Ngày 04-02-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 05/02: Muốn khỏi bệnh – Chạm đến Chúa – Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng, SDB.
Giáo Hội Năm Châu
02:49 04/02/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Khi ấy, qua biển rồi, Đức Giê-su và các môn đệ ghé vào đất liền tại Ghen-nê-xa-rét và lên bờ. Thầy trò vừa ra khỏi thuyền, thì lập tức người ta nhận ra Đức Giê-su. Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Người ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân đến đó. Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.

Đó là lời Chúa
 
Nhốn nháo
Lm. Minh Anh
13:55 04/02/2024

NHỐN NHÁO
“Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Ngài ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân tới đó”.

Eric Hoffer nói, “Cảm giác vội vã thường không phải là kết quả của việc ‘sống một cuộc sống đầy đủ’; ngược lại, nó sinh ra từ một nỗi sợ mơ hồ rằng, chúng ta đang lãng phí đời mình. Khi không làm một việc phải làm, không có thời gian cho một việc nào khác, chúng ta là những người ‘nhốn nháo’ nhất trên thế giới!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Bạn có thuộc hạng người ‘nhốn nháo’ nhất trên thế giới? Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay nói đến sự ‘nhốn nháo’ của dân Chúa thời Cựu Ước và sự ‘nhốn nháo’ của dân Ngài thời Tân Ước, “Họ rảo khắp vùng ấy; nghe tin Ngài ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân tới đó”.

Bài đọc Cựu Ước diễn tả niềm vui của vua tôi Israel, họ hình thành một đoàn kiệu khổng lồ để rước Hòm Bia Thiên Chúa. Các tư tế chạy tới, chạy lui ‘nhốn nháo’, tất bật giữa tiếng trống chiêng, não bạt và kèn đồng. Cùng nhau, họ hát ca khúc, “Lạy Chúa, xin đứng dậy, ngự về chốn nghỉ ngơi!” - Thánh Vịnh đáp ca. “Họ sát tế chiên bò nhiều vô kể, không sao đếm nổi”. Ấy thế, chính Thiên Chúa mà họ tán dương đó, rồi đây, sẽ thổ lộ, “Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng thì lại xa Ta”; chỗ khác, “Lễ toàn thiêu chiên cừu, Ta đã ngấy. Những đại lễ của các ngươi, Ta không chịu nổi nữa!”.

Dân chúng trong Tin Mừng hôm nay cũng bát nháo xuôi ngược tìm Chúa Giêsu. Thật đáng tiếc, họ vội vàng, nhưng sự vội vàng của họ chỉ với mục đích là mang những người bệnh đến để được Chúa Giêsu chữa lành phần xác; đang khi quan trọng hơn, phần hồn. Xem ra không ai đến với Ngài, hoặc được đưa đến với Ngài để cầu xin sự tha thứ và sự chữa lành tâm linh. Con người thường sợ bệnh tật thể xác hơn sợ thương tật linh hồn! Vậy mà, gánh nặng nề nhất luôn luôn là những gánh nặng do tội lỗi vốn đến từ bên trong, “Tự lòng người, phát xuất những ý định gian tà… Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế”.

Khác với chúng ta, thánh Ambrôsiô thật khôn ngoan, ngài thường cầu nguyện trước khi cử hành Thánh Lễ thế này, “Lạy Chúa, trái tim con tổn thương bởi tội lỗi; trí tâm, miệng lưỡi con không được bảo vệ cẩn thận. Trong sự yếu hèn, con hướng về Chúa, suối nguồn xót thương; con nao nức chạy đến với Chúa để được chữa lành. Con không xấu hổ chỉ cho Chúa những vết thương của con. Chỉ Chúa mới biết tội con ngần nào và nghiêm trọng đến mức nào; và dẫu chúng có thể khiến con lo sợ cho phần rỗi, con vẫn đặt hy vọng vào lòng Chúa từ nhân. Vậy, xin nhìn đến, nghe con và tha thứ mọi tội lỗi, yếu đuối của con!”.

Anh Chị em,

“Họ rảo khắp vùng ấy”. Có lẽ bạn và tôi đã ‘nhốn nháo’ nhất thế giới; hay khá hơn, như những người thời Chúa Giêsu, chạy tìm Ngài chỉ để thoả mãn những gì nhất thời bên ngoài. Lời Chúa mời gọi chúng ta bắt đầu tìm kiếm Ngài trong đời thường, tìm kiếm mỗi ngày, mỗi giây phút, để được tắm gội trong ân sủng và được ‘chữa lành bên trong’. Chúa Giêsu đang chờ đợi để có thể chạm đến chúng ta, chạm đến một điều gì đó hoàn toàn nội tâm hầu có thể tạo nên nơi chúng ta một sự khác biệt. Phải, một sự khác biệt cho một Năm Mới!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để ngày sống của con trở nên ‘nhốn nháo’ động đạc. Dạy con khát khao một sự ‘chữa lành bên trong’ hầu may ra, con có thể tạo nên một sự khác biệt!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 4 Tháng Hai
J.B. Đặng Minh An dịch
15:13 04/02/2024


Chúa Nhật 4 Tháng Hai Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Năm Mùa Quanh Năm. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Tin Mừng Phụng vụ hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đang di chuyển: thực vậy, Người vừa giảng xong và sau khi rời khỏi hội đường, Người đến nhà ông Simon Phêrô, nơi Người chữa lành mẹ vợ ông; sau đó, vào buổi tối, Ngài lại đi ra cổng thành, nơi Ngài gặp nhiều người bệnh tật và bị quỷ ám và chữa lành cho họ; sáng hôm sau, Ngài dậy sớm ra ngoài cầu nguyện; và cuối cùng, Ngài lại lên đường băng qua Galilê (x. Mc 1:29-39). Chúa Giêsu đang di chuyển.

Chúng ta hãy nhìn vào chuyển động liên tục này của Chúa Giêsu, nó cho chúng ta biết điều gì đó quan trọng về Thiên Chúa, đồng thời thách thức chúng ta bằng một số câu hỏi về đức tin của chúng ta.

Chúa Giêsu đi đến nhân loại bị tổn thương và cho chúng ta thấy khuôn mặt của Chúa Cha. Có thể trong chúng ta vẫn còn ý niệm về một vị Thiên Chúa xa xôi, lạnh lùng, thờ ơ với số phận của mình. Ngược lại, Tin Mừng cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu, sau khi giảng dạy trong hội đường, lại đi ra ngoài, để Lời Người rao giảng có thể chạm tới, chạm đến và chữa lành mọi người. Khi làm điều này, Ngài mạc khải cho chúng ta rằng Thiên Chúa không phải là một tôn chủ thờ ơ nói với chúng ta từ trên cao; trái lại, Ngài là một người Cha tràn đầy tình yêu, gần gũi với chúng ta, đến thăm nhà chúng ta, muốn cứu rỗi và giải thoát, chữa lành mọi bệnh tật thể xác và tinh thần. Thiên Chúa luôn ở gần chúng ta. Thái độ của Thiên Chúa có thể được diễn tả bằng ba từ: gần gũi, trắc ẩn và dịu dàng. Thiên Chúa trở nên gần gũi để đồng hành với chúng ta một cách dịu dàng và tha thứ cho chúng ta. Đừng quên điều này: sự gần gũi, lòng trắc ẩn và sự dịu dàng. Đây là thái độ của Chúa.

Bước đi không ngừng của Chúa Giêsu thách thức chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta đã khám phá ra dung nhan Thiên Chúa là Cha của lòng thương xót chưa, hay chúng ta tin và loan báo một Thiên Chúa lạnh lùng, một Thiên Chúa xa cách? Đức tin có khơi dậy trong chúng ta sự bất an của cuộc hành trình hay nó là một niềm an ủi nội tâm khiến chúng ta bình tĩnh? Chúng ta cầu nguyện chỉ để cảm thấy bình an, hay Lời chúng ta lắng nghe và rao giảng khiến chúng ta đi ra ngoài, giống như Chúa Giêsu, hướng tới người khác, để truyền bá niềm an ủi của Thiên Chúa? Sẽ tốt cho chúng ta khi tự hỏi mình những câu hỏi này.

Vậy chúng ta hãy nhìn vào cuộc hành trình của Chúa Giêsu và nhắc nhở mình rằng nhiệm vụ thiêng liêng đầu tiên của chúng ta là: từ bỏ Thiên Chúa xa xôi, lạnh lùng mà chúng ta nghĩ là chúng ta biết, và hoán cải mỗi ngày theo Thiên Chúa mà Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta trong Tin Mừng, là Chúa Cha của tình yêu và là Cha của lòng trắc ẩn. Người Cha gần gũi, nhân hậu và dịu dàng. Và khi chúng ta khám phá ra thiên nhan đích thật của Chúa Cha, đức tin của chúng ta trưởng thành: chúng ta không còn là “Kitô hữu trong phòng áo”, hay “Kitô hữu phòng khách”, nhưng chúng ta cảm thấy được mời gọi trở thành người mang niềm hy vọng và sự chữa lành của Thiên Chúa.

Xin Mẹ Maria Rất Thánh, Người Phụ Nữ trên đường, giúp chúng ta tuyên xưng mình là chứng nhân của Chúa, Đấng gần gũi, nhân hậu và dịu dàng.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến!

Ngày 10 tháng 2 sắp tới, ở Đông Á và nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu gia đình sẽ đón Tết Nguyên đán. Tôi gửi đến họ lời chào nồng nhiệt, với hy vọng rằng ngày lễ này có thể là cơ hội để trải nghiệm những mối quan hệ trìu mến và những cử chỉ chăm sóc, góp phần tạo nên một xã hội đoàn kết và huynh đệ, trong đó mỗi người được nhìn nhận và chào đón trong tình trạng bất khả xâm phạm của mình và trong phẩm giá. Khi cầu xin Chúa ban phúc lành cho mọi người, tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện cho hòa bình, điều mà thế giới hằng mong mỏi và ngày nay hơn bao giờ hết, đang bị đe dọa ở nhiều nơi. Đó không phải là trách nhiệm của một số ít, nhưng của toàn thể gia đình nhân loại: tất cả chúng ta hãy hợp tác để xây dựng nó bằng những cử chỉ cảm thương và can đảm!

Và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho những người dân đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh, đặc biệt là ở Ukraine, Palestine và Israel.

Hôm nay, tại Ý, chúng ta cử hành Ngày Vì Sự Sống, với chủ đề “Sức mạnh của cuộc sống làm chúng ta ngạc nhiên”. Tôi cùng với các giám mục Ý hy vọng rằng những tầm nhìn ý thức hệ có thể được vượt qua để tái khám phá rằng cuộc sống của mỗi con người, ngay cả những cuộc sống bị hạn chế nhất, đều có một giá trị to lớn và có khả năng trao tặng điều gì đó cho người khác.

Tôi chào giới trẻ của nhiều quốc gia đã đến tham dự Ngày Thế giới Cầu nguyện và Suy ngẫm chống lại nạn buôn người, sẽ được cử hành vào ngày 8 tháng 2, lễ tưởng niệm Thánh Josephine Bakhita, nữ tu người Sudan bị bắt làm nô lệ khi còn nhỏ. Ngày nay cũng vậy, nhiều anh chị em bị lừa dối bằng những lời hứa hão huyền và sau đó bị bóc lột và lạm dụng. Tất cả chúng ta hãy tham gia để chống lại hiện tượng buôn người toàn cầu đầy bi kịch.

Chúng ta cũng cầu nguyện cho những người thiệt mạng và bị thương trong các vụ hỏa hoạn tàn khốc bùng phát ở miền trung Chí Lợi.

Và tôi chào tất cả anh chị em đã đến Rôma, từ Ý và nhiều nơi trên thế giới. Tôi đặc biệt chào các tu sĩ nam nữ đến từ hơn 60 quốc gia đang tham gia cuộc gặp gỡ “Những người hành hương hy vọng trên con đường dẫn tới hòa bình”, do Thánh Bộ về các Viện Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ tổ chức. Tôi chào các sinh viên đến từ Badajoz, Tây Ban Nha, và các sinh viên từ Trường Salêdiêng “Sévigné” ở Marseille, cũng như các tín hữu Ba Lan từ Warsaw và các thành phố khác; và các nhóm từ San Benedetto del Tronto, Ostra và Cingoli. Và tôi có thể nhìn thấy những lá cờ Nhật Bản ở đó! Tôi chào người Nhật. Và tôi có thể nhìn thấy những lá cờ Ba Lan: tôi chào người dân Ba Lan và tất cả các bạn, cũng như giới trẻ của Immacolata.

Tôi chúc tất cả các bạn một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
 
Đức Thánh Cha: hòa bình đòi hỏi phải hiểu biết người khác, lắng nghe và linh hoạt về trí tuệ
Thanh Quảng sdb
16:32 04/02/2024
Đức Thánh Cha: hòa bình đòi hỏi phải hiểu biết người khác, lắng nghe và linh hoạt về trí tuệ

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp tới những người tham dự viên Đại hội quốc tế lần thứ 4 về Nền tảng nghiên cứu đại học về Hồi giáo, được tổ chức tại Abu Dhabi, thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Sự kiện này đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày ký Tuyên cáo chung về tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và cùng chung sống vào ngày 4 tháng 2 năm 2019.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Không biết và không lắng nghe người khác, thiếu linh hoạt trí tuệ là ba “nguyên nhân sâu xa” đưa tới chiến tranh và bất công “hủy hoại tình huynh đệ con người”, phải được xác định rõ ràng nếu nhân loại muốn tìm được “sự khôn ngoan và hòa bình”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái khẳng định mạnh mẽ lập trường này trong thông điệp ngài gửi hôm Chúa Nhật tới những tham dự viên Đại hội PLURIEL lần thứ tư, Nền tảng Nghiên cứu Đại học về Hồi giáo ở Châu Âu và Lebanon, diễn ra tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào ngày 4-7 tháng 2 theo khuôn khổ chủ đề “Hồi giáo và tình huynh đệ nhân loại: Tác động và triển vọng của Tuyên cáo Abu Dhabi về Chung sống”.

Quốc hội

Nền tảng học thuật được Liên đoàn các trường Đại học Công Giáo Châu Âu (FECU) thành lập vào năm 2014 như một không gian dành cho các học giả nghiên cứu về Hồi giáo và đối thoại Kitô giáo-Hồi giáo, chia sẻ nghiên cứu và ý tưởng của họ, đồng thời khuyến khích sự tương tác giữa các học giả và các chủ thể xã hội.

Hội nghị xây dựng dựa trên các đại hội trước, tổ chức vào những năm 2016, 2018 và 2022, được tổ chức với sự hợp tác của Bộ Khoan dung và Chung sống của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nhân dịp kỷ niệm 5 năm Tuyên cáo về “Tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống” được ký bởi Đức Thánh Cha Phanxicô và Đại Giáo trưởng Imam của Al-Azhar, Ahmad al-Tayyeb, ngày 4 tháng 2 năm 2019 trong chuyến tông du tới đất nước này.

