Ngày 24-02-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 25/2: Thứ ‘gia vị chính yếu’ của đời Kitô hữu – Cha Anthony Nguyễn Thế Nhân
Giáo Hội Năm Châu
02:05 24/02/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 24-February-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mt 7, 7-12

“Ai xin thì sẽ nhận được”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì bất cứ ai xin thì sẽ nhận được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ cửa sẽ mở cho. Nào ai trong các con thấy con mình xin bánh, mà lại đưa cho nó hòn đá ư? Hay là nó xin con cá mà lại trao cho nó con rắn ư? Vậy nếu các con, dù là kẻ xấu, còn biết lấy của tốt mà cho con cái, thì huống chi Cha các con, Đấng ở trên trời, sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!

“Vậy tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế: Đấy là điều mà Lề luật và các tiên tri dạy”.

Đó là lời Chúa.
 
Tái khám phá lòng Thương Xót
Lm. Minh Anh
06:04 24/02/2021
TÁI KHÁM PHÁ LÒNG THƯƠNG XÓT
“Sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ của tiên tri Giôna”.

Kính thưa Anh Chị em,

Một sự trùng hợp cố ý khi cả hai bài đọc hôm nay nói đến một trong những ngôn sứ dị thường nhất của Israel, đó là Giôna, một con người tìm cách chạy trốn sứ vụ Thiên Chúa trao. Giôna, nhân vật chính của một cuốn sách cùng tên vốn chỉ có bốn chương, một câu chuyện mang hơi hướng thần thoại nhưng chuyển tải một bài học lớn, đó là ‘tái khám phá lòng thương xót’ của Thiên Chúa.

Bài đọc thứ nhất tường thuật việc Thiên Chúa gọi Giôna lần thứ hai, chi tiết này thật quan trọng. Lần gọi thứ nhất, Giôna vùng vằng, cưỡng lại Thiên Chúa; ông đào tẩu Người. Bão tố nổi lên, người ta ném ông xuống biển vì ông tưởng cái chết có thể giúp ông thoát Người. Tuyệt vời! Trước khi mời gọi con người thay đổi, Thiên Chúa đã thay đổi trước, Người tha chết cho Giôna, Người cứu ông khi sai kình ngư nuốt và nhả ông lên bờ. Lần gọi thứ hai, ông mềm mỏng, đứng dậy, vâng lời Người. Nhờ lời ông, Ninivê tội lỗi đã sám hối. Tuyệt vời hơn! Thiên Chúa không thực hiện điều dữ trên thành. Trước khi kêu gọi Ninivê sám hối, Giôna đã ăn năn vì ngay chính Thiên Chúa, Người cũng phải đổi lòng. Được nhả ra từ vực thẳm tăm tối, ngoi lên từ bờ cát, Giôna trải nghiệm những gì Thiên Chúa dành cho mình, một kẻ phản loạn, cũng là một kẻ được xót thương; không chỉ bị ném cho sóng cả ba đào, Giôna còn phải lao mình vào đại dương từ ái thứ tha của Thiên Chúa, một Thiên Chúa phải hạ mình chiều theo sự bướng bỉnh của lòng người. Sám hối là ‘tái khám phá lòng thương xót’ của Thiên Chúa, là lao vào dòng hải lưu khoan dung của Người; từ đó, ra đi kêu gọi kẻ khác trở về với Người.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng trích dẫn Giôna để nói với người đương thời, “Sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào, ngoài điềm lạ Giôna”. Ngài biết, “Sự quen thuộc tạo ra sự khinh thường”. Trước bao phép lạ, lời rao giảng và sự thánh thiện của Ngài; một số người vẫn không tin. Cũng thế, thật dễ dàng để chúng ta rơi vào một thái độ như họ; các mối phúc, giáo huấn Tin Mừng, Bí tích Thánh Thể… xem ra có vẻ nhàm chán, đang khi những mặc khải tư lại thu hút trí tưởng tượng và óc hiếu kỳ của nhiều người. Mùa Chay là thời điểm tốt nhất để khám phá lại sự quen thuộc, ‘tái khám phá lòng thương xót’ của Thiên Chúa, quay lại những điều căn bản để gặp lại Thiên Chúa của mình trong Lời Chúa, trong Thánh Lễ như là lần đầu tiên.

Bằng cách gợi lại dấu lạ Giôna, Chúa Giêsu muốn nói đến cái chết và sự phục sinh của Ngài; không dấu lạ nào vĩ đại hơn dấu lạ thập giá; việc cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh là cao trào thực sự mà Mùa Chay hướng đến. Tính cách sám hối của bốn mươi ngày chay thánh mang ý nghĩa thực sự của một mùa hy vọng; đây là mùa chúng ta thanh tẩy chính mình để dự phần vào sự chết và phục sinh của Chúa Kitô; mùa mời gọi chúng ta cùng chết với Ngài để có thể bắt đầu kinh nghiệm sống sự sống phục sinh mới mẻ của Ngài. Quà tặng đức tin này là một ân sủng bên trong; cái chết của chúng ta đối với tội lỗi hoàn toàn mang tính cá nhân, nội tâm; và cuộc sống mới của chúng ta chỉ có thể được nhìn thấy khi người khác chứng kiến chúng ta được biến đổi.

Ngày kia, một linh mục đang giảng tuần đại phúc; vừa kết thúc, một người lạ đến gặp ngài và nói, “Tôi không thích cách cha nói về thập giá; thay vì nhấn mạnh sự chết của Chúa Giêsu, tốt hơn, cha nên rao giảng về một Chúa Giêsu, người thầy và là một gương mẫu”. Vị linh mục trả lời, “Nếu tôi trình bày Chúa Kitô theo cách đó, anh có sẵn lòng theo Ngài không?”; “Chắc chắn tôi sẽ theo Ngài”, người lạ nói không do dự. “Được”, vị linh mục nói, “Hãy làm bước đầu tiên, Chúa Giêsu không bao giờ phạm tội! Anh có thể khẳng định điều đó cho chính mình không?”. Người đàn ông bối rối và có phần ngạc nhiên, “Sao? Không!”, anh nói, “Tôi tội lỗi”. Vị linh mục trả lời, “Đó, vậy thì nhu cầu lớn nhất của anh là có một Đấng Cứu Độ chứ không phải một gương sáng!”.

Anh Chị em,

Chúng ta cần một Đấng Cứu Độ. Hãy nhìn lên thánh giá, chiêm ngắm sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu; chọn theo Ngài khi chết cho tội lỗi và ích kỷ. Hãy chết với Ngài, vào mồ với Ngài và cho phép Ngài đưa chúng ta ra từ Mùa Chay khi nội tâm chúng ta được biến đổi nhờ dấu lạ thập giá của Ngài. Và như thế, chúng ta đã ‘tái khám phá lòng thương xót’ của Thiên Chúa vậy.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi mọi tội lỗi trong hành trình Mùa Chay này; từ đó, con có thể thông phần trọn vẹn vào sự sống phục sinh mới mẻ của Chúa; chính lúc ấy, con thực sự ‘tái khám phá lòng thương xót’ của Ngài đối với con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Xin được nên thánh
Lm. Minh Anh
21:28 24/02/2021
XIN ĐƯỢC NÊN THÁNH
“Cha các con, Đấng ở trên trời, sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ không bất ngờ khi nói, chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay là cầu nguyện; nhưng sẽ khá bất ngờ khi bảo, hai bài đọc nói đến việc làm cho sống; và sẽ vô cùng bất ngờ khi biết rằng, Lời Chúa hôm nay còn nói đến việc nên thánh, một sự lành đáng cầu khẩn nhất; ‘xin được nên thánh’.

Trước hết là câu chuyện dài của Esther. Esther, một phụ nữ kiều diễm Do Thái được chọn làm hoàng hậu thời vua Asure. Hồi ấy, có tể tướng Haman vốn không thích người Do Thái; Haman xúi vua tru diệt họ, vua ra sắc chỉ tàn sát dân Chúa trên khắp đế quốc. Mordokhai, cha nuôi của Esther, biết rằng, không ai có thể cứu Israel ngoài hoàng hậu, ông ngầm chỉ thị cho bà. Phần bà, thấy nhiệm vụ quá hiểm nguy, bà khẩn xin Chúa giúp; cùng đường, lời cầu của bà càng mãnh liệt, “Ngoài Chúa là Đấng thông suốt mọi sự, không ai giúp đỡ con”. Cuối cùng, tình thế đảo ngược, vua rút lại sắc chỉ, dân Chúa thoát nạn; Haman bị giết. Chúa nhậm lời Esther, dân của Người được cứu sống.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho”; người cha nào mà quyền lực đến thế? Và Ngài kết luận, “Nếu các con, dù là kẻ xấu, còn biết lấy của tốt mà cho con cái, thì huống chi Cha các con, Đấng ở trên trời, sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!”. Thiên Chúa sẵn sàng ban những “sự lành biết bao” cho ai thật lòng cầu xin. Thử hỏi, trên thế gian này, có sự lành nào đáng ước ao cho bằng việc nên thánh? ‘Xin được nên thánh’ là xin nên giống Cha mình, một sự lành đáng để cầu xin nhất, cũng là lời cầu đẹp lòng Thiên Chúa nhất. Và nếu quả lời cầu này được Chúa Cha đáp lại như Chúa Giêsu nói, thì rõ ràng, đây là con đường tắt dẫn đến sự thánh thiện; thánh thiện chính là để Chúa Kitô trở nên nhiều hơn, lớn hơn, lấp đầy hơn trong chúng ta. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có khát khao nên thánh không? Chúng ta có ao ước nên giống Chúa Giêsu không? Đến với Chúa, chúng ta thường bị cám dỗ xin cho được điều này, điều kia; vậy mà, một điều quan trọng chúng ta thường quên, là xin cho được nên giống Cha mình. Một khi giống Cha, chúng ta làm cho giấc mơ của Thiên Chúa trong mỗi người được hiện thực, “Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Chúa”. Lúc đó, Chúa Cha sẽ cho chúng ta tất cả, và điều quan trọng là chúng ta được sống trong Người. Như vậy, làm sao một người có thể đi tìm sự thánh thiện, ‘xin được nên thánh’, lại không quyết định thả neo toàn bộ cuộc sống mình mỗi ngày trong một ‘môi trường nguyện cầu’; nói cách khác, trong Chúa Kitô!

Tại sao viễn cảnh về sự thánh thiện của mỗi cá nhân lại có vẻ xa lạ với chúng ta? Tại sao chúng ta lại miễn cưỡng để tin được rằng, Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng tạo dựng chúng ta từ hư không, cũng có thể làm cho chúng ta nên thánh? Thì ra, những gì khiến chúng ta nản lòng có thể là do việc mỗi người không sẵn sàng lao mình vào phần vụ nên thánh còn lại vốn phụ thuộc vào chúng ta; bởi lẽ, phần lớn đã là ân sủng của Chúa. Vì thế, ngay lúc này, Chúa Giêsu vẫn giục giã chúng ta khẩn ‘xin được nên thánh’, “Cha các con sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!”. Hãy tin rằng, chính Thiên Chúa sẽ củng cố ý chí của chúng ta trong việc theo đuổi sự thánh thiện; ân sủng Người không làm thất vọng một ai, nếu chúng ta cầu xin với niềm tin tưởng của một em bé.

Một ẩn sĩ chia sẻ, “Khi đến với Thiên Chúa, chúng ta không được mang theo gì ngoài Chúa Giêsu. Bất kỳ yếu tố thành công nào, bất kỳ bằng cấp nào cũng sẽ chỉ đầu độc và làm băng hoại đức tin. Ai cậy vào bổn phận, tài năng, sức lực mà không biết đến công nghiệp của Chúa Giêsu; người ấy thật đáng thương! Hãy biết, những thứ đó chỉ là phân bón. Ngay cả sự vâng lời, hy sinh, lao nhọc, nước mắt và sự tan chảy của chúng ta cũng phải bị phá huỷ; chúng chẳng có giá trị gì trên thiên đàng. Bởi lẽ, mọi sự đều đến từ Thiên Chúa và Chúa Giêsu là quà tặng nhưng không lớn lao nhất của Người. Điều quan trọng, chúng ta phải nên thánh; nói rõ hơn, nên giống Chúa Giêsu mỗi ngày”.

Anh Chị em,

Như vậy, ‘xin được nên thánh’, ‘xin được nên giống Chúa Giêsu’ sẽ là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa nhất và Người sẽ ban cho ai thiết tha kêu xin. Bấy giờ, họ trở nên một khí cụ trong tay Thiên Chúa, một thanh gươm trong tay Người; nó có sắc bén hay không, là tuỳ theo độ thanh khiết và hoàn hảo của nó. Quả vậy, một giáo dân thánh, một người cha thánh, một người mẹ thánh, một tu sĩ thánh, một linh mục thánh, một giám mục thánh… là một vũ khí đầy uy lực trong tay Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con tin Lời Chúa hứa, “Xin thì sẽ được”. Con tha thiết ‘xin được nên thánh’ như Chúa là Đấng thánh; cho con không ngừng khát khao nên giống Chúa. Để với ân sủng Ngài, con là một Giêsu khác và cũng sẽ là một vũ khí sắc bén, đầy uy lực trong tay Ngài. Tại sao không?”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Nhìn thấy điều tốt nơi người khác
Lm. Inaxiô Trần Ngà
22:00 24/02/2021


(Suy niệm Tin mừng Mác-cô 9, 2-10 trích đọc vào Chúa nhật II mùa chay)

Khi Chúa Giê-su tỏ cho các môn đệ biết Ngài sẽ lên Giê-ru-sa-lem để chịu khổ hình và chịu chết, các môn đệ cảm thấy rúng động tâm hồn! (Mc 8,31).

Để củng cố tinh thần các môn đệ đang sa sút trước tin chẳng lành vừa loan báo, “sáu ngày sau, Chúa Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình lên một ngọn núi cao. Rồi Ngài biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Ngài trở nên rực rỡ, trắng tinh... Ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su”. Sau đó, “bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng Chúa Cha phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài” (Mc 9,5-7).

Bấy giờ tâm hồn ba môn đệ tràn đầy hoan lạc và các ông muốn ở lại trên núi với Chúa Giê-su để tận hưởng khoảnh khắc tuyệt vời này.

Thế là nhờ chứng kiến sự vinh hiển của Chúa Giê-su trong giờ phút vinh quang của Ngài trên núi cao, tinh thần môn đệ được củng cố, thêm vững tin vào Chúa Giê-su và vững tâm bước theo Ngài trên đường khổ nạn.

Hai mảng sáng - tối của đời người

Đời người thường có hai mảng sáng - tối đan xen nhau: có lúc thịnh thì cũng có lúc suy, có khi thành công cũng có khi thất bại, có lúc phấn khởi vui tươi cũng có những lúc ủ dột ưu sầu.

Cuộc đời Chúa Giê-su cũng có mảng sáng, mảng tối.

Mảng sáng là cuộc biến hình vinh hiển trên núi cao như ta biết qua trình thuật trên đây; Còn mảng tối là đêm đen trước giờ chịu khổ nạn, khi Chúa Giê-su cầu nguyện trong vườn Dầu. Bấy giờ tâm hồn Ngài buồn sầu muốn chết được; Ngài tỏ ra kinh khiếp hãi hùng trước cuộc khổ nạn sắp tới, đến nỗi mồ hôi Ngài hòa lẫn với máu tiết ra… (Lc 22, 41- 44).

Nếu các môn đệ chỉ nhìn thấy mảng đen tối, đau thương của Chúa Giê-su trong đêm cầu nguyện tại vườn Dầu mà không thấy được mảng sáng của Ngài khi Ngài tỏ lộ vinh quang trên núi… thì các ông sẽ ngã lòng thất vọng, lấy ai làm chứng cho Chúa phục sinh? Lấy ai loan báo Tin mừng cứu độ?

Vì thế, Chúa Giê-su cho các môn đệ thấy mảng sáng của Ngài trước, qua việc tỏ cho các ông thấy dung mạo sáng láng vinh hiển của mình, tỏ cho họ thấy Ngài là “Con yêu dấu của Thiên Chúa Cha” để nâng đỡ tinh thần các ông khi phải chứng kiến cuộc khổ nạn đau thương sắp đến của Ngài.

Đừng quên mảng tốt

Hoa hồng rất đẹp nhưng cũng đầy gai. Nếu người ta chỉ chú trọng đến những gai nhọn của hoa hồng mà không để ý đến sắc hương tuyệt vời của nó thì người ta sẽ khinh chê nó.

Những người quanh ta cũng như những cụm hoa hồng. Họ có nhiều điều tốt, giống như hoa hồng luôn có những bông hoa thơm, đẹp; đồng thời họ cũng có một ít điều xấu, giống như hoa hồng thì phải có gai.

Dù loài hồng có nhiều gai nhưng được nhiều người yêu thích vì chúng có những hoa đẹp và thơm;

Dù người chung quanh chúng ta có nết xấu, có lỗi lầm, nhưng cũng đáng được chúng ta quý mến vì họ vẫn có nhiều tính tốt tiềm ẩn bên trong.

Lạy Chúa Giê-su,

Nhờ nhìn ngắm vẻ đẹp của những đoá hoa hồng, người ta dễ dàng chấp nhận những gai nhọn đáng phàn nàn của nó;

Xin cho chúng con cũng biết nhìn vào những nết tốt của người khác để cảm thông, tha thứ cho những sai trái của họ; nhờ đó, chúng con sẽ thấy những người chung quanh dễ thương hơn; tương quan của chúng con với mọi người sẽ được cải thiện tốt hơn và đời sống giữa chúng con với nhau sẽ hạnh phúc hơn.

