Ngày 28-01-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/01: Chửa lành Tâm Hồn và Thể Xác – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:56 28/01/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ sang bờ bên kia Biển Hồ, đến vùng đất của dân Ghê-ra-sa. Người vừa ra khỏi thuyền, thì từ đám mồ mả, có một kẻ bị thần ô uế ám liền ra đón Người. Anh này thường sống trong đám mồ mả và không ai có thể trói anh ta lại được, dầu phải dùng đến cả xiềng xích. Thật vậy, nhiều lần anh bị gông cùm và bị xiềng xích, nhưng anh đã bẻ gãy xiềng xích, và đập tan gông cùm. Và không ai có thể kiềm chế anh được. Suốt đêm ngày, anh ta cứ ở trong đám mồ mả và trên núi đồi, tru tréo và lấy đá rạch mình. Thấy Đức Giê-su tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Người và kêu lớn tiếng rằng: “Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi!” Thật vậy, Đức Giê-su đã bảo nó: “Thần ô uế kia, xuất khỏi người này!” Người hỏi nó: “Tên ngươi là gì?” Nó thưa: “Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm.” Nó khẩn khoản nài xin Người đừng đuổi chúng ra khỏi vùng ấy. Ở đó có một bầy heo rất đông đang ăn bên sườn núi. Đám thần ô uế nài xin Người rằng: “Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia.” Người cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo -chừng hai ngàn con- từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó. Các người chăn heo bỏ chạy, báo tin trong thành và thôn xóm. Thiên hạ đến xem việc gì đã xảy ra. Họ đến cùng Đức Giê-su và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo - chính người này đã bị Đạo Binh quỷ nhập vào. Họ phát sợ. Những người chứng kiến đã kể lại cho họ nghe việc đã xảy ra thế nào cho người bị quỷ ám và chuyện bầy heo. Bấy giờ họ lên tiếng nài xin Người đi khỏi vùng đất của họ.

Khi Người xuống thuyền, thì kẻ trước kia đã bị quỷ ám nài xin được ở với Người. Nhưng Người không cho phép, Người bảo: “Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương xót anh như thế nào.” Anh ta ra đi và bắt đầu rao truyền trong miền Thập Tỉnh tất cả những gì Đức Giê-su đã làm cho anh. Ai nấy đều kinh ngạc.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:51 28/01/2024

18. Cầu nguyện trước Thánh Thể, thì Đức Chúa Giê-su càng dễ dàng đáp trả chúng ta.

(Chân phước Assunta Pallotta, fmm)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:56 28/01/2024
64. BẮT ĐẦU VIẾT LẠI TRÊN MẶT

Lúc Trần Đông làm quan ở Tô Châu, thì đã ra lệnh cho thuộc hạ tiến hành xử “mặc hình” cho một tên tội phạm sung quân đi lính, thích lên mặt ba chữ “đặc thích phối”.

Các quan chức văn võ trong mạc phủ nhìn thấy thì nói:

- “Nếu phạm nhân mà thích chữ “đặc” thì tội hình sẽ là một loại xa lắc xa lơ với phạm nhân này, nếu sử dụng “chữ đặc” thì quyền là ở nơi triều đình, phủ Tô Châu của chúng ta nhỏ tí xíu không thể dùng nó được !”

Trần Đông lập tức sửa chữa lại, ra lệnh cho thuộc hạ đổi chữ “chuẩn điều” thay cho chữ “đặc thích” và bắt đầu khắc lại. Về sau, lúc có người ở triều đình đề cử Trần Đông là người tài cán, có vị quan nọ ở triều đình hỏi:

- “Có phải Trần Đông là người đã bắt đầu viết lại bản thảo trên mặt người không?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 64:

Làm quan mà không suy xét kỷ trước khi ra lệnh thì hậu quả khó lường được, không những hại người mà còn mất uy tín của mình.

Có một vài linh mục cứ tưởng mình là ông vua nên ăn nói ngang tàng không nể nang một ai, làm cho giáo dân không nhìn thấy được Đức Chúa Giê-su nơi các ngài; có một vài quý vị trong ban hành giáo làm việc bên cạnh cha sở nên cứ tưởng mình là cha sở, thế là ăn nói kẻ cả với giáo dân như cha sở làm cho giáo dân không muốn đến cộng tác với cha sở...

Không ai có uy tín cho bằng linh mục bởi vì các ngài là những người đại diện Đấng giảng dạy có quyền uy, không ai được đưa lên cao như các linh mục bởi vì các ngài được chọn khi còn là những tội nhân ngập mình trong đống bùn nhơ tội lỗi, và không ai bị án nặng nề như các linh mục nếu các ngài không ý thức và sống đúng với những gì mà mình đã lãnh nhận cách nhưng không từ nơi Thiên Chúa, bởi vì càng cao danh vọng thì càng nhiều gian nan...

Người đời thường nhớ hoài những khuyết điểm và những chuyện không tốt của người khác, nhưng lại rất hay quên những ưu điểm và chuyện tốt lành của tha nhân.

Trái lại, linh mục thì thường nhớ đến những ưu điểm và những việc tốt của người khác, và quên rất nhanh những khuyết điểm của họ để học hỏi và cộng tác, như thế thì các ngài sẽ mắc rất ít sai lầm khi làm công tác truyền giáo trong thời đại nay.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mạnh vô song
Lm. Minh Anh
14:15 28/01/2024

MẠNH VÔ SONG
“Lạy Chúa! xin trỗi dậy, cứu lấy con!”.

“Một bạo chúa gọi một anh thợ rèn đến, ra lệnh cho y làm một sợi xích. Hoàn thành, y mang đến; ông ra lệnh làm nó gấp đôi. Anh lại mang đến; ông ra lệnh làm gấp đôi một lần nữa. Lần thứ ba, bạo chúa truyền trói tay chân người ấy bằng chính sợi xích anh làm, tống anh vào ngục. Đó là những gì đang Satan làm! Nó bắt nạn nhân rèn xiềng xích cho mình, trói tay chân họ và ném vào ngục. Mọi tội nhân đang chịu như vậy! Nhưng tạ ơn Chúa! Bạn hãy nói với họ về ‘một Ai đó’ có thể giải cứu. Đức Giêsu Kitô, Đấng ‘mạnh vô song’, Đấng tháo cởi mọi gông cùm, nếu họ kíp chạy đến với Ngài!” - Spurgeon.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay nói đến ‘một Ai đó’ ‘mạnh vô song’ mà Spurgeon vừa tiết lộ; đồng thời, phản ánh thực trạng vô vọng của một tội nhân bị xích xiềng: Một vị vua trốn chạy con mình; một người quỷ ám chạy trốn đồng loại. May thay, cả hai gặp Đấng ‘mạnh vô song!’.

Bài đọc thứ nhất tiếp tục câu chuyện thê lương của một vị vua phạm tội. Hình ảnh Đavít leo lên núi Cây Ôliu, vừa leo vừa khóc, cho thấy thực tế thê thảm của một người bị tội lỗi trói buộc. Absalon truy đuổi cha; Đavít chạy trốn con, bị dân mình ném đá, nguyền rủa! May thay, vua đã tìm được ‘một Ai đó’, Đấng tháo xiềng. Như người sắp đuối nước chộp được phao, Đavít van xin, “Lạy Chúa, xin trỗi dậy, cứu lấy con!” - Thánh Vịnh đáp ca. Và kìa, Ngài, Đấng ‘mạnh vô song’ đã giải thoát ông; Ngài tha thứ cho ông!

Rủi ro hơn Đavít, Tin Mừng nói đến một người đàn ông bị quỷ ám. Thực tế, người này đã chết, và có lẽ, tệ hơn cả cái chết! Linh hồn anh bị một cơ binh quỷ vương huỷ hoại; anh sống giữa mồ mả, cô lập khỏi cộng đồng; bà con thân thích khiếp sợ anh. Một sự tồn tại ma quái! Anh tru tréo, tự rạch mình với những lưỡi dao bằng đá. Đây là hình ảnh của sự giãy giụa do tội lỗi gây ra. Tội lỗi ngăn con người khỏi Thiên Chúa, khỏi tha nhân, cùm trói linh hồn và gây nhức buốt cho những ai liên quan. Tắt một lời, tội lỗi giết chết con người cả thể xác lẫn tinh thần.

Trong cuộc sống, một sự ‘tồn tại ma quái’ nào đó cũng có thể là trường hợp của bạn và tôi. Một tội lỗi sa đi phạm lại; một cơn nóng giận, một lười biếng, một thú vui nhục dục, một nghiện ngập. Bạn bè và người thân giúp đỡ, nhưng chúng ta không có ý chí thay đổi. Thay vì sửa chữa, thì đó là một ‘thoả hiệp ngầm’ có tên là “vivendi modus”, “Tôi chỉ sống tốt nhất có thể!”. Kết quả là gì? Quỷ đã nhân lên trong tôi thành một quân đoàn quỷ!

Anh Chị em,

“Lạy Chúa! xin trỗi dậy, cứu lấy con!”. Chỉ có Chúa Giêsu mới đủ sức tháo cởi xiềng xích cho người bị quỷ ám; cũng thế, chỉ có Ngài mới có khả năng cởi tháo giúp chúng ta khỏi những ràng buộc của thế gian, ma quỷ và xác thịt; những thứ đang kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa và anh chị em mình. Hãy nhận ra chân tướng của sự dữ đang thống trị bản thân, và đứng ngần ngại chạy đến với Ngài, Đấng ‘mạnh vô song’. Hãy để Ngài chặt đứt mọi xích xiềng qua Bí tích Giải Tội; nhờ đó, bạn và tôi có thể ‘về’ với thân nhân và gia đình mà thuật lại cho họ những gì Chúa đã làm; và Ngài, đã thương chúng ta thế nào!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, hãy trói buộc con bằng các nhân đức; đừng để con rèn cho mình bất cứ vòng xích nào, dù đó là ‘vòng vàng’… Và con sớm nên thánh!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 30/01: Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
21:05 28/01/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Khi ấy, Đức Giê-su xuống thuyền, sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Người. Lúc đó, Người đang ở trên bờ Biển Hồ. Có một ông trưởng hội đường tên là Gia-ia đi tới. Vừa thấy Đức Giê-su, ông ta sụp xuống dưới chân Người, và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu chữa và được sống.” Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người.

Có một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, bao phen khổ sở vì chạy thầy chạy thuốc đã nhiều, đến tán gia bại sản, mà bệnh vẫn không thuyên giảm, lại còn thêm nặng là khác. Được nghe đồn về Đức Giê-su, bà lách qua đám đông, tiến đến phía sau Người, và sờ vào áo choàng của Người. Vì bà tự nhủ: “Tôi mà sờ được vào áo choàng của Người thôi, là sẽ được cứu chữa.” Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Ngay lúc đó, Đức Giê-su nhận thấy có một năng lực tự nơi mình phát ra, Người liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo tôi?” Các môn đệ thưa: “Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy như thế mà Thầy còn hỏi: ‘Ai đã sờ vào tôi?’” Đức Giê-su ngó quanh để nhìn người phụ nữ đã làm điều đó. Bà này sợ phát run lên, vì biết cái gì đã xảy đến cho mình. Bà đến phủ phục trước mặt Người, và nói hết sự thật với Người. Người nói với bà ta “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.”

Đức Giê-su còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến bảo: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?” Nhưng Đức Giê-su nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi.” Rồi Người không cho ai đi theo mình, trừ ông Phê-rô, ông Gia-cô-bê và em ông này là ông Gio-an. Các ngài đến nhà ông trưởng hội đường. Đức Giê-su thấy cảnh ồn ào và người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. Người bước vào nhà và bảo họ: “Sao lại ồn ào và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!” Họ chế nhạo Người. Nhưng Người đuổi họ ra ngoài hết, rồi đưa cha mẹ đứa trẻ và những kẻ theo Người, cùng đi vào nơi nó đang nằm. Người cầm lấy tay nó và nói: “Ta-li-tha kum”, có nghĩa là: “Này bé, Thầy truyền cho con trỗi dậy đi!” Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta sửng sốt kinh ngạc. Đức Giê-su nghiêm cấm họ không được để một ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn.

Đó là lời Chúa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Có ai ở trong hỏa ngục không?
Vũ Văn An
14:27 28/01/2024

Triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô quả gây nhiều sóng gió, một phần vì những tuyên bố nghe "rất lạ tai" của ngài, nhất là đối với những người như tôi vốn quen với “tứ chung”, tin rằng có cả thiên đàng lẫn hỏa ngục và cả hai nơi đều có người “ở” cả, tuy thiên đàng đông hơn, còn hỏa ngục thí ít nhất cũng có anh Luxiphe. Đó là điều Cha Trần Đức Huynh, cha giáo của tôi ngày xưa ở Tiểu Chủng Viện Phanxicô Xaviê, cạnh Nhà thờ Huyện Sỹ, vốn vừa cười vừa nói với chúng tôi.



