Ngày 17-03-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay 18/3/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:10 17/03/2018
Bài Ðọc I: Gr 31, 31-34

"Ta sẽ ký kết giao ước mới và Ta sẽ không còn nhớ tội lỗi nữa".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Chúa phán: "Ðây tới ngày Ta ký kết giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, giao ước này không giống như giao ước Ta đã ký kết với tổ phụ của chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi đất Ai-cập; giao ước ấy chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng". Chúa phán: "Ðây là giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta". Chúa phán: "Người này sẽ không còn phải dạy người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em rằng: "Ngươi hãy nhìn biết Chúa", vì mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng".

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 12-13. 14-15

Ðáp: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch (c. 12a).

Xướng: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.

Xướng: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con.

Xướng: Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài.

Bài Ðọc II: Dt 5, 7-9

"Người đã học vâng phục và đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời".

Trích thư gởi tín hữu Do-thái.

Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu Người khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.

Ðó là lời Chúa.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 12, 26

Chúa phán: "Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó".

Phúc Âm: Ga 12, 20-33

"Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy-lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ở Bêtania, xứ Galilêa, và nói với ông rằng: "Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Ðức Giêsu". Philip-phê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: "Ðã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha". Lúc đó có tiếng từ trời phán: "Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa". Ðám đông đứng đó nghe thấy và nói đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: "Một thiên thần nói với Ngài". Chúa Giêsu đáp: "Tiếng đó phán ra không phải vì Ta, nhưng vì các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lãnh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta". Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào.

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:34 17/03/2018
53. THƠ CƯỜI QUAN HẮC ÁM
Trước đây có một quan huyện phán đoán rất là hồ đồ ngớ ngẩn, lại còn nghiện rượu rất nặng, lơ là việc quan, áp bức dân chúng.
Dân chúng vì thế mà rất oán hận, bèn nộ khí làm một bài vè chế giễu quan :
- “Đèn lồng nước sơn đen, ban ngày đom đóm lửa.
Tường trắng hình bạch hổ, giấy xanh vẽ rồng đen.
Trái cà gõ khánh đất, bí đao gõ chuông gỗ.
Chỉ biết tiền và rượu, không lo chính và công” .

(Chuyện tiếu thời thượng)

Suy tư 53:
Ở đời, làm quan mà hồ đồ thì dân khổ và nuôi mầm bạo loạn, làm bề trên mà thiên vị thì mầm móng bất mãn được tồn trử nơi các thành viên, một lúc nào đó sẽ gây tai hoạ cho cộng đoàn.
Làm quan là “cha mẹ của dân”, quan to quan nhỏ cũng đều là tước lộc của Chúa ban cho qua việc tự do bầu cử của dân chúng, tức là thay mặt Chúa để lo đến cuộc sống hạnh phúc của dân chúng mà mình có trách nhiệm, cho nên làm quan mà chỉ biết vơ vét cho mình, hồ đồ khi thấy màu vàng của kim tiền làm cho cán cân công lý bị nghiêng lệch, thì tội rất lớn, không những với Chúa, với tổ quốc mà còn với cả người dân nữa.
Con người ta thường thích quyền lực, thích “quản” người khác để tỏ ra ta đây là có quyền, cho nên có người mới làm được chức tổ trưởng tổ dân phố thì đã biết hạch hoẹ người hàng xóm, lại có người mới “nghe nói” sẽ được đề bạt lên giữ chức vụ phụ việc cho bề trên thì đã nhìn anh em bằng nửa con ngươi...
Làm quan to hay quan nhỏ, làm bề trên hay bề dưới cũng cần phải có đức độ.
Đức độ của người trên là biết yêu thương và chăm lo cho người dưới; đức độ của người dưới là biết cộng tác với người trên để phát triển và tồn tại, đó chính là hoa quả của yêu thương và lòng khiêm tốn của tinh thần Phúc Âm vậy.
Đức độ không phải được đo bằng tài năng, cũng không phải được đo bằng học vị này hay học vị nọ, nhưng đức độ được đo bằng trách nhiệm, yêu thương và tha thứ trong cuộc sống của họ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:38 17/03/2018
Chúa Nhật 5 MÙA CHAY

Tin Mừng: Ga 12, 20-33.
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.”


Bạn thân mến,
Hạt lúa mà Đức Chúa Giê-su nói trong bài Tin Mừng hôm nay là ám chỉ về Ngài, bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày rồi vụt vươn lên sống lại, và trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại tội lỗi. Trong niềm tin xác tín ấy, tôi xin chia sẻ với bạn ba hạt lúa tốt được gieo vào trong thế gian:
1. Chúa Giê-su là hạt lúa được Chúa Cha đem từ trời xuống gieo vào lòng thế giới, không phải để làm kiểng cho đẹp, nhưng là để trở thành cây lúa tốt tươi nặng trĩu những bông lúa tốt, để không những trở thành lương thực nuôi sống linh hồn của những kẻ tin vào Ngài, mà còn là lương thực nuôi sống phần xác của họ nữa.
Đức Chúa Giê-su –hạt lúa bởi trời- đã chịu nhiều đau khổ trong tâm hồn, bởi những người vỗ ngực tự hào mình là con cái của Thiên Chúa, nhưng lại ghét ghen với người nhân danh Thiên Chúa mà đến, họ chính là những thầy thông luật, những người biệt phái và kinh sư tước cao trọng vọng giữa dân Do Thái; và chính Đức Chúa Giê-su cũng bị những đòn voi roi vọt đánh vào nơi thân xác của mình, cũng bởi những người vì kiêu ngạo mà coi sĩ diện lớn hơn cả lề luật của Thiên Chúa. Và cuối cùng chính Ngài đã bị chết và chôn trong huyệt đá ba ngày thì sống lại, và trở nên nguồn ơn cứu độ cho những kẻ tin vào Ngài...
2. Hội Thánh là hạt lúa được gieo giữa lòng đời, không phải do con người gieo vãi, nhưng là do chính Chúa Giê-su chọn hạt giống và gieo xuống đất, cũng như tất cả hạt giống lúa giống khác, Hội Thánh cũng đã bị phong ba bảo táp thù trong giặc ngoài, mà nếu không phải do bàn tay của Đức Chúa Giê-su gieo trồng, thì chắc chắn Hội Thánh sẽ bị khai tử ngay từ những giây phút đầu tiên khi nằm trong lòng đất là thế gian.
Nhưng Hội Thánh là hạt lúa đã lớn lên và trưởng thành trong đau khổ và thử thách, nhờ đó mà nảy sinh nhiều vô số những kẻ tin vào Chúa Giê-su và được cứu độ. Chính vì được Đức Chúa Giê-su gieo xuống đất và được Chúa Thánh Thần chăm sóc và lãnh đạo, nên qua mọi thời đại, Hội Thánh vẫn cứ mãi sống động và tồn tại cho đến khi Đức Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang.

3. Mỗi một người Ki-tô hữu là một hạt lúa được gieo vào giữa xã hội trong môi trường sống của mình, cũng như Đức Chúa Giê-su, người Ki-tô hữu cũng bị thế gian chê cười và cho là dại dột vì đã tin vào Đấng bị treo trần truồng trên thập giá, nhưng giữa những chống đối tứ bề ấy, người Ki-tô hữu vẫn luôn là hạt lúa tốt tươi, làm cho người khác phải nhìn nhận sức sống từ nơi con người của họ. Mặc cho những bất công đè nặng trên con người của họ, họ vẫn cứ mãi là hạt lúa tốt được gieo vào lòng đất là xã hội, để rồi qua lời nói và việc làm của họ mà người ta nhận ra được Thiên Chúa là tình yêu đang hiện diện nơi con người của họ.
Bạn thân mến,
Chính bạn là hạt lúa được Đức Chúa Giê-su gieo vào nơi mảnh đất tốt, bởi vỉ từ chung quanh nơi bạn đang ở có nhiều người đang cần bạn quan tâm; từ nơi bạn ở đi đến nhà thờ rất gần, và bạn có thể đến đó để được múc nguồn ơn sủng tưới gội cho tâm hồn của mình; từ nơi bạn ở có đầy đủ mọi phương diện vật chất của con người, để từ đó bạn có thể phục vụ tha nhân tốt hơn, đó chính là mảnh đất tốt để bạn gieo Lời Chúa cho những người mà hằng ngày bạn tiếp xúc với họ, chính nơi mảnh đất ấy, bạn sẽ là hạt lúa phải trổ sinh nhiều bông hạt khác bằng những việc lành và phúc đức của mình.

Hạt lúa gieo vào lòng đất nếu không chết đi thì sẽ không sinh nhiều bông hạt khác, cũng vậy, người Ki-tô hữu nếu không chết đi cho cái tôi của mình, thì cũng sẽ không trở thành hạt lúa tốt tươi được...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:42 17/03/2018
Chương 16:

TU ĐỨC

“Vì vậy, Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi sự độc ác còn lan tràn, hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào long an hem, lời ấy có sức cứu độ linh hồn an hem.” (Gc 1, 21)

1. Con phải biết nguyên nhân cao quý của đạo đức chính là tu đức, không thể vì cao quý của đạo đức, nó chỉ là ơn khen ngợi mà thôi.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy Niệm Lễ Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Maria
Lm. Anthony Trung Thành
08:36 17/03/2018
Ngày 19 tháng 03 năm 2018

Ngoài những sứ mạng chung được trao phó cho tất cả mỗi người, Thiên Chúa còn trao những sứ mạng riêng cho một số người mà Ngài tuyển chọn. Có những sứ mạng âm thầm, kín đáo, nhẹ nhàng nhưng cũng có những sứ mạng công khai, trọng đại và hết sức nặng nề. Một trong những vị được Thiên Chúa trao cho sứ mạng công khai, trọng đại và hết sức nặng nề đó chính là Thánh cả Giuse mà chúng ta mừng kính hôm nay. Thánh Nhân được Thiên Chúa trao cho sứ mạng làm Bạn Thanh Sạch Đức Maria và làm Cha Nuôi Đức Giêsu. Đây là sứ mạng cao cả và hết sức quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Bởi vì, để Đức Giêsu xuống thế làm người cần phải có một người mẹ. Thiên Chúa đã chọn Đức Maria. Nhưng Đức Maria cần có một người bảo vệ và Đức Giêsu cần có người chăm nom, nên Thiên Chúa đã chọn Thánh Giuse.

Vì sao Thánh Giuse được Thiên Chúa chọn và giao nhiệm vụ quan trọng như thế? Đó là một mầu nhiệm, chỉ có Thiên Chúa biết. Nhưng xét về cái nhìn của con người, thì có lẽ Thánh Giuse là người trổi vượt hơn hết mọi người. Kinh thánh gọi Ngài là người công chính, tức là người có đầy đủ mọi nhân đức như: trọn tốt trọn lành, cực thanh cực tịnh, cực khôn cực ngoan, kiên tâm mạnh mẽ mọi đàng, hay vâng lời chịu lụy, ngay chính tận trung, gương nhân đức nhịn nhục, yêu chuộng nhân đức khó khăn, gương tốt lành cho các kẻ làm thợ phải soi, mẫu mực sáng láng về cách ăn nết ở trong nhà (Theo Kinh Cầu Thánh Giuse). Và vì là người công chính nên Ngài đã hết lòng chu toàn sứ mạng làm Bạn Thanh Sạch Đức Maria và Cha Nuôi Đức Giêsu. Thật vậy, sau khi được sứ thần báo mộng, Ngài đã sẵn sàng đem Đức Maria về nhà làm bạn mình. Tiếp đó, Ngài sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn xảy đến với Ngài và người bạn đời cũng như với Đức Giêsu. Cụ thể, khi Đức Maria đến ngày mãn nguyệt khai hoa, Ngài cố gắng tìm chỗ cho Đức Mẹ hạ sinh Đức Giêsu. Sau đó, Ngài đem Đức Mẹ và Hài Nhi đến Đền thờ để được dâng hiến theo luật Môsê. Rồi, Ngài đem Đức Mẹ và Hài Nhi trốn sang Aicập khỏi sự lùng bắt của Hêrôđê. Ngài cùng Đức Mẹ và trẻ Giêsu lên đền thờ Giêrusalem dự lễ. Ngài cùng Đức Mẹ đi tìm Chúa Giêsu suốt ba ngày đàng. Ngài trung thành làm nghề thợ mộc và dạy Đức Giêsu làm nghề đó để nuôi sống gia đình. Tóm lại, Thánh Giuse luôn trung thành với chức vụ làm Bạn Đức Maria và làm Cha nuôi Đức Giêsu suốt 30 năm trời như kinh cầu Thánh Giuse xác nhận: “Thánh Giuse là Đấng đồng trinh gìn giữ Đức Nữ Đồng Trinh”; “Thánh Giuse là cha nuôi con Đức Chúa Trời, là Đấng hằng lo lắng che chở cho Đức Chúa Giêsu liên”.

Như vậy, Thánh Giuse đã chu toàn sứ mạng Thiên Chúa giao phó một cách trọn vẹn, còn chúng ta thì sao? Đặc biệt những người sống ơn gọi gia đình có chu toàn bổn phận làm vợ làm chồng, làm cha làm mẹ không?

Thứ nhất, bổn phận làm vợ chồng: “Anh (em) là T. nhận em (anh) T. làm vợ của anh (làm chồng của anh), và hứa giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em).” Đó là lời thề hứa của hai người với nhau trước mặt Thiên Chúa và Hội thánh khi lãnh nhận Bí tích Hôn phối. Nhưng sau khi cưới nhau và cho đến hôm nay có ai giữ trọn vẹn lời thề hứa đó không? Nếu xét mình lại chắc chắn không ai tránh khỏi sai lỗi về lời thề hứa đó: hoặc trong việc làm hoặc trong lời nói hoặc trong sự thiếu sót. Bởi vì, trong thực tế, chúng ta vẫn thấy có những vụ vợ chồng đánh nhau, chửi nhau, giận nhau, nói xấu nhau. Vẫn có những người chồng người vợ thiếu sự chung thủy với nhau. Vẫn có những người chồng người vợ thiếu trách nhiệm đối với nhau, nhất là khi một trong hai người đau yếu, bệnh tật.

