Ngày 13-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:13 13/03/2014
HÒA THƯỢNG VÀ CÔ GÁI
N2T

Có hai hòa thượng trên đường trở về chùa, nhìn thấy một cô gái sắc nước hương trời đang đứng trên bờ muốn qua sông, nhưng nước quá sâu không qua được, thế là một trong hai vị hòa thượng cõng cô ta trên lưng và lội qua sông.
Vị hòa thượng cùng đi giận dữ lớn tiếng trách mắng vị hòa thượng ấy quên mất mình là hòa thượng, lại còn cõng trên mình một cô gái, huống hồ lại cõng cô ta qua sông nữa, người khác nhìn thấy thì sẽ nói như thế nào, họ sẽ nói: tôn giáo của chúng ta thật phi nghĩa…
Ông ta nói hoài không dứt.
Vị hòa thượng bị mắng ấy nhẫn nhục nghe vị hòa thượng kia giảng thao thao bất tuyệt về đạo lý, cuối cùng mở miệng nói:
- “Huynh nè, tôi đã bỏ cô gái ấy ở bên bờ sông rồi, còn huynh thì vẫn còn cõng cô ta sau lưng sao ?”

Suy tư:
Tiên tri Gio-na nói hãy xé lòng chứ đừng xé áo, cái áo mà xé đi thì ai cũng biết, vì tiếng xé vải kêu rất là dòn giả, rồi họ khen ngợi chúng ta là đã ăn chay và đã từ bỏ mọi sự rồi, nhưng nếu chúng ta chỉ xé áo mà không xé lòng thì việc xé áo chỉ là biểu diễn mà thôi…
Vị hòa thượng cõng cô gái trên lưng để lội qua sông, nhưng lòng của ông ta không vẫn đục, không bị cám dỗ về tư dục, trái lại vị hòa thượng kia thì vẫn cứ trách mắng người đồng môn của mình là không giữ giới luật, không biết mình là hòa thượng, chỉ làm nhơ nhớp đạo mà thôi.v.v…
Có những lúc chúng ta –người ki-tô hữu- cũng chỉ giữ luật trên mặt chữ mà thôi, do đó mà chúng ta đã bỏ qua rất nhiều cơ hội thực hành đức ái với tha nhân, chúng ta đã đánh mất nhiều cơ hội giúp đỡ Đức Chúa Giê-su trong người anh em chị em của chúng ta…
Vị hòa thượng cõng cô gái và ông ta đã bỏ cô ta ở bờ sông, nhưng vị hòa thượng kia thì vẫn cứ cõng cô gái ấy về đến nhà chùa, vì lòng ông ta vẫn cứ không phân biệt được xé lòng và xé áo là như thế nào ! Thật đáng tiếc thay !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:16 13/03/2014
N2T

11. Người giảng đạo chân chính là khi chuẩn bị nói ra lời thánh thiện khuyên người, thì trước hết phải cảnh giác mình, cố gắng bồi dưỡng đức hạnh, không nên sơ suất hành thiện, việc làm phải đi đôi với lời nói, để không hổ thẹn khi khuyến cáo người, để người khác không khó chịu mà nói: “Thầy thuốc, nên trị bệnh ông trước đã.”

(Thánh Gregory)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mùa chay đổi mới tâm hồn
Lm Đan Vinh
15:37 13/03/2014
Chúa Nhật 2 Mùa Chay A

St 12,1-4a ; 2 Tm 1,8b-10 ; Mt 17,1-9

MÙA CHAY ĐỔI MỚI TÂM HỒN

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 17,1-9.

(1) Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. (2) Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. (3) Và kìa các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người. (4) Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay ! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều. Ngài một cái, ông Mô-sê một cái, và ông Ê-li-a một cái”. (5) Ông còn đang nói, thì kìa có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và kìa có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người !”. (6) Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. (7) Bấy giờ Đức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: “Trỗi dậy đi, đừng sợ !”. (8) Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi. Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy”.

2. Ý CHÍNH: MÙA CHAY BIẾN ĐỔI TÂM HỒN.

Bài Tin Mừng thuật lại việc Đức Giê-su biến hình trên một núi cao trước mặt ba môn đệ thân tín là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an. Mặt Người chiếu sáng như mặt trời. Áo người trở nên trắng như tuyết. Có hai nhân vật Cựu Ước là Mô-sê và Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người, có tiếng Chúa Cha giới thiệu Người là Con yêu dấu và đòi các môn đệ phải vâng nghe lời Người. Ba môn đệ từ vui mừng đến khiếp sợ khi đối diện với vinh quang Thiên Chúa.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: +Các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê: Đây là ba môn đệ thân tín nhất của Đức Giê-su. Các ông là những người nhiệt thành yêu mến Thầy, và được trao các nhiệm vụ then chốt, nên Đức Giê-su đã cho các ông thấy trước vinh quang của Người, để thêm lòng tin, hầu đủ sức vượt qua giờ phút đau thương trong cuộc khổ nạn của Người (x. Mt 26,37). + Một ngọn núi cao: Theo truyền thống xa xưa, thì đó là núi Ta-bo. Tuy núi này chỉ cao 360 m so với Địa Trung Hải, nhưng do nằm trên cánh đồng rộng lớn Ét-rê-lon, cũng gây cho người ta cảm tưởng là một ngọn núi cao. Ngày nay nhiều người nghĩ tới ngọn Khéc-môn cao 2.795m gần thành Xê-da-rê của Phi-líp-phê. Đi từ Xê-da-rê tới nơi mất khoảng 5 ngày đường như Tin Mừng đã viết. Tuy nhiên có lẽ khi viết câu này, Mát-thêu chỉ chú trọng đến ý nghĩa tượng trưng của Núi: Núi là nơi khởi đầu và kết thúc mặc khải của Thiên Chúa đối với Mô-sê thời Cựu Ước hay với Đức Giê-su thời Tân Ước (x. Mt 5,1; 28,16). Núi cũng là nơi quy tụ muôn người nên một trong Nước Trời trong thời kỳ cánh chung hay tận thế (x. Mt 15,29; Is 2,2-3). + Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông: Đức Giê-su tỏ bày Thiên tính vinh quang của Người cho các môn đệ thấy. Trong thời Xuất Hành, sau mỗi lần đàm đạo với Đức Chúa, mặt Mô-sê sáng chói, đến nỗi dân Ít-ra-en sợ không dám lại gần ông (x. Xh 34,29-30). + Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng: “Chói lọi như mặt trời” là biểu hiện thuộc về thiên quốc (x. Mt 28,3; Cv 9,3) và thuộc về thời cánh chung (x. Kh 1,14; 4,4). Theo thể văn khải huyền thì y phục trắng tinh giống như ánh sáng là biểu hiện vinh quang thiên giới dành cho những người được Thiên Chúa tuyển chọn.

- C 3-4: + Ông Mô-sê và ông Ê-li-a: Hai ông này tượng trưng cho Luật Mô-sê và các ngôn sứ, nghĩa là cho toàn bộ Cựu Ước. Như thế tất cả Cựu Ước đều hiện diện để làm chứng và tôn vinh Đức Giê-su. Hai vị này đàm đạo với Đức Giê-su về cái chết của Người sắp được thực hiện tại Giê-ru-sa-lem như một cuộc Xuất Hành Mới (x. Lc 9,31). Qua đó cho thấy toàn bộ khung cảnh biến hình này đều qui hướng về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Giê-su. + Dựng ba cái lều: Theo truyền thống Do thái thì Thiên Đàng được gọi là “Lều vĩnh cửu” hay “Nhà tạm đời đời” (x. Lc 16,9). Vào thời cuối cùng, Thiên Chúa sẽ ngự giữa dân Người trong lều vinh quang của Người, và dân chúng sẽ cắm lều quanh Đấng Cứu Thế (x. Ga 1,14).

- C 5-6: + Đám mây sáng ngời bao phủ các ông: Trong Cựu Ước, khi tiếp xúc với dân Ít-ra-en, Đức Chúa thường xuất hiện trong đám mây (x. Xh 24,15-16). Ở đây, Thiên Chúa dùng mây che phủ các ông, để nói lên sự can thiệp đặc biệt như Người đã từng cho mây rợp bóng trên dân Ít-ra-en xưa (x. Xh 13,21; 14,19-20), hay “rợp bóng” trên Đức Ma-ri-a trong ngày sứ thần truyền tin sau này (x. Lc 1,35). + Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người: Lời này nhắc lại lời Chúa Cha phán khi Đức Giê-su chịu phép rửa (x. Mt 3,17). Nhưng ở đây còn thêm mệnh lệnh cho các môn đệ: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Qua đó, cho thấy Đức Giê-su chính là vị Ngôn Sứ Mới sẽ xuất hiện thay thế Mô-sê vào thời cánh chung (x. Đnl 18,15). + Các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất: Thái độ và cử chỉ của các môn đệ là phản ứng khiếp sợ mà con người thường biểu hiện khi tiếp xúc với Thiên Chúa (x. Xh 19,21; Is 6,5).

- C 7-9: + “Trỗi dậy đi, đừng sợ!”: Đức Giê-su đã ra lệnh các môn đệ giống như khi Người phục sinh đứa bé gái con viên thủ lãnh (x. Mt 9,25). + Chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi: Khi tiếng nói vừa dứt, thì mọi sự cũng tan biến theo. Từ đây, chỉ còn một mình Đức Giê-su là Thầy dạy Luật mới, Luật hoàn hảo và vĩnh viễn. + “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy”: Lệnh truyền: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy” cho thấy một mầu nhiệm lớn lao vừa được mặc khải (x. Đn 12,4.9). Có lẽ Đức Giê-su muốn tránh sự xáo trộn về chính trị, vì dân Do thái lúc bấy giờ đang trông chờ một Đấng Thiên Sai đến giải phóng họ khỏi ách thống trị của đế quốc Rô-ma. Chỉ sau khi Chúa Giê-su sống lại thì vai trò của Người mới được hiểu đúng theo thánh ý của Thiên Chúa.

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao ba ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an lại được Đức Giê-su cho chứng kiến cảnh Người biến hình ? 2) Núi cao nói đây là núi nào ? Thực ra, Núi ở đây ám chỉ điều gì ? 3) Thời Xuất Hành, nhân vật nào cũng được biến hình giống như Đức Giê-su ở đây ? 4) Việc Đức Giê-su biến đồi dung nhan và áo mặc mang ý nghĩa gì ? 5) Hai ông Mô-sê và Ê-li-a là đại diện cho ai ? Nội dung hai ông đàm đạo với Đức Giê-su xoay quanh đề tài nào ? 6) Lều là hình ảnh tượng trưng điều gì ? 7) Đám mây bao phủ các môn đệ tượng trưng cho điều gì ? 8) Lời Chúa từ đám mây khẳng định gì về sứ mạng của Đức Giê-su ? 8) Tại sao Đức Giê-su đòi ba môn đệ phải giữ kín điều họ mới chứng kiến ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17,2).

2. CÂU CHUYỆN:

1) VỊ HOÀNG TỬ CHIẾN THẮNG ĐƯỢC DỊ TẬT GÙ LƯNG :

Có một hoàng tử kia đẹp trai lại văn võ song toàn. Nhất là luôn khiêm tốn hòa nhã, nên rất được vua cha và bá quan trong triều nể phục. Hoàng tử chỉ có một khuyết điểm duy nhất là cái tật gù lưng từ lúc mới sinh. Chính vì mang dị tật bẩm sinh này mà chàng luôn mang mặc cảm tự ti và không dám xuất hiện trước dân chúng. Triều đình có lệ này là tạc tượng các nhân vật thuộc hoàng tộc khi họ được 20 tuổi. Bức tượng ấy sẽ được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho thần dân chiêm ngưỡng. Năm đó, hoàng tử vừa tròn 20 tuổi. Dù không muốn cho người ta tạc tượng, nhưng do không dám trái lệnh vua cha, nên chàng chỉ yêu cầu hai điều và được vua cha chấp thuận: Một là bức tượng của chàng phải được tạc trong tư thế đứng thẳng chứ không gù lưng. Hai là chỉ được đặt bức tượng ấy tại phòng riêng của chàng khi chàng còn sống.

Từ khi có bức tượng trong phòng, mỗi ngày hoàng tử đều đến trước tượng ngắm nhìn hình ảnh của mình. Chàng rất thích dáng vẻ hiên ngang của bức tượng, và cố bắt chước tư thế của bức tượng. Sau một thời gian, mọi người đều ngạc nhiên nhận thấy hoàng tử đã được biến đổi không còn bị gù lưng như trước nữa. Trái lại càng ngày chàng càng có dáng vẻ hiên ngang oai vệ giống y như bức tượng trong phòng của chàng. Sau khi đã sửa được cái tật gù lưng, hoàng tử đã đồng ý cho trưng bày bức tượng của chàng tại viện bảo tàng quốc gia cho thần dân mặc sức chiêm ngưỡng.

2) KHỎI BỆNH UNG TƯ NHỜ TIN CẬY VÀO THÁNH GIÁ CHÚA:

Năm 1982, các nữ tu Dòng Con Đức Bà Phù Hộ, quen gọi là Dòng nữ Sa-lê-siên ở thành phố Cáp tại Ha-i-ti, muốn nhờ điêu khắc gia nổi tiếng là PÊ-RI-KHÊT làm một cây thánh giá lớn để đặt trong nhà thờ mới của các chị, trong lúc ông đã bị mắc bệnh ung thư sang thời kỳ cuối.

Các nữ tu đã cử một chị cùng dòng đến gặp nhà điêu khắc để nói về yêu cầu này. Hôm đó viên bác sĩ của Pê-ri-khết cũng đang có mặt khám bệnh cho Pê-ri-khết. Ông nói với chị nữ tu:

- Lẽ ra chị đã phải đến đây từ lâu mới đúng. Còn bây giờ rất tiếc căn bệnh ung thư của ông Pê-ri-khêt đã trở nên quá nặng. Sau đó viên bác sĩ quay sang nói với nhà điêu khắc:

- Ông là tín hữu Công Giáo. Từ nay ông chỉ nên đặt trọn niềm tin vào Chúa để chữa bẹnh thôi. Còn những chuyện khác thì xin ông đừng quan tâm tới nữa.

Pê-ri-khêt đã nghe lời khuyên của viên bác sĩ điều trị cho mình nên từ ngày đó ông không còn thiết tha với việc cầm bút vẽ và điêu khắc để sáng tác bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào khác. Tuy nhiên ít ngày sau, chị nữ tu kia lại xuất hiện gặp nhà điêu khắc và tiếp tục năn nỉ:

- Này ông Gio-va-ni Pê-ri-khêt. Chị em nữ tu ở nhà thờ mới tại Cáp rất mong ông làm cho nhà dòng một cây thánh giá thật đẹp, dài hai mét. Họ biết rõ khả năng Chúa ban cho ông. Hôm nay trước khi trả lời dứt khoát cho nhà dòng, tôi đến đây xin hỏi ý kiến ông thêm một lần nữa.

Nhà điêu khắc trầm ngâm suy nghĩ và cầu nguyện, rồi cuối cùng ông nói với chị nữ tu:

- Tôi xin nhận lời. Cây thánh giá này sẽ là tác phẩm cuối cùng tôi thực hiện trước khi về với Chúa, và tôi xin các chị em nữ tu cầu cùng Chúa ban ơn giúp tôi hoàn thành công việc này.

Thế là sau đó nhà điêu khắc bắt tay làm việc với tất cả nhiệt tâm của một người mong sớm được gặp Chúa. Đây quả thật là một công việc rất nặng nhọc đối với một bệnh nhân ung thu ở thời kỳ cuối như Pê-ri-khết. Nhưng chính ông lại cảm thấy có một điều gì rất lạ lùng đang diễn ra nơi mình: Mỗi nhát búa đập trên thanh sắt nóng đỏ, thay vì làm cho ông bị mất sức mệt mỏi, thì lại làm cho ông như được thêm sinh lực. Ông tiếp tục làm việc ngày này qua ngày khác như không hề bị bệnh cho đến khi hoàn thành được tác phẩm tuyệt đẹp là cây thánh giá vô giá. Ông thấy mình cũng đã hồi phục sức khỏe trở lại. Chính Chúa Giê-su đã chữa lành bệnh ung thư cho Pê-ri-khết, giải thoát ông khỏi căn bệnh quái ác nhờ lòng tin biểu lộ qua lòng cậy trông và yêu mến Chúa. Pê-ri-khêt tưởng rằng cây thánh giá ấy sẽ là tác phẩm cuối cùng ông thực hiện để chuẩn bị chết lành, nhưng với niềm tin cậy phó thác cao độ, thể hiện qua sự không ngừng cầu nguyện kết hiệp với Chúa đang khi làm việc, Pêrikhêt đã được Chúa biến đổi và chữa lành bệnh ung thư thời kỳ thứ ba cách đặc biệt. Đây là hình ảnh ơn cứu độ mà Chúa Giê-su đã, đang và sẽ còn mang đến cho nhân loại chúng ta.

Ngày nay, cây thánh giá do Pê-ri-khết thực hiện vẫn đang được treo trong gian thánh nhà thờ tu viện Sa-lê-siên thành phố Cáp và tiếp tục thu hút nhiều khách hành hương đến chiêm bái: Mỗi ngày rất nhiều người khỏe mạnh hay đau yếu đã hiện diện tại đây để kính viếng và ai nấy ra về đều nhận được hồng ân biến đổi cả phần hồn lẫn phần xác.

3. SUY NIỆM:

1) Về hoàn cảnh cuộc biến hình của Đức Giê-su :

Cuộc biến hình đã xảy ra sau khi Đức Giê-su tiên báo về cuộc hành trình của Người lên Giê-ru-sa-lem để trải qua cuộc tử nạn và phục sinh theo thánh ý Chúa Cha. Tin Mừng thuật lại cuộc biến hình này như sau: “Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy! “ Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: “ Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (x. Mt 16,22-23).

2) Về cuộc biến hình của Đức Giê-su :

- Cuộc biến hình của Đức Giê-su đã diễn ra trước mặt ba môn đệ thân tín là: Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trên núi cao khi Người đang cầu nguyện: Khuôn mặt của Người “chói lọi như mặt trời” giống như khuôn mặt sáng ngời của ông Mô-sê sau khi được gặp Đức Chúa (x. Xh 34,29-35). Y phục của Người “trắng tinh như ánh sáng” biểu hiện cho vinh quang thiên giới dành cho những người được Thiên Chúa tuyển chọn.

- Có hai nhân vật Cựu Ước là ông Mô-sê đại diện Luật Pháp và ông Ê-li-a đại diện cho các ngôn sứ hiện ra đàm đạo với Người, cho thấy Tân Ước tiếp nối Cựu Ước và Đức Giê-su đến không phá hủy Lề Luật Mô-sê hay lời sấm của các ngôn sứ, nhưng để làm cho nên hoàn thiện. Điều đáng lưu ý là trong khung cảnh vinh quang ấy, Mô-sê và Ê-li-a đã hiện ra và cùng nhau đàm đạo về cái chết của Đức Giê-su như một cuộc Vượt Qua Mới mà Người sắp trải qua tại Giê-ru-sa-lem. Qua đó cho thấy sự liên quan mật thiết giữa hai biến cố tử nạn và phục sinh mà biến hình chỉ là sự hé mở phần nào cho thấy vinh quang của Đức Giê-su sau khi sống lại, hầu giúp các môn đệ khỏi bị thất vọng khi chứng kiến cuộc tử nạn đau thương của Người trên thập tự.

- Ngoài ra còn có đám mây xuất hiện tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa, và từ trong đám mây có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người !” (Mt 17,5). Qua đó Chúa Cha đã chính thức xác nhận Đức Giê-su là Mô-sê Mới thời kỳ Cánh Chung, đúng như Mô-sê xưa có lần đã báo trước cho con cái Ít-ra-en như sau: “Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Anh em hãy nghe vị ấy” (Đnl 18,15).

3) Về các điều kiện để được biến hình giống Đức Giê-su :

Mùa Chay là mùa tập luyện thiêng liêng, là thời gian thuận tiện để các tín hữu lên núi cao của lòng mình để đối diện với Thiên Chúa và cầu xin Ngài giúp biến đổi nên giống Đức Giê-su hầu chuẩn bị mừng đại lễ Phục Sinh sắp đến. Muốn thay đổi con người mình, chúng ta cần bỏ mình đi, vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người. Muốn bỏ mình đi thì việc trước hết là phải nhận biết mình có những điều tốt điều xấu, các thói hư quan trọng cần phải tu sửa, vì “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”.

- Lên núi là vào trong lòng mình để cầu nguyện: Trong mùa Chay, chúng ta cùng các môn đệ Đức Giê-su đi theo Người lên núi cao, nghĩa là siêng năng tham dự các tuần tĩnh tâm Mùa Chay. Trong bầu khí thinh lặng của lòng mình, chúng ta sẽ cầu nguyện với Thiên Chúa noi gương Đức Giê-su. Cầu nguyện là điều kiện tiên quyết để được ơn biến đổi chói lọi như mặt trời như Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay (x. Mt 17,2) hoặc như ông Mô-sê được biến đổi diện mạo nên sáng ngời khi ông đang ở trên núi Xi-nai với Thiên Chúa (x. Xh 34,29-35).

Thế giới hôm nay thiếu những con người cầu nguyện, và thừa những con người lăng xăng hiếu động... Có ba môn đệ cùng ở trên núi với Đức Giê-su, nhưng chỉ mình Người mới có sự thay hình đổi dạng nhờ sự cầu nguyện đàm đạo với Chúa Cha, đang khi ba ông kia lại mê ngủ. Về sau tại núi Cây Dầu, một lần nữa ba ông này lại mê ngủ đang lúc Thầy các ông canh thức cầu nguyện. Do đó, dù cùng lên núi với Thầy, nhưng các ông vẫn trơ trơ không thay đổi để nên tốt hơn. Trong cuộc sống hiện tại đầy vất vả cạm bẫy và thử thách, chính nhờ sự chuyên cần cầu nguyện, thường xuyên đón nhận Thần Khí soi dẫn, các tín hữu chúng ta mới không bị hoang mang sợ sệt, mê ngủ hoặc trốn trách nhiệm đối với công việc chung của Hội Thánh...

- Hãy vâng nghe lời Người! : Yếu tố thứ hai giúp các tín hữu được ơn biến đổi chính là Lời Chúa trong Thánh Kinh. Đang lúc hiển dung, Ðức Giê-su đã được Chúa Cha giới thiệu: “Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người ! “ (Mt 17,5). Ngày nay muốn được ơn biến đổi nên giống Đức Giê-su, chúng ta cần tin Người là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, chuyên cần lằng nghe Lời Người và xin Thánh Thần giúp chúng ta sống theo Lời Chúa dạy nơi bản thân, trong gia đình và ngoài xã hội.

Trong những ngày Mùa Chay cũng như trong suốt cuộc sống đời thường, mỗi tín hữu chúng ta cần siêng năng đến nhà thờ tham dự thánh lễ mỗi ngày để được nghe lời Chúa phán dạy trong phần Phụng Vụ Lời Chúa, và sau đó được hiệp thông với Chúa Giê-su Thánh Thể trong phần Phụng Vụ Thánh Thể khi rước lễ. Ngoài ra, chúng ta cũng phải chuyên cần tham dự tĩnh tâm Mùa Chay cả cộng đoàn hay riêng từng lứa tuổi, chăm chỉ tham dự các buổi Hiếp Sống Tin Mừng hay Chia sẻ Lời Chúa hằng tuần theo nhóm nhỏ của các hội đoàn tông đồ giáo dân…

- Đón nhận Thần Khí của Thiên Chúa: Tuy nhiên để có thể chuyên cần dự lễ cầu nguyện với Thiên Chúa noi gương Đức Giê-su trong Tin Mừng, sẵn sàng vâng nghe Lời Chúa Giê-su như lời Chúa Cha truyền dạy, mỗi tín hữu chúng ta cần ý thức vai trò quan trọng của Thần Khí Thiên Chúa để năng cầu xin ơn Ngài trợ giúp khi đọc kinh dự lễ, biết mở lòng đón nhận các ơn Chúa và luôn theo Thần Khí hướng dẫn như Đức Giê-su xưa. Chính nhờ Thần Khí cua Chúa Phục Sinh được thổi trên các Tông đồ vào chiều ngày phục sinh và nhất là Thần Khí của Chúa Phục Sinh đã biến thành gió bão đầy sức mạnh và ngọn lửa cháy sáng đức tin… mà chúng ta sẽ hy vọng được biến đổi nên một con người trưởng thành về nhân cách, nên người tín hữu đạo đức luôn có lối sống đẹp lòng Chúa Cha noi gương Đức Giê-su, năng thực tập sông giới răn yêu thương để nên môn đệ đích thực của Người (Ga 13.34-35), tích cực dấn thân đi loan báo Tin Mừng Nước Trời và làm chứng cho Chúa Giê-su ngay trong môi trường sống và làm việc của mình x. Mt 28,19-20), luôn sống tình mến Chúa yêu người như kinh Thương Người có Mười Bốn Mối, trở nên khí cụ gieo rắc bình an hòa thuân trong gia đình cũng như khu xóm, giáo xứ và bất cứ nơi nào mình đang sông như Kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô đã ký nhận.

4. THẢO LUẬN:

1) Mùa Chay là mùa biến đổi: lọai bỏ tội lỗi xấu xa để trở nên tốt hơn. Vậy chúng ta cần biến đổi những gì trong lối sống đạo hiện tại, để xứng đáng được Thiên Chúa xác nhận là “Con rất yêu dấu” như Chúa Giê-su trong Tin Mừng hôm nay? 2) Chúa Cha đã phán với các môn đệ rằng: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Vậy chúng ta hôm nay phải làm gì để vâng nghe lời dạy của Chúa Giê-su ?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. xin biến đổi con, xin biến đổi cuộc đời con từng bước qua lời cầu nguyện:

Xin biến đổi cái nhìn của con mỗi lần con chiêm ngắm khuôn mặt dịu hiền của Chúa và nghe lời Chúa phán dạy: “Anh em hãy mang lấy ách của Tôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,29).

Xin biến đổi môi miệng con mỗi lần con được hạnh phúc đón rước Chúa vào lòng.

Xin biến đổi tai con mỗi lần con nghe Lời Chúa trong Sách Thánh tại nhà thờ hay tư gia.

Xin làm cho khuôn mặt của con rạng ngời hơn mỗi lần con được gặp gỡ Chúa.

Ước gì mọi người thấy nét mặt tươi tắn của Chúa trong nụ cười của con, thấy sự dịu dàng của Chúa trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử của con với tha nhân chung quanh.

