Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/03: Nô Lệ và Tự Do – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
01:26 19/03/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người Do-thái đã tin nơi Ngài rằng: “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Họ thưa lại Người: “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả. Tại sao ông lại nói “Các ngươi sẽ được tự do”?”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội. Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà. Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự. Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta: vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi. Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta. Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”. Họ đáp lại: “Cha chúng tôi chính là Abraham!” Chúa Giêsu nói: “Nếu thực các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham! Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa. Ðiều đó Abraham đã không làm! Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!” Họ lại nói: “Chúng tôi không phải là những đứa con hoang! Chúng tôi chỉ có một Cha là Thiên Chúa!” Chúa Giêsu nói: “Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến”.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:33 19/03/2024
26. Do chúng ta không muốn dùng tâm hồn để thưởng thức phẩm vật ngọt ngào đã chuẩn bị, do đó mà cảm nhận được bụng đói cồn cào.
(Thánh Gregory Pope)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:36 19/03/2024
7. CHƯA THI ĐÃ GIÀ
Quan huyện khảo thí đồng sinh (thí sinh chưa nhập học), gần tối sau khi khảo thí kết thúc, đột nhiên nghe tiếng lao xao náo động bên ngoài trường thi.
Quan huyện hỏi:
- “Ai đánh nhau vậy?”
Người coi cửa trả lời:
- “Mấy đứa đồng sinh cầm nhầm cây gậy, sao lại có chuyện cầm nhầm chứ?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 7:
“Chưa thi đã già” là câu nói cho vui, nhưng thời nay có những học sinh “chưa thi đã già” thật: có những học sinh nữ đang học cấp hai cấp ba mà đã...mang bầu; có những học sinh nam đang học mà đã làm bố, họ già thật chứ không phải chuyện đùa, cái già đáng lo cho xã hội và cho cha mẹ của các em “chưa thi đã già” ấy.
Tuổi học trò là tuổi vô tư, tuổi chỉ biết ăn và học, đó là tuổi thần tiên mà có rất nhiều người bạn trẻ đã tiếc nuối sau khi từ giả ghế nhà trường và lăn lộn với đời...
Các học sinh có đạo –người Ki-tô hữu- thì thường là những học sinh giỏi và ngoan, bởi vì các em sinh trong gia đình công giáo có cha mẹ là người biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người dạy dỗ nuôi nấng; vì các em ở trong một giáo xứ có cha sở và các nữ tu dạy dỗ; vì các em đã tham gia các đoàn thể trong xứ đạo; vì các em được các thầy cô dạy dỗ.v.v... cho nên các em chắc chắn là những học sinh ngoan và giỏi.
Già trước tuổi là vì các em học sinh không chịu học hành nhưng lại tập làm người già như hút thuốc, uống rượu, ăn chơi đua đòi thì chắc chắn phải già trước tuổi, mà người già trước tuổi như thế thì sẽ không làm gì dài lâu và có ích cho gia đình, xã hội và cho Giáo Hội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quan huyện khảo thí đồng sinh (thí sinh chưa nhập học), gần tối sau khi khảo thí kết thúc, đột nhiên nghe tiếng lao xao náo động bên ngoài trường thi.
Quan huyện hỏi:
- “Ai đánh nhau vậy?”
Người coi cửa trả lời:
- “Mấy đứa đồng sinh cầm nhầm cây gậy, sao lại có chuyện cầm nhầm chứ?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 7:
“Chưa thi đã già” là câu nói cho vui, nhưng thời nay có những học sinh “chưa thi đã già” thật: có những học sinh nữ đang học cấp hai cấp ba mà đã...mang bầu; có những học sinh nam đang học mà đã làm bố, họ già thật chứ không phải chuyện đùa, cái già đáng lo cho xã hội và cho cha mẹ của các em “chưa thi đã già” ấy.
Tuổi học trò là tuổi vô tư, tuổi chỉ biết ăn và học, đó là tuổi thần tiên mà có rất nhiều người bạn trẻ đã tiếc nuối sau khi từ giả ghế nhà trường và lăn lộn với đời...
Các học sinh có đạo –người Ki-tô hữu- thì thường là những học sinh giỏi và ngoan, bởi vì các em sinh trong gia đình công giáo có cha mẹ là người biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người dạy dỗ nuôi nấng; vì các em ở trong một giáo xứ có cha sở và các nữ tu dạy dỗ; vì các em đã tham gia các đoàn thể trong xứ đạo; vì các em được các thầy cô dạy dỗ.v.v... cho nên các em chắc chắn là những học sinh ngoan và giỏi.
Già trước tuổi là vì các em học sinh không chịu học hành nhưng lại tập làm người già như hút thuốc, uống rượu, ăn chơi đua đòi thì chắc chắn phải già trước tuổi, mà người già trước tuổi như thế thì sẽ không làm gì dài lâu và có ích cho gia đình, xã hội và cho Giáo Hội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở lại trong lời
Lm. Minh Anh
16:51 19/03/2024
Ở LẠI TRONG LỜI
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi!”.
Hudson Taylor, ‘một Phaolô của thế kỷ 19’, truyền giáo 51 năm tại Trung Hoa lục địa; ông đem về cho Chúa hàng vạn linh hồn. Những ngày cuối đời, ông nói với một người bạn, “Tôi rất yếu, tôi không thể đọc Thánh Kinh; thậm chí, không thể cầu nguyện. Tôi chỉ có thể nằm yên trong vòng tay Chúa như một em bé, và hạnh phúc ‘ở lại trong lời’ Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho thấy, ‘Ở lại trong lời’ - trải nghiệm của Taylor - cũng là trải nghiệm của những bạn trẻ thời Đaniel hoặc ngay cả trải nghiệm của chính Chúa Giêsu.
‘Ở lại trong lời’ của ai, giả thiết bạn phải tin vào người ấy! Niềm tin sẽ không có thật cho đến khi nó chạm đến một thái độ; và trên hết, chạm đến một lựa chọn cụ thể của một con người. Đaniel cho thấy thái độ anh hùng và sự lựa chọn anh dũng không phải của một, nhưng của những ba người bạn của ông - bài đọc một. Họ chọn chịu ném vào lò lửa khi tỏ thái độ bất tuân lệnh vua Nabucôđônosor, người buộc họ bái lạy tượng thần. Thật tuyệt vời, như vua nhận xét, “Con của thần minh” đã đến, cùng đi với họ giữa lửa. Ngài giải thoát họ, đến nỗi vua đã phải ngưỡng mộ và hẳn, đã cùng họ ca khen, “Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói, “Nếu các ông ‘ở lại trong lời’ của tôi, các ông thật là môn đệ tôi!”. Với Ngài, ‘ở lại trong lời’ Ngài là làm cho cuộc sống của bạn và tôi phù hợp với cuộc sống của Ngài; là nên giống Ngài, nói như Ngài, làm như Ngài và nhất là làm những gì Chúa Cha muốn như Ngài đã làm. Tắt một lời, ‘ở lại trong lời’ là thuộc về Ngài, nên môn đệ Ngài. Nó còn là một điều gì đó thánh thiêng, đòi hỏi kiên trì mỗi ngày; đồng thời, biết cách trỗi dậy, ‘phủi bụi’ bản thân để bắt đầu lại mỗi khi chùn bước hay vấp ngã.
Chúa Giêsu còn nói, “Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông!”. Sự thật ở đây chính là tự do Ngài ban; nó sâu sắc hơn nhiều so với tự do thế gian. Tự do ở đây không chỉ đơn giản là tự do chính kiến, tự do chọn bất cứ điều gì tôi muốn, khi nào tôi muốn và theo cách tôi muốn. Ở đây là tự do làm điều lành với một nội tâm chính trực; và nhất là ‘tự do hy tế’, nghĩa là sẵn sàng làm một lễ dâng như Ngài đã nên một “Lễ Dâng!”.
Anh Chị em,
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi!”. Nếu xác tín Lời Chúa là Ánh Sáng và là Sự Sống, thì khi ‘ở lại trong lời’ của Ngài, chúng ta ở lại trong cung lòng Chúa Cha “như một em bé”. ‘Ở lại trong lời’ của Ngài, coi Lời Ngài như “nhà” của mình, bạn và tôi sẽ tự do thoát khỏi cái tôi ích kỷ, khỏi những ràng buộc bản năng hầu sống theo các phẩm tính thần linh; chính xác hơn, tự do để nên giống Chúa Giêsu và làm theo ý Ngài. Lúc đó, dù ‘đi qua lửa’ hay ‘lao vào giông bão’ cuộc đời, chúng ta vẫn bước đi ung dung, tự do, với phong thái của một người con trai, con gái của Cha trên trời!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con chiều theo những gì bản năng muốn, hoặc phô diễn những gì thế gian chuộng. Dạy con luôn yêu điều Chúa muốn, làm điều Chúa thích!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi!”.
Hudson Taylor, ‘một Phaolô của thế kỷ 19’, truyền giáo 51 năm tại Trung Hoa lục địa; ông đem về cho Chúa hàng vạn linh hồn. Những ngày cuối đời, ông nói với một người bạn, “Tôi rất yếu, tôi không thể đọc Thánh Kinh; thậm chí, không thể cầu nguyện. Tôi chỉ có thể nằm yên trong vòng tay Chúa như một em bé, và hạnh phúc ‘ở lại trong lời’ Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho thấy, ‘Ở lại trong lời’ - trải nghiệm của Taylor - cũng là trải nghiệm của những bạn trẻ thời Đaniel hoặc ngay cả trải nghiệm của chính Chúa Giêsu.
‘Ở lại trong lời’ của ai, giả thiết bạn phải tin vào người ấy! Niềm tin sẽ không có thật cho đến khi nó chạm đến một thái độ; và trên hết, chạm đến một lựa chọn cụ thể của một con người. Đaniel cho thấy thái độ anh hùng và sự lựa chọn anh dũng không phải của một, nhưng của những ba người bạn của ông - bài đọc một. Họ chọn chịu ném vào lò lửa khi tỏ thái độ bất tuân lệnh vua Nabucôđônosor, người buộc họ bái lạy tượng thần. Thật tuyệt vời, như vua nhận xét, “Con của thần minh” đã đến, cùng đi với họ giữa lửa. Ngài giải thoát họ, đến nỗi vua đã phải ngưỡng mộ và hẳn, đã cùng họ ca khen, “Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói, “Nếu các ông ‘ở lại trong lời’ của tôi, các ông thật là môn đệ tôi!”. Với Ngài, ‘ở lại trong lời’ Ngài là làm cho cuộc sống của bạn và tôi phù hợp với cuộc sống của Ngài; là nên giống Ngài, nói như Ngài, làm như Ngài và nhất là làm những gì Chúa Cha muốn như Ngài đã làm. Tắt một lời, ‘ở lại trong lời’ là thuộc về Ngài, nên môn đệ Ngài. Nó còn là một điều gì đó thánh thiêng, đòi hỏi kiên trì mỗi ngày; đồng thời, biết cách trỗi dậy, ‘phủi bụi’ bản thân để bắt đầu lại mỗi khi chùn bước hay vấp ngã.
Chúa Giêsu còn nói, “Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông!”. Sự thật ở đây chính là tự do Ngài ban; nó sâu sắc hơn nhiều so với tự do thế gian. Tự do ở đây không chỉ đơn giản là tự do chính kiến, tự do chọn bất cứ điều gì tôi muốn, khi nào tôi muốn và theo cách tôi muốn. Ở đây là tự do làm điều lành với một nội tâm chính trực; và nhất là ‘tự do hy tế’, nghĩa là sẵn sàng làm một lễ dâng như Ngài đã nên một “Lễ Dâng!”.
Anh Chị em,
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi!”. Nếu xác tín Lời Chúa là Ánh Sáng và là Sự Sống, thì khi ‘ở lại trong lời’ của Ngài, chúng ta ở lại trong cung lòng Chúa Cha “như một em bé”. ‘Ở lại trong lời’ của Ngài, coi Lời Ngài như “nhà” của mình, bạn và tôi sẽ tự do thoát khỏi cái tôi ích kỷ, khỏi những ràng buộc bản năng hầu sống theo các phẩm tính thần linh; chính xác hơn, tự do để nên giống Chúa Giêsu và làm theo ý Ngài. Lúc đó, dù ‘đi qua lửa’ hay ‘lao vào giông bão’ cuộc đời, chúng ta vẫn bước đi ung dung, tự do, với phong thái của một người con trai, con gái của Cha trên trời!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con chiều theo những gì bản năng muốn, hoặc phô diễn những gì thế gian chuộng. Dạy con luôn yêu điều Chúa muốn, làm điều Chúa thích!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Ơn gọi Quốc tế: ‘Những người hành hương hy vọng và xây dựng hòa bình’
Thanh Quảng sdb
17:20 19/03/2024
Thông điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Ơn gọi Quốc tế: ‘Những người hành hương hy vọng và xây dựng hòa bình’
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố thông điệp nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61, được cử hành vào ngày 21 tháng 4, và kêu gọi các Kitô hữu hãy đón nhận ơn gọi chung của chúng ta là gieo mầm hy vọng và hòa bình vào thế giới.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Cuộc sống của chúng ta đạt viên mãn khi chúng ta khám phá ra chúng ta là ai, những hồng ân của chúng ta là gì, chúng ta có thể làm gì để sinh hoa trái, và chúng ta đi theo con đường nào để trở thành dấu chỉ và khí cụ của tình yêu, sự chấp nhận quảng đại, vẻ đẹp và hòa bình, ở bất cứ nơi đâu.” Chúng ta tìm thấy được chính bản thân mình."
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra bản tóm tắt đó về ơn gọi Kitô hữu trong thông điệp của ngài nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61, được Giáo hội cử hành vào ngày 21 tháng 4 năm 2024.
Thông điệp được công bố hôm thứ Ba (19/3/2024), thông điệp của Đức Thánh Cha tập trung vào chủ đề: “Được kêu gọi gieo mầm hy vọng và xây dựng hòa bình”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng tất cả các Kitô hữu được mời gọi đón nhận ơn gọi Thiên Chúa ban để phục vụ Ngài trong thế giới, qua đời sống thánh hiến, linh mục, hôn nhân, hay độc thân.
Ngài nói, lòng biết ơn phải là nét đặc trưng của việc cử hành Ngày Thế Giới Ơn Gọi, khi chúng ta nhớ đến vô số Kitô hữu đã phục vụ Thiên Chúa trong mọi tầng lớp xã hội. Ngài đặc biệt mời gọi giới trẻ hãy nhường chỗ cho Thiên Chúa, để họ có thể tìm thấy hạnh phúc trong lời mời gọi của Chúa, vốn luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: “Hãy để Chúa Giêsu thu hút bạn đến với Ngài”. “Hãy thân thưa với Ngài những vấn nạn quan trọng của bạn bằng cách đọc Phúc Âm; hãy để Ngài thách thức bạn bằng sự hiện diện của Ngài, điều luôn xảy ra trong chúng ta khi phải đối diện với cuộc khủng hoảng...”
Khía cạnh đồng nghị về cầu nguyện cho ơn gọi
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mời gọi các Kitô hữu hãy trở thành “những người hành hương của niềm hy vọng” khi Giáo hội đang hướng tới Năm Thánh 2025.
Ngài nói: Giữa vô vàn đặc sủng và ơn gọi trong Giáo hội, dân Chúa được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và liên kết thành Thân Mình huyền nhiệm Chúa Kitô như những thành viên của một đại gia đình và thành phần của một tổng thể.
ĐTC nói thêm: “Theo ý nghĩa này, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi có tính chất đồng nghị: giữa sự đa dạng của các đặc sủng, chúng ta được mời gọi lắng nghe nhau và cùng nhau hành trình để nhìn nhận chúng và nhận ra đâu là nơi chúng ta đến.” Chúa Thánh Linh đang dẫn dắt chúng ta vì lợi ích của tất cả mọi người.”
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và đời sống tu trì, để Chúa có thể “sai nhiều thợ vào nương đồng của Ngài”.
Khi Giáo hội chuẩn bị cho Năm Thánh bằng Năm Cầu nguyện, các Kitô hữu được mời gọi tham gia cầu nguyện hàng ngày để lắng nghe tiếng Chúa và giúp chúng ta trở thành “những người hành hương của niềm hy vọng và những người xây dựng hòa bình”.
Những người hành hương của niềm hy vọng và những người xây dựng hòa bình
Trở lại trọng tâm của thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng cuộc hành hương Kitô giáo có nghĩa là giữ cho đôi mắt, tâm trí và trái tim của chúng ta hướng về mục tiêu của chúng ta – đó là Chúa Kitô – và lên đường hàng ngày...
Ngài nói: “Cuộc hành hương của chúng ta trên trái đất này không phải là một cuộc hành trình vô nghĩa hay lang thang không mục đích”. “Ngược lại, mỗi ngày, bằng cách đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta cố gắng thực hiện mọi bước cần thiết để tiến tới một thế giới mới, nơi mọi người có thể sống trong hòa bình, công lý và yêu thương.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm rằng mục tiêu của mọi ơn gọi Kitô hữu là trở thành “những người nam nữ của niềm hy vọng”, mang thông điệp Tin Mừng hy vọng và hòa bình vào giữa vô vàn vô số những khủng hoảng và “bóng ma kinh hoàng của một cuộc thế chiến thứ ba đang diễn ra từng phần”.
Sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, là sức mạnh thúc đẩy niềm hy vọng Kitô giáo của chúng ta và cho phép chúng ta đối diện với những thách đố mà thế giới đặt ra cho chúng ta.
Niềm đam mê cuộc sống của người Kitô hữu
Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu “đứng dậy” và thức tỉnh khỏi sự thờ ơ của chúng ta bằng cách đón nhận ơn gọi của mình và để Chúa Kitô hướng dẫn bước đường của chúng ta.
Ngài nói: “Chúng ta hãy yêu mê cuộc sống và dấn thân chăm sóc yêu thương những người xung quanh, ở mọi nơi chúng ta sinh sống”.
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố thông điệp nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61, được cử hành vào ngày 21 tháng 4, và kêu gọi các Kitô hữu hãy đón nhận ơn gọi chung của chúng ta là gieo mầm hy vọng và hòa bình vào thế giới.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Cuộc sống của chúng ta đạt viên mãn khi chúng ta khám phá ra chúng ta là ai, những hồng ân của chúng ta là gì, chúng ta có thể làm gì để sinh hoa trái, và chúng ta đi theo con đường nào để trở thành dấu chỉ và khí cụ của tình yêu, sự chấp nhận quảng đại, vẻ đẹp và hòa bình, ở bất cứ nơi đâu.” Chúng ta tìm thấy được chính bản thân mình."
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra bản tóm tắt đó về ơn gọi Kitô hữu trong thông điệp của ngài nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61, được Giáo hội cử hành vào ngày 21 tháng 4 năm 2024.
