Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thứ Bẩy Mùa Thường Niên 19/02/2023 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:23 18/02/2023
BÀI ĐỌC 1 Lv 19:1 2,17 18
Bài trích sách Lê vi.
Đức Chúa phán với ông Mô sê rằng: “Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Ít ra en và bảo chúng: Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.
“Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó. Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 3:16 23
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao lô tông đồ gửi tín hữu Cô rin tô.
Thưa anh em, nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em.
Đừng ai tự lừa dối mình. Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật. Vì sự khôn ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa, như có lời chép rằng: Chúa bắt được kẻ khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng. Lại có lời rằng: Tư tưởng kẻ khôn ngoan, Chúa đều biết cả: thật chỉ như cơn gió thoảng ngoài.
Vậy đừng ai dựa vào phàm nhân mà tự hào. Vì tất cả đều thuộc về anh em; dù là Phao lô, hay A pô lô, hay Kê pha, dù cả thế gian này, sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Ki tô, và Đức Ki tô lại thuộc về Thiên Chúa.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG 1Ga 2:5
Alleluia. Alleluia.
Ai giữ lời Đức Ki tô dạy, thì nơi kẻ ấy, tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Alleluia. Alleluia.
TIN MỪNG Mt 5:38 48
Tin mừng Chúa Giê su Ki tô theo thánh Mát thêu.
Khi ấy, Đức Giê su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.
“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”
Đó là Lời Chúa.
Không Phải Điện Mà Là Tình Yêu
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:27 18/02/2023
Không Phải “Điện” Mà Là “Tình Yêu”
(Chúa nhật 7 TN A 2023)
Không còn mấy ngày nữa là giáp một năm tròn ngày Tổng Thống Putin của Liên bang Nga tuyên bố khai mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại đất nước Ukraina - ngày 24.02.2022; và kể từ ngày đó đến nay, đau thương, chết chóc, đổ nát… đã tràn lan trên vùng đất Ukrainna cùng với sự hận thù ngày càng dâng cao, khoét sâu giữa hai dân tộc vốn có chung một cội nguồn lịch sử và văn hóa “Nga Lạp tư” (Slaves).
Và một khi những tia lửa của đạn bom, hỏa tiễn thù hận chiến tranh lóe lên, thì bóng tối của lo sợ đau thương lại sụp xuống. Trong gần một năm qua, đã có biết bao nhiêu làng mạc, thành phố của đất nước Ukraina xinh đẹp phải chìm trong bóng tối khi nhiều cơ sở điện năng bị pháo kích, các công trình phát sáng bị san bằng…; và cho tới hôm nay, hình như các nhà chính trị thế giới vẫn muốn chọn con đường “chiến tranh”, con đường của “vũ khí đạn dược”, con đường của “ngôn ngữ thù hận và sát phạt”… để giải quyết !
Tuy nhiên, chiến tranh hận thù sẽ không bao giờ mang lại ánh sáng như di ngôn thâm thuý của Mục sư Martin Luther King Jr., một sứ giả hay chứng nhân của tình huynh đệ, hoà hợp, yêu thương giữa người da trắng và da đen: “Bóng tối không thể xua tan bóng tối, chỉ ánh sáng mới làm được. Hận thù không thể xua đuổi hận thù, chỉ tình yêu mới làm được” (Darkness cannot drive out darkness, only light can do that. Hate cannot drive out hate, only love can do that).
Quả thật, chỉ có “ánh sáng của sự thánh thiện” mới đẩy lùi bóng tối và chỉ có “tình yêu của trái tim khoan dung” mới xóa bỏ hận thù; và đây chính là sứ điệp của Lời Chúa muốn chuyển tải đến những người Kitô hữu chúng ta trong Chúa Nhật thứ 7 mùa Thường niên A nầy.
Vâng, hôm nay, Lời Chúa đề nghị cho chúng ta một con đường, một phương thế để thiết lập mối tương quan hoà bình huynh đệ giữa con người, để loại bỏ oán thù và thiết lập một nền văn minh tình yêu và sự sống trên mặt đất: Đó chính là con đường tìm về sự thánh thiện của Thiên Chúa “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Sách Lêvi trong BĐ 1), “hãy nên trọn lành như Chúa Cha trên trời là Đấng trọn lành” (Bài Tin Mừng); và sự trọn lành hay “hoàn thiện” mà Thiên Chúa gọi mời con người chiêm ngưỡng và bắt chước Ngài lại chính là TÌNH YÊU, là lòng nhân từ. Bởi, như Thánh Gioan Tông Đồ định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8); và việc “hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48) cũng đồng nghĩa với việc “hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6,36).
Thế nhưng, để chọn đi con đường thánh thiện của Thiên Chúa hay để mang lấy trái tim đầy tình yêu là cả một thách đố nhiêu khê của loài người, kể từ khi tội lỗi đã “nhập vào thế gian”, như Thánh Phaolô xác quyết: “Lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết” (Rm 6, 23); và cũng vì chịu áp lực dưới sức nặng của tội lỗi mà loài người, ngay từ thuở hồng hoang, thay vì chọn con đường yêu thương hòa giải lại áp dụng biện pháp của thù hận, giết chóc, loại trừ: Cain sát hại em ruột (St 4, 1-12) và sau đó là cả một chặng đường dài thù hận nối tiếp nhau: “Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy” (St 4,24); “Nếu hai người đàn ông đánh nhau mà có gây tổn thương…, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm” (Xh 21,22-25).
Dầu vậy, như lời cầu nguyện của Giáo Hội trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV, Thiên Chúa giàu lòng thương xót không “bỏ mặc con người dưới quyền lực sự chết: “Và khi con người đã mất tình nghĩa với Cha vì bất phục tùng, Cha đã không bỏ mặc con người dưới quyền lực sự chết. Thật vậy, Cha đã thương cứu giúp mọi người, để những ai tìm Cha đều gặp Cha. Hơn nữa, nhiều lần Cha đã giao ước với loài người, và dùng các tiên tri mà dạy dỗ loài người đợi chờ ơn cứu độ”. Và nền tảng của việc giáo huấn “đợi chờ ơn cứu độ” đó chính là Giao ước Sinai với Thập Điều mà sự thánh thiện và tình yêu lại là điểm nhấn cốt lõi như trích đoạn Lời Chúa trong sách Lêvi của Bài đọc 1 hôm nay: “Chúa phán cùng Môsê rằng: “Ngươi hãy nói cho toàn thể cộng đồng con cái Israel: Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh, là Thiên Chúa các ngươi. Đừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Đừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương các bạn hữu như chính mình.” (Lv 19, 1-2.17-18).
Thế nhưng, tự sức mình, con người sẽ không bao giờ đạt tới sự thánh thiện hay tình yêu hoàn hảo “như Thiên Chúa”, cho dù trong lịch sử đã có biết bao nhiêu con đường và phương cách thử nghiệm hay thực hành xuất chúng: Tiểu Ngã – Đại Ngã - Yoga của Ấn giáo, Quân Tử của Khổng Giáo, Diệt dục và Niết Bàn của Phật giáo…; đó là chưa kể những ý thức hệ, những triết thuyết hoang tưởng (Siêu nhân của F. Nietzsche; Cọng sản của K. Max, Hiện sinh của J.P. Sartre…) lại dẫn con người tới những “Cánh đồng chết” (Pôn Pốt), những cuộc chiến tranh long trời lỡ đất (Hitler)… thay vì đưa đến hòa bình hiệp nhất yêu thương.
Chính vì thế, nhân loại phải chọn đi trên con đường của chính Thiên Chúa đề nghị chứ không phải “sáng kiến tự mình nghĩ ra”; và con đường đó lại chính là “lời phán dạy sau cùng của Thiên Chúa” như thư Do Thái khẳng định: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1, 1-2) hay như lời kinh nguyện của Hội Thánh: “Lạy Cha chí thánh, Cha yêu thương thế gian, đến nỗi khi tới thời viên mãn, Cha đã sai Con Một đến làm Đấng cứu độ chúng con… đã loan Tin Mừng cho người nghèo khó, sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, niềm hân hoan cho người sầu khổ trong tâm hồn…” (KNTT IV).
Giáo huấn đó, sứ điệp Tin Mừng đó chính là “Tám Mối Phúc thật” (CN 4 TN), là phẩm giá và ơn gọi siêu việt của người Kitô hữu: muối ướp đời, ánh sáng trần gian (CN V TN), là luật “Mến Chúa yêu người” (CN VI TN); và Chúa Nhật hôm nay (VII TN), là sự thánh thiện của Thiên Chúa mà bản chất hay “nội hàm” chính “nhân từ”, là “tình yêu”: “Các con đã nghe bảo: ‘Mắt đền mắt, răng đền răng’. Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa… “Các con cũng đã nghe dạy rằng: ‘Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch’. Còn Thầy, Thầy bảo các con: Các con hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con… Vậy các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành”…
Từ giáo huấn trên, chúng ta có thể mượn lời của nhà tu đức Michel Quoist kết luận rằng: “Hành động duy nhất có thể làm đứt đoạn dây chuyền bạo lực, đó là tha thứ và yêu thương. Ai dám đưa cả má trái mình ra, đó là người mạnh nhất.”. Vâng, tình yêu thương chính là phương thế trọn hảo tìm lại căn tính đích thực của chính mình và cũng là con đường “cách mạng nội tâm” khởi đi từ việc trân trọng “con người bằng xương bằng thịt” như một điện thờ thánh thiện để yêu thương tha thứ; và từ đó dẫn tới sự hoàn thiện của Thiên Chúa như cách cắt nghĩa của Thánh Phaolô: “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy. Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh, mà chính anh em là đền thờ ấy.” (Thư 1 Côrintô trong BĐ 2).
Vì thế, chúng ta đừng hy vọng sẽ sớm có hòa bình và ngưng tiếng súng trên đất Ukraina và nhiều nơi trên thế giới khi con người vẫn còn ghìm nhau như những kẻ thù cần phải tiêu diệt chứ không coi nhau là đền thờ của Thiên Chúa; hay khi con người “đối chọi” với nhau bằng thứ ngôn ngữ chết tiệc là hỏa tiễn, xe tăng, đại bác… thay vì “đối thoại” với nhau bằng tiếng nói thánh thiện đến từ Thiên Chúa và tình yêu dành cho con người !
Nếu nhà khoa học Nicola Tesla đã từng mơ ước cách không tưởng: “Nếu hận thù ghen ghét biến thành điện, thì cả thế giới sẽ được thắp sáng” (If your hate could be turned into electricity, it would light up the whole world), thì chúng ta, những Kitô hữu phải xác tín rằng: tình yêu sẽ trở thành ánh sáng là một điều khả thi. Bởi vì “ánh sáng” chính là phẩm giá hay căn tính của người Kitô hữu: “Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14). Nhưng để trở thành Kitô hữu hay môn sinh Đức Kitô thì mỗi người phải là chứng nhân của tình yêu: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13, 35). Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa nhật 7 TN A 2023)
Không còn mấy ngày nữa là giáp một năm tròn ngày Tổng Thống Putin của Liên bang Nga tuyên bố khai mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại đất nước Ukraina - ngày 24.02.2022; và kể từ ngày đó đến nay, đau thương, chết chóc, đổ nát… đã tràn lan trên vùng đất Ukrainna cùng với sự hận thù ngày càng dâng cao, khoét sâu giữa hai dân tộc vốn có chung một cội nguồn lịch sử và văn hóa “Nga Lạp tư” (Slaves).
Và một khi những tia lửa của đạn bom, hỏa tiễn thù hận chiến tranh lóe lên, thì bóng tối của lo sợ đau thương lại sụp xuống. Trong gần một năm qua, đã có biết bao nhiêu làng mạc, thành phố của đất nước Ukraina xinh đẹp phải chìm trong bóng tối khi nhiều cơ sở điện năng bị pháo kích, các công trình phát sáng bị san bằng…; và cho tới hôm nay, hình như các nhà chính trị thế giới vẫn muốn chọn con đường “chiến tranh”, con đường của “vũ khí đạn dược”, con đường của “ngôn ngữ thù hận và sát phạt”… để giải quyết !
Tuy nhiên, chiến tranh hận thù sẽ không bao giờ mang lại ánh sáng như di ngôn thâm thuý của Mục sư Martin Luther King Jr., một sứ giả hay chứng nhân của tình huynh đệ, hoà hợp, yêu thương giữa người da trắng và da đen: “Bóng tối không thể xua tan bóng tối, chỉ ánh sáng mới làm được. Hận thù không thể xua đuổi hận thù, chỉ tình yêu mới làm được” (Darkness cannot drive out darkness, only light can do that. Hate cannot drive out hate, only love can do that).
Quả thật, chỉ có “ánh sáng của sự thánh thiện” mới đẩy lùi bóng tối và chỉ có “tình yêu của trái tim khoan dung” mới xóa bỏ hận thù; và đây chính là sứ điệp của Lời Chúa muốn chuyển tải đến những người Kitô hữu chúng ta trong Chúa Nhật thứ 7 mùa Thường niên A nầy.
Vâng, hôm nay, Lời Chúa đề nghị cho chúng ta một con đường, một phương thế để thiết lập mối tương quan hoà bình huynh đệ giữa con người, để loại bỏ oán thù và thiết lập một nền văn minh tình yêu và sự sống trên mặt đất: Đó chính là con đường tìm về sự thánh thiện của Thiên Chúa “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Sách Lêvi trong BĐ 1), “hãy nên trọn lành như Chúa Cha trên trời là Đấng trọn lành” (Bài Tin Mừng); và sự trọn lành hay “hoàn thiện” mà Thiên Chúa gọi mời con người chiêm ngưỡng và bắt chước Ngài lại chính là TÌNH YÊU, là lòng nhân từ. Bởi, như Thánh Gioan Tông Đồ định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8); và việc “hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48) cũng đồng nghĩa với việc “hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6,36).
Thế nhưng, để chọn đi con đường thánh thiện của Thiên Chúa hay để mang lấy trái tim đầy tình yêu là cả một thách đố nhiêu khê của loài người, kể từ khi tội lỗi đã “nhập vào thế gian”, như Thánh Phaolô xác quyết: “Lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết” (Rm 6, 23); và cũng vì chịu áp lực dưới sức nặng của tội lỗi mà loài người, ngay từ thuở hồng hoang, thay vì chọn con đường yêu thương hòa giải lại áp dụng biện pháp của thù hận, giết chóc, loại trừ: Cain sát hại em ruột (St 4, 1-12) và sau đó là cả một chặng đường dài thù hận nối tiếp nhau: “Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy” (St 4,24); “Nếu hai người đàn ông đánh nhau mà có gây tổn thương…, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm” (Xh 21,22-25).
Dầu vậy, như lời cầu nguyện của Giáo Hội trong Kinh Nguyện Thánh Thể IV, Thiên Chúa giàu lòng thương xót không “bỏ mặc con người dưới quyền lực sự chết: “Và khi con người đã mất tình nghĩa với Cha vì bất phục tùng, Cha đã không bỏ mặc con người dưới quyền lực sự chết. Thật vậy, Cha đã thương cứu giúp mọi người, để những ai tìm Cha đều gặp Cha. Hơn nữa, nhiều lần Cha đã giao ước với loài người, và dùng các tiên tri mà dạy dỗ loài người đợi chờ ơn cứu độ”. Và nền tảng của việc giáo huấn “đợi chờ ơn cứu độ” đó chính là Giao ước Sinai với Thập Điều mà sự thánh thiện và tình yêu lại là điểm nhấn cốt lõi như trích đoạn Lời Chúa trong sách Lêvi của Bài đọc 1 hôm nay: “Chúa phán cùng Môsê rằng: “Ngươi hãy nói cho toàn thể cộng đồng con cái Israel: Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh, là Thiên Chúa các ngươi. Đừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Đừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương các bạn hữu như chính mình.” (Lv 19, 1-2.17-18).
Thế nhưng, tự sức mình, con người sẽ không bao giờ đạt tới sự thánh thiện hay tình yêu hoàn hảo “như Thiên Chúa”, cho dù trong lịch sử đã có biết bao nhiêu con đường và phương cách thử nghiệm hay thực hành xuất chúng: Tiểu Ngã – Đại Ngã - Yoga của Ấn giáo, Quân Tử của Khổng Giáo, Diệt dục và Niết Bàn của Phật giáo…; đó là chưa kể những ý thức hệ, những triết thuyết hoang tưởng (Siêu nhân của F. Nietzsche; Cọng sản của K. Max, Hiện sinh của J.P. Sartre…) lại dẫn con người tới những “Cánh đồng chết” (Pôn Pốt), những cuộc chiến tranh long trời lỡ đất (Hitler)… thay vì đưa đến hòa bình hiệp nhất yêu thương.
Chính vì thế, nhân loại phải chọn đi trên con đường của chính Thiên Chúa đề nghị chứ không phải “sáng kiến tự mình nghĩ ra”; và con đường đó lại chính là “lời phán dạy sau cùng của Thiên Chúa” như thư Do Thái khẳng định: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1, 1-2) hay như lời kinh nguyện của Hội Thánh: “Lạy Cha chí thánh, Cha yêu thương thế gian, đến nỗi khi tới thời viên mãn, Cha đã sai Con Một đến làm Đấng cứu độ chúng con… đã loan Tin Mừng cho người nghèo khó, sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, niềm hân hoan cho người sầu khổ trong tâm hồn…” (KNTT IV).
