Ngày 13-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giao Thừa giây phút thiêng liêng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
19:52 13/02/2015
THÁNH LỄ GIAO THỪA
Mt 5, 1-10

GIAO THỪA GIÂY PHÚT THIÊNG LIÊNG

Lại một năm nữa qua đi, năm Ất Mùi đã tới. Đây là giây phút linh thiêng, huyền nhiệm.Giây phút năm cũ chào năm mới. Người Kitô hữu đang đón Mùa xuân mới : Xuân Ất Mùi. Và Đức Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, Vua trời đất đang nhìn ngắm con người. Giây phút linh thiêng này, người tín hữu cảm tạ Thiên Chúa vì muôn hồng ân Thiên Chúa đã đổ xuống con người.Mọi người, mọi gia đình khẩn khoản, tha thiết xin Ngài giáng phúc lộc xuống cho năm mới Ất Mùi 2015 này.

Thánh Vịnh 133,3 viết :” Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion “ và như ca nhập lễ đêm giao thừa ghi lại :” Trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa.Cúi xin rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Thánh “. Đêm giao thừa trong những giây phút thánh thiêng nhất, con người ngước trông lên Thiên Chúa để sám hối và tạ ơn. Sám hối để nhận ra con người bất toàn của mình, để hiểu rõ con người thật giới hạn của mình: Chúa là Đấng toàn hảo.Chúa là Đấng tuyệt thánh. Con người phải cúi mình xin Ngài đoái thương tha thứ. Tạ ơn để cảm nhận mọi sự đều do Chúa, bởi Chúa. Đọc Sách Dân số chúng ta nhận ra :” Khi chúc lành cho con cái Is-ra-en, anh em hãy nói thế này :nguyện Đức Chúa ban phúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em !”. Do đó, chúng ta cảm nghiệm sâu xa Thiên Chúa chúc lành cho Is-ra-en và chúng ta cũng sẽ được Thiên Chúa chúc lành. Đêm giao thừa : Trời Đất gặp gỡ nhau.Thiên Chúa gặp gỡ con người. Chúng ta hãy hướng tâm hồn lên Chúa, ngước mắt nhìn lên Chúa để tạ ơn Chúa và xin Chúa chúc lành cho mọi người, mọi gia đình trong năm mới này…

Thiên Chúa quả thực yêu thương con người, yêu thương mọi người, Ngài đổ muôn vàn hồng ân xuống trên chúng ta, xuống trên mỗi người.Do đó, chúng ta phải :” …vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng.Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh “ như lời thánh Phaolô khuyên nhủ. Mọi người chúng ta hãy tạ ơn Chúa không ngừng, tạ ơn Chúa lúc thuận củng như lúc nghịch. Giờ phút của năm mới đã khởi đầu như cố thi sĩ Hàn Mạc Tử đã viết :” Giây phút linh thiêng đã khởi đầu…”. Giây phút này chúng con mở rộng tâm hồn để chúng con đón nhận phúc lộc Chúa ban :” Chúa đã phán rằng : Ta nhận lời ngươi vào lúc Ta thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ “( 2Co 6, 2).

Lạy Chúa Giêsu , xin ban cho chúng con phúc lộc lớn nhất là chính Chúa, nguồn mạch của mọi ân phúc, và rồi chúng con chẳng còn thiếu thốn gì nữa.
Xin cho chúng con hiểu rõ chỉ có Chúa mới cứu độ chúng con.Chúa là mùa xuân vĩnh cửu, là suối mạch tươi trẻ của chúng con.


Lạy Chúa Giêsu,
trong giây phút linh thiêng của đêm giao thừa
Đất trời giao hòa
Cây cỏ nẩy lộc đâm bông
lòng chúng con tràn ngập hương xuân
Xin Chúa là mùa xuân vĩnh cửu
đổ tràn phúc lộc của Ngài trên chúng con
Xin Chúa ban cho chúng con lộc xuân là chính Chúa
Xin Chúa cho chúng hiểu rõ Chúa là sự viên mãn của thời gian
và mọi loài thọ tạo
Chúa là Đấng cứu độ mọi người
Xin Chúa cho chúng con được mãi sống trong phúc lộc chan hòa
là chính Chúa
vì Chúa là mùa xuân không bao giờ tàn úa. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài chánh của Tòa Thánh tươi hồng hơn dự tưởng
Vũ Van An
17:11 13/02/2015
Theo ký giả John L. Allen Jr., ngày 13 tháng Hai hôm qua, Đức HY Pell, trưởng văn phòng Kinh Tế của Tòa Thánh, đã phúc trình cho Đức Thánh Cha và mật nghị hội Hồng Y rằng Tòa Thánh có hơn một tỷ rưỡi dollars ẩn khuất mà Tòa Thánh trước đó không biết mình có, mặc dù “của trời rơi xuống” này đã bị cân bằng trước việc thâm thủng gần 1 tỷ dollars của qũy hưu bổng.

Các khám phá mới này có nghĩa: tổng tài sản của Tòa Thánh lên tới hơn 3 tỷ dollars, gần 1/3 nhiều hơn các tường trình trước đây.

Các vị Hồng Y cũng được thông báo rằng các cổ phần bất động sản của Tòa Thánh có thể đã bị định giá thấp đến hệ số 4, nghĩa là tình trạng tài chánh nói chung của Tòa Thánh tươi hồng hơn dự tưởng nhiều.

Đức HY Pell nói rằng: “chúng ta rất vững. Trước đây hơi rối ren, tình thế khá rối ren, vì tin tức không thoả đáng, nhưng nay, còn lâu ta mới khánh kiệt”.

Trong một diễn văn với các vị Hồng Y họp tại Rôma trước khi Đức Phanxicô ban mũ đỏ cho 20 tân Hồng Y vào Thứ Bẩy hôm nay, Đức HY Pell cho biết tổng số tài sản của Tòa Thánh bao gồm 500 triệu dollars của nhiều chương mục khác nhau không được kể trong bản cân bằng chi thu (balance sheet) năm 2013 cũng như 1 tỷ dolllars về tài sản đáng lẽ đã được liệt kê trong bản cân bằng vừa kể nhưng đã không được liệt kê.

Đức HY Pell nhấn mạnh rằng sự chênh lệch trên không do hoạt động sai trái nhưng do hệ thống tường trình quá ư phân mảnh và kềnh càng trước đây, khiến không khám phá ra những “túi” tài sản khổng lồ ẩn khuất. Ngài cho đây là bước tiến mới hướng tới việc trong sáng tài chánh.

Ngài nói: “Đây là lần đầu tiên chúng ta có được một bức tranh toàn diện và chính xác về tình trạng tài chánh của chúng ta”.

Ngài nói rằng cố gắng “dọn dẹp” tài chánh đã được các vị Hồng Y đang tụ tập tại Rôma hỗ trợ mạnh mẽ.

Nhân cơ hội này, Đức HY Pell thừa nhận rằng việc dọn dẹp tài chánh trên lúc đầu, cũng gặp khá nhiều “chống đối tận tình”, nhất là từ một số giới bảo thủ như tại Phủ Quốc Vụ Khanh, nhưng nay phần lớn sự chống đối này đã giảm đi.

Ngài nói: “Có một số người thuộc thế giới mộng mơ cho rằng việc này sẽ không ngóc lên được, rằng sau một vài hổn hển, thế giới sẽ quay trở về đường xưa lối cũ”.

Ngài bảo tháng Mười vừa qua là một khúc rẽ, khi Đức GH Phanxicô chấp thuận một số thủ tục trong việc quản trị tiền bạc nhằm đem Tòa Thánh tới chỗ cùng theo các thực hành tốt đẹp nhất của quốc tế.

Đức HY Pell đùa bảo: “sau đó, đồng xu đã được bỏ ống. Người ta hiểu cuộc chơi đã thay đổi”.

Đầu tháng Mười Hai vừa qua, trong một bài báo trên một tạp chí CG ở Anh, Đức HY Pell có tiết lộ rằng văn phòng của ngài vừa khám phá “hàng trăm triệu” Euro trong các tài sản chưa được tường trình, mặc dù trong phúc trình thứ Sáu hôm qua với Hồng Y Đoàn, con số ấy lên tới 1.5 tỷ dollars.

Tuy nhiên, ngài cũng cho biết các khám phá mới này cần được cân bằng trước các khó khăn mà qũy hưu bổng hiện đang gặp phải. Ngài bảo: “chúng tôi không muốn làm người ta sợ hãi, vì qũy này vẫn an toàn trong 10 tới 15 năm nữa. Nhưng để ta chắc chắn bảo đảm cho qũy hưu an toàn trong vòng 20 năm tới, ta buộc phải đóng góp từ từ ít nhất từ 800 tới 900 triệu dollars”.

Con số trên có thể còn cao hơn vì các dự phóng về năng xuất của qũy có thể vẫn chưa thực tế bao nhiêu. Đức HY Pell cho hay một trong các viên chức tài chánh kỳ cựu của Vatican dám bảo đảm với các vị Hồng Y cao niên rằng “tiền hưu của các vị hoàn toàn được bảo đảm”.
Đức HY Pell nhấn mạnh rằng: cung cấp một bức tranh trung thực về hiện tình tài chánh chính xác của Tòa Thánh là bảo lưu khởi đầu cho một cố gắng cải tổ rộng lớn hơn.

Ngài bảo: “Điều chúng ta phải làm là đặt để được các cơ cấu khiến Tòa Thánh trở thành một mẫu mực cho người khác, chứ không phải một tai tiếng. Chúng ta phải làm sao để Tòa Thánh khó lòng trở lại được với tiêu phí và bất hiệu năng cũng như thối nát nào đó”.

Về các biện pháp tương lai, Đức HY Pell đoan hứa rằng một tổng thanh lý viên độc lập cho Tòa Thánh, với quyền trực tiếp tường trình lên Đức GH, sẽ được cử nhiệm vào mùa hè này, và sau đó không lâu, một hội đồng giám sát mới sẽ được thiết lập cho cơ quan Quản Trị Gia Sản của Tòa Thánh, một trong các trung tâm tài chánh quan trọng khác của Tòa Thánh.

Đức HY Pell cũng hứa rằng vào khoảng cuối năm, “lần đầu tiên trong lịch sử Vatican” một số bộ sở sẽ cung cấp tường trình tam cá nguyệt, so sánh các chi tiêu của họ với ngân sách.