Với hơn 57 diễn giả và chủ tịch từ 40 trường đại học và viện nghiên cứu trên khắp bốn châu lục, đại hội nhằm đánh giá việc tiếp nhận tài liệu mang tính bước ngoặt này và khám phá những thay đổi cần thiết để thúc đẩy tình huynh đệ nhân loại toàn cầu trong bối cảnh xã hội, chính trị và thần học.

Tình huynh đệ nhân loại đang đối mặt với những thách thức từ những bất công và chiến tranh

Đức Thánh Cha Phanxicô “nhiệt liệt chào mừng” những người tổ chức, về địa điểm và chủ đề được chọn, vào thời điểm mà tình huynh đệ và sự chung sống toàn cầu đang phải đối diện với những thách thức từ những bất đồng và chiến tranh, mà Ngài nhắc lại, “chiến tranh luôn là một thất bại cho nhân loại”.

Đức Thánh Cha: Ước gì tình huynh đệ nhân loại hướng dẫn chúng ta vượt qua hận thù và chiến tranh

ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của Tuyên cáo Abu Dhabi trở thành chủ đề nghiên cứu và suy ngẫm trong các cơ sở giáo dục nhằm nuôi dưỡng các thế hệ mới, cam kết xây dựng hòa bình, công lý và vận động cho quyền của những người “kém cỏi nhất” trong xã hội.

Tầm quan trọng của giáo dục với đối thoại và gặp gỡ

Thông điệp lưu ý rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự tàn bạo của chiến tranh là do thiếu hiểu biết lẫn nhau, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng lòng tin lẫn nhau và thay đổi nhận thức tiêu cực về “người khác là anh em của chúng ta trong nhân loại” để khởi động các tiến trình hòa bình có thể chấp nhận được cho tất cả.

Do đó tầm quan trọng cốt yếu của giáo dục: “Hòa bình không có nền giáo dục dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết người khác thì không có giá trị”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh. ”Nếu chúng ta muốn xây dựng thế giới mà chúng ta mong muốn, trong đó chúng ta lấy đối thoại làm con đường, hợp tác làm quy tắc ứng xử; sự hiểu biết lẫn nhau làm phương châm và tiêu chuẩn, thì con đường mà ngày nay, chúng ta phải theo là giáo dục đối thoại và gặp gỡ.”

Lắng nghe người khác

Trí thông minh của con người, trái ngược với trí tuệ nhân tạo (AI), về cơ bản là “có tính quan hệ”, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh sức mạnh của việc lắng nghe người khác và vai trò của việc đối thoại chân chính trong việc hiểu các quan điểm khác nhau. Quả thực, việc thiếu lắng nghe là “cái bẫy thứ hai gây tổn hại cho tình huynh đệ”, ngài nói. “Để tranh luận, chúng ta phải học cách lắng nghe, tức là im lặng và sống chậm lại, trái ngược với xu hướng hiện nay của thế giới sôi động hiện sinh, đầy hoạt động và ồn ào”.

“Có thể tránh được bao nhiêu tệ nạn nếu có thêm sự lắng nghe, sự im lặng và những lời nói thực sự cùng một lúc, trong các gia đình, các cộng đồng chính trị hoặc tôn giáo, trong chính các viện đại học và giữa các dân tộc và các nền văn hóa!”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Việc tạo ra những không gian để chào đón những ý kiến khác nhau không phải là một sự lãng phí thời gian mà là một lợi ích nhân bản”.

Cần sự linh hoạt về trí tuệ

Mặt khác, thông điệp tiếp tục, tranh luận hàm ý một nền giáo dục về tính linh hoạt trí tuệ nhằm làm cho các cá nhân trở nên linh hoạt, cởi mở và có tình huynh đệ. Đức Thánh Cha lưu ý rằng trí tuệ tìm kiếm người khác, coi trọng quá khứ và tham gia đối thoại với hiện tại, đồng thời nhắc lại những lời của ngài tại Hội nghị Hòa bình Quốc tế được tổ chức tại Al-Azhar, Cairo, vào năm 2017.

Giấc mơ về tình huynh đệ trong hòa bình không được chỉ giới hạn ở lời nói!

Kết thúc thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi những người tham gia hội nghị đừng để “giấc mơ tình huynh đệ trong hòa bình chỉ giới hạn trong lời nói” và khuyến khích họ đón nhận cuộc đối thoại với tất cả sự phong phú của nó, vun trồng sự linh hoạt và lắng nghe thế giới.

“Hãy luôn tò mò, trau dồi tính linh hoạt, lắng nghe thế giới, đừng sợ hãi thế giới này, hãy lắng nghe người anh chị em không phải bạn chọn mà là người mà Thiên Chúa đặt để bên cạnh ta để ta học cách yêu thương.”

Các chủ đề sẽ được thảo luận ở Abu Dhabi

Hội nghị kéo dài bốn ngày sẽ được trình bày xoay quanh ba lĩnh vực chủ đề nhằm khám phá các khía cạnh và thách đố khác nhau vốn có trong việc thúc đẩy tình huynh đệ nhân loại.

Chủ đề pháp lý xã hội sẽ xem xét vấn đề quyền công dân đầy đủ trong các xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo, đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ pháp lý cho các nhóm tôn giáo thiểu số. Mục đích là đánh giá những thực hành tốt cũng như những mối quan ngại liên quan đến tự do tôn giáo và việc công nhận các quyền của người thiểu số. Kỷ nguyên chủ đề thứ hai sẽ là địa chính trị, trong đó những người tham gia sẽ xem xét vai trò của tôn giáo và hệ tư tưởng trong các cuộc xung đột hiện nay. Nó sẽ tìm cách xác định các ví dụ tích cực về các quá trình nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan và sự không khoan dung về tôn giáo. Nó cũng sẽ khám phá cách các chính phủ và tổ chức quốc tế có thể thu hút các tác nhân tôn giáo vào việc thúc đẩy các mục tiêu chung như phát triển bền vững, nhân quyền và hòa bình.

Cuối cùng, chủ đề thần học-đối thoại sẽ khám phá suy tư thần học được Tài liệu về Tình Huynh đệ Con người thúc đẩy, phân tích cách các Kitô hữu và người Hồi giáo đang suy nghĩ lại cách hiểu của họ về tình huynh đệ và sứ mạng để đáp lại lý tưởng về tình huynh đệ toàn diện này.
 
Tổng thống Á Căn Đình Javier Milei và Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ
Đặng Tự Do
17:02 04/02/2024


Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng ngài sẽ gặp tổng thống Á Căn Đình, Javier Milei, người sẽ tham dự lễ phong thánh cho Chân phước María Antonia của Thánh Giuse – còn được gọi là Mama Antula – nữ thánh đầu tiên của Á Căn Đình, sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng 2 tại Rôma.

Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha cho biết ngài “sẵn sàng bắt đầu một cuộc đối thoại” với tổng thống quê hương của ngài và bảo đảm rằng ngài không bị xúc phạm bởi những lời lăng mạ mà Milei đã dành cho ngài trước khi ông được bầu làm tổng thống. “Những lời nói trong chiến dịch bầu cử đến rồi đi,” Đức Giáo Hoàng nói nhẹ nhàng.

Về chuyến viếng thăm Vatican của Milei, Đức Thánh Cha cho biết: “Vào ngày 11 tháng 2, lễ phong thánh cho 'Mama Antula', người sáng lập Viện Linh thao của Buenos Aires, sẽ diễn ra. Trước khi phong thánh, theo thông lệ, người ta phải chào các nhà chức trách trong phòng áo.”

“Và sau đó tôi biết rằng anh ta đã yêu cầu tôi gặp mặt: tôi đã chấp nhận, và vì vậy chúng tôi sẽ gặp nhau. Và tôi sẵn sàng bắt đầu một cuộc đối thoại, trò chuyện và lắng nghe với anh ta. Như với tất cả mọi người”, Đức Thánh Cha giải thích.

Cách đây vài tuần, Milei đã công khai một lá thư ông viết cho Đức Thánh Cha Phanxicô mời ngài về thăm Á Căn Đình.

Bức thư nêu rõ: “Sự hiện diện và thông điệp của Đức Thánh Cha sẽ góp phần vào sự đoàn kết mong muốn từ lâu của tất cả đồng bào chúng ta và sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh tập thể cần thiết để giữ gìn hòa bình và nỗ lực vì sự thịnh vượng và tiến bộ của Cộng hòa Á Căn Đình thân yêu của chúng ta”.

Về chủ đề này, Đức Thánh Cha nói rằng hiện tại chuyến đi về quê hương của ngài là một khả năng đang được xem xét và việc tổ chức chuyến đi “chưa bắt đầu”. Tuy nhiên, ngài xác nhận chuyến thăm Bỉ và chuyến công du vào tháng 8 sẽ bao gồm các điểm dừng ở Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea.

Cổng thông tin Á Căn Đình Infobae đưa tin rằng cuộc tiếp kiến riêng giữa tổng thống và Đức Thánh Cha đã được xác nhận tại Rôma.

Cuộc họp riêng được ấn định vào ngày 12 tháng 2

Infobae cho biết thêm sau cuộc gặp riêng với Đức Thánh Cha, dự kiến vào ngày 12 tháng 2, Milei dự định dùng bữa trưa với Tổng thống Ý, Sergio Mattarella, sau đó là cuộc gặp với Giorgia Meloni, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Mặc dù phát ngôn nhân của tổng thống Manuel Adorni đã làm rõ rằng cuộc gặp riêng giữa Milei và Đức Thánh Cha Phanxicô chưa được xác nhận, nhưng chuyến đi đến Ý đã có trong chương trình nghị sự cũng như việc tham dự lễ phong thánh.

Infobae giải thích, việc xác nhận được đưa ra sau khi đại sứ đương nhiệm của Á Căn Đình tại Tòa thánh, María Fernanda Silva, chính thức thông báo với Bộ Ngoại giao rằng cuộc gặp phải được sắp xếp thông qua đại sứ quán bên cạnh yêu cầu mà chính phủ đã đưa ra thông qua tòa sứ thần.

Chương trình nghị sự của Milei trước tiên bao gồm chuyến đi đến Israel và sau đó tới Rôma.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Milei đã có một số lời chỉ trích gay gắt đối với Đức Giáo Hoàng và sau đó ông đã xin lỗi. Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên, Milei sẽ có cơ hội làm quen trực tiếp với Đức Phanxicô.

Thoạt nhìn, những khác biệt dường như cũng đã được Đức Phanxicô gạt sang một bên. Vào tháng 12, Đức Thánh Cha đã gọi điện cho tổng thống đắc cử để chúc mừng chiến thắng của ông và hiện đã xác nhận sự quan tâm của mình đến việc bắt đầu một cuộc đối thoại.


Source:Catholic News Agency

 
Nhà thờ Detroit công bố thánh tích được chờ đợi từ lâu, tượng 12 tông đồ có kích thước như người thật
Đặng Tự Do
17:05 04/02/2024


Tại Nhà thờ Bí tích Thánh Thể ở Detroit, ban nhạc đang trở lại với nhau. Đó là ban nhạc gồm 12 tông đồ của Chúa Kitô.

Vào ngày 8 tháng 2, nhà thờ mẹ của Detroit sẽ công khai công bố dự án “Hành trình với các Thánh” được chờ đợi từ lâu, một công trình lắp đặt cố định 14 bức tượng “lớn hơn cả người thật” kèm theo thánh tích hạng nhất của mỗi tông đồ, thành tựu mới nhất trong hoạt động xây dựng của nhà thờ trong sứ mệnh đang diễn ra để biến mình thành một trung tâm tông đồ ở thành phố Detroit.

Đức Tổng Giám Mục Allen H. Vigneron sẽ cùng với Cha JJ Mech, cha sở nhà thờ, cung hiến công trình sắp đặt mới trong một sự kiện đặc biệt lúc 7 giờ tối

Từ vị trí trung tâm trên Đại lộ Woodward, nhà thờ kiểu Gothic thấp thoáng của Tổng giáo phận Detroit nổi bật trong khu vực lân cận. Theo chỉ dẫn của Đức Cha Vigneron để biến nhà thờ thành “thánh đường của nghệ thuật”, Cha Mech đã dành vài năm qua để biến nhà thờ thành một trung tâm hoạt động truyền giáo và vẻ đẹp, thu hút mọi người đến với đức tin.

Cha Mech nói với Detroit Catholic: “Mục tiêu của chúng tôi là chúng tôi sẽ dễ tiếp cận hơn với những người ở ngoài Woodward. Chúng tôi muốn đây là một không gian công cộng linh hoạt, thậm chí có thể là một trung tâm cộng đồng không chỉ để bồi dưỡng tinh thần mà còn làm giàu văn hóa, và đó sẽ là một nơi an toàn, chúng tôi sẽ có an ninh và tất cả những điều đó.”

Dự án mới nhất, việc lắp đặt các bức tượng và thánh tích cao 2,5 foot bao quanh không gian thờ phượng bên trong nhà thờ, là viên ngọc quý trên đỉnh cao của những nỗ lực đó, biến nhà thờ thành một địa điểm hành hương lâu dài, do những vị Tông Đồ hướng dẫn, những người đã biết Chúa Kitô một cách mật thiết nhất trong thời gian Ngài ở trần gian.

Hoàn thiện với các thánh tích hạng nhất, công trình sắp đặt mới là một trong những công trình đầu tiên thuộc loại này ở Bắc Mỹ quy tụ tất cả 12 tông đồ của Chúa Kitô để tôn kính và là cuộc triển lãm duy nhất trên thế giới có các thánh tích.

14 bức tượng - trong đó có hai thiên thần cao 8 feet - mỗi bức tượng được chạm khắc từ một thân cây duy nhất ở St. Ulrich Groeden, nước Ý ngày nay, vào năm 1927. Các bức tượng đã được đưa từ Nhà thờ Thánh Bênêđíctô ở Công viên Highland, nơi đóng cửa vào năm 2014. Sau khi trải qua quá trình trùng tu rộng rãi, các bức tượng đã được lắp đặt tại gian giữa của nhà thờ vào tháng 12.

Cha Mech nói: “Tôi rất vui mừng về sự chuyển đổi đang diễn ra. “Khi bạn bước vào, sẽ có ba tấm biển chính hướng dẫn bạn cách đi hành hương, mục tiêu của cuộc hành hương là gì và cách tương tác với những di tích này. Những người hành hương sẽ ra đi được biến đổi, khác biệt.”

Cha Mech nói: “Hành trình với các Thánh” không chỉ là một bảo tàng lịch sử Giáo hội mà là một cơ hội hiếm có để kêu gọi sự giúp đỡ của các vị thánh vĩ đại nhất của Công Giáo.


Source:Catholic News Agency
 
Trở thành một Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ khó khăn như thế nào? Những gì bạn cần biết
Đặng Tự Do
17:06 04/02/2024


Những kẻ khủng bố đã xông vào một nhà thờ Công Giáo trong Thánh lễ hôm Chúa nhật ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết một người bằng cách bắn vào đầu anh ta. Kể từ đó, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công, theo vị giám mục địa phương, vụ việc xảy ra trong khi linh mục chủ tế đang truyền phép.

