Ngày 19-03-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đó chính là điều Chúa muốn
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
13:23 19/03/2011
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY (A 2011)

Đó chính là điều Chúa muốn

Dẫn nhập đầu lễ:

Kính thưa ông bà anh chị em,

Chúa Nhật II Mùa Chay, sứ điệp Lời Chúa vọng lại giữ cộng đoàn chúng ta hôm nay đó chính là “tiếng gọi mời hãy lên cao và hãy đi xa”. Lên cao như Đức Kitô đưa các Tông đồ lên đĩnh núi Ta-bo để Ngài biến hình rạng rỡ; đi xa như tổ phụ Áp-ra-ham bỏ quê cha đất tổ để theo tiếng gọi vô hình tiến về hứa địa.

Cuộc hành trình Mùa Chay hôm nay của Dân Chúa hay cuộc hành trình đức tin của các anh chị em dự tòng và của mỗi người chúng ta, phải chăng cũng chính là cuộc nỗ lực phấn đấu để mỗi ngày “lên cao và đi xa” trước lời Chúa vẫy gọi, trước những đòi hỏi của Tin Mừng, trước những thách đố của Thập giá.

Giờ đây chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta đê xứng đáng cử hành thánh lễ.

Giảng Lời Chúa:

Đã từng đi qua tuổi học trò, chắc không ai quên được những vầng thơ gợi cảnh, gợi âm và gợi lên một không gian đầy huyền thoại: đó là những vầng thơ của thi phẩm “Chinh Phụ Ngâm” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.


Nhất là hình ảnh “chinh phu lên đường” và “chinh phụ trở về trong nổi nhớ thương” được gói ghém bằng mấy câu thơ thật đẹp:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp lại về buồng cũ gối chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.


Lời Chúa trong Chúa Nhật I Mùa Chay cũng dẫn dắt chúng ta vào một cuộc hành trình, một cuộc lên đường, một cuộc đi xa và lên cao mà hai hình tượng cao cả với hai biến cố đặc biệt trong lịch sử cứu rỗi: Abraham với tiếng gọi bỏ quê cha đất tổ để lên đường theo tiếng gọi của Thiên Chúa để bắt đầu một “lịch sử thánh”, lịch sử cứu độ; và Chúa Giêsu, dẫn đầu đưa các môn sinh lên núi Tabo để bién hình ở đó…

Và đây là những trọng tâm ý nghĩa của những sứ điệp nầy:

1. TIN: đó là không ngừng vươn lên cao – Hướng về Thiên Chúa – Đi tới chân thiện mỹ - Vươn tới cõi vĩnh hằng.

Nếu không định hướng đức tin trong ý nghĩa như thế, và cố gắng tỉnh táo sống theo định hướng đó, chúng ta dễ biến cuộc sống đức tin thành một lối mòn xơ cứng, một thói quen ươn lười và giả hình hay một lối biểu hiện tình cảm đầy mê tín dị đoan và lệch lạc.

Tại sao phải định hướng và phải sống như thế ?

Thưa vì cuộc sống đời thường dễ biến con người “ở lại dưới thấp”, chấp nhận cuộc sống dễ dãi, tự tại an nhàn, một cuộc sống “tà tà mặt đất”, không cần phải cố gắng, nỗ lực hay phấn đấu. Đó là cuộc sống nhàn cư theo cái kiểu “uống rượu tgiêu sầu” của Cao bá Quát:

Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy,
Cảnh phù-du trông thấy những nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu-láo.
Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu
Trầm tư bách kế bất như nhàn.


Và nếu có phấn đấu, có nỗ lực, chẳng qua cũng chỉ với những mục tiêu nhuốm đầy tính ích kỷ, vụn vặt, phục vụ cho những nhu cầu đơn điệu: cơm áo gạo tiền, bồ bịch vợ con, học hành thi cử…mà ít khi biết mở sang những mục tiêu cao hơn, xa hơn theo những đòi hỏi của Tin Mừng như chuyện kể của Tin Mừng Mc 10,17-22: chàng thanh niên giàu có, khi được Chúa Giêsu đề nghị: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo Ta”. Anh ta sụ mặt bỏ đi !

Hình ảnh cuộc “Ra đi” của Tổ phụ Áp-ra-ham và cuộc “Lên Núi” của Đức Kitô và các môn đồ mà các trích đoạn Lời Chúa thuật lại hôm nay phải chăng là một lời mời gọi tha thiết của Mùa Chay để chúng ta định hướng lại nhịp sống đức tin nếu đức tin đang trên đà sai lệch, làm mới lại lối sống đạo của mình nếu lối sống đạo đã cũ mòn xơ cứng. Đó là cuộc gọi mời không ngừng biết vươn cao và đi xa. Vươn cao khỏi đồng bằng cuộc sống với những nếp nghĩ và cách hành xử tầm thường, cục bộ, ích kỷ, bon chen, ganh tỵ, tham lam; đi xa khỏi cái tôi với trái tim và con mắt chật hẹp, méo mó, xoi mói, giận hờn, thù oán, kiêu căng…

Sứ điệp Mùa Chay 2011 của ĐTC Benêđictô XVI đã ghi nhận ý nghĩa nầy như sau:

“Đó là một lời mời gọi hãy tránh xa sự ồn ào của cuộc sống thường nhật để ngụp lặn trong sự hiện diện của Thiên Chúa: Ngài muốn thông truyền cho chúng ta hằng ngày một Lời thấu vào tận thẳm sâu tinh thần chúng ta, trong đó ta phận biệt được thiện ác và củng cố ý chí theo Chúa”

Riêng đối với các anh chị em dự tòng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay đã khắc họa hai hình ảnh thật rõ nét để nhắn gởi cho anh chị em về nỗ lực chọn lựa niềm tin của chính mình. Hình ảnh Áp-ra-ham lìa bỏ quê cha đất tổ với những ràng buộc và quan hệ mật thiết của gia đình, gia tộc, tín ngưỡng…để ra đi theo tiếng gọi của Đấng Thiên Chúa vô hình; và hình ảnh của Đức Kitô biến hình trên núi cao Ta-bo, lột bỏ cái xác thân bình thường nhân loại để mặc lấy cái rực rỡ chói ngời của thân xác phục sinh, phải chăng đó chính là chọn lựa “ra đi tìm kiếm đức tin” của anh chị em khi dấn thân cho một niềm tin mới, là cuộc lột xác, khước từ con người cũ với những nếp suy nghĩ và ứng xử tối tăm ngoại giáo để mặc lấy những thái độ và ứng xử sáng ngời của tin Mừng.

2. Tin: đó là cuộc hành trình đầy thử thách gian nan:

Nếu tin là một cuộc “Lên Cao” và “Đi xa” thì chắc chắn đó là cuộc hành trình đầy thử thách gian lao, một cuộc hành trình đòi trả giá cao, rất nhiều khi đó là cái chết, như lời thơ Chinh phụ ngâm khoác lên thân phận của người chinh phu nơi chiến tuyến:

Chàng từ sang đông nam khơi nẻo,
Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu?
Những người chinh chiến bấy lâu,
Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây…


Cuộc ra đi của đức tin cũng là một “cuộc ra đi không hẹn ngày trở lại” !

Ngay từ buổi đầu Kitô giáo, Đấng sáng lập đã từ bỏ mái ấm gia đình ở làng quê Na-da-rét để dấn thân rao giảng Tin Mừng và sau đó là vác lấy thập giá lên đồi Sọ để hiến dâng thân mình làm của lễ hy sinh. Các tông đồ đã “bỏ cha, bỏ mẹ, gia đình, thuyền và lưới” để đi theo Đức Kitô và cũng đã kết thúc cuộc hành trình đó bằng những cuộc tử đạo. Và kể từ đó, hàng hàng lớp lớp thế hệ Kitô hữu đã lần lượt nối gót trên cuộc hành trình đức tin mà cái giá phải trả chưa bao giờ thay đổi.

Một cách cụ thể: cuộc hành trình từ gia đình đến nhà thờ xem ra cũng đã là khó đối với nhiều người hôm nay. Đó là cuộc hành trình mỗi ngày đến với Thánh lễ, là cuộc hành trình ăn năn sám hối đến với tòa giải tội, là cuộc hành trình đến với anh em để hòa giải yêu thương, cuộc hành trình đến với những người yếu đau bệnh hoạn, đói khổ để ủi an, giúp đỡ phục vụ. Trong cuộc sống đức tin hôm nay, có bao nhiêu cuộc “lên cao” và “đi xa” như thế mà chúng ta chưa làm được hoặc chúng ta cố tình lảng tránh để tìm một nơi ẩn trú an toàn, một pháo đài chắc chắn để không ai quấy rầy, để không sự gì phiền nhiễu.

3. Phục sinh là điểm đến

Tuy nhiên, tiêu đích của cuộc hành trình đức tin không dừng lại ở thập giá hay đồi Sọ. Bởi vì nếu Đức Kitô đã hấp hối thương đau nơi vườn Giết-sê-ma-ni trên núi Cây Dầu, thì Ngài cũng đã biến hình rực rỡ trên núi Ta-bo; hoặc nếu Ngài đã gục đầu tắt thở trong cái chết tủi nhục vào chiều Thứ Sáu trên Núi Sọ, thì cũng trên một ngọn núi Ngài đã oai hùng tập họp các môn sinh để về trời trong chiến thắng vinh quang. Quả thật, bên kia sa mạc và biển Đỏ chính là Đất Hứa, bên kia Thập Giá chính là Phục sinh. Cuộc biến hình trên núi Ta-bo hôm nay chính là dự báo chắc chắn cho cuộc phục sinh vinh hiển của Đức Kitô sau biến cố tử nạn, và là hình ảnh báo trước viễn tượng phục sinh cho cuộc hành trình đức tin của mọi Kitô hữu, của tất cả chúng ta. Còn trong đời thường hôm nay, chúng ta tin rằng: mỗi một thánh lễ, một giờ cầu nguyện sốt sắng dâng lên, sẽ nhận được muôn ơn lành đổ xuống, một nụ cười, một cử chỉ thân ái trao ban, sẽ đem về niềm vui bất tận, một nghĩa cử thứ tha, hòa giải chân tình sẽ trả lại khung trờ bình an cho tâm hồn và cuộc sống, một chiến thắng trước cám dỗ bất chính sẽ rực sáng niềm vui trong sâu thẳm trái tim, một chút hy sinh chịu thiệt thòi mất mát để anh em khác được lợi được nhờ, sẽ âm vang một hạnh phúc lâu dài bền vững…Vâng, đó chính là những cái phúc thật mà Đức Kitô đã long trọng loan báo trong bài giảng đầu tiên của Ngài ngày xưa.

4. Hành trang cần thiết cho cuộc lên cao và đi xa:

Nếu Áp-ra-ham đã lên đường ra đi chỉ tựa vào một điều duy nhất: Lời hứa của Thiên Chúa; và trên đỉnh núi Ta-bo, trong cuộc biến hình của Đức Kitô, Chúa Cha cũng đã đòi hỏi một điều duy nhất: “Hãy vâng nghe lời Người”, thì quả thật, hành trang cần thiết cho cuộc hành trình Mùa Chay hôm nay của Dân Chúa, của mỗi người chúng ta, đó chính là Lời Chúa, là Tin Mừng của Đức Kitô. Chính trong Bài Đọc 2 hôm nay, trích đoạn thư của thánh Phaolô gởi cho Timôthê cũng đã xác nhận: “Chính Đức Kitô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh bất tử”. Vì lẽ đó, Thánh Phaolô đã kêu gọi học trò Timôthê: “Anh yêu quý, dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin mừng”.

Phải đọc Lời Chúa, phải nghe Lời Chúa, phải sống và thực hành Lời Chúa, phải để Lời Chúa hướng dẫn mọi hành vi và cách ứng xử…Quả thật, chúng ta đã nhàm tai với những điệp ngữ ấy; và hình như những hành vi đức tin đó xem ra đã là chuyện của quá khứ và không bao giờ là đề tài hấp dẫn của hôm nay. Và chính vì thế, Mùa Chay là lúc chúng ta được gọi mời để đọc Lời Chúa như đọc một tờ di chúc quan trọng trối lại cho chúng ta, nghe Lời Chúa như đang nghe lần đầu một chuyện tình hấp dẫn mà chúng ta đang nhập cuộc, sống và thực hành Lời Chúa như một cuộc đầu tư đầy lợi nhuận và thích thú mà chúng ta luôn là kẻ chiến thắng…Đó chính là “lên cao và đi xa”, là biết đứng dậy thoát ra khỏi một thứ “công viên đức tin” với toàn những thói quen đường mòn đạo đức mang tính trang trí giả tạo, sao chép, cũ mòn mà Đức Kitô đã mạnh mẽ lên án: “Khốn cho các ngươi, hởi các kinh sư và người pharisiêu giả hình ! các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt 23,27-28).

Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng: cuộc hành trình đức tin, cuộc “lên cao và đi xa” phải là những chuyện to lơn, hoành tráng. Không. Tất cả phải được bắt đầu bằng những chuyện thật giản đơn trong cuộc sống đời thường.

Trong những ngày vừa qua, trên các diễn đàn báo chí quốc tế, người ta ca tụng tính kỷ luật, bình tĩnh và tương thân tương ái của người dân Nhật Bổn. Đặc biệt câu chuyện cảm động của một cậu bé mồ côi 9 tuổi…Không giữ bao lương khô cho mình nhưng đem lên ban tổ chức để phân chia cho đều để sau đó trở về kiên nhẫn sắp hàng chờ đợi...

Đó chính là điều mà Đức Chúa Cha đã ngỏ lời với chúng ta hôm nay: “Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người”.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 19/03/2011
BÙA ĐUỔI MUỖI

N2T


Có một đạo sĩ, cho rằng bùa của mình vẽ có thể đuổi muỗi, có người tin nên đến mua một lá bùa. Nhưng muỗi vẫn cứ bay tới bay lui như trước, do đó người mua bùa trở lại chất vấn đạo sĩ, nói bùa của ông ta vẽ không có linh.

Đạo sĩ hỏi:

- “Ông đem lá bùa dán bùa ở đâu ?

Người mua bùa nói:

- “Dán ở bức tường trong nhà”.

Đạo sĩ nói:

- “Chả trách nó không linh, ông phải đem lá bùa dán trong màn (mùng) ngủ”.

Suy tư:

Muốn đuổi muỗi thì phải dùng loại nhang đuổi muỗi hoặc dùng loại máy phát sóng để đuổi muỗi, chứ muỗi chắc chắn là không sợ bùa ngải, đạo sĩ nói vẽ bùa dán trong mùng là nói láo, vì đã có mùng rồi thì muổi làm sao vào được để hút máu ! Đạo sĩ vẽ bùa chỉ nói láo với những người nhẹ dạ mà thôi.

Ma quỷ là tên nói láo số một, là sư phụ của những người vẻ bùa chơi ngãi, cho nên nó chỉ đánh lừa được những người Ki-tô hữu đức tin yếu kém, dễ lung lạc trước vật chất, dễ thay lòng trước những khó khăn, dễ té ngã trước những chức quyền danh vọng.

Dấu hiệu của những người Ki-tô hữu dễ bị ma quỷ lừa, là họ thường hay dùng trí óc của mình để hồ nghi về những lời của Thiên Chúa, và những điều Hội Thánh dạy; họ ít đi tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích; họ thường chế nhạo các tín hữu đi lễ thường xuyên là: thờ Chúa trong lòng là được rồi; họ thích ham chức quyền và thích danh vọng…

Nằm ngủ trong mùng thì an toàn không sợ muỗi chích, cũng vậy, người Ki-tô hữu chỉ có thể vững vàng đức tin khi họ thường xuyên tham dự thánh lễ, đón nhận các bí tích cách sốt sắng, và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 19/03/2011
N2T


11. Người quen phạm những tội nhẹ thì dần dần mất đi cảnh giác đề phòng phạm tội trọng.

(Thánh Augustinus)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng nhắc nước Italy nhớ Căn Tính Công Giáo của mình
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:24 19/03/2011
Đức Thánh Cha suy tư nhân ngày kỷ niệm 150 năm thống nhất quốc gia

VATICAN (Zenit.org).- Trong ngày những người Ý cử hành sự thống nhất quốc gia của họ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc nhớ quốc gia về những nguồn gốc Công Giáo của họ.

