Ngày 12-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 12/02/2015
VIÊN NGỌC QUÝ TRÊN TRỜI
N2T

Có một người làm ăn buôn bán phải đi xa để thương lượng cuộc buôn bán quan trọng, khi ông đi thì con trai ông ta ở nhà bị chết bất đắc kỳ tử.
Sau khi ông ta về nhà, vợ nói với ông:
- “Nếu như có người đưa viên ngọc quý có giá trị nhờ chúng ta bảo quản, mà hôm nay chủ nhân của viên ngọc quý ấy đến đòi lại, thì tôi phải làm sao đây ?”
Ông chồng trả lời:
- “Đương nhiên là phải trả lại cho nguyên chủ.”
Vợ nói:
- “Hôm nay thượng đế lấy viên ngọc quý của chúng ta đem về trời rồi.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Con cái là viên ngọc quý mà Thiên Chúa trao cho bố mẹ gìn giữ chăm nom, để nó lớn lên trở nên một con người trưởng thành tỏa sáng đước hạnh và có ích cho xã hội và Giáo Hội, rồi sẽ có một ngày Thiên Chúa đòi lại viên ngọc ấy với tất cả những vẻ đẹp của nó.
Nhưng thời nay có những cha mẹ không trân quý con cái mình:
- Có những cha mẹ vì ích kỷ hưởng thụ cuộc sống, nên giết chết con mình ngay khi chúng là bào thai nằm trong bụng mình – sẽ có một ngày Thiên Chúa đòi lại món nợ này.
- Có những thanh niên nam nữ vì sống trụy lạc, ăn ở với nhau trước khi kết hôn (gọi là sống thử), nên thường đi phá thai, trở thành tên đồ tể giết chết con đang còn trong bụng mình – sẽ có một ngày Thiên Chúa đòi lại món nợ này.
- Có những cha mẹ dù Thiên Chúa ban cho họ rất đầy đủ điều kiện để họ nuôi dạy con cái, nhưng họ không dạy dỗ, không mài giũa cho con mình trở thành người tốt, mà lại để chúng nó trở nên những gương xấu cho nhiều người qua những hành vi tội lỗi của chúng nó – sẽ có một ngày Thiên Chúa đòi lại món nợ này.
- Có những cha mẹ vì nuông chiều con mình, nên cung phụng cho chúng nó quá dư thừa và khuyến khích nó muốn gì thì chứ việc, thế là nó trở thành những mầm mống những tội ác – sẽ có một ngày Thiên Chúa đòi lại món nợ này...
Con cái là hồng ân của Thiên Chúa ban cho cha mẹ, con cái là những viên ngọc quý, bởi chúng nó cũng là những sinh linh được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, là kết quả tình yêu của bố mẹ, và sẽ có một ngày Thiên Chúa sẽ đòi lại với tất cả những vẽ đẹp phần hồn và phần xác của nó.
Con người ta ai cũng phải có một ngày phải đem trả lại cho Thiên Chúa những gì mà Ngài đã ban cho họ, ngày đó chính là ngày phán xét vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:09 12/02/2015
N2T

20. Muốn biết trong lòng chúng ta có bao nhiêu lửa yêu mến, thì hoàn toàn nên coi chúng ta đối với bản thân mình như thế nào.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Niềm vui tăng
Lm Vũđình Tường
05:14 12/02/2015
Khi nhận được tin vui sẽ có hai sự kiện xảy ra trong tim ta. Một là niềm vui làm cho tim ta thổn thức khôn nguôi. Một khi niềm vui làm cho con tim thổn thức thì con tim không thể cầm giữ niềm vui rộn ràng đó cho chính nó nhưng nó đòi được bộc phát ra, chia sẻ với thân nhân, thân hữu. Điều kì lạ là càng chia sẻ niềm vui thì niềm vui đó càng lớn mạnh và rộn ràng hơn. Đây chính là kinh nghiệm bản thân anh chàng mắc bệnh phong hủi trong sách Thánh Macô 1-40-50. Thời đó ai mắc bệnh cùi hủi coi như đời tàn vì không những bệnh nan y mà còn bị loại ra khỏi cộng đoàn đang sống. Bệnh khiến mọi người kinh tởm, sợ, tránh xa vì sợ lây bệnh nên đẩy người bệnh ra khỏi cộng đoàn. Một hiểu lầm tai hại, giết người đáng tiếc là xã hội thời đó liệt kẻ bệnh vào hàng tội lỗi, bị trừng phạt bệnh nan y.

Người phong hủi gặp Đức Kitô và xin Ngài chữa lành. Đức Kitô tỏ lòng thương chữa anh lành bệnh. Ngài dặn anh giữ im lặng đừng nói cho công chúng nhưng báo cho linh mục và dâng lễ vật tạ ơn. Báo cho linh mục để anh được công nhận và đón trở về cộng đoàn. Dâng lễ vật tạ ơn để nói lên tâm tình tạ ơn của anh với Thiên Chúa. Niềm vui của anh quá lớn, trào dâng anh đã làm nửađiều Đức Kitô dặn, dâng lễ vật, còn im tiếng thì không. Anh lên tiếng ca tụng Thiên Chúa trước đám đông. Kết quả của việc không vâng lời dẫn đến hậu quả.

(Đức Kitô) không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người c.45

Đức Kitô ngăn cấm người phong hủi nói về Đức Kitô vì anh không biết rõ Ngài lài ai. Thực ra không phải mình anh mà hầu như không ai biết rõ về Đức Kitô và sứ mạng của Ngài. Người gọi Ngài là tiên tri đại tài; kẻ khác bác sĩ lừng danh; người nữa một thanh niên đạo đức; một số cho Ngài là nhà lãnh đạo đầy triển vọng xuất hiện đến giải thoát dân chúng khỏi ách đô hộ của hoàng đế Roma. Đức Kitô xuống thế không phải làm những điều như người ta tưởng. Sứ mạng của Ngài là mang tình yêu Chúa đến tha nhân. Sứ mạng Ngài là đem con người ra Ánh Sáng thoát bóng tối sự chết. Sứ mạng Ngài là giải thoát con người khỏi nô lệ của ma quỉ. Sứ mạng Ngài là dậy con người biết vâng phục Thánh Ý Chúa Cha.

Đức Kitô ngăn cấm người phong hủi nói về Người bởi thời gian được chọn mặc khải Đức Kitô là ai là do chính Đức Kitô chọn, không phải ma quỉ hay con người có quyền chọn lựa mà Chính Chúa. Vì thế Đức Kitô ngăn cấm ma quỉ nói Ngài là ai. Thiên Chúa là Đấng duy nhất quyết định khi nào đến lúc mặc khải về Ngài. Ngày nay chúng ta biết thời gian mặc khải Đức Kitô là Con Thiên Chúa xảy ra sau Phục Sinh. Sau khi chịu khổ hình thập giá và sống lại vinh quang là lúc Đức Kitô tỏ vinh quang của Ngài một cách rõ ràng cho muôn dân. Đức Kitô dậy các môn đệ làm điều đó khi sai các ông đi rao giảng về Đức Kitô.

Có lẽ những ai đã từng biết người bị phong hủi trước kia nay thấy anh bình phục mừng thay cho anh và cùng với anh loan tin vui đó cho mọi người. Còn người đi đường không biết khi thấy anh vui mừng, rạng rỡ. Họ kinh ngạc và hỏi nhau điều chi làm cho con người mạnh khoẻ vui hơn hội xuân thế. Đức Kitô không những chữa anh lành bệnh mà còn phục hồi chức vị thành viên cộng đoàn, ban cho anh đời sống mới, con tim hoan lạc và ban thêm niềm tin nhỏ xíu của anh thành một người đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.

Chúng ta đừng ngạc nhiên khi cầu xin Đức Kitô chữa bệnh cho mình hoặc thân nhân mà có khi lời cầu xin được nhận lời; khi không được Chúa đáp ứng. Đức Kitô chữa bệnh để tỏ lộ quyền năng của Thiên Chúa trên bệnh tật và sự dữ, thần ác. Sứ mạng cao cả của Đức Kitô là ban ơn cứu độ cho muôn dân, giải thoát họ khỏi xiềng xích tội lỗi và chỉ dẫn con đường về cùng Chúa Cha. Đấng có quyền quyết định cho gì, cho bao nhiêu, lúc nào thuộc về Chúa là Đấng ban phát, không phải kẻ xin là chúng ta có quyền quyết định. Kẻ xin chỉ biết đón nhận với tâm tình tạ ơn, miệng cao rao ca tụng Thiên Chúa, như người phong hủi đã làm.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Thoáng tản mản về Đời Sống Thánh Hiến
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:38 12/02/2015
THOÁNG TẢN MẠN VỀ ĐỜI THÁNH HIẾN

Giáo Hội Công Giáo đã bước vào năm thánh hóa đời thánh hiến và Giáo Hội Công Giáo Việt nam cũng đã khai mở năm tân Phúc Âm hóa đời sống cộng đoàn giáo xứ và cộng đoàn đời sống thánh hiến. Thử hỏi rằng đời sống tận hiến tu trì, cách riêng trong Công Giáo còn có vai trò và ý nghĩa nào đối với nhân loại hôm nay?

Người ta vốn hiểu một cách phổ thông: tu là sửa. Đi tu là chọn con đường sửa mình. Sửa mình để làm nền tảng cho những hoạt động lớn lao hơn. Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Sửa mình để rồi mưu ích cho tha nhân, cho xã hội. Anh em Phật tử thì chọn con đường đi tu để giác ngộ, cách riêng với phái Đại Thừa thì giác ngã để giác tha… Theo nhãn quan Kitô giáo đi tu là chọn một con đường, một cách thế theo sát Đức Kitô hơn trên con đường sống đức ái, là phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân cách triệt đễ và hữu hiệu hơn. Và con đường tu sĩ tự nguyện chọn theo sát Đức Kitô hơn đó là các lời khuyên Phúc Âm: Vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh.

Đức vâng phục của chúng ta có trở nên một nguyên cớ để người ta cho mình là thiếu trách nhiệm, là chưa trưởng thành? Phải chăng có đó khá nhiều tu sĩ sống thiếu bản lĩnh, sống không có lập trường, sai đâu thì đánh đó? Họ nại cớ vâng phục để rồi luời biếng suy nghĩ về chương trình hành động, nại cớ vâng phục để rồi hành động một cách thiếu tinh thần trách nhiệm? Sự đơn sơ phó thác phải chăng đã có lúc trở thành tấm màn che đậy một tinh thần, một thái độ ấu trĩ?

Nếu giả như điều này là hiện thực thì không duy chỉ có phần lỗi của các tu sĩ bề dưới mà còn có phần lỗi lớn của các vị đứng đầu tập thể lớn nhỏ. Chúng ta đã từng lầm tưởng và có thể đang in trí rằng: ý bề trên là ý Chúa. Đã là ý chúa thì không thể sai lầm. Đã là ý Chúa thì phải nhất nhất tuân hành, không một ý kiến phản hồi hay góp ý. Chưa kể đến chuyện nếu dám to gan “thắc mắc” trước ý bề trên thì dễ bị quy chụp là chống đối, lỗi đức vâng lời. Chúa thường hướng dẫn chúng ta qua bề trên. Nhưng xin đừng đồng nhất ý bề trên là ý Chúa. Nếu vậy thì đâu có chuyện Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rất nhiều lần lên tiếng xin lỗi. Phận bề dưới, chúng ta cần tìm và đón nhận ý Chúa qua ý bề trên. “Điều ấy xảy đến thế nào được vì tôi không biết đến chuyện phu thê!” (Lc 1,34). Đức Maria, Mẹ chúng ta quả là to gan khi dám cật vấn cả Thiên sứ. Ngay trong một cộng đoàn nhỏ bé, thử hỏi chúng ta có thực tâm đem việc chung ra thảo luận hay không? Ngoại trừ các em thỉnh sinh, các em thanh tuyển, thiết tưởng rằng tuổi đời của các khấn sinh, dù là khấn tạm hiện nay không thể nói là còn non nớt. Thực tế đang còn đó nhiều vị đã vĩnh khấn, đã lãnh nhận thiên chức linh mục mà vẫn bị xem như là chưa trưởng thành!

Đức khó nghèo của chúng ta đã trở nên dấu chỉ khả tín về Thầy Chí Thánh, Đấng tự nguyện trở nên nghèo khó để cho muôn dân được nên phong phú và giàu có chưa? (x.2Cr 8,9). Cái chuyện “khó mà nghèo” dù là chuyện khôi hài vỉa hè nhưng cũng đủ nói lên hiện trạng của đời tu, nhất là hiện nay. Thậm chí có người dám hóm hỉnh rằng cả Đức Chúa Trời Ba Ngôi cũng không biết dòng Tên vâng phục ai? Dòng Đaminh, Dòng Chúa Cứu Thế thuyết giảng chuyện gì và dòng Phanxicô có bao nhiêu tiền?

Vẫn có đó nhiều tu sĩ an tâm vì vật sở hữu không nhiều, nhưng lại đang được sử dụng quá nhiều phương tiện vật chất mà cả người trung lưu có mơ cũng chẳng được. Ngay cả bà con tín hữu trong đạo cũng mang tâm thức rằng các cha nhiều tiền, các thầy, các sơ thì thiếu gì tiền! Hội Thánh vốn tự xưng là tập thể những người nghèo và sống ưu tiên cho người nghèo thế mà thực tế thì sao đây? Tu sĩ chúng ta sống đức nghèo khó như thế nào? Có người nại đến Tin Mừng Matthêu để chỉ hài lòng về sự khó nghèo trong tinh thần. Nhưng xin đừng quên Tin mừng Luca nói rõ về sự khó nghèo toàn diện (x.Mt 5,3; Lc 6,20).

Nào chúng ta nói đến Đức Khiết tịnh. Đây quả là một ưu phẩm của giới tu trì trước mặt người thế gian. Hy sinh cảnh sống ấm êm của đời hôn nhân gia đình quả là một hiến dâng quảng đại. Để đề cao công lao và nhân đức của một lãnh tụ nào đó người ta thường tuyệt đối hóa sự hy sinh này. Tuy nhiên vẫn còn đó cái dấu hỏi ngầm rằng họ có thể vượt qua sự đòi hỏi bình thường kiếp nhân sinh chăng? Chúng ta cần thú nhận sự hạn chế của bản thân trong kiếp người. Không một ai có thể tự hào mình đã, đang và sẽ lướt thắng mọi chước cám dỗ lỗi đức khiết tịnh cách này cách khác. Là tu sĩ, phải chăng chúng ta nên có một cái nhìn đúng đắn về lời khấn khiết tịnh. Vô tri thì bất mộ. Cũng có thể nói thêm: vô tri thì bất khả hành.

Ta giữ đức vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh không phải là vì chính sự khiết tịnh, khó nghèo hay vâng phục, mà là để theo sát Đức Kitô trên con đường sống đức ái trọn hảo. Không gì hơn, hãy xét xem Đức Giêsu sống vâng phục, khó nghèo, khiết tịnh để yêu mến Cha và yêu thương nhân loại như thế nào.

- Chúa Giêsu không ngồi chờ Cha phán mà nỗ lực tìm kiếm thánh ý Cha hằng ngày. Nguời tìm kiếm thánh ý Cha bằng những giờ cầu nguyện liên lỉ từ sáng sớm hay đêm về ở các nơi thanh vắng. Người tìm kiếm thánh ý Cha qua việc tiếp xúc với tha nhân. Chẳng hạn qua sự kiên trì và khiêm hạ của người mẹ xứ Canaan có đứa con gái bị quỷ ám (x.Mt 15,21-28; Mc 7,24-30), qua thái độ quảng đại dâng hiến của bà góa nghèo ở Đền thờ Giêrusalem (x.Lc 21,1-4; Mc 41-42), qua niềm tin kiên vững của viên đại đội trưởng (x.Mt 8,5-13; Lc 7,1-10). Biết được ý Cha trên trời thì không đợi Cha sai bảo, Người tích cực thực hiện cho dù nhiều khi phải trả với giá đau thương. Và Người đã nhận ra con đường Người đi là “Hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28), để thế gian qua Người mà tin vào tình yêu của Cha trên trời hầu được cứu độ (x. Ga 3,16-18).

- Chúa Giêsu tự nguyện làm kẻ “không có chỗ gối đầu” không phải để coi thường vật chất của cải, nhưng để có điều kiện đến với nhiều người, đến với người bất hạnh, cô thế cô thân trong sự đồng cảm, đồng thân, đồng phận. Đức khó nghèo của Người hiển sáng khi người tự nguyện nên đồng hàng với tội nhân để nâng tội nhân lên từ đáy sâu bùn lầy tội lỗi. Người không chỉ khó nghèo trong sở hữu, trong sử dụng mà đặc biệt là trong hiện hữu. Thánh Phaolô Tông Đồ đã triển khai ý tưởng này trong bài ca tự hủy gửi giáo đoàn Philipphê: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân…” (Pl 2, 6-11).

- Chúa Giêsu đã sống khiết tịnh khi tích cực đón nhận mọi người, mọi giới làm anh chị em của mình, làm bạn hữu của mình. Sự khiết tịnh của Người được tỏ bày bằng việc Người đón nhận mà không giữ riêng cho mình nhưng dâng lại tất cả cho Chúa Cha. Sự khiết tịnh của Người thể hiện bằng việc Người làm cho những người mà Người yêu mến được triển nở và sinh hoa kết trái dồi dào. Sự khiết tịnh của Người lên đến đỉnh cao khi Người tự nguyện ra đi để cho những người mà Người yêu mến được ích lợi hơn. “Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em” (Ga 16,7). Một tình yêu đượm đức khiết tịnh là khi ta làm cho người mình yêu nên đáng yêu hơn, được nhiều người yêu mến hơn và có khả năng yêu mến nhiều người khác hơn. Một điều dường như tưởng là khôn ngoan của những vị có trách nhiệm đó là gìn giữ các thành viên dưới mình cách độc quyền. Sự độc quyền ngay cả trong tình yêu cũng là lỗi đức khiết tịnh đó. Và một trong những biểu hiện bên ngoài đó là thấy khó chịu khi một thành viên nào đó được người khác yêu thương hơn mình. Thế là lấy sự khôn ngoan ra để ngăn cản, để la lối, để chỉ trích…

Điểm tới của các lời khuyên Phúc Âm đó là Đức ái. Tu sĩ nam nữ tự nguyện theo sát Đức Kitô để sống yêu thương cách cụ thể, hữu hiệu và đích thực hơn. Tình yêu này bắt nguồn từ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tuy là Ba Ngôi riêng biệt, khác biệt, nhưng cùng một bản tính, cùng một vinh quang, danh dự và uy quyền nên chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Mầu nhiệm khôn dò này mời gọi chúng ta sống tình yêu thương cách cụ thể và thiết thực ngay từ chính cộng đoàn của mình. Chính vì thế mà bất cứ Hội Dòng nào cũng đề cao tính cộng đoàn.

Cộng đoàn là nơi các tu sĩ thể hiện tình yêu cách rõ nét. Cùng với cộng đoàn và trong cộng đoàn, các tu sĩ ngày một hoàn thiện trên con đường sống đức ái. Tuy nhiên cộng đoàn ở đây không phải là cộng đoàn khép kín nhưng phải là cộng đoàn mở. Tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là một tình yêu trọn hảo. Và Tình yêu ấy đã mở ra với các loài thụ tạo, cách riêng với loài người, hình ảnh của chính Thiên Chúa. Để phản ánh phần nào tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa, xin đề xuất một vài gợi ý:

Cần thường xuyên củng cố và tăng cường tình liên đới và hiệp nhất giữa các thành viên trong các cộng đoàn dòng tu. Đặc biệt cần lưu tâm đến những thành viên kém may mắn, hoặc bị hạn chế mặt này mặt kia. Tôi thường nửa thật nửa đùa với quý tu sĩ khi có dịp nói chuyện rằng: Đời đã đủ cảnh khổ rồi. Xin đừng hành khổ nhau. Và chúng ta cũng đừng quên người ta sẽ nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa Kitô bằng chính đời sống yêu thương, liên đới, hiệp nhất giữa chúng ta (x.Ga 13,35).

Khi có một công việc tốt lành nào đó, chúng ta nên tạo dịp để có nhiều thành viên tham gia, góp phần. Xin đừng để bất cứ một ai trong cộng đoàn mang mặc cảm mình là người bất tài và vô dụng. “Yêu nhau không phải là ngồi nhìn nhau mà cùng nhau nhìn về một hướng” (St. Exupéry). Nhất là khi cùng nhau hướng về một điều thiện hảo nào đó thì sự hiệp nhất sẽ hình thành và được củng cố.

Hiệp thông, cộng tác trong tinh thần liên đới với các thành viên khác dòng. Đây là một vấn đề gai góc khó vượt qua. Xưa cũng như nay, đã có đó tình trạng đố kỵ giữa các hội dòng trong việc mục vụ cũng như truyền giáo. Lịch sử Hội Thánh Việt Nam đã từng ghi lại hiện thực này. Chuyện hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ, phải chăng cũng vương vấn trong đời sống các dòng tu?

Xin được nhắc lại chân lý rút ra từ tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyên lý và cứu cánh của mọi vật, mọi loài, của đời người, cách riêng của đời tận hiến đó là không một điều tốt đẹp nào là thành quả công lao của riêng một ai. Như thế, nếu có sự độc quyền trong việc tốt, điều lành thì điều ấy, việc ấy không tốt và cũng chẳng lành. Chước cám dỗ độc quyền, độc tôn, tự cho mình là bất khả thay thế luôn là chước cám dỗ khó cưỡng khiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô dịp cuối năm 2014 vừa qua đã đặc biệt lưu ý giáo triều Roma và Ngài đã đưa nó thành căn bệnh hàng đầu trong 15 căn bệnh mà những người có quyền chức thường vương phải.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khai mạc công nghị Hồng Y
Lm. Trần Đức Anh OP
12:07 12/02/2015
VATICAN. Lúc 9 giờ sáng 12-2-2015, ĐTC đã khai mạc công nghị ngoại thường của Hồng Y đoàn và đề cao mục đích cuộc cải tổ các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Trong số 165 vị hiện diện tại Công nghị ở Hội trường Thượng HĐGM ở Nội thành Vatican cũng có 20 tiến chức Hồng Y sẽ được bổ nhiệm thứ bẩy ngày 14-2-2015, trong đó có ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội.

