Ngày 18-02-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
''hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho họ
Jos.Vinc. Ngọc Biển
16:22 18/02/2014
“HÃY YÊU KẺ THÙ VÀ LÀM ƠN CHO HỌ”

(Chúa Nhật 7 Thường Niên, A)

Mến Chúa, yêu người chính là điểm cốt lõi của đạo Công Giáo. Nếu nói mến Chúa mà không yêu người thì đó là kẻ nói dối. Mến Chúa thì dễ, nhưng yêu người lại rất khó. Hơn nữa yêu cả kẻ thù của mình thì càng khó hơn gấp bội. Tuy nhiên, là người môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta không thể bỏ qua hay làm ngơ khi đứng trước lời mời gọi của Đức Giêsu là yêu thương hết mọi người, kể cả người thù ghét mình nữa.

1. Luật yêu thương trong Cựu Ước

Thời Cựu Ước, luật yêu thương được hiểu là không hại người anh em, phải yêu thương đồng loại:“Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình.” (Lv 19,18). Trong sách Huấn Ca, tác giả cũng dạy không được oán hờn, giận giữ anh em mình, vì nếu thù ghét đồng loại mình và không tha thứ cho nhau thì không xứng đáng được Chúa tha thứ cho mình. Hơn nữa, đây lại chính là điều kiện cần để được Thiên Chúa tha thứ và ban ơn cứu độ cho mình: “Vì các ngươi đong bằng đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy” (Lc 6:38)”.

Tuy nhiên, luật Cựu Ước, theo lẽ công bằng thì yêu tha nhân là những người đồng chủng, đồng bào, nghĩa là chỉ người Do thái. Còn tất cả mọi người khác là ngoại bang, là kẻ thù, không được thương mà cũng không được giúp. Ngược lại, còn khuyên tránh xa, và nếu cần có thể giết nữa (x. Đnl 20,13-17; 23,4-5; 25,17-19). Luật công bằng cũng hiểu là: “mắt đền mắt, răng đền răng”.

Như thế, ta thấy luật Cựu Ước là một luật đem lại công bằng cho người đồng loại, nhưng được phép báo oán kẻ thù của mình. Còn đến thời Tân Ước thì sao? Chúng ta xem Đức Giêsu đến, Ngài dạy gì?

2. Luật yêu thương thời Tân Ước

Sang thời Tân ước, Đức Giêsu đến để kiện toàn Lề Luật bằng việc đem vào đó một tình yêu bao dung tha thứ được dành cho hết mọi người. Vì thế, theo giáo huấn của Đức Giêsu về luật yêu thương tha nhân, thì sự bao dung đại lượng còn phải đi tới chỗ yêu thương luôn cả thù địch nữa. Đức Giêsu đã phán: “Các con cũng đã nghe dạy rằng: ‘Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch’. Còn Thầy, Thầy bảo các con: ‘Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con’” (Mt 5,43-44). Thánh Phaolô cũng tiếp lời giáo huấn của Đức Giêsu khi nói: “Hãy chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ… Nếu kẻ thù ngươi đói hãy cho nó ăn; nó khát hãy cho nó uống [...]Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” (x. Rm 12:14, 20-21). Rõ ràng, Đức Giêsu đã xóa bỏ nguyên tắc “ăn miếng trả miếng”. Ngài đòi hỏi các môn đệ phải khước từ báo oán, phải tha thứ, yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù nữa, bởi vì: “Cha các con ở trên trời, là Ðấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”. Ngài mời gọi các môn đệ hãy tha thứ vô điều kiện: “Không phải chỉ tha 7 lần nhưng là 70 lần 7”. Như vậy, vị chi là 490 lần, tức là yêu thương không ngừng.

Tuy nhiên, không vì thế mà Ngài bảo trợ cho những người phạm tội hay có những tà ý vẫn ung dung sống trong những chọn lựa sai lầm của họ, mà Ngài đã mở lối thoát cho những ai bị người đời giam hãm cách tuyệt vọng trong tội hay trong những khuyết điểm của họ, để giúp họ vượt ra khỏi vòng tội lỗi để trở về với Chúa và sống chân tình với nhau. Đức Giêsu cũng không ngừng mời gọi người môn đệ sống tinh thần đó để góp phần làm cho một xã hội tràn đầy tình thương, lòng bao dung tha thứ.

“Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con”(Mt 5,43-44) là điểm sáng của người môn đệ. Nếu không tha thứ cho những người ngược đãi mình thì của lễ của chúng ta cũng không được đẹp lòng Chúa và không được Ngài chúc phúc: "Nếu mỗi ngày, anh em con xúc phạm đến con tới bảy lần, và bảy lần nó trở lại với con mà nói: Tôi hối hận thì hãy tha cho nó" (Lc 17, 4). Xa hơn nữa: "Khi con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em lỗi phạm đến con, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã rồi bấy giờ trở lại dâng của lễ của con" (Mt 5, 23-24).

Điều đó quả thật không dễ! Khó, nhưng cần thiết biết bao, vì "tha thứ và xin thứ tha tạo ra một phẩm chất mới trong quan hệ giữa người với người, bẻ gãy xiềng xích tội lỗi trói buộc trong tâm tư những người thù hận nhau... Thánh Công đồng Vat. II cũng nhấn mạnh luật yêu thương khi nói: “Giáo Huấn của Đức Kitô còn đòi ta phải tha thứ những xúc phạm (MV số 28).

Tuy nhiên, Công đồng lưu ý ta phải phân biệt giữa tội và người có tội. Ghét tội, nhưng không được ghét kẻ có tội, phải tìm cách giúp đỡ họ vượt ra khỏi tình trạng tội lỗi. Nếu người môn đệ Đức Giêsu chỉ yêu thương những người đồng đạo thì chưa phải là một môn đệ đích thực. Người đời họ cũng làm như thế: “Ta bảo các người: nếu đức công chính của các ngươi không vượt hẳn các Ký Lục và Biệt Phái, các người sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Ngài đã đi một bước xa hơn để diễn tả một tình yêu không phân biệt bạn và thù, để hướng tới mọi người ở mức độ tuyệt đối. Bởi vì mức độ của tình yêu là yêu không mức độ.

3. Hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho họ

“Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho họ". Đây là giáo huấn độc đáo của Đức Giêsu về lòng nhân ái.

“Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho họ". Là một nghĩa cử anh hùng, một nỗ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên, vượt trên phản ứng thường tình của con người. "Yêu thương kẻ thù" là bước vào thế giới siêu nhiên của con cái Chúa, sống nhân hậu và hoàn thiện như Cha trên trời: "Đấng làm cho mưa xuống trên kẻ lành cũng như người bất lương..."

Khi dạy “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho họ". Đức Giêsu không có ý cổ võ sự nhu nhược, nhát đảm nhưng là đề nêu cao tinh thần khoan dung hiền từ quảng đại tha thứ.

“Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho họ". Đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Đức Giêsu. Nhưng Ngài đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá “lạy Cha, xin tha cho họ vì nó lầm chẳng biết”. Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho con người cơ may hầu sám hối và canh tân để được cứu độ.

Như vậy Đức Giêsu mở ra con đường mới cho nhân loại. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.

Giới răn của Đức Giêsu “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho họ" là một sự từ bỏ triệt để bạo lực. Ý tưởng ấy rất cao và rất khó nhưng nó tạo nên ý nghĩa và làm nên bản chất của người môn đệ.

4. Sống sứ điệp Lời Chúa

Là những Kitô hữu, chúng ta đứng về phía bất bạo động. Tuy nhiên đó không phải là một chọn lựa cho sự nhu nhược hay thụ động leo thang, nhưng chọn lựa bất bạo động có nghĩa là tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh của chân lý, của công bằng và tình yêu hơn là sức mạnh của chiến tranh, vũ khí và hận thù…

Là những kitô hữu, chúng ta phải cố gắng học theo lòng quảng đại của Thiên Chúa, sẵn sàng tha thứ, không đòi trả thù và oán hận chống lại người khác, vì họ là đền thờ và hình ảnh của Thiên Chúa.

Khi đến trần gian, Đức Giêsu đã mang ơn cứu độ từ trời xuống cho nhân loại, nhưng ơn cứu độ này lại được ban cách ưu tiên cho kẻ tội lỗi như Ngài đã nói: Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, mà là kêu gọi người tội lỗi, vì người khỏe thì không cần đến thầy thuốc, người đau yếu mới cần.

Như vậy, nếu các kitô hữu không cố gắng bắt chước tình yêu không phân biệt của Thiên Chúa, họ sẽ không tốt hơn những người khác và có khi những người không phải là Công Giáo, người ta làm tốt hơn chúng ta.