Nói chung, theo Đức HY Pell, Đức GH Phanxicô ủng hộ mọi cố gắng cải tổ. “Mỗi khi có những việc chúng tôi không tự dọn dẹp được, thì ngài có đó để hỗ trợ”.
 
Những thế hệ bán mẹ bán con
Linh Tiến Khải
17:51 13/02/2015
Ngày 31 tháng giêng vừa qua ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Liên đoàn các nông dân Italia viết tắt là Coldiretti, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập.

Ngỏ lời trong dịp này ĐTC đã khẳng định rằng đất đai là mẹ của con người, vì khi được trồng tiả với sự cẩn trọng, lòng biết ơn trân quý và chừng mực, đất đai cung cấp lương thực nuôi sống con người. Trong các luống cầy của mẹ đất không chỉ được ấp ủ các hạt giống và loại củ trở thành thực phẩm nuôi sống con ngưòi, nhưng nó còn ấp ủ cả chính gốc rễ của cuộc sống nhân bản nữa. Ý thức đất đai là mẹ còn rất mạnh nơi các dân tộc phi châu, Á châu và châu Mỹ Latinh. Đất không chỉ là mẹ, mà thường khi còn được nâng lên hàng thần linh, hay ít nhất là thực tại thuộc thế giới linh thiêng. Đất, nước, lửa, gió chiếm chỗ quan trọng trong các tôn giáo cổ truyền phi châu. Người dân tôn trọng và kính sợ các yếu tố thiên nhiên ấy, vì biết rằng cuộc sống của mình tùy thuộc các yếu tố đó.

Tuy nhiên, khi con người chỉ tôn thờ tiền bạc và lợi nhuận, thì nó sẽ bán cả mẹ đất, vì nó chỉ coi mẹ nó là hàng hóa, và hút tỉa mọi nhựa sống của mẹ một cách tàn bạo, nhằm gia tăng lợi nhuận và túi tiền của mình, mà không thèm đếm xỉa gì tới các chu kỳ sinh học của mẹ. Vì thế khi mẹ đất kiệt quệ, không vắt được gì nữa, thì nó vứt bỏ hay bán tống bán tháo đi.

Chính vì mẹ đất nuôi sống con người nên các chính quyền phải biết đề ra các đường lối chính trị thăng tiến một nền nông nghiệp xã hội có gương mặt nhân bản, được làm thành bởi các liên lạc quân bình, vững chắc và sinh động giữa con người và mẹ đất. Không có nhân loại, nếu không có việc trồng tiả đất đai. Không có cuộc sống tốt, nếu không sản xuất đủ lương thực để nuôi sống tất cả mọi người. Do đó cần phải loại bỏ các chướng ngại trừng phạt sinh hoạt nông nghiệp qúy báu như vậy và cần phải lượng dịnh trở lại vài trò và tầm quan trọng của đất đối với cuộc sống con người. Đồng thời phải chú ý không dùng đất đai canh tác nông nghiệp cho các sinh hoạt xem ra đem lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng không bảo đảm lương thực tối thiểu cho dân.

Ngoài ra, theo quan niệm của Kitô giáo, đất đai là của tất cả mọi người và phải được sử dụng để nuôi sống mọi người, làm sao để không xảy ra cảnh nghèo đói. Hệ thống kinh tế thống trị hiện nay loại bỏ rất nhiều người, không cho họ được hưởng thiện ích của đất đai được dành để cho tất cả mọi người. Các chính sách nông nghiệp của các chính quyền đáng lý ra phải liên lỉ chú ý tới thực tại này, nhưng thường khi chúng bị chi phối bởi các thứ lợi nhuận khác nhau của hàng lãnh đạo hay các nhóm xã hội, nên có thể phạm các sai lầm và không thành công trong việc bảo đảm nhu yếu phẩm cho cuộc sống của người dân.

Thêm vào đó việc tuyệt đối hóa các luật lệ thị trường, một nền văn hóa gạt bỏ và phung phí với các mức độ không thể chấp nhận được, cùng với các yêu tố khác gây ra cảnh sống bần cùng và khổ đau cho biết bao nhiêu gia đình trên thế giới hiện nay. Vì thế cần phải suy tư sâu xa trở lại hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm. Cơm bánh nuôi sống con người, trong một nghiã nào đó, cũng tham dự vào sự thánh thiêng của cuộc sống con người nữa, vì thế không thể coi nó chỉ như là một món hàng.

Trước các thay đổi khí hậu, và sự kiện nước và đất bị ô nhiễm, mọi quốc gia trên thế giới cần phải ý thức về sự khẩn thiết giữ gìn môi sinh, bảo vệ thụ tạo cho sự sống còn của nhân loại và thiện ích của các thế hệ đến sau. Do đó cần phải tìm trở lại tình yêu đối với mẹ đất và giữ gìn mẹ đất như Thiên Chúa muốn, vì nó là nguồn sự sống của toàn nhân loại, chứ không được khai thác xả láng và bán đổ bán tháo mẹ đất đi.

Qủa thế, khi chỉ tôn thờ tiền bạc và lợi nhuận người ta bán mẹ mình. Đây đã là trường hợp xảy ra tại Congo và nhiều nước Phi châu, nơi giới lãnh đạo chính trị bán hàng triệu mẫu đất cho chính quyền cộng sản Trung Quốc và Ấn Độ. Trong các năm qua Trung Quốc đã mua của Congo 9 triệu mẫu đất, để canh tác và sản xuất hoa mầu cung cấp thêm lương thực cho khối 1 tỷ bốn trăm triệu miệng ăn. Ấn Độ và Nam Hàn cũng đổ xô đi mua đất bên Phi châu để canh tác. Còn Nhật Bản thì mua các bất động sản và mua đất lập làng cho người già sang hưu trí bên Australia.

“Bán mẹ” đất đây cũng là trường hợp xảy ra tại Việt Nam, vì giới lãnh đạo cộng sản đã bán đất, bán biển, bán rừng, bán các quặng mỏ và bán nước cho Trung Quốc. Tuy làm gì cũng nhân danh lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng giới tư bản đỏ Việt Nam phản quốc chỉ còn biết tôn thờ thần mỹ kim và lợi nhuận cá nhân phe nhóm, vì thế Đảng Cộng Sản Việt Nam đã âm thầm bán đứt đất mẹ và bán luôn cả 90 triệu con dân Việt Nam cho Trung Quốc. Cụ thể là từ nhiều thập niên qua mỗi năm nhà nước cộng sản Việt Nam đã bán hàng ngàn cô dâu Việt cho Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan. Tại các địa điểm mua cô dâu Việt, người nước ngoài có thể tới ngó nhìn, lựa chọn và trả giá mua phụ nữ Việt như mua súc vật,

Rồi đây vào năm 2020 khi Việt Nam chính thức trở thành một tỉnh của Trung Quốc theo thỏa hiệp bán nước lén lút của Hội nghị Thành Đô, con dân Việt Nam sẽ còn bị ức hiếp, đầy đọa, hán hóa, sống kiếp tôi mọi và trở thành nguồn cung cấp cơ phận cho đàn anh Trung Quốc vĩ đại biết chừng nào mà kể!
 
Ngày thứ hai của Công nghị ngoại thường Hồng Y đoàn
Lm. Trần Đức Anh OP
17:52 13/02/2015
VATICAN. Chiều ngày 13-2-2015, Công nghị ngoại thường của Hồng Y đoàn đã kết thúc sau hai ngày nhóm họp dưới quyền chủ tọa của ĐTC và với sự tham dự của 164 Hồng Y, kể cả 20 Hồng Y tân cử.

Trong cuộc họp báo trưa ngày 13-2-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong ngày đầu tiên 12-2, sau bài tường trình của vị điều hợp và tổng thư ký Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn của ĐTC, đã có 40 Hồng Y - 12 vị ban sáng và 28 vị ban chiều, lên tiếng phát biểu về các vấn đề khác nhau liên quan đến dự án cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh, đặc biệt là tương quan giữa Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương.

Một số HY kêu gọi đẩy mạnh tiến trình tản quyền về địa phương, những gì giáo phận và HĐGM có thể làm được thì nên tản quyền về địa phương theo nguyên tắc phụ đới. Nhưng cũng có một số HY khác đề cao vai trò của Tòa Thánh, nâng đỡ các Giáo Hội địa phương yếu, để các Giáo Hội này đỡ chịu sức ép từ các phía khác, kể cả từ các Giáo Hội ”giầu mạnh”.

Một số ý kiến kêu gọi tăng cường sự hiệp thông và cộng tác giữa các cơ quan trung ương Tòa Thánh với nhau. Vai trò của Phủ Quốc vụ khanh cũng được đề cập tới, đặc biệt là trong các quan hệ của Tòa Thánh với quốc tế, và Phủ quốc vụ khanh giúp duy trì sự thống nhất lập trường và đường lối của Tòa Thánh trong các quan hệ quốc tế.
Một số phát biểu khác nói về trách nhiệm của giáo dân và vai trò, chỗ đứng của phụ nữ, kể cả ở các vị trí trách niệm trong các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Trong phiên họp sáng ngày 13-2-2015 có sự hiện diện của 164 Hồng Y (so với 165 vị ngày 12-2). Vấn đề được bàn tới nhiều là kinh tế và các cơ quan kinh tế của Tòa Thánh.

ĐHY Georg Pell, Chủ tịch Văn phòng kinh tế mới được ĐTC thành lập, đã lên tiếng giới thiệu hoạt động của cơ quan này, và tiếp đến là giáo sư Zara người Malta, Phó điều hợp viên Hội đồng kinh tế gồm 8 HY và 7 giáo dân chuyên gia. Trước đó, ĐHY Reinhard Marx, TGM giáo phận Munich bên Đức, Chủ tịch của Hội đồng này cũng trình bày cho Hồng Y đoàn về chức năng và hoạt động của Hội đồng.

Chủ tịch Viện giáo vụ (quen gọi là Ngân Hàng Vatican, IOR) đã trình bày về hiện tình cơ quan này và viễn tượng tương lai.