Vụ tấn công gần như trùng hợp với lễ kỷ niệm đầu tiên của trận động đất lớn giết chết hàng ngàn người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào năm 2023, đặt ra câu hỏi liệu việc trở thành một Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có nguy hiểm hay không và đất nước 99% theo đạo Hồi này hiếu khách như thế nào đối với những người khác đức tin.

Bất chấp các quy định về tự do tôn giáo hiện có trên giấy tờ ở Thổ Nhĩ Kỳ, các Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ thuộc nhiều giáo phái khác nhau ngày nay vẫn phải chịu đựng sức nặng của bộ máy quan liêu của chính phủ cũng như áp lực xã hội. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, cho biết xã hội Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây đã chứng kiến “sự gia tăng rõ rệt các vụ phá hoại và bạo lực xã hội đối với các nhóm tôn giáo thiểu số”.

“Chính phủ cũng tiếp tục can thiệp quá mức vào công việc nội bộ của các cộng đồng tôn giáo. Các nhóm tôn giáo thiểu số ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ lo ngại rằng những lời lẽ và chính sách của chính phủ góp phần tạo ra một môi trường ngày càng thù địch và ngầm khuyến khích các hành vi gây hấn và bạo lực xã hội”, USCIRF cho biết.

Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sinh sống của khoảng 12.000 đến 16.000 người Do Thái, vài ngàn người thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau và hàng trăm ngàn Kitô hữu. Theo báo cáo năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, khoảng 25.000 người trong số đó là người Công Giáo Rôma, nhiều người trong số họ là người di cư từ Phi Châu và Phi Luật Tân.

Không giống như một số quốc gia có đa số người theo đạo Hồi khác, hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ xác định đất nước này là một nhà nước thế tục. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nó quy định quyền tự do lương tâm, niềm tin tôn giáo, quyền biểu đạt niềm tin và thờ phượng, đồng thời cấm phân biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 95 quốc gia trên thế giới hình sự hóa tội báng bổ, trong trường hợp này là chống lại đạo Hồi, có thể bị phạt từ sáu tháng đến một năm tù.

Theo nhóm vận động Open Doors, sự hiện diện mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo và sự nhấn mạnh vào các giá trị Hồi giáo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra áp lực lên các tín hữu của các tín ngưỡng khác. Chính phủ cũng duy trì một danh sách các tôn giáo được công nhận và ghi danh, ghi nhận tín ngưỡng tôn giáo của người dân trên một con chip điện tử trên thẻ căn cước. Mặc dù Kitô giáo được công nhận rộng rãi, nhưng chính phủ không công nhận các Kitô hữu thuộc Giáo Hội Chính thống Tông đồ Armenia và Kitô hữu Chính thống Đông Phương, cũng như người Do Thái.

Open Doors đưa tin: “Các Kitô hữu bị coi là có ảnh hưởng tiêu cực của phương Tây, và những người chọn theo Chúa Giêsu có thể phải đối mặt với áp lực từ gia đình và cộng đồng để từ bỏ đức tin của họ”.

Theo nhóm Bảo vệ các Kitô hữu, gọi tắt là IDC, các nhóm tôn giáo thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau phải đối mặt với những hạn chế về quyền sở hữu và duy trì tài sản, đào tạo giáo sĩ và cung cấp giáo dục tôn giáo. Đặc biệt, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục can thiệp vào việc điều hành Thượng hội đồng Thánh của Giáo hội Chính thống Đông Phương cũng như Tòa Thượng phụ Armenia, bao gồm cả việc lựa chọn lãnh đạo, IDC cho biết.

Dưới thời Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan, nhiều khía cạnh của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng sự thiên vị đối với Hồi giáo, gây bất lợi cho các cộng đồng tôn giáo khác. Trong một động thái quan trọng vào năm 2020, Erdoğan đã chuyển đổi nhà thờ Hagia Sophia - trước đây là bảo tàng - và một nhà thờ Kitô giáo lịch sử khác ở Istanbul thành đền thờ Hồi giáo.

Các giáo đoàn Tin lành đã báo cáo những khó khăn về quan liêu do chính phủ gây ra. Bộ Ngoại giao báo cáo rằng Liên minh Tin lành Thế giới tiếp tục bày tỏ mối lo ngại về tình hình của những người theo đạo Tin lành trong nước, bao gồm cả việc các thành viên bị trục xuất và cấm tái nhập cảnh. Các báo cáo chỉ ra rằng chính phủ đã trục xuất 60 nhà truyền giáo Kitô nước ngoài trở lên và gia đình họ khỏi đất nước kể từ năm 2020.

Theo Open Doors, sự thù địch đối với các Kitô hữu đặc biệt gay gắt ở các khu vực nội địa, nơi có thái độ thường bảo thủ và thiên vị Hồi giáo. Nhóm cho biết hầu hết các cộng đồng Kitô giáo phi truyền thống, chẳng hạn như các giáo đoàn Baptist, Phúc Âm và Ngũ Tuần, sống ở các thành phố ven biển phía Tây, chẳng hạn như Istanbul, nơi có xu hướng tự do và thế tục hơn.

Tình trạng Thổ Nhĩ Kỳ là một nơi khó theo đạo Kitô đã có nguồn gốc lâu đời, mặc dù đất nước này là một trong những nơi ban đầu mà Kitô giáo phát triển mạnh mẽ.

Năm 1915, trong cái được gọi là Diệt chủng người Armenia, chính quyền Ottoman bắt đầu bắt giữ các trí thức và lãnh đạo người Armenia ở Constantinople. Đế chế bắt đầu một chiến dịch di dời hàng loạt người Armenia và các dân tộc thiểu số khác, bao gồm cả Kitô hữu Đông Phương, Syriac và Chanđê. Cuộc di dời bao gồm sự chia ly gia đình, các cuộc hành quân tử thần, nạn đói và các hành vi ngược đãi khác gây ra cho người dân Armenia chủ yếu theo Kitô giáo của đế chế. Ước tính có khoảng 1,5 triệu người Armenia đã thiệt mạng trong nạn diệt chủng, là điều mà Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã phủ nhận.


Source:Catholic News Agency
 
Toàn văn: Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi ‘anh chị em Do Thái ở Israel’
Vũ Văn An
17:23 04/02/2024

Ghi chú của tạp chí America: Bức thư này được Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi vào ngày 2 tháng 2 cho Karma Ben Johanan, người giảng dạy tại khoa tôn giáo so sánh thuộc Đại học Do Thái ở Giêrusalem. Tiến sĩ Ben Johanan là người điều phối bức thư ngỏ gửi Đức Giáo Hoàng của hơn 400 giáo sĩ và học giả Do Thái vào tháng 11 năm ngoái. Vào tháng 1, cô đã viết một bài báo cho tờ America với tựa đề “Người Công Giáo có cách đúng và sai khi chỉ trích Israel”. Trong bức thư của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi mọi người làm việc vì hòa bình ở Thánh địa, và ngài nhấn mạnh: "mối quan hệ ràng buộc chúng tôi với các bạn là đặc biệt và duy nhất, nhưng tất nhiên không bao giờ che khuất mối quan hệ mà Giáo hội có với người khác cũng như sự dấn thân đối với họ"



Anh chị em thân mến,

Chúng ta đang trải qua một thời điểm cực kỳ khó khăn. Chiến tranh và chia rẽ đang gia tăng trên toàn thế giới. Như tôi đã nói cách đây không lâu, chúng ta thực sự đang ở giữa một loại “chiến tranh thế giới từng phần”, với những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của nhiều người dân.

Thật không may, ngay cả Thánh địa cũng không thoát khỏi nỗi đau này, và kể từ ngày 7 tháng 10, nó cũng bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực chưa từng có. Trái tim tôi như bị giằng xé khi chứng kiến những gì đang xảy ra ở Thánh Địa, bởi sức mạnh của quá nhiều sự chia rẽ và quá nhiều hận thù.

Cả thế giới nhìn những gì đang xảy ra ở vùng đất đó với sự lo lắng và đau đớn. Đó là những tình cảm bày tỏ sự gần gũi và yêu mến đặc biệt đối với các dân tộc sinh sống trên mảnh đất đã chứng kiến lịch sử mạc khải.

Tuy nhiên, thật không may, cần phải lưu ý rằng cuộc chiến này cũng đã tạo ra thái độ chia rẽ trong dư luận trên toàn thế giới và các quan điểm gây chia rẽ, đôi khi diễn ra dưới hình thức bài Do Thái và bài Do Thái giáo. Tôi chỉ có thể nhắc lại điều mà các vị tiền nhiệm của tôi cũng đã nhiều lần tuyên bố rõ ràng: mối quan hệ ràng buộc chúng tôi với các bạn là đặc biệt và duy nhất, nhưng tất nhiên không bao giờ che khuất mối quan hệ mà Giáo hội có với người khác cũng như sự dấn thân đối với họ. Con đường mà Giáo hội đã đi cùng với các bạn, dân tộc cổ xưa của giao ước, bác bỏ mọi hình thức bài Do Thái giáo và bài Do Thái, lên án một cách dứt khoát những biểu hiện thù hận đối với người Do Thái và Do Thái giáo là một tội chống lại Thiên Chúa. Cùng với các bạn, chúng tôi, những người Công Giáo, rất quan ngại về sự gia tăng khủng khiếp các cuộc tấn công chống lại người Do Thái trên khắp thế giới. Chúng tôi từng hy vọng rằng “không bao giờ nữa” sẽ là điệp khúc được các thế hệ mới lắng nghe, nhưng giờ đây chúng tôi thấy rằng con đường phía trước đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết để xóa bỏ những hiện tượng này.

Trái tim tôi gần gũi với các bạn, với Thánh địa, với tất cả những người sinh sống ở đó, người Israel và người Palestine, và tôi cầu nguyện để ước muốn hòa bình có thể chiếm ưu thế trong tất cả mọi người. Tôi muốn các bạn biết rằng các bạn ở gần trái tim tôi và trái tim của Giáo hội. Dựa trên vô số thông tin liên lạc đã được gửi đến tôi bởi nhiều bạn bè và các tổ chức Do Thái từ khắp nơi trên thế giới và dưới ánh sáng của bức thư của chính các bạn mà tôi vô cùng cảm kích, tôi cảm thấy mong muốn được đảm bảo với các bạn về sự gần gũi và tình cảm của tôi. Tôi ôm lấy từng người trong các bạn, đặc biệt là những người đang bị thống khổ, đau đớn, sợ hãi và thậm chí giận dữ. Thật khó để diễn đạt bằng lời khi đối mặt với một thảm kịch như đã xảy ra trong những tháng gần đây. Cùng với các bạn, chúng tôi thương tiếc những người đã chết, những người bị thương, những người bị tổn thương, cầu xin Thiên Chúa là Cha can thiệp và chấm dứt chiến tranh và hận thù, những chu kỳ không ngừng gây nguy hiểm cho toàn thế giới. Cách đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cho sự trở về của các con tin, vui mừng vì những người đã trở về nhà và cầu nguyện cho tất cả những người khác sẽ sớm được như họ.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng chúng ta không bao giờ được mất hy vọng về một nền hòa bình có thể có được và chúng ta phải làm mọi điều có thể để cổ vũ nó, bác bỏ mọi hình thức chủ nghĩa bại trận và ngờ vực. Chúng ta phải nhìn lên Thiên Chúa, nguồn hy vọng duy nhất. Như tôi đã nói cách đây mười năm: “Lịch sử dạy rằng sức mạnh của chúng ta thôi là chưa đủ. Đã hơn một lần chúng ta sắp đạt được hòa bình, nhưng tên ác quỷ dùng đủ loại phương tiện đã thành công trong việc ngăn chặn nó. Đó là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây, vì chúng ta biết và tin rằng chúng ta cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Chúng ta không từ bỏ trách nhiệm của mình, nhưng chúng ta kêu cầu Thiên Chúa bằng một hành động có trách nhiệm cao nhất trước lương tâm và trước dân tộc của chúng ta. Chúng ta đã nghe thấy lời triệu tập và chúng ta phải đáp lại. Đó là lời kêu gọi phá vỡ vòng xoáy hận thù và bạo lực, và do đó hãy phá vỡ nó bằng một chữ duy nhất: chữ “anh em”. Nhưng để có thể thốt lên lời này, chúng ta phải ngước mắt lên trời và nhìn nhận nhau là con một Cha” (Vatican Garden, ngày 8 tháng 6 năm 2014).

Trong thời kỳ hoang tàn, chúng ta rất khó nhìn thấy một chân trời tương lai nơi ánh sáng thay thế bóng tối, trong đó tình bạn thay thế hận thù, trong đó sự hợp tác thay thế chiến tranh. Tuy nhiên, chúng ta, với tư cách là người Do Thái và người Công Giáo, là những nhân chứng cho một chân trời như vậy. Và chúng ta phải hành động, trước hết bắt đầu từ Thánh địa, nơi chúng ta cùng nhau nỗ lực vì hòa bình và công lý, làm mọi thứ có thể để tạo ra những mối quan hệ có khả năng mở ra những chân trời ánh sáng mới cho mọi người, người Israel và người Palestine.

Cùng nhau, người Do Thái và người Công Giáo, chúng ta phải dấn thân đi theo con đường hữu nghị, liên đới và hợp tác này trong việc tìm cách sửa chữa một thế giới bị tàn phá, cùng nhau làm việc ở mọi nơi trên thế giới, và đặc biệt là ở Thánh địa, để khôi phục khả năng nhìn nhận nơi khuôn mặt của mỗi người hình ảnh của Thiên Chúa, trong đó chúng ta được tạo dựng.

Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm cùng nhau để đảm bảo rằng thế giới mà chúng ta để lại cho những người đến sau sẽ tốt đẹp hơn nhưng tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ có thể tiếp tục cùng nhau hướng tới mục tiêu này. Tôi ôm lấy các bạn một cách huynh đệ, Phanxicô.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bổn Mạng đội Legio Mariae - Đức Bà Là Ngôi Sao Sáng – Giáo Đoàn Lakemba - NSW, Australia
Khanh Lai
18:41 04/02/2024
Bổn Mạng đội Legio Mariae - Đức Bà Là Ngôi Sao Sáng – Giáo Đoàn Lakemba

Đội Legio Maria - Đức Bà Là Ngôi Sao Sáng Lakemba đã nhận Đức Bà Là Ngôi Sao Sáng, là Bổn Mạng đội của mình. Một bài hát kính Đức Mẹ phổ thông nhất tại Việt Nam là “Lạy Mẹ là ngôi sao sáng, soi lối cho con lúc vượt biển thế gian…” Tại sao gọi Đức Mẹ là ngôi sao sáng? Không riêng gì ở Việt Nam mà nhiều bài ca của phụng vụ trong toàn Giáo hội cũng tặng cho Đức Mẹ tước hiệu “ngôi sao”, chẳng hạn như trong Kinh cầu có câu “Đức Bà như sao mai sáng”, và nhất là thánh thi kinh chiều lễ Đức Mẹ “Kính chào Mẹ là sao Bắc Đẩu”. Thực ra trong nguyên bản la-tinh, đó là hai tước hiệu khác nhau: một bên là “sao mai” (stella matutina), nghĩa là ngôi sao lấp lánh trước khi mặt trời mọc và đối lại với “sao hôm”; bên kia là “sao biển” stella maris. Mỗi tước hiệu có ý nghĩa khác nhau. Đó là những tước hiệu xuất hiện từ thời Trung cổ. Vào thời hiện đại, một tước hiệu nữa được đức Phaolô VI sử dụng là “ngôi sao của việc truyền giảng Tin mừng” (stella evangelisationis), với một ý nghĩa khác. Trong Kinh thánh “sao mai” ám chỉ Chúa Cứu thế. Vì thế anh chị em trong đội Lakemba chọn cho đội mình tước hiệu “Đức Bà là ngôi sao sáng.”

