Ngày 20-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:27 20/02/2015
NGƯỜI ĐIẾC PHỤC HỒI THÍNH GIÁC
N2T

Có một người điếc vừa được phục hồi thính giác, rất phấn khởi nói với mọi người:
“Trước đây khi tôi bị điếc, chỉ cần nhìn thấy người khác đứng lên làm các động tác như xoay chuyển, đá chân nhảy nhót, sau đó họ nói với tôi đó gọi là vũ đạo, theo tôi thấy cái chuyện đó quả thật là rất nực cười lại còn hài hước nữa. Nhưng mấy ngày hôm nay khi thính giác của tôi được phục hồi lại, và khi nghe âm nhạc thì hiểu được vũ đạo đúng là rất đẹp.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Có những người rất chống đối Giáo Hội Công Giáo, nhưng khi trở về với Giáo Hội thì thấy Giáo Hội đúng là một Giáo Hội yêu thương; có những người sau khi trở thành con Chúa thì nhận ra rằng Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật thế là suốt đời họ yêu mến và trung thành với Ngài; có những người vô thần suốt đời chỉ thờ chủ nghĩa vật chất, nhạo báng các tôn giáo, nhưng sau khi tìm được Chúa qua các biến cố, thì họ không ngại ngùng tuyên xưng đức tin của mình, vì họ thấy Thiên Chúa đang hiện hữu và rất yêu thương họ. Những người trên đây bị điếc về tâm linh, nhưng sau khi được ân sủng và tình thương của Thiên Chúa phục hồi, thì họ nhận ra rằng chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng mà họ phải yêu thương và tôn thờ.
Nhưng thời nay có rất nhiều người dư ăn dư mặc, tuy họ không bị điếc về thể lý, nhưng bị điếc về tầm hồn: họ không nghe được lời của người nghèo, người khốn khổ bất hạnh đang kêu cứu họ...
Bị điếc về tâm hồn thì đáng sợ hơn bị điếc về thể xác.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:29 20/02/2015
N2T

25. Bạn hỏi tôi phương pháp về thánh đức, tôi chỉ biết là yêu, bởi vì chỉ có yêu mới hoàn thành tất cả.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Nước Chúa đã gần đến, Hãy sám hối và thay đổi đời sống
Lm. Jude Siciliano, OP
19:18 20/02/2015
Chúa Nhật I MÙA CHAY (B)
Sáng Thế 9: 8-15; Tvịnh 24; 1Phêrô 3: 18-22; Máccô 1: 12-15

NƯỚC CHÚA ĐÃ GẦN ĐẾN
HÃY SÁM HỐI VÀ THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG


Nhủ̃ng ngủỏ̀i có nhủ̃ng thay đổi lỏ́n lao trong đỏ̀i họ nhủ: bỏ đi một thói quen, cai nghiện, sống một đỏ̀i sống mỏ́i, họ biết nhủ̃ng thay đổi lỏ́n lao ấy không xãy ra một cách dễ dàng đâu. Điều đó cần phải có sủ́c mạnh trong tâm hồn, sụ̉ củỏng quyết, lòng can đảm, sụ̉ kiên nhẫn và nhiều thay đổi trong tâm trí.

Hôm nay Chúa Giêsu đòi hỏi nhủ̃ng ngủỏ̀i nghe Ngài dạy bảo nên thay đổi một cách thiết thụ̉c. Sau khi Ngài chịu phép rủ̃a bỏ̉i Gioan Tẩy Giả, Ngài sống trong hoang địa một thỏ̀i gian và chịu cám dỗ. Ngài bị thủ̉ thách và có thần khí ỏ̉ vỏ́i Ngài một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Chúa Giêsu loan báo Triều Đại Thiên Chúa đã đến, và Ngài mỏ̀i gọi dân chúng nghe Ngài thay đổi cuộc sống hoàn toàn theo đủỏ̀ng lối của Thiên Chúa. Ngài giảng dạy "sám hối" là cần thay đổi lòng dạ và tâm trí. Ngài không muốn một sụ̉ thay đổi bên ngoài. Ngài không đòi hỏi vài phút, vài giỏ̀, vài tuần hay vài tháng của thì giỏ̀ của chúng ta, để sau khi hoàn tất, chúng ta có thể trỏ̉ lại đỏ̀i sống trủỏ́c kia.

Có thể chúng ta hy sinh rủọ̉u hay đồ ăn tráng miệng trong Mùa Chay. Rồi chúng ta hy vọng cố gắng đến lễ Phục Sinh chúng ta sẽ mỏ̉ chai rủọ̉u, hay cắt một lát bánh ngọt Phục Sinh. Không phải thế. Sám hối không phải chỉ trong một khoảng thỏ̀i gian trong năm. Sám hối là trọn thỏ̀i gian quyết chí thay đổi. Sám hối đòi hỏi chúng ta quay hẵn khỏi nhủ̃ng điều làm chúng ta xao lãng về Thiên Chúa, và quay lại yêu mến Đấng thủỏng yêu chúng ta vô bỏ̀ bến.

Sụ̉ thay đổi toàn vẹn nhủ thế có thể dỏ̀i lại một cách dễ dàng cho "một thỏ̀i gian thuận tiện" trong tủỏng lai. Chúng ta nói chúng ta sẽ bắt đầu theo Thiên Chúa sau này, nnủ sau khi học xong, sau khi lập gia đình, hay sau khi hủu trí, khi chúng ta có nhiều thì giỏ̀ để cầu nguyện và làm việc thiện. Nhủng Chúa Giêsu nói về hiện tại chủ́ không về tủỏng lai. "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mủ̀ng". Bây giỏ̀ là "thỏ̀i kỳ đã mãn". Bây giỏ̀ là thỏ̀i kỳ hồng ân. Khi chúng ta đủọ̉c ỏn giúp đỏ̃, chúng ta hãy nên đáp lại, và thay đổi cuộc sống về vỏ́i Thiên Chúa. Điều đó không có nghĩa là nhủ̃ng thay đổi lỏ́n lao có thể thành đạt một cách dễ dàng trong một thỏ̀i gian ngắn. Sám hối có nghĩa là chúng ta để trọn đỏ̀i chúng ta được thay đổi. Thật ra, điều đó không bao giỏ̀ là một thay đổi hoàn tất. Nhủng nếu hôm nay chúng ta nghe Chúa Giêsu, chúng ta cần phải bắt đầu, hay bắt đầu một lần nủ̃a để trỏ̉ thành môn đệ của Chúa Giêsu.

Trong thế gian có nhủ̃ng quyền lụ̉c mạnh mẽ, lôi kéo và chận đủ́ng chúng ta để không hết lòng đáp lại Chúa Kitô và nhủ̃ng đòi hỏi của Ngài. Nhủ̃ng quyền lụ̉c này có thể gọi là quyền lụ̉c của quỷ dủ̃, hoặc uy quyền thế gian, của danh vọng, của sụ̉ hỏ̀ hủ̃ng, của ham mê thân xác v.v. Đó là nhủ̃ng quyền lụ̉c khó lòng chống đỡ. Nhủng chúng ta không sống một mình khi chúng ta bắt đầu vào Mùa Chay. Qua phép rủ̃a thần khí Thiên Chúa ỏ̉ vỏ́i chúng ta và giúp chúng ta theo đủỏ̀ng lối Thiên Chúa và chấp nhận Triều Đại mà Chúa Giêsu loan báo.

Khi chúng ta nghe Chúa Giêsu kêu gọi lần nủ̃a là nên sám hối, chúng ta nhận ra đó không phải chỉ là lỏ̀i kêu gọi cho tủ̀ng cá nhân. Chúng ta tụ̉ hỏi điều gì trong gia đình, nỏi sỏ̉ làm, trong địa phủỏng, trong cộng đồng giáo xủ́ cần phải thay đổi. Ỏ nhủ̃ng nỏi đó chúng ta đủọ̉c gọi sám hối về cách chúng ta củ xủ̉ vỏ́i ngủỏ̀i khác, cách chúng ta dùng và phá hủy tài liệu, cách chúng ta tụ̉ trở nên xa cách và đủ́ng trên kẻ khác, về cách chúng ta thỏ̀ ỏ lãnh đạm trước nhu cầu của anh chị em chúng ta.

Chúng ta có nghĩ rằng Chúa Giêsu bị cám dỗ nhủ trên, nghĩa là Ngài khỏi nhủ̃ng cám đỗ thủ̉ thách của phàm nhân hay không? Có ngủỏ̀i nghĩ là Chúa Giêsu không bị cám dỗ thật sụ̉, nhủng chỉ là để nêu gủỏng cho chúng ta. Vị thần học về Kinh Thánh và về dạy rao giảng Fred Craddock có nói "nếu chỉ để nêu gủỏng thi không phải là làm gủỏng" Ông ta nói tiếp "quan niệm nhủ thế, mặc dù thành thật, dành ý nghĩ của Chúa Giêsu và Kinh Thánh, phúc âm và đỏ̀i sống thụ̉c tế".

Thánh Máccô đã nói rõ chúng ta có thể thay đổi nhủ thế nào. Trong phúc âm thánh Máccô Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ Ngài vỏ́i các thần khí hầu hạ. Thần khí đưa Ngài vào hoang địa và hầu hạ Ngài suốt 40 ngày bị cám dỗ. Thần khí đó cũng đã ban cho chúng ta khi chúng ta chịu phép rủ̃a.