Các bài tường trình đó chiều phần lớn thời giờ của khóa họp ban sáng. Sau đó 18 Hồng Y đã lên tiếng yêu cầu giải thích làm sáng tỏ hơn một số điểm. Nhiều Hồng Y đã đánh giá tích cực hoạt động của các cơ quan được trình bày.
Trong phiên họp ban chiều ngày 13-2, ĐHY Sean O'Malley, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ các trẻ em, đã tường trình cho các Hồng Y về hoạt động của cơ quan này. Ủy ban đã nhóm phiên đầu tiên từ ngày 6 đến 8-2 vừa qua tại Vatican, và cho biết đã trình lên một số đề nghị để tăng cường chính sách bảo vệ trẻ em chống nạn lạm dụng tính dục trong môi trường Giáo Hội ở các nơi trên thế giới.
 
Bài giảng tại Santa Marta: Kitô hữu được mời gọi để bảo vệ kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa
Đặng Tự Do
19:05 13/02/2015
Kitô hữu được mời gọi để bảo vệ kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 09 tháng 02 tại nhà nguyện Santa Marta. Ngài cũng đề cập đến “cuộc tạo thành lần thứ hai”, được thực hiện bởi Chúa Giêsu khi Ngài “tái tạo” những gì đã bị hủy hoại bởi tội lỗi.

Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ nhưng kỳ công sáng tạo không kết thúc ở đó, “Ngài tiếp tục củng cố những gì Ngài đã tạo thành.” Đó là ý chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô dựa trên bài đọc thứ Nhất trong sách Sáng Thế kể về công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói rằng: “Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy một công trình sáng tạo khác của Thiên Chúa, của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để tái tạo những gì đã bị hủy hoại bởi tội lỗi.”

Chúng ta thấy Chúa Giêsu ở giữa dân chúng, và “những ai chạm vào Ngài đều được chữa khỏi”, đó là “sự tái tạo”. Kỳ công sáng tạo lần hai này còn tuyệt vời hơn so với công trình lần thứ nhất. Kỳ công sáng tạo lần thứ hai này thật tuyệt vời. “Cuối cùng, còn ‘một công việc khác’, là ‘sự bền đỗ trong đức tin’ mà trong đó Chúa Thánh Thần hoạt động.

“Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục hoạt động, và chúng ta tự hỏi xem mình sẽ đáp lại như thế nào đây trước kỳ công sáng tạo này của Thiên Chúa xuất phát từ tình yêu, vì Ngài hoạt động qua tình yêu. Đối với ‘cuộc tạo thành thứ nhất’, chúng ta phải đáp lại bằng trách nhiệm mà Chúa đã trao cho chúng ta: ‘Trái đất này là của các ngươi, hãy làm cho nó tăng trưởng’. Cả chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ trái đất, dưỡng nuôi công trình sáng tạo để trái đất tăng trưởng theo những quy luật của nó. Chúng ta là những người quản lý công trình sáng tạo chứ không phải là những chủ nhân ông.”

Đức Thánh Cha cảnh báo rằng chúng ta phải cẩn thận đừng để mình trở thành những chủ nhân ông của công trình sáng tạo, nhưng phải làm cho công trình sáng tạo tăng trưởng theo những quy luật của nó. Vì vậy, đáp trả đầu tiên trước kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa là hãy trở thành những người bảo vệ công trình sáng tạo.

"Khi chúng ta nghe thấy người ta có những cuộc họp về bảo vệ thiên nhiên, chúng ta có thể nói: 'Không, họ là thành viên đảng xanh!' Không phải đâu, họ không phải là thành viên đảng xanh! Họ là các tín hữu Kitô! Đây phải là 'phản ứng của chúng ta trước các ‘kỳ công sáng tạo đầu tiên’ của Thiên Chúa. Và cũng là trách nhiệm của chúng ta. Một Kitô hữu không bảo vệ thiên nhiên, không cho nó phát triển, là một Kitô hữu không quan tâm đến công việc của Thiên Chúa, một công việc nảy sinh từ tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Và phản ứng đầu tiên đối với kỳ công sáng tạo đầu tiên phải là bảo vệ thiên nhiên, làm cho nó phát triển "

Về “cuộc tạo thành thứ hai”, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta nhìn đến gương mặt của thánh Phaolô tông đồ. Thánh nhân khuyên chính chúng ta hãy “giao hòa cùng Thiên Chúa”, “đi vào con đường hòa giải nội tâm, hoà giải trong cộng đồng, vì giao hòa là công trình của Chúa Kitô. Và một lần nữa, khi nhắc lại những lời của Thánh Phaolô, Đức Thánh Cha nói chúng ta không nên âu lo là Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta, đang hoạt động trong chúng ta. Chúng tay phải tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa: Ngôi Cha, Con và Thánh Thần.

Và cả ba ngôi đều tham gia vào công trình sáng tạo này, trong việc tái tạo này. Và đáp lại của chúng ta với Ba Ngôi là chúng ta hãy bảo vệ và nuôi dưỡng công trình sáng tạo, hãy để chính chúng ta hòa giải mỗi ngày với Chúa Giêsu, với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, mỗi ngày, và đừng lo buồn vì Chúa Thánh Thần trong ta, đừng tránh xa Ngài, Đấng làm chủ tâm hồn chúng ta, đồng hành với chúng ta, và làm cho chúng ta lớn lên”.

“Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để hiểu rằng Ngài đang hoạt động và ban cho chúng ta ân sủng đáp lại cách thích đáng công trình tình yêu này.”
 
Bài giảng tại Santa Marta: Lòng can đảm của một con tim thổn thức khôn nguôi
Đặng Tự Do
21:28 13/02/2015
Nếu anh chị em muốn tìm kiếm Thiên Chúa, anh chị em sẽ không gặp Ngài khi anh chị em ngồi trên một chiếc ghế thoải mái lướt nhìn qua các tạp chí, hay đang ngồi trên máy điện toán của mình. Tìm kiếm Thiên Chúa nghĩa là có can đảm cất bước trên một hành trình nguy hiểm, nghĩa là đi theo tiếng gọi của con tim thổn thức khôn nguôi. Đó là ý chính trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Ba, 10 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha đã bắt đầu những suy tư của ngài với bài đọc thứ nhất trích từ sách Sáng Thế kể về việc Thiên Chúa tạo dựng nên con người “theo hình ảnh của Ngài”. Đức Thánh Cha đã phân tích về những nẻo đường đúng đắn và sai trái mà Kitô hữu có thể gặp phải trên đường tìm hiểu nguồn gốc và căn tính của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng chúng ta chắc chắn không thể tìm thấy hình ảnh Thiên Chúa “trên máy tính, hoặc trong những cuốn bách khoa toàn thư”. Trái lại, chúng ta chỉ có thể tìm thấy hình ảnh Thiên Chúa và “hiểu về căn tính của chúng ta” khi chúng ta dám cất bước “trong một cuộc hành trình”. Chẳng vậy, “chúng ta sẽ không bao giờ biết được khuôn mặt Thiên Chúa”:

“Những ai không bao giờ cất bước trong một hành trình, sẽ không bao giờ biết hình ảnh của Thiên Chúa, sẽ không bao giờ tìm thấy khuôn mặt của Chúa Kitô. Các kitô hữu ngồi một chỗ hay các Kitô hữu thụ động sẽ không bao giờ biết về khuôn mặt của Thiên Chúa: Họ không biết Ngài. Họ nói: “Thiên Chúa là như thế này, thế kia… nhưng những người thơ ơ sẽ không biết gì về Ngài. Anh chị em cần phải có một con tim thổn thức trên hành trình tìm kiếm Thiên Chúa, sự thổn thức mà Thiên Chúa đặt trong tâm hồn mỗi người chúng ta và đưa chúng ta tiến về phía trước trong việc tìm kiếm Ngài”.

Một “bức biếm họa” về Thiên Chúa

Đức Thánh Cha nói tiếp là dĩ nhiên “cất bước trên một hành trình như thế và để cho Thiên Chúa hay cuộc đời thử thách chúng ta nghĩa là đón nhận rủi ro.” Đó là những gì mà những nhân vật vĩ đại [của Kinh Thánh] như Êlia, hay Giêrêmia hay ông Giop đã làm khi đương đầu với những nguy hiểm và những cảm nhận mệt mỏi và mất lòng tin. Nhưng chúng ta cũng có những nguy cơ khác khi trở nên ù lì và do đó tạo ra sai lầm trong việc tìm kiếm Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã chỉ ra điều này khi đề cập đến đoạn Tin Mừng trong đó các kinh sư và người Pharisêu quở trách Chúa Giêsu và các môn đệ ăn mà không rửa tay:

“Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu gặp những người sợ cất bước trong hành trình tìm kiếm căn tính của mình và những người hài lòng với một hình ảnh biếm họa về Thiên Chúa. Đó là căn tính sai lạc. Những con người thờ ơ này đã làm câm nín sự thổn thức trong tâm hồn mình, họ mô tả Thiên Chúa với những giới răn và quên đi Ngài. ‘Các ngươi chỉ tuân theo các truyền thống con người khi bỏ qua lệnh truyền của Thiên Chúa’, và khi làm như vậy họ quay lưng lại với Thiên Chúa, không cất bước trong hành trình hướng về Thiên Chúa và khi họ cảm thấy không an toàn, họ lại chế tạo hay đặt ra nên một điều răn khác”.

Ân sủng để ở lại trong nẻo đường đoan chính

Đức Thánh Cha kết luận rằng “những ai hành động như trên thực ra đang đi trên ‘cái gọi là đạo’, nhưng chỉ là một con đường chẳng đi đến đâu, một con đường mơ mơ màng màng”.

“Hôm nay phụng vụ mời gọi chúng ta suy tư về hai đoạn văn này, như là hai thẻ căn cước mà tất cả chúng ta đều có. 1. Thiên Chúa đã dựng nên ta cách này. Ngài nói với chúng ta: ‘Hãy cất bước và con sẽ khám phá ra căn tính của con, vì con là hình ảnh của Thiên Chúa, con được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chỗi dậy và tìm kiếm Thiên Chúa. 2. Đừng lo lắng: hãy thực thi tất cả những giới răn này, và đây là Thiên Chúa. Đây là khuôn mặt của Thiên Chúa’. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn can đảm để cất bước trong cuộc hành trình tìm kiếm khuôn mặt của Chúa, khuôn mặt mà một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy, nhưng chúng ta phải tìm kiếm ngay ở đây, trên dương thế này”.
 