Trong lời mở đầu sau kinh giờ Ba, ĐHY niên trưởng Angelo Sodano đã chào mừng Đức Thánh Cha và cho biết các Hồng Y cộng tác với ngài trong việc cải tổ Giáo triều Roma. Ngài cũng nói là có 25 HY xin kiếu không đến dự công nghị vì lý do già yếu.

Tiếp lời, ĐTC đã chào mừng 20 vị HY tân cử và cám ơn các HY khác đã đến tham dự. Đặc biệt ngài cám ơn Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn cũng như Đức Cha Marcello Semeraro GM giáo phận Albano, Tổng thư ký của Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn, đồng thời cũng là vị trình bày tổng hợp tiến trình làm việc trong những tháng qua của Hội đồng HY này nhắm đạt tới một dự thảo Tông hiến mới cải tổ giáo triều Roma. ĐTC nói:

”Mục đích cần đạt tới vẫn luôn là tạo điều kiện để có sự hòa hợp nhiều hơn trong hoạt động của các cơ quan Trung ương Tòa Thánh, để thực hiện một sự cộng tác hữu hiệu hơn trong sự minh bạch tuyệt đối, kiến tạo công nghị tính và đoàn thể tính chân thực.”

ĐTC minh xác rằng: Cuộc cải tổ tự nó không là một mục tiêu, nhưng là một phương thế để làm chứng tá Kitô mạnh mẽ hơn, để đạt tới sự loan báo Tin Mừng hữu hiệu hơn, để thăng tiến tinh thần đại kết phong phú hơn, để khích lệ một cuộc đối thoại xây dựng hơn với mọi người. Cuộc cải tổ này, vốn được đại đa số các Hồng Y nồng nhiệt mong ước trong các phiên họp trước mật nghị bầu giáo hoàng, phải củng cố hơn nữa căn tính của Giáo triều Roma, nghĩa là phụ giúp Người Kế Vị Thánh Phêrô trong việc thi hành nhiệm vụ mục tử tối cao hầu mưu ích và phục vụ Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương. Nhờ sứ vụ này, sự hiệp nhất đức tin, tình hiệp thông của Dân Chúa được củng cố và sứ mạng của Giáo Hội trên thế giới được củng cố.

ĐTC nhìn nhận rằng: ”Chắc chắn đạt tới mục tiêu ấy không phải là điều dễ dàng, nó đòi phải có thời gian, sự quyết tâm, và nhất là sự cộng tác của tất cả mọi người. Nhưng để thực hiện điều này, trước tiên chúng ta phải tín thác nơi Chúa Thánh Linh, là Đấng thực sự hướng dẫn Giáo Hội, và khẩn cầu Chúa ban ơn phân đích chân thực.”

Trong phiên họp, ĐHY Rodriguez Maradiaga, SDB, Điều hợp viên nhóm 9 Hồng Y cố vấn, đã gợi lại tiến trình lịch sử của Hội đồng này, rồi Đức Cha Semeraro đã trình bày cho Hồng Y đoàn công việc và các ý kiến của Hội đồng Hồng Y cố vấn, trước khi các Hồng Y góp ý kiến. Có 12 vị lên tiếng phát biểu.

Phiên phiên họp đầu tiên kết thúc lúc 12 giờ rưỡi. ĐTC đã tiếp kiến bà Sgahindokht, Phó Tổng Tổng cộng hòa Hồi giáo Iran, trước khi bà hội kiến với ĐHY Quốc vụ khanh Parolin.
Ban chiều, các Hồng Y tái nhóm từ lúc 5 giờ đến 7 giờ chiều.

Họp báo của Cha Lombardi

Về vấn đề cải tổ Giáo triều Roma, trong cuộc họp báo hôm 11-2-2015 Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhấn mạnh rằng chưa hề có dự thảo Tông hiến mới về giáo triều Roma, với danh sách tất cả các cơ quan trung ương Tòa Thánh và trách nhiệm của các cơ quan này. Nhưng dường như đề nghị gộp một số Hội đồng Tòa Thánh lại trở nên cụ thể và có chi tiết nhiều hơn. Theo đó 2 Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân và gia đình sẽ được gộp với Hàn lâm viên Tòa Thánh về sự sống thành một cơ quan mới, và 3 Hội đồng về công lý hòa bình, Hội đồng bác ái Cor Unum, Mục vụ di dân và du lịch sẽ được gộp thành một cơ quan khác. Trong cuộc họp báo trưa ngày 12-2-2015, cha Lombardi nhấn mạnh nhiều hơn về việc thành lập hai cơ quan mới mà cha gọi là ”Bộ” (Congregazioni). Dầu sao tiến trình cải tổ giáo triều là một con đường dài.. Tôi thấy hình như không có nhiều ý tưởng cụ thể khác để sẵn sàng được toàn thể Hồng Y đoàn thảo luận trong dịp này.”

Trong 2 ngày Công nghị ngoại thường này, ĐHY George Pell, người Úc, Chủ tịch Văn phòng kinh tế của Tòa Thánh, tường trình cho các Hồng Y công việc của Văn phòng này và tiến trình chuẩn bị Quy chế chính thức của cơ quan này. Ngoài ra, ĐHY Sean O'Malley, dòng Capuchino, TGM Boston, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên, cũng giải thích cho Hồng Y đoàn về công việc của Ủy ban.

Theo cha Lombardi, không có dấu hiệu gì cho thấy Hồng Y đoàn sẽ chính thức thảo luận về bài của ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, đăng trên báo Quan sát viên Roma, số ra ngày 8-2 vừa qua, với tựa đề “Các tiêu chuẩn thần học để cải tổ Giáo Hội và Giáo triều Roma”. Trong bài này, ĐHY Mueller khẳng định rằng: ”Giáo triều Roma không phải chỉ là một cơ cấu hành chánh, nhưng nòng cốt là một tổ chức tinh thần ăn rễ trong sứ mạng đặc thù của Giáo Hội Roma, được thánh hóa bằng cuộc tử đạo của Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ... Giáo triều Roma làm cố vấn và giúp ngài thi hành sứ mạng thủ lãnh Giáo Hội hoàn vũ”. ĐHY cũng khẳng định rằng ”Thượng HĐGM, các HĐGM cũng như Liên hiệp các Giáo Hội địa phương thuộc về một phân loại thần học khác với Giáo triều Roma”.

Đức Cha Marcello Semerano nói rằng mình không biết cần thời gian bao lâu để thi hành các cuộc cải tổ, tuy nhiên, Cha Lombardi cho biết Hội đồng 9 HY cố vấn sẽ tái nhóm khóa họp thứ 9 từ ngày 13 đến 15-4 tới đây.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô tới thăm khu ổ chuột Cầu Vồng.
Trần Mạnh Trác
12:42 12/02/2015


Nhận thấy Đức Thánh Cha Phanxicô thường hay thực hiện những nghĩa cử bất ngờ như gọi điện thoại cho ai đó hay ghé thăm an ủi đám dân nghèo, có người đã màu mè mong ước rằng phải chi năm tới Đức Thánh Cha sẽ có thể thăm viếng Việt Nam ta.

Người Nước ta chưa thể gọi được là giầu, dù cho là ở quốc nội hay quốc ngoại. Trong nước, người mang nhãn hiệu Công Giáo không có cơ hội thăng tiến vì bị xếp hạng là thành phần phản động. Còn ở quốc ngoại, làm thân di cư, cho dù chăm chỉ hơn người bản xứ, nhưng cũng chưa thể sánh được với những người có gốc rể từ 3 hay 4 đời.

Cho nên, hễ là người Việt, chúng ta đương nhiên có đủ 'khả năng' làm 'dân nghèo' đáng được con mắt cuả Đức Thánh Cha nhòm ngó tới.

Chính vì thế mà mỗi khi nhìn thấy hình ảnh cuả Ngài ưu ái đối với những người bất hạnh, tự nhiên, là người Việt Nam, chúng ta thấy nao nao, coi như chính mình đang được ân cần thăm hỏi vậy.

Và vì thế mà mỗi khi chiếu lại hình ảnh cuả biến cố Đức Thánh Cha bất ngờ ghé thăm một khu ổ chuột ở Roma hôm Chuá Nhật vừa qua, mọi người được xem đều có một tâm tình bồi hồi cảm xúc.

Cho nên, dù đây là một tin đã muộn, nhưng chúng tôi cảm thấy cũng nên loan truyền thêm cho những ai chưa biết tới.



Theo tin tức cuả nhiều tờ báo, thì ngày 8 tháng 2 vừa qua, trên đường đi dâng lễ tại ngôi nhà thờ nhỏ San Michele Arcangelo cuả vùng ngoại ô Roma, Đức Thánh Cha đã bất ngờ ghé thăm một khu ổ chuột gần đấy, làm cho cư dân cuả khu sửng sốt và bật khóc.

"Chúng tôi đã quên rằng mình có thể khóc vì vui mừng," theo lời một cư dân là cô Gianna Iasilli. "Chúng tôi thường khóc vì xấu hổ hay vì đau đớn. Nhưng hôm nay, chúng tôi nhớ lại rằng chúng tôi có thể khóc vì vui mừng. Đây là ngày đẹp nhất trong đời chúng tôi."

Khu ổ chuột được thiết lập từ năm 1930, để tạm chứa những người vô gia cư, là những nạn nhân bị tịch thu nhà cửa trong chương trình chỉnh trang đô thị cuả chính quyền quân phiệt Mussolini.

Ngày nay khu này trở thành một khu ổ chuột dành cho những người di dân từ nhiều nơi đến, từ Nam Mỹ, từ Ba Lan, từ Erittrea, Nga, Ukraina...phần đông không có việc và nhiều người phải ngủ trên viả hè. Người ta đặt tên là 'khu cầu vồng'. (Camp Rainbow)

Ông tài xế cuả ĐTC cho biết không ai biết trước ý định cuả ĐTC cả, trên đường, Ngài bất ngờ trao cho ông một địa chỉ để ghé thăm trước khi tới nhà thờ.

Nhưng khi tới nơi thì không ai tìm được lối vào cuả khu ổ chuột cả, cho nên ĐTC đã phải gọi điện thoại cho cha xứ Aristide Sana để hỏi đường. Tội nghiệp vị linh mục chánh xứ già, Ngài tất tưởi chạy bộ tới, may thay chỉ là vài con đường mà thôi.

Lời lẽ không diễn tả đủ cái không khí cảm động của cuộc gặp gỡ, vậy hy vọng những video sau đây sẽ giúp cho đọc giả 'cảm nghiệm' một phần nào những giây phút 'thiêng liêng' ấy.

Đoạn Video tóm lược cuả đài Vatican:



Toàn phần video cuả đài truyền hình TV2000 cuả Ý (xin nhấn vào chữ Post):













Một vài sự việc mà các cư dân vẫn còn kể lại cho nhau nghe cho đến nay:

-Nghe thấy có người chào Ngài bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC hỏi có bao nhiêu người nói được tiếng Tây Ban Nha ở đây. Mọi người hô lên “todos!” (tất cả chúng con). Ngài đã xướng kinh 'Lậy Cha' và ban phép lành bằng tiếng Tây Ban Nha.

-Những người Ukraina và Nga đã kêu xin Ngài cầu nguyện cho đất nước cuả họ đang lâm chiến với nhau.

-Một người đàn ông bị đau tay xin ngài cầu nguyện chữa lành, và Ngài đã cầm tay ông và cầu nguyện hồi lâu.

-Một người 'lính đánh thuê' đã từng đi chinh chiến ở Afghanistan xin Ngài tha tội cho anh vì anh đã không biết thương yêu.

-Một phụ nữ không ngớt kêu lên là bà ta đã phạm tôi lớn lắm, ĐTC nói với bà rằng "ai cũng có tội cả", nhưng bà ấy vẫn kêu lên mình là kẻ có tội, và ĐTC đã ban phép lành bình an cho bà.
 
Tân hồng y và tính công giáo của Giáo Hội
Vũ Van An
19:09 12/02/2015
Chọn tân Hồng Y là một cách để các vị giáo hoàng nói lên lập trường hay chủ trương của mình, và lần này, điều Đức Phanxicô muốn nói liên quan tới danh sách các tân Hồng Y của ngài rõ ràng là thực tại hoàn cầu của Đạo Công Giáo. Thực vậy, 20 vị tân Hồng Y sẽ được tấn phong vào ngày mai, 14 tháng Hai, thực tế đã phát xuất từ khắp nơi trên thế giới: Miến Điện, Cape Verde, Việt Nam.

Tuy nhiên, nơi mà người ta vốn cho rằng không có triển vọng gì có được một vị Hồng Y là một nước nhỏ xíu ở Nam Thái Bình Dương, tức Tonga, gồm tới 176 hòn đảo, nhưng tổng số dân chỉ là 100,000 người, trong đó, người Công Giáo chỉ là 15,000. Nhưng Đức Phanxicô vẫn đã dành cho họ một chỗ ngồi ở Hồng Y đoàn của Giáo Hội.

Người được chọn để chiếm chỗ ngồi đó là Đức Cha Soane Patita Paini Mafi, chỉ là vị giám mục thứ tư của cả nước và nay là Hồng Y tiên khởi. Muốn lãnh mũ Hồng Y, ngài phải vượt 11,000 hải lý, qua bốn lần đổi máy bay mới tới được Rôma!

Lựa được một vị Hồng Y từ cái chốn xa xăm hẻo lánh ấy rõ ràng đã nói hết cung cách Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tới ý nghĩa cội nguồn của chữ Công Giáo: tính phổ quát (hằng có ở khắp thế này).

Với 53 tuổi đời trở thành vị Hồng Y trẻ nhất thế giới, Đức Tân HY Mafi quả là một vị giáo sĩ theo khuôn mẫu Đức Phanxicô: không tự phụ, không chính trị và tầm thường đến “làm người ta mát lòng”. Ngài là mẫu người sẵn sàng thừa nhận rằng nỗi ân hận duy nhất được làm Hồng Y là không còn bao nhiêu thì giờ để quét dọn chuồng heo nhỏ bé của gia đình tại quê nhà.

Ấy thế nhưng Đức Tân HY Mafi rất ý thức được danh dự này. Ngài bảo: “Việc này có ý nghĩa lớn lao đối với người Tonga chúng tôi”. Ngài cho biết khi ngài trở về, cả nước dự tính sẽ có một lễ hội lớn theo kiểu Tonga. Vừa cười, ngài vừa nói: “Nhiều con heo sẽ bị giết! Nhưng tôi sẽ cố gắng cứu càng nhiều con càng hay”.

Ở Rôma, Đức Tân HY Mafi ngụ tại trụ sở Dòng Marist, là Dòng đã đem đức tin Công Giáo tới Tonga và cũng là Dòng cung cấp 3 vị giám mục đầu tiên của xứ sở. Tại đây, ngài đã dành cho tạp chí Crux một cuộc phỏng vấn.

Trong cuộc phỏng vấn trên, ngài cho biết: ngài biết tin được chọn làm Hồng Y từ em trai là Peter, người hiện đang sống tại San Francisco, làm ca trưởng tại một giáo xứ Công Giáo. Người em trai này gọi cho ngài lúc 4 giờ sáng, giờ Tonga, khiến ngài phải dậy khỏi giường để tiếp chuyện. Vì Đức Cha Mafi không hề biết gì về động thái này, nên ngài bán tín bán nghi, vội lôi chiếc laptop ra và rà trang mạng của Vatican để biết rõ sự thật.

Ngài bảo “đến làm giám mục tôi cũng khó mà tin được, chứ làm Hồng Y, có bao giờ tôi nghĩ tới, không bao giờ”.

Ngài cho biết hàng chục ngàn người Tonga thuộc mọi giai tầng xã hội gửi lời chúc mừng và cầu chúc ngài nhân dịp này, trong đó có cả Vua Tupou VI và Hoàng Hậu Nanasipau’u. Hai vị dự tính có mặt tại buổi lễ của mật nghị Hồng Y vào thứ Bẩy này.

Đức Tân HY Mafi nói rằng ngài không được chọn vì bất cứ liên hệ bản thân nào với Đức GH. Thực vậy, trước đây, ngài chỉ mới gặp Đức Phanxicô có một lần duy nhất, và rất ngắn ngủi, nhân dịp THĐ giám mục hồi mùa thu qua, chỉ để nói với Đức Phanxicô Tonga ở đâu trên bản đồ thế giới. Đức Phanxicô chỉ đáp lại: “Xa lắm, xa lắm!”

Dù phát xuất từ một nơi nhỏ bé, nhưng Đức Tân HY Mafi không phải là người “quê mùa”: ngài từng tham dự 2 THĐ giám mục thế giới: THĐ năm 2012 về Tân Phúc Âm Hóa và THĐ năm ngoái về gia đình. Chắc chắn, ngài sẽ tham dự THĐ năm nay.

Về THĐ năm ngoái, ngài nói: “tôi thích tinh thần cởi mở… Ở đấy thực sự có tình thân hữu và được tự do thảo luận. Tôi cảm thấy Thần Khí, Chúa Thánh Thần, hành động qua sự cởi mở này. Tôi vẫn còn mới và đang cần học hỏi, nhưng tôi hy vọng rằng tinh thần ấy sẽ tiếp diễn tại THĐ sắp tới”.

Về vấn đề gai góc liệu có nên cho người CG ly dị và tái hôn rước lễ hay không, Đức Tân HY Mafi cho biết: ngài không bước vào cuộc tranh luận với một chủ trương cố định. Ngài bảo: “là các mục tử, chúng tôi thường gặp những người hỏi ‘khi nào Giáo Hội nới lỏng vấn đề này? Chúng con cần được rước lễ’. Chúng tôi gặp điều này khá thường xuyên. Tôi tin việc phải biện phân, GH phải lắng nghe và cởi mở. Không phải một người quyết định. Không phải ý kiến cá nhân. Tôi tin như thế [và] tôi tiếp tục cởi mở”.

Trong thập niên 1990, Đức Tân HY Mafi vốn theo học tại ĐH Loyola ở Maryland, Mỹ. Ngài thừa nhận rằng ở tuổi 53, có lẽ ngài sẽ làm Hồng Y ít nhất cũng một phần tư thế kỷ. Có thể, ngài sẽ tham dự mật nghị Hồng Y bầu giáo hoàng 2, 3 lần nữa không biết chừng.

Ngài cho hay: ngài chưa cảm nhận được tính lớn lao của trách nhiệm, vì vẫn còn đang rất ngỡ ngàng. Nói cho ngay, theo ngài, trở thành Hồng Y không hẳn đáng sợ như khi được chọn làm giám mục năm 2007, lúc ngài buộc phải thề giữ bí mật cả một tháng trời, phải giữ kín tin tức, không dám nói cả với mẹ.

Ngài bảo: bà cố cảm thấy ngài bị điều gì đó đè nặng, nhưng không dám tọc mạch. Tuy nhiên, rồi cũng đến ngày phải thông báo. Ngài tới nhà bà cố để loan tin. Hôm ấy, ngài ăn vận y phục linh mục chỉnh tề để sau đó còn đến trình diện nhà vua vào buổi chiều.

Đức Tân HY Mafi cho biết: hôm ấy ngài xúc động đến nỗi nói không nên lời, cứ đứng một chỗ mà khóc. Mẹ ngài tưởng chuyện không lành, an ủi ngài: “có gì đâu con, con có quyết định bỏ chức linh mục thì mẹ cũng đâu có buồn!”

Dĩ nhiên, không những không bỏ chức linh mục, ngài còn được thăng thưởng trên bậc thang giáo sĩ. Khi đã hiểu chuyện, mẹ ngài cho ngài lời khuyên mà theo ngài, sẽ không giờ ngài quên được: “hãy khiêm nhường, con ạ, và ca khen và vinh danh Thiên Chúa”.

Sau khi đã thắng “vận hên” để trở thành một giám mục và một Hồng Y, Đức Tân HY Mafi biết vẫn còn một chức vụ nữa trong Đạo Công Giáo, một chức vụ cũng chưa có người Tonga nào từng làm. Nhưng ngài cho rằng ý niệm về một vị giáo hoàng người Tonga là chuyện vá biển vá trời, không thể nào có được. “Lúc đó chắc là tận thế!” Ngài cười nói thế.
 
Top Stories
The Extraordinary Consistory opens in a spirit of collaboration
ViS
12:10 12/02/2015
Vatican City, 12 February 2015 (VIS) – At 9 a.m. this morning, in the Vatican's Synod Hall, the Extraordinary Consistory of the College of Cardinals began, attended by the Holy Father and by those who will be created cardinals in next Saturday's consistory. The works will take place over two days, today and tomorrow, with sessions from 9 a.m. to 5 p.m.

Following the Terce prayer and greetings from Cardinal Angelo Sodano, dean of the College of Cardinals, the Holy Father Francis gave a brief address to those present. “Welcome to this communion, expressed in collegiality”, he began, thanking the Comission of the nine cardinals and its coordinator, Cardinal Oscar Andres Rodriguez Maradiaga and the secretary, Bishop Marcello Semeraro who presented a summary of the work carried out during these months in drafting the new Apostolic Constitution on the reform of the Curia. This summary, noted Pope Francis, “has been prepared on the basis of many suggestions, also on the part of the heads and officers of the dicasteries, alongside experts on the subject”.

