu tiên đi loan báo tin mừng Chúa Giesu Kito đã sống lại ra khỏi nấm mồ sự chết, cùng nói cho các Môn đệ Chúa Giesu rằng Người chờ đợi gặp lại họ ở Galileo, nơi ngày xưa cách đây ba năm Người đã kêu gọi chọn họ làm Môn đệ, nơi đó Người đã bắt đầu rao giảng nước Thiên Chúa cho con người trên trần gian.
Biến cố đau thương tủi nhục Chúa Giesu Kito đã chết trên thập tự chiều ngày thứ sáu. Những tưởng mọi sự chấm hết. Nhưng sự thể nay lại đã ra khác
Chúa Giesu Kito đã chết được an táng trong huyệt mộ. Nhưng Ngài qua biến cố phục sinh vẫn còn đang sống. Ánh sáng sự sống niềm hy vọng bừng lên trong đêm tối tội lỗi trần gian bao trùm con người từ ngày xa xưa, sau khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ thiên nhiên và con người. Vì Ông Bà nguyên tổ Adong Eva đã phạm tội lỗi luật Thiên Chúa.
Ngày xưa Thiên Chúa đã ra hình phạt cho con người, vì tội Ông Bà nguyên tổ, phải chết. Nhưng sự thể lại ra khác.
Chúa Giesu Kito đã chỗi dậy sống lại từ cõi kẻ chết không do tự mình, nhưng sức mạnh thần linh của Thiên Chúa đã cho làm Ngài chỗi dậy sống lại. Và sự phục sinh sống lại của Chúa Giesu Kito có giá trị mang đến ơn cứu độ giải thoát cho linh hồn con người khỏi hình phạt phải chết.
Tội lỗi, sự dữ ảnh hưởng làm cho tâm trí tinh thần con người ra mệt mỏi, thiếu vắng niềm hy vọng, vui tươi phấn khởi vươn lên. Nhưng ánh sáng phục sinh sống lại của Chúa Giesu Kito soi chiếu lan tỏa sức sống niềm hy vọng cho tâm trí. Qua sự hy sinh chịu chết và sống lại của Người mang đến hiệu quả tha thứ tội lỗi cho con người trần gian. Đó là nền tảng đức tin vào Thiên Chúa, nguồn sự sống, nguồn ơn tha thứ bình an cho đời sống tâm linh cùng thể xác con người.
Thiên Thần Chúa nói với các người phụ nữ ra thăm viếng mộ Chúa: hãy ra đi trở về đời sống hằng ngày sống loan báo làm chứng cho tin mừng Chúa Giesu Kito đã sống lại.
Trở về với đời sống sinh hoạt hằng ngày có niềm vui cùng nỗi buồn, có niềm hy vọng cùng cả nỗi hoài nghi thất vọng, có mừng rỡ chiến thắng cùng cả sự thất bại, có tình yêu thương cùng cả hận thù ghen ghét, có nụ cười cùng cả nước mắt, có ánh sáng cùng cả bóng tối, có ban ngày cùng cả ban đêm tối nữa, có đoàn tụ chung hợp cùng cả chia ly…Tất cả diễn xảy ra nơi đời sống trong công trình vũ trụ thiên nhiên từ xưa nay.
Từ những ngày tháng qua những tín hữu Chúa Kito bên đất thánh Do Thái đã đang sống trong lo âu buồn thảm. Vì chiến tranh đã cùng đang xảy ra hằng ngày, khiến đời sống về mọi khía cạnh, nhất là về an ninh và kinh tế gặp rất nhiều khó khăn khủng hoảng.
Ngôi mộ Chúa Giesu là ngôi mộ trống, vì Chúa Giesu Kito đã phục sinh sống lại. Đền thờ mộ Chúa ngày nay ở Jerusalem, nơi có Ngôi mộ trống lịch sử của Chúa phục sinh. Xưa nay hằng hơn chục thế kỷ qua luôn có từng đoàn lũ đông đảo khách hành hương khắp nơi trên thế giới đến thăm viếng. Bây giờ vì chiến tranh đe dọa phá hoại, nên sự lo sợ cùng chết chóc bao phủ đời sống xã hội. Và như thế cũng gây ra hệ lụy tiêu cực cho con đường đời sống trở nên trống vắng thiếu hụt về an sinh kinh tế, cùng cảnh lo âu buồn thảm cho tinh thần con người.
Nhưng dẫu vậy vẫn còn có những nhóm nhỏ người Kito hữu, nhất là các Vị Tu Sỹ Nam Nữ Dòng, trải qua bao giai đoạn lúc thịnh vượng cũng như những lúc khó khăn về các khía cạnh đời sống, họ vẫn can đảm trung thành bám trụ sống gìn giữ bảo vệ nơi có nhiều dấu vết lịch sử thánh tích, sống làm chứng loan báo tin mừng Chúa Giesu phục sinh, sống dấn thân giúp đỡ những hoàn cảnh cần phải được giúp đỡ ở ngay các vùng đất thánh bên nước Do Thái.
Hướng về họ với lòng cảm phục cùng tình liên đới, Giáo Hội qua Đức Giáo Hoàng đã có tâm tình gửi họ: “Lễ Phục sinh, trung tâm đức tin của chúng ta, càng có ý nghĩa hơn đối với anh chị em, những người cử hành lễ này ở chính những nơi Chúa chúng ta sống, đã chết và sống lại. Lịch sử cứu độ, và thậm chí cả địa lý của nó, sẽ không tồn tại ngoài mảnh đất mà anh chị em đã cư trú trong nhiều thế kỷ. Anh chị em muốn ở lại đó, và điều tốt là anh chị em nên ở lại đó. Cảm ơn vì chứng tá đức tin của anh chị em, cảm ơn vì lòng bác ái hiện hữu giữa anh chị em cảm ơn vì khả năng hy vọng của anh chị em bất chấp mọi thất vọng.” ( Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxico gửi dân Chúa bên đất thánh ngày 27.03.2024).
Chúc mừng Lễ Chúa Giêsu Phục sinh 2024
Xưa nay trong cung cách phụng vụ Giáo Hội mừng lễ mừng Chúa Giesu Kito sống lại, cây nến Phục sinh cao to được thắp dựng trên cung thánh nơi các thánh đường là trung tâm loan báo tin mừng: Ánh sáng Chúa Kito. Chúa Giesu Kito đã sống lại. Halleluja!
Nhưng ngày xưa cách đây hơn hai nghìn năm nơi diễn xảy ra biến cố phục sinh thần thánh lạ lùng lại khác. Phải mọi sự đã đổi khác.
Phúc âm ( Mc 16,1-8) thuật lại : Các người phụ nữ sáng sớm ra thăm mộ Chúa, lo lắng không biết làm sao, hay có thể nhờ ai giúp lăn tấm phiến đá nặng che lấp cửa mộ ra cho. Nhưng sự thể lại đã ra khác.
Khi tới mộ, họ quá đỗi ngạc nhiên thấy tấm phiến đá chắn lấp cửa ngôi mộ chôn Chúa Giesu đã được vần lăn sang qua một bên, cửa lối vào bên trong huyệt mộ đã được khai thông mở ra!
Các người phụ nữ đi vào huyệt mộ, họ chờ đợi mong muốn tìm được xác Chúa Giesu Kito để thoa xức dầu thơm tỏ tâm tình lòng kính trọng thương mến. Nhưng sự thể lại đã ra khác.
Họ không còn thấy xác Chúa Giesu nữa, mà trước đây ba ngày chính họ đã an táng ngài nơi này, bây giờ không còn nằm trong đó nữa, đang khi những khăn băng vải liệm xác người qua đời xếp nằm trên nền đất.
Các người phụ nữ những tưởng là có quân lính canh gác bên ngoài mộ Chúa Giesu Kito, như các Thầy cả, các vị luật sĩ Phariseo muốn làm để thách thức các Môn đệ, những người mộ mến theo Giesu. Nhưng sự thể lại đã ra khác.
Thay vì thấy có quân lính canh gác, họ chỉ gặp Thiên Thần Chúa mặc áo trắng ngồi canh nơi mộ.
Những tưởng sẽ được vị Thiên Thần hướng dẫn chỉ đường vào mộ. Nhưng sự thể lại đã ra khác
Thiên Thần Chúa bảo cho họ biết Chúa Giesu Kito đã chỗi dậy sống lại rồi, Người không còn ở đây nữa.
Các người phụ nữ thấy biến cố sự thể đã xảy ra cùng được Thiên Thần báo tin mừng, họ sống trong tâm trạng vừa ngạc nhiên, vừa lo sợ và cũng vừa vui mừng. Họ không biết xử sự thế nào. Nhưng sự thể lại đã ra khác
Thiên Thần Chúa trấn an họ đừng sợ gì! Và trao cho họ là những nhân chứng đầu tiên đi loan báo tin mừng Chúa Giesu Kito đã sống lại ra khỏi nấm mồ sự chết, cùng nói cho các Môn đệ Chúa Giesu rằng Người chờ đợi gặp lại họ ở Galileo, nơi ngày xưa cách đây ba năm Người đã kêu gọi chọn họ làm Môn đệ, nơi đó Người đã bắt đầu rao giảng nước Thiên Chúa cho con người trên trần gian.
Biến cố đau thương tủi nhục Chúa Giesu Kito đã chết trên thập tự chiều ngày thứ sáu. Những tưởng mọi sự chấm hết. Nhưng sự thể nay lại đã ra khác
Chúa Giesu Kito đã chết được an táng trong huyệt mộ. Nhưng Ngài qua biến cố phục sinh vẫn còn đang sống. Ánh sáng sự sống niềm hy vọng bừng lên trong đêm tối tội lỗi trần gian bao trùm con người từ ngày xa xưa, sau khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ thiên nhiên và con người. Vì Ông Bà nguyên tổ Adong Eva đã phạm tội lỗi luật Thiên Chúa.
Ngày xưa Thiên Chúa đã ra hình phạt cho con người, vì tội Ông Bà nguyên tổ, phải chết. Nhưng sự thể lại ra khác.
Chúa Giesu Kito đã chỗi dậy sống lại từ cõi kẻ chết không do tự mình, nhưng sức mạnh thần linh của Thiên Chúa đã cho làm Ngài chỗi dậy sống lại. Và sự phục sinh sống lại của Chúa Giesu Kito có giá trị mang đến ơn cứu độ giải thoát cho linh hồn con người khỏi hình phạt phải chết.
Tội lỗi, sự dữ ảnh hưởng làm cho tâm trí tinh thần con người ra mệt mỏi, thiếu vắng niềm hy vọng, vui tươi phấn khởi vươn lên. Nhưng ánh sáng phục sinh sống lại của Chúa Giesu Kito soi chiếu lan tỏa sức sống niềm hy vọng cho tâm trí. Qua sự hy sinh chịu chết và sống lại của Người mang đến hiệu quả tha thứ tội lỗi cho con người trần gian. Đó là nền tảng đức tin vào Thiên Chúa, nguồn sự sống, nguồn ơn tha thứ bình an cho đời sống tâm linh cùng thể xác con người.
Thiên Thần Chúa nói với các người phụ nữ ra thăm viếng mộ Chúa: hãy ra đi trở về đời sống hằng ngày sống loan báo làm chứng cho tin mừng Chúa Giesu Kito đã sống lại.
Trở về với đời sống sinh hoạt hằng ngày có niềm vui cùng nỗi buồn, có niềm hy vọng cùng cả nỗi hoài nghi thất vọng, có mừng rỡ chiến thắng cùng cả sự thất bại, có tình yêu thương cùng cả hận thù ghen ghét, có nụ cười cùng cả nước mắt, có ánh sáng cùng cả bóng tối, có ban ngày cùng cả ban đêm tối nữa, có đoàn tụ chung hợp cùng cả chia ly…Tất cả diễn xảy ra nơi đời sống trong công trình vũ trụ thiên nhiên từ xưa nay.
Từ những ngày tháng qua những tín hữu Chúa Kito bên đất thánh Do Thái đã đang sống trong lo âu buồn thảm. Vì chiến tranh đã cùng đang xảy ra hằng ngày, khiến đời sống về mọi khía cạnh, nhất là về an ninh và kinh tế gặp rất nhiều khó khăn khủng hoảng.
Ngôi mộ Chúa Giesu là ngôi mộ trống, vì Chúa Giesu Kito đã phục sinh sống lại. Đền thờ mộ Chúa ngày nay ở Jerusalem, nơi có Ngôi mộ trống lịch sử của Chúa phục sinh. Xưa nay hằng hơn chục thế kỷ qua luôn có từng đoàn lũ đông đảo khách hành hương khắp nơi trên thế giới đến thăm viếng. Bây giờ vì chiến tranh đe dọa phá hoại, nên sự lo sợ cùng chết chóc bao phủ đời sống xã hội. Và như thế cũng gây ra hệ lụy tiêu cực cho con đường đời sống trở nên trống vắng thiếu hụt về an sinh kinh tế, cùng cảnh lo âu buồn thảm cho tinh thần con người.
Nhưng dẫu vậy vẫn còn có những nhóm nhỏ người Kito hữu, nhất là các Vị Tu Sỹ Nam Nữ Dòng, trải qua bao giai đoạn lúc thịnh vượng cũng như những lúc khó khăn về các khía cạnh đời sống, họ vẫn can đảm trung thành bám trụ sống gìn giữ bảo vệ nơi có nhiều dấu vết lịch sử thánh tích, sống làm chứng loan báo tin mừng Chúa Giesu phục sinh, sống dấn thân giúp đỡ những hoàn cảnh cần phải được giúp đỡ ở ngay các vùng đất thánh bên nước Do Thái.
Hướng về họ với lòng cảm phục cùng tình liên đới, Giáo Hội qua Đức Giáo Hoàng đã có tâm tình gửi họ: “Lễ Phục sinh, trung tâm đức tin của chúng ta, càng có ý nghĩa hơn đối với anh chị em, những người cử hành lễ này ở chính những nơi Chúa chúng ta sống, đã chết và sống lại. Lịch sử cứu độ, và thậm chí cả địa lý của nó, sẽ không tồn tại ngoài mảnh đất mà anh chị em đã cư trú trong nhiều thế kỷ. Anh chị em muốn ở lại đó, và điều tốt là anh chị em nên ở lại đó. Cảm ơn vì chứng tá đức tin của anh chị em, cảm ơn vì lòng bác ái hiện hữu giữa anh chị em cảm ơn vì khả năng hy vọng của anh chị em bất chấp mọi thất vọng.” ( Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxico gửi dân Chúa bên đất thánh ngày 27.03.2024).
Chúc mừng Lễ Chúa Giêsu Phục sinh 2024
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương hai 4
Vũ Văn An
19:37 01/04/2024
Chương 2: Triết học Công Giáo trong thời kỳ hỗn loạn, tiếp theo
Nguồn gốc của bản ngã hiện đại
Thật đáng lưu ý khi so sánh MacIntyre với Charles Taylor, nhà triết học Công Giáo người Canada đương thời. Taylor học tại Đại học McGill ở Montreal và sau đó tại Oxford, nơi những người giám sát luận văn của ông là Elizabeth Anscombe và Isaiah Berlin. Từ Anscombe, ông có một số mối liên hệ với tư tưởng của Ludwig Wittgenstein và đôi khi được coi là một loại triết gia phân tích. Nhưng loại triết học phân tích mà ông thực hiện điển hình nhất, cũng như chính Wittgenstein, thừa nhận rằng có những giả định mà chúng ta đưa ra để hiểu những điều chúng ta thấy xung quanh nhưng suy nghĩ của con người không thể nhìn thấy ngay lập tức. Nói cách khác, mỗi chúng ta đều tồn tại trong một cộng đồng và truyền thống — trong nhiều trường hợp là một cộng đồng khá phức tạp vì có nhiều trào lưu chạy qua thế giới hiện đại. Về điểm này, ít nhất, Taylor có mối quan hệ nhất định với MacIntyre.
Đối với hầu hết mọi người, điều này đơn giản có nghĩa là bạn có quan điểm của bạn và tôi có quan điểm của tôi, và không cần điều tra thêm về nguồn gốc của những quan điểm này, về mức độ hợp lệ chúng có thể chứa đựng hay về cách chúng ta có thể lèo lái qua chúng trong các xã hội tự do đương thời. Những xem xét này có liên quan trực tiếp đến nhiều câu hỏi. Thí dụ, Taylor đã đóng góp rất hữu ích cho các cuộc tranh luận về chủ nghĩa đa văn hóa vào thời điểm mà dường như trung tâm không còn giá trị—thực ra không có trung tâm—trong một tiểu luận mà ông viết nhằm trình bày sự cân bằng đáng khâm phục giữa việc tôn trọng các khác biệt và việc công nhận một số “trục” lịch sử chính, như đôi khi ông gọi chúng, trong các đánh giá hiện đại của chúng ta đối với tự do, phẩm giá con người và công lý. (44) Sự cân bằng này từng là đặc điểm trong công trình của ông: xem xem điều gì có thể tốt trong thời hiện đại và, đồng thời, tìm cách neo giữ nó trong một niềm hy vọng nào đó: “mặc nhiên trong chủ nghĩa hữu thần Do Thái-Kitô giáo (bất kể thành tích của những người theo nó có khủng khiếp đến đâu đi nữa trong lịch sử), và trong lời hứa chính của nó về sự khẳng định của thần linh đối với thể nhân bản, toàn diện hơn những con người nhân bản có thể đạt được mà không cần sự trợ giúp.”
Câu đó trích từ trang cuối cùng của tác phẩm nổi tiếng nhất của Taylor: Sources of the Self: The Making of Modern Identity [Các Nguồn gốc của Bản ngã: Sự hình thành bản sắc hiện đại]. (45) Trong thành tựu lớn lao này, ông lần theo dấu vết những giá trị tiềm ẩn trong thời đại Homer, Platông và Aristốt, Augustinô, Descartes, Locke, Rousseau, Kant và phong trào Ánh sáng cấp tiến. Nhiều nhà viết sử triết học cũng đã làm như vậy, nhưng thiên tài của Taylor là đã nhận thấy tất cả họ đã đóng góp ra sao, trong số những ảnh hưởng khác, vào ý thức hiện đại của chúng ta về bản sắc con người và các lựa chọn giá trị của chúng ta. Thí dụ, nhiều người trong chúng ta vẫn giữ các yếu tố của quan điểm cũ về một Thiên Chúa Tạo dựng và một trật tự thần linh trong thiên nhiên, ngay cả trong giai đoạn hiện đại hoặc hậu hiện đại. Nhưng những yếu tố cổ điển đó giờ đây đã được kết hợp với kiểu “hướng nội” có thể thấy được trong tư tưởng của Descartes và Locke, trong đó tâm trí bị tách rời khỏi Thiên Chúa và thiên nhiên, và giá trị được tạo ra bởi con người cá thể. Thật vậy, ông nói, tâm trí bắt đầu nhìn vào chính nó, như một đối tượng có thể được hiểu và thiết kế giống như các đối tượng trong thế giới bên ngoài. Và có những điểm trái ngược với quan điểm Kinh thánh cũ trong cách nhìn của Rousseau về con người sinh ra đã tốt nhưng bị xã hội làm cho hư hỏng và trong quan điểm của Kant và phong trào Ánh sáng cho rằng một lý trí phổ quát sẽ cho chúng ta những nguyên tắc đạo đức không thể sai lầm.
Taylor nhìn thấy một vấn đề trong giả định chủ yếu có tính hiện đại này rằng một nền luân lý phổ quát sẽ được đánh dấu bằng, chẳng hạn, thiện chí đối với người khác, vốn thực sự là một giá trị Kitô giáo bị che giấu. Đã có những công thức khác trong lịch sử về những điều tốt đẹp nhất, chẳng hạn như niềm vui sướng hay tiện ích, hay sự an tâm, những điều không dễ dàng phù hợp với nền đạo đức về lòng nhân từ tích cực. Có những lựa chọn được đưa ra về việc những điều nào được chúng ta coi trọng phản ảnh các khuôn khổ luân lý không hiển nhiên ngay lập tức đối với người đưa ra lựa chọn hoặc đối với toàn xã hội nói chung. Chẳng hạn, “Tự do, bình đẳng, huynh đệ” là khẩu hiệu xung trận của Cách mạng Pháp. Đây hầu như không phải là những giá trị mới trong nền văn minh phương Tây, mặc dù chúng rõ ràng nói lên một sự nhấn mạnh mới đối với những thứ trước đây ít được nhấn mạnh hơn. Ngày nay, chúng ta có thể thấy—hoặc nên thấy—rằng những mục tiêu vì xã hội này và việc tôn trọng con người có một phẩm chất không hiện hữu trong nền văn hóa Hy Lạp-La Mã cổ thời và, người ta có thể nói thêm, có thể không sống còn, ít nhất ở dạng có thể nhận dạng được, trong các xã hội hậu Kitô giáo.
Trong một khóa giảng năm 1996 tại Đại học Dayton nhân dịp được trao Giải thưởng của Hội Dòng Đức Maria [Marianist], Taylor đã trực tiếp bàn đến vấn đề tính hiện đại của Công Giáo. (46) Ông bắt đầu nói rằng không nên nhấn mạnh vào “đạo Công Giáo hiện đại”, như thể điều cần tìm kiếm là sự độc dạng của tính Công Giáo trong thời hiện đại. Theo quan điểm của Taylor, đúng hơn, việc nhấn mạnh thích hợp là nhấn mạnh vào sự đa dạng rộng rãi và hiện đại trong sự hiệp nhất, tính phổ quát và Công Giáo đúng đắn trong thời đại của chúng ta, vốn thừa nhận rằng chính Chúa Ba Ngôi là sự hiệp thông của sự khác biệt trong sự hiệp nhất. Nói điều này không có nghĩa là dành cho nền văn minh hiện đại một loại ưu tiên nào đó như tiêu chuẩn để đo lường đạo Công Giáo bởi vì chính thời hiện đại cũng chỉ là “một hình thức nữa trong các hình thức văn hóa vĩ đại đến rồi đi trong lịch sử loài người”. (47) Tốt nhất, ngay cả khi nó có vẻ kỳ lạ, hãy xem nhiệm vụ của chúng ta giống như điều mà nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci đã làm “bốn thế kỷ trước ở Trung Quốc”.
Taylor thừa nhận hai khó khăn với phương thức này. Thứ nhất, nền văn minh hiện đại vẫn còn nhiều Kitô hữu và các yếu tố Kitô giáo nên vai trò của người thuần túy ở bên ngoài đối với đạo Công Giáo chưa thật chính xác. Và thứ hai, rõ ràng có những phong trào trong nền văn minh hiện đại không phải là Kitô giáo và quan trọng hơn, chúng “cố gắng xác định đức tin Kitô giáo như đức tin khác, như điều cần phải vượt qua và cắm trụ vững chắc vào quá khứ” (48) dưới danh nghĩa cổ vũ chủ nghĩa nhân bản của phong trào Ánh sáng. Ông nói, có vẻ như chúng ta có một cách tốt để đánh giá điều gì phù hợp và không phù hợp với Kitô giáo. Nhưng trên thực tế, như cuốn Sources of the Self [Các Nguồn gốc của Bản ngã] cũng lập luận, một số phát triển hiện đại - chẳng hạn như nhân quyền phổ quát - đều đặt cơ sở trên Kitô giáo và phải phát triển bên ngoài Kitô giáo mới có được phạm vi trọn vẹn của chúng. Chẳng hạn, Thế giới Kitô giáo—một việc quàng ách bất khả của Công Giáo và là một xã hội—không thể ban quyền thích hợp cho những người vô thần, đồng tính luyến ái và những người khác bị coi là có niềm tin sai trái hoặc tham gia vào các thực hành vô đạo đức.
Tất nhiên, có những mối nguy hiểm trong các phát triển hiện đại, trong “chủ nghĩa nhân bản độc quyền, vẫn còn được khám phá rất ít”. (49) Taylor nói rằng chúng ta có thể thấy điều này trong một sự kiện lớn được thế kỷ 20 tạo ra, một mặt, Hiroshima và Auschwitz và, mặt khác, Tổ chức Ân xá Quốc tế và Bác sĩ Không Biên giới. Nhưng triệt để hơn, các hình thức của chủ nghĩa nhân bản hiện đại có xu hướng loại trừ thể siêu việt - Taylor tin rằng không hẳn vì lập luận thuyết phục chống lại khả thể sự sống của chúng ta vượt quá đời này cho bằng vì nhiều người thấy, cả đúng lẫn sai, rằng các hệ thống siêu hình cũ có xu hướng ngăn chặn những phát triển nào đó trong việc đánh giá cuộc sống trên thế giới này, đặc biệt là "cuộc sống hàng ngày". Tuy nhiên, nghịch lý thay, việc loại trừ thể siêu việt kết cục lại làm suy giảm cuộc sống này, bởi vì nó chỉ có thể coi đau khổ và cái chết như những điều làm suy giảm sự phát triển của con người, chứ không như các cơ hội để làm chứng cho những sự thật vượt quá và nâng đỡ cuộc sống của chúng ta trên thế giới. Chẳng hạn, làm thế nào một nhà bất đồng chính kiến hiện đại mạo hiểm mạng sống mình vì nhân quyền lại coi việc mất mạng của chính mình như một sự khẳng định?