Đức Hồng Y thần học gia Dòng Tên Karl Josef Becker qua đời
Chỉnh Trần, S.J.
21:35 13/02/2015
Đức Hồng Y thần học gia Dòng Tên Karl Josef Becker qua đời

Đức Hồng Y thần học gia Dòng Tên Karl Josef Becker, SJ đã qua đời sáng thứ Ba sau nhiều ngày tháng chịu đau khổ trên gường bệnh. Chịu chức linh mục năm 1958 sau 10 năm gia nhập Dòng Tên, Đức Hồng Y Becker, người vẫn thích được gọi là “cha Becker” ngay cả sau khi được phong Hồng Y năm 2012, đã phục vụ hơn 40 năm tại Đại học Giáo hoàng Gregorian trong tư cách là giáo sư về Thần học Tín lý từ năm 1969-2003 và sau đó là 12 năm trong tư cách là Giáo sư danh dự.

Ngài được mọi người biết đến như một thầy giáo tận tình và vui vẻ trong việc chia sẻ khả năng trí thức phi thường và uyên bác của ngài với các sinh viên và các giáo sư đồng nghiệp bằng một tinh thần khiêm nhường và quản đại.

Đặc biệt, trong suốt những năm tháng về hưu sau một quá trình giảng dạy lâu dài, Đức Hồng Y Becker, SJ vẫn tiếp tục dấn thân nghiên cứu về các tôn giáo trên thế giới đặc biệt là mối tương quan giữa các tôn giáo với Giáo Hội Công Giáo. Qua việc nghiên cứu này, ngài có dịp đi khắp nơi trên thế giới và kết bằng hữu với nhiều người trong nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau. Đỉnh cao của những năm nghiên cứu này của ngài là tập sách có tên là Catholic Engagement with World Religions: a comprehensive study mà ngài cùng tham gia biên tập với giáo sư Ilaria Morali, giáo sư Gavin D’Costa và giáo sư Maurice Borrmans.

Bên cạnh việc phục vụ trong lãnh vực trí thức, Đức Hồng Y Becker đã từng phục vụ trong tư cách là Cố vấn của Bộ Giáo lý Đức tin từ năm 1985. Cụ thể, ngài đã có nhiều đóng góp trong cuộc đối thoại kéo dài từ năm 1997-1999 giữa Giáo Hội Công Giáo và Liên hiệp Tin Lành Luthe Thế giới vốn kéo theo việc công bố Tuyên ngôn chung về sự Công chính hóa. Ngài cũng đã tham gia 8 vòng đối thoại (2009-2011) giữa Ủy ban Giáo Hội của Chúa với Huynh đoàn Piô X.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Giám Mục Pháp yêu cầu các giáo xứ cất Mình Thánh Chúa khỏi các nhà tạm sau hàng loạt các vụ phạm thánh
Đặng Tự Do
22:05 13/02/2015
Trước làn sóng gia tăng những vụ phạm thánh kể từ tháng Mười năm ngoái cho tới nay, đặc biệt nghiêm trọng là những vụ phạm thánh tại 5 nhà thờ trong hai ngày 6 và 7 tháng Hai, Đức Giám Mục giáo phận Bellay-Ars đã truyền cho các linh mục phải rước Thánh Thể ra khỏi các nhà thờ và nhà nguyện.

Đức Cha Pascal Roland yêu cầu Thánh Thể phải được lưu giữ tại một địa điểm an toàn hơn, và cửa ra vào nhà tạm phải được giữ mở toang ra để cho thấy rõ ràng rằng Thánh Thể không có trong nhà tạm.

Thánh Thể chỉ có thể được rước trở lại các nhà tạm cho việc thờ phượng khi có đủ số tín hữu có mặt.

Ngoại lệ duy nhất của nghị định này là trong trường hợp nhà tạm được làm bằng kim loại có khóa cẩn thận và chắc chắn.

Năm nhà thờ đã bị phạm thánh tại giáo phận Bellay-Ars miền đông nước Pháp vào ngày 6 và 7 tháng Hai.

Trong bốn nhà thờ, bình thánh đã bị đánh cắp, nhưng Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến dường như được bỏ lại tại chỗ. Tại giáo xứ Montluel, một thị trấn 7,000 dân, cả bình thánh và Mình Thánh Chúa đều đã bị đánh cắp.

Năm nhà thờ khác trong giáo phận đã phạm thánh hoặc phá hoại trong thời gian từ tháng Mười năm ngoái đến tháng Giêng năm nay.

Đức Cha Pascal Roland nói:

“Giáo Hội mời gọi mọi Kitô hữu cầu nguyện cho sự tha thứ và sự ăn năn của những người đã phạm vào những hành vi nghiêm trọng này”
 
Top Stories
Consistory: Decentralization, economy & role of women
Vatican Radio
17:56 13/02/2015
(Vatican 2015-02-13 The Director of the Holy See’s Press Office, Father Federico Lombardi, says the decentralization of the Curia, the role of women and the ongoing economic and administrative reforms were among the main topics discussed by the cardinals at the Consistory on Thursday afternoon and Friday morning. Father Lombardi’s remarks came at a press briefing on the 2nd day of the cardinals’ discussions on reform of the Roman Curia.

Speaking to the journalists gathered at the Holy See’s Press Office, Father Lombardi said the discussions at the Extraordinary Consistory had proceeded in a “very calm and constructive” atmosphere and the last 24 hours had seen speeches by 40 cardinals on a broad range of topics. He confirmed that Pope Francis was present during the sessions but did not speak himself. Father Lombardi said one of the recurring themes during the discussions was the relationship between the roman Curia and the local Bishops Conferences and how to decentralize the Curia “in a spirit of subsidiarity.” In this context, he said speakers spoke of the need to decide which responsibilities should be handled by the Curia and which by the local Church but also of how the central role of the Curia is important in countries where the local churches are in “a situation of weakness.”

Turning to the role of lay people and women within the Vatican, Father Lombardi said a number of speakers expressed the hope of “an increasingly active role” for them, especially when it comes to the issue of women holding positions of leadership within the roman Curia.

Friday morning’s session was entirely given over to a wide-ranging discussion on the ongoing economic reforms being carried out by the newly-formed Secretariat for the Economy. Cardinal George Pell, the Secretariat’s head and three other speakers gave a presentation, supplemented by slides, on the current state of the Vatican’s finances. Father Lombardi said many of those present expressed appreciation for the new shape of the Holy See’s finances that is emerging thanks to these reforms. He said this reform process comes across as a fairly “convincing” one that is earning plaudits for its “transparency and competency.” Father Lombardi said Friday afternoon’s session was scheduled to include a presentation by U.S. Cardinal Patrick O’Malley reporting on the work of the Pontifical Commission for the Protection of Minors.

Following the briefing, Father Lombardi confirmed that Pope Emeritus Benedict XVI will be among those attending this weekend’s Ordinary Consistory during which 20 prelates will be created cardinals.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành hương Đức Mẹ Tàpao cuối năm Giáp Ngọ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:32 13/02/2015
Hành hương Đức Mẹ Tàpao cuối năm Giáp Ngọ

1. Thánh Lễ Cầu Nguyện cho các Bệnh Nhân

Tối 12/2/2015, lúc 19g00, tại quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, hàng ngàn khách hành hương từ muôn phương hân hoan về bên Mẹ, sốt sắng tham dự Thánh Lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cầu nguyện cho những người đau yếu, tàn tật nhân ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.

Hình ảnh

Trong suốt những ngày cuối năm Giáp Ngọ, Tàpao rộn rã bước chân khách hành hương về kính viếng và cầu nguyện và tạ ơn bên Đức Mẹ. Từ chiều 12, trong tâm tình của ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, rất nhiều người già cả, đau yếu, bệnh tật đã được người thân dắt dìu đến với Mẹ Tàpao để xin ơn chữa lành phần hồn phần xác.

Đúng 7giờ tối, Đức Cha Giuse xông hương tượng Đức Mẹ, bắt đầu cung nghinh kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đi đầu là thánh giá nến cao rồi đội trống Vũ hòa, Giới Hiền mẫu, Gia trưởng, Tu sĩ, Linh mục, lễ sinh, Đức Giám Mục và kiệu Đức Mẹ. Theo sau là cộng đoàn đông đảo tay cầm cây nến cháy sáng lung linh, tay đếm chuỗi hạt Mân Côi, chậm rãi bước đi trong tiếng tung hô “Ave, Ave Maria”. Giữa màn đêm, những ngọn nến vươn cao theo lời hát như một dòng sông ánh sáng, tuyệt đẹp và huyền diệu vô cùng. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Đức Mẹ Tàpao uy linh tiến bước hòa trong lời suy niệm, lời kinh Kính Mừng và thánh ca ngợi khen tôn vinh Mẹ của cộng đoàn nghiêm trang giữa quảng trường.

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế có khoảng 40 linh mục trong ngoài giáo phận.

Lời mở đầu, Đức Cha Giuse chào mừng và nêu lên những ý nguyện.

Kính thưa cộng đoàn hành hương, tối nay chúng ta quy tụ lại đây dưới chân Đức Mẹ Tàpao để chung nhau lời cầu kinh tiếng hát dâng lên Đức Mẹ. Lễ tối nay xin được dâng kính Đức Mẹ Lộ Đức.

Năm 1858 tại vùng Lộ Đức, Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần với một cô bé 14 tuổi chăn chiên tại hang đá Massabielle và sứ điệp Đức Mẹ để lại tại Lộ Đức là: sám hối, cầu nguyện và yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể. Hôm nay lập lại với nhau những lời Đức Mẹ để lại, chúng ta cũng thấy lòng mình được sốt sắng, nóng bừng lên như cố bé Bernađet năm nào. Nhất là kể từ khi Giáo Hội Công Giáo công nhận những lần hiện ra tại Lộ Đức, các đoàn hành hương nối gót nhau đến không ngừng và cách riêng những người đau yếu bệnh tật tìm lại được sức khỏe hay niềm an ủi trong cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta, riêng quý khách hành hương trong dịp này cũng có những bệnh nhân, cũng có những bệnh nhân hoặc là thể xác hoặc là tinh thần gắn bó với Đức Mẹ. Chúng ta cũng mở lòng cậy trông, và chắc chắn Mẹ ở bên cạnh Chúa là Đấng uy quyền mà Mẹ mang trái tim nhân loại nên rất dịu hiền hiểu được tâm cam của mọi người cũng sẽ chuyển cầu cho chúng ta những ơn lành cần thiết. Chính vì vậy, mời cộng đoàn cùng hiệp ý trong thánh lễ này, nhân dịp ngày quốc tế bệnh nhân, cầu nguyện cho các bệnh nhân, cầu nguyện cho chính chúng ta và những người trong gia đình chúng ta đang chịu những cơn thử thách vì những cơn đau bệnh. Xin Đức Mẹ chuyển cầu được ơn nâng đỡ và cho chúng ta luôn luôn biết tin tưởng gắn bó phó thác vào tình thương của Thiên Chúa dành cho mọi người.