Xem hình ảnh

Hôm nay ngày 3/2/2024 lúc 4pm chiều, có một Thánh Lễ tại đường Lakemba để mừng kính Mẹ Maria là tước hiệu cho đội Lakemba. Các đội khác cùng với đội Lakemba tập trung tại Nhà Thờ Lakemba tại địa chỉ 15 Garrong Rd, Lakemba NSW 2195. Lúc 3.30pm anh chị em Legio cùng cha Tuyên Úy Lm. Paul Văn Chi cùng lần hạt 50 kinh “Năm Sự Mừng” để dọn mình trước Thánh Lễ dù thời tiết hôm nay nóng 32 độ C.

Sau khi đọc kinh và chụp hình lưu niệm xong, một MC lên mời tất cả quý anh chị em hội viên cùng đi xuống cuối nhà thờ và nhận một cành hoa Huệ để chuẩn bị cùng đoàn phục vụ rước Cha chủ tế lên bàn thờ. Trong khi đi lên trước kiệu hoa Đức Mẹ, mọi người đầu cắm cành hoa vào bình để dâng lên Mẹ. Từ cuối nhà thờ đi trước là Thánh giá nến cao, cờ Legio và mọi người xếp thành 2 hàng đi lên rất trật tự và nghiêm trang, trong lúc đi họ cũng ca đoàn hát nhập lễ.

Mở đầu Cha Linh Giám với lời chào mừng tất cả quý anh chị em Legio từ các giáo đoàn cũng về tham dự Thánh Lễ hôm nay, để tôn kính Đức Bà Là Ngôi Sao Sáng cùng với anh chị em đội Lakemba. Ngài nhắc nhở Kinh Dâng Mình cho Đức Mẹ: “Lạy Nữ Vương Là Mẹ Con, toàn thân con thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là của Mẹ.”

Hai người đại diện lên đọc sách Thánh bài một và bài hai, sau đó ca đoàn cùng hát bài “Như Dạ Lý Mùa Xuân” của Ngọc Kôn:

Như dạ lý mùa xuân. Mẹ đẹp tươi như dạ lý ngát hương trinh

Con say sưa lời hát ân tình, con dâng

Mẹ lòng mến chân thành với trọn tâm tình

Như huệ thắm vườn thiêng

Mẹ kiều diễm như huệ non núi

Con say sưa tìm đến bên

Mẹ không xin gì cũng chẳng dâng gì chỉ cần nhìn ngắm Mẹ.

Tựa cừu non bên đồi thông ngát hương rầm

Tựa bồ câu đang thì thầm dưới tháp Sa-lem

Mẹ tuyệt mỹ hơn đền cao soi bóng dài

Như bạch dương rũ ngọn mềm dưới ánh sương mai.

Cha Linh Giám Paul Văn Chi tiến về bục giảng và ngài đọc bài Phúc Âm hôm nay theo Thánh Marco. Riêng phần chia sẻ về bài phúc âm, mà Chúa dậy chúng ta kết hợp đời sống làm việc và cầu nguyện, hình ảnh Mẹ Maria mà đội Đức Bà Là Ngôi Sao Sáng ngày hôm nay mừng lễ Mẹ cũng là ngôi sao dẫn đường cho chúng ta cách thức làm việc và cầu nguyện trong niềm vui phục vụ…

Một đại diện lên đọc lời nguyện cũng không quên cầu cho các hội viên đã qua đời, hội viên ốm đau bệnh tật, như lời mẹ Maria dậy. Cuối Thánh Lễ một vị đại diện giáo đoàn Lakemba lên chúc mừng bổn mạng anh chị em Legio và có một vài thông báo các Thánh lễ trong những ngày tới.

Trước khi kết thúc Thánh lễ anh chị em cũng không quên đọc kinh Legio và sau đó cùng kéo nhau qua hall trường học, tâm tình và cùng dùng bữa cơm chiều trong tinh thần anh em một nhà.

Khanh Lai tường trình
 
VietCatholic TV
Ukraine phá hủy 3 máy bay ở Crimea. Nhà máy lọc dầu lớn nhất Nga nổ tung. 12 khoa học gia Nga bị bắt
VietCatholic Media
03:07 04/02/2024


1. Nỗi bất hạnh của Nga tiếp tục khi Ukraine báo cáo bắn hạ 3 máy bay ở Crimea

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Woes Continue as Ukraine Reports Taking Out 3 Aircraft in Crimea”, nghĩa là “Nỗi bất hạnh của Nga tiếp tục khi Ukraine báo cáo bắn hạ 3 máy bay ở Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một quan chức quân sự Ukraine nói rằng Kyiv đã bắn trúng ít nhất ba máy bay Nga trong cuộc tấn công tuần này vào căn cứ không quân Belbek ở Crimea bị tạm chiếm.

Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công vào phi trường Nga gần thành phố cảng Sevastopol vào tối thứ Tư. Kyiv tuyên bố ít nhất 10 quân nhân Nga đã bị “thanh lý”, trong đó có Trung tướng Alexander Tatarenko, trong khi tàu chiến trang bị hỏa tiễn siêu thanh Ivanovets cũng được tường trình đã bị phá hủy.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, thông báo rằng Nga đã bắn hạ ít nhất 20 hỏa tiễn Ukraine trên Hắc Hải và nói rằng không có máy bay nào bị hư hại trong cuộc tấn công dữ dội, mặc dù một tài khoản Telegram nổi tiếng ủng hộ Điện Cẩm Linh cho rằng hai máy bay phản lực bị hư hỏng và một máy bay bị phá hủy.

Hôm thứ Sáu, phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Ukraine, Yury Ignat, khẳng định ba máy bay Nga đã bị hư hại, mặc dù ông không nêu rõ loại máy bay bị bắn trúng. Ignat trích dẫn hình ảnh vệ tinh mà ông khẳng định “đã có trên Internet” làm bằng chứng về thiệt hại.

“Tất nhiên, sự xác nhận tốt nhất là những hình ảnh vệ tinh đã có trên Internet và nơi bạn có thể nhìn thấy thứ gì đó”, Ignat nói, theo đài tin tức Ukraine Hromadske.

Ông nói thêm: “Các phi công Ukraine chắc chắn sẽ trở về phi trường quê hương của họ, là phi trường Belbek”. “Bây giờ, tôi cảm ơn tất cả những người đã tham gia vào việc làm sạch Crimea khỏi sự hiện diện của Nga!”

Newsweek đã đưa ra bình luận với Bộ Quốc phòng Nga qua email vào thứ Sáu.

Kể từ ngay sau khi Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine gần hai năm trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố sẽ lấy lại Crimea, nơi bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.

Các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các mục tiêu của Nga trong hoặc gần bán đảo tranh chấp đã gia tăng trong suốt cuộc chiến, đặc biệt chú ý đến Hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa.

Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine (GUR), nói với tờ Le Monde của Pháp vào tháng trước rằng tất cả các cuộc tấn công cho đến thời điểm đó “chỉ là sự khởi đầu”.

Theo quan chức quốc phòng Ukraine Oleksiy Danilov, khoảng 20% Hạm đội Hắc Hải đã bị tiêu diệt vào tháng 12. Những tổn thất đáng chú ý bao gồm vụ đánh chìm tàu Moskva của Nga trong những ngày đầu chiến tranh và việc phá hủy tàu đổ bộ Novocherkassk vào cuối tháng 12 năm 2023.

Bộ Quốc phòng Ukraine đã chia sẻ đoạn video được cho là chiếu cảnh vụ đánh chìm tàu Ivanovets trong tuần này xảy ra sau khi tàu chiến Nga mắc vào “cái bẫy” của 6 máy bay không người lái trên biển MAGURA của Ukraine. Newsweek chưa xác minh độc lập tính xác thực của video hoặc bất kỳ tuyên bố nào khác của quân đội Ukraine.

2. Nga đổ lỗi cho Ukraine sau vụ cháy nhà máy lọc dầu lớn

Thống đốc Volgograd hiện xác nhận rằng một đám cháy đã bùng phát tại một nhà máy lọc dầu lớn của Nga ở khu vực phía tây nam trong đêm Thứ Sáu, 2 Tháng Hai, sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được cho là do Ukraine thực hiện.

Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Nga trong nhiều tháng sau cuộc tấn công kéo dài gần hai năm của Mạc Tư Khoa.

Thống đốc Andrei Bocharov nói trên Telegram:

Đêm qua, lực lượng phòng không và gây nhiễu điện tử đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở các quận Kalachyovsky và Zakanalye của vùng Volgograd.

Một đám cháy bùng phát tại nhà máy lọc dầu Volgograd sau khi một trong những chiếc máy bay không người lái bị bắn rơi.

Ông nói thêm rằng lực lượng cứu hỏa đã kiểm soát được ngọn lửa vào đầu buổi sáng hôm Thứ Bẩy, 3 Tháng Hai.

Công ty khổng lồ trong ngành Lukoil, công ty vận hành nhà máy lọc dầu, cho biết trên trang web của mình rằng đây là “nhà sản xuất các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất ở quận phía nam liên bang” bao gồm 8 khu vực phía tây nam nước Nga.

Nhà máy nằm ở phía nam thành phố Volgograd. Phương tiện truyền thông địa phương V1 đã công bố những bức ảnh cho thấy một vụ nổ trong đêm trong cuộc tấn công. Một người dân địa phương nói với V1 rằng họ nghe thấy hai tiếng nổ.

Reuters có một bản cập nhật nhỏ về cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy lọc dầu ở Nga.

Họ nói rằng một nguồn tin Ukraine đã cho biết rằng hai máy bay không người lái đã tấn công địa điểm ở Volgograd và cuộc tấn công do cơ quan an ninh SBU của Ukraine dàn dựng.

3. Máy bay không người lái Ukraine có thể tấn công sâu vào bên trong nước Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Drones Could Strike Deep Inside Russia”, nghĩa là “Máy bay không người lái Ukraine có thể tấn công sâu vào bên trong nước Nga” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo một hãng tin độc lập của Nga, một khu vực lãnh thổ do Nga kiểm soát có diện tích lớn hơn gấp đôi California rất dễ bị tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine.

Sự gia tăng đột biến các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng ở Nga đã được báo cáo trong những tuần gần đây, đặc biệt là vào các cơ sở năng lượng. Kyiv chưa trực tiếp nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công, nhưng họ đặt ra câu hỏi về khả năng phòng không của Nga trước các cuộc oanh tạc của Ukraine. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Verstka, một hãng tin điều tra độc lập, cho biết diện tích của Nga mà Ukraine có thể tấn công đã tăng hơn 300.000 km vuông kể từ tháng 9 năm 2023. Nó nói thêm rằng khu vực này bao gồm các thành phố St. Petersburg, Nizhny Novgorod và Yaroslavl.

Điều này có nghĩa là “hơn một triệu km2 lãnh thổ Nga (không bao gồm Crimea và Sevastopol bị sáp nhập) nằm trong khu vực dễ bị máy bay không người lái của quân đội Ukraine tấn công”, theo tính toán của Verstka. Điều này tương đương với 386.000 dặm vuông, gấp đôi diện tích của California.

Vertska lưu ý rằng một máy bay không người lái kamikaze đã tấn công thành phố Sochi phía nam nước Nga lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 9. Hai ngày sau, một máy bay không người lái khác tấn công thị trấn Tuapse, cách 70 dặm về phía bắc trong vùng Krasnodar.

Thành phố St. Petersburg quê hương của Vladimir Putin đã bị máy bay không người lái của Ukraine tấn công lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 1, trong khi một máy bay không người lái khác tấn công nhà máy lọc dầu Nevsky Mazut vào ngày 31 Tháng Giêng, bất chấp các báo cáo cho thấy nó đã bị chặn bởi một chiếc S- Hệ thống hỏa tiễn đất đối không 400

Trong khi đó, một nỗ lực tấn công bằng máy bay không người lái vào Yaroslavl, một thành phố nằm cách Mạc Tư Khoa khoảng 260 dặm về phía đông bắc, đã bị chặn vào ngày 29 tháng 1. Và hai ngày sau, máy bay không người lái đã bắn lần đầu tiên về phía Nizhny Novgorod, nằm cách Ukraine khoảng 500 dặm.

Qua đêm ngày thứ Sáu, một đám cháy bùng phát tại một nhà máy lọc dầu do Lukoil điều hành ở vùng Volgograd phía tây nam, nằm cách Ukraine 200 dặm. Andrey Bocharov, thống đốc khu vực, đổ lỗi vụ tấn công bằng máy bay không người lái cho Kyiv.

Bocharov cho biết hệ thống phòng không và gây nhiễu điện tử đã đẩy lùi cuộc tấn công. Ông nói thêm rằng đám cháy bắt đầu sau khi một trong những máy bay không người lái bị chặn rơi xuống địa điểm mà Lukoil mô tả là “nhà sản xuất các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất ở quận miền Nam liên bang”.

Nga cũng đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.

Lực lượng không quân Ukraine hôm thứ Bảy báo cáo rằng hệ thống phòng không của họ đã phá hủy 9 trong số 14 máy bay không người lái loại Shahed mà Mạc Tư Khoa phóng từ miền nam nước Nga và Crimea. Newsweek vẫn chưa thể xác minh con số này.

4. Tổng thống Ba Lan cho biết ông không chắc liệu Ukraine có thể giành lại quyền kiểm soát Crimea bị Nga tạm chiếm hay không - nhưng tin rằng nước này có thể chiếm lại Donetsk và Luhansk.

Warsaw là một trong những người ủng hộ trung thành nhất của Kyiv /ki-díp/ kể từ cuộc xâm lược của Nga vào năm 2022 và nói rằng Ukraine phải giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình để ngăn chặn Mạc Tư Khoa xâm lược thêm.

Tổng thống Andrzej Duda đã nhắc lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn trên kênh YouTube Kanal Zero vào cuối ngày thứ Sáu.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ông có tin Ukraine thực sự có thể chiếm lại Crimea hay không, ông nói:

Thật khó để tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi không biết liệu Ukraine có lấy lại được Crimea hay không, nhưng tôi tin rằng nước này sẽ lấy lại được Donetsk và Luhansk.

Ông cho biết bán đảo Crimea mà Nga chiếm giữ vào năm 2014, 8 năm trước khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện, “là một nơi đặc biệt… cũng vì những lý do lịch sử. Bởi vì trên thực tế, nếu chúng ta nhìn về mặt lịch sử, nó hầu như nằm trong tay Nga trong phần lớn thời gian.”