Thứ đến, bổn phận làm cha mẹ: Giáo lý dạy các bậc làm cha mẹ phải có bổn phận nuôi dưỡng, thương yêu, dạy dỗ và làm gương cho con cái cả về mặt nhân bản cả đời sống đức tin. Nhưng trong thực tế, rất ít bậc cha mẹ chu toàn các bổn phận ấy. Bởi vì, trong thực tế vẫn có những người con đang bị đói khát, vẫn có những người con đang thiếu vắng tình yêu thương, vẫn có những người con thiếu sự dạy dỗ và vẫn có rất nhiều bậc làm cha làm mẹ không làm gương sáng về đời sống nhân bản và đời sống đức tin cho con cái.

Tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có cậu bé 4 tuổi, tên là La Minh Triết đã bị chính mẹ đẻ của em bỏ rơi. Ban đầu, khi sinh ra, em là một cậu bé đẹp trai, thông minh và lanh lợi. Nhưng đến 4 tuổi tròn, khi bị ốm đi khám bệnh, bác sĩ kết luận em bị ung thư máu.

Nỗi đau đớn ập đến cuộc đời cậu bé đáng thương, kèm theo đó là những giọt nước mắt của bà và bố. Biết con bị bệnh nặng, cha của Minh Triết đã ngay lập tức vào viện cùng bà nội để chăm sóc bé.

Trái với thái độ khẩn trương của bà và bố thì người mẹ lại tỏ ra dưng dửng. Mẹ em làm ở thành phố gần bệnh viện nhưng vẫn chần chừ không đến thăm em. Thậm chí, người phụ nữ này còn không đến thăm con và chỉ hứa hẹn “2,3 hôm nữa mẹ về.” Chờ mãi, đợi mãi cũng không thấy bóng dáng mẹ đâu, cậu bé mong ngóng trong nỗi buồn tủi và đau đớn. Những cơn đau kéo dài cùng sự cô đơn trong mắt cậu bé đã khiến bố và bà em vô cùng thương xót.

Được biết, để điều trị bệnh, Minh Triết phải được xạ trị, và với một đứa trẻ yếu ớt như Triết thì việc này thật là quá sức chịu đựng. Cậu bé phải trải qua 14 lần xạ trị và thân hình em ngày càng gầy gò, ốm yếu. Đau đớn là vậy nhưng mỗi ngày Triết đều hỏi bố: “Bố ơi, bao giờ con mới khỏi? Sau khi con khỏi là con có thể gặp mẹ phải không ạ?”

Câu hỏi đơn giản của con trai như cứa vào tim ông bố. Anh La Chiến, bố của cậu bé đành phải dỗ ngọt con trai và đề nghị em hãy vẽ chân dung của mẹ. Và nếu nhớ mẹ quá thì hãy nhìn bức tranh ấy. Chưa hết, anh kìm nén cảm xúc tức giận và giải thích cho con là mẹ phải đi kiếm tiền nên không thể về thăm bé được.

Bà của Minh Triết rất thương cháu và mỗi lần cháu khóc, bà chỉ biết dỗ dành: “Minh Triết à, con là con trai, con phải mạnh mẽ lên, ngoan, chịu khó chữa bệnh đến khi khỏi rồi mẹ sẽ về với con thôi mà.” (theo giadinh.net.vn)

Câu chuyện trên phản ánh tình trạng nhiều trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi trong xã hội chúng ta đang sống. Nguyện xin Thánh Giuse cầu thay nguyện giúp để mỗi người chồng người vợ, người cha người mẹ biết chu toàn bổn phận của mình, đừng để tình trạng các em bé bị bỏ rơi như em Minh Triết trong câu chuyện trên đây. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
VietCatholic
13:29 17/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
VietCatholic
13:36 17/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
VietCatholic
13:41 17/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
VietCatholic
13:46 17/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa



Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
 
Thánh Giuse - Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
22:53 17/03/2018
Ngày 19.06.2013, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích công bố một Sắc lệnh đã được Đức hồng y Bộ trưởng Antonius Cañizares Llovera và Đức Tổng Giám Mục Thư ký Arturus Roche ký vào ngày lễ Thánh Giuse Thợ 01.05.2013. Sắc lệnh quyết định đưa tên Thánh Giuse vào các Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV, sau tên của Đức Trinh Nữ Maria. Trước đây, tên Thánh Giuse chỉ được đọc trong Kinh nguyện Thánh Thể I (Lễ quy Rôma).

Sắc lệnh viết: “Qua việc làm cha chăm sóc Chúa Giêsu, Thánh Giuse làng Nazareth, khi được đặt lên trông coi gia đình của Chúa, đã hoàn thành nhiệm vụ đã nhận được nhờ ân sủng. Do gắn bó chặt chẽ với các mầu nhiệm khởi đầu trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Ngài trở nên mẫu gương về lòng khiêm nhường và nhân ái, những điều làm cho đức tin Kitô giáo có được những phẩm giá cao cả; và thể hiện những nhân đức nhân bản và đơn sơ, cần cho con người trở nên môn đệ tốt lành và đích thực của Chúa Kitô. Nhờ các nhân đức đó, Người Công Chính này, sau khi đã hết sức trìu mến chăm sóc Mẹ Thiên Chúa và vui vẻ tận tình dạy dỗ Chúa Giêsu Kitô, đã trở nên người quản lý kho tàng quý giá của Thiên Chúa Cha và qua các thế hệ được Dân Thiên Chúa không ngừng tôn kính như đấng bảo trợ thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, nghĩa là Hội Thánh” (Lm. Phêrô Lê Tấn Bảo dịch).

Sắc lệnh ghi nhận rằng các tín hữu trong Hội thánh Công Giáo luôn tỏ lòng sùng mộ Thánh Giuse và không ngừng tôn kính Ngài là Bạn rất thanh khiết của Mẹ Thiên Chúa và là Đấng bảo trợ trên trời của Giáo hội hoàn vũ. Vì lý do này mà Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII đã truyền đưa thêm tên Thánh Giuse vào Lễ quy Rôma, sau tên của Mẹ Maria (Thánh bộ Lễ nghi, Sắc lệnh Novis hisce temporibus, 13.11.1962).

Sắc lệnh nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhận được nhiều lời thỉnh cầu đạo đức từ khắp nơi trên thế giới và ngài đã vui lòng chấp thuận, nay lại được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tái xác nhận. Điều này diễn tả sự hiệp thông trọn vẹn với các Thánh, là những người đồng hành với chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế và dẫn chúng ta đến với Chúa Kitô để liên kết chúng ta với Người.
Nội dung Sắc lệnh cũng ghi rõ các phần Kinh nguyện Thánh Thể (II, III và IV) bằng tiếng Latinh với tên Thánh Giuse đã được thêm vào, chẳng hạn như trong Kinh nguyện Thánh Thể II: “ut cum beata Dei Genetrice Virgine Maria, beato Ioseph, eius Sponso, beatis Apostolis”. Ngoài ra còn có thêm phần phụ lục cho các ngôn ngữ Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức và Ba Lan. Đối với các ngôn ngữ khác, bản dịch sẽ do các Hội đồng Giám mục soạn thảo, theo quy định của luật và được Tòa Thánh phê chuẩn thông qua Bộ Phụng tự (trích: “Phải đọc tên Thánh Giuse trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, III và IV”, ‘WHĐ 19.06.2013’).

“Maria đã đính hôn với Giuse” (Mt 1,18). Từ ngày đó, Thánh Giuse đã trở nên Bạn Trăm Năm của Đức Trinh Nữ Maria. Vui buồn sướng khổ, gian truân thử thách, Thánh Giuse đều đã trải qua. Ngài chính là mẫu gương cho anh em Gia trưởng trong đời sống gia đình.

Kể từ khi hai bên nội ngoại làm lễ đính hôn cho Giuse và Maria, ai ai cũng vui mừng, chúc phúc cho đôi hôn nhân lý tưởng. Họ thương nhau không vì trai tài gái sắc, mà thương nhau vì cả hai đều nết na đức hạnh, cùng có một đức tin tinh tuyền từ gia đình đạo đức. Giuse là Người Công Chính. Maria là Đấng Đầy Ơn Phúc. Đó là tổ ấm cao sang nhất trong lịch sử nhân loại. Sau ngày làm lễ đính hôn, chỉ chờ lễ cưới. Maria và Giuse vẫn chỉ biết hướng về tương lai, chuẩn bị cho gia đình mới sắp thiết lập.

Thế rồi điều bất ngờ xảy đến với cuộc tình duyên êm đẹp. Thiên Chúa đã can thiệp vào dự án tương lai của Maria và Giuse. Thiên Chúa muốn cả hai thành Đấng Bậc Đồng Trinh để Ngài trao gửi Con Một dấu yêu của mình. Cả hai trở nên cha mẹ của con trẻ Giêsu về pháp lý và Maria ban tặng bản tính nhân loại cho Đấng Cứu Thế.

Thiên Chúa đi từng bước một. Truyền tin cho Đức Maria rồi truyền tin cho Giuse. Giữa hai biến cố trọng đại là cuộc khủng hoảng đối với Giuse.

Thấy Maria có thai, Giuse phải đau khổ lắm. Người hôn thê đạo hạnh mà ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác: “Vì là Người Công Chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19). Thế rồi, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho ngài biết: “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20); Thai nhi ấy không chỉ là một con người mà còn là Người Con của Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, được sinh ra, không phải được tạo thành, vì Ngài đã có từ trước muôn thuở. Ngài là Con của Chúa Cha ở trên trời; đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria, và đã làm Người. Và Người Con sẽ sinh ra ấy được Thánh Giuse đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu Dân của Người khỏi tội. Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình” (Mt 1,20). Nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa “Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và ông đã rước bà về” (Mt 1,24).

Thiên Chúa đã đưa Thánh Giuse vào chương trình cứu độ của Ngài. Thánh Giuse đã tích cực góp phần thực hiện chương trình ấy. Ngài được Thiên Chúa chọn, trở thành người cha nuôi của Chúa Giêsu ở trần gian. Vì vai trò làm cha của Chúa Giêsu và làm bạn đời của Mẹ Maria, sống bên cạnh một người nữ trẻ tuổi xinh đẹp là Mẹ Maria, mà theo dự định của Thiên Chúa, sẽ trọn đời đồng trinh, nên các nghệ nhân thường có khuynh hướng hình dung Thánh Giuse như một cụ già. Điều đó không đúng! Thánh Giuse là một thanh niên trẻ trung và đầy sinh lực, có lẽ chỉ lớn hơn Mẹ Maria chừng năm đến bảy tuổi! Nhưng ngài là một người rất nhân đức, được Thiên Chúa chọn để đồng hành với Mẹ Maria đồng trinh trong cuộc đời dâng hiến của Mẹ. Mẹ đã hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, không thuộc về người trần gian (ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc).

Thánh Giuse còn được sách Tin mừng gọi là “Người Công Chính”. Mà người công chính, theo lời Kinh thánh, là người sống bằng đức tin, hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa như tổ phụ Abraham. Người Công Chính, nói đơn giản, là người tốt, ngay thẳng, trung tín. Là tôi tớ trung thành của Thiên Chúa, luôn thực thi trọn vẹn thánh ý của Thiên Chúa. Là con người luôn biết kính trọng và yêu thương tha nhân.

Thánh Giuse là một con người bình thường như mọi người, được Thiên Chúa giao phó thực hiện “những điều cao trọng” trong cuộc đời thường, như làm “cha nuôi của Chúa Giêsu”, làm “bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria”. Ngài đã thực hiện đúng như ý muốn của Thiên Chúa trong mọi biến cố. Thiên Chúa bảo ngài cưới Mẹ Maria, đưa Mẹ về nhà mình, đưa Mẹ Maria sắp sinh nở về nguyên quán Bêlem để khai lý lịch, đưa Mẹ và hài nhi Giêsu chạy trốn sang Aicập, sau đó đưa gia đình về Nazarét vùng Galilê, Thánh Giuse luôn xin vâng theo Ý Chúa.

Thánh Giuse mạnh dạn đối diện với các vấn đề, đương đầu với các khó khăn, mà không bao giờ trách móc Thiên Chúa hay quy tội cho người khác. Ngài là một con người “đầy tinh thần trách nhiệm”, một con người nhiều sáng kiến trong bất cứ công việc gì được trao phó. Trước Thánh Ý Thiên Chúa, Giuse vâng phục và chu toàn. Từ Nazarét qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ngài đi là ngài đi, bảo ngài về là ngài về, bảo ngài làm thế nào là ngài làm thế ấy, đúng thời gian, đúng địa điểm mà không thắc mắc, không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).

Để luôn hướng về Ý Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, ngài lắng nghe Chúa. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững. Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình. Vì thế, nơi Thánh Giuse, con đường sống đạo là con đường tin cậy khiêm cung và tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin với tâm hồn thờ phượng, tạ ơn, với lòng phó thác và nguyện cầu tha thiết.

Ngày nay, Thánh Giuse vẫn đồng hành với chúng ta và che chở chúng ta, như đã đồng hành và che chở Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Với kinh nghiệm của mình, ngài xứng đáng là thầy dạy đời sống nội tâm cho mỗi người chúng ta: dạy cho ta biết Chúa Giêsu, gần gũi với Chúa, chia sẻ cuộc đời của Chúa. Ngài giúp ta ý thức mình là người nhà của Chúa, là thành viên của Giáo hội, Gia đình của Thiên Chúa tại trần gian.

