Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 26/3: Họ tìm bắt Người, nhưng Người thoát khỏi tay họ - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
00:57 25/03/2021
PHÚC ÂM: Ga 10, 31-42
“Họ tìm bắt Người, nhưng Người thoát khỏi tay họ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, người Do-thái lượm đá để ném Chúa Giêsu. Người lên tiếng hỏi rằng: “Ta đã cho các ngươi thấy nhiều việc tốt lành bởi Cha Ta. Vậy vì việc nào mà các ngươi muốn ném đá Ta?” Người Do-thái trả lời: “Chúng tôi muốn ném đá ông không phải vì việc lành, nhưng vì một lời lộng ngôn, bởi vì ông chỉ là người mà lại tự cho mình là Thiên Chúa”. Chúa Giêsu đáp lại: “Nào trong sách luật của các ngươi không có chép câu này: “Ta đã nói: các ngươi là thần”? Vậy nếu sách luật gọi những kẻ được nghe lời Chúa là thần, mà Kinh Thánh không thể huỷ diệt được, thì tại sao các ngươi nói với Ðấng đã được Chúa Cha thánh hoá và sai đến trong trần gian rằng “Ông nói lộng ngôn”, vì Ta đã nói Ta là Con Thiên Chúa? Nếu Ta không làm những việc của Cha Ta, thì các ngươi đừng tin Ta. Nhưng nếu Ta làm những việc đó, thì dầu các ngươi không muốn tin Ta, cũng hãy tin vào các việc đó, để các ngươi biết và tin rằng: Cha ở trong Ta, và Ta ở trong Cha”. Bởi đó họ tìm cách bắt Người, nhưng Người thoát khỏi tay họ. Người lại qua bên kia sông Giođan, nơi trước kia Gioan đã làm phép rửa. Và Người ở lại đó. Có nhiều kẻ đến cùng Người. Họ nói: “Gioan đã không làm một phép lạ nào. Nhưng mọi điều Gioan nói về người này đều đúng cả”. Và có nhiều kẻ tin Người.
Ðó là lời Chúa.
Nên trống rỗng
Lm. Minh Anh
04:45 25/03/2021
NÊN TRỐNG RỖNG
“Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngai báu” (Kn 18, 14-15).
Kính thưa Anh Chị em,
Lễ Truyền Tin là lý do của lễ Giáng Sinh; Giáng Sinh đến đúng chín tháng sau ngày Tổng lãnh thiên thần Gabriel ‘vỗ cánh’ bay đến nhà Đức Trinh Nữ Maria để mời cô làm mẹ Con Đức Chúa Trời. Niên đại những ngày lễ này dẫu rất thú vị; tuy vậy, tầm quan trọng vẫn khá khiêm tốn so với ý nghĩa thần học của chúng; rằng, một Thiên Chúa vì quá yêu thương con người, đã tự ‘nên trống rỗng’
Sự nhập thể của Chúa Giêsu Kitô, “Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa” trong lòng Đức Trinh Nữ như Thánh Vịnh đáp ca và thư Do Thái hôm nay nhắc đến, là tiền đề cho sự bùng nổ của những niềm vui, ca tụng và hân hoan chung quanh lễ Giáng Sinh, mừng sự ra đời của Đấng Cứu Rỗi; và hơn bất cứ ai, Đức Maria hẳn là người đã cảm nhận niềm vui Giáng Sinh trọn vẹn nhất khi Mẹ biết mình được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã tự ‘nên trống rỗng’ để cứu lấy con người.
Thiên Chúa đã có thể trở nên một người phàm theo bất cứ cách thức ‘nên trống rỗng’ sáng tạo nào. Ngài đã có thể tự hoá thân từ đất sét như Ađam, một nắm đất được thổi hơi thần thánh vào mũi; đã có thể từ từ bước xuống địa cầu trên một chiếc thang vàng, đi những bước đầu tiên như một lữ khách trên một con đường xứ Palestina; hoặc đã có thể làm người theo cách được tìm thấy của một đứa trẻ bồng bềnh bên bờ Giorđan như Môisen được thả trên dòng Nile huyền thoại Ai Cập.
Không! Ngôi Hai trong Ba Ngôi đã chọn cách thức làm người, đi vào trần gian theo một phương thức như con người; Ngài cũng ra khỏi thế giới này như cách thức chúng ta ra khỏi nó qua cánh cửa của sự chết trước khi phục sinh vinh hiển và lên trời. Ngài bước vào thế giới qua cánh cửa sinh của con người và cũng ra khỏi đó qua cánh cửa tử của nó. Theo Hội Thánh sơ khai, ‘Chúa Kitô không thể cứu chuộc những gì Ngài đã không giả định khoác lấy’; Ngài đã cứu chuộc mọi sự, bởi Ngài mang lấy bản chất con người trong tất cả bề rộng, chiều sâu, sự phức tạp và mọi bí ẩn của nó. Tắt một lời, Ngài đã ‘nên trống rỗng’ để giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi.
Sự nhập thể của Ngôi Hai là sự tự ‘nên trống rỗng’ mà Thiên Chúa tự chọn. Hãy tưởng tượng một người trở thành một con kiến đang khi vẫn giữ trí óc và ý chí nhân linh của mình. Con kiến ấy sẽ giống với tất cả những con kiến khác, sẽ tham gia vào mọi hoạt động của loài kiến nhưng vẫn suy nghĩ ở một cấp độ vượt xa chúng. Không có cách nào khác, người ấy phải học hỏi không phải vì tuổi thọ côn trùng vượt trội hơn so với của mình, nhưng chỉ vì nó thấp hơn. Chỉ bằng cách đi xuống, người ấy mới có thể học được những gì bên dưới. Tất cả các phép loại suy đều khập khiễng, nhưng cách tương tự, Ngôi Hai vẫn giữ lại những thuộc tính thần linh của mình trong khi hạ cố để thành một người và học hỏi cuộc sống con người, làm việc như con người, và chết cái chết của con người. Bằng cách làm cho bản thân ‘nên trống rỗng’, Con Thiên Chúa đã nâng con người lên, mở ra cho nó khả năng đi vào một cuộc sống cao hơn, thiên linh hơn trong một chiều kích linh thánh vĩnh cửu.
Truyền thống của Giáo Hội cho rằng, một trong những lý do khiến các thần dữ có thể nổi loạn chống lại Thiên Chúa là vì chúng ghen tức. Các thần dữ có thể đã khám phá ra rằng, Thiên Chúa đã chọn trở thành con người, thay vì trở nên một ‘thực thể’ cao hơn thiên thần; thì đàng này, Ngài lại chọn một hình dạng thấp hơn chúng. Sự ghen tức này cũng sẽ nhắm vào Đức Trinh Nữ Maria, rằng, một phụ nữ đã trở nên ‘Bình Chứa Danh Dự và Hòm Giao Ước’ mang lấy sự lựa chọn của thần linh, mang lấy lời hứa tự ngàn xưa, “Này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” như bài đọc Isaia hôm nay nhắc đến.
Anh Chị em,
Trong cõi mênh mông vô tận của đất trời và miên viễn của thời gian, Thiên Chúa âm thầm thực hiện chương trình của Ngài. Đến thời, đến buổi, bước chân Con Thiên Chúa nhè nhẹ, lặng lẽ vào trần gian; Lời toàn năng của Ngài đã rời ngai báu để mặc lấy thân phận nô lệ và còn hạ mình cho đến nỗi chết ô nhục trên thập giá. Thật là ý nghĩa khi chuẩn bị bước vào Tuần Thánh, chúng ta cung chiêm Mầu Nhiệm Nhập thể. Cuộc đời con người lắm gian khổ nhưng cũng cao quý biết bao; cao quý đến độ Con Thiên Chúa đã tự huỷ, ‘nên trống rỗng’ để làm con người hầu cứu con người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã chấp nhận ‘nên trống rỗng’ để sống kiếp người như con. Xin cho con mỗi ngày biết làm trống lòng mình, để như Mẹ, có thể đón lấy Chúa, nên giống Chúa từng ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngai báu” (Kn 18, 14-15).
Kính thưa Anh Chị em,
Lễ Truyền Tin là lý do của lễ Giáng Sinh; Giáng Sinh đến đúng chín tháng sau ngày Tổng lãnh thiên thần Gabriel ‘vỗ cánh’ bay đến nhà Đức Trinh Nữ Maria để mời cô làm mẹ Con Đức Chúa Trời. Niên đại những ngày lễ này dẫu rất thú vị; tuy vậy, tầm quan trọng vẫn khá khiêm tốn so với ý nghĩa thần học của chúng; rằng, một Thiên Chúa vì quá yêu thương con người, đã tự ‘nên trống rỗng’
Thiên Chúa đã có thể trở nên một người phàm theo bất cứ cách thức ‘nên trống rỗng’ sáng tạo nào. Ngài đã có thể tự hoá thân từ đất sét như Ađam, một nắm đất được thổi hơi thần thánh vào mũi; đã có thể từ từ bước xuống địa cầu trên một chiếc thang vàng, đi những bước đầu tiên như một lữ khách trên một con đường xứ Palestina; hoặc đã có thể làm người theo cách được tìm thấy của một đứa trẻ bồng bềnh bên bờ Giorđan như Môisen được thả trên dòng Nile huyền thoại Ai Cập.
Không! Ngôi Hai trong Ba Ngôi đã chọn cách thức làm người, đi vào trần gian theo một phương thức như con người; Ngài cũng ra khỏi thế giới này như cách thức chúng ta ra khỏi nó qua cánh cửa của sự chết trước khi phục sinh vinh hiển và lên trời. Ngài bước vào thế giới qua cánh cửa sinh của con người và cũng ra khỏi đó qua cánh cửa tử của nó. Theo Hội Thánh sơ khai, ‘Chúa Kitô không thể cứu chuộc những gì Ngài đã không giả định khoác lấy’; Ngài đã cứu chuộc mọi sự, bởi Ngài mang lấy bản chất con người trong tất cả bề rộng, chiều sâu, sự phức tạp và mọi bí ẩn của nó. Tắt một lời, Ngài đã ‘nên trống rỗng’ để giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi.
Sự nhập thể của Ngôi Hai là sự tự ‘nên trống rỗng’ mà Thiên Chúa tự chọn. Hãy tưởng tượng một người trở thành một con kiến đang khi vẫn giữ trí óc và ý chí nhân linh của mình. Con kiến ấy sẽ giống với tất cả những con kiến khác, sẽ tham gia vào mọi hoạt động của loài kiến nhưng vẫn suy nghĩ ở một cấp độ vượt xa chúng. Không có cách nào khác, người ấy phải học hỏi không phải vì tuổi thọ côn trùng vượt trội hơn so với của mình, nhưng chỉ vì nó thấp hơn. Chỉ bằng cách đi xuống, người ấy mới có thể học được những gì bên dưới. Tất cả các phép loại suy đều khập khiễng, nhưng cách tương tự, Ngôi Hai vẫn giữ lại những thuộc tính thần linh của mình trong khi hạ cố để thành một người và học hỏi cuộc sống con người, làm việc như con người, và chết cái chết của con người. Bằng cách làm cho bản thân ‘nên trống rỗng’, Con Thiên Chúa đã nâng con người lên, mở ra cho nó khả năng đi vào một cuộc sống cao hơn, thiên linh hơn trong một chiều kích linh thánh vĩnh cửu.
Truyền thống của Giáo Hội cho rằng, một trong những lý do khiến các thần dữ có thể nổi loạn chống lại Thiên Chúa là vì chúng ghen tức. Các thần dữ có thể đã khám phá ra rằng, Thiên Chúa đã chọn trở thành con người, thay vì trở nên một ‘thực thể’ cao hơn thiên thần; thì đàng này, Ngài lại chọn một hình dạng thấp hơn chúng. Sự ghen tức này cũng sẽ nhắm vào Đức Trinh Nữ Maria, rằng, một phụ nữ đã trở nên ‘Bình Chứa Danh Dự và Hòm Giao Ước’ mang lấy sự lựa chọn của thần linh, mang lấy lời hứa tự ngàn xưa, “Này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” như bài đọc Isaia hôm nay nhắc đến.
Anh Chị em,
Trong cõi mênh mông vô tận của đất trời và miên viễn của thời gian, Thiên Chúa âm thầm thực hiện chương trình của Ngài. Đến thời, đến buổi, bước chân Con Thiên Chúa nhè nhẹ, lặng lẽ vào trần gian; Lời toàn năng của Ngài đã rời ngai báu để mặc lấy thân phận nô lệ và còn hạ mình cho đến nỗi chết ô nhục trên thập giá. Thật là ý nghĩa khi chuẩn bị bước vào Tuần Thánh, chúng ta cung chiêm Mầu Nhiệm Nhập thể. Cuộc đời con người lắm gian khổ nhưng cũng cao quý biết bao; cao quý đến độ Con Thiên Chúa đã tự huỷ, ‘nên trống rỗng’ để làm con người hầu cứu con người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã chấp nhận ‘nên trống rỗng’ để sống kiếp người như con. Xin cho con mỗi ngày biết làm trống lòng mình, để như Mẹ, có thể đón lấy Chúa, nên giống Chúa từng ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
Phục Sinh vinh quang ngang qua tử nạn Thập giá
Lm. Đan Vinh
05:00 25/03/2021
CHÚA NHẬT LỄ LÁ B
Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 11,1-11 và Mc 14,1-15,47
PHỤC SINH VINH QUANG NGANG QUA TỬ NẠN THẬP GIÁ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 11,1-11:
(1) Khi Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, gần làng Bết-pha-ghê và Bê-ta-ni-a, bên triền núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ (2) và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và đem nó về đây. (3) Và nếu có ai bảo: “Tại sao các anh làm như vậy?” thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại đây ngay”.(4) Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền tháo dây lừa ra. (5) Mấy người đứng đó nói với các ông: “Các anh tháo lừa ra làm gì vậy?” (6) Hai ông trả lời như Đức Giê-su đã dặn. Và họ để mặc các ông. (7) Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên. (8) Nhiều người cũng trải áo họ xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. (9) Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! (10) Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!” (11) Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai.
2. Ý CHÍNH:
Phụng vụ Lễ Lá hôm nay gồm hai phần: Rước Lá (x Mc 11,1-11) và Thánh Lễ với Tin Mừng về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su (Mc 14,1-15,47)
- Phần thứ I (Mc 11,1-11): Đức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Thiên Sai, được dân chúng đi theo và hoan hô như đón mừng một ông Vua khải hoàn vào thành để lên làm vua. Nhưng Đức Giê-su lại không đáp ứng khát mong một ông Vua trần thế của dân Do Thái: Thay vì ngồi trên mình ngựa chiến oai phong khải hoàn vào thành, thì Người lại chọn ngồi trên lưng con lừa hiền lành như ông Vua Mục Tử hòa bình khiêm hạ.
- Phần thứ II (Mc 14,1-15,47): Đức Giê-su là Tôi Tớ đau khổ của Đức Chúa. Người đến không đòi được hầu hạ, nhưng đã rửa chân hầu hạ các môn đồ và chấp nhận con đường “qua đau khổ thập giá để vào trong vinh quang phục sinh” theo ý Chúa Cha. Người đã biểu lộ một tình yêu tột đỉnh khi lập phép Thánh Thể biến bánh rượu trở thành Mình Máu Người, làm lương thực nuôi dưỡng Đức Tin của các tín hữu, và hy sinh mạng sống đền tội thay và sống lại để phục hồi sự sống đời đời cho loài người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Núi Ô-liu: hay Núi Cây Dầu, nằm về phía Đông thành Giê-ru-sa-lem. Tại đây Đức Giê-su đã trải qua giờ phút hấp hối trước khi bị bắt (x. Mc 14, 26-50), và sau khi sống lại, Người đã ban huấn lệnh cuối cùng trước khi lên trời tại núi này (x. Cv 1,12). + Một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ: Đức Giê-su dùng lừa con thay vì lừa mẹ, vì nó chưa bị ai cỡi, nên xứng đáng được Đức Giê-su sử dụng trong nghi thức trọng đại là lên ngôi vương quyền khi khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem. + “Chúa”: “Chúa” hay “Chúa thượng” (Ky-ri-os) và Đức Chúa (A-do-nai), là hai tước hiệu dành để kêu cầu Thiên Chúa và Đấng Thiên Sai. Khi tự gán cho mình tước hiệu “Chúa Thượng” (x. Tv 110,1-7), Đức Giê-su muốn nói với người Do Thái rằng: Tuy là “Con Đa-vít”, Người vẫn cao trọng hơn Đa-vít và có trước ông (x. Mt 22,43-45). Thánh Phao-lô cũng đã tuyên xưng: “Đức Giê-su là Chúa” (Rm 10,9). Tước hiệu “Ky-ri-os” (“Chúa Thượng”), ám chỉ quyền tối cao của Đức Ki-tô ngang hàng với Thiên Chúa (x. Pl 2,10).
- C 4-8: + Nhiều người trải áo họ xuống mặt đường... Chặt nhành lá ngoài đồng mà rải: Bên Cận Đông, dân chúng thường trải áo hay chặt cành lá trải trên đường để tỏ lòng tôn kính Đức Vua hay vị tướng chiến thắng từ mặt trận trở về (x 2V 9,13). Ở đây, dân chúng đón rước Đức Giê-su như một ông vua Mê-si-a. Họ hy vọng Người đến để giải phóng dân Do Thái khỏi ách thống trị của Đế Quốc Rô-ma.
- C 9-11: + Hoan hô!: hay Ho-san-na. Chữ này bắt nguồn từ chữ: Ho-si-a-nah” nghĩa là “Xin ban ơn cứu độ” (x. Tv 118,25-26). Còn lời tung hô: “Ho-san-na!”, nghĩa là “Hoan hô!” hay “vạn tuế!”. (Mt 21,9). + Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta: Vị Thiên Sai mà dân Do thái đang mong chờ theo các Ngôn sứ tiên báo thuộc hoàng tộc Đa-vít, có sứ mệnh tái lập vương quyền của vua Đa-vít.
4. CÂU HỎI:
1) Trong Tin Mừng đọc trước khi rước lá, Đức Giê-su đã làm gì để biểu lộ vai trò Thiên Sai thực sự của Người, thay vì làm Đấng Thiên Sai trần thế như dân Do Thái mong đợi, Người lại làm Đấng Thiên Sai Mục Tử hiền hòa như thánh ý Thiên Chúa?
2) Bài Thương Khó trong Thánh Lễ chứng minh Đức Giê-su chính là Ngươi Tôi Tớ Đau Khổ Của Đức Chúa qua những sự kiện gì?
3) Thời Cựu Ước và Tân Ước có những sự kiện nào đã xảy ra trên quả núi Ô-liu này?
4) Tại sao Đức Giê-su lại cưỡi lừa con thay vì lừa mẹ khi khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem? Người đã thực hiện như lời tuyên sấm của vị Ngôn Sứ nào?
5) Khi tự xưng là “Chúa” trong câu “Thì cứ nói là Chúa cần đến nó”, Đức Giê-su muốn ám chỉ điều gì về thân thế của Người?