 
Thứ Sáu 26/2: Sống công chính qua đời sống hiền lành - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
22:29 24/02/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 25-February-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mt 5, 20-26

“Hãy đi làm hoà với người anh em ngươi trước đã”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu. Các con đã nghe dạy người xưa rằng: Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án. Còn Ta, Ta bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là “ngốc”, thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là “khùng”, thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng bạc cuối cùng!”

Đó là lời Chúa.
 
Chúa Nhật II Thường Niên Mùa Chay B
Lm. Jude Siciliano, OP
23:58 24/02/2021
CHÚA NHẬT II MC (B)
Sáng Thế 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 115; Rom. 8: 31b-34; Máccô 9; 2-10

Chúng ta không thể bỏ qua bài đọc thứ nhất, trích trong sách Sáng thế. Đối với các phụ huynh và tất cả chúng ta, bài đó là một câu chuyện rất kinh khiếp. Thiên Chúa yêu cầu một người cha hiến tế đứa con trai độc nhất của mình. Câu mở đầu vẽ ra một cảnh nghiệt ngã: “Thiên Chúa thứ thách ông Abraham”. Mặc dù Thiên Chúa thực sự không muốn ông Abraham giết người con trai duy nhất của ông - Đây chỉ là một "thử thách"- Tuy nhiên câu chuyện làm chúng ta lạnh toát cả người. Một Thiên Chúa thế nào mà lại bảo một người cha làm như vậy? Và, đây có phải là Thiên Chúa mà tôi muốn thờ lạy và phó thác đời sống tôi cho Ngài? Nếu quả thật như thế, một của lễ hy tế như thế nào mà tôi sẽ làm? Chúng ta thử tìm lời giải thích cho câu chuyện này.

Sách Kinh Thánh dạy giải thích câu chuyện như là việc bác bỏ tập tục hiến tế của người Canaan. Về phần những người Do thái trung thành đã nói là Thiên Chúa đã biết trước lòng trung thành của ông Abraham, và cho ông ta một cơ hội để thể hiện lòng trung thành và sự tận tụy của ông. Nếu Abraham hy sinh người con trai mình là Isaac thì ông ta có thể từ bỏ mọi hy vọng trong tương lai của mình. Thật thế, Thiên Chúa đã hứa là ông Abraham sẽ là tổ phụ của dòng dõi có nhiều con cái, nhiều như các ngôi sao trên trời (St 15: 1-6) Hay nói một cách khác, nếu ông Abraham hy sinh người con trai độc nhất của ông ta, thì hy vọng về tương lai của ông sẽ hoàn toàn nằm trong tay Thiên Chúa. Người Do thái gọi câu chuyện này là "việc trói buộc ông Isaac" Đó cũng là ý nghĩa của tất cả các đau thương mà người Do thái phải chịu đựng vì đức tin của họ vào Thiên Chúa, và vì việc họ tuân giữ lề luật.

Thật là một câu chuyện không thoải mái chút nào, lại mang tính ràng buộc Thiên Chúa phải không? Đây là một Thiên Chúa mời gọi chúng ta vào một mối quan hệ, và rèn luyện chúng ta để đáp lại bằng đức tin và sự cậy trông tuyệt đối về những yêu cầu của Ngài nơi chúng ta. Thật chúng ta khó sống ổn định với những câu hỏi này, là để Thiên Chúa là Đức Chúa của ông Abraham không dể dàng gì trong sự thiệt hơn, hay mềm lòng trước những nổ lực của chúng ta đang cố gắng giảm bớt yêu cầu của Thiên Chúa trong một trạng thái độ có thể chọn lựa được. Bài trích sách Sáng thế hôm nay là không khoan nhượng được. Điều chúng ta nhận được nơi ông Abraham - là người không do dự và không nghi ngờ khi thực hiện việc Thiên Chúa đã bảo ông. Ông ta không đòi hỏi Thiên Chúa một điều kiện gì để thực hiện lời giao ước, khi Thiên Chúa muốn lầy đi chính người con là dấu chỉ hoàn thành trong tương lai của lời giao ước đó. Một trong những câu hỏi được đặt ra cho cộng đoàn chúng ta hôm nay: Thiên Chúa có đáng tin cậy không khi không có một bằng chứng cụ thể nào để chứng tỏ điều cam kết đó hiện thực và lại là điều mà chúng ta có thể bị lấy đi?

Bạn phải thán phục sự táo bạo của tác giả câu chuyện và các tác giả trong Kinh Thánh trong việc biên tập sách Sáng thế. Với câu chuyện nguyên sơ từ đầu sách Sáng Thế. Ngay từ đầu, nhũng tin hữu được hỏi liệu chúng ta có muốn thờ phượng một Thiên Chúa bí hiểm không; một Thiên Chúa ở đang ở bên ngoài một hộp nhỏ mà chúng ta muốn đặt Ngài vào trong đó. Trước đây, ông Abraham đã bị thất bại trong những thời điểm quan trọng để đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Dù vậy, Thiên Chúa vẫn không từ bỏ ông. Và giờ đây, ông Abraham không thể vấp vào lổi một lần nửa – Liệu ông có đủ tin cậy vào Thiên Chúa bất chấp mọi đòi hỏi thảm khốc của Thiên Chúa đặt trên ông?

Các Kitô hữu coi việc con của Abraham biết vâng lời cha (bạn hãy đọc toàn câu chuyện trong sách Sáng thế chương 22) là phản ảnh sự việc Chúa Giêsu vui lòng chấp nhận cái chết cho việc cứu rỗi chúng ta. Thánh Phaolô nhấn mạnh lòng rộng lượng của Thiên Chúa khi ông ta suy ngẫm đến sự chết của Chúa Giêsu là một dấu chỉ của Thiên Chúa sẽ luôn làm để chứng tỏ tình yêu thương của Ngài cho chúng ta. Ngài không tiếc nối điều gì với chúng ta, ngay cả những gì quý giá của Ngài.

Câu chuyện trong phúc âm về việc Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng, chiếu soi áng hào quang nơi Chúa Giêsu, và sự liên hệ của Ngài với Chúa Cha. Chúa Giêsu là người con duy nhất của Thiên Chúa. Ngài chết trên cây thánh giá để chứng minh điều gì đó cho chúng ta; không bởi bàn tay của Đức Chúa; nhưng bởi bàn tay của người tội lỗi. Chúa Giêsu là thể hiện tình yêu thương của Thiên Chúa và cái chết của Ngài đã bày tỏ Thiên Chúa luôn thương yêu chúng ta dài lâu miên viễn để chứng minh cho chúng ta thấy tình yêu thương đó. Ngài bị xử tử vì tính trung thành, sự vâng phục và luôn thi hành sứ vụ mà Thiên Chúa đã giao cho Ngài. Chúa Giêsu không ngừng rao giảng tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi và người bị ruồng bỏ, ngay cả phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Cái chết của Chúa Giêsu trên cây thánh giá cho chúng ta thấy tội lỗi vẫn đang tồn tại trên thế gian. Nó có thể giết một người hoàn toàn vô tội đang rao giảng tình yêu thương của Thiên Chúa bằng lời nói và việc làm.

Thiên Chúa cho con Ngài sống lại từ cỏi chết để chứng tỏ tình yêu thương đó mạnh hơn tội lỗi và sự chết. Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình là nói đến Chúa Kitô đang đau khổ và sự phục sinh của Ngài, cũng là lời hứa của Thiên Chúa là Ngài sẽ không giữ lại bất cứ điều gì cho Ngài để chứng tỏ tình yêu thương của Thiên Chúa cho chúng ta. Một giọng nói từ trong đám mây hướng dẫn các các môn đệ "Đây là Con yêu dấu của Ta. Hãy nghe lời Người". Nghe điều gì vậy? Điều Chúa Giêsu đã nói với họ, và luôn lập lại: Ngài sẽ phải chịu nhiều đau khổ và bất kỳ ai muốn theo Ngài phải chấp nhận đau khổ vi danh Ngài. Ai lại không muốn theo Chúa Giêsu và ở gần Bậc Thầy toả sáng như thế. Vị Thầy có đời sống đã được chứng tỏ bằng các dấu chỉ của quyền năng cùng với lời nói từ trời cao?

Nhưng khi các môn đệ đi từ trên núi Tabor xuống, Ngài đã soi sáng họ bằng lời căn dặn là không nên nói với ai về những điều đã chứng kiến cho tới khi Chúa Giêsu từ trong kẻ chết sống lại. Ánh sáng các môn đệ đã cảm nghiệm trên núi báo trước sự phục sinh. Thánh Phêrô nói thay cho các môn đệ khác không hiểu điều đó. Nhưng ánh sáng và sau đó là sự phục sinh sẽ cho các môn đệ hy vọng trong khi họ phải vác thập tự giá theo Đấng Thầy của các ông. Nhưng, còn hai bước nữa: bước thứ nhất Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ và chịu chết, rồi đến việc Ngài phục sinh từ kẻ chết. Các môn đệ cũng sẽ chia sẽ ánh hào quang trên núi, nhưng trước hết họ phải trải qua sự đau khổ của chính mình rồi sau đó họ sẽ có sự sống mới làm thay đổi họ.

Hôm nay chúng ta thấy ông Phêrô, ông Giacôbê, và ông Gioan còn xa nguồn nước sống của các ông, đến khi Chúa Giêsu gọi các ông theo Ngài. Các ông phải xa cách gia đình và bạn bè. Từ cuộc sống quen thuộc hằng ngày trước đây, các ông còn chưa quen với nếp sống cộng đoàn hằng ngày khác với cách sống yên tịnh trước kia ở gia đình. Khi theo Chúa Giêsu lên trên núi Tabor, đã làm ra một sự thay đổi đưa các ông ra khỏi thế gian. Ở trên núi Chúa Giêsu không còn là bạn đồng hành như các ông tưởng, đã có sự thay đổi quá khác biệt đã xãy ra khác với những gì các ông đã biết. Đầu tiên là y phục trở nên sáng chói, sau đó các ông Elia và ông Môsê hiện ra và bắt đầu nói chuyện với Chúa Giêsu. Họ nói về chuyện gì? Có phải là việc Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ và cái chết sắp đến của Ngài như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ (Mc 8:31…) phải không?

Các môn đệ rất sửng sốt về điều gì, Chúa Giêsu và hai vị ngôn sứ nói điều gì lúc đó? Ông Phê rô đề nghị sẽ dựng ba lều để kỷ niệm sự kiện đó. Ông Phêrô cũng có ý định muốn ở lại đó trên đỉnh núi; nơi các ông đã thị kiến một viễn cảnh sáng lạng. Và nơi đó các ông sẽ được an toàn khỏi phải gặp nghịch cảnh trong tương lai.

Vì sự phục sinh, chúng ta, các và các môn đệ đã ấp ủ nhiều hy vọng - Nhưng, hình như không thể hy vọng được việc Thiên Chúa hy sinh toàn diện cho chúng ta. Thiên Chúa hỏi chúng ta hãy làm những gì Ngài đã làm cho chúng ta nơi những anh em của chúng ta là hy sinh chính mình trong sự tin tưởng, mặc dù gặp nhiều thử thách có thể xãy ra. Chúng ta có cố gắng thực hiện điều này để chúng ta luôn trông cậy vào Thiên Chúa. Mùa Chay mời gọi chúng ta một lần nữa là hãy dấn thân phục vụ cho tình yêu thương của Thiên Chúa như Abraham đã làm, bất chấp những mâu thuẫn mà ông cảm nhận.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY OF LENT (B)
Gen. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Psalm 116; Rom. 8: 31b-34; Mark 9: 2-10

We cannot ignore today’s first reading from Genesis. For parents and the rest of us for that matter, it is a horror story. God asks a father to offer his only son in sacrifice. The opening line sets the grim scene: “God put Abraham to the test.” Even though God did not really want Abraham to kill his son – it was a “test” – still the story sends chills down our spines. What kind of God would ask a parent to do such a thing? And, is this the God I want to worship and give my life to? If so, what kind of sacrifice will be asked of me? We look for possible explanations for this stark story.

Bible teaches explain the story as a rejection of the Canaanite practice of human sacrifice. For their part, faithful Jews have said that God already knew the fidelity of Abraham and was giving him an opportunity to express his potential for goodness and devotion. If Abraham did sacrifice his son Isaac he would have given up all hope for his future. After all, God had promised that he would be the father of descendants as numerous as the stars (Genesis 15:1- 6). Or, to put it another way, if Abraham sacrificed his son, his hope for the future would be completely in God’s hands. Jews call this story the “binding of Isaac,” it is also a metaphor for all the suffering Jews have had to endure because of their faith in God and observance of the Law.

Not a very comfortable, or tame God is it? This is the God who invites us into a relationship and strengthens us to respond with faith and trust to what is asked of us. It is very hard to live with questions and to let God be God. Abraham’s God is not easily contained, or tamed by our attempts to reduce God to a more manageable size. The Genesis text today is uncompromising. What we get is Abraham – who is unwavering and unquestioning as he sets out to do what God told him. He doesn’t ask how God will fulfill a covenant, while taking away the very child who was the sign and future fulfillment of that covenant. One of the questions put to the community in this story: Is God trustworthy when there is not concrete evidence to prove it and when any sign of reassurance we thought we had is taken away?

You have to admire the boldness of the author who put this story in the narrative and the biblical editors who placed Genesis, with this story intact, at the beginning of the Bible. From the beginning believers are asked if we want to worship a God of mystery; a God who is outside any little box we might want to put God into. Previously Abraham had failed at crucial moments to trust God. Still, God did not give up on him. Now Abraham can’t fudge – will he trust God despite the catastrophic demand being placed on him?

Christians see the son’s obedience to his father Abraham (read the full story in Genesis 22) as a reflection of Jesus’ willingness to accept death for our salvation. Paul underlines God’s generosity when he reflects on Jesus’ death as a sign of how far God would go to prove God’s love for us. God does not hold for back for us even what is most precious to God.

The gospel account of the Transfiguration shines further light on Jesus and his relationship to the Father. Jesus is uniquely God’s son. He died on the cross to prove something to us, not at God’s hands, but at the hands of sinful people. Jesus embodied God’s love and his death revealed just how far God would go to show us that love. He was executed because he was faithful and obedient to the mission God gave him. He would not stop proclaiming God’s love for sinners and outcasts, even at the cost of his life. Jesus’ death on the cross showed the hold sin has on the world, that it would kill a totally innocent man who preached God’s love in words and actions.

God raised the Son from death to show us that love is stronger than sin and death. The Transfiguration points to the suffering and risen Christ, God’s promise that God would hold nothing back to show God’s love for us. A voice from the cloud directs the disciples, “This is my beloved Son, listen to him.” Listen to what? What Jesus had already told them and would repeat: that he would suffer much and anyone willing to follow him must accept suffering in his name. Who would not want to follow and stay close to a master who could shine so, whose life was confirmed by powerful signs and by a heavenly voice?

But on the way down the mountain the one who shone before them told them not to tell others about their experience until he rose from the dead. The light the apostles experienced on the mountain prefigured the resurrection. Peter, who often speaks for the others, did not get it. But the light and then the resurrection would enable the disciples to have hope, as they too would take up the cross to follow their master. But two steps lay ahead: first he was going to suffer and die and then rise from the dead. They too would share in the glory on the mountain; but they first had to experience his suffering and then they would come to have a new, transfigured life for themselves.

Today we find Peter, James and John a long way from the water where they previously spent their days, until Jesus called them to follow him. They were a long way from their families and friends, from the daily and familiar lives they once knew and where they felt quite at home. Following Jesus up the mountain took them out of their world. On the mountain another change took place because Jesus was no longer the companion they thought they knew. First his clothes changed to “dazzling white,” then heroes from the past, Elijah and Moses, appeared and began to talk with him. What did they speak about? Was it his coming suffering and death which he had already begun to teach his disciples (8:31 ff)?

The disciples were taken by surprise, what could they say at such a moment? Peter makes an offer to build three tents to commemorate the event. Was he also hinting at a desire to stay there on a mountaintop where the three has seen a vision, and where they would be safe from what the future would bring?

Because of the resurrection we disciples have hope, sometimes impossible-seeming hope in God’s fierce and sacrificial love for us. God asks us to do what God has done for us, offer ourselves in trust, despite any current trials we may be enduring that try to draw us away from our hope in God. Lent invites us again to surrender to God’s love, as Abraham was willing to do, despite the seeming-contradiction he found himself in.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô thăm nhà văn và người sống sót sau thảm họa Holocaust ở Rome
Đặng Tự Do
16:08 24/02/2021


Hôm thứ Bảy 23 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà của nhà văn Edith Steinschreiber Bruck, là người sống sót sau thảm họa Holocaust ở Rome.

Bà Bruck 89 tuổi là người Hung Gia Lợi, nhưng đã sống ở Ý từ những năm đầu 20 tuổi. Bà sống sót sau các trại tập trung của Đức Quốc xã ở Auschwitz và Dachau, nơi bà bị đưa đến cùng cha mẹ, hai anh trai và một em gái vào năm 12 tuổi.

Cha mẹ và một người anh của bà đã chết trong trại tập trung. Bruck và các anh chị em còn lại của bà được quân Đồng minh giải thoát khỏi trại Bergen-Belsen vào năm 1945.

Theo Vatican, trong một cuộc họp khoảng một giờ vào ngày 20 tháng 2, Bruck và Đức Giáo Hoàng đã nói về “những khoảnh khắc ánh sáng đánh dấu trải nghiệm địa ngục của các trại tập trung”.