Thực sự mà nói, tôi cũng hy vọng như cha giáo và như Đức Phanxicô rằng hỏa ngục không có ai cả, vì nếu có ai thì chắc trong số ấy có tôi. Nay đã hơn 85 tuổi đầu rồi, mà xét công trạng thì không có mảy may, mà lầm lỗi thì ôi thôi vô kể. Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được!

Thành thử nhờ lòng thương xót của Người, tôi hy vọng ai cũng lên thiên đàng cả, trong đó có tôi. Chính trong chiều hướng của lòng thương xót mà Đức Phanxicô cũng như tôi hy vọng như thế.

Nhưng sao ngài lại nói nửa chừng như thế khiến nhiều người tức mình. Tôi vốn nghĩ đây là thâm ý của Đức Phanxicô. Còn nhớ mới lên làm Giáo Hoàng năm 2013, tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Rio de Janeiro, ngài khuyến khích bọn trẻ hãy tạo lộn xộn (mess) lên. Khuyên người khác mà chính ngài không làm thì coi sao được. Nên từ đó, ngài luôn làm cho nhiều người khó chịu vì những câu nói “lạ tai” để người nghe tức mà đi tìm hiểu. Tôi cam đoan với quý độc giả, nhờ thế mà vốn giáo lý của người Công Giáo hiện nay phong phú hơn trước nhiều!

Nhà thông thái Ralph Martin, chủ tịch của Thừa tác vụ Canh tân [Renewal Ministry] và giám đốc các chương trình thần học sau đại học về Tân Phúc âm hóa của Đại Chủng viện Thánh Tâm tại Tổng giáo phận Detroit, dường như đồng ý với ý nghĩ của tôi khi, trên Catholic Thing, ngày 26 tháng 1, 2024, ông viết: các nhận xét ngẫu hứng gần đây của Đức Giáo Hoàng đã mang đến một thời điểm giảng dạy về chủ nghĩa phổ quát [universalism] và thực tại.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khuấy động cuộc tranh cãi bằng một nhận xét không chính thức liên quan đến hỏa ngục mà ngài đưa ra vào ngày 14 tháng 1 trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp kéo dài một giờ với một chương trình truyền hình nổi tiếng của Ý.

Trong khi thừa nhận rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình, không phải là “một tín điều về đức tin”, Đức Giáo Hoàng đã suy đoán rằng hỏa ngục có thể trống rỗng và bày tỏ hy vọng rằng nó sẽ đúng như vậy: “Điều tôi sắp nói không phải là một tín điều về đức tin, nhưng quan điểm cá nhân của tôi: Tôi thích nghĩ hỏa ngục là trống rỗng; Tôi hy vọng nó trống rỗng."

Trước hết, “tín điều” là gì?

Nói ngắn gọn, tín điều là lời tuyên bố của Giáo Hội liên quan đến một chân lý cần thiết được Thiên Chúa mạc khải cho sự cứu rỗi của chúng ta. Và mặc dù Đức Giáo Hoàng chỉ đưa ra suy đoán cá nhân của mình về khả thể hỏa ngục trống rỗng, điều mà ngài hy vọng là đúng như vậy, và ngài nói rõ rằng đây không phải là giáo huấn chính thức của Giáo hội, tuy nhiên nó vẫn cực kỳ tai hại.

Nó tạo nên mối thiện cảm rộng rãi đối với một tà giáo được gọi là “chủ nghĩa phổ quát”, dạy rằng có lẽ - hoặc chắc chắn - mọi người cuối cùng sẽ lên thiên đàng. Trong một số biến thể, ngay cả ma quỷ và ác quỷ cũng sẽ được cứu. Chúng tôi sẽ nói nhiều hơn về điều này sau.

Bây giờ, trong môi trường này, điều cực kỳ quan trọng là chúng ta biết những gì Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta về thực tại của hỏa ngục và làm sao có thể sa vào đó. Thật không may, những lẽ thật rất quan trọng này hiếm khi được rao giảng hoặc giảng dạy. Nhưng tin vui là những nhận xét của Đức Giáo Hoàng cho phép có một thời điểm giảng dạy, khi người ta có thể chú ý đến những sự thật này.

May mắn thay, ngày nay chúng ta có Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, một cuốn sách đáng tin cậy được truyền lại từ giáo huấn thường xuyên của Giáo hội về Bốn Điều Sau Cùng (sự chết, sự phán xét, thiên đường và hỏa ngục). Chúng ta cần biết Giáo hội dạy gì về hỏa ngục nếu chúng ta muốn giữ đầu óc minh mẫn và đôi chân đi đúng đường trong bầu không khí bối rối, mơ tưởng và phủ nhận này.

Sách Giáo Lý dạy gì?

Căn cứ vào Thánh Kinh và Thánh Truyền, Giáo lý dạy rõ ràng rằng ai chết mà không sám hối tội trọng thì sẽ xuống thẳng hỏa ngục:

“Chết trong tội trọng mà chúng ta không thống hối và không đón nhận tình yêu thương xót của Thiên Chúa, có nghĩa là chúng ta bị tách biệt khỏi Người đến muôn đời, vì sự chọn lựa tự do riêng của chúng ta. Tình trạng chính mình tự loại trừ mình cách vĩnh viễn như vậy (‘autoexclusio’) khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và với các Thánh, được gọi bằng từ ‘hỏa ngục’”(1033).

“Giáo huấn của Giáo Hội khẳng định có hỏa ngục và tính vĩnh cửu của hỏa ngục. Linh hồn của những kẻ chết trong tình trạng tội lỗi, ngay sau khi chết, sẽ xuống chịu hình phạt hỏa ngục, chịu ‘lửa muôn đời.’ Hình phạt chủ yếu của hỏa ngục cốt tại việc muôn đời bị tách biệt khỏi Thiên Chúa, Đấng mà chỉ nơi Người con người mới có thể có sự sống và sự vinh phúc, là những mục đích của việc con người được tạo dựng, và là những điều con người hằng khát vọng”. (1035; xem thêm 393).

Giáo huấn này, dựa trên Kinh thánh, là vì chúng ta là những sinh vật có thể xác nên cơ thể phục sinh của chúng ta sẽ tham gia vào những niềm vui vĩnh cửu hoặc nỗi kinh hoàng vĩnh cửu trong số phận cuối cùng của chúng ta. Sự đau khổ gấp đôi của hỏa ngục được mô tả theo truyền thống là nỗi đau mất mát và nỗi đau của giác quan.

Năm 1979, dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Bộ Giáo lý Đức tin đã trả lời một số câu hỏi về cánh chung (giáo lý liên quan đến những điều tối hậu hoặc cuối cùng), và tái khẳng định giáo huấn truyền thống:

“Trung thành với Tân Ước và truyền thống, Giáo Hội tin vào hạnh phúc của người công chính một ngày nào đó sẽ được ở với Chúa Kitô. Giáo Hội tin rằng sẽ có hình phạt vĩnh viễn (poena aeterna) dành cho tội nhân, những người sẽ không được nhìn thấy Thiên Chúa, và hình phạt này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ con người tội nhân” (7).

Sách Giáo lý kêu gọi mỗi người Công Giáo sống cuộc sống của mình trong ánh sáng vĩnh cửu, với thế giới quan theo Kinh thánh kiểm soát sự hiểu biết và quyết định của họ. Đây không phải là thần học tháp ngà hay những lẽ thật trừu tượng, cứng ngắc. Đó là những lời cảnh cáo và lời ban sự sống, hướng tới hạnh phúc của chúng ta.

Một cách rất phổ biến để trốn tránh sự rõ ràng của giáo huấn này là đặt câu hỏi liệu thực sự có thể phạm tội trọng hay không, hoặc đối với những người dường như đang sống trong tình trạng tội trọng, liệu họ có thực sự bị quy tội hay không.

Sách Giáo lý giải quyết rõ ràng những phản bác này. Trước hết, nó khẳng định rằng không ai bị coi là không biết luật tự nhiên, tức là lương tri của con người rằng giết người một cách bất chính, trộm cắp, nói dối, lừa gạt và ngoại tình là sai trái. Sách Giáo lý còn dạy thêm rằng tất cả con người đều có nghĩa vụ tìm kiếm sự thật về Thiên Chúa và không thể thoải mái nghỉ ngơi trong điều được cho là dốt nát của mình (1791). Nó thậm chí còn thừa nhận, như tiên tri Giêrêmia đã thừa nhận, rằng trái tim con người thường rất hư hỏng - và việc giả vờ không biết về sai lầm nghiêm trọng mà chúng ta đang làm là đặc biệt đáng quy tội (1857-1861).

Hành động sai trái cách khách quan vẫn sai trái

Và sự thật chủ yếu vẫn là : Dù có thể giảm việc quy tội đến mức nào thì những hành động sai trái khách quan vẫn là sai trái và về bản chất là xấu xa, gây tổn hại cho những người thực hiện dù họ có đáng bị quy tội hay không.

Tôi sẽ trình bày chi tiết những vấn đề này trong Chương 6 - “Có ai chịu trách nhiệm không?” - trong cuốn A Church in Crisis: Pathways Forward [Một Giáo hội đang gặp khủng hoảng: Những con đường phía trước] (Emmaus Road, 2021). Chúng ta không nên tập trung vào việc chúng ta hoặc người khác phạm tội như thế nào, mà thay vào đó là việc chúng ta đang làm sai trái nghiêm trọng như thế nào, và cố gắng hết sức để thoát ra, với ân sủng của Thiên Chúa, khỏi những hành động sai trái khách quan gây tổn hại cho chúng ta và người khác, bất kể mức độ có thể quy tội của chúng ta như thế nào. Tôi nghĩ điều này phản ảnh tốt hơn lời khuyên của Chúa Giêsu về vấn đề tội trọng:

“Các ngươi đã nghe Luật dạy rằng: ‘Chớ phạm tội ngoại tình.’ Nhưng Ta nói với các ngươi, ai nhìn một người đàn bà mà thèm muốn thì trong lòng đã phạm tội ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; thà mất một chi thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; thà mất một phần thân thể còn hơn là toàn thân sa hỏa ngục” (Mt 5:27-30).

Nói cường điệu kiểu người Do Thái? Đúng. Đừng móc mắt hay chặt tay nếu đó là công cụ của tội lỗi. Nhưng hãy làm mọi điều có thể để thoát khỏi tội trọng, vì nếu không làm vậy, bạn sẽ phải xuống hỏa ngục. Đây là một thông điệp cần được lắng nghe thường xuyên hơn ngày nay với tính cấp bách và thế giá lớn lao, sự khẩn cấp và thẩm quyền của Chúa Giêsu.

Sách Giáo lý dạy: “Những lời khẳng định của Thánh Kinh và những giáo huấn của Giáo hội về chủ đề hỏa ngục là lời kêu gọi con người có trách nhiệm sử dụng quyền tự do của mình trước số phận vĩnh cửu của mình. Chúng đồng thời là lời mời gọi hoán cải khẩn cấp: Hãy vào cửa hẹp; vì cổng và đường rộng dễ dẫn đến sự hủy diệt, kẻ vào đó thì nhiều. Vì cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít” (1036; xem thêm 1734, 1428).

Vì chúng ta không biết ngày và giờ, nên chúng ta phải tuân theo lời khuyên của Chúa và liên tục canh thức để khi cuộc sống trần thế của chúng ta hoàn tất, chúng ta có thể xứng đáng được cùng Người dự tiệc cưới, và được kể vào số những người được chúc phúc, chứ không phải như những đầy tớ xấu xa và lười biếng, bị buộc phải đi vào lửa đời đời, vào nơi tối tăm bên ngoài, nơi “người ta sẽ khóc lóc và nghiến răng” (Lc 13:28).

Đôi khi có người nói rằng chúng ta không nên dọa người khác phải hóan cải. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi hỏa ngục và hậu quả của tội lỗi là một khởi đầu tuyệt vời cho hành trình tâm linh. Thánh Têrêsa thành Avila, Phanxicô thành Sales và Inhaxiô thành Loyola chứng thực vai trò quý giá của nỗi sợ hỏa ngục trong việc thúc đẩy hành trình tâm linh. Như chúng ta biết, hành trình tâm linh không kết thúc ở đó. Nó dẫn đến “tình yêu hoàn hảo xua tan nỗi sợ hãi” (1 Ga 4:18) về hình phạt, nhưng đó là hành trình của cả cuộc đời. Thực tế là hỏa ngục tồn tại, và điểm nhấn không thể nhầm lẫn của Kinh thánh cũng như cách giải thích truyền thống về những đoạn Kinh thánh như vậy của các nhà thần học vĩ đại nhất của Giáo hội là: rất có thể có nhiều người đến đó.

