Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:35 11/03/2019
56. ĐÈN CẦY (NẾN) MÀU ĐỎ TRONG SỔ CHI THU
Người trông coi tài vụ của huyện nhưng lại không biết chữ, cho nên nếu mua đồ vật gì có giá trị thì đều vẽ lên sổ chi thu một hình dáng, gọi là ghi sổ.
Một hôm, quan huyện kiểm tra sổ chi thu, chỉ nhìn thấy trong sổ sách vẽ rất nhiều đồ hình, thì rất giận dữ, bèn cầm lấy bút màu đỏ gạch rất nhiều dấu trên đồ hình.
Người coi tài vụ nhìn thấy bèn nói với quan huyện:
- “Ngài mua nhiều đèn cầy màu đỏ, sao lại ghi trên sổ sách của tôi ?”
(Tiếu phủ)
Suy tư 56:
Một gạch đỏ của quan huyện thì xóa đi một hình vẽ của ông giữ sổ tài chánh của huyện.
Một hành vi gây gương xấu của linh mục thì sẽ xóa đi hình ảnh mục tử nhân hậu của Đức Chúa Giê-su nơi các ngài trong lòng các giáo dân.
Một lời nói dối trá của các tu sĩ nam nữ thì sẽ xoá bớt đi những nét thánh thiện của họ nơi tha nhân.
Một gương xấu của người Ki-tô hữu thì cũng xoá đi những gương sáng mà họ đã làm cho tha nhân.
Mỗi lần chúng ta chiều theo cơn cám dỗ là chúng ta lấy mực đỏ gạch xoá đi những ân sủng mà Chúa đã ban cho chúng ta qua những việc lành mà chúng ta đã làm trong cuộc sống...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người trông coi tài vụ của huyện nhưng lại không biết chữ, cho nên nếu mua đồ vật gì có giá trị thì đều vẽ lên sổ chi thu một hình dáng, gọi là ghi sổ.
Một hôm, quan huyện kiểm tra sổ chi thu, chỉ nhìn thấy trong sổ sách vẽ rất nhiều đồ hình, thì rất giận dữ, bèn cầm lấy bút màu đỏ gạch rất nhiều dấu trên đồ hình.
Người coi tài vụ nhìn thấy bèn nói với quan huyện:
- “Ngài mua nhiều đèn cầy màu đỏ, sao lại ghi trên sổ sách của tôi ?”
(Tiếu phủ)
Suy tư 56:
Một gạch đỏ của quan huyện thì xóa đi một hình vẽ của ông giữ sổ tài chánh của huyện.
Một hành vi gây gương xấu của linh mục thì sẽ xóa đi hình ảnh mục tử nhân hậu của Đức Chúa Giê-su nơi các ngài trong lòng các giáo dân.
Một lời nói dối trá của các tu sĩ nam nữ thì sẽ xoá bớt đi những nét thánh thiện của họ nơi tha nhân.
Một gương xấu của người Ki-tô hữu thì cũng xoá đi những gương sáng mà họ đã làm cho tha nhân.
Mỗi lần chúng ta chiều theo cơn cám dỗ là chúng ta lấy mực đỏ gạch xoá đi những ân sủng mà Chúa đã ban cho chúng ta qua những việc lành mà chúng ta đã làm trong cuộc sống...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:41 11/03/2019
106. Ai cũng biết dùng chút mật ngọt thì có thể bắt được ruồi, hơn là dùng một thùng giấm để bắt ruồi.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cặp vợ chồng Pháp bị tòa án kết tội đã cáo gian một linh mục lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên
Vũ Văn An
16:50 11/03/2019
Tòa lên án họ 3 tháng tù treo và phạt mỗi người 500 euros vì đã cáo gian 1 linh mục lạm dụng trẻ vị thành niên.
Đó là tin do tờ La Croix tường trình trên ấn bản quốc tế ngày 1 tháng Ba năm 2019 của họ.
Tờ La Croix cho hay: cặp vợ chồng trên nằng nặc cho rằng họ hành động “vì thiện chí” và “không có ý gây hại” cho bất cứ ai.
Người vợ tên Marie-Jeanne Martin lắc đầu lia lịa, liên tục xoay từ trái qua phải bày tỏ đủ thứ phản ứng từ không tin tới giận dữ.
Bà ta có vẻ hoàn toàn tự tin ở mình khi bắt tay chồng trước vành móng ngựa của tòa án tại Châlons-en-Champagne ngày 27 tháng Hai.
Không lúc nào, bà ta tỏ ra hoài nghi sự thật quanh các biến cố có liên quan tới Cha François-Jérôme Leroy mà họ đã báo cáo trong một lá thư tựa là “Báo cáo về sự can thiệp với trẻ vị thành niên”. Họ gửi lá thư đó cho công tố viên ở Châlons, là Eric Virbel, 1 năm trước đây.
Cuối cùng, tòa đã lên án vợ chồng này 3 tháng tù treo và phạt mỗi người 500 euros vì tội báo cáo gian.
Ngoài ra, vợ chồng trên còn bị buộc phải đăng án tòa lên bảng yết thị công cộng tại Baye, một làng nhỏ thuộc vùng Marne nơi Cha Leroy, 70 tuổi, đã sống cho tới khi báo cáo của cặp vợ chồng này buộc ngài phải “biệt xứ”, xa hẳn trẻ em và sẵn sàng để các nhà cầm quyền triệu vời.
Khi rời tòa, Marie-Jeanne Martin nói rằng “quả đáng xấu hổ”.
Trong diễn từ của họ với chánh án tòa, cặp vợ chồng này nhắc đi nhắc lại rằng họ hành động “vì thiện chí” và “không hề có ý gây hại” bất cứ ai. Họ cho rằng điều họ làm là một “lời kêu gọi xin giúp đỡ” vụng về chứ không phải là một báo cáo gian.
Lời đồn thổi
Trong lá thư gửi cho công tố viên ở Châlons ngày 25 tháng Ba năm 2018, vợ chồng Martins viết câu đầu như thế này: “Trong lá thư này, chúng tôi muốn báo cáo một vài biến cố đang gây độc cho cuộc sống các cư dân ở Baye”.
Họ nói: trong hai năm trước đây, họ nghe một số lời đồn thổi về Cha Leroy, giám đốc Foyer de Charité (Nhà bác ái) ở Baye.
Trong lá thư của họ, lá thư họ có kèm theo “chứng từ” của hai đứa cháu của họ tuổi 14 và 15, họ cũng cho rằng các bé trai của bốn gia đình khác nhau chắc chắn đã là các nạn nhân của “chuyện rờ mó”.
Trong khi đang thả bộ ở Baye hồi tháng Hai năm 2018, các bé trai này đã gặp Cha Leroy; ngài đã đồng hành với các em đến thăm một nhà nguyện mới được tu bổ nơi ngài chụp hình với các em.
Nhưng chánh án nhận định: không có bằng chứng nào cho thấy vị linh mục là một người săn mồi tình dục.
Marie-Jeanne Martin đáp lời: “Ông ta đáng lẽ phải xin phép chớ! Chúng tôi lo lắng vì có tin đồn”.
Sau khi được vợ chồng Martins tiếp xúc, Virbel mở cuộc điều tra. Hai mươi nhân chứng được phỏng vấn nhưng không tìm ra bất cứ điều gì để có thể kết tội Cha Leroy.
Trái lại, một vài nhân chứng quả quyết rằng vợ chồng này tạo hoẹt ra câu truyện.
Một nhân chứng nói: “Cả là một mạng lưới nói láo”. Một nhân chứng khác cho hay: “Đây chỉ là một cách để loại trừ Cha Leroy người mà họ vốn có tranh chấp với mà thôi”.
Thực vậy, vợ chồng Martins vốn có tranh cãi về giá cả của một căn hộ mà họ thuê của Foyer de Charité do Cha Leroy quản lý.
Cặp vợ chồng này còn tố cáo Cha Leroy không chịu thi hành các biện pháp “an toàn” mà họ cho là cần thiết.
Có khi nào họ cố tình lấy việc cáo gian làm phương tiện giải quyết việc tranh chấp không?
Cha Pierre Vignon, tác giả một cuốn sách về ấu dâm trong Giáo Hội, tựa là Plus jamais ça! (Không bao giờ xẩy ra nữa!), cho rằng “họ là những người chân chính, thành thực và ngay thẳng và tôi nghĩ rằng phần lớn họ chỉ sợ hãi mà thôi”.
Thiện chí
Cuộc điều tra Cha Leroy đã kết thúc năm 2018. Nhưng công tố viên từ chối để yên vụ việc.
Khi Cha Leroy đệ nạp khiếu nại chống lại vợ chồng Martins đã cáo gian, Virbel quyết định theo đuổi vụ này trong một cố gắng phục hồi danh tiếng cho vị linh mục và làm nản lòng các nạn nhân giả hiệu đừng mưu toan gây mất thanh thế cho người khác.
Công tố viên nói trước tòa rằng: khi đệ trình báo cáo, cặp vợ chồng đã không chịu thực hành phán đoán và tỏ lòng khiêm nhường cần thiết trong việc đạt sự thật và công lý.
Thực vậy, cho tới khi Virbel liệt kê các cáo buộc chống lại họ, mắt họ mới bắt đầu ươn ướt. Khi Jean-Louis Martin nhìn xuống giầy mình, ông ta cũng đã nhỏ một vài giọt nước mắt.
Văn Hóa
Ô Hay ! Cái Tội Thiếu Sót
Sơn Ca Linh
08:48 11/03/2019
(Chút cảm nhận và suy niệm đoạn Tin Mừng về Ngày “Phán xét chung” : Mt 25, 31-46)
Gioan Thánh Giá, vị thánh nhà thơ đã từng nhắc khéo :
“Buổi hoàng hôn đời, sẽ bị phán xét về tình yêu” !
Có mới gì đâu,
đời đã ngang qua muôn vạn sớm chiều,
Dụ ngôn “phán xử cuối cùng” bao lần vang dội !
Tận thế hôm nay,
Đâu cần phải năm chờ tháng đợi,
“Chiên hay dê”, soi Tin Mừng ta sẽ biết liền.
“Tội thiếu sót” : cái tội con người lỗi phạm triền miên,
Đơn giản thôi :
“đáng lẽ phải làm” mà ta cố tình quay lưng “thiếu sót” !
Tội là đây : ngoãnh mặt làm ngơ khi anh em ta đói,
Tội là đây : người ta khát mà đành đoạn quay lưng.
Tội là đây : đóng cửa cài then, từ chối thẳng thừng,
Những kẻ lỡ đường, anh em khách lạ.
Tội là đây :
Ta ấm êm mặc anh em mình trần truồng tơi tả,
Ta an yên hạnh phúc mặc ai đau yếu liệt giường.
Tội là đây : kẻ tội tù không đáng để xót thương…,
Sao kể hết, những “tội to đùng” mang tên “thiếu sót” !
Đừng quên nhé,
“bản án” của hai ngàn năm trước,
Vẫn còn nguyên hiệu lực cho ngày tháng hôm nay.
Chẳng đâu xa, Chúa Giêsu đang nhập thể ở đây,
Nơi những anh chị em đơn nghèo phận bạc.
Đừng xem thường những hành vi ta gọi là “thiếu sót”,
Cái tội tầy đình, tội “thiếu sót yêu thương”.
Chiều xế cuộc đời, khi đã đến cùng đường,
Ta sẽ bị xét xử, chung qui ! Chỉ là tội “thiếu sót” !