Thông điệp được công bố hôm thứ Ba (19/3/2024), thông điệp của Đức Thánh Cha tập trung vào chủ đề: “Được kêu gọi gieo mầm hy vọng và xây dựng hòa bình”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng tất cả các Kitô hữu được mời gọi đón nhận ơn gọi Thiên Chúa ban để phục vụ Ngài trong thế giới, qua đời sống thánh hiến, linh mục, hôn nhân, hay độc thân.
Ngài nói, lòng biết ơn phải là nét đặc trưng của việc cử hành Ngày Thế Giới Ơn Gọi, khi chúng ta nhớ đến vô số Kitô hữu đã phục vụ Thiên Chúa trong mọi tầng lớp xã hội. Ngài đặc biệt mời gọi giới trẻ hãy nhường chỗ cho Thiên Chúa, để họ có thể tìm thấy hạnh phúc trong lời mời gọi của Chúa, vốn luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: “Hãy để Chúa Giêsu thu hút bạn đến với Ngài”. “Hãy thân thưa với Ngài những vấn nạn quan trọng của bạn bằng cách đọc Phúc Âm; hãy để Ngài thách thức bạn bằng sự hiện diện của Ngài, điều luôn xảy ra trong chúng ta khi phải đối diện với cuộc khủng hoảng...”
Khía cạnh đồng nghị về cầu nguyện cho ơn gọi
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mời gọi các Kitô hữu hãy trở thành “những người hành hương của niềm hy vọng” khi Giáo hội đang hướng tới Năm Thánh 2025.
Ngài nói: Giữa vô vàn đặc sủng và ơn gọi trong Giáo hội, dân Chúa được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và liên kết thành Thân Mình huyền nhiệm Chúa Kitô như những thành viên của một đại gia đình và thành phần của một tổng thể.
ĐTC nói thêm: “Theo ý nghĩa này, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi có tính chất đồng nghị: giữa sự đa dạng của các đặc sủng, chúng ta được mời gọi lắng nghe nhau và cùng nhau hành trình để nhìn nhận chúng và nhận ra đâu là nơi chúng ta đến.” Chúa Thánh Linh đang dẫn dắt chúng ta vì lợi ích của tất cả mọi người.”
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và đời sống tu trì, để Chúa có thể “sai nhiều thợ vào nương đồng của Ngài”.
Khi Giáo hội chuẩn bị cho Năm Thánh bằng Năm Cầu nguyện, các Kitô hữu được mời gọi tham gia cầu nguyện hàng ngày để lắng nghe tiếng Chúa và giúp chúng ta trở thành “những người hành hương của niềm hy vọng và những người xây dựng hòa bình”.
Những người hành hương của niềm hy vọng và những người xây dựng hòa bình
Trở lại trọng tâm của thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng cuộc hành hương Kitô giáo có nghĩa là giữ cho đôi mắt, tâm trí và trái tim của chúng ta hướng về mục tiêu của chúng ta – đó là Chúa Kitô – và lên đường hàng ngày...
Ngài nói: “Cuộc hành hương của chúng ta trên trái đất này không phải là một cuộc hành trình vô nghĩa hay lang thang không mục đích”. “Ngược lại, mỗi ngày, bằng cách đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta cố gắng thực hiện mọi bước cần thiết để tiến tới một thế giới mới, nơi mọi người có thể sống trong hòa bình, công lý và yêu thương.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm rằng mục tiêu của mọi ơn gọi Kitô hữu là trở thành “những người nam nữ của niềm hy vọng”, mang thông điệp Tin Mừng hy vọng và hòa bình vào giữa vô vàn vô số những khủng hoảng và “bóng ma kinh hoàng của một cuộc thế chiến thứ ba đang diễn ra từng phần”.
Sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, là sức mạnh thúc đẩy niềm hy vọng Kitô giáo của chúng ta và cho phép chúng ta đối diện với những thách đố mà thế giới đặt ra cho chúng ta.
Niềm đam mê cuộc sống của người Kitô hữu
Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu “đứng dậy” và thức tỉnh khỏi sự thờ ơ của chúng ta bằng cách đón nhận ơn gọi của mình và để Chúa Kitô hướng dẫn bước đường của chúng ta.
Ngài nói: “Chúng ta hãy yêu mê cuộc sống và dấn thân chăm sóc yêu thương những người xung quanh, ở mọi nơi chúng ta sinh sống”.
Huấn thị của Bộ Giáo lý Đức tin năm 2000 về các lời cầu nguyện để chữa lành
Vũ Văn An
17:35 19/03/2024
Ngày 14 tháng 9 năm 2000, Bộ Giáo Lý Đức Tin dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tức Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sau này đã công bố một Huấn thị về những lời cầu nguyện cho việc chữa lành. Vì Tòa Thánh gần đây đã nại đến Huấn thị này để bênh vực cho tuyên bố Fiducia Supplicans, tưởng nên đọc lại Huấn thị này xem quan điểm của Tòa Thánh có vững ổn hay không, vì đối tượng của huấn thị là người bệnh, trong khi đối tượng của Fiducia Supplicans là "hôn nhân" đồng tính. Với người bệnh, Giáo hội làm mọi sự trong quyền năng của mình cho họ, không dè dặt, dù là cầu nguyện theo phụng vụ hay không theo phụng vụ. "Hôn nhân" đồng tính phá hoại kế sách muôn thuở của Thiên Chúa, làm sao có thể chúc lành cho được, dù là không theo phụng vụ. Xã luận của Tòa thánh đánh võ không khí, không giúp giải thích được gì. Nguyên văn huấn thị có thể đọc ở đây https://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20001123_istruzione_en.html
Dẫn nhập
Niềm khao khát hạnh phúc, bén rễ sâu trong tâm hồn con người, luôn đi kèm với ước muốn thoát khỏi bệnh tật và có khả năng hiểu được ý nghĩa của bệnh tật khi trải nghiệm. Đây là một hiện tượng của con người, một hiện tượng nào đó liên quan đến mỗi người và gây được tiếng vang đặc biệt trong Giáo hội, nơi bệnh tật được hiểu như một phương tiện kết hợp với Chúa Kitô và thanh tẩy tâm linh. Hơn nữa, đối với những ai đang ở cạnh người bệnh, đây là cơ hội để thực thi bác ái. Nhưng đây chưa phải là tất cả, bởi vì bệnh tật, giống như những hình thức đau khổ khác của con người, là thời điểm đặc biệt để cầu nguyện, dù là xin ân sủng, hay khả năng chấp nhận bệnh tật trong tinh thần đức tin và tuân theo thánh ý Thiên Chúa, hoặc cũng là để xin được chữa lành.
Do đó, cầu nguyện cho sự phục hồi sức khỏe là một phần kinh nghiệm của Giáo hội trong mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta. Điều mới mẻ ở một khía cạnh nào đó là sự gia tăng các cuộc hội họp cầu nguyện, đôi khi kết hợp với các cử hành phụng vụ, nhằm mục đích nhận được sự chữa lành từ Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của việc chữa lành đã được công bố, làm nảy sinh sự mong đợi về hiện tượng tương tự ở những cuộc tụ họp khác. Trong cùng bối cảnh đó, đôi khi người ta nại tới điều được cho là đặc sủng chữa lành.
Những buổi cầu nguyện để được chữa lành này đặt ra vấn đề về sự phân định đúng đắn từ góc độ phụng vụ; đây là trách nhiệm đặc thù của các cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội, những cơ quan phải trông coi và đưa ra những quy tắc thích hợp để việc cử hành phụng vụ được thực hiện đúng đắn.
Do đó, đây dường như là cơ may để công bố một Huấn thị, phù hợp với điều 34 của Bộ Giáo luật, trước hết là để trợ giúp các Đấng Bản Quyền địa phương để các tín hữu có thể được hướng dẫn tốt hơn trong lĩnh vực này, đồng thời cổ vũ những điều tốt và điều chỉnh những gì cần tránh. Tuy nhiên, điều cần thiết là những quyết định kỷ luật như vậy phải được đưa ra làm điểm tham chiếu trong khuôn khổ học thuyết có cơ sở vững chắc, để đảm bảo cách tiếp cận đúng đắn và làm rõ lý do đằng sau các quy tắc. Để đạt mục đích này, điều thích đáng là trước phần kỷ luật của Huấn thị, nên dẫn khởi một ghi chú về tín lý.
I. CÁC KHÍA CẠNH TÍN LÝ
1. Bệnh tật và chữa lành: ý nghĩa và giá trị của chúng trong nhiệm cục cứu độ
«Mọi người được mời gọi vui mừng. Tuy nhiên mỗi ngày họ phải trải qua nhiều hình thức đau khổ và đau đớn.” (1) Vì vậy, trong lời hứa cứu chuộc, Chúa loan báo niềm vui của tâm hồn đến từ sự giải thoát khỏi đau khổ (x. Is 30:29; 35:10; Br 4:29). Thật vậy, Người là Đấng “giải thoát khỏi mọi sự ác” (Kn 16:8). Trong số những hình thức đau khổ khác nhau, những hình thức đau khổ đi kèm với bệnh tật vẫn tiếp tục hiện diện trong lịch sử loài người. Chúng cũng là đối tượng cho ước muốn sâu xa của con người là được giải thoát khỏi mọi tội lỗi.
Trong Cựu Ước, “kinh nghiệm của dân Israel là bệnh tật có mối liên hệ một cách mầu nhiệm với tội lỗi và sự dữ”. (2) Trong số các hình phạt Thiên Chúa đe dọa vì sự bất trung của con người, bệnh tật chiếm một vị trí nổi bật (x. Đnl 28:21-22, 27-29, 35). Người bệnh nào cầu xin Thiên Chúa chữa lành đều thú nhận đã bị trừng phạt công bằng vì tội lỗi của mình (x. Tv 37; 40; 106:17-21).
Tuy nhiên, bệnh tật cũng tấn công người công chính và người ta thắc mắc tại sao. Trong Sách Gióp, câu hỏi này chiếm nhiều trang. «Mặc dù đúng là đau khổ có ý nghĩa như một hình phạt, nhưng khi nó liên quan đến một lỗi lầm, thì không phải mọi đau khổ đều là hậu quả của một lỗi lầm và có bản chất của một hình phạt. Hình ảnh người công chính Gióp là một bằng chứng đặc biệt về điều này trong Cựu Ước... Và nếu Chúa bằng lòng thử thách Gióp bằng đau khổ, thì Người làm điều đó để chứng tỏ sự công chính của ông. Sự đau khổ có tính chất của một thử thách.” (3)
Mặc dù bệnh tật có thể có những hậu quả tích cực như là một minh chứng cho lòng trung thành của người công chính, và để sửa chữa công lý đã bị tội lỗi vi phạm, và cũng vì nó có thể khiến tội nhân cải cách và bắt đầu con đường hoán cải, nhưng nó vẫn là một sự ác. Vì lý do này, Vị tiên tri này loan báo những thời kỳ trong tương lai sẽ không còn bệnh tật và bệnh tật nữa, và dòng đời sẽ không còn bị cái chết cắt đứt (x. Is 35:5-6; 65:19-20).
Tuy nhiên, chính trong Tân Ước, câu hỏi tại sao bệnh tật lại gây đau khổ cho người công chính đã tìm được câu trả lời đầy đủ. Trong hoạt động công khai của Chúa Giêsu, những cuộc gặp gỡ của Người với các bệnh nhân không hề cô lập mà liên tục. Người đã chữa lành nhiều người bằng các phép lạ, đến nỗi việc chữa lành lạ lùng là nét đặc trưng cho hoạt động của Người: “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị và làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành mọi bệnh tật” (Mt 9:35; xem 4:23). Những sự chữa lành này là dấu chỉ sứ mạng thiên sai của Người (x. Lc 7,20-23). Chúng biểu lộ sự chiến thắng của vương quốc Thiên Chúa trên mọi loại tội lỗi, và trở thành biểu tượng cho sự phục hồi sức khỏe toàn diện của con người, thể xác và linh hồn. Chúng nhằm chứng minh rằng Chúa Giêsu có quyền tha tội (x. Mc 2:1-12); chúng là dấu chỉ của thiện ích cứu độ, cũng như việc chữa lành người bại liệt ở Bethesda (x. Ga 5: 2-9, 19-21) và cho người mù bẩm sinh (x. Ga 9).
Cuộc rao giảng Tin Mừng đầu tiên, như được kể lại trong Tân Ước, đi kèm với nhiều phép lạ chữa lành chứng thực sức mạnh của việc loan báo Tin Mừng. Đây từng là lời hứa của Chúa Giêsu Phục sinh, và các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên đã chứng kiến lời hứa này được thực hiện giữa họ: “Những dấu lạ này sẽ đi kèm với những ai tin:...họ sẽ đặt tay trên những bệnh nhân và những bệnh nhân sẽ khỏi bệnh” (Mc 16:17-18). Việc rao giảng của Phi-líp ở Samaria đi kèm với những sự chữa lành lạ lùng: «Phi-líp đi xuống một thành phố ở Samaria và rao giảng Chúa Kitô cho họ. Đám đông đồng lòng chú ý đến những gì Phi-líp nói khi họ nghe và thấy những dấu lạ ông làm. Vì các thần ô uế vừa kêu lớn tiếng vừa xuất khỏi nhiều người bị ám, và nhiều người bại liệt được chữa lành” (Cv 8:5-7). Thánh Phaolô mô tả việc rao giảng Tin Mừng của ngài được đặc trưng bởi những dấu lạ và điều kỳ diệu được thực hiện bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần: «Vì tôi không dám nói bất cứ điều gì ngoại trừ những gì Chúa Kitô đã thực hiện qua tôi để dẫn dắt Dân Ngoại vâng phục bằng lời nói và việc làm, bằng quyền năng của những dấu lạ và điều kỳ diệu, bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần” (Rm 15:18-19; x. 1 Tx. 1:5; 1 Cr 2:4-5). Sẽ không phải là không có cơ sở khi cho rằng những dấu lạ và điều kỳ diệu này, những biểu hiện quyền năng của Thiên Chúa đi kèm với việc rao giảng Tin Mừng, phần lớn được hình thành bởi sự chữa lành bằng phép lạ. Những điều kỳ diệu như vậy không chỉ giới hạn trong sứ vụ của Thánh Phaolô, mà còn xảy ra giữa các tín hữu: “Vậy thì Đấng đã rộng ban Thần Khí cho anh em và thực hiện những phép lạ giữa anh em, có phải vì anh em làm những gì Luật dạy, hay vì anh em đã tin nhờ được nghe?” (Gl 3:5).
Chiến thắng của Đấng Thiên Sai đối với bệnh tật, cũng như đối với những đau khổ khác của con người, không chỉ xảy ra bằng cách loại bỏ nó bằng sự chữa lành lạ lùng, mà còn bằng sự đau khổ tự nguyện và vô tội của Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn, mang lại cho mỗi người khả năng hiệp nhất với những đau khổ của Chúa. Thực vậy, “Chính Chúa Kitô, mặc dù không phạm tội, đã chịu đau khổ và đủ mọi loại khổ đau trong cuộc khổ nạn, và biến nỗi đau buồn của mọi người thành của mình: nhờ đó Người đã hoàn thành những gì đã được ngôn sứ Isaia viết về Người (x. Is 53:4-5). (4) Nhưng còn hơn thế nữa: «Trong thập giá của Chúa Kitô, không chỉ ơn cứu chuộc được thực hiện qua đau khổ, mà chính đau khổ của con người cũng đã được cứu chuộc... Khi thực hiện ơn cứu chuộc qua đau khổ, Chúa Kitô cũng đã nâng đau khổ của con người lên đến mức độ của sự cứu chuộc. Như thế, mỗi người trong đau khổ của mình cũng có thể trở thành người thông phần vào đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô.” (5)
Giáo hội chào đón người bệnh không chỉ như những người nhận được sự chăm sóc yêu thương của mình, mà còn bằng cách nhìn nhận rằng họ được kêu gọi “sống ơn gọi nhân bản và Kitô giáo của mình và tham gia vào sự phát triển của vương quốc Thiên Chúa một cách mới mẻ và có giá trị hơn. Những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô phải trở thành cách tiếp cận cuộc sống của họ, hay tốt hơn nữa, soi sáng cho họ thấy ý nghĩa của ân sủng trong chính hoàn cảnh của họ: 'Trong xác thịt tôi, tôi hoàn tất những gì còn thiếu trong các thống khổ của Chúa Kitô, vì lợi ích của thân thể Người, là Giáo hội' (Cl 1:24). Chính khi đạt đến nhận thức này, Thánh Tông Đồ đã trỗi dậy trong niềm vui: ‘Tôi vui mừng chịu đau khổ vì anh em’ (Cl 1:24). (6)” Đó là niềm vui vượt qua, hoa trái của Chúa Thánh Thần, và, giống như Thánh Phaolô, “cũng vậy, nhiều bệnh nhân có thể trở thành người mang ‘niềm vui được Chúa Thánh Thần khơi dậy trong cơn hoạn nạn’ (1Tx 1: 6) và trở thành nhân chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu.” (7)
2. Mong muốn được chữa lành và cầu nguyện để có được nó
Nhờ chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, ước muốn được chữa lành của người bệnh vừa tốt vừa mang tính nhân bản sâu sắc, đặc biệt khi nó mang hình thức một lời cầu nguyện tin tưởng dâng lên Thiên Chúa. Sirach khuyên nhủ môn đệ của mình: “Con ơi, khi đau ốm, con chớ coi thường, nhưng hãy cầu xin Đức Chúa, Người sẽ chữa lành cho” (Hc 38:9). Một số Thánh Vịnh cũng cầu xin ơn chữa lành (x. Tv 6; 37; 40; 87).
Một số lượng lớn bệnh nhân đã đến gặp Chúa Giêsu trong sứ vụ công khai của Người, trực tiếp hoặc thông qua bạn bè và người thân, để tìm kiếm sự phục hồi sức khỏe. Chúa hoan nghênh những lời cầu xin của họ và Tin Mừng thậm chí không hề có một chút chê trách nào đối với những lời cầu nguyện này. Lời phàn nàn duy nhất của Chúa là về việc họ có thể thiếu đức tin: “Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người tin.” (Mc 9:23; x. Mc 6:5-6; Ga 4:48).