6) Qua sự kiện hai môn đệ thấy mọi việc xảy ra đúng như lời Đức Giê-su đã nói trước cho thấy Người là ai?
7) Khi trải áo choàng xuống mặt đường để đón rước Đức Giê-su đi qua, dân chúng thể hiện lòng tin thế nào về Người?
8) Hô-san-na nghĩa là gì?
9) Tại sao dân chúng mới hoan hô Đức Giê-su “chúc tụng Triều đại vua Đa-vít”, nhưng mấy ngày sau họ lại đòi quan Phi-la-tô đóng đanh Người vào thập giá?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!”(Mc 11,9).
2. CÂU CHUYỆN:
1) HOAN HÔ ĐẢ ĐẢO CHỈ NHẤT THỜI:
WINSTON CHURCHILL, cố thủ tướng Anh Quốc, đã chia sẻ kinh nghiệm riêng của ông và cho chúng ta biết rằng sự hoan hô ủng hộ của dân chúng không phải là bằng chứng của sự thành công thực sự. Xưa kia, có một lần sau khi nói chuyện với một cử tọa khoảng 10 ngàn người hiện diện và được hoan hô, một người bạn đã hỏi: “Thưa thủ tướng, ngài không cảm thấy xúc động khi có tới 10 ngàn người đã đến nghe ngài nói chuyện sao?” Churchill trả lời: “Không thực sự là như thế. Một trăm ngàn người sẽ đến nhìn khi tôi bị treo lên”.
Hôm nay bắt đầu Tuần Thương Khó bằng việc cử hành việc Chúa Giê-su tiến vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài. Chúa Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá là “quyền năng của Thiên Chúa và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bởi vì sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người”.
2) TRÁNH THÁI ĐỘ VÀO HÙA VỚI ĐÁM ĐÔNG:
Có một cậu bé đang đi trên lề đường bỗng dừng lại, ngửa mặt lên trời. Một vị giáo sư đi tới, thấy thế cũng ngạc nhiên dừng lại và ngước nhìn lên trời theo. Rồi một bà đứng tuổi đi ngang qua cũng nhìn lên trời như vậy; Và một người, rồi một người nữa… Lúc cậu bé cúi xuống, quay qua quay lại, cậu thấy cả chục người lớn đứng chung quanh cũng đang ngửa mặt nhìn lên trời. Cậu rất ngạc nhiên lên tiếng hỏi: "Ủa! Các ông các bà cũng bị chảy máu cam giống như cháu sao?".
Hiện tượng nói trên là căn bệnh "hùa theo đám đông". Thấy người khác làm thì mình cũng làm theo, bất chấp lề luật, bất chấp tội lỗi: nam nữ sống "góp gạo thổi cơm chung" tại nhà trọ nhiều công nhân và sinh viên xa nhà đến ở trọ; chuyện phá thai nơi những bà mẹ trẻ mang thai ngoài ý muốn; chuyện buôn gian bán lận để kiếm lời; chuyện hối lộ và tham nhũng để mau được việc và giữ được chiếc ghế đang ngồi...; Chuyện nói tục, chửi bậy, nói dối, của người Việt nam hôm nay. Đám đông làm bậy đã khiến nhiều trẻ em và người thiếu hiểu biết không còn ý thức về tội lỗi.
3) TÌNH NGUYỆN CHẾT THAY LÀ BIỂU HIỆN MỘT TÌNH YÊU TỘT ĐỈNH:
Ngày xưa, có hai anh em nọ sống chung với nhau trong cùng một căn nhà. Người anh tốt lành, siêng năng làm việc và kính sợ Thiên Chúa. Còn đứa em lừa lọc, gian manh, và phạm đủ thứ tội ác như cướp của, giết người… Người anh khuyên răn mãi mà thằng em vẫn không chịu thay đổi tính nết. Một đêm kia, thằng người em chạy về nhà quần áo dính đầy máu. Nó tự thú với người anh: “Em đã phạm tội giết người”. Vài phút sau căn nhà đã bị cảnh sát bao vây và không cách nào trốn thoát được. “Em không có ý giết nó”, người em sợ hãi nói, “Em cũng không muốn chết”. Ngay lúc ấy có tiếng cảnh sát gõ cửa. Người anh liền cởi quần áo mình đang mặc cho thằng em, và mặc lấy bộ quần áo đang dính đầy vết máu của nó. Sau đó cảnh sát xông vào nhà còng tay người anh, và giam lại chờ ngày ra tòa. Sau cùng, người anh đã bị kết án tử hình chết thay cho em mình.
Qua câu chuyện trên, chúng ta hiểu được phần nào về tình yêu tột cùng của Chúa Giê-su, dù vô tội nhưng Người đã sẵn sàng chịu chết trên cây thập giá để đền tội thay cho chúng ta.
4) CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT NHỜ THÁNH GIÁ CHÚA KI-TÔ:
Năm 1982, các nữ tu Dòng Con Đức Bà Phù Hộ, quen gọi là Dòng Nữ Salêsiên ở Cáp bên Haiti, muốn thuê nhà điêu khắc Pêrikhết làm một cây thánh giá lớn để đặt trong nhà thờ mới của các chị. Nhưng lúc đó, ông Pêrikhết đã bị ung thư nặng.
Các chị nhờ một nữ tu cùng dòng đến gặp nhà điêu khắc để nói về ý định này. Hôm đó viên bác sĩ của ông cũng có mặt, ông nói với chị nữ tu :
- Lẽ ra chị phải đến đây sớm hơn. Rất tiếc là bây giờ căn bệnh ung thư của ông Pêrikhết đã quá nặng rồi. Im lặng một lát, bác sĩ quay sang nói với nhà điêu khắc :
- Ông là người có đức tin, vậy ông cứ tiếp tục hy vọng dù có điều gì xảy ra đi nữa.
Từ ngày đó, nhà điêu khắc Pêrikhết chẳng muốn cầm búa để rèn tác phẩm nghệ thuật nào nữa.
Vài ngày sau, một nữ tu lại đến gặp ông và năn nỉ :
- Ông Giovani Pêrikhết à, các nữ tu ở nhà thờ mới tại Cáp mong muốn ông làm cho các chị ấy một cây thánh giá thật đẹp, dài hai mét. Họ biết tài năng của ông mà. Trước khi trả lời dứt khoát cho họ, tôi muốn hỏi ý kiến ông một lần nữa.
Nhà điêu khắc trầm ngâm suy nghĩ và cầu nguyện, rồi ông bình thản nói với chị nữ tu :
- Tôi xin nhận lời. Cây thánh giá nầy sẽ là tác phẩm cuối cùng, tôi sẽ làm cây thánh giá nầy để chuẩn bị chết, và xin Chúa thương xót tôi.
Thế là nhà điêu khắc bắt tay vào công việc với tất cả tâm hồn của một người mong gặp được Chúa Giêsu. Đây thật là một công việc nặng nhọc vì bệnh tình của ông. Nhưng ông cảm thấy một điều thật lạ lùng, mỗi nhát búa đập trên thanh sắt nóng đỏ, thay vì làm cho ông mệt mỏi thêm, thì lại làm cho ông cảm thấy như được bồi dưỡng sinh lực trở lại. Ông tiếp tục làm việc ngày qua ngày, và khi ông hoàn thành cây thánh giá thật đẹp, ông cảm thấy như khỏe hẳn. Chúa Giêsu đã giải thoát ông khỏi căn bệnh quái ác.
Ngày nay, cây thánh giá do ông thực hiện vẫn còn được treo ở nhà thờ thành phố Cáp và tiếp tục thu hút nhiều tín hữu : người lành mạnh cũng như người đau yếu đến kính viếng.
Nhà điêu khắc Giovani Pêrikhết tưởng rằng cây Thánh giá ở nhà thờ thành phố Cáp ấy sẽ là tác phẩm cuối cùng. Ông dùng cây thánh giá ấy để chuẩn bị chết. Nhưng với niềm tin và lòng hăng say rèn cây thánh giá, Pêrikhết đã được Chúa thương cách đặt biệt và chữa cho khỏi bệnh ung thư. Đó là hình ảnh ơn cứu độ mà Thánh giá Chúa Kitô đã, đang và sẽ còn đem đến cho nhân loại.
5) CHIẾN THẮNG NHỜ CÂY THÁNH GIÁ:
CONSTATIN vào năm 23 tuổi, đã được quân sĩ Rô-ma đóng tại York tôn lên làm Hoàng Đế nối ngôi vua cha là Constantius. Để được lòng quân dân trong toàn Đế quốc, Constantin phải chiến thắng kẻ thù là Maxentius.
Ngày 28 tháng 10 năm 312, ông đến sông Tiber, khúc sông có cây cầu Milvian ở về phía Bắc Rô-ma, quân của Maxentius đã ngăn chận không cho quân của Constantin vượt qua con sông Tiber. Đêm hôm đó Constantin đã xem thấy một cây thập tự sáng chói trên bầu trời, dưới cây thánh giá có hàng chữ: “Với dấu này, ngươi sẽ chiến thắng” (In hoc signo, vinces). Sáng hôm sau trước khi giáp mặt chiến đấu với quân địch, ông đã ra lệnh cho toàn quân lập tức sơn hình cây thánh giá trên mũ của họ. Nhờ cây thánh giá hỗ trợ mà quân của Constantin đã can đảm xông lên và đã toàn thắng quân thù. Sau đó vào năm 313, Hoàng Đế Constantin sau khi lên ngôi đã ký sắc lệnh Milan, hủy bỏ cuộc bắt đạo Công Giáo và cho mọi người trong nước được tự do tin theo đạo.
Hoàng Đế Constantin đã nhờ cây thánh giá nên đã thắng trận. Con chúng ta hôm nay nhờ ai để chiến thắng ba thù là ma quỷ thế gian và xác thịt? …
3. SUY NIỆM:
Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay gồm hai phần vui buồn đan xen: Trong phần đầu lễ chúng ta cùng đi rước Chúa Giê-su khải hòan vào thành Giê-ru-sa-lem (x Mc 11,1-10). Phần thứ hai là thánh lễ với bài Thương Khó (x Mc 14,1-15,47). Từ đó chúng ta rút ra nhiều bài học về sự tin yêu Chúa?
1) Cùng theo Chúa trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem:
Trong giờ phút này, chúng ta hãy chiêm ngắm cảnh tượng Đức Giê-su đang long trọng tiến vào thành Giê-ru-sa-lem. Ngài khiêm tốn ngồi trên lưng lừa con. Có nhiều người đã trải áo và rải cành cây trên lối đi để tỏ lòng tôn kính. Những tiếng reo hò vang dậy: Tung hô Đức Giê-su là Vua Thiên Sai, thuộc dòng dõi Đa-vít, là Đấng đến để giải thoát Ít-ra-en. Đức Giê-su im lặng để dân chúng tung hô hầu ứng nghiệm lời tuyên sấm: “Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ” (Dcr 9,9).
2) Cùng theo Chúa đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” như ý Chúa Cha:
- Sau những giây phút tưng bừng náo nhiệt cuộc rước, chúng ta được nghe bài thương khó: Chúa Giê-su hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, để mang lại ơn cứu độ cho loài người. Quả thực, Ngài là Vua, nhưng là Vua Mục Tử: “Đến không đòi được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Ngài đã chọn con đường cứu thế theo thánh ý Chúa Cha là “qua đau khổ vào trong vinh quang”, qua cuộc Tử Nạn để vào mầu nhiệm Phục Sinh.
- Trong tuần Thánh, chúng ta hãy năng chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa khi nghe ngắm nguyện mười lăm sự thương khó, khi suy niệm chặng đàng Thánh Giá... để chọn đi theo con đường hẹp leo dốc, đường thánh giá của Chúa Giê-su.
3) Cần tránh xúc phạm đến hình ảnh Chúa qua tha nhân:
- Gai nhọn trên đầu Chúa và đinh nhọn đóng thâu qua chân tay Chúa, roi đòn quất lên mình Chúa tượng trưng cho các sự thù hận và vu cáo bất công mà các đầu mục Do Thái đã làm. Chúa đã qua giờ phút lo buồn đổ mồ hôi máu trong vườn Giết-sê-ma-mi khi nghĩ đến tội của các môn đệ, Phê-rô chối không biết Thầy, Giu-đa phản bội bán Thầy vì ham tiền và dùng cái hôn để nộp Thầy.
- Còn chúng ta thì sao? Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của hoạ sĩ người Hòa Lan REMBRANDT thế kỷ 17, là bức họa “Ba Cây Thập Tự”. Khi chiêm ngưỡng tác phẩm này, hầu như ai cũng đều bị thu hút nhìn vào trung tâm của bức tranh: Ở giữa hai cây thập giá của hai kẻ bất lương, thập giá của Đức Giê-su vượt lên cao hơn. Dưới chân thập giá của Chúa là cả một rừng người, trên mặt ai nấy đều lộ vẻ căm thù oán hận, trong đó có cả khuôn mặt của nhà danh họa tác giả của bức tranh … Qua đó ông muốn nói rằng: Mọi người chúng ta không ai là không dính líu vào tội đã đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá.
4) Phải làm gì để phục vụ Chúa trong anh em?
- Ngày nay chung quanh chúng ta không thiếu những người bệnh tật đau khổ là hiện thân của Chúa Giê-su đã bị đau khổ. Họ là những người mắc bệnh nan y không tiền chữa trị, những người bị khích bác vu khống đi tù cách bất công, những người đau khổ què quặt, đui mù, câm điếc không cơm ăn áo mặc và không chốn nương thân… Họ là hiện thân của Chúa Giê-su bị bỏ rơi trên cây thập giá và đang mong được mỗi tín hữu chúng ta an ủi và giúp đỡ tận tình.
- Chúng ta có thể làm gì? Tuy khả năng giới hạn, nhưng chúng ta vẫn có thể cảm thông với người đau khổ noi gương các phụ nữ xưa đã gặp gỡ khóc thương Chúa trên đường thánh giá; Chúng ta có thể nâng đỡ họ như ông Si-mon vác đỡ thập giá cho Chúa; Có thể an ủi họ như bà Vêrônica trao khăn cho Chúa lau mặt; Có thể lên tiếng bênh vực họ như người trộm lành bên hữu Chúa; Có thể cảm thông với sự đau khổ của họ như Mẹ Ma-ri-a môn đệ Gio-an và các bà đạo đức đã can đảm đứng dưới chân thánh giá nhìn lên Chúa; Có thể giải thoát họ khỏi sự đau khổ như hai môn đệ đã tháo đinh và cất xác Chúa xuống khỏi thập giá…
- Mỗi ngày chúng ta hãy cùng chết với Chúa bằng việc trừ khử các thói hư bằng việc xét mình ăn năn trong giờ kinh tối; Tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay tại nhà thờ; Dọn mình xưng tội để được sống lại thật về phần linh hồn; Năng rước lễ mỗi ngày để được kết hiệp mật thiết và hy vọng sẽ được sống hạnh phúc với Chúa như Chúa đã hứa với người trộm có lòng hối cải: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng" (Lc 23,43).
3. THẢO LUẬN:
Để góp phần kiến tạo Vương Quốc yêu thương và an bình của Đức Giê-su, chúng ta phải làm gì để xua trừ các tệ nạn sì-ke ma túy, cờ bạc, rượu chè, đĩ điếm, cướp giật... ra khỏi môi trường ta đang sống?
4. NGUYỆN CẦU
Lạy Chúa Giê-su,
Vì Chúa đã chia sẻ tấm bánh cho chúng con, xin cho những người nghèo khổ được no cơm ấm áo.
Vì Chúa đã lo buồn trong Vườn Cây Dầu, xin cho các bạn trẻ đương đầu với những nghich cảnh trong cuộc sống.
Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin cho chúng con dám can đảm lên tiếng bênh vực công lý.
Vì Chúa đã bị xỉ nhục và nhạo cười, xin cho các phụ nữ và thiếu nhi được tôn trọng nhân phẩm.
Vì Chúa đã chịu vác cây thập giá nặng nề, xin cho những bệnh nhân nhận được sự đỡ nâng.
Vì Chúa đã bị lột áo và đóng đinh, xin cho sự hiền hoà nhân hậu thắng thói hung tàn bạo lực.
Vì Chúa đã dang tay chịu chết trên thập giá, xin cho đất được nối lại với trời, con người biết nối lại mối dây yêu thương hiệp nhất với nhau.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui hân hoan, xin cho chúng con sẵn sàng chấp nhận gian khổ để vượt qua mà vào trong vinh quang sau này.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Mc 11,1-11 và Mc 14,1-15,47
PHỤC SINH VINH QUANG NGANG QUA TỬ NẠN THẬP GIÁ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 11,1-11:
(1) Khi Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, gần làng Bết-pha-ghê và Bê-ta-ni-a, bên triền núi Ô-liu, Người sai hai môn đệ (2) và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và đem nó về đây. (3) Và nếu có ai bảo: “Tại sao các anh làm như vậy?” thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại đây ngay”.(4) Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền tháo dây lừa ra. (5) Mấy người đứng đó nói với các ông: “Các anh tháo lừa ra làm gì vậy?” (6) Hai ông trả lời như Đức Giê-su đã dặn. Và họ để mặc các ông. (7) Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên. (8) Nhiều người cũng trải áo họ xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. (9) Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! (10) Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!” (11) Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai.
2. Ý CHÍNH:
Phụng vụ Lễ Lá hôm nay gồm hai phần: Rước Lá (x Mc 11,1-11) và Thánh Lễ với Tin Mừng về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su (Mc 14,1-15,47)
- Phần thứ I (Mc 11,1-11): Đức Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Thiên Sai, được dân chúng đi theo và hoan hô như đón mừng một ông Vua khải hoàn vào thành để lên làm vua. Nhưng Đức Giê-su lại không đáp ứng khát mong một ông Vua trần thế của dân Do Thái: Thay vì ngồi trên mình ngựa chiến oai phong khải hoàn vào thành, thì Người lại chọn ngồi trên lưng con lừa hiền lành như ông Vua Mục Tử hòa bình khiêm hạ.