Sơn Ca Linh
Thứ hai tuần 1 Mùa Chay 11.3.2019.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuyết Lạnh Ngày Đông
Joseph Ngọc Phạm
08:45 11/03/2019
TUYẾT LẠNH NGÀY ĐÔNG
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Ngoài sân tuyết phủ ngâp trời
Trong nhà lò sưởi tuyệt vời ấm êm
(bt)
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Ngoài sân tuyết phủ ngâp trời
Trong nhà lò sưởi tuyệt vời ấm êm
(bt)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 10/3/2019
VietCatholic Network
00:41 11/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 10/3/2019.
2- Đức Thánh Cha nói: Mùa Chay là một cơ hội để sống đơn giản và chân thực.
3- Đức Thánh Cha gặp gỡ các Linh mục Roma đầu mùa Chay.
4- Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi lần thứ 56.
5- Đức Thánh Cha đề cao sự đóng góp của các Tôn Giáo cho mục tiêu phát triển lâu bền.
6- Đức Thánh Cha tố giác nạn bài trừ Do Thái bộc phát tại một số nước và kêu gọi đối thoại.
7- Thống kê về hiện tình Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới.
8- Tàu bệnh viện Đức Thánh Cha Phanxicô tại vùng Amazzonia, Nam Mỹ.
9- Đức Hồng Y Barbarin bị kết án 6 tháng tù treo.
10- Phụ nữ trên thế giới có khả năng mang lại những thay đổi quan trọng.
11- Hãy loan báo Tin Mừng một cách can đảm hơn giữa những cơn khủng hoảng.
12- Một thầy giáo ở tiểu bang Utah, Hoa Kỳ bắt học trò chùi sạch thánh giá Tro.
13- Giới thiệu Thánh Ca: Chênh Vênh.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
Suy Niệm với ĐTC Phanxicô 12/3/2019. Giáo sĩ để râu hay không, tranh cãi giữa hai Giáo Hội Đông và Tây
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:31 11/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hãy giữ gìn ký ức về lịch sử ơn cứu rỗi. Khi anh chị em “quay lưng” đi với chính tâm hồn mình, anh chị em có nguy cơ có một “trái tim không có la bàn”. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm mùng 7 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta. Đây là thánh lễ đầu tiên trong Mùa Chay được cử hành tại nhà nguyện này.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã tập trung vào ba cụm từ chính từ bài đọc Một trong ngày, được trích từ sách Đệ Nhị Luật. Để chuẩn bị cho họ tiến vào Đất Hứa, ông Môisê đặt ra trước dân một thử thách, thực tế, là một lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng: “Đó là một lời mời gọi hướng đến tự do của chúng ta,” là lời cảnh tỉnh về những hậu quả nếu anh chị em “quay lưng lại với con tim mình”; nếu anh chị em “không muốn lắng nghe”; và nếu anh chị em “lầm đường lạc lối đi tôn thờ và phục dịch các vị thần khác”.
Khi anh chị em “quay lưng lại với con tim mình”, khi anh chị em chọn những nẻo đường không đúng – hoặc là đi sai hướng hoặc là đi theo một con đường hoàn toàn khác, chứ không phải là đường ngay nẻo chính - anh chị em mất cảm giác về phương hướng, anh chị em lầm đường lạc lối. Và một trái tim không có la bàn là một mối nguy hiểm công cộng: đó là mối nguy hiểm cho chính người đó và cho những người khác. Và một con tim có nguy cơ sẽ đi theo con đường sai lầm này khi nó không biết lắng nghe, khi nó cho phép mình lạc xa chính lộ, bị các thứ thần dữ lôi đi, khi nó trở thành một kẻ thờ ngẫu tượng.
Tuy nhiên, thường thì chúng ta không có khả năng lắng nghe, Đức Thánh Cha cảnh giác. Có nhiều người “điếc đặc trong tâm hồn” - và “chúng ta cũng vậy, lúc này lúc khác chúng ta trở nên điếc lác trong tâm hồn, chúng ta không nghe thấy tiếng Chúa.” Ngài cảnh báo về “pháo hoa” muôn mầu muôn sắc đang níu kéo chúng lại, về “các vị thần giả” đang mời gọi chúng ta tôn thờ ngẫu tượng. Đây là mối nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt trên con đường “hướng về vùng đất đã hứa cho chúng ta: vùng đất gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh”. Mùa Chay “giúp chúng ta đi theo con đường này”, Đức Thánh Cha nói.
Cụm từ thứ hai, “không muốn lắng nghe” Lời Chúa - và những lời hứa mà Ngài đã thực hiện cho chúng ta. Điều này có nghĩa là mất đi ký ức. Đức Thánh Cha nói rằng khi chúng ta mất ký ức “về những điều vĩ đại mà Chúa đã làm trong cuộc sống của chúng ta, mà Ngài đã thực hiện cho Giáo Hội, và cho dân Ngài”, thì chúng ta quen dần với việc đi một mình, với sức mạnh của riêng mình, với não trạng tự túc của chúng ta. Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta bắt đầu Mùa Chay bằng cách xin “ân sủng ký ức”. Theo ngài, đây là điều mà Môisê khuyên người Do Thái làm trong bài đọc Một, đó là hãy nhớ tất cả những gì Chúa đã làm cho họ trên đường đi. Mặt khác, chúng ta phải cảnh giác rằng khi mọi chuyện đều êm đẹp, khi chúng ta cảm thấy hài lòng về mặt tinh thần, chúng ta có nguy cơ đánh mất “ký ức về cuộc hành trình”:
Sự hài lòng, thậm chí hài lòng về mặt tinh thần, có mối nguy hiểm này là nguy cơ mất đi những ký ức nhất định, quên đi những điều lẽ ra chúng ta phải luôn ghi nhớ. Tôi thấy như thế này tốt rồi, và tôi quên đi những gì Chúa đã làm trong cuộc đời tôi, tất cả những ân sủng mà Ngài đã ban cho tôi, và tôi tin rằng tất cả chỉ là nhờ vào công đức của riêng tôi. Và rồi trái tim bắt đầu quay đi, bởi vì nó không lắng nghe tiếng nói của chính trái tim: là ký ức. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của ký ức.
Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ một đoạn tương tự, trong thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu Do Thái, trong đó thánh nhân khuyên các tín hữu Do Thái hãy nhớ lại “những ngày xa xưa”. Đức Thánh Cha cảnh báo rằng “mất trí nhớ là một hiện tượng rất phổ biến. Ngay cả dân Israel cũng bị mất trí nhớ”. Hơn thế nữa, việc mất trí nhớ này là có chọn lọc. “Tôi nhớ những gì thuận tiện cho tôi bây giờ và tôi không nhớ bất cứ điều gì đe dọa tôi”. Chẳng hạn, dân Do Thái khi đi trong sa mạc thì nhớ rõ rằng Chúa đã cứu họ; họ không thể quên Ngài. Nhưng họ bắt đầu phàn nàn về tình trạng thiếu nước và thịt, và “nghĩ về những thứ họ đã có ở Ai Cập”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng đây là một loại ký ức chọn lọc, bởi vì họ quên rằng những điều tốt đẹp mà họ có ở Ai Cập đã được ăn tại “bàn của những kẻ nô lệ”. Để tiến bước, chúng ta phải nhớ, chúng ta không được “quên lịch sử: lịch sử cứu độ, lịch sử cuộc đời tôi, lịch sử của Chúa Giêsu với tôi”. Ngài cảnh báo rằng chúng ta không được dừng lại, chúng ta không được quay đầu lại, chúng ta không thể bị các loại thần tượng lôi kéo đi.”
Ngài nhấn mạnh rằng thờ ngẫu tượng không chỉ có nghĩa là “đi đến một ngôi đền ngoại giáo và thờ cúng một bức tượng”.
Thờ ngẫu tượng là một thái độ của trái tim, khi anh chị em thích làm điều gì đó vì nó thoải mái hơn đối với mình, bất kể lệnh truyền của Chúa – thì chính xác là lúc đó chúng ta đã quên mất Chúa. Vào buổi đầu Mùa Chay này, thật là tốt nếu chúng ta nhớ đến những gì Chúa đã thực hiện trong cuộc đời ta: Ngài yêu ta như thế nào, Ngài bảo bọc ta ra sao. Và từ ký ức đó, chúng ta đi tiếp. Và cũng thật tốt khi nhắc lại lời khuyên của thánh Phaolô cho Timôthêô, người môn đệ yêu dấu của thánh nhân: “Hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô đã Phục sinh từ trong kẻ chết”. Tôi nhắc lại: “Hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô đã Phục sinh từ trong kẻ chết”. Hãy nhớ đến Chúa Giêsu, Đấng đã đến với tôi, và sẽ đồng hành cùng tôi cho đến lúc tôi nhìn thấy Ngài trong vinh quang. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để giữ gìn ký ức”.
2. Những điều kỳ thú về truyền thống các giáo sĩ Kitô Giáo để râu hay không để râu
Charles A. Coulombe là giáo sư lịch sử Kitô Giáo. Ông giảng dạy tại California Hoa Kỳ và tại nhiều trường Đại Học ở Anh quốc. Hôm thứ Tư Lễ Tro, giáo sư Coulombe đã đăng trên tờ Catholic Herald một nghiên cứu thú vị về một sự khác biệt giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo.
Trong đoạn video này, thu được trong đoàn rước sám hối ngày Thứ Tư Lễ Tro năm nay tại Rôma, quý vị và anh chị em có thể thấy không có một vị Hồng Y nào để râu. Giáo sư Coulombe cho biết rằng trong Hồng Y đoàn hiện nay gồm có 223 vị, tính đến ngày 30 tháng Giêng 2019, chỉ có Đức Hồng Y Seán O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ là để râu.
Trong đoạn video tiếp theo này, thu được trong phiên họp khoáng đại của Chính Thống Giáo hồi tháng Sáu năm ngoái 2018, tình hình hoàn toàn ngược lại, hầu hết các Giám Mục và cả các linh mục Chính Thống Giáo đều để râu.
Hàng giáo sĩ nên để râu hay không nên để râu, theo giáo sư Coulombe đã là một tranh cãi kéo dài nhiều thế kỷ giữa hai Giáo Hội Đông và Tây.
Theo dòng lịch sử, hầu hết các dân tộc ở Trung Đông, chẳng hạn như người Do Thái, bộ râu được coi là dấu chỉ của sự sống, của sự sinh sôi. Trong khi đó, người La Mã đều cạo râu sạch sẽ. Cả hai dân tộc đều dè bỉu những người không làm như họ.
Trong các phim về cuộc thương khó của Chúa, Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài thường được miêu tả là để râu, trong khi người La Mã, mà chúng ta quen gọi là “quân dữ” là những kẻ “mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”.
Lịch sử ghi nhận, Đại đế Hadrian sinh năm 76 và qua đời năm 138 là vị Hoàng đế La Mã đầu tiên để râu. Bắt chước nhà vua, phong trào để râu lan tràn nhanh chóng trong Đế quốc La Mã.
Thánh Clementê thành Alexandria sinh năm 150 và qua đời năm 215, trong nhiều dịp khác nhau luôn khuyên những tân tòng nam giới không được cạo râu. Ngài lên án việc “mày râu nhẵn nhụi” là một dấu chỉ “ẻo lả nữ tính”. Ý kiến của ngài hệt như câu hát của người bình dân Việt Nam: “Để râu không phải là già. Để râu cho biết đàn bà, đàn ông.”
Lời lên án của Thánh Clementê vẫn còn được coi trọng trong các Giáo Hội Đông phương cho đến ngày nay.