Taylor định vị các cuộc đấu tranh về những sự thật đa dạng, phức tạp và đôi khi nghịch lý này như xảy ra giữa những người theo chủ nghĩa nhân bản thế tục, những người theo chủ nghĩa tân Nietzsche vốn khẳng định điều gì đó vượt quá cuộc sống này trong sự cứng rắn của một loại đạo đức chiến binh và những người tin vào sự siêu việt — nhóm cuối cùng này bị chia rẽ giữa những người muốn quay trở lại trật tự trước đó và những người khác, bao gồm cả Taylor, những người nghĩ rằng khi một triết lý hành động siêu việt thống trị trong một xã hội, nó sẽ trở nên gây ngột ngạt và do đó, về mặt thực tiễn, tốt hơn, chúng ta không nên thừa nhận bất cứ hệ thống bao trùm nào và nên chọn các sự thiện nhân bản có thể nhận dạng được. Taylor không nghĩ rằng đây là một diễn trình đơn giản hay dễ hiểu như mới thoạt nhìn. Chẳng hạn, những người tuyên xưng nhân quyền và lòng nhân từ hoàn cầu thường ủng hộ việc tự cho mình chính trực hoàn toàn, tương tự như các chế độ bạo chúa ngày xưa— ông đưa thí dụ: người ta biết rõ phong trào Xanh hoàn cầu biểu lộ lòng căm thù không thể kiềm chế đối với các đối thủ. Nhưng một Kitô hữu, hiểu rõ bản chất con người, không nên ngạc nhiên về điều như vậy: “Có lẽ không phải ngẫu nhiên khi lịch sử của thế kỷ XX có thể được đọc theo quan điểm tiến bộ hoặc theo quan điểm ngày càng kinh hoàng.” (50)
Như đã rõ từ giải trình quá ngắn ngủi này, so với MacIntyre, Taylor đang chào đón một cách thận trọng tính hiện đại trong sự phân mảnh của nó. Ông có vẻ khá hài lòng tiếp nhận những lợi ích hiện đại cùng với sự không chắc chắn của các cơ sở dành cho chúng, trong khi vẫn duy trì một con mắt phê phán đối với cách các hệ thống hiện đại tự chúng có thể trở nên ngột ngạt - một chủ nghĩa hậu hiện đại ôn hòa hơn so với những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại hung dữ hơn ở Pháp và sau đó là Mỹ. Nhưng những khó khăn nảy sinh nhanh chóng đối với câu hỏi liệu một xã hội hiện đại như vậy có thể là Công Giáo hay không. Đạo Công Giáo, ngay cả khi nó cho phép có sự đa dạng đúng nghĩa, vẫn là tôn giáo nặng về việc tìm kiếm tính hợp nhất và tính phổ quát trong sự chiêm niệm muôn thuở về đa thể [many] và đơn thể [one]. Hơn nữa, như đã rõ ngay trong xã hội ôn hòa của Gia nã đại, quê hương Taylor, một thập niên sau phân tích của Taylor, các chính phủ thế tục hiện đại có thể trở nên khá hung hăng và không khoan dung đối với các cộng đồng bên trong nó, như Giáo hội, vốn chống lại các xu hướng chung. (51) Taylor cho rằng, có một điều gì đó bên trong chúng ta nhất quyết tìm kiếm siêu việt. Và, có thể nói thêm rằng, chúng ta cũng tìm kiếm một sự thống nhất mạch lạc nào đó, mà các định chế của chúng ta hoặc sẽ áp đặt tốt—vì có thể tìm thấy cơ sở cho một sự thống nhất như vậy—hoặc áp đặt ngoài ý muốn.
Trái ngược với Taylor, người chấp nhận phần lớn tình hình hiện đại như không thể tránh khỏi, Alasdair MacIntyre đôi khi tạo ấn tượng có thể xây dựng các cộng đồng nhân bản giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và xã hội của mình. Những ý tưởng không tưởng như thế thường dẫn đến những thí nghiệm đáng tiếc và đẫm máu trong những thế kỷ gần đây, và những điều này có thể tránh được với một chút chủ nghĩa hiện thực của Thánh Augustinô. Các nhà tư tưởng Kitô giáo chắc chắn sẽ tiếp tục tranh luận về những điều này và những luận điểm mạnh mẽ khác của MacIntyre và cân nhắc xem liệu lập trường hiếu chiến hơn của ông ấy hay một số hình thức điều chỉnh theo quan điểm của Taylor có thực tế hơn hay không. Nhưng có lẽ là một sự tôn vinh thích hợp đối với viễn kiến của Đức Lêô XIII và Gioan Phaolô II khi, vào cuối thiên niên kỷ thứ hai của Kitô giáo, hai trong số những triết gia lỗi lạc và đầy tham vọng nhất—ít nhất trong thế giới nói tiếng Anh—đang tìm cách giải quyết vấn đề làm thế nào hòa hợp được đức tin và lý trí trong thời hiện đại, dựa trên nhiều nguồn khác nhau, cổ xưa và hiện đại, bao gồm cả Tiến sĩ Thiên thần trong số nhiều ngôi sao sáng chói khác, không những như người giúp loại bỏ chứng rối loạn đã để lại cho chúng ta trong vài thế kỷ qua, mà còn để được hướng dẫn việc phải hiểu con người ra sao theo cách duy nhất giúp cái hiểu thực sự: trong mối tương quan của họ với Thiên Chúa.
Ghi chú
1 Robert Sokolowski, Introduction to Phenomenology [Dẫn nhập vào Hiện tượng luận] (New York: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2000), theo thỏa thuận chung là một trong những hướng dẫn tốt nhất về chủ đề này. Cha Sokolowski đã giảng dạy nhiều năm tại Đại học Công Giáo America và rõ ràng có quan tâm đến các vấn đề Công Giáo—chẳng hạn như mối quan hệ của hiện tượng luận với học thuyết Tôma—nhưng phần lớn trình bày hiện tượng luận như một cách tiếp cận thuần túy triết học đặt chúng ta tiếp xúc lại với thế giới và cho chúng ta một khái niệm tốt hơn về hiểu biết, từ đó làm nhẹ nhiều vấn đề mà triết học đặt ra kể từ Descartes. Cuộc thảo luận về hiện tượng luận này ở nhiều điểm có liên quan đến công việc của ngài và một số cuộc trò chuyện hữu ích.
2 Cùng nguồn, 14.
3 Cùng nguồn, 15.
4 Rocco Buttiglione, Karol Wojtyła: The Thought of the Man Who Became Pope John Paul II [Karol Wojtyła: Tư tưởng của người trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II], bản dịch của Paolo Guietti và Francesca Murphy (Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1997), 44.
5 Jacques Maritain, “Lettre sur la philosophie à l’heure du concile” [Thư viết về triết học trong giờ phút Công Đồng], trong Approches sans entraves [Cách tiếp cận không bị cản trở], trong Oeuvres complètes [Các tác phẩm trọn bộ], tập. 13 (Paris và Fribourg: Éditions Universitaires Fribourg Suisse, 1992), 540. Bản dịch của Bernard Doering dưới tựa đề Untrammeled Approaches [những cách tiếp cận không bị cản trở] (South Bend, Ind.: University of Notre Dame Press, 1997), 65.
6 Buttiglione, Karol Wojtyła, 73.
7 Cùng nguồn, 73-74.
8 Về những tường thuật ngắn gọn về vấn đề này, xem Buttiglione, Karol Wojtyła, 117m, và George Weigel, Witness to Hope [chứng nhân hy vọng] (New York: Cliff Street Books, 1999), 174-75 (chú thích dài).
9 Edith Stein, Life in a Jewish Family [Cuộc sống trong một gia đình Do Thái], 1891—1916, bản dịch của Josephine Koeppel, O.C.D., The Collected Works of Edith Stein [Tuyển tập các tác phẩm của Edith Stein], tập. 1 (Washington, D.C.: ICS Publications, Institute of Carmelite Studies, 1986), 250.
10 Edith Stein, Self-Portait in Letters [Chân dung tự họa trong các Lá Thư], 1916—1942, bản dịch của Josephine Koeppel, O.C.D., Tuyển tập các tác phẩm của Edith Stein, tập. 5 (Washington, D.C.: ICS Publications, Institute of Carmelite Studies, 1993), thư 32, p. 37.
11 Cùng nguồn, thư 24, tr. 27.
12 Edith Stein, Philosophy of Psychology and the Humanities [Triết học của Tâm lý học và Các Khoa Nhân văn], bản dịch của M. C. Basehart và M. Sawicki (Washington, D.C.: ICS Publications, Institute of Carmelite Studies, 2000).
13 “Nếu một sự thay đổi xâm nhập vào lĩnh vực này thì đó không phải là sự xuất hiện của một 'sự phát triển' mà đúng hơn được coi là một sự biến đổi thông qua một quyền lực 'thế giới khác', tức là một quyền lực nằm bên ngoài con người và bên ngoài mọi mối liên hệ tự nhiên mà họ bị vướng vào”: cùng nguồn, 233.
14 Để có cái nhìn tổng quan, xem Waltraud Herbstrith, Edith Stein: A Biography [Edith Stein: Một Tiều sử], bản dịch của Bernard Bonowitz, O.C.S.C. (San Francisco: Nhà xuất bản Ignatius, 1992); hoặc Robert Royal, The Catholic Martyrs of the Twentieth Century: A Comprehensive World History [Những vị tử đạo Công Giáo của thế kỷ 20: Lịch sử thế giới toàn diện] (New York: Crossroad, 2000), 167-91.
15 Herbstrith, Edith Stein, 56.
16 Alasdair MacIntyre, Edith Stein: A Philosophical Prologue [Edith Stein, Một Lời mở đầu triết học] 1913-1922 (Lanham, Md.: Rowman và Littlefield, 2006), 179.
17 Cùng nguồn, 180.
18 Có một cuộc thảo luận hữu ích về những câu hỏi này trong Sarah Bordon, Edith Stein (New York: Continuum, 2003), 103-16.
19 Xem Mary Catherine Basehart, Person in the World: Introduction to the Philosophy of Edith Stein [Con người trong Thế giới: Dẫn nhập vào Triết học của Edith Stein] (Dordrecht, Boston, và London: Nhà xuất bản Học thuật Kluwer, 1997), 110-12.
20 Edith Stein, “Martin Heidegger’s Existential Philosophy” [Triết học hiện sinh của Martin Heidegger]. Phụ lục này xuất hiện lần đầu tiên trong ấn bản năm 2006 (Herder) của Endliches und Ewiges Sein [Hữu hạn và vĩnh cửu]; bản dịch của Mette Lebech, Maynooth Philosophical Papers, số 1. 4 (2007): 55-98.
21 Trong số nhiều tác phẩm có ảnh hưởng, xem William J. Richardson, Heidegger: Through Phenomonology to Thought [Heidegger: Qua Hiện tượng luận tới Tư tưởng], tái bản lần thứ 4. (New York: Nhà xuất bản Đại học Fordham, 2003), ấn bản mới nhất trong nhiều ấn bản; và John Caputo, Heidegger and Aquinas (New York: Nhà xuất bản Đại học Fordham, 2003).
22 James Collins, The Existentialists: A Critical Study [Những người theo chủ nghĩa hiện sinh: Một nghiên cứu phê phán] (Chicago: Regnery, 1952), là một hướng dẫn chắc chắn cho toàn bộ phong trào.
23 Stein, “Martin Heidegger’s Existential Philosophy”, [Triết học hiện sinh của Martin Heidegger], 69.
24 Cùng nguồn, 70.
25 Cùng nguồn, 77.
26 Cùng nguồn, 78.
27 “Có một sự hấp hối trong đó một điều gì khác xảy ra: trong đó mọi dấu hiệu đấu tranh và đau khổ đều biến mất, ngay cả trước khi cái chết thể xác bắt đầu. Ở đây, người sắp chết được soi sáng bởi một sự sống khác theo cách mà tất cả những người xung quanh họ đều có thể nhìn thấy... Tuy nhiên, lúc ấy, Hiện hữu [Dasein]- trong tư cách hữu thể hướng tới cái chết - không phải là hữu thể hướng tới sự kết liễu, mà là hướng tới một [loại] hữu thể mới: mặc dù nó đạt được thông qua sự cay đắng của cái chết, sự chia cắt bạo lực của sự hiện hữu tự nhiên” (cùng nguồn).
28 Jean-Luc Marion, God without Being: Hors-texte [Thiên Chúa không hiện hữu: Phụ bản], bản dịch của Thomas A. Carlson (Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago, 1991)..
29 “Contraception & Chastity” [Ngừa thai và Khiết tịnh] (1970), in lại trong “Ngừa thai và Khiết tịnh”, ấn bản mới, CTS Explanations, EX. 14 (London: Hiệp hội Chân lý Công Giáo, 2003).
30 John Finnis, Natural Law and Natural Rights [Luật Tự nhiên và Các Quyền tự nhiên] (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1980).
31 Xem đặc biệt Russell Hittinger, A Critique of the New Natural Law Theory [Phê phán Tân Lý thuyết Luật Tự nhiên] (Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 1987).
32 Alasdair MacIntyre, After Virtue: A Study in Moral Theory [Sau Nhân đức: Một Nghiên cứu trong Lý thuyết Luân lý], tái bản lần thứ 3. (Notre Dame, Ind.: Nhà xuất bản Đại học Notre Dame, 2007).
33 Cùng nguồn, 62-79.
34 Alasdair MacIntyre, Whose Justice? Which Rationality? [Công lý của ai? Tính hợp lý nào?] (Notre Dame, Ind.: Nhà xuất bản Đại học Notre Dame, 1988).
35 MacIntyre, After Virtue, 191.
36 Cùng nguồn, 263.
37 Janet Coleman, “MacIntyre and Aquinas”, trong John Horton và Susan Mendus, biên tập. After MacIntyre (Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 1994), 81.
38 MacIntyre trả lời Coleman trong Horton và Mendus, After MacIntyre, 299-300.
39 Alasdair MacIntyre, Dependent Rational Animals: Why Human Beings Need the Virtues [Động vật có lý trí phụ thuộc: Tại sao con người cần Nhân đức] (Chicago: Open Court Press, 1999).
40 Cùng nguồn, x.
41 Cùng nguồn, xi.
42 Về điểm này, xem Bruce W. Ballard, Understanding MacIntyre [Tìm hiểu MacIntyre] (New York: University Press of America, 2000), 86. Toàn bộ cuốn sách của Ballard là một dẫn nhập ngắn rất hay về tư tưởng của MacIntyre.
43 Để có một đánh giá rất nhạy cảm về Dependent Rational Animals [Động vật có lý trí phụ thuộc], xem Gilbert Meilaender, tạp chí First Things 96 (Tháng 10 năm 1999): 47-55.
44 Charles Taylor, The Ethics of Authenticity [Đạo đức của tính chân thực] (Cambridge, Mass.: Nhà xuất bản Đại học Harvard, 1992), và Taylor và cộng sự, Multiculturalism: Examining the Politics of Recognition [Chủ nghĩa đa văn hóa: Khảo sát nền Chính trị của sự công nhận] (Princeton, N.J.: Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1994).
45 (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Harvard 1992), 521.
46 Được xuất bản với sự phản hồi của một số học giả như Charles Taylor, A Catholic Modernity? [Một tính hiện đại Công Giáo] (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1999). Taylor đã phát triển những chủ đề này rất lâu trong A Secular Age [một thời đại thế tục] (Cambridge, Mass.: Belknap Press, 2007).
47 Cùng nguồn, 15.
48 Cùng nguồn.
49 Cùng nguồn, 19.
50 Cùng nguồn, 37.
51 Để phê bình quan điểm của Taylor, xem Matthew Rose, “Tayloring Christianity: Charles Taylor is a Theology of the Secular Status Quo” [Kitô giáo theo Taylor: Charles Taylor là một nền Thần học của hiện trạng thế tục], tạp chí First Things, tháng 12 năm 2014. “Chúng ta nên lắng nghe Taylor, nhưng hãy học việc với MacIntyre.”
Nguồn gốc của bản ngã hiện đại
Thật đáng lưu ý khi so sánh MacIntyre với Charles Taylor, nhà triết học Công Giáo người Canada đương thời. Taylor học tại Đại học McGill ở Montreal và sau đó tại Oxford, nơi những người giám sát luận văn của ông là Elizabeth Anscombe và Isaiah Berlin. Từ Anscombe, ông có một số mối liên hệ với tư tưởng của Ludwig Wittgenstein và đôi khi được coi là một loại triết gia phân tích. Nhưng loại triết học phân tích mà ông thực hiện điển hình nhất, cũng như chính Wittgenstein, thừa nhận rằng có những giả định mà chúng ta đưa ra để hiểu những điều chúng ta thấy xung quanh nhưng suy nghĩ của con người không thể nhìn thấy ngay lập tức. Nói cách khác, mỗi chúng ta đều tồn tại trong một cộng đồng và truyền thống — trong nhiều trường hợp là một cộng đồng khá phức tạp vì có nhiều trào lưu chạy qua thế giới hiện đại. Về điểm này, ít nhất, Taylor có mối quan hệ nhất định với MacIntyre.
Đối với hầu hết mọi người, điều này đơn giản có nghĩa là bạn có quan điểm của bạn và tôi có quan điểm của tôi, và không cần điều tra thêm về nguồn gốc của những quan điểm này, về mức độ hợp lệ chúng có thể chứa đựng hay về cách chúng ta có thể lèo lái qua chúng trong các xã hội tự do đương thời. Những xem xét này có liên quan trực tiếp đến nhiều câu hỏi. Thí dụ, Taylor đã đóng góp rất hữu ích cho các cuộc tranh luận về chủ nghĩa đa văn hóa vào thời điểm mà dường như trung tâm không còn giá trị—thực ra không có trung tâm—trong một tiểu luận mà ông viết nhằm trình bày sự cân bằng đáng khâm phục giữa việc tôn trọng các khác biệt và việc công nhận một số “trục” lịch sử chính, như đôi khi ông gọi chúng, trong các đánh giá hiện đại của chúng ta đối với tự do, phẩm giá con người và công lý. (44) Sự cân bằng này từng là đặc điểm trong công trình của ông: xem xem điều gì có thể tốt trong thời hiện đại và, đồng thời, tìm cách neo giữ nó trong một niềm hy vọng nào đó: “mặc nhiên trong chủ nghĩa hữu thần Do Thái-Kitô giáo (bất kể thành tích của những người theo nó có khủng khiếp đến đâu đi nữa trong lịch sử), và trong lời hứa chính của nó về sự khẳng định của thần linh đối với thể nhân bản, toàn diện hơn những con người nhân bản có thể đạt được mà không cần sự trợ giúp.”
Câu đó trích từ trang cuối cùng của tác phẩm nổi tiếng nhất của Taylor: Sources of the Self: The Making of Modern Identity [Các Nguồn gốc của Bản ngã: Sự hình thành bản sắc hiện đại]. (45) Trong thành tựu lớn lao này, ông lần theo dấu vết những giá trị tiềm ẩn trong thời đại Homer, Platông và Aristốt, Augustinô, Descartes, Locke, Rousseau, Kant và phong trào Ánh sáng cấp tiến. Nhiều nhà viết sử triết học cũng đã làm như vậy, nhưng thiên tài của Taylor là đã nhận thấy tất cả họ đã đóng góp ra sao, trong số những ảnh hưởng khác, vào ý thức hiện đại của chúng ta về bản sắc con người và các lựa chọn giá trị của chúng ta. Thí dụ, nhiều người trong chúng ta vẫn giữ các yếu tố của quan điểm cũ về một Thiên Chúa Tạo dựng và một trật tự thần linh trong thiên nhiên, ngay cả trong giai đoạn hiện đại hoặc hậu hiện đại. Nhưng những yếu tố cổ điển đó giờ đây đã được kết hợp với kiểu “hướng nội” có thể thấy được trong tư tưởng của Descartes và Locke, trong đó tâm trí bị tách rời khỏi Thiên Chúa và thiên nhiên, và giá trị được tạo ra bởi con người cá thể. Thật vậy, ông nói, tâm trí bắt đầu nhìn vào chính nó, như một đối tượng có thể được hiểu và thiết kế giống như các đối tượng trong thế giới bên ngoài. Và có những điểm trái ngược với quan điểm Kinh thánh cũ trong cách nhìn của Rousseau về con người sinh ra đã tốt nhưng bị xã hội làm cho hư hỏng và trong quan điểm của Kant và phong trào Ánh sáng cho rằng một lý trí phổ quát sẽ cho chúng ta những nguyên tắc đạo đức không thể sai lầm.
Taylor nhìn thấy một vấn đề trong giả định chủ yếu có tính hiện đại này rằng một nền luân lý phổ quát sẽ được đánh dấu bằng, chẳng hạn, thiện chí đối với người khác, vốn thực sự là một giá trị Kitô giáo bị che giấu. Đã có những công thức khác trong lịch sử về những điều tốt đẹp nhất, chẳng hạn như niềm vui sướng hay tiện ích, hay sự an tâm, những điều không dễ dàng phù hợp với nền đạo đức về lòng nhân từ tích cực. Có những lựa chọn được đưa ra về việc những điều nào được chúng ta coi trọng phản ảnh các khuôn khổ luân lý không hiển nhiên ngay lập tức đối với người đưa ra lựa chọn hoặc đối với toàn xã hội nói chung. Chẳng hạn, “Tự do, bình đẳng, huynh đệ” là khẩu hiệu xung trận của Cách mạng Pháp. Đây hầu như không phải là những giá trị mới trong nền văn minh phương Tây, mặc dù chúng rõ ràng nói lên một sự nhấn mạnh mới đối với những thứ trước đây ít được nhấn mạnh hơn. Ngày nay, chúng ta có thể thấy—hoặc nên thấy—rằng những mục tiêu vì xã hội này và việc tôn trọng con người có một phẩm chất không hiện hữu trong nền văn hóa Hy Lạp-La Mã cổ thời và, người ta có thể nói thêm, có thể không sống còn, ít nhất ở dạng có thể nhận dạng được, trong các xã hội hậu Kitô giáo.
Trong một khóa giảng năm 1996 tại Đại học Dayton nhân dịp được trao Giải thưởng của Hội Dòng Đức Maria [Marianist], Taylor đã trực tiếp bàn đến vấn đề tính hiện đại của Công Giáo. (46) Ông bắt đầu nói rằng không nên nhấn mạnh vào “đạo Công Giáo hiện đại”, như thể điều cần tìm kiếm là sự độc dạng của tính Công Giáo trong thời hiện đại. Theo quan điểm của Taylor, đúng hơn, việc nhấn mạnh thích hợp là nhấn mạnh vào sự đa dạng rộng rãi và hiện đại trong sự hiệp nhất, tính phổ quát và Công Giáo đúng đắn trong thời đại của chúng ta, vốn thừa nhận rằng chính Chúa Ba Ngôi là sự hiệp thông của sự khác biệt trong sự hiệp nhất. Nói điều này không có nghĩa là dành cho nền văn minh hiện đại một loại ưu tiên nào đó như tiêu chuẩn để đo lường đạo Công Giáo bởi vì chính thời hiện đại cũng chỉ là “một hình thức nữa trong các hình thức văn hóa vĩ đại đến rồi đi trong lịch sử loài người”. (47) Tốt nhất, ngay cả khi nó có vẻ kỳ lạ, hãy xem nhiệm vụ của chúng ta giống như điều mà nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci đã làm “bốn thế kỷ trước ở Trung Quốc”.
Taylor thừa nhận hai khó khăn với phương thức này. Thứ nhất, nền văn minh hiện đại vẫn còn nhiều Kitô hữu và các yếu tố Kitô giáo nên vai trò của người thuần túy ở bên ngoài đối với đạo Công Giáo chưa thật chính xác. Và thứ hai, rõ ràng có những phong trào trong nền văn minh hiện đại không phải là Kitô giáo và quan trọng hơn, chúng “cố gắng xác định đức tin Kitô giáo như đức tin khác, như điều cần phải vượt qua và cắm trụ vững chắc vào quá khứ” (48) dưới danh nghĩa cổ vũ chủ nghĩa nhân bản của phong trào Ánh sáng. Ông nói, có vẻ như chúng ta có một cách tốt để đánh giá điều gì phù hợp và không phù hợp với Kitô giáo. Nhưng trên thực tế, như cuốn Sources of the Self [Các Nguồn gốc của Bản ngã] cũng lập luận, một số phát triển hiện đại - chẳng hạn như nhân quyền phổ quát - đều đặt cơ sở trên Kitô giáo và phải phát triển bên ngoài Kitô giáo mới có được phạm vi trọn vẹn của chúng. Chẳng hạn, Thế giới Kitô giáo—một việc quàng ách bất khả của Công Giáo và là một xã hội—không thể ban quyền thích hợp cho những người vô thần, đồng tính luyến ái và những người khác bị coi là có niềm tin sai trái hoặc tham gia vào các thực hành vô đạo đức.
Tất nhiên, có những mối nguy hiểm trong các phát triển hiện đại, trong “chủ nghĩa nhân bản độc quyền, vẫn còn được khám phá rất ít”. (49) Taylor nói rằng chúng ta có thể thấy điều này trong một sự kiện lớn được thế kỷ 20 tạo ra, một mặt, Hiroshima và Auschwitz và, mặt khác, Tổ chức Ân xá Quốc tế và Bác sĩ Không Biên giới. Nhưng triệt để hơn, các hình thức của chủ nghĩa nhân bản hiện đại có xu hướng loại trừ thể siêu việt - Taylor tin rằng không hẳn vì lập luận thuyết phục chống lại khả thể sự sống của chúng ta vượt quá đời này cho bằng vì nhiều người thấy, cả đúng lẫn sai, rằng các hệ thống siêu hình cũ có xu hướng ngăn chặn những phát triển nào đó trong việc đánh giá cuộc sống trên thế giới này, đặc biệt là "cuộc sống hàng ngày". Tuy nhiên, nghịch lý thay, việc loại trừ thể siêu việt kết cục lại làm suy giảm cuộc sống này, bởi vì nó chỉ có thể coi đau khổ và cái chết như những điều làm suy giảm sự phát triển của con người, chứ không như các cơ hội để làm chứng cho những sự thật vượt quá và nâng đỡ cuộc sống của chúng ta trên thế giới. Chẳng hạn, làm thế nào một nhà bất đồng chính kiến hiện đại mạo hiểm mạng sống mình vì nhân quyền lại coi việc mất mạng của chính mình như một sự khẳng định?