Đức Giáo Hoàng phản ảnh căn tính Công Giáo của nhân dân nước Italy trong một bức thư gởi cho tổng thống Giorgio Napolitano, nhân dịp kỷ niện thứ 150 sự thống nhất chính trị của nước Italy, được cử hành vào hôm Thứ Năm vừa qua.

Khi bình luận về “Il Risorgimento” (Sự Hồi Sinh), đưa những bang độc lập bán đảo Italy thành một nước duy nhất Italy, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng “Kitô Giáo góp phần cơ bản cho sự xây dựng căn tính của người Ý”.

Ngài nói rằng đặc tính của quốc gia được tạo dựng “nhờ công trình của Giáo Hội, của những thể chế giáo dục và bác ái, ấn định những kiểu cách sống, những hình thể thông lệ, những tương quan xã hội, nhưng cũng nhờ một sinh hoạt nghệ thuật rất phong phú trong văn chương, hội họa, nghệ thuật điêu khắc, khoa kiến trúc và âm nhạc.”

Đức Giáo Hoàng nêu tên một số nghệ nhân Kitô hữu nổi danh, những người “đã thực hiện một đóng góp cơ bản cho sự hình thành căn tính Ý, “gòm có Dante, Giotto, Petrarch, Michelangelo, Raphael, Pierluigi xứ Palestina, Caravaggio, Scarlatti, Bernini và Borromini.

“Cũng những kinh nghiệm về sự nên thánh,” ngài nói tiếp, “nhờ đó nhiều cá nhân đã nạm ngọc lịch sử nước Italy, góp phần mãnh liệt xây dựng căn tính như thế, không những dười hình bóng đặc trưng của một sự thực hiện đặc biệt sứ điệp tin mừng, điều này đã đánh dấu đúng lúc kinh nghiệm và linh đạo của người Ý ( người ta nghĩ tới những diễn tả lớn và nhiều của sự sốt sắng bình dân), nhưng cũng dưới hình bóng văn hóa và cả chính trị.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi chú rằng Thánh Francis thành Assisi giúp tạo dựng ngôn ngữ quốc gia, và Thánh Catherine thành Sienna, “cống hiến việc thúc đẩy ấn tượng về sự tu chỉnh tư tưởng chính trị và luật pháp Italian.”

Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng “sự đóng góp của Giáo Hội và của những kẻ tin cho quá trình đào tạo và củng cố căn tính quốc gia tiếp tục trong những thời kỳ tân thời và hiện thời.”

Lối thoát tự nhiên

Sự thống nhất nước Ý,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp, “ thực hiện trong phần nữa thứ hai của những năm 1800, có khả năng xảy ra, không như một sự xây dựng chính trị nhân tạo của những căn tính khác nhau, nhưng như một lối thoát chính trị tự nhiên của một căn tính quốc gia mãnh liệt, đã đâm rễ và tồn tại trong một thời gian. “

Ngài giải thích rằng “Sự Hồi sinh ” tự xây dựng trên “căn tính quốc gia đã có trước,và Kitô Giáo và Giáo Hội thực hiện một sự góp phần cơ bản để hình thành nó.”

Đức Thánh Cha khẳng định “Không thể chối từ vai trò của những truyền thống tư tưởng khác biệt, một số được đánh dấu bởi những mạch pháp quyền hay đời, người ta không thể bỏ qua sự đóng góp tư tưởng—Và thỉnh thoảng hành động— của những người Công Giáo cho sự hình thành quốc gia thống nhất”.The Holy Đức Thánh Cha nêu tên nhiều nhà chính trị Công Giáo, như “Antonio Rosmini, mà ảnh hưởng được trưng bày đúng lúc, cho tới chỗ khai báo những điểm có ý nghĩa cho Hiến Pháp Ý hiện nay.”

Ngài cũng nêu tên một số gương mặt trong văn chương, đã góp phần rất nhiều để ‘làm nên những người Ý ‘ nghĩa là cho họ cái cảm giác thuộc về cộng đồng chính trị mới mà quá trình sự Hồi Sinh đã uốn nắn.”

Đức Giáo Hoàng nhắc tới nhiều vị thánh người Ý, và cách riêng Thánh Gioan Bosco, đấng được thúc đẩy bởi sự quan tâm giáo dục sáng tác những quyển lịch sử quê hương. Quyển sách uốn nắn tư cách hội viên trong học viện do ngài sáng lập theo một mô hình nhất quán với một quan niệm tự do lành mạnh: ‘Một công dân trước mặt nhà nước, và môt tu sĩ trước mặt Giáo Hội.”

“Căn tính quốc gia của những người Italian, đâm rễ rất sâu trong những truyền thống Công Giáo, xây dựng trong chân lý nền tảng vững chắc nhất của sự thống nhất chính trị đạt được,” Đức Giáo Hoàng khẳng định.

Tòa Thánh Phêrô

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận rằng ngoài ra căn tính Kitô giáo của nó, nhà nước có “gánh nặng, nhưng đồng thời có sự ưu tiên, được ban cho bởi một tình huống đặc biệt nhờ đó mà có tại Ý, tại Rome, Tòa Kế Vị Thánh Phêrô và, từ đó, là trung tâm Công Giáo.

“Và cộng đồng quốc gia đã luôn luôn đáp ứng với ý thức này bằng cách bày tỏ sự gần gũi yêu thương, sự liên đới, và sự giúp đở Ngai Tông Tòa giữ được tự do, và đáp ứng sự nâng đỡ thực hiện những điều kiện thuận lợi cho việc thi hành thừa tác vụ thiêng liêng trong thế giới của kẻ Kế Vị Phêrô, là giám mục thành Roma và tổng giám mục Italy,”.

“ Sự hỗn loạn của Vấn Đề Roman đã qua, “’ Đức Giáo Hoàng nói, vì ” đã tới sự Hòa Giải hằng hy vọng, nhà nước Ý cũng cống hiến và tiếp tục cống hiến một sự cộng tác đáng giá, điều mà Tòa Thánh vui hưởng và chân thành biết ơn”
 
Đức Giáo Hoàng: Giáo Hội đứng về phe Chúa Kitô chống sự tội
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:30 19/03/2011
Đức Thánh Cha nói Thiên Chúa “Quyết định” Cứu Nhân Loại

VATICAN (Zenit.og).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói nói trong Mùa Chay, Giáo Hội đứng về phe Chúa Kitô chống lại tội lỗi và những sức mạnh của qủi dữ,

Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm Chúa Nhật 13/3 trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa chung với những người qui tụ trong Quãng Trường Thánh Phêrô, nơi đây ngài suy tư về sự hiện hữu của tội.

Trả lời cho câu hỏi tại sao Giáo Hội giữ Mùa Chay, Đức Thánh Cha nói vì “sự dữ hiện hữu, hay đúng hơn, tội lỗi, mà theo Kinh Thánh là nguyên nhân sâu xa nhất của mọi sự dữ.”

Tội lỗi, ĐGH nói, có thể là một lời gây ra tranh luận. Nhiều người loại trừ lời. Đức Giáo Hoàng nói thêm, “vì tội lỗi giả định trước môt quan niệm tôn giáo về thế giới và về con người.”

Ngài nói rằng những kẻ đối thủ quan niệm sự tội có một điểm: “Nếu chúng ta loại trừ Thiên Chúa khỏi chân trời thế giới, chúng ta không thể nói về tội. Đúng như khi mặt trời ẩn khuất thì những bóng biến mất và những bóng xuất hiện chỉ khi mặt trời lộ ra, cũng vậy sự lu mờ của Thiên Chúa cần thiết kéo theo sự lu mờ của tội.

Như vậy ý nghĩa sự tội—là một việc khác với ‘những cảm giác tội lỗi’ như những sự này được hiểu trong khoa tâm lý—chỉ được hiểu thầu khi khám phá ý nghĩa về Thiên Chúa.”

Thương yêu kẻ tội lỗi

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích rằng Thiên Chúa không dung tha tội và sự dữ, “bởi vì Người là tình yêu, sự Công Chính, sự Trung Thành.”

Vì lẽ này, Đức Giáo Hoàng nói thêm,”Thiên Chúa không muốn người tội lỗi phải chết, nhưng muốn người tội lỗi phục hồi và sống.”

“Thiên Chúa can thiệp để cứu nhân loại,” Đức Thánh Cha nói tiếp. “Chúng ta Thấy điều này trong toàn lịch sử dân Do Thái, bắt đầu với sự giải phóng của họ khỏi Ai Cập. Thiên Chúa quyết định giải thoát con cái Người khỏi cảnh nô lệ hầu dẫn họ tới cảnh tư do.

“Và sự nô lệ xấu nhất và sâu sắc nhất là sự nô lệ tội lỗi. Đó là tại sao Thiên Chúa sai Con của Người xuống thế gian: để giải phóng con người khỏi quyền lực Satan, ‘nguồn gốc và nguyên nhân mọi tội lỗi.’”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận rằng Ma Quỉ ”sử dụng tất cả sức lực của nó chống lại chương rình cứu độ quyết định và phổ quát này.

Khi các tín hữu đi vào phụng vụ Mùa Chay, ngài nói thêm, họ “ đứng về phe Chúa Kitô chống lại sự tội, bằng trận chiến thiêng liêng—với tư cách cá nhân và với tư cách Giáo Hội—chống lại tinh thần xấu ác.”
 
Đức Giáo Hoàng cử hành năm thứ 60 thụ phong Linh Mục
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:37 19/03/2011
VATCAN(Zenit.Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói, chức Linh mục không phải là một nghề nghiệp, làm không trọn ngày, nhưng là một ơn gọi làm hết giờ và vĩnh viễn,.

Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này, ngày thứ Năm trong một cuộc họp truyền thống với các linh mục Giáo Phận Rome, tổ chức hằng năm lúc bắt đầu Mùa Chay.

“Người ta không làm linh mục không trọn thời gian: chúng ta làm như vậy với hết linh hồn chúng ta, với hết ltâm hồn chúng ta,” ngài nói.

Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng “tồn tại như vậy với Chúa Kitô và làm một sứ giả của Chúa Kitô, sự tồn tại này cho những kẻ khác là một sứ vụ thâm nhập hữu thể chúng ta và phải thâm nhập càng hơn tính toàn diện của hữu thể chúng ta.

Đức Thánh Cha ban một sự đọc sách thánh hoàn bị linh hứng bởi chương 20 Sách Tông Đồ Công Vụ, trong đó Thánh Phaolô nói vói bậc kỳ lão thành Ephêsô.

Đức Giáo Hoàng tập trung về ý nghĩa của sự phục vụ và về sự trung thành phải làm sinh động linh mục.

Sự phục vụ, ngài chỉ rõ, đòi hỏi đưc khiêm tốn, không phải là một sự biễu diễn “sự khiêm tốn giả tạo,” nhưng đúng hơn là tình yêu đối với ý muốn của Chúa, đối với sự công bố không “ xây dựng ý niệm rằng Kitô Giáo là một bưu kiện to lớn những sự phải học.”

Linh mục, trên thực tế, “không giảng một Kitô Giáo theo từng món, theo những mùi vị của mình, bằng cách giảng một Tin Mừng theo những sở thích của mình, theo những ý niệm thần học của mình,” Đức Giáo Hoàng nói.

Ngài nói tiếp, “Linh mục không chuẩn cho mình khỏi công bố toàn vẹn ý muốn của Thiên Chúa, dầu cho ý muốn đó không thuận lợi, khỏi những chủ đề không làm cho cá nhân mình thích mất.”

Sự trở lại

Đức Thánh Cha nhấn mạnh chủ đề trở lại, cách riêng liên quan mùa Chay, được hiểu hơn hết như một sự thay đổi tư tưởng và tâm hồn, với một sự tập trung không trên những sự thế gian và cách thức chúng được trình bày, nhưng trên sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính thế gian.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ “Đừng để mất sự sốt sắng, niềm vui được Đức Chúa kêu gọi,”.

“Chúng ta hãy đổi mới tuổi trẻ thiêng liêng của chúng ta”, khuyên nhủ các linh mục giữ “niềm vui được khả năng đồng hành với Chúa Kitô tới cùng, tiến tới kết thúc luôn luôn với sự hăng say được Chúa Kitô gọi thực thi việc phục vụ lớn.”

Cùng một cách, ngài khuyên khích họ “phải chăm chú tới sự sống thiêng liêng chúng ta, tới sự chúng ta ở vói Chúa Kitô.”

Đức Giáo Hoàng khẳng định, “Việc cầu nguyện và suy gẫm về Lời Chúa không phải là thời gian uổng phí” hay là bị lấy đi khỏi sự chăm sóc các linh hồn, nhưng đúng hơn “đó là một điều kiện để chúng ta có thể thật sự tiếp xúc với Đức Chúa và như vậy nói, cách mắt thấy tai nghe, về Đức Chúa với những kẻ khác.”

Mặc dầu những khó khăn Giáo Hội đang đối mặt, không nên mất hy vọng.

Đức Giáo Hoàng nói, “Chân Lý mạnh hơn những lời nói láo; tình yêu mạnh hơn sự hận thù, Thiên Chúa mạnh hơn tất cả những sức mạnh đối nghịch.”

“Và với niềm vui này,” ngài nói thêm, “với sự chắc chắn nội tâm này chúng ta hãy bắt đầu […] trong những sự an ủi của Chúa và trong những sự bắt bớ của thế giới.”

Những đức tính linh mục

Trong những lời chào Đức Thánh Cha của ngài, Hồng Y Agostino Vallini, tổng đại diện Giáo Phận Rome, nhắc tới kỷ niệm thứ 60 chức linh mục của Đức Giáo Hoàng, sẽ được cử hành ngày 29 Tháng Sáu.

Đức Hồng Y nhấn mạnh những đức tính linh mục được đánh giá hơn hết của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: “sự trung thành khiêm tốn và vui tươi, không có những vết nứt, đối với Chúa Giêsu; sự hoàn toàn sẵn sàng phuc vụ Giáo Hội nơi Chúa Quan Phòng đã kêu gọi ngài, tới gánh nặng kinh khủng của Nhiệm Kỳ Giáo Hoàng; tình yêu Lời Chúa và phụng vụ, và niềm vui của thời gian sống theo nhiệp năm phụng vụ; sự luyện tập trí tuệ và tình cảm hầu đề nghị và bảo vệ sự tiềm kiếm chân lý mà không thỏa hiệp; cách sống dịu hiền và tâm hồn quãng đại; sự bình thản của một linh hồn hoàn toàn hiến cho Chúa Kitô.”

Trong buổi tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng cũng gặp môt linh mục Pakistan, Cha Shahzard Niamat, đại diện hàng giáo sĩ, tu sĩ và chủng sinh Pakistan hiện diện tại Roma.

Cha Niamat sau đó tường thuật cho Fides rằng ngài “giải thích cho Đức Giáo Hoàng tình huống các Kitô hữu tại Pakistan, nơi việc làm chứng cho đức tin thỉnh thoảng có thể dẫn tới sự chết.”

Ngài nói thêm, Đức Thánh Cha rất quan tâm;ngài bày tỏ cho chúng tôi sự liên đới của Ngài, sự nâng đở của ngài và bảo đảm chúng tôi về những kinh nguyện của ngài.

Linh mục nói, “Chúng tôi cũng cám ơn Đức Thánh Cha vì những lời và những kêu gọi mới đây của ngài gởi cho Bộ Trưởng Shahbaz Bhatti, cho Asia Bibi, về luật phạm thượng.”

