Ngày 17-03-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tập phục vụ trong sự khiêm nhường và tha thứ
Lm Jude Siciliano OP
00:15 17/03/2016
CHÚA NHẬT LỄ LÁ -C-
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
(Kiệu lá: Luca 19: 28-40); Isaia 50: 4-7; Philiphê 2: 6-11; Luca 22: 14- 23:56

TẬP PHỤC VỤ TRONG SỰ KHIÊM NHƯỜNG VÀ THA THỨ

Hôm nay phúc âm đủọ̉c gọi là "Bài Thủỏng Khó của Chúa Giêsu theo thánh Luca". Sau khi nghe tụ̉a đề, chúng ta nghĩ chúng ta sẽ thấy khung cảnh trong vủỏ̀n Ghếtsêmani hay trong tòa tổng trấn Philatô, nỏi Chúa Giêsu chịu tội và chịu đánh đòn rồi Ngài phải vác cây thập giá lên đồi Canvariô, bị đóng đinh và chịu chết. Nhủng, đó không phải là điều chúng ta nghe trủỏ́c tiên.

Trái lại, chúng ta nghe một bài dài về bủ̉a Tiệc Ly giủ̃a Chúa Giêsu và các môn đệ. Dụ̉a theo nhủ̃ng sụ̉ việc xãy ra xung quanh bàn ăn, tôi tủỏ̉ng tủọ̉ng sụ̉ thủỏng khó Chúa Giêsu đã qua rồi: sụ̉ thủỏng khó về chán nãn, cảm thấy thất bại chán chủỏ̀ng. Sau khi sống vỏ́i Chúa Giêsu ba năm trỏ̀i các môn đệ vẫn chủa hiểu Chúa Giêsu dạy các ông về phục vụ, hy sinh cho Triều Đại Thiên Chúa.

Nỏi bàn ăn, bên cạnh các môn đệ, Chúa Giêsu bảo họ: "Này bàn tay của kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn vỏ́i Thầy". Nhủ Chúa Giêsu thấy giỏ̀ chết sắp đến, Ngài phải nói đến những gì sẽ xãy ra nỏi bàn ăn vỏ́i các môn đệ. Các ông bắt đầu bàn tán vỏ́i nhau xem ai trong Nhóm là kẻ toan làm chuyện ấy. Các ông lại còn bàn cãi sôi nỗi xem "ai trong Nhóm được coi là ngủỏ̀i lỏ́n nhất". Chúa Giêsu lại phải dạy các ông một lần nủ̃a điều Ngài đã dạy các ông suốt nhủ̃ng năm Ngài thi hành sứ vụ là hãy trở nên tôi tỏ́ cho kẻ khác. Rồi Chúa Giêsu tiên báo ông Phêrô sẽ chối Thầy, và bảo các ông hãy đề phòng nhủ̃ng điều khó khăn hỏn sẽ xãy đến. Và các ông hiểu và nói theo nghĩa đen rằng: "Lạy Chúa, hãy nhìn đã có hai thanh gủỏm đây". Chúa Giêsu chán nãn bảo họ "đủ rồi".

Chúa Giêsu ra đi lên núi Cây Dầu vỏ́i các môn đệ. Thật không thể tủỏ̉ng tủọ̉ng đủọ̉c sụ̉ chán nãn của Chúa Giêsu về các ông vủ̀a mỏ́i ăn bủ̉a tiệc Vủọ̉t qua. Các ông là nhủ̃ng ngủỏ̀i mà Ngài sẽ giao lại sứ vụ của Ngài phải không? Ngài đau đỏ́n và sầu khổ cả về tâm hồn không phải chỉ về phần thân xác. Chắc chắn là Ngài đang đau khổ về nhủ̃ng việc Ngài sẽ phải gặp. Thêm vào nỗi khổ tâm mà Chúa Giêsu đang cảm thấy là việc các môn đệ không để ý và vẫn không hiểu Ngài về nhủ̃ng điều Ngài đã dạy các ông.

Khi họ cùng đến vủỏ̀n Ghếtsêmani, tâm hồn Chúa Giêsu quá ư đau khổ. Ngài cầu nguyện vỏ́i Chúa Cha "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này". Thánh Luca, một y sĩ, chú ý đến tình cảnh tâm hồn Chúa Giêsu viết "Ngủỏ̀i lâm vào cỏn xao xuyến bối rối, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Ngủỏ̀i nhủ nhủ̃ng giọt máu rỏi xuống đất". Ông Michael F. Patella, một bác sĩ, nói đến tình trạng đau đỏ́n gọi là "hematidrosis" nghĩa là mồ hôi máu thủỏ̀ng xãy đến vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i đau đỏ́n tột đỉnh. Các môn đệ lại không an ủi Chúa Giêsu gì đủọ̉c cả. Khi Ngài trỏ̉ lại vỏ́i các ông thì các ông đang ngủ.

Tôi tụ̉ hỏi Chúa Giêsu có đủọ̉c an ủi gì không vỏ́i lỏ̀i Thiên Chúa hủ́a vỏ́i ngủỏ̀i Tôi Tỏ́ Đau Khổ qua lỏ̀i ngôn sủ́ Isaia trong bài đọc thủ́ nhất. "Đủ́c Chúa sẽ hộ vụ̉c tôi, khiến tôi không bị nhục nhằn". Bấy giỏ̀ có thiên sủ́ tụ̉ trỏ̀i hiện đến an ủi Chúa Giêsu trong chốc lát. Nhủng Ngài biết là Ngài sẽ phải chịu đau khổ một mình. Các môn đệ không an ủi gì cho Ngài. Năng lụ̉c và điều khuyến khích Ngài là dụ̉a vào sụ̉ tủỏng quan giủ̃a Ngài vỏ́i Chúa Cha yêu dấu của Ngài. Thiên Chúa không quay mặt đi khỏi Chúa Giêsu trong giỏ̀ phút này. Chúa Giêsu bị bắt và đủa đến thầy thủọ̉ng tế. Nhủ̃ng ngủỏ̀i gần Chúa Giêsu nhất chủ́ng tỏ họ không đáng đủọ̉c tin cậy. Bằng chủ́ng là ông Phêrô chối không biết Ngài. Nhủ đã nói trủỏ́c, sụ̉ Thủỏng Khó bắt đầu rất sỏ́m và sụ̉ đau khổ xãy ra là bỏ̉i các ông gần Chúa Giêsu nhất gây nên.

Lúc chúng ta còn nhỏ, sách giáo lý dạy chúng ta là Chúa Giêsu đau khổ rất nhiều vì chúng ta. Nào mũ gai, nào bị khảo tra, nào vác cây thập giá, nào bị đánh đập trên đủỏ̀ng lên núi Sọ, nào bị đóng đinh vào bàn tay và chân, nào bị treo trên cây thập giá hằng giỏ̀ rồi lại bị đâm thủng vào bên hông đến tim. Tôi nhỏ́ tôi đọc một quyển sách lúc ỏ̉ đại học: Một bác sĩ ỏ̉ Calvary diễn tả sụ̉ Thủỏng Khó của Chúa Giêsu là bác sĩ Pierre Barbet chuyên về việc mô tả chi tiết của sụ̉ đau đỏ́n vô cùng mà thân xác Chúa Giêsu phải chịu đụ̉ng.

Nhủng ngay trong phúc âm thánh Luca đã nói rõ, ngoài sụ̉ đau đỏ́n về thể xác trủỏ́c khi đến núi Sọ, Chúa Giêsu đã chịu đau khổ vì thất bại, chán nãn, bị ruồng bỏ, cô đỏn chán chủỏ̀ng. Nhủ̃ng ngủỏ̀i đau khổ nhủ thế và nhủ̃ng ngủỏ̀i đau khổ bên trong nghe bài về sụ̉ Thủỏng Khó đọc hôm nay có cảm thông và đủọ̉c chủ̃a lành hay không? Lỏ̀i Chúa Giêsu cầu xin "Lạy Cha, nếu Cha muốn, thì xin Cha cho con khỏi uống chén này…" sẽ thêm ỏn đủ́c tin mạnh hỏn cho nhủ̃ng ngủỏ̀i cầu xin cũng lỏ̀i đó để bỏ́t sụ̉ đau đỏ́n trong tâm hồn.

Trong bài Thủỏng Khó, ỏn năng lụ̉c thụ̉c sụ̉ đủọ̉c trình bày thế nào? Chúng ta không thấy trong quyền lụ̉c của ngủỏ̀i La mã và sự đô hộ của họ trên kẻ khác. Chúng ta cũng không thấy quyền lụ̉c của các lãnh đạo tôn giáo đã phản bội trách nhiệm của họ, và không thấy bàn tay của Thiên Chúa trên các lỏ̀i nói và hành động của Chúa Giêsu. Theo nhủ thánh Phaolô nói vỏ́i chúng ta hôm nay, quyền lụ̉c thật sụ̉ nỏi Chúa Kitô là "Đủ́c Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà Ngài không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng vỏ́i Thiên Chúa, nhủng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ".

Vì chúng ta nên Chúa Giêsu bằng lòng chịu bao nhiêu khổ cụ̉c, đau đỏ́n trong phúc âm hôm nay. Chúa Giêsu chịu đau khổ và chịu chết vì Ngài vâng lỏ̀i Thiên Chúa suốt trọn đỏ̀i Ngài. Trong phúc âm, thánh Luca trình bày Chúa Giêsu chống đối vỏ́i quyền lụ̉c sụ̉ dủ̃. Đến lúc này, trong câu chuyện, hình nhủ các quyền lụ̉c đó đã đánh bại Ngài. Bài sách đọc hôm nay về ngôi mộ là nỏi mà câu chuyện thân xác con ngủỏ̀i kết thúc. Đến đây câu chuyện dủ̀ng lại để suy ngẫm. Hai nhóm ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu trên đủỏ̀ng lên núi Sọ: đám đông quần chúng và các môn đệ. Quần chúng thấy Chúa Giêsu chết, đó là kết thúc.

Chúng ta, các môn đệ, cũng trông thấy sụ̉ việc. Nhủng sụ̉ Phục Sinh chủa đến. Và không bao lâu "giải quyết" nổi đau khổ chúng ta cảm nghiệm cho đỏ̀i sống chúng ta kết thúc. Chúng ta cần ỏ̉ lại vỏ́i các môn đệ mất Thầy và lo sọ̉ nhủ theo câu chuyện. Và đôi khi chúng ta cũng gặp lúc hoang man vỏ́i câu hỏi mà không có câu trả lỏ̀i "Vì sao? Nếu sụ̉ đau khổ là bỏ̉i Thiên Chúa thì sao lại có kết thúc đỏ́n đau nhủ thế này?"

Tuần Thánh bắt đầu bằng cuộc rước kiệu. Chúng ta theo Chúa Giêsu vào Giêrusalem. Chúng ta chấp nhận hậu quả loan báo Triều Đại Thiên Chúa qua lỏ̀i nói và việc làm. Trong sụ̉ Thủỏng Khó của Chúa Giêsu, chúng ta chủ́ng kiến Chúa Giêsu trung thành vỏ́i sứ vụ của Ngài: Ngài chủ̉a lành ngủỏ̀i đầy tỏ́ của thủọ̉ng tế bị chém đủ́t tai; Ngài không e ngại trủỏ́c quyền lụ̉c thế gian của tổng trấn Philatô; Ngài đón nhận sụ̉ đau khổ của các phụ nủ̃ than khóc theo Ngài; Ngài tha thủ́ cho nhủ̃ng ngủỏ̀i bắt bỏ́ và xủ̉ tủ̉ Ngài; Ngài hủ́a cho ngủỏ̀i kẻ trộm bị đóng đinh bên cạnh Ngài là ngủỏ̀i đó sẽ đủọ̉c vào nủỏ́c thiên đàng vỏ́i Ngài ngày hôm đó.

Tất cả nhủ̃ng điều đó xãy ra khi Chúa Giêsu nhủ vô quyền lụ̉c trủỏ́c mắt nhủ̃ng ngủỏ̀i xét xủ̉ Ngài. Tuần lễ bắt đầu vỏ́i cuộc rước vào Giêrusalem cho chúng ta thấy chúng ta đi kiệu ra khỏi cây thập giá. Vỏ́i nhủ̃ng ai có mặt ỏ̉ đó, chúng ta cũng đấm ngụ̉c xin ỏn thủỏng xót, quyết lòng thi hành nhủ̃ng điều chúng ta đã đủọ̉c Chúa Giêsu dạy về lòng thủỏng xót, về sụ̉ thật, về sụ̉ trung kiên vỏ́i ỏn gọi của chúng ta, về sụ̉ tha thủ́ và sụ̉ tín thác vào Thiên Chúa. Tuần này chúng ta chỏ̀ đọ̉i và hy vọng lỏ̀i Chúa Giêsu sẽ đủọ̉c thụ̉c hiện khi Ngài tủ̀ kẻ chết sống lại và rồi Ngài ban cho chúng ta ỏn Chúa Thánh Thần để chúng ta thể hiện tất cả nhủ̃ng điều Ngài đã dạy chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



Palm Sunday of the Lord’s Passion -C-
(Procession) Luke 19: 28-40; Isaiah 50: 4-7; Phil 2: 6-11; Luke 22: 14- 23:56


Today the gospel is announced as, "The Passion of Our Lord Jesus Christ according to Luke." After hearing the title one would expect an opening scene in the garden of Gethsemane or in Pilate’s courtroom where Jesus receives his sentence, is then tortured and taken off to Calvary for his execution. But that’s not what we hear first.

Instead there is a long narrative about Jesus and his disciples at the Last Supper. Judging from incidents around that table I imagine Jesus’ passion has already begun: a passion of discouragement, frustration and failure. After being with him for three years the disciples still don’t understand what he has been teaching them about service and sacrifice for the sake of the kingdom of God.

At the table with his closest disciples Jesus tells them, "The one who is to betray me is with me on the table." As he sees his end coming Jesus has to address what is happening around the table among his inner circle. A debate breaks out about who would betray him. The conflict among the disciples deteriorates further as they argue which of them "should be regarded as the greatest." Jesus has to repeat one more time the lesson he has taught them throughout his ministry about being a servant to the others. He then predicts Peter’s denial and when he warns them to be prepared for the worse, they take them literally, "Lord, look, there are two swords here." In frustration Jesus responds, "It is enough."

Jesus leaves and goes to the Mount of Olives with his disciples trailing after him. Can you feel his discouragement over the ones who just shared the Passover meal, those to whom he is entrusting his mission? Pain and suffering are not only physical. Surely Jesus is already suffering mental anguish over what he sees about to happen. Added to that is the letdown he must be experiencing because of his inadequate, petty and distracted disciples who still do not understand him or his message.

When they arrive at the garden Jesus’ emotional state is fragile as he prays to his Father, "Take this cup away from me." Luke, the physician, notes his dire emotional state, "He was in such agony and he prayed so fervently that his sweat became like the drops of blood falling on the ground." Michael F. Patella ( "New Collegeville Bible commentary: The Gospel According to Luke": Collegeville, Liturgical Press, 2005, p. 143) notes a rare medical condition called "hematidrosis," which is a bloody sweat that occurs in people under extreme duress. The disciples are of no comfort and when he returns to them they are asleep.

I wonder if Jesus drew some comfort from the promise God made to the suffering servant through the prophet Isaiah in our first reading, "The Lord God is my life, therefore I am not disgraced." Jesus is briefly comforted by divine assistance. But he realizes he will have to suffer completely and alone. His disciples were of no comfort to him. His only strength and encouragement lay in his relationship to his loving Father. God will not turn away from Jesus in is hour of need. Jesus is arrested and brought before the high priest. Those closest to Jesus prove undependable, shown dramatically when Peter denies knowing him. As we said, the Passion begins early and the pain inflicted is caused by those closest to the Lord.

As children we were taught in our catechism class about how much pain Jesus endured for us: the crown of thorns, scourging, carrying his cross, the beatings on the way to Golgotha, the nails to his hands and feet, hanging for hours on the cross and then being pierced in the side. I remember a book I read when I was in college, "A Doctor at Calvary: The Passion of Our Lord Jesus Christ As Described by a Surgeon." Pierre Barbet, M.D., the author, was a forensic pathologist and described in great detail the excruciating pain Jesus’ body would have endured.

But it is clear from Luke’s Gospel account that, besides the physical pain, Jesus would have also endured another intense form of pain – emotional and psychological. That pain starts early in the account, even before Golgotha, as Jesus experiences defeat, discouragement, abandonment, disappointment and frustration. Will those suffering from similar interior distress who hear the Passion narrative today find compassion and healing? The one who prayed, "Father, if you are willing, to take this cross away from me…," will strengthen the faith of those who word the same prayer out of the abyss of their inner turmoil.