- Phần thứ II (Mc 14,1-15,47): Đức Giê-su là Tôi Tớ đau khổ của Đức Chúa. Người đến không đòi được hầu hạ, nhưng đã rửa chân hầu hạ các môn đồ và chấp nhận con đường “qua đau khổ thập giá để vào trong vinh quang phục sinh” theo ý Chúa Cha. Người đã biểu lộ một tình yêu tột đỉnh khi lập phép Thánh Thể biến bánh rượu trở thành Mình Máu Người, làm lương thực nuôi dưỡng Đức Tin của các tín hữu, và hy sinh mạng sống đền tội thay và sống lại để phục hồi sự sống đời đời cho loài người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Núi Ô-liu: hay Núi Cây Dầu, nằm về phía Đông thành Giê-ru-sa-lem. Tại đây Đức Giê-su đã trải qua giờ phút hấp hối trước khi bị bắt (x. Mc 14, 26-50), và sau khi sống lại, Người đã ban huấn lệnh cuối cùng trước khi lên trời tại núi này (x. Cv 1,12). + Một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ: Đức Giê-su dùng lừa con thay vì lừa mẹ, vì nó chưa bị ai cỡi, nên xứng đáng được Đức Giê-su sử dụng trong nghi thức trọng đại là lên ngôi vương quyền khi khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem. + “Chúa”: “Chúa” hay “Chúa thượng” (Ky-ri-os) và Đức Chúa (A-do-nai), là hai tước hiệu dành để kêu cầu Thiên Chúa và Đấng Thiên Sai. Khi tự gán cho mình tước hiệu “Chúa Thượng” (x. Tv 110,1-7), Đức Giê-su muốn nói với người Do Thái rằng: Tuy là “Con Đa-vít”, Người vẫn cao trọng hơn Đa-vít và có trước ông (x. Mt 22,43-45). Thánh Phao-lô cũng đã tuyên xưng: “Đức Giê-su là Chúa” (Rm 10,9). Tước hiệu “Ky-ri-os” (“Chúa Thượng”), ám chỉ quyền tối cao của Đức Ki-tô ngang hàng với Thiên Chúa (x. Pl 2,10).
- C 4-8: + Nhiều người trải áo họ xuống mặt đường... Chặt nhành lá ngoài đồng mà rải: Bên Cận Đông, dân chúng thường trải áo hay chặt cành lá trải trên đường để tỏ lòng tôn kính Đức Vua hay vị tướng chiến thắng từ mặt trận trở về (x 2V 9,13). Ở đây, dân chúng đón rước Đức Giê-su như một ông vua Mê-si-a. Họ hy vọng Người đến để giải phóng dân Do Thái khỏi ách thống trị của Đế Quốc Rô-ma.
- C 9-11: + Hoan hô!: hay Ho-san-na. Chữ này bắt nguồn từ chữ: Ho-si-a-nah” nghĩa là “Xin ban ơn cứu độ” (x. Tv 118,25-26). Còn lời tung hô: “Ho-san-na!”, nghĩa là “Hoan hô!” hay “vạn tuế!”. (Mt 21,9). + Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta: Vị Thiên Sai mà dân Do thái đang mong chờ theo các Ngôn sứ tiên báo thuộc hoàng tộc Đa-vít, có sứ mệnh tái lập vương quyền của vua Đa-vít.
4. CÂU HỎI:
1) Trong Tin Mừng đọc trước khi rước lá, Đức Giê-su đã làm gì để biểu lộ vai trò Thiên Sai thực sự của Người, thay vì làm Đấng Thiên Sai trần thế như dân Do Thái mong đợi, Người lại làm Đấng Thiên Sai Mục Tử hiền hòa như thánh ý Thiên Chúa?
2) Bài Thương Khó trong Thánh Lễ chứng minh Đức Giê-su chính là Ngươi Tôi Tớ Đau Khổ Của Đức Chúa qua những sự kiện gì?
3) Thời Cựu Ước và Tân Ước có những sự kiện nào đã xảy ra trên quả núi Ô-liu này?
4) Tại sao Đức Giê-su lại cưỡi lừa con thay vì lừa mẹ khi khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem? Người đã thực hiện như lời tuyên sấm của vị Ngôn Sứ nào?
5) Khi tự xưng là “Chúa” trong câu “Thì cứ nói là Chúa cần đến nó”, Đức Giê-su muốn ám chỉ điều gì về thân thế của Người?
6) Qua sự kiện hai môn đệ thấy mọi việc xảy ra đúng như lời Đức Giê-su đã nói trước cho thấy Người là ai?
7) Khi trải áo choàng xuống mặt đường để đón rước Đức Giê-su đi qua, dân chúng thể hiện lòng tin thế nào về Người?
8) Hô-san-na nghĩa là gì?
9) Tại sao dân chúng mới hoan hô Đức Giê-su “chúc tụng Triều đại vua Đa-vít”, nhưng mấy ngày sau họ lại đòi quan Phi-la-tô đóng đanh Người vào thập giá?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!”(Mc 11,9).
2. CÂU CHUYỆN:
1) HOAN HÔ ĐẢ ĐẢO CHỈ NHẤT THỜI:
WINSTON CHURCHILL, cố thủ tướng Anh Quốc, đã chia sẻ kinh nghiệm riêng của ông và cho chúng ta biết rằng sự hoan hô ủng hộ của dân chúng không phải là bằng chứng của sự thành công thực sự. Xưa kia, có một lần sau khi nói chuyện với một cử tọa khoảng 10 ngàn người hiện diện và được hoan hô, một người bạn đã hỏi: “Thưa thủ tướng, ngài không cảm thấy xúc động khi có tới 10 ngàn người đã đến nghe ngài nói chuyện sao?” Churchill trả lời: “Không thực sự là như thế. Một trăm ngàn người sẽ đến nhìn khi tôi bị treo lên”.
Hôm nay bắt đầu Tuần Thương Khó bằng việc cử hành việc Chúa Giê-su tiến vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài. Chúa Ki-tô chịu đóng đinh vào thập giá là “quyền năng của Thiên Chúa và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bởi vì sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người”.
2) TRÁNH THÁI ĐỘ VÀO HÙA VỚI ĐÁM ĐÔNG:
Có một cậu bé đang đi trên lề đường bỗng dừng lại, ngửa mặt lên trời. Một vị giáo sư đi tới, thấy thế cũng ngạc nhiên dừng lại và ngước nhìn lên trời theo. Rồi một bà đứng tuổi đi ngang qua cũng nhìn lên trời như vậy; Và một người, rồi một người nữa… Lúc cậu bé cúi xuống, quay qua quay lại, cậu thấy cả chục người lớn đứng chung quanh cũng đang ngửa mặt nhìn lên trời. Cậu rất ngạc nhiên lên tiếng hỏi: "Ủa! Các ông các bà cũng bị chảy máu cam giống như cháu sao?".
Hiện tượng nói trên là căn bệnh "hùa theo đám đông". Thấy người khác làm thì mình cũng làm theo, bất chấp lề luật, bất chấp tội lỗi: nam nữ sống "góp gạo thổi cơm chung" tại nhà trọ nhiều công nhân và sinh viên xa nhà đến ở trọ; chuyện phá thai nơi những bà mẹ trẻ mang thai ngoài ý muốn; chuyện buôn gian bán lận để kiếm lời; chuyện hối lộ và tham nhũng để mau được việc và giữ được chiếc ghế đang ngồi...; Chuyện nói tục, chửi bậy, nói dối, của người Việt nam hôm nay. Đám đông làm bậy đã khiến nhiều trẻ em và người thiếu hiểu biết không còn ý thức về tội lỗi.
3) TÌNH NGUYỆN CHẾT THAY LÀ BIỂU HIỆN MỘT TÌNH YÊU TỘT ĐỈNH:
Ngày xưa, có hai anh em nọ sống chung với nhau trong cùng một căn nhà. Người anh tốt lành, siêng năng làm việc và kính sợ Thiên Chúa. Còn đứa em lừa lọc, gian manh, và phạm đủ thứ tội ác như cướp của, giết người… Người anh khuyên răn mãi mà thằng em vẫn không chịu thay đổi tính nết. Một đêm kia, thằng người em chạy về nhà quần áo dính đầy máu. Nó tự thú với người anh: “Em đã phạm tội giết người”. Vài phút sau căn nhà đã bị cảnh sát bao vây và không cách nào trốn thoát được. “Em không có ý giết nó”, người em sợ hãi nói, “Em cũng không muốn chết”. Ngay lúc ấy có tiếng cảnh sát gõ cửa. Người anh liền cởi quần áo mình đang mặc cho thằng em, và mặc lấy bộ quần áo đang dính đầy vết máu của nó. Sau đó cảnh sát xông vào nhà còng tay người anh, và giam lại chờ ngày ra tòa. Sau cùng, người anh đã bị kết án tử hình chết thay cho em mình.
Qua câu chuyện trên, chúng ta hiểu được phần nào về tình yêu tột cùng của Chúa Giê-su, dù vô tội nhưng Người đã sẵn sàng chịu chết trên cây thập giá để đền tội thay cho chúng ta.
4) CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT NHỜ THÁNH GIÁ CHÚA KI-TÔ:
Năm 1982, các nữ tu Dòng Con Đức Bà Phù Hộ, quen gọi là Dòng Nữ Salêsiên ở Cáp bên Haiti, muốn thuê nhà điêu khắc Pêrikhết làm một cây thánh giá lớn để đặt trong nhà thờ mới của các chị. Nhưng lúc đó, ông Pêrikhết đã bị ung thư nặng.
Các chị nhờ một nữ tu cùng dòng đến gặp nhà điêu khắc để nói về ý định này. Hôm đó viên bác sĩ của ông cũng có mặt, ông nói với chị nữ tu :
- Lẽ ra chị phải đến đây sớm hơn. Rất tiếc là bây giờ căn bệnh ung thư của ông Pêrikhết đã quá nặng rồi. Im lặng một lát, bác sĩ quay sang nói với nhà điêu khắc :
- Ông là người có đức tin, vậy ông cứ tiếp tục hy vọng dù có điều gì xảy ra đi nữa.
Từ ngày đó, nhà điêu khắc Pêrikhết chẳng muốn cầm búa để rèn tác phẩm nghệ thuật nào nữa.
Vài ngày sau, một nữ tu lại đến gặp ông và năn nỉ :
- Ông Giovani Pêrikhết à, các nữ tu ở nhà thờ mới tại Cáp mong muốn ông làm cho các chị ấy một cây thánh giá thật đẹp, dài hai mét. Họ biết tài năng của ông mà. Trước khi trả lời dứt khoát cho họ, tôi muốn hỏi ý kiến ông một lần nữa.
Nhà điêu khắc trầm ngâm suy nghĩ và cầu nguyện, rồi ông bình thản nói với chị nữ tu :
- Tôi xin nhận lời. Cây thánh giá nầy sẽ là tác phẩm cuối cùng, tôi sẽ làm cây thánh giá nầy để chuẩn bị chết, và xin Chúa thương xót tôi.
Thế là nhà điêu khắc bắt tay vào công việc với tất cả tâm hồn của một người mong gặp được Chúa Giêsu. Đây thật là một công việc nặng nhọc vì bệnh tình của ông. Nhưng ông cảm thấy một điều thật lạ lùng, mỗi nhát búa đập trên thanh sắt nóng đỏ, thay vì làm cho ông mệt mỏi thêm, thì lại làm cho ông cảm thấy như được bồi dưỡng sinh lực trở lại. Ông tiếp tục làm việc ngày qua ngày, và khi ông hoàn thành cây thánh giá thật đẹp, ông cảm thấy như khỏe hẳn. Chúa Giêsu đã giải thoát ông khỏi căn bệnh quái ác.
Ngày nay, cây thánh giá do ông thực hiện vẫn còn được treo ở nhà thờ thành phố Cáp và tiếp tục thu hút nhiều tín hữu : người lành mạnh cũng như người đau yếu đến kính viếng.
Nhà điêu khắc Giovani Pêrikhết tưởng rằng cây Thánh giá ở nhà thờ thành phố Cáp ấy sẽ là tác phẩm cuối cùng. Ông dùng cây thánh giá ấy để chuẩn bị chết. Nhưng với niềm tin và lòng hăng say rèn cây thánh giá, Pêrikhết đã được Chúa thương cách đặt biệt và chữa cho khỏi bệnh ung thư. Đó là hình ảnh ơn cứu độ mà Thánh giá Chúa Kitô đã, đang và sẽ còn đem đến cho nhân loại.
5) CHIẾN THẮNG NHỜ CÂY THÁNH GIÁ:
CONSTATIN vào năm 23 tuổi, đã được quân sĩ Rô-ma đóng tại York tôn lên làm Hoàng Đế nối ngôi vua cha là Constantius. Để được lòng quân dân trong toàn Đế quốc, Constantin phải chiến thắng kẻ thù là Maxentius.
Ngày 28 tháng 10 năm 312, ông đến sông Tiber, khúc sông có cây cầu Milvian ở về phía Bắc Rô-ma, quân của Maxentius đã ngăn chận không cho quân của Constantin vượt qua con sông Tiber. Đêm hôm đó Constantin đã xem thấy một cây thập tự sáng chói trên bầu trời, dưới cây thánh giá có hàng chữ: “Với dấu này, ngươi sẽ chiến thắng” (In hoc signo, vinces). Sáng hôm sau trước khi giáp mặt chiến đấu với quân địch, ông đã ra lệnh cho toàn quân lập tức sơn hình cây thánh giá trên mũ của họ. Nhờ cây thánh giá hỗ trợ mà quân của Constantin đã can đảm xông lên và đã toàn thắng quân thù. Sau đó vào năm 313, Hoàng Đế Constantin sau khi lên ngôi đã ký sắc lệnh Milan, hủy bỏ cuộc bắt đạo Công Giáo và cho mọi người trong nước được tự do tin theo đạo.
Hoàng Đế Constantin đã nhờ cây thánh giá nên đã thắng trận. Con chúng ta hôm nay nhờ ai để chiến thắng ba thù là ma quỷ thế gian và xác thịt? …
3. SUY NIỆM:
Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay gồm hai phần vui buồn đan xen: Trong phần đầu lễ chúng ta cùng đi rước Chúa Giê-su khải hòan vào thành Giê-ru-sa-lem (x Mc 11,1-10). Phần thứ hai là thánh lễ với bài Thương Khó (x Mc 14,1-15,47). Từ đó chúng ta rút ra nhiều bài học về sự tin yêu Chúa?
1) Cùng theo Chúa trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem:
Trong giờ phút này, chúng ta hãy chiêm ngắm cảnh tượng Đức Giê-su đang long trọng tiến vào thành Giê-ru-sa-lem. Ngài khiêm tốn ngồi trên lưng lừa con. Có nhiều người đã trải áo và rải cành cây trên lối đi để tỏ lòng tôn kính. Những tiếng reo hò vang dậy: Tung hô Đức Giê-su là Vua Thiên Sai, thuộc dòng dõi Đa-vít, là Đấng đến để giải thoát Ít-ra-en. Đức Giê-su im lặng để dân chúng tung hô hầu ứng nghiệm lời tuyên sấm: “Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ” (Dcr 9,9).
2) Cùng theo Chúa đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” như ý Chúa Cha:
- Sau những giây phút tưng bừng náo nhiệt cuộc rước, chúng ta được nghe bài thương khó: Chúa Giê-su hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, để mang lại ơn cứu độ cho loài người. Quả thực, Ngài là Vua, nhưng là Vua Mục Tử: “Đến không đòi được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Ngài đã chọn con đường cứu thế theo thánh ý Chúa Cha là “qua đau khổ vào trong vinh quang”, qua cuộc Tử Nạn để vào mầu nhiệm Phục Sinh.
- Trong tuần Thánh, chúng ta hãy năng chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa khi nghe ngắm nguyện mười lăm sự thương khó, khi suy niệm chặng đàng Thánh Giá... để chọn đi theo con đường hẹp leo dốc, đường thánh giá của Chúa Giê-su.
3) Cần tránh xúc phạm đến hình ảnh Chúa qua tha nhân:
- Gai nhọn trên đầu Chúa và đinh nhọn đóng thâu qua chân tay Chúa, roi đòn quất lên mình Chúa tượng trưng cho các sự thù hận và vu cáo bất công mà các đầu mục Do Thái đã làm. Chúa đã qua giờ phút lo buồn đổ mồ hôi máu trong vườn Giết-sê-ma-mi khi nghĩ đến tội của các môn đệ, Phê-rô chối không biết Thầy, Giu-đa phản bội bán Thầy vì ham tiền và dùng cái hôn để nộp Thầy.
- Còn chúng ta thì sao? Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của hoạ sĩ người Hòa Lan REMBRANDT thế kỷ 17, là bức họa “Ba Cây Thập Tự”. Khi chiêm ngưỡng tác phẩm này, hầu như ai cũng đều bị thu hút nhìn vào trung tâm của bức tranh: Ở giữa hai cây thập giá của hai kẻ bất lương, thập giá của Đức Giê-su vượt lên cao hơn. Dưới chân thập giá của Chúa là cả một rừng người, trên mặt ai nấy đều lộ vẻ căm thù oán hận, trong đó có cả khuôn mặt của nhà danh họa tác giả của bức tranh … Qua đó ông muốn nói rằng: Mọi người chúng ta không ai là không dính líu vào tội đã đóng đinh Đức Giê-su vào thập giá.
4) Phải làm gì để phục vụ Chúa trong anh em?
- Ngày nay chung quanh chúng ta không thiếu những người bệnh tật đau khổ là hiện thân của Chúa Giê-su đã bị đau khổ. Họ là những người mắc bệnh nan y không tiền chữa trị, những người bị khích bác vu khống đi tù cách bất công, những người đau khổ què quặt, đui mù, câm điếc không cơm ăn áo mặc và không chốn nương thân… Họ là hiện thân của Chúa Giê-su bị bỏ rơi trên cây thập giá và đang mong được mỗi tín hữu chúng ta an ủi và giúp đỡ tận tình.
- Chúng ta có thể làm gì? Tuy khả năng giới hạn, nhưng chúng ta vẫn có thể cảm thông với người đau khổ noi gương các phụ nữ xưa đã gặp gỡ khóc thương Chúa trên đường thánh giá; Chúng ta có thể nâng đỡ họ như ông Si-mon vác đỡ thập giá cho Chúa; Có thể an ủi họ như bà Vêrônica trao khăn cho Chúa lau mặt; Có thể lên tiếng bênh vực họ như người trộm lành bên hữu Chúa; Có thể cảm thông với sự đau khổ của họ như Mẹ Ma-ri-a môn đệ Gio-an và các bà đạo đức đã can đảm đứng dưới chân thánh giá nhìn lên Chúa; Có thể giải thoát họ khỏi sự đau khổ như hai môn đệ đã tháo đinh và cất xác Chúa xuống khỏi thập giá…
- Mỗi ngày chúng ta hãy cùng chết với Chúa bằng việc trừ khử các thói hư bằng việc xét mình ăn năn trong giờ kinh tối; Tham dự tuần tĩnh tâm Mùa Chay tại nhà thờ; Dọn mình xưng tội để được sống lại thật về phần linh hồn; Năng rước lễ mỗi ngày để được kết hiệp mật thiết và hy vọng sẽ được sống hạnh phúc với Chúa như Chúa đã hứa với người trộm có lòng hối cải: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng" (Lc 23,43).
3. THẢO LUẬN:
Để góp phần kiến tạo Vương Quốc yêu thương và an bình của Đức Giê-su, chúng ta phải làm gì để xua trừ các tệ nạn sì-ke ma túy, cờ bạc, rượu chè, đĩ điếm, cướp giật... ra khỏi môi trường ta đang sống?
4. NGUYỆN CẦU
Lạy Chúa Giê-su,
Vì Chúa đã chia sẻ tấm bánh cho chúng con, xin cho những người nghèo khổ được no cơm ấm áo.
Vì Chúa đã lo buồn trong Vườn Cây Dầu, xin cho các bạn trẻ đương đầu với những nghich cảnh trong cuộc sống.
Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin cho chúng con dám can đảm lên tiếng bênh vực công lý.
Vì Chúa đã bị xỉ nhục và nhạo cười, xin cho các phụ nữ và thiếu nhi được tôn trọng nhân phẩm.
Vì Chúa đã chịu vác cây thập giá nặng nề, xin cho những bệnh nhân nhận được sự đỡ nâng.
Vì Chúa đã bị lột áo và đóng đinh, xin cho sự hiền hoà nhân hậu thắng thói hung tàn bạo lực.
Vì Chúa đã dang tay chịu chết trên thập giá, xin cho đất được nối lại với trời, con người biết nối lại mối dây yêu thương hiệp nhất với nhau.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui hân hoan, xin cho chúng con sẵn sàng chấp nhận gian khổ để vượt qua mà vào trong vinh quang sau này.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Lá. Năm B.28.3.2021
Lm Francis Lý văn Ca
14:37 25/03/2021
TRƯỚC KHI LÀM PHÉP LÁ:
*Phần nầy sẽ đọc khi giáo dân đã tề tựu đầy đủ ngoài NGOÀI Nhà Thờ hay Trung Tâm để cùng với Linh mục bắt đầu nghi thức làm phép và kiệu lá*
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta bước vào tuần lễ quan trọng nhất trong năm phụng vụ, đó là Tuần Thương Khó, Tuần Chịu Nạn, Tuần Thánh được bắt đầu với Lễ Lá.
Nghi thức của ngày Chủ Nhật Lễ Lá hôm nay gồm có hai phần chính:
1. Chúng ta tham dự nghi thức làm phép lá, cùng với đông đảo anh chị em tung hô Chúa là Vua như các trẻ em Dothái. Chúng ta tiếp nhận Ngài là Vua của cuộc sống chúng ta.
2. Chúng ta bước vào Tuần Thánh, tuần lễ Chúa Giêsu chịu đau khổ, như nhắc nhở mỗi người trong chúng ta, Chúa chịu vì tội lỗi nhân loại, trong đó có tội riêng của mỗi người chúng ta.
Với tất cả những nghi thức mà Giáo Hội cử hành trong tuần nầy, mời gọi mỗi người trong cộng đoàn dân Chúa, theo sát từng bước chân của Thầy Chí Thánh từ Nhà Tiệc Ly đến đỉnh đồi Calvariô. Sau cùng, từ mồ Chúa phục sinh, chúng ta cũng được phục sinh với Ngài trong một cuộc sống mới; cuộc sống trong ân tình với Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu nghi lễ hôm nay với bài ca nhập lễ, trước khi cùng với chủ tế bắt đầu nghi thức làm phép lá và kiệu lá tiến vào thánh đường bắt đầu thánh lể.
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I trình bày về sự đau khổ của người tôi tớ Thiên Chúa phải gánh chịu. Đây là hình ảnh đích thực dành cho những người theo Chúa. Hãy chấp nhận với tinh thần phó thác như Đức Kitô.
TRƯỚC BÀI II:
Chúa Kitô, mặc dù Ngài là Thiên Chúa, nhưng Ngài cũng phải gánh chịu mọi nỗi đau đớn như con người chúng ta. Qua đó, Ngài dạy chúng ta bài học khiêm nhường.
TRƯỚC BÀI THƯƠNG KHÓ:
Thánh Marcô tường thuật lại cuộc khổ nạn của Đức Kitô, Ngài là một trong những chứng nhân của cuộc khổ nạn của Thầy Chí Thánh. Chúng ta cùng theo dõi bài tường thuật sau đây của thánh sử Marcô.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu của Thiên Chúa tỏ hiện cách rõ rệt qua sự thương khó, tử nạn của Con Ngài. Với tâm tình cậy trông, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội hoàn vũ, qua việc tưởng niệm Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, sẽ đem lại cho cộng đoàn dân Chúa niềm tin vào sự sống lại đời sau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho những thanh thiếu niên nam nữ, biết dùng năm tháng ngày giờ, trao dồi kiến thức về Kinh Thánh, giáo lý của Giáo Hội, ngõ hầu chuẩn bị cho tương lai một thế hệ siêu việt, trong nhiệm vụ làm chứng tá cho Tin Mừng Phục Sinh của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng và gia đình có con em sẽ lãnh nhận bí tích rửa tội trong mùa Phục Sinh, cho cha mẹ và những người đỡ đầu, những giảng viên giáo lý và tất cả những ai đã giúp đỡ họ trong suốt thời gian đã qua. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Xin Chúa ban cho những quốc gia kém may mắn về thực phẩm, với sự quảng đại của nhiều quốc gia trên thế giới, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ đầy tình người. Chúng con cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, nhất là những nạn nhân của Covid-19… được phúc sống lại trong ngày sau hết. Chúng con cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết dùng những tháng ngày Chúa ban, để tìm kiếm những điều đẹp lòng Chúa, luôn sống khiêm hạ và biết chạy đến Chúa với tâm tình thống hối. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 25/03/2021
58. Cầm thú vì để đuổi theo mục tiêu của chúng mà biết chú trọng đến sức lực của mình; linh hồn của anh và của tôi tại sao lại không biết thôi thúc chính mình chứ?
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:06 25/03/2021
100. NGƯỜI CÂM MỞ MIỆNG
Có người giả làm người câm đi trên phố xin ăn.
Có một lần, hắn ta cầm hai xu mua rượu uống, sau khi uống xong thì nói:
- “Thêm cho tôi một ít nữa”.
Chủ quan rượu rất kinh ngạc nói:
- “Ông làm sao mà nói được?”
Hắn trả lời:
- “Bình thường không có tiền, ông biểu tôi làm sao nói được chứ, hôm nay có hai xu tự nhiên biết nói”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 100:
Tiền, có lúc làm cho người nghèo và người thấp cổ bé họng bị “câm” không nói được, cũng có khi nó làm cho người có chức có quyền bị “ngọng” nói không chính xác rõ ràng…
Có những người nghèo “câm” không nói được trước những bất công mà mình phải chịu, vì không có tiền để kiện tụng, cái “câm” của họ chắc chắn sẽ được Thiên Chúa cất tiếng biện hộ cho trong ngày phán xét chung người sống cũng như người đã chết; có những người mang danh là đại diện cho công lý nhưng cũng bị nói “ngọng” không trung thực, vì đồng tiền hối lộ họ đã nuốt đang bị nghẹn lại nơi cổ, chính những đồng tiền chận ngang cổ này làm cho cuộc sống của họ giống như người đang say nửa tỉnh nửa mê, tâm hồn bất an và càng ngày càng làm những chuyện thất đức để che lấp cái bất an của mình…
Người Ki-tô hữu coi đồng tiền như là một phương tiện Thiên Chúa ban cho để nuôi mình và giúp đỡ tha nhân, cho nên họ sẽ nói chứ không câm miệng trước những bất công xảy đến cho họ cũng như cho người khác, bởi vì có một lương tâm chân chính và cương trực thì quý hơn tất cả bạc vàng mà họ đang có hoặc sẽ có sau này.
Có rất nhiều người sử dụng đồng tiền để làm cho tha nhân phải “câm” không nói được. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho họ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người giả làm người câm đi trên phố xin ăn.
Có một lần, hắn ta cầm hai xu mua rượu uống, sau khi uống xong thì nói:
- “Thêm cho tôi một ít nữa”.
Chủ quan rượu rất kinh ngạc nói:
- “Ông làm sao mà nói được?”
Hắn trả lời:
- “Bình thường không có tiền, ông biểu tôi làm sao nói được chứ, hôm nay có hai xu tự nhiên biết nói”.
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 100:
Tiền, có lúc làm cho người nghèo và người thấp cổ bé họng bị “câm” không nói được, cũng có khi nó làm cho người có chức có quyền bị “ngọng” nói không chính xác rõ ràng…
Có những người nghèo “câm” không nói được trước những bất công mà mình phải chịu, vì không có tiền để kiện tụng, cái “câm” của họ chắc chắn sẽ được Thiên Chúa cất tiếng biện hộ cho trong ngày phán xét chung người sống cũng như người đã chết; có những người mang danh là đại diện cho công lý nhưng cũng bị nói “ngọng” không trung thực, vì đồng tiền hối lộ họ đã nuốt đang bị nghẹn lại nơi cổ, chính những đồng tiền chận ngang cổ này làm cho cuộc sống của họ giống như người đang say nửa tỉnh nửa mê, tâm hồn bất an và càng ngày càng làm những chuyện thất đức để che lấp cái bất an của mình…
Người Ki-tô hữu coi đồng tiền như là một phương tiện Thiên Chúa ban cho để nuôi mình và giúp đỡ tha nhân, cho nên họ sẽ nói chứ không câm miệng trước những bất công xảy đến cho họ cũng như cho người khác, bởi vì có một lương tâm chân chính và cương trực thì quý hơn tất cả bạc vàng mà họ đang có hoặc sẽ có sau này.
Có rất nhiều người sử dụng đồng tiền để làm cho tha nhân phải “câm” không nói được. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho họ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vác thập giá với Chúa Giê-su
Lm. Inaxiô Trần Ngà
18:13 25/03/2021
(Suy niệm tuần thánh)
Trong mùa chay và đặc biệt trong tuần thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta thông hiệp sâu xa vào cuộc thương khó của Chúa Giê-su và cùng vác thập giá với Ngài. Việc này có ý nghĩa gì và có mang lại lợi ích gì không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua mấy điểm sau đây:
Chúa Giê-su không vác thập giá một mình
Hôm xưa, khi vác thập giá lên đồi Can-vê, Chúa Giê-su muốn cho ông Si-mon cùng vác thập giá với Ngài, muốn có Mẹ Ma-ri-a, thánh Gioan cùng đồng hành, cùng thông phần đau khổ với Ngài từ lúc bắt đầu cuộc thương khó cho đến lúc Ngài nhắm mắt tắt hơi.
Chúa Giê-su mời ta vác thập giá với Ngài
Và hôm nay, Ngài kêu gọi mỗi người chúng ta cùng vác thập giá với Ngài. Ngài nói: “Ai muốn theo tôi thì hãy vác thập giá mình mà theo” (Mc 8,34).
Từ ngày lãnh Bí tích Rửa tội, chúng ta được nên một chi thể trong thân mình Chúa Giê-su, trở thành tay, thành vai… của Ngài.
Thế là từ đây,
Vì đã trở nên vai của Chúa Giê-su, gánh nặng chúng ta đang mang cũng chính là thập giá mà Chúa Giê-su đang vác;
Vì đã trở nên bàn tay, bàn chân… của Chúa Giê-su, những đau thương ta chịu hôm nay cũng chính là những mũi đinh nhọn đâm thâu tay chân Ngài… và máu của các thánh tử đạo đổ ra hôm nay cũng chính là máu của Chúa đổ ra cho nhiều người được tha tội.
Như thế, Chúa Giê-su cần chúng ta vác thập giá với Ngài, chịu khổ nạn với Ngài để đền tội cho vô vàn tội nhân đang phạm đủ mọi thứ tội lỗi khắp nơi trên thế giới.
Vác thập giá cách nào?
Vác thập giá theo Chúa Giê-su không phải là vác cây gỗ hình chữ thập đi lui đi tới, nhưng là kết hợp với Chúa Giê-su để làm những việc bổn phận hằng ngày.
Trước hết chúng ta hãy nhớ rằng hôm nay, Chúa Giê-su đang sống trong ta như lời thánh Phao-lô dạy: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là chính Chúa Giê-su đang sống trong tôi” (Galat 2, 20).
Vì có Chúa Giê-su đang sống trong ta và ta là chi thể của Ngài, nên những việc ta làm không còn là việc ta làm nữa, mà là “chính Chúa Giê-su đang làm” việc đó trong ta.
Vậy thì khi tôi làm việc, “không còn là tôi, mà là Chúa Giê-su” đang làm việc trong tôi… Khi tôi vất vả cực nhọc, “không còn là tôi, mà là Chúa Giê-su” đang chịu vất vả cực nhọc trong tôi…
Như thế, nếu chúng ta kết hợp mật thiết với Chúa Giê-su, thì chính Chúa Giê-su đang tiếp tục chịu thương khó trong thân mình chúng ta, qua mỗi công việc ta làm, và khi ta làm bất cứ việc gì với Chúa, là cùng vác thập giá với Chúa.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con chấp nhận vác thập giá với Chúa mỗi ngày để thông hiệp vào công trình cứu độ và mang lại ơn tha thứ cho những người tội lỗi. Amen.
Linh mục I-nha-xi-ô Trần Ngà
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thành phố thứ hai của Hoa Kỳ công nhận các mối quan hệ đa phu, đa thê
Đặng Tự Do
16:03 25/03/2021
Thành phố Cambridge, Massachusetts đã xác định lại quan hệ đối tác trong gia đình để công nhận các mối quan hệ đa phu, đa thê.
Là quê hương của Đại học Harvard, Cambridge là thành phố thứ hai trong tiểu bang, sau thành phố lân cận Somerville, đã công nhận hợp pháp chế độ đa thê và đa phu.
Trong cuộc họp ngày 8 tháng 3, hội đồng thành phố Cambridge đã bỏ phiếu để xác định lại “quan hệ đối tác trong gia đình”, mà trước đây được định nghĩa là hai người một nam, một nữ chưa kết hôn sống cùng nhau.
Định nghĩa mới mở rộng định nghĩa cho “hai hoặc nhiều người không cùng huyết thống” có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, quan tâm và cam kết và có ý định duy trì mối quan hệ như vậy và coi mình là một gia đình”.
Hội đồng cũng loại bỏ yêu cầu rằng những người trong quan hệ đối tác trong gia đình phải sống cùng nhau, cũng như điều khoản rằng những người trong quan hệ đối tác trong gia đình phải nộp bằng chứng cho thành phố về mối quan hệ của họ như một gia đình.
Somerville, giáp với Cambridge, đã mở rộng định nghĩa về quan hệ đối tác trong nước để bao gồm các mối quan hệ đa phu và đa thê vào tháng 7 năm 2020, đây là thành phố đầu tiên tại Hoa Kỳ làm như vậy. Cả hai thành phố đều gần với Boston.
Các học giả Công Giáo, bao gồm Giáo sư Robert George của Đại học Princeton, đã nói trong những năm gần đây rằng việc xác định lại hôn nhân có thể dẫn đến sự sụp đổ của thuật ngữ này hoàn toàn, khi mọi người đặt câu hỏi tại sao hôn nhân lại phải đòi hỏi sự độc quyền, lâu dài và chung thủy về tình dục. George cũng lưu ý rằng trong một xã hội đã bác bỏ ý tưởng về sự bổ sung giới tính, người ta đánh mất đi cơ sở hợp lý để bác bỏ ý tưởng đa phu và đa thê.
Ryan Anderson, hiện là chủ tịch của Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức, nói với CNA vào năm ngoái rằng ông không ngạc nhiên trước những nỗ lực mới nhất nhằm xác định lại hôn nhân bao gồm nhiều người.
“Dĩ nhiên là nó sẽ không bao giờ dừng lại với các cặp vợ chồng đồng tính. Một khi xác định lại hôn nhân để xóa bỏ thành phần nam - nữ thì còn nguyên tắc nào đòi hỏi một vợ một chồng nữa?”
Source:Catholic News Agency
Ngân sách Tòa Thánh eo hẹp, ĐTC cắt giảm 10% lương các Hồng Y
Đặng Tự Do
17:09 25/03/2021
Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một lá thư thông báo việc cắt giảm lương của một số nhân viên Vatican như một cách để kiềm chế chi phí sau khi ngân sách của Tòa Thánh dự kiến thâm hụt 60 triệu Mỹ Kim vào năm 2021.
Đức Giáo Hoàng nói rằng các Hồng Y được Vatican trả lương sẽ bị cắt giảm 10% lương. Theo truyền thông Ý, các Hồng Y trong Giáo triều Rôma nhận được khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 6,000 Mỹ Kim.
Mức lương của các quan chức và nhân viên cao cấp khác của Tòa thánh và Quốc gia Thành Vatican cũng sẽ bị giảm 8%, và một số linh mục, nam nữ tu sĩ làm việc cho Vatican sẽ bị giảm lương 3%.
Đức Giáo Hoàng đã ra sắc lệnh đình chỉ các đợt tăng lương, vốn tự động diễn ra hai năm một lần, cho đến ít nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Các biện pháp này, cũng áp dụng cho Tòa Giám Quản Rôma, các Vương Cung Thánh Đường của Đức Giáo Hoàng và các thực thể khác có liên quan đến Vatican, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4.
Trong lá thư đề ngày 23 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng những hành động này là cần thiết cho một “tương lai bền vững về kinh tế” tại Vatican.
Đức Giáo Hoàng nói rằng quyết định giảm một số lương được đưa ra do tình trạng thâm hụt đang diễn ra tại Tòa thánh, vốn đã trở nên tồi tệ hơn do đại dịch coronavirus và tác động của nó đối với một số nguồn thu của Vatican,
Một trong những nguồn thu nhập chính của Tòa thánh là Bảo tàng Vatican, đã bị buộc phải đóng cửa gần như suốt năm 2020 và đầu năm 2021.
Chi phí nhân sự là khoản chi hàng đầu của Vatican sau chi phí hoạt động. Được công bố vào đầu tháng này, bản dự trù ngân sách năm 2021 của Tòa Thánh cho biết rằng 165 triệu đô la trong tổng số chi phí 376 triệu đô la đã được phân bổ cho tiền lương. Tuy nhiên, những con số này không bao gồm ngân sách của Quốc gia Thành Vatican và các tổ chức liên quan, như Viện Giáo Vụ, thường được gọi là ngân hàng Vatican.
Sắc lệnh ngày 24 tháng 3 của Đức Giáo Hoàng nói rằng việc giảm một số lương của Tòa thánh và Quốc gia Thành Vatican là cần thiết “để bảo đảm tính bền vững và sự cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu”.
Ngài cũng nói rằng các biện pháp nhằm ngăn chặn nhu cầu phải cắt giảm việc làm.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc lại cam kết không cắt giảm việc làm, đặc biệt là đối với nhân viên giáo dân, tại Vatican.
Ngài cũng đã lên tiếng về phẩm giá của công việc và sự cần thiết phải có lương.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 12 tháng 3 với Vatican News, Cha Juan A. Guerrero SJ, Tổng trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh, cho biết chi phí cho nhân sự của Vatican đã tăng 2% từ năm 2019 đến năm 2020.
“Việc bảo vệ công ăn việc làm và tiền lương đã là một ưu tiên đối với chúng tôi cho đến nay”, ngài nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng tiết kiệm tiền không có nghĩa là phải sa thải nhân viên, ngài rất nhạy cảm với hoàn cảnh của các gia đình”.
Source:Catholic News AgencyPope Francis trims cardinals’ salaries by 10% to save money
Đức Giáo Hoàng nói rằng các Hồng Y được Vatican trả lương sẽ bị cắt giảm 10% lương. Theo truyền thông Ý, các Hồng Y trong Giáo triều Rôma nhận được khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 6,000 Mỹ Kim.