Linh Mục ghi chú rằng Đức Giáo Hoàng “đã truyền thông hy vọng là các sự việc có thể thay đổi và tại Pakistan sự tôn trong trọn vẹn nhân phẫm và quyền tự do tôn giáo sẽ được thực thi.”
 
Vatican chào mừng phán quyết của tòa án Âu Châu về thánh giá trong lớp học
Bùi Hữu Thư
04:32 19/03/2011
VATICAN CITY (CNS) – Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về văn hóa nói: Thánh giá được trưng bầy trước công chúng tại nước Ý, kể cả trong các lớp học, là dấu chỉ của sự đóng góp quan trọng của Kitô giáo cho nền văn hóa Âu Châu.

Đức Hồng Y nói với các phóng viên ngày 18 tháng 3: Kitô giáo là một “yếu tố nền tảng” của nền văn hoá Tây Phương và “mặc dầu nếu có ai không muốn chấp nhận, thì đây vẫn là một dữ kiện biểu hiệu rằng sự hiện diện của Kitô giáo tuyệt đối thích nghi và tiên quyết.”

Đức Hồng Y Ravasi tuyên bố chỉ vài giờ trước khi Toà Chung Thẩm Âu Châu về Nhân Quyền phán quyết ủng hộ nước Ý trong trường hợp một người mẹ phản đối việc treo các thánh giá trong các lớp học trường công lập là vi phạm quyền tự do về lương tâm của con cái bà.

Một Toà Sơ Thẩm Âu Châu năm 2009 đã phán quyết là các thánh giá trong lớp học vi phạm điều khoản về quyền tự do tôn giáo của Thỏa Ước Âu Châu về NhânQuyền.

Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Toà Thánh nói Vatican chào mừng phán quyết của tòa Chung Thẩm, vì công nhận là “nhân quyền không được để cho chống lại các nền tảng tôn giáo của nền văn hóa Âu Châu.”

Ngài nói phán quyết này là một sự khẳng định về sự tôn trọng đối với mỗi quốc gia của Liên Hiệp Âu Châu về “biểu tượng tôn giáo của lịch sử văn hóa và căn tính quốc gia” và về các quyết định của quốc gia về cách thức các biểu tượng có thể và cần phải được trưng bầy.

Ngài nói, một sự thiếu tôn trọng, sẽ đẫn đưa tới tình trạng trong đó, “trên danh nghĩa tự do tôn giáo, và ngược lại, người ta sẽ giới hạn hay ngay cả từ chối sự tự do này, và kết quả là loại trừ tất cả mọi biểu tượng về tôn giáo khỏi điạ điểm công cộng.“
 
Các thánh ''nhỏ'' là cách thánh ''lớn''
Linh Tiến Khải
11:00 19/03/2011
VATICAN - Sáng 19-3-2011 lễ trọng kính Thánh Giuse, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và các cộng sự viên Trung Ương Tòa Thánh đã kết thúc tuần tĩnh tâm mùa Chay.

Ngỏ lời với linh mục giảng phòng cha Francois Marie Lethel dòng Camêlô Nhặt Phép, Đức Thánh Cha đã cám ơn cha cho mọi người thấy rằng các Thánh là các ”vì sao” trên bầu trời lịch sử, và các Thánh ”bé nhỏ” lại là các Thánh ”cao cả”. Với sự phong phú thiêng liêng, lòng hăng say và niềm vui cha đã cho thấy ”khoa học của đức tin” và ”khoa học của tình yêu” đồng hành với nhau và bổ túc cho nhau, lý trí lớn lao và tình yêu cao cả đi đôi với nhau; còn hơn thế nữa tình yêu lớn lao nhìn thấy rõ hơn là chỉ có lý trí mà thôi.

Chúa Quan Phòng đã cho tuần tĩnh tâm kết thúc vào ngày lễ kính Thánh Giuse Quan Thầy Giáo Hội hoàn vũ và cũng là bổn mạng ngài, Đức Thánh Cha nói Thánh Giuse là một vị thánh khiêm tốn, một người lao công khiêm tốn và công chính. Trong Cựu Ước người ”công chính” là người chìm ngập trong Lời Chúa, sống Lời Chúa và Luật Lệ với niềm vui. Thánh nhân đã xứng đáng trở thành người giữ gìn và che chở Ngôi Lời nhập thể. Sứ mệnh đó còn luôn mãi: canh giữ Giáo Hội và Chúa chúng ta. Chúng ta hãy phó thác cho sự che chở của Người và xin Người trợ giúp chúng ta trong việc phục vụ khiêm tốn.

Mặt khác, tổng thống Giorgio Napolitano cũng gửi sứ điệp chúc mừng lễ bổn mạng Đức Thánh Cha. Sứ điệp viết: ”Tôi xin gửi tới Đức Thánh Cha các lời cầu chúc nồng nhiệt nhất của riêng tôi và của toàn dân Italia. Lễ Thánh Giuse cũng là dịp Italia cử hành lễ gia đình, là tế bào nền tảng của xã hội chúng ta và là lò hun đúc sức lớn mạnh của quốc gia hiệp nhất. Xin Đức Thánh Cha nhận nơi đây lời chúc mừng hạnh phức và an bình chân thành nhất của tôi” (DS; RG 19-3-2011)
 
Bước theo sát cánh bên Chúa Giêsu Kitô.
Pt Huỳnh Mai Trác
22:06 19/03/2011
Trong buổi tiếp kiến chung Đức Thánh Cha Biển Đức XVI giảng thuyết về Mùa Chay và Ngày Thứ Tư Lễ Tro: “Theo như nghi lễ nhiệm nhặt về Ngày Lễ Tro, chúng ta bước đi trong hành trình tinh thần để xứng đáng sửa soạn cử hành mầu nhiệm phục sinh.”

Tro nhắc nhở chúng ta thân phận của loài tạo vât, kêu gọi chúng ta làm việc đền tội và sám hối để xứng đáng đi theo Chúa Kitô”. Mùa Chay có ý nghĩa là đi theo Chúa Giêsu lên thành Jerusalem, nơi sự mầu nhiệm khổ nạn, rồi cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô được thực hiện. Cuộc hành trình này được ví như đời sống của người Kitô hữu phải trải qua, không phải như là một định luật mà như là điều kiện để đón nhận, gặp gở một nhân vật, nhân vật đó chính là Chúa Giêsu Kitô.

“ Trước tiên là tham dự vào phụng vụ mà chúng ta được mời gọi cùng bước đì với Chúa, đặt mình vào vị trí làm sống lại những biến cố của công cuộc cứu độ., chứ không phải chỉ là một cuộc kỷ niệm những gì đã xẩy ra trong quá khứ... . Hôm nay chúng ta hãy hiểu các chữ trong phụng vụ như là một hành động đang xẩy ra chứ không phải chỉ tượng trưng. Hôm nay Thiên Chúa đang mặc khải luật lệ của Ngài là chúng ta phải lựa chọn giữa sự thiện và sự ác, giữa sự sống và sự chết”.

Những ngày chủ nhật trong Mùa Chay là con đường của phép thánh tẩy.. . làm sống lại những bó buộc của phép rửa là ngưồn gốc căn bản của đời sống Kitô hữu.. .

Chúa nhật thứ nhất, nói về sự cám dỗ, được trình bày qua việc Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc, chúng ta quyết đổi mới sự lựa chọn dứt khoát Thiên Chúa và chiến đấu để luôn trung thành với Ngài”.

Chủ nhật thứ hai là chủ nhật nói về Abraham và sự Biến hình. “Như một người cha của các tín hữu, chúng ta được gọi để từ biệt quê hương xứ sở, từ biệt sự an toàn nơi gia đình và đặt mọi tin tuởng vào Thiên Chúa”. Mục đích của sự biến hình của Chúa Giêsu thoáng cho chúng ta thấy đến lượt chúng ta được trở thành con cái của Thiên Chúa”.

Chủ nhật thứ ba là cuộc gặp gở người phụ nữ Samaritain. “Cũng như nước Do thái trong cuộc di cư, chúng ta nhận được nước cứu độ trong phép rửa tội. Cũng như người phụ nữ Samaritain, Chúa Giêsu có một nguồn nước sống làm cho hết mọi cơn khát, một ngưồn nuớc sống chính là thần khí của Người.. .

Chủ nhật thứ tư giúp chúng ta suy tư về câu chuyện người mù từ thuở lọt lòng mẹ. Nhờ phép rửa tội chúng ta được giải thoát khỏi sự tối tăm của sự xấu và mặc lấy ánh sáng của Chúa Kitô, cuối cùng sống như những con cái của ánh sáng.. .

Cuối cùng, chủ nhật thứ năm nói về sự sống lại của Lazarê. Nhờ phép rửa tội chúng ta đi từ sự chết qua sự sống, làm hài lòng Thiên Chúa khi chúng ta giết chết con người cũ để sống lại trong tinh thần của người được sống lại”.

Trong truyền thống của Giáo Hội, hành trình bốn mươi ngày được nêu lên đặc tính của Mùa Chay là ăn chay, bố thí và cầu nguyện.

Hạn chế ăn uống giúp chúng ta hãm mình và tiết độ trong đời sống.. .

Ăn chay đi đôi với việc bố thí.. . kêu gọi lòng thương xót bao gồm những hành động tốt đẹp”. Nhưng Giáo Hội còn kêu gọi chúng ta, siêng năng cầu nguyện nhiều, suy niệm chăm chú hơn vào Lời Chúa”.

Đức Thánh Cha kết luận: “Trong hành trình sám hối và chuẩn bị, chúng ta phải chăm chú vào lời mời gọi của Chúa Kitô dứt khoát quyết đi sát bước theo Ngài. Đáp lại lời gọi bằng cách làm sống lại ân sủng và giữ trọn lời cam kết khi rửa tội là từ bỏ con người cũ mà mặc lấy Chúa Kitô, để được tái tạo lại trong ngày Lễ Phục Sinh và có thể nói như thánh Phao lồ: Không phải tôi đang sống nhưng chính Chúa Kitô đang sống trong tôi”.( nguồn tin: VIS)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN Sydney mừng kính Bổn Mạng Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly
Diệp Hải Dung
10:02 19/03/2011
SYDNEY - Sáng thứ Bảy 19/03/2011 mặc dù trời mưa nhưng rất đông đủ giáo dân đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Lễ mừng kính Thánh Cả Giuse là Quan Thầy của Trung Tâm.

Xem hình ảnh

Mọi người cùng quây quần trước tượng đài Thánh Giuse và dâng giờ đền tạ, nguyện xin Thánh Cả chúc lành cho Gia Đình và Cộng Đồng sau đó mọi người tiến vào hội trường Trung Tâm tham dự Thánh lễ do quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn chúc mừng bổn mạng Thánh Giuse và Cha mời gọi mọi người cùng hiệp ý dâng Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho những nạn nhân bị sóng thần và động đất bên Nhật Bản.

Trong bài giảng Cha Tuyết nói về Thánh Giuse là một người Công Chính rất vâng phục thánh ý Chúa, Chúa kêu đi là đi, Chúa kêu về là về không một chút thắc mắc hay do dự. Cha kêu gọi mọi người hãy sống noi gương theo Thánh Cả Giuse luôn biết vâng phục thánh ý Chúa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Trung Tâm Tĩnh Huấn và những ai chọn Thánh Giuse là là Quan Thầy. Ông cám ơn tất cả những thành viên Hội Đồng Mục Vụ đã chăm sóc gìn giữ Trung Tâm ngày thêm khang trang.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự buổi liệc liên hoan mừng kính Bổn Mạng Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney.
 
Lễ Thánh Giuse tại Cộng đoàn Việt Nam thuộc TGP Melbourne
FX. Trần Văn Minh
10:08 19/03/2011
Melbourne - Thứ Bảy Ngày 19 Tháng 3 Năm 2011. Lễ Thánh Giuse bạn Đức Trinh nữ Maria. Cộng đồng Công giáo Việt Nam, thuộc TGP Melbourne có một số sinh hoạt cuả các hội đoàn và giáo khu được vinh dự chọn Thánh Giuse làm bổn mạng đã tổ chức thánh lễ mừng kính Thánh Giuse tại các nơi như sau:

Xem hình ảnh

Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng Thứ bảy. Tại Nhà thờ Saint Ignatius, số 326 Church St, vùng Richmond Victoria có thánh lễ mừng kính bổn mạng cuả Hiệp hội gia đình Công Giáo Việt Nam thuộc TGP. Melbourne.

Thánh lễ do Linh mục Nguyễn Văn Cao SJ. Chủ tế, cùng với Linh mục Giuse Nguyễn Xuân Phương thuộc Giáo phận Vinh đồng tế. Cùng với sự hiện diện cuả các vị hội viên và ban đại diện Hiệp hội gia đình Công giáo Việt Nam trong TGP. Melbourne hiệp dâng thánh lễ.

Trong phần chia sẻ lời Chuá. Linh mục Nguyễn Văn Cao với cương vị là linh mục linh hướng hiệp hội, đã nói về gương Thánh Giuse và nhắc nhở các hội viên trong hiệp hội trong tinh thần tương thân, tương ái, tương trợ và giúp đỡ nhau mọi lúc, mọi nơi, từ lúc sống hay cả khi đã qua đời, bằng cách này cách khác nhớ nhau trong lời cầu nguyện để theo gương Thánh Giuse luôn đồng hành, nâng đỡ bên cạnh Đức Maria.

Linh mục cũng kêu gọi các hội viên, cũng luôn phát triển về mọi mặt trong đời sống để giúp đỡ nhau theo tôn chỉ, nội quy và nhất là luôn biết vâng phục và nghe theo những điều hướng dẫn cuả các đấng bản quyền tại các nơi đang sinh hoạt.

Buổi lễ kết thúc trong tinh thần hiệp nhất yêu thương qua lời cám ơn chân thành cuả vị đại diện hiệp hội đến quý cha và toàn thể hội viên tham dự thánh lễ mừng kính Thánh Giuse bổn mạng Hiệp hội Gia đình Công giáo Việt Nam trong TGP Melbourne. Sau đó, mọi người được mời vào trong hội trường nhà xứ dùng bưã ăn trưa nhẹ nhưng thật thân tình, vui vẻ, ấm áp tình thân ái giưã những người con cái đã nhận Thánh Giuse làm bỗn mạng hiệp hội.

Cũng nhân dịp Lễ mừng kính Thánh Giuse bạn Đức Trinh nữ Maria, Thánh Giuse đã được Giáo khu Giuse thuộc Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm vinh dự chọn Ngài làm bổn mạng. Và để mừng kính, Giáo khu đã long trọng tổ chức Thánh lễ mừng bổn mạng giáo khu vào hồi 3 giờ 30 chiều thứ bảy Ngày 19 Tháng 3 Năm 2011 tại Nhà thờ Holy Child Vùng Meadow Heights Colaroo.

Buổi lễ đã được Linh mục quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Raphael Võ Đức Thiện cử hành với đông đảo giáo dân trong toàn giáo khu hân hoan về đồng hiệp dâng thánh lễ. Trong lời hát vang ca ngợi gương thánh nhân cuả Ca đoàn Legio.

Mở đầu thánh lễ, linh mục quản nhiệm đã chào mừng toàn thể công đoàn trong một ngày đẹp trời đầu muà thu ở Melbourne, với không khí nắng êm và gió nhẹ. Giáo khu lại hân hoan mừng kính bổn mạng Thánh Giuse trong không khí cuả muà chay Thánh. Giáo hội muốn nhắc nhở mọi người đến sự tuân phục để hoàn thành sứ mạng cao cả trong chương trình cứu độ cuả Thiên Chuá. Như Thánh Giuse đã vâng theo thánh ý Ngài để làm bạn với Đức Trinh nữ Maria. Để hoàn thành chương trình cho Con Thiên Chuá Giáng trần cứu chuộc cho nhân loại.