Không những đáng khen ngợi cho các cá nhân tín hữu xin ơn chữa lành cho mình và cho người khác, mà chính Giáo Hội cũng cầu xin Chúa ban sức khỏe cho người bệnh trong phụng vụ của mình. Trên hết, có bí tích “đặc biệt nhằm tăng sức cho những người đang bị bệnh tật thử thách, Bí tích Xức dầu Bệnh nhân.” (8) “Giáo hội chưa bao giờ ngừng cử hành bí tích này cho các thành viên của mình bằng việc xức dầu và lời cầu nguyện của các linh mục của mình, phó thác những người bệnh tật cho Chúa đau khổ và được tôn vinh, để Người đỡ dậy và cứu họ.” (9) Ngay trước khi việc xức dầu thực sự diễn ra, trong lúc làm phép dầu, Giáo hội cầu nguyện: “Hãy biến dầu này thành một phương thuốc chữa lành cho tất cả những ai được xức với nó; chữa lành họ về thể xác, linh hồn và tinh thần, và giải thoát họ khỏi mọi phiền não» (10) và sau đó, trong hai lời cầu nguyện đầu tiên sau khi xức dầu, việc chữa lành người bệnh được yêu cầu. (11) Vì bí tích là một lời cam kết và một lời hứa về vương quốc tương lai, đó cũng là lời loan báo về sự phục sinh, khi “sẽ không còn sự chết, than khóc, kêu la hay đau đớn nữa, vì trật tự cũ đã qua đi” (Kh 21:4). Hơn nữa, Sách Lễ Rôma có một Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân, trong đó, ngoài các ân sủng thiêng liêng, còn cầu xin sức khỏe của người bệnh. (12)
Trong De Benedictionibus [về các phép lành] của sách Rituale Romanum [Nghi thức Rôma], có Ordo Benedictionis infirmorum [nghi thức phép lành cho người bệnh], trong đó có nhiều lời cầu nguyện để được chữa lành: trong công thức thứ hai của Preces [kinh nguyện ngắn] (13), trong bốn Orationes Benedictionis pro Adultis [Các lời cầu nguyện phép lành cho người lớn](14), trong hai Orationes Benedictionis pro pueris [Các lời cầu nguyện phép lành cho trẻ em] (15), và trong lời cầu nguyện của Ritus brevior [nghi thức vắn hơn] (16).
Rõ ràng, việc chạy đến với việc cầu nguyện không loại trừ, nhưng khuyến khích việc sử dụng các phương tiện tự nhiên hữu hiệu để bảo tồn và phục hồi sức khỏe, cũng như hướng dẫn con cái của Giáo hội chăm sóc người bệnh, hỗ trợ họ về thể xác và tinh thần, và tìm kiếm việc chữa bệnh. Thật vậy, “một phần trong kế hoạch được đặt ra trong sự quan phòng của Thiên Chúa là chúng ta phải tích cực chiến đấu chống lại mọi bệnh tật và cẩn thận tìm kiếm những phúc lành để có được sức khỏe tốt…” (17)
3. “Đặc sủng chữa lành” trong Tân Ước
Những cuộc chữa lành kỳ diệu không chỉ khẳng định sức mạnh của việc loan báo Tin Mừng trong thời các Tông đồ, mà Tân Ước còn đề cập đến việc Chúa Giêsu truyền lại quyền năng chữa lành bệnh tật một cách thực sự và thích đáng cho các Tông đồ của Người và những người rao giảng Tin Mừng đầu tiên. Trong việc kêu gọi Nhóm Mười Hai thực hiện sứ mệnh đầu tiên của họ, theo trình thuật của Thánh Mátthêu và Luca, Chúa đã ban cho họ “quyền trừ tà ma và chữa lành mọi bệnh tật” (Mt 10:1; x. Lk 9). :1), và truyền lệnh: “Chữa bệnh, làm kẻ chết sống lại, chữa lành người phong cùi, trừ quỷ” (Mt 10:8). Khi sai bảy mươi hai môn đệ đi, Chúa truyền cho họ: “hãy chữa lành bệnh nhân” (Lc 10:9). Do đó, khả năng chữa lành được trao ban trong bối cảnh truyền giáo, không phải để tôn vinh họ mà để xác nhận sứ mệnh của họ.
Sách Tông đồ Công vụ nói chung đề cập đến những điều kỳ diệu họ đã thực hiện: “nhiều điều kỳ diệu và dấu lạ đã được các tông đồ thực hiện” (Cv 2:43; x. 5:12). Đây là những việc làm đáng kinh ngạc thể hiện sự thật và sức mạnh sứ mệnh của họ. Tuy nhiên, ngoài những đề cập tổng quát ngắn gọn này, Sách Tông đồ Công vụ trước hết còn đề cập đến các phép lạ chữa lành được thực hiện bởi các cá nhân giảng thuyết Tin Mừng: Stêphanô (x. Cv 6:8), Phi-líp (x. Cv 8:6-7). và trên hết là Phêrô (x. Cv 3:1-10; 5:15; 9:33-34, 40-41) và Phaolô (x. Cv 14:3, 8-10; 15:12; 19 : 11-12; 20:9-10; 28: 8-9).
Trong phần kết của Tin Mừng Máccô, cũng như trong Thư gửi tín hữu Galát, như đã thấy ở trên, viễn cảnh được mở rộng. Những sự chữa lành kỳ diệu không chỉ giới hạn ở hoạt động của các Tông đồ và một số nhân vật trung tâm trong cuộc rao giảng Tin Mừng đầu tiên. Trong viễn cảnh này, việc đề cập đến “các đặc sủng chữa lành” trong 1Cr 12:9, 28,30 có tầm quan trọng đặc biệt. Ý nghĩa của đặc sủng tự nó khá rộng – “một món quà quảng đại” – và trong bối cảnh này nó ám chỉ “những món quà chữa lành đạt được”. Những ân sủng này, ở số nhiều, được gán cho một cá nhân (x. 1Cr 12:9), và do đó, không được hiểu theo nghĩa phân phối, như những hồng ân chữa lành mà chính những người đã được chữa lành nhận được, mà đúng hơn là một món quà được ban cho một người để nhận được ân sủng chữa lành cho người khác. Điều này được ban cho in uno Spiritu [trong một Thần Khí], nhưng không có gì nêu rõ người đó có được những sự chữa lành này ra sao. Sẽ không quá xa vời khi nghĩ rằng điều đó xảy ra nhờ lời cầu nguyện, có lẽ kèm theo một cử chỉ biểu tượng nào đó.
Trong Thư Giacôbê, người ta đề cập đến hoạt động của Giáo hội, qua các linh mục, hướng tới việc cứu rỗi – cả về mặt thể lý – cho người bệnh. Nhưng điều này không được hiểu là một sự chữa lành kỳ diệu; nó khác với “các đặc sủng chữa lành” trong 1Cr 12:9. «Có ai trong số các anh chị em bị bệnh không? Họ nên mời các linh mục của Giáo hội đến cầu nguyện cho họvà xức dầu cho họ nhân danh Chúa và lời cầu nguyện với đức tin sẽ cứu người bệnh và sẽ giúp người đó chỗi dậy. Nếu người ấy có phạm tội gì thì sẽ được tha” (Gcb 5:14-15). Điều này ám chỉ một hành động bí tích: xức dầu cho bệnh nhân và cầu nguyện “trên họ” chứ không chỉ “cho họ”, như thể đó chỉ là một lời cầu nguyện chuyển cầu hoặc thỉnh cầu; đúng hơn đó là một hành động có hiệu quả đối với người bệnh. (18) Các động từ “sẽ cứu” và “sẽ chỗi dậy” không ám chỉ một hành động chỉ nhằm mục đích hay chủ yếu là chữa lành thể xác, nhưng theo một cách nào đó, bao gồm cả hành động đó. Động từ đầu tiên, mặc dù những lần khác nó xuất hiện trong Thư Giacôbê, nó ám chỉ sự cứu rỗi tâm linh (x. 1:21; 2:14; 4:12; 5:20), cũng được sử dụng trong Tân Ước trong nghĩa “chữa lành” (x. Mt 9:21; Mc 5:28,34; 6:56; 10:52; Lc 8:48); từ thứ hai, đôi khi có ý nghĩa “đứng dậy” (x. Mt 10:8; 11:5; 14:2), cũng được dùng để chỉ hành động “làm chỗi dậy” một người đang nằm vì khỏi bệnh tật, bằng cách chữa lành con người một cách kỳ diệu (x. Mt 9:5; Mc 1:31; 9:27; Cv 3:7).
4. Những lời cầu xin Chúa chữa lành theo truyền thống của Giáo hội.
Các Giáo phụ coi việc các tín hữu cầu xin Thiên Chúa không những sức khỏe linh hồn mà cả thể xác nữa là điều bình thường. Về những hiện ích sự sống, sức khỏe và sự toàn vẹn thể lý, Thánh Augustinô viết: “Chúng ta cần cầu nguyện để những điều này được giữ lại khi chúng ta có chúng, và chúng sẽ gia tăng khi chúng ta không có chúng”. Thánh Augustinô cũng để lại cho chúng ta chứng từ về sự chữa lành của một người bạn, có được nhờ lời cầu nguyện của một Giám mục, một linh mục và một số phó tế trong nhà ngài. (20)
Quan điểm tương tự được tìm thấy trong cả nghi thức phụng vụ Đông phương và Tây phương. Một trong những lời cầu nguyện sau Hiệp Lễ trong Sách Lễ Rôma cầu xin “...xin quyền năng của hồng ân thiên quốc này ngự trị tâm trí và thể xác chúng ta.” (21) Trong phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, các Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha Toàn Năng để Người “có thể xua đuổi bệnh tật… và ban sức khỏe cho người bệnh.” (22) Trong số các bản văn có ý nghĩa nhất là đoạn làm phép dầu cho người bệnh, trong đó Thiên Chúa được cầu xin tuôn đổ phép lành thánh thiện của Người để tất cả “những ai được xức dầu có thể nhận được sự chữa lành về thể xác, linh hồn và tinh thần, và được giải thoát khỏi mọi nỗi buồn, mọi sự yếu đuối và đau khổ.” (23)
Những cách diễn đạt được sử dụng trong lời cầu nguyện xức dầu bệnh nhân trong Nghi thức Đông phương rất giống nhau. Chẳng hạn, khi xức dầu bệnh nhân trong Nghi thức Byzantine, có lời cầu nguyện: «Lạy Cha, là bác sĩ của linh hồn và thể xác, Cha đã sai Con Một của Cha là Chúa Giêsu Kitô đến để chữa lành mọi bệnh tật và giải thoát chúng con khỏi cái chết, xin cũng chữa lành tôi tớ Chúa khỏi sự yếu đuối về thể xác và tinh thần đang hành hạ họ, nhờ ân sủng Chúa Kitô của Chúa.” (24) Trong Nghi thức Coptic, Chúa được cầu xin làm phép dầu để tất cả những ai được xức dầu sẽ có được sức khỏe tinh thần và thể xác. Sau đó, khi xức dầu cho bệnh nhân, các linh mục nhắc đến Chúa Giêsu Kitô, Đấng được sai đến trần gian “để chữa lành mọi bệnh tật và thoát khỏi cái chết” và cầu xin Thiên Chúa “chữa lành bệnh nhân khỏi các tật nguyền về thể xác và xin ban cho họ con đường đúng đắn.” (25)
5. “Đặc sủng chữa lành” trong cuộc cạnh tranh ngày nay
Trong tiến trình lịch sử của Giáo Hội đã có những người làm phép lạ thánh thiện thực hiện những sự chữa lành kỳ diệu. Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở thời kỳ Tông đồ; tuy nhiên, điều gọi là “đặc sủng chữa lành”, mà về nó, điều xem ra thích hợp là đưa ra một số giải thích rõ ràng về mặt giáo lý, lại không nằm trong những hiện tượng làm điều kỳ diệu này. Thay vào đó, câu hỏi hiện nay liên quan đến các buổi cầu nguyện đặc biệt được tổ chức nhằm mục đích đạt được sự chữa lành kỳ diệu cho những người bệnh hiện diện, hoặc những lời cầu nguyện được chữa lành sau khi rước lễ cũng vì mục đích này.
Có rất nhiều bằng chứng trong suốt lịch sử của Giáo hội về việc chữa lành liên quan đến những nơi cầu nguyện (các thánh đường, trước sự hiện diện của thánh tích các vị tử đạo hoặc các vị thánh khác, v.v.).
Trong thời Cổ đại và thời Trung cổ, những sự chữa lành như vậy đã góp phần tạo nên sự phổ biến của các cuộc hành hương đến một số đền thánh nhất định, chẳng hạn như Thánh Martin thành Tours hoặc Nhà thờ Thánh Gia-cô-bê ở Compostela, cũng như nhiều nơi khác. Điều tương tự cũng xảy ra ngày nay tại Lộ Đức, như đã xảy ra hơn một thế kỷ qua. Tuy nhiên, những sự chữa lành như vậy không bao hàm một “đặc sủng chữa lành”, bởi vì chúng không liên quan đến một người có đặc sủng đó, nhưng chúng cần được tính đến khi chúng ta đánh giá các buổi cầu nguyện nói trên từ góc độ tín lý.
Đối với các buổi nhóm họp cầu nguyện để được chữa lành, mục đích là ngay cả khi không dành riêng thì ít nhất cũng có ảnh hưởng trong kế hoạch của họ, nhưng cũng nên phân biệt giữa các cuộc nhóm họp có liên hệ với “đặc sủng chữa lành”, dù có thực hay chỉ biểu kiến, và những cuộc nhóm họp không có mối liên hệ như vậy. Một “đặc sủng chữa lành” khả hữu có thể được gán cho khi việc can thiệp của một hay nhiều người chuyên biệt, hoặc một loại người chuyên biệt (ví dụ, những người điều hành nhóm cổ vũ các cuộc nhóm họp) được coi là yếu tố quyết định cho tính hữu hiệu của lời cầu nguyện. Nếu không có mối liên hệ nào với bất cứ “đặc sủng chữa lành” nào, thì các cử hành ghi trong sách phụng vụ, nếu chúng được thực hiện với sự tôn trọng các quy tắc phụng vụ, rõ ràng là hợp pháp và thường thích hợp, như trong trường hợp Thánh lễ cầu cho bệnh nhân. Nếu việc cử hành không tôn trọng luật phụng vụ thì sẽ thiếu tính hợp pháp.
Trong các đền thánh, các cử hành khác được tổ chức thường xuyên nhưng có lẽ không nhằm mục đích cụ thể là cầu xin Chúa ban ơn chữa lành, tuy nhiên trong đó, theo ý định của những người tổ chức và những người tham gia, việc nhận được sự chữa lành đóng một phần quan trọng. Với mục đích này trong đầu, cả các nghi lễ phụng vụ và không phụng vụ đều được tổ chức: các cử hành phụng vụ (chẳng hạn như chầu Mình Thánh Chúa với phép lành) và các biểu thức phi phụng vụ của lòng đạo đức bình dân đều được Giáo hội khuyến khích (chẳng hạn như việc long trọng lần chuỗi Mân côi). Những cử hành này là hợp pháp, miễn là ý nghĩa đích thực của chúng không bị thay đổi. Chẳng hạn, người ta không thể đặt mong muốn được chữa lành bệnh nhân ở cấp độ đệ nhất đẳng, theo cách có thể khiến việc Chầu Thánh Thể mất đi mục đích chuyên biệt của nó, đó là “đem các tín hữu nhận ra sự hiện diện tuyệt vời của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể và mời gọi họ hiệp nhất thiêng liêng với Người, một sự kết hợp đạt đến đỉnh cao nơi việc Rước lễ theo bí tích.” (26)
“Đặc sủng chữa lành” không được quy cho một tầng lớp tín hữu cụ thể nào. Điều khá rõ ràng là Thánh Phaolô, khi đề cập đến các đặc sủng khác nhau trong 1 Côrintô 12, không gán việc ban “các đặc sủng chữa lành” cho một nhóm đặc thù, dù là các tông đồ, các tiên tri, các thầy dạy, những người cai trị, hay bất cứ nhóm nào khác. Luận lý chi phối việc phân phối những ơn phúc như vậy khá khác nhau: “Tất cả những ơn phúc này đều được kích hoạt bởi cùng một Chúa Thánh Thần, Đấng phân phát cho từng người một cách cá thể như Chúa Thánh Thần đã chọn” (1Cr 12:11). Do đó, trong các buổi cầu nguyện được tổ chức để xin ơn chữa lành, sẽ hoàn toàn tùy tiện khi gán một “đặc sủng chữa lành” cho bất cứ loại người tham gia nào, chẳng hạn, cho các giám đốc của nhóm; điều duy nhất cần làm là phó thác bản thân cho quyết định tự do của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho một số người đặc sủng chữa lành đặc biệt để thể hiện quyền năng ân sủng của Chúa Kitô Phục Sinh. Tuy nhiên, ngay cả lời cầu nguyện mãnh liệt nhất cũng không thể chữa lành mọi bệnh tật. Vì vậy, Thánh Phaolô đã phải học từ Chúa rằng “ân sủng của Ta là đủ cho con; sức mạnh của Ta được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Cr.12:9), và ý nghĩa của cảm nghiệm đau khổ có thể là “trong xác thịt mình, tôi hoàn tất những gì còn thiếu nơi những đau khổ của Chúa Kitô vì thân thể Người là Giáo Hội” (Cl 1:24).
II. CÁC QUI PHẠM KỶ LUẬT
Điều 1 – Mọi tín hữu đều được phép cầu xin Chúa chữa lành. Khi việc này được tổ chức tại nhà thờ hoặc những nơi thiêng liêng khác, điều thích hợp là những lời cầu nguyện như vậy do một mục tử có chức thánh hướng dẫn.
Điều 2 – Những lời cầu nguyện chữa lành được coi là có tính phụng vụ nếu nằm trong các sách phụng vụ được cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội phê chuẩn; nếu không, chúng không mang tính phụng vụ.
Điều 3 – § 1. Các lời cầu nguyện phụng vụ để chữa lành được cử hành theo nghi thức quy định trong Ordo Benedictionis infirmorum của sách Rituale Romanum 28 và với lễ phục thánh riêng được quy định trong đó.
§ 2. Để phù hợp với những gì được nêu trong Praenotanda, V, De adaptationibus quae Conferentiae Episcoporum competunt [Tiền ghi chú V, Về các thích nghi mà các hội đồng giám mục có năng quyền] (29) của cùng sách Nghi lễ Rôma, các Hội đồng Giám mục có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp với Nghi thức chúc lành bệnh nhân được coi là mang tính mục vụ hữu ích hoặc có thể cần thiết, sau khi được Tòa Thánh xem xét trước.
Điều 4 – § 1. Giám mục giáo phận có quyền ban hành các quy tắc cho Giáo hội địa phương của mình liên quan đến các nghi thức phụng vụ chữa bệnh, theo khỏn luật 838 § 4.
§ 2. Những người chuẩn bị các nghi lễ phụng vụ chữa lành phải tuân theo những quy định này khi cử hành các nghi lễ đó.
§ 3. Việc cho phép tổ chức các buổi lễ như vậy phải được cấp rõ ràng, ngay cả khi chúng được tổ chức bởi các Giám mục hoặc Hồng Y, hoặc bao gồm những vị này như người tham gia. Khi có lý do chính đáng và thích hợp, Giám mục giáo phận có quyền cấm ngay cả sự tham gia của một cá nhân Giám mục.