Lạy Chúa. Thế giới hôm nay không cần những tín hữu mang bộ mặt buồn chán thất vọng. Xin cho chúng con luôn biết nhẫn nại và can đảm đồng hành với Chúa và với các anh em trên những nẻo đường đức tin nhiều sỏi đá để cuối cùng mới đến được với Thiên Chúa là nguồn vui, niềm tin cậy và hạnh phúc Nước Trời đời đời cho chúng con.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những sự kiện nổi bật được thế giới chú ý trong năm đầu tiên của ĐGH Phanxicô.
Nguyễn Long Thao
07:26 13/03/2014
Những sự kiện nổi bật trong năm đầu tiên của ĐGH Phanxicô được thế giới chú ý.

Thứ Năm 13 tháng 3 năm 2014 là ngày đánh dấu kỷ niệm tròn một năm Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Argentina trong ngôi vị Giáo Hoàng với danh hiệu Phanxicô. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên không thuộc lục điạ châu Âu trong suốt 1300 năm qua,

Dưới đây là các sự kiện đặc biệt đã diễn ra trong một năm, theo thứ tự ngày tháng, dưới triều đại ĐGH Phanxicô được cả thế giới chú ý.

13 tháng 3 năm 2013: Ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng lấy tên là Phanxicô. Ra mắt quần chúng tại quảng trường thánh Phêrô, người ta tưởng đức tân Giáo Hoàng sẽ nói điều gì về Giáo Hội với khánh hành hương, nhưng ngược lại, Ngài xin họ hãy cầu nguyện cho Ngài để Ngài hoàn thành sứ vụ Chúa trao phó. Nghiã cử này được báo chí ca tụng Ngài là vị Giáo Hoàng khiêm tốn

14 tháng 3: Buổi sáng đầu tiên sau ngày được bầu Giáo Hoàng, Ngài đến khách sạn nơi đã cư ngụ trong thời gian tham dự bầu Giáo Hoàng để thanh toán chi phí ăn ở.

15 tháng 3: Vị tân Giáo Hoàng gửi lời nhắn nhủ đồng hương Argentina rằng đừng đi Roma tham dự lễ khai mạc sứ vụ Giáo Hoàng của Ngài mà hãy dùng tiền đó để giúp người nghèo.

16 tháng 3: Ngài Nói với các ký giả: “Tôi muốn một Giáo Hội khắc khổ, và lo cho người nghèo.”"

19 tháng 3: Trong lễ khai mạc sứ vụ Giáo Hoàng, Ngài kêu gọi bảo vệ những kẻ yếu thế. Giới quan sát quốc tế nhận xét đây là vị Giáo Hoàng đứng về phía người nghèo.

23 tháng 3: Vị Giáo Hoàng đương nhiệm đi gặp ĐGH danh dự là Đức Bênêđictô XVI tại phía nam thành phố Roma.

26 tháng 3: ĐGH Phanxicô quyết định không dọn vào ở phòng rộng rãi và sang trọng dành cho Giáo Hoàng mà chọn một phòng bình thường ở nhà khách dành cho các vị giáo sĩ đến Roma.

28 tháng 3 : ĐGH gây ngạc nhiên cho các vị bảo thủ trong Giáo Hội. Thứ năm Tuần Thánh, Ngài đến thăm trại tù thanh thiếu niên ở Roma. Tại đó Ngài đã cử hành nghi lễ Rửa Chân và đã rửa chân và hôn chân không những cho các thanh niên mà còn cho cả phụ nữ và người Hồi Giáo. Truyền thống trước đây chỉ những người Công Giáo phái nam mới được rửa chân.

5 tháng 4: ĐGH tuyên bố Giáo Hội phải dứt khoát và quyết liệt loại trừ giáo sĩ xâm phạm tình dục thiếu niên. Những kẻ xâm phạm phải bị nghiêm khắc trừng phạt.

13 tháng 4: ĐGH đưa ra một quyết định quan trong là thiết lập uỷ ban gồm một số các vị Hồng Y trên toàn thế giới để giúp Ngài hoạch địnhđường lối cai quản Giáo Hội và cải cách việc điều hành giáo triều.

2 tháng 5: ĐGH danh dự Bênêđictô XVI dọn về ở trong khuôn viên Tòa Thánh Vatican, đánh dấu một thời đại đầu tiên vị Giáo Hoàng đương nhiệm và ĐGH danh dự cùng chung sống tại Tòa Thánh Vatican..

16 tháng 5: ĐGH lên tiếng kêu gọi thế giới tài chánh hãy cải cách để giúp người nghèo. Ngài lên án giới tài phiệt mà Ngài gọi là “các nhà độc tài kinh tế không có trái tim”. Chính vì điều này, nhiều giới tài phiệt đã chụp mũ cho Ngài là một người Mác Xít.

26 tháng 6 : ĐTC thiết lập uỷ ban đặc biệt điều tra và cải cách hệ thống Ngân Hàng Vatican. Giới truyền thông gọi đây là một hành động can đảm của ĐTC muốn chỉnh đốn cơ sở gây tai tiếng cho Giáo Hội

28 tháng 6 : Đức Ông Nunzio Scarano có liên hệ chặt chẽ với ngân hàng Vatican bị bắt vì đã giúp các tay tài phiệt chuyển hàng triệu Euros từ Thụy Sĩ về Ý Đại Lợi.

2 tháng 7. Sau vụ chính phủ Ý bắt Đức Ông Scarano, hai giám đốc của ngân hàng Vatican từ chức.

8 tháng 7. ĐTC lần đầu tiên ra khỏi Roma, Ngài đến đảo Lampedusa cử hành thánh lể tưởng niệm hàng ngàn di dân bất hợp pháp cố gắng vượt biển từ Bắc Phi Châu đến Ý để tìm cơ hội sinh sống.

19 tháng 7: ĐTC thiết lập một ủy ban gồm một giáo sĩ đứng đầu và 7 giáo dân cố vấn cho Ngài về các vấn đề kinh tế và đưa ra các nguyên tắc để cải tiến sự minh bạch và buộc áp dụng đúng nguyên tắc kế toán.

23 tháng 7: ĐTC lần đầu tiên tông du ngoại quốc. Ngài đến Ba Tây, một đám đông hơn 3 triệu người đón Ngài tại bãi biển Copacabana. Chưa một vị lãnh tụ nào trên thế giới được đông đảo dân chúng đón chào như ĐTC Phanxicô.

29 tháng 7: Trên chuyến máy bay trở về Vatican từ Brasil, ĐTC đã có cuộc nói chuyện thoải mái với các ký giả. Ngài đã nói một câu bất hủ mà báo chí thường hay nhắc lại: “ Nếu một người đồng tính tìm kiếm Thiên Chúa và có thiện chí thì tôi là ai mà phán xét họ ( "If a person is gay and seeks God and has good will, who am I to judge him?")

5 tháng 9: ĐTC gửi thư cho hội nghị gồm các nhà lãnh đạo các cường quốc kinh tế trên thế giới gọi tắt là G20 họp tại St. Petersburg. Ngài nói với Tổng Thống Nga Vladimir Putin, chủ nhà đăng cai hội nghị rằng bất cứ giải pháp quân sự nào nhằm giải quyết xung đột ở Syria cũng đều vô ích.

19 tháng 9: Trả lời cuộc phỏng vấn quan trọng đầu tiên Ngài nói Giáo Hội phải thoát khỏi nỗi ám ảnh với giáo lý về phá thai, ngừa thai và đồng tính luyến ái và hãy bao dung thương xót hơn ngay cả khi không thể thay đổi giáo lý

22 tháng 9: Trong một bài phát biểu ứng khẩu tại Cagliari, Sardinia, ĐTC tấn công hệ thống kinh tế toàn cầu, nói rằng hệ thống đó không được dựa trên căn bản cho tiền là thần thánh.

4 tháng 10: Đi thăm Assisi là nơi sinh quán của thánh Phanxicô, ĐTC tuyên bố Giáo Hội phải lột xác từ bỏ " phù phiếm, kiêu ngạo, tự hào và khiêm tốn phục vụ những người nghèo nhất.

23 tháng 10: ĐTC đã giải chức một vị Giám Mục người Đức vì đã dùng 31 triệu Euros tức 43 triệu Mỹ Kim của giáo phận đề xây dựng nhà ở cho mình trong tòa Giám Mục.

1 tháng 12 : Tuần báo Time của Hoa Kỳ chọn ĐGH Phanxicô là nhân vật của năm 2013, gọi Ngài là vị Giáo Hoàng của dân chúng

12 tháng 12: Trong một sứ điệp có nội dung về hoà bình, ĐTC nói các món tiền lương khổng lồ và các món tiển thưởng lớn là dấu chỉ của một nền kinh tế xây dựng trên sự tham lam và bất bình đẳng.

25 tháng 12. Cử hành thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên trong ngôi vị Giáo Hoàng, ĐTC kêu gọi người vô thần cùng như các tín hữu các tôn giáo hãy cùng nhau xây dựng hòa bình

5 tháng 2 năm 2014: Uỷ ban Liên Hiệp Quốc cáo buộc Tòa Thánh đã nhắm mắt làm ngơ trước các vụ giáo sĩ xâm phạn tình dục thiếu nhi. Cáo buộc bị Tòa Thánh phản bác và giới quan sát cho đây là một ý đồ muốn bôi nhọ Giáo Hội

22 tháng 2 : ĐTC Phanxicô tấn phong 19 tân Hồng Y thuộc các vùng trên toàn thế giới. Đặc biệt trong lễ tấn phong, có sự hiện diện ĐGH danh dự Bênêđictô XVI.

24 tháng 2: Đức Thánh Cha thiết lập một bộ mới tên là Bô Kinh Tế. Cầm đầu bộ này là vị Hồng Y nhưng nhiều chuyên viên kinh tế được mời tham gia điều hành và cố vấn là giáo dân

9 tháng 3: ĐTC và các cộng sự viên của Ngài tại Vatican bước vào tuần tĩnh tâm mùa chay được tổ chức tại một địa điểm phía nam Roma, bên ngoài Tòa Thánh Vatican. Điều đặc biệt người ta thấy là ĐTC không ngồi riêng rẽ mà cùng ngồi trong hàng ghế với các vị Hồng Y, Giám Mục.
 
Các vị hồng y phát biểu nhân dịp kỷ niệm một năm lên ngôi của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
00:05 13/03/2014
Hôm nay, nhân kỷ niệm một năm lên ngôi giáo hoàng của Đức Phanxicô, nhà báo John Allen của tờ Boston Globe có phỏng vấn một số vị Hồng Y.

Nhà báo này cho rằng trong một năm qua, Đức Phanxicô đã làm cả thế giới chú ý qua tác phong thích làm những điều nhiều người cho là khó có thể xẩy ra: không thích ở trong tông điện, phong thái cá nhân thì hoàn toàn thân mật, lời nói khiến người ta thán phục như câu bất hủ “Tôi là ai mà dám phê phán?” khi nói về người đồng tính. Ngài rất bình dân đối với người Công Giáo bình thường và có lẽ là vị giáo hoàng tiếng tăm nhất trong các giới không phải là Công Giáo, kể cả các giới thế tục nơi người ta quen phê phán giáo hoàng hơn là ca ngợi.

Rõ ràng, Đức Phanxicô, 77 tuổi, đã thay đổi hẳn cách người ta tường thuật về Đạo Công Giáo. Một cách có chất lượng, ngài đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh bạo hướng tới việc cải cách và tái định hướng Giáo Hội để trở thành một trung tâm chính trị và văn hóa sau nhiều năm bị coi là dật dờ muốn hướng về một chủ trương cứng rắn hơn.

Vì các lý do trên, thước đo ảnh hưởng của ngài vượt quá cả cơ cấu quyền hành của Giáo Hội Công Giáo. Dù thế, nhiều quan sát viên không thể không thắc mắc không hiểu 114 vị Hồng Y từng bầu con người bất quy ước này lên Tòa Phêrô ngày nay nghĩ sao về ngài.

Đây không hẳn chỉ là quan tâm sử học, vì nó đụng tới vấn đề liệu Đức Phanxicô có thành công hay không trong cố gắng định chế hoá các viễn kiến của ngài. Nếu các cố vấn cao cấp nhất của ngài không hợp tác, cơ may thành công của ngài chắc chắn cần rất nhiều thời gian hơn.

Vì thế trong tháng Hai và tháng Ba này, John Allen đã thưa chuyện với hơn mười vị Hồng Y khắp thế giới về chủ đề trên. Dựa vào một mẫu thăm dò không có tính khoa học, ông có cảm tưởng phản ứng của các vị pha lẫn giữa thoả mãn và ngạc nhiên. Thực vậy, một số vị cho là áp huyết của mình lên cao, nhưng ít vị nào tỏ ý ân hận cả, có lẽ một phần vì một vị giáo hoàng nổi tiếng bao giờ cũng làm cho cuộc sống các vị ra thoải mái hơn.

Không bao giờ mong chờ một siêu sao

Ít vị Hồng Y nào dự phóng được cung cách đức tân giáo hoàng sẽ nắm được óc tưởng tượng của thế giới, hay nắm được nó cách nhanh chóng đến thế.

Được hỏi một năm trước đây, ngài có tiên báo được việc đức tân giáo hoàng sẽ nhận được mức ủng hộ vĩ đại như hiện nay, được cả tờ Rolling Stone đăng hình trên trang bìa hay không, Đức HY Daniel DiNardo của Galveston-Houston, Phó Chủ Tịch HĐGM Hoa Kỳ, đã trả lời dứt khoát hơn bao giờ hết rằng “Không, không, nhất định không”.

Đức HY Timothy Dolan của New York nói rõ hơn: “Chúng tôi biết chúng tôi đã chọn một người của người nghèo, và chúng tôi cũng biết chúng tôi đã chọn một quản trị viên giỏi. Nhưng chúng tôi không hề nghĩ mình đã chọn một siêu sao nhạc rock”.

Cảm nghiệm của Đức HY Dolan khá chung với nhiều giáo phẩm khác. Ngài tường trình rằng trong các cuộc phỏng vấn của truyền thông vào hôm nay, các câu hỏi nói chung không còn nhắm vào các linh mục ấu dâm nữa, hoặc về việc trừng phạt các nữ tu hay các cuộc tranh chấp chính trị gây thương tích bên trong Vatican nữa. Thay vào đó, là những tìm hiểu để khen ngợi về đức tân giáo hoàng.

Các vị Hồng Y cũng cho hay: các chính trị gia và các nhà ngoại giao ít nghiêng về hướng thù nghịch Giáo Hội hơn, vì không ai muốn đứng ở hướng đối nghịch với vị giáo hoàng nổi danh; vả lại, khi họ trà trộn vào đám đông, dù là ở ngoài phạm vi thánh đường, họ đều thấy ai ai cũng hân hoan cả.

Đức HY DiNardo cho biết: một vị lãnh đạo nổi tiếng của Tin Lành tại Houston gần đây có nói với ngài: “tôi có cảm giác ngài cũng là giáo hoàng của chúng tôi nữa”. Đức HY Dolan nói rằng mỗi lần gặp gỡ các giới chức Do Thái Giáo tại New York, bao giờ ngài cũng nghe họ nói: “chúng tôi mến vị giáo hoàng này!”.

Các vị Hồng Y, nói chung, không ngạc nhiên chi. Vì những gì Đức Phanxicô làm đều phản ảnh hoài mong của các ngài.

Thí dụ các ngài đã quen thuộc với tiếng tăm của Đức Phanxicô hồi còn ở Á Căn Đình, trong tư cách một giám mục gần gũi dân nghèo; đây là một đặc điểm chủ yếu trong một Giáo Hội có tới 2/3 trong số 1.2 tỷ giáo dân sống tại các quốc gia đang phát triển. Các ngài cũng biết rằng nói về việc quản trị thực tiễn, Đức HY Jorge Mario Bergoglio vốn là một nhà lãnh đạo thành công.

Về phương diện trên, Đức HY Sean P. O’Malley của Boston, khi tóm lược tâm tư của các vị HY có về Đức HY Bergoglio lúc vào Cơ Mật Viện, đã cho hay: “Chúng tôi biết ngài là người của tin mừng xã hội, và chúng tôi cũng biết ngài là người dám nghĩ dám làm”.

Đức HY Peter Turkson của Ghana, người hiện đứng đầu Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình, cho hay ngài từng gặp mặt Đức HY Bergoglio lúc đến thăm Á Căn Đình trước khi ngài được bầu và rất khân phục cách ăn mặc hết sức “khắc khổ” của ngài, và cách sống không một chút lòe loẹt sang trọng. Đức HY cho hay: “Tôi không tiên đoán được các chi tiết việc ngài sẽ làm. Nhưng tôi không thể nói tôi hoàn toàn ngạc nhiên”.

Không phải chỉ là phong cách

Ngay sau khi Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng, người ta đã đặt câu hỏi liệu có phải ảnh hưởng của ngài chỉ có tính phong cách hơn là thực chất hay không. Đức HY Dolan kể lại một câu truyện từ những ngày đầu tiên ấy nhắm trả lời câu hỏi này. Đức HY Dolan cho hay: “Chúng tôi đã sẵn sàng cử hành Thánh Lễ buổi sáng sau ngày ngài được bầu. Lúc ấy, Đức Phanxicô bước vào với chiếc áo alba riêng [áo trắng các linh mục thường mặc cử hành các buổi phụng vụ] và ngài rũ áo tính để mặc” thì các viên chức Vatican vội bao quanh ngài và bắt đầu “lên lớp” cách thức cử hành nghi lễ. Một cách hiền từ nhưng cương quyết, Đức Phanxicô xua họ đi khỏi, vừa xua vừa bảo “Không sao, tôi đã cử hành Thánh Lễ suốt 50 năm qua. Đâu sẽ vào đó cả”. Sứ điệp của ngài, theo Đức HY Dolan, là: “tôi biết việc mình làm”.

Sau 12 tháng, cái thoáng nhìn cho thấy sự tự tin đó quả có tính tiên tri. Trong những vấn đề khó khăn về chính sách, Đức Phanxicô còn đi xa và đi nhanh hơn các người ủng hộ ngài nhất cũng không dự đoán được.

Thí dụ, gần đây, Đức Phanxicô đã khiến nhiều người lẩm bẩm khi tạo ra Văn Phòng mới đặc trách Kinh Tế, trao cho Văn Phòng này trọn quyền áp đặt kỷ luật tài chánh và giám sát sự trong sáng và tính khai báo của mọi phòng sở.

Để điều khiển văn phòng này, ngài đã cử Đức HY George Pell, một người Úc cứng rắn, không những có viễn kiến mà còn có bộ xương sống cứng cáp đủ để đại tu mọi khuôn mẫu làm ăn đã thành cố thủ lâu nay.

Dù việc quản lý tiền bạc không có sức lôi cuốn giới truyền thông bằng việc mời mọc người vô gia cư như Đức Phanxicô từng làm, nhưng khó tưởng tượng có vị giáo hoàng nào lại đưa ra một thách thứ như thế đối với các giáo phẩm “lão thành” thủ cựu. Về phương diện này, Đức HY Pell cho Allen hay: “không ai tiên đoán được là ngài lại đưa ra một cú như thế đối với thế giới. Nhiều người Ý không bao giờ ngờ được rằng ngài lại cải tổ hệ thống tài chánh cả”.

Không phải người cánh hữu

Đối với nhiều vị Hồng Y, phát hiện thực sự về Đức Phanxicô là ngài không hề là một người bảo thủ về tín lý mà các ngài tưởng mình đã bầu lên. Bên ngoài một số giới nhỏ gồm các đồng hương Á Căn Đình ra, việc hiểu biết xu hướng ý thức hệ của Đức Bergoglio phần lớn dựa vào hai yếu tố trong tiểu sử của ngài.

Thứ nhất, việc ngài mất “ân sủng” với Dòng Tên trong thập niên 1970 nhân vụ thần học giải phóng, một trào lưu trong Đạo Công Giáo tại Châu Mỹ La Tinh. Trào lưu này tìm cách đặt Giáo Hội về phía người nghèo. Phần lớn vì sợ rằng trào lưu này sẽ thúc đẩy người Công Giáo tới chỗ ủng hộ cuộc nổi loạn có vũ trang, như phong trào du kích Montoneros tại Á Căn Đình chẳng hạn, nên Đức Bergoglio tỏ ra nước đôi.

Thứ hai, Đức HY Bergoglio ở thế công khai kình chống chính phủ phe tả của Á Căn Đình dưới sự lãnh đạo của TT Cristina Kirchner vào năm 2010 khi nước này trở thành quốc gia đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính dù Giáo Hội Công Giáo cực lực phản đối.

Tuy nhiên trong cương vị giáo hoàng, Đức Phanxicô tỏ ra ôn hòa hơn, vì hồi tháng Chín, trong một cuộc phỏng vấn, ngài cho hay: “tôi chưa bao giờ là người cánh hữu cả”.

Ngài nhấn mạnh: dù không thay đổi tín lý, ngài chấp nhận một lập trường nhân từ hơn đối với giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, và đã mở cửa cho nhiều cuộc tranh luận về các vấn đề như cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn dù không có tuyên bố vô hiệu được phép lãnh các bí tích.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo Ý Corriere della Sera và nhật báo Á Căn Đình La Nacion, Đức Phanxicô cũng ngưng ngang không hoàn toàn bác bỏ các cuộc phối hợp dân sự của những cặp đồng tính, vì cho rằng “các trường hợp khác nhau cần được lượng giá trong tính đa dạng của chúng”.

Đức HY Thomas Collins của Toronto công nhận rằng có những thời điểm trong đó cách dùng từ gần như tùy tiện (casual) và tinh thần cởi mở của Đức Giáo Hoàng đã tạo nên nhiều cuộc đau tim. Đức HY Collins cho hay: “Có những điều khó có thể giải thích”. Đức HY đặc biệt nhắc tới các tựa đề nhân cuộc phỏng vấn hồi tháng Mười của tờ báo cánh tả của Ý: “Thiên Chúa không phải là người Công Giáo”.

Tuy thế, Đức HY Collins cho hay: khi đọc trọn bản văn của cuộc phỏng vấn, ngài thấy không có gì phải lo âu cả. Ngài bảo: “Đọc trọn bản văn, ông sẽ thấy nó rất hay. Dĩ nhiên, ông phải chịu khó để tìm ra ngữ cảnh chính xác, nhưng ngữ cảnh ấy luôn có đó”.

Đức HY DiNardo nói rằng tính bất cần thủ tục và thiếu giả đò của Đức Giáo Hoàng lâu rồi thành quen thuộc. Ngài kể một câu truyện về cuộc họp hai ngày giữa các Hồng Y và Đức Giáo Hoàng tại Rôma cuối tháng Mười Một vừa qua. Trong giờ giải lao uống cà phê, ngó quanh, ngài thấy Đức Phanxicô cũng xếp hàng chờ đến lượt mình lãnh tách cà phê giống mọi người khác. Đức HY bảo: “Bạn vừa sốc vừa bối rối, nhưng ngài bảo mọi người đó là điều ngài muốn làm”. Tuy nhiên, theo Đức HY, nhiều vị Hồng Y có óc bảo thủ thấy điều ấy quá đáng. “Có những vị phát biểu: há không khôn ngoan sao khi Đức Giáo Hoàng có đôi chút ưu tiên? Các vị này tiếc nuối các dấu hiệu âu yếm và tôn kính xưa dành cho ngôi vị này”.

Thế nhưng, Đức HY DiNardo cho hay: phong cách thư thái của Đức Phanxicô không hề có nghĩa ngài nước đôi đối với quyền hành của ngài hay ý muốn sử dụng nó của ngài”. Đức HY nói thêm: “Tôi chưa bao giờ biết có vị giáo hoàng nào nếu thực sự nghĩ mình phải sử dụng quyền tài phán phổ quát mà lại sợ không dám sử dụng. Tuy nhiên, vị giáo hoàng này thì không hề sợ sệt chút nào”

Ít vị muốn quay ngược lại

Dù là đọc được tâm tư bí ẩn đàng sau các phát biểu trên, Allen cho rằng ấn tượng chung cho thấy các vị Hồng Y, dù muốn nghĩ sao thì nghĩ, nhưng nhất định không chịu vặn ngược lại kim đồng hồ.

Như Đức HY Gérald Lacroix, giáo chủ Québec, chẳng hạn, vốn được nhiều người coi như vị giáo phẩm “duy tục” nhất của Bắc Mỹ, cũng phải thừa nhận Đức Phanxicô là một người thu hút (a hit). “Người Québec ai cũng mến ngài”. Đức HY Lacroix cho biết mới đây ngài có cho một tờ báo lớn phỏng vấn. Tờ báo này có thói quen chỉ trích Giáo Hội. Sau cuộc phỏng vấn, chủ bút tờ báo nói với ngài “nếu Đức Giáo Hoàng của Đức HY tiếp tục làm điều ngài đang làm, thì ngài sẽ chiếm được chúng tôi”. Ông ta muốn nói tờ báo sẽ xã luận thuận lợi đối với Giáo Hội.

Được hỏi xem ngài có chịu đổi cách bước vào thế giới duy tục để lấy sự chính xác hơn về tín lý không, Đức HY trả lời không chút hàm hồ: “Ông đùa dỡn với tôi đó hả?”

Cũng trong chiều hướng trên, Đức HY Vincent Nichols của Westminster, Anh Quốc, cho hay sức lôi cuốn của Đức Phanxicô xem ra đã vươn tới cả các giới trong xã hội xưa nay vẫn thù nghịch nhất đối với Giáo Hội. Ngài bảo: “Đức GH Phanxicô đã xoay chuyển được nhận thức của người ta về Giáo Hội Công Giáo. Ngài làm được điều đó một phần nhờ chính sách cố ý nói bằng hành động, vì khó mà luận lý chống lại hành động được”.

Bên ngoài Tây Phương, nhiệt tình đối với Đức Phanxicô còn lớn hơn nữa. Như Đức Chibly Langlois chẳng hạn, vốn là một trong 19 tân Hồng Y vừa được Đức Phanxicô tấn phong hồi tháng Hai vừa qua và là vị Hồng Y đầu tiên của Haiti, nước nghèo nhất Châu Mỹ. Đức HY cho Allen hay “Người Haiti là người cần được giúp đỡ, có lẽ vậy, nhưng hơn bất cứ điều gì khác, họ cần được nghe. Đức GH Phanxicô đang làm cho chúng tôi được nghe biết”.

Đức HY Turkson của Ghana nói rằng Đức Phanxicô đang rất thành công tại khắp Châu Phi, một phần vì ngài có khả năng diễn dịch quan tâm của Giáo Hội đối với người nghèo thành một ngôn ngữ đầy xúc cảm đồng thanh tương khí với người tầm thường, như khi ngài hỏi một đoàn chủng sinh xem họ có bao giờ khóc cho một người nghéo không. Đức HY cho hay: “Nhiều người Châu Phi cảm nhận đây là một vị giáo hoàng biết quan tâm”.