Mức lương của các quan chức và nhân viên cao cấp khác của Tòa thánh và Quốc gia Thành Vatican cũng sẽ bị giảm 8%, và một số linh mục, nam nữ tu sĩ làm việc cho Vatican sẽ bị giảm lương 3%.
Đức Giáo Hoàng đã ra sắc lệnh đình chỉ các đợt tăng lương, vốn tự động diễn ra hai năm một lần, cho đến ít nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2023.
Các biện pháp này, cũng áp dụng cho Tòa Giám Quản Rôma, các Vương Cung Thánh Đường của Đức Giáo Hoàng và các thực thể khác có liên quan đến Vatican, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4.
Trong lá thư đề ngày 23 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng những hành động này là cần thiết cho một “tương lai bền vững về kinh tế” tại Vatican.
Đức Giáo Hoàng nói rằng quyết định giảm một số lương được đưa ra do tình trạng thâm hụt đang diễn ra tại Tòa thánh, vốn đã trở nên tồi tệ hơn do đại dịch coronavirus và tác động của nó đối với một số nguồn thu của Vatican,
Một trong những nguồn thu nhập chính của Tòa thánh là Bảo tàng Vatican, đã bị buộc phải đóng cửa gần như suốt năm 2020 và đầu năm 2021.
Chi phí nhân sự là khoản chi hàng đầu của Vatican sau chi phí hoạt động. Được công bố vào đầu tháng này, bản dự trù ngân sách năm 2021 của Tòa Thánh cho biết rằng 165 triệu đô la trong tổng số chi phí 376 triệu đô la đã được phân bổ cho tiền lương. Tuy nhiên, những con số này không bao gồm ngân sách của Quốc gia Thành Vatican và các tổ chức liên quan, như Viện Giáo Vụ, thường được gọi là ngân hàng Vatican.
Sắc lệnh ngày 24 tháng 3 của Đức Giáo Hoàng nói rằng việc giảm một số lương của Tòa thánh và Quốc gia Thành Vatican là cần thiết “để bảo đảm tính bền vững và sự cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu”.
Ngài cũng nói rằng các biện pháp nhằm ngăn chặn nhu cầu phải cắt giảm việc làm.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc lại cam kết không cắt giảm việc làm, đặc biệt là đối với nhân viên giáo dân, tại Vatican.
Ngài cũng đã lên tiếng về phẩm giá của công việc và sự cần thiết phải có lương.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 12 tháng 3 với Vatican News, Cha Juan A. Guerrero SJ, Tổng trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh, cho biết chi phí cho nhân sự của Vatican đã tăng 2% từ năm 2019 đến năm 2020.
“Việc bảo vệ công ăn việc làm và tiền lương đã là một ưu tiên đối với chúng tôi cho đến nay”, ngài nói. “Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng tiết kiệm tiền không có nghĩa là phải sa thải nhân viên, ngài rất nhạy cảm với hoàn cảnh của các gia đình”.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội đồng Curia Gia Định II: Đại Hội Acies_2021
Ant. Lê Tân
09:26 25/03/2021
Hằng năm, cứ gần đến Lễ Truyền Tin, Legio Mariæ trên toàn thế giới, cá nhân cũng như tập thể đều ráo riết tổ chức Đại hội Acies. Đại hội này là một trong những nghi lễ ấn tượng và đặc sắc nhất của Legio Mariæ. Ý nghĩa và mục đích thực thụ là nhằm xác định lại mối tương quan của mỗi người hội viên Legio với Mẹ Maria, và đặc biệt là nhìn lại việc thực hành đời tận hiến cho Mẹ theo tinh thần của Thánh Louis Marie de Montfort.
Tiếp đến, mỗi hội viên Legio Mariæ lặp lại và công khai biểu lộ việc hiến dâng cho Mẹ qua một công thức ngắn gọn và cao đẹp khi đến trước Vexillum, mỗi người hoặc nhóm hai người sẽ đứng lại và đặt tay lên cán Vexillum, miệng đọc lớn tiếng những lời dâng mình sau: "LẠY NỮ VƯƠNG LÀ MẸ CON, TOÀN THÂN CON THUỘC VỀ MẸ VÀ MỌI SỰ CỦA CON LÀ CỦA MẸ" (TB 30,290.4).
Đạo lý sâu sắc và tâm tình hiến dâng được gói gọn chỉ trong vài từ ngữ. Những từ ngữ ấy biểu lộ toàn bộ lòng cậy trông và phó thác của mỗi hội viên Legio Mariæ thực thụ. Thật khó mà nói cho hết tầm quan trọng của Đại hội Acies trong đời sống của Legio Mariæ.
Tại sao phải như thế? Xin trả lời bằng những lời của Thánh Louis Marie de Montfort:
“Bản chất của tận hiến bao gồm việc từ bỏ hoàn toàn chính bản thân chúng ta cho Đức Trinh Nữ Rất Thánh trong địa vị của một người nô lệ, để thuộc trọn về Chúa Giêsu Kitô; đồng thời chúng ta làm mọi việc cùng với Mẹ, trong Mẹ, nhờ Mẹ và cho Mẹ, nhằm biến những công việc chúng ta làm nên hoàn hảo hơn cùng với Chúa Giê-su, trong Chúa Giêsu, nhờ Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu là cùng đích của chúng ta.”
Nói tóm lại, tất cả những lời của Thánh Montfort và đấng sáng lập là muốn chúng ta nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu – Per Mariam ad Jesum.
Thánh lễ mừng kính Mẹ Truyền Tin do Cha Đaminh chủ tế và Cha Vinh Sơn Vũ Đức Toàn, phó giáo xứ Hàng Xanh cùng đồng tế.
Trong Bài giảng Thánh lễ, cha Đaminh Trần Quang Khải, SDD mời gọi các hội viên Legio Mariæ đã lãnh nhận nhiều hồng ân Chúa ban qua lời chuyển cầu của Mẹ hãy ý thức và can đảm tuyên xưng như vẫn đọc trong Kinh Tin Kính: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người”.
Hội viên Legio Mariæ dâng mình cho Đức Mẹ trong Đại hội Acies này, thật sự là một hồng ân đổ xuống cho Legio Mariæ khắp nơi trên thế giới, khi trở thành hình ảnh sống động của Đức Maria đem ánh sáng đến cho nhân loại và làm tỏa sáng tất cả. Với Mẹ Maria, hãy sống vui vẻ; với Mẹ Maria, hãy chấp nhận mọi thử thách; với Mẹ Maria, hãy cố gắng làm việc; với Mẹ Maria, hãy cầu nguyện; với Mẹ Maria, hãy vui chơi giải trí; với Mẹ Maria, hãy nghỉ ngơi. Với Mẹ Maria, hãy tìm kiếm Chúa Giêsu, cùng ẵm Chúa Giêsu trong tay; với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hãy cùng cư ngụ tại Nadarét. Với Mẹ Maria, hãy tiến lên Giêrusalem, ở lại kề bên Thập giá, mai táng mình với Chúa Giêsu. Với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hãy cùng sống lại. Với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hãy cùng lên Thiên Quốc. Với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hãy cùng sống và cùng chết (x. TB 6,37).
Trước khi kết thúc Thánh lễ, chị Maria Nguyễn Kim Lệ, Trưởng Hội đồng Curia Gia Định II ngỏ lời cảm ơn quý cha Linh giám. Chị bày tỏ niềm vui mừng hân hoan trong ngày Đại hội Acies vì sự hiện diện của quý cha và anh chị Legio Mariæ được lãnh nhận hồng ân Thiên Chúa ban dư tràn qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria. Xin cho mỗi người hội viên thêm nhiệt thành tông đồ, để đem Chúa đến cho mọi người như năm xưa Mẹ ban rượu Cana cho đôi tân hôn.
Kinh bế mạc đã kết thúc Đại Hội Acies. Mọi người ra về trong niềm vui và cùng chụp chung tấm hình lưu niệm ngay trước thềm cung thánh.
TTV. Ant. Lê Tân
Video Cộng Đoan VN vùng Bắc Đức thăm các trại phong VN
LM . Phạm Văn Tuấn
09:39 25/03/2021
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trước Tiên Phải Dạy Trẻ Em Biết Thờ Bụt Trong Nhà Sau Đó Mới…
Nguyễn Văn Nghệ
09:50 25/03/2021
Trước Tiên Phải Dạy Trẻ Em Biết Thờ Bụt Trong Nhà Sau Đó Mới…
Trong tác phẩm “Thời gian ủng hộ chúng ta” của nhà văn Nga Ilya Erhenbourg có viết: “…Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa có thảo nguyên có hơi rượu mạnh(…). Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”[1].
Yêu nước là một khái niệm rất là trừu tượng với trẻ em nhưng được nhà văn Ilya Erhenbourg diễn tả bằng những hình ảnh hết sức cụ thể và sinh động. Yêu nước bắt đầu từ những tình cảm chân thật, bắt đầu từ việc yêu thương những vật “tầm thường” cụ thể gần gũi và gắn bó với con người: “yêu cái cây trồng trước nhà”, “yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông”… Từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương đã trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Tình yêu nhân loại cũng như vậy, trước tiên là yêu cha, yêu mẹ, yêu anh chị em, yêu ông bà…rồi mới đến yêu người ngoài.
Có một người làm nghề thờ rèn, quanh năm chỉ biết sắt thép, đe búa, than lửa… mà thôi. Một hôm, ông nghe đứa cháu đọc ra rả bài thơ “Đời đời nhớ Ông” của nhà thơ Tố Hữu đến câu: “ Yêu biết mấy nghe con tập nói/Tiếng đầu lòng con gọi Xít ta lin” làm ông rất là khó chịu, nhưng không dám thổ lộ với đứa cháu, bởi sợ đứa cháu lên trường thuật lại với thầy cô thì có thể hại đến tấm thân. Ông liền qua nhà người bạn vong niên của tôi tâm sự: “Cái đời sao mà kỳ cục ghê! Tiếng đầu lòng không gọi cha, gọi mẹ là lại đi gọi “Xít ta lin”là làm sao?”. Ông bạn vong niên của tôi vốn là một cán bộ đảng viên phụ trách báo chí trên chiến khu nhưng thôi sinh hoạt đảng từ sau năm 1954 mới khuyên ông thợ rèn: “Gặp thời thế, thế thời phải thế, ông bận tâm làm gì cho mệt óc”. Ông thợ rèn nghe vậy mới thở một tiếng thở dài nghe não ruột rồi từ giã ra về.
Gần cuối năm học 2016-2017, đứa con trai của tôi đang theo học lớp 1, được nhà trường cho đem về nhà “ Sổ theo dõi rèn luyện nhi đồng và đội viên cấp Tiểu học” để gia đình điền vào phần “Tự giới thiệu bản thân”. Cuốn sổ có tất cả 12 trang. Trang 3 có “ Chương trình dự bị đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”. Trong “Chương trình dự bị…” có tất cả 6 mục:
Kính yêu Bác Hồ/ Con ngoan/ Chăm học/ Vệ sinh sạch sẽ/ Yêu Sao nhi đồng và đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh/ Cần biết khi ra đường.
Riêng mục “Kính yêu Bác Hồ” có 4 mục nhỏ:
-Thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, nhớ một số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác.
-Biết những nét chính về tiểu sử Bác Hồ.
-Nhớ tên và ý nghĩa( sơ lược) về các ngày kỷ niệm 3/2; 8/3; 26/3; 19/5; 1/6; 2/9; 20/11; 22/12.
-Biết ảnh Lênin và một số câu chuyện, bài thơ về Lênin.
Sau đó mới đến mục “Con ngoan”: Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ…
Trong Đặc san “Chân Tướng” năm 2016, kỳ thứ 80 xuất bản bằng tiếng Trung Quốc của nhóm Pháp luân công nơi trang 22 có hình bốn ông Mác, Ănghen, Lênin, Stalin bên dưới có bài viết ngắn nhan đề (xin phiên âm): “Cộng sản đảng đích tỵ tổ Mã, Ân, Liệt, Tư [2]
Cộng sản đảng lai tự Tây phương, bất thị Trung Quốc đích sản vật. Trung Quốc nhân bị hỗn hào[3] liễu “đảng” dữ “quốc” đích khái niệm. Trung Quốc dĩ kinh tồn tại liễu 5000 niên, Trung cộng kiến trí cận 60 đa niên. Trung Quốc (dấu khác) Trung cộng, ái quốc (dấu khác) ái đảng. Trung Hoa nhi nữ bất thị Mã Liệt tử tôn” (Mã, Ân, Liệt, Tư chính là tổ tiên của đảng cộng sản. Đảng cộng sản đến từ Tây phương, không phải là sản vật của Trung Quốc. Người Trung Quốc bị đánh tráo khái niệm “đảng” và “nước”. Trung Quốc đã tồn tại hơn 5000 năm, Trung cộng xây dựng hơn 60 năm. Trung Quốc khác với Trung Cộng, yêu nước khác với yêu đảng. Con cái người Trung Hoa không phải là con cháu của Mã, Liệt)
Kính yêu những người có công với dân tộc với nhân loại là một việc làm phải đạo. Nhưng để trẻ em biết kính yêu những người có công với dân tộc và nhân loại thì phải dạy trẻ em biết kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ trước đã!
Học thuyết Nho giáo luôn đề cao hiếu thảo với ông bà cha mẹ là hàng đầu trong trăm đức hạnh, nhưng những người cộng sản lại cho xuống hàng thứ yếu. Do đó khi viết cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa, Will Durant có nhận xét về những người cộng sản Trung Hoa: đã từ bỏ một học thuyết nhân bản, nhã nhặn để chạy theo học thuyết duy lý hung hăng của phương Tây.
Trong thư của thánh Gioan Tông đồ có viết: “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì nó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó đang trông thấy, tất không thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà nó không trông thấy”.
Sách Minh Tâm bảo giám ghi: “Cố bất ái kỳ thân, nhi ái tha nhân giả, vị chi bội đức; bất kính kỳ thân, nhi kính tha nhân giả, vị chi bội lễ” (Không yêu cha mẹ mà yêu người ngoài thì gọi là trái đức; không kính cha mẹ mà kính người ngoài là trái lễ).
Ông bà ta thường nói “Bụt trong nhà không thờ, đi thờ Thích Ca ngoài đường” là có ý dạy dỗ con cháu để khỏi “bội đức”, “bội lễ”.
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích:
[1] – Dẫn lại từ tác phẩm Như cánh chim bay của Võ Hồng, Nxb Lá Bối, tr.265
[2] Mã, Ân, Liệt, Tư: Tên gọi tắt của Mác, Enghen, Lenin, Stalin được phiên âm sang âm Hán Việt là Mã khắc tư; Ân các tư; Liệt ninh; Tư đại lâm.
[3] Hỗn hào trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là đánh tráo, xáo trộn, lẫn lộn
Trong tác phẩm “Thời gian ủng hộ chúng ta” của nhà văn Nga Ilya Erhenbourg có viết: “…Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa có thảo nguyên có hơi rượu mạnh(…). Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”[1].
Yêu nước là một khái niệm rất là trừu tượng với trẻ em nhưng được nhà văn Ilya Erhenbourg diễn tả bằng những hình ảnh hết sức cụ thể và sinh động. Yêu nước bắt đầu từ những tình cảm chân thật, bắt đầu từ việc yêu thương những vật “tầm thường” cụ thể gần gũi và gắn bó với con người: “yêu cái cây trồng trước nhà”, “yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông”… Từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương đã trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Tình yêu nhân loại cũng như vậy, trước tiên là yêu cha, yêu mẹ, yêu anh chị em, yêu ông bà…rồi mới đến yêu người ngoài.
Có một người làm nghề thờ rèn, quanh năm chỉ biết sắt thép, đe búa, than lửa… mà thôi. Một hôm, ông nghe đứa cháu đọc ra rả bài thơ “Đời đời nhớ Ông” của nhà thơ Tố Hữu đến câu: “ Yêu biết mấy nghe con tập nói/Tiếng đầu lòng con gọi Xít ta lin” làm ông rất là khó chịu, nhưng không dám thổ lộ với đứa cháu, bởi sợ đứa cháu lên trường thuật lại với thầy cô thì có thể hại đến tấm thân. Ông liền qua nhà người bạn vong niên của tôi tâm sự: “Cái đời sao mà kỳ cục ghê! Tiếng đầu lòng không gọi cha, gọi mẹ là lại đi gọi “Xít ta lin”là làm sao?”. Ông bạn vong niên của tôi vốn là một cán bộ đảng viên phụ trách báo chí trên chiến khu nhưng thôi sinh hoạt đảng từ sau năm 1954 mới khuyên ông thợ rèn: “Gặp thời thế, thế thời phải thế, ông bận tâm làm gì cho mệt óc”. Ông thợ rèn nghe vậy mới thở một tiếng thở dài nghe não ruột rồi từ giã ra về.
Gần cuối năm học 2016-2017, đứa con trai của tôi đang theo học lớp 1, được nhà trường cho đem về nhà “ Sổ theo dõi rèn luyện nhi đồng và đội viên cấp Tiểu học” để gia đình điền vào phần “Tự giới thiệu bản thân”. Cuốn sổ có tất cả 12 trang. Trang 3 có “ Chương trình dự bị đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”. Trong “Chương trình dự bị…” có tất cả 6 mục:
Kính yêu Bác Hồ/ Con ngoan/ Chăm học/ Vệ sinh sạch sẽ/ Yêu Sao nhi đồng và đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh/ Cần biết khi ra đường.
Riêng mục “Kính yêu Bác Hồ” có 4 mục nhỏ:
-Thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, nhớ một số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác.
-Biết những nét chính về tiểu sử Bác Hồ.
-Nhớ tên và ý nghĩa( sơ lược) về các ngày kỷ niệm 3/2; 8/3; 26/3; 19/5; 1/6; 2/9; 20/11; 22/12.
-Biết ảnh Lênin và một số câu chuyện, bài thơ về Lênin.
Sau đó mới đến mục “Con ngoan”: Kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ…
Trong Đặc san “Chân Tướng” năm 2016, kỳ thứ 80 xuất bản bằng tiếng Trung Quốc của nhóm Pháp luân công nơi trang 22 có hình bốn ông Mác, Ănghen, Lênin, Stalin bên dưới có bài viết ngắn nhan đề (xin phiên âm): “Cộng sản đảng đích tỵ tổ Mã, Ân, Liệt, Tư [2]
Cộng sản đảng lai tự Tây phương, bất thị Trung Quốc đích sản vật. Trung Quốc nhân bị hỗn hào[3] liễu “đảng” dữ “quốc” đích khái niệm. Trung Quốc dĩ kinh tồn tại liễu 5000 niên, Trung cộng kiến trí cận 60 đa niên. Trung Quốc (dấu khác) Trung cộng, ái quốc (dấu khác) ái đảng. Trung Hoa nhi nữ bất thị Mã Liệt tử tôn” (Mã, Ân, Liệt, Tư chính là tổ tiên của đảng cộng sản. Đảng cộng sản đến từ Tây phương, không phải là sản vật của Trung Quốc. Người Trung Quốc bị đánh tráo khái niệm “đảng” và “nước”. Trung Quốc đã tồn tại hơn 5000 năm, Trung cộng xây dựng hơn 60 năm. Trung Quốc khác với Trung Cộng, yêu nước khác với yêu đảng. Con cái người Trung Hoa không phải là con cháu của Mã, Liệt)
Kính yêu những người có công với dân tộc với nhân loại là một việc làm phải đạo. Nhưng để trẻ em biết kính yêu những người có công với dân tộc và nhân loại thì phải dạy trẻ em biết kính yêu, lễ phép với ông bà, cha mẹ trước đã!