Được biết, Giáo khu Giuse là một trong những giáo khu kỳ cựu trong Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne. Đây cũng là một trong những giáo khu mà giáo dân sống xa Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm nhất, nhưng không vì thế mà đời sống thiếu gắn bó với công đoàn. Ngược lại, mọi người trong giáo khu luôn luôn sát cánh và giữ vững vun bồi cho công đoàn luôn vững mạnh.

Buổi lễ kết thúc với tiệc mừng trong niềm hân hoan cuả toàn thể cộng đoàn dân Chuá trong Giáo khu Giuse. Mọi người vui vẻ gặp nhau, chuyện trò thăm hỏi. trong ngày kính Thánh Giuse quan thầy giáo khu.
 
Giới Gia Trưởng giáo hạt Bắc ninh mừng lễ bổn mạng thánh Cả Giuse
Xương Giang
10:12 19/03/2011
BẮC NINH: sáng ngày 19/3/2011, gần 2000 thành viên giới Gia Trưởng giáo hạt Bắc ninh tập trung về nhà thờ giáo xứ Tử Nê thuộc giáo phận Bắc ninh mừng lễ thánh Cả Giuse bổn mạng giới Gia Trưởng giáo phận Bắc ninh.

Xem hình ảnh

Đã từ nhiều năm nay, ngày lễ thánh Giuse đã trở thành ngày truyền thống của anh em giới Gia Trưởng giáo phận Bắc ninh. Trong những năm trước thì ngay từ chiều ngày 18/3, hầu hết các thành viên của họ Gia Trưởng giáo phận Bắc ninh đã nô nức tập trung về nhà thờ Chính Tòa Bắc ninh để mừng lễ bổn mạng. Tuy nhiên, năm nay vì điều kiện nhà thờ Chính Tòa giáo phận Bắc ninh đang trong thời gian tu sửa lại, cho nên cha phụ trách cùng với ban điều hành giới Gia Trưởng giáo phận đã quyết định tổ chức mừng lễ thánh Giuse bổn mạng theo từng giáo hạt.

Thời tiết hôm nay cũng thay đổi thuận theo lòng người, vì đã gần một tuần lễ nay ở miền Bắc hầu như mưa không ngớt lúc nào. Hôm nay bỗng nhiên trời lại hửng nắng, nên các thành viên giới Gia Trưởng đều vui mừng vì ánh nắng và hơi ấm của mùa xuân đã giúp cho bầu khí ngày lễ bổn mạng trang trọng và hoành tráng hơn. Khởi đầu cho buổi lễ thánh Cả là cuộc rước kiệu thánh Giuse và kiện Đức Mẹ trọng thể xung quanh khuân viên nhà thờ giáo xứ Tử Nê. Cuộc rước kiệu trọng thể làm rung động và biến đổi hàng ngàn con tim của các thành viên giới Gia Trưởng sau những ngày tháng lam lũ vất vả với vai trò làm chồng, làm cha và làm chủ gia đình.

Mở đầu thánh lễ kính thánh Cả Giuse, cha chủ tế Phêrô Chu Quang Tòng đã mời gọi anh em trong gới Gia Trưởng và cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện cho đất nước Nhật Bản đang phải trải qua những ngày rất cam go sau thảm họa động đất, sóng thần và thảm họa nguyên tử. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho cuộc nội chiến ở Lybia và các nước Trung Đông đang xảy ra trong những ngày tháng qua.

Ngỏ lời với anh em trong giới Gia Trưởng và cộng đoàn trong bài giảng, cha quản hạt Bắc ninh Giuse Nguyễn Đức Hiểu đã nêu cao vai trò và sự cộng tác của thánh Cả Giuse trong công trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Cha giảng lễ đã nói đến sự “bừng tỉnh” của thánh Cả khi Thiên Chúa báo mộng cho ngài trong những giấc mơ, sau đó cha quản hạt mời gọi các thành viên giới Gia Trưởng hãy bắt chước thánh Giuse để nhận ra thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là vai trò làm chồng, làm cha và làm trưởng gia đình trong đời sống thường ngày.

Cũng nhân dịp mùa chay thánh, các cha trong giáo hạt Bắc ninh đã xếp xắp chương trình đi hành hương tới các giáo xứ trong giáo hạt để cùng nhau sống tinh thần mùa chay và giúp nhau giải tội cho giáo dân trong giáo hạt. Hôm nay là ngày đầu tiên các cha hành hương đến giáo xứ Tử Nê và Phượng Giáo, các ngài đã sống hiệp thông với nhau và với giáo xứ. Buổi chiều và tối hôm qua (18/3), các cha đã chia nhau đến các giáo họ trong giáo xứ Tử Nê và Phượng Giáo để ban bí tích Hòa Giải. Cha xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huân cho biết: khoảng 90% giáo dân của 2 giáo xứ do cha phụ trách đã được lãnh nhận bí tích Giải Tội trong dịp này.

Nguyện chúc các thành viên giới Gia Trưởng giáo hạt Bắc ninh luôn noi gương thánh Cả Giuse là hãy biết “bừng tỉnh” để đón nhận thánh ý Chúa và làm tròn trách nhiệm là người trưởng gia trong gia đình như thánh Cả Giuse đã hoàn thành xuất xắc vai trò làm chủ gia đình Nazarét xưa.
 
GP Phan Thiết Mừng Bổn Mạng Đức Cha Giuse và Cầu nguyện cho Nhật Bản
Hồng Hương
10:16 19/03/2011
Hân hoan cùng toàn thể Giáo hội trong ngày lễ kính Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Bảo trợ Hội Thánh, vào sáng ngày thứ bảy 19.3.2011, Linh mục đoàn, quý Tu Sĩ, chủng sinh và bà con giáo dân đã đến dâng Thánh Lễ Tạ ơn và chúc mừng Bổn Mạng Đức Cha Giuse, Giám Mục Phan Thiết và 20 cha trong Giáo phận tại nhà thờ Chính Toà.

Xem hình ảnh

Bày tỏ tấm lòng của đoàn con với Vị Cha Chung, trước khi bước vào thánh lễ, cha Phêrô Phạm Tiến Hành, Linh mục Niên trưởng, thay mặt Giáo phận Phan Thiết chúc mừng Lễ Bổn Mạng Đức Cha Giuse với những lời cầu chúc tốt đẹp. Một lẵng hoa tươi được dâng lên Đức Cha tượng trưng món quà thiêng liêng là Tuần Tam Nhật mà cả giáo phận đã hiệp ý cầu nguyện cho Ngài.

Bằng giọng xúc động, Đức Cha Giuse cám ơn tình thương mến mà hai vị tiền nhiệm là Đức Cha Nicôla, Đức Cha Phaolô và gia đình Giáo phận dành cho ngài. Trong niềm vui mừng Lễ Quan Thầy, Đức Giám Mục Giáo phận mời gọi cộng đoàn hướng lòng cầu nguyện cho những anh chị em đang đau khổ tại Nhật Bản sau biến cố đau thương động đất và sóng thần cách đây 1 tuần.

Mừng kính Thánh Cả Giuse trong tâm tình Mùa Chay, trong bài giảng, Đức Cha chia sẻ với cộng đoàn 2 điểm. Thứ nhất là việc gắn bó của Thánh Giuse với Mầu nhiệm cuộc đời Đức Giêsu Kitô. Cả cuộc đời Người là việc liên lỉ sống theo Thánh ý Thiên Chúa, dù chỉ qua những lần được thiên thần báo mộng.

Lần báo mộng thứ nhất là việc Chúa muốn Ngài đón nhận Đức Maria đang mang thai về làm vợ. Dù có đắn đo, nhưng Thánh Cả vâng theo ý Chúa, vì thế mà Ngài đón nhận Mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa Giêsu với tất cả sự thầm lặng trong trách nhiệm.

Lần thứ hai, thiên thần giục giã Thánh Giuse đem Đức Maria và Hài Nhi Giêsu đi lánh nạn ở Ai Cập để tránh bị truy sát. Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng mình để bảo vệ Con Thiên Chúa, ở biến cố này, Cha Thánh sống trước Mầu Nhiệm Tử Nạn của Chúa Giêsu.

Và thứ ba là lời gọi Thánh Giuse đưa gia đình hồi hương. Thánh Giuse vui mừng như chưa bao giờ vui như thế để được “ta về ta tắm ao ta”. Hình ảnh rời khỏi Ai Cập luôn gắn liền biến cố Xuất Hành của dân Do Thái khi xưa. Khi được thiên thần mời gọi rời bỏ Ai Cập, Thánh Giuse vui mừng đón nhận Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu sau này.

Noi gương Thánh Giuse, sống với Thiên Chúa bằng tất cả trái tim, trách nhiệm, với sự thầm lặng trong gắn bó keo sơn qua các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu, Đức Cha Giuse mời cộng đoàn nhìn ra hướng đi của đời sống người Kitô hữu. Chúng ta được mời gọi thể hiện đức tin trong đời sống hàng ngày. Qua danh xưng “Kitô hữu”, mỗi người xác tín mình thuộc về Đức Kitô, nên cần ý thức sống Mầu nhiệm Nhập thể trong đời sống. Là những con cái thuộc về Hội Thánh Chúa qua Bí tích rửa tội. Từ con người tầm thường, chúng ta trở nên con Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 kêu gọi các tín hữu cùng chịu mai táng với Đức Kitô để cùng được Phục Sinh với Người. Trở về với Bí tich Thánh tẩy, chúng ta xin cho được trái tim tinh tuyền của Mùa Chay để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đời sống để làm chứng cho Đức Kitô trong đời sống. Đây cũng là điều trong đề cương của Hội Đồng Giám Mục thế giới lần thứ 13 sẽ tổ chức vào tháng 11 sắp đến với chủ đề "Tân Phúc âm hóa để tái truyền bá đức tin Kitô".

Phần hai trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse tha thiết mời cộng đoàn hướng về đất nước Nhật Bản, về Giáo Hội Công Giáo tại Nhật Bản để cảm thông, hiệp thông bằng lời cầu nguyện, các hy sinh và sự chia sẻ với nỗi đau khôn cùng của người dân Nhật sau biến cố động đất và sóng thần ngày 11.3.2011 vừa qua với ước tính hơn 13 ngàn người chết và mất tích. Nhật Bản còn phải đối đầu với nguy cơ rò rỉ phóng xạ sau các vụ nổ của nhà máy hạt nhân mà tác hại của nó thì khôn lường trên con người. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo hội Nhật đi trọn một Mùa Chay đầy đau khổ này với niềm tin Kitô giáo để đi cùng Đức Kitô trên con đường tử nạn.

Sau thánh lễ, Đức Cha Giuse có lời cám ơn hai Đức Cha tiền nhiệm, quý linh mục, tu sĩ, chủng sinh và cộng đoàn đã hiện diện và hiệp thông trên khắp Giáo phận để chúc mừng và cầu nguyện cho ngài trong ngày Bổn Mạng. Đức Cha cũng gởi lời mừng đến 20 cha và tất cả những ai có thánh Bổn mạng là Giuse trong ngày hôm nay. Ngài chúc cộng đoàn sống Mùa Chay thánh thiện để được hưởng một Mùa Phục Sinh thật sự ý nghĩa sau khi đã vượt qua con đường thánh giá với Chúa Giêsu.
 
Chương trình tọa đàm: Công lý và Hòa bình theo Giáo huấn xã hội Công giáo
+GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
10:37 19/03/2011
CHƯƠNG TRÌNH TOẠ ĐÀM
Thứ Sáu, ngày 27-5-2011, tại Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận,
Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM

CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH THEO GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO

7:00 Đón khách, ghi danh, phát tài liệu học hỏi
Sinh hoạt khởi đầu

8:00: Phần I – KHAI MẠC
- Giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu khách mời - diễn giả - tham dự viên.
8:15: Lời kinh khai mạc.
8:20-8:30: Tuyên bố lý do buổi toạ đàm (ĐC. Chủ tịch Phaolô Nguyễn Thái Hợp).

Phần II - THUYẾT TRÌNH
8:30-9:15: Giới thiệu Uỷ ban Công lý và Hoà bình Việt Nam (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn).
9:15-9:30: Giải lao.
9:30-10:15: Công lý và Hoà bình, thách đố và yêu sách ở thời đại hôm nay (Lm. G.M. Lê Quốc Thăng).
10:30-11:15: Công lý và Hoà bình trong bối cảnh xã hội Việt Nam (Ls. Lê Quốc Quân).
11:30-13:30: Cơm trưa, nghỉ trưa.
13:30-14:30: Thảo luận về tình trạng Công lý và Hoà bình tại địa phương: những bức xúc, những giải pháp đề nghị và đường hướng hoạt động tham gia của UBCLBH (Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp hướng dẫn).
14:30-14:45: Giải lao.
14:45-15:30: Đúc kết thảo luận (các nhóm trình bày).
15:30-16:00: Lễ Ra mắt của UBCLHB. Giới thiệu các Trưởng Ban CLHB của giáo phận và Văn phòng Trung ương. Chụp ảnh lưu niệm.
16:00-16:15: Lời chúc mừng của các đại biểu.
16:15-16:30: Lời cám ơn của Đức cha Chủ tịch. Bài ca tạ ơn. Kết thúc.

_____________________________________________________
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH
Văn phòng Trung ương
6B Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
ĐT: (84) 8 36007651
Email: ubclhb@gmail.com


VT số 002/VT/2011/UBCLHB

THƯ MỜI
Kính gửi: Đức Hồng y,
Quý Đức cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam,
Trọng kính Đức Hồng y và Quý Đức cha kính mến,

Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) trong kỳ họp tháng 10-2010, tại TP.HCM, đã quyết định thành lập Uỷ ban Công lý và Hoà bình (UBCLHB) để cổ vũ công lý và hoà bình trên đất nước Việt Nam theo đường hướng của Tin Mừng và giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo.

Trên phạm vi Giáo Hội toàn cầu, Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình cũng đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập vào ngày 6-1-1967, để đáp ứng niềm mong mỏi của các cộng đồng dân Chúa được Công đồng Vaticanô II trình bày ở số 90 của Hiến chế Mục vụ Vui mừng và Hy vọng, nhằm khích lệ cộng đồng Công giáo thúc đẩy sự phát triển ở những vùng nghèo khổ và gia tăng công lý xã hội trong bối cảnh quốc tế.

Trong quá trình hoạt động hơn 30 năm qua, Hội đồng Giáo hoàng này đã thu tích nhiều kinh nghiệm, nghiên cứu nhiều đề tài để định hướng những hoạt động xã hội của Giáo Hội toàn cầu. Cụ thể hơn, Hội đồng đã soạn thảo các văn kiện liên quan để giới thiệu những chủ đề trong Ngày Hoà bình Thế giới hằng năm cũng như trong cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, xuất bản năm 2004. (Chúng con xin đính kèm theo đây bản tóm lược về Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum để tham khảo).

Trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, đồng bào cũng như tín hữu Việt Nam mong mỏi công lý được thể hiện, an hoà được xây dựng trên tình bác ái để mọi người cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc qua những hành động thiết thực của người Công giáo sống Tin Mừng giữa lòng dân tộc. Chính trong tinh thần đó, Uỷ ban Công lý và Hoà bình của Giáo hội Việt Nam ra đời để giới thiệu chiều kích xã hội và nhân bản của Tin Mừng nhằm giúp cho người tín hữu cũng như đồng bào ngoài Công giáo thăng tiến toàn diện con người và cho dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển.

1. Vì thế, chúng con tha thiết xin Đức Hồng y và Quý Đức cha chỉ định người đại diện cho giáo phận hoạt động trong Ban Công lý và Hoà bình của giáo phận.

2. UBCLHB đang xây dựng một kênh thông tin trên mạng toàn cầu có tên là www.conglyhoabinh.org để giới thiệu học thuyết xã hội Công giáo, đào tạo về công lý hoà bình và giao lưu với độc giả.