Anh em Gia trưởng thân mến,

Thánh Giuse - Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ là gương sáng khiết tịnh cho anh em. Không cần chờ tới tuổi già mới sống đời thanh tịnh. Sự thanh khiết của đôi bạn Giuse và Maria là do tình yêu. Sức mạnh và sự vui tươi của tuổi trẻ không là ngăn trở cho một tình yêu cao thượng. Khi cưới Mẹ Maria về, Thánh Giuse có một “trái tim trẻ trung” trong một thân xác trẻ trung. Khi được thiên thần báo mộng cho biết mầu nhiệm “Đức Maria là Mẹ Chúa Trời”, người đã sẵn sàng đón nhận Mẹ Maria, đồng hành với Mẹ, chăm sóc Mẹ, mà vẫn tôn trọng sự trinh nguyên của Mẹ. Mẹ Maria trở thành một niềm vui, một hồng ân cho Thánh Giuse.

Anh em là người cha người chồng trong gia đình. Anh em đừng bao giờ coi mình là ông chủ đầy quyền lực trong gia đình, muốn làm gì thì làm. Anh em phải biết tuân theo ý Chúa, phải bình tĩnh, biết quảng đại, hy sinh trong mọi khó khăn của gia đình theo gương Thánh Giuse. Đứng trước những bối rối, đối diện với nghịch cảnh, gặp những thử thách, Thánh Giuse luôn chia sẻ nỗi lòng với Đức Mẹ, ngài trăn trở những âu lo của Đức Mẹ, ngài chỉ muốn tìm giải pháp ưu việt cho nhất cho gia đình. Anh em gia trưởng cần có lòng tôn kính Thánh Giuse, thường xuyên xin ngài cố vấn cho các hoàn cảnh khó xử của mình. Ngài đã kinh qua tất cả nên ngài hiểu rõ hơn ai hết những nổi niềm của người Gia trưởng. Thánh Cả như một địa chỉ cần thiết, thân quen, anh em cần lui tới chuyện trò với ngài.
Hôn nhân là tổ ấm. Gia đình là chiếc nôi. Con cái đón nhận đời sống thể chất và tinh thần. Mỗi đứa con đều mang hình ảnh Thiên Chúa. Giáo dục để chúng lớn lên trong ơn gọi làm người, ơn gọi làm con Thiên Chúa. Nhiệm vụ giáo dục con cái thật thiêng liêng và cao cả. Thiên Chúa trao cho các Gia trưởng.

Thánh Giuse làm cha. Con của ngài vừa là con người vừa là Con Thiên Chúa - Đấng Cứu Độ. Con cái của anh em được làm con Thiên Chúa. Cho nên nhiệm vụ nuôi nấng dưỡng dục con cái là sứ vụ cao cả và là hồng ân quý giá Thiên Chúa ban cho anh em. Anh em cần phải biết yêu thương và tôn trọng con cái mình. Hãy trở nên gương mẫu đạo đức thánh thiện cho con cái. Hãy tránh mọi thứ gương mù gương xấu. Từ lời nói đến thái độ sống xấu sẽ là đại họa cho con cái. Tuổi thơ các em đơn sơ như tờ giấy trắng, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của cha mẹ đều ghi đậm nét trên tờ giấy trắng tâm hồn và in dấu suốt cuộc đời các em. Bởi đó, trách nhiệm của người Gia trưởng đối với các em vô cùng quan trọng. Các em là thánh hay là quỷ tùy vào sự giáo dục và cách ăn nết ở của cha mẹ. Con cái là hoa trái của tình yêu và là niềm hy vọng của cha mẹ. Nguyện xin Thánh Giuse phù trợ cho anh em được trở nên những Gia trưởng thánh thiện, gương mẫu để đem hạnh phúc đến cho gia đình và cho cả xã hội tương lai.

Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho anh em Gia trưởng soi. Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.

Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động, ngài xứng đáng là Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc hành hương San Giovanni Rotondo của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
13:41 17/03/2018
Lúc 7h sáng thứ Bẩy 17 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã dùng trực thăng để bay đến San Giovanni Rotondo, một thị trấn với 26 ngàn dân cư, nằm ở mạn Nam nước Ý, cách Rôma 500 cây số, nổi tiếng nhờ thánh Piô de Pietralcinô, thường được gọi là cha Piô Năm Dấu Thánh, một linh mục dòng Capuchinô.

Năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày cha Piô nhận được Năm Dấu Thánh, và cũng là kỷ niệm 50 năm ngày ngài qua đời. Thánh Piô sinh ra ở Pietrelcina vào ngày 25 tháng 5 năm 1887 và qua đời vào ngày 23 tháng 9 năm 1968 tại tu viện Capuchinô ở San Giovanni Rotondo.

Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu đưa di hài của cha Thánh Piô đến Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày Thứ Tư Lễ Tro để các tín hữu tôn kính từ ngày 8 đến 14 tháng 2 năm 2016.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ ba hành hương đến San Giovanni Rotondo. Ngày 23/5/1987, Đức Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm mộ của cha Piô, vị giải tội mà ngài đã từng gặp khi còn là một linh mục sinh viên ở Rôma 40 năm về trước. Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng thứ hai đến viếng thăm mồ của vị thánh linh mục hầu như suốt đời chỉ thi hành hai tác vụ là dâng Thánh lễ (đôi lúc kéo dài 3 giờ đồng hồ) và ban bí tích giải tội.

Sau một giờ bay, lúc 8h, trực thăng chở Đức Thánh Cha đáp xuống quảng trường kế bên hội trường Phụng Vụ Piana Romana ở Pietrelcina

Ra đón ngài tại đây có Đức Tổng Giám Mục Felice Accrocca, của tổng giáo phận Benevento và ông Domenico Masone, thị trưởng thành phố Pietrelcina.

Đức Thánh Cha đã dành ít phút cầu nguyện ở nhà nguyện Thánh Phanxicô trước khi có cuộc gặp gỡ với các tín hữu tại quảng trường.

Lúc 9h ngài lại dùng trực thăng để bay từ Piana Romana sang San Giovanni Rotondo. Ba mươi phút sau, trực thăng hạ cánh tại khu thể thao “Antonio Massa” của San Giovanni Rotondo

Tại đây, Đức Thánh Cha đã được Đức Tổng Giám Mục Michele Castoro, của tổng giáo phận Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo và tiến sĩ Costanzo Cascavilla, thị trưởng thành phố San Giovanni Rotondo đón tiếp.

Các vị sau đó đã di chuyển bằng xe hơi đến bệnh viện “Casa sollievo della Sofferenza”. Đức Thánh Cha đã chào đón và ban phép lành cho nhiều bệnh nhân, trước khi đến thăm Phòng Phẫu thuật Nhi khoa. Ngài đã gặp gỡ các trẻ em bệnh nhân nội trú.

Lúc 10h45, Đức Thánh Cha đã đến đền thờ Đức Mẹ Ban Nhiều Ơn Lành, nơi ngài thăm cộng đoàn Capuchinô, và tôn kính di hài Thánh Pio thành Pietrelcina.

Lúc 11h15 Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ Thánh Pio thành Pietrelcina.

Lúc 13h, Đức Thánh Cha khởi hành quay về Vatican và đến nơi lúc 14h.
 
Đức Thánh Cha viết thư riêng cho người dân Argentina
Nguyễn Long Thao
19:34 17/03/2018
Nhân ngày kỷ niệm năm thứ 5 được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư riêng cho nhân dân Argentina nói về tình yêu của Ngài đối với đất nước và xin những người mà vì cử chỉ của Ngài có thể bị xúc phạm, thì xin hãy tha thứ cho Ngài

Bức thư, được viết bằng tiếng Tây Ban Nha, có nội dung chính là ĐGH cảm ơn người dân Argentina đã gửi lời thăm hỏi và cầu nguyện cho Ngài. Những nghiã cử thân thiện này, theo lời Đức Thánh Cha, không phải chỉ đến từ giới chức chính quyền Argentina, mà còn "từ những người có nguồn gốc tôn giáo, chính trị và tư tưởng khác nhau".

Trong bức thư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về tình yêu "sâu sắc và mãnh liệt" của Ngài đối với đất nước Argentina, Ngài nói:

"Ngày nào tôi cũng cầu nguyện cho đất nước và xin những người mà vì cử chỉ của tôi có thể bị xúc phạm, thì xin hãy tha thứ cho tôi".

Ngài nói thêm " Mặc dù Thiên Chúa giao phó tôi một nhiệm vụ quan trọng và hỗ trợ tôi", nhưng Thiên Chúa không để tôi tránh khỏi sự yếu đuối của con người".

Đức Thánh Cha mời các đồng bào Argentina của Ngài hãy tham gia sứ mệnh của Ngài. ĐTC gợi ý: "Nếu qúy vị hài lòng về những điều tôi làm, thì xin quý vị hãy coi những điều đó là của chính quý vị. Quý vị là những người của tôi, những người đã huấn luyện tôi, đã chuẩn bị cho tôi và tiến cử tôi phục vụ người khác”...

Xin nhớ rằng Chúa kêu gọi mỗi người quý vị phải mang sứ điệp về đức tin, lòng thương xót và tình huynh đệ đến nhiều nơi trên trái đất ".

Sau đó, Đức Giáo Hoàng mời gọi tất cả các người Argentina hãy là "những kênh chuyển điều tốt lành và đẹp đẽ, để có thể góp phần vào việc bảo vệ cuộc sống và công lý", gieo trồng hòa bình và tình huynh đệ cải thiện thế giới và chăm sóc người yếu thế.

Cuối thơ, ĐGH viết: Tôi xin tất cả những người có niềm tin, hãy cầu nguyện cho tôi và những người không có niềm tin xin hãy cầu mong cho tôi được những điều tốt lành

Gửi đến quý vị tình cảm thương mến của người anh em và người cha,

Phanxicô
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại San Giovanni Rotondo 17/3/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
19:35 17/03/2018
Như VietCatholic đã tường thuật, lúc 7h sáng thứ Bẩy 17 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã dùng trực thăng để bay đến San Giovanni Rotondo, một thị trấn với 26 ngàn dân cư, nằm ở mạn Nam nước Ý, cách Rôma 500 cây số, nổi tiếng nhờ thánh Piô de Pietralcinô, thường được gọi là cha Piô Năm Dấu Thánh, một linh mục dòng Capuchinô.

Trong cuộc hành hương này, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại tiền đình nhà thờ Thánh Piô thành Pietrelcina.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Từ các bài đọc Sách Thánh chúng ta vừa nghe, tôi muốn rút ra ba từ này, đó là cầu nguyện, bé mọn, và khôn ngoan.

Cầu nguyện. Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta cách thế Chúa Giêsu cầu nguyện. Từ tâm hồn Ngài trào ra những lời này: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” (Mt 11,25). Lời cầu nguyện đến từ Chúa Giêsu một cách tự nhiên, nhưng không phải là tùy ý: Ngài thường xuyên lui vào những nơi hoang vắng để cầu nguyện (xem Mc 1: 35); đối thoại với Chúa Cha là ưu tiên hàng đầu. Và từ đó các môn đệ đã khám phá một cách tự nhiên lời cầu nguyện quan trọng là dường nào đến mức một ngày kia họ hỏi Ngài: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11: 1). Nếu chúng ta muốn bắt chước Chúa Giêsu, chúng ta hãy bắt đầu từ đây, từ lời cầu nguyện.

Chúng ta có thể tự hỏi: các Kitô hữu chúng ta cầu nguyện đủ chưa? Thông thường, lúc cầu nguyện, chúng ta lại có nhiều lý do để thoái thác, nhiều việc khẩn cấp phải làm.. . Đôi khi, chúng ta dẹp chuyện cầu nguyện sang một bên khi chúng ta bị cuốn vào một chủ thuyết hoạt động không ngừng nghỉ, khi chúng ta quên “điều gì là tốt hơn” (Lc 10: 42), khi chúng ta quên rằng nếu không có Ngài, chúng ta không thể làm bất cứ điều gì (xem Ga 15: 5), và từ đó chúng ta lơ là cầu nguyện. Thánh Piô, năm mươi năm sau khi Ngài lên trời, vẫn giúp chúng ta vì Ngài đã muốn để lại cho chúng ta di sản của lời cầu nguyện. Thánh nhân đề nghị, “Các con ơi, hãy cầu nguyện nhiều, cầu nguyện luôn luôn, không bao giờ mệt mỏi” (Diễn từ tại Hội Nghị Quốc tế lần thứ hai của các nhóm Cầu Nguyện, 5/5/1966).

Chúa Giêsu trong Phúc Âm cũng chỉ cho chúng ta biết cách cầu nguyện. Trước hết, Ngài nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha”; Ngài không bắt đầu bằng cách nói, “Con cần điều này, điều nọ”, nhưng “con ngợi khen Cha”. Ta không biết đến Cha nếu ta không mở lòng ra ngợi khen, nếu ta không dành thời gian cho một mình Ngài mà thôi, nếu ta không tán tụng Ngài. Chúng ta quên lời cầu nguyện tán tụng, lời cầu nguyện ngợi khen Chúa biết chừng nào! Chúng ta phải trở lại điều này. Mỗi người trong chúng ta có thể hỏi: tôi thờ phượng Chúa kiểu nào đây? Khi nào tôi thờ phượng? Khi nào tôi ngợi khen Đức Chúa Trời? Hãy tái tục những lời cầu nguyện tán tụng và ngợi khen Chúa. Đó là một bối cảnh cá nhân, mặt đối mặt, im lặng trước mặt Chúa, đó là bí quyết để bước vào tình hiệp thông với Ngài. Cầu nguyện có thể được phát sinh từ một lời thỉnh cầu, ngay cả lời cầu xin Chúa can thiệp khẩn cấp, nhưng việc cầu nguyện trưởng thành trong lời cầu tán tụng và tôn thờ. Đó là lời cầu nguyện trưởng thành. Cầu nguyện trở nên thật sự cá vị, như đối với Chúa Giêsu, Đấng lúc đó dự phần một cách tự do trong cuộc đối thoại với Chúa Cha: “Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.” (Mt 11: 26). Và, trong cuộc đối thoại tự do và tín thác này, lời cầu nguyện dâng lên trước mặt Chúa toàn bộ cuộc sống chúng ta.