Học thuyết Nho giáo luôn đề cao hiếu thảo với ông bà cha mẹ là hàng đầu trong trăm đức hạnh, nhưng những người cộng sản lại cho xuống hàng thứ yếu. Do đó khi viết cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa, Will Durant có nhận xét về những người cộng sản Trung Hoa: đã từ bỏ một học thuyết nhân bản, nhã nhặn để chạy theo học thuyết duy lý hung hăng của phương Tây.
Trong thư của thánh Gioan Tông đồ có viết: “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì nó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó đang trông thấy, tất không thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà nó không trông thấy”.
Sách Minh Tâm bảo giám ghi: “Cố bất ái kỳ thân, nhi ái tha nhân giả, vị chi bội đức; bất kính kỳ thân, nhi kính tha nhân giả, vị chi bội lễ” (Không yêu cha mẹ mà yêu người ngoài thì gọi là trái đức; không kính cha mẹ mà kính người ngoài là trái lễ).
Ông bà ta thường nói “Bụt trong nhà không thờ, đi thờ Thích Ca ngoài đường” là có ý dạy dỗ con cháu để khỏi “bội đức”, “bội lễ”.
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Chú thích:
[1] – Dẫn lại từ tác phẩm Như cánh chim bay của Võ Hồng, Nxb Lá Bối, tr.265
[2] Mã, Ân, Liệt, Tư: Tên gọi tắt của Mác, Enghen, Lenin, Stalin được phiên âm sang âm Hán Việt là Mã khắc tư; Ân các tư; Liệt ninh; Tư đại lâm.
[3] Hỗn hào trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là đánh tráo, xáo trộn, lẫn lộn
Văn Hóa
Kinh Truyền Tin
Đinh Quân
09:53 25/03/2021
Lễ Truyền Tin 25/3/21- Lễ Trọng
*Thiên Thần thưa : “ Maria đừng sợ ! Vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai sinh một Con Trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và là Con Đấng tối Cao…” ( Lc.1 : 26- 38 )
-( Hiệp thông cùng ĐTC Phanxicô và Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta hãy siêng năng đọc Kinh Truyền Tin. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa Nhân Từ dừng tay sửa phạt tội lỗi loài người trong đại dịch kinh hoàng đang tàn phá khắp nơi. )
*Xướng: Đức Chúa Trời sai Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria.
-Đáp: Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
Kính mừng….. Thánh Maria……
-Xướng: Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
-Đáp: Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền.
Kính mừng….. Thánh Maria……
-Xướng: Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
-Đáp: Và ở cùng chúng con.
Kính mừng….. Thánh Maria……
-Xướng: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
-Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
*LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con là kẻ đã nhờ lời Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là con Chúa đã xuống thế làm Người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng con ngày sau khi sống lại được đến nơi vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô Chúa chúng con. Amen.
*KÍNH chào Trinh Nữ hiển vinh,
Ngôi Hai bỏ chốn thiên đình cao sang,
Hạ sinh trần thế nghèo nàn,
Chọn Bà làm Mẹ vinh quang hơn người.
MỪNG đón hạnh phúc tuyệt vời,
Nhờ ơn cứu độ loài người đổi thay,
Lời nguyền tha tội từ đầy,
Này E- Và Mới tràn đầy hồng ân.
MARIA trinh tuyết vô ngần,
Một lời thề hứa Xin Vâng vẹn toàn,
Đồng công cứu chuộc nhân gian,
Cùng con Thiên Chúa hoàn toàn hiến dâng.
ĐẦY tràn muôn phúc bội phần,
Từ tay Thiên Chúa nguốn ân cứu đời,
Chắp tay con nguyện xin Người,
Tuôn ơn lành xuống như trời đổ mưa.
ƠN Mẹ con nói sao vừa,
Ngàn lời ca tụng vẫn chưa thỏa lòng,
Đời con chỉ biết cậy trông,
Phó trong tay Mẹ xác thân tâm hồn.
PHÚC thay những lúc cô đơn,
Về nương bóng Mẹ là nguồn ủi an,
Cuộc đời dù lắm gian nan,
Không còn đau khổ với hàng lệ rơi.
ĐỨC Maria Mẹ Chúa Trời,
Trạng Sư quyền thế muôn đời ngợi ca,
Người là Từ Mẫu giao hòa,
Cầu xin Thiên Chúa thứ tha loài người.
CHÚA thương nhân loại Mẹ ơi !
Mặc thân xác xuống làm người trần gian,
Cùng Mẹ nhận sống nghèo nàn,
Chết trên Thập Giá ơn ban cứu đời.
TRỜI cao giáng phúc muôn nơi,
Mưa hồng ân xuống đất trời hoan ca,
Gieo nguồn nắng ấm chan hòa,
Làm cho trần thế nở hoa reo mừng.
Ở đời cuộc sống mông lung,
Biển trần giông tố chập chùng vây quanh,
Thuyền con lạc lối bồng bềnh,
Mẹ là Sao Sáng lộ trình dẫn đưa.
CÙNG con ngày tháng sớm trưa,
Ủi an phù trợ nâng niu ân cần,
Đời con biết bao lỗi lầm,
Mẹ luôn che chở tấm thân mọn hèn.
BÀ được Thiên Chúa nâng lên,
Xác hồn thanh khiết ngự trên thiên đình,
Loài người muôn vật cúi mình,
Tôn vinh Mẹ Chúa hiển vinh muôn đời.
ĐINH QUÂN
(*)Ghi chú : Việt Nam xưa nơi các họ đạo mỗi buổi trưa khi nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên, dù đang làm việc ngoài đồng hay ở nhà, đều ngưng công việc đọc kinh Truyền tin. Nay ở nước ngoài vì hoàn cảnh xã hội truyền thống tốt đẹp này không còn giữ được. Thật đáng tiếc !
Chúa Nhật Lễ Lá Bước Đi Cùng Đức Giêsu
J.B Lê Đình Nam
10:21 25/03/2021
Chúa Nhật Lễ Lá Bước Đi Cùng Đức Giêsu
Phụng vụ Lễ Lá cho chúng ta thấy hai khung cảnh ảnh đối lập nhau. Khởi đầu bằng việc đón rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem với bầu khí nhiệt huyết và đầy hân hoan. Đoàn người mừng vui rước lá và không ngớt reo hò: Hoan hô, chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa!
Trái ngược lại, ba bài đọc trong Thánh lễ lại diễn tả bối cảnh u sầu, ảm đạm và bi thương. Tất cả đều tập trung về cái chết thê thảm của Chúa Giêsu trên Thập giá. Trong bài Thương khó, dân chúng không ngừng kêu lớn tiếng: Đóng đi nó vào thập giá! Đóng đinh nó vào thập giá!
Diễn biến của Phụng vụ Lễ Lá phần nào diễn tả những biến đổi, nghịch lý mà ta thường đối diện trong cuộc sống. Có khi chính ta còn không nhận ra sự thay đổi đó nơi chính bản thân mình.
Cuộc sống ta có lúc cuộc sống nhẹ nhàng, êm xuôi; nhưng cũng có khi đầy khúc mắc, trắc trở. Đức tin ta có lúc mạnh mẽ, kiên trung, nhưng cũng có khi lạnh nhạt, lệch lạc và đầy nghi ngờ.
Giữa những bộn bề của cuộc sống và sự yếu đuối của phận người, lắm lúc chúng ta không nhận ra những sự thay đổi đó. Hôm nay chúng ta được mời gọi bước đi với Chúa Giêsu để trải nghiệm những thực tại của cuộc sống và tình yêu thẳm sâu của Thiên Chúa.
Bước đi với Chúa Giêsu trong Tuần Thánh này để thấy sự thay đổi của lòng người, những nghịch lý, và bất công trong cuộc sống trần thế này.
Bước đi với Chúa Giêsu để thấy trên cuộc đời không chỉ có đắng cay mà đâu đó còn có hình ảnh của sự giúp đỡ, lòng tha thứ và tình yêu thương.
Và trên hết, bước đi với Chúa Giêsu để thấu suốt và cảm nghiệm tình yêu vô tận và lòng bao dung tha thứ của Thiên Chúa dành cho ta nơi Con Một yêu dấu của Người là Đức Giêsu Kitô.
Lễ Lá là khởi đầu cho Tuần Thánh – tuần cao điểm của Mùa Chay Thánh, hãy bước đi với Chúa Giêsu trong hành trình thập giá. Để qua đó, chúng ta không chỉ nhận ra được phận mỏng giòn yếu đuối của mình, nhưng sâu hơn thế, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu tự hiến mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô.
J.B Lê Đình Nam
Phụng vụ Lễ Lá cho chúng ta thấy hai khung cảnh ảnh đối lập nhau. Khởi đầu bằng việc đón rước Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem với bầu khí nhiệt huyết và đầy hân hoan. Đoàn người mừng vui rước lá và không ngớt reo hò: Hoan hô, chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa!
Trái ngược lại, ba bài đọc trong Thánh lễ lại diễn tả bối cảnh u sầu, ảm đạm và bi thương. Tất cả đều tập trung về cái chết thê thảm của Chúa Giêsu trên Thập giá. Trong bài Thương khó, dân chúng không ngừng kêu lớn tiếng: Đóng đi nó vào thập giá! Đóng đinh nó vào thập giá!
Diễn biến của Phụng vụ Lễ Lá phần nào diễn tả những biến đổi, nghịch lý mà ta thường đối diện trong cuộc sống. Có khi chính ta còn không nhận ra sự thay đổi đó nơi chính bản thân mình.
Cuộc sống ta có lúc cuộc sống nhẹ nhàng, êm xuôi; nhưng cũng có khi đầy khúc mắc, trắc trở. Đức tin ta có lúc mạnh mẽ, kiên trung, nhưng cũng có khi lạnh nhạt, lệch lạc và đầy nghi ngờ.
Giữa những bộn bề của cuộc sống và sự yếu đuối của phận người, lắm lúc chúng ta không nhận ra những sự thay đổi đó. Hôm nay chúng ta được mời gọi bước đi với Chúa Giêsu để trải nghiệm những thực tại của cuộc sống và tình yêu thẳm sâu của Thiên Chúa.
Bước đi với Chúa Giêsu trong Tuần Thánh này để thấy sự thay đổi của lòng người, những nghịch lý, và bất công trong cuộc sống trần thế này.
Bước đi với Chúa Giêsu để thấy trên cuộc đời không chỉ có đắng cay mà đâu đó còn có hình ảnh của sự giúp đỡ, lòng tha thứ và tình yêu thương.
Và trên hết, bước đi với Chúa Giêsu để thấu suốt và cảm nghiệm tình yêu vô tận và lòng bao dung tha thứ của Thiên Chúa dành cho ta nơi Con Một yêu dấu của Người là Đức Giêsu Kitô.
Lễ Lá là khởi đầu cho Tuần Thánh – tuần cao điểm của Mùa Chay Thánh, hãy bước đi với Chúa Giêsu trong hành trình thập giá. Để qua đó, chúng ta không chỉ nhận ra được phận mỏng giòn yếu đuối của mình, nhưng sâu hơn thế, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu tự hiến mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta nơi Đức Giêsu Kitô.
J.B Lê Đình Nam
Tranh vẽ Mẹ Têrêsa của họa sĩ Nguyễn Bá
Nguyễn Bá
10:32 25/03/2021
Luật và Tự Do
Vũ Văn An
17:14 25/03/2021
Thập Giới hay Mười Điều Răn cũng là một. Một đàng là chữ Hán Việt trăm phần trăm, một đàng là chữ Việt đến sáu mươi sáu phần trăm. Cũng có khi gọi là Mười Giới Răn hoặc Thập Điều, dịch theo kiểu nói Hy Lạp decalogue (deka=mười, logoi=lời). Decalogue và Ten Commandments, trong tiếng Anh, là hai chữ quen thuộc nhất dùng để chỉ Mười Giới Răn Chúa được công bố trên Núi Xinai. Nguyên gốc Do Thái miswah (lệnh truyền) đồng nghĩa với hoq (sắc luật) và torah (luật), có thể được phát biều theo dạng khuyên (prescription) “Ngươi phải” (thou shalt) hay theo dạng cấm “ngươi không được phép” (thou shalt not). Trái lại, chữ giới hay răn nghe ra như có giọng ngăn, giọng cấm nhiều hơn. Vì giới có nghĩa là kiêng, cấm như giới ngiêm (nghiêm cấm bằng mệnh lệnh quân sự việc đi lại, tụ họp... trong thời gian và khu vực nhất định). Còn răn là dạy bảo để ngăn cản như câu thơ của Cụ Đồ Chiểu: dữ răn việc trước, lành dè thân sau. Cho nên khi gom hai chữ ấy làm một trong Mười Giới Răn, thì xem ra càng làm tăng cái giọng tiêu cực của Thập Điều hay Mười Lời Thiên Chúa phán với Dân Người.
Thực ra, Mười Điều Răn đã được phán ra trong khung cảnh giải phóng, ở ngưỡng cửa tự do khi Dân Do Thái đã thoát ách nô lệ Ai Cập và đang trên đường chiếm Đất Hứa. Tưởng cũng nên nhắc lại các biến cố lớn kể từ ngày Giải Thoát trước khi ban hành Mười Lời: vượt qua Biển Đỏ, Nước đắng, Manna và Chim cút, Nước từ đá, Chiến tranh với người Amalekites, Jethro đến thăm Môsê, Đề cử các thẩm phán, Dân Israel tới Núi Xinai. Họ dựng lều tại chân Núi.
Còn Môsê thì lên Núi gặp Chúa. Người truyền cho Môsê nói với Dân: Các ngươi đã thấy điều Ta, Thiên Chúa các ngươi, đã làm cho Ai Cập và ta đã mang các ngươi như chim ưng mang con trên cánh để đưa các ngươi tới đây thế nào rồi. Nay, nếu các ngươi vâng lời Ta và giữ giao ước Ta, các ngươi sẽ là dân riêng của Ta. Trọn trái đất đều là của Ta, nhưng các ngươi sẽ là Dân Ta chọn, một dân tộc hiến tế cho một mình Ta mà thôi.
Môsê xuống Núi, truyền cho Dân mọi điều Chúa phán. Toàn dân (kể cả hàng lãnh đạo) đồng thanh thưa lại: Chúng tôi sẽ làm mọi điều Chúa đã phán dạy. Thế là trước toàn thể con cháu Israel (mà Thiên Chúa gọi là Dòng giống Giacóp), Người ban bố Mười Lời.
1.Mười Lời theo Truyền thống Do Thái
Có hai bản văn chép lại Mười Lời này. Bản đầu của Sách Xuất Hành, Chương 20, câu 1-17. Bản sau của Sách Đệ Nhị Luật, Chương 5, câu 6-18. Bản đầu khác bản sau ở hai điểm: nó đem lại ý nghĩa tôn giáo cho việc giữ ngày Sabát, chứ không theo nghĩa nhân đạo; và trong khi lên án lòng tham, nó xếp vợ người khác vào cùng loại với những của cải khác, chứ không xếp riêng ra.
Không kể việc cấm tạc tượng và giữ ngày Sabát, Mười Lời thực ra chỉ là biểu thức của luật tự nhiên. Ít hay nhiều, nội dung Mười Lời cũng được tìm thấy trong luật lệ của nhiều dân tộc cổ xưa. Tuy nhiên, Mười Lời hơn hẳn các kinh điển luân lý của mọi hệ thống tôn giáo khác ở chủ nghĩa độc thần minh nhiên và dứt khoát của nó, ở tính cao cả uy nghiêm và lòng tốt vô biên của Thiên Chúa, và ở đặc tính nội tâm của các bổn phận luân lý (John A. Hardon, S.J., Pocket Catholic Dictionary).
Tiếc thay, nhiều thế kỷ ảnh hưởng của bè Biệt Phái (Pharisees) đã làm tính nội tâm ấy gần như mất đi. Ngày nay, người tín hữu Do Thái giáo nhiều khi đơn thuần hiểu luật Chúa chỉ là ăn món này chứ không ăn món kia. Như lời Ông Jack Schild nhận định: Ông thấy đó, Kinh Thánh nói: Ta muốn con cái Israel phải thánh thiện vì Ta là Đấng thánh. Người ta cho rằng chính Chúa đã phán thế với Môsê. Người muốn con cái Israel, Dân Người chọn, phải thánh thiện vì Người là Đấng Thánh thiện. Cho nên, khởi từ cái nhìn thánh thiện ấy, người ta tin rằng có những thực phẩm chúng tôi không được ăn, và có những thực phẩm chúng tôi được phép ăn; điều này được đặt thành luật truyền là vì sự thánh thiện: có những giống vật sạch... Và có những giống vật nhơ bẩn. Điều luật này rất căn bản.
Bà Dresner, một giáo viên trường tiểu học, cũng nghĩ thế: Tôi luôn ý thức phải mua thực phẩm kiêng (kosher food) chứ không mua thực phẩm không kiêng. Điều ấy rất dễ đối với tôi vì nó đã thành hoàn toàn như máy móc. Tôi biết chính xác điều được phép và điều không được phép, và không có chuyện đi vào một tiệm bán thịt không kiêng mà thử với nếm. Tôi không tài nào làm được điều đó. Điều này tôi đã tập từ hồi còn nhỏ; và thường thường, ngay đối với những người ít thực hành nhất, cũng là điều luật cuối cùng người ta có thể từ bỏ. Nó là một trong những điều căn bản nhất.
Còn bà Klein thì giải thích lý do giữ luật này như sau: Chỉ vì Chúa đã truyền như vậy. Không phải như một số người cho là do lý do vệ sinh: không phải lý do như vậy đâu, chúng tôi không tin những lý do này. Chúng tôi giữ vì chính Chúa đã truyền như vậy. Đó là giới răn dứt khoát (John Bowker, Worlds of Faith, Religious Belief and Practice in Britain Today).
2.Mười Lời theo Truyền thống Kitô Giáo
Không lạ gì Chúa Kitô đã lên tiếng cực lực bác bỏ thứ luân lý vụ hình thức ấy. Ngài nói: Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và Pharisiêu giả hình, các ngươi rửa sạch bên ngoài chén dĩa, nhưng bên trong thì đầy những trộm cắp và vô độ. Hỡi người Pharisiêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén dĩa cho sạch trước đã... (Mt 23:25-26).