Câu chuyện ông Nôê mặc khải lòng rộng lủọ̉ng của Thiên Chúa đối vỏ́i gia đình ông ta và các thú vật là giao ủỏ́c Thiên Chúa làm vỏ́i chúng ta và tất cả. Vành móng trên trỏ̀i là dấu chỉ Thiên Chúa sẽ nhỏ́ giao ủỏ́c này và thánh Phêrô dâng Chúa Kitô nhủ bằng chủ́ng Thiên Chúa luôn luôn rộng lủọ̉ng hãi hà vỏ́i chúng ta. Chúa Giêsu là giao ủỏ́c trong thể xác, và Ngài mỏ̀i gọi chúng ta quay về vỏ́i Thiên Chúa đầy yêu thủỏng, để thay đổi cuộc sống chúng ta và tin vào Tin Mủ̀ng. Sủ́ điệp về hồng ân Thiên Chúa là ý chính trong các bài đọc hôm nay. Nó tạo mối liên hệ vỏ́i nhau về hồng ân, nhủng không phải các bài đọc đều liên hệ vỏ́i nhau nhủ vậy?

Phúc âm thánh Máccô trình bày rõ ràng các chi tiết và tiếp tục diễn tả tin mủ̀ng Chúa Giêsu đem đến cho chúng ta. Dù vậy, trong sụ̉ vội vả đó, Máccô nói vỏ́i chúng ta là Chúa Giêsu dủ̀ng lại 40 ngày, sống một mình cầu nguyện trong hoang địa trủỏ́c khi Ngài thi hành sứ vụ của Ngài. Chúa Giêsu không sống trong đó một mình, quỷ dủ̃ có đó. Nhủng theo thánh Máthêu và Thánh Luca, thì thánh Máccô không nói chi tiết về nhủ̃ng cám dỗ.

Chúng ta biết ý nghĩa của thánh Máccô là Chúa Giêsu cần sống một mình và cầu nguyện để có thể chống đối vỏ́i nhủ̃ng việc khó khăn Ngài sẽ phải gặp để chống vỏ́i quyền lụ̉c quỹ̉ dủ̃ bao vây loài ngủỏ̀i. Chúng ta có thể có thỏ̀i giỏ̀ để dành ngày cấm phòng trong sa mạc. Nhủng dù sao đi nủ̃a chúng ta cũng cần tìm cách sống một mình để nghe Thiên Chúa.

Điều chúng ta có thể tìm ra trong lỏ̀i cầu nguyện nhủ thế là điều thánh Phêrô nhấn mạnh: là phép rủ̃a của chúng ta không phải là một phép trống trải bên ngoài mà là "phép rủ̃a" mỏ̉̉̉ lòng trí chúng ta để biết Thiên Chúa và bắt đầu trong chúng ta một lủỏng tâm mỏ́i cúa đỏ̀i sống Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Chúa Kitô. Nhỏ̀ phép rủ̃a này, chúng ta sống đỏ̀i sống, sụ̉ chết, và sụ̉ sống lại của Chúa Kitô. Riêng phép rủ̃a đó, sụ̉ đau khổ không có giá trị, Nhủng vỏ́i Chúa Kitô, sụ̉ đau khổ của chúng ta , nhất là khi thành quả là điều chúng ta tin vào tin Mủ̀ng và thay đổi sụ̉ đau khổ thành niềm vui , vì nhủ thánh Phêrô nhắc nhỏ̉ chúng ta là phép rủ̃a " củ́u rỗi chúng ta bây giỏ̀". Trong Chúa Giêsu "thỏ̀i giỏ̀ đúng lúc" đã đến. Chúa Giêsu mỏ̀i gọi dân chúng chấp nhận lề luật của Thiên Chúa . Cụ̉u Ủỏ́c diễn tả lề luật Thiên Chúa dành cho dân Israel là lề luật "Vua" của họ và trên khắp hoàn cầu. Dù vậy lề luật này chủ đủọ̉c thi hành và các ngôn sủ́ nói lên hình ảnh điều dân Israel khao khát và hy vọng.

Trủỏ́c kia Gioan Tẩy Giả rao giảng "có Đấng quyền thế hỏn tôi sẽ đến"(Mc 1:7), và hôm nay chúng ta nghe Chúa Giêsu loan báo Triều Đại thiên Chúa đã đến gần. Trong Chúa Giêsu lề luật Thiên Chúa đã hiện diện. Dù vậy Kitô hủ̃u cầu xin "Nủỏ́c Cha trị đến" cho thành quả trong tủỏng lai. Gioan Tẩy Giả rao giảng sụ̉ đoán xét và dân chúng đáp lại xủng tội mình ra và chịu phêp rủ̃a. Chúa Giêsu rao giảng tin mủ̀ng, và sụ̉ đáp ủ́ng của chúng ta trong Mùa Chay này phải là sụ̉ vui mủ̀ng về hồng ân Thiên Chúa đối vỏ́i chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

1st SUNDAY OF LENT (B)
Genesis 9: 8-15; Psalm 25; I Peter 3: 18-22; Mark 1: 12-15


People who have had to make significant changes in their lives – break a habit, an addiction, or adopt new ways of living – know that such big transformations don’t happen easily. They require interior fortitude and determination, courage, persistence and more – an interior change of heart and mind.

Today Jesus asks for such significant changes from those who have heard him preach. After he was baptized by John, he spent time in the desert and underwent temptations. He was tested and accompanied by the Spirit came out strong and determined. Jesus announces the coming of the reign of God and he invites others who hear him to commit their lives fully to God and God’s ways. He preaches "Metanoia" – "Repentance" – which requires change of mind and heart. He doesn’t want some superficial or cosmetic change. He isn’t asking for a few minutes, hours, weeks, or months of our time which, when completed, we can return to our previous ways of living.

Perhaps we have given up wine or desserts for Lent. Then we hope to hang on till Easter when we can pop the cork and slice the Easter cake. No, repentance isn’t just for a part of the year. It is a full-time, on-going commitment to change. Metanoia asks us to turn away from whatever distracts us from God and to turn to the embrace of the One who is infinite love.

Such total change can easily be postponed till a later more "convenient time." We say we will start a more serious pursuit of God later on – after we finish school, when we have a family, after retirement, "When I’ll have more time to give to prayer and good works." But Jesus is speaking in the present, not future tense. "The Kingdom of God is at hand. Repent and believe in the gospel." Now is a "kairos moment." Now is a graced time when we will receive the help we need to respond, to make a turn in our lives towards God. That doesn’t mean big changes are easy or accomplished in a short period of time. Metanoia means we will have to dedicate our lives to transformation. In truth it will never be a completed process, but if we listen to Jesus today we need to start, or start again, becoming followers of Christ.

There are powerful forces in the world that would discourage and prevent us from responding wholeheartedly to Christ and his ways. Call these forces satanic, or the allure of stuff, power, fame, indifference, domination, sensual satisfaction, etc. Hard forces to resist. But we are not alone as we once again undertake a Lenten journey. Through our baptism God’s Spirit is with us and enables us to live according to God’s ways – to accept the kingdom Jesus proclaims.

As we once again hear Jesus’ call to repentance we realize it isn’t a call just about us and our individual lives. We ask ourselves what in our homes, at work, local, and parish communities needs to be changed. In those places we are called to repent the ways we treat others, consume and waste, set ourselves apart and above others and remain indifferent to the well-being of our sisters and brothers?

Do we think Jesus was above being tempted; that he was exempted from the trials and struggles common to us humans? Some hold that Jesus was not really tempted, but was setting an example for us. The homiletician and Bible scholar, Fred Craddock, says, "Just to set an example is not setting an example." He goes on to say: "Such approaches, however sincere, rob Jesus, the Scriptures, the gospel and life itself of reality."

Mark has already indicated how we can make the changes we must. He begins Jesus’ ministry with the stamp of the Holy Spirit. The Spirit that accompanied Jesus through his 40-day trial is also given to us at our baptism.

The Noah story reveals God’s graciousness towards Noah, his family and all creatures by making a covenant with them. The rainbow is a sign that God will remember this covenant and Peter offers Christ as a proof of God’s permanent graciousness towards us. Jesus is the covenant-in-the-flesh and he invites us to turn to our loving God, change our lives and believe the good news. The message of God’s grace ties our readings together today – all the readings are linked by grace – but then again, aren’t they always?

Mark’s gospel is scant on details and he rushes to tell and describe the good news Jesus has brought to us. Still, in his rush, Mark tells us that Jesus paused before beginning his ministry for 40 days of solitude and prayer in the desert. He wasn’t completely alone, the tempter was there, but unlike Matthew and Luke, Mark doesn’t give details about the nature of the temptations.

We do get the point from Mark that Jesus needed time in solitude and prayer in order to deal with the difficult options he had to make to confront the forces of evil that besiege humanity. We may not have time for even a day’s desert retreat, but still, we also need to figure out how to spend time alone listening to God.

What we might discover in such prayer is what Peter emphasizes: that our baptism is not an empty or superficial ritual but, "an appeal to God for a clear conscience." Baptism opens our minds and hearts to God and begins in us a whole new consciousness of the God life offered to us in Christ. Through our baptism we participate in the life, death and resurrection of the Lord. By itself suffering has no meaning or value, but with Christ, our suffering, especially when it is the result of our commitment to the gospel, transforms suffering into joy because, as Peter reminds us, baptism "saves us now."

In Jesus the "right time" has arrived. Jesus invites people to accept the rule of God. The Old Testament expressed God’s rule over Israel as its "King" and over the whole world. Yet, this rule was not yet realized and the prophets voiced Israel’s longing for it in images of expectation and hope.

Formerly, John the Baptist preached, "One more powerful than I is to come…" (1:7), and today we hear Jesus speak of the kingdom coming near – its arrival is imminent. In Jesus God’s rule is present – and yet we Christians pray, "Thy kingdom come," for its future completion. John preached judgment and people responded by confessing their sins and being baptized. Jesus preached the gospel, good news and an appropriate response for us this Lent would be joy over God’s graciousness towards us.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng tại Santa Marta: Lòng can đảm lựa chọn Chúa mọi ngày
Đặng Tự Do
17:46 20/02/2015
Đa số trong quảng đại quần chúng có thể chọn Chúa, yêu mến sự thiện, không để mình thành ra thứ hoang đàng chi địa nhưng cuối cùng họ cũng chỉ là một tín đồ của "những điều tầm thường, phù du đang qua đi".