Điều 5 – § 1. Những lời cầu nguyện ngoài phụng vụ để chữa lành khác với các cử hành phụng vụ, như những cuộc tụ họp để cầu nguyện hoặc đọc lời Chúa; những điều này cũng nằm dưới sự giám sát của Bản quyền địa phương theo quy định của điều luật. 839 § 2.
§ 2. Nhầm lẫn giữa các buổi tụ họp cầu nguyện tự do ngoài phụng vụ và các buổi cử hành phụng vụ đúng nghĩa, cần phải cẩn thận xa tránh.
§ 3. Bất cứ điều gì giống như cuồng loạn, giả tạo, sân khấu hoặc giật gân, nhất là về phía những người phụ trách các cuộc tụ họp như vậy, đều không được phép diễn ra.
Điều 6 – Việc sử dụng các phương tiện truyền thông (đặc biệt là truyền hình) liên quan đến việc cầu nguyện chữa lành phải được Giám mục giáo phận giám sát phù hợp với điều giáo luật 823 và các quy tắc do Bộ Giáo lý Đức tin thiết lập trong Huấn thị ngày 30 tháng 3 năm 1992. (30)
Điều 7 – § 1. Không đi ngược lại những gì được quy định ở trên trong Điều 3 hoặc với các buổi cử hành cho người bệnh được ghi trong các sách phụng vụ của Giáo hội, những lời cầu nguyện chữa lành – dù phụng vụ hay không phụng vụ – không được đưa vào việc cử hành Thánh lễ, các bí tích, hoặc Phụng vụ các giờ kinh.
§ 2. Trong các buổi cử hành được đề cập ở § 1, người ta có thể bao gồm các ý cầu nguyện đặc biệt cho việc chữa lành bệnh nhân trong các lời cầu nguyện chung hoặc lời cầu nguyện của tín hữu, khi điều này được phép.
Điều 8 – § 1. Thừa tác vụ trừ quỷ phải được thi hành trong sự phụ thuộc chặt chẽ vào Giám mục giáo phận, và phù hợp với quy định của điều giáo luật 1172, Thư của Bộ Giáo lý Đức tin ngày 29 tháng 9 năm 1985, (31) và Rituale Romanum (32).
§ 2. Các lời cầu nguyện trừ quỷ ghi trong Rituale Romanum phải tách biệt khỏi các buổi lễ chữa lành, dù phụng vụ hay không phụng vụ.
§ 3. Tuyệt đối cấm đưa những lời cầu nguyện trừ quỷ như vậy vào việc cử hành Thánh lễ, các bí tích hoặc Phụng vụ các giờ kinh.
Điều 9 – Những người điều hành các buổi lễ chữa lành, dù phụng vụ hay không phụng vụ, phải cố gắng duy trì bầu không khí sùng đạo thanh thản trong cộng đoàn và thực hiện sự thận trọng cần thiết nếu việc chữa lành diễn ra giữa những người hiện diện; khi buổi lễ kết thúc, mọi lời chứng có thể được thu thập một cách trung thực và chính xác và nộp cho cơ quan giáo hội thích hợp.
Điều 10 – Sự can thiệp có thẩm quyền của Giám mục giáo phận là phù hợp và cần thiết khi các lạm dụng được kiểm nhận trong các buổi chữa lành phụng vụ hoặc không phụng vụ, hoặc khi có tai tiếng rõ ràng trong cộng đồng tín hữu, hoặc khi thiếu nghiêm trọng việc tuân thủ phụng vụ hoặc chuẩn mực kỷ luật.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tại buổi tiếp kiến dành cho Đức Hồng Y Tổng trưởng ký tên dưới đây, đã phê chuẩn Huấn thị hiện tại, được thông qua trong Phiên họp thường lệ của Bộ này, và ra lệnh công bố nó.
Rôma, từ Văn phòng Bộ Giáo lý Đức tin, ngày 14 tháng 9 năm 2000, Lễ Khải hoàn Thánh Giá.
+ Hồng Y Joseph. RATZINGER
Tổng trưởng
+ Tarcisio BERTONE, S.D.B. Tổng Giám Mục Hưu trí của Vercelli
Thư ký
Chú thích
(1) Gioan Phaolô II, Tông huấn Christifideles laici, 53: AAS 81(1989), 498.
(2) Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 1502.
(3) Gioan Phaolô II, Tông thư Salvifici doloris, 11: AAS 76(1984), 212.
(4) Rituale Romanum, Ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum, Auctoritate Pauli PP. VI ban hành, Ordo Unctionis Infirmorum eorumque Pastoralis Curae, Editio typica, Typis Polyglottis Vaticanis, MCMLXXII, 2.
(5) Gioan Phaolô II, Tông thư Salvifici doloris, 19: AAS 76(1984), 225.
(6) Gioan Phaolô II, Tông huấn Christifideles laici, 53: AAS 81(1989), 499.
(7) Như trên, 53.
(8) Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1511.
(9) Xem Rituale Romanum, Ordo Unctionis Infirmorum eorumque Pastoralis Curae, 5.
(10) Như trên, 75.
(11) Xem Như trên, 77.
(12) Missale Romanum, Ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum, Auctoritate Pauli PP. VI Promulgatum, Editio typica altera, Typis Polyglottis Vaticanis, MCMLXXV, 838-839.
(13) Xem. Rituale Romanum, Ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum, Auctoritate Ioannis Paulii II promulgatum, De Benedictionibus, Editio typica, Typis Polyglottis Vaticanis, MCMLXXXIV, 305.
(14) Như trên, 306-309.
(15) Như trên, các số 315-316.
(16) Đã dẫn, số 319.
(17) Rituale Romanum, Ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum, Auctoritate Pauli PP. VI ban hành, Ordo Unctionis Infirmorum eorumque Pastoralis Curae, Editio typica, Typis Polyglottis Vaticanis, MCMLXXII, 3.
(18) Xem. CÔNG ĐỒNG TRENT, sess. XIV, Doctrina de Sacramento extremae unctionis, cap. 2: DS 1696.
(19) AUGUSTINUS IPPONIENSIS, Epistulae 130, VI,13 (= PL 33,499).
(20) Xem. AUGUSTINUS IPPONIENSIS, De Civitate Dei 22, 8,3 (= PL 41,762-763).
(21) Xem. Sách Lễ Romanum, 563.
(22) Cùng nguồn, Oratio Universalis, n. X (Pro tribulatis), 256.
(23) Rituale Romanum, Ordo Unctionis Infirmorum eorumque Pastoralis Curae, 75.
(24) GOAR J., Euchologion sive Rituale Graecorum, Venetiis 1730 (Graz 1960), 338.
(25) DENZINGER H., Ritus Orientalium in administrandis Sacramentis, vv. I-II, Würzburg 1863 (Graz 1961), v. II, 497-498.
(26) Rituale Romanum, Ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum, Auctoritate Pauli PP. VI promulgatum, De Sacra Communione et de Cultu Mysterii Eucharistici Extra Missam, Editio typica, Typis Polyglottis Vaticanis, MCMLXXIII, 82.
(27) Xem Rituale Romanum, De Benedictionibus, 290-320.
(28) Như trên, 39.
(29) Và những người ngang hàng với người đó theo điều luật 381, § 2.
(30) Xem BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Hướng dẫn về một số khía cạnh của việc sử dụng các công cụ truyền thông xã hội trong việc cổ vũ giáo lý đức tin: Libreria Editrice Vaticana (1992).
(31) Xem BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Epistula Inde ab aliquot annis, Ordinariis locorum missa: in mentem normalae vigentes de exorcismis revocantur: AAS 77(1985), 1169-1170.
(32) Rituale Romanum, Ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum, Auctoritate Ioannis Paulii II promulgatum, De exorcismus et supplicationibus quibusdam, Editio typica, Typis Polyglottis Vaticanis, MIM, Praenotanda, 13-19.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Mùa Chay 2024 _ Hội Cao Niên CG Thánh Linh Tempe
Phan Hoàng Phú Quý
16:47 19/03/2024
Hội Cao Niên Công Giáo Thánh Linh Tempe
Hành Hương Mùa Chay 2024.
Xem Hình
(Jarnell-Arizona) Trong tâm tình Mùa Chay, mùa hãm mình, hy sinh và làm việc bác ái, Hội Cao Niên Công Giáo Thánh Linh đã tổ chức buổi hành hương Mùa Chay tại The Shrine of St.Joseph of the Mountains thuộc thành phố Jarnell, bang Arizona, vào lúc 8 giờ sáng thứ Bảy ngày 16 tháng 3 năm 2024.
Mặc dù tiết trời se lạnh, và nha khí tượng tiên đoán vẫn còn tuyết trên các sườn đồi núi tại Jarnell cũng như các vùng phụ cận, thế nhưng không phải vì vậy mà làm chùng lòng những vị cao niên muốn hành hương trong mùa chay này.
Đặc biệt năm nay có linh mục Vương Thiện Quốc phụ tá giáo xứ Thánh Linh và cũng là vị Linh Hướng cho Hội Cao Niên Công Giáo cùng đi Hành Hương nên có nhiều anh chị em ghi danh tham dự.
Chúng tôi hẹn nhau có mặt tại khuôn viên giáo xứ lúc 8 giờ sáng, và khởi hành lúc 8 giờ 30, thời gian từ thành phố Tempe đến Jarnell mất khoảng 2 giờ lái xe, ngồi trên xe mọi người cùng nhau lần hạt mân côi, đọc kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa, hát thánh ca và chia sẽ với nhau về các câu chuyện vui buồn trong cuộc sống hàng ngày.
Đúng 10 giờ 30 chúng tôi đã có mặt tại Đền Thánh Thánh Giuse, cùng quây quần bên nhau lấy vài tấm hình kỷ niệm rồi bắt đầu suy gẫm 14 Chặng Đàng Thánh Giá.
Lạy Chúa, Chúa đã phán: Ai muốn theo Ta, phải vác Thập giá hằng ngày mà theo Ta. Xin cho chúng con biết yêu mến thập giá mà Chúa gửi đến trong cuộc sống. Xin giúp chúng con sống cuộc đời mới khi theo chân chúa trên đường khổ nạn này. Xin Chúa dạy chúng con biết rằng, đường đau khổ là đường đưa tới vinh quang, và triều thiên Thiên quốc chỉ dành cho những ai một đời biết hy sinh phục vụ tha nhân.
1 Nơi thứ nhất : Chúa Giêsu chịu bản án bất công
2 Nơi thứ hai : Chúa Giêsu vác thánh giá
3 Nơi thư ba : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
4 Nơi thứ tư : Chúa Giêsu gặc Đức Mẹ
5 Nơi thứ năm : Ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa
6 Nơi thứ sáu : Bà Veronica lau mặt Chúa
7 Nơi thứ bảy : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
8 Nơi thứ tám : Chúa Giêsu gặp những người phụ nữ thành Giêrusalem
9 Nơi thứ chín : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
10 Nơi thứ 10 : Quân dữ lột áo Chúa Giêsu
11 Nơi thứ 11 : Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá
12 Nơi thứ 12 : Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá
13 Nơi thứ 13 : Tháo xác Chúa xuống và trao vào tay Đức Mẹ
14 Nơi thứ 14 : Táng xác Chúa Giêsu trong mồ.
Mỗi chặng đường là một bài học cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi và noi theo, như trong lời kinh chúng ta thường hát:
Lạy Chúa xin cho chúng con bước đi theo Ngài
Xin cho chúng con cùng vác với Ngài
Thập giá trên đường đời con đi
Lạy Chúa xin cho con đóng đinh với Ngài
Xin cho con cùng chết với Ngài
Để được sống với Ngài vinh quang.
Sau giờ suy gẫm 14 chặng đành Thánh Giá là giờ nghĩ ngơi ăn trưa, thời gian này cũng là lúc mọi người chia sẽ với nhau những cãm nghiệm trong lúc đi qua 14 chặng Thánh Giá.
Nhiều người rất xúc động, vì đây là lần đầu tiên họ đến hành hương và biết được nơi chốn linh thiêng này, mặc dù họ sống ở đây một thời gian khá dài, có người đã đến đây nhiều lần rồi, nhưng hôm nay lại đến sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Virus Covid-19. Vì sinh kế gia đình, vân vân.
Trên khuôn mặt mọi người ai nấy đều biểu hiện một nét vui tươi, hớn hở vì họ đã được diễm phúc có những giây phút sống gần gũi bên Chúa khi đi qua 14 chặng Đàng Thánh Giá và nhất là được ôm ấp Chúa, được hôn Chúa trong Mồ, được nghe cha linh hướng chia sẽ và dẫn giải về hành trình khổ nạn của Chúa.
Trước khi ra về, chúng tôi lại một lần nữa quây quần chung quanh Thánh Tượng Chúa Sống Lại cùng nhau đọc kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa, xin ơn chữa lành và cầu xin bình an trên mọi nẽo đường chúng con ra về.
Mùa Chay cũng là Mùa Thống Hối Ăn Năn trở về bên Chúa.
Cha ơi ! Nay con trở về
Tội đầy cùng trời với Cha.
Bao nhiêu tháng năm hoang đàng
Một lần ghi dấu ăn năn
Con xin làm người tôi hầu
Trọn đời bên Cha dấu yêu
Rồi mai những khi âu sầu
Còn được tình Cha xót thương nhiều.
Cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết sống trọn hảo trong mùa chay này để xứng đáng đón nhận hồng ân Phục Sinh. Amen !
Hồng Phúc và Thái Lương
Tường thuật từ Jarnell Arizona
Hành Hương Mùa Chay 2024.
Xem Hình
(Jarnell-Arizona) Trong tâm tình Mùa Chay, mùa hãm mình, hy sinh và làm việc bác ái, Hội Cao Niên Công Giáo Thánh Linh đã tổ chức buổi hành hương Mùa Chay tại The Shrine of St.Joseph of the Mountains thuộc thành phố Jarnell, bang Arizona, vào lúc 8 giờ sáng thứ Bảy ngày 16 tháng 3 năm 2024.
Mặc dù tiết trời se lạnh, và nha khí tượng tiên đoán vẫn còn tuyết trên các sườn đồi núi tại Jarnell cũng như các vùng phụ cận, thế nhưng không phải vì vậy mà làm chùng lòng những vị cao niên muốn hành hương trong mùa chay này.
Đặc biệt năm nay có linh mục Vương Thiện Quốc phụ tá giáo xứ Thánh Linh và cũng là vị Linh Hướng cho Hội Cao Niên Công Giáo cùng đi Hành Hương nên có nhiều anh chị em ghi danh tham dự.
Chúng tôi hẹn nhau có mặt tại khuôn viên giáo xứ lúc 8 giờ sáng, và khởi hành lúc 8 giờ 30, thời gian từ thành phố Tempe đến Jarnell mất khoảng 2 giờ lái xe, ngồi trên xe mọi người cùng nhau lần hạt mân côi, đọc kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa, hát thánh ca và chia sẽ với nhau về các câu chuyện vui buồn trong cuộc sống hàng ngày.
Đúng 10 giờ 30 chúng tôi đã có mặt tại Đền Thánh Thánh Giuse, cùng quây quần bên nhau lấy vài tấm hình kỷ niệm rồi bắt đầu suy gẫm 14 Chặng Đàng Thánh Giá.
Lạy Chúa, Chúa đã phán: Ai muốn theo Ta, phải vác Thập giá hằng ngày mà theo Ta. Xin cho chúng con biết yêu mến thập giá mà Chúa gửi đến trong cuộc sống. Xin giúp chúng con sống cuộc đời mới khi theo chân chúa trên đường khổ nạn này. Xin Chúa dạy chúng con biết rằng, đường đau khổ là đường đưa tới vinh quang, và triều thiên Thiên quốc chỉ dành cho những ai một đời biết hy sinh phục vụ tha nhân.
1 Nơi thứ nhất : Chúa Giêsu chịu bản án bất công
2 Nơi thứ hai : Chúa Giêsu vác thánh giá
3 Nơi thư ba : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
4 Nơi thứ tư : Chúa Giêsu gặc Đức Mẹ
5 Nơi thứ năm : Ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa
6 Nơi thứ sáu : Bà Veronica lau mặt Chúa
7 Nơi thứ bảy : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
8 Nơi thứ tám : Chúa Giêsu gặp những người phụ nữ thành Giêrusalem
9 Nơi thứ chín : Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
10 Nơi thứ 10 : Quân dữ lột áo Chúa Giêsu
11 Nơi thứ 11 : Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá
12 Nơi thứ 12 : Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá
13 Nơi thứ 13 : Tháo xác Chúa xuống và trao vào tay Đức Mẹ
14 Nơi thứ 14 : Táng xác Chúa Giêsu trong mồ.
Mỗi chặng đường là một bài học cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi và noi theo, như trong lời kinh chúng ta thường hát:
Lạy Chúa xin cho chúng con bước đi theo Ngài
Xin cho chúng con cùng vác với Ngài
Thập giá trên đường đời con đi
Lạy Chúa xin cho con đóng đinh với Ngài
Xin cho con cùng chết với Ngài
Để được sống với Ngài vinh quang.
Sau giờ suy gẫm 14 chặng đành Thánh Giá là giờ nghĩ ngơi ăn trưa, thời gian này cũng là lúc mọi người chia sẽ với nhau những cãm nghiệm trong lúc đi qua 14 chặng Thánh Giá.
Nhiều người rất xúc động, vì đây là lần đầu tiên họ đến hành hương và biết được nơi chốn linh thiêng này, mặc dù họ sống ở đây một thời gian khá dài, có người đã đến đây nhiều lần rồi, nhưng hôm nay lại đến sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Virus Covid-19. Vì sinh kế gia đình, vân vân.
Trên khuôn mặt mọi người ai nấy đều biểu hiện một nét vui tươi, hớn hở vì họ đã được diễm phúc có những giây phút sống gần gũi bên Chúa khi đi qua 14 chặng Đàng Thánh Giá và nhất là được ôm ấp Chúa, được hôn Chúa trong Mồ, được nghe cha linh hướng chia sẽ và dẫn giải về hành trình khổ nạn của Chúa.
Trước khi ra về, chúng tôi lại một lần nữa quây quần chung quanh Thánh Tượng Chúa Sống Lại cùng nhau đọc kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa, xin ơn chữa lành và cầu xin bình an trên mọi nẽo đường chúng con ra về.
Mùa Chay cũng là Mùa Thống Hối Ăn Năn trở về bên Chúa.
Cha ơi ! Nay con trở về
Tội đầy cùng trời với Cha.
Bao nhiêu tháng năm hoang đàng
Một lần ghi dấu ăn năn
Con xin làm người tôi hầu
Trọn đời bên Cha dấu yêu
Rồi mai những khi âu sầu
Còn được tình Cha xót thương nhiều.
Cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết sống trọn hảo trong mùa chay này để xứng đáng đón nhận hồng ân Phục Sinh. Amen !