Trong Giáo Hội Tây phương, mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Thánh Giêrômê thường chỉ trích các tu sĩ để râu tóc quá dài. Nhưng phải đến thập niên 500 sau Chúa Giáng Sinh, các Công Đồng địa phương mới bắt đầu cấm để râu. Sự cấm đoán sau đó đã đi vào giáo luật.
Hầu hết các linh mục thời Trung cổ đều không để râu – có lẽ việc để râu gây khó khăn trong Phụng Vụ, đặc biệt trong việc uống rượu lễ từ các chén thánh.
Từ thế kỷ 13 các tu sĩ dòng Phanxicô, dòng Đa Minh, dòng Cát Minh, dòng Augustinô, và dòng Tôi Tớ Đức Mẹ được khích lệ cạo râu để phân biệt mình với các tu sĩ theo những lạc giáo mà các ngài đang cố gắng dập tắt.
Đến thế kỷ 16, lại có một làn sóng để râu phát triển nhanh trong Giáo Hội Tây phương. Mặc dù lệnh cấm để râu không thay đổi, Đức Clêmentê Đệ Thất đã lên ngôi Giáo Hoàng vào năm 1523 với một bộ râu.
Vào thế kỷ 17, Hồng Y Richelieu và Thánh Vincent de Paul đã để râu (mặc dù Thánh Charles Borromeo không chấp thuận).
Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ Mười Hai sinh năm 1691 và qua đời năm 1700 là vị Giáo Hoàng cuối cùng để râu cho đến nay.
Trong số những vị thánh vĩ đại nhất trong thời chúng ta, Thánh Piô Năm Dấu Thánh và Chân phước Solanus Casey, là những vị để râu.
3. Các tai tiếng hiện nay là cơ hội thanh tẩy của Giáo Hội
Theo một truyền thống khi bắt đầu Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ Rôma hôm thứ Năm 7 tháng Ba. Trong dịp này ngài trình bày những suy tư về cách thế tội lỗi làm biến dạng Giáo hội, và khích lệ các linh mục nhìn về tương lai với lòng tự tin nơi ơn quan phòng của Chúa.
Cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô với hàng giáo sĩ của giáo phận Rôma trong những ngày đầu tiên của Mùa Chay, như thường lệ, đã diễn ra tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, là nhà thờ chính tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.
Sau khi cử hành nghi thức sám hối, cùng với Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu cuộc gặp gỡ với việc giải tội cho một số linh mục, và lắng nghe một bài suy niệm Mùa Chay do chính Đức Hồng Y De Donatis thuyết giảng.
Mở đầu bài suy niệm, Đức Hồng Y Giám quản Angelo De Donatis nói: “Mùa phụng vụ chúng ta đang sống đòi chúng ta thi hành sứ vụ thừa tác viên hòa giải, sứ giả và là người phục vụ ơn tha thứ của Chúa cho tất cả các anh chị em chúng ta. Chúng ta hãy nói to trong các cộng đoàn của chúng ta: “Nhân danh Chúa Kitô, tôi van nài anh chị em hãy để cho mình được hòa giải với Thiên Chúa!”. Chúng ta hãy mời gọi tất cả xin ơn tha thứ của Chúa, với lòng khiêm tốn, và hãy xin lỗi anh chị em mình vì những điều xấu đã làm. Thật là một hồng ân rất ý nghĩa khi được nếm hưởng ngay từ bây giờ giữa chúng ta, các Phó tế, Linh Mục và Giám Mục, sự dịu dàng của Tình Yêu Chúa, để sẵn sàng hơn trong việc chia sẻ ơn tha thứ với anh chị em chúng ta”.
Khác với những năm trước, Đức Thánh Cha đã bỏ qua phần hỏi đáp với các linh mục Rôma. Nhưng Đức Thánh Cha đã có một bài phát biểu dài trong đó ngài xen kẻ giữa bản văn được soạn sẵn với những phát biểu ứng khẩu của mình. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến những đau đớn gây ra bởi những tai tiếng lạm dụng tính dục đang làm rung chuyển Giáo Hội.
Đức Thánh Cha đã chia sẻ nỗi buồn của chính ngài với hàng giáo sĩ Rôma như “những nỗi đau và sự trừng phạt không thể chịu đựng nổi mà làn sóng những tai tiếng đầy rẫy trên báo chí toàn thế giới, đang gây ra trong toàn bộ cơ thể giáo hội”.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng đã có những lời hy vọng và khích lệ cho các giáo sĩ khi ngài nói rằng “Chúng ta đừng nản lòng, Chúa đang thanh tẩy Hiền Thê của Người. Chúa đang hoán cải tất cả chúng ta để quay về với Người. Ngài đang đưa chúng ta vào thử thách để chúng ta hiểu rằng không có Người chúng ta chỉ là tro bụi. Ngài đang ra tay cứu chúng ta khỏi thói giả hình, khỏi thứ tâm linh bề ngoài. Ngài đang thổi Thần Khí của Ngài ‘để khôi phục lại vẻ đẹp cho Hiền Thê của mình’”.
Đức Thánh Cha nói ngài tin rằng “ý nghĩa thực sự của những gì đang xảy ra có thể tìm thấy nơi tinh thần của quỷ dữ, nơi kẻ thù đang hành động như thể nó là chủ nhân của thế giới này.”
Ngài than thở rằng tội lỗi làm biến dạng Giáo Hội khiến chúng ta phải sống “với nỗi buồn và kinh nghiệm nhục nhã khi chúng ta hoặc một trong những linh mục hoặc giám mục anh em của chúng ta rơi vào vực thẳm không đáy của tội lỗi, băng hoại, hoặc còn tệ hơn nữa là tội ác phá hủy cuộc sống của người khác.”
Vào đầu Mùa Chay, “là thời gian của ân sủng, chúng ta hãy đặt Thiên Chúa trở lại vị trí trung tâm. Không có Chúa, chúng ta không thể làm gì. Ngài phải là trung tâm,” Đức Thánh Cha nói.
Ngài đã kêu gọi các linh mục hướng về Chúa “mặt đối mặt” vì “Chúa biết sự trần truồng đáng xấu hổ của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói thêm với các linh mục rằng Chúa biết sự trần truồng đáng xấu hổ của chúng ta, nhưng Ngài không bao giờ mệt mỏi sử dụng chúng ta để trao ban cho mọi người ơn hòa giải. “Chúng ta là những tội nhân rất bi đát, nhưng Chúa dùng chúng ta để cầu thay nguyện giúp cho anh chị em của chúng ta là những người chúng ta có nhiều điều phải cầu xin họ tha thứ.”
Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các linh mục rằng “Anh em đừng sợ liều mạng phục vụ sự hòa giải giữa Thiên Chúa và loài người: chúng ta không được ban sự cao cả thầm kín nào khác ngoài sự hiến mạng sống mình để con người có thể biết tình yêu Chúa. Cuộc sống của một linh mục đầy những hiểu lầm, đau khổ âm thần và nhiều khi bị bách hại. Những xâu xé giữa các anh chị em trong cộng đoàn chúng ta, sự không đón nhận Lời Tin Mừng, sự coi rẻ người nghèo, tâm tình oán hận vì những hòa giải không bao giờ xảy đến, gương mù gương xấu do cách cư xử ô nhục của một vài anh em, tất cả những điều đó có thể làm chúng ta mất ngủ và để mình rơi vào tình trạng bất lực. Trái lại, chúng ta hãy vững tin nơi sự dìu dắt kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng thi hành mọi sự việc vào thời gian của Ngài, chúng ta hãy mở rộng con tim và phục vụ Lời hòa giải của Chúa”
Đức Thánh Cha cũng đã yêu cầu các linh mục duy trì “một cuộc đối thoại trưởng thành với Chúa” và lo lắng cho dân được trao phó cho chính các ngài và tránh khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa là khuynh hướng nói rằng “đây là dân của tôi”. Vâng, đó là dân của anh em nhưng “chỉ là được ủy nhiệm thôi”, Đức Thánh Cha giải thích. “Dân không phải là dân của chúng ta, họ thuộc về Chúa”.
Vào cuối cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ Rôma, Đức Thánh Cha đã đề cập đến năm thánh 2025, được đánh dấu bằng những suy tư trích từ Sách Xuất hành, như là “một mô hình để chuyển từ dân tứ tán thành một dân tộc”.
Đức Thánh Cha cũng đã ca ngợi một sáng kiến của giáo phận Caritas địa phương mang tên “Thiên đường thế nào, đường phố cũng nên như thế”, đó là một tuần dành riêng cho việc bác ái cho người nghèo và người vô gia cư bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 và kéo dài đến ngày 6 tháng 4.
4. Mùa Chay là một cơ hội để sống đơn giản và chân thực
Các Kitô hữu cần phải sống chân thực và xa lánh các hình thức phô trương bề ngoài. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 08 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta
Lấy ý từ bài trích sách tiên tri Isaia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án mọi hình thức đạo đức giả và giải thích sự khác biệt giữa hiện thực khách quan và hình thức bề ngoài.
Hình thức bề ngoài, theo Đức Thánh Cha, là một biểu hiện của “hiện thực khách quan”, nhưng hai cái phải đi đôi với nhau, nếu không cuối cùng chúng ta sống một cuộc đời “bề ngoài”, “một cuộc sống không có sự thật”.
Sự đơn giản của vẻ bề ngoài, nên được tái khám phá, đặc biệt là trong thời kỳ Mùa Chay này, khi chúng ta thực hành ăn chay, bố thí và cầu nguyện.
Kitô hữu nên thể hiện niềm vui trong khi thực hành việc đền tội. Họ nên hào phóng với những ai túng quẫn một cách lặng lẽ tay phải không biết việc tay trái làm chứ đừng đánh trống khua chiêng, thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Kitô hữu nên thân thưa với Cha Trên Trời một cách thân mật, mà không tìm kiếm sự ngưỡng mộ của người khác.
Trong thời của Chúa Giêsu, điều này thể hiện rõ qua hành vi của người Pharisêu và người biệt phái; ngày nay cũng có những người Công Giáo cảm thấy họ “công chính” vì họ thuộc về một “hiệp hội” như thế, hoặc vì họ đi lễ mỗi Chúa Nhật nên họ cảm thấy họ tốt lành hơn những người khác.
“Những người chạy theo vẻ bề ngoài không bao giờ nhận mình là tội nhân, và nếu bạn nói với họ: ‘bạn cũng là một tội nhân! Tất cả chúng ta đều là tội nhân’, họ thấy mình trở nên công chính hơn là nhận ra nhu cầu hoán cải và cầu xin sự tha thứ, và cố gắng thể hiện mình như một bức tranh nhỏ hoàn hảo, tất cả chỉ là bề ngoài.”
Khi có sự khác biệt này giữa thực tế và vẻ bề ngoài, “Chúa sử dụng tính từ: đạo đức giả”.
Đức Thánh Cha cảnh báo rằng mọi cá nhân đều bị cám dỗ bởi sự giả hình, và giai đoạn dẫn chúng ta đến lễ Phục sinh có thể là cơ hội để nhận ra sự thiếu nhất quán của chúng ta, để xác định các lớp trang điểm mà chúng ta đắp lên để “che giấu thực tế”.
“Những người trẻ tuổi, không có ấn tượng chút nào trước những ai chỉ có vẻ bề ngoài và không cư xử phù hợp,” đặc biệt khi sự giả hình này được khoác lên bởi những người mà Đức Thánh Cha mô tả là “các chuyên gia tôn giáo”. Chúa yêu cầu nơi chúng ta sự mạch lạc, nhất quán.