Cuộc trò chuyện của hai vị cũng đề cập đến “nỗi sợ hãi và hy vọng cho thời đại chúng ta đang sống, nhấn mạnh giá trị của trí nhớ và vai trò của người già trong việc nuôi dưỡng nó và truyền nó cho người trẻ”.

Khi đến thăm Bruck, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi đến đây để cảm ơn lời chứng của bà và để tri ân những người đã tử vì đạo trong sự điên cuồng của chủ nghĩa dân túy Quốc xã”.

“Và tôi chân thành lặp lại với bà những lời tôi đã nói từ trái tim mình tại Yad Vashem và tôi lặp lại trước mặt tất cả những người, giống như bạn, đã phải chịu đựng rất nhiều vì điều này: ‘Hãy tha thứ cho nhân loại!’,” ngài nói.

Sau năm 1945, Bruck trở lại Hung Gia Lợi và sau đó đến Tiệp Khắc nơi một người chị đang sinh sống. Bà kết hôn lần đầu năm 16 tuổi và chuyển đến Israel. Cuộc hôn nhân đó kết thúc bằng ly hôn sau một năm, và tiếp theo là hai cuộc hôn nhân và ly hôn khác.

Bruck chuyển đến Ý vào năm 1954, nơi bà kết hôn với Nelo Risi, một nhà thơ, đạo diễn phim, dịch giả và biên kịch người Ý, người đã qua đời vào năm 2015 sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh thoái hóa thần kinh.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Risi đã chiến đấu trên mặt trận Nga và bị giam trong một trại tạm giam ở Thụy Sĩ.

Bruck đã xuất bản một cuốn hồi ký về thời gian của bà trong các trại tập trung và những năm sau đó bằng tiếng Ý vào năm 1959. Năm 2001 nó được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề “Ai yêu bạn như thế này.”

Là một nhà văn từng đoạt giải thưởng, Bruck cũng đã xuất bản nhiều tiểu thuyết, tuyển tập truyện ngắn, các vở kịch và kịch bản phim bằng tiếng Ý. Cô cũng đã đạo diễn một số bộ phim của Ý, một trong số đó ra mắt vào giữa những năm 1980, đã bị cấm đối với người xem dưới 18 tuổi vì những mô tả khiêu dâm về loạn luân.

Trong những năm gần đây, Bruck đã tiếp tục nói về Holocaust trong các trường học và đại học.
Source:Catholic News Agency
 
Tấn công một linh mục rồi tử thủ trong nhà thờ ở Florida
Đặng Tự Do
16:09 24/02/2021


Một người đàn ông đã tấn công một linh mục và tử thủ bên trong một nhà thờ ở quận Melbourne của Florida vào hôm Chúa Nhật 21 tháng 2 trước khi anh ta bị cảnh sát bắt giữ, các quan chức của sở cảnh sát Florida cho biết như trên.

Các nhân viên cảnh sát ở Melbourne, Florida, đã đến Nhà thờ Chính thống Tổng Lãnh Thiên Thần Micae vào sáng sớm Chúa Nhật để phản ứng trước một vụ tấn công vào nhà thờ.

Cảnh sát nói rằng người đàn ông đã đánh một trong các linh mục và được nhìn thấy cầm một khẩu súng khi cảnh sát đến hiện trường. Các tín hữu đang tham dự thánh lễ bên trong nhà thờ đã có thể trốn thoát, nhưng hung thủ đã tử thủ bên trong nhà thờ gần cửa trước và đe dọa tự sát, báo cáo của cảnh sát cho biết như trên.

Các thành viên SWAT đã có mặt tại hiện trường để thương lượng với người đàn ông, người này cuối cùng đã bị bắt sau đó hơn 4 giờ giằng co. Các thám tử đang tiếp tục điều tra để xác định hắn ta sẽ phải đối mặt với những tội danh nào.
Source:Crux
 
Các Tổng Giám Mục Ái Nhĩ Lan năn nỉ đồng tính cho phép thờ phượng công khai trong Mùa Chay
Đặng Tự Do
16:10 24/02/2021


Tử vong tại Ái Nhĩ Lan cho đến nay chỉ có 4,137 người, trong số 215,743 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp nhiễm bệnh mới trong ngày Chúa Nhật 21 tháng Hai là 679 người. Tính chung Ái Nhĩ Lan đứng thứ 56 trong số các quốc gia trên thế giới liên quan đến tình trạng nhiễm bệnh, và là một trong các nước Âu Châu ít bị ảnh hưởng nhất. Tuy nhiên, Giáo Hội tại quốc gia này không thể có các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.

Vì thế, các vị Tổng Giám Mục Công Giáo đã yêu cầu thủ tướng Ái Nhĩ Lan cho phép người dân trở lại thờ phượng công cộng trong mùa chay.

Văn phòng của thủ tướng Micheál Martin cho biết bốn tổng giám mục của quốc gia này đã gặp ông vào hôm thứ Sáu để thảo luận về mức độ hạn chế COVID-19 hiện tại và mong muốn việc thờ phượng của Giáo Hội Công Giáo được tái tục.

Tham dự cuộc họp có Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của Armagh, Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell của Dublin, Đức Tổng Giám Mục Kieran O'Reilly của Cashel và Emly, và Đức Tổng Giám Mục Michael Neary của Tuam.

“Nhận thức được những thách thức lớn mà các đại dịch này đặt ra, các Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng các ngài muốn tiếp tục hỗ trợ thông điệp sức khỏe cộng đồng và khuyến khích tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả tiêm chủng, đối với việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất”, tuyên bố cho biết.

Các nhà thờ đã bị đóng cửa đợt ba vào tháng Giêng khi Cộng hòa Ái Nhĩ Lan bước vào “Cấp độ 5” các hạn chế liên quan đến coronavirus, mặc dù tối đa 10 người có thể tham dự đám tang và tối đa 6 người dự đám cưới.

Theo tin giờ chót, Thủ tướng Micheál Martin đã công bố kế hoạch mới về các hạn chế COVID-19 vào hôm thứ Ba, các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự vẫn không được phép.
Source:Crux
 
Tay súng giết học sinh, bắt cóc 42 người trong vụ tấn công một trường nội trú ở Nigeria
Đặng Tự Do
16:11 24/02/2021


Thống đốc bang cho biết, các tay súng chưa được xác định đã giết một học sinh trong vụ tấn công qua đêm vào một trường nội trú ở bang Niger, phía bắc Nigeria và bắt cóc 42 người trong đó có 27 học sinh.

Thống đốc Abubakar Sani Bello cho biết những kẻ tấn công đã xông vào trường trung học Khoa học của Chính phủ ở quận Kagara bang Niger vào khoảng 2 giờ sáng, áp đảo các nhân viên an ninh của nhà trường.

“27 học sinh, ba nhân viên và 12 thành viên trong gia đình của họ đã bị bắt cóc. Thật không may, một học sinh đã bị bắn chết”, ông nói trong một cuộc họp báo.

Aliyu Isa, một giáo viên, nói với đài truyền hình địa phương Channels rằng những kẻ bắt cóc mặc đồng phục quân đội và nổ súng khi chúng đột nhập vào trường.

“Họ nói với các học sinh rằng đừng chạy”, Isa nói thêm, và cho biết anh và những người khác bỏ chạy trong khi các tay súng vây bắt một số học sinh.

Hiện vẫn chưa rõ ai chịu trách nhiệm cho vụ bắt cóc mới nhất. Bắt cóc để đòi tiền chuộc bởi các nhóm vũ trang diễn ra phổ biến ở nhiều bang miền bắc Nigeria.

Vụ tấn công xảy ra hai tháng sau khi các tay súng xông vào một trường trung học ở bang Katsina, tây bắc và bắt cóc gần 350 nam sinh, những người sau đó đã được lực lượng an ninh giải cứu.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong một tuyên bố rằng giáo dục đang “bị tấn công” ở miền bắc Nigeria.

“Các nhà chức trách Nigeria phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn các cuộc tấn công vào trường học, để bảo vệ cuộc sống của trẻ em và quyền của họ được giáo dục”, Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.

Nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram và một nhánh của quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng thực hiện các vụ bắt cóc ở vùng đông bắc đầy sóng gió của Nigeria. Khoảng 100 trong số hơn 270 nữ sinh bị Boko Haram bắt cóc từ thị trấn Chibok vào năm 2014 vẫn mất tích.

Sau cuộc tấn công hôm thứ Tư, thống đốc bang Niger đã ra lệnh đóng cửa ngay lập tức các trường nội trú trong khu vực.

Quân đội Nigeria cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã huy động quân đội truy đuổi những kẻ bắt cóc.

Các cuộc tấn công gần đây đã làm dấy lên lo ngại về bạo lực gia tăng của các băng nhóm vũ trang và lực lượng nổi dậy Hồi giáo. Bạo lực và mất an ninh đã làm gia tăng những thách thức kinh tế mà người dân ở quốc gia đông dân nhất Phi châu phải đối mặt, với sự sụt giảm doanh thu do giá dầu lao dốc do đại dịch COVID-19.
Source:Reuters
 
Mùa Chay: thời gian đổi mới niềm tin, hy vọng và tình yêu
Thanh Quảng sdb
16:50 24/02/2021
Mùa Chay: thời gian đổi mới niềm tin, hy vọng và tình yêu

Trong giai đoạn chuẩn bị Lễ Phục sinh, bắt đầu từ những chủ đề gắn liền với hành trình Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ tiến trình cần có trong mùa Chay này. Để trải nghiệm Mùa Chay trong hy vọng, Đức Thánh Cha viết trong Thông điệp Mùa Chay 2021, “đón nhận niềm hy vọng của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng trên Thập giá”.

(Tin Vatican - Amedeo Lomonaco)

“Mùa Chay là thời gian của niềm tin, để chào đón Thiên Chúa đi vào cuộc đời chúng ta và để Ngài 'ngự' giữa chúng ta", đó là tư tưởng chính yếu mà Đức Thánh Cha diễn tả trong sứ điệp Mùa Chay năm 2021. "Trong hành trình Mùa Chay hướng tới Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy nhớ đến Đấng đã 'hạ mình và vâng phục cho đến chết, chết trên thập giá”.

Những lời này trong thông điệp của Đức Thánh Cha không chỉ đề cập đến chiều kích tưởng niệm của một sự tưởng nhớ, mà còn mời gọi chúng ta sống, ngay cả ngày hôm nay, một thời điểm thuận lợi để đổi mới đức tin, hy vọng và tình bác ái. Tất cả đều được kêu gọi để lớn lên "trong nhận thức rằng, trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta là nhân chứng cho thời đại mới, trong đó Thiên Chúa 'làm cho mọi sự trở nên mới mẻ".

Trong suốt triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô thường diễn tả nó như một cuộc hành trình dẫn đến Lễ Phục sinh.

"Trong Mùa Chay", trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật ngày 21 tháng 2 năm 2021, ĐTC nói: "Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta hãy vào sa mạc giống như Chúa Giêsu. Sa mạc đây không phải là... một nơi hữu hình vật chất, mà là một chốn thiêng liêng mà chúng ta đang sống, thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa ”.

Đức Thánh Cha chia sẻ: 'Mùa Chay là một cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa.'

Cốt lõi của hành trình Mùa Chay

Đức Thánh Cha giải thích trong bài giảng Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ngày 17 tháng Hai vừa qua: “Mùa Chay là cuộc hành trình liên quan đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta, tới toàn diện con người chúng ta.

Đây là thời gian để xét lại con đường mà chúng ta đang đi, để khám phá ra con đường dẫn chúng ta về nhà Cha và tái khám phá lại mối quan hệ sâu sắc của chúng ta với Chúa, Đấng mà mọi sự đều phải qui hướng về. Mùa Chay không chỉ để thể hiện những hy sinh to nhỏ mà chúng ta có thể làm, mà nó còn nhấn mạnh đến khá cạnh suy tư xem trái tim mình đang hướng về đâu. Đây mới là cốt lõi của Mùa Chay.”

“Hãy soi bóng cuộc đời trong Tin Mừng”

Trong một buổi triều yết, ĐTC nói: ‘trong Mùa Chay chúng con hãy tắt TV đi, hãy tạm cất điện thoại di động đi và hãy mở và đọc Phúc âm…’

Trong buổi triều yết chung vào ngày 26 tháng 2 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định, "Mùa Chay là thời gian thuận lợi để đọc và suy gẫm Lời Chúa. Đây là lúc tắt TV đi mà mở Kinh thánh ra mà đọc. Đây là lúc tạm cất điện thoại di động đi mà suy niệm Tin Mừng Phúc âm”. ĐTC nói “lúc tôi còn nhỏ nhà không có TV và tôi cũng chẳng ham muốn Radio...

Mùa chay là một sa mạc

Đây là thời gian từ bỏ một cái gì đó, hãy tạm bỏ điện thoại di động qua một bên mà đọc và suy gẫm Tin Mừng. Đây là lúc tạm dẹp qua những câu chuyện vô bổ, những lời đàm tiếu và vu khống, để nói chuyện và thân thưa với Chúa. Đây là thời gian để cho bản thân có những cảm quan trong lành, đổi mới và thanh luyện con tim chúng ta."

Trong Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro, ĐTC đã 'chia sẻ những điểm thiết yếu’ như sau:

Sống như Chúa Giêsu kêu mời chúng ta: Trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại Vương cung thánh đường nữ thánh Sabina ngày 6 tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Chúng ta cần phải giải phóng chính mình khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa tiêu thụ và cạm bẫy ích kỷ, chỉ muốn nhiều hơn, không bao giờ được no thỏa, và khỏi một trái tim khép kín trước những nhu cầu của người nghèo.

Chúa Giêsu trên thập tự vì yêu thương chúng ta đã kêu mời chúng ta hãy đến với một tình yêu trao hiến của Ngài, một tình yêu không bao giờ bị hủy diệt; hãy tìm đến một cuộc sống nhiệt tâm bác ái. Thật là khó để sống như Chúa kêu mời, nhưng chính con đường ấy dẫn chúng ta đến cứu cánh của đời mình. Mùa Chay đang nhắc nhớ cho chúng ta thấy rõ điều này”.

“Hãy tạm dừng lại để nhìn ngắm và chiêm nghiệm!”

“Hãy dừng lại, để nhìn và chiêm ngưỡng”, Đức Thánh Cha nói trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro ở Vương cung thánh đường thánh nữ Sabina vào ngày 14 tháng 2 năm 2018: “Hãy nhìn và chiêm ngưỡng khuôn mặt thật của Chúa Kitô bị đóng đinh vì tình yêu đối với mọi người, không trừ ai… Hãy hoán cải mà trở về, không lo sợ, để cảm nghiệm sự chữa lành trìu mến và hòa giải của Chúa."
 
Quốc hội Mỹ sắp bỏ phiếu thông qua dự luật ‘Equality Act’, một đe dọa trầm trọng đối với Tự do Tôn giáo
Vũ Văn An
20:52 24/02/2021

Theo Đức Ông Charles Pope (Blogs, February 22, 2021), hiện có một đạo luật trong Quốc hội Hoa Kỳ có thể được biểu quyết vào đầu tuần này, và nếu bạn quan tâm đến phụ nữ, sự thật, khoa học, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, bạn nên cảnh giác. Nó được gọi là Đạo luật Bình đẳng (Equality Act). Nhưng dự luật không nhằm mục đích bình đẳng - đúng hơn, hiệu quả của nó sẽ làm xói mòn luật liên bang hiện hành bảo vệ tự do tôn giáo và buộc người sử dụng lao động, trường học, tổ chức bác ái, v.v. vi phạm sứ mệnh và bản sắc của họ và chấp nhận thế giới quan của người đồng tính và chuyển giới.



Nhân dịp này, Đức Ông Pope trích dẫn lời Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ nói về dự luật này:

“Đạo luật Bình đẳng, sắp được bỏ phiếu tại Hạ viện Hoa Kỳ, xét theo nhiều cách, sẽ làm điều ngược lại và cần phải bị chống đối. Thay vì tôn trọng những khác biệt trong niềm tin về hôn nhân và tình dục, Đạo luật Bình đẳng sẽ kỳ thị những người có đức tin. Đạo luật Bình đẳng sẽ: trừng phạt các tổ chức đặt căn bản trên đức tin, như tổ chức bác ái và trường học đang phục vụ mọi người trong cộng đồng của họ… [Đạo luật này] sẽ buộc các trẻ gái và phụ nữ cạnh tranh với con trai và đàn ông để có cơ hội ít ỏi trong thể thao và chia sẻ phòng thay đồ và chỗ tắm chung với những người đàn ông sinh học tự xác định là phụ nữ; nguy cơ buộc người nộp thuế tài trợ cho việc phá thai; buộc mọi người trong cuộc sống hàng ngày, và nhất là các nhân viên y tế, hỗ trợ việc chuyển đổi phái tính; và mở rộng điều chính phủ coi là nơi 'công cộng', buộc ngay cả một số hội trường giáo xứ phải tổ chức các buổi lễ xung đột với các niềm tin Công Giáo".

Nếu tất cả những điều trên vẫn chưa đủ tồi tệ, thì năm ngoái, các giám mục đã phê bình chi tiết hơn về dự luật này bằng cách liệt kê một số vấn đề như sau:

“Đạo luật Bình đẳng sẽ áp đặt các quy định sâu rộng gây tổn hại cho toàn xã hội. Chỉ riêng các định nghĩa của Đạo luật sẽ loại bỏ phụ nữ và trẻ gái khỏi sự tồn tại được luật pháp bảo vệ. … Chúng ta trân trọng các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tự do lương tâm và tự do tôn giáo của Tu Chính án Thứ nhất. Đạo luật Bình đẳng khiến những điều này gặp nguy cơ bằng cách đòi hỏi sự thuận ý độc dạng đối với những niềm tin mới về bản sắc con người, trái ngược với những niềm tin được nhiều người nắm giữ - cả những người theo các tín ngưỡng đa dạng lẫn những người không có tín ngưỡng.