3. Văn phòng Trung ương của UBCLHB hiện nay được đặt tạm thời tại lầu 1, Nhà Truyền Thống, số 6B Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 8 36007651 – Email: ubclhb@gmail.com

4. Uỷ ban CLHB sẽ tổ chức một ngày toạ đàm để trình bày khái quát về công lý và hoà bình theo giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cũng như nhằm giới thiệu những nét hoạt động chính của Uỷ ban cho cộng đồng Công giáo Việt Nam. (Chúng con xin gửi kèm theo đây chương trình dự thảo của ngày toạ đàm về Công lý và Hoà bình).

5. Cuộc gặp gỡ sẽ được tổ chức vào ngày thứ Sáu, 27-5-2011, từ 8:00 – 16:30, tại Hội trường Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ở Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TP.HCM, số 6 bis Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Các tham dự viên sẽ ăn trưa tại đây. Những tham dự viên ở xa cần đến trước và nghỉ qua đêm, xin liên hệ với Văn phòng UB CLHB. Xin quý tham dự viên đăng ký với Ban Tổ chức theo địa chỉ của Văn phòng Trung ương.

Chúng con rất mong được Đức Hồng y, Quý Đức cha tham dự hoặc cử người đại diện giáo phận đến tham dự để đặt nền tảng khởi đầu cho hoạt động của Uỷ ban. Chúng con xin hết lòng cám ơn.

Kính chúc Đức Hồng y, Quý Đức cha luôn an mạnh và tràn đầy ơn Chúa.

Xin Thánh Cả Giuse, Đấng Công Chính, Bổn Mạng của UBCLHB, chuyển cầu cho tất cả chúng ta.

Kính thư
GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Chủ tịch Uủy Ban CLHB
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tổng thư ký

______________________________________________________________________
HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH

NGUỒN GỐC

Công đồng Vatican II đã đề xuất việc hình thành một tổ chức của Giáo Hội hoàn vũ giữ vai trò “khích lệ Cộng đồng Công giáo thúc đẩy sự phát triển ở những vùng nghèo khổ và gia tăng công lý xã hội trong bối cảnh quốc tế” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes), số 90). Đáp lại lời đề nghị này, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã thành lập Uỷ ban Giáo hoàng “Công lý và Hoà bình” bởi bức Tự sắc Catholicam Christi Ecclesiam, ngày 6 tháng Giêng năm 1967.

Hai tháng sau, trong Thông điệp Populorum Progressio về Sự Phát triển các Dân tộc, Đức Giáo hoàng Phaolô nói vắn tắt về tổ chức mới rằng, “tên gọi, cũng như chương trình của cơ quan này, là Công lý và Hoà bình” (Số 5). Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, và thông điệp này, “theo một cách nào đấy… áp dụng giáo huấn của Công đồng” (Sollicitudo Rei Socialis, số 6), là những bản văn cơ sở và những điểm tham chiếu cho tổ chức mới này.

Sau khoảng thời gian thí điểm 10 năm, Đức Phaolô VI đã trao cho Uỷ ban một địa vị chính thức với Tự sắc Justitiam et Pacem, vào ngày 10 tháng 12 năm 1976. Khi Tông hiến Pastor Bonus, ngày 28 tháng 6 năm 1988, tái tổ chức Giáo triều Roma, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đổi từ Uỷ ban thành Hội đồng Giáo hoàng và tái xác nhận đường hướng hoạt động chung của tổ chức.

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

Tông hiến Pastor Bonus đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình trong các khoản sau:

“Hội đồng sẽ đẩy mạnh công lý và hoà bình trên thế giới, theo đường hướng của Tin Mừng và giáo huấn xã hội của Giáo Hội (điều 142).

1. Hội đồng sẽ đào sâu học thuyết xã hội của Giáo Hội và nỗ lực phổ biến cũng như áp dụng học thuyết ấy, trên phương diện cá nhân và cộng đồng, đặc biệt về các mối tương quan giữa giới chủ và giới công nhân. Những mối liên hệ này cần phải ngày càng thấm nhuần tinh thần Phúc Âm.

2. Hội đồng sẽ tập hợp và đánh giá những loại thông tin khác nhau và những kết quả nghiên cứu về công lý và hoà bình, về sự phát triển của các dân tộc, và về các vụ vi phạm nhân quyền. Khi thích hợp, Hội đồng sẽ thông báo cho các cơ quan trực thuộc Giám mục đoàn về những kết luận chung cuộc. Hội đồng sẽ xúc tiến các quan hệ với các tổ chức Công giáo quốc tế và với các cơ quan khác, dù thuộc Công giáo hay không, mà thật sự quan tâm đến sự tăng tiến những giá trị công lý và hoà bình trên thế giới.

3. Hội đồng sẽ đề cao ý thức về nhu cầu cổ vũ hoà bình, đặc biệt vào ngày Hoà bình Thế giới (điều 143). Hội đồng sẽ duy trì các quan hệ mật thiết với Văn phòng Quốc Vụ khanh Toà Thánh, đặc biệt khi công khai những vấn đề về công lý và hoà bình bằng văn bản hay thông cáo (điều 144).”

CƠ CẤU

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình có một vị Chủ tịch được sự hỗ trợ của một Thư ký và một Phụ tá, tất cả do Đức Thánh Cha chỉ định, trong khoảng thời gian 5 năm. Một bộ phận nhân viên gồm các giáo dân, các linh mục và tu sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau cùng làm việc với các vị này để tiến hành những chương trình và hoạt động của Hội đồng.

Đức Thánh Cha cũng chỉ định khoảng bốn mươi thành viên và cố vấn phục vụ với tư cách cá nhân trong khoảng thời gian 5 năm. Đến từ nhiều nơi trên thế giới, các thành viên họp nhau tại Roma trong kỳ Đại hội Toàn thể được tổ chức định kỳ. Trong mỗi kỳ đại hội, các thành viên đóng góp vào việc hoạch định chung những hoạt động của Hội đồng Giáo hoàng, tuỳ theo nền tảng xã hội, giáo dục, nghề nghiệp và kinh nghiệm chuyên môn hoặc kinh nghiệm mục vụ của từng người. Đại hội Toàn thể, là cao điểm trong đời sống Hội đồng, cũng là thời điểm xác định rõ ràng những “dấu chỉ của thời đại”.

Các cố vấn viên, một vài người trong số họ là chuyên gia trong lĩnh vực giáo huấn xã hội của Giáo Hội, có thể được triệu tập để tham gia vào những nhóm làm việc về những chủ đề cụ thể.

HOẠT ĐỘNG

Công việc chính của Hội đồng Giáo hoàng là thực hiện các cuộc nghiên cứu định hướng hoạt động dựa trên giáo huấn xã hội của Giáo Hội do Đức Thánh Cha và hội đồng giám mục công bố. Thông qua các cuộc nghiên cứu, Hội đồng Giáo hoàng cũng đóng góp vào sự phát triển của giáo huấn này trong những lĩnh vực rộng lớn sau:

Công lý. Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình quan tâm đến tất cả những gì chạm đến công lý xã hội, thế giới công ăn việc làm, đời sống quốc tế, sự phát triển nói chung và sự phát triển xã hội nói riêng. Hội đồng cũng thúc đẩy suy tư luân lý về tiến trình của những hệ thống tài chính và kinh tế, đề cập đến những vấn đề liên quan đến môi trường và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên của trái đất.

Hoà bình. Hội đồng Giáo hoàng suy tư về một loạt những vấn đề lớn liên quan đến chiến tranh, giải trừ quân bị, buôn bán vũ khí, an ninh thế giới, và bạo lực với những biến thái đa dạng (khủng bố, chủ nghĩa quốc gia cực đoan...). Hội đồng cũng xem xét vấn đề các thể chế, hệ thống chính trị và vai trò của người Công giáo trên chính trường. Hội đồng cũng có trách nhiệm cổ vũ Ngày Hoà bình Thế giới.

Nhân quyền. Vấn đề này chiếm tầm quan trọng ngày càng lớn trong sứ vụ của Giáo Hội và cũng theo đó, trong công việc của Hội đồng Giáo hoàng. Giáo hoàng Gioan Phaolô II thường xuyên nhấn mạnh rằng phẩm giá của con người là nền tảng cho sự bảo vệ và thăng tiến các quyền cơ bản của người đó. Hội đồng xử lý vấn đề từ ba khía cạnh: đào sâu khía cạnh của học thuyết, xử lý vấn đề bằng cách thảo luận trong các tổ chức quốc tế, thể hiện thái độ lưu tâm đối với các nạn nhân của nạn vi phạm nhân quyền.

MẠNG LƯỚI RỘNG KHẮP

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình cộng tác với tất cả những ai trong Giáo Hội đang cùng tìm kiếm những mục tiêu trên.

Là một tổ chức của Toà Thánh, Hội đồng trước tiên phục vụ Đức Thánh Cha và cũng cộng tác với các phòng ban khác trong Giáo triều Roma.

Là một bộ phận của Giáo Hội hoàn vũ, Hội đồng cũng phục vụ các Giáo Hội địa phương. Hội đồng duy trì những kênh liên lạc có hệ thống với các Hội đồng Giám mục và các đoàn thể của các Hội đồng Giám mục, và thường xuyên cộng tác với họ. Thông qua các hội đồng giám mục, hay với sự phê chuẩn tán thành của họ, Hội đồng Giáo hoàng liên lạc với hàng loạt những cơ quan thuộc Giáo Hội ở cấp độ quốc gia mà đã được thiết lập để giúp cho các tín hữu nhận thức được trách nhiệm của họ trong lĩnh vực công lý và hoà bình. Một vài trong số những cơ quan này chuyên về nghiên cứu và lý luận, trong khi đó những cơ quan khác thiên về hoạt động. Các đoàn thể bao gồm những Uỷ ban Công lý và Hoà bình hay những Uỷ ban các Vấn đề Xã hội cấp quốc gia, những phong trào bảo vệ nhân quyền hay cổ vũ hoà bình hoặc phát triển…

Hội đồng Giáo hoàng giữ liên lạc với nhiều viện hay phong trào quốc tế trong lòng Giáo Hội (các dòng tu hay tu hội, các tổ chức Công giáo quốc tế) nhờ hiệp thông với các giám mục, giúp các tín hữu Công giáo làm chứng cho đức tin trong lĩnh vực xã hội.

Hội đồng Giáo hoàng cũng hướng về thế giới học thuật và trí thức, tìm thỉnh vấn các giáo sư về giáo huấn xã hội của Giáo Hội, đặc biệt từ các trường đại học thuộc quyền Giáo hoàng ở Rome. Hơn nữa, Hội đồng cũng có những kênh liên lạc chặt chẽ với Giáo hoàng Học viện các ngành Khoa học Xã hội.

Hội đồng Giáo hoàng có nhiệm vụ mở rộng mối quan hệ với các tôn giáo khác, giáo hội khác, theo quan điểm đại kết. Hội đồng Giáo hoàng cộng tác đặc biệt với Hội đồng Liên Tôn Thế giới.

Cuối cùng, cũng cần đề cập đến các mối liên hệ với các tổ chức thế tục làm việc cho mục đích nâng cao sự tôn trọng phẩm giá con người, hướng tới công lý, hoà bình. Qua nhều năm, những mối liên hệ với các tổ chức quốc tế đã gia tăng đáng kể. Vì Toà Thánh quan tâm đến công việc của Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Giáo hoàng, cộng tác với Văn phòng Quốc vụ khanh Toà thánh, đã liên lạc thường xuyên với Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt vào thời điểm có các cuộc hội thảo quốc tế về các vấn đề như phát triển, dân số, môi trường, thương mại quốc tế, hay nhân quyền. Sự liên hệ với các tổ chức như Cộng đồng châu Âu và Liên hiệp Âu Châu cũng có tầm quan trọng như vậy. Hội đồng Giáo hoàng cũng đón nhận những mối liên hệ trao đổi với các tổ chức phi chính phủ có cùng mục tiêu và đang làm việc trong lĩnh vực hoà bình, công lý và nhân quyền.

TÀI LIỆU XUẤT BẢN

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình phát hành những văn bản tài liệu về những chủ đề hiện hành như nợ quốc tế, cư trú, phân biệt chủng tộc, buôn bán vũ khí quốc tế và phân phối đất đai. Trong mỗi trường hợp, những văn bản tài liệu dựa vào giáo huấn xã hội của Giáo Hội để hình thành những nguyên tắc và hướng dẫn đạo đức thích đáng. Hội đồng cũng xuất bản các sách: báo cáo về các cuộc họp mà Hội đồng đã tổ chức, bản tập hợp có hệ thống về các văn bản của giáo hoàng về một vấn nạn xã hội nào đó, các cuộc nghiên cứu về các vấn đề hiện hành, như quan điểm của Giáo hội Công giáo về nhân quyền, môi trường, hay các khía cạnh đạo đức về kinh tế và các hoạt động tài chính. Bản tin Justpax (Công lý và Hoà bình) được phát hành hai lần một năm.

Mục đích của những ấn bản trên là để phổ biến kiến thức về giáo huấn xã hội của Giáo Hội, đặc biệt cho những đoàn thể, mà đến lượt mình, họ có thể gián tiếp hay trực tiếp phổ biến cho người khác. Các đoàn thể bao gồm: các hội đồng giám mục và các Uỷ ban Công lý và Hoà bình hay các Uỷ ban các Vấn đề Xã hội trực thuộc hội đồng giám mục, các hội đoàn và các phong trào của giáo dân, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các nhà giáo dục tôn giáo.

Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình
I - 00120 Vatican City
Tel. 0039-06-698.79911 - Fax 698.87205 - Email: pcjustpax@justpeace.va
_____________________________________________
PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE

ORIGIN
The Second Vatican Council had proposed the creation of a body of the universal Church whose role would be "to stimulate the Catholic Community to foster progress in needy regions and social justice on the international scene" (Gaudium et Spes, No. 90). It was in reply to this request that Pope Paul VI established the Pontifical Commission "Justitia et Pax" by a Motu Proprio dated 6 January 1967 (Catholicam Christi Ecclesiam).
Two months later, in Populorum Progressio, Paul VI succinctly stated of the new body that "its name, which is also its programme, is Justice and Peace" (No. 5). Gaudium et Spes and this Encyclical, which "in a certain way... applies the teaching of the Council" (Sollicitudo Rei Socialis, No. 6), were the founding texts and points of reference for this new body.
After a ten-year experimental period, Paul VI gave the Commission its definitive status with the Motu Proprio Justitiam et Pacem of 10 December 1976. When the Apostolic Constitution Pastor Bonus of 28 June 1988 reorganized the Roman Curia, Pope John Paul II changed its name from Commission to Pontifical Council and reconfirmed the general lines of its work.

OBJECTIVES AND MANDATE
Pastor Bonus defined the objectives and mandate of the Pontifical Council for Justice and Peace in the following terms:
"The Council will promote justice and peace in the world, in the light of the Gospel and of the social teaching of the Church (art. 142).
§ 1. It will deepen the social doctrine of the Church and attempt to make it widely known and applied, both by individuals and communities, especially as regards relations between workers and employers. These relations must be increasingly marked by the spirit of the Gospel.
§ 2. It will assemble and evaluate various types of information and the results of research on justice and peace, the development of peoples and the violations of human rights. When appropriate, it will inform Episcopal bodies of the conclusions drawn. It will foster relations with international Catholic organizations and with other bodies, be they Catholic or not, that are sincerely committed to the promotion of the values of justice and peace in the world.
§ 3. It will heighten awareness of the need to promote peace, above all on the occasion of the World Day of Peace (art. 143).
It will maintain close relations with the Secretariat of State, especially when it deals publicly with problems of justice and peace in its documents or declarations (art. 144)".