Hồng Phúc và Thái Lương
Tường thuật từ Jarnell Arizona
VietCatholic TV
Thị trấn trọng điểm lọt vào tay quân nổi dậy Nga. Tuần qua, Moscow mất 6.000 quân. Hỏa tiễn Taurus
VietCatholic Media
04:59 19/03/2024
1. Kyiv cho biết Nga mất gần 6.000 quân trong một tuần
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Loses Nearly 6,000 Troops in One Week: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo số liệu thống kê do quân đội Ukraine công bố hôm Chúa Nhật, Nga đã hứng chịu 5.760 thương vong trong tuần qua, khi những bước tiến của Mạc Tư Khoa về phía tây dọc theo chiến tuyến khiến lực lượng của nước này phải trả giá đắt.
Quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này đã mất 1.160 binh sĩ trong 24 giờ qua. Kyiv cho biết Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng 430.740 chiến binh kể từ khi tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Đầu tháng 3, chính phủ Anh cho biết số thương vong hàng tháng của Nga trong suốt tháng 2 đã đạt mức cao nhất kể từ khi lực lượng Mạc Tư Khoa tiến vào Ukraine để tấn công toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Luân Đôn cho biết Nga có thể đã phải hứng chịu hơn 335.000 thương vong trong thời gian này. Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo rằng điều này “gần như chắc chắn phản ánh cam kết của Nga đối với chiến tranh quy mô lớn và tiêu hao”.
Cuộc chiến kéo dài hơn hai năm cũng đã khiến Ukraine phải trả giá đắt. Nga hôm Chúa Nhật cho biết Kyiv mất khoảng 900 chiến binh trong ngày qua, nhưng không đưa ra ước tính về tổng số thương vong của Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022.
Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết Nga đã mất 11 xe tăng trong 24 giờ qua, nâng tổng số xe tăng Nga bị mất trong tuần qua lên 51. Theo Kyiv, kể từ tháng 2 năm 2022, Mạc Tư Khoa đã mất 6.790 xe tăng. Bộ Quốc phòng Nga hôm Chúa Nhật cho biết Ukraine đã mất tổng cộng 15.509 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác. Điều này không thể được xác minh bởi Newsweek.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ, tổn thất nặng nề cho cả hai bên xảy ra khi Nga có thể đã chiếm được hai thị trấn ở miền đông Ukraine. Quân đội Nga có thể đã kiểm soát Tonenke và Nevelske, những thị trấn ở phía tây và tây nam thành phố Avdiivka do Mạc Tư Khoa kiểm soát vào cuối tuần trước, tổ chức nghiên cứu này cho biết hôm thứ Bảy.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết lực lượng của họ đã đẩy lùi 11 cuộc tấn công của Nga xung quanh Tonenke và Nevelske, cũng như xung quanh các làng Berdychi và Pervomaiske.
Chính phủ Nga hôm Chúa Nhật cho biết chiến binh của họ đã phá hủy các vị trí của Ukraine xung quanh Tonenke và đẩy lùi các cuộc phản công của Ukraine xung quanh Berdychi và Pervomaiske.
2. Macron kêu gọi ngừng bắn Ukraine-Nga trong Thế vận hội Paris
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Macron to call for Ukraine-Russia cease-fire during Paris Olympics”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Tổng thống Pháp nói với đài truyền hình Ukraine rằng ông sẽ tôn trọng quyết định của Ủy ban Olympic về việc cho phép các vận động viên Nga thi đấu dưới lá cờ trung lập.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Ukraine hôm thứ Bảy rằng Pháp sẽ yêu cầu Nga giám sát lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong Thế vận hội Olympic mùa hè này ở Paris.
“Nó sẽ được yêu cầu,” Macron nói, trước khi một thông dịch viên lồng tiếng dẫn lời tổng thống Pháp nói rằng Pháp sẽ làm như vậy phù hợp với tinh thần của phong trào Olympic. “Đây là một thông điệp hòa bình.”
Thế vận hội Paris sẽ diễn ra từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8, với 10.500 vận động viên đến từ 206 quốc gia tranh tài trong suốt hai tuần rưỡi.
Ông Macron cho biết Pháp sẽ tôn trọng quyết định của Ủy ban Olympic cho phép các vận động viên Nga thi đấu dưới lá cờ trung lập.
“Tất nhiên, chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ màn trình diễn của họ để không ai lợi dụng các vận động viên trong tình huống này”, ông nói qua phiên dịch viên.
Tổng thống Pháp cũng cân nhắc về cuộc bầu cử tổng thống Nga, trong đó Vladimir Putin dự kiến sẽ nắm quyền nhiệm kỳ thứ năm sau khi không gặp phải sự phản đối thực sự nào. Khi được hỏi liệu ông có công nhận kết quả bầu cử hay không, ông Macron không đưa ra câu trả lời thẳng thắn.
Ông nói: “Đây là câu hỏi dành cho lãnh đạo nước ngoài, có nên chấp nhận hay không”. “Nhưng câu hỏi là chúng ta nên nhìn nhận tình hình như thế nào và liệu chúng ta có nên đưa ra câu trả lời cho mình hay không.”
Ông nói tiếp rằng Nga có thể được coi là “một quốc gia đế quốc và một chế độ độc tài” giết chết các đối thủ chính trị và gây chiến với các nước láng giềng.
Nhưng theo cách giải thích thì ông không đưa ra câu trả lời có hay không.
3. Chuyện khôi hài, một quận của Nga công bố Putin thua đậm, sau đó hối hả sửa chữa thất bại bầu cử bất ngờ của Putin
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian District Scrambles to Correct Putin's Surprise Election Defeat”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.
Theo truyền thông địa phương, một khu vực bỏ phiếu của Nga ở miền nam Siberia đã phải gấp rút kiểm lại phiếu bầu sau khi ứng cử viên tổng thống Nikolai Kharitonov nhận được nhiều phiếu hơn Vladimir Putin trong cuộc bầu cử kéo dài từ ngày 15 đến 17 tháng 3.
Kết quả bỏ phiếu được kiểm lại tại một điểm bỏ phiếu ở thành phố Barnaul, Cộng hòa Altai sau khi ủy ban bầu cử Nga phát hiện “lỗi kỹ thuật”. Nó dẫn đến việc ứng cử viên kỳ cựu Kharitonov của Đảng Cộng sản nhận được 763 phiếu bầu - gấp 10 lần số phiếu bầu cho Putin, cơ quan truyền thông độc lập của Nga Meduza đưa tin. Kết quả mới vẫn chưa được biết. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Cuộc thăm dò ý kiến do Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga và Quỹ Ý kiến Công chúng do nhà nước điều hành cho thấy Putin đã giành được 87% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống, củng cố quyền lực của ông trong sáu năm nữa.
Theo những thay đổi hiến pháp được thực hiện trước cuộc chiến ở Ukraine, Putin có thể tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2036.
Hoa Kỳ đã tố cáo tuyên bố giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử của Putin là “rõ ràng không có tự do và công bằng”. Kết quả bỏ phiếu cũng bao gồm tổng số từ năm khu vực của Ukraine bị Nga xâm lược.
Các cuộc bầu cử ở Nga trong lịch sử thường bị hủy hoại bởi sự thao túng, gian lận phiếu bầu và cưỡng bức bỏ phiếu. Những người chỉ trích Putin nhiều nhất thường bị cấm tranh cử tổng thống, trong khi những nhân vật đối lập thường bị bỏ tù hoặc bị lưu đày.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov trước đây nói rằng cuộc bầu cử tổng thống Nga “không thực sự là dân chủ” mà là một “bộ máy quan liêu tốn kém”. Ông dự đoán ít nhất 90% chiến thắng sẽ thuộc về Putin trong năm nay.
Sáng thứ Hai, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết số người tham gia cuộc bầu cử tổng thống Nga ở nước ngoài – 372.779 – là “chưa từng có”.
“Tất nhiên, những con số này là chưa từng có”, bà ta nói trên truyền hình nhà nước, hãng tin Tass đưa tin. Bà ta nói thêm rằng có một sự đổ xô rất lớn tại một số điểm bỏ phiếu, “điều này, cùng với những lý do khác, được kích thích bởi thực tế là một số tổng lãnh sự quán đã bị đóng cửa ở các quốc gia không thân thiện.”
Tass cho biết số lượng cử tri đi bỏ phiếu kỷ lục đã được ghi nhận trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Putin ghi nhận sự ủng hộ to lớn của công chúng dành cho ông ta.
“Tất cả các kế hoạch mà chúng tôi đưa ra để phát triển nước Nga chắc chắn sẽ được thực hiện và đạt được mục tiêu”, ông Putin nói với các phóng viên ở Mạc Tư Khoa. “Chúng tôi đã đưa ra những kế hoạch hoành tráng và sẽ làm mọi cách để thực hiện chúng.”
4. Các cuộc tấn công tiếp tục xảy ra ở tỉnh Belgorod của Nga
Các cuộc tấn công tiếp tục xảy ra ở tỉnh Belgorod của Nga, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không đã bắn hạ 15 hỏa tiễn. Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, cho biết một người đàn ông và một phụ nữ đã thiệt mạng ở tỉnh Belgorod hôm thứ Hai, và một người khác thiệt mạng do pháo kích của Ukraine ở thành phố Grayvoron của Nga. Các vụ đánh bom mới hôm thứ Hai đã khiến chính quyền phải đóng cửa các trường học và trung tâm mua sắm.
Gladkov cho biết 5 người bị thương khi một máy bay không người lái của Ukraine đâm vào một chiếc xe hơi ở làng Glotovo, cách biên giới Ukraine 2 km. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói với truyền thông nhà nước rằng Vladimir Putin đang được các lãnh đạo quân sự của ông “thông báo liên tục” về tình hình ở biên giới. Putin hoàn toàn chắc chắn về chiến thắng trong cuộc bầu cử sau khi phe bất đồng chính kiến bị dập tắt.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy cho biết “các nhóm trinh sát” của Ukraine đã cố gắng xâm nhập từ khu vực Sumy của Ukraine. Điều đó xảy ra sau một cuộc tấn công vũ trang được tuyên bố bởi những người chống đối Điện Cẩm Linh có trụ sở ở Ukraine vào hôm thứ Ba tại khu vực Belgorod và Kursk. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng an ninh của họ đã tiêu diệt 30 chiến binh. Ngược lại, Quân đoàn tình nguyện Nga - một trong những nhóm tuyên bố đã vượt biên hôm thứ Ba - lại tung ra một đoạn video cho biết họ đã bắt giữ 25 binh sĩ Nga.
5. Reuters đưa tin, tỷ lệ cử tri đi bầu cử trên toàn quốc đã vượt qua mức 67,5% của năm 2018.
Không có con số thống kê độc lập về việc có bao nhiêu người trong số 114 triệu cử tri Nga tham gia các cuộc biểu tình đối lập, nhưng hàng chục ngàn cảnh sát và quan chức an ninh đã có mặt.
Theo OVD-Info, một nhóm giám sát các cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến, ít nhất 74 người đã bị bắt vào Chúa Nhật trên khắp nước Nga.
Các nhà báo của Reuters đưa tin đã chứng kiến sự gia tăng dòng cử tri, đặc biệt là những người trẻ tuổi, vào buổi trưa tại các điểm bỏ phiếu ở Mạc Tư Khoa, St Petersburg và Ekaterinburg, với hàng trăm người, thậm chí hàng ngàn người.
Điều này rất có ý nghĩa vì những người ủng hộ đối thủ nổi bật nhất của Putin là Alexei Navalny, người đã chết trong nhà tù ở Bắc Cực vào tháng trước, đã kêu gọi người Nga biểu tình “Buổi trưa chống lại Putin” để thể hiện sự bất đồng quan điểm của họ đối với một nhà lãnh đạo mà họ cho là một kẻ chuyên quyền tham nhũng..
Một số cử tri có mặt vào buổi trưa cho biết họ đang biểu tình, mặc dù Reuters đưa tin có rất ít dấu hiệu bên ngoài để phân biệt họ với cử tri bình thường.
6. Putin có thể là kẻ lừa đảo lớn nhất trong cuộc bầu cử giả mạo của ông ta
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin may be the biggest dupe of his fake election landslide”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Với kết quả chính thức cho thấy ông đã giành được gần 90% phiếu bầu, liệu nhà độc tài Nga đã chơi quá tay hay không?
“Kết quả quan trọng nhất của bất kỳ cuộc bầu cử nào ở Nga là tính hợp pháp,” Vladimir Putin nói với các quan chức bầu cử hàng đầu của Nga khi họ tập trung tại dinh thự của ông ở ngoại ô Mạc Tư Khoa vào tháng 11. “Đó là nền tảng của sự ổn định chính trị.”
Hôm Chúa Nhật, sau ba ngày bỏ phiếu, cũng chính những quan chức đó đã tuyên bố chiến thắng áp đảo cho tổng thống.
Kết quả sơ bộ cho thấy Putin đã giành được kỷ lục 87% số phiếu bầu, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 73%, đánh bại ngay cả những dự đoán lạc quan nhất ủng hộ Điện Cẩm Linh.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Putin sẽ sử dụng kết quả này làm bằng chứng cho sự ủng hộ của đông đảo người dân. Nhưng một cuộc bầu cử méo mó như vậy – trong đó tất cả những kẻ thách thức đều bị nghiền nát và ngay cả những người đã chết cũng có thể bỏ phiếu cho Putin – có nguy cơ làm suy yếu sự ổn định chính trị mà ông mong muốn.
Cuộc bầu cử này là một mức thấp lịch sử đối với nước Nga thời hậu Xô Viết.
David Kankiya, thuộc nhóm giám sát độc lập Golos, nói với POLITICO: “Trong những năm qua, chính quyền tổng thống ngày càng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho chính mình”. “Nhưng lần này nó đã đạt tới đỉnh cao chưa từng có.”
Ngay cả khi không tính đến việc đàn áp phe đối lập, cuộc bỏ phiếu vẫn ít cạnh tranh nhất trong lịch sử hiện đại của Nga: Chỉ có ba ứng cử viên Điện Cẩm Linh nhằm tách Putin ra khỏi cuộc bỏ phiếu kiểu Stalin trong đó chỉ có một ứng cử viên duy nhất.
Nó cũng kém minh bạch nhất: Chưa bao giờ có rất ít nhà quan sát độc lập với ít quyền truy cập như vậy (đáng chú ý là nhà lãnh đạo Golos đang ở trong tù.)
Và trong một trường hợp đầu tiên khác, ở khoảng 29 khu vực, bao gồm cả những khu vực có xu hướng biểu tình nhất, việc bỏ phiếu diễn ra bằng điện tử, được các nhà giám sát bầu cử độc lập mô tả là một phương pháp “hộp đen” được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giả mạo phiếu bầu.
Nhưng có lẽ vi phạm trắng trợn nhất trong “khung cảnh bất hợp pháp này”, Ekaterina Schulmann, nhà phân tích chính trị người Nga tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia ở Berlin, cho biết, là một đội quân bỏ phiếu gồm “những linh hồn đã chết”.
Điều này đặc biệt đúng với số phiếu bầu từ “các vùng lãnh thổ mới” bị Nga xâm lược ở Ukraine, nơi các cơ quan bầu cử cho biết có khoảng 4,6 triệu cử tri tiềm năng. Con số đó phù hợp với số liệu thống kê cũ của Ukraine từ thời bình, nhưng hầu như không tương ứng với dân số hiện tại.
Schulmann nói: “Rõ ràng là trong thời chiến, nhiều người bị giết, và nhiều người phải rời đi”.
7. Lực lượng kháng chiến gây ra vụ nổ gần một điểm bỏ phiếu ở Skadovsk bị Nga tạm chiếm
Lực lượng kháng chiến đã gây ra vụ nổ gần một trạm bỏ phiếu ở Skadovsk bị Nga tạm chiếm ở tỉnh Kherson, khiến 5 binh sĩ Nga bị thương, trung tâm kháng chiến quốc gia Ukraine cho biết. Trung tâm cho biết vụ nổ đã buộc chính quyền Nga ở Skadovsk phải hủy bỏ việc bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu và chỉ cho phép bỏ phiếu ở những nơi cư trú.
Nexta đưa tin đã xảy ra 11 vụ đốt các điểm bỏ phiếu ở Nga, cùng với 19 trường hợp thùng phiếu bị cây xanh và sơn làm hỏng. Chính quyền Nga đã đề xuất mức án 8 năm tù cho những người liên quan.
8. Phản ứng của Tổng thống Zelenskiy trước các cuộc bầu cử ở Nga
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói”
Ngày nay, nhà độc tài Nga bắt chước một “cuộc bầu cử” khác. Mọi người trên thế giới đều hiểu rằng người này, giống như nhiều người khác trong suốt lịch sử, đã trở nên bệnh hoạn với quyền lực và sẽ không dừng lại ở việc cai trị mãi mãi. Không có điều ác nào mà ông ta không làm để duy trì quyền lực cá nhân của mình. Và không ai trên thế giới có thể được bảo vệ khỏi điều này. Tôi biết ơn mọi quốc gia, mọi nhà lãnh đạo và tổ chức quốc tế đã và sẽ tiếp tục vạch trần đích danh những thứ này. Mọi việc Nga làm trên vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine đều là tội ác. Cần phải có sự đáp trả công bằng đối với mọi việc mà những kẻ sát nhân người Nga đã làm trong cuộc chiến này để bảo đảm quyền cai trị vĩnh viễn của Putin. Chỉ có một điều khiến ông ta sợ nhất: đó là trách nhiệm giải trình. Việc giả mạo “các cuộc bầu cử” này không có tính hợp pháp và không thể có bất kỳ tính hợp pháp nào. Con người này cuối cùng phải ra trước vòng móng ngựa ở The Hague. Đây là điều chúng ta phải bảo đảm. Bất cứ ai trên thế giới coi trọng cuộc sống và sự tử tế đều phải coi trọng điều này.
9. Phiến quân Nga tuyên bố đã chiếm được mục tiêu chính trong cuộc đột kích xuyên biên giới
Quân cách mạng Nga thân Ukraine tuyên bố đã giành quyền kiểm soát một thị trấn biên giới Nga và tòa nhà hành chính của nơi này vào hôm Chúa Nhật, trùng với ngày bỏ phiếu cuối cùng dự kiến sẽ bảo đảm một nhiệm kỳ mới cho Tổng thống Vladimir Putin.
Các lực lượng chống Putin liên kết với Kyiv đã giành quyền kiểm soát thị trấn Gorkovsky, ở vùng Belgorod của Nga giáp với Ukraine, Quân đoàn Tự do cho Nga, một tổ chức chống Điện Cẩm Linh của Nga, cho biết hôm Chúa Nhật.