“Hơn nữa, Đạo luật cũng không thừa nhận sự khác biệt giữa con người – là chủ thể có phẩm giá và được quyền đòi nhìn nhận phẩm giá này - và hành động của người này, vốn có nhiều hệ luận đạo đức và xã hội. Việc kết hai điều này thành một sẽ tạo ra rất nhiều phức tạp pháp lý khác.

“Tóm lại, Đạo luật Bình đẳng sẽ:

Qui định suy nghĩ, niềm tin và lời nói. Chúng ta trân trọng các quyền tự do ngôn luận, lập hội, tự do lương tâm và tự do tôn giáo của Tu Chính án Thứ nhất. Đạo luật Bình đẳng khiến những điều này gặp nguy cơ bằng cách đòi hỏi sự thuận ý độc dạng đối với những niềm tin mới về bản sắc con người, trái ngược với những niềm tin được nhiều người nắm giữ - cả những người theo các tín ngưỡng đa dạng lẫn những người không có tín ngưỡng.

Minh nhiên thu hồi quyền tự do tôn giáo. Bằng cách tự miễn trừ khỏi Đạo luật Khôi phục Quyền Tự do Tôn giáo của lưỡng đảng năm 1993 - một động thái chưa từng có - Đạo luật bình đẳng nói lên việc minh nhiên đi trệch hẳn một trong những nguyên tắc sáng lập của Hoa Kỳ, tức tự do tôn giáo.

Cản trở việc chăm sóc sức khỏe một cách có phẩm chất. Những người đang trải qua chứng bất an hoặc bất hợp (incongruence) về phái tính phải được đối xử cẩn trọng và cảm thương và phải nhận được từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cùng một phẩm chất trong các dịch vụ và việc bảo vệ tinh thần khỏi bị tổn hại, vốn là quyền lợi của mọi người. Tuy nhiên, Đạo luật Bình đẳng sẽ buộc nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe thực hiện một số phương pháp và thủ tục điều trị liên quan đến 'chuyển đổi phái tính' chống lại phán đoán y tế hoặc đạo đức tốt nhất của họ đối với bệnh nhân. Như Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid thuộc Chính phủ Obama đã lưu ý vào năm 2016, ‘khẳng định phái tính’ không liên quan đến hạnh phúc lâu dài hơn. Bi thảm thay, những cuộc phẫu thuật liên hệ có thể làm trầm trọng thêm tỷ lệ tự tử lâu dài của những người tự xác định là 'chuyển phái'. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói, 'giới tính sinh học và vai trò văn hóa xã hội của giới tính (phái tính) có thể được phân biệt nhưng không thể tách biệt'. Việc nhấn mạnh đến việc làm như vậy có thể can gián một số người hành nghề y khoa trong các lĩnh vực liên quan và làm tăng thêm sự căng thẳng cho lực lượng chăm sóc sức khỏe sẵn có.

Nguy hại cho quyền riêng tư. Đạo luật Bình đẳng không có các tiêu chuẩn chắc chắn cho 'bản sắc phái tính', điều này tạo ra một nẻo đường gây tổn hại tiềm tàng về mặt tinh thần hoặc thể chất đối với các cá nhân, nhất là tại các nơi có sự tách biệt giới tính bản thân cao như phòng vệ sinh và phòng thay đồ. Nguy cơ này không chỉ phát sinh từ những người có kinh nghiệm bất hợp về phái tính, mà còn từ những người khác vốn ranh mãnh lợi dụng các chính sách cởi mở tại những nơi riêng tư này.

Đe dọa các dịch vụ bác ái. Đạo luật Bình đẳng sẽ buộc vô vàn dịch vụ bác ái hoặc vi phạm các nguyên tắc của họ hoặc tự đóng cửa. Với việc thiếu các tiêu chuẩn về phái tính, các nhà tạm trú sẽ bị đòi hỏi phải chứa cả các phụ nữ dễ bị tổn thương, đôi khi bị chấn thương, lẫn những người đàn ông sinh học. Ngoài ra, các cơ quan chăm sóc nuôi dưỡng và nhận con nuôi buộc phải trao trẻ em cho những cặp đồng tính, bất kể ý muốn của một số bà mẹ sinh ra các em và lợi ích tốt nhất của các em. Việc đóng cửa các dịch vụ bác ái như thế, do đó mà ra, sẽ là điều vô lương tâm – nhất là khi cuộc khủng hoảng ma túy đang khiến ngày càng nhiều trẻ em cần được chăm sóc nuôi dưỡng.

Loại trừ người ta khỏi một số con đường sự nghiệp và sinh kế. Bất chấp phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong Masterpiece Cakeshop kiện Ủy ban Dân quyền Colorado (2018) rằng tiểu bang không được thù nghịch đối với tôn giáo, Đạo luật Bình đẳng sẽ nêu tên, để kiện tụng phá hoại trên cả nước, các doanh nhân có đức tin, những người đang phục vụ mọi người nhưng không thể nói lên những sứ điệp mà họ bất đồng".

Đức Ông Pope nhận định rằng, đối với những người vẫn thắc mắc tại sao các giám mục Hoa Kỳ không xem xét nhiều hơn các vấn đề đạo đức quan yếu trong thời đại chúng ta, thì đây là một ví dụ các ngài đã làm như vậy. Các ngài nên được khuyến khích và đáng được chúng ta hỗ trợ.

Theo Đức Ông, quốc gia này cũng cần tiếng nói và lý lẽ của chúng ta. Ở một nơi nào đó trong tư cách một quốc gia, chúng ta đã rất lạc lõng trong nhiều quan niệm, trong đó có sự dối trá cho rằng con trai có thể là con gái, hoặc con gái có thể là con trai; một người đàn ông có thể trở thành một người đàn bà hoặc một người đàn bà có thể trở thành một người đàn ông. Điều này đơn giản là không đúng và một quốc gia không thể đứng lên và nói "nam không phải nữ" là một quốc gia rất sa đọa và cần được cầu nguyện, ăn chay và hành động.

Bạn có thể nhớ lại cuốn tiểu thuyết lạc thời Nineteen Eighty-Four của George Orwell, được viết vào năm 1948. Cẩn thận giấu nhà chức trách, nhân vật chính Winston Smith đã viết trong nhật ký của mình, “Tự do là tự do nói rằng hai cộng hai là bốn”- nghĩa là, tự do là có thể suy nghĩ, nói năng và hành động theo sự thật. Sau đó, trong một cảnh quan yếu tại Phòng 101 sau khi Smith bị bắt, người thẩm vấn O'Brien nói với "tội phạm tư tưởng" Smith rằng việc kiểm soát đối với thực tại thể lý là điều không quan trọng đối với Đảng, miễn là các công dân của Châu Đại Dương bắt các tri nhận của họ về thế giới thực tùng phục ý chí chính trị của Đảng. Do đó, 2 + 2 = 5. Điều này rõ ràng sai nhưng bạn sẽ hoặc đồng ý hoặc phải gánh chịu hậu quả.

Trong thời đại “văn hóa triệt tiêu” của chúng ta, các loại trừ và áp đặt pháp lý của các tay đầu sỏ chính trị và các viên chức chính phủ ngày càng gần với việc tuyên bố 2 + 2 = 5. Mặc dù ngày nay nhiều người nói rằng “hãy tuân theo khoa học”, nhưng điều này chỉ xảy ra khi nó phục vụ chính họ. Nếu chúng ta tuân theo khoa học thì rõ ràng việc phá thai làm ngưng đập một trái tim con người và một người đàn ông không thể trở thành đàn bà chỉ đơn giản bằng cách nói như thế hoặc thực hiện phẫu thuật.

Trong khi đó, một phần quan trọng khác nữa của Đạo luật Bình đẳng nên miễn các mệnh lệnh của nó khỏi Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo, tức đạo luật cung cấp các biện pháp bảo vệ quan trọng cho các cá nhân và định chế trong đức tin của họ. Nghĩa là, luật pháp nên minh nhiên nghiêm cấm các kháng cáo đối với quyền tự do tôn giáo và lương tâm vì không đi theo sự dối trá này.

Chúng ta đang ở một thời điểm quan yếu trong nền văn hóa của mình. Hoặc chúng ta sẽ đứng lên và nhấn mạnh về thực tại hoặc có một “thực tại” thay thế áp đặt lên chúng ta. Hoặc chúng ta đứng lên vì sự thật, hoặc phụ nữ và trẻ gái sẽ bị “triệt tiêu”, khi nữ được định nghĩa lại để bao gồm cả những người không phải là nữ. Hoặc chúng ta sẽ đấu tranh cho tự do tôn giáo và tự do ngôn luận của chúng ta - và cuối cùng là tự do tư tưởng - hoặc chúng sẽ bị tước mất chúng. Điều này đang được tiến hành ồ ạt.

Chúng ta hãy làm việc với các giám mục của chúng ta cũng như các đồng minh khác trong cuộc chiến chống lại “Đạo luật bình đẳng” bất chính này. Có rất ít bình đẳng về nó. Một số người được nuôi dưỡng hợp pháp, nhưng nhiều người khác sẽ bị nghiền nát một cách cũng hợp pháp. Mọi người đều có quyền có phẩm giá. Nhưng không phải mọi người đều có quyền hành xử theo những cách phủ nhận thực tại và gây ra những hậu quả khủng khiếp cho những người khác của nền văn hóa. Điều chúng ta gặp ở đây là một mưu toan định nghĩa lại hoàn toàn bản chất con người. Các hiệu quả xã hội của việc này thật khủng khiếp và việc chính phủ áp đặt những điều như vậy sẽ chỉ khiến mọi sự trở nên tồi tệ hơn nhiều và có thể gây ra bất ổn xã hội.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:54 24/02/2021
Hình ảnh Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu

Năm 1870 Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu, từ thời Đức Giáo Hoàng Pio IX. được nhận là vị Thánh quan thầy bảo trợ cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên trần gian. Và ngày lễ trọng kính Thánh Giuse vào ngày 19.03. hằng năm.

Để kỷ niệm truyền thống đạo đức trong nếp sống Giáo hội đã có từ 150 năm nay, đức đương kim giáo hòang Phanxicô đã công bố lập năm thánh đặc biệt về Thánh Giuse từ ngày 08.12.2020 đến ngày 08.12.2021 với chủ đề „ “Patris corde – Trái tim của người Cha.“

Đâu là hình ảnh trái tim của người cha Giuse?

Ngày xưa Thánh Vincent de Paul, người sống hy sinh và lập dòng phục vụ người nghèo, đã tâm sự : Nếu vì phục vụ Chúa và con người mà gây ra phiền não lo âu, tôi sẽ âm thầm lặng lẽ rút lui!

Câu tâm tình của Thánh Vicent de Paul phản ảnh phần nào đời sống của Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu.

Kinh Thánh không ghi lại lời nào của Thánh Giuse. Nhưng kinh thánh thuật lại việc làm của Ông. Những việc làm đó có gía trị như những gì Thánh nhân đã suy nghĩ và muốn nói ra.

Trong thinh lặng đang lúc ngủ, Thánh Giuse nghe tiếng Thiên Thần hiện đến nhắn bảo: Ðem trẻ Giêsu và mẹ người trốn sang Aicập. ( Mt 2,13). Có thể nói, về phương diện con người, đó là một đòi hỏi vượt qúa tầm tay tầm suy hiểu của một con người như Giuse. Nhưng ông đã âm thầm làm chuyện đó không thắc mắc gì, vì hạnh phúc an toàn cho Maria và Giêsu.

Ngay từ khi chấp nhận Maria làm người bạn đường, Giuse đã không hiểu nổi những bất ngờ ngạc nhiên đã và đang xảy ra ngay trong gia đình tương lai của ông.

Giuse đã không sao hiểu nổi mầu nhiệm nhập thể làm người của Chúa Giêsu trong cung lòng Maria và sau này cả cuộc đời của Chúa Giêsu bên cạnh ông. Nhưng ông đã trung thành làm theo lời Thiên Thần Chúa bảo: Ðem trẻ Giêsu và mẹ người trốn sang Aicập!

Lòng trung thành xưa nay luôn là một nhân đức, một lối sống được qúy trọng và cần thiết hàng đầu trong mọi lãnh vực giữa con người với nhau. Nhưng lại là điều hầu như càng bị lơ là quên lãng có vẻ coi thường. Ðã có biết bao nhiêu trường hợp, vì khó khăn hay bất bình, hay vì quyền lợi nhỏ trước mắt, hay vì không muốn nhận trách nhiệm bổn phận, mà đã quay lưng lại với lời thề hứa trung thành, trong cuộc sống gia đình, trong tình nghĩa bạn bè, trong niềm tin tôn giáo, trong lãnh vực làm ăn chung, trong lãnh vực quốc gia đất nước!

Mẹ Thánh Terexa thành Calcutta được xưng tụng là Thiên Thần của người nghèo. Vì mẹ đã trung thành sống với họ suốt dọc cuộc đời, từ lúc khổ cực âm thầm thuở ban đầu còn trắng tay, lúc được vinh quang mọi người biết đến tung hô tặng thưởng huy chương, lúc được mọi giới yêu mến hâm mộ và cho tới lúc gìa yếu bệnh tật từ gĩa cuộc đời.

Ðã có người thắc mắc, không biết Chúa Giêsu, là người như bao con người khác, có một Thiên Thần bản mệnh nào không? Và người đó không ngần ngại nói lên suy nghĩ của mình: Lẽ dĩ nhiên, Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Thiên Thần Chúa hằng có mặt gìn giữ ngài. Nhưng là con người, Ngài cũng có một Thiên Thần bản mệnh. Vị Thiên thần đó không ai khác hơn là Thánh Giuse!

Thánh Giuse là Thiên Thần bản mệnh gìn giữ che chở Chúa Giêsu và Maria không phải vì ông có sức mạnh cùng tài năng biến báo trổi vượt gì, nhưng là lòng trung thành của Ông.

Ông sống âm thầm lặng lẽ, nhưng không để Maria và trẻ Giêsu phải sống bị bỏ rơi quên lãng trong đe dọa. Ông chu toàn những gì là bổn phận của một trưởng gia đình, như lời Thiên Thần Chúa bảo: Nhận trẻ Giêsu và Maria!

Ông âm thầm suy nghĩ và muốn lặng lẽ rút lui. Nhưng không muốn Maria và Giêsu phải chịu cảnh âm thầm cô đơn. Vì thế Ông đã nghe theo lời Thiên Thần báo: Nhận Maria và Giêsu.

Ông đưa gia đình ra đi âm thầm trong đêm tối. Nhưng vẫn một niềm trông cậy vào bàn tay của Thiên Chúa. Dù không hiểu chương trình của Chúa sắp định. Ông sống lòng trung thành: mình lo Chúa liệu!

Ông đem gia đình trở về quê cũ Nazareth. Nhưng không ồn ào để cho gia đình bị mang tiếng với xóm làng đất nước. Trái lại âm thầm làm lụng nuôi sống gia đình.

Là cha nuôi con Thiên Chúa. Nhưng Giuse sống âm thầm và trung thành với ý Chúa muốn và với việc bổn phận.

Giuse, là người cha trong gia đình, đã trở nên Thiên Thần bản mệnh của con trẻ Giêsu và của người bạn đường Maria qua lối sống đạo đức tình người: lòng trung thành, sự kính trọng và rộng lượng giúp đỡ nhau.

„Nếp sống gương mẫu của Thánh Giuse về lòng trung thành, sự chân thành đơn giản luôn là lời kêu gọi khẩn thiết mọi người chúng ta suy nghĩ về việc chu toàn bổn phận của mình.

Tôi nghĩ đến trước hết những người cha, người mẹ trong gia đình, và cầu nguyện cho họ biết qúy trọng giữ gìn nét đẹp đơn thành của một đời sống cần mẫn chăm chỉ làm việc, trong đời sống hôn nhân, trong việc nuôi nấng giáo dục con cái với niềm vui phấn khởi.

Tôi cầu nguyện cho các linh mục, họ như người cha trong cộng đoàn Hội Thánh. Xin Thánh Giuse phù hộ cho họ lòng dấn thân yêu mến Hội Thánh; khơi dậy niềm vui phấn khởi cùng lòng trung thành nơi những người chọn sống đời sống tận hiến cho Chúa qua ba lời khấn thanh tịnh, khó nghèo và vâng lời theo lời khuyên của Phúc âm.

Xin Thánh Giuse gìn giữ chúc lành cho các người lao động làm việc trên toàn thế giới. Qua việc làm với những ngành nghề nghiệp khác nhau, họ góp phần xây dựng bước tiến triển đời sống xã hội. Qua đó họ giúp mọi người tín hữu trung thành thực hành ý Thiên Chúa trong đời sống, là cùng đem ơn cứu chuộc đến trong trần gian.“ (Đức Giáo Hoàng Benedictô 16., ngày 19.03.2006)

Tháng kính Thánh cả Giuse

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI, phụ lục: cười và mỉm cười
Vũ Văn An
00:09 24/02/2021

CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI



(Nguyên bản: Le Sourire de Jésus
par Pierre Descouvemont
Bản tiếng Việt của Vũ Văn An
)



PHỤ LỤC: Cười và Mỉm Cười

Người ta có thể cười vì một câu truyện buồn cười hoặc bằng lòng mỉm cười vì nó một cách kín đáo hơn, theo lối người lịch thiệp có thói quen từ lúc còn rất trẻ không bao giờ để mình đi đến chỗ cười ồn ào. Quả những câu truyện của người Anh chứa thứ hài hước ít khi làm ta phá lên cười...