Đức Thánh Cha than thở rằng “Ngày nay có nhiều Kitô hữu, ngay cả người Công Giáo, những người tự gọi mình là người Công Giáo thực hành đạo, lại đi khai thác con người!”.
Quá thường họ làm nhục và khai thác công nhân của họ. Đầu mùa hè thì bảo người ta về nhà đi vì không có việc. Rồi tuyển dụng lại vào cuối mùa hè. Họ làm như thế để công nhân không được hưởng lương hưu.
“Nhiều người trong số họ xưng mình là người Công Giáo, họ đi lễ vào Chúa Nhật. .. nhưng đây là những gì họ làm. Thứ hành vi này là một tội trọng!”
Để kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tái khám phá vẻ đẹp của sự đơn giản, của sự nhất quán giữa hiện thực khách quan và hình thức bên ngoài.
“Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban sức mạnh và tiến lên với sự khiêm nhường, làm những gì anh chị em có thể. Nhưng đừng đắp lên linh hồn mình những lớp phấn son trang điểm, vì Chúa sẽ không nhận ra anh chị em. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn nhất quán, không phù hoa, không ước muốn vẻ bề ngoài của mình cao trọng hơn thực chất của chúng ta. Chúng ta hãy xin ân sủng này, trong Mùa Chay: đó là sự mạch lạc và nhất quán giữa hình thức và thực tế, giữa thực chất chúng ta là ai và bề ngoài mà chúng ta mong muốn.”
Giáo Hội Năm Châu 11/03/2019: Tự thuật của Đức Hồng Y George Pell
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:33 11/03/2019
Linh mục Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Convivium, gọi đích danh vụ khởi tố Đức Hồng Y Pell là Bách Hại Tôn Giáo trong bài “Calling Cardinal Pell’s Prosecution What It Is: Religious Persecution”. Chỉ có như vậy người ta mới hiểu được sự vô lý của bản án.
Ngài viết như sau:
Đức Hồng Y Pell đã bị kết tội Tháng Mười Hai vừa qua vì tấn công tình dục 2 thiếu nam 13 tuổi năm 1996. Ngay từ đầu, diễn trình dẫn đến việc kết tội là một chiến thuật được nâng đỡ và tính toán nhằm làm hủ hóa hệ thống công lý hình sự để đạt các mục tiêu do chính trị giật dây.
Thế là nay Đức Hồng Y Pell đang ngồi tù, chờ ngày bị kết án vào đầu tháng Ba. Việc Đức Hồng Y Pell vào tù chẳng có chi là tủi nhục cả: nhưng tủi nhục hiển nhiên phải chính là tâm tình phải có của những kẻ đã đặt ngài vào đó.
Đức Hồng Y Pell từng bị cáo gian năm 2002, và trước ngài, Đức Hồng Y Joseph Bernardin của Chicago cũng từng bị cáo gian vào năm 1993. Cả hai vụ cáo gian đều được dàn xếp bằng cách chạy đến với cảnh sát hay tòa án.
Tuy nhiên, trường hợp của Đức Hồng Y Pell không phải là một vụ hoài thai công lý giống như một sai lầm. Nó được thực hiện với cảnh sát và công tố viên có ác ý từ trước.
Vụ kiện chống lại Đức Hồng Y Pell kỳ quái một cách lố bịch đến nỗi các công tố viên phải mất hai lần mới có được các lời kết tội. Phiên tòa đầu tiên, vào tháng 9, đã kết thúc bằng một bồi thẩm đoàn ngang ngửa, trong đó, 10 bồi thẩm viên bỏ phiếu vô tội trong khi có 2 người khăng buộc tội ngài.
Tuy không có thêm bất kỳ tố cáo nào mới từ nguyên cáo hay từ bất cứ người nào khác về bất cứ hành vi sai trái nào của ngài từ lần xử trước đến lần xử này; và đồng thời cảnh sát cũng bị chỉ ra là đã sơ suất trong việc điều tra hiện trường vụ án được cho là nơi xảy ra lạm dụng; thế mà bồi thẩm đoàn thứ hai đã bỏ phiếu 12-0 để kết tội ngài!
Thẩm phán phiên tòa cũng có vẻ ngạc nhiên khi nghe phán quyết. Trước tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà trước khi qua đời rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục.
Công tố viện buộc tội rằng Đức Hồng Y Pell, thay vì chào hỏi mọi người sau Thánh lễ, như thông lệ của ngài, lập tức rời bỏ mọi người, và đi vào phòng áo lễ không có ai đi cùng. Một mình vào phòng áo lễ, ngài thấy hai cậu bé ca viên đang uống trộm rượu lễ và tấn công tình dục hai cậu bé ấy.
Sự thật là lúc nào bên cạnh ngài cũng có vị trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ đi kèm. Đức Ông Charles Portelli, vị phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ của ngài, đã làm chứng rằng những cuộc tấn công không thể xảy ra bởi vì “Tôi đã ở bên ngài suốt thời gian ngài mặc áo lễ trong những ngày đó.”
Hơn thế nữa, phòng áo của nhà thờ chính tòa St. Patrick lúc nào cũng nhộn nhịp sau thánh lễ với ít nhất hàng chục người ra vào, dọn dẹp và thay áo. Ai đã từng đến nhà thờ này đều nhận ra phòng áo này lúc nào cũng mở toang sau thánh lễ và có thể quan sát từ nhiều phía.
Các điều được cáo buộc trên không thể nào xảy ra được. Hãy hỏi bất cứ linh mục của một giáo xứ có kích thước bình thường - huống hồ là một nhà thờ chính tòa - xem có thể cưỡng hiếp các cậu bé ca viên trong nhà thờ ngay sau Thánh lễ được không. Hãy hỏi bất cứ linh mục nào xem ngài có thường ở một mình trong phòng áo ngay sau Thánh lễ, trong khi vẫn còn người trong nhà thờ và thánh đường chưa được dọn sạch.
Hơn nữa không thể thực hiện việc cho là giao hợp khi mặc đầy đủ phẩm phục để cử hành Thánh lễ. Một lần nữa, hãy hỏi bất cứ một linh mục nào - huống chi là một tổng giám mục, người được mặc nhiều phẩm phục hơn - về sự lúng túng khi phải đến viếng nhà vệ sinh, nếu cần thiết, sau khi đã mặc phẩm phục. Nó đòi hỏi phải cởi phẩm phục, ít nhất một phần, hoặc phải xử lý vụng về các phẩm phục khác nhau, khiến việc sử dụng nhà vệ sinh trở nên khó khăn, nói chi đến việc tấn công tình dục.
Người khiếu nại nói rằng Đức Hồng Y Pell chỉ vạch phẩm phục của ngài sang một bên, một điều không thể có, vì áo anba không có các lỗ hổng như vậy.
Điều mà Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc đã làm chỉ đơn giản là điều không thể có, ngay cả khi ngài điên rồ cách nào đó để thử làm như vậy. Hơn nữa, bất cứ người đàn ông nào cố gắng hãm hiếp các bé trai ở nơi công cộng với người ta đi qua đi lại hẳn phải là loại người phạm tội liều lĩnh, mà về họ, chắc chắn đã phải có cả một lịch sử lâu dài về hành vi đó. Tất nhiên, trong trường hợp này, không hề có một lịch sử như vậy.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một bồi thẩm đoàn gồm 12 công dân bình thường có thể bị thuyết phục, trái với bằng chứng và lương tri, rằng Đức Hồng Y Pell đã phạm tội. Dù sao, hàng chục này đến hàng chục khác các cảnh sát và công tố viên được đào tạo và có kinh nghiệm đã quyết định rằng cựu tổng giám mục Sydney có tội ngay cả trước khi bất cứ cáo buộc nào được đưa ra. Đó là sự căm thù của Úc đối với Giáo Hội Công Giáo nói chung và Đức Hồng Y George Pell nói riêng.
Vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, một chiến dịch bao gồm cảnh sát Victoria lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào.
Với việc Úc đang trải qua một cuộc điều tra của ủy ban hoàng gia về lạm dụng tình dục - với việc Giáo Hội Công Giáo thu hút phần lớn sự chú ý - chỉ là vấn đề thời gian trước khi tìm thấy một ai đó có thể nói điều gì đó, hoặc nhớ điều gì đó, hoặc, nếu cần thiết, chế tạo nó hoàn toàn. Sau tất cả những nỗ lực như thế mà cảnh sát Victoria chỉ có thể tạo ra được một vụ án với những chứng cứ mỏng manh như vậy tự nó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Đức Hồng Y Pell hoàn toàn vô tội.
Trong các vụ lạm dụng tình dục ở Victoria, nạn nhân làm chứng tại tòa án kín, nên công chúng không biết và không thể đánh giá tính đáng tin cậy của những gì được nói ra.
Trong phiên tòa đầu tiên, người khiếu nại đã làm chứng trước bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu không kết án. Trong phiên tòa thứ hai, người khiếu nại hoàn toàn không làm chứng, nhưng các ghi chép về lời khai của anh ta trong phiên tòa đầu tiên đã được đưa ra thay thế. Dường như bồi thẩm đoàn đầu tiên, những người được nghe người khiếu nại trực tiếp, thấy anh ta ít đáng tin hơn bồi thẩm đoàn thứ hai, những người không gặp anh ta trực tiếp.
Do đó, Đức Hồng Y Pell đã bị kết án dựa trên lời khai của một nhân chứng đã trình bày một câu chuyện không đáng tin, không có bằng chứng thêm (corroboration), không có bất cứ bằng chứng vật lý nào và không có bất cứ mẫu tác phong nào trước đó, trước sự kiên quyết nhất mực của người bị coi là thủ phạm rằng không có chuyện gì thuộc loại này xảy ra cả. Điều đó, gần như theo định nghĩa, đáp ứng các tiêu chuẩn của sự nghi ngờ hợp lý.
Càng ngạc nhiên hơn nữa, bồi thẩm đoàn kết án Đức Hồng Y Pell đã tấn công cậu bé thứ hai, mặc dù anh ta đã phủ nhận với chính gia đình mình rằng mình từng bị quấy rối. Người được cho là nạn nhân thứ hai đã chết năm 2014. Anh ta không bao giờ khiếu nại, không bao giờ được cảnh sát phỏng vấn và không bao giờ được kiểm tra tại tòa án.
Không có sự thù hận công cộng đối với Đức Hồng Y Pell, một trường hợp như vậy thậm chí sẽ không bao giờ được đưa ra tòa. Nhưng chỉ vì cảnh sát đã có người của họ trước khi họ có bất cứ cáo buộc hay bằng chứng nào, các công tố viên biết rằng họ có cơ hội tốt để có được một bồi thẩm đoàn quyết tâm kết án Đức Hồng Y Pell đến mức họ chỉ cần cho những người này cơ hội mà thôi.
Theo luật Victoria, một thẩm phán có thể ban hành lệnh cấm bất cứ và mọi tường trình về vụ án, khi họ nghĩ là cần thiết để bảo vệ một phiên tòa khỏi bị áp lực công cộng không đáng có. Lệnh cấm tường trình này, có nghĩa là ngay cả các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell cũng không được tiết lộ cho đến tuần này, hơn hai tháng sau khi bị kết án, rõ ràng là để bảo vệ các công tố viên khỏi phải thanh minh về sự yếu kém của họ trước tòa án công luận. Nếu chuyện này mà xảy ra gần hai năm trước, ít nhất sẽ có một chút áp lực đối với bộ trưởng tư pháp Victoria phải duyệt lại xem liệu công lý đám đông có đang xảy ra hay không, như năm ngoái tại Úc, nơi Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của thành phố Adelaide bị kết án vì che đậy một vụ lạm dụng tình dục.
