Ngày 17-02-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:59 17/02/2017

31. Người không thực hành suy niệm thì không thể hoàn thành đức hạnh của họ.

(Thánh Aloisius Gonzaga)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét mình
Lm. Đan Vinh
11:02 17/02/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 7 TN A

Lv 19,1-2.17-18; 1 Cr 3,16-23; Mt 5,38-48

YÊU KẺ THÙ VÀ LÀM ƠN CHO KẺ GHÉT MÌNH

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 5,38-48.

38 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. 42 Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.

43 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.45Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? 48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.

2. Ý CHÍNH: Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu thương hết mọi người: kẻ thù của mình, kẻ ghét mình, kẻ ngược đãi và vu khống mình… để chúng ta được nên trọn lành giống như Chúa Cha trên trời, "là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương."

3. CHÚ THÍCH:

- C 38-39: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng: Đây là luật hình sự dựa trên nguyên tắc đối trọng: ai đã gây thiệt hại, thì phải sửa chữa thiệt hại đã gây ra. (x. Xh 21,23-25; Lv 24,19-20; Đnl 19,21). + Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa: Đức Giê-su dạy môn đệ khi bị kẻ khác xúc phạm, hãy đối xử từ bi nhân ái để biến thù thành bạn.

- C 41-42: + Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm: Có lẽ đây là một dịch vụ do người Rô-ma bắt buộc người Do thái phải làm, như trường hợp quân Rô-ma bắt ông Si-môn Ky-rê-nê vác đỡ thập giá của Đức Giê-su. + Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi: Ở bên đất thánh Pa-lét-ti-na, "cho vay” cũng giống như “bố thí” (x. Hn 29,1). Nghĩa là người Do thái không được cho người đồng chủng Do thái vay tiền để lấy tiền lãi (x. Xh 22,24).

- C 43-44: + Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em: Đức Giê-su muốn các môn đệ mở rộng tình thương đến các người dân ngoại và cả với những kẻ đối xử không tốt hoặc có hành vi ngược đãi mình.

- C 45-48: + Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện: Đức Giê-su dạy môn đệ phải có tình thương tột đỉnh noi gương Thiên Chúa Cha trên trời, đã không phân biệt đối xử khi ban ơn cho cả những kẻ xấu và kẻ bất lương.

4. CÂU HỎI: 1) Luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” là luật gì và có nghĩa thế nào? 2) Đức Giê-su muốn dạy các môn đệ chúng ta điều gì qua bài Tin Mừng hôm nay: “Đừng chống cự người ác; sẵn sàng đi gấp đôi số dặm mà những kẻ mạnh thế bắt mình phải đi; quảng đại đáp ứng nhu cầu của kẻ ăn xin vay mượn; yêu kẻ thù…” ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

2. CÂU CHUYỆN:

1) SỨC MẠNH HOÁN CẢI TỘI NHÂN CỦA LÒNG NHÂN ÁI:

Ngày kia thánh Clementê đi vào một tiệm ăn, ngửa tay ra và nói:

- Xin quý ông rộng lượng bố thí cho các em mồ côi một miếng cơm, một manh áo.

Tức thì các thực khách cười lên hô hố tỏ vẻ khinh bỉ. Sau đó, một anh thợ giày đã nói:

- Một miếng ư, được lắm.

Rồi anh ta uống một ngụm bia, phùng má trợn mắt phun thẳng vào mặt thánh nhân. Chúng ta thử tưởng tượng xem thánh nhân đã phản ứng thế nào? Có lẽ ngài sẽ giáng cho anh ta một cái tát tai. Nhưng không, ngài vẫn bình tĩnh, rút khăn lau mặt, rồi lại ngửa tay và nói:

- Thưa quý ông, đó là phần của tôi, còn phần của các em mồ côi đâu chưa thấy.

Anh thợ giày bỗng té nhào xuống đất như bị một cú đấm thôi sơn, vì anh ta không thể rằng trên cõi đời nham nhở này mà lại có người khí phách như vậy. Anh lồm cồm ngồi dậy và lắp bắp nói:

- Tôi... tôi sẽ gởi tặng cho các em.

Sau đó, anh đã dành một phần sản nghiệp và trao tận tay thánh nhân số tiền lớn để tạ lỗi.

2) GIÓ VÀ MẶT TRỜI AI MẠNH HƠN AI?

Một lần nọ, gió bão và mặt trời tranh cãi nhau xem ai có sức mạnh hơn. Cả hai đều kể lại những chiến tích oai hùng của mình để chứng minh mình có sức mạnh hơn đối phương. Vừa lúc đó có một khách bộ hành đang từ xa tới gần. Cả hai đồng ý kiểm tra sức mạnh bằng cách cố cởi cái áo choàng của người khách bộ hành đang mặc trong thời gian ngắn nhất.

Cơn gió bão đòi ra tay trước. Nó tạo ra một luồng gió xoáy dữ dội nhất từ trước đến giờ, và ngay từ lần cố gắng đầu tiên, gần như nó đã có thể xé rách cái áo choàng của người bộ hành. Nhưng người đàn ông kia đã dùng tay ôm chặt chiếc áo choàng, và còn nằm đè lên chiếc áo choàng, khiến gió bão dù tốn rất nhiều sức lực mà vẫn không làm cho chiếc áo bung ra khỏi người khách bộ hành được. Sau cùng cơn gió bão đành chấp nhận chịu thua.

Đến lượt mặt trời ra tay. Đầu tiên mặt trời xua tan những đám mây đen giăng kín bầu trời và rọi những tia nắng xuống đầu người khách bộ hành. Một vài phứt sau, cảm thấy mồ hôi xuất ra do nhiệt độ tăng đột ngột, người khách bộ hành vội vã cởi chiếc áo choàng ra phơi và đến chỗ cây có che bóng râm gần đó tránh nắng, và chung cuộc mặt trời đã chiến thắng gió bão.

Như vậy trong việc giáo dục con người, dùng tình thương thuyết phục sẽ có hiệu quả hơn dùng biện pháp đánh phạt chửi mắng.

3) TÔI ĐÃ TRẢ THÙ ĐƯỢC RỒI ! :

Có hai người đàn ông thổ dân nước Nam Phi rất thù hằn ganh ghét nhau. Ngày kia một trong hai người gặp thấy đứa con gái nhỏ của kẻ thù đang dạo chơi trong rừng, liền bắt cô bé chặt đứt ngón tay út rồi thả ra. Cô bé bị đau la khóc dùng tay còn lại ôm chặt bàn tay bị chặt đứt ngón út chạy mau về nhà chữa trị, đang khi tên hung thủ la to rằng: “Ta đã trả thù được rồi!”.

Mười năm sau, cô bé bị chặt ngón đã lấy được một người chồng Công Giáo giàu có trong vùng. Ngày kia, một kẻ ăn xin tới xin ăn, bà chủ nhà nhận ngay ra kẻ trước đây đã chặt ngón tay của mình. Bà vào trong nhà, sai gia nhân đem cơm thịt ra đãi người ăn xin. Khi kẻ thù đã ăn no, bà mới giơ bàn tay có ngón út bị cụt ra và nói: “Hôm nay tôi đã trả thù được rồi!”.

Tên ăn mày lập tức nhận ra người đàn bà đối xử tốt với mình không ai khác hơn là cô bé năm xưa đã từng bị hắn chặt đứt ngón tay để trả thù, nên hắn rất hối hận và đã quỳ gối cám ơn bà không những không chấp nhất tội hắn mà còn đối xử nhân hậu là cho hắn một bữa ăn ngon.

3. SUY NIỆM:

1) “ĐỪNG CHỐNG CỰ NGƯỜI ÁC...":

- So sánh Luật đạo cũ với đạo mới: Luật Mô-sê đã tiến bộ hơn nếu so sánh với thời đại trước đó, vì về việc báo oán, Luật Mô-sê chỉ đòi kẻ tấn công bị đối xử ngang bằng điều xấu mà hắn đã gây ra cho nạn nhân. Thực vậy, sách Sáng thế ký đã ghi lại lời của La-méc: "Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy" (St 4,24), đang khi Mô-sê ra luật trả báo công bình như sau: “Nếu hai người đàn ông đánh nhau mà có gây tổn thương… , thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, vết bỏng đền vết bỏng, vết thương đền vết thương, vết bầm đền vết bầm” (Xh 21,22-25). Tuy nhiên Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay lại kêu gọi môn đệ nên hoàn thiện bằng thái độ nhẫn nhịn chịu đựng và lấy tình thương xóa bỏ hận thù như sau: "Nếu ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa... Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài... Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm... Ai xin thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn thì anh đừng ngoảnh mặt đi" (c 39-42).