Chính sự tha thứ sẽ giải phóng con người, còn nếu nuôi lòng hận thù báo oán thì con người sẽ chuốc lấy sự đau khổ: “ai dùng gươm sẽ chết vì gươm”. Đức Giêsu đã nói với Phêrô như vậy tại vườn cây dầu khi ông dùng gươm để bênh vực cho thầy của mình và đã chém đứt tai người lính đến để bắt Đức Giêsu. Khi chúng ta ghét kẻ thù là chúng ta cho họ quyền áp đảo chúng ta.

Nói cách khác, viên đạn căm thù chỉ có thể làm thương tổn kẻ thù chúng ta sau khi đã xuyên qua lương tâm chúng ta trước. Khi nuôi trong mình sự trả thù thì đồng nghĩa với việc ta đào thêm một cái hố nữa để chôn chính ta. Người Hylạp cổ thường ví von như sau: “Người khôn ngoan thà chịu đựng sự ác hơn là làm điều ác”.

Chúng ta biết chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng hoàn thiện, tốt lành vô cùng, chúng ta không thể trọn hảo như Người được. Nhưng chúng ta phải nên trọn lành như ý Người muốn, theo mẫu gương thánh thiện của Người, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ: “hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Ðấng trọn lành”.

Cuối cùng, yêu thương tha thứ phải được định hướng bởi sự thật. Không có sự thật thì tình thương trở thành mù quáng. Yêu hoa, không có nghĩa là yêu luôn cả những con sâu ẩn núp trong những cánh hoa. Đức ái Kitô Giáo đòi hỏi phải đấu tranh tích cực để khử trừ tội ác và cứu vớt con người, biến kẻ thù thành anh em, biến con người thành con Chúa. Đây là một lý tưởng cao đẹp, nhưng cũng phải phấn đấu hằng ngày.

Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu và sống tinh thần yêu thương, tha thứ, làm ơn cho anh chị em, nhất là những người đang thù ghét chúng con bằng một tình yêu không giới hạn. Amen.
 
Lời Chúa trong đời sống thánh hiến
Jos.Vinc. Ngọc Biển
16:24 18/02/2014
LỜI CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

Lời Chúa là đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng chỉ đường chúng ta đi (x. Tv 118, 105). Lời Chúa rất quan trọng trong đời sống của người thánh hiến. Bởi vì nhờ Lời Chúa, ta biết được chính Chúa và biết được cách sống sao cho đẹp lòng Ngài; đồng thời cũng biết cách sống tốt với nhau.

Thánh Giêrênimô nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Thật vậy, nếu không biết Chúa Kitô là ai, Ngài đã sống, đã dạy con người cái gì, và cuối cùng Ngài cứu chuộc nhân loại bằng cách nào, thì định hướng đời tu của chúng ta không đặt đúng chỗ và có lẽ chúng ta là những người dại dột nhất trên đời, bởi lẽ tin và đi theo một người mà ta không hề biết. Nhưng, thật hạnh phúc cho chúng ta vì được Lời Chúa hướng dẫn, chỉ bảo, để rồi chúng ta biết Ngài là ai, tin và đi theo Ngài thì được cái gì...

Qua bài viết này, người viết muốn trình bày về tầm quan trọng của Lời Chúa, Giáo Huấn của Giáo Hội dạy thế nào về Lời Chúa, và như một sự tiệm tiến, chúng ta xác định vị trí của Lời Chúa trong cuộc đời của chúng ta là những người sống đời thánh hiến; đồng thời, để đời tu được hạnh phúc, ngoài việc gắn bó với Lời Chúa là Lời đem lại hạnh phúc, chúng ta còn phải có trách nhiệm chia san niềm hạnh phúc ấy cho người khác bằng việc loan báo Lời bình an, Lời hạnh phúc, Lời cứu độ.

1. Giáo Huấn của Giáo Hội về Lời Chúa

Khi nói về tầm quan trọng của Lời Chúa và sự cao trọng của Bí tích Thánh Thể trong đời sống của người tín hữu, Thánh Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến chế Tín lý về Mặc Khải đã khẳng định: “Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu” (MK, số 21). Còn khi nói riêng về Lời Chúa, Công Đồng tiếp: “Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội” (MK, số 21).

Bởi vì: “Lời Chúa là lời sáng tạo” (x. St 1, 3-26); "sống động và linh nghiệm" (x. Dt 4,12) “Lời là chân lý” (x. Lc 1, 2-4); “giúp ta sự hiểu biết chân lý” (x. Lc 24, 44 – 45); “Lời hằng sống” (x. Ga 6,68); “Lời là ánh sáng” (x. Ga 8, 12); “là đèn soi” (Tv 118, 105 ); “Lời mang ơn cứu độ cho muôn dân”... và làm phát sinh hoa trái cứu độ: “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời, không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55, 10-11). Lời Chúa trở thành lời cật vấn lương tâm: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Ðấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ” (Dt 4,12-13); Lời Chúa trở nên nguồn dịu ngọt “ngọt hơn mật ong nguyên chất” (x. Tv 118, 103), nên những người yêu mến, khi vừa gặp được đã nhanh chóng nuốt vào (x. Gr 15,16). Lời Chúa như là luật và những huấn lệnh để chỉ dẫn đường lối phải theo (x. Tv 118, 97-98).

Như một điếm nhấn, Công Đồng Vaticanô II, trong hiến chế Tín Lý về Mặc Khải viết: “Trong các Sách Thánh, Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ.Vậy sức mạnh và quyền năng chứa đựng trong Lời Chúa lớn lao đến độ trở thành điểm tựa đầy năng lực cho Hội Thánh và là sức mạnh của đức tin, lương thực nuôi linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái của Hội Thánh” (MK số 21).

Tiếp theo dòng suy tư ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Thư Khởi Đầu Ngàn Năm Mới ngài viết: “Lời Chúa phải trở nên một sự gặp gỡ ban sự sống, theo truyền thống xa xưa và luôn vững chắc về việc đọc Sách Thánh (lectio divina), cho phép rút ra từ bản văn Thánh Kinh Lời Hằng Sống, là lời chất vấn, hướng dẫn và hình thành cuộc sống chúng ta” (Tông thư Khởi Đầu Ngàn Năm Mới số 39).

Năm 1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nêu lên tầm quan trọng cũng như định hướng cho mọi tín hữu về giá trị của Lời Chúa trong cuộc sống: “Yêu mến Thánh Kinh không chỉ thể hiện qua việc phổ biến sách Thánh Kinh, mà còn là siêng năng đọc Lời Chúa trong đời sống và cho đời sống cụ thể của mình. Nói cách khác, đọc Lời Chúa không những để hiểu về Chúa mà còn để tìm hướng đi cho cuộc đời” (Thư chung 1980, số 8).

Như vậy, lược qua một số đoạn Kinh Thánh và Giáo Huấn của Giáo Hội để thấy được tầm quan trọng của Lời Chúa. Tiếp theo, xin được trình bày mối tương quan của người sống đời thánh hiến với Lời Chúa.

2. Lời Chúa trong đời sống thánh hiến

Khi nói về vai trò của người sống đời thánh hiến, những người có trách vụ rao giảng Lời, nhất là hãng ngũ giáo sĩ, Hiến chế Tín lý về Mặc Khải viết: “Tất cả các giáo sĩ, trước hết là các linh mục của Chúa Kitô và những người có bổn phận phục vụ Lời Chúa, như các phó tế và những người dạy giáo lý, phải gắn bó với Thánh Kinh nhờ việc chăm đọc và ân cần học hỏi, để khi họ phải truyền đạt kho tàng bao la của Lời Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, cho các giáo hữu được ủy thác cho họ, không ai trong họ sẽ trở thành ‘kẻ huênh hoang rao giảng lời Thiên Chúa ngoài môi miệng bởi không lắng nghe lời Thiên Chúa trong lòng’” (MK số 25).

Thật vậy, người không lắng nghe Lời Chúa trong tâm hồn của mình, thì cũng giống như một nhà hùng biện giỏi, họ cất tiếng lên thì nhiều người tán dương họ, nhưng khi chia sẻ kinh nghiệm của họ thì rỗng tuếch, hay chẳng ăn nhập gì, bởi vì: “ngôn hành bất tất”; họ là những người mâu thuẫn nội tại. Như thế, những lời hùng biện của họ không hữu dụng, làm cho người nghe ngán ngẩn vì tính vu vơ của họ. Nhất là họ không thể trở thành dấu chỉ về niềm hy vọng cho người khác, và lẽ đương nhiên, họ không thể trả lời cho con người sự chất vấn về niềm hy vọng.

Muốn được trở nên dấu chứng của niềm hy vọng, người sống đời thánh hiến phải kết hiệp mật thiết với Lời Chúa, coi đây như là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng đời sống tâm linh của mình. Sau đó, mình mới trở thành những người có niềm hy vọng để rồi chúng ta sẽ cho những gì của chính chúng ta có.