How was true power displayed in the Passion account? It isn’t shown in the might of Rome and its dominance over a subservient, victimized people. Nor in the religious authorities, who wield a spiritual power but betray their responsibilities and fail to see the hand of God at work in Jesus’ words and actions. True power is in Christ who, as Paul tells us today, "though he was in the form of God, did not regard equality with God something to be grasped. Rather, he emptied himself, taking the form of a slave."

For our sake Jesus was willing to endure the many kinds and levels of pain suggested in today’s gospel. He suffered and died because he was obedient to God throughout his life. In his gospel Luke has portrayed Jesus’ confrontation with the forces of evil. At this moment in the story it seems that those powers have defeated him. Today’s narrative ends at the tomb; the place where our personal human narrative also ends. At this point in the story we pause to reflect. Two groups of people follow Jesus on the way to the cross, the crowd and some disciples. The crowd sees Jesus die – the end.

We disciples are also witnesses to the event. But the Resurrection is not yet. It doesn’t quickly rush to "solve" the pain we experience for our lives dead ends. We need to stay with the loss and bewilderment of the disciples at this point in the story, because at times we are also left with unanswered questions when we ask, "Why? If this is of God then why the suffering and tragic ending?"

Holy Week begins with a procession. We follow Jesus into Jerusalem. With him we accept the costs of proclaiming God’s reign in word and action. During his passion we have witnessed Jesus staying faithful to his mission: he healed the ear of the high priest’s servant; did not cower before the worldly power of Pilate; acknowledged the pain of the women who wept for him; forgave those who condemned and executed him and welcomed the criminal hanging next to him into Paradise.

All this when he seemed powerless in the eyes of his detractors. The week that began with a procession into Jerusalem finds us walking away in a procession of sorts from the cross. With those who were there we too beat our breasts asking for mercy, resolving to practice what we have learned from Jesus about: compassion, truth, fidelity to our vocation, forgiveness and trust in our God. This week we wait and hope for Jesus’ words to be fulfilled when he is raised from the dead and then gives us his Spirit so we can put flesh on all he has taught us.
 
Tuân Thánh năm 2016
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:22 17/03/2016
TUẦN THÁNH NĂM 2016 : NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA


THỨ HAI THÁNH : YÊU CHÚA TUYỆT VỜI
Is 42,1-7 ; Ga 12,1-11

Câu chuyện Maria lấy dầu thơm hảo hạng xức chân cho Chúa và lấy tóc mình lau chân Chúa đã gây ấn tượng lớn cho nhiều người.Thực tế, với số tiền 300 quan lúc đó, một số tiền xem ra không to lắm nhưng cũng nuôi sống được nhiều người. Maria đã có lòng yêu mến Chúa tuyệt đối. Cô Maria đã không sợ những người Do Thái, đặc biệt bọn Pharisêu, Kinh sư, Biệt phái.Maria có thể bị họ làm khó dễ khi làm những cử chỉ thật dễ thương nhưng cũng rất là can đảm như thế ! Giuđa Iscariốt đã rất khó chịu với Maria trước hành động, cử chỉ của cô đối với Chúa Giêsu. Do đó, Giuđa Iscariô đã phê bình Maria một cách thẳng thừng rằng “ sao cô không dùng tiền đó vào việc khác ? “. Giuđa nói thế không phải vì thương Chúa nhưng vì tư lợi, ông tỏ ra ích kỷ và ghen tương.

Maria đã thương Chúa thật tình, cô đã không tiếc tiền, không tiếc điều quí nhất của người phụ nữ là tóc của mình, cô đã dùng tóc mà lâu chân Chúa thay vì dùng khăn như tập tục, như mọi người thường làm.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được luôn biết khiêm nhường quay về với Chúa, mỗi lần chúng con làm mất lòng Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao cô Maria lại lấy dầu thơm hảo hạng để xức chân Chúa và dùng tóc mà lau chân Chúa ?
2.Giuđa Iscariốt là người thế nào ?



THỨ BA THÁNH : TÍN THÁC NƠI CHÚA CHA
Is 49,1-6 Ga 13, 21-33.36-38

Đứng trước thử thách, đau khổ, thất bại, khó khăn, đau khổ, con thường dễ sinh ngã lòng, chán nản và thường muốn bám víu lấy những gì dễ thấy, dễ tìm. Nên, nhiều khi đối diện với những thử thách gian nan như thế, con người dễ quên Chúa, dễ bỏ đường lối công chính của Thiên Chúa để chạy theo những cám dỗ của người đời, những xúi giục của ma quỷ vv…Các bài đọc hôm nay, đặc biệt bài Tin Mừng của thánh Gioan cho thấy : “ Chính Chúa cũng bị xao xuyến, giao động “ , xao xuyến và giao động vì Giuđa, một môn đệ mà Chúa tin tưởng giao chức quản lý đã phản bội bán Chúa, một Phêrô xem ra cứng cát, mạnh mẽ nhưng lại chối Thầy.

Chúa xao xuyến, tâm thần xem ra chao đảo, chấn động, bấn loạn, nhưng Ngài vẫn một mực trung kiên tiến tới vì Ngài biết Thiên Chúa là Cha của Ngài sẽ cho Ngài chiến thắng. Bởi vì có thử thách, có đau khổ, vác thập giá mới đạt tới chiến thắng vinh quang.

Lạy Chúa Giêsu, đã bao lần gặp chông gai thử thách, chúng con đã nản chí muốn bỏ cuộc, xin cho chúng con luôn vững tin, luôn can đảm để vững bước bước theo Chúa cho tới cùng.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Đứng trước khó khăn, thất bại, ÔBAE có thái độ nào ?
2.ÔBAE có tin tưởng, tín thác thực sự vào Chúa không ?


THỨ TƯ THÁNH : BẤT TRUNG
Is 50. 4-9a Mt 26, 14-25

Trong đời sống không có gì làm cho con người ngao ngán, bất an khi mình bị phản bội : chồng vợ bất trung với nhau, bạn bè lừa dối nhau, con cái bất hiếu với cha mẹ vv…Sự đời như thế luôn làm con người đau khổ, sống không yên ổn vv…

Chúa Giêsu cũng rơi vào trường như thế vì cả những người Ngài tin tưởng nhất cũng phản bội Ngài, cũng bỏ rơi Ngài, cũng giơ chân đạp Ngài như lời ngôn sứ Isaia thốt lên! Trước sự bội phản nặng nề, trắng trợn của Giuđa, Chúa đã phải thốt ra lời :” Thà nó đừng sinh ra thì hơn “. Lời của Chúa Giêsu khi xưa vẫn như văng vẳng bên tai mọi người.

Xét lại, mỗi người chúng ta trong đời sống đã rất nhiều lần chúng ta phản bội Chúa, quên đi cố tình hay vô ý những lời của Chúa dạy bảo, những lời giáo huấn của Chúa mà tiếp tục đi vào con đường tội lỗi…


Lạy Chúa Giêsu, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót của Chúa, xin Chúa ban cho chúng con lòng can đảm, sự khiêm nhường để chúng con biết sám hối ăn năn thật lòng quay trở về với Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Khi bị phản bội, ÔBAE có thái độ nào ?
2.Trung tín của cần trong đời sống của chúng ta không ?
3.Chúa đã làm gương cho ta về sự trung tín như thế nào ?


THỨ NĂM THÁNH : RỬA CHÂN CHO CÁC MÔN ĐỆ
RỬA CHÂN CHO NHAU
Xh 12,1-8.11-14 1 Co 11, 23-26 Ga 13, 1-15

Chúa Giêsu trước Lễ Vượt Qua, đặc biệt vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh đã làm ba việc để đời : Rửa chân cho các môn đệ, Ban giới luật yêu thương, Lập phép Thánh Thể.

Ba việc làm thánh thiêng của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly nói lên tình thương vô bờ của Thiên Chúa đầy tình thương xót. Chúa không để lại bạc tiền, gia tài, của cải theo cái nhìn của trần gian, của con người. Ngài để lại những điều quí hóa nhất mà con người đời này qua đời nọ phải bái phục suy tôn.

Rửa chân cho các môn đệ, trong việc làm này, Chúa đã dạy chúng ta và cả nhân loại bài học khiêm nhường và yêu thương đến cùng. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Thầy mà cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Ngài chứng tỏ Ngài phục vụ chứ không đến để được người ta hầu hạ, phục vụ. Cùng với việc rửa chân, Ngài ban bố giới luật yêu thương “ Yêu thương như Thầy “Ga 15, 12 “.” Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em hãy yêu thương nhau “.

Bí Tích Thánh Thể là Bí tích tình yêu, Bí tích nuôi sống.Thật cảm động khi Chúa lấy chính Mình Máu của Người để nuôi sống nhân loại, nuôi sống chúng ta. Không có tình yêu nào cao vời, quí trọng như thế. Chúa đành hy sinh mạng sống để cứu chuộc con người, cứu rỗi chúng ta. Tình yêu của Chúa hoàn toàn vô vị lợi, hoàn toàn nhưng không. Ngài đành lòng cứu chuộc chúng ta bằng sự vâng phục Chúa Cha. “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Chúa truyền lệnh cho các môn đệ làm việc này mà nhớ đến Chúa. Các môn đệ đã được Chúa phong chức linh mục, giám mục và rồi thánh lễ sẽ được tái diễn trên bàn thờ trên khắp cùng thế giới mọi ngày cho đến tận thế để lương thực là Mình Máu Thánh Chúa luôn hiện diện để nuôi sống nhân loại.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trối lại cho nhân loại Bí tích nhiệm mầu là Mình Máu Thánh của Người, xin ban thêm niềm tin cho chúng con để chúng con luôn yêu mến Bí tich Thánh Thể vì nhờ Mình Máu Thánh của Chúa mà chúng con được sống. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1,Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta ba điều gì ?
2.Rửa chân cho các môn đệ Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì ?
3.Tại sao Chúa Giêsu lại nói :” Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy ?”.
4.Chúa đã phong chức linh mục, giám mục trong trường hợp nào ? Ở đâu ?


THỨ SÁU TUẦN THÁNH : YÊU CHO ĐẾN CÙNG

Is 52,13-53,12 Hr 4, 14-16; 5, 7-9 Ga 18, 1-19, 42

Trong một bài thơ viết về “ Cây Thập Giá “, Trầm Thiên Thu đã viết : “
Thập giá ê chề nhục nhã thay !,
Đau thương, tủi hổ với chua cay,
Giêsu tuân phục theo Thiên Ý
Nhân thế thoát ly khỏi đọa đày “.

Thập giá là hình khổ nhục vô cùng đau thương cho những tử tù thời Chúa Giêsu. Với án tử hình dù Chúa hoàn toàn vô tội, Ngài phải vác Thập giá đi lên đồi Golgotha…Thật ê chề, thật nhục nhã. Chúa chịu xỉ nhục thảm thương. Tuy nhiên, thập giá đã trở nên cây quả phúc vì chính nơi thập giá ơn cứu độ chứa chan nơi Đức Kitô. Như Môisen theo lệnh Chúa đã đúc một con rắn đồng, treo lên một cây gỗ, hễ ai bị rắn độc cắn, nhìn lên con rắn đồng sẽ được khỏi. Ngày nay và muôn thời, bất kỳ ai có lòng tin khi nhìn lên thập giá Chúa với tâm tình ăn năn sám hối, với lòng tin thẳm sâu, sẽ được Chúa cứu, giải thoát khỏi tội lỗi.

Chúa đã yêu thương nhân loại tới cùng và đã chấp nhận chịu chết trên thập giá vì yêu nhân loại, yêu con người chúng ta “ Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).

Do đó, chúng ta đừng đang tâm phạm tội, xúc phạm đến Chúa bởi vì mỗi lần chúng ta phạm tội là mỗi lần chúng ta đóng thêm những mũi đanh lên thân xác của Đấng vô cùng thánh là Chúa Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để chúng ta làm những điều bất xứng phạm đến Chúa vì như thế chúng con đã tiếp tay với kẻ thù đóng thêm đinh nhôn lên Thân Thể của Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Thập giá là gì ?
2,Tại sao khi phạm tội là chúng ta đóng thêm những mụi đanh lên Thân Thể của Chúa ?
3.Có khi nào ÔBAE nghĩ rằng mình đã tiếp tay lên án tử hình cho Chúa ?


THỨ BẢY TUẦN THÁNH : THINH LẶNG VỚI MẸ MARIA
HY VỌNG PHỤC SINH
Rm 6, 3-11 Lc 24, 1-12

Mẹ Maria thinh lặng để kết hiệp với cuộc thương khó của Con Mẹ là Đức Giêsu Kitô. Mẹ thinh lặng vì Mẹ đã ôm xác thánh của Chúa Giêsu trong lòng và trao lại để các môn đệ, và những người nhiệt tâm chôn xác Chúa Giêsu trong mồ đá mới. Mẹ thinh lặng cầu nguyện trong khi các môn đệ của Chúa hoang mang, tán loạn, xao xuyến vì cái chết của Thầy. Mẹ Maria đã hiểu rất rõ lời loan báo của Kinh Thánh và lời do chính miệng Chúa loan truyền. Chúa sẽ sống lại đúng như lời Kinh Thánh, đúng như lời Chúa đã loan báo trước. Mẹ tin tưởng chờ đợi giờ phút khải hoàn của Con Mẹ. Giờ phút ấy thiên thần đã hân hoan nói với các người phụ nữ ra thăm mộ từ sáng sớm ngày đầu tuần :” Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết ? Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trổi dậy rồi “.

Năm Thánh Lòng Thương Xót của Chúa mời gọi nhân loại nhìn vào Dung Mạo của Chúa Giêsu giầu lòng thương xót như các người lính đã nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu ( Ga 19, 37 ). Họ nhận ra Đấng đó là ai, là Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ nhân trần.

Suốt 40 ngày chay thánh, chúng ta đã sống theo lời Chúa dạy, đã sống theo những lời giáo huấn của Giáo Hội, giờ đây chúng ta hân hoan mừng lễ Phục Sinh. Chúa đã sống lại thật như lời Kinh Thánh. Chúa đã chiến thắng tử thần, Chúa đã chiến thắng tội lỗi và Chúa hứa cho chúng ta được sống lại với Người.

Chúa sống lại thật. Alléluia. Alle1luia.Alléluia! Tuy chúng ta yếu hèn tội lỗi
Nhưng tin vào lòng thương xót thứ tha của Chúa, chúng ta hy vọng tràn trề vì Chúa sẽ cho chúng ta cùng được sống lại với Người.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã sống những giây phút thật căng thẳng, xao xuyến và giao động, nhưng Mẹ đã hoàn toàn tin tưởng, hy vọng, cậy trông, phó thác. Xin Mẹ giúp chúng con đến với Chúa Phục Sinh để chúng con được hưởng hạnh phúc vinh quang với Người. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Mẹ Maria đã thinh lặng để làm gì ?
 
Mầu nhiệm đời ta
Lm Vũđình Tường
06:06 17/03/2016
Mỗi người là một mầu nhiệm vượt ngoài sự hiểu biết của ta. Không ai biết rõ ta hơn ta thế mà vẫn có lúc chính mình tự thắc mắc về vận mệnh đời mình (Xem tướng, bói toán, chỉ tay đều là những hình thức muốn biết về ngày mai). Hành trình đi tìm kiếm mục đích cuộc đời kết thúc khi ta trở về với Đấng dựng nên ta, Ngài dựng nên ta do tình yêu Ngài dành cho, cứu thoát ta khỏi ác thần và cuối đời mang ta về với Ngài. Xem cuộc đời theo lối đó thì cuộc đời cđược ví như là cuộc du ngoạn, một hành trình được sai đi và gọi trở về.
Cuộc du ngoạn đời ta bắt đầu ngày ta sinh vào đời và được gọi trở về quê hương thiên quốc khi ta đi trọn hành trình trong đời. Hành trình trên trần thế là một hành trình pha lẫn niềm vui với khám phá đầy thú vị trong thiên nhiên. Phấn đấu tiến thân, nuôi thân và chia sẻ tài sức cho tha nhân đều là những khám phá niềm vui trong đời. Chúng ta liên hệ với thế giới thiên nhiên bằng chính cảm xúc của từng cá nhân. Qua yêu thương, tha thứ, bác ái và cảm mến chúng ta thấy cuộc đời đầy thú vị bởi mình khám phá rõ hơn về tài sức chính mình và khám phá thiên nhiên. Chính những khám phá này mang ý nghĩa lại cho cuộc sống đồng thời bật mí những bí ẩn đời người. Bí ẩn đó ẩn nấp sau hành động đón nhận vá ban phát yêu thương.