Và rồi chúng ta tự hỏi thêm: những lời cầu nguyện của chúng ta có giống với những lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không, hay là chúng bị giản lược thành những lời kêu cứu khi khẩn cấp lúc này lúc khác? “Tôi cần cái này”, và vì thế tôi cầu nguyện ngay. Và khi anh chị em không cần, anh chị em sẽ làm gì? Hay chúng ta có ý định dùng những lời cầu nguyện như một thứ thuốc an thần với những liều lượng thường xuyên, để giảm bớt căng thẳng? Không, cầu nguyện là một hành động của tình yêu, là ở với Thiên Chúa và mang đến với Ngài cuộc sống trên thế gian này: đó là một công việc không thể thiếu của lòng thương xót thiêng liêng. Nếu chúng ta không phó thác anh chị em chúng ta và các tình huống của chúng ta cho Chúa, ai sẽ làm đây? Ai sẽ cầu thay, ai sẽ lo lắng gỏ cửa thánh tâm Chúa cho các nhu cầu của nhân loại đây? Vì thế, Cha Pio đã để lại cho chúng ta các nhóm cầu nguyện. Ngài nói với họ: “Chính lời cầu nguyện, chính sức mạnh liên kết tất cả những linh hồn tốt lành này, sẽ thúc đẩy thế giới, canh tân lương tâm.. . chữa lành những người đau ốm, thánh hóa công ăn việc làm, tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức mạnh tinh thần.. . chính lời cầu nguyện loan truyền nụ cười và phúc lành của Thiên Chúa trên cho mọi sự suy nhược và yếu đuối (thượng dẫn). Chúng ta hãy chăm sóc những lời này, và tự hỏi bản thân chúng ta: Tôi có cầu nguyện không? Và khi tôi cầu nguyện, tôi có biết ngợi khen Chúa, tôi có thờ phượng Người không, tôi có biết dâng lên Chúa cuộc sống của tôi, và của tất cả mọi người không?

Từ thứ hai: bé mọn. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu ca ngợi Chúa Cha vì Ngài đã mặc khải Nước Trời cho những người bé mọn. Ai là những người bé mọn này, ai là những người biết đón nhận những bí mật của Thiên Chúa? Những người bé mọn là những người đang cần đến sự cao cả, họ là những người không tự mãn, những người không tự phụ nghĩ rằng họ chỉ cần đến chính mình. Những người bé mọn là những người có lòng khiêm cung và rộng mở, nghèo khó và thiếu thốn, là những người biết mình cần đến lời cầu nguyện, biết tín thác và để cho mình được đồng hành. Trái tim của những người bé mọn này giống như một ăng-ten: nó nắm bắt tín hiệu từ Thiên Chúa, và hiểu ngay lập tức. Thiên Chúa muốn đến với tất cả mọi người, nhưng những người thấy mình cao cả quá thì tạo ra những trở ngại to lớn, và lòng ao ước Thiên Chúa không xuất hiện trong ta khi ta quá choáng ngợp với cái tôi của mình đến mức không còn chỗ cho Thiên Chúa nữa. Đó là lý do tại sao Ngài thích những người bé mọn, Ngài tỏ mình ra cho họ, và cách để gặp Ngài là hạ mình xuống, khiêm cung trong lòng, và nhìn nhận mình cần đến Người. Mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô là mầu nhiệm của sự nhỏ bé: Ngài hạ mình xuống, chính Ngài đã hủy mình đi. Mầu nhiệm của Chúa Giêsu, như chúng ta thấy trong Hình Bánh tại mỗi Thánh Lễ, là mầu nhiệm của sự nhỏ bé, của tình yêu khiêm cung, và chỉ có thể nắm bắt bằng cách trở nên nhỏ bé và đến với những người bé mọn.

Và giờ đây chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có biết tìm kiếm Thiên Chúa ở đâu không? Ở đây có một ngôi đền đặc biệt nơi Ngài hiện diện vì có nhiều người bé mọn được Ngài ưa thích. Thánh Piô gọi đó là “đền thờ của cầu nguyện và khoa học”, nơi mọi người được mời gọi trở thành những “kho dự trữ tình yêu” cho người khác (Diễn từ kỷ niệm đệ nhất chu niên khánh thành, ngày 5 tháng 5 năm 1957): đó là Nhà xoa dịu Đau khổ. Trong những người bệnh, ta tìm thấy Chúa Giêsu, và trong sự chăm sóc yêu thương của những người cúi xuống trên những vết thương của người lân cận, có con đường gặp Chúa Giêsu. Những người chăm sóc những ai bé mọn đứng về phía Thiên Chúa và đánh bại nền văn hoá loại bỏ, là điều ngược lại, chỉ thích những kẻ có quyền có thế và cho rằng người nghèo là vô dụng. Những ai thích những người bé mọn rao giảng một lời tiên tri về cuộc sống chống lại những tiên tri chết chóc nổi lên trong mọi thời đại, thậm chí cả ngày nay nữa, là những kẻ vứt bỏ mọi người, vứt bỏ những đứa trẻ, những người cao tuổi, bởi vì họ không cần thiết. Khi còn nhỏ, ở trường, họ dạy chúng tôi lịch sử của người Sparta. Tôi luôn bị đánh động bởi những gì thầy giáo nói với chúng tôi, rằng khi một em bé bị dị tật chào đời, họ đưa em bé ấy lên đỉnh núi và xô xuống để những đứa trẻ như thế không tồn tại. Những đứa trẻ chúng tôi nói: “Nhưng sao lại tàn nhẫn thế!”. Anh chị em ơi, chúng ta cũng làm như vậy, tàn ác hơn, và khoa học hơn. Những gì không cần thiết, những gì không hiệu quả đều bị loại bỏ. Nền văn hóa này là thứ văn hóa lãng phí: những người bé mọn ngày nay không được người ta mong muốn. Và vì thế Chúa Giêsu bị gạt sang một bên.

Cuối cùng là từ thứ ba, sự khôn ngoan. Trong bài đọc thứ Nhất, Thiên Chúa nói: “Kẻ khôn ngoan, đừng tự hào mình khôn ngoan; kẻ hùng mạnh, đừng tự hào mình hùng mạnh;” (Giêrêmia 9: 23). Sự khôn ngoan đích thực không hệ tại nơi việc có những phẩm chất tuyệt vời và sức mạnh đích thực không phải nơi quyền lực. Những ai chứng tỏ mình mạnh mẽ, và những ai chống lại cái ác bằng cái ác không khôn ngoan đâu. Vũ khí khôn ngoan và bất khả chiến bại duy nhất là lòng bác ái được linh hứng bởi đức tin, bởi vì nó có năng lực giải giới các thế lực của sự ác. Thánh Piô đã chiến đấu với sự ác trong suốt cuộc đời của ngài và chiến đấu một cách khôn ngoan, như Chúa: nghĩa là với sự khiêm tốn, với sự vâng phục, với thập tự giá, chấp nhận đau đớn vì tình yêu. Và tất cả mọi người ngưỡng mộ ngài, nhưng rất ít người làm như vậy. Nhiều người nói tốt, nhưng có bao nhiêu người bắt chước? Nhiều người sẵn sàng cho một cái “like” trên trang Web của các vị thánh vĩ đại, nhưng mấy ai bắt chước làm như các ngài? Hương thơm thánh thiện của cuộc sống Kitô không phải là một cái “like”, nhưng đó phải là một “ân sủng” cho tôi. Cuộc sống là hương thơm khi nó được trao ban như một món quà; nhưng nó sẽ trở nên mờ nhạt khi chỉ được giữ cho bản thân.

Và trong bài đọc đầu tiên, Chúa cũng giải thích với chúng ta nơi nào chúng ta có thể kín múc sự khôn ngoan của cuộc sống: “Ai tự hào thì hãy tự hào về điều này, là hiểu biết Ta.”(câu 23). Biết Ngài là gặp Ngài, là Thiên Chúa cứu rỗi và tha thứ; đó là con đường của sự khôn ngoan. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu tái khẳng định: “Hãy đến cùng ta, hết thảy những ai mệt nhọc và gánh nặng” (Mt 11:28). Người nào trong chúng ta có thể cảm thấy bị loại trừ khỏi lời mời gọi này? Ai có thể nói, “Tôi không cần điều đó”? Thánh Piô đã cống hiến cuộc đời của ngài với cơ man những khổ đau để giúp các anh chị em của ngài gặp Chúa. Và con đường có tính chất quyết định để gặp Ngài là Xưng Tội, là bí tích Hòa giải. Ở đó, một cuộc sống khôn ngoan bắt đầu và khởi động mới lại từ đầu một cuộc sống được yêu thương và tha thứ; ở đó bắt đầu có sự chữa lành con tim. Cha Piô là một vị tông đồ giải tội. Ngày nay, ngài cũng mời gọi chúng ta đến với tòa giải tội; và ngài nói với chúng ta: “Anh chị em đang đi đâu vậy? Đến với Chúa Giêsu hay đến với nỗi buồn của anh chị em? Anh chị em quay về đâu? Về với Đấng cứu độ anh chị em, hay về với những thất bại, những hối tiếc, và tội lỗi của mình? Hãy đến đây, Chúa đang chờ đợi anh chị em. Hãy can đảm, không có lý do nào nghiêm trọng đến mức loại trừ anh chị em khỏi lòng thương xót của Ngài”.

Các nhóm cầu nguyện, những bệnh nhân trong Nhà xoa dịu, tòa giải tội là ba dấu chỉ hữu hình nhắc nhở chúng ta về ba di sản vô giá, đó là cầu nguyện, bé mọn và sự khôn ngoan của cuộc sống. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng gặt hái được những điều này mỗi ngày.
Source: Libreria Editrice Vaticana OMELIA DEL SANTO PADRE Sagrato della Chiesa di San Pio da Pietrelcina (San Giovanni Rotondo) Sabato, 17 marzo 2018
 
Đức Thánh Cha tấn phong Tổng Giám Mục cho ba vị tân Sứ thần Tòa Thánh
Đặng Tự Do
21:08 17/03/2018
Sáng thứ Hai 19 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để tấn phong 3 Tổng Giám Mục mới:

Đức Tân Tổng Giám Mục Waldemar Stanisław Sommertag, linh mục Giáo phận Pelplin (Ba Lan) sinh ngày 6 tháng 2 năm 1968 tại Więcbork (Ba Lan), thụ phong linh mục vào ngày 30 tháng 5 năm 1993. Ngài được tấn phong Tổng giám mục hiệu tòa Maastricht và được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Nicaragua từ ngày 15 tháng 2 năm 2018.

Đức Tân Tổng Giám Mục Alfred Xuereb, linh mục Giáo phận Gozo (Malta), sinh ngày 14 tháng 10 năm 1958 tại Gozo (Malta), thụ phong linh mục vào ngày 26 tháng 5 năm 1984. Ngài được tấn phong Tổng Giám Mục hiệu tòa Amantea và được bổ nhiệm Sứ thần Tòa Thánh tại Hàn Quốc và Mông Cổ từ ngày 26 tháng 2 năm 2018.

Đức Tân Tổng Giám Mục José Avelino Bettencourt, linh mục Tổng Giáo phận Ottawa (Canada), sinh ngày 23 tháng 5 năm 1962 tại Azores (Bồ Đào Nha), thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 5 năm 1993. Ngài được tấn phong Tổng Giám Mục hiệu tòa Novigrad và được bổ nhiệm Sứ thần Tòa Thánh tại Georgia và Armenia ngày 26 tháng 2 năm 2018.
Source: La Santa Sede Libretto della Celebrazione: Santa Messa e Ordinazione Episcopale [19 marzo 2018]
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo khu Giuse Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
05:10 17/03/2018
Melbourne, vào lúc 16 giờ 30 phút chiều Thứ Bảy 17/3/2018. Tại Holy Family Centre Giáo xứ Holy Child, vùng Meadow Heights. Đông đảo bà con thuộc giáo khu và cộng đoàn đã về hiệp dâng Thánh lễ đồng tế mừng kính Thánh Giuse là bổn mạng của Giáo khu Thánh Giuse thuộc Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế và Linh mục Vincent Nguyễn An Chánh xứ Holy Child đồng tế. Phần thánh ca do Ca đoàn Việt Nam Giáo xứ Holy Child phụ trách, đã dùng lời ca tiếng hát ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài đã luôn ban cho giáo khu, qua lời cầu bầu của Thánh Giuse mọi ân lành trong năm qua. Thánh lễ tạ ơn mừng bổn mạng giáo khu hằng năm, để dâng lên Thiên Chúa tất cả mọi người trong giáo khu, mạnh khỏe cũng như đau yếu, bệnh tật, người sống được bình an, mà người đã qua đời được mau về hưởng nhan Thánh Chúa. Và cũng cầu nguyện cho ban điều hành giáo khu luôn được mạnh khỏe để phục vụ.