Không có thay đổi đáng kể

Đức Hồng Y Avery Dulles, có lẽ là nhà thần học hàng đầu của Mỹ trong thế kỷ 20, đã khẳng định trong một tiểu luận viết năm 2003 cho tờ First Things rằng cho đến giữa thế kỷ 20, không có thách thức đáng kể nào đối với hai quan điểm truyền thống của người Công Giáo. Giáo hội - và cách giải thích đồng thuận thần học phổ biến về Kinh thánh là số người bị hư mất nhiều hơn số người được cứu:

“Như chúng ta biết từ Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nói nhiều lần về hỏa ngục. Trong suốt quá trình giảng dạy của mình, Người đưa ra hai và chỉ hai khả năng cuối cùng cho sự hiện hữu của con người: một là hạnh phúc vĩnh viễn trước sự hiện diện của Thiên Chúa, hai là sự dằn vặt vĩnh viễn khi không có Thiên Chúa. … Hiểu theo ý nghĩa hiển nhiên của chúng, những đoạn văn như thế này tạo ấn tượng rằng có một hỏa ngục, và có nhiều người đến đó; thực tế là nhiều hơn số người được cứu.”

Việc biết những sự thật này về Những Điều Sau Cùng và thực tại của Sự Phán xét Sau cùng cũng như kết cục kép của nó, thiên đường hay hỏa ngục, quan trọng đến mức Chúa Giêsu và các tông đồ thường cảnh báo về điều đó. Hết dụ ngôn này đến dụ ngôn khác và hết trước tác tông đồ này đến trước tác tông đồ khác, Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta rằng sẽ có sự phân chia cuối cùng của loài người vào thời sau hết. Cỏ lùng sẽ bị ném vào lửa và cháy rụi; lúa mì được đem vào kho (Mt 13:36-43). Những trinh nữ khôn ngoan sẽ vào tiệc cưới, trong khi những trinh nữ dại thì không (25:1-13); cá tốt thì được giữ lại, cá xấu thì bỏ đi (13:47-50); con cái của ma quỷ sẽ bị loại khỏi Vương quốc, còn con cái Thiên Chúa sẽ vào đó (1 Ga 3:10); những ai có thiện cảm với Chúa Giêsu, thậm chí ăn uống với Người mà không tin và không vâng phục Người sẽ bị loại khỏi Nước Trời (Lc 13:22-30); những ai tin và vâng phục sẽ được vào.

“Sách Giáo lý (1038) nói rằng sự sống lại của tất cả những người đã chết, ‘của cả người công chính lẫn người bất chính’, sẽ diễn ra trước Cuộc Phán xét Sau cùng. Đây sẽ là giờ mà mọi người ở trong mồ sẽ nghe tiếng [Con Người] và ra khỏi, ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sẽ sống lại để chịu phán xét.' Rồi Chúa Kitô sẽ đến 'trong vinh quang, có các thiên sứ theo Người. … Trước mặt Người, tất cả các dân tộc sẽ tập hợp lại, và Người sẽ tách họ ra như người chăn chiên tách chiên ra khỏi dê, và đặt chiên ở bên phải, còn dê ở bên trái. … Và họ sẽ vào hình phạt đời đời, còn người ngay chính sẽ vào cuộc sống vĩnh cửu’” (1038; xem thêm 1001, 998).

Có rất nhiều mưu toan nhằm giải thích bỏ đi ý nghĩa thẳng thừng của Kinh thánh và cách giải thích thường xuyên của Giáo hội: Đôi khi bằng suy đoán thần học phức tạp, đôi khi bằng mơ tưởng và suy đoán dại dột, kết quả của tâm trí đen tối; đôi khi chỉ bằng cách phớt lờ nó với hy vọng rằng nó sẽ lùi vào hậu cảnh và héo mòn mà không cần phải phủ nhận nó; đôi khi chỉ bằng cách đi theo nền văn hóa đại chúng không còn coi trọng những sự thật như vậy nữa.

Não trạng này, kết hợp với tuyên bố ngày 14 tháng 1 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã tiếp thêm sinh lực cho tư tưởng và tình cảm phổ quát đang ảnh hưởng đến nhiều người Công Giáo. Các nhà thần học được kính trọng như Karl Rahner và Hans Urs von Balthasar đã suy đoán về khả thể có việc một hỏa ngục trống rỗng và rõ ràng đã làm cho sự đồng tình của họ đối với trường hợp đó, như tôi đã nhấn mạnh trong cuốn Will Many Be Saved? What Vatican II Actually Teaches and Its Implications for the New Evangelization [Liệu nhiều người có được cứu không? Những gì Vatican II thực sự dạy và những hàm ý của nó đối với việc Tân Phúc âm hóa] (Eerdmans, 2013). Những lý thuyết này đã thâm nhập vào suy nghĩ của nhiều nhà giáo dục tôn giáo và giáo sĩ cũng như vào cả người Công Giáo bình thường.

Sự kiện, sau Công đồng Vatican II, Giáo hội đã không nhấn mạnh đến truyền thống tín điều rõ ràng và chắc chắn về Bốn Điều Sau Cùng đã khiến nhiều người Công Giáo quên đi những sự thật này hoặc tự hỏi liệu chúng ta có còn tin vào chúng hay không.

Nếu chúng ta tin rằng hỏa ngục trống rỗng, có thể trống rỗng hoặc dân cư thưa thớt, thì nhân loại có xu hướng tự nhiên chú ý nhiều hơn đến việc “cải thiện thế giới” và thông cảm với những nguyên nhân của thế giới hơn là tập trung vào lời tuyên bố táo bạo rằng tên của Giêsu là tên duy nhất có thể cứu được bất cứ ai (Cv 4:12). Hoặc con người cần phải “tự cứu mình khỏi thế hệ gian ác này” (Cv 2:40), thông qua sự ăn năn, đức tin và phép rửa. Hoặc để thoát khỏi cơn thịnh nộ sắp đến (1 Tx 1:10), họ cần phải liên kết với Chúa Giêsu và Giáo hội và tuân theo mệnh lệnh của Người.

Nếu hỏa ngục trống rỗng - hoặc hoàn toàn có thể là như vậy - thì liệu chúng ta có thực sự cần phải nhấn mạnh rằng những gì Chúa Giêsu và các tông đồ dạy về mục đích của tình dục và hôn nhân của con người phải được tuân theo để được cứu hay không? Hay chúng ta có thể giả vờ một chút để hòa hợp hơn với “con người hiện đại”?

Đây không chỉ là một cuộc thảo luận bí truyền về “tín điều”. Những sự thật liên quan đến số phận cuối cùng của con người là những sự thật quan trọng nhất mà con người cần biết; và thật không may, chúng hiếm khi được nhắc đến nữa. Thông thường nhất, chúng bị nghi ngờ một cách công khai, gần đây nhất là do niềm hy vọng bản thân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô truyền cảm hứng, hoặc đơn giản là bị bỏ qua, điều này sau một thời gian sẽ gây ra nghi ngờ về tầm quan trọng hoặc tính trung thực của chúng.
 
Đức Thánh Cha chia sẻ: ‘Chiến tranh hủy diệt con người và là thất bại của nhân loại’
Thanh Quảng sdb
16:24 28/01/2024
Đức Thánh Cha chia sẻ: ‘Chiến tranh hủy diệt con người và là thất bại của nhân loại’

Trong bài phát biểu trong giờ đọc kinh “Truyền Tin” trưa Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô lên án những thương đau ở Myanmar, Trung Đông, Ukraine và Haiti, đồng thời kêu gọi mọi người hãy theo đuổi con đường hòa bình và nhắc nhớ Ngày Thế giới Bệnh phong.

(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

“Chiến tranh là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại đối với nhân loại”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tín hữu trong giờ Truyền tin Chúa nhật, khi ngài kêu gọi hòa bình cho Myanmar, Trung Đông, Ukraine và Haiti.

Tập trung vào Myanmar, ĐTC kêu gọi hãy tạo điều kiện thuận lợi cho viện trợ nhân đạo và theo đuổi con đường đối thoại.

ĐTC nói: “Trong ba năm qua, tiếng kêu đau đớn và tiếng bom đạn của vũ khí đã thay thế nụ cười đặc trưng của người dân Myanmar”.

Kêu gọi hòa bình cho Myanmar

Vì điều này, Đức Thánh Cha nói, ngài đã cùng lên tiếng với các Giám mục Miến Điện cầu nguyện để “các vũ khí hủy diệt có thể được biến thành công cụ phát triển nhân loại và công lý”.

Trong khi Đức Thánh Cha thừa nhận hòa bình là một cuộc hành trình, ngài mời gọi tất cả các bên liên quan hãy “thực hiện các bước đối thoại và hiểu biết” để “mảnh đất Myanmar có thể đạt được mục tiêu hòa giải huynh đệ”.

ĐTC nói: “Hãy để viện trợ nhân đạo được phép đi đến các nơi cần thiết, để đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho mọi người”.

Cuộc chiến ở Myanmar chống lại chính phủ quân sự đã đảo chánh cách đây ba năm, bùng phát đến mức hầu hếtthế giới đều cho rằng đất nước này hiện đang ngụp nặn trong một cuộc nội chiến.

Palestine, Israel, Ukraina

Sau đó Đức Thánh Cha quay sang Trung Đông, tập trung vào Palestine và Israel trong khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Giải Gaza vẫn tiếp diễn.

“Và điều tương tự ở Trung Đông, Palestine và Israel, và bất cứ nơi nào có giao tranh: hãy tôn trọng người dân!” Đức Thánh Cha kêu gọi và nói thêm: “Tôi luôn chân thành nghĩ đến tất cả các nạn nhân, đặc biệt là thường dân, do các cuộc chiến gây ra”.

“Xin hãy để tiếng kêu khát vọng hòa bình của họ được lắng nghe: tiếng kêu của người dân, những người khổ đau vì bạo lực chiến tranh, vốn là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại của nhân loại, hãy chấm dứt nó!”

“Xin hãy để tiếng kêu cầu hòa bình được lắng nghe: tiếng kêu của người dân, những người đau khổ vì bạo lực, vì chiến tranh, vốn là một thảm họa đối với các dân tộc và là một thất bại của nhân loại, hãy chấm dứt nó.”

Haiti cần nhiều hỗ trợ mới

ĐTC cũng nhắc nhở các Kitô hữu hãy cầu nguyện cho Haiti. Mặc dù ĐTC cảm thấy “nhẹ nhõm hơn” khi hay biết về việc các nữ tu và những người khác bị bắt đã được thả tự do trong tuần, tuy nhiên, Đức Thánh Cha kêu gọi: “Tôi kêu gọi thả tất cả những người vẫn còn bị bắt cóc và hãy chấm dứt mọi bạo lực; hãy góp sức vào sự phát triển hòa bình của đất nước, điều mà cần có sự hỗ trợ mới từ cộng đồng quốc tế."

Theo Đức Tổng Giám Mục Haiti Max Leroy Mésidor ở thủ đô Port-au-Prince cho hay bạo lực và căng thẳng vẫn còn ở mức cao ở Haiti, bất chấp việc thả sáu nữ tu thuộc Dòng Thánh Anne, những người đã bị những người có vũ trang bắt làm con tin vào ngày 19 tháng 1, cùng với hai giáo dân bị bắt cóc trong tuần ở thủ đô.

Cuộc tấn công vũ trang vào Nhà thờ ở Istanbul

Đức Thánh Cha cũng lên án vụ tấn công hôm nay nhằm vào một Nhà thờ Công Giáo ở Istanbul.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, Ali Yerlikaya cho hay thì trong một Thánh lễ Chúa Nhật, những người có vũ trang đã tấn công vào một Nhà thờ có lễ tiếng Ý ở thủ đô, giết chết một người!

Ông nói: “Tôi bày tỏ sự cảm thông với cộng đoàn Nhà thờ Đức Mẹ Maria Draperis ở Istanbul, nơi đã hứng chịu một cuộc tấn công vũ trang trong Thánh lễ khiến một người thiệt mạng và một số người bị thương”.

Ngày bệnh phong thế giới

Đức Thánh Cha nhớ đến Ngày Thế giới Bệnh phong, năm nay được cử hành vào ngày 28 tháng 1, Chúa nhật cuối cùng của tháng Giêng.