Các khu vực của vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine cũng bị lực lượng do Mạc Tư Khoa hậu thuẫn chiếm giữ vào năm 2014 và đã bị bao vây trong suốt cuộc chiến hiện tại, không giống như Crimea.

Ukraine đã thề sẽ giành lại từng tấc lãnh thổ của mình, bao gồm cả Crimea trong cuộc chiến với Nga.

5. Putin truy bắt các nhà khoa học liên quan đến hỏa tiễn siêu thanh

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Goes After Scientists Behind 'Unique' Hypersonic Missiles”, nghĩa là “Putin truy bắt các nhà khoa học đằng sau hỏa tiễn siêu thanh 'độc đáo'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ít nhất 12 nhà khoa học ở Nga đã bị bắt giữ trong các vụ bắt giữ có động cơ chính trị liên quan đến chương trình hỏa tiễn siêu thanh được quảng cáo rầm rộ của Putin. Ba người đã chết kể từ khi bị bắt giữ.

Yevgeny Smirnov, luật sư đại diện cho các bị cáo, nói với hãng tin BBC tiếng Nga rằng các nguồn tin của FSB nói với ông rằng mọi cáo buộc đều được báo cáo cho Putin và các vụ bắt giữ là để chứng minh rằng công nghệ hỏa tiễn của Nga đang bị săn lùng. Smirnov nói với hãng tin rằng các trường hợp này nhằm mục đích “chứng tỏ rằng hỏa tiễn của Nga là tốt nhất và họ đang cố gắng đánh cắp chúng”.

Vào tháng 3 năm 2018, Putin đã khoe khoang với các nhà lập pháp Nga về chương trình hỏa tiễn siêu thanh của Mạc Tư Khoa. Ông mô tả phần cứng này là “siêu vũ khí”, nhanh hơn và linh hoạt hơn so với vũ khí tiêu chuẩn và khó bị hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đánh chặn hơn. Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để bình luận.

Trong số đó có Kh-24 Kinzhal (“Dagger”) hay “Dao găm”, loại vũ khí mà lực lượng Nga thường xuyên sử dụng trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine để tấn công cơ sở hạ tầng ở các thành phố.

Tuy nhiên, bất kỳ mối liên hệ nào với chương trình dường như đều có rủi ro cao, theo BBC tiếng Nga. Cơ quan truyền thông này báo cáo rằng ít nhất một chục nhà khoa học đã bị cáo buộc chuyển bí mật về chương trình này sang các nước khác. Tờ báo này cho biết những người bị bắt giữ thậm chí không tham gia vào việc phát triển vũ khí mà chỉ đơn giản là làm việc với các đối tác nước ngoài về khoa học cơ bản.

Những người bị bắt đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Cơ khí Trung ương, ở khu vực Mạc Tư Khoa; Viện Khí động lực học Trung ương ở thủ đô Nga; cũng như tại Viện Cơ học Lý thuyết và Ứng dụng Khristianovich ở Siberia.

Giám đốc Alexander Shiplyuk cùng các nhà nghiên cứu Anatoly Maslov và Valery Zvegintsev bị bắt vào tháng 5/2023 với cáo buộc chuyển bí mật cho Trung Quốc.

Shiplyuk khẳng định thông tin được đề cập không phải là thông tin mật và được cung cấp miễn phí trên mạng. Vụ bắt giữ bộ ba đã khiến các đồng nghiệp công bố một bức thư ngỏ, nói rằng vụ việc có nguy cơ gây tổn hại cho nền khoa học Nga.

Zvegintsev thành lập phòng thí nghiệm khí động học tốc độ cao. Anh ta hợp tác với đồng nghiệp cũ của mình, phó giáo sư tại Đại học Bách khoa Tomsk, Vladislav Galkin, người được báo cáo bị bắt vào tháng 12 năm 2023.

TASS, hãng thông tấn hàng đầu của Nga, đưa tin một vụ án phản quốc có thể liên quan đến ấn phẩm năm 2021 trên một tạp chí khoa học của Iran.

Maslov, Zvegintsev và Shiplyuk đã tham gia vào chương trình FP7 của Liên minh Âu Châu, là chương trình phân bổ kinh phí cho nghiên cứu không gian.

Trong khi đó, vào tháng 10 năm 2023, nhà vật lý Anatoly Gubanov bị kết án 12 năm trong khu tù hình sự có an ninh tối đa. Anh ta đã bị bắt vào tháng 4 năm 2021 và bị phủ nhận cáo buộc chuyển tài liệu cho các đồng nghiệp ở Hà Lan, những người mà anh ta đã cộng tác trên HEXAFLY-INT, máy bay siêu thanh dân dụng đầu tiên trên thế giới.

Đồng nghiệp của anh ta là Valery Golubkin cũng bị bắt nhưng phủ nhận cáo buộc chống lại anh ta. Tuy nhiên, anh ta bị kết án 12 năm tù vào tháng 6 năm 2023.

Sáu nhân viên khác của tổ chức này cũng bị buộc tội phản quốc, BBC tiếng Nga đưa tin nhưng không nêu tên họ.

6. Nga tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái

Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 9 trong số 14 máy bay không người lái của Nga trong một cuộc tấn công qua đêm nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở thành phố Kryvyi Rih.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 4 Tháng Hai,, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thứ hai trong hai ngày vào thành phố miền trung Kryvyi Rih, quê hương của tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy.

Thị trưởng Oleksandr Vilkul cho biết các cơ sở năng lượng đã bị tấn công, khiến hàng ngàn người mất điện. Ở một số quận, nguồn cung cấp nước và sưởi ấm bị gián đoạn khi nhiệt độ dao động ngay dưới mức đóng băng. Các bệnh viện chuyển sang sử dụng máy phát điện để lấy điện.

Đại Tá Yurii Ihnat cho biết các máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất đã bị bắn hạ trên 4 khu vực ở miền trung và miền nam Ukraine.

7. Putin nói vũ khí của Nga 'rõ ràng vượt trội' so với NATO

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Weapons Are 'Clearly Superior' to NATO's, Says Putin”, nghĩa là “Putin nói vũ khí của Nga 'rõ ràng vượt trội' so với NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Putin hôm thứ Sáu tuyên bố vũ khí của nước ông “rõ ràng vượt trội” so với vũ khí của các thành viên NATO.

Theo hãng truyền thông nhà nước Nga TASS, ông Putin nói: “Nếu chúng ta so sánh vũ khí hiện đại của NATO, thì vũ khí của thời kỳ cuối cùng của thời kỳ Xô Viết, ở một số khía cạnh, kém hơn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy”. “Và nếu bạn sử dụng những vũ khí mới nhất của chúng ta, chúng rõ ràng vượt trội hơn mọi thứ. Đây là một sự thật hiển nhiên.”

Bình luận của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra trong cuộc gặp với các công nhân ngành công nghiệp vũ khí ở Tula, Nga, nơi ông cũng một lần nữa cố gắng biện minh cho cuộc chiến của mình với Ukraine. Putin tuyên bố rằng ông ra lệnh xâm lược để bảo vệ những người nói tiếng Nga ở Ukraine cũng như để ngăn chặn những gì ông cho là mối đe dọa của Hoa Kỳ và NATO đối với an ninh của Nga.

Nói về ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, ông Putin cho biết ngành này “thể hiện tốc độ và phẩm chất công việc rất tốt” và những loại vũ khí ưu việt mà nước này sản xuất bao gồm “thiết bị hỏa tiễn, xe thiết giáp và mọi thứ được sử dụng trên chiến trường”.

Putin cũng đề cập đến những gì ông cho là một số tác động tích cực mà cuộc chiến ở Ukraine đã mang lại cho nền kinh tế Nga, cụ thể là tạo ra hơn nửa triệu việc làm mới trong ngành quốc phòng.

Putin nói: “Chỉ trong 1 năm rưỡi qua, 520.000 việc làm mới đã được tạo ra trong lĩnh vực quốc phòng”.

AFP lưu ý Mạc Tư Khoa đã tăng cường sản xuất vũ khí để đáp ứng tốc độ tấn công ngày càng tăng của nước này trong những tháng gần đây, mang lại phần nào sự thúc đẩy tài chính cho nền kinh tế vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Vào tháng 9, dự thảo ngân sách năm 2024 của Bộ tài chính Nga cho thấy chi tiêu quốc phòng tăng 68% so với năm 2023. Ngân sách cũng bao gồm khoản phân bổ mới trị giá 111 tỷ Mỹ Kim cho quốc phòng.

Căng thẳng vốn đã cao giữa Nga và NATO dường như đã leo thang trong những tuần gần đây sau khi liên minh này công bố vào tháng trước về cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong hơn 35 năm. Được mệnh danh là “Người bảo vệ kiên định 2024”, cuộc tập trận được phát động vào ngày 22 tháng 1 và cuối cùng sẽ có sự tham gia của khoảng 90.000 quân nhân từ 31 đồng minh NATO và Thụy Điển.

Các quan chức NATO cho biết cuộc tập trận sẽ kiểm tra khả năng của các đồng minh trong việc nhanh chóng triển khai lực lượng và thử nghiệm các kế hoạch phòng thủ mới. Các nhà phân tích quân sự suy đoán cuộc tập trận “Người bảo vệ kiên định 2024” nhằm mục đích chuẩn bị cho các thành viên liên minh về khả năng Nga xâm lược lãnh thổ NATO trong tương lai.

Khi được hỏi về cuộc tập trận trong tuần này, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Nga coi NATO là một “mối đe dọa” và nước này “liên tục thực hiện các biện pháp thích hợp để đối phó”.

8. Cảnh sát Nga bắt giữ các nhà báo phương Tây khi vợ binh sĩ phản đối

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russian police detain Western journalists at protest by soldiers’ wives”, nghĩa là “Cảnh sát Nga bắt giữ các nhà báo phương Tây tại cuộc biểu tình của vợ binh sĩ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của …...

Cơ quan thực thi pháp luật Nga hôm thứ Bảy đã bắt giữ các nhà báo tại một cuộc biểu tình phản đối ở Mạc Tư Khoa như một lời cảnh báo trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới.

Nhóm phản đối gồm những người thân của binh lính Nga, được biết đến rộng rãi với biệt danh “vợ của những người được huy động”, ngày càng lên tiếng trong những tháng qua. Ban đầu, họ chủ yếu yêu cầu chồng và con trai của họ được trở về từ mặt trận ở Ukraine, nhưng một số phụ nữ hiện đã bắt đầu công khai chỉ trích cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine nói chung.

Theo trang web giám sát Mediazona, cảnh sát không bắt giữ bất kỳ phụ nữ nào biểu tình trong cuộc biểu tình hôm thứ Bảy, nhưng đã đánh đập và bắt giữ hơn 20 người đàn ông, hầu hết trong số họ là nhà báo. Trong số đó có hai công dân Hà Lan, cũng như các công dân Nga làm việc cho truyền thông Nga và phương Tây, trong đó có AFP và Der Spiegel.

Sau khi được thả, một trong những nhà báo bị giam giữ cho biết anh và những người khác đã bị giữ trong xe cảnh sát khoảng ba giờ sau đó họ bị đưa đến đồn cảnh sát, thẩm vấn và đưa ra “cảnh báo” chính thức vì đã tham gia vào một “cuộc biểu tình không được phê duyệt” trước khi được thả ra.

Đáng chú ý là không có phụ nữ nào bị giam giữ.

“Rõ ràng là cảnh sát đã truy lùng những người cụ thể, tất cả đàn ông và chủ yếu là các nhà báo,” một nhân chứng yêu cầu giấu tên vì sợ bị hậu quả, nói với POLITICO trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại. “Có lẽ để ngăn cản các nhà báo đưa tin về những sự kiện như vậy trong tương lai.”

Truyền thông nhà nước Nga phớt lờ nhóm biểu tình của vợ binh sĩ.

Trong bình luận với hãng thông tấn Hà Lan ANP, Ngoại trưởng Hà Lan Hanke Bruins Slot mô tả việc bắt giữ hai nhà báo Hà Lan là “rất đáng lo ngại” và cho biết sẽ có phản ứng. Cô không cho biết thêm chi tiết.

Cô nói: “Bạn phải có thể làm công việc nhà báo của mình mà không có nguy cơ phải ngồi tù”.

Cuộc tụ tập hôm thứ bảy gần Quảng trường Đỏ không phải là lần đầu tiên phụ nữ phản đối các bức tường của Điện Cẩm Linh. Nhưng cơ quan thực thi pháp luật của Nga phần lớn vẫn đứng bên lề.

Vài tuần trước, một trong những thủ lĩnh của nhóm, Maria Andreyeva, đã bị cảnh sát buộc sang một bên trong một cuộc biểu tình tương tự trước khi được thả. Andreyeva nói với một nhà báo rằng đó là bằng chứng cho thấy đã có lệnh từ cấp trên không được chạm vào phụ nữ.

Cô nói: “Tôi kêu gọi tất cả vợ của những người đã được huy động hãy ra biểu tình. Chính quyền của chúng tôi cần phải hiểu rằng chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp tuyệt vọng.”

Nhiều người cho rằng Putin đang cố gắng tránh công bố làn sóng huy động quy mô lớn thứ hai trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3, trong đó kết quả là một kết quả đã được định trước.

Hành động của cảnh sát hôm thứ Bảy diễn ra vài ngày sau khi tòa án Nga gia hạn lệnh giam giữ trước khi xét xử Evan Gershkovich, phóng viên tờ Wall Street Journal, người bị bắt vào tháng 3 năm ngoái vì tội gián điệp.
 
Biệt kích sang Nga tìm phi công ném bom dân thường Ukraine, bóp cò. Thiếu Tá phi công Putin đền tội
VietCatholic Media
14:59 04/02/2024


1. Biệt kích Ukraine sang thành phố Engels của Nga tìm các phi công Nga, bóp cò

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Tu-95 Pilot Behind Strikes on Ukraine Shot in Engels: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết phi công Tu-95 Nga đứng sau vụ tấn công Ukraine bị bắn ở Engels.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.

Cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết một phi công máy bay ném bom chiến lược Nga “trực tiếp tham gia tấn công hỏa tiễn vào các mục tiêu dân sự ở Ukraine” đã bị bắn gần một căn cứ không quân lớn của Nga bên trong lãnh thổ Mạc Tư Khoa.

Một phi công lái máy bay ném bom Tu-95, được GUR Ukraine nêu đích danh là Thiếu tá Oleg Sergeevich Stegachyov, đã bị bắn ở một khoảng cách rất gần tại thành phố Engels phía tây nước Nga, phía đông biên giới Ukraine, Kyiv cho biết như trên vào chiều Chúa Nhật, 4 tháng 2.

Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết Thiếu tá Oleg “trực tiếp tham gia tấn công hỏa tiễn vào các mục tiêu dân sự ở Ukraine và giết hại người dân của chúng ta”, đồng thời cho biết thêm rằng anh ta phục vụ tại căn cứ không quân Engels gần thành phố ở vùng Saratov của Nga.