Giáo huấn đó, sứ điệp Tin Mừng đó chính là “Tám Mối Phúc thật” (CN 4 TN), là phẩm giá và ơn gọi siêu việt của người Kitô hữu: muối ướp đời, ánh sáng trần gian (CN V TN), là luật “Mến Chúa yêu người” (CN VI TN); và Chúa Nhật hôm nay (VII TN), là sự thánh thiện của Thiên Chúa mà bản chất hay “nội hàm” chính “nhân từ”, là “tình yêu”: “Các con đã nghe bảo: ‘Mắt đền mắt, răng đền răng’. Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa… “Các con cũng đã nghe dạy rằng: ‘Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch’. Còn Thầy, Thầy bảo các con: Các con hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con… Vậy các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành”…
Từ giáo huấn trên, chúng ta có thể mượn lời của nhà tu đức Michel Quoist kết luận rằng: “Hành động duy nhất có thể làm đứt đoạn dây chuyền bạo lực, đó là tha thứ và yêu thương. Ai dám đưa cả má trái mình ra, đó là người mạnh nhất.”. Vâng, tình yêu thương chính là phương thế trọn hảo tìm lại căn tính đích thực của chính mình và cũng là con đường “cách mạng nội tâm” khởi đi từ việc trân trọng “con người bằng xương bằng thịt” như một điện thờ thánh thiện để yêu thương tha thứ; và từ đó dẫn tới sự hoàn thiện của Thiên Chúa như cách cắt nghĩa của Thánh Phaolô: “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy. Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh, mà chính anh em là đền thờ ấy.” (Thư 1 Côrintô trong BĐ 2).
Vì thế, chúng ta đừng hy vọng sẽ sớm có hòa bình và ngưng tiếng súng trên đất Ukraina và nhiều nơi trên thế giới khi con người vẫn còn ghìm nhau như những kẻ thù cần phải tiêu diệt chứ không coi nhau là đền thờ của Thiên Chúa; hay khi con người “đối chọi” với nhau bằng thứ ngôn ngữ chết tiệc là hỏa tiễn, xe tăng, đại bác… thay vì “đối thoại” với nhau bằng tiếng nói thánh thiện đến từ Thiên Chúa và tình yêu dành cho con người !
Nếu nhà khoa học Nicola Tesla đã từng mơ ước cách không tưởng: “Nếu hận thù ghen ghét biến thành điện, thì cả thế giới sẽ được thắp sáng” (If your hate could be turned into electricity, it would light up the whole world), thì chúng ta, những Kitô hữu phải xác tín rằng: tình yêu sẽ trở thành ánh sáng là một điều khả thi. Bởi vì “ánh sáng” chính là phẩm giá hay căn tính của người Kitô hữu: “Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14). Nhưng để trở thành Kitô hữu hay môn sinh Đức Kitô thì mỗi người phải là chứng nhân của tình yêu: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13, 35). Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Yêu kẻ thù, ngu hay tốt
Lm Nguyễn Xuân Trường
15:24 18/02/2023
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Lời Chúa YÊU KẺ THÙ, NGU HAY TỐT? Đúng nhận sai cãi.hihiiii
https://youtu.be/-sqafIGPYbY?t=197
Tình yêu, sự hoàn hảo của công lý
Lm. Minh Anh
23:23 18/02/2023
TÌNH YÊU, SỰ HOÀN HẢO CỦA CÔNG LÝ
“Hãy yêu kẻ thù!”.
Một lời cầu nguyện được tìm thấy bên thi thể của một bé gái sau đệ nhị thế chiến, “Lạy Chúa, xin đừng chỉ nhớ đến những thiện nam tín nữ của Chúa, nhưng xin nhớ đến cả những người có ý chí xấu. Đừng nhớ tất cả những đau khổ họ đã gây ra cho chúng con, nhưng hãy nhớ những thành quả mà chúng con mang lại nhờ sự đau khổ này. Đó là tình yêu, lòng trung thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, sự rộng lượng, và những trái tim vĩ đại của chúng con, vốn đã lớn lên từ những khổ đau này. Đến ngày phán xét, xin tha thứ cho họ về mọi lỗi lầm mà chúng con gánh chịu; bởi lẽ, cuối cùng, chúng con hiểu được, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý!’, Amen”.
Kính thưa Anh Chị em,
Bài đọc thứ nhất, sách Lêvi nói, “Đừng giữ lòng thù ghét anh em!”; lý do, “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!”. Phaolô trong thư Côrintô hôm nay đưa ra một lý do sâu sắc hơn, vì “Anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa”. Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta, để một khi ý thức mình được cứu chuộc, xót thương, chúng ta sẽ dễ dàng thương xót anh chị em mình. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót”.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống chóp đỉnh bác ái Kitô giáo; đó là yêu thương kẻ thù. Trả thù có một sức hấp dẫn trêu ngươi! Ôi, chúng ta thích thú làm sao với những bộ phim mà một anh hùng thất thế đột nhiên chiếm thế thượng phong, trả lại tất cả những điều ác mà những kẻ thủ ác đã gây ra cho người khác, và công lý thắng thế! Nhưng đó có thực sự là công lý? Chúa Giêsu nói rõ, “Thầy bảo các con: đừng chống cự với kẻ hung ác!”. Ngài muốn nói, nhân đức của chúng ta phải vượt lên nhân đức của các kinh sư và biệt phái.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vượt qua tâm lý “ăn miếng trả miếng”, “Khi ai vả má bên phải của con, hãy đưa cả má bên kia nữa”. Bằng cách ấy, Ngài không dạy chúng ta sống chủ nghĩa thụ động; đúng hơn, Ngài mời chúng ta khám phá ra rằng, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’. Ngài nâng thực hành này lên một tầm cao mới. Ngài lấy ‘công lý’ để biến nó thành lòng thương xót và tha thứ; Ngài đưa ra khái niệm mới về sự tha thứ thay vì công lý. Công lý của Thiên Chúa là xót thương! Khiêm tốn và tha thứ là trụ cột của não trạng hoàn toàn mới mẻ này. Chỉ dưới ánh sáng của những điều này, chúng ta mới có thể hy vọng xây dựng một nền hoà bình thực sự và lâu dài trên thế giới, giữa những người chung quanh và ngay trong chính bản thân mình.
Anh Chị em,
“Hãy yêu kẻ thù!”. Thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta không chỉ tránh được hận thù mà còn hình thành một trái tim quảng đại và cao thượng, biết tự hiến mà không bao giờ bỏ cuộc. Thương xót và tha thứ đôi khi có vẻ trái ngược với công lý và lẽ thường; nhưng không phải vậy. Đó là một luật cao hơn kêu gọi chúng ta đến một mức độ công bằng thực sự lớn hơn. Luật này chỉ có thể hiểu được một khi chúng ta nhận ra sự thiêng thánh và phẩm giá của mỗi người, kể cả các tội nhân và tội phạm. Không cho phép họ tiếp tục hành vi phạm tội, nhưng chúng ta thực thi công lý cao nhất khi tha thứ và bày tỏ lòng xót thương. Đó là những gì Chúa Giêsu đã thể hiện đối với anh trộm lành. Không chỉ trao áo ngoài, Ngài trao toàn bộ y phục cho những kẻ sắp đóng đinh mình; Ngài đã đi thêm một dặm, và dặm này đưa Ngài lên đỉnh núi Sọ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’; cho biết tha thứ và hiến thân cho người khác để có thể giúp cuộc sống họ hạnh phúc hơn, dù chỉ một chút!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy yêu kẻ thù!”.
Một lời cầu nguyện được tìm thấy bên thi thể của một bé gái sau đệ nhị thế chiến, “Lạy Chúa, xin đừng chỉ nhớ đến những thiện nam tín nữ của Chúa, nhưng xin nhớ đến cả những người có ý chí xấu. Đừng nhớ tất cả những đau khổ họ đã gây ra cho chúng con, nhưng hãy nhớ những thành quả mà chúng con mang lại nhờ sự đau khổ này. Đó là tình yêu, lòng trung thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, sự rộng lượng, và những trái tim vĩ đại của chúng con, vốn đã lớn lên từ những khổ đau này. Đến ngày phán xét, xin tha thứ cho họ về mọi lỗi lầm mà chúng con gánh chịu; bởi lẽ, cuối cùng, chúng con hiểu được, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý!’, Amen”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời cầu nguyện trên diễn đạt mạnh mẽ lời dạy của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, “Hãy yêu kẻ thù!”. Qua đó, Ngài mời gọi chúng ta sống như con cái Thiên Chúa; đồng thời, khám phá ra rằng, đối với Thiên Chúa và con cái của Ngài, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’.
Bài đọc thứ nhất, sách Lêvi nói, “Đừng giữ lòng thù ghét anh em!”; lý do, “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!”. Phaolô trong thư Côrintô hôm nay đưa ra một lý do sâu sắc hơn, vì “Anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa”. Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta, để một khi ý thức mình được cứu chuộc, xót thương, chúng ta sẽ dễ dàng thương xót anh chị em mình. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót”.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống chóp đỉnh bác ái Kitô giáo; đó là yêu thương kẻ thù. Trả thù có một sức hấp dẫn trêu ngươi! Ôi, chúng ta thích thú làm sao với những bộ phim mà một anh hùng thất thế đột nhiên chiếm thế thượng phong, trả lại tất cả những điều ác mà những kẻ thủ ác đã gây ra cho người khác, và công lý thắng thế! Nhưng đó có thực sự là công lý? Chúa Giêsu nói rõ, “Thầy bảo các con: đừng chống cự với kẻ hung ác!”. Ngài muốn nói, nhân đức của chúng ta phải vượt lên nhân đức của các kinh sư và biệt phái.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vượt qua tâm lý “ăn miếng trả miếng”, “Khi ai vả má bên phải của con, hãy đưa cả má bên kia nữa”. Bằng cách ấy, Ngài không dạy chúng ta sống chủ nghĩa thụ động; đúng hơn, Ngài mời chúng ta khám phá ra rằng, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’. Ngài nâng thực hành này lên một tầm cao mới. Ngài lấy ‘công lý’ để biến nó thành lòng thương xót và tha thứ; Ngài đưa ra khái niệm mới về sự tha thứ thay vì công lý. Công lý của Thiên Chúa là xót thương! Khiêm tốn và tha thứ là trụ cột của não trạng hoàn toàn mới mẻ này. Chỉ dưới ánh sáng của những điều này, chúng ta mới có thể hy vọng xây dựng một nền hoà bình thực sự và lâu dài trên thế giới, giữa những người chung quanh và ngay trong chính bản thân mình.
Anh Chị em,
“Hãy yêu kẻ thù!”. Thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta không chỉ tránh được hận thù mà còn hình thành một trái tim quảng đại và cao thượng, biết tự hiến mà không bao giờ bỏ cuộc. Thương xót và tha thứ đôi khi có vẻ trái ngược với công lý và lẽ thường; nhưng không phải vậy. Đó là một luật cao hơn kêu gọi chúng ta đến một mức độ công bằng thực sự lớn hơn. Luật này chỉ có thể hiểu được một khi chúng ta nhận ra sự thiêng thánh và phẩm giá của mỗi người, kể cả các tội nhân và tội phạm. Không cho phép họ tiếp tục hành vi phạm tội, nhưng chúng ta thực thi công lý cao nhất khi tha thứ và bày tỏ lòng xót thương. Đó là những gì Chúa Giêsu đã thể hiện đối với anh trộm lành. Không chỉ trao áo ngoài, Ngài trao toàn bộ y phục cho những kẻ sắp đóng đinh mình; Ngài đã đi thêm một dặm, và dặm này đưa Ngài lên đỉnh núi Sọ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’; cho biết tha thứ và hiến thân cho người khác để có thể giúp cuộc sống họ hạnh phúc hơn, dù chỉ một chút!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nữ tu can đảm vừa đuổi trộm vừa trách mắng
Đặng Tự Do
05:40 18/02/2023
Nữ tu Mary Johnice Rzadkiewicz là giám đốc của Trung Tâm Đáp Ứng Tình Yêu ở Buffalo, New York. Được thành lập vào năm 1985, trung tâm tọa lạc tại một trường học cũ của giáo xứ, cung cấp các bữa ăn nóng hổi và hướng dẫn cho những người có nhu cầu. “Ở đây, phòng ăn của chúng tôi cung cấp thức ăn cho người đói; nhà nguyện cung cấp hơi ấm tinh thần; và tủ đựng thức ăn của chúng tôi kéo dài ngân sách eo hẹp của gia đình những người khó khăn,” trang web của trung tâm cho biết.
Tờ New York Post tường thuật rằng vào sáng sớm Thứ Bảy, ngày 14 tháng Giêng, nữ tu Mary Johnice vừa cầu nguyện xong buổi sáng thì nghe thấy những tiếng động khác thường. Sơ đi ra ngoài để nhìn quanh nhà xem những gì đang xảy ra. Sơ vừa mở cửa thì một bóng người chạy vụt đi, và sơ phát hiện ra một cái thang dựa vào tường. Cái thang ở đó chắc chắn là có chuyện. Sơ nhìn lên và nhận ra rằng có một người khác trên mái nhà! Theo Buffalo News, họ đang cố gắng ăn cắp máng xối và ống dẫn nước bằng đồng. Trớ trêu thay, những nỗ lực của họ đều vô ích, bởi vì ai đó đã đánh cắp những cái bằng đồng từ nhiều năm trước; những cái hiện tại là bằng nhôm.
Sơ Mary Johnice nói với phóng viên Tucker Carlson của Fox News những gì xảy ra tiếp theo: “Tôi đã nói, 'Anh phải đi xuống, nhưng không phải bằng cái thang này!;” Sơ ấy đã ném cái thang xuống đất, và tên trộm buộc phải nhảy xuống. Sau đó, không sợ hãi, sơ trách mắng tên trộm. “Tôi nói, 'Đây là tài sản của Chúa. Đây là sứ mệnh của Chúa. Sao anh dám làm thế!' Tôi chỉ tay và tôi nói với anh ta, 'Ra ngoài' và anh ta bỏ chạy.” Tên trộm, không nghi ngờ gì nữa, đã bỏ trốn mà không dùng bạo lực và tay trắng. Nữ tu nói với Buffalo News rằng sơ đang nắm trong tay cái thang. Có lẽ sự kiện này có thể được coi là một điều may mắn bởi vì “trung tâm không bao giờ có một cái thang đủ lớn để lên tới mái nhà.”
Tờ New York Post tường thuật rằng Sơ Mary Johnice đã có cơ hội chia sẻ với Fox News những suy nghĩ của sơ về sức mạnh của sứ mệnh và tầm quan trọng của việc làm mọi thứ cho Chúa.
“Đó là một kinh nghiệm nơi Chúa hiện diện. Anh muốn sứ mệnh đó đến được với những người nghèo, để chia sẻ thực sự rằng họ được yêu thương, được đồng cảm.”
Niềm tin chắc rằng mình là một công cụ nhỏ bé phục vụ Thiên Chúa chắc chắn đã giúp sơ ấy có can đảm để bảo vệ trung tâm khỏi những kẻ xâm lược mà không sợ hãi hay suy nghĩ lấy một giây về mối nguy hiểm mà sơ ấy có thể gặp phải. “Tôi muốn ở đó và tòa nhà mà chúng tôi đang ở thật đặc biệt. Đó là một phòng ăn. Đó là một nơi an toàn, mọi người đến với nhau, thưởng thức bữa ăn và trải nghiệm rất nhiều niềm vui. Tại sao ai đó muốn làm tổn thương nhiệm vụ đó? sơ ấy nói.
Tuy nhiên, sơ ấy không tức giận. Sơ nói với Buffalo News, “Họ có thể đến đây để lấy thức ăn hoặc quần áo. Lẽ ra họ có thể đến để nhận được một lời tử tế, một lời hướng dẫn nào đó, nhưng họ đã chọn một con đường khác. Đó không phải là đường lối của Chúa, đó là điều ác. Tôi chỉ ước mình có thể gặp lại họ. Ngày nào tôi cũng cầu nguyện cho hai kẻ gian này.”
Source:Aleteia
Đức Thượng phụ Đại kết đã tiếp đón năm linh mục đến từ Lithuania dưới quyền tài phán của mình
Đặng Tự Do
05:42 18/02/2023
Trong một diễn biến đang gây tranh cãi gắt gao giữa Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã đón nhận 5 linh mục Chính Thống Giáo Lithuania bị Thượng Phụ Kirill trục xuất vì các ngài đã phản đối cuộc xâm lược Ukraine.
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Constatinople.
Vài tháng trước, các Đại linh mục rất đáng kính từ Lithuania Vladimiras Seliavko và Vitalijus Mockus, và các Linh mục Trưởng lão Vitalis Dauparas, Gintaras Sungaila và Georgy Ananiev, những người đã bị Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa áp đặt hình phạt phế truất chức tư tế, đã phát biểu trước Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople – và đã gửi thư thỉnh cầu trước mặt Ngài, vì các ngài có quyền làm như thế.
Thượng phụ Đại kết, người chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc nhận đơn kháng cáo, theo các Quy tắc của Thánh giáo luật (cụ thể là Điều 9 và 17 của Công đồng Đại kết lần thứ tư) và theo thông lệ về thánh hóa của Giáo hội, đã nhận được những đơn thỉnh cầu được đệ trình này.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các trường hợp liên quan, Tòa Thượng Phụ Constatinople chắc chắn rằng một mặt những trường hợp này đã được đưa ra xét xử chung thẩm trước cơ quan giáo hội đã áp đặt các hình phạt này, nhưng một mặt khác, lý do áp dụng các hình phạt hoàn toàn không xuất phát từ các tiêu chí giáo hội, nhưng từ sự phản đối chính đáng của các giáo sĩ này đối với cuộc chiến ở Ukraine.
Vì vậy, khi xét xử một cách không thể hủy bỏ những lời thỉnh cầu này, Đức Thượng Phụ đã đề nghị với Thánh Công Đồng rằng việc phế truất khỏi chức tư tế đã được áp đặt vô lý và các ngài được phục hồi chức tư tế trước đây trong giáo hội, cả 2 điều này đã được nhất trí quyết định.