Nhưng chúng tôi muốn nhắc lại đây sự khác nhau về bản chất vốn phân biệt cái cười với nhiều hình thức khác nhau của cái mỉm cười.

1.Cười

• Nó được kích thích bởi tri nhận một tương phản về mặt tri thức. Bergson giải thích như sau: sự tương phản này phát xuất từ sự kiện một hữu thể sống động, hẳn đã sống ở trên đời một cách uyển chuyển, có vẻ phản ứng như một người máy.

Ta cười mỗi lần ai đó xem ra cư xử như một người máy trong khi người ta lưu ý tới điều người này cư xử với sự uyển chuyển đầy quan tâm và sự linh hoạt sống động của một con người. Chính vì thế, việc lặp đi lặp lại gần như tự động trong một cử chỉ hay một câu nói nơi một diễn giả có tính buồn cười tuyệt vời, việc một anh hề leo thang theo cách của một con rối khiến ta cười, việc một người lãng trí đụng gương phản xạ đến bị thương ở mũi khiến ta buồn cười hay việc bắt chước một chính trị gia của một ca sĩ ứng tác khiến cả nước Pháp cười theo đúng mức độ người ca sĩ ứng tác này thành công trong việc nêu bật được từ người này điều ít có tính bản thân nhất: các chứng tật, các phát biểu đặc trưng, âm điệu giọng nói, nói tóm là cái phần máy móc vô tình diễn ra trong tác phong có tính bản thân nhất.

Bergson vốn nhận xét, “Bắt chước ai là nêu bật cái phần máy móc họ để cho du nhập vào con người họ”.

• Như thế, cười không phải là biểu thức của tình cảm bản thân hay liên ngã lâu bền. Thực vậy, nó giả thiết ta phải tạm thời "vặn nhỏ" ngọn đèn cảm giới của ta. Bergson từng nhận xét “cái cười vô cảm [insensible]”. Tôi chỉ có thể cười một viên cảnh sát trượt vỏ chuối nếu tôi tạm thời quên cái đau có thể có của ông ta. Nếu tôi tắt âm thanh của máy truyền hình nhưng tôi vẫn tiếp tục coi hình ảnh nhà báo đang nói, tôi có khi thấy ông ta tức cười vì nói đủ âm tiết trong các câu chữ nhưng không ai nghe được, nhưng tôi đâu có khinh bỉ ông ta.

Đó là một thứ tiêu khiển không kéo dài: giống như người cười thứ sáu, khóc chúa nhật vậy. Nó cũng giống như anh chàng chuyên mua vui cho thiên hạ (boute-en-train) rất thành công trong việc chọc cười quần chúng nhưng trong đời sống bản thân anh ta rất buồn. Người ta vốn nhận xét rằng những anh hề có tiếng đều là những người buồn rầu, thiết tưởng ta nên nghĩ đến Molière hay Charlie Chaplin, và họ hay sáng chế ra các trò hài hước đột xuất và những chữ tức cười để che đậy nỗi thất vọng sâu xa trong đời họ. Nụ cười có thể là một loại ma túy vô hại làm tôi quên đi nét độc điệu của nhân sinh.

• Tuy nhiên, nụ cười phát sinh các thiện cảm tập thể tuy hời hợt,

-giữa khán giả và người diễn,
-giữa các khán giả của cùng màn hài hước: “Cười cùng một chuyện với nhau, đó là chín phần mười của thiện cảm”,
-giữa bạn bè nói cho nhau những chuyện ngồi lê đôi mách, trừ khi người ta không cố ý không cười trước câu chuyện do một người trong số họ kể lại, bởi vì người ta không muốn nhượng bộ đối với phản xạ thiện cảm này hoặc người ta muốn thể hiện sự khinh bỉ của mình.

Nụ cười chân thực của con người không xẩy ra ở nơi nào khác ngoài trong một nhóm: nó giả thiết phải có sự hiện diện của những người cười khác. Những nhà sản xuất các dĩa hài hước biết rõ điều đó, họ luôn ghi âm các kịch ngắn của một tác giả trong một căn phòng: chúng ta phải có thể tham gia các nụ cười của căn phòng. Phương châm có câu “càng có những người vui nhộn, người ta càng cười”.

Các thánh chưa bao giờ là những người cuối cùng kể các câu truyện làm người ta cười, nhưng cũng để ngài bớt căng thẳng. Thánh Têrêxa thành Lisieux vốn nhại rất tuyệt bác sĩ Cornière, người săn sóc ngài hay tu viện trưởng Baillon, vị giải tội phi thường của cộng đoàn. Và thánh nữ rất yêu mến Théophane Vénard (tử đạo tại Việt Nam, phong thánh năm 1988) vì tính vui vẻ của ngài. Thánh Philippe Néri hết sức tức cười và Cha Thánh Padre Pio rất tuyệt kể lại những chuyện vui.

2. Mỉm cười

Nếu cười là một phản xạ của trí khôn sung sướng nắm được nét tương phản trong thế giới, thì mỉm cười có thể phát biểu nhiều tình cảm cực kỳ đa dạng, đi từ niềm vui sống đơn giản đến niềm vui chào đón một con người trong tâm hồn mình, dù chỉ là khoảnh khắc.

a. Cái mỉm cười thanh thản của em bé đang ngủ, “cười với các thiên thần”

Ngoại trừ khi em khóc, khuôn mặt của bé thơ tươi cười một cách tự nhiên. Nó “giãn nở ra”, mở rộng ra. Chính khi lớn lên, em mới bắt đầu “khép” khuôn mặt lại, co nó lại, do sự kiện em dần dần tự tri nhận rằng thế giới có thể độc ác và do đó, em phải tự khép kín trước ảnh hưởng của nó.

b. Cái mỉm cười thản nhiên của Bút Đa

Nhờ từ từ triệt bỏ mọi dục vọng ích kỷ, nhà hiền triết Phật Giáo tiến tới chỗ sung sướng thản nhiên đối với mọi vọng động của một thế giới không ngừng biến hóa. Khuôn mặt của ngài “được giải thoát”: không một đam mê nào còn đến khuấy động nội tâm thanh thản của ngài.

Trong một thế xích lại gần đầy gợi ý, A. Malraux đã làm ta nhận xét sự tương tự đáng ngạc nhiên hiện hữu giữa các bức tượng Bút Đa của Viễn Đông và bức tượng nổi tiếng của Reims mà người ta quen gọi là “thiên thần mỉm cười”: cả hai bên, đều là cái mỉm cười của một hữu thể không còn biết nỗi đau khổ của con người, một là vì chưa bao giờ biết nó... hai là vì không còn biết đến nó nữa.

c. Cái mỉm cười bình an của một bức tượng gôtích

Nhưng, đàng khác, các nghệ sĩ của thế kỷ 13 đã thành công trong việc phát biểu bằng đá một trong các đặc điểm chủ yếu của nền linh đạo Kitô giáo, tức việc cùng hiện hữu trong trái tim con người, và trên khuôn mặt, một nỗi đau khổ rất lớn lao và một niềm vui lớn lao không kém.

A.Malraux nghĩ rằng các điêu khắc gia Gôtích đã tìm được một nghệ thuật tạo hình có khả năng phiên dịch đức tin Kitô giáo vào mầu nhiệm Cứu Chuộc: các khuôn mặt họ điêu khắc ở cửa ra vào các nhà thờ chính tòa của họ có những khuôn mặt đầy đau khổ, đầy thử thách, đôi khi nhăn nheo, nhưng tất cả được soi sáng bởi đức tin vốn cư ngụ trong họ: các đau khổ này họ có thể dâng lên cho phần rỗi thế giới. Trong trường hợp ấy, họ không được giải thoát khỏi mọi đau khổ, nhưng khỏi sự đau đớn cùng cực là đau khổ “mà không được gì cả”. Trong một công thức tinh lược mà chỉ ông mới có bí quyết, A. Malraux kết luận: “những chiếc miệng gôtích xinh đẹp nhất xem ra giống những vết thẹo của cuộc đời” (Les Voix du silence, NFR, 1951, tr.215).

Người ta có thể áp dụng vào các khuôn mặt trên hoàn toàn in dấu một sự thanh thản, điều mà Bergson từng viết về niềm vui: “Nó luôn công bố rằng cuộc sống đã thành công, cuộc sống đã chiếm được trận địa, cuộc sống đã đem lại chiến thắng”.

d. Cái mỉm cười của hài hước

Bắt chước chữ “humeur” của tiếng Pháp, chữ Anh “humour” đã được sử dụng bên kia biển Manche từ thế kỷ 17 để chỉ một câu truyện nhằm tố cáo các tật xấu hiện có trong đời sống xã hội. Một tật xấu người ta tham dự và do đó không thể bi thảm hóa.

Bài hát xưa sau đây của các thủy thủ Anh là một bằng chứng:

“Good bye! Margarita!
Tạm biệt, Margarita
Anh lên đường ra hải ngoại.
Em luôn luôn nghĩ đến em,
Anh luôn luôn nghĩ đến anh!”

Người ta cũng tìm thấy cùng một nét hài hước ấy trong suy tư của một người chồng nói với vợ: “này cưng, hãy nói đi, khi một trong hai đứa mình chết, anh tin rằng anh sẽ về hưu ở nhà quê!”

Khiêm tốn thừa nhận phần ích kỷ hiện có trong tôi, tôi tự cấm mình không được phán đoán một cách nghiêm khắc tác phong của anh em mình. Ta không nên lẫn lộn hài hước với nụ cười hay mỉa mai. “Nụ cười chỉ nắm được sự tương phản, mỉa mai không bao giờ thiếu sự khinh bỉ nào đó. Hài hước vượt lên trên cả hai thứ này, vì nó hàm nghĩa hai đặc điểm giao thoa nhau: niềm vui được thấy nhược điểm của con người và thiện cảm đối với nhược điểm của một người khác mà cũng là nhược điểm của tôi” (E. Rouleau, Humour dans Vie Chrétienne, Avril 1968, tr. 14).

Do đó, hài hước chỉ thái độ của ai đó không coi mình là nghiêm trọng. Họ biết cười các thiếu sót của chính họ. Nhưng khác với kẻ khuyển nho (cynique), họ không cam chịu. Họ tin rằng mọi con người đều có thể hoàn thiện được.

Trong một tập thơ ý vị, Madeleine Delbrêl đã dành cho “Alcide”, “đầu óc nhỏ hoàn hảo”, cả một loạt lời khuyên để ông đừng bao giờ tự coi mình là nghiêm trọng trong những nhiệm sở ông có thể đảm nhiệm:

“Nếu ông thích sa mạc, ông đừng quên rằng Thiên Chúa thích con người hơn nó.
Một ngày kia Alcide lần tràng hạt trong xe điện.

Nếu ông khám phá ra mình nhỏ bé, đừng vì thế kết luận ông là viên ngọc trai
Theo những ánh sáng khó quên trên sự nhỏ bé của ông.

Tự nói mình cực kỳ nhỏ bé, là họa hiếm mới nhỏ bé;
Những người thực sự nhỏ bé, từ đầu, đã biết mình nhỏ bé.
Một ngày, nói chung, trong đó, ông tỏ ra bị xóa mờ.

Chói sáng không phải là soi sáng.
Alcide một ngày hùng biện.

Đừng yêu cầu người khác đoán định tình trạng thần kinh ông.
Một ngày trong đó người ta nói với ông không cần giữ ý tứ”.

(La joie de croire, Seuil, 1967, tr.241-266)

Hài hước, do đó, giả thiết phải yêu mình và yêu người cách chân chính. Nhà hài hước đích thực bác bỏ việc chỉ nhìn thấy bóng tối cuộc đời. Họ biết rằng người ta đoạt chiến thắng lẫy lừng trên ma quỉ, cha dối trá và ông hoàng buồn bã, khi họ chấp nhận việc nhìn nhận là tốt điều thực sự tốt, bắt đầu bằng một ly trà đơn giản. Lúc đó, họ đã vượt qua vòng hy vọng đầu tiên và họ mất hút đối với ma quỉ. Lewis nói với họ rằng “Người nào, với đức khiêm nhường hòan tòan và không hề vụ lợi, được vui hưởng một điều duy nhất ở trên đời, không bận tâm tới điều người khác nói, đã được trang bị chống lại phần lớn các cuộc tấn công chúng ta một cách tinh tế nhất” (Tactique du diable, Cerf, tr. 51).

Không thiếu các vị thánh thành công trong việc đưa ra những mẩu hài hước vào ngay những giờ phút thống thiết nhất của đời họ. Bị kết án trảm quyết theo lệnh của Henri VIII, quan chưởng ấn Thomas More thấy mình đứng dưới dàn máy chém. Thấy nó không vững lắm, ngài nói một cách vui vẻ: “Thưa trung úy, tôi xin ông giúp tôi leo lên; còn chuyện đi xuống, tôi sẽ lo liệu một mình”. Ngài xin đám đông cầu nguyện cho ngài, rồi qùi xuống đọc kinh Miserere (Thương xót). Ngài tự cột lấy mắt, và, để kết thúc, ngài vạch râu ra khỏi tấm ván mà nói những lời sau hết “quả là tội nghiệp bị chặt đầu mà không hề phạm tội phản bội”. Trước khi bị hành quyết, ngài yêu cầu người ta trả cho lý hình một đồng tiền vàng để thưởng công một việc phục vụ tuyệt vời mà anh ta sắp làm cho ngài: đó là đưa ngài thẳng về thiên đàng. Một người gác cổng như thế đáng được hưởng tiền thưởng xứng đáng!

Nhiều thế kỷ trước ngài, Thánh Cyprianô, Giám Mục Carthage bị hành quyết năm 258, cũng đã đưa ra cùng một lời yêu cầu như thế.
Còn về phần các nữ tu Cát Minh của Compiègne bị kết án máy chém, trong nhà tù ngày 16 tháng 7 năm 1794, hôm trước ngày bị hành quyết, các vị đã tìm ra phương thế hát một bài ca mà một trong các vị vừa sáng tác theo điệu nổi tiếng của thời ấy:

“Hãy phó tâm hồn cho hân hoan,
Ngày ta chiến thắng đã tới gần.
Hãy xa ta ra mọi yếu đuối
Thanh kiếm đầy máu đã vung lên (2 lần)
Ta hãy chuẩn bị mừng chiến thắng
Dưới ngọn cờ Thiên Chúa thương vong
Mỗi người hãy quân hành chiến thắng
Hãy chạy, hãy bay về vinh quang:
Làm sống lại bầu nhiệt huyết ta,
Thân xác ta thuộc về Thiên Chúa!
Hãy leo, leo lên dàn máy chém
Và Chúa sẽ là Đấng khải hoàn”.

e. Mỉm cười chào đón

Hơn cả lời nói, mỉm cười phát biểu cả một thang âm tình cảm mà con người có thể hoặc mong cảm nhận được khi gặp gỡ người khác: có nụ mỉm cười của vị giám khảo nhân từ chào đón một thí sinh và muốn cho thí sinh này cảm thấy thoải mái, có nụ mỉm cười của hai người bạn biết nhau đã từ lâu và phát biểu trên khuôn mặt rằng họ sung sướng được gặp lại nhau, nụ mìm cười của người cuốc bộ sung sướng được cám ơn người lái xe hơi vừa cho họ quá giang... Đời sống trong xã hội sẽ dễ chịu hơn nhiều nếu người ta dành thì giờ để mỉm cười với nhau, để chào đón lẫn nhau. Ước chi người ta đừng nói những nụ mỉm cười thoáng qua này giả hình, vì chúng có thể nói lên một ước nguyện thành thực muốn “thừa nhận” mọi hữu thể nhân bản, dù là một người xa lạ hay một người lân cận tự nhiên có ác cảm. Vả lại, hơn cả nụ cười, mỉm cười còn có tính hay lây: khi mỉm cười với người khác, tôi giúp họ mỉm cười đáp lại. Không có gì hạ khí giới bằng một nụ mìm cười đích thực.

Thực thế, khi mỉm cười với những người ta gặp, ta chứng tỏ với họ, dù chỉ trong chốc lát, rằng sự hiện hữu của họ không hể dửng dưng đối với ta. Alain nhận xét rằng: “Ngờ vực phát sinh ngờ vực thế nào, mỉm cười phát sinh mỉm cười như vậy: nó làm người khác an tâm về mình và mọi vật bao quanh” (Eléments de philosophie, tr. 288).

Trong nụ cười, tôi vui khi nắm được tính bất hòa hợp buồn cười trong thế giới những con người vây quanh tôi; trong nụ mỉm cười, tôi vui được sống hòa hợp với những người tôi gặp gỡ.