STRUCTURE
The Pontifical Council for Justice and Peace has a President who is assisted by a Secretary and an Under-Secretary, all named by the Holy Father for a period of five years. A staff of lay persons, religious and priests of different nationalities works with them in carrying out the programmes and activities of the Council.
The Holy Father also appoints about forty Members and Consultors who serve in a personal capacity for a period of five years. Coming from different parts of the world, the Members meet in Rome at regular intervals for a Plenary Assembly during which each one, according to his or her background and professional or pastoral experience, contributes to the overall planning for the activities of the Pontifical Council. A high point in the life of the Council, the Plenary Assembly is a time of authentic discernment of the "signs of the times".
The Consultors, some of whom are experts in the social teaching of the Church, can be called upon to participate in working groups on specific topics.

ACTIVITIES
The primary work of the Pontifical Council is to engage in action-oriented studies based on both the papal and episcopal social teaching of the Church. Through them, the Pontifical Council also contributes to the development of this teaching in the following vast fields:
JUSTICE. The Pontifical Council for Justice and Peace is concerned with all that touches upon social justice, the world of work, international life, development in general and social development in particular. It also promotes ethical reflection on the evolution of economic and financial systems and addresses problems related to the environment and the responsible use of the earth's resources.
PEACE. The Pontifical Council reflects on a broad range of questions related to war, disarmament and the arms trade, international security, and violence in its various and everchanging forms (terrorism, exaggerated nationalism etc.). It also considers the question of political systems and the role of Catholics in the political arena. It is responsible for the promotion of the World Day of Peace.
HUMAN RIGHTS. This question has assumed increasing importance in the mission of the Church and consequently in the work of the Pontifical Council. Pope John Paul II consistently stresses that the dignity of the human person is the foundation of the promotion and defense of his or her inalienable rights. The Council deals with the subject from three perspectives: deepening the doctrinal aspect, dealing with questions under discussion in international organizations, showing concern for the victims of the violation of human rights.

A VAST NETWORK
The Pontifical Council for Justice and Peace collaborates with all those within the Church who are seeking the same ends.
As an organism of the Holy See, the Council is first and foremost at the service of the Holy Father and also collaborates with other departments of the Roman Curia.
As a body of the universal Church, it is also at the service of the local Churches. It maintains systematic contacts with Episcopal Conferences and their regional groupings and collaborates regularly with them. Through the Episcopal Conferences, or with their assent, the Pontifical Council likewise is in touch with a broad range of Church bodies on the national level that have been established to make the faithful aware of their responsibilities in the field of justice and peace. Some of these are primarily for study and reflection, while others are more action-oriented. They include national Justice and Peace Commissions or Commissions for Social Questions, movements for the defense of human rights or for the promotion of peace or development etc.
The Pontifical Council maintains contact with the various institutions or international movements within the Church (religious orders and congregations, international Catholic organizations) that, in communion with the Bishops, help Christians to bear witness to their faith in the social field.
The Pontifical Council also turns to the academic and intellectual world and seeks the advice of professors of the social teaching of the Church, especially those from the Pontifical Universities in Rome. It has, moreover, systematic links with the Pontifical Academy for Social Sciences.
Enriching contacts with other churches and religions have been established as a result of the mandate of the Pontifical Council to work from an ecumenical perspective. The Pontifical Council collaborates in a special way with the World Council of Churches.
Finally, mention must be made of various links with secular organizations working for the promotion of justice, peace and the respect for human dignity. Over the years, relations with international organizations have increased considerably. Because of the interest of the Holy See in the work of the United Nations, the Pontifical Council, in collaboration with the Secretariat of State, has frequent contacts with the United Nations and its specialized agencies, especially at the time of the major international conferences that deal with such questions as development, population, environment, international trade, or human rights. Equal importance is given to regional organizations, among which the Council of Europe and the European Union. The Pontifical Council also welcomes exchanges with non-governmental organizations that share its aims and are working in the field of peace, justice and human rights.

PUBLICATIONS
The Pontifical Council for Justice and Peace issues documents on current topics such as the international debt, racism, the international arms trade and land distribution. In each case, these documents draw on the social teaching of the Church in formulating pertinent ethical principles and guidelines. The Council also publishes books: reports of meetings that it has organized, systematic collections of pontifical texts on a particular social question, studies on contemporary issues, such as the perspective of the Catholic Church on human rights, the environment, or the ethical dimensions of the economy, financial activities and the world of work.
The purpose of these publications is to spread knowledge of the social teaching of the Church, especially among those who can in turn make it known directly or indirectly to others. They include Episcopal Conferences and their Justice and Peace Commissions or Commissions for Social Questions, associations and movements of the laity, priests, religious, seminarians and religious educators.

PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE
I - 00120 VATICAN CITY
Tel. 0039-06-69.87.99.11 - Fax 69.88.72.05 - E-mail: pcjustpax@justpeace.va
 
Lễ thánh Giuse tại Tuy Hòa
GX Tuy Hòa
13:18 19/03/2011
Hôm nay, 19.3, cộng đoàn giáo xứ Tuy Hoà hân hoan họp nhau rước kiệu tôn vinh Thánh Giuse và sau đó cùng với toàn thể Giáo Hội hoàn vũ long trọng cử hành thánh lễ kính Thánh Giuse, Bạn thanh khiết của Đức Trinh Nữ Maria, Cha nuôi Đấng Cứu Thế. Ngài còn là Đấng được Giáo Hội chọn làm Vị Hộ Thủ của mình. Đặc biệt, sự phù trợ của Thánh Giuse đã được ghi dấu ngay từ thuở hạt giống Tin mừng mới được gieo trồng trên đất nước Việt nam:

Xem hình ảnh

Phái đoàn truyền giáo của cha Đắc Lộ đã cập bến Cửa Bạng Đàng Ngoài vào đúng ngày 19.3.1627, một ngày sóng yên biển lặng sau một cơn giông tố bảo bùng mấy ngày trước đó.

Và chưa đầy 50 năm sau đó, ngày 14.2.1670, với Công Nghị Phố Hiến, Thánh Giuse được chọn làm Quan Thầy nước Việt nam; và cho đến 1678, Đức Thánh Innocentê thứ XI đã tôn phong Thánh Giuse làm Vị Bảo Trợ cho các vùng truyền giáo tại Á Đông.

Đặc biệt, cách đây (hơn) 50 năm, 1960, khi cố linh mục Giuse Tô Đình Sơn, cùng với cộng đoàn tín hữu thiết lập nhà thờ mới, đã quyết chọn Thánh Giuse là Tước hiệu và Bổn Mạng của Nhà thờ.

Kể từ đó đến nay, thời gian đã vừa tròn nửa thế kỷ, với bao nhiêu thăng trầm của thế sự, chiến tranh, loạn lạc, thiên tai…chắc chắn nhờ sự bào trợ đắc lực của Thánh Cả Giuse mà nhà thờ và cộng đoàn giáo xứ chúng ta vẫn bình yên và không ngừng phát triển.

Mừng kính Thánh Giuse hôm nay lại nhằm vào Mùa Chay thánh. Phải chăng điều nầy rất thích hợp để cộng đoàn chúng ta sốt sắng chiêm ngưỡng và học hỏi các nhân đức rạng ngời của Thánh Cả Giuse để xây dựng, củng cố và thanh lọc đức tin của chính mình.
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư Lời Chúa trong cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
08:10 19/03/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư Lời Chúa trong cuộc sống

“Ơn Em, thơ dại từ trời”

Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi.

(Từ Công Phụng/Du Tử Lê – Giữ Đời Cho Nhau)

(Rm 8: 20-22/Ga 9: 2)

Là “Em”, mà cũng thơ cũng dại nữa sao? Nói cho cùng, thân “Em” dù có rơi rớt từ trời cao; hoặc, theo ai xuống biển, để “vớt đời” nạn nhân sóng thần, động đất đi nữa, thì bạn Đạo bọn tôi vẫn xin múa hát chỉ đôi lời:

“Ơn Em, dáng mỏng mưa vời,

Theo ta lên núi, về đồi yêu thương.

Tạ ơn em. Tạ ơn em.”

(Từ Công Phụng/Du Tử Lê – bđd)

“Theo ta lên núi”, “về đồi yêu thương”, cũng chỉ để ta thông cảm, sẻ san và xót thương thân phận của hàng chục ngàn người nạn nhân của tai ương ở Nhật, gần đây nhất. Xót thương, để rồi sẽ cảm kích biết ơn sự sống quý giá ta nhận lĩnh từ Thiên Chúa. Tạ ơn Em. Tạ ơn anh. Tạ ơn các người anh/người chị có Chúa hiện diện ở trong lòng. Tạ ơn Hội thánh nhưng không oán trách về những sự việc xảy đến với ta, dù sẽ ra tồi tệ thế nào đi nữa, vẫn là ân huệ trời ban. Không oán thán, là bởi em và tôi dù có cho đó là ân huệ hay không, thì sự việc vẫn xảy đến theo cung cách nào đó, rất khó tránh. Khó, như đấng bậc vị vọng ở Sydney đã nhận định:

“Thêm một lần nữa, chúng ta lại đối đầu với những bí ẩn của khổ đau, rất người. Tin Chúa hay không, hẳn ai cũng bị thôi thúc hãy dừng lại đôi phút để mà suy tư. Suy rằng: ta chẳng thể nào trả lời được câu hỏi: tại sao có khổ đau? Tai ương/sầu buồn sao vẫn có ở trên đời? Sao chết chóc hoặc khổ đau, vẫn dính liền với con người?

Christchurch, là tên gọi rất đẹp của thành phố mang ý nghĩa rất Hội thánh. Tuy nhiên, tên đẹp hoặc ý nghĩa hay cách mấy cũng không thể bảo vệ cho thành phố ấy thoát khỏi cơn điạ chấn những hai lần, trong sáu tháng.

Thời Chúa sống, tháp Siloa ở phía Nam bức tường thành Giêrusalem đẹp và hiển thánh là thế, nhưng vẫn sụp vẫn đổ, giết chết những 18 thường dân vô tội. Chính Chúa từng quả quyết với những người theo chân nghe Ngài giảng giải, rằng: nạn nhân tai ương, họ nào có tội tình gì để cứ phải lãnh chịu hậu quả thảm khốc đến như vậy. Họ đâu nào xấu xa tội lỗi như bao kẻ khác, mà sao vẫn gặp rủi ro, sầu khổ đến độ chết bẹp dí dưới lớp gạch vụn từ tháp canh tường thành, nay đổ sụp!.

Người thời nay, thật cắc cớ nếu cứ bảo: giữa tội lỗi và khổ đau luôn có nối kết, rất chặt. Dù, có một số trường hợp, các hành vi tệ nạn như: rượu chè, chích choác, sống thác loạn, lạm dụng, vẫn bị coi như đã nối kết với sự xấu, thật khó tránh. Dù có thế, thường dân vô tội hoặc cả những người có niềm tin vững chắc, vẫn không tránh được khổ đau, âu sầu xảy đến với họ, rất thường nhật.

Kinh thánh chẳng khi nào bàn luận về việc Chúa là Đấng tốt lành rất mực, nhưng Ngài lại không bác bỏ chuyện khổ đau/sự dữ vẫn xảy đến rất thông thường trong cuộc sống. Ngài gọi đó, là dịp để ta biết mà yêu thương giùm giúp người bị nạn. Đó còn là dịp, để ta cắt nghĩa cho mọi người hiểu rằng: theo cách thức rất bí nhiệm và bằng niềm tin yêu rất mực, thì khổ đau/sầu buồn vẫn là cơ hội để ta có được ơn lành cứu độ Chúa tặng ban. Chính vì thế, mà thập giá Đức Kitô là biểu tượng được nhiều người biết đến và trân trọng hơn.

Người vô thần vẫn có thái độ khác với người theo Đạo cách nghiêm chỉnh. Với người vô thần, thiên tai/sầu khổ khi nào cũng là cớ là dịp để họ chối bỏ việc Chúa hiện hữu, có thật. Nhưng kỳ thực, ai cố tình kiếm tìm sự an nhàn tự tại, vẫn có cách và có lý để tránh né những người đang gặp khó khăn, đau khổ. Làm như thế, những người này cũng đâu củng cố gì thêm được niềm xác tín cũng như tình bác ái mình có. Ai đang sống đời chật vật ở đây, nơi xứ này hoặc trước giờ vẫn quen sống nghèo khổ/khốn khó, thường ít tỏ vẻ ngạc nhiên ưu tư trước những tai ương của trời đất hoặc tai hoạ do con người đem đến. Có gặp tai ương sầu khổ mấy đi nữa, họ vẫn nghĩ đến người khác. Vẫn nhanh chóng tìm ra phương cách để giúp đỡ người bị nạn hơn là ngồi đó mà lý thuyết suông. Thế nên, đây là lúc ta cần đoàn kết giúp đỡ nhau. Và, cảm tạ Chúa. Cảm tạ, vì lâu nay vẫn có nhiều người còn làm chuyện giùm giúp đỡ đần nhau, đến bây giờ.” (x. ĐHY George Pell, New Zealand quake: time for all to unite and help, The Catholic Weekly 06.03.2011, t. 4)

Nhận định của đấng bậc trích dẫn ở trên, lâu nay là như thế. Vẫn chính xác. Mạch lạc. Và, nhuần nhuyễn. Thời Giáo hội tiên khởi, nhiều đấng bậc không trả lời được lý do tại sao có thiên tai/sầu khổ bằng lời lẽ thông thường cho dễ hiểu, nhưng vẫn nhất tâm như các thánh lâu nay quả quyết:

“Tôi quyết rằng

những đau khổ đời này không đáng là gì

so với vinh quang hòng tỏ hiện trên ta.”

(Rm 8: 18)

Với lời lẽ chính thức thoả đáng, Giáo hội lại đã đưa ra khẳng định rất chuẩn mực như sau:

“Bằng sự khôn ngoan tử tế rất vô cùng, Thiên Chúa đã tác tạo thế giới theo cung cách một hành trình đi đến kết cục rất toàn hảo. Theo kế hoạch của Chúa, hành trình này trở thành diễn tiến lịch sử bao gồm các sự kiện liên can đến các hữu thể được sinh ra và tiếp tục hiện hữu. Trong khi đó, một số hữu thể khác lại cứ biến thái, mất dần. Diễn tiến lịch sử, là sự diễn lộ ra bên ngoài những yêu tố xảy đến với con người, song song với sự toàn thiện vẫn là bất toàn. Lịch sử diễn tiến cả hai mặt. Vừa là sức mạnh hủy diệt, vừa là uy lực dựng xây, theo cung cách tự nhiên trong trời đất.” (x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo #310)

Thêm vào đó, Hội thánh còn quả quyết:

“Ta tin chắc Thiên Chúa là Chúa tể vũ trụ lịch sử. Đường lối Ngài định đoạt, theo lẽ thường, loài người khó lòng mà nhận biết. Chỉ vào lúc cuộc đời con người đạt đến giai đoạn kết thúc, khi mọi điều họ nhận thức nay chấm dứt, phải đối diện với Ngài, thì khi ấy, con người mới hiểu mới biết cách tường tận, đường lối Chúa dẫn đưa thụ tạo của Ngài trải qua trạng thái khổ đau/âu sầu/tội lỗi, để rồi thụ tạo ấy mới đạt chốn ngơi nghỉ ngày Sabát, khi Chúa kết thúc công cuộc tạo dựng trời đất, rất vũ trụ.” (x. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo #314)

Mỗi bản thể là thành phần vũ trụ được tạo dựng, dù có là thần thánh hay người trần xác thịt cũng đều trải qua tiến trình ấy. Vị nào đầy kinh nghiệm từng trải, sẽ có tiếng nói khiến mọi người đều lắng nghe. Là, thi nhân ở đời, người nghệ sĩ cũng lắng nghe, nhưng nghe rồi họ lại hát:

“Ơn em ngực ngải môi trầm

Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan.