Yusov không đề cập đến hoàn cảnh xảy ra vụ nổ súng và cảnh báo rằng các trường hợp tương tự có thể tiếp nối diễn biến này.

Ông nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi nhắc nhở các bạn rằng quả báo đang chờ đợi tất cả tội phạm chiến tranh - chúng tôi biết tên, địa chỉ, số xe, tuyến đường và thói quen thông thường của các bạn”.

Ukraine đã tấn công vào căn cứ Engels, nơi có một phần phi đội máy bay ném bom tầm xa của Nga được sử dụng để tấn công Ukraine, bao gồm cả Tu-95. Nó nằm cách biên giới Ukraine khoảng 300 dặm, nằm sâu trong lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận. Kyiv hiếm khi công khai thừa nhận sự tham gia của mình vào các cuộc tấn công qua biên giới, nhưng thường ám chỉ trách nhiệm về các cuộc tấn công vào tài sản của Nga được sử dụng để tấn công Ukraine.

Vào tháng 12 năm 2022, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo có hai cuộc tấn công vào căn cứ không quân Engels, trong đó có một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày 5 tháng 12. Mạc Tư Khoa vào thời điểm đó cho biết Ukraine đã tấn công căn cứ không quân Engels và cơ sở Dyagilevo ở vùng Ryazan của Nga, một nơi khác dành cho máy bay ném bom chiến lược của Nga.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington cho biết trong một phân tích được công bố ngay sau cuộc tấn công: “Các lực lượng Ukraine có thể đã tìm cách ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine và chứng minh khả năng của Ukraine trong việc tấn công vào các tài sản chiến lược của Nga”.

Vào ngày 26 tháng 12, Mạc Tư Khoa sau đó báo cáo về cuộc tấn công thứ hai vào căn cứ không quân Engels, đổ lỗi cho Kyiv về cuộc tấn công dữ dội của máy bay không người lái.

Sau vụ tấn công, Bộ Quốc phòng Anh cho rằng Mạc Tư Khoa đang “đấu tranh để chống lại các mối đe dọa trên không sâu bên trong nước Nga”, với nhu cầu cao về các hệ thống phòng không trên mặt đất của Nga xung quanh các căn cứ quan trọng như Engels.

Các căn cứ không quân khác của Nga, bao gồm phi trường Soltsy-2 ở vùng Novgorod và căn cứ Pskov ở miền Tây nước Nga, đã trở thành mục tiêu của cơ quan tình báo quân sự Ukraine.

Nga cũng đã khoanh vùng các căn cứ không quân của Ukraine trong suốt cuộc chiến kéo dài gần 2 năm, bao gồm cả căn cứ Starokostiantyniv ở vùng Khmelnytsky của Ukraine.

2. Hàng chục mục tiêu của Houthi bị tấn công ở Yemen

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US Hits Dozens of Houthi Targets in New Round of Yemen Strikes”, nghĩa là “Mỹ tấn công hàng chục mục tiêu của Houthi trong đợt tấn công mới ở Yemen” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hoa Kỳ, cùng với Vương quốc Anh, đã tấn công hàng chục mục tiêu của Houthi vào hôm thứ Bảy trong một đợt tấn công mới ở Yemen.

Mỹ và Anh đã tấn công 36 mục tiêu của Houthi trên 13 địa điểm khác nhau ở Yemen vào thứ Bảy bằng cách sử dụng chiến đấu cơ và tàu chiến. Nhiều đợt tấn công là một phần trong phản ứng của Mỹ trước các cuộc tấn công gần đây của người Houthis nhằm vào các tàu vận tải ở Biển Đỏ.

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng các cuộc tấn công được thực hiện với sự hỗ trợ từ Úc, Bahrain, Canada, Đan Mạch, Hà Lan và New Zealand.

Ông cho biết: “Cuộc tấn công hôm nay đặc biệt nhắm vào các địa điểm liên quan đến các cơ sở lưu trữ vũ khí, hệ thống hỏa tiễn và bệ phóng, hệ thống phòng không và radar được chôn sâu của người Houthis”.

Khi được Newsweek đưa ra bình luận thêm vào tối thứ Bảy, Bộ Quốc phòng cho biết họ “không có thông tin bổ sung nào để cung cấp vào thời điểm này”.

Chính quyền Tổng thống Biden đã thực hiện đợt tấn công đầu tiên chống lại nhóm được Iran hậu thuẫn vào tháng trước. Lực lượng Houthi đã tuyên bố ủng hộ Hamas và tấn công các tàu mà họ tin rằng có quan hệ với Israel trong những tháng gần đây.

Xung đột gia tăng ở Trung Đông bắt đầu sau khi Hamas dẫn đầu cuộc tấn công đẫm máu nhất của phiến quân Palestine vào Israel trong lịch sử vào ngày 7 tháng 10 năm 2023. Israel sau đó đã tiến hành các cuộc không kích nặng nề nhất từ trước đến nay vào Gaza, nơi sinh sống của hơn 2 triệu người Palestine. Các quan chức Israel cho biết khoảng 1.200 người ở Israel đã thiệt mạng và khoảng 250 con tin bị bắt trong cuộc tấn công của Hamas, theo hãng tin AP. Trong khi đó, hơn 27.000 người Palestine đã thiệt mạng, các quan chức của Bộ Y tế ở Gaza cho biết.

Vòng tấn công đầu tiên cũng có sự phối hợp với Vương quốc Anh và có sự hậu thuẫn của Úc, Bahrain, Canada và Hà Lan. Tổng thống Joe Biden cho biết trong một tuyên bố vào thời điểm đó, người Houthis đã “gây nguy hiểm cho quyền tự do hàng hải ở một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới” và các cuộc tấn công đó là “một thông điệp rõ ràng rằng Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi sẽ không tha thứ cho tấn công nhân sự của chúng tôi…”

Hôm thứ Bảy, phát ngôn nhân của Houthi, Mohammed Al-Bukhaiti, đã viết trên X,, “Việc liên minh Mỹ-Anh ném bom vào một số tỉnh của Yemen sẽ không làm thay đổi lập trường của chúng tôi và chúng tôi khẳng định rằng các hoạt động quân sự của chúng tôi chống lại Israel sẽ tiếp tục cho đến khi tội ác nạn diệt chủng ở Gaza đã được chấm dứt và cuộc bao vây đối với cư dân ở đây được dỡ bỏ, bất kể chúng ta phải hy sinh những gì,” nói thêm rằng “Chúng tôi sẽ gặp phải sự leo thang bằng sự leo thang.”

Trong khi đó, Israel đã bác bỏ cáo buộc diệt chủng và tuyên bố họ hành động để tự vệ.

Trong khi đó, tuần trước, phiến quân được Iran hậu thuẫn đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khiến 3 quân nhân Mỹ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Sau cuộc tấn công, Tổng thống Biden cho biết Mỹ “sẽ đáp trả” và vào thứ Sáu, Mỹ đã bắt đầu một loạt cuộc tấn công nhằm vào các chiến binh được Iran hậu thuẫn cũng như các mục tiêu quân sự của Iran ở Iraq và Syria. Theo hãng tin AP, các cuộc tấn công đã tấn công hơn 85 mục tiêu tính đến ngày thứ Bảy.

“Tổng thống cần lật lại kịch bản về các lực lượng ủy nhiệm của Iran đang gây bất ổn ở Trung Đông, tấn công thương mại quốc tế và tấn công vào quân đội của chúng ta đang ở trong khu vực để thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi nhằm thúc đẩy an ninh quốc gia của chúng ta,” Joel Rubin, cựu phó trợ lý bộ trưởng của bang phụ trách Nội vụ dưới thời chính quyền Obama, nói với Newsweek qua tin nhắn vào hôm thứ Bảy. “Đó là điều mà các cuộc tấn công này nhằm đạt được - một tác dụng răn đe để các lực lượng ủy nhiệm này rút lui và giảm bớt bạo lực trong khu vực.”

Ông nói thêm: “Mỹ đã phải hứng chịu các cuộc tấn công bất chấp những tuyên bố liên tục của Tổng thống Biden rằng Mỹ không muốn có thêm hành động quân sự. Nhưng họ đã đi quá xa và đang nhận được những phản hồi phù hợp mà họ xứng đáng nhận được. Bây giờ là lúc kết hợp các biện pháp đối phó này của Mỹ với chính sách ngoại giao trực tiếp mạnh mẽ đối với Tehran, để những cái đầu lạnh hơn ở đó sẽ chiếm ưu thế.”

3. Tổng thống Ba Lan nhắc lại sự ủng hộ dành cho Ukraine sau khi nghi ngờ việc giải phóng Crimea

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Poland’s Duda reiterates Ukraine support after doubting Crimea liberation”, nghĩa là “Duda của Ba Lan nhắc lại sự ủng hộ dành cho Ukraine sau khi nghi ngờ việc giải phóng Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của …..

Tổng thống Ba Lan hôm thứ Sáu nói rằng ông không biết liệu Kyiv có “lấy lại được Crimea” từ tay Nga hay không.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm thứ Bảy nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với Ukraine, một ngày sau khi nhận xét của ông rằng nước này có thể không thể chiếm lại Crimea bị Nga tạm chiếm khiến các quan chức Ba Lan và Ukraine chỉ trích.

“Hành động và quan điểm của tôi đối với hành động xâm lược tàn bạo của Nga đối với Ukraine đã và đang rõ ràng ngay từ ngày đầu: Nga vi phạm luật pháp quốc tế và là kẻ xâm lược,” Tổng thống Duda nói hôm Thứ Bẩy.

“Việc Nga xâm chiếm Ukraine và xâm lược các vùng lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận, bao gồm cả Crimea, là một tội ác. … Ukraine phải thắng,” ông nói.

Duda hôm thứ Sáu nói rằng ông không biết liệu Ukraine có “lấy lại được Crimea hay không” và nói thêm rằng bán đảo Crimea mà Nga chiếm giữ năm 2014 “là một nơi đặc biệt… bởi vì trên thực tế, nếu chúng ta nhìn về mặt lịch sử, nó nằm trong tay Nga trong phần lớn thời gian.”

Nhận xét này đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ vì Warsaw là một trong những nước ủng hộ Kyiv mạnh mẽ nhất kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Ba Lan khẳng định Ukraine phải giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình.

Đại sứ Ukraine tại Ba Lan Vasyl Zvarych nói rằng “Việc Nga tạm thời xâm lược Crimea là một tội ác chiến tranh và nước này sẽ bị trừng phạt. Việc giải phóng Crimea là nhiệm vụ chung của chúng ta và thế giới tự do. Không có nghi ngờ gì rằng chúng tôi sẽ đạt được nó.”

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski, một thành viên của liên minh cầm quyền thân Âu Châu mới đang phản đối Duda, cho biết Warsaw “công nhận nền độc lập của Ukraine trong các biên giới được quốc tế thiết lập”.

Nhà lập pháp Roman Giertych, từ nhóm lớn nhất trong chính phủ, Liên minh Dân sự, đã bác bỏ những nhận xét trước đó của Duda là “cực kỳ ngu ngốc”.

Giertych nói trên X: “Tôi muốn nhắc ông Duda rằng có những thành phố ở đất nước chúng tôi trong lịch sử chỉ thuộc về Ba Lan trong thời gian ngắn hơn so với một quốc gia khác”.

4. Nga tiên liệu cuộc chiến lớn với NATO sẽ bắt đầu như thế nào

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Issues Stark Warning on How 'Big War' With NATO Will Begin”, nghĩa là “Đồng minh của Putin đưa ra cảnh báo rõ ràng về việc 'Cuộc chiến lớn' với NATO sẽ bắt đầu như thế nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hôm thứ Sáu, 2 Tháng Hai, Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga và là đồng minh trung thành của Tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin, đã cảnh báo về khả năng xảy ra một “cuộc chiến lớn” với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO.

Bình luận của ông Medvedev được đưa ra trong một bài đăng thảo luận về các cuộc tập trận huấn luyện quân sự gần đây do các thành viên NATO và Thụy Điển tổ chức bắt đầu vào giữa Tháng Giêng và dự kiến kéo dài đến tháng 5. Cuộc tập trận “Người bảo vệ kiên định 2024” được coi là cuộc tập trận lớn nhất của liên minh kể từ thời Chiến tranh Lạnh, với 90.000 binh sĩ tham gia, cũng như hơn 50 tàu phi trường, 80 chiến đấu cơ và 1.100 phương tiện được triển khai. Theo một tuyên bố từ NATO, mục tiêu của cuộc tập trận là “thử nghiệm và hoàn thiện các kế hoạch phòng thủ của NATO nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Âu Châu trước một đối thủ gần ngang hàng”.

Thông báo của NATO về hoạt động này không đề cập đích danh Nga, mặc dù dựa trên các tài liệu từ liên minh quân sự mà Reuters có được, Nga được coi là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với các quốc gia thành viên. Một trong những mục tiêu chuẩnnh của cuộc tập trận sẽ là “chứng minh khả năng của NATO trong việc nhanh chóng triển khai lực lượng từ Bắc Mỹ và các khu vực khác của liên minh nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Âu Châu”.

Viết trong một bài đăng trên mạng xã hội mở rộng hôm thứ Sáu trên VKontakte, một mạng xã hội của Nga, Medvedev, người hiện giữ chức phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã chỉ trích những người tổ chức “Người bảo vệ kiên định 2024” là “các chính trị gia phương Tây đã sợ đến mức té đái trong quần của họ và những vị tướng tầm thường của họ trong NATO lại một lần nữa quyết định dọa chúng ta. “

Ông cũng tuyên bố rằng Nga sẽ không bao giờ tiến hành cuộc tấn công đầu tiên chống lại một quốc gia thành viên NATO, nhưng cũng tuyên bố rằng nước này sẽ đáp trả bất kỳ hành động xâm lược tiềm ẩn nào chống lại “sự chính trực” của chính họ hoặc sự liên kết ngày càng tăng của NATO với Ukraine, đồng thời cảnh báo về một “cuộc chiến tranh lớn” sẽ xảy ra sau đó.

“Chúng tôi sẽ không tấn công bất kỳ quốc gia nào trong khối này,” Medvedev viết, được dịch bởi nhu liệu từ Google. “Tất cả những người có lý trí ở phương Tây đều hiểu điều này. Nhưng nếu họ chơi quá mạnh và xâm phạm sự toàn vẹn của đất nước chúng ta, họ sẽ ngay lập tức nhận được phản ứng thích đáng.”

Ông nói tiếp: “Điều này chỉ có nghĩa là một điều - một cuộc chiến lớn, mà NATO sẽ không còn quay lưng nữa. Điều tương tự sẽ xảy ra nếu bất kỳ quốc gia NATO nào bắt đầu cung cấp phi trường của mình cho những người ủng hộ Ukraine hoặc bố trí quân đội của mình với những kẻ theo chủ nghĩa Quốc xã mới. Họ chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Lực lượng Vũ trang của chúng ta và sẽ bị tiêu diệt không thương tiếc như đối phương. Tất cả những người đội mũ bảo hiểm có biểu tượng NATO ngày nay vênh váo vung vũ khí gần biên giới của chúng ta nên nhớ điều này.”