Tóm lại, con người tự biểu lộ mình ra trong nụ mỉm cuời nhiều hơn trong nụ cười rất nhiều. Chắc chắn, mỗi người chúng ta có cách đặc biệt để cười, gần đặc trưng như cách họ đi đứng vậy, nhưng cười chỉ phát biểu được cái phần hời hợt nhất trong tinh thần của ta, cũng như niềm vui được rung cùng nhịp với những người cùng sống. Nụ mỉm cười trái lại phát biểu các tình cảm sâu xa nhất của cá tính ta, thái độ sâu sắc của ta trước những người như ta và trước cuộc hiện sinh. Chính theo chiều hướng này người ta có thể nói như Leonard de Vinci rằng “Lúc 40 tuổi, người ta chịu trách nhiệm đối với khuôn mặt mình”... nghĩa là đối với nụ cười mỉm của mình.

f. Mỉm cười ranh mãnh

Thay vì mỉm cười với ai, người ta có thể mỉm cười về họ! Đó là nụ cười mỉm chế nhạo, thay vì làm an tâm và tăng sức, chỉ muốn gây thương tích cho người nhận lãnh nó. Có lẽ người ta muốn nói “anh làm tôi phát cười” nghĩa là “anh làm tôi thương hại”! Thay vì người khác có là thế nào, ta chào đón họ như thế, nụ cười mỉm mỉa mai này muốn làm họ cảm thấy rằng ta khinh bỉ bác bỏ họ, ta cười vào mũi họ. Quả là tai hại khi người ta sử dụng chữ “mỉm cười” (sourire) để chỉ thứ thái độ khinh miệt đối với người lân cận của ta này; thiết tưởng chỉ nên dùng động từ “cười khẩy” (ricaner), một chữ, mà trong tiếng Pháp, phát xuất từ động từ “recaner” nghĩa là “kêu bebe như con lừa”.

Đúng là tôi có thể dẫn đến chỗ lịch sự chế riễu các thiếu sót của một người bạn, nhưng nụ mỉm cười đi kèm nhận xét của tôi làm anh ta hiểu đúng là tôi chế riễu như chế riễu một tàn dư trong anh một ám ảnh xưa thực sự không còn là cá tính của anh nữa.

Cũng có thứ mỉm cười miễn cưỡng, ít nhiều giả hình, của người tự tuyên bố là “rất hân hạnh” được làm quen với bạn, trong khi chế riễu nó hoàn toàn. Đó là nụ mỉm cười ước lệ không đánh lừa được ai. Người ta cũng có thể nói về nó như nụ mỉm cười lẳng lơ của người muốn làm bạn sa vào lưới của họ.

Nụ mỉm cười đích thực không cần có hạn từ bổ nghĩa: đó là cái mỉm cười của người bạn có thế nào họ chào đón bạn như thế, người tôn trọng tự do của bạn một cách sâu xa, trong khi dành cho bạn tình bạn của họ...dù giây phút này chỉ là “một cuộc gặp gỡ vắn vỏi”.

Ơn biết mỉm cười

Nó không tốn chi cả nhưng phát sinh rất nhiều.
Nó làm giầu người nhận lãnh nó, mà không làm nghèo người cho nó đi.
Nó chỉ kéo dài một lúc, nhưng kỷ niệm về nó đôi khi bất tử.
Mỉm cười là sự nghỉ ngơi đối với người mỏi mệt.
Là sự can đảm đối với linh hồn bị đánh qụy,
Là sự an ủi của tâm hồn tang chế.
Là thuốc giải độc đích thực mà thiên nhiên lưu giữ chữa mọi đau đớn.
Nếu người ta từ chối bạn nụ mỉm cười bạn đáng hưởng
Bạn hãy rộng lượng: cho đi nụ mỉm cười của bạn.


Thực vậy, không ai cần một nụ mỉm cười bằng người không biết cho nó cho người khác.

Những chữ viết tắt
Cho các tác phẩm của Thánh Têrêxa

A Bản tự truyện viết tay, dành cho Mẹ Agnès Chúa Giêsu (1895).
B Thư cho nữ tu Marie Thánh Tâm (1896)
C Tự truyện viết tay, dành cho Mẹ Marie de Gonzague (1897)
CJ Vở mầu vàng của mẹ Agnès Chúa Giêsu, trong đó có “các đàm thoại cuối cùng”
28.8.3 = Lời thứ 3 ngày 28 tháng 8 năm 1897
CG Correspondence Générale (Thư từ tổng quát) cerf-DDB, 1972-1974. Tái duyệt và tái xuất bản trong “nouvelle Édition du Centenaire”, 1972, 8 tập.
CSG Conseils et souvenirs publiés par soeur Geneviève (Céline), Cerf, coll “Foi vivante”, 1973.
DE Derniers Entretiens, Cerf-DDB, 1971
DE/G Những cuộc đàm thoại sau cùng, thu thập bởi nữ tu Geneviève
DE/MSC Những cuộc đàm thoại sau cùng, thu thập bởi nữ tu Marie Thánh Tâm
HA98 Lịch sử một linh hồn, ấn bản năm 1898
LT 1,2... Các Thư của Thánh Têrêxa, có đánh số
PN 1,2... Các vần thơ của ThánhTêrêxa, có đánh số
RP 1,2... Các Tiêu khiển đạo đức của Thánh Têrêxa, có đánh số
Pri 1,2... Các lời cầu nguyện của Thánh Têrêxa, có đánh số.
VT Vie thérésienne, Lisieux (Tam cá nguyệt san, từ 1961)

CÁC GHI CHÚ

(1). A 51
(2) Le sacrements de l’autel, II,1, Sources chrétiennes, No 93, Cerf, 1963, tr.183
(3) Les Livres des dialogues, Seuil, 1953, chương 68 tr.252
(4) Colloques, tờ số 368-369
(5) DE 6.7
(6) Chemin de la perfection, chương 26, Oeuvres complètes, cuốn 1, Cerf, 1995, tr.795.
(7) VIème Demeures, chương 7, tr. 1108
(8) Surpris par la certitude, cuốn 2, Cerf, 1980, tr.144
(9) Franis TROCHU, Le Curé d’Ars, E. Vitte, 1925, tr.223-224.
(10) Ecrits spirituels, Spiritualité orientale, No 5, Abbaye de Bellefontaine, 1994, tr.67
(11) Autobiographie, Saint-Paul, 2000, tr.414-415
(12) PN 17, 3
(13) Trời Của Tôi dành cho tôi. Có ý nói đến một nữ tu Dòng Thánh Vincent-de-Paul. Chính chị dòng này, mấy tuần trước khi Thánh Têrêxa qua đời, đã nói: “Đây quả là một nữ tu bé nhỏ hiền dịu, nhưng người ta có thể sẽ nói gì về chị sau khi chị qua đời?”
Để nói lên niềm vui của ngài được mỉm cười với Chúa Giêsu “trong đêm đen đức tin”, Thánh Têrêxa thường nhắc đến giấc ngủ của Chúa Giêsu trong thuyền của thánh Phêrô: “Nụ mỉm cười của Chúa rạng rỡ xiết bao khi Chúa thiếp ngủ”. PN 42,4 (tháng 12 năm 1896).
(14) Les Anges à la crèche de Jésus, RP 2,5v
(15) A 3r
(16) LT 87
(17) N’aie pas peur (Đừng sợ) (G.249). Lời và nhạc của Georges Lefebre. Đó cũng là tựa đề của dĩa nhạc SM 3P 1059, trong đó, bài ca này được ghi âm.
(18) LT 95
(19) PN 33,3
(20) PN 17
(21) Les Oeuvres spirituelles du bienheureux Père Jean de là Corix, bản dịch của Cha Lucien-Marie, str. 11 et 12, DBB, 1949, tr.695
(22) PN 20,6
(23) RP 1, 10v; RP 3,23bis
(24) Ed Grasset, 1932 tr.46
(25) Une movice de sainte Thérèse, Souvenirs et témoignages de soeur Marie de la Trinité, par Pierre Descouvemont, cerf, 1985, tr.41
(26) PN 30,4. 30/4/1896
(27) Pri 6
(28) Les Anges à la crèche de Jésus, RP 2, 7, 2
(29) VT, tháng 1, 1980, tr.52
(30) Mon Ciel ici-bas! PN 20,5
(31) Oeuvres complètes, Cerf, 1990, str.33, tr.1395
(32) Oeuvres complètes, Cerf, 1991, tr.1012
(33) P. 1032
(34) L’autre Soleil, Stock, 1975, tr.127-128
(35) LT 164
(36) LT 81
(37) HA 98, tr. 192
(38) CJ 18.4.1
(39) Ma joie, PN 45,5
(40) CSG tr.58
(41) Une novice, tr.102
(42) Une novice, tr.101
(43) Le courage d’avoir peur, Cerf, 1975, tr. 68-69
(44) LT 89
(45) DE/G 21,8
(46) Dường như suy tư này thực hiện ngày 22 tháng 8 năm 1897. Xin xem G. Gaucher, La passion de Thérèse de Lisieux, Cerf, 1972, tr. 85 ghi chú t.
(47) CJ 28.8.3
(48) CJ 6.7.4
(49) CJ 9.5.3
(50) C 7 r
(51) DE/MSC tr. 641-642
(52) Colloques, tờ 230
(53) Tờ 33
(54) Tờ 485-486
(55) Tờ 447
(56) Pri 2
(57) Pri 6
(58) 21 tháng 1, năm 1897. PN 45,6
(59) B 4 v
(60) P. Descouvemont, Sculpteur de l’âme, un trappiste au service de Thérèse, Ed. Gieldé, 2000, tr.115
(61) LT 127
(62) B 4 v
(63) “Je cherche le Visage du Seigneur tout au fond de vos coeurs” ( Tôi tìm khuôn mặt Chúa tận đáy lòng các bạn), SM 2, Disque Amen, SM 30 M-361. Khởi điểm của bài ca này là suy tư của một bệnh nhân được Odette Vercruysse săn sóc tại bệnh viện Seclin (gần Lille): “tôi tin điều các Kitô hữu nói, khi họ sẽ có khuôn mặt khác!”
(64) Mère Teresa, La joie du don, Seuil, 1975, tr.55
(65) C 12 r
(66) C 29 v
(67) C 14 r
(68) C 28 r
(69) CG II, tr.1176
(70) Trích dẫn trong L, Desrousseaux et G-H. Baudry, On ne meurt pas seul, Centurion, 1980, tr.140
(71) LT 258, 18 tháng 7 năm 1897
(72) Thánh Têrêxa dễ dàng nghĩ tới nụ mỉm cười của các thánh cúi xuống ngài: “các thánh biết con, các ngài yêu con, các ngài mỉm cười với con từ trên cao và mời con làm theo các ngài” (CJ 26.5). Nụ mỉm cười đầy âu yếm của mẹ Anne Chúa Giêsu mà thánh nữ thoáng thấy trong một giấc mơ hồi tháng 5 năm 1896 đã gây ấn tượng nhiều nơi ngài (B 2 r; CJ 26.5). Thánh Têrêxa biết rằng khi lên trời, ngài sẽ không bắt gặp dù chỉ một cái nhìn dửng dưng (CJ 15.7.5). Nhưng, trên hết, ngài sống trong niềm hy vọng sẽ được nhìn lại nụ mỉm cười thật tuyệt diệu của Đức Maria, đấng đã chữa thánh nữ lúc còn xuân xanh.
(73) RP 5, 2 v
(74) Phó thác là hoa trái dịu ngọt của Tình yêu, 31 tháng 5 năm 1897, PN 52,14.
(75) Xem B. Bro, La beauté sauvera le monde, Cerf, 1990, tr. 115-147
(76) LT 87
(77) LT 134
(78) Pri 16
(79) Pri 11
 
Chuyện TU SĨ Chuyện EM: Người Đổi Hồn Trên Núi!
Nguyễn Trung Tây
11:45 24/02/2021
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện TU SĨ Chuyện EM: Người Đổi Hồn Trên Núi!

Em hỏi tu sĩ,
— Cha ơi! Mùa Chay, làm sao để biến đổi tâm hồn?
Tu sĩ ăn nói bông lơn,
— Lên núi Tabor, gặp Chúa biến hình!
Em xụ mặt,
— Cha cứ thích giỡn?
Tu sĩ vẫn cười nho nhỏ, nhưng lần này kể em truyện, "Người Đổi Hồn Trên Núi,"


Em mến,
Lần đó, tu sĩ leo núi cao cho thánh lễ tại một ngôi làng khuất nơi vùng hẻo lánh.
Làng xa cách đời sống thị thành vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng! Thật sự ra không dễ để đặt chân đến được cửa thôn, bởi làng với khoảng 2000 linh hồn nằm yên lặng trong thung lũng bao phủ chung quanh bởi những ngọn núi cao ngất và ruộng lúa bậc thang!

Đường đi tới thôn là đường đất, không tráng nhựa! Thật ra nguyên thủy đó là một con đường mòn được tạo ra bởi những bước chân của dân làng từ thuả tạo thiên lập địa! Rất tiếc đây là phương tiện duy nhất từ bao lâu rồi nối liền thung lũng hoang vắng Cambulo với thị trấn đông dân Banaue! Cả hai đều thuộc tỉnh Ifugao, vùng núi đồi thượng du Philippines.

Trời Ifugao mưa liên tục nhiều tuần rồi! Banaue hoàn toàn ướt sũng nước từ khi tu sĩ đặt chân tới phố. Gần hai tuần rồi, tu sĩ vẫn chưa có dịp nhìn thấy một ngày nắng ấm sau khi xe bus đổ tu sĩ xuống bến xe. Tu sĩ cứ thế uể oải như miếng thịt thối! Xin thông cảm! Và cũng bởi Trời cao rộng rãi đổ xuống những cơn mưa, con đường khúc khuỷu quanh co giờ này hóa ra đất bùn trơn trợt! Nếu không cẩn thận, trần gian thêm một người trượt chân, tà tà buông mình rơi thẳng tròn đều xuống vực sâu thăm thẳm!

Tu sĩ đoán bây giờ em có thể đoán ra tại sao phải mất khoảng cỡ hai tiếng đồng hồ để tu sĩ dừng chân tại bến xe jeepney của thôn Cambulo. Nhưng khoan! Hành trình chưa chấm dứt. Vẫn còn một đoạn đường hình bậc thang đợi chờ phía trước, để tu sĩ vất vả vượt qua. Thế là tu sĩ lại từng bước từng bước cẩn thận bước đi khúc cuối đoạn đường bùn lầy trơn trợt dẫn tới nguyện đường truyền giáo của thôn nằm dưới đáy! Trên đoạn đường chông chênh này, một lần nữa tu sĩ cầu nguyện thiết tha rằng mình sẽ không té ngã lăn quay trên đường đi.

Thiên đàng rõ ràng đã nhận lời kinh nguyện! Tu sĩ đổ mồ hôi ướt đẫm áo như một con chuột cống dính nước mưa, nhưng không sao, tu sĩ vẫn sống sót! Quần dài lấm tấm những vết bùn nâu! Tu sĩ cũng vô tình đạp lên một vài đống chất thải của thú vật! Nhưng cũng không sao!? Điều quan trọng là đã đặt chân tới cổng làng.

Phải thành thật thu nhận tu sĩ không tin bản thân sẽ sống sót nếu được gửi tới vùng đất hoang vắng này cho công tác truyền giáo!

Tu sĩ lại càng thêm tin tưởng vào điều này trên đường quay trở về bãi đậu xe chờ đợi một chuyến xe jeepney khác mang tu sĩ quay về lại phố lớn! Mới bước đi được một vài bực thang, tu sĩ đã nhìn thấy bóng mình thở dài. Một vài hạt mồ hôi từ trên trán lăn tròn vào mắt vẫn không cản che được hình dạng của bến xe jeepney trên đỉnh núi cao. Riêng tu sĩ, giờ này vẫn còn ì ạch tại đáy thung lũng.

Một lần nữa trong khi đang vật lộn với những bước chân trơn trợt, đầu tu sĩ ngập tràn những tư tưởng hắc ám. Óc tu sĩ lan man nghĩ ngợi về câu Kinh Thánh nổi tiếng của ngôn sứ Isaiah: "Đẹp thay bước chân trên núi đồi của những người ra đi loan báo Tin Mừng" (Isa 52:7)! Well! Nghĩ tới đây, tu sĩ đã mỉa mai tự nhủ; "Vâng! Đúng thế! Chào mừng bạn tới núi đồi Ifugao! Tỉnh thành nổi tiếng với những cơn mưa và ruộng lúa bậc thang!" “Hãy đến và xem” (John 1:39)! “Vâng, đúng thế, mời em đến, và em sẽ thấy.”

Rồi tu sĩ nhìn lên! Và kìa!

Ngay giữa đường, tu sĩ nhìn thấy em, khoảng 9 hay 10 tuổi thôi! Em yên lặng vác trên đôi vai một bao mì ống to bự! Ngay sau em khoảng vài bước chân là một em trai khác, nhỏ tuổi hơn, cũng đang vác trên đôi vai nhỏ bé một bao những chai nước suối! Em trai nhỏ dường như chật vật với món hàng đội trên vai. Cả hai đang bước đi những bước chân nhanh nhanh vững chãi!

Giống như cây bị sét đánh ngay khúc thân giữa, tu sĩ tự nhiên thấy mình đứng đó chết lặng!
Hai em nhỏ gồng gánh lương thực cho gia đình nơi vùng thung lũng! Hai em thi hành nhiệm vụ với khuôn mặt nhẫn nại! Không một dấu vết than van trên khuôn mặt!

Riêng tu sĩ, nhà truyền giáo đang bước đi những bước nhẹ tênh nhưng lại gồng gánh trên đôi vai nặng nề tư tưởng bi quan sau một lần thăm viếng mục vụ thôn làng tràn đầy sức sống Cambulo!
Hai em nhỏ dường như chật vật với gánh nặng đời sống gửi tới trên đôi vai vào giây phút tu sĩ gặp ngày hôm đó (hoặc cũng có thể là hằng ngày); nhưng cả hai chấp nhận cuộc sống với không một nét nhăn nhó trên khuôn mặt!

