Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Chay 12/3 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Media
01:42 11/03/2023
BÀI ĐỌC 1 Xh 17:3-7
Bài trích sách Xuất hành.
Trong sa mạc, dân khát nước nên đã kêu trách ông Mô-sê rằng: “Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai-cập để làm gì? Có phải là để cho chúng tôi, con cái chúng tôi, và súc vật của chúng tôi bị chết khát hay không?” Ông Mô-sê kêu lên cùng Đức Chúa: “Con phải làm gì cho dân này bây giờ? Chỉ một chút nữa là họ ném đá con!” Đức Chúa phán với ông Mô-sê: “Ngươi hãy đi lên phía trước dân, đem theo một số kỳ mục Ít-ra-en; cầm lấy cây gậy ngươi đã dùng để đập xuống sông Nin, và đi đi. Còn Ta, Ta sẽ đứng ở đằng kia trước mặt ngươi, trên tảng đá ở núi Khô-rếp. Ngươi sẽ đập vào tảng đá. Từ tảng đá, nước sẽ chảy ra cho dân uống.” Ông Mô-sê đã làm như vậy trước mắt các kỳ mục Ít-ra-en. Ông đặt tên cho nơi ấy là Ma-xa và Mơ-ri-va, nghĩa là thử thách và gây sự, vì con cái Ít-ra-en đã gây sự và thử thách Đức Chúa mà rằng: “Có Đức Chúa ở giữa chúng ta hay không?”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Rm 5:1-2,5-8
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 4:42,15
Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng cứu độ trần gian.
Xin ban cho con nước hằng sống, để con không bao giờ khát nữa.
TIN MỪNG Ga 4:5-42
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.
Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy : “Chị cho tôi xin chút nước uống !” Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: “Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?” Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. Đức Giê-su trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị : ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống.” Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy.” Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”
Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.” Người phụ nữ lại nói: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ... Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa.” Đức Giê-su phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Đức Giê-su nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.”
Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng. Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian.”
Đó là Lời Chúa.
Bỏ Lại Vò Nước Xưa Bên Bờ Giếng Cũ
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:38 11/03/2023
Bỏ Lại “Vò Nước Xưa Bên Bờ Giếng Cũ”
(Chúa Nhật 3 Mùa Chay Năm A 2023)
Trong truyền thống “Phụng vụ Gia Nhập Kitô giáo của người lớn” hay “tiến trình chuẩn bị lãnh nhận các bí tích Khai Tâm của anh chị em Dự tòng”, Mùa Chay-Tuần Thánh chính là “Giai đoạn 3 hay “Thời chuẩn bị cuối cùng” với hai “cột mốc Phụng vụ”: Thanh tẩy – Soi sáng và Lãnh các Bí tích Khai tâm. Riêng Chúa Nhật hôm nay, thứ 3 Mùa Chay, Hội Thánh bắt đầu cử hành Nghi thức “Khảo hạch I”, khai mạc phần “phụng vụ Thanh tẩy-soi sáng”, như một “kiểm nghiệm” về sự “giác ngộ đức tin vào Chúa Kitô Đấng Cứu Độ” của các anh chị em Dự tòng đã được tuyển chọn; và còn hơn một cuộc “kiểm nghiệm về giác ngộ niềm tin”, đây là lúc để các anh chị em dự tòng cảm nhận thật sự về một cuộc “gặp gỡ mang tính đổi đời”, một sự “lựa chọn mang theo quyết tâm từ bỏ quá khứ để hướng tới tương lai” mà hình ảnh “người thiếu phụ Samari để vò nước lại bên bờ giếng cũ và vào làng loan tin Đấng Kitô”, như Tin Mừng Gioan tường thuật, là một minh họa rõ nét.
Thế nhưng, sự “giác ngộ niềm tin vào Đức Kitô của anh chị em dự tòng”, hay “câu chuyện người phụ nữ Samari bên bờ giếng Gia cóp” mãi mãi là câu chuyện chung cho mọi người tín hữu chúng ta. Bởi vì, ai trong chúng ta cũng đều cần một “giác ngộ niềm tin” mới mẻ hơn, đích thực hơn; một cuộc “gặp gỡ “nhà Tiên tri đích thực” để quyết định đổi đời”, cần một cuộc “đối thoại với Đấng là đường, sự thật, sự sống” để nhờ sự khai sáng của Ngài mà “bỏ lại một vò quá khứ tội lỗi” và bước đi trên “một lộ trình mới của tin yêu và hy vọng”.
Thật vậy, cuộc sống tại thế, hay cuộc hành trình đức tin, hành trình sống đạo của mỗi người chúng ta, Kitô hữu hay Dự tòng, đều phải trải qua, phải “ôm gọn một vò quá khứ tội lỗi”, là những yếu đuối lỡ lầm, những khát khao đớn hèn, thiển cận, những ước vọng ngạo mạn tầm thường…, như kinh nghiệm ngàn đời về “cơn khát nước trong hoang mạc của dân tộc Israel”: Trong những ngày ấy, dân chúng khát nước, nên phàn nàn với ông Môsê rằng: “Tại sao ông dẫn dắt chúng tôi ra khỏi Ai-cập, để cho chúng tôi cùng con cái và đoàn súc vật chúng tôi phải chết khát như vầy” (Bđ 1). Khi phải đối diện với cơn khát nước điên cuồng nơi hoang mạc, Israel đã liều quay lưng chống đối Môsê, nghi ngờ sự hiện diện và đồng hành của Thiên Chúa, quên hết bao nhiêu ơn lành và kỳ công Chúa đã thực hiện trong biến cố Vượt Qua khai mạc cuộc Xuất Hành. Họ quên cả “chiếc gậy của Môsê” đã từng dương ra trên biển Đỏ để họ tiến bước ráo chân giữa hai bờ tường nước dựng. Quên cả Manna, quên luôn chim cút, quên cột mây che mát, cột lửa dẫn đường, quên hết Thập điều trên núi Sinai…
Và “nước” hay “cơn khát” của tôi và thế giới hôm nay phải chăng đó là tình, tiền, danh vọng, sắc đẹp, tiện nghi, bằng cấp, quyền lực, kỹ thuật…; còn “Thiên Chúa”, “Đức Kitô”, “Giáo Hội”, “ơn Cứu độ”, “Thiên đàng”, “Thập giá”, “Phục sinh”… chẳng là cái thá gì; như chứng từ ngạo mạn của những nhân vật lừng danh:
– Ca sĩ nổi tiếng John Lennon: “Đạo Chúa Giêsu đã tàn…chúng ta nổi tiếng hơn Ngài nhiều”.
– Tổng thống Brasil: “Nếu có 500 phiếu bầu thì cả Đức Chúa Trời muốn xóa bỏ chức tổng thống cũng không được…”.
– Người xây dựng tàu Titanic: “Nó an toàn đến nổi Đức Chúa Trời cũng không thể nhấn chìm…”
– Diễn viên Marylyn Monroe: “Tôi không cần Chúa Giêsu của ông…”…
Là những người mang danh Kitô hữu, chúng ta cũng đã bao lần quên mình là “kẻ có đạo”, quên dòng nước rửa tội, quên Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể, quên các giới răn và các thực hành luân lý Kitô giáo, quên hết những lời dạy của Tin mừng…; chúng ta chẳng khác nào “người thiếu phụ Samari”, cho dẫu vẫn còn mang vò nước hằng ngày đến bên bờ giếng Giacóp, vẫn còn nhớ chuyện “tổ phụ Giacóp chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này và chính người đã uống nước giếng này cũng như các con cái và đoàn súc vật của người?” (…). “Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này, còn các ông, các ông lại bảo: phải thờ ở Giêrusalem”, nhưng cuộc sống là một cuộc “khát tình” băng hoại: “bà có năm đời chồng rồi, và người đàn ông đang chung sống với bà bây giờ không phải là chồng bà…” !
Nhưng Thiên Chúa lại chứng tỏ quyền năng bằng lòng yêu thương tha thứ; Ngài lại một lần nữa ra tay. Chiếc gậy của Môsê có dịp được dương ra để đập vào tảng đá cho mạch nước tuôn trào; một sự tuôn trào, không phải chỉ là dòng “nước lạnh tự nhiên” để làm giản cơn khát vật chất, mà là dòng nước hằng sống mang lại sự sống vĩnh hằng, đúng như lời Đức Kitô đã nới với người thiếu phụ Samari: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”.
Thật vậy, người “thiếu phụ lộn chồng” với một “vò quá khứ tội lỗi” và “một bình hiện tại lạc lối lầm đường” đã may mắn gặp được Đấng Kitô đầy bao dung và được Ngài mạc khải thân phận của mình cùng với lời gợi mở niềm tin để bắt đầu một con đường mới. Vâng, một “mạch nước hằng sống” giờ đã chảy trong tâm hồn chị để từ đây chị để vò xuống, chạy về thành bảo mọi người rằng: “Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Đấng Kitô?”.
Quả thật, đức tin luôn là một cuộc khao khát vươn tới, là một sự khó nghèo để được lấp đầy, một niềm trông cậy để được đáp trả. Bởi vì Đức Kitô không bao giờ khước từ những ai đến cùng Ngài; lại càng không phải là kẻ dồn ta vào bước đường cùng để xô ta xuống vực thẳm. Hãy tự nhiên và bộc trực như người thiếu phụ Samari hôm nay: “Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó…”; hay cứ huyên náo lăng xăng tiếp Chúa như cô Matta Bêtania, yên lặng nghe Chúa như cô Maria, tò mò trèo lên cây để được thấy Chúa như Giakê, đứng ngay lên bỏ tất cả theo Chúa như Matthêô…; cả khi bất đắc dĩ vác đỡ thập giá như Simêon, hay bị đánh cho mù mắt, ngã ngựa như Phaolô, người đã để lại lời chứng tuyệt vời mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 2: “Nhưng cậy trông không làm hổ thẹn, vì lòng mến Chúa đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Ðấng đã được ban cho chúng ta. Ngay từ khi chúng ta còn yếu hèn, Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta…”.
Như vậy Mùa Chay phải chăng là Mùa để chúng ta, cùng với các anh chị em dự tòng, mở rộng cõi lòng tập luyện sống niềm tin tích cực, sống cuộc gặp gỡ Đức Kitô đích thực, một sức sống mới, một nguồn nước mới, một Thiên Chúa tình yêu... Chúng ta hãy bước ra khỏi cái ảo tưởng cho rằng: mình sống đạo như thế đủ rồi, đức tin như thế là tạm ổn... Hãy tỉnh táo. Coi chừng chúng ta đang trong “cơn thiếu nước trầm trọng”, đang trong thế “quay lưng lại với Thiên Chúa” hay sống “niềm tin nửa vời”, sai lệch mệt mỏi…. Hãy mạnh dạn quay lại ngỏ lời với Đức Kitô: “Xin ban cho con thứ nước ấy”, và hãy để chiếc gậy Thánh Thần đập vào cõi lòng, vào tim óc và cuộc sống. Đó là chiếc gậy của tòa Giải tội, của Thánh Lễ, của việc cầu nguyện, của Lời Chúa, của ăn chay và làm phúc, của tha thứ hòa giải với anh chị em xung quanh; của việc thực hành liêm khiết, thủy chung trong đời sống gia đình, trong sáng, trách nhiệm nơi công sở…
Nói cách khác, mỗi một cuộc đời đều có một “khoảnh khắc hẹn chờ” của Thiên Chúa dành cho, một “buổi trưa bên bờ giếng” Đức Kitô đang đợi, điều quan trọng còn lại là hãy mở lòng ra và để Lời Ngài chạm đến; vì chỉ như thế cõi lòng chúng ta mới “tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (Ga 7,38), dòng nước Thánh Thần để biến chúng ta thành một con người mới, sẵn sàng bỏ lại “vò nước xưa bên bờ giếng cũ” để dấn thân trên nẻo đường mới, làm chứng cho Tin Mừng !
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 3 Mùa Chay Năm A 2023)
Trong truyền thống “Phụng vụ Gia Nhập Kitô giáo của người lớn” hay “tiến trình chuẩn bị lãnh nhận các bí tích Khai Tâm của anh chị em Dự tòng”, Mùa Chay-Tuần Thánh chính là “Giai đoạn 3 hay “Thời chuẩn bị cuối cùng” với hai “cột mốc Phụng vụ”: Thanh tẩy – Soi sáng và Lãnh các Bí tích Khai tâm. Riêng Chúa Nhật hôm nay, thứ 3 Mùa Chay, Hội Thánh bắt đầu cử hành Nghi thức “Khảo hạch I”, khai mạc phần “phụng vụ Thanh tẩy-soi sáng”, như một “kiểm nghiệm” về sự “giác ngộ đức tin vào Chúa Kitô Đấng Cứu Độ” của các anh chị em Dự tòng đã được tuyển chọn; và còn hơn một cuộc “kiểm nghiệm về giác ngộ niềm tin”, đây là lúc để các anh chị em dự tòng cảm nhận thật sự về một cuộc “gặp gỡ mang tính đổi đời”, một sự “lựa chọn mang theo quyết tâm từ bỏ quá khứ để hướng tới tương lai” mà hình ảnh “người thiếu phụ Samari để vò nước lại bên bờ giếng cũ và vào làng loan tin Đấng Kitô”, như Tin Mừng Gioan tường thuật, là một minh họa rõ nét.
Thế nhưng, sự “giác ngộ niềm tin vào Đức Kitô của anh chị em dự tòng”, hay “câu chuyện người phụ nữ Samari bên bờ giếng Gia cóp” mãi mãi là câu chuyện chung cho mọi người tín hữu chúng ta. Bởi vì, ai trong chúng ta cũng đều cần một “giác ngộ niềm tin” mới mẻ hơn, đích thực hơn; một cuộc “gặp gỡ “nhà Tiên tri đích thực” để quyết định đổi đời”, cần một cuộc “đối thoại với Đấng là đường, sự thật, sự sống” để nhờ sự khai sáng của Ngài mà “bỏ lại một vò quá khứ tội lỗi” và bước đi trên “một lộ trình mới của tin yêu và hy vọng”.
Thật vậy, cuộc sống tại thế, hay cuộc hành trình đức tin, hành trình sống đạo của mỗi người chúng ta, Kitô hữu hay Dự tòng, đều phải trải qua, phải “ôm gọn một vò quá khứ tội lỗi”, là những yếu đuối lỡ lầm, những khát khao đớn hèn, thiển cận, những ước vọng ngạo mạn tầm thường…, như kinh nghiệm ngàn đời về “cơn khát nước trong hoang mạc của dân tộc Israel”: Trong những ngày ấy, dân chúng khát nước, nên phàn nàn với ông Môsê rằng: “Tại sao ông dẫn dắt chúng tôi ra khỏi Ai-cập, để cho chúng tôi cùng con cái và đoàn súc vật chúng tôi phải chết khát như vầy” (Bđ 1). Khi phải đối diện với cơn khát nước điên cuồng nơi hoang mạc, Israel đã liều quay lưng chống đối Môsê, nghi ngờ sự hiện diện và đồng hành của Thiên Chúa, quên hết bao nhiêu ơn lành và kỳ công Chúa đã thực hiện trong biến cố Vượt Qua khai mạc cuộc Xuất Hành. Họ quên cả “chiếc gậy của Môsê” đã từng dương ra trên biển Đỏ để họ tiến bước ráo chân giữa hai bờ tường nước dựng. Quên cả Manna, quên luôn chim cút, quên cột mây che mát, cột lửa dẫn đường, quên hết Thập điều trên núi Sinai…
Và “nước” hay “cơn khát” của tôi và thế giới hôm nay phải chăng đó là tình, tiền, danh vọng, sắc đẹp, tiện nghi, bằng cấp, quyền lực, kỹ thuật…; còn “Thiên Chúa”, “Đức Kitô”, “Giáo Hội”, “ơn Cứu độ”, “Thiên đàng”, “Thập giá”, “Phục sinh”… chẳng là cái thá gì; như chứng từ ngạo mạn của những nhân vật lừng danh:
– Ca sĩ nổi tiếng John Lennon: “Đạo Chúa Giêsu đã tàn…chúng ta nổi tiếng hơn Ngài nhiều”.
– Tổng thống Brasil: “Nếu có 500 phiếu bầu thì cả Đức Chúa Trời muốn xóa bỏ chức tổng thống cũng không được…”.
– Người xây dựng tàu Titanic: “Nó an toàn đến nổi Đức Chúa Trời cũng không thể nhấn chìm…”
– Diễn viên Marylyn Monroe: “Tôi không cần Chúa Giêsu của ông…”…
Là những người mang danh Kitô hữu, chúng ta cũng đã bao lần quên mình là “kẻ có đạo”, quên dòng nước rửa tội, quên Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể, quên các giới răn và các thực hành luân lý Kitô giáo, quên hết những lời dạy của Tin mừng…; chúng ta chẳng khác nào “người thiếu phụ Samari”, cho dẫu vẫn còn mang vò nước hằng ngày đến bên bờ giếng Giacóp, vẫn còn nhớ chuyện “tổ phụ Giacóp chúng tôi, người đã cho chúng tôi giếng này và chính người đã uống nước giếng này cũng như các con cái và đoàn súc vật của người?” (…). “Cha ông chúng tôi đã thờ trên núi này, còn các ông, các ông lại bảo: phải thờ ở Giêrusalem”, nhưng cuộc sống là một cuộc “khát tình” băng hoại: “bà có năm đời chồng rồi, và người đàn ông đang chung sống với bà bây giờ không phải là chồng bà…” !
Nhưng Thiên Chúa lại chứng tỏ quyền năng bằng lòng yêu thương tha thứ; Ngài lại một lần nữa ra tay. Chiếc gậy của Môsê có dịp được dương ra để đập vào tảng đá cho mạch nước tuôn trào; một sự tuôn trào, không phải chỉ là dòng “nước lạnh tự nhiên” để làm giản cơn khát vật chất, mà là dòng nước hằng sống mang lại sự sống vĩnh hằng, đúng như lời Đức Kitô đã nới với người thiếu phụ Samari: “Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời”.
Thật vậy, người “thiếu phụ lộn chồng” với một “vò quá khứ tội lỗi” và “một bình hiện tại lạc lối lầm đường” đã may mắn gặp được Đấng Kitô đầy bao dung và được Ngài mạc khải thân phận của mình cùng với lời gợi mở niềm tin để bắt đầu một con đường mới. Vâng, một “mạch nước hằng sống” giờ đã chảy trong tâm hồn chị để từ đây chị để vò xuống, chạy về thành bảo mọi người rằng: “Mau hãy đến xem một ông đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Phải chăng ông đó là Đấng Kitô?”.
Quả thật, đức tin luôn là một cuộc khao khát vươn tới, là một sự khó nghèo để được lấp đầy, một niềm trông cậy để được đáp trả. Bởi vì Đức Kitô không bao giờ khước từ những ai đến cùng Ngài; lại càng không phải là kẻ dồn ta vào bước đường cùng để xô ta xuống vực thẳm. Hãy tự nhiên và bộc trực như người thiếu phụ Samari hôm nay: “Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó…”; hay cứ huyên náo lăng xăng tiếp Chúa như cô Matta Bêtania, yên lặng nghe Chúa như cô Maria, tò mò trèo lên cây để được thấy Chúa như Giakê, đứng ngay lên bỏ tất cả theo Chúa như Matthêô…; cả khi bất đắc dĩ vác đỡ thập giá như Simêon, hay bị đánh cho mù mắt, ngã ngựa như Phaolô, người đã để lại lời chứng tuyệt vời mà chúng ta vừa nghe trong Bài đọc 2: “Nhưng cậy trông không làm hổ thẹn, vì lòng mến Chúa đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Ðấng đã được ban cho chúng ta. Ngay từ khi chúng ta còn yếu hèn, Chúa Kitô theo kỳ hẹn mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay cho người công chính, hoạ chăng mới có người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta…”.
Như vậy Mùa Chay phải chăng là Mùa để chúng ta, cùng với các anh chị em dự tòng, mở rộng cõi lòng tập luyện sống niềm tin tích cực, sống cuộc gặp gỡ Đức Kitô đích thực, một sức sống mới, một nguồn nước mới, một Thiên Chúa tình yêu... Chúng ta hãy bước ra khỏi cái ảo tưởng cho rằng: mình sống đạo như thế đủ rồi, đức tin như thế là tạm ổn... Hãy tỉnh táo. Coi chừng chúng ta đang trong “cơn thiếu nước trầm trọng”, đang trong thế “quay lưng lại với Thiên Chúa” hay sống “niềm tin nửa vời”, sai lệch mệt mỏi…. Hãy mạnh dạn quay lại ngỏ lời với Đức Kitô: “Xin ban cho con thứ nước ấy”, và hãy để chiếc gậy Thánh Thần đập vào cõi lòng, vào tim óc và cuộc sống. Đó là chiếc gậy của tòa Giải tội, của Thánh Lễ, của việc cầu nguyện, của Lời Chúa, của ăn chay và làm phúc, của tha thứ hòa giải với anh chị em xung quanh; của việc thực hành liêm khiết, thủy chung trong đời sống gia đình, trong sáng, trách nhiệm nơi công sở…
Nói cách khác, mỗi một cuộc đời đều có một “khoảnh khắc hẹn chờ” của Thiên Chúa dành cho, một “buổi trưa bên bờ giếng” Đức Kitô đang đợi, điều quan trọng còn lại là hãy mở lòng ra và để Lời Ngài chạm đến; vì chỉ như thế cõi lòng chúng ta mới “tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (Ga 7,38), dòng nước Thánh Thần để biến chúng ta thành một con người mới, sẵn sàng bỏ lại “vò nước xưa bên bờ giếng cũ” để dấn thân trên nẻo đường mới, làm chứng cho Tin Mừng !
Trương Đình Hiền
Cơn khát của linh hồn Ngài
Lm Minh Anh
14:36 11/03/2023
CƠN KHÁT CỦA LINH HỒN NGÀI
“Cho Tôi xin chút nước!”.
Hôm nay, một số nhà thờ sẽ cử hành nghi thức đầu tiên trong ba nghi thức Kiểm Tra những người trưởng thành đang chuẩn bị lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm vào Đêm Vọng Phục Sinh. Từ Latin “Scrutari”, có nghĩa là điều tra hoặc tìm kiếm một cái gì đó; nó đề cập đến việc lục lọi trong đống rác để tìm một thứ gì đó có giá trị. Đây là điều Chúa Giêsu đang làm với chúng ta! Ngài sẽ sắp xếp sự rối loạn của bản chất con người sa ngã và tội lỗi nơi chúng ta, để chỉ ra ‘sự tốt lành và vẻ đẹp của đứa trẻ’ mà Thiên Chúa đã tạo thành. Đó là ‘cơn khát của linh hồn Ngài!’.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện Tin Mừng mô tả hành động này một cách tuyệt vời. Đó là một câu chuyện dài, đầy cảm hứng về một phụ nữ bên giếng nước Giacóp. Câu chuyện này chứa đầy tính biểu tượng, mà phần lớn người đọc bình thường có thể dễ dàng bỏ qua: ‘cơn khát của linh hồn Chúa Giêsu!’.
Để bắt đầu, điều quan trọng là bạn và tôi phải thành tâm sống lại cảnh tượng đó. Chúa Giêsu ngồi một mình bên bờ giếng vào khoảng giữa trưa. Rất ít phụ nữ đến giếng vào thời điểm đó trong ngày vì nắng nóng; nhưng phụ nữ này đến vào giờ này vì cô ấy biết những người khác sẽ không đến đó. Cô là một tội nhân, và nhiều phụ nữ khác trong thành biết điều đó. Vì thế, để tránh mặt họ và tránh cảm giác xấu hổ, rất xấu hổ, cô đã đến vào thời điểm mà cô có thể tránh những phụ nữ khác. Vì vậy, điều đầu tiên chúng ta cần xem xét là sự đau khổ mà phụ nữ này phải chịu đựng vì sự xấu hổ về cuộc sống tội lỗi của mình.
Đến gần giếng, cô ngạc nhiên khi nghe Chúa Giêsu xin cô nước uống, “Cho Tôi xin chút nước!”. Cô, người Samari; người Do Thái coi người Samari là ô uế. Vì lý do đó, họ sẽ không uống nước từ bình của người Samari. Nhưng Chúa Giêsu đã phá bỏ phong tục tệ hại này và xem cô như đứa con gái yêu của Chúa Cha với phẩm giá và giá trị bẩm sinh khi Ngài bắt chuyện với cô.
Giữa trưa hè, Chúa Giêsu trìu mến ngỏ lời với cô, “Cho Tôi xin chút nước!”. Thánh Augustinô nói, “Cách tượng trưng, Chúa Giêsu khao khát linh hồn cô, khao khát sự cứu rỗi của cô. Ngài ao ước sớm ban cho cô ơn chiến thắng nhờ Thập Giá của Ngài. Và việc cô sẵn lòng đón nhận món quà này cũng sẽ mang lại sự thỏa mãn cho Trái Tim Rất Thánh của Ngài!”. Ngài không sống trong quá khứ của cô; Ngài biết tất cả về nó; Ngài đọc được tâm hồn cô. Tất cả những gì Ngài muốn là lục lọi trong đống tội lỗi và rác rưởi chất đầy tâm hồn cô để khám phá ra phẩm giá bên trong của cô. Nếu cô để cho Chúa Giêsu ban cho cô lòng thương xót này, thì không những cô sẽ nhận được Nước Hằng Sống đích thực vốn dĩ làm dịu cơn khát tâm linh của mình, mà cô còn thỏa mãn được cơn khát tâm linh trong chính linh hồn Chúa Giêsu, một cơn khát vốn chỉ có thể thỏa mãn nhờ việc ban phát lòng thương xót. Đó là ‘cơn khát của linh hồn Ngài!’.
Anh Chị em,
“Cho Tôi xin chút nước!”. Hãy suy ngẫm về người phụ nữ bên giếng nước này. Cô là biểu tượng của mọi người đến với niềm tin vào Chúa Kitô đang chuẩn bị lãnh nhận Nước Hằng Sống của Phép Rửa trong Lễ Phục Sinh, nhưng cô ấy cũng là biểu tượng của tâm hồn bạn và tôi trong tình trạng ở mức nó trở nên lộn xộn với rác rưởi của tội lỗi và rối loạn. Đừng để sự xấu hổ, sợ hãi hoặc cảm giác không xứng đáng ngăn cản bạn tham gia vào cuộc trò chuyện tương tự này với Ngài. Hãy nghe Ngài nói với bạn rằng, Ngài khao khát bạn và khao khát được thoả mãn bởi hành động thần linh của việc ban Lòng Thương Xót Thiêng Liêng của Ngài, được tuôn đổ qua Nước Hằng Sống dồi dào, vốn được ban cho bạn khi bạn chịu phép Rửa hoặc Bí tích Hoà Giải.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa khát khao con; cho con biết khát khao Chúa. Và nhất là, cho con biết thoả mãn ‘cơn khát của linh hồn Ngài’; bằng việc mở lòng đón nhận lòng thương xót Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Ouellet nhân 10 năm với Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Khuôn mặt người cha
Vu Van An
14:09 11/03/2023
Hannah Brockhaus của CNA vừa có cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Marc Ouellet, Bộ trưởng sắp mãn nhiệm của Bộ Giám Mục, sau 13 năm tại chức. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Đức Hồng Y Marc Ouellet, người đã lãnh đạo văn phòng Vatican cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc bổ nhiệm giám mục trong hơn chục năm, đã có một cái nhìn cận cảnh về 10 năm đầu tiên của Đức Phanxicô trên cương vị giáo hoàng.
Vị Hồng Y 78 tuổi đã nói chuyện với CNA về di sản của Đức Giáo Hoàng, ảnh hưởng Mỹ Latinh đối với phong cách mục vụ của ngài, và cách tiếp cận của ngài trong việc chọn giám mục trước ngày kỷ niệm 13 tháng Ba lên ngôi giáo hoàng của Đức Phanxicô.
“Thế giới cần một nhà lãnh đạo tinh thần, một người cha theo một cách nào đó. Và ngài có khuôn mặt của một người cha: gần gũi với mọi người, xót thương, cảm thương,” Đức Hồng Y Ouellet nói như thế trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp tại Bộ Giám mục ngày 23 tháng Hai.
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ngày thứ hai của mật nghị, các Hồng Y cử tri đã chọn Hồng Y Jorge Mario Bergoglio làm giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo và là giám mục của Rôma.
Đức Hồng Y Ouellet nói, “Sau một vị tiến sĩ vĩ đại của Giáo hội như Đức Bênêđíctô và một nhà truyền giáo vĩ đại – Đức Gioan Phaolô II – cô cần một người gần gũi với người ta và giúp người ta bước đi trên con đường theo Chúa Kitô, để được đồng hành và được hiểu bằng một trái tim nhân hậu. Đó là những gì Giáo hội cần vào thời điểm đó”.
Một trong những trách nhiệm của vị giáo hoàng là chọn những người sẽ lãnh đạo các giáo phận trên thế giới trong tư cách giám mục.
Đức Hồng Y Ouellet, phát xuất từ Québec, Canada, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô hàng tuần trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài để giúp đỡ tiến trình này.
Đức Hồng Y khẳng định, “Phong cách của vị giáo hoàng đã tác động đến cách chúng ta chọn giám mục”.
Theo Đức Hồng Y Ouellet, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 86 tuổi, tìm kiếm những người “là nhân chứng của Đấng Phục sinh, chứ không phải chỉ là những người có thể trở thành nhà quản trị tốt”.
Ngài nói, Đức Phanxicô muốn các giám mục là những người “tràn đầy sức sống, có khả năng rao giảng Tin Mừng, và cũng là những người của sự hiệp thông - không phải chỉ của kỷ luật, mà còn của hiệp thông nữa - có thể lắng nghe người dân, các linh mục của các ngài, các anh em của các ngài trong hội đồng giám mục."
Bộ Giám mục có nhiệm vụ thu thập thông tin về các ứng viên có tiềm năng làm giám mục trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Ouellet đã lãnh đạo văn phòng đó trong tư cách bộ trưởng kể từ tháng Sáu năm 2010. Ngài sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình vào tháng Tư, khi Giám mục Robert Francis Prevost, 67 tuổi, sẽ đảm nhận vai trò này sau khi được bổ nhiệm vào cuối tháng Giêng.
Đức Hồng Y người Québec cho biết bộ của ngài chủ yếu chọn “các giám mục mục vụ”, nhưng tùy thuộc vào nhu cầu của Giáo hội địa phương, nó cũng tìm kiếm những người “có sự chuẩn bị tốt về giáo luật, với một nền thần học tốt”.
Đức Hồng Y Ouellet nói: “Đó là một sự biện phân được thực hiện rất chính xác, sau khi nghiên cứu địa điểm”.
Đức Hồng Y có trách nhiệm trình “terna”, tức bản báo cáo về ba ứng viên cho chức vụ tổng giám mục, giám mục hoặc Giám Mục Phụ Tá của một giáo phận, để Đức Giáo Hoàng lựa chọn.
Đức Hồng Y Ouellet, sau đó, trình bày ý kiến của thánh bộ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Đức Hồng Y nói, “Mỗi tuần, một giờ với ngài, chúng tôi đã giải quyết rất nhiều câu hỏi. Tôi thấy ngài phản ứng như một người của Chúa đang lắng nghe Chúa Thánh Thần, có những dấu hiệu để ngài biện phân chính xác chuyển động của Chúa Thánh Thần.”
Một phẩm chất quan trọng khác mà Đức Hồng Y Ouellet nhận thấy nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là khả năng “rút lui khi ngài nghĩ rằng ‘Tôi đã đi quá xa. Tôi đã có một hành động bốc đồng.’”
“Ngài có thể tự sửa sai. Tôi có một số thí dụ mà tôi sẽ không trình bầy với cô,” vị Hồng Y nói thế với một tiếng cười khúc khích. “Nhưng [ngài] thực sự là một người của Thiên Chúa, một người tuân theo Chúa Thánh Thần. Đó là trải nghiệm của tôi về ngài.”
Theo Đức Hồng Y Ouellet, phong cách mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng tác động đến triều đại giáo hoàng của ngài theo những cách khác - bao gồm cả phong cách giao tiếp của ngài.
Đức Hồng Y nói, “ngài đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo - cô chưa từng thấy điều đó trước đây... và theo một cách rất tự phát. Ngài đã thực hiện các cuộc phỏng vấn cho các cuốn sách, và tìm mọi cơ hội để nói chuyện với người ta, và để hiện diện giữa mọi người. Đó là phong cách mục vụ của ngài.”
Đức Hồng Y cũng chỉ ra các sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về đối thoại liên tôn, bao gồm Văn kiện về Tình huynh đệ Nhân loại vì Hòa bình và Chung sống Thế giới, mà ngài đã ký với Sheikh Ahmed el-Tayeb, đại giáo sĩ của Al-Azhar, tại Abu Dhabi, năm 2019.
Đức Hồng Y Ouellet nói: “Tuyên bố Abu Dhabi rất quan trọng đối với hòa bình thế giới. Không dễ gì đối phó với người Hồi giáo, cộng đồng Hồi giáo. Nói tóm lại, thật khó, và thực sự cần phải gặp gỡ, để hiểu rõ hơn về đối thoại. Ngài đã [thực hiện] nhiều nỗ lực theo hướng đó”.
Đức Hồng Y Ouellet cũng là chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh từ năm 2010.
Ngài nói Nam Mỹ là lục địa “nơi có sự phân hóa giàu nghèo lớn nhất.”
Ngài giải thích, “Đức Giáo Hoàng đã lên Tòa Phêrô với người nghèo trong trái tim ngài. Và ngài đã đặt người nghèo ở trung tâm của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Ouellet nói thêm: “Tôi nghĩ đây là sự đóng góp chính của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xuất thân từ Châu Mỹ Latinh, sự nhạy cảm đối với người nghèo. Đó là một bài học cho toàn thế giới: Khi cô đặt [người nghèo ở trung tâm] thì cô đã đặt mọi người vào sứ mệnh, bởi vì sứ mệnh bắt đầu bằng tình yêu, bằng lòng bác ái, ngược lại, lời nói của cô chẳng có tác dụng gì, nếu nó không đi kèm với cử chỉ của cô. Và đó là một đặc tính của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Đức Hồng Y Ouellet cũng lưu ý tới nền văn hóa giáo sĩ của Giáo Hội Công Giáo và sự nhấn mạnh đến thừa tác vụ thụ phong. Ngài tin rằng Giáo hội cần nâng cao nhận thức về chức linh mục của những người đã được rửa tội, mà mọi người Công Giáo đều thuộc về.
Ngài nhấn mạnh, “Đối với tôi, đây là một đóng góp phải được thêm vào tiến trình của tính đồng nghị.
“Tôi nghĩ trong di sản của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tính đồng nghị có lẽ sẽ vẫn là đóng góp quan trọng nhất của ngài.”
Đức Hồng Y Marc Ouellet, người đã lãnh đạo văn phòng Vatican cố vấn cho Đức Giáo Hoàng về việc bổ nhiệm giám mục trong hơn chục năm, đã có một cái nhìn cận cảnh về 10 năm đầu tiên của Đức Phanxicô trên cương vị giáo hoàng.
Vị Hồng Y 78 tuổi đã nói chuyện với CNA về di sản của Đức Giáo Hoàng, ảnh hưởng Mỹ Latinh đối với phong cách mục vụ của ngài, và cách tiếp cận của ngài trong việc chọn giám mục trước ngày kỷ niệm 13 tháng Ba lên ngôi giáo hoàng của Đức Phanxicô.
“Thế giới cần một nhà lãnh đạo tinh thần, một người cha theo một cách nào đó. Và ngài có khuôn mặt của một người cha: gần gũi với mọi người, xót thương, cảm thương,” Đức Hồng Y Ouellet nói như thế trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp tại Bộ Giám mục ngày 23 tháng Hai.
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ngày thứ hai của mật nghị, các Hồng Y cử tri đã chọn Hồng Y Jorge Mario Bergoglio làm giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo và là giám mục của Rôma.
Đức Hồng Y Ouellet nói, “Sau một vị tiến sĩ vĩ đại của Giáo hội như Đức Bênêđíctô và một nhà truyền giáo vĩ đại – Đức Gioan Phaolô II – cô cần một người gần gũi với người ta và giúp người ta bước đi trên con đường theo Chúa Kitô, để được đồng hành và được hiểu bằng một trái tim nhân hậu. Đó là những gì Giáo hội cần vào thời điểm đó”.
Một trong những trách nhiệm của vị giáo hoàng là chọn những người sẽ lãnh đạo các giáo phận trên thế giới trong tư cách giám mục.
Đức Hồng Y Ouellet, phát xuất từ Québec, Canada, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô hàng tuần trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài để giúp đỡ tiến trình này.
Đức Hồng Y khẳng định, “Phong cách của vị giáo hoàng đã tác động đến cách chúng ta chọn giám mục”.
Theo Đức Hồng Y Ouellet, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 86 tuổi, tìm kiếm những người “là nhân chứng của Đấng Phục sinh, chứ không phải chỉ là những người có thể trở thành nhà quản trị tốt”.
Ngài nói, Đức Phanxicô muốn các giám mục là những người “tràn đầy sức sống, có khả năng rao giảng Tin Mừng, và cũng là những người của sự hiệp thông - không phải chỉ của kỷ luật, mà còn của hiệp thông nữa - có thể lắng nghe người dân, các linh mục của các ngài, các anh em của các ngài trong hội đồng giám mục."
Bộ Giám mục có nhiệm vụ thu thập thông tin về các ứng viên có tiềm năng làm giám mục trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Ouellet đã lãnh đạo văn phòng đó trong tư cách bộ trưởng kể từ tháng Sáu năm 2010. Ngài sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình vào tháng Tư, khi Giám mục Robert Francis Prevost, 67 tuổi, sẽ đảm nhận vai trò này sau khi được bổ nhiệm vào cuối tháng Giêng.
Đức Hồng Y người Québec cho biết bộ của ngài chủ yếu chọn “các giám mục mục vụ”, nhưng tùy thuộc vào nhu cầu của Giáo hội địa phương, nó cũng tìm kiếm những người “có sự chuẩn bị tốt về giáo luật, với một nền thần học tốt”.
Đức Hồng Y Ouellet nói: “Đó là một sự biện phân được thực hiện rất chính xác, sau khi nghiên cứu địa điểm”.
Đức Hồng Y có trách nhiệm trình “terna”, tức bản báo cáo về ba ứng viên cho chức vụ tổng giám mục, giám mục hoặc Giám Mục Phụ Tá của một giáo phận, để Đức Giáo Hoàng lựa chọn.
Đức Hồng Y Ouellet, sau đó, trình bày ý kiến của thánh bộ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Đức Hồng Y nói, “Mỗi tuần, một giờ với ngài, chúng tôi đã giải quyết rất nhiều câu hỏi. Tôi thấy ngài phản ứng như một người của Chúa đang lắng nghe Chúa Thánh Thần, có những dấu hiệu để ngài biện phân chính xác chuyển động của Chúa Thánh Thần.”
Một phẩm chất quan trọng khác mà Đức Hồng Y Ouellet nhận thấy nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là khả năng “rút lui khi ngài nghĩ rằng ‘Tôi đã đi quá xa. Tôi đã có một hành động bốc đồng.’”
“Ngài có thể tự sửa sai. Tôi có một số thí dụ mà tôi sẽ không trình bầy với cô,” vị Hồng Y nói thế với một tiếng cười khúc khích. “Nhưng [ngài] thực sự là một người của Thiên Chúa, một người tuân theo Chúa Thánh Thần. Đó là trải nghiệm của tôi về ngài.”
Theo Đức Hồng Y Ouellet, phong cách mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng tác động đến triều đại giáo hoàng của ngài theo những cách khác - bao gồm cả phong cách giao tiếp của ngài.
Đức Hồng Y nói, “ngài đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo - cô chưa từng thấy điều đó trước đây... và theo một cách rất tự phát. Ngài đã thực hiện các cuộc phỏng vấn cho các cuốn sách, và tìm mọi cơ hội để nói chuyện với người ta, và để hiện diện giữa mọi người. Đó là phong cách mục vụ của ngài.”
Đức Hồng Y cũng chỉ ra các sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về đối thoại liên tôn, bao gồm Văn kiện về Tình huynh đệ Nhân loại vì Hòa bình và Chung sống Thế giới, mà ngài đã ký với Sheikh Ahmed el-Tayeb, đại giáo sĩ của Al-Azhar, tại Abu Dhabi, năm 2019.
Đức Hồng Y Ouellet nói: “Tuyên bố Abu Dhabi rất quan trọng đối với hòa bình thế giới. Không dễ gì đối phó với người Hồi giáo, cộng đồng Hồi giáo. Nói tóm lại, thật khó, và thực sự cần phải gặp gỡ, để hiểu rõ hơn về đối thoại. Ngài đã [thực hiện] nhiều nỗ lực theo hướng đó”.
Đức Hồng Y Ouellet cũng là chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh từ năm 2010.
Ngài nói Nam Mỹ là lục địa “nơi có sự phân hóa giàu nghèo lớn nhất.”
Ngài giải thích, “Đức Giáo Hoàng đã lên Tòa Phêrô với người nghèo trong trái tim ngài. Và ngài đã đặt người nghèo ở trung tâm của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Ouellet nói thêm: “Tôi nghĩ đây là sự đóng góp chính của Đức Giáo Hoàng Phanxicô xuất thân từ Châu Mỹ Latinh, sự nhạy cảm đối với người nghèo. Đó là một bài học cho toàn thế giới: Khi cô đặt [người nghèo ở trung tâm] thì cô đã đặt mọi người vào sứ mệnh, bởi vì sứ mệnh bắt đầu bằng tình yêu, bằng lòng bác ái, ngược lại, lời nói của cô chẳng có tác dụng gì, nếu nó không đi kèm với cử chỉ của cô. Và đó là một đặc tính của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.”
Đức Hồng Y Ouellet cũng lưu ý tới nền văn hóa giáo sĩ của Giáo Hội Công Giáo và sự nhấn mạnh đến thừa tác vụ thụ phong. Ngài tin rằng Giáo hội cần nâng cao nhận thức về chức linh mục của những người đã được rửa tội, mà mọi người Công Giáo đều thuộc về.
Ngài nhấn mạnh, “Đối với tôi, đây là một đóng góp phải được thêm vào tiến trình của tính đồng nghị.
“Tôi nghĩ trong di sản của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tính đồng nghị có lẽ sẽ vẫn là đóng góp quan trọng nhất của ngài.”
Nhân kỷ niệm 10 năm ngài lên ngôi Giáo Hoàng, không gì bằng cầu nguyện cho Đức Phanxicô
Vu Van An
21:41 11/03/2023
Đó là nhận định của Cha Roger Landry, nhà giảng thuyết Thánh Thể Quốc gia của các Giám Mục Hoa Kỳ, ngày 10 tháng 3 năm 2023 trên National Catholic Register.
Thứ Hai mười năm trước này, ngày 13 tháng 3, lúc 8:22 tối theo giờ Rome, vị Phêrô thứ 266 lần đầu tiên bước ra Ban công Ban phép lành ở trung tâm mặt tiền của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican. Sau khi chào hỏi chúng ta, ngài hướng dẫn chúng ta cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vừa về hưu. Trước khi ban phép lành đầu tiên theo thông lệ cho chúng ta trong tư cách tân Giám mục Rôma, ngài xin chúng ta một “ân huệ”.
Ngài khiêm tốn khẩn khỏan: “Tôi xin anh chị em cầu nguyện với Chúa, để Người ban phúc lành cho tôi,” và ngài cúi đầu trong im lặng trong khi những người ở Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô và trên khắp thế giới lặng lẽ cầu nguyện cho ngài. Sau khi ban phép lành cho chúng ta, ngài cảm ơn chúng ta, chúc chúng ta ngủ ngon và lặp lại lời thỉnh cầu: “Hãy cầu nguyện cho tôi.”
Ngài một mực yêu cầu chúng ta cầu nguyện cho ngài kể từ đó, bằng mọi ngôn ngữ mà ngài có thể thốt ra cụm từ đó, vào cuối hầu hết mọi cuộc gặp gỡ.
Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô là cách tốt nhất để đánh dấu lễ kỷ niệm 10 năm của ngài.
Cầu nguyện là điều người Công Giáo phải luôn làm trước nhất và làm tốt nhất.
Giáo Hội cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng trong mọi Thánh Lễ từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Với 407,000 linh mục trên thế giới, cử hành các Thánh lễ hàng ngày, Chúa nhật, lễ an táng và lễ cưới, Đức Giáo Hoàng có thể có từ 600,000 đến 1 triệu Thánh lễ mỗi ngày được dâng cho ngài, một lời cầu nguyện nhằm đưa chúng ta vào sự hiệp thông lớn hơn.
Người Công Giáo cũng cầu nguyện cho ngài trong các lời cầu xin trong Các Giờ Kinh Phụng vụ, khi bắt đầu và kết thúc Kinh Mân Côi, và trong nhiều lời cầu xin tự phát khác được dâng lên Đấng mà ngài phục vụ trong tư cách đại diện trên trần gian.
Lời cầu nguyện cổ xưa dành cho Đức Giáo Hoàng, được hát thường xuyên ở Vatican bằng tiếng Latinh và được tìm thấy trong các sách cầu nguyện và thánh ca ở khắp mọi nơi, được diễn giải từ Thánh vịnh 41:3:
“Xin Chúa gìn giữ ngài, ban cho ngài một cuộc sống lâu dài, khiến ngài được chúc phúc trên trái đất, và đừng trao ngài cho quyền lực của kẻ thù.”
Lời khẩn cầu trên kết thúc bằng một lời cầu nguyện đẹp đẽ tổng hợp niềm tin của Giáo hội vào nguồn gốc và mục đích thiêng liêng của chức vụ Phêrô: “Lạy Thiên Chúa, Mục Tử và Đấng Cai Trị mọi tín hữu, xin đoái thương nhìn xuống tôi tớ Chúa là Phanxicô, người mà Chúa đã chỉ định để chủ tọa Giáo Hội của Chúa, và chúng con nài xin Chúa, để ngài có thể gây dựng cả bằng lời nói lẫn gương sáng tất cả những người dưới quyền của ngài để cùng với bầy chiên được giao phó cho ngài, ngài có thể đạt đến sự sống vĩnh cửu.”
Đó là một lời cầu nguyện thích hợp để toàn thể Giáo hội cùng nhau dâng lên hôm Thứ Hai này.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nói về việc ngài phụ thuộc vào những lời cầu nguyện của các tín hữu biết bao. Trong cuộc họp báo đầu tiên trên máy bay, khi trở về từ Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Batây bốn tháng sau khi ngài được bầu, một nhà báo tò mò đã hỏi tại sao ngài thường xin chúng ta cầu nguyện như vậy. Phóng viên này nói, “Chúng con không quen nghe một vị giáo hoàng thường xuyên xin người ta cầu nguyện cho ngài.”
Nhiều người có thể ngây thơ nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng không cần những lời cầu nguyện. Nếu ngài có Chúa Giêsu Kitô cầu nguyện cho ngài (Lc 22:32), họ có thể tự hỏi, tại sao ngài còn cần chúng ta? Hơn nữa, lẽ ra ngài phải cầu thay cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa, chứ tại sao chúng ta cần phải cầu thay cho ngài?
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời nhà báo: “Bởi vì tôi cảm thấy rằng nếu Chúa không giúp đỡ trong công việc trợ giúp dân Chúa tiến bước này, thì điều đó không thể thực hiện được. Tôi thực sự ý thức về nhiều hạn chế của mình, với rất nhiều vấn đề, và tôi là một người có tội, như các bạn biết, và tôi phải yêu cầu điều này. Nhưng nó phát xuất từ bên trong! Tôi cũng xin Đức Mẹ cầu cùng Chúa cho tôi. Đó là một thói quen… xuất phát từ trái tim tôi và cũng là nhu cầu thực sự trong công việc của tôi.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như nhìn nhận rằng những lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng không thể được coi là điều hiển nhiên. Khi đến Hoa Kỳ vào năm 2015 và đến thăm trường Đức Bà, Nữ vương Các Thiên thần ở Bronx, Đức Thánh Cha đã nói với các học sinh trước khi chia tay, “Tôi muốn giao cho các em một bài tập ở nhà. Tôi có thể chăng? Đó chỉ là một yêu cầu nhỏ, nhưng là một yêu cầu rất quan trọng. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi!”
Tất cả chúng ta cũng đã nhận được từ ngài cùng một bài tập.
Những lời cầu nguyện sốt sắng dành cho các vị giáo hoàng bắt đầu gia tăng đều đặn và mạnh mẽ từ hai thế kỷ trước, khi Napoléon bắt cóc Đức Giáo Hoàng Piô VI vào năm 1798 và đưa ngài đến sống và cuối cùng chết ở Valence, Pháp, khiến thi thể ngài không được chôn cất trong 5 tháng hoặc đưa về Vatican trong hơn hai năm. Những lời cầu nguyện như vậy đã tăng lên khi vào năm 1809, Napoléon bắt cóc Đức Giáo Hoàng Piô VII và giam cầm ngài trong 5 năm, cho đến khi Napoléon và người Pháp cuối cùng bị đánh bại.
Trước thời điểm đó, nhiều người, đặc biệt là ở châu Âu, thường có xu hướng coi vị giáo hoàng không phải là một nhân vật tâm linh mà là một vị vua dân sự của các Quốc gia Giáo hoàng. Nhưng khi vị giáo hoàng bị bắt giữ, ngược đãi và bỏ tù bởi một nhà độc tài cuồng tín, người Công Giáo trên khắp thế giới bắt đầu cầu nguyện cho sự an toàn, sức khỏe, được trả tự do và các ý chỉ của ngài. Lòng đạo đức Công Giáo đã được tác động tích cực kể từ đó.
Cầu nguyện cho vị giáo hoàng ngụ ý thừa nhận rằng, giống như mọi người, ngài cần họ, và vì trách nhiệm của ngài, rất có thể ngài cần họ nhiều hơn, vì Satan liên tục tìm cách sàng vị giáo hoàng như sàng gạo (Lc 22:31).
Trong mỗi triều đại giáo hoàng, có một số người thích phàn nàn về vị giáo hoàng hơn là cầu nguyện cho ngài. Đó là một thực hành tốt để thách thức những người chỉ trích giáo hoàng xem họ có cầu nguyện cho ngài nhiều như họ phản đối ngài hay không.
Cầu nguyện cho vị giáo hoàng không có nghĩa là người ta tán thành mọi quyết định mà ngài đưa ra hoặc thậm chí đường hướng chung của triều giáo hoàng. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô khiêm tốn nhìn nhận “nhiều giới hạn,” “các vấn đề” và tội lỗi của mình; và trong nhiều cuộc phỏng vấn trước khi làm giáo hoàng và lúc làm giáo hoàng, ngài đã thẳng thắn thừa nhận rằng ngài đưa ra nhiều quyết định thường là sai lầm.
Và vì thế, việc cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng không mâu thuẫn với những mối quan tâm chân thành, chẳng hạn, về cách ngài giải quyết các cuộc khủng hoảng khác nhau trong Giáo Hội, ứng phó với một số vụ tai tiếng, hoặc xử lý các vấn đề phụng vụ. Điều đó không có nghĩa là người ta đồng ý với sự khôn ngoan của mọi điều ngài nói, viết hoặc làm. Nó không có nghĩa là người ta phải coi là thận trọng mọi cuộc bổ nhiệm giáo triều, giám mục hay Hồng Y của ngài.
Dù sao, những lời cầu nguyện không giả thiết chỉ phát xuất từ những người hoan hô, mà từ mọi con trai và con gái thiêng liêng trung thành, và những người càng có mối quan tâm chân thật thì họ càng nên cầu nguyện thường xuyên và nhiệt thành hơn cho ngài.
Do đó, những lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng có thể chính đáng là cầu xin Chúa ban cho ngài một trái tim khôn ngoan và hiểu biết mà Salômôn đã cầu xin, để ngài có thể cai trị dân Chúa một cách khôn ngoan (1 Cv 3:9). Họ có thể cầu xin để ngài phát triển trong sự ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần khi ngài tìm cách hướng dẫn Giáo hội đến mọi sự thật (Ga 16:13). Họ có thể cầu xin để Chúa ban cho ngài lưỡi lửa để giảng dạy và bảo vệ đức tin một cách nhiệt tình và rõ ràng. Họ có thể khiêm nhường cầu xin để Thiên Chúa thuyết phục ngài đảo ngược một số quyết định có thể đảo ngược mà ngài đã đưa ra. Họ có thể cầu nguyện cho sự hoán cải liên tục của Đức Giáo Hoàng và của chính họ, và thậm chí, khi hoàn cảnh cho phép, cầu nguyện cho một cái chết đầy thương xót và được chúc phúc.
Nhưng những lời cầu nguyện chân thành cho Đức Giáo Hoàng phải là một thói quen hàng ngày đối với mọi người Công Giáo - vì lợi ích của ngài và lợi ích của toàn thể Giáo hội.
Do đó, khi chúng ta đánh dấu lễ kỷ niệm 10 năm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng ta hãy dành cho ngài điều mà ngài không ngừng xin như một “ân huệ”, nhưng thực ra đó là một bổn phận Kitô giáo đầy yêu thương của chúng ta.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tam Hải Sàigòn: Ve chai tình thương
Maria Quỳnh Linh
11:37 11/03/2023
Giáo xứ Tam Hải: Ve chai tình thương
TGPSG -- “Ve chai nhà thờ đi bà con ơi! Bà con ơi, ve chai tình thương đi”
Đó là những tiếng rao rất quen thuộc và thân thương vào mỗi sáng Chúa nhật, vang vọng khắp các khu xóm giáo xứ Tam Hải, hạt Thủ Đức. Tiếng rao của các bạn trẻ nhóm ve chai giáo xứ Tam Hải.
Xem Hình
Cơ duyên thành lập nhóm:
Hưởng ứng từ lời mời gọi Laudato Si’ của Đức Thánh Cha Phanxicô về bảo vệ môi trường (phân loại và tái sử dụng rác), sau đại dịch Covid vừa qua, giáo xứ Tam Hải đã lập thêm một nhóm tông đồ mới, mang tên “Ve chai tình thương”. Đây là sự kết hợp các cộng tác của mọi thành phần trong giáo xứ.
Với các lợi thế: trẻ trung, năng động, đầy nhiệt huyết và một người đồng hành rất nhiệt tình, tâm huyết là linh mục (Lm) phó Phêrô Vũ Đặng Hoàng Oanh với biệt danh ‘Cha ve chai’. Ngài luôn lái xe để đi thu gom ve chai cùng mọi người. Ngoài ra, nhóm còn có sự đồng hành, hỗ trợ của Lm chánh xứ Phêrô Phạm Quốc Hùng, các hội đoàn và đặc biệt là bà con giáo dân trong xứ, cũng như các xứ bạn.
Lịch sinh hoạt nhóm:
Một ngày làm việc: Thời tiết tháng 3 ở Sài Gòn bắt đầu khô và nóng dần, nhiều nắng ít mưa. Vì vậy, các bạn trẻ nhóm ve chai phải trang bị áo khoác, nón rộng vành, khẩu trang 2 lớp để tránh cái nắng càng lúc càng gay gắt hơn. Qua lớp che chắn đó, chỉ còn nghe được tiếng rao lanh lảnh và nhìn thấy những đôi chân, đôi tay nhanh nhẹn, khéo léo, thu xếp gọn gàng ve chai trước cửa nhà dân hoặc dãy phòng trọ mà bà con đã để dành riêng cho nhóm.
Có 4 chiếc xe ba gác máy đi thu ve chai. Cha phó cùng các nam thanh niên thì vừa cầm lái vừa rao: “Ve chai nhà thờ đi bà con ơi, bà con ơi ve chai tình thương đi”. Còn các bạn nữ thì chân đi thoăn thoắt đến từng nhà để xếp ve chai cho gọn gàng chờ xe tới lấy. Bên hông các xe có hàng chữ: “Ve chai tình thương, tiếp bước đến trường” nên không thể lẫn với các phương tiện cùng loại đang lưu thông trên đường. Tới các ngõ hẻm nhỏ mà xe không thể vào được, nhóm được người dân ở đó trợ giúp nên bớt được một số trở ngại, khó khăn.
Khi các xe đã chất đầy, ve chai được chở về vựa. Nơi đây ve chai được phân ra theo loại để bán. Tiếng leng keng của chai lọ va vào nhau xen lẫn với tiếng cười nói của mọi người: “giấy bên đây nè, sắt bên kia chị ơi, lon cho vô trong nha mấy con…”. Tất cả tạo nên một bầu khí thật sống động và vui tươi, xua tan đi cái nắng nôi, mệt nhọc của mọi người.
Mục đích sinh hoạt của nhóm:
Theo chia sẻ của nhóm ve chai: số tiền thu được từ việc thu gom và bán ve chai sẽ góp vào quỹ của Trường phổ cập Don Bosco Tam Hải.
Trường phổ cập Don Bosco Tam Hải đang chăm sóc và giáo dục 300 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ khối lớp 1 đến lớp 5. Ngôi trường này đã hiện diện hơn 10 năm qua, được góp công góp sức của nhiều thế hệ linh mục, tu sĩ quản nhiệm, các giáo viên, hội đoàn, nhà hảo tâm, bà con giáo dân, …
Vì mục đích của việc thu gom ve chai là để bảo vệ môi trường và giúp quỹ cho trường học phổ cập nên hầu hết mọi gia đình trong xứ, kể cả những gia đình lương giáo, tôn giáo bạn, đều dành cho nhóm ve chai những tình cảm thật đặc biệt. Họ để dành ve chai cho nhóm và tiếp sức cho các thành viên bằng vài chai nước mát, những lời động viên, thăm hỏi, khích lệ.
Tâm tình người viết: Một ngày theo chân nhóm ve chai đi làm việc, tôi mới thấy được ý nghĩa cao đẹp của việc cho đi và nhận lại. Tình yêu thương và sự hiệp hành của giáo xứ khởi nguồn từ mọi nơi: trong nội bộ các nhóm, từ linh mục, tu sĩ đến các thành viên, hội đoàn, các giáo khu, đặc biệt là bà con giáo dân,....
Thiên Chúa sáng tạo nên con người có đôi chân, đôi tay để lao động; đôi tai, đôi mắt để nghe nhìn; con tim để yêu thương, đồng cảm; … Trong tâm tình mùa Chay thánh, tôi đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tôi đã bắt gặp được những khoảnh khắc thật đẹp và thật ý nghĩa.
Maria Quỳnh Linh
MVTT Hạt Thủ Đức (TGPSG)
TGPSG -- “Ve chai nhà thờ đi bà con ơi! Bà con ơi, ve chai tình thương đi”
Đó là những tiếng rao rất quen thuộc và thân thương vào mỗi sáng Chúa nhật, vang vọng khắp các khu xóm giáo xứ Tam Hải, hạt Thủ Đức. Tiếng rao của các bạn trẻ nhóm ve chai giáo xứ Tam Hải.
Xem Hình
Cơ duyên thành lập nhóm:
Hưởng ứng từ lời mời gọi Laudato Si’ của Đức Thánh Cha Phanxicô về bảo vệ môi trường (phân loại và tái sử dụng rác), sau đại dịch Covid vừa qua, giáo xứ Tam Hải đã lập thêm một nhóm tông đồ mới, mang tên “Ve chai tình thương”. Đây là sự kết hợp các cộng tác của mọi thành phần trong giáo xứ.
Với các lợi thế: trẻ trung, năng động, đầy nhiệt huyết và một người đồng hành rất nhiệt tình, tâm huyết là linh mục (Lm) phó Phêrô Vũ Đặng Hoàng Oanh với biệt danh ‘Cha ve chai’. Ngài luôn lái xe để đi thu gom ve chai cùng mọi người. Ngoài ra, nhóm còn có sự đồng hành, hỗ trợ của Lm chánh xứ Phêrô Phạm Quốc Hùng, các hội đoàn và đặc biệt là bà con giáo dân trong xứ, cũng như các xứ bạn.
Lịch sinh hoạt nhóm:
8g00 sáng Chúa nhật, sau khi đã chu toàn bổn phận với gia đình, các anh chị em cùng cha phó gặp nhau trước nhà nguyện giáo xứ để đọc kinh đầu giờ xin Chúa chúc lành cho ngày tông đồ. Sau đó, nhóm chia đôi thành viên thành hai nhóm: một nhóm sẽ rong ruổi hết các ‘hang cùng ngõ hẻm’ để thu gom ve chai và một nhóm tới vựa chờ ve chai chuyển về để phân loại.
Một ngày làm việc: Thời tiết tháng 3 ở Sài Gòn bắt đầu khô và nóng dần, nhiều nắng ít mưa. Vì vậy, các bạn trẻ nhóm ve chai phải trang bị áo khoác, nón rộng vành, khẩu trang 2 lớp để tránh cái nắng càng lúc càng gay gắt hơn. Qua lớp che chắn đó, chỉ còn nghe được tiếng rao lanh lảnh và nhìn thấy những đôi chân, đôi tay nhanh nhẹn, khéo léo, thu xếp gọn gàng ve chai trước cửa nhà dân hoặc dãy phòng trọ mà bà con đã để dành riêng cho nhóm.
Có 4 chiếc xe ba gác máy đi thu ve chai. Cha phó cùng các nam thanh niên thì vừa cầm lái vừa rao: “Ve chai nhà thờ đi bà con ơi, bà con ơi ve chai tình thương đi”. Còn các bạn nữ thì chân đi thoăn thoắt đến từng nhà để xếp ve chai cho gọn gàng chờ xe tới lấy. Bên hông các xe có hàng chữ: “Ve chai tình thương, tiếp bước đến trường” nên không thể lẫn với các phương tiện cùng loại đang lưu thông trên đường. Tới các ngõ hẻm nhỏ mà xe không thể vào được, nhóm được người dân ở đó trợ giúp nên bớt được một số trở ngại, khó khăn.
Khi các xe đã chất đầy, ve chai được chở về vựa. Nơi đây ve chai được phân ra theo loại để bán. Tiếng leng keng của chai lọ va vào nhau xen lẫn với tiếng cười nói của mọi người: “giấy bên đây nè, sắt bên kia chị ơi, lon cho vô trong nha mấy con…”. Tất cả tạo nên một bầu khí thật sống động và vui tươi, xua tan đi cái nắng nôi, mệt nhọc của mọi người.
Mục đích sinh hoạt của nhóm:
Theo chia sẻ của nhóm ve chai: số tiền thu được từ việc thu gom và bán ve chai sẽ góp vào quỹ của Trường phổ cập Don Bosco Tam Hải.
Trường phổ cập Don Bosco Tam Hải đang chăm sóc và giáo dục 300 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ khối lớp 1 đến lớp 5. Ngôi trường này đã hiện diện hơn 10 năm qua, được góp công góp sức của nhiều thế hệ linh mục, tu sĩ quản nhiệm, các giáo viên, hội đoàn, nhà hảo tâm, bà con giáo dân, …
Vì mục đích của việc thu gom ve chai là để bảo vệ môi trường và giúp quỹ cho trường học phổ cập nên hầu hết mọi gia đình trong xứ, kể cả những gia đình lương giáo, tôn giáo bạn, đều dành cho nhóm ve chai những tình cảm thật đặc biệt. Họ để dành ve chai cho nhóm và tiếp sức cho các thành viên bằng vài chai nước mát, những lời động viên, thăm hỏi, khích lệ.
Tâm tình người viết: Một ngày theo chân nhóm ve chai đi làm việc, tôi mới thấy được ý nghĩa cao đẹp của việc cho đi và nhận lại. Tình yêu thương và sự hiệp hành của giáo xứ khởi nguồn từ mọi nơi: trong nội bộ các nhóm, từ linh mục, tu sĩ đến các thành viên, hội đoàn, các giáo khu, đặc biệt là bà con giáo dân,....
Thiên Chúa sáng tạo nên con người có đôi chân, đôi tay để lao động; đôi tai, đôi mắt để nghe nhìn; con tim để yêu thương, đồng cảm; … Trong tâm tình mùa Chay thánh, tôi đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tôi đã bắt gặp được những khoảnh khắc thật đẹp và thật ý nghĩa.
Maria Quỳnh Linh
MVTT Hạt Thủ Đức (TGPSG)
Tĩnh tâm mùa chay 2023 tại giáo xứ Chúa Ba Ngôi San Jose
Thái Phạm
16:45 11/03/2023
Lễ giỗ lần thứ 77 ngày Cha Trương Bửu Diệp qua đời, Tại Melbourne
Trần Văn Minh
21:12 11/03/2023
Melbourne, Vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy Ngày 11/3/2023. Tại Nhà thờ The Holy Family (Our Lady) vùng Maidstone, Melbourne. Thánh lễ đồng tế giỗ Cha Trương Bửu Diệp nhân 77 năm ngày mất của cha, do Hội Bác Ái Cha Trương Bửu Diệp tại Melbourne, được tổ chức thật trọng thể và được rất đông người có cả những người Úc trong Tiểu Bang về hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Cha Trương Bửu Diệp sớm được Giáo Hội công nhận trong tiến trình phong thánh.
Xem hình
Đại diện Hội Bác Ái Cha Trương Bửu Diệp đã lên đọc tiểu sử của Cha Trương Bửu Diệp trước khi cử hành thánh lễ.
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Anthony Nguyễn Hứu Quảng SDB chủ tế cùng với quý cha:
Cha Peter Hoàng Kim Huy SDB Tuyên úy cộng đồng
Cha Peter Trần Ngọc Đức SDB
Cha Joseph Hoàng Hương RCJ
Cha Alex B. Clemente RCS phó xứ đồng tế.
Ca đoàn Nữ Vương thuộc Giáo xứ Thánh Gia phụng vụ thánh ca giúp cho buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng. Đại diện ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne gồm ông trưởng ban Trương Tấn Phát, thư ký cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, và cô Hồng Phương Thanh cũng về tham dự, ngoài ra cũng có một số khách từ Cộng đoàn Geelong về và những người Úc và các tôn giáo bạn cũng đến cùng hiệp dâng lễ giỗ cầu cho cha Phanxico Xavier Trương Bửu Diệp.
Ban tổ chức với các vị nữ mặc áo dài tím cho hợp với tinh thần của mùa Chay, quý vị nam mang cà vạt và âu phục, rước đoàn đồng tế lên gian cung thánh dâng lễ. Đặc biệt, như mọi lần, tấm băng rôn chào mừng ngày giỗ được treo trước tiền đình ngôi thánh đường để cho mọi người qua lại đều thấy.
Bàn di ảnh Cha Trương Bửu Diệp làm bằng gỗ đơn sơ với đèn được đặt bên cạnh tòa giảng với lư hương và cặp đèn cao. Số người về dâng lễ rất đông ngồi chật hết các hàng ghế, và đứng trong các lối đi cuối nhà thờ.
Như đã tường trình, vì số người về dâng lễ có những người trẻ và cả người Úc nên trong phần giới thiệu cũng dùng song ngữ Việt Anh để giới thiệu.
Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã nói về tiểu sử của Cha Trương Bửu Diệp, một người được Chúa cho khả năng ban phát, chia sẻ các ơn mà ai đến với cha cũng được ban cho. Cha nổi tiếng đến nỗi hình cha tại Việt Nam được gắn trên xe đò, trên ghe thuyền bất kể chủ các phương tiện trên là lương hay giáo.
Thánh lễ kết thúc, sau khi bà Hội Trưởng Đỗ Thị Nhơn lên cám ơn quý cha và toàn thể mọi người đã về dâng lễ để cầu cho Cha Trương Bửu Diệp sớm được tuyên chân phước. Sau phép lành cuối lễ, Mọi người cũng được mời qua hội trường để dùng bữa ăn do hội khoản đãi, kèm với một chương trình văn nghệ đặc sắc.
Đây là dịp để cho những ai có lòng mến mộ cha trong mùa chay này, mở lòng bao dung bác ái, chia sẻ đến những người kém may mắn nơi quê nhà mà hội đã giúp đỡ trong bao năm qua, nhân mỗi ngày giỗ hội thường quyên góp để gửi về giúp đỡ. Của tuy không nhiều, nhưng cũng thể hiện tình tương thân, tương ái, chia sẻ chút ít giữa những người con Chúa để đúng với tên mà hội đã chọn: Hội Bác Ái Cha Trương Bửu Diệp. Nhờ thế đã được đông đảo mọi người hưởng ứng, ai đến dâng lễ cũng qua bên hội trường gặp nhau, dùng chung bữa ăn, vui vẻ chào hỏi, chuyện trò và xin được đóng góp phần mình vào công việc ích lợi thiêng liêng trong dịp này.
Xem hình
Đại diện Hội Bác Ái Cha Trương Bửu Diệp đã lên đọc tiểu sử của Cha Trương Bửu Diệp trước khi cử hành thánh lễ.
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Anthony Nguyễn Hứu Quảng SDB chủ tế cùng với quý cha:
Cha Peter Hoàng Kim Huy SDB Tuyên úy cộng đồng
Cha Peter Trần Ngọc Đức SDB
Cha Joseph Hoàng Hương RCJ
Cha Alex B. Clemente RCS phó xứ đồng tế.
Ca đoàn Nữ Vương thuộc Giáo xứ Thánh Gia phụng vụ thánh ca giúp cho buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng. Đại diện ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne gồm ông trưởng ban Trương Tấn Phát, thư ký cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, và cô Hồng Phương Thanh cũng về tham dự, ngoài ra cũng có một số khách từ Cộng đoàn Geelong về và những người Úc và các tôn giáo bạn cũng đến cùng hiệp dâng lễ giỗ cầu cho cha Phanxico Xavier Trương Bửu Diệp.
Ban tổ chức với các vị nữ mặc áo dài tím cho hợp với tinh thần của mùa Chay, quý vị nam mang cà vạt và âu phục, rước đoàn đồng tế lên gian cung thánh dâng lễ. Đặc biệt, như mọi lần, tấm băng rôn chào mừng ngày giỗ được treo trước tiền đình ngôi thánh đường để cho mọi người qua lại đều thấy.
Bàn di ảnh Cha Trương Bửu Diệp làm bằng gỗ đơn sơ với đèn được đặt bên cạnh tòa giảng với lư hương và cặp đèn cao. Số người về dâng lễ rất đông ngồi chật hết các hàng ghế, và đứng trong các lối đi cuối nhà thờ.
Như đã tường trình, vì số người về dâng lễ có những người trẻ và cả người Úc nên trong phần giới thiệu cũng dùng song ngữ Việt Anh để giới thiệu.
Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã nói về tiểu sử của Cha Trương Bửu Diệp, một người được Chúa cho khả năng ban phát, chia sẻ các ơn mà ai đến với cha cũng được ban cho. Cha nổi tiếng đến nỗi hình cha tại Việt Nam được gắn trên xe đò, trên ghe thuyền bất kể chủ các phương tiện trên là lương hay giáo.
Thánh lễ kết thúc, sau khi bà Hội Trưởng Đỗ Thị Nhơn lên cám ơn quý cha và toàn thể mọi người đã về dâng lễ để cầu cho Cha Trương Bửu Diệp sớm được tuyên chân phước. Sau phép lành cuối lễ, Mọi người cũng được mời qua hội trường để dùng bữa ăn do hội khoản đãi, kèm với một chương trình văn nghệ đặc sắc.
Đây là dịp để cho những ai có lòng mến mộ cha trong mùa chay này, mở lòng bao dung bác ái, chia sẻ đến những người kém may mắn nơi quê nhà mà hội đã giúp đỡ trong bao năm qua, nhân mỗi ngày giỗ hội thường quyên góp để gửi về giúp đỡ. Của tuy không nhiều, nhưng cũng thể hiện tình tương thân, tương ái, chia sẻ chút ít giữa những người con Chúa để đúng với tên mà hội đã chọn: Hội Bác Ái Cha Trương Bửu Diệp. Nhờ thế đã được đông đảo mọi người hưởng ứng, ai đến dâng lễ cũng qua bên hội trường gặp nhau, dùng chung bữa ăn, vui vẻ chào hỏi, chuyện trò và xin được đóng góp phần mình vào công việc ích lợi thiêng liêng trong dịp này.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sensus Fidei – Cảm Thức Đức Tin
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:34 11/03/2023
Sensus Fidei – Cảm Thức Đức Tin
Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận vai trò của “cảm thức đức tin” của cộng đồng dân Chúa trong việc tiếp cận chân lý. Bên cạnh đó dẫu cho luôn đề cao vai trò của Huấn Quyền trong việc trình bày chân lý đức tin nhưng Giáo hội vẫn luôn tôn trọng tiếng “lương tâm” của từng cá nhân tín hữu.
Xin mạo muội tỏ bày một “cảm thức đức tin” của bản thân về vấn đề thành sự của bí tích Truyền Chức Thánh.
1.Một bé trai một tháng tuổi vừa được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy thành sự xong và liền được lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh ngay thì có phải là phó tế, là linh mục hay giám mục thành sự không?
2.Một thiếu niên đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy mà bị bệnh tâm thần không “phân biệt tay phải với tay trái”, nếu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có trở thành giám mục, linh mục hay phó tế cách thành sự không?
3.Một trung niên Công Giáo chính tông nhưng đã ly dị và tái hôn nhiều lần và như công khai bỏ đạo, nếu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có trở thành giám mục, linh mục hay phó tế cách thành sự không?
4.Một người nam đã chịu bí tích thánh tẩy mà cố ý dùng nhiều kế sách lọc lừa, gian dối để lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có thành phó tế, linh mục hay thậm chí là giám mục thành sự không?
Theo Giáo Luật Công Giáo hiện hành thì những trường hợp ở trên đều là thành sự dù là bất hợp luật. Giáo luật Điều 1024 chỉ nêu hai điều kiện để lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thành sự xét về phía thụ nhân đó là “nam giới và đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy”.
Dù vâng phục Huấn Quyền, nhưng tự đáy lòng tôi, vọng tiếng lương tâm: Những trường hợp ấy là KHÔNG THÀNH SỰ.
Bí tích Truyền Chức Thánh mang tính cộng đoàn hơn bí tích Hôn Phối. Bí tích dứt khoát không phải là “ma thuật”. Phạm trù Giáo hội bổ túc (Ecclesia supplet) xem ra không thể áp dụng vào các trường hợp này.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận vai trò của “cảm thức đức tin” của cộng đồng dân Chúa trong việc tiếp cận chân lý. Bên cạnh đó dẫu cho luôn đề cao vai trò của Huấn Quyền trong việc trình bày chân lý đức tin nhưng Giáo hội vẫn luôn tôn trọng tiếng “lương tâm” của từng cá nhân tín hữu.
Xin mạo muội tỏ bày một “cảm thức đức tin” của bản thân về vấn đề thành sự của bí tích Truyền Chức Thánh.
1.Một bé trai một tháng tuổi vừa được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy thành sự xong và liền được lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh ngay thì có phải là phó tế, là linh mục hay giám mục thành sự không?
2.Một thiếu niên đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy mà bị bệnh tâm thần không “phân biệt tay phải với tay trái”, nếu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có trở thành giám mục, linh mục hay phó tế cách thành sự không?
3.Một trung niên Công Giáo chính tông nhưng đã ly dị và tái hôn nhiều lần và như công khai bỏ đạo, nếu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có trở thành giám mục, linh mục hay phó tế cách thành sự không?
4.Một người nam đã chịu bí tích thánh tẩy mà cố ý dùng nhiều kế sách lọc lừa, gian dối để lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thì có thành phó tế, linh mục hay thậm chí là giám mục thành sự không?
Theo Giáo Luật Công Giáo hiện hành thì những trường hợp ở trên đều là thành sự dù là bất hợp luật. Giáo luật Điều 1024 chỉ nêu hai điều kiện để lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh thành sự xét về phía thụ nhân đó là “nam giới và đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy”.
Dù vâng phục Huấn Quyền, nhưng tự đáy lòng tôi, vọng tiếng lương tâm: Những trường hợp ấy là KHÔNG THÀNH SỰ.
Bí tích Truyền Chức Thánh mang tính cộng đoàn hơn bí tích Hôn Phối. Bí tích dứt khoát không phải là “ma thuật”. Phạm trù Giáo hội bổ túc (Ecclesia supplet) xem ra không thể áp dụng vào các trường hợp này.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Văn Hóa
Chuyện Tình Bên Bờ Giếng Cũ
Sơn Ca Linh
22:21 11/03/2023
Chuyện Tình Bên Bờ Giếng Cũ
(Chút cảm nhận về câu chuyện “Người thiếu phụ Samari” theo Tin Mừng Gioan: Ga 4,5-30)
Vò nước trên vai,
Trưa hè nắng gắt…
Con đường Samari cứ dài thêm vằng vặt…
Dài niềm đau, hay dài những cuộc tình..
Dài tháng năm buồn, dài quá khứ chênh vênh.
Vẫn người thiếu phụ,
Bước chân về, trưa tròn bóng, lênh đênh,
Vẫn vò nước trên vai… bên bờ giếng cũ !
Thế giới đông người,
Riêng ai, vẫn những bước chân về cô lữ,
Có thêm chăng, một cuộc tình vá víu vắt vai.
Có ai nghe, giọt nước mắt rơi thầm, đêm đắng cay,
Có ai thấy, mặn chát giọt mồ hôi, ngày rã rệu…
Thôi thi cứ buông lơi,
Nồng nàn xác thịt, ly rượu nồng níu kéo,
Mặc đời vô định, mặc tuổi trẻ đi hoang…
Hạnh phúc chỉ là đây, thà một phút huy hoàng,
Hơn ngọn nến mong manh đợi chờ leo lét…
Lại một ngày nắng trưa,
Lại con đường dài,
Chiếc vò trống trên vai gầy, héo hắt,
Bước chân về, bờ giếng xưa, một điểm hẹn buồn…
Đời bỗng dưng sa mạc hóa tâm hồn,
“Vò quá khứ” trên vai, bây giờ sao nặng thế?
“Nầy chị ơi ! Đợi từ lâu… Cho tôi xin nước nhé” !
“Thôi đi ! Bày đặt, Israel lại xin nước Samari” !
“Biết tôi là ai ! Chắc chị lại xin cho nước tức thì,
Nước tôi ban đây, chính là Nước Hằng Sống”… !
Từ “câu chuyện nước”,
Đã mở sang “câu chuyện tình sinh động”,
Tình của Đấng Mêsia muôn thế hệ đợi chờ.
Tình của bao dung, của tha thứ đẹp như thơ,
Của niềm tin
“Phượng thờ Cha trong tinh thần và sự thật” !
Vẫn con nắng trưa,
Bờ giếng cũ, con đường xưa, hoang tàn vạ vật…
Người thiếu phụ Samari,
Nghe trong hồn, dòng nước mát chợt về !
Chiếc vò cũ, một quá khứ đêm âm u nặng nề,
Giờ trôi hết, sạch trơn, một bình minh chợt đến !
“Để vò nước lại”,
Nhịp bước chân loan báo tin vui chị làm cánh én,
Bởi trong hồn giờ đã tràn ngập Nước Trường Sinh !
Có ai ngờ đâu,
Một canh trưa, bên bờ giếng xưa, “điểm hẹn cuộc tình”,
Tình của Đấng được xức dầu,
Dành cho những thân phận lạc loài, lầm than, yếu đuối !
“Vò nước cũ, bờ giếng xưa”,
Một đời đi hoang, những nẻo đường tội lỗi…
Gặp được Ngài, nghe được Lời… xin bỏ lại từ đây.
“Chuyện tình người thiếu phụ Samari” xin viết tiếp hôm nay,
Trong “nhật ký niềm tin” của tụi mình… em nhé !
Sơn Ca Linh (CN 3 MC 2023)
(Chút cảm nhận về câu chuyện “Người thiếu phụ Samari” theo Tin Mừng Gioan: Ga 4,5-30)
Vò nước trên vai,
Trưa hè nắng gắt…
Con đường Samari cứ dài thêm vằng vặt…
Dài niềm đau, hay dài những cuộc tình..
Dài tháng năm buồn, dài quá khứ chênh vênh.
Vẫn người thiếu phụ,
Bước chân về, trưa tròn bóng, lênh đênh,
Vẫn vò nước trên vai… bên bờ giếng cũ !
Thế giới đông người,
Riêng ai, vẫn những bước chân về cô lữ,
Có thêm chăng, một cuộc tình vá víu vắt vai.
Có ai nghe, giọt nước mắt rơi thầm, đêm đắng cay,
Có ai thấy, mặn chát giọt mồ hôi, ngày rã rệu…
Thôi thi cứ buông lơi,
Nồng nàn xác thịt, ly rượu nồng níu kéo,
Mặc đời vô định, mặc tuổi trẻ đi hoang…
Hạnh phúc chỉ là đây, thà một phút huy hoàng,
Hơn ngọn nến mong manh đợi chờ leo lét…
Lại một ngày nắng trưa,
Lại con đường dài,
Chiếc vò trống trên vai gầy, héo hắt,
Bước chân về, bờ giếng xưa, một điểm hẹn buồn…
Đời bỗng dưng sa mạc hóa tâm hồn,
“Vò quá khứ” trên vai, bây giờ sao nặng thế?
“Nầy chị ơi ! Đợi từ lâu… Cho tôi xin nước nhé” !
“Thôi đi ! Bày đặt, Israel lại xin nước Samari” !
“Biết tôi là ai ! Chắc chị lại xin cho nước tức thì,
Nước tôi ban đây, chính là Nước Hằng Sống”… !
Từ “câu chuyện nước”,
Đã mở sang “câu chuyện tình sinh động”,
Tình của Đấng Mêsia muôn thế hệ đợi chờ.
Tình của bao dung, của tha thứ đẹp như thơ,
Của niềm tin
“Phượng thờ Cha trong tinh thần và sự thật” !
Vẫn con nắng trưa,
Bờ giếng cũ, con đường xưa, hoang tàn vạ vật…
Người thiếu phụ Samari,
Nghe trong hồn, dòng nước mát chợt về !
Chiếc vò cũ, một quá khứ đêm âm u nặng nề,
Giờ trôi hết, sạch trơn, một bình minh chợt đến !
“Để vò nước lại”,
Nhịp bước chân loan báo tin vui chị làm cánh én,
Bởi trong hồn giờ đã tràn ngập Nước Trường Sinh !
Có ai ngờ đâu,
Một canh trưa, bên bờ giếng xưa, “điểm hẹn cuộc tình”,
Tình của Đấng được xức dầu,
Dành cho những thân phận lạc loài, lầm than, yếu đuối !
“Vò nước cũ, bờ giếng xưa”,
Một đời đi hoang, những nẻo đường tội lỗi…
Gặp được Ngài, nghe được Lời… xin bỏ lại từ đây.
“Chuyện tình người thiếu phụ Samari” xin viết tiếp hôm nay,
Trong “nhật ký niềm tin” của tụi mình… em nhé !
Sơn Ca Linh (CN 3 MC 2023)
VietCatholic TV
Ukraine đau buồn, ngậm ngùi đưa tiễn vị chỉ huy anh hùng vừa tử trận. Mối tình đẹp dang dở vì Putin
VietCatholic Media
01:58 11/03/2023
1. Zelenskiy, Thủ tướng Phần Lan tưởng nhớ anh hùng “Da Vinci”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin đã vinh danh người anh hùng đã ngã xuống của Ukraine Dmytro Kotsiubailo (biệt danh “Da Vinci”) tại Kyiv hôm thứ Sáu 10 tháng Ba.
Người đứng đầu nhà nước Ukraine và người đứng đầu chính phủ Phần Lan đã tham dự lễ tưởng niệm vị anh hùng liệt sĩ tại Nhà thờ Mái vòm Vàng.
Dmytro Kotsiubailo là một quân nhân tình nguyện viên, trung úy, chỉ huy Tiểu đoàn cơ giới số 1 của Lực lượng vũ trang Ukraine. Anh được phong Anh hùng của Ukraine vào năm 2021 vì những chiến tích lẫy lừng ở Donbas. Kotsiubailo là tiểu đoàn trưởng trẻ nhất trong lịch sử Quân đội Ukraine.
Năm 2022, anh được Forbes đưa vào danh sách 30 người dưới 30: Những khuôn mặt của tương lai.
Dmytro Kotsiubailo sinh ngày 1 tháng 11 năm 1995 tại làng Zadnistrianske, nay là cộng đồng Burshtyn, của tỉnh Ivano-Frankivsk.
Vào ngày 17 tháng 3 năm 2016, anh được bổ nhiệm làm chỉ huy Tiểu đoàn cơ giới số 1 “Những con sói Da Vinci” của Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Vào ngày 7 tháng 3 năm 2023, Kotsiubailo bị giết trong trận chiến Bakhmut. Điều này đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tuyên bố trong bài phát biểu qua video của mình: Hôm nay, 'Da Vinci', Anh hùng của Ukraine, một tình nguyện viên, một biểu tượng của nam giới, một con người dũng cảm, Dmytro Kotsiubailo, đã thiệt mạng trong chiến đấu.
Một ngày trước thánh lễ an táng, lễ tiễn biệt người anh hùng đã được tổ chức tại làng Bovshiv, quê hương anh ở Prykarpattia.
2. 'Da Vinci', chỉ huy trẻ huyền thoại tử trận gần Bakhmut là ai?
Một người Ukraine trẻ trung, thông minh và có một cuộc đời dài để sống. Một người mà nhiều người coi là “bất tử” vì tương lai của đất nước sẽ thật khó tưởng tượng nếu không có sự cống hiến và lòng yêu nước của họ. Đó là người mà hàng ngàn người, cả bạn bè và người lạ, tập trung ở trung tâm Kyiv để nói lời tạm biệt cuối cùng.
Lần này, đó là Dmytro Kotsiubailo, 27 tuổi, được biết đến với biệt danh “Da Vinci”. Anh là một trong những chỉ huy trẻ nhất trong lịch sử Ukraine, một người lính huyền thoại và là Anh hùng Ukraine, bị Nga giết gần Bakhmut, Donetsk Oblast, vào ngày 7 tháng 3.
Trong lễ an táng tại Tu viện Mái vòm Vàng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae hôm thứ Sáu 10 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Epiphanius của Kyiv và Toàn Ukraine nói với hàng trăm người tập trung bên trong xung quanh thi thể của Kotsiubailo và gia đình anh:
“Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lấy đi những đứa con trai và con gái xinh đẹp nhất của chúng ta. Dmytro đã cho thấy, thông qua tấm gương của mình, cách yêu thương và bảo vệ đất nước của mình.”
Kotsiubailo là chỉ huy của Tiểu đoàn cơ giới đầu tiên “Những Con Sói Da Vinci”.
“Anh ấy đã chết với vũ khí trong tay… ra trận trước tiên” tiểu đoàn của anh ấy đã viết trên kênh Telegram chính thức của họ. “Anh ấy đã sống và chết như một anh hùng”.
Kotsiubailo sinh ra ở Ivano-Frankivsk Oblast ở miền tây Ukraine. Anh là người tích cực tham gia Cách mạng EuroMaidan, còn được gọi là Cách mạng Nhân phẩm năm 2013-2014, khi người Ukraine xuống đường lật đổ Tổng thống thân Nga khi đó là Viktor Yanukovych. Ngay sau khi Nga xâm lược Donbas của Ukraine và sáp nhập Bán đảo Crimea, Kotsiubailo đã cầm vũ khí. Anh bị thương bởi một quả đạn xe tăng của Nga trong trận chiến ở khu vực Donetsk cùng năm đó, nhưng đã trở lại tiền tuyến và bình phục chỉ ba tháng sau đó.
“Miền Đông Ukraine thực sự là nhà của anh ấy,” Melaniya Podolyak, một nhà hoạt động người Ukraine và điều phối viên dự án của Quỹ Serhiy Prytula, người biết Kotsiubailo, nói với Kyiv Independent. Cô ấy nói rằng Kotsiubailo hầu như không bao giờ rời tiền tuyến trong chín năm chiến tranh đang diễn ra với Nga.
Người lính trẻ là thành viên của Đại đội xung kích số 1 thuộc tiểu đoàn 5 của Quân đoàn tình nguyện Ukraine, gọi tắt là DUK. Trong nhiều năm, DUK là đơn vị tình nguyện tự trị độc lập với quân đội Ukraine, tham gia vào một số trận chiến cam go nhất ở miền đông Ukraine.
Năm 2016, Kotsiubailo – lúc đó mới 21 tuổi – trở thành chỉ huy của tiểu đoàn hoạt động dưới cái tên “Những Con Sói Da Vinci”.
“Hồi đó, anh ấy kém tôi một tuổi, nhưng anh ấy là chỉ huy và luôn tự mình xông trận,” một người lính 28 tuổi Pavlo, người có biệt danh là “Belarussian” vì nguồn gốc Belarus của anh ấy, nói với Kyiv Independent.
Anh ta yêu cầu giấu tên đầy đủ của mình với lý do lo sợ cho sự an toàn của gia đình anh ta, những người vẫn đang ở lại Belarus, nơi bị nhà độc tài cai trị. Sau khi nhập cư vào Ukraine vào năm 2017, Pavlo đã dành hai tháng chiến đấu với Những Con Sói Da Vinci ở Donbas trước khi gia nhập trung đoàn Azov.
Pavlo nói rằng Kotsiubailo “không bao giờ cử binh lính của mình ra trận trong khi chính mình ngồi ngoài”.
“Điều khiến tôi ngạc nhiên là mọi vị trí của Da Vinci đều được trang bị đầy đủ cho một trận chiến toàn diện – có tất cả các loại vũ khí có thể tưởng tượng được,” Pavlo nói, so sánh các điều kiện với một số đơn vị chính thức trong quân đội Ukraine được cung cấp đầy đủ tại thời điểm.
“Mọi người đến với Da Vinci đều được cung cấp mọi thứ họ cần để làm việc thoải mái – từ áo chống đạn, mũ bảo hiểm cho đến các sản phẩm vệ sinh cá nhân… Da Vinci luôn nói rằng bạn phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.”
Vào tháng 12 năm 2021, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trao tặng Kotsiubailo phần thưởng cao quý nhất của quốc gia - Huân chương Sao vàng, cũng như danh hiệu Anh hùng Ukraine. Kotsiubailo trở thành chỉ huy tiểu đoàn trẻ nhất nhận được danh hiệu này, đồng thời là chiến binh tình nguyện đầu tiên trong lịch sử Ukraine được phong tặng khi còn sống.
“Anh ấy không bao giờ kiêu ngạo, mặc dù là một chỉ huy đáng chú ý khi còn trẻ như vậy. Anh ấy đã cống hiến hết mình cho cuộc chiến, để bảo vệ Ukraine,” Podolyak nói.
Vào năm 2022, tiểu đoàn DUK đã được hợp nhất hoàn toàn vào Lực lượng Vũ trang Ukraine. Những Con Sói Da Vinci phát triển thành một tiểu đoàn chiến thuật, huy động hàng trăm người mới.
Tiểu đoàn chuyên về pháo binh và các hoạt động tấn công, theo cuộc phỏng vấn của Đài truyền hình Toronto với Alina Mykhailova, nhân viên y tế của Những Con Sói Da Vinci. Alina Mykhailova, nguyên là phó thanh tra của Hội đồng thành phố Kyiv, là vị hôn thê của Kotsiubailo. Cô từ bỏ mọi sự ở thủ đô Kyiv và hoạt động như một y tá trong tiểu đoàn Những Con Sói Da Vinci để được gần gũi người yêu. Hai người dự định kết hôn sau khi chiến tranh chống xâm lược kết thúc. Chẳng may, ước mộng không thành, cô đau đớn té xỉu trong thánh lễ an táng người yêu.
Dưới sự chỉ huy của Kotsiubailo, Những Con Sói Da Vinci đã tham gia vào cuộc phản công thắng lợi của Ukraine ở khu vực Kharkiv vào tháng 9, chiến đấu để giải phóng Balakliia và Kupiansk, cùng các thị trấn khác.
“Đối với anh ấy, không có gì quan trọng hơn binh sĩ của mình… họ là gia đình của anh ấy. Podolyak nói: “Việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu không được ưu tiên bằng việc cứu mạng con người, mạng sống của những người lính của anh ấy”.
Năm tháng sau cuộc chiến tổng lực, tạp chí Forbes đã đưa Kotsiubailo vào danh sách 30 gương mặt của tương lai, cùng với nhiều binh sĩ và nhân viên y tế trẻ nổi tiếng khác, bao gồm cả Mykhailova, vị hôn thê của anh.
Thánh lễ an táng anh đã diễn ra tại nhà thờ chính tòa Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, với sự tham dự của Zelenskiy và Thủ tướng Phần Lan Sanna Marinn, sau đó là cuộc diễu hành đến Quảng trường Độc lập của Kyiv. Hàng nghìn người đi bộ qua những con đường bị chặn, hô vang vinh quang cho Ukraine và vinh quang cho Da Vinci.
Zelenskiy đã trao tặng mẹ của Kotsiubailo Huân chương Chiến công, được truy tặng cho con trai bà.
Mọi người có cơ hội nói lời tạm biệt với Kotsiubailo trong một chiếc quan tài mở sau khi các quan chức hàng đầu Ukraine bày tỏ sự kính trọng, bao gồm Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi, Giám đốc Tình báo Quân đội Kyrylo Budanov và Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov.
Budanov nói: “Ở mọi giai đoạn của cuộc đời, anh ấy đều chứng tỏ mình là một anh hùng”.
3. 'Thánh chiến' của Putin đang khủng bố Ukraine - và những người bất đồng chính kiến Nga. Tất cả những gì họ yêu cầu là chúng ta không quên họ
Ký giả Raphael Behr của tờ The Guardian có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Putin’s ‘holy war’ is terrorising Ukraine – and Russian dissenters. All they ask is that we don’t forget them,” nghĩa là “ 'Thánh chiến' của Putin đang khủng bố Ukraine - và những người bất đồng chính kiến Nga. Tất cả những gì họ yêu cầu là chúng ta không quên họ.”
Masha Moskaleva, một bé gái 12 tuổi đến từ vùng Tula phía nam Mạc Tư Khoa, đã vẽ một bức tranh trong lớp mỹ thuật của trường khiến giáo viên khó chịu. Cô giáo chạy đi gọi hiệu trưởng; hiệu trưởng quay điện thoại gọi ngay cảnh sát đến; cảnh sát lập tức báo cáo với FSB, cơ quan an ninh nhà nước của Nga, nơi đã thẩm vấn Masha. Cha cô, một người cha đơn thân, gà trống nuôi con, đã bị bắt, đánh đập, phạt tiền và giam cầm. Con gái anh được nhà nước chăm sóc.
Tội của cháu bé Masha, 12 tuổi, là “làm mất uy tín của quân đội” – một hành vi phạm tội đã được luật hóa sau cuộc xâm lược Ukraine nhằm hình sự hóa việc phổ biến sự thật. Nó mang hình phạt tối đa là năm năm tù. Bức tranh của Masha vẽ một phụ nữ và một đứa trẻ, tay trong tay, bên cạnh lá cờ Ukraine. Hỏa tiễn bay về phía họ từ một lá cờ Nga, trên đó viết “Đừng chiến tranh”.
Chỉ những từ đó - net voine trong tiếng Nga - là đủ để khởi tố hình sự. Và không chỉ là lời nói. Bạn có thể bị bắt vì cầm một tấm biển gợi ý khẩu hiệu này cho dù tất cả các ký tự được thay bằng dấu hoa thị – *** *****.
Khi một nhà nước thẳng tay đàn áp khả năng tự do tư tưởng của con người dưới chiêu bài sự thống nhất ý thức hệ, kết quả thật sự là kinh hoàng nhưng cũng là sự phi lý. Khi khoảng cách giữa các phiên bản chính thức của sự thật và thực tế ngày càng lớn, quyền lực trung ương khăng khăng đòi các mức độ chấp nhận kỳ cục hơn bao giờ hết. Sự phục tùng thụ động không còn đủ nữa. Các công dân phải hạ mình bằng cách thể hiện lòng trung thành. Giáo viên nghệ thuật của Masha Moskaleva không yêu cầu cả lớp vẽ bất kỳ bức tranh nào. Hướng dẫn của cô ta là sản xuất một thứ gì đó để kỷ niệm một năm “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Yêu cầu phải xiển dương ý thức hệ, chứ không chỉ là khuất phục, báo hiệu con đường từ chính phủ độc tài sang toàn trị mà chế độ của Vladimir Putin đã trải qua kể từ cuộc xâm lược Ukraine.
Cuộc chiến được hình thành trong một lời nói dối: quan niệm loạn trí của Putin rằng Ukraine không phải là một quốc gia thực sự, rằng người dân của họ là tù nhân của một chính quyền tân Quốc xã nghiện ma túy và sẽ chào đón cuộc xâm lược của Nga như một sự giải phóng của những người anh em Slavic của họ.
Khi người Ukraine đánh trả, đường lối chính thức của Điện Cẩm Linh chuyển sang một thứ thậm chí còn nham hiểm hơn. Những người không háo hức đầu hàng phải bị khủng bố để khuất phục. Vụ bắn phá hỏa tiễn bừa bãi mới nhất, vào đêm thứ Tư ở Kherson và Lviv, và sáng thứ Năm ở các vùng khác không phục vụ chức năng chiến thuật chiến trường. Mục tiêu là làm suy yếu nhà nước Ukraine như lời mở đầu cho việc loại bỏ Ukraine với tư cách là một nền văn hóa riêng biệt, với tư cách là một quốc gia. Giọng điệu của một số chuyên gia trên các kênh tuyên truyền của Điện Cẩm Linh rõ ràng là mang tính chất diệt chủng. Đây là mặt trận thứ hai của cuộc chiến, được tiến hành chống lại lương tâm của người Nga – một cuộc tấn công tổng lực vào các sự kiện, bằng chứng, thực tế.
Một báo cáo gần đây của OVD-Info, một nhóm nhân quyền hàng đầu của Nga, đã ghi lại gần 20.000 trường hợp người ta bị giam giữ vì các hành động phản chiến, có thể bao gồm bất cứ điều gì từ tham dự một cuộc biểu tình đến chia sẻ liên kết với các phương tiện truyền thông độc lập trực tuyến. Có những trường hợp những người bị giam giữ vì bày tỏ quan điểm bất đồng trong các cuộc trò chuyện riêng tư, hoặc chỉ đơn thuần là có liên quan đến những người được biết là phản đối chiến tranh. Sự tàn bạo của cảnh sát là chuyện thường ngày, cũng như việc thực thi không chính thức sự nghiêm khắc ý thức hệ bằng cách gọi điện thoại đe dọa, phá hoại, đánh đập và đuổi việc ngay lập tức.
Trong một môi trường như vậy, thật khó để phân biệt ranh giới giữa sự ủng hộ thực sự dành cho Putin và nỗi sợ hãi khiến người ta phải thể hiện khác đi bất cứ những gì mình nghĩ. Các cuộc thăm dò ý kiến không thể được coi là đáng tin cậy trong một môi trường mà thậm chí nói với bạn bè của bạn những gì bạn thực sự nghĩ có thể là một hành vi phạm tội.
Nhưng ngay cả những người bất đồng chính kiến lạc quan nhất cũng chấp nhận rằng họ là thiểu số và rằng quá nhiều đồng bào của họ đã nội tâm hóa câu chuyện chính thức - rằng phương Tây đã kích động chiến tranh như một phần của chiến dịch bao vây và chia cắt nước Nga, được xác định không phải bởi các đường biên giới hiện tại mà là một thực thể đế quốc cổ đại trên địa hình được bao phủ bởi Liên Xô.
Phiên bản đó của các sự kiện cũng có sức thu hút đáng kể bên ngoài biên giới nước Nga, định hình dư luận trên khắp thế giới ở các quốc gia đã học được, thường là từ kinh nghiệm thuộc địa cay đắng của chính họ, để có quan điểm hoài nghi về động cơ của phương Tây trong các vấn đề quốc tế. Câu chuyện xuyên tạc của Putin cho rằng Nga là nạn nhân trong cuộc xâm lược này cũng nhận được một phiên bản nhẹ nhàng bên lề các xã hội dân chủ.
Đây là cốt lõi của thần thoại Cẩm Linh từ rất lâu trước cuộc xâm lược Ukraine. Quyền lực của Putin được hình thành dựa trên những lời hứa khôi phục phẩm giá của nước Nga sau tình trạng bần cùng hóa và vô luật pháp lan tràn sau sự sụp đổ của chế độ cai trị của đảng Cộng sản.
Nhưng thay vì dọn sạch chủ nghĩa xã hội đen đang thao túng đất những, ông ta đã quốc hữu hóa nó. Trên thực tế, các dịch vụ an ninh đã trở thành gia tộc mafia thống trị với Putin là capo di tutti capi. Giáo điều phục hưng của Liên Xô mới là lời thề trung thành.
Mô hình đó không có ý nghĩa nhiều như chính sách kinh tế. Khi mức sống của người Nga bị đình trệ, Điện Cẩm Linh dựa vào các biện pháp kiểm soát ngày càng độc đoán, cùng với các hành động khiêu khích chống lại phương Tây và các nước láng giềng, thổi phồng mối đe dọa từ nước ngoài để duy trì tâm lý bao vây và coi bất đồng chính trị là một loại tội phản quốc.
Chiến tranh Ukraine theo xu hướng đó nhưng đã đẩy nhanh nó hơn rất nhiều. Putin đã đánh cược vào một cuộc đột kích nhanh chóng bằng quân sự, nhưng thua cuộc, và giờ đây cam kết thực hiện chế độ chuyên chế triệt để và chiến tranh như một cách sống; chiến tranh như nhiệm vụ quốc gia. Trong các bài phát biểu của tổng thống và trên các kênh tuyên truyền của Cẩm Linh, nguyên nhân được mô tả như một cuộc thập tự chinh. Những người lính nghĩa vụ, được huấn luyện sơ sài và trang bị kém, bị ném vào các tuyến phòng thủ của Ukraine như một vật hiến tế để bảo vệ nước Nga khỏi sự băng hoại tinh thần bởi sự sa đọa của phương Tây. Đó là một cuộc thánh chiến.
Học sinh Nga tham gia các bài học tuyên truyền bắt buộc, được mô tả trong chương trình giảng dạy là “các cuộc trò chuyện về điều gì là quan trọng”, tập trung vào “các chủ đề yêu nước”, bao gồm cả đức tính hy sinh vì tổ quốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hàng trăm ngàn người đã trốn ra nước ngoài. Họ là những người trẻ và có tay nghề cao, những người lưu vong tạo thành sự chảy máu chất xám từ một đất nước đang sa đà vào nạn côn đồ vô tâm. Putin có lẽ không tiếc khi thấy họ ra đi.
Còn những người ở lại nhưng vẫn để mắt đến sự thật thì sao? Chỉ một thiểu số nhỏ lên tiếng. Có bao nhiêu người nữa đã rút lui vào nơi mà những người bất đồng chính kiến ở Liên Xô gọi là di cư nội địa, nuôi dưỡng hai bản ngã – một để thể hiện trước công chúng và một để chỉ dành cho những người bạn đáng tin cậy? Tôi biết họ tồn tại vì hầu hết những người bạn Nga của tôi đều nằm trong số đó.
Họ không yêu cầu sự cảm thông bởi vì họ biết rằng nghĩa vụ đầu tiên của lòng trắc ẩn của phương Tây là dành cho những nạn nhân Ukraine của một chế độ mà các nhà dân chủ Nga đã tỏ ra bất lực.
Họ chỉ yêu cầu đừng quên họ. Họ yêu cầu các đồng minh quân sự của Kyiv cũng nghĩ đến việc hỗ trợ các tổ chức duy trì ý tưởng rằng một nước Nga tốt hơn là có thể, bất kể ngày nay nó có vẻ bất khả thi như thế nào, bởi vì Ukraine không thể an toàn trước sự xâm lược của Nga cho đến khi có đủ người Nga dám nói to rằng đất nước của họ là kẻ xâm lược.
Bước tiến của Putin vào Ukraine đã bị cản trở nhưng có một mặt trận thứ hai, đấu trường trong nước Nga, nơi người dân phải đối mặt với hàng loạt sự giả dối và khủng bố không ngừng. Putin đã đặt cược toàn trị rằng bản thân sự thật phải phụ thuộc vào ý chí của ông ta. Nền dân chủ Ukraine không phải là nền dân chủ duy nhất cần ông ta thất bại.
Bakhmut kinh hoàng: Wagner đình chiến, Nga sắp hết đạn. Lữ đoàn tăng Leopard ào ạt tiến về Ukraine
VietCatholic Media
03:05 11/03/2023
1. Phát ngôn nhân quân đội Ukraine: Wagner đã bị quân đội Nga thay thế ở khu vực Bakhmut
Phát ngôn nhân của quân đội Ukraine nói với CNN rằng thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine vẫn là “điểm nóng nhất trên tiền tuyến” và tiếp tục là mục tiêu của một số hỏa lực trực tiếp nặng nề nhất của Nga.
“Bakhmut vẫn là điểm nóng nhất trên tiền tuyến, với 20 trong số 188 cuộc tấn công của toàn bộ hướng Bakhmut ngày hôm nay nhắm thẳng vào thị trấn Bakhmut,” Serhii Cherevatyi, phát ngôn viên của nhóm phía đông Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết.
Cherevatyi cũng cho biết một làn sóng chiến binh thứ ba từ công ty quân sự tư nhân Wagner đang chiến đấu trong khu vực đang được thay thế bởi quân đội chính quy của Nga.
“Làn sóng đầu tiên, bắt đầu từ tháng 2 năm ngoái, bao gồm quân nhân chuyên nghiệp, những người có liên quan đến FSB và Bộ Nội vụ. Làn sóng thứ hai của Wagner bao gồm những người được huy động từ các nhà tù, những người gần như đã bị tiêu diệt trong cái gọi là 'các cuộc tấn công bằng thịt', khi Wagner cố gắng xuyên thủng hàng phòng thủ bằng hỏa lực thật,” ông nói.
“Bây giờ chúng ta thấy nhóm của Wagner đã bị quân đội chính quy thay thế. Điều này có lẽ là do xung đột của Prigozhin với ban lãnh đạo quân đội Nga”, ông nói thêm.
Người đứng đầu Wagner Yevgeny Prigozhin đã công khai tấn công Bộ Quốc phòng Nga, đổ lỗi cho bộ này vì đã không cung cấp đủ đạn dược cho các chiến binh của mình để ngăn chặn cái chết của họ.
Cherevatyi cũng cho biết ông không thể xác nhận tình trạng của ngôi làng Dubovo-Vasilyevka, nằm ở phía bắc Bakhmut, mà Prigozhin tuyên bố đã bị các chiến binh của ông chiếm giữ hôm thứ Tư.
Bài đăng Telegram của Prigozhin đi kèm với một video có mục đích cho thấy một số chiến binh Wagner đứng cạnh lá cờ của nhóm, một trong số họ đang chơi đàn accordion.
CNN cũng không thể xác minh độc lập các tuyên bố của Prigozhin.
2. Wagner đã mở các trung tâm tuyển dụng tại 42 thành phố của Nga, Prigozhin nói, bày tỏ lo ngại về nguồn cung cấp đạn dược
Yevgeny Prigozhin, người sáng lập nhóm lính đánh thuê Wagner, hôm thứ Sáu cho biết ông đã cảm ơn chính phủ Nga vì đã tăng cường sản xuất đạn dược một cách “anh hùng”, nhưng ông vẫn lo lắng về tình trạng thiếu hụt cho các chiến binh của mình và toàn bộ quân đội Nga.
Prigozhin cũng cho biết Wagner đã mở các trung tâm tuyển mộ nhập ngũ ở 42 thành phố của Nga.
“ Bất chấp sự kháng cự khổng lồ của các lực lượng vũ trang Ukraine, chúng ta sẽ tiến lên. Bất chấp những chiếc gậy ném vào trong bánh xe chúng ta ở mỗi bước đi, chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua điều này,” trùm du đảng Wagner Yevgeny Prigozhin nói.
Reuters đưa tin Prigozhin cho biết người của ông đã bắt đầu nhận các đợt giao đạn dược được dán nhãn sản xuất vào năm 2023. Ông cho biết đạn dược hiện đang được sản xuất “với số lượng lớn, đáp ứng các loại nhu cầu cần thiết”.
Trong cùng một đoạn ghi âm, ông cũng bày tỏ lo ngại khi nói: “Tôi lo lắng về tình trạng thiếu đạn dược và đạn pháo không chỉ đối với công ty quân sự tư nhân Wagner mà còn đối với tất cả các đơn vị của quân đội Nga”.
3. Ukraine cho biết Nga thiệt hại lớn vũ khí, phương tiện trong một ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Suffers Massive Loss of Weapons, Vehicles in a Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga thiệt hại lớn vũ khí, phương tiện trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo số liệu mới được Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, nhiều phương tiện và vũ khí của quân đội Nga đã bị phá hủy hôm thứ Sáu.
Trên Twitter, bộ này cho biết Nga mất 23 phương tiện, trong đó có 7 xe tăng, 6 xe bọc thép, 1 máy bay chiến đấu, 6 xe chuyển quân và nhiên liệu, cùng 3 thiết bị đặc biệt. Về vũ khí, quân đội Nga được cho là đã mất 34 hỏa tiễn hành trình, 10 hệ thống pháo, 9 máy bay không người lái, 3 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt và 2 hệ thống phòng không.
Ngoài ra, ước tính có khoảng 870 nhân viên thiệt mạng hoặc bị thương, nâng tổng số thương vong của Nga lên 156.990 kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, khi cuộc chiến mới bắt đầu.
Tổn thất chiến trường mới nhất xảy ra sau nhiều tháng giao tranh ở Bakhmut, thành phố của Ukraine ở vùng Donetsk, nơi đã trở thành tâm điểm của thương vong lớn cho cả hai bên. Cả Nga và Ukraine đều thừa nhận tầm quan trọng của Bakhmut và cam kết sẽ ở lại đó lâu nhất có thể. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gần đây đã tuyên bố tầm quan trọng của thành phố trong bối cảnh rộng lớn hơn của cuộc chiến.
Tập đoàn Wagner, một đơn vị bán quân sự bao gồm lính đánh thuê do Yevgeny Prigozhin, một nhà tài phiệt người Nga và là đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng đầu, “dường như đã tạm dừng chiến thuật” vào hôm thứ Năm, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW.
Prigozhin đã công khai có nhiều bất bình khác nhau với Bộ Quốc Phòng Nga, gần đây nhất là tuyên bố rằng các kênh liên lạc chính thức của Nga đã cắt đứt liên lạc với anh ta và nhóm của anh ta do công khai kêu gọi thêm đạn dược.
Theo ISW, thành phố Vuhledar của Ukraine, nơi xảy ra cuộc tấn công thất bại kéo dài ba tuần của Nga, có thể thu hút nhiều sự chú ý hơn vì Bakhmut vẫn là một điểm bế tắc chung. Nó có thể dẫn đến nhiều nhiệm vụ không thành công hơn của Nga trong khu vực, tổ chức cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ đã viết trong đánh giá mới nhất của mình, dựa trên “các vấn đề dai dẳng về nhân sự và đạn dược có thể sẽ tiếp tục cản trở các lực lượng Nga tiến lên.”
Mikhail Alexseev, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học San Diego, nói với Newsweek hôm thứ Sáu rằng ông đồng tình với đánh giá của ISW “hiện tại”, nhưng nói rằng các yếu tố khác phải được xem xét.
Ông nói: “Các lực lượng Ukraine đã chống lại hơn một trăm cuộc tấn công dọc theo mặt trận này hàng ngày trong nhiều ngày nay. Cho đến nay, thất bại ở Vuhledar không dẫn đến ít cuộc tấn công hơn ở những nơi khác. Ở phía bắc, Nga đã đạt được một số lợi ích khi tiến về phía Kupiansk và Lyman – có khả năng quay trở lại các thành phố mà Ukraine đã chiếm lại trong cuộc phản công ở phía bắc vào năm ngoái”.
Alexseev cho biết thêm, các hành động của Nga ở Bakhmut phản ánh chiến thuật của họ trên toàn bộ mặt trận đó.
Anh ấy nói: “Họ tổn thất nặng, nhưng họ cũng liên tục thăm dò những điểm yếu và thay đổi theo đó. Khi họ không thể chiếm Bakhmut sau nhiều tháng tấn công, họ đã tập trung lại và chiếm Soledar rồi từ đó đẩy mạnh về phía Bakhmut.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine và Nga qua email để bình luận.
4. Lữ đoàn xe tăng số 4 Ukraine sắp hết xe tăng. Sau đó, có Leopard 2s.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The Ukrainian 4th Tank Brigade Was Running Out Of Tanks. Then It Got Leopard 2s.”, nghĩa là “Lữ đoàn xe tăng số 4 Ukraine sắp hết xe tăng. Sau đó, họ có Leopard 2s.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Có vẻ như Lữ đoàn xe tăng số 4 sẽ là đơn vị quân đội Ukraine đầu tiên vận hành những chiếc xe tăng Leopard 2 mà các đồng minh của Kyiv đã cam kết viện trợ. Xe tăng mới của đơn vị mệt mỏi vì chiến đấu có thể cứu nó khỏi sự sụp đổ từ từ.
Một manh mối lớn là sự hiện diện của sĩ quan Lữ đoàn xe tăng 4, Thiếu tá Vadim Khodak, tại trường huấn luyện ở Ba Lan, nơi các sĩ quan Ukraine đang học cách vận hành chiếc xe tăng 69 tấn, 4 người với lớp giáp cứng cáp, hệ thống quang học chính xác và đại bác 120 ly mạnh mẽ.
Khodak nói về chiếc Leopard 2 do Đức thiết kế: “Phương tiện này có phẩm chất cao, rất tốt. Điều tôi thích là binh lính của chúng tôi rất thích nó”.
Khodak đang đề cập đến chiếc đầu tiên trong số 14 chiếc Leopard 2A4 mà Ba Lan đã tặng cho Ukraine. Những chiếc 2A4 đời 1985 là một trong những chiếc cũ nhất trong số 59 chiếc Leopard 2 mà một tập đoàn gồm các đồng minh của Kyiv—Canada, Đức, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển cùng với Ba Lan—cho đến nay đã cam kết.
Lô hàng xe tăng cũng bao gồm 21 chiếc Leopard 2A6 súng dài mới nhất và 10 chiếc Stridsvagn 122 của Thụy Điển là biến thể của Leopard 2A5. Nếu Khodak và các lính tăng của ông thích những chiếc 2A4 cũ, thì các đồng nghiệp của họ ở các tiểu đoàn hoặc lữ đoàn khác càng yêu thích những chiếc 2A5 và 2A6 hiện đại hơn nhiều.
Tuy nhiên, bất kỳ chiếc Leopard nào cũng là một ưu thế tuyệt đối so với các xe tăng kiểu Liên Xô cũ hơn—T-72 và có thể cả T-64—Lữ đoàn xe tăng số 4 hiện đang hoạt động. Leopard 2 có hệ thống quang học tốt hơn T-72 và áo giáp cứng hơn T-64.
Lữ đoàn xe tăng số 4 là một trong năm lữ đoàn xe tăng trong quân đội Ukraine. Đơn vị này được thành lập vào năm 2017, ba năm sau khi quân đội Nga lần đầu tiên chiếm giữ Bán đảo Crimea của Ukraine, sau đó xâm chiếm vùng Donbas ở miền đông Ukraine.
Ngay từ đầu, bốn tiểu đoàn xe tăng của Lữ đoàn xe tăng 4 — mỗi tiểu đoàn có hai hoặc ba chục xe tăng — đã vận hành T-64 do Ukraine chế tạo, bao gồm T-64BV tiêu chuẩn và T-64BM nâng cấp với lớp giáp cải tiến.
Nhưng toàn bộ quân đội Ukraine - không chỉ các lữ đoàn xe tăng, mà cả các tiểu đoàn xe tăng trong các lữ đoàn cơ giới hóa - chỉ có 800 chiếc T-64 trước chiến tranh và đang được sử dụng cộng với 450 chiếc hoặc hơn trong kho. Người Nga đã phá hủy hoặc bắt giữ khoảng 300 chiếc trong năm đầu tiên của cuộc xâm lược.
T-64 sắp hết. Và đó dường như là lý do tại sao Lữ đoàn xe tăng số 4 gần đây bị phát hiện vận hành các xe tăng T-72AMT kém hiệu quả hơn từ kho dự trữ của Ukraine và những chiếc T-72M1 mà Kyiv nhận được từ các đồng minh nước ngoài bao gồm Ba Lan và Cộng hòa Tiệp.
Trước khi Ba Lan bàn giao 4 chiếc Leopard 2A4 đầu tiên vào cuối tháng 2, Lữ đoàn xe tăng số 4 đang gặp khó khăn. Khodak thừa nhận: “Hiện tại chúng ta đang thiếu rất nhiều xe bọc thép.”
Những chiếc Leopard 2 có thể đảo ngược xu hướng đó và khôi phục một số sức mạnh chiến đấu mà lữ đoàn đã mất trong một năm chiến đấu cam go. “Tôi hy vọng rằng khi chúng ta cùng các phương tiện đến tiền tuyến, điều đó sẽ cứu sống nhiều binh sĩ của chúng ta và đưa chúng ta đến gần hơn với chiến thắng.”
Lữ đoàn xe tăng số 4 đang chuyển ít nhất một trong số các tiểu đoàn xe tăng của mình sang Leopard 2A4 trong khi các tiểu đoàn khác của họ đang phải chiến đấu dày đặc ở trong và xung quanh Bakhmut ở Donbas.
Có bao nhiêu tiểu đoàn của lữ đoàn nhận được Leopard 2 có khả năng phụ thuộc vào chính xác cách Kyiv chọn triển khai 40 chiếc 2A4 mà Ba Lan, Na Uy và Tây Ban Nha đã cam kết.
Bốn mươi xe tăng có thể trang bị cho một tiểu đoàn lớn hoặc hai tiểu đoàn nhỏ. Sẽ có ý nghĩa về mặt hậu cần nếu giao tất cả 40 chiếc 2A4 cho cùng một lữ đoàn, nhưng sẽ có ý nghĩa về mặt chiến thuật nếu giao cho hai lữ đoàn khác nhau, mỗi lữ đoàn một tiểu đoàn Leopard 2A4.
Nếu trận chiến giành Bakhmut kéo dài lâu hơn, Lữ đoàn xe tăng 4 2A4 có thể tham gia cuộc chiến đó. Nếu trận chiến khải huyền đó cuối cùng, may mắn kết thúc sớm, thì lữ đoàn có thể để dành những chiếc Leopard 2 của mình cho cuộc phản công mùa xuân được dự đoán rộng rãi của Ukraine.
5. Slovakia và Ba Lan cuối cùng có nghiêm túc về việc tặng Ukraine những chiếc MiG-29 cũ của họ không?
Trong một diễn biến thật tàn bạo Putin đã phóng 84 quả hỏa tiễn vào khắp các khu vực của Ukraine. Đáp lại vụ tấn công tàn bạo này Ba Lan và Slovakia đã quyết định giao hết các chiến đấu cơ Mig-29 của họ cho không quân Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết “Mọi người đang chết dần chết mòn ở Ukraine, chúng ta thực sự có thể giúp đỡ họ, không có chỗ cho người Slovak nghi ngại chính trị.”
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Are Slovakia And Poland Finally Serious About Giving Ukraine Their Old MiG-29s?”, nghĩa là “Slovakia và Ba Lan cuối cùng có nghiêm túc về việc tặng Ukraine những chiếc MiG-29 cũ của họ không?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Chúng ta lại đáo lại chuyện này một lần nữa.
Ít nhất là lần thứ ba kể từ khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, chính phủ Slovakia đã đề xuất tặng cho chính phủ Ukraine hầu hết 11 máy bay chiến đấu Mikoyan MiG-29 cũ kỹ của nước này.
Hy vọng rằng đối với Ukraine, lần này mọi thứ sẽ khác.
“Tôi nghĩ đã đến lúc đưa ra quyết định,” Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad nói. “Mọi người đang chết dần chết mòn ở Ukraine. Chúng ta thực sự có thể giúp họ.”
Bộ trưởng Nad nói: Người Slovakia sẽ quyên tặng những chiếc MiG của họ để hợp tác với người Ba Lan. Một đồng nghiệp Ba Lan đã xác nhận với tôi rằng đất nước của anh ấy sẽ đồng ý với thủ tục chung giữa Slovakia và Ba Lan trong việc bàn giao số MiG-29 dư thừa của cả hai nước”.
Ba Lan có 29 chiếc MiG siêu thanh hai động cơ đuôi kép: 12 chiếc được thừa hưởng từ Liên Xô năm 1991, 10 chiếc nhận từ Cộng hòa Tiệp năm 1996 và 22 chiếc được Đức bán năm 2003. Sau khi mất mát một ít, Warsaw vẫn sở hữu 29 chiếc MiG.
Kể từ tháng 2 năm 2022, người Ba Lan cũng như người Slovakia đã gây ồn ào về việc tặng những chiếc MiG-29 của họ. Nhưng cả năm đã trôi qua mà không có một máy bay nào được đổi chủ.
Một số quốc gia NATO coi bất kỳ khoản viện trợ máy bay chiến đấu hiệu suất cao nào cho Ukraine là đặc biệt leo thang. Các máy bay chiến đấu duy nhất mà Ukraine có được trong năm đầu tiên của cuộc chiến hiện tại là 18 máy bay phản lực tấn công cận âm Sukhoi Su-25 mà Ukraine nhận được từ Bulgaria và Macedonia.
Slovakia được cho là đang để dành một chiếc MiG cũ cho viện bảo tàng. Nếu Ba Lan cho đi tất cả 29 chiếc MiG của riêng mình thì Ukraine có thể nhận được một lô 39 chiếc máy bay phản lực, một số có thể cần được tân trang kỹ lưỡng để có thể bay trở lại.
Sự cần thiết là rõ ràng. Lực lượng không quân Ukraine tham chiến với khoảng 50 chiếc MiG-29 cũ của Liên Xô và đã mất ít nhất 18 chiếc trong số đó vì hỏa tiễn Nga. Rõ ràng là các kỹ thuật viên Ukraine đã sửa chữa một số máy bay được lưu trữ. Nhưng ngay cả với những sự bổ sung này, phi đội MiG của Kyiv vẫn đang bị căng thẳng.
Và các chỉ huy Ukraine ngày càng yêu cầu nhiều hơn ở lực lượng MiG-29. Người Mỹ đã giúp sửa đổi những chiếc MiG để mang hỏa tiễn chống bức xạ tốc độ cao và rõ ràng là bom lượn dẫn đường bằng GPS.
Với sự giúp đỡ của các đồng minh, lực lượng không quân Ukraine đang biến những chiếc MiG-29 già cỗi của mình thành những chiếc máy bay tấn công chính xác linh hoạt nhất trong quân chủng. Nếu và khi Kyiv cuối cùng phát động cuộc phản công mùa xuân được dự đoán rộng rãi, các máy bay MiG có thể bay tuần tra chiến đấu trên không, tấn công hệ thống phòng không và ném bom lượn tại các kho tiếp liệu và nơi tập trung binh lính.
Không quân Ukraine sẽ mất thêm MiG-29. Đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng 29 chiếc MiG bổ sung sẽ giúp duy trì chiến dịch trên không của Kyiv khi cuộc chiến bước sang năm thứ hai.
6. Tại sao cuộc không kích bằng hỏa tiễn của Nga khó có thể tạo ra một bước đột phá lớn trong chiến tranh?
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 11 tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Nga đã phóng tổng cộng 95 hỏa tiễn các loại vào hôm thứ Năm - 34 trong số đó đã bị đánh chặn và cả một số máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất.
Gần nửa triệu người không có điện ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, sau hàng loạt cuộc tấn công mới nhất, theo thống đốc khu vực.
Đã có những lo ngại về việc Ukraine có thể đứng vững như thế nào trước những cuộc oanh tạc như vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng các cuộc không kích như thế này sẽ không giúp Nga chiến thắng trong cuộc chiến.
Justin Bronk, nhà nghiên cứu cấp cao về sức mạnh không quân và công nghệ tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia có trụ sở tại London cho biết: “Có một lịch sử lâu dài về việc các quốc gia cố gắng giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh thông qua oanh tạc chiến lược, nhằm phá vỡ ý chí hoặc khả năng chống cự của một quốc gia đối lập. Tuy nhiên ông nói với CNN. “Nó có một thành tích cực kỳ nghèo nàn về thành công.”
Kho dự trữ hạn chế của Nga có nghĩa là họ khó có thể tạo ra một bước đột phá lớn trong cuộc chiến trên bầu trời, chừng nào lực lượng không quân của họ không thể giành được ưu thế trên Ukraine.
Việc sử dụng rất nhiều hệ thống vũ khí khác nhau trong một ngày một đêm càng trở thành phương pháp tấn công ưa thích của Nga trên bầu trời, nhưng với khoảng cách lớn hơn giữa các cuộc tấn công, Bronk nói.
Đặc biệt, việc sử dụng hỏa tiễn siêu thanh diễn ra sau nỗ lực kéo dài nhiều năm của Điện Cẩm Linh nhằm trang bị cho quân đội của mình loại vũ khí như vậy - một động thái mà Hoa Kỳ và phương Tây ít muốn áp dụng hơn, do phải đánh đổi trong việc theo đuổi khả năng siêu thanh.
“Những gì bạn nhận được là một hỏa tiễn khó đánh chặn hơn và khiến đối thủ của bạn ít cảnh báo hơn. Những gì bạn mất là nó đắt hơn nhiều và thường chỉ có thể được thực hiện bởi một số nền tảng hạn chế hơn nhiều,” Bronk giải thích.
Các hỏa tiễn Kinzhal là một thách thức cụ thể: Chúng miễn nhiễm với hệ thống phòng không của Ukraine. Là một biến thể phóng từ trên không của hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Iskander, thường được sử dụng ở Ukraine, Kinzhal đã được Tổng thống Vladimir Putin tiết lộ vào năm 2018 như một nền tảng của kho vũ khí hiện đại hóa của Nga.
Mặc dù Nga đã triển khai một số hỏa tiễn mà Ukraine hiện không thể ngăn chặn, nhưng dường như các cuộc tấn công như vậy sẽ không trở thành một đặc điểm thường xuyên hoặc mang tính quyết định của cuộc xung đột – bởi vì, theo hầu hết các đánh giá của phương Tây, Nga đang cạn kiệt nguồn cung cấp.
Âm mưu bất thành của Nga kết thúc thê thảm: 1.010 lính Nga tử trận cùng 10 xe tăng, 20 xe thiết giáp
VietCatholic Media
16:54 11/03/2023
1. Âm mưu bất thành kết thúc thê thảm: 1.010 lính Nga tử trận cùng 10 xe tăng, 20 xe thiết giáp
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy, 11 tháng Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân xâm lược tập trung vào các cuộc tấn công có tính chất thăm dò các hướng Kupiansk, Lyman, Avdiivka và Shakhtarsk. Ngày hôm qua, Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi 110 cuộc tấn công tại các khu vực nói trên.
Tại khu vực Luhansk, biệt kích của Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 92 còn được gọi là Lữ Đoàn Ivan Sirko đã xâm nhập và phá hủy tổng kho đạn của Nga ở Svatove. Những tiếng nổ kinh hồn kéo dài suốt đêm.
Tại khu vực Zaporizhzhia, 10 tiếng nổ đã được nghe thấy tại thành phố Melitopol. Thiệt hại của quân Nga vẫn còn đang được xác minh.
Tại khu vực Donetsk, cuộc chiến tại thành phố Bakhmut đang rất nóng bỏng nhưng quân Ukraine có điều kiện thuận lợi là quân Nga đang xuống tinh thần sau một mưu đồ bất thành khiến hàng ngàn binh sĩ tử trận chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Theo các kiểm đếm sơ bộ, trong 24 giờ qua, chủ yếu tại thành phố Bakhmut đã có 1.010 lính Nga tử trận cùng 10 xe tăng, 20 xe thiết giáp.
Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh giải thích thế trận tại thành phố Bakhmut cho biết như sau: trong mấy ngày qua, quân Nga đã chiếm được hầu hết các phần phía Đông của thành phố Bakhmut. Tuy nhiên, để tiến xa hơn, họ phải vượt qua sông Bakhmutka, hiện nay được coi là giới tuyến giữa hai bên. Trước đây, có một cây cầu bắc qua sông, nhưng quân Ukraine đã gài mìn nổ sập cây cầu.
Hai bên sông là các dải đất trống rộng từ 200m đến 800m. Thêm vào đó, ở bờ phía Tây là khu định cư, quân Ukraine có thể ẩn nấp trong đó bắn ra, nên quân Wagner không dám vượt sông. Quân Nga hiện đã thay thế cho quân Wagner càng không dám vượt sông.
Chính vì thế, các chỉ huy Nga có sáng kiến là thay vì vượt sông, họ đánh theo hình vòng cung nhằm bao vây quân Ukraine.
Kế hoạch hành quân là vào lúc 2 giờ sáng ngày thứ Bẩy Lữ đoàn súng trường cơ giới số 136 thuộc Quân đoàn vũ trang tổng hợp số 58 của Quân khu phía Nam, cùng với Lữ Đoàn Dù tấn công dọc theo xa lộ T0513.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, kế hoạch này đã bị quân Ukraine bẻ gãy. Hai Lữ Đoàn Dù đi tiên phong chịu thiệt hại nặng nhất. Chỉ trong vài giờ họ mất hàng ngàn quân cùng với 10 xe tăng và 20 xe thiết giáp.
Một số bloggers quân sự Nga phò Điện Cẩm Linh cho rằng kế hoạch đã bị lộ và Bộ Quốc Phòng Nga cần phải sớm mở cuộc điều tra vì có vẻ như quân Nga đã bị quân Ukraine phục kích. Pháo binh Ukraine bắn chính xác vào đội hình của quân Nga. Các chiến xa ở hai đầu bị pháo binh và quân Ukraine phục kích bắn cháy, số chiến xa còn lại tiến không được lui không xong. Mất đến 30 chiến xa trong vài giờ là một thảm họa quá sức kinh hoàng.
Một số người khác thì cho rằng sự nhát đảm của quân Nga là một vấn đề. Một binh sĩ của Lữ đoàn súng trường cơ giới số 136 phát biểu với điều kiện giấu tên cho rằng các tay súng bắn tỉa của quân Ukraine được trang bị kính quang nhiệt của Mỹ. Họ có thể nhìn rõ gần như ban ngày. Họ hạ sát các chỉ huy Nga bằng các súng hãm thanh không gây tiếng động. Những người lính bị gọi nhập ngũ, không được huấn luyện để đối phó với tình huống, thấy một vài người tự nhiên lăn ra chết, đâm ra hốt hoảng, cắm đầu chạy.
Trong trận đánh khốn khổ này, nhiều chiến xa Nga bị bắn cháy, nhưng nhiều chiếc vẫn còn nguyên vì tổ lái bỏ xe chạy. Quân Nga cũng bỏ lại 8 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, và một hệ thống phòng không. Sáng sớm ngày thứ Bẩy, có thể thấy rõ số khí tài chiến tranh mà Nga đã mất trong đêm, bên cạnh 7 xe chuyển quân và nhiên liệu đang bốc cháy.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 11 Tháng Ba, khoảng 158.000 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của đối phương còn bao gồm 3.458 xe tăng, 6.762 xe thiết giáp, 2.483 hệ thống pháo, 493 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 257 hệ thống tác chiến phòng không, 304 máy bay, 289 trực thăng, 2.108 máy bay không người lái, 907 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.344 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 242 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Na Uy cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không trên mặt đất NASAMS
Hợp tác với Hoa Kỳ, Na Uy sẽ cung cấp cho Ukraine hai hệ thống phòng không NASAMS.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Na Uy Bjørn Arild Gram cho biết: “Ukraine có nhu cầu cấp thiết phải tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công hỏa tiễn và Na Uy sẽ hỗ trợ.”
Hợp tác với Hoa Kỳ, Na Uy sẽ cung cấp cho Ukraine hai đơn vị bắn NASAMS. Các hệ thống phòng không này sẽ đến cùng với hai đơn vị hỏa lực do Hoa Kỳ cung cấp vào mùa thu năm ngoái.
“NASAMS đã chứng tỏ là một hệ thống phòng không hiệu quả. Việc bổ sung thêm hai đơn vị hỏa lực sẽ cải thiện đáng kể khả năng của Ukraine trong việc bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga”.
Na Uy cũng sẽ đào tạo nhân viên Ukraine trong việc bảo trì và vận hành hệ thống.
Theo báo cáo của Ukrinform, để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, Na Uy sẽ cung cấp cho Ukraine khoản hỗ trợ trị giá 7,5 tỷ EUR trong 5 năm tới, bao gồm viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo.
3. Tình báo Hoa Kỳ tin rằng các cá nhân có quan hệ với Nga đang cố gắng kích động cuộc nổi dậy chống lại các nhà lãnh đạo Moldova
Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ tin rằng các cá nhân có quan hệ với tình báo Nga đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc biểu tình ở Moldova để cố gắng kích động một cuộc nổi dậy giả tạo chống lại chính phủ Moldova, với mục tiêu cuối cùng là chứng kiến một chính quyền thân Nga hơn được thành lập ở đó, các quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết hôm Thứ Sáu.
Các quan chức cho biết Mỹ tin rằng Nga đang làm suy yếu chính phủ Moldova, vốn đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên minh Âu Châu. Hoa Kỳ cũng đang nhận thấy những dấu hiệu cho thấy các bên liên kết với chính phủ Nga có thể cung cấp đào tạo cho những người biểu tình chống chính phủ ở Moldova. Chisinau đã bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình chống chính phủ trong những tuần gần đây, phần lớn được tổ chức bởi Đảng Shor thân Nga của Moldova.
Hoa Kỳ cũng tin rằng Mạc Tư Khoa đang làm việc để gieo rắc thông tin sai lệch về sự ổn định chung của Moldova. Một ví dụ là tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga vào tháng trước rằng Ukraine đang lên kế hoạch xâm chiếm Transnistria, là khu vực ly khai của Moldova được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết những cáo buộc đó là “vô căn cứ, sai sự thật và tạo ra sự báo động vô căn cứ”.
Tổng thống Moldova, Maia Sandu, đã công khai tuyên bố vào tháng trước rằng cô tin rằng chính phủ Nga đang lên kế hoạch cho “một loạt hành động liên quan đến những kẻ phá hoại đã trải qua khóa huấn luyện quân sự và cải trang thành thường dân để thực hiện các hành động bạo lực, tấn công vào các tòa nhà chính phủ và bắt giữ con tin. “
Moldova đã là một điểm nóng trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga trong năm qua, với việc các hỏa tiễn của Nga bay vào không phận Moldova nhiều lần, bao gồm cả tháng 2 vừa qua.
Các quan chức cho biết chính quyền Biden không nhận thấy mối đe dọa quân sự tức thời nào đối với Moldova. Nhưng Mỹ đã theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Nga ở Moldova, cảnh giác với những nỗ lực không ngừng của Nga nhằm gây bất ổn cho Âu Châu. Tổng thống Joe Biden đã gặp Sandu vào tháng trước tại Warsaw, nơi họ thảo luận về các hoạt động gây ảnh hưởng xấu của Nga.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã trừng phạt 9 cá nhân và 12 tổ chức vào tháng 10 mà Hoa Kỳ cho là có liên quan đến việc gây bất ổn cho Moldova.
4. Phản ứng của Nga khi tổng thống mới nhậm chức của đảo Síp Nikos Christodoulides mạnh mẽ lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, chỉ 10 ngày sau khi ông lên nắm quyền.
Trái với những dự đoán của các phương tiện truyền thông, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova đã cười hiền lành, dễ dãi trước nhận xét của tân tổng thống đảo Síp về Putin như một tên vô lại.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với một kênh truyền hình nước ngoài, Christodoulides nói với đài truyền hình nhà nước ERT của Hy Lạp rằng việc phản đối “chiến dịch quân sự đặc biệt” tự phong của Mạc Tư Khoa đã đặt hòn đảo này vào “phía bên phải của lịch sử”.
“Là một quốc gia đã phải chịu đựng điều gì đó tương tự, chúng tôi không thể có lập trường khác,” ông nói, đề cập đến cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974, khiến 1/3 phía bắc của hòn đảo bị quân đội do Ankara cử đến chiếm giữ.
Cuộc xâm lược được ra lệnh sau khi những người cánh hữu của Hy Lạp tổ chức một cuộc đảo chính nhằm thống nhất quốc gia Địa Trung Hải với Hy Lạp - một động thái khiến Ankara phải xâm lược với danh nghĩa bảo vệ cộng đồng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ trên đảo. Các cuộc đàm phán nhằm thống nhất hòn đảo đã nhiều lần diễn ra kể từ đó.
Trước cuộc xâm lược năm ngoái, người Síp gốc Hy Lạp có mối quan hệ chặt chẽ với Nga, đến nỗi hòn đảo này có biệt danh là “Mạc Tư Khoa trên Địa Trung Hải”. Limassol, thành phố lớn thứ hai của nước cộng hòa, từ lâu đã là nơi sinh sống của một cộng đồng người Nga hưng thịnh, bao gồm các công ty có quan hệ mật thiết với các đồng minh của Putin.
Mức độ của các mối quan hệ - về kinh tế, chính trị và văn hóa - đến mức người tiền nhiệm của tổng thống mới, Nicos Anastasiades, do dự lên án cuộc xâm lược vào tháng Hai năm ngoái.
Việc đảo Síp trở thành một quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu đã chọc giận Nga. Không giống như Hy Lạp, Síp không phải là thành viên của NATO. Là một thành viên của liên minh, Hy Lạp không chỉ chỉ trích cuộc xâm lược mà còn cho phép sử dụng các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ của mình để vận chuyển vũ khí, bao gồm cả xe tăng, tới Ukraine.
Vài giờ trước khi cuộc phỏng vấn của ERT được phát sóng, đại sứ Mạc Tư Khoa tại Síp, Murat Zyazikov, cựu đặc vụ KGB và là đồng minh thân cận của Putin, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga rằng ông tin rằng quan hệ giữa hai nước vẫn bền chặt bất chấp “những cuộc phiêu lưu chính trị tạm thời của tân tổng thống”.
Trong một sự thay đổi giọng điệu đáng chú ý có thể nói lên cảm giác bị cô lập ngày càng tăng của Mạc Tư Khoa, Maria Zakharova nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng người dân Síp đã, đang và sẽ luôn thân thiện với chúng ta. Đây không chỉ là lời nói… Tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta dựa trên tình cảm thân thiết giữa những con người chung với nhau, trên mối quan hệ lịch sử, tinh thần và văn hóa gắn bó giữa hai nước chúng ta qua nhiều thế kỷ. Tôi không nghĩ rằng bất kỳ cuộc phiêu lưu chính trị tạm thời nào có thể làm tổn thương tình bạn này. “
5. Nga biến hỏa tiễn Kinzhal thành vũ khí hạt nhân sẽ rất 'phức tạp'
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 10 tháng Ba, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết các hệ thống phòng không của Ukraine không thể chống lại một số hỏa tiễn Kinzhal của Nga, trong cuộc tấn công trên diện rộng vào sáng hôm thứ Năm.
“Họ đang sử dụng hỏa tiễn siêu thanh. Họ đang sử dụng các loại vũ khí mới và họ đang xem hệ thống phòng không của chúng ta có thể đối phó với loại hỏa tiễn này như thế nào. Các hệ thống phòng không của chúng ta không đối phó nổi với thứ này.”
Nhận xét của ông khiến nhiều người tê tái, và lo ngại. Nếu Nga biến cải đầu đạn thông thường của hỏa tiễn Kinzhal thành đầu đạn mang hạt nhân thì sao?
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Converting Kinzhal Missiles Into Nuclear Weapons Would be ‘Complex’”, nghĩa là “Nga biến hỏa tiễn Kinzhal thành vũ khí hạt nhân sẽ rất 'phức tạp'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo các chuyên gia hạt nhân đã nói chuyện với Newsweek, khả năng Nga chuyển đổi hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal thành vũ khí hạt nhân là có thể nhưng là một “quá trình phức tạp”.
Nga hôm thứ Năm đã bắn sáu chiếc Kinzhal, nghĩa là “dao găm”, không mang đầu đạn hạt nhân, như một phần của cuộc tấn công gồm 81 hỏa tiễn bao gồm nhiều loại khác nhau. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng hỏa tiễn siêu thanh kể từ tháng đầu tiên của cuộc chiến, bắt đầu khi Ukraine bị xâm chiếm vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Các hành động khiêu khích hạt nhân đã trở thành thói quen của Nga trong suốt thời gian chiến tranh. Areg Danagoulian, phó giáo sư khoa học và kỹ thuật hạt nhân tại Viện Công nghệ Massachusetts, gọi tắt là MIT cho biết, quá trình chuyển đổi Kinzhals không chỉ liên quan đến việc bật công tắc.
Ông nói với Newsweek rằng thiết kế hỏa tiễn tổng thể được tối ưu hóa để trở thành thông thường hoặc mang đầu đạn hạt nhân. Các sửa đổi được điều chỉnh để phù hợp với từng “phiên bản” cụ thể vì hỏa tiễn siêu thanh có thể di chuyển với “vận tốc gần như các vì sao”.
Ông nói, đó là một câu hỏi về tính thực tế và liệu việc biến đổi hỏa tiễn thông thường thành hỏa tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có dễ dàng hơn việc chế tạo hỏa tiễn mới hay không. Ông cho biết lựa chọn thứ hai là hợp lý hơn.
Danagoulian cho biết: “Lấy một hỏa tiễn đã có sẵn phiên bản thông thường và sửa đổi nó thành hạt nhân là một quá trình rất phức tạp. Nó không giống như việc lấy ra một đầu đạn ra và thay bằng một đầu đạn hạt nhân. Không phải như vậy.”
Ông cho biết vũ khí hạt nhân yêu cầu một tập hợp các chức năng độc đáo là một phần của đầu đạn và đầu đạn hạt nhân yêu cầu liên kết với hành động cho phép, gọi tắt là PAL, về cơ bản là nhằm giữ cho vũ khí đó không rơi vào tay “đối phương” bằng cách yêu cầu bật mã cụ thể để kích hoạt.
Danagoulian cho biết cả hỏa tiễn và máy bay mang đầu đạn đều yêu cầu PAL, với việc máy bay được sửa đổi để hỗ trợ cấu hình PAL.
Kh-47M2 Kinzhal có thể bay xa tới 1.250 dặm và sở hữu trọng tải 480 kg. Nó được lấy từ hỏa tiễn 9K720 Iskander-M phóng từ mặt đất của Nga, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
Nghiên cứu được công bố vào ngày 23 tháng 2 bởi Hans M. Kristensen, giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, và Matt Korda, một cộng tác viên nghiên cứu cấp cao của dự án, cho biết kho dự trữ hạt nhân hiện tại của Nga bao gồm khoảng 4.477 đầu đạn.
“Trong số này, khoảng 1.588 đầu đạn chiến lược được triển khai trên hỏa tiễn đạn đạo và tại các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng, trong khi khoảng 977 đầu đạn chiến lược bổ sung, cùng với 1.912 đầu đạn phi chiến lược, được dự trữ”.
Mặc dù các phương tiện vận chuyển của Nga được triển khai gần Ukraine được coi là có khả năng kép, nhưng tại thời điểm xuất bản, Kristensen và Korda không “thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đã triển khai vũ khí hạt nhân hoặc các đơn vị giám sát hạt nhân cùng với các phương tiện vận chuyển đó”.
Newsweek đã liên hệ với Kristensen và Korda qua email để nhận xét.
6. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cho rằng lợi ích từ Bahkmut tốn kém của Nga đã làm tê liệt cơ hội của họ ở Vuhledar
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Costly Bahkmut Gains Have Crippled Their Chances in Vuhledar: ISW, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cho rằng lợi ích từ Bahkmut tốn kém của Nga đã làm tê liệt cơ hội của họ ở Vuhledar.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cuộc chiến đẫm máu kéo dài hàng tháng trời ở thành phố Bakhmut của Ukraine đã dẫn đến nhiều thương vong được báo cáo cho cả lực lượng quân đội Nga và Ukraine, có thể cản trở chiến lược chiến thuật của Mạc Tư Khoa ở Vuhledar.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã coi Bakhmut là một điểm uốn trong cuộc chiến tổng thể, và hôm thứ Hai ông cho biết các chiến binh Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu tại thành phố có trụ sở tại Donetsk.
Về phía Nga, những người lính đánh thuê được thuê bởi người sáng lập Tập đoàn Wagner, Yevgenzy Prigozhin, được cho là đã “tạm dừng chiến thuật”, theo ISW, đồng thời cho biết thêm trong đánh giá mới nhất của mình rằng “vẫn chưa rõ liệu các chiến binh của Wagner có giữ được ưu thế hoạt động của họ trong tương lai hay không khi các cuộc tấn công của Nga trong thành phố xảy ra.”
Prigozhin, người có các chiến binh bán quân sự tách biệt với quân đội Nga, gần đây đã mâu thuẫn với các tướng lĩnh hàng đầu của Nga về cách họ giải quyết cuộc chiến.
Denis Pushilin, nhà lãnh đạo Nga tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti vào Tháng Giêng rằng Vuhledar có thể đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động quân sự đặc biệt của họ như thành phố Bakhmut.
ISW, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong bản đánh giá hôm thứ Năm rằng mặc dù các lực lượng Nga có thể tập trung lại các nỗ lực của họ với Vuhledar là đặc quyền của họ, nhưng “các vấn đề dai dẳng về nhân sự và đạn dược có thể sẽ tiếp tục cản trở các lực lượng Nga tiến lên”.
Trong khi đó, đoạn phim do người dùng @wartranslated đăng lên Twitter hôm thứ Tư dường như cho thấy các binh sĩ Nga thuộc Lữ đoàn súng trường cơ giới số 136 thuộc Quân đoàn vũ trang tổng hợp số 58 của Quân khu phía Nam, nằm gần Vuhledar, đang kêu gọi thêm đạn dược.
Những người lính đó được cho là sẽ sớm thay thế Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 — một lữ đoàn mà theo ISW, đã bị xóa sổ sau khi “gánh chịu một phần đáng kể những tổn thất thảm khốc” của Nga trong cuộc tấn công kéo dài ba tuần ở Vuhledar.
Một số suy đoán chưa được giải quyết về lý do tại sao quân đội Nga luân chuyển Lữ đoàn súng trường cơ giới 136. Điều đó bao gồm một cuộc tấn công mới ở Vuhledar, mặc dù những người lính nói trên của lữ đoàn đó đã cầu xin thêm đạn dược do giao tranh ác liệt ở Bakhmut.
ISW viết: “Lữ đoàn súng trường cơ giới 136 khó có thể đạt được những bước tiến chiến thuật gần Vuhledar mà hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 và 40 và các đơn vị khác của Nga đã không thực hiện được sau nhiều tháng chuẩn bị để bắt đầu các cuộc tấn công theo hướng này”. “Sự xuống cấp có thể xảy ra của các đơn vị khác trong khu vực, những tổn thất đáng kể về trang thiết bị và những hạn chế về pháo binh liên tục được báo cáo có thể sẽ ngăn cản lực lượng Nga giành được những lợi ích chiến thuật quan trọng nếu họ quyết định tiếp tục các cuộc tấn công trong khu vực”.
Arkady Moshes, giám đốc chương trình nghiên cứu về Nước láng giềng phía Đông của Liên Hiệp Âu Châu và Nga tại Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan, nói với Newsweek hôm thứ Sáu rằng việc Nga thiếu tiến bộ gần Vuhledar “là điều hiển nhiên và trái ngược” với hoạt động diễn ra trong và ngoài thành phố Bakhmut.
Moshes nói: “Rất có thể, điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh giữa quân đội chính quy và nhóm Wagner, ảnh hưởng tiêu cực hơn nữa đến khả năng tác chiến và chiến thuật của Nga và cũng có thể có những tác động chính trị”.
Trong một bài báo hôm thứ Ba, BBC dẫn lời một quan chức phương Tây giấu tên cho biết tổng số người Nga thiệt mạng và bị thương ở Bakhmut là từ 20.000 đến 30.000. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Ukraine đã mất khoảng 11.000 chiến binh trong thành phố chỉ trong tháng 2 - một thống kê bị phương Tây tranh cãi. Newsweek không thể xác minh độc lập những con số đó.
Maria Popova, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học McGill, nói với Newsweek hôm thứ Sáu rằng con số thương vong cao của Nga có thể là do sự kém cỏi về lãnh đạo chiến trường hoặc thiếu quan tâm đến những người lính bị thương.
Popova nói: “Chính phủ Ukraine đã tạo dựng được uy tín của mình trong chiến tranh. “Vì họ mở ra cho giới truyền thông giám sát và quan tâm đến sự hỗ trợ của đồng minh, Ukraine tạo ra thông điệp đáng tin cậy. Tôi không có lý do cụ thể nào để nghi ngờ ước tính của họ.”
Bà nói thêm: “Mặt khác, Nga đã liên tục sử dụng thông tin sai lệch và dối trá trắng trợn. Vì vậy, việc tính toán số thương vong của Nga nên được xem xét qua lăng kính của thông tin sai lệch, thay vì được đánh giá theo các con số họ nêu ra.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine và Nga qua email để bình luận.
Ba Lan lên án việc sơn đè lên bức bích họa Đức Mẹ cứu người Ba Lan và thế giới trong nhà thờ Belarus
VietCatholic Media
16:57 11/03/2023
1. Những kẻ cực đoan đập vỡ cửa sổ tại phòng khám mang thai Minnesota cung cấp tã miễn phí
Những kẻ phá hoại đã đập vỡ cửa sổ của một trung tâm phò sự sống ở Minneapolis và vẽ graffiti lên đó vào nửa đêm ngày 3 tháng 3, trong vụ việc mới nhất trong làn sóng tấn công các trung tâm trợ giúp các phụ nữ gặp khủng hoảng khi mang thai.
“Thật là thất vọng,” Tammy Kocher, giám đốc điều hành của New Life Family Services, cơ quan giám sát phòng khám First Care, nói với CNA hôm thứ Hai.
“Tại sao bạn lại muốn làm tổn thương những bà mẹ đơn thân và những gia đình đang gặp khó khăn, những người cần nguồn lực?” cô ấy hỏi những người chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Cô cho biết video giám sát cho thấy hai người đeo mặt nạ vào khoảng 1 giờ sáng đã vẽ bậy lên phòng khám và dùng búa đập vỡ cửa sổ.
Trong số các tuyên bố khác, hình vẽ bậy trên phòng khám có nội dung “Nếu phá thai không an toàn các ngươi cũng không an toàn” và “Jane đã ở đây.”
Một nhóm có tên là Jane's Revenge đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công tương tự vào các trung tâm hỗ trợ mang thai trong một làn sóng tấn công kể từ khi Roe v. Wade bị lật nhào.
Kocher cho biết trung tâm vẫn chưa ước tính thiệt hại nhưng dự đoán nó sẽ vượt quá 20.000 USD.
“Tôi hy vọng rằng họ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà họ đã gây ra cho trung tâm của chúng tôi và hoặc bất kỳ nơi nào khác mà họ đã gây ra,” cô nói. “Họ nên bị truy tố.”
Cảnh sát địa phương nói với nhân viên phòng khám rằng vụ tấn công là một “tội ác căm thù liên bang” và thuộc Đạo luật FACE, là luật liên bang năm 1993 nghiêm cấm “hành vi bạo lực, đe dọa, gây tổn hại và cản trở nhằm gây thương tích, đe dọa hoặc can thiệp vào quyền tìm kiếm, nhận hoặc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản.”
Phòng khám là một trong năm phòng khám mà Dịch vụ Gia đình Cuộc sống Mới điều hành. Các phòng khám cung cấp quần áo trẻ em, ghế ngồi xe hơi, xe đẩy và 100.000 chiếc tã cho các gia đình có nhu cầu mỗi năm. Phòng khám đã cấp phép cho nhân viên xã hội hướng dẫn hơn 2.000 phụ nữ vượt qua nhiều thử thách bao gồm tình trạng vô gia cư và bạo lực gia đình.
Kocher nói rằng phòng khám của cô cung cấp miễn phí tất cả các dịch vụ cho phụ nữ và gia đình. Cô nói, phòng khám nằm trong một khu dân cư có thu nhập thấp ở Minneapolis, nơi có tỷ lệ nghèo đói cao.
“Mọi phụ nữ đều xứng đáng được cảm thấy được chăm sóc và hỗ trợ khi mang thai ngoài ý muốn. Và vì vậy chúng tôi cung cấp hỗ trợ chuyên nghiệp toàn diện,” cô nói.
Kocher gọi cuộc tấn công là “thời điểm kỳ lạ”, vì Minnesota gần đây đã thực hiện các bước để giảm bớt các hạn chế đối với việc phá thai, hợp pháp hóa nó “cho đến khi sinh”, cô nói.
“Hiện nay phá thai là hợp pháp cho đến tận khi sinh nở. Vậy tại sao họ cảm thấy cần phải tấn công đến các trung tâm trợ giúp mang thai? Tôi không hiểu,” cô nói.
Source:National Catholic Register
2. 93 cựu công chức cấp cao Ấn Độ kêu gọi Thủ tướng ngăn chặn sự bách hại các tín hữu Kitô
93 cựu công chức cấp cao của Ấn Độ đã gửi thư cho Thủ tướng Narendra Modi, kêu gọi ông can thiệp cụ thể để ngăn chặn sự gia tăng các cuộc tấn công các tín hữu Kitô tại nước này.
Các cựu công chức vừa nói họp thành nhóm tên là “Nhóm ứng xử hợp hiến” (“Constitutional Conduct Group”) đã gửi thư ngỏ đến Thủ tướng Ấn Độ, kêu gọi ông hãy trấn an các tín hữu Kitô rằng họ sẽ được chính quyền và luật pháp đối xử bình đẳng và không thiên vị.
Trong số những người ký tên vào lá thư, có ông Najeeb Jung, cựu Phó thống đốc thủ đô New Delhi, và cựu Ngoại trưởng Sujatha Singh. Lá thư nhắc đến cái chết của cha Stan Swamy, Dòng Tên, sau một thời gian dài bị giam giữ và tố giác việc bổ nhiệm một bà khét tiếng chống các Kitô hữu làm thẩm phán tòa án tối cao ở Madras.
Thư khẳng định rằng: Các tín hữu Kitô chỉ chiếm 2,3% dân số Ấn Độ và tỷ lệ này hơn kém vẫn đứng yên từ cuộc kiểm tra dân số cách đây 72 năm (1951). Vậy mà trong tâm thức của một số người, con số nhỏ bé này bị coi là một đe dọa cho 80% dân số Ấn là tín hữu Ấn giáo.
Sự cáo gian các Kitô hữu là cưỡng bách người khác theo đạo đã trở thành cái cớ để tấn công bằng lời nói, thể lý và tâm lý chống các Kitô hữu và các tổ chức của tôn giáo này. “Các thánh đường và gia cư của các tín hữu Kitô thuộc các sắc dân bộ lạc và người cùng đinh Dalit bị phá hủy, nghĩa trang của họ bị xúc phạm, các trường học và bệnh xá bị tấn công và những cuộc hội họp để cầu nguyện bị hăm dọa. Những cuộc tấn công này xảy ra phần lớn tại các bang Chhattisgarh, Assam, Uttar Pradesh, Madhya Pradesh, Odisha, Karnataka, Gujarat và Maharastra”.
Cách đây ít ngày, một trong những vụ như thế đã xảy ra ngay cả dưới những đèn pha ở Hội chợ thế giới về sách tại thủ đô New Delhi: một nhóm Ấn giáo cuồng tín đã tấn công một quầy sách của tổ chức “Gideons International”, phân phát miễn phí các sách Kinh thánh.
93 cựu công chức cấp cao viết rằng: “Chúng ta thỉnh cầu ông, trong tư cách là thủ tướng đất nước chúng ta và toàn dân, kể cả những người Hồi giáo và Kitô giáo, cũng như các nhóm tôn giáo thiểu số khác, và với tư cách là thành viên nổi bật của đảng BJP, hãy lên tiếng chống lại những hành động xúc phạm và lăng mạ như thế, đồng thời làm sao để cảnh sát và các quan chức cấp cao ngăn cản những vụ như thế không tái diễn nữa. Bạo lực có thể bị ngăn chặn ngay với một lời nói từ phía các vị lãnh đạo tối cao của đảng BJP, của chính phủ Liên bang và mỗi chính quyền tiểu bang, chúng ta biết rằng sự im lặng chỉ tạo thêm bạo lực. Các Kitô hữu cũng như mọi người dân Ấn Độ, phải được bảo đảm một sự đối xử bình đẳng và không thiên vị từ phía chính quyền và luật pháp”.
3. Ba Lan lên án việc sơn đè lên bức bích họa trận chiến Warsaw trong nhà thờ Belarus
Ba Lan đã lên án quyết định của chính quyền Belarus về việc xóa bỏ một bức bích họa tại một nhà thờ Ba Lan ở phía tây Belarus mà trước Thế chiến thứ hai là một phần của Ba Lan. Bức bích họa kỷ niệm Trận chiến Warsaw năm 1920. Trong trận chiến đó, lực lượng Ba Lan đã đánh bại Hồng quân Liên Xô.
Quyết định sơn lên tác phẩm nghệ thuật ở làng Soly, gần thành phố Grodno, được đưa ra sau một chiến dịch gần đây của chính quyền Bêlarut nhắm vào cộng đồng dân tộc Ba Lan lớn của đất nước. Bộ Ngoại giao Ba Lan đã lên án quyết định sơn đè lên bức bích họa là “sự phá hủy thêm di sản văn hóa Ba Lan ở Belarus bởi chế độ Lukashenko”.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Ba Lan Zbigniew Rau cho biết “Di sản này là một phần không thể thiếu trong lịch sử của Belarus. Sự hủy diệt của nó là không xứng đáng và không tương thích với các nguyên tắc của thế giới văn minh.”
Bức bích họa – được vẽ trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến, khi Grodno vẫn còn là một phần của Ba Lan – được chú ý nhiều hơn vào năm ngoái khi đài truyền hình nhà nước Belarus ONT phát sóng một chương trình trong đó một phóng viên quay lén tại nhà thờ Công Giáo ở Soly, Belsat
Tác phẩm nghệ thuật mô tả một trận chiến nổi tiếng gần Warsaw vào năm 1920 – được biết đến trong tiếng Ba Lan là “Phép lạ trên sông Vistula” – trong đó Ba Lan đã ngăn chặn Hồng quân Liên Xô tiến về phía Tây Âu.
Tờ National Catholic Register có bài tường trình về phép lạ này nhan đề “Miracle of Vistula’: When Our Lady Saved the World From Communism”, nghĩa là “Phép Lạ Vistula: Khi Đức Mẹ Cứu Thế Giới Khỏi Chủ Nghĩa Cộng Sản”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ mà chúng tôi đã thực hiện trước đây.
https://notesfrompoland.com/2023/03/01/poland-condemns-painting-over-of-battle-of-warsaw-fresco-in-belarusian-church/
Thánh Ca
Về bên nhan Chúa
Lm. Thái Nguyên
06:11 11/03/2023
THÁNH CA PHỤNG VỤ TUAN 4 MUA CHAY A
Nhập lễ: Về bên nhan Chúa: https://www.youtube.com/watch?v=3Wk4mCkW4IQ
Đáp ca: TV 22: https://www.youtube.com/watch?v=dsAFdOGaTwE
Hiệp lễ : Thông sáng hay mù tối: https://www.youtube.com/watch?v=j30uDLeiYY4
Thánh Vinh 22
Lm. Thái Nguyên
06:14 11/03/2023
THÁNH CA PHỤNG VỤ TUAN 4 MUA CHAY A
Nhập lễ: Về bên nhan Chúa: https://www.youtube.com/watch?v=3Wk4mCkW4IQ
Đáp ca: TV 22: https://www.youtube.com/watch?v=dsAFdOGaTwE
Hiệp lễ: Thông sáng hay mù tối: https://www.youtube.com/watch?v=j30uDLeiYY4
Nhập lễ: Về bên nhan Chúa: https://www.youtube.com/watch?v=3Wk4mCkW4IQ
Đáp ca: TV 22: https://www.youtube.com/watch?v=dsAFdOGaTwE
Hiệp lễ: Thông sáng hay mù tối: https://www.youtube.com/watch?v=j30uDLeiYY4
Thông sáng hay mù tối
Lm. Thái Nguyên
06:16 11/03/2023
THÁNH CA PHỤNG VỤ TUAN 4 MUA CHAY A
Nhập lễ: Về bên nhan Chúa: https://www.youtube.com/watch?v=3Wk4mCkW4IQ
Đáp ca: TV 22: https://www.youtube.com/watch?v=dsAFdOGaTwE
Hiệp lễ : Thông sáng hay mù tối: https://www.youtube.com/watch?v=j30uDLeiYY4
Dâng lời sám hối
Lm. Thái Nguyên
06:17 11/03/2023
CHÚA NHẬT 5 MUA CHAY A
Nhập lễ: Dâng lời sám hối: https://www.youtube.com/watch?v=z-POhZtHi2Y
Đáp ca : TV 129: https://www.youtube.com/watch?v=-YuyRdDKLug
Hiệp lễ: Niềm vui sự sống: https://www.youtube.com/watch?v=2RkjZZjm5TA
Thánh Vinh 129
Lm. Thái Nguyên
06:19 11/03/2023
CHÚA NHẬT 5 MUA CHAY A
Nhập lễ: Dâng lời sám hối: https://www.youtube.com/watch?v=z-POhZtHi2Y
Đáp ca : TV 129: https://www.youtube.com/watch?v=-YuyRdDKLug
Hiệp lễ: Niềm vui sự sống: https://www.youtube.com/watch?v=2RkjZZjm5TA
Niềm vui sự sống
Lm. Thái Nguyên
06:20 11/03/2023
CHÚA NHẬT 5 MUA CHAY A
Nhập lễ: Dâng lời sám hối: https://www.youtube.com/watch?v=z-POhZtHi2Y
Đáp ca : TV 129: https://www.youtube.com/watch?v=-YuyRdDKLug
Hiệp lễ: Niềm vui sự sống: https://www.youtube.com/watch?v=2RkjZZjm5TA