Đức Giáo Hoàng đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Năm 19 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài đặt trọng tâm bài giảng vào đoạn Kinh Thánh trong đó Chúa nói với ông Môisê, "Hôm nay Ta đặt trước mặt ngươi cuộc sống và sự thịnh vượng, cái chết và sự diệt vong. Hãy tuân theo các huấn lệnh của Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, mà Ta truyền cho ngươi hôm nay, hãy yêu mến và bước đi trong đường lối của Người."

Tín đồ của các vị thần vô nghĩa

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng sự lựa chọn của Môisê là sự lựa chọn mà mỗi một Kitô hữu phải đối mặt mỗi ngày. Và đó là một sự lựa chọn khó khăn. Đức Thánh Cha ghi nhận rằng thật dễ dàng để cho đời mình trôi theo những quán tính, để đời mình được định đoạt bởi các tình huống, và những thói quen. Thật là dễ dàng để trở thành những đầy tớ của "những vị thần khác".

"Chúng ta phải lựa chọn giữa Thiên Chúa và các vị thần khác, là những kẻ không có năng lực mang lại cho chúng ta bất cứ điều gì khác hơn là những điều tầm thường, những điều phù du đang qua đi. Thật không phải là dễ dàng để lựa chọn, chúng ta luôn luôn có thói quen là chạy theo, làm theo bầy đàn, như mọi người khác…Sống giống như mọi người khác. Hôm nay Giáo Hội nói với chúng ta: "Không, hãy dừng lại đi và lựa chọn!" Đây là lời khuyên tốt. Thật là tốt cho tất cả chúng ta khi biết dừng lại và suy nghĩ một chút trong ngày: lối sống của tôi là gì, như thế nào? Những con đường này đang đưa tôi về đâu? ".

Một tượng đài cho những kẻ thất bại

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng bên cạnh các câu hỏi này, chúng ta nên tìm hiểu sâu và suy nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, mối quan hệ của chúng ta với cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, mối quan hệ của chúng ta với con em chúng ta.

Tiếp tục bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã phân tích đoạn Tin Mừng trong ngày trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài rằng, một người “được cả và thế gian nhưng mất linh hồn mình thì được ích gì”.

"Việc tìm kiếm thành công cá nhân, của cải, mà không có một ý nghĩ nào dành cho Chúa, cho gia đình mình luôn luôn là con đường sai trái. Có hai câu hỏi chúng ta phải suy nghĩ: Mối quan hệ của tôi với Thiên Chúa như thế nào, và mối quan hệ của tôi với gia đình tôi ra sao. Một người có thể tích lũy được tất cả mọi thứ, nhưng cuối cùng trở thành một kẻ thất bại. Kẻ ấy đã thất bại. Cuộc sống như thế là một thất bại. “Dù cho người ta có xây dựng tượng đài, hay vẽ chân dung kẻ ấy đi nữa ...Hắn cũng chỉ là một kẻ thất bại vì đã không biết lựa chọn giữa sự sống và cái chết”.

Đừng chọn chính mình

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó đặt ra một câu hỏi thứ ba: "Nhịp sống của tôi hiện nay là gì? Tôi có suy tư về những gì tôi đang thực hiện không? Chúng ta nên xin Chúa ban cho ân sủng để có ‘chút chút can đảm’ cần thiết mà chọn Ngài trong mỗi lựa chọn của đời mình.

Đức Thánh Cha kết luận rằng 'lời khuyên đẹp' của Thánh Vịnh 1 có thể giúp chúng ta về điều này. “Phúc thay bạn nào hy vọng nơi Chúa”. Khi Chúa cho chúng ta lời khuyên này: “Dừng lại, lựa chọn ngay ngày hôm nay đi!” Ngài không bỏ rơi chúng ta, Ngài ở với chúng ta và muốn giúp chúng ta. Nhưng chúng ta phải tin cậy Ngài; chúng ta phải có niềm tin vào Ngài vì “Phúc thay bạn nào hy vọng nơi Chúa”

Hôm nay, một khi chúng ta dừng lại để suy nghĩ về những điều cần thiết và đưa ra những quyết định, những lựa chọn về một điều gì đó, chúng ta biết là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, bên cạnh chúng ta, giúp đỡ chúng ta. Ngài không bao giờ bỏ rơi để mặc chúng ta, không bao giờ. Ngài luôn luôn ở với chúng ta. Ngay cả trong thời điểm lựa chọn, Ngài ở với chúng ta. "
 
Bài giảng tại Santa Marta: Đừng bao giờ dùng Thiên Chúa như bình phong cho sự bất công
Đặng Tự Do
18:45 20/02/2015
Trong thánh lễ sáng thứ Sáu 20 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã lên tiếng cảnh cáo những ai tuân theo tất cả các dấu chỉ bên ngoài của lòng mộ đạo nhưng sau đó khai thác hoặc ngược đãi những người lao động hay những người phụ thuộc vào họ. Hành động như thế là dùng Thiên Chúa làm bình phong che đậy những bất công do mình gây ra.

Đức Thánh Cha đã tập trung bài giảng của ngài vào những phương thế theo đó các Kitô hữu, đặc biệt trong Mùa Chay, không nên giới hạn mình vào những dấu chỉ bên ngoài của lòng đạo đức như ăn chay và thi hành các việc bác ái. Thay vào đó, họ phải tiếp cận với những người đang túng quẫn.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta một lòng chay tịnh có khả năng phá vỡ những chuỗi dài các tội lỗi, giải phóng những ai đang bị áp bức, đem y phục đến cho những ai đang rách rưới, và thực hiện công lý. Đức Thánh Cha giải thích rằng điều này là lòng chay tịnh thật sự, chứ không phải chỉ là thứ chay tịnh hay giữ luật bề ngoài nhưng là một lòng chay tịnh xuất phát từ con tim.

Tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân là một và như nhau

"Và trong số các lề luật, có những lề luật hướng đến Thiên Chúa và có những lề luật hướng đến người lân cận của chúng ta và cả hai thứ lề luật này đi cùng với nhau. Tôi không thể nói: ‘Tôi tuân giữ nghiêm nhặt ba điều răn đầu tiên còn những điều khác thì lơ là hơn một chút.’ Không, nếu anh chị em không tuân giữ một điều, thì anh chị em không thể tuân giữ các điều khác; và nếu anh chị em tuân giữ một điều thì anh chị em phải tuân giữ tất cả các điều khác. Những điều này hiệp nhất với nhau: Tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu tha nhân của chúng ta là một và như nhau và nếu anh chị em muốn thể hiện lòng ăn năn chân thật chứ không chỉ là sự sám hối hình thức, anh chị em phải thể hiện điều đó trước mặt Thiên Chúa và hướng đến anh chị em của mình cũng như hướng đến những người lân cận với mình".

Dùng Thiên Chúa như bình phong che đậy bất công là một trọng tội

Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi các tín hữu dự thánh lễ mỗi ngày Chúa Nhật và rước lễ nhưng ngài xoáy vào câu hỏi: Người đó có trả lương cho nhân viên của mình công bằng không, có đúng với mức lương chính đáng không và có đóng đủ tiền an sinh xã hội cần thiết không?

"Có quá nhiều tín hữu nam nữ, có đức tin đó nhưng lại phân biệt những lề luật ra làm hai phần ‘Vâng, tôi tuân giữ những điều này - Nhưng anh chị em có thực hành đức bác ái không? – Có chứ, tất nhiên rồi, tôi luôn gửi một chi phiếu cho Giáo Hội - Được lắm, tốt lắm. Nhưng ở nhà anh chị em, trong Giáo Hội tại gia riêng của anh chị em, anh chị em có quảng đại và công bằng với những người phụ thuộc vào mình - dù là con cái, ông bà, hay nhân viên của anh chị em không? Anh chị em không thể dâng cúng cho Giáo Hội trên những đôi vai của sự bất công mà anh chị em đang làm đối với người phụ thuộc vào mình. Đây là một tội rất nghiêm trọng: là tội dùng Thiên Chúa làm vỏ bọc cho sự bất công ".

Vào Mùa Chay này hãy dành chỗ trong con tim của chúng ta cho những ai đã sai lầm

Tiếp tục bài giảng của mình, Đức Thánh Cha giải thích rằng trong Mùa Chay Kitô hữu nên tiếp cận với những người kém may mắn, với con cái của họ, với những người già không có bảo hiểm y tế tư nhân có thể phải chờ tám tiếng đồng hồ mới gặp được một bác sĩ; và với những ai đã sai lầm và đang trong vòng lao lý.

“Có người nói: thôi đi, tôi không dính dáng với những hạng người này đâu!” Người đó đang ở trong tù; nếu anh chị em đang được tự do không dính vào vòng tù tội thì đó là vì Chúa chúng ta đã giúp anh chị em không phạm tội. Anh chị em có chỗ trong trái tim của mình dành cho các tù nhân trong nhà giam không? Anh chị em có cầu nguyện cho họ để xin Chúa giúp họ thay đổi cuộc sống không?”

Nguyện xin Chúa đồng hành với chúng ta trong hành trình Mùa Chay này để những thực hành bên ngoài của chúng ta trở thành một đổi mới sâu sắc trong Thánh Linh. Đó là những gì chúng ta cầu nguyện. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng này."
 
HĐGM Kenya lên án WHO và UNICEF áp đặt chế độ thực dân ý thức hệ ở nước này
Đặng Tự Do
20:58 20/02/2015
Trong tuyên bố ngày 13 tháng Hai gởi quốc dân đồng bào và tất cả những người thiện chí trên thế giới, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Kenya là Đức Cha Paul Kariuki Njiru đã cực lực lên án WHO và UNICEF sau khi các nhà khoa học nước này báo cáo rằng 30% thuốc chủng ngừa uốn ván có chứa một chất có tác dụng triệt sản.