Trong một diễn biến khác, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi hoạt động này là “có tính chất khiêu khích”, truyền thông nhà nước Nga Tass đưa tin vào cuối tháng trước.

Bà nói: “Trong vài tháng, một nhóm lực lượng gồm 90.000 quân từ 31 quốc gia thành viên NATO, cũng như Thụy Điển, sẽ hoạt động tích cực gần biên giới Nga trên lãnh thổ từ Na Uy đến Rumani”. “Bước đi này có chủ ý nhằm mục đích leo thang căng thẳng. Nó làm tăng nguy cơ xảy ra sự việc quân sự và cuối cùng có thể dẫn đến hậu quả bi thảm cho Âu Châu.”

Newsweek đã liên hệ với các quan chức NATO qua email vào thứ Bảy để bình luận.

Trong một bình luận trước đó với Newsweek liên quan đến một bài đăng khác của Medvedev về khả năng xảy ra nội chiến ở Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ tính hợp pháp trong các quan điểm nói chuyện của ông, coi đó là “sự vô nghĩa tiêu chuẩn của Điện Cẩm Linh”.

Phát ngôn nhân viết: “Chúng tôi biết hiện tại không coi trọng Medvedev.

5. Tranh cãi giữa Ukraine và Nga về thi thể nạn nhân vụ tai nạn máy bay

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Ukraine and Russia battle over the bodies of plane crash casualties”, nghĩa là “Tranh cãi giữa Ukraine và Nga về thi thể nạn nhân vụ tai nạn máy bay.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của….

Nga từ chối trao trả thi thể của 65 tù binh Ukraine mà họ cho là đã thiệt mạng trong vụ máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76 của Nga bị bắn rơi vào tuần trước gần thành phố biên giới Belgorod của Nga, Andriy Yusov, đại diện cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cho biết như trên.

Tuy nhiên, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov khẳng định chính quyền Nga chưa nhận được yêu cầu nào như vậy từ Ukraine.

Đó là một phần của cuộc chiến khủng khiếp về những gì đã xảy ra khi chiếc máy bay bị rơi vào ngày 24 tháng 1, ai thiệt mạng và ai phải chịu trách nhiệm.

Nga đang tìm cách đổ lỗi cho Kyiv, cáo buộc máy bay vận tải bị Ukraine bắn hạ bằng hỏa tiễn đất đối không Patriot do Mỹ sản xuất. Ukraine không xác nhận cũng không phủ nhận việc họ bắn hạ máy bay.

Bộ Quốc phòng Nga gọi những gì đã xảy ra là một hành động khủng bố và buộc tội Kyiv đã biết trước rằng các tù nhân sẽ được đưa đi trao đổi tù binh chiến tranh - nhưng Ukraine đã bắn hạ máy bay để làm hoen ố Mạc Tư Khoa.

Nga đã triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 25 Tháng Giêng, cáo buộc Kyiv đã thực hiện một vụ tấn công khủng bố bằng vũ khí phương Tây. Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc cho biết họ không thể xác minh những báo cáo đó hoặc hoàn cảnh xảy ra vụ tai nạn.

“ Điều rõ ràng là vụ việc xảy ra trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine và chiến tranh đang diễn ra. Để tránh leo thang hơn nữa, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế các hành động, lời nói hoặc cáo buộc có thể thúc đẩy thêm cuộc xung đột vốn đã nguy hiểm”, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Rosemary DiCarlo nói trong cuộc họp.

Kyiv nói rằng Il-76 là mục tiêu hợp pháp vì những máy bay như vậy thường phóng hỏa tiễn và các loại vũ khí khác để chống lại Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về vụ tai nạn.

Kyiv đã xác nhận rằng một cuộc trao đổi tù nhân thực sự đã được lên kế hoạch. Chính phủ Ukraine cũng cho biết họ chưa bao giờ được thông báo về việc có tù nhân trên máy bay.

Vẫn còn những câu hỏi lớn về việc ai đã ở trên chiếc máy bay, được quay phim khi nó lao vào một vụ tai nạn kinh hoàng gần Belgorod.

Yusov cho biết chỉ có 5 thi thể được chuyển đến nhà xác Belgorod. Các nhà báo Ukraine của Radio Liberty đã xác nhận được ít nhất ba người trong số họ là thành viên phi hành đoàn người Nga.

Nga đã công bố danh sách tên những người được cho là đã thiệt mạng và Ban điều phối điều phối giải quyết tù binh của Ukraine xác nhận rằng danh sách 65 tù binh do Nga công bố chính là kế hoạch trao đổi thực tế cho ngày hôm đó.

Tuy nhiên, hành động của Điện Cẩm Linh sau vụ tai nạn đang làm dấy lên nghi ngờ ở Kyiv rằng Nga đang nói dối.

“Nga ngay lập tức tuyên bố sẽ không cho phép các chuyên gia quốc tế điều tra vụ tai nạn Il-76M. Tuy nhiên, Ukraine sẽ sử dụng mọi công cụ để tìm ra nguyên nhân thực sự của những gì đã xảy ra, cũng như ai hoặc cái gì được vận chuyển trên chiếc máy bay đó”, Yusov cho biết và nói thêm rằng Ukraine cần thêm thời gian để thu thập bằng chứng thông qua các nguồn ở Nga.

Ủy ban Điều tra Nga, một cơ quan thực thi pháp luật, đã công bố một đoạn video từ hiện trường vụ tai nạn với một mảnh thi thể có hình xăm, khẳng định đây là bằng chứng cho thấy có tù binh chiến tranh trên tàu vì những hình xăm kiểu này thường thấy trên các binh sĩ thuộc tiểu đoàn Azov của Ukraine.

Ủy ban Điều tra Nga cho biết: “Trong số các vật chứng đã được đưa vào hồ sơ vụ án hình sự, còn có tài liệu về các quân nhân Ukraine thiệt mạng trong thảm họa, xác nhận danh tính của họ”.

Tuy nhiên, người thân của các tù binh Ukraine có tên trong danh sách không nhận ra hình xăm của người thân của họ trên tài liệu video, nhân viên điều phối cho biết trong một tuyên bố.

Vụ tai nạn xảy ra vài ngày trước cuộc trao đổi tù nhân lớn.

Vào ngày 31 Tháng Giêng, Ukraine và Nga trao đổi tù binh, trong đó Kyiv mang về 207 binh sĩ và Nga mang về 195 binh sĩ.

Yusov nói rằng 65 tù binh trong danh sách ngày 24 Tháng Giêng không nằm trong số đó. Khi Điện Cẩm Linh từ chối trả lại thi thể của họ, Ukraine vẫn coi họ là “bị giam cầm”.

6. Nga điều động 500 xe tăng tấn công Kupyansk Hàng ngàn máy bay không người lái của Ukraine đang chờ đợi họ.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết: Năm trăm xe tăng. Hơn 600 xe chiến đấu. Hàng trăm khẩu pháo. Bốn vạn quân đang chuẩn bị đáng Kupyansk. Theo Bộ chỉ huy miền đông Ukraine, Nga đã tập hợp một đội quân dã chiến khổng lồ ở miền đông Ukraine, đối diện với thành phố Kupyansk tự do của Ukraine.

Rõ ràng mục đích của đội quân này là chiếm lại một vùng rộng lớn ở Kharkiv mà người Nga đã xâm lược trong thời gian ngắn vào năm 2022 – cho đến khi một cuộc phản công mạnh mẽ của Ukraine đã giải phóng phần lớn tỉnh này vào cuối năm đó.

Mọi thứ ở phía đông của con sông lớn gần nhất đều là mục tiêu. “Liên bang Nga có kế hoạch chiếm toàn bộ tỉnh Donetsk và Luhansk cũng như một phần tỉnh Kharkiv cho đến tận sông Oskil vào tháng 3 năm 2024”, Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine giải thích. Dòng sông chảy qua Kupyansk từ phía bắc.

Tại sao tháng ba? Bởi vì đó là lúc Nga sẽ “bỏ phiếu” cho “tổng thống” trong một “cuộc bầu cử” quốc gia. Trên thực tế, Vladimir Putin là ứng cử viên thực sự duy nhất - và sẽ duy trì sự kiểm soát độc tài, tàn bạo của mình đối với nước Nga cũng như cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine.

Chiếm được một phần của Kharkiv sẽ là món quà nhân ngày bầu cử của quân đội Nga ở Ukraine dành cho Putin.

Một phần hoặc một phần của khoảng 10 lữ đoàn Ukraine, do Lữ đoàn xe tăng số 3 neo đậu ở phía bắc và Lữ đoàn xe tăng số 4 ở phía nam, bảo vệ Kupyansk và các khu định cư xung quanh. Đó là một lực lượng đáng kể với khoảng 20.000 quân và hàng trăm xe tăng, xe chiến đấu và pháo.

Nhưng con người và phương tiện không phải là vấn đề đối với người Ukraine. Vấn đề là đạn dược. Hoa Kỳ là một trong những nhà tài trợ đạn pháo 155 ly lớn nhất cho các loại súng lớn nhất của Ukraine - và các thành viên Quốc Hội thân Nga tại Quốc hội Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Ukraine vào mùa thu năm ngoái.

Kể từ đó, lượng đạn pháo được phân bổ hàng ngày của lực lượng Ukraine đã giảm 2/3 xuống chỉ còn 2.000 viên. Trong khi đó, lực lượng Nga bắn tới 10.000 quả đạn mỗi ngày nhờ nguồn cung cấp đạn ổn định từ Bắc Hàn.

Lợi thế về hỏa lực mới của Nga cho phép nước này tập trung pháo binh mà không sợ hỏa lực phản công của Ukraine — và nhắm các khẩu đội tập trung vào các trung tâm dân cư.

Nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine giải thích: “Tình huống này cho phép Nga thực hiện một đường lối phổ biến: phá hủy một cách có hệ thống các khu vực đô thị, khiến chúng trở nên không thể phòng thủ được”.

Việc phá hủy đã bắt đầu. Frontelligence Insight đưa tin: “Hình ảnh vệ tinh của chúng tôi cho thấy thiệt hại nặng nề và liên tục do pháo binh” xung quanh Kupyansk.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington, DC cảnh báo: “Sự thiếu hụt pháo binh và sự chậm trễ trong hỗ trợ an ninh của phương Tây sẽ tạo ra sự không chắc chắn trong kế hoạch hoạt động của Ukraine”, “và có thể khiến các lực lượng Ukraine phải tích trữ trang thiết bị, điều này có thể buộc lực lượng Ukraine phải đưa ra những quyết định khó khăn về việc ưu tiên các lĩnh vực nhất định của mặt trận so với các lĩnh vực mà những khoảng lùi về lãnh thổ hạn chế ít gây thiệt hại nhất.”

Không rõ liệu Kyiv có sẵn sàng trao đổi bất kỳ phần nào của Kharkiv hay không. Với dân số trước chiến tranh là 1,4 triệu người, Kharkiv là thành phố thứ ba của Ukraine—và là nơi đặt trụ sở của các ngành công nghiệp chiến tranh chiến lược bao gồm nhà máy xe tăng chính của Ukraine.

Vì vậy Kupyansk phải được giữ vững. Dự đoán trước cuộc tấn công sắp tới, Bộ Quốc phòng Ukraine đã tổ chức các lữ đoàn cơ giới mới và triển khai họ tới Kupyansk để tăng viện cho lực lượng đồn trú. Các kỹ sư đang đào hào và xây hầm.

Có lẽ quan trọng nhất là các xưởng của Ukraine đang chế tạo máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất chứa đầy chất nổ—hàng chục ngàn chiếc mỗi tháng. Khi đạn pháo trở nên khan hiếm, các lữ đoàn Ukraine đang ném ngày càng nhiều FPV vào quân Nga: đôi khi hàng ngàn chiếc mỗi ngày dọc theo mặt trận dài 600 dặm.

Nhưng tầm bắn của FPV chỉ khoảng hai dặm hoặc hơn—quá ngắn để tấn công vào pháo binh có thể cách chiến tuyến 15 dặm hoặc hơn. Những người điều khiển máy bay không người lái đã nhanh chóng giải quyết các nhóm tấn công nhỏ của Nga mà trong nhiều tháng nay đã thăm dò khu vực Kupyansk.

Nhưng liệu một đàn máy bay không người lái nặng 2 pound, thậm chí hàng ngàn chiếc, có thể đánh bại 500 xe tăng và 650 phương tiện chiến đấu khi chúng tấn công sau bức tường pháo binh hay không? Rồi chúng ta sẽ thấy

7. Phần Lan cử máy bay chiến đấu và tàu rà phá bom mìn tham gia sứ mệnh của NATO

Phần Lan sẽ cử tới 8 máy bay chiến đấu và một tàu hải quân săn mìn tham gia các hoạt động chung của NATO vào năm 2024. Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen cho biết như trên.

Ông cho biết thêm, các máy bay chiến đấu này sẽ tham gia tuần tra trên không thường xuyên và “tạo ra sự răn đe bằng cách phô trương lực lượng quân sự” ở Romania và Bulgaria, bao gồm cả ở Hắc Hải, trong tháng 6 và tháng 7.

Một trong những tàu lớp Katanpaa của Phần Lan sẽ gia nhập đơn vị rà phá bom mìn của NATO ở Biển Baltic vào tháng 4 và tháng 5, rà phá các thủy lôi cũ, tham gia tập trận và bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới nước.

Bộ trưởng Antti Hakkanen cho biết trong một tuyên bố: “Các đồng minh tham gia tích cực vào các nhiệm vụ phòng thủ tập thể trong thời bình của NATO sẽ gửi đi thông điệp về sự đoàn kết và tăng cường khả năng răn đe”.

Thụy Điển và Phần Lan đã quyết định từ bỏ chính sách lâu nay là không tham gia liên minh quân sự và nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine.

Phần Lan đã gia nhập NATO vào tháng 4 năm ngoái và tư cách thành viên của Thụy Điển đã được tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn ngoại trừ Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary.

8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 3 Tháng Hai

Trong bản tin tình báo ngày 3 Tháng Hai, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến vụ bắn rớt chiến đấu cơ Sukhoi 34 của Nga.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.

Vào ngày 30 Tháng Giêng năm 2024, Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo rằng một máy bay chiến đấu Su-34 FULLBACK của Nga đã bị bắn rơi ở phía đông Luhansk. Tổng số tổn thất máy bay chiến thuật cánh cố định được đánh giá của Nga kể từ tháng 2 năm 2022 là 82.

Có khả năng thực tế là các đơn vị hàng không chiến thuật của Không quân Nga đang gặp khó khăn trong việc cung cấp sự hỗ trợ nhất quán cho lực lượng mặt đất của Nga. Việc đưa các bộ dụng cụ lượn vào các hệ thống vũ khí thô sơ có thể cho thấy mong muốn tránh rủi ro của họ, cho phép máy bay tránh xa các mối đe dọa và quân đội mà chúng đang hỗ trợ. Nhìn chung, nó nêu bật sự thành công của các đơn vị Phòng không Ukraine và nhấn mạnh sự bất lực liên tục của Không quân Nga trong việc giành ưu thế trên không.
 