Người ta thường nhầm lẫn giữa tình yêu trần thế và tình yêu Thiên Chúa. Của cải, vật chất và chức tước bổng lộc thuộc vào tình yêu trần thế hấp dẫn lòng ta. Còn một loại tình yêu cao siêu hơn nhiều đó là tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa mang bình an cho tâm hồn, giúp tâm hồn thư thản, an nhàn. Tình yêu trần thế hấp dẫn con người và cũng chính tình yêu đó đè bẹp con người đến rách nát, tả tơi; trái lại tình yêu Chúa ban không bao giờ biến con người thành nô lệ cho tình yêu nhưng luôn tha thứ khi ta phạm lỗi, ban hy vọng khi ta thất vọng và kéo ta chỗi dậy khi ta vấp ngã, đón ta về khi ta lạc đường. Cuối cùng tình yêu Chúa đón nhận ta vào nhà Cha trên trời. Tình yêu Chúa mới chính là tình yêu thực sự ta cần tìm kiếm. Tình yêu thực sự này luôn đi chung với hy sinh. Tình yêu thiếu hy sinh, xả thân cho tha nhân không thể là tình yêu thực bởi tình yêu đó phục vụ chính mình; tình yêu thực sự phục vụ tha nhân, người khác.

Chối bỏ tình yêu Chúa trong đời là chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu. Chối bỏ tình yêu Chúa làm cho ta trở nên nghèo hèn. Những ai thành tâm mở cõi lòng tìm kiếm tình yêu Chúa chắc chắn sẽ gặp; những ai tìm tình yêu Chúa nơi khác là chọn con đường dài, vất vả và thường đi lạc. Chìa khoá giúp khám phá đời mình chính là niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, Đấng duy nhất có chìa khoá vạn năng. Khoá này mở bí mật trên trời, dưới thế. Đức Kitô chết trên thập tự và ba ngày sau sống lại vinh quang, mở cửa thiên đàng, hoả ngục nên Ngài nắm trong tay chìa khoá vạn năng. Đức Kitô sống lại đổi mới tạo vật. Tình yêu Thiên Chúa là tình yêu chân thật bởi tình yêu chân thật luôn đi kèm với hiến tế đời mình. Tình yêu thiếu hiến tế không đến từ Thiên Chúa; đó là loại tình yêu thủ lợi, yêu sống cho riêng mình. Tình yêu hiến tế sống cho tha nhân. Thập giá Đức Kitô biểu tượng của tình yêu hiến tế bởi Đức Kitô chết để cứu độ muôn dân. Đức Kitô nhân loại chính trái tim mình vì hiến tế khởi nguồn từ con tim yêu mến.

Đức Kitô tiến vào Thành Thánh và đám đông ca tụng vang trời. Những ồn ào, huyên náo trần thế dành cho thoảng qua như cơn gió. Chỉ mấy ngày sau cũng chính đám đông hô đóng đinh Đức Kitô vào thập giá. Thay vào hoan hô là đóng đinh, thay vào sờ gấu áo là những cái tát bầm tím toàn thân, thay vì được chữa lành Ngài mang thương tích chân tay và cuối cùng là cạnh sườn. Tình yêu trần thế là tình yêu phản bội, phản bội Đức Kitô coi Ngài tệ hơn tên nô lệ, vùi dập tấm thân đến mất hình tượng con người. Tình yêu trần thế hài lòng vì đã hành hạ Đức Kitô ngay cả sau khi Ngài tắt thở. Tình yêu Chúa vực Đức Kitô dậy từ chõi chết, thay thế mạo gai trên đầu bằng hào quang toàn thắng. Vinh quang thập tự không bao gìờ tàn, vinh quang muôn thuở. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết đón nhận tình yêu hiến tế bởi qua đau khổ là bến bờ vinh quang.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Lá C - 20.3.2016
Lm Francis Lý văn Ca
15:38 17/03/2016
TRƯỚC KHI LÀM PHÉP LÁ:
*Phần nầy sẽ đọc khi giáo dân đã tề tựu đầy đủ ngoài NGOÀI Nhà Thờ hay Trung Tâm để cùng với Linh mục bắt đầu nghi thức làm phép và kiệu lá.

Anh Chị Em thân mến, Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta bước vào tuần lễ quan trọng nhất trong năm phụng vụ, đó là Tuần Thương Khó được bắt đầu với Lễ Lá.
Nghi thức của ngày Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay gồm có hai phần chính:

1. Chúng ta tham dự nghi thức làm phép lá, cùng với đông đảo anh chị em tung hô Chúa là Vua như các trẻ em Do thái. Chúng ta tiếp nhận Ngài là Vua của cuộc sống chúng ta.
2. Chúng ta bước vào Tuần Thánh, tuần lễ Chúa chịu đau khổ, như nhắc nhở mỗi người trong chúng ta, Chúa chịu vì tội lỗi nhân loại, trong đó có tội riêng của mỗi người chúng ta.
Với tất cả những nghi thức mà Giáo Hội cử hành trong tuần nầy, mời gọi mỗi người trong cộng đoàn dân Chúa, theo sát từng bước chân của Thầy Chí Thánh từ Nhà Tiệc Ly đến đỉnh đồi Calvariô. Sau cùng, từ mồ Chúa phục sinh, chúng ta cũng được phục sinh với Ngài trong một cuộc sống mới; cuộc sống trong ân tình với Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu nghi lễ hôm nay với bài thánh ca, trước khi cùng với chủ tế bắt đầu nghi thức làm phép lá.

TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I trình bày về sự đau khổ của người tôi tớ Thiên Chúa phải gánh chịu. Đây là hình ảnh đích thực dành cho những kẻ theo Ngài. Hãy chấp nhận với tinh thần phó thác như Đức Kitô.

TRƯỚC BÀI II:
Chúa Kitô, mặc dù Ngài là Thiên Chúa, nhưng Ngài cũng phải gánh chịu mọi nỗi đau đớn như con người chúng ta. Qua đó, Ngài dạy chúng ta bài học khiêm nhường.

TRƯỚC BÀI THƯƠNG KHÓ:
Thánh Luca tường thuật lại cuộc khổ nạn của Đức Kitô, Ngài là một trong những chứng nhân của cuộc khổ nạn của Thầy Chí Thánh. Chúng ta cùng theo dõi bài tường thuật sau đây của thánh sử Luca.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu của Thiên Chúa tỏ hiện cách rõ rệt qua sự thương khó, tử nạn của Con Ngài. Với tâm tình cậy trông, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, qua sự nâng đỡ và lời cầu nguyện của Hàng Giáo Phẩm và cộng đoàn tín hữu trên khắp hoàn cầu, Ngài sẽ chu toàn sứ vụ chủ chăn trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2, Xin cho Giáo Hội hoàn vũ, qua việc tưởng niệm việc Chúa chịu chết và sống lại, sẽ đem lại cho cộng đoàn dân Chúa đó đây niềm tin vào sự sống lại đời sau. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Xin cho những thanh thiếu niên nam nữ, biết dùng năm tháng ngày giờ, trau dồi kiến thức về Kinh Thánh và Giáo Lý của Giáo Hội, Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Xin cho giới trẻ trong các Cộng Đoàn Xứ Đạo biết góp phần trong các Nghi Lễ Tuần Thánh-Phục Sinh qua những đóng góp phụng vụ, ngõ hầu chuẩn bị cho tương lai một thế hệ siêu việt, trong nhiệm vụ làm chứng tá cho Tin Mừng Phục Sinh của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Xin Chúa chúc lành và ban muôn ơn lành cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội trong mùa Phục Sinh và tất cả những ai đã giúp đỡ họ trong suốt thời gian chuẩn bị. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

6. Xin Chúa ban cho những quốc gia kém may mắn về thực phẩm, với sự rộng rãi của các quốc gia đầy lòng quảng đại, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ đầy tình người. Chúng ta cùng nguyện xin. Đặc biệt đóng góp quảng đại trong chiến dịch Mùa Chay Thánh,

Chúng ta cùng nguyện xin.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết dùng những tháng ngày Chúa ban, để tìm kiếm những điều đẹp lòng Chúa, luôn sống khiêm hạ và biết chạy đến Chúa với tâm tình thống hối. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 17/03/2016
13. NGỰA ĐỎ KHOÁC SƯƠNG.
Vương Hạo tính tình rất chậm chạp.
Một hôm, ông ta cưỡi con ngựa màu đỏ táo cùng với nhà vua đi đánh trận.
Một đêm nọ, ông ta đem ngựa cột bên gốc cây, sáng sớm ngày hôm sau ra coi ngựa thì thấy con ngựa màu táo đỏ biến thành ngựa trắng, ông ta kinh hoảng quá chừng chừng, lập tức sai phái bộ hạ đi tìm con ngựa đỏ, nhưng nào ngờ -nguyên nhân chính là sương trắng rơi suốt đêm- khi mặt trời xuất hiện, sương tan ra, ngựa trắng lại biến thành ngựa đỏ.
Vương Hạo vừa nhìn thấy, kinh ngạc cả lên, nửa tin nửa ngờ, nói: “Té ra là nó ở đây !”
(Bắc sử)

Suy tư 13:
Có người đi lễ nhà thờ là vì ông cha sở quá tốt với mình, đến khi có chuyện xích mích với ông cha sở thì bỏ luôn nhà thờ, họ không yêu mến Chúa mà chỉ yêu mến ông cha sở, trái tim yêu Chúa đã bị lớp sương bên ngoài che khuất trở thành trái tim bạc trắng; có người hăng say đến nhà thờ tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ, tập hát ca đoàn rất tích cực, đến khi chia tay với bạn gái (trai) thì không thèm tới nhà thờ nữa, trái tim hăng say phục vụ ấy chỉ là lớp sương giả tạo phủ bên ngoài, chỉ tội nghiệp cho Chúa bị “lừa” mà vẫn làm thinh...
Người ta sẽ kinh ngạc khi tôi sáng đi dâng lễ, tối về chửi vợ mắng con, gây gổ với hàng xóm; người ta cũng sẽ kinh ngạc khi tôi giảng cho bà con giáo dân về sự đoàn kết yêu thương, nhưng lại gây bè kết phái trong cộng đoàn của tôi, lớp sương mù bao phủ bên ngoài sẽ tan mất khi mặt trời lên, cũng vậy, việc làm của tôi nếu không thành tâm thiện chí, nếu không đặt trên nền tảng của đức ái và yêu thương từ Thiên Chúa, thì cũng tan rã nhanh chóng theo thời gian vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 17/03/2016

5. Để dập tắt ngọn lửa dục vọng của tình dục tà ma, thì không có gì sánh bằng nhớ đến năm vết thương thánh của Chúa chúng ta, nó càng linh nghiệm hơn.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau cùng, chính quyền Obama đã phải tuyên bố ISIS phạm tội diệt chủng chống Kitô Giáo.
Trần Mạnh Trác
16:55 17/03/2016


Sau nhiều năm làm ngơ và tìm cách tránh né tới giây phút cuối cùng cho dù đã có sự nhất trí tại Quốc Hội, chính quyền Obama đã bị buộc phải tuyên bố ISIS phạm tội diệt chủng chống lại Kitô Giáo.

Nhắc lại sau những vận động 'không tiền khoáng hậu' cuả các đoàn thể Kitô Giáo ở HK, cách riêng với những chứng cớ rành mạch cuả trên 1100 nạn nhân Kitô Giáo bị sát hại mà hội hiệp sĩ Knights of Columbus đã thu góp được, ngày thứ Hai vừa qua Quốc Hội Hoa Kỳ đã 'nhất trí' tuyên cáo ISIS phạm tội diệt chủng trên các sắc dân Kitô giáo, đạo Yezidis và những tôn giáo thiểu số khác.

Sự 'nhất trí' là hoàn toàn, 393-0, không hề có một phiếu chống.

"Không chỉ là một sự bất công nghiêm trọng đang xảy ra tại Trung Đông cho các tín hữu Kitô giáo, Yezidis, và các thiểu số tôn giáo khác; là những người có quyền được ở quê hương cổ xưa của họ như bất cứ ai khác, nhưng đây là một mối đe dọa đối với chính nền văn minh cuả nhân loại" dân biểu Cộng Hoà Jeff Fortenberry (R-Neb.) tuyên bố như trên. Ông Fortenberry cùng với nữ dân biểu Dân Chủ Anna Eshoo (D-Calif.) đã đệ trình Nghị Quyết lên án ISIS và đã được 200 Dân Biểu và Nghị Sĩ ký tên vào danh sách đỡ đầu.

"Khi một nhóm người man rợ là đám ISIS với cách sống cuả thế kỷ thứ 8 mà lại sở hữu những vũ khí cuả thế kỷ 21, có thể tiêu diệt những nhóm người khác một cách có hệ thống, chỉ đơn giản là vì họ có truyền thống đức tin khác, vi phạm sự riêng tư thiêng liêng của cá nhân, như lương tâm và tự do tôn giáo, thì rõ ràng chúng đang phá hoại toàn bộ hệ thống trật tự quốc tế, các quy tắc của pháp luật, sự tương tác xã hội đúng đắn, và ngay cả nền văn minh, " ông Fortenberry nói.

Nhận biết rằng thời giờ có hạn mà Bộ Ngoại Giao thường sử dụng nhiều mánh khoé để tránh né như đã từng làm trong quá khứ, vị Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, đã lên tiếng kêu gọi người Công Giáo ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Bộ Ngoại giao ra tuyên bố về ISIS đúng thời hạn.

Mặc dù những áp lực to lớn như thế, một ngày trước hạn kỳ 17 tháng 3, phát ngôn viên bộ ngoại giao HK còn tuyên bố "Tổng trưởng Ngoại Giao cuả chúng tôi cần thêm thời gian."

"Xác định một loại định nghĩa pháp lý như là diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại, thì đòi hỏi phải có những phân tích nghiêm ngặt và rất chi tiết," phát ngôn viên Mark Toner nói.

"Ông Tổng Trưởng muốn thực hiện một quyết định căn cứ trên các bằng chứng tốt nhất có thể có được và ông đã yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng và thông tin," ông Toner nói.

Phản ứng về lời tuyên bố cuả Bộ Ngoại Giao thì 'tức thời', 'đe doạ' và mạnh mẽ. Phát ngôn viên cuả văn phòng chủ tịch quốc hội cho biết rằng ông chủ tịch Ryan sẽ họp báo vào ngaỳ thứ Năm, ngay khi kỳ hạn chấm dứt, để tuyên bố về những chế tài đối với Bộ Ngoại Giao.

"Tuần trước, đám ISIS đã thảm sát 16 người, trong đó có bốn nữ tu Công Giáo, tại một nhà dưỡng lão ở miền nam Yemen," ông Ryan nói trong một tuyên bố hôm thứ Hai. "Đây là vụ mới nhất trong một chuỗi các vụ tấn công tàn bạo của ISIS chống Kitô giáo và các dân tộc khác. Tuy nhiên, chính quyền vẫn chưa muốn gọi đó là diệt chủng theo đúng ý nghiã cuả nó".

"Chúng tôi muốn có nhãn hiệu như thế là để ngăn ngừa những gì xảy ra sẽ không xảy ra nữa, một ai đó phải đứng lên chứ," dân biểu Kevin McCarthy, R-Calif., lãnh đạo khối đa số, tuyên bố.

"Từ bốn tháng nay, quốc hội đã áp lực chính quyền thừa nhận rằng ISIS phạm tội diệt chủng. Và cả bốn tháng, chúng tôi vẫn cứ nghe rằng chính quyền sắp ra một thông báo, (nhưng vẫn chưa hề có)", dân biểu Ed Royce, R-Calif., Chủ tịch Ủy ban ngoại giao cuả Quốc Hội cho biết.

Từ đầu tháng 3, khi được hỏi tại sao có sự chậm trễ như vậy, phát ngôn viên Toà Bạch Cung là Josh Earnest cho biết danh từ diệt chủng "liên quan đến một chi tiết pháp lý rất cụ thể mà, vào thời điểm này, vẫn chưa đạt được."

(Chính quyền Obama không cho biết những 'chi tiết pháp lý cụ thể' là gì, nhưng các hãng tuyền thông thì đều biết rằng việc chính quyền Obama không muốn Kitô Giáo nằm trong danh sách bị diệt chủng ở Trung đông là vì không muốn cái ách goị là 'Jizya' trở thành một nguyên cớ cho định nghiã diệt chủng.