Các Giám Mục Kenya khẳng định rằng:

“Hành động này là vừa phi đạo đức vừa vô luân. Chúng tôi cực lực lên án tổ chức sức khoẻ thế giới – gọi tắt là WHO - và qũy nhi đồng Liên Hiệp Quốc – gọi tắt là UNICEF - đã tài trợ và tán trợ cho một chiến dịch vô nhân đạo như thế này ở nước ta. Chiến dịch triệt sản bí mật này là một sự lạm dụng nhân quyền trầm trọng và tấn công vào sự sống còn của một dân tộc.”

Tưởng cũng nên nhắc lại là trong bản tin đánh đi hôm 7 tháng 11, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết các Giám Mục Công Giáo của Kenya đau buồn trước viễn ảnh đen tối của đất nước. Các Giám Mục tố cáo rằng một số đông các phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản đã bị triệt sản mà không hề hay biết trong một âm mưu của chính quyền nước này được ngụy trang dưới một chiến dịch tiêm phòng được tài trợ bởi UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới.

Hơn 2 triệu phụ nữ trẻ ở Kenya đã được tiêm phòng như một phần của chiến dịch quốc tế nhằm chống lại bệnh uốn ván. Tuy nhiên, vắc-xin được tiêm cho những phụ nữ trẻ cũng chứa một chất có tác dụng triệt sản. Các Giám Mục nói với thông tấn xã Fides rằng "chúng tôi tin rằng đó là một chương trình ngụy trang cho âm mưu kiểm soát dân số."

Các cuộc thử nghiệm đã xác nhận rằng vắc-xin chứa HCG, một hormone được sản xuất bởi phụ nữ trong thời kỳ mang thai bình thường. Khi HCG được tiêm vào trước khi mang thai, nó khiến cơ thể của người phụ nữ sản xuất các kháng thể sẽ gây ra sẩy thai.

Sau các thử nghiệm trên những phụ nữ được chích vắc-xin uốn ván, các nhân viên y tế Công Giáo báo cáo rằng HCG có trong tất cả những người đã được xét nghiệm, không sót một ai. Các thử nghiệm đã được thực hiện sau khi nhân viên y tế nhận thấy rằng vắc-xin được chích cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là khác với các loại vắc-xin chích cho trẻ em, người già và nam giới.
 
Tuyên bố của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Phát Triển Xã Hội
Vũ Van An
22:21 20/02/2015
Nhân phiên họp thứ 53 của Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội của Liên Hiệp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Sứ Thần và là Đại Diện Thường Trực của Tòa Thánh bên cạnh Hội Đồng này, đã đọc một tham luận, nhân bàn tới “việc tái suy nghĩ và củng cố phát triển xã hội trong thế giới hiện nay” (Nữu Ước, 10 tháng Hai, 2015):

Thưa bà chủ tịch,

Khởi đầu, xin cho phép tôi chúc mừng Bà Chủ Tịch và văn phòng nhân việc bà được bầu. Phái đoàn của tôi mong được làm việc với các phái đoàn khác trong chu kỳ chính sách này để gia tăng các cố gắng của chúng ta trong việc trợ giúp những ai đang sống dưới mọi hình thức nghèo nàn trên khắp thế giới.

Thưa bà chủ tịch,

Dù việc phát triển kinh tế đã bị chậm lại trong mấy năm qua, hàng triệu người vẫn được giải thoát khỏi cảnh nghèo, nhất là tại các nước đang mở mang. Tuy nhiên, phái đoàn của tôi có cùng một quan tâm như của ông Tổng Thư Ký trong phúc trình mới đây của ông và chúng tôi thừa nhận rằng phát triển kinh tế, vốn dẫn tới nhiều thách đố mới, chưa mang ích lợi lại cho mọi người trong xã hội một cách bình đẳng. Các bất bình đẳng có ý nghĩa vẫn còn tồn tại và nhiều nhóm yếu thế nhất trong xã hội vẫn bị để lại phía sau. Không giải quyết bất bình đẳng, nhất là trong lúc ta đang bước vào nghị trình phát triển sau năm 2015, ta sẽ liều mình phá hoại tác động của phát triển kinh tế đối với cảnh nghèo và phúc lợi của xã hội như một toàn thể.

Để được lâu bền và mưu ích cho mọi người, phát triển xã hội phải hợp đạo đức, hợp luân lý và lấy con người làm tâm điểm. Ở đây, một lần nữa, chúng tôi xin lặp lại phúc trình của Ông Tổng Thư Ký để nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế không phải là chỉ tiêu đầy đủ của phát triển xã hội. Đúng hơn, ta phải lưu ý tới các chỉ tiêu giúp ta một hình ảnh đầy đủ về phúc lợi của mọi cá nhân trong xã hội trong khi vẫn phát huy các chính sách nhằm khuyến khích lối tiếp cận thực sự toàn diện đối với việc phát triển con người như một toàn bộ.

Về phương diện trên, chẳng hạn, nếu chỉ có được việc làm có lợi tức mà thôi thì không đủ. Việc làm còn phải xứng đáng và chắc chắn nữa. Các việc đầu tư vào giáo dục, được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế căn bản, và tạo ra các mạng lưới an tòan xã hội là các nhân tố hàng đầu chứ không phải hàng hai trong việc cải thiện phẩm chất đời sống người ta, cũng như bảo đảm việc phân phối công bằng của cải và tài nguyên trong xã hội. Nhờ đặt con người nhân bản ở tâm điểm việc phát triển và khuyến khích đầu tư cũng như các chính sách nhằm thỏa mãn các nhu cầu đích thực, các tiến bộ hướng tới việc nhổ tận rễ cảnh nghèo sẽ thường trực vĩnh viễn và xã hội sẽ dễ linh động hơn khi đối diện với các khủng hoảng tiềm ẩn.

Thưa bà chủ tịch,

Nền kinh tế thị trường không hiện hữu để phục vụ chính nó, nhưng đúng hơn để phục vụ ích chung của mọi người trong xã hội. Ý thức được điều này, chúng ta phải lưu ý tới phúc lợi của những người yếu thế nhất trong chúng ta vì họ thường bị lãng quên, nhân danh năng xuất, hiệu năng và phát triển kinh tế hoàn cầu lớn hơn. Phát triển kinh tế không thể là phương thức “một cỡ áp dụng cho mọi người”; do đó, các chính sách và chuơng trình hoàn cầu phải được tăng cường bằng một phương thức nhắm giải quyết các nhu cầu của những người yếu thế nhất.

Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhắc nhở chúng ta nhiều lần. “Đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô, Đấng đã trở nên nghèo, và luôn gần gũi người nghèo và người bị hất hủi, là căn bản cho các ưu tư của ta đối với việc phát triển toàn diện các thành viên bị quên lãng nhất của xã hội… [Điều này] có nghĩa phải làm việc để loại bỏ các nguyên nhân cơ cấu của cảnh nghèo và để cổ súy việc phát triển toàn diện người nghèo, cũng như các hành vi liên đới nhỏ mọn hàng ngày nhằm thỏa mãn các nhu cầu thực sự mà ta gặp thấy”.

Thưa bà chủ tịch,

Việc phát triển toàn diện con người chân chính và việc loại trừ tận gốc cảnh nghèo chỉ có thể đạt được nhờ biết tập chú vào giá trị vô song của gia đình đối với xã hội, trong đó, mọi con người nhân bản nhận được nền giáo dục sơ đẳng và việc phát triển có tính đào luyện nhất.
Gia đình là mạng lưới an toàn xã hội tự nhiên nhất của xã hội, nhờ biết chia sẻ các tài nguyên vì lợi ích của toàn bộ đơn vị gia đình và cung ứng sự nâng đỡ giữa các thế hệ với nhau. Trong gia đình, ta học cách yêu thương và đóng góp mà không cần được trả công và không giống như trong nền kinh tế hoàn cầu, mọi cá nhân đều có chỗ đứng.

Thưa bà chủ tịch,

Để kết luận, phái đoàn của tôi tin rằng ta cần phải bắt tay vào một phương thức chiến lược nhằm loại trừ cảnh nghèo tận gốc, đặt căn bản trên nền công lý xã hội chân thực nhằm góp phần giảm thiểu đau khổ cho hàng triệu anh chị em ta. Chúng tôi xác tín rằng các chính sách phát triển xã hội phải giải quyết không những các nhu cầu kinh tế và chính trị, mà còn cả chiều kích tâm linh và đạo đức của mỗi con người nhân bản nữa. Bằng cách này, mọi cá nhân trong xã hội có thể thoát khỏi mọi hình thức nghèo nàn, cả vật chất và tâm linh.

Xin cám ơn bà chủ tịch.
 
Top Stories
Vietnam: Dans les jours qui ont précédé le Têt, les autorités ont arrêté plusieurs blogueurs et militants pour « activités anti-étatiques »
Eglises d'Asie
20:58 20/02/2015
Dans les jours précédant le Nouvel An lunaire, la fête du Têt, célébrée cette année le 19 février, les autorités vietnamiennes ont arrêté et fait condamner plusieurs blogueurs et militants des droits de l’homme pour « activités anti-étatiques ». Au sein d’une société civile de plus en plus remuante et complexe, les avis sont partagés parmi les activistes, sur l’orientation que prend le Parti communiste en matière de répression des libertés ainsi que sur l’attitude à adopter vis-à-vis des autorités en place.

Le 12 février dernier, le Tribunal populaire de la province de Dong Nai a condamné les blogueurs Lê Thi Phuong Anh, Pham Minh Vu et Do Nam Trung, à des peines de 12 à 18 mois de prison, en vertu de l’article 258 du Code pénal, qui punit les « abus de libertés démocratiques ». Arrêtés le 15 mai 2014 alors qu’ils couvraient une manifestation anti-chinoise protestant contre les forages pétroliers menés par une société chinoise en mer de l’Est, Lê Thi Phuong Anh, Pham Minh Vu et Do Nam Trung avaient été inculpés pour avoir publié sur leurs comptes Facebook respectifs des informations relatives à ces manifestations. D’après le verdict, les trois blogueurs auraient utilisé leur compte afin de « disséminer des contenus (articles, photos) incitant et conduisant à des rassemblements anti-étatiques ». Depuis 2004, les autorités vietnamiennes recourent fréquemment à l’article 258 du Code pénal pour réprimer les délits d’expression.