Ngày quốc tế này là cơ hội để nhớ tới những người mắc bệnh phong, nâng cao nhận thức về căn bệnh này và kêu gọi chấm dứt sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến căn bệnh này.

“Tôi khuyến khích tất cả những người tham gia vào công cuộc cứu chữa và tái hòa nhập xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, mặc dù chứng bệnh này đã có phương dược chữa trị, nhưng nó vẫn còn là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất và ảnh hưởng đến những người nghèo khổ và bị thiệt thòi nhất”.

Ngoài ra, theo truyền thống hàng năm, những người hành hương trẻ tuổi tham gia sáng kiến “Đoàn lữ hành vì hòa bình”, do nhóm Công Giáo Tiến hành ở Rome tổ chức, đã đứng bên cạnh Đức Thánh Cha khi ngài đọc kinh Truyền Tin và chia sẻ suy niệm và kêu gọi hòa bình trước các tín hữu qui tụ tại Quảng trường và những người theo dõi trực tuyến.
 
Khủng bố tấn công nhà thờ Công Giáo ngay tại Thủ đô Istanbul
Đặng Tự Do
18:29 28/01/2024
Hai kẻ tấn công đeo mặt nạ đã nổ súng vào một nhà thờ Công Giáo ở Istanbul trong Thánh lễ sáng Chúa Nhật, được tường trình đã giết chết một người khi linh mục chủ tế đang truyền phép.

Đức Giám Mục Massimiliano Palinuro, đại diện tông tòa của Istanbul, nói với EWTN News Hôm Chúa Nhật, 28 Tháng Giêng rằng một người đàn ông đã thiệt mạng “trong thánh lễ khi linh mục chủ tế đang truyền phép” trong vụ tấn công tại Nhà thờ Santa Maria ở quận Sariyer của Istanbul.

Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya xác nhận rằng vụ tấn công xảy ra vào khoảng 11h40 sáng giờ địa phương và “một cuộc điều tra toàn diện” đã được triển khai khi chính quyền nỗ lực bắt giữ những kẻ tấn công.

Bộ trưởng cho biết một người đàn ông, chỉ được gọi là CT, là “mục tiêu của một vụ tấn công bằng súng và đã thiệt mạng”.

Đoạn video về vụ tấn công mà EWTN News thu được cho thấy hai người đàn ông có vũ trang mặc đồ đen đi theo một người đàn ông tóc trắng vào nhà thờ và bắn vào sau đầu anh ta. Giáo dân trốn dưới hàng ghế sau khi người đàn ông bị bắn. Đoạn video không rõ liệu những kẻ tấn công có tiếp tục nổ súng khi chúng nhắm vũ khí theo nhiều hướng khác nhau trong nhà thờ trước khi nhanh chóng tẩu thoát hay không.

Yerlikaya nói: “Chúng tôi cực lực lên án cuộc tấn công hèn hạ này.”

Trong một cuộc phỏng vấn với EWTN News chưa đầy hai giờ sau vụ tấn công, Đức Giám Mục Palinuro nói rằng nạn nhân “đã bị bắn bằng súng bên trong nhà thờ khi đang linh mục chủ tế truyền phép trong khi toàn thể giáo đoàn đang cầu nguyện”.

“Chúng tôi không biết lý do… chúng tôi phải chờ để hiểu tại sao thảm kịch này lại xảy ra, và xảy ra trong nhà thờ khi Thánh lễ đang được cử hành”, Đức Giám Mục Palinuro nói.

Đức Giám Mục đã yêu cầu mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân và Giáo Hội Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi lo lắng về tương lai vì nếu đây là dấu hiệu của sự không khoan dung tôn giáo thì đối với cộng đồng của chúng tôi, đó có thể là một dấu hiệu rất xấu. Chúng ta hãy cùng cầu nguyện.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ một thông điệp với các nạn nhân của vụ tấn công sau khi ngài đọc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô vài giờ sau vụ nổ súng.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với cộng đồng nhà thờ Santa Maria Draperis ở Istanbul, nơi đã hứng chịu một cuộc tấn công vũ trang trong Thánh lễ khiến một người chết và một số người bị thương”.


Source:National Catholic Register
 
Đức Thánh Cha Phanxicô không bác bỏ học thuyết Công Giáo về chiến tranh chính nghĩa
J.B. Đặng Minh An dịch
18:33 28/01/2024
Rabbi Riccardo di Segni, đã bày tỏ “sự thất vọng to lớn” với cách mà Vatican đã ứng phó với cuộc khủng hoảng ở Gaza. Trước đó, người Ukraine cũng không hài lòng. Tuy nhiên, những tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha nên được hiểu rõ nhất là một lời kêu gọi nhiệt tình chấm dứt bạo lực, chứ không phải là sự bác bỏ truyền thống lâu đời của Công Giáo về chiến tranh và hòa bình.

Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Trên tờ National Catholic Register, ngài có bài viết nhan đề “Pope Francis Hasn’t Repudiated the Catholic Doctrine of Just War”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô không bác bỏ học thuyết Công Giáo về chiến tranh chính nghĩa”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Những bình luận gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng “chiến tranh không bao giờ có thể được biện minh” đã gây chú ý khắp thế giới. Tuy nhiên, đó không chính xác là những gì ngài nói; trong bối cảnh tưởng nhớ đến nạn diệt chủng Holocaust, Đức Thánh Cha nói rằng “luận lý của hận thù và bạo lực” không bao giờ có thể được biện minh.

Tuy nhiên, những bình luận trong tuần này là một phần của những tuyên bố mạnh mẽ chống chiến tranh. Một số người tự hỏi liệu điều đó có nghĩa là Đức Thánh Cha đã gạt bỏ truyền thống Công Giáo về giảng dạy chiến tranh chính nghĩa hay không. Không phải như thế đâu, nhưng câu hỏi đáng được kiểm tra.

Thế giới không muốn Đức Giáo Hoàng trở thành người cổ vũ cho chiến tranh; đã có quá nhiều chiến tranh rồi. Rôma đóng vai trò là nhân chứng cho hòa bình và khả năng hòa bình, có lẽ chưa bao giờ gây ấn tượng mạnh hơn như trong thông điệp năm 1963 của Thánh Gioan XXIII, Pacem in Terris, nghĩa là Hòa bình Tại thế, được viết trong những tháng sau Cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba đã đưa thế giới đến tình trạng bên bờ vực khủng hoảng. Trong khi hầu hết các thông điệp đều biến mất khỏi ký ức, lễ kỷ niệm 60 năm Thông điệp Pacem in Terris đã được cử hành rộng rãi vào năm ngoái.

Trong những tuần gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về chiến tranh với giọng điệu ngày càng cấp bách. Trong nhiều năm, Đức Thánh Cha đã đề cập đến “một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đang diễn ra từng mảnh”. Hai năm sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, và ba tháng sau cuộc chiến Israel-Hamas ở Gaza, các cuộc chiến tranh leo thang đã làm tăng tần suất và cường độ lên án chiến tranh của Đức Thánh Cha. Hai năm vừa qua đã có nhiều lần các cuộc chiến tranh bị lên án như vậy.

Vào tháng 3 năm 2022, trong một cuộc gọi video với Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, Đức Thánh Cha Phanxicô gợi ý rằng không thể nói về “chiến tranh chính nghĩa” được nữa: “Chiến tranh luôn bất công”.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm 2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về cuộc đổ bộ Normandy năm 1944, đồng thời hỏi liệu việc gửi binh lính Đồng minh đến chống lại các công sự của Đức Quốc xã có “chính đáng” hay không. Đi xa hơn, ngài cho rằng có lẽ đã đến lúc phải suy nghĩ lại liệu có nên tiến hành một “cuộc chiến tranh chính nghĩa” hay không.

“Tôi tin rằng đã đến lúc phải suy nghĩ lại về khái niệm 'chiến tranh chính nghĩa'. Một cuộc chiến có thể chính đáng; có quyền tự vệ. Nhưng chúng ta cần suy nghĩ lại về cách sử dụng khái niệm này ngày nay”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Vào tháng 8 năm 2022, trong cuốn sách của Đức Giáo Hoàng có tựa đề là “Chống chiến tranh”, Giáo hoàng Phanxicô đã tuyên bố:

“Chiến tranh không phải là giải pháp, chiến tranh là sự điên rồ, chiến tranh là một con quái vật, chiến tranh là căn bệnh ung thư ăn mòn chính nó, nhấn chìm mọi thứ! Hơn thế nữa, chiến tranh là một sự phạm thánh tàn phá những gì quý giá nhất trên trái đất của chúng ta, sự sống con người, sự ngây thơ của những đứa trẻ nhỏ, vẻ đẹp của tạo vật. Đúng, chiến tranh là một sự phạm thánh!”

“Chiến tranh luôn luôn là một thất bại,” Đức Thánh Cha nói vào năm ngoái trong chuyến viếng thăm nghĩa trang quân đội ở Rôma nhân Ngày Lễ Các Linh Hồn. “Không bao giờ có chiến thắng hoàn toàn. Bên này thắng bên kia, nhưng đằng sau đó luôn là sự thất bại với cái giá phải trả”.

Trong huấn từ trước khi đọc kinh Truyền Tin cách đây 10 ngày, Đức Thánh Cha đã nói về “chính chiến tranh” như một “tội ác chống lại loài người”:

“Chúng ta cầu nguyện rằng những người có quyền lực đối với những cuộc xung đột này sẽ phản ánh rằng chiến tranh không phải là cách giải quyết chúng vì nó gieo rắc cái chết cho dân thường và phá hủy các thành phố cũng như cơ sở hạ tầng. Nói cách khác, chiến tranh ngày nay tự nó đã là một tội ác chống lại loài người. Chúng ta đừng quên điều này: Bản thân chiến tranh là một tội ác chống lại loài người.”

Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 24 Tháng Giêng, Đức Thánh Cha nói rằng “bản thân chiến tranh là sự phủ nhận tình nhân loại”.

Nếu chiến tranh là một “sự phạm thánh”, một “sự phủ nhận tình nhân loại” và một “tội ác chống lại loài người”, thì phải chăng điều đó có nghĩa là Đức Thánh Cha Phanxicô đang đề xuất một thứ chủ nghĩa hòa bình, dạy rằng ngay cả việc tự vệ trước một thế lực hung hãn cũng bị cấm chăng?

Không phải như thế. Điều quan trọng là phải tìm nơi khác.

Trong thông điệp Fratelli Tutti (Tất cả là Anh em) năm 2020, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng một cuộc chiến tranh chính nghĩa là có thể xảy ra, nhưng các tiêu chuẩn cho điều đó có thể được áp dụng quá lỏng lẻo:

“Chiến tranh có thể dễ dàng được lựa chọn bằng cách viện đến đủ loại lý do được cho là nhân đạo, phòng thủ hoặc phòng ngừa, và thậm chí dùng đến việc thao túng thông tin. Trong những thập kỷ gần đây, mọi cuộc chiến đều có vẻ 'chính đáng'. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo nói đến khả năng phòng vệ hợp pháp bằng lực lượng quân sự, bao gồm việc chứng minh rằng một số “điều kiện nghiêm ngặt về tính hợp pháp về mặt đạo đức” phải được đáp ứng. Tuy nhiên, rất dễ rơi vào cách giải thích quá rộng về quyền tiềm năng này. Bằng cách này, một số người cũng sẽ biện minh một cách sai lầm ngay cả những cuộc tấn công hoặc hành động chiến tranh 'phòng ngừa' mà khó có thể tránh khỏi việc kéo theo những tệ nạn và rối loạn còn trầm trọng hơn cả cái ác cần phải loại bỏ” (258).

Hơn nữa, trong cùng một tài liệu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết về nghĩa vụ chống lại kẻ xâm lược, “tước bỏ quyền lực của hắn”:

“Chúng ta được kêu gọi yêu thương mọi người, không có ngoại lệ; đồng thời, yêu kẻ áp bức không có nghĩa là để hắn tiếp tục đàn áp chúng ta, hay để hắn nghĩ rằng việc mình làm là chấp nhận được. Ngược lại, tình yêu đích thực dành cho kẻ áp bức có nghĩa là tìm cách làm cho kẻ đó chấm dứt sự áp bức; nó có nghĩa là tước bỏ quyền lực mà anh ta không biết cách sử dụng và điều đó làm giảm nhân tính của chính anh ta và của người khác. Sự tha thứ không đòi hỏi phải cho phép những kẻ áp bức tiếp tục chà đạp nhân phẩm của mình và của người khác, hoặc để cho tội phạm tiếp tục hành vi sai trái của họ” (241).