Thị trấn nằm ngay sát biên giới phía đông bắc Ukraine. Hôm Chúa Nhật, Nga cho biết các nhóm Ukraine đã cố gắng xâm nhập vào một thị trấn gần Gorkovsky, nhưng không đề cập đến các tổ chức của quân cách mạng Nga cũng như tên của thị trấn.
Một tổ chức chống Điện Cẩm Linh có trụ sở tại Chechnya cho biết các tình nguyện viên Chechnya đã làm việc cùng với quân nổi dậy để chiếm thị trấn và chiếm giữ tòa nhà hành chính địa phương. Tiểu đoàn Siberia, một nhóm chống Putin khác cũng đăng tải một hình ảnh cho thấy các chiến binh của họ có tấm biển lấy từ trung tâm hành chính địa phương.
Một đoạn video do Quân đoàn Tự do cho Nga đăng tải hôm Chúa Nhật dường như cho thấy các chiến binh của nhóm bên ngoài tòa nhà ở Gorkovsky.
Các nhóm chống Điện Cẩm Linh đã cùng nhau tiến hành một cuộc tấn công vào Belgorod và khu vực biên giới Kursk từ lãnh thổ Ukraine vào đầu tuần này. Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã trấn áp cuộc nổi dậy xuyên biên giới, gọi các chiến binh Ukraine là “đội khủng bố” và quy trách nhiệm cho Kyiv.
Các nhóm chống Điện Cẩm Linh đã mô tả hành động của họ là một “hoạt động quân sự có giới hạn”, giống như cách nói của chính phủ Nga về cuộc chiến ở Ukraine là một “hoạt động quân sự đặc biệt”. Kyiv cho biết sau hành động hôm thứ Ba rằng các nhóm này đang hoạt động độc lập với Ukraine.
Roman Starovoit, thống đốc vùng Kursk của Nga, cho biết trên Telegram rằng Ukraine đã pháo kích các làng biên giới, nhưng không đề cập đến làng Gorkovsky.
Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod lân cận, hôm Chúa Nhật cho biết Ukraine đã tấn công làng Oktyabrsky, phía tây nam thành phố Belgorod, nhưng không đề cập đến Gorkovsky. Ông cho biết vào cuối ngày thứ Bảy rằng một số ngôi nhà ở Gorkovsky đã bị hư hại do pháo kích của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật rằng họ đã “ngăn chặn mọi nỗ lực xâm nhập vào lãnh thổ biên giới Liên bang Nga của các nhóm phá hoại và trinh sát của phiến quân Ukraine” xung quanh làng Kozinka ở Belgorod.
Kozinka nằm ngay phía đông Gorkovsky, nơi Mạc Tư Khoa không đề cập đến trong tuyên bố của mình.
Quân đoàn tình nguyện Nga hồi đầu tuần cho biết họ đã bắt giữ binh lính Nga và tuyên bố của Mạc Tư Khoa về việc tiêu diệt các nhóm nổi dậy là dối trá.
Phủ nhận sự liên quan trực tiếp đến các nhóm này, cơ quan tình báo quân sự Ukraine hôm thứ Bảy cho biết các tổ chức chống Điện Cẩm Linh đang “đạt được tiến bộ”, đồng thời nói thêm: “Họ không còn chỉ là một 'nhóm' nữa, giờ đây họ là một lực lượng.”
Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan GUR của Ukraine, cho biết trong bài phát biểu được truyền thông Ukraine đưa tin: “Họ đã chiến đấu ở nhiều điểm nóng nhất của Ukraine”. “Chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ họ nhiều nhất có thể.”
“Vladimir Putin, cả thế giới đã theo dõi trong nhiều ngày nay làm thế nào thành phố Belgorod, khu vực Belgorod và khu vực Kursk của Nga biến thành một khu vực chiến đấu tích cực”, Quân đoàn Tự do cho Nga cho biết trong một tuyên bố hồi đầu tuần này. “Cuộc bầu cử của bạn từ lâu đã trở thành một trò hề hoàn toàn.”
Chúa Nhật đánh dấu ngày cuối cùng của cuộc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống, được cộng đồng quốc tế cho là không công bằng và không tự do. Putin dự kiến sẽ giành được một nhiệm kỳ nắm quyền khác, củng cố quyền lực của ông trong sáu năm tới trong trường hợp không có ứng cử viên hợp pháp nào khác. Các quan chức Nga cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine trên diện rộng ở nhiều khu vực của Nga vào đầu giờ Chúa Nhật.
10. Putin ngất ngây hạnh phúc trước sự rạn nứt trong liên minh Đức về viện trợ Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin revels in German coalition rift over Ukraine aid”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Liên minh cầm quyền đang công khai tranh cãi với nhau về viện trợ cho Ukraine, khiến Berlin trở thành mục tiêu dễ dàng cho các hoạt động gây ảnh hưởng của Nga.
Đấu đá nội bộ giữa các đảng phái trong liên minh cầm quyền ba đảng ở Đức không phải là điều mới lạ, nhưng hiếm khi có những rạn nứt rõ ràng đến vậy - và hiếm khi nguy cơ đối với Âu Châu lại cao hơn.
Điểm tranh chấp chính trong những ngày và tuần gần đây là việc Thủ tướng Olaf Scholz kiên quyết từ chối gửi hỏa tiễn tầm xa Taurus tới Ukraine - loại vũ khí mà người Ukraine muốn có để có thể tấn công các mục tiêu sâu phía sau tiền tuyến, chẳng hạn như Cầu Kerch nối Nga và Crimea bị tạm chiếm. Các thành viên của Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do, gọi tắt là FDP, là đối tác liên minh của Scholz, đã kiên quyết ủng hộ việc gửi hỏa tiễn. Họ lý luận rằng Ukraine cần hỏa tiễn Taurus để đồng loạt đánh sập tất cả các con đường hậu cần của Nga, và hòa bình sẽ sớm được lập lại.
Sự bất đồng quan trọng đó đã diễn ra một cách công khai đáng kinh ngạc trong những ngày gần đây, tạo ra ấn tượng về sự rối loạn chức năng và chia rẽ, không chỉ làm suy yếu các nỗ lực của Âu Châu đúng vào thời điểm mà sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị đặt dấu hỏi. Nó khiến Người Đức đặc biệt là mục tiêu dễ dàng cho các hoạt động gây ảnh hưởng của Nga.
“Hãy xem họ đồng ý về điều gì,” Putin nói về cuộc tranh luận về Taurus của Đức trong một cuộc phỏng vấn trên truyền thông nhà nước Nga được phát sóng trong tuần này. “Chúng tôi đang theo dõi điều này rất chặt chẽ.”
Scholz gần đây đã tăng gấp đôi quan điểm bác bỏ Taurus của mình, lập luận rằng việc cung cấp hỏa tiễn Taurus cho Ukraine sẽ có nguy cơ xảy ra chiến tranh với Nga, bởi vì, ông lập luận, việc đó sẽ đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của binh lính Đức.
Scholz nói hôm thứ Tư: “Đó là ranh giới mà tôi không muốn vượt qua với tư cách là thủ tướng. Tôi có trách nhiệm ngăn chặn Đức tham gia vào cuộc chiến này.”
Các chính trị gia trong các đảng thành lập chính phủ liên minh của Scholz đã phản đối tuyên bố đó, cho rằng có những cách giải quyết để tránh sự tham gia trực tiếp của quân đội Đức - và rằng sự khó chịu rất công khai của Scholz, việc ông liên tục nhấn mạnh những gì ông không sẵn sàng làm, là trúng kế của Putin.
Trong một bài tiểu luận gần đây trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, nhà lập pháp nổi tiếng của Đảng Xanh Anton Hofreiter đã hợp tác với nhà lập pháp đối lập bảo thủ Norbert Röttgen để chỉ trích gay gắt lối hùng biện của Scholz về Ukraine và việc từ chối gửi hỏa tiễn, cáo buộc ông gieo rắc “nỗi sợ hãi và khủng bố” trong dân chúng..
Họ viết: “Chúng tôi chia sẻ mối lo ngại của thủ tướng về sự leo thang của chiến tranh”. “Nhưng hành động của ông ấy có nguy cơ chính xác là như vậy. Nếu bây giờ chúng ta không kiên quyết ủng hộ Ukraine, Putin sẽ có động lực đi xâm lược các nước khác”.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm Chúa Nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Đảng Xanh Annalena Baerbock bày tỏ sự cởi mở với một giải pháp tiềm năng có thể làm hài lòng tất cả các bên: đó là một cuộc trao đổi hỏa tiễn, trong đó Đức sẽ cung cấp hỏa tiễn Taurus cho Anh và đến lượt Anh, Anh sẽ gửi hỏa tiễn Taurus và hỏa tiễn Storm Shadow của mình cho Ukraine. “Đó sẽ là một lựa chọn,” Baerbock nói.
Tuy nhiên, vào tối thứ Ba, Scholz dường như đã từ chối lựa chọn này. “Sự rõ ràng của tôi là ở đó,” ông nói trong phòng thủ tướng.
Các chính trị gia FDP cũng đã công khai chỉ trích Scholz. Marie-Agnes Strack-Zimmermann, nhà lãnh đạo ủy ban quốc phòng của Bundestag, hôm thứ Năm đã bỏ phiếu với các nhà lập pháp đối lập bảo thủ ủng hộ đề xuất gửi hỏa tiễn Taurus tới Ukraine - lần thứ hai bà làm như vậy - phá vỡ liên minh của chính mình.
Không có gì bí mật khi Điện Cẩm Linh tìm cách gieo rắc sự chia rẽ ở Âu Châu và Mỹ. Tuy nhiên, gần đây, Scholz và chính phủ của ông đã khiến nhiệm vụ đó trở nên đặc biệt dễ dàng bằng cách truyền đi những nỗi sợ hãi và bất đồng của họ một cách công khai.
Điều đó giúp giải thích tại sao Điện Cẩm Linh rò rỉ âm thanh cuộc gọi trực tuyến bị chặn giữa các quan chức quân sự cao cấp của Đức thảo luận về cách sử dụng hỏa tiễn Taurus, bao gồm cả khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào Cầu Kerch, cho phép Putin dễ dàng thao túng cuộc tranh luận trong nước của Đức.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước tuần này, ông Putin đã đề cập đến việc cuộc gọi bị chặn. Đề cập đến các sĩ quan Đức, ông nói:
“Trước hết, họ tưởng tượng, tự phấn chấn lên. Thứ hai, họ đang cố đe dọa chúng ta. Đối với Đức, có những vấn đề mang tính chất hiến pháp. Họ có lý khi nói rằng sẽ vi phạm hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức nếu những chiếc Taurus này đâm vào phần cầu Crimea, mà ngay cả theo hiểu biết của họ là một phần vô điều kiện của Nga.”
Putin dường như đang ám chỉ đến một điều khoản trong luật cơ bản của Đức coi “chiến tranh xâm lược” là vi hiến. Nói cách khác, bạo chúa dường như đang đùa giỡn với Scholz và nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của anh ta: rằng người Nga sẽ coi việc sử dụng hỏa tiễn Taurus để bắn trúng cây cầu là hành vi xâm lược của Đức.
Việc Scholz không thể đưa ra một mặt trận thống nhất về viện trợ cho Ukraine trong chính phủ của mình đã đặt ra câu hỏi làm thế nào ông có thể giúp tạo nên một đường lối chung giữa các đồng minh Âu Châu. Scholz đã kêu gọi các đối tác Âu Châu “làm nhiều hơn nữa” để ủng hộ Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng Đức đã cung cấp nhiều viện trợ quân sự cho Ukraine hơn bất kỳ quốc gia Âu Châu nào khác.
Mặt khác, các nhà lãnh đạo Pháp và Anh cho rằng họ gửi những vũ khí quan trọng thực sự có ích trên chiến trường - bao gồm cả hỏa tiễn tầm xa của riêng họ. Đặc biệt, sự chia rẽ giữa Scholz và Macron gần đây đã trở nên gay gắt đến mức các nhà lãnh đạo cảm thấy buộc phải gặp nhau tại Berlin vào thứ Sáu tuần này, cùng với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, trong nỗ lực thể hiện sự đoàn kết của Âu Châu.
Lập trường của Scholz về hỏa tiễn Taurus dường như là một phần trong nỗ lực chính trị rộng lớn hơn nhằm thể hiện mình là một “thủ tướng hòa bình” - một nhà lãnh đạo Âu Châu có tư duy nhìn xa trông rộng, người biết cách hỗ trợ người Ukraine trong khi tránh xung đột rộng hơn với người Nga.
Ví dụ, trong một bài đăng trên mạng xã hội tuần này, thủ tướng nhấn mạnh trách nhiệm của Đức trong việc hỗ trợ Ukraine một cách mạnh mẽ. Ông nói: “Nhưng chúng tôi cũng có trách nhiệm phải thận trọng và bảo đảm rằng chúng tôi giúp đỡ Ukraine bằng sự hỗ trợ đồng thời ngăn chặn cuộc chiến này trở thành cuộc chiến giữa Nga và NATO”.
Đối với Scholz, người có tỷ lệ tán thành thấp trong lịch sử, việc đi theo đường lối này đã trở thành một phần trong nỗ lực của ông để tồn tại chính trị. Các cuộc thăm dò cho thấy người Đức ủng hộ đường lối của ông đối với hỏa tiễn Taurus, mặc dù nhìn chung ông không được ưa chuộng.
Việc Scholz thúc đẩy được coi là “thủ tướng hòa bình” cũng thể hiện một điều gì đó truyền thống đối với Đảng Dân chủ Xã hội của ông, là đảng theo đuổi mối quan hệ hòa dịu với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Câu hỏi đặt ra là liệu chính phủ của ông có đoàn kết khi ông cố gắng đi theo con đường này hay không, đặc biệt khi một số lời chỉ trích gay gắt nhất đối với đường lối này đến từ các đối tác liên minh của chính ông.
Điều đó được thể hiện rõ trong cuộc tranh luận quốc hội về hỏa tiễn Taurus ở Berlin hôm thứ Năm.
“Nếu chúng ta báo hiệu cho tên tội phạm chiến tranh vô lương tâm Putin rằng chúng ta sợ hãi, rằng chúng ta đang cãi vã với nhau, rằng chúng ta đang khuất phục trước sự tống tiền của hắn và sau đó làm quá ít, thì Vladimir Putin cũng có thể đi đến kết luận rằng ông ta vẫn có thể chịu một đòn trừng phạt cho một bước đi tàn bạo hơn - và nguy cơ này cũng phải được cân nhắc cẩn thận trước tất cả những mối nguy hiểm khác”, Agnieszka Brugger, một nhà lập pháp của Đảng Xanh cho biết.
Putin oán giận Tiệp vì trao hỏa tiễn ma cà rồng cho Kyiv. Chuyển biến: Quốc Hội Mỹ sang thăm Kyiv
VietCatholic Media
15:56 19/03/2024
1. Ma cà rồng RM-70 là gì? Mối đe dọa Đông Âu ám ảnh Belgorod của Nga
Tờ Newsweek đã đưa ra câu hỏi trên trong bài tường trình nhan đề “What Is RM-70 Vampire? Eastern European Menace Haunting Russia's Belgorod”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã phá hủy hàng chục hỏa tiễn được bắn từ lãnh thổ Ukraine bởi hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Vampire hay Ma Cà Rồng do Tiệp sản xuất vào cuối tuần qua, theo Mạc Tư Khoa, khi các cuộc đụng độ diễn ra dọc biên giới giữa hai nước.
Sáng thứ Hai, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã cắt đứt cuộc tấn công của Ukraine vào Belgorod bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt RM-70 Vampire. Mạc Tư Khoa cho biết lực lượng phòng không Nga “đã phá hủy 10 hỏa tiễn trên không” trên khu vực biên giới vào khoảng 8h30 sáng giờ địa phương. Vào thời điểm tương tự vào Chúa Nhật, Nga cho biết họ đã bắn hạ 9 hỏa tiễn Vampire trên vùng Belgorod, giáp biên giới phía đông bắc Ukraine.
Trong một tuyên bố riêng hôm Chúa Nhật, Điện Cẩm Linh cho biết lực lượng của họ đã bắn hạ 23 hỏa tiễn Vampire trong ngày qua và phá hủy một xe chiến đấu Vampire MLRS gần biên giới Belgorod với Ukraine.
Các lực lượng Ukraine đã sử dụng MLRS ma cà rồng kể từ những ngày đầu của cuộc chiến. Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn, cho biết chúng là những hệ thống pháo tiêu chuẩn được bắn thường xuyên trong các cuộc tấn công xuyên biên giới.
Bà nói với Newsweek rằng các hệ thống này được sử dụng trong “các đợt bắn tập trung”, phóng tới 40 hỏa tiễn trong vòng chưa đầy một phút. Bà nói thêm, chúng thường được sử dụng để nhắm vào thiết bị quân sự hoặc quân đội, thay vì các mục tiêu cứng rắn.
Miron cho biết, Vampire được chế tạo trên khung gầm của một chiếc xe tải 8 bánh, cho phép hệ thống nhanh chóng rời khỏi vị trí mà nó đã bắn trước khi đối phương có thể xác định được vị trí của nó và bắn trả.
Nga cho biết pháo binh đã bắn liên tục vào khu vực Belgorod mà nước này quy cho lực lượng Ukraine trong suốt hơn hai năm chiến tranh. Pháo kích đã trở thành chuyện thường xuyên, và thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov hôm thứ Hai cho biết hai người đã thiệt mạng trong vụ pháo kích xuyên biên giới ở làng Nikolskoe, phía nam thành phố Belgorod.
Ukraine có thể sẽ sử dụng Vampire MLRS nhiều hơn trong những tuần gần đây vì sự khan hiếm đạn pháo 155 ly, Miron gợi ý. Vampire MLRS sử dụng hỏa tiễn 122ly.
Bà nói: “Có thể giả định rằng Ukraine có nhiều đạn pháo cỡ nòng 122ly hơn, đó là lý do tại sao họ phụ thuộc nhiều vào Vampire”.
Hôm Chúa Nhật, Mạc Tư Khoa cũng cho biết họ đã “ngăn chặn mọi nỗ lực xâm nhập vào lãnh thổ biên giới của Liên bang Nga” xung quanh làng Kozinka ở Belgorod bởi cái mà họ gọi là “các nhóm phá hoại và trinh sát của phiến quân Ukraine”.
Các nghĩa quân Nga thân Ukraine tuyên bố đã giành quyền kiểm soát làng biên giới Belgorod tên là Gorkovsky và tòa nhà hành chính của nó vào hôm Chúa Nhật. Gorkovsky ở phía đông Kozinka. Chính phủ Nga không đề cập đến các nhóm du kích Nga cũng như làng Gorkovsky trong các tuyên bố công khai cuối tuần qua.
