Ngày 15-02-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Ba 16/2: Giữ cho khỏi men biệt phái và men Hêrôđê - Suy Niệm của Lm. Hải Đăng
Giáo Hội Năm Châu
00:37 15/02/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 15-February-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mc 8, 14-21

“Các con hãy ý tứ giữ mình khỏi men biệt phái và men Hêrôđê”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, các môn đệ quên mang bánh và chỉ còn một chiếc bánh trong thuyền. Và Chúa Giêsu dặn bảo các ông rằng: “Các con hãy coi chừng và giữ mình cho khỏi men biệt phái và men Hêrôđê”. Các môn đệ nghĩ ngợi và nói với nhau rằng: “Tại mình không có bánh”. Chúa Giêsu biết ý liền bảo rằng: “Sao các con lại nghĩ tại các con không có bánh? Các con chưa hiểu, chưa biết ư? Sao các con tối dạ như thế, có mắt mà không xem, có tai mà không nghe? Khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư, các con không nhớ sao?” Các ông thưa: “Mười hai thúng”. – “Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, các con đã thu được bao nhiêu thúng đầy miếng bánh dư?” Họ thưa: “Bảy thúng”. Bấy giờ Người bảo các ông: “Vậy mà các con vẫn chưa hiểu sao?”

Đó là lời Chúa.
 
Dấu của lòng thương xót
Lm. Minh Anh
01:07 15/02/2021
DẤU CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

“Chúa ghi trên Cain một dấu, để ai gặp hắn, sẽ không giết hắn”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật trùng hợp, bài đọc Sáng Thế hôm nay nói đến ‘một dấu’ khá lạ, dấu trên trán; Tin Mừng cũng nói đến ‘một dấu’ rất lạ, dấu trên trời; một dấu nơi người, một dấu nơi Chúa. Thú vị thay! Cả hai đều là ‘dấu của lòng thương xót’.

Sách Sáng Thế kể chuyện Thiên Chúa đoái nhận lễ dâng tốt lành của Abel và chối nhận lễ dâng, có lẽ ít tốt lành, của Cain; Cain đâm ra ghen tức, sa sầm nét mặt. Thấy trước điều đó, Người thương tình cảnh báo Cain, “Lòng ganh tị thúc đẩy ngươi, ngươi phải chế ngự nó”. Cain bỏ ngoài tai, vẫn dẫn em ra đồng; ở đó, y giết em mình. Lại một lần nữa như Ađam, Cain đã không vâng lời Thiên Chúa; lẽ ra Cain phải chết. Chúa nguyền rủa Cain, đuổi ông khỏi địa đàng, lang thang trên mặt đất. Cain thưa, “Ai gặp tôi, sẽ giết tôi”; Chúa bảo, “Không đâu!”, và “Chúa ghi trên trán Cain một dấu, để ai gặp hắn, sẽ không giết hắn”. Phải chăng, đó là ‘dấu của lòng thương xót’?

Marcô hôm nay cho thấy một chi tiết khá lạ lẫm nơi Chúa Giêsu, Ngài ‘thở dài não nuột’ trước sự cứng lòng của biệt phái khi họ đòi một dấu lạ từ trời, ngụ ý thách thức Ngài. Trong Matthêu và Luca, Ngài nói rõ, “Sẽ không cho thế hệ một dấu nào ngoài dấu lạ Giôna”; dấu Giôna là dấu thập giá, dấu của vùi chôn trong huyệt ba ngày. Phải chăng, đó cũng là ‘dấu của lòng thương xót’?

Chúa Giêsu ‘thở dài não nuột’, đó cũng là một ‘dấu của lòng thương xót’, một ngôn ngữ yêu thương. Chi tiết này cho thấy nỗi đau đớn sâu sắc nơi Chúa Giêsu, một nỗi đau đớn tinh thần; nỗi đau của người bị người khác từ chối tình yêu. Ngài nhận ra rằng, họ đang từ chối ân sủng mà Ngài ước mong ban cho họ; đây là điều làm Ngài tổn thương. Không phải vì Ngài nhạy cảm; đúng hơn, Ngài đau vì thương xót vô bờ. Thật bất ngờ! Hiếm khi chúng ta nghĩ đến tình yêu Ngài dành cho các biệt phái ngoài việc gay gắt lên án họ; nhưng hôm nay, Ngài ‘thở dài não nuột’, ‘dấu của lòng thương xót’ cũng là nỗ lực để lôi kéo họ, nhắc họ đừng thờ ơ và khước từ ân sủng.

Cuối cùng, để cứu bằng được những người biệt phái và cả nhân loại đáng thương, Chúa Giêsu ban cho chúng ta một dấu lạ từ đất thấp vói lên trời cao, đó là thập giá; trên đó, Con Thiên Chúa bị treo lơ lửng giữa trời và đất, đó là ‘dấu của lòng thương xót’ vĩ đại nhất; bởi lẽ, nó chứa đựng chính ‘tác giả của dấu lạ. Dấu lạ này muôn đời tồn tại; ở đâu có Kitô hữu, ở đó có hình bóng thập giá và thánh giá thật trong đời. Dấu này chỉ có thể đọc được nhờ đức tin; vì chỉ đức tin mới mở ra được mầu nhiệm của nó. Chúa Giêsu hôm nay đang tự hạ để ở lại với chúng ta bằng mọi giá; Ngài tự hạ dưới dấu lạ của bánh và rượu, các bí tích, và cả dưới hình dạng của những con người khốn khổ và thánh giá của họ.

Trên giường bệnh, nhà thơ Đức, Heinrich Heine đã nói những lời cuối cùng, “Chúa sẽ tha thứ cho tôi... Đó là công việc của Ngài”; khi Thomas Hooker hấp hối, một người bạn nói, “Thầy ơi, thầy sẽ nhận được phần thưởng cho công sức của mình”; Hooker khiêm tốn trả lời, “Tôi sẽ nhận được lòng thương xót Chúa; với tôi, sự ra đi để về với Ngài là ‘dấu của lòng thương xót’”.

Anh Chị em,

Thiên Chúa đã biến sự chết cũng như thập giá, một dụng cụ độc ác tàn nhẫn của thành dụng cụ diễn tả tình yêu bao dung, tha thứ; một dụng cụ giết người thành dụng cụ giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời; một dụng cụ chế nhạo của con người thành dụng cụ diễn tả chiến thắng vinh quang của Đức Kitô và của những ai theo Ngài. Đó chính là cách thức Thiên Chúa cứu con người với ‘dấu của lòng thương xót’. Qua bao thế hệ, tội lỗi của con người cứ tiếp diễn, lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn tuôn chảy tràn lan trên thế gian này.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dẫu con yếu hèn bất xứng, mỗi ngày, Chúa vẫn ban cho con biết bao ‘dấu của lòng thương xót’; lòng thương xót Chúa vượt quá tội lỗi của con. Xin cho con cảm nghiệm được tình yêu bao la của Chúa hầu con sống thánh hơn mỗi ngày”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 15/02/2021

8. Tội nhẹ làm chậm lại sự tiến bộ của các nhân đức.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:33 15/02/2021
66. CHÊ LEO LẺO (II)

Có một phú ông thuê nhiều nông dân để thu hoạch thời vụ, khi trời nắng thì đánh trống làm hiệu để công nhân nghỉ việc ăn cơm.

Ông ta kêu người đem cái trống bỏ dưới cây táo, không ngờ quả táo rừng rơi xuống trúng trên mặt trống kêu tùng tùng. Các công nhân nghe tiếng trống thì vội vàng về nhà ăn cơm, chủ nhân chất vấn nguyên do, thì thấy táo rừng lộp bộp rơi xuống trên mặt trống kêu tùng tùng, bèn nổi giận chửi:

- “Nước mủ trên mặt chưa khô mà cũng lại chỗ này đánh trống à !”

(Tiếu Hài Thiên Kim)

Suy tư 66:

Có những người ỷ vào chức vụ nên độc tài độc đoán, không tham khảo ý kiến của ban cố vấn rồi đưa ra chương trình này chương trình nọ cho cấp dưới làm, khi làm không được và thất bại thì chê leo lẻo và chối leo lẻo với lý do: chúng nó không tích cực làm; người có tâm hồn bất định và sợ trách nhiệm thì chối leo lẻo khi sự việc thất bại, và chê leo lẻo khi người khác làm sai, bởi vì họ đặt lợi ích riêng trên lợi ích chung...

Cũng có những người Ki-tô hữu chối leo lẻo mình là người Công Giáo khi họ đi picnic với bạn bè mà không tham dự thánh lễ chủ nhật, khi họ sa đà trong rượu chè cờ bạc, khi họ đối xử tàn tệ với anh em cách này hay cách khác, khi họ sống bất công với mọi người.v.v...

“Chê leo lẻo, chối leo lẻo” thì chỉ có những người buôn bán ngoài chợ mới làm, nhưng những người buôn bán tự trọng thì không làm như thế huống chi là người Ki-tô hữu, tức là những người có Chúa trong tâm hồn mình...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Tư Lễ Tro (năm B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:43 15/02/2021
THỨ TƯ LỄ TRO

Tin mừng: Mt 6, 1-6; 16-18.

“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”


Bạn thân mến,

Thói giả hình của bạn và tôi làm cho Đức Chúa Giê-su buồn bực trong vườn Giết-sê-ma-ni, lòng kiêu ngạo của chúng ta làm cho Đức Chúa Giê-su phải chết trên thập giá, duy chỉ có lòng chân thành của chúng ta đối với Chúa và đối với anh em, mới làm cho Đức Chúa Giê-su phục sinh mỗi ngày trong tâm hồn chúng ta, và trong tâm hồn của tha nhân mà thôi.

Khởi đầu mùa chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta tin vào Phúc Âm của ngày hôm nay: sống chân thực và chân thành với anh chị em của mình, không giả hình giả bộ, không đạo đức giả như những người Pha-ri-siêu mà Đức Chúa Giê-su vẫn thường quở trách, bởi vì thói giả hình chỉ làm cho chúng ta như cái mả tô vôi bên ngoài thì sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong thì hôi thối xấu xa.

Có nhiều lần bạn và tôi sống giả hình với tha nhân khi chúng ta trong lòng rất oán ghét họ, nhưng bên ngoài thì làm bộ thân thiện, miệng nói lời ngon ngọt nhưng trong lòng thì chất chứa những mưu thâm hại người; đã nhiều lần bạn và tôi ăn chay bên ngoài như làm việc thiện, đọc kinh, thân thiện, nhưng bên trong tâm hồn thì ăn mặn những thức ăn như kiêu ngạo, ghét ghen, giận hờn, vu khống hàm hồ cáo gian.v.v...tất cả những điều đó, đã làm cho chúng ta trở thành những tên quân dữ đóng đinh tha nhân vào thập giá với Đức Chúa Giê-su rồi.

Bạn thân mến,

Mùa chay là mùa của cầu nguyện, sám hối và hy sinh. Nếu bạn và tôi không cầu nguyện thì sẽ có ngày muốn cầu nguyện mà không được; nếu bạn và tôi không sám hối thì tất sẽ có ngày hối không kịp; nếu bạn và tôi không hy sinh thì sẽ có ngày muốn hy sinh mà cũng không có cơ hội, bởi vì ngày giờ của Đức Chúa Giê-su đến thì không ai biết được cả.

Mùa chay thánh năm nay, bạn và tôi –ít nữa- cũng có một quyết tâm cho mình, đó là phải sống tốt lành hơn mùa chay năm ngoái, phải sống làm chứng nhân cho Chúa hơn những ngày khác, bằng cách sống rất chân thực và chân thành với anh chị em của mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin : ĐTC Phanxicô Sẽ Đến Thăm Nước Pháp
Lê Đình Thông
10:30 15/02/2021
Nhà thờ chánh tòa Notre-Dame de la Garde trên núi và toàn cảnh hài cảng Marseille

ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh lên tiếng xác nhận trên đài truyền hình Công Giáo KTO của Pháp : ‘‘Đức Thánh Cha sẽ đến nước Pháp’’(Le Pape va venir en France). VietCatholic đã loan tin này ngày 12/02/2021. Các giới chức Roma nhận định : câu trả lời của ĐHT Parolin là trái với sự dè dặt thường lệ. Tám năm sau ngày được tôn cử làm giáo hoàng, đây là lần đầu tiên ĐTC Phanxicô tông du nước Pháp, không kể chuyến viếng thăm Strasbourg vào năm 2014 trong khuôn khổ Nghị viện u châu.

Đức TGM Jean-Marc Aveline, Tổng giám mục Marseille tuyên bố với thông tấn I.Media : Tòa thánh quan tâm đến thành phố cảng của nước Pháp vì Marseille là nơi giao lưu nhiều nền văn hóa, có nhiều khu phố còn rất nghèo. Marseille là nơi ba vị thánh Lazare, Marie và Marthe lần đầu tiên rao giảng Phúc âm.

Ngoài ra, chức sắc hồi giáo Sidi Bel Abbès còn cho rằng việc Đức Thánh Cha Phanxicô đến Marseille sẽ tạo điều kiện tốt đẹp cho đối thoại liên tôn, đồng thời cổ võ hòa bình giữa các dân tộc.

LM Thierry Lamboley dòng Tên cho biết có khoảng 8 000 người dự đại hội dòng Tên. Theo dự định, vào tối thứ bảy 30/10 sẽ có tập họp ngoài bến cảng để cầu nguyện cho các người chết ngoài biển cả. Sân vận động Vélodrome là nơi cử hành lễ các thánh.

Các linh mục đan viện dòng Xitô Notre-Dame des Neiges (Ardèche) ước mong lễ phong thánh cho chân phước Charles de Foucauld có thể được cử hành tại Marseille. Đức viện phụ Hugues de Séréville đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên ĐHY Marcello Semeraro, bộ trưởng Thánh bộ Phong thánh. Các lễ phong thánh thường được cử hành tại Roma, nhưng cũng có thể cử hành tại nơi khác. Vào năm 2015, ĐTC Phanxicô đã cử hành lễ phong thánh cho LM Junipero Serra tại Hoa Kỳ, cũng trong năm 2015, lễ phong thánh cho LM Joseph Vaz tại Sri Lanka.

Sau Marseille, ĐTCPhanxicô có thể sẽ đến hành hương Lộ Đức. Đại hội đồng thường niên của HĐGM Pháp họp tại Lộ Đức vào đầu tháng 11. Vị phát ngôn viên HĐGM Pháp nói với hãng thông tấn I.Media : ‘‘nhân dịp này ĐTC Phanxicô sẽ gặp các vị giám mục Pháp’’.

Lê Đình Thông
 
Đức Thánh Cha sẽ thăm đại thánh đường bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đốt phá tại Iraq
Đặng Tự Do
16:49 15/02/2021


Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Al-Tahira vĩ đại ở Bakhdida đã bị cháy đen bên trong sau khi bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đốt cháy khi chúng chiếm được thị trấn này vào năm 2014. Hiện nhà thờ đã được khôi phục lại, và đang chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du tới Iraq vào tháng tới.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở thành giáo hoàng đầu tiên đến thăm Iraq. Chuyến đi bốn ngày của ngài đến đất nước này từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 sẽ bao gồm các điểm dừng ở Baghdad, Mosul và Bakhdida, hay còn gọi là Qaraqosh.

Ngôi nhà thờ, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm ở Bakhdida, phục vụ một cộng đồng Kitô Giáo đang lớn mạnh, cho đến khi quân khủng bố Hồi Giáo IS biến nhà thờ thành một trường tập bắn trong nhà từ năm 2014 đến năm 2016.

Sau khi thị trấn được giải phóng khỏi quân khủng bố Hồi Giáo IS vào năm 2016, các thánh lễ lại tiếp tục trong nhà thờ bị hư hại khi các tín hữu Kitô quay trở lại tái xây dựng cộng đồng của họ. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã khôi phục hoàn toàn nội thất bị hư hại do hỏa hoạn vào cuối năm 2019.

“Tôi nghĩ rằng việc hỗ trợ thị trấn này là rất quan trọng vì nó là biểu tượng lớn nhất của Kitô Giáo ở Iraq. Cho đến nay, chúng tôi vẫn giữ được thành phố này như một thành phố Kitô Giáo, nhưng chúng tôi không biết tương lai sẽ ra sao”, Cha Georges Jahola, một linh mục giáo xứ từ Bakhdida, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào năm 2019.

Một bức tượng Đức Mẹ mới được điêu khắc bởi một nghệ sĩ Công Giáo địa phương đã được đặt trên đỉnh tháp chuông của Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm vào tháng Giêng vừa qua.

Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin tại nhà thờ này trong lịch trình chuyến công du của ngài tới Iraq do Vatican công bố vào ngày 8 tháng 2.

Tháng 7, 2014, trong một chuyến viếng thăm rất liều lĩnh, Đức Hồng Y Philippe Barbarin của tổng giáo phận Lyon đã dâng lễ tại ngôi nhà thờ này. Chỉ một tuần sau đó, quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được vùng này, và Đức Hồng Y đã bùi ngùi gặp lại những Kitô hữu trong vùng khi họ bỏ nhà cửa chạy đến Erbil.

Ngày 26 tháng 7, 2017, sau khi Mosul được giải phóng ngài đã trở lại thăm họ và dân chúng đã công kênh ngài lên để ngài đặt một bức tượng Đức Mẹ vào một cửa sổ của nhà thờ.
Source:Catholic News Agency
 
Giám mục Á Căn Đình nói đám cưới chuyển giới trong nhà thờ là trái phép
Đặng Tự Do
16:49 15/02/2021


Giáo phận Río Gallegos đã báo cáo vào ngày 8 tháng 2 rằng giáo phận không hề cho phép một cử hành Phụng Vụ “hôn phối” giữa một người đàn ông và một người chuyển giới nam vào ngày 6 tháng 2.

Cử hành này đã diễn ra tại giáo xứ Nuestra Señora de la Merced, được quản lý bởi một cộng đoàn Salêdiêng ở Ushuaia, hơn 563 km về phía nam của Rio Gallegos. Cha Fabián Colman đã chủ trì buổi lễ này.

Theo hãng thông tấn Argentina Télam, Victoria Castro, một người đàn ông chuyển giới 46 tuổi và Pablo López Silva, 54 tuổi, đã yêu cầu Cha Colman tổ chức một buổi lễ tại giáo xứ để chứng hôn cho họ theo nghi thức Giáo Hội Công Giáo.

“Chúng tôi đã trình bày cho ngài ý tưởng thực hiện buổi lễ này và ngài đã chấp nhận. Ngài nói với chúng tôi rằng ngài chỉ đánh giá xem chúng tôi có thực lòng yêu nhau không là đủ. Tất nhiên, ngài đã tham khảo ý kiến của giáo phận, nhưng cá nhân ngài luôn đứng về phía chúng tôi”, Castro nói.

Castro và López Silva đã kết hôn dân sự vào năm 2011 với tư cách là một cặp đồng tính luyến ái, nhưng Castro quyết định chuyển giống và hiện xác định mình là phụ nữ.

Ngay sau khi câu chuyện được nhiều phương tiện truyền thông Á Căn Đình khai thác, và anh chị em giáo dân bày tỏ sự bất bình, Đức Cha Jorge Ignacio García Cuerva của Río Gallegos, nói rằng “việc cử hành này không được giáo phận chúng tôi cho phép”.

“Trong khi chúng tôi đồng hành với tất cả mọi người, không trừ một ai trong ước muốn chính đáng của họ là nhận được phép lành của Thiên Chúa, chúng tôi minh định rõ rằng trong trường hợp này, không có bí tích hôn nhân nào được Giáo hội tin tưởng và ủng hộ”.

Tuyên bố của Đức Cha cũng nói rằng Cha Colman “đã được cảnh báo thích đáng trước đó”.

“Với tư cách là mục tử của giáo phận này, tôi muốn gửi đến toàn thể con dân Chúa đang cư trú tại Santa Cruz và Tierra del Fuego sự gần gũi của tôi, xin tất cả chúng ta luôn cầu nguyện để duy trì lòng bác ái Kitô đối với người lân cận, đồng hành với nỗi đau và nỗi khổ của họ, niềm vui và hy vọng của họ, đồng thời bảo tồn giáo huấn của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta”, ngài kết luận.

Như Castro đã nói với đài truyền hình Télam, buổi lễ bao gồm các bài đọc Kinh thánh, một bài giảng lễ, tuyên xưng lời thề hôn nhân, và cho cặp này và một số khách mời được rước lễ.

Anh ta nói thêm “Buổi lễ của chúng tôi đã không được ghi nhận trong các tài liệu giáo hội vì các giáo luật ngăn chặn điều đó.”

Castro cũng bào chữa rằng “chuyển đổi giới tính không có nghĩa là mất đức tin hay không còn là con của Chúa nữa. Buổi lễ là một khoảnh khắc rất quan trọng đối với cộng đồng LGBTQ vì Giáo Hội là nơi đã từ chối chúng tôi, cũng như rất nhiều thứ khác”.

ACI Prensa đã liên lạc với Giáo phận Río Gallegos để hỏi xem Cha Colman có nhận được bất kỳ hình thức kỷ luật nào về mặt giáo luật hay không, nhưng thư ký của Tòa Giám Mục nói rằng “câu trả lời duy nhất từ Đức cha García về vấn đề này là câu trả lời xuất hiện trong tuyên bố chính thức trên trang web”.

ACI Prensa cũng đã liên hệ với tỉnh dòng Salêdiêng về tình trạng giáo luật của vị linh mục này, nhưng đã không được trả lời.
Source:Catholic News Agency
 
Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 là ‘cơ hội để canh tân niềm hy vọng’ sau đại dịch
Đặng Tự Do
16:50 15/02/2021


Vị giám mục Công Giáo giám sát việc chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, nhận định rằng sự kiện này sẽ là cơ hội để canh tân hy vọng trước đại dịch coronavirus.

Đức Cha Américo Manuel Alves Aguiar, chủ tịch của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài hy vọng rằng cuộc gặp gỡ sẽ có sự tham dự của càng nhiều người trẻ càng tốt.

Đề cập đến chủ đề chính thức của cuộc họp - “Đức Maria trỗi dậy và lên đường vội vã,” từ Tin Mừng Thánh Luca – ngài nói: “Tôi ước rằng Chúa chạm đến trái tim của số lượng lớn nhất có thể của những người trẻ và họ có thể để cho điều này vang vọng trong lòng họ, họ vội vàng đứng dậy và ra đi để gặp những người khác”.

“Tôi ước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023 sẽ là một cơ hội để canh tân hy vọng trong thời kỳ hậu đại dịch.”

Ở tuổi 47, Đức Cha Aguiar là một trong những giám mục Công Giáo trẻ nhất thế giới. Ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Tòa Thượng phụ Lisbon, có trụ sở tại thủ đô Bồ Đào Nha, vào năm 2019. Hiện ngài chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2023.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng Lisbon sẽ tổ chức cuộc họp mặt của giới trẻ Công Giáo toàn cầu tại Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới quốc tế cuối cùng tại Thành phố Panama vào tháng Giêng năm 2019.

Thành phố 505,000 dân nằm cách Fatima, một trong những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ phổ biến nhất thế giới, 120km.

Vào tháng 10 năm ngoái, các nhà tổ chức đã ra mắt trang web Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023 và logo chính thức. Biểu trưng có hình Đức Trinh Nữ Maria đứng trước cây thánh giá, với màu cờ của Bồ Đào Nha, đã được chọn trong một cuộc thi quốc tế.

Vào tháng Giêng, các nhà tổ chức đã công bố bài hát chủ đề chính thức của sự kiện. Bài hát có tựa đề “Có một luồng gió trong không khí”.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha nói: Các Kitô hữu bị giết ở Libya năm 2015 là những nhân chứng của Chúa Giêsu
Thanh Quảng sdb
16:58 15/02/2021
Đức Thánh Cha nói: Các Kitô hữu bị giết ở Libya năm 2015 là 'những nhân chứng của Chúa Giêsu'

Đức Thánh Cha Phanxicô nhớ lại 21 chứng nhân Kitô hữu trung thành, họ là 20 tín hữu Chính thống giáo Ai Cập và 1 người Ghana - những người đã bị các phần tử Hồi giáo cực đoan giết vào năm 2015 tại Libya.

(Tin Vatican – Lm Benedict Mayaki, SJ)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video vào hôm thứ Hai (14/2/2021) nhân ngày kỷ niệm sáu năm 21 Kitô hữu Chính thống bị Nhà nước Hồi giáo giết ở Libya.

Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay là ngày mà vào năm 2015, tôi nhớ trong tâm trí tôi một phép rửa đẫm máu của hai mươi mốt người đàn ông là các Kitô hữu không được rửa tội bằng nước và Chúa Thánh Linh mà bằng máu”.

“Họ là những vị thánh của thời đại chúng ta, Thánh của mọi Kitô hữu, Thánh của mọi giáo phái và truyền thống Kitô giáo,” Đức Thánh Cha khẳng định như thế. “Họ là những người đã trao phó cuộc đời mình trong máu thắm Chiên Con, họ là những người... thuộc về dân Thiên Chúa, những người trung thành của Thiên Chúa."

Sự kiện này được tưởng nhớ vào thứ Sáu trong một buổi lễ trực tuyến, có sự tham dự của Đức Thượng phụ Chính thống Tawadros II, với sự hiệp thông của Giáo hội Anh giáo, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby thành Canterbury, và một số chức sắc khác.

Những con người bình thường làm chứng nhân cho Chúa Giêsu

Nói thêm về cuộc sống chứng tá của họ, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng 21 Kitô hữu này “làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô” họ là “những con người bình thường” đi làm ăn để nuôi sống gia đình của họ”.

“Họ là những người đàn ông bình thường, những người cha của gia đình, những người cha mong muốn hạnh phúc cho con cái mình; họ đã sống với phẩm giá của những người lao động, những người không chỉ tìm cách mang cơm bánh về cho gia đình, mà còn sống xứng với phẩm giá của công ăn việc làm của mình”.

Đức Thánh Cha nói: "Họ bị cứa đứt cổ vì sự tàn bạo của ISIS, họ chết khi kêu cầu "Lạy Chúa Giêsu! ", xin thương xót con".

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay mặc dù cái chết của họ trên bãi biển ở Sirte là một thảm kịch, nhưng bãi biển đó đã được “chúc phúc bởi máu của họ”. ĐTC nói thêm rằng thật vậy “từ sự đơn sơ, từ đức tin đơn thành nhưng kiên định của họ, họ đã nhận được món quà lớn nhất mà một Kitô hữu có thể nhận được: làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô qua việc hiến dâng mạng sống mình”.

Biết ơn Chúa, Giáo hội và gia đình

Bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa về món quà của những “người anh em can đảm” này, Đức Thánh Cha tạ ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho họ “sức mạnh và sự kiên vững” để tuyên xưng Chúa Giêsu ngay cả khi họ phải hiến mạng.

Đức Thánh Cha cũng thừa nhận ơn của các giám mục và linh mục trong Giáo hội Chính Thống đã “nuôi dạy họ và giúp họ trưởng thành trong đức tin.”

Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn họ trong việc vun trồng và nuôi dưỡng đức tin: “Họ là những người vun trồng đức tin 'bằng một ngôn ngữ', mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói “một thứ ngôn ngữ vượt lên mọi ngôn ngữ loài người…”
 
Các nữ tu, linh mục Công Giáo tham gia biểu tình chống đảo chính Myanmar
Thanh Quảng sdb
20:12 15/02/2021
Các nữ tu, linh mục Công Giáo tham gia biểu tình chống đảo chính Myanmar

Trong khi quân đội Myanmar tăng cường đàn áp những người biểu tình, thì các cuộc biểu tình vẫn bộc phát khắp nơi, yêu cầu khôi phục lại thể chế dân chủ và trả tự do cho các nhà lãnh đạo được dân bầu nên, có cả những người Công Giáo đã tham gia vào các biểu tình, các nữ tu cung cấp đồ ăn thức uống cho những người biểu tình.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Nhiều tu sĩ nam nữ và linh mục Công Giáo tham gia các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp đất nước Myanmar để phản đối cuộc đảo chính quân sự cách đây hai tuần, kêu gọi quân đội hãy trả tự do cho nhà lãnh đạo được dân chúng bầu chọn trong đảng của bà Aung San Suu Kyi và các dân biểu khác trong chính phủ, làm nên nền dân chủ.

Thông tấn xã UCA đưa tin, có hàng trăm ngàn người Công Giáo diễu hành trên các đường phố của thành phố chính của đất nước hôm Chủ nhật, vừa tuần hành vừa đọc kinh lần hạt. Những người trẻ tuổi cầm các biển ngữ “trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi” và “Chúng tôi ủng hộ CDM”, nghĩa là phong trào dân sự. Các nữ tu từ các giáo xứ khác nhau đã thể hiện tình đoàn kết với người dân Myanmar bằng cách diễu hành trên đường phố, cầu nguyện tại các hàng quán và cung cấp đồ ăn thức uống cho những người biểu tình ở Yangon và nhiều nơi khác.

Ở bang Kachin, một thành trì của đạo Thiên chúa, các nữ tu đứng ở lối vào của một khuôn viên nhà thờ trong khi cầm các biểu ngữ “Phản đối chế độ độc tài” và “Xin hãy lắng nghe tiếng nói của người dân” trong khi những người biểu tình tràn ra đường phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang ngày 14 tháng 2.

Cuộc đảo chính chống lại nền dân chủ

Quân đội Myanmar đã đảo chính vào ngày 1 tháng 2, sau khi bắt giữ các nhà lãnh đạo được dân chúng bầu phiếu một cách dân chủ từ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Su Kyi đứng đầu. Cuộc đảo chính diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và quân đội, vốn cho rằng cuộc tổng tuyển cử tháng 11, giành chiến thắng cho đảng NLD là gian lận. Kể từ đó các vụ bắt giữ cứ tăng lên...

Các cáo buộc của phe quân sự buộc tội bà Su Kyi bao gồm việc đăng ký các nhân viên trong guồng máy chính trị của bà…

Không sợ hãi trước đại dịch và bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người, hàng nghìn người thuộc mọi tầng lớp, mọi tôn giáo đã xuống đường trên khắp đất nước Phật giáo này kể từ khi quân đội đảo chính vào ngày 6 tháng 2.

Đối mặt

Lực lượng an ninh đã tăng cường đàn áp những người biểu tình chống đảo chính vào hôm thứ Hai, khi hàng ngàn thầy cô sinh viên học sinh và dân chúng diễu hành trên đường phố Mandalay, hô vang và cầm những tấm biển ngữ có nội dung như: “Hãy trả tự do cho các nhà lãnh đạo của chúng ta”, “Ai đứng về phía công lý?” và "Yêu cầu ngừng bắt người bất hợp pháp lúc nửa đêm."

Tối Chủ nhật vừa qua, quân đội đã cúp internet trên toàn quốc trong vòng 8 giờ, hầu kiểm soát an ninh ở các thành phố lớn.

Chính quyền quân đội cảnh báo những người biểu tình trên toàn quốc rằng họ có thể phải đối diện với án tù 20 năm nếu bất chấp các lực lượng vũ trang. Quân đội cho biết các bản án dài và tiền phạt cũng sẽ được áp dụng cho những người kích động "thù hận hoặc khinh thường" đối với các nhà lãnh đạo của cuộc đảo chính. Các việc thay đổi pháp lý đã được công bố khi xe bọc thép xuất hiện trên đường phố của thành phố.

LHQ

Người đứng đầu Liên hợp quốc hôm Chủ nhật đã kêu gọi quân đội và cảnh sát đảm bảo quyền hội họp và biểu tình cách ôn hòa, phải được “tôn trọng hoàn toàn” và người biểu tình “không bị trả thù”. Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết: “Các báo cáo về bạo lực tiếp tục leo thang, đe dọa và quấy nhiễu các nhân viên chính quyền là điều không thể chấp nhận được.

Ông Thomas Andrews, một nhân viên đặc biệt của LHQ cho hay về tình hình nhân quyền ở Myanmar, trên tweet như sau “cứ như thể các tướng lĩnh đã tuyên chiến với người dân Myanmar: các cuộc đột kích vào nhà đêm khuya; hạch sách và bắt bớ; nhiều quyền lợi của dân chúng bị tước bỏ như cúp internet, đưa các đoàn xe quân đội vào kiểm soát dân chúng”. Ông ta đã nhấn mạnh: “Thật là những thảm trạng của một tình trạng tuyệt vọng! Các tướng lãnh trong quân đội sẽ phải chịu trách nhiệm!”
 
Nhân Ngày Tổng Thống , nhớ lại Washington và Lincoln thường kêu gọi chúng ta cầu nguyện
Vũ Văn An
23:47 15/02/2021

Với một vị giáo sĩ như Đức Ông Charles Pope của Tổng Giáo Phận Washington, Ngày Tổng Thống (Hoa Kỳ, 15 tháng Hai) chỉ có thể mang đến chiều kích tôn giáo. Chính vì thế, nhân dịp này, ngài nhớ lại việc các vị tổng thống đầu tiên của đất nước luôn nhắc nhở người ta rằng: chúng ta sống dưới sự che chở của Thiên Chúa (http://blog.adw.org/2021/02/on-presidents-day-we-should-remember-that-washington-and-lincoln-often-called-us-to-prayer-2/).



Theo Đức Ông Pope, chúng ta đang sống trong thời đại thế tục. Những lời phát biểu về tôn giáo của các viên chức chính phủ được một số người chào đón bằng sự ngạc nhiên hoặc thậm chí phẫn nộ. Trong khi vai trò chính của các nhà lãnh đạo dân sự không phải là vai trò tôn giáo, nhấn mạnh đến việc không bao giờ bày tỏ tình cảm tôn giáo là một hình thức của chủ nghĩa cực đoan bắt nguồn từ quan niệm cường điệu về ý tưởng tách biệt Giáo Hội và Nhà nước. Thực thế, “việc tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước” không xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Vào Ngày Tổng thống, chúng ta nên nhìn vào lịch sử để làm sáng tỏ điều này: những mối quan tâm cực đoan, hiện đại này không được Washington, Lincoln và nhiều nhà lãnh đạo khác chia sẻ. Đáng buồn thay, đối với những người theo “văn hóa triệt tiêu”, gương sáng của Washington và Lincoln hoặc của bất cứ Quốc Phụ nào cũng đều chết yểu khi vừa xuất hiện vì chúng không hợp với một số giá trị hoặc khái niệm “tỉnh thức” (woke). Nhưng đối với phần lớn chúng ta, những người vẫn còn tôn kính Washington, các vị Quốc Phụ khác, và Lincoln, gương sáng của họ về việc hướng về và cầu khẩn Thiên Chúa vừa minh họa lịch sử vừa xây dựng chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy học qua một chút về lịch sử này.

Tôn giáo và Tu chính án thứ nhất

Quốc hội không nên đưa ra luật nào liên quan đến việc thiết lập tôn giáo, hoặc ngăn cấm việc thực thi tự do tôn giáo; hoặc cắt bỏ quyền tự do ngôn luận, hoặc báo chí; hoặc quyền của người dân được tụ họp một cách hòa bình, và kiến nghị Chính phủ giải quyết các bất bình.

Mặc dù Tu chính án thứ nhất cấm Quốc hội thông qua luật liên quan đến việc thiết lập một tôn giáo (“Điều khoản thiết lập”), nhưng nó cũng chỉ rõ rằng Quốc Hội sẽ không thông qua luật nào ngăn cấm việc thực thi tự do tôn giáo (“Điều khoản tự do thực thi”). Trụ cột thứ hai, bảo vệ việc thực thi tự do tôn giáo, đã bị xói mòn trong những năm qua, với việc định nghĩa chữ "thực thi" ngày càng bị thu hẹp dần. Ngày càng có nhiều đòi hỏi cho rằng các bộ phận tôn giáo (hình như đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo) bị coi là không có quyền mưu toan gây bất cứ ảnh hưởng nào trong diễn trình lập pháp. Tất nhiên, điều này sẽ hạn chế khả năng của chúng ta được tự do thực thi đức tin của mình, một nguyên lý chính của việc này là chúng ta được truyền giảng Tin Mừng, trở thành ánh sáng cho thế giới và làm chứng cho sự thật. Những người theo chủ nghĩa thế tục ngày càng đề xuất rằng nơi duy nhất có thể chấp nhận để phát biểu tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào là trong bốn bức tường của tòa nhà Giáo Hội.

Nhiều người cho rằng các Quốc Phụ của nước Mỹ muốn điều đó theo cách này, là họ muốn có một "bức tường tách biệt" bởi vì hầu hết họ đều là những người phi tôn giáo hoặc duy thần tự nhiên (deists). Điều đáng lưu ý là mặc dù vậy, hầu hết họ đều nói một cách thoải mái về Thiên Chúa, kể cả những lời kêu cầu Người và thánh ý của Người trong các nhận định của họ. Điều này đúng ngay cả với Thomas Jefferson (người nổi tiếng nhắc đến “bức tường tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà nước” trong một bức thư). Nhưng nếu phải giải thích điều này một cách tuyệt đối, như một số người mong muốn, thì chính Jefferson chưa bao giờ có một thông tri như thế. Trong số năm chữ khắc trên các bức tường của Đài tưởng niệm Jefferson, được chọn lọc từ các trước tác của ông, ba câu đề cập đến Thiên Chúa và một câu nhắc đến Đấng Tạo Hóa. Hầu hết các Quốc phụ (những người công khai muốn có sự tách biệt đáng kể giữa Giáo hội và Nhà nước) đã tham gia vào việc soạn thảo Hiến pháp.

Nhiều người thích nhấn mạnh rằng Thiên Chúa không bao giờ được nhắc đến trong Hiến pháp. Ồ, nhưng Người được nhắc đến! Dòng cuối cùng của Hiến pháp viết như sau:

Được thực hiện trong Công nghị bởi sự đồng ý nhất trí của các Tiểu Bang hiện diện Ngày thứ Mười bảy của tháng Chín trong Năm của Chúa chúng ta một nghìn bảy trăm tám mươi bảy và Năm Độc lập của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ lần thứ mười hai. Để làm chứng điều này, Chúng tôi xin ghi Tên của chúng tôi”.

Trong năm của Chúa chúng ta…” câu này phát xuất từ đâu? Đức Ông Pope đoán những người soạn thảo Hiến pháp không bao giờ nhận được thông tri cho họ hay: không được đề cập đến Thiên Chúa trong các văn kiện của chính phủ hoặc các buổi lễ của chính phủ. Chúa được nhắc đến ở đây không ai khác chính là Chúa Giêsu Kitô, vì năm tương ứng với số năm kể từ khi Người sinh ra và Người nhắc đến như là “Chúa của chúng ta”.

Chữ ký đầu tiên trên Hiến pháp là chữ ký của George Washington. Rõ ràng là ông cũng không bao giờ nhận được bản thông tri đó về việc ngăn chặn Thiên Chúa và tôn giáo không tham dự chút gì vào mọi sự việc của chính phủ vì ông thường xuyên nhắc đến Thiên Chúa trong các bài viết và bài phát biểu của mình. Dưới đây chỉ là ba thí dụ. Thí dụ thứ nhất nói về nghĩa vụ của chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa; đó là một sắc lệnh tuyên bố một Ngày Lễ Tạ ơn ở Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 11 năm 1789. Thí dụ thứ hai lấy từ bài phát biểu trước một hội nghị của các tù trưởng da đỏ Delaware năm 1779 (ngày nay nó được coi là rất không chính xác về mặt chính trị). Thí dụ thứ ba lấy từ bài phát biểu cuối cùng của ông trước Cơ quan Lập pháp Hoa Kỳ.

* Trong khi mọi quốc gia có bổn phận phải thừa nhận sự quan phòng của Thiên Chúa Toàn Năng, vâng theo thánh ý của Người, biết ơn các ơn phúc của Người, và khiêm nhường cầu khẩn sự che chở và ưu ái của Người; và trong khi cả hai viện Quốc hội, qua ủy ban hỗn hợp của họ, đã yêu cầu tôi “đề nghị với người dân Hoa Kỳ một ngày tạ ơn và cầu nguyện công khai, được tuân giữ bằng cách nhìn nhận với lòng biết ơn nhiều ân huệ đáng kể của Thiên Chúa Toàn năng, đặc biệt đã ban cho họ cơ hội thiết lập cách hòa bình một hình thức chính phủ lo cho sự an toàn và hạnh phúc của họ". Vì vậy, bây giờ, tôi đề nghị và ấn định Thứ Năm, ngày 26 tháng 11 tới, được người dân của các Tiểu Bang dành riêng để phụng sự Đấng cao cả và vinh hiển, Đấng là tác giả từ ái của mọi điều tốt đẹp đã, đang, hoặc sẽ có; để rồi tất cả chúng ta có thể đoàn kết dâng lên Người các lời cảm tạ chân thành và khiêm nhường của chúng ta vì sự chăm sóc và che chở ân cần của Người đối với nhân dân của đất nước này trước khi họ trở thành một quốc gia; đối với các thương xót đa dạng và đáng kể cũng như các can thiệp thuận lợi đầy quan phòng của Người trong tiến trình và kết thúc cuộc chiến tranh vừa qua; vì mức độ thanh bình, liên kết, và thịnh vượng tuyệt vời mà chúng ta đã tận hưởng kể từ đó; vì cách thức hòa bình và hữu lý trong đó chúng ta đã được tạo điều kiện để thiết lập các hiến pháp của chính phủ vì sự an toàn và hạnh phúc của chúng ta, và đặc biệt là chính phủ quốc gia gần đây đã được thiết lập vì tự do dân sự và tôn giáo mà chúng ta được ban phước, và các phương tiện chúng ta có để thủ đắc và truyền bá kiến thức hữu ích; và nói chung, vì tất cả những ân huệ lớn lao và khác nhau mà Người đã vui lòng ban cho chúng ta. Và cũng để sau đó chúng ta có thể đoàn kết hết lòng khiêm nhường dâng những lời cầu nguyện và khẩn nài của chúng ta lên Chúa và là Đấng Cai trị các Quốc gia và cầu xin Người tha thứ các vi phạm quốc gia và các vi phạm khác của chúng ta; giúp tất cả chúng ta, bất luận ở phạm vi công cộng hay phạm vi tư riêng, thi hành một số nhiệm vụ liên hệ của chúng ta một cách đúng đắn và kịp thời; biến Chính phủ Quốc gia của chúng ta thành một phước lành cho mọi người dân bằng cách không ngừng là một Chính phủ có những luật lệ khôn ngoan, công bằng và hợp hiến, được thực thi và tuân thủ một cách thận trọng và trung thành; bảo vệ và hướng dẫn mọi thẩm quyền và quốc gia (đặc biệt là biểu lộ lòng tốt với chúng ta), và ban phước cho họ các chính phủ tốt, hòa bình và hòa thuận; cổ vũ sự hiểu biết và thực hành tôn giáo và đức hạnh chân chính, và gia tăng khoa học giữa họ và chúng ta; và, nói chung, ban cho tất cả nhân loại một mức độ thịnh vượng trần thế mà chỉ riêng Người biết là tốt nhất.

Chính tay tôi ban hành, tại thành phố New York, ngày thứ 3 của tháng 10, Năm của Chúa 1789, Tổng thống George Washington.


* Quả là điều tốt khi các bạn muốn học các nghệ thuật và lối sống của chúng ta, và trên hết là tôn giáo của Chúa Giêsu Kitô. Những điều này sẽ làm cho các bạn trở thành một dân tộc tuyệt vời và hạnh phúc hơn hiện nay (Bài phát biểu trước các tù trưởng da đỏ Delaware ngày 12 tháng 5 năm 1779).

* Bây giờ tôi thực hiện lời cầu nguyện tha thiết nhất của tôi xin Thiên Chúa... nhân từ nhất vui lòng giúp tất cả chúng ta có thiên hướng thực thi công lý, yêu lòng thương xót, và hạ mình một cách bác ái, khiêm tốn và tâm tính ôn hòa vốn là những đặc điểm của Đấng Thần Thiêng đã tạo ra tôn giáo diễm phúc của chúng ta (Bài phát biểu chính thức cuối cùng của George Washington với Cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ).

Abraham Lincoln cũng thường nói đến Thiên Chúa và đức tin:

* Về Đức tin như trong số các nhân đức công dân - Trí hiểu, lòng yêu nước, Kitô giáo, và lòng tin cậy vững vàng vào Người, Đấng chưa bao giờ bỏ rơi lãnh thổ ưu ái này, vẫn có đủ khả năng điều chỉnh, theo cách tốt nhất, mọi khó khăn hiện nay của chúng ta (Diễn văn nhậm chức lần thứ nhất, Ngày 4 tháng 3 năm 1861).

* Về Ơn Quan phòng của Thiên Chúa >- Ở địa vị rất có trách nhiệm mà tôi tình cờ được đặt vào, trở thành một công cụ khiêm tốn trong bàn tay Cha Trên Trời của chúng ta, như tôi và tất cả chúng ta hiện nay, để thực hiện các mục đích lớn lao của Người, tôi vốn mong muốn rằng mọi công việc và hành vi của tôi có thể phù hợp với thánh ý của Người, và để được như vậy, tôi đã cầu khẩn sự trợ giúp của Người — nhưng nếu sau khi đã cố gắng làm hết sức mình theo ánh sáng mà Người đã ban cho tôi, tôi thấy những nỗ lực của mình thất bại, tôi phải tin rằng vì mục đích nào đó mà tôi chưa biết, Ngài muốn làm điều đó cách khác. Nhá tôi có cách của riêng mình, cuộc chiến này có lẽ không bao giờ được bắt đầu; nhá tôi được phép theo cách của riêng mình thì có lẽ cuộc chiến này đã kết thúc trước khi điều này xảy ra, thế mà chúng ta thấy nó vẫn tiếp tục; và chúng ta phải tin rằng Người cho phép nó vì một số mục đích khôn ngoan nào đó của riêng Người, mầu nhiệm và không được chúng ta biết đến; và mặc dù với sự hiểu biết hạn chế của chúng ta, chúng ta có thể không có khả năng hiểu thấu nó, nhưng chúng ta không thể không tin rằng, Đấng tạo ra thế giới này vẫn cai quản nó (Thư gửi Eliza Gurney, ngày 26 tháng 10 năm 1862).

* Về Tự do Tôn giáo - Nhưng tôi phải nói thêm rằng chính phủ Hoa Kỳ không được, theo lệnh này, đảm nhận việc điều hành các giáo hội. Khi một cá nhân, trong một nhà thờ hoặc ngoài một nhà thờ, trở nên nguy hiểm đối với lợi ích công cộng, thì người đó phải được kiểm soát; nhưng hãy để các giáo hội tự lo liệu lấy. Hoa Kỳ sẽ không bổ nhiệm các Ủy viên, Người giám sát hoặc các tác nhân khác cho các giáo hội (Thư gửi Samuel Curtis, ngày 2 tháng 1 năm 1863).

* Về Công lý của Thiên Chúa - Chúng ta tha thiết hy vọng — chúng ta nhiệt thành cầu nguyện — để tai họa chiến tranh dữ dội này có thể nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa muốn nó tiếp tục, cho đến khi mọi của cải thu lượm được trong hai trăm năm mươi năm vất vả làm lụng của tôi đòi phải chim lỉm, và cho đến khi mọi giọt máu đổ ra vì roi đòn sẽ được đền trả bởi một kẻ khác bị rút gươm, như người ta thường nói cách đây ba nghìn năm, vì vậy vẫn phải nói rằng “các phán xét của Chúa, hoàn toàn đúng và công chính (Diễn văn nhậm chức lần thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 1865).

Trên đây chỉ là một vài mẫu cho thấy: ác cảm đối với bất cứ nhắc nhở nào tới tôn giáo là điều tương đối mới và là một khuynh hướng phần lớn không được các Quốc Phụ của chúng ta cũng như những người ở thời Lincoln biết đến. Những trích dẫn trên không "chứng minh" rằng các Tổng thống Washington và Lincoln là những người Kitô hữu hoàn hảo hay họ không bao giờ chỉ trích bất cứ khía cạnh nào của tôn giáo, nhưng họ quả có cho thấy: cả hai đều hiểu tầm quan trọng của đức tin tôn giáo đối với đất nước chúng ta và khá thoải mái khi trình bày rõ ràng cả nhu cầu đức tin lẫn các ơn phúc của nó.

Chủ nghĩa cực đoan - Những nỗ lực gần đây nhằm hoàn toàn cấm bất cứ phát biểu tôn giáo nào, bất cứ lời nói đánh giá cao tôn giáo nào, hoặc bất cứ khuyến khích thực hành tôn giáo nào, chắc chắn có vẻ cực đoan đối với những người này - cực đoan và xa vời vòng tay mà trong lịch sử, đất nước Hoa Kỳ vốn dành cho đức tin.

Washington và Lincoln đã không ngần ngại cầu khẩn Thiên Chúa, cầu xin các phước lành của Người và khuyến khích đồng công dân của họ cầu nguyện. Đức Ông Pope kết luận: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho đất nước của chúng ta và cho mọi nhà lãnh đạo của chúng ta. Chúc các bạn một Ngày Tổng thống hạnh phúc!"
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tạ Ơn Cuối Năm
Maria Vũ Loan
10:37 15/02/2021
Chiều ngày mồng hai Tết, chúng tôi đến thánh đường Vinh Sơn 3, Sài Gòn để cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Vì Covid, đường phố vắng tanh; nhà thờ chỉ hé mở một cánh cổng để hạn chế số người tham dự. Đi đến gần nhà thờ, chúng tôi mới thấy một số giáo dân trang phục đẹp thong thả bước chân đi qua “cổng hẹp” của nhà thờ. Chúng tôi tự hỏi là bản thân sẽ thưa gì với Chúa khi được hiện diện giữa một cộng đoàn…thưa thớt vì vắng nhiều người!

Trước hết, chúng tôi thấy tiếc vì không được tham dự thánh lễ giao thừa tại nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn (như dạng con cháu về nhà tổ quây quần), do Đức TGM Giuse chủ tế, vị chủ chăn được bổ nhiệm về Sài Gòn mà không hề “phảng phất” một chút chuyện “vùng miền”. Vì quí mến vị chủ chăn mà hơn một năm qua, chúng tôi thầm vui về điều này; lại còn trộm nghĩ, thời đại 4.0, việc phân bổ sứ vụ theo sự dẫn lối của Thánh Thần hoặc tài đức thì hay hơn là yếu tố “bắc, trung, nam”. Nói chung những người có tuổi như chúng tôi thì còn được bao nhiêu lần đón giao thừa nữa mà không làm điều mình ưa thích!?

Xem Hình

Chúng tôi còn thầm cảm tạ Chúa về món quà cuối năm. Còn mười ngày nữa thì mừng Tết ta, khi biết quỹ của Nhóm Bông Hồng Xanh đã vơi, một cha dòng bất ngờ đổ vào quỹ một khoản “vừa đủ dùng”; thế là vài ngày sau, chúng tôi tặng 400 chiếc ghế nhựa loại cao vừa cho môt nhà thờ vùng sâu tây nguyên, khi nhìn thấy cảnh giáo dân dự lễ mà ngồi chồm hổm, vẹo lưng ở cuối sân nhà thờ. Ông trùm xứ đạo hớn hở ra mặt, ông lăng xăng cùng những thanh niên mang ghế về, sắp xếp trong nhà thờ…Ông gửi cho chúng tôi hình ảnh giáo dân dự lễ giao thừa được ngồi ghế mới. Một niềm vui mà không tạ ơn thì …rất vô duyên!

Còn nữa, sáng ngày 29 Tết, đang trên võng đong đưa, giải trí bằng điện thoại, chúng tôi nhận được email của một người, trong cộng đoàn giáo xứ tại hải ngoại. Nội dung đơn giản thế này: “Cha xứ chúng em muốn nhờ chị chia quà Tết cho trẻ bụi đời ạ!”. Tôi trả lời: “Thưa vâng, sẵn sàng!”. Thế là ngay sau đó, tôi ra đầu ngõ, đưa phong bao lì xì cho hai thanh thiếu niên, tuổi còn nhỏ mà chẳng học hành gì, hằng ngày cứ đổ rác ở xóm ngõ trong phường. Và một thanh thiếu niên khác chuyên bán vé số đi ngang qua khu vực nhà Chầu Thánh Thể.

Thú thực, trẻ bụi đời ở Sài Gòn bây giờ khá hiếm vì người ta sinh con ít; vả lại nếu chúng còn nheo nhóc, ăn xin như thập niên 90 thì đều được mời vào các trường trại xã hội để thành phố được sạch đẹp theo chủ trương chung của nhà nước...vì thế chúng tôi quyết định mang quà tết cho những người cơ nhỡ.

Khoảng 18giờ00, chúng tôi đi cùng nhau trên chiếc xe gắn máy, mang theo phong bì màu hồng và gặp gỡ những người nghèo trên phố. Thời gian sau này, khi muốn trao quà cho ai, chúng tôi phải “xin phép” họ. Có những người đồng ý cho chúng tôi chụp hình, nhưng khá nhiều người nhận tiền nhưng từ chối cho ghi nhận hình ảnh khốn khổ của họ. Khi đi ngang khu vực bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Thống Nhất, chúng tôi thấy nhiều người ốm o, gầy mòn, trải tấm giấy bìa cứng ra đất, ngồi có ý xin tiền. Chúng tôi ghé vào, tay trao tay, có khi chỉ hỏi một hai câu. Có chị kia bị phỏng trước ngực, người mỏng manh như cành liễu, ngồi một mình, mắt nhìn lờ lững vào dòng người qua phố. Chúng tôi trao quà rồi đi vì càng hỏi chuyện, càng thêm buồn, chỉ biết mình đã trao đúng người.

Chúng tôi không muốn khoe khoang những việc mình làm nhưng cảm thấy vui vì được quí linh mục tín nhiệm, và muốn làm chứng về lòng nhân từ của Chúa khi ban cho bất cứ ai, nhất là giáo dân, muốn thể hiện đức ái với anh em đồng loại.

THÁNH LỄ ĐẦU NĂM

Thánh lễ đầu năm ở giáo xứ tôi, ai cũng nhận được Lộc Chúa. Tôi nhận được một câu Thánh Vịnh, có vẻ như nghe không quen: “Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân: lòng Chúa tín trung là khiên chẻ thuẫn đỡ” (Tv 91;4). Trong lòng nhà thờ giáo dân ngồi cách thưa. Không có tràng pháo tay chúc mừng nhau. Chúng tôi thấy bầu khí lặng hẳn nhưng khoảng cách này không đáng sợ cho bằng khoảng cách giữa lòng người trong bầu khí sôi động.

Hoa mai vàng đủ rực rỡ, quang cảnh quanh nhà thờ đẹp, nhưng trên khuôn mặt, ai cũng che kín khẩu trang làm cho lòng chúng tôi bật lên lời nguyện tha thiết sau khi đã dâng cha mẹ, ông bà, tổ tiên cho Chúa Xuân, là “Xin Chúa thương xót chúng con, cho đại dịch Covid mau chấm dứt!”. Thánh lễ kết thúc, mọi ngươi lặng lẽ ra về, chẳng có ai lăng xăng chụp hình trên cung thánh như năm ngoái, dù cây mai khá đẹp.

Bước ra ngoài sân, chúng tôi vô tư chọn cảnh. Đang lăng xăng chụp hình, chúng tôi gặp cha Quốc Văn, dòng Đa Minh, là linh mục vừa chủ tế thánh lễ khi nãy. Cha vui vẻ: “Dạo này chị Loan có đi lấy tin không?” Tôi ngập ngừng: “Dạ có ạ! Con đang chụp hình để minh họa tin đây. Ồ cha đi xe đạp sao? Cái mũ của cha ấn tượng quá! Con chụp hình cha được không?”. Không trả lời, cha vui vẻ kéo khẩu trang xuống, cười tươi như hoa. Từ nhiều năm trở lại đây, quí cha trong các cộng đoàn dòng tu thường được mời đến các giáo xứ phụ giúp mục vụ, nhờ vậy, nhiều ý tưởng mới, bài giảng hay đi vào lòng giáo dân, len lỏi vào xóm ngõ quanh các thánh đường, có thể coi đó là một sự cân đối trong việc “bồi bổ” tâm linh chăng? Dù ý nghĩ này đúng hay sai, chúng tôi vẫn thích.

Mùa Xuân, người ta hay nhắc đến thời gian. Vì yêu thương nên khi ném sự sống (nói chung, sự sống của con người nói riêng) vào trái đất, Thiên Chúa đã mặc nhiên “dựng nên” thời gian. Thời gian chỉ có ý nghĩa đối với sự sống – một mầm cây mọc lên, thì thời gian của nó được tính từ giây phút đó và khi nó chết đi thì thời gian được xác định. Người ta đã xác định thời gian đối với một con người là tuổi thọ, là khoảng thời gian hiện diện trên trái đất. Thế nên con người rất mong manh, ngắn ngủi, nhỏ bé đối với Thượng Đế, vũ trụ. Thế nhưng chẳng hiểu sao người ta vẫn cứ tự tôn về những việc con người đạt được mà quên tạ ơn Đấng Tối Cao. Nếu con người chế được thuốc chữa ung thư, chấm dứt được dịch bệnh do Virus gây ra một cách nhanh chóng thì người ta tự hào biết bao! Không ai làm thời gian ngừng lại khi sự sống vẫn tiếp tục triển nở, vì thế chỉ có Thiên Chúa mới làm chủ thời gian mà thời gian chỉ có ý nghĩa đối với sự sống.

Ai không biết tạ ơn Thiên Chúa về sự hiện diện của mình, về sự ràng buộc với thân bằng quyến thuộc, với tạo vật xung quanh hay những gì được thuộc về mình thì người ấy như đã ra khỏi quỹ đạo của thời gian và của tình yêu thương vậy.

Vài phút suy tư ngày Xuân dâng Chúa.
 
Thánh Lễ Trực Tuyến Ngày Đầu Năm Mới Tại Thánh Địa La Vang
Trương Trí
10:52 15/02/2021
Các tín hữu tại Việt Nam nói chung, cách riêng tại Tổng Giáo phận Huế, vào những ngày đầu Năm mới thường có truyền thống hành hương viếng Đức Mẹ La Vang: Dâng lên Mẹ tất cả âu lo phiền muộn cũng như những niềm vui trong một năm sắp đến. Cũng vào dịp Tết cổ truyền này, Tổng Giáo phận Huế tổ chức Thánh lễ Minh niên và cũng là dịp Hành hương về bên Mẹ ngày đầu Năm mới.

Chương trình Lễ Minh niên năm nay được tổ chức vào ngày mùng 4 Tết. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid 19 đang bùng phát trên một số tỉnh thành, nên cuối cùng Đức Tổng Giám Mục Giáo phận quyết định hủy bỏ ngày Hành hương và rước kiệu minh niên mà chỉ tổ chức Thánh lễ trực tuyến để tránh những sự cố lây lan dịch bênh có thể xảy ra.

Xem Hình

Tuy vậy tâm tình của con cái Mẹ như một truyền thống từ lâu nay nên một số người vẫn đi hành hương về bên Mẹ và tham dự Thánh lễ, tất cả mọi người đều tuân thủ chủ trương của Nhà nước là đeo khẩu trang. Các linh mục đồng tế cũng chỉ có một số ít chứ không đông đảo như hàng năm.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế Gửi lời chào mừng và chúc năm mới đến toàn thể cộng đoàn dân Chúa trên khắp toàn cầu đang tham dự thánh lễ trực tuyến, Ngài nhắn nhủ: Thánh lễ minh niên tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang hôm nay, chúng ta dâng lời cầu nguyện cho toàn thể thế giới, cho đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, cầu nguyện cho mỗi một gia đình của chúng ta. Xin Mẹ cầu cùng Chúa ban bình an cho chúng ta. Xin Chúa đoái thương đến nhân loại vì tình hình dịch bệnh đang hoành hành khốc liệt, biết bao người đang đứng trước nguy cơ lây nhiễm.

Ngài thay mặt toàn thể cộng đoàn dâng lên Mẹ bó hoa tươi thắm để thể hiện tất cả tâm tình mến yêu của đoàn con Mẹ.

Kết thúc Thánh lễ, Ngài ban phép lành trọng thể và mời gọi cộng đoàn hướng lên Linh đài Mẹ để dâng lên Mẹ những ước nguyện của mọi người.

Trương Trí
 
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam San Jose mừng xuân Tân Sửu
Thái Phạm
17:48 15/02/2021
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh của tro bụi
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:44 15/02/2021
Hình ảnh của tro bụi

Hằng năm vào ngày thứ Thứ Tư lễ Tro, ngày bắt đầu mùa chay, theo tập tục lễ nghi phụng vụ Giáo Hội Công Giáo, có nghi thức xức tro tên trán, trên đỉnh đầu người tín hữu Chúa Kitô.

Tro bụi nói lên một hình ảnh tàn dư còn sót lại sau khi la cành cây,khúc gỗ…bị lửa đốt cháy và không còn gía trị gì nữa, bị hốt vứt bỏ đi hoặc chôn vùi nơi hố sâu cho sạch sẽ.

Nhưng tro bụi không chỉ có mặt tiêu cực vô gía trị đó, mà còn có khía cạnh gía trị tích cực nữa.

Từ thế kỷ thứ 10. đã có truyền thống xức tro vào ngày thứ Tư khởi đầu 40 ngày mùa chay để diễn tả sợ ăn năn thống hối thanh luyện tâm hồn.

Thế kỷ 11. thời Đức Giáo Hoàng Urban 11. nghi thức xức tro trên trán người tín hữu ngày thứ Tư đầu mùa chay, là nghi lễ chính thức trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Từ thế kỳ 12. tro được đốt từ những cành lá ngày lễ Lá năm trước.

Khi xức tro vị chủ tế, thường là Giám Mục hay Linh mục, đọc lời: „ Hỡi con người hãy nhớ mình là bụi tro và sau cùng sẽ trở về bụi tro.“ ( Sách Sáng Thế 3,19).

Lời Kinh Thánh này nhắc nhớ đến thân phận đời sống con người được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, tạo thành cùng nuôi dưỡng, từ tro bụi hư vô, đời sống có giới hạn và sau cùng trở về thành tro bụi hư vô.

Tro bụi nói lên hình ảnh sự mỏng manh chóng qua, và theo Giáo hội còn nói lên sự chân nhận tội lỗi khiếm khuyết trong đời sống luân lý cùng là hình ảnh về sự ăn năn thống hối, như trong dân gian có ngạn ngữ ca ví “ đống tro tàn“. Nhưng dẫu vậy, tro bụi ngày thứ Tư lễ tro khởi đầu mùa chay cũng còn mở ra một chân trời giúp suy tư mới nữa.

Lên nhận lãnh tro bụi, chúng ta khiêm cung cúi đầu nhận hình thập gía được vẽ rắc trên trán trên đỉnh đầu. Điền này diễn tả lòng thành kính trước Thập giá Chúa Giêsu Kitô, và lòng kính trọng trước thiên nhiên. Vì tro bụi là vật chất còn lại của cây cỏ, trong thiên nhiên, sau khi chúng bị đốt cháy.

Thập gía với chút tro bụi được vẽ trên trán hay rắc trên đỉnh đầu nhắc nhở chúng ta đến sự đau khổ, sự khốn cùng khó khăn trong thế giới của đời sống nhân loại, như Chúa Giêsu Kitô ngày xưa sinh xuống làm người trên trần gia đã sống kiếp thân phận con người, và cùng liên đới thông cảm với họ.

Hình ảnh tro bụi nói với chúng ta: tro bụi không là vật thể tàn dư và vô giá trị mang vứt bỏ. Trái lại, tro bụi cũng là chất dinh dưỡng cho đất đai trở nên mầu mỡ. Sau trận hoả hoạn cháy đồng hay cháy rừng cây, tàn tích còn lại chỉ là tro bụi ngấm rơi xuống lòng đất khiến cho hạt giống cây cối sau đó phát triển mọc lên tươi tốt. Vậy khi nhận lãnh tro bụi như hình ảnh chất xúc tác dinh dưỡng là sự ăn năn thống hối bắt đầu mới lại, để cho đời sống làm người trở nên mầu mỡ tươi tốt mang niềm vui cho chính mình cùng cho người khác.

Lời kinh thánh “ „ Hỡi con người hãy nhớ mình là bụi tro và sau cùng sẽ trở về bụ tro.“ ( Sách Sáng Thế 3,19) nhắc nhớ đến sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. Vì thế công trình sáng tạo thiên nhiên là món quà châu báu của Trời cao ban cho con người, nên phải kính trọng, gìn giữ bảo vệ.

Chút tro được vẽ rắc trên trán hay trên đỉnh đầu người tín hữu Chúa Kitô không chỉ là hình ảnh dấu chỉ lòng ăn năn thống hối tội lỗi sự khiến khuyết trong đời sống, mà còn là hình ảnh diễn tả sự trao ban năng lượng sức mạnh giúp thực thi lời Chúa Giêsu trong phúc âm khuyên nhủ:

- Làm việc bác ái giúp đỡ người cùng khổ thiếu thốn,

- Ăn chay hãm mình từ bỏ những điều những sự việc theo sở thích để được thỏa mãn riêng tư,

- và sống Cầu nguyện với niềm vui cùng hy vọng trông cậy vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh đời sống.

Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
 
VietCatholic TV
Chương trình chuyến Tông du Iraq của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Giáo Hội Năm Châu
00:44 15/02/2021


1. Chương trình chuyến Tông du Iraq của Đức Thánh Cha Phanxicô

Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh vừa thông báo lịch trình chuyến Tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Iraq từ ngày 5 đến ngày 8 tháng Ba.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành đến Iraq vào sáng thứ Sáu ngày 5 tháng 3 từ phi trường Rome và đến Sân bay Quốc tế Baghdad vào buổi chiều. Lễ nghinh đón chính thức sẽ diễn ra tại Phủ Tổng thống ở Baghdad, sau đó là cuộc trao đổi với Tổng thống. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ gặp các nhà chức trách dân sự và các thành viên của Ngoại giao Đoàn.

Như một phần của lịch trình ngày thứ Sáu, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, giáo chức và giáo lý viên tại Nhà thờ Đức Mẹ Chúa Cứu thế của Giáo hội Chính thống Syro-Công Giáo ở Baghdad.

Vào thứ Bảy, ngày 6 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ rời Baghdad đến Najaf.

Sau chuyến viếng thăm 018 Đại giáo trưởng Grand Ayatollah Sayyid Ali Al-Husaymi Al-Sistani ở Najaf, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bay đến Nassirya tham dự một cuộc họp liên tôn tại thung lũng Ur.

Trở về Baghdad vào buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa thánh Giuse của Công Giáo Chính thống Chaldean ở Baghdad. Sáng Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành đến Erbil. Khi đến sân bay, Ngài sẽ được chào đón bởi các nhà chức trách tôn giáo và dân sự trong khu vực của người Kurdist ở Iraq trước khi tiếp tục hành trình bằng trực thăng đến Mosul. Nơi đây, ĐTC sẽ chủ sự giờ cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh tại Hosh al-Bieaa (Quảng trường của Nhà thờ).

Một lần nữa, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng đến Qaraqosh, nơi ngài sẽ thăm cộng đồng Qaraqosh tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Vào buổi chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở lại Erbil, nơi ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại sân vận động “Franso Hariri”. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành về Baghdad.

Sau buổi lễ chia tay vào sáng thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành về lại Rome. Dự kiến máy bay sẽ hạ cánh xuống sân bay Ciampino của Rome vào cùng ngày./.

2. Cha Opeka ở Akamasoa được đề nghị tranh giải Nobel Hòa bình.

Cha Pedro Opeka, nhà truyền giáo của dòng Lazarist, người gốc Argentina-Slovenia, đã khởi xướng một hiệp hội nhân đạo “Akamasoa” có nghĩa là “Thành phố của Tình bạn” đã được Thủ tướng Slovenia, Janez Janša, đề cử tranh Giải Nobel Hòa bình cho công việc ngài thực hiện cho những người nghèo ở Madagascar. Đề cử này đã được công bố vào ngày 31 tháng 1 trên trang web chính thức của chính phủ Slovenia. Theo Thủ tướng, Cộng đồng Akamasoa - mà cha Opeka đã thành lập hơn 30 năm

trước và Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm vào tháng 9 năm 2019 trong chuyến tông du của ngài đến Mozambique, Madagascar và Mauritius - đã đóng góp xuất sắc vào sự phát triển xã hội và con người tại Madagascar, giúp đất nước tiến đạt tới các mục tiêu năm 2030 của Liên hợp quốc về sự phát triển bền vững.

Thủ tướng Janša cũng nhớ cựu Tổng thống Malagasy Hery Rajao-narimam-pianina đã nói rằng cha Opeka “là một ngọn hải đăng sống động cho niềm hy vọng và tin yêu trong cuộc

chiến chống lại nạn đói nghèo”. Trong thông cáo chung, Chính phủ Slovenia cho hay hoạt động nhân đạo của nhà truyền giáo xứ Argentina và các cộng sự viên của ngài tại Madagascar đã thu hút sự chú ý và yểm trợ của công chúng trên toàn thế giới và là nguồn cảm hứng cho cuộc chiến chống đói giảm nghèo, cùng nâng đỡ những người kém may lành trong xã hội.

Cha Opeka sinh năm 1948 tại Argentina, cha mẹ ngài là người tị nạn gốc Slovenia, Cha Opeka bắt đầu làm việc cho người nghèo từ khi ngài còn trẻ, ngài đã đi giúp tại nhiều quốc gia khác nhau. Sau khi gia nhập Hội Truyền giáo, ngài trở thành một linh mục vào năm 1975 và sau đó được sai đi làm việc tại Madagascar. Năm 1989, trước sự thành công với giới trẻ và trình độ chuyên môn cao và kiến thức ngôn ngữ thong thạo của ngài, bề trên đã bổ nhiệm ngài làm giám đốc một học viện thần học của

Dòng ở Antananarivo, thủ đô của Madagascar, nơi ngài sớm nhận ra sự nghèo đói cùng cực trong các khu ổ chuột của thành phố và phát hiện ra nỗi thống khổ của những người sống nhờ “những đống rác thải” mà họ đi nhặt trên các ngọn đồi để tìm những thứ họ có thể ăn hoặc bán…

Cha Opeka đã thuyết phục nhiều người trong số họ rời khỏi khu ổ chuột và giúp họ có đời sống cao hơn qua việc canh tác, dạy cho họ các kỹ năng xây dựng mà ngài đã học được từ cha mẹ mình lúc còn là một cậu bé, để họ có thể xây dựng nhà cửa cho riêng mình. Ý tưởng là cung cấp cho họ một ngôi nhà, một công việc tử tế và một nền giáo dục cơ bản. Kể từ đó, dự án của cha đã phát triển và thăng tiến, cung cấp các dịch vụ nhà ở, công việc giáo dục và y tế cho hàng nghìn người nghèo Malgasies với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế và bạn bè trong hiệp hội.

Trong chuyến viếng tông du Thành phố Akamasoa, vào ngày 8 tháng 9 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét rằng nền tảng của công cuộc tông đồ của cha Opeka “là một đức tin sống động được chuyển biến thành những hành động cụ thể có khả năng rời non lấp biển và kết quả của nó cho thấy rằng nghèo đói không phải là điều không thể không khắc phục được!”./.
 
Chú chó trung thành trong thiên tai Ganga khiến người cảm động. ĐTC và chuyện Chúa chữa người cùi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:15 15/02/2021


1. Lòng trung thành của một chú chó Ấn Độ, thể hiện ra trong thiên tai, khiến nhiều người cảm động

Sáng Chúa nhật 7 tháng 2 năm 2021, một phần băng sơn trên dãy núi Garhwal Hy Mã Lạp Sơn bị sụp, tạo nên một dòng nước và bùn vĩ đại, phá vỡ hai con đê khổng lồ đang được xây cất trong dự án thủy điện và tràn ngập toàn thung lũng Dhauli Ganga, ở bang Uttarakhand. Bộ trưởng nội vụ Amit Shah cho biết có 35 người còn bị kẹt trong đường hầm của công trình kiến thiết và toán cứu cấp tiếp tục tìm kiếm.

Hội đồng Giám mục Ấn Ðộ chia buồn với gia đình các nạn nhân bị thiệt mạng vì thiên tai này. Tính cho đến ngày Chúa Nhật 14 tháng Hai, 41 người đã được ghi nhận là thiệt mạng, trong khi vẫn còn hơn 160 được ghi nhận là mất tích.

Ðức Hồng Y Oswald Gracias, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Ðộ đã ra thông cáo bày tỏ đau buồn vị thảm họa này, chia buồn với các gia đình nạn nhân, cũng như ca ngợi những nỗ lực cứu cấp của chính phủ và các cơ quan nhà nước. Ðức Hồng Y Gracias cũng cho biết cơ quan bác ái Caritas của Công Giáo đang tích cực góp phần cứu trợ các nạn nhân.

Trong một điện văn chia buồn, được Đức Hồng Y Pietro Parolin ký thay mặt ngài, Đức Thánh Cha viết: “Tôi bày tỏ sự gần gũi với các nạn nhân thiên tai tại miền bắc Ấn Ðộ, nơi một tảng băng bị lở tạo nên lụt lội dữ dội và đảo lộn công trình xây hai trung tâm điện lực. Tôi cầu nguyện cho các công nhân bị thiệt mạng và gia đình họ, cũng như tất cả những người bị thương và bị tổn hại.”

Trong vụ không may này, thông tấn xã AFP ghi nhận một câu chuyện cảm động liên quan đến một chú chó màu đen tại làng Tapovan, trong thung lũng Dhauli Ganga. Chú chó này may mắn sống sót và từ chối không chịu đi khỏi nơi người ta thấy nó.

Biết bao nhiêu lần các binh lính và những người trong đội tìm kiếm xua nó đi chỗ khác, nó lại tìm cách quay về chỗ cũ để tìm chủ. Một sĩ quan quân đội tin rằng chủ của chú chó này là một người thợ trong số 35 người thợ mỏ vẫn còn bị kẹt trong đường hầm. Con chó như đang tìm cách kêu gọi các binh sĩ Ấn Độ cứu người chủ của nó còn bị kẹt trong đó.

Matters India, một tờ báo Công Giáo, ghi nhận rằng lòng trung thành của chú cho này là bài học luân lý cho nhiều người. Theo thống kê vào năm 2017, Ấn Độ có khoảng 1.2 tỷ dân. Cảnh của khó người khôn gây ra một sự suy đồi đạo lý trầm trọng, thể hiện qua các con số tội ác kinh hoàng. Trung bình, mỗi ngày tại Ấn Độ có đến 87 vụ hiếp dâm phụ nữ. Lòng trung thành thường không được đánh giá cao. Tờ báo kết luận rằng: “Lòng trung thành của chú chó này là tấm gương cho nhiều người.”

2. Sáng kiến Thứ Tư Lễ Tro của tổng giáo phận Cebu, Phi Luật Tân để các thành viên gia đình rắc tro cho nhau

Một tổng giáo phận ở Phi Luật Tân sẽ cho phép các thành viên trong gia đình rắc tro cho nhau tại nhà để đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Chay vào ngày 17 tháng 2.

Ucanews đưa tin Tổng giáo phận Cebu ở miền trung Phi Luật Tân đã phát hành một hướng dẫn cầu nguyện vào ngày 10 tháng 2 về việc cử hành Thứ Tư Lễ Tro tại nhà cho những người không thể đến nhà thờ do các hạn chế của COVID-19. Trẻ em và người già không được phép tham dự các cuộc tụ họp đông người như ở nhà thờ.

Tổng giáo phận cho biết: “Những người không thể đến nhà thờ vào ngày này có thể tham gia việc cử hành Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro trên truyền hình trực tiếp hoặc phát lại”.

Người chủ gia đình sẽ hướng dẫn cả gia đình cầu nguyện theo hướng dẫn chung. Sau khi cầu nguyện, gia trưởng nên rắc tro lên đầu của mỗi người trong nhà để tránh tiếp xúc với họ. Các gia đình sẽ kết thúc buổi lễ bằng một lời cầu nguyện và dấu thánh giá.

Ucanews cho biết giáo phận đã đăng các liên kết đến các hướng dẫn cầu nguyện trên mạng xã hội.

Tổng giáo phận Cebu cũng nhắc nhở người Công Giáo rằng Thứ Tư Lễ Tro là ngày ăn chay và kiêng thịt, giống như tất cả các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay.

Đức Tổng Giám Mục Cebu Jose Palma cho biết Mùa chay là thời gian để người Công Giáo đào sâu mối quan hệ với Chúa Giê-su.

“Chính Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta trở thành môn đệ của Ngài để mọi người có thể biết rằng chúng ta có một Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc chúng ta”, Palma nói trong một bài giảng gần đây.

Những người Công Giáo địa phương cho biết tổng giáo phận đang đưa ra một giải pháp thiết thực để giải quyết những hạn chế do đại dịch gây ra.

“Đây là một cách mới để đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Chay. Mọi người thường đổ xô đến các nhà thờ, nhưng đại dịch đã khiến Thứ Tư Lễ Tro năm nay trở nên khác biệt, vì vậy đây là một cách tốt để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19”, Frances Cespon ở Cebu nói.

Hội đồng Giám mục Philippines đã cho phép một sai lệch khác so với tiêu chuẩn Thứ Tư Lễ Tro cho những ai muốn đi nhà thờ. Các Giám Mục cho biết mọi người sẽ được phép sử dụng bất kỳ cây khô hoặc lá cây nào thay cho lá cọ già để làm tro.

Thông thường, tro được lấy từ lá cọ cũ được sử dụng trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá vào năm trước, nhưng năm nay lại thiếu hụt do các hạn chế COVID-19 được áp dụng vào năm ngoái.
Source:Crux

3. Chỉ thị của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích về việc cử hành Thứ Tư Lễ Tro trong năm nay

Thứ Tư Lễ Tro năm nay sẽ rơi vào ngày 17 tháng Hai. Hôm thứ Ba, Vatican đã đưa ra hướng dẫn về cách các linh mục có thể xức tro vào Thứ Tư Lễ Tro trong bối cảnh đại dịch coronavirus.

Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố một chỉ dẫn vào ngày 12 tháng Giêng, hướng dẫn các linh mục đọc công thức xức tro một lần cho tất cả mọi người có mặt, thay vì cho từng người.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.



Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Công văn số 17/21

Chỉ dẫn cho ngày Thứ Tư Lễ Tro

Việc xức tro trong thời gian xảy ra đại dịch

Vị Linh mục đọc lời nguyện làm phép tro. Ngài rảy nước thánh lên tro, không nói gì cả. Sau đó, ngài nói với tất cả những người hiện diện chỉ một lần duy nhất công thức như được ghi trong Sách Lễ Rôma, áp dụng công thức ấy cho tất cả mọi người nói chung:

“Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”, hoặc “Ta là thân cát bụi, sẽ trở về với cát bụi”.

Sau đó, vị Linh mục rửa tay, đeo khăn che mặt và xức tro cho những ai đến với mình, hoặc nếu thích hợp, ngài sẽ đến với những người đang đứng tại chỗ. Vị Linh mục lấy tro và rắc lên đầu mỗi người mà không nói gì cả.

Từ Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngày 12 tháng Giêng năm 2021.

+ Đức Hồng Y Robert Sarah

Tổng trưởng

+ Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche

Tổng Thư Ký

Source:Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích


4. Huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 14/2/2021

Hôm Chúa Nhật 14 tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 6 Mùa Thường Niên, bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện Chúa Giêsu chữa cho một người bệnh phong. Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch”. Ðộng lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: “Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh”. Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: “Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh”. Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Quảng trường tuyệt đẹp dưới ánh mặt trời! Thật là đẹp!

Bài Tin Mừng hôm nay (x. Mc 1: 40-45) trình bày cho chúng ta cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người đàn ông bị bệnh phong. Những người cùi bị coi là không trong sạch và theo quy định của Luật pháp, họ phải ở bên ngoài các trung tâm dân cư. Họ bị loại khỏi mọi mối quan hệ con người, xã hội và tôn giáo: chẳng hạn, họ không thể vào các hội đường, không thể vào các đền thờ, đây là những hạn chế tôn giáo. Nhưng ngược lại, Chúa Giêsu cho phép người đàn ông này đến gần Ngài, Ngài thương cảm đến mức đưa tay ra và chạm vào anh ta. Điều này là không thể tưởng tượng được vào thời điểm đó. Đây là cách Chúa Giêsu hiện thực hóa Tin Mừng mà Ngài loan báo: đó là Thiên Chúa đến gần cuộc đời chúng ta, Ngài động lòng trắc ẩn vì số phận của nhân loại bị tổn thương và đến để phá bỏ mọi hàng rào ngăn cản chúng ta trong mối quan hệ với Ngài, với những người khác và với chính chúng ta. Ngài đã đến gần… đó là sự gần gũi.

Bên cạnh đó còn có lòng thương cảm. Phúc Âm kể rằng Chúa Giêsu, khi nhìn thấy người bị bịnh phong, đã động lòng thương xót, và mủi lòng. Có ba từ chỉ phong cách của Thiên Chúa: đó là gần gũi, thương cảm, và dịu dàng. Trong biến cố này, chúng ta có thể thấy hai “sự phạm giới” gặp gỡ nhau: sự phạm giới của người bị phong cùi đến gần Chúa Giêsu, vì lẽ ra anh ta không được làm như vậy; và sự phạm giới của Chúa Giêsu, Đấng động lòng trắc ẩn, đã mủi lòng chữa lành cho anh ta. Ngài không nên làm điều đó. Cả hai người họ đều là những người đã phạm giới. Cả hai người đã vượt các rào cản.

Sự phạm giới đầu tiên là của người bị phong cùi: bất chấp các quy định của Luật pháp, anh ta thoát ra khỏi sự cô lập của mình và đến với Chúa Giêsu. Căn bệnh của anh được coi là một hình phạt thiêng liêng, nhưng, nơi Chúa Giêsu, Ngài có thể nhìn thấy một khía cạnh khác của Thiên Chúa: đó không phải là Thiên Chúa trừng phạt, nhưng là Cha của lòng nhân ái và tình yêu, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và không bao giờ loại trừ chúng ta khỏi lòng thương xót của Người. Như thế, người đàn ông đó có thể thoát khỏi sự cô lập của mình bởi vì trong Chúa Giêsu, anh ta tìm thấy Thiên Chúa, Đấng chia sẻ nỗi đau của mình. Hành vi của Chúa Giêsu thu hút anh ta, đẩy anh ta ra khỏi chính mình và giao phó cho Ngài câu chuyện đau đớn của anh ta. Và cho phép tôi đưa ra một suy nghĩ ở đây dành cho nhiều cha giải tội tốt lành, những vị có hành vi thu hút mọi người, những vị cảm thấy rằng các ngài không là gì cả, những vị cảm thấy mình thấp lè tè trên mặt đất vì tội lỗi của mình, những người với sự dịu dàng, với lòng trắc ẩn… Cha giải tội tốt là người không cầm roi trên tay, nhưng biết tiếp đón, lắng nghe và nói rằng Chúa tốt lành và Chúa luôn tha thứ, rằng Chúa không mệt mỏi khi tha thứ. Tôi yêu cầu tất cả các bạn ở đây hôm nay tại Quảng trường này, hãy dành một tràng pháo tay cho những cha giải tội nhân từ này.

Sự phạm giới thứ hai là của Chúa Giêsu: dù Luật cấm đụng đến người phong cùi, nhưng Người vẫn động lòng, đưa tay ra mà rờ vào người ấy để chữa lành. Có người sẽ nói: Ngài đã phạm tội. Ngài đã làm điều mà luật pháp nghiêm cấm. Ngài là một kẻ vi phạm. Đúng là: Ngài đã phạm giới. Ngài không giới hạn bản thân mình trong lời nói mà thôi, nhưng chạm vào anh ta. Tiếp xúc với tình yêu có nghĩa là thiết lập một mối quan hệ, tham gia vào sự hiệp thông, tham gia vào cuộc sống của một người khác đến độ chia sẻ các vết thương của họ. Với cử chỉ đó, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng không thờ ơ, không giữ mình ở một “khoảng cách an toàn”. Thay vào đó, vì lòng trắc ẩn Ngài đến gần và chạm vào cuộc sống của chúng ta để chữa lành đời ta bằng sự dịu dàng. Đó là phong cách của Chúa: gần gũi, thương cảm, và dịu dàng. Ngài là một người phạm giới vĩ đại theo nghĩa này.

Thưa anh chị em, ngay cả trong thế giới ngày nay, nhiều anh chị em của chúng ta vẫn mắc phải căn bệnh này, bệnh Hansen, hoặc các bệnh tật và những tình trạng khác khiến xã hội kỳ thị họ. “Người này là một kẻ tội lỗi”. Hãy suy nghĩ một chút khi người phụ nữ đó bước vào bàn tiệc và đổ nước hoa lên chân Chúa Giêsu. Những người khác thầm thì: “Nếu ngài là một tiên tri, hẳn ngài phải biết người phụ nữ này là ai: một kẻ tội lỗi đáng khinh bỉ”. Thay vào đó, Chúa Giêsu hoan nghênh, đúng hơn, cảm ơn cô ấy: “Tội lỗi của con đã được tha thứ”. Đó là sự dịu dàng của Chúa Giêsu. Định kiến xã hội cô lập những người này qua những từ như: “Người này không trong sạch, người kia là kẻ tội lỗi, người này là kẻ gian, người đó…” Vâng, đôi khi điều đó là đúng. Nhưng chúng ta không được đánh giá thông qua định kiến. Mỗi người trong chúng ta đều có thể trải qua những vết thương lòng, thất bại, đau khổ, ích kỷ khiến chúng ta khép mình lại với Chúa và những người khác vì tội lỗi khép chúng ta vào chính mình vì xấu hổ, vì sỉ nhục, nhưng Chúa muốn mở rộng lòng chúng ta. Trước tất cả những điều này, Chúa Giêsu loan báo cho chúng ta rằng Thiên Chúa không phải là một ý tưởng hay một học thuyết trừu tượng mà Thiên Chúa là Đấng “tự làm nhiễm bẩn” Ngài với những vết thương của con người chúng ta và không ngại tiếp xúc với vết thương của chúng ta. Có người sẽ nói “Nhưng thưa Cha, Cha đang nói gì vậy? Thiên Chúa làm ô nhiễm chính mình à?”. Thưa, không phải tôi nói điều này, Thánh Phaolô đã nói điều đó: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.” (2 Cr 5:21) Hãy nhìn cách Thiên Chúa làm ô nhiễm chính mình để đến gần chúng ta, để có lòng trắc ẩn và khiến chúng ta hiểu được sự dịu dàng của Ngài. Gần gũi, thương cảm và dịu dàng.

Để tôn trọng các quy tắc liên quan đến danh tiếng tốt và truyền thống xã hội, chúng ta thường bịt miệng nỗi đau hoặc đeo mặt nạ để ngụy trang nó. Vì những tính toán thiệt hơn xuất phát từ tính ích kỷ của chúng ta và quy luật nội tại của nỗi sợ hãi, chúng ta không muốn dính líu đến đau khổ của người khác. Nhưng thay vì làm như thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn cho chúng ta sống hai “sự phạm giới” này, hai “sự phạm giới” trong bài Tin Mừng hôm nay: sự phạm giới của người phong cùi, để chúng ta có thể can đảm thoát ra khỏi sự cô lập của mình và thay vì ở lại và cảm thấy có lỗi với bản thân hoặc khóc lóc phàn nàn vì thất bại của chúng ta, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu như chúng ta là; “Chúa ơi, con ra nông nỗi này”. Chúng ta sẽ cảm thấy cái ôm ấy, cái ôm của Chúa Giêsu thật đẹp. Và rồi sự phạm giới của Chúa Giêsu, một tình yêu vượt ra ngoài những quy ước, vượt qua những định kiến và nỗi sợ hãi khi can dự vào cuộc sống của người khác. Chúng ta hãy học cách vượt qua những rào cản như hai người này: như người phong và như Chúa Giêsu.

Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình này khi giờ đây chúng ta cầu khẩn với Mẹ trong kinh Truyền Tin.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi luôn biết ơn sự tận tụy của những người cộng tác vì người di cư. Tôi cảm ơn tất cả các bạn vì những gì các bạn đã làm cho những người di cư. Đặc biệt hôm nay, tôi cùng với các Giám mục Columbia bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà chức trách Colombia đã thực hiện quy chế bảo vệ tạm thời đối với những người di cư Venezuela hiện diện tại quốc gia đó, thúc đẩy việc chào đón, bảo vệ và hội nhập. Không phải một quốc gia siêu giàu có, phát triển đang làm điều này. Không: điều này đang được thực hiện bởi một quốc gia có nhiều vấn đề về phát triển, đói nghèo và hòa bình. Gần 70 năm chiến tranh du kích. Nhưng với vấn đề này, họ đã có đủ can đảm để nhìn những người di cư đó và lập ra quy chế này. Cảm ơn các bạn Columbia. Cảm ơn các bạn!

Hôm nay là Lễ các Thánh Cyrilô và Methôđiô, những nhà truyền bá Phúc âm cho các dân tộc Slav, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố là các vị Đồng bảo trợ của Âu Châu. Tôi trìu mến chào tất cả các cộng đoàn đang sống trong các lãnh thổ được các thánh truyền bá Phúc âm. Xin lời cầu bầu của các ngài giúp chúng ta tìm ra những cách mới để truyền đạt Tin Mừng. Hai vị thánh này không quản ngại tìm những cách mới để truyền bá Phúc Âm. Và nhờ sự chuyển cầu của các ngài, chúng ta hãy cầu xin cho các Giáo Hội Kitô phát triển trong ước muốn tiến tới sự hiệp nhất trọn vẹn trong khi tôn trọng những khác biệt.

Hôm nay là ngày lễ tình nhân, tôi không thể không gửi một suy nghĩ và lời chào đến các cặp đính hôn, và những người đang yêu. Tôi đồng hành với anh chị em trong lời cầu nguyện của tôi và tôi chúc phúc cho tất cả anh chị em.

Và bây giờ lời chào của tôi gửi đến các bạn, những tín hữu của Rôma và những người hành hương. Tôi cũng thấy những người Pháp, và người Mễ Tây Cơ, người Tây Ban Nha, người Ba Lan. Chào mừng tất cả anh chị em! Chúc mừng tất cả anh chị em!

Chúng ta bắt đầu Mùa Chay vào Thứ Tư tới đây. Đó sẽ là thời điểm thuận lợi để mang lại một ý nghĩa của niềm tin và hy vọng cho cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang sống. Và như đã nói trước đây, anh chị em đừng quên ba từ giúp chúng ta hiểu phong cách của Chúa. Đừng quên ba từ này: gần gũi, thương cảm, và dịu dàng. Cùng nhau, chúng ta hãy nói to lên:

Gần gũi, thương cảm, và dịu dàng.

Chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật nhiều may lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.

Cảm ơn anh chị em!
Source:Holy See Press Office
 
Linh mục bị lừa hay cố ý làm lễ cưới đồng giới trong nhà thờ? Lựa chọn của Biden ở Trung Quốc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:47 15/02/2021


1. Đức Thánh Cha sẽ thăm đại thánh đường bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đốt phá tại Iraq

Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Al-Tahira vĩ đại ở Bakhdida đã bị cháy đen bên trong sau khi bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đốt cháy khi chúng chiếm được thị trấn này vào năm 2014. Hiện nhà thờ đã được khôi phục lại, và đang chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du tới Iraq vào tháng tới.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở thành giáo hoàng đầu tiên đến thăm Iraq. Chuyến đi bốn ngày của ngài đến đất nước này từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 sẽ bao gồm các điểm dừng ở Baghdad, Mosul và Bakhdida, hay còn gọi là Qaraqosh.

Ngôi nhà thờ, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm ở Bakhdida, phục vụ một cộng đồng Kitô Giáo đang lớn mạnh, cho đến khi quân khủng bố Hồi Giáo IS biến nhà thờ thành một trường tập bắn trong nhà từ năm 2014 đến năm 2016.

Sau khi thị trấn được giải phóng khỏi quân khủng bố Hồi Giáo IS vào năm 2016, các thánh lễ lại tiếp tục trong nhà thờ bị hư hại khi các tín hữu Kitô quay trở lại tái xây dựng cộng đồng của họ. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã khôi phục hoàn toàn nội thất bị hư hại do hỏa hoạn vào cuối năm 2019.

“Tôi nghĩ rằng việc hỗ trợ thị trấn này là rất quan trọng vì nó là biểu tượng lớn nhất của Kitô Giáo ở Iraq. Cho đến nay, chúng tôi vẫn giữ được thành phố này như một thành phố Kitô Giáo, nhưng chúng tôi không biết tương lai sẽ ra sao”, Cha Georges Jahola, một linh mục giáo xứ từ Bakhdida, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vào năm 2019.

Một bức tượng Đức Mẹ mới được điêu khắc bởi một nghệ sĩ Công Giáo địa phương đã được đặt trên đỉnh tháp chuông của Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm vào tháng Giêng vừa qua.

Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin tại nhà thờ này trong lịch trình chuyến công du của ngài tới Iraq do Vatican công bố vào ngày 8 tháng 2.

Tháng 7, 2014, trong một chuyến viếng thăm rất liều lĩnh, Đức Hồng Y Philippe Barbarin của tổng giáo phận Lyon đã dâng lễ tại ngôi nhà thờ này. Chỉ một tuần sau đó, quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được vùng này, và Đức Hồng Y đã bùi ngùi gặp lại những Kitô hữu trong vùng khi họ bỏ nhà cửa chạy đến Erbil.

Ngày 26 tháng 7, 2017, sau khi Mosul được giải phóng ngài đã trở lại thăm họ và dân chúng đã công kênh ngài lên để ngài đặt một bức tượng Đức Mẹ vào một cửa sổ của nhà thờ.


Source:Catholic News Agency

2. Giám mục Á Căn Đình nói đám cưới chuyển giới trong nhà thờ là trái phép

Giáo phận Río Gallegos đã báo cáo vào ngày 8 tháng 2 rằng giáo phận không hề cho phép một cử hành Phụng Vụ “hôn phối” giữa một người đàn ông và một người chuyển giới nam vào ngày 6 tháng 2.

Cử hành này đã diễn ra tại giáo xứ Nuestra Señora de la Merced, được quản lý bởi một cộng đoàn Salêdiêng ở Ushuaia, hơn 563 km về phía nam của Rio Gallegos. Cha Fabián Colman đã chủ trì buổi lễ này.

Theo hãng thông tấn Argentina Télam, Victoria Castro, một người đàn ông chuyển giới 46 tuổi và Pablo López Silva, 54 tuổi, đã yêu cầu Cha Colman tổ chức một buổi lễ tại giáo xứ để chứng hôn cho họ theo nghi thức Giáo Hội Công Giáo.

“Chúng tôi đã trình bày cho ngài ý tưởng thực hiện buổi lễ này và ngài đã chấp nhận. Ngài nói với chúng tôi rằng ngài chỉ đánh giá xem chúng tôi có thực lòng yêu nhau không là đủ. Tất nhiên, ngài đã tham khảo ý kiến của giáo phận, nhưng cá nhân ngài luôn đứng về phía chúng tôi”, Castro nói.

Castro và López Silva đã kết hôn dân sự vào năm 2011 với tư cách là một cặp đồng tính luyến ái, nhưng Castro quyết định chuyển giống và hiện xác định mình là phụ nữ.

Ngay sau khi câu chuyện được nhiều phương tiện truyền thông Á Căn Đình khai thác, và anh chị em giáo dân bày tỏ sự bất bình, Đức Cha Jorge Ignacio García Cuerva của Río Gallegos, nói rằng “việc cử hành này không được giáo phận chúng tôi cho phép”.

“Trong khi chúng tôi đồng hành với tất cả mọi người, không trừ một ai trong ước muốn chính đáng của họ là nhận được phép lành của Thiên Chúa, chúng tôi minh định rõ rằng trong trường hợp này, không có bí tích hôn nhân nào được Giáo hội tin tưởng và ủng hộ”.

Tuyên bố của Đức Cha cũng nói rằng Cha Colman “đã được cảnh báo thích đáng trước đó”.

“Với tư cách là mục tử của giáo phận này, tôi muốn gửi đến toàn thể con dân Chúa đang cư trú tại Santa Cruz và Tierra del Fuego sự gần gũi của tôi, xin tất cả chúng ta luôn cầu nguyện để duy trì lòng bác ái Kitô đối với người lân cận, đồng hành với nỗi đau và nỗi khổ của họ, niềm vui và hy vọng của họ, đồng thời bảo tồn giáo huấn của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta”, ngài kết luận.

Như Castro đã nói với đài truyền hình Télam, buổi lễ bao gồm các bài đọc Kinh thánh, một bài giảng lễ, tuyên xưng lời thề hôn nhân, và cho cặp này và một số khách mời được rước lễ.

Anh ta nói thêm “Buổi lễ của chúng tôi đã không được ghi nhận trong các tài liệu giáo hội vì các giáo luật ngăn chặn điều đó.”

Castro cũng bào chữa rằng “chuyển đổi giới tính không có nghĩa là mất đức tin hay không còn là con của Chúa nữa. Buổi lễ là một khoảnh khắc rất quan trọng đối với cộng đồng LGBTQ vì Giáo Hội là nơi đã từ chối chúng tôi, cũng như rất nhiều thứ khác”.

ACI Prensa đã liên lạc với Giáo phận Río Gallegos để hỏi xem Cha Colman có nhận được bất kỳ hình thức kỷ luật nào về mặt giáo luật hay không, nhưng thư ký của Tòa Giám Mục nói rằng “câu trả lời duy nhất từ Đức cha García về vấn đề này là câu trả lời xuất hiện trong tuyên bố chính thức trên trang web”.

ACI Prensa cũng đã liên hệ với tỉnh dòng Salêdiêng về tình trạng giáo luật của vị linh mục này, nhưng đã không được trả lời.


Source:Catholic News Agency

3. Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 là ‘cơ hội để canh tân niềm hy vọng’ sau đại dịch

Vị giám mục Công Giáo giám sát việc chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, nhận định rằng sự kiện này sẽ là cơ hội để canh tân hy vọng trước đại dịch coronavirus.

Đức Cha Américo Manuel Alves Aguiar, chủ tịch của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài hy vọng rằng cuộc gặp gỡ sẽ có sự tham dự của càng nhiều người trẻ càng tốt.

Đề cập đến chủ đề chính thức của cuộc họp - “Đức Maria trỗi dậy và lên đường vội vã,” từ Tin Mừng Thánh Luca – ngài nói: “Tôi ước rằng Chúa chạm đến trái tim của số lượng lớn nhất có thể của những người trẻ và họ có thể để cho điều này vang vọng trong lòng họ, họ vội vàng đứng dậy và ra đi để gặp những người khác”.

“Tôi ước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023 sẽ là một cơ hội để canh tân hy vọng trong thời kỳ hậu đại dịch.”

Ở tuổi 47, Đức Cha Aguiar là một trong những giám mục Công Giáo trẻ nhất thế giới. Ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Tòa Thượng phụ Lisbon, có trụ sở tại thủ đô Bồ Đào Nha, vào năm 2019. Hiện ngài chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2023.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng Lisbon sẽ tổ chức cuộc họp mặt của giới trẻ Công Giáo toàn cầu tại Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới quốc tế cuối cùng tại Thành phố Panama vào tháng Giêng năm 2019.

Thành phố 505,000 dân nằm cách Fatima, một trong những địa điểm hành hương kính Đức Mẹ phổ biến nhất thế giới, 120km.

Vào tháng 10 năm ngoái, các nhà tổ chức đã ra mắt trang web Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lisbon 2023 và logo chính thức. Biểu trưng có hình Đức Trinh Nữ Maria đứng trước cây thánh giá, với màu cờ của Bồ Đào Nha, đã được chọn trong một cuộc thi quốc tế.

Vào tháng Giêng, các nhà tổ chức đã công bố bài hát chủ đề chính thức của sự kiện. Bài hát có tựa đề “Có một luồng gió trong không khí”.


Source:Catholic News Agency

4. First Things: Lựa chọn của Biden ở Trung Quốc.

Tiến sĩ Nina Shea là giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo của Viện Hudson, và là một luật sư quốc tế về nhân quyền.

Trong bài “Biden’s Choice in China”, nghĩa là “Lựa chọn của Biden ở Trung Quốc”, cô cho chúng ta thấy tình cảnh của người Duy Ngô Nhĩ và bày tỏ quan ngại rằng các chính sách của ông Joe Biden sẽ phản bội triệt để các giá trị nhân quyền của người Mỹ, và cam kết trong 73 năm qua của người Mỹ rằng diệt chủng “không bao giờ xảy ra nữa”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Biden’s Choice in China

By Nina Shea

Lựa chọn của Biden ở Trung Quốc


Mười một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp và những người Hồi giáo khác ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc lần đầu tiên được nếm trải công lý vào ngày 19 tháng Giêng khi Ngoại trưởng Mike Pompeo khi đó tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đang thực hiện hành vi diệt chủng chống lại họ. Lịch sử đã chỉ ra rằng lên án tội ác diệt chủng là bước khởi đầu cần thiết để chặn đứng và ngăn chặn nó tái diễn.

Mặc dù một số phương tiện truyền thông đánh giá thấp quyết nghị lên án nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, coi đó chỉ là “phát súng bắn chia tay” vào Trung Quốc của Ngoại Trưởng Pompeo, đây thực sự là biện pháp nhân quyền quan trọng nhất của Mỹ trong bốn năm qua. Nó được đưa ra sau một quá trình cân nhắc kéo dài hàng tháng của Văn phòng Tư pháp Hình sự Toàn cầu của Bộ Ngoại giao. Một phần quan trọng trong quyết định này dựa trên thông tin mới cho thấy rằng các biện pháp cưỡng bức ngăn chặn sinh đẻ bên trong các trại cải tạo Tân Cương là nhằm hạn chế nhân khẩu học của người Duy Ngô Nhĩ và là một phần của chiến dịch phá hoại của bọn cầm quyền chống lại các nhóm thiểu số trong khu vực.

Tiến sĩ Nina Shea
Cả Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken đều bày tỏ sự đồng tình với quyết nghị lên án nạn diệt chủng. Nhưng liệu họ có tiếp tục gây áp lực lên một Trung Quốc đang tức giận hay không vẫn còn phải chờ xem. Cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là một thực tế không thuận tiện cho các ưu tiên về biến đổi khí hậu trong chính sách đối ngoại của chính quyền. Chỉ một tuần sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres cầu xin vì lợi ích của “hành động khí hậu” sự hợp tác Mỹ-Trung Quốc cần phải được “thiết lập lại” để sang một bên các “quan điểm khác nhau” về nhân quyền, có lẽ bao gồm cả việc xác định tội ác diệt chủng của Trung Quốc do Hoa Kỳ đưa ra. Theo tầm nhìn của mình, Mỹ sẽ phải đưa ra các lựa chọn khó khăn về các chính sách đối với Trung Quốc.

Sau cuộc diệt chủng người Do Thái, tội ác diệt chủng được hình sự hóa theo Công ước quốc tế về Diệt chủng năm 1948, và trở thành tội ác nhân quyền ghê tởm nhất theo quan niệm của người dân Mỹ. Nhãn hiệu diệt chủng ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại, điều này giúp giải thích tại sao trước đây Hoa Kỳ chỉ áp dụng nhãn hiệu này có 2 lần cho các hành động tàn bạo đang diễn ra. Ngoại trưởng Pompeo đã có thể di chuyển về phía trước trong tuyên bố Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ bằng cách làm cho nó trở thành một quyết nghị về “chính sách”. Vào năm 2016, cuộc diệt chủng của người Yazidis ở Trung Đông và các tín hữu Kitô là “chỉ định cá nhân” của Ngoại trưởng Kerry khi đó. Quyết nghị diệt chủng Darfur năm 2004 là một quyết định “hợp pháp”, được hỗ trợ bởi các luật sư của bộ Ngoại Giao. Nhưng bất kể quyết nghị được gọi bằng danh xưng nào, hành động diệt chủng đòi hỏi phải có một phản ứng mang tính chính sách của Hoa Kỳ.

Tháng 5 năm ngoái, Đại sứ lưu động về Tư pháp Hình sự Toàn cầu lúc ấy là Morse Tan đã tìm hiểu hoàn cảnh của người Duy Ngô Nhĩ, để đánh giá xem nó có phù hợp với định nghĩa về tội ác diệt chủng của Công ước về một cộng đồng tôn giáo dân tộc thiểu số bị tiêu diệt “toàn bộ hay một phần” hay không. Báo cáo về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ kể từ năm 2017 ghi nhận việc phá hủy 2/3 các đền thờ Hồi giáo tại Tân Cương, việc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cáo buộc là theo chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo trong các trại cải tạo và các hành động đàn áp nghiêm trọng khác. Cựu đại sứ nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng ông đã tích lũy thêm bằng chứng từ các nguồn mở, mà các luật sư của bộ Ngoại Giao đã nhanh chóng phân loại trong 25 năm. Ông ấy hướng dẫn tôi đến những tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo để có thêm hiểu biết.

Trong một bài bình luận đăng trong số ra ngày 19 tháng Giêng trên tờ Wall Street Journal, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh bằng chứng “chủ chốt” về sự sụt giảm tỷ lệ sinh đẻ của người Duy Ngô Nhĩ. Lưu ý rằng Công ước về Diệt chủng bao gồm “các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong cộng đồng”, ông đã trích dẫn các “nỗ lực của Đảng Cộng sản nhằm ngăn chặn phụ nữ Duy Ngô Nhĩ sinh con bằng cách cưỡng bức phá thai và triệt sản” và “các biện pháp tránh thai không tự nguyện, chẳng hạn như buộc phải đặt vào tử cung các thiết bị”. Các thông tin cụ thể có thể được tìm thấy trong một báo cáo năm 2020 của chuyên gia Adrian Zenz của Quỹ Jamestown, trong đó tiết lộ các tài liệu của chính phủ Trung Quốc được AP xác minh. Các tài liệu này cho thấy tỷ lệ sinh ở Tân Cương giảm khoảng 24% từ năm 2018 đến 2019, so với mức giảm 4.2% ở Trung Quốc nói chung. Chúng cũng chỉ ra rằng lý do phổ biến nhất khiến các phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ là vì họ vi phạm các giới hạn sinh khắt khe - dưới mức thay thế cho số người chết - của bọn cầm quyền.

Dữ liệu chính thức này hỗ trợ các báo cáo từ những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ. Ví dụ, cựu tù nhân Gulbahar Haitiwaji đã viết về việc bị cưỡng bức triệt sản bằng cách tiêm các loại thuốc. “Đó là khi tôi hiểu được phương pháp của các trại, họ đang thực hiện một chiến lược: không phải lạnh lùng giết chúng tôi, mà là khiến chúng tôi từ từ biến mất. Từ từ đến nỗi không ai nhận ra”, cô kể lại. Vào năm 2018, Dân biểu Chris Smith đã chủ trì các phiên điều trần trước quốc hội, nơi cựu tù nhân Mihrigul Tursun làm chứng về việc bị giam giữ và tra tấn bằng dòng điện và bị chế giễu vì niềm tin của cô vào Chúa. Những người khác mô tả sự tàn bạo đằng sau những vụ cưỡng bức phá thai của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Pompeo cũng trích dẫn “các trại giam tùy tiện và vô thời hạn”, nơi người Duy Ngô Nhĩ bị tra tấn, hãm hiếp và buộc phải lao động khổ sai. Trong những trại này, những cái chết xảy ra không rõ nguyên nhân. Ông lưu ý đến sự giám sát công nghệ cao hà khắc của bọn cầm quyền Tân Cương. Tuần trước, BBC đã đưa tin về các vụ cưỡng hiếp bằng các máy kích thích điện và các vụ cưỡng hiếp tập thể của cảnh sát trong các trại. Đây là tất cả các lá cờ đỏ, cộng với bằng chứng ngăn ngừa sinh đẻ đã cấu thành bằng chứng cụ thể.

Bắc Kinh vẫn tỏ ra ngang ngược về chính sách đàn áp của mình. Tháng 9 năm ngoái, Tập Cận Bình tuyên bố rằng chiến lược Tân Cương là “hoàn toàn đúng đắn và phải thực hiện trong thời gian dài”. Đối với nỗi kinh hoàng về những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ, đại sứ quán Washington của Trung Quốc đã đăng một bài khoe khoang đáng kinh ngạc vào ngày 7 tháng Giêng (bị Twitter xóa vào ngày 8 tháng Giêng) dường như được nhái lại một cách có ý thức thông điệp của Đức Quốc Xã tại Auschwitz “công việc giúp bạn được tự do”. Đại sứ quán Trung Quốc tweet:

Tâm trí của phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã được giải phóng, bình đẳng giới tính và sức khỏe sinh sản được đề cao, khiến họ không còn là những cỗ máy sinh con nữa. Họ tự tin và độc lập hơn.

Nếu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lặng lẽ bỏ qua những lo ngại về nạn diệt chủng của người Duy Ngô Nhĩ vì lợi ích của quan hệ đối tác biến đổi khí hậu với Trung Quốc, thì đó sẽ là một bi kịch cho người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Nó cũng sẽ phản bội triệt để các giá trị nhân quyền của người Mỹ, và cam kết trong 73 năm qua của người Mỹ rằng diệt chủng “không bao giờ xảy ra nữa”. Đây sẽ là một vấn đề có tính quyết định đối với chính quyền Biden.
Source:First Things
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News