Taylor định vị các cuộc đấu tranh về những sự thật đa dạng, phức tạp và đôi khi nghịch lý này như xảy ra giữa những người theo chủ nghĩa nhân bản thế tục, những người theo chủ nghĩa tân Nietzsche vốn khẳng định điều gì đó vượt quá cuộc sống này trong sự cứng rắn của một loại đạo đức chiến binh và những người tin vào sự siêu việt — nhóm cuối cùng này bị chia rẽ giữa những người muốn quay trở lại trật tự trước đó và những người khác, bao gồm cả Taylor, những người nghĩ rằng khi một triết lý hành động siêu việt thống trị trong một xã hội, nó sẽ trở nên gây ngột ngạt và do đó, về mặt thực tiễn, tốt hơn, chúng ta không nên thừa nhận bất cứ hệ thống bao trùm nào và nên chọn các sự thiện nhân bản có thể nhận dạng được. Taylor không nghĩ rằng đây là một diễn trình đơn giản hay dễ hiểu như mới thoạt nhìn. Chẳng hạn, những người tuyên xưng nhân quyền và lòng nhân từ hoàn cầu thường ủng hộ việc tự cho mình chính trực hoàn toàn, tương tự như các chế độ bạo chúa ngày xưa— ông đưa thí dụ: người ta biết rõ phong trào Xanh hoàn cầu biểu lộ lòng căm thù không thể kiềm chế đối với các đối thủ. Nhưng một Kitô hữu, hiểu rõ bản chất con người, không nên ngạc nhiên về điều như vậy: “Có lẽ không phải ngẫu nhiên khi lịch sử của thế kỷ XX có thể được đọc theo quan điểm tiến bộ hoặc theo quan điểm ngày càng kinh hoàng.” (50)
Như đã rõ từ giải trình quá ngắn ngủi này, so với MacIntyre, Taylor đang chào đón một cách thận trọng tính hiện đại trong sự phân mảnh của nó. Ông có vẻ khá hài lòng tiếp nhận những lợi ích hiện đại cùng với sự không chắc chắn của các cơ sở dành cho chúng, trong khi vẫn duy trì một con mắt phê phán đối với cách các hệ thống hiện đại tự chúng có thể trở nên ngột ngạt - một chủ nghĩa hậu hiện đại ôn hòa hơn so với những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại hung dữ hơn ở Pháp và sau đó là Mỹ. Nhưng những khó khăn nảy sinh nhanh chóng đối với câu hỏi liệu một xã hội hiện đại như vậy có thể là Công Giáo hay không. Đạo Công Giáo, ngay cả khi nó cho phép có sự đa dạng đúng nghĩa, vẫn là tôn giáo nặng về việc tìm kiếm tính hợp nhất và tính phổ quát trong sự chiêm niệm muôn thuở về đa thể [many] và đơn thể [one]. Hơn nữa, như đã rõ ngay trong xã hội ôn hòa của Gia nã đại, quê hương Taylor, một thập niên sau phân tích của Taylor, các chính phủ thế tục hiện đại có thể trở nên khá hung hăng và không khoan dung đối với các cộng đồng bên trong nó, như Giáo hội, vốn chống lại các xu hướng chung. (51) Taylor cho rằng, có một điều gì đó bên trong chúng ta nhất quyết tìm kiếm siêu việt. Và, có thể nói thêm rằng, chúng ta cũng tìm kiếm một sự thống nhất mạch lạc nào đó, mà các định chế của chúng ta hoặc sẽ áp đặt tốt—vì có thể tìm thấy cơ sở cho một sự thống nhất như vậy—hoặc áp đặt ngoài ý muốn.
Trái ngược với Taylor, người chấp nhận phần lớn tình hình hiện đại như không thể tránh khỏi, Alasdair MacIntyre đôi khi tạo ấn tượng có thể xây dựng các cộng đồng nhân bản giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và xã hội của mình. Những ý tưởng không tưởng như thế thường dẫn đến những thí nghiệm đáng tiếc và đẫm máu trong những thế kỷ gần đây, và những điều này có thể tránh được với một chút chủ nghĩa hiện thực của Thánh Augustinô. Các nhà tư tưởng Kitô giáo chắc chắn sẽ tiếp tục tranh luận về những điều này và những luận điểm mạnh mẽ khác của MacIntyre và cân nhắc xem liệu lập trường hiếu chiến hơn của ông ấy hay một số hình thức điều chỉnh theo quan điểm của Taylor có thực tế hơn hay không. Nhưng có lẽ là một sự tôn vinh thích hợp đối với viễn kiến của Đức Lêô XIII và Gioan Phaolô II khi, vào cuối thiên niên kỷ thứ hai của Kitô giáo, hai trong số những triết gia lỗi lạc và đầy tham vọng nhất—ít nhất trong thế giới nói tiếng Anh—đang tìm cách giải quyết vấn đề làm thế nào hòa hợp được đức tin và lý trí trong thời hiện đại, dựa trên nhiều nguồn khác nhau, cổ xưa và hiện đại, bao gồm cả Tiến sĩ Thiên thần trong số nhiều ngôi sao sáng chói khác, không những như người giúp loại bỏ chứng rối loạn đã để lại cho chúng ta trong vài thế kỷ qua, mà còn để được hướng dẫn việc phải hiểu con người ra sao theo cách duy nhất giúp cái hiểu thực sự: trong mối tương quan của họ với Thiên Chúa.
Ghi chú
1 Robert Sokolowski, Introduction to Phenomenology [Dẫn nhập vào Hiện tượng luận] (New York: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2000), theo thỏa thuận chung là một trong những hướng dẫn tốt nhất về chủ đề này. Cha Sokolowski đã giảng dạy nhiều năm tại Đại học Công Giáo America và rõ ràng có quan tâm đến các vấn đề Công Giáo—chẳng hạn như mối quan hệ của hiện tượng luận với học thuyết Tôma—nhưng phần lớn trình bày hiện tượng luận như một cách tiếp cận thuần túy triết học đặt chúng ta tiếp xúc lại với thế giới và cho chúng ta một khái niệm tốt hơn về hiểu biết, từ đó làm nhẹ nhiều vấn đề mà triết học đặt ra kể từ Descartes. Cuộc thảo luận về hiện tượng luận này ở nhiều điểm có liên quan đến công việc của ngài và một số cuộc trò chuyện hữu ích.
2 Cùng nguồn, 14.
3 Cùng nguồn, 15.
4 Rocco Buttiglione, Karol Wojtyła: The Thought of the Man Who Became Pope John Paul II [Karol Wojtyła: Tư tưởng của người trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II], bản dịch của Paolo Guietti và Francesca Murphy (Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1997), 44.
5 Jacques Maritain, “Lettre sur la philosophie à l’heure du concile” [Thư viết về triết học trong giờ phút Công Đồng], trong Approches sans entraves [Cách tiếp cận không bị cản trở], trong Oeuvres complètes [Các tác phẩm trọn bộ], tập. 13 (Paris và Fribourg: Éditions Universitaires Fribourg Suisse, 1992), 540. Bản dịch của Bernard Doering dưới tựa đề Untrammeled Approaches [những cách tiếp cận không bị cản trở] (South Bend, Ind.: University of Notre Dame Press, 1997), 65.
6 Buttiglione, Karol Wojtyła, 73.
7 Cùng nguồn, 73-74.
8 Về những tường thuật ngắn gọn về vấn đề này, xem Buttiglione, Karol Wojtyła, 117m, và George Weigel, Witness to Hope [chứng nhân hy vọng] (New York: Cliff Street Books, 1999), 174-75 (chú thích dài).
9 Edith Stein, Life in a Jewish Family [Cuộc sống trong một gia đình Do Thái], 1891—1916, bản dịch của Josephine Koeppel, O.C.D., The Collected Works of Edith Stein [Tuyển tập các tác phẩm của Edith Stein], tập. 1 (Washington, D.C.: ICS Publications, Institute of Carmelite Studies, 1986), 250.
10 Edith Stein, Self-Portait in Letters [Chân dung tự họa trong các Lá Thư], 1916—1942, bản dịch của Josephine Koeppel, O.C.D., Tuyển tập các tác phẩm của Edith Stein, tập. 5 (Washington, D.C.: ICS Publications, Institute of Carmelite Studies, 1993), thư 32, p. 37.
11 Cùng nguồn, thư 24, tr. 27.
12 Edith Stein, Philosophy of Psychology and the Humanities [Triết học của Tâm lý học và Các Khoa Nhân văn], bản dịch của M. C. Basehart và M. Sawicki (Washington, D.C.: ICS Publications, Institute of Carmelite Studies, 2000).
13 “Nếu một sự thay đổi xâm nhập vào lĩnh vực này thì đó không phải là sự xuất hiện của một 'sự phát triển' mà đúng hơn được coi là một sự biến đổi thông qua một quyền lực 'thế giới khác', tức là một quyền lực nằm bên ngoài con người và bên ngoài mọi mối liên hệ tự nhiên mà họ bị vướng vào”: cùng nguồn, 233.
14 Để có cái nhìn tổng quan, xem Waltraud Herbstrith, Edith Stein: A Biography [Edith Stein: Một Tiều sử], bản dịch của Bernard Bonowitz, O.C.S.C. (San Francisco: Nhà xuất bản Ignatius, 1992); hoặc Robert Royal, The Catholic Martyrs of the Twentieth Century: A Comprehensive World History [Những vị tử đạo Công Giáo của thế kỷ 20: Lịch sử thế giới toàn diện] (New York: Crossroad, 2000), 167-91.
15 Herbstrith, Edith Stein, 56.
16 Alasdair MacIntyre, Edith Stein: A Philosophical Prologue [Edith Stein, Một Lời mở đầu triết học] 1913-1922 (Lanham, Md.: Rowman và Littlefield, 2006), 179.
17 Cùng nguồn, 180.
18 Có một cuộc thảo luận hữu ích về những câu hỏi này trong Sarah Bordon, Edith Stein (New York: Continuum, 2003), 103-16.
19 Xem Mary Catherine Basehart, Person in the World: Introduction to the Philosophy of Edith Stein [Con người trong Thế giới: Dẫn nhập vào Triết học của Edith Stein] (Dordrecht, Boston, và London: Nhà xuất bản Học thuật Kluwer, 1997), 110-12.
20 Edith Stein, “Martin Heidegger’s Existential Philosophy” [Triết học hiện sinh của Martin Heidegger]. Phụ lục này xuất hiện lần đầu tiên trong ấn bản năm 2006 (Herder) của Endliches und Ewiges Sein [Hữu hạn và vĩnh cửu]; bản dịch của Mette Lebech, Maynooth Philosophical Papers, số 1. 4 (2007): 55-98.
21 Trong số nhiều tác phẩm có ảnh hưởng, xem William J. Richardson, Heidegger: Through Phenomonology to Thought [Heidegger: Qua Hiện tượng luận tới Tư tưởng], tái bản lần thứ 4. (New York: Nhà xuất bản Đại học Fordham, 2003), ấn bản mới nhất trong nhiều ấn bản; và John Caputo, Heidegger and Aquinas (New York: Nhà xuất bản Đại học Fordham, 2003).
22 James Collins, The Existentialists: A Critical Study [Những người theo chủ nghĩa hiện sinh: Một nghiên cứu phê phán] (Chicago: Regnery, 1952), là một hướng dẫn chắc chắn cho toàn bộ phong trào.
23 Stein, “Martin Heidegger’s Existential Philosophy”, [Triết học hiện sinh của Martin Heidegger], 69.
24 Cùng nguồn, 70.
25 Cùng nguồn, 77.
26 Cùng nguồn, 78.
27 “Có một sự hấp hối trong đó một điều gì khác xảy ra: trong đó mọi dấu hiệu đấu tranh và đau khổ đều biến mất, ngay cả trước khi cái chết thể xác bắt đầu. Ở đây, người sắp chết được soi sáng bởi một sự sống khác theo cách mà tất cả những người xung quanh họ đều có thể nhìn thấy... Tuy nhiên, lúc ấy, Hiện hữu [Dasein]- trong tư cách hữu thể hướng tới cái chết - không phải là hữu thể hướng tới sự kết liễu, mà là hướng tới một [loại] hữu thể mới: mặc dù nó đạt được thông qua sự cay đắng của cái chết, sự chia cắt bạo lực của sự hiện hữu tự nhiên” (cùng nguồn).
28 Jean-Luc Marion, God without Being: Hors-texte [Thiên Chúa không hiện hữu: Phụ bản], bản dịch của Thomas A. Carlson (Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago, 1991)..
29 “Contraception & Chastity” [Ngừa thai và Khiết tịnh] (1970), in lại trong “Ngừa thai và Khiết tịnh”, ấn bản mới, CTS Explanations, EX. 14 (London: Hiệp hội Chân lý Công Giáo, 2003).
30 John Finnis, Natural Law and Natural Rights [Luật Tự nhiên và Các Quyền tự nhiên] (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1980).
31 Xem đặc biệt Russell Hittinger, A Critique of the New Natural Law Theory [Phê phán Tân Lý thuyết Luật Tự nhiên] (Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 1987).
32 Alasdair MacIntyre, After Virtue: A Study in Moral Theory [Sau Nhân đức: Một Nghiên cứu trong Lý thuyết Luân lý], tái bản lần thứ 3. (Notre Dame, Ind.: Nhà xuất bản Đại học Notre Dame, 2007).
33 Cùng nguồn, 62-79.
34 Alasdair MacIntyre, Whose Justice? Which Rationality? [Công lý của ai? Tính hợp lý nào?] (Notre Dame, Ind.: Nhà xuất bản Đại học Notre Dame, 1988).
35 MacIntyre, After Virtue, 191.
36 Cùng nguồn, 263.
37 Janet Coleman, “MacIntyre and Aquinas”, trong John Horton và Susan Mendus, biên tập. After MacIntyre (Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 1994), 81.
38 MacIntyre trả lời Coleman trong Horton và Mendus, After MacIntyre, 299-300.
39 Alasdair MacIntyre, Dependent Rational Animals: Why Human Beings Need the Virtues [Động vật có lý trí phụ thuộc: Tại sao con người cần Nhân đức] (Chicago: Open Court Press, 1999).
40 Cùng nguồn, x.
41 Cùng nguồn, xi.
42 Về điểm này, xem Bruce W. Ballard, Understanding MacIntyre [Tìm hiểu MacIntyre] (New York: University Press of America, 2000), 86. Toàn bộ cuốn sách của Ballard là một dẫn nhập ngắn rất hay về tư tưởng của MacIntyre.
43 Để có một đánh giá rất nhạy cảm về Dependent Rational Animals [Động vật có lý trí phụ thuộc], xem Gilbert Meilaender, tạp chí First Things 96 (Tháng 10 năm 1999): 47-55.
44 Charles Taylor, The Ethics of Authenticity [Đạo đức của tính chân thực] (Cambridge, Mass.: Nhà xuất bản Đại học Harvard, 1992), và Taylor và cộng sự, Multiculturalism: Examining the Politics of Recognition [Chủ nghĩa đa văn hóa: Khảo sát nền Chính trị của sự công nhận] (Princeton, N.J.: Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1994).
45 (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Harvard 1992), 521.
46 Được xuất bản với sự phản hồi của một số học giả như Charles Taylor, A Catholic Modernity? [Một tính hiện đại Công Giáo] (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1999). Taylor đã phát triển những chủ đề này rất lâu trong A Secular Age [một thời đại thế tục] (Cambridge, Mass.: Belknap Press, 2007).
47 Cùng nguồn, 15.
48 Cùng nguồn.
49 Cùng nguồn, 19.
50 Cùng nguồn, 37.
51 Để phê bình quan điểm của Taylor, xem Matthew Rose, “Tayloring Christianity: Charles Taylor is a Theology of the Secular Status Quo” [Kitô giáo theo Taylor: Charles Taylor là một nền Thần học của hiện trạng thế tục], tạp chí First Things, tháng 12 năm 2014. “Chúng ta nên lắng nghe Taylor, nhưng hãy học việc với MacIntyre.”
Church Documents
Thủy 2/4/2024
Đặng Tự Do
19:16 01/04/2024
1. Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô
Catholic World News có bài tường trình nhan đề “Obelisk missing from St. Peter’s Square”, nghĩa là “Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tháp tưởng niệm của người Ai Cập cổ đại từng tồn tại ở trung tâm Quảng trường Thánh Phêrô trong nhiều thế kỷ đã bị mất tích vào Thứ Hai Phục sinh, khiến các quan chức Vatican và cảnh sát Rôma không thể giải thích được sự biến mất của nó.
Cấu trúc khổng lồ bằng đá granit màu hồng, cao hơn 80 feet hay 24 mét và nặng khoảng 330 tấn, đã có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày hôm trước, khi hàng chục ngàn người tụ tập để tham dự Thánh lễ Chúa nhật Phục sinh và buổi đọc sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng. Có vẻ như nó đã bị đánh cắp vào lúc nào đó trong đêm.
Các quan chức Vatican cho biết chưa có kế hoạch di chuyển hoặc thay đổi đài tưởng niệm. Việc loại bỏ nó đã để lại một cái lỗ giống như miệng núi lửa ở trung tâm quảng trường Thánh Phêrô. Các công nhân đã dựng lên các rào chắn xung quanh đống đổ nát để bảo vệ người hành hương và khách du lịch khỏi bị thương do tai nạn.
Tháp tưởng niệm được Hoàng đế Caligula mang đến Rôma và ban đầu được đặt trong Rạp xiếc nơi Thánh Phêrô bị hành quyết. Năm 1586, dưới sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng Xích tô Đệ Ngũ, nó được chuyển đến vị trí hiện tại, trong một chiến dịch lớn với sự tham gia của 900 người và 140 con ngựa, và mất 5 tháng để hoàn thành. Ban đầu được dành riêng cho “Caesar Augustus thần thánh”, đài tưởng niệm sau đó được thánh hiến lại với dòng chữ: “Christus vincit/Christus regnat/Christus imperat”.
Cảnh sát ở Rôma cho biết không có chuyển động bất thường nào của máy móc hạng nặng trong đêm sau lễ Chúa Nhật Phục Sinh. Nơi ở hiện tại của đài tưởng niệm vẫn chưa được biết.
Tuy nhiên, một nhà báo người Ý lưu ý rằng một thám tử tư nổi tiếng người Mỹ, được xác định là Benedico Blanco, đã ngồi im lặng ở rìa ngoài Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng vào Chúa Nhật Phục sinh. Khi được liên lạc vào Thứ Hai Phục Sinh, Blanco nói rằng anh ta có mặt vì biết rằng tội ác sẽ xảy ra.
Khi được yêu cầu giải thích linh cảm của mình, Blanco trả lời:
Tôi biết điều gì đó như thế này sẽ xảy ra vì hôm nay là Ngày Cá tháng Tư.
Cũng liên quan đến Ngày Cá tháng Tư, nhiều người dễ tin đã thở phào nhẹ nhõm trước tin cho rằng Putin trúng gió hay bị cái gì đó đã lăn ra, lìa đời rồi. Họ hân hoan trước một viễn tượng tươi sáng trong đó cuộc sống sẽ bình thường trở lại, hàng hóa xuống giá, công ăn việc làm ổn định, và âu lo về vũ khí hạt nhân qua đi.
Nhiều người thắc mắc hỏi chúng tôi tại sao một tin quan trọng như thế lại không đăng tải? Nhưng Thụy Khanh xin được thưa rằng: Anh chị em hãy chú ý: Tin đó không đúng đâu.
Theo thông tấn xã Tass của nhà nước Nga, chiều ngày 1 tháng Tư, Putin, vẫn còn sống – chắc chắn rồi - và đã có cuộc họp Nội Các, trong đó, ông ta ra lệnh cho chính phủ chuẩn bị dự báo ngân sách dài hạn cho giai đoạn 2025-2030.
“Chính phủ Liên bang Nga cần đảm bảo xây dựng và phê duyệt dự báo ngân sách của Liên bang Nga trong thời gian dài, bao gồm các thông số về kế hoạch tài chính dự kiến cho giai đoạn 2025-2030 và số tiền tài trợ cho các dự án quốc gia và liên bang,” ông ta nói.
Tin Putin lăn ra chết phản ảnh niềm mơ ước của nhiều người yêu chuộng hòa bình. Nhưng đó là tin “cá tháng Tư”, tiếng Anh gọi là “April Fool's Day”, cũng hệt như tin “Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô.”
Ngày cá tháng Tư, hay Ngày nói dối là một phong tục hàng năm vào ngày 1 tháng Tư dương lịch bao gồm những trò đùa và trò lừa bịp vô hại, đánh lừa người khác nhằm mục đích mua vui và mọi người mà có thể không chịu những lời chỉ trích, hay tác hại nào. Trong ngày này, những người thích đùa thường cố gắng lừa những người thân, bạn bè của họ tin vào điều gì đó không đúng sự thật, nhưng một cách vô hại và hài hước và không có nghĩa lừa lọc hoặc khiến người khác bực bội. Sau màn đùa và lừa, người đùa thường hét lên “Cá tháng tư” để giải tỏa thắc mắc và tiết lộ trò đùa. Truyền thống về ngày Cá tháng Tư tồn tại ở hầu hết các nước Âu Châu cũng như Bắc Mỹ.
Các phương tiện thông tin đại chúng thường tham gia vào những trò đùa này, với những tin vịt hoặc thông tin phóng đại ra ngoài sự thật, chia sẻ những câu chuyện hài hước vào ngày 1 tháng 4, và thường là đính chính hoặc tiết lộ vào ngày hôm sau.
2. Đức Thánh Cha vượt qua những lo ngại về sức khỏe để chủ sự Thánh lễ Phục sinh và kêu gọi hòa bình ở Gaza và Ukraine
Đức Thánh Cha Phanxicô đã vực dậy sau cơn bệnh hô hấp kéo dài trong mùa đông để dẫn dắt khoảng 60.000 người tham dự lễ Phục sinh vào Chúa Nhật, đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ về lệnh ngừng bắn ở Gaza và trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine.
Đức Phanxicô đã chủ trì Thánh lễ Chúa nhật Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô được trang hoàng đầy hoa và sau đó đã gửi lời cầu nguyện chân thành cho hòa bình trong đợt tổng kết hàng năm về các cuộc khủng hoảng toàn cầu của ngài. Người dân Gaza, bao gồm cả cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé ở đó, luôn là mối quan tâm thường xuyên đối với Đức Phanxicô và Lễ Phục sinh ở Thánh địa nói chung là một vấn đề ảm đạm trong năm nay do chiến tranh.
“Hòa bình không bao giờ được tạo ra bằng vũ khí, nhưng bằng đôi bàn tay dang rộng và trái tim rộng mở,” Đức Phanxicô nói từ hành lang nhìn ra quảng trường, trong tiếng vỗ tay của đám đông bên dưới đang đứng giữa trời lộng gió.
Đức Phanxicô xuất hiện với phong độ tốt, mặc dù vừa cử hành Đêm Vọng Phục sinh kéo dài 2 tiếng rưỡi chỉ vài giờ trước đó. Vị giáo hoàng, người bị cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ, đã phải chiến đấu với các vấn đề về hô hấp suốt mùa đông và việc tham gia đầy đủ vào các buổi lễ Phục sinh không hoàn toàn được bảo đảm, đặc biệt là sau khi ông bỏ qua nghi lễ truyền thống Thứ Sáu Tuần Thánh.
3. Chế độ của Daniel Ortega đã triển khai một chiến dịch lớn với hàng ngàn cảnh sát để ngăn chặn các cuộc rước trong Tuần Thánh
Khoảng bốn ngàn cảnh sát đã được triển khai trong Tuần Thánh này xung quanh các ngôi đền Công Giáo ở Nicaragua để ngăn chặn các cuộc rước tôn giáo diễn ra trên đường phố, trong khi chế độ thúc đẩy các hoạt động dưới chiêu bài “truyền thống bình dân” thông qua Viện Du lịch, Cảnh sát và thị trưởng thành phố.
Theo luật sư Martha Patricia Molina, người đã cống hiến vài năm qua để điều tra và vạch trần cuộc đàn áp mà Giáo hội phải gánh chịu, khoảng 400 giáo xứ trong nước đã nhận được thông báo của cảnh sát cấm họ xuống đường tham gia các cuộc rước tôn giáo truyền thống trong Tuần Thánh Công Giáo ở Nicaragua.
Việc triển khai cảnh sát được Molina tính toán theo số lượng đặc vụ được báo cáo tại mỗi giáo xứ trong cả nước.
Theo Molina, khoảng 4.800 hoạt động tôn giáo theo truyền thống được tổ chức trên đường phố của các thị trấn và thành phố đã không diễn ra trong năm nay, và một số giáo xứ đã quyết định tổ chức lễ kỷ niệm trong hoặc xung quanh nhà thờ, nơi họ vẫn được phép tổ chức các hoạt động.