Trong phần chia sẻ lời Chúa. Linh mục chủ tế đã nói đến nhiều nhân đức mà Thánh Giuse đã để lại cho đời. Một vị thánh với lòng khiêm nhường, ít nói và luôn lắng nghe và thực hành lời Thiên Chúa phán bảo một cách tuyệt đối. Trong kinh thánh ít có nói tới những điều thánh nhân để lại, mà chỉ thấy những việc thánh nhân đã làm để nuôi nấng và bảo bọc Chúc cùng mẹ Người một cách chu toàn, và được Thiên Chúa tin tưởng tuyệt đối khi trao con một của người cho Thánh Giuse chăm sóc.

Vì những sự kiện trên mà giáo hội đã chọn Thánh Giuse làm quan thầy Hội Thánh Chúa. Giáo hội Việt Nam cũng chọn Ngài làm bổn mạng, Mọi sự tin tưởng vào Ngài như Thiên Chúa đã trao con một của Ngài cho Thánh Giuse coi sóc.

Cuối lễ, Ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng giáo khu đã lên cám ơn quý cha, quý ban ngành đoàn thể và nhất là đến toàn thể mọi người trong giáo khu đã giúp đỡ để giáo khu có thể tổ chức lễ bổn mạng tốt đẹp.

Đáp lại lời cám ơn của Linh mục quản nhiệm cộng đoàn. Linh mục Vincent tân Chánh xứ Holy Child ngỏ lời rất hân hoan được Linh mục quản nhiệm đến dâng lễ bổn mạng cho giáo khu hằng năm, mà Linh mục chánh xứ mời linh mục quản nhiệm có thể đến với cộng đoàn giáo khu có thể nhiều hơn nữa.

Một bữa tiệc mừng với nhiều món rất đặc biệt mang đặm sắc thái Việt Nam đã được các đầu bếp trong ban ẩm thực thiết đãi mọi người một bữa ăn rất ngon miệng. Đây là một giáo khu lớn trong cộng đoàn và cũng là giáo khu kỳ cựu của Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne.



 
Thánh lễ an táng Đức cố TGM Phaolô Bùi Văn Đọc
WGPSG
12:30 17/03/2018
WGPSG -- “Đối thoại cứu độ, đó là lý tưởng mà Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc (ĐTGM Phaolô) đã chọn và sống trong suốt đời mình”; Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (ĐHY Phêrô) đã phát biểu như thế khi giảng trong Thánh lễ an táng ĐTGM Phaolô được cử hành lúc 8g thứ Bảy 17.3.2018 tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn.

Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh -Chủ tịch HĐGMVN- đã chủ tế Thánh lễ. Đồng tế với ngài có ĐHY Phêrô, ĐHY GB Phạm Minh Mẫn, 31 Giám mục, cùng khoảng 700 linh mục trong và ngoài TGP Sài Gòn. Gần 10.000 người - gồm tu sĩ, giáo dân và đại diện chính quyền địa phương- đã hiện diện trong Thánh lễ này.

Trước Thánh lễ, khi tiến lên lễ đài, các vị Giám mục đã đứng chung quanh linh cữu và niệm hương kính ĐTGM Phaolô sau khi ĐTGM chủ tịch HĐGMVN nói lời chia buồn cùng đại gia đình TGP Sài Gòn và linh tông, huyết tộc của ĐTGM Phaolô.

Tiểu sử ĐTGM Phaolô đã được cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc -chủ tịch Hội đồng Linh mục Sài Gòn- đọc ngay sau đó. Nối tiếp, Cha Chưởng ấn Phêrô Kiều Công Tùng công bố ‘Thư chia buồn của ĐTC Phanxicô và Bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc’; còn cha Giám đốc ĐCV Giuse Bùi Công Trác thì công bố ‘Thư chia buồn của ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh’.

Khởi sự Thánh lễ, ĐTGM Giuse gửi lời chào và cảm ơn tất cả những người đã đến phúng viếng, chia buồn và hiệp dâng Thánh lễ; đồng thời xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho ĐTGM Phaolô.

Trong bài giảng, ĐHY Phêrô đã nói về sự hiệp nhất trong Chúa Ba Ngôi và trong Giáo Hội, về ‘đối thoại cứu độ’ như một lý tưởng cao cả được ĐTGM Phaolô miệt mài theo đuổi suốt đời khi thi hành sứ vụ đào tạo chủng sinh và hướng dẫn dân Chúa, để đến cuối đời, ĐTGM Phaolô đã có thể nói như Thánh Tông đồ Phaolô: “Tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến cao đẹp, đã chạy đến cùng đường và giữ vững niềm tin”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, thay mặt TGP Sài Gòn, Cha Tổng Đại diện Ignatiô đã có lời giã biệt ĐTGM Phaolô, và Đức Giám quản Giuse nói lời tri ân Thiên Chúa cùng những người đã tỏ lòng yêu thương phân ưu với TGP đồng thời cầu nguyện cho vị cha chung kính yêu của TGP.

Sau Thánh lễ, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương -Giám mục GP Đà Lạt- đã cử hành nghi thức tiễn biệt ĐTGM Phaolô; và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm -Giám mục GP Mỹ Tho- cử hành nghi thức hạ huyệt, sau khi linh cữu ĐTGM được di chuyển vào nhà nguyện cổ trong khuôn viên Trung tâm Mục vụ TGP. Thân xác ĐTGM Phaolô đã được yên nghỉ bên cạnh Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình và Đức cố Giám Mục Phụ Tá Luy Phạm Văn Nẫm, sau hành trình 74 năm làm con Chúa, 48 năm sống đời linh mục và 19 năm trong sứ vụ Giám mục.

Thánh lễ đã kết thúc lúc 10g30, nhưng một dòng người vẫn tiếp tục tuôn vào ngôi nhà nguyện cổ để kính viếng phần mộ mới xuất hiện của vị Giám mục có châm ngôn: “Chúa là niềm vui của con”.

Tiểu sử Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc

11/11/1944: Sinh tại Đà Lạt
1956-1963: Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
1963-1964: Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
1964-1970: Học tại Đại học Truyền giáo Urbaniana, Rôma
17/12/1970: Thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính toà Đà Lạt
1971-1975: Giáo sư Tiểu chủng viện Simon Hoà, Đại chủng viện Minh Hoà, Đại học Đà Lạt
1975-1995: Giám đốc Đại chủng viện Minh Hoà
1996-2008: Giáo sư Thần học Tín lý tại Đại chủng viện Sài Gòn, Hà Nội, Huế
1995-1999: Tổng đại diện Giáo Phận Đà Lạt
26/03/1999: Được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục Chính Toà Giáo Phận Mỹ Tho
20/05/1999: Thụ phong Giám mục tại Nhà Thờ Chính Tòa Đà Lạt, do Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ phong; Châm ngôn Giám mục: “Chúa là nguồn vui của con”
27/05/1999: Nhận chức tại Giáo Phận Mỹ Tho
28/09/2013: Được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục phó Tổng Giáo Phận TP. HCM
2013-2016: Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
22/03/2014: Tổng Giám Mục Chính Toà Tổng Giáo Phận TP. HCM
07/03/2018: Về nhà Cha lúc 4g15, hưởng thọ 74 tuổi.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài Giáo Lý Thứ 13 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ - Phụng Vụ Thánh Thể III
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
08:41 17/03/2018
Bài Giáo Lý Thứ 13 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Thánh Thể III – “Kinh Lạy Cha” và Việc Bẻ Bánh

“Khi mở lòng chúng ta ra với Thiên Chúa, “Kinh Lạy Cha” cũng chuẩn bị chúng ta cho tình yêu thương huynh đệ”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười ba của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 14 tháng 3, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về “Kinh Lạy Cha” và việc bẻ Bánh. Kinh Lạy Cha là “lời cầu nguyện của con cái Thiên Chúa: nó là kinh nguyện tuyệt vời mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.” Sau Kinh Lạy Cha, chúng ta xin Chúa ban bình an, nhưng “Bình an của Đức Kitô không thể bén rễ trong một con tim không có khả năng sống tình huynh đệ và nối lại nó sau khi đã làm tổn thương nó”. Ngài kết luận rằng các lời khẩn cầu “từ kinh Lạy Cha cho đến việc bẻ Bánh, giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn để dự bữa tiệc Thánh Thể, nguồn mạch của sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em”.

* * *

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta tiếp tục loạt bài Giáo lý về Thánh Lễ. Trong Bữa Tiệc Ly, sau khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh cùng chén rượu, và tạ ơn Thiên Chúa, chúng ta biết rằng “Người đã bẻ bánh”. Trong Phụng Vụ Thánh Thể của Thánh Lễ, cử chỉ này tương ứng với việc bẻ Bánh, được đi trước bằng kinh nguyện mà Chúa đã dạy chúng ta, là “Kinh Lạy Cha”.

Và như vậy các nghi thức hiệp lễ bắt đầu, bằng cách kéo dài việc ngợi khen và khẩn cầu của Kinh Nguyện Thánh Thể với việc cộng đồng cùng đọc “Kinh Lạy Cha”. Đây không phải là một trong nhiều kinh nguyện Kitô giáo, nhưng là lời cầu nguyện của con cái Thiên Chúa: nó là kinh nguyện tuyệt vời mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Thực ra, được ban cho chúng ta trong ngày rửa tội của mình, “Kinh Lạy Cha” vang lên trong chúng ta những cảm xúc tương tự như những cảm xúc trong Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta cầu nguyện bằng Kinh “Lạy Cha” chúng ta cầu nguyện như Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Đó là kinh nguyện mà Chúa Giêsu đã đọc và đã dạy chúng ta; khi các môn đệ thưa Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Thầy cầu nguyện”. Và Chúa Giêsu đã cầu nguyện như thế. Thật là tuyệt đẹp khi cầu nguyện như Chúa Giêsu! Theo thể thức mà Chúa dạy, chúng ta dám hướng về Thiên Chúa mà gọi Ngài là “Cha” vì chúng ta được tái sinh như con con cái Ngài nhờ nước và Thánh Thần (Eph 1:5). Thật ra, không ai có thể thân mật gọi Ngài là “Abba” - “Cha ơi” - mà đã không được Thiên Chúa sinh ra, mà không có ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần, như Thánh Phaolô dạy (x. Rm 8:15). Chúng ta phải suy nghĩ: không ai có thể gọi Ngài là “Cha” mà không có ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần. Biết bao lần có những người đọc “Kinh Lạy Cha”, mà không biết điều mình đọc là gì. Tại sao, có chứ, đó là Cha, nhưng bạn có cảm thấy điều ấy khi nói “Lạy Cha”, Ngài có phải là Cha, Cha của bạn, là Cha của nhân loại, Cha của Chúa Giêsu Kitô không? Bạn có một mối liên hệ nào với người Cha này không? Khi chúng ta cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha”, chúng ta liên kết với Chúa Cha, Đấng yêu thương chúng ta, nhưng Chính Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta sự liên kết này, cái cảm giác làm con cái của Thiên Chúa này.

Có kinh nguyện nào có thể chuẩn bị cho sự hiệp thông bí tích với Ngài tốt hơn kinh nguyện được Chúa Giêsu dạy không? Ngoài Thánh Lễ, “Kinh Lạy Cha” còn được cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối, trong Kinh Sáng và Kinh Chiều; bằng cách này, thái độ con thảo đối với Thiên Chúa và tình huynh đệ với những người lân cận góp phần vào việc ban cho những ngày của chúng ta một hình thái Kitô giáo.

Trong Kinh của Chúa – trong “Kinh Lạy Cha” - chúng ta xin “lương thực hằng ngày”, trong đó chúng ta thấy một ám chỉ cụ thể về Bánh Thánh Thể, là điều chúng ta cần để sống như con cái Thiên Chúa. Chúng ta cũng xin “tha nợ cho chúng con”, và để được xứng đáng nhận sự tha thứ của Thiên Chúa, chúng ta cam kết tha thứ cho những ai đã xúc phạm đến mình. Và điều này không phải là dễ dàng. Việc tha thứ cho những kẻ đã xúc phạm đến mình không phải là điều dễ dàng; nó là một ân sủng mà chúng ta phải xin: “Lạy Chúa, xin dạy con tha thứ như Chúa đã tha thứ cho con”. Đó là một ân sủng. Với sức của mình chúng ta không thể: biết tha thứ là một ân sủng của Chúa Thánh Thần. Vì thế, trong khi mở lòng chúng ta ra với Thiên Chúa, “Kinh Lạy Cha” cũng chuẩn bị chúng ta cho tình yêu thương huynh đệ. Cuối cùng, chúng ta cầu xin Thiên Chúa “cứu chúng con khỏi sự dữ” là điều tách rời chúng ta khỏi Ngài và tách biệt chúng ta khỏi anh em mình. Chúng ta hiểu rõ rằng đây là những lời cầu xin rất hợp lý để chuẩn bị cho chúng ta Rước Lễ (Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 81).

Thực ra, tất cả những gì chúng ta cầu xin trong “Kinh Lạy Cha” được kéo dài bằng lời cầu nguyện của linh mục, thay mặt tất cả mọi người, cầu xin: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin ban cho những ngày chúng con sống được bình an”. Và sau đó nhận được một loại ấn tín trong nghi thức chúc bình an: Điều đầu tiên chúng ta xin Đức Kitô là món quà bình an của Người (x Ga 14:27) – rất khác với bình an của thế gian – làm cho Hội Thánh lớn lên trong sự hiệp nhất và bình an theo ý của Người; rồi, với cử chỉ cụ thể được trao đổi giữa chúng ta, chúng ta bày tỏ “sự hiệp thông hội thánh và yêu thương lẫn nhau trước khi hiệp thông trong Bí Tích” (QCTQ, 82). Trong nghi lễ Rôma, việc trao đổi dấu chỉ bình an, từ thời cổ xưa đã được đặt trước khi Rước Lễ, hướng về sự hiệp thông Thánh Thể. Theo lời cảnh báo của Thánh Phaolô, không thể hiệp thông trong một Tấm Bánh duy nhất, là điều làm cho chúng ta thành một thân thể trong Đức Kitô, mà không nhận ra chính mình được hoà giải bởi tình yêu huynh đệ (x 1 Cor 10:16-17; 11:29). Bình an của Đức Kitô không thể bén rễ trong một con tim không có khả năng sống tình huynh đệ và nối lại nó sau khi đã làm tổn thương nó. Bình an được Chúa ban: Người ban cho chúng ta ân sủng để tha thứ cho những ai đã xúc phạm đến mình.