Thật vậy, ai muốn sống đời thánh hiến của mình cách tốt đẹp, thì điều trước tiên, họ phải là người của Chúa, thấm nhuần Lời Chúa. Khi đã là người thuộc về Chúa và bén rễ sâu trong Lời của Ngài, đời sống tâm linh của họ được mở ra để gặp gỡ Đấng Siêu Việt thông quan Chúa Giêsu nơi Lời của Ngài.

Khi tâm hồn người sống đời thánh hiến được phong phú hóa nhờ Lời Chúa, được Chúa Thánh Thần thánh hóa và làm cho phì nhiêu, thì như một quy luật, Lời ấy sẽ triển nở trong tâm hồn của đương sự: hạt được 30, hạt 60 hay 100.

Việc suy niệm Lời Chúa trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của những người thánh hiến. Chính Chúa Giêsu đã nói: “sống trên đời chỉ có một việc cần mà thôi, đó là ai nghe Lời Chúa như Maria, người ấy đã chọn được phần tốt nhất, và sẽ không bị sự dữ nào giật mất” (x. Lc 10, 42).

Tiên tri Giêrêmia cũng đã cảm nghiệm được tầm quan trọng của Lời Chúa, nên đã thốt lên: “Gặp được lời Chúa, con đã nuốt vào, Lời Ngài làm cho con hoan hỷ, làm vui thoả lòng con, vì con được mang danh Ngài” (Gr 15,16). Lòng yêu mến được thể hiện như sự tìm kiếm và thi hành ý muốn: “Ai yêu mến Thầy, thì vâng giữ Lời Thầy” (x. Ga 14,23; 15,21); “Lời Chúa được nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày. Vì Lời Chúa là Thần Khí” (x. Ga 6, 63).

Khi chúng ta suy gẫm Lời Chúa, chúng ta được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô nhờ Lời của Ngài. Vì thế, chúng ta sẽ được biến đổi từ bên trong chứ không phải từ những thứ chóng qua mau hết bề ngoài. Khi biến đổi từ nội tâm như thế, chúng ta trở thành niềm hy vọng và sẵn sàng trả lời cho con người và thế giới về niềm hy vọng ấy.

Những người luôn gắn bó với Chúa thì được ví như cây Ly Băng trồng bên bờ suối, tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn: “Người ấy tựa như cây trồng bên dòng suối, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh, những cành lá không bao giờ tàn tạ, người như thế làm chi cũng sẽ thành” (Tv 1, 1-3).

Ngược lại, thiếu sự gắn bó với Chúa, đời sống thánh hiến sẽ trở nên khô cằn, sỏi đá, tâm hồn của họ như sa mạc khoang vu và lẽ đương nhiên không thể sản sinh những hoa trái thiêng liêng được.

Như vậy, việc suy niệm Lời Chúa trở thành lương thực không thể thiếu trong đời sống thánh hiến. Bởi vì Lời ấy là đèn, ánh sáng, là sức sống, Lời ấy là niềm hy vọng, Lời ấy đem lại sự sống đời đời và, Lời ấy thúc đẩy người được thánh hiến lên đường và thi hành sứ vụ.

3. Sống và loan báo Lời Chúa nơi người thánh hiến

Những người sống đời thánh hiến không chỉ đơn thuần là Thừa Tác Viên phục vụ Lời của Chúa, mà là người của Lời Chúa.

Khi khẳng định ai là người của Chúa, thì đồng nghĩa với việc khẳng định họ được Lời Chúa thấm nhập vào tận xương tủy của họ. Họ trở thành hiện thân của Chúa, vì họ đang sống chính cuộc sống của Chúa. Nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi! "(Gl 2, 20).

Người sống đời thánh hiến cũng vậy. Họ là người làm cho Chúa Kitô được sống động ngay trong cuộc sống của họ. Vì thế, Lời Chúa phải ở trên môi trên miệng của họ bởi lẽ họ được tận hiến để loan báo Tin Mừng Nước Trời.

Tuy nhiên, ngày nay, Lời Chúa ít còn chiếm vị thế độc tôn nơi nhiều người, trong đó có cả giới nhà tu. Điều đó dễ hiểu đối với những người không sống đời tu trì, nhưng lại quá khó hiểu đối với người đi tu. Bởi vì Thánh Giêrônimô nói: “Không biết Thánh Kinh là không biết Đức Kitô”. Đời tu mà không được Lời Chúa soi dẫn thì đương nhiên sẽ là lời phàm mách lối đưa đường.

Đời sống thánh hiến cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn do ngoại cảnh và nội tại nơi mỗi người. Những khó khăn đó mang tính “đặc thù tối hậu” mà ta phải đối mặt như là sự cô đơn mang tính “độc đáo” của mình. Khi nói về sự đặc thù mang tính tối hậu, thì hỏi rằng liệu có nhiều người hiểu được nỗi khó khăn vừa trừu tượng, lại vừa siêu hình đó không?

Nhưng khi siêng năng suy gẫm Lời Chúa, người sống đời thánh hiến sẽ cảm thấy mọi chuyện không có gì là lạ, bởi vì tất cả mọi chiều kích trần thế của kiếp con người thì Chúa Giêsu đã trải qua tất cả, và Ngài mời gọi ta đi theo Ngài trên con đường mà chính Ngài đã đi.

Khi gắn bó với Chúa qua Lời của Ngài, chúng ta học được sự thinh lặng của mầu nhiệm tự hủy. Học được bài học quên mình, cho đi và sự hy sinh vô vị lợi. Ý thức được sự nhất thời, tạm bợ, mau qua, chóng hết ở đời này. Cuối cùng, khi được Lời Chúa hướng dẫn, chúng ta học được bài học của sự hiệp thông sâu sắc.

Khi chúng ta xác tín được như thế, ấy là lúc chúng ta cảm thấy bình an và quy chiếu mọi biến cố vui buồn, thành công hay thất bại dưới lăng kính tích cực và trong nhiệm cục cứu độ.

Khi chúng ta gắn bó với Chúa Giêsu, chúng ta lấy Ngài làm tâm điểm để xây dựng tình hiệp thông huynh đệ, xây dựng sự hiệp nhất.

Người sống đời thánh hiến siêng năng đọc Kinh Thánh sẽ giúp cho mình dễ dàng vượt qua những khó khăn trong đời tu, vì tất cả chúng ta đều thấy được mọi chiều kích, tương quan với Thiên Chúa và con người, mọi biến cố vui buồn, sướng khổ, thành công hay thất bại đều được Chúa Giêsu kinh qua. Do đó, cũng không lạ gì khi trên đường tu trì của chúng ta cũng trải qua những biến cố đó. Điều quan trọng chính là chúng ta cần có thái độ như Chúa Giêsu thì, niềm an ủi, bình an và hạnh phúc sẽ đến với ta. Lúc ấy, "Lời Chúa trở thành niềm vui và hạnh phúc của lòng con" (Gr 15,16).

Khi Lời Chúa đã trở thành niềm vui và hạnh phúc của chúng ta, lúc ấy, lòng với lòng, ta sẽ nghe được tiếng Chúa. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta được tiếp cận trực tiếp với Thiên Chúa ngang qua Chúa Giêsu. Nơi Kinh Thánh, chúng ta thấy rõ khuôn mặt của Chúa Giêsu được lộ hiện trên từng trang Kinh Thánh. Không có lời nào của loài người có thể đến với con người bằng một sự thâm sâu như Lời Thiên Chúa đến với họ. "Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người" (Dt 4,12). Lời Chúa có sức sống và quyền năng vô cùng bởi lẽ: “Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống”. Lời Chúa quý giá như một viên ngọc, như kho báu. Ai yêu mến khám phá sẽ say mê, đến nỗi có thể bán hết mọi của cải tài sản để có được viên ngọc quí, có được kho báu ấy.

Nhưng đời sống của người thánh hiến chỉ có thể trở nên hạnh phúc khi Lời ấy được chia sẻ, loan báo cho người khác. “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Trong Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm vui của Tin Mừng, số 25 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhắc lại rằng, “chúng ta phải luôn có tinh thần truyền giáo thường trực” .

Thật vậy, cho thì có phúc hơn là nhận, lẽ nào chúng ta được hạnh phúc, mà những người khác không được hạnh phúc, chúng ta lại vui mừng được hay sao?

Khi nói về trách nhiệm của các linh mục trong việc loan báo Tin Mừng, Giáo Luật số 757 nói rất rõ: “Các Linh mục có nhiệm vụ riêng là phải loan báo Tin Mừng của Chúa. Đây là nhiệm vụ bắt buộc, nhất là các cha sở và những linh mục khác được uỷ thác việc coi sóc các linh hồn”. Tinh thần này cũng có thể mở rộng để hiểu cho tất cả những người sống đời thánh hiến.