Các nước Hồi Giáo đều có luật bắt buộc những người Kitô Giáo phải trả một số tiền 'bảo vệ' gọi là 'Jizya', số tiền cao hay thấp là tuỳ địa phương, nhưng mục đích chính vẫn là 'bần cùng hoá' những ai không theo đạo Hồi và nhắc nhở họ là những sinh vật 'hạ cấp' cần có sự 'thông cảm' trong xã hội.

Còn chính quyền Obama thì ủng hộ lời giải thích cuả một số học giả Hồi Giáo cho rằng, vì người Kitô hữu ở Trung đông không phải đóng góp những khoản thuế cho Giáo Hội Hồi Giáo, cho nên 'Jizya' là một thứ thuế mà họ đóng góp vào xã hội chung.

Nhưng trên thực tế sự 'đóng góp' này thường là quá đáng, bắt buộc, và những hình phạt liên quan tới nó thì bất nhân.)


Có lẽ vì lo sợ những hậu quả khó khăn cho các ứng viên Dân Chủ trong cuộc bầu cử sắp tới, Chính quyền Obama đã quay 180 độ ngay sau những lời tuyên bố trên.

Ngoại trưởng John Kerry hôm thứ Năm đả xác định rằng nhóm ISIS phạm tội diệt chủng chống lại người Kitô giáo và các dân tộc thiểu số khác ở Iraq và Syria.

Ông cho biết sự xác định mới này không buộc Mỹ phải có thêm hành động bổ sung nào cả.

Ông nói rằng ông "không phải là thẩm phán cũng không phải là công tố viên hay là người trong Bồi Thẩm đoàn," và nói thêm rằng bất kỳ những hành động mới cuả chính quyền chống lại ISIS vẫn phải là kết quả của một cuộc điều tra quốc tế độc lập.

Kerry nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực để thu thập chứng cứ và tài liệu tội ác.

Nói cách khác, lời tuyên bố cuả Kerry chỉ là một lời tuyên bố xuông, không trọng lượng, một con chó chỉ biết suả nhưng không có răng. Tuy công nhận là như thế, ông Kerry cho biết ông hy vọng rằng những nhóm nạn nhân mà ông vừa nêu ra sẽ được an ủi rằng "Hoa Kỳ công nhận và khẳng định bản chất đê hèn của các tội ác chống lại họ."

Các quan chức cuả bộ Ngoại Giao cũng tìm cách 'gỡ mặt' trước những chỉ trích gay gắt khi bộ Ngoại Giao tuyên bố không thể đáp ứng đúng hạn kỳ cuả Quốc Hội. Phát ngôi viên cuả Bộ cho biết chính ông Kerry đã kết thúc cuộc điều tra và đi đến kết luận 3 giờ sau khi thông báo đưa ra và rằng những lời chỉ trích đã không ảnh hưởng đến quyết định của ông.

Dân biểu Jeff Fortenberry, tác giả của nghị quyết, đã khen ngợi quyết định của ông Kerry.

"Hoa Kỳ nay đã lên tiếng một cách rõ ràng và đầy thẩm quyền đạo đức, tôi chân thành hy vọng rằng việc chỉ định diệt chủng sẽ nâng cao ý thức quốc tế, kết thúc vụ bê bối của sự im lặng, và tạo ra các điều kiện tiên quyết cho việc bảo vệ và tái hòa nhập của các cộng đồng tôn giáo cổ đại trở lại đất cuả tổ tiên họ. Những người Kitô hữu, Yezidis, và những người khác vẫn là một phần thiết yếu của tấm thảm nhiều mầu sắc cuả vùng Trung Đông với nhiều đa dạng về tôn giáo và chủng tộc. "

Còn về phần những người Kitô hữu ở Trung Đông? Hy vọng từ nay họ sẽ không bị Bộ Ngoại Giao từ chối xin tị nạn, họ sẽ được Chính quyền Mỹ cho hưởng những quyền lợi giống như những người tị nạn Hồi Giáo và Yezidis đã được hưởng từ 6 năm qua.
 
Triều Yết Đức Thánh Cha 16/03/2016: Cả tội lỗi cùng không ngăn cản được tình yêu thương xót của Thiên Chúa
VietCatholic Network
16:53 17/03/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thiên Chúa không vắng bóng, Ngài ở gần và thực hiện các việc cứu độ lớn lao cho kẻ tín thác nơi Ngài. Vì thế không được nhượng bộ thất vọng, nhưng phải tiếp tục xác tín rằng Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi. Cả tội lỗi cùng không ngăn cản được tình yêu thương xót của Thiên Chúa đối với con người.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hơn 40,000 tín hữu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ Tư 16 tháng Ba.

Ngài đã khai triển bài giáo lý dựa trên hai chương 30 và 31 sách ngôn sứ Gêrêmia đưọc gọi là “sách ủi an”, vì trong đó lòng thương xót của Thiên Chúa đưọc giới thiệu với tất cả khả năng an ủi và mở trái tim của những người khổ đau ra cho niềm hy vọng.

Ngôn sứ Giêrêmia nói với những người Israel đã bị đi đầy tại nước ngoài và tiên báo cuộc trở về quê hương. Việc hồi hương đó là dấu chỉ tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa Cha, là Đấng không bỏ rơi các con cái Ngài, nhưng lo lắng cho họ và cứu thoát họ. Lưu đầy đã là một kinh nghiệm tàn phá đối với dân Israel. Niềm tin đã chao đảo, vì trên đất khách, không có đền thờ, không có phụng tự, sau khi đã chứng kiến cảnh quê hương bị tàn phá, thật rất khó mà tiếp tục tin tưởng vào lòng lành của Chúa. Tôi nghĩ tới nước Albania, sau bao nhiêu bách hại và tàn phá đã thành công vươn lên trong phẩm giá và niềm tin. Các người Israel cũng đã khổ đau như thế.

Áp dụng vào thực tại cuộc sống của tín hữu ngày nay Đức Thánh Cha nói:

Cả chúng ta nữa nhiều lần cũng có thể sống một loại lưu đầy, khi sự cô đơn, khổ đau và cái chết khiến cho chúng ta nghĩ rằng mình đã bị Thiên Chúa bỏ rơi. Biết bao lần chúng ta đã nghe lời này: “Thiên Chúa đã quên tôi rồi”: đó là những người khổ đau và cảm thấy bị bỏ rơi. Có biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta trái lại đang sống trong thời đại này một tình trạng thê thảm đích thực của sự lưu đầy, xa quê hương, còn có trong đôi mắt cảnh nhà cửa tan nát, và trong con tim sự sợ hãi và rất tiếc thường khi cả nỗi đau đớn vì mất đi các người thân thương. Trong các trường hợp đó ngưòi ta có thể tự hỏi: Thiên Chúa ở đâu? Tại sao biết bao khổ đau lại có thể đổ ập trên các người nam nữ và trẻ em vô tội như thế? Và khi họ tìm vào vài ngõ khác, thì người ta đóng cửa lại không cho vào. Và họ ở đó, trên vùng biên giới vì biết bao cửa và biết bao con tim khép kín. Các người di cư ngày nay bị lạnh, không thực phẩm, không thể vào, không cảm thấy sự tiếp đón. Tôi rất thích nghe và trông thấy các quốc gia và các nhà cầm quyền mở rộng con tim và cánh cửa cho các anh chị em di cư này.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: ngôn sứ Giêrêmia cho chúng ta một câu trả lời thứ nhất. Dân bị đi đầy sẽ có thể trở về trông thấy quê hương mình và sống kinh nghiệm lòng thương xót của Chúa. Đó là lời loan báo hy vọng lớn lao: Thiên Chúa không vắng bóng, cả ngày nay trong các tình trạng thê thảm này. Ngài ở gần và thực hiện các việc cứu độ lớn lao cho kẻ tín thác nơi Ngài. Vì thế không được nhượng bộ thất vọng, nhưng tiếp tục xác tín rằng Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi sợ hãi. Vì thế ngôn sứ Giêrêmia cho Thiên Chúa mượn tiếng của mình để nói với dân ngài các lời yêu thương: “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương. Ta sẽ lại xây ngươi lên, và ngươi sẽ được xây lại, hỡi trinh nữ Ít-ra-en. Ngươi sẽ lại nên xinh đẹp; với những chiếc trống cơm, ngươi sẽ xuất hiện giữa đám nhảy múa tưng bừng.” (Gr 31.3-4).

Thiên Chúa trung thành, Ngài không bỏ rơi con người trong sự phiền muộn. Thiên Chúa yêu thương với một tình yêu vô tận, mà cả tội lỗi cũng không thể ngăn cản được, và nhờ Ngài trái tim con người được tràn đầy niềm vui và sự an ủi. Giấc mơ hồi hương tiếp tục trong các lời của ngôn sứ, hướng tới những người sẽ trở về Giêrusalem và nói: “Họ sẽ reo mừng đi tới đỉnh Xi-on, lũ lượt kéo nhau về hưởng ân lộc Giavê. Nào lúa thơm rượu mới dầu tươi, nào bò bê cùng với chiên cừu. Lòng thoả thuê như vườn cây tưới nước, họ chẳng còn mỏi mệt héo hon.” (Gr 31,12).

Trong tươi vui và lòng biết ơn các người bị đi đầy sẽ trở về Sion, lên núi thánh hướng về nhà Chúa và như vậy họ sẽ lại có thể nâng các bài thánh thi và lời cầu nguyện lên Chúa, là Đấng đã giải thoát họ. Việc trở về Giêrusaelm và các của cải của nó được miêu tả với một động từ dịch sát chữ có nghĩa là “chảy về”. Trong một chuyển động mâu thuẫn, dân Israel được coi như một dòng sông tràn bờ chảy lên núi Sion, lên cho tới đỉnh núi. Đây là một hình ảnh táo bạo để nói lên lòng thương xót của Chúa lớn lao chừng nào!

Đất mà dân dã phải bỏ, đã trở thành mồi của thù địch và hoang tàn. Trái lại giờ đây, nó hồi sinh và nở hoa. Và chính các người bị đi đầy sẽ như một ngôi vườn được tưới gội, như một mảnh đất phì nhiêu. Dân Israel được Chúa đem về quê hương, chứng kiến chiến thắng của cuộc sống trên cái chết và của việc chúc lành trên sự chúc dữ. Đây thật là điều an ủi! Và chính như thế mà dân được Thiên Chúa củng cố và ủi an. Các người hồi hương nhận được sự sống từ một nguồn tưới gội họ một cách nhưng không.

Tới đây ngôn sứ loan báo niềm vui tràn đầy, và luôn luôn nhân danh Thiên Chúa ông công bố: “Tang tóc họ, Ta biến thành hoan hỷ, và sau cảnh sầu thương, sẽ cho họ được an ủi vui mừng.” (Gr 31,13). Thánh vịnh nói với chúng ta rằng khi họ trở về quê hương miệng họ tràn đầy tiếng cười; đó là một niềm vui lớn biết bao! Đó là ơn mà Chúa cũng muốn ban cho từng người trong chúng ta, với sự tha thứ khiến hoán cải và hoà giải.

Ngôn sứ Giêrêmia đã cho chúng ta lời loan báo, bằng cách trình bầy việc hồi hương của những người bị đi đầy như một biểu tượng lớn lao của sự ủi an trao ban cho con tim hoán cải. Và Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau:

Từ phía Ngài, Chúa Giêsu đã thành toàn sứ điệp này của ngôn sứ. Việc trở về đích thật và triệt để từ nơi lưu đầy và ánh sáng ủi an sau đêm đen của cuộc khủng hoảng đức tin, được hiện thực trong lễ Phục Sinh, trong kinh nghiệm tràn đầy và vĩnh viễn của tình yêu Thiên Chúa, tình yêu thương xót trao ban niềm vui, hoà bình và sự sống vĩnh cửu.

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ nhiều nước khác nhau như Pháp, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Ai len, Canada, Hoa Kỳ, cũng như từ các nước Indonesia, Nhật Bản và châu Mỹ Latinh. Vì có rất đông sinh viên học sinh các trường trung học tham dự buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ tiến tới gần Chúa đặc biệt qua bí tích Hoà Giải, để sống kinh nghiệm lòng thương xót của Chúa. Ngài cũng cầu mong tín hữu khắp nơi sống Năm Thánh Lòng Thương Xót như thời điểm của ơn thánh và canh tân tinh thần trong gia đình để có được niềm vui và sự an bình của Chúa Giêsu. Ngài cũng cầu mong đừng có gì có thể ngăn cản tín hữu sống tình bạn của Thiên Chúa Cha, nhưng để cho tình yêu của Chúa luôn tái sinh họ như con cái và hoà giải họ với Chúa.

Chào các đoàn hành hương Ba Lan ngài hiệp ý với các bạn trẻ tụ tập nhau tại sân vận động Tauron để cử hành Năm Thánh với đề tài “Giới trẻ và lòng thương xót”. Ngài cầu chúc họ bước theo Chúa từ nhân, khi bước qua Cửa Thánh, cử hành bí tích hòa giải, chầu Mình Thánh Chúa, suy niệm dụ ngôn người Samaritano nhân hậu và chuẩn bị tiếp đón người trẻ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Cracovia.

Chào các đoàn hành hương Italia, trong đó có tín hữu nhiều giáo phận do các Giám Mục hướng dẫn về hành hương Roma, các sinh viên và giáo sư đại học Auxilium Roma, cũng như các thành viên hiệp hội hiến cơ phận vùng Marche trung Italia, các sinh viên dại học Perugia, các thành viên tổ chức chuyên chở bệnh nhân hành hương Lộ Đức vùng Lombardia bắc Italia, Đức Thánh Cha việc bước qua Cửa Thánh là dịp thuận tiện giúp mọi người trở về trong cánh tay nhân từ của Thiên Chúa Cha.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn Đức Thánh Cha nhắc cho biết hôm nay phụng vụ nhớ thánh Patrizio, tông đồ dân nước Ailen. Ước chi cuộc sống tinh thần mạnh mẽ của ngài kích thích người trẻ sống đức tin trung thực, sự tin tưởng của thánh nhân nơi Chúa Kitô Cứu Thế ban sức chịu đựng đau khổ cho các bệnh nhân, và lòng tận tụy truyền giáo của thánh nhân giúp các cặp vợ chồng mới cưới hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục con cái trong đức tin kitô.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Ý nghĩa việc Chính Phủ Mỹ chính thức xếp các tàn ác của ISIS vào loại diệt chủng
Vũ Văn An
22:45 17/03/2016
Như mọi người biết: đầu tuần này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết do các dân biểu Cộng Hòa đưa ra nhằm kết án ISIS tội diệt chủng chống lại các Kitô Hữu, người Yazidi và các nhóm thiểu số khác.

Động thái trên nhằm gây áp lực buộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải chính thức công bố việc họ tìm ra và xác nhận ISIS phạm tội diệt chủng. Điều này, theo ký giả John Allen, tuy không lập tức thay đổi được gì trong chiến lược của Hoa Kỳ, nhưng nó cũng buộc chính phủ Hoa Kỳ phải lên tài liệu cho các tội ác của ISIS và nhận diện những tên tội ác để có thể truy tố về sau.

Hơn nữa, như lời nhận định của dân biểu Cộng Hòa Jeff Fortenberry của Nebraska, người đệ trình nghị quyết, điều này sẽ tạo “hy vọng mới” cho các nạn nhân của ISIS vì họ thấy rằng “một liên minh đa phái và đại kết” đã coi trọng cuộc thống khổ của họ.

Ba ý nghĩa

Theo John Allen, “hy vọng mới” nói trên có thể có ba ý nghĩa:

Thứ nhất, nó có thể có nghĩa một vai trò quân sự mạnh mẽ hơn cho Hoa Kỳ. Hỏi bất cứ nhà lãnh đạo Kitô Giáo nào ở Trung Đông ngày nay, họ đều sẽ cho hay: họ tin tưởng Nga hơn bất cứ cường quốc Tây Phương nào khác, không những về phương diện đánh trả ISIS mà cả về phương diện bảo vệ các nhóm thiểu số Kitô Giáo.

Thứ hai, “hy vọng” cũng có nghĩa đưa ra các cam kết dài hạn về tài chánh và chính trị để trợ giúp tái thiết các cộng đồng thiểu số tại Syria, Iraq và Libya khi ISIS bị đẩy lui. Nói bao quát hơn, nó có nghĩa thừa nhận rằng phát huy sinh lực tính của những cộng đồng này có lợi cho chiến lược trực tiếp của Hoa Kỳ và thế giới. Sự hiện diện của họ bảo đảm tính đa nguyên và bức tường ngăn ngừa sự lan tràn của chủ nghĩa quá khích; vì các Kitô hữu Trung Đông có tiếng là những người hết lòng hỗ trợ dân chủ và tính thế tục lành mạnh theo nghĩa tách tôn giáo ra khỏi nhà nước.