Việc chúc bình an được đi theo bởi việc bẻ Bánh, mà từ thời các Tông Đồ, tên của nó đã được dùng cho toàn thể cuộc cử hành Thánh Thể (x. QCTQ, 83; Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1329). Được thực hiện bởi Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, việc bẻ Bánh là cử chỉ tỏ mình ra, là điều cho phép các môn đệ nhận ra Người sau khi Phục Sinh. Chúng ta hãy nhở lại các môn đệ trên đường Emmau, khi nói về cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, kể lại “họ đã nhận ra Người thế nào trong việc bẻ Bánh” (Lc 24:30-31,35).

Việc bẻ Bánh Thánh Thể được đi kèm với lời khẩn cầu ''Lạy Chiên Thiên Chúa”, một hình ảnh mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã biểu thị nơi Chúa Giêsu “Người là Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1:29). Hình ảnh Thánh Kinh của con chiên nói về sự cứu chuộc (x Xh 12:1-14; Is 53:7; 1 Pr 1:19; Kh 7:14). Trong Bánh Thánh Thể, được bẻ ra cho sự sống của thế gian, cộng đồng cầu nguyên nhận ra Chiên Con thật của Thiên Chúa, nghĩa là Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc, và nài xin Người: “Xin thương xót chúng con ... xin ban bình an cho chúng con”.

“Xin thương xót chúng con”, “xin ban bình an cho chúng con” là những lời khẩn cầu, từ kinh “Lạy Cha” cho đến việc bẻ Bánh, giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn để dự bữa tiệc Thánh Thể, nguồn mạch của sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em.

Chúng ta đừng quên kinh nguyện tuyệt vời mà Chúa Giêsu đã dạy, và đó là kinh nguyện mà Người đã cầu nguyện với Chúa Cha. Và kinh nguyện này chuẩn bị cho chúng ta Rước Lễ.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180314_udienza-generale.html
 
Thánh Giuse, người lắng nghe
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:44 17/03/2018
Thánh Giuse, người lắng nghe

Thánh Giuse được sùng kính xưa nay trong nếp sống đức tin của Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô ở trần gian. Nhưng người ta không tìm đọc thấy một lời nói nào của thánh nhân để lại, dù là một lời khuyên tinh thần sống làm người, hay một suy niệm đạo đức.

Thánh Giuse sống trong im lặng.

Thánh Giuse được ca tụng là người cha nuôi Chúa Giêsu trên trần gian. Nhưng lại cũng chỉ được phúc âm nói đến từ biến cố Chúa Giêsu giáng sinh làm người, thuở thơ ấu của Chúa Giêsu và lúc Chúa Giêsu sống trải qua đời niên thiếu. Và sau đó không thấy nói gì đến thánh nhân nữa.

Thánh Giuse có nếp sống âm thầm, chìm ẩn phía sau hậu trường của đời sống Chúa Giêsu.

Thánh Giuse xưa nay được nói đến là người sống theo ý Thiên Chúa muốn. Nhưng phúc âm chỉ nói đến nếp sống của Giuse được hướng dẫn thoát ra khỏi những lo âu khó khăn, giúp Giuse sống hợp với nếp sống đao đức tình nghĩa con người.

Thánh Giuse, người sống lắng nghe tiếng Chúa soi sáng.

Như vậy Thánh Giuse đã nhận ra thánh ý Chúa như thế nào ?

Phúc âm theo Thánh Mattheo nói đến những giấc mơ trong đời sống Giuse.

Trong khi lo âu bối rối không biết đối xử làm sao với người vợ sắp cưới Maria đã có thai, Thiên Thần Chúa hiện ra trong giấc mơ nói cho biết hãy nhận Maria làm vợ, và người con trong cung lòng Maria là Con Thiên Chúa.( Mt 1,20).

Thiên Chúa trong giấc mơ đã cho Giuse nhận ra chương trình Thiên Chúa muốn thực hiện, và cứu Giuse thoát khỏi cảnh lo âu bối rối đứng giữa ngã ba đường. Và qua đó giúp ông có quyết định khôn ngoan nghiêng về đạo đức sống tình nghĩa con người: chấp nhận Maria làm vợ, không bỏ rơi Maria.

Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, vua Herode vì lo sợ ngai báu ngôi của mình bị thử thách có nguy cơ bị chiếm đoạt, nên đã ra chiếu chỉ giết tất cả mọi trẻ em trong lứa tuổi như Giêsu mới sinh ra. Thiên Chúa lại sai Thiên Thần đến báo tin cho Giuse trong giấc mơ đang khi ngủ về nguy cơ này, và thúc giục Giuse đem gia đình trốn tỵ nạn sang Aicập. (Mt 2,13).

Trong giấc mơ Giuse đã nhận ra con đường Chúa muốn thế nào, để gia đình có cuộc sống an ninh về nơi ăn chốn ở. Qua đó đã giúp Giuse sống làm trọn bổn phận người trưởng gia đình. Và cũng qua giấc mơ gia đình Giuse được cứu thoát khỏi cảnh lùng bắt chết chóc.

Cuộc sống tỵ nạn bên xứ Aicập tuy có an ninh bảo đảm, nhưng chỉ là tạm thời, không phải là quê hương an cư lạc nghiệp của gia đình Giuse. Nên lần nữa Thiên Chúa lại sai Thiên Thần đến báo cho Giuse trong giấc mơ lúc ông ngủ: đem gia đình trở về quê quán nước Do Thái. ( Mt 2,19-22).

Lần nữa Giuse nhận ra ý Thiên Chúa muốn, và biết đâu cũng là ước vọng của chính Giuse nữa là trở về quê hương của mình, chấm dứt đời sống tạm thời, và xây dựng lại đời sống mới trên quê hương của tổ tiên cha ông mình.

Giuse đã đem gia đình trở về quê hương, và quyết định chọn đến Nazareth định cư sinh sống. Nơi đây Chúa Giêsu lớn lên thành người trưởng thành đi vào đời sống. Và sau này Chúa Giêsu được gọi là người Nazareo.

Phải chăng những giấc mơ đó là những sứ gỉa cứu giúp đời sống Giuse? Phải chăng giấc mơ là trung gian khai mở mầu nhiệm ý muốn của Thiên Chúa?

Không dám qủa quyết như thế. Nhưng trong kinh thánh xưa kia cũng có những giấc mơ giúp giải cứu, mang gía trị quyết định hiện thực sau này cho con người.

Giấc mơ của Giuse con Tổ phụ Giacóp thấy bó lúa của mình đứng ờ giữa và những bó lúc của các anh em đứng chung quanh như thần phục tôn kính bó lúa của mình. Và sau này anh em ông đã đến với Giuse tỏ lòng thần phục kính sợ xin được cứu giúp . ( Sáng thế 37,5-11)

Rồi trong nhà tù bên Aicập, Giuse đã giải nghĩa những giấc mơ của hai viên cai tù về sốn phận đời sống của họ, và rồi của chính Vua Pharao xứ Aicập về những năm được mùa, cùng những năm mất mùa đói kém đe dọa. Nhờ thế, Joseph được nhà Vua trọng dụng, phong cho trở nên người quản lý cứu giúp dân Aicập, và cả gia đình anh em ông thoát khỏi cảnh đói kém lúc những năm mất mùa xảy ra sau này. ( Sáng Thế 40 - 42).

Hay giấc mơ bà vợ của quan tổng trấn Philato, người đứng ra xử Chúa Giêsu, đã nhận ra những khúc mắc khó khăn, nên muốn khuyên can chồng bà là Philato đừng nhúng tay vào chuyện xử Chúa Giêsu. ( Mt 27,19).

Không phải giấc mơ nào cũng là một sứ điệp thông tin. Nhưng cũng có những giấc mơ tiên báo một điều gì sẽ xảy ra, như những giấc mơ của Giuse con Tổ phụ Gicóp khi xưa, những giấc mơ của Giuse thành Nazareth, cha nuôi Chúa Giêsu.

Thiên Chúa không nói thành lời thành tiếng nghe được bằng tai. Nhưng tiếng nói Thiên Chúa âm thầm vang lên tận trong nội tâm sâu thẳm trái tim tâm hồn con người.

Xưa nay có nhiều người đã nghe nhận ra tiếng Chúa muốn mình sống làm sao, sau thời gian suy nghĩ cầu nguyện trong thinh lặng lắng nghe tiếng Thiên Chúa nói thầm trong tâm hồn.

Mỗi người có con đường đời sống riêng của mình. Họ nhận ra ơn kêu gọi con đường đời sống riêng của mình qua suy nghĩ tìm hiểu cầu nguyện, cảm nhận lắng nghe tiếng âm thầm vang lên trong tâm hồn mình.

Giuse thàng Nazareth đã nghe nhận ra tiếng Thiên Chúa trong âm thầm thinh lặng. Ông đã lắng nghe tiếng Chúa trong nội tâm của mình.

Lễ Thánh Giuse 19.03.2018

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Đừng nghĩ mình cao hơn: bài giảng thứ ba Mùa Chay năm 2018 của Cha Cantalamessa
Vũ Văn An
05:06 17/03/2018
Đức khiêm nhường Kitô Giáo

Lời khuyên về đức ái mà chúng ta đã nghe của Thánh Phaolô trong bài suy niệm mới đây được lồng trong hai lời khuyên ngắn ngủi về đức khiêm nhường, những lời khuyên liên quan đến nhau đến nỗi tạo thành một loại khung cho lời khuyên về đức ái. Nếu ta đọc chúng theo thứ tự, trong khi bỏ qua những gì ở giữa, thì hai lời khuyên này nói như sau:



“Tôi xin nói với từng người trong anh em: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức,... đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. Anh em đừng cho mình là khôn ngoan” (Rm 12: 3, 16).

Đây không phải là các lời khuyên tầm thường về sự chừng mực và khiêm tốn! Trong ít lời này, lời khuyên bảo của Thánh Tông Đồ mở ra cho chúng ta một lãnh vực rộng lớn của nhân đức khiêm nhường. Liền cạnh đức ái, Thánh Phaolô nhận diện đức khiêm nhường như là giá trị căn bản đứng hàng thứ hai, là phạm vi thứ hai để cố gắng đổi mới cuộc sống ta nhờ Thần Khí và xây dựng cộng đồng.

Không ở khu vực nào bằng ở khu vực này, các nhân đức Kitô Giáo tạo nên trong chúng ta thứ "tâm trí vốn ở trong Chúa Giêsu Kitô". Ở nơi khác, Thánh Tông Đồ nhắc nhớ rằng Chúa Giêsu, vốn là Thiên Chúa trong bản tính, đã "hạ mình xuống bằng cách trở nên vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập giá "(xem Pl 2: 5-8). Và Chúa Giêsu cũng phán cùng một điều ấy với các môn đệ: "Hãy học cùng Thầy, vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng" (Mt 11:29). Ta có thể thảo luận sự khiêm nhường theo các viễn ảnh khác, những viễn ảnh mà chúng ta sẽ thấy Thánh Tông Đồ sử dụng, nhưng trong ý nghĩa sâu xa nhất của nó, đức khiêm nhường chỉ thuộc một mình Chúa Giêsu. Người thực sự khiêm nhường là người cố gắng có trái tim của Chúa Giêsu.

1.Đức khiêm nhường như một phán đoán đúng mực

Trong các lời khuyên dạy của Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô đã áp dụng giáo huấn Thánh Kinh truyền thống về đức khiêm nhường vào đời sống của cộng đồng Kitô hữu. Giáo huấn này liên tục được phát biểu qua ẩn dụ không gian "nâng mình lên" và "hạ mình xuống", tức xu hướng đi lên và xu hướng đi xuống. Chúng ta có thể "khao khát những điều quá cao cả đối với chúng ta" (xem Tv 131: 1) hoặc bằng tâm trí của chúng ta, thông qua sự tò mò quá mức mà không tính gì đến những hạn chế của chúng ta khi đối diện với mầu nhiệm, hoặc bằng ý chí của chúng ta, cố gắng phấn đấu cho được các chức vụ và chức năng có thế giá. Thánh Tông Đồ nghĩ tới cả hai khả thể này, và lời lẽ của ngài nhắm cả sự cao ngạo của tâm trí lẫn sự cao vọng của ý chí.

Tuy nhiên, trong việc truyền bá giáo huấn truyền thống về đức khiêm nhường, Thánh Phaolô trình bầy một động lực vừa mơí mẻ vừa độc đáo phần nào cho nhân đức này. Trong Cựu Ước, động cơ hoặc lý do để khiêm nhường là "[Thiên Chúa] khinh bỉ đối với những người khinh bỉ, nhưng với người khiêm nhường thì Người sẽ ban ơn huệ" (Cn 3:34, xem G 22:29), và "Mặc dù ở trên cao, Chúa vẫn đoái nhìn những người thấp kém, nhưng những người kiêu căng, Người chỉ biết nhìn từ xa xa "(Tv 138: 6). Không có lời giải thích, hoặc ít nhất không có lời giải thích minh nhiên, tại sao Thiên Chúa làm điều đó, tại sao Người lại "nâng cao người khiêm nhường và hạ thấp kẻ tự hào." Nhiều giải thích khác nhau về điều đó có thể được nêu ra, chẳng hạn, ghen tương hay "ghen tị của Thiên Chúa" (phthonos Theou), như một số nhà văn Hy Lạp từng nghĩ, hoặc đơn giản chỉ là ý của Thiên Chúa muốn trừng phạt sự cao ngạo và kiêu căng của con người.