Chỉ vài tháng sau, ngài được tha bổng khi chống án, với thẩm phán tòa phúc thẩm phán quyết rằng bồi thẩm đoàn kết án ngài có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơn giận dữ công khai đối với Giáo Hội Công Giáo.
Việc ấy đã xảy ra một lần nữa.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cụm từ “bách hại tôn giáo” mà cha Raymond J. de Souza dùng xem ra có vẻ lạ tai với nhiều người, vì ai cũng biết Úc là một quốc gia dân chủ tiên tiến.
Nếu muốn biết rõ hơn những nhận định của cha Raymond J. de Souza, và tìm ra chút ý nghĩa cho những chiến dịch phỉ báng hết đợt này đến đợt khác nhắm vào Đức Hồng Y Pell đã kéo dài từ gần 3 thập niên qua, mà đỉnh cao là vụ khởi tố này; cũng như những xung đột giữa Giáo Hội và chính quyền dân sự như việc bắt các linh mục vi phạm ấn tín giải tội, yêu sách đòi Giáo Hội bỏ luật độc thân linh mục, câu chuyện khởi tố Đức Cha Wilson của tổng giáo phận Adelaide… có lẽ ta nên đọc qua cuốn “God and Caesar” của chính Đức Hồng Y George Pell.
Ngay trong những dòng đầu tiên của cuốn sách, Đức Hồng Y, một tác giả viết rất nhiều, rất hay, nổi tiếng đến mức từng được coi là ứng viên Giáo Hoàng sáng giá trong Cơ Mật Viện 2013, sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị, đã nói về nền dân chủ tại Úc, và cho biết rằng tại Úc đã có những thời tâm tình bài Công Giáo trắng trợn đến mức không hiếm những quảng cáo về công ăn việc làm ghi rõ “Người Công Giáo và Do Thái Giáo xin miễn nộp đơn.” Miễn nộp đơn không có nghĩa là khỏi cần nộp đơn, cứ ngang nhiên vào làm thẳng. Không. Miễn nộp đơn là “đi chỗ khác chơi đi”.
Trong những ngày này, người ta nghe và thấy nhan nhãn trên các đài truyền hình những tiếng hò reo và những biểu ngữ “Cút đi, đừng thống trị thế giới chúng tôi.” Trước đó, hơn một thập niên trước, sau khi cuốn “God and Caesar” của Đức Hồng Y được tung ra vào năm 2007, có những người như David Marr viết hàng chục cuốn khác, cũng như tổ chức hàng trăm buổi diễn thuyết để công kích ngài. Những điều này tiêu biểu cho sự cọ sát quyết liệt giữa Giáo Hội và chủ nghĩa thế tục cực đoan tại Úc.
Bàn về hiện tượng này, Đức Hồng Y George Pell đã viết trong cuốn “God and Caesar”:
“Một trong những vấn đề then chốt vẫn tồn tại cho đến nay là tiến trình dân chủ có ý nghĩa gì và đâu là mức độ nó cho phép sự hội nhập các giá trị căn bản Kitô Giáo như cơ sở cho các luật cụ thể. Quan điểm đương đại và đang lan tràn cho rằng Giáo Hội không thể áp đặt các ý tưởng của mình trong một xã hội tự do thời nay. Tuy nhiên, cần phải chỉ ra những chỉnh lý cần thiết cho quan điểm đương đại và đang thịnh hành này, chẳng hạn như sự ngộ nhận của đa số dân chúng đối với lương tâm cá nhân, khuynh hướng đẩy lùi niềm tin và qua đó là các giáo huấn của Giáo Hội vào bầu khí cá nhân như thể các giáo huấn ấy không phản ảnh những sự thật cơ bản, tầm quan trọng của việc ta phải có thể khẳng định niềm tin của mình, và tiến trình dân chủ phải thực sự khích lệ một sự thảo luận mạnh mẽ về bản chất thực sự của việc tham gia vào tiến trình xây dựng dân chủ. Sự kiện đơn giản là Giáo Hội có một vai trò căn bản trong việc hình thành các giá trị của một quốc gia, đặc biệt thông qua các tranh luận một cách dân chủ. Bất cứ mưu toan nào nhằm làm câm nín vai trò thực sự này của Giáo Hội là một mối nguy hiểm cho xã hội đương đại.”
Bàn về nền dân chủ tại Úc; và vai trò của Kitô hữu trong thế giới đương đại trong việc phê phán và đối thoại với các tầng lớp khác trong Giáo Hội, Đức Hồng Y viết:
Nền dân chủ tại Úc là một thiện ích đối với cộng đoàn Công Giáo, những người trải rộng trên toàn thể lục địa này, nhưng chẳng chiếm được đa số ở bất cứ một địa phương nào.
Từ năm 1986, Công Giáo đã thay thế Anh Giáo trong vai trò là tôn giáo có đông tín hữu nhất quốc gia, với hơn một phần tư dân số một chút. Người Công Giáo đã hoan nghênh việc tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước, đầu tiên như một sự bảo vệ cho họ chống lại khối đa số Anh Giáo – Tin Lành, trong khi lặng lẽ lờ đi thông điệp Vehementer Nos của Đức Giáo Hoàng Piô thứ Mười công bố vào tháng Hai 1906, trong đó ngài gọi việc tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước là “một bất công nghiêm trọng” chống lại Thiên Chúa. Cũng như tại Hoa Kỳ, họ nhận thức rằng nền dân chủ của họ, về cơ bản, không nhằm chống lại Thiên Chúa cũng như tôn giáo của họ.
Nhiệt tình bài tôn giáo hiếm khi bùng lên tỏ tường tại Úc. Chẳng hạn, chưa từng có nhà thờ Công Giáo nào bị đốt bởi một nhóm côn đồ gây rối người Úc. Thực hành tôn giáo thấp hơn hầu hết mọi miền tại Hoa Kỳ, nhưng sự hung hăng thể hiện bằng bạo lực của chủ nghĩa thế tục cũng ít hơn. Người ta cho rằng người Úc bị cám dỗ để tầm thường hóa Chúa Kitô nhưng không đến mức đóng đinh Ngài. Chắc chắn là việc tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước không ngăn chặn những khoản trợ cấp của nhà nước cho vốn ban đầu và chi phí điều hành các trường học của các tôn giáo như các trường của Công Giáo, Tin Lành, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và các tôn giáo khác.
Trong hầu hết các phần của thế giới nói tiếng Anh bên ngoài Anh quốc và Ái Nhĩ Lan, đức tin Công Giáo được gieo trồng bởi các di dân Ái Nhĩ Lan, là những người không có chút cảm tình nào với Hoàng Gia và cái hệ thống đã đối xử tệ bạc với họ hàng bao nhiêu thế kỷ tại Ái Nhĩ Lan. Do đó, khác với nhiều miền tại lục địa Âu Châu, người Công Giáo tại Úc không mặn mà chút nào với những gì liên hệ đến nữ hoàng, triều đình và thường bỏ phiếu cho đảng Lao Động hay đảng Dân Chủ. Điều này ngày nay đang thay đổi hay đã thay đổi.
Chủ nghĩa bè phái, lan tràn như một trận dịch tái đi tái lại nhiều lần trong lịch sử Úc cho đến sau Thế Chiến Thứ Hai, là một sự xung đột giữa người Anh và người Ái Nhĩ Lan, giữa người Tin Lành và người Công Giáo hơn là bất cứ cuộc chiến nào giữa chủ nghĩa thế tục và tôn giáo, mặc dù ngày nay căng thẳng xã hội đáng kể nhất là giữa chủ nghĩa tự do thế tục và một hình thức liên minh mới giữa Kitô Giáo và Do Thái Giáo, mà các thành viên tích cực là những người Công Giáo và người Tin Lành.
Úc không có một miền tương đương với miền New England của người Thanh Giáo vào thế kỷ thứ 17, ngay cả tại khu vực Nam Úc, và cũng không có một miền nào so sánh được với vùng vành đai Tin Lành (Bible Belt) đương đại tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ.
Sinh ra trong thời Thế Chiến Thứ Hai, kết thúc với thắng lợi của Đồng Minh trước khi tôi đủ trí khôn để nhận thức được cuộc xung đột này, tôi là một thiếu niên trong thập niên 50 đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh, và rất ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12, và các Hồng Y trong Giáo Hội Công Giáo như Wyszyński, Mindszenty, Stepinac, Beran, và Slipyj là những vị công khai dám đương đầu với chủ nghĩa cộng sản.
Ở tiểu bang quê hương tôi là Victoria ở miền đông nam Úc châu, đời sống người Công Giáo diễn ra dưới quyền cai quản của Đức Tổng Giám Mục Melbourne từ 1917 đến 1963 là Đức Tổng Giám Mục Daniel Mannix, một người Ái Nhĩ Lan. Ngài là người ái mộ Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13, và tin rằng người Công Giáo đã quá chậm lụt trong việc nắm lấy những cơ may của nền dân chủ mở ra trước mắt họ. Ngài cũng là người phê phán mạnh mẽ các “sacristy priests” (linh mục trong phòng thánh nhà thờ), là những vị cho rằng tôn giáo không nên vươn ra bên ngoài bốn bức tường nhà thờ. Cũng như Đức Hồng Y Moran của Sydney và Đức Tổng Giám Mục Duhig của Brisbane, ngài dấn thân trở thành một gương mặt của công chúng, và dùng điều đó như một phương tiện để khích lệ người Công Giáo tăng cường sự tham gia vào đời sống công cộng tại Úc.
Những ưu tiên chủ đạo của Đức Tổng Giám Mục Mannix là vấn đề tôn giáo, và khi ngài qua đời vào năm 1963, đàn chiên của ngài đã có một đức tin sâu sắc và việc thực hành đạo cao một cách hiếm thấy trong lịch sử Kitô Giáo. Ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến nở rộ. Khích lệ của ngài trong ngành giáo dục thể hiện nơi một hệ thống trường học kéo dài suốt 90 năm mà không cần bất cứ tài trợ nào của nhà nước, được điều hành thông qua các dòng tu, đã hình thành một tầng lớp trung lưu người Công Giáo so sánh được – và có lẽ vượt qua cả - những thành công tại Hoa Kỳ.
Khi ngài đặt chân đến đất Úc, nhan nhãn những quảng cáo về công ăn việc làm ghi rõ người Công Giáo và Do Thái Giáo xin miễn nộp đơn. Sự phân biệt đối xử và cô lập là rất thật, cho dù thường là nhẹ nhàng. Ngài khích lệ niềm tự tin và lòng trung thành với Chúa Kitô trong cộng đoàn chủ yếu là người Ái Nhĩ Lan của ngài với những lời bình luận và phê phán xã hội thường xuyên của ngài.
Hai vấn đề gây tranh cãi liên quan đến thời gian cai quản lâu dài của ngài là thành công của ngài trong việc chống lại chính sách bắt buộc thi hành quân dịch trong hai kỳ trưng cầu dân ý hồi Thế Chiến Thứ Nhất và việc ngài công khai ủng hộ các thành viên nghiệp đoàn có xu hướng chống cộng sản (là những người hoạt động trong “các nhóm kỹ nghệ” trong đảng Lao Động thường được gọi là “Groupers”). Bị trục xuất khỏi đảng Lao Động sau những chia rẽ từ 1954 đến 1955, những người này hình thành nên đảng Dân Chủ Lao Động. Trong cố gắng thứ hai này, Đức Tổng Giám Mục Mannix được sự ủng hộ của nhà văn và chính trị gia nổi tiếng người Melbourne B. A. Santamaria.