Vả lại, nhờ các liên hệ của họ với những người đồng đạo khắp thế giới, các Kitô Hữu tại Trung Đông cũng đại diện cho cầu nối tự nhiên với Tây Phương và nói chung là những đối tác tự nhiên nhất của cuộc đối thoại với các nhà ngoại giao, chính khách và người tranh đấu Tây Phương. Không có họ, không những là một thương tích sâu xa cho đức tin mà còn gây ra nhiều nguy cơ chính trị và chiến lược thực sự. Ngăn ngừa điều này đáng trở thành một ưu tiên cho chính sách ngoại giao.

Thứ ba, “hy vọng” cũng có nghĩa coi trọng tiếng nói của các cộng đồng thiểu số này khi Hoa Kỳ và các cường quốc khác đưa ra quyết định. Chỉ cần đơn cử một điển hình: Hoa Kỳ vẫn có ác cảm với Assad đến nỗi Tháng Chín năm 2013, Hoa Kỳ gần như sẽ gây chiến với chế độ của ông ta tại Syria. Chống lại mưu toan này là vai trò chính trị đầu tiên của vị tân giáo hoàng Phanxicô, vừa được bầu lúc đó.

Cuối năm 2013, Putin tuyên dương công trạng của ngài trong vai trò trên bằng cách trưng dẫn bức thư ngài gửi cho Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại St. Petersburg, trong đó, ngài cảnh cáo “việc vô ích theo đuổi giải pháp quân sự” tại Syria.

Hỏi bất cứ người Kitô hữu Syria nào xem họ nghĩ gì về Assad, họ sẽ cho biết: họ không hề có bất cứ ảo tưởng nào về bản chất chế độ của ông ta, nhưng họ không muốn thấy ông ta bị buộc phải ra đi chỉ vì giải pháp thay thế ông ta sẽ tồi tệ hơn nhiều. Theo họ, việc chọn lựa không phải giữa một nhà nước cảnh sát trị và một nền dân chủ phồn thịnh; mà là giữa một nhà nước cảnh sát trị và việc biến thành hư không.

Khi Hoa Kỳ đang đắn đo phải triển khai ảnh hưởng của mình ra sao, thì một cách nhìn như thế đáng được cân nhắc tính toán. Nếu Hoa Kỳ chịu lưu ý tới thiểu số Kitô Giáo ở Iraq năm 2003, vai trò của họ ở đấy chắc chắn đã khác xa rồi!

Tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ

Cũng có lẽ vì thế, thứ Năm vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phải chính thức kết án các tội ác của ISIS chống các Kitô Hữu, người Yazidi và các nhóm thiểu số khác là diệt chủng. Sau đây là lời tuyên bố của Ngoại Trưởng John Kerry:

Chào mọi người.

Năm 2014, nhóm khủng bố Daesh (tên Ả Rập của ISIS) bắt đầu chiếm lãnh thổ tại Syria và Iraq, tràn vào nhiều thành phố và phạm nhiều điều tàn ác. Hoa Kỳ nhanh chóng đáp trả bằng việc lên án các hành động khủng khiếp này và, quan trọng hơn nữa, đã đưa ra nhiều hành động có phối hợp để chống lại chúng. Tháng Chín năm đó, Tổng Thống Obama đã động viên một liên minh quốc tế, hiện bao gồm 66 thành viên, để chặn đứng và lật ngược đà tiến của Daesh. Và đó là điều chúng ta đang làm.

Trong 18 tháng kể từ đó, các không kích của liên minh đã giúp giải phóng Kobani, Tikrit, Ramadi, và nhiều thành phố và thị trấn chủ chốt khác. Chúng ta đã đẩy lui các tên khủng bố ra khỏi 40 phần trăm lãnh thổ bị chúng có lần kiểm soát ở Iraq và 20 phần trăm ở Syria. Chúng ta đã làm suy biến giới lãnh đạo của chúng, tấn công các nguồn lợi tức của chúng, và gây bất ổn cho các đường tiếp tế của chúng. Và hiện nay, như tất cả qúy vị đã thấy, chúng ta đang tham gia một sáng kiến ngoại giao nhằm cố gắng chấm dứt chiến tranh tại Syria. Cuộc nội chiến này đã lên nhiên liệu cho Daesh, và khi làm những điều hiện chúng ta đang làm, chúng ta đang cố gắng cô lập hơn nữa, làm suy yếu hơn nữa và cuối cùng đánh bại chúng. Chúng ta hết sức cố gắng chấm dứt việc lan tràn của Daesh và các bộ phận thống thuộc nó tại trong vùng và bên ngoài vùng.

Tất cả các cố gắng trên đang tạo thành cố gắng phi thường của đại bộ phận cộng đồng quốc tế và Hiệp Chúng Quốc. Và cố gắng này hoàn toàn được biện minh vì các hành động gây kinh hoàng của tổ chức mà chúng ta đang chống lại.

Mục đích của tôi khi xuất hiện trước mặt qúy vị hôm nay là để quả quyết rằng, theo phán đoán của tôi, Daesh chịu trách nhiệm tội diệt chủng chống các nhóm trong vùng dưới quyền kiểm soát của chúng, bao gồm người Yazidi, các Kitô hữu, và người Hồi Giáo Shia. Daesh diệt chủng bằng việc tự công bố, bằng ý thức hệ và bằng hành động trong điều chúng nói, chúng tin và chúng làm. Daesh cũng chịu trách nhiệm trước các tội ác chống nhân loại và việc thanh trừng sắc tộc nhắm vào cùng các nhóm này và trong một số trường hợp, nhắm cả người Hồi Giáo Shia, người Kurds, và các nhóm thiểu số khác.

Tôi nói điều này dù cuộc tranh chấp đang diễn ra và việc thiếu lui tới các khu vực chủ chốt khiến không thể khai triển được một bức tranh đầy đủ chi tiết và toàn bộ về tất cả những gì Daesh đang làm và về tất cả những gì chúng đã làm. Chúng ta đã không có khả năng thu thập một hồ sơ trọn vẹn. Tôi nghĩ điều này hiển nhiên ngay trên bề mặt của nó; chúng ta không lui tới được mọi nơi. Nhưng trong nhiều tháng qua, chúng ta đã tiến hành việc duyệt xét một số lượng tín liệu rất lớn được thu thập bởi Bộ Ngoại Giao, cộng đồng tình báo của chúng ta, bời nhiều nhóm bên ngoài. Và kết luận của tôi dựa trên số tín liệu này và trên bản chất các hành vi được tường trình.

Điển hình, chúng ta biết rằng tháng Tám năm 2014, Daesh giết hàng trăm người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi Yazidi ở thị trấn Kocho và buộc hàng chục ngàn người Yazidi mắc kẹt trên Núi Sinjar không có thực phẩm, nước uống hay săn sóc y tế. Không có sự can thiệp của chúng ta, rõ ràng những người này đã bị sát hại cả rồi. Các cố gắng giải cứu được sự trợ lực của các cuộc không kích của đồng minh cuối cùng đã cứu được nhiều người, nhưng chỉ sau khi Daesh đã bắt giam và nô dịch hóa hàng ngàn phụ nữ và trẻ gái Yazidi, bán đấu giá họ, mặc tình hãm hiếp họ, và phá hủy các cộng đồng nơi họ từng sống nhiều thế hệ không thể đếm hết.

Chúng ta biết rằng ở Mosul, Qaraqosh, và nhiều nơi khác, Daesh đã hành quyết các Kitô hữu chỉ vì đức tin của họ; nó đã hành quyết 49 Kitô hữu Ai Cập và Êthiôpia ở Libya; và nó cũng đã buộc các phụ nữ và trẻ gái Kitô Giáo làm nô lệ tình dục.

Chúng ta biết rằng Daesh tàn sát hàng trăm người Thổ và Shabaks theo phái Shia ở Tal Afar và Mosul; đã bao vây và để chết đói thị trấn Amerli của người Thổ; và bắt cóc hàng trăm phụ nữ Thổ theo phái Shia, hãm hiếp nhiều người ngay trước mặt gia đình họ.

Chúng ta biết rằng trong các khu vực nó kiểm soát, Daesh đã thực hiện một cố gắng có hệ thống nhằm tiêu hủy di sản văn hóa của các cộng đồng cổ xưa: phá hủy các nhà thờ Ácmênia, Chính Thống Syria, và Công Giáo Rôma; cho nổ tung các đan viện và mồ mả tiên tri; phạm thánh các nghĩa địa; và ở Palmyra, nó còn chặt đầu học giả 83 tuổi từng cả đời bảo tồn các đồ cổ ở đấy.

Chúng ta biết rằng các hành động của Daesh được lên sinh khí bởi một ý thức hệ quá khích và bất khoan dung từng quở trách người Yazidi, xin trích, là “ngoại đạo” và “thờ ma qủy” và nay, chúng ta biết Daesh vốn đe dọa các Kitô hữu bằng cách nói rằng nó sẽ, xin trích, “chinh phục Rôma của các ngươi, đập phá các thánh giá của các ngươi, và bắt phụ nữ của các ngươi làm nô lệ”.

Trong khi đó, người Hồi Giáo Shia bị Daesh gọi là, xin trích, “những kẻ bất tín và bỏ đạo” và bị tấn công thường xuyên và tàn ác. Tháng Mười Hai, một năm trước đây, một thiếu niên 14 tuổi tên Usaid Barho đến cổng một đền thờ Hồi Giáo Shia ở Baghdad, cởi chiếc áo khoác của em ra cho thấy em đang mặc một áo lót có thuốc nổ và nộp mình cho vệ binh. Em bị Daesh tuyển dụng ở Syria và tham gia việc phụng sự Hồi Giáo, nhưng sau khi được tuyển dụng, em được cho hay ngoại trừ em vâng theo mọi lệnh truyền, người Shia sẽ tới và hiếp mẹ em. Daesh nói về người Shia, xin trích, “chúng tôi có bổn phận phải giết chúng, đánh nhau với chúng, đuổi chúng đi, và làm sạch lãnh thổ khỏi sự hôi thối của chúng”.

Một yếu tố của tội diệt chủng là ý định tiêu diệt một nhóm sắc tộc hay tôn giáo, toàn bộ hay từng phần. Chúng ta biết rằng Daesh đã cho một số nạn nhân của nó chọn giữa việc bỏ đức tin của họ hay bị giết, và điều này, đối với nhiều người là chọn giữa loại chết này và loại chết khác.

Sự kiện rõ ràng là Daesh giết các Kitô hữu vì họ là Kitô hữu; giết ngườiYazidi vì họ là Yazidi; giết người Shia vì họ là Shia. Đó là lời nhắn nhe nó chuyển tới các trẻ em dưới quyền kiểm soát của nó. Trọn thế giới quan của nó đặt căn bản trên việc loại trừ những ai không theo ý thức hệ xấu xa của nó. Trong tâm trí tôi, không còn hoài nghi gì nữa rằng một khi thành công trong việc thiết lập ra nhà nước Hồi Giáo trị, Daesh sẽ tìm cách tiêu diệt những gì còn lại của bức tranh ghép sắc tộc và tôn giáo có lúc đã rất phồn thịnh ở trong vùng.

Tôi minh xác. Tôi không phải là quan tòa, hay công tố viên, cũng không phải bồi thẩm đoàn trước các cáo buộc diệt chủng, các tội ác chống nhân loại, thanh trừng sắc tộc bởi những con người chuyên biệt. Cuối cùng, các sự kiện đầy đủ phải được đem ra ánh sáng bởi một cuộc điều tra độc lập và qua một xác quyết chính thức hợp luật do một tòa án có năng quyền đưa ra. Nhưng Hiệp Chúng Quốc sẽ ủng hộ mạnh mẽ các cố gắng nhằm thu thập, lên tài liệu, duy trì, và phân tích các bằng chứng của tàn bạo, và chúng tôi sẽ làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm để thấy rằng những kẻ phạm tội phải trả lẽ.

Tôi hy vọng lời tuyên bố của tôi hôm nay sẽ cam đoan với các nạn nhân chịu các tàn ác của Daesh rằng Hiệp Chúng Quốc nhìn nhận và xác nhận bản chất đáng khinh của các tội ác đã phạm chống lại họ.

Thứ hai, tôi hy vọng nó sẽ nêu bật các quan tâm chung của nhiều nhóm khác nhau cùng chống lại Daesh. Dù sao, thực tại diệt chủng cũng nhấn mạnh một cách sắc nét hơn nữa nhu cầu phải có một phương thức toàn bộ và thống nhất nhằm đánh bại Daesh cả trong cốt lõi của nó ở Syria và Iraq mà rộng hơn, còn ở các mưu toan của nó nhằm thiết lập các mạng lưới ở bên ngoài.

Một phần trong phản ứng của chúng ta đối với Daesh, dĩ nhiên, phải là tiêu diệt nó bằng lực lượng quân sự, nhưng các chiều kích khác cũng quan trọng, và chúng ta không dám quên điều đó. Trong hai năm rưỡi nay, Hiệp Chúng Quốc đã cung cấp hơn 600 triệu việc trợ khẩn trương cho người Iraq bị Daesh làm cho phải rời cư khỏi các cộng đồng của họ. Chúng ta đang làm việc mật thiết với các nhà chức trách địa phương để trợ giúp việc phục hồi các thành phố đã được giải phóng và các cư dân của họ đang phải đối đầu với những thách thức trầm trọng, cả vật chất lẫn tâm lý, và những người đang rất cần sự giúp đỡ để xây dựng lại cuộc sống của họ. Chúng ta đang tài trợ cho cuộc điều tra các mồ chôn tập thể, và chăm sóc phụ trợ các nạn nhân của bạo lực dựa trên phái tính và những người trốn thoát khỏi giam cầm.

Chúng ta tiếp tục mời gọi chính phủ Baghdad bảo đảm việc các lực lượng an ninh cũng như các định chế khác của họ có tính đại diện và bao gồm mọi người nhiều hơn. Và chúng ta đang phối trí với các đối tác đồng minh của chúng ta trong việc bóp nghẹt các nguồn tài chánh của Daesh và hãm đà tuyển dụng các chiến binh ngoại quốc của nó. Và chúng ta đang chuẩn bị các cố gắng trong tương lai nhằm giải phóng các lãnh thổ đang bị chiếm đóng, trong khi vẫn không quên bảo vệ các cộng đồng thiểu số. Đặc biệt là việc giải phóng Mosul, tỉnh Niniveh ở Iraq, và nhiều phần ở Syria hiện đang bị Daesh chiếm đóng, và việc này sẽ quyết định liệu có còn một tương lai nào cho các cộng đồng thiểu số tại phần đất này của Trung Đông hay không. Đối với các cộng đồng này, tiền đánh cược trong chiến dịch này là điều hoàn toàn có thực. Đây là cuộc chiến đấu mà Daesh đã ấn định ra. Daesh đã tạo ra nó. Daesh đã nhắm các nạn nhân của nó. Daesh đã tự định nghĩa mình là hạng diệt chủng.

Nên chúng ta phải nhớ rằng, dù sao, phản ứng tốt nhất đối với tội diệt chủng cũng là tái khẳng định quyền sinh tồn có tính căn bản của mọi nhóm người bị nhắm để tiêu diệt. Điều Daesh muốn xóa bỏ, ta phải duy trì.Việc này đòi phải đánh bại Daesh, nhưng nó cũng đòi phải bác bỏ cuồng tín và kỳ thị, những điều, trước nhất, vốn làm dễ việc nó xuất hiện.

Điều trên có nghĩa: vì nhiều khu vực đang được giải phóng hơn, các cư dân sẽ càng cần được giúp đỡ hơn không những để tái thiết hạ tầng cơ sở, mà còn để bảo đảm rằng các nhóm thiểu số có thể hồi cư an toàn, được hội nhập vào các lực lượng an ninh địa phương, và nhận được sụ che chở bình đẳng trước pháp luật. Dù sao, mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là đánh bại Daesh, chỉ để thấy rằng trong mấy năm sau, một nhóm khủng bố mới với một cái tên ghép khác lại nổi lên thay thế. Mục tiêu của chúng ta là đẩy qua một bên và đánh bại những kẻ quá khích một lần vĩnh viễn.