Nhà nghiên cứu nói rằng các thông báo của cảnh sát mà các linh mục nhận được không giải thích lý do cấm đoán nhưng chỉ giới hạn trong các tuyên bố “không được phép” đối với các sự kiện theo cách chúng được tổ chức theo truyền thống.
Vào Chúa Nhật, ngày 24 tháng 3, Chúa Nhật Lễ Lá của Công Giáo, cảnh sát và lực lượng bán quân sự đã tăng cường giám sát trong các đền thờ. Molina nói: “Có ít nhất hai viên chức cảnh sát ở mỗi nhà thờ và ở một số nhà thờ, một số đội tuần tra với các đặc vụ Hoạt động Đặc biệt đã đến”.
Cô nói, cảnh sát tìm cách đe dọa giáo dân bằng sự hiện diện và chụp ảnh của họ.
Nhà báo Miguel Mendoza đã đưa tin trong tài khoản X của mình rằng cảnh sát Nicaragua đã bắt được 4 thanh niên ăn mặc như người Do Thái đến thăm những ngôi nhà gần đó, như một phần của truyền thống Tuần Thánh.” Mendoza tuyên bố rằng vụ bắt giữ diễn ra bằng bạo lực và cho đến thứ Sáu tuần này, những người trẻ tuổi vẫn chưa được thả.
Chế độ của Daniel Ortega duy trì một cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Công Giáo Nicaragua, từ tháng 4 năm 2018, khi các cuộc biểu tình rầm rộ của công dân diễn ra, cho đến Tháng Giêng năm ngoái, đã ghi nhận 812 vụ tấn công, theo số liệu được luật sư Martha Patricia Molina lưu giữ trong báo cáo có nhan đề “ Một giáo hội bị bách hại” của cô.
Những cuộc tấn công này bao gồm bỏ tù, tấn công thể xác, trục xuất khỏi đất nước, xúc phạm các nghi lễ và biểu tượng tôn giáo cũng như trục xuất các linh mục, giáo dân, giám mục và nữ tu, cùng những người khác.
Năm ngoái, chế độ này đã quyết định cấm tổ chức lễ Phục sinh trên đường phố và trong tháng 4 đã bỏ tù ít nhất 13 người có liên quan đến các lễ kỷ niệm tôn giáo truyền thống, trong đó có một nhà báo đưa tin về các sự kiện này.
Nhà báo Víctor Ticay bị bắt vào ngày 6 tháng 4 năm 2023, một ngày sau khi đưa tin về một cuộc rước tôn giáo ở Nandaime, Granada, và vào ngày 17 tháng 8 cùng năm đó, ông bị kết án 8 năm tù vì bị cáo buộc tội “truyền bá tin giả” và “sự phản bội đất nước”.
Bất chấp sự hiện diện đáng sợ của cảnh sát, giáo dân vẫn tập trung tại các ngôi nhà thờ và thực hiện một số hoạt động bên trong hoặc xung quanh nhà thờ. “Chúa nhật Lễ Lá với sự hiện diện của cảnh sát và lực lượng bán quân sự trong và ngoài các giáo xứ. Họ chụp ảnh và quay phim giáo dân. Luật sư Molina nói trong tài khoản X của mình: “Một ngày Chúa Nhật bị bao vây khắc nghiệt.
Trong khi điều này đang diễn ra trong các nhà thờ, chế độ Nicaragua đã chuẩn bị thực hiện lịch hoạt động dưới nhãn hiệu “truyền thống bình dân” thông qua Cảnh sát, thị trưởng đất nước và Viện Du lịch Nicaragua, gọi tắt là Intur.
“Chính phủ hòa giải và đoàn kết dân tộc tốt đẹp, thông qua Viện Du lịch Nicaragua, nhân dịp Tuần Thánh và Lễ Phục sinh ở Nicaragua, trong năm 2024 này, sẽ phát triển một loạt hành động và hoạt động nhằm quảng bá văn hóa, truyền thống, ẩm thực và văn hóa, các điểm du lịch khác nhau ở vùng đất có nhiều hồ và núi lửa, khiến chúng ta trở nên độc đáo”, Intur tuyên bố khi công bố “Chiến lược Tuần Thánh và Lễ Phục sinh ở Nicaragua”.
Martha Patricia Molina cho biết thêm, tương tự như vậy, “các thị trưởng đã kêu gọi các hoạt động tôn giáo trong Tuần Thánh mà không có sự cho phép và tham gia của Giáo Hội Công Giáo”.
Tuy nhiên, Rosario Murillo, vợ của Daniel Ortega và phó tổng thống nước này, đã nhấn mạnh các lễ kỷ niệm trong tuần này mà không đề cập đến việc cảnh sát cấm các đám rước tôn giáo.
“Nicaragua của chúng ta tràn đầy đức tin, đầy lòng sùng mộ, lòng sùng kính đích thực, Nicaragua của chúng ta đang sống trong Tuần lễ quan trọng này, Tuần Thánh, như chúng ta đã quen, trong những truyền thống đầy đủ, những truyền thống chứa đựng lòng sùng kính của một dân tộc Kitô giáo, một dân tộc Kitô, một xã hội theo xã hội chủ nghĩa, những gia đình hỗ trợ, những gia đình yêu thương người lân cận của chúng ta, những người tin tưởng và tạo ra lợi ích chung,” Murillo nói vào hôm thứ Hai 25 tháng 3, trên đài phát thanh.
Và theo thông lệ, ông dành một phần bài phát biểu của mình cho những người phản đối chế độ của ông. “Hãy sống có tình thương, xua tan hận thù, xua đuổi ác tâm.”
Việc cảnh sát triển khai để chống lại các hoạt động tôn giáo diễn ra bất chấp thực tế là vào ngày 7 tháng 3, Murillo đã tuyên bố trong thông điệp chúc mừng nhân ngày sinh nhật của Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, tổng giám mục Managua, rằng “những ngày của chuông và pha lê đã ở phía sau chúng ta, đã bị phá vỡ”, điều này có vẻ dự đoán sự hòa hoãn giữa chế độ và Giáo Hội Công Giáo.
4. Ukraine có thể sẽ nhận được 34 tỷ Mỹ Kim vũ khí Mỹ - Và sẽ sớm thôi
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Might Be Getting $34 Billion In American Weapons—And Soon”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, Mike Johnson, cuối cùng đã nhượng bộ trước áp lực quá lớn từ đa số cử tri Mỹ muốn Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến tranh tự vệ của Ukraine trước sự xâm lược của Nga.
Đúng vậy, viện trợ của Mỹ có thể sẽ sớm đến. Rất nhiều.
Mặc dù Johnson chưa công bố chi tiết về đề xuất của Hạ viện mà ông cho biết có thể sẽ đưa ra bỏ phiếu trong tháng này, nhưng rất có thể nó sẽ phản ánh gói chi tiêu mà Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua nhiều tháng trước - một gói bao gồm 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. 34 tỷ Mỹ Kim trong số đó dành cho vũ khí. Phần còn lại chi trả cho việc huấn luyện quân đội Ukraine cũng như viện trợ nhân đạo và các hỗ trợ phi quân sự khác.
Để hình dung số lượng vũ khí trị giá 34 tỷ Mỹ Kim có thể mua được, ta hãy xem xét điều đó - trong 23 tháng đầu tiên của cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine - Hoa Kỳ đã chi 45 tỷ Mỹ Kim để mua vũ khí cho Ukraine.
Khoảng một nửa số chi tiêu đó là dưới dạng hợp đồng thương mại trực tiếp mà Ngũ Giác Đài đã đàm phán và thanh toán thay mặt cho Ukraine. Nửa còn lại của chi tiêu dùng để mua vũ khí mới cho lực lượng Mỹ sau khi Ngũ Giác Đài tặng trực tiếp vũ khí cũ cho Ukraine từ nguồn dự trữ của Mỹ.
Có thể nói, số tiền viện trợ mới sẽ giúp Ukraine luôn tràn ngập vũ khí thêm một năm nữa hoặc hơn.
Dự kiến khoản viện trợ mới sẽ chi trả cho rất nhiều radar, thiết bị gây nhiễu vô tuyến, máy bay không người lái, thuyền, xe thiết giáp và thiết bị kỹ thuật. Đặc biệt mong đợi nó sẽ chi trả cho các hệ thống pháo và hệ thống phòng không - và đạn dược cho cả hai.
Điều đó có nghĩa là sẽ có thêm nhiều khẩu pháo 155 ly bên cạnh khoảng 200 khẩu pháo mà khoản tài trợ trước đó đã chi trả, nhiều Hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao hay HIMARS ngoài 39 chiếc trước đó và nhiều hơn nữa hệ thống phòng không Patriot và Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia các loại pin, ngoài một chiếc Patriot duy nhất và 12 chiếc NASAMS mà Ukraine đã nhận được từ Hoa Kỳ.
Và điều đó có nghĩa là ít nhất một triệu quả đạn pháo 155 ly từ nhà máy đạn mới mà Quân đội Hoa Kỳ xây dựng ở Texas đặc biệt để sản xuất đạn cho Ukraine. Nhà máy ở Texas, cũng như các cơ sở mới và mở rộng khác hỗ trợ sản xuất đạn, phụ thuộc vào nguồn vốn bổ sung - và đã rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính kể từ khi các thành viên Quốc Hội cắt viện trợ vào tháng 10.
Với nguồn tài trợ mới, nhà máy ở Texas và một cặp nhà máy tương tự ở Pennsylvania có thể —trong vòng vài tháng — tăng tốc sản xuất 60.000 quả đạn pháo mỗi tháng và tiến tới sản xuất 100.000 quả đạn pháo mỗi tháng trong vòng chín tháng. Các nhà máy ở Pennsylvania chỉ sản xuất được 15.000 quả đạn pháo mỗi tháng trước khi Nga mở rộng chiến tranh với Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Không có lý do gì mà phần lớn trong số 60.000 đến 100.000 quả đạn pháo đó mỗi tháng lại không thể đến Ukraine. Lượng đạn khổng lồ này sẽ bổ sung vào hàng trăm ngàn quả đạn pháo mà Liên minh Âu Châu đang quyên góp cho Ukraine trong những tuần và tháng tới - cũng như vào số một triệu quả đạn pháo mà một tập đoàn do Tiệp dẫn đầu đang quyên góp ngay từ đầu.
Gần đây nhất là vào tháng 2, các khẩu đội pháo binh Ukraine chỉ bắn 2.000 viên đạn mỗi ngày, so với 10.000 viên đạn mỗi ngày mà các khẩu đội pháo Nga có thể bắn. Khoảng cách về pháo binh này là một trong những lý do chính khiến các lữ đoàn Ukraine gần đây phải rút lui - và cũng là lý do chính khiến các trung đoàn và lữ đoàn Nga tiến lên, mặc dù phải trả một cái giá rất lớn.
Với đạn pháo của Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu và Tiệp - có khả năng có ít nhất 2,5 triệu viên cho đến cuối năm nay - các khẩu đội của Ukraine sẽ bắt đầu sánh ngang với tốc độ bắn 10.000 viên mỗi ngày của khẩu đội Nga. Xét rằng pháo binh Ukraine có xu hướng chính xác hơn pháo binh Nga, điều này có nghĩa là — chẳng bao lâu nữa — Ukraine có thể có lợi thế về pháo binh… lần đầu tiên sau một năm.
Thật khó để nói quá rằng lợi thế hỏa lực mới này có thể cải thiện đáng kể vận mệnh của Ukraine như thế nào. Cũng khó để nói quá rằng Ukraine sẽ được hưởng lợi bao nhiêu từ việc bổ sung các khẩu đội phòng không và hỏa tiễn cho các khẩu đội này.
Patriot có tầm bắn 90 dặm là hệ thống phòng không tốt nhất của Ukraine, nhưng ban đầu Ukraine chỉ có ba khẩu đội với khoảng chục bệ phóng: Đức tặng hai khẩu đội và Mỹ tặng một khẩu.
Chừng đó là đủ để bảo vệ hai trong số hàng chục thành phố lớn của Ukraine – Kyiv và Odesa – khỏi hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga, đồng thời trang bị vũ khí cho một đơn vị phòng không di động di chuyển dọc chiến tuyến để phục kích chiến đấu cơ Nga.
Đơn vị thứ hai đã tàn phá các trung đoàn chiến đấu cơ của lực lượng không quân Nga nhưng gần đây đã mất hai bệ phóng quý giá và một số binh sĩ vì một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga.
Lực lượng không quân Ukraine cần nhiều Patriot hơn, tốt nhất là nhiều hơn nữa. Và vì Lockheed Martin và các đối tác của họ đã mở rộng sản xuất radar, bệ phóng và hỏa tiễn nhằm đón đầu nhu cầu tăng đột biến, Ukraine có lẽ đã có thêm bệ phóng và hỏa tiễn nếu các thành viên Quốc Hội chấp thuận thêm viện trợ của Mỹ sáu tháng trước, khi Tổng thống Biden lần đầu tiên đề xuất nó.
Muộn còn hơn không. Chẳng hạn, với ba khẩu đội Patriot nữa, Ukraine có thể thay thế những tổn thất trên chiến trường, bảo vệ Kharkiv và Dnipro, đồng thời bố trí hai khẩu đội cho các đơn vị cơ động: mỗi khẩu đội một cho mặt trận phía đông và phía nam. Được cung cấp đầy đủ vài trăm hỏa tiễn, lực lượng Patriot mở rộng của Ukraine có thể chấm dứt mối đe dọa hỏa tiễn và máy bay không người lái đối với các thành phố lớn nhất của Ukraine, đồng thời làm suy yếu lợi thế không quân khổng lồ của Nga trên tiền tuyến.
Nếu Chủ tịch Hạ viện Johnson tôn trọng lời nói của mình và đưa viện trợ cho Ukraine ra biểu quyết trong tháng này, rất nhiều tiền và rất nhiều vũ khí vô cùng cần thiết sắp đến tuyến đầu trong cuộc chiến tàn khốc nhằm tiêu diệt dân tộc Ukraine của Nga. Hy vọng, Ukraine có thể cầm cự thêm vài tuần nữa, để rồi sẽ mạnh hơn rất nhiều.
5. Làm thế nào để nướng trọn một trung đoàn xe tăng Nga chỉ trong vài giờ? Dễ lắm, hãy nhào vào tấn công những hỏa tiễn giận dữ nhất của Ukraine, giữa ban ngày, bằng các lực lượng sai lầm
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “How To Lose A Russian Tank Regiment In Just a Few Hours: Attack Ukraine’s Angriest Missileers, In Broad Daylight, With The Wrong Forces”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Trung đoàn xe tăng số 6 phát động cuộc tấn công bằng xe tăng lớn nhất trong cuộc chiến—và đã bị tiêu diệt
Khi các trung đoàn Nga xâm lược tàn tích Avdiivka, một thành trì cũ của Ukraine ở tỉnh Donetsk phía đông Ukraine, và sau đó tiếp tục tấn công về phía tây, một đơn vị chủ chốt của Ukraine đã chờ đợi họ.
Trung đoàn xe tăng 6 là lực lượng dự bị tác chiến của Sư đoàn xe tăng 90—đơn vị “đột phá” của nó. Nếu quân Nga thăm dò các tuyến phòng thủ của Ukraine ở phía tây Avdiivka phát hiện ra điểm yếu, thì nhiệm vụ của Trung đoàn 6 là khai thác điểm yếu đó — và đột nhập vào khu vực hậu phương của Ukraine để tàn phá.
Vậy tại sao vào thứ Bảy Tuần Thánh, Sư đoàn 90 lại cử Trung đoàn Xe tăng số 6 tấn công trực tiếp vào các vị trí phòng thủ nguyên vẹn do Lữ đoàn 25, một phần của lực lượng không kích tinh nhuệ của Ukraine, trấn đóng ngay phía tây làng Tonen'ke?
Cuộc tấn công ban ngày của Trung đoàn Xe tăng số 6 là một trong những cuộc tấn công bọc thép lớn nhất, nếu không muốn nói là lớn nhất trong cuộc chiến kéo dài 25 tháng của Nga với Ukraine. Theo Trung tâm Chiến lược Phòng thủ Ukraine, gọi tắt là CDS, trung đoàn “tiến một chút về phía tây bắc của thị trấn”.
Nhưng không lâu. Cuộc tấn công kết thúc trong thảm họa đối với quân Nga khi 48 xe của Trung đoàn Xe tăng số 6 — 36 xe tăng T-90 và 12 xe chiến đấu BMP do hàng trăm binh sĩ điều khiển — lao vào một bãi mìn. Sau đó, lính dù Ukraine đã bắn hỏa tiễn chống tăng, thứ mà họ nổi tiếng là giỏi, đồng thời phóng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất chứa đầy chất nổ.
CDS đưa tin người Ukraine “đã đẩy lùi cuộc tấn công lớn đầu tiên này”. Trung đoàn Xe tăng số 6 rút lui, bỏ lại 20 phương tiện bị hư hỏng và có thể có rất nhiều xác chết.
Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine lưu ý: “Có thể đưa ra hai quan sát quan trọng”.
“Thứ nhất, lực lượng Nga trong khu vực không bị mất năng lực và hoàn toàn có đủ nguồn lực để tiến hành các hoạt động trên cấp tiểu đoàn. Điều này đáng lo ngại, vì mặc dù có tổn thất đáng kể tương đương với việc tiêu diệt toàn bộ lực lượng cấp sư đoàn hoặc một quân đoàn không người lái ở Avdiivka, khả năng tập hợp một tiểu đoàn xe tăng tăng cường vẫn là mối đe dọa đối với lực lượng phòng thủ Ukraine.”
Tệ hơn nữa, người Ukraine đang phải vật lộn hoàn toàn với nhân lực và cung cấp cho các vị trí tiền tuyến của họ trong khi chờ đợi viện trợ bị trì hoãn từ lâu ở Hoa Kỳ cũng như việc thông qua luật huy động mới ở Kyiv - một đạo luật cho phép các lực lượng vũ trang Ukraine được thực hiện các nhiệm vụ tuyển thêm hàng vạn quân mới.
Quan sát thứ hai của Frontellect Insight mang lại nhiều hy vọng hơn cho Ukraine. “Trung đoàn 6 được giao nhiệm vụ khai thác các lỗ hổng trong phòng thủ và tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine. Đó là tin tốt cho Ukraine vì việc sử dụng lực lượng khai thác để tạo đột phá cho thấy lực lượng Nga đang gặp phải thách thức đáng kể và có những biện pháp khá liều lĩnh”.
Nói cách khác, Sư đoàn 90 có thể đã nhận ra rằng họ không đạt được tiến bộ như dự định - và trở nên thiếu kiên nhẫn và do đó cẩu thả. Nó đã triển khai trung đoàn đột phá của mình trước khi chọc thủng phòng tuyến của Ukraine.
Một lực lượng được thiết kế để tấn công vào khu vực hậu phương không được phòng thủ của quân Ukraine lại lao thẳng vào mìn, máy bay không người lái và các hỏa tiễn chống tăng nổi tiếng của lực lượng không kích Ukraine.
6. Ukraine có máy bay không người lái tấn công với tầm bắn hơn 1.000 km, Fedorov nói
Ukraine có máy bay không người lái tấn công được sản xuất trong nước có khả năng bay hơn 1.000 km, Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Welt vào ngày 1 tháng 4.
Kyiv đã tăng cường nỗ lực đẩy mạnh sản xuất máy bay không người lái trong nước, một công cụ quan trọng trên chiến trường, nhằm mục tiêu sản xuất 1 triệu máy bay không người lái trong năm nay.
Một loạt vụ tấn công trong những tháng gần đây nhằm vào các nhà máy lọc dầu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Nhiều nhà máy lọc dầu được cho là đã phải đóng cửa hoàn toàn hay giảm công suất sau các cuộc tấn công và Nga đang lên kế hoạch giảm xuất khẩu dầu diesel từ các cảng Hắc Hải và Biển Baltic trong tháng 4 xuống mức thấp nhất trong 5 tháng.
Fedorov cho biết: “Hầu hết các máy bay không người lái tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga đều có tầm hoạt động từ 700 đến 1.000 km, nhưng hiện nay có những mẫu có thể bay hơn 1.000 km”.
Vào tháng 2, ông thừa nhận Ukraine có máy bay không người lái với tầm hoạt động lên tới 1.000 km và cho biết có tới 10 công ty tham gia vào quá trình sản xuất và phát triển chúng.
Fedorov cũng cho biết trong cuộc phỏng vấn ngày 1/4 rằng kết quả của cuộc chiến có thể sẽ phụ thuộc vào công nghệ máy bay không người lái nhưng hiện tại không thể nói liệu Nga hay Ukraine chiếm thế thượng phong.
Fedorov cũng cho biết nguyên mẫu máy bay không người lái sử dụng công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo có thể xuất hiện trên chiến trường vào cuối năm 2024.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký một sắc lệnh vào tháng 2 để thành lập một nhánh mới của Lực lượng Vũ trang Ukraine dành riêng cho máy bay không người lái.
Lực lượng Hệ thống Không người lái được cho là sẽ tập trung đặc biệt vào việc cải thiện công việc của Ukraine với máy bay không người lái, tạo ra các đơn vị đặc biệt dành riêng cho máy bay không người lái, tăng cường huấn luyện, hệ thống hóa việc sử dụng chúng, tăng cường sản xuất và thúc đẩy đổi mới. Zelenskiy cho biết vào Tháng Giêng rằng một trong những mục tiêu chính của năm 2024 là vượt xa Nga trong việc sản xuất máy bay không người lái.
Catholic World News có bài tường trình nhan đề “Obelisk missing from St. Peter’s Square”, nghĩa là “Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tháp tưởng niệm của người Ai Cập cổ đại từng tồn tại ở trung tâm Quảng trường Thánh Phêrô trong nhiều thế kỷ đã bị mất tích vào Thứ Hai Phục sinh, khiến các quan chức Vatican và cảnh sát Rôma không thể giải thích được sự biến mất của nó.
Cấu trúc khổng lồ bằng đá granit màu hồng, cao hơn 80 feet hay 24 mét và nặng khoảng 330 tấn, đã có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày hôm trước, khi hàng chục ngàn người tụ tập để tham dự Thánh lễ Chúa nhật Phục sinh và buổi đọc sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng. Có vẻ như nó đã bị đánh cắp vào lúc nào đó trong đêm.
Các quan chức Vatican cho biết chưa có kế hoạch di chuyển hoặc thay đổi đài tưởng niệm. Việc loại bỏ nó đã để lại một cái lỗ giống như miệng núi lửa ở trung tâm quảng trường Thánh Phêrô. Các công nhân đã dựng lên các rào chắn xung quanh đống đổ nát để bảo vệ người hành hương và khách du lịch khỏi bị thương do tai nạn.
Tháp tưởng niệm được Hoàng đế Caligula mang đến Rôma và ban đầu được đặt trong Rạp xiếc nơi Thánh Phêrô bị hành quyết. Năm 1586, dưới sự chỉ đạo của Đức Giáo Hoàng Xích tô Đệ Ngũ, nó được chuyển đến vị trí hiện tại, trong một chiến dịch lớn với sự tham gia của 900 người và 140 con ngựa, và mất 5 tháng để hoàn thành. Ban đầu được dành riêng cho “Caesar Augustus thần thánh”, đài tưởng niệm sau đó được thánh hiến lại với dòng chữ: “Christus vincit/Christus regnat/Christus imperat”.
Cảnh sát ở Rôma cho biết không có chuyển động bất thường nào của máy móc hạng nặng trong đêm sau lễ Chúa Nhật Phục Sinh. Nơi ở hiện tại của đài tưởng niệm vẫn chưa được biết.
Tuy nhiên, một nhà báo người Ý lưu ý rằng một thám tử tư nổi tiếng người Mỹ, được xác định là Benedico Blanco, đã ngồi im lặng ở rìa ngoài Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng vào Chúa Nhật Phục sinh. Khi được liên lạc vào Thứ Hai Phục Sinh, Blanco nói rằng anh ta có mặt vì biết rằng tội ác sẽ xảy ra.
Khi được yêu cầu giải thích linh cảm của mình, Blanco trả lời:
Tôi biết điều gì đó như thế này sẽ xảy ra vì hôm nay là Ngày Cá tháng Tư.
Cũng liên quan đến Ngày Cá tháng Tư, nhiều người dễ tin đã thở phào nhẹ nhõm trước tin cho rằng Putin trúng gió hay bị cái gì đó đã lăn ra, lìa đời rồi. Họ hân hoan trước một viễn tượng tươi sáng trong đó cuộc sống sẽ bình thường trở lại, hàng hóa xuống giá, công ăn việc làm ổn định, và âu lo về vũ khí hạt nhân qua đi.
Nhiều người thắc mắc hỏi chúng tôi tại sao một tin quan trọng như thế lại không đăng tải? Nhưng Thụy Khanh xin được thưa rằng: Anh chị em hãy chú ý: Tin đó không đúng đâu.
Theo thông tấn xã Tass của nhà nước Nga, chiều ngày 1 tháng Tư, Putin, vẫn còn sống – chắc chắn rồi - và đã có cuộc họp Nội Các, trong đó, ông ta ra lệnh cho chính phủ chuẩn bị dự báo ngân sách dài hạn cho giai đoạn 2025-2030.
“Chính phủ Liên bang Nga cần đảm bảo xây dựng và phê duyệt dự báo ngân sách của Liên bang Nga trong thời gian dài, bao gồm các thông số về kế hoạch tài chính dự kiến cho giai đoạn 2025-2030 và số tiền tài trợ cho các dự án quốc gia và liên bang,” ông ta nói.