Hơn nữa, sau phục hồi nói trên, theo yêu cầu của các ngài, Đức Thượng Phụ Đại Kết đã tiếp nhận các giáo sĩ này dưới quyền tài phán đáng kính của Ngài, có tính đến quyền đã được thiết lập từ lâu của Ngôi vị Đại kết, như nó cũng được báo cáo một cách rõ ràng trong cách giải thích của Theodore Balsamon về Antioch theo Điều 17 và 18 của Công đồng Trullo và Điều 10 của Công đồng Đại kết lần thứ bảy; cụ thể là: “Điều khoản này lưu ý rõ ràng rằng chỉ có Thượng phụ Constantinople mới được phép tiếp nhận các giáo sĩ nước ngoài, ngay cả khi không có thư cho phép của đấng bản quyền của họ”.
Nhiều quan sát viên cho rằng diễn biến này chắc chắn sẽ gây thêm căng thẳng giữa Tòa Thượng Phụ Constatinople và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, nhiều người khác thì cho rằng còn gì nữa để căng thẳng thêm. Sau khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã cấp Tomos, tức là đã xác nhận Chính Thống Giáo Ukraine là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, Thượng Phụ Kirill đã truyền cho các linh mục Chính Thống Giáo Nga không được nhắc đến Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trong Phụng Vụ Thánh, không được hiệp thông thánh thể với các giáo sĩ của Tòa Thượng Phụ Constatinople. Xa hơn, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa còn ngang nhiên thiết lập các giáo xứ trong lãnh thổ của các Giáo Hội Chính Thống Giáo khác. Thực tế là không còn điều gì mà Thượng Phụ Kirill chưa làm.
Source:Orthodox Times
Săn đuổi tên trôm, sơ Mary Johnice mắng nó rằng: Đây là tài sản của Chúa, Đây là sứ mệnh của Chúa, Sao mày dám ăn trộm!
Thanh Quảng sdb
17:46 18/02/2023
Săn đuổi tên trôm, sơ Mary Johnice mắng nó rằng: "Đây là tài sản của Chúa, Đây là sứ mệnh của Chúa, Sao mày dám ăn trộm!"
Aleteia
Sơ Mary Johnice Rzadkiewicz CSSF, giám đốc của Trung Tâm Bác ái ở Buffalo, New York. Trung tâm được thành lập từ năm 1985, trung tâm tọa lạc tại một trường học cũ của giáo xứ, cung cấp các bữa ăn nóng và hướng đạo cho những người có nhu cầu. “Ở đây, phòng ăn của chúng tôi cung cấp thức ăn cho người đói; nhà nguyện cung cấp hơi ấm tinh thần; và tủ đựng thức ăn của chúng tôi luôn mở rộng, dù ngân sách có eo hẹp!” trang web của trung tâm nêu rõ như thế.
Tờ New York Post tường thuật rằng vào sáng sớm Thứ Bảy, ngày 14 tháng Giêng, Sơ Mary Johnice vừa cầu nguyện xong, Sơ đi ra ngoài để quan sát. Sơ vừa mở cửa thì một bóng người chạy vụt đi, và Sơ phát hiện một cái thang bác lên tường thôi. Sơ nhìn lên và nhận ra rằng có một người trên mái nhà! Theo tờ Buffalo, tên trộm đang cố gắng ăn cắp máng xối và ống dẫn nước bằng đồng. (Trớ trêu thay, những nỗ lực của hắn đều vô ích, vì xưa đã có người đánh cắp những thứ bằng đồng này; những cái hiện tại là nhôm, sơ giải thích với hãng tin địa phương.)
Sơ Mary Johnice nói với phóng viên Tucker Carlson của hãng Fox những gì xảy ra tiếp theo: “Tôi đã la lên 'Anh phải xuống đi, không phải trên cái thang này!” Vì Sơ ấy đã bỏ cái thang xuống đất, và tên trộm buộc phải nhảy xuống. Sau đó, không sợ hãi, Sơ thuyết phục tên trộm. “Sơ nói, 'Đây là tài sản của Chúa. Đây là sứ mệnh của Chúa. Sao anh dám làm điều này!’ Tôi chỉ tay và bảo hắn ‘cút đi’ và hắn đã bỏ chạy.” Tên trộm, không nghi ngờ gì nữa, đã bỏ trốn mà không dùng bạo lực vì hắn không có gì trong tay! Sơ nói với tờ Buffalo rằng sơ đang giữ cái thang. Có lẽ sự kiện này có thể được coi là một điều may mắn, vì “trung tâm chưa bao giờ có một cái thang đủ cao để leo lên mái nhà.”
Tờ New York Post tường trình rằng Sơ Mary Johnice đã có cơ hội chia sẻ với Fox News những suy nghĩ của sơ về sức mạnh của sứ mệnh và tầm quan trọng của việc làm cho Chúa.
“Đó là một kinh nghiệm nơi Chúa hiện diện. Chúa muốn sứ mệnh đó đến được với những người nghèo, được chia sẻ thực sự cho họ biết họ được yêu thương, được đồng cảm.”
Niềm xác tin rằng mình là một dụng cụ nhỏ bé phục vụ của Chúa đã giúp sơ có can đảm để bảo vệ trung tâm khỏi những kẻ xâm lược mà không sợ hay nghĩ ngợi gì về mối nguy hiểm mà sơ ấy có thể gặp phải. Sơ nói: “Tôi muốn ở đây và tòa nhà mà chúng tôi đang ở là một phòng ăn, là một nơi an toàn, để mọi người có thể đến với nhau, thưởng thức bữa ăn và trải nghiệm niềm vui. Tại sao ai đó lại muốn phá hủy công cuộc này?
Tuy nhiên, Sơ ấy không tức giận. Sơ ấy nói với Buffalo News, “Tên trộm có thể đến đây để lấy thức ăn hoặc quần áo. Lẽ ra hắn có thể đến để nhận được một chia sẻ, một lời hướng dẫn, nhưng hắn đã chọn một con đường khác. Đó không phải là công việc của Chúa, đó là điều ác. Tôi mong mình có thể gặp hắn. Hằng ngày chúng tôi vẫn cầu nguyện cho hai tên trộm này.”
Aleteia
Sơ Mary Johnice Rzadkiewicz CSSF, giám đốc của Trung Tâm Bác ái ở Buffalo, New York. Trung tâm được thành lập từ năm 1985, trung tâm tọa lạc tại một trường học cũ của giáo xứ, cung cấp các bữa ăn nóng và hướng đạo cho những người có nhu cầu. “Ở đây, phòng ăn của chúng tôi cung cấp thức ăn cho người đói; nhà nguyện cung cấp hơi ấm tinh thần; và tủ đựng thức ăn của chúng tôi luôn mở rộng, dù ngân sách có eo hẹp!” trang web của trung tâm nêu rõ như thế.
Tờ New York Post tường thuật rằng vào sáng sớm Thứ Bảy, ngày 14 tháng Giêng, Sơ Mary Johnice vừa cầu nguyện xong, Sơ đi ra ngoài để quan sát. Sơ vừa mở cửa thì một bóng người chạy vụt đi, và Sơ phát hiện một cái thang bác lên tường thôi. Sơ nhìn lên và nhận ra rằng có một người trên mái nhà! Theo tờ Buffalo, tên trộm đang cố gắng ăn cắp máng xối và ống dẫn nước bằng đồng. (Trớ trêu thay, những nỗ lực của hắn đều vô ích, vì xưa đã có người đánh cắp những thứ bằng đồng này; những cái hiện tại là nhôm, sơ giải thích với hãng tin địa phương.)
Sơ Mary Johnice nói với phóng viên Tucker Carlson của hãng Fox những gì xảy ra tiếp theo: “Tôi đã la lên 'Anh phải xuống đi, không phải trên cái thang này!” Vì Sơ ấy đã bỏ cái thang xuống đất, và tên trộm buộc phải nhảy xuống. Sau đó, không sợ hãi, Sơ thuyết phục tên trộm. “Sơ nói, 'Đây là tài sản của Chúa. Đây là sứ mệnh của Chúa. Sao anh dám làm điều này!’ Tôi chỉ tay và bảo hắn ‘cút đi’ và hắn đã bỏ chạy.” Tên trộm, không nghi ngờ gì nữa, đã bỏ trốn mà không dùng bạo lực vì hắn không có gì trong tay! Sơ nói với tờ Buffalo rằng sơ đang giữ cái thang. Có lẽ sự kiện này có thể được coi là một điều may mắn, vì “trung tâm chưa bao giờ có một cái thang đủ cao để leo lên mái nhà.”
Tờ New York Post tường trình rằng Sơ Mary Johnice đã có cơ hội chia sẻ với Fox News những suy nghĩ của sơ về sức mạnh của sứ mệnh và tầm quan trọng của việc làm cho Chúa.
“Đó là một kinh nghiệm nơi Chúa hiện diện. Chúa muốn sứ mệnh đó đến được với những người nghèo, được chia sẻ thực sự cho họ biết họ được yêu thương, được đồng cảm.”
Niềm xác tin rằng mình là một dụng cụ nhỏ bé phục vụ của Chúa đã giúp sơ có can đảm để bảo vệ trung tâm khỏi những kẻ xâm lược mà không sợ hay nghĩ ngợi gì về mối nguy hiểm mà sơ ấy có thể gặp phải. Sơ nói: “Tôi muốn ở đây và tòa nhà mà chúng tôi đang ở là một phòng ăn, là một nơi an toàn, để mọi người có thể đến với nhau, thưởng thức bữa ăn và trải nghiệm niềm vui. Tại sao ai đó lại muốn phá hủy công cuộc này?
Tuy nhiên, Sơ ấy không tức giận. Sơ ấy nói với Buffalo News, “Tên trộm có thể đến đây để lấy thức ăn hoặc quần áo. Lẽ ra hắn có thể đến để nhận được một chia sẻ, một lời hướng dẫn, nhưng hắn đã chọn một con đường khác. Đó không phải là công việc của Chúa, đó là điều ác. Tôi mong mình có thể gặp hắn. Hằng ngày chúng tôi vẫn cầu nguyện cho hai tên trộm này.”
Dự thảo tài liệu cuối cùng từ Phiên họp lục địa châu Âu về tính đồng nghị.
Vu Van An
18:31 18/02/2023
Luke Coppen của trang mạng The Pillar tường trình rằng Phiên họp Lục địa về đồng nghị của châu Âu hôm thứ Năm đã kêu gọi phải có “những quyết định can đảm về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội.”
Theo tài liệu cuối cùng của Phiên họp - ở dạng dự thảo và dự kiến sẽ chỉ được hoàn tất trong nhiều tuần - những người tham gia Phiên họp ở Prague đã ủng hộ việc tham gia nhiều hơn của phụ nữ “ở tất cả các bình diện, kể cả trong diễn trình ra quyết định và thực hiện quyết định. ”
Bản văn không nêu rõ “quyết định can đảm” hay “diễn trình ra quyết định” mà nó đề cập đến có nghĩa gì.
Một số đại biểu, đặc biệt là từ Đức, đã thúc giục hội đồng tán thành việc phong chức phó tế và linh mục cho phụ nữ, nhưng họ vấp phải sự phản đối từ những người tham gia khác.
Irme Stetter-Karp, chủ tịch Ủy ban Trung ương Giáo dân Công Giáo Đức (ZdK), nói với các đại biểu vào ngày 8 tháng 2 rằng “việc giam cầm phụ nữ trong không gian ở bên ngoài thừa tác vụ thụ phong” đã khiến các phụ nữ trẻ rời bỏ Giáo hội.
Nhưng cùng ngày, đại biểu Ba Lan Aleksander Bańka đã chỉ trích điều mà ông gọi là “sự quyến rũ lừa dối của các giải pháp hời hợt, chẳng hạn như ý tưởng về việc phong chức cho phụ nữ,” dường như “rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tân giáo sĩ trị”.
Dự thảo tài liệu cuối cùng đã được đọc lên vào ngày 9 tháng 2, ngày cuối cùng của phần đầu tiên của Phiên họp cấp châu lục: một hội đồng toàn giáo hội (ecclesial assembly) bao gồm điều mà các nhà tổ chức Thượng hội đồng gọi là “toàn thể dân Chúa”.
Sau phiên họp toàn giáo hội, một phiên họp dành riêng cho các giám mục (episcopal assembly) — với sự tham dự của các chủ tịch hội đồng giám mục Châu Âu — đã bắt đầu vào ngày 10 tháng 2 tại cùng một địa điểm. Các giám mục dự kiến sẽ thông qua một “bài nhận định” về tài liệu cuối cùng trước khi cuộc họp mặt của họ kết thúc vào ngày 12 tháng Hai.
Bản văn cuối cùng, hiện dài 20 trang, chưa được công bố vì nó có khả năng kết hợp một số thay đổi đáng kể do những người tham gia đề xuất cả trong lẫn sau Phiên họp.
Nhưng những người tổ chức Phiên họp đã đưa ra một tuyên bố có tựa đề là “các nhận xét cuối cùng”, gần giống hệt như phần kết luận (xem bên dưới) của bản dự thảo tài liệu cuối cùng được đọc vào ngày 9 tháng Hai.
Bản văn dự thảo trình bầy sự cương quyết hưởng ứng các nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm thúc đẩy “tính đồng nghị” trong Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.
Bản văn dự thảo được đọc hôm thứ Năm cho biết, “Suốt những ngày của Phiên họp, chúng ta đã trải qua một hình thức Lễ Hiện Xuống, lần đầu tiên dẫn chúng ta đến kinh nghiệm này là có thể gặp gỡ, lắng nghe nhau và đối thoại, bắt đầu từ những khác biệt của chúng ta và vượt qua nhiều trở ngại, nhiều bức tường và rào cản mà lịch sử của chúng ta đặt trên đường đi của chúng ta.
“Chúng ta cần yêu mến tính đa dạng trong Giáo Hội của chúng ta và hỗ trợ lẫn nhau trong sự quí mến lẫn nhau, được củng cố bởi đức tin của chúng ta vào Chúa và vào quyền năng của Thánh thần Người. Đây là lý do tại sao chúng ta muốn tiếp tục bước đi theo phong cách đồng nghị. Hơn cả một phương pháp luận, chúng ta coi đó là một lối sống của Giáo hội chúng ta, của việc biện phân cộng đồng và việc biện phân các dấu chỉ của thời đại.”
Dự thảo tài liệu cuối cùng ghi nhận một đề xuất về “một phiên họp toàn giáo hội châu Âu” vào năm 2025, đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày công bố Gaudium et spes, Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại.
Phiên họp sẽ “tụ tập để chia sẻ niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và nỗi thống khổ của con người trong thời đại chúng ta,” đề xuất cho biết như thế, cũng như để “lắng nghe tiếng kêu của người nghèo và Trái đất ở châu Âu và trên thế giới.”
Bản dự thảo tài liệu cuối cùng kêu gọi Phiên họp châu lục “đừng mãi là một trải nghiệm biệt lập, nhưng trở thành một cuộc hẹn định kỳ.”
Bốn ngày thảo luận sâu rộng ở Prague đã làm nổi bật sự khác biệt rõ rệt giữa các phái đoàn quốc gia.
Irme-Stetter Karp, một trong những nhân vật hàng đầu trong “Con đường Đồng nghị” gây tranh cãi của Đức, đã có lúc phàn nàn rằng khi chữ “Quỷ” được nhắc đến, một số đại biểu đã nhìn vào bà. Bà nói “quả mất lòng đấy”.
Đức Tổng Giám Mục Gintaras Grušas, chủ tịch Liên Hội đồng các Hội đồng Giám mục Châu Âu (CCEE), giám sát Phiên họp, cho biết: “Phần lớn, chúng ta đã có thể duy trì được sự tôn trọng lẫn nhau và phẩm giá mà chúng ta thấy ở nơi nhau, ngay cả với những khác biệt và căng thẳng của chúng ta, và chúng ta có thể cảm ơn Thiên Chúa về điều đó.”
Ngài nhắc đến một hình ảnh người ta có về Chúa Giêsu lúc sắp chết trên Thập giá đã hỏi: “Các con có yêu ta khi ta như thế này không?”
Ngài nói: “Hình ảnh đó ám chỉ Giáo hội với tất cả những vết thương, với tất cả những vết bầm tím của nó, và chúng ta được kêu gọi yêu mến Giáo hội khi Giáo hội bị bầm dập, khi chúng ta bị tổn thương.
“Và chúng ta tiếp tục cuộc hành trình này, bị bầm dập và đánh đập, và tràn đầy hy vọng cho tương lai, từng bước một với sự cởi mở để được chữa lành và cởi mở để lắng nghe nhau.”
Tài liệu cuối cùng và bài nhận định của các giám mục sẽ được đệ trình lên văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng tại Vatican. Các bản văn này sẽ giúp cung cấp thông tin cho tài liệu làm việc của thượng hội đồng về tính đồng nghị, một tập hợp các giám mục thế giới ở Rome bắt đầu vào tháng Mười.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Prague với hãng thông tấn Đức KNA, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich gợi ý rằng giáo dân có thể có quyền bỏ phiếu tại thượng hội đồng về tính đồng nghị.
“Đại hội ở Rôma sẽ là một thượng hội đồng giám mục theo giáo luật. Nhưng cũng sẽ có một số lượng lớn hơn các giáo dân, và tôi có thể tưởng tượng rằng một số người trong số họ cũng sẽ có quyền bỏ phiếu,” Đức Hồng Y nói thế, ngài là người sẽ phục vụ với tư cách Tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng.
Tài liệu cuối cùng của Phiên họp châu Âu có thể sẽ được công bố khi nó ở dạng hoàn chỉnh trên trang mạng chính thức của biến cố và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên các trang mạng của hội đồng giám mục.