Bất chấp hành vi khởi đầu đáng lưu ý trên của Đức Phanxicô, một số vị Hồng Y tin rằng vẫn còn nhiều việc chưa được thực hiện và hào quang chung quanh Đức Phanxicô sẽ được thử nghiệm qua một số vấn đề chính nay mai. Đức HY O’Malley, chẳng hạn, nói rằng Đức Phanxicô biết rõ các tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em nghiêm trọng ra sao đối với Giáo Hội Công Giáo, nhưng nói thêm “tôi không nghĩ ngài đã có kế hoạch đương đầu với chúng ra sao”.

Tuy nhiên, nói chung, các phê phán rất tích cực. Ngay các vị Hồng Y nhận mình phải “giả vờ không thấy” một số lời nói và một số hành động của Đức Phanxicô, cũng coi sức sống mới do Đức Phanxicô mang tới cho Giáo Hội là ơn phúc Chúa ban. Đức HY Donald Wuerl của Washington D.C. cho hay: “điều ta vốn tin đã được xác nhận, đó là nếu bạn mở cõi lòng mình ra, thì Chúa Thánh Thần sẽ hành động qua bạn. Điều này vẫn đang diễn ra”
 
Top Stories
Vietnam: Des moines cisterciens du Vietnam prennent le relais de la prière dans un monastère de la vallée rhénane
Eglises d'Asie
11:21 13/03/2014
Au mois de septembre dernier, huit religieux vietnamiens originaires du monastère cistercien de Don Duong à une vingtaine de kilomètres de Dalat, sont venus s’installer au monastère de Nothgottes, dans la vallée rhénane, sur le territoire du diocèse de Limburg en Allemagne, pour y mener leur vie religieuse.

D’ici quelque temps, huit autres religieux issus du même monastère viendront rejoindre cette nouvelle communauté. Répondant à une invitation du diocèse, ils viennent prendre le relais de religieux de spiritualité différente, qui dans le passé ont vécu en ce lieu (1).

Les bâtiments de leur nouveau monastère se trouvent dans le très ancien centre de pèlerinage de Nothgottes dans la vallée rhénane, une région qui, depuis 2002, est classée « patrimoine mondial » par l’Unesco.

En 1390, une chapelle fut édifiée par les seigneurs locaux pour y commémorer un événement extraordinaire rapporté par la tradition orale. Un paysan du lieu, alors qu’il travaillait aux champs, découvrit une statue représentant le Christ transpirant du sang lors de son agonie au jardin des oliviers. Dès le XVe siècle, la chapelle était devenue une église accueillant des pèlerins de plus en plus nombreux.

Aux alentours de 1620-1622, une communauté de religieux capucins y fonda un monastère. Ils y menèrent une vie religieuse paisible pendant près de deux siècles jusqu’à 1813. De retour dans les années 1930, les religieux quittèrent définitivement Nothgottes en 1951 après avoir transmis la propriété des bâtiments au diocèse. Celui-ci les utilisa un temps comme maison de retraite, puis comme centre de sessions d’étude avant d’y accueillir pendant six ans (2006 - 2012), par la communauté des Béatitudes. C’est après leur départ que le diocèse se tourna vers les religieux cisterciens vietnamiens, une congrégation en plein développement au Vietnam, qui accueille chaque année de nombreuses vocations.

Le monastère de Don Duong, d’où viennent les religieux vietnamiens, est situé sur les derniers contreforts des Hauts plateaux du Centre - Vietnam, une région forestière et verdoyante. Les religieux de ce monastère appartiennent à la congrégation cistercienne de la Sainte-Croix.

Cette congrégation fut fondée en 1918 dans une région reculée de la province du Quang Tri au nord du fleuve Ben Hai qui, après les accords de Genève de 1954, servit pendant un temps de frontière entre le Nord et le Sud -Vietnam. Ce premier monastère, appelé Phuoc Son ( la montagne du bonheur'), fut créé à l'initiative du P. Henri Denis, prêtre des Missions étrangères de Paris (MEP). À l’invitation de l’évêque de Huê, le missionnaire se fit religieux sous le nom de P. Benoît pour mener à bien cette fondation et assurer la formation des premiers membres de la congrégation. Il en fut aussi le premier abbé.

En 1936, le monastère de Phuoc Son essaima une première fois. La nouvelle communauté s’établit au pied d'une montagne appelée ‘la Montagne de la perle’ (Châu Son), dans le diocèse de Phat Diêm situé dans la province de Ninh Binh. Son premier abbé fut le père Thaddée Lê Huu Tu, qui devint plus tard évêque de Phat Diêm et se fit connaître par le rôle important qu'il joua dans l'histoire de l'époque. Le monastère était en pleine prospérité en 1954 avec 200 religieux dans ses murs. Lors de l'exode vers le sud qui suivit les accords de Genève, toute la communauté, sauf un religieux, se joignit à la vague des réfugiés.

Une partie de la communauté s'installa à Don Duong, dans la province de Lâm Dông. L’isolement des lieux rendit difficile la vie de la communauté au cours de la seconde guerre du Vietnam. Durant les quinze années qui suivirent la réunification du pays en 1975, les limitations apportées à la liberté religieuse par le nouveau régime ont freiné le développement de la communauté.

Depuis 1990, les vocations affluent à nouveau, ce qui a permis au monastère de Don Duong d’envoyer un groupe de religieux dans le monastère allemand. (eda/jm)

(1) Ces informations ont été rapportées par l’agence Vietcatholic News, en langue vietnamienne, le 8 mars 2014 http://vietcatholic.net/News/Html/121955.htm

(Source: Eglises d'Asie, le 13 mars 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, Thánh Lễ sáng 13.3.2014
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:48 13/03/2014
Giáo Hội sống Mùa Chay Thánh, đây cũng là dịp Giáo Hội kính nhớ Thánh Cả Giuse. Một sắp xếp niên lịch phụng vụ mang nhiều ý nghĩa. Nhiều nhân đức trổi vượt nên Thánh Giuse trở nên mẫu gương sống Mùa Chay cho mọi tín hữu. Đặc biệt là giới Gia trưởng, Thánh Giuse chính là mẫu mực của một người chồng thuỷ chung tận tụy, một người cha khả ái hiền hoà. Hành hương tháng 3 là dịp anh em Gia trưởng tề tựu về bên Mẹ Tàpao.

Tapao 13/3/2014

Đường Thánh Gía Tapao 12/3/2014

Thánh lễ trọng thể kính Thánh Giuse tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao sáng ngày 13/3/2014 do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan chủ sự. Cha Tổng Đại Diện GB Hoàng Văn Khanh và hơn 50 cha trong ngoài giáo phận cùng hiệp dâng thánh lễ. Đông đảo anh em Gia trưởng GP Phan Thiết và gần mười ngàn khách hành hương hiệp thông cầu nguyện.

Đức Cha Phaolô giảng lễ, suy niệm Tin Mừng (Mt 1,18–24), Truyền Tin cho Thánh Giuse.

Câu chuyện Đức Mẹ thụ thai cách nhiệm mầu, bởi phép Chúa Thánh Thần, là dự định của Thiên Chúa từ thuở muôn đời, đã được tiên tri Isaia loan báo như dấu chỉ, Chúa luôn hiện diện trong lịch sử nhân loại và riêng cho triều đại vua Akhát: “Này đây trinh nữ sẽ thụ thai, sẽ hạ sinh con trai và đặt là Emmanuen”.

Sự việc đã xảy ra cho Đức Mẹ, trước khi Mẹ về sống chung với Giuse, người chồng đạo đức tương lai của mình. Dĩ nhiên Đức Mẹ sẽ ở trong trường hợp khó xử, như ta thấy thánh Matthêu đã ghi nhận trong Tin mừng của Ngài: “Ông Giuse chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo”. Câu nói này làm cho các nhà chú giải không khỏi lúng túng. Đức Mẹ có cho thánh Giuse biết sự việc thụ thai thánh thiêng nhiệm mầu này không? Tâm trạng thánh Giuse ra sao? Có nghi ngờ Đức Mẹ không?

Theo cách nghĩ của thánh Giêrônimô, ngài cho rằng, sau khi nhận lời Sứ thần truyền tin, có lẽ người đầu tiên được biết sự việc là bà Anna, thân mẫu Đức Mẹ, và Mẹ nhờ thân mẫu nói với thánh Giuse, đó là tâm lý người Đông Phương. Về phần Mẹ Maria biết vấn đề thuộc mầu nhiệm đức tin, nên Mẹ vội vàng đi thăm bà Êlisabeth để được chứng kiến tận mắt, sự thụ thai lạ lùng của người chị họ mình, như thông tin mà Sứ thần gợi ý cho Đức Mẹ thấy quyền năng của Thiên Chúa. Đồng thời Mẹ cũng có bằng chứng để thánh Giuse tin tưởng vào mầu nhiệm Chúa đang thực hiện nơi mình.

Sự lo lắng của thánh Giuse là không nghi ngờ gì nữa sau khi Mẹ từ nhà bà Êlisabeth trở về, kể lại mọi sự việc sau ngày người con phép lạ Gioan chào đời. Nhưng Giuse là người công chính lại băn khoăn trước sự việc Maria bây giờ là người Thiên Chúa tuyển chọn đặc biệt lạ lùng, mình có quyền để làm chồng nữa không? Hay người con của Maria là Con Thiên Chúa, mình có được nhận như con mình để làm khai sinh không?.

Mặt khác, nổi niềm của Giuse là nổi niềm của người công chính thánh thiện, phải lìa xa Đức Mẹ người yêu lý tưởng của mình là điều đau xót vô cùng. Nhưng không có cách nào khác. Ở nhà là phải làm lễ cưới, làm như vậy có đúng ý Chúa không? Bỏ mặc Đức Mẹ trong những ngày sắp sinh con cũng tàn nhẫn...Nhưng Thiên Chúa đang ở đây, Ngài có bao giờ bỏ cuộc đâu. Chúa đã cho Sứ thần truyền tin đến với Giuse và cho biết cách giải quyết tốt nhất: “Này ông Giuse con Vua Đavít, đừng ngại đón Maria vợ ông về, vì người con Maria cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu...”.

Thiên sứ cho thấy việc thánh Giuse ở lại rất cần thiết vì hai lý do. Con Thiên Chúa xuống trần gian, cần có một gia đình bảo trợ, dưỡng dục cho đến ngày ra đời tỏ mình cho thiên hạ. Theo lời các tiên tri, Đấng Thiên Sai thuộc dòng tộc Đavít. Chính thánh Giuse con cháu Vua Đavít khai sinh đặt tên cho trẻ Giêsu, tất nhiên Giêsu là người thuộc dòng dõi Đavít theo pháp luật, như các tiên tri loan báo về Người.

Là người công chính, người có một niềm tin vững mạnh, Giuse đã thực hiện cuộc hôn nhân như lời Sứ thần nói với ông trong giấc mộng.

Việc Đức Mẹ thụ thai Con Thiên Chúa là một biến cố lớn trong chương trình cứu độ của Ngài, và cũng là biến cố lớn trong cuộc hôn nhân của Đức Mẹ với thánh Giuse. Điểm quan trọng là Chúa đã can thiệp vào cuộc hôn nhân này, bằng lòng ghép vào đó chương trình cứu độ của Ngài. Đức Mẹ và thánh Giuse phải hy sinh mọi dự kiến tương lai của gia đình mình, nhường chỗ cho chương trình của Thiên Chúa. Người con của gia đình không phải là người nối dõi tông đường, mà là Người Con của Thiên Chúa. Bổn phận hai Đấng là chuẩn bị cho Chúa Giêsu trưởng thành để vào đời cứu độ.

Với đức tin sẵn có, Mẹ đã đón nhận thánh ý Thiên Chúa dễ dàng. Vì là người thánh thiện, khiêm tốn theo mẫu mực đạo đức của truyền thống, thánh Giuse cũng đã cộng tác vào công trình cách khôn ngoan, khéo léo, tài giỏi và anh hùng như ta đã biết.

Thưa quý ông bà anh chị em.

Người chồng lý tưởng, người gia trưởng là người công chính, tức là người đạo đức. Đạo đức không có nghĩa là chỉ đọc kinh nhiều mà là cuộc sống yêu thương bác ái trong gia đình. Phải bỏ hẳn tư tưởng chồng là chủ vợ là đầy tớ, mà là sự trợ giúp lẫn nhau, hy sinh cho nhau, hòa thuận với nhau. Biết rằng ai cũng có lúc yếu đuối sai lỗi, nhưng dùng bạo lực, ăn nói thô lỗ là cách giải quyết xấu nhất. Mặt khác, đó là gương xấu cho con cái, cái tội làm gương xấu thì Chúa nói: “Thà buộc cối đá mà ném xuống sông còn hơn làm gương xấu...”. Cách cư xử của thánh Giuse là gương mẫu tuyệt vời. Phải hiểu ý Chúa ở đâu, làm thế nào cho phải đạo vợ chồng. Nhiều khi anh em Gia trưởng phải quên mình cho vợ con.

Tôi nghe một người kể chuyện cuộc đời của mình như sau:

Gia đình con ở bên Lào, gặp chồng con là một người Nhật trở lại đạo để lấy con, chúng con đã kết bạn với nhau đã 10 năm trời. Con thường dẫn anh đi hành hương ở những trung tâm Đức Mẹ như Lộ Đức, Fatima...có lần chúng con được chụp hình Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Nhưng việc sinh con của con luôn gặp khó khăn, trở ngại, nên bác sĩ phải triệt sản cho con. Từ đó chồng con rất buồn rầu và càng ngày càng khó tính, rồi muốn đi tìm vợ khác.

Một hôm hai vợ chồng cãi nhau dữ dội, con bức xúc quá mất trí khôn. Con làm dấu thánh giá, rồi từ lầu cao vượt qua cửa sổ nhảy xuống đất cho xong đời. Trong lúc rơi xuống con nghe rõ 3 câu bên tai: “Không thương được cũng phải thương, không ở được cũng phải ở, không tha thứ được cũng phải tha thứ”. Con chạm tới đất lúc nào không biết và bình an vô sự, vừa lúc đó chồng con cũng ở trên lầu chạy xuống lầu đến nơi, chồng con đã ôm lấy con mà khóc và chúng con xin lỗi nhau.

Thiết tưởng 3 câu nhắn nhủ đó làm nền tảng cho cuộc sống chung nhiều khi đầy khó khăn trong gia đình Kitô giáo chúng ta.

Không thương được cũng phải thương.

Không ở được cũng phải ở.

Không tha thứ được cũng phải tha thứ.

Cuối thánh lễ, Cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, đặc trách Giới Gia trưởng dâng lời tri ân. Tháng Ba một Mùa Chay Thánh. Tháng Ba kính Thánh Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ, Cha nuôi Chúa Giêsu. Tháng Ba, tháng của Gia trưởng. Như một cuộc hẹn hò thường lệ, chúng con lại về bên Mẹ Tàpao trong sắc tím Mùa Chay, sắc màu của tình yêu hy sinh và thủy chung. Mỗi Gia trưởng được dồi dào ơn phúc Mẹ ban để chu toàn nhiệm vụ làm chồng làm cha theo gương Thánh Guise: gia trưởng khiêm nhường công chính suốt đời tận tụy hy sinh cho vợ con và Nước Thiên Chúa.Cám ơn Đức Cha và quý cha và cộng đoàn đã cầu nguyện cách riêng cho Giới Gia trưởng biết sống xứng đáng theo gương Thánh Giuse.

Tiếp theo, Cha Tổng Đại Diện làm phép nước và ảnh tượng cho khách hành hương.

Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn Thánh Giuse cùng với những ơn lành Đức Mẹ TàPao ban tặng. Hẹn nhau 13 tháng 4 cùng về bên Mẹ dự đêm diễn nguyện Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu do giới trẻ phụ trách, cử hành Lễ Lá bước vào Tuần Thánh.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trường Sa-Lưỡi Câu Trung Cộng Trong Họng Việt Nam
Phạm Trần
07:01 13/03/2014
Trường Sa-Lưỡi Câu Trung Cộng Trong Họng Việt Nam

Chưa có nước nào trên Thế giới như Cộng sản Việt Nam muốn xóa đi những di tích và bằng chứng lịch sử của ba cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Cộng ở cuối Thế kỷ 20 để được yên thân.

Những việc làm này đã được chứng minh thêm lần nữa trong 3 tháng đầu năm 2014:

- Ngày 18/01/2014, Bộ Chính trị buộc Chính quyền Thành phố Đà Nẵng phải hủy “Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa”, đã sẵn sang diễn ra vào lúc 19h00 tại Công viên Biển Đông.

- Ngày 19/01/2014 Nhà nước cho Công an trà hình công nhân cưa đá phủ bụi và dùng loa phóng thanh phá buổi tưởng niệm 74 Chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình vì Tổ quốc vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày Trung Cộng đem quân cưỡng chiếm tòan bộ quân đảo Hòang Sa.

-Ngày 17/02/2014, vào dịp 35 năm ngày 600 ngàn quân Trung Cộng xâm lược 6 Tỉnh biên giới, nhà nước cho dựng khán đài và tổ chức nhảy múa trơ trẽn, phản cảm và vô văn hóa với bài hát phản quốc “Trung Quốc Chính Nghĩa” trước Tượng đài Lý Thái Tổ và cho Đòan Thanh niện Cộng sản Hồ Chí Minh ca hát “vô duyên” tại tượng đài Cảm Tử để phá cuộc biểu tình chống Trung Cộng và truy điệu ghi ơn trên 30.000 chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược.

-Đến lần kỷ niệm năm thứ 26 ngày quân Trung Cộng chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam 14/3, thì Bộ Quốc phòng lại tổ chức Chương trình Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt-Trung tại khu vực biên giới chung giữa hai nước từ ngày 10 đến 12-03 (2014) thay vì tổ chức ghi ơn 64 chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ.

Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt- Trung đã được tổ chức tại tỉnh Quảng Tây của Trung Cộng và sau đó đến lượt tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam,

Cuộc họp giao lưu bên Việt Nam đã diễn ra tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), nơi quân Trung Cộng đã giết hại nhiều người dân và bình địa nhà cửa trong cuộc chiến năm 1979. Phía Việt Nam dự hội nghị do Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh làm Trưởng đòan và phiá Trung Cộng do Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc dẫn đầu.

Tướng Vịnh nói rằng: "Trong bối cảnh chung của quan hệ hai nước, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt-Trung thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, thực sự trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong việc duy trì, giữ vững và củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc". (báo Quân đội Nhân dân,QĐND, 11/03/2014)

Về phần mình, vẫn theo báo QĐND, tướng Thích Kiến Quốc cũng cho rằng: “Hoạt động giao lưu hữu nghị lần này mang tính sáng tạo và tính xây dựng cao. Các hoạt động trong khuôn khổ giao lưu đã góp phần tích cực vào việc tăng cường sự tin cậy, tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau; thúc đẩy quan hệ hai nước, hai quân đội Việt Nam – Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu.”

Mặt khác, khi tiếp Tướng Thích Kiến Quốc, Đại tướng Bộ trường Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, theo tường thuật của báo ViệtNamNet (11/03/2014) đã : “ Khẳng định, thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước trên đất liền đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong thời gian tới hai nước cần đẩy mạnh hợp tác trên biển giữa lực lượng hải quân, cảnh sát biển, thông qua các hoạt động giao lưu ở các cấp, tuần tra chung, cứu hộ, cứu nạn, trao đổi thông tin…. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, quân đội hai nước phải luôn là lực lượng nòng cốt giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho nhân dân hai nước phát triển kinh tế, góp phần tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đánh giá cao ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh….Trung tướng Thích Kiến Quốc cũng cho rằng, hai bên cần lấy hợp tác biên phòng làm gương mẫu để thúc đẩy toàn diện quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.”

PHÙNG QUANG THANH CÓ BIẾT GÌ KHÔNG ?

Không thấy bất cứ bài tường thuật nào trên báo Việt Nam nói về việc liệu vấn đề một số tầu đánh cá của Việt Nam đã bị lính Hải quân Trung Cộng liên tục tấn công trong khu vực Hòang Sa trong hai tháng 02 và tháng 03 có được đem ra thảo luận hay không ?

Bằng chứng nhu Báo An ninh Thủ đô viết : “ Khoảng 12h trưa 3-3, sau nhiều ngày bị tàu Trung Quốc tấn công, thu hết ngư cụ trên vùng biển Hoàng Sa, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, SN 1966, trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đã về đến Cảng Sa Kỳ.

Tàu cá của ông Võ Văn Lựu cùng 14 thuyền viên đã cập Cảng Sa Kỳ trong tình trạng bị mất sạch ngư cụ. Mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt Trung Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc tịch thu, tổng trị giá trên 350 triệu đồng.

Ngày 9-2 tàu cá của ông Lựu cùng 14 thuyền viên ra đánh bắt hải sản ở vùng biển Hoàng Sa, đến khoảng 15h, ngày 1-3 thì bị một tàu sắt của Trung Quốc khoảng trên 35 người, mang theo súng, roi điện bao vây, tấn công. Những người này bắt thuyền trưởng Võ Văn Lựu đánh đập, dùng roi điện chích vào người gây thương tích và bẻ lá cờ Tổ quốc...”

Phóng viên Viết Hảo (báo Dân trí) tường thuật : “ Sáng 8/3, nguồn tin của Dân trí cho biết, tàu cá Khánh Hòa KH 90746-TS của ông Phan Quang (SN 1965, trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã cập biến an toàn sau khi bị một tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa và lấy đi nhiều tài sản.

Thông tin ban đầu, vào khoảng 15h ngày 21/2, tàu cá KH 90746-TS (công suất 320CV) đang hành nghề câu cá nhám ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bị một tàu “lạ” tiếp cận, đưa người xông lên khống chế 8 ngư dân. Số tài sản bị lấy đi gồm: 2 máy bộ đàm, 1 máy định vị, 4 bộc câu cá nhám, 8 điện thoại di động, 7 bộ vi cá nhám cùng các giấy tờ quan trọng khác.

Theo thông tin, 8 ngư dân trên tàu cá Khánh Hòa bị tàu “lạ” khống chế gồm: Lê Hữu Toàn (SN 1982), Phan Thanh Bình (SN 1988), Phan Thanh Minh (SN 1990), Nguyễn Thanh Thảo (SN 1988), Nguyễn Thành Tân (SN 1990), Nguyễn Văn Tô (SN 1984), Trần Quang Hiếu (SN 1970) và chủ tàu là ông Phan Quang (SN 1965); cùng trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Sau khi cập bờ vào 4h sáng ngày 7/3, chủ tàu cá KH 90746-TS đã báo cáo vụ việc cho lực lượng đồn biên phòng 366 (đóng ở Ninh Hải, Ninh Hòa, Khánh Hòa). Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.”

Trong khi đó một tin đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng cho hay : “ Ngày 6-3, Đồn Biên phòng đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) xác nhận tàu cá BĐ 94398 do ông Lê Đức Hoàng, ở xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) làm thuyền trưởng cùng 11 ngư dân đã được tàu bạn đưa vào bờ an toàn, hiện đang lưu trú tại Đồn Biên phòng huyện Lý Sơn.

Theo tường trình của ông Hoàng, khoảng 1 giờ 15 ngày 5-3, trong lúc cho tàu neo đậu tại vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 7 hải lý, tàu cá của ông bị một tàu lạ đâm mạnh vào mạn phải khiến nước biển tràn nhanh vào các khoang tàu. Ông và một số thuyền viên trên tàu dùng điện thoại gọi tàu bạn đang neo đậu gần đó đến ứng cứu, đồng thời nỗ lực tát nước cứu tàu nhưng không được vì tàu bị đâm vỡ toác, phá nước và sau đó chìm hẳn. 12 ngư dân trên tàu đã được tàu bạn đến ứng cứu kịp thời. Thiệt hại sau vụ tàu lạ đâm này hơn 3 tỷ đồng.

Theo ông Hoàng, dù bất ngờ bị chiếc tàu đâm chìm rồi tháo chạy nhưng một số anh em trên tàu đã kịp thời ghi lại một số thông tin liên quan đến chiếc “tàu lạ” ở phía trước mũi tàu dòng chữ “Dynamicocian 05 Hải Phòng” và “HaiPhong IM 096.56.515” để cung cấp cho cơ quan điều tra. Đến chiều 6-3, chiếc tàu bị đâm chìm ở độ sâu khoảng 57m vẫn chưa được trục vớt thành công dù được 8 tàu bạn nỗ lực hỗ trợ.”

TÀU LẠ CỦA AI ?

Ô hay, tại sao cho đến bây giờ (tháng 03/2014) mà báo chí Việt Nam vẫn phải “nhắm mắt” viết hai chữ “tàu lạ” khi chính chúng là tầu của Trung Cộng ?

Còn nhớ báo ViệtNam Express, trong số ra ngày 10/01/2013, cũng chỉ dám viết “các tàu chiến của đối phương” trong khi Đài Tiếng Nói Việt Nam (ĐTNVN), trong bản tin ngày 06/01/2013 cũng phải tránh đề cập đến lính Trung Cộng đã tấn công quân Việt Nam trên Trường Sa ngày 14/03/1988.

Bản tin của ĐTNVN đã viết trống không : “ Cách đây 25 năm, tháng 3/1988 tại vùng biển Trường Sa ở các bãi đá ngầm Gạc Ma, Len Đao, Colin, 64 cán bộ chiến sĩ, cán bộ Hải quân nhân dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu kiên quyết giữ đảo.”

Nhưng “chiến đấu chống ai, quân thù nào” mà không giám mở miệng nói trắng ra ?

Trong lễ tưởng niệm tại Trường Sa ngày 09-05-2010, ngay cả Sỹ quan Hải quân CSVN cũng chỉ dám nói “lực lượng quân sự Nước Ngoài” đã tấn công và chiếm đóng một số vị trí của Trường Sa.

Hai Thông tín viên Mạnh Hùng và Việt Cường của Đài Tiếng Nói Việt Nam viết : “ Trong diễn văn đọc tại Lễ tưởng niệm, Thượng tá Trịnh Lương Vượng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn M46, vùng D Hải quân nhấn mạnh: Với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, lực lượng quân sự “nước ngoài” đã ngang nhiên chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với phương châm “không dùng vũ lực để giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển”. Bất chấp lẽ phải, quân đội “nước ngoài” ngang nhiên tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải của ta.”

Khi nói về tình hình hiện nay ở vùng biển Trường Sa, Thượng tá Vượng nói tiếp : “ Với toan tính và tham vọng thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông của “nước ngoài”, Trường Sa hôm nay vẫn chưa thực sự bình yên. Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng Trường Sa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên Biển Đông”.