Hai em trai nhỏ của thôn làng rõ ràng đã dạy tu sĩ một bài học vô giá về đời sống: trân trọng tất cả những món quà Thiên Chúa đã trao tặng từ những giây phút đầu tiên trong cung lòng mẹ!

Tu sĩ quay lưng tìm kiếm bóng dáng của hai em nhỏ, nhưng cả hai đã biến mất dạng nơi cuối đoạn đường bậc thang trơn trợt.

Tu sĩ tiếp tục bước đi nhưng trong tim hạt giống hoán cải bắt đầu nẩy mầm vươn cao.

Tu sĩ bước lên xe jeepney tại trạm xe quay về phố Banaue. Một lần nữa, tu sĩ lắc lư trên suốt chặng đường dài trong khi bác tài vật lộn với từng mét đoạn đường lầy lội trơn trợt. Hai tiếng đồng hồ trôi qua, bóng dáng phố sương mù Banaue dần dần xuất hiện nơi cuối đường chân trời. Tu sĩ nhận ra hình dạng ngôi tháp cao của nhà thờ Banaue.

Thấy tu sĩ, cha xứ và nhiều giáo dân ồn ào cất giọng hỏi thăm,
— Cambulo vui không cha? Thánh lễ ở đó ra sao?
Chà chà đôi giầy bám đặc bùn nâu trên miếng thảm chùi chân, tu sĩ cười nói,
— Cambulo tốt lắm! Nhưng, biết chi không? Thật là bất ngờ, tu sĩ đã gặp "người đổi hồn" trên con đường đi…
Vài người lộ vẻ nghi ngờ trên khuôn mặt,
— Không hiểu cha đang nói điều gì!
Tu sĩ từ tốn giải thích,
— Vâng, thật là bất ngờ! Tu sĩ hội ngộ hai sứ giả thiên đàng tại phố nhỏ Cambulo!
Có người cắc cớ hỏi ngay,
— Ủa, vậy ai đổi hồn?
Có người ngạc nhiên,
— Wow! Vậy cha có nhận được thông điệp nào từ trời gửi xuống hay không?
Tu sĩ gật đầu xác nhận,
— Có, có chứ! Chắc chắn là có rồi!

Nguyễn Trung Tây
Banaue - Cambulo, Ifugao
 
VietCatholic TV
Thảm sát và bắt cóc ở Nigeria. Tờ Catholic Pillar: Trường hợp ra đi của ĐHY Robert Sarah rất bất thường
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:11 24/02/2021


1. Tay súng giết học sinh, bắt cóc 42 người trong vụ tấn công một trường nội trú ở Nigeria

Thống đốc bang cho biết, các tay súng chưa được xác định đã giết một học sinh trong vụ tấn công qua đêm vào một trường nội trú ở bang Niger, phía bắc Nigeria và bắt cóc 42 người trong đó có 27 học sinh.

Thống đốc Abubakar Sani Bello cho biết những kẻ tấn công đã xông vào trường trung học Khoa học của Chính phủ ở quận Kagara bang Niger vào khoảng 2 giờ sáng, áp đảo các nhân viên an ninh của nhà trường.

“27 học sinh, ba nhân viên và 12 thành viên trong gia đình của họ đã bị bắt cóc. Thật không may, một học sinh đã bị bắn chết”, ông nói trong một cuộc họp báo.

Aliyu Isa, một giáo viên, nói với đài truyền hình địa phương Channels rằng những kẻ bắt cóc mặc đồng phục quân đội và nổ súng khi chúng đột nhập vào trường.

“Họ nói với các học sinh rằng đừng chạy”, Isa nói thêm, và cho biết anh và những người khác bỏ chạy trong khi các tay súng vây bắt một số học sinh.

Hiện vẫn chưa rõ ai chịu trách nhiệm cho vụ bắt cóc mới nhất. Bắt cóc để đòi tiền chuộc bởi các nhóm vũ trang diễn ra phổ biến ở nhiều bang miền bắc Nigeria.

Vụ tấn công xảy ra hai tháng sau khi các tay súng xông vào một trường trung học ở bang Katsina, tây bắc và bắt cóc gần 350 nam sinh, những người sau đó đã được lực lượng an ninh giải cứu.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong một tuyên bố rằng giáo dục đang “bị tấn công” ở miền bắc Nigeria.

“Các nhà chức trách Nigeria phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn các cuộc tấn công vào trường học, để bảo vệ cuộc sống của trẻ em và quyền của họ được giáo dục”, Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.

Nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram và một nhánh của quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng thực hiện các vụ bắt cóc ở vùng đông bắc đầy sóng gió của Nigeria. Khoảng 100 trong số hơn 270 nữ sinh bị Boko Haram bắt cóc từ thị trấn Chibok vào năm 2014 vẫn mất tích.

Sau cuộc tấn công hôm thứ Tư, thống đốc bang Niger đã ra lệnh đóng cửa ngay lập tức các trường nội trú trong khu vực.

Quân đội Nigeria cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã huy động quân đội truy đuổi những kẻ bắt cóc.

Các cuộc tấn công gần đây đã làm dấy lên lo ngại về bạo lực gia tăng của các băng nhóm vũ trang và lực lượng nổi dậy Hồi giáo. Bạo lực và mất an ninh đã làm gia tăng những thách thức kinh tế mà người dân ở quốc gia đông dân nhất Phi châu phải đối mặt, với sự sụt giảm doanh thu do giá dầu lao dốc do đại dịch COVID-19.


Source:Reuters

2. Tờ Catholic Pillar nhận định: Trường hợp ra đi của Đức Hồng Y Robert Sarah rất bất thường

Hôm thứ Bảy 20 tháng Hai, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Robert Sarah khỏi chức vụ tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.

Tờ Catholic Pillar có bài nhận định sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Vào sáng thứ Bảy, Tòa Thánh thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Robert Sarah khỏi chức vụ tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.

Sự ra đi của Đức Hồng Y đã được Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo mà không đề cập đến việc ai sẽ thay thế vị trí của ngài. Động thái bất thường này đã thúc đẩy các giả thuyết đối kháng nhau giữa những người theo dõi và các quan chức Vatican: Một số cho rằng Đức Hồng Y Sarah đang bị trừng phạt công khai, trong khi những người khác hỏi liệu thông báo này có phải là dấu hiệu của đợt cải cách cơ cấu đang còn trong vòng suy tính ở Vatican hay không. Không có lý thuyết nào đưa ra câu trả lời hoàn toàn thỏa mãn.

Vào tháng 6 năm 2020, Đức Hồng Y Sarah bước sang tuổi 75, độ tuổi mà tất cả các Hồng Y và giám mục bắt buộc phải từ chức. Cho đến sáng 20 tháng Hai, ngài là một trong số các nhà lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh phục vụ quá tuổi nghỉ hưu trên danh nghĩa.

Theo nghĩa đó, sự ra đi của Đức Hồng Y Sarah là một phần của cuộc sống bình thường tại Rôma. Nhưng thời gian và cách thức ra đi của ngài làm dấy lên những câu hỏi, mà vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.

Điều đặc biệt đáng chú ý là mặc dù Đức Hồng Y Sarah đã 75 tuổi, nhưng ngài vẫn trẻ hơn những người đứng đầu các cơ quan khác mà đến nay Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục lưu nhiệm, ít nhất là vào thời điểm này:

Người đứng đầu Bộ Giáo sĩ, Đức Hồng Y Beniamino Stella, gần 80 tuổi và được Đức Giáo Hoàng triệu tập đến yết kiến vào tuần trước, làm dấy lên suy đoán rằng ngài có thể sớm nghỉ hưu.

Đức Hồng Y Marc Ouellet lãnh đạo Bộ Giám mục và ở tuổi 76, hơn Đức Hồng Y Sarah một tuổi. Ngài được cho là sẽ rời nhiệm sở trong năm nay.

Sự ra đi của Đức Hồng Y Sarah có thể chỉ là quân cờ đầu tiên trong một loạt các quân cờ domino của giáo triều sẽ bị đổ trong một cuộc cải tổ rộng lớn hơn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đây là kịch bản có thể xảy ra nhất. Nhưng thời gian và cách thức ra đi của ngài vẫn còn chỗ cho những câu hỏi.

Tuổi tương đối trẻ của Đức Hồng Y Sarah, cách thức thông báo về việc nghỉ hưu của ngài là rất bất thường.

Những người đứng đầu sắp mãn nhiệm thường không được thông báo một cách chính thức về việc ra đi của họ như trong trường hợp của Đức Hồng Y Sarah. Thay vào đó, văn phòng báo chí Tòa Thánh loan báo người thay thế cho họ, trong khi người tiền nhiệm ra đi một cách lặng lẽ và không ồn ào.

Và điều đáng ngạc nhiên là Đức Giáo Hoàng sẽ để cho cơ quan trung ương Tòa Thánh chịu trách nhiệm về kỷ luật bí tích rơi vào tình trạng không có người lãnh đạo trong Mùa Chay cho đến Tuần Thánh - đặc biệt là khi đại dịch coronavirus vẫn làm dấy lên các vấn đề và những câu hỏi liên quan đến phụng vụ ở nhiều nơi.

Trong số các nhân viên của Vatican và những người theo dõi Rôma khác, có hai giả thuyết đối kháng chủ yếu, nhưng rất ít câu trả lời chắc chắn, về lý do tại sao Đức Phanxicô lại đưa ra quyết định này.

Một số nhà quan sát đã suy đoán rằng Đức Giáo Hoàng muốn việc từ chức của Đức Hồng Y Sarah được công bố công khai: Đó là một kiểu sỉ nhục rõ ràng đối với một Hồng Y được cho là “cực kỳ bảo thủ” và mâu thuẫn với Đức Giáo Hoàng về một loạt vấn đề.

Nhưng ý tưởng Đức Giáo Hoàng muốn làm nhục công khai Đức Hồng Y Sarah trước công chúng vì những khác biệt ý thức hệ được giả định - có thể đã được cường điệu hóa nơi những người quảng bá các khác biệt ấy hơn là có những khác biệt thực sự về quan điểm giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Sarah.

Lý thuyết này phổ biến nhất trong số những người đã coi Đức Hồng Y Sarah là một cản trở đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong các cuộc tranh luận về các vấn đề như bảo lưu việc phong chức linh mục cho nam giới mà thôi, và về bản chất của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, cả hai đều là những vấn đề đã được xác lập trong giáo lý Công Giáo..

Nhưng mặc dù thường xuyên được các phương tiện truyền thông mô tả ngược lại, Đức Phanxicô đã không nỗ lực thúc đẩy một thách thức nào đối với các đạo lý của Giáo hội về cả hai chủ đề này. Và về vấn đề luật độc thân linh mục, Đức Hồng Y Sarah và Đức Giáo Hoàng đã đồng ý với nhau một cách rõ ràng về tầm quan trọng của thực hành này - trước sự thất vọng của nhiều người trong cuộc họp Thượng Hội Đồng gần đây về Amazon.

Hơn nữa, trong khi Đức Hồng Y Sarah được nhiều người coi là một người theo chủ nghĩa truyền thống phụng vụ, có rất ít bằng chứng trong bảy năm qua cho thấy phụng vụ là một chủ đề tập trung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cách này hay cách khác.

Đồng thời, có một cuộc tham vấn đang được tiến hành về việc sử dụng Hình thức Ngoại Thường của Thánh lễ, và sự ra đi và thay thế của Đức Hồng Y Sarah, dường như chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cách kết thúc cuộc tham vấn đó.

Cũng cần lưu ý rằng khi Đức Phanxicô chấp nhận sự từ chức của Đức Hồng Y Gerhard Müller trong tư cách là người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 2017, khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của ngài, một người kế nhiệm đã ngay lập tức được nêu tên, và động thái đó vẫn được cho rằng là việc Đức Giáo Hoàng công khai “sa thải”. Việc đóng khung cả hai hoàn cảnh Đức Hồng Y Sarah nghỉ hưu và việc Đức Hồng Y Muller không tiếp tục tại vị như những dấu hiệu chắc chắn của một vụ sa thải – cho dù các hoàn cảnh đối lập nhau - chỉ ra nguy cơ diễn giải các sự kiện thông qua các thành kiến định trước về ý thức hệ hoặc đảng phái.

Một giả thuyết khác về lý do tại sao Đức Giáo Hoàng chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Sarah mà không nêu tên người kế vị là điều này có thể báo trước một giai đoạn mới trong cải cách giáo triều Rôma.

Một hiến chế mới cho Giáo triều Rôma đã được thực hiện trong nhiều năm, và hiện đang được dự thảo lần thứ ba. Mặc dù tài liệu cuối cùng dự kiến sẽ không sẵn sàng để công bố trong một số tháng tới, nhưng nó được cho là sẽ bao gồm việc hợp nhất một số cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Một số người ở Rôma đã suy đoán rằng sự ra đi của Đức Hồng Y Sarah có thể dọn đường cho Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích được kết hợp với một bộ khác trong thời gian ngắn, như Bộ Tuyên Thánh, với một vị tân tổng trưởng được xác nhận vào thời điểm thông báo về sự hợp nhất này.

Nhưng với tất cả các dấu hiệu cho thấy hiến chế mới còn vài tháng nữa may ra mới được công bố, việc kết hợp hai bộ phận tương đối quan trọng trước một cuộc cải cách rộng lớn hơn sẽ rất bất ngờ, và cho thấy dự án đã gặp phải một rào cản lớn và Đức Giáo Hoàng đã quyết định ban hành những cải cách của ngài từng phần một, thay vì chờ đợi một văn bản cuối cùng.

Không có lý thuyết nào có vẻ thuyết phục trong việc giải thích tại sao, khi nào và bằng cách nào việc từ chức của Đức Hồng Y Sarah được chấp nhận. Thời gian có thể khiến lý do và hoàn cảnh ra đi của Đức Hồng Y Sarah trở nên rõ ràng hơn.

Nhiều người ở Rôma nhấn mạnh rằng, trong khi Đức Hồng Y Sarah trung thành với Đức Giáo Hoàng trước công chúng, thì Đức Phanxicô không quan tâm cá nhân đến vị Hồng Y người Guinea và rằng hai người không hòa hợp với nhau.

Nếu điều đó là đúng, và không có dấu hiệu nào về bất kỳ xung đột giáo lý hoặc kỷ luật nào gần đây giữa hai người có thể giải thích cho quyết định của Đức Giáo Hoàng khi loại bỏ Đức Hồng Y Sarah mà không có người thay thế, xung đột về tính cách chắc chắn có thể là một yếu tố - và đó là một điểm quan trọng.

Các nhà bình luận vội vã biến một quyết định nhân sự thành một cuộc đụng độ ý thức hệ về các vấn đề lớn hơn có thể bỏ qua mức độ quan trọng của các mối quan hệ cá nhân trong khi vội vàng đóng khung các sự kiện như là biểu tượng của những câu chuyện rộng hơn, gần như là một biến cố bước ngoặt.

Trong khi đó, câu trả lời rõ ràng nhất có thể là Đức Thánh Cha Phanxicô có thói quen hành động tự phát. Có thể không có lời giải thích nào tốt hơn hay tồi tệ hơn cho việc Đức Giáo Hoàng chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Sarah hơn là ngài đã quyết tâm làm điều đó.
Source:Catholic Pillar
 
Tấn công một linh mục trong thánh lễ Chúa Nhật rồi tử thủ trong nhà thờ ở Melbourne, Florida
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 24/02/2021

1. Đức Thánh Cha Phanxicô thăm nhà văn và người sống sót sau thảm họa Holocaust ở Rome

Hôm thứ Bảy 23 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà của nhà văn Edith Steinschreiber Bruck, là người sống sót sau thảm họa Holocaust ở Rome.

Bà Bruck 89 tuổi là người Hung Gia Lợi, nhưng đã sống ở Ý từ những năm đầu 20 tuổi. Bà sống sót sau các trại tập trung của Đức Quốc xã ở Auschwitz và Dachau, nơi bà bị đưa đến cùng cha mẹ, hai anh trai và một em gái vào năm 12 tuổi.

Cha mẹ và một người anh của bà đã chết trong trại tập trung. Bruck và các anh chị em còn lại của bà được quân Đồng minh giải thoát khỏi trại Bergen-Belsen vào năm 1945.

Theo Vatican, trong một cuộc họp khoảng một giờ vào ngày 20 tháng 2, Bruck và Đức Giáo Hoàng đã nói về “những khoảnh khắc ánh sáng đánh dấu trải nghiệm địa ngục của các trại tập trung”.

Cuộc trò chuyện của hai vị cũng đề cập đến “nỗi sợ hãi và hy vọng cho thời đại chúng ta đang sống, nhấn mạnh giá trị của trí nhớ và vai trò của người già trong việc nuôi dưỡng nó và truyền nó cho người trẻ”.

Khi đến thăm Bruck, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi đến đây để cảm ơn lời chứng của bà và để tri ân những người đã tử vì đạo trong sự điên cuồng của chủ nghĩa dân túy Quốc xã”.

“Và tôi chân thành lặp lại với bà những lời tôi đã nói từ trái tim mình tại Yad Vashem và tôi lặp lại trước mặt tất cả những người, giống như bạn, đã phải chịu đựng rất nhiều vì điều này: ‘Hãy tha thứ cho nhân loại!’,” ngài nói.

Sau năm 1945, Bruck trở lại Hung Gia Lợi và sau đó đến Tiệp Khắc nơi một người chị đang sinh sống. Bà kết hôn lần đầu năm 16 tuổi và chuyển đến Israel. Cuộc hôn nhân đó kết thúc bằng ly hôn sau một năm, và tiếp theo là hai cuộc hôn nhân và ly hôn khác.