Những bình luận gần đây hơn của Đức Giáo Hoàng được hiểu rõ nhất là những lời kêu gọi nhiệt thành cho hòa bình - một lời kêu gọi chống lại sự đau khổ của chiến tranh - hơn là một tuyên bố mang tính giáo lý cẩn thận. Việc tự mình đưa ra các nhận xét và không đặt chúng vào trong giáo huấn của Sách Giáo lý - và Fratelli Tutti, vốn đề cập đến Sách Giáo lý - sẽ có nghĩa là bác bỏ truyền thống Công Giáo lâu đời về chiến tranh và hòa bình, vốn không phải là chủ nghĩa hòa bình. Giáo huấn Công Giáo về khả năng xảy ra chiến tranh chính đáng vẫn còn.

Chẳng hạn, người ta có thể nghe thấy nơi Đức Thánh Cha Phanxicô những tiếng vọng về lời kêu gọi kiên quyết chống lại chiến tranh của Thánh Gioan Phaolô II. “Chiến tranh là một thất bại của nhân loại” là cụm từ được Đức Gioan Phaolô sử dụng trong thông điệp Ngày Thế giới vì Hòa bình nhân Năm Thánh 2000:

“Chiến tranh nói chung không giải quyết được những vấn đề mà chúng gây ra; và do đó, ngoài việc gây ra thiệt hại khủng khiếp, cuối cùng chúng tỏ ra vô ích. Chiến tranh là một thất bại của nhân loại. Chỉ trong hòa bình và thông qua hòa bình, sự tôn trọng phẩm giá con người và các quyền bất khả xâm phạm của nó mới được bảo đảm.”

Tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô, người được rèn giũa trong lò luyện kim của sự xâm lược Ba Lan của Đức Quốc xã và Liên Xô, cũng nói về chứng tá Kitô giáo trong việc chống lại sự dữ. Tại Westerplatte, gần Gdansk năm 1987, ngài nhớ lại “cuộc đấu tranh anh hùng” và “biểu tượng hùng hồn” của những người lính trẻ Ba Lan đã chống lại Đức Quốc xã với “sự ngoan cố cao cả”. Ngài đưa ra chứng tá của họ như một hình mẫu cho giới trẻ Ba Lan tụ tập để lắng nghe ngài.

Có lẽ còn đặc biệt hơn nữa, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, khi đến thăm nước Anh để dự lễ phong chân phước cho Hồng Y John Henry Newman, đã thuyết giảng vào dịp kỷ niệm 70 năm Trận chiến nước Anh. Vị Giáo hoàng Đức cảm ơn người dân Anh đã chiến đấu chống lại Đức Quốc xã.

“Đối với tôi, là một người đã sống và chịu đựng những ngày đen tối của chế độ Đức Quốc xã ở Đức, thật vô cùng cảm động khi được ở đây cùng các bạn trong dịp này và nhớ lại biết bao đồng bào của các bạn đã hy sinh mạng sống, dũng cảm chống lại các thế lực của ý thức hệ xấu xa đó,” Đức Bênêđíctô nói.

Cả Thánh Gioan Phaolô và Đức Bênêđíctô đều kiên quyết cầu xin hòa bình. Đức Gioan Phaolô II, người đã vận động mạnh mẽ chống lại cả Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và lần thứ hai, đã gọi chiến tranh là “một cuộc phiêu lưu không thể quay lại”. Tuy nhiên, cả hai vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thừa nhận rõ ràng hơn nghĩa vụ và đức tính đấu tranh vì chính nghĩa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một điểm nhấn khác. Nhưng truyền thống Công Giáo về chiến tranh chính nghĩa vẫn còn.


Source:National Catholic Register
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
J.B. Đặng Minh An dịch
18:35 28/01/2024
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 28 Tháng Giêng, Đức Thánh Cha nói:

Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu giải thoát một người bị “quỷ dữ” ám (xem Mc 1:21-28), ma quỷ hành hạ và khiến người ấy phải la hét (xem câu 23, 26). Đây là cách ma quỷ hành động, đây là cách hắn hành động: hắn muốn chiếm hữu chúng ta để “xiềng xích tâm hồn chúng ta”. Xiềng xích tâm hồn chúng ta là điều ma quỷ muốn. Chúng ta phải cẩn thận với những “xiềng xích” bóp nghẹt tự do của chúng ta, vì ma quỷ luôn cướp đi tự do của chúng ta. Chúng ta hãy thử kể tên một số xiềng xích có thể xiềng xích trái tim chúng ta.

Tôi đang nghĩ đến những cơn nghiện, nó biến chúng ta thành nô lệ và khiến chúng ta thường xuyên bất mãn, tiêu hao năng lượng, của cải và các mối quan hệ của chúng ta. Một xiềng xích khác mà tôi đang nghĩ đến là những xu hướng thống trị khuyến khích việc theo đuổi những chủ nghĩa hoàn hảo, chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa khoái lạc không thể thực hiện được, những thứ khiến con người trở nên hàng hóa và làm hỏng các mối quan hệ. Và còn nhiều xiềng xích hơn nữa: có những cám dỗ và điều kiện làm xói mòn lòng tự trọng, làm xói mòn sự bình yên, cũng như khả năng lựa chọn và yêu cuộc sống. Một sợi dây xích khác là sự sợ hãi, khiến chúng ta nhìn về tương lai với thái độ bi quan, bất mãn, luôn đổ lỗi cho người khác. Sau đó, có một sợi dây xích rất xấu xí, đó là việc tôn thờ quyền lực, tạo ra xung đột và sử dụng vũ khí giết chết hoặc sử dụng sự bất công kinh tế và thao túng tư tưởng.

Nhiều xiềng xích là xiềng xích của chính chúng ta, thực sự có rất nhiều trong cuộc sống của chúng tôi.

Và Chúa Giêsu đã đến để giải thoát chúng ta khỏi tất cả những xiềng xích này. Hôm nay, đối mặt với ma quỷ đang thách thức Ngài bằng cách hét lên: “Chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?” (c. 24), Chúa Giêsu trả lời: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” (câu 25). Chúa Giêsu có quyền trừ quỷ. Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của sự dữ nhưng – chúng ta hãy cẩn thận – Người xua đuổi ma quỷ nhưng Người không bao giờ thương lượng với hắn! Chúa Giêsu không bao giờ đàm phán với ma quỷ và khi bị cám dỗ trong sa mạc, câu trả lời của Chúa Giêsu luôn là những lời trong Kinh thánh, không bao giờ là một cuộc đối thoại. Anh chị em thân mến: không được đối thoại với ma quỷ! Hãy cẩn thận: không thể có đối thoại với ma quỷ, vì nếu bạn bắt đầu nói chuyện với hắn, hắn sẽ luôn thắng. Hãy cẩn thận.

Vậy chúng ta nên làm gì khi cảm thấy bị cám dỗ và áp bức? Đàm phán với ma quỷ chăng? Không: không được phép thương lượng với nó.

Chúng ta phải kêu cầu Chúa Giêsu: chúng ta hãy kêu cầu Ngài từ những nơi mà chúng ta cảm thấy xiềng xích của sự dữ và sợ hãi đang thắt chặt nhất.

Một lần nữa, nhờ quyền năng Thánh Thần của Người, Chúa muốn nói với kẻ dữ hôm nay: “Hãy đi đi, để tâm hồn đó được bình yên, đừng chia rẽ thế giới, đừng chia rẽ gia đình và cộng đồng của chúng con; hãy để họ sống thanh thản để hoa trái Thánh Thần của Ta có thể nảy nở ở đó, chứ không phải của ngươi - đây là điều Chúa Giêsu nói. Hãy để tình yêu, niềm vui, sự hiền lành ngự trị giữa họ, và thay vì bạo lực và la hét hận thù, hãy có tự do và hòa bình.

Chúng ta hãy tự hỏi: Tôi có thực sự muốn thoát khỏi những xiềng xích trói buộc trái tim tôi không? Ngoài ra, tôi có khả năng nói “không” với những cám dỗ của sự dữ trước khi chúng len lỏi vào tâm hồn tôi không? Cuối cùng, tôi có cầu xin Chúa Giêsu, để Ngài hành động trong tôi, chữa lành tôi từ bên trong không?

Xin Đức Mẹ gìn giữ chúng ta khỏi sự dữ.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Đã ba năm nay, tiếng kêu đau đớn và tiếng ồn của vũ khí đã thay thế những nụ cười vốn là nét đặc trưng của người dân Miến Điện. Tôi tham gia lời kêu gọi của một số giám mục Miến Điện cầu xin cho “vũ khí hủy diệt có thể được biến thành công cụ cho sự phát triển của nhân loại và công lý”. Hòa bình là một cuộc hành trình, và tôi mời gọi tất cả các bên liên quan thực hiện các bước đối thoại và thể hiện sự hiểu biết để đất nước Miến Điện có thể đạt được mục tiêu hòa giải huynh đệ. Việc vận chuyển viện trợ nhân đạo phải được cho phép để bảo đảm đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của mỗi người.

Điều tương tự cũng phải xảy ra ở Trung Đông, ở Palestine và Israel, và bất cứ nơi nào có xung đột: người dân phải được tôn trọng! Tôi luôn nghĩ sâu sắc đến tất cả các nạn nhân, đặc biệt là những người dân thường thiệt mạng vì cuộc chiến ở Ukraine. Xin hãy lắng nghe tiếng kêu cầu hòa bình của họ: đó là tiếng kêu của người dân, những người đã mệt mỏi vì bạo lực và mong muốn chiến tranh chấm dứt. Đó là một thảm họa cho các dân tộc và một thất bại cho nhân loại!

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết tin các nữ tu và những người khác bị bắt cóc cùng với họ ở Haiti vào tuần trước đã được thả. Tôi yêu cầu những người vẫn đang bị giam giữ được trả tự do và mọi hình thức bạo lực có thể chấm dứt. Mọi người phải đóng góp vào sự phát triển hòa bình của đất nước này, vì điều đó cần có sự hỗ trợ mới từ cộng đồng quốc tế.

Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với cộng đồng nhà thờ Santa Maria ở Istanbul, nơi đã hứng chịu một cuộc tấn công vũ trang trong Thánh lễ khiến một người chết và một số người bị thương.

Hôm nay chúng ta kỷ niệm Ngày Thế giới Bệnh phong. Tôi khuyến khích những người đang tham gia hỗ trợ và tái hòa nhập xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, căn bệnh, mặc dù đã suy giảm, vẫn là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất và ảnh hưởng đến những người nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất.

Xin gửi lời chào đến tất cả các bạn đã đến từ Rôma, Ý và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là các sinh viên của Viện “Puente Ajuda” ở Olivenza, Tây Ban Nha, và các sinh viên của Viện “Sir Michelangelo Refalo” ở Gozo.

Bây giờ tôi ngỏ lời với các bạn, hỡi các chàng trai và cô gái của Công Giáo Tiến hành, của các giáo xứ và trường học Công Giáo ở Rôma. Các bạn đến đây vào lúc kết thúc “Đoàn lữ hành Hòa bình”, trong đó các bạn đã suy ngẫm về lời kêu gọi trở thành những người bảo vệ Công trình Sáng tạo, vốn là một món quà từ Thiên Chúa. Cảm ơn sự hiện diện của bạn! Và cảm ơn các bạn vì sự cam kết xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Tôi chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Anh chị em thấy rằng những người trẻ, những đứa trẻ của Công Giáo Tiến hành, thật tốt! Hãy can đảm lên! Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ‘khuếch đại’ cuộc tranh luận gay gắt về Fiducia Supplicans
Vũ Văn An
18:49 28/01/2024

John L. Allen Jr., trên Crux, ngày 28 tháng 1 năm 2024, nhận định rằng Thành thật mà nói, đôi khi những cuộc trò chuyện của các nhà báo chúng tôi về những tin tức nóng hổi có thể gần như là tự nhái lại. Chẳng hạn: thông thường, đó là vì chúng ta tập trung hơn vào cách đóng gói một điều gì đó hơn là ý nghĩa của điều thực sự xảy ra.



Thí dụ?

Một nhân vật của công chúng (thông thường, nhưng không chỉ riêng, một chính trị gia… có thể là một người nổi tiếng, một ngôi sao thể thao, bất cứ ai) nói điều gì đó được coi là chỉ trích người khác. Chúng ta sẽ tự hỏi, liệu chúng ta có nên chào hàng nó như một “vụ nổ” không? Một “sự khiển trách”? Một “đào bới”? Hoặc, một nhân vật của công chúng phớt lờ sự hiện diện của người khác tại một sự kiện nào đó. Chúng ta sẽ hội ý và tranh luận, đó có phải là một sự “làm mất mặt” không? Một “lạnh nhạt”? Một chút “xem khinh”? Hoặc, nếu chúng ta muốn nói thông tục, có lẽ chúng ta có thể gọi nó là “chỉ trích”?