Tin Putin lăn ra chết phản ảnh niềm mơ ước của nhiều người yêu chuộng hòa bình. Nhưng đó là tin “cá tháng Tư”, tiếng Anh gọi là “April Fool's Day”, cũng hệt như tin “Tháp bút khổng lồ biến mất khỏi quảng trường Thánh Phêrô.”
Ngày cá tháng Tư, hay Ngày nói dối là một phong tục hàng năm vào ngày 1 tháng Tư dương lịch bao gồm những trò đùa và trò lừa bịp vô hại, đánh lừa người khác nhằm mục đích mua vui và mọi người mà có thể không chịu những lời chỉ trích, hay tác hại nào. Trong ngày này, những người thích đùa thường cố gắng lừa những người thân, bạn bè của họ tin vào điều gì đó không đúng sự thật, nhưng một cách vô hại và hài hước và không có nghĩa lừa lọc hoặc khiến người khác bực bội. Sau màn đùa và lừa, người đùa thường hét lên “Cá tháng tư” để giải tỏa thắc mắc và tiết lộ trò đùa. Truyền thống về ngày Cá tháng Tư tồn tại ở hầu hết các nước Âu Châu cũng như Bắc Mỹ.
Các phương tiện thông tin đại chúng thường tham gia vào những trò đùa này, với những tin vịt hoặc thông tin phóng đại ra ngoài sự thật, chia sẻ những câu chuyện hài hước vào ngày 1 tháng 4, và thường là đính chính hoặc tiết lộ vào ngày hôm sau.
2. Đức Thánh Cha vượt qua những lo ngại về sức khỏe để chủ sự Thánh lễ Phục sinh và kêu gọi hòa bình ở Gaza và Ukraine
Đức Thánh Cha Phanxicô đã vực dậy sau cơn bệnh hô hấp kéo dài trong mùa đông để dẫn dắt khoảng 60.000 người tham dự lễ Phục sinh vào Chúa Nhật, đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ về lệnh ngừng bắn ở Gaza và trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine.
Đức Phanxicô đã chủ trì Thánh lễ Chúa nhật Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô được trang hoàng đầy hoa và sau đó đã gửi lời cầu nguyện chân thành cho hòa bình trong đợt tổng kết hàng năm về các cuộc khủng hoảng toàn cầu của ngài. Người dân Gaza, bao gồm cả cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé ở đó, luôn là mối quan tâm thường xuyên đối với Đức Phanxicô và Lễ Phục sinh ở Thánh địa nói chung là một vấn đề ảm đạm trong năm nay do chiến tranh.
“Hòa bình không bao giờ được tạo ra bằng vũ khí, nhưng bằng đôi bàn tay dang rộng và trái tim rộng mở,” Đức Phanxicô nói từ hành lang nhìn ra quảng trường, trong tiếng vỗ tay của đám đông bên dưới đang đứng giữa trời lộng gió.
Đức Phanxicô xuất hiện với phong độ tốt, mặc dù vừa cử hành Đêm Vọng Phục sinh kéo dài 2 tiếng rưỡi chỉ vài giờ trước đó. Vị giáo hoàng, người bị cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ, đã phải chiến đấu với các vấn đề về hô hấp suốt mùa đông và việc tham gia đầy đủ vào các buổi lễ Phục sinh không hoàn toàn được bảo đảm, đặc biệt là sau khi ông bỏ qua nghi lễ truyền thống Thứ Sáu Tuần Thánh.
3. Chế độ của Daniel Ortega đã triển khai một chiến dịch lớn với hàng ngàn cảnh sát để ngăn chặn các cuộc rước trong Tuần Thánh
Khoảng bốn ngàn cảnh sát đã được triển khai trong Tuần Thánh này xung quanh các ngôi đền Công Giáo ở Nicaragua để ngăn chặn các cuộc rước tôn giáo diễn ra trên đường phố, trong khi chế độ thúc đẩy các hoạt động dưới chiêu bài “truyền thống bình dân” thông qua Viện Du lịch, Cảnh sát và thị trưởng thành phố.
Theo luật sư Martha Patricia Molina, người đã cống hiến vài năm qua để điều tra và vạch trần cuộc đàn áp mà Giáo hội phải gánh chịu, khoảng 400 giáo xứ trong nước đã nhận được thông báo của cảnh sát cấm họ xuống đường tham gia các cuộc rước tôn giáo truyền thống trong Tuần Thánh Công Giáo ở Nicaragua.
Việc triển khai cảnh sát được Molina tính toán theo số lượng đặc vụ được báo cáo tại mỗi giáo xứ trong cả nước.
Theo Molina, khoảng 4.800 hoạt động tôn giáo theo truyền thống được tổ chức trên đường phố của các thị trấn và thành phố đã không diễn ra trong năm nay, và một số giáo xứ đã quyết định tổ chức lễ kỷ niệm trong hoặc xung quanh nhà thờ, nơi họ vẫn được phép tổ chức các hoạt động.
Nhà nghiên cứu nói rằng các thông báo của cảnh sát mà các linh mục nhận được không giải thích lý do cấm đoán nhưng chỉ giới hạn trong các tuyên bố “không được phép” đối với các sự kiện theo cách chúng được tổ chức theo truyền thống.
Vào Chúa Nhật, ngày 24 tháng 3, Chúa Nhật Lễ Lá của Công Giáo, cảnh sát và lực lượng bán quân sự đã tăng cường giám sát trong các đền thờ. Molina nói: “Có ít nhất hai viên chức cảnh sát ở mỗi nhà thờ và ở một số nhà thờ, một số đội tuần tra với các đặc vụ Hoạt động Đặc biệt đã đến”.
Cô nói, cảnh sát tìm cách đe dọa giáo dân bằng sự hiện diện và chụp ảnh của họ.
Nhà báo Miguel Mendoza đã đưa tin trong tài khoản X của mình rằng cảnh sát Nicaragua đã bắt được 4 thanh niên ăn mặc như người Do Thái đến thăm những ngôi nhà gần đó, như một phần của truyền thống Tuần Thánh.” Mendoza tuyên bố rằng vụ bắt giữ diễn ra bằng bạo lực và cho đến thứ Sáu tuần này, những người trẻ tuổi vẫn chưa được thả.
Chế độ của Daniel Ortega duy trì một cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Công Giáo Nicaragua, từ tháng 4 năm 2018, khi các cuộc biểu tình rầm rộ của công dân diễn ra, cho đến Tháng Giêng năm ngoái, đã ghi nhận 812 vụ tấn công, theo số liệu được luật sư Martha Patricia Molina lưu giữ trong báo cáo có nhan đề “ Một giáo hội bị bách hại” của cô.
Những cuộc tấn công này bao gồm bỏ tù, tấn công thể xác, trục xuất khỏi đất nước, xúc phạm các nghi lễ và biểu tượng tôn giáo cũng như trục xuất các linh mục, giáo dân, giám mục và nữ tu, cùng những người khác.
Năm ngoái, chế độ này đã quyết định cấm tổ chức lễ Phục sinh trên đường phố và trong tháng 4 đã bỏ tù ít nhất 13 người có liên quan đến các lễ kỷ niệm tôn giáo truyền thống, trong đó có một nhà báo đưa tin về các sự kiện này.
Nhà báo Víctor Ticay bị bắt vào ngày 6 tháng 4 năm 2023, một ngày sau khi đưa tin về một cuộc rước tôn giáo ở Nandaime, Granada, và vào ngày 17 tháng 8 cùng năm đó, ông bị kết án 8 năm tù vì bị cáo buộc tội “truyền bá tin giả” và “sự phản bội đất nước”.
Bất chấp sự hiện diện đáng sợ của cảnh sát, giáo dân vẫn tập trung tại các ngôi nhà thờ và thực hiện một số hoạt động bên trong hoặc xung quanh nhà thờ. “Chúa nhật Lễ Lá với sự hiện diện của cảnh sát và lực lượng bán quân sự trong và ngoài các giáo xứ. Họ chụp ảnh và quay phim giáo dân. Luật sư Molina nói trong tài khoản X của mình: “Một ngày Chúa Nhật bị bao vây khắc nghiệt.
Trong khi điều này đang diễn ra trong các nhà thờ, chế độ Nicaragua đã chuẩn bị thực hiện lịch hoạt động dưới nhãn hiệu “truyền thống bình dân” thông qua Cảnh sát, thị trưởng đất nước và Viện Du lịch Nicaragua, gọi tắt là Intur.
“Chính phủ hòa giải và đoàn kết dân tộc tốt đẹp, thông qua Viện Du lịch Nicaragua, nhân dịp Tuần Thánh và Lễ Phục sinh ở Nicaragua, trong năm 2024 này, sẽ phát triển một loạt hành động và hoạt động nhằm quảng bá văn hóa, truyền thống, ẩm thực và văn hóa, các điểm du lịch khác nhau ở vùng đất có nhiều hồ và núi lửa, khiến chúng ta trở nên độc đáo”, Intur tuyên bố khi công bố “Chiến lược Tuần Thánh và Lễ Phục sinh ở Nicaragua”.
Martha Patricia Molina cho biết thêm, tương tự như vậy, “các thị trưởng đã kêu gọi các hoạt động tôn giáo trong Tuần Thánh mà không có sự cho phép và tham gia của Giáo Hội Công Giáo”.
Tuy nhiên, Rosario Murillo, vợ của Daniel Ortega và phó tổng thống nước này, đã nhấn mạnh các lễ kỷ niệm trong tuần này mà không đề cập đến việc cảnh sát cấm các đám rước tôn giáo.
“Nicaragua của chúng ta tràn đầy đức tin, đầy lòng sùng mộ, lòng sùng kính đích thực, Nicaragua của chúng ta đang sống trong Tuần lễ quan trọng này, Tuần Thánh, như chúng ta đã quen, trong những truyền thống đầy đủ, những truyền thống chứa đựng lòng sùng kính của một dân tộc Kitô giáo, một dân tộc Kitô, một xã hội theo xã hội chủ nghĩa, những gia đình hỗ trợ, những gia đình yêu thương người lân cận của chúng ta, những người tin tưởng và tạo ra lợi ích chung,” Murillo nói vào hôm thứ Hai 25 tháng 3, trên đài phát thanh.
Và theo thông lệ, ông dành một phần bài phát biểu của mình cho những người phản đối chế độ của ông. “Hãy sống có tình thương, xua tan hận thù, xua đuổi ác tâm.”
Việc cảnh sát triển khai để chống lại các hoạt động tôn giáo diễn ra bất chấp thực tế là vào ngày 7 tháng 3, Murillo đã tuyên bố trong thông điệp chúc mừng nhân ngày sinh nhật của Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, tổng giám mục Managua, rằng “những ngày của chuông và pha lê đã ở phía sau chúng ta, đã bị phá vỡ”, điều này có vẻ dự đoán sự hòa hoãn giữa chế độ và Giáo Hội Công Giáo.
4. Ukraine có thể sẽ nhận được 34 tỷ Mỹ Kim vũ khí Mỹ - Và sẽ sớm thôi
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Might Be Getting $34 Billion In American Weapons—And Soon”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, Mike Johnson, cuối cùng đã nhượng bộ trước áp lực quá lớn từ đa số cử tri Mỹ muốn Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến tranh tự vệ của Ukraine trước sự xâm lược của Nga.
Đúng vậy, viện trợ của Mỹ có thể sẽ sớm đến. Rất nhiều.
Mặc dù Johnson chưa công bố chi tiết về đề xuất của Hạ viện mà ông cho biết có thể sẽ đưa ra bỏ phiếu trong tháng này, nhưng rất có thể nó sẽ phản ánh gói chi tiêu mà Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua nhiều tháng trước - một gói bao gồm 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. 34 tỷ Mỹ Kim trong số đó dành cho vũ khí. Phần còn lại chi trả cho việc huấn luyện quân đội Ukraine cũng như viện trợ nhân đạo và các hỗ trợ phi quân sự khác.
Để hình dung số lượng vũ khí trị giá 34 tỷ Mỹ Kim có thể mua được, ta hãy xem xét điều đó - trong 23 tháng đầu tiên của cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine - Hoa Kỳ đã chi 45 tỷ Mỹ Kim để mua vũ khí cho Ukraine.
Khoảng một nửa số chi tiêu đó là dưới dạng hợp đồng thương mại trực tiếp mà Ngũ Giác Đài đã đàm phán và thanh toán thay mặt cho Ukraine. Nửa còn lại của chi tiêu dùng để mua vũ khí mới cho lực lượng Mỹ sau khi Ngũ Giác Đài tặng trực tiếp vũ khí cũ cho Ukraine từ nguồn dự trữ của Mỹ.
Có thể nói, số tiền viện trợ mới sẽ giúp Ukraine luôn tràn ngập vũ khí thêm một năm nữa hoặc hơn.
Dự kiến khoản viện trợ mới sẽ chi trả cho rất nhiều radar, thiết bị gây nhiễu vô tuyến, máy bay không người lái, thuyền, xe thiết giáp và thiết bị kỹ thuật. Đặc biệt mong đợi nó sẽ chi trả cho các hệ thống pháo và hệ thống phòng không - và đạn dược cho cả hai.
Điều đó có nghĩa là sẽ có thêm nhiều khẩu pháo 155 ly bên cạnh khoảng 200 khẩu pháo mà khoản tài trợ trước đó đã chi trả, nhiều Hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao hay HIMARS ngoài 39 chiếc trước đó và nhiều hơn nữa hệ thống phòng không Patriot và Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia các loại pin, ngoài một chiếc Patriot duy nhất và 12 chiếc NASAMS mà Ukraine đã nhận được từ Hoa Kỳ.
Và điều đó có nghĩa là ít nhất một triệu quả đạn pháo 155 ly từ nhà máy đạn mới mà Quân đội Hoa Kỳ xây dựng ở Texas đặc biệt để sản xuất đạn cho Ukraine. Nhà máy ở Texas, cũng như các cơ sở mới và mở rộng khác hỗ trợ sản xuất đạn, phụ thuộc vào nguồn vốn bổ sung - và đã rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính kể từ khi các thành viên Quốc Hội cắt viện trợ vào tháng 10.
Với nguồn tài trợ mới, nhà máy ở Texas và một cặp nhà máy tương tự ở Pennsylvania có thể —trong vòng vài tháng — tăng tốc sản xuất 60.000 quả đạn pháo mỗi tháng và tiến tới sản xuất 100.000 quả đạn pháo mỗi tháng trong vòng chín tháng. Các nhà máy ở Pennsylvania chỉ sản xuất được 15.000 quả đạn pháo mỗi tháng trước khi Nga mở rộng chiến tranh với Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Không có lý do gì mà phần lớn trong số 60.000 đến 100.000 quả đạn pháo đó mỗi tháng lại không thể đến Ukraine. Lượng đạn khổng lồ này sẽ bổ sung vào hàng trăm ngàn quả đạn pháo mà Liên minh Âu Châu đang quyên góp cho Ukraine trong những tuần và tháng tới - cũng như vào số một triệu quả đạn pháo mà một tập đoàn do Tiệp dẫn đầu đang quyên góp ngay từ đầu.
Gần đây nhất là vào tháng 2, các khẩu đội pháo binh Ukraine chỉ bắn 2.000 viên đạn mỗi ngày, so với 10.000 viên đạn mỗi ngày mà các khẩu đội pháo Nga có thể bắn. Khoảng cách về pháo binh này là một trong những lý do chính khiến các lữ đoàn Ukraine gần đây phải rút lui - và cũng là lý do chính khiến các trung đoàn và lữ đoàn Nga tiến lên, mặc dù phải trả một cái giá rất lớn.
Với đạn pháo của Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu và Tiệp - có khả năng có ít nhất 2,5 triệu viên cho đến cuối năm nay - các khẩu đội của Ukraine sẽ bắt đầu sánh ngang với tốc độ bắn 10.000 viên mỗi ngày của khẩu đội Nga. Xét rằng pháo binh Ukraine có xu hướng chính xác hơn pháo binh Nga, điều này có nghĩa là — chẳng bao lâu nữa — Ukraine có thể có lợi thế về pháo binh… lần đầu tiên sau một năm.
Thật khó để nói quá rằng lợi thế hỏa lực mới này có thể cải thiện đáng kể vận mệnh của Ukraine như thế nào. Cũng khó để nói quá rằng Ukraine sẽ được hưởng lợi bao nhiêu từ việc bổ sung các khẩu đội phòng không và hỏa tiễn cho các khẩu đội này.
Patriot có tầm bắn 90 dặm là hệ thống phòng không tốt nhất của Ukraine, nhưng ban đầu Ukraine chỉ có ba khẩu đội với khoảng chục bệ phóng: Đức tặng hai khẩu đội và Mỹ tặng một khẩu.
Chừng đó là đủ để bảo vệ hai trong số hàng chục thành phố lớn của Ukraine – Kyiv và Odesa – khỏi hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga, đồng thời trang bị vũ khí cho một đơn vị phòng không di động di chuyển dọc chiến tuyến để phục kích chiến đấu cơ Nga.
Đơn vị thứ hai đã tàn phá các trung đoàn chiến đấu cơ của lực lượng không quân Nga nhưng gần đây đã mất hai bệ phóng quý giá và một số binh sĩ vì một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga.
Lực lượng không quân Ukraine cần nhiều Patriot hơn, tốt nhất là nhiều hơn nữa. Và vì Lockheed Martin và các đối tác của họ đã mở rộng sản xuất radar, bệ phóng và hỏa tiễn nhằm đón đầu nhu cầu tăng đột biến, Ukraine có lẽ đã có thêm bệ phóng và hỏa tiễn nếu các thành viên Quốc Hội chấp thuận thêm viện trợ của Mỹ sáu tháng trước, khi Tổng thống Biden lần đầu tiên đề xuất nó.
Muộn còn hơn không. Chẳng hạn, với ba khẩu đội Patriot nữa, Ukraine có thể thay thế những tổn thất trên chiến trường, bảo vệ Kharkiv và Dnipro, đồng thời bố trí hai khẩu đội cho các đơn vị cơ động: mỗi khẩu đội một cho mặt trận phía đông và phía nam. Được cung cấp đầy đủ vài trăm hỏa tiễn, lực lượng Patriot mở rộng của Ukraine có thể chấm dứt mối đe dọa hỏa tiễn và máy bay không người lái đối với các thành phố lớn nhất của Ukraine, đồng thời làm suy yếu lợi thế không quân khổng lồ của Nga trên tiền tuyến.
Nếu Chủ tịch Hạ viện Johnson tôn trọng lời nói của mình và đưa viện trợ cho Ukraine ra biểu quyết trong tháng này, rất nhiều tiền và rất nhiều vũ khí vô cùng cần thiết sắp đến tuyến đầu trong cuộc chiến tàn khốc nhằm tiêu diệt dân tộc Ukraine của Nga. Hy vọng, Ukraine có thể cầm cự thêm vài tuần nữa, để rồi sẽ mạnh hơn rất nhiều.
5. Làm thế nào để nướng trọn một trung đoàn xe tăng Nga chỉ trong vài giờ? Dễ lắm, hãy nhào vào tấn công những hỏa tiễn giận dữ nhất của Ukraine, giữa ban ngày, bằng các lực lượng sai lầm
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “How To Lose A Russian Tank Regiment In Just a Few Hours: Attack Ukraine’s Angriest Missileers, In Broad Daylight, With The Wrong Forces”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Trung đoàn xe tăng số 6 phát động cuộc tấn công bằng xe tăng lớn nhất trong cuộc chiến—và đã bị tiêu diệt
Khi các trung đoàn Nga xâm lược tàn tích Avdiivka, một thành trì cũ của Ukraine ở tỉnh Donetsk phía đông Ukraine, và sau đó tiếp tục tấn công về phía tây, một đơn vị chủ chốt của Ukraine đã chờ đợi họ.
Trung đoàn xe tăng 6 là lực lượng dự bị tác chiến của Sư đoàn xe tăng 90—đơn vị “đột phá” của nó. Nếu quân Nga thăm dò các tuyến phòng thủ của Ukraine ở phía tây Avdiivka phát hiện ra điểm yếu, thì nhiệm vụ của Trung đoàn 6 là khai thác điểm yếu đó — và đột nhập vào khu vực hậu phương của Ukraine để tàn phá.
Vậy tại sao vào thứ Bảy Tuần Thánh, Sư đoàn 90 lại cử Trung đoàn Xe tăng số 6 tấn công trực tiếp vào các vị trí phòng thủ nguyên vẹn do Lữ đoàn 25, một phần của lực lượng không kích tinh nhuệ của Ukraine, trấn đóng ngay phía tây làng Tonen'ke?
Cuộc tấn công ban ngày của Trung đoàn Xe tăng số 6 là một trong những cuộc tấn công bọc thép lớn nhất, nếu không muốn nói là lớn nhất trong cuộc chiến kéo dài 25 tháng của Nga với Ukraine. Theo Trung tâm Chiến lược Phòng thủ Ukraine, gọi tắt là CDS, trung đoàn “tiến một chút về phía tây bắc của thị trấn”.
Nhưng không lâu. Cuộc tấn công kết thúc trong thảm họa đối với quân Nga khi 48 xe của Trung đoàn Xe tăng số 6 — 36 xe tăng T-90 và 12 xe chiến đấu BMP do hàng trăm binh sĩ điều khiển — lao vào một bãi mìn. Sau đó, lính dù Ukraine đã bắn hỏa tiễn chống tăng, thứ mà họ nổi tiếng là giỏi, đồng thời phóng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất chứa đầy chất nổ.
CDS đưa tin người Ukraine “đã đẩy lùi cuộc tấn công lớn đầu tiên này”. Trung đoàn Xe tăng số 6 rút lui, bỏ lại 20 phương tiện bị hư hỏng và có thể có rất nhiều xác chết.
Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine lưu ý: “Có thể đưa ra hai quan sát quan trọng”.
“Thứ nhất, lực lượng Nga trong khu vực không bị mất năng lực và hoàn toàn có đủ nguồn lực để tiến hành các hoạt động trên cấp tiểu đoàn. Điều này đáng lo ngại, vì mặc dù có tổn thất đáng kể tương đương với việc tiêu diệt toàn bộ lực lượng cấp sư đoàn hoặc một quân đoàn không người lái ở Avdiivka, khả năng tập hợp một tiểu đoàn xe tăng tăng cường vẫn là mối đe dọa đối với lực lượng phòng thủ Ukraine.”
Tệ hơn nữa, người Ukraine đang phải vật lộn hoàn toàn với nhân lực và cung cấp cho các vị trí tiền tuyến của họ trong khi chờ đợi viện trợ bị trì hoãn từ lâu ở Hoa Kỳ cũng như việc thông qua luật huy động mới ở Kyiv - một đạo luật cho phép các lực lượng vũ trang Ukraine được thực hiện các nhiệm vụ tuyển thêm hàng vạn quân mới.
Quan sát thứ hai của Frontellect Insight mang lại nhiều hy vọng hơn cho Ukraine. “Trung đoàn 6 được giao nhiệm vụ khai thác các lỗ hổng trong phòng thủ và tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine. Đó là tin tốt cho Ukraine vì việc sử dụng lực lượng khai thác để tạo đột phá cho thấy lực lượng Nga đang gặp phải thách thức đáng kể và có những biện pháp khá liều lĩnh”.
Nói cách khác, Sư đoàn 90 có thể đã nhận ra rằng họ không đạt được tiến bộ như dự định - và trở nên thiếu kiên nhẫn và do đó cẩu thả. Nó đã triển khai trung đoàn đột phá của mình trước khi chọc thủng phòng tuyến của Ukraine.
Một lực lượng được thiết kế để tấn công vào khu vực hậu phương không được phòng thủ của quân Ukraine lại lao thẳng vào mìn, máy bay không người lái và các hỏa tiễn chống tăng nổi tiếng của lực lượng không kích Ukraine.
6. Ukraine có máy bay không người lái tấn công với tầm bắn hơn 1.000 km, Fedorov nói
Ukraine có máy bay không người lái tấn công được sản xuất trong nước có khả năng bay hơn 1.000 km, Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Welt vào ngày 1 tháng 4.
Kyiv đã tăng cường nỗ lực đẩy mạnh sản xuất máy bay không người lái trong nước, một công cụ quan trọng trên chiến trường, nhằm mục tiêu sản xuất 1 triệu máy bay không người lái trong năm nay.
Một loạt vụ tấn công trong những tháng gần đây nhằm vào các nhà máy lọc dầu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Nhiều nhà máy lọc dầu được cho là đã phải đóng cửa hoàn toàn hay giảm công suất sau các cuộc tấn công và Nga đang lên kế hoạch giảm xuất khẩu dầu diesel từ các cảng Hắc Hải và Biển Baltic trong tháng 4 xuống mức thấp nhất trong 5 tháng.
Fedorov cho biết: “Hầu hết các máy bay không người lái tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga đều có tầm hoạt động từ 700 đến 1.000 km, nhưng hiện nay có những mẫu có thể bay hơn 1.000 km”.
Vào tháng 2, ông thừa nhận Ukraine có máy bay không người lái với tầm hoạt động lên tới 1.000 km và cho biết có tới 10 công ty tham gia vào quá trình sản xuất và phát triển chúng.
Fedorov cũng cho biết trong cuộc phỏng vấn ngày 1/4 rằng kết quả của cuộc chiến có thể sẽ phụ thuộc vào công nghệ máy bay không người lái nhưng hiện tại không thể nói liệu Nga hay Ukraine chiếm thế thượng phong.