Tôi ngưỡng mộ Đức Cha Mannix và ông Santamaria khi còn là một thiếu niên, và ngày nay, sau 50 năm, tôi vẫn hết sức ngưỡng mộ các vị. Họ linh hứng trong tôi quyết tâm chống lại bất cứ mưu toan nào nhằm đẩy các giáo huấn Kitô và Công Giáo vào bầu khí riêng tư, và hình thành đáng kể trong tôi nền tảng tri thức cho tư duy của mình. Gương sáng và những bài viết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng nâng đỡ và khích lệ tôi, và vô số những người khác, giúp tôi kiên trì trong các cuộc chiến về văn hóa, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại “nền văn hóa sự chết”. Thoạt đầu, tôi không thích từ này lắm, nghĩ rằng nó cường điệu quá, thậm chí là có vẻ gây hấn, nhưng khi tôi suy tư về sự lan tràn của nạn dịch phá thai (mà có lẽ một phần ba phụ nữ Úc là nạn nhân), khi tôi nghĩ đến nhiệt tình của công chúng đối với an tử và trợ tử, trào lưu đòi hợp pháp hóa ma túy và những hậu quả của nó, tình trạng suy thoái nhân khẩu học mọi nơi trong thế giới phương Tây, chúng ta phải thấy rằng thuật ngữ này là chính xác và có tính tiên tri.
Quan tâm chủ yếu của tôi là vấn đề tôn giáo. Những bài viết triết học này không phải là một sự thay thế cho lời mời gọi hoán cải, ăn năn và tin vào Tin Mừng của Chúa Kitô, nhưng như là một hệ quả tất yếu quan trọng của lời mời gọi ấy, là chúng ta phải đóng góp vào cuộc đối thoại với xã hội chung quanh chúng ta. Lịch sử và xã hội học chỉ ra rằng các tôn giáo lớn sản sinh ra một cách khác biệt đáng kể các xã hội và các nền văn hóa. Các tôn giáo không chân thật các loại có thể là thuốc độc, nhưng quan tâm của tôi là sự đóng góp của Kitô Giáo và Công Giáo vào đời sống xã hội phương Tây.
Có một vài xác tín cơ bản xuyên suốt những luận văn này. Căn cơ nhất là sự cam kết và kính trọng dành cho lý trí, với tin tưởng rằng trong nhiều trường hợp lý trí có thể giúp chúng ta nhận thức được chân lý. Không có xác tín này, việc bàn cãi về những khác biệt trở thành vô vị và thậm chí là nguy hiểm về lâu dài.
Trong diễn từ gây nhiều tranh cãi của ngài tại Đại Học Regensburg vào năm 2006, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã hùng hồn nhấn mạnh tầm quan trọng của lý trí trong truyền thống tư duy Công Giáo. Chúng ta được mời gọi đến với cuộc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí, một cuộc gặp gỡ giữa sự khai sáng thực sự và tôn giáo, vì chính Thiên Chúa là hợp lý. Lý trí là cây cầu chung mà chúng ta bước đi với những người thuộc các tôn giáo khác và những ai không có niềm tin tôn giáo khi chúng ta hoạt động để duy trì và cải thiện các cộng đồng và xã hội chúng ta thông qua đối thoại và bàn cãi.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong cuốn God and Caesar, Đức Hồng Y đã cố gắng xác định những đóng góp của các tín hữu Kitô cho đời sống dân chủ, những gì chưa được nhìn nhận và những gì đã được xác định, những gì được khích lệ và những gì bị người ta chống lại.
Ngài nói:
Trong một nền dân chủ, các Kitô hữu có quyền hoạt động để đa số trong xã hội chấp nhận quan điểm của họ cũng như đã và đang chấp nhận quan điểm của các công dân khác nhưng không phải được chấp nhận chỉ vì quan điểm ấy được diễn dịch từ các giá trị Kitô nhưng vì nó đóng góp cho sự thăng tiến của nhân loại. Chính trị là lãnh địa của người tín hữu giáo dân hơn là hàng giáo sĩ, đó là một hệ quả tốt từ việc tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước.
Các tín hữu Kitô tin rằng Thiên Chúa là một mầu nhiệm của tình yêu, rằng hai giới giới răn trọng nhất đòi buộc tình yêu dành cho Chúa và dành cho tha nhân. Tình yêu chân thật là tình yêu hoàn toàn tự do trao ban, và mọi xã hội tốt phải hoạt động để mang lại một cấu trúc cho tự do. Cái khó khăn ở đây là tự do chỉ có thể tìm thấy nơi sự thật. Tự do, lý trí, và tình yêu là một thể thống nhất ba ngôi vị và đây là lý do trọng tâm tại sao học thuyết xã hội Công Giáo không thể bị cho là công khai hay che đậy việc cổ vũ cho một nền chính trị thần quyền.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y cũng đã bàn về quan hệ giữa chân lý Kitô Giáo và các giá trị khác nhau trong các lãnh vực của cuộc sống phương Tây.
Theo ngài:
Dù cho có một ít các khoa học gia vẫn khăng khăng cho rằng tôn giáo đang héo tàn, vai trò của thần học và siêu hình học vẫn còn quan trọng trong đời sống Đại Học, quan trọng như cuộc đối thoại về sự tương hợp giữa Thiên Chúa và thuyết tiến hóa, về khả năng hay nhu cầu của một Đấng Hoạch Định Sáng tạo đằng sau sự sắp đặt trật tự thế giới.
Tính hợp lý về sự hiện hữu của Thiên Chúa phải được đề cập thường xuyên, đặc biệt cho những người Công Giáo trầm lặng, cho dù tỉ lệ người vô thần có suy giảm đi chăng nữa, trong hoàn cảnh mà các quan điểm trái ngược về hôn nhân, gia đình, sự sống thường gắn bó với việc có niềm tin tôn giáo hay không vẫn tiếp tục khơi lên các xung đột chính trị tại Hoa Kỳ, Úc và các nơi khác.
Chính Chúa Kitô bảo chúng ta rằng “của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” (Lc 20:25) Điều này vẫn là điểm khởi đầu cho mọi suy tư về Kitô hữu và đời sống chính trị.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một triết gia và một nhà tư tưởng lớn như Đức Hồng Y chắc chắn không thể phạm vào một tội lỗi như vậy. Xin lặp lại ở đây lời phản biện của Đức Hồng Y với những cáo buộc ngài: “Đó chỉ là những cáo buộc điên loạn”.
Ngài viết như sau:
Đức Hồng Y Pell đã bị kết tội Tháng Mười Hai vừa qua vì tấn công tình dục 2 thiếu nam 13 tuổi năm 1996. Ngay từ đầu, diễn trình dẫn đến việc kết tội là một chiến thuật được nâng đỡ và tính toán nhằm làm hủ hóa hệ thống công lý hình sự để đạt các mục tiêu do chính trị giật dây.
Thế là nay Đức Hồng Y Pell đang ngồi tù, chờ ngày bị kết án vào đầu tháng Ba. Việc Đức Hồng Y Pell vào tù chẳng có chi là tủi nhục cả: nhưng tủi nhục hiển nhiên phải chính là tâm tình phải có của những kẻ đã đặt ngài vào đó.
Đức Hồng Y Pell từng bị cáo gian năm 2002, và trước ngài, Đức Hồng Y Joseph Bernardin của Chicago cũng từng bị cáo gian vào năm 1993. Cả hai vụ cáo gian đều được dàn xếp bằng cách chạy đến với cảnh sát hay tòa án.
Tuy nhiên, trường hợp của Đức Hồng Y Pell không phải là một vụ hoài thai công lý giống như một sai lầm. Nó được thực hiện với cảnh sát và công tố viên có ác ý từ trước.
Vụ kiện chống lại Đức Hồng Y Pell kỳ quái một cách lố bịch đến nỗi các công tố viên phải mất hai lần mới có được các lời kết tội. Phiên tòa đầu tiên, vào tháng 9, đã kết thúc bằng một bồi thẩm đoàn ngang ngửa, trong đó, 10 bồi thẩm viên bỏ phiếu vô tội trong khi có 2 người khăng buộc tội ngài.
Tuy không có thêm bất kỳ tố cáo nào mới từ nguyên cáo hay từ bất cứ người nào khác về bất cứ hành vi sai trái nào của ngài từ lần xử trước đến lần xử này; và đồng thời cảnh sát cũng bị chỉ ra là đã sơ suất trong việc điều tra hiện trường vụ án được cho là nơi xảy ra lạm dụng; thế mà bồi thẩm đoàn thứ hai đã bỏ phiếu 12-0 để kết tội ngài!
Thẩm phán phiên tòa cũng có vẻ ngạc nhiên khi nghe phán quyết. Trước tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà trước khi qua đời rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục.
Công tố viện buộc tội rằng Đức Hồng Y Pell, thay vì chào hỏi mọi người sau Thánh lễ, như thông lệ của ngài, lập tức rời bỏ mọi người, và đi vào phòng áo lễ không có ai đi cùng. Một mình vào phòng áo lễ, ngài thấy hai cậu bé ca viên đang uống trộm rượu lễ và tấn công tình dục hai cậu bé ấy.
Sự thật là lúc nào bên cạnh ngài cũng có vị trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ đi kèm. Đức Ông Charles Portelli, vị phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ của ngài, đã làm chứng rằng những cuộc tấn công không thể xảy ra bởi vì “Tôi đã ở bên ngài suốt thời gian ngài mặc áo lễ trong những ngày đó.”
Hơn thế nữa, phòng áo của nhà thờ chính tòa St. Patrick lúc nào cũng nhộn nhịp sau thánh lễ với ít nhất hàng chục người ra vào, dọn dẹp và thay áo. Ai đã từng đến nhà thờ này đều nhận ra phòng áo này lúc nào cũng mở toang sau thánh lễ và có thể quan sát từ nhiều phía.
Các điều được cáo buộc trên không thể nào xảy ra được. Hãy hỏi bất cứ linh mục của một giáo xứ có kích thước bình thường - huống hồ là một nhà thờ chính tòa - xem có thể cưỡng hiếp các cậu bé ca viên trong nhà thờ ngay sau Thánh lễ được không. Hãy hỏi bất cứ linh mục nào xem ngài có thường ở một mình trong phòng áo ngay sau Thánh lễ, trong khi vẫn còn người trong nhà thờ và thánh đường chưa được dọn sạch.
Hơn nữa không thể thực hiện việc cho là giao hợp khi mặc đầy đủ phẩm phục để cử hành Thánh lễ. Một lần nữa, hãy hỏi bất cứ một linh mục nào - huống chi là một tổng giám mục, người được mặc nhiều phẩm phục hơn - về sự lúng túng khi phải đến viếng nhà vệ sinh, nếu cần thiết, sau khi đã mặc phẩm phục. Nó đòi hỏi phải cởi phẩm phục, ít nhất một phần, hoặc phải xử lý vụng về các phẩm phục khác nhau, khiến việc sử dụng nhà vệ sinh trở nên khó khăn, nói chi đến việc tấn công tình dục.
Người khiếu nại nói rằng Đức Hồng Y Pell chỉ vạch phẩm phục của ngài sang một bên, một điều không thể có, vì áo anba không có các lỗ hổng như vậy.