Giờ đây, ta bước vào thánh lễ, mời cộng đoàn nhìn lại đời sống của mình, chân thành sám hối những lầm lỗi khuyến điểm nhờ vào lời chuyển cầu của Đức Mẹ xin Chúa ban cho chúng ta ơn tha thứ để hiệp dâng thánh lễ chiều hôm nay với tất cả tâm tình của mình.

Ca đoàn Giáo xứ Võ đắt hát lễ.

Cha Giuse giảng lễ. Từ Tin Mừng (Ga 2,1-12) Tiệc cưới Cana, ngài suy niệm câu nói bất hủ từ bài phúc âm“Họ hết rượu rồi” diễn tả tấm lòng từ bi của Đức Maria dành cho đám cưới Cana hôm qua cũng như cho mọi người hôm nay trong cuộc sống lữ hành.

- Họ hết rượu rồi là một lời thông tin
- Họ hết rượu rồi là một lời thông cảm
- Họ hết rượu rồi là một lời thông ân.

Từ đó ngài mời gọi mọi người hãy tin cậy vào Đức Mẹ, đặc biệt là các bệnh nhân.

Nước lã tình yêu nhân sinh đã trở thành rượu ngon bí tích cao đẹp một đời. Nước lã bước chân chập chững của các môn đệ đã trở thành rượu ngon trong hành trình sứ vụ trong niềm tin bền vững.

Chuyện ngày xưa ở Cana. Chuyện ngày nay Mẹ ra tay giúp đỡ. Hôm nay đoàn con về bên Mẹ với tâm sự trũi nặng và lời khẩn cầu ký thác. Gia đình hết rượu, mái nhà hết rượu, tuổi trẻ hết rượu và có cơ man cảnh hết rượu đầy dẫy trong xã hội. Mẹ biết rõ và chuyển cầu, Mẹ dẫn mỗi người đến với Chúa để nhận lấy ơn lành. Nghe lời Mẹ dặn dò, hãy làm theo Lời Chúa và chăm chút đổ đầy nước nhiệt vào chum đá cuộc đời rồi rươụ ngon Chúa sẽ ban cho. Lời chuyển cầu của Mẹ vô cùng hiệu năng.

Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, Giáo Hội nhìn lên Mẹ như Mẹ của lòng thương xót, các bệnh nhân nhìn lên Mẹ như Mẹ từ bi sẵn sàng ban ơn chữa lành, các bệnh nhân hãy kết hợp nỗi đau của mình với Chúa Giêsu trên thập giá, nếu Chúa muốn bệnh nhân sẽ gặp những ơn lành nhất là gặp thầy gặp thuốc mong bình phục.

Chúng ta tay năm lấy tay nhau, trái tim tấm lòng và ánh mắt hướng lên Mẹ chúng ta để xin ơn Mẹ tuôn đổ cho mọi nhà.

Mẹ chính là nguồn cậy trông
Đến Mẹ chẳng ai về không bao giờ.

Hôm nay là ngày 24 Tết Ất Mùi, Đức Cha kết thúc bằng mấy câu thơ lục bát.

Mẹ ơi ngày Tết đến rồi
Con dâng lên mẹ tuổi đời mùa xuân
Năm dài tháng rộng hồng ân
Mẹ ban con nhận ân cần tình thươn.g

Sau lời nguyện hiệp lễ, tất cả các linh mục đem dầu xuống xức dầu bệnh nhân cho những người bệnh và người già cả, ai cũng sốt sắng xin được nhận lãnh sức mạnh của Chúa.

Sau phép lành, Đức Cha Giuse đặt Mình Thánh Chúa vào hào quang, cộng đoàn qùy gối chầu Thánh Thể. Theo lịch đã đăng ký trước, lần lượt mỗi cộng chầu phép lành suốt đêm.

Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của Mẹ Maria. Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân. Tàpao là trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm. Khách hành hương đến Tàpao mỗi ngày một đông hơn, Đức Mẹ vẫn luôn trao ban ơn lành cho những ai tin tưởng cậy trông nơi Mẹ.

2. Thánh Lễ Sáng 13.2.2015

Sáng ngày 13.2.2015, hàng chục ngàn người về bên Mẹ TàPao. Trời thật đẹp, một màu ngát xanh đại ngàn. Gió nhẹ dịu mát trong lành. Nắng lên, bầu trời ngập nắng vàng.

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế có 50 Linh mục trong ngoài giáo phận.

Đúng 6g30, Đức Cha Giuse cùng tham dự giờ khấn Đức Mẹ với cộng đoàn.

Đến 7giờ 30, đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Đội trống Giáo xứ Vũ Hoà tấu vang khúc ca tán tụng Mẹ. Ca đoàn Giáo xứ Võ đắt hoà vang ca nhập lễ.

Lời mở đầu, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn hành hương.

Trong nắng sớm của một ngày mới, xin hợp với quý Cha đồng tế, hân hạnh gởi đến cộng đoàn hành hương lời chào mừng rất đặc biệt của thánh lễ sáng nay.

Hôm nay thứ sáu ngày 13, ngày người ta không thích lắm, dân gian gọi là ngày xui xẻo. Nhưng với chúng ta:

Hôm nay thứ sáu mười ba
Đi chơi cũng ngại nữa là hành hương
Thế mà con cái muôn phương
Vẫn về bên Mẹ tình thương dạt dào.

Cử hành lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Mỗi người có một lễ dâng cùng một trái tim cởi mở dâng lên Thiên Chúa xin chúc lành, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, và mỗi người sẽ được đổi mới theo lòng mong ước và nhất là nhận những ơn lành như lời khấn xin.

Xin có lời chào các bệnh nhân hành hương đến đây để phó dâng cho Mẹ vận đời của mình, ở đó có những đau khổ, có những đau đớn mình gánh chịu, xin Mẹ mở lối chỉ đường cho mình biết đón nhận tất cả những gì Chúa gởi đến trong đời, biết kết hợp với mầu nhiệm thánh giá và cùng với Mẹ để trở thành của lễ xin dâng lên Chúa.

Chào mừng những ai trong trong gia đình có người đau yếu, và mình đến đây với sứ mạng chuyển những ước vọng chính đáng của gia đình lên Chúa qua Đức Mẹ, mình là người chăm sóc bệnh nhận tại gia, mình là người gắn bó với những người trọng tuổi già yếu, xin Mẹ chuyển cầu cho mọi người được sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, mong làm tròn nhiệm vụ trong gia đình.

Lời chào đặc biệt dành cho cộng đoàn hôm nay trong bước đường của đầu năm mới, đến đây dưới chân Đức Mẹ, ký thác đường đời cho Chúa để Mẹ chuyển cầu, với những ý khấn tốt lành như thực hiện qua giờ khấn.

Với những ý nguyện ấy, xin Mẹ chuyển cầu chúc lành. Tim chúng ta cùng đập chung để ký thác cho Đức Maria tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao.

Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng (Lc 2, 22-40), Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ.

Nội dung bài giảng như sau:

Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ bao gồm hai sự kiện khác nhau: một là Đức Mẹ dâng Con cho Chúa Và hai là Đức Mẹ 40 ngày sau khi sinh được thanh tẩy. Mỗi sự kiện đều có ý nghĩa riêng, nhưng từ thuở nào đến giờ, trong phụng vụ, cả hai đã được nối kết thành một. Đây là lễ “vừa tôn vinh Chúa vừa mừng kính Đức Maria”. Hôm nay chúng ta đơn giản chỉ chiêm ngưỡng như trong phép Mân Côi thứ bốn Mùa Vui “Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh, ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy”, để nhận ra tiếng gọi cho đời tín hữu. Trong lễ dâng đặc biệt hôm nay, ta gặp thấy những góc cạnh khác nhau của sự “tuân phục”.

1. Tuân giữ luật lệ

Biết rõ Hài nhi Giêsu là Thiên Chúa làm người, thuận lý ra thì Giuse và Maria đâu phải cất công cất gánh lên đền thờ để trình dâng cho Thiên Chúa làm gì. Ai đời lại dâng Thiên Chúa cho chính Thiên Chúa. Nhưng hai ông bà lại không nghĩ như thế, hoặc giá có nghĩ đi nữa cũng không xem đó là quan trọng hơn việc tuân giữ luật lệ, vốn được quy định trong truyền thống tôn giáo Do Thái. Nghĩa công năng hơn tình riêng. Luật chung còn lớn hơn cả chuyện riêng tư như được cưu mang Con Thiên Chúa trong gia đình mình. Và thế là hết băn khoăn, hai ông bà chu toàn việc lên đến như luật Môsê truyền dạy (Xh 13): dâng con trai đầu lòng lên Thiên Chúa để nhớ về ơn gịảị thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập.

Chuyện dâng con chỉ có vậy, nhưng được liên kết với việc Đức Maria được thanh tẩy sau khi sinh, theo quy định từ sách Lêvi, khiến cho ngày lễ bừng lên ánh sáng mới. Nếu theo nhãn giới của Thánh Vịnh, người ta chỉ dám dâng của lễ thanh khiết với tay sạch lòng thanh, thì với Đức Maria, được nên tinh sạch sau việc sinh nở chính là việc cần làm trước khi có thể xuất hiện trước tôn nhan mà trình dâng người con của mình cũng là Con Thiên Chúa làm người. Thành thử, trong cùng một bước lên đến, thánh Giuse và Mẹ Maria đã nêu cao tấm gương tuân giữ khít khao lề luật.

2. Tuân hành ý Chúa

Hai nhân vật trọng tuổi quen thuộc với đền thờ bỗng dưng được Thánh Thần thúc đẩy đến đúng lúc nghi thức được cử hành cho trẻ Giêsu. Khỏi phải nói đến niềm vui khôn xiết như Phúc Âm mô tả. Niềm vui nào? Niềm vui của bậc lão thành sau nhiều năm chờ đợi ơn cứu độ cho Israel, giờ đây đã mãn nguyện, không chỉ nghe kể lại như trong lịch sử, mà chính mắt trần đã mở rộng thấy tường, chính đôi tay đã bồng ẵm nâng niu, chính miệng lưỡi đã hát lên ca tụng và công bố cho mọi người biết trẻ Giêsu là “ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel dân Người”. Và còn có niềm vui nữa chẳng của ai xa lạ mà là của chính thánh gia, dù âm thầm không thành lời nhưng thật đậm đà thằm sâu, đầy vinh quang thánh thiện trong thái độ tuân hành.