Và Người cho hay Người đến để kiện toàn Lề Luật (Mt 5:17). Mười Lời vẫn là đó nhưng Người khôi phục và nhấn mạnh hơn nữa tính nội tâm của chúng: giận ghét đã là tội giết người rồi, nhìn một phụ nữ cách thèm thuồng (không yêu thương) đã là ngoại tình rồi... (Mt 5:21-26, 27-30). Người thâm hậu hóa và củng cố chúng bằng Bài Giảng Trên Núi (hiến chương Nước Trời) và tóm lược chúng thành giới răn kép Yêu Chúa và yêu anh em (Mt 12: 29-31).
Theo gương Thầy Chí Thánh, ngay từ buổi đầu, Giáo Hội đã coi Mười Lời như là cách tiêu chuẩn để dạy dỗ các tín hữu. Các Sách Giáo lý của Giáo Hội thường trình bày giáo huấn về luân lý dựa theo thứ tự Mười Lời. Và tai Công Đồng Trent, Giáo Hội chính thức lên án những ai cho rằng Mười Lời chẳng ăn uống gì đến Kitô hữu (Denzinger 1569). Công Đồng Vatican II dạy: Các Giám Mục, những người thừa kế các Tông Đồ, đã tiếp nhận từ Chúa sứ mệnh dạy dỗ các dân tộc, và rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, để mọi người được cứu độ nhờ đức tin, nhờ Phép Rửa và việc tuân giữ các Giới Răn (Lumen Gentium 24).
Một điều đáng lưu ý: có hai lối sắp xếp Mười Lời trong các truyền thống Kitô giáo. Giáo Hội Công Giáo và phần đông các Giáo Hội theo phái Luthêrô theo cách sắp xếp của Thánh Augustinô tóm gồm hai lệnh cấm thờ ngẫu tượng thành một. Còn Lời thứ mười về lòng tham được phân chia thành hai: thứ chín chớ muốn vợ chồng người, thứ mười chớ tham của Người
Kỳ tới: Tôn thờ, Tôn kính
Thực ra, Mười Điều Răn đã được phán ra trong khung cảnh giải phóng, ở ngưỡng cửa tự do khi Dân Do Thái đã thoát ách nô lệ Ai Cập và đang trên đường chiếm Đất Hứa. Tưởng cũng nên nhắc lại các biến cố lớn kể từ ngày Giải Thoát trước khi ban hành Mười Lời: vượt qua Biển Đỏ, Nước đắng, Manna và Chim cút, Nước từ đá, Chiến tranh với người Amalekites, Jethro đến thăm Môsê, Đề cử các thẩm phán, Dân Israel tới Núi Xinai. Họ dựng lều tại chân Núi.
Còn Môsê thì lên Núi gặp Chúa. Người truyền cho Môsê nói với Dân: Các ngươi đã thấy điều Ta, Thiên Chúa các ngươi, đã làm cho Ai Cập và ta đã mang các ngươi như chim ưng mang con trên cánh để đưa các ngươi tới đây thế nào rồi. Nay, nếu các ngươi vâng lời Ta và giữ giao ước Ta, các ngươi sẽ là dân riêng của Ta. Trọn trái đất đều là của Ta, nhưng các ngươi sẽ là Dân Ta chọn, một dân tộc hiến tế cho một mình Ta mà thôi.
Môsê xuống Núi, truyền cho Dân mọi điều Chúa phán. Toàn dân (kể cả hàng lãnh đạo) đồng thanh thưa lại: Chúng tôi sẽ làm mọi điều Chúa đã phán dạy. Thế là trước toàn thể con cháu Israel (mà Thiên Chúa gọi là Dòng giống Giacóp), Người ban bố Mười Lời.
1.Mười Lời theo Truyền thống Do Thái
Có hai bản văn chép lại Mười Lời này. Bản đầu của Sách Xuất Hành, Chương 20, câu 1-17. Bản sau của Sách Đệ Nhị Luật, Chương 5, câu 6-18. Bản đầu khác bản sau ở hai điểm: nó đem lại ý nghĩa tôn giáo cho việc giữ ngày Sabát, chứ không theo nghĩa nhân đạo; và trong khi lên án lòng tham, nó xếp vợ người khác vào cùng loại với những của cải khác, chứ không xếp riêng ra.
Không kể việc cấm tạc tượng và giữ ngày Sabát, Mười Lời thực ra chỉ là biểu thức của luật tự nhiên. Ít hay nhiều, nội dung Mười Lời cũng được tìm thấy trong luật lệ của nhiều dân tộc cổ xưa. Tuy nhiên, Mười Lời hơn hẳn các kinh điển luân lý của mọi hệ thống tôn giáo khác ở chủ nghĩa độc thần minh nhiên và dứt khoát của nó, ở tính cao cả uy nghiêm và lòng tốt vô biên của Thiên Chúa, và ở đặc tính nội tâm của các bổn phận luân lý (John A. Hardon, S.J., Pocket Catholic Dictionary).
Tiếc thay, nhiều thế kỷ ảnh hưởng của bè Biệt Phái (Pharisees) đã làm tính nội tâm ấy gần như mất đi. Ngày nay, người tín hữu Do Thái giáo nhiều khi đơn thuần hiểu luật Chúa chỉ là ăn món này chứ không ăn món kia. Như lời Ông Jack Schild nhận định: Ông thấy đó, Kinh Thánh nói: Ta muốn con cái Israel phải thánh thiện vì Ta là Đấng thánh. Người ta cho rằng chính Chúa đã phán thế với Môsê. Người muốn con cái Israel, Dân Người chọn, phải thánh thiện vì Người là Đấng Thánh thiện. Cho nên, khởi từ cái nhìn thánh thiện ấy, người ta tin rằng có những thực phẩm chúng tôi không được ăn, và có những thực phẩm chúng tôi được phép ăn; điều này được đặt thành luật truyền là vì sự thánh thiện: có những giống vật sạch... Và có những giống vật nhơ bẩn. Điều luật này rất căn bản.
Bà Dresner, một giáo viên trường tiểu học, cũng nghĩ thế: Tôi luôn ý thức phải mua thực phẩm kiêng (kosher food) chứ không mua thực phẩm không kiêng. Điều ấy rất dễ đối với tôi vì nó đã thành hoàn toàn như máy móc. Tôi biết chính xác điều được phép và điều không được phép, và không có chuyện đi vào một tiệm bán thịt không kiêng mà thử với nếm. Tôi không tài nào làm được điều đó. Điều này tôi đã tập từ hồi còn nhỏ; và thường thường, ngay đối với những người ít thực hành nhất, cũng là điều luật cuối cùng người ta có thể từ bỏ. Nó là một trong những điều căn bản nhất.
Còn bà Klein thì giải thích lý do giữ luật này như sau: Chỉ vì Chúa đã truyền như vậy. Không phải như một số người cho là do lý do vệ sinh: không phải lý do như vậy đâu, chúng tôi không tin những lý do này. Chúng tôi giữ vì chính Chúa đã truyền như vậy. Đó là giới răn dứt khoát (John Bowker, Worlds of Faith, Religious Belief and Practice in Britain Today).
2.Mười Lời theo Truyền thống Kitô Giáo
Không lạ gì Chúa Kitô đã lên tiếng cực lực bác bỏ thứ luân lý vụ hình thức ấy. Ngài nói: Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và Pharisiêu giả hình, các ngươi rửa sạch bên ngoài chén dĩa, nhưng bên trong thì đầy những trộm cắp và vô độ. Hỡi người Pharisiêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén dĩa cho sạch trước đã... (Mt 23:25-26).
Và Người cho hay Người đến để kiện toàn Lề Luật (Mt 5:17). Mười Lời vẫn là đó nhưng Người khôi phục và nhấn mạnh hơn nữa tính nội tâm của chúng: giận ghét đã là tội giết người rồi, nhìn một phụ nữ cách thèm thuồng (không yêu thương) đã là ngoại tình rồi... (Mt 5:21-26, 27-30). Người thâm hậu hóa và củng cố chúng bằng Bài Giảng Trên Núi (hiến chương Nước Trời) và tóm lược chúng thành giới răn kép Yêu Chúa và yêu anh em (Mt 12: 29-31).
Theo gương Thầy Chí Thánh, ngay từ buổi đầu, Giáo Hội đã coi Mười Lời như là cách tiêu chuẩn để dạy dỗ các tín hữu. Các Sách Giáo lý của Giáo Hội thường trình bày giáo huấn về luân lý dựa theo thứ tự Mười Lời. Và tai Công Đồng Trent, Giáo Hội chính thức lên án những ai cho rằng Mười Lời chẳng ăn uống gì đến Kitô hữu (Denzinger 1569). Công Đồng Vatican II dạy: Các Giám Mục, những người thừa kế các Tông Đồ, đã tiếp nhận từ Chúa sứ mệnh dạy dỗ các dân tộc, và rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, để mọi người được cứu độ nhờ đức tin, nhờ Phép Rửa và việc tuân giữ các Giới Răn (Lumen Gentium 24).
Một điều đáng lưu ý: có hai lối sắp xếp Mười Lời trong các truyền thống Kitô giáo. Giáo Hội Công Giáo và phần đông các Giáo Hội theo phái Luthêrô theo cách sắp xếp của Thánh Augustinô tóm gồm hai lệnh cấm thờ ngẫu tượng thành một. Còn Lời thứ mười về lòng tham được phân chia thành hai: thứ chín chớ muốn vợ chồng người, thứ mười chớ tham của Người
Kỳ tới: Tôn thờ, Tôn kính
VietCatholic TV
Chương trình Tuần Thánh 2021 tại Vatican giữa thời đại dịch kinh hoàng. Huấn đức của Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:13 25/03/2021
1. Chương trình Tuần Thánh và Lễ Phục sinh tại Vatican
Các cử hành và các sự kiện công cộng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã liên tục biến động kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020.
Chẳng hạn, từ Giáng sinh năm 2020 cho đến đầu tháng 2 năm 2021, ngài buộc phải phát trực tiếp buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật từ bên trong Vatican, tránh xa các tín hữu.
Và ngài rõ ràng đã rất vui mừng khi cuối cùng cũng có thể nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô sôi động đầy những người hành hương vào ngày 7 tháng 2 năm 2021.
“Tôi rất vui khi thấy các bạn lại có thể tụ tập tại quảng trường,” Đức Thánh Cha nói hồi tháng Hai.
Nhưng, cư dân của Rôma một lần nữa bị khóa, quảng trường Thánh Phêrô vào ngày Chúa Nhật lại trống không và từ Chúa Nhật 21 tháng Ba, Đức Phanxicô lại phải một lần nữa phát sóng các buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật từ thư viện của dinh Tông Tòa.
Với tình trạng bị khóa như hiện nay, Tòa Thánh vừa ra một thông báo về chương trình Tuần Thánh không khác với Tuần Thánh lặng lẽ vào năm ngoái bao nhiêu, trừ ra thêm được Thánh Lễ Dầu vào sáng thứ Năm 1 tháng Tư.
Chúa nhật Lễ Lá, 28 tháng Ba
Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Lễ Lá vào lúc 10 giờ 30 tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô.
Thứ Năm Tuần Thánh, 1 Tháng Tư
Đức Thánh Cha, trong tư cách là Giám Mục của giáo phận Rôma, sẽ chủ sự bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô Lễ Truyền Dầu với sự tham dự của các vị đại diện cho linh mục đoàn của Rôma.
Lúc 18 giờ Lễ Tiệc Ly sẽ diễn ra tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô do Đức Thánh Cha hay Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y đoàn, chủ sự Thánh Lễ.
Thứ Sáu Tuần Thánh, 2 tháng Tư
Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi cử hành Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa vào lúc 18 giờ tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, sẽ giảng trong thánh lễ.
Ba giờ sau đó, lúc 21 giờ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi Đàng Thánh Giá tại thềm đền thờ Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một nhóm hướng đạo từ miền trung nước Ý và những đứa trẻ từ một giáo xứ ở La Mã để chuẩn bị các bài suy niệm cho các chặng Đàng Thánh Giá.
Hôm thứ Ba 23 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã thông báo rằng Nhóm Hướng đạo Agesci “Foligno I” ở Umbria, gồm 145 thanh niên trong độ tuổi từ 8 đến 19, đã soạn các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá 2021.
Một nhóm bổ sung khoảng 500 trẻ em từ các lớp giáo lý Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Uganda ở Rome cũng đã giúp chuẩn bị các bài suy niệm.
Mặc dù theo truyền thống, Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh được tổ chức tại Đấu trường La Mã Colôsêô, đây là năm thứ hai Đàng Thánh Giá tại Rôma phải diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô vì đại dịch coronavirus.
Buổi đi Đàng Thánh Giá, dự kiến vào 9 giờ tối theo giờ Rôma vào ngày 2 tháng 4, sẽ được phát trực tiếp. Công chúng sẽ không được phép tham dự do các hạn chế COVID-19 của Rôma.
Mỗi chặng trong số 14 chặng cũng sẽ kèm theo các bức tranh của các thanh thiếu niên sống tại các Mái Ấm Mater Divini Amoris và Tetto Casal Fattoria ở Rome.
Mái ấm Gia đình Mater Divini Amoris được điều hành bởi các nữ tu Dòng Nữ Tử Tình Yêu Thiên Chúa, và hiện đang trông coi tám trẻ em từ ba đến tám tuổi.
Mái ấm Gia đình Tetto Casal Fattoria là một tổ chức hợp tác xã hội hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên “trong việc phát triển và xây dựng một dự án cuộc sống”.
Thứ Bảy Tuần Thánh, 3 Tháng Tư
Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ Vọng Phục sinh tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô vào lúc 19 giờ 30.
Chúa nhật Phục sinh, 4 tháng Tư
Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh vào lúc 10 giờ sáng tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho Rôma và toàn thế giới.
Source:Catholic News Agency
2. Bài huấn đức của Đức Thánh Cha
Tại buổi yết kiến chung hàng tuần của ngài vào ngày 24 tháng 3, được trực tiếp phát đi từ Thư Viện Tông tòa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bác bỏ quan điểm cho rằng Đức Trinh nữ Maria nên được tôn vinh là “người đồng công cứu chuộc”. Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài nên được tôn vinh, “nhưng với tư cách là một người mẹ, chứ không phải như một nữ thần, không với tư cách là đấng đồng cứu chuộc”. Lưu ý rằng ngài đang phát biểu vào ngày vọng lễ Truyền tin, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng trong nghệ thuật ảnh tượng Kitô giáo, việc mô tả Đức Maria “luôn luôn trong liên hệ với Con của ngài và trong liên kết với Người. Mẹ luôn hướng ta tới trung tâm: là Chúa Giêsu”.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, vẫn dựa vào chủ đề cầu nguyện, nhưng tập chú vào điểm: “Cầu nguyện trong sự hiệp thông với Đức Maria”:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Bài giáo lý hôm nay được dành riêng cho việc cầu nguyện trong sự hiệp thông với Mẹ Maria. Nó diễn ra đúng vào ngày vọng Lễ Truyền tin. Chúng ta biết rằng con đường chính của việc cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Thực thế, sự tin tưởng rất đặc trưng của lời cầu nguyện Kitô giáo sẽ vô nghĩa nếu Ngôi Lời không nhập thể, ban cho chúng ta, trong Chúa Thánh Thần, mối liên hệ hiếu thảo của Người với Chúa Cha. Chúng ta đã nghe trong Kinh thánh về cuộc tụ họp của các môn đệ, các phụ nữ ngoan đạo và Đức Maria, để cầu nguyện sau khi Chúa Giêsu lên trời. Cộng đồng Kitô hữu đầu tiên đang chờ đợi hồng phúc của Chúa Giêsu, lời hứa của Chúa Giêsu.
Chúa Kitô là Đấng Trung gian, Chúa Kitô là nhịp cầu mà chúng ta vượt qua để đến với Chúa Cha (xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2674). Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất: không có ai đồng cứu chuộc với Chúa Kitô. Người là Đấng duy nhất. Người là người hòa giải tuyệt vời. Người là Đấng Trung gian. Mỗi lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều qua Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và lời cầu nguyện được ứng nghiệm nhờ sự chuyển cầu của Người. Chúa Thánh Thần kéo dài sự trung gian của Chúa Kitô ra mọi thời đại và mọi nơi chốn: không có danh nào khác nhờ đó chúng ta được cứu rỗi: mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại (xin xem Công vụ 4:12).
Nhờ sự trung gian duy nhất của Chúa Kitô, các qui chiếu khác mà các Kitô hữu tìm kiếm để cầu nguyện và sùng kính có ý nghĩa, trong số này, trước hết, là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu.
Mẹ chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống của các Kitô hữu, và do đó, trong lời cầu nguyện của họ, bởi vì Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu. Các Giáo hội Đông phương thường mô tả ngài là Odigitria, người “chỉ đường”; và đường đây là Con của Mẹ, Chúa Giêsu Kitô. Bức tranh cổ kính tuyệt đẹp Odigitria trong Nhà thờ Chính tòa Bari hiện lên trong tâm trí tôi. Nó đơn giản. Madonna chỉ cho thấy một Chúa Giêsu ở truồng; sau đó, người ta mặc áo cho Người để hết cởi truồng, nhưng sự thật là Chúa Giêsu cởi truồng, chính Người, làm người, sinh bởi Đức Maria, là Đấng Trung gian. Và Đức Mẹ chỉ cho ta Đấng Trung gian: ngài quả là Odigitria. Sự hiện diện của Mẹ ở khắp mọi nơi trong nghệ thuật ảnh tượng Kitô giáo, đôi khi rất nổi bật, nhưng luôn trong liên quan với Con của Mẹ và trong liên kết với Người. Đôi tay, đôi mắt, hành vi của ngài là một “bài giáo lý” sống động, luôn chỉ cho thấy bản lề, luôn chỉ cho thấy trung tâm: là Chúa Giêsu. Mẹ Maria hoàn toàn qui hướng về Người (xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2674) đến độ chúng ta có thể nói Mẹ là môn đệ hơn là Mẹ. Những hướng dẫn ngài đưa ra trong đám cưới ở Cana: "Hãy làm bất cứ điều gì ngài sẽ nói với các anh". Ngài luôn qui chiếu vào Chúa Kitô. Ngài là môn đệ đầu tiên.
Đó là vai trò mà Mẹ Maria đã hoàn thành trong suốt cuộc đời trần thế của Mẹ và là vai trò mà Mẹ vẫn giữ mãi mãi: trở thành người tớ gái khiêm nhường của Chúa, không gì hơn. Tại một thời điểm nào đó trong các sách Tin Mừng, ngài gần như biến mất; nhưng rồi Mẹ lại xuất hiện vào những thời khắc quan trọng hơn, chẳng hạn như tại Cana, khi Con Mẹ, nhờ sự can thiệp đầy quan tâm của Mẹ, thực hiện “dấu lạ” đầu tiên của Người (xem Ga 2: 1-12), và sau đó trên Golgotha dưới chân Thánh giá.