Điều trên không dễ; chúng ta biết thế. Như Tổng Thống Obama và tôi vẫn nhất quán nói xưa nay, nó không thể xẩy tới vào sáng hôm sau. Nhưng hôm nay, tôi xin nói với mọi đồng bào của chúng ta và cho cộng đồng quốc tế rằng chúng ta phải thừa nhận điều Daesh đang làm cho các nạn nhân của nó. Ta phải buộc các kẻ phạm tội nhận tội. Và chúng ta phải tìm các tài nguyên để giúp đỡ những người bị các tàn bạo này gây hại để họ có thể sinh tồn trên mảnh đất cha ông của họ.

Nêu tên các tội ác trên là điều quan trọng. Nhưng điều chủ yếu là chặn đứng chúng. Việc này đòi có sự thống nhất tại đất nước này và tại các nước trực tiếp có liên hệ, và sự quyết tâm hành động chống lại việc diệt chủng, chống lại việc thanh trừng sắc tộc, chống lại các tội ác khác đối với nhân loại của những người lương thiện khắp mặt địa cầu.

Cám ơn qúy vị.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Long Xuyên : Mừng kính Thánh cả Giuse
Martino Lê Hoàng Vũ
10:09 17/03/2016
Giáo phận Long Xuyên: Mừng lễ Thánh cả Giuse, bổn mạng Quý Đức Cha

Sáng thứ năm 17.3.2016, lúc 9 giờ 30 tại Nhà nguyện Têrêsa Tòa Giám mục Long Xuyên đã diễn ra thánh lễ mừng kính trọng thể Thánh cả Giuse bạn trăm năm Đức Maria,và mừng bổn mạng Đức Cha Giáo phận Giuse Trần Xuân Tiếu và Đức Cha phụ tá Giuse Trần Văn Toản.

Xem Hình

Thánh lễ do Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu chủ tế,cùng với Đức Cha phụ tá và khoảng 150 linh mục đồng tế, quý sr, quý thầy và một số anh chị em giáo dân cũng tham dự.Đặc biệt hiện diện trong thánh lễ hôm nay còn có Đức Cha cố Gioan Bùi Tuần,nguyên GM Long Xuyên.

Thánh lễ trong bầu khí gia đình thân thương gần gũi,cộng đoàn dân Chúa hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo phận những vị mục tử tận tụy chăm sóc và yêu thương đoàn chiên.Nguyện xin Thánh Giuse chuyển cầu cho quý Đức Cha và cho mọi người được tràn đầy bình an và niềm vui.Cha Tổng đại diện Giáo phận Long Xuyên Luy G. Huỳnh Phước Lâm đã diễn tả niềm vui đó trong lời chúc đầu thánh lễ.Cha đại diện cho linh mục đoàn giáo phận,quý tu sĩ, thầy phó tế và anh chi em giáo dân luôn có tâm lòng kính trọng,yêu mến và dành cho quý Đức Cha những lời cầu chúc tốt đẹp.Nhất là trong khung cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016, cha Tổng đại diện cũng giới thiệu Thánh Giuse là hiện thân của Lòng Chúa Thương xót,thánh cả Giuse đã học thương xót như Chúa Cha, biết chăm lo bảo vệ gia đình Nagiarét

Trong bài giảng,Đức Cha Giuse Trần Văn Toản đã chia sẻ hình ảnh Thánh Giuse là hiện thân của Lòng Chúa thương xót,Ngài đã đón nhận Lòng Thương Xót và thể hiện Lòng thương xót trong việc bảo vệ Mẹ Maria và Chúa Giêsu, như câu chuyện kể trong bài Tin Mừng hôm nay.Người phụ nữ mang thai mà không biết vì sao mình có thai thì phải có một người đàn ông để bảo vệ. Thánh Giuse đã làm việc đó, bảo vệ uy tín của Mẹ Maria,đó cũng là bảo vệ Giáo Hội,Đức Giáo Hoàng,các Đức Giám Mục tu sĩ và giáo dân.

Thánh Giuse đã bảo vệ uy tín Giáo Hội theo các phương cách sau:

1. Ngài không tố cáo Mẹ Maria,không ngồi lê đôi mách

2. Ngài luôn sống trong cầu nguyện và chiêm niệm để tìm kiếm Thánh Ý Thiên Chúa.Thiên Chúa nói với thánh nhân qua một giấc mơ.

3. Ngài chăm chỉ nỗ lực làm việc để thực hiện ý muốn của Thiên Chúa.

4. Ngài khiêm tốn phục vụ Đức Maria và Chúa Giêsu

Chúng ta cầu xin cho mỗi người biết bảo vệ uy tín của mình,cũng như của anh chị em và của Giáo Hội,đừng để cho mình trở thành dụng cụ của Satan.

Trước khi kết thúc thánh lễ,Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu gợi nhớ đến ngày lễ bổn mạng thánh Giuse thường có những biến cố xảy ra,vui có,buồn có trong suốt cuộc đời của ngài và trong đời sống Giáo phận Long Xuyên,nhưng nhờ thánh Giuse phù trợ mọi sự đã tốt đẹp cho đến ngày hôm nay.Đức Cha tin tưởng vào sự chuyển cầu đắc lực của Thánh Giuse trong những vụ khó khăn của đời sống.

Nguyện xin Chúa ban cho quý Đức Cha luôn an mạnh hồn xác,các ngài đã luôn đồng hành và chia sẻ với đoàn chiên giáo phận Long Xuyên,đưa dẫn mọi người đến với Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành,hay thương xót.Xin tạ ơn Thiên Chúa và tri ân quý Đức Cha đã vất vả chăm lo cho đoàn chiên với một thao thức truyền giáo nơi địa phương này.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Giới hiền mẫu hạt Bến Cát, GP Phú Cường tĩnh tâm mùa chay
Phượng Nguyễn
10:23 17/03/2016
Hiền mẫu giáo hạt Bến Cát, Phú Cường tĩnh tâm mùa chay.

Đến với Long Nguyên mùa cao su vừa thay lá xanh mởn để thấy lòng thật bình yên, và cái nắng ban trưa thôi gay gắt mơn man những tà áo dài tha thướt, dịu dàng của các chị em hiền mẫu hạt Bến Cát tại Nhà Nguyện Long Cầu- vùng đất phát triển công nghiệp nằm cận thành phố mới Bình Dương- làm mọi người cảm thấy vui mừng khi được sinh hoạt học hỏi theo đề tài" Hiền mẫu với Lòng Thương Xót Chúa". Đây cũng là điểm đến cuối cùng trong 7 giáo hạt theo chương trình Tĩnh Tâm Mùa Chay năm 2016 của Giới hiền mẫu Giáo phận Phú Cường do cha Giuse Nguyễn Phát Tài cùng Ban Điều hành giáo phận xuyên suốt các giáo hạt trong tháng vừa qua.

Xem Hình

Lúc 14g ngày 13-3-2016 Cuộc Tĩnh Tâm bắt đầu: Hình ảnh "Người cha nhân hậu" và "Người đàn bà ngoại tình" được các chị Hiền mẫu giáo xứ Bến Cát, giáo xứ Thới hòa thể hiện sinh động trong các diễn nguyện cho mọi người say sưa theo dõi. Các chị em múa cử điệu, băng reo sôi nổi, cho đến thời khắc 3g chiều, cha Giuse Nguyễn Phát Tài cùng các chị em giang tay đọc kinh Thương xót xin ơn chữa lành thân xác, tâm linh. Ngợi ca Lòng Thương Xót Chúa, lòng mọi người mềm ra trong tình Chúa dịu dàng. Chúa Giêsu không lên án ai cả, chỉ mong mỏi những đứa con lạc loài quay về và từ đây đừng phạm tội nữa. Bài giảng của Cha Giuse Nguyễn Phát Tài nói đến sự khám phá, kêu cầu và Loan báo Lòng Chúa Thương Xót qua những buồn thương, thử thách của cuộc đời; qua sự sám hối, ăn năn để được Chúa chạm đến trong Mùa Chay Thánh này.

Vào lúc 17g, các chị em xếp thành hàng dài hân hoan chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước- Giám mục Giáo phận Phú Cường đến chủ tế, cha Nguyễn Phát Tài- đặc trách hiền mẫu giáo phận, cha Antôn Phạm văn Sáng- cha sở Gx Bến Cát, đặc trách hiền mẫu hạt Bến Cát, cha phó Giuse Đỗ văn Hùng đồng tế với sự hiệp nguyện của 350 chị em hiền mẫu hạt Bến Cát. Thánh lễ diễn ra trong bầu không khí thánh thiện, sốt sắng.

Trong bài giảng Đức Cha Giuse khơi gợi lòng sám hối nơi mỗi người: Chúng ta là ai? Người đang khốn cùng? Người bị xã hội lên án? Người hùa nhau vác đá ném người khác? Chúa Giêsu là Đấng đại diện Lòng Thương xót đối diện với những tội nhân, ân ban sự tha thứ, giao hòa giữa Thiên Chúa và con người. Dù yếu hèn, tội lỗi chúng ta đừng ngại ngần kêu cầu Lòng Chúa Thương Xót, Ngài đã từng cứu dân Do Thái vượt biển đỏ, băng qua sa mạc thoát ách nô lệ AiCập. Thánh Phaolô ngày xưa và cả chúng ta hôm nay là những chứng nhân của Lòng Chúa Thương xót, bởi không có tội lỗi, không có thánh nhân, không có Lòng Thương xót, không có tương lai

Trong Mùa Chay Năm Thánh, Giáo Hội mời gọi chúng ta tin tưởng vào tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa, vẫn còn đó hình ảnh của người cha nhân hậu, còn đó sự ngóng trông đứa con lạc loài phương xa; người đàn bà ngoại tình sự thứ tha của Thiên Chúa. Và Ngài cần đến từng người với trái tim yêu thương, hy sinh, bác ái nơi gia đình, với tha nhân và xã hội. Từ đó Lòng Thương xót Chúa lớn lên qua ý thức liên đới đồng trách nhiệm, trong cái bắt tay làm hòa, sự thân thiện bác ái hằng ngày trong cuộc sống.

Xin cầu chúc chị em hiền mẫu hạt Bến Cát sống đẹp lòng Chúa, để đón mừng Phục sinh vinh quang của Thiên Chúa.

Sau phần hiệp lễ, chị trưởng hiền mẫu giáo hạt Bến Cát chân thành tri ân Đức Cha Giuse, đã không quản đường xa, công việc mục vụ bận rộn, đến đây hiệp dâng Thánh lễ. Xin cám ơn quý cha tổ chức buổi Tĩnh Tâm thật ý nghĩa hôm nay, cùng sự tham dự đông đảo của chị em hiền mẫu hạt Bến Cát rất nhiệt tình tham gia làm Nhà Nguyện Long Cầu chiều nay bừng sáng niềm hy vọng mai sau. Cha Giuse Nguyễn Phát Tài đại diên chị em hiền mẫu mừng bổn mạng thánh Giuse của Đức Cha ngày 19-3, mừng 25 năm linh mục ngày 4-4, và 5 năm giám mục ngày 29-4 sắp tới. Xin Thiên Chúa toàn năng ân ban xuống trên Đức Cha mọi ơn lành, sức khỏe, tài năng, hoàn thành trọng trách Thiên Chúa giao phó, trong tràng pháo tay vang dội của chị em HM hạt Bến Cát.

Thánh lễ kết thúc khi ánh hoàng hôn buông xuống, mọi người dùng cơm tối trong không khí mát dịu của rừng cao su xanh ngát. Một ngày no thỏa ân tình Chúa, cùng bên nhau sinh hoạt, niềm vui gặp gỡ và ra về bình an. Tạ ơn Chúa đã kết thúc hành trình Tĩnh Tâm Gới Hiền Mẫu trong tinh thần yêu thương, đoàn kết cùng phát triển vững mạnh trên bước đường tương lai.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân và Gia đình : Bài giảng thứ tư Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
08:48 17/03/2016
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Trong Gaudium et spes và hôm nay

Bài giảng thứ tư Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa, Ofmcap

Tôi muốn dùng suy niệm này để tiếp tục suy tư về những khía cạnh tu đức trong Gaudium et spes, là Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Tài liệu này đề cập nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến xã hội – văn hóa, kinh tế, công bình xã hội, hòa bình -, vấn đề thời sự nhất và gai góc nhất đó là vấn đề hôn nhân và gia đình. Gần đây Giáo Hội đã dành hai Thượng Hội đồng các Giám mục cho vấn đề này. Phần lớn trong chúng ta hiện diện ở đây không sống bậc sống này, nhưng chúng ta cần phải biết những vấn đề để hiểu và giúp đại đa số dân Chúa sống trong bậc sống hôn nhân, đặc biệt ngày hôm nay hôn nhân gia đình là trung tâm điểm của những tấn công và những đe dọa từ mọi phía.

Gaudium et spes đề cập về gia đình khá dài trong phần thứ hai (n. 46-53). Chúng ta không cần phải trích dẫn những trích đoạn từ tài liệu này bởi vì không gì ngoài giáo huấn truyền thống Công Giáo mà mỗi người đều biết cả rồi, trừ một điểm nổi bật mới mẻ về tình yêu hỗ tương giữa vợ chồng, được nhận biết cách rộng rãi hiện nay như là sự thiện ích nguyên thủy của hôn nhân bên cạnh việc sinh sản.

Liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình, theo cách thế trình bày rất hợp lý của tài liệu này, Gaudium et spes tập trung trước tiên về những thành tựu tích cực trong thế giới hiện đại (niền vui và hy vọng) và tiếp đến mới đề cập những vấn đề và những nguy hiểm (nỗi buồn và sự lo lắng).[1] Tôi có ý định đi theo phương pháp này, trong khi vẫn để tâm đến những thay đổi sâu sắc đã xảy ra trong lĩnh vực này từ nửa thế kỷ qua. Tôi sẽ gợi lại cách văn tắt chương trình của Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đình, để đơn giản từ đó chúng ta, nhưng người có niềm tin, cần phải bắt đầu từ điểm này, và thấy được điều mà mạc khải Kinh Thánh có thể mang đến cho chúng ta như một giải pháp cho vấn đề hiện nay. Tôi không có ý giải thích một số những vấn đề đặc biệt được bàn thảo trong Thượng Hội đồng Giám mục, về những điều mà chỉ Đức Giáo Hoàng có tiếng nói quyết định cuối cùng.

1- Hôn nhân và gia đình trong chương trình Thiên Chúa và trong Tin Mừng Chúa Kitô

Cuốn sách Sáng Thế có hai tường thuật khác nhau về tạo dựng cặp đôi nhân loại đầu tiên phát xuất từ hai truyền thống khác biệt: đó là truyền thống Giavít (thế kỷ X TCN) và truyền thống khác muộn hơn gọi là “truyền thống Tư Tế - P” (thế kỷ VI TCN). Theo truyền thống P (x. St 1,26-28), người đàn ông và người đàn bà được tạo dựng cùng một lúc và người đàn bà không phải được tạo dựng từ người đàn ông; nhưng cả hai được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Mục đích ban đầu cho sự kết hợp giữa người nam và người nữ là sinh sôi nảy nở và thống trị mặt đất.

Theo truyền thống Giavít là truyền thống cổ kính nhất (x. St 2,18-25), người đàn bà được rút ra từ người đàn ông. Việc tạo dựng hai giới được xem như là một phương thuốc cho sự cô đơn: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St 2,18). Yếu tố kết hợp ở đây được nhấn mạnh hơn là yếu tố sinh sản: “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Mỗi người tự do trước giới tính của mình và giới tính của người kia: “Con người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau” (St 2,25).

Tôi tìm thấy sự giải thích có tính thuyết phục rất cao cho “sáng kiến” của Thiên Chúa về sự phân biệt giữa hai giới không phải trong khoa chú giải nhưng trong một bài thơ của Paul Claudel:

“Chàng quá hãnh diện không còn cách thế nào khác để hiểu được người bạn đời, ngoài cách thế là kết hợp với nàng. Không có điều gì khác làm chàng hiểu sao mình bị lệ thuộc, cần đến và muốn ở bên cạnh người nàng, một sự hiện diện rất khác biệt với chàng, bởi vì đơn giản nàng được tạo dựng cho chàng.[2]

Mở ra với giới tính khác là bước đầu tiên để mở ra với người khác là tha nhân, và với một Đấng Khác (được viết hoa), là Thiên Chúa. Hôn nhân bắt đầu bằng một dấu ấn của sự khiêm nhường: đó là nhận biết sự lệ thuộc và nhờ đó nhận biết thân phận mình vốn chỉ là một thụ tạo. Yêu thương một người nữ hoặc một người nam là thực hiện một hành vi tận căn nhất về sự khiêm nhường. Nghĩa là chấp nhận mình như là một kẻ ăn mày và đến ngỏ với người khác rằng: “Tôi thấy mình còn thiếu một nửa; tôi cần đến bạn để bù đắp nửa kia”. Như Friedrich Schleiermacher cho rằng: “Nếu bản chất của tôn giáo hệ tại ở “tâm tình lệ thuộc” vào Thiên Chúa, như thế, chúng ta cũng có thể nói rằng tính dục con người là trường học đầu tiên để giáo dục tôn giáo”.[3]

Chúng ta đang nói đến chương trình của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta không thể hiểu được phần tiếp theo của Kinh Thánh, cùng với câu chuyện tạo dựng, nếu không đề cập đến câu chuyện sa ngã, đặc biệt là điều mà Thiên Chúa nói với người đàn bà: “Ta sẽ làm cho người phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi và nó sẽ thống trị ngươi” (St 3,16). Sự thống trị của người đàn ông trên người vợ là một phần của hậu quả tội lỗi của con người, nó không phải là một phần trong chương trình của Thiên Chúa. Với những lời này, Thiên Chúa đã báo trước về sự khó khăn, mà không thừa nhận nó.