Điều mà Đức Hồng Y Pell bị cáo buộc đã làm chỉ đơn giản là điều không thể có, ngay cả khi ngài điên rồ cách nào đó để thử làm như vậy. Hơn nữa, bất cứ người đàn ông nào cố gắng hãm hiếp các bé trai ở nơi công cộng với người ta đi qua đi lại hẳn phải là loại người phạm tội liều lĩnh, mà về họ, chắc chắn đã phải có cả một lịch sử lâu dài về hành vi đó. Tất nhiên, trong trường hợp này, không hề có một lịch sử như vậy.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một bồi thẩm đoàn gồm 12 công dân bình thường có thể bị thuyết phục, trái với bằng chứng và lương tri, rằng Đức Hồng Y Pell đã phạm tội. Dù sao, hàng chục này đến hàng chục khác các cảnh sát và công tố viên được đào tạo và có kinh nghiệm đã quyết định rằng cựu tổng giám mục Sydney có tội ngay cả trước khi bất cứ cáo buộc nào được đưa ra. Đó là sự căm thù của Úc đối với Giáo Hội Công Giáo nói chung và Đức Hồng Y George Pell nói riêng.
Vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, một chiến dịch bao gồm cảnh sát Victoria lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào.
Với việc Úc đang trải qua một cuộc điều tra của ủy ban hoàng gia về lạm dụng tình dục - với việc Giáo Hội Công Giáo thu hút phần lớn sự chú ý - chỉ là vấn đề thời gian trước khi tìm thấy một ai đó có thể nói điều gì đó, hoặc nhớ điều gì đó, hoặc, nếu cần thiết, chế tạo nó hoàn toàn. Sau tất cả những nỗ lực như thế mà cảnh sát Victoria chỉ có thể tạo ra được một vụ án với những chứng cứ mỏng manh như vậy tự nó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy Đức Hồng Y Pell hoàn toàn vô tội.
Trong các vụ lạm dụng tình dục ở Victoria, nạn nhân làm chứng tại tòa án kín, nên công chúng không biết và không thể đánh giá tính đáng tin cậy của những gì được nói ra.
Trong phiên tòa đầu tiên, người khiếu nại đã làm chứng trước bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu không kết án. Trong phiên tòa thứ hai, người khiếu nại hoàn toàn không làm chứng, nhưng các ghi chép về lời khai của anh ta trong phiên tòa đầu tiên đã được đưa ra thay thế. Dường như bồi thẩm đoàn đầu tiên, những người được nghe người khiếu nại trực tiếp, thấy anh ta ít đáng tin hơn bồi thẩm đoàn thứ hai, những người không gặp anh ta trực tiếp.
Do đó, Đức Hồng Y Pell đã bị kết án dựa trên lời khai của một nhân chứng đã trình bày một câu chuyện không đáng tin, không có bằng chứng thêm (corroboration), không có bất cứ bằng chứng vật lý nào và không có bất cứ mẫu tác phong nào trước đó, trước sự kiên quyết nhất mực của người bị coi là thủ phạm rằng không có chuyện gì thuộc loại này xảy ra cả. Điều đó, gần như theo định nghĩa, đáp ứng các tiêu chuẩn của sự nghi ngờ hợp lý.
Càng ngạc nhiên hơn nữa, bồi thẩm đoàn kết án Đức Hồng Y Pell đã tấn công cậu bé thứ hai, mặc dù anh ta đã phủ nhận với chính gia đình mình rằng mình từng bị quấy rối. Người được cho là nạn nhân thứ hai đã chết năm 2014. Anh ta không bao giờ khiếu nại, không bao giờ được cảnh sát phỏng vấn và không bao giờ được kiểm tra tại tòa án.
Không có sự thù hận công cộng đối với Đức Hồng Y Pell, một trường hợp như vậy thậm chí sẽ không bao giờ được đưa ra tòa. Nhưng chỉ vì cảnh sát đã có người của họ trước khi họ có bất cứ cáo buộc hay bằng chứng nào, các công tố viên biết rằng họ có cơ hội tốt để có được một bồi thẩm đoàn quyết tâm kết án Đức Hồng Y Pell đến mức họ chỉ cần cho những người này cơ hội mà thôi.
Theo luật Victoria, một thẩm phán có thể ban hành lệnh cấm bất cứ và mọi tường trình về vụ án, khi họ nghĩ là cần thiết để bảo vệ một phiên tòa khỏi bị áp lực công cộng không đáng có. Lệnh cấm tường trình này, có nghĩa là ngay cả các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell cũng không được tiết lộ cho đến tuần này, hơn hai tháng sau khi bị kết án, rõ ràng là để bảo vệ các công tố viên khỏi phải thanh minh về sự yếu kém của họ trước tòa án công luận. Nếu chuyện này mà xảy ra gần hai năm trước, ít nhất sẽ có một chút áp lực đối với bộ trưởng tư pháp Victoria phải duyệt lại xem liệu công lý đám đông có đang xảy ra hay không, như năm ngoái tại Úc, nơi Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của thành phố Adelaide bị kết án vì che đậy một vụ lạm dụng tình dục.
Chỉ vài tháng sau, ngài được tha bổng khi chống án, với thẩm phán tòa phúc thẩm phán quyết rằng bồi thẩm đoàn kết án ngài có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơn giận dữ công khai đối với Giáo Hội Công Giáo.
Việc ấy đã xảy ra một lần nữa.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cụm từ “bách hại tôn giáo” mà cha Raymond J. de Souza dùng xem ra có vẻ lạ tai với nhiều người, vì ai cũng biết Úc là một quốc gia dân chủ tiên tiến.
Nếu muốn biết rõ hơn những nhận định của cha Raymond J. de Souza, và tìm ra chút ý nghĩa cho những chiến dịch phỉ báng hết đợt này đến đợt khác nhắm vào Đức Hồng Y Pell đã kéo dài từ gần 3 thập niên qua, mà đỉnh cao là vụ khởi tố này; cũng như những xung đột giữa Giáo Hội và chính quyền dân sự như việc bắt các linh mục vi phạm ấn tín giải tội, yêu sách đòi Giáo Hội bỏ luật độc thân linh mục, câu chuyện khởi tố Đức Cha Wilson của tổng giáo phận Adelaide… có lẽ ta nên đọc qua cuốn “God and Caesar” của chính Đức Hồng Y George Pell.
Ngay trong những dòng đầu tiên của cuốn sách, Đức Hồng Y, một tác giả viết rất nhiều, rất hay, nổi tiếng đến mức từng được coi là ứng viên Giáo Hoàng sáng giá trong Cơ Mật Viện 2013, sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị, đã nói về nền dân chủ tại Úc, và cho biết rằng tại Úc đã có những thời tâm tình bài Công Giáo trắng trợn đến mức không hiếm những quảng cáo về công ăn việc làm ghi rõ “Người Công Giáo và Do Thái Giáo xin miễn nộp đơn.” Miễn nộp đơn không có nghĩa là khỏi cần nộp đơn, cứ ngang nhiên vào làm thẳng. Không. Miễn nộp đơn là “đi chỗ khác chơi đi”.
Trong những ngày này, người ta nghe và thấy nhan nhãn trên các đài truyền hình những tiếng hò reo và những biểu ngữ “Cút đi, đừng thống trị thế giới chúng tôi.” Trước đó, hơn một thập niên trước, sau khi cuốn “God and Caesar” của Đức Hồng Y được tung ra vào năm 2007, có những người như David Marr viết hàng chục cuốn khác, cũng như tổ chức hàng trăm buổi diễn thuyết để công kích ngài. Những điều này tiêu biểu cho sự cọ sát quyết liệt giữa Giáo Hội và chủ nghĩa thế tục cực đoan tại Úc.
Bàn về hiện tượng này, Đức Hồng Y George Pell đã viết trong cuốn “God and Caesar”:
“Một trong những vấn đề then chốt vẫn tồn tại cho đến nay là tiến trình dân chủ có ý nghĩa gì và đâu là mức độ nó cho phép sự hội nhập các giá trị căn bản Kitô Giáo như cơ sở cho các luật cụ thể. Quan điểm đương đại và đang lan tràn cho rằng Giáo Hội không thể áp đặt các ý tưởng của mình trong một xã hội tự do thời nay. Tuy nhiên, cần phải chỉ ra những chỉnh lý cần thiết cho quan điểm đương đại và đang thịnh hành này, chẳng hạn như sự ngộ nhận của đa số dân chúng đối với lương tâm cá nhân, khuynh hướng đẩy lùi niềm tin và qua đó là các giáo huấn của Giáo Hội vào bầu khí cá nhân như thể các giáo huấn ấy không phản ảnh những sự thật cơ bản, tầm quan trọng của việc ta phải có thể khẳng định niềm tin của mình, và tiến trình dân chủ phải thực sự khích lệ một sự thảo luận mạnh mẽ về bản chất thực sự của việc tham gia vào tiến trình xây dựng dân chủ. Sự kiện đơn giản là Giáo Hội có một vai trò căn bản trong việc hình thành các giá trị của một quốc gia, đặc biệt thông qua các tranh luận một cách dân chủ. Bất cứ mưu toan nào nhằm làm câm nín vai trò thực sự này của Giáo Hội là một mối nguy hiểm cho xã hội đương đại.”
Bàn về nền dân chủ tại Úc; và vai trò của Kitô hữu trong thế giới đương đại trong việc phê phán và đối thoại với các tầng lớp khác trong Giáo Hội, Đức Hồng Y viết:
Nền dân chủ tại Úc là một thiện ích đối với cộng đoàn Công Giáo, những người trải rộng trên toàn thể lục địa này, nhưng chẳng chiếm được đa số ở bất cứ một địa phương nào.
Từ năm 1986, Công Giáo đã thay thế Anh Giáo trong vai trò là tôn giáo có đông tín hữu nhất quốc gia, với hơn một phần tư dân số một chút. Người Công Giáo đã hoan nghênh việc tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước, đầu tiên như một sự bảo vệ cho họ chống lại khối đa số Anh Giáo – Tin Lành, trong khi lặng lẽ lờ đi thông điệp Vehementer Nos của Đức Giáo Hoàng Piô thứ Mười công bố vào tháng Hai 1906, trong đó ngài gọi việc tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước là “một bất công nghiêm trọng” chống lại Thiên Chúa. Cũng như tại Hoa Kỳ, họ nhận thức rằng nền dân chủ của họ, về cơ bản, không nhằm chống lại Thiên Chúa cũng như tôn giáo của họ.
Nhiệt tình bài tôn giáo hiếm khi bùng lên tỏ tường tại Úc. Chẳng hạn, chưa từng có nhà thờ Công Giáo nào bị đốt bởi một nhóm côn đồ gây rối người Úc. Thực hành tôn giáo thấp hơn hầu hết mọi miền tại Hoa Kỳ, nhưng sự hung hăng thể hiện bằng bạo lực của chủ nghĩa thế tục cũng ít hơn. Người ta cho rằng người Úc bị cám dỗ để tầm thường hóa Chúa Kitô nhưng không đến mức đóng đinh Ngài. Chắc chắn là việc tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước không ngăn chặn những khoản trợ cấp của nhà nước cho vốn ban đầu và chi phí điều hành các trường học của các tôn giáo như các trường của Công Giáo, Tin Lành, Do Thái Giáo, Hồi Giáo và các tôn giáo khác.