Fedorov cũng cho biết nguyên mẫu máy bay không người lái sử dụng công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo có thể xuất hiện trên chiến trường vào cuối năm 2024.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký một sắc lệnh vào tháng 2 để thành lập một nhánh mới của Lực lượng Vũ trang Ukraine dành riêng cho máy bay không người lái.
Lực lượng Hệ thống Không người lái được cho là sẽ tập trung đặc biệt vào việc cải thiện công việc của Ukraine với máy bay không người lái, tạo ra các đơn vị đặc biệt dành riêng cho máy bay không người lái, tăng cường huấn luyện, hệ thống hóa việc sử dụng chúng, tăng cường sản xuất và thúc đẩy đổi mới. Zelenskiy cho biết vào Tháng Giêng rằng một trong những mục tiêu chính của năm 2024 là vượt xa Nga trong việc sản xuất máy bay không người lái.
VietCatholic TV
Hạm Đội Hắc Hải tan hoang. Không thắng Putin nhanh, cuộc chiến lan ra Âu Châu, giá phải trả rất lớn
VietCatholic Media
02:07 01/04/2024
1. Chuyến thăm của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tới địa danh kinh hoàng
Zelenskiy đã có mặt tại Bucha cùng với thủ tướng Denys Shmyhal và một số đại sứ nước ngoài, để kỷ niệm hai năm ngày khu vực này được giải phóng khỏi lực lượng Nga.
Trang web của tổng thống cho biết nhà lãnh đạo Ukraine đã đặt đèn tại Bức tường tưởng niệm của thị trấn. Tượng đài ghi tên 509 thường dân cho đến nay đã được xác định danh tính trong số những người thiệt mạng trong thời gian xâm lược kéo dài hơn một tháng.
Cái tên Bucha đã gợi lên sự tàn bạo của quân đội Mạc Tư Khoa kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Quân đội Ukraine đã chiếm lại thị trấn này hai năm trước; và đã tìm thấy thi thể của đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên đường phố, trong vườn và nhà cửa, cũng như được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể. Một số thi thể có dấu hiệu bị tra tấn.
Phát biểu nhân kỷ niệm ngày giải phóng Bucha, tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói về cuộc chiến của Ukraine với Nga: “Đây là cuộc chiến vì quyền sinh tồn của nhà nước chúng ta, cũng như quyền sống của mọi người. Đây là cuộc chiến vì phẩm giá của dân tộc chúng ta và mỗi quốc gia đang tìm kiếm vận mệnh của riêng mình”.
“Thi thể của người dân chúng tôi được tìm thấy trên đường phố Bucha đã chứng minh rằng không ai trên thế giới có thể tránh xa trận chiến này”, Tổng thống Zelenskiy nói. “Bởi vì chính ở đây, ở Ukraine, thông qua việc bảo vệ người dân, cuộc sống và nhà nước của chúng tôi, nhân loại đang chiếm ưu thế.
“Để gây ra những cuộc xâm lược chống lại người khác như vậy, trước tiên Nga đã hủy hoại đạo đức của chính mình và biến bạo lực và hận thù thành ý thức hệ của mình. Những hệ thống như vậy không tự động dừng lại. Chúng phải bị buộc dừng lại bằng vũ lực. Đoàn kết ngăn chặn họ. Sự quyết tâm và hiểu biết về những gì họ muốn tiêu diệt chính là điều ngăn cản họ. Tôi cảm ơn tất cả mọi người trên thế giới đã thực sự giúp đỡ chúng tôi.”
2. Zelenskiy cách chức trợ lý cao cấp trong cuộc cải tổ đang tiếp diễn
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelenskiy fires senior aide in continuing reshuffle”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã cách chức một trợ lý lâu năm và một số cố vấn vào hôm thứ Bảy trong một cuộc cải tổ tiếp tục các cấp bậc cao nhất ở Kyiv.
Zelenskiy đã cách chức trợ lý hàng đầu Serhiy Shefir khỏi vị trí trợ lý thứ nhất, nơi ông đã phục vụ từ năm 2019, theo một tuyên bố ngắn gọn được đưa ra hôm thứ Bảy. Theo các phương tiện truyền thông, Tổng thống Ukraine cũng sa thải 3 cố vấn cũng như 2 đại diện của tổng thống giám sát các hoạt động tình nguyện và quyền lợi của binh sĩ.
Không có lời giải thích nào được đưa ra cho những thay đổi mới nhất trong cuộc cải tổ nhân sự trên diện rộng trong những tháng gần đây. Các động thái hôm thứ Bảy diễn ra sau vụ cách chức Oleksii Danilov, người từng giữ chức thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia vào thứ Ba. Người thay thế Danilov là Oleksandr Lytvynenko, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nước ngoài của Ukraine.
Tháng trước, Zelenskiy đã loại bỏ Valerii Zaluzhnyi khỏi vị trí nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang. Ông được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh hồi đầu tháng này.
Trong khi đó, lực lượng không quân Ukraine hôm thứ Bảy cho biết Nga đã phóng 12 máy bay không người lái Shahed trong đêm, 9 chiếc trong số đó đã bị bắn hạ và bắn 4 hỏa tiễn vào miền đông Ukraine. Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong các bài đăng trên mạng xã hội rằng Nga đã tiến hành một loạt 38 hỏa tiễn, 75 cuộc không kích và 98 cuộc tấn công từ nhiều bệ phóng hỏa tiễn trong 24 giờ qua.
Công ty năng lượng Ukraine Centrenergo hôm thứ Bảy thông báo rằng Nhà máy nhiệt điện Zmiiv, một trong những nhà máy nhiệt điện lớn nhất ở khu vực phía đông Kharkiv, đã bị phá hủy sau cuộc pháo kích của Nga vào tuần trước. Hãng tin AP đưa tin, lịch trình cắt điện vẫn được áp dụng cho khoảng 120.000 người trong khu vực, nơi 700.000 người đã bị mất điện sau khi nhà máy bị tấn công vào ngày 22/3.
Gần đây, Nga đã gia tăng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây thiệt hại đáng kể ở một số khu vực. Các quan chức ở vùng Poltava hôm thứ Bảy cho biết đã có “một số vụ tấn công” vào một cơ sở hạ tầng mà không nêu rõ liệu đó có phải là cơ sở năng lượng hay không.
3. Thủ tướng nói các cơ sở năng lượng ở 6 khu vực Ukraine bị tấn công
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết trong một tuyên bố rằng các cơ sở năng lượng ở sáu khu vực của Ukraine đã bị tấn công trong các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga.
Nhà điều hành mạng lưới điện Ukrenergo cho biết hôm thứ Sáu rằng cuộc tấn công cường tập của Nga đã tấn công các nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở miền trung và miền tây Ukraine.
Shmyhal cho biết Ukraine cần nhiều hệ thống phòng không hơn để bảo đảm cơ sở hạ tầng quan trọng và bảo vệ người dân.
Công ty dầu khí Naftogaz của nhà nước Ukraine cũng cho biết các cơ sở của họ đã bị tấn công vào sáng thứ Sáu.
“Các cuộc tấn công của Nga nhắm vào các cơ sở của Tập đoàn Naftogaz, nhưng không có thiệt hại nghiêm trọng”, tổ chức này cho biết trong một tuyên bố và không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
4. Cố vấn Zelenskiy đưa ra cảnh báo đáng lo ngại về 'Đại chiến'
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Zelensky Adviser Issues Ominous Warning About 'Great War'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một cố vấn chính phủ Ukraine cho biết cần có thêm viện trợ quân sự của Mỹ cho Kyiv để ngăn chặn cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin biến thành một cuộc chiến “đại chiến” giữa Nga và phương Tây.
Kyiv đã nhiều lần cảnh báo rằng sự chậm trễ trong viện trợ của phương Tây sẽ mang lại lợi thế cho Putin trên chiến trường, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với The Washington Post rằng việc Quốc hội Mỹ trì hoãn gói quân sự trị giá 60 tỷ Mỹ Kim là rất tốn kém.
Ông Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn rằng không có sự hỗ trợ của Mỹ có nghĩa là Ukraine không có hệ thống phòng không, hỏa tiễn Patriot hoặc thiết bị gây nhiễu cho tác chiến điện tử, đồng nghĩa với việc lực lượng của Kyiv sẽ phải “rút lui từng bước”.
Ông nói thêm rằng “nếu Ukraine sụp đổ, Putin sẽ chia thế giới thành bạn và thù của Nga”.
Cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đã chia sẻ cuộc phỏng vấn của Zelenskiy trên X, ông đã tóm tắt và viết: “Có vẻ như Đại chiến mới thực sự đã bắt đầu”.
“Cuộc chiến sẽ không chỉ giới hạn ở lãnh thổ Ukraine. Gần như rõ ràng là các nước phương Tây sẽ tham gia và Nga sẽ phải chiến đấu trên nhiều mặt trận. Putin sẽ không dừng lại”, Gerashchenko nói.
Ông nói rằng viện trợ của Mỹ cho Ukraine là “vấn đề danh tiếng” và lưu ý những bình luận của Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu, 吳釗燮) rằng việc Mỹ rút lại sự hỗ trợ cho Kyiv sẽ cho phép Trung Quốc miêu tả Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy.
Tuy nhiên, Gerashchenko nói: “Các nước phương Tây vẫn có thể ngăn chặn cuộc chiến tranh vĩ đại này sắp xảy ra, chỉ còn rất ít thời gian để thay đổi tiến trình lịch sử.”
Lãnh đạo các nước NATO như Ba Lan và Đan Mạch đã dự đoán Putin sẽ tấn công liên minh này trong vòng 3 đến 5 năm tới. Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết các chỉ số kinh tế và quân sự cho thấy Nga đang tìm kiếm một cuộc chiến với liên minh “có thể diễn ra trong thời gian ngắn hơn” so với các nhà phân tích dự đoán.
Tuy nhiên, trong bối cảnh phương Tây lo ngại rằng tham vọng của Putin vượt ra ngoài Ukraine, Trung tướng Rob Bauer, chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, hôm thứ Sáu cho biết mặc dù liên minh này phải chuẩn bị cho sự leo thang trong tương lai, nhưng “tôi không nghĩ rằng có mối đe dọa trực tiếp.”
Ở những nơi khác trong cuộc phỏng vấn của Zelenskiy với Post, Tổng thống Ukraine xác nhận Washington đã bày tỏ lo ngại về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Kyiv vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở Nga, nói rằng “phản ứng của Mỹ không tích cực”.
Ông lập luận rằng thay vì có hệ thống phòng không hiệu quả, cách duy nhất Kyiv có thể hạn chế các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào các cơ sở năng lượng của Ukraine là gây thiệt hại tương tự cho các cơ sở của Nga, điều này đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dầu cho chiến tranh và xuất khẩu.
“Thật công bằng,” ông nói, khi kêu gọi sử dụng hỏa tiễn tầm xa ATACM-300 có thể tấn công các mục tiêu ở Crimea bị Nga tạm chiếm, đặc biệt là các phi trường mà Mạc Tư Khoa sử dụng để phóng máy bay mang hỏa tiễn dẫn đường chính xác tấn công các mục tiêu ở Ukraine.
5. Nga tuyên bố đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng và sản xuất khí đốt của Ukraine ngay trong lễ Phục sinh
Bộ Quốc phòng Nga hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng không quân Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng và ngành công nghiệp khí đốt của Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết họ đã sử dụng “vũ khí trên không tầm xa có độ chính xác cao” và máy bay không người lái.
“Hậu quả của cuộc tấn công này là hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng liên quan đến sản xuất và sửa chữa vũ khí, thiết bị và đạn dược đã bị gián đoạn. Tất cả các mục tiêu của cuộc tấn công đã đạt được. Các đối tượng được giao đều bị trúng đạn”, Konashenkov cho biết.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật, 30 Tháng Ba, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, cho biết Nga đã phóng 16 hỏa tiễn và 11 máy bay không người lái trong một cuộc không kích trong đêm. Cô cho biết lực lượng không quân đã bắn hạ được 9 máy bay không người lái và 9 hỏa tiễn.
Thống đốc vùng Odesa của Ukraine, Oleh Kiper, cho biết hàng ngàn người ở khu vực Odesa của Ukraine đã tạm thời bị mất điện sau khi các mảnh vỡ từ máy bay không người lái của Nga bị bắn rơi gây ra vụ cháy tại một cơ sở năng lượng.
DTEK, nhà điều hành điện tư nhân lớn nhất Ukraine, cho biết khoảng 170.000 ngôi nhà bị mất điện tạm thời do vụ tấn công.
6. Người bạn của Putin dự đoán cuộc tấn công hạt nhân 'có rất nhiều khả năng sẽ xảy ra'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Friend Predicts Nuclear Strike 'Most Likely' Coming”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, Viktor Medvedchuk, bạn của Putin, gần đây đã dự đoán rằng một cuộc tấn công hạt nhân “rất có thể” sẽ xảy ra.
Putin và các quan chức cao cấp của Nga đã nhiều lần đe dọa leo thang hạt nhân chống lại Kyiv và các đối tác phương Tây kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Trong bài phát biểu quốc gia thường niên của Putin vào tháng trước, ông đã cảnh báo rằng “các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga đang ở trạng thái sẵn sàng hoàn toàn”. Ông cũng cảnh báo rằng thực sự có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân nếu các quốc gia phương Tây gửi quân tới Ukraine, như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất vào tháng trước.
Putin nói thêm rằng các quốc gia phương Tây “phải nhận ra rằng chúng ta cũng có vũ khí có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ của họ. Tất cả điều này thực sự đe dọa một cuộc xung đột với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và sự hủy diệt của nền văn minh. Họ không hiểu điều đó sao?”
Tuy nhiên, Macron dường như không tích cực tiến hành theo những bình luận trước đó của mình vào đầu tháng này về việc gửi quân tới Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn với cơ quan truyền thông tin tức Novinky.cz của Tiệp, Ông Macron nhấn mạnh Pháp không tích cực xem xét việc đưa lực lượng quân sự tới Ukraine.
Ông nói: “Trả lời một câu hỏi về việc gửi quân, tôi nói rằng không có gì là không thể”. “Điều này không có nghĩa là chúng tôi đang xem xét khả năng gửi quân đội Pháp tới Ukraine trong tương lai gần, nhưng chúng tôi đang bắt đầu thảo luận và suy nghĩ về mọi thứ có thể làm để hỗ trợ Ukraine, đặc biệt là trên lãnh thổ Ukraine”.
Hôm thứ Sáu, theo hãng thông tấn Nga Tass, chính trị gia thân Nga Medvedchuk, người bị đày sang Nga vào năm 2022 để đổi lấy tù binh chiến tranh Ukraine, đã dự đoán rằng một cuộc tấn công hạt nhân “rất có thể” sẽ xảy ra khi phương Tây tiếp tục “khẳng định vị thế của mình, và quyền thống trị toàn cầu.”
“Nếu phương Tây tập thể tiếp tục khẳng định quyền thống trị toàn cầu của mình, nguồn nhân lực của Ukraine sẽ không đủ trong mọi trường hợp…Nếu chúng ta tiếp tục chính sách chiến tranh đến cùng, sớm hay muộn quân đội nước ngoài sẽ phải được đưa vào. Và rất có thể, cuối cùng chúng ta sẽ xem xét tấn công hạt nhân”, ông nói.
Tuy nhiên, Medvedchuk không loại trừ khả năng các nước ngoài Âu Châu có thể tham gia nếu xung đột mở rộng. “Rõ ràng là thế giới Ả Rập đang bị lôi kéo vào cuộc chiến, và sau đó, Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ tham gia vì họ không có vấn đề gì với binh lính”.
Điều này xảy ra khi các nhà lãnh đạo phương Tây bao gồm Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã liên tục cảnh báo rằng một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO là không thể tưởng tượng được vì nguy hiểm của vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, Putin và Điện Cẩm Linh từ lâu đã coi cuộc chiến với Ukraine là một cuộc chiến phủ đầu nhằm vào “tập thể phương Tây”.
“Phương Tây đã tính toán sai lầm và đi vào lập trường và quyết tâm vững chắc của những người dân đa quốc gia của chúng ta”, ông Putin nói với các quan chức chính phủ, các thành viên quốc hội và các nhân vật xã hội dân sự hàng đầu trong bài phát biểu thường niên của mình.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo NATO - đặc biệt là ở biên giới dài của liên minh với Nga - đang ngày càng cảnh báo rằng xung đột trực tiếp với Mạc Tư Khoa là một mối nguy hiểm thực tế, cho thấy phương Tây có từ 3 đến 10 năm để chuẩn bị cho chiến tranh. Tuy nhiên, Putin mô tả những cảnh báo như vậy là “vô nghĩa”.
“Đồng thời, chính họ cũng đang lựa chọn mục tiêu để tấn công lãnh thổ của chúng tôi”, nhà lãnh đạo Nga nói khi đề cập đến tiết lộ của Scholz rằng quân nhân Anh và Pháp đang giúp Ukraine nhắm vào các vị trí của Nga bằng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow/SCALP.
7. Hình ảnh vệ tinh cho thấy thiệt hại của Hạm đội Hắc Hải của Nga sau 'Thành công' của Kyiv
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite Images Show Russian Black Sea Fleet Damage After Kyiv's 'Success'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hình ảnh vệ tinh được các quan chức quốc phòng Anh chia sẻ đã cho thấy mức độ thiệt hại do cuộc tấn công mới nhất của Ukraine nhằm vào các mục tiêu của Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Mặc dù chỉ có một lực lượng hải quân nhỏ nhưng Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn và thuyền không người lái của hải quân để chống lại hải quân Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Vladimir Putin.
Những cuộc tấn công này đã gia tăng tần suất trong những tháng gần đây khi nước này dường như đang thực hiện một trong những mục tiêu của cuộc chiến nhằm giành lại Crimea, nơi Putin đã sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Quân đội Ukraine cho biết họ đã tấn công vào ngày 24/3 4 tàu lớn của Nga bao gồm 3 tàu đổ bộ lớp Ropucha và một tàu trinh sát đang neo đậu tại Sevastopol.
Kyiv cho biết, một trung tâm liên lạc và cơ sở hạ tầng khác ở thành phố cảng cũng bị tấn công mà không nêu rõ mục tiêu tấn công như thế nào.
Một quan chức do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm tại thành phố cho biết đã có một cuộc không kích lớn của Ukraine nhưng lực lượng phòng không đã bắn hạ hơn 10 hỏa tiễn.
Bộ Quốc phòng Anh đã đăng trên X những bức ảnh mà họ cho là cho thấy hậu quả của các cuộc tấn công và so sánh trung tâm liên lạc của Hạm đội Hắc Hải của Nga với hình ảnh của nó vào ngày 1 Tháng Giêng. Một hình ảnh từ ngày 24 tháng 3 cho thấy cấu trúc của một tòa nhà bị hư hại, trong đó có một phần sập mái nhà. Thiệt hại vụ nổ cũng có thể được nhìn thấy trên hai tòa nhà khác.
Một hình ảnh khác cho thấy thiệt hại gây ra cho 3 tàu đổ bộ.
Trong bản cập nhật của mình, các quan chức quốc phòng Anh cho biết các cuộc tấn công như thế này đã buộc Nga phải di chuyển các lực lượng hải quân cao cấp hơn từ Sevastopol đến các cơ sở cảng thay thế ở xa hơn về phía đông.
Bản cập nhật cho biết: “Bất chấp những nỗ lực của Nga nhằm hạn chế tổn thất, Ukraine vẫn tiếp tục chứng tỏ thành công trong việc làm giảm khả năng triển khai sức mạnh của Hạm đội Hắc Hải trong khu vực”.
Mối đe dọa từ Ukraine đã buộc Mạc Tư Khoa phải chuyển phần lớn Hạm đội Hắc Hải tới Novorossiysk, thuộc khu vực Krasnodar của Nga, cản trở khả năng hoạt động của Mạc Tư Khoa ở khu vực phía Tây vùng biển này.
Tuy nhiên, các quan chức Ukraine cho biết cảng này có cơ sở vật chất kém hơn Sevastopol mà lực lượng Mạc Tư Khoa vẫn phải sử dụng cho một số hoạt động, chẳng hạn như nạp lại hệ thống hỏa tiễn Kalibr trên tàu.
Trong một đánh giá khác trong tháng này, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đang sơn các tàu ngầm mồi nhử bên cạnh các bến cảng tại các cảng Hắc Hải của nước này nhằm ngụy trang chúng trước những người điều khiển máy bay không người lái của Ukraine.
8. Thông điệp Phục sinh của Tổng thống Zelenskiy
“Chúng ta tự bảo vệ mình, chúng ta kiên trì chịu đựng, tinh thần của chúng ta không bỏ cuộc”, Tổng thống Zelenskiy nói trong thông điệp Phục sinh
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy viết trong thông điệp Chúa Nhật Phục sinh tới người dân Ukraine trên mạng xã hội: “Không có ngày hay đêm nào mà bọn khủng bố Nga không cố gắng phá hủy cuộc sống của chúng tôi”.
“Nhưng chúng ta tự vệ, chúng ta kiên trì chịu đựng, tinh thần của chúng ta không bỏ cuộc và biết rằng có thể tránh được cái chết. Cuộc sống có thể thắng thế”, ông nói.
Tôi xin gửi lời chào mừng lễ Phục Sinh hôm nay tới người dân Ukraine và tất cả các Kitô hữu.
Đó là một ngày lễ nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của tinh thần sẽ không cho phép bóng tối ngự trị. Nó sẽ không cho phép ý chí bị lu mờ. Nó đoàn kết các gia đình, quốc gia và lục địa.
Ngày nay không có ngày hay đêm nào mà sự khủng bố của Nga không cố gắng phá vỡ cuộc sống của chúng ta. Đêm qua, họ lại bắn hỏa tiễn và máy bay không người lái “Shahed” chống lại dân ta.
Cầu mong mọi lời cầu nguyện để được bảo vệ khỏi cái ác sẽ được lắng nghe ngày hôm nay. Xin đức tin hiệp nhất mọi tấm lòng nhân hậu và củng cố những người bảo vệ quê hương của mình. Và cầu mong hòa bình thực sự đến gần hơn cho toàn thể Ukraine của chúng ta và tất cả các quốc gia đang phải gánh chịu chiến tranh.
Chúc các bạn một lễ Phục sinh bình yên!
9. Putin kẻ chuyên quyền đã đến lúc bộc lộ bộ mặt thật
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin the autocrat comes of age”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khu phức hợp Crocus City ở phía tây bắc Mạc Tư Khoa từng là ngọn hải đăng lấp lánh cho lời hứa của Tổng thống Vladimir Putin về sự thoải mái và ổn định.
Một khu phức hợp mua sắm và giải trí hào nhoáng do tỷ phú Aras Agalarov xây dựng, đây là địa điểm để Donald Trump đăng cai cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2013.
Ngày nay, bộ xương cháy đen của phòng hòa nhạc là một minh chứng âm ỉ cho chủ nghĩa cực đoan lấy cảm hứng từ nước ngoài và sự ngu dốt cố ý của quê hương.
Vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất ở Nga trong hai thập kỷ đã khiến Putin đi được nửa chặng đường chiến thắng sau bầu cử.
Vài ngày trước, ông đã được đám đông vẫy cờ trên Quảng trường Đỏ cổ vũ và nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ một nhóm nhân vật ưu tú trong Sảnh đường St. Andrew sang trọng của Điện Cẩm Linh.
Thông điệp của ông gửi tới các nhóm khác nhau là một và giống nhau: rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến lịch sử chống lại Ukraine và để giành chiến thắng, chắc chắn là như vậy, sự thống nhất hoàn toàn là điều tối quan trọng.
Sự hiểu biết về đối phương cũng vậy; Trong bài phát biểu trước Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, ông Putin đã bác bỏ cảnh báo của Mỹ về một cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra là “tống tiền hoàn toàn và có ý định đe dọa và gây bất ổn cho xã hội của chúng ta”, đồng thời yêu cầu các điệp viên của ông tập trung vào việc tìm kiếm “những kẻ phản bội”.
Phải mất 19 giờ sau khi các tay súng tấn công Crocus, giết chết ít nhất 140 người, Putin mới có bài phát biểu trên truyền hình. Vào thời điểm đó, nhóm Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố vụ tấn công là của chính mình, cung cấp những đoạn phim trực tiếp khủng khiếp làm bằng chứng.
Tuy nhiên, ông Putin không nhắc một lời đến tên nhóm này. Ông nói một cách chung chung về “chủ nghĩa khủng bố quốc tế”. Ông cho biết 4 nghi phạm đã bị bắt khi đang cố gắng trốn sang Ukraine, so sánh họ với “Đức Quốc xã” và thề sẽ trả thù những kẻ “dẫn đường họ”.
Ông nói: “Nhiệm vụ chung của chúng ta bây giờ, những người đồng đội ở mặt trận, tất cả công dân của đất nước này, là sát cánh cùng nhau trong đội hình thống nhất.
Ở một thiên hà khác, cuộc tấn công tàn khốc có thể coi là lời cảnh tỉnh cuối cùng đối với Nga và đẩy nước này ra khỏi quỹ đạo hủy diệt hiện tại.
Nhưng tất cả các bằng chứng đều cho thấy rằng thay vào đó, Putin sẽ định hình câu chuyện về tội ác tàn bạo cho phù hợp với kế hoạch của chính ông với tư cách là tổng tư lệnh chuyên quyền đầu tiên trong lịch sử nước Nga hiện đại.