Kinh Thánh là một cuốn sách vừa mang tính thần linh – vừa nhân loại không chỉ bởi vì những tác giả của nó là Thiên Chúa và con người, nhưng còn bởi vì Kinh Thánh miêu tả sự hòa quyện giữa sự trung thành của Thiên Chúa cùng với sự bất tín của con người. Điều này thì quá rất rõ ràng khi chúng ta so sánh chương trình của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình với việc áp dụng thực tế trong lịch sử của Dân được tuyển chọn. Đọc tiếp những trang sách Sáng Thế, chúng ta thấy rằng người con của Cain là Lamech vi phạm luật một vợ một chồng khi đi lấy hai vợ. Ông Nôê và gia đình ông sống như một trường hợp ngoại lệ giữa một thời đại mà sự đồi trụy lên ngôi. Tổ phụ Abraham và Giacóp có con nhờ có nhiều người vợ. Môisê cho phép được rẫy vợ; Đavít và Salomon thực hiện chế độ nàng hầu vợ lẻ bên cạnh mình.

Vượt trên những dẫn chứng lỗi phạm của cá nhân, dân Israel có một quan niệm rất cụ thể và nền tảng về hôn nhân như là lý tưởng ban đầu. Sự sai lạc xa rời lý tưởng ẩn chứa hai điểm căn bản: Thứ nhất đó là hôn nhân trở thành một phương tiện chứ không phải là một mục đích. Toàn bộ Cựu Ước xem hôn nhân như là cấu trúc của thứ quyền lực gia trưởng ngay ban đầu cách chính yếu nhắm đến việc duy trì nòi giống. Theo ý nghĩa đó, chúng ta có thể hiểu được những quy định luật hôn nhân của Lêvi (x. Đnl 25,5-10), chế độ vợ lẻ (x. St 16), và chế độ đa thê. Lý tưởng về một cuộc sống một vợ một chồng dựa trên mối tương quan cá nhân và hỗ tương đã không bị quên lãng, nhưng nó chuyển sang một hình thức thứ hai liên quan đến việc sinh sản con cái.

Sự sai lạc thứ hai cũng không kém phần nghiêm trọng liên quan đến thân phận của người phụ nữ: với tư cách là một người đồng hành với người đàn ông, có cùng một phẩm giá ngang nhau, người phụ nữ xuất hiện như một người luôn lệ thuộc vào người đàn ông và chỉ để phục vụ cho người đàn ông.

Các ngôn sứ - đặc biệt là Hôsê, Isaia, Giêrêmia – và nhờ sách Diệu Ca đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa về hôn nhân được sống động. Khi cho rằng sự kết hợp giữa người nam và người nữ là biểu tượng hay là sự phản chiếu về giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người, các ngôn sứ đã đề cao chỗ nhất giá trị tình yêu giữa hai người, sự trung tín, và sự bất phả phân ly vì chúng diễn tả thái độ của Thiên Chúa đối với Israel. Chúa Giêsu đến “thâu tóm” lịch sự nhân loại trong chính mình, Người cũng thâu tóm những gì liên quan đến hôn nhân.

“Khi ấy, những người Pharisêu đến với Đức Giêsu để thử Người. Họ hỏi rằng: ‘Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?’ Người đáp: ‘Các ông không đọc thấy điều này sao: ‘Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ’, và Người phán: ‘Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,3-6).

Những người chống đối có một tầm nhìn rất hẹp hòi trong sự ngụy biện mang tính giả thiết (khi hỏi có được phép rẫy vợ vì bất kỳ lý do gì hay cần phải có một lý do đặc biệt và nghiêm trọng). Chúa Giêsu trả lời cho họ bằng việc dẫn họ tới trung tâm vấn đề và đưa họ trở về với nguồn gốc ban đầu. Khi trưng dẫn Kinh Thánh, Chúa Giêsu quy chiếu cả hai tường thuật về việc thiết lập hôn nhân, Người sử dụng những yếu tố từ cả hai tường thuật, tuy nhiên như chúng ta thấy, Người nhấn mạnh đặc biệt về sự kết hợp giữa hai người.

Trong bản văn của Matthêu, vấn đề tiếp theo là vấn đề ly dị cũng được nhìn theo hướng này: Người tái khẳng định sự trung tín và bất khả phân ly của dây hôn phối vượt trên cả việc sinh sản con cái, mà trong quá khứ người ta đã sử dụng để xác định cho chế độ đa hôn, thế huynh hôn, và để ly dị.

Họ nói với Người: “Thế sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ? Người trả lời: ‘Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 19,7-9).

So sánh với bản văn của Maccô chúng ta thấy rằng theo Chúa Giêsu ngay cả trong trường hợp ly dị, đàn ông và đàn bà ở cùng một cấp độ tuyệt đối ngang hàng với nhau: “Ai rẫy vợ mà cưới vọ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mc 10,11-12).

Với (những) lời “vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”, Chúa Giêsu khẳng định rằng Thiên Chúa can thiệp trong từng sự liên kết hôn nhân vợ chồng. Việc nâng hôn phối lên thành một “bí tích”, nghĩa là một dấu chỉ về hành động của Thiên Chúa, không phải chỉ dựa trên lý do yếu ớt về sự hiện diện của Chúa Giêsu tại tiệc cưới Cana và dựa trên bản văn trong thư gửi tín hữu Êphêsô nói về hôn nhân như là phản ánh sự kết hợp của Chúa Kitô và Hội Thánh (Eph 5,32). Nó đã có nguồn gốc rõ ràng trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu xuyên suốt sứ vụ rao giảng của Người trên trái đất và nó cũng là một phần lời loan báo của Người về những điều đã có ngay từ thuở ban đầu. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lý khi định nghĩa hôn nhân như là “bí tích nguyên thủy”.[4]

2- Giáo huấn Kinh Thánh nói vì với chúng ta hôm nay

Một cách vắn gọn, đây là giáo huấn của Kinh thánh, nhưng chúng ta không thể dừng lại ở đây. Đức Grêgôriô Cả nói rằng: “Kinh Thánh lớn lên cùng với những ai đọc nó” (cum legentibus crescit)[5]. Điều này cho thấy rằng những ứng dụng mới mẻ dần dần được đưa ra ánh sáng nhờ những vấn đề mới. Và ngày hôm nay những vấn đề mới, hay những thách đố mới về hôn nhân và gia đình thì đầy dẫy.

Chúng ta đang đối diện với một bối cảnh toàn cầu về chương trình Kinh Thánh liên quan đến vấn đề tính dục, hôn nhân và gia đình. Làm sao chúng ta có thể hành xử với những hiện tượng nhức nhối hiện nay? Công Đồng đã bắt đầu một lối tiếp cận mới bao gồm việc đối thoại hơn là đối đầu với thế giới và đồng thời cũng bao gồm việc tự phê bình mình. Tôi tin rằng chúng ta cần áp dụng lối tiếp cận này để trao đổi về vấn đề hôn nhân và gia đình. Khi áp dụng phương pháp đối thoại này là cố gắng nhìn để xem xét cả những thách đố lớn nhất, có điều gì đó mà chúng ta cần phải đón nhận.

Những người phê bình những hình thức truyền thống của hôn nhân và gia đình đưa ra những đề nghị cho con người ngày hôm nay là không thể chấp nhận được vì những đề nghị đó chỉ đưa đến việc phá hủy cơ cấu gia đình mà thôi. Khuynh hướng này bắt đầu từ chủ nghĩa Ánh Sáng và chủ nghĩa Lãng Mạn. Vì những lý do khác nhau, hai trào lưu này đã phổ biến sự chống đối của họ đối với quan điểm truyền thống về hôn nhân, họ hiểu theo một cách thế loại trừ “mục đích” khách quan của hôn nhân – như sinh sản con cái, có tính xã hội, và Giáo Hội – và họ nhìn theo cái nhìn rất hẹp hòi giới hạn trong các giá trị chủ quan và tương quan liên vị. Mọi sự được đòi hỏi đối với những cặp vợ chồng không gì khác ngoài điều họ yêu nhau và tự do luyến ái nhau. Ngay cả hôm nay, trên thế giới nhiều cặp vợ chồng gặp nhau và chỉ xem nhau như trong ngày cưới nhau vậy. Đối lập với kiểu mẫu này, chủ nghĩa Ánh Sáng chống lại hôn nhân như là một khế ước giữa hai người cưới nhau và chủ nghĩa Lãng Mạn nhìn hôn nhân như là một sự hiệp thông tình yêu giữa đôi vợ chồng.

Nhưng sự phê bình này phù hợp với ý nghĩa ban đầu của hôn nhân theo Kinh Thánh, mà không chống lại nó! Công Đồng Vatican II đã chấp nhân viễn tượng này, như tôi nói, khi nhìn nhận tình yêu hỗ tương và sự trợ giúp giữa đôi vợ chồng như là một sự thiện hảo ban đầu và bình đẳng của hôn nhân. Theo cái nhìn của Gaudium et spes, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong một bài giáo lý vào ngày thứ Tư rằng:

“Thân xác con người, với giới tính mình, là nam hay nữ…. không chỉ là nguồn mạch của sự sinh sản và truyền sinh, cũng như tất cả mọi loài trong trật tự tự nhiên, ngay từ ban đầu nó chứa đựng đặc tính hôn phối, nghĩa là khả năng diễn tả tình yêu, trong tình yêu này con người trở thành quà tặng và – nhờ quà tặng này – hoàn tất ý nghĩa của hữu thể và sự tồn tại của mình”.[6]

Trong thông điệp Deus caritas est, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đi xa hơn khi viết những điều mới mẻ và sâu sắc liên quan đến eros trong hôn nhân và trong tương quan giữa Thiên Chúa với con người. Ngài viết: “Sự liên hệ gần gũi này giữa eros và hôn nhân trong Thánh Kinh trong thực tế không có một tương đương nào trong các văn chương khác”.[7] Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà chúng ta làm cho Chúa là kết thúc thực hiện tất cả những gì liên quan đến tình yêu và tính dục như một phạm vi đầy dẫy sự đồi bại nơi mà Thiên Chúa không phải vào và Người không mong muốn. Có lẽ là Satan, chứ không phải Thiên Chúa, là người sáng tạo nên tính dục và là tên sành điệu về tình yêu.

Những người tin và cả nhiều người không tin, chúng ta ở xa với việc chấp nhận những hệ luận mà ngày nay một số người rút ra từ những giả thiết này: chẳng hạn cho rằng bất kỳ hình thức eros nào cũng đủ để thiết lập một cuộc hôn nhân, bao gồm hôn nhân giữa người đồng giới. Tuy nhiên, sự từ chối này chứa đựng một sức mạnh khác và sự khả tín nếu được phối hợp với một sự nhận biết về lòng tốt từ chiều sâu của đòi hỏi và cả với một sự tự phê bình khỏe mạnh.

Quả thật, chúng ta không thể không đề cập đến đóng góp mà các Kitô hữu đã làm để hình thành một cái nhìn hoàn toàn khách quan về hôn nhân được quảng bá cách mạnh mẽ nhằm chống lại cái nhìn của văn hóa Tây Phương hiện đại. Thánh Thômas Aquinô đã củng cố vững chắc quan điểm của thánh Augustinô về vấn đề này và ngài đã kết liễu lối nhìn tiêu cực về sự kết hợp thân xác của đôi vợ chồng, được xem như là một phương tiện qua đó tội nguyện tổ được thông truyền và chính nó không được thoát khỏi tội “dầu rất nhẹ thôi”. Theo Tiến Sỹ thành Hippo, vợ chồng phải thực hiện hành vi tính dục vì để sinh con nhưng phải làm “cum dolore – với sự đau đớn” và bởi vì không có con đường nào khác để sinh ra những người công dân cho quốc gia và thành viên cho Giáo Hội.[8]

Một yêu cầu hiện đại khác mà chúng ta có thể chấp nhận liên quan đến nhân phẩm bình đẳng của người phụ nữ trong hôn nhân. Như chúng ta thấy, đây là điều cốt yếu trong chương trình của Thiên Chúa và trong suy nghĩ của Đức Kitô, nhưng nó thường không được nhìn nhận qua các thế kỷ. Lời Chúa gửi tới Evà: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi và nó sẽ thống trị ngươi” đã có kết cục bi đát trong lịch sử.

Trong những đại diện của cái gọi là “cuộc cách mạng giới tính”, yêu cầu cho sự bình đẳng của người phụ nữ đã mang đến những đề nghị điên rồ, như phá hủy sự phân biệt giữa các giới và thay vào đó là sự phân biệt tùy tiện hơn và chủ quan về “các giới” (nam, nữ, chuyển giới) hoặc là đề nghị giải phóng người nữ khỏi “sự nô lệ của việc làm mẹ” khi cung cấp trong những cách thức khác, được sáng chế từ người đàn ông cho việc sinh con cái. Trong những tháng gần đây người ta phổ biến liên tục những bản tin về những đàn ông muốn có khả năng mang thai và sinh một đứa con. Họ chạy tin “Adam sinh ra Evà” với một nụ cười, nhưng đây là điều làm chúng ta phải chảy nước mắt. Những người cổ xưa đã định nghĩa tất cả điều này với từ Hybris, sự sỉ nhục của con người trước Thiên Chúa.

Chính chọn lựa đối thoại và tự phê bình cho chúng ta quyền để tố cáo những chương trình này như là “phi nhân bản”: nghĩa là chúng trái nghịch không chỉ với ý định của Thiên Chúa nhưng còn với sự thiện ích của nhân loại. Khi áp dụng trên phạm vi rộng lớn chúng có thể dẫn tới những tai ương không thể lường được cho con người và xã hội. Chúng ta chỉ hy vọng rằng cảm thức lương thiện của dân chúng, kết hợp với những “ước muốn” tự nhiên hướng về giới khác và với bản năng làm mẹ, làm cha mà Thiên Chúa đã cấy trong bản tính con người, sẽ chống lại những cám dỗ này là thế mình vào vị trí Thiên Chúa, nguyên do từ một ý thức muộn màng về tội lỗi của con người hơn là bởi sự kính trọng thật sự và tình yêu đích thực cho người phụ nữ.

3- Một lý tưởng để tái khám phá

Bổn phận quan trọng phải bảo vệ lý tưởng Kinh Thánh về hôn nhân và gia đình chính là bổn phận phải tái khám phá và sống lý tưởng này cách viên mãn từ phía các Kitô hữu bằng cách tiếp tục giới thiệu lý tưởng này cho thế giới với những việc làm hơn là lời nói. Những Kitô hữu sơ khai đã thay đổi các khoản luật của quốc gia về vấn đề gia đình nhờ những tập tục của họ. Chúng ta không thể nghĩ rằng có thể chống lại và thay đổi những tập tục của dân chúng nhờ những lề luật của quốc gia, nhưng như những công dân chúng ta có một bổn phận đóng góp cho quốc gia ban hành luật pháp đúng đắn.

Nhờ Chúa Kitô, chúng ta hiểu đúng đắn tường thuật về tạo dựng con người nam và người nữ trong ánh sáng của mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong ánh sáng này, câu “Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh mình; Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa: Người tạo dựng họ có nam có nữ”, cuối cùng mặc khải một ý nghĩa trước Chúa Kitô thì rất khó hiểu và không rõ ràng. Có sự liên kết nào ở đây giữa hình ảnh Thiên Chúa và “nam và nữ”? Thiên Chúa Kinh Thánh không có những phẩm tính phái tính, Người cũng không thuộc nam hay nữ.