Chúa Giêsu đã mở rộng vai trò làm mẹ của Đức Maria ra toàn thể Giáo hội khi Người giao phó Mẹ cho môn đệ yêu dấu của Người không lâu trước khi chết trên thánh giá. Kể từ đó, tất cả chúng ta đã được tập hợp dưới tà áo của Mẹ, như được mô tả trong một số bích họa hoặc bức tranh thời Trung cổ. Ngay cả bản điệp xướng tiếng Latinh đầu tiên - sub tuum praesidium confugimus, sancta Dei Genitrix (chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời): Madonna, người ‘bao bọc’, giống như một người Mẹ, người mà Chúa Giêsu đã giao phó chúng ta cho ngài, tất cả chúng ta; nhưng với tư cách là Mẹ, không phải như một nữ thần, không phải như người đồng công cứu chuộc: như là Mẹ. Đúng là lòng đạo đức Kitô giáo luôn dành cho Mẹ những danh hiệu đẹp đẽ, như một đứa trẻ dành cho mẹ của em: biết bao điều đẹp đẽ mà con cái nói về người mẹ của các em, người mà chúng vô cùng yêu quý! Biết bao điều đẹp đẽ. Nhưng chúng ta cần phải cẩn thận: những điều Giáo hội, các Thánh nói về Mẹ, những điều đẹp đẽ, về Mẹ Maria, không lấy mất điều gì khỏi việc Cứu chuộc duy nhất của Chúa Kitô. Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Chúng là những biểu thức yêu thương như một đứa trẻ dành cho mẹ của em - một số còn phóng đại nữa. Nhưng, như chúng ta biết, tình yêu luôn khiến chúng ta phóng đại mọi sự, nhưng chỉ do tình yêu.
Và vì vậy, chúng ta bắt đầu cầu nguyện với Mẹ bằng cách sử dụng một số diễn đạt có sẵn trong các sách Tin Mừng nói về ngài: “đầy ơn phúc”, “bà có phước lạ hơn mọi người nữ” (xin xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2676f.). Được công nhận bởi Công Đồng Êphêsô, tước hiệu "Theotokos", "Mẹ Thiên Chúa", đã sớm được thêm vào Kinh Kính Mừng. Và, tương tự như với Kinh Lạy Cha, sau lời ngợi khen, chúng ta thêm lời khẩn cầu: chúng ta cầu xin Mẹ Maria cầu nguyện cho chúng ta là những kẻ tội lỗi, để Mẹ cầu bầu với sự dịu dàng của Mẹ, “bây giờ và trong giờ lâm tử”. Bây giờ, trong những tình huống cụ thể của cuộc sống, và trong giây phút cuối cùng, để Mẹ có thể đồng hành với chúng ta - như là Mẹ, như là người môn đệ đầu tiên - trong hành trình của chúng ta tiến đến sự sống vĩnh cửu.
Mẹ Maria luôn hiện diện bên giường bệnh của con cái ngài khi chúng rời khỏi thế giới này. Nếu ai đó cô đơn và bị bỏ rơi, thì Mẹ là Mẹ, Mẹ ở đó, ở gần, như Mẹ đã ở bên cạnh Con Mẹ khi mọi người khác bỏ rơi Người.
Đức Maria đã và đang hiện diện trong những ngày đại dịch này, gần với những người, thật không may, đã kết thúc cuộc hành trình trần thế của họ một mình, không có sự an ủi hoặc gần gũi của những người thân yêu của họ. Mẹ Maria luôn ở đó bên cạnh chúng ta, với sự dịu dàng mẫu thân của mẹ.
Những lời cầu nguyện với Đức Mẹ không phải là vô ích. Người phụ nữ từng nói “xin vâng”, người đã nhanh chóng đón nhận lời mời của Thiên thần, cũng đáp lại những lời khẩn cầu của chúng ta, Đức Mẹ nghe thấy tiếng nói của chúng ta, ngay cả những tiếng nói của chúng ta bị khóa kín trong trái tim chúng ta không đủ sức để thốt ra nhưng Thiên Chúa biết rõ hơn chính chúng ta. Đức Mẹ lắng nghe với tư cách là Mẹ. Cũng giống như mọi người mẹ tốt, và còn hơn thế nữa, Đức Maria bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm, Mẹ quan tâm đến chúng ta ngay cả khi chúng ta tập trung vào những việc riêng và mất ý thức về đường đi, và khi chúng ta không chỉ đặt sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm, mà còn là sự cứu rỗi của chúng ta. Mẹ Maria ở đó, cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Cầu nguyện với chúng ta. Tại sao? Vì Mẹ là Mẹ của chúng ta.
Hiện tượng lạ lại xuất hiện ở Ý. Thành phố thứ hai ở Mỹ công nhận các mối quan hệ đa phu, đa thê
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 25/03/2021
1. Hiện tượng lạ lại xuất hiện ở Ý
Hình ảnh quay được cho thấy hai con cá heo ở kênh đào Giudecca gần Quảng trường Vương Cung Thánh Đường Thánh Máccô. Giudecca là một trong những con kênh chính chạy qua thành phố.
Các thành viên lực lượng tuần duyên và thuyền cảnh sát chở các chuyên gia về động vật hoang dã đã được nhìn thấy đang tìm kiếm những con cá heo gần lưu vực cạnh Quảng trường nhà thờ.
Vùng Veneto xung quanh Venice đã là ‘vùng đỏ’ trong tuần qua cùng với phần lớn nước Ý. Các hạn chế nghiêm ngặt sẽ được áp dụng cho đến ngày 6 tháng 4, sau Lễ Phục sinh.
Vùng nước thường đen ngòm của các con kênh chạy ngang dọc thành phố đã trở nên sạch hơn do lưu lượng tàu thuyền giảm. Có thể đây là lý do chính thu hút các con cá heo này, hơn là các đồn đoán mang nhiều tính chất giật gân trên báo chí Ý.
Source:Reuters
2. Thành phố thứ hai của Hoa Kỳ công nhận các mối quan hệ đa phu, đa thê
Thành phố Cambridge, Massachusetts đã xác định lại quan hệ đối tác trong gia đình để công nhận các mối quan hệ đa phu, đa thê.
Là quê hương của Đại học Harvard, Cambridge là thành phố thứ hai trong tiểu bang, sau thành phố lân cận Somerville, đã công nhận hợp pháp chế độ đa thê và đa phu.
Trong cuộc họp ngày 8 tháng 3, hội đồng thành phố Cambridge đã bỏ phiếu để xác định lại “quan hệ đối tác trong gia đình”, mà trước đây được định nghĩa là hai người một nam, một nữ chưa kết hôn sống cùng nhau.
Định nghĩa mới mở rộng định nghĩa cho “hai hoặc nhiều người không cùng huyết thống” có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, quan tâm và cam kết và có ý định duy trì mối quan hệ như vậy và coi mình là một gia đình”.
Hội đồng cũng loại bỏ yêu cầu rằng những người trong quan hệ đối tác trong gia đình phải sống cùng nhau, cũng như điều khoản rằng những người trong quan hệ đối tác trong gia đình phải nộp bằng chứng cho thành phố về mối quan hệ của họ như một gia đình.
Somerville, giáp với Cambridge, đã mở rộng định nghĩa về quan hệ đối tác trong nước để bao gồm các mối quan hệ đa phu và đa thê vào tháng 7 năm 2020, đây là thành phố đầu tiên tại Hoa Kỳ làm như vậy. Cả hai thành phố đều gần với Boston.
Các học giả Công Giáo, bao gồm Giáo sư Robert George của Đại học Princeton, đã nói trong những năm gần đây rằng việc xác định lại hôn nhân có thể dẫn đến sự sụp đổ của thuật ngữ này hoàn toàn, khi mọi người đặt câu hỏi tại sao hôn nhân lại phải đòi hỏi sự độc quyền, lâu dài và chung thủy về tình dục. George cũng lưu ý rằng trong một xã hội đã bác bỏ ý tưởng về sự bổ sung giới tính, người ta đánh mất đi cơ sở hợp lý để bác bỏ ý tưởng đa phu và đa thê.
Ryan Anderson, hiện là chủ tịch của Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức, nói với CNA vào năm ngoái rằng ông không ngạc nhiên trước những nỗ lực mới nhất nhằm xác định lại hôn nhân bao gồm nhiều người.
“Dĩ nhiên là nó sẽ không bao giờ dừng lại với các cặp vợ chồng đồng tính. Một khi xác định lại hôn nhân để xóa bỏ thành phần nam - nữ thì còn nguyên tắc nào đòi hỏi một vợ một chồng nữa?”
Source:Catholic News Agency
3. Các giáo sư Đức chỉ trích Vatican dám nói ‘không’ đối với việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính
Một bản tuyên bố được cho là của hơn 200 giáo sư thần học trong thế giới nói tiếng Đức, được soạn thảo tại Đại học Münster, đã lên tiếng chê bai phúc đáp của Bộ Giáo lý Đức tin là “thiếu chiều sâu thần học, thiếu hiểu biết về khoa chú giải Kinh Thánh và chỉ giải thích một cách giáo điều.”
“Nếu phát hiện khoa học bị bỏ qua và không được ghi nhận, như trong trường hợp của tuyên bố này, Huấn Quyền làm suy yếu thẩm quyền của mình”, tuyên bố nói.
“Văn bản được đặc trưng bởi một cử chỉ cha chú, bề trên và phân biệt đối xử với những người đồng tính luyến ái và kế hoạch cuộc sống của họ”.
Tuyên bố này mang nặng tính chất hàm hồ. Nó không chỉ ra cụ thể thế nào là “thiếu chiều sâu thần học, thiếu hiểu biết về khoa chú giải Kinh Thánh và chỉ giải thích một cách giáo điều.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, đã ban hành một “Responsum ad dubium” nghiã là một bản “phúc đáp cho một vấn đề hồ nghi” vào ngày 15 tháng 3 để trả lời câu hỏi, “Giáo hội có quyền ban phép lành cho các kết hiệp đồng tính hay không?”. CDF đã trả lời, ‘Không’, kèm theo một bản giải thích lý do rất chi tiết với các luận điểm thần học và tín lý, và có cả một bài bình luận.
Phán quyết đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận và truyền công bố và được ký bởi Đức Hồng Y Tổng trưởng CDF Luis Ladaria và thư ký là Đức Tổng Giám Mục Giacomo Morandi.
Văn kiện đã gây ra phản ứng mạnh ở các nước nói tiếng Đức, nơi một số giám mục đã công khai lên tiếng ủng hộ việc ban phép lành cho các kết hiệp đồng tính. Tiêu biểu nhất là Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.
Chỉ vài giờ sau khi CDF đưa ra tuyên bố này, Giám mục Bätzing nói rằng câu trả lời của CDF đối với câu hỏi về khả năng ban phép lành cho các kết hiệp đồng giới phản ánh “tình trạng giáo huấn của Giáo hội như được thể hiện trong một số tài liệu của Giáo triều Rôma”, CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo.
Ông nói tiếp: “Tại Đức và các nơi khác của Giáo hội trên toàn thế giới, đã có những cuộc thảo luận trong một thời gian về cách thức mà giáo huấn và việc phát triển giáo lý này nói chung có thể được nâng cao với những lập luận khả thi - trên cơ sở những chân lý căn bản của đức tin và luân lý, những suy tư thần học tiến bộ, và cũng là sự cởi mở với những kết quả gần đây hơn của khoa học nhân văn và hoàn cảnh sống của con người ngày nay. Không có câu trả lời dễ dàng cho những câu hỏi kiểu này”.
Một số linh mục Công Giáo cho biết trên mạng xã hội rằng họ sẽ tiếp tục ban phép lành cho các kết hiệp đồng tính luyến ái, trong khi một số nhà thờ Công Giáo đã treo cờ cầu vồng, bao gồm cả nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rottenburg-Stuttgart.
Nhưng các giám mục Đức khác đã hoan nghênh việc làm sáng tỏ của Vatican, bao gồm Đức Cha Rudolf Voderholzer, Giám Mục Regensburg và Đức Cha Stefan Oster, Giám Mục Passau.
Source:Catholic News Agency
4. Tình trạng vô đạo hiện tại – nhận định của Cha Robert P. Imbelli
Cha Robert P. Imbelli, một linh mục của Tổng giáo phận New York, là tác giả của cuốn sách “Rekindling the Christic Imagination”, nghĩa là “Khơi dậy trí tưởng tượng về Chúa Kitô”. Hôm 19 tháng Ba, ngài đã có một bài nhận định liên quan đến các phản ứng chống báng tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc không thể chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
By Fr. Robert P. Imbelli
Tình trạng vô đạo hiện tại
Không cần đến sự tinh anh sáng suốt, người ta cũng có thể dự đoán được một số phản ứng tiêu cực gây sốt đối với tuyên bố gần đây của Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, trong đó tuyên bố việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính là bất hợp pháp. Người ta chỉ cần nhớ lại câu châm ngôn đã cũ kỹ của Scholastics: “Quidquid pititur ad modum receiveris recitur” - “bất cứ thứ gì nhận được đều đã được tiếp nhận tùy theo khả năng của người nhận”.
“Phương thức tiếp nhận” thống trị hiện nay đã được nhà văn quá cố Philip Rieff phác họa vào giữa những năm chuyển đổi văn hóa vào thập niên 1960 trong cuốn sách “The Triumph of the Therapy” – “Sự Khải Hoàn của Liệu Pháp [Tuỳ Cơ Ứng Biến]”, một cuốn sách mang tính tổng kết và tính tiên tri. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa bị thống trị bởi tính chủ quan và duy cảm xúc, mà hàng ngày bánh mì của nó là việc công bố long trọng “câu chuyện của tôi”, “sự thật của tôi”, và “vùng thoải mái của tôi”. Phản ứng phổ biến đối với tuyên bố của CDF là sự than van vì “bị tổn thương” chỉ đưa ra cho chúng ta một sự xác nhận cho luận điểm của Rieff.
Trong một nền văn hóa như vậy, khi CDF đề cập đến những biểu thức như “sự thật của các nghi thức phụng vụ”, “chính bản chất của các á bí tích”, “đòi hỏi một cách khách quan”, thì những biểu thức như thế chắc chắn sẽ vấp phải trở ngại. Và lời tuyên bố dám kết luận với khẳng định đanh thép rằng “Thiên Chúa không bao giờ ngừng chúc phúc cho mỗi người con lữ hành của Ngài trên thế giới này... Nhưng Ngài không và không thể ban phước cho bất kỳ tội lỗi nào” chỉ là một tai tiếng trong tâm trí của nhiều người.
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng phản ứng của CDF thừa nhận mối quan tâm mục vụ thực sự của nhiều người ủng hộ việc chúc lành đó. CDF đánh giá cao mong muốn “chào đón và đồng hành” với các cá nhân khi họ trưởng thành trong đức tin. Tuy nhiên, không giống như một số người nói một cách dễ dàng thoải mái về “sự đồng hành”, tuyên bố này nêu bật rất rõ ràng về mục tiêu của sự đồng hành và nội dung của đức tin: đó là sự thánh khiết mà tất cả những người đã chịu phép rửa tội đều được mời gọi - một sự thánh khiết được Chúa Giêsu Kitô thể hiện và kích hoạt. Và, mặc dù không được trích dẫn rõ ràng, lời khuyến khích của Thánh Phaolô đối với các tín hữu thành Rôma có thể đã được sử dụng như lời khuyến cáo của tuyên bố: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12: 1–2).
Tuyên bố của CDF, mặc dù xem ra như tập trung vào vấn đề chúc phúc cho các kết hiệp đồng tính, nhưng lại có ảnh hưởng rộng rãi hơn nhiều. Tuyên bố ấy đối diện với cuộc khủng hoảng đang lan tràn trong đạo Công Giáo kể từ khi Công đồng kết thúc. Cuộc khủng hoảng đi sâu xa hơn những tương phản về “phong cách” của một giáo hoàng nào đó, hoặc sự cân bằng thích hợp cần được đề cập đến giữa “thể chế” và “đặc sủng” hay giữa “pháp lý” và “ mục vụ. “ Nó liên quan đến bản chất bí tích, là hình thức nổi bật của Nhiệm thể Chúa Kitô.
Sự can thiệp của CDF dường như là vì tình hình của Giáo hội ở Đức, nơi mà việc chúc lành cho các kết hiệp kiểu đó đang được đề cao và thực hiện, với sự khuyến khích, ngấm ngầm hoặc công khai, của một số giám mục. Nhưng bối cảnh rộng hơn là cái gọi là “Tiến Trình Công Nghị” đang được tiến hành ở đó. Các tài liệu sơ bộ của Tiến Trình Công Nghị đã làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi rằng những gì đang diễn ra không phải là sự phát triển của đạo lý, mà là sự tương đối hóa và phá hoại đạo lý. Và điều này kết hợp quá chặt chẽ với liệu pháp tuỳ cơ ứng biến đặc trưng cho phần lớn Công Giáo phương Tây.
Cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta đã được Thánh John Henry Newman dự đoán cách đây 150 năm. Trong một bài diễn văn khánh thành Chủng viện Thánh Bernard, Đức Hồng Y Newman thừa nhận rằng mọi thời đại đều có những nguy cơ riêng biệt, và Giáo hội sẽ luôn bị tàn phá do những hành vi sai trái và thất bại của các thành viên, cũng như bởi những cuộc tấn công của kẻ thù. Nhưng hiện tại ngài đã cảnh báo rằng “Kitô Giáo chưa bao giờ có kinh nghiệm về một thế giới đơn giản là phi tôn giáo” - chúng ta có thể nói đó là một thế giới của những “Nones” – tức là những người thờ ơ với tôn giáo. Và vì vậy Đức Hồng Y Newman đặt tiêu đề cho bài diễn văn của mình là “Tình trạng vô đạo trong tương lai”.
Tất nhiên, đối với Đức Hồng Y Newman, một dấu hiệu chính của cuộc khủng hoảng sắp xảy ra này là cái mà ngài gọi là “tinh thần cấp tiến trong tôn giáo”. Theo tinh thần này “những gì được mạc khải trong tôn giáo không phải là chân lý, nhưng là tình cảm và thị hiếu; không phải là một đức tin khách quan”. Điều này dẫn đến niềm tin rằng “mỗi cá nhân có quyền khi nói về những gì gây ấn tượng với sở thích của mình”. Mặc dù Đức Hồng Y Newman thừa nhận rằng tư duy này có thể mang nhiều chiêu bài khác nhau ở các quốc gia khác nhau, “đặc điểm chung và giống nhau ở mọi nơi là tính chất bội giáo” của nó.
“Bội giáo” có nhiều hình thái đa dạng, nhưng tất cả đều có một hệ quả sinh tử. Sáu mươi năm sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Newman, H. Richard Niebuhr đã viết một cáo phó cho ngõ cụt đáng buồn của đạo Tin lành cấp tiến: “Các thừa tác viên coi mình là Chúa Kitô không có Thập tự giá đã trình bày một Đức Chúa Trời không có cơn thịnh nộ, và đã đưa những người không muốn phạm tội vào một vương quốc không có sự phán xét.” Trong Mùa Chay này, Newman và Niebuhr cung cấp một lời mời gọi tự vấn lương tâm cho tất cả những người Công Giáo.
Source:First Things