- Trước những lời dạy nầy của Đức Giê-su, những kẻ suy nghĩ nông cạn vội cho đây là thái độ của kẻ hèn nhát nhu nhược, khuyến khích kẻ gian ác lộng hành: “Chúng được đằng chân, sẽ lân đằng đầu”; Nhưng những người khôn ngoan lại công nhận đây là lối hành xử tối ưu để giải quyết tận gốc các xung đột xã hội và mang lại hòa bình lâu dài. Thực vậy, nếu bị kẻ ác đánh một cái mà ta đánh lại, thì chắc chắn chúng sẽ đánh tiếp và bạo lực sẽ ngày một gia tăng. Nhưng nếu ta chịu đựng và nói chuyện phải quấy thì có thể kẻ đó sẽ bị khuất phục. Chúng ta có thể ví bạo lực giống như sức mạnh của cây búa tạ trong tay thợ đập đá, tảng đá dù cứng rắn đến đâu, cũng sẽ bị bể tan! Đang khi hồ nước mềm mại có bị búa tạ bổ xuống vẫn không hề hấn gì, trái lại còn có thể nhấn chìm cây búa tạ kia xuống đáy hồ. Trước cơn bão táp cuồng phong, những cây cổ thụ cao lớn cứng cáp kháng cự lại sẽ bị gãy cành trốc gốc, đang khi rặng tre, lau sậy chịu uốn mình theo chiều gió nên vẫn được an toàn. Thế nên Lão tử đã dạy các môn sinh: “Lấy nhu thắng cương, nhược thắng cường”. Môn phái Judo cũng theo quy luật nầy dùng sự mềm dẻo để tự vệ, đánh bại đòn tấn công hung hãn của đối phương.

- Khi dạy các điều trên, chắc chắn Đức Giêsu không muốn duy trì tình trạng những người thân yếu thế cô phải cam chịu sự đàn áp của những kẻ tàn bạo gian ác. Nhưng nếu chủ trương lấy ác báo ác, thì con người sẽ lâm vào vòng xoáy bạo lực: Thay vì chỉ có một kẻ ác, giờ đây lại thêm kẻ ác thứ hai là người đang bị áp bức. Đức Giêsu muốn các môn đệ lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu đáp trả hận thù để hóa giải và biến thù thành bạn. Nhưng giả như kẻ ác vẫn cố chấp thì bấy giờ mới xử lý, giống như Đức Giê-su trước Thượng Hội Đồng Do thái đã bị một tên gia nô của thượng tế Khan-na tát, đã không giơ má kia, nhưng hạch lại hắn: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào. Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23).

2) HÃY YÊU KẺ THÙ VÀ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG KẺ NGƯỢC ĐÃI ANH EM:

- Thái độ thông thường của người đời chúng ta là yêu ai yêu mình, và ghét những kẻ ghét hại mình và chống lại Thiên Chúa như Sách Thánh đã ghi lại lời cầu nguyện của dân Do thái: "Lạy Chúa, ước chi Ngài tiêu diệt kẻ gian tà... Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét? Con ghét chúng, ghét cay, ghét đắng, chúng trở thành thù địch của chính con" (Tv 139,19-22).

- Nhưng Đức Giê-su dạy các môn đệ phải vượt lên những điều bình thường này bằng cách yêu những kẻ ghét mình noi gương Chúa Cha: "Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính" (Mt 5,44-45).

3) HÃY NÊN HOÀN THIỆN NOI GƯƠNG CHÚA CHA NHƯ ĐỨC GIÊ-SU:

- Đức Giê-su đã yêu thương tha thứ cho những kẻ thù ghét làm hại mình: Người nhẫn nhịn chịu đựng khi bị xét xử bất công, bị xỉ vả đánh đập, bị lột áo trong áo ngoài, bị hành hình đóng đinh tay chân vào thập giá giữa hai tên trộm cướp… Người đã cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ làm khổ mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

- Chúng ta cũng phải tha thứ cho tha nhân: khi giận hờn, căm ghét người khác, tâm hồn chúng ta sẽ mất bình an, ta sẽ không còn thiết ăn uống vì dạ dày không làm việc, sẽ hay suy nghĩ thở dài và không ngủ yên giấc, bệnh tim mạch gia tăng và sẽ bị đột quỵ... trong khi kẻ bị ta thù ghét vẫn sống yên ổn! Như vậy sự giận ghét không những không làm hại kẻ thù mà còn quay ra làm hại chính ta và cắt ngắn tuổi thọ của ta. Vậy chúng ta còn đợi gì mà không tha thứ cho tha nhân theo lời Chúa dạy?

- Hãy cầu nguyện và làm điều tốt để đáp trả kẻ đang thù ghét làm hại mình: Thay vì nuôi lòng thù hận, chúng ta hãy cầu xin Chúa thay đổi lòng trí kẻ thù ghét ta. Hãy tìm dịp thuận tiện để khen ngợi nói tốt cho họ. Khi nghe ai chỉ trích nói xấu họ, thay vì “đổ dầu vào lửa”, chúng ta hãy làm trạng sư để bào chữa lỗi lầm cho họ…

4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có đồng ý về các tai hại của thái độ giận ghét và ích lợi của thái độ khoan dung tha thứ các lỗi lầm cho tha nhân không? Tại sao? 2) Hãy tự xét xem hiện giờ bạn đang giận ghét người nào nhất? Bạn sẽ làm gì để thực hành lời Chúa dạy hôm nay?

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su,

Hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh của Chúa xưa kia trên núi Sọ: Dù đang bị đám đông thù ghét phỉ báng, hành hạ, đòi phải đóng đinh vào thập giá mà Chúa vẫn nhẫn nhịn chịu đựng và còn cầu xin Chúa Cha tha cho những kẻ làm hại mình. Xin ban cho chúng con tình yêu thương và lòng từ bi nhân hậu của Chúa, bằng thái độ bao dung cảm thông, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã nói lời xúc phạm đến chúng con, hầu chúng con nên “con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Chúa Cha” noi gương Chúa khi xưa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG COM.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Vạn nẻo yêu thương để nên hoàn thiện
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:04 17/02/2017
VẠN NẺO YÊU THƯƠNG ĐỂ NÊN HOÀN THIỆN

(Chúa Nhật VII TN A – Mt 5,38-48)

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Vì được nhận làm con cái nên Chúa Kitô truyền dạy chúng ta phải nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Một nét hoàn thiện của Cha trên trời mà Chúa Kitô mạc khải đó là giàu lòng từ bi, chậm bất bình và hết sức khoan dung, là luôn cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn kẻ bất lương. Quả thật nếu chúng ta chỉ biết yêu thương những người dễ thương và thi ân cho những người thân thích thì có khác gì đâu nhiều anh em chưa biết Thiên Chúa và có khi còn chưa hơn gì những người được xem là tội lỗi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vượt qua mức công bình giao hoán kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng…”, để sống yêu thương một cách quảng đại, vô điều kiện và đến cùng như Chúa Kitô mời gọi với kiểu nói “ngoa ngữ” là nếu bị vả má bên phải thì đưa cả má bên trái hoặc giả có ai muốn lấy áo trong của mình thì đưa luôn cho họ cả áo ngoài?

Trước hết cần phải hiểu rõ lối nói ngoa ngữ là kiểu nói phóng đại cốt chỉ nhằm muốn nhấn mạnh nội dung nói chứ không phải là dạy hình thức cách thế diễn tả. Khi bị bắt và bị điệu đến trước mặt Thượng tế Caipha, Chúa Giêsu đã bị một thuộc hạ ngài Caipha vả vào mặt thì Người đâu có đưa má bên kia cho anh ta vả thêm nhưng lại nghiêm giọng: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23). Với kiểu nói “má này, má kia; áo trong, áo ngoài, một dặm, hai dặm”, Chúa Kitô nhấn mạnh rằng nếu đã là yêu thì phải vô điền kiện, đã là yêu thì phải quảng đại và đi đến cùng. Và Người cho biết cái lý do duy nhất mà chúng ta được mời gọi sống yêu thương như trên đó là vì chúng ta đã được nhận làm con của Đấng là Cha của tất cả mọi người.