Nhưng ơn Chúa thường đi kèm với ý Chúa. Giữa lưng chừng niềm vui đang độ tràn trề, cụ Simêon đã hướng đến Đức Maria bằng lời tiên đoán vận mệnh “một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà”. Như sét đánh ngang tai. Nhưng Đức Maria đã hết dạ tuân hành, cho dẫu trái tim có phải rườm máu. Và đó cũng là bóng thập giá của ngày dâng Con trong đền thờ. Thế mới biết thánh ý cũng gần gũi với thánh giá, và tiến dâng cũng đồng nghĩa với hiến dâng, một lễ dâng sẽ còn phải lập lại dài dài trong đời của Đức Maria Và của cả thánh gia.

3. Tuân theo nề nếp gia phong

Kết thúc lễ dâng, thánh gia trở lại quê nhà và trẻ Giêsu lớn lên cả về tinh thần và thể chất, trước mặt Thiên Chúa và mọi người. Phúc Âm chỉ kế lại vấn gọn như thế, nhưng chừng đó thôi cũng đủ để hình dung hiệu quả tích cực nối dài của dịp lên đền. “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ Giêsu cũng thế, phó thác đời mình trong tay cha mẹ, thể hiện từng ngày sự tuân phục, vừa theo định luật tăng trưởng tự nhiên, vừa theo nếp sống tôn giáo giữa mái ấm gia đình. Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay.

Nếu khi được ẵm bồng trên tay, trong Thánh Thần, trẻ Giêsu đã được cụ Simêon ca tụng là “Thiên Chúa viếng thăm dân Người và trở nên Ánh sáng muôn dân”, thì cả quãng đời ẩn danh khiêm tốn, thánh gia đã là khuôn nôi hạnh phúc, thành điểm sáng cho mọi gia đình soi chung. Không có những phép lạ ngoạn mục kiểu Phúc Âm ngụy tác, như lấy đất nặn thành chim rồi thổi hơi vào là biến thành chim thật bay xa; nhưng chắc chắn luôn có những ơn lạ đậm đã hình an dành cho những ai sống tuân theo nề nếp gia phong và yêu thương vâng phục. Không có những công trình hoành tráng được thực hiện hay những việc vĩ đại người người biết đến, nhưng luôn có những việc không tên được làm với trái tim rộng mở cho tình yêu mỗi ngày mỗi thêm lớn mãi.

Tóm lại, lễ dâng của Chúa Giêsu Và của Đức Mẹ hôm nay chính là thái độ tuân phục thật đẹp. Xin cho chúng ta cũng biết trang bị cho mình thái độ ấy. Tham dự thánh lễ và kiêng việc xác ngày Chúa Nhật 1à gì? Thưa là tuân giữ luật lệ đấy. Sống như con cái Chúa, tín hữu phải tuân giữ các giới răn, bên ngoài có vẻ gò bó, nhưng bên trong lại là thể hiện lễ dâng trường kỳ lên Chúa. Những điều tín hữu phải sống như mến Chúa yêu người, đòi hỏi nhiều cố gắng bền bỉ hãm mình hy sinh, điều ấy có ý nghĩa gì? Thưa là tuân hành ý Chúa đấy. Và đây cũng là lễ dâng dài dài trong đời những người đến bước theo Chúa. Chẳng cần nói đâu xa, anh chị em đang sống trong một giáo xứ ngoài quy định chung cũng có nề nếp riêng cần được bảo vệ giữ gìn, điều này xem ra bất tiện khi đối chiếu nơi này nơi khác, nhưng lại là lễ dâng mang tính địa phương của anh chị em. Điều quan trọng là biết tiến dâng với cả lòng thành, như Đức Mẹ và Chúa Giêsu đã thực hiện hôm nay. Chúc mọi người có được lễ dâng trọn vẹn trong đời.


Cuối thánh lễ, Cha GB Trần Văn Thuyết, Quản Hạt Đức Tánh dâng lời cám ơn và chúc Tết đến Đức Cha quý cha và quý khách hành hương.Ngài cũng thông báo chương trình hành hương tháng 3 dành cho giới Gia trưởng giáo phận. Tháng 3 trong Mùa chay thánh nên tối 12 có cử hành chặng đàng thánh giá trọng thể và sáng ngày 13.3, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc – Chủ tịch HĐGM Việt Nam sẽ dâng lễ tại Trung tâm Thánh mẫu Tàpao mời gọi thực thi ngày môi trường và Phúc âm hóa, Tàpao là nơi có môi trường xanh đẹp và là nơi Tin Mừng được công bố cho cộng đoàn hành hương đông đảo.

Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng cho khách hành hương. Năm đời sống thánh hiến nên ngài ban phép lành với ơn toàn xá theo những điều kiện như xưng tội rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.

Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ bay lên rất cao, lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.

Mọi người ra về mang theo niềm vui và ơn lành của Đức Trinh Nữ Mẹ Tàpao những ngày cuối năm và hương về năm mới Ất Mùi đang đến.
 
Caritas Hải Phòng vui Tết cùng bệnh nhân phong Chí Linh - Hải Dương
Anna Thanh Huyền
14:27 13/02/2015
Mặc dù thời tiết mưa phùn giá lạnh của những ngày cuối đông và bước vào tiết lập xuân, cũng không cản những bước chân của Qúy Cha và thiện nguyện viên Caritas giáo phận Hải Phòng đến với Trại Phong Chí Linh – Hải Dương.

Hình ảnh

Vừa mới đặt chân vào Trại Phong mọi người đã hối hả mỗi người mỗi việc, người chuẩn bị cho chương trình giao lưu, người chuẩn bị cho Thánh lễ Tất Niên, người chuẩn bị cho việc sắp xếp những mâm cỗ đón Tết,, người chuẩn bị cho những gian hàng hội chợ Tết. Tất cả mỗi người cùng chung một tâm tình phục vụ những anh em Trại Phong có một ngày Tết vui vẻ, ý nghĩa và đậm đà Tình Xuân.

Tâm tình của Cha giám đốc Caritas với bệnh nhân Phong cũng là tâm tình của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng chuyển những món quà Tết và những lời cầuchúc bình an trước thềm năm mới Năm Ất Mùi tới bệnh nhân tại Trại Phong.

Với những lời động viên khích lệ trong bài chia sẻ Lời Chúa của Cha Phó giám đốc Giuse Nguyễn Văn Sáng tới các bệnh nhân làm cho mọi người cảm thấy vui hơn, và lạc quan trong cuộc sống.

Sau Thánh lễ là bữa ăn Tất niên với những món ăn đậm đà ngày Tết, bánh chưng, giò, dưa hành với thịt heo đã làm cho mọi người tham dự đều vui vẻ, chan hòa ấm áp của mùa xuân đang đến gần.

Phần Hội Chợ Tết cũng không kém nhộn nhịp, thay vì bệnh nhân đi chợ mua quà Tết, ngày hôm nay Chợ Tết đã có mặt tại nơi đây với đủ thứ, mứt tết, bánh kẹo, chè sen, đường, mì chính, dầu ăn…Trên tay mỗi bệnh nhân cùng những phiếu để mua hàng, những món hàng tự chọn phù hợp với nhu cầu của gia đình mình dùng trong ngày Tết, đúng là vui như Tết. Những món quà ý nghĩa như âm hưởng của Mùa Xuân Đất Trời kết hợp sự quan tâm của Đức Cha, Qúy Cha, Qúy Vị ân nhân xa gần chung tay.

Buổi chợ Tết đã khép lại thời tiết cũng như mưa nặng hạt hơn. Đoàn xe của Qúy Cha và thiện nguyện viên Caritas lên đường trở về, nhưng sự bịn rịn của những bệnh nhân tại Trại Phong như muối níu kéo mỗi người ở lại ăn Tết với chúng tôi... Hãy ở lại làm cho Mùa Xuân Ất Mùi thêm đậm đà tình Xuân hơn.

Xin Chúa Xuân ban bình an trên những bệnh nhân tại Trại Phong cùng xin Chúa cũng trả công bội hậu cho những ai chung tay làn nên Mùa Xuân thật ấm áp nơi Trại Phong Chí Linh – Hải Dương.
 
Dòng Mân Côi Bùi Chu ăn Tết với bệnh nhân tâm thần
BTT. Dòng Mân Côi
09:27 13/02/2015
Dòng Mân Côi Bùi Chu ăn Tết với bệnh nhân tâm thần

Trưa ngày 13.02.2014 (tức ngày 25.12 năm Giáp Ngọ) Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Nam Định tràn ngập niềm vui khi chị em Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu kéo chiếc xe chứa 130 phần ăn thịnh soạn tiến vào cổng. Các phần ăn này do những đôi bàn tay nhỏ bé của các Dì chuẩn bị cho anh chị em nhân viên, toàn thể các bệnh nhân tâm thần và một số người già cả cô đơn không nơi nương tựa cùng hai em bé bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại Trung Tâm.

Xem Hình

Đến thăm những người nghèo, kém may mắn và chia sẻ với những món quà nhỏ là một trong những cách thế đem niềm vui cho người khác. Chị em trong Hội Dòng đã được mừng Xuân Mới trong buổi tối hôm qua, nên các chị em cũng muốn đem chia sẻ niềm vui này đến Trung Tâm - nơi những anh chị em đang phải chịu cái nghèo cả vật chất lẫn tinh thần trong những ngày tết đến xuân về.

Xã hội phát triển, khoa học ngày càng hiện đại nhưng sự nghèo khổ chưa hết và sẽ không bao giờ hết. Đó là sự thật, là điều mà Chúa Giêsu đã cảnh báo cho các môn đệ Ngài: “Những người nghèo khó và những người đau khổ lúc nào cũng ở bên cạnh các con” (Mt 26,11) và Ngài cũng dạy chúng ta biết sống tình bác ái, yêu thương, chạnh lòng thương đến họ.