Trong hầu hết các phần của thế giới nói tiếng Anh bên ngoài Anh quốc và Ái Nhĩ Lan, đức tin Công Giáo được gieo trồng bởi các di dân Ái Nhĩ Lan, là những người không có chút cảm tình nào với Hoàng Gia và cái hệ thống đã đối xử tệ bạc với họ hàng bao nhiêu thế kỷ tại Ái Nhĩ Lan. Do đó, khác với nhiều miền tại lục địa Âu Châu, người Công Giáo tại Úc không mặn mà chút nào với những gì liên hệ đến nữ hoàng, triều đình và thường bỏ phiếu cho đảng Lao Động hay đảng Dân Chủ. Điều này ngày nay đang thay đổi hay đã thay đổi.
Chủ nghĩa bè phái, lan tràn như một trận dịch tái đi tái lại nhiều lần trong lịch sử Úc cho đến sau Thế Chiến Thứ Hai, là một sự xung đột giữa người Anh và người Ái Nhĩ Lan, giữa người Tin Lành và người Công Giáo hơn là bất cứ cuộc chiến nào giữa chủ nghĩa thế tục và tôn giáo, mặc dù ngày nay căng thẳng xã hội đáng kể nhất là giữa chủ nghĩa tự do thế tục và một hình thức liên minh mới giữa Kitô Giáo và Do Thái Giáo, mà các thành viên tích cực là những người Công Giáo và người Tin Lành.
Úc không có một miền tương đương với miền New England của người Thanh Giáo vào thế kỷ thứ 17, ngay cả tại khu vực Nam Úc, và cũng không có một miền nào so sánh được với vùng vành đai Tin Lành (Bible Belt) đương đại tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ.
Sinh ra trong thời Thế Chiến Thứ Hai, kết thúc với thắng lợi của Đồng Minh trước khi tôi đủ trí khôn để nhận thức được cuộc xung đột này, tôi là một thiếu niên trong thập niên 50 đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh, và rất ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12, và các Hồng Y trong Giáo Hội Công Giáo như Wyszyński, Mindszenty, Stepinac, Beran, và Slipyj là những vị công khai dám đương đầu với chủ nghĩa cộng sản.
Ở tiểu bang quê hương tôi là Victoria ở miền đông nam Úc châu, đời sống người Công Giáo diễn ra dưới quyền cai quản của Đức Tổng Giám Mục Melbourne từ 1917 đến 1963 là Đức Tổng Giám Mục Daniel Mannix, một người Ái Nhĩ Lan. Ngài là người ái mộ Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13, và tin rằng người Công Giáo đã quá chậm lụt trong việc nắm lấy những cơ may của nền dân chủ mở ra trước mắt họ. Ngài cũng là người phê phán mạnh mẽ các “sacristy priests” (linh mục trong phòng thánh nhà thờ), là những vị cho rằng tôn giáo không nên vươn ra bên ngoài bốn bức tường nhà thờ. Cũng như Đức Hồng Y Moran của Sydney và Đức Tổng Giám Mục Duhig của Brisbane, ngài dấn thân trở thành một gương mặt của công chúng, và dùng điều đó như một phương tiện để khích lệ người Công Giáo tăng cường sự tham gia vào đời sống công cộng tại Úc.
Những ưu tiên chủ đạo của Đức Tổng Giám Mục Mannix là vấn đề tôn giáo, và khi ngài qua đời vào năm 1963, đàn chiên của ngài đã có một đức tin sâu sắc và việc thực hành đạo cao một cách hiếm thấy trong lịch sử Kitô Giáo. Ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến nở rộ. Khích lệ của ngài trong ngành giáo dục thể hiện nơi một hệ thống trường học kéo dài suốt 90 năm mà không cần bất cứ tài trợ nào của nhà nước, được điều hành thông qua các dòng tu, đã hình thành một tầng lớp trung lưu người Công Giáo so sánh được – và có lẽ vượt qua cả - những thành công tại Hoa Kỳ.
Khi ngài đặt chân đến đất Úc, nhan nhãn những quảng cáo về công ăn việc làm ghi rõ người Công Giáo và Do Thái Giáo xin miễn nộp đơn. Sự phân biệt đối xử và cô lập là rất thật, cho dù thường là nhẹ nhàng. Ngài khích lệ niềm tự tin và lòng trung thành với Chúa Kitô trong cộng đoàn chủ yếu là người Ái Nhĩ Lan của ngài với những lời bình luận và phê phán xã hội thường xuyên của ngài.
Hai vấn đề gây tranh cãi liên quan đến thời gian cai quản lâu dài của ngài là thành công của ngài trong việc chống lại chính sách bắt buộc thi hành quân dịch trong hai kỳ trưng cầu dân ý hồi Thế Chiến Thứ Nhất và việc ngài công khai ủng hộ các thành viên nghiệp đoàn có xu hướng chống cộng sản (là những người hoạt động trong “các nhóm kỹ nghệ” trong đảng Lao Động thường được gọi là “Groupers”). Bị trục xuất khỏi đảng Lao Động sau những chia rẽ từ 1954 đến 1955, những người này hình thành nên đảng Dân Chủ Lao Động. Trong cố gắng thứ hai này, Đức Tổng Giám Mục Mannix được sự ủng hộ của nhà văn và chính trị gia nổi tiếng người Melbourne B. A. Santamaria.
Tôi ngưỡng mộ Đức Cha Mannix và ông Santamaria khi còn là một thiếu niên, và ngày nay, sau 50 năm, tôi vẫn hết sức ngưỡng mộ các vị. Họ linh hứng trong tôi quyết tâm chống lại bất cứ mưu toan nào nhằm đẩy các giáo huấn Kitô và Công Giáo vào bầu khí riêng tư, và hình thành đáng kể trong tôi nền tảng tri thức cho tư duy của mình. Gương sáng và những bài viết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng nâng đỡ và khích lệ tôi, và vô số những người khác, giúp tôi kiên trì trong các cuộc chiến về văn hóa, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại “nền văn hóa sự chết”. Thoạt đầu, tôi không thích từ này lắm, nghĩ rằng nó cường điệu quá, thậm chí là có vẻ gây hấn, nhưng khi tôi suy tư về sự lan tràn của nạn dịch phá thai (mà có lẽ một phần ba phụ nữ Úc là nạn nhân), khi tôi nghĩ đến nhiệt tình của công chúng đối với an tử và trợ tử, trào lưu đòi hợp pháp hóa ma túy và những hậu quả của nó, tình trạng suy thoái nhân khẩu học mọi nơi trong thế giới phương Tây, chúng ta phải thấy rằng thuật ngữ này là chính xác và có tính tiên tri.
Quan tâm chủ yếu của tôi là vấn đề tôn giáo. Những bài viết triết học này không phải là một sự thay thế cho lời mời gọi hoán cải, ăn năn và tin vào Tin Mừng của Chúa Kitô, nhưng như là một hệ quả tất yếu quan trọng của lời mời gọi ấy, là chúng ta phải đóng góp vào cuộc đối thoại với xã hội chung quanh chúng ta. Lịch sử và xã hội học chỉ ra rằng các tôn giáo lớn sản sinh ra một cách khác biệt đáng kể các xã hội và các nền văn hóa. Các tôn giáo không chân thật các loại có thể là thuốc độc, nhưng quan tâm của tôi là sự đóng góp của Kitô Giáo và Công Giáo vào đời sống xã hội phương Tây.
Có một vài xác tín cơ bản xuyên suốt những luận văn này. Căn cơ nhất là sự cam kết và kính trọng dành cho lý trí, với tin tưởng rằng trong nhiều trường hợp lý trí có thể giúp chúng ta nhận thức được chân lý. Không có xác tín này, việc bàn cãi về những khác biệt trở thành vô vị và thậm chí là nguy hiểm về lâu dài.
Trong diễn từ gây nhiều tranh cãi của ngài tại Đại Học Regensburg vào năm 2006, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã hùng hồn nhấn mạnh tầm quan trọng của lý trí trong truyền thống tư duy Công Giáo. Chúng ta được mời gọi đến với cuộc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí, một cuộc gặp gỡ giữa sự khai sáng thực sự và tôn giáo, vì chính Thiên Chúa là hợp lý. Lý trí là cây cầu chung mà chúng ta bước đi với những người thuộc các tôn giáo khác và những ai không có niềm tin tôn giáo khi chúng ta hoạt động để duy trì và cải thiện các cộng đồng và xã hội chúng ta thông qua đối thoại và bàn cãi.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong cuốn God and Caesar, Đức Hồng Y đã cố gắng xác định những đóng góp của các tín hữu Kitô cho đời sống dân chủ, những gì chưa được nhìn nhận và những gì đã được xác định, những gì được khích lệ và những gì bị người ta chống lại.
Ngài nói:
Trong một nền dân chủ, các Kitô hữu có quyền hoạt động để đa số trong xã hội chấp nhận quan điểm của họ cũng như đã và đang chấp nhận quan điểm của các công dân khác nhưng không phải được chấp nhận chỉ vì quan điểm ấy được diễn dịch từ các giá trị Kitô nhưng vì nó đóng góp cho sự thăng tiến của nhân loại. Chính trị là lãnh địa của người tín hữu giáo dân hơn là hàng giáo sĩ, đó là một hệ quả tốt từ việc tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước.
Các tín hữu Kitô tin rằng Thiên Chúa là một mầu nhiệm của tình yêu, rằng hai giới giới răn trọng nhất đòi buộc tình yêu dành cho Chúa và dành cho tha nhân. Tình yêu chân thật là tình yêu hoàn toàn tự do trao ban, và mọi xã hội tốt phải hoạt động để mang lại một cấu trúc cho tự do. Cái khó khăn ở đây là tự do chỉ có thể tìm thấy nơi sự thật. Tự do, lý trí, và tình yêu là một thể thống nhất ba ngôi vị và đây là lý do trọng tâm tại sao học thuyết xã hội Công Giáo không thể bị cho là công khai hay che đậy việc cổ vũ cho một nền chính trị thần quyền.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y cũng đã bàn về quan hệ giữa chân lý Kitô Giáo và các giá trị khác nhau trong các lãnh vực của cuộc sống phương Tây.
Theo ngài:
Dù cho có một ít các khoa học gia vẫn khăng khăng cho rằng tôn giáo đang héo tàn, vai trò của thần học và siêu hình học vẫn còn quan trọng trong đời sống Đại Học, quan trọng như cuộc đối thoại về sự tương hợp giữa Thiên Chúa và thuyết tiến hóa, về khả năng hay nhu cầu của một Đấng Hoạch Định Sáng tạo đằng sau sự sắp đặt trật tự thế giới.
Tính hợp lý về sự hiện hữu của Thiên Chúa phải được đề cập thường xuyên, đặc biệt cho những người Công Giáo trầm lặng, cho dù tỉ lệ người vô thần có suy giảm đi chăng nữa, trong hoàn cảnh mà các quan điểm trái ngược về hôn nhân, gia đình, sự sống thường gắn bó với việc có niềm tin tôn giáo hay không vẫn tiếp tục khơi lên các xung đột chính trị tại Hoa Kỳ, Úc và các nơi khác.
Chính Chúa Kitô bảo chúng ta rằng “của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” (Lc 20:25) Điều này vẫn là điểm khởi đầu cho mọi suy tư về Kitô hữu và đời sống chính trị.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một triết gia và một nhà tư tưởng lớn như Đức Hồng Y chắc chắn không thể phạm vào một tội lỗi như vậy. Xin lặp lại ở đây lời phản biện của Đức Hồng Y với những cáo buộc ngài: “Đó chỉ là những cáo buộc điên loạn”.