Câu hỏi đặt ra với đảng và nhà nước Việt Nam là ai đã chỉ thị cho Quân đội và Nhà báo không được nói thẳng quân Trung Cộng đã tấn công và chiếm đóng bãi Gạc Ma và 7 bãi dá ngầnm khác của Việt Nam trong chuỗi Trường Sa ?

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hay Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, ai là người phải chịu trách nhiệm cho nhục nhã này ?

CÒN HỔ THẸN HƠN

Ngòai ra những chuyện trên, đảng CSVN còn làm nhiều chuyện khác đáng lên án nhu nhược trước kẻ thù Trung Cộng như liệt kê dưới đây:

- Về cuộc chiến biên giới 1979, Đảng và Nhà nước không cho thu góp, bảo qủan những bằng chứng, tài liệu lịch sử, phỏng vấn các nhân chứng quân nhân đã tham chiến còn sống sót và đồng bào nạn nhân của cuộc chiến xâm lăng của quân Trung Cộng.

- Hai Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự không có hồ sơ ghi chép, lưu trữ lại đầy đủ, trung thực tài liệu về 3 cuộc chiến chống Trung Cộng ở Hòang Sa (1974), biên giới Việt-Trung (1979-1989) và Trường Sa (1988).

- Nhà nước liên tục đàn áp các cuộc biểu tình của người dân chống chích sách bành trướng bá quyền của Bắc Kinh trong hai năm 2011 và 2013 tại Sài Gòn và Hà Nội.

Cũng cần nhắc lại vào ngày 28/8/2011 trong lần họp “Đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt - Trung lần thứ hai” tại Bắc Kinh, Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã cam kết sẽ dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng với Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Thông tín viên Bảo Trung của Báo Quân đội Nhân dân viết ngày 30-8-2011:“Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng thông báo chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn.“Các thế lực thù địch hiện có hai luận điệu chống phá. Thứ nhất, là Việt Nam dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc. Thứ hai, là Việt Nam nhượng bộ để Trung Quốc lấy đất, lấy biển Việt Nam. Đây là các luận điệu bất lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Chúng ta cần làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ, giữa Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại vấn đề nhưng hai Đảng, hai Nhà nước đã cam kết xử lý bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, với giải pháp hai bên cùng có thể chấp nhận được”.

- Trong lĩnh vực giáo dục, nhà nước CSVN cũng không ghi lại trong sách sử giáo khoa hai cuộc chiến xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ Việt Nam của Trung Cộng trên Quần đảo Hòang Sa năm 1974, bãi đá Gạc Ma năm 1988 và 07 bãi Đá ngầm khác trong quần đảo Trương Sa, kể từ sau 1975.

-Về cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, sách Lịch sử lớp 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, tháng 01/2012), chỉ viết chưa đầy 10 dòng tại trang 207: “ Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đòan Pol Pot được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đòan mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

Để bảo vệ lãnh thổ Tổ Quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta.”

Đáng chú ý là khi sách này tái bản lần thứ tư tháng 01/2012 thì nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, đã giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN được tròn một năm. Chẳng nhẽ ông Trọng, từng là Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và cũng là một gỉang viên chính trị cao cấp trường đảng, không biết tập sách lịch sử này đã viết bôi bác về cuộc chiến thảm khốc này như thế nào, hay là chính ông cũng đã không dám “sờ lông chân” Lãnh đạo Trung Cộng Hồ Cẩm Đào nên đã đồng lõa bôi nhọ lịch sử đến như thế ?

Vậy sự thật “sơ sài, hờ hững này” như thế nào ?

Theo ghi chép tại chỗ của Tác gỉa T.P.T được Tễu’s blog (Tiếc sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện) phổ biến ngày 10/03/2014 thì tại cuộc Tọa đàm về đề tài "Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử cùa các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 09/03/2014 tại Hà Nội, Giáo sư sử học Vũ Dương Ninh đã buồn bã thổ lộ : “ Ta gọi cuộc chiến tranh này là gì. Học giả phương Tây thế giới gọi đây là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3. Hay là cuộc chiến tranh giữa những người anh em đỏ VN-TQ-Cam (Cambodia). TQ gọi là cuộc chiến phản kích tự vệ.

Còn ta là gì. Đợt 1 là kháng chiến chống thực dân Pháp. Đợt 2 kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đượt 3 là gì, ta chưa thống nhất, Với chúng tôi rất quan trọng vì liên quan đến SGK. Đợt vừa rồi có nhiều người nói SGK khôgn nói, xin được minh oan là SGK có đề cập, nhưng SGK còn nhạt hơn Bảo tàng. Nhạt lắm. Chỉ có 12 dòng thôi. Nhưng đây là sự cố gắng rất lớn của chúng tôi. Riêng vấn dề này đã phải thảo luận 1 buổi chiều và 1 buổi sáng hôm sau, có nên đưa SGK không, hay đưa như thế nào. Có một sự tế nhị vô hình nào đó luôn ngăn cản vấn đề này. Còn với chúng tôi, lịch sử là lịch sử, phải đưa vào. Song cuối cùng, quyết định đưa vào có mức độ. Ban dầu 3-4 trang, sau co lại còn 12 dòng. Đây là cố gắng rất lớn của chúng tôi, nhưng cuối cùng có ai hiểu đựơc khi chỉ thấy có 12 dòng. Nhưng trong bối cảnh đó, cả bảo tàng cũng bị ảnh hưởng Cho đến nay, cái gọi là tế nhị đó cũng chưa kết thúc. Tất cả đều thấy cần đưa vào SGK, nhưng đưa thế nào thì còn bàn đấy.

Tên gọi sự kiện này nên gọi là cuộc chiến bảo vệ biên giới. Đây là cách gọi tế nhị, Vì cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, kháng chiến chống thực dân Pháp. Còn ở đây ta không chống ai, ta chỉ bảo vệ biên giới. Thực chất ta có 3 cuộc: 1 Tây nam,, 2 Biên giới và 3 là bải đảo.

Nhưng quan trọng là nội dung. Bảo vệ vì có kẻ xâm lược, và ai xâm lược. Nhưng cái đó còn thiếu. Ta phải khẳng định dây là cuộc chiến bảo vệ biên giới và bản chất là cuộc chiến xâm lược và nhân dân VN đã đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, Như vậy, ta có những tấm gương anh hùng. Có như vậy mới đi vào được thế học sinh ngày nay. Ngày đó nào Lê Đình Chinh. Tôi dùng chữ anh Quốc là “lịch sử vô nhân sự ”vì chả có ai. Ta cần phải đưa những tấm gương tiêu biểu của cuộc chiến tranh đó thì mới đi được vào lòng các cháu.

1 Khẳng định đây là cuộc chiến tranh

2. Đây là cuộc hiến xâm lược và bảo vệ đất nước

3. Giới thiệu tấm gương các anh hùng chống xâm lược

Và chúng ta hãy nghe tiếp những lời nói thống thiết của Cụ GS Bùi Đình Thanh:”Tôi năm nay 90 tuổi, nghỉ hưu 13 năm, sống cuộc đời phó thường dân nhưng rất quan tâm tình hình đát nước. Tôi khẳng định vai trò quan trọng của các viện bảo tàng, ở mức độ thể hiện hành trình dân tộc ta từ sơ khai đến lúc trưởng thành.

Tôi thấy rằng ta đang có sự tế nhị rất lớn trong vấn đề HS-TS (Hòang Sa-Trường Sa) và cuộc chiến biên giới. Khi sống trong nhân dân, tôi nắm được tâm trạng mọi người băn khoăn vì sao Điện Biên Phủ kỷ niệm huy hoàng, mà chiến tranh biên giới rõ ràng là cuộc chiến xâm lược lại không thấy có tuyên bố gì về chính thống. Cũng không có ngày kỷ niệm xứng đáng. Anh hồn của các liệt sĩ hy sinh nghĩ gì? Họ chiến đấu vì tinh thần dân tộc, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi chiến tranh biên giới nổ ra, con tôi học cấp 3 mà rủ nhau đăng ký nhập ngũ để kháng chiến. Đó là điều xúc động.

Người dân băn khoăn, thì từ trên xuống dưới giải đáp là vì ổn định chính trị, vì không muốn căng thẳng. Vì đại cục quốc gia. Tôi suy nghĩ mãi. Vậy làm rõ, đại cục quốc gia là gì? Vì đại cục quốc gia là trói gọn trong 10 chữ “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ”. Từ ông cha ta cho đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau này nữa cũng vì 10 chữ này. Chiến đấu vì độc lập, vì chủ quyền đất nước.

Bản ghi chép trong website của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện kể tiếp về lời phát biểu của Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự VN, nhân chứng sống, là Chính ủy Trung đoàn ở Vị Xuyên trong thời gian tương đối dài từ 1979-1986.

Ông nói : “ Rất buồn là di tích thời chống Pháp còn, chống Mỹ còn vài dấu vết, nhưng di tích thời TQ đánh sang thì hầu như mất dạng. Buồn hơn nữa là một lần giúp bảo tàng ở Pắc Pó để trưng bày thì lại vào hang để ngăm nghía hang Pắc Pó, khi ra có cháu ở bảo tàng Pắc Pó hướng dẫn cho khách của Hải Hưng, không hề nói đến TQ (Trung Quốc) phá sập hang này. Sau đó, tôi hỏi tại sao không nói thì bạn đó nói trên không cho nói. Tôi đặt câu hỏi vì sao? Vì có vấn đề gì đâu. Ta phải nói với bà con mình, mà tại sao không nói, Nếu không, thì sao người dân hiểu TQ đã mang bộc phá đánh tan hang mà khi ta khôi phục vẫn không thể giống như trước được. Đây là điều đáng buồn. Mỗi lần đi lại, nhìn thấy giờ thành bãi đất trống trơn và nhà dân dựng lên là buồn lắm.

Trước cảnh “trên không cho nói” nhu nhược và phá họai lịch sử này, Đại biều Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam nói : “ Tế nhị ngoại giao rất cần thiết, nhưng cũng cần tế nhị với dân. Chúng ta không chỉ tế nhị với người ngoài, sức đoàn kết của dân còn có sức mạnh hơn cả tên lửa , tàu ngầm.”

Theo bản tin của T.P.T ghi tại hội trường trên Tễu's blog thì đến dự cuộc tọa đàm lịch sử này có đông đảo các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia và nhà quản lý và một số phóng viên báo chí: Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Trần Đức Cường, Nguyễn Thị Hậu, Bùi Văn Tiếng, Lê Mã Lương, Lê Mậu Hãn, Bùi Đình Thanh, Vũ Dương Ninh, Dương Trung Quốc, Lê Mạnh Hà, Trần Trọng Hà, Trịnh Vương Hồng, Lưu Trần Tiêu, Nguyễn Xuân Diện...Tổng cộng khoảng hơn 30 người.

GẠC MA - TƯỞNG NIỆM HAY CHIA RẼ THÊM ?

Theo tài liệu của Bách khoa Tòan thư thì : “Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.”

Tài liệu viết tiếp : “Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không hề can thiệp, mặc dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký riêng Hiệp ước Liên minh Quân sự Đồng minh song phương (tháng 11-1978) trong đó ghi rõ là Liên Xô sẽ hỗ trợ Việt Nam hết sức mình về các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng [23]. Sự việc này được ví von giống như trường hợp của Việt Nam Cộng hòa trong sự kiện Hoàng Sa 1974, khi Đệ Thất Hạm đội Hoa Kỳ đóng tại Phillipines chỉ hỗ trợ về thông tin tình báo và không có bất cứ hành động thiết thực nào để hỗ trợ hạm đội Việt Nam Cộng hòa giao chiến với Trung Quốc[24], thậm chí từ chối cả việc cứu những thủy thủ Việt Nam Cộng hòa của tàu HQ-10 đang trôi dạt trên biển[25]. Tháng 5 năm 1988, hai tháng sau cuộc hải chiến này, một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang "đa phương hóa”.

Vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền.”

Tình hình chiếm đóng và tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa đến tháng 03/2014 đựơc chia như sau:

- Việt Nam giữ ba đảo: Trường Sa (Spratly; diện tích 0,15 km²), Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sin Cowe). Ngoài ba đảo, Việt Nam còn chiếm ba cồn cát là An Bang(Amboyna), Song Tử Tây (Southwest) và Sơn Ca (Sand Cay) cùng mười lăm đá san hô. Tổng cộng 21 đơn vị, nằm ở phía Tây.

- Philippines chiếm năm đảo: Bình Nguyên (Flat), Vĩnh Viễn (Nanshan), Bến Lạc (West York), Loại Ta (Loaita) và Thị Tứ (Thitu). Ngoài năm đảo, Philippines còn chiếm ba cồn, hai đá nổi và tám đá chìm, tổng cộng 18 đơn vị.

- Đài Loan chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba).

- Malaysia chiếm giữ 1 đảo và tuyên bố chủ quyền với một số đảo khác phía Đông. Brunei không giữ đảo nào nhưng tuyên bố chủ quyền đánh cá đặc quyền tại một bộ phận quần đảo.

-Trung Quốc chiếm hai đá là đá Chữ Thập (Fiery Cross) và đá Ga Ven (Gaven), cùng sáu đá chìm, tổng cộng 8 đơn vị ở phía Bắc quần đảo.

Vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền.”

Cũng nên biết kể từ ngày Gạc Ma bị Trung Cộng chiếm và sau đó Bắc Kinh biến tất cả 8 bãi đá thành đồn bót quân sự kiên cố để kiểm soát phần lớn an ninh trong vùng đảo Trường Sa thì Việt Nam chưa có bất cứ hành động nào đòi lại các bãi đá này.

Và mặc dù được Phi Luật Tân mời cùng tham gia trong vụ nước Phi kiện Trung Cộng ra trước tòa án Quốc tế về tranh chấp ở Trường Sa, Việt Nam cũng cũng không giám làm.

Cũng đã từ lâu, Nhà nước CSVN không giám tổ chức bất kỳ cuộc họp nào để “hướng về Hòang Sa” như đã làm với “Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Trường Sa" năm 2014” của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Quân chủng Hải quân Việt Nam phối hợp thực hiện ngày 08/03 (2014) tại Hà Nội.

Trong khi đó thì ông Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) , đã kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.

Báo Lao Động, tiếng nói của TLĐLĐVN viết : “ Chương trình sẽ vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ các nguồn lực để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh dũng hy sinh trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa) và hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) đang gặp khó khăn.”

Tuy nhiên đề nghị chỉ xây đền “tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam anh dũng hy sinh trong trận Gạc Ma” mà không có đền ghi công 74 chiến sỹ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược Hòang Sa năm 1974 đang gây tranh luận trong và ngoài nước.

Có dư luận cho rằng ông Đặng Ngọc Tùng, cũng như đảng CSVN vẫn còn mang nặng đầu óc kỳ thị hay vì mặc cảm mà không giám coi 74 người lính VNCH là công dân Việt Nam cũng phải được kính trọng như 64 người lính của Quân đội Nhân dân hy sinh tại Gạc Ma năm 1988.

Cũng có thắc mắc phải chăng vì những điều cấm kỵ của Thỏa hiệp Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Cộng) năm 1990 mà Giang Trạch Dân đã buộc bộ ba Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng không được nhắc đến chuyện Hoàng Sa cũng như không được nhắc đến cuộc chiến biên giới 1979 như tiết lộ của Cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh ?

Nhưng nếu ông Tùng nghĩ rằng, sử dụng chiêu bài gây qũy để cùng lúc “hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974)” với hy vọng nhận được đóng góp của người Việt Nam Cộng Hòa ở trong và ngòai nước thì ông sẽ thất bại vì hành động có chủ tâm “phân loại những người cùng giống nòi vì Tổ quốc mà hy sinh” của Tổng liên đòan Lao động Việt Nam chỉ đào sâu thêm hố chia rẽ dân tộc và khóet to hơn mối hận thù vẫn chưa lành sau 39 năm kết thúc chiến tranh.

Để tránh hỏng việc, ông Đặng Ngọc Tùng nên nghĩ tới việc làm cấp thời bây giờ của đảng CSVN là hãy làm sao gỡ được cái lưỡi câu Trung Cộng ra khỏi cổ họng ở Trường Sa và tìm cách xóa đi Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng trên Hòang Sa và Trường Sa để bảo vệ chủ quyền và sự vẹn tòan lãnh thổ, thay vì “xây đền một chiều”./-

Phạm Trần

(03/014)
 
Văn Hóa
Sống tâm tình Mùa Chay
Tuyết Mai
17:30 13/03/2014
Thiết nghĩ đời con người ta thì dù là đang ở tuổi nào cũng có thể được Thiên Chúa thay đổi mà điều cần nhất vẫn là sự cố gắng sống tốt lành của chúng ta. Có nhiều người không hiểu được tình Chúa yêu thương con người đến mức độ nào nên đã để cho sự dữ thống trị cuộc đời và linh hồn sống đời của chúng ta.

Có phải ai cũng hiểu rằng từ muôn đời Thiên Chúa đã cho con người cái quyền Tự Do yêu hay không yêu Người? Thưa đúng thật là thế!. Mà ai cũng hiểu rẳng chỉ có con người là từ nguyên thủy đã được Chúa ban cho có linh hồn sáng láng, tốt lành sống đời mà không một thụ tạo nào khác trên trần gian có được. Chúa cũng hiểu rõ tường tận từng con cái của Người là như thế nào vì đích thân Người đã tác thành ra từng người chúng ta mà!.

Chúa làm thế, ban cho chúng ta có sự sống là mục đích để làm gì trên Thế Gian này? Chẳng lẽ Người lại để cho chúng ta chết muôn đời? Chẳng lẽ Người lại chẳng có lý do khi tác tạo ra chúng ta? Chẳng lẽ Người ban cho Thế Gian con một của Người là Chúa Giêsu xuống trần cách luống công và tào lao lắm sao? Hay chẳng lẽ Người lại muốn tất cả con cái của Người xuống hết Hoả Ngục?.

Thưa rằng con người sống mà còn biết có lý do, lý tưởng, sống cuộc đời có ý nghĩa, hữu ích chứ không ai muốn sống đời mà không có sự chuẩn bị để hằng ngày cứ ù lì, chờ sung rụng, ăn bám vào xã hội hay tệ hơn nữa là thành phần phá hoại!?. Hiểu thế, biết thế thì Thiên Chúa Người là Đấng vô cùng quyền năng mà chương trình ở Trần Gian này Người muốn như thế nào ắt hẳn phải vượt hẳn sự hiểu biết rất có giới hạn của con người.

Do đó để được Thiên Chúa yêu thương, chúc phúc, chúc lành cho thì con người chỉ cần biết và có bổn phận phải làm là thờ phượng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự; sau lại yêu người như yêu chính mình thì đã sống trọn lề luật yêu thương của Thiên Chúa, thưa có phải?. Do đó mà Chúa khuyên chúng ta là hãy sống yêu thương và lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam là lề luật cho con người noi theo và làm theo để nên tốt lành ... Ngày một nên giống Chúa nhiều hơn.

Vâng, để được tốt lành nên giống Chúa thì cần con cái của Người bắt chước cuộc sống như Chúa Giêsu thuở xưa là không hám danh, hám của và đừng để cho sự đam mê của Thế Gian thống trị trái tim yếu đuối dễ bể của mình. Vì có phải ai cũng phải lần lượt từ trần? Ai mà không phải ra đi với hai bàn tay trắng? Và ai cũng phải diện kiến Thiên Chúa khi hồn lìa khỏi xác?.

Thế thì có phải những bài Dụ Ngôn và Lời Chúa chúng ta phải thực thi trong từng ngày sống của chúng ta hay không? Như trong kinh Lạy Cha Chúa dậy chúng ta là xin cho hằng ngày dùng đủ vì hơn thế thì đó là sự tham lam là cơ nguy sẽ đưa linh hồn chúng ta đến nơi mà chúng ta không muốn đến.

Có phí lắm thay khi chúng ta đang sống mà lại dần phá hủy thân xác là Đền Thờ của Chúa và không có cái dại nào cho bằng cái dại mà chúng ta đánh đổi một linh hồn sống đời cho những đam mê rất tầm thường trên Trần Gian này để chúng ta sẽ bị chết muôn đời trong Hỏa Ngục.

Kinh nghiệm sống đời cho chúng ta thấy rằng dù là có cả và Thế Gian mà linh hồn phải bị suốt đời giam dữ ở Hỏa Ngục thì có vui hay sướng chi?. Để nhìn được và hiểu được tầm quan trọng này xin tất cả mọi người hãy sống siêng năng Cầu Nguyện vì chỉ có cuộc sống Cầu Nguyện mới là công cụ giúp chúng ta sống gần với Thiên Chúa và với anh chị em.

Cầu Nguyện, đọc kinh Mân Côi, chuyện trò cùng Chúa, sống khiêm nhường và bác ái thì chắc hẳn Chúa luôn sống trong ta; có thế thì những gì chúng ta cầu xin, khẩn nguyện sẽ được Chúa vui lòng nhậm lời và ban cho chúng ta được mọi điều cần thiết ... Nhưng không là những gì chúng ta ưa thích hay muốn có đâu. Chúa chỉ ban cho chúng ta những gì cần thiết cho thân xác và linh hồn để được nên tốt lành theo thánh ý Chúa chứ không theo ý ta. Rất mong cho được vậy lắm thay!. Amen.
 
Giải viết văn đường trường : Bản Tin Số 05
Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
19:25 13/03/2014
Giải Viết Văn Đường Trường 2014: Bản Tin 05

Thưa quý độc giả và quý tác giả,

Giải Viết Văn Đường Trường do Ban mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn khởi xướng. Nó muốn gợi lên nơi bạn trẻ Công Giáo ý định thử viết một truyện ngắn có nội dung Kitô giáo, rồi từ đó dần dần sẽ khám phá ra mình có thể trau dồi khả năng này để phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội.

Chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu 6 truyện dự thi mới. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi, đánh giá và tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.

Quý độc giả có thể gửi phiếu bình chọn ngay sau từng đợt bài được giới thiệu. Khi đọc các truyện ở các đợt tiếp theo, nếu thay đổi ý kiến, có thể gửi phiếu bình chọn mới. Chúng tôi sẽ tính theo phiếu gởi sau cùng của mỗi người.

Ước mong quý độc giả khắp nơi tích cực vận động để có thêm nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.

Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường đính kèm cuối bản tin này.

Nhân đây Ban Tổ chức xin thông báo: Để tạo điều kiện cho các tác giả có thời gian hoàn thiện bản thảo dự thi, thời hạn nhận bài của giải 2014 được gia hạn kéo dài thêm một tháng, hạn cuối nhận bài đến hết ngày 31-3-2014.

Xin trân trọng giới thiệu 6 tác phẩm dự thi mới được chọn qua vòng sơ tuyển. Một số bài không lọt qua vòng loại do chưa phải là truyện ngắn (chỉ mang dạng chia sẻ tâm tình, tùy bút hoặc kể chuyện), do kết cấu lủng củng, chưa thống nhất ý tưởng, hoặc do lấy lại câu chuyện từ một truyện nào đó (phóng tác chứ không phải là sáng tác). Nếu quý độc giả phát hiện bài nào chỉ là phóng tác từ một tác phẩm khác đã công bố, xin vui lòng cho Ban Tổ chức được biết.

Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công Giáo đã và đang hỗ trợ truyền bá chương trình này, cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi cuộc thi. Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.

Qui Nhơn, ngày 15-03-2014

Thay lời Ban Tổ chức

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ


BÀI DỰ THI

Mã số: 14-025

CHỮ HIẾU


-Khổ quá, khổ quá.

Bà lão vẫn thường hay than thở như thế. Căn phòng chật chội nhuốm màu vàng lờ nhờ của bóng điện. Suốt ngày trong cái không gian o bế đến ngộp thở ấy là tiếng khò khè, gắt gỏng, kêu ca của một bà lão đã ngoài tám mươi tuổi. Đãng trí, mắt kèm nhèm, lại thêm chứng đau lưng của tuổi già, nên bà hay cô đơn lắm. Cứ chiều chiều, bà lại chống gậy lang thang ra công viên, rồi ngồi thẫn thờ ngẫm ngợi vào quá khứ, về mối tình đầu, về những ngày tháng đẹp tươi nhất.

Già rồi nhưng vẫn hay khóc. Bà dễ tủi thân lắm. Trái tim bà vẫn cả tin và dễ tổn thương cho tới tận bây giờ. Mỗi khi bị con cháu trách mắng về tính hay giận, hay quấy là bà lại lủi thủi tìm vào góc phòng, ôm mặt khóc. Bà có muốn thế đâu.

Cái tính nhõng nhẽo, hay quấy của bà có từ hồi nhỏ, nhưng được chiều chuộng nhất là cái hồi bà yêu. Thời son trẻ ngập tràn sắc đẹp ấy xoẹt qua đời bà như một ngôi sao băng trong bầu trời đêm quang đãng. Từ ngày nhỏ, bà luôn ao ước được nhìn thấy sao Chổi hai lần trong đời. Bởi sao băng mong manh quá, ngắn ngủi quá, không bõ xem. Bà muốn nhìn thấy sao Chổi một lần nữa, ngôi sao Chổi kì vĩ, đầy hư ảo mà bà đã coi từ hồi bà còn nhỏ.

Tiếng dế kêu đêm thật não nùng và lạc lõng trong công viên. Xa xa phía bờ hồ, thỉnh thoảng có những chiếc ô tô lao vút đi, rồi lại tiếng dế kêu văng vẳng thấu đến từng cánh hoa kẽ lá. Những con dế như thi nhau tấu lên bản nhạc réo rắt. Màn đêm như đè nặng xuống mảnh đất này. Tiếng dế như xé đêm ra từng mảnh, từng sợi. Tiếng dế le lắt, tiếng dế quay quắt, tiếng dế thao thiết xiết bao.

Từ lúc nào, bà luôn coi dế là bạn. Những người bạn tí hon ấy như các nhạc công trình diễn miệt mài không lấy tiền thù lao vậy. Bà vẫn hay lững chững chống gậy vào thăm thú công viên, cốt cũng là để được nghe tiếng dế. Tuổi già cũng không nhiều thú vui. Nhiều cảm giác vẫn khiến bà nhớ về hồi trẻ đẹp. Mỗi lần như thế, bà chạnh buồn. Cô đơn, cô đơn, cô đơn, điều ấy đáng sợ nhưng lại như những hạt bụi luôn vây bủa lấy bà. Nhiều khi bà muốn rũ bỏ cảm giác ấy đi mà không được, bà lại lặng lẽ tìm đến làm bầu bạn với tiếng dế, với bóng đêm, với sao trời. Dần dà rồi cũng quen, bà tự biết chẳng mấy ai thích người già, nên mọi buồn khổ lại tự âm thầm chịu đựng một mình.

Có lần, con trai bà bảo: Mẹ già rồi, đừng ra ngoài nữa, nhỡ cảm gió ra đấy thì làm sao. Bà bảo: Cứ để ta đi lại cho nó khuây khỏa. Nó bảo: thôi mẹ ở nhà cho lành, không thì lại khổ con khổ cháu. Bà im lặng, đóng cửa vào căn phòng kín gió tù túng. Bà bảo cái phòng như cái chuồng nhốt người vậy, khó chịu lắm. Con dâu bà bảo: Mẹ khó tính lắm, ai mà chiều được. Bà kêu: Giê Su Maria, sao già lại nhục thế này, người ta cầu chúc cho nhau sống lâu trăm tuổi làm gì thế không biết.

Rồi bà lại tự đấm vào phía lưng mình. Những cơn đau lưng kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến bà hay ri rỉ nước mắt. Cơn đau còn như lây vậy, đau lưng rồi đau lên vai,lên gáy, lên đầu, đau tỏa xuống các tay chân. Trông bà lấy bấy, bủn rủn là thế, nhưng sức bà cũng đã cố gắng hết sức để gượng gạo đi rồi. Chứ thực ra bà chỉ muốn nằm bẹp một chỗ thôi, lúc nào cũng cảm thấy trong người bí bách, xương cốt rão ra, chỉ còn chút tàn lực của tuổi già. Đôi lúc bà vẫn tự quở: Sao ta dai chết thế? Bà cũng hay nghĩ về tuổi thơ. Lúc còn nhỏ, bà luôn mong ước một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, nhưng càng sống lâu, bà càng thấy đời nhiều khốn nạn hơn. Giờ ai cũng bảo bà lẩm cẩm, dạy con cháu khác người. Bà bảo: Đôi khi trong cuộc sống người tốt sống cạnh người tốt không tốt. Người ta bảo bà dở hơi. Bà lại bảo: Người tốt phải ở gần người xấu sể cảm hóa người xấu, không chẳng bao giờ người xấu có thể hoàn lương được cả. Người ta bảo bà chập mạch. Ai lại cho con cháu đi chơi với đám bạn lêu lổng, hư hỏng đâu. Bà cười mỏm mẻm: Rốt cuộc chẳng ai hiểu được già này.

Lớp trẻ ở đây mấy ai biết bà từng là cô gái hát quan họ đầy quyến rũ, mê hoặc ngày xưa. Làng trên xóm dưới ùn ùn kéo về xem quan họ mỗi khi làng bà tổ chức. Cứ tới lượt bà hát là mọi người như lặng đi, giọng hát mê hồn ấy đã thấm cả vào một thế hệ yêu quan họ trong khu vực này, ấy thế mà…

Bà vẫn đi dạo hàng ngày, dành nhiều thời giờ để suy nghĩ về tuổi trẻ, về những khoảng lãng mạn thời con gái. Cảm giác ấy, cái cảm giác được nhiều người tôn trọng, săn đón, ngưỡng mộ rất sung sướng. Bà mơ màng dựa vào ghế đá ngoảnh ra mặt nước hồ lãng đãng ánh hoàng hôn. Khóe mắt bà đã ri rỉ những ngấn nước mắt lòa nhòa. Anh nắng chiều tàn làm óng ánh lên những giọt nước nhỏ nhoi ấy. Cảm giác cô đơn quấn xoắn lấy bà.

Có lẽ ta sắp bị đuổi ra đường mất. Bà tự nhủ. Con dâu ngày càng hay cáu giận, mắng mỏ, còn con trai thì bận bịu tối ngày, chằng còn quan tâm bà nữa. Hôm trước, con dâu bà bảo: Mẹ sống ở nhà này như người thừa ấy. Có lần khác nó lại bảo: Mẹ bẩn lắm, hôi hơn con khỉ rồi, cả tháng rồi chưa tắm. Thì bà cũng nghe câu được câu chăng, mỗi lần như thế bà im lặng. Tuổi này giờ gắng gượng mà đi được là tốt rồi, mấy ai giữ được cho thân thể luôn thơm tho chứ? Giá như, giá như… cái thời son trẻ của bà đã lùi lại quá xa, sẽ chẳng bao giờ bà có thể quay lại được thời đó. Mỗi lần bà muốn quay lại, con cái lại mắng bà nhõng nhẽo, trẻ con, làm khổ con cháu ai mà chiều được.

Một buổi sáng cuối mùa đông năm ấy, cô con dâu hét toáng lên: Mẹ ra khỏi nhà đi, ỉa đái gì mà tung tóe hết ra phòng thế này, khổ quá. Bà vừa đi vệ sinh vào cái bô, không biết túng tấng thế nào mà cái bô bị úp ngược, bà cứ khều khều những mãi không lật lên được. Cô con dâu nhìn cảnh ấy nên không kìm lại được, lại thốt lên: Bà chết đi thì hơn, sống chỉ làm người khác khổ.

Bà ngờ ngệch vớ lấy cái gậy, thập thùi bước đi, bỗng ngã dúi xuống, mặt bà úp vào cái bô rồi trượt xuống nền đất. Mùi thối sặc sụa như oạc ra từ bể phốt. Quần áo, mặt mũi bà nhoe nhoét phân. Bà nằm như một con mèo già sắp chết. Luống cuống quá, bà lại bò ra cái chỗ vòi nước. Cô con dâu đóng sầm cửa lại, ậm ọe hồi lâu.

Năm hôm sau, người ta thấy một bà cụ già nằm bất động ở cổng ngôi nhà thờ một giáo xứ gần đó, người bà cứng đờ, lạnh toát. Mấy giáo dân đi lễ về, nhìn thấy liền khênh bà về nhà sơ cứu, nhưng dường như đã quá muộn. Con trai, con dâu bà tìm đến, lu loa, gào khản cả tiếng như tranh nhau:

-Ối mẹ ơi! Sao mẹ lại bỏ nhà mà đi.

- Mẹ ơi là mẹ! con là kẻ bất hiếu.

- Mẹ ơi! Sao mẹ lại chết đường chết chợ thế này, sao phút cuối không ở bên chúng con.

- Mẹ ơi! Chúng con hưa sẽ chăm chỉ làm ăn, sẽ vâng nghe lời mẹ lúc còn sống, lo lắng cho mẹ mồ yên mả đẹp.

Những lời có cánh trong đau buồn như vút tận trời xanh. Hàng trăm lời hứa hẹn, khóc nấc của cặp vợ chồng cũng khiến họ hàng khóc nấc theo. Dân làng không ngờ bà lại có con dâu ngoan hiền, thương mẹ đến thế, người con trai có hiếu đến thế…

Chiếc quan tài đã sang ngày thứ hai, phía đầu quan tài vẫn có một mặt để ai vào phúng viếng có thể nhìn thấy mặt bà lần cuối. Người con dâu oặt oẹo, tóc xù ra vì đã khóc ròng suốt từ lúc nhận được tin dữ.

Đám tang bà đông. Cả làng đưa tiễn bà vào nhà thờ để làm lễ đưa chân cầu nguyện cho linh hồn bà sớm được hưởng phúc thiên đàng. Vị linh mục đang oang oang giảng về những đóng góp quan họ trước đây của người quá cố, bỗng đánh rơi kính vì một điềm lạ lùng. Cả nhà thờ nhỏm dậy, nháo nhào chạy xúm vào một chỗ. Bà lão đã ngồi nhỏm dậy, nắp quan tài kênh sang một bên. Người ta đã quên đóng đinh nắp áo quan. Tiếng trẻ con khóc thét vì sợ. Ai cũng ngạc nhiên vì sự việc lạ lùng. Nhiều người tin Chúa đã làm phép lạ ngay giữa nhà thờ. Có kẻ xầm xì: Suýt nữa thì chôn sống bà lão.

Bà ngã ra nền nhà thờ, ngước lên nhìn gian Cung thánh, làm dấu liên hồi, miệng lắp bắp, mặt tái mét.

Cả nhà thờ vòng trong vòng ngoài những người, không còn ai khóc nữa. Quả là một sự lạ cho toàn bộ con chiên của Chúa nơi đây. Bà lão vẫn chưa nói được. Người ta đưa bà ra cấp cứu. Cái tin người chết sống lại nhanh chóng được lan truyền, bà bỗng dưng nổi tiếng, được nhiều người phỏng vấn.

Rồi cũng nhạt dần. Không khí trong gia đình lại trở lại như xưa. Người con dâu vẫn tiếp tục chì chiết mẹ chồng. Người con trai vẫn chơi bời nhậu nhẹt tới khuya khoắt mới về nhà. Có ngày họ chẳng cả nhìn hay hỏi thăm bà lấy một tiếng. Ngày ngày trôi qua trong quạnh vắng, bà rất nhớ tiếng dế, nhớ những kí ức tuổi thơ. Bà đã bị liệt một nửa người. Mấy ngày liền, khi không còn nghe tiếng mẹ gắt gỏng, rên hừ hừ nữa, đôi vợ chồng mới khẽ khàng đẩy cửa vào. Một cảnh tượng đầy ái ngại trong căn phòng đã đập vào mắt đôi vợ chồng đã trung niên. Chẳng là, họ đã trải vải mưa xuống dưới chiếu của bà, và để sẵn đồ ăn, sữa, hoa quả hai ngày nay cho bà cụ. Giờ thì nước tiểu và phân lấm lem xuống chiếu, chảy cả lên mái tóc rối lòa xòa của bà. Mắt bà nhắm nghiền, ruồi tranh nhau bâu lên mặt, khóe mắt bà vẫn có đường nước bé xíu mờ mờ chảy xuống chỗ nước tiểu rỉ loang khắp chiếu. Trong im lặng, đôi vợ chồng ngán ngẩm nhìn nhau. Hai ngày tiếp theo bà cũng không ăn được gì, ai hỏi gì bà cũng không nói được. Họ hàng lại xúm xít xung quanh. Lại hỏi thăm, bàn tán, rồi ra về trong tâm lí nặng nề. đến một ngày cuối tuần, khi tất cả mọi người đang lo lắng nhìn khuôn mặt đã hết thần sắc, quầng mắt đen sì, môi thụt hẳn vào trong của bà, thì người ta đã được nghe câu nói cuối cùng của bà. Sau một loạt câu hỏi không có tín hiệu trả lời:

-Bà uống sữa nhé

-Bà đi tiểu nhé

- Thay quần áo cho bà nhé



Rồi đến câu:

-Xức dầu cho bà nhé. Bỗng như có một buộc vào cổ áo kéo bà lên vậy, bà hơi nhích, khẽ rên lên:

-Ừ, tạ ơn Chúa.

Khi mặc áo phép, và chịu phép sức dầu, ăn năn về những việc làm hồi còn sống, bà làm dấu thánh giá, hôn tượng Chúa Giê- Su, rồi thở hắt lên một cái thật mạnh. Bà đã ra đi mãi mãi. Đám tang bà lần này, rất ít tiếng khóc. Con cháu bà cũng chẳng đông, dù đã bao lần khi còn sống bà dặn dò các con cháu bà hãy sinh sôi thật nhiều. Đêm đó, những ngôi sao băng rơi nhiều như để chào đón một linh hồn thánh thiện đã về trời. Tiếng dế trong nghĩa trang cũng ngân lên buồn bã, chỉ vắng ánh sao Chổi mà thôi.

Mã số: 14-026

BÁC SĨ ĐỪNG


-Tặng bạn tôi, một người con ưu tú của Giáo Hội, anh Paulus Lê Sơn. Xin được cúi đầu trước các thiên thần bé bỏng không được chào đời.-

Câu chuyện ấy xảy ra vào một ngày cuối thu.

Đừng là một bác sĩ giỏi. Ngay từ lúc trẻ, chị đã là thủ khoa đầu vào của hai trường đại học danh tiếng. Thời gian đó, Đừng đã đoạt một suất học bổng sang Pháp. Con đường học vấn của chị được coi là sáng sủa nhất ở vùng này. Khi trở về, chị là một bác sĩ trẻ năng động, được điều về bệnh viện tuyến trung ương. Vài năm sau, chị đã là phó khoa sản của một bệnh viện, rồi chị mở một cửa hàng tư nhân về sức khỏe sinh sản.

Nhưng rồi, thấy mình có khả năng trong trong việc giúp các thai phụ bảo toàn được danh dự, hay giữ cân bằng dân số vì hạnh phúc gia đình, chị đã chuyển sang một công việc mới, ấy là một bác sĩ phá thai. Với trí tuệ và năng lực của một người có tài, chẳng mấy chốc chị trở thành một người bác sĩ giỏi giang trong công việc hàng ngày của mình.

Quả vậy, một khi đối mặt với những lời xì xào bàn tán không hay về nghề phá thai. Chị lại tự nhủ: Ôi dào! Các ông các bà cứ nghĩ thế, chứ tôi không làm có vẫn có người người khác làm đó thôi, ai có giỏi thì làm đi”. Cứ thế, mỗi ngày hàng chục cô gái ra vào phòng chị để được giải quyết những cái thai mà họ cho là ngoài ý muốn kia.

Nhà Đừng giờ đã to nhất con phố này rồi, mà khách hàng thì không thấy có xu hướng giảm. Chị rất bằng lòng với công việc hàng ngày của mình: nhiều tiền, lại chẳng quá vất vả. Có một điều khiến chị hơi băn khoăn là những thai nhi sau khi được chị giải quyết xong kia, thường không phải ai cũng lấy lại, mà cứ tồn để đống trong những túi màu đen ở thùng rác. Thai nhỏ chị còn xả trong bồn cầu được chứ thai to thì chịu. Những ngày mùa hè, mùi tanh của máu, cái lạnh của âm khí xoắn quyện như ngấm cả vào tường nhà. Thật may mắn khi gần đây chị mua được hẳn bốn con chó béc- giê về giữ nhà. Thế là số thai nhi kia cứ mỗi cuối ngày lại được quẳng cho lũ chó xâu xé loạn xạ sau vườn nhà. Đôi lúc chị cũng cảm thấy có chút gì đó hơi nhẫn tâm. Nhưng kệ. Với chị, đống thịt vụn kia thì chôn hay vứt đi, hay quẳng cho chó thì cũng khác gì nhau. Điều quan trọng là sự sống trong đó đã chấm dứt. Bởi thế hàng ngày chị vẫn thản nhiên cho lũ chó ăn mà không mảy may suy nghĩ quá nhiều.

Có một chút xáo trộn nhỏ, khi mà có mấy người phụ nữ nghèo thỉnh thoảng lại ghé qua có nhã ý xin chị những thai nhi bị ruồng bỏ kia để mang về chôn cất và cầu nguyện. Chị bỏ ngoài tai tất cả.

Ôi giời! Cho họ thì lấy gì cho chó nó ăn, thịt bò bây giờ cũng không rẻ. Chị thầm nhủ vậy.

Chị muốn tống cổ họ ngay khi thấy họ rụt rè ở phía cửa nhà mỗi lần.

Chị lại nghĩ: không biết họ đi làm thế có được ai cho tiền không biết, đội nắng đội mưa đạp xe từ đâu đến đây làm gì cho khổ thế không biết.

Chị không mắng chửi họ ra mặt nhưng nhất định không muốn cho họ chạm mũi bàn chân đến hàng gạch đầu tiên ngoài cổng nhà mình.

Những con người nghèo kiết xác kia không đáng để mình bận tâm. Đừng luôn tự dặn lòng mình như vậy. Chị còn phải trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế và từ đồng nghiệp để làm sao cho những bà mẹ kia không bị nhiễm trùng hay bị vô sinh. Công việc phá thai với chị giờ rất đơn giản, chỉ cần bỏ ra thời gian bằng bữa cơm trưa là có tiền triệu bỏ túi ngay. Với sự giỏi giang và tinh thần ham học hỏi của mình, chả mấy chốc địa chỉ nhà Đừng nườm nượp những cô gái trẻ qua lại để giải quyết hậu quả. Có đôi người còn trở lại cảm ơn chị hậu hĩnh vì đã bảo toàn danh dự cho họ hay giúp họ không phải làm mẹ của những đứa con khuyết tật. Chị từ chối, với chị như thế cũng là đủ rồi.

Nhưng lạ thay, có nhiều đêm những vong hồn thai nhi lại hiện lên trong những giấc ngủ của Đừng. Chúng hướng ánh mắt cầu xin, van vỉ chị mà không thể nói được. Chị cũng sợ, nhưng tỉnh dậy rồi, công việc kia lại như một thói quen, chị lại tiếp tục làm như không có gì xảy ra.

Mấy con chó nhà chị giờ to béo, mắt quắc lên, trán co lại, bộ lông mượt chuốt dài ra. Chúng được như thế cũng nhờ rất nhiều vào số sản phẩm tận dụng được từ nghề nghiệp của Đừng. Mặc cho người ta kêu mình làm như thế thì thất đức, không có hậu, hay bị quả báo đi chăng nữa, chị vẫn không ngừng học hỏi. Học để làm sao cho những sản phụ được an toàn, tiếp tục làm mẹ khi muốn. Nhất là những ca mà ảnh hưởng tới tính mạng người mẹ, chị cẩn thận lắm. Chị hãnh diện vì được khen là bác sĩ giỏi, là không bao giờ lấy tiền trả ơn sau khi họ được giải quyết hậu quả. Nhiều người chê, nhiều người khen, chị chẳng hề nao núng gì.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, chị cũng đã ba mấy rồi còn gì. Chị chợt nghĩ, có lẽ vì quá đam mê nghề nghiệp mà quên đi thiên chức của một người mẹ. Chị cũng đã cưới chồng được mấy năm rồi còn gì. Nhưng mà có cũng như không, chồng chị có bao giờ quan tâm chị đâu. Có mấy ai hiểu cho chị được. Mấy ai yêu nghề hơn chị được. Nhưng dù sao cũng cần phải có con, quyết là làm, chị đã có thai ngay sau đó không lâu.

Những ngày bụng lộ to ra, Đừng tạm nghỉ làm việc. Cứ sáng sáng đi chợ, chị không quên mua thịt bò về cho lũ chó. Mấy con chó không còn mượt đẹp như trước nữa. Chúng nô đùa, gầm gừ, đuổi nhau khắp vườn.

Rồi chị sinh được một bé trai. Cảm giác hạnh phúc dâng tràn. Họ hàng, bạn bè tới chúc mừng nhiều, quà cáp nhiều. Có mỗi một bà già làm cho chị không được thoải mái lắm. Đó là bà dì góa của chị. Bà bảo:

- Được làm mẹ rồi, giờ bỏ cái nghề này đi con nhé.

- Con không làm vẫn có người khác làm dì ơi! Xã hội là vậy.

- Con không ân hận chứ?

- Con không.

- Nhưng cái nghề đó thất đức lắm con ơi

- Nghề nào chả như nghề nào hả dì?

- Làm hay không là quyền tự do của con, nhưng con nghĩ mà xem, giết ở trong bụng và giết ở ngoài khác gì nhau? Mang tội đấy.

- Nếu có tội thì đã bị đi tù.

- Con vẫn quyết không ân hận chứ?

- Nhất định không, chả lẽ những bà mẹ nguy kịch tới tính mạng vì thai, không có người như con, chết cả hai, thì tội của ai?

- Còn đa số các ca còn lại thì sao? Con ác lắm.

Cuộc trò chuyện cứ thế làm cho chị cảm thấy mệt mỏi. Chị cảm thấy bức bối trong người, ngồi thụp xuống cái đệm cứng đờ.

- Con đừng làm thế nữa, có nghiệp báo đấy

- Dì về đi. Dì dạy khôn con đấy à

- Học cho giỏi vào, giờ lại hỗn với cả dì nữa.

Bà dì lóc cóc cầm cái nón đi về. Nước mắt bà ướt nhòe. Thỉnh thoảng con bé nó cho mình đồng ra đồng vào, ai ngờ nó lại làm cái nghề này. Dì ấm ức lắm. Muốn về nhà thật nhanh. Bước chân bà liêu xiêu lê ra phía cổng.

-Dì cứ hiền lành quá mức như thế, nghèo là phải.

Chị cố nói với theo như thế. Thằng bé khóc oe oe. Chị vẫn chưa hết bực bội. Thằng bé khóc ngằn ngặt, lại thêm tiếng chó sủa nhộn nhạo, chị cảm thấy ức chế.

Bế con lên mà Đừng cảm thấy bình an quá. Cậu bé ngoan ngoãn khi tìm thấy bầu sữa quen thuộc. Nhìn con âu yếm. Chị hôn nhẹ nhàng lên trán của con. Tiếng béc-giê lại sủa chói lói, át cả vào căn phòng. Cậu bé giật mình khóc thét lên. Chị bế con dậy ra đóng cửa mà ru con ngủ. Miên man nghĩ ngợi, chị lại bị ám ảnh bởi những mảnh tay chân bé xíu. Nhưng chẳng lẽ do thói quen? Thật là chị không cảm thấy quá sợ sệt. Chai đá? Vô cảm? Mạnh mẽ? Nhẫn tâm? Có lẽ nào lại tới mức ấy không? Chị tự vấn lòng mình trong khững hình ảnh kia vẫn cứ nhập nhoằng trong ý nghĩ. Đầy cữ rồi đấy, chị tự nhẩm.

Con đã ngủ, chị nhẹ nhàng đặt con lên chiếc nôi xinh xắn. Chị ra chợ một lát để mua thức ăn cho mấy ngày và mua cả thịt bò về cho lũ chó. Chợ cũng gần nhà. Ở đây mọi thứ đều đắt đỏ. Nhìn những bà bán hàng nhếch nhác quá, luộm thuộm quá. Chị chỉ muốn mua nhanh để về thôi. Lòng trí lúc nào cũng nghĩ về con. Từ khi được làm mẹ, chị đã hạnh phúc hơn rất nhiều. Dù có phải đi ăn xin chị cũng không để con phải khổ. Nhưng dạ đàn bà thường hay nghĩ vụn vặt, chị cũng thế, nhưng dù nghĩ gì, làm gì cũng nghĩ hướng về cho con.

Dòng người đi chợ đông đúc, rộn rạo, tiếng mặc cả, những lời ngọt ngào trao đi đổi lại.

- Mua đi chị ơi, mười một bán mười chị ơi

- Mua cho em với, em bán rẻ cho

- Chị ơi! Cá đi chị, em bán lấy vốn

- Cô ơi! Thịt này, bán lỗ cho cô này.

Nghe những lời mà chị thấy họ giả tạo quá. Biết sao được. Cuộc sống mưu sinh mà. Chị chen chân nhanh để về với con. Mới xa con có một lúc mà nhớ quá. Về tới cổng mà không thấy con khóc. Chị yên tâm lắm. Cất hoa quả vào tủ lạnh, mang thức ăn vào bếp, chị quay trở lại bật ti vi xem.

Màn hình vừa bật, đập vào mắt chị là những thống kê về tỉ lệ nạo phá thai lớn hơn cả số trẻ được sinh ra. Chị thản nhiên bật chuyển kênh khác, có gì lạ đâu, mỗi năm ta còn giải quyết gọn hàng ngàn vụ cơ mà. Nghĩ tới đó chị cảm thấy thỏa mãn lắm. Mấy bác sĩ đủ tài làm được như mình? Hay là người ta bị vô sinh cũng không dám quay lại nhỉ? Mặc kệ họ.

Nghĩ luẩn quẩn, là Đừng lại nghĩ về con. Sau này sẽ cho thằng bé đi du học cho nó được mở mang tầm mắt, không cho nó làm bác sĩ nữa, cho nó làm việc gì đó không bị bàn tán nhiều hơn. Mọi ngày căn phòng phảng phất mùi âm khí, không hiểu sao hôm nay cái mùi chết chóc nồng nộc vào tận phổi. Chị cảm thấy nôn nao trong người, bủn rủn tay chân, hình ảnh hàng vạn sinh linh không vẹn hình hài cứ nhập nhoằng trước mắt. Hay là mình bỏ cái nghề này đi nhỉ? Bỏ rồi thì biết làm gì đây? Làm hay không thì xã hội vẫn thế, đạo đức là cái gì cơ chứ?... hàng chục ý nghĩ bủa vây lấy chị, thật khó chịu.

Mấy phút xoẹt qua. Chị lại nghĩ tới con và giật mình, sao thằng bé ngủ lâu thế. Chạy vội sang phòng, thấy cánh cửa phía sau vườn hé ra, không thấy con đâu, chị sợ hãi. Lẽ nào có ai đó bắt cóc con mình để tống tiền sao, nghĩ thế, chị thót tim. Dáo dác nhìn khắp gầm giường, cánh tủ, chị hốt hoảng xô tung cánh cửa lao ra vườn. Chị thét lên khi nhìn cái cảnh quen thuộc trước đây: Mấy con chó béc- giê đang tranh nhau ăn những mảnh thai nhi. Nhưng lần này không còn là thai nhi nữa, chị tin vào mắt mình dù cho không muốn tin. Chiếc áo bé bỏng của con bị xé nát, một con béc- giê đang ngoạm một cái đầu phía góc vườn. Mấy con kia đang gầm gừ, xâu xé phần còn lại.

-Trời ơi! Con tôi.

Chị nhảy xổ vào đàn chó. Mấy con chó sợ mất miếng mồi, mỗi con giằng một miếng, xé toạc phần cơ thể còn lại. Con giằng chân, con giằng tay với cả tảng thịt dính lủng liểng chạy nhốn nháo. Quả tim bật ra. Chị lấy hết sức chạy tới chộp quả tim rồi đuổi theo đàn chó. Lũ chó gầm gừ nhất loạt phóng thẳng ra ngoài đường lớn, mỗi con ngậm một miếng thịt ngon mà lâu rồi chúng mới được ăn…

Ngày tháng quạnh quẽ buông qua. Đã năm năm bác sĩ Đừng bỏ nghề. Thời gian đầu, chị bị hoang tưởng, cứ mỗi lần đi vệ sinh là có một cánh tay thai nhi to gần bằng mẩu phấn cứ thò lên trên mặt nước của bồn cầu. Dần dà, cứ tang tảng sáng, chị lại tới nhà thờ cầu nguyện rồi trở về nhà tiếp tục bán thuốc. Đến chập tối, chị lại lững chững đi theo mấy người phụ nữ chị hắt hủi ngày trước để đi gom những hài nhi chưa được sống một ngày ngoài bụng mẹ về chôn. Họ vui vẻ hướng dẫn chị tới những cơ sở phá thai nhan nhản trong thành phố này. Công việc thiện nguyện ấy đã giúp chị cảm thấy cuộc đời đáng sống hơn. Chị mới được rửa tội để trở thành một con chiên, một tân tòng trong giáo xứ Cứu Độ. Giờ đây, là mẹ của hàng chục trẻ mồ côi, là một phụ nữ nhiệt tình trong phong trào vận động chống phá thai, Đừng cảm thấy hạnh phúc, dù cho là thiếu đi một cái gì đó mãi mãi.

Mã số: 14-027

MỒ CÔI


Một chiều đầu đông năm 1990, một người phụ nữ khó nhọc đi bộ một mình từ chợ về nhà. Cứ đi được vài bước, chị lại dừng chân ôm bụng, nói thầm : “Con ơi, cố chút nữa gần về tới nhà rồi !”. Chị đã sinh ra một bé gái có cặp mắt đen, nước da phớt hồng và khuôn miệng nhỏ với hai má lúm sâu thật sâu. Ngày ấy, bệnh viện là nhà, phòng hộ sinh là căn buồng có ô cửa nhìn ra gốc tùng diệp già. Bà nội là bác sĩ phụ sản. Sự thiếu thốn ấy đã không đánh gục được sự dẻo dai của người phụ nữ miền sơn cước. Đúng 5h chiều một sinh linh cất tiếng khóc chào đời. Chồng chị vội đi lấy cuốn sổ tay ghi lên đó dòng chữ :" Bé Quyên, sổ lúc 5h chiều ngày 24.11.1990, tức ngày 15.10 năm Canh Ngọ." Cuốn sổ ấy đã trở thành kỉ niệm của chị em nhà nó. Một tuần sau khi sinh, mẹ đã chọn cho nó tên thánh Anna và nó bắt đầu ơn gọi làm người Kitô hữu như thế !

Năm tháng qua đi, con bé lớn lên trong tình thương của bố mẹ và bà nội. Thường thì nó ở nhà với bà nội vì bố mẹ phải đi làm xa. Bà dạy nó làm dấu, đọc kinh. Bà phải sửa nó rất nhiều lần vì nó có hai tật là hay đeo dép trái và làm dấu tay chiêu. Trước khi ăn cơm bà dạy nó nói câu : “Con mời Đức Bà ăn cơm” khi đi ngủ thì nhắc nó : “Xin Đức Bà cho con ngủ ngon”. Bà đã dạy nó biết bao điều lặt vặt khác nữa. Bà là điển hình của một thế hệ sống đạo, giữ đạo và dạy đạo theo cach hết sức mộc mạc nhưng nó lại thấm sâu trong tâm hồn thế hệ con cháu của bà. Về sau khi bà mất, mỗi khi trông em, nó lại bắt trước bà để dạy cho các em những điều mộc mạc như thế.

Năm 5 tuổi thì mẹ nó sinh em. Không phải là một mà là sinh đôi, nó vui quá chừng !

Ngày nó lên lớp 10, khi dân làng đang góp sức cùng nhau xây dựng ngôi nhà nguyện của thôn thì một vụ tai nạn xảy ra. Sau hai cơn mưa rào bức tường mới xây đã không may ập xuống… Tai họa ấy đã mang bố rời xa chị em nó mãi mãi. Sáng hôm đó, trước khi đi học, bố gọi nó lại đưa cho nó 200.000 đồng và nói : Bố mới lĩnh tiền công tháng này, một phần để đóng tiền ăn cho hai em, còn đây con cầm đi đóng tiền xây dựng trước, tiền học phí để mấy hôm nữa bố đưa sau nha ! Nó thưa một tiếng “vâng” nhỏ nhẹ, rồi trộm nhìn bố. Nó thấy chiếc cổ áo đã sờn và bạc phếch mà ngày nào bố cũng mặc. Nó cầm tiền mà dưng dưng trong lòng, đôi tay nhỏ chạm vào bàn tay bố, nó thấy thô rát bởi những vết chai sạn. Nó thương bố. Có ai ngờ đó cũng là lần cuối cùng nó được nhìn và chạm vào người bố thân yêu. Còn đứa em 6 tháng tuổi trong dạ mẹ nó thì mãi mãi không được nghe giọng của bố.

Ngày bố còn sống, cuộc sống gia đình còn có miếng ăn, miếng để. Chị em nó không sung sướng hơn chúng bạn nhưng cũng không thiệt thòi hay thiếu thốn thứ gì.

Bố mất, mẹ nó ở vậy nuôi ba đứa con thơ dại. Giữa cảnh mẹ góa con côi, kinh tế khó khăn, mẹ phải bán chiếc honda để làm vốn để xoay sở việc buôn bán. Mẹ nó lại tranh thủ đi giúp việc thêm vào buổi chiều cho một gia đình trên thành phố. Mẹ chỉ còn hai thứ tài sản quý giá nhất : Bốn chị em nó và chiếc xe đạp cũ.

Nó lớn dần, tuổi 18 – cái tuổi rất dễ tự ti và mủi lòng, nó hay mặc cảm và tủi thân.

Từ ngày mẹ đi làm thuê, nó trở nên trầm mặc, ít giao du với bạn bè, không còn vui vẻ như trước nữa.

Hôm thi đại học, nó thấy mẹ dậy sớm ngồi trước tượng Đức Mẹ thật lâu, rồi lặng lẽ xuống bếp nấu xôi vò. Ăn sáng xong xuôi, mẹ lại gò lưng trên chiếc xe đạp cũ đưa nó đi thi. Mọi ngày, nó vẫn tự đạp xe tới trường nhưng hôm ấy địa điểm thi ở xa mà nó thì không biết đường.

Nhìn thấy các bạn cùng đi thi được bố, được mẹ quan tâm, chăm sóc, chiều chuộng đủ kiểu thì nó chạnh lòng. Dường như ai ai đều nán lại cổ vũ tinh thần cho con em mình thi tốt. Còn mẹ nó phải vội về cho kịp giờ làm việc.

Nó xuống xe, nhìn mẹ, giọng đượm buồn : “Thôi về đi mẹ !”.

Hết giờ thi, ngoài cổng trường nhốn nháo kẻ đón, người chờ, lời hỏi han rộn ràng, tiếng xe máy dòn nổ. Nắng rát, nó lầm lũi, chỉ có cái bóng là “người bạn đường” đi kề bên đôi chân. Nó thấy sự cô độc như nhân đôi…

Nhưng lạ thay ! Lúc đó, nó nghĩ đến mẹ và càng thương mẹ hơn. Giờ này chắc mẹ cũng đang một mình bươn chải với những công việc không tên trong một gia đình giàu có, xa lạ nào đó. Nó rảo bước nhanh để ghé qua chỗ mẹ làm, chờ mẹ cùng về.

Năm đó, nó đậu vào khoa Văn trường sư phạm. Ước mơ của nó và cũng là của bố mẹ đã thành hiện thực. Nhưng niềm vui không được trọn vẹn bởi mẹ lại bỏ chị em nó khi chưa kịp nhìn nó ra trường. Mẹ ra đi vì một cơn đột cơn đột qụy khi đang bán hàng ngoài chợ. Đau đớn, khóc hết nước mắt nhưng nó vẫn phải đứng dậy. Nó trở thành trụ cột và cáng đáng mọi việc trong nhà. Nhìn nó cứng cáp và trững trạc hơn so với những đứa bạn 9X cùng trang lứa. Nó ít cười, thi thoảng người ta mới nhìn thấy hai má lúm đồng tiền khi nó đùa vui với các em. Dường như sự vô tư lặn sâu và mất dấu trên khuôn mặt tròn trĩnh của nó.

Vẫn chiếc xe đạp cũ, nó kiếm việc làm thêm nuôi hai em đang tuổi đến trường. Nó làm ở một cửa hàng hoa khá lớn. Khách ra vào tấp nập, người chọn bó này, kẻ chỉ kiểu kia… Có những ngày mệt lả, bụng đói meo nhưng nó vẫn phải tươi cười.

Khuya, nó trở về nhà. Bếp núc lạnh tanh. Đứa út trán hâm hẩm nóng, mắt nó hướng ra phía cổng ngóng chị về…

Thằng anh nghẹn ngào :

- Buổi chiều, em đưa Bống sang nhà cô Thủy chơi đồ hàng cùng thằng Sung và cái Lan. Hôm nay, sinh nhật Bống chị à !

Nó không nói gì, ôm em vào lòng, giấu vội giọt nước mắt chảy dài trên má, giọt nước mắt tủi thân giữa cảnh mồ côi khốn khó. Từ ngày mẹ mất, chị em nó chưa được ăn một bữa cơm ấm cúng bên nhau.

Chúa Nhật hôm sau, nó đưa em đi lễ chiều và dặn ba em cầu nguyện cho bố mẹ. Bố nó đã ngã xuống ngay tại chính ngôi nhà nguyện khang trang này. Nó tin bố mẹ ở trên Thiên Đàng đang mỉm cười với chị em nó, còn Chúa thì đọc được tất cả những niềm vui, nỗi buồn mỗi khi ghé nhìn nó từ trời cao. Tan lễ, nó bảo các em nán lại đọc kinh để cầu nguyện cho ông bà và bố mẹ. Nắng chiều hắt hiu xiên ngang qua cánh cửa mở thênh thang. Bóng bốn chị em đổ dài trên nền gạch. Mắt nó bị hút vào ánh sáng từ ngôi Nhà Tạm. Nó chợt nhận ra Chúa đã giam mình trong đó từ lâu lắm rồi. Dường như nỗi buồn trong tim nó đang tan ra và sự đơn độc cũng được thu nhỏ.

Nó ngước nhìn Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh rồi thả lòng theo đường ray của lòng cậy trông và yêu mến.

Bỗng, có một bóng người vụt nhanh qua ô cửa. Ánh chiều loang loáng khiến nó không kịp nhận ra đó là ai. Chỉ thấy có một đôi mắt nhìn nó cách trìu mến. Nó nghe được một lời duy nhất vọng lại trong hồn : “Con yêu, ơn ta đủ cho con, hãy vững vàng lên !” Mở mắt, giật mình, nó ngước nhìn lên Nhà Tạm, cánh cửa nhỏ đang mở…

Hôm ấy, nó dành một ngày tự tay đi chợ và nấu những món ăn ngày xưa mẹ dạy. Một bữa tiệc nhỏ được bày ra để đền bù cho sinh nhật của Bống hôm trước vì nó lỡ quên. Nó mua một chiếc bánh sinh nhật nhỏ xinh và cắm lên đó những cây nến nhiều màu. Nhìn đôi mắt thơ ngây của Bống ánh lên. Nó ấm lòng. Bốn chị em quây quần bên mâm cơm thơm mùi canh cá quả nấu với dưa chua, Những tiếng cười khúc khích làm dậy không khí một gia đình. Ngoài trời, gió lạnh mùa đông làm cành bàng khẳng khiu đan vào nhau, chỉ còn lơ thơ vài chiếc lá đỏ úa, vài ba mầm non đang nhú lên từ kẽ lá. Một niềm hy vọng mới cũng đang nhen nhóm lên trong tâm hồn nó… Mùa xuân sắp về rồi !

Mã số: 14-028

NHỮNG NGÔI MỘ BÊN SÔNG


- Ông Hai! Ông Hai ơi! Ra lấy đồ nè!!!

Ông già lững thững đi ra bến sông khi nghe tiếng gọi mỗi sáng. Người trên thuyền đưa cho ông mấy củ khoai, vài lon gạo. Ông Hai miệng thều thào, ông vẫn có thói quen lẩm bẩm những câu nói không ai hiểu nổi.

Từ ngày ông Hai sống ở bến sông này, bà con Xóm Đoài đi đâu về cũng ghé, người cho ông vài củ khoai, kẻ biếu ông mấy con cá. Cuộc sống của ông nhờ vào lòng hảo tâm của bà con nghèo. Không ai biết tên thật của ông Hai là gì. Cũng không ai biết ông đến từ đâu. Người già nhất của Xóm Đoài nói rằng ông bị sóng đánh và dạt vào bến sông này. Người ta dựng cho ông một túp lều nhỏ. Ông không nhớ tên tuổi của mình, càng không nhớ quê hương ở đâu. Có lẽ sau lần chết hụt trên ngọn sóng năm xưa, ông đã bị mất trí.

Ngày ngày, ông ra ngồi ngắm dòng sông, miệng lẩm bẩm điều gì đó. Mỗi khi có xác người trôi vào cửa sông, ông Hai lại tìm cách vớt lên, mai táng ở khu đất hoang trước cửa lều ông. Điều kỳ lạ là mỗi ngôi mộ, ông đều cắm cho họ cây thánh giá. Có ngôi mộ thì cây thánh giá gỗ, có ngôi mộ cây thánh giá bằng 2 nhánh cây buộc lại. Qua việc làm của ông, người dân Xóm Đoài đoán ông Hai cũng là người theo đạo.

Chiều cuối tuần, khi nghe tiếng chuông nhà thờ, ông Hai thường đứng nhìn về phía ngọn tháp. Cũng có lần ông dò dẫm đi về hướng đó, nhưng đi nửa chừng thì chân mỏi, gối đau nên ông dừng lại nhìn ngọn tháp chuông rồi quay về lều.

Đêm mịt mùng. Nó cố gắng mở mắt. Toàn thân đau nhừ. Nó cố nhớ lại xem mình đang ở đâu. Không định hình được. Cố hồi tưởng. Nó nhớ mình cùng mấy thằng bạn tù tổ chức cướp tàu Phương Nam, một con tàu nổi tiếng giàu có. Nó cùng mấy bạn chiến hữu đứa cầm dao, đứa cầm mác xông lên. Sao giờ mình lại nằm ở đây? Mấy thằng kia đâu? Đây là đất liền chứ không phải trên tàu. Nó lim dim mắt. Ngọn đèn dầu leo lét hắt lên mái lều. Phía góc bên kia, một ông già đang ngồi, miệng như lẩm bẩm điều gì đó. Căn lều sáng mờ mờ, chập chờn ngọn đèn. Nó gượng dậy, cái lưng đau tê tái. Ông già thấy nó cựa quậy liền đi tới. Ông cầm ngọn đèn soi vào mặt nó. Thấy nó đã tỉnh, ông đưa cho nó cái khăn ướt. Nó hiểu ra ông là người đã cứu nó. Trong ánh đèn mờ ảo, nó thấy bóng ông mảnh khảnh, yếu ớt. Ông đỡ nó ngồi dậy.

- Ông lão, tôi đang ở đâu thế này? - Nó cất tiếng hỏi.

Ông lão vẫn im lặng, miệng ông lầm bầm điều gì nó nghe không rõ. Nó thảng thốt. Chẳng lẽ là ma chứ không phải người. Làm gì có ma. Đời nó vào tu ra tội, chơi bời đủ chốn, cướp bóc đủ nơi, nó đâu sợ gì ai mà nay lại sợ ma!? Nó ghé mặt lại gần nhìn ông lão. Thì ra ông ấy không bình thường. Ông này hình như lúc tỉnh lúc mê.

Ông lão lục trong cái rổ lấy cho nó vài củ khoai luộc. Nó cầm lấy, lưỡng lự suy nghĩ. Thì ra ông già này đã vớt mình lên. Ông đã cứu mình. Đúng là người tốt. Cái bụng nó đói cồn cào. Nó ăn. Trong chớp nhoáng đã hết mấy củ khoai. Ông lão tiếp tục lục tìm đồ ăn cho nó. Một gói cơm nếp được gói cẩn thận trong tàu lá chuối, ông đưa cho nó. Thêm mấy con cá kho. Lần này bụng nó đã bớt đói. Nó nhìn ông bằng ánh mắt biết ơn và ăn chầm chậm, từ từ.

Ăn xong, nó vẫn thấy cơ thể mỏi nhừ. Nó nằm xuống ngẫm ngợi. Nó nhận ra thân mình nó giống như bị gậy đập vào lưng. Chắc tối qua trên tàu nó bị tụi thuỷ thủ phản công và quăng nó xuống sông. Chắc phải vài bữa cái lưng mới bớt đau, lúc đó mới hy vọng đi tìm đồng bọn. Mà biết tìm ở đâu? Bao năm qua nó lang bạt, nay đây mai đó cùng đồng bọn. Khi đói ăn thì đi cướp bóc. Lúc có tiền cũng không biết về đâu. Có nơi chốn nào để về? Nó thiếp đi trong muôn vàn ý nghĩ bâng khuâng.

- Ông Hai! Ông Hai ơi! Ra lấy đồ nè!!!

- Ông Hai! Ông Hai ơi! Ông đang làm gì đó? Ra lấy cá về ăn nè!

- Ông Hai! Ông ngủ dậy chưa? Mấy bữa nay có vớt được xác nào không?

Nó choàng tỉnh khi nghe tiếng gọi í ới ngoài bến sông. Ông lão lững thững đi ra. Nó ngồi nhìn qua phên vách. Gió từ bến sông thổi vào lều làm cho những mảnh ni lông tung lên phần phật. Xa xa trước lều, một bãi đất trống thấp thoáng những cây thánh giá mọc lên trên những ụ đất. Ngoài bến sông, mấy con thuyền nhỏ ghé lại. Mấy người đàn bà, đàn ông đưa cho ông Hai những bọc đồ ăn.

- Ông Hai nhớ cất giữ cẩn thận mà ăn dần nhé!

Giọng nói nghe quen quen. Nó dướn mắt nhìn qua tấm phên. Đúng là vợ của lão Chương mà hôm trước nó cùng đồng bọn trấn con thuyền đó. Nó tự cười chế giễu: Đời thật oái oăm! Mình đi cướp của họ, nay lại ăn nhờ của họ! Chớ trêu!

Ông Hai hai tay khệ nệ xách đồ vào lều. Ông xách 2 chuyến mới hết đồ. Ông để đồ trước cửa lều, mở ra xem từng thứ rồi lúi húi cất đi. Ông đặt lên cái bàn nhỏ một gói cơm còn nóng cùng với thịt. Có ai đó cho ông 1 chai rượu, ông đặt lên bàn, làm hiệu bảo nó lại ăn. Nó cố lê gối lại bên bàn. Ánh nắng sớm chiếu vào lều toả sáng cả chỗ nó nằm. Nó nhìn rõ mặt ông lão. Đúng là một ông lão hiền lành nhưng mỗi tội không được thật tính. Nó bắt đầu thử nghiệm lại suy nghĩ của mình.

- Ông! Ông tên là gì? - Nó cất tiếng hỏi.

Ông lão nhìn nó cười cười, lắc đầu:

- Không nhớ!

- Thế quê ông ở đâu? Vợ con ông đâu?

Ông lắc đầu. Miệng ông lại trệu trạo lẩm bẩm điều gì. Ông quay mặt nhìn ra sông trầm ngâm, rồi lại quay vào nhìn nó cười cười. Hết cười lại lầm rầm nói một mình. Nó giật mình khi nhìn thấy trên cổ ông có có cây thánh giá bằng đồng tự chế từ vỏ đạn. Có lẽ nào?! Nó tự nhủ. Nó lê lại gần ông, ngồi bên ông để nhìn cho rõ sợi dây chuyền và cây thánh giá trên cổ. Ông lão đưa tay lên làm dấu để ăn cơm. Nó nhìn ông trân trân. Càng nhìn kỹ, nó càng thấy ông quen quen, giống như một hình ảnh nào đó rất nhạt nhòa trong tâm trí. Hai hàng nước mắt nó tự dưng ứa ra. Cử chỉ làm dấu của ông gợi nó nhớ về tuổi thơ xưa cũ.

Nó nhớ lại ngày thơ ấu xa lắm rồi. Nó cũng có một gia đình hạnh phúc, có cha mẹ. Cha nó làm nghề buôn muối. Ông cũng hay mang cây thánh giá bằng đồng tự chế trên cổ. Ông yêu quý cây thánh giá vô cùng. Sau mỗi chuyến chở hàng về, ông hay cõng nó trên lưng ra cánh đồng cùng thả diều. Nó thường lấy tay mân mê cây thánh giá trên cổ cha. Hai cha con cùng cười vang mỗi khi nó giật giật sợi dây chuyền.

Có lẽ nào ông lão chính là cha nó? Cha nó còn sống sao? Nó nhìn ông lão rồi tự hỏi. Cây thánh giá chứng minh 99% ông là cha nó. Điều còn lại phải làm ông lão nhớ lại và hỏi người đã vớt ông lên. Biết đâu tai nạn năm xưa cha nó ngã khỏi thuyền muối cũng giống như nó rơi khỏi con tàu Phương Nam đêm trước? Cả ông và nó đều sống và sống tại cửa sông này. Lòng nó bâng khuâng khó tả. Từ ngày bỏ nhà ra đi, tới nay bao năm nó cũng không nhớ. Chỉ biết rằng ngày đó mẹ nó bị bệnh, nó còn nhỏ, nó và đứa em gái được gửi cho người bà con nuôi. Nó buồn vì mất cha, xa mẹ. Mẹ nó nằm viện. Một chiều đi học về, nó muốn đi thăm mẹ, nó tự ý tìm đường lên phố rồi trôi dạt tới nay. Nó nhớ làng của nó có một ngôi nhà thờ ở giữa làng. Thỉnh thoảng, cha nó đưa nó tới nhà thờ. Cha nó hay cầm tay, dạy nó làm dấu thánh giá. Trên đường lưu lạc, có lúc nó cùng đồng bọn đi "làm ăn" có ngang qua ngôi nhà thờ nào đó, nó cũng chợt nhớ mang máng kỷ niệm ngày xưa. Lúc đó, nó chậc lưỡi: Tất cả chả còn gì! Cũng có lần nó gặp người quen nơi làng cũ, nó hỏi thăm được biết mẹ nó qua đời sau lần bệnh đó. Đứa em gái đã lấy chồng và đang sống ở xứ đạo cũ. Bao năm giang hồ, nó gắn bó với tên Tư Sẹo mà đồng hữu đặt cho. Nó quên cả tên thật của nó. Nay nhìn vào cây thánh giá trên cổ ông lão, nó nhớ ngày xưa mỗi lần nó mân mê cây thánh giá đó, cha nó luôn âu yếm nói: "Cu Hưng của bố! Bố thương Cu Hưng nhiều!"

- Ăn đi! - Ông lão giục nó.

Ông nhìn nó lúc trìu mến, lúc ngây dại.

- Cha! - Nó buột miệng gọi.

Ông lão nhìn nó cười cười. Nó nắm lấy tay ông, ông vẫn chỉ cười. Bàn tay gầy guộc mà thân thương. Cảm giác ấm áp lan toả cơ thể. Nó chợt nhớ ra mình còn có một gia đình.

Tiếng chuông nhà thờ đổ hồi. Ông lão đứng dậy đi ra bãi đất trống nhìn về phía nhà thờ. Ông nhìn nó cười cười rồi chỉ tay về hướng tháp chuông. Nó đứng dậy, đến bên ông. Nó không hiểu ông nói gì nhưng biết ông muốn nói về nhà thờ. Nó choàng tay vào vai ông, dìu ông bước đi về phía ngôi giáo đường. Ông vừa đi vừa mỉm cười.

- Cụ còn nhớ ngày cụ vớt ông Hai lên không?- Nó hỏi cụ Bàng bên Xóm Đoài.

- Nhớ chứ? Năm đó khoảng năm tám mươi. Ông ấy bị sóng cuốn, mắc kẹt trong một bè chuối. Lúc đưa ông lên, ông ngất lịm, cấp cứu hai ngày ông ấy tỉnh lại. Chỉ có điều ông không nhớ được quê quán ở đâu. Thỉnh thoảng tôi thấy ông nhắc tới tên Ghềnh, nhắc làng Xuân và Mằng Lăng gì đó. Nếu có điều kiện thì chúng tôi cũng gửi thông tin lên các phương tiện thông tin để tìm kiếm người thân cho ông ấy. Nhưng tiếc là không thể làm được.

- Vậy khi đó trong người ông Hai không có giấy tờ tuỳ thân gì hả cụ?

- Chỉ có một tấm hình ông Hai chụp cùng một đứa bé. Tôi nghĩ có thể là con trai ông ấy.

- Thế tấm hình đó cụ còn giữ không?

- Không. Ông Hai đang giữ. Ông ấy vẫn để trong túi áo trên ngực. Thỉnh thoảng ông ấy bỏ ra xem rồi lại ngồi thẫn thờ. Chắc ông không nhớ được gì đâu.

Nó xin phép ra về, nó chạy như bay về bãi sông, bên túp lều ông Hai. Ông Hai nhìn nó cười cười. Nó nhìn ông trong nước mắt. Đúng là cha tôi rồi! Trời đất ơi! Nó quỳ sụp xuống ôm lấy chân ông. Ông Hai ú ớ, trệu trạo cái miệng như muốn khóc khi nhìn thấy nó khóc.

- Chuẩn bị đi đâu mà mang nhiều đồ thế anh Hưng ơi! - Giọng nói từ con thuyền xuôi bến hỏi vọng vào bãi sông.

- Hôm nay gia đình tôi về thăm quê.

- Cả chị và hai bé cũng về hả?

- Dạ, cô có đi chợ trên phố luôn không? Nếu đi mua giùm tôi mấy bó hoa cúc, để tôi thắp hương cho cha tôi và cho các ngôi mộ ở đây.

- Có, vậy anh Hưng có mua hương luôn không?

- Hương nhà tôi vẫn còn nhưng Cô cứ mua giùm 5 bó nữa nha!

- Dạ được anh Hưng. Anh về quê có việc gì mà đưa cả vợ con về thế?

- Tôi về Quy Nhơn mừng lễ bổn mạng xứ nhà tôi. Lễ thánh Anrê Phú Yên đó cô.

- Thảo nào. Nhớ cầu cho em mấy kinh nhé!

- Tôi nhớ chứ! Cô cũng đừng quên cầu nguyện cho chúng tôi đó nha.

- Mấy đêm qua anh Hưng có vớt được thi hài nào không?

- Có, tôi vừa an táng sớm nay rồi. Đó, đó, ngôi mộ đang toả hương và cây thánh giá bằng gỗ mới đó cô.

- Em nhìn thấy rồi. Tội cho họ quá!

Nắng sớm toả xuống mặt sông sóng sánh hắt lên những cây thánh giá trên mộ. Tiếng người qua lại trên sông ngày càng nhộn nhịp. Anh đứng lặng nhìn những ngôi mộ, nhìn những cây thánh giá trong ban mai như toả sáng lấp lánh. Gió từ mặt sông thổi lên, êm đềm, mát rượi. Một ngày mới thật thanh bình!

Mã số: 14-029

BUỔI HỌC THƯ PHÁP


Gửi tặng Ông giáo nghèo: Frère Lê Văn Vinh

Viết về thầy, ngòi bút xanh mênh mang đầy cảm xúc

Nghĩ đến thầy, tâm hồn thơ ấm áp giữa ngày đông.

Báo cáo papa, con đã tới!

Nó nhảy tót xuống khỏi chiếc xe đạp cũ, vừa hạ chân chống, vừa nhanh nhảu cái miệng chào thầy kính yêu – người mà nó đã thân thiết như cha ruột.

Ông giáo là người con của miền Tây sông nước. Chất giọng lơ lớ thật dễ thương, nhẹ nhàng so với cái giọng chắc nịch như chì vùng đất Nghệ của nó. Chiều cao của thầy có phần khiêm tốn so với những người đàn ông khác. Thầy chỉ cao 1m60, hơn nó một chút. Vóc dáng gầy ốm của một người làm việc nhiều cùng mái tóc điểm hoa râm vì suy nghĩ bao đêm cho lớp lớp học trò khiến thầy già đi trước tuổi. Ngoại hình bé nhỏ như thế nhưng lại chứa đựng bên trong tài năng, kho trí thức vô tận và nhân cách cao thượng, tuyệt vời! Nó kết nhất ở ông giáo là đôi mắt. Mỗi lần nhìn vào đôi mắt ấy, nó cảm nhận được một biển yêu thương, một trời bình yên và cõi mênh mang cảm xúc. Đôi mắt hiền, trìu mến đã mang lại cho nó niềm vui, hạnh phúc và nguồn an ủi những lúc buồn phiền.

- Hôm nay mình học viết thư pháp tiếp nha thầy! Hôm qua con có tập viết ở nhà nhưng nét chữ non và yếu quá!

Đôi mắt vẫn chăm chú uốn từng đường cong trên thanh kẽm để làm cánh hoa ly, thầy cất tiếng nói nhẹ nhàng:

- Ừ! Con gái muốn học thư pháp thì thầy sẽ hướng dẫn thêm. Con đã tự tin viết được những chữ nào rồi?

- Con đã viết chữ “Xuân” để mừng năm mới, chữ “Hiếu” để tặng cha mẹ. Hôm nay con muốn viết chữ gì sâu sắc sẽ theo con suốt cuộc đời thầy ạ!

Nó hớn hở kể thầy nghe như đang kể về những chiến tích vĩ đại, vừa nói vừa đưa tay vào túi lấy tập giấy và cây cọ. Bỗng đôi mắt mở tròn, da trên trán nhăn lại, tay ngoáy ngoáy trong túi như đang tìm vật gì đó. Nó định thần lại rồi khẽ buông tiếng thở dài. Hiểu ý, thầy cất tiếng:

- Tiểu thư của tôi hôm nay lại quên cọ tiếp nữa à. Tuần học có hai buổi mà quên cọ cả hai lần.

- Cái tính này chắc thầy phải tập cho con trăm lần nữa mới thôi – thầy tiếp lời. Ngồi đó đợi thầy vào phòng tìm xem còn cây cọ nào nữa không. Thầy vừa đi vừa nói vọng lại với nó.

Nó bặm môi như đang tự trách chính mình sao lơ đãng, chẳng học được một chút chu đáo, kĩ lưỡng của thầy. Nó nhìn theo dáng đi nhanh nhưng hơi khòm xuống của thầy. Bất chợt dòng suy nghĩ miên man trong kí ức ùa về.

Nó - cô gái đến từ dải đất miền Trung. Quen chống chọi với cái khắc nghiệt của những mùa bão lũ hay những trận gió Lào khô khốc, nên tính cách cũng có chút ngang tàng. Nó bước vào ngưỡng cửa đại học với bao lạ lẫm trước cuộc sống mới và sự khó khăn như bao sinh viên những tháng ngày đầu rời xa mái ấm gia đình. Một năm đại học qua đi. Vui ít, còn lại chất chứa bao nỗi buồn. Buồn nhất là nhớ nhà. Mười tám năm nó sống bình yên trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ. Giờ chỉ cần ai nhắc đến hai tiếng “cha mẹ” là nước mắt tự nhiên ứa trào. Đứa bạn ngồi đối diện hốt hoảng như vừa làm điều gì sai lầm với nó. Một lát sau nó mới bình tĩnh, giải thích vì nhớ nhà quá, nhớ cha mẹ! Năm thứ nhất đời sinh viên trôi đi chậm chạp, lê thê tính tháng, tính ngày. Nó cũng nhờ tới trung tâm gia sư và được giới thiệu dạy cho một em lớp 5. Phần để khuây khỏa, lấp trống thời gian; phần kiếm thêm chút tiền phòng cho cha mẹ đỡ vất vả. Nó nhớ tới hai nàng Kiều trong “Tỏa nhị Kiều” của Xuân Diệu và ngẫm thay mình cũng chẳng hơn hai nàng là mấy. Tư tưởng không thông khiến việc học của nó không đạt kết quả cao tương xứng với năng lực. Lại thêm tâm trạng muôn nỗi tơ vò, dường như nó chỉ muốn sống với quá khứ, sống vì quá khứ và ảo mộng cùng những kỉ niệm. Thời gian! Ôi chao “Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”.

Bỗng một ngày kia nó gặp thầy. Giấc ngủ đằng đẵng hoàn toàn được đánh thức. Thầy đến! Mang cho nó luồng gió mát mẻ của tuổi trẻ, của khát vọng, của lí tưởng. Chính thầy đã khiến nó từ bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới. Hơn ai hết, nó cảm nhận được cái duyên kì ngộ với thầy. Hai con người xa lạ đến từ hai miền quê xa xôi trên dải đất chữ S đã gặp gỡ và trở nên thân thiết. Kể từ ngày gặp thầy, nó được sống là chính mình, được thể hiện hết khả năng bấy lâu nó vô tình lãng phí. Cuộc sống của nó bị đảo lộn hoàn toàn. Còn đâu nữa những ngày cuối tuần dài dằng dặc, ngoài việc đi dự lễ Chúa Nhật, còn lại giết thời gian? Còn đâu những buổi chiều rảnh rỗi tựa cửa nhìn vô định lên bầu trời xa xăm? Hay bao đêm nằm ôm gối khóc tức tưởi vì nhớ nhà? Không! Đó là nó của quá khứ. Nó bây giờ đã trở thành một con người mới: năng động, nhiệt tình và biết sống vị tha hơn. Chính thầy đã kéo nó vào guồng quay của cỗ máy tình yêu và phục vụ. Những giờ học giáo lý bổ ích, những buổi sinh hoạt sinh viên, cuộc gặp gỡ nói chuyện thân tình, những giờ ngoại khóa thú vị, được đi phát quà ở trung tâm khuyết tật hay những mùa hè xanh đến với các em nghèo vùng biển… Thời gian một ngày sao mà ngắn ngủi và nhanh qua đến vậy! Nó cũng muốn được như thầy: một ngày kia sẽ đứng trên bục giảng, dạy các em nhỏ điều hay lẽ phải, đưa các em vươn tới những chân trời mới đầy khát vọng và hoài bão, hướng dẫn các em tìm về cội nguồn của Chân, Thiện, Mĩ.

- Đây rồi, may quá vẫn còn một cây. Hơi cũ một chút nhưng vẫn xài tốt. Con cầm viết tạm hôm nay nhé. Hôm qua còn mấy cây, anh chị lớp trước mượn về nhà hết rồi.

Nó chợt nẩy mình, đôi mắt tinh nghịch mừng rỡ như đứa trẻ nhận được quà:

- Con yêu papa nhất! Cám ơn papa lắm lắm!

- Nãy giờ con đã suy nghĩ hôm nay viết chữ gì chưa?

- Dạ… Con mải nghĩ lại chuyện ngày xưa nên quên mất. Thầy tìm cho con một chữ sao cho con khắc cốt ghi tâm ấy!

Thầy mỉm cười:

- Con vừa nói xong từ đó mà còn bảo thầy tìm giùm gì nữa?

Nó ngơ ngác không hiểu ý thầy.

- Con đã nói bao giờ đâu mà thầy cứ chọc con hoài.

- Chữ gần cuối con vừa nói lúc nãy là gì nhỉ?

- Chữ… TÂM phải không thầy?

Thầy mỉm cười, còn nó thì ngẫm nghĩ như vừa được khơi gợi, đánh thức một điều gì đó thú vị lắm.

- Chắc con gái đã nghe về chữ “Tâm” nhiều lần rồi đúng không?

- Dạ, con nghe đã nhiều, cũng hiểu nhiều nhưng… ít lần suy nghĩ về chữ ấy.

Giọng thầy nhẹ nhàng giảng giải thêm:

- Con học Văn nên chắc hẳn không quên câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, hay người xưa có câu: “Chữ Tâm độc tự thế mà hay. Thành bại nên hư bởi chữ này.” Con người ta sống với nhau không thể thiếu chữ ấy con gái à, đặc biệt là xã hội hôm nay. Như con thấy đó, nhiều bác sĩ vì thiếu chữ Tâm mà bắt bệnh nhân đợi chờ ngoài hành lang cho đến tắt thở; có người khiến bệnh nhân chết lại còn phi tang xác, không để họ chết thanh thản, toàn vẹn. Những con người lãng quên chữ Tâm mà bòn rút công trình, gây ra bao hậu quả nghiêm trọng. Còn những bảo mẫu đánh đập tàn nhẫn, chà đạp những em bé ngây thơ. Rồi chuyện cha mẹ đẻ giết con của mình, con giết cha mẹ, có kẻ giết cả gia đình năm mạng người chỉ vì tham tiền, hay chuyện vì ăn trộm một con vịt mà nỡ lòng giết chết hai em nhỏ… nham nhảm mọi thứ trên đời. Thầy kể những chuyện tiêu cực ấy không phải để con thất vọng hay chán nản với cuộc sống, nhưng để con thấy chữ Tâm đang bị sự đời gặm nhấm, bào mòn rồi tiêu tan. Hơn bao giờ hết, chữ Tâm cần thiết theo sát cả cuộc đời của con. Biết bao bậc vĩ nhân ghi danh lịch sử không chỉ bởi tài năng xuất chúng mà còn vì tấm lòng cao thượng, tâm hồn sáng tựa vì sao. Con đang theo đuổi nghiệp giáo nên thầy rất muốn con cảm nhận sâu sắc chữ này.

- Dạ, đôi lúc con đọc tin tức trên mạng những chuyện đau lòng như thầy kể mà thấy chán ngán cuộc đời. Nhưng vẫn phải cố gắng sống tốt dù người xung quanh có thế nào, với hi vọng “mỗi ngày một cử chỉ đẹp góp phần cải thiện thế giới ngày một tươi đẹp hơn”. À đúng rồi, thầy có nhắc con viết thư pháp đẹp là một chuyện, còn phải biết chọn màu chữ sao cho nổi bật được ý nghĩa. Vậy chữ Tâm mình viết màu gì thầy nhỉ? Màu đen như ngày thường được không?

- Hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn con viết bằng kim tuyến chứ không viết mực Tàu như bữa giờ nữa. Con là giáo viên tương lai nên cần đặt chữ “Tâm” lên trên hết. Một cô giáo không thể hoàn thành tốt công việc của mình nếu không có chữ ấy. Bây giờ thầy chọn cho con tờ giấy màu đen làm nền và hũ kim tuyến màu hồng với ý nghĩa: giữa một xã hội với những cám dỗ đen tối đang bủa vây: tiền bạc, danh vọng, địa vị… con vẫn phải sáng lấp lánh như những viên kim tuyến màu hồng này trên phông nền đen tối ấy. Con gái hãy nhớ: chữ “Tâm” phải ở trên hết và tỏa sáng chứ đừng để màu đen kia vùi lấp nhé con! “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Con cố giữ lấy để sống phục vụ, yêu thương, sáng danh là người con của Chúa, làm chứng cho Đức Ki-tô trong môi trường con sẽ sống và làm việc. Mình là người Công Giáo, Chúa đặt lương tâm như một lề luật để ta biết làm lành, lánh dữ. Thầy hi vọng con gái sẽ giữ lấy những điều thầy nói.

“Ôi! Thầy đáng kính của con! Từng lời, từng chữ như in, khắc, chạm sâu vào tâm trí con. Mỗi lời thầy dạy, là những giây phút con như được “đốn ngộ” thêm nhiều điều. Hành trang con bước vào đời sẽ là kiến thức con học được trên giảng đường và chữ “Tâm” kia của thầy”. Nó muốn thốt lên thật lớn trước tấm gương đạo đức tuyệt vời của thầy. Xúc động, nó cất tiếng thủ thỉ:

- Con cám ơn thầy rất nhiều! Lời thầy giảng dạy, con xin mãi trọn đời khắc ghi. Con sẽ cố gắng sống, phục vụ tha nhân hết khả năng của mình để làm chứng cho tình yêu của Đức Ki-tô. Dù lòng người đổi thay hay thế gian phũ phàng, con gái vẫn tin tưởng chữ Tâm sẽ cảm hóa và biến đổi được tất cả.

Rồi thầy nhẹ nhàng hướng dẫn nó từng nét thanh, nét đậm, chỗ nhấn hoặc nhấc cọ… Để rồi cuối cùng, khi rắc một lớp kim tuyến lên trên, chữ Tâm thực sự nổi bật và tỏa sáng giữa phông nền đen. Thật tuyệt vời! Như ngọn nến chiếu sáng giữa màn đêm đen tối của lòng người hôm nay!

Bài học ấy suốt cả cuộc đời nó sẽ không bao giờ quên. Bây giờ nó đã đứng trên bục giảng, là người giáo viên thực sự rồi. Nó đang cố gắng thực hành những lời thầy dạy năm xưa bằng cả tấm lòng yêu thương, chăm sóc học trò, bằng những bài đạo đức về cuộc sống nó truyền lại cho thế hệ sau. Nỗi bâng khuâng, hạnh phúc ùa về trong tâm trí khi nó nhớ về thầy:

Cám ơn thầy đã cho con dòng chữ

Cho tình thương lai láng giữa dòng đời.

Mã số: 14-030

SA MẠC CUỘC ĐƠI!


Đời người là một cuộc hành trình, là một chuyến đi dài, đi và đi như thế nào đó là do mỗi người tự định đoạt lấy. Nhưng trên chặng đường ấy gặp ai và phải đương đầu với việc gì thì đố ai biết được?

Tôi cũng như tất cả mọi người được giao cho chiếc bị với mớ hành trang và quày quả bước đi. Hành trang là một khói óc, hành trang là một trái tim và hành trang là tiếng thì thầm giục gọi của lương tâm. Nó như chiếc la bàn, giúp tôi biết định hướng chuyến du hành đời mình.

Lúc còn bé con đường ta qua được trãi trước những miếng lót, có người mai mắn thì đó là thảm nhung, có người kém mai mắn hơn thì đường lát bằng xi măng, người kém mai mắn nhất thì trầy trụa với những bước trơn chợt từ thuở ấu thơ. Nhưng tất cả đều phải bước đi trên con đường của riêng mình.

Dọc con đường đi, được gặp nhiều người với nhiều thái độ khác nhau, vui tươi niềm nở mở lời chào, cái vẫy tay vội vả, môi mĩm nhẹ nụ cười, cái xiết tay, thậm chí cái bám chặt tay đỡ nhau qua lối trơn sìn bùn.

Trên lối đi có nắng sớm, mưa chiều, có trăm hoa đua nở, có cỏ xanh tươi, có đồng khô héo úa, có chim muôn ca hát và cũng không dè chừng thú dữ lăm le.

Đi và đi như thế nào để cảm nhận hành trình cuộc đời mình hạnh phúc và mang đầy ý nghĩa nhất là do có nhìn vào chiếc la bàn mà mình có sẵn trong tay hay không?

Tôi lắm lúc ngủ gục trên từng bước chân mình, chiếc la bàn mất hút khỏi tầm tay, con tim heo úa không nhựa sống, trí óc mòn mỗi vì những va vấp đời thường, nên cảm nhận những bước chân lỏng lẻo, nhạt nhẻo khi bước đi.

Lúc đấy tôi gọi “Sa Mạc cuộc đời”

Làm gì khi bước vào sa mạc?

Đứng trước sa mạc mà mình phải băng qua có người đuối sức và cảm thấy ngán ngẫm. Có người lại chùng chân, ao ước mình được đứng mãi dù trên thảm cỏ xanh, hoặc ở lại trong túp lều trọ ven đường. Có người lại chọn giải pháp rên rỉ, kêu gào khóc lóc. Còn không ít người cắn đến rướm máu đôi môi để chịu đựng, giẩm lên cát nóng bỏng thậm chí cháy xém gót chân để băng qua.

Một giải pháp tròn trịa để tôi nhìn vào và bước đi đó là:

Một anh chàng chỉ 33 tuổi đã chọn việc ở lại sa mạc cuộc đời mình bốn mươi đêm ngày để ăn chay cầu nguyện. Hay thật!

Việc ăn chay cầu nguyện đã thanh lọc tâm hồn Người, để rồi khi bước ra khỏi đó bóng đêm ập đến, sự dữ vây tứ bề nhưng ánh sáng của vinh quang đã bao trùm Ngài và chiếu tỏa, bóng tối dần dần bị mờ tan, bị đẩy lùi.Nhẹ nhàng lướt qua thập giá đau khổ để tiến đến vinh quang phục sinh.

Dìm mình vào việc cầu nguyện, để hấp thụ những tia sáng, để thông phần với Người, để được chia chát cái phần rực sáng, để được đánh dấu ấn, khi bước vào bóng đêm tia sáng lại phát ra chiếu dọi lối đi. Và rồi cũng sẽ được sống mãi trong ánh sáng phục sinh của Người.

Phải bước qua sa mạc cuộc đời lắm lúc như là một hồng ân vì có lầm lũi bước đi trong bóng tối, mới biết học cách nổ lực đi tìm ánh sáng và muốn ở lại mãi trong ánh sáng.

Có nếm cảm đau khổ, mới thấy cửa Vườn Giêt-xi-ma đang rộng mở mời gọi nhân trần đến thông phần, đến chia chát lợi lộc.

Thánh giá nở hoa vì do Chúa tôi đã dùng chính máu mình tưới lên. Để tôi đước đón nhận phần ân phúc ấy mà làm lộ phí trên đường đời!

Sa mạc đời người có héo úa hay nở hoa, là do tâm tình đón nhận!

BẢN THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG

Cập nhật cho cuộc thi lần thứ hai - 2014

GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn Hóa và Truyền Thông Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.

I. THỂ LỆ

1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu (2013-2017) mỗi năm trao giải một lần, năm thứ sáu (2018) dành cho những người đã đạt giải trong các năm trước và trao giải tổng kết.

2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công Giáo, trong cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.

3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không quá 3000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo, website hay blogs và chưa gởi dự thi ở bất cứ đâu.

4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp theo.

5. Đề tài: Truyện cần mang nội dung Kitô giáo, có tác dụng xây dựng đức tin cho Dân Chúa và loan báo Tin mừng cho người chưa biết Chúa.

Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05 bài dự thi, có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.

6. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi attach file với định dạng . doc (word), không nhận bài gởi qua đường bưu điện.

7. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: họ và tên, bút danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gởi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ dự thi.

8. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gởi đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.

9. Địa chỉ nhận bài, xin gởi cùng lúc về 2 điện chỉ email: tinmunggiesu@gmail. com và gopnhattho@yahoo. com.

10. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm. Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.

11. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.

12. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày 15-8 mỗi năm

13. Lễ trao giải vào ngày 22-9 mỗi năm.

14. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.

15. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www. gpquinhon. org và những trang mạng ủng hộ chương trình này.

16. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.

II. TƯỞNG THƯỞNG

Cơ cấu giải thưởng

Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng. :

- một giải nhất: 20. 000. 000 $VN

- hai giải nhì, mỗi giải 12. 000. 000 $VN

- ba giải ba, mỗi giải 8. 000. 000 $VN

- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3. 000. 000 $VN

Tuyển tập truyện ngắn riêng

Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.

Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng.

III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ

1. Bình chọn

Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt được đưa lên mạng internet. Mời độc giả tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1. Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.

2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép

Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.

Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gởi về: Linh mục Võ Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo. com – Điện thoại: 0935-424-449.

Qui Nhơn, ngày 21-9-2013

(Điều chỉnh ngày 04-10-2013)

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC

Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)

Trưởng Ban MV Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhà Thờ Đà Lạt Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
21:22 13/03/2014
NHÀ THỜ ĐÀ LẠT XƯA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
(Hình chụp nhà thờ con gà tại ĐL 1986)
Vẫn không quên thành phố đẹp sương mù…
Chuông giáo đường ngân vang đêm cầu nguyện
Anh cùng nàng cầu xin Chúa bên nhau
Đẹp làm sao ôi giây phút ban đầu.
(Trích thơ của Bảo Cường)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/03 -13/03/2014 - Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kể về Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:05 13/03/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha gặp hàng giáo sĩ Roma: kêu gọi thực thi lòng từ bi

Trong buổi gặp gỡ các linh mục Roma sáng thứ Năm mùng 6 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhắc nhở các vị thể hiện lòng từ bi đối với các tín hữu, đặc biệt qua bí tích Hòa Giải.

Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Roma, 9 Giám Mục phụ tá, và khoảng một ngàn linh mục và phó tế phục vụ trong 330 giáo xứ thuộc giáo phận Roma.

Trong bài suy niệm sau bài đọc Tin Mừng theo thánh Matheo kể lại sự kiện Chúa Giêsu chạnh lòng thương khi thấy con người mệt mỏi và kiệt lực như đoàn chiên không có mục tử chăm sóc, Đức Thánh Cha gợi lại sứ điệp về lòng từ bi thương xót của Chúa mà thánh nữ Faustina truyền bá và nói rằng: “Trong tư cách là các thừa tác viên của Giáo Hội, chúng ta có nhiệm vụ giữ cho sứ điệp về lòng từ bi thương xót của Chúa được luôn sinh động, nhất là trong các bài giảng, các cử chỉ và dấu hiệu, các quyết định mục vụ, ví dụ trả lại sự ưu tiên cho bí tích Hòa Giải và đồng thời cho các việc bác ái từ bi”.

Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Chúa Giêsu đã có tấm lòng của Thiên Chúa, nghĩa là đầy dịu dàng đối với dân chúng, nhất là những người bị loại bỏ, các tội nhân, những bệnh nhân không ai chăm sóc.. Vì thế, theo hình ảnh vị Mục Tử Nhân Lành, linh mục là người từ bi và thương xót, gần gũi dân chúng và phục vụ tất cả mọi người. Bất cứ ai bị thương tổn trong cuộc sống một cách nào đó, có thể tìm thấy nơi vị linh mục sự quan tâm và lắng nghe. Đặc biệt, linh mục chứng tỏ lòng từ bi qua việc ban bí tích Hòa Giải; biểu lộ tâm tình ấy trong thái độ, trong cách thức đón nhận, lắng nghe, khuyên bảo và ban phép xá giải.”

Đức Thánh Cha cảnh giác và phê bình những linh mục “được khử trùng”, lãnh đạm, những linh mục “phòng thí nghiệm”, họ không giúp đỡ Giáo Hội. Ngài nói: chúng ta có thể nghĩ Giáo Hội ngày nay như một bệnh viện dã chiến săn sóc những người bị thương. Và có bao nhiêu người bị thương vì những vấn đề vật chất, vì những gương mù gương xấu, kể cả trong Giáo Hội, những người bị thương vì những ảo tưởng của trần thế”.

Cũng trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục đề phòng tránh hai thái độ lỏng lẻo và ngặt nghèo. Ngài nói: “Giữa các cha giải tội, có những cách thức khác biệt, đó là điều bình thương, nhưng không thể có sự khác biệt về nòng cốt, nghĩa là về đạo lý luân lý lành mạnh và lòng từ bi. Thái độ lỏng lẻo cũng như thái độ ngặt nghèo đều không làm chứng về Chúa Giêsu Kitô, và cũng chẳng nâng đỡ những người mà chúng ta gặp”.

Đức Thánh Cha giải thích rằng “Những người ngặt nghèo đóng đinh con người vào luật lệ được hiểu một cách lạnh lùng và cứng nhắc. Trái lại, những người lỏng lẻo chỉ có vẻ bề ngoài là từ bi, nhưng thực tế họ không coi trọng vấn đề lương tâm, và coi nhẹ tội lỗi.”

“Linh mục nào thực sự có lòng từ bi thương xót thì phải hành động như người Samaritano nhân lành, vì con tim của linh mục ấy có khả năng cảm thương, đó là con tim của Chúa Kitô. Chúng ta biết rõ rằng thái độ lỏng lẻo cũng như thái độ ngặt nghèo đều không làm gia tăng sự thánh thiện. Trái lại lòng từ bi tháp tùng và làm gia tăng hành trình thánh thiện”. Sau cùng, ngài mời gọi các linh mục xét mình xem mình có lòng từ bi, cảm thông với dân chúng, về đời sống cầu nguyện: Ban tối, cha kết thúc mỗi ngày như thế nào? Với Chúa hay với máy truyền hình?

2. Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô

Trong buổi tiếp kiến phái đoàn Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô sáng thứ Sáu mùng 7 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã đề cao tầm quan trọng của các hoạt động đại kết và kêu gọi đẩy mạnh các hoạt động cộng tác giữa các tín hữu Kitô.

Hội đồng đại kết được thành lập năm 1948 tại Hòa Lan và hiện có trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, qui tụ 349 Giáo Hội Kitô không Công Giáo với khoảng 500 triệu tín hữu trên thế giới. Giáo Hội Công Giáo không phải là thành viên, nhưng từ lâu vẫn cộng tác với Hội đồng đại kết.

Phái đoàn Hội đồng Đại kết do Mục Sư Tổng thư ký Olav Fykse Tveit, thuộc Giáo Hội Tin Lành Luther Na Uy, hướng dẫn.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha cám ơn Hội đồng đại kết vì sự phục vụ chính nghĩa hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, đồng thời ngài kêu gọi không nên chấp nhận sự chia rẽ giữa các Kitô hữu như một yếu tố không thể tránh được trong kinh nghiệm lịch sử của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói:

“Nếu các tín hữu Kitô cố tình không biết đến lời kêu gọi hiệp nhất mà Chúa gửi đến cho họ, thì họ có nguy cơ cố tình không biết chính Chúa và ơn cứu độ do Chúa cống hiến qua thân mình của Ngài là Giáo Hội: 'Không có ơn cứu độ nơi danh nào khác; thực vậy không có danh nào khác được ban cho nhân loại để nhờ đó chúng ta được cứu độ’” (Sách Tông Đồ Công vụ 4,12).

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại sự kiện Giáo Hội Công Giáo bắt đầu cộng tác với Hội đồng đại kết từ thời công đồng chung Vatican 2, những quan hệ đó giúp vượt thắng những hiểu lầm lẫn nhau, và đạt tới một sự cộng tác đại kết chân thành, gia tăng sự trao đổi các hồng ân giữa các cộng đoàn với nhau.

Ngài nhận định rằng: “Con đường dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn và hữu hình là một con đường ngày nay vẫn còn cam go và càng lên càng dốc hơn. Nhưng Chúa Thánh Linh mời gọi chúng ta đừng sợ, hãy tiến bước trong tin tưởng, đừng hài lòng với những tiến bộ mà chúng ta có thể cảm nghiệm được trong những thập niên gần đây”.