Kỳ quan trong nhà thờ chính tòa Detroit. Trở thành một Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ khó khăn như thế nào?
VietCatholic Media
17:00 04/02/2024


1. Tổng thống Á Căn Đình Javier Milei và Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ

Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng ngài sẽ gặp tổng thống Á Căn Đình, Javier Milei, người sẽ tham dự lễ phong thánh cho Chân phước María Antonia của Thánh Giuse – còn được gọi là Mama Antula – nữ thánh đầu tiên của Á Căn Đình, sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng 2 tại Rôma.

Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha cho biết ngài “sẵn sàng bắt đầu một cuộc đối thoại” với tổng thống quê hương của ngài và bảo đảm rằng ngài không bị xúc phạm bởi những lời lăng mạ mà Milei đã dành cho ngài trước khi ông được bầu làm tổng thống. “Những lời nói trong chiến dịch bầu cử đến rồi đi,” Đức Giáo Hoàng nói nhẹ nhàng.

Về chuyến viếng thăm Vatican của Milei, Đức Thánh Cha cho biết: “Vào ngày 11 tháng 2, lễ phong thánh cho 'Mama Antula', người sáng lập Viện Linh thao của Buenos Aires, sẽ diễn ra. Trước khi phong thánh, theo thông lệ, người ta phải chào các nhà chức trách trong phòng áo.”

“Và sau đó tôi biết rằng anh ta đã yêu cầu tôi gặp mặt: tôi đã chấp nhận, và vì vậy chúng tôi sẽ gặp nhau. Và tôi sẵn sàng bắt đầu một cuộc đối thoại, trò chuyện và lắng nghe với anh ta. Như với tất cả mọi người”, Đức Thánh Cha giải thích.

Cách đây vài tuần, Milei đã công khai một lá thư ông viết cho Đức Thánh Cha Phanxicô mời ngài về thăm Á Căn Đình.

Bức thư nêu rõ: “Sự hiện diện và thông điệp của Đức Thánh Cha sẽ góp phần vào sự đoàn kết mong muốn từ lâu của tất cả đồng bào chúng ta và sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh tập thể cần thiết để giữ gìn hòa bình và nỗ lực vì sự thịnh vượng và tiến bộ của Cộng hòa Á Căn Đình thân yêu của chúng ta”.

Về chủ đề này, Đức Thánh Cha nói rằng hiện tại chuyến đi về quê hương của ngài là một khả năng đang được xem xét và việc tổ chức chuyến đi “chưa bắt đầu”. Tuy nhiên, ngài xác nhận chuyến thăm Bỉ và chuyến công du vào tháng 8 sẽ bao gồm các điểm dừng ở Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea.

Cổng thông tin Á Căn Đình Infobae đưa tin rằng cuộc tiếp kiến riêng giữa tổng thống và Đức Thánh Cha đã được xác nhận tại Rôma.

Cuộc họp riêng được ấn định vào ngày 12 tháng 2

Infobae cho biết thêm sau cuộc gặp riêng với Đức Thánh Cha, dự kiến vào ngày 12 tháng 2, Milei dự định dùng bữa trưa với Tổng thống Ý, Sergio Mattarella, sau đó là cuộc gặp với Giorgia Meloni, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Mặc dù phát ngôn nhân của tổng thống Manuel Adorni đã làm rõ rằng cuộc gặp riêng giữa Milei và Đức Thánh Cha Phanxicô chưa được xác nhận, nhưng chuyến đi đến Ý đã có trong chương trình nghị sự cũng như việc tham dự lễ phong thánh.

Infobae giải thích, việc xác nhận được đưa ra sau khi đại sứ đương nhiệm của Á Căn Đình tại Tòa thánh, María Fernanda Silva, chính thức thông báo với Bộ Ngoại giao rằng cuộc gặp phải được sắp xếp thông qua đại sứ quán bên cạnh yêu cầu mà chính phủ đã đưa ra thông qua tòa sứ thần.

Chương trình nghị sự của Milei trước tiên bao gồm chuyến đi đến Israel và sau đó tới Rôma.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Milei đã có một số lời chỉ trích gay gắt đối với Đức Giáo Hoàng và sau đó ông đã xin lỗi. Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên, Milei sẽ có cơ hội làm quen trực tiếp với Đức Phanxicô.

Thoạt nhìn, những khác biệt dường như cũng đã được Đức Phanxicô gạt sang một bên. Vào tháng 12, Đức Thánh Cha đã gọi điện cho tổng thống đắc cử để chúc mừng chiến thắng của ông và hiện đã xác nhận sự quan tâm của mình đến việc bắt đầu một cuộc đối thoại.


Source:Catholic News Agency

2. Nhà thờ Detroit công bố thánh tích được chờ đợi từ lâu, tượng 12 tông đồ có kích thước như người thật

Tại Nhà thờ Bí tích Thánh Thể ở Detroit, ban nhạc đang trở lại với nhau. Đó là ban nhạc gồm 12 tông đồ của Chúa Kitô.

Vào ngày 8 tháng 2, nhà thờ mẹ của Detroit sẽ công khai công bố dự án “Hành trình với các Thánh” được chờ đợi từ lâu, một công trình lắp đặt cố định 14 bức tượng “lớn hơn cả người thật” kèm theo thánh tích hạng nhất của mỗi tông đồ, thành tựu mới nhất trong hoạt động xây dựng của nhà thờ trong sứ mệnh đang diễn ra để biến mình thành một trung tâm tông đồ ở thành phố Detroit.

Đức Tổng Giám Mục Allen H. Vigneron sẽ cùng với Cha JJ Mech, cha sở nhà thờ, cung hiến công trình sắp đặt mới trong một sự kiện đặc biệt lúc 7 giờ tối

Từ vị trí trung tâm trên Đại lộ Woodward, nhà thờ kiểu Gothic thấp thoáng của Tổng giáo phận Detroit nổi bật trong khu vực lân cận. Theo chỉ dẫn của Đức Cha Vigneron để biến nhà thờ thành “thánh đường của nghệ thuật”, Cha Mech đã dành vài năm qua để biến nhà thờ thành một trung tâm hoạt động truyền giáo và vẻ đẹp, thu hút mọi người đến với đức tin.

Cha Mech nói với Detroit Catholic: “Mục tiêu của chúng tôi là chúng tôi sẽ dễ tiếp cận hơn với những người ở ngoài Woodward. Chúng tôi muốn đây là một không gian công cộng linh hoạt, thậm chí có thể là một trung tâm cộng đồng không chỉ để bồi dưỡng tinh thần mà còn làm giàu văn hóa, và đó sẽ là một nơi an toàn, chúng tôi sẽ có an ninh và tất cả những điều đó.”

Dự án mới nhất, việc lắp đặt các bức tượng và thánh tích cao 2,5 foot bao quanh không gian thờ phượng bên trong nhà thờ, là viên ngọc quý trên đỉnh cao của những nỗ lực đó, biến nhà thờ thành một địa điểm hành hương lâu dài, do những vị Tông Đồ hướng dẫn, những người đã biết Chúa Kitô một cách mật thiết nhất trong thời gian Ngài ở trần gian.

Hoàn thiện với các thánh tích hạng nhất, công trình sắp đặt mới là một trong những công trình đầu tiên thuộc loại này ở Bắc Mỹ quy tụ tất cả 12 tông đồ của Chúa Kitô để tôn kính và là cuộc triển lãm duy nhất trên thế giới có các thánh tích.

14 bức tượng - trong đó có hai thiên thần cao 8 feet - mỗi bức tượng được chạm khắc từ một thân cây duy nhất ở St. Ulrich Groeden, nước Ý ngày nay, vào năm 1927. Các bức tượng đã được đưa từ Nhà thờ Thánh Bênêđíctô ở Công viên Highland, nơi đóng cửa vào năm 2014. Sau khi trải qua quá trình trùng tu rộng rãi, các bức tượng đã được lắp đặt tại gian giữa của nhà thờ vào tháng 12.

Cha Mech nói: “Tôi rất vui mừng về sự chuyển đổi đang diễn ra. “Khi bạn bước vào, sẽ có ba tấm biển chính hướng dẫn bạn cách đi hành hương, mục tiêu của cuộc hành hương là gì và cách tương tác với những di tích này. Những người hành hương sẽ ra đi được biến đổi, khác biệt.”

Cha Mech nói: “Hành trình với các Thánh” không chỉ là một bảo tàng lịch sử Giáo hội mà là một cơ hội hiếm có để kêu gọi sự giúp đỡ của các vị thánh vĩ đại nhất của Công Giáo.


Source:Catholic News Agency

3. Trở thành một Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ khó khăn như thế nào? Những gì bạn cần biết

Những kẻ khủng bố đã xông vào một nhà thờ Công Giáo trong Thánh lễ hôm Chúa nhật ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết một người bằng cách bắn vào đầu anh ta. Kể từ đó, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công, theo vị giám mục địa phương, vụ việc xảy ra trong khi linh mục chủ tế đang truyền phép.

Vụ tấn công gần như trùng hợp với lễ kỷ niệm đầu tiên của trận động đất lớn giết chết hàng ngàn người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào năm 2023, đặt ra câu hỏi liệu việc trở thành một Kitô hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có nguy hiểm hay không và đất nước 99% theo đạo Hồi này hiếu khách như thế nào đối với những người khác đức tin.

Bất chấp các quy định về tự do tôn giáo hiện có trên giấy tờ ở Thổ Nhĩ Kỳ, các Kitô hữu Thổ Nhĩ Kỳ thuộc nhiều giáo phái khác nhau ngày nay vẫn phải chịu đựng sức nặng của bộ máy quan liêu của chính phủ cũng như áp lực xã hội. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, cho biết xã hội Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây đã chứng kiến “sự gia tăng rõ rệt các vụ phá hoại và bạo lực xã hội đối với các nhóm tôn giáo thiểu số”.

“Chính phủ cũng tiếp tục can thiệp quá mức vào công việc nội bộ của các cộng đồng tôn giáo. Các nhóm tôn giáo thiểu số ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ lo ngại rằng những lời lẽ và chính sách của chính phủ góp phần tạo ra một môi trường ngày càng thù địch và ngầm khuyến khích các hành vi gây hấn và bạo lực xã hội”, USCIRF cho biết.

Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sinh sống của khoảng 12.000 đến 16.000 người Do Thái, vài ngàn người thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau và hàng trăm ngàn Kitô hữu. Theo báo cáo năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, khoảng 25.000 người trong số đó là người Công Giáo Rôma, nhiều người trong số họ là người di cư từ Phi Châu và Phi Luật Tân.

Không giống như một số quốc gia có đa số người theo đạo Hồi khác, hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ xác định đất nước này là một nhà nước thế tục. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nó quy định quyền tự do lương tâm, niềm tin tôn giáo, quyền biểu đạt niềm tin và thờ phượng, đồng thời cấm phân biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 95 quốc gia trên thế giới hình sự hóa tội báng bổ, trong trường hợp này là chống lại đạo Hồi, có thể bị phạt từ sáu tháng đến một năm tù.

Theo nhóm vận động Open Doors, sự hiện diện mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo và sự nhấn mạnh vào các giá trị Hồi giáo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra áp lực lên các tín hữu của các tín ngưỡng khác. Chính phủ cũng duy trì một danh sách các tôn giáo được công nhận và ghi danh, ghi nhận tín ngưỡng tôn giáo của người dân trên một con chip điện tử trên thẻ căn cước. Mặc dù Kitô giáo được công nhận rộng rãi, nhưng chính phủ không công nhận các Kitô hữu thuộc Giáo Hội Chính thống Tông đồ Armenia và Kitô hữu Chính thống Đông Phương, cũng như người Do Thái.

Open Doors đưa tin: “Các Kitô hữu bị coi là có ảnh hưởng tiêu cực của phương Tây, và những người chọn theo Chúa Giêsu có thể phải đối mặt với áp lực từ gia đình và cộng đồng để từ bỏ đức tin của họ”.

Theo nhóm Bảo vệ các Kitô hữu, gọi tắt là IDC, các nhóm tôn giáo thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau phải đối mặt với những hạn chế về quyền sở hữu và duy trì tài sản, đào tạo giáo sĩ và cung cấp giáo dục tôn giáo. Đặc biệt, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục can thiệp vào việc điều hành Thượng hội đồng Thánh của Giáo hội Chính thống Đông Phương cũng như Tòa Thượng phụ Armenia, bao gồm cả việc lựa chọn lãnh đạo, IDC cho biết.

Dưới thời Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan, nhiều khía cạnh của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng sự thiên vị đối với Hồi giáo, gây bất lợi cho các cộng đồng tôn giáo khác. Trong một động thái quan trọng vào năm 2020, Erdoğan đã chuyển đổi nhà thờ Hagia Sophia - trước đây là bảo tàng - và một nhà thờ Kitô giáo lịch sử khác ở Istanbul thành đền thờ Hồi giáo.

Các giáo đoàn Tin lành đã báo cáo những khó khăn về quan liêu do chính phủ gây ra. Bộ Ngoại giao báo cáo rằng Liên minh Tin lành Thế giới tiếp tục bày tỏ mối lo ngại về tình hình của những người theo đạo Tin lành trong nước, bao gồm cả việc các thành viên bị trục xuất và cấm tái nhập cảnh. Các báo cáo chỉ ra rằng chính phủ đã trục xuất 60 nhà truyền giáo Kitô nước ngoài trở lên và gia đình họ khỏi đất nước kể từ năm 2020.

Theo Open Doors, sự thù địch đối với các Kitô hữu đặc biệt gay gắt ở các khu vực nội địa, nơi có thái độ thường bảo thủ và thiên vị Hồi giáo. Nhóm cho biết hầu hết các cộng đồng Kitô giáo phi truyền thống, chẳng hạn như các giáo đoàn Baptist, Phúc Âm và Ngũ Tuần, sống ở các thành phố ven biển phía Tây, chẳng hạn như Istanbul, nơi có xu hướng tự do và thế tục hơn.

Tình trạng Thổ Nhĩ Kỳ là một nơi khó theo đạo Kitô đã có nguồn gốc lâu đời, mặc dù đất nước này là một trong những nơi ban đầu mà Kitô giáo phát triển mạnh mẽ.

Năm 1915, trong cái được gọi là Diệt chủng người Armenia, chính quyền Ottoman bắt đầu bắt giữ các trí thức và lãnh đạo người Armenia ở Constantinople. Đế chế bắt đầu một chiến dịch di dời hàng loạt người Armenia và các dân tộc thiểu số khác, bao gồm cả Kitô hữu Đông Phương, Syriac và Chanđê. Cuộc di dời bao gồm sự chia ly gia đình, các cuộc hành quân tử thần, nạn đói và các hành vi ngược đãi khác gây ra cho người dân Armenia chủ yếu theo Kitô giáo của đế chế. Ước tính có khoảng 1,5 triệu người Armenia đã thiệt mạng trong nạn diệt chủng, là điều mà Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã phủ nhận.


Source:Catholic News Agency