Kết luận của dự thảo tài liệu cuối cùng của Phiên họp Lục địa Châu Âu tại Prague
Ghi theo bài đọc trực tuyến trên prague.synod2023.org
Vào cuối bốn ngày lắng nghe và đối thoại, dựa trên các vang dội khơi lên từ tài liệu làm việc cho giai đoạn lục địa trong các Giáo Hội mà từ đó chúng ta xuất phát, trong tư cách Phiên họp lục địa châu Âu, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã có một trải nghiệm tâm linh sâu sắc thông qua phương pháp đồng nghị.
Chúng ta tạ ơn Chúa Thánh Thần, Đấng đã hướng dẫn chúng ta, vì hồng ân chúng ta đã nhận lãnh. Và ở đây chúng ta muốn chia sẻ nó. Chúng ta đào sâu những hiểu biết sâu sắc mà các cộng đồng giáo hội của lục địa chúng ta đã đạt được thông qua các tiến trình đồng nghị, cũng như những căng thẳng và câu hỏi mà các giáo hội châu Âu đang phải đối đầu.
Trên hết, một lần nữa chúng ta cảm nhận được nỗi đau của những vết thương vốn đánh dấu lịch sử của chúng ta, bắt đầu với những vết thương mà Giáo hội đã gây ra qua những lạm dụng do những người đang thi hành thừa tác vụ hoặc chức vụ trong Giáo hội gây ra, và kết thúc với những vết thương do bạo lực tàn nhẫn của chiến tranh gây ra, làm biến dạng Ukraine và trận động đất tàn phá Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Công việc của chúng ta rất phong phú và kích thích, mặc dù không phải không có những vấn đề và khó khăn. Nó đã cho phép chúng ta nhìn vào con mắt của Giáo hội ở Châu Âu, với tất cả kho báu của hai truyền thống vĩ đại Latinh và Đông phương từng tạo nên nó. Với ý thức đã phát triển trong suốt thời gian diễn ra Phiên họp, hôm nay chúng ta cảm thấy chúng ta có thể khẳng định rằng Giáo hội của chúng ta rất đẹp, biểu lộ sự đa dạng vốn cũng là sự giàu có của chúng ta. Chúng ta cảm thấy chúng ta yêu Giáo Hội sâu sắc hơn bất chấp những vết thương mà Giáo Hội đã gây ra, những vết thương mà Giáo Hội cần xin sự tha thứ để có thể tiến tới hòa giải, hàn gắn ký ức và chào đón những người bị thương.
Chúng ta tin chắc rằng những tâm tình này cũng lấp đầy trái tim của tất cả những người đã tham gia vào hành trình của Thượng Hội đồng Giám mục 2021-2024 kể từ tháng 9 năm 2021. Trong suốt những ngày của Phiên họp, chúng ta đã trải qua một hình thức Lễ Hiện Xuống, lần đầu tiên dẫn chúng ta đến cảm nghiệm này là có thể gặp gỡ, lắng nghe nhau và đối thoại, bắt đầu từ những khác biệt của chúng ta và vượt qua nhiều trở ngại, bức tường và rào cản mà lịch sử đặt lên đường đi của chúng ta.
Chúng ta cần yêu mến tính đa dạng trong Giáo Hội của chúng ta và hỗ trợ lẫn nhau trong sự quí mến lẫn nhau, được củng cố bởi đức tin của chúng ta vào Chúa và vào quyền năng của Thánh thần Người. Đây là lý do tại sao chúng ta muốn tiếp tục bước đi theo phong cách đồng nghị. Hơn cả một phương pháp luận, chúng ta coi đó là một lối sống của Giáo hội chúng ta, của việc biện phân cộng đồng và việc biện phân các dấu chỉ của thời đại.
Một cách cụ thể, chúng ta muốn Phiên họp châu lục này không phải là một kinh nghiệm biệt lập, mà trở thành một cuộc hẹn định kỳ dựa trên việc áp dụng chung phương pháp đồng nghị vốn thấm nhuần tất cả các cấu trúc và thủ tục của chúng ta ở mọi bình diện. Theo phong cách này, sẽ có thể giải quyết các vấn đề mà trên đó, các nỗ lực của chúng ta cần phải trưởng thành và thâm hậu hóa: việc đồng hành với những người bị thương, tính chủ đạo của những người trẻ và phụ nữ, việc học hỏi từ những người bị gạt ra ngoài lề.
Phong cách đồng nghị cũng cho phép chúng ta giải quyết những căng thẳng từ góc độ truyền giáo mà không bị tê liệt vì sợ hãi nhưng rút tỉa được năng lực để tiếp tục đường đi. Hai căng thẳng đặc biệt đã xuất hiện trong công việc của chúng ta. Căng thẳng đầu tiên khuyến khích sự thống nhất trong đa dạng, thoát khỏi sự cám dỗ của sự độc dạng. Căng thẳng thứ hai nối kết sự sẵn sàng đón nhận như một nhân chứng cho tình yêu vô điều kiện của Chúa Cha dành cho con cái của Người với lòng can đảm công bố toàn bộ sự thật của Tin Mừng. Chính Thiên Chúa hứa: tình yêu và sự thật sẽ gặp nhau.
Chúng ta biết rằng tất cả những điều này đều khả hữu vì chúng ta đã trải nghiệm nó trong Phiên họp này, nhưng thậm chí còn hơn thế nữa bởi vì đời sống của các Giáo Hội mà từ đó chúng ta phát xuất đã làm chứng cho điều đó. Đặc biệt, ở đây chúng ta nghĩ đến cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, vốn đã gây tiếng vang mạnh mẽ trong công việc của chúng ta. Nhưng trên hết, chúng ta tin rằng điều đó có thể thực hiện được vì có liên quan đến ân sủng. Thực thế, việc xây dựng một Giáo hội ngày càng đồng nghị là một cách để thực hiện một cách cụ thể sự bình đẳng về phẩm giá của tất cả các thành viên của Giáo hội, được tạo lập trong phép rửa, vốn làm chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, và là các chi thể của Nhiệm thể Chúa Kitô, đồng trách nhiệm đối với sứ mệnh loan báo Tin Mừng độc nhất mà Chúa đã trao phó cho Giáo hội của Người.
Chúng ta tin tưởng rằng việc tiếp tục Thượng Hội đồng 2021-24 có thể hỗ trợ và đồng hành với chúng ta đặc biệt qua việc giải quyết một số ưu tiên sau đây, ở bình diện phiên họp thượng hội đồng:
- Việc đào sâu thực hành, thần học và khoa giải thích về tính đồng nghị. Chúng ta phải khám phá lại một điều gì đó cổ xưa, thuộc bản chất của Giáo hội và luôn luôn mới mẻ. Đây là một nhiệm vụ dành cho chúng ta. Chúng ta đang thực hiện những bước đầu tiên trên con đường mở ra khi chúng ta đi dọc theo nó.
- Ý nghĩa của một Giáo hội hoàn toàn thừa tác như chân trời cho việc suy tư về các đặc sủng và thừa tác vụ, thụ phong và không thụ phong, và các mối liên hệ giữa chúng với nhau.
- Các hình thức thi hành thẩm quyền theo lối đồng nghị. Thí dụ, dịch vụ đồng hành cùng cộng đồng và bảo vệ sự hiệp nhất, và các quyết định dấn thân và can đảm về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội và về sự tham gia nhiều hơn của họ ở mọi bình diện, cũng như trong diễn trình ra quyết định và thực hiện quyết định.
- Các ý hướng chung quanh phụng vụ, ngõ hầu hiểu lại Thánh Thể theo lối đồng nghị như nguồn hiệp thông.
- Việc đào tạo tính đồng nghị cho toàn thể dân Chúa, đặc biệt liên quan đến việc biện phân các dấu chỉ thời đại, nhằm thực hiện sứ mạng chung.
- Đổi mới cảm thức sống động về truyền giáo, vượt qua sự rạn nứt giữa đức tin và văn hóa, để trở về với việc đem Tin Mừng đến với lòng người.
- Tìm một ngôn ngữ có khả năng kết hợp giữa truyền thống và aggiornamento (cập nhật), nhưng trên hết là đồng hành cùng mọi người, thay vì nói về họ, hoặc nói với họ.
Yêu mến Giáo hội, yêu mến sự phong phú trong tính đa dạng của Giáo hội, không phải là một hình thức của chủ nghĩa đa cảm vì lợi ích của chính nó. Giáo hội xinh đẹp vì Chúa muốn Giáo hội như vậy vì nhiệm vụ được trao phó cho Giáo hội là loan báo Tin Mừng, và mời gọi tất cả mọi người nam nữ tham gia vào động lực hiệp thông, tham gia và sứ mệnh tạo nên lý do tồn tại của Giáo hội, được sinh động nhờ sinh lực muôn thuở của Chúa Thánh Thần.
Yêu mến Giáo hội Châu Âu của chúng ta có nghĩa là đổi mới cam kết của chúng ta để thực hiện sứ mệnh này, ngay trên lục địa của chúng ta trong một nền văn hóa được đánh dấu bằng nhiều sự đa dạng mà chúng ta biết. Adsumus, Sancte Spiritus [Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con có mặt]. Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Thánh Lễ Đức Mẹ Lộ Đức tại Tổng Giáo Phận Melbourne.
Trần Văn Minh
15:53 18/02/2023
Melbourne, vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy Ngày 18/2/2023. Tại Nhà thờ Chánh tòa Saint Patrick. Một thánh lễ đồng tế mừng kính Đức Mẹ Lộ Đức đã được cử hành rất long trọng, với đông đảo giáo dân đủ mọi sắc tộc về hiệp dâng thánh lễ.
Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Peter A. Comensoli chủ tế cùng với Đức Cha phụ tá Terry Curtin cùng với quý cha đồng tế.
Từ rất sớm, Hội Hiệp sỹ Malta trong phẩm phục đặc biệt mầu đen có những huy hiệu riêng, đã đứng trước tiền đình chào đón mọi người, trong khi các em nhỏ cũng mặc đồng phục trao quà lưu niệm và cả nước giải khát đến mọi người đến dâng lễ. Sau lễ Đức Tổng, Đức Cha phụ tá đứng tại tiền đình để chúc lành cho từng người, đến xin ơn chữa lành. Có rất đông giáo dân Việt Nam từ khắp nơi về dâng lễ.
Kính mời độc giả xem một số hình chúng tôi ghi nhận được:
Xem hình
Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Peter A. Comensoli chủ tế cùng với Đức Cha phụ tá Terry Curtin cùng với quý cha đồng tế.
Từ rất sớm, Hội Hiệp sỹ Malta trong phẩm phục đặc biệt mầu đen có những huy hiệu riêng, đã đứng trước tiền đình chào đón mọi người, trong khi các em nhỏ cũng mặc đồng phục trao quà lưu niệm và cả nước giải khát đến mọi người đến dâng lễ. Sau lễ Đức Tổng, Đức Cha phụ tá đứng tại tiền đình để chúc lành cho từng người, đến xin ơn chữa lành. Có rất đông giáo dân Việt Nam từ khắp nơi về dâng lễ.
Kính mời độc giả xem một số hình chúng tôi ghi nhận được:
Xem hình
Tuyên bố của Giám mục Gp. Maasin về Việc truyền chức của Cha Gioan Baotixita JB Hồ Hữu Hòa
GM giáo phận Maassin
18:18 18/02/2023
Tuyên bố của Giám mục Gp. Maasin về “Việc truyền chức của Cha Gioan Baotixita 'JB' Hồ Hữu Hòa”
Chiều ngày 17/2/2023, Đức cha Precioso D. Cantillas, SDB, Giám mục Giáo phận Maasin, đã gởi Bản Tuyên bố chính thức của ngài đến Vatican News Tiếng Việt liên quan đến “Việc truyền chức của Cha Gioan Baotixita 'JB' Hồ Hữu Hòa”, với ước mong “giúp soi sáng cho việc tìm kiếm sự thật” và “chúng tôi hy vọng rằng lợi ích của những người liên quan và của toàn thể Giáo hội, được tôn trọng và bảo vệ.” Dưới đây là bản dịch của Vatican News Tiếng Việt của Tuyên bố này.
Giám mục Công Giáo Roma của Giáo phận Maasin
TUYÊN BỐ CHÍNH THỨC
về việc truyền chức của Cha Gioan Baotixita “JB” Hồ Hữu Hòa
Với thiện ý, chúng tôi đã truyền chức cho Cha Gioan Baotixita “JB” Hồ Hữu Hòa với Thánh Chức Phó tế vào ngày 8 tháng 9 năm 2022, và sau đó, tại Giáo phận Maasin, người này được thụ phong Thánh Chức Linh mục vào ngày 7 tháng 12 năm 2022 cho Giáo phận Vinh, Việt Nam.
Việc truyền chức này đã tuân theo các thủ tục giáo luật thông thường, đặc biệt là việc đệ trình các Uỷ nhiệm thư cần thiết được ký bởi Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh, được đóng dấu của Tòa Giám mục, và được xác nhận bởi Linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt, Chưởng ấn.
Hơn nữa, việc truyền chức này được hỗ trợ bởi các tài liệu, chẳng hạn như thư xác nhận và giới thiệu, các chứng chỉ và chứng thư, và thậm chí cả thư cảm ơn. Tất cả những tài liệu này, được viết và ký bởi các giáo sĩ Việt Nam có uy tín chịu trách nhiệm cho việc đào tạo của Cha Gioan Baotixita tiến đến chức linh mục. Trong số này, có lá thư của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Giám mục hưu của Giáo phận Hà Tĩnh, và nguyên Giám mục Giáo phận Vinh, trình bày vấn đề với Văn phòng của chúng tôi cũng như lý do yêu cầu việc này.
Sau khi thụ phong linh mục, Cha Gioan Baotixita cùng với Chưởng ấn của Giáo phận Vinh, và một phó tế người Việt Nam làm thông dịch viên, xin được diện kiến chúng tôi. Trong buổi diện kiến này, Cha Gioan Baotixita đã đệ trình Đơn xin Nhập tịch vào Giáo phận Maasin. Sau khi xem xét mức độ nghiêm trọng của lý do thỉnh cầu và tính phù hợp của nó, thủ tục bắt buộc theo giáo luật đã được tiến hành và cuối cùng Cha Gioan Baotixita đã được nhập tịch vào Giáo phận Maasin vào ngày 15 tháng 1 năm 2023.
Sự xôn xao hiện nay liên quan đến vấn đề này thực sự đáng tiếc và đau buồn. Chúng tôi hiện đang thực hiện các bước và thủ tục cần thiết, hy vọng sẽ giúp những điều liên quan được soi sáng, và như thế các vấn nạn sẽ được làm sáng tỏ. Ngoài ra, chúng tôi cũng trao phó tình huống sự việc cho cơ quan thẩm quyền thích hợp để quyết định tính xác thực của các tài liệu được chuyển đến Văn phòng của chúng tôi.
Xin Ánh sáng Chúa Kitô hướng dẫn các hành động của chúng ta, hầu chúng ta có thể tìm thấy sự thật.
Được ban hành tại Phòng Chưởng ấn Giáo phận, Thành phố Maasin, Nam Leyte, Philippines, vào ngày 17 tháng 02 năm 2023.
Đức Giám Mục Precioso D. Cantillas, SDB, DD
Giám mục Giáo phận Maasin
(đã ký)
Linh mục Mark Vincent D. Salang
Chưởng ấn
Chiều ngày 17/2/2023, Đức cha Precioso D. Cantillas, SDB, Giám mục Giáo phận Maasin, đã gởi Bản Tuyên bố chính thức của ngài đến Vatican News Tiếng Việt liên quan đến “Việc truyền chức của Cha Gioan Baotixita 'JB' Hồ Hữu Hòa”, với ước mong “giúp soi sáng cho việc tìm kiếm sự thật” và “chúng tôi hy vọng rằng lợi ích của những người liên quan và của toàn thể Giáo hội, được tôn trọng và bảo vệ.” Dưới đây là bản dịch của Vatican News Tiếng Việt của Tuyên bố này.
Giám mục Công Giáo Roma của Giáo phận Maasin
TUYÊN BỐ CHÍNH THỨC
về việc truyền chức của Cha Gioan Baotixita “JB” Hồ Hữu Hòa
Với thiện ý, chúng tôi đã truyền chức cho Cha Gioan Baotixita “JB” Hồ Hữu Hòa với Thánh Chức Phó tế vào ngày 8 tháng 9 năm 2022, và sau đó, tại Giáo phận Maasin, người này được thụ phong Thánh Chức Linh mục vào ngày 7 tháng 12 năm 2022 cho Giáo phận Vinh, Việt Nam.
Việc truyền chức này đã tuân theo các thủ tục giáo luật thông thường, đặc biệt là việc đệ trình các Uỷ nhiệm thư cần thiết được ký bởi Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh, được đóng dấu của Tòa Giám mục, và được xác nhận bởi Linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt, Chưởng ấn.
Hơn nữa, việc truyền chức này được hỗ trợ bởi các tài liệu, chẳng hạn như thư xác nhận và giới thiệu, các chứng chỉ và chứng thư, và thậm chí cả thư cảm ơn. Tất cả những tài liệu này, được viết và ký bởi các giáo sĩ Việt Nam có uy tín chịu trách nhiệm cho việc đào tạo của Cha Gioan Baotixita tiến đến chức linh mục. Trong số này, có lá thư của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Giám mục hưu của Giáo phận Hà Tĩnh, và nguyên Giám mục Giáo phận Vinh, trình bày vấn đề với Văn phòng của chúng tôi cũng như lý do yêu cầu việc này.
Sau khi thụ phong linh mục, Cha Gioan Baotixita cùng với Chưởng ấn của Giáo phận Vinh, và một phó tế người Việt Nam làm thông dịch viên, xin được diện kiến chúng tôi. Trong buổi diện kiến này, Cha Gioan Baotixita đã đệ trình Đơn xin Nhập tịch vào Giáo phận Maasin. Sau khi xem xét mức độ nghiêm trọng của lý do thỉnh cầu và tính phù hợp của nó, thủ tục bắt buộc theo giáo luật đã được tiến hành và cuối cùng Cha Gioan Baotixita đã được nhập tịch vào Giáo phận Maasin vào ngày 15 tháng 1 năm 2023.
Sự xôn xao hiện nay liên quan đến vấn đề này thực sự đáng tiếc và đau buồn. Chúng tôi hiện đang thực hiện các bước và thủ tục cần thiết, hy vọng sẽ giúp những điều liên quan được soi sáng, và như thế các vấn nạn sẽ được làm sáng tỏ. Ngoài ra, chúng tôi cũng trao phó tình huống sự việc cho cơ quan thẩm quyền thích hợp để quyết định tính xác thực của các tài liệu được chuyển đến Văn phòng của chúng tôi.
Xin Ánh sáng Chúa Kitô hướng dẫn các hành động của chúng ta, hầu chúng ta có thể tìm thấy sự thật.
Được ban hành tại Phòng Chưởng ấn Giáo phận, Thành phố Maasin, Nam Leyte, Philippines, vào ngày 17 tháng 02 năm 2023.
Đức Giám Mục Precioso D. Cantillas, SDB, DD
Giám mục Giáo phận Maasin
(đã ký)
Linh mục Mark Vincent D. Salang
Chưởng ấn
VietCatholic TV
Trùm tình báo Nga và sĩ quan Dù tử trận. Shoigu ra đòn báo thù, Wagner mất hàng trăm quân mỗi ngày
VietCatholic Media
03:10 18/02/2023
1. Đại tá tình báo quân đội Nga tử trận cùng với sĩ quan Dù xuất sắc
Hai ký giả Chris Jewers và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “New blow for Putin as military intelligence colonel, 37, is killed in Ukraine as Britain reveals Russian casualties are as high as 200,000”, nghĩa là “Đòn mới cho Putin khi đại tá tình báo quân đội, 37 tuổi, bị giết ở Ukraine giữa lúc Anh tiết lộ thương vong của Nga lên tới 200.000”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Vladimir Putin đã bị giáng một đòn kép vào nỗ lực chiến tranh của ông ở Ukraine, khi mất đi một đại tá tình báo quân sự và một sĩ quan dù được tặng thưởng huân chương chỉ trong vài ngày. Diễn biến này xảy ra khi Anh ước tính rằng Nga đã phải gánh chịu tới 200.000 thương vong.
Đại tá Viktor Fursov, 37 tuổi, đã thiệt mạng trong một nhiệm vụ chiến đấu, mặc dù hoàn cảnh chính xác về cái chết của anh ta chưa được tiết lộ. Anh ta đã được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nga, và tang lễ của anh ta sẽ diễn ra vào thứ Sáu tới.
Sĩ quan tình báo quân đội này đã được đào tạo tại Trường Chỉ huy Quân sự Cấp cao Novosibirsk tại Khoa Tình báo.
Trong thất bại thứ hai, một sĩ quan dù Nga được Putin vinh danh trong bài phát biểu năm mới cũng đã thiệt mạng ở Ukraine.
Thượng úy Yuri Schneider, 26 tuổi, giống như Fursov, nằm trong số những người thiệt mạng trong bối cảnh Nga chịu tổn thất kỷ lục trong cuộc chiến do nhà độc tài Điện Cẩm Linh phát động.
Phương tiện truyền thông Nga mang danh Chúng Tôi Có Thể Giải Thích, dẫn lời các đồng đội Nga, tuyên bố Schneider đã hy sinh mạng sống của mình khi dùng thân mình làm lá chắn để bảo vệ đồng đội khỏi một quả lựu đạn. Tuyên bố này không thể được xác minh ngay lập tức.
Schneider có thể được nhìn thấy khi Putin nói chuyện với người Nga vào dịp Năm mới bằng một bài phát biểu chống phương Tây hiếu chiến trước các binh sĩ đang phục vụ ở Ukraine.
Anh ta đứng ngay sau vai phải của Putin. Thông thường, tổng thống Nga sử dụng Điện Cẩm Linh làm bối cảnh cho bài phát biểu lúc nửa đêm hàng năm của mình được phát trên 11 múi giờ của Nga khi Năm Mới đến gần.
Schneider cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình sau đó: 'Ngay trước thềm năm mới, Tổng tư lệnh tối cao Vladimir Putin đã trao cho tôi Huân chương Dũng cảm.
'Được nhận phần thưởng như vậy từ Tổng tư lệnh là một niềm vui lớn trong cuộc đời tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này trong suốt phần đời còn lại của mình', anh ta nói.
Ukraine và các đồng minh phương Tây cho rằng Putin đang hy sinh số lượng binh sĩ Nga chưa từng có trong cuộc chiến xâm lược bất hợp pháp quốc gia có chủ quyền này.
Một số báo cáo cho biết mỗi ngày có hơn 800 người Nga bị giết trên chiến trường, trong bối cảnh có những cáo buộc rằng Putin đang sử dụng quân đội được huy động làm bia đỡ đạn trong các chiến thuật kiểu Chiến tranh thế giới thứ nhất trên khắp chiến tuyến phía đông.
Trong một bản cập nhật tình báo vào hôm thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các lực lượng Nga - bao gồm cả nhà thầu quân sự tư nhân Wagner - 'có khả năng' phải chịu thương vong từ 175.000 đến 200.000 người kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Putin.
Bộ Quốc Phòng cho biết tỷ lệ người Nga thiệt mạng so với những người bị thương là cao so với tiêu chuẩn hiện đại, cho thấy những người lính bị thương đang được điều trị y tế kém.
'Lực lượng Wagner đã triển khai một số lượng lớn các tân binh là những người bị kết án. Những người này có thể đã trải qua tỷ lệ thương vong lên tới 50%'
2. Tập đoàn Wagner leo thang mối thù với giới quân sự Nga qua video về những người lính tử trận
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group Escalates Russian Military Feud With Video of Dead Soldiers”, nghĩa là “Tập đoàn Wagner leo thang mối thù với giới quân sự Nga qua video về những người lính tử trận”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Tập đoàn Wagner đã leo thang mối thù với chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách chia sẻ một đoạn video về các binh sĩ mà họ cho là đã thiệt mạng ở Ukraine do thiếu sự hỗ trợ từ giới chức quân sự nước này.
Tổ chức lính đánh thuê hôm thứ Sáu đã phát hành một video hình ảnh sống động cho thấy một số lượng lớn thi thể được đặt trong một căn phòng sau khi một chiến binh của Tập đoàn Wagner đổ lỗi cho “các quan chức quân đội” do Bộ Quốc phòng Nga lãnh đạo vì đã không cung cấp vũ khí cần thiết cho những người đồng đội đã ngã xuống của anh ta.
Một chú thích bên cạnh video, được chia sẻ với tài khoản Telegram có liên kết với Wagner, tuyên bố rằng “hàng trăm” chiến binh Wagner đang chết ở Ukraine mỗi ngày do quân đội Nga không gửi “vũ khí, đạn dược và mọi thứ cần thiết đúng hạn.”
Các quan chức Nga được khuyến khích hoặc là cho phép những người lính đánh thuê “bảo vệ” nước Nga bằng cách cung cấp cho họ vũ khí cần thiết để tiếp tục tấn công Ukraine, hoặc thay vào đó là gửi con cái của chính họ và “những người con rể đưa TikTok” ra chiến trường tham chiến.
Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tập đoàn Wagner, một doanh nhân đôi khi được gọi là “đầu bếp của Putin” do các hợp đồng cung cấp thực phẩm cho Điện Cẩm Linh, gần đây đã chứng kiến ảnh hưởng của mình suy yếu sau khi lực lượng lính đánh thuê của ông liên tục gặp thất bại trên chiến trường.
Bất chấp mối quan hệ thân thiết trước đây của Prigozhin với Putin và vai trò lãnh đạo của Tập đoàn Wagner trong trận chiến kéo dài nhằm chiếm Bakhmut, Mạc Tư Khoa đã gạt nhóm lính đánh thuê này sang một bên trong những tuần gần đây.
Quân đội chính quy Nga đang dần thay thế các chiến binh Wagner, trong khi nỗ lực tuyển mộ thêm lính đánh thuê từ hàng ngũ các nhà tù Nga đã bị đình chỉ. Nỗ lực tuyển dụng từ các nguồn khác có thể được tiếp tục.
Trong khi đó, các binh sĩ của Wagner đang ở trên chiến trường tiếp tục phản đối rằng họ không có vũ khí và thiết bị cần thiết để chiến đấu với lực lượng Ukraine.
Trước đó vào thứ Sáu, một video đã được chia sẻ có mục đích cho thấy các chiến binh Wagner phàn nàn rằng họ “bị cắt hoàn toàn khỏi nguồn cung cấp đạn dược” và cầu xin quân đội Nga cung cấp cho họ những nguồn cung cấp cần thiết.
Trong video, một trong những chiến binh được cho là đã kêu gọi “đồng nghiệp và bạn bè từ Bộ Quốc phòng” gửi cho họ “đạn dược ở đâu đó trong kho dự trữ”.
Một báo cáo được Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Hoa Kỳ công bố hôm thứ Sáu lập luận rằng đoạn video khủng khiếp về những người lính đánh thuê đã chết là ví dụ mới nhất về “cuộc phản công thông tin của Prigozhin chống lại hàng lãnh đạo quân sự thông thường của Nga”.
ISW cho biết: “Việc leo thang các cáo buộc trực tiếp của Wagner chống lại Bộ Quốc Phòng Nga thể hiện một cuộc phản công thông tin mới của Prigozhin nhằm tìm cách tiếp tục làm suy yếu Bộ Quốc Phòng Nga và che khuất mô hình hoạt động dựa trên sự tiêu hao của Wagner bằng cách đổ lỗi cho Bộ Quốc Phòng Nga về những thất bại của nó.
Nhóm cố vấn tiếp tục nói rằng tiếng tăm của Prigozhin ở Nga là do ông ta chỉ trích “hàng lãnh đạo quân đội Nga” và “quảng bá Tập đoàn Wagner như một lực lượng tinh nhuệ có thể giành được những lợi ích chiến thuật mà quân đội Nga thông thường không thể làm được,” một chiến lược mà ông ta sẽ “có thể cố gắng phát huy” nhằm đạt được “sự nổi bật mới”.
Newsweek đã liên hệ với MoD Nga để bình luận.
3. Hơn 30.000 chiến binh Wagner đã bị thương hoặc thiệt mạng ở Ukraine, Hoa Kỳ ước tính
Chính phủ Hoa Kỳ ước tính công ty quân sự tư nhân Wagner Group đã phải gánh chịu hơn 30.000 thương vong, trong đó có khoảng 9.000 chiến binh thiệt mạng, kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết khoảng một nửa trong số 9.000 người này đã thiệt mạng kể từ giữa tháng 12. Và khoảng 90% những người bị giết vào tháng 12 đã được tuyển dụng từ các nhà tù của Nga.
Nhóm đã phụ thuộc rất nhiều vào những người bị kết án để điền vào hàng ngũ của mình. “Điều đó không có dấu hiệu giảm bớt,” Kirby cho biết hôm thứ Sáu, mặc dù lãnh đạo Wagner, Yevgeny Prigozhin, tuần trước tuyên bố rằng ông sẽ không tuyển dụng từ các nhà tù nữa.
Kirby nói: “Họ đang đối xử với những tân binh của mình, phần lớn là những người bị kết án, về cơ bản như những bia đỡ đạn, ném họ vào một chiếc máy xay thịt theo đúng nghĩa đen ở đây, theo những cách vô nhân đạo mà không cần suy nghĩ kỹ. Những người đàn ông mà anh ta vừa lôi ra khỏi nhà tù và ném ra chiến trường mà không cần huấn luyện, không trang bị, không chỉ huy tổ chức, chỉ cần ném họ vào cuộc chiến.”
Mới đây, Wagner đã chịu thương vong nặng nề trong cuộc chiến dữ dội giành thành phố Bakhmut miền đông Ukraine.
Kirby cho biết Nga đã đạt được “những lợi ích ngày càng tăng” trong và xung quanh thành phố khi giao tranh gia tăng trong vài ngày qua. Ông cho biết Mỹ không thể dự đoán liệu Nga có đột phá hay không.
Ngay cả khi họ làm như vậy, Kirby cho biết thành phố này “không có giá trị chiến lược thực sự”, bởi vì Hoa Kỳ tin rằng Ukraine sẽ duy trì các tuyến phòng thủ vững chắc trên khắp khu vực Donbas rộng lớn hơn.
4. Tổng thống Duda cho biết Ba Lan sẽ tặng máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine
Ba Lan sẽ xem xét chuyển giao cho Ukraine các máy bay chiến đấu MiG-29 đang phục vụ trong lực lượng không quân Ba Lan. Đồng thời, nếu một liên minh hàng không rộng lớn được thành lập để cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, Ba Lan chắc chắn sẽ tham gia.
Nhà lãnh đạo Ba Lan đã lưu ý rằng trong vấn đề cung cấp F-16 cho Ukraine, rõ ràng việc đào tạo phi hành đoàn sẽ là một “quá trình lâu dài”.
“Việc đào tạo phi công Ukraine đòi hỏi nhiều tháng tập luyện, không nghi ngờ gì về điều đó”, Duda nhấn mạnh.
Thay vào đó, nếu máy bay MiG-29 hoặc máy bay Su được cung cấp cho Kyiv, các phi công Ukraine sẽ “sẵn sàng lái chúng gần như ngay lập tức”.
“Trên thực tế, họ có thể sang đây đưa các máy bay đó về nước ngay lập tức. Do đó, không nghi ngờ gì nữa, nếu máy bay MiG-29 được gửi, chúng sẽ có thể ngay lập tức tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine, điều này rất quan trọng. Tất nhiên, rất ít đồng minh NATO có máy bay MiG đang được sử dụng. Chúng tôi vẫn còn một số máy bay như vậy và chúng tôi sẽ xem xét chuyển giao cho Ukraine”.
Theo Duda, có một “vấn đề” với việc Warsaw cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Kyiv, vì đơn giản là Ba Lan không có đủ số lượng này, xét đến quy mô và tiềm năng tổng thể của đất nước. Ông nhắc rằng Ba Lan hiện đang chờ máy bay F-35 và FA-50, lần lượt được mua từ Mỹ và Hàn Quốc.
“Đây là một thời điểm khó khăn đối với chúng tôi, bởi vì chính chúng tôi đang chờ máy bay. Tất nhiên, nếu một liên minh hàng không rộng lớn được thành lập giữa các quốc gia NATO, chúng tôi chắc chắn cũng sẽ tham gia. Nhưng chúng tôi phải thảo luận với các đồng minh của mình về quyết định về công thức được áp dụng,” tổng thống Ba Lan kết luận.
Ukraine đang tìm cách mua các máy bay chiến đấu F-16 hoặc F-15 của Mỹ hoặc các đối tác Âu Châu của họ - Tornado của Đức hoặc Gripen của Thụy Điển - để thay thế máy bay thời Liên Xô.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan, Mariusz Blaszczak, gần đây cho biết Ba Lan chỉ có 48 chiếc F-16 đang phục vụ và nhận thức được khả năng chuyển giao chúng cho Ukraine là hạn chế, nhưng các đồng minh của họ có nhiều tiềm năng hơn. Blaszczak bày tỏ tin tưởng rằng các cuộc đàm phán về vấn đề này, như trong trường hợp cung cấp hệ thống phòng không Patriot và xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, “cũng sẽ đưa ra những quyết định tích cực, nhưng áp lực phải được áp dụng.”
5. Thủ tướng Đức cảnh báo “hãy sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài”
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết hôm thứ Sáu rằng “chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài” ở Ukraine là “khôn ngoan”, đồng thời nói thêm rằng các đồng minh của Kyiv sẽ ở bên nhau trong suốt thời gian.
“Tôi nghĩ rằng thật khôn ngoan khi chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài và thật khôn ngoan khi gửi cho Putin thông điệp rằng chúng ta sẵn sàng ở bên Ukraine mọi lúc và chúng ta sẽ không ngừng hỗ trợ đất nước,” Scholz nói với các phóng viên báo chí tại Hội nghị An ninh Munich hàng năm của Đức.
“Quyết định thực sự quan trọng mà tất cả chúng ta nên cùng nhau đưa ra là nói rằng chúng ta sẵn sàng làm điều đó khi nào còn là cần thiết và chúng ta sẽ cố gắng hết sức,” thủ tướng nói.
Thủ tướng Scholz cho biết sự đoàn kết giữa các đồng minh Ukraine đã khiến Putin ngạc nhiên. “Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng Putin không bao giờ ngờ rằng sẽ có một Âu Châu thống nhất và thế giới thống nhất như thế. Anh ta chưa bao giờ nghĩ rằng quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương sẽ hoạt động tốt như vậy”
Scholz đã nêu bật Hoa Kỳ vì sự hỗ trợ liên tục và quan trọng của họ.
“Chúng ta làm được điều đó cùng với bạn bè và đối tác của mình, đặc biệt là với Hoa Kỳ,” Scholz nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông thực sự đánh giá cao “liên minh mạnh mẽ” của chính phủ mình với Hoa Kỳ.
Về việc trang bị vũ khí cho Ukraine, Scholz cho biết thêm sẽ được triển khai “rất sớm”, cùng với các binh sĩ đã được huấn luyện, nhưng ông cảnh báo rằng nhiều đối tác của Ukraine không thể cung cấp các mẫu phương tiện chiến đấu hiện đại nhất.
Scholz nói: “Tôi biết được rằng nhiều người không thể cung cấp những thứ hiện đại nhất... nhưng trong những thứ họ đang cung cấp, chúng ta cũng sẽ hỗ trợ. Và như các bạn đã biết, cũng có một số lượng lớn xe tăng cũ hơn mà chúng ta sẽ cung cấp.”
Đối mặt với những lo ngại về kho dự trữ đạn dược đang cạn kiệt, Scholz nhấn mạnh sự cần thiết phải “sản xuất lâu dài các loại vũ khí quan trọng nhất”, bao gồm cả đạn dược.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, cũng có mặt tại các cuộc họp hôm thứ Sáu, nói rằng hội nghị Munich “quan trọng hơn bao giờ hết” trước cuộc xâm lược của Nga.
“Ngay từ đầu, hội nghị an ninh luôn là nơi để hiểu và đối thoại. Điều mới là điều này hiện đang diễn ra cùng lúc với một cuộc chiến tranh xâm lược đang được Nga tiến hành trên đất Âu Châu chống lại Ukraine,” Pistorius nói. “Điều đó làm cho hội nghị thậm chí còn khẩn thiết hơn.”
6. Nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng Hoa Kỳ kêu gọi Biden gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine
Một nhóm 5 nhà lập pháp lưỡng đảng đã gửi thư tới Tổng thống Mỹ Joe Biden, yêu cầu chính quyền của ông gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine.
Nỗ lực của các thành viên có thể sẽ không thay đổi bất cứ điều gì hoặc ảnh hưởng đến các quyết định của chính quyền trong những gì họ gửi tới Ukraine, nhưng nó diễn ra ngay trước lễ kỷ niệm một năm bắt đầu chiến tranh và chuyến đi của Tổng thống Joe Biden tới Ba Lan.
Bức thư được ký bởi Dân biểu Jared Golden, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Maine; Tony Gonzales, một đảng viên Cộng hòa từ Texas; Jason Crow, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Colorado; Chrissy Houlahan, Đảng viên Đảng Dân chủ từ Pennsylvania; và Mike Gallagher, một đảng viên Cộng hòa từ Wisconsin.
“Trong tinh thần lãnh đạo và hỗ trợ mà chúng ta viết thư này để trân trọng yêu cầu Chính quyền của tổng thống cung cấp cho Ukraine khả năng chiếm ưu thế trên không, bao gồm máy bay F-16 Fighting Falcon mà Kyiv yêu cầu, hoặc máy bay thế hệ thứ tư tương tự, càng sớm càng tốt. Việc cung cấp những máy bay như vậy là cần thiết để giúp Ukraine bảo vệ không phận của mình, đặc biệt là trước các cuộc tấn công mới của Nga và xem xét sự gia tăng dự kiến trong các hoạt động chiến đấu quy mô lớn”, bức thư viết.
Một số thông tin cơ bản: Kể từ khi nhận được các cam kết cung cấp hàng trăm xe tăng chiến đấu hiện đại từ các đồng minh phương Tây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chuyển sự chú ý của mình sang các máy bay chiến đấu hiện đại.
Đó là một yếu tố quan trọng trong các yêu cầu của ông trong các chuyến thăm tới London và hội nghị thượng đỉnh Liên minh Âu Châu vào tuần trước.
Tháng trước, khi được hỏi liệu Mỹ có cung cấp F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine hay không, Biden đã trả lời thẳng thừng là “không”, mặc dù sau đó ông cho biết các cuộc đàm phán với Kyiv về việc cung cấp vũ khí đang diễn ra.
7. Belarus sẵn sàng bắt đầu sản xuất máy bay tấn công mặt đất Sukhoi Su-25, Lukashenko nói
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp hôm thứ Sáu rằng Belarus đã sẵn sàng khởi động việc sản xuất máy bay tấn công Sukhoi Su-25, là loại máy bay “đã được chứng minh là hoạt động hiệu quả ở Ukraine”.
“Như tôi đã được chính phủ thông báo, họ đã sẵn sàng sản xuất máy bay cường kích Sukhoi Su-25 đã được chứng minh là hiệu quả ở Ukraine. Chúng ta thậm chí sẵn sàng sản xuất chúng ở Belarus nếu Liên bang Nga cung cấp một chút hỗ trợ về công nghệ,” Lukashenko nói với Putin, theo BelTA.
“Ông từng đặt vấn đề hợp tác sản xuất máy bay trong Liên minh Kinh tế Á-Âu,” Lukashenko nói, theo BelTA. “Vì vậy, tôi nên nói với ông rằng người Belarus đã sản xuất tới một nghìn bộ phận cấu thành cho MC-21, là loại máy bay chở khách thân hẹp tầm trung của Nga, và Sukhoi Superjet 100 là loạimáy bay chở khách thân hẹp tầm ngắn của Nga.”
“Chúng ta có ba nhà máy: hai quân sự và một dân sự. Họ từng là cửa hàng sửa chữa. Ngày nay, họ sản xuất các bộ phận cấu thành,” Lukashenko nói.
Theo Điện Cẩm Linh, hai người đã gặp nhau hôm thứ Sáu tại dinh thự chính thức của Putin ở Novo-Ogaryovo thuộc khu vực Mạc Tư Khoa.
Lukashenko tuyên bố hôm thứ Năm rằng “không đời nào” đất nước của ông gửi quân vào Ukraine trừ khi nước này bị tấn công, đồng thời cho biết Nga “chưa bao giờ yêu cầu” ông bắt đầu một cuộc chiến chung ở Ukraine.
Phát biểu tại một cuộc họp nhỏ của các nhà báo từ các phương tiện truyền thông quốc tế, bao gồm cả CNN, tại Cung điện Độc lập ở Minsk, Lukashenko đã né tránh các câu hỏi của truyền thông quốc tế về việc đất nước của ông đồng lõa trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga và thay vào đó đổ lỗi cho phương Tây leo thang xung đột bằng cách gửi vũ khí đến Ukraine.
Sứ điệp Mùa Chay Thánh 2023 của Đức Thánh Cha. Câu chuyện nữ tu anh hùng đuổi trộm, tịch thu đồ nghề kẻ gian
VietCatholic Media
05:39 18/02/2023
1. Nữ tu can đảm vừa đuổi trộm vừa trách mắng
Nữ tu Mary Johnice Rzadkiewicz là giám đốc của Trung Tâm Đáp Ứng Tình Yêu ở Buffalo, New York. Được thành lập vào năm 1985, trung tâm tọa lạc tại một trường học cũ của giáo xứ, cung cấp các bữa ăn nóng hổi và hướng dẫn cho những người có nhu cầu. “Ở đây, phòng ăn của chúng tôi cung cấp thức ăn cho người đói; nhà nguyện cung cấp hơi ấm tinh thần; và tủ đựng thức ăn của chúng tôi kéo dài ngân sách eo hẹp của gia đình những người khó khăn,” trang web của trung tâm cho biết.
Tờ New York Post tường thuật rằng vào sáng sớm Thứ Bảy, ngày 14 tháng Giêng, nữ tu Mary Johnice vừa cầu nguyện xong buổi sáng thì nghe thấy những tiếng động khác thường. Sơ đi ra ngoài để nhìn quanh nhà xem những gì đang xảy ra. Sơ vừa mở cửa thì một bóng người chạy vụt đi, và sơ phát hiện ra một cái thang dựa vào tường. Cái thang ở đó chắc chắn là có chuyện. Sơ nhìn lên và nhận ra rằng có một người khác trên mái nhà! Theo Buffalo News, họ đang cố gắng ăn cắp máng xối và ống dẫn nước bằng đồng. Trớ trêu thay, những nỗ lực của họ đều vô ích, bởi vì ai đó đã đánh cắp những cái bằng đồng từ nhiều năm trước; những cái hiện tại là bằng nhôm.
Sơ Mary Johnice nói với phóng viên Tucker Carlson của Fox News những gì xảy ra tiếp theo: “Tôi đã nói, 'Anh phải đi xuống, nhưng không phải bằng cái thang này!;” Sơ ấy đã ném cái thang xuống đất, và tên trộm buộc phải nhảy xuống. Sau đó, không sợ hãi, sơ trách mắng tên trộm. “Tôi nói, 'Đây là tài sản của Chúa. Đây là sứ mệnh của Chúa. Sao anh dám làm thế!' Tôi chỉ tay và tôi nói với anh ta, 'Ra ngoài' và anh ta bỏ chạy.” Tên trộm, không nghi ngờ gì nữa, đã bỏ trốn mà không dùng bạo lực và tay trắng. Nữ tu nói với Buffalo News rằng sơ đang nắm trong tay cái thang. Có lẽ sự kiện này có thể được coi là một điều may mắn bởi vì “trung tâm không bao giờ có một cái thang đủ lớn để lên tới mái nhà.”
Tờ New York Post tường thuật rằng Sơ Mary Johnice đã có cơ hội chia sẻ với Fox News những suy nghĩ của sơ về sức mạnh của sứ mệnh và tầm quan trọng của việc làm mọi thứ cho Chúa.
“Đó là một kinh nghiệm nơi Chúa hiện diện. Anh muốn sứ mệnh đó đến được với những người nghèo, để chia sẻ thực sự rằng họ được yêu thương, được đồng cảm.”
Niềm tin chắc rằng mình là một công cụ nhỏ bé phục vụ Thiên Chúa chắc chắn đã giúp sơ ấy có can đảm để bảo vệ trung tâm khỏi những kẻ xâm lược mà không sợ hãi hay suy nghĩ lấy một giây về mối nguy hiểm mà sơ ấy có thể gặp phải. “Tôi muốn ở đó và tòa nhà mà chúng tôi đang ở thật đặc biệt. Đó là một phòng ăn. Đó là một nơi an toàn, mọi người đến với nhau, thưởng thức bữa ăn và trải nghiệm rất nhiều niềm vui. Tại sao ai đó muốn làm tổn thương nhiệm vụ đó? sơ ấy nói.
Tuy nhiên, sơ ấy không tức giận. Sơ nói với Buffalo News, “Họ có thể đến đây để lấy thức ăn hoặc quần áo. Lẽ ra họ có thể đến để nhận được một lời tử tế, một lời hướng dẫn nào đó, nhưng họ đã chọn một con đường khác. Đó không phải là đường lối của Chúa, đó là điều ác. Tôi chỉ ước mình có thể gặp lại họ. Ngày nào tôi cũng cầu nguyện cho hai kẻ gian này.”
Source:Aleteia
2. Sứ điệp Mùa Chay 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong Sứ điệp Mùa Chay 2023, được công bố hôm thứ Sáu 17 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa hành trình Mùa Chay và hành trình đồng nghị, cả hai đều bắt nguồn từ truyền thống và mở ra cho những điều mới mẻ.
Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ
Các Tin Mừng Mátthêu, Marcô và Luca đều kể lại đoạn Chúa Giêsu Biến Hình. Ở đó, chúng ta thấy phản ứng của Chúa đối với việc các môn đệ không hiểu Người. Trước đó không lâu, đã xảy ra một cuộc xung đột thực sự giữa Thầy và Simon Phêrô, người sau khi tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, đã bác bỏ lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Người. Chúa Giêsu đã cương quyết quở trách hắn: “Satan, hãy lui ra sau Thầy! Lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người!” (Mt 16:23). Sau đó, “sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao” (Mt 17:1).
Tin Mừng Chúa Hiển Dung được công bố hàng năm vào Chúa Nhật II Mùa Chay. Trong mùa phụng vụ này, Chúa cùng với chúng ta đến một nơi cách biệt. Trong khi những cam kết thông thường của chúng ta buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen thường lặp đi lặp lại và đôi khi nhàm chán của chúng ta, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi lên “một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm đặc biệt về kỷ luật thiêng liêng – đó là sự khổ hạnh – với tư cách là dân thánh của Thiên Chúa.
Sám hối trong Mùa Chay là một cam kết, được hỗ trợ bởi ân sủng, để vượt qua sự hèn tin và sự phản đối của chúng ta trong việc theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá. Đây chính là điều mà Thánh Phêrô và các môn đồ khác cần phải làm. Để đào sâu kiến thức của chúng ta về Thầy, để hiểu đầy đủ và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Người, được thực hiện trong sự tự hiến hoàn toàn do tình yêu thúc đẩy, chúng ta phải để cho Người tách chúng ta sang một bên khỏi sự tầm thường và phù phiếm. Chúng ta cần bắt đầu cuộc hành trình, một con đường khó khăn, giống như một chuyến leo núi, đòi hỏi nỗ lực, hy sinh và tập trung. Những điều kiện cần thiết này cũng rất quan trọng đối với hành trình đồng nghị mà chúng ta, với tư cách là một Giáo hội, cam kết thực hiện. Chúng ta có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc suy tư về mối tương quan giữa việc sám hối trong Mùa Chay và kinh nghiệm đồng nghị.
Trong cuộc “ẩn cư” trên núi Tabor, Chúa Giêsu đem theo ba môn đệ, những người được chọn làm chứng nhân cho một biến cố độc nhất vô nhị. Ngài muốn kinh nghiệm ân sủng đó được chia sẻ, không đơn độc, cũng như toàn bộ đời sống đức tin của chúng ta là một kinh nghiệm được chia sẻ. Vì chính trong sự hiệp nhất mà chúng ta theo Chúa Giêsu. Cùng với nhau, với tư cách là một Giáo hội lữ hành trong thời gian, chúng ta trải nghiệm năm phụng vụ và Mùa Chay trong đó, đồng hành với những người mà Chúa đã đặt giữa chúng ta như những người bạn đồng hành. Giống như việc Chúa Giêsu và các môn đệ lên Núi Tabor, chúng ta có thể nói rằng hành trình Mùa Chay của chúng ta là “đồng nghị”, vì chúng ta cùng nhau đi trên cùng một con đường, với tư cách là các môn đệ của một vị Thầy duy nhất. Vì chúng ta biết rằng chính Chúa Giêsu là Đường, và do đó, trong hành trình phụng vụ cũng như trong hành trình của Thượng hội đồng, Giáo hội không làm gì khác hơn là tiến sâu hơn và trọn vẹn hơn vào mầu nhiệm Chúa Kitô Cứu thế.
Và vì vậy chúng ta đi đến đỉnh cao của nó. Tin Mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “đã biến hình trước mặt họ; dung nhan Người chói lọi như mặt trời và áo Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17:2). Đây là “đỉnh cao”, mục tiêu của cuộc hành trình. Vào cuối cuộc thăng thiên của họ, khi họ đứng trên đỉnh núi cao với Chúa Giêsu, ba môn đệ được ơn nhìn thấy Người trong vinh quang của Người, chói lọi trong ánh sáng siêu nhiên. Ánh sáng đó không đến từ bên ngoài, nhưng tỏa ra từ chính Chúa. Vẻ đẹp thiêng liêng của khải tượng này vĩ đại hơn tất cả những nỗ lực mà các môn đệ đã thực hiện khi leo lên núi Tabor. Trong bất kỳ chuyến leo núi vất vả nào, chúng ta phải giữ cho đôi mắt của mình dán chặt vào con đường; tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh mở ra ở phần cuối khiến chúng ta kinh ngạc và tưởng thưởng cho chúng ta bởi sự hùng vĩ của nó. Cũng vậy, tiến trình đồng nghị thường có vẻ khó khăn, và đôi khi chúng ta có thể nản lòng. Tuy nhiên, điều chờ đợi chúng ta ở cuối con đường chắc chắn là một điều gì đó kỳ diệu và đáng kinh ngạc, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý muốn của Thiên Chúa và sứ mệnh của chúng ta trong việc phục vụ vương quốc của Ngài.
Kinh nghiệm của các môn đệ trên núi Tabor càng thêm phong phú khi, bên cạnh Chúa Giêsu biến hình, Môsê và Êlia hiện ra, tượng trưng cho Lề luật và các Ngôn sứ (x. Mt 17:3). Sự mới mẻ của Đức Kitô đồng thời là sự hoàn tất giao ước và những lời hứa cổ xưa; nó không thể tách rời khỏi lịch sử của Thiên Chúa với dân của Ngài và tiết lộ ý nghĩa sâu xa hơn của nó. Tương tự như vậy, hành trình đồng nghị bắt nguồn từ truyền thống của Giáo hội và đồng thời mở ra cho những điều mới mẻ. Truyền thống là nguồn cảm hứng để tìm kiếm những con đường mới và để tránh những cám dỗ trái ngược của sự bất động và thử nghiệm ngẫu hứng.
Hành trình sám hối trong Mùa Chay và hành trình của Thượng hội đồng đều có mục tiêu là một cuộc biến hình, cả cá nhân lẫn giáo hội. Một sự biến đổi, trong cả hai trường hợp, đều có khuôn mẫu của nó trong cuộc Biến Hình của Chúa Giêsu và đạt được nhờ ân sủng của mầu nhiệm vượt qua của Người. Để việc biến hình này có thể trở thành hiện thực trong chúng ta trong năm nay, tôi muốn đề xuất hai “con đường” phải đi theo để cùng lên núi với Chúa Giêsu và cùng với Người đạt được mục tiêu.
Con đường thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Thiên Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên Núi Tabor khi họ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu biến hình. Tiếng từ đám mây phán: “Hãy nghe Người” (Mt 17:5). Vì vậy, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng: chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu. Mùa Chay là thời gian ân sủng trong đó chúng ta nhiệt thành lắng nghe Người khi Người nói với chúng ta. Và làm thế nào để Người nói chuyện với chúng ta? Thưa: Thứ nhất, nơi lời Chúa, mà Giáo hội cống hiến cho chúng ta trong phụng vụ. Cầu mong cho những lời đó không rơi vào những lỗ tai điếc; nếu chúng ta không thể luôn tham dự Thánh lễ, chúng ta hãy nghiên cứu các bài đọc Kinh thánh hàng ngày, ngay cả với sự trợ giúp của internet. Ngoài Kinh thánh, Chúa nói với chúng ta qua anh chị em của chúng ta, đặc biệt qua những khuôn mặt và câu chuyện của những người đang gặp khó khăn. Tôi xin nói một điều khác, điều khá quan trọng đối với tiến trình công nghị: việc lắng nghe Chúa Kitô thường diễn ra trong việc lắng nghe anh chị em của chúng ta trong Giáo hội. Việc lắng nghe lẫn nhau như vậy trong một số giai đoạn là mục tiêu chính, nhưng nó luôn luôn không thể thiếu trong phương pháp và phong cách của một Giáo hội đồng nghị.
Khi nghe tiếng Chúa Cha, các môn đệ “ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Đức Giêsu lại gần, chạm vào các ông và bảo: ‘Chỗi dậy đi, đừng sợ!’ Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giêsu mà thôi.” (Mt 17:6-8). Đây là đề xuất thứ hai cho Mùa Chay này: đừng nương tựa vào một thứ tôn giáo được tạo nên từ những sự kiện phi thường và những trải nghiệm kịch tính, vì sợ phải đối mặt với thực tế và những cuộc đấu tranh hàng ngày, những khó khăn và mâu thuẫn của nó. Ánh sáng mà Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ là sự báo trước về vinh quang Phục Sinh, và đó phải là mục tiêu của hành trình của chính chúng ta, khi chúng ta theo “một mình Người”. Mùa Chay dẫn đến Lễ Phục Sinh: “cuộc tĩnh tâm” tự nó không phải là mục đích, mà là một phương tiện chuẩn bị cho chúng ta cảm nghiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa với đức tin, đức cậy và đức mến, và nhờ đó tiến đến sự phục sinh. Cũng trong cuộc hành trình đồng nghị, khi Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng có một số kinh nghiệm mạnh mẽ về sự hiệp thông, chúng ta không nên tưởng tượng rằng mình đã đến nơi – vì Chúa cũng lặp lại với chúng ta rằng: “Hãy trỗi dậy và đừng sợ”. Vậy thì chúng ta hãy đi xuống đồng bằng, và xin ân sủng mà chúng ta đã trải qua củng cố chúng ta để trở thành “những nghệ nhân của tính đồng nghị” trong cuộc sống bình thường của các cộng đồng của chúng ta.
Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần linh hứng và nâng đỡ chúng ta trong Mùa Chay này khi chúng ta lên đường với Chúa Giêsu, để chúng ta cảm nghiệm được vẻ huy hoàng thần linh của Người và nhờ đó, được củng cố trong đức tin, kiên trì đồng hành với Người, là vinh quang của dân Người và ánh sáng của các dân nước.
Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô, 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
3. Đức Thượng phụ Đại kết đã tiếp đón năm linh mục đến từ Lithuania dưới quyền tài phán của mình
Trong một diễn biến đang gây tranh cãi gắt gao giữa Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã đón nhận 5 linh mục Chính Thống Giáo Lithuania bị Thượng Phụ Kirill trục xuất vì các ngài đã phản đối cuộc xâm lược Ukraine.
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Constatinople.
Vài tháng trước, các Đại linh mục rất đáng kính từ Lithuania Vladimiras Seliavko và Vitalijus Mockus, và các Linh mục Trưởng lão Vitalis Dauparas, Gintaras Sungaila và Georgy Ananiev, những người đã bị Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa áp đặt hình phạt phế truất chức tư tế, đã phát biểu trước Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople – và đã gửi thư thỉnh cầu trước mặt Ngài, vì các ngài có quyền làm như thế.
Thượng phụ Đại kết, người chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc nhận đơn kháng cáo, theo các Quy tắc của Thánh giáo luật (cụ thể là Điều 9 và 17 của Công đồng Đại kết lần thứ tư) và theo thông lệ về thánh hóa của Giáo hội, đã nhận được những đơn thỉnh cầu được đệ trình này.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các trường hợp liên quan, Tòa Thượng Phụ Constatinople chắc chắn rằng một mặt những trường hợp này đã được đưa ra xét xử chung thẩm trước cơ quan giáo hội đã áp đặt các hình phạt này, nhưng một mặt khác, lý do áp dụng các hình phạt hoàn toàn không xuất phát từ các tiêu chí giáo hội, nhưng từ sự phản đối chính đáng của các giáo sĩ này đối với cuộc chiến ở Ukraine.
Vì vậy, khi xét xử một cách không thể hủy bỏ những lời thỉnh cầu này, Đức Thượng Phụ đã đề nghị với Thánh Công Đồng rằng việc phế truất khỏi chức tư tế đã được áp đặt vô lý và các ngài được phục hồi chức tư tế trước đây trong giáo hội, cả 2 điều này đã được nhất trí quyết định.
Hơn nữa, sau phục hồi nói trên, theo yêu cầu của các ngài, Đức Thượng Phụ Đại Kết đã tiếp nhận các giáo sĩ này dưới quyền tài phán đáng kính của Ngài, có tính đến quyền đã được thiết lập từ lâu của Ngôi vị Đại kết, như nó cũng được báo cáo một cách rõ ràng trong cách giải thích của Theodore Balsamon về Antioch theo Điều 17 và 18 của Công đồng Trullo và Điều 10 của Công đồng Đại kết lần thứ bảy; cụ thể là: “Điều khoản này lưu ý rõ ràng rằng chỉ có Thượng phụ Constantinople mới được phép tiếp nhận các giáo sĩ nước ngoài, ngay cả khi không có thư cho phép của đấng bản quyền của họ”.
Nhiều quan sát viên cho rằng diễn biến này chắc chắn sẽ gây thêm căng thẳng giữa Tòa Thượng Phụ Constatinople và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, nhiều người khác thì cho rằng còn gì nữa để căng thẳng thêm. Sau khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã cấp Tomos, tức là đã xác nhận Chính Thống Giáo Ukraine là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, Thượng Phụ Kirill đã truyền cho các linh mục Chính Thống Giáo Nga không được nhắc đến Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trong Phụng Vụ Thánh, không được hiệp thông thánh thể với các giáo sĩ của Tòa Thượng Phụ Constatinople. Xa hơn, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa còn ngang nhiên thiết lập các giáo xứ trong lãnh thổ của các Giáo Hội Chính Thống Giáo khác. Thực tế là không còn điều gì mà Thượng Phụ Kirill chưa làm.
Source:Orthodox Times
Lữ Đoàn Súng Trường Cờ Đỏ Nga bị ngộ độc, biến mất. Putin đánh lớn, Đức hô hào gởi gấp tăng cho Kyiv
VietCatholic Media
15:48 18/02/2023
1. Lữ Đoàn Súng Trường Cờ Đỏ từng bị ngộ độc hô biến tại thành phố Kreminna
Trong bản báo cáo chiều thứ Bẩy 18 tháng 2, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Đại Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết trong 24 giờ qua giao tranh dữ dội đã diễn ra tại Paraskoviivka ở phía Bắc thành phố Bakhmut và tại làng Makiivka gần thành phố Kreminna. Tình hình tại Paraskoviivka chưa rõ ràng. Trong khi đó, tại thành phố Kreminna, quân Nga có ý muốn giải quyết các chốt kiểm soát của quân Ukraine tại Chervonopopivka trên xa lộ P66 từ Svatove đến thành phố Kreminna, nên đã tấn công vào Makiivka và Nevs’ke để bao vây quân Ukraine.
Theo Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai, quân Ukraine đã có chuẩn bị vì họ đoán trước được ý định của quân Nga bao gồm Tập Đoàn Quân Xe Tăng Cận Vệ số Một và Lữ Đoàn Súng Trường Cờ Đỏ số 252 của Sư Đoàn 3 Súng Trường Cơ Giới. Trong 24 giờ qua, hai đơn vị này mất hơn 800 quân, 5 xe tăng và 13 xe thiết giáp, cùng với 4 hệ thống pháo. Trong 24 giờ trước đó, họ đã mất đến 16 hệ thống pháo.
Serhiy Haidai nhận định rằng Lữ Đoàn Súng Trường Cờ Đỏ số 252 coi như bị khai tử. Lữ Đoàn này có số phận khá lận đận. Chưa đầy 1 tháng sau khi xâm lược Ukraine, ngày 18 tháng Ba, Igor Yevgenyevich Nikolaev, Tư Lệnh Lữ Đoàn bị quân Ukraine bắn chết gần Kharkiv.
Putin tuyên truyền rằng khi vào đến đất Ukraine họ sẽ được người dân Ukraine đón chào mang hoa và muối ra đón. Nghe lời tuyên truyền nhảm nhí của Putin, đầu tháng Tư, 2022 Lữ Đoàn này đã ăn những món quà người dân Ukraine bưng đến tận nơi. Ăn xong họ bị tiêu chảy, và 28 binh sĩ phải đưa đi cấp cứu vì ngộ độc.
Trong 24 giờ qua, 1.010 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 5 xe tăng, 13 xe thiết giáp, 4 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, và 9 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 18 Tháng Hai, 142.270 quân xâm lược Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Hơn nữa, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 3.303 xe tăng Nga, 6.533 xe thiết giáp, 2.326 hệ thống pháo, 469 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 243 hệ thống phòng không, 298 máy bay, 287 trực thăng, 2.016 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 871 tên lửa hành trình, 18 tàu chiến, 5.196 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 223 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Lần thứ ba trong tháng này, tổn thất hàng ngày của Nga vượt quá 1.000
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Daily Losses Over 1,000 for Third Time This Month: Ukraine”, nghĩa là “Lần thứ ba trong tháng này, tổn thất hàng ngày của Nga vượt quá 1.000” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..
Theo Kyiv, Nga tiếp tục chịu mức tổn thất binh lực cao trong cuộc xâm lược Ukraine.
Trong bản cập nhật mới nhất vào hôm thứ Bảy, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết 1.010 binh sĩ Nga đã thiệt mạng so với ngày hôm trước, không xa kỷ lục hàng ngày, là 1.140 binh sĩ Nga vào ngày 10 tháng 2.
Con số này gần với con số trước đó mà Kyiv ghi nhận chỉ vài ngày trước, là 1.030. Ước tính hôm thứ Bảy đưa tổng số binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc xâm lược Ukraine lên 142.270.
Rất khó để đánh giá chính xác số binh sĩ Nga thiệt mạng và ước tính của Ukraine có thể cao hơn so với phương Tây.
Các quan chức tình báo Anh đã nói rằng các lực lượng chính quy của Nga và quân đội Wagner có thể đã phải chịu tới 200.000 thương vong, bao gồm từ 40.000 đến 60.000 người chết, kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu gần một năm trước. Mạc Tư Khoa đã không cập nhật số người thiệt mạng kể từ cuối tháng 9, khi họ cho biết chỉ có dưới 6.000 người thiệt mạng. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
Các con số tổn thất hàng ngày của Nga cao chót vót xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến khốc liệt giành thành phố Bakhmut ở vùng Donetsk, trong đó Tập đoàn Wagner đánh thuê đang đóng vai trò chủ chốt. Phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby nói rằng nhóm do Yevgeny Prigozhin tài trợ, đã phải chịu hơn 30.000 thương vong, trong đó có khoảng 9.000 chiến binh bị giết, một nửa trong số đó kể từ giữa tháng 12.
Theo Kirby, khoảng 90 phần trăm những người bị giết vào tháng 12 đã được tuyển dụng từ các nhà tù của Nga. Ông cho biết những người bị kết án này bị đối xử “về cơ bản như bia đỡ đạn”.
Theo tình báo Anh, có tới một nửa số tù nhân được Tập đoàn Wagner tuyển dụng để chiến đấu ở Ukraine có thể đã bị giết hoặc bị thương.
Trong bối cảnh số lính Nga tử trận ngày càng tăng, các quan chức quốc phòng Anh hôm thứ Bảy cho biết Điện Cẩm Linh ngày càng khó khăn hơn trong việc bảo vệ người dân Nga khỏi cuộc chiến ở Ukraine với hơn một nửa (52%) số người được hỏi trong một cuộc thăm dò vào tháng 12 cho biết họ có bạn bè hoặc người thân đang phục vụ trong chiến tranh.
Andrey Turchak, người đứng đầu nhóm quốc hội Nga giải quyết chiến tranh, nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đã được trình bày một báo cáo về cách hỗ trợ những người bị gọi nhập ngũ và gia đình của họ, điều này có thể được Putin đề cập đến công khai vào ngày 21 tháng 2.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết: “Vấn đề này có thể trở nên nổi bật hơn nếu có thêm bất kỳ sự huy động nào dù là công khai hay ngấm ngầm”.
Trong khi đó, trong một bài phát biểu trước Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Sáu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết “không có lựa chọn nào khác ngoài việc loại bỏ sự xâm lược của Nga một lần và mãi mãi”.
Tình báo quân sự Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa có ý định chiếm toàn bộ khu vực Donbas, bao gồm các tỉnh Donetsk và Luhansk, vào tháng 3.
3. Biden sẽ 'nhắn tin'cho Putin trong bài phát biểu ở Ba Lan
Ngũ Giác Đài cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ “nhắn tin” cho tổng thống Nga, Vladimir Putin, khi ông phát biểu tại Warsaw vào thứ Ba, đồng thời ca ngợi nỗ lực chưa từng có của NATO để giúp đỡ Ukraine. Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, đã cho biết như trên.
AFP báo cáo rằng Biden sẽ có bài phát biểu ở Ba Lan - một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ - vào cùng ngày Putin chuẩn bị có bài phát biểu của riêng mình ở Mạc Tư Khoa, ba ngày trước lễ kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Nga.
Biden sẽ đến Warsaw vào thứ Ba và gặp tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda. Vào ngày thứ Tư, ông gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Bucharest Nine, một nhóm các thành viên NATO ở Đông Âu.
Ngoài ra, Tòa Bạch Ốc cho biết, ông sẽ điện đàm vào tuần tới với các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và Ý. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, sẽ đến Washington vào ngày 3 tháng Ba.
Nhưng sự kiện công khai chính của Biden sẽ là bài phát biểu vào thứ Ba từ Lâu đài Hoàng gia Warsaw về “cách Hoa Kỳ đã tập hợp thế giới để hỗ trợ người dân Ukraine khi họ bảo vệ tự do và dân chủ của mình”, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết hôm thứ Sáu.
Tổng thống Biden sẽ nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sát cánh với Ukraine... cho đến chừng nào còn cần thiết.
… Và tôi nghi ngờ rằng bạn cũng sẽ nghe thấy ông ấy nhắn tin cho ông Putin, cũng như người dân Nga.
Kirby cho biết Biden không có kế hoạch gặp tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, trong chuyến công du hoặc tới Ukraine.
4. Bản tin tình báo mới nhất của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:
Andrey Turchak, lãnh đạo nhóm nghị sĩ Nga tập trung vào cái gọi là Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tuyên bố vào ngày 16 tháng 2 năm 2023 rằng nhóm này đã trình bày một báo cáo cho Tổng thống Nga Putin.
Báo cáo có khả năng đề cập đến các vấn đề như hỗ trợ xã hội cho những người bị gọi nhập ngũ và gia đình họ. Vấn đề này có thể sẽ trở nên nổi bật hơn nếu diễn ra thêm bất kỳ sự huy động nào nữa dù công khai hay ngấm ngầm.
Putin rất có thể đề cập đến những vấn đề này trong bài phát biểu về tình trạng quốc gia của ông vào ngày 21 tháng 2 năm 2023.
Điện Cẩm Linh ngày càng khó khăn trong việc bảo vệ người dân khỏi cuộc chiến ở Ukraine. Một cuộc thăm dò vào tháng 12 năm 2022 của Nga cho thấy 52% có bạn bè hoặc người thân phục vụ trong cái gọi là Chiến dịch quân sự đặc biệt.
5. Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi các đồng minh “hành động nhanh chóng” để cung cấp xe tăng cho Ukraine
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Sáu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi các đồng minh có đủ nguồn lực để cung cấp xe tăng cho Ukraine nên hành động nhanh chóng, đồng thời cho biết thêm rằng Berlin sẽ hỗ trợ rất nhiều để khuyến khích các đối tác của họ.
“Tôi coi đây là một ví dụ về kiểu lãnh đạo mà mọi người có quyền mong đợi từ nước Đức, và tôi bày tỏ rõ ràng điều đó với các bạn bè và đối tác của chúng ta.” Scholz nói.
Ngoài việc cung cấp vũ khí, đạn dược, đào tạo binh lính và các khí tài quân sự khác, Scholz cho biết Đức đã hỗ trợ Ukraine bằng cách cung cấp cho hơn một triệu người tị nạn Ukraine quyền tiếp cận đầy đủ với thị trường lao động, trường học và đại học.
Scholz nói: “Đây là “trách nhiệm mà một quốc gia có quy mô, vị trí và sức mạnh kinh tế như Đức phải gánh vác trong những thời điểm như thế này”.
Tuy nhiên, Scholz cũng cảnh báo rằng cần phải có “sự cân bằng giữa việc cung cấp hỗ trợ tốt nhất có thể cho Ukraine và tránh leo thang ngoài ý muốn”.
Ông nói: “Tôi tin rằng chúng ta sẽ làm tốt việc cân nhắc cẩn thận mọi hậu quả do các hành động của mình gây ra và phối hợp chặt chẽ tất cả các bước quan trọng giữa các đồng minh”. “Bất chấp mọi áp lực phải hành động — và điều đó chắc chắn tồn tại trong câu hỏi then chốt này — sự thận trọng phải được ưu tiên hơn các quyết định vội vàng.”
6. Ukraine cáo buộc Nga can thiệp vào hồ chứa nước có thể khiến một triệu người không có nước uống
Ruslan Strilets, bộ trưởng môi trường của nước này, cho biết hơn một triệu người Ukraine có nguy cơ mất nước uống vì các lực lượng Nga đang can thiệp vào một hồ chứa nước ở đông nam Ukraine.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kyiv, Strilets cáo buộc Nga cố tình làm tràn nước tại Nhà máy Thủy điện Kakhovka.
Bình luận của ông lặp lại cáo buộc của Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal, người hôm thứ Ba đã cáo buộc các lực lượng Nga gây thiệt hại và cố tình mở lại các cửa xả lũ tại nhà máy điện.
Strilets cho biết mực nước tại hồ chứa Kakhovka đã “giảm mạnh”, hiện ở mức 13,83 mét, so với mức trung bình là 16 mét. Ông cảnh báo rằng độ sâu dưới 12 mét sẽ tàn phá môi trường sống xung quanh.
Bộ trưởng môi trường cho biết việc can thiệp vào hồ chứa cũng có thể gây nguy hiểm cho khả năng làm mát các lò phản ứng tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Vào tháng 12, CNN đã báo cáo rằng các cuộc tấn công liên tục của Nga vào lưới năng lượng của Ukraine, ít nhất là tạm thời, khiến hàng triệu dân thường không có điện, nhiệt, nước và các dịch vụ quan trọng khác trong những tháng mùa đông khắc nghiệt.
Vào tháng 11, một trong những bệnh viện nhà nước lớn nhất của Ukraine “sắp di tản” một số bệnh nhân sau khi bị mất nguồn cung cấp nước vì các cuộc không kích của Nga, một quan chức khu vực nói với CNN.
7. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc về âm mưu chống lại Moldova của Nga
Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” về những nỗ lực của Nga nhằm gây bất ổn cho chính phủ Moldova.
Điều này xảy ra khi Tổng thống Moldova Maia Sandu hồi đầu tuần cho biết Nga đang âm mưu đảo chính ở Moldova.
“Chúng tôi lo ngại sâu sắc về một số âm mưu mà chúng ta đã thấy đến từ Nga nhằm cố gắng gây bất ổn cho chính phủ,” Blinken nói trong cuộc gặp gỡ với Sandu ở Đức bên lề Hội nghị An ninh Munich. “Chúng tôi sát cánh mạnh mẽ với Moldova để ủng hộ an ninh, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, những nỗ lực cải cách rất quan trọng mà tổng thống và chính phủ đang thực hiện.”
Sandu mô tả năm 2022 là một “năm cực kỳ khó khăn đối với Moldova” và cảm ơn sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với vô số thách thức, bao gồm cả năng lượng, kinh tế và an ninh.
Moldova, nằm giữa Ukraine và Rumani, trước đây là một phần của Liên Xô vào cuối Thế chiến II. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, một số khu vực “xung đột đóng băng” ở Đông Âu đã nổi lên, bao gồm một dải đất dọc biên giới Moldova với Ukraine được gọi là Transnistria.
Lãnh thổ này tự tuyên bố là một nước cộng hòa Xô viết vào năm 1990, phản đối bất kỳ nỗ lực nào của Moldova nhằm trở thành một quốc gia độc lập hoặc sáp nhập với Rumani. Khi Moldova giành được độc lập vào năm sau, Nga nhanh chóng đưa vào cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình” ở Transnistria để hỗ trợ phe ly khai thân Mạc Tư Khoa ở đó.
Sự hiện diện được cho là “gìn giữ hòa bình” này, trên thực tế đã chứng kiến Điện Cẩm Linh ủng hộ một nhà nước bù nhìn tìm cách làm suy yếu chủ quyền của Moldova, cũng phản ánh cái cớ của Mạc Tư Khoa cho các cuộc xâm lược ở Georgia và Ukraine.
Tiếng chuông báo động ở Moldova và phương Tây ngày càng lớn hơn sau những điệp khúc quen thuộc từ Điện Cẩm Linh rằng quyền của người dân tộc Nga đang bị vi phạm ở Transnistria - một lập luận khác được Putin sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Luhansk và Donetsk vào tháng 2 năm 2022 ở miền đông Ukraine, nơi có hai khu vực ly khai các tiểu bang do Nga hậu thuẫn.
Trong bối cảnh chiến tranh ngày nay, vùng đất ly khai do Nga hậu thuẫn ở rìa phía tây nam của đất nước giờ đây có thể trở thành điểm tựa tiềm tàng cho bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga về phía tây từ khu vực Donbas ở phía đông Ukraine.
8. Hoa Kỳ đang theo dõi các nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ các lệnh trừng phạt
Thứ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Wally Adeyemo có kế hoạch thông báo cho Nga và các cơ quan tình báo của nước này vào tuần tới rằng Hoa Kỳ đang theo dõi những nỗ lực của họ nhằm phá vỡ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và đang tấn công vào các nỗ lực này.
“Một trong những trọng tâm trong chiến lược của chúng ta sẽ là chống lại những nỗ lực trốn tránh các biện pháp trừng phạt của chúng ta,” Adeyemo cho biết như trên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại “Chúng ta biết Nga đang tích cực tìm cách lách các biện pháp trừng phạt này.... Trên thực tế, một trong những cách chúng ta biết các biện pháp trừng phạt của mình đang hoạt động là Nga đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan tình báo của mình - FSB và GRU - tìm cách vượt qua chúng”.
Adeyemo đưa ra những nhận xét trên trước lễ kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, phản ánh những nỗ lực do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm gây bất ổn cho nền kinh tế Nga và thúc đẩy các biện pháp trừng phạt nhằm làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhận xét của ông cũng được đưa ra khi Điện Cẩm Linh ngày càng chuyển sang các dịch vụ bí mật của mình để tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Kể từ khi Nga phát động cuộc chiến đẫm máu chống lại Ukraine, Mỹ đã áp đặt hàng nghìn lệnh trừng phạt đối với các chính trị gia, các tay đầu sỏ và công ty Nga, cắt ngân hàng trung ương Nga khỏi nguồn dự trữ bằng đô la cũng như hệ thống nhắn tin tài chính toàn cầu, làm suy yếu ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, và áp đặt giá trần đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Nga.
“Điều mà chúng ta đang làm với các đồng nghiệp của mình tại Bộ Thương mại là chúng ta đang làm Nga chậm lại và các đồng nghiệp của chúng ta tại Bộ Quốc phòng đang tăng tốc cho người Ukraine. Vì vậy, họ đang có được những vũ khí cần thiết để chống lại Nga ở đất nước của họ trong khi Bộ Thương mại và Tài chính đang làm chậm khả năng tái vũ trang của Nga. Chúng ta đã thấy một tác động lớn,” Adeyemo nói.
Bất chấp tác động của các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga, một số nhà quan sát đã chỉ ra những lo ngại về khả năng Mạc Tư Khoa trốn tránh các lệnh trừng phạt và định hướng lại các tuyến thương mại để tiếp tục có được một số công nghệ và tài chính cần thiết để tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của mình thông qua các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ấn Độ.
Hung thần Kadyrov nhận xét về những lời của ĐGH. TGM Anh Giáo bị đe dọa phải chúc lành cho tội lỗi
VietCatholic Media
17:01 18/02/2023
1. Kadyrov, 'Tôi không cảm thấy bị xúc phạm trước những lời của Giáo hoàng, ông ấy già quá rồi'
“Tôi không cảm thấy bị Giáo hoàng xúc phạm, ngài đã quá già”. Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov đã nói điều này trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Nga do cơ quan Ria Novosti phát sóng, khi nhắc lại những tuyên bố của Đức Giáo Hoàng về sự tàn ác mà người Chechnya và Buryats thể hiện trong cuộc xung đột ở Ukraine.
“Các chiến binh là những người tốt nhất vì họ hy sinh bản thân vì người khác - Kadyrov nói - nhưng Giáo Hoàng không thể hiểu được điều này. Ông ấy sống cả đời ở đâu đó trong một tu viện, tôi không biết rõ ở đâu, nhưng theo ý kiến của tôi, ông ấy đã quên những gì đang diễn ra trên thế giới, quên cuộc sống là gì.”
Cộng hòa Chechnya là một khu vực ở Bắc Caucasus của Nga. Kadyrov, một đồng minh nổi bật của Tổng thống Nga Putin, đã gửi nhiều binh sĩ của mình đến chiến đấu cho Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Điều đáng chú ý là người Chechnya chiến đấu cho cả hai bên trong cuộc chiến tại Ukraine. Chechnya đã bị Nga xâm lược và Ramzan Kadyrov được nhiều người Chechnya coi là bù nhìn của Nga. Chính cha của Ramzan Kadyrov là ông Akhmad Kadyrov đã bị Putin ra lệnh giết chết vào ngày 9 tháng 5, năm 2004. Kadyrov biết điều đó nhưng sẵn sàng làm tay sai cho giặc để hưởng vinh hoa phú quý.
Những người Chechnya kháng chiến chống Nga tình nguyện chiến đấu cho quân Ukraine. Trong khi quân đội Chechnya do Kadyrov lãnh đạo chiến đấu cho quân Nga và được gọi là Kadyrovites để phân biệt với quân Chechnya kháng chiến.
Source:ANSA
2. Tổng Giám mục Canterbury nói: Các nghị sĩ đe dọa tôi về hôn nhân đồng tính,
Đức Tổng Giám Mục Justin Welby cho biết ngài đã hai lần bị triệu tập tới Quốc hội và bị quốc hội đe dọa sẽ có hành động nhằm ép buộc Giáo hội chúc lành cho các kết hiệp đồng giới. Ngài cũng cảnh báo rằng nhà thờ không nên bị “ra lệnh”, “tống tiền” hoặc “mua chuộc” về vấn đề này.
Những bình luận của ngài được đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Thượng hội đồng, cơ quan lập pháp của Giáo hội Anh vào tuần trước khi họ ủng hộ việc chúc lành cho các kết hiệp đồng giới. Kết quả có nguy cơ chia rẽ cả Giáo hội Anh và Cộng đồng Anh giáo trên toàn thế giới.
Phát biểu chủ tọa cuộc họp toàn thể lần thứ 18 của Hội đồng tư vấn Anh giáo toàn cầu tập trung tại Accra, Ghana, vào hôm Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục nói rằng, dưới tác động ngày càng tăng của chủ nghĩa vô thần, “kết quả là rõ ràng”.
Ngài nói thêm: “Trong vài tuần qua, trong các cuộc thảo luận của chúng ta về tình dục và các quy tắc xung quanh tình dục trong Giáo hội Anh, tôi đã nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta với tất cả các Kitô hữu, không chỉ người Anh giáo, đặc biệt là những người ở phía nam bán cầu”.
“Kết quả là tôi đã hai lần bị triệu tập tới Quốc hội và bị quốc hội đe dọa sẽ có hành động buộc chúng tôi phải công nhận kết hôn đồng giới, ở Anh gọi là hôn nhân bình đẳng.”
“Khi tôi nói về tác động mà các hành động của Giáo hội Anh sẽ gây ra đối với những người ở nước ngoài trong Hiệp thông Anh giáo, những lo ngại đó đã bị nhiều người, không phải tất cả, mà là nhiều người trong Đại hội đồng bác bỏ.”
Sau đó, ông nói thêm: “Việc vâng lời Thiên Chúa đi trước lòng trung thành với đất nước. Điều đó không phổ biến khi tôi nói điều đó, vào tối thứ Hai tuần trước, với một số Thành viên của Quốc hội.”
Gần đây, có thông tin cho rằng Đức Tổng Giám Mục đã có cuộc gặp với các nghị sĩ tại Hạ viện vào tháng trước, trong đó ngài đã nói rằng ngài thà để Giáo hội Anh mất địa vị đặc quyền hơn là có nguy cơ chia rẽ toàn cầu vì hôn nhân đồng giới.
3. Tóm lược nội dung cuốn ‘Không gì ngoài Sự thật’ của Đức Tổng Giám Mục Gänswein – Triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16
Với tiêu đề “chiếc rìu bổ xuống,” chương này mô tả sự kết thúc triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II và việc bầu chọn Đức Hồng Y Ratzinger làm người kế vị. Đức Tổng Giám Mục Gänswein lập luận rằng, với một mật nghị bầu Giáo Hoàng ở phía chân trời, vị Hồng Y người Đức đã tiến hành một chiến dịch bầu cử “'đảo ngược', nghĩa là thuyết phục những người ủng hộ gạt mình sang một bên.” Đức Tổng Giám Mục minh họa điều này bằng cách mô tả tác phong của Đức Hồng Y Ratzinger tại đám tang của người sáng lập Hiệp thông và Giải phóng, Cha Luigi Giussani. Đức Gioan Phaolô II yêu cầu Đức Hồng Y Ratzinger chủ tọa, nhưng Hồng Y Milan Dionigi Tettamanzi mong muốn “bằng mọi giá” làm điều tương tự, trong khi Hồng Y Stanisław Ryłko của giáo triều muốn đọc bức thư chia buồn của Đức Giáo Hoàng. Đức Tổng Giám Mục Gänswein viết rằng Đức Hồng Y Ratzinger khiêm tốn giới hạn mình trong việc giảng lễ.
Tác giả không tin rằng ông xếp của mình sẽ xuất hiện từ mật nghị năm 2005 trong tư cách giáo hoàng, hoặc thậm chí đóng vai trò “người tạo ra giáo hoàng”. Ngài nói rằng bài giảng của Đức Hồng Y Ratzinger trước khi các Hồng Y bước vào Nhà nguyện Sistine là một nỗ lực để loại trừ bản thân khỏi cuộc chạy đua, với “việc mạnh mẽ nhắc lại về ‘những con ngựa chiến’ của mình.”
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, người đã ở tại cư sở Vatican của các Hồng Y trong thời gian mật nghị, mô tả cách ngài tháp tùng Đức Hồng Y Ratzinger đến Nhà nguyện Sistine vào chiều ngày 19 tháng 4 năm 2005. Đức Hồng Y Ratzinger, mặc một chiếc áo len đen để chống gió lạnh của nhà nguyện, tỏ ra “rất trầm ngâm” và không nói chuyện. Đức Tổng Giám Mục Gänswein viết: “Về mặt tâm lý, đó là chuyến cuốc bộ mệt mỏi nhất trong đời tôi. Tôi cảm thấy mình đang sống trong một thời khắc lịch sử và gần như kịch tính, với Đức Hồng Y Ratzinger mang lại cho tôi có cảm tưởng rằng tôi đang đi về phía một vách đá.”
Khi tác giả nhận ra rằng người dìu dắt của mình đã được bầu, ngài đã gửi đi một tin nhắn khẩn cấp yêu cầu những người phụ trách tân giáo hoàng bảo đảm là ngài cởi chiếc áo len đen khi xuất hiện lần đầu trên ban công nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô. Nhưng yêu cầu của ngài đã bị lãng quên trong sự phấn khích và hình ảnh về ống tay áo màu đen lộ ra từ lễ phục của giáo hoàng đã được loan truyền khắp thế giới.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein gợi ý rằng chính Đức Hồng Y Ratzinger đã bỏ phiếu cho Hồng Y người Ý Giacomo Biffi.
Chương 4
Với tiêu đề “Gia đình (giáo hoàng và nghĩa khác),” chương này bao gồm hình ảnh của Đức Tổng Giám Mục Gänswein khi còn trẻ: “hơi ngang ngược, với mái tóc xoăn dài và phong thái không phù hợp.” Người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt của Pink Floyd và Cat Stevens mơ ước trở thành nhà môi giới chứng khoán, nhưng lại chọn làm linh mục. Mục tử của ngài khuyên ngài nên đọc cuốn sách “Nhập môn Kitô giáo” của Đức Hồng Y Ratzinger năm 1968, cuốn sách thuyết phục ngài rằng tác giả là một “người của tinh thần”. Sau khi thụ phong linh mục ở Đức, ngài được gửi đến Vatican, đầu tiên làm việc tại bộ phụng vụ và sau đó, theo lời yêu cầu của Đức Hồng Y Ratzinger, bộ tín lý.
Ngài mô tả những ngày điển hình trong tư cách thư ký của Đức Bênêđictô XVI và công việc nội bộ trong phủ giáo hoàng.
Chương 5
Với tiêu đề “Những trở ngại của phức cảm cai trị,” chương này thảo luận về đường lối của Đức Bênêđictô XVI với việc cai trị Giáo Hội Công Giáo rộng lớn, cồng kềnh. Đức Tổng Giám Mục Gänswein phản bác khẳng định cho rằng giáo hoàng người Đức ngây thơ và thiếu kinh nghiệm khi cai trị. Ngài nhấn mạnh rằng Đức Bênêđíctô không chỉ cổ vũ những người chia sẻ tầm nhìn thần học của ngài.
Ngài hết lòng bênh vực “việc bổ nhiệm gây tranh cãi và được thảo luận nhiều nhất” của Đức Bênêđíctô: đó là việc bổ nhiệm Hồng Y Tarcisio Bertone đứng đầu Phủ Quốc vụ khanh đầy quyền lực của Vatican, điều đã bị người tiền nhiệm của vị này là Hồng Y Angelo Sodano phản đối vì Bertone không phải là một nhà ngoại giao. Tuy nhiên, trình thuật của Đức Tổng Giám Mục Gänswein vẫn làm nổi bật nhiều thiếu sót được tri nhận của Bertone.
Tác giả mô tả tác động gây bất ổn của việc rò rỉ các tài liệu bí mật của Đức Giáo Hoàng, được mệnh danh là vụ tai tiếng “Vatileaks”. Ngài viết rằng ngài đã đề nghị từ chức với Đức Bênêđíctô sau khi nhận ra rằng những rò rỉ đến từ quản gia của Đức Giáo Hoàng, Paolo Gabriele, người mà ngài có nhiệm vụ giám sát công việc, nhưng đã bị từ chối. Ngài đã hòa giải với Gabriele ngay trước khi người này qua đời vào năm 2020.