Đức Thánh Cha không quên đề cao tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô và ngài cầu chúc cuộc gặp gỡ của phái đoàn Hội đồng đại kết với Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô trong những ngày này giúp xác định cách thức hữu hiệu nhất để tiến bước trên con đường cộng tác với nhau.

3. Tĩnh tâm Mùa Chay của giáo triều Rôma

Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo của Giáo triều Rôma sẽ đi bằng xe buýt từ Rôma đến các Divin Casa del Maestro thuộc miền Albano, Ý, để tĩnh tâm Mùa Chay bắt đầu từ Chúa Nhật 09 tháng Ba.

Thông thường, tĩnh tâm Mùa Chay của giáo triều Rôma được tổ chức ngay trong nội thành Vatican. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nghĩ rằng các viên chức Vatican phải tách biệt hoàn toàn với công việc của các vị trong suốt thời gian tĩnh tâm thay vì luôn luôn phải nhín chút thời gian mỗi ngày trong văn phòng của họ. Vì vậy, lần đầu tiên tuần tĩnh tâm Mùa Chay được tổ chức bên ngoài Vatican, cụ thể là tại hồ Albano khoảng 15 dặm về phía đông nam của Rôma.

Tuần tĩnh tâm Mùa Chay bắt đầu từ Chúa Nhật, 9 tháng Ba, và tiếp tục cho đến hết Thứ Sáu, 14 tháng Ba. Đức Ông. Angelo De Donatis, một linh mục của giáo phận Rôma, sẽ là vị thuyết giảng.

4. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 kể về Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã trả lời một một cuộc phỏng vấn dài về chủ đề những năm tháng hoạt động chung của ngài với Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị. Cuộc phỏng vấn đã xuất hiện như là bài đầu tiên trong cuốn sách bằng tiếng Ý nhan đề: Accanto a Giovanni Paolo II- Gli amici e I collaborator raccontano, nghĩa là “Bên cạnh Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị – Bạn bè và Cộng sự viên”, do nhà xuất bản Edizioni Ares của Ý thực hiện và vừa được cho ra mắt hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Ba.

Cuốn sách trình bày hồi ức của hơn một chục người bạn thân nhất và cộng tác viên thân cận của vị Giáo Hoàng sắp được phong thánh bao gồm: Thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Đức Tổng Giám Mục Emery Kabongo và Đức Tổng Giám Mục Mieczyslaw Mokrzycki, cựu giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, tiến sĩ Joaquin Navarro - Valls, người bạn lâu năm của Đức Giáo Hoàng là Wanda Poltawska, cáo thỉnh viên của án Phong Thánh cho ngài là cha Slawomir Oder, và nhiều người khác.

Tháng Mười năm 2013, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã đồng ý trả lời các câu hỏi của nhà báo Ba Lan Wlodzimierz Redzioch bằng văn bản, và ngài đã trả lời xong vào tháng Giêng năm nay. Đức Giáo Hoàng danh dự cũng đã giúp rà soát lại các bản dịch tiếng Ý từ văn bản gốc bằng tiếng Đức các câu trả lời của mình.

Trong số các chủ đề được nêu lên trong các cuộc phỏng vấn, nổi bật là những công việc mà Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị và Đức Hồng Y Ratzinger đã thực hiện để ứng phó với thần học giải phóng, công việc của hai vị về Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, những khía cạnh quan trọng nhất trong linh đạo của Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị, những yếu tố quyết định khiến Đức Thánh Cha danh dự mở án phong Chân Phước và án phong Thánh cho người tiền nhiệm của ngài; và lòng biết ơn tràn ngập của ngài với người ngài đã phục vụ trong tư cách Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và đã kế vị ngôi Giáo Hoàng.

Hôm thứ Sáu 7 tháng Ba, hai nhật báo Ý Corriere della sera và Avvenire, đã đăng tải những trích đoạn dài từ cuộc phỏng vấn nói về sự ủng hộ mạnh mẽ của Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị dành cho Đức Hồng Y Tổng Trưởng Ratzinger ngay cả trong những tình huống cam go nhất. Đức Thánh Cha danh dự viết: “Quá thường khi ngài có đủ lý do để đổ hết lỗi cho tôi hoặc để chấm dứt chức vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cuả tôi. Tuy nhiên, ngài ủng hộ tôi với sự tin cậy và một lòng tốt hoàn toàn không thể hiểu nổi."

Đức Giáo Hoàng danh dự đã kể lại chi tiết khi hai vị phải đối mặt với cơn bão ùn ùn kéo đến theo sau Tuyên Ngôn Dominus Iesus (Tính Duy Nhất và Phổ Quát của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình Cứu Độ) được công bố ngày 6 tháng 8 năm 2000. Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị đã muốn dùng buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 13 tháng 8 năm 2000 như là cơ hội để bảo vệ cách hùng hồn cho Tuyên Ngôn Dominus Iesus.

“Đức Giáo Hoàng [Gioan Phaolô Đệ Nhị] đã mời tôi viết một văn bản ngắn ngài sẽ đọc trong buổi đọc kinh Truyền Tin, có thể nói là bịt kín mọi ngóc ngách để không cho phép bất kỳ một giải thích nào khác. "

Đức Giáo Hoàng danh dự giải thích rằng ý của Chân Phước Gioan Phaolô Đệ Nhị muốn có một văn bản rất ngắn là vì ngài muốn bày tỏ trước thế giới một sự ủng hộ rõ rệt, dứt khoát, hoàn toàn, tuyệt đối và vô điều kiện bản Tuyên Ngôn này. Ngài nói thêm: "Tôi đã chuẩn bị một bài phát biểu rất ngắn . Tuy nhiên, tôi lại không muốn quá cộc cằn, và vì vậy tôi đã cố gắng để giải thích một cách rõ ràng nhưng không hà khắc. Sau khi đọc nó , Đức Giáo Hoàng hỏi lại tôi, "Nhưng, như thế đã thực sự rõ ràng chưa?”. Tôi nói "Thưa rất rõ".

Những xác định này từ Đức Giáo Hoàng danh dự cho thấy những đồn đoán của giới báo chí cho rằng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thận trọng tách mình khỏi văn bản đó là điều bịa đặt.

5. Bất chấp cuộc tổng đình công tại Israel, chương trình hành hương Thánh Địa của Đức Thánh Cha không thay đổi

Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cha. Federico Lombardi, SJ, xác nhận hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Ba rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Israel sẽ diễn ra theo kế hoạch đã được công bố.

Như vậy, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thánh Điạ sẽ diễn ra từ 24 đến 26 tháng Năm

Tuyên bố của Tòa Thánh được đưa ra để phản bác những đồn đoán của một số báo chí tại Israel nói rằng Bộ Ngoại giao Israel đã phải hủy bỏ chuyến viếng thăm vì những tranh chấp lao động trầm trọng đang diễn ra tại Israel.

Cha Lombardi nói rằng các cuộc đình công vẫn còn xảy ra đã tạo ra một số khó khăn trong việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này, nhưng tất cả mọi thứ vẫn được tiến hành đúng dự trù.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 5 tháng Giêng, chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo về chuyến hành hương này.

Ngài nói:

“Trong bầu không khi vui mừng, tiêu biểu của mùa Giáng Sinh, tôi muốn loan báo rằng từ ngày 24 đến 26 tháng Năm tới đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ thực hiện cuộc hành hương tại Thánh Địa. Mục đích chính là kỷ niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras, diễn ra cách đây đúng 50 năm cũng vào ngày 5 tháng Giêng như hôm nay.

Có 3 giai đoạn của cuộc hành hương này là: Amman, Bethlehem và Jerusalem. Tại Đền thờ Mộ Thánh chúng tôi sẽ cử hành cuộc gặp gỡ đại kết với tất cả đại diện của các Giáo Hội Kitô ở Jerusalem, cùng với Đức Thượng Phụ Bartolomeo thành Constantinople. Ngay từ bây giờ tôi xin anh chị em cầu nguyện cho cuộc hành hương này, một cuộc hành hương cầu nguyện.”

6. Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Nam Hàn

Sáng thứ Hai 10 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã đưa ra một tuyên bố khẳng định Đức Thánh Cha sẽ đến Nam Hàn từ 14 tháng 8 đến 18 tháng 8.

Thông cáo có đoạn viết:

"Nhận lời mời của tổng thống nước Cộng hòa và các Giám mục Nam Hàn, Đức Giáo Hoàng sẽ thực hiện một chuyến Tông Du đến Cộng hòa Nam Triều Tiên từ ngày 14 đến 18 Tháng Tám năm 2014, nhân dịp Đại Hội Thanh niên châu Á lần thứ Sáu, được tổ chức tại giáo phận Daejeon.”

Tòa Thánh chưa đưa ra các chi tiết về chuyến đi mặc dù Đức Thánh Cha đã nhận được lời mời của một số nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả Sri Lanka. Trong nhiều dịp, Đức Thánh Cha cũng đã bày tỏ lòng mong muốn đến thăm các nước này.

7. Giáo dân phải là trọng tâm sứ vụ của Giáo Hội

Chiều tối hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra một thông điệp cho các tham dự viên của một hội nghị về giáo dân đang diễn ra tại Rôma. Ngài thúc giục việc đưa người nghèo vào trong các chương trình nghị sự và các phong trào giáo dân cần liên kết với các giáo xứ địa phương của họ.

Hội nghị bắt đầu từ thứ Sáu 07 tháng Ba và kéo dài trong 2 ngày được tổ chức tại Đại học Giáo hoàng Lateranô với chủ đề “Sứ mệnh của Kitô hữu giáo dân trong thành phố” .

Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn lời dạy của Công Đồng Vatican II và nhấn mạnh rằng anh chị em giáo dân, bởi phép Rửa, "là nhân vật chính trong việc phúc âm hóa và thăng tiến con người " .

"Được hội nhập vào Giáo Hội, mỗi thành viên của Dân Chúa không thể từ khước hai nghĩa vụ không thể tách rời nhau: Họ phải là một môn đệ Chúa và là một nhà truyền giáo. Chúng ta phải luôn luôn bắt đầu lại từ nền tảng này, chung nhất cho tất cả chúng ta, là những con cái của Mẹ Giáo Hội"

Hệ quả của việc cùng thuộc về Giáo Hội và cùng tham gia trong nghĩa vụ truyền giáo là các giáo xứ và các phong trào giáo dân không thể xung khắc với nhau.

Các phong trào giáo dân với sự năng động của họ là một nguồn tài nguyên cho Giáo Hội. Tuy nhiên, họ phải duy trì sự liên kết quan trọng với giáo phận và giáo xứ, sao cho không xảy ra tình trạng diễn dịch Tin Mừng phiến diện hay tệ hơn là bứng rễ khỏi Giáo Hội.

Trước những vấn nạn chính trị, xã hội phức tạp mà các thành viên các phong trào “Kitô hữu giáo dân trong thành phố” phải đối diện, Đức Thánh Cha kêu gọi các tham dự viên phải thường xuyên tham khảo cuốn “Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo Hội”, là văn bản được Đức Thánh Cha đề cao như một "công cụ hoàn chỉnh và quý giá".

"Với sự giúp đỡ của chiếc 'la bàn' này, tôi khích lệ anh chị em dấn thân cho sự hòa nhập xã hội của người nghèo, duy trì sự ưu tiên cho các nhu cầu tôn giáo và tâm linh.”

8. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm 15 thành viên Hội đồng Kinh Tế Tòa Thánh

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 15 thành viên của Hội đồng Kinh Tế Tòa Thánh, là một cơ quan mới được thành lập theo tự sắc Fidelis et Dispensator Prudens nghĩa là “Quản lý Trung tín và Khôn ngoan” được công bố hôm 24 tháng Hai vừa qua.

Hội đồng Kinh Tế Tòa Thánh được giao phó nhiệm vụ "giám sát việc quản lý kinh tế và các hoạt động hành chính và tài chính của các cơ quan trung ương Tòa Thánh, và của quốc gia Vatican."

Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Francis HAS Reinhard Marx của tổng giáo phận Munich và Freising là điều phối viên của Hội đồng. Đức Hồng Y Marx là một trong số tám Hồng Y trong Hội đồng tư vấn giúp Đức Giáo Hoàng trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ và cải cách Giáo triều Rôma .

Bẩy giáo sĩ khác được bổ nhiệm là thành viên của Hội đồng Kinh Tế Tòa Thánh gồm có Đức Hồng Y Daniel DiNardo của tổng giáo phận Galveston-Houston; Đức Hồng Y Wilfrid Fox của tổng giáo phận Napier Durban, Nam Phi; Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera của tổng giáo phận thủ đô Mexico; Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani Thorne của Lima; Đức Hồng Y Jean-Pierre Ricard của Bordeaux, bên Pháp’ Đức Hồng Y Gioan Thang Hán của Hồng Kông và Đức Hồng Y Agostino Vallini, tổng đại diện của Roma.

Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm 7 giáo dân là thành viên của Hội Đồng.

Hội đồng Kinh Tế Tòa Thánh có liên hệ với Bộ Kinh Tế mới được thành lập nhưng có nhiệm vụ khác hẳn. Bộ Kinh Tế do Đức Hồng Y George Pell được giao thanh tra, giám sát về mặt kinh tế các chính sách, các thủ tục, và các tài nguyên nhân lực của các cơ quan trung ương Tòa Thánh và của các cơ quan có liên hệ với Tòa Thánh.

9. Đức Thánh Cha Phanxicô và cây thánh giá trên cỗ tràng hạt của một linh mục đã chết.

Ký giả Nicole Winfield của thông tấn AP cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô khi xưa đã lấy cây thánh giá trong cỗ tràng hạt của một linh mục đã chết để đeo vào người cho tới ngày nay. Bản tin trên đã được các cơ quan truyền hình của Hoa Kỳ loan đi hôm thứ Năm 6 Tháng 3 khi nói về Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kể chuyện này trong cuộc gặp gỡ các linh mục Roma vào cùng thứ Năm theo giờ điạ phương Rôma. Ngài kể rằng trước đây ngài đã đến viếng xác một vị linh mục và lúc quan tài chưa đậy nắp, ngài ngạc nhiên không thấy ai để một bông hoa nào bên quan tài. Ngài đã đi mua một bó hoa để phúng viếng. Khi đặt bó hoa trên chiếc quan tài, ngài thấy vị linh mục cầm trong tay một cỗ tràng hạt. Và theo Ngài kể “Liền lập tức cái thằng kẻ trộm trong mỗi con người chúng ta xuất hiện trong đầu óc tôi, tôi lấy tay gỡ lấy thánh giá, mắt nhìn vị linh mục và nói với ngài: ‘Xin cho tôi một nửa lòng thương xót của cha’”

Vị linh mục quá cố mà Đức Thánh Cha nói tới là cha Aristide, một vị linh mục rất đạo đức, là cha giải tội cho cho hầu hết các linh mục của tổng giáo phận Buenos Aires, kể cả ngài, và kể cả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị khi Ngài sang thăm Á Căn Đình vào năm 1982 và năm 1987 nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên bên ngoài Rôma.

Đức Thánh Cha kể tiếp, khi xưa còn mặc áo dòng, ngài để thánh giá này trong túi áo mặc bên trong. Nay làm Giáo Hoàng, cỗ thánh giá đó được bỏ trong bao nhỏ và đính vào bên trong áo Giáo Hoàng.

Ngài kể về công dụng của cây thánh giá trên như sau: “Mỗi khi có một tư tưởng xấu xuất hiện trong đầu óc, thì tôi lấy tay đặt lên cỗ thánh giá ở trước ngực và cảm nhận được rằng mình được ơn huệ”

11. Đức Giáo Hoàng nói gì về vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất rõ ràng về tầm quan trọng của phụ nữ trong Giáo Hội trên chuyến bay trở về từ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio.

Trên chuyến bay về Rôma ngày 28 tháng 7 năm 2013, Đức Thánh Cha nói

"Đức Mẹ, Đức Maria, quan trọng hơn so các thánh Tông Đồ, các giám mục, phó tế và các linh mục. Phụ nữ trong Giáo Hội quan trọng hơn các giám mục và các linh mục. Tại sao, đây là một cái gì đó chúng ta phải cố gắng giải thích tốt hơn."

Ngài cũng đã thể hiện mối quan tâm của ngài trong việc đề cao vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội trong dịp kỷ niệm 25 năm Tông Thư Mulieris Dignitatem bàn về phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố ngày 15 tháng 8 năm 1988.

Đối với Đức Giáo Hoàng, sự hiện diện của các "thiên tài nữ" rất có ý nghĩa trong xã hội cũng như trong các lĩnh vực công cộng . Trong một buổi tiếp kiến với những phụ nữ thuộc phong trào Centro Italiano Femminile ngài xác nhận vai trò của phụ nữ là "rất cần thiết".

Hôm 25 tháng Giêng, Đức Thánh Cha nói:

"Trong khoảng thời gian những thập niên vừa qua, cùng với những biến đổi văn hóa và xã hội khác, bản sắc và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội và trong Giáo Hội, đã có những thay đổi đáng kể, và trên tất cả, sự tham gia và trách nhiệm của phụ nữ vẫn tiếp tục phát triển."

Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn có một "sự hiện diện của nữ tính sắc bén hơn" trong Giáo Hội, như ngài đã đề cập trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Civilta Cattolica của dòng Tên.

12. Trao trả tù bình tại Syria: Phiến quân Syria trả tự do cho các nữ tu

Phiến quân Syria đã trả tự do cho 16 phụ nữ bị bắt trong tu viện lịch sử Mar Takla của Kitô Giáo tại thị trấn Maaloula ở phía Bắc Damascus hồi tháng 12 năm ngoái.

Việc trả tự do này diễn ra theo một thoả thuận trao trả tù binh với phiến quân. Sau những cuộc thương thảo giằng dai do tướng Abbas Ibrahim, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An ninh Li Băng làm môi giới. Phía tổng thống Bashar Assad phải trả tự do cho 150 nữ du kích để đổi lấy 13 nữ tu và 3 người giúp việc trong tu viện.

Hai giám mục Syria - một Chính thống Hy Lạp, và một Chính thống Syria - và một linh mục Dòng Tên cũng đã bị bắt cóc ở Syria năm ngoái và vẫn còn mất tích.

Trẻ đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua số người Công Giáo ở Iceland và đứng ở mức 11.000, Theo một báo cáo trong báo L'Osservatore Romano.

13. Công cuộc truyền giáo thành công tại Iceland nhờ các nữ tu

Số tín hữu Công Giáo tại Iceland, tiếng Việt gọi là Băng Đảo đã được nhân lên gấp đôi trong một thập niên qua và giờ đây đã lên đến 11,000 tín hữu trong tổng số 315,281 dân, tức là 3.5%. Tờ Quan Sát Viên Rôma hôm 9 tháng Ba đã cho biết như trên.

Các tín hữu được 8 linh mục và 40 nữ tu chăm sóc mục vụ.

Đức Giám Mục Peter Bourne của giáo phận thủ đô Reykjavik nói: "Hầu hết các nữ tu còn rất trẻ, họ rất tích cực trong việc dạy giáo lý và mục vụ giới trẻ qua đó đem lại một động lực mới cho Giáo Hội Công Giáo tại Iceland".

Đức Cha cho biết giáo phận của ngài hiện đang mua thêm và xây dựng mới các nhà thờ và muốn có "một tu viện nam, có thể là dòng Biển Đức hoặc dòng Augustinô là những dòng hồi thời Trung Cổ đã sở hữu một vài tu viện ở Iceland."

Đức Cha Peter nói:

“Đất và nhà thờ đã được mua và xây, nhưng bây giờ chúng tôi muốn có một cộng đoàn tu viện. "

14. Đức Giám Mục Công Giáo tại Crimea kêu gọi giữ gìn cuộc sống chung hòa bình

“Chúng ta không thể để cho bối cảnh dân tộc hay tôn giáo của chúng ta gây nên chia rẽ," một giám mục Công Giáo ở Crimea đã lên tiếng như trên trước cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong khu vực này của Ukraine.

Trong những ngày qua, Nga đã đưa quân vào lãnh thổ Crimea của Ukraine và xúi giục người gốc Nga trong khu vực này đòi ly khai để sáp nhập lãnh thổ này vào Nga.

Đức Cha Jacek Pyl, Giám Mục phụ tá của giáo phận Odessa-Simferopol, cầu xin người dân trong vùng "tránh xa chủ nghĩa quá khích" mà các nhà lãnh đạo Nga đang theo đuổi. Đức Cha Pyl lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo, và cộng đồng dân chúng Crimea nói chung, đã yên hưởng hòa bình trong một thập niên qua. Người gốc Nga, Ukraine, Tatars, và những sắc dân khác đã cùng tồn tại trong hòa bình. Cũng vậy khối đa số Chính Thống Giáo đã có thể sống chung hài hòa với người Công Giáo, Hồi giáo, Do Thái, và Tin Lành.

Đức Cha đề nghị các tín hữu ăn chay tự nguyện để cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine. Ngài nói: "Chúng ta cầu nguyện để người dân, sau hàng chục năm yên hưởng thái bình - không bắt đầu chiến đấu chống lại nhau và gây ra đổ máu như chúng ta đã thấy tại quảng trường Maidan ở Kiev."

15. Bốn làng Kitô Giáo bị Boko Harams tấn công

Bốn làng Kitô Giáo ở Riyom, một khu vực ở trung tâm Cao nguyên Nigeria, đã bị tấn công vào ngày 5 tháng Ba. Một ước tính sơ khởi ghi nhận 200 ngôi nhà bị đốt cháy, và 16 người đã bị giết chết. Tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan Boko Haram là thủ phạm trong vụ tấn công này.

16. Đức Giám Mục Cassano ca ngợi vị linh mục vừa bị giết

Rạng sáng ngày thứ Hai 3 tháng Ba, một linh mục Công Giáo đã bị đánh đến chết tại thành phố Calabria của Italia.

Cha Lazzaro Longobardi đã bị giết bởi những cú đánh bằng một thanh sắt. Cảnh sát đã tìm thấy hung khí này bên ngoài nhà thờ và đang câu lưu một nghi can, là người thường xuyên hỏi xin tiền cha Lazzaro Longobardi.

Lên tiếng trước cái chết của cha Longobardi, Đức Cha Nunzio Galantino, Giám Mục bản quyền nói rằng cha Longobardi là một vị "tử vì đạo vì lòng bác ái kín đáo."

Cha Longobardi đã tận tụy hi sinh cho người nghèo, đặc biệt cho những người nhập cư trong cộng đoàn của ngài. Đức Cha Nunzio nói "sự thật đáng buồn nổi lên từ cái chết của cha Longobardi là ngài đã phải chết thê thảm do sự tốt lành vô hạn và niềm tin vào những người khác."

17. Các chuyên gia y tế xác nhận một phép lạ do sự cầu bầu của ĐTGM Fulton Sheen nhà giảng thuyết lừng danh của Hoa Kỳ

Một nhóm các chuyên gia y tế do Vatican bổ nhiệm đã xác minh tính xác thực của một phép lạ do sự cầu bầu của Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen, nhà giảng thuyết lừng danh của Hoa Kỳ. Biến cố này khiến án phong chân phước cho ngài tiến thêm được một bước đáng kể.

Hôm thứ Năm mùng 06 tháng 3, Đức Giám Mục Daniel Jenky của giáo phận Peoria, Illinois, Hoa Kỳ thông báo rằng nhóm các chuyên gia đã không thể đưa ra lời giải thích về mặt y khoa đối với trường hợp của một em bé đã khôi phục lại cuộc sống sau khi chết non. Các nhân viên y tế đã cố gắng hơn một giờ để cứu đứa bé, nhưng không thành công, trong khi cha mẹ em cầu nguyện với Đức Tổng Giám Mục Sheen. Đứa bé sinh vào tháng Chín năm 2010, tưởng đã chết bây giờ là một trẻ lành mạnh 3 tuổi.

Đức Cha Jenky nói:

"Hôm nay là một bước tiến quan trọng trong án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen yêu quý của chúng ta, một linh mục miền Peoria và là một người con của mảnh đất thân yêu của chúng ta, là người được sinh ra để thay đổi thế giới".

Án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen đã được bắt đầu từ năm 2002.

Báo cáo về phép lạ này giờ đây sẽ được xem xét bởi một nhóm các nhà thần học, và nếu họ chấp nhận, họ sẽ trình lên Bộ Phong Thánh. Sự chấp thuận này sẽ dẫn đến việc phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen, là người đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tôn lên hàng “Tôi Tớ Chúa” vào tháng Sáu năm 2012.

Sinh ở Illinois vào năm 1895, Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen được thụ phong linh mục tại giáo phận Peoria vào năm 1919. Ngài dạy triết học và thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, trước khi trở thành giám mục phụ tá của New York vào năm 1951. Sự nổi tiếng của ngài gia tăng nhanh chóng khi ngài bắt đầu hoạt động trong lãnh vực phát thanh truyền hình. Trong thập niên 1950 chương trình hàng tuần của ngài “Life Is Worth Living," là chương trình phổ biến nhất trên truyền hình Mỹ. Đức Giám Mục Sheen được bổ nhiệm làm Giám mục Rochester, New York vào năm 1966 và nâng lên tổng giám mục vào năm 1969. Ngài qua đời tại New York vào năm 1979.

18. Đức Hồng Y tân cử Chibly Langlois được mời đóng vai trò hoà giải đất nước Haiti

Đức Hồng Y Chibly Langlois, vị Hồng Y đầu tiên của Haiti vừa được tấn phong hôm 22 tháng Hai vừa qua đã được mời để đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng chính trị quốc gia. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết như trên hôm thứ Sáu 7 tháng Ba.

Tổng thống Michel Martelly đã trì hoãn cuộc bầu cử quốc hội lập pháp trong hai năm qua, và chưa có dấu hiệu nào cho thấy một thỏa thuận về cuộc bầu cử có thể được khai thông.

Đức Hồng Y nói: "Giáo Hội đồng hành với các đại diện chính trị để xây dựng đối thoại giữa tất cả các bên có liên hệ ngõ hầu giải quyết các vấn đề của xã hội chúng ta. Chúng tôi, do đó, phải chia sẻ trách nhiệm giải quyết tình trạng bế tắc chính trị và cuộc khủng hoảng mà quốc gia chúng ta đang trải qua, và điều này chỉ có thể đạt được thông qua đối thoại."

Tổng thống Michel Martelly, đã sang Vatican để tham dự lễ tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Chibly Langlois và đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 24 tháng Hai.

Trong cuộc họp của họ, người đứng đầu của nhà nước trong vùng Caribê này đã cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì "những đóng góp tốt đẹp cho xã hội" của Giáo Hội tại Haiti, đặc biệt là về giáo dục và y tế.

Trong cuộc tiếp kiến, hai vị tái khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa Haiti và Tòa Thánh. Các vị cũng nhấn mạnh đến việc tái thiết và hòa giải quốc gia.