Một số nhóm Nga hoạt động từ Ukraine, bao gồm Quân đoàn Tự do cho Nga và Tiểu đoàn Siberia, đã cùng nhau tiến hành một cuộc tấn công vào Belgorod và khu vực biên giới Kursk từ lãnh thổ Ukraine vào ngày 12 tháng 3. Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã dẹp tan cuộc nổi dậy xuyên biên giới, tuyên bố các chiến binh là người Ukraine.
Kyiv cho biết sau hành động ngày 12 tháng 3 rằng các nhóm này hoạt động độc lập với Ukraine, nhưng sau đó cho biết Ukraine sẽ hỗ trợ các nhóm chống Điện Cẩm Linh.
2. Với hàng triệu quả đạn pháo mới được đưa về, người Ukraine đang nghĩ ra chiến thuật mới để loại khỏi vòng chiến nhiều người Nga hơn, nhanh hơn
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ đưa ra lập trường trên trong bài tường trình nhan đề “With Millions Of Fresh Artillery Shells Arriving, The Ukrainians Are Devising New Tactics To Kill More Russians, Faster”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 18 tháng 2, nhà lãnh đạo chính sách quốc phòng của Tiệp Jan Jires đã khiến khán giả giật mình khi tuyên bố chính phủ của ông đã xác định được 800.000 quả đạn pháo “ở các quốc gia không thuộc phương Tây”, có khả năng bao gồm cả Nam Hàn.
Với 1,5 tỷ Mỹ Kim, Cộng hòa Tiệp có thể mua đạn pháo và vận chuyển chúng đến Ukraine nhằm chấm dứt tình trạng thiếu đạn pháo có thể xảy ra thảm khốc bắt đầu khi các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ ngăn cản viện trợ thêm của Mỹ cho Ukraine bắt đầu từ tháng 10.
Ba tuần sau, vào ngày 8 tháng 3, tổng thống Tiệp Petr Pavel xác nhận rằng một tập đoàn gồm 18 quốc gia - đặc biệt là ngoại trừ Hoa Kỳ - đã tài trợ đầy đủ cho việc mua đạn.
Và những tin vui liên tục đến. Như các quan chức Tiệp ngụ ý và gần đây được The Wall Street Journal xác nhận, người Tiệp đã sớm tìm thấy thêm 700.000 quả đạn pháo trị giá 1,8 tỷ Mỹ Kim. Các đồng minh của Ukraine đang xếp hàng để tài trợ cho việc mua bán.
Các quan chức Ukraine đã lên kế hoạch về cách họ sẽ phân phối và triển khai nguồn hỏa lực dồi dào của mình. Và ít nhất một trong số họ, sĩ quan pháo binh nổi tiếng Arty Green, cho biết ông kỳ vọng các xạ thủ Ukraine sẽ đạt được nhiều thành tựu với những quả đạn pháo mới được giao hơn những gì các xạ thủ Nga có thể đạt được với những lô đạn pháo có khả năng lớn hơn từ Bắc Hàn của họ.
Green cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Chúng tôi làm việc hiệu quả hơn với các quả đạn pháo của mình. Green tuyên bố, một quả đạn pháo do pháo Ukraine bắn có chủ ý sẽ giết chết nhiều người Nga hơn là một quả đạn bừa bãi của Nga giết chết người Ukraine.
Tác động của sáng kiến pháo binh của Tiệp đã được cảm nhận dọc theo mặt trận dài 600 dặm trong cuộc chiến kéo dài 25 tháng của Nga với Ukraine. Trong những ngày tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng pháo binh ở Ukraine, vào tháng trước, các khẩu đội của Kyiv chỉ bắn 2.000 quả đạn mỗi ngày - bằng 1/5 số đạn mà các khẩu đội Nga bắn ra.
Khoảng cách về số lượng đạn đó là một lý do khiến lực lượng đồn trú Ukraine ở Avdiivka, miền đông Ukraine, cuối cùng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút lui vào giữa tháng 2, mang về cho quân Nga chiến thắng lớn duy nhất trên chiến trường trong mùa đông.
Nhưng khoảng cách về đạn dược hiện đang thu hẹp lại và các lữ đoàn Ukraine đang giữ phòng tuyến dọc theo mặt trận trong khi gây ra những tổn thất nặng nề và không thể chịu đựng được khi tấn công các trung đoàn Nga. Gần đây, việc người Nga mất hàng ngàn người và hàng chục xe thiết giáp chỉ trong một ngày không phải là điều bất thường.
Lô đạn pháo đầu tiên do Tiệp làm trung gian sẽ đến vào tháng 6, nhưng có vẻ như các xạ thủ Ukraine - biết đạn mới sắp được chuyển đến - đã cảm thấy thoải mái hơn khi nhận được đạn dự trữ khẩn cấp cuối cùng của họ.
Cộng tất cả các nguồn đạn pháo của Ukraine, thì rõ ràng là tại sao một số quan chức ở Kyiv lại sẵn sàng thốt ra, lần đầu tiên sau nhiều tháng, từ “tấn công”.
Trên thực tế, rất khó có khả năng lực lượng vũ trang Ukraine có thể huy động đủ quân mới cho một cuộc tấn công lớn trong năm nay; họ có thể sẽ cần hàng trăm ngàn tân binh. Nhưng cuộc nói chuyện về một cuộc tấn công này là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng pháo binh ở Ukraine đang kết thúc, và tâm trạng ở Kyiv đang được cải thiện ngay cả khi các thành viên Quốc Hội ở Mỹ tiếp tục từ chối viện trợ.
Liên minh Âu Châu đã cam kết cung cấp một triệu quả đạn pháo vào năm ngoái nhưng lại giao hàng muộn. Nhưng quả đạn thứ một triệu sẽ sớm đến nếu nó chưa đến. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước đã xác định khoản tiết kiệm 300 triệu Mỹ Kim từ một hợp đồng viện trợ Ukraine đã được phê duyệt trước đó và sử dụng số tiền này để thanh toán cho một lô hàng đạn pháo khiêm tốn. Đồng thời, Ukraine đang nhận được những lô đạn nhỏ trong các giao dịch giữa các quốc gia với một số đồng minh Âu Châu. Cuối cùng, Ukraine đã sản xuất được một số loại đạn pháo tại các nhà máy của mình.
Nhìn chung, có khả năng Ukraine có thể mua được hơn 2 triệu quả đạn pháo trong năm nay - đủ để các hệ thống pháo của nước này bắn ít nhất 6.000 viên đạn mỗi ngày cho đến đêm giao thừa.
Đó là rất nhiều đạn pháo, nhưng số đạn pháo mà Nga có thể mua được lại ít hơn. Các nhà máy ở Nga sản xuất khoảng 2 triệu quả đạn mỗi năm. Và Nga đã nhận được từ Bắc Hàn những lô hàng đạn lớn: có lẽ là hai triệu quả đạn pháo vào năm 2023 và có thể là thêm một triệu quả nữa trong năm nay.
Rất nhiều quả đạn của Bắc Hàn là những quả đạn câm. Trừ đi những thứ đó, người Nga vẫn còn đủ đạn để bắn 10.000 quả mỗi ngày - nhiều hơn hàng ngàn quả mà người Ukraine có thể bắn với tốc độ bắn cao nhất có thể xảy ra vào năm 2024.
Tuy nhiên, sĩ quan pháo binh Ukraine Green cho biết ông không lo lắng. “Chúng tôi sáng tạo hơn, thông minh hơn,” anh nói về các xạ thủ của mình.
Rõ ràng anh ta đang ám chỉ điều gì. Khi cuộc khủng hoảng pháo binh ngày càng sâu sắc vào cuối năm ngoái, một mạng lưới gồm hàng trăm xưởng nhỏ trên khắp Ukraine đã tăng cường sản xuất máy bay không người lái có góc nhìn thứ nhất nặng 2 pound, mỗi chiếc có thể mang 1 pound chất nổ đi xa tới 2 dặm.
Ngày nay, các xưởng này đang sản xuất hơn 50.000 máy bay không người lái mỗi tháng, vượt xa khả năng sản xuất máy bay không người lái hiệu quả của chính Nga. Mục tiêu của chính phủ Ukraine là nhận được một triệu chiếc FPV trong năm nay.
Một chiếc FPV không phải là sự thay thế trực tiếp cho một quả đạn pháo nặng 100 pound có thể mang 25 pound chất nổ đi xa tới 15 dặm. Tuy nhiên, máy bay không người lái có thể bổ sung cho pháo binh truyền thống và có thể giảm thiểu nhược điểm về đạn dược đang ngày càng thu hẹp nhưng dai dẳng của Ukraine.
Một chiến thuật của Ukraine mà chúng ta đang thấy là tấn công bằng pháo binh có mục tiêu tốt để tấn công một nhóm tấn công đông đảo của Nga và làm phân tán binh lính và phương tiện của họ. Những người sống sót vô tổ chức, trú ẩn bên ngoài sự bảo vệ của máy gây nhiễu vô tuyến và hệ thống phòng không của họ, trở thành mục tiêu dễ dàng cho các FPV tấn công từng binh sĩ và phương tiện.
Trước đây, một khẩu đội Ukraine có thể bắn 10 quả đạn để đánh bại một nhóm tấn công của Nga thì giờ đây, khẩu đội này chỉ có thể bắn 5 quả đạn và phối hợp với những người điều khiển FPV gần đó để kết liễu quân Nga.
Theo cách đó, lượng pháo binh của Ukraine - vài triệu quả đạn pháo, chủ yếu từ Cộng hòa Tiệp - sẽ phải mất một chặng đường dài mới có thể tiêu diệt hoặc gây thương tật cho 100.000 người Nga mà theo Bộ Quốc phòng Estonia, điều này sẽ phải xóa bỏ sức mạnh chiến đấu tấn công của Nga trong năm nay.
3. Nhà phê bình Điện Cẩm Linh nổi tiếng, Mikhail Khodorkovsky đã kêu gọi các chính phủ phương Tây không công nhận chiến thắng bầu cử của Vladimir Putin.
Khodorkovsky nói với các nhà báo ở Berlin: “Bây giờ là về việc… cuối cùng chúng ta phải công khai thừa nhận Putin là người bất hợp pháp”.
Ông nói trong một sự kiện tại Trung tâm Nghiên cứu Hiện đại Tự do: “Chúng tôi đặt kỳ vọng cao vào xã hội phương Tây, những người mà chúng tôi yêu cầu chính phủ của họ không công nhận Putin là hợp pháp”.
“Khi các nguyên thủ quốc gia và chính phủ phương Tây bắt tay Putin, đó là sự hợp pháp rất mạnh mẽ đối với Putin ở trong nước.”
Ông Khodorkovsky không cô đơn trong lời kêu gọi của mình. Thật thế, Đảng Nhân dân Âu Châu trung hữu đang kêu gọi các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu tuyên bố rằng Vladimir Putin không phải là tổng thống hợp pháp của Nga.
“Liên Hiệp Âu Châu đang chuẩn bị một gói trừng phạt mới nhắm vào những người liên quan đến cái chết của Alexei Navalny. Rasa Juknevičienė, một thành viên người Lithuania trong quốc hội Âu Châu và là phó chủ tịch phụ trách đối ngoại của nhóm EPP, cho biết đây là điều đúng đắn.
“Nhưng ngoài các biện pháp trừng phạt, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu trước tiên nên chính thức tuyên bố rằng không có cuộc bầu cử nào ở Nga và Vladimir Putin không thể được coi là nhà lãnh đạo đất nước. Vladimir Putin không phải là tổng thống và cuộc bỏ phiếu không phải là một cuộc bầu cử”, cô nhấn mạnh.
4. Lindsey Graham gặp Zelenskiy sau khi bỏ phiếu chống viện trợ Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Lindsey Graham Meets With Zelensky After Voting Against Ukraine Aid”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai, chỉ vài tuần sau khi bỏ phiếu chống lại dự luật phân bổ nhiều tài trợ hơn cho Kyiv khi nước này tự bảo vệ mình trước Nga.
Zelenskiy tuyên bố cuộc gặp với Graham, một thành viên Đảng Cộng hòa Nam Carolina, trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào. Ông cho biết họ đã thảo luận về các chủ đề như việc Ukraine hội nhập vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và việc sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga cho nhu cầu của Ukraine.
“Chúng tôi đã thảo luận về việc hỗ trợ toàn diện hơn nữa cho Ukraine. Tôi đã thông báo cho Thượng nghị sĩ Graham về tình hình tiền tuyến và những nhu cầu ưu tiên của quân đội chúng ta. Điều quan trọng là các đối tác của chúng ta tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự và kỹ thuật, chẳng hạn như hệ thống phòng không và hỏa tiễn”, ông Zelenskiy nói.
Nhà lãnh đạo Ukraine lưu ý rằng sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ “giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết trong việc thực hiện các kế hoạch giải phóng lãnh thổ của chúng ta và bảo vệ người dân của chúng ta”.
Mỹ đã viện trợ cho Ukraine khoảng 75 tỷ Mỹ Kim kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Viện trợ nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quân sự của Kyiv và ngăn chặn Mạc Tư Khoa đạt được những lợi ích đáng kể.
Tuy nhiên, viện trợ mới cho Ukraine đã bị cản trở tại Quốc hội, nơi nhiều thành viên Quốc Hội tại Hạ viện phản đối khoản tài trợ mới cho đồng minh của Mỹ, thay vào đó cho rằng tiền nên được sử dụng trong nước để củng cố biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ.
Vào tháng 2, Thượng viện đã bỏ phiếu bác bỏ một dự luật sẽ bao gồm tài trợ cho Ukraine và biên giới. Graham, người từ lâu đã ủng hộ Ukraine, nằm trong số những thành viên đã bỏ phiếu chống lại đạo luật này.
Graham chưa bao giờ nói rằng ông phản đối viện trợ cho Ukraine. Trong một tuyên bố về luật thất bại, ông nói rằng ông tin rằng luật này chưa giải quyết thỏa đáng sự gia tăng lượng người di cư đến biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ, đồng thời lưu ý rằng luật này vẫn có “nhiều khía cạnh tích cực”.
Trong tuyên bố đó, ông nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với việc thông qua đạo luật để viện trợ cho Ukraine và các đồng minh khác của Mỹ.
“Tôi đã nói từ nhiều tháng nay rằng việc giúp đỡ Ukraine, Israel và Đài Loan là những mệnh lệnh an ninh quốc gia cực kỳ quan trọng đối với Hoa Kỳ. Người Ukraine đã chiến đấu như những con hổ, nhưng họ cần được hỗ trợ nhiều hơn. Theo thời gian, họ sẽ tiếp tục giáng đòn vào Nga. Việc rút lui khỏi Ukraine chỉ mời gọi sự gây hấn hơn nữa ở các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc,” ông nói.
Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích Graham ghi nhận sự phản đối của ông đối với dự luật khi đáp lại cuộc gặp với Zelenskiy.
“Sau khi bỏ phiếu vào tháng trước để chặn viện trợ cho Ukraine, hôm nay Lindsey Graham đã gặp Tổng thống Zelenskiy ở Kyiv. Thật đáng xấu hổ”
“Vì vậy, khi bạn quay trở lại Hoa Kỳ @LindseyGrahamSC, bạn sẽ thay đổi quan điểm của mình và bắt đầu ủng hộ Ukraine trở lại vì đã thất bại trong năm ngoái về việc hỗ trợ Ukraine”.
Tuy nhiên, những người khác lại khen ngợi Graham vì đã gặp Zelenskiy.
“Hãy nói những gì bạn muốn về Graham, nhưng cũng giống như người bạn John McCain, ông ấy thực sự đi đến các quốc gia xảy ra xung đột vũ trang để có được những ấn tượng trực tiếp nhằm cung cấp thông tin cho chính sách của Hoa Kỳ. Tôi mong có thêm nhiều thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đi theo sự dẫn dắt của họ,” Immo Landwerth, một nhà quản lý chương trình viết.
5. Thương vong hàng loạt ở Nga làm ảnh hưởng đến chiến thắng bầu cử của Putin
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Mass Casualties in Russia Taint Putin's Election Victory”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quân nổi dậy thân Kyiv hôm thứ Hai cho biết các hoạt động gần đây của họ ở khu vực biên giới với Nga đã gây thương vong nặng nề cho quân đội Mạc Tư Khoa, phủ bóng đen lên chiến thắng bầu cử của Tổng thống Vladimir Putin.
Điện Cẩm Linh hôm Chúa Nhật thông báo rằng ông Putin đã giành được gần 88% phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống Nga, nhưng kết quả này bị nhiều nhà quan sát phương Tây cho là gian lận.
Trong khi đó, các nhóm ly khai Quân đoàn Tự do Nga, gọi tắt là LSR, và Quân đoàn tình nguyện Nga, gọi tắt là RDK, vẫn tiếp tục hoạt động ở khu vực Belgorod và Kursk. Theo các nhóm này, họ đã gây ra hơn 1.400 thương vong cho quân đội Nga kể từ khi bắt đầu tấn công một tuần trước.
“Ưu thế hiện nay này hoàn toàn thuộc về lực lượng vũ trang Nga. Ở một số khu vực, người của chúng tôi đang hạ gục đối phương”, Putin nói mà không đề cập đến các cuộc tấn công ở khu vực biên giới.
Bất chấp những tuyên bố của Putin về sức mạnh quân sự của ông, lực lượng của ông vẫn phải vật lộn để ngăn chặn các cuộc tấn công ở khu vực biên giới Nga là Belgorod và Kursk.
Thứ Ba tuần trước, LSR và RDK đã thông báo trên Telegram rằng họ đang “tấn công” khi đến Belgorod và Kursk bằng xe thiết giáp. Được hỗ trợ bởi hỏa lực súng cối và pháo binh, các chiến binh sau đó tuyên bố họ đã giành quyền kiểm soát một thị trấn ở Kursk.
Đến thứ Hai, theo một tin nhắn mới từ các nhóm trên Telegram, họ đã giết chết 613 quân nhân Nga và làm bị thương 829 người khác. Họ cũng cho biết 27 binh sĩ Nga đã bị bắt.
Theo bản dịch của Kyiv Post, họ viết trên mạng: “Chỉ trong vài ngày tiến hành một chiến dịch quân sự hạn chế chống lại quân đội của Putin, đối phương của chúng ta đã phải chịu tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị”.
Ngoài 1.442 người thương vong, các đơn vị ủng hộ Kyiv tuyên bố họ đã lấy đi một lượng lớn thiết bị của Nga. Theo tuyên bố của họ, họ đã phá hủy 7 xe tăng, 6 khẩu pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt BM-21 “Grad”, 20 xe chiến đấu bộ binh và 57 đơn vị thiết bị vận chuyển, cùng nhiều hạng mục khác.
Tuy nhiên, phe dân quân cho rằng tổn thất lớn nhất là đòn giáng vào danh tiếng của Putin.
LSR và RDK cho biết trên Telegram, theo Kyiv Post: “Thiệt hại lớn nhất đã gây ra cho hình ảnh của Putin như một nhân vật được cho là có thể kiểm soát tình hình trong nước”.