Ơn em hơi thoảng chỗ nằm

Giấu quanh giấu quẩn nỗi buồn một nơi.

Tạ ơn em. Tạ ơn em.

(Từ Công Phụng/Du Tử Lê – bđd)

Có là “Ngực ngải môi trầm”, hoặc “cỏ mặn trăm lần lá ngoan,là “hơi thoảng”, vẫn cứ buồn khiến em phải giấu quanh giấu quẩn, ở nơi nào đó có trong đầu, hay trong tim, vẫn là những kinh nghiệm “đau cồn ở cữ”, mà nhiều đấng bậc từng trải, nay giải thích:

“Theo nghĩa rộng, “khổ đau/âu sầu” có nghĩa là mất đi những gì ta yêu thích. Cả đến những gì mình yêu mình thích theo nghĩa như: ngồi vụt dậy khỏi chiếc giường mình đang ngủ cũng là khổ đau. Mất đi sự yên hàn của giấc ngủ đẹp vừa qua đêm, để rồi phải giáp mặt với những sự lạ trong ngày, cũng lại là đau khổ. Khổ đau/âu sầu là những gì mình nhận lĩnh, từ đâu đó. Thế nhưng, hỏi rằng có ai, dù nhận thức thấu đáo cách mấy, dám bảo rằng: mất mát như thế mới xứng hợp với mình, không?..

Tóm lại, theo phần đông các câu truyện nhiều người kể, thì khổ đau/âu sầu là con lộ để ta tăng trưởng như tư cách của bản thể người. Mục đích, để ta thắng lướt mọi thử thách vẫn đề ra…

Khổ đau/âu sầu, chết chóc nếu ta chấp nhận nó như một thử thách, nó sẽ cứu ta ra khỏi cảm giác không đúng lắm về động thái vô dụng, vô tích sự, đáng đổ bỏ của bản thể con người. Theo nghĩa đó, thì kinh nghiệm khổ đau vẫn chuyện cần thiết. Ai dám hân hoan đắc chí cho rằng sức khoẻ mình vẫn tốt, nếu không là người từng mặc bệnh trầm kha? Ai là người biết trân trọng sự sống nếu không phải những người có kinh nghiệm thoát chết trong đường tơ kẽ tóc? Ai dám bảo mình là người rất cảm kích/biết ơn nếu không nhận ra rằng hạnh phúc chẳng là gì cả, chỉ là chuyện chóng qua, rất nhất thời?

Chính vì vậy, hãy xử như ông Gióp từng reo lên trong Cựu Ước, rằng: “Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao?" (x.William j. O’Malley, Forgiving God, America, the National Catholic Weekly 22/9/2008)

Giống như thi nhân ngoài đời, đâu có là người cảm nhận hạnh phúc, suốt nhiều năm. Nhưng thi nhân ấy, nghệ sĩ nọ vẫn chấp nhận âu sầu, buồn da diết. Buồn, đến độ tuôn ra từng âm tiết lạnh lùng, nhưng lại cảm hoá được nhiều người. Để rồi người người cũng ca cũng hát lời thơ hay, từ những ngày:

”Ơn em tình những mù lòa

Như con sâu nhỏ bò qua giấc mùi.

Ơn em hồn sớm ngậm ngùi

Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.

Tạ ơn em. Tạ ơn em.”

(Từ Công Phụng/Du Tử Lê – bđd)

“Con sâu nhỏ, bò qua giấc mùi”, “hồn sớm ngậm ngùi”, vẫn là tình tự “giữ lại đời”, “cho nhau”, cả kiếp sau. Kiếp sau hay kiếp trước, là duyên là kiếp của tình người từng biết đến khổ đau, âu sầu, nhiều chết chóc. Điều đó, có thể ai cũng kinh nghiệm từng trải. Nhưng, vẫn muốn tìm nguyên do của nó, ngõ hầu đổ tội hoặc giận dỗi, cách vô lối. Tuy nhiên, có những vị không giận dữ vì khổ đâu, âu sầu, bức bách. Các vị ấy, vẫn cảm kích biết ơn và kiếm tìm người đồng cảnh ngộ để san sẻ. Trong số đó, phải kể đến đấng bậc vị vọng ở Melbourne với những tâm tình rất trung thực như sau:

“Cơn địa chấn và sóng thần mới đây ở Nhật, đã dấy lên nhiều tâm tình cảm thông, thương xót. Vì xót thương, nên nhiều vị lại đã trở về với câu hỏi, có từ ngàn xưa: sao ta cứ đau cứ khổ đến thế?” Đây là câu hỏi từng làm điên đầu nhiều vị thánh đã từ lâu. Lâu cả ngàn năm. Lâu, nhiều thiên niên kỷ. Đến độ, có người còn nghĩ: Thượng Đế là Đấng Nhân lành và Hiền Từ vô cùng, đồng ý thế, nhưng sao Ngài cứ để đau khổ/sự dữ xảy đến với con người?”

Trước nhất, ta phải công nhận một điều, rằng: chẳng ai tài giỏi để có thể trả lời được câu hỏi ấy, chí ít là khi chính mình hoặc những người đang giáp mặt với khổ đau/âu sầu. Nếu có ai cho rằng mình có thể đưa ra câu trả lời, thật đích xác, cũng nên gọi họ là người nói láo, hoặc khùng điên. Hoặc, chỉ là người chưa bao giờ biết đến khổ đau là gì hết.

Thứ đến, phải công nhận rằng: tin vào Chúa có nghĩa là mình tin rằng Ngài có cung cách hành xử thật bí hiểm. Còn nhớ, có lần tác giả cuốn sách mang tựa đề “Nói về Chúa”, là thày tư tế Daniel Polish từng bảo: “Tôi không tin vào Thiên Chúa mà ý định hoặc động lực của Ngài rõ như ban ngày, đối với tôi. Với tư cách là kẻ có lòng tin, tôi vẫn thấy mình nên nghi ngờ những người đưa ra nhận xét rõ ràng đến như thế.”

Thành thật mà nói, bản thân tôi nay không còn dựa vào các lý lẽ rút từ Sách thánh để giải thích lý do của khổ đau, như: Đau khổ là hình phạt Chúa gửi. Là, cung cách để ta giữ mình được thanh sạch. Là phương cách giúp ta tham gia cuộc sống của Đức Giêsu… Là, thành phần cuộc sống trong thế giới bất toàn, của con người vv…và vv...

Trong Tin Mừng thánh Gioan, chính Đức Giêsu từng phản bác ý nghĩ cho rằng mù loà là kết quả của tội lỗi, như sau:

“Các môn đệ hỏi Người:

"Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù,

anh ta hay cha mẹ anh ta?"

Đức Giê-su trả lời:

"Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.

Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa

được tỏ hiện nơi anh.”

(Ga 9: 2-4)

Với tôi, điều giúp mình cảm thông với nỗi khổ mình chịu là tin rằng Chúa luôn đồng hành với mình trong đau khổ. Vẫn có nhiều điều còn “bí hiểm” khiến tôi không hiểu được như các vấn đề đặt ra trong sách Gióp ở Cựu Ước, nhưng tự thân, tôi vẫn đặt mình trong tương quan với Chúa. Vẫn cố gắng, dù đôi lúc cũng thất bại, cố gắng ủy lạo bệnh nhân uỷ lạo chính minh đang đau đớn vì bệnh tật để nói được rằng: chính Đức Giêsu cũng từng giáp mặt với khổ đau, trong đời Ngài. Ngài sẽ cùng ta nguyện cầu để cùng đồng hành với ta qua cơn đau.

Một điều rất rõ, là khi đã chấp nhận để Chúa đồng hành với ta, qua cơn đau như thế, tôi nhận ra được hy vọng đang loé sáng trong tôi, khiến tôi có thể chấp nhận thực tại của đau khổ. Và đó là con đường để tôi gặp gỡ Chúa. Đây không là lý do cũng chẳng là giải thích của khổ đau, nhưng đôi lúc vẫn có thể là thành phần trong kinh nghiệm chịu đau chịu khổ, tôi từng trải.

So với những đau khổ mà người ở Nhật đang gánh chịu, khổ đau tôi từng chịu chỉ là một phần rất nhỏ so với kinh nghiệm đau thương của họ. Hơn nữa, đau khổ của tôi không giống khổ đau của anh hoặc chị đang cam chịu. Tôi chỉ muốn nói một điều, là cũng như mọi kẻ tin khác cần tìm ra con đường để đến với Chúa, thì thị kiến về khổ đau bao giơ cũng là kinh nghiệm riêng tư, mật thiết nhất.” (x. Lm James Martin sj, Why Do We Suffer?, The Jesuit Guide to (Almost) Everything, 13/3/2011)

Bàn về kinh nghiệm khổ đau với bệnh tật, là người ai mà chẳng có một lần cảm nhận như thế. Nhưng kinh nghiệm của người nhà Đạo, tức các vị có quan hệ gần gũi với Chúa nhất, vẫn đa dạng. Mỗi người mỗi cách. Thường thấy nhất, là cách thức của một số tu sĩ có phản ứng nhanh nhẹn, dễ nói như:

“Các kẻ tin vào Chúa, đều tỏ ra nghi ngờ về các câu trả lời quá dễ, đối với vấn đề khổ đau. Mẹ tôi có lần kể cho tôi nghe về vị nữ tu trọng tuổi nọ sống trong làng hưu dưỡng cùng với bà ngoại của tôi nay đã 90. Một hôm bề trên của vị nữ tu này đến làng thăm kẻ liệt, thì được vị nữ tu trọng tuổi than vãn về cơn đau lưng kéo dài tưởng như không dứt. Vị bề trên bèn khuyên: “Mỗi khi đau, chị hãy nghĩ về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu trên thập tự.” Nữ tu nọ bèn đáp trả: “ Dạ thưa Bề trên, Chúa chỉ ở trên thập giá có ba tiếng thôi, còn con đây suốt ngày nay qua tháng nọ, thế có chết không chứ…”

Về câu trả lời quá dễ ấy, Lm Richard Leonard dòng Tên có viết về kinh nghiệm thương đau ngài phải chịu cuốn sách có đầu đề “Chúa ở nơi chết tiệt nào thế?” Trong sách, tác giả kể về các khổ đau mà gia đình ngài phải chịu. Bố của ngài chết vì nhồi máu cơ tim năm 36 tuổi, để lại người mẹ đơn chiếc chăm lo cho 3 người con.

Tảng sáng ngày sinh nhật thứ 25 của linh mục, Bề trên của ngài gọi dậy để nghe điện thoại mẹ mình gọi. Mẹ cho biết chị ruột mình là Tracey, một nữ y tá làm việc cho cộng đồng người Thổ dân, đã bị tai nạn xe cộ, rất khốc liệt. Kịp đến thăm chị bằng chuyến bay tốc hành, thì Tracey đã toàn thân bất toại, đành chịu liệt. Trong cơn đau đến nổi quạu, mẹ ruột của linh mục kêu lên “Chúa đang ở cái xó chết tiệt nào vậy?” Không như câu trả lời quá dễ của vị nữ tu kia, linh mục Richard Leonard sj chỉ biết mếu máo trả lời: “Mẹ à, con nghĩ rằng Chúa mình cũng cũng đang bấn lên, không kém. Như Thiên Chúa của Isaya từng làu bàu không ít, như Đức Giêsu từng khóc rống bên cạnh mộ phần của người bạn thân, con nghĩ Thiên Chúa không đứng ngoài sự khổ đau của gia đình mình, đâu mẹ ạ. Nhưng, Ngài là người bạn đồng hành ấp ủ ta trong cánh tay Ngài để sẻ san nỗi đau buồn thống khổ của mẹ con mình, trong lúc này.”

Ngoài ý tưởng về sự khổ đau vốn dĩ giúp ta mở lòng mình để có kinh nghiệm thực tế về Chúa, tôi nghĩ đây là nhận thức thần học khá sâu sắc có thể giúp ích được nhiều người đang trong cơn đau, đó là hình ảnh về Thiên Chúa từng chịu đau chịu khổ, Đấng luôn sẻ san nỗi sầu buồn, Thiên Chúa hiểu rõ và cảm thông với con người hơn ai hết.

Trả lời cho câu hỏi về nguyên nhân gây đau khổ, có câu trả lời thích hợp với người hỏi, có câu làm cho người đang đau khổ thấy lạnh lùng hoặc xúc phạm hơn. Nhưng tựu trung, mỗi người khi đau đớn, phải biết tìm ra phương án nào khả dĩ giúp mình giáp mặt đương đầu với cơn đau hoặc mất mát luôn có Chúa. Bởi, đau khổ vẫn là một “bí nhiệm” đối với nhiều tín hữu, nhưng tuyệt nhiên không là thứ gì ta có thể bỏ sót hoặc lãng quên, nhưng là thứ gì ta cần chú tâm đến bằng cả con tim lẫn thần tính.” (x. Lm James Martin sj, bđd)

Nói gì thì nói, diễn tả nét cùng cực rất đích thực của khổ đau như hai linh mục James Martin sj và Richard Leonard sj không là những gì bất kính tỏ ra với Chúa. Đúng hơn, nên hiểu đây chỉ là phản ứng rất bình thường của con người khi rơi vào cảnh khổ giống như trên. Tất cả chỉ để nói lên rằng: Châu đâu rồi sao không đến giúp, con chịu hết nổi rồi, Chúa ơi.

Qua kinh nghiệm bản thân lúc nào cũng thấy đau khổ/khổ đau ở quanh quất, hẳn rằng ai cũng đồng thuận rằng: khổ đau là sự thật rất thực, luôn đồng hành canh cánh với sinh vật sống. Chí ít, là con người. Làm người, không ai thoát khỏi khổ đau, sầu buồn, mất mát. Đó, là qui luật của sự sống.

Là sinh vật sống, hữu thể nào cũng phải chấp nhận qui luật ấy. Thế nên, thay vì bác bỏ nó, Đức Giêsu đã vui lòng chấp nhận khổ đau, sầu buồn cho đến chết. Ngài chấp nhận, vì biết rằng Ngài luôn có Cha ở cạnh bên để cảm thông và san sẻ.

Nói cho cùng, cũng nên hiểu khổ đau, sầu buồn, mất mát, còn là quà tặng Chúa đính kèm với sự sống, ngay từ đầu. Quà tặng, đâu phải lúc nào cũng trơn tru, tốt đẹp, bền vững mãi. Tốt hay xấu, khổ đau hay hạnh phúc cũng vẫn là quà tặng. Còn lại, là thái độ của mỗi người khi gặp phải qui luật đau thương ấy mà thôi.

Để minh hoạ cho triết lý sống này, cũng nên về với truyện kể nhè nhẹ, dễ nghe sau đây:

“Hôm ấy, một ngày không đẹp trời cho lắm, chú bé tinh tinh (đười ươi) cắc cớ, hỏi mẹ:

-Mẹ ơi, có thể nào mẹ dạy cho con biết: mẹ con mình trông to lớn, mạnh khoẻ hơn bất cứ loài khỉ/vượn nào khác, mà sao tướng tá vẫn dị hợm và không tránh khỏi các cơn đau như mây chiều lạnh giá, thế hả?

Tinh tinh mẹ hiền nhìn con một hồi, rồi cười bảo:

-Tốt hơn, con hãy cảm tạ Thượng đế đã cho mình như thế. Trông vậy, mà mẹ con mình vẫn còn hơn chán vạn loài thú khác, đó nghe con. Kìa con xem, to lớn như loài voi, con người thế mà có loài nào thoát được hình hài quái dị, lại bị đau bị khổ đến chết được cơ đấy chứ. Bằng lòng đi con. Mình có muốn hơn loài khác cũng chẳng được đâu, con à…”

Đúng thế. Bằng lòng đi bạn, bằng lòng đi tôi. Ta cứ vui vẻ bằng lòng, rồi sẽ hát lời ca trên rằng:

“Ơn em, thơ dại từ trời

Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi.