Du fait de l’étroit contrôle exercé par l’Etat sur les médias officiels, les Vietnamiens se tournent de plus en plus massivement vers les blogs et les réseaux sociaux à la recherche de nouvelles exemptes de la propagande habituellement diffusée par les médias autorisés. Selon Reporters Sans Frontières, au 31 décembre dernier, 29 blogueurs avaient eu à connaître la prison ou étaient toujours détenus pour « abus des libertés démocratiques », « subversion », « propagande antigouvernementale » ou bien encore « tentative visant à renverser le gouvernement ». Pas plus tard que le 9 février dernier, la licence de Nguoi Cao Tuoi, un site Internet connu pour sa liberté de ton, et la carte de presse de son rédacteur en chef, Kim Quoc Hoa, ont été révoquées par le ministère de l’Information et des Communications, au motif que le site avait « fabriqué des informations ». En réalité, il semble que des articles dénonçant des cas précis de corruption d’officiels aient déplu.

En contrepoint, à la veille du Têt, moment où il est de tradition que des prisonniers soient amnistiés, deux blogueurs, emprisonnés pour avoir postés des commentaires critiques envers le gouvernement, ont été remis en liberté.

Dans ce paysage en évolution constante, Radio Free Asia, dans un papier daté du 18 février, note que les avis sont « partagés » parmi les plus en vue des défenseurs des libertés sur les attentes que les Vietnamiens peuvent nourrir envers le Parti communiste vietnamien.

Nguyên Bac Truyên est un ancien prisonnier politique ; défenseur des droits des personnes victimes d’expulsion forcée ainsi que des droits des adeptes du bouddhisme Hoa Hao, il se montre confiant dans l’avenir démocratique de son pays en dépit du maintien au pouvoir d’un parti unique. « J’ai été en prison, puis en liberté provisoire et je continue à rencontrer toutes sortes de difficultés dans ma vie quotidienne. Et pourtant, je crois que le Vietnam connaîtra sous peu la démocratie et les droits de l’homme », explique-t-il au service en langue vietnamienne de Radio Free Asia. Soumis à un harcèlement quasi quotidien de la police, il a choisi de demeurer au Vietnam plutôt que d’émigrer, afin, précise-t-il, « de continuer son combat pour la cause qu’il a embrassée ». A propos de la future loi sur la religion dont le gouvernement a annoncé la publication cette année (1), il estime qu’« il est possible que ce texte rencontre une partie des attentes des adeptes du Hoa Hao, ainsi que celles des croyants des autres religions ». « Attendons et nous verrons s’il [le gouvernement] tient ses promesses pour 2015 », conclut-il.

Trân Duc Thach a été arrêté en septembre 2008 à lors d’un vaste mouvement contre la dissidence interne. Jugé pour ses écrits, qui exposaient la corruption, les injustices et les violations des droits de l’homme dans le pays, il a été condamné à trois ans de prison. Selon lui, « le mouvement pour la démocratie et les droits de l’homme s’est largement répandu dans l’ensemble de la société » au point que « l’espoir d’un Vietnam meilleur pour l’avenir ne relève pas de l’illusion mais de la certitude ». Il ajoute que lorsque les souffrances endurées par un peuple du fait d’un régime répressif deviennent trop grandes, les gens se dressent contre leurs dirigeants. « Un gouvernement ne peut survivre que s’il a la confiance du peuple ; autrement, tôt ou tard, il s’effondre », analyse-t-il, précisant : « Jour après jour, je vois plus clair ; un gouvernement qui vit sur le peuple mais ne se fait pas proche du peuple – et, au contraire, le harcèle –, ce gouvernement-là tombera. »

Trân Anh Kim fait partie des prisonniers qui ont recouvré la liberté cette année à l’occasion des amnisties accordées avant le Têt. Ancien commissaire politique adjoint d’un régiment de l’armée stationné dans la province de Thai Binh, il a été condamné en 2009 à cinq années et demi de prison pour « subversion » du fait d’activités pro-démocratiques. « Premièrement, j’ai confiance en la jeunesse. Deuxièmement, je fais confiance aux intellectuels. Ils [la police] me contactent régulièrement, mais plus ils cherchent à me bâillonner, plus ma voix est entendue. Partout, les gens en ont assez, mais ils n’ont pas encore pris la parole », confie-t-il à Radio Free Asia. En janvier dernier, selon Voice of America, treize militants vietnamiens ont été interpellés et détenus plusieurs heures avant d’être relâchés non sans avoir confessé avoir enfreint la loi en rendant visite à Trân Anh Kim, qui est toujours en liberté provisoire.

Lê Thi Công Nhân place, quant à elle, son combat sur le terrain du syndicalisme. Face à l’impossibilité d’obtenir des réformes politiques, l’organisation qu’elle représente, Viet Labors, milite pour la création de syndicats indépendants au Vietnam. Il existe bien un syndicat officiel, mais il est contrôlé par le gouvernement et ses dirigeants ne défendent pas pleinement les droits des travailleurs, explique-t-elle. « Dans la situation économique qui est celle du Vietnam aujourd’hui, les travailleurs sont exploités, analyse-t-elle. Ils souffrent et, parce que la majorité d’entre eux n’a pas accès à une formation supérieure, ils sont cantonnés dans des tâches peu qualifiées. Dès lors qu’un conflit surgit, ils ne sont pas défendus et le parti dirigeant persiste à plaider l’avantage compétitif que représente une main-d’œuvre peu coûteuse pour attirer les investisseurs. » Dans ce cadre, Viet Labors cherche seulement à éveiller les consciences pour que les travailleurs puissent défendre leurs droits et mettre en place leurs propres organisations représentatives. « Viet Labors n’a pas d’ambition politique au sens où les travailleurs devraient entrer en politique et fonder leur parti politique, conclut la militante syndicaliste. Les travailleurs sont toutefois aussi des citoyens et ils entreront en politique s’ils l’estiment nécessaire. Dans l’immédiat, Viet Labors se concentre sur un objectif : établir des syndicats indépendants dirigés par ceux qui travaillent. »

Pham Thanh Nghiên appartient à plusieurs organisations de la société civile. En janvier 2010, elle a été condamnée à quatre ans de prison, suivis de trois ans de résidence surveillée, pour avoir mené une grève de la faim en protestation des empiétements chinois sur les Paracels (Hoang Sa en vietnamien) et les Spratleys (Truong Sa), archipels situés en mer de Chine méridionale (Biên Dông, ‘mer de l’Est’ en vietnamien) revendiqués à la fois par la Chine et ses voisins – dont le Vietnam. Elle estime que, ces deux dernières années, « de nombreux groupes ou organisations » sont apparus, apportant « de l’air frais au sein du mouvement pour la démocratie au Vietnam ». Blogueuse elle-même, membre de l’Association des anciens prisonniers de conscience vietnamiens, elle note toutefois que les obstacles sont nombreux. « Ces organisations ne se donnent pas d’objectifs assez ambitieux », explique-t-elle, et, à part publier quelques communiqués communs ou prendre part à des manifestations, « elles ne travaillent pas ensemble ». Pour avoir un impact plus « positif » sur les progrès de la liberté au Vietnam, affirme Pham Thanh Nghiên, « elles doivent travailler ensemble autour d’objectifs précis ». (eda/ra)

(1) Le précédent texte législatif sur la religion remonte à 2004 ; il s’agit de l’Ordonnance sur la croyance et la religion.

(Source: Eglises d'Asie, le 20 février 2015
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Hải Phòng thăm đảo Cát Bà và trao quà cho người nghèo
Hải Yến & Anna Tô Xến
10:53 20/02/2015
Tiết trời ngày cuối năm Giáp Ngọ có vẻ tối và lạnh hơn kèm theo mưa phùn lặng hạt cũng không cản bước chân vội vã và lo âu của Cha giám đốc Caritas Hải Phòng Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện cùng với các thiện nguyện viên chung tay trong công việc bác ái đến thăm hỏi và trao quà Tết cho những người nghèo, vô gia cư tại Hải Phòng

Có ai ngờ không khí ngày Tết tại thành phố nhộn nhịp hơn, đèn hoa được trang trí tại trung tâm và các con đường lớn, những khóm hoa đủ loại đua nhau khoa sắc xuân, người người mua sắm, nhà nhà chuẩn bị những thứ cần thiết cho một cái Tết gọi là đầy đủ, thì bên cạnh đó có những con người, có những mảnh đời đang lang thang nằm dưới cửa những tòa nhà cao tầng, những bãi cỏ hoang tàn, giữa những đống rác để tìm kiếm mưu sinh, làm gì có nhà, làm gì có Tết, chỉ có cái nhìn sâu thẳm thèm muốn vào cõi thinh không của sự rộn ràng, nhộn nhịp trong giờ khắc linh thiêng của cái cũ và cái mới.

Cha giám đốc và các tình nguyện viên đã chia ra làm nhiều nhóm, để những phần quà Têt kia có thể đến kịp thời với những con người đang cần Mùa Xuân đang cần sự quan tâm và chia sẻ, những món quà đươc trao tận tay, cái bắt tay ân tình và ấm áp của mùa xuân, vài lời thăm hỏi chúc Tết cũng làm cho họ cảm nhận như có ái đó là người nhà cuae họ đang tìm họ, cái ôm thân thiết như truyền cho những con người đêm Giao Thừa hơi ấm và khí thế Tết, chúng tôi đã có Tết... Thực sự cái Tết của chúng tôi không cầu kỳ, rất đơn giản không cần phải có những cây đào cây quất giá trị nhiều triệu đồng, không cần phải có đặc sản, mốt thời thượng cho những ngày Tết, chỉ chút lương thực, cái bánh chưng, chút giò, thế là đủ hương vị ngày Têt.