Như người ta thường nói, trình bầy là một nửa trận chiến trong bất kỳ chiến dịch tán tỉnh hoặc rao bán hàng nào, và trong báo chí, nó na ná như 3/4.

Vì vậy, chúng ta đến với những nhận xét mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tài liệu Fiducia Supplicans gây nhiều tranh cãi của Vatican, và cuộc tranh luận tích cực mà chúng đã gây ra trong cộng đồng báo chí về cách mô tả tốt nhất những lời của Đức Giáo Hoàng.

Đây chỉ là một số khả thể mô tả đặc điểm những gì Đức Giáo Hoàng nói hôm thứ Sáu đã được đưa ra trong 48 giờ qua:

•"bước lui"
• “Làm rõ”
• “Kiềm chế”
•"Làm giảm"
• “Bác bỏ”
• “Xác nhận”
• “Giữ khoảng cách”
• “Sửa chữa”
• “Quay ngược”
•"Tỏ ra cương quyết hơn"

Có lẽ không cần phải nói, đây chỉ là một phần danh sách các công thức bằng lời nói. Trên thực tế, cho đến thời điểm này, ở ngoài kia, số khẩu hiệu cũng rất nhiều như số phóng viên, nhà bình luận và chuyên gia sử dụng chúng. (Những người tinh nghịch có thể nói rằng sự bối rối như vậy là có chủ ý dưới thời một vị giáo hoàng theo chủ nghĩa Peron, người mà đối với ngài, việc khiến mọi người phải đoán mò không phải lúc nào cũng là điều xấu và sự rõ ràng không phải lúc nào cũng là điều đáng mong đợi.)

Trước tiên, chúng ta hãy làm rõ những gì Đức Giáo Hoàng thực sự đã nói, ở đoạn cuối cùng của bài diễn văn ngắn gọn gửi đến những người tham gia phiên họp toàn thể của Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan của Vatican đã ban hành Fiducia Supplicans.

“Ý hướng của ‘các phép lành mục vụ và tự phát’ là chứng tỏ một cách cụ thể sự gần gũi của Chúa và của Giáo hội đối với tất cả những ai, khi thấy mình ở trong những hoàn cảnh khác nhau, xin được giúp đỡ để tiến bước – đôi khi bằng cách bắt đầu – một con đường đức tin,” ngài nói thế. (Đức Phanxicô nói bằng tiếng Ý và đây là bản dịch tiếng Anh của tôi.)

Ngài nói, “Tôi muốn nhấn mạnh ngắn gọn hai điều: Thứ nhất là những phép lành này, bên ngoài bất cứ bối cảnh hay hình thức phụng vụ nào, không đòi hỏi sự hoàn hảo về mặt đạo đức để được lãnh nhận; thứ hai, khi một cặp tự phát tiến tới yêu cầu [những lời chúc phúc này], thì không phải sự kết hợp được ban phước mà chỉ đơn giản là những người cùng nhau đưa ra yêu cầu. Không phải sự kết hợp, mà là những con người, một cách tự nhiên, có tính đến bối cảnh, sự nhạy cảm và những nơi mà người ta sống cũng như cách thích hợp nhất thực hiện điều đó”.

Trước nhất, hậu quả trực tiếp nhất từ nhận xét của Đức Giáo Hoàng là nó thay đổi lối viết vắn tắt mà tất cả chúng ta vẫn sử dụng để mô tả Fiducia. Trong tháng trước, chúng ta quen gọi nó là tài liệu của Vatican về việc ban phước cho các cuộc kết hợp đồng tính; bây giờ, có lẽ, chúng ta phải gọi nó là tài liệu của Vatican về việc ban phước cho những người tham gia vào một cuộc kết hợp đồng tính.

Sắc thái đó làm thay đổi phương trình đến mức nào?

Chà, đối với các nhà hoạt động ủng hộ LGBTQ+ trong giới Công Giáo, những người đã ca ngợi Fiducia như một bước ngoặt khi nó xuất hiện cách đây một tháng, ở một mức độ nào đó, những nhận xét của Đức Giáo Hoàng có thể làm giảm bớt sự nhiệt tình của họ. Họ có thể cảm thấy bị coi nhẹ khi Đức Phanxicô dường như đã cố gắng xoa dịu những người chỉ trích, do đó có lẽ đã xua tan những cánh buồm hy vọng rằng Fiducia là người báo hiệu cho những thay đổi thậm chí còn táo bạo hơn sắp xảy ra.

Đối với những người ôn hòa có xu hướng dành Đức Giáo Hoàng Phanxicô điểm tích cực khi có hoài nghi (benefit of doubt), nhận xét hôm thứ Sáu có thể sẽ trở thành một điểm tham chiếu để đưa ra lập luận rằng Fiducia không gì khác hơn là lương tri mục vụ: Khi một cặp xin phép lành, bạn không cần thực hiện một cuộc kiểm tra lý lịch trước để đảm bảo họ qua được bài kiểm tra đạo đức. Bạn ban phước lành, biết rằng bạn không ủng hộ những cách trong đó cặp đôi này có thể thiếu sót trên hành trình đức tin, nhưng sự kiện là họ đang ở trên đó.

(Chẳng hạn, tôi xin lưu ý rằng sau khi Elise và tôi kết hôn cách đây bốn năm, chúng tôi đã đến Quảng trường Thánh Phêrô để dự cuộc gặp gỡ truyền thống của giáo hoàng với các cặp vợ chồng mới cưới vào cuối buổi tiếp kiến chung. Chúng tôi đã được tiếp nhận và nhận được phép lành của Đức Giáo Hoàng mà không cần phải qua bất cứ bài kiểm tra nào về đức hạnh… và, chỉ nói cho chính tôi chứ không phải cho vợ tôi, cảm ơn Chúa.)

Tuy nhiên, những người chỉ trích bảo thủ đối với Fiducia dường như khó có thể được xoa dịu vì một vài lý do.

Đầu tiên, Đức Phanxicô vẫn đề cập đến các cặp và những người “cùng nhau” xin phép lành, chứ không phải các cá nhân hay những người độc thân. Ngôn ngữ đó gợi ý rằng những người được ban phước là cặp, và quan điểm phê phán sẽ là: cho dù bạn có cố gắng máy mó nó như thế nào đi chăng nữa thì việc chúc phúc cho một cặp đồng tính vẫn hàm ý một sự chấp thuận nào đó, hoặc ít nhất là sự khoan dung, đối với mối quan hệ của họ - chắc chắn là trước tòa án của dư luận, nếu không phải là trong những thuật ngữ thần học chặt chẽ.

Đây là cách blog Công Giáo có ảnh hưởng của Ý Korazym đưa ra quan điểm.

Tác giả này viết, “Khi hai người sống với nhau như một cặp hiện diện cùng nhau và cùng nhau được chúc phúc, thì không thể cho rằng hai người như một cặp được chúc phúc chứ không phải sự kết hợp của họ, [nghĩa là] những người tội lỗi chứ không phải tội lỗi. Nói cách khác là một trò giễu cợt và thực sự là một trò chơi cua cá”.

Thứ hai, nó làm các nhà phê bình day dứt khi Đức Phanxicô không đề cập đến việc miễn trừ Fiducia mà chính ngài đã cho phép, đáng chú ý nhất là quyết định của các giám mục Châu Phi không ban phép lành cho các cặp đồng tính trên lục địa của họ. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Hồng Y Fridolin Ambongo của Cộng hòa Dân chủ Congo giải thích rằng tuyên bố của họ được thực hiện với sự cộng tác của Đức Hồng Y Fernández, đồng thời tham khảo ý kiến của Đức Giáo Hoàng trong quá trình thực hiện.

Ambongo nói với một blog Công Giáo Pháp: “Chúng tôi đã chuẩn bị tài liệu trong cuộc đối thoại và đồng ý với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đến nỗi bất cứ lúc nào chúng tôi cũng gọi điện cho ngài để hỏi ngài các câu hỏi, để xem ngài có đồng ý với công thức đó không, v.v.”.

Tóm lại: Trong khi những người vốn ủng hộ Đức Phanxicô có thể thấy yên tâm về tuyên bố của ngài vào thứ Sáu, thì các nhà hoạt động ở cả hai phía trong cuộc tranh luận về Fiducia Supplicans, rất có thể, sẽ còn bị kích động hơn nữa.

Tất cả những điều này đưa chúng ta đến với phương thức bản thân của tôi trong việc tìm ra cách tốt nhất để mô tả tác động của những nhận xét của Đức Giáo Hoàng. Tôi cho rằng công thức đúng là Đức Phanxicô đã “khuếch đại” cuộc chiến về Fiducia… có lẽ cung cấp cho tất cả các bên đạn dược mới, nhưng thực sự không phải là lý do để hạ vũ khí.
 
Đức Tổng Giám Mục Oklahoma: Tòa án tối cao xem xét việc thi hành án tử hình có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bãi bỏ
Đặng Tự Do
20:35 28/01/2024


Tòa án Tối cao Hoa Kỳ công bố hôm thứ Hai rằng họ sẽ xem xét trường hợp của một người đàn ông Oklahoma bị tử hình, người có thể đã bị kết án sai, một quyết định mà tổng giám mục Thành phố Oklahoma nói có thể giúp mọi người tôn trọng hơn nữa “phẩm giá sự sống” đối với tất cả mọi người.

Richard Glossip bị kết án lần đầu tiên vào năm 1998 vì cáo buộc ra lệnh cho một người giúp việc tại một nhà nghỉ Glossip đã tìm cách sát hại chủ nhà trọ. Glossip phần lớn bị kết án dựa trên lời khai của người giúp việc này.

Kể từ khi anh ta bị kết án lần đầu, hai cuộc điều tra độc lập đã phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng trong phiên tòa xét xử anh ta, bao gồm các cáo buộc về hành vi sai trái của cảnh sát và những chỉ dẫn được cho là không chính xác được đưa ra cho bồi thẩm đoàn trong vụ án.

Tiểu bang Oklahoma trước đó đã thừa nhận sai sót và yêu cầu Tòa phúc thẩm Hình sự Oklahoma hủy bỏ bản án của Glossip và cho anh ta xét xử lại, nhưng tòa án đó đã từ chối làm như vậy và ra lệnh tiếp tục xử tử Glossip.

Viết cho các thẩm phán Tòa án Tối cao vào tháng 5 năm 2023, Bộ trưởng Tư pháp Đảng Cộng hòa của Oklahoma, Gentner Drummond, nói rằng “dựa trên việc xem xét cẩn thận các thông tin mới được đưa ra ánh sáng, bao gồm cả báo cáo của một luật sư độc lập do tiểu bang chỉ định, bản án tử hình của Glossip không thể được duy trì.” Tòa án Tối cao sau đó đã cho phép hoãn thi hành án Glossip.

Theo lệnh ngày 22 Tháng Giêng, Tòa án Tối cao đã đồng ý quyết định liệu tiểu bang Oklahoma có vi phạm các quyền hiến định của Glossip hay không khi các công tố viên ngăn chặn bằng chứng cho thấy nhân chứng chính của họ đang được bác sĩ tâm thần chăm sóc. Tờ New York Times đưa tin, nếu Tòa án Tối cao tuân theo các thông lệ thông thường của mình, họ sẽ xét xử các tranh luận trong vụ kiện bắt đầu từ tháng 10.

Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma, người thường lên tiếng chống lại án tử hình, cho biết trong một tuyên bố với CNA rằng việc Tòa án Tối cao đồng ý xem xét lại trường hợp của Glossip “mang lại hy vọng thúc đẩy hơn nữa nguyên nhân hướng tới một ngày bãi bỏ án tử hình”.

“Với bằng chứng mới và việc bang Oklahoma thừa nhận sai sót trong vụ án khiến Tòa án tối cao phải xem xét lại - là những vấn đề dường như ngày càng phổ biến - chúng ta có thể thấy rõ lý do để xem xét lại hành vi bạo lực đã được thể chế hóa đối với những người bị giam giữ vì chúng tôi hy vọng sẽ tôn trọng các quy định của pháp luật, phẩm giá cuộc sống của tất cả mọi người”, Đức Tổng Giám Mục Coakley nói với CNA.

Theo Mạng lưới Vận động Công Giáo, một tổ chức vận động quốc gia phản đối án tử hình, kể từ năm 1976, khi Tòa án Tối cao khôi phục hình phạt tử hình ở Hoa Kỳ một cách hiệu quả, Oklahoma đã ghi nhận số vụ hành quyết bình quân đầu người cao nhất.

Glossip là thành viên trong một vụ kiện trước đó được đưa lên Tòa án Tối cao vào năm 2015, trong đó tòa án cuối cùng đã ra phán quyết ủng hộ việc tiếp tục sử dụng thuốc an thần midazolam, một loại thuốc mà các nhà phê bình cho rằng đã gây ra nỗi đau tột cùng trong một số vụ hành quyết gây tranh cãi ở bang Ohio, Arizona và Oklahoma.

Glossip đã tranh luận cùng với hai tù nhân khác rằng midazolam không chắc chắn có tác dụng bình thường và có thể dẫn đến một cuộc hành quyết đau đớn, vi phạm điều cấm của Tu chính án thứ tám về hình phạt tàn bạo và bất thường.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và là “sự tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” (Số 2267). Sự thay đổi này phản ánh một sự phát triển trong giáo lý Công Giáo trong những năm gần đây.

Thánh Gioan Phaolô II, gọi án tử hình là “tàn nhẫn và không cần thiết”, đã khuyến khích các Kitô hữu “ủng hộ sự sống một cách vô điều kiện” và nói rằng “phẩm giá của sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay cả trong trường hợp một người đã phạm tội. đại ác.” Các giám mục Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng ủng hộ án chung thân cho những kẻ giết người bị kết án, ngay cả những kẻ đã phạm những tội ác ghê tởm.


Source:Catholic News Agency
 
Các nạn nhân bị lạm dụng nêu lên quan ngại về cuốn sách đáng buồn nôn của Hồng Y Fernández
J.B. Đặng Minh An dịch
20:36 28/01/2024


Ký giả Gina Christian của tờ báo Công Giáo Our Sunday Visitor có trụ sở ở Huntington,Indiana, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Abuse survivors offer perspective on troubling book by now-Vatican official”, nghĩa là “Những nạn nhân bị lạm dụng đưa ra quan điểm về cuốn sách đáng lo ngại của quan chức Vatican hiện nay.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hai người sống sót sau vụ lạm dụng tình dục nói với Our Sunday Visitor rằng họ vô cùng lo lắng trước một cuốn sách mới xuất hiện gần đây về chủ nghĩa thần bí do người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican viết cách đây vài chục năm, trong đó có những mô tả trắng trợn về tình dục.

“La pasión mística: espiritualidad y sexyidad” hay “Niềm đam mê huyền bí: Tâm linh và nhục cảm” - được viết vào năm 1998 bởi một linh mục vào lúc đó và hiện nay là Hồng Y Víctor Manuel Fernández, người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin - tự nhận mình là “một lời mời gọi đến với thế giới của tình yêu nồng nàn ẩn sâu trong tâm hồn chúng ta.”

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 8 Tháng Giêng với Crux, vị Hồng Y - người cũng đã bị chỉ trích vì cuốn sách năm 1995 “Heal Me with Your Mouth: The Art of Kissing” hay “Chữa lành vết thương cho tôi bằng miệng: Nghệ thuật hôn”– đã bác bỏ “La pasión mística” như một nỗ lực ngây thơ “rằng tôi chắc chắn sẽ không viết như vậy bây giờ,” và cho biết cuốn sách không còn được in nữa và đã bị hủy ngay sau khi xuất bản.

Nhưng Faith Hakesley, một người bị lạm dụng bởi một giáo sĩ, là tác giả cuốn “Những tia sáng của ân sủng: Những khoảnh khắc bình yên và chữa lành sau lạm dụng tình dục,” nói với Our Sunday Visitor rằng cô hết sức đau khổ khi đọc những đoạn trong cuốn sách — được dịch từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Anh và đăng lên mạng.

“Nó thực sự buồn nôn. Đó là từ duy nhất tôi có thể nghĩ ra để mô tả nó”, cô nói. “Nó mang lại nhiều điều từ sự lạm dụng của chính tôi, bởi vì một số điều tôi đọc giống với những gì kẻ hiếp dâm tôi thường nói – đó là kiểu kết hợp giữa lạm dụng với những thứ có tính chất tâm linh.”

Hakesley nhấn mạnh rằng cô “không cho rằng Hồng Y Fernández là kẻ săn mồi” hay “ông ấy đã từng lạm dụng bất kỳ ai”.

Đồng thời, cô ấy chỉ ra rằng những gì cô ấy đọc từ cuốn sách của Đức Hồng Y “thực sự gợi ý về sự trộn lẫn tinh thần và tình dục, đặc biệt khi bạn xem xét khán giả của ngài dự định là ai”.

Ba trong số các chương của cuốn sách thảo luận rõ ràng về cực khoái, với chương cuối cùng có tựa đề “Chúa và cơn cực khoái của một cặp”. Một đoạn khác kể lại “cuộc gặp gỡ đầy đam mê với Chúa Giêsu” của một cô gái 16 tuổi bao gồm việc vuốt ve Chúa trên bãi biển và hôn lên miệng Chúa.

Được xuất bản khi Cha Fernández lúc đó còn là cố vấn cho ủy ban đức tin và văn hóa của các giám mục Á Căn Đình, tập sách dài 94 trang - được xuất bản bởi Ediciones Dabar có trụ sở tại Mễ Tây Cơ - khám phá điều mà tác giả gọi là “những con đường cao cả của sự kết hợp thần bí, cho đến khi đạt đến một điểm trong đó chúng ta dường như chạm tới những điều không thể.”

Trong một cuộc phỏng vấn vào Tháng Giêng năm 2024 với Crux, Đức Hồng Y Fernández nói rằng ngài viết cuốn sách sau khi nói chuyện với các cặp vợ chồng trẻ “những người muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa thiêng liêng trong các mối quan hệ của họ”. Tuy nhiên, ngay sau khi phát hành, ông lo sợ cuốn sách “có thể bị hiểu sai”.

Hakesley cho biết “loại thần bí tâm linh này… phổ biến ở những kẻ lạm dụng, nơi họ sử dụng tâm linh để giải thích những gì họ đang làm, và nói rằng, 'Điều này thật đẹp, điều này là từ Chúa.'“

Người sáng lập cộng đồng L'Arche và nhà hoạt động xã hội Công Giáo Jean Vanier sau khi qua đời bị phát hiện đã lạm dụng một số phụ nữ dưới vỏ bọc của một “chủ nghĩa thần bí tình dục” mà ông đã theo đuổi dưới sự hướng dẫn của Linh mục quá cố Dòng Đa Minh Thomas Philippe. Cả Vanier và Cha Philippe - cùng với anh trai ruột của Cha Thomas, cũng là một tu sĩ Đa Minh, Cha Marie-Dominique Philippe - đều là đối tượng của một cuộc điều tra độc lập do L'Arche International ủy quyền, được tiết lộ trong một báo cáo Tháng Giêng năm 2023 với tổng số gần 900 trang về cách họ cầu khẩn Chúa Giêsu, Mẹ Maria và sự kết hợp với thần linh như một phương tiện biện minh cho việc lạm dụng tình dục.

Nhà tâm lý học lâm sàng Elizabeth Jeglic thuộc Trường Cao đẳng Tư pháp Hình sự John Jay nói với Our Sunday Visitor rằng như một phần của quá trình dụ dỗ, những kẻ lạm dụng tình dục “làm giảm sự cảnh giác” của nạn nhân “với nội dung tình dục và sự đụng chạm cơ thể”. Sau khi thực hiện hành vi lạm dụng, thủ phạm “tham gia vào cái gọi là duy trì sau lạm dụng” hoặc “tiêu diệt”, trong đó “họ khiến người đó cảm thấy phải chịu trách nhiệm về hành vi lạm dụng, nói rằng, 'Bạn đã muốn điều này từ lâu rồi.'“

Jeglic - người chưa đọc cuốn sách của Fernández và không bình luận trực tiếp về văn bản - lưu ý rằng mặc dù cần có thêm dữ liệu thực nghiệm, nhưng hành vi dụ dỗ của người lớn cho thấy một số điểm tương đồng với hành vi của những kẻ lạm dụng tình dục trẻ em.

Hakesley nói với Our Sunday Visitor rằng việc Đức Hồng Y Fernández từ chối cuốn sách trong cuộc phỏng vấn Crux của ngài là “một lá cờ đỏ khác”.

“Ông ấy chưa bao giờ bước ra và nói, 'Đáng lẽ tôi không nên viết cái này' hoặc 'điều này là sai'“, cô nói. “Ông ấy chỉ lo ngại rằng những người khác sẽ hiểu sai nó. Giống như ông ấy đang châm chọc và nói, 'Ồ, tất cả những người khác đều có vấn đề, chứ không phải là tôi có vấn đề.”

Teresa Pitt Green của Spirit Fire, một mạng lưới công lý phục hồi Kitô giáo làm việc với Giáo Hội Công Giáo, nói với Our Sunday Visitor rằng cô cảm thấy lo lắng trước lời kể của Đức Hồng Y Fernández về một thiếu nữ giấu tên trong cuốn sách của ngài.

Pitt Green, một người từng bị lạm dụng, cho biết: “Mức độ tra vấn của một linh mục trưởng thành khoảng 36 tuổi khi ông viết cuốn sách, đối với một cô gái 16 tuổi cho thấy một mức độ không đúng mực rất đáng lo ngại về sự lạm dụng của giáo sĩ.”

Giống như Hakesley, Pitt Green nói rằng cô ấy không ám chỉ “Hồng Y là kẻ lạm dụng” - nhưng “đó không phải là nơi chúng tôi muốn các linh mục ở cùng trẻ vị thành niên”.

Pitt Green cũng cho biết khi biết tin Đức Hồng Y đã viết cuốn sách để “giúp đỡ những người được ngài cố vấn”, cô “thực sự không thoải mái”.

Cô nói: “Ngay cả khi họ không phải là trẻ vị thành niên… họ vẫn là những người trưởng thành dễ bị tổn thương trong sự chăm sóc của ông ấy,” đồng thời nói thêm rằng “lạm dụng quyền lực” là trọng tâm của động cơ lạm dụng tình dục.

Pitt Green nói: “Tôi coi cuốn sách này là của một người nào đó dường như không nhận thức được sự mất cân bằng quyền lực nghiêm trọng. Các linh mục tự cho mình là những người độc thân, những người mang đến cho chúng ta các bí tích, những người tách mình ra khỏi thế giới, mang điều này đến với các nhóm người trẻ? … Sự vi phạm ranh giới thật đáng kinh ngạc về mặt tâm lý, có thể là cả về mặt thể chất, chắc chắn là từ quan điểm trí tuệ, bình thường hóa một số điều đối với những người có thể thậm chí không biết về nó. “

Cô nói rằng cuốn sách có thể sẽ xung đột với các tiêu chuẩn ngăn ngừa lạm dụng được các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ thông qua trong Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh thiếu niên năm 2002 của họ.

Pitt Green nói: “Thần học về thân xác của Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn khác,” do Đức cố Giáo Hoàng có chủ ý thảo luận về tình dục con người với một sự thận trọng, trong khi “cuốn sách này sẽ rối tung lên,” và tác giả cần phải trả lời câu hỏi, “Tại sao cha lại có thể nói chuyện với một cô gái 16 tuổi ở độ sâu này về những điều như thế?”


Source:Our Sunday Visitor
 
VietCatholic TV
Căng thẳng: Rabbi trưởng của Rôma bày tỏ sự thất vọng to lớn với lập trường của Vatican về Gaza
VietCatholic Media
04:55 28/01/2024


1. Đức Thánh Cha tiếp kiến các ký giả cạnh Vatican

Lúc 8 giờ sáng, ngày 22 tháng Giêng năm 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Hiệp hội Quốc tế các ký giả ghi danh tại Vatican. Ngài đề cao ơn gọi của sứ vụ này và mời gọi họ vượt thắng những thành kiến, những phán đoán hời hợt nhưng luôn phục vụ sự thật.