Khái niệm có tính quyết định mà Thánh Phaolô đưa ra trong bài giảng của ngài về đức khiêm nhường là khái niệm chân lý. Thiên Chúa yêu thương người khiêm nhường vì người khiêm nhường sống phù hợp với chân lý: họ là người chân thực, chân chính. Thiên Chúa trừng phạt người kiêu ngạo vì kiêu ngạo là nói dối, thậm chí còn hơn cả sự cao ngạo. Thực thế, mọi thứ không khiêm nhường trong một con người đều là dối trá.

Điều này giải thích tại sao các triết gia Hy Lạp, những người đã quen với và vốn khen ngợi gần như tất cả các nhân đức khác, nhưng không biết gì về đức khiêm nhường. Chữ "khiêm nhường" (tapeinosis) luôn luôn có ý nghĩa thường hết sức tiêu cực đối với họ như đê tiện, nhỏ nhen, bần tiện, và hèn nhát. Các nhà triết học Hy Lạp không ý thức được hai ý niệm chủ chốt có thể giúp họ liên kết đức khiêm nhường với sự thật: ý tưởng sáng thế và ý tưởng tội lỗi. Ý tưởng về sáng thế là nền tảng cho sự chắc chắn này: tất cả những gì tốt và đẹp trong con người đều xuất phát từ Thiên Chúa, không trừ điều gì. Ý tưởng về tội lỗi của Thánh Kinh là nền tảng cho sự chắc chắn này: tất cả những gì là xấu xa, theo nghĩa luân lý, đều xuất phát từ con người, từ tự do của họ, từ chính bản thân họ. Người của Thánh Kinh được thúc đẩy tới đức khiêm nhường bởi cả điều thiện lẫn điều ác mà họ phát hiện được ngay bên trong họ.

Nhưng chúng ta hãy trở lại với suy nghĩ của Thánh Tông Đồ. Kiểu nói ngài sử dụng trong bản văn này để chỉ khiêm nhường-chân lý là "đánh giá đúng mức" (sophrosune). Ngài khuyên các Kitô hữu đừng có cảm thức nhầm lẫn hoặc phóng đại về bản thân họ, nhưng, thay vào đó, hãy đánh giá chính xác, đúng mức, có thể nói là khách quan. Thánh Phaolô lặp lại lời khuyên này trong câu 16, "Anh em đừng cho mình là khôn ngoan"; câu này tương đương với cụm từ "ham thích những gì hèn mọn". Với những điều này, Thánh Phaolô muốn nói rằng người ta sẽ khôn ngoan khi họ khiêm nhường và khiêm nhường khi họ khôn ngoan.

Nhờ hạ mình xuống, con người sẽ đến gần chân lý hơn. Thánh Gioan nói rằng; "Thiên Chúa là ánh sáng” (1Ga 1:5); Người là sự thật, vì vậy Người không thể gặp người nào không ở trong sự thật. Người ban ơn thánh cho người khiêm nhường vì chỉ có người khiêm nhường mới có khả năng nhận ra ân sủng. Người này không nói, "Nhờ sức mạnh của bàn tay tôi, tôi đã làm điều đó!" (Is 10:13, xem Đnl 8:17). Thánh Têrêsa Avila viết:

“Có lần, tôi tự hỏi sao Chúa chúng ta yêu thương nhân đức khiêm nhường đến thế; và bỗng nhiên, tôi tin tôi chưa nghĩ tới điều này trước đây, lý do sau đây xuất hiện trong tâm trí tôi: đó là vì Thiên Chúa là Chân Lý Tối Cao và khiêm nhường là bước đi trong chân lý” [1].

2. "Bạn có những gì mà bạn đã không nhận được?"

Thánh Tông Đồ không để lại cho ta những điều mơ hồ hoặc hời hợt liên quan đến sự thật này về chính chúng ta. Một số tuyên bố súc tích của ngài, tìm thấy trong các thư khác và tiếp theo chính chuỗi các ý niệm này, có sức loại bỏ mọi "cố thủ" của chúng ta và làm cho chúng ta thực sự leo xuống tận đáy sự vật để khám phá ra sự thật.

Một bản văn như vậy hỏi, "Bạn có những gì mà bạn đã không nhận được? Như thế, nếu bạn đã nhận được điều ấy, tại sao bạn vênh váo như thể bạn đã không nhận được nó? "(1 Cr 4: 7). Chỉ có một điều duy nhất mà tôi đã không nhận được, một điều hoàn toàn là của tôi, và đó là tội lỗi. Tôi biết và cảm nghiệm rằng nó xuất phát từ tôi, nó có nguồn gốc trong tôi, hoặc dù sao, trong bản chất con người và trong thế giới, chứ không phải trong Thiên Chúa. Mặt khác, mọi sự khác - kể cả việc biết thừa nhận rằng tội lỗi xuất phát từ tôi – xuất phát từ Thiên Chúa. Một câu khác cho hay, "Nếu ai đó nghĩ rằng mình là điều gì đó khi họ không là gì cả, họ tự lừa dối mình" (Gl 6: 3).

Vì vậy, "sự đánh giá đúng đắn" về chính chúng ta là để chúng ta nhận ra sự hư vô của chúng ta! Đây là cơ sở vững chắc mà đức khiêm nhường nhắm đến! Đó chính là sự xác tín chân thành và thanh thản rằng tự chúng ta, chúng ta không là gì cả, chúng ta không thể nghĩ gì cả, chúng ta không thể làm gì cả. Chúa Giêsu từng nói với chúng ta “Ngoài Thầy ra, các con không làm được gì” (Ga 15: 5), và Thánh Tông Đồ nói thêm "tự chúng tôi, chúng tôi không đủ [khả năng] để suy nghĩ được gì ... "(xem 2Cr 3: 5). Chúng ta có thể sử dụng một trong hai câu nói trên, tùy hoàn cảnh, làm "thanh gươm của Thần Khí" thực sự để cắt đứt cơn cám dỗ, một ý nghĩ, hay bất cứ sự tự mãn nào. "Bạn có những gì mà bạn đã không nhận được?" Sự hữu hiệu cuả của Lời Thiên Chúa được cảm nghiệm trước nhất khi ta áp dụng nó vào chính bản thân ta nhiều hơn là áp dụng nó vào người khác.

Nhờ cách trên, ta bắt đầu khám phá ra bản chất thực sự của tính hư vô nơi chúng ta, không phải một thứ hư vô thuần túy và đơn giản, một "thứ hư vô vô tội". Ta có thể thoáng thấy mục tiêu tối hậu mà Lời Thiên Chúa muốn dẫn ta tới, tức nhận ra điều ta thực sự là: một hư vô đầy tự hào! Tôi là người "tin rằng mình là một điều gì đó" trong khi tôi không là gì cả; Tôi là người không có gì mà trước đó tôi đã không nhận được nhưng lại luôn tự hào - hoặc bị cám dỗ để khoác lác, về điều gì đó như thể tôi không nhận được.

Đây không phải chỉ là tình hình của một số người mà là một tai hoạ đối với tất cả chúng ta. Đây chính là định nghĩa của "cái tôi cũ", một chân tính hư vô nhưng lại nghĩ mình là điều gì đó, một hư vô đầy tự hào. Chính Thánh Tông Đồ cũng đã tự thú nhận điều ngài đã phát hiện khi đi vào tận những lớp lang sâu xa nhất trong cõi lòng ngài. Ngài nói "Tôi phát hiện ra một lề luật khác trong tôi. . . . Tôi khám phá ra tội lỗi đang ở trong tôi. . . . Tôi là người khốn khổ xiết bao! Ai sẽ giải cứu tôi? "(Rm 7: 14-25). Như chúng ta biết, "luật lệ khác" ấy, cái "tội lỗi ở trong chúng ta" ấy, đối với Thánh Phaolô, chính là việc tự tôn, tự hào, tự vênh váo về chính mình.

Như thế, ở cuối cuộc hành trình đi xuống nội tâm của ta, ta không thấy đức khiêm nhường trong mình mà là sự kiêu ngạo. Tuy nhiên, chính việc khám phá ra chúng ta kiêu ngạo từ gốc - và đó là do lỗi của ta chứ không phải của Thiên Chúa, bởi vì chúng ta trở nên kiêu ngạo do lạm dụng sự tự do của mình - tự nó là một sự khiêm nhường vì đây là sự thật. Khám phá ra điều gì nằm ở cuối cuộc hành trình này, hoặc thậm chí chỉ thoáng thấy nó từ xa nhờ lời của Thiên Chúa, đã là một ân huệ lớn lao rồi. Nó mang lại cho chúng ta một sự bình an mới mẻ, giống như một người trong thời chiến bỗng phát hiện ra dưới nhà mình, dù không cần phải rời khỏi nó, vẫn có một nơi trú ẩn an toàn mà bom đạn tuyệt đối không thể lọt qua.

Một bậc thầy linh đạo vĩ đại, Thánh Angela thành Foligno, khi gần chết, đã kêu lên, "Hỡi hư vô vô danh! Hỡi hư vô vô danh! Quả thật, linh hồn không thể có một nhận thức nào tốt hơn trên thế giới này bằng nhận ra sự hư vô của nó và ở lại trong hầm trú của mình" [2]. Thánh nhân khuyên con cái thiêng liêng của ngài làm bất cứ điều gì cần thiết để nhanh chóng trở lại chiếc hầm trú đó bất cứ khi nào họ rời xa nó vì bất cứ lý do nào. Ta cần phải làm những gì một số sinh vật bé nhỏ nhút nhát làm là không bao giờ rời khỏi lối ra vào chiếc hang của chúng để có thể nhanh chóng trở lại đó khi thấy dấu nguy hiểm đầu tiên.

Có một bí quyết tuyệt vời ẩn trong lời khuyên này, một chân lý bí ẩn được cảm nghiệm khi chúng ta thử nghiệm nó. Chúng ta phát hiện ra thực sực có một hầm trú mà chúng ta có thể vào lại bất cứ lúc nào chúng ta muốn. Nó hệ ở ý nghĩ trầm lặng, thanh tĩnh coi mình là hư vô, một hư vô đầy tự hào. Khi ở trong hầm trú đó, chúng ta sẽ không còn nhìn thấy các khuyết điểm nơi những người lân cận của chúng ta nữa, hoặc chúng ta nhìn thấy chúng dưới một ánh sáng khác. Chúng ta hiểu rằng với ân sủng và thực hành, mình có thể đạt được điều Thánh Tông Đồ nói, mặc dù lúc đầu dường như là điều quá đáng khi phải "khiêm nhường coi người khác quan trọng hơn chính chúng ta" (Pl 2: 3), ít nhất, nay chúng ta có thể hiểu đối với các thánh, điều này khả hữu ra sao.

Tuy nhiên, giữ mình trong hầm trú này hoàn toàn khác với việc tự khép mình vào chính mình: thay vào đó, đây là việc cởi mở với người khác, với hiện hữu, với tính khách quan của sự vật; điều này ngược lại với những gì mà các kẻ thù của sự khiêm nhường Kitô Giáo vốn luôn nghĩ . Đây là việc đóng cửa bản thân đối với việc lấy mình làm trung tâm, chứ không phải khép kín lòng mình vào cảnh lấy mình làm trung tâm. Đây là chiến thắng đối với một trong những điều ác mà ngay cả tâm lý học hiện đại cũng cho là chết người đối với hữu thể nhân bản: tự yêu mình thái quá (narcissism).

Ngoài ra, kẻ thù không thể xâm nhập vào hầm trú này. Một hôm, Anthony Đại Đế có một thị kiến trong đó, trong khoảnh khắc, ông thấy vô số các cạm bẫy mà kẻ thù giăng ra khắp thế giới, nên đã rên rỉ, "Điều gì có thể vượt qua khỏi các cạm bẫy như thế này được? Rồi tôi nghe thấy một giọng nói nói với tôi, ‘sự khiêm nhường'"[3].

Tin Mừng trình bày cho chúng ta một mô hình trổi vượt về khiêm nhường-chân lý này, và đó là Đức Maria. Trong kinh "Magnificat", Đức Maria nói rằng Thiên Chúa "đã đoái nhìn sự thấp hèn của nữ tỳ Người" (trong bản Phổ Thông bằng tiếng Latinh: humilitatem, sự khiêm nhường!) (Xin xem Lc 1:48). Nhưng ở đây, Đức Trinh Nữ Diễm Phúc hiểu "sự khiêm nhường (tapeinosis)” nghĩa là gì? Nó không chỉ nhân đức khiêm nhường, nhưng chỉ tình trạng khiêm hạ của ngài, hoặc ít nhất, ngài thuộc loại người khiêm hạ và người nghèo khổ mà ca khúc của ngài sắp nói tới liền sau đó. Điều này được xác nhận bởi việc trực tiếp tham chiếu bài ca của Hannah, mẹ của Samuel, trong đó, cùng một từ ngữ được sử dụng là tapeinosis, và ở đấy, rõ ràng nhắc đến nỗi khốn cùng và sự neo đơn (barrenness) của Hannah, tình trạng thấp hèn của bà, chứ không phải thái độ khiêm nhường.