Kể từ khi Putin lên nắm quyền cách đây một phần tư thế kỷ, mọi cuộc bầu cử đều được coi là kém tự do và công bằng hơn những cuộc bầu cử trước đó.
Nhưng cuộc bỏ phiếu vào tháng 3 này, bị người giám sát bầu cử độc lập Golos tố cáo là “sự giả mạo” thuần túy, là một bước nhảy vọt về chất trong hành trình leo thang hướng tới chế độ chuyên chế của Nga.
Nhiều tháng trước sự kiện này, nhiều phương tiện truyền thông độc lập đã đưa tin rằng chính quyền tổng thống đã chỉ thị cho các quan chức khu vực bảo đảm Putin sẽ nhận được khoảng 80% số phiếu bầu.
Con số đó sẽ vượt trội hơn kết quả cuối cùng của ông vào năm 2018 và củng cố tuyên bố của ông rằng phần lớn người Nga ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của ông.
Trước những cuộc biểu tình khác nhau nhưng dai dẳng trong những tháng gần đây, nó cũng có thể đã kéo uy tín của Putin lên đến đỉnh điểm.
Nhưng thay vì những cuộc biểu tình đó đóng vai trò như một chiếc thắng tự nhiên chống lại sự giả mạo – hàng ngàn người Nga xuống đường bất chấp lệnh cấm – bộ máy nhà nước của Putin dường như vẫn đi theo hướng bình thường, khi trao cho ông 87%.
Kết quả đó, diễn ra một tháng sau cái chết bất ngờ của đối phương số một của Putin, Alexei Navalny, không chỉ cho thấy sự vắng mặt của bất kỳ phe đối lập đáng kể nào, nó còn truyền đạt cho người ta thấy sự vắng mặt của bất kỳ sự phản đối nào.
Như tiêu đề trên trang nhất của tờ báo lá cải ủng hộ Điện Cẩm Linh Moskovsky Komsomоlets đã tóm tắt cho những độc giả theo bản năng không nắm bắt được giáo điều đằng sau con số: “Nga là Putin”.
Bài báo tiếp tục cho biết: “Bây giờ người ta đã công nhận và chính thức chứng minh rằng không thể có sự phản đối nào (hoặc thậm chí không có dấu hiệu nào về điều đó) đối với tổng thống”.
Nó cũng đánh dấu sự đoạn tuyệt dứt khoát với một kỷ nguyên mà Điện Cẩm Linh cố gắng duy trì vẻ ngoài dân chủ được quản lý cẩn thận trước sự phô trương quyền lực trắng trợn của Putin.
Đối với Temur Umarov, “cảm giác như ở nhà,” anh nói với POLITICO trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại từ Tashkent, Uzbekistan. Những gì diễn ra ở Nga không khác với những chuyện ở Uzbekistan.
Trên Telegram, chuyên gia Trung Á và đồng nghiệp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia đã so sánh kết quả áp đảo của Putin với kết quả của các nhà lãnh đạo chuyên quyền ở nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Tỷ số chiến thắng của Putin xếp sau các nhà lãnh đạo Azerbaijan (92,12) và Tajikistan (90,92), nhưng lại dẫn trước Alexander Lukashenko của Belarus (80,20).
Umarov nói rằng Putin ngày nay khiến ông nhớ đến người đàn ông mạnh mẽ của Uzbekistan là Islam Karimov (được bầu với kết quả 90,39% vào năm 2015), người đã bám lấy quyền lực trong gần ba thập kỷ bằng cách tập trung mọi quyền kiểm soát và đàn áp tàn nhẫn những người bất đồng chính kiến.
Nhưng điều đó cũng khiến ông phải chịu “niềm tin ảo tưởng” về tình hình sự việc ở đất nước mình, vì cấp dưới sợ chia sẻ bất kỳ thông tin nào có thể bị coi là tiêu cực, Umarov nói.
Ông nói thêm rằng mặc dù có những điểm tương đồng rõ ràng giữa các chế độ chuyên chế ở các nước Trung Á và Nga ngày nay, nhưng cũng có một sự khác biệt quan trọng.
Phát biểu vài ngày trước vụ tấn công khủng bố Crocus, ông nói rằng “các quốc gia này đã không tuyên bố kết quả cao ngất trời như vậy sau một nỗ lực đảo chính, một lãnh đạo phe đối lập cực kỳ nổi tiếng chết trong tù, người dân ra đường biểu tình hoặc một cuộc chiến khiến chính phủ đất nước đang căng thẳng.”
Hai ngày sau vụ tấn công, một Putin tự tin hơn lại xuất hiện trên truyền hình. Lần này ông nói về “những người Hồi giáo cực đoan” đã hành động theo chỉ dẫn của “chế độ Kyiv tân Quốc xã”.
Đến lúc đó, những người tuyên truyền của ông ta đã tìm ra thủ phạm ở Ukraine, Anh và Mỹ, những quốc gia mà họ cho rằng đã sử dụng những kẻ Hồi giáo cực đoan để che đậy dấu vết của mình.
Nhân vật truyền hình nổi tiếng Tina Kandelaki viết: “Trong sâu thẳm phương Tây luôn coi thường chúng tôi và cảm thấy một mối hận thù gần như muốn chết”.
Một nhà bình luận trên đài truyền hình nhà nước Nga mô tả vụ tấn công mang “dấu ấn của chủ nghĩa phát xít Âu Châu”.
Một nhà báo khác cáo buộc “các đặc vụ nước ngoài”, một thuật ngữ dùng để bêu xấu những người Nga chỉ trích Điện Cẩm Linh, đứng đằng sau vụ việc.
Điều đó phù hợp với xu hướng mà những người phản đối Điện Cẩm Linh hoặc những người có lối sống khác bị coi là những kẻ khủng bố và cực đoan; sự kết hợp các thuật ngữ mà hiện nay nhiều người cho rằng có thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc tấn công Crocus bằng cách đánh lạc hướng các cơ quan an ninh.
Alexander Verkhovsky thuộc trung tâm nghiên cứu chủ nghĩa cực đoan SOVA cho biết: “Những người có nhiệm vụ giám sát những kẻ khủng bố tiềm năng cũng đã giải quyết các trường hợp những người bị buộc tội biện minh cho khủng bố để bảo vệ Ukraine hoặc đàn áp những người thuộc một số tôn giáo thiểu số”.
Trò chơi đổ lỗi đi kèm với một khao khát trả thù không che giấu. Đoạn phim về các tay súng bị nghi ngờ cho thấy họ bị tra tấn bởi những người có vẻ như là lực lượng dân quân đã được các nhân vật truyền thông hàng đầu của Điện Cẩm Linh lưu hành rộng rãi.
Một trong những nghi phạm được quay phim bị cắt tai và nhét nó vào miệng. Một blogger sau đó đã đem con dao dính máu ra bán đấu giá. Một nghi phạm khác dường như bị mất một mắt và được đưa đến tòa trong tình trạng gần như bất tỉnh trên xe lăn.
Tất cả những điều đó dường như được thiết kế để đánh lạc hướng khỏi bất kỳ cuộc thảo luận công khai nào về trách nhiệm thực sự đối với những thất bại dường như đã góp phần vào sự tàn bạo và phạm vi của nó - bao gồm cả những bước đi sai lầm của tình báo, phản ứng chậm chạp của cảnh sát và những cánh cửa bị khóa khiến những người tham dự buổi hòa nhạc không thể trốn thoát.
Động lực kiểm soát câu chuyện còn tiến xa. Ở một số nơi, chính quyền địa phương đã chỉ thị cho công chức đặt hoa và thăm các khu tưởng niệm tạm bợ, giống như họ đã ra lệnh bỏ phiếu sớm hơn trong tháng này, bất chấp sự đoàn kết rộng rãi và tự phát trên khắp đất nước có lẽ khiến điều đó trở nên không cần thiết.
Nhưng cuộc tấn công đã vạch trần Putin, người mà lời hứa kể từ khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine là duy trì trạng thái bình thường. Thay vì giải quyết những điểm yếu thực sự của Nga, bộ máy nhà nước của ông thậm chí còn có động cơ hơn trước để chứng tỏ khả năng kiểm soát toàn diện của mình.
Người dân Nga bình thường, chưa kể các nước láng giềng, sẽ phải trả giá.
Trong khi đó, những người ủng hộ Putin dường như không hề đau buồn khi bỏ lại nền dân chủ. Sofia Nekrasova, 22 tuổi, người đã bỏ phiếu cho Putin, nói với POLITICO: “Tôi ủng hộ các cuộc bầu cử công bằng bất cứ khi nào chúng phù hợp”.
“Nhưng vào thời điểm chúng ta đang chiến đấu chống lại vũ khí và lính đánh thuê phương Tây, đất nước chúng ta không cần dân chủ.”
Nữ Dân biểu Nga hé lộ: Putin sẽ làm gì nhóm IS bị bắt? Nga đòi dẫn độ Tướng Ukraine vì tấn công Nga
VietCatholic Media
15:18 01/04/2024
1. Putin sẽ làm gì với những kẻ khủng bố bị bắt?
Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “DEATH STATE Putin planning to have ISIS terrorists behind Moscow attack ‘blindfolded and shot in the head’ in brutal execution”, nghĩa là “XỨ SỞ TỬ THẦN. Putin lên kế hoạch để những kẻ khủng bố ISIS đứng sau vụ tấn công Mạc Tư Khoa 'bị bịt mắt và bắn vào đầu' trong cuộc hành quyết tàn bạo.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
VLADIMIR Putin đang lên kế hoạch xử tử những kẻ khủng bố ISIS đứng sau vụ tấn công ở Mạc Tư Khoa - mặc dù hình phạt tử hình là bất hợp pháp ở Nga.
Bạo chúa được tường trình muốn bịt mắt bốn nghi phạm đằng sau vụ thảm sát kinh hoàng ở Mạc Tư Khoa và bắn vào đầu.
Putin sẽ cố gắng đi theo con đường của mình vì ông ta được cho là đang đàm phán với việc gửi các nghi phạm đến Belarus - nơi họ vẫn hành quyết các tù nhân.
Có thông tin cho rằng 4 người đàn ông bị Nga cáo buộc thực hiện vụ xả súng có thể phải đối mặt với án tù chung thân trong Nhà tù Cá heo đen khét tiếng.
Nhưng một nghị sĩ trung thành với Putin hiện đã tiết lộ kế hoạch có thể có của Putin là tiêu diệt các thành viên bị nghi ngờ là ISIS mà không cần phải thay đổi luật.
Nga đã có lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình từ năm 1996 - và do đó Điện Cẩm Linh có thể cố gắng khai thác kẽ hở.
Belarus - quốc gia Âu Châu duy nhất có luật hành quyết hợp pháp - là đồng minh lâu đời của Nga và là một phần của “nhà nước liên minh”.
Hai người Belarus nằm trong số 144 người thiệt mạng trong vụ tấn công ở Mạc Tư Khoa, điều này mang lại cho Putin một cái cớ hoàn hảo để xét xử các nghi phạm ở quốc gia láng giềng.
Nếu bị kết án, những người bị kết án sẽ bị bịt mắt và buộc phải quỳ xuống trước khi bắn một phát súng theo kiểu Stalin vào sau đầu họ.
Maria Butina - nghị sĩ thuộc đảng Nước Nga Thống nhất thân Putin - cho biết hai nước đang đàm phán và ca ngợi sự ủng hộ của nhà độc tài Belarus Lukashenko.
Cô nói với kênh truyền hình Belarusian TV 1: “Trong trường hợp này vụ giết hai người trở lên, Belarus có quyền xét xử những người này giống như Liên bang Nga.”
“Các cơ quan có thẩm quyền đã làm việc về vấn đề này vì vậy các nghi phạm có thể phải đối mặt với án tử hình.
“Lệnh tạm hoãn án tử hình đã được đưa ra ở Nga.
“Hãy chờ xem vì các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành.”
Một loạt tội danh có thể bị kết án tử hình ở Belarus.
Oleg Alkaev, cựu đao phủ, đã vén bức màn bí mật về phương pháp hành quyết chính xác dưới thời Lukashenko, người bạn thân của Putin.
Theo ông, những người bị kết án - mặc áo choàng sọc - lần lượt được đưa qua lối đi ngầm.
Alkaev nhớ lại: “Họ run rẩy vì lạnh hoặc vì sợ hãi, và đôi mắt điên cuồng của họ tỏa ra nỗi kinh hoàng thực sự đến mức không thể nhìn vào họ”.
Hai tay vẫn bị trói phía sau, họ hồi hộp chờ đợi phán quyết của Lukashenko vì tổng thống hiếm khi thực hiện quyền ân xá của mình.
Cựu đao phủ nói: “Công tố viên thường xuyên làm rõ thông tin cá nhân của người đứng trước mặt chúng tôi, rồi cũng như thói quen tuyên bố từ chối ân xá…”
Các tù nhân bị bịt mắt để ngăn họ định hướng trong không gian.
Sau đó, họ được đưa đến một căn phòng được trang bị đặc biệt, nơi một người thi hành án đang cầm một khẩu súng lục sẵn sàng khai hỏa.
Alkaev giải thích: “Theo tín hiệu của cơ quan thi hành án, hai nhân viên đứng trước một tấm khiên đặc biệt—kẻ bị kết án bị tấm khiên ép xuống và phải quỳ trên đầu gối, sau đó người hành quyết bắn vào sau đầu anh ta,” Alkaev giải thích.
Alkaev tuyên bố rằng những kẻ bị kết án với những tội hết sức nghiêm trọng sẽ bị xử tử cuối cùng như một kiểu trả thù, để anh ta có thể nghe thấy tiếng súng và tiếng kêu la của các nạn nhân.
Thi thể của những người bị hành quyết được chôn cất bí mật và không bao giờ được trả lại cho người thân của họ.
Từ năm 1996 đến 2001, Alkaev giám sát các vụ hành quyết 134 người - nhưng hiện nay chỉ có một hoặc hai vụ được thực hiện hàng năm.
Bạn của Putin và phó hội đồng an ninh Dmitry Medvedev đã kêu gọi tiêu diệt những kẻ khủng bố trong một lời đe dọa đầy phẫn nộ trước phiên tòa.
Medvedev nói về các nghi phạm: “Họ đã bị bắt. Họ có nên bị giết không? Cần thiết phải như thế. Nhưng điều quan trọng hơn nhiều là phải giết tất cả những người có liên quan.”
“Mọi người, những người đã trả tiền, những người thông cảm, những người đã giúp đỡ. Giết hết bọn chúng.”
Nhóm khủng bố khét tiếng đã xông vào tòa nhà, xả ra ngọn lửa địa ngục bằng súng máy và châm lửa để ngăn những người sống sót thoát ra ngoài.
Cơ quan an ninh Nga, gọi tắt là FSB, hôm thứ Bảy đã phát động một cuộc truy lùng quy mô lớn để bắt những kẻ chịu trách nhiệm và bắt giữ 11 nghi phạm, trong đó có 4 người đàn ông sau đó đã bị đưa ra tòa.
Theo Bộ khẩn cấp Nga tại khu vực Mạc Tư Khoa, không rõ lý do gì, số nạn nhân bao gồm những người chết và bị thương - đã tăng đột ngột trong ngày qua từ 382 lên 695 người.
2. Nga yêu cầu dẫn độ các nhà lãnh đạo Ukraine, bao gồm cả Giám đốc tình báo SBU, sau vụ tấn công khủng bố được cho là của ISIS-K
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi bắt giữ và dẫn độ nhà lãnh đạo Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, với lý do vụ tấn công khủng bố ngày 22 tháng 3 mà nhóm ISIS có trụ sở tại Afghanistan đã nhận trách nhiệm, cũng như các vụ tấn công khác.
Không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cố gắng đổ lỗi cho vụ tấn công khủng bố vào Tòa thị chính Crocus bên ngoài Mạc Tư Khoa khiến ít nhất 139 người thiệt mạng ở Ukraine.
Trong tuyên bố của mình, Bộ này cho biết “tất cả dấu vết” của cuộc tấn công đều quay trở lại Ukraine, một tuyên bố đã bị Ukraine và tình báo phương Tây bác bỏ.
Sau vụ tấn công, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ xả súng hàng loạt như trên. Kyiv đã bác bỏ các cáo buộc về sự liên quan của mình và Tòa Bạch Ốc cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy Ukraine đứng sau vụ tấn công ở Mạc Tư Khoa.
Lavrov cũng đề cập đến vụ đánh bom cầu Crimea năm 2022 mà nhà lãnh đạo SBU Vasyl Maliuk thừa nhận là do Ukraine thực hiện.
Nhà lãnh đạo SBU Thiếu Tướng Vasyl Maliuk nói với tờ Washington Post năm ngoái: “Tất cả các mục tiêu mà SBU tấn công đều hoàn toàn hợp pháp”.
Điện Cẩm Linh nêu tên các cuộc tấn công khác ở Nga, gọi chung những sự kiện này là tấn công khủng bố và cho biết họ đã gửi yêu cầu lên chính quyền Ukraine theo luật quốc tế về việc dẫn độ tất cả những người liên quan, mặc dù họ không nêu tên ai ngoài Tướng Maliuk.
Đáp lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, SBU nói với hãng tin Ukraine Ukrainska Pravda rằng những cáo buộc này là “khôi hài” trong bối cảnh lễ kỷ niệm ngày giải phóng Bucha và lưu ý rằng bản thân Putin cũng nằm trong danh sách bị Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, truy nã.
Sau khi Bucha được giải phóng vào cuối tháng 3 năm 2022, những ngôi mộ tập thể có thường dân được phát hiện và hàng ngàn tội ác chiến tranh đã được ghi lại, khiến Bucha trở thành biểu tượng cho sự tàn bạo của Nga ở Ukraine
3. Các biện pháp tuyệt vọng: Putin tăng cường lực lượng với 150.000 người Nga bị gọi nhập ngũ trong đợt huy động lớn nhất từ trước đến nay trong bối cảnh lo ngại về cuộc tấn công mùa xuân
Tờ The Sun có trụ sở ở London cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “DESPERATE MEASURES Putin ramps up forces with 150,000 Russians called up in highest-ever conscription drive amid fears of spring offensive”.
VLADIMIR Putin đã kêu gọi 150.000 nam giới Nga gia nhập quân đội, trở thành đợt nhập ngũ cao nhất từ trước đến nay trong gần một thập kỷ.
Nhà độc tài dường như đang tăng cường lực lượng của mình để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mùa xuân đáng sợ chống lại Ukraine trong bối cảnh sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kyiv đang dao động.
Hôm Chúa Nhật, bạo chúa đã ký sắc lệnh phát động chiến dịch tòng quân mùa xuân, kêu gọi 150.000 công dân đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Những tân binh này, từ 18 đến 30 tuổi, sẽ bị bắt nhập ngũ từ tháng 4 đến tháng 7 để thúc đẩy cuộc chiến bất hợp pháp của ông ta chống lại Ukraine.
Trước đó, Putin tuyệt vọng đã nâng độ tuổi tối đa được nhập ngũ từ 27 lên 30 để bù đắp tổn thất trong chiến tranh của Nga.
Pravda Gerashchenko, một kênh Telegram có ảnh hưởng của Nga, cho biết: “Có thể đạt được số lượng 'bia đỡ đạn' tươi như vậy nhờ sửa đổi nhằm nâng tuổi nhập ngũ.
“Người Nga từ 18 đến 30 tuổi sẽ phải phục vụ.”
Nga đã hứa rằng những người bị buộc phải nhập ngũ theo nghĩa vụ quân sự bắt buộc kéo dài một năm sẽ không bị đưa đến vùng chiến sự ở Ukraine. Tuy nhiên, những lời thề như vậy trước đây đã bị phá vỡ khi những người lính nghĩa vụ bị cưỡng bức bị đưa ra tiền tuyến.
Những tân binh này cũng có thể được gửi đến các khu vực của Nga đang bị Ukraine tấn công nặng nề như Belgorod và Kursk.
Và họ thường bị buộc phải ký hợp đồng với tư cách là những người lính toàn diện trái với ý muốn của họ, để rồi bị đưa đến những lò mổ như vậy.
Đợt nhập ngũ cao nhất từ trước đến nay diễn ra trong bối cảnh Putin dự kiến sẽ phát động cuộc tấn công quân sự mùa xuân đáng sợ nhằm vào Ukraine trong những tháng tới.
Lợi dụng tình trạng thiếu vũ khí của Ukraine và sự thiếu hỗ trợ từ phương Tây, Putin có thể tìm cách thực hiện trò chơi cuối cùng của mình và giành chiến thắng trong cuộc chiến bất hợp pháp ngay sau tháng 7 năm nay.
Việc Putin kêu gọi tuyển tân binh càng củng cố thêm kế hoạch của ông nhằm đánh bại Ukraine và tiến hành một cuộc tấn công chống lại NATO.
Một báo cáo quân sự gây chấn động bị rò rỉ vào Tháng Giêng tiết lộ kế hoạch từng bước của Putin nhằm đưa phương Tây đến bờ vực Thế chiến 3.
Các hồ sơ bí mật mà tờ Bild có được từ Bộ Quốc phòng Đức đã trình bày chính xác cách ông chủ Điện Cẩm Linh có thể chuẩn bị cho một cuộc tấn công hỗn hợp vào NATO ngay từ mùa đông tới và một cuộc chiến toàn diện vào mùa hè tới.
Báo cáo gợi ý rằng Mạc Tư Khoa có thể đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công mùa xuân chống lại Ukraine để giành chiến thắng vào tháng 6, sau đó sẽ tiến hành các cuộc tấn công hỗn hợp vào phương Tây.
Trong khi đó, tên bạo chúa Nga có thể lên kế hoạch xây dựng quân đội và hỏa tiễn ở sườn phía đông của NATO, cố gắng chống lại phương Tây và gây bất ổn cho vùng Baltic.
Một động thái như vậy sẽ đẩy phương Tây và Nga đến bờ vực chiến tranh - và báo cáo cho thấy Putin đang chuẩn bị một cuộc xâm lược vào mùa hè năm 2025.
Putin cũng tăng cường đe dọa hạt nhân chống lại NATO khi ông cảnh báo bất kỳ máy bay phản lực F-16 nào do phương Tây cung cấp sẽ bị thổi bay khỏi bầu trời.
Nhà độc tài thề sẽ tấn công các phi trường của NATO nếu Ukraine sử dụng chúng để phóng chiến binh siêu thanh thay đổi cuộc chơi chống lại Nga.
F-16 là một trong những vũ khí được đánh giá cao của phương Tây mà Ukraine đã nỗ lực tìm kiếm từ lâu.
Năm ngoái, Mỹ đã đồng ý cho các đồng minh gửi cho Ukraine các chiến đấu cơ F-16 được chờ đợi từ lâu để chiến đấu với Nga trên bầu trời.
Các đồng minh của NATO như Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan đều cam kết tặng F-16 cho Ukraine.
Nhưng Putin đã cảnh báo rằng F-16 là “phương tiện mang vũ khí hạt nhân” - và các lực lượng Nga sẽ tiêu diệt hoàn toàn chúng giống như bất kỳ thiết bị quân sự nào khác.
Nhà độc tài nói: “Nếu họ đưa F-16 vào - họ đang nói về nó, họ đang huấn luyện phi công Ukraine, điều này sẽ không thay đổi tình hình trên chiến trường.
“Những chiếc F-16 cũng là phương tiện mang vũ khí hạt nhân.
“Và chúng tôi sẽ phá hủy máy bay của họ giống như cách chúng tôi phá hủy xe tăng, xe thiết giáp và các thiết bị khác của họ, bao gồm cả bệ phóng hỏa tiễn đa nòng.”
Putin thậm chí còn nói rằng ông sẽ tấn công và tấn công bất kỳ nước thứ ba nào phóng những máy bay phản lực siêu thanh này chống lại Nga.
Ông nói: “Tất nhiên, nếu chúng được sử dụng từ các phi trường của nước thứ ba, chúng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của chúng tôi, dù chúng ở đâu”.
“Chúng tôi cũng sẽ phải tính đến điều này khi tổ chức các hoạt động chiến đấu.”
4. Nga bắt giữ ba người trong 'chiến dịch chống khủng bố' ở miền nam Dagestan
Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết Nga đã áp đặt chế độ “hoạt động chống khủng bố” ở khu vực phía nam Dagestan, bắt giữ ba người vào sáng Chúa Nhật.
Nga đang trong tình trạng cảnh giác cao độ sau vụ xả súng hàng loạt tại phòng hòa nhạc ở Mạc Tư Khoa vào ngày 22 tháng 3 - vụ tấn công nguy hiểm nhất ở nước này trong 20 năm với ít nhất 144 người thiệt mạng.
“Các cơ quan an ninh đã bắt giữ ba tên cướp đang lên kế hoạch thực hiện một số vụ tấn công khủng bố. Trong quá trình kiểm tra những nơi giam giữ tội phạm, người ta đã tìm thấy vũ khí tự động, đạn dược và một thiết bị nổ tự chế sẵn sàng sử dụng”
Trước đó, ông cho biết các nghi phạm tội phạm đã bị lực lượng an ninh chặn lại tại một số căn nhà trong khu dân cư của thủ phủ khu vực Makhachkala và một trong những thành phố lớn nhất nước cộng hòa – Kaspiysk.
Ông nhấn mạnh rằng không có thương vong hay tổn thất dân sự nào trong số các nhân viên thực thi pháp luật.
5. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo Ukraine phải rút lui nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, ATACMS là 'câu trả lời'
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng vũ trang Ukraine có thể sớm bị buộc phải rút lui hơn nữa nếu viện trợ quân sự của Mỹ tiếp tục bị trì hoãn, đồng thời kêu gọi Washington cung cấp thêm hỏa tiễn tầm xa để tấn công các phi trường ở Crimea bị tạm chiếm.
Trong một cuộc phỏng vấn với Washington Post, Tổng thống Zelenskiy cho biết quân đội của ông không thể lên kế hoạch cho các hoạt động phản công vì họ không biết liệu họ có đủ vũ khí cần thiết để tiến hành một cuộc phản công hay không.
Ông nói: “Nếu bạn không thực hiện các bước chuẩn bị cho một cuộc phản công khác, Nga sẽ thực hiện chúng” và nói thêm: “Đó là điều chúng tôi đã học được trong cuộc chiến này: Nếu bạn không làm, Nga sẽ làm”.
Sau cuộc phản công không thành công vào năm ngoái, lực lượng Nga hiện đang nắm thế chủ động trên toàn chiến trường mà Ukraine đang ngày càng khó kiềm chế, phần lớn là do thiếu đạn dược.
Điều này được minh họa rõ ràng vào tháng 2 khi Nga chiếm Avdiivka, buộc quân đội Ukraine phải rút lui khỏi thị trấn và đẩy nhanh việc xây dựng các tuyến phòng thủ xa hơn trên lãnh thổ Ukraine.
“Chúng tôi đang cố gắng tìm cách nào đó để không rút lui,” Zelenskiy nói và nói thêm rằng sau khi Avdiivka thất thủ “chúng tôi đã ổn định tình hình nhờ những bước đi thông minh của quân đội chúng tôi”.
Tuy nhiên, ông cảnh báo tình hình rộng hơn sẽ rất tồi tệ nếu không có thêm viện trợ quân sự.
Ông nói: “Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, điều đó có nghĩa là chúng tôi không có hệ thống phòng không, không có hỏa tiễn Patriot, không có thiết bị gây nhiễu cho tác chiến điện tử, không có đạn pháo 155ly”.
“Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ phải lùi lại, rút lui, từng bước một, từng bước nhỏ.”
Cùng với việc tiến lên trên tiền tuyến, các lực lượng Nga cũng gia tăng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái vào các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.
Ngoài việc phải đối mặt với việc nguồn cung hỏa tiễn phòng không đang cạn kiệt, Ukraine còn thiếu hỏa tiễn tầm xa có thể tấn công các căn cứ không quân nơi máy bay ném bom Nga cất cánh.
Ông nói: “Khi Nga có hỏa tiễn còn chúng tôi thì không, họ tấn công bằng hỏa tiễn: Mọi thứ - khí đốt, năng lượng, trường học, nhà máy, tòa nhà dân sự,” ông nói và nói thêm: “ATACM-300, đó là câu trả lời.”
ATACMS là Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội tầm xa. Sau nhiều tháng cân nhắc, Mỹ đã giao một số lượng nhỏ cho Ukraine vào tháng 10 năm 2023, nhưng chúng là mẫu cũ hơn với tầm bắn 165 km.
Các biến thể mới hơn của ATACMS có tầm bắn tối đa khoảng 300 km và cho đến nay vẫn chưa được cung cấp cho Ukraine.
“Khi Nga biết chúng tôi có thể tiêu diệt những máy bay phản lực này, họ sẽ không tấn công từ Crimea”, ông Zelenskiy nói.
“Nó giống như với hạm đội Hắc Hải. Chúng tôi đã đẩy họ ra khỏi lãnh hải của mình. Bây giờ chúng tôi cần phải đẩy quân xâm lược ra khỏi các phi trường ở Crimea.”
Zelenskiy nhấn mạnh rằng “cãi vã” chính trị ở Washington đang cản trở khả năng chống trả của Ukraine.
“Chúng ta không thể lãng phí thời gian nữa. Ukraine không thể là một vấn đề chính trị giữa các bên”, ông nói và nhấn mạnh rằng: “Nếu Ukraine sụp đổ, Putin sẽ chia cắt thế giới”.
6. Kyiv nhận định Nga nhanh chóng tiến tới ba cột mốc nghiệt ngã
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Rapidly Approaching Three Grim Milestones, According to Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo thống kê của Kyiv, tổn thất của Nga ở Ukraine đang nhanh chóng đạt đến những cột mốc quan trọng mới, khi các câu hỏi đặt ra về viện trợ của phương Tây trước một cuộc tấn công dự đoán của Nga vào cuối mùa xuân.
Theo số liệu cập nhật do quân đội Kyiv công bố hôm Chúa Nhật, thương vong của Nga tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này sẽ sớm lên tới 450.000 người. Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đã mất 650 quân trong ngày hôm qua, nâng tổng số quân dự kiến hiện tại lên 442.170.
Lực lượng Mạc Tư Khoa đã mất 15 xe tăng trong 24 giờ trước đó, Ukraine cũng cho biết hôm Chúa Nhật. Theo quân đội Kyiv, Nga hiện đã mất gần 7.000 xe tăng và gần 15.000 phương tiện và xe chở nhiên liệu, được sử dụng để duy trì hoạt động của xe thiết giáp.
Chính phủ Anh đánh giá vào đầu tháng 3 rằng Nga có thể đã phải hứng chịu hơn 335.000 thương vong kể từ tháng 2 năm 2022. Bộ Quốc phòng Anh cho biết điều này “gần như chắc chắn phản ánh cam kết của Nga đối với chiến tranh tiêu hao và quy mô lớn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hồi đầu tháng 3 rằng Ukraine đã phải chịu khoảng 71.000 thương vong kể từ tháng 1 năm 2024. Con số này rất giống với con số thương vong của Nga do quân đội Ukraine đưa ra - con số thương vong của Kyiv vào thời điểm đó đưa ra con số thương vong của đối phương của họ là khoảng 72.000 kể từ đầu tháng 3. của năm.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào cuối tháng 2 rằng khoảng 31.000 binh sĩ đã thiệt mạng khi chiến đấu cho Ukraine chống lại Nga. Shoigu cho biết vào cuối năm 2023 rằng Kyiv đã phải hứng chịu 383.000 thương vong kể từ tháng 2 năm 2022, theo truyền thông nhà nước trong nước đưa tin.
Những tổn thất, mặc dù đã thận trọng về các chi tiết cụ thể, nhưng vẫn rất lớn đối với cả hai bên. Tuy nhiên, Kyiv đã cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa có thể sẽ bắt đầu một cuộc tấn công mới vào cuối tháng 5 hoặc trong mùa hè và nước này đang tăng cường quân đội mới cho nỗ lực này.
Viện trợ trong tương lai từ Mỹ – nguồn hỗ trợ quân sự lớn nhất của Ukraine – vẫn đang ở thế bất định. Một gói mới trị giá 60 tỷ Mỹ Kim đã bị mắc kẹt tại Quốc hội trong nhiều tháng.
Ngũ Giác Đài đã tiết lộ một đợt viện trợ “ngắn hạn” trị giá 300 triệu Mỹ Kim vào đầu tháng 3, nhưng nhấn mạnh rằng nó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của Ukraine trong những tháng tới.
“Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, điều đó có nghĩa là chúng tôi không có hệ thống phòng không, không có hỏa tiễn Patriot, không có thiết bị gây nhiễu cho tác chiến điện tử, không có đạn pháo 155 ly”, Tổng thống Zelenskiy gần đây nói với tờ Washington Post.
“Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ quay trở lại, rút lui, từng bước một, từng bước nhỏ”, Zelenskiy nói thêm.
Các nhà phân tích phương Tây và các quan chức Ukraine cho rằng sự chậm trễ trong viện trợ quan trọng của phương Tây đã cản trở các hoạt động và khả năng của Kyiv trong việc chống lại những lợi ích chậm nhưng ổn định của Nga.
7. Chính quyền quân sự khu vực cho biết lực lượng Nga đã tấn công biên giới Sumy 39 lần vào ngày 31 tháng 3, nhắm vào 11 cộng đồng trong khu vực.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, mùng 1 Tháng Tư, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết quân đội Nga đã tấn công biên giới suốt cả ngày bằng pháo, súng cối, súng phóng lựu, máy bay không người lái, mìn và hỏa tiễn trên không không điều khiển. Cộng đồng Seredyna-Buda hứng chịu những đợt pháo kích dữ dội nhất, ghi nhận 37 vụ nổ trong 24 giờ.
Các cộng đồng Khotin, Yunakivka, Bilopillia, Krasnopillia, Velyka Pysarivka, Nova Sloboda, Shalyhyne, Esman, Hlukhiv và Svesa cũng bị chỉ trích.
Không có thương vong hoặc thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự được báo cáo.
Các cuộc tấn công của Nga vào tỉnh Sumy ngày càng có sức tàn phá khủng khiếp trong những tuần gần đây, gây ra làn sóng di tản dân thường mới. Các cuộc tấn công xảy ra hàng ngày đối với người dân gần biên giới phía đông bắc Ukraine với Nga.
8. Thống đốc vùng này hôm Chúa Nhật cho biết các cuộc không kích của Nga vào khu vực Lviv của Ukraine đã khiến một người thiệt mạng trong đêm.
Thống đốc Maksym Kozytsky cho biết hỏa tiễn hành trình của Nga đã tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở khu vực phía Tây Lviv và “một người đàn ông đã chết vì vụ tấn công”.
Ông nói “có thể vẫn còn người dưới đống đổ nát” mà lực lượng cấp cứu đang tìm kiếm, đồng thời cho biết thêm rằng lực lượng cứu hỏa đã dập tắt ngọn lửa bùng phát tại một tòa nhà hành chính bị hư hại trong cuộc đột kích.
9. Cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga làm 5 người bị thương ở Kharkiv
Chính quyền địa phương cho biết một cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga đã làm ít nhất 5 người bị thương ở tỉnh Kharkiv vào ngày 31/3.
Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết của mình: “Vào buổi chiều, đối phương đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào một thị trấn ở quận Zmiiv trong khu vực của chúng tôi”. Ông nói thêm có năm nạn nhân được báo cáo.
Kharkiv đã nằm ở hàng đầu trong danh sách các cuộc tấn công của Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bùng nổ. Thành phố này đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công chết người trong mùa đông khi Nga tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn hàng loạt vào Ukraine.
Oleh Syniehubov cho biết Mạc Tư Khoa gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, phá hủy một nhà máy nhiệt điện và tất cả các trạm biến áp điện ở Kharkiv.
Vào ngày 29 tháng 3, công ty năng lượng nhà nước Centrenergo báo cáo rằng quân đội Nga đã phá hủy nhà máy nhiệt điện Zmiiv ở Kharkiv trong một cuộc tấn công quy mô lớn gần đây.
Các cuộc tấn công gần đây khác ở Kharkiv bao gồm cuộc tấn công ngày 30 tháng 3, trong đó một quả đạn lượn làm bị thương một người và một cuộc tấn công vào ngày 27 tháng 3, trong đó một quả đạn lượn đã giết chết một dân thường và làm bị thương ít nhất 19 người khác, trong đó có 4 trẻ em.
Linh mục trừ tà: Kirill đã bị quỷ nhập. Lý do Nga bác bỏ đề xuất trao đổi tù binh của Vatican
VietCatholic Media
17:16 01/04/2024
1. Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa bối rối trước tuyên bố của Thượng Phụ Kirill. Linh mục trừ tà cho rằng Kirill đã bị quỷ nhập
Ban lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, vốn có truyền thống gắn bó với Mạc Tư Khoa, đã phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ủng hộ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.
Hội đồng Nhân dân Nga Thế giới, một sáng kiến do Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill đứng đầu, đã mô tả cuộc chiến ở Ukraine là “cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân Nga chống lại chế độ tội phạm Kyiv”.
Trong tuyên bố đưa ra tại phiên khoáng đại của Hội đồng này diễn ra trong tuần qua, Thượng Phụ Kirill nói: “Từ quan điểm tinh thần và đạo đức, một chiến dịch quân sự đặc biệt là một cuộc Thánh chiến, trong đó nước Nga và người dân nước này, bảo vệ không gian tinh thần duy nhất của ‘nước Nga thánh thiện', hoàn thành sứ mệnh “gìn giữ”, bảo vệ thế giới khỏi sự tấn công dữ dội của chủ nghĩa toàn cầu và chiến thắng của phương Tây, vốn đã rơi vào tay Satan”.
Giáo hội Chính thống Ukraine đã phản ứng nhanh chóng bằng cách tố cáo tuyên bố này là “lời biện minh về bạo lực”, là điều mà “một tổ chức tôn giáo tự xưng là Kitô giáo không thể ủng hộ”.
Cha Ioann Koval, một linh mục Chính Thống Nga, đào thoát khỏi Nga, và hiện nay đang trông coi trong một nhà thờ Chính thống cổ kính ở Antalya thuộc Tòa Thượng Phụ Constantinople nhận xét rằng “Theo quan điểm của một Nhà Trừ Tà, Kirill có lẽ đã bị quỷ nhập khi tuyên bố rằng cuộc xâm lược Ukraine của Putin là thánh chiến. Tuyên dương việc giết người hàng loạt như thế là thánh chiến, là một hành vi báng bổ quá quắt mà chỉ có những kẻ đã bị quỷ nhập mới có thể làm ra được.”
Cha Ioann Koval kết luận “Biến Chúa chúng ta trở thành cậu bé giúp lễ cho Putin là một hành động phạm thánh cần phải bị lên án với những từ ngữ mạnh mẽ nhất.”
2. Nga bác bỏ đề xuất của Vatican trao đổi tất cả tù nhân chiến tranh
Trong sứ điệp Phục sinh được công bố vào trưa Chúa Nhật 31 Tháng Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Khi kêu gọi tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôi bày tỏ hy vọng về một cuộc trao đổi chung tất cả các tù nhân giữa Nga và Ukraine: tất cả vì lợi ích của tất cả mọi người!”
Tờ Kyiv Independent tiết lộ rằng trước lễ Phục sinh Vatican đã vận động trao đổi các tù nhân giữa Nga và Ukraine nhưng thất bại vì không nhận được sự ủng hộ của Thượng Phụ Kirill.
Các quan chức Ukraine hồi tháng 12 cho biết Nga đang giam giữ ít nhất 3.500 tù binh Ukraine, mặc dù con số này được cho là cao hơn. Việc trao đổi tù nhân đã diễn ra kể từ đó.
Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Bộ Quốc phòng Nga, vào tháng 2, Ukraine và Nga mỗi bên đã trao đổi 100 tù binh chiến tranh.
Một báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cho thấy việc Nga tra tấn tù binh chiến tranh Ukraine là “phổ biến và có hệ thống” và cho thấy “sự coi thường trắng trợn đối với phẩm giá con người”.
Một cuộc điều tra của tờ Kyiv Independent vào tháng 12 đã tiết lộ các điều kiện giam giữ, bỏ đói và tra tấn vô nhân đạo được tìm thấy tại một trại của Nga là nhà tù Olenivka, nằm ở tỉnh Donetsk bị Nga tạm chiếm, ghi lại hàng chục cuộc phỏng vấn với các quân nhân và dân thường đã chứng kiến những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.
Các Kitô hữu Công Giáo, Tin lành và Chính thống Đông Phương ở Ukraine kỷ niệm lễ Chúa Phục sinh theo lịch Grêgôriô và rơi vào ngày 31 tháng 3 năm nay.
Kitô hữu Chính thống có liên kết với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa vẫn cử hành theo lịch Giuliô, nghĩa là Lễ Phục sinh rơi vào Chúa Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày xuân phân, thường là từ ngày 4 tháng 4 đến ngày 8 tháng 5. Năm nay Lễ Phục sinh của Chính thống giáo sẽ rơi vào ngày 5 tháng 5.
3. Năm thứ hai liên tiếp, Đức Thánh Cha bỏ qua Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Vào tối thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định không tham gia vào phút cuối Đàng Thánh Giá truyền thống tại Đấu trường Côlôsêô ở Rôma để giữ năng lượng của mình. Diễn biến này đánh dấu năm thứ hai liên tiếp ngài đã bỏ qua sự kiện này.
Trong một tuyên bố ngắn gọn được gửi chỉ vài phút trước khi Đàng Thánh Giá bắt đầu, mặc dù đã chính thức xác nhận sự hiện diện của Đức Thánh Cha vài giờ trước đó, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha sẽ không tham dự để “bảo vệ sức khỏe của ngài trong buổi canh thức ngày mai và Thánh lễ Phục sinh vào ngày Chúa Nhật.”
Thay vào đó, Vatican cho biết từ nhà khách Santa Marta ở Thành Vatican, nơi ngài cư trú, Đức Giáo Hoàng sẽ theo dõi buổi cầu nguyện được phát trực tiếp.
Điều này đánh dấu năm thứ hai liên tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô, 87 tuổi, không chủ trì sự kiện đêm khuya, bắt đầu lúc 9 giờ 15 tối theo giờ địa phương, và sự kiện này diễn ra trong bối cảnh đang có những lo ngại về sức khỏe của ngài, vì ngài đang phải vật lộn với bệnh hô hấp, gây rắc rối suốt cả năm và có lúc phải nhờ đến các trợ lý để đọc các bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn cho ngài.
Năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không trực tiếp tham dự sự kiện này nhưng đã theo dõi từ nơi ở của ngài tại nhà khách Santa Marta ở Vatican do thời tiết lạnh giá, ngài đã được xuất viện một tuần trước đó do bị viêm phế quản nghiêm trọng.
Những lo ngại về sức khỏe của ngài đã tăng vọt trong Tuần Thánh năm nay khi ngài bỏ qua bài giảng Chúa Nhật Lễ Lá, tuy nhiên, ngài dường như đã bình phục vào thứ Năm, chủ trì Thánh lễ Truyền Dầu truyền thống tại Đền Thờ Thánh Phêrô và Thánh lễ Tiệc Ly buổi tối tại một nhà tù dành cho phụ nữ ở Rôma.
Trước Đàng Thánh Giá hôm thứ Sáu, ngài đã chủ trì buổi lễ Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô tại Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi ngài lắng nghe nhà truyền giáo của phủ giáo hoàng, là Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa nói về sự khiêm nhường là sức mạnh thực sự của Chúa Giêsu.
Lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng 11 năm của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, trong đó nêu bật sự hy sinh của Chúa Giêsu như nguồn hy vọng cho những người đang tuyệt vọng và kêu gọi các tín hữu quay về với Chúa Giêsu với tình yêu, lòng tin tưởng và lòng biết ơn.
4. Đức Giáo Hoàng kiên cường nói ngôi mộ trống mang lại niềm hy vọng giữa nỗi thống khổ của cuộc sống
Mặc dù đã bỏ qua sự kiện quan trọng trong Tuần Thánh vào đêm hôm trước do lo ngại về các triệu chứng kéo dài của bệnh viêm phế quản, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì Thánh lễ Vọng Phục sinh vào tối thứ Bảy, nhấn mạnh rằng ngôi mộ trống tượng trưng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết mang lại niềm hy vọng giữa những đau khổ và thất vọng của cuộc sống.
Hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha đã chủ trì một buổi lễ Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô kéo dài tại Đền Thờ Thánh Phêrô nhưng đã rút khỏi buổi cầu nguyện truyền thống Via Crucis tại Đấu trường Rôma ở Rôma vào phút cuối, để bảo toàn sức lực cho Đêm Vọng Phục sinh và Thánh lễ Phục sinh vào Thứ Bảy và Chúa Nhật. Một phần, quyết định này có thể là do không khí mát mẻ và ẩm ướt ở Rôma vào ban đêm trong tuần này, và các bác sĩ có thể đã khuyên Giáo hoàng tránh tiếp xúc lâu dài.
Trong phụng vụ hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha tiến vào Đền Thờ Thánh Phêrô trên xe lăn và chủ trì buổi lễ từ một chiếc ghế trên bục đến bên bàn thờ chính. Ngài cũng cử hành các bí tích khai tâm của giáo hội – Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể – cho 8 người đến từ Ý, Nam Hàn, Nhật Bản và Albania.
Khi đọc bài giảng bằng chính giọng của mình, Đức Phanxicô đã hướng sự chú ý của cộng đoàn đến những người phụ nữ đến mộ Chúa Giêsu sau khi Người bị đóng đinh để xức dầu cho xác Người, và tự hỏi lớn tiếng: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?”
Hòn đá đó đánh dấu sự kết thúc câu chuyện của Chúa Giêsu, giờ đây đã bị chôn vùi trong đêm tử thần. Ngài, là sự sống đến với thế giới, đã bị giết. Đấng loan báo tình yêu thương xót của Chúa Cha, đã không gặp được lòng thương xót. Ngài là Đấng đã giải thoát tội nhân khỏi gánh nặng án phạt, đã bị kết án trên thập tự giá. Hoàng tử Hòa bình, người đã giải thoát một người phụ nữ bị bắt ngoại tình khỏi bị ném đá dã man, giờ đây được chôn sau một tảng đá lớn. Hòn đá đó, một chướng ngại vật nặng nề, tượng trưng cho những gì người phụ nữ cảm thấy trong lòng. Nó tượng trưng cho sự kết thúc của những hy vọng của họ, giờ đây đã bị tiêu tan bởi bí ẩn u ám và u ám đã đặt dấu chấm hết cho những giấc mơ của họ.
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng “Điều đó cũng có thể xảy ra với chúng ta. Có những lúc chúng ta cảm thấy như có một tảng đá lớn chặn cửa trái tim mình, bóp nghẹt cuộc sống, dập tắt niềm hy vọng, giam cầm chúng ta trong nấm mồ của những sợ hãi và hối tiếc, và đứng chắn đường ngăn chặn niềm vui và hy vọng. Chúng ta gặp phải những “tấm bia mộ” như vậy trên hành trình cuộc đời của chúng ta trong mọi trải nghiệm và hoàn cảnh cướp đi lòng nhiệt tình và sức mạnh để kiên trì. Chúng ta gặp chúng vào những lúc đau buồn: trong sự trống rỗng do cái chết của những người thân yêu của chúng ta, trong những thất bại và sợ hãi khiến chúng ta không thể hoàn thành điều tốt mà chúng ta muốn làm. Chúng ta gặp chúng dưới mọi hình thức ích kỷ vốn bóp nghẹt động lực hướng tới lòng quảng đại và tình yêu chân thành của chúng ta, trong những bức tường cao su của sự ích kỷ và thờ ơ đang cản trở chúng ta trong nỗ lực xây dựng những thành phố và xã hội công bằng và nhân đạo hơn, trong mọi khát vọng của chúng ta cho nền hòa bình bị tan vỡ bởi lòng hận thù tàn khốc và sự tàn bạo của chiến tranh. Khi chúng ta trải qua những nỗi thất vọng này, phải chăng chúng ta cũng có cảm giác rằng tất cả những giấc mơ này đều sẽ thất bại, và chúng ta cũng nên tự hỏi mình trong đau khổ: ‘Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mồ?’”
“Tuy nhiên, chính những người phụ nữ mang bóng tối này trong lòng đã kể cho chúng ta nghe một điều khá phi thường. Khi nhìn lên, họ thấy tảng đá rất lớn đã được lăn đi rồi. Đây là Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, sự mặc khải về quyền năng của Thiên Chúa: sự chiến thắng của sự sống trên cái chết, sự chiến thắng của ánh sáng trên bóng tối, sự tái sinh của niềm hy vọng giữa đống đổ nát của thất bại. Chính Chúa, Thiên Chúa của những điều không thể, đã lăn hòn đá đi mãi mãi. Ngay cả bây giờ, Ngài vẫn mở cửa mồ của chúng ta để niềm hy vọng đó có thể được sinh ra một lần nữa”
“Chúa Giêsu là Lễ Vượt Qua của chúng ta. Ngài là Đấng đưa chúng ta từ bóng tối ra ánh sáng, Đấng gắn bó với chúng ta mãi mãi, Đấng giải thoát chúng ta khỏi vực thẳm tội lỗi và sự chết, và kéo chúng ta vào cõi rạng ngời của sự tha thứ và sự sống đời đời. Chúng ta hãy ngước nhìn Người! Chúng ta hãy chào đón Chúa Giêsu, Thiên Chúa của sự sống, bước vào cuộc đời chúng ta và hôm nay một lần nữa thưa “xin vâng” với Người. Khi đó, không có tảng đá nào chặn đường đến trái tim chúng ta, không có ngôi mộ nào ngăn cản được niềm vui cuộc sống, không có thất bại nào khiến chúng ta phải tuyệt vọng. Chúng ta hãy hướng mắt lên Ngài và cầu xin quyền năng phục sinh của Ngài có thể lăn đi những tảng đá nặng nề đang đè nặng tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy hướng mắt lên Ngài, Chúa Phục sinh, và tiến bước trong sự chắc chắn rằng, trong bối cảnh mờ mịt của những hy vọng thất bại và cái chết của chúng ta, sự sống vĩnh cửu mà Ngài đến để mang lại vẫn hiện diện giữa chúng ta.”
Thánh Ca
Xin lòng Chúa thương xót
Lm. Thái Nguyên
16:42 01/04/2024
TV 117
Lm. Thái Nguyên
16:43 01/04/2024
Của lễ tình yêu
Lm. Thái Nguyên
16:44 01/04/2024
Tôn vinh lòng Chúa thương xót
Lm. Thái Nguyên
16:45 01/04/2024
Chúa vẫn trọn tình thương
Lm. Thái Nguyên
16:46 01/04/2024