Bruck chuyển đến Ý vào năm 1954, nơi bà kết hôn với Nelo Risi, một nhà thơ, đạo diễn phim, dịch giả và biên kịch người Ý, người đã qua đời vào năm 2015 sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh thoái hóa thần kinh.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Risi đã chiến đấu trên mặt trận Nga và bị giam trong một trại tạm giam ở Thụy Sĩ.

Bruck đã xuất bản một cuốn hồi ký về thời gian của bà trong các trại tập trung và những năm sau đó bằng tiếng Ý vào năm 1959. Năm 2001 nó được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề “Ai yêu bạn như thế này.”

Là một nhà văn từng đoạt giải thưởng, Bruck cũng đã xuất bản nhiều tiểu thuyết, tuyển tập truyện ngắn, các vở kịch và kịch bản phim bằng tiếng Ý. Cô cũng đã đạo diễn một số bộ phim của Ý, một trong số đó ra mắt vào giữa những năm 1980, đã bị cấm đối với người xem dưới 18 tuổi vì những mô tả khiêu dâm về loạn luân.

Trong những năm gần đây, Bruck đã tiếp tục nói về Holocaust trong các trường học và đại học.
Source:Catholic News Agency

2. Tấn công một linh mục rồi tử thủ trong nhà thờ ở Florida

Một người đàn ông đã tấn công một linh mục và tử thủ bên trong một nhà thờ ở quận Melbourne của Florida vào hôm Chúa Nhật 21 tháng 2 trước khi anh ta bị cảnh sát bắt giữ, các quan chức của sở cảnh sát Florida cho biết như trên.

Các nhân viên cảnh sát ở Melbourne, Florida, đã đến Nhà thờ Chính thống Tổng Lãnh Thiên Thần Micae vào sáng sớm Chúa Nhật để phản ứng trước một vụ tấn công vào nhà thờ.

Cảnh sát nói rằng người đàn ông đã đánh một trong các linh mục và được nhìn thấy cầm một khẩu súng khi cảnh sát đến hiện trường. Các tín hữu đang tham dự thánh lễ bên trong nhà thờ đã có thể trốn thoát, nhưng hung thủ đã tử thủ bên trong nhà thờ gần cửa trước và đe dọa tự sát, báo cáo của cảnh sát cho biết như trên.

Các thành viên SWAT đã có mặt tại hiện trường để thương lượng với người đàn ông, người này cuối cùng đã bị bắt sau đó hơn 4 giờ giằng co. Các thám tử đang tiếp tục điều tra để xác định hắn ta sẽ phải đối mặt với những tội danh nào.
Source:Crux

3. Tòa Thánh chúc mừng tân Thượng phụ Chính thống Serbia.

Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Ðức Hồng Y Kurt Koch, đã chúc mừng Ðức tân Thượng phụ Porfirije, Giáo chủ Chính thống Serbia và hy vọng quan hệ giữa hai Giáo hội tiếp tục tăng trưởng.

Ðức Tổng giám mục Porfirije 58 tuổi, đã được bầu làm Thượng phụ thứ 46 của Giáo hội Chính thống Serbia hôm 18 tháng 2 năm 2021, trong Hội đồng các Giám mục thuộc Giáo hội này, nhóm tại Ðền thánh Sava, ở Belgrade, thủ đô Cộng hòa Serbia. Ngài trở thành thủ lãnh tinh thần của 12 triệu tín hữu Chính thống Serbia. Cho đến nay, ngài là Tổng giám mục tại Zagreb-Croát và Lubliana-Slovenia. Vị tiền nhiệm của ngài là Ðức Thượng phụ Irinej qua đời cách đây ba tháng vì Coronavirus, hưởng thọ 90 tuổi.

Thể thức bầu cử tân Thượng phụ Chính thống Serbia được diễn ra qua hai vòng. Vòng đầu do các giám mục bỏ phiếu, Ðức Tổng giám mục Porfirije được nhiều phiếu nhất. Vòng hai, tên của ngài cùng với hai ứng viên được nhiều phiếu hơn cả, được bỏ vào ba phong bì, rồi đặt trong một sách Phúc âm. Một đan sĩ rút một trong ba phong bì đó, như một dấu chỉ được Chúa Thánh Linh hướng dẫn. Phong bì được rút có tên của Ðức Tổng giám mục Porfirije.

Trong sứ điệp gửi đến Ðức tân Giáo chủ của Chính thống Serbia, Ðức Hồng Y Kurt Koch nồng nhiệt chúc mừng và bày tỏ sự gần gũi tinh thần với Ðức Thượng phụ Porfirije và với Giáo hội được ủy thác cho Ðức Thượng phụ săn sóc, đồng thời Ðức Hồng Y cầu xin Chúa Thánh Linh ban cho Ðức tân Thượng phụ mọi ân thiêng để mưu ích cho đoàn chiên và cùng làm chứng tá về Tin mừng của Chính thống và Công Giáo, để “thế gian tin” (Ga 17,21).

Ðức Hồng Y Koch viết thêm rằng: “Tôi cũng đặc biệt cầu xin Chúa ban cho sự cộng tác của chúng ta, vốn đã có nhiều thành quả với các vị tiền nhiệm đáng kính của Ðức Thượng phụ, sẽ tiếp tục tăng trưởng và có thể củng cố quyết tâm của chúng ta trong việc thăng tiến các quan hệ giữa hai Giáo hội chúng ta”.

Cho đến nay chưa có vị Giáo hàng nào viếng thăm Cộng hòa Serbia. Một số báo chí bày tỏ hy vọng việc bầu Ðức tân Thượng phụ có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc mời Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Serbia. Tại nước này chỉ có khoảng 5% dân chúng là tín hữu Công Giáo.

Trong số bảy triệu dân tại Cộng hòa Serbia, có 85% là tín hữu Chính thống. Ngoài ra, Giáo hội này còn có các tín hữu sinh sống tại Cộng hòa Montenegro, Cộng hòa Srpska thuộc Bosnia Herzegovina, Kosovo, và nhiều nơi khác trên thế giới.
Source:Catholic News Agency

4. Các Tổng Giám Mục Ái Nhĩ Lan năn nỉ đồng tính cho phép thờ phượng công khai trong Mùa Chay

Tử vong tại Ái Nhĩ Lan cho đến nay chỉ có 4,137 người, trong số 215,743 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp nhiễm bệnh mới trong ngày Chúa Nhật 21 tháng Hai là 679 người. Tính chung Ái Nhĩ Lan đứng thứ 56 trong số các quốc gia trên thế giới liên quan đến tình trạng nhiễm bệnh, và là một trong các nước Âu Châu ít bị ảnh hưởng nhất. Tuy nhiên, Giáo Hội tại quốc gia này không thể có các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.

Vì thế, các vị Tổng Giám Mục Công Giáo đã yêu cầu thủ tướng Ái Nhĩ Lan cho phép người dân trở lại thờ phượng công cộng trong mùa chay.

Văn phòng của thủ tướng Micheál Martin cho biết bốn tổng giám mục của quốc gia này đã gặp ông vào hôm thứ Sáu để thảo luận về mức độ hạn chế COVID-19 hiện tại và mong muốn việc thờ phượng của Giáo Hội Công Giáo được tái tục.

Tham dự cuộc họp có Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của Armagh, Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell của Dublin, Đức Tổng Giám Mục Kieran O'Reilly của Cashel và Emly, và Đức Tổng Giám Mục Michael Neary của Tuam.

“Nhận thức được những thách thức lớn mà các đại dịch này đặt ra, các Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng các ngài muốn tiếp tục hỗ trợ thông điệp sức khỏe cộng đồng và khuyến khích tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả tiêm chủng, đối với việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất”, tuyên bố cho biết.

Các nhà thờ đã bị đóng cửa đợt ba vào tháng Giêng khi Cộng hòa Ái Nhĩ Lan bước vào “Cấp độ 5” các hạn chế liên quan đến coronavirus, mặc dù tối đa 10 người có thể tham dự đám tang và tối đa 6 người dự đám cưới.

Theo tin giờ chót, Thủ tướng Micheál Martin đã công bố kế hoạch mới về các hạn chế COVID-19 vào hôm thứ Ba, các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự vẫn không được phép.
Source:Crux
 
Bách hại tôn giáo: Trung Quốc giật sập hàng loạt nhà thờ ở Tân Cương
Giáo Hội Năm Châu
22:36 24/02/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 25-February-2021 theo giờ Việt Nam


1. Trung Quốc giật sập hàng loạt nhà thờ ở Tân Cương

Nhà thờ Thánh Tâm ở thành phố Nghi Ninh, Trung Quốc đang bị bọn cầm quyền triệt hạ để lấy đất xây khu thương mại. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, có bài tường trình sau.

Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Yining’s Sacred Heart church to be torn down

Vương Chí Thành (Wang Zhicheng, 王志成)

Nhà thờ Thánh Tâm ở thành phố Nghi Ninh sắp bị triệt hạ


Kể từ hôm 19 tháng Hai, người Công Giáo ở Nghi Ninh (Yining, 义宁), Tân Cương (Xinjiang, 新疆) phải dọn sạch mọi thứ của nhà thờ Thánh Tâm. Theo lệnh của bọn cầm quyền địa phương, nhà thờ phải bị phá hủy. Một nguồn tin của Asia-News cho biết “có lẽ từ tuần tới, nhà thờ Công Giáo ở biên giới phía Tây Trung Quốc này sẽ tan thành cát bụi”.

Cộng đồng Công Giáo Nghi Ninh, ở huyện Y Lợi (Yili, 伊利) 700 km về phía tây của Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi, 乌鲁木齐), thủ phủ của Tân Cương, có khoảng 2 nghìn người - gồm những cựu tù bị phát vãng từ thời Đế chế nhà Thanh, và những tù nhân chính trị sau năm 1949 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với những người nhập cư khác và những người bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức trong khu vực.

Sự thật kỳ lạ là nhà thờ đang sở hữu tất cả các giấy phép cần thiết từ Cục Quản lý Tôn giáo mà vẫn bị triệt hạ. Được xây dựng vào năm 2000, các quan chức huyện Y Lợi và bọn cầm quyền ở Nghi Linh thậm chí đã tham dự lễ khánh thành và ca ngợi công trình này.

Bọn cầm quyền địa phương không tiết lộ lý do triệt hạ. Nhưng hầu hết người dân nghi ngờ rằng nhà thờ bị phá hủy để lấy đất xây dựng khu thương mại ở vị trí này. Trên thực tế, nhà thờ đứng dọc con đường dẫn đến sân bay và trong quy hoạch đô thị, con đường này sẽ ngày càng trở nên quan trọng.

Vấn đề là nơi đặt nhà thờ đã được bọn cầm quyền thành phố chọn vào năm 1993 vì nó cách xa trung tâm sinh sống và họ không muốn nhà thờ “quá lộ liễu”. Nhưng tất nhiên, theo thời gian, thành phố đã phát triển và khu đất đó giờ đây đã làm dấy lên sự thèm muốn của giới đầu cơ và bọn cầm quyền địa phương.

Vào năm 2018, nhà thờ đã vô cùng lo sợ: nhân danh chiến dịch “Trung Hoa hóa”, Văn phòng các vấn đề tôn giáo đã xóa bốn bức phù điêu trang trí mặt tiền, dỡ bỏ hai bức tượng của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ở hai bên của tòa nhà, giật sập cây thánh giá trang trí đỉnh của nhà thờ, hai mái vòm và tháp chuông bị phá hủy vì quá “nổi bật”.

“Quá nổi bật” là cụm từ đã ám ảnh nhà thờ này ngay từ đầu. Dự án được trình lên bọn cầm quyền vào năm 1993 đã phải sửa đổi lại và kích thước của nhà thờ giảm đi 5 mét vì nó “quá cao”. Trong quá trình xây dựng vào năm 2000, các mái vòm được sơn màu sáng bị cho là “quá lòe loẹt” và bị buộc phải sơn lại bằng màu xám.

Các tín hữu tin rằng các Quy định đang bị lợi dụng với mục đích bóp nghẹt cuộc sống của các tín hữu Kitô. “Điều này - một người nói - xác nhận thêm rằng đất nước không tôn trọng tự do thờ phượng và lợi ích hợp pháp của các tín hữu”

Tình hình đối với Giáo hội tại Tân Cương đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013 và kể từ khi Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo, 陈全国) được đưa về làm bí thư tỉnh này. Y là người đã thề thi hành một chính sách “nhổ sạch” người Hồi giáo và tín hữu các tôn giáo khác.

Nhân danh thương mại hóa đất đai, ít nhất bốn nhà thờ khác đã bị phá hủy ở Tân Cương trong những năm gần đây: một nhà thờ ở Hà Mễ (Hami, 哈米), một nhà thờ ở Khuê Đốn (Kuitun, 奎顿) và hai nhà thờ ở Tháp Thành (Tacheng, 塔城). Tất cả đều có giấy phép, nhưng tất cả đã bị san thành bình địa mà không hề được bồi thường.

Cha sở của Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Tháp Thành đã bị bắt và biến mất gần hai năm qua. Giờ đây, mặc dù đã được trả tự do, nhưng ngài không được phép tham gia vào bất kỳ hoạt động tôn giáo nào.

Trong những năm gần đây, nhiều đền thờ Hồi Giáo cũng đã bị phá hủy dưới danh nghĩa “Trung Hoa hóa”. Người ta ước tính rằng ít nhất 16,000 đền thờ Hồi Giáo đã bị phá hủy hoặc hư hại.

Phương pháp phá hủy các nhà thờ và thánh giá, dưới chiêu bài xóa bỏ “vẻ nổi bật”, đã được Hạ Bảo Long (Xia Baolong, 夏宝龙) bí thư tỉnh ủy và là một người bạn lớn của Tập Cận Bình, khai trương vào năm 2014 tại Chiết Giang (Zhejiang, 浙江). Kể từ tháng 2 năm 2020, Long là người đứng đầu Văn phòng các vấn đề Hương Cảng và Macao.

Một linh mục thở dài với AsiaNews: “Chúng tôi tự hỏi chúng tôi còn phải chịu đựng thêm bao nhiêu nữa để Đức Giáo Hoàng và Vatican nhận ra sự ngược đãi chúng tôi phải chịu và sự vô ích của Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc?”.
Source:Asia News

2. Phủ Thống Đốc Vatican nhẹ giọng hơn với các nhân viên từ chối không chích vắc xin COVID-19

Trong một sắc lệnh ban hành hồi đầu tháng này, vị Hồng Y đứng đầu Quốc Gia Thành Vatican nói rằng những nhân viên từ chối tiêm vắc-xin COVID-19 khi được cho là cần thiết cho công việc của họ có thể phải đối mặt với hình phạt là mất việc làm.

Sắc lệnh ngày 8 tháng 2 từ Hồng Y Giuseppe Bertello, chủ tịch Phủ Thống Đốc Quốc Gia Thành phố Vatican, đã ban hành cho các nhân viên, công dân và quan chức của Vatican các quy định của Giáo triều Rôma nhằm kiểm soát sự lây lan của coronavirus trên lãnh thổ Vatican, chẳng hạn như đeo khẩu trang y tế và duy trì khoảng cách xã hội.

Một trong những biện pháp bao gồm trong sắc lệnh này là quy trình chích vắc xin COVID của Vatican. Vào tháng Giêng, Tòa Thánh đã bắt đầu cung cấp vắc-xin Pfizer-BioNtech cho các nhân viên, người dân và các quan chức Tòa Thánh.

Theo sắc lệnh của Đức Hồng Y Bertello, cơ quan quyền lực tối cao cùng với văn phòng sức khỏe và vệ sinh đã “đánh giá nguy cơ lây nhiễm” COVID-19, khả năng lây lan của nó cho các nhân viên khi thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ và “có thể thấy cần thiết để đưa ra biện pháp phòng ngừa như việc sử dụng vắc xin để bảo vệ sức khỏe của công dân, cư dân, người lao động và cộng đồng lao động”.

Sắc lệnh nêu rõ rằng những nhân viên không thể nhận vắc-xin vì “lý do sức khỏe đã được chứng minh” có thể tạm thời được giao “nhiệm vụ khác, tương đương hoặc thấp hơn” để ít nguy cơ lây nhiễm hơn, trong khi vẫn duy trì mức lương hiện tại của họ.

Sắc lệnh này cũng nói rằng “người lao động từ chối chích ngừa, mà không có lý do sức khỏe đã được chứng minh”, “phải tuân theo các quy định” được nêu trong điều 6 của các quy định của Thành phố Vatican năm 2011 về phẩm giá của con người và các quyền cơ bản của họ liên quan đến kiểm tra sức khỏe trong mối quan hệ lao động.

Điều 6 của tiêu chuẩn nói rằng việc từ chối có thể dẫn đến “hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau có thể kéo dài đến mức gián đoạn quan hệ việc làm”.

Thống đốc của Nhà nước Thành phố Vatican đã đưa ra một lưu ý vào thứ Năm liên quan đến sắc lệnh ngày 8 tháng 2, nêu rõ rằng việc đề cập đến những hậu quả có thể xảy ra khi từ chối tiêm vắc-xin “trong mọi trường hợp không có tính chất thúc bách hoặc trừng phạt”.

Bản lưu ý cho biết “quy định này chỉ nhằm mục đích cho phép một phản ứng linh hoạt và tương xứng với sự cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và quyền tự do lựa chọn của cá nhân mà không đưa ra bất kỳ hình thức đàn áp nào đối với người lao động”.


Source:Catholic News Agency