“The aim is always that of promoting greater harmony in the work of the various dicasteries and offices, in order to achieve more effective collaboration in that absolute transparency that edifies authentic synodality and collegiality”, he continued, commenting that “reform is not an end in itself, but a way of giving strong Christian witness; to promote more effective evangelisation; to promote a fruitful ecumenical spirit; and to encourage a more constructive dialogue with all”.

“Reform, strongly advocated by the majority of cardinals in the context of the general congregations before the Conclave, must continue to enhance the identity of the Roman Curia itself, that is, that of assisting Peter's Successor in the exercise of his supreme pastoral office for the good and in the service of the universal Church and the particular Churches, in order to strengthen unity of faith and the communion of the people of God, and to promote the mission of the Church in the world”, continued the Pontiff.

“Certainly, reaching this objective is not easy: it requires time, determination and, above all, the collaboration of all. But to achieve this we must first of all trust in the Holy Spirit, Who is the true guide of the Church, imploring in prayer the gift of authentic discernment”, he concluded. “With this spirit of collaboration our meeting begins; it will be fruitful thanks to the contribution that each one of us is able to express with parrhesia, fidelity to the Magisterium and the awareness that all this contributes to the supreme law, that is, the 'salus animarum'. Thank you”.
 
Reform of the Curia, at the centre of the Extraordinary Consistory
ViS
12:10 12/02/2015
Vatican City, 12 February 2015 (VIS) – A total of 165 cardinals participated in this morning's first session of the Extraordinary Consistory with the Holy Father. Twenty-five were unable to attend due to illness or other serious problems, according to a report from the director of the Holy See Press Office, Fr. Federico Lombardi, S.J., following the morning meeting.

Cardinal Oscar Andres Rodriguez Maradiaga explained that the meeting of the Council of Cardinals (the so-called “C9”) which came to an end yesterday afternoon, focused primarily but not exclusively on the reform of the Curia; other themes addressed were the regulation of the Synod, the work of the Commission for the Protection of Minors, and relations with the economic entities of the Holy See (COSEA and IOR).

Bishop Marcello Semeraro, secretary of the C9, presented the main lines of reform of the Roman Curia, in the light of the meeting of heads of the dicasteries that took place in November 2014. The issues to be considered are the functions of the Roman Curia, its relationship with other entities such as the episcopal conferences, the criteria for rationalisation and simplification that must guide it in its tasks, the Secretariat of State, the coordination of the dicasteries of the Curia, the relationship between religious and laypersons and the procedures that must govern the preparation of the new constitution.

Reference was also made to the institution of two congregations. The first would encompass those organisms that until now have been concerned with the laity, the family and life. The second would deal with matters linked to charity, justice and peace. The collaboration of the Pontifical Councils and Academies dedicated to these themes could be strengthened.

Twelve prelates intervened during the morning session, observed Fr. Lombardi: mainly cardinals who have a profound knowledge of the workings of the Curia, although there have been contributions from a diverse range of contexts. It has been observed that reform is twofold, theological and juridical, and many of its assumptions relate to canon law and ecclesiastical jurisdiction, as well as relationships with the episcopates. It was also noted that the Pope is assisted not only by the Curia, but also by the College of Cardinals and the Synod of Bishops. In this regard, the themes of synodality and collegiality were discussed, and preference was expressed for the latter denomination rather than the former.

The issue of the ongoing training of staff of the Roman Curia was not overlooked, and consideration was given to the possibility of a rotation of duties to counteract routine. In this sector, both favourable and contrary opinions were expressed by the cardinals, who emphasised that some fields require a high level of specialisation and that for this reason, change would be inadvisable.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN-Nam Úc, gói Bánh Chưng Việt Hương đón Tết, mừng Xuân
Jos. Vĩnh SA
02:27 12/02/2015
Hằng năm cứ vào dịp Tết đến, Xuân về, thì các thiện nguyện viên của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc lại tấp nập rủ nhau đến trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka trong thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang South Australia tham gia gói bánh chưng đón Tết, mừng Xuân và sản xuất ra thị trường cho bà con Đồng Hương mua về cúng giỗ Tổ Tiên trong ba ngày Tết và cũng là dịp để Cộng Đồng gây quỹ trùng tu và xây dựng trung tâm.

Năm nay Cộng Đồng khởi sự gói bánh Chưng từ ngày 07 tháng Hai năm 2015.

Sáng thứ Bảy vừa qua, CĐ đã khai trương gói Bánh Chưng, được Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm CĐ đến cầu nguyện, chúc lành và cổ võ tinh thần qúi bà con thiện nguyện viên.

Hàng ngày, có khoảng trên dưới bảy, tám chục thiện nguyện viên tham gia gói bánh chưng, đến trung tâm từ lúc 4 giờ 30 sáng.

Số đông quí cụ không biết lái xe, đã được Ban Chấp Hành các họ đạo và các tài xế tình nguyện chở đến gói bánh chưng cho đến trưa mới về nhà, và đến chiều tối, sau giờ làm việc cũng có vài chục thanh niên tới tham gia vớt bánh từ lò nấu ra, rửa sạch, rồi xếp lên giàn ép, cho tới khuya mới tan hàng. Mọi người tham gia đều thích thú, nói giỡn, cười đùa, rất vui vẻ và rôm rả.

Cộng Đồng tổ chức gói Bánh Chưng đón Xuân, nhằm những mục đích, chính là:

-Để qúi bô lão có dịp hàn huyên tâm sự, khi đón Tết nhớ quê hương.

-Để bảo tồn Văn Hóa, tập quán phong tục Việt Nam.

-Thứ đến là gây quĩ xây cất và trùng tu trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, một trung tâm sinh hoạt lớn của Cộng Đồng.

Bánh chưng Việt Hương đã được đồng hương Việt Nam tại Adelaide Nam Úc mến mộ trên 30 năm qua và rất nổi tiếng tại Nam Úc.

Nam Úc lừng danh rượu vang đỏ

Việt Hương nổi tiếng bánh chưng xanh


Mỗi năm Cộng Đồng thu hoạch lãi xuất được vài chục ngàn dollars. Có năm CĐ đã kiếm được trên 50,000 dollars, chỉ họn một tuần lễ, sau khi đã trừ các chi phí.

Lãi xuất gói bánh chưng là do một phần hỗ trợ của một số Mạnh Thường Quân tặng thực phẩm và sự hy sinh công sức của đa số các bô lão và bà con trong Cộng Đồng, với chủ trương: “Lấy công làm lời”.

Qua nhiều năm kinh nghiệm trong công tác gói bánh. Hiện nay Nam Úc có kỹ thuật gói bánh chưng khá thuần nhuyễn, làm theo kiểu sản xuất giây chuyền dựa theo phương pháp Taylor. Từ công tác, vo gạo, luộc lá, lau lá, đặt lá trong khuôn, đổ gạo vào khuôn, đặt nhân thịt đậu, gói và luộc, ép bánh, làm thẩm mỹ bánh, dán nhãn, rồi chuyển ra thị trường đều được chuyền tay nhau theo thứ tự giây chuyền. Các cụ ông, cụ bà, đều am tường các công việc theo thứ tự luân chuyển.

Các nhân viên gói bánh đều tỏ ra vui vẻ: Vừa làm, vừa chuyện trò, đủ thứ chuyện từ trong nước ra đến hải ngoại, với bầu không khí tưng bừng của buổi lễ hội Tết.

CĐ có hai giàn ép bánh chưng tự động, đã được các chuyên viên của Cộng Đồng thiết kế và cải tiến, ép bằng kích thủy điều (hydraulic), có thể ép mỗi lần lên đến 600 bánh. Bánh Chưng được xếp trên giàn ép. Ép qua một đêm cho đúng khuôn tấc. Sau đó bánh được lấy ra lau chùi sạch sẽ, trang trí rồi dán nhãn hiệu, chuyển ra thị trường.

Nhãn hiệu được vẽ kiểu Logo đặc trưng của CĐ và in bằng plastic polymer màu, không thấm nước.

Tiểu ban phân phối bánh chưng làm việc rất bận rộn, luôn miệng trả lời những cú điện thoại đặt bánh và giao bánh.

Mỗi năm, đến ngày cận Tết là bánh chưng đã bán hết trên thị trường. Do đó khi vừa sản xuất, ra lò là các đồng hương đã mau mắn gọi điện thoại đến đặt hàng (order), sợ chậm trễ sẽ không còn bánh để cúng Tổ Tiên và ăn Tết.

Bánh chưng Việt Hương nổi tiếng tại thành phố Adelaide thủ phủ của tiểu bang Nam Úc từ vài chục năm qua.

Dự tính với số lượng sản xuất khoảng trên, dưới 5,000 bánh chưng phục vụ cho 20,000 đồng hương người Việt đang định cư tại tiểu bang Nam Úc.

XEM HÌNH

Cứ đến khoảng 28 hoặc 29 Tết, là bánh chưng Việt hương đã tiêu thụ hết. Có nhu cầu cần thêm nhiều bánh chưng phục vụ bà con đồng hương. Nhưng cũng phải để cho các Thiện Nguyện Viên gói bánh, có thời giờ nghỉ ngơi chuẩn bị đón Tết, nên ban sản xuất Bánh Chưng Việt Hương của CĐ quyết định chỉ sản xuất mỗi năm theo mức tiêu chuẩn cố định, không tăng, chỉ với mục đích nhằm vui Xuân và bảo tồn phong tục tập quán, bảo đảm uy tín và phẩm chất, không màng đến lợi nhuận cao. Vì thế số lượng bánh chưng sản xuất, luôn giữ ở mức cố định không thay đổi hàng chục năm nay.

Một vị khách khác tiểu bang, trước đây tới thăm quan Cộng Đồng đã tặng 4 câu thơ:

Bánh chưng Việt Hương thơm ngon béo bổ

Không ăn thì tủi hổ lắm thay

Ăn vào sức khỏe tăng ngay

Khang an trường thọ, suốt ngày vui tươi


Được biết CĐCGVN-Nam Úc đang có dự án phát triển và trùng tu trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka với kinh phí dự trù trên 3 triệu Úc Kim.

Dự án đang được duyệt xét và trông chờ vào sự đóng góp tài chánh của các tín hữu và nguồn thu từ các dịch vụ gây qũi của CĐ như: Gian hàng bán rau hàng tuần, dịch vụ gói Bánh Chưng đón Tết hàng năm, cũng thu được một nguồn lợi nhuận đáng kể.

Năm nay dịch vụ gói bánh chưng cũng mất đi một vài khuôn mặt các cụ quen thuộc. Điểm lại thấy vắng bóng một số vị tiền bối, lão làng trong nghề gói bánh chưng. Một số đã quá vãng hoặc một số đau yếu không thể đến tham gia, hoặc không hẹn ngày trở lại gói bánh chưng nữa.

Năm ngoái đã có một cụ ông ra đi ngay vào lúc buổi trưa, ngày cuối cùng gói bánh vừa chấm dứt,. Tầt cả các thiện nguyện viện gói bánh chưng, kể cả cố lão ông vừa ăn cơm trưa xong, sau đó cố lão ông lên văn phòng Cộng Đồng chuẩn bỉ lấy hành trang ra về, thì bị ngất xỉu tại đó, rồi ra đi một cách đột ngột.

Nhân dịp Tết đến, Xuân về. Cộng Đồng xin thắp nén nhang cầu nguyện và tưởng nhớ đến các vị này..
 
Các Hội đồng giáo xứ TGP Huế họp mặt
Trương Trí
09:40 12/02/2015
Sáng hôm nay 12/2/2015, tại Trung tâm Mục vụ, Tổng Giáo phận Huế đã tổ chức gặp mặt toàn thể các HĐGX thuộc Giáo phận Huế. Chương trình gặp mặt với mục đích chính là để học hỏi về Quy chế HĐGX do Đức Tổng Giám mục Giáo phận phê duyệt, và Năm Tân Phúc âm hóa đời sống Giáo xứ.

Hình ảnh

Mở đầu buổi gặp mặt, Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện Giáo phận Huế thay mặt Giáo phận phát biểu khai mạc, Ngài nói lời chào mừng Đức Tổng Giám mục, vị chủ chăn kính yêu của Giáo phận hiện diện trong ngày gặp mặt. Chào mừng quí Cha Hạt trưởng và quí Cha, và quí Chức HĐGX trong toàn Giáo phận hiện diện tại Trung tâm Mục vụ này.

Phát biểu khai mạc ngày Gặp mặt các Hội đồng Giáo xứ, Cha Tổng Đại diện nói: Hôm nay, từ khắp nơi trong Giáo phận, các HĐGX qui tụ về đây để cùng với Đức Tổng Giám mục dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ La Vang đã ban cho Giáo phận nhiều Hồng ân. Cũng trong dịp này, các HĐGX học hỏi thêm về Năm Tân Phúc âm hóa Đời sống Giáo xứ và Qui chế Hội đồng Giáo xứ.

Nhân dịp chuẩn bị đón chào năm mới, trong tâm tình và ước nguyện đó, Ban Tổ chức xin gởi đến Đức Tổng Giám mục, quí Cha và mọi người bản Trình tấu Kèn Đồng “Xuân Hy vọng” do Đội Kèn Giáo xứ Phủ Cam biểu diễn. Đồng thời xin gởi đến Đức Tổng Giám mục và quí Cha những bó hoa tươi thắm mừng Xuân mới Ất Mùi.

Thay mặt các HĐGX trong Giáo phận, mỗi Hạt cử 1 người đứng cùng với ông Mathêô Nguyễn Đình Lục Chủ tịch HĐGX Chính tòa Phủ Cam. Phát biểu mừng tuổi và chúc Tết Đức Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện và quí Cha.

Các em mẫu giáo Trường Mầm non Hồng Ngọc của Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam biểu diễn vũ khúc Mừng Xuân giúp vui trong ngày gặp mặt.

Đức Tổng Giám mục ban Huấn từ, Ngài nói: Hôm nay đã là những ngày cuối cùng của năm Giáp Ngọ, chúng ta gặp gỡ nhau, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Chúa ban cho chúng ta cuộc sống để đóng góp sức mình trong Cộng đoàn Giáo xứ.

Trong Giáo xứ, chúng ta cộng tác với Cha Quản xứ, cộng tác với nhau để phục vụ giáo xứ. Không ai có thể tự mình có thể làm nên điều gì, kể cả các Linh mục, mà phải cùng nhau cộng tác mới phát triển được cộng đoàn.

Kính chúc quí Cha, quí anh chị em cùng gia đình và Cộng đoàn Giáo xứ luôn dồi dào sức khỏe để trở thành những chứng tá của Đức Kitô.

Qui chế HĐGX đã có từ 8 năm nay rồi,đã được các Giám mục địa phương phê chuẩn, mặc dù chưa được hoàn chỉnh nhưng vẫn có thể tạm thời áp dụng. Trong thời gian tới, dần dần sẽ hoàn chỉnh hơn để một lòng một ý phục vụ Chúa và Giáo Hội.

Chúng ta phải biết hợp lực với nhau, cộng tác với nhau để làm việc mới đưa các Cộng đoàn Giáo xứ hoàn thiện. Ngay cả Chúa Giêsu khi ra giảng đạo, Ngài cũng không thể tự mình mà còn có sự trợ giúp của các Tông đồ.

Trong cuộc sống, chúng ta thấy “Ông Táo” luôn có 3 chân, không ai có thể bẻ gãy được bó đũa. Do đó chúng ta phải biết liên kết với nhau trong mọi công việc thì mới thành công.

Muốn làm việc chung, mỗi người phải loại bỏ bản tính ích kỷ và kiêu căng của các nhân. Tuy nhiên sống trong một tập thể không làm sao tránh được va chạm, chúng ta phải biết tôn trọng lẫn nhau, nương tựa vào nhau. Nhất là tránh tự cao để rồi không vừa ý là dẫn đến chống đối, phá đám công việc của người khác, cũng cần tránh độc tài trong công việc. Các buổi sinh hoạt, gặp mặt, sẽ thống nhất được ý kiến chung để làm cho công việc được trôi chảy. Tính ghen tị là những nọc độc, những vi rút phá hoại sự phát triển.

Đường hướng của Giáo Hội là phục vụ, không nên nghĩ đến danh lợi, quyền lợi của mình. Chúa Giêsu đã nói: “Trong anh em, người bé nhỏ nhất chính là người làm lớn nhất”. Tình yêu của Đức Kitô liên kết mỗi người chúng ta lại với nhau. Vì lòng yêu mến Chúa, vì phần rỗi các linh hồn, chúng ta phải đoàn kết với nhau để phục vụ Giáo Hội. Đừng hỏi Giao hội đã làm gì cho ta mà phải hỏi Ta đã làm được gì cho Giáo Hội.

Xin Thiên Chúa liên kết mỗi một người chúng ta trong tinh thần đạo đức.

Cha Gioan Baotixita Lê Quang Quý, Hạt trưởng hạt Quảng Trị, Đặc trách Tông đồ Giáo dân của Giáo phận kiểm tra sự hiện diện của các HĐGX trước khi đi vào chương trình.

Cha Đaminh Phan Hưng, Giám đốc Trung tâm Mục vụ thuyết trình về “Qui chế Hội đồng Giáo xứ” do Đức Tổng Giám mục phê duyệt.

Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Quản xứ Phú Hậu, Đặc trách Sinh viên thuyết trình về “Năm Phúc âm hóa Đời sống Giao xứ”.

Buổi gặp mặt diễn ra trong bầu khí vui tươi và thân ái chuẩn bị cho một năm mới Ất Mùi sắp đến tốt đẹp.
 
Văn Hóa
Năm Mùi, tìm hiểu Dê trong Kinh Thánh
Trầm Thiên Thu
18:33 12/02/2015
Năm 2015 là năm Ất Mùi, cầm tinh con Dê. Ất Mùi là sự kết hợp thứ 32 trong hệ thống Can Chi (Thiên Can, Địa Chi) của người Á Đông, và là sự kết hợp của “can” Ất là âm (đối với dương) với “chi” Mùi là Dê, theo “hành” Mộc (trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa). Trong 12 con giáp, Dê là con vật thứ 8.

Cách đây 300 năm, năm 1715 (số La Mã: MDCCXV) cũng là năm Ất Mùi, bắt đầu vào thứ Ba theo lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu theo lịch Julius, chậm hơn 11 ngày).

Dê là con vật hữu ích và hiền hòa, nhưng Dê luôn bị mang tiếng xấu. Dê được nuôi nhiều, cả thời xưa lẫn thời nay. Thịt Dê ngon, sữa Dê ngọt, tốt cho sức khỏe. Các món Dê không chỉ ngon, mà còn được dùng để chữa nhiều chứng bệnh. Đúng là “nhất cử lưỡng tiện” vậy!

Dê là một trong số ít các động vật được nhắc tới trong Kinh Thánh – cả Cựu ước và Tân ước. Trong Cựu ước, Dê là con vật được ưa thích, là biểu tượng đẹp. Trong Tân ước, Dê là con vật không được ưa thích, là biểu tượng xấu.

Xuân về, Tết đến, chúng ta có thời gian rảnh để vui chơi, nghỉ ngơi. Nhân dịp Xuân Ất Mùi, chúng ta cùng xem Dê xuất hiện trong Kinh Thánh như thế nào, tốt hay xấu, và cũng là dịp xem lại những phần Kinh Thánh mà có thể nói rằng hiếm khi chúng ta có thời gian ngó tới, đặc biệt là dịp để tự xét mình. Vui Xuân, ăn Tết, nhưng vẫn luôn tâm niệm lời Đức Giêsu Kitô vừa nhắn nhủ vừa khuyến cáo: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).

DÊ TRONG CỰU ƯỚC

1. Thiên Chúa kêu gọi ông Áp-ram và hứa: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành. Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi; ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (St 12:1-3).

Ông Áp-ram được 75 tuổi khi ông rời Kha-ran. Ông Áp-ram đem theo vợ là bà Xa-rai, cháu là ông Lót, và mọi tài sản họ đã gầy dựng được, cùng với gia nhân họ đã có tại Kha-ran, đi tới đất Ca-na-an.

Khi nạn đói hoành hành trong xứ ấy, và ông Áp-ram xuống trú ngụ ở Ai-cập. Khi gần vào Ai-cập, ông nói với bà Xa-rai: “Bà coi, tôi biết bà là một người phụ nữ có nhan sắc. Khi người Ai-cập thấy bà, họ sẽ nói: ‘Vợ hắn đấy!’, họ sẽ giết tôi và để cho bà sống. Vậy xin bà cứ nói bà là em tôi, để vì bà, người ta xử tốt với tôi, và nhờ bà, tôi được sống” (St 12:11-13). Quả đúng như ông Áp-ram dự đoán. Khi họ đến Ai-cập, người Ai-cập thấy vợ ông rất xinh đẹp. Quan lại của Pha-ra-ô thấy bà thì ca tụng bà trước mặt Pha-ra-ô, và bà bị đưa vào đền Pha-ra-ô. Vì bà, người ta đã xử tốt với ông Áp-ram. Ông được chiên, dê, bò, lừa, tôi trai tớ gái, lừa cái, lạc đà. Tại vì bà Xa-rai, Đức Chúa giáng những tai ương lớn xuống Pha-ra-ô và gia đình vua. Pha-ra-ô bèn cho gọi ông Áp-ram đến và nói: “Ngươi làm gì ta thế? Tại sao ngươi đã không khai với ta rằng: nàng là vợ ngươi? Tại sao ngươi lại nói với ta: ‘Nàng là em tôi’, khiến ta đã lấy nàng làm vợ? Bây giờ, vợ ngươi đấy, hãy nhận lấy và đi đi!” (St 12:18-19). Sau đó, Pha-ra-ô ra lệnh cho người của vua tống ông Áp-ram đi, cùng với vợ ông và tất cả những gì ông có.

Sau các việc đó, có lời Đức Chúa phán với ông Áp-ram trong một thị kiến rằng: “Hỡi Áp-ram, đừng sợ, Ta là khiên che thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn” (St 15:1). Người còn phán với ông: “Ta là Đức Chúa, Đấng đã đưa ngươi ra khỏi thành Ua của người Can-đê, để ban cho ngươi đất này làm sở hữu” (St 15:7). Ông thưa: “Lạy Đức Chúa, làm sao mà biết là con sẽ được đất này làm sở hữu?” (St 15:8). Người phán với ông: “Đi kiếm cho Ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy và một bồ câu non” (St 15:9). Ông làm theo lệnh Người truyền. Ông xẻ đôi những con vật ấy, đặt nửa này đối diện với nửa kia; còn chim thì ông không xẻ.

Khi mặt trời đã lặn và màn đêm bao phủ, bỗng có một lò nghi ngút khói và một ngọn đuốc cháy rực đi qua giữa các con vật đã bị xẻ đôi. Hôm đó, Đức Chúa lập giao ước với ông Áp-ram: “Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai-cập đến Sông Cả, tức sông Êu-phơ-rát, đất của những người Kê-ni, Cơ-nát, Cát-môn, Khết, Pơ-rít-di, Ra-pha, E-mô-ri, Ca-na-an, Ghia-ga-si và Giơ-vút” (St 15:18-21). Ông Áp-ram trở thành Tổ phụ Áp-ra-ham.

2. I-xa-ác là con của ông Áp-ra-ham. Khi ông I-xa-ác đã già, mắt ông loà không trông thấy nữa. Ông gọi con trai lớn của ông là Ê-xau đến, ông nói: “Con thấy không, cha già rồi, không biết chết ngày nào. Bây giờ con hãy lấy khí giới của con, ống tên và cây cung của con, ra đồng săn thú cho cha. Con hãy làm cho cha một món ăn ngon như cha thích, rồi đem đến cho cha ăn, để cha đích thân chúc phúc cho con trước khi chết” (St 27:2-4). Lúc đó, bà Rê-bê-ca nghe được. Khi Ê-xau đi ra đồng săn thú, bà Rê-bê-ca nói với con trai là Gia-cóp: “Này, mẹ vừa nghe cha con nói với anh con rằng: ‘Con hãy đem thịt rừng về cho cha và làm cho cha một món ăn ngon, để cha ăn và chúc phúc cho con trước mặt Đức Chúa, trước khi cha chết’. Giờ đây, con ơi, hãy nghe lời mẹ mà làm như mẹ dạy con. Con đến bầy súc vật bắt cho mẹ hai con dê đực non và mập; mẹ sẽ làm thành một món ăn ngon cho cha con như cha con thích. Con sẽ đem đến cho cha con và cha con sẽ ăn, để người chúc phúc cho con trước khi chết” (St 27:7-10).

Người Ê-xau đầy lông lá, người Gia-cóp nhẵn nhụi. Gia-cóp sợ cha sẽ rờ và biết bị lừa, cha nguyền rủa thay vì chúc phúc. Bà Rê-bê-ca bảo: “Con ơi, nếu con bị nguyền rủa, mẹ sẽ gánh cho; cứ nghe lời mẹ và đi bắt dê cho mẹ” (St 27:13). Gia-cóp đi bắt dê và làm theo lời mẹ dặn. Đàn bà nham hiểm khôn lường! Qquả thật, bà Rê-bê-ca lấy chiếc áo sang nhất của Ê-xau để mặc cho Gia-cóp. Bà lấy da dê non mà bọc lấy tay và phần cổ nhẵn nhụi của cậu, rồi bà đặt món ăn ngon và bánh đã làm vào tay Gia-cóp để đem dâng cho cha là ông I-xa-ác (St 27:16).

Gia-cóp được cha chúc phúc, cướp mất quyền gia trưởng của Ê-xau. Chuyện đời ngày nay cũng vẫn có những chuyện huynh đệ tương tàn, giành nhau đủ thứ, kể cả những gì nhỏ bé nhất. Thật buồn thay!

3. Gia-cóp cất bước đi về đất Phương Đông để đến nhà ông La-ban, cậu nhìn và thấy một cái giếng ở ngoài đồng. Ở đó có ba đàn chiên đang nằm gần giếng, vì người ta cho các đàn vật uống nước giếng này. Trên miệng giếng, có một tảng đá lớn. Khi các đàn vật đã tụ tập đông đủ, người ta lăn tảng đá ra khỏi miệng giếng và cho chiên uống, rồi lại đưa tảng đá về chỗ cũ trên miệng giếng. Gia-cóp hỏi họ ở đâu đến. Họ cho biết từ Kha-ran đến. Cậu hỏi thăm về ông La-ban, con cháu ông Na-kho. Họ trả lời là biết. Cậu hỏi ông la-ban có được bình an không. Họ trả lời: “Ông ấy được bình an; cô Ra-khen, con gái ông ấy, đang đến cùng với chiên và dê kia kìa” (St 29:6).

Họ còn đang nói chuyện với nhau thì cô Ra-khen đến cùng với chiên và dê của cha cô, vì cô là người chăn súc vật. Gia-cóp vừa nhìn thấy cô Ra-khen, con gái ông La-ban, anh của mẹ cậu, cả chiên và dê của ông La-ban, cậu liền lăn tảng đá ra khỏi miệng giếng, cho chiên và dê của ông La-ban uống. Gia-cóp hôn cô Ra-khen rồi oà lên khóc. Gia-cóp nói cho cô Ra-khen biết cậu là anh em họ hàng với cha cô và là con trai bà Rê-bê-ca; cô liền chạy về báo tin cho cha. Ông La-ban vừa nghe nói đến Gia-cóp, con của em gái ông, liền chạy ra đón, ôm cậu mà hôn, rồi đưa vào nhà. Cậu kể lại cho ông La-ban hết mọi việc. Ông La-ban nói: “Cháu đúng là cốt nhục của bác” (St 29:10). Gia-cóp yêu Ra-khen nên bằng lòng làm việc không công 7 năm để được cưới nàng làm vợ, bởi vì Gia-cóp quá đỗi yêu nàng Ra-khen duyên dáng và có nhan sắc hơn cô chị, nàng Lê-a. Nhưng ông La-ban lừa Gia-cóp, không chịu giao Ra-khen, nên Gia-cóp vì yêu nàng Ra-khen mà phải làm không công thêm 7 năm nữa. Yêu có khác, bi nhiêu thì bi!

4. Sau đó Gia-cóp được vợ là Ra-khen. Khi Ra-khen sinh được Giu-se, Gia-cóp xin ông La-ban cho về quê hương xứ sở. Ông La-ban muốn trả công cho con rể, nhưng Gia-cóp từ chối và chỉ đề nghị: “Hôm nay con sẽ đi qua tất cả đàn chiên và dê của cha, cha hãy để riêng ra mọi chiên con lốm đốm và lấm chấm, mọi chiên con đen tuyền trong số chiên, và con nào lấm chấm và lốm đốm trong số dê cái: đó sẽ là công xá của con. Mai ngày, khi cha đến kiểm soát công xá của con, sự lương thiện của con sẽ làm chứng cho con: Tất cả những con dê không lấm chấm và lốm đốm, những con chiên không đen tuyền trong đàn vật của con, sẽ là của ăn cắp” (St 30:32-33). Ông La-ban đồng ý. Ngày hôm ấy, ông để riêng ra các dê đực vằn và lấm chấm, mọi dê cái lốm đốm và lấm chấm, mọi con vật có vệt trắng, và mọi con chiên đen tuyền; và ông giao chúng cho các con trai ông. Rồi ông để khoảng cách ba ngày đường giữa ông và ông Gia-cóp. Ông Gia-cóp thì chăn những chiên dê còn lại của ông La-ban.

5. Khi đã giàu có, ông Gia-cóp nghe được những lời của các con trai ông La-ban nói rằng: “Gia-cóp đã lấy tất cả tài sản của cha chúng ta, và nhờ tài sản của cha chúng ta mà làm nên cơ đồ ấy”. Ông Gia-cóp nhìn nét mặt ông La-ban và thấy nhạc phụ không còn như xưa nữa, ông vâng lời Đức Chúa trở về quê hương. Ông Gia-cóp sai người đi gọi bà Ra-khen và bà Lê-a ra ngoài đồng, đến chỗ đàn chiên dê của ông, và nói với họ: “Tôi thấy rằng nét mặt của cha các bà đối với tôi không còn như xưa nữa; nhưng Thiên Chúa của cha tôi đã ở với tôi. Chính các bà biết rằng tôi đã phục vụ cha các bà bằng tất cả sức lực của tôi. Cha các bà đã đánh lừa tôi, và đã đổi công xá của tôi mười lần, nhưng Thiên Chúa đã không để cho ông ấy làm hại tôi. Mỗi khi ông nói những con lốm đốm sẽ là công xá của tôi, thì tất cả chiên và dê đẻ ra những con lốm đốm; mỗi khi ông nói những con vằn sẽ là công xá của tôi, thì tất cả chiên dê đẻ ra những con vằn. Thiên Chúa đã lấy đàn vật của cha các bà mà cho tôi. Vào thời chiên và dê giao nhau, tôi ngước mắt lên và chiêm bao thấy những con dê đực phủ những con cái thì vằn, lốm đốm và khoang” (St 31:5-10). Quả thật, Thiên Chúa luôn bảo vệ và nâng đỡ những người thật thà và chân chính.

6. Giu-se được mười bảy tuổi thì đi chăn chiên và dê với các anh. Cậu đi với các con trai bà Bin-ha và các con trai bà Din-pa, các bà vợ của cha cậu. Cậu mách cha tiếng đồn không hay về họ. Ông Ít-ra-en yêu Giu-se hơn tất cả các con, vì ông đã già mới sinh được cậu, và ông may cho cậu một áo chùng dài tay. Các anh cậu thấy cha yêu cậu hơn tất cả các anh thì sinh lòng ghét cậu và không thể nói năng tử tế với cậu. Lòng ghen ghét và đố kỵ thật đáng sợ!

Giu-se chiêm bao, cậu thuật lại cho các anh, khiến họ càng ghét cậu thêm. Cậu kể: “Em lại chiêm bao thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao đang sụp xuống lạy em” (St 37:9). Các anh ghen tức với câu, cha cậu cũng mắng câu. Khi đi chăn chiên, các anh định thả cậu xuống giếng để sát hại cậu, chỉ có Rưu-vên thương cậu. Những lái buôn người Ma-đi-an đi qua đó kéo Giu-se lên khỏi giếng, các anh bán cậu cho người Ít-ma-ên giá 20 đồng bạc. Những người này đưa Giu-se sang Ai-cập.

Các anh lấy áo chùng của Giu-se, giết một con dê đực, rồi nhúng áo chùng vào máu để chạy tội, làm chứng cớ giả là Giu-se bị thú dữ ăn thịt. Người cha tưởng con trai mình đã bị nạn thật. Ông Gia-cóp xé áo mình ra, quấn áo vải thô ngang lưng và để tang con trai lâu ngày. Tất cả các con ông đến an ủi ông, nhưng ông không chịu cho người ta an ủi; ông khóc thương cậu và nói: “Cha sẽ để tang mà xuống với con cha ở âm phủ” (St 37:35).

7. Ngày tháng trôi qua, người con gái ông Su-a, là vợ ông Giu-đa, qua đời. Mãn tang vợ, ông Giu-đa cùng với bạn là ông Khi-ra, người A-đu-lam, lên Tim-na gặp các thợ xén lông chiên của ông. Người ta báo cho Ta-ma hay: “Cha chồng của chị đang lên Tim-na xén lông chiên của ông ấy!”. Nàng liền bỏ áo bà goá, lấy khăn trùm lên, phủ kín mình, rồi ngồi ở lối vào Ê-na-gim, một thành nằm trên đường đi Tim-na. Nàng làm thế vì thấy rằng Sê-la đã lớn mà người ta không cho nàng làm vợ cậu.

Ông Giu-đa trông thấy nàng, tưởng là một gái điếm, vì nàng đã che mặt. Ông rẽ qua phía nàng bên lề đường và nói: “Cho tôi đến với cô”. Ông không biết nàng là con dâu ông. Nàng hỏi: “Ông cho em gì để đến với em?”. Ông đáp: “Tôi sẽ bắt một con dê con trong đàn gửi đến cho cô”. Nàng lại nói: “Vậy xin ông cho em một vật làm tin, cho tới khi ông gửi đến”. Ông hỏi: “Tôi phải cho cô vật gì làm tin?”. Nàng đáp: “Chiếc ấn của ông, sợi dây đeo ấn và cây gậy ông cầm ở tay”. Ông đưa cho nàng những thứ đó, rồi đến với nàng, và nàng có thai với ông. Nàng đứng lên, đi khỏi, bỏ khăn trùm và mặc lại áo bà goá (St 38:15-19).

Ông Giu-đa nhờ người bạn ở A-đu-lam mang dê con đến, để lấy lại vật làm tin từ tay người đàn bà, nhưng ông này không tìm thấy nàng. Ông này hỏi người địa phương: “Cô điếm thần ở Ê-na-gim vẫn ngồi trên đường đâu rồi?”. Họ đã trả lời: “Ở đây chẳng hề có điếm thần”. Ông về nói với ông Giu-đa: “Tôi không tìm thấy cô ta. Người địa phương còn nói là ở đấy chẳng hề có điếm thần”. Ông Giu-đa nói: “Cô ta cứ việc giữ những thứ ấy! Miễn sao chúng ta đừng bị chê cười. Tôi quả đã gửi con dê con này, còn anh lại không tìm thấy cô ấy!” (St 38:20-23). Về sau, bà này sinh đôi là Pe-rét và De-rác.

8. Sách Lê-vi cho biết cách thức dâng của lễ: (a) “Nếu người ấy tiến dâng chiên dê làm lễ toàn thiêu, một con chiên con hay một con dê, thì phải tiến dâng một con đực toàn vẹn. Người ấy sẽ sát tế nó bên cạnh bàn thờ, về phía bắc, trước nhan Đức Chúa” (Lv 1:10-11), (b) “Nếu lễ tiến của người ấy là một con dê, thì phải tiến dâng nó trước nhan Đức Chúa. Người ấy sẽ đặt tay trên đầu con vật, và sẽ sát tế nó trước cửa Lều Hội Ngộ. Các con A-ha-ron sẽ rảy máu nó chung quanh bàn thờ” (Lv 3:12).

9. Giống như chiên, dê được dùng làm của lễ đền tội.

– Đối với chức sắc: “Nếu một đầu mục phạm tội, và vô ý làm một trong những điều mà mệnh lệnh Đức Chúa, Thiên Chúa của nó, cấm làm, khiến nó mắc lỗi, nếu người ta cho nó biết tội nó đã phạm, thì nó phải đưa đến một con dê làm lễ tiến, một con đực toàn vẹn. Nó sẽ đặt tay trên đầu con dê và sát tế trước nhan Đức Chúa, ở nơi sát tế lễ vật toàn thiêu. Đó là lễ tạ tội. Tư tế sẽ dùng ngón tay lấy máu lễ vật tạ tội và bôi lên các góc cong của bàn thờ dâng lễ toàn thiêu, rồi đổ máu còn lại xuống chân bàn thờ dâng lễ toàn thiêu. Còn tất cả mỡ, tư tế sẽ đốt cho cháy nghi ngút trên bàn thờ, như mỡ của hy lễ kỳ an. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho người ấy khỏi tội của mình, và người ấy sẽ được tha” (Lv 4:22-26).

– Đối với thường dân: “Nếu một thường dân vô ý phạm tội, làm một trong những điều mà mệnh lệnh của Đức Chúa cấm làm, khiến nó mắc lỗi, nếu người ta cho nó biết tội nó đã phạm, thì vì tội đã phạm, nó sẽ đưa đến một con dê làm lễ tiến, một dê cái toàn vẹn. Nó sẽ đặt tay trên đầu lễ vật tạ tội và sát tế lễ vật tạ tội ở nơi sát tế lễ vật toàn thiêu (Lv 4:27-29).

– Các trường hợp phải dâng lễ đền tội: “Khi một người nào phạm tội, vì tuy là nhân chứng về một việc đã thấy hoặc đã biết, mà không chịu nói ra sau khi đã nghe lời khuyến cáo long trọng, thì nó phải mang lấy tội một mình; hoặc khi một người nào đụng đến bất cứ vật gì ô uế – như xác chết một dã thú ô uế, xác chết một gia súc ô uế, xác chết một con vật ô uế – mà không biết, thì nó trở nên ô uế và mắc lỗi; hoặc khi người ấy đụng đến một cái gì ô uế của người ta – những thứ ô uế khiến người ta trở nên ô uế – mà không biết, thì sau khi biết, nó mắc lỗi; hoặc khi một người nào lỡ lời mà thề làm điều gì bất kỳ tốt xấu – trong mọi điều một người có thể lỡ lời mà thề – nhưng không biết, thì sau khi biết, nó mắc lỗi về một trong những điều ấy. Vậy khi ai mắc lỗi về một trong những điều trên thì nó phải xưng thú tội mình đã phạm, rồi phải đưa đến dâng Đức Chúa lễ vật đền tội vì tội đã phạm, là một con chiên cái hay một con dê cái làm lễ tạ tội, và tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó khỏi tội (Lv 5:1-6).

10. Đến ngày thứ tám, ông Mô-sê gọi ông A-ha-ron và các con ông ấy, cũng như các kỳ mục Ít-ra-en, và nói với ông A-ha-ron: “Ông hãy bắt một con bê để làm lễ tạ tội, với một con cừu đực để làm lễ toàn thiêu, cả hai còn toàn vẹn, và hãy tiến dâng chúng trước nhan Đức Chúa. Rồi ông hãy nói với con cái Ít-ra-en bắt một con dê đực để làm lễ tạ tội, một con bê với một con chiên, cả hai phải được một tuổi, toàn vẹn, để làm lễ toàn thiêu, một con bò đực và một con dê đực để làm lễ kỳ an dâng trước nhan Đức Chúa, và một lễ phẩm nhào với dầu; vì hôm nay Đức Chúa sẽ xuất hiện giữa anh em” ( Lv 9:2-4).

11. Quy định đặc biệt về lễ tạ tội: “Ông Mô-sê hỏi đi hỏi lại về con dê đực dâng làm lễ tạ tội và thấy là nó đã bị thiêu. Ông nổi giận với hai người con còn lại của ông A-ha-ron là E-la-da và I-tha-ma, và nói: Tại sao các anh không ăn lễ vật tạ tội trong nơi thánh, vì đó là của rất thánh? Người đã ban nó cho các anh để xoá bỏ tội lỗi của cộng đồng, để cử hành lễ xá tội cho họ trước nhan Đức Chúa” (Lv 10:16-17).

12. Việc làm trong ngày xá tội: A-ha-ron sẽ vào thánh điện như thế này: Nó phải bắt một bò tơ để làm lễ tạ tội và một cừu đực để làm lễ toàn thiêu. Nó sẽ mặc áo dài thánh bằng vải gai, mặc trên mình quần đùi vải gai, thắt đai lưng vải gai, đội mũ tế vải gai. Đó là phẩm phục thánh, nó sẽ lấy nước tắm rửa thân thể trước khi mặc vào. Nó sẽ nhận hai con dê đực để làm lễ tạ tội và một con cừu đực để làm lễ toàn thiêu, do cộng đồng con cái Ít-ra-en đem tới. A-ha-ron sẽ tiến dâng con bò tơ làm lễ tạ tội cho chính mình, và sẽ cử hành lễ xá tội cho mình và cho nhà mình. Nó sẽ lấy hai con dê và đặt trước nhan Đức Chúa, ở cửa Lều Hội Ngộ. Nó sẽ bắt thăm chọn giữa hai con dê: một thăm “dành cho Đức Chúa”, một thăm “dành cho quỷ A-da-dên”. A-ha-ron sẽ tiến dâng con dê trúng thăm “dành cho Đức Chúa” và dùng làm lễ tạ tội. Còn con dê trúng thăm “dành cho A-da-dên”, A-ha-ron sẽ để sống và đặt trước nhan Đức Chúa, để cử hành lễ xá tội trên nó và thả nó cho A-da-dên trong sa mạc (Lv 16:3-10).

13. Thánh Vịnh cho biết rằng Dê được dùng làm lễ tế: “Con tiến dâng Ngài bò, chiên, dê béo tốt, làm lễ toàn thiêu nghi ngút bay lên” (Tv 66:15). Dân Ai-cập bị Thiên Chúa trừng phạt, Dê cũng bị vạ lây: “Người sai mòng đến cắn, ếch nhái làm tan hoang, cào cào ăn lúa má, châu chấu phá mùa màng; mưa đá huỷ vườn nho, sương muối diệt cây vả, dịch tàn sát chiên, dê, thời khí hại bò lừa” (Tv 78:45-48).

DÊ TRONG TÂN ƯỚC

1. Giá trị tuyệt đối của Máu Đức Giêsu Kitô: “Người [Đức Kitô] đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta. Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch, máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy” (Dt 9:12-14).

2. Máu giao ước của Thiên Chúa: “Sau khi ông Mô-sê công bố cho toàn dân mọi điều răn như đã ghi chép trong Sách Luật, ông lấy máu các con bê, con dê hoà lẫn với nước, rồi dùng len đỏ thắm và cành hương thảo mà rảy trên chính cuốn Sách Luật cũng như trên toàn dân và nói: Đây là máu giao ước, Thiên Chúa đã truyền cho anh em tuân giữ. Rồi, cũng theo cách thức đó, ông rảy máu vào lều thánh và mọi đồ phụng tự” (Dt 9:19-21).

3. Máu bò và máu dê có giá trị trong Cựu ước, nhưng không còn giá trị trong Tân ước: “Năm này qua năm khác, chính những hy lễ đó nhắc cho người ta nhớ mình có tội. Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10:4-7).

4. Vì Đức Tin, có nhiều người phải chịu đau khổ: “Có những người phải chịu nhạo cười và roi vọt, hơn nữa còn bị xiềng xích và bỏ tù; họ bị ném đá, bị cưa đôi, bị chết vì gươm; họ phải lưu lạc, mặc áo da cừu, da dê, chịu thiếu thốn, bị áp bức và hành hạ” (Dt 11:36-37).

5. Trong dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (Lc 15:29), trước đây gọi là dụ ngôn “Đứa Con Hoang Đàng”, người em đòi chia gia tài rồi đi ăn chơi hoang đàng chi địa. Miệng ăn, núi lở. Ở bước đường cùng, hết cách xoay xở, người em hối hận và quyết trở về với cha. Người em được cha đón nhận mà không trách móc, còn bảo các đầy tớ mở tiệc ăn mừng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng. Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.

Khi người anh từ ngoài đồng về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, hỏi người đầy tớ thì biết “thằng em trời đánh” vừa trở về và được cha cho làm thịt con bê béo để ăn mừng. Người anh liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng người cha ra năn nỉ. Anh ta so kè: “Cha coi đó, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, cha lại giết bê béo ăn mừng!”.

Người cha phân tích và giải thích chi li ngọn nguồn, người anh hiểu ra. Cả nhà cùng vui mừng đoàn tụ trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Hình ảnh người anh và người anh là chính chúng ta, có khi chúng ta tội lỗi ngập đầu mà vẫn “chảnh”, có lúc chúng ta lại so hơn tính thiệt với chính những người xung quanh, thậm chí còn trách cả Thiên Chúa. Quả thật, “lỗi tại tôi mọi đàng” mà thôi!

6. Dê là biểu tượng của những người bị nguyền rủa, trái ngược với chiên – biểu tượng của những người được chúc phúc trong ngày Chúa quang lâm. Trình thuật Mt 25:31-46 cho biết như vậy. Lúc đó, thật diễm phúc cho ai được phân loại là Chiên và ở bên phải, nhưng thật khốn nạn cho ai bị phân loại là Dê và ở bên trái!

Khi Con Người đến trong vinh quang, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. Những người là Chiên được Thiên Chúa chúc phúc và cho hưởng trường sinh. Còn những người là Dê ở bên trái, Thiên Chúa tuyên án: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng”. Thế là hết đường cứu chữa, biện hộ kiểu nào cũng vô ích mà thôi. Từ đó, “người dê” phải ra đi để chịu cực hình muôn kiếp!

VĨ NGÔN

Hình ảnh con chiên và con dê rất gần gũi với người Do Thái từ xa xưa. Chúa Giêsu đã giáng sinh nơi máng cỏ tại một hang động có nhiều dê, chiên, lừa... Chúng thở hơi làm ấm Ngài trong hơi sương giá lạnh. Ngoài ra, hình ảnh con chiên và con dê chịu sát tế làm lễ hy sinh, trở thành của lễ đền tội cho dân Do Thái, mà không một lời than van. Trong Tân ước, tế vật đó chính là hình ảnh Chúa Giêsu gánh chịu mọi tội lỗi của nhân loại, Đấng mà Ngôn sứ Isaia gọi là “Người Tôi Trung” (Is 42, 49, 50 và 52), đã được Ngôn sứ Isaia tiên báo: “Tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ” (Is 50:5-6).

Và hằng ngày, trong các Thánh Lễ ở khắp thế giới đều vang lên lời kinh cầu nguyện tha thiết: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con...”.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, đặc biệt là trong mùa Xuân này, Tết Ất Mùi này. Amen.
Tết Nguyên Đán – 2015
 
Thơ vương ý Xuân
Đinh Văn Tiến Hùng
20:19 12/02/2015
THƠ vương ý XUÂN

Xuân là hoa, là nhạc, là thơ, là bức họa muôn màu. Xuân là tuổi trẻ đời người, là khí thiêng sông núi, là tinh hoa dân tộc.

Mùa Xuân Việt nam trải dài qua bốn ngàn năm lịch sử thăng trầm.

Nói về Xuân không thể cạn ý hết lời. Đông Tây kim cổ, con người đã tốn bao giấy mực ca ngợi vẻ đẹp của nàng Xuân.Trong thi ca Việt nam củng bàng bạc tình ý dáng Xuân.

Nghe nói nhiều nhà văn nước ngoài đã nhận xét về dân tộc ta như sau :

‘Dân tộc Việt nam có một lịch sử trên 4000 năm hào hùng với nền văn hoá rất phong phú và đặc biệt mỗi người dân Việt là một nhà thơ tài tình….’

Điều nhận xét trên không phải là quá đáng và cũng là niềm tự hào của dân tộc ta.

Nói về văn chương Việt nam không thể bỏ qua ‘cái nôi’ là nền văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện cổ tích, câu hò, câu đối…mà cả những người dù không có học cũng ‘xuất khẩu thành thi’.

Từ một cụ già trong lúc trà dư tửu hậu, từ đôi trai gái trong công việc mùa màng, từ giọng ca bà mẹ ru con hay mục đồng nghêu ngao trên mình trâu cũng cất lên những lời thơ thanh thoát hồn nhiên.

Nắng Xuân mời gọi, gíó Xuân mơn man với những lớp mưa bụi nao nao tình tứ :

-Tháng giêng là tiết mưa Xuân,

Tháng hai mưa nụ ái ân ngọt ngào.

Ta hãy nghe người con gái đương độ xuân thì ưu tư lo lắng về cuộc sống hôn nhân giữa chợ đời chờ mong :

-Tuổi em đương độ thanh xuân, Chợ đời giữa chốn ba quân tìm chồng.

Lại còn khéo ví von thân phận mình trong xã hội :

-Vườn Xuân hoa nở đầy giàn,

Ngàn con bướm lượn cho tàn nhị hoa. Khi đã lên xe hoa theo chồng, ngày Xuân đến ra vườn hái hoa, vẫn còn nuối tiếc những mùa Xuân quá khứ chưa thoả lòng:

-Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm Xuân,

Nụ tầm Xuân nở ra xanh biếc,

Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay,

Ngại gì một miếng trầu cay,

Sao ạnh chẳng hỏi những ngày còn thơ …

Cũng tiếc thay chàng trai dù đã hy sinh cho ngừơi mình yêu lại không đạt được mùa Xuân mong đợi:

-Mưa Xuân lác đác vườn đào, Công anh đắp đất, ngăn sào trồng hoa,

Ai làm gíó táp mưa sa,

Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn

Nếu gọi Xuân là Tuổi trẻ cuộc đời thì đây là bức tranh tả người thôn nữ tuy đơn sơ mộc mạc nhưng không kém vẻ duyên dáng và lôi cuốn trong tuổi

Xuân thì :

-Một thương tóc để đuôi gà,

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má núm đồng tiên, Bốn thương răng trắng hạt huyền kém thua, Năm thương cổ yếm đeo bùa, Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng,

Bảy thương nết ở khôn ngoan,

Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh,

Chín thương cô ở một mình,

Mười thương con mắt có tình với ai.

Vậy hãy tận dụng những ngày Xuân trời cho còn đó keo mai kia hối tiếc :

-Chơi Xuân kẻo lỡ quá thì, Xuân qua ngoảnh lại còn gì là Xuân ? Ôi ! Có hối thì tiếc đã quá muộn rồi :

-Tám mươi ngả gậy ra ngồi,

Hỏi rằng Xuân có tái hồi nữa thôi ?

Xuân rằng Xuân chẳng tái hồi,

Bốn dài hai ngắn mà lôi Xuân vào.

Chính vì nhận thức trong ‘nhân sinh quan’ cuộc sống, cha ông ta đã mở ngỏ để giải toả phần nào sự ẩn ức cho phụ nữ ngày xưa qua những lễ hội vui Xuân thanh thoát đầy tình tứ như hội Chùa Hương Tích :

-Ngày Xuân con én xôn xao,

Nam thanh nữ tú ra vào Chùa Hương,

Chim đưa lối, vượn đưa đường,

Nam Mô Di Phật! bốn phương chùa này.

Hay mở hội thi hát Quan họ Bắc Ninh – để nam nữ trao tình qua bao

lời thơ ứng khẩu mượt mà duyên dáng :

-Hôm nay là buổi hội Lim,

Nhớ em nên phải đi tìm em đây,

Nhất niên, nhất lệ một ngày,

Đôi ta tỏ nỗi niềm tây tự tình.

Đó chỉ là vài nét phác họa trong văn chương bình dân. Còn Mùa Xuân với lớp người theo nghiệp bút nghiên lại càng phong phú hơn nhiều. Xuân là mùa trảy hội, gặp gỡ, hẹn hò, chờ đợi….Vì thế một nho sinh Tú Uyên có cơ duyên gặp gỡ nàng tiên Giáng Kiều nơi chốn đế đô ngàn năm văn vật thật thơ mộng gợi tình qua truyện Bích Câu Kỳ Ngộ : -Thành Tây có cảnh Bích câu,

Cỏ hoa góp lại một màu xinh sao

Đua chen Thu cúc, Xuân đào, Lựu phun lửa Hạ, Mai chào gíó Đông, Xanh xanh dẫy liễu ngàn thông, Cỏ lan lối mục, rêu phong dấu tiều,

Một vùng non nước đìu hiu, Phất phơ gíó trúc, dặt dìu mưa hoa…..

Xuân đến người người trảy hội, viếng chùa đền, thăm lăng miếu, đặt hương hoa trên mộ tổ tiên…là một tập tục lưu truyền, một thú vui tao nhã, xin phúc cầu may, tao nhân mặc khách hội ngộ, trai thanh gái lịch trùng phùng như Nguyễn nhược Pháp phác họa qua cảnh Đi chùa Hương :

-Hôm nay đi chùa Hương,

Hoa cỏ mờ hơi sương,

Cùng thày me em dậy,

Em vấn đầu soi gương,

Khăn nhỏ đuôi gà cao,

Em đeo giải yến đào,

Quần lính áo the mới,

Tay cầm nón quai thao…

- Làn gió thổi hây hây, Em nghe tà áo bay, Em tìm hơi chàng thở, Chàng ơi! Chàng có hay…. Hay Thú Hương Sơn của Chu mạnh Trinh : - Bầu trời cảnh Bụt, Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay, Kìa non non, nước nước, mây mây, Đệ nhất động hỏi là đây có phải ?

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh,

Thoảng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong cõi mộng…. Người dân quê vất vả cần cù quanh năm suốt tháng với ruộng vườn nhưng cũng bíết hưởng nhàn trong những ngày Xuân.Thư sinh nho sĩ thưởng thức ‘Cầm, thi, họa, phong hoa, tuyết, nguyệt’. Người bình dân thì hưởng thú du Xuân, trảy hội mà thi hào Nguyễn Du đã ghi lại cảnh tuyệt vời qua đại thi phẩm Kim-Vân-Kiều :

- Ngày Xuân con én đưa thoi, Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi, Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa,

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,

Gần xa nô nức yến oanh,

Chị em sắm sửa bộ hành du Xuân

Khung cảnh thật trữ tình lãng mạn cho tuổi trẻ gặp gỡ trao duyên rất hồn nhiên và trong sáng. Nhiều trò chơi được tổ chức tao nhã và hào hùng diễn lại những trang sử dân tộc như đô vật, đánh cờ người, đu Xuân, chọi trâu…Nữ sĩ Hồ xuân Hương diễn tả bài Đánh đu thật dễ thương mà không trơ trẽn : -Trai co gối hạc khom khom cật,

Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng,

Bốn mảnh quần hồng bay phất phới,

Hai hàng chân ngọc duỗi song song…

Thú Xuân đâu của riêng ai, trời Xuân vô tận đâu riêng một mình.Vui Xuân không phân biệt sang hèn, nên nhà thơ trào phúng Trần tế Xương đã thi vị hoá cảnh đón Xuân đạm bạc của mình :

- Anh em đừng tưởng Tết tôi nghèo,

Tiền ở trong kho chửa lĩnh tiêu…

Và gửi lời chúc Tết đến những kẻ khoe khoang lắm tiền nhiều bạc :

- Lẳng lặng mà nghe họ chúc nhau, Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu, Phen này ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng đồng rơi nọ phải cầu…

Hay nghênh ngang như Tản Đà khi bắt gặp bóng dáng nàng Xuân : - Gặp Xuân ta giữ Xuân chơi, Câu thơ chén rượu là nơi đi về, Hết Xuân, cạn chén Xuân thề, Nghìn thu nét mực Xuân đề vẫn Xuân.

Và nhà thơ Đinh Hùng trong bài Bướm Xuân đầy kỷ niệm tiếc nuối :

- Em trở về đây với bướm Xuân,

Cho tôi mơ ước một đôi lần,

Em là người của ngày xa lắm,

Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.. Nhưng cũng có những người lơ đãng lạnh nhạt với Xuân sang như người con gái trong thơ Đông Hồ :

- Trong xóm làng trên cô gái thơ, Tuổi Xuân mơn mởn tuổi đào tơ, Giờ đây mơn trớn bông hoa nở, Lòng gái Xuân kia vẫn hững hờ….

Hay Huy Cận với Ý Xuân : - Khuya nay trong những mạch đời,

Mùa Xuân dậy thức lòng người héo hon, Ngón tay tưởng búp Xuân tròn, Có người ra dạo vườn non thẫn thờ….

Đôi khi lưu lại những bâng khuâng nuối tiếc, âm thầm xót xa như cô lái đò lặng lẽ bỏ bến Xuân mang theo kỷ niệm ngày nào trong thơ Nguyễn Bính :

- Xuân đã đem mong nhớ trở về, Lòng cô gái ở bến Xuân kia, Cô hồi tưởng ba Xuân trước, Trên bến cùng ai đã nặng thề, Nhưng rồi người khách tình Xuân ấy, Đi mãi không về với bến Xuân……

Cũng đôi khi nỗi buồn nhè nhẹ như bóng dáng Xuân, chợt đến rồi đi để lại cho nhà thơ đa tài mệnh bạc Hàn Mặc Tử một nỗi buồn riêng lẻ : - Trong làn nắng ứng khói mờ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, Sột soạt gíó trêu tà áo biếc Lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang.. Phải chăng vì :

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Thật là bất bình trớ trêu : - Vui Xuân chung cả một trời Sầu Xuân riêng để một người tương tư.

Nhưng vui nhất, đẹp nhất và khó quên nhất vẫn là những mùa Xuân tuổi thơ với áo quần xúng xính, tiền lì xì đầy túi, chạy theo tiếng pháo nổ ran và mải mê với những trò vui :

- Mùa Xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh, Đón tôi về xem hội ở làng bên,

Suốt ba ngày chiêng trống đánh vang rền, Người các ấp đua nhau về dự hội…

Một chợ Tết xa xưa nơi làng quê của Đoàn văn Cừ thật là ngộ nghĩnh đáng yêu chỉ còn trong kỷ niệm :

- Giải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh, Trên con đường viền trắng mép đồi xanh, Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết, Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc, Những thằng cu áo đỏ chạy lon ton,

Vài cụ già chống gậy bước lom khom, Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,

Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau……

Sau cùng là hình ảnh cổ kính đáng trân quí của Vũ đình Liên cũng trôi đi theo năm tháng :

- Mỗi năm hoa đào nở, Lại thấy ông đồ già, Bày mực tàu giấy đỏ, Bên phố đông người qua, Bao nhiêu người thuê viết,

Tấm tắc ngợi khen tài, Hoa tay thảo những nét, Như phượng múa rồng bay….

Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa, Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ ?…

Ngoài ra, câu đối cũng là nét văn hoá độc đáo của dân tộc trong những ngày Xuân.’Hàn nho phong vị phú hay bạch diện thư sinh’ trong dịp này thật là đắc dụng và có dịp trổ tài :

- Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Hay có chút diễu cợt như cụ Nguyễn công Trứ nhưng lại rất thi vị : - Tối ba mươi, công nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra khỏi cửa.

Sáng mùng một, cỗ bàn bày la liệt, giang tay bồng ông phúc vào nhà.

Hay úp mở duyên tình như nữ sĩ Hồ xuân Hương :

-Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chật lại kẻo ma vương đưa quỉ tới.

Sáng mùng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.

Riêng 2 câu sau hợp với không khí đón Xuân của các Hội đoàn hải ngoại, nhất là Cali qua tháng 3,4 hương Xuân vẫn còn vương vấn : - Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết, Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. Đặc biệt tác giả Lương vĩnh Thành, đã ưu ái tặng các cụ đang sống trên đất Cờ Hoa đôi câu đối ngậm ngùi nơi đất khách :

-Trưng câu đối đỏ chào Xuân, nỗi nước, nỗi nhà, chữ hạnh phúc bùi ngùi không muốn viết.

Gặp những bạn thân chúc Tết, tiền già, tiền bệnh, câu phát tài lạc lõng chẳng buồn nghe……. Nhưng tiếc thay những hình ảnh : ông đồ, câu đối, cây nêu, đánh cờ người, chọi trâu, đu Xuân, thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng…chỉ còn thấy lác đác trong thơ ngày nay và cũng sẽ phai mờ trong cảnh đón Xuân viễn xứ….

Với lời thơ chân thành, người viết mong niềm mơ ước tương lai cho Quê Hương sẽ thành hiện thực :

-Tôi khát khao được thành nhà nghệ sĩ,

Đem tâm hồn về qua muôn thế kỷ,

Lòng lâng lâng và miệng hát ca vang,

Mười ngón tay tôi dìu dặt cung đàn,

Cho âm điệu bay lên cùng trời đất,

Lòng dạt dào với hồn thơ chứa chất,

Tôi ghi thành những vần điệu ngân nga,

Bàn tay tôi dù không phải ngọc ngà,

Quyết tô điểm cho Non Sông tuyệt mỹ,

Dựng Việt Nam thành Mùa Xuân hùng vĩ,

Một mùa Xuân Dân Tộc Việt rạng ngời…

Vâng niềm khát vọng Mùa Xuân tươi đẹp Đất Nước đang đến gần- như dân Do Thái xưa sau 40 năm lưu lạc hân hoan tìm về Đất Hứa- Con dân Việt sau 40 năm (1975- 2015) phiêu bạt bốn phương vì bọn Cộng Sản tham tàn khát máu, cũng đang nô nức chuẩn bị hành trang trở về xây dựng lại Quê Hương trong thanh bình no âm.

Đến đây xin dừng bút bàn về thơ Xuân vì đã cạn ý hết lời. Qua bài này, người viết không có tham vọng làm một bài biên khảo về Xuân qua thi ca Việt nam –một đề tài rộng lớn và phức tạp cần nhiều tài liệu và thời gian – chỉ xin điểm lại vài dòng thơ Xuân còn ghi nhớ được, để cùng nhau thưởng thức trong những ngày Xuân nơi quê người. Mong thông cảm những gì còn thiếu sót.

Và xin mạo muội mượn lời thơ của thi hào Nguyễn Du kết thúc bài viết về Xuân :

“ Lời quê góp nhặt dông dài, Mua vui mong được một vài ngày Xuân “ ( * )

Mùa Xuân Hội ngộ và Hoà bình sẽ đến với Dân tộc Việt Nam. Kính chúc Quí Vị năm Ất Mùi an khang và thắng lợi. Dừng bút nhưng mong dư âm Mùa Xuân còn vương đọng trong thơ./.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

( * ) Ghi chú : Dựa theo 2 câu kết thúc trong truyện Kiều của Nguyễn Du :

“ Lời quê chắt nhặt nhặt dông dài,

Mua vui cũng được một vài trống canh “

 
Chuyện phiếm Canada : Tết con Dê
Trà Lũ
21:16 12/02/2015
Chuyện Phiếm Canada: TẾT CON DÊ

Chưa tết năm nào nhóm già chúng tôi vui bằng tết con dê năm nay. Nguồn vui bắt đầu từ ngày ông Từ Hòe hội viên viễn cư về làng làm bếp ăn tết. Các cụ còn nhớ cái ông Từ Hòe này chứ. Hồi đầu thì ông ở với chúng tôi tại thành phố Toronto thân yêu này, sau rồi vì chú em kết nghĩa được sang Canada và được chính phủ cho định cư ở miền tây nên ông giữ đúng lời thề ‘sống chết có nhau’, ông bỏ làng sang với chú em. Ông bỏ chúng tôi mà buồn đứt ruột, nên ông xin hứa hằng năm sẽ về ăn tết với làng.

Tết con dê này, ông đã về đây từ ngày cúng ông Táo. Năm nào về ông cũng đem theo qùa, năm thì giò chả, năm thì bánh chưng. Riêng năm nay thì ông có một món qùa đặc biệt, bí mật lắm, từ từ rồi tôi sẽ trình các cụ.

Vừa nghe tin ông về tới Toronto và ở nhà cụ Chánh tiên chỉ thì dân làng kéo đến ngay. Thấy ông là thấy tết liền. Từ xưa ông đã giữ chức trưởng ban nấu cỗ mà. Tay bắt mặt mừng một lúc rồi ông trình cả làng: Tôi mới du lịch xa về. Xin đố cả làng tôi đã đi đâu ? Câu hỏi khó chứ, phải không ạ. Sống ở Bắc Mỹ này chứ có phải sống ở Việt Nam ngày xưa đâu, nên muốn đi bất cứ chỗ nào mà chả được. Đối với ông thì chắc chỉ có một nơi ông không muốn đến mà thôi, đó là nước Việt Nam đang bị cộng sản cai trị. Không ai biết ông đã đi đâu. Thấy làng không đoán nổi thì ông cười hà hà rồi trả lời ngay: Tôi vừa đi một nơi mà chắc cả làng ta chưa ai nghĩ tới chứ đừng nói tới chuyện đã đi tới. Thưa đó là miền Nunavut đặc khu phía bắc cực của nước Canada chúng ta. Nghe đến đây thì ai cũng à lên một tiếng thật to và gật đầu. Đúng vậy, cứ nghe tới Nunavut là nghĩ ngay tới tuyết, tới giá lạnh, ai cũng teo lại hết.

Ông Từ Hòe kể: Ban đầu có người rủ đi thì tôi lắc đầu ngay vì thấy xa quá và lạnh qúa. Nhưng rồi tôi đã đổi ý. Người làm tôi đổi ý các bạn có biết là ai không? Thưa đó chính là vợ chồng chú em kết nghĩa của tôi. Cô chú ấy làm việc ở nhà thờ, nghe mấy bà sơ khoe về chuyến đi Nunavut, được mấy bà sơ cho xem hình ảnh, cô chú ấy mê liền, mua vé đi liền. Đây là một chuyến đi do hãng du lịch tổ chức, mình chỉ cần trả tiền còn các sự khác họ lo hết. Các bạn biết Nunavut ở đâu rồi chứ? Nó ở bên trên tỉnh bang Manitoba, chạy dài tới tận bắc cực. Trước thì Nunanvut thuộc đặc khu Northwest Territories, nhưng rồi thấy rằng miền này lớn qúa nên năm 1999 chính phủ đã cắt ra và lập nên đặc khu thứ ba này. Ôi, cái dặc khu này rộng mênh mang, hơn 2 triệu cây số vuông, lớn bằng cả Âu Châu, mà dân số chỉ có vào khỏang 33.000 người. Đi lại toàn phải dùng máy bay. Đoàn du lịch chúng tôi cũng di chuyển toàn bằng máy bay. Miền này mùa hè thì chỉ có ngày chứ không có đêm, chúng tôi đi vào tháng Tám nên không thấy mặt trời lặn bao giờ.

Chị Ba Biên Hòa giơ tay xin hỏi chuyện bên lề, chuyện chú em của ông. Ông nói ngay: chú ấy bây giờ đạo đức lắm, cả hai vợ chồng đã về hưu, cả tuần làm việc bác ái. Trong tuần thì hai vợ chồng làm thiện nguyện cho một cơ quan xã hội, tìm việc làm cho người thất nghiệp, tìm chỗ ở cho người vô gia cư, lúc rảnh thì đi thăm những người đau ốm trong nhà thương, cuối tuần thì giúp việc nhà thờ, giúp những người lang thang đến xin ngủ đêm ở nhà thờ, cho họ ăn sáng và ăn tối. Chú ấy càng về già càng ghét cộng sản. Ngày xưa còn ở ngoài Bắc, chú ấy là cán bộ cao cấp hạng nặng, được huấn luyện sống chết với đảng, sang bên này, càng ngày chú ấy càng sáng mắt ra khi nhìn lại. Mới tháng trước đây chú ấy tâm sự với tôi về chữ ‘tiêu thổ kháng chiến’ thập niên 1940. Chú bảo ngày xưa Bác Hồ là thần tượng, lời bác nói là chân lý. Bác bảo ta hãy tiêu thổ kháng chiến để chống Pháp, không cho Pháp chỗ ở. Chú là người hăng say nhất trong chiến dịch này. Chú bắt mọi ngươi tản cư, rồi chú đốt nhà của họ, cốt dể giặc Pháp không có chỗ ở. Ai dè, bây giờ nghĩ lại mới thấy mình ngu và mù quáng. Quân Pháp đâu có ở nhà dân. Bọn họ đóng đồn ở ngã ba ngã tư trọng yếu chứ. Thì ra đây là dã tâm của Hồ Chí Minh. Việc phá nhà đốt nhà chính là dã tâm muốn bần cùng hóa nhân dân, làm cho mọi người trắng tay để Đảng dễ sai khiến. Chú ấy luôn miệng nói rằng bọn CS là bọn gian trá và nguy hiểm, chúng không yêu tổ quốc VN mà chúng chỉ yêu cái đảng của chúng…

Cả làng đang say sưa nghe ông Từ Hòe kể chuyện thì Cụ Chánh rung chuông mời làng ăm trưa. Chúng tôi sung sướng thế đấy. Đây là bữa ăn dã chiến, cụ Chánh đếm đầu người rồi gọi hàng bánh cuốn dưới phố. Loáng một cái là có bánh cuốn ngay. Thât là nóng sốt. Mỗi người một hộp lớn. Mở hộp ra thì nào bánh cuốn nóng, nào giò chả, nào đậu phụ chiên, nào giá chín, nào lá thơm, nào dưa leo, nào nước mắm, nào ớt cay. Tôi mê hộp bánh cuốn này qúa. Đây là bữa ăn ngon, lành, bổ. Cụ Chánh không phải lo bát đũa ly chén gì cả. Có sẵn hết trong hộp. Sau bữa ăn thì Chị Ba Biên Hòa, hai Cô Tôn Nữ và Cao Xuân lo cà phê cùng nước trà.

Rồi chúng tôi xin ông Từ Hòe nói tiếp chuyện Nunavut. Ông bảo ông bây giờ có tuổi rồi, trí nhớ sa sút lắm. Chút nữa ông sẽ cho cả làng coi video mà ông đã quay. Rồi ông nhâm nhi tiếp cà phê. Rồi ông thốt lên: Ôi chao, ăn bánh cuốn Thanh Trì VN rồi uống cà phê Starbucks Canada, hai thứ này quyện lấy nhau, sao mà nó hợp với nhau thế, y như là Chị Ba với anh John vậy. Cả làng phá ra cười rũ rượi và gật gù đồng ý.

Thấy cả làng đang lúc sung sướng như vậy, Chị Ba Biên Hòa liền lên tiếng hỏi ông về ý nghĩa danh xưng Nunavut. Ông trả lời: Theo sách vở thì Nunavut là tiếng Da Đỏ, nghĩa là ‘ Đất của chúng ta / Our land’. Nghe thấy vậy, ông ODP liền góp ý ngay:

- Xưa nay các nhà viết sử có câu hỏi về nguồn gốc người Da Đỏ. Họ không

phải là người Da Trắng hay Da Đen, họ da vàng rõ ràng. Vậy họ từ miền Á Châu nào tới đây? Các nhà nhân chủng học cho rằng người Da Đỏ đã có mặt ở Canada này ít nhất là 25 ngàn năm. Nét mặt họ không giống nét mặt người Tàu, người Nhật hay người Cao Ly, mắt họ không bé và không xếch. Họ là người Việt cổ, anh em của chúng ta chăng? Có thể lắm, dám lắm. Theo huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ thời tiền sử thì 50 người con đã theo cha xuống biển, còn 50 người con theo mẹ lên núi, tức là lên miền bắc. Khi tới cực bắc phía tây thì gặp eo biển Bering, tức là con đường dẫn vào đất Canada. Con cái mẹ Âu Cơ đã dừng chân ở đây, còn thắc mắc gì nữa.

Năm xưa, có một vị cao niên khả kính cũng đồng quan điểm với tôi. Đó là Cụ Nguyễn Bách Bằng, cựu hội trưởng Hội Cao Niên Ottawa. Mùa xuân năm 1999 Cụ Bằng viết thư cho tôi nói về buổi lễ thành lập tân đặc khu Nunanut ngày 1.4.1999, thư như sau:

“…Đại lễ do Ông Toàn Quyền Leblanc và Thủ tướng Chrétien chủ tọa, với sự tham dự của nội các, các dân biểu và ngoại giao đoàn. Buổi lễ thật long trọng. Quan Toàn quyền ký tên vào lá cờ Nunavut rồi trao cờ cho bà đại diện đặc khu. Bà này cầm lá cờ ấp vào ngực, mắt long lanh giọt lệ. Sau đó là phần văn nghệ của dân địa phương Da Đỏ. Tôi thấy phụ nữ Da Đỏ Nunavut sao giống người Việt Nam chúng ta thế. Họ thật mảnh mai, trái hẳn với thân hình đồ sộ người da trắng. Nhất là khi một thiếu nữ mặc cái áo giống y như áo dài VN, cô hát những lời ca có điệu ‘ý a, ỳ a, ối a’ sao mà nó giống điệu hát quan họ của chúng ta đến thế. Hồi thập niên 1930, tôi có đến dự Hội Lim cách Hà Nội 13 cây số, đã được nghe hát quan họ, cung điệu y như cung điệu cô gái Da Đỏ vừa hát. Tôi đã đem chuyện này kể với nhà văn lão thành Tú Hát, tức cụ Đinh Bá Hoàn lúc đó đang ở Misissauga. Cụ Hoàn cũng gật đầu đồng ý với Cụ Bằng và còn nói danh xưng Nunavut làm cụ nhớ tới bài hát tiếng Việt của trẻ em ngày xưa trong trò chơi xỉa chân. Các em vừa ngồi vừa duỗi chân ra vừa hát: ‘ nu na nu nống, cái cống nằm trong, cái ong nằm ngoài…’ Đây là tiếng Việt cổ, NU = hoặc là, NA = mày, NỐNG = tao, CỐNG=con chó, ONG= con dê, đại ý bài ca nói rằng hoặc mày hoặc tao sẽ phải rụt chân vào nếu bị con chó hay con dê cắn…

Theo Cụ Bằng và Cụ Hoàn thì danh xưng tân lãnh địa Nunavut là tiếng Việt cổ. Căn cứ vào hình dáng, y phục và ngôn ngữ trên đây, chúng ta có thể suy ra rằng người Da Đỏ chính là người Việt cổ. Họ đã đến đây trước chúng ta, nay chúng ta cũng đến đây, tức là anh em đang gặp nhau mà chưa nhận ra nhau đấy thôi.

Sau này tôi còn đem việc này hỏi cụ Đào Trọng Cương trong buổi lễ mừng đại thọ 100 tuổi của cụ mấy năm trước đây, Cụ Cương gật đầu bảo ý của tôi rất đúng. Cụ Cương là cây đại thụ Bắc Kỳ, là kỹ sư xây cất đầu tiên ở Hà Nội thập niên 1940, lời cụ đầy trọng lượng và uy tín.

Ông ODP kể chuyện cũ này xong rồi hỏi cả làng: Còn dân làng ta thì nghĩ sao cơ? Cụ Chánh tiên chỉ đáp ngay: Còn nghĩ gì nữa. Chứng cớ rành rành. Chúng ta đang sống ở đất Canada là đang sống trên đất của anh em chúng ta, tức là gia tộc nhà mình,. không phải sống nhờ nha.

Nghe đến đây ai cũng vỗ tay và cười. Ông H.O. chỉ vào anh John da trắng: Chúng tôi sống ở đất nhà anh em chúng tôi, chỉ có anh là đang sống nhờ đất người khác đó nha! Chị Ba Biên Hòa nghe vậy thì thích qúa, liền hỏi anh John: Anh nghe rõ chưa?

Ngày tết nói cho vui vậy chứ câu hỏi nguồn gốc người Da Đỏ là câu hỏi khó, phải không cơ. Nhưng thôi, đây là chuyện năm cũ con ngựa, nhân ngày cúng ông Táo. Xin Ông Táo đem việc này trình Ngọc Hoàng. Bây giờ tôi kể hầu các cụ chuyện ông Từ Hòe nấu cỗ tết Con Dê.

Dân làng đón chào ông Từ Hòe, được ông kể chuyện và xem phim ông chụp ở Nunavut, được cụ Chánh thết bánh cuốn Thanh Trì, ai cũng vui vẻ sung sướng, nhưng trên đường về nhà, đầu óc ai cũng vẫn còn nghĩ tới ông Từ Hòe. Cái ông này mưu trí lắm. Năm nào ông cũng nấu cổ tết, năm con nào thì cỗ có thịt con đó, năm con gà thì ông nấu món gà, năm con trâu thì ông nấu món trâu, năm con ngựa năm ngoái thì ông nấu món ngựa, năm nay con dê thì chắc ông nấu món dê nhưng không biết ông nấu dê món gì. Ngoài ra ai cũng còn thắc mắc là ông du lịch Nunavut thì không biết ông đã mua món qùa gì cho làng.

Cả làng hồi hộp chờ. Cái ông Từ Hòe này láu lắm. Chúng tôi hỏi Ông ODP và ông H.O. mà hai vị này cũng lắc đầu không đoán ra. Chúng tôi hỏi Cụ Chánh tiên chỉ làng thì Cụ chỉ cười hà hà bí mật, hóa ra cụ vào phe với ông Từ Hoè mất rồi. Đành phải chờ đến ngày tết.

Và ngày trọng đại đã đến. Ông Từ Hòe đứng ra nhận các lễ vật đóng góp của dân làng mang tới và bầy hết lên bàn thờ tổ tiên. Loáng một cái mà bàn thờ đã đầy của lễ. Cụ Chánh đốt nến và đốt hương rồi cùng mọi người chắp tay khấn vái. Cụ lớn tiếng cầu xin tổ tiên phù hộ cho quê hương VN hết nạn CS và phù hộ cho dân làng và con cháu, bên ngoài bây giờ là người Canada nhưng bên trong vẫn mãi là người VN có gốc Rồng Tiên. Rồi chúng tôi lần lượt lên đốt một cây hương và lậy 3 vái. Quả là cảm động.

Rồi cỗ trên bàn thờ được đem xuống, thức ăn trong bếp được mang ra. Món chính là món tái dê và cà ri dê. Năm con dê mà. Và món mọi người chờ mong là món của ông Từ Hòe mua từ Nunavut về. Ông để mọi ngươi hồi hộp chờ đợi một chập rồi ông mới mở lò đem lên một khay thơm ngào ngạt. Các cụ có đoán ra là món gì không ạ ? Thưa là món ‘Hải Cẩu ’. Ông Từ Hòe cười ha ha rồi nói: Ở Nunavut người ta chỉ được săn 40 ngàn con hải cẩu một năm. Họ lấy da, lấy lông xuất cảng. Còn thịt hải cẩu vừa bán trong nước cũng vừa xuất cảng. Tôi có nghiên cứu về con hải cẩu, bữa nay xin cho tôi nói đôi điều về con vật đặc biêt của Canada này. Các nước bên Âu Châu, tuy trong bụng thì thích lông con hải cẩu và da con hải cẩu, nhưng ngoài miệng thì la Canada là tàn ác trong việc giết hải cẩu, rồi lên tiếng tẩy chay. To tiếng nhất là cô đào già Brigitte Bardot. Báo chí Canada lâu nay tỏ ra giận Âu Châu về việc này. Các ngài lên tiếng cấm chúng tôi giết hải cẩu hả? Các ngài có biết một năm lũ ‘chó biển’ này ăn bao nhiêu hải sản của chúng tôi không? Canada đã bỏ ngoài tai việc Âu Châu lên án, Canada vẫn tiếp tục cho phép bắt giết hải cẩu, và tháng Ba vừa qua để tỏ ra thách thức Âu Châu, nhà hàng của quốc hội Canada đã chính thức có món hải cẩu trong thực đơn, hàng tuần sẽ thay đổi món nấu. Các cụ phương xa đã thấy Canada ‘gân’ chưa?

Tôi có đi ăn nhà hàng, có hỏi thăm mấy ông đầu bếp, các ông cho biết thịt hải cẩu cũng gần giống như thịt bò. Khi làm món thịt này thì phải dùng giao thật sắc, bỏ da bỏ mỡ, rồi ngâm nước muối, rồi ướp với chanh và tẩm bột, rồi chiên với bơ hay với dầu. Tôi đã làm như ông đâu bếp Nunavut chỉ, ăn ngon lắm. Tôi không chiên mà nướng và chấm nước mắm gừng tỏi ớt, ăn với cơm hay bánh mì đều hợp cả. Tôi và chú em đã mua một lô thịt đông lạnh đem về. Hôm nay xin làm lễ trình làng.

Cả làng vỗ tay râm ran, món ông vừa bưng ra là món hải cẩu nướng thơm lừng. Trong khi làng vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon, thì ông Từ Hòe lại đứng lên rồi lẳng lặng vào bếp. Lúc ông ra thì ông bưng một đĩa khói ngùn ngụt, và đi thẳng tới bàn phe liền ông. Thấy các đấng quân tử vỗ tay râm ran, bà Cụ B.95 lên tiếng ngay: Bác Từ Hòe phải công bằng nha. Cỗ tết hôm nay phải bằng nhau, mâm phái nữ chúng tôi cũng phải đủ món y như mâm các ông.

Ông Từ Hòe, vừa cười vừa gãi đầu rồi nói: Tôi nấu món này chỉ sợ các bà la nên phải nấu bí mật. Cụ đã nói như vậy, thì tôi xin thành thực khai rằng đây là món ‘hải cẩu pín’, món mà ông cụ Võ Văn Vân ngày xưa đã làm thuốc ‘bổ thận hoàn’ cho phái nam. Phe các bà liền vỗ tay khen sự thành thực khai báo của đầu bếp Từ Hòe, và bà nào cũng đòi nếm thử. Các cụ đã thấy phe liền bà trong làng tôi bạo gan chưa.

Thấy cả làng đều vui mừng tiếp đón món qúy, ông Từ Hòe nói tiếp: Tôi phải vất vả lắm mới tìm mua được món ‘pín’ này. Năm xưa ở Saigon nhà thuốc Võ Văn Vân quảng cáo rầm rộ về sản phẩm ‘Tam Tinh Hải Cẩu bổ thận hoàn’, hồi đó làm gì Võ Văn Vân có món qúy của hải cẩu mà làm thuốc. Còn tôi, lặn lội từ miền tây Canada lên tận miền bắc Canada mới tìm mua được đồ qúy của nó. Tôi phải ướp đá. Hôm nay mới xả đá và làm món chiên với hành tỏi nước mắm. Mời các bạn xơi với rượu để rượu dẫn thẳng vào máu cái sự qúy báu của con vật bắc cực này.

Không phải chỉ các nhà quân tử phái nam trong làng gắp món này, mà phe các bà cũng gắp lia chia nha. Bạo qúa sức vậy đó. Và tiếng cười nói vang lên. Cụ Chánh tuyên bố ơn đại xá: Hôm nay là ngày tết, vui nhất trong một năm, theo truyền thống của làng, mọi người được phép nói các thứ chuyện mặn, không phải kiêng cữ gì cả.

Ông ODP xin kể chuyện ngay. Ông bảo chuyện này không mặn gì cả. Rằng ngày xưa ở Saigon, ông có xem một nhóm chuyên đi bán thuốc dạo với sự lãnh đạo của một anh mãi võ Sơn Đông. Anh này bẻm mép vô cùng. Anh ta luôn luôn có cái trống và cái phèng la phụ họa. Anh ta rao bán thuốc như thế này:

Lùng tùng xoèng

Những người vợ bỏ vợ chê

Tôi cho thuốc uống, vợ mê lại liền

Lùng tùng xoèng…

Rồi anh ta giơ bao thuốc Tam Tinh hải cẩu ra. Thế là giới bình dân ta, nhất là phe liền ông, chạy tới mua ào ào.

Anh H.O. cũng góp chuyện: Ngày xưa tôi cũng có nghe nói về thuốc Tam Tinh Hải Cẩu mà hồi đó không biết con hải cẩu hình dáng như thế nào và nó sống ở đâu. Sang Canada này mới biết hải cẩu sống ở miền băng tuyết phía bắc. Nghe tiếng cái ấy của hải cẩu là thuốc qúy nhưng không biết nó qúy như thế nào, hiệu nghiệm như thế nào. Ở VN quê mình thì tôi chỉ nghe nói con dê và cái ấy của con dê qúy mà thôi. Tôi cũng thấy người Canada chuộng cái ấy lắm, chắc họ cũng có một niềm tin như người mình. Bạn đi chợ mà muốn mua ‘pín’ dê thì phải biết kêu cho đúng tên. Ở Montreal miền nói tiếng Pháp, họ gọi ‘pín’ dê bằng cái tên rất thơ mộng và ngộ nghĩnh là ‘amourette’. Theo tự điển thì amourette là mối tình nhỏ, mối tình dấu kín, còn ở chợ thịt dê thì amourette chỉ của qúy của chú dê.

Nhân nói tới dê, anh John nói rằng anh thích nhất cái chữ bình dân chỉ trái cà tím. Tự điển dịch trái ‘egg plant’ là trái cà tím. Lời này chỉ nói lên được một khía cạnh mầu sắc mà không nói lên được đúng hình dáng. Giới bình dân không gọi là trái cà tím mà gọi là ‘cà giái dê’. Đúng và gây ấn tượng hết sức. Ngoài ra anh John bảo rằng anh đã học được nhiều tiếng bình dân và tiếng lóng của tiếng Việt, anh thấy những tiếng này hay vô cùng. Bữa nay ngày tết Cụ Chánh đã cho nói thả dàn nên anh xin nói hết cái kho cười bình dân mà anh hằng dấu vợ. Anh kể rắng một hôm ăn cơm ở nhà hàng, anh nghe mấy ông VN nhậu bàn bên cạnh nói thế này: Thịt dê bổ dưỡng cả thằng lớn cả thằng nhỏ.

Cái chữ ‘thằng nhỏ’ này hay quá. Trong tiếng Anh khi không muốn nói thẳng tên thằng nhỏ thì người ta gọi thằng nhỏ là John Henri. Trong tiếng VN, ngày xưa ngoài Bắc giới lao động ghét Hồ Chí Minh đến độ họ gọi ‘thằng nhỏ’ là ‘Cụ Hồ’. Một năm hai thước vải thô, Lấy gì che kín Cụ Hồ em ơi!

Nghe đến đây thì Chị Ba giơ tay bịt miệng chồng lại, không cho nói nữa. Ông Từ Hòe thấy anh John bị vợ đàn áp, bèn tiếp sức ngay: Năm nay là năm dê nên xin cho tôi dài dòng về dê, tôi thấy trong tiếng Việt dùng chữ ‘dê’ để chỉ cái tính 35 của liền ông. Tôi học được cái nghĩa này từ câu chuyện giữa 2 cô bạn thân. Hai cô nói chuyện như sau: - Mi quen tên đó hả?

- Ừ, thì sao?

- Tên đó ‘dê’ lắm.

- Sao mi biết ?

- Cứ nghe nó cười là biết liền

Cười dê là cười thế nào, thưa các cụ ? Cụ B.95 liền đáp ngay: Anh kể xong câu chuyện dê rồi anh cười be be là cười dê đó.

Cụ già B.95 nói vậy nghe đúng qúa, phải không cơ.

Ông ODP được mời nói tiếp về dê thì có vẻ thích lắm. Ông xin nói chuyện dê theo sách vở. Rằng con dê lớn lên được 6 tháng tuổi là đã biết chuyện yêu đương. Dê được coi là một trong tứ linh được chọn làm vật tế lễ: heo, bò, trâu và dê. Phó mát bên Âu Châu ngon nhất là Camembert làm bằng sữa dê. Sữa dê được coi là béo và bổ nhất trong các loại sữa. Sữa dê đã góp sức cho Đức Phật.

Chuyện kể rằng sau 6 năm tu khổ hạnh, Đức Phật nhận thấy thể xác héo mòn và tâm thần sa sút, nên Ngài quyết định đổi cách tu. Ngài không hãm xác nhịn đói nữa. Có một bà già ngày nào cũng mang sữa dê đến cho ngài. Chỉ một thời gian, Ngài phục hồi sức khỏe rồi theo lối tu khác và Ngài đắc đạo thành Phật.

Trong việc chơi bài, trong 40 con vật thì con dê được vẽ trên lá bài thứ 35, chính vì thế mới sinh ra tiếng ‘máu 35’để chỉ người có máu dê. Mà nghĩ cũng buồn cười, anh con trai có máu 35 thì gọi là dê, còn chị đàn bà mà có máu 35 thì không gọi là dê, mà là ngựa, ‘Con đó ngựa lắm’ chứ không nói ‘con đó dê lắm’.

Nói đến đây tôi liền nhớ đến chuyện Cụ Vương Hồng Sển, một học giả về khảo cổ, tả con dê. Cụ kể rằng thời đó có một ông xã đem biếu quan tây một con dê. Ông tây không biết là con gì liền hỏi, ông xã nói tiếng Tây bồi, ba xí ba tú tả con dê như sau: Lúy mắm xốt xiềng, da na báp, da na cót’ Các cụ nghe có hiểu gì không cơ ? Quan tây nghe xong thì mặt ớ ra, chả hiểu gì. Quan liền cho gọi viên thông ngôn. Ông xã lặp lại câu ông vừa nói, anh thông ngôn bèn phá ra cười rồi trình quan tây: Ông ta nói: Lui même chose chien, il a barbe, il a corne, nó giống con chó, nó có râu, nó có sừng… Cụ Sển chỉ kể đến đây rồi thôi. Cụ không cho biết sau đó ông quan tây có giết dê làm tái dê, lấy pín dê làm món nhậu và lấy máu dê pha với rượu uống thay whisky hay không. Tôi thắc mắc như vậy là vì con dê béo được cha ông ta liệt vào danh sách 3 cái mê ly nhất của đàn ông, ca dao chép rõ ràng:

Thế gian ba sự khôn chừa

Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ

Sách của Cụ Sển chép nhiều câu gay cấn lắm, cụ nói thẳng, không úp mở gì cả. Cụ người Nam mà. Ta hãy nghe cụ tả người đẹp ‘ gái vừa đương tơ’ như sau:

Hai quả núi vàng pha núm tuyết

Một khe hang ngọc nức mùi hương

Và cụ kết luận: Chỉ nhiêu ấy cũng đủ khuynh gia bại sản.

Rồi ông ODP nói tiếp: Cụ Sển tả người đẹp qủa là tuyệt bút, và cụ kết luận qủa là chí lý. Tôi xin kể một chuyện chót về con dê: Xin khoe với cả làng một việc cũng liên quan tới chữ nghĩa. Số là tôi có một bạn già tuổi dê đang sống bên Hoa Kỳ. Ông này gốc nhà báo, nên dịp tết này tôi đã viết một tấm thiệp gửi sang tết ông. Phần chúc tết của tôi mang dạng thách đối, phần một tôi ca tụng nước Mỹ của ông như sau:

Không có hoa nào đẹp bằng Hoa kỳ

Không có nước nào đẹp bằng nước Mỹ

Và phần hai tôi chúc tết tuổi dê:

Năm Ất Mùi, mùi nào cũng qúy, qúy nào cũng mùi

Tết cụ Dê, dê nào cũng cụ, cụ nào cũng dê

Ông bạn già của tôi nhiều chữ lắm, chắc ông ta sẽ đối lại. Bao giờ được thư ông phúc đáp, tôi sẽ trình làng.

Cả làng xuýt xoa khen ông ODP giỏi văn thơ, ông lắc đầu ngay: mấy câu trên đây tôi gặp trong sách báo, chứ không phải do tôi nghĩ ra đâu. Bây giờ tuồi già, chữ nghĩa bay đi hết rồi

Các cụ xem ông bồ chữ ODP của làng tôi có thành thực và khiêm tốn không.

Lúc này Cô Tôn Nữ mới lên tiếng: Ngày tết các bác nói toàn những chuyện văn chương khô qúa, cụ Chánh đã cho nói chuyện ướt cơ mà. Câu này đã chọc tức anh H.O. Biết các bà thích nghe chuyện ướt, anh H.O. liền xin đọc một đoạn thơ tếu bàn về vợ và bồ nhí:

Vợ là cửa cái

Bạn gái là cửa sổ

Càng nhiều cửa sổ càng sang

Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra

Vợ là cửa cái nhà ta

Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng !

Nghe đến đây ai cũng phá ra cười. Để làng cười một chập rồi cụ Chánh lên tiếng:

- Lão biết tác giả mấy câu thơ trên đây là Nguyễn Bảo Sinh. Ông này làm thơ

có thần, hay như Bùi Giáng vậy. Trong các bài thơ của ông Nguyễn Bảo Sinh, lão thích bài thơ ‘Mê Ngộ’ nhất. Rất thấm vì có chất thiền. Lão xin đọc mấy câu để mừng tuổi mọi người:

Khi mê bùn chỉ là bùn

ngộ ra mới biết trong bùn có sen

Khi mê tiền chỉ là tiền

ngộ ra mới biết trong tiền có tâm

Khi mê dâm chỉ là dâm

ngộ ra mới biết trong dâm có tình

………………

Lão mê các chữ ngộ này quá. Chỉ có ngộ mới giải thoát chúng ta.

Năm mới xin kính chúc các cụ tỉnh mọi cơn mê, ngộ ra hết nha.

Trân trọng,

TRÀ LŨ

LTS: Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1800 chuyện. Đây là món quà Christmas và Năm Mới trang nhã nhất. Bạn sẽ cười cả năm. Giá bán tại Canada và Hoa Kỳ là 100 Gia kim hay 100 Mỹ kim (gồm tiền sách và bưu phí). Không bán lẻ từng cuốn. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xôi Gấc
Nguyễn Đức Cung
21:47 12/02/2015
XÔI GẤC
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Cuối năm giết lợn mổ bò
Đừng quên xôi gấc với vò rượu tăm
Mong cho số đỏ quanh năm.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06/02 – 12/02/2015: Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ và Bosnia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:56 12/02/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha viếng thăm giáo xứ thứ 8 ở Rôma

Chiều Chúa Nhật 8 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm giáo xứ thánh Micae Tổng lãnh thiên thần ở khu vực Pietralata phía đông bắc Roma. Đây là giáo xứ thứ 8 thuộc giáo phận Roma được ngài viếng thăm trong vòng 2 năm qua.

Trước khi đến giáo xứ chừng 300 mét, Đức Thánh Cha đã bất ngờ yêu cầu xe dừng lại để ngài thăm một khu trại của người du mục, trong đó cũng có những người di dân Phi châu và Mỹ châu la tinh. Mọi người tại đó đều xúc động mạnh vì cử chỉ quan tâm bất ngờ của Đức Thánh Cha. Với các tín hữu Nam Mỹ có mặt tại đây, ngài đã đọc kinh Lạy Cha với họ bằng tiếng Tây Ban Nha và chúc lành cho họ.

Đến giáo xứ lúc gần 4 giờ, Đức Thánh Cha đã lần lượt gặp các bệnh nhân và những người không có gia cư nhất định, được cộng đồng thánh Egidio trợ giúp. Tiếp đến ngài gặp các trẻ em được rửa tội trong 12 tháng qua cùng với cha mẹ các em.

Khi Đức Thánh Cha gặp các thiếu niên và hướng đạo sinh ở sân nhà thờ, các em đã tặng Đức Thánh Cha 5 túi ngủ để ngài tặng lại cho những người vô gia cư sống ở khu vực nhà ga trung ương Termini ở Roma.

Tiếp đến, ngài giải tội cho một số người, trước khi bắt đầu thánh lễ lúc 6 giờ chiều cùng với Đức Hồng Y Giám quản, Đức Cha phụ tá khu vực, và khoảng 8 linh mục khác.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Marco kể lại hoạt động của Chúa Giêsu, ban ngày rao giảng, chiều tối Chúa chữa bệnh cho dân chúng.

Từ đó, Đức Thánh Cha nhắc nhở các tín hữu hãy mang sách Phúc Âm trong người và mỗi ngày đọc một đoạn, suy gẫm để cho chính Chúa Giêsu giảng cho mình.

Ngài cũng mời gọi các tín hữu hãy để cho Chúa Giêsu chữa lành và nói: “Tất cả chúng ta đều có những vết thương, vết thương tinh thần, tội lỗi, hận thù, ghen tương. Có lẽ chúng ta không chào một người nào đó và tự nhủ: 'À, nó đã làm khổ tôi điều này, tôi không thèm chào nó nữa!'. Trong trường hợp như thế, anh chị em hãy cầu nguyện và xin Chúa Giêsu chữa họ. Thật là buồn khi trong một gia đình anh chị em không nói chuyện với nhau vì vì một điều không đâu; ma quỷ lợi dụng những điều không đâu ấy để thổi phòng lên. Rồi những hận thù đố kỵ tiếp tục, nhiều khi kéo dài lâu năm, và phá hủy gia đình ấy. Cha mẹ đau khổ vì con cái không nói với nhau nữa, hoặc con dâu không nói với người khác, và cứ thế, ghen tương, ghen tị tiếp tục kéo dài.. Đó là điều do ma quỷ reo rắc. Vị duy nhất trừ quỷ là Chúa Giêsu. Vì thế tôi nói với mỗi người anh chị em: hãy để cho Chúa Giêsu chữa”.

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại giáo xứ Thánh Micae Tổng Lãnh Thiên Thần kéo dài 3 tiếng rưỡi đồng hồ. Trước khi lên đường trở về Vatican, Đức Thánh Cha còn đứng cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ đặt cạnh bàn thờ và dâng lên Mẹ bó hoa ngài mới nhận được từ một em bé.

2. Đức Thánh Cha cổ võ tông đồ giáo dân tại thành thị

Đức Thánh Cha cổ võ việc huấn giáo dân để họ có thể dấn thân làm tông đồ trong môi trường thành thị.

Đây là nội dung bài huấn dụ của ngài trong buổi tiếp kiến thứ Bẩy 7 tháng 2, dành cho các Hồng Y, Giám Mục, linh mục và giáo dân tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, tiến hành tại Rôma từ ngày 5 đến 7-2-2015 về chủ đề “Gặp gỡ Thiên Chúa giữa lòng thành thị. Những cảnh loan báo Tin Mừng trong Ngàn năm thứ ba”.

Trong số các tham dự viên có 14 Hồng Y và Giám Mục, cùng với 20 giáo dân nam nữ thành viên của Hội đồng.

Tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha kêu gọi đừng có thái độ bi quan và chủ bại đứng trước tình trạng trong các thành phố người ta sống vội vã và đãng trí, trái lại cần có cái nhìn đức tin về thành thị, một cái nhìn chiêm niệm, “khám phá Thiên Chúa đang ở trong các gia cư, trên các đường phố, nơi các quảng trường” (E. Gaudium 71)... “Nhất là các tín hữu giáo dân được kêu gọi đi ra ngoài mà không sợ sệt, để gặp gỡ con người thành thị, trong các hoạt động thường nhật của họ, trong công việc của họ - cá nhân cũng như gia đình, - cùng với giáo xứ hoặc trong các phong trào Giáo Hội mà họ tham gia.

Trong các môi trường ấy giáo dân có thể phá vỡ bức tường của sự vô danh và dửng dưng, thường thấy trong các thành thị. Vấn đề ở đây là tìm được can đảm, đi bước đầu xích lại gần người khác, để trở thành tông đồ trong khu phố của mình”.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Khi trở thành những người hân hoan loan báo Tin Mừng cho đồng bào của mình, các tín hữu giáo dân khám phá rằng có nhiều tâm hồn mà Chúa Thánh Linh đã chuẩn bị đón nhận chứng tá của họ, sự gần gũi và quan tâm của họ. Trong thành thị thường có một môi trường tông đồ rất phong phú, vượt quá mức tưởng tượng của chúng ta. Vì thế, điều quan trọng là chăm sóc việc huấn luyện giáo dân: giáo dục giúp họ có cái nhìn đức tin, đầy hy vọng, biết nhìn thành thị với đôi mắt của Thiên Chúa, khuyến khích họ sống Tin Mừng, vì biết rằng mỗi cuộc sống theo tinh thần Kitô luôn có một ảnh hưởng lớn trong xã hội. Đồng thời cần nuôi dưỡng nơi giáo dân ước muốn làm chứng ta, để có thể trao tặng những người khác trong tình yêu thương hồng ân đức tin đã nhận lãnh, với lòng quí mến tháp tùng những anh chị em đang chập chững trong đời sống đức tin. Nói tóm lại, giáo dân được mời gọi nắm giữ vai chính trong Giáo Hội với tinh thần khiêm tốn và trở thành men đời sống Kitô cho toàn thể thành thị”

3. Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7 tháng 2 dành cho Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, Đức Thánh Cha tố giác nạn bạo hành phụ nữ, đồng thời kêu gọi tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong cộng đoàn Giáo Hội, cũng như trong lãnh vực công cộng.

Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa vừa kết thúc 4 ngày đại hội, từ mùng 4 đến mùng 7 tháng 2 với chủ đề “Các nền văn hóa phụ nữ: bình đẳng và khác biệt”.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “thân thể phụ nữ nhiều khi bị bạo hành, làm nhục, kể cả từ phía những người lẽ ra phải bảo vệ, giữ gìn và là người đồng hành với phụ nữ trong cuộc sống..”

“Bao nhiêu hình thức nô lệ, coi phụ nữ như món hàng, cắt chặt thân thể phụ nữ, đòi chúng ta phải dấn thân làm việc để đánh bại hình thức hạ giá phụ nữ, biến họ thành đồ vật để bán trên các thị trường khác nhau. Trong bối cảnh này, tôi muốn lưu ý tình trạng đau thương của bao nhiêu phụ nữ nghèo, bó buộc phải sống trong những hoàn cảnh nguy hiểm, bị bóc lột, gạt ra ngoài lề xã hội, và trở thành nạn nhân của nền văn hóa gạt bỏ”.

Đề cập tới một tiểu đề khác trong đại hội là “Phụ nữ và tôn giáo: trốn chạy hay tìm cách tham gia vào đời sống xã hội?, Đức Thánh Cha nói: “Ở đây các tín hữu được gọi hỏi một cách đặc biệt. Tôi xác tín rằng cần cấp thiết cống hiến không gian cho phụ nữ trong đời sống Giáo Hội, đón nhận họ, để ý đến những những sự nhạy cảm đặc thù và thay đổi về văn hóa và xã hội. Vì thế, điều đáng mong ước là một sự hiện diện của phụ nữ sâu rộng và có tính chất quyết định hơn trong các cộng đoàn, đến độ chúng ta có thể thấy nhiều phụ nữ can dự vào các trách nhiệm mục vụ, tháp tùng con người, các gia đình và các nhóm cũng như trong việc suy tư thần học”.

Đức Thánh Cha đề cao vai trò của phụ nữ trong lãnh vực gia đình, chức phận làm mẹ của phụ nữ, và ngài kêu gọi đừng để phụ nữ phải một mình mang gánh nặng gia đình. Ngài cũng cổ võ sự hiện diện hữu hiệu của phụ nữ trong các lãnh vực công cộng, trong thế giới lao động và trong các nơi đề ra những quyết định quan trọng.

4. Dachau, nghĩa trang khổng lồ của các linh mục Công Giáo trên thế giới

Ngày 22 tháng 3 năm 1933, chỉ vài tuần sau khi Hitler trở thành quốc trưởng của nước Đức, một trại tập trung khổng lồ của Đức Quốc Xã đã được hình thành tại Dachau, cách thành phố Munich chỉ có 16km về phía Tây Bắc.

Một cuốn sách vừa cho biết 2,579 linh mục, chủng sinh, và nam tu sĩ Công Giáo đã bị trục xuất từ khắp châu Âu đến trại tập trung này. Trong số đó có 1,034 vị là người Ba Lan và 868 vị đã chết tại đây.

Cuốn La Baraque des prêtres, Dachau, 1938-1945 của Guillaume Zeller cho biết các tù nhân bị đưa đến trại này gồm các linh mục người Đức đã lên tiếng chống lại việc chích thuốc hay các phòng hơi ngạt để giết chết người Do Thái, các linh mục người Ba Lan được coi là một phần của giới tinh hoa của Ba Lan, các linh mục người Pháp chống lại Đức quốc xã, và một giám mục người Pháp đã giúp những người Do Thái.

"Trại Dachau là nghĩa trang lớn nhất của các linh mục Công Giáo trên thế giới," Zeller cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Figaro. Ông cho biết trong thời gian bị giam giữ các linh mục "vẫn duy trì lòng nhân bản của mình", họ cử hành các bí tích, hỗ trợ người bệnh, và bí mật đào tạo thần học và phong chức linh mục.

141 linh mục Chính Thống Giáo và các mục sư Tin Lành cũng đã bị giam tại Dachau.

5. Đức Thánh Cha cảnh giác các Giám Mục Phi Châu về nguy cơ của các hình thức thực dân mới

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh báo các giám mục châu Phi chống lại các hình thức “thực dân” mới và vô luân như theo đuổi thành công, giàu có, quyền lực bằng mọi giá; đồng thời ngài cũng cảnh báo về sự gia tăng các trào lưu tôn giáo cực đoan xuyên tạc và lèo lái tôn giáo, và những hệ tư tưởng mới đang phá huỷ bản sắc cá nhân và gia đình.

Ngài đã phát biểu như trên với đại diện của Hội Đồng Giám Mục Phi Châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM.

Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhấn mạnh rằng người trẻ là tương lai của châu Phi, và họ cần chứng tá của các vị mục tử. Ngài nói rằng cách hiệu quả nhất để vượt qua cám dỗ đầu hàng trước những lối sống có hại là đầu tư vào giáo dục.

"Giáo dục cũng sẽ giúp khắc phục được những não trạng đang lan tràn trong đó đề cao bất công, bạo lực, cũng như những chia rẽ sắc tộc".

Ngài nói: "Nhu cầu lớn nhất là một mô hình giáo dục dạy trẻ biết suy nghĩ có phê phán chứ đừng nhắm mắt chấp nhận và khuyến khích sự phát triển các giá trị đạo đức."

Đức Thánh Cha cũng cảnh báo chống lại sự đổ vỡ của các gia đình ở châu Phi, và cho biết Giáo Hội được mời gọi để đánh giá và khuyến khích mọi sáng kiến nhằm tăng cường các gia đình vì "đó là nguồn gốc thực sự của tất cả các hình thức tình anh em và là nền tảng chính yếu của hòa bình. "

Đức Thánh Cha cũng đã ca ngợi công việc của các nhà truyền giáo và nhân viên Giáo Hội trong việc giúp đỡ người già và đau khổ trên lục địa. Ngài đặc biệt nhắc đến những người đã quảng đại hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng Ebola gần đây ở Tây Phi.

Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi SECAM vì những cố gắng để cung cấp "một phản ứng tổng quát với những thách thức mới mà lục địa này đang phải đối mặt ", cho phép Giáo Hội "nói với một tiếng nói đồng nhất và đưa ra những chứng tá cho ơn gọi của mình như là một dấu chỉ và khí cụ của ơn cứu rỗi, hòa bình, đối thoại và hòa giải. "

Ngài cho biết để hoàn thành nhiệm vụ này, điều quan trọng là SECAM vẫn trung thành với bản sắc của mình là "một trải nghiệm sống động của tình hiệp thông và sự phục vụ cho những người nghèo nhất trong những người nghèo."

6. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà lãnh đạo kinh doanh: Hãy dành ưu tiên cho phẩm giá con người

Hôm thứ Bẩy 7 tháng 2, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thúc giục các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dành ưu tiên cho phẩm giá con người, và đề nghị ba cách để làm điều này: Thứ nhất, hướng đến các ưu tiên thực sự chứ đừng dậm chân ở những gì là khẩn cấp. Thứ hai hãy là những chứng nhân của tình bác ái. Thứ ba, hãy đóng vai trò là những người quản lý chứ không phải là các chủ nhân ông của hành tinh chúng ta.

Nhận xét của Đức Thánh Cha đã được ra trong một thông điệp video được phát trong cuộc gặp gỡ của 500 vị đại diện cho các tổ chức chính trị và kinh doanh quốc tế đang nhóm họp tại thành phố Milan của Ý để thảo luận về các chủ đề: Nuôi sống hành tinh của chúng ta, Năng lượng cho cuộc sống. Đây là chủ đề được chọn cho cuộc triển lãm quốc tế Expo 2015 sẽ khai mở vào tháng Năm tại thành phố này.

Đề cập đến bài phát biểu của ngài hồi cuối tháng Mười Một năm ngoái tại hội nghị Lương thực Thế giới và các Tổ chức Nông nghiệp, Đức Giáo Hoàng cho biết mối quan tâm đầu tiên cho tất cả chúng ta khi xem xét các vấn đề của nông nghiệp và sản xuất lương thực là con người và tất cả những người đang bị đói. Một lần nữa, ngài lên tiếng than phiền cái nghịch lý của xã hội hiện đại trong đó kẻ ăn không hết người lần không ra, hành tinh này là nơi có đủ thực phẩm cho tất cả mọi người, nhưng không phải tất cả cư dân của hành tinh này đều có thực phẩm cần thiết hàng ngày. Nhiều nơi người ta tiêu thụ quá mức và lãng phí thực phẩm và dùng thực phẩm cho các mục đích khác. Trong khi, không thiếu những nơi người ta đang chết vì đói.

Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng có vài vấn đề khác như nạn đói là những vấn đề dễ bị thao túng bởi các chính phủ và các cơ quan chức năng cho những mục đích chính trị của mình. Trong Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về Gia Đình, các nghị phụ châu Phi đã tố giác rằng các quốc gia và các tổ chức phương Tây thường áp đặt những ý thức hệ phò phá thai như điều kiện tiên quyết cho những viện trợ nhân đạo.

7. Đại sứ quán Hung Gia Lợi cạnh Vatican tổ chức cuộc gặp gỡ vinh danh người đã cứu hàng ngàn người Do Thái trong thế chiến thứ Hai

Hôm thứ Tư 4 tháng 2, đại sứ quán Hung Gia Lợi cạnh Vatican đã tổ chức một cuộc gặp gỡ nhằm vinh danh Đức Tổng Giám Mục Angelo Rotta và Đức Ông Gennaro Verolino, là những người đã cứu hàng chục ngàn người Do Thái trong Thế chiến thứ Hai.

Đức Tổng Giám mục Rotta là sứ thần Tòa Thánh tại Hung Gia Lợi vào thời điểm đó, trong khi Đức ÔngVerolino là trợ lý của ngài. Đức Ông Verolino sau này đã trở thành một vị Tổng Giám Mục và là một sứ thần Tòa Thánh.

Phát biểu trong cuộc gặp gỡ Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y Đoàn nói:

"Công việc của hai vị tuyệt vời này đã được ghi nhận bởi một số nhà sử học. Họ đã đưa ra thực hành những lời kêu gọi được lặp đi lặp lại của Đức Giáo Hoàng Piô XII”.

Một nhà viết sử người Hung Gia Lợi, ông Jeno Levai, trưng ra những sử liệu lấy từ văn khố Tòa Thánh và các quốc gia để chứng minh rằng Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Hung và các Đức Giám Mục "đã can thiệp đi can thiệp lại theo những chỉ thị của Đức Piô XII" và nhờ những nỗ lực này "trong mùa thu và mùa đông 1944, không có một nhà thờ Công Giáo nào tại Budapest lại không mở rộng vòng tay chứa chấp những người Do Thái đang trốn chạy".

8. Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sẽ được phong Chân Phước

Hôm Thứ Hai 3 Tháng Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh trong một buổi triều yết riêng. Trong dịp này Đức Thánh Cha đã ban hành các nghị định sau:

Công nhận Tôi Tớ Chúa Oscar Romero Arnolfo Galdámez, Tổng Giám Mục San Salvador; sinh ngày 15 Tháng Tám năm 1917 ở Ciudad Barrios, El Salvador đã bị giết vì hận thù đức tin vào ngày 24 tháng 3 năm 1980, tại San Salvador.

Công nhận các Tôi tớ Chúa là Michele Tomaszek và Sbigneo Strzałkowski, các linh mục của Dòng Anh Em Hèn Mọn, và Alessandro Dordi, linh mục triều, bị giết vì hận thù đức tin vào ngày 9 và ngày 25 tháng tám 1991, tại Pariacoto và Rinconada, gần thành phố Santa Peru

Công nhận các nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Giovanni Bacile, linh mục trưởng của Bisacquino; sinh tại Bisacquino, Ý ngày 12 tháng Tám năm 1880 và qua đời tại đó ngày 20 tháng Tám năm 1941.

9. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Cộng hòa Kiribati

Hôm thứ Năm 5 tháng 2, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tổng thống nước Cộng hòa Kiribati, ông Anote Tong, trước khi ông gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Paul R. Gallagher, Bộ trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.

Kiribati là một đảo quốc ở trung tâm Thái Bình Dương với dân số khoảng 100,000 người.

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã ra một thông cáo báo chí mô tả cuộc đàm phán giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Tong là "thân mật", đồng thời cho biết hai vị đã bàn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và các vấn đề về biến đổi khí hậu, đang có những tác động tiêu cực đối với đất nước này, cũng như nhiều nước khác trong vùng Thái Bình Dương. Hai vị bày tỏ hy vọng rằng tại cuộc họp COP-21 được tổ chức tại Paris vào tháng tới, cộng đồng quốc tế có thể đưa ra các biện pháp phối hợp và hiệu quả để đối diện với thách thức này.

10. Đức Thánh Cha gặp gỡ các tỉnh trưởng Italia

Hôm thứ Sáu mùng 6 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các vị tỉnh trưởng của Italia, cám ơn họ đặc biệt vì họ đã phối hợp tiếp nhận rất nhiều người di cư, là những người gần đây đã đổ bộ lên bờ biển Ý.

Trong cuộc gặp gỡ với các quan chức chính quyền địa phương, Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự gắn kết giữa các cộng đồng địa phương và chính quyền quốc gia Ý. Ngài đề cao cung cách họ hành xử trong các trường hợp khẩn cấp về di dân mà đất nước đã trải qua, sự cân bằng tinh tế giữa việc áp dụng pháp luật và sự tôn trọng các quyền con người của mỗi cá nhân.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về sự hợp tác tuyệt vời của chính quyền địa phương với các giáo phận và giáo xứ, trong việc tìm cách thúc đẩy sự phát triển con người và phục vụ lợi ích chung của đất nước thông qua giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

Đức Thánh Cha ghi nhận cách thức các tỉnh trưởng đã phải cố gắng để cân bằng nhu cầu của sự thăng tiến con người và lòng trung thành với tổ chức của mình, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các quan chức hãy ghi nhớ rằng không phải họ đang đối phó với những câu hỏi trừu tượng, nhưng là với hy vọng cụ thể của mỗi người người nam nữ, trong bối cảnh những bất ổn kinh tế kéo dài.

11. Sứ thần Tòa Thánh tại Bosnia-Herzegovina hoan nghênh tin tức về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàn

Đức Tổng Giám mục Luigi Pezzuto, Sứ thần Tòa Thánh tại Bosnia-Herzegovina, đã hoan nghênh tin tức về chuyến thăm sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Sarajevo.

Phát biểu với Đài phát thanh Vatican ngay sau tuyên bố của Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm quốc gia này vào ngày 06 tháng 6 tới đây, Đức Tổng Giám Mục mô tả chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng không chỉ là hữu ích, mà phải nói là rất cần thiết.

"Chúng tôi rất hài lòng với tin tức về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Sarajevo và tất cả mọi người đang chờ đợi", ngài nói.

Đức Tổng Giám mục Pezzuto giải thích rằng quốc gia này, và đặc biệt là thành phố Sarajevo, "Jerusalem của châu Âu” là một nơi mà rất nhiều nền văn hóa, tôn giáo và các Giáo Hội Kitô tụ tập lại với nhau.

Ngài chỉ ra rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha xảy ra trong bối cảnh quốc gia này vừa thoát ra khỏi một cuộc chiến tranh bi thảm, do đó, "thông điệp của Đức Giáo Hoàng liên quan đến hòa bình và tái xây dựng một xã hội" là rất thời sự.

Đức Tổng Giám Mục nói thêm: "Trong bối cảnh này tôi chắc chắn rằng, chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, sẽ không chỉ là có ích, nhưng còn cần thiết cho Giáo Hội Công Giáo địa phương và cho tất cả những tôn giáo đang ở đây".

12. Boko Haram giết chết hơn 100 người tại một thị trấn của Cameroon

Quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã giết chết hơn 100 người ở thị trấn Fotokol phía bắc Cameroon gần biên giới với Nigeria. Cuộc tấn công diễn ra khi lực lượng Chad xua quân vào các căn cứ quân sự của Boko Haram và nói rằng họ đã giết chết khoảng 200 chiến binh Hồi Giáo trong hai ngày qua.

Cư dân tại Fotokol đã là mục tiêu tàn sát của Boko Haram hôm thứ Tư 4 tháng 2 khi chúng tiến vào thị trấn này giết chết hơn 100 người trong một nhà thờ Hồi giáo và trong các gia cư trước khi nổi lửa đốt nhiều căn nhà.

Các tử thi cho thấy nhiều người đã bị cắt cổ họng trước khi chết.

Cuộc tàn sát này xảy ra chỉ một ngày sau khi một lực lượng Cameroon cho biết họ đã đẩy lui quân khủng bố Hồi Giáo tại một thị trấn biên giới gần Fotokol.

Trong khi đó, quân Chad cho biết họ đã "hoàn toàn xóa sổ" các căn cứ Boko Haram tại Gambaru và Ngala ở miền bắc Nigeria hôm thứ Ba, giết chết hơn 200 chiến binh Hồi Giáo.

13. Ấn Độ đưa ra lời xin lỗi đã từ chối chiếu khán nhập cảnh của các viên chức Tòa Thánh

Một phát ngôn viên của chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một lời xin lỗi về việc từ chối thị thực chiếu khán vào giờ chót cho hai viên chức Vatican đã được dự trù tham dự một hội nghị về phụng vụ.

Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích và Đức Tổng Giám mục Portase Rugambwa, chủ tịch Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, đã buộc phải hủy bỏ chuyến thăm dự kiến của mình đột ngột sau khi thị thực nhập cảnh của hai vị đã bị từ chối. Tuy nhiên, nhờ Internet, Đức Tổng Giám mục Roache đã có thể tham gia vào các cuộc họp qua một liên kết video.

Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai nói với Catholic News Service rằng ngài đã nhận được một cú điện thoại từ Bộ Ngoại giao, xin lỗi vì sự từ chối thị thực và hứa hẹn một cuộc điều tra về vụ việc này.

Sự từ chối thị thực là một cú sốc bởi vì nó đưa ra sau một sự chậm trễ bất thường. Vụ này xảy ra sau hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo và chương trình bắt buộc cải đạo sang Ấn Giáo đang được thực hiện trong cả nước dưới sự ngầm ủng hộ của thủ tướng Narendra Modi.

14. Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội đồng Giám Mục Hy Lạp

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5 tháng 2, dành cho 8 Giám Mục Hy Lạp về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo Hội tại nước này tiếp tục giúp mọi người tin tưởng nơi tương lai bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài tại nước này.

Trong bài huấn dụ trao cho các vị tại buổi tiếp, Đức Thánh Cha viết:

“Đứng trước sự kéo dài cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh xảy ra trầm trọng tại đất nước anh em, anh em đừng mỏi mệt trong việc khuyên nhủ tất cả mọi người hãy tin tưởng nơi tương lai, chống lại cái gọi là nền văn hóa bi quan. Tinh thần liên đới mà mỗi Kitô hữu được kêu gọi làm chứng cụ thể trong đời sống thường nhật tạo nên một men hy vọng”.

Đức Thánh Cha cũng khích lệ các Giám Mục Hy Lạp săn sóc những tín hữu Công Giáo nhập cư, kể cả những người ở trong tình trạng bất hợp pháp. “Tôi thành tâm khuyến khích anh em hãy tiếp tục tiến bước với một đà tiến truyền giáo mới, đặc biệt đưa người trẻ tham gia vào công trình này, vì họ chính là tương lai của đất nước”.

Tiếp đến là tiếp tục những cuộc đối thoại giữa các tín hữu Công Giáo và Chính Thống, để nuôi dưỡng hành trình đại kết cần thiết”. Ngài kêu gọi các Giám Mục đặc biệt chăm sóc việc mục vụ ơn gọi để đối phó với tình trạng thiếu linh mục, nhất là kiên trì theo đuổi các chương trình chuẩn bị hôn nhân, đứng trước sự suy yếu gia đình, do trào lưu tục hóa. Cũng đừng quên những già, nhiều khi phải sống trong cô đơn và bị bỏ rơi vì nền văn hóa gạt bỏ đang lan tràn.

Hy Lạp rộng 132 ngàn cây số vuông với 11 triệu 300 ngàn dân cư, trong đó hơn 90% là tín hữu Chính Thống giáo, và chỉ có 141 ngàn tín hữu Công Giáo tương đương với 1,2% dân số. Các tôn giáo thiểu số tại nước này vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi và kỳ thị. Ví dụ nếu một Giám Mục Công Giáo muốn sửa chữa một thánh đường của mình thì phải xin sự đồng ý của vị Giám Mục Chính Thống tại địa phương.

15. Thư của Đức Thánh Cha về Ủy ban Tòa Thánh chống lạm dụng tính dục

Đức Thánh Cha đã gửi thư đến các Hội Đồng Giám Mục và các Bề trên dòng tu để giới thiệu Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên, đồng thời kêu gọi cộng tác với cơ quan này.

Trong thư, Đức Thánh Cha cho biết Ủy ban này mới được thành lập hồi tháng 3 năm 2014, với mục đích đưa ra những đề nghị và sáng kiến nhắm cải tiến các qui luật và thủ tục bảo vệ tất cả các trẻ thành viên và những người lớn dễ bị tổn thương. Hồi tháng 7-2014, ngài đã gặp một số nạn nhân đã bị các linh mục lạm dụng tính dục và nghe chứng từ của họ. Điều này càng làm cho ngài xác tín cần phải tiếp tục làm tất cả những gì có thể để bài trừ khỏi Giáo Hội nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và mở ra một con đường hòa giải và chữa lành cho những người đã bị lạm dụng.

Đức Thánh Cha cho biết các thành viên của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thánh niên đã được bổ nhiệm trong thời gian qua và sắp sửa nhóm họp lần đầu tiên tại Roma. Trong dịp này, ngài khẳng định rằng: Ủy ban có thể là một dụng cụ mới mẻ, có giá trị và hữu hiệu để giúp ngài linh hoạt và thăng tiến sự dấn thân của toàn thể Giáo Hội, trên bình diện Hội Đồng Giám Mục, các giáo phận, dòng tu, để thực thi những hoạt động cần thiết hầu bảo đảm sự bảo vệ các trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương, cũng như mang lại câu trả lời theo công lý và lòng từ bi.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Các gia đình phải biết rằng Giáo Hội không từ khước một cố gắng nào để bảo vệ con cái của họ và họ có quyền được tìm đến với Giáo Hội với lòng tín nhiệm hoàn toàn, vì Giáo Hội là một nhà an toàn. Vì thế, không thể dành ưu tiên cho một nhận xét nào khác, thuộc bất kỳ loại nào, chẳng hạn ước muốn tránh gương mù, vì tuyệt đối không có chỗ trong thừa tác vụ của Giáo Hội những kẻ nào lạm dụng trẻ vị thành niên”.

Đức Thánh Cha nhắc nhở các Hội Đồng Giám Mục hoàn toàn thực thi lá thư của Bộ giáo lý đức tin ngày 3-5-2011, soạn thảo các đường hướng chỉ đạo để đối phó với những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Điều quan trọng là các Hội Đồng Giám Mục đề ra phương thế để theo định kỳ duyệt lại các qui luật và kiểm chứng việc áp dụng các qui luật ấy”.

Giám Mục giáo phận và Bề trên cấp cao của các dòng tu có nhiệm vụ kiểm chứng xem trong các giáo xứ và các tổ chức của Giáo Hội có bảo đảm an toàn cho các trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương hay không.. Ngoài ra cần đề ra những chương trình trợ giúp mục vụ cho các nạn nhân, để họ có thể được hưởng các dịch vụ tâm lý và tinh thần. Các vị mục tử và các vị trách nhiệm các cộng đoàn dòng tu hãy săn sàng gặp các nạn nhân và thân nhân của họ. Đó là những cơ hội quí giá để lắng nghe và xin lỗi những người đã chịu đau khổ nhiều”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha yêu cầu các Hội Đồng Giám Mục và các Bề trên dòng cộng tác hoàn toàn và lưu tâm với Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên.

Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên do Đức Hồng Y Sean O'Malley, dòng Capuchino, Tổng Giám Mục Boston, làm chủ tịch. Vị Tổng thư ký là Đức Ông Robert Oliver, người Mỹ, nguyên là chưởng tín (promotore di giustizia) của Bộ giáo lý đức tin. Các thành viên Ủy ban được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm 2 đợt, tổng cộng là 17 người, trong đó có 8 phụ nữ. Trong số các thành viên có hai người, một nam và một nữ, đã là nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng khi còn nhỏ.

16. Đức Thánh Cha sẽ thăm Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 24 tháng 9

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phát biểu tại quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ ngày 24 tháng 9 năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử một vị Giáo Hoàng đọc diễn văn trong một phiên nhóm chung của lưỡng viện quốc hội Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Ông John Boehner, tuyên bố như trên hôm 5 tháng 2 và Phòng Báo chí Tòa Thánh xác nhận tin này.

Tổng giáo phận thủ đô Washington cũng ra thông cáo bày tỏ “niềm vinh dự và vui mừng rất lớn được đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Tổng giáo phận này, trong chương trình viếng thăm của ngài tại Hoa Kỳ vào tháng 9 năm nay.

“Chúng tôi vui mừng vì lời loan báo hôm nay (5 tháng 2) của Chủ tịch Hạ nghị viện Hoa Kỳ, Ông John Boehner, cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phát biểu trong phiên nhóm chung của Quốc hội, ngày 24 tháng 9. Biến cố lịch sử này sẽ là một thời điểm ân phúc cho tất cả chúng ta. Chúng tôi cũng chờ đợi loan báo chính thức với nhiều chi tiết hơn về cuộc viếng thăm”

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại trụ sở quốc hội Hoa Kỳ diễn ra trong khuôn khổ cuộc viếng thăm của ngài tại nước này, nhân dịp Đại hội các Gia đình Công Giáo thế giới lần thứ 8, diễn ra tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania từ ngày 22 đến 25 tháng 9.

Tuy chưa có chương trình chính thức, nhưng giới báo chí cho rằng Đức Thánh Cha cũng sẽ viếng thăm và phát biểu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, viếng thăm giáo phận địa phương, và tại Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington, ngài sẽ chủ lễ phong Hiển thánh cho chân phước Junipero Serra thuộc dòng Phanxicô, trước khi đến Đại hội gia đình Công Giáo thế giới ở Philadelphia.

17. Đức Thánh Cha nói chuyện với các học sinh khuyết tật

Chiều 5 tháng 2, Đức Thánh Cha đã nói chuyện với các học sinh khuyết tật qua Video viễn liên và khích lệ các em vượt thắng những khó khăn do tình trạng tật nguyền của mình.

Cuộc gặp gỡ được tổ chức tại Hội trường Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Vatican nhân dịp kết thúc Hội nghị quốc tế lần thứ tư của tổ chức “Scholas Occurentes” (Liên trường), một mạng quốc tế các trường học, được thành lập tại Buenos Aires, Á Căn Đình, do ý muốn của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục sở tại hồi đó là Jorge Bergolio, nay là Đức đương kim Giáo Hoàng. Ngày nay Liên trường lớn mạnh và bao gồm 400 ngàn trường học rải rác tại 5 châu. Cuộc gặp gỡ với sự tham dự của Đại học Công Giáo Lumsa ở Roma và được nối qua Video với 260 người khác, cùng với các trẻ em khuyết tật tại nhiều nước Mỹ, Phi, Australia, Trung Đông..

Các học sinh đã kể cho Đức Thánh Cha những khó khăn của họ do tình trạng tật nguyền. Ngài nhắn nhủ các em: “Trong tất cả các con có một cái hộp đựng đồ quí giá, đựng khó tàng. Công tác của các con là mở hộp ấy và rút ra kho tàng, làm cho nó tăng trường, trao tặng người khác và cũng nhận những điều quí giá từ người khác. Mỗi người chúng ta đều có một kho tàng trong nội tâm. Nếu chúng ta khép kín nó trong mình, thì nó vẫn nằm tiềm ẩn, nếu chúng ta chia sẻ với người khác thì kho tàng ấy được gia tăng nhờ những kho tàng đến từ những người khác nữa”.

Trong cuộc nói chuyện, Đức Thánh Cha cũng nhận xét tình trạng “hiệp ước giáo dục” ngày nay, trong gia đình, tại trường học, nơi quê hương và trong nền văn hóa, đã bị phá vỡ, nghĩa là: xã hội, cũng như gia đình và các tổ chức khác ủy thác việc giáo dục cho những nhân viên lo về giáo dục, cho các giáo chức, thường không được trả lương ít, nhưng lại mang trách nhiệm này trên vai...” Theo Đức Thánh Cha, hiệp ước giáo dục cần được mọi người đón nhận và thi hành để đánh bại cuộc khủng hoảng của nền văn minh.

Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi với các giáo chức trong công tác khó khăn này và ngài đề cao kinh nghiệm của tổ chức Scholas Occurentes, kinh nghiệm này làm nổi bật cố gắng muốn tái tạo hiệp ước giáo dục một cách hòa hợp và đề cao con đường văn hóa, thể thao và khoa học để kiến tạo những nhịp cầu. Tổ chức Liên trường muốn hợp ngôn ngữ của trí tuệ với ngôn ngữ của con tim và ngôn ngữ của đôi tay”.