Ơn em, dáng mỏng mưa vời,

Theo ta lên núi, về đồi yêu thương.

Tạ ơn em. Tạ ơn em.”

(Từ Công Phụng/Du Tử Lê – bđd)

Tắt một lời, tất cả là Ơn “Em” từ Trời, cũng rất thơ nhưng không dại. Vì thế nên, hỡi bạn và hỡi tôi, ta cứ tạ ơn đời. Tạ ơn Người. Mãi khôn nguôi.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ tạ ơn Em.

Tạ ơn hết mọi người

Suốt một đời.

Nước chảy mây tan, tình bất diệt,

Tình theo bước khách bốn phương trời.

(dẫn từ thơ Hồ Dzếnh)

Ga 4: 5-15

Bốn phương trời, tình theo bước khách, phải chăng là bước chân âm thầm của Đấng Nhân Hiền hằng đưa dẫn mọi người về lại với Cha như trình thuật thánh sử, đà ghi chép?

Trình thuật thánh Gioan hôm nay ghi, là ghi về một đối thoại hãn hữu giữa Đức Giêsu và nữ phụ xứ Samari. Đây là biến cố ít khi thấy nơi người Do Thái, mọi thời đại. Do thái xưa, vẫn coi nữ phụ xứ Samari là kẻ vô dụng, về nhiều thứ. Phụ nữ muốn múc nước về dùng, đều phải ra giếng. Thông thường, muốn ra giếng Gia-cóp, phụ nữ phải đi thành đoàn. Trình thuật hôm nay, kể về nữ phụ hôm ấy, không chỉ một thân một mình đến múc nước giếng mà thôi, nhưng còn dám tiếp chuyện với Đấng lạ mặt, một nam nhân Do thái. Đó, là điều tối kỵ. Đó, chính là vấn đề.

Vấn đề nặng nề hơn, khi người tiếp chuyện với nữ phụ ngoài luồng giữa “thanh thiên bạch nhật”, lại là Đấng Nhân Hiền từng hành xử nghiêm minh, nhất mực. Thật hiếm khi thấy Đức Giêsu đối thoại cả với nữ phụ về nhiều vấn đề, ngay cạnh giếng Gia-cóp, tức chốn thánh thiêng truyền thống, rất gắt gao.

Cũng vì tính cách gắt gao/nghiêm túc ấy, nên cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và nữ phụ Samari đầy những chuyện ngoại lệ. Vì ngoại lệ, nên nữ phụ Samari cứ phân tâm nói chuyện khác, khiến Chúa cứ phải gạt sang một bên những chuyện không cần thiết. Vì, Ngài có một số điều quan trọng muốn nói và tặng ban để chị lưu tâm. Cuối cùng, Ngài đành chấp nhận ở vào cảnh huống có ngoại lệ.

Trình thuật hôm nay đưa ra một số điều ngoại lệ không mang ý nghĩa gì, như câu:“còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt”, “đồng lúa chín vàng chờ ngày gặt hái”, “kẻ này gieo, người kia gặt", càng làm cho cuộc đối thoại giữa Chúa và người nữ phụ trở nên “ngoại lệ” hơn. Câu chuyện ngoại lệ còn thấy ở nhiều điểm khác, rất tinh tế.

Trước hết, là giới tính. Ngày nay, nam nhân được phép nói chuyện thẳng thắn, công khai với phụ nữ ở chốn đông người, đâu thành vấn đề. Khi xưa, thì không dễ. Và, đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như ngầm bảo: ta hiện diện nơi đây, cũng là chuyện bình thường, rất mọi ngày?

Và, một ngoại lệ khác, về sắc tộc. Cũng không hẳn là chuyện kỳ thị, nhưng hỏi rằng: người Do thái xưa có được nói chuyện dễ dàng với người Samari “ngoài luồng” không? Hoặc, vì luật cấm, nên đôi bên cứ phải tránh né nhau? Đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như ngầm chứng tỏ một luận cứ: nói chuyện với nữ phụ, không là vấn đề! Chúng ta đều là con người!

Rồi, ngoại lệ khác, về giáo dục. Chắc hẳn có người hỏi: các thày tư tế có được nói chuyện với người ít học không? Cuộc đối thoại với nữ phụ Samari, ra như Chúa muốn ngầm tỏ bày một nhận xét, là: xem ra chị cũng là người thông minh, dù chưa từng đến trường lớp để được học!

Ngoại lệ kế tiếp, là về lịch sử. Ngày nay, ta có nên suy tư về hiện tại và về con người ở đây, ngay thời này không? Hỏi là hỏi thế, chứ dường như Sách thánh chỉ kể về quá khứ với chuyện lão phu hay lão phụ đáng kính, mà thôi. Đối thoại được kể lại hôm nay, chừng như Đức Giêsu muốn ngầm nhắn với người đọc, rằng: bản thân TA cũng đâu muốn đem Kinh với Sách ra mà bàn. Thật sự, điều TA muốn đề cập chỉ là về chị, thôi.

Và, thêm một ngoại lệ nữa, về chốn phụng thờ. Có câu hỏi, rằng: thờ phượng Chúa nơi nào là thích hợp hơn cả? Với người Do thái, câu trả lời sẽ là: đền Giêrusalem. Với người Samaritanô, đương nhiên là núi thánh Gerizim, gần Sechem. Đối thoại với nữ phụ ngoài Đạo, dường như Đức Giêsu muốn ngầm bảo rằng: một ngày kia, TA đâu cần đền thờ nào nữa. Tất cả chỉ cần yêu kính Chúa, thế là đủ.

Cuối cùng, là ngoại lệ thật rõ nét về bí nhiệm của cuộc sống trong quá khứ mà người người cứ tưởng rằng chẳng ai biết đến, dù là Chúa. Bí nhiệm cuộc sống riêng tư, như nữ phụ Samari được biết có đến năm bảy đời chồng. Và thêm nữa, ta có nên cho đó chuyện quan trọng bậc nhất, trong cuộc sống không? Đối thoại với nữ phụ Samari, Đức Giêsu như muốn nói: Tốt. TA biết tất cả mọi sự về con. Bởi thế nên, cũng đừng lo lắng gì về Ta, hết.

Đức Giêsu thật kiên nhẫn. Dù, nghe đủ thứ chuyện, nhưng Ngài lại không mấy quan tâm thích thú. Ngài chỉ muốn đem đến cho nữ phụ Samari, cũng như mọi người, thông điệp thật sự quí giá, đó là: sự sống là quà tặng. Và, khi nhận được quà, mọi người cũng nên cảm kích biết ơn, thế mới phải.

“Nếu chị nhận ra đó là quà tặng Chúa ban”, “Nếu chị biết rằng Chúa đang ban ơn cho chị”… chính là khẳng định rất chắc nịch. Khẳng định rằng: Tất cả là quà tặng, từ Chúa. Quà Ngài ban, vẫn đổ tràn xuống với mọi người. Quà ấy, là tình thương yêu trìu mến xuất từ Thiên Chúa. Tất cả những gì mà mọi người cho là mình sở hữu, tất cả những gì mình làm hoặc suy nghĩ, nhất nhất đều là quà tặng. Chính đó là điều mà mọi người lâu nay vẫn tuyên tín. Vẫn tin vào một Thiên Chúa, Đấng tạo thành vạn vật. Đấng ban cho ta hết mọi thứ, như quà tặng không, biếu không. Và hiểu rằng, ý nghĩa quà tặng sự sống Chúa trao ban, làm cho cuộc sống của ta nên đáng sống. Nhưng oái oăm thay, đôi lúc ta cứ muốn độc lập hẳn với Chúa. Cứ suy nghĩ và hành động như thể mọi sự là của ta, do ta kiếm ra. Chứ chẳng phải của ai cho, hết.

Bởi thế nên, lắm lúc ta cứ hành xử như mình là chủ-nhân-ông đích thật mọi sự vật. Chủ, mọi sự vật cũng như tài sản mình đang nắm giữ. Rồi từ đó, lại có cảm giác cứ trách móc cho rằng Thiên Chúa không tạo dựng nên mọi sự cho ta sử dụng, ngay từ đầu. Sau các cơn địa chấn với sóng thần gây kinh hoàng ở đây đó, nhiều người xem ra mới mở mắt, biết rằng: những gì mình lâu nay sở hữu, thật sự không phải là của mình, do mình kiếm ra. Mà là, do Chúa tặng để mình tạm thời sử dụng, thôi. Sử dụng, theo cung cách rất độ lượng ngõ hầu mình có thể giùm giúp người khác, đang cần thiết hơn.

Quà tặng lớn nhất trong đời mọi người, chính là sự sống. Tựa hồ như giòng chảy ở trên sông. Như mạch suối ngầm trồi lên từ lòng đất. Như Chúa từng quả quyết: “Nước Ta ban, sẽ nên mạch suối trong đó có nước vọt, đem lại sự sống đời đời." (Ga 4: 14)

Bởi thế nên, hãy dừng lại! Đừng hành xử như người ai oán, sầu thảm, chẳng biết ơn. Hãy ngưng trách móc người đời không còn nhớ đến mình. Không nhớ, để giúp tôi sung sướng, hạnh phúc. Trái lại, hãy trở thành động lực sinh động, trong thiên nhiên. Giống thiên nhiên. Và, hãy làm chút gì đó cho cuộc sống. Như, rao truyền niềm vui cho mọi người. Ở mọi nơi. Chứ không chỉ tập trung vào chính mình. Hoặc, chỉ gia đình mình, mà thôi.

Sống, và cảm nhận rằng sự sống là quà tặng, tức: sống biết ơn. Sống như thế, không cần đến đền thờ, nguyện đường hay chùa chiền cho nhiều mà làm gì. Điều chính yếu, là biết nói lời cảm tạ, với mọi người. Ngừng suy nghĩ, nhưng đừng ngưng cảm tạ. Trái lại, hãy cùng nhau cảm nhận. Cùng biết ơn nhau. Đó, là điều cần suy tư, chiêm niệm. Đừng nên coi mọi chuyện như của cho-không/biếu-không, hoặc từ trời rơi xuống. Nhưng, cứ nhận quà tặng/ân huệ với lòng cảm kích, biết ơn. Và, tự hỏi: đã lâu chưa ngày mình nói lời “cảm tạ” người nào đó? Lâu rồi chứ, giây phút mà ai đó vẫn cảm ơn mình mãi.

Đã lâu chưa, ngày mình thưa: “Tạ ơn Chúa’, bên ngoài thánh lễ? Và khi nói “Tạ ơn Chúa” như thế, thực sự thì điều đó có nghĩa gì? Bởi, Lời Chúa hôm nay ghi rõ: “Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Cha trong Thần khí và sự thật, vì Cha chỉ tìm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là Thần khí, và kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần khí và sự thật." (Ga 4: 23-24)

Đức Giêsu ra như vẫn ngầm nói với nữ phụ Samari và mọi người, rằng: Ta ở đây, nơi này, là để loan tin vui về sự cảm kích biết ơn. Biết ơn, vì đã nhận được quà tặng sự sống gửi đến cho mỗi người. Nếu mọi người đồng ý, thì vai trò của mọi người hôm nay, là thực hiện điều đó, và chứng tỏ cho mọi người thấy, rằng: ta đây cũng có thể làm được nhiều điều khác biệt. Tựa như nữ phụ Samari xưa, biết nhận lĩnh vai trò Chúa uỷ thác, sẽ hành xử theo cung cách riêng:“Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với mọi người…” rằng: vẫn có cung cách khác, để sống. Là, sống cảm kích, biết ơn.

Hội thánh chọn trình thuật này, giữa Mùa Chay, là để con dân mình biết mà đón mừng Phục Sinh. Bởi, Phục Sinh là quà tặng Chúa sống lại gửi đến cho ta. Để rồi, lời Chúa mời mọi người nói lời cảm kích biết ơn về quà tặng sống lại mà cái chết không tài nào lấy đi được, khỏi tay ta.

Sở dĩ, Hội thánh chọn Tin Mừng này là để: vào với Phục Sinh, ta sẽ cảm kích biết ơn nhiều hơn, vì đã lĩnh nhận ơn thanh tẩy. Bởi, chính đó là nước. Là, quà tặng sự sống. Sự sống mới trong Đức Kitô, để rồi ta sẽ không bao giờ quên sót thái độ cảm kích biết ơn. Và, đó cũng là lý do khiến ta có mặt ở Tiệc Thánh. Tiệc, là cung cách để ta nói lời cảm tạ đưa ra với Chúa. Với mọi người. Về tất cả mọi sự gửi đến cho ta.

Trong tinh thần cảm kích biết ơn quà tặng Chúa ban, cũng nên về với lời thơ trên mà ngâm tiếp:

“Mây nước vô tình, lãnh đạm trôi,

Tình không giống nước, tình không xuôi;

bao lần lá thắm xuôi theo nước,

nước chảy, tình duyên ở với người.”

(Hổ Dzếnh – Nước Chảy Chân Cầu)

Nước, là giòng chảy sự sống. Vô tình là bản tính của nước, nhưng tình không giống nước, vì tình vẫn ở với nước. Với đời. Để cùng đời cảm tạ Đấng Tạo Thành nước. Tạo ra đời. Rất khôn nguôi.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.
 
Hạt bụi
Ngô xuân Tịnh
10:18 19/03/2011
Có những buổi vàng chiều
Đếm bước trong cô liêu
Hồn bay vút lên cao
Nương tiếng trúc tiêu điều

Hồn sao ngây ngất lạ
Như một kiếp tiên sa
Vọng về nơi cố lý
Lòng tràn ý xót xa

Hồn ơi em là gió
Khóc một nắm tàn tro
Trần gian đầy khổ lụy
Với tham vọng sân si

Nhưng em ơi
Bắt đầu từ trần thế
Em cất bước tiến về
Quê thiên dàng muôn thủơ
Hạnh phúc không bến bờ

Dù trần gian đau khổ
Và tua tủa chông gai
Vâng ý Chúa an bài
Là hồng ân cứu độ

Em chỉ là hạt tro
Nhưng quý hóa vô ngần
Con Thiên Chuá giáng trần
Đổ máu hồng cứu độ

Em chỉ là hạt bụi
Trong vũ trụ bao la
Tình yêu Chuá hải hà
Biến thành viên ngọc quý

Cả hồn xác em đó
Là thành phần thiết yếu
Là chi thể yêu kiều
Mình mầu nhiệm Chuá Kitô

Em đồng hành với Chúa
Với tất cả mọi người
Trong mẹ hiền Giáo Hội
Xây đời sống đẹp tươi

Khi chối từ ý Chuá
Em chỉ là hạt tro
Sẽ biến thành hư vô
Khổ đau là thành quả

Vâng ý Chuá nhiệm mầu
Xác tạm hạt bụi nâu
Hồn về chầu thiên cung
Hưởng hạnh phúc vô cùng

Sống tha thiết yêu đời
Đem hiến chương Nước Trời
Thấm nhuần vào cuộc sống
Tin mừng tỏa khắp nơi

Biến trần thế đẹp tươi
Cho hạnh phúc muôn người
Đợi ngày Chúa trở lại
Trong uy quyền sáng chói.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: St. Joseph
Sông Thanh
10:05 19/03/2011
ST. JOSEPH

Ảnh của Sông Thanh (Hình chụp tại St. Joseph’s Oratory, Montreal, Canada)

Một nhành huệ trắng rất đơn sơ

Mọc giữa đồng hoang phủ bụi mờ

Chúa ngắt ươm trồng “cây thánh khiết”

Trời chăm vun tưới “lá duyên tơ”

Gìn vàng Bạn nghĩa không tỳ ố

Giữ ngọc Con yêu thắm ước mơ

Mời gọi nam thanh cùng nữ tú

Trung trinh hợp xướng khúc tình thơ

(Trích thơ của HỮU TÂM)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền