Ngày 14-02-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Hai 15/2: Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ? - Suy Niệm của Lm. Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
00:10 14/02/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 14-February-2021 theo giờ Việt Nam

PHÚC ÂM: Mc 8, 11-13

“Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ?”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, các người biệt phái xuất hiện và bắt đầu tranh luận với Chúa Giêsu. Họ xin Người một điềm lạ trên trời để thử Người. Người thở dài mà nói: “Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ? Quả thật, Ta bảo các ông hay: Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào”. Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia.

Ðó là lời Chúa.
 
Làm cho sống
Lm. Minh Anh
06:17 14/02/2021
LÀM CHO SỐNG
“Thiên Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống”.

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay, ngày Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm, Lời Chúa nói đến việc của trời cao, việc của đất thấp. Việc của trời là việc của Thiên Chúa, Đấng làm cho mọi loài và con người trở thành vật sống, Người ‘làm cho sống’; việc của đất thấp là việc con người cộng tác với Thiên Chúa, là tiếp tục ‘làm cho sống’ tất cả những gì Thiên Chúa trao cho nó hầu làm vinh danh Người.

Bài đọc Sáng Thế nói, “Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống”; như vậy, không có sinh khí Thiên Chúa, con người không sống. Sau đó, Thiên Chúa trao mọi sự cho con người, “Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa và coi sóc vườn”. Vì thế, thời giờ của Thiên Chúa là thời giờ sáng tạo, thời giờ ‘làm cho sống’ và điều đó đang xảy ra từng phút, từng giây. Tuyệt vời!

‘Làm cho sống’ cũng là sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng mặc khải Chúa Cha, cũng là Đấng luôn làm theo ý muốn của Cha, “Cha tôi hằng làm việc thì tôi cũng làm việc liên lĩ”. Công việc của Ngài là mặc khải Chúa Cha và ‘làm cho sống’ như Chúa Cha đang làm. Chúa Giêsu đi khắp nơi, rao giảng, chữa lành không mệt mỏi những ai tìm đến với Ngài; Ngài chữa họ phần xác, phần hồn; Ngài ‘làm cho sống’ đến nỗi chẳng có thời giờ nghỉ ngơi ăn uống. Ngài lang thang nhưng không ngơi nghỉ, gặp gỡ nhưng chẳng dừng chân. Có chăng, hôm nay Ngài đang nghỉ ngơi trong nhà tạm để tiếp tục thổi sinh khí của Ngài vào con người; Ngài không ngừng ‘làm cho sống’ không chỉ về thể lý, nhưng còn để con người sống sự sống thần linh, sống tình người, sống tình trời.

‘Làm cho sống’ cũng là ơn gọi của mỗi người chúng ta. Tin Mừng hôm nay cho biết, người nhiều kẻ ít, ai ai cũng được Thiên Chúa trao cho những nén bạc để tiếp tục công việc của Người. Năm nay, năm Con Trâu, biểu tượng của sự chăm chỉ, cần mẫn và hiền lành. Chớ gì chúng ta cũng biết chăm chỉ ‘làm cho sống’ những ai Chúa đang trao cho chúng ta; những môi trường Chúa đặt chúng ta vào; trong mọi đấng bậc, không trừ ai, chúng ta làm lợi cho Chúa. Không những làm cho sống thể xác, mà còn làm cho sống về đức hạnh, sống những phẩm tính của con cái Chúa.

Ngày kia Tử Cống hỏi thầy, “Tử nầy mệt về học, khốn về đạo, bây giờ muốn nghỉ ngơi để thờ vua, nên chăng?”; Khổng Tử nói, “Làm tôi thờ vua, sớm tối kính cẩn cho phải đạo thì nghỉ thế nào được?”. “Vậy Tử nghỉ để thờ cha kính mẹ?”; “Chữ hiếu vô cùng, bao giờ mới trả đủ, sao gọi là nghỉ?”. “Vậy Tử nghỉ để an nhàn với vợ con?”; “Chồng phải làm gương cho vợ, thiên hạ trông mà bắt chước, nghỉ thế nào được?”. “Vậy nghỉ để vui chơi với bạn bè?”; “Bầu bạn phải hết sức với nhau cũng là việc khó, nghỉ làm sao?”. “Vậy Tử nghỉ để làm ruộng?”; “Làm ruộng đâu dễ, một nắng hai sương, không thể gọi là nghỉ”. Vậy thì Tử không bao giờ được nghỉ ngơi sao?”; “Có chứ! Lúc nào thấy cái huyệt đào nhẵn nhụi, thấy cái mộ đắp chắc chắn, thấy người sẽ đi chôn mình biết mình sắp chết; ấy, bấy giờ mới là lúc nghỉ ngơi”. Tử nói, “Như thế, chết lại là may, lúc ấy quân tử mới được nghỉ; kẻ tiểu nhân đến giờ đó mới hết tiểu nhân. Cái chết thật là hay vậy!”.

Anh Chị em,

Đúng như Chúa Giêsu nói, “Cha tôi hằng làm việc thì tôi cũng làm việc liên lĩ”; được làm với Chúa Giêsu là tiếp tục công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Như Khổng Tử cho thấy, chỉ có chết, mới được nghỉ ngơi. Cũng thế, công việc của chúng ta không chỉ là tìm kiếm miếng cơm manh áo để lo cuộc sống đời này, nhưng chúng ta đang xây dựng Nước Trời tại trần gian và công việc này là một công việc đời đời. Được cộng tác với Thiên Chúa thì dầu khó nhọc đến đâu, chúng ta cũng cảm thấy vui vì đang sống đúng phẩm giá của mình; Thiên Chúa ước mong chúng ta cộng tác với Người để ‘làm cho sống’ cái thế giới này. Hãy nghĩ đến những người đang thất nghiệp, cuộc sống thật lao đao, khốn khổ; sự biến đổi khí hậu tự con người gây nên đã làm cho mưa ít thuận, gió ít hoà. Chúng ta phải làm việc hết mình, nhưng cũng phải cậy nhờ vào ơn Chúa hết mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, công việc trao ban sự sống và ‘làm cho sống’ phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách sống của bản thân con. Xin dạy con biết chuyên chăm cầu nguyện, cậy trông vào Chúa, lắng nghe tiếng nói của Thầy dạy bên trong là Thánh Thần; nhờ đó, con mới có thể trở nên một tôi tớ khôn ngoan và trung tín”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 14/02/2021

7. Ghê gớm nhất là tội trọng, mức độ hung ác của nó thật là vô hạn, dù cho đem tất cả các hy sinh của tất cả mọi người trên thế gian và của các thiên thận hợp lại, thì cũng không thể bù chuộc một tội trọng.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 14/02/2021
65. CHÊ LEO LẺO (I)

Trước đây có một chủ nhà nuôi một con chim sáo, và đem nó bỏ bên một cái trống lớn, các gia nhân của chủ nhà mỗi khi nghe tiếng trống hiệu của chủ nhân mà nghỉ việc.

Một hôm, đột nhiên nghe tiếng trống đánh tùng tùng loạn xà ngầu, các gia nhân đều thu dọn trở về nhà, chủ nhân giận dữ chất vấn:

- “Hôm nay ta chưa đánh trống hiệu, tại sao các người đã nghỉ việc?”

Các gia nhân đều nói:

- “Bởi vì nghe tiếng trống đánh nên mới trở về ạ !”

Chủ nhân đi ra phía trước kiểm tra thì thấy con chim sáo đang nhảy loạn xạ trên cái trống, bèn lớn tiếng mắng:

- “Mày là đồ chim chết tiệt mà cũng đến đánh trống à !”

(Tiếu Hải Thiên Kim)

Suy tư 65:

Không ai thích người leo lẻo lắm lời lắm chuyện, nhưng có người thích đem chuyện của người khác nói leo lẻo; không ai thích người ngồi lê đôi mách, nhưng có người thích nghe chuyện của người khác và nói leo lẻo với người khác; chim sáo nhảy nhót trên cái trống thì không tội gì cả, nhưng ông chủ lại chê nó leo lẻo mà không nghĩ lại là tại vì mình đặt nó bên cái trống…

Ở đời có những người chê leo lẻo cái khuyết điểm nhỏ của người khác, nhưng lại che giấu cái khuyết điểm to lớn của mình, bởi vì khi leo lẻo chê ai điều gì thì chính mình cũng đã đang mang khuyết điểm như thế...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Tư lễ Tro
Lm. Jude Siciliano, OP
22:30 14/02/2021
Thứ Tư lễ Tro
Giô-en 2: 12-18; T.vịnh 50; 2 Côrintô 5: 20-6:2; Mátthêu 6: 1-6, 16-18

Thử hỏi, chúng ta có cần thêm tro hay không? Hình như tro đang ở trước mặt chúng ta trong suốt năm vừa qua. 450,000 người chết. và vẫn còn thêm nữa. tràn ngập phòng cấp cứu, và làm các nhân viên y tế kiệt sức. Các gia đình và bạn bè đau buồn; 10 triệu việc làm bị mất và nhiều doanh nghiệp sụp đổ không kể siết, và còn bao nhiêu điều khác nữa, nhưng, bạn hiểu câu chuyện như thế nào chưa, chúng ta cần phải nhắc đến bao nhiêu thứ nữa trong phụng vụ Thứ Tư lễ Tro. Tham dự trức tiếp hay trực tuyến? "Hãy nhớ, bạn là tro bụi và sẽ trở về với bụi tro". Chúng ta được nhắc đến biết bao nhiêu sự mong manh yếu đuối của chúng ta, và còn nhiều hơn thế nữa trong năm vừa qua.

Vậy, tại sao chúng ta phải đi nhà thờ để làm gì? Hay nghe những lời nhắc nhở buồn phiền được truyền trực tuyến để làm gì? Hãy ở nhà, tắt máy vi tính. Chúng ta cần được nghỉ ngơi, tránh những giai điệu than trách bởi "sự nhắc đến bụi tro". Chúng ta cũng biết là những nhắc nhở đó không sớm biến đi đâu, và chúng ta đã có kinh nghiệm nó sẽ hiện diện bằng nhiều cách trong những tháng sắp đến.

Ngay cả khi không có cơn đại dịch covid, chúng ta không cần phải có thứ tư lễ Tro để nhắc chúng ta là tro bụi. Hãy nhớ bụi tro luôn ở xung quanh chúng ta. Đến cuối cuộc đời chúng ta, chúng ta cũng sẽ là tro bụi. Nhưng, ngay trước khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, cuộc sống nhắc chúng ta điểm chính là mọi sự sẽ hư mất. Rất nhiều thứ chúng ta đặt tin tưởng, như vào tuối tác, những lúc gặp trắc trở, sự việc rời rac và hao mòn. Tất cả những gì còn mới, sáng chói, và thu hút đều có một thời thôi. Sự chết chạm đến tất cả, ngay cả những kho báu có tính nhân văn cao quý, những người thân yêu qua đời, bệnh tật làm giới hạn chúng ta lại, tuổi tác lấy đi năng lực chúng ta và những cố gắng tốt đẹp để làm việc lành đếu cảm thấy sự mệt mỏi của những tháng năm lâu dài.

Hôm nay trong phụng vụ cha xức tro trên trán chúng ta. Hay do cơn đại dịch covid, cha chỉ rãy tro trên đầu chúng ta để nhắc chúng ta nhớ về những gì của cuộc sống mà thường xuyên chúng ta đã làm. Điều đó đến với chúng ta bằng cách này hay cách khác, xức tro trên trán chúng ta và nói "hãy nhớ bạn là tro bụi". Thật đáng sợ thật, thử nghĩ lại đã bao nhiêu lần chúng ta quên đi và cố tình tránh xa sự thật này. Phần lớn xã hội chúng ta dựa vào giá trị và bản sắc của chính mình đã đạt được và những gì chúng ta đang sở hữu. Như lời nói hôm nay "Hãy nhớ bạn là tro bụi"

Có một lời cầu nguyện khác mà người xức tro cho chúng ta có thể nói "Hãy ăn năn sám hối và tin vào phúc âm". Sau khi chúng ta đã được bảo hãy ăn năn sám hối, chúng ta mới được mời gọi tin vào phúc âm. Chúng ta nhớ rằng, chúng ta là những Kitô hữu đã chịu phép rửa tội, được kêu gọi sống trong thế gian một cách đặc biệt. Thế giới chúng ta sống đang dựa vào những giá trị với những tiêu chuẩn khác biệt cho từng hành vi. Những tro này nhắc chúng ta nhớ là lối sống xưa cũ của chúng ta đã chết - đã trờ nên tro bụi. Chúng ta không còn thuộc về những lối sống xưa nữa, thế nên chúng ta hãy ngừng cách sống như chúng ta vẫn thường làm như xưa kia. Chúng ta đã được tái sinh sang một đời sống mới, Nhờ đức tin mới này, cuộc sống chúng ta phải phản ảnh cách sống mới này, và nhờ đó giúp người khác đón nhận tin mừng của phúc âm, mà chúng ta được mời gọi để nghe lần nữa vào hôm nay và để hiến thân chúng ta cho Mùa Chay này. Theo lời thánh Phaolô, đời sống chúng ta là một sự mời gọi kẻ khác cũng ",,,được hòa hiệp với Thiên Chúa" vì chúng ta là “đặc sứ của Chúa Kitô”.

Cha Wlter Brueggeman suy gẫm về câu nói về tro trong sách Sáng Thế 2:7(Thiên Chúa dựng nên con người từ bụi đất, và Ngài thối hơi vào lổ mủi ban sức sống cho con người thành một sinh vật sống). Cha Bureggeman nói là trong ngày thứ tư lễ Tro các bài đọc trong phụng vụ nhắc chúng ta nhớ là con người về cơ bản là một sinh vật bởi bụi đất mà ra. Con người tùy thuộc vào tất cả những thực tại của một "sinh vật bởi đất". Vì bụi đất không phải là nguồn "kích hoạt". Sự thật của hoàn cảnh con người là chúng ta phụ thuộc vào hơi thở của Thiên Chúa đã ban. Chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa trong mọi hòan cảnh đời sống của chúng ta. Đây không phải là một lời nguyền, nhưng, đây có ý nghĩa là việc nên làm của loài người. Bởi thế, hôm nay khi chúng ta được nhắc nhớ chúng ta là tro bụi, chúng ta cũng đang nói lời tâm tình của chúng ta đối với Thiên Chúa. Đó là lời mà chúng ta sẽ nói như sau: "Lạy Thiên Chúa, xin hãy nhớ tới nguồn gốc của chúng con là từ Thiên Chúa. Chúng con là tro bụi, nếu chúng con tự làm nó cũng chỉ là tro bụi. Có nhiều vật thể phải vì danh Thiên Chúa mới tồn tại. Xin Thiên Chúa gìn giữ chúng con từng giây phút một trong sự sống của Ngài, và qua cái chết của Con Ngài, Xin Thiên Chúa nhân lành giúp chúng con thoát khỏi những tội lỗi đã vướng phải của chúng con“. Chúng ta là ai? Chúng ta chỉ là những tạo vật được NGÀI nhân từ ban sức sống cho từng thời điểm. Đây không phải là điều nghịch thường, chúng ta phải luôn nhớ đến Thiên Chúa khi bước vào Mùa Chay.

Thật là điều quan trọng trong Mùa Chay là không nên xem đó là mùa riêng của từng cá nhân. Trong quá khứ, sự tách biệt phép rửa tội của người lớn ra khỏi mùa vọng, làm chúng ta quên ý nghĩa của Mùa Chay là Mùa chung cho tất cả cộng đoàn. Điều còn lại của chúng ta là chỉ là những trải nghiệm của riêng từng người, chú trọng đến đời sống thiêng liêng riêng biệt với những việc "ăn năn đền tội và đời sống thiêng liêng" của riêng từng người. Như thường lệ, những bài đọc trích từ Kinh Thánh giúp cho chúng ta, sự cân bằng và giúp chúng ta đi đúng hướng. Trong khi chúng ta không chú trọng đến bài trích sách ngôn sứ Gio-en. Hãy chú ý, hãy kêu gọi đến với nhau "Hãy tụ họp dân chúng, triệu tập các cụ già. Tất cả cộng đoàn đều được mời lại và nhắc nhớ là hãy hết lòng trở vể với Thiên Chúa. Hãy ăn chay, khóc lóc, va thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

ASH WEDNESDAY -
Joel 2: 12-18; Psalm 51; 2 Corinthians 5: 20-6:2;Matthew 6: 1-6, 16-18

Do we really need more ashes? It seems we have had ashes before us for a year now: 450,000 deaths and still counting; overflowing intensive care units; exhausted medical personnel; grieving families and friends; loss of 10 million jobs and the collapse of untold numbers of small businesses. There is so much more, but you get the point. We have had too many reminders, do we need to hear it again at our Ash Wednesday service, either in person, or watching it live-streamed? – “Remember you are dust and to dust you shall return.” We are surrounded by reminders of our fragility, more so, this past year.

So why go to church, or hear the somber reminder live-streamed into our homes? Stay home, or turn off the computer. We deserve a break from the tone of gloom and doom; from “the dust reminders.” We also know that they are not going away soon and we are due to experience them still-so-many ways these next months.

Even without the pandemic we don’t need Ash Wednesday to remind us that we are dust. Reminders of dust are all around us. Dust is what we return to at the end of our lives. But long before we breathe our last, life reminds us of the corruptibility of everything. So much of what we put our confidence in ages, breaks, comes apart at the seams, wears out. All that is new, shiny and glitzy has a very short life expectancy. Mortality touches even our most noble human treasures: loved ones die, sickness limits us, age saps our energies and our noble efforts to do good feel the strain of the long haul.

This day’s liturgical action puts ashes on our foreheads or, because of the pandemic, sprinkles them on our heads, as a reminder of what life does to us all too frequently. It comes over to us and, in one way or another, rubs ashes on our foreheads, and says, “Remember, you are dust.” It is frightening to think about how often we forget and run away from this reality. So much of our society bases its identity and worth on what we have achieved and what we own. Today says, “Remember, it is dust.”

There is an alternate prayer the one giving us ashes might say: “Repent and believe in the Gospel.” After we are told to repent we are invited to believe in the Gospel. We remember that we are baptized Christians, called to be in the world in a unique way. The world we live in is guided by different standards and norms for behavior. These ashes remind us that our old way of life is dead – turned to dust. We don’t belong to the former ways any longer, so we need to stop living as if we do. We are reborn to a new life. As a result of this faith our lives must reflect this new life and so help others welcome the gospel message we have been called to hear again today and recommit ourselves to this Lent. In Paul’s language, our lives are to be an invitation to others to also, “...be reconciled to God,” for we are “ambassadors for Christ.”

Walter Brueggeman, reflects on the dust statement in Gen 2: 7 (“The Lord God formed the human person of the dust of the ground and breathed into his nostrils the breath of life and man became a living creature.”). He says that the Ash Wednesday liturgical formula reminds us that the human person is fundamentally material in origin, subject to all the realities of an “earth creature.” Since dust is no “self starter,” the reality of the human situation is that we depend on God’s free gift of breath. We are totally dependent on God for each moment of our existence. This is not a curse, but what it means to be human. So, when we are told to remember we are dust today, we are also making a statement about ourselves to God. It is as if we are saying, “Remember our origins, O God. We are dust without you. So much of what we touch turns to dust if not done in your name. Sustain us moment to moment in your life and through the death of your Son, deliver us from our sin.” Who are we humans? We are creatures gifted from moment to moment by our gracious God. That is not a bad thing to remember as we enter another Lent.

It is important during Lent not to privatize the season. In the past, with the separation of adult baptism from the Vigil, we lost a sense of the communal nature of Lent. What we got instead was a highly individualized experience focusing on private spirituality with personal penances and “spiritual development.” As always the scriptural readings give us balance and keep us on track. While we haven’t focused on the Joel reading, notice, the call to the assembly, “Notify the congregation, assemble the elders....” The community is being summoned and reminded to turn back to God, “...rend your hearts not your garments and return to the Lord your God.”
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc Đang Tạo Dựng Một Cuộc Chạy Đua Bậc Thày Mới
Emily Nguyễn
03:50 14/02/2021
Tác giả Gordon Guthrie Chang (sinh năm 1951) là một luật sư, một blogger, một cây viết bảo thủ và bình luận gia trong những quan hệ kinh tế, chính trị trên thế giới. Đặc biệt là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Ông từng được biết đến với những cảnh báo về hiểm hoạ Trung Cộng trong cuốn “The Coming Collapse of China “ hay “Sự Sụp Đổ Sắp Đến Của Trung Quốc”. Mới đây, ông lại có bài viết cảnh báo về hiểm hoạ Trung Cộng đang chế tạo đội ngũ binh sĩ với khả năng chiến đấu siêu phàm, vì được cải tiến bằng những phương pháp sinh học bất chính trong cuộc chạy đua giành thế thượng phong, trên vũ đài quốc tế.

Mời quý anh chị em và độc giả xem bài viết mới của ông có tựa đề: “Trung Quốc Đang Tạo Dựng Một Cuộc Chạy Đua Bậc Thày Mới”

Ông Tô Băng (Bing Su, 苏冰) nhà di truyền học người Trung Quốc tại Viện Động Vật Học quốc doanh Côn Minh, mới đây đã cấy nhiễm sắc thể thiết yếu cho việc tạo nên não bộ con người là MCPH1, vào giống khỉ. Thử nghiệm trên có thể làm trí thông minh của con vật giống của con người hơn, so với các loài linh trưởng ở các bậc thấp hơn. Thí nghiệm kế tiếp của ông Tô Băng, sẽ là cấy vào giống khỉ nhiễm sắc thể SRGAP2C, liên quan đến trí thông minh của con người, và nhiễm sắc thể FOXP2, liên quan đến khả năng ngôn ngữ.

Đã có ai ở Trung Quốc xem cuốn phim “Hành Tinh của Loài Vượn”chưa? [1]

Có thể họ đã xem rồi. Ký giả Brandon Weichert của bản tin Weichert Report đã viết trong một bài báo đăng trên trang web American Greatness rằng: “Sự phát triển công nghệ sinh học ở Trung Quốc đang đi theo một phương hướng thực sự rùng rợn.

Trong một xã hội cộng sản, với tham vọng không được kiềm chế, các nhà nghiên cứu của (Trung Quốc ) đang theo đuổi một khoa học quái đản. Điều gì sẽ xảy ra nếu quý độc giả trộn lẫn DNA của loài heo với loài khỉ? Các nhà làm thí nghiệm người Trung Quốc sẽ có thể cho quý vị biết. Còn chuyện chế tạo các cơ phận giống như của con người trong loài vật thì sao? Đúng thế, họ cũng đã làm điều đó.

Xa hơn nữa, Bắc Kinh có thể đang điều khiển “siêu chiến binh” của họ.” Tình báo Mỹ cho thấy, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm trên con người, là những quân nhân của Quân Đội Giải phóng Nhân dân, với hy vọng sẽ chế tạo được những binh sĩ với năng lực sinh học cao cấp hơn”, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã nói thế, trong một bài viết trên tạp chí Wall Street Journal ngày 3 tháng 12 vừa qua với tựa đề : “Trung Quốc Là mối đe dọa an ninh quốc gia số 1 “

Hiện chưa rõ các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã đi được bao xa. Tuy nhiên, họ tán thành việc sử dụng công cụ chỉnh sửa nhiễm sắc thể CRISPR để nâng cao năng lực của con người. Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản cũng đang “hỗ trợ nghiên cứu nâng cao hiệu suất con người, và công nghệ sinh học 'khái niệm mới'.”

Quân đội Giải phóng Nhân dân - gọi tắt là PLA- đã dốc toàn lực vào việc chỉnh sửa nhiễm sắc thể của con người. Theo phúc trình của các nhà phân tích hàng đầu là Elsa Kania và Wilson VornDick, hiện có “sự tương đồng đáng kể trong các chủ đề được lập đi lập lại bởi một số học giả của PLA và các nhà khoa học từ các tổ chức có ảnh hưởng.”

Tất cả những chuyển động này của Trung Quốc, là để đạt được “sự thống trị về mặt sinh học.”, như giám đốc Ratcliffe đã lưu ý,” không có giới hạn đạo đức nào trong việc Bắc Kinh theo đuổi quyền lực “

Rõ ràng là, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang suy tính về nhiều thứ, hơn là chỉ những binh sĩ. Một nhà nghiên cứu Trung Quốc -cũng là người đầu tiên và duy nhất cho đến nay - đã chỉnh sửa nhiễm sắc thể phôi người, để tạo ra những đứa trẻ còn sống.

Hà Kiến Khuê (He Jiankui, 何建奎) khi còn ở Đại học Khoa học và Công nghệ Phía Nam ở Thâm Quyến, đã sử dụng công cụ CRISPR-Cas9 để loại bỏ nhiễm sắc thể CCR5, cho ra đời hai bé gái sinh đôi vào cuối năm 2018, được miễn nhiễm HIV, nhưng có lẽ cũng để tăng cường trí thông minh. Thí nghiệm này đã dấy lên chương trình ưu sinh của Đệ tam Quốc xã [2] từng tạo ra một “cuộc chạy đua bậc thầy”.

Ông Weichert, cũng là tác giả cuốn “Winning Space” tạo dịch là Chiến thắng Trên không” đã nói với Gatestone rằng, Trung Quốc hiện đang bị cai trị bởi một chế độ tin tưởng vào tính hoàn thiện của nhân loại, và với sự hướng tới những nghiên cứu công nghệ sinh học và di truyền hiện đại, các kế hoạch gia trung ương của Trung Quốc giờ đây đã tự hoàn thiện bộ nhiễm sắc thể của con người, theo chương trình nghị sự về chính trị của họ.”

Các khoa học gia Trung Quốc đã, và đang trên con đường “pha tạp nhiễm sắc thể” để tạo ra các thế hệ tương lai thông minh và sáng tạo hơn, so với những thế hệ đồng trang lứa, ở những quốc gia không chấp nhận những phương pháp gây tranh cãi này. Ký giả Weichert viết: “Những gì quý độc giả đang chứng kiến ở Trung Quốc, là sự hội tụ của công nghệ cao cấp, với khoa sinh học tiến bộ nhất, có khả năng thay đổi cơ bản tất cả sự sống trên hành tinh này, theo những ý tưởng đồng bóng, của một chế độ Cộng sản chỉ còn trên danh nghĩa”.

Hà Kiến Khuê, sau khi gây náo loạn trên thế giới với tin tức về việc làm nguy hiểm và phi đạo đức của mình, đã bị phạt và bỏ tù về tội “chỉnh sửa nhiễm sắc thể phôi thai người bất hợp pháp”, nhưng vẫn đang sống trong tình trạng giám sát gần như hoàn toàn bởi Đảng Cộng sản. Rõ ràng là ông đã được sự ủng hộ của nhà nước trong những thí nghiệm của mình.

Những nỗ lực của ông này không phải là riêng lẻ. Nhóm ký giả của tạp chí Nature, đưa tin vào tháng 4 năm 2015 rằng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, trong một thí nghiệm đầu tiên trên thế giới, đã chỉnh sửa phôi người, từng được cho là “không thể tồn tại” bằng nhiễm sắc thể CRISPR-Cas9. Trang mạng của tạp chí cho biết: “Một nguồn tin từ Trung Quốc, vốn quen thuộc với những phát triển trong lĩnh vực này nói rằng, có ít nhất 4 nhóm ở Trung Quốc, hiện đang theo đuổi việc chỉnh sửa nhiễm sắc thể phôi thai người”.

Do đó, việc Bắc Kinh truy tố Hà Kiến Khuê, cũng chỉ giống như một nỗ lực nhằm hạ nhiệt sự giận dữ, và ngăn chận không cho cộng đồng khoa học quốc tế tìm hiểu sâu hơn, về các hoạt động của Trung Quốc.

Thật không may, những tiến bộ của Trung Quốc trong việc chỉnh sửa nhiễm sắc thể phôi người cho các siêu chiến binh đang thuyết phục những người khác cũng phải làm như vậy. Thí dụ như, chẳng bao lâu nữa, sẽ có “Le Terminator”- tạm dịch là “Kẻ Tận Diệt”. Chính phủ Pháp vừa cho phép chỉnh trang binh sĩ. “Chúng ta phải biết rõ rằng, không phải ai cũng ngần ngại như chúng ta, và chúng ta phải chuẩn bị cho một tương lai như vậy”, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp, ông Florence Parly, đã tuyên bố như thế.

Giáo sư Michael Clarke của đại học Kings College ở London, đã nói với tờ báo lá cải Sun của Anh, hiện đang có một cuộc cạnh tranh sinh học do Trung Quốc thúc đẩy. Liệu chúng ta sắp có, như Hiệp hội Đạo đức Quân sự Quốc tế đã gọi đùa là, một chủng tộc của những “giống người robot”?

Nếu quả như vậy, Trung Quốc sẽ không phải là phía duy nhất phải chịu trách nhiệm. Ông Weichert nói với Gatestone vào tháng này: “Điều đáng lo ngại nhất với những nỗ lực này, là Trung Quốc đã có được quyền tiếp cận CRISPR và nghiên cứu công nghệ sinh học và di truyền cao cấp, nhờ mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây tân tiến khác. “Các phòng nghiên cứu của Mỹ, các nhà đầu tư vào công nghệ sinh học, và các khoa học gia Mỹ đều nỗ lực nghiên cứu và kinh doanh, trong lãnh vực công nghệ sinh học mới chớm nở của Trung Quốc, bởi vì các tiêu chuẩn đạo đức cho việc nghiên cứu về vấn đề nhạy cảm này rất thấp.”

“Đây sẽ là một mối đe dọa chiến lược lâu dài đối với Hoa Kỳ, mà rất ít người ở Washington, ở Wall Street, hoặc ở Thung lũng Silicon hiểu được”. Ông Weichert đã nói thế, khi đề cập đến công nghệ sinh học vũ khí hoá, đang phát triển nhanh chóng, của Trung Quốc.

Chế độ cộng sản Trung Quốc không có đạo đức hay đàng hoàng, cũng không bị ràng buộc bởi luật pháp, và không có ý thức cho sự kiềm chế. Tuy nhiên, họ có kỹ thuật để khởi đầu một chủng loài hoàn toàn mới, của đội duyệt binh đã được cải tiến về mặt di truyền!

Nguồn:

https://www.gatestoneinstitute.org/17048/china-gene-editing

[1] Planet of the Apes - tạm dịch là Hành Tinh của Loài Vượn- là tên của một chuỗi sách, báo, phim ảnh khoa học viễn tưởng của Mỹ nói về một thế giới trong đó con người và loài vượn thông minh đã có những xung đột kịch liệt để giành quyền kiểm soát. Những tác phẩm này dựa trên cuốn tiểu thuyết La Planète des singes năm 1963 của tác giả người Pháp Pierre Boulle, sau đó được dịch sang tiếng Anh là Planet of the Apes.

[2] Đệ tam Quốc xã, tên gọi chính thức của Đức Quốc xã cho chế độ ở Đức từ tháng 1 năm 1933 đến tháng 5 năm 1945.
 
Kết quả việc đàn hạch Tổng Thống Trump của Đảng Dân Chủ tại Quốc Hội Hoa Kỳ
Trần Bá Nguyệt
04:51 14/02/2021
Tóm lược từ các cơ quan truyền thông và báo chí

Thứ Tư, 10-2-2021 – 19:00 giờ Melbourne – SkyNews Australia

Democrats are ‘absolutely terrified’ of Donald Trump – SkyNews Australia

Nhận xét của CEO US Studies Center, Mr. Simon Jackman

“Các đảng viên Dân chủ ‘vô cùng hoảng sợ’ với D. Trump.”

Ông Simon Jackman viết, “Đội luật sư của TT Trump ‘đang diều chỉnh lại chiến thuật tranh tụng’ giữa lúc vụ xử để đàn hạch đang ‘thiếu mất ánh hào quang chiến thắng’ (lack-lustre trial).

“Rõ ràng là phe dân chủ đang khá lúng túng (didn’t go over too well) với cách phản ứng của Cựu TT Trump.

“Ông Jackman cho mọi người thấy rõ là ‘về một khía cạnh nào đó việc đàn hạch xem ra chẳng làm được trò trống gì (to some extent, it doesn’t matter!) về những điều luật sư của Ông Trump đưa ra bởi vì phe Cộng Hoà chắn chắn đủ túc số bảo đảm rằng Ông Trump sẽ thắng.

“Những mong đợi về việc có đầy đủ khả năng và uy quyền của đội luật sư bên phía TT Trump cho thấy họ rõ ràng đã khiến cho phe Dân Chủ không đủ lý lẽ để đàn hạch và buộc tội Ông Trump.”

Chúa nhật, 14-2-2021 (Mùng Ba Tết Tân Sửu)

Feb 14 – 2

• Business Insider Australia: Phe Dân Chủ bỗng nhiên thay đổi chiến thuật một cách bất ngờ và quyết định không mời gọi thêm nhân chứng trong vụ xét xử TT Trump. (Sunam Sheth tường thuật lúc lúc 8:00 sáng 14-2 giờ Melbourne.)

• The Guardian: Các Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà đứng về phía TT Trump và TT Trump đã chiến thắng trong cố gắng đàn hạch để luận tội lần thứ hai. (Tin lúc 9 giờ sáng 14-2 Melbourne.)

• 9News Australia: TT Trump đã được tha bổng trong cố gắng kết tội của phe Dân Chủ. (9:00 sáng 14-2 Melbourne.)

• USA Today: Thượng Viện tha bổng TT Trump trong vụ đàn hạch mang tính lịch sử lần thứ hai của phe Dân Chú chống lại TT Trump.

“Tỷ lệ 57 chống 43 của Thượng Viện trong việc kết tội TT Trump cho thấy Thượng Viện chưa có đủ túc số hai phần ba cần thiết đòi hỏi để luận tội cựu Tổng Thống. Có tới bảy đảng viên Cộng Hoà đã theo phe 50 Nghị Sĩ Dân Chủ chống lại TT Trump. Một năm trước, TT Trump cũng đã được tha bổng trong vụ xét xử đàn hạch diễn ra một năm trước trong vụ án kết tội Ông thông đồng với Ukraine. Trong lần thứ nhất này, đa số bỏ phiếu chống lại việc kết tội và chỉ có một Nghị Sĩ Cộng Hoà theo phe Dân Chủ.

“Vụ xét xử lần thứ hai này mang tính lịch sử vì – thứ nhất – TT Trump là tổng thống duy nhất bị đàn hạch xét xử hai lần; thứ hai là Ông là vị tổng thống bị luận tội để truất phế khi không còn là tổng thống. TT Trump cũng là tổng thống duy nhất trong ba tổng thống bị xét xử và cả ba đã được tha bổng. Nhưng tại Thượng Viện lần này, Tổng Thống Trump là người bị cả hai đảng bỏ phiếu luận tội trong lịch sử. Những lần khác chỉ có số phiếu của đảng đối lập.

Sau vụ việc được tha bổng, TT Trump đã gửi một thông điệp cám ơn những người đã đứng về phía Ông tại Quốc Hội.

Tổng Thống Trump viết, “Thể chế Cộng Hoà Theo Hiến Pháp thân thương (cherished) của chúng ta được thành lập dựa trên qui tắc công bằng, không thiên vị của luật pháp, trên nguyên tắc không thể không có của quyền lực giải phóng người dân, cũng như sự tôn trọng quyền lợi và sự tự do của họ.

“Mặt khác sự kiện này cho thấy một khía cạnh đáng buồn trong thời đại chúng ta trong đó một đảng chính trị tại Hoa Kỳ tự cho mình quyền đạp lên trên luật pháp để thoá mạ và phỉ báng những nguyên tắc của luật pháp, để bôi đen và hạ thấp tính chất cao đẹp của luật pháp, để thúc đẩy, hô hào và ca tụng những đám đông côn đồ cuồng loạn trên đường phố (cheer mobs), để tìm cách giải cứu những kẻ ăn cướp tài sản của người dân (excuse rioters), và để biến công lý thành một công cụ trả thù chính trị (political vengeance). Hơn thế nữa, họ đã khủng bố, lên danh sách đen, huỷ bỏ và triệt hạ mọi người cũng như mọi quan điểm mà họ và phe nhóm họ không đồng ý.”

• SkyNews Australia: ‘MAGA has only just begun’: Trump defiant after acquittal (9:00 am 14 Feb, 2021)

Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã được cho là không có tội trong cố gắng đàn hạch để xét xử Ông của Phe Dân Chủ.

Mặc dầu với kết luận 57 “có tội” và 43 “không có tội”, phe Dân Chủ đã không thể đạt đến con số hai phần ba nghị sĩ cần thiết để luận tội.

“Tôi đã luôn luôn và sẽ luôn luôn là người đứng đầu cho một nguyên tắc không thể lay chuyển được của luật pháp. Tôi đứng vào hàng ngũ những người hùng trong việc đẩy mạnh việc thi hành và tuân thủ luật pháp cũng như bảo vệ quyền của mọi người Mỹ trong cống hiến hoà bình và đáng tôn vinh của chúng ta chống lại những vấn đề của thời đại chúng ta hôm nay, không phải bằng những thủ thuật hiểm độc cũng như không phải bằng tỵ hiềm, và lòng ghen ghét, hay thù hận.”

Tóm lược các nguồn tin: Trần Bá Nguyệt (DCUC) Chúa Nhật, Mùng Ba Tết Tân Sửu 2021.
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 14/2/2021
J.B. Đặng Minh An dịch
15:58 14/02/2021
Hôm Chúa Nhật 14 tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 6 Mùa Thường Niên, bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện Chúa Giêsu chữa cho một người bệnh phong. Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch”. Ðộng lòng thương, Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: “Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh”. Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: “Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh”. Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Quảng trường tuyệt đẹp dưới ánh mặt trời! Thật là đẹp!

Bài Tin Mừng hôm nay (x. Mc 1: 40-45) trình bày cho chúng ta cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người đàn ông bị bệnh phong. Những người cùi bị coi là không trong sạch và theo quy định của Luật pháp, họ phải ở bên ngoài các trung tâm dân cư. Họ bị loại khỏi mọi mối quan hệ con người, xã hội và tôn giáo: chẳng hạn, họ không thể vào các hội đường, không thể vào các đền thờ, đây là những hạn chế tôn giáo. Nhưng ngược lại, Chúa Giêsu cho phép người đàn ông này đến gần Ngài, Ngài thương cảm đến mức đưa tay ra và chạm vào anh ta. Điều này là không thể tưởng tượng được vào thời điểm đó. Đây là cách Chúa Giêsu hiện thực hóa Tin Mừng mà Ngài loan báo: đó là Thiên Chúa đến gần cuộc đời chúng ta, Ngài động lòng trắc ẩn vì số phận của nhân loại bị tổn thương và đến để phá bỏ mọi hàng rào ngăn cản chúng ta trong mối quan hệ với Ngài, với những người khác và với chính chúng ta. Ngài đã đến gần… đó là sự gần gũi.

Bên cạnh đó còn có lòng thương cảm. Phúc Âm kể rằng Chúa Giêsu, khi nhìn thấy người bị bịnh phong, đã động lòng thương xót, và mủi lòng. Có ba từ chỉ phong cách của Thiên Chúa: đó là gần gũi, thương cảm, và dịu dàng. Trong biến cố này, chúng ta có thể thấy hai “sự phạm giới” gặp gỡ nhau: sự phạm giới của người bị phong cùi đến gần Chúa Giêsu, vì lẽ ra anh ta không được làm như vậy; và sự phạm giới của Chúa Giêsu, Đấng động lòng trắc ẩn, đã mủi lòng chữa lành cho anh ta. Ngài không nên làm điều đó. Cả hai người họ đều là những người đã phạm giới. Cả hai người đã vượt các rào cản.

Sự phạm giới đầu tiên là của người bị phong cùi: bất chấp các quy định của Luật pháp, anh ta thoát ra khỏi sự cô lập của mình và đến với Chúa Giêsu. Căn bệnh của anh được coi là một hình phạt thiêng liêng, nhưng, nơi Chúa Giêsu, Ngài có thể nhìn thấy một khía cạnh khác của Thiên Chúa: đó không phải là Thiên Chúa trừng phạt, nhưng là Cha của lòng nhân ái và tình yêu, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và không bao giờ loại trừ chúng ta khỏi lòng thương xót của Người. Như thế, người đàn ông đó có thể thoát khỏi sự cô lập của mình bởi vì trong Chúa Giêsu, anh ta tìm thấy Thiên Chúa, Đấng chia sẻ nỗi đau của mình. Hành vi của Chúa Giêsu thu hút anh ta, đẩy anh ta ra khỏi chính mình và giao phó cho Ngài câu chuyện đau đớn của anh ta. Và cho phép tôi đưa ra một suy nghĩ ở đây dành cho nhiều cha giải tội tốt lành, những vị có hành vi thu hút mọi người, những vị cảm thấy rằng các ngài không là gì cả, những vị cảm thấy mình thấp lè tè trên mặt đất vì tội lỗi của mình, những người với sự dịu dàng, với lòng trắc ẩn… Cha giải tội tốt là người không cầm roi trên tay, nhưng biết tiếp đón, lắng nghe và nói rằng Chúa tốt lành và Chúa luôn tha thứ, rằng Chúa không mệt mỏi khi tha thứ. Tôi yêu cầu tất cả các bạn ở đây hôm nay tại Quảng trường này, hãy dành một tràng pháo tay cho những cha giải tội nhân từ này.

Sự phạm giới thứ hai là của Chúa Giêsu: dù Luật cấm đụng đến người phong cùi, nhưng Người vẫn động lòng, đưa tay ra mà rờ vào người ấy để chữa lành. Có người sẽ nói: Ngài đã phạm tội. Ngài đã làm điều mà luật pháp nghiêm cấm. Ngài là một kẻ vi phạm. Đúng là: Ngài đã phạm giới. Ngài không giới hạn bản thân mình trong lời nói mà thôi, nhưng chạm vào anh ta. Tiếp xúc với tình yêu có nghĩa là thiết lập một mối quan hệ, tham gia vào sự hiệp thông, tham gia vào cuộc sống của một người khác đến độ chia sẻ các vết thương của họ. Với cử chỉ đó, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng không thờ ơ, không giữ mình ở một “khoảng cách an toàn”. Thay vào đó, vì lòng trắc ẩn Ngài đến gần và chạm vào cuộc sống của chúng ta để chữa lành đời ta bằng sự dịu dàng. Đó là phong cách của Chúa: gần gũi, thương cảm, và dịu dàng. Ngài là một người phạm giới vĩ đại theo nghĩa này.

Thưa anh chị em, ngay cả trong thế giới ngày nay, nhiều anh chị em của chúng ta vẫn mắc phải căn bệnh này, bệnh Hansen, hoặc các bệnh tật và những tình trạng khác khiến xã hội kỳ thị họ. “Người này là một kẻ tội lỗi”. Hãy suy nghĩ một chút khi người phụ nữ đó bước vào bàn tiệc và đổ nước hoa lên chân Chúa Giêsu. Những người khác thầm thì: “Nếu ngài là một tiên tri, hẳn ngài phải biết người phụ nữ này là ai: một kẻ tội lỗi đáng khinh bỉ”. Thay vào đó, Chúa Giêsu hoan nghênh, đúng hơn, cảm ơn cô ấy: “Tội lỗi của con đã được tha thứ”. Đó là sự dịu dàng của Chúa Giêsu. Định kiến xã hội cô lập những người này qua những từ như: “Người này không trong sạch, người kia là kẻ tội lỗi, người này là kẻ gian, người đó…” Vâng, đôi khi điều đó là đúng. Nhưng chúng ta không được đánh giá thông qua định kiến. Mỗi người trong chúng ta đều có thể trải qua những vết thương lòng, thất bại, đau khổ, ích kỷ khiến chúng ta khép mình lại với Chúa và những người khác vì tội lỗi khép chúng ta vào chính mình vì xấu hổ, vì sỉ nhục, nhưng Chúa muốn mở rộng lòng chúng ta. Trước tất cả những điều này, Chúa Giêsu loan báo cho chúng ta rằng Thiên Chúa không phải là một ý tưởng hay một học thuyết trừu tượng mà Thiên Chúa là Đấng “tự làm nhiễm bẩn” Ngài với những vết thương của con người chúng ta và không ngại tiếp xúc với vết thương của chúng ta. Có người sẽ nói “Nhưng thưa Cha, Cha đang nói gì vậy? Thiên Chúa làm ô nhiễm chính mình à?”. Thưa, không phải tôi nói điều này, Thánh Phaolô đã nói điều đó: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.” (2 Cr 5:21) Hãy nhìn cách Thiên Chúa làm ô nhiễm chính mình để đến gần chúng ta, để có lòng trắc ẩn và khiến chúng ta hiểu được sự dịu dàng của Ngài. Gần gũi, thương cảm và dịu dàng.

Để tôn trọng các quy tắc liên quan đến danh tiếng tốt và truyền thống xã hội, chúng ta thường bịt miệng nỗi đau hoặc đeo mặt nạ để ngụy trang nó. Vì những tính toán thiệt hơn xuất phát từ tính ích kỷ của chúng ta và quy luật nội tại của nỗi sợ hãi, chúng ta không muốn dính líu đến đau khổ của người khác. Nhưng thay vì làm như thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn cho chúng ta sống hai “sự phạm giới” này, hai “sự phạm giới” trong bài Tin Mừng hôm nay: sự phạm giới của người phong cùi, để chúng ta có thể can đảm thoát ra khỏi sự cô lập của mình và thay vì ở lại và cảm thấy có lỗi với bản thân hoặc khóc lóc phàn nàn vì thất bại của chúng ta, chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu như chúng ta là; “Chúa ơi, con ra nông nỗi này”. Chúng ta sẽ cảm thấy cái ôm ấy, cái ôm của Chúa Giêsu thật đẹp. Và rồi sự phạm giới của Chúa Giêsu, một tình yêu vượt ra ngoài những quy ước, vượt qua những định kiến và nỗi sợ hãi khi can dự vào cuộc sống của người khác. Chúng ta hãy học cách vượt qua những rào cản như hai người này: như người phong và như Chúa Giêsu.

Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình này khi giờ đây chúng ta cầu khẩn với Mẹ trong kinh Truyền Tin.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi luôn biết ơn sự tận tụy của những người cộng tác vì người di cư. Tôi cảm ơn tất cả các bạn vì những gì các bạn đã làm cho những người di cư. Đặc biệt hôm nay, tôi cùng với các Giám mục Columbia bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà chức trách Colombia đã thực hiện quy chế bảo vệ tạm thời đối với những người di cư Venezuela hiện diện tại quốc gia đó, thúc đẩy việc chào đón, bảo vệ và hội nhập. Không phải một quốc gia siêu giàu có, phát triển đang làm điều này. Không: điều này đang được thực hiện bởi một quốc gia có nhiều vấn đề về phát triển, đói nghèo và hòa bình. Gần 70 năm chiến tranh du kích. Nhưng với vấn đề này, họ đã có đủ can đảm để nhìn những người di cư đó và lập ra quy chế này. Cảm ơn các bạn Columbia. Cảm ơn các bạn!

Hôm nay là Lễ các Thánh Cyrilô và Methôđiô, những nhà truyền bá Phúc âm cho các dân tộc Slav, được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố là các vị Đồng bảo trợ của Âu Châu. Tôi trìu mến chào tất cả các cộng đoàn đang sống trong các lãnh thổ được các thánh truyền bá Phúc âm. Xin lời cầu bầu của các ngài giúp chúng ta tìm ra những cách mới để truyền đạt Tin Mừng. Hai vị thánh này không quản ngại tìm những cách mới để truyền bá Phúc Âm. Và nhờ sự chuyển cầu của các ngài, chúng ta hãy cầu xin cho các Giáo Hội Kitô phát triển trong ước muốn tiến tới sự hiệp nhất trọn vẹn trong khi tôn trọng những khác biệt.

Hôm nay là ngày lễ tình nhân, tôi không thể không gửi một suy nghĩ và lời chào đến các cặp đính hôn, và những người đang yêu. Tôi đồng hành với anh chị em trong lời cầu nguyện của tôi và tôi chúc phúc cho tất cả anh chị em.

Và bây giờ lời chào của tôi gửi đến các bạn, những tín hữu của Rôma và những người hành hương. Tôi cũng thấy những người Pháp, và người Mễ Tây Cơ, người Tây Ban Nha, người Ba Lan. Chào mừng tất cả anh chị em! Chúc mừng tất cả anh chị em!

Chúng ta bắt đầu Mùa Chay vào Thứ Tư tới đây. Đó sẽ là thời điểm thuận lợi để mang lại một ý nghĩa của niềm tin và hy vọng cho cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang sống. Và như đã nói trước đây, anh chị em đừng quên ba từ giúp chúng ta hiểu phong cách của Chúa. Đừng quên ba từ này: gần gũi, thương cảm, và dịu dàng. Cùng nhau, chúng ta hãy nói to lên:

Gần gũi, thương cảm, và dịu dàng.

Chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật nhiều may lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.

Cảm ơn anh chị em!
Source:Holy See Press Office
 
Nhóm phụ nữ Maria 2.0 phủ nhận họ là mục tiêu điều tra của Vatican
Đặng Tự Do
16:06 14/02/2021


Sau khi một tờ báo của Đức vào tuần trước tuyên bố Vatican đang điều tra một nhóm phụ nữ cấp tiến do những mục tiêu vận động gần đây của họ, một thành viên đã bác bỏ cáo buộc này, nói rằng bà ấy tin rằng báo cáo này là tin giả.

Maria Mesrian, một thành viên của nhóm phụ nữ Đức Maria 2.0, nói với Crux rằng “Tôi không chắc đó có thực sự là sự thật hay không, vì không ai liên lạc với chúng tôi, chúng tôi không có thư từ Vatican”.

Mặc dù có thể một người nào đó phản đối nhóm này đã viết thư cho Vatican phàn nàn, “Tôi không biết gì về điều đó”, Mesrian nói và nhấn mạnh thêm rằng theo quan điểm của bà, người đã viết một lá thư có thể là “một trong những thành viên bảo thủ tại tổng giáo phận ở Köln”.

Bất kể ai đã gửi đơn khiếu nại, Mesrian cho biết bà không tin rằng Vatican sẽ thực sự điều tra họ, “bởi vì có nhiều giám mục ở Đức ủng hộ chúng tôi, vì vậy sẽ thực sự ngớ ngẩn khi bắt đầu một cuộc điều tra”.

Được thành lập tại Münster vào năm 2019, Maria 2.0 là một hiệp hội không chính thức gồm một số nhóm nhỏ các phụ nữ trên khắp nước Đức có các quan điểm rất cực đoan.

Đức Cha Franz-Josef Bode, Giám Mục Osnabrück là người hô hào nồng nhiệt cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ. Ngài là “linh hướng” cho phong trào Maria 2.0. Phong trào phụ nữ Công Giáo Đức này chịu ảnh hưởng bởi các ý thức hệ cực đoan đã khởi xướng một cuộc biểu tình kéo dài trong một tuần từ ngày 11 đến 18 tháng Năm, 2019. Họ từ chối không bước vào nhà thờ và không tham dự các Thánh lễ trong suốt thời gian biểu tình phản đối.

Nhóm này cũng đã gửi một bức thư ngỏ tới Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu gọi phong chức cho phụ nữ, và tuyên bố rằng ngoài Đức Mẹ ra, những người nam trong Giáo hội không đánh giá đúng mức bất cứ một người phụ nữ nào khác.

Trong các cuộc biểu tình, họ mang theo một bức ảnh của Đức Mẹ bị bịt miệng.

Đi xa hơn nữa, sáng Chúa Nhật 22 tháng Chín, 2019, 800 phụ nữ đã biểu tình trước nhà thờ chính tòa tổng giáo phận Köln để chống báng Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki. Ngài là một trong số 8 Giám Mục tại Đức kiên quyết chống lại cái gọi là tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” nhằm tiến đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.

Có lẽ để xoa dịu, trong thời gian qua, Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Phụ nữ của Hội đồng Giám mục Đức đã kỷ niệm Năm Quốc tế Lời Chúa bằng cách tổ chức các buổi chia sẻ quan điểm của các phụ nữ về Kinh thánh trong cộng đồng của họ; và thu thập các bài giảng của họ thành một tuyển tập sẽ được xuất bản trong tương lai gần.

Nhưng hiện nay, giáo phận Osnabrück - với sự ủng hộ quyết liệt hơn của Đức Cha Franz-Josef Bode, đã mời gọi các phụ nữ liên lạc với hội đồng giáo xứ hay giáo phận để ghi danh giảng trong các nhà thờ.

Trong Chúa nhật Lời Chúa được cử hành vào ngày Chúa nhật thứ Ba Thường niên, 24 tháng Giêng vừa qua, nhiều phụ nữ đã được mời giảng thay cho các linh mục.
Source:Crux
 
Đức Tổng Giám Mục Dublin nhận định: Xã hội đã ‘Mất sự đồng cảm’ đằng sau sự gia tăng tội phạm bằng dao ở Ái Nhĩ Lan
Đặng Tự Do
16:08 14/02/2021


Đức Tổng Giám Mục Dublin đang cảnh báo rằng Ái Nhĩ Lan đã “trở nên vô cảm với bạo lực bằng dao” sau một loạt các vụ đâm chém ở nước này.

Dublin đã chứng kiến ít nhất 5 vụ đâm chém trong vòng chưa đầy một tuần, trong đó có một vụ khiến một thanh niên 16 tuổi thiệt mạng.

Josh Dunne qua đời sau khi một nhóm thanh niên cãi nhau dữ dội vì một chiếc xe đạp. Chàng trai trẻ là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đầy triển vọng, người đã từng chơi thử việc cho câu lạc bộ Scotland Dundee United.

Phát biểu hôm Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell đã gửi lời chia buồn đến gia đình Dunne và nói về nạn bạo hành bằng dao ảnh hưởng đến đất nước này ra sao.

“Mang theo một con dao không bảo đảm an ninh cho anh chị em. Chúng ta không nên rời khỏi nhà và mang theo một con dao với mục đích duy nhất là gọt táo. Đúng hơn, khi anh chị em mang theo một con dao, anh chị em đang đi trên một con đường nguy hiểm đầy rủi ro”, Đức Tổng Giám Mục nói.

“Không sớm thì muộn, nó sẽ bị sử dụng theo cách ác ý khiến bản thân và những người khác bị thương nặng hoặc tử vong. Đây không phải là cách để xây dựng một thế giới an toàn - an toàn cho chính chúng ta, an toàn cho nhau, an toàn cho con cái chúng ta và an toàn cho những người dễ bị tổn thương - dù là già hay trẻ, bạn bè hay người lạ”, ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục Farrell nói rằng bạo lực “không phải là cách của kẻ mạnh; cuối cùng, bạo lực là con đường của những người không còn cách nào khác”.

Ngài kêu gọi người dân Dublin cùng nhau xây dựng một nến “văn hóa bất bạo động” ở thủ đô Ái Nhĩ Lan.

“Chúng ta nên bắt đầu từ đâu? Thứ nhất, mạng sống con người là thánh thiêng, và chúng ta cần phải giải quyết mối đe dọa đối với cuộc sống do bạo lực bằng dao gây ra với toàn bộ sức mạnh của đức tin Công Giáo của chúng ta. Tội phạm bằng dao và bạo lực, vốn là hành vi tự hủy hoại bản thân, luôn phải bị lên án”, ngài nói.

“Thứ hai, chúng ta đã trở nên vô cảm với bạo lực bằng dao, dẫn đến những cái chết thương tâm. Người dân của hòa bình vẫn bị sốc trước mọi biểu hiện của bạo lực. Bạo lực - trên đường phố hay trong nhà - không bao giờ là giải quyết được tình hình. Mặc dù luật pháp và các quy định có thể hữu ích, nhưng chúng ta cần một cách suy nghĩ khác để đánh bại một nền văn hóa thống trị và hủy diệt như vậy. Chúng ta cần phải nhận ra rằng khi sử dụng một con dao, mọi thứ đều có thể bị mất, và không thu được gì”, Đức Tổng Giám Mục nói thêm.

Đức Tổng Giám Mục Farrell cũng cảnh báo rằng có một vấn đề tâm linh đang diễn ra: Đó là xã hội đang đánh mất sự đồng cảm đối với những người khác.
Source:Crux
 
ĐTC chia sẻ trong buổi Triều yết: Hãy vượt lên trên định kiến và tham dự vào cuộc sống của tha nhân
Thanh Quảng sdb
16:59 14/02/2021
ĐTC chia sẻ trong buổi Triều yết: 'Hãy vượt lên trên định kiến và tham dự vào cuộc sống của tha nhân'

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy vượt qua những định kiến và nỗi sợ hãi để thông dự vào cuộc sống của người khác, theo gương Chúa Giêsu, Đấng chia sẻ những thương đau và chữa lành cuộc sống của chúng ta.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Suy niệm về bài Tin Mừng hôm nay (Mc 1,40-45), Đức Thánh Cha Phanxicô nói về cách Chúa tiếp cận với chúng ta, vượt qua mọi rào cản, mà chạm vào cuộc sống của chúng ta để chữa lành chúng ta.

Chia sẻ trong buổi triều yết đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc lại bài Phúc âm nói về cuộc gặp gỡ chữa lành giữa Chúa Giêsu và người mắc bệnh phong.

ĐTC lưu ý rằng người phung bị coi là không trong sạch và theo quy định của Luật pháp, bị gạt ra ngoài lề và bị loại khỏi mọi mối quan hệ của con người, xã hội và tôn giáo.

Nhưng Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nói, đã cho phép người ấy đến gần Ngài, thậm chí Ngài có thể đưa tay ra và chạm vào người đó.

Đức Thánh Cha nói: “Đây là cách Chúa rao giảng Tin Mừng mà Chúa loan báo: Nước Thiên Chúa đã đến gần, Chúa thương cảm cho số phận của nhân loại bị tổn thương và Chúa đến để phá bỏ mọi rào cản ngăn cản chúng ta trong mối quan hệ với Ngài và với tha nhân”.

Hai "sự vi phạm"

ĐTC Phanxicô giải thích qua bài Tin mừng hôm nay, vị thánh sử nêu bật hai “sự vi phạm”:

ĐTC nói: “Sự vi phạm đầu tiên từ người phong cùi“, ông ta bất chấp các quy định của Luật pháp, vượt ra khỏi sự cô lập của chính mình để đến với Chúa Giêsu. ”

ĐTC giải thích căn bệnh của người đàn ông đó bị coi là một hình phạt thiêng liêng, nhưng “với Chúa Giêsu, anh ta có thể nhìn thấy một khía cạnh khác của Thiên Chúa: không phải Chúa trừng phạt, nhưng Ngài là Cha của lòng trắc ẩn và tình thương, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tội và không bao giờ loại trừ chúng ta ra khỏi lòng thương xót của Ngài.”

Đức Thánh Cha nói tiếp, người đàn ông bị bệnh có thể thoát ra khỏi sự cô lập của mình bởi vì trong Chúa Giêsu, ông ta thấy được hình ảnh Thiên Chúa, Đấng chia sẻ nỗi đau của ông.

“Sự vi phạm thứ hai đến từ Chúa Giêsu: mặc dù Luật pháp cấm không được đụng đến người phong cùi, nhưng Ngài động lòng thương đưa tay ra và chạm vào người đó để chữa lành anh ta. Chúa không chỉ dùng lời nói, nhưng đã chạm vào anh ấy!”

Để chạm tới tình yêu, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục giảng nghĩa, đó là “thiết lập một mối quan hệ, đi vào sự hiệp thông, tham gia vào cuộc sống của một người khác ngay cả khi họ chia sẻ vết thương lòng”.

ĐTC nói, với cử chỉ đó, Chúa Giêsu tiết lộ rằng Thiên Chúa không thờ ơ, không giữ mình ở một “khoảng cách an toàn”: “Ngài đến gần với lòng trắc ẩn và chạm vào cuộc sống của chúng ta để chữa lành bằng sự dịu dàng thương mến.

ĐTC nói đây là 'đường lối' của Thiên Chúa: gần gũi, từ bi và dịu dàng: 'sự vi phạm' của Chúa, theo nghĩa này, Ngài là một kẻ vi phạm luật pháp!

Đừng sợ "bị lây nhiễm"

Nhìn vào thực tế của thế giới ngày nay, rất nhiều anh chị em chúng ta bị gạt ra ngoài lề và bị loại trừ vì sự kỳ thị của xã hội, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy phá bỏ những rào cản này và đi vào cuộc sống của tha nhân.

ĐTC cho hay Chúa Giêsu cho chúng ta hay Thiên Chúa “không phải là một ý tưởng hay một học thuyết trừu tượng mà là Đấng mặc lấy những đớn đau của con người chúng ta và không ngần ngại gánh lấy những thương đau của chúng ta.” Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu vượt ra khỏi sự ích kỷ, tính toán hoặc nỗi sợ hãi ngăn cản họ thông dự vào những đau khổ của người khác.

Thay vào đó, ĐTC nói, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng để có can đảm thoát ra khỏi sự cô lập và tự kiêu của chúng ta, và mở rộng trái tim chúng ta để đón nhận "một tình yêu vượt ra ngoài quy luật, vượt qua những định kiến và nỗi sợ hãi để đến với cuộc sống của tha nhân."

ĐTC Phanxicô kết luận, "Chúng ta hãy học cách trở thành 'những kẻ vi phạm luật' như hai nhân vật trong Tin mừng hôm nay: giống như người phung và giống như Chúa Giêsu."
 
Văn Hóa
CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI, biến chúng ta thành dễ nhìn đối với Chúa
Vũ Văn An
18:25 14/02/2021

CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI



(Nguyên bản: Le Sourire de Jésus
par Pierre Descouvemont
Bản tiếng Việt của Vũ Văn An
)



2. Lạy Chúa Giêsu, nụ mỉm cười của Chúa làm chúng con dễ nhìn đối với đôi mắt Chúa

Thiên Chúa không tự bằng lòng với việc yêu thương ta. Người thán phục ta! Người thích kính trọng ta! Thánh Têrêxa rất ngạc nhiên khi nghĩ rằng cái nhìn của Chúa Kitô là cái nhìn biến chúng ta thành dễ nhìn đối với đôi mắt Người.

Lấy cớ ở dưới đất này, chúng ta luôn mãi là những kẻ tội lỗi tội nghiệp, nhiều Kitô hữu không dám tin Chúa Giêsu lại thích nhìn họ. Tuy nhiên, ý thích này đã được văn bản trong Kinh Thánh quả quyết :

“Như tài trai sánh duyên cùng thục nữ,
Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về.
Như cô dâu là niềm vui cho chú rể,
ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ”

Is 62:5

Do đó, bất kể mọi khốn cùng của ta, quả thực trong cái nhìn Chúa Giêsu tỏ cùng ta có một điều gì giống như sự thán phục mà người chồng tỏ cùng người vợ trẻ của mình. Như Người Chồng của Diễm Ca, cái nhìn ấy nói với người yêu dấu của mình: “Này bồ câu của anh, em đẹp quá, em làm anh say mê bằng chỉ một liếc nhìn thôi, bằng chỉ một vòng kiềng trang điểm cổ em thôi” (Dc 4:9).

Thánh Têrêxa rất phấn khởi trước ý nghĩ cho rằng thánh nữ có thể “gây thương tích” cho trái tim Phu Quân mình chỉ bằng “một sợi tóc” của thánh nữ, nghĩa là bằng hành vi nhỏ mọn nhất của ngài nhưng được thực hiện bằng tình yêu: “Thu lượm một cái ghim bằng tình yêu có thể hoán cải được một linh hồn! Mầu nhiệm xiết bao! A, chính một mình Chúa Giêsu có khả năng ban tặng một cái giá như thế cho các hành động của chúng ta” (35).

Do đó, khi Kitô hữu đọc lại Ca Khúc của Đức Mẹ, họ biết rằng Chúa thực hiện nơi họ nhiều điều kỳ diệu: Họ có quyền và có nghĩa vụ tự coi mình “kỳ diệu” dưới đôi mắt của Người. "Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5:20). Và ân sủng này làm chúng ta không những trở thành các hữu thể được Thiên Chúa ban ơn thánh duyên dáng trước măt Người, mà còn là các hữu thể duyên dáng trước mắt Người, những hữu thể Người có thể hài lòng. Người quả thực lấy làm vui thích được sống giữa con cái loài người (Cn 8:31).

Chắc chắn, chúng ta thường có cảm tưởng mình đâu có làm điều gì có thể khiến Chúa lưu tâm. Nhưng điều quan trọng không phải là tự mãn với chính mình, mà là làm Người vui lòng. Nhờ đọc Sách Gương Phúc, từ tuổi 16, Thánh Têrêxa đã hiểu rõ điều đó. Thánh Nữ giải thích cho chị Céline hay “Chị không cảm thấy tình yêu của chị dành cho Phu Quân của chị. Có lẽ chị muốn rằng trái tim chị thành ngọn lửa hướng về Chúa mà không hề có tí khói nào. Chị hãy ý tứ để khói đang vây quanh chị chỉ để cho chị mà thôi; cởi bỏ khỏi chị cái nhìn tình yêu của chị đối với Chúa Giêsu, ngọn lửa chỉ được coi là dành cho một mình Người mà thôi: chỉ như thế, ít nhất, Người mới có nó trọn vẹn” (36).

Biết bao Kitô hữu đã dứt khoát miệt mài thực hành lối cầu nguyện này ngày họ hiểu rõ điều trên. Điều quan trọng là không kết thúc việc cầu nguyện của mình khi hài lòng với mình, mà là dấn thân vào đấy và trì chí ở lạ đó với ước nguyện duy nhất là làm vui lòng Đấng mời gọi ta tới cuộc hẹn hò yêu đương, tới việc trao nhau những cái nhìn. Chính Người luôn là người hạnh phúc nhất. Hạnh phúc được nói lại với ta tình yêu của Người và tiếp nhận mọi cử chỉ yêu đương của ta.

Một nụ mỉm cười mời gọi nụ mỉm cười của ta

Hãy xâu những nụ cười
Như một vòng ngọc trai
Mà Chúa bạn khâm phục!

Có lẽ Người thiếu giọng của bạn
Để cất cao bài thánh ca hân hoan.
Há bạn không có vẻ đi vào nhà thù khổ sai
Trong dáng đi của bạn buổi sáng
Khi Chúa Giêsu tháp tùng bạn
Và Người không thích vầng trán buồn phiền.

Hãy nhẩy tận tới trần nhà
Vì mọi điều lành
Vì Thiên Chúa là Thiên Chúa
Và điều đó càng tốt hơn!

Luôn ca hát hân hoan
Trên con đường Thiên Chúa!

Hãy dùng đôi mắt chúa Giêsu
Để mìm cười với những người bị loại!

Chúa Giêsu ban đêm cũng như ban ngày
Ăn mày nụ cười yêu đương của bạn

Thánh thiện há không phải
Là hân hoan bất chấp mọi lắng lo?

Ôi Người Chăn Chiên, rào vây bất tận
Nhiều dê nhiều chiên
Nhưng bao nhiêu con ngẩng đầu
Dâng Ngài khuôn mặt ngày hội?

Marie Baudouin-Croix

Kỳ tới: III. Một Nụ Mỉm Cười Mời Gọi Nụ Mỉm Cười Của Ta
 
Xức Tro và Mùa Chay
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
22:36 14/02/2021
XỨC TRO VÀ MÙA CHAY

Ba ngày Tết Tân Sửu đã qua với mùa Xuân vắng tiếng chuông nhà thờ ngân nga mỗi sáng chiều. Không có dịp để đoàn chiên tụ tập tạ ơn Chúa, dâng lên những lời kinh nguyện cầu bình an cho năm mới và chúc tuổi nhau. Đồng thời cũng là cái Tết khó quên đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhân viên y tế và những người phải ăn Tết trong khu cách ly!

Ngày mồng 6 Tết, Kitô hữu bắt đầu bước vào Mùa Chay với thứ Tư Lễ Tro. Bình thường trong ngày này, nếu không tới nhà thờ để được xức tro thì những người có tâm hồn đạo đức sẽ cảm thấy áy náy, có lỗi với Chúa. Ngay cả những người không thường xuyên tới nhà thờ cũng cố gắng bắt đầu thể hiện mùa Chay bằng việc chịu tro.

Theo nghi thức, các thừa tác viên sẽ dùng tro vạch dấu thánh giá trên trán của bản thân mình và từng người tham dự. Tro này từ những chiếc lá dừa của Lễ Lá năm trước đã được đốt đi. Tro nhắc nhở cho các Kitô hữu về thân phận của con người được dựng nên từ bụi đất. Tro được xức lên trán để khắc ghi vào tâm trí chúng ta thực tại cát bụi của con người. Vì vậy, khi dùng tro ghi dấu Thánh Giá trên trán, các thừa tác viên sẽ đọc: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất." (St 3,19) hoặc “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." (Mc 1,15).

Những chiếc lá dừa năm trước được đốt đi thành tro là một dấu chỉ cho ý nghĩa của Mùa Chay. Nó mời gọi mỗi một Kitô hữu chúng ta phải nhìn lại cuộc sống của mình trong năm qua. Phải xét lại những thói hư tật xấu, cách cư xử và thái độ sống của mình đối với tha nhân. Phải thiêu đốt thành tro bụi tất cả những gì xấu xa tội lỗi và quyết tâm tu sửa cuộc đời. Đồng thời, ta cũng cương quyết theo gương Chúa Giêsu bước vào sa mạc đầy cát bụi để đối diện với kẻ thù của mình là Satan - kẻ luôn xúi dục ta chiều theo tính đam mê xác thịt, ham hố quyền hành và tham lam tiền của.

Ngay từ thời Cựu Ước, tiên tri Giôen đã có lời kêu gọi: “Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương” (Ge 2,12-13). Vâng, Mùa Chay chính là mùa trở về với chính mình để có thể trở về với Thiên Chúa. Trở về với chính mình để hiểu rằng mình được dựng nên từ tro bụi đất cát, thì một mai cũng sẽ trở về với đất cát tro bụi mà thôi.
Nhìn nhận mình là bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống tín thác, khiêm hạ và kính sợ Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta trở nên một tạo vật mới. Ngài muốn tái tạo và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Song Ngài chỉ có thể tái tạo và cứu độ chúng ta khi nào ta tự hạ để nhìn nhận thân phận cát bụi của mình. Mùa Chay trao tặng cho chúng ta cơ hội để thay đổi và hoán cải cuộc đời.

Ðồng thời, lễ nghi khởi đầu Mùa Chay cũng đề ra cho Kitô hữu một hành trình phải đi theo trong thời gian suốt Mùa Chay. Hành trình đó là thực hành các việc làm biểu lộ sự thống hối, cầu nguyện và sống bác ái. Đi sâu vào tâm tình thống hối, suy tư về thân phận con người, về lỗi lầm của mình và nhu cầu khẩn thiết phải trở về, phải canh tân cuộc sống để hướng về ơn cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện cho chúng ta.

Năm nay vì tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại, Thánh Lễ và nghi thức xức tro sẽ không được cử hành trong cộng đoàn, nhưng thái độ và ý chí thống hối, canh tân trở về vẫn phải in khắc sâu đậm trong thâm tâm mỗi người. Mỗi người sẽ tự đưa ra cho mình một số những thực hành thống hối trong cuộc sống cụ thể để biểu lộ ý nghĩa của Mùa Chay. Đây là thời gian sám hối và canh tân đời sống Kitô hữu bằng cách gia tăng cầu nguyện, thực hành chay tịnh và bác ái. Trong bối cảnh đại dịch Covid, các việc đạo đức Mùa Chay này lại càng khẩn thiết và mang ý nghĩa sâu xa hơn. (Thư Mục vụ ngày 08/02/2021 của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn)

Mong ước của mọi người trong mùa Xuân Tân Sửu này không gì ngoài sức khỏe cho bản thân, bình yên cho gia đình và cả cộng đồng nhân loại khi phải cùng đồng hành với con Coronavirus quái ác! Bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp của mùa Xuân dường như bị chùn xuống bởi việc đón nhận bụi tro đen trên mọi mái đầu của người Kitô hữu, dù còn xanh hay đã bạc màu. Mùa Xuân của đất trời rồi cũng qua đi với những ngày vui chóng vánh, chúng ta hãy chuẩn bị cho mùa Xuân của tâm hồn là mùa Xuân vĩnh cửu của mỗi người như lời các vị cha chung của Tổng giáo phận Sài Gòn đã nhắn nhủ:

Mùa Chay và Phục sinh chính là mùa Xuân của tâm hồn. Kính chúc anh chị em vui hưởng mùa Xuân thiên nhiên và mùa Xuân tâm hồn với sức sống và niềm vui của Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống.

Nguyện xin Đức Maria là “Mẹ của niềm hy vọng” thương xót nhân loại đang chịu nhiều nỗi thương đau. Đặc biệt trong năm kính thánh Giuse là Bổn mạng của Hội Thánh, chúng ta phó thác gia đình Tổng giáo phận cho Ngài, xin Ngài bảo vệ và dẫn dắt chúng ta trên mọi bước đường đời.
 
Tro Bụi
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
22:39 14/02/2021
TRO BỤI

Cúi đầu nhận dấu thánh

Chỉ một chút tàn tro

Nhớ mình là bụi tro

Sẽ trở về bụi đất

Ngày ăn chay, kiêng thịt

Sám hối và nguyện cầu

Rộng bàn tay bác ái

Sẻ chia với tha nhân

Mùa Chay Thánh lại về

Bốn mươi ngày ăn năn

Khiêm cung cùng hoán cải

Đường Thập giá lần theo

Hãy thay đổi đời sống

Và đón nhận Tin Mừng

Nhớ mình là bụi đất

Sẽ trở về bụi tro
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền:Tết Về Bao Đỏ Mừng Tuổi Lấy Hên
Nguyễn Trung Tây Lm.
20:30 14/02/2021
TẾT VỀ BAO ĐỎ MỪNG TUỔI LẤY HÊN
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Xuân về, mai nở bên hiên!
Mặt rạng rỡ vui, đón tiền lì xì.
(NTT)


Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền:Tết Về Bao Đỏ Mừng Tuổi Lấy Hên
 
VietCatholic TV
Bí ẩn: Người cầu nguyện ở nhà thờ New Orleans mỗi sáng nhưng bỏ về trước khi Thánh lễ bắt đầu là ai?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 14/02/2021


1. Nhóm phụ nữ Maria 2.0 phủ nhận họ là mục tiêu điều tra của Vatican

Sau khi một tờ báo của Đức vào tuần trước tuyên bố Vatican đang điều tra một nhóm phụ nữ cấp tiến do những mục tiêu vận động gần đây của họ, một thành viên đã bác bỏ cáo buộc này, nói rằng bà ấy tin rằng báo cáo này là tin giả.

Maria Mesrian, một thành viên của nhóm phụ nữ Đức Maria 2.0, nói với Crux rằng “Tôi không chắc đó có thực sự là sự thật hay không, vì không ai liên lạc với chúng tôi, chúng tôi không có thư từ Vatican”.

Mặc dù có thể một người nào đó phản đối nhóm này đã viết thư cho Vatican phàn nàn, “Tôi không biết gì về điều đó”, Mesrian nói và nhấn mạnh thêm rằng theo quan điểm của bà, người đã viết một lá thư có thể là “một trong những thành viên bảo thủ tại tổng giáo phận ở Köln”.

Bất kể ai đã gửi đơn khiếu nại, Mesrian cho biết bà không tin rằng Vatican sẽ thực sự điều tra họ, “bởi vì có nhiều giám mục ở Đức ủng hộ chúng tôi, vì vậy sẽ thực sự ngớ ngẩn khi bắt đầu một cuộc điều tra”.

Được thành lập tại Münster vào năm 2019, Maria 2.0 là một hiệp hội không chính thức gồm một số nhóm nhỏ các phụ nữ trên khắp nước Đức có các quan điểm rất cực đoan.

Đức Cha Franz-Josef Bode, Giám Mục Osnabrück là người hô hào nồng nhiệt cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ. Ngài là “linh hướng” cho phong trào Maria 2.0. Phong trào phụ nữ Công Giáo Đức này chịu ảnh hưởng bởi các ý thức hệ cực đoan đã khởi xướng một cuộc biểu tình kéo dài trong một tuần từ ngày 11 đến 18 tháng Năm, 2019. Họ từ chối không bước vào nhà thờ và không tham dự các Thánh lễ trong suốt thời gian biểu tình phản đối.

Nhóm này cũng đã gửi một bức thư ngỏ tới Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu gọi phong chức cho phụ nữ, và tuyên bố rằng ngoài Đức Mẹ ra, những người nam trong Giáo hội không đánh giá đúng mức bất cứ một người phụ nữ nào khác.

Trong các cuộc biểu tình, họ mang theo một bức ảnh của Đức Mẹ bị bịt miệng.

Đi xa hơn nữa, sáng Chúa Nhật 22 tháng Chín, 2019, 800 phụ nữ đã biểu tình trước nhà thờ chính tòa tổng giáo phận Köln để chống báng Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki. Ngài là một trong số 8 Giám Mục tại Đức kiên quyết chống lại cái gọi là tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” nhằm tiến đến việc phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.

Có lẽ để xoa dịu, trong thời gian qua, Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Phụ nữ của Hội đồng Giám mục Đức đã kỷ niệm Năm Quốc tế Lời Chúa bằng cách tổ chức các buổi chia sẻ quan điểm của các phụ nữ về Kinh thánh trong cộng đồng của họ; và thu thập các bài giảng của họ thành một tuyển tập sẽ được xuất bản trong tương lai gần.

Nhưng hiện nay, giáo phận Osnabrück - với sự ủng hộ quyết liệt hơn của Đức Cha Franz-Josef Bode, đã mời gọi các phụ nữ liên lạc với hội đồng giáo xứ hay giáo phận để ghi danh giảng trong các nhà thờ.

Trong Chúa nhật Lời Chúa được cử hành vào ngày Chúa nhật thứ Ba Thường niên, 24 tháng Giêng vừa qua, nhiều phụ nữ đã được mời giảng thay cho các linh mục.


Source:Crux

2. Bí ẩn chung quanh người đàn ông cầu nguyện ở nhà thờ New Orleans mỗi sáng và ra về trước khi Thánh lễ bắt đầu

Joe Delery là một tín hữu Công Giáo suốt đời và đã dành sự nghiệp cho Sở Cảnh sát New Orleans bằng cách sử dụng thân hình cao 6 feet 3, tức là 1.92 mét của anh để bảo vệ và phục vụ người dân, cũng như giải quyết các bế tắc.

Giờ đây, Delery đã về hưu và dùng các kỹ năng thu thập được trong ngành cảnh sát để bảo vệ cho Nhà thờ St. Rita ở New Orleans.

Anh tham dự Thánh lễ 7 giờ sáng hàng ngày ở đó, thường đến ngay sau khi mở cửa để cầu nguyện. Đó là thời gian yên tĩnh của anh.

Delery nói với tờ Clarion Herald, tờ báo của tổng giáo phận New Orleans rằng: “Tôi đến đó khoảng nửa giờ trước Thánh lễ để cầu nguyện và quan sát mọi người đi vào, và đôi khi nói với mọi người ‘Chào buổi sáng’. Tôi đã nghĩ rằng đó là công việc của tôi, ơn gọi của tôi, giống như giáo viên mở trường học cho lũ trẻ. … Đó cũng là cách tôi thực sự bắt đầu một ngày của mình trên một nốt cao thực sự tuyệt vời”.

Delery rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một người trưởng thành - có lẽ khoảng ngoài 30 tuổi, theo khả năng quan sát được rèn giũa của nghề cảnh sát. Anh ta ăn mặc giản dị với quần đùi và giày thể thao, đến nhà thờ vào mỗi buổi sáng. Người đàn ông luôn đến vào khoảng 6:30 sáng, đi qua cửa trước và ngồi vào hàng ghế sau cùng, ngay bên phải lối đi chính. Anh ta luôn cầu nguyện rất sốt sắng.

“Mỗi ngày, anh ta đều đến rất khiêm tốn, rất lặng lẽ, và quỳ xuống ở cùng một chỗ”, Delery nói. “Bạn có thể nói rằng anh ấy cực kỳ tập trung, cầu nguyện cực kỳ mãnh liệt, đặt tâm trí vào những gì anh ấy sẽ làm, và anh ấy sẽ không để bất cứ điều gì cản trở anh làm điều đó”.

“Đó là thời gian của anh ấy với Chúa. Anh ấy đã dành thời gian cầu nguyện với Chúa”.

Nhưng điều kỳ lạ là anh ta lại bỏ đi khoảng năm phút trước khi Thánh lễ 7 giờ sáng bắt đầu.

Thỉnh thoảng chạm mặt Delery, anh ta gật đầu chào rất lịch sự trước khi bỏ về.

Nhiều giáo dân tỏ ra ngạc nhiên trước cử chỉ của con người bí ẩn này. Thánh lễ quan trọng biết bao, sao anh ấy lại bỏ về trước khi Thánh lễ bắt đầu, bất kể là ngày thường hay thứ Bẩy, Chúa Nhật.

Họ đem thắc mắc này đặt thành vấn đề với Delery.

Cuối cùng, một ngày nọ, Delery đã chặn con người bí ẩn này lại.

“Tôi có thể hỏi anh một câu được không? Anh có phải là người Công Giáo không?”.

Kéo cái khẩu trang y tế xuống, anh ta trả lời:

“Không, tại sao?”

Bí mật được giải tỏa, anh ta là Drew Brees, tiền đạo đã dẫn dắt đội New Orleans Saints đến chiến thắng Super Bowl 31-17 trước đội Indianapolis Colts vào ngày 7 tháng 2 năm 2010.

Delery có một ý tưởng chưa được hội đồng mục vụ chấp nhận.

“Tôi có một tấm bảng bằng đồng mà tôi định đặt trên chỗ anh ta vẫn quỳ: ‘Drew Brees từng quỳ ở đây”, Delery nói.


Source:Crux

3. Đức Tổng Giám Mục Dublin nhận định: Xã hội đã ‘Mất sự đồng cảm’ đằng sau sự gia tăng tội phạm bằng dao ở Ái Nhĩ Lan

Đức Tổng Giám Mục Dublin đang cảnh báo rằng Ái Nhĩ Lan đã “trở nên vô cảm với bạo lực bằng dao” sau một loạt các vụ đâm chém ở nước này.

Dublin đã chứng kiến ít nhất 5 vụ đâm chém trong vòng chưa đầy một tuần, trong đó có một vụ khiến một thanh niên 16 tuổi thiệt mạng.

Josh Dunne qua đời sau khi một nhóm thanh niên cãi nhau dữ dội vì một chiếc xe đạp. Chàng trai trẻ là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đầy triển vọng, người đã từng chơi thử việc cho câu lạc bộ Scotland Dundee United.

Phát biểu hôm Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục Dermot Farrell đã gửi lời chia buồn đến gia đình Dunne và nói về nạn bạo hành bằng dao ảnh hưởng đến đất nước này ra sao.

“Mang theo một con dao không bảo đảm an ninh cho anh chị em. Chúng ta không nên rời khỏi nhà và mang theo một con dao với mục đích duy nhất là gọt táo. Đúng hơn, khi anh chị em mang theo một con dao, anh chị em đang đi trên một con đường nguy hiểm đầy rủi ro”, Đức Tổng Giám Mục nói.

“Không sớm thì muộn, nó sẽ bị sử dụng theo cách ác ý khiến bản thân và những người khác bị thương nặng hoặc tử vong. Đây không phải là cách để xây dựng một thế giới an toàn - an toàn cho chính chúng ta, an toàn cho nhau, an toàn cho con cái chúng ta và an toàn cho những người dễ bị tổn thương - dù là già hay trẻ, bạn bè hay người lạ”, ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục Farrell nói rằng bạo lực “không phải là cách của kẻ mạnh; cuối cùng, bạo lực là con đường của những người không còn cách nào khác”.

Ngài kêu gọi người dân Dublin cùng nhau xây dựng một nến “văn hóa bất bạo động” ở thủ đô Ái Nhĩ Lan.

“Chúng ta nên bắt đầu từ đâu? Thứ nhất, mạng sống con người là thánh thiêng, và chúng ta cần phải giải quyết mối đe dọa đối với cuộc sống do bạo lực bằng dao gây ra với toàn bộ sức mạnh của đức tin Công Giáo của chúng ta. Tội phạm bằng dao và bạo lực, vốn là hành vi tự hủy hoại bản thân, luôn phải bị lên án”, ngài nói.

“Thứ hai, chúng ta đã trở nên vô cảm với bạo lực bằng dao, dẫn đến những cái chết thương tâm. Người dân của hòa bình vẫn bị sốc trước mọi biểu hiện của bạo lực. Bạo lực - trên đường phố hay trong nhà - không bao giờ là giải quyết được tình hình. Mặc dù luật pháp và các quy định có thể hữu ích, nhưng chúng ta cần một cách suy nghĩ khác để đánh bại một nền văn hóa thống trị và hủy diệt như vậy. Chúng ta cần phải nhận ra rằng khi sử dụng một con dao, mọi thứ đều có thể bị mất, và không thu được gì”, Đức Tổng Giám Mục nói thêm.

Đức Tổng Giám Mục Farrell cũng cảnh báo rằng có một vấn đề tâm linh đang diễn ra: Đó là xã hội đang đánh mất sự đồng cảm đối với những người khác.


Source:Crux