Sự khác biệt giữa nhân đức và tình trạng rõ ràng là hiển nhiên. Làm sao có thể nghĩ rằng Đức Maria đang đề cao sự khiêm nhường của mình mà vì thế không hủy hoại sự khiêm nhường ấy? Làm thế nào có thể nghĩ rằng Đức Maria coi việc Thiên Chúa chọn ngài là do đức khiêm nhường của ngài mà không hủy hoại tính nhưng không của sự chọn lựa đó và làm cho trọn cuộc sống của Đức Maria trở nên không tài nào hiểu được, bắt đầu với việc ngài Vô Nhiễm Nguyên Tội? Để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khiêm nhường, một ai đó từng viết một cách ngớ ngẩn rằng Đức Maria "không nhận ra trong mình bất kỳ nhân đức nào ngoại trừ đức khiêm nhường" như thể, bằng cách này, chúng ta đang dành vinh dự lớn lao cho nhân đức đó chứ không gây thiệt hại lớn lao cho nó. Nhân đức khiêm nhường có một tư thế hoàn toàn đặc biệt: những người có nó không tin rằng họ có nó, và những người nghĩ rằng họ có nó, thực sự không có nó. Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể tuyên bố mình "khiêm nhường trong lòng" và thực sự là thế. Đây là đặc tính độc nhất và không thể lặp lại của sự khiêm nhường nơi Đấng vừa là con người vừa là Thiên Chúa.

Vậy há Đức Maria không có nhân đức khiêm nhường sao? Tất nhiên, ngài có, và ngài có nó ở mức độ cao nhất, nhưng chỉ có Thiên Chúa mới biết điều đó, không phải Đức Maria. Thực vậy, chính điều này đã tạo nên giá trị vô song của đức khiêm nhường đích thực: hương thơm của nó chỉ được cảm nhận bởi Thiên Chúa, chứ không phải bởi người phát tiết ra nó. Linh hồn của Đức Maria, vì không có bất cứ tư dục thực sự và tội lỗi nào, nên khi đối diện với tình huống mới do chức phận làm mẹ Thiên Chúa tạo ra, đã nhanh chóng và một cách tự nhiên tiến tới điểm sự thật, tức sự hư vô của ngài, và không điều gì và không có ai có thể khiến ngài không tin điều đó.

Về phương diện trên, đức khiêm nhường của Mẹ Thiên Chúa rõ ràng là một phép lạ đặc biệt của ơn thánh. Martin Luther đã viết rằng "Dù ngài cảm nghiệm được một kỳ công hết sức vĩ đại như thế của Thiên Chúa bên trong ngài, nhưng ngài đã luôn ý tứ không nâng cao mình lên trên cuộc sống tử sinh khiêm hạ nhất của mình. . . . Tinh thần kỳ diệu và tinh khiết của Đức Maria xứng đáng được khen ngợi nhiều hơn nữa, bởi vì, sau khi được các vinh dự quá lớn như thế, ngài vẫn không để chúng cám dỗ ngài, nhưng tiếp tục hành động như thể không nhìn thấy nó, [và] tiếp tục ‘bình thản và ngay ngắn ở trên đường'"[4].

Sự đúng mức của Đức Maria vượt quá sự so sánh ngay nơi các thánh. Đức Mẹ đã có thể xử lý áp lực to lớn của tư tưởng này: "Ngươi là mẹ của Đấng Mét-si-a, Mẹ của Thiên Chúa! Ngươi là điều mà mọi người nữ trong dân của ngươi muốn có!" Bà Elizabeth thình lình kêu lên," Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?"(Lc 1:43), và Đức Maria đáp lại, “Người đã đoái nhìn phận hèn của nữ tỳ Người!"(xem Lc 1:48). Ngài đắm mình vào sự hư vô của mình và chỉ "tán dương" Thiên Chúa, và thưa rằng: "Linh hồn tán dương Chúa" (Lc 1,46), tán dương Chúa chứ không tán dương nữ tỳ. Đức Maria thực sự là kiệt tác của ơn thánh Thiên Chúa.

Kỳ sau: Khiêm nhường và hạ nhục
 
Lễ Thánh Giuse : Chúng Con Cần Ngài !
Sơn Ca Linh
08:38 17/03/2018
Một thoáng suy niệm về Thánh Giuse

Từ xưa tới nay,
Trong nhân loại có đôi vợ chồng tuyệt hảo.
Vợ hiền vang danh “Đấng đầy ân sủng” (1),
Còn đức phu quân,
tước hiệu “người công chính” (2) được tuyên dương.
Vợ hiền ngoan, thanh khiết, đức hạnh trăm đường,
Chồng chính trực vẹn toàn vâng thánh ý…!

Nhân ngày 19.3,
Mừng Thánh Giuse, người cha, người chồng vĩ đại,
Nghe vọng về lời Thánh Vịnh của ngàn xưa.
Dáng đứng ai sừng sững tựa thân dừa (3),
Ươm bóng mát như cội cành Li –băng hương bá (4) !

Giữa một thế giới ngập bon chen, ồn ào, vội vã,
Chúng con cần Ngài, người “Thợ cả vô danh”.
Để thấy đức tin vẫn còn ngời sáng yên lành,
Trong bàn tay chai sạn của cha,
Nơi khóe mắt nhạt nhòa của mẹ.

Giữa một thế giới
mà tình yêu chân thật chỉ còn là xa xỉ,
Chúng con cần Ngài, người bạn đời rất mực tín trung.
Để thấy hôn nhân vẫn sáng đẹp khôn cùng,
Trong những mái ấm đơn nghèo nhưng ngập tràn hạnh phúc.

Giữa một thế giới
Nhầy nhụa tiền tài, giàu sang, vẩn đục,
Chúng con cần Ngài, người cha tảo tần vất vả đắng cay.
Để thấy hy sinh và chia sẻ từng ngày,
là quà tặng, là của cải vô cùng cao quý.

Giữa một thế giới đầy bạc bẽo, vô tâm, quỷ mỵ,
Chúng con cần Ngài, Người bảo trợ tuyệt vời của Thánh Gia.
Để thấy trách nhiệm, trung thành là khúc nhạc câu ca,
Vẫn vang vọng trên muôn nẻo đường dương thế.

Giữa một thế giới đầy ác độc, hận thù, chia rẽ,
Chúng con cần Ngài, Người Công Chính có một không hai.
Để thấy niềm hy vọng và tình yêu rực sáng đến tương lai.
Và thấy Phục Sinh,
Bừng lên giữa muôn phận người mang đau thương thập giá !

Sơn Ca Linh
Lễ Thánh Giuse, 19/3/2018


Chú thích :

(1) Lc 1,28 : Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”
(2) Mt 1,19 : Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo.
(3) Tv 92,13 : Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng.
(4) Tuyết tùng Liban, còn gọi là hương bách, hương bá hay bách hương, bá hương (tên khoa học: Cedrus libani) là một loài thực vật hạt trần trong họ Thông. Loài này được A.Rich. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1823. Đây là loài bản địa của vùng núi khu vực Địa Trung Hải. Tuyết tùng Liban là một loài cây lá kim thường xanh phát triển độ cao lên đến 40 m, với thân cây có đường kính lên đến 2,5 m.
Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFt_t%C3%B9ng_Liban
 
Lễ kính thánh Giuse
Đinh Văn Tiến Hùng
10:08 17/03/2018
THÁNH ĐƯỜNG KÍNH THÁNH GIUSE

Thánh đường in dấu trong tôi,
Mang bao kỷ niệm của thời ấu thơ,
Vấn vương đến tận bây giờ,
Quê nghèo họ đạo suốt đời khó quên.

Bạn thấy gì khi du lịch năm châu bốn bể ?
Bạn trầm trồ kinh ngạc với những tòa nhà cao tầng chọc thủng trời mây !
Bạn thán phục ngỡ ngàng với những công trình vĩ đại: trường thành, lăng tẩm, đền đài, hí trường…của những kỳ quan do con người kiến tạo !
Bạn chắc đã thưởng thức bộ phim khoa học giả tưởng ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ (Star War)- Các phi hành gia trên những con tàu không gian siêu tốc để ngăn chặn người trên các hành tinh xâm chiếm địa cầu, không biết họ có nhìn thấy hàng triệu ngọn tháp Thánh Giá vươn cao trên vòm trời biểu tượng hòa bình tuyệt mỹ, ngăn chặn chiến tranh tàn khốc ?

Ôi những Thánh đường lung linh soi bóng trên dòng nước trong xanh thơ mộng !
Ôi những Thánh đường thanh thoát vươn cao trên núi đồi hay trầm lắng trong khu rừng hoang vắng !
Những Vương cung Thánh đường uy nghiêm hùng vĩ nổi bật giữa đô thị sa hoa lộng lẫy.
Những Nhà thờ nhỏ bé khiêm cung nhìn xuống thân thương ôm ấp che chở những mái nhà nghèo nàn xiêu vẹo.
Tiếng chuông vang vọng mời gọi thức giấc đón một ngày mới hồng ân khi ánh bình minh còn e ấp nơi chân trời.
Tiếng chuông thúc giục qui tụ nguyện cầu ơn phúc khi hoàng hồn lịm tắt sau dẫy núi đồi.

Thánh đường tượng trưng sức sống thiêng liêng.
Nơi giao hòa giữa Thượng Đế và con người.
Nơi con người gặp nhau, kết nối tin yêu, chia sẻ vui buồn.
Đừng biến Thánh đường thành nơi trần tục trao đổi bán buôn,vui chơi giải trí, như Chúa đã cảnh cáo trong Phúc Âm.
Đừng biến Thánh đường thành viện bảo tàng mang chiêu bài trưng bày nghệ thuật, bảo tồn văn hóa.
Đừng biến Thánh dường thành Hợp tác xã chăn nuôi nhơ nhớp như tôi đã được chứng kiến lúc đi tù tại Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản.

Trong cuộc đời, tôi đã được diễm phúc kính viếng những Thánh đường nguy nga lộng lẫy hay những Nhà thờ nhỏ bé khiêm tốn. Tất cả đều dâng lên trong lòng niềm an ủi ấp ủ tin yêu, nhưng có lẽ ngôi Giáo đường quê nghèo xưa lưu lại nơi tôi nhiều kỷ niệm đẹp tuổi thơ không thể phai mờ.

Quê nghèo Họ Đạo Giuse

( Lễ kính Thánh Cả Giuse 19/3 hàng năm )

Làm sao quên được quê xưa,
Giáo đường im bóng lững lơ mây buồn,
Chiều về vang vọng hồi chuông,
Con đường xóm nhỏ nhớ thương tiếng cười.

Chuông ngân thúc dục gọi mời,
Bước chân vội vã về nơi Thánh đường :
Giu-se Thánh Cả nêu gương,
Con chiên Họ Đạo mến thương dâng đầy,
Sớm chiều qui tụ nơi đây,
Dâng lời khấn nguyện ngày ngày tin yêu.
Ngoài kia đã tắt nắng chiều,
Bàn thờ toả sáng,bóng nghiêng Tượng Vàng,
Rộn lên tiếng hát ca vang :
‘ Giu-se xóm nhỏ nghèo nàn thủa xưa…’ (*)
Kính yêu biết mấy cho vừa !
Tuổi thơ dịu ngọt luôn mơ màu hồng.
Say sưa nhìn Chúa Hài Đồng,
Trên tay Thánh Cả ẵm bồng nâng niu,
Tay kia Huệ Trắng mến yêu,
Ôi! Sao đẹp quá làm siêu ngất hồn!
Bảy mươi năm lẻ hoàng hôn,
Nổi trôi kiếp sống bồn chồn vấn vương,
Dâng dâng gợi nhớ giáo đường,
Mến thương họ đạo thân thương thuở nào…

Nơi đây cuộc sống xôn xao,
Vắng hồi chuông vọng biết bao gọi mời,
Thánh đường chốn ấy quê tôi,
Nhớ thương xóm đạo khuất nơi quê nghèo!

(*) Mượn ý lời bài Thánh ca ‘Giuse xóm đạo điêu tàn’ của cố Lm Đạo Minh Dòng thánh Giuse.

Đinh văn Tiến Hùng
 
Tâm sự màu Tím Thánh
Sao Mai - Đà Nẵng
21:33 17/03/2018
TÂM SỰ MÀU TÍM THÁNH
(40 NGÀY CHAY THÁNH)

40 ngày sắp hết phải không anh?
Thời gian qua chúng ta làm được gì tỏ lòng thành lên Chúa?
Tình yêu Ngài luôn trên ta ngập ngụa,
Sao ta lại hững hờ lần lựa mãi trần gian?

Anh hỡi,...tiền có mua được bình an
Tình có khắc sâu câu đá vàng muôn thuở?
Mới còn vui...dăm ba câu bất hòa mặt trở,
Lòng lạnh lòng như cứ ngỡ chưa quen…

Kiếp bụi tro dẫu ai sang ai hèn,
Cũng chỉ đời tạm đan xen bao giả dối.
Chúng ta lướt qua nhau đâu có cần phải vội,
Bởi sự sống này nhiều bóng tối quay quanh.

Anh ơi,...ngoài kia nắng vẫn mãi đành hanh,
Thử lòng bao dung em có kiên trì không đó !
Nhưng em chẳng hơn thua vì trần gian chỉ là quán trọ,
Mặc ai suy xét mình hay ném đá.... hổng sao !

Anh à,...em có một ước ao
Ôm cả bầu trời nhuộm màu tím Thánh.
Xóa tan màn đêm đợi chờ hiu quạnh
Để được trở về bên cạnh Chúa yêu thương !

Sao Mai, Đà Nẵng 16-03-2018
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tịnh Tâm Mùa Chay
Nguyễn Đức Cung
08:48 17/03/2018
TỊNH TÂM MÙA CHAY
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Xin cho lòng lắng tịnh tâm
Ăn năn tội lỗi gươm đâm Chúa trời
Người thương nhân loại vợi vời
Chết trên thập giá cứu đời trần gian.
(nđc)
 
Thánh Ca
Lạy Ngài Xin Nhớ Đến Con - Trình bày: Đình Trinh
VietCatholic Network
06:15 17/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây