Ngày 06-02-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mồng hai tết : Kính nhớ ông bà tổ tiên
Lm. Antôn Nguyễn Trung Thành
11:00 06/02/2016
Suy Niệm NGÀY MÙNG HAI TẾT

Kính Nhớ Ông Bà Tổ Tiên

Tháng 10 năm 1999, tại Huế có một cuộc hội thảo đặc biệt với chủ đề là : “Tôn kính tổ tiên”. Qua ba ngày, các thuyết trình viên đã nêu lên được: Việc tôn kính tổ tiên là linh hồn của văn hoá dân tộc, là một trong những nhân tố cơ bản tạo thành nền móng cho ngôi nhà văn hoá Việt Nam. Trong ngày mùng hai tết, kính nhớ ông bà tổ tiên, dựa vào tài liệu trên và Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm mấy điểm sau đây:

Trong nền văn hoá đương đại Việt Nam thì có ba yếu tố cơ bản đã cấu tạo nên việc tôn kính tổ tiên:

Thứ nhất, niềm tin vào linh hồn bất tử và sự sống đời sau. Con người có hồn có xác, sau khi chết thì linh hồn vẫn sống mãi ở nơi gọi là “chín suối”. Cuộc sống này không khác gì ở dương gian, cũng cần ăn mặc, tiêu xài… Từ đó phát sinh ra lễ cúng giỗ : con cái phải cung cấp mọi thứ cần thiết để tổ tiên khỏi bị thiếu thốn nơi chín suối. Hơn nữa, cuộc sống nơi chín suối mới là cuộc sống thật, còn cuộc sống nơi dương gian chỉ là tạm thời.

Thứ hai, việc cúng giỗ cũng còn có mục đích biểu lộ sự đồng sinh, đồng cảm giữa người sống và người chết. Tổ tiên ông bà, cha mẹ tuy đã khuất bóng, nhưng vẫn còn hiện diện với con cháu khi những người này làm lễ gia tiên trước các bài vị. Vì thế, trong những biến cố lớn của gia đình họ tộc như ma chay, đình đám hoặc cưới hỏi của con cháu hoặc trong những dịp sum họp của gia đình như ngày tết hay những dịp thăng quan tiến chức, con cháu thường vinh quy bái tổ để tỏ lòng biết ơn đối với công đức sinh thành dưỡng dục của tiền nhân. Tóm lại, việc mời ông bà về sum họp với gia đình là để nối kết mối giây khăng khít thân tình giữa tổ tông đang sống nơi chín suối với con cháu đang sống trên dương gian.

Thứ ba, việc tôn kính tổ tiên còn là sự biểu lộ lòng hiếu thảo đối với tiền nhân. Lòng hiếu thảo này không chỉ hệ tại ở lòng biết ơn, mà còn lưu truyền các truyền thống gia đình từ đời này sang đời khác, nhờ đó, mà con cháu kế thừa đời sống của những bậc cha ông bằng cách ăn ở cho phải đạo làm con và ra sức bảo vệ cũng như phát huy truyền thống gia đình để làm rạng rỡ gia phong. Chính vì thế có những câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm rất tinh tuý như :

- “Con ơi muốn nên thân người

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha”.

-“Mẹ già ở tấm lều tranh

Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con”.

-“Tu dâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”.

-“Mỗi đêm mỗi thắp đèn chầu,

cầu cho cha mẹ ở đời với con”(…)

Đối với Mạc khải Kitô giáo :

Niềm tin vào sự sống trường tồn và bất hoại của linh hồn sau cái chết của thân xác, là một niềm tin có nền tảng trong kho tàng Mạc khải Kitô giáo. Niềm tin đó được Giáo Hội múc lấy để chuyển đạt cho các thành phần dân Chúa.

Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo từ số 1023 đến 1037 dạy rằng: Khi chết linh hồn lìa khỏi xác để chịu phán xét riêng, tuỳ theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Kitô, linh hồn phải trải qua một cuộc thanh luyện, hoặc được hưởng hạnh phúc trên Thiên đàng, hoặc phải sa Hoả ngục vĩnh viễn (x. số 2022).

Thiên đàng là tình trạng sống viên mãn trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Maria và các Thánh. Đây là tình trạng dành cho những ai chết trong ân nghĩa Chúa hoặc đã thanh luyện trọn vẹn (x. số 1023-1024).

Còn những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, nên còn phải thanh luyện sau khi chết để đạt tới sự thánh thiện cần thiết cho những kẻ được hạnh phúc Thiên đàng.

Riêng Hoả ngục là tình trạng con người dứt khoát chối từ tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa. Họ đã tự do lựa chọn xa cách đời đời với Người, nên đã tự loại mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh. Cực hình chính của hoả ngục là đời đời bị tách khỏi Thiên Chúa.

Như vậy, ngoại trừ tình trạng thứ ba (những linh hồn đã sa Hoả ngục), còn hai tình trạng trước (Luyện ngục và Thiên đàng) đều có sự thắt chặt, liên kết giữa người sống và kẻ chết; Đặc biệt là mối giây tương trợ lẫn nhau: Người chết có thể cầu bầu cho kẻ sống được mọi ơn lành hồn xác. Kẻ sống có thể cầu nguyện, xin lễ, đền tội, lập công…cho kẻ chết được sạch mọi vết nhơ tội lỗi hầu ra khỏi tình trạng thanh luyện mà đi vào cõi sống bất diệt với Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm các Thánh cùng thông công.

Cầu cho ông bà tổ tiên là một hình thức báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của tiền nhân vì :

“Uống nước nhớ nguồn”,

“Công cha như núi thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Một người con mang tiếng là bất hiếu thì khó mà có chỗ đứng trong Giáo Hội cũng như xã hội. Tâm thức báo hiếu ông bà tổ tiên diễn ra qua việc chăm sóc ông bà cha mẹ khi còn sống cũng như khi các ngài đã qua đời. Điều này được nói rõ trong giới răn thứ 4 là giới răn được đúc kết từ kho tàng Kinh Thánh. Chính Thánh Phaolô cũng lấy giới răn thứ 4 này để huấn giáo tín hữu thành Êphêsô : “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều phải đạo…”(Ep 6, 1-3)

Sách Huấn Ca là một cuốn sách nói nhiều về bổn phận con cái đối với cha mẹ :

“Hãy thảo kính cha mẹ bằng lời nói việc làm,

để nhờ người mà con cái được chúc phúc,

vì phúc lành của người cha

làm cho cửa nhà con cái bền vững,

lời nguyền rủa của người mẹ

làm cho trốc rễ bật nền.

Chớ vênh vang khi cha mẹ bị tủi nhục,

vì nỗi tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con.

Quả thật, người ta chỉ được vẻ vang,

lúc cha mình được tôn kính,

và con cái phải ô nhục, khi mẹ mình bị khinh chê.

Con ơi, hãy chăm sóc cha con, khi người đến tuổi già;

Bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.

Người có lú lẫm con cũng phải cũng phải cảm thông,

Chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người” (Hc 3, 8-13).

Những lời của sách Huấn ca chúng ta vừa nghe thật là chí lý, đó là những khuôn vàng thước ngọc của đạo làm con. Nếu chúng ta thực hiện trọn vẹn đạo hiếu thì xứng đáng nhận phần thưởng :

“Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm,ai kính mẹ thì tích trử kho báu…”(Hc 3,3-4. “Ngươi hãy thờ kính cha mẹ để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi”(Xh 20,12).

Trái lại, ai bất hiếu đối với cha mẹ thì chắc chắn sẽ bị luận phạt: Ai đánh đập hoặc nguyền rủa cha mẹ thì sẽ bị giết chết(x. Xh 21,15-16). “Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa”(Hc 3,2-16)

Suy nghĩ những lời trên đây, thiết tưởng mọi người chúng ta nên kiểm điểm lại bản thân xem có sai sót cách nào? Bởi vì, chính Chúa Giêsu cũng xem việc thảo kính cha mẹ là tiêu chuẩn để nên trọn lành. Khi người thanh niên đến hỏi Chúa phải làm gì để được nên trọn lành, Chúa đã chỉ cho anh giữ các giới răn trong đó có điều kiện: “Ngươi phải thờ cha kính mẹ”(Mt 19,19).

Nói tóm lại, không ai sinh ra trên trái đất này mà không có một tổ tiên :

“Con người có tổ có tông,

như cây có cội như sông có nguồn”

Vì vậy, không những ngày mồng hai tết này ta mới cầu cho tổ tiên, mới nghĩ đến việc thảo kính cha mẹ nhưng đây là dịp chúng ta nhìn lại để rồi trong suốt cuộc sống, ta phải làm sao để xứng đáng là đạo làm con.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 06/02/2016
N2T

11. Người kết hôn thì đầy cả thế giới, người đồng trinh thì đầy cả thiên đàng.

(Thánh Apollonia)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin nóng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hội kiến Đức Thượng Phụ Chính Thống giáo tại Cuba
Tiền Hô
03:48 06/02/2016
Tin nóng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hội kiến Đức Thượng Phụ Chính Thống giáo tại Cuba

(Vatican Radio) Hôm Thứ Sáu ngày 5 tháng 2 năm 2016, Tòa Thánh loan tin rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có một cuộc hội kiến với Đức Thượng Phụ Kirill thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống giáo Moskva và toàn nước Nga tại Cuba vào ngày 12 tháng 2 năm 2016. Sự kiện này đánh dấu đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo và người đứng đầu Giáo Hội Chính thống giáo Nga.

Đây là thông cáo chung của hai bên:

Tòa Thánh và Tòa Thượng Phụ Moskva rất vui mừng thông báo rằng, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirilll của Tòa Thượng Phụ Moskva và toàn nước Nga sẽ gặp nhau vào ngày 12 tháng 2 sắp tới. Cuộc hội kiến này sẽ diễn ra tại Cuba, đây là một điểm dừng trong chuyến tông du México của Đức Giáo Hoàng, và cũng là nơi mà Đức Thượng Phụ có chuyến viếng thăm chính thức. Sự kiện này sẽ bao gồm một cuộc tiếp chuyện riêng tư tại phi trường quốc tế Jose Marti của Havana, và sẽ kết thúc bằng việc ký kết một tuyên bố chung.

Cuộc hội kiến giữa hai lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo và Chính thống giáo Nga, sau khi đã được chuẩn bị lâu dài, sẽ trở thành sự kiện đầu tiên trong lịch sử, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong quan hệ giữa hai Giáo Hội. Tòa Thánh và Tòa Thượng Phụ Moskva mong ước rằng đây cũng sẽ là một dấu hiệu của niềm hy vọng cho tất cả mọi người thiện chí. Các ngài mời gọi tất cả Kitô hữu cầu nguyện chân thành xin Thiên Chúa ban phúc lành cho cuộc hội kiến này mang lại hoa trái tốt đẹp.

Tiền Hô
 
Đức Hồng Y Theodore McCarrick chào mừng hội nghị Hồi giáo về các tôn giáo thiểu số
Đặng Tự Do
04:14 06/02/2016
Nhận lời mời của Chính phủ Ma-rốc, hàng trăm học giả Hồi Giáo Sunni và Shiite từ 120 quốc gia đã tập trung tại Marrakesh để xem xét hoàn cảnh của các nhóm không Hồi giáo thiểu số ở các quốc gia nơi phần lớn dân chúng là người Hồi giáo.

“Chúng tôi ở Vương quốc Morocco sẽ không tha thứ cho các hành vi chà đạp các quyền của các tôn giáo thiểu số nhân danh đạo Hồi” Vua Mohammed VI đã nói như trên trong hội nghị từ ngày 25 đến ngày 27 tháng Giêng. Nhà vua nói thêm: “Tôi đang tạo điều kiện cho các Kitô hữu và người Do Thái thực hành đức tin của họ. Họ thậm chí còn được phục vụ trong chính phủ. “

Những người tham gia hội nghị đưa ra Tuyên bố Marrakesh, trong đó kêu gọi “bảo vệ đầy đủ các quyền và tự do cho tất cả các nhóm tôn giáo một cách văn minh, tránh mọi hình thức ép buộc, thiên vị, và phân biệt đối xử.”

Đức Hồng Y Theodore McCarrick, tổng giám mục nghỉ hưu của Washington, đã có mặt tại Marrakesh và hoan nghênh lời tuyên bố này.

“Đây thực sự là một tài liệu tuyệt vời, mà tôi tin chắc sẽ ảnh hưởng đến thời đại chúng ta và lịch sử của chúng ta”, Đức Hồng Y nói.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họ đạo nghèo Giồng Trôm chuẩn bị đón tết
Người La Mã
10:00 06/02/2016
HỌ ĐẠO NGHÈO GIỒNG TRÔM CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT

Tết đến ! Niềm vui của nhiều người đủ ăn đủ mặc nhưng cũng là nỗi buồn của không ít người kém may mắn.

Nhiều người trong họ đạo nhỏ bé Giồng Trôm – Vĩnh Long cũng đón Xuân như bao người khác nhưng trong hoàn cảnh nghèo vốn có.

Xem Hình

Giồng Trôm: mảnh đất đầy tình người nhưng kinh tế lại cằn khô. Đất cũng chẳng có mà nhà máy cũng chẳng ai đưa về đây. Đơn giản là chẳng ai muốn đầu tư vào vùng đất đầy khắc nghiệt. Dân ở đây phần nhỏ làm nông còn đa phần phại chạy về phố để tìm kế sinh nhai.

Thiếu thốn đủ thứ từ vật chất đến tinh thần nơi cái mảnh đất cằn khô này. Đứng trước cảnh ngộ đó, cha quản họ Đaminh đã có sáng kiến tổ chức Hội Chợ Ẩm Thực cho con cái được trao phó cho Cha.

Dự kiến mỗi người có 7 phiếu để mua thức ăn – nước uống, trị giá mỗi phiếu giản đơn là 1.000 đ kèm theo đó có khoảng 15 quầy để mọi người tự do chọn lựa.

Thánh lễ giao thừa tạ ơn năm cũ – cầu bình an năm mới sẽ được cử hành tại Lễ Đài lúc 21 giờ. Sau đó mọi người cùng vui Xuân với nhau trong bầu khí ấm cúng của gia đình.

Rất vui vì người có sáng kiến (Cha Đaminh) đã cùng đồng hành để sẻ chia công việc với anh chị em trong họ đạo. Bà con cười và chọc “Ai biểu ông cố có sáng kiến làm chi để ông cố cực”.

Nghe vậy, cố Đaminh chỉ mỉm cười và tay chân tất bậc cho công việc và đặc biệt Thánh Lễ tạ ơn tối ngày mai.

Chúng tôi ghi lại những hình ảnh hết sức dễ thương trong công việc chuẩn bị Thánh Lễ giao thừa cũng như Hội Chợ Ẩm Thực tại giáo họ nghèo mang tên Giồng Trôm.

Người La Mã

 
Bác ái Xuân Bính Thân 2016: Nét đẹp sinh viên Công Giáo Vinh
Chỉnh Trần, SJ
10:07 06/02/2016
Bác ái Xuân Bính Thân 2016: Nét đẹp sinh viên Công Giáo Vinh

Đến hẹn lại lên, trước thềm năm mới âm lịch, từ ngày 29-30/01/2016, 15 tổ thành viên thuộc Hội Sinh viên Công Giáo Vinh lại nô nức sum vầy bên nhau để cùng nhau gói và nấu bánh chưng tại một số giáo xứ, giáo họ như: Làng Anh, Yên Đại, Yên Trạch (Cửa Lò), Vĩnh Mỹ (Cầu Rầm), Mỹ Hậu (Cầu Rầm). Chi phí để làm bánh đến từ những hoạt động gây quỹ của sinh viên như: bán hương, bán hoa, ve chai… và sự hỗ trợ của một số ân nhân.

Xem Hình

Dưới sự hướng dẫn của quý thầy đồng hành và ban điều hành Hội, 2 năm nay, Hội đã triển khai chương trình bác ái thật ý nghĩa này nhằm góp phần nhỏ bé giúp lan tỏa hơi ấm yêu thương đến những gia đình các cụ ông cụ bà neo đơn cũng như những gia đình có hoàn cảnh khó khăn theo tinh thần bác ái Kitô giáo như Đức Cha Phaolô đã từng kêu gọi qua thư chung Mùa Vọng 2015: “Trong năm Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội này, mỗi người Công Giáo được mời gọi trở thành nhân tố tích cực trong việc xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống […] và nỗ lực thực thi lòng thương xót đối với tha nhân như Chúa đã thương xót chúng ta.”

Tiết trời lạnh giá bất thường đã không ngăn được lòng nhiệt huyết và tinh thần bác ái của các bạn sinh viên Công Giáo Vinh. Những chiếc bánh do đôi bàn tay còn có phần vụng về do chưa quen làm từ từ thành hình. Dù bánh do các bạn sinh viên gói có thể chưa đẹp như bánh thị trường nhưng từng cái bánh đều gói trọn tấm lòng yêu thương của các bạn dành cho những anh chị em có hoàn cảnh khó khăn.

Sau khi gói bánh xong, lửa nổi lên… các bạn sinh viên cùng sinh hoạt và múa hát quanh những nồi bánh nghi ngút khói. Cái lạnh của tiết trời dưới 10 độ đã bị xua tan bởi sức sống của những người trẻ đầy nhiệt thành…

Sáng hôm sau, các nhóm hăng hái lên đường thăm viếng gửi trao những chiếc bánh yêu thương cho các cụ ông cụ bà cao niên và những gia đình khó khăn…

Kết thúc chương trình, các bạn sinh viên đã làm và gửi biếu 650 chiếc bánh chưng đến các qia đình.

Chỉnh Trần, SJ
 
Giáo xứ chính tòa Phú Cam Huế họp tổng kết năm 2015
Trương Trí
10:45 06/02/2016
GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ HỌP TỔNG KẾT NĂM 2015

Chiều ngày 6.2.2016, nhằm ngày 28 Tết, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế tổ chức họp Tổng kết tình hình hoạt động của Giáo xứ trong năm 2015, dưới sự chủ tọa của Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Hạt trưởng hạt Thành phố Huế, Quản xứ Chính tòa Phủ Cam. Với sự hiện diện của 2 Cha Phó xứ, quý Thầy Đại Chủng sinh đang về nghĩ Tết, Ban Thường vụ HĐGX và gần 300 thành viên là những người phụ trách điều hành các Khu vực và các Ban, Nghành, Đoàn thể.

Xem Hình

Mở đầu buổi Tổng kết, Cha Quản xứ mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa, xin Người thánh hóa tất cả mọi công việc của chúng ta. Vì chính Người là nguồn nuôi dưỡng Đức Tin của chúng ta để phục vụ Giáo xứ. Cha Quản xứ nhắc lại lời Chúa đã phán: “Các con đừng hãnh diện vì những gì các con đã làm, mà hãnh diện vì Thiên Chúa đã ghi tên các con trên Trời. Ngài còn mượn lwoif của vua Salômôn trong Cựu ước: “Lạy Chúa, xin cho con ơn khôn ngoan để con có thể xét đoán Dân Chúa, một số lượng dân chúng đông đúc không ai có thể đếm được.” Thiên Chúa đã không chỉ ban cho ông sự khôn ngoan mà trước ông chưa hề có ai và sau ông không ai bằng được. Không những thế, Thiên Chúa còn ban cho ông giàu có và quyền lực. Cha Quản xứ cũng nhắc lại việc khi Cha về nhận Quản xứ Chính tòa, nhiều người lo ngại Cha vất vả vì giáo xứ đông người. Tạ ơn Chúa, vì Phủ Cam là một giáo xứ căn bản và nề nếp đã trải qua bao đời nay. Các Cha Quản xứ tiền nhiệm đã dày công vun đắp để trở thành một giáo xứ phát triễn như hôm nay. Xin tri ân sự cộng tác tích cực của mọi người, đặc biệt tri ân những người già yếu bệnh tật đang nằm liệt giường, hằng ngày dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ chúng ta. Tri ân những người nhiệt thành phục vụ giáo xứ không hề biết mệt mõi, sống chết với giáo xứ để giáo xứ ngày một lớn mạnh.

Ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX báo cáo tình hình hoạt động của giáo xứ trong một năm qua. Ông Chủ tịch đã nêu nét hoạt động tổng quát của Giáo xứ và từng chi tiết sinh hoạt của tất cả các Ban, Nghành, Đoàn thể gồm: Ban Giáo Lý: có 5 cấp học với 30 lớp, có 1.150 em giáo lý sinh từ 5 tuổi đến 21 tuổi. Ban Phụng vụ: là một ban nòng cốt của Giáo xứ, đảm trách nhiều công việc quan trọng của giáo xứ cũng như trong Nhà thờ. Ban Thánh nhạc gồm 5 Ca đoàn, chuyên phục vụ các Thánh lễ Đại triều, Đại hội Hành hương Đức Mẹ La Vang. Ngoài ra còn có Đội Kèn đồng tạo bầu khí trang trọng và hoành tráng trong các dịp Đại lễ. Ban Chung sự Hiếu đạo ngày càng được củng cố, có thêm nhiều thành viên gia nhập. Riêng Ban Chung sự, theo ý kiến của Cha Quản xứ, từ nay mỗi lần lê tang của các Linh mục, Ban Chung sự sẽ sử dụng bộ Đòn Rồng để di quan từ Nhà Chung lên Nhà thờ qua cổng chính. Đây là một nghĩa cử tri ân các Ngài đã suốt đời hy sinh phục vụ Giáo Hội. Ban Liên lạc Đồng hương Phủ Cam làm việc năng nổ và tận tình. Nhận được sự giúp đỡ của bà con trong nước cũng như hải ngoại. Mỗi khi giáo xứ có công trình xây dựng, bà con đồng hương sẵn lòng ủng hộ. Việc xây dựng Nhà Mục vụ hoàn tất, năm nay Cha Quản xứ mời gọi xây dựng Hang đá Đức Mẹ và tu sửa Nhà thờ, đã có nhiều bà con đồng hương giúp đỡ tài chính để có thể khởi công trong nay mai.

Chị Maria Nguyễn Thị Nga báo cáo tình hình hoạt động của Ban Văn hóa Xã hội. Theo đó, trong năm 2015, qua sự trợ giúp của quí ân nhân trong và ngoài nước, Ban Văn hóa Xã hội đã chi gần 260 triệu đồng học bỗng cho các em học sinh và sinh viên trong giáo xứ. Chi trợ giúp Xã hội là 123 triệu đồng và 7,3 tấn gạo.

Ông Giacôbê Nguyễn Quang Hân, phụ trách Ban Tài chính của Giáo xứ đã báo cáo tình hình thu chi của giáo xứ trong năm qua. Tổng thu của giáo xứ là 1 tỷ 8 trăm lẻ hai triệu đồng, đã chi ra 1 tỷ 781 triệu đồng.

Cha Phó xứ Đaminh Nguyễn Hữu Khôi cũng đã trình bày phương án xây dựng Hang đá Đức Mẹ, với sự cộng tác tích cực của các kỹ sư và Điêu khăc gia.

Cuối cùng Cha Quản xứ cũng đã nêu phương án tu sửa Nhà thờ và Cung Thánh, vị trí đặt Ngai tòa cho xứng với ngôi Nhà thờ Chính tòa của Tổng Giám mục. Ngài cũng nêu phương án kiến thiết một Vườn Tượng trước sân Nhà thờ, ở đó sẽ có sa bàn chỉ dẫn những nơi cần tham quan. Vì Nhà thờ Phủ Cam có lối kiến trúc độc đáo mà nhiều du khách đến tham quan. Giáo phận Huế lại là Giáo phận có nhiều Thánh Tử đạo, nên cần thiết phải có sa bàn hướng dẫn cho du khách đến thăm.

Buổi Tổng kết diễn ra tốt đẹp, Cha Quản xứ mời gọi mọi người cảm tạ hồng ân của Chúa, nhờ Lòng Xót thương của Chúa. Ngài ban Phép lành cho mọi người hiện diện.

Trương Trí
 
Tôi đi dự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Thánh Tâm Pleiku, Gia Lai
Nguyễn Văn Hào
14:27 06/02/2016
Tôi đi dự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ mới

Cách đây hai tuần, vợ chồng tôi được ông biện của giáo họ đưa thiệp mời đi dự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ mới của giáo xứ Hoàng Yên, giáo hạt Chư Prông, giáo phận Kontum, thuộc địa bàn xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Lễ đặt viên đá đầu tiên sẽ diễn ra vào lúc 9h30 ngày 1.1.2016 nhằm đúng ngày lễ Đức Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa do Đức Cha mới Aloisio chủ sự. Chúng tôi rất vui mừng và quyết định sẽ tham dự vì việc đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ mới luôn luôn là một sự kiện lịch sử trọng đại đối với sự trưởng thành và phát triển của một giáo xứ.

Xem Hình

Thực tình chúng tôi chưa hề nghe đến giáo xứ này. Chắc chắn đây là một giáo xứ mới ra đời của giáo phận. Chúng tôi chuẩn bị đi sớm để có dịp tìm hiểu thêm đôi chút về sự hình thành của một giáo xứ nơi vùng hẻo lánh xa xôi của giáo phận nằm trên mảnh đất cao nguyên miền Trung này.

Khi tôi đến, tình cờ tôi gặp ngay được anh Đa Minh Phan Trung Hiếu, người đang cầm một cái kèn đồng trong tay vì anh ở trong hội kèn.

- Thưa anh, anh có phải là giáo dân của Giáo xứ Hoàng Yên?

- Dạ vâng.

- Cho phép tôi hỏi thăm anh vài câu về giáo xứ của anh được không?

- Tôi sẵn sàng.

- Trước hết, hội kèn này có phải là của giáo xứ?

- Đúng vậy. Dân Nam Định chúng tôi đi đến đầu là kèn trống đến đấy! Không riêng ở đây mà ở nhiều nơi khác của các giáo phận khác.

- Ồ hay quá.. .

Tôi còn hỏi anh nhiều cau hỏi nữa liên quan đến lịch sử hình thành của giáo xứ và về cách sống đạo của anh chị em giáo dân. Ấn tượng anh còn để lại trong tôi là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đức tin của họ rất mãnh liệt.

Một lát sau, anh chỉ huy ban nhạc ra hiệu thổi một bài mừng quan khách đang lũ lượt kéo vào nơi tổ chức thánh lễ. Rất nhiều xe ô tô, xe gắn máy đi vào khu vực để xe. Khi một đoàn khách vào thì các em thiếu nhi đứng hai bên lối đi vỗ tay chào mừng, loa phóng thanh phát lên lời chào mừng “Giáo xứ Hoàng Yên chúng con xin kính chào quý cha, quý quan khách ….”

Tôi cũng nhân cơ hội hỏi thăm thêm một số giáo dân nữa và được biết rằng những giáo dân đầu tiên đến đây lập nghiệp xuất phát từ Nam Định trong những năm đầu sau năm 1975 là lúc có phong trào xây dựng kinh tế mới do chính quyền tổ chức. Những giáo dân đầu tiên đến đây lập nghiệp được cấp đất đai và hỗ trợ về lương thực trong vòng 6 tháng và sau đó tự túc hoàn toàn. Trong số những “di dân” đó có vào khoảng 50 người có đạo. Họ sống đức tin hoàn toàn bằng cách đọc kinh riêng và đọc kinh chung tại từng gia đình luân phiên với nhau. Trong nhiều năm không có linh mục như thế, những trẻ em sinh ra nhiều em không được đem đến nhà thờ để được nhận bí tích rửa tội. Nhà thờ gần nhất cách đó hơn 10 km và không có phương tiện để đi nên đành chịu. Nếu chẳng may nhà nào có ai qua đời thì họ tập trung cầu nguyện cho người qua đời và chôn cất người quá cố bình thường không hề có bóng dáng của linh mục.

Một vài năm sau, cha Đa Minh Mai Ngọc Lợi đã tìm đến được với họ và thánh lễ đầu tiên được tổ chức tại nhà một gia đình Công Giáo dưới hình thức … lễ giỗ! Và cứ thế hết nhà này giỗ đến nhà kia giỗ! Đức tin càng thêm sức sống mãnh liệt cho đến khi họ làm được một nhà nguyện chung lấy tên là giáo họ Hoàng Yên.

Vì sao họ lại lấy tên là Hoàng Yên? Chữ Hoàng là lấy tên thôn ở vùng này. Xã Ia Phìn có nhiều thôn có tên Hoàng Ân, Hoàng Tiến…. Giáo dân ở đây thuộc nhiều thôn nên không thể lấy tên một thôn nào của xã để đặt tên nhưng họ lại có một nguồn gốc chung là xã Yên Đổng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Vì thế, giáo họ tên là Hoàng Yên ra đời.

Trải qua nhiều năm từ khi họ bước chân đến miền đất mới năm 1976, số giáo dân tăng lên hiện nay là 1400 người cả dân tộc Kinh lẫn J’rai. Được biết, giáo xứ hiện nay có 7 giáo họ người Kinh và 1 giáo họ J’rai. Nhu cầu thành lập một giáo xứ độc lập trở nên ngày càng cấp thiết. Chính vì thế, năm 2012, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục giáo phận Kontum, ra quyết định chính thức thành lập một giáo xứ mới và được chính quyền địa phương chính thức công nhận vào ngày 10.8.2015.

Cũng được biết thêm, cha Đa Minh Nguyễn Xuân Hùng được bổ nhiệm làm cha sở tiên khởi. Cách đây ít lâu, cha đã cùng giáo dân mua được 1,8 hecta đất đang trồng cà phê. Hiện một phần mảnh đất có cây cà phê đã được đốn đi để làm nền cho nhà thờ mới. Rễ cây cà phê được rửa sạch để trang hoàng cho hang đá Mừng Chúa Giáng Sinh. Đúng là một cách làm độc đáo và sáng tạo chưa từng có!

Thánh lễ bắt đầu. Đoàn rước đi đầu là thánh giá nến cao, các nữ tu sĩ, các em giúp lễ, các linh mục và các Đức Cha. Số linh mục đến đồng tế và chung vui với giáo xứ khoảng trên 40. Có 3 Đức Cha đến đây cùng làm phép viên đá đầu tiên xây dựng là Đúc cha Phê rô Trần Thanh Chung (cựu giám mục Kontum), Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương (giám muc phụ tá giáo phận Orange, California – Hoa Kỳ) và Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị ( tân giám mục giáo phận Kontum). Tôi đã nghe danh Đức Cha Đa Minh từ lâu nhưng nay thật thú vị khi được nhìn thấy ngài bằng xương bằng thịt. Tôi cũng được biết trước đây Đức Cha Mai Thanh Lương chính là em út của cha Đa Minh Mai Ngọc Lợi, cha sở giáo xứ Đức Hưng và kiêm quản hạt giáo hạt Chư Prông, cũng chính là người chăm sóc mục vụ cho giáo dân trong nhiều năm qua.

Phần chia sẻ lời Chúa và chúc mừng nhân dịp đặt viên đá đầu tiên do Đức Cha Đa Minh thuyết giảng. Đức Cha rất vui mừng được đến đây để chung vui cùng với anh chị em giáo xứ Hoàng Yên. Trải qua 60 năm sống trên đất Mỹ, có lúc tiếng Việt đã gần như quên hết. Tuy nhiên, khi người Việt Nam tị nạn đến Hoa Kỳ ngày một nhiều, Đức Cha phải học lại tiếng Việt đề làm công việc mục vụ cho họ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm Linh mục Mai Thanh Lương từ linh mục đến Đức ông và cuối cùng là Giám mục phụ tá Giáo phận Orange. California ngày 24 tháng 4 năm 2003, nơi có số lượng người Công Giáo Việt Nam đông nhất tại hải ngoại. Đức Cha cũng chính là giám mục đầu tiên gốc Việt tại Hoa Kỳ. Sau 12 năm thi hành sứ vụ giám mục, cuối năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho từ nhiệm và chắc chắn sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi, Đức Cha sẽ trở về Việt Nam và sẽ xin Đức Cha Kontum trao cho một công việc nào đấy. Nghe đến đây, giáo dân vừa ngạc nhiên, vừa thích thú và một tràng pháo tay tán thưởng nổi lên! Tôi càng nghe Đức Cha nói, càng biết thêm nhiều điều. Đã có lần tôi đến xin gặp cha Đa Minh Mai Ngọc Lợi có việc riêng nhưng nay qua bài giảng của Đức Cha mới được biết rõ hơn rằng cha Đa Minh Mai Ngọc Lợi, người anh của Đức Cha, có mặt tại vùng đất này vào năm 1957 và trong gần 60 thi hành sứ vụ linh mục, từ 3 giáo dân ban đầu vào lúc ấy, ngày nay đã có 8 giáo xứ. Công lao của cha Đa Minh Mai Ngọc Lợi thật không hề nhỏ.

Sau bài chia sẻ của Đức Cha Đa Minh, cha Tổng đại diện Nguyễn Vân Đông công bố quyết định cho phép xây dựng nhà thờ mới của Đức Cha đương nhiệm lúc ký quyết định là Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh trong tiếng vỗ tay vui mừng của toàn giáo xứ. Kế đến Đức Cha Aloisiô tân Giám mục Giáo phận Kontum làm phép viên đá đầu tiên của nhà thờ mới.

Sau nghi thức làm phép viên đá đầu tiên, thánh lễ tiếp tục trong không khí sốt sắng và trang nghiêm. Ca đoàn của giáo xứ vang lên những lời ca tiếng hát rất du dương và thanh thoát, làm cho mọi người được sống trong không khí thánh thiêng. Ban nhạc kèn đồng của giáo xứ vang lên những bản nhạc hùng tráng làm cho thánh lễ thêm phần trang trọng và đầm ấm.

Cuối cùng, một đại diện của Ban chức việc nói lời cảm tạ các Đức Cha, quý linh mục tu sĩ nam nữ và toàn thể quý khách đã có lòng đến chủ sự, đồng tế và tham dự thánh lễ này cũng như chung vui với giáo dân của giáo xứ. Ông cũng thay mặt cho giáo dân được nói lên lời cám ơn chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức diễn ra tốt đẹp.



Sau thánh lễ là một bữa tiệc tự chọn chung vui cùng giáo xứ. Các em thiếu nhi lên lễ đài cống hiến cho quý khách những lời ca, tiếng hát và nhưng điệu múa thật ngây thơ và dễ thương.

Chúng tôi ra về trong lòng hân hoan như chính giáo xứ của mình được xây nhà thờ mới. Dự kiến sau hai năm, nhà thờ mới sẽ hoàn thành và giáo xứ Hoàng Yên sẽ có một nơi thờ phượng xứng đáng đề ngày ngày đến đây cầu nguyện, ngợi khen và tôn vinh Chúa.

Giuse Nguyễn Văn Hào

Giáo xứ Thánh Tâm – Pleiku – Gia Lai.





 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quê tôi đổi đời
Bảo Giang
10:58 06/02/2016
Quê Tôi Đổi Đời!

Nhà tôi đã giột mấy niên rồi,
Hổ bạn tới chơi chẳng chỗ ngồi.
Dưới mái trông lên sao lốm đốm.
Giữa nhà nắng xuống vẽ hoa chơi.
Mấy vì kèo cột đều hư nát,
Bức vách bao quanh cũng hỏng rồi.
Nhắc bạn sang chơi bàn bạc giúp,
Phen này dựng lại một lần thôi
.

Trong những ngày Việt cộng kéo nhau về Hà Nội hành lạc bầu cua. Tôi chẳng viết gì, chỉ đọc lại mấy bài báo cũ. Sự yên lặng này là một đánh cuộc của chính tôi với nhiều bài báo và nguồn tin cho rằng, phe Dũng, “thân” Mỹ thắng lớn, phe theo Trung cộng (Trọng) thua thảm! Trong khi đó, tôi vẫn đinh ninh rằng, chẳng có phe Mỹ, phe Tàu nào trong tập thể đỏ. Chỉ có một tập hợp hỗn tạp, u mê, gian trá và độc ác, rắp tâm đẩy dân tộc Việt Nam vào đường cùng khốn, làm nô lệ cho Tàu cộng. Từ đó, cuộc bầu bán, hội nghị của chúng chẳng qua chỉ là tuồng diễn của những kẻ phản phúc với dân tộc Việt Nam. Ở đó, theo gương của Hồ chí Minh, Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc, chúng dàn cảnh chém nhau và bày tỏ lòng trung thành của mình với phương bắc hơn kẻ khác để kiếm ăn mà thôi. Ngoài ra, chẳng có một điều gì đáng nói đến. Tại sao ư?

1. Kể chuyện Thái Hà .

Trước hết, tôi xin mượn một nửa cái tựa “ Quê tôi đổi đời sau vụ Thái Hà “ của tác giả Hương Biển Cửa Lò, để làm cái tựa cho bài này. Tôi xin mượn vì trong bài viết này, tác giả cho rằng: Từ vụ Tòa Khâm Sứ, người ta đã nhìn ra được sự thật. Đã biết rõ cái bộ mặt dã nhân của các cấp lãnh đạo cộng sản ra sao. Hơn thế, còn khẳng định rằng, sự thật đã không đến với họ từ đài phát thanh hay đài truyền hình của nhà nước Việt cộng. Trái lại, đến từ đôi mắt người và cái máy vi tính có tính nhân bản!

Chuyện kể, khi nghe dài nhà nước truyền đi bản tin từ cuộc họp giữa tòa TGM Hà Nội với UBNDTP/HN, nhiều người Công Giáo ở trong vùng, cũng như bà con trên toàn quốc, đều chưng hửng rồi thất vọng, nếu như không muốn nói là xấu hổ với lời tuyên bố của TGM Kiệt. Họ thất vọng vì một người họ hằng qúy mến, tin tưởng. Không ngờ, lại nhăng cuội, nếu như không muốn nói lại là kẻ phản bội tổ quốc Việt Nam khi tuyên bố: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam….”

Hỡi ơi! Trời xa xuống đất và cơn đau tự thắt! Nhiều người Công Giáo Việt Nam bị ù tai, chán nản. Có người lặng lẽ, kẻ vung tay buột miệng! Nếu đúng Ông ta nói gọn như thế thì khéo mà… thôi, thôi, đường ai nấy bước! Dù có là con chiên, bổn đạo, chúng tôi cũng không thể theo Ngài nữa! Bởi lẽ dòng máu này, màu da này là truyền nhân của Nhị Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Trần hưng Đạo… chúng tôi hãnh diện vì tiền nhân và dòng máu Việt Nam của mình. Nay Ngài nói thế thì khác gì xỉ nhục cả cha ông chúng tôi? Lại có người bốc hỏa, lăn tay áo lên. Nếu câu chuyện đúng như nhà nước đưa tin thì tôi xin bỏ luôn… nhà thờ, tự vác búa đi theo Việt cộng, dù rất căm thù chúng, để bảo vệ Việt Nam còn hơn là theo Ngài đi đòi lại Công Lý, đòi lại TKS!

Giữa lúc dân chúng hoang mang, những bản tin trái chiều với bản tin của nhà nước cũng vùn vụt lao đi. Người tin kẻ ngờ. Sau cùng, những lời nói của Ngài rồi cũng được in ra giấy trắng mực đen và gởi về tận các xứ đạo từ bắc đến nam. Nhiều nơi còn được nghe nguyên văn bài nói chuyện được chuyển qua bản ghi âm, truyền qua hệ thống của in tờ nét! Khi đó, mọi người mới bàng hoàng, trắng mắt ra để biêt rõ cái bản mặt chuột, đểu cáng, bất lương của bọn Nguyễn thế Thảo và tập đoàn thông tin nhà nước Việt cộng. Rõ thật, đã bị chúng lừa nhiều lần rồi mà vẫn vấp ngã! Bực mình, nhiều người ra đứng giữa đường chủi cha cái thằng gọi là Thủ Tướng, chủ tịch thành phố. Nó mới hôm nào đến thăm và hứa với Ngài là sẽ giải quyết những nguyện vọng chính đáng của Tòa TGM với những bằng chứng cụ thể. Nay nó lại cắt ngang, ghép dọc bài nói chuyện của Ngài, tạo nên đoạn văn của loài dã nhân để giết người như thế thì ai dám tin chúng nữa?

Nhưng từ đâu câu chuyện của TKS, Thái Hà cũng như Tam Tòa, Loan Lý, rồi Đồng Chiêm, Cồn Dâu, Thủ Thiêm … tiếp tục nổ ra tan tác như thế? Tôi cho rằng tất cả những khổ nạn đổ xuống đầu người dân Việt Nam đều bắt đầu từ ngày 3-2-1930 với dòng chữ Đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện. Đây là một tập hợp do Hồ Quang sau đổi là Hồ chí Minh thủ diễn vai tổ chức và lãnh đạo, đã đưa dân tộc Việt Nam qua những nẻo đường cùng khốn từ chiến tranh, đấu tố, nghèo đói để tiêu hao toàn thể sinh lực của dân tộc. Tiêu hao không phải chỉ bằng sinh mạng của chiến sỹ, của nhân dân trên chiến trường, nhưng chính là cuộc hủy diệt nhân sinh quan và đạo đức trong sinh hoạt của xã hội, làm người. Xa là vụ án bà Nguyễn thị Năm và nay là vụ TKS với TGM Ngô quang Kiệt. Cái tài của CS là thời nào cũng nuôi dậy được một tập đoàn phò tá bất lương để sinh mệnh của nhân dân sẵn sàng bị chúng quăng vào vạc dầu với những ngôn từ xảo trá, lừa bịp, không một liêm sỷ:

Trích “ Hướng dẫn số 500HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của ban tôn tôn giáo chính phủ về việc thực hiện chỉ thị 379/TTg của Thủ Tướng chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: Nơi thờ tự của ccủa các tôn giáo cho mượn có th2ơi hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Gía hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại… Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của qúa khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”

Đọc xong bản tin này. Ai không cho đó là sự tử tế bình thường của một con người có giáo dục. Nhưng chính vì tin rằng kẻ viết cũng như những người có trách nhiệm thi hành bản văn này là những kẻ có được một nền giáo dục cơ bản làm người mà câu chuyện đòi lại nhà đất ở TKS, Thái Hà và nhiều nơi khác đã nổ ra. Kết qủa, chỉ có những cái mỏ chuột chu lên sau bản văn này, và con người không nghe được sự đáp lễ của nó. Qủa thật, cho đến đời đời, chúng không bao giờ giải trừ được lời tuyên bố của ông Nguyễn văn Thiệu về chúng: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì chúng làm!”

Dĩ nhiên, thành tích bất hảo của tập đoàn cộng sản này không phải chỉ có bấy nhiêu. Trái lại, nó luôn luôn được báo chi trích dẫn như những bằng chứng cho thấy là tội ác của chúng không bao giờ ngưng, nói chi đến chấm hết: “Nguyễn Tấn Dũng ra đi trong nhục nhã để sống đời sống mới, nhưng tội ác của Dũng thì không bao giờ cũ”. Sau cái tựa dài, bài báo viết tiếp: “Thành tích của NTD sau 10 năm độc tài toàn trị vẫn còn đó một nhà nước tham nhũng được báo cộng sản gọi là quốc nạn và một VN nghèo đói do chính Dũng thú nhận (9). Và thân phận người phụ nữ VN vẫn "nổi tiếng" đứng đầu danh sách gái bán dâm quốc tế (10). do báo cộng sản đưa tin… Chính NTD đã dùng quyền lực để cướp đất giáo xứ Thái Hà sau khi giả nhân nghĩa đến gặp Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt và sau đó là thủ đoạn ép buộc Giám mục Ngô Quang Kiệt phải từ chức trong vụ đòi lại đất đai tại TKS, Thái Hà…” ( Thảm họa bắc thuộc, Người Đưa Tin).

2. Chuyện vải thưa che mắt thánh.

Từ câu chuyện tráo trở ở trên, người ta có dịp bảo nhau “Tội ác của CS không phải chỉ có bấy nhiêu. Nhưng mỗi ngày một dày thêm. Dẫu chúng có chết đi thì tội ác ấy vẫn còn truyền lại!” Có thật như thế hay không?

Ai cũng biết, tập đoàn bán nước hiện nay với những cái tên Trọng, Sang, Hùng, Dũng, Thảo, Lưu, Hải,… không phải là những kẻ mở ra chương gian ác đó. Trái lại, chúng chỉ là những kẻ đi theo và vẽ ra thêm những trò gian trá mà thôi. Ngược dòng thời gian, cuộc CCRD do HCM phát động với khẩu hiệu "đào tận gốc, trốc tận rễ" Trí -Phú - Địa - Hào làm cho hàng trăm ngàn nạn nhân chết tức tưởi, và chúng thu về trọn vẹn tài sản của nhân dân. Chính là chương hướng dẫn để chúng, vào bất cứ lúc nào, bất cứ địa điểm nào, chúng đều có thể tổ chức cuộc đấu tố tại chỗ và thu hồi lại đất của nhân dân để chúng thực hiện ý đồ của mình. Bởi lẽ, ngay trong bản văn gọi là Hiến Pháp của chúng cũng đã ghi rõ về vấn đề này:

Ðiều 17. Ðất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.... mà pháp luật quy định là của Nhà nước!

Ðiều 18. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật…. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng.

Theo điều 17, 18 với những chỉ dẫn ẩn ý, không rõ ràng này, người có nhà ở và đất chưa bị trưng dụng phải hiểu là: Khu vực đó chưa nằm vào trong vòng tính toán, giải tỏa, bán buôn của nhà nước trong thời điểm này mà thôi. Nó không hề xác định nơi đó là tài sản tư của công dân theo hiến định. Hoặc gỉa, nó không hẳn là phần đất Độc Lập của Việt Nam, nhưng là phần đất lệ thuộc vào xã hội chủ nghĩa do Trung cộng lãnh đạo! Tại sao ư? Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam đã được Phạm văn Đồng ký giao cho Trung cộng từ 1958 như là lời báo trước cho cái ngày mà Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng đã đính ước về số phận của Việt Nam vào 2020 tại hội nghị Thành Đô sẽ đến! Ngoài ra, chẳng có một cách giải thích nào khác. Theo đó, các loại quyền hạn của người công dân Việt Nam dưới thời Cộng sản chỉ là trình diễn, tạm bợ, chỉ để đọc cho vui trên mặt giấy tờ, nó không hề là một điều khoản thực dụng, khả thi. Nó như giọt nước trên cái lá môn. Thấy đó, rồi mất!

Ðiều 69 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Ðiều 70… Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Đất đai có quy định là thế, đến thân phận của con người lại càng bèo bọt hơn, nói chi dến Tôn giáo. Nghĩa là, cái tàn bạo và độc ác của tập thể này không chỉ nằm ở trong lãnh vực thôn tính, chiếm đoạt tài sản của công cũng như tư. Nó còn nằm trong việc phục vụ riêng cho lợi ích cá nhân đảng viên với mục đích chà đạp nhân phẩm con người nữa:

“Tôi được chị Nhàng dẫn đi qua môt hành lang, và tớí phòng ngủ của bác, chị Nhàng gõ cữa ba tiếng cánh cửa mở ra. Chị Nhàng bảo tôi đi vào và chị xoay lưng bỏ đi. Khi tôi vào phòng, Bác ôm chầm lấy tôi, hôn môi tôi, hai tay bác xoa nắn khắp người tôi. Bác Bóp hai bờ ngực nhỏ của tôi, bác bóp mông tôi, bác bồng tôi lên, thều thào vào trong tai tôi :

- “Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền nam cho bác”.

Bác bồng tôi lên gường hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi. Bác như một con cop đói mồi. sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ của một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi tuôn chảy…. “( Hồi ký của Huỳnh thị Thanh Xuân QNDN, 2005)

Nếu đây là một chuyện có thật thì cũng chẳng có gì là lạ. Bởi lẽ, Nông thị Xuân đã bị Hồ chí Minh hiếp đến có bầu, đẻ con, còn bị Hồ chí Minh che mặt giết chết và quăng xác ra ngoài đường giả làm tai nạn lưu thông thì chuyện của Thanh Xuân có đáng gì để nhắc đến? Tuy nhiên, với những hình ảnh hiếp dâm thô bạo và đáng tởm này mà cộng sản gọi là đạo đức bác Hồ, sau đó, thi đua nhau học tập, tôn thờ và noi gương Y mà người Việt Nam chưa chết, chưa tận thì phải được coi là một chuyện lạ, quái lạ. Hoặc giả, Trời còn dành cho chúng ta một hướng đi khác!

3. Xuân đến, người Việt Nam có ước nguyện gì?

- Ấm ớ theo bọn Cộng sản thi đua triệt hạ luân thường đạo lý, giết cha giết mẹ, giết anh giết em, giết thân thuộc rồi vác dao, vác búa theo phương bắc, lừa mình, dối người, cướp đoạt của người mà sống, mà sang?

- Hay cùng nhau cương quyết một lần theo gương tiền nhân. Cùng đứng lên tiêu trừ tội ác của những kẻ bán nước để, trước là cứu lấy bản thân và gia đình. Sau là hợp chung với sức mạnh của toàn dân, cứu đất nước ra khỏi vòng vây của cộng sản. Để từ đó, Việt Nam Quê Ta Đổi Đời. Ta có được những ngày chen vai sát cánh cùng đồng bào và cùng đi lên với năm châu bốn bể. Ta được sống trong yên vui, hạnh phúc và cùng hòa minh với cuộc sống của trời đất theo bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông!

Bạn hãy trả lời đi. Sự chọn lựa của bạn hôm nay là cuộc sống của Dân Tộc Việt Nam trong ngày mai đấy.

Bảo Giang

chiều 28 tết.

(9) Thủ tướng: Việt Nam vẫn là nước nghèo

http://www.tinmoi.vn/lienquan/Thu-tuong-Viet-Nam-van-la-nuoc-ngheo-518851.html

(10) Gái mại dâm Việt đứng đầu ‘danh sách bán dâm quốc tế’.http://baomoi24g.net/gai-mai-dam-viet-dung-dau-danh-sach-ban-dam-quoc-te.htm

(11) Chị ruột của Nguyễn Tấn Dũng "chê" tiền bồi thường hơn 10 triệu đô la khi bị thu hồi 185 hecta đất vườn cao su

https://hoangtran204.wordpress.com/2012/04/27

(12) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Tòa Tổng Giám mục Hà Nội

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/NguyenTanDungVisitHaNoiCatholic-20071231.html
 
Tại sao CSVN sợ đổi mới chính trị dân chủ ?
Phạm Trần
11:26 06/02/2016
TẠI SAO CSVN SỢ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ ?

Đòi hỏi sau 30 năm đổi mới kinh tế, đảng Cộng sản Việt Nam phải can đảm đổi mới chính trị để cứu nước ra khỏi chậm tiến và lạc hậu, nhưng đổi mới như thế nào thì chưa ai định hình được, ngoại trừ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người tiếp tục chống lại quyền làm chủ đất nước của nhân dân.

Ông Trọng nói:”Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước; mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.” (theo VietNamExpress, 12/01/2015)

ĐỐI DIỆN VỚI THỰC TẾ

Nói như thế là cãi chầy cãi cối. Cơ chế của đảng và nhà nước Cộng sản là một tổ chức cầm quyền bằng bạo lực và độc tài tòan trị. Chính sách một đảng cầm quyền đã thất bại mọi mặt sau 30 năm đổi mới kinh tế với chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; làm theo kinh tế thị trường, nhưng lại phải đeo theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” cù nhầy, bảo thủ chỉ cốt làm giầu cho đảng và lãnh đạo.

Xuân Dương tiết lộ trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 03/02/2016:”Hết năm 2014, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng nghĩa là khoảng 70 tỷ USD.

“Có ý kiến cho rằng: “Khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ”.

Vậy mà Nghị quyết của đảng XII chỉ nói sẽ:”Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.”

Đảng và nhà nước CSVN đã “chú trọng” suốt 5 năm trời trong khoá đảng XI (2011-2015) mà cho đến nay, các Tập đòan Kinh tế nhà nước và khối Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ vẫn không chịu giải thể, chậm bán cổ phần đang là mối nguy đe dọa kinh tế sẽ tụt hậu thêm trong 5 năm tới.

Lý do họ tiếp tục chai lì vì Doanh nghiệp nào cũng có phần ăn của các cá nhân, tổ chức đảng và nhà nước. Những người này đã cấu thành các nhóm lợi ích bao che và chia chác cho nhau nên rất khó giải quyết.

Cũng trong 5 năm của khóa đảng XI, nhà nước đã tái cơ cấu kinh tế 3 lần mà dân vẫn phải đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài. Bây giờ, Nghị quyết XII lại hứa sẽ:”Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.”

Nhưng bài học hứa cuội “phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” của ông Trọng và khóa đảng XI cũng đã tan theo mây khói.

Giờ đây, Nghị quyết XII lại tiếp tục thề ”Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhưng “sớm” là bao nhiêu năm hay cũng sẽ mút mùa như bao nhiều lời hứa hão khác của đảng ?

Trong khi đó thì năng lực lao động và óc sáng tạo của công nhân Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm thấp nhất Châu Á.

Báo Doanh Nghiệp viết ngày 13/05/2014:”Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương (những nơi có thể thu thập số liệu) – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.

So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.

Một xu hướng đáng chú ý là tốc độ tăng của năng suất lao động giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%.”

Ngoài chủ trương mở cửa nửa vời vì sợ mất quyền, tan đảng, chế độ giở giăng giở đèn ở Việt Nam còn theo chân đàn anh Tầu để “kiên định và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin” để cướp đi quyền làm chủ đất nước của dân. Nhân dân Nga đã ruồng bỏ nó trước điện Cẩm Linh năm 1991 mà đảng CSVN lại đặt miếng giẻ rách này lên bàn thờ bắt dân phải nhang khói thì chỉ có những người mắc bệnh tâm thần mới làm như thế.

Với tư duy hủ lậu và thoái trào như vậy nên bộ máy cầm quyền của đảng và nhà nước tiếp tục cồng kềnh và nặng nề. Càng cải tổ hành chính, đơn gỉan hóa thủ tục và gỉảm biên chế để bộ máy nhà nước phục vụ dân đắc lực hơn thì nó lại phình ra to hơn để hành dân; thủ tục giấy tờ chồng chéo lên nhau nhiều hơn và lại có thêm nhiều nhân viên, cán bộ ngồi chơi ăn lương.

CHỐNG CÁI GÌ-CHỐNG AI ?

Bước sang lĩnh vực chống tham nhũng, quan liêu và lãng phí thì ai ở Việt Nam cũng biết đó là thất bại hàng đầu của cá nhân ông Trọng nói riêng và tòan đảng và nhà nước nói chung sau 3 năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (ban hành 16/01/2012). Vì vậy công tác này lại được đặt lên hàng đầu trong số nhiệm vụ trong 5 năm tới của khóa đảng XII vừa mới kết thúc ngày 28/01/2016, nhưng qúa khứ là bằng chứng khiến mấy ai tin ông Tổng Bí thư Trọng, người còn kiêm chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng sẽ làm được gì ?

Còn chuyện gọi là “tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia” trong câu nói của ông Trọng, chẳng qua cũng chỉ là một cách nói cho có nói vì đảng và nhà nước CSVN đã bất lực từ lâu trước những hoạt động quân sự và bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Trường Sa.

Chính phủ Việt Nam đã ru ngủ dân trong nhiều năm bằng chiêu bài “đấu tranh bằng biện pháp hòa bình” để tránh xung đột võ trang với quân xâm lược Bắc Kinh. Nhưng Chính phủ Trung Hoa không coi Việt Nam ra gì mà còn tiếp tục khống chế, đàn áp dã man ngư dân Việt Nam ở Biển Đông. Bắc Kinh còn không thèm nhắc đến chuyện họ chiếm Hòang Sa năm 1974 mỗi khi Việt Nam nói đến.

Thái độ lừng khừng ở Biển Đông của Việt Nam đã được chứng minh bởi Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội.

Tướng Lịch là người dự kiến sẽ thay Tướng Phùng Quang Thanh giữ Bộ Quốc phòng nói:” Trên Biển Đông, ngoài sự cạnh tranh giữa "5 nước, 6 bên" (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei, (Đài Loan và Trung Quốc) , đây còn là nơi diễn ra tranh chấp của các nước lớn, tập trung là Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ kiểm soát, gia tăng hoạt động xây đắp đảo, nỗ lực thay đổi hiện trạng.

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết : “Theo tướng Lịch, sắp tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực thi chủ quyền trên thực tế bằng biện pháp dân sự và tuyên bố khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn. Nước này không giấu diếm ý đồ từng bước quân sự hóa Hoàng Sa, Trường Sa và kiểm soát gần trọn Biển Đông.”

Vậy Việt Nam phải làm gì ? Cũng như ông Trọng, tướng Lịch lại dịu giọng để hòa hoãn với láng giềng phương Bắc khi ông bảo:”Đứng trước hoàn cảnh này, chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giữ vững lãnh thổ, lợi ích quốc gia; giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển. Chúng ta phải giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn đồng thời phải không để rơi vào cái bẫy của họ".

Nhưng ai giăng bẫy và bẫy gì ? Đã nhiều lần phía Việt Nam ngụ ý nói đến trường hợp Trung Quốc có thể mượn cớ bị Việt Nam khiêu khích sẽ tấn công quân sự nên Việt Nam phải khôn khéo để tránh đổ máu mà vẫn bảo vệ được lãnh thổ. Nhưng liệu mặt trái của sự dè dặt này có khỏi làm ô uế lịch sử quật cường chống Bắc thuộc của Tổ tiên ta không ?

TTXVN viết tiếp:”Nhắc lại 3 giải pháp với vấn đề Biển Đông (đối thoại, pháp lý, quân sự), tướng Lịch khẳng định, không nước nào muốn chiến tranh xảy ra. "Biện pháp tối ưu là kiên trì thực hiện giải pháp hòa bình và đối thoại hòa bình. Chúng ta tuân thủ pháp luật quốc tế để giữ vững, khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước".

Tướng Lịch đã nói như thế tại cuộc gặp mặt đại biểu cán bộ cấp cao Quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác tổ chức tại Bộ Quốc phòng ngày 30/01/2016.

Cũng nên để ý trong câu nói về “đổi mới chính trị” theo quan điểm của ông Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài “tăng cường quốc phòng” đảng còn phải tăng cường cả về “an ninh” nữa. Cụm từ “an ninh” của ông Trọng nên được hiểu là thứ “an ninh nội bộ” và giữa đảng và dân. Lực lượng võ trang gồm Quân đội và Cộng an đã được lệnh giữ vai chủ động để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chống lại điều được gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” chống phá đảng, nhà nước và nhân dân !

Nhiều lần trong nhiệm kỳ khóa XI, ông Trọng đã công khai chỉ thị cho Quân đội và Công an phải theo dõi chặt chẽ tư tưởng của binh lính, công an và phải canh chừng các tổ chức nhân dân không thân thiện với đảng. Trong số này có các Tổ chức Xã hội Dân sự , Tôn giáo, các Nhà báo tự do. Các vùng dân cư được gọi là “các điểm nóng” trong xã hội như người Dân tộc ở dọc biên giới Trung-Việt, Lào-Việt, Kampuchia-Việt Nam, Tây Nguyên và những vùng đồng bào Tôn giáo cũng được quan tâm theo dõi.

Một trong những lệnh của đảng là tuyết đối không để hình thành các Tổ chức chính trị đối lập, kiên quyết không cho tư nhân ra báo và phải ngăn chận chia rẽ trong cán bộ, đảng viên.

Vì vậy mà Nghị quyết XII tiếp tục nhìn nhận:” Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí...”

Như vậy là ông Trọng muốn đảng tiếp tục kìm kẹp dân, không cho dân được hưởng các quyền tự do đã quy định trong Hiến Pháp. Đảng CSVN cũng nhất quyết không cho dân có quyền “làm chủ đất nước” như đảng vẫn ra rả tuyên truyền ngày đêm rằng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”.

Vì vậy mà Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã mạnh dạn phát biểu tại Đại hội đảng XII ngày 23/01/2016:”“Thực tế năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.”

Ông Vinh là một trong số 14 Bộ trưởng trong Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không được tái bầu vào Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII đã nói thẳng trước mặt ông Trọng: “Bao năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách.”

Rất tiếc, những lời nói công chính rất được lòng mọi người của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã bay qua tai ông Nguyễn Phú Trọng như nước đổ đầu vịt.

Tại vì ông Trọng và đảng CSVN sợ dân chủ và sợ mất quyền cai trị độc quyền nên ông mới nói:” Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước.”

Lời nói nghe chói tai và lãng nhách này của ông Trọng không khác gì chủ trương ”Đổi mới tư duy nhưng vẫn làm như cũ” .

Như thế thì thà nói chuyện với đầu gối còn lý thú hơn. -/-

Phạm Trần

(02/016)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Công dụng của khăn thánh
Nguyễn Trọng Đa
11:29 06/02/2016
Giải đáp phụng vụ: Công dụng của khăn thánh

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Trong chủng viện, con đã được dạy rằng khăn thánh (corporal) dùng để giữ lại bất kỳ mảnh Mình Thánh hoặc giọt Máu Thánh nào, vốn có thể rơi xuống trên bàn thờ. Con cũng đã được dạy rằng việc truyền phép hợp lệ của bánh và rượu không phụ thuộc vào việc bánh và rượu nằm trên khăn thánh. Một linh mục lạ, mà con đã gặp, không có sự chăm sóc đặc biệt đối với khăn thánh, vì ngài tin rằng chức năng của nó chỉ là làm cho hợp lệ việc truyền phép bánh và rượu nằm trên khăn thánh mà thôi. Một số vị thậm chí để lại khăn thánh mở trên bàn thờ từ ngày này sang ngày khác, và ít nhất một vị, mà con quen biết, sử dụng khăn thánh với màu khác nhau, theo màu sắc của mùa phụng vụ. Liên quan đến chủ đề này là việc sử dụng khăn thánh trong nhà tạm, dưới hào quang, và trên bàn phụ. Liệu có các dịp khác khăn thánh được sử dụng hay không được sử dụng chăng? Xin cha nói rõ việc sử dụng và chăm sóc khăn thánh. Cám ơn cha nhiều. - S. W., Ucluelet, British Columbia, Canada.


Đáp: Khăn thánh là một mảnh vuông bằng vải lanh hoặc vải tốt khác, đôi khi được hồ cứng để cho vững chắc. Nó thông thường được xếp thành chín phần và do đó được lưu trữ bằng phẳng. Một khăn thánh lớn hơn, hoặc nhiều hơn một khăn thánh, có thể cần cho lễ đồng tế và lễ trang trọng khác.

Trước khi sử dụng, khăn thánh thường nằm trên chén thánh, và khi không còn bắt buộc dùng, nó có thể được giữ trong một hộp vuông phẳng dẹt, gọi là túi đựng khăn thánh (burse).

Trước cuộc cải cách hiện nay, Mình thánh được đặt trực tiếp lên khăn thánh, và mặc dù đây là trường hợp hiếm ngày nay, như bạn đọc nêu ra, nó có thể thu nhặt các mảnh vỡ rơi từ Mình thánh trong Thánh lễ, mặc dù phần lớn rơi vào chén lễ hoặc bình thánh hoặc đĩa thánh.

Tuy nhiên, bất kỳ mảnh vỡ nào có thể còn trên khăn thánh cần được lấy lên và đặt vào chén lễ để tráng chén. Tuy nhiên, sự thực hành phụng vụ đã thường cho rằng việc gấp và mở cẩn thận khăn thánh là đủ, và rằng không hề có sự thiếu tôn trọng khi cẩn thận giữ khăn thánh trong phòng thánh.

Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) đề cập đến khăn thánh ở một vài số, trước hết trong việc mô tả sự chuẩn bị lễ phẩm, trong số 73: "Trước hết để sửa soạn bàn thờ, cũng gọi là bàn tiệc của Chúa, là trung tâm điểm của toàn bộ phụng vụ Thánh Thể, thì đặt trên bàn thờ khăn thánh, khăn lau chén, Sách Lễ và chén lễ, trừ khi chén lễ được dọn ở bàn phụ” (bản dịch Việt Ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Số 118 nói rằng khăn thánh nên được đặt trên bàn phụ trước Thánh Lễ. Các chỉ dẫn khác đòi hỏi rằng một chén lễ hoặc bình thánh nên được đặt trên khăn thánh, bất cứ khi nào nó còn trên bàn thờ hoặc bàn phụ để tráng chén.

Khăn thánh cũng được sử dụng bất cứ khi nào Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ hoặc một nơi xứng đáng khác. Vì vậy, một khăn thánh luôn được sử dụng dưới hào quang hoặc bình thánh.

Cũng thế, các khăn thánh bổ sung có thể được đặt trên bàn thờ trước Thánh Lễ trọng thể, mà trên đó các chén lễ và bình thánh được đặt trọn vẹn trực tiếp ở phía trước mặt của linh mục.

Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không đòi hỏi khăn thánh mới cho mỗi Thánh lễ; chỉ cần khăn thánh được mở ra và gấp lại một cách thận trọng để tránh bất kỳ rủi ro nào. Vì lý do này, khăn thánh nên mở từng phần một, trong khi nằm phẳng và không bao giờ được lắc khi mở.

Về câu hỏi của bạn đọc của chúng tôi, thật là một thói quen xấu ở một số nơi khi để lại khăn thánh mở ra trên bàn thờ giữa các Thánh Lễ khác nhau và thậm chí trong nhiều ngày nữa. Các qui chế yêu cầu khăn thánh được mở ra trong phần dâng lễ phẩm, và gấp lại một lần nữa sau phần rước lễ.

Khăn thánh được giặt trong cùng cách thức như khăn lau chén, mặc dù ít thường xuyên hơn. Trước tiên, nó được ngâm trong nước; sau đó nước này được đổ xuống một giếng thánh hoặc trực tiếp xuống đất. Sau đó, khăn thánh có thể được giặt một cách bình thường. Bộ qui tắc phụng vụ dày 1.000 trang trước Công đồng Vatican II của Trimeloni đề nghị giặt khăn thánh mỗi tháng một lần - và vào sau thời điểm khi Mình Thánh được đặt trực tiếp lên khăn thánh.

Về việc mở khăn thánh, tôi lấy các hướng dẫn của Đức Ông (nay là Giám mục) Peter J. Elliott trong cẩm nang nghi lễ thực hành của ngài:

"a. Hãy cầm khăn thánh (lấy ra từ túi đựng khăn thánh, nếu có) bằng bàn tay phải, và đặt nó bằng phẳng ở trung tâm bàn thờ, vẫn còn gấp, cách mép của bàn thờ khoảng 15 cm (5 inch), hoặc hơn nữa nếu mở khăn thánh lớn.

"b. Mở nó ra, đầu tiên bên trái của bạn, sau đó bên phải của bạn, do đó nhìn thấy ba ô vuông.

"c. Mở ra phần xa nhất kể từ bạn, mở xa khỏi chính bạn, do đó nhìn thấy sáu ô vuông.

"d. Cuối cùng, mở ra phần gần nhất kể từ bạn, mở ra về phía chính bạn, do đó nhìn thấy tất cả chín ô vuông. Sau đó, hãy điều chỉnh khăn thánh để nó cách mép của bàn thờ khoảng 3 cm (1 inch) là vừa.

"Nếu có một hình thánh giá thêu trên một trong các ô vuông trung tâm bên ngoài, hãy xoay khăn thánh sao cho hình thánh giá là gần bạn nhất.

"Mặc dù Mình Thánh không còn nằm trực tiếp trên khăn thánh, khăn vẫn còn hữu ích trong trường hợp các mảnh vỡ có thể rơi vào nó ở phần bẻ bánh hoặc trong khi tráng chén… Vì vậy, không bao giờ kéo mạnh khăn ra, hoặc lắc mạnh trong không trung. Một hành vi như vậy cũng sẽ cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với khăn bàn thờ thánh thiêng nhất, vốn phải luôn được sử dụng bất cứ nơi nào Thánh Lễ được cử hành.

"Nếu khăn thánh được đưa đến bàn thờ trong một túi đựng khăn thánh, túi đựng khăn thánh này theo truyền thống được đặt nằm, bên trái của khăn thánh, cách xa nơi để Sách lễ. Nhưng nó có thể được đặt thuận tiện hơn phía bên phải của khăn thánh, hoặc một người giúp lễ mang nó trở lại bàn phụ. Khi Thánh Lễ được cử hành đối mặt với bàn thờ, túi đựng khăn thánh theo truyền thống được dựng dựa vào cây nến hoặc kệ bàn thờ (gradine), phía trái của khăn thánh".

"Để gấp khăn thánh, hãy làm ngược lại các bước trên. Do đó, hãy gấp ba ô vuông phía trước bạn ra xa bạn, sau đó gấp ba ô vuông ở xa về phía bạn và cuối cùng mang ô vuông bên phải vào và ô vuông bên trái vào ô vuông trung tâm còn lại, để hoàn tất quá trình”.

Như độc giả chúng ta nói, sự hiện diện của chén lễ hoặc bình thánh trên khăn thánh không phải là cần thiết tuyệt đối cho tính hợp lệ. Tuy nhiên, nó đã được phổ biến trong thời gian trước kia, và không được biết ngày nay, là rằng các tân linh mục sẽ thực hiện một ý định chung về truyền phép những gì nẳm trên khăn thánh. Mục đích của một ý định chung này là để tránh sự nghi ngờ về những gì đã được truyền phép và những gì không truyền phép; thí dụ, nếu một người phụ trách phòng thánh vô tình để lại một số Bánh Thánh trên bàn thờ. Ngày nay, dựa vào việc linh mục thường truyền phép nhiều bình thánh, đôi khi các ngài được khuyên hãy có ý định truyền phép tất cả những gì đã được đặt trên bàn thờ để truyền phép. Điều này tránh sự nghi ngờ nếu linh mục quên đặt một bình thánh lên khăn thánh hoặc nó đã bị khuất đằng sau Sách lễ.

Tuy nhiên, ý định phòng ngừa này không loại bỏ luật chung rằng tất cả những gì được mang đến bàn thờ để truyền phép, nên được đặt trên khăn thánh. (Zenit.org 2-2-2016)

Nguyễn Trọng Đa
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô – Lễ mở cửa Thánh tại Đền Thờ Đức Bà Cả
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:27 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Nguyện Chúa ghé mắt nhìn anh em và rủ lòng thương anh em

Trong bài huấn dụ trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày đầu Năm Dương Lịch, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ mọi người noi gương Mẹ Maria biến tất cả mọi sự trong đời thành lời cầu nguyện, mở rộng con tim và chú ý tới tha nhân, vì đó là con đường giúp chinh phục hoà bình. Ngài nói: “Bắt đầu năm mới thật là đẹp trao đổi với nhau các lời cầu chúc. Như thế chúng ta canh tân ước mong cho nhau rằng điều chờ đợi chúng ta tốt đẹp hơn một chút. Nói cho cùng, đó là một dấu chỉ của hy vọng linh hoạt chúng ta và mời gọi chúng ta tin vào sự sống. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng năm mới sẽ không thay đổi tất cả, biết bao nhiêu vấn đề của ngày hôm qua sẽ vẫn là những vấn đề của ngày mai. Vì thế tôi muốn gửi tới anh chị em một lời cầu chúc được một niềm hy vọng cụ thể nâng đỡ, mà tôi rút tiả ra từ phụng vụ hôm nay.

Đó là những lời mà chính Chúa đã xin để chúc lành cho dân Ngài: “Nguyện Chúa làm cho gương mặt Ngài rạng ngời trên anh em… Nguyện Chúa ghé mắt nhìn anh em và rủ lòng thương anh em” (Ds 6,25-26).

Đức Thánh Cha đã cầu chúc mọi người như sau:

Tôi cũng xin cầu chúc anh chị em điều này: xin Chúa ghé mắt nhìn anh chị em để anh chị em có thể vui mừng, biết rằng mỗi ngày gương mặt thương xót của Ngài rạng rỡ hơn mặt trời ngời sáng trên anh chị em, và không bao giờ lặn! Khám phá ra guơng mặt của Thiên Chúa canh tân cuộc sống. Vì Ngài là một Người Cha si mê con người, không bao giờ mệt mỏi bắt đầu trở lại với chúng ta để canh tân chúng ta. Tuy nhiên, Thiên Chúa không hứa các thay đổi ảo thuật. Ngài không dùng cây đũa thần. Ngài thích thay đổi thực tại từ bên trong, với lòng kiên nhẫn và tình yêu thương; Ngài xin được vào trong cuộc sống chúng ta với sự tế nhị, như mưa rơi trên đất để làm cho nó sinh hoa kết trái. Và Ngài luôn luôn chờ đợi chúng ta với sự dịu hiền. Mỗi sáng, khi thức dậy, chúng ta có thể nói: “Hôm nay Chúa làm cho gương mặt Ngài rạng ngời trên tôi”.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: “Lời chúc lành của Thánh Kinh tiếp tục như sau: “Xin Chúa ban bình an cho ngươi” (c. 26). Hôm nay chúng ta cử hành Ngày Hoà Bình Thế Giới, với đề tài: “Chiến thắng thờ ơ và chinh phục hoà bình”. Hoà bình mà Thiên Chúa Cha ước mong gieo vãi trong thế giới, phải được chúng ta vun trồng. Không chỉ có thế, nó cũng phải được chinh phục. Điều này bao gồm một cuộc chiến đấu đích thật, một cuộc chiến tinh thần xảy ra trong con tim chúng ta. Vì kẻ thù của hoà bình không chỉ là chiến tranh, mà cả sự dửng dưng nữa, khiến cho người ta chỉ nghĩ tới mình và tạo ra các hàng rào, nghi ngờ, sợ hãi và khép kín. Cám ơn Chúa, chúng ta có biết bao tin tức; nhưng đôi khi chúng ta bị chìm ngập trong tin tức đến độ lo ra không để ý tới các thực tại, tới người anh chị em cần chúng ta giúp đỡ. Chúng ta hãy bắt đầu mở rộng con tim, bằng cách chú ý đến tha nhân. Đó là con đường để chinh phục hoà bình.

Xin Đức Nữ Vương Hoà Bình, Mẹ Thiên Chúa, mà chúng ta mừng lễ trọng hôm nay, giúp chúng ta. Phúc Âm hôm nay khẳng định rằng Mẹ “giữ gìn mọi điều ấy và suy gẫm trong lòng” Lc 2,19). Đó là những điều gì vậy? Chắc chắn đó là niềm vui vì Chúa Giêsu sinh ra, nhưng cũng là các khó khăn Mẹ đã gặp: Mẹ đã phải đặt Con Mẹ trong một máng cỏ, vì đã “không có chỗ cho họ trong quán trọ” (c. 7) và tương lai rất vô định. Các niềm hy vọng và các lo lắng, lòng biết ơn và các vấn đề, tất cả những điều đã xảy ra trong đời, trong tim Mẹ Maria, đã trở thành lời cầu nguyện, đối thoại với Thiên Chúa. Đó là bí quyết của Mẹ Thiên Chúa. Và Mẹ cũng làm như thế cho chúng ta: giữ gìn các niềm vui và tháo gỡ các nút thắt của cuộc sống chúng ta, bằng cách đem chúng đến với Chúa.

Chiều hôm nay tôi sẽ đến Đền Thờ Đức Bà Cả để mở Cửa Thánh. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ năm mới, để cho hoà bình và lòng thương xót lớn lên.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh đầu năm cho mọi người.

2. Trông cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ mở ra những khung trời tự do.

Trong bài giảng thánh lễ sáng ngày 14 tháng 12, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ đề tài “Trông cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ mở ra những khung trời tự do. Sự cứng lòng của các thượng tế và kỳ mục, như được nhắc đến trong bài đọc Tin Mừng, đã khép kín con tim và từ đó gây ra nhiều điều tồi tệ.

Bài đọc một trích sách Dân Số kể về chuyện ông Bi-lơ-am. Ông là vị tiên tri được nhà vua phái đi để nguyền rủa Israel. Chắc chắn, ông Bi-lơ-am đã gây ra những lỗi lầm, thậm chí đã phạm tội. Bởi vì tất cả mọi người đều có tội. Tất cả đều là tội nhân. Nhưng chúng ta đừng hoảng sợ, vì Thiên Chúa cao cả hơn tội lỗi chúng ta. Trong cuộc hành trình của mình, ông Bi-lơ-am gặp thiên thần của Thiên Chúa và tâm hồn ông đã được biến đổi, không chỉ là thay đổi chọn theo bên nào nhưng là biến đổi từ điều lầm lạc sang chân lý. Hơn hết, ông đã dám nói điều ông chứng kiến. Thực vậy, khi đứng nhìn về sa mạc nơi dân Thiên Chúa đang đóng trại, Bi-lơ-am đã thấy hoa trái thánh thiện, vẻ đẹp và sự vinh thắng của dân tộc Israel. Ông đã mở lòng mình ra, đã hoán cải, đã nhìn ra xa và nhìn thấy chân lý. Với ý hướng tốt lành, người ta luôn có thể nhìn thấy chân lý. Và chính chân lý ấy sẽ đem đến niềm trông cậy.

Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:

Trông cậy là một nhân đức Kitô giáo. Mỗi người chúng ta đều có nhân đức ấy, vì nó là món quà tuyệt vời Thiên Chúa ban tặng. Nhân đức Cậy giúp chúng ta nhìn ra xa; nhìn vượt lên trên những khó khăn, những vấn nạn, những đau khổ và thách đố; và nhìn vượt lên trên tội lỗi của chúng ta. Chính niềm trông cậy giúp chúng ta nhìn thấy vẻ đẹp của Thiên Chúa.

Một người có lòng cậy trông sẽ được mạnh sức để đối diện với những khoảnh khắc tồi tệ của cuộc sống: khi ốm đau, bệnh tật; khi vất vả lo lắng cho con cái hoặc một người thân trong gia đình. Với nhân đức Cậy, dù giữa những khổ đau, người ta luôn có được đôi mắt sắc bén, luôn có tự do để nhìn vượt lên trên thực tại để chạm tới niềm hy vọng. Đây chính là lời tiên tri mà hôm nay Giáo Hội nhắn gởi chúng ta: Giáo Hội muốn chúng ta là những người biết cậy trông, nhất là trong những khó khăn, thách đố của cuộc sống. Lòng trông cậy mở ra những khung trời tự do chứ không phải gông cùm nô lệ. Nhân đức Cậy luôn có chỗ để sắp xếp và xử lý mọi trạng huống trong cuộc sống.

Trong bài Tin Mừng ngày hôm nay, những thượng tế và kỳ mục trong dân đã chất vấn Đức Giêsu về quyền nào để Ngài làm những điều ấy. Và như thế, họ đã không hề có những chân trời rộng mở. Họ khóa kín mình trong những toan tính cá nhân. Họ bị cầm tù nô lệ trong chính sự cứng lòng của mình. Những con người toan tính luôn đóng kín cánh cửa tâm hồn và dập tắt tự do, trong khi đó niềm hy vọng cậy trông lại dẫn chúng ta đến vùng trời chan hòa ánh sáng.

Sự tự do, tính cao thượng và lòng trông cậy đẹp đến là dường nào. Nhưng thật là xấu xa và tội tệ nếu con cái Giáo Hội lại cứng đầu bướng bỉnh, lòng chai dạ đá. Sự cứng lòng chính là thái độ của những người không có lòng trông cậy. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, có hai con đường mở ra phía trước: Con đường thứ nhất dành cho những ai trông cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa và biết rằng Thiên Chúa là Cha luôn tha thứ, tha thứ tất cả. Đằng sau sa mạc khô cằn của tội lỗi là cái ôm nồng thắm và sự thứ tha của Thiên Chúa đang đón chờ. Con đường thứ hai dành cho những người đi tìm nơi trú ẩn trong kiếp sống nô lệ của sự cứng lòng và chẳng biết gì về lòng thương xót của Thiên Chúa. Có thể họ là những bậc tiến sỹ, đã học hành và nghiên cứu thật nhiều, nhưng sự hiểu biết và những bằng cấp ấy không thể cứu được họ.”

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng cách kể một câu chuyện đã xảy ra năm 1992 ở Buenos Aires, nước Argentina, trong một thánh lễ dành cho bệnh nhân: “Có một bà cụ đã 80 tuổi đến xưng tội thật lâu. Tuy mắt mũi đã kèm nhèm nhưng cụ lại có lòng trông cậy và có thể nhìn vượt lên trên những thực tại tầm thường. Tôi nói với bà: ‘Ngoại ơi, ngoại đến xưng tội ạ?’ Hỏi như thế, vì tôi vừa mới bước ra khỏi tòa giải tội để chuẩn bị đi. Bà cụ đáp: ‘Dạ.’ Tôi nói với cụ: ‘Ngoại làm gì có tội mà xưng?’ Bà cụ đáp: ‘Cha ơi, con là kẻ tội lỗi. Con phạm rất nhiều tội. Nhưng chắc chắn Chúa sẽ tha thứ cho con. Chúa tha thứ tất cả, phải không cha?’ Tôi hỏi lại: ‘Nhưng tại sao cụ biết Thiên Chúa tha thứ tất cả?’ Cụ đáp: ‘Thưa cha, nếu Thiên Chúa không tha thứ tất cả, thế giới này đã tan thành tro bụi, chứ chẳng thể tồn tại được.’ Quả vậy, trước mặt bà cụ này chỉ có sự tự do và niềm trông cậy. Và chính điều đó đã kéo xuống cho bà lòng thương xót của Thiên Chúa. Sự khép kín, cái tôi chủ nghĩa chỉ khiến con người rơi vào tình trạng nô lệ vì cứng lòng mà thôi. Chúng ta hãy nhớ bài học của bà cụ 80 tuổi này: Thiên chúa tha thứ tất cả. Ngài đang trông chờ chúng ta bước lại gần Ngài.”

3. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Giêng

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong tháng Giêng 2016, ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha là:

Ý chung: Cầu cho việc đối thoại chân thành giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau, mang lại các kết quả hoà bình và công lý.

Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu, có thể vượt qua những chia rẽ, nhờ các phương thế đối thoại, tình bác ái huynh đệ và ân ban của Chúa Thánh Thần.

4. Bi kịch trong mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 03 tháng Giêng với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy biết mở lòng ra để đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người.

Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:

“Các bài đọc phụng vụ ngày hôm nay, Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh, trình bày cho chúng ta Lời Tựa mở đầu Phúc Âm theo thánh Gioan. Đoạn Lời Tựa ấy đã tuyên bố rằng: ‘Ngôi Lời – hay Ngôi Lời Thiên Chúa tạo dựng – đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta’ (Ga 1, 14). Ngôi Lời, Đấng ngự trên trời, đã đến trần gian để chúng ta được lắng nghe, được nhận biết và có thể tiếp chạm vào tình yêu của Thiên Chúa là Cha. Ngôi Lời Thiên Chúa cũng chính là người Con Một, Đấng đã nhập thể làm người, luôn tràn đầy ân sủng và sự thật (Ga 1, 14). Đó chính là Đức Giêsu.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Thánh Sử Gioan đã không hề che dấu tính bi kịch trong mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa khi cho thấy rằng con người đã khước từ, không chấp nhận quà tặng tình yêu của Thiên Chúa. Ngôi Lời chính là ánh sáng, nhưng con người lại ưa thích bóng tối; Ngôi Lời đã ở giữa thế gian, nhưng thế gian lại không nhận biết Người (Ga 9-10). Thế gian đã khép cửa chối từ Con Thiên Chúa. Sự dữ đang đe dọa cuộc sống của chúng ta và đòi hỏi chúng ta phải thận trọng vì nó đang diễn ra lan tràn khắp nơi. Sách Sáng Thế đề cập đến một câu rất hay giúp chúng ta hiểu được điều này: Tội lỗi đang ‘nằm phục ở cửa’ (St 4,7). Thật khốn cho chúng ta nếu chúng ta để cho tội lỗi đi vào nhà mình. Bởi vì, một khi tội lỗi đã đi vào, nó sẽ đóng kín cánh cửa tâm hồn chúng ta lại và không hề mở ra cho bất kỳ ai nữa. Nhưng chúng ta lại được mời gọi phải mở cửa tâm hồn trước Lời Chúa, chính là Đức Giêsu, để nhờ đó mà ta được trở nên con cái của Thiên Chúa.

Trong ngày lễ Giáng Sinh, Lời Tựa mở đầu trong Tin Mừng thánh Gioan cũng đã được lọng trọng công bố. Ngày hôm nay, chúng ta lại được lắng nghe thêm một lần nữa. Qua đó, Mẹ Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy đón nhận Ngôi Lời cứu độ, mầu nhiệm của ánh sáng. Nếu chúng ta đón nhận Ngôi Lời, đón nhận Đức Giêsu, chúng ta sẽ được triển nở trong sự hiểu biết và trong tình yêu mến Thiên Chúa, chúng ta sẽ học biết để có được lòng thương xót như Ngài. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, chúng ta được mời gọi làm cho Tin Mừng trở thành một phần trong đời sống chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe Tin Mừng, suy niệm Tin Mừng, và nội tâm hóa Tin Mừng trong cuộc sống thường ngày. Đó sẽ là cách thức tốt đẹp để chúng ta hiểu biết hơn về Đức Giêsu và có thể đem Giêsu đến cho người khác. Ơn gọi và niềm vui của bất kỳ ai đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội là giới thiệu và trao tặng cho người khác chính Đức Giêsu. Nhưng để làm được điều này, chúng ta phải biết Đức Giêsu và để cho Ngài đi vào trong tâm hồn chúng ta, và trở thành Thiên Chúa của cuộc sống chúng ta. Thiên Chúa sẽ bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ, khỏi ác thần, là những kẻ luôn rình rập trước cánh cửa tâm hồn chúng ta và chực chờ để bước vào.

Bằng tấm lòng của người con thảo hiếu, một lần nữa chúng ta hãy tín thác nơi Mẹ Maria: Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cũng là mẹ chúng ta. Chúng ta đã có dịp chiêm ngắm Mẹ nơi hang đá, trong suốt những ngày này.

5. Noi gương khiêm nhường của Thiên Chúa trở thành trẻ thơ để cứu rỗi loài người

Sáng thứ Tư 30 tháng 12 là buổi tiếp kiến chung cuối cùng trong năm 2015. Tuy trời mùa đông Roma khá lạnh, nhưng buổi tiếp kiến vẫn diễn ra tại công trường thánh Phêrô vì có hơn 20.000 người tham dự, trong đó có 6.000 trẻ em thuộc hàng trăm ca đoàn về Roma hành hương Năm Thánh và tham dự đại hội quốc tế các ca đoàn thiếu nhi lần thứ 40.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi người học hỏi nơi Chúa Giêsu cung cách sống bằng cách nhìn cuộc sống của các trẻ em, từ bỏ yêu sách tự lập và tiếp nhận sự tự do đích thực là hiểu biết Đấng chúng ta có trước mặt và phục vụ Ngài, là Con Thiên Chúa đến cứu độ chúng ta.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Trong các ngày lễ Giáng Sinh này Chúa Giêsu Hài Đồng được đặt trước chúng ta. Tôi chắc chắn là trong các nhà của chúng ta vẫn còn có biết bao gia đình đã làm hang đá máng cỏ, tiếp tục truyền thống tốt đẹp này đã bắt đầu với thánh Phanxicô thành Assisi, và duy trì sống động trong con tim chúng ta mầu nhiệm của Thiên Chúa làm người.

Đề cập tới lòng tôn sùng Chúa Hài Đồng Đức Thánh Cha nói:

Lòng tôn sùng Chúa Hài Đồng rất phổ biến. Biết bao nhiêu vị thánh nam nữ đã vun trồng lòng tôn sùng ấy trong lời cầu nguyện thường ngày của các vị, và đã ước mong nhào nặn cuộc sống của mình theo cuộc sống của Chúa Giêsu Hài Đồng. Tôi đặc biệt nghĩ tới thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và của Nhan Thánh. Chị cũng là tiến sĩ Giáo Hội đã biết sống và làm chứng cho “con đường thơ ấu thiêng liêng”, mà chị thấm nhuần bằng cách theo học trường của Mẹ Maria suy gẫm về sự khiêm nhường của Thiên Chúa đã trở nên bé nhỏ vì chúng ta. Đây là một mầu nhiệm cao cả, Thiên Chúa khiêm nhường! Chúng ta là những người kiêu căng, tràn đầy khoe khoang, và tin mình là cái gì vĩ đại, nhưng chúng ta không là gì cả. Chúa là Đấng cao cả, khiêm tốn và trở thành trẻ thơ. Đây quả là một mầu nhiệm đích thật! Thiên Chúa khiêm nhường. Điều này thật đẹp!

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Đã có một thời, trong đó nơi Bản Vị Thiên Chúa - Con Người của Chúa Kitô, Thiên Chúa đã là một trẻ thơ, và điều này phải có một ý nghĩa đặc biệt đối với đức tin của chúng ta. Có đúng thật là cái chết trên thập giá và sự sống lại của Ngài diễn tả tột đỉnh tình yêu cứu độ của Ngài, nhưng chúng ta không được quên rằng tất cả cuộc đời dương thế của Ngài là mạc khải và giáo huấn. Trong mùa giáng sinh chúng ta nhớ tới cuộc sống thơ ấu của Ngài. Để lớn lên trong đức tin chúng ta cần chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hài Đồng thường xuyên hơn. Chắc chắn là chúng ta không biết gì về giai đoạn thơ ấu này của Ngài. Các chỉ dẫn hiếm hoi mà chúng ta có nói tới việc đặt tên cho Ngài tám ngày sau khi sinh ra, và việc dâng Ngài vào Đền Thánh (x. Lc 2l, 21-28); ngoài ra còn có cuộc viếng thăm của ba Đạo Sĩ với hậu quả là việc chạy trốn sang Ai Cập (c. Mt 2,1-23). Thế rồi, có một bước nhảy vọt cho tới năm lên 12 tuổi, khi Chúa Giêsu cùng Mẹ Maria và cha thánh Giuse đi hành hương lên Giêrusalem dịp lễ Vượt Qua, và thay vì trở về nhà với cha mẹ, thì Ngài ở lại trong Đền Thờ đàm đạo với các tiến sĩ luật.

Từ đó Đức Thánh Cha rút tiả ra kết luận sau đây:

Như thấy đó, chúng ta biết ít về Chúa Giêsu Hài Đồng, nhưng chúng ta có thể học hiểu nhiều từ Ngài, nếu chúng ta nhìn cuộc sống của các trẻ em. Đây là một thói quen đẹp mà các cha mẹ, các ông bà có, đó là nhìn trẻ em, nhìn những điều chúng làm.

Trước hết, chúng ta khám phá ra rằng các trẻ em muốn sự chú ý của chúng ta. Chúng phải là trung tâm, tại sao? Tại vì chúng kiêu căng? Không, tại vì chúng cần cảm thấy được che chở. Chúng ta cũng cần để Chúa Giêsu vào trung tâm cuộc sống chúng ta và biết rằng chúng ta có trách nhiệm che chở Ngài, cả khi xem ra có thể là mâu thuẫn. Ngài muốn ở trên cánh tay chúng ta, Ngài ước mong được nâng niu và gắn chặt cái nhìn của Ngài trên cái nhìn của chúng ta.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Ngoài ra, đó là để làm cho Chúa Hài Nhi mỉm cười hầu chứng tỏ với ngài tình yêu và niềm vui của chúng ta, bởi vì Ngài sống giữa chúng ta. Nụ cười của Ngài là dấu chỉ của tình yêu trao ban cho chúng ta sự chắc chắn biết mình được yêu.

Sau cùng, các trẻ em thích chơi giỡn. Tuy nhiên làm cho một trẻ em chơi giỡn có nghĩa là từ bỏ cái luận lý của chúng ta để bước vào cái luận lý của nó. Nếu chúng ta muốn rằng các trẻ em vui đùa, cần phải hiểu chúng thích cái gì và không ích kỷ khiến cho chúng làm những gì chúng ta ưa thích. Đây là một giáo huấn cho chúng ta. Trước Chúa Giêsu chúng ta được mời gọi từ bỏ yêu sách tự lập của chúng ta – đây là cốt lõi của vấn đề: yêu sách tự lập - để tiếp nhận hình thức đích thực của sự tự do, hệ tại việc hiểu biết chúng ta có ai trước mặt và phục vụ Ngài. Ngài, trẻ thơ là Con Thiên Chúa đến để cứu rỗi chúng ta. Ngài đã đến giữa chúng ta để cho chúng ta thấy gương mặt của Thiên Chúa Cha giầu tình yêu và lòng thương xót. Vì thế, chúng ta hãy ôm chặt Hài Nhi Giêsu trong vòng tay, và phục vụ Ngài: Ngài là suối nguồn tình yêu và sự thanh thản. Và sẽ là một điều tốt đẹp hôm nay, khi chúng ta trở về nhà, đến gần hang đá, hôn Chúa Hài Đồng Giêsu và nói: “Lậy Chúa Giêsu con muốn khiêm nhường như Chúa, khiêm nhường như Thiên Chúa”, và xin Chúa ơn này.

6. Sự thịnh vượng của Giáo hội hệ tại nơi người nghèo, chứ không phải nơi của cải vật chất

Giáo Hội khiêm tốn, khó nghèo và luôn tín thác vào Thiên Chúa. Đây là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến trong bài giảng thánh lễ sáng ngày 15 tháng 12, tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha nói rằng sự nghèo khó là mối phúc đầu tiên trong Bát Phúc. Sự thịnh vượng đích thực của Giáo Hội chính là người nghèo, chứ không phải tiền bạc hay quyền lực thế gian.

“Bài đọc một trích sách Xô-phô-ni-a cho thấy hệ quả của một dân tộc đã trở thành phản loạn và ô uế vì không nghe lời Thiên Chúa. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã mạnh mẽ lên án các thượng tế và cảnh cáo rằng những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước họ. Từ đó, Đức Thánh Cha nói rằng ngay cả ngày hôm nay cám dỗ cũng có thể làm lũng đoạn những chứng nhân của Giáo Hội.

Giáo Hội thực sự trung tín với Thiên Chúa khi Giáo Hội khiêm nhường, khó nghèo và tín thác. Một Giáo Hội khiêm nhường không bao giờ phô trương quyền lực hay tỏ ra mình lớn mạnh. Khiêm nhường cũng không có nghĩa là một người yếu đuối, nhu nhược, uể oải với cặp mắt trắng dã thiếu sức sống. Khiêm nhường không phải là màn kịch diễn trên sân khấu, cũng không phải là giả vờ khiêm nhường hay xem có vẻ khiêm nhường. Người khiêm nhường thực sự là người nhận ra mình tội lỗi. Nếu tôi không có khả năng để nói với chính mình mình: tôi là kẻ có tội và người khác tài giỏi hơn tôi, thì tôi thật sự không khiêm nhường. Như vậy đặc nét đầu tiên của một Giáo Hội khiêm nhường là tự nhận thấy mình là tội nhận, và đó cũng là đặc nét đầu tiên của mỗi người chúng ta. Nếu người nào trong chúng ta có thói quen hay săm soi lỗi lầm của người khác và bàn tán về điều đó, người ấy chẳng hề khiêm nhường. Trái lại, người ấy tin rằng mình là thẩm phán có quyền xét xử người khác. Chúng ta phải liên lỉ cầu nguyện để Giáo Hội luôn khiêm nhường, bản thân tôi được khiêm nhường và mỗi người chúng ta được khiêm nhường.

Đức Thánh Cha quảng diễn tiếp như sau:

Tính cách thứ hai là khó nghèo. Khó nghèo là mối phúc tiên hết trong Bát Phúc. Tinh thần nghèo khó có nghĩa là chỉ gắn bó với sự giàu có của Thiên Chúa mà thôi. Như thế, không hề có một Giáo Hội gắn bó với tiền bạc, suy nghĩ về tiền bạc hay tìm cách để kiếm tiền. Như tôi được biết trong một nhà thờ của giáo phận, để bước qua Cửa Thánh, người ta vô tư nói với giáo dân là phải bỏ tiền dâng cúng rồi mới bước qua. Đó không phải là Giáo Hội của Đức Giêsu, nhưng là Giáo Hội của các linh mục, thượng tế đam mê tiền bạc, của cải.

Vị phó tế tử đạo Lorenzo là một chứng nhân anh hùng trong những thế kỷ đầu của Giáo hội. Khi nhà vua ra lệnh cho ngài phải trao nộp hết của cải và tài sản của Giáo Hội, nếu không sẽ bị giết. Ngài đã vâng lời ra đi và quay trở lại cùng tất cả những người nghèo trong Giáo hội. Người nghèo chính là tài sản của Giáo Hội. Anh chị em là chủ của một ngân hàng. Nếu anh chị em có một tâm hồn khó nghèo, không bám víu vào tiền của, việc điều hành ngân hàng của anh chị em sẽ trở thành một hành vi phục vụ người nghèo. Nghèo khó là có tâm hồn tách rời khỏi tiền của để phục vụ tha nhân, phục vụ những ai thiếu thốn. Giáo Hội của chúng ta là Giáo hội của những người khiêm nhường và khó nghèo, nhưng chúng ta có thực sự sống khó nghèo và khiêm nhường chưa?

Tính cách thứ ba, Giáo Hội phải luôn tín thác vào Danh Thánh Thiên Chúa. Niềm tín thác của tôi đặt ở nơi đâu? Nơi quyền lực, hay nơi bạn bè, tiền của? Phải đặt nơi Thiên Chúa! Gia sản Thiên Chúa hứa cho chúng ta là ‘sẽ cho sót lại giữa ngươi một dân nghèo hèn và bé nhỏ; chúng sẽ tìm nương ẩn nơi Danh Đức Chúa.’ Bé nhỏ khiêm nhường vì họ nhận thấy mình tội lỗi; khó nghèo vì tâm hồn họ luôn gắn bó với sự giàu có của Thiên Chúa và nếu có của cải thì họ cũng chỉ là quản gia phân phối những của cải đó cho người khác; tín thác nơi Thiên Chúa vì họ biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng tốt lành thánh thiện. Những vị thượng tế mà Đức Giêsu lên án không hiểu được ba đặc nét này. Và như thế, Đức Giêsu phải cảnh tỉnh họ rằng những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước họ.

Trong mùa Giáng Sinh năm nay, chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta một con tim khiêm nhường, một tâm hồn nghèo khó và trên hết là luôn biết tín thác vào Thiên Chúa, Đấng không bao giờ thất hứa hoặc khiến chúng ta phải thất vọng.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 31/12/2015 – 06/01/2016: Lời Chúc Năm Mới từ Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:33 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha chủ sự buổi hát kinh chiều Tạ Ơn

Chiều 31-12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự kinh chiều I lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Thiên Chúa, nhân dịp cuối năm dương lịch. Dịp này, ngài mời gọi dân thành Roma dấn thân phục hồi các giá trị căn bản.

Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi hát kinh bắt đầu lúc 5 giờ chiều còn có 36 Hồng Y, và 80 vị khác gồm các Giám Mục và giám chức, và khoảng 8 ngàn tín hữu.

Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa vì những hồng ân đã nhận lãnh trong năm vừa kết thúc, đồng thời xét mình và kiểm điểm những gì xảy ra trong năm 2015. Ngài nói:

“Chúng ta được kêu gọi kiểm điểm xem những thế sự có được thực hiện theo ý Thiên Chúa hay là chúng ta chỉ ưu tiên lắng nghe những dự án của con người, nhiều khi đầy những tư lợi, lòng khao khát quyền lực vô độ và bạo lực vô cớ.”

“Ngày hôm nay, chúng ta cần đặc biệt tập trung vào những dấu chỉ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, để cảm nghiệm cụ thể sức mạnh tình yêu thương xót của Chúa. Chúng ta không thể quên bao nhiêu ngày ghi đậm bạo lực, chết chóc, đau thương khôn tả của bao nhiêu người vô tội, những người tị nạn buộc lòng phải rời bỏ quê hương, những con người nam nữ và trẻ em không còn gia cư nhất định, thiếu lương thực và kế sinh nhai. Dầu vậy cũng có bao nhiêu cử chỉ tốt lành, yêu thương và liên đới diễn ra trong những ngày tháng của năm sắp trôi qua, cho dù chúng không được các bản tin tức nói tới! Không thể để cho quyền lực sự ác che khuất những dấu chỉ tình thương ấy. Sự thiện luôn chiến thắng, cho dù có lúc sự thiện xem ra yếu ớt và âm thầm”.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha cũng chân thành mời gọi mọi người dân ở Roma “hãy vượt qua những khó khăn hiện tại”. Ngài nói: “Ước gì quyết tâm phục hồi các giá trị căn bản phục vụ, liêm chính và liên đới giúp vượt qua những tình trạng bấp bênh trầm trọng đè nặng trong năm nay và chúng là dấu chỉ cho thấy có sự thiếu lòng tận tụy đối với công ích. Ước gì không bao giờ thiếu sự đóng góp tích cực của chứng tá Kitô để giúp Roma trở thành người ưu tiên diễn tả đức tin, lòng hiếu khách, tình huynh đệ và hòa bình, theo lịch sử của mình, và với sự phù hộ của Mẹ Maria là Phần Rỗi của dân Roma”.

Cuối buổi kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Sau đó, Đức Thánh Cha đã tiến ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện bên hang đá lớn tại đây.

2. Lễ nghi mở cửa thánh tại Đền Thờ Đức Bà Cả

Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma là đền thờ cuối cùng trong 4 đại đền thờ nơi các cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đã được mở. Không phải vì đền thờ này kém phần quan trọng nhưng thật là chính đáng và xứng hợp để thực hiện nghi thức này trong ngày lễ kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

Vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã đến nhà thờ Đức Bà Cả chủ sự thánh lễ và nghi thức mở Cửa Năm Thánh. Tham dự thánh lễ đặc biệt có 350 người nghèo, ăn xin và vô gia cư ở Roma.

Sau lễ nghi sám hối Đức Thánh Cha đã đọc lời nguyện sau đây: “Lậy Thiên Chúa là Cha toàn năng và thương xót, Chúa ban cho Giáo Hội Chúa một thời gian của ơn thánh, sám hối, và tha thứ, để Giáo Hội được vui mừng canh tân nội tâm nhờ công trình của Chúa Thánh Thần, và luôn luôn trung thành hơn bước đi trong các đường lối Chúa, loan báo cho thế giới Tin Mừng cứu độ. Một lần nữa xin hãy mở cửa lòng thương xót Chúa và một ngày kia đón nhận chúng con vào trong nhà Chúa trên trời, nơi Đức Giêsu Con Chúa, đã đi trước chúng con, Người là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.”

Tiếp đến cộng đoàn hát kinh xin Chúa Thánh Thần đến. Khi kết thúc, Đức Thánh Cha lặng lẽ bước lên bậc mở Cửa Thánh, dừng lại cầu nguyện trên ngưỡng cửa, rồi bước vào bên trong, theo sau là các vị đồng tế và đại diện giới tu sĩ nam nữ và giáo dân. Trong khi Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế tiến tới bàn thờ ca đoàn hát bài thánh ca Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Tất cả các bài sách thánh cũng giống như trong thánh lễ ban sáng và đều được đọc hay hát bằng tiếng Ý.

Cùng Mẹ Maria bước qua Cửa Năm Thánh và để cho Mẹ đồng hành với chúng ta trong cuộc sống

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài thánh ca “Kính chào Mẹ của lòng thương xót, Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của sự tha thứ, Mẹ của hy vọng và Mẹ của ơn thánh, Mẹ tràn đầy niềm vui thánh thiện”. Ngài nói: “Trong ít lời này gói ghém tổng hợp đức tin của các thế hệ tín hữu, dán mắt nhìn hình ảnh của Đức Trinh Nữ và xin Mẹ bầu cử và ủi an. Cửa Thánh vừa mở là một Cửa của Lòng Thương Xót. Bất cứ ai bước qua ngưỡng cửa này đều được mời gọi dìm mình trong tình yêu thương xót của Thiên Chúa Cha, với sự tin tưởng tràn đầy không chút sợ hãi, và từ Vưong cung thánh đường này cơ thể ra đi với xác tín Mẹ Maria đồng hành bên cạnh. Mẹ là Mẹ của lòng xót thương, bởi vì Mẹ đã sinh ra trong cung lòng Mẹ chính Gương mặt lòng xót thương của Thiên Chúa là Đức Giêsu, Emmanuel Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Đấng được mọi dân tộc trông đợi, “Hoàng Tử Hoà Bình” (Is 9,5). Con Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu rỗi chúng ta đã ban cho chúng ta Mẹ Người, Đấng cùng chúng ta hành hương để không bao giờ chúng ta cô đơn trên con đường cuộc sống, nhất là trong những lúc không chắc chắn và khổ đau.

Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa thứ tha, vì thế chúng ta có thể nói rằng Mẹ là Mẹ của tha thứ. Từ tha thứ bị tâm thức trần tục hiều lầm biết bao, trái lại ám nó chỉ hoa trái tinh tuyền nguyên thuỷ của đức tin kitô. Ai không biết tha thứ, thì đã không biết sự tràn đầy của tình yêu. Và chỉ có ai yêu thương thật sự, mới có thể đạt sự tha thứ, bằng cách quên đi sự xúc phạm đã nhận lãnh. Dưới chân thập giá Mẹ Maria trông thấy Con mình dâng hiến tất cả chính Ngài, và như vậy Mẹ chứng kiến việc yêu thương như Thiên Chúa yêu thương có nghĩa là gì. Trong lúc đó Mẹ nghe Chúa Giêsu nói lên các lời mà chắc hẳn dấu ẩn điều Mẹ đã dậy Ngài ngay từ nhỏ: “Lậy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,24). Trong lúc đó Mẹ Maria đã trở thành Mẹ của sự tha thứ đối với tất cả chúng ta. Noi gương Chúa Giêsu và với ơn thánh Ngài ban, chính Mẹ đã có khả năng tha thứ cho những người đang giết Người Con vô tội của Mẹ.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài giảng: Đối với chúng ta, Mẹ Maria trở thành hình ảnh Giáo Hội phải trải dài sự tha thứ cho những ai kêu cầu ơn ấy làm sao. Mẹ của sự tha thứ dậy Giáo Hội rằng sự tha thứ đã được cống hiến trên đồi Golgotha không có giới hạn. Luật lệ với các lý luận chi li của nó cũng như sự khôn ngoan của thế giới này với các phân biệt của nó không thể ngăn chặn được sự tha thứ. Sự tha thứ của Giáo Hội cũnv phải trải dài ra như sự tha thứ của Chúa Giêsu trên thập giá và của Mẹ Maria đứng dưới chân Người. Không có lựa chọn nào khác. Chính vì thế Chúa Thánh Thần dã khiến cho các Tông Đồ trở thành các dụng cụ hữu hiệu của sự tha thứ, bởi vì những gì đã có được do cái chết của Chúa Giêsu có thể tới với mọi người, tại khắp nơi và trong mọi thời (x. Ga 20,19-23).

Sau cùng, bài thánh thi của Mẹ Maria tiếp tục nói: “Mẹ của niềm hy vọng và Mẹ của ơn thánh, Mẹ tràn đầy niềm vui thánh thiện”. Hy vọng, ơn thánh và niềm vui thánh thiện là chị em với nhau: tất cả là ơn của Chúa Kitô, còn hơn thế nữa, chúng là tên gọi của Ngài được viết trên thịt xác của Ngài. Món quà mà Mẹ Maria ban cho chúng ta khi cho chúng ta Chúa Giêsu Kitô là ơn tha thứ canh tân cuộc sống, cho phép nó lại thực thi ý muốn của Thiên Chúa, và làm cho nó tràn đầy hạnh phúc đích thật. Ơn ấy mở rộng trái tim để nhìn tương lai với niềm vui của người hy vọng… Sức mạnh của ơn tha thứ là liều thuốc chống lại sự buồn phiền do hận thù và báo oán gây ra. Sự tha thứ mở ra cho niềm vui và sự thanh thản, bởi vì nó giải thoát linh hồn khỏi các tư tưởng của sự chết, trong khi hận thù và báo oán xúi bẩy tâm trí và xé nát con tim, bằng cách lấy mất đi sự nghỉ ngơi và an bình.

Chúng ta hãy đi qua Cửa Thánh Lòng Thương Xót với xác tín về sự đồng hành của Đức Trinh Nữ, Thánh Mẫu của Thiên Chúa, bầu cử cho chúng ta. Hãy để cho Mẹ đồng hành với chúng ta để tái khám phá ra vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Con Mẹ. Hãy mở toang cánh cửa con tim chúng ta ra cho niềm vui của sự tha thứ, ý thức về niềm hy vọng tin tưởng được trả lại cho chúng ta, để biến đổi cuộc sống thường ngày của chúng ta trở thành một dụng cụ khiêm tốn của tình yêu Thiên Chúa.

Các lời nguyện giáo dân được hát bằng tiếng Ý xin Chúa thánh hoá Giáo Hội trong chân lý và sự thật, ban cho các nhà lãnh đạo sự khôn ngoan và trí phân định, giải thoát các tù nhân của thù hận và tội lỗi, làm nảy sinh ra các thừa sai mới của Tin Mừng và ơn tha thứ, làm sống dậy trong gia đình tình yêu thương và lòng trung thành, hướng dẫn người trẻ tới ơn trao ban chính mình và sống thánh thiện, cúi xuống trên người nghèo với sự hiền dịu và quan phòng, đón nhận các anh chị em đã qua đời vào nước của ánh sáng và niềm vui.

3. Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ Kitô Âu Châu từ bi thương xót

Đức Thánh Cha khích lệ các bạn trẻ Kitô Âu Châu làm cho lòng từ bi thương xót được biểu lộ trong mọi chiều kích, kể cả các chiều kích xã hội.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết như trên trong sứ điệp nhân danh Đức Thánh Cha gửi đến hàng chục ngàn bạn trẻ Kitô, thuộc mọi hệ phái, đang tham dự cuộc gặp gỡ giới trẻ Kitô Âu Châu lần thứ 38 do tu viện đại kết Taizé tổ chức tại thành phố Valencia Tây Ban Nha, từ ngày 28-12 đến 1-1 tới đây.

Đức Hồng Y Parolin viết: “Đức Giáo Hoàng khuyến khích các bạn theo đuổi con đường từ bi thương xót, nghĩa là có can đảm thương xót, dẫn đưa các bạn không những đón nhận lòng thương xót cho bản thân, trong đời sống cá nhân, nhưng còn xích lại gần những người đang ở trong tình cảnh khốn cùng.. Điều này được áp dụng đặc biệt cho nhiều người di dân đang cần được sự tiếp đón của các bạn.”

Đức Hồng Y Parolin nhắc lại điều Đức Thánh Cha đã viết cho thầy Alois, tu viện trưởng Taizé, nhân dịp sinh nhật thứ 100 của vị sáng lập cộng đoàn này: “Thầy Roger yêu mến người nghèo, những người bất hạnh, những người có vẻ không có gì đáng kể. Qua cuộc sống của Thầy và của các tu huynh Taizé, Thầy đã chứng tỏ rằng kinh nguyện đi song song với tình liên đới với con người”. Nhờ thực hành tình liên đới và lòng thương xót,các bạn có thể sống hạnh phúc ấy, một hạnh phúc có nhiều đòi hỏi và phong phú về ý nghĩa mà Tin Mừng kêu gọi các bạn”.

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh viết thêm rằng: “Đức Thánh Cha cầu mong trong những ngày thật đẹp, tập hợp các bạn ở Valencia, cầu nguyện và chia sẻ với nhau, các bạn càng khám phá Chúa Kitô hơn, Người là khuôn mặt từ bi thương xót của Chúa Cha”.

Theo ban tổ chức, có khoảng 25 ngàn bạn trẻ Kitô từ 52 quốc gia đang tham dự cuộc gặp gỡ tại Valencia. Đức Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, Chính Thống Nga, Đức TGM giáo chủ Liên hiệp Anh giáo và cả ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đều gửi sứ điệp khích lệ các bạn trẻ.

Trong những ngày này, ban sáng các bạn trẻ sinh hoạt trong các giáo xứ nơi họ được tiếp đón: cầu nguyện tại nhà thờ, rồi hội thảo chia sẻ trong các nhóm và gặp gỡ dân chúng. Ban chiều họ họp mặt tại trung tâm thành phố về những đề tài: dấn thân xã hội, đức tin và đời sống nội tâm, và có cả các mục văn nghệ.

4. Chiều cuối năm, cảnh sát Đức di tản hành khách khỏi hai nhà ga tại Munich vì sợ khủng bố

Cảnh sát Đức đã phải di tản hành khách tại hai nhà ga tại Munich vào chiều ngày cuối năm 31/12, tiếp theo các nguồn tin tình báo về một cuộc tấn công khủng bố dự kiến vào đêm giao thừa đầu năm mới ở thủ phủ miền Bavarian.

Một phát ngôn viên cảnh sát từ chối cung cấp thêm chi tiết, nhưng nói rằng một chiến dịch của cảnh sát đã được tung ra nhằm bắt giữ các nghi phạm. Thông cáo của cảnh sát kêu gọi dân chúng tránh tụ tập thành đám đông và cho biết một số tuyến đường xe lửa sẽ không còn hoạt động cho tới khi có lệnh mới.

Các biện pháp an ninh bổ sung đã được đưa ra theo sau quyết định của Bỉ hủy bỏ việc đón mừng năm mới tại Brussels, với lý do nghi ngờ có một âm mưu tấn công khủng bố ở thủ đô.

Cảnh sát Bỉ cho biết vào cuối ngày thứ Năm 31 tháng 12, ba người đã bị bắt giữ để thẩm vấn trong một phần của một cuộc điều tra.

Tại New York, cảnh sát đã dùng những biện pháp bất thường để đảm bảo an ninh cho việc đón năm mới truyền thống với những quả cầu pha lê ở Times Square, nơi có hơn một triệu người được dự kiến tham dự.

5. 8,000 người tị nạn Cuba may mắn cám ơn Đức Thánh Cha can thiệp giúp họ đến được Hoa Kỳ

Cuộc khủng hoảng liên quan đến 8,000 người tị nạn Cuba bị mắc kẹt ở Costa Rica, đã được giải quyết thỏa đáng sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27 tháng 12.

James Blears của Radio Vatican có bài tường thuật sau:

Lời kêu gọi tha thiết của Đức Thánh Cha Phanxicô đã dẫn đến một cuộc họp của các quốc gia Trung Mỹ, và chung cuộc một giải pháp nhân đạo đã đạt được.

Những người tị nạn Cuba đã bay từ Havana đến Ecuador, tiếp tục vượt qua Colombia và Panama để đến Costa Rica. Nhưng tại đó họ đã bị mắc kẹt, vì các quan chức Costa Rica đã ngừng cấp thị thực quá cảnh, nói rằng con số đông đảo những người tị nạn kéo đến cùng một lúc như thế khiến họ không đủ tài nguyên đón tiếp.

Trong khi cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ, một liều thuốc của lòng từ bi và nhân đạo pha lẫn với cảm thức đúng đắn về thực tại là cần thiết để vượt qua bế tắc.

Hôm Chúa Nhật 27 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi chính phủ các nước Trung Mỹ xem xét lại tất cả những nỗ lực với sự rộng lượng cần thiết để tìm ra một giải pháp nhanh chóng cho thảm kịch nhân đạo này.

Các hành động tiếp theo đã diễn ra trong một cuộc họp tại thành phố Guatemala. Các vị Bộ trưởng và các quan chức di trú từ Costa Rica, El Salvador, Mexico, Panama, Honduras, Belize, Guatemala và cả Tổ chức Di dân Quốc tế, đã đạt được một thỏa thuận.

Những người tị nạn Cuba nào đã đến được biên giới Costa Rica, thì sẽ được bốc bằng máy bay thẳng đến El Salvador, rồi dùng xe bus để tới Mexico và sau đó đến Hoa Kỳ, là nước đã đồng ý chấp nhận họ theo một chính sách gọi là “Wet foot, dry foot”, nghĩa là những người Cuba nào có thể đặt chân vào lãnh thổ Mỹ không phải bằng đường biển, có thể nộp đơn xin cư trú.

Costa Rica, mỏi mệt với việc đón tiếp người tị nạn Cuba, đã nhấn mạnh đây là một trường hợp ngoại lệ và họ không muốn thấy chuyện này trở thành quy luật. 8,000 người tị nạn Cuba may mắn đã bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha đã can thiệp giúp họ đến được Hoa Kỳ.

6. Buổi hòa nhạc dành cho Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16

Dàn hợp xướng Đức “Jugendkantorei của Eichstätt Dom”, do nhạc sư Christian Heiss điều khiển, bao gồm 36 người trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi, đã trình tấu một buổi hòa nhạc dành cho Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16. Buổi hòa nhạc đã diễn ra hôm thứ Tư 30 tháng 12 tại sảnh đường Đức Mẹ Lên Trời trong vườn Vatican. Dàn hợp xướng này đang ở Rôma để tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 40 của ca sĩ trẻ.

Chương trình hòa nhạc, lấy cảm hứng từ chủ đề Giáng sinh, bao gồm các tác phẩm của Mendelssohn, Brahms và Benjamin Britten và đặc biệt có liên khúc “O du fröhliche” được soạn bởi Đức Ông Georg Ratzinger, là bào huynh của Đức Giáo Hoàng danh dự. Đức Ông Georg Ratzinger cũng có mặt tại buổi biểu diễn, cùng với Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein, chủ tịch Phủ Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Giovanni Lajolo, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Đức.

Những người trẻ đã rạng rỡ niềm vui khi được biểu diễn trước Đức Giáo Hoàng danh dự, là người đồng hương với họ.

Cuối buổi biểu diễn, Đức Giáo Hoàng danh dự đã cảm ơn họ bằng tiếng mẹ đẻ của ngài, và chúc họ một năm mới hạnh phúc và những ngày nghỉ vui vẻ tại Rôma.

7. Lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa tại Vatican

Sáng mùng 1 tháng Giêng, ngày đầu năm mới dương lịch, lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trong Đền Thờ Thánh Phêrô và vào ban chiều ngài đã chủ sự thánh lễ mở Cửa Năm Thánh tại Đền Thờ Đức Bà Cả.

Đồng tế thánh lễ có đông đảo các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và linh mục. Tham dự thánh lễ có một số tu sĩ nam nữ, ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh và khoảng gần 10,000 giáo dân. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ ngoài ca đoàn Sistina của Toà Thánh còn có ca đoàn tổng hợp của các ca đoàn thiếu nhi tham dự đại hội quốc tế các ca đoàn thiếu nhi lần thứ 40 tại Roma.

Bài đọc một bằng tiếng Pháp kể lại lời chúc lành mà Thiên Chúa truyền cho thầy cả Aharon và dòng dõi tư tế chúc lành cho dân Israel: “Chúa phán với ông Mô-sê: ‘Hãy nói với A-ha-ron và các con nó rằng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này: “Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em! Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của Danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng” (Ds 6,22-27) Thánh vịnh 66 được hát bằng tiếng Ý.

Bài đọc hai bằng tiếng Anh trích thư thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Galát: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi! “ Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.” (Gl 4,4-7). Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh kể lại biến cố các mục đồng đến thờ lậy Chúa Hài Nhi, rồi ra về chúc tụng Thiên Chúa về những điều đã nghe và đã thấy. Họ kể lại cho mọi người những điều đã được nói về Hài Nhi. Thân Mẫu Người thì gìn giữ mọi sự trong lòng và suy đi nghĩ lại. Sau tám ngày thì Con Trẻ được cắt bì theo luật dậy và được đặt tên là Giêsu như thiên thần đã nói trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ. (Lc 2,16-21).

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta đã nghe các lời của tông đồ Phaolô: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà” (Gl 4,4). Chúa Giêsu đã sinh ra trong “thời gian viên mãn” có nghĩa là gì? Nếu chúng ta nhìn vào thời điểm lịch sử hồi đó, chúng ta có thể bị thất vọng ngay lập tức. Roma thống trị một phần lớn thế giới được biết tới thời đó với quyền lực quân đội của nó. Hoàng đế Augusto lên nắm quyền sau năm cuộc nội chiến. Cả Israel cũng đã bị đế quốc Roma chinh phục và dân được tuyển chọn bị mất tự do. Như thế, đối với các người đồng thời với Chúa Giêsu chắc chắn đó đã không phải là thời tốt đẹp nhất. Vì vậy không được nhìn vào khung cảnh địa lý chính trị để định nghĩa điểm tột đỉnh của thời gian.

Cần có một giải thích khác, hiểu thời viên mãn từ Thiên Chúa. Trong lúc Thiên Chúa thiết định rằng đã tới lúc thành toàn lời đã hứa, thì đối với nhân loại thời viên mãn được thực hiện. Vì thế, không phải lịch sử quyết định biến cố Chúa Kitô sinh ra; nhưng đúng hơn chính biến cố Ngài đến thế gian cho phép lịch sử đạt sự viên mãn của nó. Chính vì vậy mà từ biến cố Con Thiên Chúa sinh ra bắt đầu sự thành toàn của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên trông thấy sự thành tựu của lời hứa xưa. Như tác giả thư gửi tín hữu do thái viết: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật.” Dt 1,1-3). Như vậy, thời viên mãn là sự hiện diện của chính Thiên Chúa trong dòng lịch sử chúng ta. Giờ đây chúng ta có thể trông thấy vinh quang của Ngài rạng ngời trong sự nghèo nàn của một chuồng bò, và được khích lệ nâng đỡ bởi Ngôi Lời tự trở thành “bé nhỏ” nơi một trẻ thơ. Nhờ Người thời gian của chúng ta có thể tìm thấy sự viên mãn của nó.

Áp dụng sự viên mãn này vào tình hình thế giới loài người hiện nay Đức Thánh Cha đau buồn ghi nhận như sau:

Tuy nhiên, mầu nhiệm này luôn luôn đối nghịch với kinh nghiệm lịch sử thê thảm. Hàng ngày, trong khi chúng ta muốn được nâng đỡ bởi các dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, thì chúng ta lại gặp các dấu chỉ trái nghịch, tiêu cực, khiến cho chúng ta cảm thấy như Ngài vắng mặt. Thời viên mãn xem ra đổ vỡ tan tành trước nhiều hình thức của bất công và bạo lực hàng ngày gây thương tích cho nhân loại. Nhiều khi chúng ta tự hỏi: làm sao sự áp bức của con người trên con người lại có thể kéo dài như vậy? Sự kiêu căng ngạo mạn của kẻ mạnh hơn lại tiếp tục hạ nhục người yếu đuối hơn, gạt bỏ họ ra bên lề bần cùng nhất của thế giới như thế? Cho tới khi nào sự tàn ác của con người còn gieo rắc trên trái đất bạo lực và thù hận, gây ra biết bao nhiêu nạn nhân vô tội? Làm sao thời viên mãn lại có thể để trước mắt chúng ta các đám đông nam nữ và trẻ em trốn chạy chiến tranh, đói khát, bách hại, đến liều mạng sống, miễn là được thấy các quyền nền tảng của được tôn trọng? Một dòng sông của bần cùng được dưỡng nuôi bởi tội lỗi, xem ra chống lại thời viên mãn đã được Chúa Kitô thực hiện.

Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khẳng định: Thế nhưng dòng sông tràn bờ ấy không thể làm gì chống lại đại dương lòng thương xót tràn ngập thế giới chúng ta. Chúng ta tất cả đuợc mời gọi dìm mình trong đại dương ấy, để cho mình được tái sinh, để chiến thắng sự dửng dưng ngăn cản tình liên đới, và ra khỏi sự trung lập giả dối gây chướng ngại cho sự chia sẻ. Ơn thánh của Chúa Kitô, Đấng đã thành toàn sự chờ đợi ơn cứu độ, thôi thúc chúng ta trở thành các cộng sự viên của Ngài trong việc xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, nơi mọi người và mọi thụ tạo có thể sống trong bình an, hoà hợp của thời tạo dựng nguyên thuỷ của Thiên Chúa.

Vào đầu năm mới, Giáo Hội làm cho chúng ta chiêm ngưỡng Chức Làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, hình ảnh của hoà bình. Lời hứa xưa được thành toàn nơi con người của Mẹ. Mẹ đã tin vào các lời của sứ thần, đã thụ thai Con và trở thành Mẹ của Chúa. Qua Mẹ, qua lời “xin vâng” của Mẹ, thời viên mãn đã tới. Tin Mừng mà chúng ta đã nghe nói rằng Đức Trinh Nữ “giữ gìn các điều ấy và suy gẫm trong lòng” (Lc 2,19) Mẹ được giới thiệu với chúng ta như là chiếc bình luôn luôn tràn đầy ký ức về Chúa Giêsu, Ngai Toà Khôn Ngoan, từ đó kín múc dể có thể giải thích trung thực giáo huấn của Ngài. Hôm nay Mẹ cống hiến cho chúng ta khả thể tiếp nhận ý nghĩa các biến cố liên quan tới cá nhân chúng ta, tới các gia đình, đất nước của chúng ta và toàn thế giới. Nơi đâu lý trí của các triết gia, cũng như sự thương thuyết chính trị không thể tới được, nơi đó sức mạnh của đức tin có thể tới, sức mạnh đem lại ân sủng Tin Mừng của Chúa Kitô và có thể luôn luôn mở rộng các con đường mới cho lý trí và sự thương thảo.

Lậy Mẹ Maria, mẹ diễm phúc, bởi vì Mẹ đã trao ban Con Thiên Chúa cho thế giới; nhưng Mẹ còn diễm phúc hơn nữa vì đã tin nơi Chúa. Tràn đầy đức tin Mẹ đã thụ thai Chúa Giêsu trong tim trước, rồi trong cung lòng, để trở thành Mẹ của mọi tín hữu (x. Agostino , Sermo 215,4). Xin Mẹ trải dài phúc lành của Mẹ trên chúng con trong ngày dâng kính Mẹ đây, xin chỉ cho chúng con thấy gương mặt của Chúa Giêsu Con Mẹ, là Đấng ban lòng thương xót và bình an cho toàn thế giới.

8. 3,210,860 tín hữu tham dự các buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican

Phủ Giáo Hoàng hôm 30 tháng 12 công bố một thông cáo cho biết trong năm 2015 có tổng cộng 3,210,860 tín hữu đã tham dự các buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm 704,100 lượt người trong các buổi tiếp kiến chung, 408,760 trong các buổi tiếp kiến riêng, 513,000 trong các cử hành phụng vụ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô và tại quảng trường Thánh Phêrô, và 1,585,000 trong những buổi đọc kinh Truyền Tin hay kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.

Những dữ liệu này chỉ đề cập đến các sự kiện được tổ chức tại Vatican và không bao gồm những dịp khác với một số lượng thường là rất đông đảo các tín hữu, ví dụ như trong các chuyến tông du đến Sri Lanka, Phi Luật Tân, Sarajevo, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Hoa Kỳ, Kenya, Uganda và Cộng hòa Trung Phi, hay trong các chuyến tông du trong nội địa Italia và các chuyến viếng thăm mục vụ các giáo xứ thuộc giáo phận Roma.

Đây là những dữ liệu gần đúng tính toán trên cơ sở các vé mời tham dự các cuộc tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng, các vé mời tham dự các nghi lễ và các ước tính của cảnh sát trong những buổi đọc kinh Truyền Tin hay kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và trong các buổi lễ trên Quảng trường Thánh Phêrô .

9. Giáo Hội chịu thiệt hại rất nặng nề trong năm 2015. 22 nhân viên mục vụ bị giết Nhiều linh mục bị bắt cóc.

Trong bản tin đánh đi hôm 30 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết:

Làn sóng các Kitô hữu bị thiệt mạng trong giai đoạn lịch sử này của nhân loại cho thấy một sự bùng nổ chưa từng có. Dường như là chưa từng thê thảm như vậy trong lịch sử, bởi vì một cuộc khủng bố toàn cầu hóa đang diễn ra.

Nói riêng về các nhân viên mục vụ trong Giáo Hội, theo hồ sơ theo dõi thường xuyên của chúng tôi, trong năm nay các nhân viên mục vụ bị giết trên cả 4 châu lục, trong đó nhiều nhất là tại Mỹ Châu là lục địa trong bảy năm liên tiếp vừa qua năm nào cũng đều ở mức kỷ lục. Tám nhân viên mục vụ giết ở đây. Tiếp theo là châu Á với bảy vị, châu Phi với năm vị và cuối cùng là châu Âu với hai vị linh mục ở Tây Ban Nha.

Những con số này chỉ là bề mặt của một tảng băng trôi trong cuộc khủng bố toàn cầu nhắm vào các Kitô hữu. Isis, Boko Haram, sự phân biệt đối xử ở các nước khác nhau, nơi nhà nước ngang nhiên xen mình vào nội bộ các tôn giáo, gây khó khăn cho việc gia nhập Kitô Giáo và biến cuộc sống các Kitô hữu trở nên khó khăn đến mức phải rất anh hùng mới có thể sống niềm tin Kitô của mình, hay thậm chí ở nhiều nơi, họ còn phải chịu các cuộc tấn công và tàn sát.

Với hồ sơ này và những thông tin kịp thời về cuộc đàn áp đang diễn ra trên thế giới, thông tấn xã Fides của chúng tôi muốn đưa ra ánh sáng những thảm kịch của nhân loại, nhằm khơi dậy lương tâm của tất cả mọi người thiện chí để xây dựng một xã hội công bằng và biết nâng đỡ nhau hơn.

Trong năm 2015, 22 nhân viên chăm sóc mục vụ đã thiệt mạng trên toàn thế giới, nhiều hơn ba vị so với năm 2013. Trong bảy năm liên tiếp vừa qua, nơi một số lượng rất cao các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết là Mỹ Châu. Tính chung, từ năm 2000 đến năm 2015, 396 nhân viên mục vụ, trong đó có 5 giám mục đã thiệt mạng tại lục địa này.

Các nhân viên chăm sóc mục vụ chết vì bạo lực trong năm 2015 là: 13 linh mục, 4 nữ tu, 5 giáo dân. Nếu tính theo các châu lục: ở Mỹ 8 vị; ở Châu Phi 5 vị; ở châu Á 7 vị; và ở châu Âu hai linh mục bị giết.

Phần lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết trong năm 2015 đã chết trong những vụ mưu toan cướp của, và trong một số trường hợp các ngài bị tấn công rất dã man. Đó là một dấu chỉ của một tình trạng suy đồi về đạo đức, nghèo nàn về kinh tế và văn hóa, gây ra bạo lực và sự coi thường tính mạng con người.

Tất cả các vị bị giết đều sống trong những bối cảnh nhân sinh và xã hội bình thường, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ em mồ côi và người nghiện ma túy, cổ võ và đôn đốc các dự án phát triển hoặc đơn giản là mở tung cửa ngôi nhà của mình cho bất cứ ai. Và một số đã bị sát hại bởi chính những người họ từng giúp đỡ.

Hiện vẫn còn nhiều quan ngại về số phận của nhân viên chăm sóc mục vụ khác bị bắt cóc hoặc đã biến mất, trong đó chúng tôi không có bất kỳ tin tức, chẳng hạn như ba linh mục dòng Augustinô Đức Mẹ Lên Trời bị bắt cóc ở Cộng hòa Dân chủ Congo từ tháng 10 năm 2012; linh mục Dòng Tên người Ý Paolo Dall'Oglio, bị bắt cóc ở Syria vào năm 2013, hay cha Phanxicô Dhya Azziz, một linh mục Syria mà chúng tôi đã không có tin tức gì từ ngày 23 tháng 12 vừa qua.

Chúng tôi tin tưởng rằng, trong quá khứ cũng như trong hiện tại, bóng tối của cái ác lúc nào cũng xuất hiện. Nhưng ánh sáng vẫn còn mạnh mẽ hơn. Ánh sáng của tình yêu vẫn có thể vượt qua sự thù hận và khai mở một thế giới mới.

10. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Syriac nói chính quyền Obama làm quá ít cho các Kitô hữu bị bách hại

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Syria, là một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, nói với tờ The National Catholic Register rằng “chính quyền Obama đã làm rất ít cho các tôn giáo và cho sự sống còn cho người Kitô hữu thiểu số ở Trung Đông.”

Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph Younan nói:

“Vì vậy, chúng tôi cầu xin các nước phương Tây hãy đứng lên vì cuộc sống của chúng tôi; và điều đó có nghĩa nói với các chính phủ, và những nhà lãnh đạo Hồi giáo, các viên chức tôn giáo trong các chính phủ Ả Rập, rằng hãy bảo đảm đầy đủ quyền và tự do cho tất cả các công dân, trong đó có các dân tộc thiểu số, và các nhóm thiểu số bao gồm cả Kitô giáo”.

Đức Thượng Phụ cũng lên tiếng kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô mời Ngoại trưởng John Kerry và các nhà ngoại giao hàng đầu khác đến Vatican để đề cập trực tiếp với họ cuộc khủng bố đang nhắm vào các Kitô hữu tại Trung Đông.

11. Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân thiên tai

Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân bị thiên tai tại Mỹ, Anh, Nam Mỹ và đặc biệt tại Paraguay.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 30-12-2015, Đức Thánh Cha nói: “Tôi mời gọi cầu nguyện cho các nạn nhân thiên tại xảy ra trong những ngày qua tại Hoa Kỳ, Anh quốc, Nam Mỹ, nhất là tại Paraguay, gây ra nhiều nạn nhân, nhiều người phải di tản và thiệt hại nặng nề. Xin Chúa ban ơn an ủi cho các dân tộc bị nạn và tình liên đới huynh đệ trợ giúp họ trong tình cảnh khó khăn”.

Lốc xoáy ở vùng Dallas và lụt tại bang Mississippi và vài bang khác, đã làm cho 26 người bị thiệt mạng trong vòng 1 tuần lễ. Mưa lũ và lụt lội tại miền bắc và đông bắc Anh quốc gây thiệt hại hàng trăm triệu Euro. Tại Nam Mỹ, cụ thể tại Uruguay, miền bắc Argentina và nam Brazil, gần 170 ngàn người phải di tản vì lụt, riêng tại Paraguay, con sông cùng tên bị tràn nước khiến cho 130 ngàn người phải tản cư. 4 người chết vì cây đổ đè.

12. Đức Thánh Cha tiếp kiến 6 ngàn thành viên các ca đoàn trẻ

Sáng ngày 31-12, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 6 ngàn thành viên các ca đoàn trẻ về Roma tham dự Đại hội quốc tế lần thứ 40.

6 ngàn người trẻ từ 5 đến 28 tuổi, thuộc các ca đoàn đến từ 18 quốc gia, trong đó có Italia, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Bồ đào nha, Brazil, Ba Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Ái Nhĩ Lan và một số nước khác trong đó có Hàn Quốc và Nhật Bản. Họ dự Đại hội từ ngày 28-12-2015 đến 1-1-2016 với chủ đề “Các em hãy hát lên niềm hy vọng của mình”.

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã trả lời một số câu hỏi do 3 em nêu lên.

Câu hỏi thứ nhất là Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về các bài ca của chúng con? Ngài có thích hát không?

Đức Thánh Cha cho biết ngài thích nghe hát, nhưng không biết hát, “tôi như con lừa, vì không biết hát. Tôi cũng không nói hay vì tôi có một khuyết tật về phát âm khi nói”... Tôi có một người ông làm nghề thợ mộc, vẫn luôn hát trong lúc làm việc. Bài ca có tác dụng giáo dục tâm hồn, mang lại ích lợi cho tâm hồn. Ví dụ một bà mẹ muốn cho đứa con nhỏ của mình ngủ, bà không nói với con: một, hai, ba, bốn.. nhưng bà hát ru con.. Đứa bé cảm thấy yên hàn và thiếp ngủ. Thánh Augustino nói một câu rất hay khi bàn về đời sống Kitô: “Hãy hát và tiến bước”. Đời sống Kitô là một con đường, nhưng không phải con đường buồn sầu, trái lại là con đường vui tươi. Vì thế mà ta hát. Hát và tiến bước!

Câu hỏi thứ hai là làm sao mà Đức Giáo Hoàng tốt lành như vậy, không bao giờ nổi giận? Đâu là những quyết tâm của Đức Giáo Hoàng cho năm mới?

Đức Thánh Cha nhắc lại câu trả lời của Chúa Giêsu cho chàng thanh niên trong Phúc Âm gọi Ngài là “Thầy nhân lành”: Chỉ có Thiên Chúa là Đấng nhân lành! Như vậy chúng ta là kẻ xấu hay sao? Không phải vậy, nửa này nửa kia.. Chúng ta vẫn luôn có vết thương của tội nguyên tổ khiến chúng ta không luôn luôn tốt lành..

“Cũng có những lúc cha nổi giận, nhưng không cắn! Đôi khi cha cũng nổi giận khi có người làm điều không tốt.. Nhưng cha dừng lại và suy nghĩ về những lần cha đã làm cho người khác nổi giận. Và cha nghĩ: “Mình cũng đã làm cho người khác nổi giận, đúng vậy, bao nhiêu lần, vì thế mình không có quyền nổi giận.. Giận dữ là điều làm cho tâm hồn bị nhiễm độc. Bao nhiêu lần cha thấy các trẻ em kinh hãi vì cha mẹ chúng hoặc ở trường người ta trách mắng chúng. Khi một người giận dữ và trách mắng thì họ làm hại, gây tổn thương: Trách mắng người khác cũng như đâm một con dao vào tâm hồn, và đó không phải là điều tốt..

“Có những người mà các con chắc chắn là biết, họ có một tâm hồn cay đắng, luôn cay đắng, họ sống trong giận dữ. Dường như mỗi buổi sáng họ đánh răng bằng dấm, nên mới nổi giận như vậy. Người như thế là người bệnh hoạn..

Về quyết tâm trong năm mới, Đức Thánh Cha cho biết ngài đã đưa ra những điều dốc lòng khi tĩnh tâm, đó là cầu nguyện nhiều hơn. Vì các Giám Mục, linh mục, phải hướng dẫn Dân Chúa trước tiên bằng lời cầu nguyện, đó là việc phục vụ đầu tiên..

Câu hỏi thứ ba là khi còn nhỏ, Đức Giáo Hoàng mơ ước trở thành gì? Ban tối khi xem Tivi với gia đình, con thấy bao nhiêu là điều đau buồn, thê thảm. Thế giới cứ luôn như vậy sao, cả khi con lớn lên?

- Về câu hỏi thứ nhất, cha kể ra, chắc các con thế nào cũng cười. Khi còn nhỏ, cha thường đi với bà nội, có khi theo mẹ đi chợ để mua đồ. Chợ dọc theo con đường ấy có người bán rau, người bán trái cây, thịt, cá.. Một hôm, ở nhà, cha được hỏi: lớn lên con muốn làm gì? Cha trả lời: con muốn làm ông hàng thịt! Tại sao? Tại vì ở chợ ấy, ông hàng thịt có 3, 4 chỗ để bán thịt, ông cầm dao và cắt thịt rất là nghệ thuật, và tôi thích nhìn ông làm như thế. Bây giờ thì ý tưởng thay đổi rồi.

Về câu thứ hai, nghiêm chỉnh hơn, những tin tức đau buồn ở Tivi. Đúng vậy có bao nhiêu người đau khổ trên thế giới ngày nay, bao nhiêu chiến tranh. Chỉ cần nghĩ đến Trung Đông nơi Chúa Giêsu sinh ra, vẫn còn chiến tranh; chiến tranh ở Ucraina, và nhiều nơi ở Mỹ châu la tinh. Chiến tranh gây ra nghèo đói, đau khổ, bất hạnh. Các con là những thiếu nhi, thiếu niên được ơn Chúa, có thể ca hát. Nhưng có bao nhiêu trẻ em không có gì để ăn, không được cắp sách đến trường, vì chiến tranh, nghèo đói, hoặc vì không có trường học.. có những trẻ em bị bệnh và không được đến nhà thương. Các con hãy cầu nguyện cho các trẻ em ấy. Thế giới có thể cải tiến. Trong thế giới có cuộc chiến giữa sự thiện và sự ác, có cuộc tranh đấu giữa ma quỉ và Thiên Chúa. Điều này vẫn còn. Một mỗi người trong chúng ta muốn làm một điều xấu, điều xấu ấy là do ma quỉ xúi giục.. Đó là cuộc chiến tranh chống lại sự thật của Thiên Chúa, chống lại sự thật về cuộc sống, chống lại niềm vui.. Cuộc tranh đấu giữa ma quỉ và Thiên Chúa sẽ kéo dài đến tận thế, như Kinh Thánh đã dạy.. Tất cả chúng ta ở trong một chiến trường..

Đức Thánh Cha kể ra bao nhiêu những hội đoàn hoặc những người âm thầm làm việc thiện, mà báo chí truyền hình không nói tới. Có bao nhiêu gia đình thánh thiện, bao nhiêu cha mẹ giáo dục con cái tốt đẹp. Ma quỉ làm bao nhiêu điều xấu xa, đúng vậy, nhưng Thiên Chúa cũng có bao nhiêu người thánh thiện trên thế giới, những việc làm của họ người ta không thấy trên truyền hình. Tại sao, vì những điều đó không làm tăng số khán thính giả của đài.. Tại sao người ta không thấy trên truyền hình những nữ tu dòng kín dành cuộc đời cầu nguyện cho moi người? Vì điều này chẳng mấy người quan tâm.. Có lẽ người ta quan tâm hơn đến những nữ trang của một hãng quan trọng, những thứ phù vân hào nhoáng. Nhưng chúng ta đừng để mình bị lường gạt.

Đức Thánh Cha ban phép lành kết thúc cho các em và hẹn gặp lại các em trong thánh lễ sáng ngày Tết Dương Lịch, các em sẽ hát trong thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô.

13. Giao thừa tại Paris

Nhà chức trách ở Paris, sau các cuộc tấn công hồi tháng Mười Một vừa qua của khủng bố Hồi Giáo, đã rút ngắn chương trình video ánh sáng đón mừng Năm Mới Khải Hoàn Môn lúc nửa đêm thứ Năm 31/12/2015 rạng ngày thứ Sáu 1 tháng Giêng 2016 và hủy bỏ một màn bắn pháo hoa để giảm bớt số người tham dự đón giao thừa.

Khoảng 11,000 binh sĩ, cảnh sát và nhân viên cấp cứu đã được triển khai – tức là hơn 2,000 nhân viên an ninh và cấp cứu so với năm ngoái.

Trang web chính thức của thủ đô Paris cho biết đã có những hạn chế về việc bán rượu vì thủ đô nước Pháp vẫn còn trong tình trạng báo động cao kể từ hôm 13 Tháng Mười Một sau các vụ nổ súng và đánh bom tự sát giết chết 130 người.

14. Hy vọng hòa bình vừa loé lên tại Syria

Hôm thứ Hai 28 tháng 12, khoảng 450 chiến binh người Syria và gia đình của họ đã được di tản khỏi hai khu vực bị bao vây nhờ những thỏa thuận do Liên Hợp Quốc đứng ra làm trung gian.

Diễn biến này hy vọng có thể là một bước ngoặt cho một hiệp ước hòa bình rộng lớn hơn trong cuộc nội chiến đã kéo dài sang đến năm thứ 5 tại nước này.

330 chiến binh Hồi Giáo Shi'ite và thường dân trong hai thị trấn ủng hộ chính phủ ở tây bắc Syria đã được đưa an toàn tới sân bay Beirut của Li Băng. Hàng trăm ủng hộ viên Hezbollah đốt pháo hoa để ăn mừng diễn biến này. Những người được di tản đã khóc vì mừng rỡ trong khi ngồi trên những chiếc xe bus cố căng mắt nhìn xem có gặp được những người thân trong đám đông đang nồng nhiệt chào đón họ.

Việc di tản đã diễn ra an toàn theo một thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc được sự bảo trợ và trung gian bởi các cường quốc khu vực. Đây là một phần trong nỗ lực của Liên Hiệp Quốc nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn và đi lại an toàn.

Trong khi đó, một chiếc máy bay khác chở 126 chiến binh nổi dậy người Hồi giáo Sunni đã từng bị quân chính phủ Syria bao vây trong thị trấn Zabadani gần biên giới với Li Băng. Máy bay đã hạ cánh tại sân bay Hatay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đổi lại với việc cho phép quân nổi dậy được ra đi an toàn, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad được khôi phục lại quyền kiểm soát các khu vực đã nằm trong tay phiến quân trong bốn năm qua.

Zabadani đã từng là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của Syria. Thành phố này hiện nay chỉ còn là một đống đổ nát.
 
Giáo Hội Năm Châu 05/01 – 11/01/2016: Bạo lực lại bùng lên sau mùa lễ Giáng Sinh và Năm Mới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:36 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Nigeria bắt đầu năm mới 2016 với việc khánh thành tượng Chúa Giêsu lớn nhất Phi Châu

Hôm thứ Sáu 01 tháng Giêng, Nigeria đã bắt đầu năm mới với việc khánh thành một bức tượng cao 9 mét của Chúa Giêsu Kitô được chạm trỗ từ đá cẩm thạch trắng. Đây là tượng Chúa Giêsu lớn nhất ở Phi Châu cho đến nay. Bức tượng mang tên “Jesus The Greatest” nặng 40 tấn.

Hơn 100 linh mục và hàng ngàn người Công Giáo đã tham dự lễ ra mắt chính thức tại thị trấn Abajah ở phía Đông Nam Nigeria.

Obinna Onuoha, một doanh nhân địa phương đã thuê một công ty Trung Quốc để thực hiện bức tượng này và đặt tượng trong sân một nhà thờ có thể chứa đến 2000 giáo dân. Nhà thờ này cũng chính ông đã xây dựng nên hồi năm 2012.

Trong bài giảng Đức Giám Mục Augustine Tochukwu Okwuoma nhận xét rằng bức tượng này sẽ là một “biểu tượng rất lớn về đức tin” cho các tín hữu cũng như những người qua đường. “Nó sẽ nhắc nhở họ về tầm quan trọng của Chúa Giêsu Kitô, trong đời sống chúng ta” Đức Cha Okwuoma nói.

Obinna Onuoha, người đã hiến tặng bức tượng này cũng như ngôi nhà thờ nguy nga, năm nay mới 43 tuổi nhưng là chủ của một công ty dầu khí và phân phối khí đốt. Ông không tiết lộ chi phí xây dựng bức tượng. Tuy nhiên, ông cho biết bức tượng đã được khánh thành trùng vào dịp kỷ niệm 50 năm đám cưới của cha mẹ mình.

Nigeria với số dân 170 triệu người vẫn thường xuyên bị quân Hồi Giáo Boko Haram quấy nhiễu. Trong 6 năm qua, khoảng 17,000 người đã bị bọn khủng bố Boko Haram sát hại. Tuy nhiên, bạo lực chủ yếu chỉ diễn ra ở miền Bắc nước này.

2. Thách thức lương tâm thế giới, Ả rập Saudi hành quyết 47 người trong đó có cả một giáo sĩ Hồi Giáo Shiite cao cấp

Ả rập Saudi đã hành quyết 47 người vào ngày thứ Bảy 2 tháng Giêng, trong đó có một giáo sĩ Hồi Giáo Shiite, người được coi là nhân vật chính đằng sau các cuộc biểu tình chống chính phủ và chống người Hồi Giáo Sunni. Ông bị kết tội tham gia vào các cuộc tấn công gây chết người của bọn khủng bố Al-Qaeda.

Nimr al-Nimr, 56 tuổi, được coi là người chủ chốt trong các cuộc biểu tình nổ ra vào năm 2011 tại Ả rập Saudi nơi đa số dân theo Hồi Giáo Sunni. Người Hồi Giáo Shiite là thiểu số tại quốc gia này và thường than phiền vì tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội và thậm chí là bị bách hại.

Bộ Nội vụ Saudi cho biết 47 người đã bị kết án vì họ cổ vũ cho hệ tư tưởng Hồi Giáo cực đoan “takfiri”, tham gia “các tổ chức khủng bố” và thực hiện nhiều tội phạm “hình sự”.

Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên án các cáo buộc này.

Sáng ngày 2 tháng Giêng Ả rập Saudi đã mở cuộc họp báo để giải thích với thế giới về những án tử hình này. Hiện diện trong cuộc họp báo có tướng Mansur al-Turki, là phát ngôn viên bộ nội vụ; và Mansour al-Qafari, là phát ngôn viên bộ tư pháp.

Chống lại các chỉ trích trên thế giới, ông Mansour al-Qafari nói:

“Những can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề pháp lý là không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ không lắng nghe, vì tư pháp là một vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, và nhà nước có quyền áp dụng các quy tắc hợp pháp để cai trị trên lãnh thổ chúng tôi”.

Ông nói thêm:

“Hệ thống tư pháp của chúng tôi là hợp pháp và khách quan. Chúng tôi có những công cụ để bảo đảm việc xét xử công bằng. Đây là những bảo đảm được quy định bởi luật Hồi giáo, các cam kết quốc tế và các thủ tục đã được thiết lập tại Ả rập Saudi.”

3. Hy vọng ngày về Mosul của các Kitô hữu lại loé lên sau chiến thắng của quân Iraq tại Ramadi

Mờ sáng ngày thứ Sáu 1 tháng Giêng, cảm tử quân của bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã phát động một cuộc tấn công vào một căn cứ quân Iraq gần Ramadi, chỉ vài ngày sau khi thành phố này được quân đội chính phủ giải phóng.

Một phát ngôn viên quân sự cho biết kẻ những đánh bom liều chết lái những chiếc xe bom xông vào một căn cứ quân Iraq đóng ở ngoại ô thành phố Ramadi. Quân cảm tử IS, mình quấn đầy thuốc nổ cũng tham gia vào các đợt tấn công liều mạng.

Quân đội Iraq, với sự giúp đỡ của các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu, đã chống trả quyết liệt và đẩy lui được các đợt tấn công.

Mặc dù khả năng xảy ra các cuộc tấn công như thế vẫn còn rất cao, các quan sát viên, dù là những người dè dặt nhất, tin rằng quân Iraq đã tái chiếm thành công thành phố Ramadi. Thương vong của quân khủng bố Hồi Giáo IS được ghi nhận là rất nặng nề trong cố gắng tử thủ thành phố này.

Nhiều gia đình Iraq với khuôn mặt mệt mỏi và lo sợ vẫy cờ trắng khi họ ngoi lên từ những ngôi nhà đổ nát trong khi quân đội chính phủ vẫn đang chiến đấu với quân khủng bố Hồi Giáo IS. Trung tâm thành phố Ramadi đã được quân đội chiếm lại hôm thứ Hai 28 tháng 12 sau các cuộc giao tranh ác liệt.

Chiến thắng này được ca ngợi là một bước ngoặt của chính phủ Iraq. Phát ngôn viên quân sự Iraq lạc quan tin rằng quân đội Iraq vừa được tái cấu trúc sẽ sớm tiến vào thành phố Mosul, nơi quân khủng bố Hồi Giáo IS đang đặt tổng hành dinh của chúng; và sau đó quét sạch hoàn toàn bọn khủng bố trong năm 2016.

Quân đội Iraq đang dùng những loa phóng thanh kêu gọi dân chúng ra khỏi nhà và tiến về phía họ để cô lập dân chúng với bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Bọn IS vẫn còn kiểm soát được một phần thành phố Ramadi và dùng đàn bà trẻ con làm bia đỡ đạn cho chúng hầu tránh bị không kích nên việc quét sạch hoàn toàn bọn khủng bố có lẽ còn cần một khoảng thời gian nữa.

4. Linh mục Dòng Phanxicô bị bắt cóc lần thứ hai

Một linh mục Dòng Phanxicô đã từng trốn thoát khỏi những kẻ bắt cóc ngài tại Syria vào tháng Bảy năm ngoái đã bị bắt cóc lại vào ngày 23 tháng 12.

Cha Pierbattista Pizzaballa, trưởng đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ tại Giêrusalem nói với AsiaNews rằng “Chúng tôi nhận được báo cáo là cha Dhiya Aziz đã bị bắt cóc lần thứ hai nhưng chúng tôi không thể biết ai đã bắt cóc ngài. Ngay cả giờ đây ngài còn sống hay không, chúng tôi cũng không biết. Nếu chúng tôi biết những người bắt cóc ngài, ít nhất chúng tôi cũng nhận được chút tin tức gì xác nhận điều đó, nhưng cho đến bây giờ, chúng tôi không biết gì cả”.

Yakubiyah, một ngôi làng có 500 dân, là nơi cha Aziz trú ngụ. Đây là là một khu vực nằm sát biên giới đang xảy ra giao tranh dữ dội giữa quân chính phủ và quân phiến loạn,” Cha Pizzaballa nói. “Nhiều nhóm đang hoạt động trong khu vực đó, liên kết với các phe phái khác nhau và không có sự phối hợp với nhau, mỗi người theo đuổi cách của riêng mình, vì vậy rất khó hiểu ý đồ thực sự trong vụ bắt cóc này.”

5. Hillary Clinton nói việc tàn sát các Kitô hữu của quân khủng bố Hồi Giáo IS phải được gọi là diệt chủng

Trong một cố gắng nhằm tách mình ra khỏi chính sách của chính quyền Obama, ứng cử viên tổng thống và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng bây giờ bà tin rằng việc tàn sát các Kitô hữu ở Syria và Iraq của quân khủng bố Hồi Giáo IS phải được gọi đích danh là một cuộc diệt chủng.

Trong khi lên án quân khủng bố Hồi Giáo IS, Obama đã né tránh không bao giờ dùng từ “genocide” tức là “diệt chủng” để nói về tội ác của quân khủng bố Hồi Giáo IS,

Quân khủng bố Hồi Giáo IS “cố ý tiêu diệt không chỉ cuộc sống, nhưng quét sạch sự tồn tại của các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở Trung Đông trong những lãnh thổ do chúng kiểm soát” Bà Hillary Clinton cho biết như trên hôm 29 tháng 12.

Ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton cũng tuyên bố bà có một “kế sách vẹn toàn” không chỉ có thể khống chế quân khủng bố Hồi Giáo IS mà còn là tiêu diệt chúng.

6. Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra tàn bạo hơn với người Kurd

Từ hôm Chúa Nhật 03 tháng Giêng, xe tăng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở những cuộc tấn công vào khu vực người Kurd ở phía đông nam nước này. Người dân địa phương cho biết nhiều thường dân đã thiệt mạng sau những cuộc pháo kích tại quận Sur thuộc tỉnh Diyarbakir.

Bạo lực trong các khu vực chủ yếu là người Kurd đã trở nên tồi tệ nhất kể từ những năm 1990 sau một lệnh ngừng bắn giữa Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở quận Cizre, người ta có thể thấy xe tăng chính phủ bắn vào các tòa nhà được cho là nơi trú ẩn của những người Kurd ly khai trong đảng PKK.

Cư dân địa phương phải rời bỏ nhà cửa của họ lánh nạn, nhưng không chắc chắn tìm được sự giúp đỡ.

Một cư dân cho biết:

“Chúng tôi phải hứng chịu những quả trọng pháo và súng cối hàng ngày. Cô gái này bị tật nguyền. Thuốc men của cô đã cạn kiệt. Chúng tôi không thể tìm được thuốc cho cô ấy khi cô ấy bị lên cơn động kinh. Chúng tôi sẽ rời khỏi thị trấn này, nhưng chúng tôi không biết làm thế nào để ra đi an toàn”

Lực lượng PKK đã nổi dậy vào năm 1984 để thúc đẩy quyền tự chủ lớn hơn ở phía đông nam, và khoảng 40,000 người đã bị thiệt mạng vì bạo lực từ đó cho đến nay.

Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu luôn coi PKK là một tổ chức khủng bố. Hôm 31 tháng 12, tổng thống Tayyip Erdogan cho biết sẽ không có ngừng bắn trong một chiến dịch quân sự mà ông thừa nhận đã giết chết hơn 3,000 dân quân PKK trong năm qua.

7. Nguyên thủ tướng Cộng Hòa Trung Phi dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống

Sau nhiều năm bạo lực giữa các tôn giáo, một cuộc bầu cử tự do và dân chủ đã diễn ra tại Cộng hòa Trung Phi hôm thứ Bảy 02 tháng Giêng. Cựu thủ tướng Faustin Archange Touadera, đã thắng khít khao đối thủ của mình là Anicet Dologuélé.

Cuộc bỏ phiếu đã được lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tổ chức.

Cộng hòa Trung Phi có 5,390,000 dân trong đó 25% là người Công Giáo sinh hoạt trong một tổng giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Bangui và 8 giáo phận.

8. Leo thang bạo lực tại Thánh Địa

Một tay súng giết chết hai người và làm bị thương ít nhất ba người khác ở trung tâm Tel Aviv ngay ngày đầu năm mới 2016. Hung thủ đã chạy thoát. Cảnh sát Israel cho biết họ vẫn chưa tìm ra động cơ của vụ tấn công này.

Nati Shakked, chủ quán bar Simta trên đường Dizengoff, nơi xảy ra vụ tấn công, cho biết kẻ tấn công đã chờ đợi trên một băng ghế bên ngoài trước khi rút một khẩu súng máy ra khỏi túi xách và “bắn về mọi hướng”.

Hơn 145 người đã bị thiệt mạng trong ba tháng bạo lực. Những bất ổn đã bắt đầu với một cuộc tranh cãi về một địa điểm tại Giêrusalem được tôn kính bởi cả người Palestine và người Do Thái là khu vực núi đền. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là sự thất vọng của người Palestine sau gần 50 năm dài bị Israel chiếm đóng.

9. Đám tang khổng lồ tại Hebron

Hôm 2 tháng Giêng, hàng ngàn người đã tham dự một đám tang khổng lồ của 17 thanh niên Palestine bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công người Israel trong những tuần gần đây.

Đám đông tràn ra các đường phố.

Israel chuyển giao 23 thi thể cho người Palestine vào ngày 1 tháng Giêng tới các thị trấn và làng mạc Palestine ở Tây Ngạn. Đây được coi là một cử chỉ thiện chí trong ngày đầu năm.

Trong quá khứ, Israel thường giữ thi thể của các chiến binh bị giết như một biện pháp trừng phạt hoặc để trao đổi hài cốt những người lính của mình.

Bạo lực đã khiến số các tín hữu về Giêrusalem tham dự thánh lễ Nửa Đêm tại chính nơi Ngôi Hai xuống thế làm người giảm hơn rất nhiều so với năm ngoái. Chỉ có khoảng một phần ba các phòng khách sạn có người thuê trong mùa lễ năm nay.
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 07– 13/01/2016: Lễ Hiển Linh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:40 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

1. Chia sẻ của Đức Thánh Cha trong lễ Hiển Linh

Lúc 10 giờ sáng ngày thứ Tư mùng 6 tháng Giêng, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Hiển Linh, hay lễ Chúa tỏ mình cũng thường được gọi Là lễ Ba Vua, trong đền thờ thánh Phêrô và lúc 12 giờ trưa ngài đọc kinh Truyền Tin với tín hữu và du khách hành hương.

Cùng đồng tế thánh lễ với Ðức Thánh Cha có đông đảo các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và hơn 100 linh mục. Tham dự thánh lễ ngoài ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh còn có nhiều tu sĩ nam nữ và 8,000 giáo dân.

Bài đọc một bằng tiếng Anh trích chương 60 sách ngôn sứ Isaia kêu gọi Giêrusalem bừng sáng lên vì vinh quang của Thiên Chúa như bình minh xuất hiện và chiếu toả trên nó. Chư dân và vua chúa sẽ đi về ánh sáng của nó, mọi nguồn giầu sang và của cải muôn dân nước sẽ tràn đến nó.

Thánh vịnh 71 được hát bằng tiếng Ý: Mọi dân tộc trên trái đất sẽ tôn thờ Chúa. Bài đọc hai bằng tiếng Tây Ban Nha trích thư thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêxô, trong đó thánh nhân đề cập đến kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho thánh nhân và mầu nhiệm Ðức Kitô mà Thiên Chúa đã mạc khải cho thánh nhân cũng như cho các Tông Ðồ và ngôn sứ: đó là trong Ðức Kitô và nhờ Tin Mừng các dân ngoại cũng cùng được thừa kế gia nghiệp với người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh kể lại biến cố ba nhà Ðạo Sĩ theo ánh sao tìm đến Bếtlêhem thờ lậy Chúa Hài Nhi. Các Ðạo Sĩ đại diện con người thuộc mọi phần trên trái đất được tiếp nhận vào nhà của Thiên Chúa. Trước Chúa Giêsu không còn có chia rẽ chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa nào nữa

Giảng trong thánh lễ Ðức Thánh Cha nói:

Các lời của ngôn sứ Isaia - hướng tới thành thánh Giêrusalem - mời gọi chúng ta đi ra, ra khỏi các đóng kín của mình, ra khỏi chính mình và nhận biết ánh sáng rạng ngời chiếu soi cuộc sống chúng ta. “Hãy đứng lên, hãy mặc lấy ánh sáng, vì ánh sáng ngươi tới, vinh quang Chúa chiếu sáng trên ngươi” (Is 60,1). Ánh sáng của ngươi là vinh quang của Chúa. Giáo Hội không thể ảo tưởng chiếu sáng với ánh sáng của riêng mình. Thánh Ambrogio nhắc nhớ điều đó với một kiểu diễn tả đẹp bằng cách dùng mặt trăng như phép ẩn dụ để nói về Giáo Hội: “Giáo Hội thật như là mặt trăng rạng ngời không phải với ánh sáng riêng của mình, nhưng với ánh sáng của Chúa Kitô. Từ Mặt Trời của sự công chính Giáo Hội kéo ra sự rạng ngời của mình, và như vậy có thể nói rằng: “Không còn phải là tôi sống nữa, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi” (Exameron, IV,8,32). Chúa Kitô là ánh sáng thật chiếu sáng; và Giáo Hội thành công trong việc soi sáng cuộc đời của con người và các dân tộc trong mức độ Giáo Hội cắm neo nơi Chúa, trong mức độ Giáo Hội để cho Ngài soi sáng. Vì thế các Giáo Phụ đã nhận ra nơi Giáo Hội “mầu nhiệm ánh sáng”.

Chúng ta cần ánh sáng đến từ trên cao này để tương ứng một cách trung thực với ơn gọi chúng ta đã nhận lãnh. Loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô không phải là một lựa chọn giữa biết bao lựa chọn chúng ta có thể làm, nó cũng không phải là một nghề nghiệp. Ðối với Giáo Hội, truyền giáo không có nghĩa là chiêu dụ tín đồ; đối với Giáo Hội truyền giáo tương đương với diễn tả chính bản chất của mình: được Thiên Chúa chiếu sáng và phản ảnh ánh sáng của Chúa. Không có một con đường khác. Truyền giáo là sứ mệnh của Giáo Hội. Có biết bao nhiêu người chờ đợi nơi chúng ta sự dấn thân truyền giáo này, bởi vì họ cần Chúa Kitô, họ cần biết gương mặt của Thiên Chúa Cha.

Tiếp tục bài giảng Ðức Thánh Cha nói các Ðạo Sĩ mà Phúc Âm thánh Mátthêu nói tới, là chứng tá sống động của sự kiện các hạt giống chân lý hiện diện khắp nơi, bởi vì chúng là ơn của Ðấng Tạo Hóa, mời gọi tất cả mọi người nhận biết Ngài như là Cha tốt lành và trung tín. Ðức Thánh Cha định nghĩa các đạo sĩ như sau:

Các Ðạo Sĩ đại diện con người thuộc mọi phần trên trái đất được tiếp nhận vào nhà của Thiên Chúa. Trước Chúa Giêsu không còn có chia rẽ chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa nào nữa: nơi Hài Nhi đó toàn thể nhân loại tìm thấy sự hiệp nhất. Và Giáo Hội có bổn phận nhận biết và làm nổi bật lên một cách rõ ràng hơn ước muốn của Thiên Chúa, mà mỗi người mang trong chính mình. Cũng giống như các Ðạo Sĩ, cả ngày nay nữa, có biết bao nhiêu người sống với “con tim bất an”, tiếp tục hỏi mà không tìm ra các câu trả lời chắc chắn. Họ cũng kiếm tìm ngôi sao chỉ đường tới Bếtlêhem.

Ðức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: Trên trời có biết bao nhiêu ngôi sao! Thế nhưng các Ðạo Sĩ đã theo dõi một ngôi sao mới khác, đối với họ chiếu sáng rất nhiều hơn. Họ đã thăm dò lâu cuốn sách lớn của trời để tìm ra một câu trả lời cho các vấn nạn của mình, và sau cùng ánh sáng đã xuất hiện. Ngôi sao ấy biến đổi họ. Nó khiến cho họ quên đi các lợi lộc thường ngày và họ lập tức lên đường. Họ lắng nghe một tiếng nói trong nội tâm thúc đẩy họ đi theo ánh sáng đó, và nó đã hướng dẫn họ cho tới khi họ tìm thấy vua người Do thái trong một căn nhà nghèo nàn tại Bếtlêhem.

Tất cả những điều này là một giáo huấn cho chúng ta. Thật là điều tốt, nếu hôm nay chúng ta lập lại câu hỏi của các Ðạo Sĩ: “Vua dân Do thái đã sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã trông thấy ngôi sao của người và chúng tôi đến thờ lậy người” (Mt 2,2). Chúng ta được thôi thúc, nhất là trong một thời đại như thời đại chúng ta, đi kiếm tìm các dấu chỉ mà Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta, vì biết rằng chúng đòi hỏi dấn thân của chúng ta để đọc chúng và hiểu biết ý muốn của Chúa. Chúng ta được mời gọi đi đến Bếtlêhem để tìm Hài Nhi và Mẹ Người. Chúng ta hãy đi theo ánh sáng Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta! Ánh sáng toả lan từ gương mặt của Chúa Kitô, tràn đầy thương xót và trung thành. Và một khi đã đến trước mặt Chúa, chúng ta hãy thờ lậy Người với tất cả con tim và hãy dâng cho Ngài các món quà của chúng ta là sự tự do, trí thông minh và tình yêu thương. Chúng ta hãy nhận ra rằng sư khôn ngoan thật dấu ẩn trong gương mặt của Hài Nhi này. Chính tại đây, trong sự đơn sơ của Bếtlêhem mà cuộc sống của Giáo Hội tìm ra tổng hợp của nó. Chính tại đây, suối nguồn của ánh sáng lôi cuốn mọi người đến với mình và hướng dẫn bước đi của các dân tộc trên con đường hòa bình.

Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng tiếng Pháp cầu cho Ðức Thánh Cha và các Giám Mục, xin Chúa là Ðấng đã đặt các vị làm chủ chăn dân Người làm cho các vị trở thành những người loan báo Tin Mừng cứu độ mạnh mẽ và dịu hiền. Lời cầu tiếng Tầu xin Chúa hướng dẫn lịch sử tới chỗ thành toàn thực sự và hướng dẫn nó kiếm tìm thiện ích đích thật của các dân tộc và mọi người.

Lời cầu tiếng Swahili xin Chúa săn sóc mọi người cho thiên thần của Ngài canh giữ bước chân của họ và khơi dậy các cử chỉ tiếp đón và tình huynh đệ. Lời cầu tiếng A Rập xin Chúa là Ðấng tự tỏ hiện ra với người chân thành tìm kiếm Ngài, lôi cuốn và gợi hứng cho họ với vẻ đẹp và chân lý của Chúa. Lời cầu tiếng Singale xin Chúa là Ðấng đã sinh ra các tín hữu như con cái trong Người Con của Chúa, làm cho họ trở thành những người thờ phượng danh Chúa đích thực và các chứng nhân đáng tin cậy của tình yêu Người.

2. Tình yêu đích thực là gì và đến từ đâu?

“Không phải tất cả mọi tình yêu đều đến từ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa chính là tình yêu đích thực. Thiên Chúa hằng yêu thương và tình yêu của Ngài luôn đi bước trước cho dù chúng ta có yếu đuối, tội lỗi.” Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 08 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.

Trong bài đọc một, thánh Gioan đã đan dệt nên một suy niệm dài dựa trên hai giới răn chính yếu của đời sống đức tin: mến Chúa và yêu người. Tình yêu tự bản chất là tốt lành. Yêu thương là một nghĩa cử đẹp. Tình yêu chân thành sẽ khiến người ta trở nên mạnh mẽ và triển nở trong chính cuộc sống của mình.

‘Tình yêu’ là một cụm từ được sử dụng rất nhiều. Nhưng liệu chúng ta có biết chính xác ý nghĩa của cụm tự đó khi sử dụng hay không? Tình yêu là gì? Đôi khi chúng ta nghĩ yêu là điều gì đó đầy kịch tính, ủy mị, sướt mướt. Không! Không hẳn tình yêu là như thế. Hoặc chúng ta nghĩ yêu ai là dành hết mọi tình cảm cho người đó. Nhưng vấn đề là sau đó, tình cảm này có thể phai nhạt đi. Như thế cũng không gọi là yêu. Vậy tình yêu đích thực là gì và đến từ đâu? Phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra, vì Thiên Chúa là tình yêu. Thánh Gioan không nói: Tình yêu là Thiên Chúa. Nhưng ngài nói: Thiên Chúa là tình yêu.

Thánh Gioan nhấn mạnh đến một đặc tính của tình yêu Thiên Chúa: tình yêu đi bước trước. Bài tin mừng hôm nay tường thuật việc hóa bánh ra nhiều sẽ giúp chúng ta cảm nghiệm được đặc tính của tình yêu Thiên Chúa cách rõ ràng hơn. Khi Đức Giêsu thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương. Đám đông có đáng để Đức Giêsu phải chạnh lòng không? Chính tình yêu chân thành dành cho dân chúng đã dẫn Đức Giêsu đến chỗ đồng cảm với họ, chạnh lòng với họ và dám dấn thân đi vào cuộc sống của họ.

Khi phạm tội, chúng ta muốn nài xin sự tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng thật ra chính Thiên Chúa đang đợi chờ để tha thứ cho chúng ta. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, có một điều chúng ta cần khắc cốt ghi tâm: Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta. Nhưng Ngài chờ đợi để làm gì? Để ôm chúng ta vào lòng và nói: ‘Con à, Cha yêu con! Cha đã trao tặng con chính Người Con Một. Đó là cái giá của tình yêu. Và đó cũng chính là món quà yêu thương.’

Thiên Chúa đang chờ đợi tôi. Thiên Chúa muốn tôi mở cách cửa tâm hồn mình ra. Và nếu tôi có ngượng ngùng, xấu hổ vì cảm thấy không xứng đáng trước tình yêu thương tha thứ của Thiên Chúa, thì tôi hãy nhớ rằng Ngài đang chờ đợi.

Chúng ta hãy đến với Chúa và thân thưa rằng: ‘Chúa ơi, Chúa biết rằng con yêu Chúa.’ Hoặc nếu chúng ta không thân thưa được như thế, thì có thể nói: ‘Chúa ơi, Chúa biết rằng con muốn yêu Chúa, nhưng con thật yếu đuối và tội lỗi.’ Chắc chắn Thiên Chúa sẽ ôm chầm lấy chúng ta giống như người cha nhân hậu ôm lấy đứa con hoang đàng sau khi nó chơi bời hết tiền của và không để cho nó kịp nói hết câu thú tội của mình. Thiên Chúa ôm chúng ta bằng cái ôm của tình yêu tha thứ.”

3. Các việc bác ái là trọng tâm của đời sống đức tin.

“Các việc bác ái là trọng tâm của đức tin mà chúng ta đặt để nơi Thiên Chúa.” Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm mùng 7 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta. Thánh lễ này là thánh lễ đầu tiên Ðức Thánh Cha cử hành tại nguyện đường này sau dịp Giáng Sinh.

Từ những suy tư dựa trên bài đọc một trích thư thứ nhất của thánh Gioan Tông Ðồ, Ðức Thánh Cha đã nhắc nhở rằng cần phải cảnh giác trước thế gian và những thần khí có thể tách lìa chúng ta ra khỏi Thiên Chúa, Ðấng đã nhập thể làm người vì chúng ta.

“Hãy ở lại trong Thiên Chúa. Ở lại trong Thiên Chúa chính là hơi thở của đời sống Kitô hữu. Kitô hữu là người ở lại trong Thiên Chúa, là người có Chúa Thánh Thần và được Thánh Thần hướng dẫn. Ðồng thời, thánh tông đồ Gioan cũng cảnh giác chúng ta 'đừng cứ thần khí nào cũng tin'. Nhưng phải cân nhắc xem thần khí nào mới xuất phát từ Thiên Chúa. Như vậy, thánh Gioan đã dạy cho chúng ta một nguyên tắc trong cuộc sống thường ngày.

Nhưng 'xem xét hay cân nhắc các thần khí' có nghĩa là gì? Các thần khí không phải là những 'bóng ma'. Cân nhắc các thần khí có nghĩa là chúng ta phải 'xem xét' điều gì đang diễn ra trong tâm hồn chúng ta. Ðâu là nguyên nhân và gốc rễ của những suy nghĩ và cảm xúc trong chúng ta tại thời điểm này? Chúng đến từ đâu? Cân nhắc các thần khí chính là xem xét thần khí nào xuất phát từ Thiên Chúa và thần khí nào đến từ tên phản-kitô.

Thế gian chính là loại thần khí muốn chúng ta xa lìa Thánh Thần, Ðấng giúp chúng ta ở lại trong Thiên Chúa. Vậy đâu là tiêu chuẩn giúp ta phân định những gì đang xảy ra trong tâm hồn? Thánh Tông Ðồ Gioan đã đưa ra một tiêu chuẩn duy nhất: thần khí nào tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Ðấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa; còn thần khí nào không tuyên xưng Ðức Giêsu, thì không bởi Thiên Chúa. Như vậy, mầu nhiệm Nhập Thể chính là tiêu chuẩn. Tôi có thể nghe thấy rất nhiều thứ bên trong tâm hồn, có cả những điều tốt lành, những ý tưởng đẹp. Nhưng nếu những ý tưởng tốt lành, những cảm xúc tươi đẹp không giúp tôi đến gần Chúa - Ðấng đã trở nên người phàm - không mang tôi đến bên cạnh người anh em, thì những ý tưởng và cảm xúc ấy không đến từ Thiên Chúa. Chính vì vậy, thánh Gioan đã mở đầu đoạn thư bằng việc tuyên bố rằng: 'Ðây chính là điều răn của Thiên Chúa: chúng ta phải tin vào danh Ðức Giêsu Kitô, Con của Người, và phải yêu thương nhau.'“

“Chúng ta có thể thực hiện vô số những công việc tông đồ mục vụ và nghĩ ra những phương pháp mới để đến gần với dân chúng. Nhưng nếu chúng ta không thực thi đường lối của Thiên Chúa, Ðấng đã đến và trở nên người phàm để cùng đồng hành với chúng ta; chúng ta không bước đi trên con đường của thần lành, nhưng là con đường của tên phản-kitô, của thế gian và của tinh thần thế tục.

Trong cuộc sống, chúng ta đã gặp nhiều người dường như rất thiêng liêng. Nhưng những con người thiêng liêng, thánh thiện này chẳng hề đá động gì đến việc bác ái. Nhưng tại sao lại là việc bác ái? Tại vì những công việc bác ái chính là sự cụ thể hóa việc chúng ta tuyên xưng con Thiên Chúa đã nhập thể làm người: thăm viếng người bệnh, cho kẻ đói ăn, chăm sóc những người bị bỏ rơi.. Nhưng tại sao phải là những công việc bác ái? Bởi vì mỗi người anh chị em mà chúng ta phải yêu thương chính là thân thể của Ðức Kitô. Thiên Chúa đã trở nên người phàm để hòa đồng với chúng ta. Người đau khổ chính là Chúa Kitô chịu đau khổ.”

“Ðừng cứ thần khí nào cũng tin. Hãy cẩn thận! Hãy cân nhắc xem thần khí nào mới xuất phát từ Thiên Chúa. Giúp đỡ những anh chị em đang khó khăn thiếu thốn, đang cần một lời khuyên, đang cần một sự động viên an ủi hay đang cần chúng ta lắng nghe là những dấu chỉ cho thấy rằng chúng ta đang bước đi trên con đường của thần lành, và đó cũng chính là con đường của Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người.

Ngày hôm nay chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn được nhận biết cách chính xác điều gì đang diễn ra trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta thực sự muốn gì? Chúng ta muốn thần khí Thiên Chúa thôi thúc chúng ta vươn tay ra phục vụ tha nhân hay muốn tinh thần thế gian chỉ nghĩ đến bản thân mình, khóa chặt mình với những toan tính ích kỷ và bao nhiêu điều khác? Chúng ta xin ơn để biết điều gì đang diễn ra trong tâm hồn chúng ta.”

4. Cần phải biết ngước mắt nhìn trời và có con tâm trí rộng mở để có thể gặp gỡ Chúa Giêsu

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày lễ Hiển Linh, Ðức Thánh Cha nhận xét rằng trình thuật tin mừng liên quan tới ba Ðạo Sĩ từ Phương Ðông đến Bếtlêhem để thờ lậy Ðấng Cứu Thế trao ban cho lễ Hiển Linh một hơi thở đại đồng. Ðó là hơi thở của Giáo Hội, ước mong cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất có thể gặp gỡ Chúa Giêsu và sống kinh nghiệm tình yêu thương xót của Ngài.

Chúa Kitô mới sinh ra chưa biết nói, nhưng tất cả mọi người, được đại diện bởi ba Ðạo Sĩ, đã có thể gặp gỡ, nhận biết và thờ lậy Người. Vừa khi tới Giêrusalem các vị nói với vua Hêrôđê: “Chúng tôi đã trông thấy ngôi sao của Người mọc lên và chúng tôi đến thờ lậy Người” (Mt 2,2). Họ là những người uy thế, thuộc nhiều miền khác nhau và có các văn hóa khác nhau, họ đã đi tới đất Israel để thờ lậy vị vua đã giáng sinh. Giáo Hội đã luôn luôn nhìn thấy nơi các vị hình ảnh của toàn nhân loại, và với việc cử hành lễ Hiển Linh, Giáo Hội, với sự kính trọng, như muốn hướng dẫn mọi người nam nữ của thế giới này đến với Hài Nhi đã sinh ra để cứu chuộc tất cả mọi người.

Ðức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ:

Trong đêm Giáng Sinh Chúa Giêsu đã tự tỏ hiện cho các mục đồng, là những người khiêm tốn và bị khinh bỉ; họ đã là những người đầu tiên đem một chút hơi ấm vào trong hang đá Bếtlêhem lạnh lẽo. Giờ đây có ba Ðạo Sĩ từ các vùng đất xa tới, cả họ nữa cũng đã được lôi kéo tới Bếtlêhem môt cách huyền bí. Các mục đồng và các Ðạo Sĩ rất khác nhau, nhưng có một điều làm họ giống nhau: đó là trời. Các mục đồng Bếtlêhem chạy tới ngay lập tức để trông thấy Chúa Giêsu, không phải vì họ đặc biệt tốt lành, nhưng vì họ canh giữ đoàn vật ban đêm và khi ngước mắt nhìn trời, họ đã trông thấy một dấu chỉ, họ lắng nghe sứ điệp của nó và đi theo nó. Các Ðạo Sĩ cũng vậy: họ đã dò xét bầu trời, họ đã trông thấy một ngôi sao mới, họ giải thích dấu chỉ và lên đường. Ðức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:

Các mục đồng và các Ðạo Sĩ dậy cho chúng ta biết rằng để gặp gỡ Chúa Giêsu cần phải biết ngước mắt nhìn trời, không khép kín trong chính mình, nhưng có con tâm trí rộng mở cho chân trời của Thiên Chúa, là Ðấng luôn luôn khiến cho chúng ta ngạc nhiên, biết tiếp đón các sứ giả của Người và trả lời với sự mau mắn và quảng đại.

“Khi trông thấy ngôi sao, các Ðạo Sĩ đã cảm thấy niềm vui rất lớn” (Mt 2,10). Cả chúng ta nữa cũng được an ủi lớn, khi trông thấy ngôi sao, hay khi cảm thấy mình được hướng dẫn, chứ không bị bỏ rơi cho số phận. Và ngôi sao đó là Tin Mừng, là Lời Chúa, như thánh vịnh nói: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105). Ánh sáng này hướng dẫn chúng ta tới với Chúa Kitô. Không lắng nghe Tin Mừng thì không thể gặp gỡ Người! Thật thế, các Ðạo Sĩ khi theo ngôi sao đã tới nơi có Chúa Giêsu. Và ở đây “họ trông thấy Hài Nhi với Ðức Maria, Mẹ Người, họ phủ phục và thờ lậy Người” (Mt 2,11). Kinh nghiệm của các Ðạo Sĩ khích lệ chúng ta đừng bằng lòng với sự tầm thường xoàng xĩnh, đừng “sống vật vờ”, nhưng tìm kiếm ý nghĩa các sự vật, đam mê dò xét mầu nhiệm cao cả của cuộc sống. Và nó cũng dậy chúng ta đừng lấy làm gương mù gương xấu vì sự bé nhỏ và nghèo nàn, nhưng nhận ra sự uy nghiêm trong cái khiêm tốn, và biết quỳ gối xuống trước sự khiêm tốn ấy.

Xin Ðức Trinh Nữ là Ðấng đã tiếp đón các Ðạo Sĩ tại Bếtlêhem giúp chúng ta ngước mắt nhìn vào chính chúng ta, để cho mình được hướng dẫn bởi ngôi sao của Tin Mừng để gặp gỡ Chúa Giêsu, và biết hạ mình xuống thờ lậy Người. Như thế chúng ta sẽ đem tới cho người khác một tia ánh sáng của Người và chia sẻ với họ niềm vui của con đường cuộc sống.

Lễ Hiển Linh cũng là Ngày Nhi Ðồng Truyền Giáo Quốc Tế. Ðây là lễ của trẻ em, với lời cầu nguyện và các hy sinh, các em trợ giúp các bạn đồng trang lứa cần được giúp đỡ, bằng cách trở thành thừa sai và chứng nhân của tình huynh đệ và chia sẻ.

Cũng như mọi năm, đoàn rước Ba Vua cỡi lạc đà, với nhiều ban nhạc đã khởi hành từ Lâu đài thiên thần cuối đại lộ Hòa Giải để tiến về quảng trường với các nhóm người thuộc nhiều thành phố khác nhau tham dự trong sắc phục thời Trung Cổ rất đẹp.

5. Ý nghĩa của Bí Tích Rửa Tội

Chúng ta hãy nghĩ đến ngày chúng ta được rửa tội và cám ơn Chúa vì hồng ân này, cũng như tái khẳng định lòng gắn bó với Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 10 tháng Giêng, là lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến, Chúa Nhật này sau lễ Hiển Linh chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa và chúng ta kỷ niệm với lòng biết ơn phép rửa chúng ta đã lãnh nhận. Trong bối cảnh đó, sáng hôm nay tôi đã ban phép rửa tội cho một nhóm đông các hài nhi mới sinh: chúng ta hãy cầu nguyện cho các em.

Bài Tin Mừng trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu ở trong dòng sông Giordan, ở trung tâm một mặc khải tuyệt vời của Chúa. Thánh Luca viết: “Trong lúc Chúa Giêsu lãnh nhận phép rửa, Ngài cầu nguyện, tầng trời mở ra và Thánh Linh ngự xuống trên Ngài dưới hình cụ thể như một chim bồ câu và có một tiếng nói từ trời: “Con là con yêu dấu của Cha, đẹp lòng Cha mọi đàng” (Lc 3,21-22). Qua cách thức đó Chúa Giêsu được Chúa Cha thánh hiến và bày tỏ như một Đấng Messia cứu độ và giải thoát”.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Trong biến cố này, được tất cả 4 sách Tin Mừng chứng thực, đã xảy ra sự chuyển tiếp tục phép rửa của Gioan Tẩy Giả, dựa trên biểu tượng nước, tới phép rửa của Chúa Giêsu “trong Thánh Thần và lửa” (Lc 3,16). Thực vậy, Chúa Thánh Linh trong phép rửa của Kitô giáo chính là tác nhân chính yếu: chính Ngài đốt cháy và phá hủy tội nguyên tổ, trả lại cho người chịu phép rửa vẻ đẹp của ơn thánh Chúa; chính Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự thống trị của tăm tối, nghĩa là tội lỗi, và đưa chúng ta vào vương quốc ánh sáng, nghĩa là tình thương, sự thật và an bình. Chúng ta hãy nghĩ đến phẩm giá mà bí tích rửa tội nâng chúng ta lên! “Chúa Cha đã yêu thương chúng ta dường nào đến độ chúng ta được gọi là con Thiên Chúa và chúng ta thực sự được như vậy!” (1 Ga 3,1), đó là điều thánh Gioan Tông Đồ đã thốt lên! Thực tại tuyệt vời được làm con Thiên Chúa bao hàm trách nhiệm theo Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ Vâng phúc, và tái diễn nơi chúng ta những đường nét của Chúa: hiền từ, khiêm tốn, dịu dàng. Và đây không phải là diều dễ dàng, nhất là quanh chúng ta có bao nhiêu bất bao dung, kiêu hãnh, cứng cỏi. Nhưng với sức mạnh được Thánh Linh ban cho chúng ta, đó là điều có thể!

Chúa Thánh Linh chúng ta lãnh nhận lần đầu tiên trong ngày chịu phép rửa, mở tâm hồn chúng ta đón nhận Chân Lý, tất cả Chân Lý. Chúa Thánh Linh thúc đẩy cuộc sống chúng ta trên con đường cam go nhưng vui tươi, con đường bác ái và liên đới với các anh chị em chúng ta. Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta sự dịu dàng từ ơn tha thứ của Chúa và làm cho chúng ta được tràn ngập sức mạnh vô địch của lòng từ bi Chúa Cha. Chúng ta đừng quên rằng Thánh Linh là sự hiện diện sinh động và ban sức sống nơi người đón nhận Ngài, Ngài cầu nguyện trong chúng ta và làm cho chúng ta được tràn đầu niềm vui tinh thần.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: Hôm nay lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, chúng ta hãy nghĩ đến ngày chúng ta được rửa tội: chúng ta cám ơn Chúa vì hồng ân này, và tái khẳng định lòng gắn bó với Chúa Giêsu, với quyết tâm sống như những Kitô hữu, thành phần của Giáo Hội và của một nhân loại mới, trong đó tất cả đều là anh chị em với nhau. Phép rửa chúng ta chỉ lãnh nhận một lần, nhưng cần phải được làm chứng mọi ngày, vì đó là cuộc sống mới cần chia xẻ và là ánh sáng cần thông truyền, nhất là cho những người đang sống trong những tình cảnh không xứng với con người và đang bước đi trên những con đường tối tăm.

Xin Mẹ Maria là nữ môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, Con của Mẹ, giúp chúng ta sống bí tích rửa tội với niềm vui và lòng nhiệt thành tông đồ, hằng ngày đón nhận hồng ơn Chúa Thánh Linh, đấng làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/01 – 13/01/2016: Tờ Charlie Hebdo và chủ trương bài bác mọi tôn giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:44 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng và các nhà lãnh đạo các tôn giáo bạn trong video “Ý cầu nguyện trong tháng Giêng”

Trong tháng Giêng 2016, ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha là:

Ý chung: Cầu cho việc đối thoại chân thành giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau, mang lại các kết quả hoà bình và công lý.

Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu, có thể vượt qua những chia rẽ, nhờ các phương thế đối thoại, tình bác ái huynh đệ và ân ban của Chúa Thánh Thần.

Để minh hoạ cho ý cầu nguyện “Cầu cho việc đối thoại chân thành giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau, mang lại các kết quả hoà bình và công lý”, Đức Thánh Cha Phanxicô, một vị nữ Lạt ma, một giáo sĩ Do Thái, một linh mục, và một nhà lãnh đạo Hồi giáo đã xuất hiện trong một đoạn video dài 90 giây.

Hầu hết các cư dân của hành tinh này tuyên bố mình là các tín hữu.

Điều này phải dẫn đến việc đối thoại giữa các tôn giáo.

Chúng ta không nên ngừng cầu nguyện cho điều đó và cộng tác với những ai có suy nghĩ khác biệt.

Nhiều người nghĩ khác, cảm nhận khác khi tìm kiếm Thiên Chúa bằng những cách khác nhau.

Trong đám đông này, trong sự đa dạng này của các tôn giáo, có một xác tín duy nhất chúng ta có chung với nhau: Tấc cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa.

Tôi tin nơi tình yêu.

Tôi hy vọng anh chị em sẽ quảng bá ý cầu nguyện của tôi trong tháng này, đó là:

“Cầu cho việc đối thoại chân thành giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau, mang lại các kết quả hoà bình và công lý”

Tôi vững tin nơi lời cầu nguyện của anh chị em.

Đoạn video dài 90 giây đã được sản xuất bởi tổ chức “Tông đồ cầu nguyện” phối hợp với Trung tâm Truyền hình Vatican. Tưởng cũng nên nói thêm, tổ chức “Tông đồ cầu nguyện” được hình thành từ năm 1844 bởi các chủng sinh dòng Tên tại Pháp.

2. Tờ Quan Sát Viên Rôma chỉ trích mạnh mẽ chủ trương bài tôn giáo của tờ Charlie Hebdo

Tờ L'Osservatore Romano - Quan Sát Viên Rôma – của Tòa Thánh đã chỉ trích mạnh mẽ số báo biếm họa của tờ Charlie Hebdo đánh dấu một năm cuộc tấn công khủng bố nhắm vào tờ báo này. Trong số đặc biệt vừa phát hành, tờ Charlie Hebdo cho rằng niềm tin tôn giáo thúc đẩy bạo lực và là căn cớ của các cuộc chiến tranh trên thế giới.

Số báo biếm họa của tờ Charlie Hebdo phát hành ngày 7 tháng Giêng miêu tả trên trang bìa hình ảnh của Thiên Chúa đang cầm một vũ khí tấn công. Với tiêu đề “Những kẻ sát nhân vẫn còn đào tẩu”, tờ báo công khai lăng mạ Thiên Chúa và xem Ngài là kẻ sát nhân.

Tờ Quan Sát Viên Rôma nhận định rằng:

“Đằng sau những lá cờ lừa đảo của một thứ chủ nghĩa thế tục cực đoan, tờ báo hàng tuần này một lần nữa lại quên đi rằng những nhà lãnh đạo của tất cả các niềm tin tôn giáo không ngừng lặp lại lời lên án tất cả các hình thái bạo lực nhân danh tôn giáo,”

Tờ Quan Sát Viên Rôma nhấn mạnh rằng:

“Dùng Thiên Chúa để biện minh cho sự thù hận là một sự phạm thượng nghiêm trọng, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói nhiều lần.”

Tuy bị những kẻ khủng bố Hồi Giáo tấn công, Hồi Giáo thực ra không phải là đối tượng chính, và cũng chẳng phải là đối tượng duy nhất bị tờ Charlie Hebdo bôi nhọ. Chủ trương xuyên suốt trong nhiều năm của tờ Charlie Hebdo là bôi nhọ tất cả mọi niềm tin tôn giáo, đặc biệt là Kitô Giáo.

3. Cảnh sát Đức nói hàng ngàn người đàn ông Ả rập và Bắc Phi tấn công sách nhiễu tình dục các phụ nữ Công Giáo bên ngoài nhà thờ chính tòa Cologne

Trong khi đám đông tụ tập bên ngoài nhà thờ chính tòa Cologne (Köln) và nhà ga xe lửa kế bên để chúc mừng năm mới, một nhóm rất đông những người đàn ông đã tấn công sách nhiễu các phụ nữ. Các phương tiện truyền thông tại Đức đã đồng loạt đưa tin về biến cố này. Nhiều lời bình luận đã cổ vũ thêm làn sóng bài ngoại và bài Hồi Giáo tại Đức.

Tình hình càng trầm trọng hơn sau khi chính cảnh sát trưởng của thành phố Cologne, ông Wolfgang Albers, mô tả những kẻ tấn công lên đến “hàng ngàn người” với “diện mạo là những người Ảrập và người Bắc Phi,” BBC cho biết như trên.

Nhiều người phụ nữ đầm đìa nước mắt nói khi pháo hoa vừa bắn lên đột nhiên họ thấy mình bị bao vây bởi một nhóm rất đông những người “không nói tiếng Đức cũng chẳng nói tiếng Anh” ôm chầm lấy họ, sách nhiễu tình dục. Tiếng kêu cứu của họ bị lạc trong những tiếng nổ của pháo bông và trong biển người đông đảo của những kẻ tấn công.

Cha Gerd Bachner, là cha sở nhà thờ chính tòa cho biết:

“Những tin tức về vụ tấn công bạo lực vào đêm giao thừa đón năm mới ở phía trước nhà thờ, nhà ga Trung tâm Cologne, và ở các vùng lân cận của nhà thờ, đã làm tôi kinh hoàng”

Cha cảnh giác rằng:

“Bây giờ chúng ta phải hành động thận trọng và đặc biệt quan trọng là phải điều tra kỹ lưỡng vụ việc và đừng kết luận vội. Trên cơ sở đó, tôi tin rằng thành phố, cùng với cảnh sát, sẽ có biện pháp thích hợp để bảo đảm rằng một chuyện tệ hại như vậy sẽ không xảy ra một lần nữa.”

4. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ca ngợi chính sách kiểm soát vũ khí của chính quyền

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và Phát triển Nhân sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã lên tiếng tán thành phát biểu gần đây của Tổng thống Barack Obama về việc kiểm soát súng.

“Trong một thời gian dài, các giám mục Hoa Kỳ đã kêu gọi phải có các chính sách hợp lý để giúp giảm thiểu bạo lực gây ra bởi các loại vũ khí”, Đức Tổng Giám mục Thomas Wenski của Miami cho biết.

“Trong khi chưa có biện pháp khả thi nào có thể loại bỏ tất cả các hành vi bạo lực liên quan đến vũ khí, chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực hợp lý nhằm bảo vệ mạng sống và làm cho cộng đồng an toàn hơn.”

“Chúng tôi hy vọng Quốc hội sẽ theo đuổi vấn đề này một cách mạnh mẽ hơn, và xem xét tất cả các khía cạnh khác nhau liên quan”.

Ngài nói thêm. “Ngoài những quy định hợp lý, các cuộc thảo luận phải bao gồm việc tăng cường các dịch vụ xã hội cho những người có bệnh tâm thần, trong khi lưu ý rằng phần lớn những người mắc bệnh tâm thần không có khả năng để thực hiện những hành vi phạm tội bạo lực.”

5. Biểu tình chống Ả rập Saudi hành quyết giáo sĩ Hồi Giáo Shiite

Ả rập Saudi đã hành quyết 47 người vào ngày thứ Bảy 2 tháng Giêng, trong đó có một giáo sĩ Hồi Giáo Shiite, người được coi là nhân vật chính đằng sau các cuộc biểu tình chống chính phủ và chống người Hồi Giáo Sunni. Ông bị kết tội tham gia vào các cuộc tấn công gây chết người của bọn khủng bố Al-Qaeda.

Biểu tình dữ dội đã nổ ra tại Iran, Iraq, Bahrain và các nước có đông người Hồi Giáo Shiite để chống lại việc Ả rập Saudi hành quyết một nhóm những người Hồi Giáo Shiite.

Nimr al-Nimr, 56 tuổi, được coi là người chủ chốt trong các cuộc biểu tình nổ ra vào năm 2011 tại Ả rập Saudi nơi đa số dân theo Hồi Giáo Sunni. Người Hồi Giáo Shiite là thiểu số tại quốc gia này và thường than phiền vì tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội và thậm chí là bị bách hại.

Bộ Nội vụ Saudi cho biết 47 người đã bị kết án vì họ cổ vũ cho hệ tư tưởng Hồi Giáo cực đoan “takfiri”, tham gia “các tổ chức khủng bố” và thực hiện nhiều tội phạm “hình sự”.

Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên án các cáo buộc này.

6. Đức Thánh Cha ban phép rửa tội cho 26 em bé

Sáng Chúa Nhật 11-1-2016, lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại nhà nguyện Sistina ở dinh tông tòa và ban phép rửa tội cho 26 em bé, 13 nam và 13 nữ, ít hơn 7 em so với năm ngoái, 2015. Hầu hết các em là người Italia và là con của các nhân viên giáo dân ở Vatican.

Nhà nguyện Sistina nổi tiếng với các bức bích họa kiệt tác của họa sư Michelangelo và đặc biệt là nơi diễn ra các cuộc bầu Giáo Hoàng trong những thế kỷ gần đây.

Tham dự thánh lễ có khoảng 300 người, gồm các em được rửa tội, cùng với song thân và cha mẹ đỡ đầu, và một số thân nhân. Đồng tế và phụ giúp Đức Thánh Cha trong việc rửa tội có 4 vị Giám Mục, đứng đầu là Đức TGM Gaenswein người Đức, Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Krajewski, người Ba Lan, là quan phát chẩn của Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám Mục Gloder, giám đốc trường ngoại giao Tòa Thánh và Đức Cha Vérgez, Tổng thư ký Phủ thống đốc thành Vatican.

Thánh lễ rửa tội bắt đầu với cuộc đối thoại giữa Đức Thánh Cha, các cha mẹ và những người đỡ đầu. Đáp câu hỏi của ngài, các cha mẹ đã xướng tên của con cái. Và các cha mẹ xin đức tin Giáo Hội của Thiên Chúa cho con cái mình. Rồi Đức Thánh Cha nói:

“Các cha mẹ thân mến, khi xin phép rửa tội cho con cái anh chị em, anh chị em cam kết giáo dục con cái trong đức tin, để khi tuân giữ các giới răn, các em học yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, như Chúa Kitô đã dạy chúng ta. Anh chị em có ý thức trách nhiệm ấy không?”. Sau lời khẳng định của các cha mẹ, Đức Thánh Cha cũng hỏi những người đỡ đầu xem họ có sẵn sàng giúp các cha mẹ trong nghĩa vụ quan trọng như thế không? Mọi người đều thưa có.

Tiếp đến, theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha, các cha mẹ và những người đỡ đầu ghi dấu thánh giá trên mỗi hài nhi liên hệ.

Trong bài giảng ứng khẩu sau bài Phúc Âm, Đức Thánh Cha đi từ lời xin của các cha mẹ thỉnh cầu Giáo Hội ban đức tin cho các con cái mình, để đưa ra những lời nhắn nhủ cụ thể cho các cha mẹ. Ngài nói:

40 ngày sau khi sinh ra, Chúa Giêsu được Mẹ Maria và thánh Giuse đưa vào Đền thờ để dâng cho Thiên Chúa. Hôm nay, lễ Chúa chịu phép rửa, anh chị em là các bậc cha mẹ đưa con cái đến đây để lãnh nhận phép rửa tội, để nhận điều mà anh chị em đã xin đầu buổi lễ này, khi tôi đặt câu hỏi cho anh chị em, anh chị em thưa: đức tin! “con muốn đức tin cho con của con!”. Và như thế đức tin được truyền từ đời này sang đời khác, như một dây xích kéo dài qua các thời đợi.

Các hài nhi nam nữ này, sau nhiều năm, sẽ nhận chỗ của anh chị em với một người con khác, các cháu nội ngoại của anh chị em, và chúng cũng sẽ xin cùng một điều, đó là đức tin; đức tin mà phép rửa mang lại cho chúng ta; đức tin mà Chúa Thánh Linh, ngày hôm nay, mang vào trong con tim, trong linh hồn, trong đời sống của những người con này. Anh chị em đã xin đức tin. Giáo Hội, khi trao cho anh chị em cây nên sáng, sẽ dặn anh chị em hãy gìn giữ đức tin nơi các trẻ em này. Vào sau cùng, anh chị em đừng quên rằng gia sản lớn nhất mà anh chị em có thể cho con cái chính là đức tin; anh chị em hãy cố gắng để đức tin ấy không bị mất đi, hãy làm cho đức tin được tăng trưởng và truyền lại như một gia sản. Đức Thánh Cha nói thêm rằng: Đó là điều tôi cầu chúc anh chị em hôm nay, là một ngày vui mừng cho anh chị em: tôi cầu chúc anh chị em có khả năng làm các trẻ em này được lớn lên trong đức tin và gia tài lớn nhất mà các em sẽ nhận từ anh chị em chính là đức tin.

Tôi xin dặn điều này: khi một em bé khóc, là vì các em đói. Tôi nói với các bà mẹ rằng: Nếu con của bà đói, thì cứ tự do cho con ăn ở đây nhé”.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy dâng lên Chúa Cha, là nguồn mạch sự sống, lời khẩn nguyện của chúng ta cho các trẻ em này, được kêu gọi trở thành dưỡng tử trong Chúa Giêsu Kitô, cầu cho các cha mẹ, những người đỡ đầu và tất cả những người được chịu phép rửa.

Đó cũng là ý nguyện được mọi người cầu trong phần lời nguyện giáo dân. Cộng đoàn không quên cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và tất cả các mục tử của dân Chúa, xin Chúa làm cho việc loan báo Tin Mừng được hiệu quả nơi tâm hồn những người chưa biết Chúa Giêsu Kitô, cầu cho các gia đình là những Giáo Hội tại gia: xin Chúa làm cho ơn bí tích hôn phối được sinh động và ban cho các gia đình được khả năng giáo dục con cái sống đức tin. Đặc biệt mọi người cũng cầu nguyện cho các trẻ em đang bị ngược đãi, chịu đói và bệnh tật: xin Chúa soi sáng cho nhiều người nam nữ biết cúi mình trên các em với lòng bác ái không biết mệt mỏi và niềm hy vọng kiên trì.

Buổi lễ được tiếp tục với kinh cầu các thánh, nghi thức trừ tà và xức dầu dự tòng do các vị Giám Mục giúp Đức Thánh Cha thực hiện trên ngực của mỗi em bé. Rồi ngài làm phép nước, và đón nhận lời tuyên thệ từ bỏ Satan, tuyên xưng đức tin, sau đó Đức Thánh Cha lần lượt đổ nước trên đầu rửa tội cho mỗi em bé, xức dầu thánh, sau cùng là nghi thức trao áo trắng và nến sáng. Trong lời dẫn nhập trước khi đọc kinh Lạy Cha, Đức Thánh Cha nhắn nhủ mọi người rằng “các em bé này được tái sinh trong phép Rửa Tội, được gọi và thực sự là con Chúa. Trong bí tích Thêm Sức, các em sẽ lãnh nhận sung mãn Thánh Linh; khi đến bàn thờ Chúa, các em sẽ tham dự bàn tiệc hy tế của Chúa, và trong cộng đồng anh chị em, các em có thể ngỏ lời với Thiên Chúa và gọi Người là Cha. Giờ đây nhân danh các em, trong tinh thần con cái Thiên Chúa, mà tất cả chúng ta đã nhận lãnh, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện như Chúa đã dạy chúng ta”.

7. Di hài thánh Piô và Leopoldo Mandic sẽ được đưa về Roma.

Di hài hai vị thánh nổi bật về sứ vụ giải tội sẽ được đưa về Roma cho các tín hữu kính viếng nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Ðó là Cha Thánh Piô (1877-1968) và thánh Leopoldo Mandic (1866-1942) gốc Croát, cả hai đều thuộc dòng Phanxicô Capuchino. Theo ý muốn của Ðức Thánh Cha Phanxicô, di hài hai vị thánh sẽ được đưa về Ðền thờ Thánh Phêrô, trong dịp ngài cử hành thánh lễ đồng tế trọng thể vào ngày thứ tư lễ tro, 10 tháng 2 năm 2016, với các thừa sai Lòng Thương Xót.

Di hài hai thánh sẽ được di chuyển khoảng 400 cây số từ thành Padova bắc Italia và từ San Giovanni Rotondo nam Italia về Vương cung thánh đường thánh Lorenzo chiều ngày 3 tháng 2 năm 2016. Thánh đường này được giao cho các cha dòng Capuchino coi sóc. Chiều ngày 5 tháng 2 năm 2016, di hài hai thánh sẽ được rước về Ðền thờ Thánh Phêrô

Sáng thứ Bẩy, 6 tháng 2 năm 2016, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha sẽ tiếp kiến chung các tín hữu thuộc gần 2,500 nhóm cầu nguyện của Cha Piô, các nhân viên Bệnh viện “Nhà Thoa dịu đau khổ” do Cha Thánh Piô thành lập, cùng với các tín hữu thuộc tổng giáo phận Manfredonia - Veste - San Giovanni Rotondo, nơi thánh nhân đã sinh sống và hoạt động.

Sáng thứ Ba 9 tháng 2 năm 106, Ðức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các tu sĩ Capuchino toàn thế giới, một dòng hiện có hơn 10,600 tu sĩ.

Thứ tư lễ tro 10 tháng 2 năm 2016, trong thánh lễ đồng tế trọng thể tại Ðền thờ thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha sẽ ủy thác cho khoảng 1 ngàn vị Thừa sai lòng Thương Xót sứ mạng trở thành “dấu chỉ lòng thương yêu từ mẫu của Giáo Hội đối với Dân Chúa.. Các thừa sai này sẽ được các Giám Mục sai đi các nơi trong các giáo phận thuộc quyền để linh hoạt dân Chúa và thi hành các sáng kiến liên quan đến Lòng Thương Xót, giải tội, giải vạ.

Sáng thứ Năm 11 tháng 2 năm 2016, sau thánh lễ do Ðức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng chủ sự, di hài hai vị thánh sẽ được đưa về nơi an nghỉ của các ngài.

8. Báo La Croix phê bình báo châm biếm Charlie Hebdo.

Nhật báo Công Giáo La Croix, tức là Thánh Giá, ở Pháp, đã phê bình báo châm biếm Charlie Hebdo vì cho rằng “Thiên Chúa là kẻ sát nhân”.

Hôm 7 tháng Giêng, là kỷ niệm đúng 1 năm 12 ký giả tuần báo châm biếm Charlie Hebdo bị một nhóm khủng bố Hồi giáo tấn công và giết hại vì đã nhiều lần đăng những hí họa châm biếm ngôn sứ Mohamed của Hồi giáo. Nhân kỷ niệm biến cố này báo Charlie Hebdo đã ấn hành số đặc biệt với 1 triệu bản, trang bìa có vẽ hình Thiên Chúa, theo kiểu Kitô giáo, lưng đeo súng AK và có tựa đề “Kẻ sát nhân vẫn còn đào tẩu”.

Trong bài xã luận tựa đề “Charlie Hebdo, Thiên Chúa là kẻ sát nhân sao?”, Ông Guillame Goubert, chủ nhiệm báo La Croix viết: “Không phải Thiên Chúa sát nhân, nhưng chính con người. Hơn thế nữa, lịch sử đã chỉ ra rằng chính những kẻ sát nhân tuyên bố không cần Thiên Chúa là những kẻ đã thực hiện những cuộc tàn sát với quy mô rất rộng lớn. Các ý thức hệ giết người nhiều nhất trong thế kỷ 20, Ðức quốc xã và Staline, chẳng liên hệ gì đến tôn giáo, thậm chí chúng còn chống tôn giáo.”

Ông Guillame Goubert nhấn mạnh rằng:

“Không phải Thiên Chúa giết người, mà là con người. Nhưng Thiên Chúa cần con người để làm điều tốt lành. Và nhiều người đang làm. Những anh hùng lớn nhất của sự bất bạo động là những người nam nữ có đức tin: Gandhi, Martin Luther Kinh, Dorothy Day, Lech Walesa.. Nhiều người, ngày qua ngày, đang tìm được nơi niềm tin của họ không phải chất liệu oán thù, nhưng là năng lực yêu thương và can đảm tha thứ. Thiên Chúa biết thế giới đang cần những người ấy”.

Hội đồng Giám Mục Pháp cũng như Hội đồng Hồi giáo ở Pháp cũng phê bình hí họa của báo Charlie Hebdo.

Cách đây gần 1 năm, ngày 19 tháng 1 năm 2015, trên chuyến bay đi Phi Luật Tân, Ðức Thánh Cha Phanxicô cũng phê bình sự lạm dụng tự do ngôn luận để xúc phạm đến tín ngưỡng và các tín hữu. Ngài nói: “Không thể liên tục lăng mạ, xúc phạm và khiêu khích người khác, vì làm như vậy có nguy cơ làm cho họ nổi giận, và bị những phản ứng bất công”.

9. Cuộc rước Giáng Sinh Chính Thống Giáo tại Georgia

Các tín hữu Chính thống Georgia đã mừng lễ Giáng sinh ở thủ đô Tbilisi bằng một cuộc rước bác ái trên đường phố gọi là “Alilo.” Cuộc rước truyền thống với một lịch sử dài hàng trăm năm đã bị cấm triệt để dưới thời Xô Viết, nhưng các bài hát mừng Giáng Sinh truyền thống vẫn tiếp tục được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các bài hát được hát bằng các hình thức khác nhau trong tất cả các miền của Georgia, nhưng tất cả các phiên bản đều tập trung vào các chủ đề Kinh Thánh như ý nghĩa sự ra đời của Chúa Kitô.

Những người tham gia diễu hành mặc trang phục dân tộc, và nhiều người miêu tả các nhân vật Kinh Thánh trích từ những câu chuyện Chúa giáng sinh như người chăn chiên, chiến sĩ La Mã và các nhân vật tôn giáo khác. Hàng ngàn người, dẫn đầu bởi giáo sĩ đi qua trung tâm của Tbilisi, thỉnh thoảng dừng lại để thu nhận những món quà và những đóng góp từ các tổ chức khác nhau, các chính trị gia và công chúng.

Chủ tịch Quốc hội Georgia David Bakradze cũng tham gia diễu hành, với các nghị sĩ khác với những giỏ quà tặng.

Ông nói: “Đây là một hình thức mừng Giáng Sinh truyền thống của Georgia, đã được khôi phục vài năm trước đây và đó là một cử hành dành cho niềm vui, dành cho lòng bác ái, hạnh phúc và đó là tất cả về Giáng sinh. Nói về Giáng sinh là nói về hạnh phúc, về những nghĩa cử bác ái, và về những quà tặng đem lại những cảm xúc tích cực cho người khác. Vì vậy, đây là lễ vui mừng và bạn nhìn thấy rất nhiều người tham gia, tất cả mọi người đều hạnh phúc và chúng tôi cố gắng đặt chuyện chính trị sang một bên, đặt sự khác biệt sang một bên và tham gia như mọi người bình thường trong niềm vui, mà bạn nhìn thấy xung quanh trên đường phố, “.

Lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Georgia là Đức Thượng Phụ Ilia là người đã cố gắng rất nhiều để làm sống lại cuộc rước bác ái trên đường phố Alilo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, khi Georgia tuyên bố độc lập; đã bày tỏ sự hài lòng của mình khi thấy đông đảo dân chúng tham gia trong lễ hội này.

10. Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Phóng sự: Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Sáng thứ Hai 11 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh, gồm đại diện của 180 quốc gia và tổ chức quốc tế có quan hệ trên cấp đại sứ, cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.

Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã đặc biệt lưu ý cộng đồng quốc tế cần quan tâm và giải quyết hợp lý vấn đề làn sóng người di dân. Đây cũng là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự hiện nay.

Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ của nước Angola, Ông Armindo Fernandes do Espírito Santo Vieira, Đức Thánh Cha đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn, và hài lòng ghi nhận trong năm qua, con số các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh thường trú ở Rôma đã gia tăng từ 80 lên 86 vị. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc ký kết và phê chuẩn các hiệp định giữa Tòa Thánh và các nước trong năm qua, kể cả hiệp định với Palestine, hiệp định về thuế khóa với Italia và Hoa Kỳ. Ngài cũng nói đến những nét nổi bật trong các cuộc viếng thăm ngài thực hiện trong năm qua tại Philippines, Sri Lanka, Sarajevo, 3 nước Nam Mỹ, Cuba, Hoa Kỳ, LHQ, và 3 nước Phi châu: Kenya, Uganda, và Cộng hòa Trung Phi. Sau cùng Đức Thánh Cha nói đến việc mở Năm Thánh lòng thương xót. Trong phần kế tiếp, Đức Thánh Cha đặc biệt nói đến vấn đề di dân trong thế giới ngày nay, nhất là tại Âu Châu, với những vấn đề đi kèm. Ngài nói:

Quí vị Đại sứ thân mến, tinh thần cá nhân chủ nghĩa là mảnh đất phì nhiêu làm bành trướng cảm thức dửng dưng lãnh đạm đối với tha nhân, đưa tới thái độ đối xử với họ như một món hàng mua bán, dẫn tới sự không quan tâm gì tới nhân tính của người khác và rốt cục làm cho con người yếu nhược và có tâm trạng “sống chết mặc bay”. Phải chăng đó chẳng phải là những tâm tình mà nhiều khi chúng ta có đứng trước những người nghèo, người ở ngoài lề, những người rốt cùng trong xã hội sao? Và bao nhiêu người rốt cùng trong các xã hội chúng ta! Trong số những người ấy, tôi nghĩ trước tiên tới những người di dân, với những khó khăn và đau khổ của họ, mà họ phải đương đầu hằng ngày trong việc tìm kiếm một nơi để sống an bình và xứng đáng, nhiều khi cuộc tìm kiếm của họ thật là tuyệt vọng.

Vì thế, hôm nay, tôi muốn dừng lại để cùng với quí vị suy tư về sự cấp thiết trầm trọng của làn sóng di cư mà chúng ta đang gặp, để phân định những nguyên do của nó, hướng đến những giải pháp, chiến thắng thái độ sợ hãi không thể tránh né đi kèm một hiện tượng ồ ạt và rộng lớn như vậy, liên hệ đặc biệt tới Âu Châu trong năm 2015, và cả một số miền ở Á châu và Trung Mỹ.

“Đừng sợ và kinh hãi, vì Chúa là Thiên Chúa của ngươi ở với ngươi, dù ngươi đi đâu” (Gs 1,9). Đó là lời mà Thiên Chúa hứa với Ông Giôsuê và cho thấy Chúa tháp tùng mỗi người dường nào, nhất là người ở trong tình cảnh mong manh như người đang tìm nơi tị nạn ở nước ngoài. Thực vậy, toàn thể Kinh Thánh kể lại cho chúng ta lịch sử nhân loại lữ hành, vì tình trạng di động là điều gắn liền với bản tính con người. Lịch sử loài người được hình thành với bao nhiêu cuộc di dân, nhiều khi diễn ra như một ý thức về quyền tự do chọn lựa, nhưng đôi khi do những hoàn cảnh bên ngoài đòi hỏi. Từ cuộc lưu vong khỏi vườn địa đàng của A dong và Evà cho đến hành trình tiến về đất hứa của Abraham; từ trình thuật cuộc Xuất Hành khỏi Ai Cập đến cuộc lưu đày ở Babilon, Kinh Thánh kể lại những cơ cực và đau khổ, ước muốn và hy vọng, giống như tình trạng hàng trăm ngàn người lữ hành ngay nay, với cùng quyết tậm của Môisê đạt tới một miền đất “chảy sữa và mật” (Xc Xh 3,17), nơi họ có thể sống tự do và an bình.

Vì thế, ngày nay cũng như xưa kia, chúng ta nghe thấy tiếng kêu của Rachele khóc thương con bà không còn nữa (Xc Gr 31,15; Mt 2,18). Đó là tiếng của hàng ngàn người khóc lóc trốn chạy những cuộc chiến tranh khủng khiếp, những cuộc bách hại và vi phạm các quyền con người, hoặc tình trạng bấp bênh về chính trị hay xã hội, nhiều khi làm cho cuộc sống của họ ở quê hương trở nên không thể sống nổi. Đó là tiếng kêu của những người buộc lòng phải trốn chạy để tránh những hành động dã man khôn tả đối với những người vô phương thế tự vệ, như các trẻ em và người khuyết tật, hoặc cuộc tử đạo chỉ vì thuộc về một tôn giáo.

Cũng như hồi đó, nay chúng ta nghe tiếng của Giacop nói với các con ông: “Hãy đi xuống đó và mua thóc về cho chúng ta để chúng ta có thể sống và không phải chết” (St 42,2). Đó là tiếng của những người trốn chạy lầm than cùng cực, vì không thể nuôi sống gia đình hoặc không được săn sóc sức khỏe, giáo dục, hoặc vì tình trạng sa sút, không có hy vọng cải tiến, hoặc cũng vì những thay đổi khí hậu và điều kiện khí hậu cùng cực. Rất tiếc là, chúng ta biết nạn đói vẫn còn là một trong những tai ương trầm trọng nhất của thế giới chúng ta với hàng triệu trẻ em mỗi năm chết vì đói. Nhưng điều đau buồn là chúng ta nhận thấy rằng nhiều khi chính những người di dân ấy không được thuộc vào các hệ thống bảo vệ dựa trên căn bản các hiệp định quốc tế.

Làm sao không nhận thấy tất cả những điều đó là kết quả của “nền văn hóa gạt bỏ” gây nguy hiểm cho con người, hy sinh con người cho các thần tượng lợi lộc và tiêu thụ? Điều trầm trọng là chúng ta trở nên quá quen thuộc với những tình trạng nghèo đói và túng thiếu ấy, những thảm trạng của bao nhiêu người và coi chúng là “những điều bình thường”. Con người không còn được cảm thấy như một giá trị hàng đầu phải tôn trọng và bảo vệ, nhất là nếu họ là người nghèo hoặc khuyết tật, hay nếu họ chưa hữu ích - như những trẻ em chưa sinh ra - hoặc không còn hữu ích nữa, như người già. Chúng ta trở nên vô cảm đối với mọi hình thức phung phí, bắt đầu từ sự phung phí lương thực, là điều thuộc vào số đáng trách nhất, trong khi có nhiều cá nhân và gia đình đang chịu đói và thiếu dinh dưỡng.

Tòa Thánh cầu mong Hội nghị Thượng Đỉnh thế giới đầu tiên về nhân đạo, được Liên Hiệp Quốc triệu tập vào tháng 5 tới đây , có thể thành công trong khung cảnh đau buồn ngày nay với các cuộc xung đột và tai ương, với ý hướng đặt con người và nhân phẩm ở trọng tâm mọi câu trả lời về nhân đạo. Cần có một sự dấn thân chung để quyết liệt lật ngược nền văn hóa gạt bỏ và xúc phạm đến sự sống con người, để không một ai cảm thấy bị lơ là hoặc quên lãng, và những sinh mạng khác không bị hy sinh vì thiếu tài nguyên, và nhất là vì ý chí chính trị.

Tiếc thay, ngày nay cũng như xưa kia, chúng ta nghe thấy tiếng của Giuda đề nghị bán em mình (Xc St 37,26-27). Đó là sự kiêu hãnh của những kẻ cường quyền lạm dụng người yếu, biến họ thành những đồ vật để phục vụ cho những mục tiêu ích kỷ hoặc những tính toán chiến lược và chính trị. Nơi nào không thể có một sự di trú hợp pháp, thì những người di dân thường buộc lòng phải chọn giải pháp nhờ những kẻ buôn người hoặc buôn lậu, tuy phần lớn đều biết rõ những nguy cơ trong cuộc lữ hành sẽ bị mất của cải, phẩm giá và cả mạng sống nữa. Trong viễn tượng đó, một lần nữa tôi tái kêu gọi chấm dứt nạn buôn người, nạn biến con người thành món hàng, nhất là những người yếu thế nhất và vô phương tự vệ. Trong tâm trí chúng ta vẫn luôn ghi đậm hình ảnh những trẻ em bị chết trên biển cả, nạn nhân của sự vô lương tâm của con người và sự độc địa của thiên nhiên. Rồi những người sống sót và đến một quốc gia đón nhận, họ mang những chấn thương sâu đậm về kinh nghiệm ấy, không kể những kinh nghiệm về những kinh hoàng vẫn xảy ra trong chiến tranh và bạo lực.

Như xưa kia, ngày nay người ta cũng nghe Thiên Thần lập lại: “Hãy trỗi dậy, mang hài nhi và mẹ Người, trốn sang Ai Cập và hãy ở đó cho đến khi Ta sẽ báo lại cho ông” (Mt 2,13). Đó là tiếng nói mà nhiều người di dân nghe thấy, họ là những người sẽ không rời bỏ quê hương nếu không bị bó buộc. Trong số những người ấy có nhiều tín hữu Kitô, ngày càng ồ ạt rời bỏ quê hương trong những năm gần đây, quê hương mà họ đã cư ngụ từ thời đầu của Kitô giáo.

Sau cùng, ngày nay chúng ta cũng nghe tiếng của tác giả thánh vịnh lập lại: “Trên bờ sông Babilone, ta ngồi ta khóc, ta nhớ Sion” (Tv 136 [137], 1). Đó là tiếng khóc của những người sẵn sàng trở về quê hương họ nếu có những điều kiện thuận lợi về an ninh và sinh tồn. Nơi đây tôi cũng nghĩ đến các tín hữu Kitô ở Trung Đông, họ mong muốn góp phần như những công dân với đầy đủ danh nghĩa vào thiện ích tinh thần và vật chất của các quốc gia liên hệ.

Phần lớn những nguyên nhân tạo nên di cư người ta có thể giải quyết từ lâu. Và nhờ đó có thể phòng ngừa bao nhiêu tai ương, hoặc ít là làm dịu bớt những hậu quả tàn ác của chúng. Cả ngày nay, trước khi quá trễ, người ta có thể làm được nhiều điều để chặn đứng những thảm họa và kiến tạo hòa bình. Nhưng điều này có nghĩa là đặt lại vấn đề những thói quen và đường lối thực hành đã có từ lâu, bắt đầu từ những vấn đề liên quan tới việc buôn bán võ khí cho tới vấn đề cung cấp các nguyên liệu và năng lượng, vấn đề đầu tư, các chính sách tài chánh và sự hỗ trợ phát triển, cho tới tệ nạn trầm trọng là tham nhũng. Chúng ta ý thức rằng về vấn đề di cư, cần thiết lập những dự án trung và dài hạn, đi xa hơn những câu trả lời cấp thiết. Các dự án đó một đàng phải thực sự giúp những người nhập cư hội nhập vào những quốc gia tiếp đón, và đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển các nước xuất cư, với những chính sách liên đới, nhưng không đòi các nước này phải theo những chiến lược và chính sách ý thức hệ xa lạ hoặc trái ngược với các nền văn hóa của những dân tộc mà sự viện trợ nhắm tới.

Không quên những tình cảnh thê thảm khác, trong đó tôi đặc biệt nghĩ đến biên giới giữa Mêhicô và Hoa Kỳ, mà tôi sẽ đến gần khi viến gthăm thành phố Ciudad Juárez vào tháng tới đây, tôi muốn đặc biệt nghĩ đến Âu Châu. Thưc vậy, trong năm qua, Âu Châu đã có một làn sóng tị nạn rất lớn - nhiều người tị nạn bị thiệt mạng khi toan tính đi tới Âu Châu - làn sóng ồ ạt này chưa từng có trong lịch sử đại lục này, ít là từ sau thế chiến thứ hai. Nhiều người di dân đến từ Á, Phi, xem Âu Châu là một điểm tham chiếu cho các nguyên tắc như bình đẳng trước pháp luật, và các giá trị được ghi khắc trong chính bản tính của mỗi người, như phẩm giá bất khả xâm phạm và sự bình đẳng của mỗi người, lòng yêu mến tha nhân không phân biệt nguồn gốc hoặc là thành viên của tổ chức nào, tự do lương tâm và tình liên đới với người đồng loại.

“Tuy nhiên những cuộc đổ bộ ồ ạt tới các bờ biển của Âu Châu dường như làm lung lay hệ thống đón tiếp, được kiến tạo với bao vất vả trên những tro tàn của thế chiến thứ hai và vẫn còn là ngọn đèn pha về tình người mà người ta tham chiếu. Đứng trước làn sóng ồ ạt và những vấn đề đi kèm không thể tránh được, đã nảy sinh nhiều vấn nạn về khả năng đón tiếp thực sự và sự thích ứng của những người ấy, đề sự thay đổi sự tháp tùng văn hóa và xã hội của những nước tiếp cư, cũng như sự hoạch định lại một số quân bình về chính trị địa lý của các miền. Một điều không kém phần quan trọng là những lo sợ về an ninh, lo sợ càng được gia tăng trước những đe dọa lan rộng do nạn khủng bố quốc tế. Làn sóng di dân hiện nay dường như đe dọa chính nền tảng của tinh thần nhân bản mà Âu Châu vẫn luôn yêu mến và bảo vệ.

Tuy nhiên, chúng ta không thể đánh mất các giá trị và các nguyên tắc nhân đạo, sự tôn trọng phẩm giá mỗi người, nguyên tắc phụ đới và tình liên đới hỗ tương, dù chúng có thể tạo nên gánh nặng lớn lao khó gánh vác trong một số thời điểm lịch sử. Vì thế, tôi muốn tái khẳng định xác tín theo đó Âu Châu, với sự trợ giúp của gia sản văn hóa và tôn giáo rộng lớn của mình, có những phương thế để bảo vệ vị trí trung tâm của con người và tìm ra sự quân bình đúng đắn giữa hai nghĩa vụ luân lý là bảo vệ các quyền của các công dân và bảo đảm sự trợ giúp cũng như tiếp đón người di dân.

Đồng thời tôi cũng thấy cần phải bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những sáng kiến tạo điều kiện cho sự tiếp đón xứng đáng dành cho con người, trong đó có Quỹ Di dân và Tị nạn thuộc Ngân hàng phát triển của Hội đồng Âu Châu cũng như sự dấn thân của những nước đã chứng tỏ thái độ chia sẻ quảng đại. Trước tiên tôi nghĩ đến các nước láng giềng của Syria, đã tức khắc giúp đỡ và đón nhận, nhất là Libăng, nơi mà người tị nạn chiếm tới 1 phần 4 dân số, và nước Giordani đã không khép kín biên giới mặc dù đã đón tiếp hàng trăm ngàn người tị nạn rồi. Cũng vậy không nên quên những cố gắng của các nước đi hàng đầu, đặc biệt là Thổ nhĩ kỳ và Hy Lạp.

Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với Italia, với quyết tâm cứu vớt nhiều sinh mạng trong Địa Trung Hải, và vẫn còn mang gánh nặng đón tiếp đông đảo người tị nạn trên lãnh thổ của mình. Tôi cầu mong rằng lòng hiếu khách truyền thống và tình liên đới trổi vượt của nhân dân Italia không bị giảm bớt vì những khó khăn không thể tránh được hiện nay, nhưng dưới ánh sáng truyền thống ngàn đời, có thể đón nhận và hội nhập sự đóng góp về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa mà người di dân có thể mang lại.

Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Điều quan trọng là các nước đi hàng đầu trong việc đương đầu với tình trạng cấp thiết hiện nay không bị bỏ mặc một mình, và điều quan trọng không kém là khởi sự một cuộc đối thoại thẳng thắn và tôn trọng giữa tất cả các nước liên quan đến vấn đề di dân - các nước nguyên quán, nước chuyển tiếp hoặc nước tiếp đón - để tìm ra những giải pháp mới mẻ và lâu dài với óc sáng tạo táo bạo. ..

Trong việc giải quyết vấn đề di dân, chúng ta cũng không thể bỏ qua các khía cạnh văn hóa đi kèm, bắt đầu từ những khía cạnh tôn giáo. Trào lưu cực đoan và bảo thủ tìm được một môi trường dễ dàng không những trong việc lợi dụng tôn giáo để chiếm quyền bính, nhưng cả trong sự trống rỗng các lý tưởng và sự đánh mất căn tính - kể cả căn tính tôn giáo - mà người ta thấy ở Tây Phương. Từ sự trống rỗng ấy nảy sinh sự sợ hãi khiến người ta coi tha nhân như một nguy hiểm và như một kẻ thù, co cụm vào mình, bám chặt những lập trường thiên kiến của mình. Vì thế hiện tượng di cư cũng đặt một câu hỏi nghiêm trọng về văn hóa mà ta không thể không trả lời. Sự tiếp đón có thể là một cơ hội thích hợp để có sự cảm thông và cởi mở chân trời, cho người được đón tiếp, họ có nhiệm vụ tôn trọng các giá trị, truyền thống và luật lệ của các cộng đồng đón nhận họ, và cho cả những cộng đồng tiếp cư, được kêu gọi đề cao giá trị những gì mà người di dân có thể cống hiến để mưu ích cho toàn thể cộng đoàn. Trong lãnh vực này Tòa Thánh tái quyết tâm dấn thân trong lãnh vực đại kết và liên tôn để thiết lập một cuộc đối thoại chân thành và liên chính, đề cao giá trị của những đặc thù và căn tính của mỗi người, tạo điều kiện cho sự sống chung hòa hợp giữa mọi thành phần xã hội.

11. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chia buồn vụ khủng bố Hồi Giáo IS nổ bom tự sát giết chết 8 người Đức

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoğlu cho biết sáng thứ Ba 12 tháng Giêng, một cảm tử quân của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, khoảng 20 tuổi, đã nổ bom tự sát tại quận Sultanahmet ở Istanbul, gần một đài tưởng niệm gọi là German Fountain ở giữa đền thờ Xanh và Haghia Sofia là nơi tập trung đông đảo các khách du lịch.

10 người bị thiệt mạng và 15 người khác bị thương. Trong số những người bị thiệt mạng, có ít nhất 8 người đã được xác định là người Đức. Trong số những người bị thương, phần lớn cũng là người Đức.

Thủ tướng Đức, Angela Merkel phát biểu tại một cuộc họp báo:

"Hôm nay Istanbul bị đánh bom; Paris, Tunisia, Ankara đã bị đánh bom. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế là một lần nữa cho thấy khuôn mặt tàn nhẫn và vô nhân đạo của nó ngày hôm nay."

Trong điện văn chia buồn gởi tới tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và thủ tướng Đức Angela Merkel, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết:

“Tin tức về vụ đánh bom tại quận Sultanahmet của thành phố, giết chết ít nhất 10 người, làm chúng ta đau buồn” Ngài nhận xét rằng “thực trạng bạo lực tiếp tục nhân lên chính nó, xác nhận rằng dược phẩm tốt nhất khi đối mặt với những tệ nạn này luôn là lòng thương xót.”

12. Căng thẳng chung quanh kỷ niệm một năm tờ Charlie Hebdo bị tấn công

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em thấy đây là thi hài một người đàn ông bị cảnh sát Pháp bắn chết khi xông vào một bót cảnh sát tại Paris với một con dao và một dây lưng bom tự sát. Chiếc dây lưng bom tự sát thực ra chỉ là giả.

Ông bị cảnh sát bắn chết sau khi hét lên “Allahu Akbar” ... là tiếng Ả Rập có nghĩa Thiên Chúa thật là cao cả.

Vụ việc xảy ra đúng một năm sau cuộc tấn công của khủng bố Hồi Giáo tại tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo.

An ninh khắp Paris đã được đặt ở mức cao nhất trong những ngày gần đây. Danh tính và động cơ hành động của người đàn ông này chưa được xác định.

13. Giám quản Tông Tòa Mogadishu nhận định về lệnh cấm cử hành lễ Giáng Sinh tại Somalia

Chính phủ lâm thời Somalia đã cấm cử hành lễ Giáng sinh năm nay, với lý do là muốn tránh gây thêm hiềm khích với Hồi giáo.

Tuy nhiên, trình bày nhận định của ngài về diễn biến này, Đức Cha Giorgio Bertin, giám quản tông tòa của Mogadishu, nói với nhật báo La Stampa của Ý rằng:

“Chính sách của chính phủ mới chẳng có chút hiệu quả thiết thực nào ở Somalia”.

Ngài giải thích rằng: “Ở đây, làm gì còn các linh mục. Anh chị em giáo dân di tản hết rồi. Nếu có ai còn sót lại thì họ chỉ dám giữ đạo thầm lặng mà thôi.”

Đức Cha Giorgio Bertin cho biết thêm rằng mặc dù ngài đôi khi đi thăm và cử hành Thánh Lễ cho người nước ngoài sống ở thủ đô Mogadishu, ngài chưa từng được gặp một người Công Giáo Somali nào từ những năm 1990.

Vì thế, theo Đức Cha Giorgio Bertin, lệnh cấm cử hành lễ Giáng sinh của chính phủ, không có một hiệu quả thực tế nào. Cùng lắm “đó chỉ có thể là một cảnh báo cho người Somalia sinh sống ở châu Âu hay Mỹ, trở về Somalia trong các ngày lễ: họ có thể đã có các thói quen trao đổi cử chỉ chúc mừng Giáng sinh.”

14. Iraq diễn binh mừng chiến thắng. Đức Hồng Y Louis Sako bày tỏ vui mừng.

Quân đội Iraq đã biểu dương lực lượng trong cuộc diễn binh hôm thứ Tư 6 tháng Giêng tại vùng ngoại ô Besmaya, cách thủ đô Baghdad khoảng 90 km về phía đông nam.

Bộ trưởng Nội vụ Iraq Mohammed Salem al-Ghabban tham dự cuộc diễn hành và lên tiếng khen ngợi quân đội đã tái chiếm được thành phố Ramadi.

Ông nói: “Hôm nay chúng tôi rất tự hào về đội quân này. Quân đội là sự bảo đảm vững chắc cho sự thống nhất của Iraq”

Chiến thắng tại Ramadi đã được ca ngợi như là một bước ngoặt của chính phủ Iraq. Một đội quân liên tiếp tháo chạy tán loạn, giờ đây được tái cấu trúc và có khả năng chiến thắng.

Trong thông điệp mừng năm mới, Đức Hồng Y Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê đã lên tiếng chào mừng tới các lực lượng vũ trang Iraq và người Kurd cũng như tất cả những ai đã tham gia vào chiến dịch giải phóng thành phố Ramadi khỏi sự kiểm soát của quân khủng bố Hồi Giáo IS.

Đức Thượng Phụ cũng lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Iraq giúp xây dựng một nền văn hóa đặc trưng bởi “khoan dung, chấp nhận và tôn trọng người khác.”

Vào ngày đầu năm mới, bất chấp những “điều kiện bấp bênh về an ninh,” Đức Thượng Phụ Louis Sako Raphael và vị giám mục phụ tá của ngài đã đi bộ từ Toà Thượng Phụ qua các đường phố của thủ đô Baghdad để cử hành thánh lễ tại một giáo xứ.

15. Thời của đồng bóng và những tiên tri giả

“Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường”. (2 Tim 4:3-4).

Lời Thánh Kinh này – và cách riêng là sự ám chỉ đến chuyện ngứa tai muốn nghe bất cứ điều gì mới lạ - đang được thể hiện một cách mới lạ và đầy ấn tượng trong thời đại chúng ta.

Tại Mexico City, vào những ngày đầu năm mới, người ta tổ chức một cuộc họp báo rất long trọng cho Antonio Vazquez, là một người tự xưng là “Grand Warlock”, tức là một đại “tiên tri” về những điềm gở sắp xảy ra, hay một người biết trước những đại họa.

Trình bày những dự đoán của mình cho năm 2016 về tất cả các loại chủ đề, Antonio Vazquez dọa bà con rằng trong năm mới này, bọn khủng bố Hồi Giáo IS sẽ có những tác động trực tiếp vào Châu Á và bọn chúng sẽ tiếp tục các cuộc tấn công ở châu Âu và cả ở Hoa Kỳ. Mỹ, Anh, Đức và Nga là những nơi đặc biệt sẽ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố.

Đề phòng những chuyện ấy không xảy ra, làm mất đi uy tín của mình, Vazquez thòng thêm một câu rằng bất kỳ những dự đoán nào của ông ta đều có thể được hóa giải bằng phép thuật, và cả bằng những lời cầu nguyện, hay bởi những người có trách nhiệm biết cách hành động để ngăn chặn chúng.

16. Người Công Giáo Brunei cử hành lễ Giáng Sinh trong an bình

Giữa lệnh cấm cử hành lễ Giáng sinh bên ngoài các cộng đồng Kitô hữu, người Công Giáo Brunei đã mừng lễ trong an bình, không có chuyện đáng tiếc nào xảy ra. Nhà lãnh đạo hàng đầu của Công Giáo tại quốc gia này vừa cho biết như trên.

Theo quy định của chính phủ được đưa ra vào dịp Giáng Sinh này, những người Hồi giáo nào gửi lời chúc mừng Giáng sinh, sử dụng cây Giáng sinh hay đèn, mặc quần áo ông già Noel, hoặc mừng lễ Giáng sinh cách này cách khác phải đối diện với án tù có thể lên đến năm năm.

Đức Cha Cornelius Sim, Giám Quản Tông Tòa Brunei nhận xét rằng:

“Thành thật mà nói, tôi không nghĩ rằng sự vắng mặt của 'Jingle Bells' và 'Frosty the Snowman' tại các trung tâm thương mại có thể gây một tác động xấu nào trên những suy nghĩ của các Kitô hữu”

“Santa Claus như miêu tả trong văn hóa bình dân khó có thể coi là một diễn tả phù hợp và đầy đủ về ý nghiã của lễ Giáng Sinh!”

Ngài nói thêm:

“Tôi thấy được khích lệ khi thấy người Công Giáo của chúng tôi đến nhà thờ để cử mừng sự ra đời của Chúa Giêsu một cách đơn giản nhưng vui vẻ. Người Công Giáo tại nước này đã luôn luôn có thể thực hành đức tin công khai như một cộng đồng tín ngưỡng và mong muốn tiếp tục được như vậy trong thời gian tới.”

Brunei là một quốc gia Đông Nam Á với 416,000 dân trong đó 79% là người Hồi giáo, 9% Kitô Giáo, và 8% Phật giáo. Brunei có ba giáo xứ và 1,900 người Công Giáo.
 
Giáo Hội Năm Châu 12 – 18/01/2016: Căng thẳng giữa Hồi Giáo Shitte và Sunni
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:47 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Hồng Y Peter Turkson nói Đức Thánh Cha không chống lại các doanh nghiệp

Trong một diễn từ tại Đại học Andes tại Chile, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô thách thức các nhà lãnh đạo kinh doanh tăng cường ý thức trách nhiệm đối với người nghèo và với sáng tạo.

“Khi ngài nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích một cảm giác mở rộng của ơn gọi, đưa đến một việc thực thi trách nhiệm một cách sâu sắc,” Đức Hồng Y Peter Turkson cho biết như trên hôm 06 Tháng Giêng.

“Hai năm trước, ngài đã viết những lời này cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới: 'Kinh doanh thực ra là một ơn gọi, và là một ơn gọi cao quý, với điều kiện là những người tham gia trong đó thấy mình bị thách thức bởi một ý nghĩa lớn hơn trong cuộc sống’. Nhiều người cho rằng những lời này chỉ có thể xuất phát từ một người hiểu sai về kinh doanh, hay một người đánh giá thấp công việc kinh doanh.”

“Đức Thánh Cha không phải là người chống kinh doanh; ngài phê phán nỗi ám ảnh với lợi nhuận và sự thần thánh hóa thị trường”, Đức Hồng Y Turkson nói thêm: “Khi đề cập đến những thách thức của sự phát triển bền vững, ngài kêu gọi các doanh nghiệp phải được tiến hành theo chiều hướng uốn nắn sự khai thác của mình để giải quyết các nhu cầu cấp bách của con người. Và điều này không có nghĩa là từ bỏ động cơ lợi nhuận.”

2. Đấu tranh cho quyền được lái xe của các phụ nữ Pakistan

Đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ trong một xã hội minh nhiên công nhận sự thống trị của nam giới đối với nữ giới như tại Pakistan là một công việc trường kỳ. Các phong trào đấu tranh giờ đây chú trọng vào một chuyện nhiều người coi là chuyện nhỏ nhưng thực ra sẽ có một ảnh hưởng rất lớn, đó là quyền được lái xe của phụ nữ. Một khi phụ nữ được quyền lái xe, họ có khả năng kiếm được công ăn việc làm và trở nên độc lập hơn.

Chiếc xe tải này xem ra là một hình ảnh bình thường trên các tuyến đường cao tốc của Pakistan ... nhưng lần này có một cảnh tượng bất thường trong xe. Nó được lái bởi Shamim Akhtar, một người phụ nữ, một bác tài xe tải nữ duy nhất trên đất Pakistan. Bị chồng bỏ rơi sau khi sinh đứa con thứ năm, Shamim phải vật lộn kiếm tiền nuôi con trong nhiều năm. Shamim quyết định học lái xe, và cầm lái.

Shamim nói:

“Công việc này không đáp ứng được tất cả các chi phí của gia đình tôi, nhưng còn hơn là không có đồng nào ... Nếu bạn cần 10,000 rupee nhưng chỉ kiếm được 7,000 rupee, thì vẫn tốt hơn là chẳng có gì”.

Phụ nữ được quyền lái xe ô tô tại Pakistan. Nhưng những tài xế nữ như Shamim rất hiếm. Nhiều người phụ nữ khác đang đẩy ranh giới xã hội thậm chí xa hơn nữa. Tayyaba Tariq mỗi ngày phải lái xe 25 km về phía biên giới Ấn Độ để làm công việc của một viên chức hải quan.

Tayyaba Tariq lái xe gắn máy vì cô không đủ tiền sắm xe hơi. Cô nói: “Quyền được lái xe kể cả xe gắn máy, làm cho một người trở nên độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình. Đặc biệt là các cô gái, họ không còn phụ thuộc vào người khác như họ không cần phải hỏi anh trai hoặc cha của họ để đưa họ một nơi nào đó.”

Tuy nhiên, cũng có những nguy hiểm. Phụ nữ ngày nay được cấp bằng lái xe gắn máy nhưng khi họ di chuyển trên đường, họ thường phải đối mặt với các lạm dụng hoặc quấy rối đặc biệt là ở các thành phố lớn, như tại Lahore. Một đám những người đàn ông lượn lờ theo sau buông lời cợt nhả.

3. Căng thẳng ngày càng sôi sục giữa Hồi Giáo Shitte và Sunni

Căng thẳng đang sôi sục tại Iraq với việc Ả Rập Saudi đã giết một giáo sĩ hàng đầu của hệ phái Hồi Giáo Shiite. Vào hôm thứ hai hàng ngàn người đã biểu tình phản đối tại thủ đô Baghdad và các thành phố miền nam Iraq Shiite sau khi Ả Rập Saudi đã xử tử giáo sĩ Nimral-Nimr, cùng với hơn 50 người khác với tội danh khủng bố.

Giới hữu trách tại Iraq cho biết có ít nhất hai đền thờ của phái Hồi Giáo Sunni đã bị tấn công ở Hilla, một thành phố cách Baghdad khoảng một giờ lái xe, làm một người chết nhằm trả thù cho việc xử tử này.

Thủ tướng Iraq là Haider Al-Abadi đã ra lệnh cho chính quyền thành phố “hãy săn đuổi băng nhóm tội phạm này”.

Việc Ả Rập Saudi xử tử vị giáo sĩ này đã làm dấy lên những phản ứng giận dữ trong cộng đồng Shiite, bao gồm những cộng đồng ở Iraq và Iran. Chính quyền ở Riyadh đã cắt đứt liên hệ với Iran sau cuộc biểu tình vũ bão xông vào tòa Đại Sứ Saudi ở Tehran và di tản các nhà ngoại giao.

Vào ngày Chúa Nhật, nhân viên ngoại giao của Iran ở Riyadh đã buộc phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ. Thêm vào đó, vào ngày Chúa Nhật, Saudi Arabia đã ngưng tất cả các chuyến bay đến Iran và các quốc gia vùng vịnh ủng hộ Arab Saudi đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Được biết hoàng gia cai quản vương quốc Arab Saudi thuộc giáo phái Hồi Giáo Sunni, trong khi đó Iran thuộc giáo phái Shiite. Tuy cùng là Hồi Giáo, nhưng hai giáo phái này chống đối lẫn nhau, ủng hộ các nhóm nổi dậy khác nhau trong cuộc chiến Syria.

4. Khối Hồi Giáo Sunni cảnh cáo Iran

Ngoại trưởng các nước Ả rập đã lên án cuộc tấn công vào cơ quan ngoại giao Ảrập Xêút tại Iran và cảnh báo hôm Chúa Nhật 10 tháng Giêng rằng Iran sẽ phải đối mặt với sự phản đối rộng lớn hơn nếu nó tiếp tục “can thiệp” vào công việc nội bộ của các quốc gia Ả Rập.

Căng thẳng giữa Ảrập Xêút, nơi phần lớn dân chúng theo Hồi giáo Sunni; và Iran nơi phần lớn dân theo Hồi Giáo Shi'ite đã leo thang kể từ khi chính quyền Ảrập Xêút hành quyết giáo sĩ Shiite Nimr al-Nimr vào ngày 02 tháng Giêng, gây phẫn nộ trong số những người Shiite trên khắp Trung Đông.

Người biểu tình Iran xông vào sứ quán Ảrập Xêút ở Tehran và lãnh sự quán của nước này tại Mashhad, khiến Ảrập Xêút cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran.

Đáp lại, Iran đã cắt mọi quan hệ thương mại với Ảrập Xêút, và cấm người hành hương bén mãng đến Mecca.

Các nước Ả Rập khác theo Hồi Giáo Sunni đã triệu hồi các vị đại sứ tại Iran về nước để thể hiện tình đoàn kết với Ảrập Xêút. Ngoại trưởng Ảrập Xêút là Adel al-Jubeir cho biết sau một cuộc họp khẩn cấp Liên đoàn Ả Rập tại Cairo rằng cắt đứt quan hệ thương mại và ngoại giao việc Iran là bước đầu tiên, và rằng nước ông sẽ thảo luận về các hành động mạnh hơn nữa nhằm chống lại Iran và các đồng minh của Iran trong khu vực và trên trường quốc tế. Ông không cho biết thêm chi tiết, nhưng cảnh cáo rằng nếu Iran tiếp tục hỗ trợ “chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bè phái và bạo lực”, Iran sẽ phải đối mặt với sự phản đối của tất cả các nước Ả Rập.

Ngoại trưởng Jubeir xác nhận rằng một số quốc gia đã đề nghị làm trung gian trong cuộc tranh chấp nhưng cho rằng những nỗ lực đó không mang lại bất kỳ sự tiến bộ nào. Ông nói: “Liên quan đến vấn đề hòa giải, có một số quốc gia đã bày tỏ sẵn sàng để làm điều này, nhưng điều quan trọng là quan điểm của Iran. Nếu họ khăng khăng như hiện nay, hòa giải là vô ích”

Trong một tuyên bố sau cuộc họp, Liên đoàn Ả Rập cũng cáo buộc Vệ binh Cách mạng Iran đang đứng đằng sau những vụ bạo động tại Bahrain. Tất cả các thành viên của Liên đoàn Ả Rập đã bỏ phiếu ủng hộ các bản tuyên bố, trừ ra Li Băng, nơi Iran đang hậu thuẫn Hezbollah là một lực lượng chính trị rất mạnh tại đây.

Tuyên bố không đưa ra bất kỳ biện pháp chung cụ thể nào để chống Iran nhưng thiết lập một ủy ban nhỏ hơn để theo dõi các diễn biến. Các ngoại trưởng các nước Ả Rập dự kiến sẽ gặp lại nhau vào ngày 25 tháng Giêng tại Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất.

5. Account Twitter của Đức Giáo Hoàng vượt quá 26 triệu người theo dõi.

Ðài phát thanh Vatican cho biết, account Twitter của Đức Giáo Hoàng (bằng 9 ngôn ngữ khác nhau) đã vượt quá 26 triệu người theo dõi vào lúc 5g15 ngày thứ Năm 07 tháng Giêng vừa qua.

Chính Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã khai trương account Twitter @pontifex vào ngày 12 tháng 12 năm 2012, với tweet (tin nhắn) đầu tiên bằng tám thứ tiếng: Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp, Bồ Ðào Nha, Ðức, Ba Lan và Ả Rập. Ðức Bênêđictô XVI viết: “Các bạn thân mến, tôi rất vui mừng được liên lạc với các bạn qua Twitter. Cảm ơn các bạn đã quảng đại hồi đáp. Tôi chân thành chúc lành cho tất cả các bạn”.

Sau hơn một tháng, đến 15 tháng 01 năm 2013, trang Twitter của Ðức giáo hoàng đã có hai triệu người theo dõi, và hai ngày sau, trang này có thêm tiếng Latin [@pontifex_ln].

Về phần Ðức Thánh Cha Phanxicô, tweet đầu tiên của ngài được gửi đi ngày Chúa Nhật 18 tháng 03 năm 2013, năm ngày sau khi ngài đắc cử giáo hoàng, như sau: “Các bạn thân mến, tôi chân thành cảm ơn các bạn và xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Giáo hoàng Phanxicô”.

Ngày 26 tháng 10 năm 2013, số người theo dõi lên tới hơn 10 triệu. Khoảng hai năm sau, ngày 12 tháng 04 năm 2015, số người theo dõi đã vượt quá 20 triệu và ngày 23 tháng 11 cùng năm, đã có hơn 25 triệu người theo dõi.

Trong tweet mới nhất được gửi ngày thứ Sáu 8 tháng Giêng năm 2016, và là tweet thứ hai trong Năm Mới 2016 cho đến nay, Đức Giáo Hoàng viết: “Khi thế giới đang say ngủ trong tiện nghi và ích kỷ, sứ mạng của Kitô giáo là giúp thế giới ấy thức dậy”.

6. Ukraina mừng lễ Giáng sinh hai lần

Năm nay, tại Ukraina, lễ Giáng sinh được mừng vào hai ngày: 25 tháng Mười Hai và 7 tháng Giêng.

Tại một đất nước chịu nhiều thương tích vì cuộc chiến tranh với Nga, đồng thời đang nỗ lực xích lại gần Tây Âu, lịch tôn giáo đang trở thành nơi bộc lộ bản sắc dân tộc.

Trong lúc nhiều người dân Ukraina mừng lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng Giêng theo lịch Giulianô (1) được Chính thống giáo sử dụng, lại xuất hiện nhiều ý kiến muốn chuyển sang ngày 25 tháng Mười Hai để thống nhất với Công Giáo (theo lịch Grêgôrianô).

Ngày 25 tháng Mười Hai vừa qua, nhiều linh mục thuộc Giáo Hội Chính thống giáo đã cử hành Thánh lễ Giáng sinh tại Kiev. Điều này đã khiến một số vị trong hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa bất mãn. Tại một đất nước đã chịu nhiều thương tích do việc sáp nhập vùng Crimêa vào Nga và cuộc chiến chống lực lượng ly khai thân Nga ở phía Ðông, thì cuộc bất hòa về lịch đã chạm đến phần cốt tủy của bản sắc dân tộc Ukraina, vốn trong lịch sử đã từng bị giằng xé giữa ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa và mong muốn xích lại gần Tây Âu.

Những nhà hoạt động đã cho lưu hành hai kiến nghị được đăng trên trang điện tử chính thức của phủ tổng thống Ukraine: “Chúng tôi, những Kitô hữu thuộc các Giáo Hội khác nhau, dù không bỏ truyền thống của mình nhưng muốn được mừng lễ Giáng sinh cùng toàn thể thế giới Kitô giáo, nên đề nghị rằng ngày 25 tháng Mười Hai là ngày lễ mừng Chúa Giáng sinh”. Nếu sáng kiến này giành được đủ sự ủng hộ, Tổng thống Petro Poroshenko sẽ phải xem xét vấn đề, và có thể đưa ra biểu quyết tại Quốc hội Ukraine.

7. Đức Hồng Y Donald Wuerl của Washington nhận định về cuộc bách hại các Kitô hữu trên thế giới

Tờ Quan Sát Viên Rôma đã công bố một trích đoạn trong cuốn sách mới của Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Washington DC về cuộc bách hại các Kitô hữu.

“Theo ước tính đáng tin cậy, có hơn 200 triệu Kitô hữu thuộc 60 quốc gia trên thế giới phải đối diện với một số hình thức bách hại vì đức tin của họ”, Đức Hồng Y đã viết như trên trong cuốn “To the Martyrs: A Reflection on the Supreme Christian Witness” nghĩa là “Một suy tư về chứng tá tột đỉnh của các vị tử đạo”.

Ngài nhận xét rằng:

“Tuy nhiên, điều đó hầu như không được ghi nhận trên các phương tiện truyền thông lớn. Hầu như chẳng bao giờ thấy các nhà ngoại giao và các nguyên thủ quốc gia lưu ý tới. Trong thực tế, người ta coi đó như một chuyện chính trị. Tử đạo Kitô giáo được xem là một chuyện quá nặng phần tôn giáo nên không thể kích thích sự quan tâm của phe tả ở Mỹ và quá xa lạ để có thể khơi dậy một sự chú ý của cánh hữu. Và như vậy các vị tử đạo bị bỏ rơi trong cuộc chiến sống còn của họ, và cô đơn chịu đựng tất cả khổ đau.”

8. Viện trợ cho những người sắp chết đói tại Madaya, Syria

Madaya là một thị trấn nằm cách thủ đô Damascus khoảng 25 km về phía tây và và cách biên giới Li Băng 11km. Thị trấn này đã lọt vào tay quân nổi dậy và từ tháng 7 năm ngoái bị bao vây bởi các lực lượng chính phủ và đồng minh của họ trong phong trào Hồi giáo Shiite Hezbollah ở Li Băng.

40,000 cư dân đã bị mắc kẹt ở đây trong sáu tháng qua và đã không nhận được viện trợ nào. Một số người chết vì đói.

Theo một thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc được sự bảo trợ và trung gian bởi các cường quốc khu vực, các loại thuốc và các mặt hàng thực phẩm khác đã được vận chuyển vào trung tuần tháng Giêng.

Viện trợ cũng sẽ được gửi đến hai làng bị bao vây bởi các lực lượng phiến quân ở phía Bắc tỉnh Idlib. Tình hình tại Kefraya cũng được báo cáo là vô cùng thảm khốc, với ước tính khoảng 30,000 người bị mắc kẹt giữa 2 lằn đạn.

9. Mexicô đã bắt lại được tên trùm ma túy khét tiếng El Chapo

Nhà chức trách Mexico đã đưa tên trùm ma tùy Joaquin Guzman hay còn gọi là “El Chapo”, khét tiếng thế giới ra trước các phương tiện truyền thông, sau khi họ đã bắt lại được tên này.

Các nhà chức trách Mexicô đã bắt lại trùm ma túy hàng đầu của thế giới này sau sáu tháng y trốn thoát khỏi một nhà tù có an ninh tối đa. Trùm của băng đảng Sinaloa đầy quyền lực này đã trốn tù qua một đường hầm dài hàng dặm nối vào ngay phòng tắm của y trong nhà giam. Hắn đã bị bắt lại trong một cuộc bố ráp gây ra cái chết cho năm người. Giờ đây, hắn bị nhốt lại cùng nhà tù cũ.

Guzman đã dẫn đầu một băng đảng nhập lậu hàng tỷ đô la ma túy vào Hoa Kỳ, và đã đụng độ ác liệt với các băng đảng Mexico khác. Hoa Kỳ đã giúp đỡ trong cuộc bố ráp đó để bắt lại y. Việc bắt lại được Guzman là một sự thúc đẩy lớn cho quan hệ Mexicô và Hoa Kỳ vì mối quan hệ đã từng bị căng thẳng do việc tù nhân này đã bỏ trốn sau khi Mỹ có yêu cầu dẫn độ về Hoa Kỳ. Bây giờ trùm ma túy sẽ bị xét xử ở Mỹ, nhưng thủ tục này có thể mất vài tháng.
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 14– 20/01/2016: Sức mạnh của lời cầu nguyện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:51 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Sức mạnh của lời cầu nguyện

“Lời cầu nguyện chân thành khiến phép lạ xảy ra và giúp con tim chúng ta không bị chai cứng. Lời cầu nguyện sẽ biến đổi Giáo Hội. Không phải chúng tôi, các Giáo hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục làm cho Giáo Hội tiến về phía trước mà là chính các thánh.” Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba, ngày 12 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha đã triển khai bài giảng dựa trên bài đọc một trích sách Samuel, kể về bà Anna – một người phụ nữ đau khổ, đã nức nở cầu nguyện để nài xin Thiên Chúa ban cho bà một đứa con – và vị tư tế Ê-li, ngồi trên ghế ở cửa đền thờ và quan sát bà Anna từ xa. Vì bà Anna thầm thĩ trong lòng, chỉ có môi mấp máy, chẳng ai nghe thấy tiếng bà, nên ông Ê-li nghĩ rằng bà say rượu.

Đức Thánh Cha nói:

“Bà Anna đã đầu nguyện thầm thì trong lòng và chỉ mấp máy môi, chẳng ai có thể nghe tiếng bà. Bà là một phụ nữ can đảm có lòng tin tưởng nhưng tâm hồn đang tràn ngập cay đắng. Bằng những giọt nước mắt chân thành, bà đàng nài xin ân sủng và sự xót thương của Thiên Chúa. Có rất nhiều phụ nữ can đảm và tốt lành như thế trong Giáo Hội. Họ đã đặt trọn sự tín thác của mình trong những lời cầu nguyện chân thành. Ngay lập tức, chúng ta sẽ nhớ đến thánh Monica. Bằng nước mắt và lời cầu nguyện, thánh nữ đã kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống trên người con trai, để rồi người con ấy đã thực sự hoán cải và trở nên thánh. Đó chính là thánh Augustinô. Có nhiều phụ nữ như thế đang hiện diện trong Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

Bà Anna thầm thì cầu nguyện trong đau khổ và nước mắt. Nhưng vị tư tế Ê-li lại nghĩ rằng bà đang say xỉn và khuyên bà đi dã rượu. Suy đoán của ông Ê-li là điều mà ta phải cẩn trọng, vì khi con tim không có lòng xót thương, ta rất dễ nghĩ những điều tiêu cực. Ta sẽ không hiểu cũng như không đồng cảm được với những người đang cầu nguyện trong đau khổ và nước mắt. Họ đang phó thác nỗi đau và sự cùng cực của họ nơi Thiên Chúa.

Đức Giêsu biết và hiểu rất rõ những lời cầu nguyện trong hoàn cảnh thống khổ như thế này. Bởi gì trong Vườn Dầu, chính Ngài đã lo buồn đến đổ mồ hôi máu: ‘Lạy Cha, nếu Cha muốn xin cất chén này cho Con, nhưng đừng theo ý Con, một theo ý Cha.’ Lời cầu nguyện của Đức Giêsu và bà Anna đều có chung một tâm tình: hiền lành và khiêm tốn. Đôi khi cầu nguyện, chúng ta nài xin Chúa điều này điều kia, nhưng rất thường là chúng ta không biết cầu nguyện như thế nào và phải xin điều gì cho đúng.”

Đức Thánh Cha cũng kể lại câu chuyện một người đàn ông ở Buenos Aires có đứa con gái 9 tuổi trong bệnh viện, đang trong tình trạng nguy kịch sắp chết. Ông đã thức trắng cả đêm để đi đến đền thờ Đức Trinh Nữ Maria ở Lujàn mà cầu nguyện. Ông đã bám vào cánh cổng, tựa đầu vào những khung sắt của đền thờ và tha thiết nài xin ơn chữa lành cho đứa con gái bé bỏng. Sáng hôm sau, khi quay lại bệnh viện, con gái của ông đã được chữa lành.

Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Những lời cầu nguyện chân thành sẽ khiến phép lạ xảy ra. Phép lạ sẽ xảy ra cho những Kitô hữu, cho những giáo dân có lòng tin tưởng, cho các Giám mục, linh mục và cho cả những ai dường như đã mất đi lòng thương xót. Những lời cầu nguyện chân thành sẽ giúp biến đổi Giáo Hội. Không phải các vị Giáo hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục hay các nữ tu làm cho Giáo Hội triển nở và không ngừng tiến lên phía trước nhưng chính là các thánh. Các thánh là những người đã tin tưởng vào Thiên Chúa, tin Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng và có thể làm được mọi sự.”

2. Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm bất bình, giầu tình yêu và thành tín.

Thánh Kinh giới thiệu Thiên Chúa như Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, chậm giận, giầu tình yêu và thành tín, luôn luôn sẵn sàng tiếp đón, thông cảm và thứ tha.

Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 7,000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến chúng tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 13 tháng Giêng năm 2016. Mở đầu bài huấn dụ Ðức Thánh Cha nói:

Hôm nay chúng ta bắt đầu các bài giáo lý liên quan tới lòng thương xót theo viễn tượng kinh thánh, để học biết lòng thương xót, bằng cách lắng nghe điều chính Thiên Chúa dậy dỗ chúng ta với Lời Ngài. Chúng ta bắt đầu với Thánh Kinh Cựu Ước, chuẩn bị cho chúng ta và dẫn chúng ta tới mạc khải tràn đầy của Chúa Giêsu Kitô, nơi Người lòng thương xót của Thiên Chúa Cha được vén mở một cách thành toàn.

Trong Thánh Kinh Chúa được giới thiệu như là “Thiên Chúa xót thương”. Ðó là tên của Ngài, qua đó Ngài vén mở cho chúng ta gương mặt và con tim của Ngài. Khi tự vén mở cho ông Môshê như kể trong sách Xuất Hành, chính Ngài tự định nghĩa như thế này: “Chúa, Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận, giầu tình yêu và thành tín” (Xh 34,6). Cả trong các văn bản khác chúng ta cũng tìm thấy công thức này, với vài thay đổi, nhưng luôn luôn nhấn mạnh trên lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa, là Ðấng không mệt mỏi tha thứ (x. St 4,2; Ge 2,13; Tv 86,15; 103,8; 145,8; Nkm 9,17). Chúng ta hãy cùng nhau duyệt xét một lần các từ này của Thánh Kinh nói với chúng ta về Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha giải thích chi tiết như sau:

Chúa “thương xót”: lời này khơi dậy một thái độ của sự hiền dịu như thái độ của một bà mẹ đối với con minh. Thật thế, từ Do thái được Thánh Kinh liên tưởng đến cung lòng người mẹ. Vì thế hình ảnh gợi lên là hình ảnh của một Thiên Chúa xúc động và hiền dịu với chúng ta như một bà mẹ, khi ôm lấy đứa con nhỏ vào vòng tay, chỉ ước mong yêu thương, che chở, giúp đỡ và sẵn sàng trao ban tất cả, cả chính mình. Ðó là hình ảnh mà từ này gợi lên. Như thế đó là một tình yêu có thể định nghĩa trong nghĩa tốt lành là “nội tạng”.

Tiếp tục bài huấn dụ Ðức Thánh Cha nói: Thế rồi cũng có viết rằng Chúa “trắc ẩn” trong nghĩa ân xá, cảm thương, và trong sự cao cả của Ngài Ngài cúi xuống trên kẻ yếu đuối và nghèo túng, luôn luôn sẵn sàng tiếp đón, cảm thông và tha thứ. Ngài như người cha của dụ ngôn thánh Luca kể trong Phúc Âm (x. Lc 15,11-32): một người cha không khép kín trong giận dữ vì đứa con út bỏ đi, nhưng trái lại tiếp tục chờ đợi nó - ông đã sinh ra nó - rồi ông chạy ra gặp nó và ôm hôn nó, không để cho nó kết thúc sự xưng thú của nó - làm như thể ông bịt miệng nó lại - tình yêu và niềm vui của ông to biết chừng nào vì đã tìm lại được con. Và rồi ông cũng đi gọi người anh cả giận dữ và không muốn vào mừng lễ; anh là đứa con luôn luôn ở trong nhà nhưng sống như là một đầy tớ hơn là một người con, thế mà người cha cũng cúi xuống trên anh, mời anh vào nhà, tìm mở rộng trái tim anh cho tình yêu, để không có ai bị loại trừ khỏi lễ mừng của lòng thương xót. Lòng thương xót là một lễ mừng.

Về Thiên Chúa thương xót này người ta cũng nói rằng Ngài “chậm giận” dịch sát chữ là “có hơi thở dài”, có nghĩa là với hơi thở rộng rãi của lòng quảng đại và có khả năng chịu đựng. Thiên Chúa biết chờ đợi, các thời gian của Ngài không phải là các thời gian của sự không kiên nhẫn của con người. Ngài như người nông phu khôn ngoan biết chờ đợi, để cho hạt giống có thời gian lớn lên, cho dù có cỏ lùng (x. Mt 13,24-30).

Ðức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:

Và sau cùng Chúa tự tuyên bố là “cao cả trong tình yêu và lòng thành tín”. Ðịnh nghĩa này về Thiên Chúa đẹp biết bao! Ở đây có tất cả. Bởi vì Thiên Chúa cao cả và quyền năng, nhưng sự cao cả và quyền năng này được trải dài ra trong việc yêu thương chúng ta, là những người bé nhỏ, bất lực. Từ “tình yêu “ được dùng ở đây ám chỉ lòng trìu mến, ân phước, lòng tốt. Nó không phải là tình yêu của tiểu thuyết truyền hình... Chính tình yêu đi bước trước, không tuỳ thuộc nơi các công nghiệp của con người, nhưng tùy thuộc sự nhưng không vô biên. Ðó là sự ân cần của Thiên Chúa, mà không gì có thể ngăn chặn được, kể cả tội lỗi, bởi vì nó biết vượt qua tội lỗi, chiến thắng sự dữ và tha thứ sự dữ.

Một “lòng thành tín” vô hạn: đó là từ cuối cùng trong mạc khải của Thiên Chúa cho ông Môshê. Lòng trung thành của Thiên Chúa không bao giờ suy giảm, bởi vì Chúa là Ðấng Giữ Gìn, Ðấng không ngủ, nhưng liên tục canh thức trên chúng ta để đưa chúng ta tới sự sống như nói trong thánh vịnh: “Xin Ðấng gìn giữ bạn đừng để bạn lỡ chân trật bước, xin Người chớ ngủ quên. Ðấng gìn giữ Ít-ra-en, lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành!

Giavê giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh, giữ gìn cho sinh mệnh an toàn. Giavê giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới, từ giờ đây cho đến mãi muôn đời.” (Tv 121,3-4.7-8).

Và vì Thiên Chúa thương xót này trung thành trong lòng từ bi của Ngài, và thánh Phaolo nói lên một điều hay đẹp: nếu bạn không trung thánh với Ngài, Ngài sẽ vẫn trung thành, bởi vì Ngài không thể tự chối bỏ chính mình. Lòng trung thành trong sự thương xót chính là bản chất của Thiên Chúa. Vì thế Thiên Chúa luôn luôn và hoàn toàn đáng tin cậy. Một sự hiện diện vững vàng và ổn định. Ðó là sự chắc chắn của đức tin chúng ta. Và như vậy trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, chúng ta hãy hoàn toàn phó thác mình cho Ngài, và hãy sống kinh nghiệm được yêu bởi vì “Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và cao cả trong tình yêu và lòng trung thành này”.

3. Lòng tin tưởng giúp chuyển bại thành thắng

“Người có lòng tin luôn chiến thắng, vì lòng tin có thể chuyển bại thành thắng. Lòng tin tưởng không phải là ma thuật nhưng là một tương quan cá vị với Thiên Chúa. Tương quan ấy người ta không thể học được từ sách vở, nhưng là một quà tặng của Thiên Chúa. Món quà đó rất đáng để chúng ta nài xin.” Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 14 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.

Bài đọc một trích sách Sa-mu-en thuật lại sự thất bại của con cái Ít-ra-en trước người Phi-li-tinh. Cuộc chiến vô cùng ác liệt. Con cái Ít-ra-en đã bị tổn thất lớn và ngay cả danh dự, nhân phẩm của họ cũng bị chà đạp. Điều gì dẫn đến sự thất bại này? Nguyên nhân là dân chúng đã dần xa rời Thiên Chúa, sống theo tinh thần thế tục và tôn thờ ngẫu tượng. Họ đã đi đến Si-lô lấy Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa về. Nhưng dường như họ chỉ làm theo thói quen và phong tục văn hóa; còn thật ra họ đã đánh mất tương quan phụ tử với Thiên Chúa từ lâu rồi. Không thờ phượng Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã bỏ họ một mình. Thậm chí dân chúng còn muốn dùng Hòm Bia Giao Ước của Thiên Chúa để mong đánh thắng trận. Nhưng họ làm như thế giống như một trò phù phép.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Ở A-phếch có Lề Luật của Thiên Chúa. Nhưng dân chúng đã bỏ Lề Luật mà không tuân giữ. Như vậy, chẳng còn tương quan cá vị với Thiên Chúa nữa. Họ đã lãng quên Thiên Chúa, Đấng đã giải phóng và cứu vớt họ bao nhiêu lần. Họ đã bị người Phi-li-tinh đánh bại, ba mươi ngàn bộ binh tử trận, Hòm Bia Thiên Chúa bị chiếm đoạt, và hai người con ông Ê-li là hai tư tế tội lỗi đã lợi dụng dân chúng ở Si-lô đều bị giết. Như vậy, thất bại chung cuộc đó là: một dân sống xa rời Thiên Chúa sẽ luôn kết thúc bi thảm. Con cái Ít-ra-en có đền thờ, có nơi thánh nhưng tâm hồn họ không ở bên Chúa, không thờ phượng Chúa. Cũng vậy, ngày hôm nay, nếu anh chị em tin Chúa, nhưng là một Thiên Chúa xa xôi, huyền ảo chứ không ở trong tâm hồn anh chị em và anh chị em cũng chẳng hề quan tâm tuân giữ những mệnh lệnh, giới răn của Ngài; đó thật sự là một thất bại. Thất bại thảm hại!

Trái lại, Tin Mừng ngày hôm nay kể cho chúng ta nghe một chiến thắng vẻ vang: ‘Khi ấy, có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta quỳ xuống – quỳ là một hành động của sự thờ phượng – van xin rằng: ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.’ Anh ta muốn nói với Đức Giêsu rằng: ‘Con là một kẻ thất bại trong cuộc sống, là kẻ bị gạt ra ngoài – bệnh phong thực sự là một thất bại, vì không thể sống chung trong cộng đồng, người mắc bệnh phong luôn bị xua đuổi – nhưng Ngài là Đấng có thể chuyển bại thành thắng.’ Điều ấy có nghĩa là: ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.’ Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh hãy được sạch.’ Và như thế, thật là đơn giản: trận chiến này đã kết thúc chỉ trong vòng hai phút ngắn ngủi với một chiến thắng vẻ vang; còn trận chiến của con cái Ít-ra-en với Phi-li-tinh kéo dài cả ngày nhưng lại thất bại thảm hại. Anh chàng mắc bệnh phong đã có điều gì đó trong tâm hồn thôi thúc anh đến gặp Đức Giêsu và nài xin. Anh ta đã có lòng tin!

Thánh Tông đồ Gioan nói rằng: ‘Điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta.’ (1Ga 5, 4). Lòng tin của chúng ta luôn luôn chiến thắng, giống như chàng thanh niên trong Tin Mừng. Những kẻ thất bại trong bài đọc một cũng cầu nguyện với Chúa, cũng chạy tới Si-lô để lấy Hòm Bia Giao Ước; nhưng họ không có lòng tin. Đức Giêsu đã nói rằng nếu chúng ta có lòng tin lớn bằng hạt cải và nài xin Thiên Chúa bằng lòng tin ấy, chúng ta có thể dời non lấp biển. Chính lòng tin tưởng cho chúng ta khả năng này. Đức Giêsu cũng đã nói: bất kỳ điều gì anh em xin Chúa Cha nhân danh Thầy, anh em sẽ được nhận lời. Cứ xin thì sẽ được, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Nhưng hãy xin và gõ với lòng tin tưởng. Lòng tin tưởng chính là chiến thắng của chúng ta.

Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa để lời cầu nguyện của chúng ta luôn được bén rễ sâu trong niềm tin tưởng. Đức tin là một quà tặng. Chúng ta không thể học được đức tin từ sách vở nhưng là món quà Thiên Chúa ban tặng cho ta. Chúng ta hãy nài xin: ‘Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con.’ Chúng ta xin Chúa để biết cầu nguyện với lòng tin tưởng, để biết xác tín rằng mọi sự chúng ta xin thì Chúa sẽ ban cho. Lòng tin tưởng chính là chiến thắng của chúng ta.”

4. Tôn vinh Thiên Chúa là bằng chứng của lòng tin tưởng

Niềm tin của tôi nơi Đức Giêsu Kitô như thế nào?” Đây là câu hỏi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu lên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 6, ngày 15 tháng Giêng, tại nguyện đường thánh Marta. Được gợi hứng từ bài Tin Mừng theo thánh Mác-cô kể về việc Đức Giêsu đã chữa lành cho một người bại liệt, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng:

“Để thực sự hiểu biết Đức Giêsu, tâm hồn chúng ta không được đóng kín nhưng phải rộng mở để bước theo Ngài trên con đường của sự tha thứ và khiêm nhường. Không ai mua được đức tin. Đó là quà tặng của Thiên Chúa. Món quà ấy sẽ giúp biến đổi cuộc đời chúng ta.

Trong bài Tin Mừng, dân chúng tìm mọi cách để đến gần Đức Giêsu và không nghĩ rằng rủi ro hay nguy hiểm có thể xảy ra khi chen lấn, xô đẩy nhau vì quá đông. Quả thật, có rất nhiều người ở trong cũng như xung quanh bên ngoài ngôi nhà Đức Giêsu đang hiện diện. Vì dân chúng đông đúc, những người khiêng kẻ bại liệt không thể nào đến gần Ngài. Họ mới dỡ mái nhà, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Hành động ấy chứng tỏ họ có lòng tin mạnh mẽ. Lòng tin tưởng này cũng giống với lòng tin của người đàn bà băng huyết cố chen chúc trong đám đông để mong chạm vào tua áo Đức Giêsu khi Ngài đang trên đường đến nhà ông Gia-ia. Và bà cũng đã được chữa lành. Đó cũng chính là niềm tin của viên đại đội trưởng, người đã nài xin sự chữa lành cho tên đầy tớ của mình. Đức tin mạnh mẽ và sự can đảm sẽ giúp con người tiến về phía trước và mở rộng tâm hồn cho Thiên Chúa.

Trong câu chuyện về người bại liệt, Đức Giêsu đã đi xa thêm một bước nữa. Ở Nadaret lúc bắt đầu sứ vụ, Đức Giêsu đã vào hội đường và tuyên bố rằng Ngài được sai đến để giải thoát những ai đang bị áp bức, tù tội; cho người mù được thấy, kẻ què được đi… và để công bố một năm hồng ân của Đức Chúa. Nhưng trong câu chuyện về người bại liệt, Đức Giêsu đã tiến xa hơn một bước. Ngài không chỉ chữa lành bệnh tật mà còn tha thứ tội lỗi cho anh. Tuy nhiên, trong câu chuyện ấy, cũng có những người với tâm hồn đóng kín và con tim chai đá. Họ chỉ chấp nhận Đức Giêsu như là một vị thầy thuốc có khả năng chữa lành; còn việc tha thứ tội lỗi lại là chuyện khác, cần một uy quyền mạnh mẽ hơn. Họ nghĩ rằng Đức Giêsu không được phép tha tội, vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội mà thôi. Tâm trí Đức Giêsu thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như vậy, Người mới bảo họ: ‘Sao các ông lại nghĩ thầm trong bụng những điều ấy? Vậy, để các ông biết ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội – đây là một bước đột phá – Đức Giêsu nói với người bại liệt: ‘Hãy đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà.’ Việc Đức Giêsu tha thứ tội lỗi cho người bại liệt quả là một lời khó nghe, chướng tai, khiến nhiều người không chấp nhận được, ngay cả một số môn đệ đi theo Ngài cũng cảm thấy như thế. Họ cũng đã xầm xì ‘lời này thật chướng tai’, khi Đức Giêsu tuyên bố phải ăn thịt và uống máu Ngài để được ơn cứu độ và sự sống trường sinh. Người ta thực sự không hiểu biết Đức Giêsu. Họ chỉ chấp nhận Ngài như một thầy thuốc chữa bệnh chứ không phải là Thiên Chúa.

Chúng ta biết rằng Đức Giêsu có thể chữa chúng ta khỏi bệnh hoạn, tật nguyền nhưng trên hết Ngài đến để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Đức Giêsu được sai đến chính vì mục đích đó, để hy sinh tính mạng của mình nhằm cứu chuộc chúng ta. Và đây là điều thực sự khó hiểu không chỉ đối với dân chúng, với các kinh sư, thượng tế mà ngay cả các môn đệ đi theo Đức Giêsu. Nhiều người trong số họ đã bỏ Ngài mà đi nơi khác, đến nỗi Đức Giêsu phải quay lại và hỏi Nhóm Mười Hai: ‘Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ Thầy mà đi ư?’ Đây cũng là câu hỏi dành cho mỗi người chúng ta. Lòng tin tưởng của chúng ta đặt để nơi Đức Giêsu như thế nào? Chúng ta có tin Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa? Lòng tin tưởng này có biến đổi đời sống của chúng ta? Đức tin là một quà tặng. Không ai có thể chiếm đoạt hay mua bán đức tin. Đó là một món quà. Lòng tin tưởng nơi Đức Giêsu Kitô có dẫn chúng ta đến thái độ tự hạ, đến sự ăn năn, sám hối? Để từ đó, ta có thể nài xin: ‘Lạy Chúa, xin tha thứ cho con. Xin tha thứ mọi lỗi lầm mà con đã phạm.’

Dân chúng tìm kiếm Đức Giêsu để nghe lời của Ngài, vì Ngài giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. Dân chúng tuôn đến với Đức Giêsu cũng vì muốn được chữa lành, muốn nhìn thấy Ngài làm phép lạ. Nhưng điều quan trọng là cuối cùng, sau khi đã lắng nghe và đã xem thấy, họ ngạc nhiên sửng sốt và ra đi tôn vinh Thiên Chúa. Như vậy, một phép thử chứng tỏ tôi tin Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa – Đấng được Chúa Cha sai đến để tha thứ và cứu chuộc tôi – chính là sự tôn vinh, tán tụng. Tôi thực sự tin, nếu tôi có khả năng tán dương, tôn vinh Thiên Chúa. Tôn vinh là điều hoàn toàn tự do và tự nhiên. Đó là cảm xúc dâng trào mà Thánh Thần Thiên Chúa khuấy động trong lòng khiến chúng ta thốt lên: ‘Đức Giêsu là Thiên Chúa.’ Xin Thiên Chúa giúp chúng ta luôn được triển nở trong niềm tin tưởng vào Đức Giêsu, Đấng đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta. Xin cho lòng tin tưởng này thôi thúc chúng ta không ngừng cất cao lời ca ngợi, tán dương Thiên Chúa.”
 
Giáo Hội Năm Châu 19 – 25/01/2016: Hàng triệu người Phi Luật Tân rước kiệu Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:54 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Hàng triệu người Phi Luật Tân rước kiệu Đức Mẹ
Ước tính có khoảng 1 triệu người Công Giáo Phi Luật Tân đã tham gia trong đoàn diễu hành ở Manila kỷ niệm ngày lễ Đức Mẹ Đen (Black Nazarene) vào ngày 09 tháng Giêng.

Đám rước hàng năm này, luôn luôn là một sự kiện náo nhiệt và gây nhiều cảm xúc, đã diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh rất chặt chẽ. Khoảng 5,000 cảnh sát và lính quân đội được giao nhiệm vụ bảo vệ cuộc rước kiệu, cùng với những con chó đánh hơi bom và máy bay do thám vần vũ trên bầu trời.
Các biện pháp an ninh này phản ánh mối lo ngại về nguy cơ khủng bố ngày càng cao của Hồi giáo tại Phi Luật Tân, nơi mà các nhóm ly khai Hồi giáo đang đấu tranh cho quyền tự trị tại tỉnh Mindanao.

Tượng Black Nazarene, đã được các giáo sĩ Tây Ban Nha đưa đến Phi Luật Tân vào thế kỷ 17, được cho là có quyền năng kỳ diệu. Mỗi năm trong các cuộc rước kiệu Đức Mẹ diễn ra vào ngày 9 tháng Giêng và vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, hàng chục ngàn người cố chen lấn để chạm được vào tượng Đức Mẹ. Nhiều trường hợp khỏi bệnh kỳ lạ đã được ghi nhận.
2. Hàng giáo phẩm tại Giêrusalem tố cáo việc phá hoại các nghĩa trang Kitô Giáo
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Israel đã lặp lại những lời thỉnh cầu của các ngài xin nhà cầm quyền điều tra những tội phạm chống Kitô giáo sau khi xảy ra một vụ mạo phạm nữa tại một nghĩa trang gần Giêrusalem.
Hàng chục cây thánh giá trên các ngôi mộ đã bị phá hủy hoặc bị đập hư hỏng tại một nghĩa trang ở Beit Jamal. Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Jerusalem lưu ý rằng vụ phá hoại này chỉ là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu Thiên Chúa giáo.
“Chúng tôi lên án vụ việc này và nhắc nhở tất cả rằng đây không phải là lần đầu tiên loại tội phạm này đã xảy ra trong những năm gần đây,”
Tòa Thượng Phụ nhận định rằng những tội phạm như thế này càng lúc càng táo bạo và quy mô càng lớn dần vì không ai bị truy cứu và xét xử thích đáng. Một điệp khúc cứ được lặp đi lại lặp lại trên các phương tiện truyền thông là “những người tấn công không rõ lai lịch”.
3. Các Giám Mục Congo kêu gọi đối thoại và hòa giải quốc gia
Tại Cộng hòa Dân chủ Congo-nơi có khoảng 5.4 triệu người thiệt mạng trong hai cuộc nội chiến gần đây (1996-1997 và 1998-2003) - một phái đoàn các giám mục đã có cuộc gặp gỡ với ủy ban bầu cử quốc gia.
Cha Léonard Santedi, tổng thư ký của Hội đồng Giám mục cho biết.
“Các giám mục, trong tư cách là các mục tử, đã bắt đầu cuộc họp với các chính trị gia và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự để xem xét những gì cần phải làm để cải thiện tình hình liên quan đến cuộc đối thoại và hòa giải quốc gia”.
Bình luận về tuyên bố của chủ tịch ủy ban bầu cử quốc gia theo đó cuộc bầu cử sẽ được dời từ từ tháng Mười năm ngoái đến tháng Ba năm nay, cha Léonard Santedi nhận xét rằng:
“Lịch bầu cử phải có sự đồng thuận và phải thực tế”, ngài nói thêm.
53% trong tổng số 81,700,000 dân Cộng Hòa Dân Chủ Congo là người Công Giáo.
4. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội khích lệ tổng thống Bờ Biển Ngà
Trong cuộc gặp gỡ đầu năm giữa tổng thống Alassane Ouattara với các nhà lãnh đạo các tôn giáo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục nước này đã lên tiếng ca ngợi những nỗ lực của tổng thống nhằm hồi hương những người tị nạn đã phải chạy ra nước ngoài trong cuộc nội chiến lần thứ hai của Bờ Biển Ngà vào năm 2011.
Đức Giám Mục Alexis Touably Youlo của giáo phận Agboville nói thêm rằng “sự thịnh vượng kinh tế” không phải là thước đo duy nhất của hạnh phúc. Các phương tiện truyền thông địa phương nói ngài đã thách thức Ouattara, một người Hồi giáo, tốt nghiệp đại học tại Hoa Kỳ, hãy “tăng gấp đôi những nỗ lực trong việc theo đuổi không ngừng tiến trình hòa giải, hòa bình, và đoàn kết xã hội.”
Bờ Biển Ngà có 23.9 triệu dân, trong đó 39% là người Hồi giáo, Công Giáo 24%, và 7% Tin Lành, với 12% theo các tín ngưỡng bản địa.
5. Lãnh đạo Hồi Giáo Shiite /Shi-ai/ tại Iraq kêu gọi trả nhà cửa lại cho các Kitô hữu
Muqtada al Sadr, một nhà lãnh đạo Hồi Giáo Shiite tại Iraq, rất có ảnh hưởng, đã kêu gọi trả lại các ngôi nhà của các Kitô hữu Iraq bị chiếm dụng bất hợp pháp cho những người chủ hợp pháp của chúng.
Khi các Kitô hữu chạy trốn khỏi Iraq, trong những tháng bất ổn theo sau sự can thiệp quân sự của Mỹ vào năm 2003, và theo sau các cuộc tấn công khủng bố của quân Hồi Giáo IS, nhiều người đã trục lợi bằng cách di chuyển vào những ngôi nhà vắng chủ và chiếm làm tài sản của mình.
Kitô hữu ở Iraq đã yêu cầu chính phủ ngăn chặn các vụ buôn bán, sang nhượng bất hợp pháp tài sản của họ, và trả lại tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp.
Các nhà lãnh đạo Hồi giáo hiện nay đã bắt đầu hỗ trợ nhu cầu chính đáng đó.
6. Giáo hạt tòng nhân đầu tiên tại Hoa Kỳ và Canada cho người Anh Giáo hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh

Trong một thời gian ngắn tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố việc hình thành một giáo hạt tòng nhân dành cho những người Anh Giáo muốn quay về với Công Giáo nhưng vẫn giữ Phụng Vụ Anh Giáo.
Đức Cha Steven Lopes, người sẽ sớm được tấn phong giám mục giáo hạt tòng nhân có tên “Ngai Tòa Thánh Phêrô”, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng các tín hữu cựu Anh giáo ở Mỹ và Canada được trao phó cho ngài “rất năng động, rất dấn thân trong đức tin của họ.”
Các tín hữu và hàng giáo sĩ của giáo hạt tòng nhân sẽ là “những nhà truyền giáo nhiệt thành”, là những người “có thể nói lên niềm vui được là người Công Giáo” Đức Cha Lopes đã nói như trên với tờ Sunday Visitor.
“Tất cả các cộng đồng của chúng tôi, tôi nhận thấy, rất mến mộ vẻ đẹp trong sự thờ phượng, vẻ đẹp về âm nhạc, vẻ đẹp về sự tham gia trong lời cầu nguyện, vẻ đẹp về sự tôn kính và về các phong cách kiến trúc.”
“Ngay bây giờ, rất nhiều cộng đồng của chúng tôi đang tập trung vào việc thành hình các ngôi nhà thờ giáo xứ. Chúng tôi đang quyên tiền, tập trung lại với nhau để thờ phượng, tăng cường bản sắc của giáo xứ”.
7. 70 nhà thờ tại Đức dùng chung cho cả các tín hữu Luther lẫn người Công Giáo
Theo một báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Đức, hiện nay vẫn còn tới 70 nhà thờ ở Đức, nơi người Tin Lành Luther và người Công Giáo thờ phượng tại những bàn thờ riêng biệt dưới cùng một mái nhà, lắm lúc việc thờ phượng như thế diễn ra đồng thời.
Điều này xảy ra vì trong quá khứ, dưới triều vua Louis XIV, vị vua của nước Pháp sinh năm 1643 và qua đời năm 1715, một phần miền tây nước Đức hiện nay nằm dưới quyền cai trị của nhà vua này và nhà vua ra lệnh rằng ở mỗi thành phố của Đức nơi chỉ có một nhà thờ duy nhất, thì nhà thờ ấy phải được dùng chung cho cả các tín hữu Công Giáo và Lutheran.
Mục sư của cộng đồng Lutheran tại Brauneberg nói với Katholisch.de rằng trước thế kỷ XIX, nhiều cộng đoàn Công Giáo và Lutheran đã tìm cách tách riêng ra, nhưng một số vẫn tiếp tục sinh hoạt như thế cho đến nay.
8. Rabbi trưởng Do Thái Giáo tại Rôma nói về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Rabbi Riccardo Di Segni, là rabbi trưởng Do Thái Giáo tại Rôma, đã thảo luận về tầm quan trọng của chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đại Hội Đường Do Thái ở Rôma hôm 17 tháng Giêng vừa qua.
Chuyến viếng thăm vào năm 1986 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “một cuộc cách mạng, một dòng thác lũ” vị giáo sĩ nói với tờ Corriere della Sera, tức là Tin Chiều. Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, người đã đến thăm Đại Hội Đường này vào năm 2010 “đã có một mối quan hệ đặc biệt với Do Thái giáo và muốn nhấn mạnh đến tính liên tục giữa Cựu Ước và Tân Ước. Phong cách của ngài là tín lý, thần học, thông thái, cũng như nghi lễ.”
Đức Thánh Cha Phanxicô “đã chào đón trực tiếp một số lượng đông nhất những người có thể”. Vị giáo sĩ Do Thái nói tiếp rằng “Ngày nay, nhiều người coi tôn giáo là nguồn gốc của hận thù, bạo lực, phá hủy. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi được thiết kế để gửi một thông điệp ngược lại: Sự đa dạng tôn giáo là một minh chứng cho sự chung sống hòa bình”
Rabbi Di Segni nói thêm rằng ông vẫn trao đổi thư từ, “luôn luôn được viết tay,” với Đức Giáo Hoàng danh dự, và rằng ông đã có một vài cuộc trò chuyện riêng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một loạt các chủ đề, bao gồm Dòng Tên và Do Thái giáo. Ông nhớ lại rằng người kế vị ngay sau Thánh Inhaxiô Loyola, tức là cha Diego Laynez, là hậu duệ của người Do Thái, đã cải đạo sang Công Giáo.
9. Giới thiệu sách mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Danh Thiên Chúa là Lòng Thương Xót” – [Không có video riêng]
“Danh Thiên Chúa là Lòng Thương Xót” là tựa đề của một cuốn sách mới được phát hành tại 86 quốc gia vào ngày thứ Ba 12 tháng Giêng, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy tầm nhìn của ngài về lòng thương xót của Thiên Chúa trong một loạt các cuộc phỏng vấn với phóng viên Vatican Andrea Tornielli. Đây là cuốn sách đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tư cách là một vị Giáo Hoàng. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu với quý vị và anh chị em một vài trích đoạn trong cuốn sách này:
Cũng như Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng cần đến lòng thương xót
Đức Thánh Cha viết: “Đức Giáo Hoàng là một người cần lòng thương xót của Thiên Chúa. Tôi nói một cách chân thành với các tù nhân tại Palmasola, ở Bolivia, và với những người nam nữ đã chào đón tôi rất nồng nhiệt. Tôi nhắc nhở họ rằng ngay cả Thánh Phêrô và Thánh Phaolô cũng đã từng bị bắt vào tù. Tôi có một mối quan hệ đặc biệt với những tù nhân, những người bị tước đoạt tự do. Tôi đã luôn luôn rất gắn bó với họ, chính vì tôi nhận thức rằng tôi là một kẻ có tội. “
“Mỗi lần tôi đi qua những cánh cửa vào trong nhà tù để cử hành Thánh Lễ hoặc thăm viếng các tù nhân, tôi luôn luôn nghĩ rằng: tại sao lại là họ mà không phải là tôi? Tôi nên ở đây. Tôi đáng bị ở đây. Sự vấp ngã của họ có thể cũng là sự vấp ngã của tôi. Tôi không cảm thấy cao trọng hơn những người đang đứng trước mặt tôi. Và vì vậy tôi lặp lại và cầu nguyện: tại sao lại là anh ta mà không phải là tôi? Nó xem ra có vẻ đáng kinh ngạc, nhưng tôi lấy được niềm an ủi từ Phêrô: Ngài đã phản bội Chúa Giêsu, và dù như thế, ngài vẫn được lựa chọn “
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I: 'được khắc trên bụi đất'
Đức Thánh Cha cũng nhớ lại ngài đã rất xúc động bởi các tác phẩm của người tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, Albino Luciani. “Có những bài giảng trong đó Đức Cha Albino Luciani, vị Giáo Hoàng tương lai, cho biết ngài đã được lựa chọn bởi vì Chúa ưa thích những điều nào đó không được khắc trên đồng hoặc trên đá cẩm thạch nhưng trên bụi đất, để nếu các hàng chữ được khắc ấy sống sót với thời gian, thì rõ ràng rằng công trạng ấy tất cả và duy nhất thuộc về Thiên Chúa. Vị giám mục và là Giáo Hoàng tương lai Gioan Phaolô I, tự gọi mình là 'bụi đất'.”
“Tôi phải nói rằng khi tôi nói về điều này, tôi luôn luôn nghĩ đến những gì Thánh Phêrô nói với Chúa Giêsu vào ngày Chúa Nhật phục sinh của Người, khi thánh nhân gặp riêng Chúa, trong một cuộc họp đã được ám chỉ trong Tin Mừng Thánh Luca. Đâu là những điều Thánh Phêrô có thể đã nói với Đấng Messiah vừa phục sinh từ ngôi mộ của Người? Có thể ngài đã nói rằng ngài cảm thấy mình là một kẻ có tội? Ngài hẳn đã phải có những suy nghĩ về sự phản bội của mình, về những gì đã xảy ra vài ngày trước khi ba lần giả vờ không biết Chúa Giêsu trong sân nhà thầy cả thượng phẩm. Ngài chắc hẳn đã phải có những suy nghĩ về những giọt nước mắt cay đắng và công khai của mình.”
“Nếu Phêrô đã làm tất cả điều đó, nếu các sách Tin Mừng đã mô tả tội lỗi và việc ngài chối Chúa cho chúng ta, và nếu bất chấp tất cả những điều này, Chúa Giêsu vẫn nói với ngài, 'Hãy chăn các chiên con của Thầy” (Ga 21), thì tôi nghĩ rằng chúng ta không nên ngạc nhiên nếu người kế vị ngài tự nhận mình là kẻ tội lỗi. Điều đó không có gì mới. “
Miserando atque eligendo (Thấp hèn nhưng lại được chọn)
Kể về câu chuyện liên quan đến khẩu hiệu giám mục của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại một kinh nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa, đã diễn ra trong những năm niên thiếu của ngài.
“Tôi không có kỷ niệm nào đặc biệt về lòng thương xót trong thời thơ ấu. Nhưng tôi có những kỷ niệm trong thời tuổi trẻ. Tôi nghĩ về Cha Carlos Duarte Ibarra, là cha giải tội, tôi đã gặp tại nhà thờ giáo xứ của tôi vào ngày 21 tháng 9 năm 1953, ngày Giáo Hội cử hành lễ Thánh Máththêu, tông đồ thánh sử. Lúc đó, tôi mười bảy tuổi. Khi xưng tội với ngài, tôi cảm thấy được lòng thương xót của Thiên Chúa chào đón. “
“Cha Ibarra nguyên là linh mục ở Corrientes nhưng ngài đến Buenos Aires để điều trị bệnh bạch cầu. Ngài qua đời vào năm sau đó. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác lúc tôi về nhà, sau khi dự tang lễ và nghi thức hạ huyệt của ngài, tôi cảm giác như mình đã bị bỏ rơi. Và tôi đã khóc rất nhiều đêm đó, thực sự rất nhiều, và vùi mình trong phòng. “
“Tại sao? Bởi vì tôi đã mất đi một người đã giúp tôi cảm nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, và vì thế miserando atque eligendo, một khẩu hiệu tôi không biết vào thời điểm đó nhưng cuối cùng tôi đã chọn là khẩu hiệu giám mục của mình. Tôi đã học được sau này, trong các bài giảng của Vị Đáng Kính người Anh là Bede [672-735]. Khi mô tả việc Chúa gọi Thánh Matthêu, ngài viết: “Chúa Giêsu thấy người thu thuế và có lòng thương xót nên đã chọn ông vào hàng các tông đồ và nói: ‘hãy theo Thầy’ “
“Đây là bản dịch những lời của Thánh Bede [ban đầu được viết bằng tiếng Latin]. Tôi muốn dịch từ “miserando” bằng một danh-động từ chưa tồn tại: misericordando hoặc mercying. Vì vậy, “thương xót anh và chọn anh” mô tả tầm nhìn của Chúa Giêsu là Đấng trao ban cho hồng ân thương xót và lựa chọn, và dẫn theo với Ngài.”
Giáo Hội lên án tội lỗi, nhưng thể hiện lòng thương xót với kẻ có tội
“Giáo Hội lên án tội lỗi bởi vì Giáo Hội phải truyền đạt sự thật: tội lỗi phải được nêu đích danh là tội lỗi. Nhưng đồng thời, Giáo Hội phải đón nhận tất cả các tội nhân nhìn nhận mình là kẻ có tội, chào đón những người ấy, và nói với họ về lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tha thứ ngay cả những kẻ đã đóng đinh và sỉ nhục Ngài. “
“Để theo đường lối Chúa, Giáo Hội được kêu gọi ban phát lòng thương xót đối với tất cả những người nhận ra mình là kẻ tội lỗi, những người chịu trách nhiệm cho những điều ác họ đã phạm, và những người cảm thấy cần sự tha thứ. Giáo Hội không hiện hữu để lên án con người, nhưng để mang đến một cuộc gặp gỡ với tình yêu thẳm sâu của lòng thương xót Thiên Chúa.”
“Tôi thường nói rằng để cho điều này xảy ra, điều cần thiết là chúng ta phải bước ra ngoài: bước ra ngoài từ các nhà thờ và các giáo xứ, bước ra ngoài và tìm kiếm những nơi người dân sinh sống, nơi mà họ phải chịu đựng, và nơi họ hy vọng. Tôi thích sử dụng hình ảnh của một bệnh viện dã chiến để mô tả “Giáo Hội tiến ra” này. Giáo Hội hiện diện nơi đang có những cuộc chiến đấu. Giáo Hội không phải là một cấu trúc vững chắc với tất cả các thiết bị, nơi mọi người đến nhận điều trị cho những yếu đuối lớn, nhỏ. Giáo Hội là một cấu trúc di động cung cấp những trợ giúp đầu tiên và những chăm sóc ngay lập tức, để những người lính của mình không chết.”
“Đó là một nơi để chăm sóc khẩn cấp, không phải là một nơi để gặp một chuyên gia. Tôi hy vọng rằng Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ giúp thể hiện sâu sắc khía cạnh từ mẫu và nhân hậu của Giáo Hội, một Giáo Hội bước ra với những người “bị thương”, những người đang cần một đôi tai biết lắng nghe, sự hiểu biết, tha thứ, và tình yêu.”
Nói vâng với Lòng Thương Xót, và nói không với băng hoại
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục với việc chỉ ra sự khác biệt giữa tội lỗi và băng hoại. Ngài nói rằng người băng hoại thiếu sự khiêm tốn để nhận ra tội lỗi của mình.
“Băng hoại là tội lỗi trong đó, thay vì thừa nhận mình là kẻ có tội và trở nên khiêm tốn, nó được nâng lên thành một hệ thống; một thói quen tinh thần, một cách sống. Chúng ta không còn cảm thấy sự cần thiết của ơn tha thứ và lòng thương xót, nhưng chúng ta biện minh cho bản thân và hành vi của mình. “
“Chúa Giêsu nói với các môn đệ: ngay cả khi người anh em của các con xúc phạm các con bảy lần một ngày, và bảy lần một ngày người ấy trở lại với các con để xin tha thứ, các con hãy tha thứ cho người ấy. Các hối nhân, những người phạm tội hết lần này sang lần khác vì sự yếu đuối của mình, sẽ tìm thấy sự tha thứ nếu họ thừa nhận nhu cầu của mình cần đến lòng thương xót. Người băng hoại là một kẻ tội lỗi nhưng không ăn năn hối cải, phạm tội nhưng cứ giả vờ là Kitô hữu thuần thành, và cuộc sống hai mặt này gây ra tai tiếng. “
“Người băng hoại không biết khiêm nhường, người ấy không cho rằng mình cần đến sự giúp đỡ, và cứ tiếp tục sống một cuộc sống hai mặt. Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng băng hoại như thể nó chỉ là một tội lỗi. Mặc dù băng hoại thường được đồng hóa với tội lỗi, trong thực tế, chúng là hai thực tại khác biệt, mặc dù liên kết với nhau. “
“Tội lỗi, đặc biệt là khi lặp đi lặp lại, có thể dẫn đến băng hoại, không phải theo nghĩa định lượng - nghĩa là không phải cứ một số lượng nhất định các tội lỗi nào đó làm cho một người trở thành băng hoại - nhưng theo nghĩa chất lượng: trong đó thói quen được hình thành và con người bị giới hạn năng lực yêu thương và có một cảm giác sai lầm cho mình như thế là tốt rồi không cần đến lòng thương xót Chúa. “
“Người băng hoại cảm thấy mệt mỏi không muốn cầu xin tha thứ và chung cuộc tin rằng người ấy không cần phải xin tha thứ nữa. Chúng ta không trở thành những người băng hoại một sớm một chiều đâu. Đó là một con dốc dài và trơn trượt không thể được xác định đơn giản là một loạt các tội lỗi. Một người có thể là một kẻ có tội và không bao giờ rơi vào băng hoại, nếu trái tim người ấy cảm nhận được sự yếu đuối của mình. Đó là một lỗ nhỏ cho phép sức mạnh của Thiên Chúa đi vào. “
“Khi một người có tội nhận mình là kẻ có tội, người ấy thừa nhận cách nào đó rằng những gì người ấy đã gắn bó với, bám víu vào, là sai. Còn người băng hoại thì giấu nhẹm đi những gì kẻ ấy cho là kho báu thực sự của mình, nhưng thực ra chỉ làm cho người ấy ra nô lệ; và đeo vào một mặt nạ khác với cách cư xử tốt, luôn luôn tính toán để giữ thể diện. “
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 21– 27/01/2016: Chẳng tội nhân nào không có một tương lai
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:06 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Rượu mới, bầu cũng phải mới!

“Người Kitô hữu nào luôn ngoan cố với não trạng ‘từ trước đến nay mọi sự đều đã được làm như thế’ là một người có tâm hồn đóng kín trước sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của Thánh Thần. Với một định kiến cứng ngắc như vậy, người ấy sẽ chẳng bao giờ có thể tiến tới chân lý toàn vẹn nhưng lại có nguy cơ tôn thờ những ngẫu tượng và biến thành quân phản nghịch.” Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 18 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta

Trong bài đọc một, vua Sa-un đã bị Thiên Chúa gạt bỏ, không cho làm vua Ít-ra-en nữa, vì ông đã nghe theo lời dân chúng hơn là vâng phục Thánh Ý. Sau chiến thắng vẻ vang trước quân A-ma-lếch, dân chúng đã muốn lấy những con tốt nhất trong số chiến lợi phẩm là chiên dê và bò để làm hy lễ dâng Đức Chúa, vì trước đây họ ‘luôn làm như vậy’. Nhưng lần này Thiên Chúa không muốn họ làm thế nữa mà họ vẫn làm, và vua Sa-un đã nghe theo ý của dân chúng.

Tiên tri Sa-mu-en đã khiển trách vua Sa-un: ‘Thiên Chúa có ưa thích các lễ toàn thiêu và hy lễ như ưa thích người ta vâng lời Đức Chúa không?’ Cũng vậy, ngày hôm nay trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu cũng nhắc nhở chúng ta. Khi những tiến sĩ luật có ý trách tại sao các môn đệ của Đức Giêsu không ăn chay trong khi những người khác ăn chay, Ngài đã trả lời – và điều đó cũng là một nguyên lý sống: ‘Chẳng ai lấy vải mới vá áo cũ, vì như vậy miếng vải mới sẽ kéo áo cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới.’

Những hình ảnh mà Đức Giêsu nêu ra có ý nghĩa gì? Phải chăng Ngài muốn ‘phá’ Luật? Không! Luật là để phục vụ lợi ích cho con người mà con người lại phải phục vụ và thi hành thánh ý Thiên Chúa. Như vậy, con người phải có một trái tim rộng mở. Câu ‘mọi sự đã luôn được làm như thế’ cho thấy một tâm hồn đóng kín. Đức Giêsu nói với chúng ta rằng: ‘Thầy sẽ gửi Thánh Thần đến và người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn.’ Như vậy, nếu chúng ta có một trái tim đóng kín trước những biến đổi của Thần Khí, chúng ta sẽ chẳng bao giờ gặp được chân lý. Và đời sống Kitô hữu của chúng ta sẽ là một kiếp sống nửa vời, chắp vá, khinh ghét những gì là mới mẻ, và cũng không sẵn sàng để mở ra trước tiếng nói của Thiên Chúa. Con tim đóng kín, vì người ấy không có khả năng để thay đổi.

Ngoan cố và phản nghịch. Đây là lỗi lầm mà vua Sa-un đã mắc phải, và vì thế, vua đã bị Thiên Chúa gạt bỏ. Cách nào đó, đây cũng là lỗi lầm của nhiều Kitô hữu khi khăng khăng phải làm giống ý chang những gì đã được thực hiện trước đây mà không chịu mở lòng ra cho một sự đổi mới. Họ muốn kết thúc đời mình với một kiếp sống nửa với, vá víu, vô vị. Đây chính là một tội, vì con tim đóng kín không chịu mở ra để nghe lời Thiên Chúa, không mở ra trước sự năng động của Thánh Thần, Đấng luôn làm cho chúng phải ngỡ ngàng, kinh ngạc bởi những điều mới mẻ, kỳ diệu. Tiên tri Sa-mu-en nói: ‘Phản nghịch cũng có tội như bói toán, ngoan cố cũng là tội ác giống như thờ ngẫu tượng.’

Tập tục của người Do Thái thời Đức Giêsu cho rằng một người Ít-ra-en tốt lành là người phải biết ăn chay. Nhưng còn có một thực tại khác, đó là Thánh Thần vẫn luôn hướng dẫn chúng ta đến chân lý toàn vẹn. Vì thế, chúng ta phải có trái tim rộng mở, một trái tim không ngoan cố tôn thờ ngẫu tượng là những định kiến cứng ngắc, vì điều quan trọng nhất chính là sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên mà Chúa Thánh Thần đang thực hiện.

Đây cũng là thông điệp mà ngày hôm nay Thiên Chúa muốn nhắn nhủ Giáo Hội. Đức Giêsu đã nói rất mạnh mẽ rằng: ‘Rượu mới, bầu cũng phải mới.’ Trước sự năng động mới mẻ của Thần Khí, trước những việc kỳ diệu của Thiên Chúa thì ngay cả những phong tục, tập quán hay truyền thống cũng cần phải được xem xét lại để được đổi mới. Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta một tâm hồn rộng mở, một trái tim luôn sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của Thần Khí. Nhưng mặt khác, cũng xin cho mỗi người chúng ta ơn phân định để biết điều gì không được thay đổi - vì đó là nền móng, là đá tảng – và điều gì cần phải thay đổi để có thể nhận lãnh được sự năng động tươi mới của Chúa Thánh Thần.

2. Nhiệm vụ của Giám mục là cầu nguyện và rao truyền sự Phục Sinh của Đức Giêsu

“Nhiệm vụ của Giám mục là cầu nguyện và rao truyền sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Nếu Giám mục không cầu nguyện và không rao giảng Tin Mừng mà lại tự làm mình bận rộn với những chuyện khác, thì Đoàn Dân Chúa sẽ phải khổ sở vì vị Giám mục ấy.” Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 22 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta

“Tin Mừng ngày hôm nay (Mc 3, 13-19) kể lại việc Đức Giêsu tuyển chọn và lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ. Nhóm Mười Hai là những Giám mục tiên khởi. Sau cái chết của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, Mat-thi-a đã được tuyển chọn để thay thế. Có thể nói, đây là nghi thức phong chức Giám mục đầu tiên trong Giáo Hội. Giám mục là những trụ cột của Giáo Hội, được mời gọi để trở nên chứng tá về sự Phục Sinh của Đức Giêsu.

Chúng ta, những Giám mục, có trách nhiệm phải trở nên những chứng nhân, để làm chứng rằng Giêsu đã phục sinh, Ngài đang sống và bước song hành cùng chúng ta; phải làm chứng rằng Đức Giêsu cứu độ chúng ta, đã hy sinh tính mạng vì chúng ta; phải làm chứng rằng Đức Giêsu là niềm hy vọng của chúng ta, Ngài luôn chờ đợi và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Đời sống của chúng ta phải là một chứng tá, một chứng tá đích thực về sự Phục Sinh của Đức Kitô.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Giám mục có hai nhiệm vụ. Nhiệm vụ thứ nhất là ở với Giêsu trong cầu nguyện. Nhiệm vụ tiên hết của Giám mục không phải là thực hiện những kế hoạch mục vụ, nhưng là cầu nguyện. Cầu nguyện là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nhiệm vụ thứ hai là chứng nhân, nghĩa là rao giảng. Rao giảng về ơn cứu độ mà Đức Giêsu đã trao ban cho chúng ta. Hai nhiệm vụ này không dễ dàng. Cầu nguyện và rao giảng thật sự giúp cho những trụ cột của Giáo Hội thêm vững mạnh. Trụ cột sẽ bị lung lay, yếu ớt nếu các Giám mục không cầu nguyện hoặc cầu nguyện ít hoặc là quên cầu nguyện, hoặc các Giám mục không lo rao giảng Tin Mừng mà lại quan tâm đến những chuyện khác. Giáo Hội cũng sẽ trở nên yếu ớt và khổ sở. Đoàn dân chúa sẽ khổ đau, vì những cột trụ đã trở nên yếu đuối.

Giáo Hội không thể tiến bước nếu thiếu các Giám mục. Vì vậy, chúng ta có bổn phận cầu nguyện cho các Giám mục của chúng ta. Đây là bổn phận của tình yêu mến, là bổn phận của con cái dành cho người cha, là bổn phận của những người anh em với nhau, vì gia đình duy trì được sự hiệp nhất trong việc tuyên xưng Đức Giêsu Kitô đã phục sinh và hằng sống.

Vì vậy ngày hôm nay, tôi muốn mời gọi anh chị em cầu nguyện cho tất cả chúng tôi, là những Giám mục. Bởi vì, chúng tôi cũng là những tội nhân, chúng tôi cũng yếu đuối, mong manh. Chúng tôi cũng có nguy cơ như Giu-đa, vì chính Giu-đa cũng đã được tuyển chọn để trở thành một cột trụ. Chúng tôi cũng có nguy cơ không cầu nguyện, không đi rao giảng và không trừ quỷ. Xin cầu nguyện cho các Giám mục để các vị được nên như Đức Giêsu mong muốn, để các vị biết làm chứng về sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Đoàn Dân Chúa hãy cầu nguyện cho các Giám mục. Trong mỗi thánh lễ, xin anh chị em hãy cầu nguyện cho các Giám mục, cầu nguyện cho đấng kế vị thánh Phê-rô, trưởng Giám mục đoàn, và cũng cũng cầu nguyện cho các Giám mục tại Giáo Hội địa phương. Anh chị em đừng cầu nguyện bằng cách xướng tên của các Giám mục lên trong thánh lễ như một thói quen, nhưng hãy cầu nguyện cho các ngài bằng cả con tim. Chúng ta có thể cầu nguyện như thế này: ‘Lạy Chúa, xin chúa gìn giữ các Giám mục, xin Chúa gởi đến cho chúng con những Giám mục là những chứng nhân đích thực, những Giám mục biết cầu nguyện, những Giám mục biết yêu thương và chăm lo cho chúng con, những Giám mục biết rao giảng để chúng con có thể hiểu Lời Chúa. Nhờ vậy, chúng con mới xác tín rằng Chúa là Đấng hằng sống và luôn ở giữa chúng con.’”

3. Tái khởi hành từ Bí Tích Rửa Tội, suối nguồn lòng thương xót để tìm lại sự hiệp nhất

Tất cả chúng ta các tín hữu Công Giáo, Chính Thống, hay Tin Lành, làm thành một chức tư tế vương giả và một quốc gia thánh thiện. Điều này có nghĩa là chúng ta có một sứ mệnh chung là thông truyền lòng thương xót đã nhận lãnh cho những người khác, bắt đầu từ những người nghèo nàn và bị bỏ rơi nhất. Do đó phải tái khởi hành từ Bí tích Rửa Tội là suối nguồn của lòng thương xót và sự hiệp nhất.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với 8,000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục sáng thứ Tư 20 tháng Giêng.

Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: chúng ta đã nghe văn bản kinh thánh hướng dẫn suy tư trong Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu kitô, từ ngày 18 đến 25 tháng giêng. Đoạn thư thứ nhất của thánh Phaolô đã được chọn bởi một nhóm đại kết Lettonia, được Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội và Hội Đồng Toà Thánh hiệp nhất các kitô hữu giao trách nhiệm.

Đức Thánh Cha cho biết thêm:

Chính giữa nhà thờ chính toà Luther tại Riga có một giếng rửa tội thuộc thế kỷ XII vào thời Lettonia được thánh Mainardo rao giảng Tin Mừng. Giếng rửa tội đó là dấu chỉ hùng hồn của một nguồn gốc đức tin được tất cả mọi kitô hữu Công Giáo, Luther và Chính Thống nước Lettonia thừa nhận. Nguồn gốc đó là bí tích Rửa Tội chung của chúng ta. Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định rằng: “Bí tích Rửa Tội là ràng buộc bí tích của sự hiệp nhất có giữa tất cả những người nhờ nó đã được tái sinh” (Unitatis redintegratio, 22). Thư thứ I của thánh Phêrô hướng tới thế hệ kitô đầu tiên để khiến cho họ ý thức về ơn đã nhận lãnh với Bí tích Rửa Tội và các đòi buộc mà nó bao hàm. Cả chúng ta nữa, trong Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất này, chúng ta được mời gọi tái khám phá ra tất cả những điều này và cùng nhau sống nó, bằng cách vượt quá các chia rẽ giữa chúng ta. Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

Trước hết, chia sẻ bí tích Rửa Tội có nghĩa là tất cả chúng ta là những người tội lỗi, cần được cứu rỗi và giải thoát khỏi sự dữ. Đây là khiá cạnh tiêu cực, mà thư của thánh Phêrô gọi là “tối tăm” khi nói “Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta ra khỏi mền tăm tối để dẫn đưa anh em vào ánh sáng tuyệt vời của Ngài”. Đây là kinh nghiệm của cái chết, mà chính Chúa Kitô đã sống, và nó được biểu tượng trong bí tích Rửa Tội bởi việc được dìm mình trong nước và trồi lên, biểu tượng của sự sống lại vào cuộc sống mới trong Chúa Kitô. Khi kitô hữu chúng ta nói rằng mình chia sẻ một bí tích Rửa Tội, chúng ta khẳng định rằng tất cả chúng ta – Công Giáo, tin lành và chính thống – chúng ta chia sẻ kinh nghiệm được mời gọi từ bóng tối đáng thương và bị tha hóa tới cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, tràn đầy lòng thương xót. Thật vậy, tất cả chúng ta đều sống kinh nghiệm của tính ích kỷ, sinh ra chia rẽ, khép kín, khinh bỉ. Tái khởi hành từ Bí tích Rửa Tội có nghĩa là tìm lại suối nguồn của lòng thương xót, suối nguồn của niềm hy vọng đối với tất cả mọi người, bởi vì không có ai bị loại trừ khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa cả. Không có ai bị loại trừ khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Việc chia sẻ ơn thánh này tạo ra một mối dây không thể tan biến giữa các kitô hữu chúng ta, và như thế, nhờ Bí tích Rửa Tội chúng ta có thể coi nhau tất cả như anh em thật sự. Chúng ta thực sự là dân thánh của Thiên Chúa, cả khi nếu vì các tội lỗi của chúng ta, chúng ta chưa là một dân hoàn toàn hiệp nhất. Lòng thương xót của Thiên Chúa hoạt động trong Bí tích Rửa Tội mạnh mẽ hơn các chia rẽ của chúng ta. Nó mạnh mẽ hơn. Trong mức độ trong đó chúng ta tiệp nhận ơn thánh của lòng thương xót, chúng ta luôn ngày càng trở thành dân của Thiên Chúa một cách tràn đầy hơn và chúng ta cũng có khả năng loan báo cho tất cả mọi người các việc diệu kỳ của Ngài, chính từ một chứng tá hiệp nhất đơn sơ và huynh đệ. Kitô hữu chúng ta có thể loan báo cho tất cả mọi người sức mạnh của Tin Mừng bằng cách dấn thân chia sẻ các công tác của lòng thương xót trên thân xác và trong tinh thần. Đây là một chứng tá cụ thể của sự hiệp nhất giữa các kitô hữu chúng ta: tin lành, chính thống, Công Giáo.

Kết luận, anh chị em thân mến, nhờ ơn thánh của Bí tích Rửa Tội, kitô hữu chúng ta đã có được lòng thương xót của Thiên Chúa và chúng ta đã được tiếp nhận vào dân của Ngài. Tất cả chúng ta, Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành, chúng ta làm thành một chức tư tế thánh thiện và một quốc gia thánh thiện. Điều này có nghĩa là chúng ta có một sứ mệnh chung, đó là thông truyền lòng thương xót đã nhận lãnh cho những người khác, bắt đầu từ những người nghèo nàn và bị bỏ rơi nhất. Trong tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu kitô này, chúng ta hãy cầu nguyện để cho tất cả chúng ta là các môn đệ của Chúa Kitô tìm ra kiểu cộng tác với nhau hầu đem lòng thương xót của Thiên Chúa Cha tới mọi phần của trái đất này.

4. Thiên Chúa chúc lành cho hôn nhân, và muốn là Phu Quân của từng người chúng ta

Phép lạ hoá nước thành rượu tại tiệc cuới làng Cana là một dấu chỉ Thiên Chúa chúc lành cho hôn nhân. Tình yêu giữa một người nam và một người nữ là một con đường tốt giúp sống Tin Mừng, nghĩa là bước đi trên lộ trình của sự thánh thiện. Nhưng mỗi một người đều được mời gọi gặp gỡ Chúa như Phu Quân của cuộc đời mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 50,000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm 17 tháng Giêng tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cập đến trình thuật phép lạ biến nước thành rượu ngon trong tiệc cuới làng Cana, nơi Mẹ Maria, Chúa Giêsu và các môn đệ đầu tiên được mời tham dự. Khi nghe Mẹ Maria cho biết họ thiếu rượu, Chúa Giêsu trả lời là giờ con chưa đến, nhưng rồi ngài đã làm phép lạ. Thánh sử Gioan ghi: “Đây là khởi đầu các dấu lạ Chúa Giêsu làm. Ngài biểu lộ vinh quang Ngài, và các môn đệ tin nơi Ngài” (Ga 2,11). Đức Thánh Cha định nghĩa các phép lạ như sau:

Như thế các phép lạ là các dấu chỉ kèm theo lời rao giảng Tin Mừng, và chúng có mục đích khơi dậy và củng cố niềm tin nơi Chúa Giêsu. Trong phép lạ thành toàn tại Cana, chúng ta có thể nhận ra một cử chỉ lòng nhân hậu của Chúa Giêsu đối với đôi vợ chồng, một dấu chỉ phước lành của Thiên Chúa đối với hôn nhân. Như thế, tình yêu giữa một người nam và một người nữ là một con đường tốt giúp sống Tin Mừng, nghĩa là để tươi vui bước đi trên lộ trình của sự thánh thiện.

Nhưng phép lạ Cana không chỉ liên quan tới đôi vợ chồng. Mỗi người đều được mời gọi gặp gỡ Chúa như Phu Quân của cuộc đời mình. Đức tin kitô là một ơn chúng ta nhận được với bí tích Rửa Tội, và nó cho phép chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa. Đức tin trải qua các thời gian tươi vui, đau khổ, ánh sáng và bóng tối, như trong mọi kinh nghiệm của tình yêu. Trình thuật đám cưới Cana mời gọi chúng ta tái khám phá ra rằng Chúa Giêsu không tự giới thiệu như là một thẩm phán sẵn sàng lên án các tội lỗi của chúng ta, cũng không như là một vị chỉ huy bắt buộc chúng ta theo lệnh của mình một cách mù quáng. Ngài tự biểu lộ như Phu Quân của nhân loại: như là Đấng đáp trả các chờ mong và các lời hứa của niềm vui ở trong con tim của từng người trong chúng ta.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Như vậy chúng ta có thể tự hỏi: tôi có thật sự biết Chúa như thế không? Tôi có cảm thấy Ngài như là Phu Quân cuộc đời tôi không? Tôi có đang đáp trả lại trên cùng làn sóng của tình yêu hôn nhân, mà Ngài biểu lộ cho tôi và cho mỗi người mọi ngày hay không? Đây là việc ý thức rằng Chúa Giêsu tìm chúng ta và mời gọi chúng ta dành chỗ cho Ngài trong cùng thẳm con tim của chúng ta. Và trên con đường đức tin này với Ngài chúng ta không bị bỏ rơi một mình: chúng ta đã nhận được ơn Máu Chúa Kitô. Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa các chum nước như sau:

Các chum nước bằng đá, mà Chúa Giêsu khiến đổ đầy nước để biến thành rượu, là dấu chỉ việc bước từ giao ước cũ sang giao ước mới. Thay vì nước dùng cho việc thanh tẩy theo lễ nghi, chúng ta đã nhận được Máu Chúa Giêsu, đã đổ ra một cách bí tích trong Thánh Thể, và một cách đổ máu của cuộc Khổ Nạn và trên Thập Gía. Các Bí Tích tuôn trào từ Mầu Nhiệm Phục Sinh đổ vào trong chúng ta sức mạnh siêu nhiên, và cho phép chúng ta nếm hưởng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.

Xin Đức Trinh Nữ, mẫu gương của việc suy gẫm các lời nói và các việc làm của Chúa, giúp chúng ta tái khám phá ra với đức tin vẻ đẹp và sự phong phú của Thánh Thể và các Bí Tích khác làm cho tình yêu của Thiên Chúa hiện diện cho chúng ta. Như thế, chúng ta sẽ luôn luôn ngày càng say mê Chúa Giêsu hơn, Phu Quân của chúng ta, và đi gặp Ngài với đèn sáng của đức tin tươi vui, và như vậy trở thành các chứng nhân của Ngài trong thế giới.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/01 – 27/01/2016: Ðức Thánh Cha không nới lỏng các điều kiện tiêu hôn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:12 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Phanxicô tiếp kiến Toà Thượng thẩm Rota và khẳng định: “Không nới lỏng các điều kiện tiêu hôn”.

Hôm 22 tháng Giêng tại Hội trường Clêmentinô, Vatican, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Toà Thượng thẩm Rota trong buổi tiếp kiến thường niên, khai mạc năm tư pháp.

Trong bài huấn từ, Ðức Thánh Cha khẳng định tính bất khả phân ly của hôn nhân và nói rõ tình trạng “đức tin cá nhân chưa trưởng thành” không thể được coi là cớ để tiêu hôn. Ðức Thánh Cha nói với các vị hữu trách Toà Rota: “Cần khẳng định rõ ràng rằng phẩm chất của đức tin không phải là điều kiện cốt yếu trong sự ưng thuận kết hôn”.

Một vấn đề được đặt ra trong những năm gần đây là: liệu có cần “trưởng thành về đức tin” hoặc “có đức tin tối thiểu” giữa hai người đã được rửa tội mới mang lại hiệu lực cho hôn nhân chăng. Sở dĩ đặt ra vấn đề này chủ yếu là vì có nhiều người “được rửa tội nhưng không tin”. Những người này được rửa tội hồi còn nhỏ nhưng bản thân lại không lĩnh hội đức tin mình đã nhận lúc chịu phép Rửa tội.

Nghịch lý này đã được Uỷ ban Thần học Quốc tế, cơ quan tư vấn của Bộ Giáo lý Ðức Tin, nêu lên hồi thập niên 1970, đồng thời cũng được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nhiều lần nói tới, đặc biệt trong huấn từ tại buổi tiếp kiến Toà Rota năm 2013, ngài khẳng định: “Hôn ước bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, đối với những mục đích của bí tích, không đặt ra yêu cầu về đức tin cá nhân đối với những người tiến đến hôn nhân; điều kiện tối thiểu mà hôn ước này đặt ra là ý muốn thực hiện những gì Hội Thánh yêu cầu”.

Vấn đề này cũng đã được đặt ra tại hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình vừa qua, và nhiều ý kiến được nêu lên về việc yêu cầu phải có “đức tin tối thiểu” khi Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành hai Tự sắc, trong tháng Chín 2015, về cải tổ quy tắc giáo luật liên quan đến các vụ tuyên bố hôn nhân vô hiệu.

Tuy nhiên, phát biểu của Ðức Thánh Cha với Toà Rota hôm nay đặc biệt khẳng định “đức tin tối thiểu” không phải là yêu cầu đặt ra đối với hôn nhân thành sự giữa hai người đã được rửa tội.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Thụy Điển

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Thụy Điển vào ngày 31-10 năm nay, và cùng chủ tọa buổi tưởng niệm đại kết tại thành phố Lund nhân kỷ niệm 500 năm cuộc cải cách Tin Lành vào năm 2017.

Thông cáo chung của Công Giáo và Liên hiệp Tin Lành Luther công bố hôm 25-1-2016 cho biết buổi tưởng niệm sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Giám Mục Munib Younan, Chủ tịch Liên hiệp Tin Lành Luther thế giới, và Mục Sư Martin Junge, Tổng thư ký của liên hiệp này, chủ tọa. Buổi lễ được sự cộng tác của Giáo Hội Thụy Điển và giáo phận Công Giáo Stockholm.

Việc tưởng niệm chung sẽ làm nổi bật những tiến bộ đại kết giữa Công Giáo và Tin Lành Luther, những hồng ân cho nhau xuất phát từ cuộc đối thoại. Biến cố này sẽ bao gồm một buổi lễ chung dựa trên cẩm nang phụng vụ Công Giáo - Luther (Common Prayer) mới xuất bản.

Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, giải thích rằng: “Cùng nhau tập trung vào đặc tính trọng yếu của vấn đề Thiên Chúa và một lối tiếp cận có trọng tâm là Chúa Kitô, các tín hữu Luther và Công Giáo sẽ có cơ hội cử hành việc tưởng niệm đại kết về cuộc Cải Cách, không phải như một cách thức thực tiễn, nhưng với cảm thức sâu xa về niềm tin nơi Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại”

5. Nhận định của Rabbi trưởng Do Thái Giáo tại Rôma về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí, Rabbi Riccardo Di Segni, là rabbi trưởng Do Thái Giáo tại Rôma, đã thảo luận về tầm quan trọng của chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đại Hội Đường Do Thái ở Rôma hôm 17 tháng Giêng vừa qua.

Theo Rabbi Riccardo Di Segni, chuyến viếng thăm vào năm 1986 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “một cuộc cách mạng, một dòng thác lũ” vị giáo sĩ đã nói như trên với tờ Corriere della Sera, tức là Tin Chiều. Trong khi đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, người đã đến thăm Đại Hội Đường này vào năm 2010 “đã có một mối quan hệ đặc biệt với Do Thái giáo và muốn nhấn mạnh đến tính liên tục giữa Cựu Ước và Tân Ước. Phong cách của ngài là tín lý, thần học, thông thái, cũng như nghi lễ.”

Vị Rabbi Trưởng tại Rôma nhận xét rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có một phong thái là “chào đón trực tiếp một số lượng đông nhất những người có thể”. Vị giáo sĩ Do Thái nói tiếp rằng “Ngày nay, nhiều người coi tôn giáo là nguồn gốc của hận thù, bạo lực, phá hủy. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi được thiết kế để gửi một thông điệp ngược lại: Sự đa dạng tôn giáo là một minh chứng cho sự chung sống hòa bình”

Rabbi Di Segni nói thêm rằng ông vẫn trao đổi thư từ, “luôn luôn được viết tay,” với Đức Giáo Hoàng danh dự, và rằng ông đã có một vài cuộc trò chuyện riêng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một loạt các chủ đề, bao gồm Dòng Tên và Do Thái giáo. Ông nhớ lại rằng người kế vị ngay sau Thánh Inhaxiô Loyola, tức là cha Diego Laynez, là hậu duệ của người Do Thái, đã cải đạo sang Công Giáo.

6. Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn đại kết Phần Lan.

Sáng thứ Hai 18 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp một phái đoàn đại kết từ Phần Lan đến Rôma hành hương nhân dịp lễ thánh Henry được mừng vào ngày 19 tháng Giêng hang năm.

Thánh Henry là một giáo sĩ người Anh thời Trung cổ, làm Tổng giám mục Uppsala. Phần đất này hiện nay thuộc Thụy Ðiển. Ngài đã đến rao giảng Tin Mừng tại Phần Lan và tại đây, ngài được cả người Công Giáo lẫn Tin Lành tôn kính.

Phái đoàn do Bà giám mục Irja Askola, thuộc Giáo Hội Luther tại Helsinki, hướng dẫn. Giáo Hội Luther tại Phần Lan là tổ chức tôn giáo chính của đất nước ở vùng Bắc Âu này, một trong những quốc gia thế tục hóa cao nhất thế giới.

Chuyến viếng thăm này của phái đoàn Phần Lan cũng nằm trong khuôn khổ của Tuần cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu như Đức Thánh Cha đã nhắc đến trong bài diễn văn của ngài. Ngài nói:

“Quý tín hữu Luther, Chính thống giáo và Công Giáo thân mến, quý vị đã khám phá điều chúng ta có chung với nhau và muốn cùng nhau làm chứng về Ðức Giêsu Kitô vốn là nền tảng của sự hiệp nhất”.

Đức Thánh Cha đã hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong cuộc đối thoại giữa Giáo Hội Luther và Công Giáo, khi ngài nhắc lại bản “Tuyên bố chung về vấn đề công chính hóa”, một văn kiện được công bố năm 1999 đã đặt “cơ sở cho cuộc đối thoại hướng tới việc giải thích được các bên chấp nhận trên bình diện bí tích về các ý niệm như Giáo Hội, Thánh Thể và thừa tác vụ”. Văn kiện này khẳng định rằng “con người, về phần rỗi của mình, hoàn toàn phụ thuộc vào ân sủng cứu độ của Thiên Chúa.”

Nhờ sự trình bày chung này giữa Công Giáo và Tin Lành Luther mà các quan hệ đại kết hiện nay đều mang dấu ấn “của một tinh thần thảo luận trong sáng và chia sẻ huynh đệ.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng vẫn còn những khác biệt, cả trên lĩnh vực giáo lý, nhưng những khác biệt này không làm chúng ta “nản lòng”, mà lại “thúc đẩy chúng ta cùng nhau tiếp tục con đường tiến tới một sự hiệp nhất luôn luôn tốt đẹp hơn qua việc vượt lên trên các quan niệm và thái độ ngập ngừng đã lỗi thời. Trong một thế giới ngày càng mang dấu ấn của chủ nghĩa thế tục hóa và của sự thờ ơ, chúng ta được mời gọi đoàn kết với nhau để dấn thân trong việc tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô, bằng cách mỗi ngày mỗi trở nên những chứng nhân khả tín hơn của sự hiệp nhất và những tác nhân của hoà bình và hoà giải.”

Kế đó, các đại diện của ba Giáo Hội đã đọc chung với nhau kinh “Lạy Cha”.

7. Lịch sử Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Năm 1908, Mục Sư Paul Wattson đang coi sóc một nhà thờ Anh giáo ở Graymoor, New York, đưa ra sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo với sự hỗ trợ của các giám mục Anh giáo và Công Giáo, trong đó có Đức Hồng Y William O'Connell của Boston. Tuần Tám Ngày này bắt đầu vào ngày 18 tháng Giêng, lúc bấy giờ là Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô ở Rôma, và kết thúc vào ngày 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại.

Năm sau, mục sư Wattson và toàn thể cộng đoàn Anh Giáo của ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và vào năm tiếp theo, tức là năm 1910, cựu mục sư Wattson đã được thụ phong linh mục.

Sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo lan tràn nhanh chóng, và vào năm 1916, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 15, cổ vũ sáng kiến này trong toàn thể Giáo Hội và Tuần Tám ngày này chính thức mang tên Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.

Năm 1964, Công Đồng Vatican II ban hành Sắc Lệnh Đại Kết (Unitatis Redintegratio), và ngày 30/5/1995, Chân Phước Gioan Phaolô II ban hành thông điệp Ut Unum Sint, gồm có ba chương với những tựa đề: Sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo vào công cuộc đại kết; các kết quả của tiến trình đối thoại; và đường còn xa lắm không? Thông điệp đã kiểm điểm những thành quả của tiến trình đối thoại; và phác họa những bước còn phải tiếp tục.

Đây là hai văn kiện làm nền tảng cho Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.

8. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giới doanh nhân và chủ xí nghiệp nghĩ đến người nghèo trong cuộc “cách mạng công nghệ thứ tư”.

Lời kêu gọi được Đức Thánh Cha đưa ra trong sứ điệp gửi Diễn Đàn Kinh tế thế giới tiến hành từ hôm 20 tháng Giêng đến tháng Giêng tại Davos bên Thụy Sĩ, với chủ đề “Nắm vững cuộc cách mạng công nghệ thứ tư”. Tham dự diễn đàn có hơn 2,500 nhân vật chính trị và kinh tế thuộc hàng quan trọng nhất đến từ các nước trên thế giới.

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình đã trao Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho vị sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn này là Giáo Sứ Klaus Schwab.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới một khía cạnh tiêu cực của Cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, đó là giảm bớt công ăn việc làm do sự gia tăng sử dụng các Robot tối tân và các nguyên do khác. Những nghiên cứu gần đây của Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy hiện có hàng trăm triệu người thất nghiệp trên thế giới. “Sự tài chánh hóa và kỹ thuật hóa các nền kinh tế quốc gia và hoàn vũ đã tạo nên những thay đổi sâu rộng trong lãnh vực công việc làm. Giảm bớt những cơ hội tìm được việc làm xứng đáng và nhiều lợi ích, cùng với sự giảm bớt bảo hiểm an sinh xã hội, đang gây lo âu, làm gia tăng sự chênh lệch và nghèo đói ở nhiều quốc gia”.

Trước tình trạng đó, Đức Thánh Cha kêu gọi đề ra những kiểu mẫu doanh nghiệp mới, trong khi phát triển những kỹ thuật tân tiến, làm sao để có thể sử dụng các kỹ thuật đó để kiến tạo công việc làm xứng đáng cho mọi người, nâng đỡ và củng cố các quyền lợi xã hội và bảo vệ môi sinh. Con người phải hướng dẫn sự phát triển công nghệ mà không để cho nó thống trị mình!”

Đức Thánh Cha viết thêm rằng: “Một lần nữa tôi kêu gọi tất cả quí vị: “Đừng quên người nghèo!”. Đó là thách đố thứ nhất mà quí vị đang có trước mặt trong tư cách là những người lãnh đạo trong thế giới doanh nghiệp. “Ai có những phương tiện để sống một đời sống xưng đáng, thay vì bận tâm lo kiếm những đặc ân, cần phải tìm cách giúp đỡ những người nghèo nhất để họ có được những điều kiện sống tôn trọng phẩm giá con người, đặc biệt là qua sự phát huy tiềm năng của họ về mặt nhân bản, văn hóa, kinh tế và xã hội” (Diễn văn trước các vị lãnh đạo và ngoại giao đoàn, Bangui, 29-11-2015)

Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng: “Chúng ta đừng bao giờ để cho nền văn hóa sung túc làm cho chúng ta không còn nhạy cảm, và không còn khả năng cảm thương trước tiếng kêu đau khổ của tha nhân, đến độ chúng ta không còn khóc nữa trước thảm cảnh của người khác, cũng như không quan tâm săn sóc họ, như thể tất cả những điều ấy không phải là trách nhiệm của chúng ta, không liên hệ tới chúng ta” (Evangelii gaudium, 54).

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Qua các phương thế đối thoại ưu tiên, Diễn Đàn kinh tế thế giới có thể trở thành một Diễn đàn bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, và để đạt tới một sự tiến bộ lành mạnh hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn và có tính chất toàn diện hơn” (Laudato sí, 112), với sự để ý cần phải có đối với những mục tiêu môi sinh và gia tăng nỗ lực tối đa để đạt tới mục tiêu xóa bỏ nghèo đói như đã được ấn định trong chương trình hành động từ nay tới năm 2030 về sự phát triển dài hạn và Hiệp định Paris về sự thay đổi khí hậu”

9. Sứ điệp Ngày thế giới truyền thông xã hội

Ngày thế giới truyền thông xã hội năm nay sẽ được cử hành vào Chúa Nhật thứ 7 sau phục sinh, mùng 8-5-2015, với chủ đề: “Truyền thông và lòng thương xót: một cuộc gặp gỡ phong phú”.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha có đoạn viết: “Chúng ta được kêu gọi đả thông với tất cả mọi người trong tư cách là con cái Thiên Chúa, không loại trừ một ai. Đặc biệt chính ngôn ngữ và hoạt động của Giáo Hội thông truyền lòng thương xót, đến độ đánh động tâm hồn con người và nâng đỡ họ trên con đường tiến về cuộc sống sung mãn là Chúa Giêsu Kitô, được Chúa Cha sai đến để mang sự sống ấy cho tất cả mọi người. Vấn đề ở đây là tiếp nhận vào tâm hồn chúng ta và phổ biến quanh chúng ta hơi ấm của Mẹ Giáo Hội, để Chúa Giêsu được mọi người nhận biết và yêu mến; hơi ấm ấy mang lại sức mạnh cho những lời đức tin và thắp lên trong các bài giảng và chứng tá tia lửa làm cho những lời đức tin được sinh động”.

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng:

“Thật là đẹp dường nào khi thấy những người dấn thân cân nhắc kỹ lưỡng những lời nói và cử chỉ để vượt thắng những hiểu lầm, chữa lành ký ức đã bị tổn thương, và kiến tạo an bình và hòa hợp. Những lời nói có thể bắc những nhịp cầu giữa con người, các gia đình, các nhóm xã hội và các dân tộc với nhau. Điều này cần được diễn ra trong lãnh vực thể lý cũng như trong lãnh vực kỹ thuật số (digital). Vì thế, những lời nói và hành động phải làm sao để giúp chúng ta ra khỏi những vòng lẩn quẩn lên án và báo thù tiếp tục đưa các cá nhân và quốc gia vào những cạm bẫy, khiến họ biểu lộ bằng những sứ điệp oán ghét nhau”.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cũng cầu mong rằng “ngôn ngữ chính trị và ngoại giao được soi sáng nhờ lòng từ bi thương xót, không bao giờ coi điều gì là bị mất mát hoàn toàn. Nhất là tội kêu gọi những người có các trách nhiệm trong các cơ quan công quyền, chính trị và trong việc hình thành dư luận quần chúng, hãy luôn cảnh giác về lời ăn tiếng nói đối với những người nghĩ và hành động khác mình, và đối với những người có thể sai lầm. Thật dễ chiều theo cám dỗ khai thác những tình trạng như thế để nuôi dưỡng những ngọn lửa nghi kỵ, bất tín nhiệm nhau, sợ hãi, oán ghét. Trái lại cần có can đảm hướng dẫn con người tới những tiến trình hòa giải, và chính sự táo bạo tích cực và có tinh thần sáng tạo như thế sẽ cống hiến những giải pháp thực sự cho những xung đột cố hữu và mang lại cơ may thực hiện một nền hòa bình lâu bền”.

10. Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Sudan

Sáng ngày 20 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các Giám Mục hai nước Sudan và Nam Sudan, nhân dịp các vị về Roma tĩnh tâm và nhóm họp chung.

Cuộc tiếp kiến diễn ra trước khi Đức Thánh Cha tiếp kiến chung các tín hữu hành hương tại Đại thính đường Phaolo 6. Ngài lắng nghe các Giám Mục trình bày tình hình hai nước, nhất là nhu cầu hòa bình ở miền nam đang bị nội chiến, và tình trạng thiếu ơn gọi ở miền bắc, và đưa ra những đề nghị hướng dẫn. Các Giám Mục tái mời Đức Thánh Cha đến thăm Sudan. Ngài cho biết là sẵn sàng và mong muốn, nhưng nói thêm rằng “Chúng ta hãy phó thác mọi sự trong tay Chúa”.

Các Giám Mục hai nước Sudan đã tham dự cuộc tĩnh tâm từ 12 đến 18-1 do Bộ truyền giáo thu xếp, và sau đó đã nhóm họp chung, cùng với Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ truyền giáo, Fernando Filoni, cũng như các vị trách nhiệm tại Bộ này.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức Cha Lukudo Loro, TGM giáo phận Juba, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Sudan, cho biết các Giám Mục đã thảo luận với Bộ Truyền giáo về vấn đề có nên tiếp tục để nguyên Hội Đồng Giám Mục Sudan bao gồm các Giám Mục hai nước, hoặc là tách thành 2 HĐGM. Ngoài ra có vấn đề hiện nay có 4, 5 giáo phận ở Sudan không có Giám Mục, và có nhu cầu thiết lập thêm các giáo phận mới. Sau cùng là vấn đề tài trợ hàng giáo sĩ: Giáo Hội địa phương không đủ khả năng cung cấp phương tiện sinh sống và hoạt động cho các linh mục.

Ở Sudan có ít tín hữu Công Giáo và chỉ có 2 giáo phận là Khartum và El Obeid, với 1 triệu 100 ngàn tín hữu trên tổng số 35 triệu dân, còn tại Nam Sudan có đông tín hữu Công Giáo hơn, gồm 7 giáo phận với 3 triệu tín hữu trên tổng số 8 triệu dân cư
 
Giáo Hội Năm Châu 26/01 – 01/02/2016
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:16 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 28/1 – 03/02/2016: Lòng thương xót Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:18 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Lòng thương xót Chúa luôn luôn hoạt động để cứu thoát con người.

Lòng thương xót Chúa luôn luôn hoạt động để cứu thoát. Thiên Chúa lắng nghe và can thiệp để giải thoát bằng cách khơi dậy những người có khả năng nghe thấy tiếng rên rỉ khổ đau và hoạt động cho những người bị áp bức. Các việc kỳ diệu của lòng thương xót Chúa được thành toàn nơi Chúa Giêsu, trong giao ước mới được ký kết trong máu Ngài. Giao ước phá huỷ tội lỗi chúng ta với ơn tha thứ và làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên với hơn 20,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 27 tháng Giêng.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong Thánh Kinh lòng thương xót của Thiên Chúa hiện diện trong toàn lịch sử của dân tộc Israel. Với lòng thương xót của Ngài Chúa đồng hành với lộ trình của các Tổ Phụ, ban cho các ngài con cái mặc dù điều kiện hiếm muộn, Ngài dẫn các vị trên con đường của ơn thánh và hoà giải, như lịch sử của ông Giuse và các anh em chứng minh cho thấy (x. St 37-50). Và tôi nghĩ tới biết bao nhiêu anh chị em đã xa cách nhau trong gia đình và không nói chuyện với nhau nữa. Nhưng Năm Thánh Lòng Thương Xót này là một dịp tốt để tìm lại với nhau, ôm hôn nhau và quên đi các chuyện xấu xa. Nhưng như chúng ta biết, bên Ai Cập cuộc sống của dân chúng rất khổ sở. Và chính trong lúc người Israel đang ngã quỵ thì Chúa can thiệp và cứu thoát họ.

Chúng ta đọc trong sách Xuất Hành rằng: “Sau những năm dài ấy, vua Ai-cập qua đời. Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa. Thiên Chúa đã nghe tiếng họ than van và Thiên Chúa nhớ lại giao ước của Người với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp. Thiên Chúa đã nhìn thấy con cái Ít-ra-en và Thiên Chúa đã biết” (Xh 2,23-25). Đức Thánh Cha giải thích như sau:

Lòng thương xót không thể dửng dưng trước nỗi khổ đau của những người bị áp bức, trước tiếng kêu của kẻ nằm dướí bạo lực, bị trở thành nô lệ, bị kết án tử. Đây là một thực tại đau đớn tàn phá mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta, và nó làm cho chúng ta thường cảm thấy bất lực, bị cám dỗ chai cứng con tim và nghĩ tới chuyện khác. Thiên Chúa trái lại không thờ ơ (Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới 2016, 1), Ngài không bao rời cái nhìn khỏi nỗi khổ đau của con người. Thiên Chúa của lòng thương xót trả lời và săn sóc người nghèo, lo lắng cho những người kêu lên nỗi tuyệt vọng của họ. Thiên Chúa lắng nghe và can thiệp để cứu vớt, bằng cách dấy lên các người có khả năng nghe thấy tiếng rên xiết của khổ đau và hoạt động cho những người bị áp bức.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: lịch sử của ông Môshê đã bắt đầu như thế, như là vị trung gian việc giải phóng dân Chúa. Ông đối đầu với Pharaô để thuyết phục nhà vua để cho dân Israel ra đi; và rồi ông hướng dẫn dân qua Biển Đỏ và qua sa mạc tiến về tự do. Ông Môshê, mà lòng thương xót Chúa đã cứu khỏi cái chết trong nước sông Nil khi mới sinh, được trở thành người trung gian của chính lòng thương xót ấy, cho phép dân sinh ra trong tự do được cứu khỏi nước Biển Đỏ. Cả chúng ta nữa trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này chúng ta có thể làm công việc là những người trung gian lòng thương xót với các công việc của lòng từ bi để đến gần, để thoa dịu, để hiệp nhất. Chúng ta có thể làm được biết bao nhiều việc!

Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn luôn cứu thoát. Nó hoàn toàn khác với công việc của những người luôn luôn hành động để giết chóc: chẳng hạn như những kẻ gây chiến tranh.

Qua tôi tớ Ngài là ông Môshê Chúa hướng dẫn dân Israel trong sa mạc như một đứa con; Ngài giáo dục họ trong đức tin và ký giao ưóc với họ, bằng cách tạo ra một mối dây tình yêu vô cùng mạnh mẽ, như mối dây của người cha với con mình và của người chồng với người vợ. Đức Thánh Cha nêu bật tình yêu thương xót của Thiên Chúa như sau:

Lòng thương xót của Thiên Chúa đạt tới độ đó: Thiên Chúa đề nghị một tương quan tình yêu đặc biệt, triệt để và đặc ân. Khi ban các chỉ dẫn cho ông Môshê liên quan tới giao ước, Thiên Chúa nói: “Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en.” (Xh 19,5-6).

Chắc chắn Thiên Chúa đã chiếm hữu toàn trái đất, bởi vì Ngài đã tạo dựng ra nó; nhưng dân trở thành một sở hữu khác, đặc biệt đối với Ngài: nó là “kho vàng bạc” của Chúa, như kho vàng bạc mà vua Đavít khẳng định đã dành cho việc xây dựng Đền Thờ.

Chúng ta sẽ trở thành như vậy đối với Thiên Chúa, khi tiếp nhận giao ước của Ngài và để cho mình được Ngài cứu thoát. Lòng thương xót của Chúa khiến cho con người trở thành quý báu, như một kho tàng cá nhân thuộc về Chúa, mà Ngài canh giữ và hài lòng về nó.

Đó là các điều kỳ diệu của lòng thương xót Chúa, đạt sự thành toàn tràn đầy nơi Chúa Giêsu, trong giao ước “mới và vĩnh cửu” được hoàn thành trong máu Ngài, máu phá hủy tội lỗi với ơn tha thứ và khiến cho chúng ta vĩnh viễn trở thành con cái Thiên Chúa (x. 1 Ga 3,1), các đồ trang sức quý báu trong bàn tay của Thiên Chúa Cha nhân lành và từ bi. Và nếu chúng ta là con cái của Thiên Chúa và có khả thể được gia tài này - gia tài lòng nhân lành và thương xót – đối với những người khác, chúng ta hãy xin Chúa trong Năm Lòng Thương Xót này cũng cho chúng ta làm các việc của lòng thương xót. Chúng ta hãy mở rộng con tim để đến với tất cả mọi người với các công việc của lòng từ bi, là gia tài thương xót Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta.

2. Kitô hữu là người có trái tim rộng mở để đón nhận tất cả mọi người

“Kitô hữu là người có trái tim rộng mở, vì anh là con của một người Cha có tâm hồn cao thượng và lúc nào cũng dang rộng vòng tay để đón nhận mọi người với lòng bao dung, quảng đại.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ năm, 28 tháng Giêng, tại nguyện đường thánh Marta, nhân ngày Giáo Hội mừng kính thánh Tôma Aquinô. Hiện diện trong thánh lễ hôm nay có các linh mục kỷ niệm 50 năm ngày được truyền chức của mình.

Tin Mừng theo thánh Mác-cô hôm nay nói về ánh sáng. Đèn được đốt lên không phải để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường, nhưng là đặt trên đế để chiếu tỏa ánh sáng. Được gợi hứng từ những điều ấy, Đức Thánh Cha đã chia sẻ rằng: “Mầu nhiệm của Thiên Chúa là ánh sáng. Một trong những đặc tính của Kitô hữu khi được rửa tội là lãnh nhận ánh sáng của Thiên Chúa và phải truyền trao ánh sáng ấy cho người khác. Nói khác đi, Kitô hữu là một chứng nhân. Đây là đặc nét của Kitô hữu. Kitô hữu mang lấy ánh sáng và phải bày tỏ ánh sáng ấy ra cho mọi người thấy, vì anh là một chứng nhân. Khi một Kitô hữu không muốn thấy ánh sáng của Thiên Chúa nhưng lại ưa thích bóng tối, thì chính bóng tối sẽ đi vào tâm hồn của anh, vì anh ta đã sợ ánh sáng mà lại yêu thích các ngẫu tượng là đêm tối. Như vậy, anh không còn là một Kitô hữu đúng nghĩa nữa. Kitô hữu phải là một chứng nhân, phải làm chứng về Đức Giêsu Kitô là ánh sáng của Thiên Chúa. Kitô hữu phải đặt ánh sáng Đức Kitô lên đế cao để soi sáng cho cuộc đời.”

“Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói: ‘Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.’ Một đặc nét khác của Kitô hữu là tấm lòng cao thượng và quảng đại, vì anh là con của một người Cha hào hiệp.

Con tim của người Kitô phải rộng rãi, thênh thang, chứ không phải là một con tim lúc nào cũng đóng kín với cái tôi chủ nghĩa. Khi anh chị em đi vào ánh sáng của Đức Giêsu, đi vào tình bằng hữu với Ngài, khi anh chị em để cho Thánh Thần hướng dẫn; con tim của anh chị em sẽ trở nên rộng mở và bao dung. Kitô hữu không đi tìm sự thua kém, thiệt thòi; nhưng lại sẵn sàng chịu thiệt để đạt được một điều khác, đó chính là Đức Giêsu. Kitô hữu sẵn sàng chịu thiệt trước mặt người đời để được trở nên chứng nhân của Đức Giêsu.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha ngỏ lời với các linh mục, vì đang hiện trong thánh lễ hôm nay, có những vị kỷ niệm 50 năm linh mục của mình.

“Tôi rất vui vì được cử hành thánh lễ giữa anh em, nhân kỷ niệm 50 năm linh mục của anh em. 50 năm linh mục chính là 50 năm bước đi trên con đường của ánh sáng và của chứng nhân. 50 năm cố gắng để trở nên tốt hơn, 50 năm nỗ lực mang ánh sáng để đặt trên đế. Có những khi vấp té, nhưng chúng ta hãy tiếp tục đứng dậy và lại sẵn sàng ra đi truyền trao ánh sáng của Đức Kitô cho người khác với sự quảng đại và một con tim rộng mở. Chỉ có Thiên Chúa và trí nhớ của anh em mới biết là đã có bao nhiêu người được lãnh nhận ánh sáng ấy; đã có bao nhiêu người mang trong mình bóng tối nhưng được anh em chiếu dãi ánh sáng của Đức Kitô. Cám ơn anh em! Cám ơn vì tất cả những gì anh em đã làm trong Giáo Hội, cho Giáo Hội và cho Đức Giêsu.

Xin Thiên Chúa ban cho anh em niềm vui, niềm vui hoan hỷ của việc gieo trồng những hạt mầm thánh thiện, của việc truyền trao ánh sáng và của việc có một vòng tay rộng mở để đón nhận tất cả mọi người với tấm lòng quảng đại, bao dung.”
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/1 – 03/02/2016: Bế mạc tuần cầu nguyện hiệp nhất Kitô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:16 06/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran

Sáng ngày 26 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến tổng thống Iran, Ông Hassan Rouhani. Đây là lần đầu tiên kể từ 17 năm nay, một vị tổng thống Iran được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến tại Vatican. Lần trước đây là cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 dành cho tổng thống Mahamed Khatami ngày 12-3-1999.

Tổng thống Rouhani đã ký hiệp định với quốc tế về vấn đề hạt nhân và do đó các biện pháp cấm vận chống Iran được bãi bỏ. Trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh ngày 11 tháng Giêng vừa qua, Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng Hiệp định về vấn đề hạt nhân ở Iran thuộc vào số những thỏa hiệp quốc tế quan trọng làm cho người ta hy vọng nhiều nơi tương lai, và ngài cầu mong hiệp định này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một bầu không khi lắng dịu trong Vùng”.

Giới báo chí ghi nhận: đoàn xe của Tổng thống Rouhani đến Vatican gồm 30 xe không kể các xe cảnh sát hộ tống hùng hậu. Cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha với Tổng thống Iran kéo dài 40 phút và khi từ giã, tổng thống nói với Đức Thánh Cha qua thông ngôn: “Xin ngài cầu nguyện cho tôi”. Còn Đức Thánh Cha nói: “Cám ơn tổng thống về cuộc viếng thăm và tôi hy vọng nơi hòa bình”.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, “sau khi hội kiến với Đức Thánh Cha, Tổng thống Iran đã gặp Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin và Đức TGM ngoại trưởng Paul Gallagher. Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đề cao những giá trị tinh thần chung và quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Iran, đời sống của Giáo Hội tại Iran và hoạt động của Tòa Thánh thăng tiến phẩm giá con người và tự do tôn giáo.

“Tiếp đến, các vị nói về việc ký kết và áp dụng Hiệp định về hạt ngân và vai trò quan trọng mà Iran được kêu gọi thi hành, cùng với các nước khác trong vùng, để cổ võ những giải pháp chính trị thích hợp cho những vấn đề đang đè nặng tại Trung Đông, chống lại sự bành trướng của nạn khủng bố và buôn bán võ khí. Về điểm này Tòa Thánh nhắc đến tầm quan trọng của việc đối thoại liên tôn và trách nhiệm của các cộng đồng quốc tế trong việc thăng tiến hòa giải, tinh thần bao dung và hòa bình”.

Tổng thống Rouhani đang thực hiện cuộc viếng thăm tại Italia và Pháp. Tháp tùng ông trong chuyến đi có hơn 100 doanh nhân các ngành.

2. Công bố sứ điệp mùa chay 2016 của Đức Thánh Cha

Trong sứ điệp mùa chay, công bố hôm 26 tháng Giêng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa và thực hành các công việc từ bi bác ái, về thể lý cũng như về tinh thần.

Mùa chay sẽ bắt đầu từ ngày thứ tư lễ tro, 10-2-2016 (tức là mùng 3 Tết). Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho mùa này có chủ đề là “Ta muốn Lòng Thương xót chứ không muốn hy tế” (Mt 9,13). Những công việc từ bi bác ái trong hành trình Năm Thánh”. Sứ điệp được công bố trong cuộc họp báo tại Vatican do Đức Hồng Y Francesco Montenegro, Tổng Giám Mục Agrigento, nam Italia, thành viên Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm). Hiện diện trong dịp này cũng có hai vị Tổng thư ký và Phó tổng thư ký của Hội đồng Cor Unum.

Sau khi đề cao mẫu gương của Mẹ Maria như hình ảnh một Giáo Hội loan báo Tin Mừng và để cho mình được Tin Mừng biến đổi, Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của Lòng Thương Xót trong lịch sử cứu độ: toàn thể giao ước của Thiên Chúa với loài người là một lịch sử lòng thương xót. Thiên Chúa tín trung luôn tha thứ những bất trung và phản bội của dân Chúa. Lòng thương xót của Thiên Chúa chiếm chỗ đứng trung tâm trong lời huấn giáo của các tông đồ. Lòng thương xót diễn tả “thái độ của Thiên Chúa đối với tội nhân, cống hiến cho họ cơ may hồi tỉnh, hoán cải và tin tưởng” (Misericordiae vultus 21), và qua đó tái lập quan hệ với Chúa.

Đề cập tới các công việc từ bi thương xót, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Lòng thương xót của Thiên Chúa biến đổi con tim của con người và làm cho họ cảm nghiệm một tình thương trung tín, và qua đó làm cho họ cũng có khả năng thi hành lòng từ bi thương xót. Thật là một phép lạ luôn mới mẻ, sự kiện lòng thương xót của Chúa có thể chiếu tỏa trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, thúc đẩy chúng ta yêu thương tha nhân và hướng dẫn những công việc mà truyền thống của Giáo Hội gọi là “Thương linh hồn bẩy mối, thương xác bẩy mối!”

Đức Thánh Cha giải thích: “Những công việc từ bi bác ái ấy nhắc nhở chúng ta rằng đức tin của chúng ta được diễn tả qua những hành vi cụ thể thường nhật, nhắm giúp đỡ tha nhân về mặt thể lý và tinh thần, và chúng ta sẽ bị phán xét về những hành vi ấy, đó là: cho kẻ đói ăn, viếng thăm, an ủi, dạy dỗ họ. Vì thế tôi cầu mong rằng “trong Năm Thánh, dân Chúa suy tư về những công việc từ bi bác ái thể lý và tinh thần. Đây sẽ là một cách thức tỉnh lương tâm chúng ta thường bị ngái ngủ trước thảm trạng nghèo đói và để ngày càng đi sâu hơn vào trọng tâm của Tin Mừng, trong đó dân nghèo là những người ưu tiên được lòng thương xót của Chúa chiếu cố”.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cũng phê bình những người không muốn nhìn nhận mình là kẻ lầm than cần lòng thương xót của Chúa. Ngài viết: “Đứng trước tình yêu mạnh mẽ như cái chết của Chúa (Xc Dc 8,6), người nghèo hèn lầm than nhất chính là người không chấp nhận thực trạng của mình. Họ tưởng mình là người giàu có, nhưng trong thực tế họ là người nghèo nhất trong những người nghèo. Thực trạng họ như vậy vì họ làm nô lệ cho tội lỗi, tội thúc đẩy họ sử dụng giàu sang và quyền lực, không phải để phụng sự Thiên Chúa và tha nhân, nhưng để bóp nghẹt nơi họ ý thức sâu đậm theo đó họ không là gì khác hơn là một người hành khất nghèo. Hễ họ càng có quyền bính và giàu sáng, thì họ càng trở nên mù quáng gian dối. Họ đi đến độ không muốn nhìn thấy người nghèo Lazzaro ngồi ăn xin nơi cổng nhà của họ” (Xc Lc 16,20-21)

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Đối với tất cả mọi người, Mùa Chay trong Năm Thánh này là thời điểm thuận thiện để có thể ra khỏi tình trạng cuộc sống tha hóa của mình, nhờ lắng nghe Lời Chúa và thực hành các công việc từ bi bác ái... Những công việc từ bi thể lý và tinh thần không bao giờ tách biệt nhau. Thực vậy, chính khi động chạm đến thân mình của Giêsu chịu đóng đanh nơi người lầm than mà tội nhân có thể nhận được hồng ân ý thức chính mình là một người hành khất nghèo hèn”

3. Đức Thánh Cha bế mạc tuần cầu nguyện hiệp nhất Kitô

Lúc 5 giờ rưỡi chiều 25 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Tuần lễ này đã tiến hành từ 18 đến 25 tháng Giêng vừa qua với chủ đề là một câu trích từ thư thứ I của Thánh Phêrô Tông Đồ: “Được kêu gọi để loan báo cho mọi người những kỳ công của Thiên Chúa” (1 Pr 2,9).

Hiện diện tại buổi cầu nguyện, có gần 20 HY, các Giám Mục, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Roma, nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là TGM Genadios Zervos, Đại diện tòa Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo, đặc trách các tín hữu Chính Thống tại Italia, Malta và miền nam Âu Châu, Đức Giám Mục David Moxon, đại diện Đức Giáo Chủ Anh giáo, v.v. Ngoài ra có 17 sinh viên của Học viện Đại kết Bossey, gần Genève bên Thụy Sĩ, và thuộc nhiều hệ phái Kitô.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha sau khi giải thích một số khía cạnh trong biến cố trở lại của thánh Phaolô do tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, ngài nhắc đến chủ đề tuần hiệp nhất nói về nghĩa vụ của các Kitô giáo loan báo những kỳ công của Thiên Chúa và khẳng định rằng “Vượt lên trên những khác biệt vẫn còn chia cách chúng ta, chúng ta vui mừng nhìn nhận rằng nơi nguồn cội đời sống Kitô luôn có một lời kêu gọi mà tác giả là chính Thiên Chúa. Chúng ta có thể tiến triển trên con đường hiệp thông trọn vẹn hữu hình giữa các Kitô hữu, không những khi chúng ta xích lại gần nhau, nhưng nhất là theo mức độ chúng ta trở về cùng Chúa, Đấng do ơn thánh của Ngài, đã chọn chúng ta và kêu gọi chúng ta trở thành môn đệ của Ngài. Trở về cùng Chúa có nghĩa là để cho Chúa sống và hoạt động trong chúng ta. Vì thế, khi các tín hữu Kitô thuộc các Giáo Hội kác nhau lắng nghe lời Chúa và tìm cách mang ra thực thì, thì họ hoàn tất thực sự những bước tiến quan trọng đến gần sự hiệp nhất... Cả sứ mạng chung là loan báo cho tất cả mọi người những kỳ công của Thiên Chúa cũng làm cho chúng ta xích lại gần nhau”.

Cũng trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc đến Năm Thánh đặc biệt về lòng thương xót và nhấn mạnh rằng không thể có sự tìm kiếm chân thực sự hiệp nhất các tín hữu Kitô nếu không có sự hoàn toàn tín thức nơi lòng thương xót của Chúa Cha. Nhất là chúng ta hãy xin ơn tha thứ vì tội chia rẽ của chúng ta, những chia rẽ ấy là vết thương mở rộng nơi Thân Mình của Chúa Kitô. Trong tư cách là Giám Mục Roma và là Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo, tôi muốn khẩn cầu lòng thương xót của Chúa và ơn tha thứ vì những cư xử không hợp tinh thần Phúc Âm từ phía các tín hữu Công Giáo đối với các tín hữu Kitô thuộc các Giáo Hội khác. Đồng thời tôi mời gọi tất cả các anh chị em Công Giáo hãy tha thứ vì những xúc phạm đã chịu ngày nay và trong quá khứ do các tín hữu Kitô khác.. Chúng ta không thể xóa bỏ những gì đã xảy ra, nhưng chúng ta không muốn để gánh nặng của những lỗi lầm quá khứ tiếp tục làm ô nhiễm các quan hệ của chúng ta. Lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ canh tân các quan hệ của chúng ta”.

Cuối kinh chiều, Đức Hồng Y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện cám ơn Đức Thánh Cha đã đến chủ sự Kinh Chiều này.

4. Tổng trưởng Ngoại giao Vatican cảnh báo chống lại chủ thuyết bài Hồi Giáo

Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Tổng trưởng Bộ Quan Hệ Với Các Dân Nước, đã nói với tờ Le Figaro rằng Tòa Thánh “cương quyết chống chủ nghĩa bài Hồi Giáo.”

Đức Tổng Giám Mục nói “Chúng tôi tin nơi cuộc đối thoại với Hồi giáo dù rằng cuộc đối thoại này đôi khi rất khó khăn.”

Ngài nói rằng quan điểm của Tòa Thánh là việc giải giáp quân khủng bố Hồi Giáo IS bằng cách sử dụng các phương tiện phù hợp là hợp pháp về mặt đạo đức và rằng các quốc gia có quyền bảo vệ công dân của họ. Đồng thời, một giải pháp quân sự mà thôi thì “chưa đủ.”

“Các nước có quyền điều tiết di dân,” ngài tiếp tục, khi đề cập đến cuộc khủng hoảng người tị nạn của châu Âu. Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng mặc dù các quốc gia có “sinh suất rất thấp, họ cần những người nhập cư cho tương lai của họ.”

5. Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Lý đức tin

Đức Thánh Cha khuyến khích Bộ Giáo Lý đức tin tiếp tục chu toàn công tác bảo vệ đức tin và phong hóa, nhất là trong những lãnh vực tế nhị nhất của cuộc sống.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 29-1-2016, dành cho 81 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ vừa kết thúc. Trong số các tham dự viên có 18 HY và 5 Giám Mục thành viên. Phần còn lại là các vị cố vấn và chức sắc khác.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc nhở chân lý đầu tiên của Giáo Hội đó là tình yêu của Chúa Kitô, vì thế lòng thương xót chính là xà nhà nâng đỡ đời sống của Giáo Hội. Ngài khẳng định rằng:

“Làm sao không mong muốn cho toàn thể dân Kitô - các mục tử và tín hữu - trong Năm Thánh này, tái khám phá và đặt ở trung tâm các công việc từ bi bác ái về thể lý cũng như tinh thần? Và vào cuối đời, chúng ta sẽ bị hỏi xem chúng ta có cho người đói ăn, kẻ khát uống hay không, và cũng ta cũng sẽ bị thẩm vấn xem chúng ta có giúp tha nhân ra khỏi ngờ vực, có dấn thân đón nhận những người tội lỗi, khuyên nhủ hoặc sửa chữa họ, chúng ta có khả năng bài trừ sự dốt nát, nhất là về đức tin Kitô và đời sống tốt đẹp hay không?”.

Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở rằng “Nghĩa vụ được giao phó cho Bộ của anh chị em có nền tảng tối hậu và được biện minh thích đáng nơi sự kiện này: trong đức tin và đức ái, có một quan hệ tri thức và liên kết với mầu nhiệm Tình Yêu là chính Thiên Chúa.. Đức tin Kitô không phải chỉ là kiến thức cần được bảo tồn trong ký ức, nhưng còn là chân lý cần phải sống thực trong tình yêu. Vì thế, cùng với đạo lý đức tin, cần bảo tồn cả sự toàn vẹn của các phong hóa, đặc biệt trong những lãnh vực tế nhị nhất của cuộc sống. Lòng gắn bó tin tưởng nơi Chúa Kitô bao hàm cả hành vi của lý trí lẫn lời đáp trả về mặt luân lý đối với hồng ân của Chúa. Về vấn đề này, tôi cũng cũng ơn sự dấn thân và trách nhiệm của Bộ giáo lý đức tin trong việc xử lý những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên

6. Đức Thánh Cha gặp Ủy ban quốc gia Italia về đạo đức sinh học

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 28 tháng Giêng, dành cho 45 thành viên Ủy ban quốc gia Italia về đạo đức sinh học, Đức Thánh Cha kêu gọi đừng để cho việc áp dụng các kỹ thuật sinh học làm thương tổn phẩm giá con người.

Ủy ban này được thành lập cách đây 25 năm tại Phủ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia. Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Ủy ban quốc gia về đạo đức sinh học đã nhiều lần bàn về việc tôn trọng sự toàn vẹn của con người và bảo vệ sức khỏe từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, xét nhân vị trong sự đặc thù, và luôn luôn như một mục đích, và không bao giờ coi họ chỉ là một phương tiện.”

Ngài nhấn mạnh rằng: “Nguyên tắc luân lý này thật là điều căn bản cả trong việc áp dụng kỹ thuật sinh học trong lãnh vực y khoa, các kỹ thuật này không bao giờ được sử dụng có hại cho phẩm giá con người, và càng không thể để cho những mục tiêu công nghệ và thương mại hướng dẫn”.

Đức Thánh Cha cũng khuyến khích Ủy ban quốc gia Italia về đạo đức sinh học thực hiện những nghiên cứu đa ngành về các nguyên nhân làm suy thoái môi trường, đề ra những hướng đi trong các lãnh vực liên quan đến các khoa sinh học, để khích lệ những biện pháp bảo tồn và chăm sóc môi sinh.

Ngài không quyên khích lệ Ủy ban quan tâm đến đề tài khuyết tật và tình trạng những người dễ bị tổn thương bị gạt ra ngoài lề trong một xã hội nhắm tới sự cạnh tranh và đẩy mạnh tiến bộ. Đây là thách đố làm sao chống lại nền văn hóa gạt bỏ, được biểu lộ qua nhiều hình thức, trong đó có sự đối xử với các phôi thai người như những chất liệu có thể loại bỏ, và trường hợp những người bệnh và người già gần chết bị gạt bỏ.

Sau cùng Đức Thánh Cha cầu mong có sự đối chiếu quốc tế rộng lớn hơn để đạt tới sự hòa hợp các tiêu chuẩn và những qui luật về các hoạt động sinh học và y khoa, những qui luật biết nhìn nhận các giá trị và các quyền căn bản, tuy rằng các hoạt động trên đây là điều phức tạp.

7. Đức Thánh Cha kêu gọi việc tổ chức tĩnh tâm cho các nhân viên bác ái

Đức Thánh Cha cổ võ ngày tĩnh tâm cho các nhân viên từ thiện bác ái do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, đề xướng.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, 27 tháng Giêng, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói: “Nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót, Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, đã đề xướng một ngày tĩnh tâm cho các cá nhân và các nhóm dân thân phục vụ từ thiện bác ái. Ngày này sẽ được cử hành trong mỗi giáo phận trong mùa chay sắp tới. Đây sẽ là một dịp để suy tư về ơn gọi trở nên từ bi thương xót như Chúa Cha. Tôi mời gọi đón nhận đề nghị này, sử dụng những chỉ dẫn và tài liệu do Hội đồng Cor Unum soạn thảo”.

8. Tòa Thánh kêu gọi giải quyết xung đột Israel-Palestine, Syria

Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, kêu gọi can đảm giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine, và thảm trạng tại Syria.

Trong bài tham luận hôm 26 tháng Giêng tại Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mở rộng, Đức Tổng Giám Mục Auza, người Philippines, nói đến con đường hòa bình bế tắc giữa Israel và Palestine: vì thiếu những cuộc thương thuyết quan trọng giữa hai bên, những hành vi bạo lực tiếp tục như cái vòng luẩn quẩn, khiến người ta thực sự nghi ngờ về giá trị của Hiệp định Oslo đã được hai bên ký kết. Tòa Thánh tin rằng tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine chỉ có thể tiến bước nếu được những phe liên hệ trực tiếp thương thuyết với nhau với sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Điều này chắc chắn đòi phải có những quyết định can đảm từ hai phía và cần phải có những nhượng bộ tốt đẹp đối với nhau. Không có phương thức nào khác, nếu cả Israel lẫn Palestine muốn được hưởng an ninh, thịnh vượng và sống chung hòa bình bên nhau với biên giới được quốc tế nhìn nhận”.

Vị đại diện Tòa Thánh tại LHQ cũng nhận xét rằng một số thành phần trong cả hai dân tộc đã chịu đau khổ quá lâu vì quan điểm sai lầm cho rằng võ lực sẽ giải quyết những tranh chấp giữa hai bên. Chỉ có những cuộc thương thuyết được hỗ trợ, được tiến hành với lòng ngay, mới giải quyết được những tranh chấp và mang lại hòa bình cho dân tộc Israel và Palestine.

Đức Tổng Giám Mục Auza cũng nhắc đến hiệp định toàn bộ giữa Tòa Thánh và Israel mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2-1 vừa qua liên hệ chủ yếu đến đời sống và hoạt động của Giáo Hội tại Palestine. Ngài nói: “Trong thực tại phức tạp ở Trung Đông, nơi mà tại một số quốc gia, các tín hữu Kitô đang chịu bách hại, Tòa Thánh hy vọng hiệp định này có thể là một gương về đối thoại và cộng tác, đặc biệt cho các nước Arập và những người có đa số dân theo Hồi giáo”.

Về tình hình Sisria với cuộc xung đột từ gần 5 năm nay, Vị đại diện Tòa Thánh tại LHQ nhận xét rằng đây không phải chỉ là cuộc xung đột giữa những người Syria với nhau, nhưng còn có chiến binh ngoại quốc tế từ các nơi trên thế giới tiếp tục phạm những hành vi kinh khủng khôn tả chống lại các thường dân ở Syria và một phần tại Iraq. Ảnh hưởng của các chiến binh ngoại quốc tày đã đưa tới bạo lực phe phái và bách hại các nhóm tôn giáo và chủng tộc thiểu số.

Trong diễn văn trước ngoại giao đoàn hôm 11 tháng Giêng vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ xác tín theo đó chỉ có một hoạt động chung về chính trị mới có thể ngăn chặn sự bành trướng của trào lưu cực đoan và thủ cựu, sinh ra những hành vi khủng bố, tàn hại vô số nạn nhân không những tại Syria và Libia, nhưng còn tại các nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi.

9. Đức Hồng Y Theodore McCarrick chào mừng hội nghị Hồi giáo về các tôn giáo thiểu số

Nhận lời mời của Chính phủ Ma-rốc, hàng trăm học giả Hồi Giáo Sunni và Shiite từ 120 quốc gia đã tập trung tại Marrakesh để xem xét hoàn cảnh của các nhóm không Hồi giáo thiểu số ở các quốc gia nơi phần lớn dân chúng là người Hồi giáo.

“Chúng tôi ở Vương quốc Morocco sẽ không tha thứ cho các hành vi chà đạp các quyền của các tôn giáo thiểu số nhân danh đạo Hồi” Vua Mohammed VI đã nói như trên trong hội nghị từ ngày 25 đến ngày 27 tháng Giêng. Nhà vua nói thêm: “Tôi đang tạo điều kiện cho các Kitô hữu và người Do Thái thực hành đức tin của họ. Họ thậm chí còn được phục vụ trong chính phủ. “

Những người tham gia hội nghị đưa ra Tuyên bố Marrakesh, trong đó kêu gọi “bảo vệ đầy đủ các quyền và tự do cho tất cả các nhóm tôn giáo một cách văn minh, tránh mọi hình thức ép buộc, thiên vị, và phân biệt đối xử.”

Đức Hồng Y Theodore McCarrick, tổng giám mục nghỉ hưu của Washington, đã có mặt tại Marrakesh và hoan nghênh lời tuyên bố này.

“Đây thực sự là một tài liệu tuyệt vời, mà tôi tin chắc sẽ ảnh hưởng đến thời đại chúng ta và lịch sử của chúng ta”, Đức Hồng Y nói.

10. Tờ Quan Sát Viên Rôma ca ngợi tuyên bố Marrakesh

Báo Quan Sát Viên Rôma công bố trên trang nhất số ra ngày 29 tháng Giêng một bài xã luận chào mừng Tuyên bố Marrakesh như một “bước tiến quan trọng” trong việc giải quyết các khó khăn của tôn giáo thiểu số trong xã hội Hồi giáo.

Theo báo Quan Sát Viên Rôma, bản Tuyên bố được thông qua bởi 300 giáo sĩ Hồi giáo và các học giả tại một hội nghị được tài trợ bởi chính phủ Ma-rốc, đáng được ca ngợi vì “lòng can đảm và sáng suốt” trong việc lên án chủ nghĩa khủng bố. Bản tuyên bố này cũng có tính “cách mạng” vì nó kêu gọi việc sửa đổi sách giáo khoa nhằm thúc đẩy việc tôn trọng tôn giáo thiểu số.

Zouhir Louassini, một nhà báo người Hồi giáo làm việc cho kênh tin tức 24 giờ của nhà nước của Ý, thừa nhận rằng tuyên bố này không giải quyết “câu hỏi hóc búa” của người Hồi giáo là liệu người theo đạo Hồi có thể sang các tôn giáo khác hay không.

11. Các tín hữu Kitô Syriac phải được hiện diện trong Quốc Hội Li Băng

Tại một cuộc họp với các nhà lãnh đạo chính trị Li Băng, các vị thượng phụ của Giáo Hội Chính thống Syria và Giáo Hội Công Giáo Syria đã yêu cầu họ phải có hai ghế trong quốc hội, một cho Chính Thống và một cho Công Giáo.

Trong một tuyên bố chung, các thượng phụ cũng phản đối việc khẳng định rằng Công Giáo và Chính Thống nghi lễ Syriac là các tôn giáo thiểu số ở Li Băng.

Một nửa trong số 128 ghế tại quốc hội Li Băng được thiết lập dành cho các Kitô hữu. Kể từ năm 1989, 34 ghế đã được dành cho người Công Giáo Maronite, 14 cho Chính Thống Giáo Đông Phương, 8 cho Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp, 5 cho Chính Thống Giáo Armenia, 1 cho Công Giáo nghi lễ Armenia, một cho Tin Lành, và 1 ghế dành cho |tất cả các nhóm được gọi là Kitô hữu thiểu số.

128 ghế còn lại là dành cho người Hồi giáo: 27 ghế cho người Hồi giáo Sunni, 27 ghế cho người Hồi giáo Shiite, 8 cho Druze, và 2 cho Alawites.

Giáo Hội Công Giáo Syria (như Maronite, Melkite, và Giáo Hội Công Giáo Armenia) là một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.

12. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ than thở về hoàn cảnh khó khăn của các Kitô hữu bị ngược đãi tại Trung Đông

Trong một bức thư gửi Ngoại trưởng John Kerry, Đức Cha chủ tịch Ủy ban Tư pháp quốc tế và Hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục đã bày tỏ những băn khoăn của ngài về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Trung Đông.

“Sau khi thực hiện một chuyến thăm thể hiện tình đoàn kết với người dân trong khu vực và đã gặp gỡ những người tị nạn Syria và Iraq, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, và các nhà lãnh đạo khác tại Li Băng và Jordan, tôi có thể chứng thực rằng khu vực này đang trong tình trạng hỗn loạn và đau khổ sâu sắc” Đức Giám Mục Oscar Cantu của giáo phận Las Cruces, New Mexico, cho biết như trên trong lá thư.

Đức Cha Cantu công khai chỉ trích các chính sách gây nên hoàn cảnh khó khăn của các Kitô hữu bị ngược đãi trong khu vực.

“Trong cuộc viếng thăm người tị nạn Kitô giáo, chúng tôi đã nghe những câu chuyện đau lòng về cuộc đàn áp của cái gọi là quân khủng bố Hồi Giáo IS và các nhóm Hồi giáo cực đoan khác. Rõ ràng là họ muốn 'thanh trừng' các Kitô hữu và những người thuộc các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số, và thậm chí cả những người Hồi giáo đối lập dám chống đối các ý thức hệ hẹp hòi, méo mó và cực đoan”

13. Giám Mục Anh Giáo suy tư về một cử chỉ bất ngờ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi Kinh Chiều đại kết

Hôm 25 tháng Giêng, khi Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, ngài đã yêu cầu một vị giám mục Chính thống giáo và một vị giám mục Anh giáo ban phép lành cuối cùng với ngài.

Suy tư về cử chỉ này, vị giám mục Anh giáo tại Rôma, là Đức Tổng Giám Mục David Moxon, viết rằng “thật là hết sức xúc động khi được dự phần vào một điều mà theo tôi nghĩ là một lời mời, mà ý nghĩa của lời mời ấy vượt xa hơn nhiều khả năng những ngôn từ có thể diễn tả.”

Đức Cha David Moxon nói tiếp rằng:

Sẽ là sai lầm khi diễn dịch quá xa những gì đã xảy ra, nhưng trong những phút tiếp theo sau buổi lễ, chúng tôi chuyện trò với nhau. Những câu chuyện, đối với tôi, rất sâu sắc, khó quên, và gợi lại một cách mạnh mẽ sự thống nhất cần thiết của chúng ta trong phép rửa tội và mong muốn của chúng ta được chia sẻ các phước lành của Thiên Chúa bất cứ khi nào có cơ hội; bởi vì chúng ta thuộc về Giáo Hội của Thiên Chúa Ba Ngôi, đó là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.

Đức Tổng Giám mục Moxon kêu gọi các tín hữu Kitô không Công Giáo hãy xin “tha thứ cho những lỗi lầm và các vết thương mà chúng ta đã gây ra cho cơ thể của Chúa Kitô.”

14. Đức Thượng Phụ Yonan hoan nghênh can thiệp quân sự của Nga tại Syria

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Syria, là một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, đã lên tiếng hoan nghênh sự can thiệp quân sự của Nga trong cuộc nội chiến ở Syria.

Trong bốn tháng kể từ khi Nga bắt đầu các cuộc không kích chống lại lực lượng nổi dậy và Nhà nước Hồi giáo, theo yêu cầu của chính phủ Syria “nhiều thứ đã thay đổi trên mặt đất” Thượng Phụ Ignatius Joseph III Yonan cho biết như trên theo hãng tin Ý ANSA.

"Sự can thiệp của Nga đem lại cho chúng tôi một chút hy vọng trong tình huống bi thảm này," ngài tiếp tục. "Nga đã giúp Syria chiếm lại và giải phóng các thành phố và làng mạc dưới sự kiểm soát của các nhóm khủng bố."

Nhấn mạnh rằng "Kitô hữu Syria rất biết ơn Nga", Đức Thượng Phụ cũng cảm ơn Chính Thống Giáo Nga đã hỗ trợ của các Kitô hữu bị ngược đãi tại Syria.

15. Trích dẫn Đức Giáo Hoàng, tổng thống Obama, ra lệnh cấm giam giữ trẻ vị thành niên

Viết trên tờ The Washington Post, Tổng thống Barack Obama nói rằng ông sẽ thay đổi hệ thống nhà tù liên bang, bao gồm cả việc"cấm giam người chưa thành niên và mở rộng điều trị cho các bệnh nhân tâm thần và tăng số lượng thời gian tù nhân có thể ở bên ngoài các phòng giam của họ. "

Trích dẫn bài diễn văn hôm 24 tháng 9 của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Quốc hội Hoa Kỳ, tổng thống nêu rõ:

“Ở Mỹ, chúng tôi tin vào khả năng thay đổi con người. Chúng tôi tin những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo đó ‘mỗi con người được trời phú cho một phẩm giá bất khả xâm phạm, và xã hội chỉ có thể được hưởng lợi từ sự phục hồi của những người bị kết án về tội phạm’. Chúng tôi tin rằng khi người ta phạm sai lầm, họ vẫn xứng đáng có cơ hội để làm lại cuộc sống của họ. Và nếu chúng ta có thể cung cấp cho họ niềm hy vọng về một tương lai tốt hơn, thì đó là một cách để họ có thể đứng được trở lại trên đôi chân của mình, như thế chúng ta sẽ có thể để lại cho con em chúng ta một đất nước an toàn hơn, mạnh hơn và xứng đáng với những lý tưởng cao nhất của chúng ta”.

16. Một nhóm Do Thái diễn tả nỗi buồn trước việc mạo phạm các nghĩa địa

Các thành viên của một tổ chức Do Thái đã đến tu viện Salesian tại Beit Jimal gần Jerusalem để bày tỏ nỗi buồn của họ trước sự mạo phạm khu nghĩa địa của tu viện gần đây.

Tổ chức, Tag Meir, "thấy rằng cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc cũng là một phần của một chiến dịch để hỗ trợ các giá trị dân chủ, và các giá trị truyền thống của người Do Thái là yêu thương người lân cận và đề cao công bằng cho tất cả chúng ta"

17. Đức Hồng Y Marx gặp với các quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu

Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch của Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng đồng châu Âu (COMECE), đã gặp gỡ với hai quan chức hàng đầu châu Âu vào ngày 27 tháng Giêng để thảo luận về cuộc khủng hoảng di dân của lục địa này.

Vị Hồng Y Tổng Giám Mục Munich đã tới Brussels để gặp Frans Timmermans, là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, và Federica Mogherini, là người đại diện cấp cao của Ủy Ban Ngoại giao và Chính sách An ninh.