Những phần quà cuối cùng được trao cũng là lúc mà màn pháo hoa đã tàn, mọi người thấm mệt vì phải vượt qua nhiều con đường dài tới những gầm cầu, công viên, bãi rác, những con hẻm nhỏ tối thui và lạnh lẽo, nhưng trong tâm hồn dâng trào niềm vui của Mùa Xuân, không chỉ lời cầu chúc, những là mùa xuân của tình người, mùa xuân của sự chia sẻ

Lại một Năm mới đến, cũng là một Năm Caritas Hải Phòng khai trương cho chương trình thăm và tặng quà cho người nghèo trong giờ khác thiêng liêng của một năm, việc làm đó có được cũng cần sự chung tay của quý vị ân nhân xa gần đã, đang và sẽ làm cho Mùa Xuân, Tình Chúa, Tình Đất Trời thấm đượm hơn chan hòa ánh sáng, hơm ấm của một mùa xuân nảy mầm.

Hương Tết nơi Biển Đảo Cát Bà

Cát Bà nổi tiếng là vùng đất du lịch bình yên và thơ mộng của Hải Phòng, thế nhưng ở một góc khác của Cát Bà vẫn có những mảnh đời vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Những năm gần đây, Caritas Hải Phòng luôn đồng hành cùng Huyện Đảo Cát Hải và Thị Trấn Cát Bà trong việc hỗ trợ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh với các chương trình khám bệnh cho người nghèo, cứu trợ khẩn cấp khi bão lũ, giúp học bổng cho học sinh nghèo, tặng quà (gạo, chăn ấm).

Ngày 25 tháng chạp vừa qua, Cha Gioan Bao cùng nhân viên Caritas, Ban hành Giáo Xứ An Hải đã tới thăm và tặng 30 suất quà cho những người dân nghèo nơi Huyện Đảo nhân dịp Tết Nguyên Đán.

Không khí Tết nơi biển đảo có nhiều nét đặc biệt hơn trên đất liền, với cảnh đẹp nhẹ nhàng, và quyến dũ, bình yên và thơ mộng, thật gần gũi và mặn mà. Mỗi người trong Đoàn ra thăm đảo đều mang trong mình những tâm tình mến thương, huynh đệ Đất liền – Biển đảo. Với Cha GB cũng vậy, khi ra với Cát Bà Người mang theo cả mùa xuân đất liền và tình Chúa mến thương dành cho những người anh em Cát Bà.

Hầu hết những người nghèo nơi đây đều không cùng Tôn giáo nhưng với tình huynh đệ và ước mong chia sẻ khó khăn để người nghèo được đón Tết trong an vui và vì mang Chúa xuân đến người nghèo - “đâu có tình yêu thương ở đó có Đức Chúa Trời”. Cha GB. Vũ và Ban hành giáo Giáo họ Cát Bà đã mang ra Đảo không chỉ tình xuân ấm áp mà còn mang đến cả mùa xuân yêu thương của Chúa Kitô đến sưởi ấm, san sẻ khó khăn với người nghèo nơi huyện đảo nắng gió Cát Bà với ba mươi món quà mỗi món quà là 400.000 ngàn đồng. Tuy không lớn nhưng nó cũng đã phần nào giúp cho người nghèo nơi đây giảm nhẹ nỗi lo lắng trong dịp Tết.

Giáo họ Cát Bà tuy là một Giáo họ mới thành lập nhưng cũng đã có rất nhiều hoạt động bác ái nhằm giúp đỡ những người nghèo, khó khăn trong khu vực. Đặc biệt hơn là trong dịp Tết Nguyên Đán này cũng vậy. Không chỉ muốn vun đắp cái Tết đầm ấm trong gia đình mình những ông bà trong Ban hành giáo Giáo họ Cát Bà còn muốn mang đến không khí Tết yêu thương trong tình Chúa Kitô đến với những người anh em còn nhiều khó khăn trong khu vực mình.

Ước mong cho những người nghèo đặc biệt là người nghèo nơi Cát Bà được đón một Tết cổ truyền ấm cúng và yêu thương. Mong cho Cha GB. Vũ Văn Kiện được tràn đầy ơn Thánh Thần để Người mang Chúa đến với mọi người khó khăn, bất hạnh. Xin cho Giáo họ Cát Bà là Giáo họ mới thành lập nhưng luôn biết phục vụ Chúa trong mọi việc nhất là công việc bác ái để công trình của Giáo họ là công trình xây dựng trên Chúa thì sẽ được trường tồn mãi mãi.

Anna Tô Xến
 
CĐCGVN-Nam Úc Thánh Lễ Minh Niên, mùng Một Tết mừng Xuân Mới
Jos. Vĩnh SA
07:08 20/02/2015
Lúc 07 giờ 00 tối thứ Năm, ngày 19 tháng Hai, tức là ngày mùng Một Tết Nguyên Đán, ĐTGM Philip Wilson Tổng Giám Mục giáo phận Adelaide, tiểu bang South Australia đã đến trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân CĐCGVN-Nam Úc chủ tế thánh lễ Minh Niên mừng Xuân mới. Cùng đồng tế có Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Saint Augustine vùng Salisbury, thầy Sáu Nguyễn Long Hải phụ tá mục vụ giáo xứ Croydon – Woodville.

Trước khi cử hành thánh lễ, Chủ tế đoàn cùng Ban Tế Lễ đã rước Thánh Giá, từ cuối hội trường tiến lên gian cung thánh, sau đó Đức ông Phaolô Minh Tâm và Ban Tế Lễ rẽ sang tay phải, đến bàn thờ Tổ Tiên dâng hương và Tế Tổ.

Kế đến ĐTGM Philip và thầy phó tế Nguyễn Long Hải xông hương bàn thờ và bắt đầu cử hành thánh lễ.

Chia sẻ bài giảng trong thánh lễ, ĐTGM Philip Wilson đã tỏ ra rất vui mừng, được đến CĐ dâng thánh lễ đầu Xuân, Tết Nguyên Đán năm Ất Mùi của CĐ Việt Nam và Ngài cùng niềm vui chung với CĐ trong ngày Tết truyền thống, cổ truyền của người Việt Nam.

Đức ông Quản nhiệm đã chuyển ngữ bài giảng sang tiếng Việt và Ngài đã mời gọi toàn thể CĐ, dâng Cộng Đồng lên Đức Mẹ Thuyền Nhân ngày đầu năm, xin Đức Mê che chở phù trì cho CĐ trong năm mới được bình an, yêu thương và hiệp nhất, qua kinh cầu "Đức Mẹ Thuyện Nhân" của CĐ. Sau đó thánh lễ tiếp tục cử hành cho đến phần cuối phụng vụ.

Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Chủ tịch Cộng Đồng đã đại diện toàn thể CĐ lên chúc tuổi Đức Tổng Giám Mục, Đức ông, qúi Tu sĩ nam nữ và toàn thể CĐ một năm mới: An Khang và tràn đầy Hồng Ân của Chúa.

Cộng Đồng đã chúc Tết các tu sĩ, mỗi vị một tấm bánh chưng Việt Hương "Cây nhà lá vườn", hương thơm đầu xuân do chính những bàn tay của các tín hữu trong CĐ làm ra.

ĐTGM cám ơn, sau đó Ngài đã xuống làm phép cây Lộc Xuân, rồi Ngài tự tay hái hai quả Lộc Xuân:

-Một Lộc Xuân cho Cộng Đồng

-Một Lộc Xuân cho chính Ngài

Sau khi hái Lộc Xuân, ĐTGM đã trao Lộc Xuân, nhờ Đức ông Minh Tâm công bố Lộc Xuân cho cả Cộng Đồng biết.

Lộc Xuân của Cộng Đồng năm Ất Mùi "Đức Mến thì nhẫn nhục, hiền hậu = Love is patient, Love is kind"

Kế tiếp Đức ông Minh Tâm quản nhiệm CĐ và các tu sĩ lên hái Lộc Xuân cho riêng mình và từng tu sĩ cũng đứng lên xướng Lộc Xuân của cá nhân cho Cộng Đồng cùng chúc mừng.

ĐTGM dâng lời nguyện kết lễ. Sau đó mọi người trong CĐ tiếp tục lên hái Lộc Xuân cho đến quả Lộc Xuân cuối cùng trên cây.

Sau thánh lễ ĐTGM đã ở lại dự tiệc mừng xuân với Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ CĐ.

XEM HÌNH

Được biết, hàng năm ĐTGM Philip Wilson đều ưu ái đến Cộng Đồng dâng thánh lễ đón Giao Thừa Tết Ta. Nhưng năm nay, Giao Thừa rơi đúng vào ngày thư Tư lễ Tro, phải ăn chay kiêng thịt, nên không có thánh lễ Giao Thừa, CĐ chỉ cử hành thánh lễ xức Tro vào lúc 07 giờ 00 tối thứ Tư.

Sau đó Cộng Đồng đã mời ĐTGM Philip Wilson đến dâng thánh lễ Minh Niên mồng Một Tết Nguyên Đán Ất Mùi và mừng Xuân mới với CĐ.

Mặc dầu người Việt chúng ta đón Tết Nguyên Đán tại xứ Tây Phương, là những ngày đang phải làm việc trong tuần của người dân Úc Châu, nhưng thánh lễ tối thứ Tư lễ Tro và tối thứ Năm mùng Một Tết, có rất đông tín hữu đã đến tham dự các thánh lễ đầu năm, lên đến hàng ngàn người, chật kín cả hội trường.

Sau thánh lễ tối mùng Một, mọi người đã ra ngoài sân hóng mát Cánh Buồm, lưu lại uống cà phê, trà đàm mừng Xuân và chúc tuổi lẫn nhau, cho đến khuya mới ra về.
 
Giáo xứ Chu Hải đón Đức Cha Kevin Vann, GP Orange, dịp Tết Nguyên Đán
Đặng Hoàng Phúc
21:51 20/02/2015
Giáo xứ Chu Hải được vinh dự đón Đức Cha Kevin Vann, GM giáo phận Orange, dịp Tết Nguyên Đán

Hôm nay là mùng Hai Tết, cộng đoàn Giáo xứ Chu Hải hiệp dâng Thánh Lễ, kính nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà cha mẹ tại nghĩa trang Giáo xứ. Đó là một truyền thống tốt đẹp lâu đời nơi Giáo xứ với gần 60 năm tuổi đời.

Niềm vui như được nhân gấp nhiều lần, khi Giáo xứ được vinh dự chào đón Đức Cha Kevin Vann Giám mục Chính tòa Giáo phận Orange, Hoa Kỳ nơi có rất đông những người con xa quê của Giáo xứ đang sinh sống. Chiều mồng hai Tết, Đức cha đến thăm và dâng Thánh Lễ cầu nguyện tại Đất Thánh nghĩa trang Giáo xứ Chu Hải. Cùng đồng tế với Đức Cha có cha chánh xứ Giuse Trần Minh Sơn, cha phó Phaolo Trần Đình Tam và Quý cha là những người con của Giáo xứ quay về đoàn tụ, trong đó có cha Giuse Nguyễn Tiến Bình là thư ký Đức Cha Kevin.

Xem Hình

Không gì đẹp bằng hình ảnh ngày Xuân gia đình đoàn tụ. Tại nơi đất thánh này, từ các cụ già cao niên đến các trẻ còn măng sữa một lòng hiệp ý trong Thánh lễ cầu nguyện kính nhớ công ơn mẹ cha sinh thành dưỡng dục. Cầu xin cho các vị còn sống được khang an trường thọ, cho những vị đã qua đời được Chúa thương tha hết hình phạt, được mau về hưởng hạnh phúc với Chúa. Chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta sống tốt đời đẹp đạo, để thể hiện lòng hiếu thảo đối với Chúa và đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ chúng ta.

Trong lời đáp từ sau Thánh Lễ, Đức Cha Kevin chia sẻ đây là lần đầu tiên Ngài đến Á châu. Gia đình Ngài cũng là những người di cư từ Ireland với rất đông anh chị em. Trong dịp dâng Thánh Lễ tại nghĩa trang này, Ngài nhớ đến hồi còn học ở Rôma những dịp tham dự Thánh Lễ tại nghĩa trang, Lễ các Đẳng Linh hồn. Cũng như thời gian công tác tại Mexico, và Giám mục tại Texas. Với những truyền thống tốt đẹp đó, nhắc nhở chúng ta nhớ đến các vị tiền nhân. Cùng góp phần xây dựng gia nghiệp được kế tục từ các ngài.

Được thành lập bởi những người di cư 1954 từ Giáo phận Bùi Chu, Nam Định, những người con Giáo xứ Chu Hải luôn khắc ghi công ơn của các vị tiền nhân. Ngày đầu Xuân mới, bên những người thân yêu đang an nghỉ trong Tình Yêu Thiên Chúa, xin mượn tâm tình của bài đọc 1 trích từ sách Đức Huấn Ca để nói lên niềm tự hào và biết ơn của con cháu với tổ tiên ông bà mẹ cha.

Bài trích sách Huấn Ca.

Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.

Nhưng các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
 
Thánh lễ tân niên Ất Mùi 2015 tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon.
Lê Quang Uyên
16:11 20/02/2015
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, OR: Thánh Lễ Tân Niên Ất Mùi 2015.

Cùng hòa nhập với các cộng đồng Việt Nam sống tha hương khắp nơi ở Hải ngoại. Hằng năm, cứ mỗi độ Xuân về Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, OR đều tổ chức Thánh Lễ Tân Niên Mừng Năm Mới tại giáo xứ, với mục đích để tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho con cái Chúa qua một năm được an bình, sức khỏe, yêu thương và đoàn kết để xây dựng giáo xứ... Hơn nữa, đây là một nền văn hóa cổ truyền, đặc thù của dân tộc Việt Nam Tết Nguyên Đán, mà giáo xứ luôn muốn bảo tồn để lưu truyền cho con cháu đời sau.

Xem Hình

Năm nay, Mừng Xuân Ất Mùi 2015 giáo xứ tổ chức Thánh Lễ Tân Niên tại nhà thờ lớn vào lúc 7 giờ tối mồng 1 Tết tức ngày thứ năm 19-2-2015. Như thường lệ, trước khi cử hành Thánh Lễ là nghi thức dâng hương trước bàn thờ Tổ Tiên, được đặc ở dưới bàn Thánh ngay giữa Cung Thánh của Thánh Đường, do Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD và 2 Cha Phó Xứ Phêrô NGUYỄN NGỌC RẠNG, SDD & Cha Đaminh TRẦN VĂN ĐIỀU, SDD chủ sự.

Sau nghi thức dâng hương là bắt đầu Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Portland, OR Alexander K. Sample Chủ tế cùng Đồng tế gồm có: Đức Cha Phụ Tá Peter L. Smit, Cha Chánh Xứ và 3 Cha Phó Xứ và đông quý Cha khách, quý thầy Phó Tế. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của Bà Chưởng Ấn Mary Jo Tully và đông đảo quý Sơ của hai Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt/Miền Portland và Thủ Thiêm/Beaverton cũng như rất đông đảo giáo dân tham dự.

Mở đầu Thánh Lễ là lời chào đón của Cha Chánh Xứ đến Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha, quý thầy Phó Tế quý Sơ quý Tu Sĩ nam nữ cũng như giáo dân đến tham dự Thánh lễ.

Trong bài chia sẻ, Đức Tổng ngỏ ý rất vui mừng sau khi về nhậm chức cai quản Địa Phận và đây là lần thừ hai Ngài được đến giáo xứ để chung vui cùng cộng đoàn giáo dân Việt Nam lớn nhất Địa Phận vào những dịp lễ truyền thống đặc thù dân tộc Việt Nam Tết Nguyên Đán nầy, Ngài cũng cám ơn giáo xứ, trong những năm qua qúy anh chị em đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, yêu thương để phục vụ một giáo xứ tốt đẹp và phát triển đúng theo đường lối của Giáo Hội. Qua năm mới, đáp ứng theo lời mời gọi của Giáo Hội hy vọng giáo xứ có thêm được nhiều ơn gọi thánh hiến hơn nữa... Cuối bài chia sẻ, Đức Tổng đã lấy từ bối cảnh của Ngài hiện tại, vào lúc nầy khi Bà Cố mẹ của Ngài giờ nầy đang thập tử nhất sinh trong bệnh viện, qua đó, Ngài cũng mời gọi anh chị em qua bài Phúc Âm vừa nghe, năm mới nầy cũng không nên qúa lo lắng mà phải biết chiêm ngắm nơi Đức Chúa Giesu Kitô và phó thác trong vòng tay yêu thương của Người.

Trước khi Đức Tổng ban phép lành kết thúc Thánh Lễ, vị đại diện Hội Đồng Giáo Xứ ngỏ lời cám ơn Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha, quý Thầy Phó Tế, quý Sơ quý Tu Sĩ nam nữ và quý cộng đoàn giáo dân đã đến dâng Thánh Lễ Mừng Xuân mới năm nay của giáo xứ.

Sau đó, là phần lì xì không thể thiếu cho các cháu thiếu nhi của quý Đức Cha và Bà Chưởng Ấn, riêng đối với người lớn, thì hằng năm không quên nhận một lộc thánh với những lời kinh thánh để áp dụng trong đời sống đạo của năm mới nầy.

Kết thúc chương trình Mừng Xuân Mới Năm Ất Mùi 2015 của Giáo Xứ là buổi tiệc trà thân mật với Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha, quý Sơ và đông đảo giáo dân tại hội trường, với những món ăn thuần tuý trong ba ngày Xuân như bánh chưng, dưa món do giáo xứ khoản đãi và chương trình văn nghệ giúp vui, cũng như một tiết mục mà hằng năm không bao giờ thiếu đó là phần múa lân của các em đoàn múa lân của giáo xứ trình diễn.

Lê Quang Uyên
 
CGVN Thánh Vinh Sơn Liêm với lễ kính nhớ tổ tiên
Trần Văn Minh
21:51 20/02/2015
Melbourne, vào lúc 6.30 Ngày 20/2/2015. Nhằm ngày Mùng Hai Tết Ất Mùi, Ngày Giáo Hội Việt Nam kính nhớ tổ tiên ông bà. Tại Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã tổ chức lể chúc thọ cho quý cụ cao niên trong cộng đoàn trong Thánh lễ Mùng Hai Tết.

Mời coi hình

Từ rất sớm, quý cụ ông, quý cụ bà đã được con cháu chở đến trung tâm. Ai cũng mặc đẹp. Quý cụ ông mặc áo thụng đỏ và vàng cổ truyền dân tộc với khăn đống, quý cụ bà cũng áo dài truyền thống đủ mầu. Phần đông, mặc dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” tuổi 70 trở lên nhưng vẫn còn đi đứng được, nhiều cụ còn lên được cầu thang, nhưng cũng có quý cụ phải có người dìu, có cụ ngồi trên xe lăn được khiêng lên.

Trong bài giảng, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn đã nhấn mạnh. Trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, thì Điều Răn Thứ Bốn là thảo kính cha mẹ, chỉ đứng sau ba điều răn kính mến Thiên Chúa. Và lại được Giáo hội cho chúng ta kính nhớ tổ tiên vào các Thánh lễ Mùng Hai Tết, là ngày thiêng liêng nhất trong năm của người Á Đông.

Ngoài việc xin lễ, đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời, cộng đoàn cũng tổ chức Thánh lễ chúc mừng thọ ông bà, cha mẹ đang còn tại thế, để con cháu học được và noi theo. Và buổi lễ chúc thọ của cộng đoàn đã được giao cho Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Ca đoàn Bêlem phụ trách.

Các cháu thật giỏi, đã hoàn thành xuất sắc buổi “lễ tế tổ” lễ gia tiên thật đáng khen ngợi, với trang phục cổ truyền thật đẹp, nhịp nhàng, lời văn xúc tích, lễ vật ý nghĩa, đi kèm là những bản Thánh ca nói lên lòng hiếu kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ, khiến các cụ cũng cảm động, khi được con cháu tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn.

Sau Thánh lễ, các cụ đã vui được nhận "Thư mừng thọ" và qùa mừng của cộng đoàn. Một chút qùa tượng trưng, nhưng chắc chắn các cụ rất vui vì đã được nhớ đến trong một Thánh lễ riêng, để nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục.

Cuối lễ, để chung hưởng niềm vui chung của tất cả cộng đoàn, hai phong pháo dài nổ dòn dã mừng Xuân, mừng thọ, mừng tuổi nhau đã được mọi người mừng vui vỗ tay tán thưởng. Ra về, trên nét mặt các cụ rạng rỡ đi bên con cháu và chụp những tấm hình kỷ niệm ngày lễ kính nhớ tổ tiên ông bà.
 
Thánh lễ kính nhớ tổ tiên tại nghiã trang giáo xứ Sơn Lộc, Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
18:03 20/02/2015
Thánh Lễ Kính Nhớ Tổ Tiên Ông Bà Tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Sơn Lộc Giáo Phận Phú Cường

Có nhiều người hiểu sai: “Theo đạo Công Giáo là bỏ ông bà” điều đó quả là không đúng.

Theo truyền thống hàng năm vào mùng hai tết, giáo xứ lại tổ chức thánh lễ Kính Nhớ Tổ Tiên Ông Bà ngoài nghĩa trang lúc 4 giờ chiều.

Xem Hình

Nghĩa trang giáo xứ nằm sát đường hương lộ 2, có nhiều xe cộ qua lại, cổng nghĩa trang đủ rộng cho xe tải ra vào, nhưng giờ này lại thấy chật chội bởi hàng trăm xe gắn máy chờ vào cổng. Cảnh kẹt xe tại cổng không gây khó chịu cho người qua lại, nhưng gây sự chú ý cho họ. Họ nhủ bảo: Người Công Giáo đi viếng mộ ông bà đông quá. Ngày tết mà tổ chức cầu nguyện cho ông bà như thế này là điều rất tốt của người Công Giáo Việt Nam. Người Công Giáo đâu có bỏ ông bà.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Văn Hóa
Chuyện Peter, Michelle, Andy: Mùng Một Tết: Chúc Tuổi, Lì Xì
Nguyễn Trung Tây
02:07 20/02/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Peter, Michelle, Andy: Mùng Một Tết: Chúc Tuổi, Lì Xì


Peter, Michelle, Andy ba anh em đang sống ở Quận Cam, Little Saigon. Andy sinh ra và lớn lên ở Mỹ.


Mùng Một Tết, pháo nổ vang khu phố Việt. Trời tháng Giêng nắng Cali xanh biêng biếc hồn người. Lộc mới đổi dạng cành đào sân. Gió thổi phơn phớn, mát dịu lòng nhân gian. Xuân ghé về thăm hỏi cư dân Quận Cam.

Nói chuyện với bạn gái xong, Andy nhét Iphone vào túi quần. Nhìn cành đào màu hồng phơn phớt, Andy nghĩ ngợi. Tối nay đi chơi với bạn gái, nhưng Andy trong túi quần đếm được vài đồng tiền giấy ăn bầu cua Giao Thừa đêm qua. Andy thở dài, quyết định từ sân sau bước thẳng vào nhà bếp. Andy nhìn quanh quẩn... Thấy đại ca Peter và Michelle đang ngồi bên bàn cơm, tay Michelle đếm đếm một cọc tiền, toàn giấy tiền lớn, 50, 100, Andy trợn tròn mắt,

— Wow! Sư tỷ, a lot of money! Ở đâu mà you có nhiều tiền vậy? You ăn tiền bầu cua hả?

Michelle bĩu môi dài cả thước,

— Có mà! Đại ca lì xì tau đó.

Andy mặt tươi roi rói, quay sang Peter, hớn hở nói ngay,

Hey, Peter. Happy New Year! Lì xì đi...

Peter trợn mắt lườm Andy, không buồn nói một câu, yên lặng đứng lên bỏ đi thẳng một nước. Andy đứng nhìn theo, mặt dài cả thước, không nói thêm được một câu nào. Đợi bóng đại ca biến mất sau cánh cửa, Michelle kéo Andy ngồi xuống ghế,

— Andy! Ngồi xuống đây.

Michelle lên mặt đàn chị, dạy dỗ em út,

— Cái thằng... Đầu năm đầu tháng, bao nhiêu lần rồi, mạ dậy ăn nói phải cẩn thận. Mi nói cộc lốc như vậy, ai cho mi tiền.

Andy nhăn nhăn mặt, gãi gãi đầu, tự động điền đơn xin nhập Cái bang,

— Chớ nói làm sao mới có tiền lì xì? Tui đang kẹt tiền… Sư tỉ cho tui mượn được không? Please!

Michelle mắng liền,

— Có tiền chùa cho mi mượn! Đi lên Chùa đi, trên đó người ta đang cúng cô hồn! Mà mượn để làm gì? Tiền ăn bầu cua tối hôm qua đâu?

Andy làm mặt khó, lại chìa tay ra,

— Thì cũng được mấy chục đồng, nhưng ăn thua gì… Sư tỳ! Please

Thấy em út mặt buồn thiu, Michelle xuống nước,

— Thôi, được. Mi chúc tuổi ta cho ngon lành. Nghe được được, ta lì xì mi mấy tờ…

Andy hớn hở, mở miệng nói ngay,

Happy New Year, sư tỷ…

Nói tới đây, Andy dừng lại, tịt ngòi pháo, không biết nói chi thêm. Michelle trợn mắt,

You! Hopeless! Let see...

Michelle quay sang Andy hỏi,

— Mi đã chúc tuổi mạ chưa?

Andy gật đầu,

— Rồi... Mới lúc nãy. Gặp mạ sáng sớm, tui chúc tuổi mạ ngay…

Michelle dò chừng,

— Mi chúc tuổi mạ thế nào? Nói tau nghe thử...

Andy nói ngay,

— Thì tui cũng chỉ nói, “Happy New Year, Mommy”...

Michelle ngạc nhiên,

— Có vậy thôi?...

Andy trả lời ngay,

— Yup! Có vậy thôi...

Michelle hỏi,

— Rồi mạ lì xì cho mi bao nhiêu?

— Thì cũng một tờ 100... Không tin tui móc ra cho you coi... Đó, nhìn đi... Thấy chưa?

Michelle nhận xét,

— Tại mạ dễ… Chứ gặp người khác thì đừng có hòng. Đó, mi thấy đại ca Peter chưa? Ai lại nói năng cộc lốc như mi...

Andy cầu viện,

— Vậy tui phải nói làm sao?

Michelle lên mặt dạy dỗ em út,

— Chúc tuổi là mi phải nói như ri nè, “Năm mới, chúc tuổi đại ca, sang năm mới lên lương, có nhiều tiền mua xe mới, lấy được vợ đẹp”. Mi chúc tuổi như vậy, đại ca mới vui cái bụng. Mà khi đại ca vui, đại ca mới lì xì cho mi nhiều tiền. Chứ ai lại nói cộc lốc như chó cắn ma, “Hey, Peter. Lì xì đi”. Mi mà chúc tuổi như vậy, mi tiếp tục nghèo mạt rệp.

Michelle như quên mất hôm nay Mùng Một Tết, tiếp tục cự nự,

— Mà hên cho mi đó, hôm nay Mùng Một Tết cho nên người ta kiêng cử, chứ gặp phải ngày thường, mi mà nói như vậy là bị đục cho phù mỏ…

Andy nhăn nhăn trán,

You nói cái chi mà tui không hiểu, cái gì mà chó cắn ma, rồi nghèo mạt rệp, đục cho phù mỏ! What do they mean?

Michelle nổi quạu,

— Nói chuyện với mi mệt qua! What do they mean? They mean you đi học tiếng Việt đi cho tui nhờ! Đầu năm đầu tháng gặp mi càm ràm, năm nay dám thúi hẻo cả năm.

Andy trợn mắt,

— Thúi hẻo? What does it mean?


□ Suy Niệm

Ngày Mùng Một Tết, trần gian mở miệng chúc tuổi Chúa Xuân để được Ngài lì xì, ban phát lộc mới.

Một trong những lời chúc tuổi Chúa Xuân hay nhất cũng chính là lời kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu đích thân dạy dỗ môn đệ năm xưa:

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.


□ Lời Nguyện

Lạy Chúa, hôm nay Mùng Một Tết, chúng con xin được chúc tuổi Chúa.

Nguyện xin danh thánh Chúa tiếp tục vinh danh trên các tầng trời và chiếu sáng trên khắp cùng bờ cõi trái đất.

Lạy Chúa, năm mới đã tới, xin cho mọi người Việt Nam no thỏa lương thực thiên đàng và lương thực trần gian.

Lạy Chúa, xin hãy tha cho những lỗi lầm yếu đuối của con trong năm vừa qua.

Lạy Chúa, xin Chúa lì xì cho con một năm mới với nhiều hạnh phúc, bình an và sức khỏe.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lên Chùa Ngày Tết
Nguyễn Bá Khanh
22:12 20/02/2015
LÊN CHÙA NGÀY TẾT
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Đầu năm áo gấm lễ chùa
Dâng hoa hái lộc xin bùa tình yêu.
(nbk)