Những người nghèo cũng đặc biệt được chú ý trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại hai nước châu Á Sri Lanka và Philippine dịp tháng 01.2015. Ngài cho biết: người nghèo là trung tâm của Tin Mừng. Ngài kêu gọi chúng ta hãy phục hồi phẩm giá và quyền lợi cho họ. Vì theo Ngài “việc săn sóc người nghèo là một yếu tố nòng cốt của cuộc sống và chứng tá Kitô của chúng ta”.

Dòng Mân Côi cũng đặc biệt quan tâm đến người nghèo, các bệnh nhân và những người kém may mắn trong xã hội. Từ sáng sớm chị em vui vẻ rửa rau, nấu cơm, nấu canh, chiên đùi gà, xào thịt… và cùng nhau đẩy chiếc xe chứa 130 hộp cơm, 02 xô canh cua trên quãng đường khoảng 1km tới Trung Tâm Bảo Trợ Nam Định. Việc chuẩn bị và vận chuyển các phần ăn tới Trung Tâm đã làm chị em rất mệt và đói, nhưng những tiếng cười, giọng nói, sự phấn khởi và thân thiện của bệnh nhân: “con ăn thịt gà, con ăn thịt lợn hay con ăn canh cua, rau xào…” và “ngon quá, thơm quá…” đã làm tan biến sự mệt nhọc của chị em.

Hôm nay, Hội Dòng tới Trung Tâm muộn nên chị em cùng các nhân viên bắt tay vào việc dọn phần bàn cho bệnh nhân ăn và thăm hỏi, trò chuyện với họ trong khi họ ăn. Chính vì thế, không còn thời gian vui chơi, ca hát như những lần khác, nhưng chị Hoa Phượng - một bệnh nhân tâm thần cũng không bỏ qua việc bắt tay, đọc thơ tặng các Dì bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi khi được các Dì tới thăm và cho ăn tết.

Chị em tạm biệt Trung Tâm ra về nhưng lòng còn vấn vương khi mấy bệnh nhân liệt chưa ăn xong. Các nhân viên phục vụ Trung Tâm nói: “Các Dì về ăn trưa kẻo 12g30 rồi, con sẽ phục vụ cho họ ăn thay Dì”, chị em mới an tâm ra về.

Để có cơ hội và điều kiện đến thăm, chia sẻ niềm vui Tết với Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Nam Định hôm nay là do những lời cầu nguyện, sự chung tay giúp đỡ về tài chính của các ân nhân trong sứ mạng bác ái từ thiện của Hội Dòng. Nguyện xin Chúa Xuân sẽ chúc lành cho sự quảng đại của Quý vị để những người nghèo hèn, kém may mắn sẽ nhận được tình Chúa bao la!

BTT. Dòng Mân Côi
 
Đức tân Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn họp Công Nghị HY cùng phái đoàn Việt Nam đã tới Roma
Lm Gioan Trần Mạnh Duyệt
21:11 13/02/2015
ROMA - Từ buổi Angelus ( Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật) 04/01/2015, khi Đức Giáo Hoàng Phanxico công khai tuyên bố ngày 14/02/2015 sẽ trao mũ Hông Y cho 20 vị tân cử, trong số đó có Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tổng Giáo Phận Hà Nội, nhiều người trong và ngoài Việt Nam đặt trọng tâm chú ý vào Đức Tổng Phêrô, một vị tân cử, vào Giáo Phận Thủ Đô và vào ngày lịch sử tiên báo.

Hình ảnh

Đức Tân Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn nguyên là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và từ ngày 13/05/2010 trong hoàn cảnh nóng bỏng đầy tế nhị của Thủ Đô, ngài được Toà Thánh thuyên chuyển ra làm Tổng Giám Mục Hà Nội. Tưởng rằng mọi việc sẽ êm đêm lặng lẽ trôi đi theo dòng thời gian của tuổi 77, nhưng ĐGH Phanxicô trong tháng vừa qua đã vinh thăng Hồng Y cho ngài. Tin vui này đã làm ai nấy rất phấn khởi và Giáo Phận Hà Nội nên như mùa xuân bừng dậy sau mùa đông dài lạnh giá.

Nhìn vào con số thống kê 2010 của Tổng Giáo Phận Hà Nội, người ta đọc được: 331,759 giáo dân, 141 giáo xứ 98 linh mục, 7000 km2 gồm các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, một phần Nam Định, Hưng Yên và Hoà Bình. Đó chỉ là riếng Tổng Giáo Phận Hà Nội, còn nếu nói về giáo tỉnh Hà Nội mà ngài cũng đức đầu thì lớn hơn nhiều, vì gôm cả 10 giáo phận miền Bắc Việt Nam từ Sông Bến Hải trở ra.

Tuần vừa qua Ngài đã tới Roma cùng với phái đoàn TGP Hà Nội tháp tùng ngài. Dù có những khó khăn trong việc xin giấy tờ và mua vé máy bay vì các biện pháp ngặt nghèo chống khủng bố và dù thời tiết lạnh giá giữa mùa đông Roma, khoảng 2 độ bách phân, nhóm các linh mục Hà Nội 22 người đã tới Roma từ ngày 09/02/2015. Đức Hồng Y ngụ tại Foyer Phát Diệm cùng với Đức Cha Lạng Sơn Giuse Đặng Đức Ngân, Cha Gioan B. Nguyễn Ngọc Tiến SJ ( Linh Hướng Đại Chủng Viện), Cha Giuse Phạm Văn Dũng ( Thơ Ký riêng), Cha Bruno Phạm Bá Quế ( Giám Đốc Caritas). Còn 18 đấng khác thì ở khách sạn gần ga trung ương Roma, do hãng du lịch tại Việt Nam tổ chức.

Việc đầu tiên tại Roma là Đức Hông Y có cuộc "Hội Ngô" tại Foyer Phát Diệm ngay buổi chiều vừa đến với thánh lễ sốt sắng và bữa cơm trịnh soạn cho hơn 50 người tham dự, để liên kết các thành phần tu trì Hà Nội và Đà Lạt với những người con và bạn hữu hiện du học và phục vụ tại Roma. Bữa cơm càng trở nên đặc sắc với bánh chưng, giò chả, dưa hành và các đặc sản Hà Nội, mà phái đoàn vừa cố công khiêng tới.

Nếu đại diện Hà Nội gồm đa số các cha đủ các bậc, thì Đà Lạt được đại diện phần lớn do các Sơ các Dòng khác nhau: St Paul de Chartes, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Salesieng, v.v...

Sau lời chào mừng của cha Trần Mạnh Duyệt là Giám Đốc Foyer Phát Diệm, tiếp đến là phần phát biểu chúc mừng của các đại diện và kết thúc để nâng chén rượu mừng của Đức Cha Đặc Đức Ngân, là cựu linh mục Hà Nội. Ngài cũng thổ lô: vừa nghe tin Đức Tổng Phêrô làm Hồng Y, thì ngay 05/02/2015, ngài gọi điện thoại chúc mừng và Đức Hồng Y mời ngày đi Roma tháp tùng. Điều đó được vui mừng đón nhận và thành vị Giám Mục duy nhất sát cạnh Đức Hồng Y dịp này.

Một điều hay hay hiếm thấy: khi đến phiên Đà Lạt lên Micro chúc mừng, thì Đức Hồng Y bào là mọi người Đà Lạt hãy đểu ra cả: ôi, hầu hết là các Sơ, tới khoảng 20 chị đứng ra hát mừng; và Đức Hồng Y đầy hứng thú, cũng bước ngay ra đứng trước ca đoàn các chị cùng chung hát.

Đức tân Hông Y Hà Nội đến Roma sớm như vậy lý do là ngài cần thời giờ để may áo Hồng Y ở Roma, mua sắm phấm phục cần thiến và chuẩn bị những gì không thể làm được ở Hà Nội.

May mà có Đức Cha Ngân, cha Thơ Ký Dũng, với các Sơ và tu sĩ tại Roma, mà mọi việc diễn tiến suôn sẻ tốt đẹp. Sơ Kim Tuyến và Đức Cha Ngân đã hết sức phục vụ và sửa soạn những gì cần thiết cho Đức Hồng Y (Vì bận quá nhiều công việc nên khi đến Roma, Đức Hồng Y cũng không có phẩm phục áo Giám Mục và thánh giá đeo ngực nữa).

Cuộc phỏng vấn mà đài truyền hình RAI Ý - Vatican xin trước, cũng gặp trục trặc. Đức Hồng Y đinh ninh là vào sáng thứ 3, không ngờ lại đúng vào sáng thứ tư 11/02, vậy là ngày 10 /02 ngài có thể đi Bảo Tàng Viện Vatican, mà ngài nói là như "Cỡi ngữa xem hoa", vì quá lớn mà ít thời giờ. Nhưng đã dành nhiều thời phút hơn cho Cappella Sistina, nơi có bức hoạ thời danh Phán Xét của Michelangelo, là chỗ bầu Giám Hoàng; cha thơ ký nói đùa: Ngài xem trước chỗ sẽ đến ngồi sau này, khi vào bầu Đức Giáo Hoàng mới.

Mỗi ngày tại đây ngài bắt đầu với thánh lễ hồi 5 giờ 30, dùng điểm tâm sáng 7 giờ, rồi tiếp chuyện, hoạc lên xe Thầy Vượng đi thăm viêng và thực thì các chương trình định trước hoặc bât ngờ cần giải quyết.

Điểm mặt những vị đến Roma trong dịp hợp hoan này, ngoài Đức Cha Lạng Sơn, các nhân vật VN, con có Sơ Giám Tinh Dòng St Paul Hà Nội, Sơ St. Jean, có Sơ Nguyên Tổng Anna Nguyễn Thị Thanh( Dòng Mến Thánh Giá Gò Vâp) đại diện các Dòng Mến Thánh Giá tại Sài Gòn, Đức Ông Phanxico B. Trần Văn Khả. Ấy là không kể Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng đến chung vui. Kế tiếp 13/02/2015 có phái đoàn hùng hậu hơn 50 người, đa số là linh mục thuộc Sai Gòn và Đà Lạt, và cả giáo dân, trong đó có Bà Chị Ruột của Đức Hồng Y, mà phái đoàn do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bui Văn Đọc, và cha Tổng Đại Diện Sai Gòn Inhaxi Hồ Văn Xuân hướng dẫn. Riêng Đức Tổng Đọc xưa là bạn cùng quê Đà Lạt với Đức Hồng Y Nhơn, cùng lớn lên trên con đường linh mục, nay vừa là Tổng Giám Mục Sài Gòn, đứng đầu cà giáo tỉnh Miền Nam, vừa là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nên sự hiện diện mang nhiều ý nghĩa.