Tắt một lời, vai trò Lời Chúa trong đời sống của người thánh hiến rất quan trọng. Bởi vì nhờ Lời Chúa, những người sống đời thánh hiến sẽ tìm được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời và sứ vụ. Niềm vui ấy chỉ có thể cảm nghiệm khi được nghiền ngẫm và suy đi nghĩ lại trong lòng. Khi gắn kết và được Lời Chúa nuôi dưỡng, chúng ta sẽ đi vào mối tương quan thân tình của Thiên Chúa. Tuy nhiên, niềm vui và hạnh phúc ấy chỉ có thể nên trọn khi được loan báo cho người khác, hầu họ cũng cảm nghiệm được niềm vui và hạnh phúc của Tin Mừng như chúng ta.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ly dị và tái hôn
Vũ Văn An
21:28 18/02/2014
Cứ đọc truyền thông thế tục, người Công Giáo sẽ có cảm tưởng đạo mình rồi ra cũng không khác gì thế gian. Cuối cùng, rồi cũng cho người ta ly dị thôi, và do đó, dây hôn phối có còn chi là vĩnh viễn, là bất khả tiêu nữa.

Thực vậy, theo hãng tin AP, “cuộc họp tuần này giữa Đức GH Phanxicô và các Hồng Y của ngài sẽ thảo luận một số vấn đề gai góc nhất đang thách thức Giáo Hội, kể cả việc phần lớn người Công Giáo bác bỏ một số giáo huấn nòng cốt của đạo liên quan tới việc làm tình trước hôn nhân, ngừa thai, đồng tính và ly dị”.

Phần lớn đây là phần lớn nào? Đọc xuống dưới một chút nữa, ta mới hiểu. AP cho rằng năm ngoái, Đức Giáo Hoàng đã gửi tới các giám mục thế giới một bản câu hỏi để các tín hữu Công Giáo bình thường trả lời cho biết họ hiểu và thực hành ra sao các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, tính dục và các vấn đề khác liên hệ tới gia đình.

Kết quả, ít nhất của Âu Châu và Hoa Kỳ, cho thấy: chính các giám mục đã tường trình rằng các giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội về luân lý tính dục, kiểm soát sinh đẻ, đồng tính luyến ái, hôn nhân và ly dị bị đại đa số người Công Giáo bác bỏ như là không thực tiễn và lỗi thời, dù họ xác nhận vẫn tích cực tham gia sinh hoạt giáo xứ và coi đức tin của mình quan trọng một cách sinh tử.

Hãng tin không quên trích dẫn lời của Đức Cha Robert Lynch của giáo phận St. Petersburg, Florida, viết trên Blog của ngài tóm tắt các câu trả lời của giáo dân: “Về việc ngừa thai nhân tạo, các câu trả lời được biểu trưng bằng câu nói: ‘xe lửa rời bến đã lâu’. Người Công Giáo đã nhất quyết trong ý nghĩ của họ và cảm thức tín hữu (sensus fidelium) cho thấy họ bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về chủ đề này”. AP không cho biết nhận định riêng của Đức Cha Lynch, người có bổn phận “dạy dỗ” tín hữu, duy trì đức tin của họ.

AP tường trình cùng một phản ứng ấy ở Đức và Thụy Sĩ. Các giám mục Đức cho hay: “các tuyên bố của Giáo Hội về liên hệ tính dục tiền hôn nhân, về đồng tính luyến ái, về những người ly dị và tái hôn, và về kiểm soát sinh đẻ… một là hầu như chưa bao giờ được chấp nhận, hai là bị minh nhiên bác bỏ trong đại đa số các trường hợp”.

Các giám mục Đức là thế nào, là một số giám mục Đức hay là toàn thể giám mục Đức. Và một lần nữa, AP cũng không cho biết nhận định của các giám mục này, vốn là những vị có nhiệm vụ “chăn dắt” đoàn chiên Chúa, về các câu trả lời của tín hữu.

Tuy nhiên, AP có cho hay về trường hợp ly dị và tái hôn, thần học gia Đức, và hiện đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là TGM Gerhard Mueller, chính thức lên tiếng xác nhận rằng: giáo huấn của Giáo Hội chưa có gì thay đổi cả: Ngài bác bỏ các luận chứng cho rằng người ta nên theo tiếng lương tâm để quyết định liệu cuộc hôn nhân đầu của họ có thành hiệu hay không. “Việc quyết định đối với tính thành hiệu của hôn nhân không phải là việc của các cá nhân liên hệ mà là việc của Giáo Hội”.

Quan điểm một chiều

Mặt khác, tại cuộc điều trần gần đây về tự do tôn giáo tại Hạ Viện Mỹ, John Allen cho rằng người Công Giáo tiêu biểu thời nay không còn là người đàn ông giầu có của Âu Châu hay của Bắc Mỹ lái những chiếc Lincoln bóng loáng đi nhà thờ, mà là người phụ nữ nghèo một nách 4 đứa con tại Botswana. Đứng thế, hết 2/3 dân số Công Giáo hiện nay sống ở các nơi không phải là Âu Châu và Bắc Mỹ. Những cái phần lớn hoặc đại đa số trên xem ra không có giá trị gì.

Người ta cũng nhận ra thái độ bất xứng của một số giám mục Âu Châu và Bắc Mỹ. Thái độ này hoàn toàn phản ảnh triết lý sống của truyền thông hiện đại, chuyên sử dụng cái đại đa số thổi phồng hay tưởng tượng để làm áp lực.

Về phương diện này, Sandro Magister cho ta một số thoáng nhìn: Trước nhất, khu vực nói tiếng Đức là khu vực nhanh nhẩu nhất cả trong việc trả lời bản câu hỏi của Tòa Thánh lẫn trong việc cho công bố chúng. Thứ hai, nhân sự trổi vượt của câu trả lời “yes” cho câu hỏi có nên cho người ly dị và tái hôn được phép rước lễ và nhìn nhận cuộc hôn nhân thứ hai của họ hay không, để đưa ra lời kêu gọi phải có “một cách tiếp cận mới đối với nền luân lý tính dục Công Giáo, vì tín hữu không còn hiểu được các luận điểm của Giáo Hội về các vấn đề này nữa”.

Thứ ba, lý lẽ của các vị này không hẳn dựa vào tín lý, thánh kinh, Giáo Hội học, giáo phụ học hay bất cứ cái học nào trong Đạo, cho bằng dựa vào thực tế. Họ cho rằng mẫu gia đình cổ điển, có tính bất khả tiêu, bao gồm cha, mẹ và con cái, đang có khuynh hướng tan biến đi. Ngay nơi người Công Giáo, vẫn đang “có các gia đình ly thân, gia đình mở rộng, nhiều gia đình đang nuôi dậy con cái mà không có người phối ngẫu, lại còn hiện tượng đẻ thuê nữa, những cuộc hôn nhân không có con cái, và đừng quên còn những cuộc phối hợp giữa những người đồng phái”.

Một thực tế không mới lạ

Theo Magister, tình thế trên không có chi là đặc biệt cả. Ngay từ lúc bắt đầu cuộc hành trình của mình qua lịch sử, trong nền văn minh Rôma của các thế kỷ đầu tiên, Giáo Hội đã thấy mình phải chứng kiến nhiều hình thức liên hệ giữa các phái tính rồi, chúng đa dạng không kém thời nay; các mẫu thức gia đình cũng thế, chúng có gì phù hợp với mẫu thức bất khả tiêu do Chúa Giêsu giảng dạy đâu!
Với nền văn minh ấy, Giáo Hội đề xuất một mô thức hôn nhân chưa hề “cổ lỗ” nhưng rất mới lạ và đòi hỏi. Mô thức này phải trải qua một diễn trình dài và gian lao mới đạt tới mức hoàn hảo, vì nó phải “lách” qua nhiều tầng trùng trùng điệp điệp của văn hóa thời đại. Đến nỗi từ thời Mátthêu, đã có nố trừ “porneia” (19:9), dù lúc ấy, giáo huấn của Chúa Giêsu thật rõ ràng và nóng hổi: ai ly dị vợ và cưới người đàn bà khác là phạm tội ngoại tình.
Người ta còn tìm thấy dấu vết “lách” ấy trong nhiều soạn phẩm của các giáo phụ, kể cả sắc lệnh các công đồng: Tại Đông Phương, thói quen tha thứ cho những ai kết hôn lần thứ hai sau khi ly thân người phối ngẫu đầu, với việc cho phép họ được rước lễ sau một thời gian đền tội lâu dài, đã phát sinh trong ngữ cảnh này. Nó giống trường hợp Môsê vì sự cứng lòng của dân mà đành chấp nhận để họ ly dị. Ai cũng biết, Chúa Giêsu không chấp nhận chủ trương ấy của Môsê.

Nhưng từ thời Đức GH Grêgôriô VII, tức thế kỷ 11, Tây Phương bắt đầu phá bỏ thói quen trên một cách có hệ thống. Đến Công Đồng Trent, thì kỷ luật hôn nhân tuyệt đối chống lại ly dị đã thành nền nếp từ lâu. Thành thử khi Đức HY Del Monte, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, đề nghị giải thích Mátthêu 19:9 và một số bản văn của giáo phụ như là cho phép cuộc hôn nhân thứ hai, ngài đã bị Trent bác bỏ. Nhưng Trent không lên án thói quen đã thành nền nếp tại Đông Phương nói trên. Tại Vatican II, có ít nhất một giám mục là Đức Cha Elias Zoghby, thuộc nghi lễ Melkite, TGM Baalbek, muốn mở lại vấn đề này. Và một giám mục khác muốn theo gương ngài tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1980. Cả hai cố gắng đều đã không thành công.

Magister cho biết thêm: trong phần dẫn nhập cuốn “On pastoral care for the divorced and remarried” năm 1998 của Gilles Pelland, Dòng Tên và là một nhà nghiên cứu giáo phụ học, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger tuy không chối cãi đã có những lúc và những nơi cuộc hôn nhân thứ hai được chấp nhận cả ở Tây Phương nữa, nhưng ngài thấy trong diễn biến lịch sử của thói quen này, là xu hướng muốn trở về nguồn.

Mà nguồn đây, theo ngài, là chính lời Chúa Giêsu nói về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Đây là những lời “mà Giáo Hội không có bất cứ quyền hành nào trên đó”. Những lời này minh nhiên loại bỏ ly dị và tái hôn.

Vì lý do này, “trong Giáo Hội thời các Giáo Phụ, các tín hữu đã ly dị và tái hôn chưa bao giờ chính thức được phép rước lễ sau một thời gian đền tội”. Nhưng điều cũng đúng là Giáo Hội “không luôn luôn mạnh mẽ thu hồi các nhượng bộ về vấn đề này tại các nước cá thể”. Cũng đúng nữa là có “những cá nhân Giáo Phụ, như Đức Lêô Cả chẳng hạn, đã đi tìm các giải pháp ‘mục vụ’ cho những trường hợp tranh tối tranh sáng”.

Như trên đã nói, tại Tây Phương, “sự mềm dẻo và sẵn sàng thỏa hiệp đối với các tình thế hôn nhân khó khăn” đã được mở rộng và kéo dài tới thế kỷ 11, nhất là “tại các nước Pháp và Đức”. Sau đó, nhờ cuộc cải cách của Đức Grêgôriô VII, “ý niệm nguyên thủy của các Giáo Phụ đã được khám phá trở lại”. Việc trở về nguồn này đã được cả hai Công Đồng Trent và Vatican II thừa nhận làm giáo huấn của Giáo Hội.

Lá thư gửi các giám mục hoàn cầu năm 1994 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc lại huấn quyền chính thức về việc rước lễ của những người Công Giáo ly dị và tái hôn. Huấn quyền này liên tiếp được hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI củng cố và gần đây được Đức TGM Gerhard Mueller nhắc lại.

Nhưng không vì thế, cuộc tranh luận về chủ đề này đã được đóng lại. Nhất là vì Đức Phanxicô đang mở ra viễn tượng duyệt xét lại các thủ tục liên quan tới diễn trình vô hiệu hóa nói riêng và nền thần học về tính dục và gia đình nói chung.

Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ tới có trọng trách tìm ra giải pháp mục vụ vừa duy trì được giáo huấn minh nhiên và dứt khoát của Chúa Kitô về tính bất khả tiêu của hôn nhân vừa mang lại cho những người ly dị và tái hôn cơ hội hiệp thông trọn vẹn với anh chị em con cùng Mẹ Giáo Hội với mình. Chỉ nghiêng về phía “ăn khách” trong phương trình này không những không đem lại bình an cho Giáo Hội Chúa Kitô mà còn làm rối tung Giáo Hội này và đem nó tới phân rẽ không tài nào hàn gắn nổi. Hai phần ba người Công Giáo thế giới hiện nay không hẳn đứng ở phía “ăn khách” ấy.
 
Top Stories
Vietnam: Le Tribunal populaire de Hanoi confirme la peine de 30 mois de prison infligée en première instance à l’avocat dissident, Me Lê Quôc Quân
Eglises d'Asie
12:08 18/02/2014
Ce 18 février, un peu plus de trois heures auront suffi au Tribunal populaire suprême de Hanoi pour boucler le procès en appel de l’avocat catholique dissident Lê Quôc Quân et confirmer le jugement de première instance, à savoir 30 mois de prison ferme. Avant l’énoncé de cette sentence, en plein milieu des débats, vers 10h15, l’accusé, épuisé par 17 jours de jeûne consécutifs en prison, est tombé à terre évanoui.

Le procès s’est ouvert à huit heures du matin dans les bâtiments du Tribunal populaire de Hanoi. L’accusé est entré dans la salle d’audience dans un état de faiblesse extrême. De fait, il en était à son 17e jour de grève de la faim, une grève entreprise en vue d’obtenir la possibilité de lire la Bible, de consulter ses livres de droit et de rencontrer un prêtre catholique. L’accusation retenue contre lui était la même que lors du procès de première instance. Aucune allusion n’a été faite à son passé de militant social et de partisan de la démocratie, le seul vrai motif de son arrestation. Il comparaissait devant ses juges pour une prétendue fraude fiscale.

Le matin, de bonne heure, malgré la pluie fine qui tombe sur Hanoi en cette saison, des centaines de personnes venant de tout le territoire du Vietnam, s’étaient déjà rassemblées à quelque distance du tribunal pour soutenir l’avocat catholique qui avait lui-même demandé ce soutien. Dans une lettre ouverte envoyée la veille de son procès, l’avocat dissident avait souhaité le soutien de ses compatriotes, « un soutien, avait-il écrit, qui serait décisif pour la victoire de la liberté et de la justice ».

Arrivèrent en premier lieu les fidèles de Thai Ha, la paroisse rédemptoriste de Hanoi. Ils avaient auparavant circulé en longue file dans les rues de la capitale avant que les forces de l’ordre ne les immobilisent à 200 m. environ du tribunal, avec beaucoup d’autres manifestants. Parmi ceux qui étaient venus le soutenir, on remarquait de nombreuses personnes spoliées de leurs biens par réquisition gouvernementale ainsi que beaucoup de catholiques venus du diocèse de Vinh. Nombreux étaient ceux qui portaient un T-shirt blanc avec une photo de l’avocat et l’inscription : « Liberté pour Lê Quôc Quân ». Des slogans ont été scandés pendant tout le temps du procès : « Liberté pour les patriotes ! » ou encore : « Nous dénonçons un procès illégal ! »

Vers 10h15, la mère de l’avocat sortait du tribunal et annonçait que son fils venait de tomber évanoui en pleine salle d’audience. La nouvelle a provoqué aussitôt une grande émotion parmi la foule rassemblée. Celle-ci a rompu les barrages de la police et s’est rapproché du tribunal. Les forces de la Sécurité ont alors repoussé les manifestants avec brutalité en les frappant sans ménagement.

Peu après, on a vu une ambulance apparaît auprès du tribunal, sans doute pour apporter les soins l’accusé.

Durant toute la matinée, la foule venue apporter son soutien à l’avocat n’a cessé de grossir. Il y avait environ un millier de personnes présentes à 11 heures du matin. Par ailleurs, de nouveaux effectifs avaient été mobilisés pour renforcer les forces de l’ordre.

A 11h45, le procès s’est achevé et la sentence prononcée. Les 30 mois de prison ferme infligés en première instance ont été confirmés en appel. A nouveau, l’unique accusation retenue était celle de fraude fiscale (1).(eda/jm)

(1) Informations puisées dans plusieurs sites indépendants langue vietnamienne, comme Dân Lam Bao : http://danlambaovn.blogspot.fr/ ou encore le site des rédemptoristes vietnamiens : http://www.chuacuuthe.com/2014/02/tuong-thuat-truc-tiep-phien-toa-xet-xu-luat-su-le-quoc-quan-2/

(Source: Eglises d'Asie, le 18 février 2014)
 
Second day of the C8 meeting: report of the commission for the IOR
VIS
14:36 18/02/2014
Vatican City, 18 February 2014 (VIS) – This morning a press conference was held during which Fr. Federico Lombardi, S.J., director of the Holy See Press Office, reported on the second meeting of the Holy Father and the Council of Cardinals (C8). The meeting was also attended by Archbishop Pietro Parolin, secretary of State, who will participate at all times, although he will be absent from this afternoon's session due to an official appointment at the Italian embassy to the Holy See.

Fr. Lombardi communicated that yesterday afternoon the Council reflected on the results of the Commission for Reference on the the Organisation of the Economic-Administrative Structure of the Holy See (COSEA), presented during the preceding morning session. The president of the Commission, Joseph F.X. Zahra, was the only member of the Commission present. Msgr. Alfred Xuereb also attended today's meeting in his role as the papal delegate to the Pontifical Commission for Reference on the Institute of Works of Religion.

The day's events began, as usual, at 7 a.m. with the celebration of Holy Mass in the Domus Sanctae Marthae chapel; the meeting started at 9.30 a.m. in the same room where yesterday's gathering was held. The morning was spent hearing the representatives of the Pontifical Commission for Reference on the Institute for Works of Religion (IOR), instituted by chirograph on 24 June 2013. This Commission was the result of the Holy Father's wish to acquire a better knowledge of the legal position and the activities of the Institute to enable greater harmonisation of the latter with the mission of the Universal Church and the Apostolic See, within the broader context of reforms involving some of the Institutions which offer support to the Apostolic See. Its task is to gather information on the functioning of the Institute and to report the results to the Pontiff.

The session was attended by Cardinal Raffaele Farina, president; Cardinal Jean-Louis Tauran, member; Bishop Juan Ignacio Arrieta Ochoa de Chinchetru, coordinator; and Msgr. Peter Bryan Wells, secretary. Professor Mary Ann Glendon was not present as she does not reside in Rome.

The Commission presented the work carried out during these months, which was received with great interest by the cardinals, and provided information on the current situation of the Institute and the problems that it must face. Suggestions were offered for future changes, although no decisions were made following the hearing. One of the key points was the mission of the IOR in relation to the action of the Church in the world and not only from the perspective of economic performance.

Fr. Lombardi commented that it is important to bear in mind, considering the work of the two Commissions, that their aims are different but that they both fit into the contextual reality of the Holy See; for this reason the Holy Father wishes to obtain an overall view with regard to the reorganisation of its governance and structures.

The meeting will continue this afternoon, and tomorrow the C8 Council of Cardinals will with the Council of Fifteen. Due to the large number of attendees, the Wednesday meeting will not be held in the room in the Domus Sanctae Marthae, but is instead likely to be held in the Apostolic Palace.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xuân họp mặt Liên Tu Sĩ Pháp-Paris
Sr. Thu Hài-Paris
21:13 18/02/2014
Xuân họp mặt Liên Tu Sĩ Pháp-Paris

Chẳng phải vô tình, người ta gọi xuân là mùa sum họp. Dù ai sinh sống ở góc biển chân trời nào, mỗi dịp xuân về, đều mong gặp gỡ người thân, bạn bè, trao và nhận hương xuân nồng ấm. Ngày họp mặt gia đình Liên tu sĩ (LTS) Pháp tại Paris chiều ngày 16 tháng hai vừa qua, cũng vì thế ngập tràn không khí xuân; tuy chưa có chồi non lộc biếc, mai vàng đào thắm khoe hương, nhưng phía sau những nụ cười, trong cái nắm tay thật chặt và giữa tiếng hàn huyên hội ngộ, là cả một mùa xuân yêu thương ấm áp đang lan tỏa nơi từng người.

Giai điệu xuân nhẹ nhàng tha thiết trong lời ca tiếng hát khai mạc thánh lễ tân niên tại nhà nguyện quý cha Hội Thừa Sai Paris (Missions Etrangères de Paris); Cha chủ tịch LTS Pierre Nguyễn Đình Thắng, chủ sự thánh lễ cùng bốn mươi Linh mục đồng tế; sự hiện diện của hơn một trăm quý thầy, quý soeurs từ khắp miền Paris giúp thánh lễ trang trọng, sốt sắng. Giây phút linh thiêng lắng đọng, tình thương mến thương của mọi người đan kết lại rồi thăng hoa trong niềm vui trọn vẹn, hướng lên Thiên Chúa, tạ ơn Ngài vì những hồng ân năm qua. Dù cho ngày nối ngày ưu tư bộn bề sứ vụ, tháng tiếp tháng bôn ba mê mải học hành, thì mỗi người đều cảm nhận tình yêu Thiên Chúa qua từng phút giây, hơi thở cuộc sống. Khoảnh khắc hiện diện bên nhau trong thánh lễ tân niên hôm nay là món quà vô giá Chúa tặng ban cho mỗi chúng ta, đó cũng là những lời cha chủ tịch LTS nhắn gửi mỗi anh chị em.

Không khí càng mời gọi khi mọi người quây quần bên bữa tiệc mừng xuân; ẩm thực ngày tết, những món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa họp mặt tân niên. Món ăn tuy nhẹ nhàng đơn sơ, nhưng tình người thấm đậm, câu chuyện ngày xuân miên man như muốn kéo dài bất tận. Quả thực niềm vui sẽ không trọn vẹn nếu thiếu vắng những màn trình diễn đặc sắc của dàn diễn viên không chuyên do quý cha, quý soeurs, quý thầy nhiệt tình đóng góp. Mọi người được phen cười nghiêng ngả khi nghe màn táo MEP chầu trời do cha Nguyễn Quang Cường (Đà Lạt) và cha Trương Hoàng Phong (Cần Thơ) diễn xuất.

Màn tung hứng nhịp nhàng giữa ngọc hoàng và táo quân đã khái quát bức tranh xã hội đầy biến động cũng như những biến cố lớn trong Giáo Hội năm qua. Ẩn giấu sau tiếng cười sảng khoái là những thao thức băn khoăn về sứ vụ ngày mai của những chứng nhân khi phải đối diện với bao thách đố mới.

Cả khán phòng vui nhộn theo vũ điệu trẻ trung sôi động của quý soeurs Saint Paul de Chartres, quý soeurs Jérusalem và vũ khúc duyên dáng nhẹ nhàng của quý soeurs Mến Thánh Giá đến từ phố biển Nha Trang, cùng màn hòa tấu đàn tranh đặc sắc của nhóm "tiếng tơ đồng" cuốn người nghe theo mọi cung bậc cảm xúc.

Thật tuyệt vời khi đạo diễn chương trình đưa tiết mục hợp ca của quý cha sinh viên mở màn và kết thúc buổi văn nghệ. Những âm thanh đồng điệu, trấm ấm, khỏe khoắn vang lên trong bài "ly rượu mừng" - "khúc cảm tạ" xóa tan khoảng cách đưa mọi người sát gần nhau hơn, say sưa hòa nhịp theo từng nốt nhạc lời ca, cùng lời dẫn khéo léo, dí dỏm, hài hước của cha Nguyễn Xuân Lành, điều khiển chương trình, làm cho bầu khí vỡ òa trong niềm vui đong đầy.

Tất cả đã tạo nên một không khí xuân đầm ấm vui tươi, tràn đầy hương sắc. Xuân gặp gỡ làm lòng người cũng cởi mở hơn; nhiều gương mặt thêm chút tươi vui, ánh mắt và nụ cười căng tràn niềm vui sống. Xuân họp mặt kéo mọi người quây quần bên nhau trong tình Chúa, tình người. Xuân hội ngộ chính là ngày hội chung của gia đình LTS. Cũng nên nhắc lại rằng, LTS Pháp đã hiện diện trên mảnh đất này hơn bảy mươi năm, trải qua bao thăng trầm thời cuộc, LTS vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, một phần nhờ quý cha chủ tịch đã cố gắng duy trì gìn giữ, một phần do mỗi ngày thêm những gương mặt mới, và quan trọng hơn hết, sự đóng góp nhiệt tình của mỗi thành viên gia đình, bấy nhiêu đó giúp cho ngôi nhà LTS luôn đứng vững, sáng tạo, trẻ trung và năng động.

Niềm vui nào cũng khép lại, cuộc hội ngộ nào rồi cũng đến phút chia tay, nhịp sống vẫn tiếp nối, đồng hồ thời gian vẫn quay, nhưng có đi, có đến, có sống, có chứng kiến những giây phút gặp gỡ ân tình ấy ta mới thấy cuộc sống đời dâng hiến thêm ý nghĩa và đáng quý trọng biết bao.

Để kết thúc bài viết, xin mượn lời cha Pierre Nguyễn Văn Hiền, đại diện quý cha sinh viên và cộng đoàn hiện diện, cảm ơn cha chủ tịch LTS đã tổ chức ngày họp mặt hôm nay giúp chúng ta có cơ hội gặp gỡ sẻ chia, đặc biệt cảm ơn cha sẽ đồng hành với anh chị em trong nhiệm kỳ ba năm tới, một chặng đường dài vất vả, chúng con sẽ cầu nguyện và cộng tác với cha; xin cảm ơn quý cha sinh viên MEP đã tận tâm phục vụ, chuẩn bị phòng ăn, phòng hội, sân khấu, trong đó có ban văn nghệ (cha Nguyễn Quang Cường), ban phụng vụ (cha Vũ Văn Hoàng) lo chu tất cho thánh lễ thêm phần sốt sắng; cảm ơn ban ẩm thực đã cho anh chị em thưởng thức hương vị tết quê nhà, và cuối cùng để có buổi họp mặt thành công tốt đẹp như mong đợi, chúng ta cảm ơn nhau đã cùng hiện diện và mang đến cho nhau niềm vui sum họp nghĩa tình.

Sr. Thu Hài-Paris
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phiên tòa phúc thẩm vụ án LS Lê Quốc Quân bị tuyên 'y án sơ thẩm', tức 30 tháng tù giam
Dân Làm Báo
12:25 18/02/2014
Danlambao - Lúc 08 giờ sáng nay, 18/2/2014, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội (Số 262 Đội Cấn, Ba Đình) diễn ra phiên phúc thẩm vụ án LS Lê Quốc Quân với tội danh cáo buộc mang tên 'trốn thuế'. LS Quân bước ra tòa trong tình trạng sức khỏe suy yếu do đang tuyệt thực sang đến ngày thứ 17 liên tiếp phản đối chế độ lao tù cộng sản.

Gia đình và người thân đến Tòa án ũng hộ LS Quân
Sáng nay, thời tiết Hà Nội lạnh và có mưa nhỏ. Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân từ khắp nơi đã có mặt để tham dự phiên tòa và ủng hộ tinh thần LS Lê Quốc Quân.

Bắt đầu từ nhà thờ Thái Hà, đoàn người ủng hộ LS Lê Quốc Quân tuần hành qua nhiều tuyến phố trước khi bị lực lượng CA chặn lại tại khu vực ngã 4 Đội Cấn và Liễu Giai, cách trụ sở tòa án khoảng 200 mét.

Những người tham dự phiên tòa cùng mặc áo trắng, trên áo in hình LS Quân và khẩu hiệu "Tự do cho LS Lê Quốc Quân". Trong số này, có rất đông bà con dân oan mất đất và người dân Nghệ An đến ủng hộ tinh thần người yêu nước.

Bị chặn lại cách tòa án 200 mét, đoàn người cùng hô vang các khẩu hiệu như: "Tự do cho người yêu nước", "Phản đối phiên tòa bất công"...

Từ trái qua phải: chị Dương Thị Tân (vợ blogger Điếu Cày), anh Lê Quốc Quyết (Em trai LS Lê Quốc Quân) và chị Nguyễn Thị Nhung (mẹ Phương Uyên) - Ảnh Trần Thị Cẩm Thanh

Lúc 10:15, bà Nguyễn Thị Trâm, mẹ LS Lê Quốc Quân rời khỏi tòa án, vừa khóc vừa thông báo: LS Lê Quốc Quân đã ngã xuống và bất tỉnh ngay bên trong tòa.

Lực lượng CA ngay sau đó lập tức đàn áp những người đến tham gia phiên tòa.

Thông tin LS Lê Quốc Quân gục xuống bất tỉnh bên trong tòa đã làm bùng phát sự phẫn nộ của người dân. Bà con lập tức đồng loạt xông lên, vượt qua hàng rào công an dày đặc, tiến sát hơn vào cổng tòa án.

Lập tức, cảnh sát chống bạo động và công an sắc phục đã ra tay đàn áp, đánh đập rất nhiều người, trong đó có nhiều người già và trẻ em.

"Đả đảo bọn giết người" - Phản ứng sau khi nghe tin LS Quân bất tỉnh

Lúc 11 giờ trưa, số lượng người dân đến tham gia phiên tòa mỗi lúc một đông hơn, lúc cao điểm lên đến gần 1000 người. Trong khi đó, phía CA cũng huy động quân số tối đa lập hàng rào dàn trận đối đầu với nhân dân.

Bên trong phía tòa án xuất hiện một chiếc xe cấp cứu. Hiện không rõ tình trạng sức khỏe LS Lê Quốc Quân ra sao.

Ảnh Ls Lê Quốc Quân hôm nay và năm 2012
CA bắc loa phóng thanh liên tục đe dọa anh Lê Quốc Quyết (em trai LS Quân) với nội dung: "Yêu cầu ông Lê Quốc Quyết không được kích động, xúi dục nhân dân..."

Sau khi chạy ra ngoài báo tin LS Lê Quốc Quân ngất xỉu, bà Nguyễn Thị Trâm đã bị côn an ngăn cản không cho quay trở lại bên trong phiên tòa con trai mình. Hiện nay, bà chỉ biết đứng bên ngoài chờ đợi và cầu nguyện trong âm thầm.

Bà Nguyễn Thị Trâm có 3 con trai, trong đó 2 người con bị chế độ CS bỏ tù là LS Lê Quốc Quân và Lê Đình Quản, người con còn lại là anh Lê Quốc Quyết thì liên tục bị nhà cầm quyền CS khủng bố, sách nhiễu.

Trong thời gian vừa qua, bà Trâm đã có một chuyến đi dài ngày sang Mĩ, Thụy Sỹ, Úc... nhằm vận động quốc tế lên tiếng, can thiệp trả tự do cho LS Lê Quốc Quân. Bà chỉ vừa kịp về đến Việt Nam vài tiếng trước giờ diễn ra phiên tòa phúc thẩm con trai mình.

Những người đứng ngoài Tòa án ủng hộ LS Quân
Hiện nay, mẹ và vợ LS Quân đã bị CA áp giải ra ngoài phòng xử án. Trong gia đình không còn ai biết thông tin gì thêm.

Lúc 11:45, phiên tòa kết thúc chóng vánh chỉ trong vòng một buổi sáng. Luật sư Lê Quốc Quân bị tuyên 'y án sơ thẩm', tức 30 tháng tù giam với tội danh cáo buộc mang tên 'trốn thuế'.

Luật sư Quân bị bắt giam vào ngày 27/12/2012, tính đến nay đã bị giam giữ 14 tháng tại nhà tù Hỏa Lò.

Ngay trong buổi trưa cùng ngày, hãng thông tấn quốc tế AFP lập tức phổ biến bản tin về phiên tòa LS Lê Quốc Quân (AFP được vào bên trong theo dõi diễn biến phiên tòa).

AFP mô tả, LS Lê Quốc Quân ra tòa mặc một chiếc áo khoác dày và có áo thun bên trong. Sau 17 ngày tuyệt thực, ông trông mệt mỏi và gầy đi. Khi đang đứng tại khu vực dành cho bị cáo, LS Quân đã bất tỉnh một lúc. Ngay lập tức, nhân viên an ninh đã vực ông dậy.

Tuyên bố trước tòa bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, LS Quân nói: “Tôi hoàn toàn vô tội. Đó là điều chắc chắn, tôi không có tội!”

“Xin nhắc lại, tôi chính là nạn nhân của một âm mưu chính trị. Tôi phản đối phiên tòa này”,

Tại tòa, luật sư Bùi Quang Nghiêm khẳng định cáo buộc trốn thuế đối với ông Quân chính là một 'trò hề'.

“Nếu quý vị muốn xử Lê Quốc Quân vì các hoạt động, quý vị không cần phải đưa ông ấy ra tòa với tội danh trốn thuế”.

(Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/02/phien-toa-phuc-tham-vu-ls-le-quoc-quan.html#more)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục nói lời thô tục trong bài giảng được không?
Nguyễn Trọng Đa
21:06 18/02/2014
Giải đáp phụng vụ: Linh mục nói lời thô tục trong bài giảng được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi mới tham dự một Thánh Lễ. Trong bài giảng (vốn tập trung vào đức tin của chúng ta là người Công Giáo), vị linh mục sử dụng tiếng thô tục không chỉ một lần ( "... Đồ chết tiệt!", trích dẫn từ Flannery O'Connor) nhưng hai lần (lần này là một lời có tính riêng tư hơn: "Chúng ta là đồ ngốc khốn kiếp!"). Tôi phải nói rằng, điều này làm cho tôi rất khó chịu cho suốt buổi lễ, và tôi vẫn còn thấy bực bội vào cuối ngày trong giờ kinh tối. Tôi cố gắng hết sức để không nói lời thô tục – việc kiềm chế này đang trở thành ngày càng khó hơn trong xã hội chúng ta đang sống. Thưa cha, có trường hợp nào mà lời thô tục là được chấp nhận không? - D. B., Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ.


Đáp: Bạn ạ, ở đây chúng ta đứng trong lĩnh vực ý kiến cá nhân hơn là bất kỳ quy tắc chặt chẽ nào.

Trước hết, thật là cần thiết để nhìn nhận rằng khái niệm thô tục, ít nhất liên quan đến một số từ ngữ, phụ thuộc vào thói quen của địa phương. Một số từ ngữ bị xem là thô tục trong một bối cảnh này, nhưng lại có thể được dùng một cách đơn giản trong một bối cảnh khác.

Do đó, một linh mục nên chú ý tới sự nhạy cảm của địa phương, và tránh sử dụng ngôn từ, ngay cả trong các trích dẫn, vốn có thể gây khó chịu nhiều cho một số người nghe. Đồng thời, nếu một linh mục từ nơi khác đến sử dụng một từ ngữ, vốn làm cho người nghe nhíu mày hoặc há hốc mồm, thì ngài cần được thông cảm vì không biết một số điều tinh tế trong ngôn ngữ địa phương.

Điều này là cần hơn nữa khi người ta đi từ nước này đến nước khác, hoặc thậm chí thay đổi ngôn ngữ nói khác. Đã hơn một lần tôi có kinh nghiệm khi các giáo sĩ từ nơi khác đến đã vô tình làm cho thính giả phải cười khúc khích, khi ngài dùng từ ngữ hai nghĩa, vốn trong khi đó là hoàn toàn ngây thơ trong ngôn ngữ bản xứ của ngài.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề khác cho vị giảng thuyết khi cố ý nói lời thô tục trong bài giảng. Đây là điều mà tôi tin rằng là cần phải tránh hết sức. Mặc dù tôi không nghĩ rằng vấn đề này là rất phổ biến, mà thực sự có thể là hoàn toàn ngược lại, tôi sẽ cố gắng nêu ra vài lý do có liên quan.

Trước tiên, trong hành động hy tế, vị linh mục đại diện cho Chúa Kitô trong bài giảng của mình, nên ngài cần tránh các từ ngữ xem ra là không xứng đáng với Chúa. Đúng là Chúa chúng ta đôi khi thốt ra vài lời đầy màu sắc và mạnh mẽ, để lay động sự tự mãn của các kẻ phản đối sứ điệp của Chúa. Nhưng chúng ta không tìm thấy trong đó bất cứ lời nào thô lỗ hay không xứng hợp.

Thứ đến, mục đích của bài giảng là truyền thông sứ điệp của Chúa Kitô cho các tín hữu. Do đó, linh mục cần phải cố gắng tạo ra sự truyền thông tốt nhất, và tránh bất cứ lời nào có thể gây ra sự cản trở cho việc các tín hữu chấp nhận và thẩm thấu sứ điệp ấy vào đời sống của họ.

Cuối cùng, cộng đồng giáo xứ gồm các tín hữu đủ lứa tuổi, và linh mục phải là một gương mẫu cho họ. Thật là quá đáng tiếc, nếu các bậc cha mẹ không cho con cái xem phim ảnh mà không có họ hướng dẫn, trong khi họ lại nghe các lời thô tục trong bài giảng lễ.

Trong Tông huấn "Evangelii Gaudium" của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô không giải quyết chủ đề đặc biệt này. Tuy nhiên, tôi tin rằng các nguyên tắc, mà Ngài nêu ra về bài giảng, cho thấy rằng tông huấn là một sứ điệp tích cực, và rằng nó sẽ loại trừ bất kỳ sự sử dụng cố ý nào về những gì có thể làm cho một số tín hữu xa lánh bài giảng thiêng liêng.

Chẳng hạn, Ngài nói :

"135. Bây giờ chúng ta nhìn vào việc giảng trong phụng vụ mà các mục tử cần phải xem xét nghiêm túc. Tôi sẽ bàn một cách đặc biệt, và thậm chí hơi tỉ mỉ, về bài giảng và sự chuẩn bị bài giảng, vì có quá nhiều mối quan tâm đã được bày tỏ về tác vụ quan trọng này và chúng ta không thể làm ngơ. Bài giảng là viên đá thử để đánh giá sự gần gũi và khả năng truyền thông của người mục tử với dân chúng. Chúng ta biết các tín hữu rất coi trọng bài giảng, và cả các tín hữu lẫn các thừa tác viên có chức thánh đều khổ sở vì các bài giảng: giáo dân vì phải nghe các bài giảng, còn các giáo sĩ vì phải giảng bài! Đây là trường hợp đáng buồn. Bài giảng thực ra có thể là một trải nghiệm sâu đậm và vui sướng về Thần Khí, một cuộc gặp

gỡ đầy an ủi với lời Thiên Chúa, một nguồn mạch canh tân và tăng trưởng thường xuyên”.

"137 [...] Bài giảng có tầm quan trọng đặc biệt vì bối cảnh Thánh Thể của nó: nó vượt quá mọi hình thức huấn giáo vì là thời điểm tột đỉnh trong cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa với dân Người, và dẫn tới việc hiệp thông bí tích. Bài giảng một lần nữa tiếp nối cuộc đối thoại mà Chúa đã thiết lập với dân Người. Người giảng thuyết phải biết lòng cộng đoàn của mình, để biết chỗ nào ước muốn của nó về Thiên Chúa đang sống động và cháy bỏng, cũng như chỗ nào mà cuộc đối thoại ấy trước kia rất thân thương nay đã bị thui chột và cằn cỗi”.

"139. Chúng ta đã nói rằng, nhờ Chúa Thánh Thần liên tục hoạt động trong tâm hồn, dân Chúa không ngừng tự phúc âm hoá chính mình. Nguyên tắc này có hệ luỵ gì đối với các giảng viên? Nó nhắc nhớ chúng ta rằng Hội Thánh là một người mẹ, và Hội Thánh giảng giống như cách một người mẹ nói chuyện với con, bà biết con tin rằng mẹ dạy gì cũng là vì lợi ích của nó, vì con cái biết rằng chúng được yêu. Hơn nữa, một người mẹ tốt có thể nhận ra mọi sự mà Thiên Chúa đang làm nơi con của bà, nên bà lắng nghe các mối quan tâm của chúng và học hỏi từ chúng. Tình yêu thương ngự trị trong gia đình hướng dẫn mẹ và con trong câu truyện; khi trò chuyện, mẹ và con cùng dạy và học, trải nghiệm sự sửa sai và tăng trưởng trong cách đánh giá điều gì là

tốt. Một điều tương tự cũng xảy ra trong bài giảng. Cùng một Thần Khí gợi hứng cho các sách Tin Mừng và hành động trong Hội Thánh cũng chính là Thần Khí soi sáng cho giảng viên để nghe đức tin của dân Chúa và tìm cách thích hợp để giảng vào mỗi Thánh Lễ. Bài giảng Kitô giáo vì thế tìm được nơi con tim của dân chúng và nền văn hoá của họ một nguồn nước sự sống, gúp giảng viên biét phải nói gì và nói thế nào. Như tất cả chúng ta đều thích được người khác nói với mình bằng tiếng mẹ đẻ của mình, thì cũng vậy, trong đức tin, chúng ta thích được người khác nói với mình bằng “văn hoá mẹ” của chúng ta”, bằng tiếng bản xứ của chúng ta (xem 2 Mcb 7, 21. 27), và quả tim chúng ta sẵn sàng nghe hơn. Ngôn ngữ này là một thứ âm nhạc khêu gợi sự khích lệ, sức mạnh và niềm phấn khởi”.

"140. Khung cảnh này, vừa từ mẫu vừa Hội thánh, trong đó diễn ra cuộc đối thoại giữa Chúa và dân của Người, phải được khuyến khích bởi sự gần gũi của giảng viên, sự ấm áp của âm giọng, sự đơn sơ không phô trương trong cách nói, và sự vui vẻ trong các điệu bộ của giảng viên. Cho dù bài giảng đôi khi có thể có phần tẻ nhạt, nhưng nếu có tinh thần từ mẫu và hội thánh, nó sẽ luôn luôn hiệu quả, giống như những lời khuyên bảo nhàm chán của một người mẹ, khi đến lúc, cũng sinh hoa kết quả trong lòng các con của bà" (Bản dịch tiếng Việt của Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Sau đó, Ngài đưa ra một số lời khuyên thiết thực để giúp các linh mục chuẩn bị bài giảng, trong đó có việc cần dành một lượng thời gian dài cho việc học hỏi, cầu nguyện, suy tư và óc sáng tạo mục vụ (số 145), và kính trọng sự thật bằng cách cố gắng hiểu đúng ý nghĩa sứ điệp trọng tâm của một bản văn (số 146-148).

Cuối cùng Ngài nhắc nhở các linh mục rằng "người giảng thuyết cũng cần để tai nghe dân và tìm xem các tín hữu cần nghe những gì. Người giảng thuyết phải nhìn xem thế giới, nhưng cũng phải nhìn xem người dân" (số 154) (Bản dịch, như trên).

Nếu linh mục chúng ta suy nghĩ nhiều về tông huấn của Đức Thánh Cha, chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao chất lượng bài giảng của mình, và tỏa lan niềm vui của Tin Mừng cho các tín hữu. (Zenit.org 18-2-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đời Tu Sĩ
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:22 18/02/2014
ĐỜI TU SĨ
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Lánh thế tục bên ngoài
Một đời say kinh nguyện
Thánh hóa đời-nhạt-phai…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)