Nếu chúng ta tin nhận Đấng Toàn Năng là Cha của mình thì hệ quả tất yếu đương nhiên đến đó là phải nhận nhau và sống với nhau như anh chị em ruột thịt cùng chung một mái nhà. Cụm từ cùng chung một mái nhà muốn nói đến nghĩa tình huynh đệ, tỉ muội, khi còn ở trong vòng tay mẹ cha. Bởi chưng đã có đó chuyện lúc còn nhỏ thì anh bên em, khi có bánh anh lại chia, còn lớn lên có gia đình riêng thì ai giàu nấy ăn; lúc còn nhỏ thì chị ngã em nâng, nhưng khi đã lấy chồng thì có thể có trường hợp chị ngã, em lại đạp dìm luôn!

Thiết nghĩ rằng để có thể sống yêu thương nhau như lời truyền dạy của Chúa Kitô thì không gì hơn phải có niềm tin sâu sắc vào Đấng dựng nên chúng ta là Cha Toàn Năng chí ái và tiếp bước theo chân người Anh Cả Giêsu. Xin đừng quên những lời thắm thiết của Người đêm Tiệc ly: “Thầy truyền cho anh em giới răn mới là hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 13,34).

Yêu thương các môn đệ, Chúa Kitô không chỉ bao bọc, chở che các ngài mà còn thẳng thắn răn bảo, sửa dạy các ngài và đã có khi quở mắng là Satan. Yêu thương người đương thời thì Chúa Giêsu không chỉ chữa lành bệnh tật mà còn xua trừ ma quỷ; Người không chỉ khoan dung tha thứ cho người tội lỗi hối cải mà còn lên án, cánh báo những người cố chấp chai lì trong tội; Người không chỉ hoá bánh ra nhiều nuôi ăn dân chúng mà còn bện dây thừng thành roi đánh đuổi những người đã biến Nhà Chúa thành hang trộm cướp hay thành nơi buôn bán… Như thế yêu thương nhau không phải chỉ là bao bọc chở che nhau mà còn phải sửa bảo nhau khi cần phải sửa dạy. Thương người có 14 mối, thế mà nhiều khi chúng ta chỉ thương nhau cách bất cập, nghĩa là còn nhiều thiếu sót có khi là đáng trách. Chỉ biết trao cho nhau cơm áo gạo tiền thì cũng chưa hẳn đã là yêu nếu không biết can đảm sửa dạy kẻ mê muội, không biết răn bảo kẻ có tội.

Lời Chúa trong sách Lêvi mà Giáo Hội trích đọc Chúa Nhật này có câu: “Người không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó.” (Lv 19,17). Một sự thật mà lắm khi chúng ta vô tình hay hữu ý không dám trực diện, đó là khi người anh em lỗi phạm mà chúng ta không can đảm quở trách thì chúng ta một cách nào đó chúng ta đang “ghét” người anh em mình. Rất có thể chúng ta không minh nhiên ghét người anh em lỗi phạm nhưng chúng ta lại không dám thương họ như lời Chúa dạy vì sợ bị bách hại, sợ phải vác thập giá.

Dõi theo chân Chúa Kitô để sống yêu thương thì luôn có đó thập giá phải gánh vác. Ai không can đảm vác thập giá mình thì không xứng đáng làm môn đệ của Người. Yêu kẻ thù không phải là nhắm mắt làm ngơ hay tự bó tay chịu trận để kẻ thù mãi đắm chìm trong tội mà phải nỗ lực làm cho kẻ thù hoán cải, đổi thay. Cầu nguyện cho những người ngược đãi chúng ta không chỉ dừng lại ở động thái “lâm râm khấn vái” mà còn phải nắm tay lại giúp họ sửa đổi cung cách hành xử tàn nhẫn, bất công của họ. Tin mừng cho chúng ta hay rằng sau khi cầu nguyện thì Chúa Giêsu không ngồi đó mà chờ đợi nhưng mau mắn thực thi thánh ý Chúa Cha bằng cả mọi nỗ lực gắng công của mình, có khi sau đó lênh đênh trên thuyền giữa sóng biển mà vẫn ngủ thiếp say li bì, có khi phải toát cả mồ hôi pha lẫn máu và đến cả khi thân thể chẳng còn hình tượng người ta nữa với trái tim bầm dập nát tan.

Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới. Đã tin nhận Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Cha Toàn Năng thì phải nên hoàn thiện ngày mỗi hơn cho xứng với phận làm con.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tiệc nước trời
Lm Vũđình Tường
21:10 17/02/2017
Đức Kitô giáo huấn con người học yêu thương và học tha thứ. Ngài không chỉ nói suông về tha thứ nhưng bằng hành động tha thứ. Ngài tự nguyện vác thập giá và chịu đóng đanh trên thập giá trên đỉnh đồi Calvary để đền tội thay nhân loại. Vì thế không thể tha thứ bằng lời nói suông mà cần hành động kèm theo. Tha thứ, thống hối đi chung với hành động biến tha thứ thành điều quí trọng và giá trị. Vác thập giá chết thay nhân loại, Đức Kitô cho biết khi con người phạm tội người đó cắt đứt quan hệ với Thiên Chúa, làm hại đến quan hệ tình cảm với tha nhân. Hành động tội lỗi nào, dù lớn hay nhỏ, đều tác hại đến nhân loại. Khi làm hại người khác kẻ gây sự ác cũng là nạn nhân, bởi chính họ cũng là một phần tử trong cộng đồng nhân loại. Tha thứ và thống hối đi kèm tái tạo mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Tội dù nặng đến đâu tình yêu Chúa cũng hoá giải được bởi tình Chúa cao trọng và có sức mạnh hơn tội lỗi ta phạm. Khi con người thống hối, Chúa ban ân sủng chan hoà giúp người đó tự tin hơn, mạnh dạn hơn, quyết liệt hơn trong việc thống hối.

Tiệc nước trời Đức Kitô thiết lập nơi trần thế trong bữa Tiệc Li dẫn con người vào tiệc vĩnh cửu trên thiên quốc. Vì thế trước khi tham dự tiệc nước trời người đó trước hết phải làm hoà với Thiên Chúa bằng hành động thống hối, ăn năn; kế đến nguời đó phải làm hoà với ngưới anh em mình xúc phạm. Làm tròn hai điều đó mới xứng đáng lãnh nhận thần lương nơi tiệc nước trời. Thiếu một trong hai điều trên mà cam tâm lãnh nhận thần lương chính là làm hại mình bởi không chuẩn bị đón nhận ơn thánh. Thiếu chuẩn bị đón nhận ơn thánh chính là coi thường ơn thánh và ân sủng Chúa. Khi đã coi thường sao còn lãnh nhận. Không gì nơi trần thế có thể làm giảm giá trị ơn thánh bởi ơn thánh thuộc về tình yêu Chúa ban cho con người. Ơn thánh cao hơn và không lệ thuộc vào điều kiện trần thế. Tuy nhiên người thiếu chuẩn bị ơn thánh mà đón nhận là tự làm cho mình trở nên hèn kém trong việc phán đoán.

Tiệc thiên quốc Thiên Chúa ban cho những ai sống đời sống ngay lành, hoà thuận với mọi người. Nếu lỡ bất hoà họ mau mắn tìm cách giao hoà và xin ơn tha thứ. Họ sống với mọi người và cầu nguyện cho những người không thích họ hoặc chủ trương làm hại họ. Họ luôn nài van, xin ơn Chúa cho những người chống đối, bách hại. Đức Kitô vâng lời Chúa Cha xuống trần thế để giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Bí tích Thánh Thể chính là bí tích giao hoà Đức Kitô thiết lập, ngài dù vô tội, nhưng nhận đền tội thay cho nhân loại. Đón nhận tiệc Thiên quốc với tâm tình thống hối, thứ tha và xin ơn sức mạnh từ lòng từ ái Chúa là việc làm xứng đáng và cần thiết cho tâm hồn.