Đức Tân Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của chúng ta được đón mừng long trọng như nói trên, phải chăng để tỏ lộ lời cầu chúc của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, chủ nhà Foyer Phát Diệm, cũng như mọi người cho vị thượng khách là " NIỀM VUI" điều mà Đức Hồng Y Nhơn đã thể hiện rõ ràng như Kinh Thánh đã nói tới:

"Chúa ban niềm vui cho người Chúa chọn" (Qo 2,26);
" Chúa đã tăng thêm niềm vui" (Is 9,2);
"Niềm vui của Chúa là sức mạnh cho anh em" (Ne 8,10) và
"Hãy phụng sự Chúa trong vui mừng" ( Ps 100,2).


Tưởng cũng nên ghi lại các vị Hồng Y tiên nhiệm của TGP Hà Nội vì thời thế và hoàn cảnh xã hội khó khăn thời đó nên việc mừng đón rất đơn giản mà nhiều người còn nhớ là: ĐHY Giuse M. Trịnh Như Khuê, 1976; Đức Hồng Y Giuse M. Trịnh Văn Căn, 1979; Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng 1994.

Một vài nét chính về Đức Tân Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn: Ngài sinh tại Đà Lạt 01/04/1938 trong một gia đình đạo hạnh truyền thống đầy thế giá tại thành phố, mà cha mẹ là giáo dân gương mẫu đáng kính phục. Trong số 8 người con, 2 chị là Nữ Tu Dòng Kín và St. Paul de Chartes và ngài là em út. Mẹ ngài làm trưởng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo suốt 13 khoá, còn cha ngài làm ông Trùm lâu năm, tốt lành đến nỗi được Đức Thánh Cha ban huân chương "Bene Meritis". Trong số 5 anh chị em còn sống, chị Nữ Tu Dòng Kín Carmel Sài Gòn làm Bà Mẹ người Việt đầu tiên và làm nhiều năm, nay đã 92 tuổi nhưng hằng chờ đợi ngài mỗi lần về Thành Phố đến thăm để cho một bài giảng huấn đức, như chính lời ngài tường thuật.

Sau thời gian chủng sinh tại Đại Chủng Viện Giáo Hoàng Pio X Đà Lạt, ngài chịu chúc linh mục ngày 21/12/1967. Tiếp theo những năm thi hành thánh chúc linh mục, đặc biệt tại nhà thờ Chính Toà nơi ngài làm cha sở, là giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của đất nước trước và sau 1975, ngài thụ phong Giám Mục 11/10/1991. Tuy là Giám Mục của Đà Lạt nhỏ bé, nhưng các Giám Mục toàn quốc đã bầu ngài vào chúc Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, rồi ngày 13/05/2010 trong hoàn cảnh nóng bỏng đầy tế nhị của Thủ Đô, ngài được Toà Thánh thuyên chuyển ra làm Tổng Giám Mục Hà Nội.
 
Ban Truyền thông hạt Hố Nai mừng Năm Mới
Laurenso Hoàng Bá Quý
22:01 13/02/2015
Sáng thứ Năm 12/02/2015 (nhằm ngày 24 Tháng Chạp), những giây phút cuối của năm cũ 2014 sắp qua. Trong tâm tình đạo lý "Lá rụng về cội, uống nước nhớ nguồn"… Anh Em Ban Mục Vụ Truyền Thông giáo hạt Hố Nai tập trung tại nhà xứ giáo xứ Lộc Lâm để chúc xuân Cha Đặc trách Truyền thông trong Giáo Hạt.

Hình ảnh

Ban Mục Vụ Truyền Thông được hình thành từ cuối tháng 05 năm 2014 vừa qua, và đã tham dự khóa học đầu tiên “Ngày Hội ngộ Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Xuân Lộc” (25/05/2014) gồm 5 thành viên:
- Cha Đặc Trách MVTT Hạt: Gioan Baotixita Vũ Minh Tân (Cha phó giáo xứ Lộc Lâm)
- Trưởng Ban: Ông Giuse Khổng Hữu Nguồn (giáo xứ Bắc Hải)
- Phó ban I: Ông Laurenso Hoàng Bá Quý (giáo xứ Phúc Lâm)
- Phó ban II: Anh Giuse Chu Thành Lợi (giáo xứ Kẻ Sặt)
- Thư Ký: Anh Giuse Nguyễn Trường Kỳ (giáo xứ Lộc Lâm)
- Ủy viên: Anh Giuse Phạm Vũ Minh Luân (giáo xứ Kẻ Sặt)
Và trong kỳ họp linh đạo tháng 11/2015, Ban Truyền Thông có thêm hai thành viên mới:
- Ông Giuse Hoàng Bá Quyền (giáo xứ Bắc Hải)
- Anh Vicente Nguyễn Thành Công (giáo xứ Bắc Hải)

Như đã hẹn trước, đúng 8 giờ 30’ anh em đã hiện diện đầy đủ trong nhà xứ Lộc Lâm, Bác trưởng ban, đại diện anh em truyền thông chúc Cha đặc trách năm mới tràn đầy niềm vui hồng ân của Chúa, dồi dào sức khỏe, phụng sự Chúa, phục vụ cộng đoàn và là chỗ dựa, là nguồn động viên cho anh em trong Ban truyền thông hạt Hố Nai.

Tiếp đến, cha Đặc trách dẫn anh em đến chúc tuổi Cha xứ Lộc Lâm Giuse Phạm Văn Hoàng. Sau lời chúc xuân của Bác trưởng ban, Cha Giuse chia sẻ và nhắn nhủ anh em về những cảm nhận sâu sắc trong truyền thông: "Truyền thông thời đại ngày nay gắn liền với internet, với công nghệ thông tin hiện đại. Là chiến sĩ truyền thông Tin Mừng, khi đưa tin chúng ta phải chọn lựa những tin tích cực và loại trừ những tin xấu, tin tiêu cực, gây chia rẽ, ảnh hưởng xấu đến Giáo Hội và Cộng Đoàn". Cha Giuse cũng chúc ban truyền thông được dồi dào ơn Chúa và phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được trong thời gian qua.

Kế đến, Anh em trong Ban Truyền Thông hồ hởi theo chân Cha đặc trách về chúc xuân Cha Quản hạt Hố Nai - Đaminh Bùi Văn Án.

Đến nơi, xum họp trong nhà xứ Bắc Hải, Cha đặc trách giới thiệu từng thành viên lên Cha quản hạt. Và Bác trưởng đại diện anh em trong ban kính dâng lên Cha quản hạt tâm tình chúc mừng năm mới.

Cha Quản hạt rất vui và Ngài chúc mừng Cha đặc trách và anh em trong ban truyền thông đã có những hy sinh, cố gắng nhận nhiệm vụ truyền thông của Hạt và hy vọng lần gợp gỡ quý cha trong hạt sắp tới, Ngài sẽ trình bày với quý Cha, để mong sao trong mỗi giáo xứ có nhân sự cộng tác với ban truyền thông hạt, để việc Loan Báo Tin Mừng của Chúa trong thời đại công nghệ truyền thông được triển nở.

Buổi chúc xuân Cha Quản Hạt và các thành viên trong ban truyền thông tràn đầy niềm vui ấm tình Cha con trong gia đình thiêng liêng.

Tiếp tục đi chúc xuân, Cha đặc trách và anh em dùng xe máy cá nhân đến từng nhà mỗi thành viên chúc mừng năm mới và cha đặc trách ban phúc lành năm mới cho gia đình.

Trạm dừng chân cuối cùng, Cha đặc trách và anh em ban truyền thông dùng cơm tất niên tại nhà bác trưởng ban do gia đình khoản đãi. Trong dịp này gia đình bác trưởng cũng rất vinh dự được cha Giuse Nguyễn Vĩnh Phan, chánh xứ Hậu Bối, giáo phận Cần Thơ cũng có mặt chúc mừng và chung chia niềm vui tất niên với ban truyền thông và với gia đình.

Đây là lần đầu tiên các thành viên trong ban truyền thông hạt Hố Nai có dịp thăm viếng gia đình của nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui sau gần một năm sinh hoạt chung hàng tháng.

Ước mong, qua dịp gặp gỡ này giúp các thành viên ban truyền thông tích cực hơn nữa để chu toàn trách nhiệm đã tuyên hứa trong khóa Tổng Quan tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc tháng 7 năm 2014 vừa qua, và cầu mong các giáo xứ trong hạt Hố Nai đều có nhân sự tham gia trong Ban Truyền Thông của Giáo Hạt, Giáo Phận Xuân Lộc.
 
Thông Báo
Thông Báo của Uỷ Ban Giáo Lý tại Hoa Kỳ về Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc XIII
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng
16:09 13/02/2015

THÔNG BÁO



Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam hân hạnh thông báo:



ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC KỲ XIII



sẽ được tổ chức:

Thời gian: từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2015

Địa điểm: Giáo xứ Thánh Antôn Padua & Lê văn Phụng

2305 Choctaw Dr., Baton Rouge, LA 70805

Chủ đề: Niềm Vui Tin Mừng

Thuyết trình viên: Lm Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ

Giám đốc Giáo Hoàng Học viện Thánh Kinh tại Giêrusalem.

Lệ phí: $150. (bao gồm ăn ở, tài liệu, 1 T-shirt)

Những ai muốn tham dự có thể tải đơn ghi danh tại:

http://giaoly.org/download/PHIEUGHIDANH2015.pdf

hoặc ghi danh on-line tại:

http://www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html

Hạn chót ghi danh: ngày 31/5/2015

Lệ phí ghi danh trễ sau ngày 31/5/15: $175.00

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc:

Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng,

2580 Tecumseh St.

Baton Rouge, LA 70805

(225) 802-4153, hay (225) 302-7457

E-mail: nvhungicm@yahoo.com

UBGLVN trân trọng kính mời.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Muá Lân
Nguyễn Bá Khanh
22:19 13/02/2015
MUÁ LÂN
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
(Hình chụp tại chợ Tết Little Saigon, O.C)

Cuối năm chợ Tết của ta
Múa Lân đốt pháo Bolsa tưng bừng.
(nđc)