“Các thành phố của Nga đang bốc cháy, cỗ máy chiến tranh của Putin đã biến thành tro bụi, pháo binh của Điện Cẩm Linh đang quét sạch hết làng này đến làng khác ở Nga.
“Và điều quan trọng nhất là Putin đã hủy hoại mạng sống của người dân - binh lính và dân thường - chỉ với mục đích duy trì quyền lực của mình.”
6. Putin nói Crimea đã trở lại 'với gia đình chung của chúng ta' trong bài phát biểu kỷ niệm 10 năm sáp nhập
Putin nói thêm: “Qua nhiều thập kỷ, họ đã mang trong mình niềm tin vào tổ quốc. Họ chưa bao giờ tách mình ra khỏi Nga và đó là điều đã cho phép Crimea trở lại với đại gia đình chung của chúng ta.”
Các ứng cử viên tổng thống khác cũng tham gia cùng Putin trên sân khấu và đưa ra nhận xét tương tự.
Nikolai Kharitonov, người về đích ở vị trí thứ hai với chỉ 4% phiếu bầu cho biết: “Người Nga và người Crimea, chỉ có một quê hương. Và tôi chúc mừng bạn nhân dịp kỷ niệm 10 năm này.”
Người về đích ở vị trí thứ ba Vladislav Davankov nói: “Các bạn thân mến, tôi sẽ luôn nhớ cảm giác tự hào về đất nước và tổng thống của tôi, đúng 10 năm trước và tôi xin chúc mừng các bạn. Tôi chúc mừng bạn về sự kiện đó,” ông ta nói, nhìn về phía Putin.
Để kết thúc bài phát biểu, ông Putin nói: “Tất cả vinh quang thuộc về nước Nga”.
Quốc ca Nga sau đó được Putin, các ứng cử viên khác và các nghệ sĩ biểu diễn nổi bật hát trên sân khấu.
Trong bài phát biểu, Putin cũng nói khu vực Donbas của Ukraine và các khu vực bị tạm chiếm khác là một phần của 'Nước Nga mới'
Trong bài phát biểu tại Quảng trường Đỏ, ông Putin cũng tuyên bố Donbas và các khu vực bị tạm chiếm khác là “Nước Nga mới”.
Putin nói thêm rằng một tuyến hỏa xa mới đang được xây dựng qua các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine, đồng thời nói thêm rằng những khu vực đó đã “tuyên bố mong muốn được trở về quê hương của họ”.
Putin nói thêm: “Tất cả những điều này xảy ra là nhờ các bạn, những công dân Nga”.
7. Những tổn thất của Nga ở Ukraine đánh vào một cột mốc nghiệt ngã khác
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Losses in Ukraine Hit Another Grim Milestone”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu mới nhất của Kyiv, Nga đã mất hơn 500 xe thiết giáp mỗi tháng kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine vào tháng 2/2022.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Ba, 19 Tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã cho biết về số lượng thiết bị mà lực lượng của họ đã phá hủy được trong 24 tháng đầu tiên của cuộc chiến do Vladimir Putin phát động. Trong bài đăng hôm thứ Hai, họ cho biết “13.000 xe chiến đấu bọc thép của Nga đã bị phá hủy kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
“Trung bình có hơn 500 xe thiết giáp mỗi tháng. Chiến binh Ukraine tiêu diệt vũ khí Nga với tốc độ khó tin. Hoan hô!,” ông nói.
Bản cập nhật hôm thứ Ba cũng cho biết, trong suốt cuộc chiến, Nga đã mất 6.809 xe tăng, 12.141 phương tiện và thùng nhiên liệu, cũng như 1.017 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt và 720 hệ thống phòng không.
Những con số mới nhất từ trang web Oryx, nơi liệt kê những tổn thất về thiết bị dựa trên video hoặc cảnh quay tĩnh, cho biết, tính đến thứ Hai, lực lượng Nga đã mất 1.261 xe chiến đấu bọc thép, 858 trong số đó bị phá hủy, 34 chiếc bị hư hỏng, 101 chiếc bị bỏ lại và 268 chiếc bị bắt.
Oryx nói rằng tiêu chuẩn bằng chứng được yêu cầu có nghĩa là số lượng thiết bị bị phá hủy “cao hơn đáng kể” so với số liệu ghi nhận. Số liệu mới nhất cho biết lực lượng Nga đã mất 2.827 xe tăng.
Ukraine hôm thứ Hai cũng cho biết lực lượng Nga đã mất 810 binh sĩ vào ngày hôm trước, nâng tổng số binh sĩ thiệt mạng, bao gồm cả những người chết và bị thương, lên tới 431.550 người.
Trong phân tích được công bố vào ngày 14 tháng 3 cho Quỹ Jamestown, nhà phân tích quân sự Pavel Luzin cho biết Nga đã đưa vũ khí thời Liên Xô ra khỏi kho để bù đắp nguồn cung vũ khí đang cạn kiệt của mình, mặc dù lượng dự trữ này bị hạn chế.
Luzin, học giả thỉnh giảng tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, nói rằng các kho chứa “không phải là vô tận” và Nga “không thể bổ sung những vũ khí và vật chất này”.
Nếu Ukraine duy trì cường độ chiến đấu và Nga tiếp tục phải đối mặt với tổn thất lớn về trang thiết bị trong năm nay, “quân đội Nga sẽ khó duy trì sức mạnh quân sự cho các hoạt động tấn công vào năm 2025”, Luzin nói thêm.
Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được kiểm soát. Điện Cẩm Linh muốn giành chiến thắng để củng cố sự ủng hộ trong nước cho cuộc xâm lược toàn diện, bất chấp cái giá phải trả rất lớn về sinh mạng và trang thiết bị của Nga cũng như nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.
Markus Korhonen, cộng tác viên cao cấp của công ty an ninh Strategic Intelligence, nói với Newsweek: “Bất chấp những thách thức kinh tế và tổn thất quân sự, khả năng của Putin trong việc duy trì sự ủng hộ trong nước giữa các lệnh trừng phạt đã nhấn mạnh khả năng phục hồi chiến lược của ông, làm dấy lên mối lo ngại giữa các nước láng giềng về những hành động khiêu khích tiềm tàng dưới sự lãnh đạo liên tục của ông”.
8. Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu đồng ý tăng hỗ trợ cho lực lượng vũ trang Ukraine thêm 4,3 tỷ bảng
Trong một tuyên bố, Hội đồng Âu Châu đã đồng ý tăng cường hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang Ukraine thêm 5 tỷ euro (5,44 tỷ Mỹ Kim; 4,3 tỷ bảng Anh), thông qua một quỹ hỗ trợ chuyên dụng.
Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết: “Với quỹ này, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine tự vệ trước cuộc chiến tranh xâm lược của Nga bằng bất cứ điều gì cần thiết và trong thời gian mà chúng ta cần”.
Sự hỗ trợ của Âu Châu ngày càng trở thành chìa khóa cho nỗ lực chiến tranh của Kyiv khi Tổng thống Mỹ, Joe Biden, không thể nhận được gói viện trợ khổng lồ cho Ukraine thông qua Quốc hội và phần lớn năng lượng trong chính sách đối ngoại của ông tập trung vào cuộc chiến của Israel ở Gaza.
Trên chiến trường, lực lượng Ukraine đã rút khỏi thành phố chiến lược Avdiivka ở phía đông vào tháng trước, nơi họ đã phải đối mặt với cuộc tấn công ác liệt của Nga trong 4 tháng và bị áp đảo về quân số và hỏa lực.
Nhà ngoại giao trưởng Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu ủng hộ mạnh mẽ việc lấy doanh thu từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine, nhưng chưa đạt được sự đồng thuận nào, Reuters đưa tin.
“ Tôi không nói rằng đã có sự đồng thanh nhưng đã có sự đồng thuận mạnh mẽ để đưa ra quyết định này,” Borrell nói hôm thứ Ba với các phóng viên sau cuộc họp với các bộ trưởng được tổ chức tại Brussels.
Tiến sĩ George Weigel: ĐGH vẫy cờ trắng với Vladimir Putin. Phép lạ Thánh Thể ngoạn mục ở Ba Lan
VietCatholic Media
17:13 19/03/2024
1. 40 bài Suy Niệm Mùa Chay 2024 - Thứ Tư tuần 5 Mùa Chay
THỨ TƯ 20/3/ 2024
Đaniên 3:14-20, 24-25, 28
Đaniên 3:52-56
Ga 8:31-42
Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do (Ga 8:36)
Theo một cách nào đó, tất cả chúng ta đều bị nô lệ cho một điều gì đó, và Tin Mừng hôm nay đề cập đến ước muốn của chúng ta được giải thoát khỏi ách nô lệ. Chúa Giêsu đã nói: “Các ngươi sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ngươi” (Ga 8:32). Chúa Giêsu đã dùng từ “sự thật” hai lần. Tự do sẽ chỉ thuộc về chúng ta khi chúng ta gắn kết cuộc sống của mình với sự thật. Ví dụ, chúng ta phải đối mặt với sự thật về bản thân mình. Không có cái gì gọi là tự do tuyệt đối - chúng ta không được tự do lựa chọn thời điểm chúng ta sinh ra, cha mẹ, nơi sinh ra hoặc cách chúng ta lớn lên. Những điều có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta đã được quyết định bởi ai đó, ở đâu đó mà không cần sự tham khảo ý kiến của chúng ta.
Bây giờ chúng ta có thể tự đưa ra quyết định nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với những hạn chế. Nếu bỏ qua những ranh giới này, chúng ta có thể làm tổn thương chính mình và người khác. Vì vậy, chúng ta cần phải đối mặt với sự thật về bản thân mình, hoàn toàn chấp nhận điểm mạnh và điểm yếu của mình, đồng thời tìm kiếm sự tự do để sống trong khuôn khổ kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Một sự cân nhắc khác là lòng trung thành của chúng ta. Mỗi chúng ta đều có một hệ thống giá trị.
Một khi chúng ta đã quyết định những giá trị này, chúng bắt đầu kiểm soát cách chúng ta suy nghĩ và cách chúng ta sống. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu đã mạnh mẽ nói về tầm quan trọng của việc chọn Người.
Chúng ta thuộc về ai quan trọng hơn những gì thuộc về chúng ta và mỗi người đều thuộc về một thứ gì đó. Mọi người đều phục vụ một số chủ. Người chủ đó là ai hoặc cái gì sẽ quyết định mức độ tự do mà chúng ta được hưởng. Chỉ có một Đấng xứng đáng làm chủ cuộc đời chúng ta, đó là Chúa Kitô. Tự do thực sự không thể tìm thấy ở đâu ngoài Chúa Giêsu.
Lạy Chúa, xin giúp con biến Ngài thành chủ nhân của cuộc đời con và tận hưởng sự tự do mà Ngài hứa. Amen.
2. Tiến sĩ George Weigel: Đức Thánh Cha Phanxicô vẫy cờ trắng với Vladimir Putin
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết trên tờ Wall Street Journal với nhan đề “Pope Francis Waves a White Flag at Vladimir Putin”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô vẫy cờ trắng với Vladimir Putin” để nêu lên quan ngại về chính sách ngoại giao quá mềm mỏng với các chế độ nơi Giáo Hội đang bị bách hại công khai.Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã đến thăm Washington trong tháng này để đề nghị Mỹ tiếp tục viện trợ cho đất nước đang bị bao vây nhưng không bị bẻ gẫy của các ngài. Các giám mục đã sử dụng những lập luận hợp lý để tự vệ quốc gia dựa trên lý thuyết chiến tranh chính nghĩa, là truyền thống cổ xưa của chủ nghĩa hiện thực đạo đức Kitô giáo lần đầu tiên được hình thành một cách có hệ thống với Thánh Augustinô vào thế kỷ thứ năm. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của địa phận Kyiv-Halyč và Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak—là nhà lãnh đạo Giáo Hội Ukraine và vị giám mục cao cấp của Hoa Kỳ—cũng giải thích tại sao thất bại của Nga ở Ukraine là điều cần thiết cho hòa bình ở Âu Châu và quan trọng đối với lợi ích của Mỹ.
Ngay sau khi những cuộc trò chuyện nghiêm chỉnh dành cho người lớn này diễn ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nổ ra một cuộc phỏng vấn ứng khẩu khác, hướng dẫn Ukraine phải có “can đảm” để giương “cờ trắng” và đàm phán với Nga: “Khi bạn thấy mình bị đánh bại, rằng mọi chuyện đang không ổn thì bạn phải có can đảm để thương lượng.”
Trong cuộc phỏng vấn, rõ ràng là không có lời kêu gọi nào của Đức Giáo Hoàng đối với Nga phải ngừng hành động gây hấn, là hành động đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người Ukraine và gây thiệt hại trị giá hàng ngàn tỷ đô la. Không có yêu cầu nào của Đức Giáo Hoàng rằng người Công Giáo được phép thờ phượng tự do tại các vùng lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm, nơi các nghi lễ Công Giáo hiện bị cấm. Không có sự nhấn mạnh nào của Đức Giáo Hoàng rằng Nga phải thả hàng chục ngàn trẻ em Ukraine bị bắt cóc đang được “cải tạo”. Không có sự lên án nào của Đức Giáo Hoàng đối với tội ác chiến tranh của Nga ở Bucha, Irpin, Mariupol và những nơi khác. Đức Giáo Hoàng cũng không tố cáo chiến dịch xuyên tạc thông tin của Giáo hội Chính thống Nga nhằm ủng hộ cuộc chiến của Vladimir Putin.
Đức Thánh Cha Phanxicô dường như hoàn toàn không biết về tuyên bố được suy luận cẩn thận, đúng đắn về chiến tranh mà hàng giám mục Ukraine đã đưa ra vài ngày trước lễ kỷ niệm lần thứ hai ngày Nga xâm lược, trong đó các giám mục kêu gọi người dân của các ngài tiếp tục hy sinh để bảo vệ tự do và chủ quyền của họ. Các giám mục cũng lưu ý rằng việc Nga vi phạm Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 mà Điện Cẩm Linh đã ký – trong đó Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự bảo đảm về sự toàn vẹn lãnh thổ của mình – đã khiến bất kỳ ý nghĩ nào về “các cuộc đàm phán” với chế độ của Putin trở nên nguy hiểm. Ngược lại, Đức Giáo Hoàng dường như đặt toàn bộ gánh nặng tìm kiếm con đường hòa bình lên nạn nhân chứ không phải kẻ xâm lược.
Sự thiển cận về mặt đạo đức ở mức độ nghiêm trọng như vậy sẽ không xứng đáng với phẩm giá của giáo hoàng. Tuy nhiên, sự thiếu cẩn trọng mà Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi đối với Ukraine có liên quan đến việc ngài giương cờ trắng khi đối phó với các chế độ côn đồ. Điểm yếu đó được thể hiện rõ nhất trong cách ứng xử của Đức Giáo Hoàng với “người bạn thân” của Putin, là Tập Cận Bình. Nhờ thỏa thuận năm 2018 của Vatican với Bắc Kinh và các phần mở rộng tiếp theo, Đảng Cộng sản thực hiện quyền kiểm soát trên thực tế đối với việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo ở Trung Quốc.
Trong suốt triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, những người Công Giáo cấp tiến đã vận động hành lang để Đức Giáo Hoàng bác bỏ truyền thống chiến tranh chính nghĩa như một phương pháp phân tích đạo đức tiêu chuẩn của Công Giáo khi đối mặt với những thách thức đạo đức của chính trị quốc tế. Việc từ chối như vậy là không thể được. Truyền thống chiến tranh chính nghĩa đã ăn sâu vào cả lý trí và chuẩn mực đạo đức đến mức việc bác bỏ thẳng thừng nó sẽ giống như dị giáo.
Chắc chắn là truyền thống này đòi hỏi sự phát triển để ứng phó với các công nghệ vũ khí mới – bao gồm cả chiến tranh không người lái – chiến tranh mạng, chủ nghĩa khủng bố và những kẻ xâm lược phi nhà nước. Thật không may, Vatican đã lỏng lẻo trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lý luận đạo đức về việc sử dụng vũ lực hợp pháp, mà thích tham gia “đối thoại” với những người kêu gọi loại bỏ các phần về chiến tranh chính nghĩa khỏi Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Một chuỗi những sai lầm của Đức Giáo Hoàng trong thập kỷ qua cũng khiến cho các chính khách ít có khả năng trông cậy vào Vatican để được hướng dẫn trong việc điều hướng tình trạng hỗn loạn của thế giới mới.
Triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô đi song song với sự suy thoái của lý luận đạo đức về chính trị thế giới trong suốt sự lãnh đạo của các giáo phái Tin lành chính thống. Một năm trước lễ kỷ niệm 80 năm ngày tử đạo của Dietrich Bonhoeffer, người bị sát hại theo phán quyết vì chống lại sự gây ra và hành động của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, các nhà lãnh đạo Kitô giáo trên khắp phương Tây đắm mình trong chủ nghĩa quốc tế tự do sền sệt: họ không thể nhận ra sự cấp thiết của việc ngăn chặn quân sự các chế độ hung hãn, bị mê hoặc bởi quan điểm cho rằng vũ khí gây ra chiến tranh, không có khả năng hiểu rằng các chế độ toàn trị tiến lên với mục đích diệt chủng.
Các giám mục Công Giáo Đông Phương Ukraine là một ngoại lệ. Các ngài đứng trong một đường lối thần học liên tục với Thánh Augustinô, Thánh Aquinas, Bonhoeffer và những người theo chủ nghĩa hiện thực Kitô giáo khác khi, trong một phản ứng ngày 10 tháng 3 trước lời kêu gọi giương cờ trắng của Đức Giáo Hoàng, các ngài tuyên bố rằng “Người Ukraine không thể đầu hàng vì đầu hàng đồng nghĩa với cái chết.”
Các ngài viết: “Người Ukraine sẽ tiếp tục tự vệ vì lịch sử gần đây đã chứng minh rằng với Putin sẽ không có cuộc đàm phán thực sự nào cả”. Bất kỳ thỏa thuận nào với một nhà độc tài đã từ chối quyền độc lập của Ukraine sẽ không có giá trị cho bằng tờ giấy viết ra”. Mục tiêu của Nga, như Putin đã tuyên bố, là xóa bỏ Ukraine. Mục tiêu của Ukraine, các giám mục tuyên bố, là bảo vệ tự do và phẩm giá để đạt được một nền hòa bình công bằng”.
Đó là phản ứng luân lý thích hợp của Kitô giáo đối với sự gây hấn làm chết người. Việc vẫy cờ trắng trước cái ác không chỉ gây thêm cái ác; trong quá trình này nó đã phản bội truyền thống Kitô giáo kéo dài một thiên niên kỷ rưỡi.
Source:Wall Street Journal