Mỗi lần chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể chúng ta đuợc mời gọi tham dự tiệc nước trời ngay nơi trần thế và hướng về trời. Mình và Máu Thánh Đức Kitô trở thành thần lương, tăng sức và nuôi dưỡng tâm hồn. Sự yếu đuối của ta trở nên mạnh mẽ, tan vỡ đuợc chữa lành, tội lỗi được rửa sạch bởi tình yêu Chúa mạnh hơn thần chết và tội lỗi. Con đường lên núi Calvary là con đường chết nay trở thành con đường hướng về trời. Mỗi lần chúng ta thành tâm thống hối chúng ta nhận được ơn tha thứ và mỗi lần chúng ta thành tâm làm hoà chúng ta nối kết tình người và mở rộng tâm hồn đón nhận tình yêu Chúa ban xuống cho tâm hồn. Con đường thống hối và thứ tha là con đường dẫn đến đón nhận ân sủng Chúa.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:45 17/02/2017
17. CÓ LỢI CHO MÌNH

Có một người nói năng rất trơn tru và luôn nói có điều có lợi cho mình.
Có lần, ông ta nói với người nọ:
- “Hai chúng ta lúc ở với nhau thì không ai muốn vinh quang của ai, tôi đậy thì anh che, anh giường thì tôi chiếu, nếu anh có tiền thì cùng nhau sử dụng, nếu tôi không tiền thì sử dụng tiền của anh, lúc lên núi anh vịn chân tôi, lúc xuống núi thì tôi vịn vai anh, như thế thì chắc chắn biết rằng tôi chết sau anh, và anh chết trước tôi.”
(Tịch Xuyên tiếu lâm)

Suy tư 17:
Ở đời ai cũng muốn mình được thuận lợi mọi bề, từ chuyện làm ăn, buôn bán, học hành, đi du lịch.v.v... và không ai muốn mình bị thiệt thòi, xui xẻo...
Cuộc đời ba chìm bảy nổi, sinh mệnh con người như ngọn nến trước gió, hôm nay khoẻ mạnh ngày mai sinh bệnh, hôm qua cùng bạn bè ăn uống đấu láo, hôm nay nghe tin đã chết vì tai nạn...
Cho nên, cái mà Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người trong chúng ta phải làm trong cuộc sống chính là: “Vậy thì tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta...” mình muốn được thuận lợi, thì người khác cũng muốn như thế; mình muốn người ta đối đãi lịch sự với mình, thì người ta cũng muốn mình đối đãi như thế với họ.
Có những người chỉ muốn mình được thuận lợi mọi bề mà không muốn người khác như vậy, nên họ “nóng mặt” khi thấy người hàng xóm ăn nên làm ra, có người luôn coi cái danh dự đạo mạo của mình to hơn cái tình cảm xóm giềng, nên mặt mày lúc nào cũng cau cau có có khi người khác xuề xoà với mình...
Một xã hội mà chỉ biết đến quyền lợi bản thân mình thì xã hội ấy sẽ loạn; một cộng đoàn mà các thành viên ai cũng chỉ nghĩ đến cá nhân mình thì cộng đoàn ấy sẽ phân rẻ.
Bác ái chính là quan tâm đến người khác nhiều hơn là lo cho bản thân mình, nghĩ đến tha nhân nhiều hơn nghỉ đến mình, bởi vì chính lúc cho đi là lúc được nhận lại...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 7 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:36 17/02/2017
Chúa Nhật VII THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 5, 38-48

“Hãy yêu kẻ thù.”


Bạn thân mến,

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Chúa Giê-su đã dạy với chúng ta là hãy yêu thương kẻ thù, yêu thương người ghét mình, yêu thương người bách hại mình, yêu thương người thường nói hành nói xấu mình.v.v.v…thật khó lắm thay !

1. Yêu thương kẻ thù khó lắm, nên phải nhìn lên thánh giá Chúa.

Người ta sẽ cho chúng ta là những người ngu khi đi yêu thương người đã từng vu khống nói xấu mình; người ta cũng sẽ cho chúng ta là đạo đức giả khi chúng ta đi tha thứ cho người giết hại ba mẹ mình; người ta cũng sẽ cho chúng ta là những người dở hơi khi chúng ta ôm hôn người đã hại mình tan gia bại sản, họ nói đúng, bởi vì người đời không hiểu được lời dạy của Đức Chúa Giê-su: hãy yêu thương kẻ thù và hãy cầu nguyện cho những kẻ ghét mình.

Không ai có thể yêu thương kẻ thù được nếu họ không ngắm nhìn Đức Chúa Giê-su trên thập giá; không ai có thể yêu thương kẻ thù được nếu họ không suy niệm đến tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho họ, bởi vì khi chúng ta đang còn thù nghịch với Ngài, thì Ngài đã tha thứ và yêu thương chúng ta trước.

2. Muốn yêu thương kẻ thù thì phải nhớ mình là người tội lỗi.

“Hãy yêu kẻ thù” là một mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su trong giới luật yêu thương của Ngài, khi mà con người chỉ biết tỏ tình cảm yêu thương với những người mà họ quen biết, nhưng lại lạnh lùng và vô cảm với những người không thích mình, thì lời dạy của Đức Chúa Giê-su như là một “quả bom” làm chấn động tâm hồn những người nghe, trong đó có các tông đồ của Ngài. Mọi người nghe mà không tưởng tượng nổi phải yêu thương kẻ thù như thế nào, thì chính Ngài đã thực hiện trước là tha thứ cho những kẻ giết mình.

Khi chúng ta được Chúa thứ tha tội lỗi, nếu chúng ta cảm nghiệm được việc sống trong tội lỗi là gớm ghiếc như thế nào, thì chúng ta rất sẵn lòng tha thứ và yêu thương những kẻ ghét mình, bởi vì yêu thương không phải chỉ là nói lời xin lỗi, nhưng còn là bày tỏ ra nơi hành động bác ái khi có thể được.

Bạn thân mến,

Với ơn của Chúa giúp và với sự cầu nguyện của mỗi người, mà chúng ta quyết tâm làm cho được điều ấy là hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho họ.

Đó chính là cốt lõi của luật mới, luật yêu thương mới vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Luôn sống và đối xử nhân hậu với mọi người
Lm. Jude Siciliano, OP
23:05 17/02/2017
Chúa nhật VII Thường niên- A
Lêvi 19: 1-2, 17-18; 1 Côrintô 3: 16-23; Matthêu 5: 38-48

Luôn sống và đối xử nhân hậu với mọi người

Trước đoạn phúc âm hôm nay Chúa Giêsu dạy "Vậy Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh Sư và người Pharisêu, thì sẽ chẵng dược vào Nước Trời" (Mt 5: 20). Trong phúc âm hôm nay Chúa Giêsu cho thêm thí dụ cụ thể về ý nghĩa việc các môn đệ ăn ỏ̉ công chính "hỏn các Kinh sủ và ngủỏ̀i Pharisêu". Lỏ̀i dạy này tiếp theo một lỏ̀i "anh em đã nghe Luật dạy rằng… Còn Thầy, Thầy bảo anh em…"

Đôi khi tôi muốn giảng về tủ̀ "nhủng" trong phúc âm. Nhất là khi ngủỏ̀i ta đang ỏ̉ trong tình trạng khó xủ̉, hay có điều gì khó khăn đòi hỏi chúng ta, thì dùng tủ̀ "nhủng" trong câu chuyện. Từ "nhủng" chỉ dấu điều gì Thiên Chúa sẽ làm. Tôi nghĩ đủ́c tin của chúng ta nên dành chỗ cho từ "nhưng". Thiên Chúa sẽ đến để làm điều gì mà chúng ta không thể tụ̉ chúng ta làm đủọ̉c. Hãy nghĩ đến một trủỏ̀ng hợp khó khăn trong đỏ̀i sống chúng ta, rồi qua đủ́c tin, hãy nghĩ lại để Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên vỏ́i từ "nhủng".

Bài phúc âm hôm nay gồm hai đoạn cuối của lỏ̀i Chúa Giêsu dạy vỏ́i phần "đối chiếu nhau" về vấn đề trả thù (câu 38-42) và về sụ̉ liên hệ vỏ́i kẻ thù của chúng ta (câu 43-48). Ngay cả nhủ̃ng ngủỏ̀i không thông hiểu gì về sách Kinh Thánh cũng chú thích đoạn văn trong Cụ̉u Ủỏ́c "mắt đền mắt, răng đền răng" nhủ là để chủ́ng tỏ việc trả thù "đồng đều" vỏ́i ngủỏ̀i đã xúc phạm ngủỏ̀i khác. Họ còn chú thích lỏ̀i đó để có lý do cho án tủ̉ hình. Họ có thể không biết điều đó, nhủng họ đã chú thích sách Xuất Hành đoạn 21 câu 22.

Câu sách Xuất Hành đó gọi là "lex talionis" chỉ định sụ̉ trả thù đúng lẽ. Nói cách khác, là nói về giỏ́i hạn sụ̉ trủ̀ng phạt quá đáng và gây tổn thủỏng không ngừng để đáp lại những vi phạm đối vỏ́i cộng đoàn hay một gia đình. Điều này không có ý nói đến những vi phạm hay chống đối riêng cá nhân. Đây là một lỏ̀i chỉ dẫn để thụ̉c hành sụ̉ công bằng. Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ Ngài không nên tìm cách trả thù khi có ai xúc phạm đến họ, và không nên tìm cách trả thù "đồng đều". Chúa Giêsu bảo chúng ta nên hành động một cách tụ̉ do, và không để thái độ của ngủỏ̀i xúc phạm mình làm cớ cho hành động của mình.

Khó mà hiểu đoạn sách phúc âm này theo ánh sáng của các việc chúng ta đang bàn cãi trong nước Hoa Kỳ về sự an ninh. Hãy tưởng tượng sụ̉ đáp lại của nhiều ngủỏ̀i về việc đó. Hãy sống sụ̉ thật, hãy ngẫng đầu lên, hãy nhìn ngay vào sụ̉ thật. Dù vậy, Chúa Giêsu vẫn cho thí dụ về việc không nên chống đối một ngủỏ̀i làm sụ̉ dủ̃, và Ngài còn mời gọi chúng ta không nên đối đáp đồng đều vỏ́i bạo tàn. Mặc dù là một cái tát trong phòng xủ̉ kiện, hay khi chúng ta đang bị căng thẳng tinh thần. Đối vỏ́i ngủỏ̀i gây bạo lực vỏ́i chúng ta, chúng ta phải đáp lại một cách tủ̉ tế. Chẳng phải đó là một thách thức hay sao?

Thật ra, khi bạo lực xãy ra cho chúng ta, chúng ta không nhủ̃ng không nên trả oán, mà phải hành động tích cụ̉c đối vỏ́i ngủỏ̀i xúc phạm chúng ta. Có lẽ điều đó giúp chúng ta không sống một cách tiêu cụ̉c. Chúng ta tụ̉ động dùng sự lành để đáp lại sụ̉ dủ̃. Vậy thì thái độ không trả oán có thể hàn gắn hành động của ngủỏ̀i hung dữ hay không? Có thể đủọ̉c mà cũng có thể không, nhủng ít ra là chúng ta hành động vì danh Chúa Giêsu. Chúng ta không làm hại. Hành động chúng ta đem đến tình yêu thủỏng, và chủ̉a lành cho một trủỏ̀ng họ̉p tiêu cụ̉c. Đó có phải là điều Chúa Giêsu dạy cách đây hai tuần khi Ngài nói chúng ta hãy là "muối cho đỏ̀i" và là "ánh sáng cho thế gian", "một thành xây trên núi" phải không?

Hành động đáp ủ́ng một cách trái vỏ́i thói thủỏ̀ng của thế gian thật ra sẽ là dấu chỉ của muối và ánh sáng chiếu soi xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta hành động nhủ Chúa Giêsu dạy bảo, chúng ta sẽ khó lòng tránh khỏi, khó lòng bỏ qua nhủ Chúa Giêsu đã sống, nhủ Ngài đã chỉ đủỏ̀ng. Ngài đã bị xúc phạm, nhủng Ngài không chọn trỏ̉ thành ngủỏ̀i bị vi phạm. Trái lại, Ngài tụ̉ do chọn tiếp tục giảng dạy và làm phép lạ vì chúng ta. Ngài tụ̉ do hy sinh mạng sống Ngài cho chúng ta.

Ngủỏ̀i Kitô hủ̃u, mặc dù cũng bị xúc phạm nhủ thế và không nuốt hẵn sụ̉ vi phạm, nhủng bủỏ́c tỏ́i một bủỏ́c nủ̃a là, chọn đủa má bên kia cho ngủỏ̀i ta vả; chọn cởi thêm áo ngoài cho ngủỏ̀i đòi lấy áo trong; không chỉ đi một dặm đủỏ̀ng mà còn đi thêm một dặm nủ̃a. Vấn đề cho ngủỏ̀i ta vay thuộc về đề tài khác: Luật Môsê đòi hỏi cho ngủỏ̀i nghèo vay mà không lấy lãi ăn lỏ̀i nhủ trong sách Lêvi, đoạn 25 câu 36 và 37, Chúa Giêsu không khuyên các Môn đệ "cho vay" nhưng "cho hẵn". Hình như Chúa Giêsu nói là các Môn đệ phải có thói quen sống rộng rãi. Thật ra, chúng ta phải hành động hơn sự đòi hỏi thường tình của lòng rộng lượng ở thế gian. Nếu chúng ta làm như thế, hành động của chúng ta sẽ nổi bật lên nhờ một sự khôn ngoan thách đố sự khôn ngoan của thế gian

Thật ra Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta hành động một cách lạ thường và đơn độc. Chúng ta không phân chia mọi người ra thành loại: người thích "sự tử tế của chúng ta" đối với "họ là người khác". Chúng ta phải đối xử một cách đặc biệt với tất cả mọi người mà Chúa Giêsu đã tả trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta không đối xử tử tế với người khác vì họ đối xử tử tế với chúng ta, hay vì họ trở nên ở cùng nhóm với chúng ta. Chúng ta không chỉ cho vay cho những người chúng ta nghĩ họ "nghèo khó đáng được giúp đỡ". Là Môn đệ của Chúa Giêsu, hành động của chúng ta phải rất khác với hành động của thế gian, và điều đó sẽ thu hút và làm người khác chú ý đến chúng ta. Nhưng, đó không phải là điều chúng ta tìm kiếm. Và đó là thành quả tự nhiên của lối sống bình thường của chúng ta. Một ánh sáng nhỏ không đáng là gì, nhưng trong một thế gian âm u có thể trông thấy rõ ràng và gây nên sự đáp ứng. Sự đáp ứng ấy không luôn tich cực. Chúa Giêsu đã bảo cho chúng ta biết là chúng ta sẽ bị bách hại vì chúng ta theo lời Ngài, và sống theo đường lối của Ngài.

Chúng ta hành động với tình yêu thương đối với người không đáng được yêu vì chúng ta là con cái của đấng mà Chúa Giêsu gọi là "Cha". Đấng làm cho mặt trời chiếu rọi vào kẻ dữ và kẻ lành, Đấng làm cho mưa xuống trên người công chính và người không công chính. Hành động của người khác không chí định hành động của Thiên Chúa đối với họ. Và đó cũng là sự thật cho chúng ta nữa. Thiên Chúa của chúng ta không thiên vị ai, và chúng ta cũng vậy.

Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta ngay khi chúng ta làm điều khó khăn. Chính Thần Khí đã thúc đẫy Chúa Giêsu sẽ ban tình thương yêu chan hoà của Người mà chúng ta đã lãnh nhận trong bí tích rửa tội. Thần Khí đó làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, và làm cho chúng ta có thể yêu thương như Thiên Chúa yêu thương, và yêu thương theo đường lối Ngài yêu thương.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


7th Sunday in Ordinary Time A
Leviticus 19: 1-2, 17-18; 1Corinthians 3: 16-23; Matthew 5: 38-48


Previous to today’s passage Jesus taught, "For I tell you, unless your righteousness exceeds that of the scribes and Pharisees, you will never enter the kingdom of heaven" (v. 20). In today’s gospel passage Jesus gives further concrete examples on what it means for the disciples’ righteousness "to exceed that of the scribes and Pharisees." This teaching follows a form: "You have heard that it was said…. But I say to you."

I sometimes think I would like to preach a homily on the places "but" appears in the gospels. Just when people are in an impossible situation, or something difficult is asked of us, the "but" enters the story line. "But" signals something God is about to do. I think our faith needs to leave room for the "but" – God coming to do what we are definitely unable to do on our own. Name the difficult situation in our lives and then, in faith, step back and let God surprise us with, "But..."

Today’s text has the last two of Jesus’ "antithesis teachings": on retaliation (vs. 38 – 42) and relations with our enemies (vs. 43 – 48). Even people not literate in biblical texts quote the Old Testament passage, "An eye for an eye, a tooth for a tooth," as justification for "getting even" with someone who has offended them. They also quote it to justify the death penalty. They may not know it, but they are quoting Exodus 21:22.

It’s called the "lex talionis," which prescribes a retaliation in kind. In other words, it set limits on punishment; the punishment was not to exceed the crime. It was a way of restricting excessive cruelties and endless bloodletting in response to offenses against the community, or a family. It was not meant for personal grudges and conflicts. It was a guide for administering justice. Jesus is requiring his disciples not to seek revenge when someone has offended, not to "get even." He’s asking us to be free and not to let the behavior of someone who harms us determine our actions.

This passage is hard to hear in the light of our national debate about security. Imagine the response many would make to it. "Get real! Get your head out of the sand and face reality!" Still, Jesus gives specific examples about not resisting an evildoer and so challenges us not to respond in kind to violence: whether it be to a slap – in a court room – or when we are under duress. Someone initiates violence against us, but we respond in kindness. Quite a challenge, isn’t it!

Indeed, when evil is done us we not only don’t retaliate, we act positively towards the offender. Maybe that’s what keeps us from being passive doormats. We take the initiative to return evil with good. Will our non-retaliatory behavior have a healing effect on the aggressor? It may, or may not, but at least we are acting in Jesus’ name. We do no harm, we act to bring love and healing to a negative situation. Is that what he meant two weeks ago when he told us we are the "salt of the earth" and "light of the world, a city built on a mountain?"

Acting so contrary to the world’s usual way of responding will certainly be a salty sign and a bright, visible light in our environs. If we act as Jesus instructs us we will be hard to miss; hard to ignore, just as he was. Jesus has shown us the way. He was victimized, but he chose not to be a victim. Instead, he freely chose to continue his preaching and miracle working for our sake. He freely laid down his life for us.

The Christian, though seemingly victimized, doesn’t wallow in the hurt, but goes a step further, choosing to turn the cheek; not only surrender to the demand for the tunic, but hand over the cloak as well; not only go the mile, but choose to go the extra mile. Lending to a borrower comes under a different rubric. Mosaic teaching required lending to the poor, without charging them interest (Exodus 22:5; Leviticus 25:36 – 37). Jesus doesn’t urge his disciples to "lend," but to "give." He seems to be calling for a habit of generosity from his disciples. Indeed, we are to exceed the normal expectations of generosity. If we do so, our actions would stand out, characterized by a wisdom that challenges the world’s wisdom.

What unique and unusual behavior Jesus asks of us! We are not to separate people into categories; preferring "our kind" to "them." We are to treat all in the exceptional way Jesus describes in his Sermon. We are not kind to people because they are kind to us, or because they come from the same group we come from. We don’t just lend to those we judge the "deserving poor." No. As disciples of Jesus our actions are so different from the ways of our world that we can’t help but draw attention to ourselves. It is not something we seek, but is the result of our unusual way of living. A small light may seem insignificant, but in a dark world it is easily seen and stirs up a response. And the response won’t always be positive. Jesus has warned us that we will be persecuted because we follow him and his ways (v 5: 11).

We act lovingly towards even the unlovable because we are children of the one Jesus has called "Father," who "makes his sun rise on the evil and on the good and sends rain on the righteous and the unrighteous" (5:45). God loves all and blesses both the good and bad, the just and the unjust. The conduct of others does not determine God’s ways towards them. That’s true for us as well. Our God’s love does not play favorites, nor should we.

Jesus is not asking us to do something difficult on our own. The very Spirit that moved Jesus to be so expansive in his love has been given us at our baptism. That Spirit makes us children of God, able to love those God loves – in the way that God loves
 
Thiên Chúa quan phòng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:11 17/02/2017
Chúa nhật VIII Thường niên, năm A
Is 49,14-15 1 Co 4, 1-5; Mt 6, 24-34

Thiên Chúa quan phòng

Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, dựng nên con người, Ngài giao cho con người quyền làm chủ vũ trụ, trái đất, biển khơi và góp tay cùng Ngài làm đẹp vũ trụ, làm đẹp trái đất. Thiên Chúa đã làm gương cho con người về việc lao động để làm ra của cái, vật chất. Tuy nhiên, có nhiều người vì quá chạy theo vật chất, cậy sức mình, quên đi làm bởi ta,ban bởi Chúa. Thực tế, nếu cậy dựa sức riêng của minh, con người sẽ thất bại vì Chúa không ban sức khỏe, không ban trí thông minh, không giúp con người, mọi sự sẽ không đem lại kết quả tốt. Chúa đưa ra hai dụ ngôn về chim sẻ và hoa huệ ngoài đồng để con người, để chúng ta hiểu thế nào là sự quan phòng của Thiên Chúa…

Ba bài đọc Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta hiểu thế nào về sự can thiệp của Thiên Chúa và bàn tay cứu độ, sự quan phòng của Ngài. Ngôn sứ Isaia viết : Sion nói “ Chúa bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi “.Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư ? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu. Ngôn sứ cho chúng ta thấy Chúa không bao giờ quên con người, luôn ở với và giúp đỡ con người. Điều này đưa chúng ta hiểu rõ hơn lời thánh vịnh 61 :” Duy nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi được an vui “.Thánh Phaolô nói với chúng ta phải trung tín vì Chúa luôn trung thành, dù chúng ta bất tín. Ngôn sứ Isaia và thánh Phaolô khuyên nhủ người môn đệ Chúa hãy tuân theo lời Chúa dạy :” Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy “ ( Ga 14, 23 ). Tất cả những điều này giúp chúng ta hiểu được ý chính của đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu 6, 24-34. Hai hình ảnh Chúa dùng để dạy các môn đệ và dạy nhân loại về sự quan phòng của Ngài :”chim sẻ trên trời và hoa huệ ngoài đồng “. Chim sẻ trên trời không tích trữ lương thực, không thu vén thế mà Thiên Chúa luôn nuôi chúng, không để bất cứ con nào chết đói, chết khát vv…Hoa huệ ngoài đồng tự mọc, không ai săn sóc, không ai làm cỏ, bón phân tưới nước, nhưng nó vẫn sống, vẫn nở hoa đẹp đến nỗi cẩm bào của vua Salomon cũng không thể nào so sánh với nó. Những thứ tầm thường như chim sẻ, hoa huệ mà Thiên Chúa còn quan tâm chăm sóc, huống chi loài người chúng ta được Ngài dựng nên giống hình ảnh của Ngài, nên Ngài yêu thương con người “ như con ngươi của Ngài “.

Qua các bài đọc hôm nay, Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta :” Đừng quá lo âu, bối rối, lo lắng.Đừng quá vội vàng tìm kiếm những sự hay hư mất ở trần gian mà quên sự quan phòng của Chúa “. Chúa nói rằng : “…Cha các con biết rõ các con cần những điều đó.Tiên vàn các con hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho các con “. Ở đây, Chúa nhấn mạnh đến sự quan phòng của Ngài. Tuy nhiên, Chúa không nói chúng ta làm biếng, đừng làm việc, đừng lo lắng vạch kế hoạch vv…Bởi vì, Chúa đã nói :” Cha Ta làm việc không ngừng, Ta cũng làm việc không ngơi nghỉ “. Chúa bảo đừng lo không có nghĩa Chúa bảo chúng ta cứ nằm đó mà chờ sung rụng, nhưng Chúa khuyên chúng ta phải cần cù, chịu khó vì chính thánh Phaolô cũng đã viết :” Ai không làm việc thì đừng có ăn “. Chúa bảo chúng ta hãy phó thác tất cả cho Chúa trong sự nhẫn nhục, siêng năng, cần mẫn lao động của mỗi người chúng ta. Chúa cũng nói:” …Chúng con chớ áy náy lo lắng về ngày mai.Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai.Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy “. Điều Chúa muốn nói với chúng ta là khi làm việc chúng ta đừng cậy sức mình, nhưng biết phó thác và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa bởi Chúa biết chúng ta cần gì, điều nào cần trước, điều nào cần sau, Ngài không bao giờ từ chối, làm ngơ trước những nhu cầu chính đáng của chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết tín thác vào sự quan phòng của Chúa và để chúng con nhận ra con người yếu hèn,khả năng hạn hẹp của mỗi người chúng con hầu chúng con luôn tin tưởng vào tình thương và lòng thương xót của Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Thiên Chúa quan phòng chúng ta như thế nào ?
2.Chúng ta hiểu sao câu nói :” Không một sợi tóc nào trên đầu rơi xuống đất mà Cha chúng ta trên trời lại không đếm ? “.
3.Hình ảnh chim sẻ và hoa huệ nói gì với chúng ta ?
4.Chúa dạy chúng ta điều gì qua bài Tin Mừng hôm nay ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh bảo vệ tôn giáo tự do.
Đặng Tự Do
16:48 17/02/2017
Bốn giám mục chủ tịch các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump sớm ban hành sắc lệnh bảo vệ tôn giáo tự do.

Một dự thảo sắc lệnh đã được công bố trên các phương tiện truyền thông, nhưng tổng thống chưa chính thức ký ban hành sắc lệnh này.

Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York, Charles Chaput, Tổng Giám Mục William Lori, và Đức Giám Mục Frank Dewane nói.

“Trong vài năm qua, chúng ta rất thất vọng trước việc chính phủ liên bang đã xói mòn quyền cơ bản này, là quyền tự do đầu tiên và cao quý nhất của chúng ta”.

Các ngài nói thêm:

“Tổng thống Trump đã cam kết rằng ‘chính quyền ông sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để bênh vực và bảo vệ tự do tôn giáo ở đất nước chúng ta.’ Chúng tôi kêu gọi tổng thống thực hiện lời hứa này, kể cả việc ngưng ngay tức khắc các quy định và các đòi buộc khác mà chính phủ liên bang đã áp đặt trên những người có đức tin, không cho họ có sự lựa chọn nào khác.

Thực sự là một điều đáng khích lệ khi chúng tôi biết rằng Tổng thống có thể đang xem xét một sắc lệnh để thực hiện sự bảo vệ mạnh mẽ quyền tự do tôn giáo trên toàn liên bang, trong rất nhiều các lĩnh vực đã bị xói mòn bởi chính quyền trước đó, chẳng hạn như bảo hiểm sức khỏe, nhận con nuôi, công nhận là tổ chức tôn giáo, miễn thuế, và tài trợ của chính phủ và các hợp đồng với chính phủ. Chính chúng tôi, cũng như những người chúng tôi chăn dắt và phục vụ, sẽ biết ơn rất nhiều nếu Tổng thống thực hiện bước đi tích cực này theo đó cho phép tất cả người Mỹ có thể thực hành đức tin của họ mà không bị trừng phạt bởi chính phủ liên bang.”
 
Pakistan trải qua một tuần lễ đẫm máu. Giáo Hội quyết định đóng cửa tất cả các nhà thờ tại Tổng giáo phận Lahore
Đặng Tự Do
21:33 17/02/2017
Pakistan đã trải qua một tuần lễ đẫm máu với ít nhất là 6 vụ khủng bố kinh hoàng chỉ trong 4 ngày.

Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra tại Lahore. Một kẻ đánh bom tự sát giết chết ít nhất 13 người và làm bị thương 85 người khác trong một cuộc tấn công kinh hoàng hôm thứ Hai 13 tháng Hai bên ngoài trụ sở Quốc Hội bang Punjab ở Lahore, Pakistan.

Jamat-ul-Ahrar, một nhóm trong phe Taliban Pakistan đã tuyên bố chịu trách nhiệm trong vụ tấn công diễn ra trong cuộc biểu tình của Hiệp Hội Các Nhà Thuốc Tây và Các Dược Sĩ. Đây cũng chính là bọn khủng bố đã nổ bom tự sát tại công viên nơi các Kitô hữu tụ tập mừng lễ hôm Chúa Nhật Phục Sinh năm ngoái, giết chết 74 người gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Một ngày sau đó, hôm 14 tháng Hai, cảnh sát được báo cáo có một quả bom được đặt tại Quetta. Một cảnh sát viên thiệt mạng khi cố gắng gỡ trái bom này.

Sang đến ngày hôm sau, tại Peshawar, một kẻ ôm bom tự sát tấn công vào một xe tải của chính phủ; trong khi các tên khủng bố khác tấn công vào tòa nhà chính phủ ở Mohmand.

Hôm thứ Năm 16 tháng Hai, một đoàn xe của quân đội Pakistan bị trúng mìn. Tuy nhiên, trong ngày thứ Năm còn diễn ra một vụ khủng bố nghiêm trọng nhất kể từ năm 2014 đến nay tại đền thờ Hồi Giáo Sufi ở Shewan miền Nam Pakistan.

Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tự sát tại đền thờ Lal Shahbaz Qalandar, trong một ngày được coi là linh thiêng nhất khi các tín hữu Hồi Giáo tham dự một nghi lễ và các điệu múa. Ít nhất 88 người chết và hàng trăm người khác bị thương. Sufism không phải là một nhánh của Hồi Giáo như nhiều người lầm tưởng. Sufism là một thực hành có tính chất huyền bí, có cả trong Hồi Giáo Sunni và Shitte. Tuy nhiên, bọn khủng bố Hồi Giáo IS coi đây là thứ “tà ma ngoại đạo” nên tấn công vào đền thờ này.

Trước tình trạng khủng bố tràn lan và trước áp lực của công luận, bộ ngoại giao Pakistan triệu tập đại sứ Afghanistan và trao cho ông này danh sách 76 tên khủng bố và yêu cầu Afghanistan phải có hành động cụ thể với những tên khủng bố này. Trong khi đó, Trung tướng Asif Ghafoor, phát ngôn viên của quân lực Pakistan nói trong một cuộc họp báo là quân đội đã thực hiện các cuộc tấn công trả thù và đã tiêu diệt hàng trăm tên khủng bố hôm thứ Sáu 17 tháng Hai.

Các nhà lãnh đạo Công Giáo tại địa phương đã phản ứng với sự phẫn nộ và quan tâm đối với vụ khủng bố tại Lahore. Tất cả các trường học và thậm chí cả các nhà thờ ở Lahore đã bị đóng cửa như một biện pháp phòng ngừa.

“Đây thực sự là một tin rất choáng váng và đau lòng khi thấy rằng một lần nữa Lahore đã trở thành mục tiêu của những kẻ khủng bố”, Cha James Channan, dòng Đa Minh, giám đốc Trung tâm Hòa bình Lahore nói.

“Pakistan đã là một mục tiêu dễ dàng cho các nhóm khủng bố trong nhiều năm qua. Tôi lên án hành động khủng bố này với những lời mạnh mẽ nhất”.

Cha Channan cũng đổ lỗi cho chính phủ Pakistan quá thờ ơ với các mối đe dọa và ngành an ninh Pakistan tỏ ra thiếu hiệu quả trong việc ngăn ngừa các tai ương khủng bố cũng như truy bắt các nhóm khủng bố.

“Tôi coi đó là một thất bại của chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật. Các biện pháp an ninh đã không được thực hiện và những kẻ khủng bố đã không bị bắt”.

Đức Tổng Giám mục Sebastian Shaw của tổng giáo phận Lahore tương tự bày tỏ nỗi buồn sâu sắc đối với các nạn nhân và cầu nguyện cho các gia đình. Ngài nói:

“Với nỗi buồn chân thành và sâu sắc nhất, thay mặt cho Giáo Hội tại Pakistan Tôi thông cảm với tất cả các gia đình bị thương tổn vì hành động nhẫn tâm và độc ác của chủ nghĩa khủng bố”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thông báo về việc nhà cầm quyền dùng bạo lực ngăn chận người dân nộp đơn khởi kiện Formosa
Ủy Ban Công Lý Và Hòa Bình Giáo Phận Vinh
11:19 17/02/2017
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tâm thư của 1 Cảnh sát Cơ động tham gia trong cuộc đàn áp tại Vinh hôm 14 tháng 2 gởi Phóng viên Vietcatholic.
Một Cảnh Sát Cơ Động
18:17 17/02/2017
Tâm thư của 1 Cảnh sát Cơ động tham gia trong cuộc đàn áp tại Vinh hôm 14 tháng 2 gởi Phóng viên Vietcatholic.

Một cảnh sát cơ động trẻ vạch trần tội ác đàn áp giáo dân đi kiện Formosa của cộng sản Nghệ An.

Xin mời đọc trích thư của một cảnh sát cơ động gửi cho facebooker Hieu Bui về những hành động đàn áp giáo dân Song Ngọc khiếu kiện formosa hôm 14-2-2017
"Kế hoạch đàn áp đoàn khiếu kiện Formosa được quyết định vào buổi sáng sau khi công an chặn tất cả các nhà xe không cho chở đoàn đi nên Cha Thục hỏi ý kiến giáo dân và dân quyết định đi bộ .
Đoàn giáo dân đi kiện có Cha Thục chỉ huy nên đi rất nề nếp , đi sát vào lề đường , họ lặng lẽ đi không la hét , không chen lấn …Một số người đi bộ , một số chạy xe máy theo chở đồ đạc , nước uống , thức ăn …, ai mệt mỏi thì lên xe đi , còn người trên xe lại xuống đi bộ . Nói chung là không có cớ gì để đàn áp họ khi xung quanh dân đổ ra xem rất nhiều .
Giáo dân các vùng 2 bên đường chuẩn bị sẵn nước uống , sữa , bánh …tiếp tế cho họ . Nếu cứ để họ đi như vậy và nếu dân 2 bên đường nhập cuộc đi theo thì sẽ thành đoàn biểu tình vô cùng lớn làm tắc nghẽn quốc lộ 1 lúc đó không thể kiểm soát được .
Để đàn áp được đoàn người này thì phải tìm cách tách rời , cách ly họ với nhân dân đang đi theo và những người dân đang lưu thông trên quốc lộ .
Bãi đất được chọn gần ngay quốc lộ 1 nơi đang san lấp mặt bằng của thị trấn Yên Lý huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là nơi để đàn áp , giải tán đoàn người khiếu kiện Formosa .
Sau bữa ăn trưa của giáo dân tại 1 nhà thờ ở Mỹ Lý thì Phó chủ tịch tỉnh cho người đến gặp Cha Thục và điều đình nói là cho giáo dân vào đây họp để bàn kế hoạch đi như thế nào , tránh làm tắc nghẽn giao thông , còn quan điểm của tỉnh là vẫn để cho đoàn đi nộp đơn , thực hiện quyền khiếu kiện là quyền của công dân .
Và Cha Thục đã bị mắc bẫy . Đám đất trống đó là đất ruộng rất thấp và bên phải là 1 đám đất khác đã được san lấp cao hơn mặt đường .
Đất san lấp có rất nhiều đá cục bằng nắm tay rất thuận tiện cho việc bạo động .
Chính quyền biết rằng giáo dân rất có kỷ luật và phương châm của nhà thờ là tuyệt đối không được bạo động , không khiêu khích ...nếu bị đánh thì phải chịu trận không được đánh lại . Họ còn dạy cho giáo dân phải biết yêu thương kẻ thù . Họ thừa biết rằng chỉ cần có 1 xô xát nhỏ thì đó sẽ là cái cớ rất lớn cho chính quyền đàn áp đẫm máu như Quỳnh Lưu 1956 hay Thiên An Môn 1988 .
Nhiều công an mặc thường phục nhặt đá ở bãi đất đút túi quần và chiếc xe Công an BMW được đậu sát mép đường phía trước bãi đất đang san lấp , nơi có xe ben ra vào rất nhiều làm vương vãi đất đá khắp nơi .
Khi đoàn giáo dân đi kiện được CA dẫn xuống bãi đất nói đứng chờ để đồng chí Phó chủ tịch tỉnh ra nói chuyện thì ngay lập tức gần 100 công an mặc thường phục trà trộn vào đám đông chen lẫn từng nhóm một trong giáo dân .
Khi các máy quay phim của công an đã chờ sẵn ở mọi góc độ thì bỗng 1 tiếng pháo lệnh vang lên thế là tất cả CA thường phục đang chen lấn trong đoàn khiếu kiện nhất loạt lấy đá trong túi ra ném tới tấp vào hàng rào CSCĐ . Chỉ chờ có thế là tất cả CA cầm dùi cui xông vào đánh loạn xạ vào đoàn người khiếu kiện .
Lệnh của trên ban ra là phải tập trung đánh vào những người cầm điện thoại đang ghi hình và phải cướp điện thoại đập nát ngay tại chỗ . Lúc này những CA thường phục ném đá vội vàng chạy tách ra khỏi đoàn người . Vì có sẵn khiên che , và được chuẩn bị trước nên không có ai là CA bị thương tích .
Chiếc xe BMW đã thay kính chống đạn mấy ngày trước đó , đã bị đập vỡ kính sau , đèn hiệu trên nóc ngay khi pháo lệnh nổ . Rất nhiều giáo dân bị đánh thương tích , máu me be bét nhìn rất kinh hãi . Sự việc chỉ dừng lại sau khi hầu hết các điện thoại mà giáo dân đang cầm trên tay đã bị đập nát , một số giáo dân bị đánh gục tại chỗ , một số chạy ra ngoài cũng bị đuổi theo đánh , hầu như không sót 1 ai .
Dùi cui của CA là bằng thép bọc cao su nên đánh ít gây chảy máu ngoài nhưng rất đau đặc biệt là chảy máu trong , gây nội thương ảnh hưởng lâu dài . Một cuộc đàn áp rất dã man nhưng kín đáo mà báo chí nhà nước loan tin là bọn phản động giáo dân làm loạn , ném đá gây thương tích cho giám đốc sở CA tỉnh mà không hề có 1 bức ảnh nào ngoài 2 bức ảnh chiếc xe BMW bị bể kính sau và đèn hiệu trên nóc , xung quanh vương vãi đất , đá cục do xe ben đổ xuống .
Tối về họp rút kinh nghiệm thì chỉ huy CSCĐ đã khen ngợi anh em và nói “ nuôi quân 3 năm dùng 1 giờ , hôm nay các đồng chí làm rất tốt , lâu nay chúng ta học nhưng chưa được hành và hôm nay bọn giáo dân phản động là những cái bia sống để các đồng chí thực hành …” nghe thật là đau xót.
Rất nhiều chiến sỹ hả hê vui sướng , nhưng cháu thấy có 1 số người không nói gì chỉ thở dài , không hiểu trong đầu họ nghĩ gì .
Quả thật nếu có ai đó thương xót dân cũng không thể , vì hơn 20 máy quay chuyên nghiệp của CA ở mọi góc độ nên nếu có chiến sỹ nào nương tay không đánh dân hay đánh nhẹ đều bị phát hiện và kỷ luật ngay , thậm chí bị loại ngũ , đuổi ra khỏi ngành .
Bọn con ông cháu cha thì không việc gì còn bọn chạy tiền vào CA như cháu mà bị đuổi thì vừa nhục nhã với xóm làng vừa mang khoản nợ không biết bao giờ mới trả được . Vì vậy ai cũng phải đánh thẳng tay , người tốt thì nhằm vào bắp tay , mông mà đánh hy vọng là họ ít bị chấn thương còn bọn khát máu thì chúng cứ nhằm vào đầu vào cổ mà vụt . Thật là vô cùng đau xót...
Lâu nay cháu cũng theo dõi trên mạng thấy cách mạng ôn hoà ở các nước khác thì sau đó cảnh sát vẫn được ở lại làm việc , chỉ có cấp chỉ huy ai ác quá thì mới bị ra toà . Nhưng lãnh đạo CA thì nói các đồng chí phải hết lòng bảo vệ đảng , bảo vệ chế độ còn khi chế độ bị sụp đổ thì chắc chắn các đồng chí sẽ bị dìm trong biển máu vì họ nói người Việt Nam luôn sống với thù hận nên sẽ không bao giờ tha thứ như ở phương Tây .
Quả thật cháu rất hoang mang và lo lắng nhưng không dám nói ra . Nếu mất việc thì biết lấy gì trả nợ , nếu không vào được CA chuyên nghiệp thì ước mơ cũng vĩnh viễn chấm dứt vì cháu chẳng có nghề ngỗng gì cả , cũng chẳng có bằng cấp gì để có thể xin được việc làm . Thôi thì đành để mặc cho số phận đưa đẩy thôi , ngày nào biết ngày đó .
Cháu viết thư này chỉ xin nói với cô chú mấy điều như sau :
1, Khi đi khiếu kiện phải đội nón bảo hiểm loại tốt , và mặc đồng phục theo từng giáo xứ để tránh CA thường phục trà trộn vào gây rối.
2, Các đoàn phải đi sát nhau , khi bị đánh thì ngồi thụp xuống tay ôm che gáy , nách sườn .
3, Những người quay live stream thì nên dùng camera bí mật gắn ở cổ tay hay trên đầu mũ bảo hiểm với điện thoại I-phone trong túi quần để khi bị đánh thì tách ra giơ tay giả vờ xin hàng nhưng vẫn tiếp tục quay và phát hình được .
4, Cần nhất là sự đoàn kết của người dân . Nếu hôm qua mà đoàn khiếu kiện đông đến hàng trăm ngàn người thì chắc chắn không có 1 ai dám xông vào đánh cả còn nếu đi rải rác hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn người thì vẫn bị đàn áp như thường .
Đó là tất cả những gì cháu biết và cháu nói ra hy vọng 1 ngày khi thời thế thay đổi thì cũng mong bác đưa bức thư này ra xin cho cháu được khoan hồng trở về với gia đình, tránh được sự trừng phạt của nhân dân .
Cháu xin cảm ơn bác trước ."
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhền Nhện Mắc Võng
Joseph Ngọc Phạm
19:13 17/02/2017
NHỀN NHỆN MẮC VÕNG
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Con dán nó mong chủ nó giàu
Có mật có mỡ có dầu nó ăn
Con nhện nó mong chủ nó sang
Cho nó mắc võng nghênh ngang khắp nhà.
(Ca dao)