Sự nên giống hệ tại ở điều này: Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu đòi hỏi sự hiệp thông và sự trao ban liên vị. Nó đòi hỏi một “I” và một “You” (Tôi và Anh). Không có tình yêu này thì không có tình yêu cho ai đó; nếu chỉ có một chủ thể thì sẽ không có tình yêu, chỉ là ái kỷ và narcissism. Ở đâu Thiên Chúa được quan niệm chỉ như là Lề Luật hay như là một Quyền Năng tuyệt đối, ở đó không cần có sự đa nguyên về các ngôi vị (quyền lực có thể được sử dụng bởi một người thôi!). Thiên Chúa mạc khải bởi Đức Kitô là tình yêu, là Thiên Chúa duy nhất và hiệp nhất, nhưng không đơn độc, Người là một và là ba ngôi. Sự hiệp nhất và phân biệt đồng hiện hữu trong Người: hiệp nhất về bản tính, ước muốn, ý định, và sự phân biệt về đặc tính và các ngôi vị.

Khi hai người yêu nhau – và tình yêu của người nam và người nữ trong hôn nhân là hình ảnh mạnh mẽ nhất – họ làm phát sinh một điều đến từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong Thiên Chúa Ba, hai ngôi vị, Chúa Cha và Chúa Con, yêu mến nhau, nhiệm xuất (thở) Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu liên kết Chúa Cha - Chúa Con nên một. Ai đó đã định nghĩa Chúa Thánh Thần là ‘We” thần linh (chúng ta), nghĩa là không phải là “ngôi thứ ba của Ba Ngôi”, nhưng là ngôi thứ nhất số nhiều.[9] Chính trong cách thế này mà cặp đôi nhân loại là hình ảnh của Thiên Chúa. Người chồng và người vợ quả thật đã nên một thân xác, một trái tim, một tâm hồn, nhưng họ vẫn khác biệt về phái tính và ngôi vị. Sự hiệp nhất và khác biệt được hòa giải với nhau trong cặp đôi vợ chồng.

Trong ánh sáng đó, chúng ta khám phá ý nghĩa sâu xa của sứ điệp ngôn sứ về hôn nhân nhân loại. Đó là một biểu tượng và là một sự phản chiếu về một tình yêu khác, tình yêu của Thiên Chúa cho dân Người. Biểu tưởng này không có nghĩa là đưa một ý nghĩa thần bí vào một thực tại hoàn toàn trần tục. Không phải chỉ làm một biểu tượng, nhưng hơn nữa nó mạc khải khuôn mặt thật và mục đích tối hậu của việc tạo dựng người nam và người nữ.

Vậy đâu là nguyên nhân của sự dở dang và sự không đầy đủ mà sự kết hợp phái tính để lại, ở trong và cả ngoài hôn nhân ? Tại sao sự thúc đẩy này luôn tác động trên chính mình, và tại sao sự hứa hẹn vô biên và vĩnh cửu này luôn chỉ là thất vọng? Con người cố gắng tìm một phương thuốc cho sự thất vọng này, nhưng họ chỉ làm gia tăng nó mà thôi. Thay vì thay đổi phẩm chất của hành động, người ta lại gia tăng số lượng, đi từ đối tác này sang đối tác khác. Điều này dẫn tới sự hủy hoại món quà của Thiên Chúa là tính dục hiện đang xảy ra trong xã hội và văn hóa hôm nay.

Phải chăng chúng ta những người Kitô hữu muốn tìm một sự giải thích cho sự rối loạn nguy hại này không? Chúng ta giải thích rằng sự kết hợp tính dục không được sống trong cách thế và với mục đích Thiên Chúa chờ đợi. Mục đích của nó là, nhờ sự ngất ngây này và kết hợp với nhau trong tình yêu, người đàn ông và người đàn bà nâng cao khát vọng và có được sự nếm trước về tình yêu vô biên; họ được nhắc nhở mình đến từ đâu và đi về đâu.

Tội lỗi bắt đầu với Adam và Evà, nó đã làm tổn thương chương trình này. Nó đã “trần tục” hành vi tính dục, nghĩa là nó tách khỏi những giá trị tôn giáo. Tội lỗi đã biến hành vi tính dục thành một hành vi kết thúc nơi chính mình, khép kín trên chính mình, vì thế, nó là “sự tự thỏa mãn”. Biểu tượng đã bị tách rời khỏi thực tại được biểu tưởng hóa, tách khỏi sự năng động bên trong của nó, như thế nó trở nên méo mó. Hơn bao giờ hết chúng ta kinh nghiệm chân lý mà thánh Augustinô nói rằng:

“Chúa đã tạo dựng nên con cho Chúa, và trái tim con khắc khoải cho tới khi nào được nghỉ ngơi trong Chúa”.[10] Quả thật, chúng ta không được tạo dựng để sống trong một tương quan vĩnh cửu của đôi bạn nhưng để sống trong một tương quan vĩnh cửu với Thiên Chúa, với Đấng Tuyệt Đối. Ngay cả Faust Goethe cuối cùng cũng khám phá điều này sau cuối thời gian dài đi hoang. Khi nghĩ về tình yêu của mình đối với Margeret, ông kêu lên ở cuối bài thơ: “Tất cả mọi sự qua đi như là một dụ ngôn. Chỉ nơi đây nơi (trên trời) không thể đạt tới mới là thực tại.[11]

Theo chứng tá của một số cặp vợ chồng đã có kinh nghiệm về canh tân trong Chúa Thánh Thần và sống một đời sống theo đặc sủng Kitô hữu, chúng ta tìm thấy đôi điều ý nghĩa nguyên thủy của hành vi vợ chồng. Không có gì phải ngạc nhiên đối với chúng ta nếu được như vậy. Hôn nhân là một bí tích của quà tặng hỗ tương mà vợ chồng làm cho nhau và Chúa Thánh Thần là ‘quà tặng’ trong Ba Ngôi, hay đúng hơn, “sự hiến dâng chính mình” của Chúa Cha và Chúa Con không phải là một hành động nhất thời nhưng là một tình trạng liên lỉ. Nơi nào Chúa Thánh Thần đến, nơi đó sinh ra hoặc tái sinh khả năng hiến dâng chính mình như quà tặng. Như thế, đó là “ân sủng của bậc sống” hoạt động trong hôn nhân.

4- Người kết hôn và thánh hiến trong Giáo Hội

Dầu chúng ta là những người thánh hiến không sống trong bậc sống hôn nhân, nhưng như tôi đã nói từ đầu rằng chúng ta cần hiểu hôn nhân để giúp những ai sống trong bậc sống này. Bây giờ tôi sẽ thêm một lý do nữa: chúng ta cần hiểu hôn nhân để giúp chúng ta sống tốt bậc sống mình! Khi nói về bậc hôn nhân và bậc đồng trinh, thánh Tông Đồ dạy: “Mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác” (1 Cr 7,7). Người kết hôn có đặc sủng riêng của họ và những ai sống độc thân vì Chúa cũng có đặc sủng riêng của họ.

Cũng chính thánh Tông Đồ nói: “Mỗi đặc sủng là một sự bày tỏ cách đặc biệt của Chúa Thánh Thần vì lợi ích chung” (1 Cr 12,7). Áp dụng cho tương quan giữa người kết hôn và người thánh hiến trong Giáo Hội, điều này có nghĩa là độc thân và trinh khiết là vì lợi ích cả của người kết hôn và hôn nhân cũng là vì lợi ích của người thánh hiến. Đó là bản tính cố hữu của một đặc sủng mà xem ra nó trái ngược nhau: điều gì đó “riêng biệt” (một sự bày tỏ riêng biệt của Chúa Thánh Thần) tuy nhiên được dùng cho tất cả (vì thiện ích chung).

Trong cộng đoàn Kitô hữu, người được thánh hiến và người kết hôn có thể xây dựng cho nhau. Các cặp vợ chồng được nhắc nhở bởi những người thánh hiến cho sự ưu việt của Thiên Chúa và về điều không thể qua đi; họ được dẫn tới lòng yêu mến Lời Chúa nhờ những người có thể đào sâu hơn và “bẻ ra” cho người giáo dân. Nhưng người thánh hiến cũng có thể học hỏi điều gì đó từ những người kết hôn. Họ có thể học sự quảng đại, sự quên mình, sự phục vụ cho sự sống, và “lòng nhân ái” đến từ những vật lộn vất vả với những thực tại cuộc sống.

Tôi xin nói về kinh nghiệm ở đây. Tôi thuộc về một Dòng tu trong đó, cho đến gần một thập kỷ qua, chúng tôi dậy lúc nửa đêm để đọc Kinh Thần vụ “Mattutino” kéo dài khoảng một giờ. Rồi có một bước ngoặt trong đời sống của Dòng tu sau Công Đồng. Xem ra nhịp sống hiện đại – việc nghiên cứu đối với những người trẻ và sứ vụ tông đồ đối với các linh mục – họ không còn đồng ý với việc nửa đêm dậy làm cắt đứt giấc ngủ, và dần dần việc đọc kinh bị bỏ quên ở một số nơi huấn luyện.

Sau này khi Chúa cho tôi cơ hội quen biết những gia đình trẻ khác nhau qua sứ vụ của mình, tôi khám phá ra điều này làm tôi giật mình. Bố và mẹ của họ phải dậy không phải một lần, nhưng hai hoặc ba lần một đêm để cho đứa trẻ ăn, hoặc cho con uống thuốc, hay an ủi con khóc, hoặc kiểm tra con vì bị sốt. Và vào sáng sớm một trong hai hoặc cả hai phải vội vã đi làm cùng một lúc giống nhau sau khi đã đưa đứa con gái hay con trai tới ông bà hay tới chỗ nhà trẻ. Có thể để đóng dấu dù thời tiết có tốt hay xấu và dù sức khỏe của họ tốt hay xấu.

Khi đó tôi nói với mình, nếu chúng ta không chữa trị sai lầm, chúng ta ở trong một sự nguy hiểm nghiêm trọng! Đời sống tu trì của chúng ta nếu không được tuân thủ bởi một sự tuân giữ thật sự Kỷ Luật và bởi một sự nghiêm nhặt nào đó về thời biểu và thói quen, có nguy cơ trở thành một đời sống dễ dãi và dẫn tới sự khô cằn của con tim. Như những bậc cha mẹ tốt lành có thể chăm sóc con cái mình khỏe mạnh, được học hành, sống hạnh phúc nhờ sự quên đi chính mính. Cũng thế, đây cũng phải là bổn phận mà chúng ta phải làm cho con cái và anh em thiêng liêng chúng ta. Về điều này, chúng ta có một mẫu gương trong những gì mà thánh Tông Đồ Phaolô nói: “Phần tôi, tôi rất vui lòng tiêu phí tiền của, và tiêu phí cả sức lực lẫn con người của tôi vì linh hồn anh em” (2 Cr 12,15).

Nguyện xin Chúa Thánh Thần, Đấng ban các đặc sủng giúp tất cả chúng ta, người thánh hiến và kết hôn, thực hành lời mời gọi của thánh Tông Đồ Phêrô:

“Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa… như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời”. Amen. (1 Pr 4,10-12).



Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương

chuyển dịch từ https://zenit.org/articles/father-cantalamessas-4th-lent-homily-2016/


[1] Gaudium et spes, n.1. Quotations from Church and papal documents are from the Vatican website.


[2] Paul Claudel, The Satin Slipper, Act 3, sc. 8; see Le soulier de satin: Édition critique, ed. Antoinette Weber-Caflisch (Besançon: Presses Universitaires de Franche-Compté, 1987), p. 227.


[3] Friedrich Schleiermacher, The Christian Faith, vol. 1, trans. H. R. MacKintosh and James S. Stewart (New York: T & T Clark, 1999), p. 12ff.


[4] See John Paul II, Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body, trans. Michael M. Waldstein (Boston: Pauline Books and Media, 2006), pp. 503-507.


[5] See Gregory the Great, Moralia in Job, 20, 1, 1, in Gregory the Great, trans. John Moorhead (New York: Routledge, 2005), p. 49.


[6] John Paul II, “The Human Person Becomes a Gift in the Freedom of Love,” General Audience, January 16, 1980.


[7] Benedict XVI, Deus caritas est, n. 11.


[8] Augustine, “Sermon 51,” 25, in Sermons (51-94) on the New Testament, Part 3, vol. 1, trans. Edmund Hill, The Works of Saint Augustine, ed. John E. Rotelle (Brooklyn, NY: New City Press, 1991), p. 36.


[9] Heribert Mühlen, Der Heilige Geist als Person: Ich-Du-Wir [The Holy Sprit as Person: I-You-We} (Munich: Aschendorf, 1963).


[10] Augustine, Confessions, 1, 1, trans. John K. Ryan (New York: Doubleday, 1960), p. 43.


[11] Wolfgang Goethe, Faust, part 2, Act 5, in Goethe: The Collected Works, trans. Stuart Atkins (Princeton NJ: Princeton University Press, 1994), p. 305.
 
Văn Hóa
Cúi đầu lắng nghe
Lm Giuse Trương Đình Hiền
08:20 17/03/2016
CÚI ĐẦU LẮNG NGHE

Một chút cảm nhận nhân ngày Bổn mạng Giuse 19/03/2016

Rừng Li-băng có Hương nam,
Cao xanh vươn lút bóng râm ngợp trời.
Trần gian có một con người,
Xứng danh “Công Chính” rạng ngời thiên thu.
Chính Cha nuôi Chúa Giê-su,
Một đời vâng phục chỉn chu ý Trời.
Giọt truân chuyên trải đường đời,
Bạn đường Mẹ Thánh rạng ngời trinh trong.
Bàn tay chai sạn long đong,
Thân nghèo thợ mộc cõi lòng vẫn vui.
Mặc bao sóng gió dập vùi,
Một tay chèo chống đẩy lùi gian nan.
Giữ Thánh Gia mãi bình an,
Một mai Con Chúa thi ân cứu đời.
Đẹp làm sao một con người,
Một đời im lặng rạng ngời hy sinh.
Đẹp làm sao một chữ tình,
Sắt son tình Chúa trung trinh tình người.
Lặng thầm vâng phục ý Trời,
Giuse Công Chính rạng ngời thiên thu.
Dâng lên Cha một lời cầu,
Cho con khiêm nhượng cúi đầu lắng nghe !

Lm. Giuse Trương Đình Hiền
 
Giuse, vị thánh thầm lặng
Gioan.Bt. Hổ
20:10 17/03/2016
GIUSE, VỊ THÁNH THẦM LẶNG (19-3)

Hôm nay Mười chín tháng Ba
Giáo Hội Công Giáo hoan ca lễ mừng
Giuse, Thánh Cả cửu trùng
Là Cha, là Bạn sống cùng Thánh Gia

Kính chào Thánh Cả Thiên tòa
Biết bao cha mẹ dâng con cho Ngài
Những mong cuộc sống, tương lai
Những mong tất cả tay Ngài đỡ nâng

Dẫu cho cuộc sống phong trần
Dẫu cho sóng gió muôn phần lấp xô
Thánh nhân vẫn vẹn vai trò:
Là cha, là bạn chở che, đỡ đần

Ngài nêu gương sống ân cần
Ngài nêu gương sống lặng thầm nội tâm
Ngài nêu gương sống dấn thân
Yêu thương, che chở đời trần Thánh Gia

Cuộc đời trần thế bôn ba
Chúng con lắm kẻ xa nhà, di dân
Niềm tin yếu kém bội phần
Khấn xin Thánh Cả đỡ nâng xác hồn

Những khi vui thú bồn chồn
Phận là cha chú chẳng còn ra chi
Sớm hôm rượu, thuốc li bì
Ngày say, tối xỉn làm gì nêu gương

Thói quen hoạch họe trăm đường
Rầy cha, mắng mẹ, xem thường vợ con
Ra đường tranh cối cãi non
Về nhà như hổ đói dồn kiếm ăn

Có người bao tháng bao năm
Chẳng hề nhận biết Thánh nhân là gì!
Tháng Ba, mười chín là chi!
Giuse, Thánh Cả là gì ta ơi!

Biết bao thói xấu vây đời…
Nhân ngày lễ Thánh, dâng lời khấn xin:
Nhờ lời Thánh Cả, cậy tin
Nay xin ơn Chúa đổi lòng chúng con.

Xin ơn nên một người con
Nhớ gương Thánh Cả, sống đời hy sinh
Sống sao cho vẹn chữ “tình”
Sống sao đẹp kiếp nhân sinh giữa đời.

(Gioan.Bt. Hổ 19-3-2016)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đào Vào Xuân
Joseph Ngọc Phạm
18:49 17/03/2016
HOA ĐÀO VÀO XUÂN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Hoa đào trước ngỏ em qua
Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa
Đầy vườn lộc biếc cây tơ..
(Trích thơ của Chế Lan Viên)