Hiệp hội này hiện quy tụ 250 thành viên, gồm các ký giả, nhiếp ảnh gia, và các nhân viên truyền thông khác. Hiện diện tại buổi tiếp kiến, có 150 người với ông Chủ tịch Hiệp hội là Loup Bermond de Sennevile, phái viên của báo Công Giáo Pháp-La Croix.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi cám ơn anh chị em vì những cố gắng trong việc duy trì cái nhìn, biết đi sâu hơn cái vẻ bề ngoài, biết lãnh hội cốt tính, không muốn chiều theo sự hời hợt của những thiên kiến và những công thức tiền chế của thứ thông tin kịch nghệ, là thứ thông tin, đứng trước sự khó khăn trong việc tìm kiếm sự thật, nên muốn dễ dàng xếp loại các sự kiện và những ý kiến theo những khuôn khổ có sẵn. Tôi khích lệ anh chị em tiến bước trên con đường này, biết liên kết thông tin với suy tư, nối kết lời nói với lắng nghe, phân định với tình thương”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến nhận xét của một ký giả lão thành ghi danh tại Vatican, nhắc nhở các ký giả chống lại xu hướng bẩm sinh của truyền thông đại chúng, lèo lái hình ảnh Giáo hội: “Thực vậy, các phương tiện truyền thông có xu hướng bóp méo tin tức tôn giáo. Sự bóp méo theo sự chỉ đạo từ bên trên hoặc do ý thức hệ, hoặc do ảnh hưởng từ dưới hoặc vì muốn tìm kiếm những gì là ngoạn mục. Hậu quả là một sự thông tin biến dạng hai lần về hình ảnh Giáo Hội.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha nói rằng: “Đó không phải là điều dễ dàng, nhưng sự cao cả của ký giả chuyên về Vatican hệ tại tâm hồn tinh tế cùng với tài năng ký giả. Vẻ đẹp của công việc anh chị em quanh người kế vị thánh Phêrô là đặt nền tảng công việc ấy trên đá tảng vững chắc là trách nhiệm trong sự thật, không trên những cát lún của những điều tầm phào và những quan điểm ý thức hệ; nó hệ tại ở chỗ không che giấu thực tại và những lầm than của nó, không “bọc đường” những căng thẳng, nhưng đồng thời không tạo nên những huyên náo vô ích, trái lại cố gắng nắm bắt điều cốt yếu, dưới ánh sáng bản chất của Giáo hội”.

2. Nhật Ký Trừ Tà số 275: Satan chế nhạo phụ nữ phá thai

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #275: Satan Taunts Woman's Abortion”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 275: Satan chế nhạo phụ nữ phá thai”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Những con quỷ tiếp tục chế nhạo “J” và Nhóm qua tin nhắn. Đáng buồn thay, cách đây vài năm “J” đã phá thai. Là một phần của chuỗi tin nhắn đáng xấu hổ, họ nói với Nhóm: “Cô ấy lẽ ra là một người mẹ tuyệt vời nhưng cô ấy đã giết chính đứa con của mình”. Và sau đó, nói thẳng với “J”, họ nhắn tin: “Đừng quên hát bài hát ru của mày; đứa con đã chết của mày đang bị thiêu rụi ở đây cùng với tôi.”

Ngoài ra, giữa lúc đang biểu hiện đầy đủ, lũ quỷ đã khiến cô hồi tưởng lại việc phá thai của mình cả về thể xác lẫn tinh thần. (Đúng, chúng có thể ảnh hưởng đến tâm trí và cơ thể của người bị ám). Tôi nhớ lại một cá nhân có năng khiếu, có khả năng nghe thấy ma quỷ, bày tỏ sự bàng hoàng rằng ma quỷ hoàn toàn không có lòng từ bi. Những văn bản này hỗ trợ kinh nghiệm của cô ấy. Chúng thật độc ác!

Điều quan trọng cần nhớ là ma quỷ là những kẻ nói dối thâm căn cố đế. Chúng ta không nên tin những gì ma quỷ nói về số phận đời đời của những đứa trẻ như vậy. Chúng ta phó thác những em bé này và mẹ của chúng cho trái tim nhân hậu của Đấng Cứu Rỗi. Và chúng ta khuyến khích các bà mẹ có con bị phá thai hãy cầu nguyện cho con mình.

Sa-tan và tay sai của hắn cố làm mọi người trong chúng ta phải xấu hổ vì tội lỗi và sự thất bại của mình. Trong cuộc sống này, hầu hết chúng ta đều “nghe thấy” điều này trong tâm trí tự buộc tội và sự xấu hổ đeo bám mình, mặc dù chúng ta đã ăn năn và được tha thứ tội lỗi. Vào lúc chết, một số người đã phải chịu sự tấn công dữ dội cuối cùng của những lời buộc tội và sỉ nhục của Kẻ Ác. Satan có thể tấn công chúng ta bằng tội lỗi của chúng ta và coi chúng ta là của riêng hắn.

Sự trông cậy của chúng ta, như mọi khi, là sự thương xót của Đấng Cứu Rỗi. Chúa Giêsu đã trả giá trên Thập Giá. Chúng ta hãy hướng mắt về Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng có lòng từ bi và lòng thương xót đã át đi tiếng nói của sự ác. Nhờ sự hy sinh của Ngài mà tội lỗi chúng ta được tha và chúng ta thuộc về Ngài.


Source:Catholic Exorcism

3. Rabbi trưởng của Rôma bày tỏ 'sự thất vọng to lớn' với lập trường của Vatican về Gaza

Đã cảnh báo về “nhiều bước thụt lùi” trong mối quan hệ Công Giáo-Do Thái do những phản ứng trái ngược nhau trước cuộc chiến của Israel với Hamas, Giáo sĩ trưởng của Rôma đã sử dụng một cuộc phỏng vấn mới để bày tỏ “sự thất vọng to lớn” với cách mà Vatican đã ứng phó với cuộc khủng hoảng ở Gaza.

“Đúng vậy, cộng đồng Do Thái, và không chỉ nó, rất thất vọng,” Rabbi Riccardo di Segni nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 Tháng Giêng với tờ báo Ý Il Giornale.

“Thật là thất vọng lớn,” di Segni nói. “Tôi hy vọng mọi người hiểu và cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết.”

Là một bác sĩ y khoa chuyên về X quang được đào tạo, Di Segni, 74 tuổi, đã giữ chức vụ Giáo sĩ trưởng của Rôma từ năm 2001, đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ Công Giáo-Do Thái.

Vào ngày 17 Tháng Giêng, Di Segni đã phát biểu tại một sự kiện tại Đại học Grêgôriô do Dòng Tên tài trợ ở Rôma, đánh dấu ngày thứ 35 thường niên phát triển cuộc đối thoại giữa người Công Giáo và người Do Thái do hội đồng giám mục Ý tài trợ, và được tổ chức hàng năm vào đêm trước Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.

Nhân dịp đó, Di Segni phàn nàn về “một nền thần học thoái trào và sự hiểu lầm đáng kể về tình hình” kể từ cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel ngày 7 tháng 10, đồng thời khẳng định rằng “đã có nhiều bước lùi trong cuộc đối thoại và cần phải nối lại chủ đề đối thoại trong các cuộc thảo luận”.

Đặc biệt, Di Segni phản đối điều mà ông mô tả là “một mớ hỗn độn các tuyên bố chính trị và tôn giáo khiến chúng tôi bối rối và bị xúc phạm”, không chỉ đến từ Vatican mà còn từ các nguồn khác của Giáo hội, bao gồm cả Thượng phụ Latinh của Giêrusalem và một nhóm đại kết của các Thượng phụ và các vị đứng đầu các Giáo hội tại Giêrusalem.

Lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì một ngày cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình ở Trung Đông ngay sau khi chiến tranh bùng nổ ở Gaza, Di Segni đã thẳng thắn nói với những người bạn Công Giáo của mình rằng “bạn không có độc quyền về hòa bình”.

Ông nói: “Mọi người đều muốn hòa bình, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào loại hòa bình nào”. “Bất cứ ai làm điều ác đều phải bị đánh bại, như đã xảy ra với Đức Quốc xã vào năm 1945. Bạn không thể chỉ chấp nhận ý tưởng rằng chiến tranh, bản thân nó, là một thất bại cho tất cả mọi người,” ông nói, trích dẫn một câu thường xuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Di Segni nói, ý tưởng về một cuộc chiến tranh chính đáng “không cho phép mọi thứ, nhưng bạn không thể đặt cùng một mức độ một người phải chịu đựng sự lạm dụng đáng kinh ngạc và cố gắng loại bỏ nguồn gốc và sự lặp lại của hành vi lạm dụng đó”.

Trong cùng một sự kiện, phó chủ tịch Liên minh các Cộng đồng Do Thái ở Ý, một luật sư có trụ sở tại Turin tên là Giulio Disegni, đã bác bỏ điều mà ông gọi là “sự tương đương không thể có được do Đức Giáo Hoàng đề xuất giữa người tấn công và người phản ứng”.

Ông nói: “Có một chủ nghĩa bài Do Thái đang lan rộng, và một số khái niệm nhất định được những người ủng hộ Giáo hội thể hiện một cách không chính xác sẽ gây ra thiệt hại và nguy hiểm”.

Trong cuộc phỏng vấn mới nhất với Il Giornale, Di Segni bày tỏ hy vọng rằng những lời chỉ trích gần đây của ông đối với Vatican và Giáo Hội Công Giáo sẽ bắt đầu một cuộc trò chuyện.

Ông nói: “Đối thoại luôn là một chặng đường trở ngại, với những khoảnh khắc khó khăn và vấn đề phải vượt qua. Đối với tôi, thế giới Kitô giáo dường như bị chia rẽ. Tôi hy vọng rằng khiếu nại của tôi sẽ thu hút một cuộc thảo luận. Những chia rẽ này có thể được khắc phục nhưng sẽ mất thời gian.”

Di Segni cũng nói rằng nhiều người Do Thái ở Ý đang cân nhắc lại việc tham gia Ngày tưởng niệm nạn diệt chủng hàng năm vào ngày 27 Tháng Giêng của đất nước, một lễ kỷ niệm hàng năm để tưởng nhớ hàng triệu người Do Thái bị Đức Quốc xã sát hại trong Thế chiến thứ hai, vì một số nhà hoạt động đang chỉ trích cuộc chiến của Israel.

Chương trình phản đối đó bao gồm một cuộc tuần hành qua các đường phố ở Rôma do cộng đồng Palestine của thành phố tổ chức, để tố cáo những gì các nhà tổ chức đã mô tả là “nạn diệt chủng mà người dân Palestine đang phải gánh chịu”.

Các nhà tổ chức tuyên bố trong một tuyên bố rằng Ngày Tưởng niệm Holocaust năm nay diễn ra “với cái giá phải trả là xác của hơn 25.000 người thiệt mạng và hơn 62.000 người bị thương,” và “đấm ngực than khóc cho các nạn nhân của một cuộc diệt chủng đã xảy ra là đúng nhưng tại sao lại trở nên thờ ơ và đồng lõa khi đối mặt với nạn diệt chủng đang diễn ra hiện nay.”

Phát ngôn nhân của cộng đồng người Do Thái ở Ý đã so sánh các xu hướng hình thành Holocaust với lực lượng dân quân Hồi giáo đương thời.

Phát ngôn nhân cho biết: “Sự thù hận và ưu thế chủng tộc thời bấy giờ đã tạo ra Shoah”. “Ngày nay, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo tạo ra chủ nghĩa khủng bố lan tới cả Âu Châu.


Source:Crux
 
Chiến thắng vang dội: Ukraine bẻ gãy ba gọng kềm của Nga ở thị trấn Avdiivka. EU đối phó với Orbán
VietCatholic Media
05:01 28/01/2024


1. Chiến thắng vang dội của quân Ukraine tại thị trấn Avdiivka: Bẻ gãy cuộc tấn công ba gọng kềm của Nga

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công ba gọng kềm vào Avdiivka.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga tiếp tục tấn công trên nhiều trục, phù hợp với mục tiêu chiến lược là chiếm Donbas.

Lực lượng Nga đã chiếm được thôn Krokhmalne, của Kharkiv vào ngày 21 Tháng Giêng năm 2024 và thôn Vesele, gần Bakhmut vào ngày 18 Tháng Giêng năm 2024. Tuy nhiên, những điều này không có ý nghĩa chiến lược.

Vesele có dân số trước chiến tranh là 102 người và Krokhmalne là 45. Điều này thể hiện sự tiếp nối những lợi ích gia tăng nhỏ của Nga trong khi Ukraine tập trung vào phòng thủ tích cực.

Ưu tiên chính được đánh giá của lực lượng Nga là thành phố Avdiivka. Quân Nga đang tiến hành một cuộc tấn công ba gọng kềm nhằm bao vây thành phố từ phía nam và phía bắc, đồng thời chiến đấu ở vùng ngoại ô khu vực phía đông của chính thành phố Avdiivka.

Các lực lượng Nga đã chịu tổn thất nặng nề về nhân lực và xe thiết giáp, thường do đạn của máy bay không người lái của Ukraine gây ra.

Các lực lượng Nga được cho là đang cố gắng vượt qua các công sự của Ukraine bằng cách tiến vào rìa thành phố thông qua các đường hầm dịch vụ; đây là phương pháp xâm nhập mà họ đã thử kể từ tháng 10 năm 2023.

Các cuộc phản công của Ukraine đang cản trở lực lượng Nga tiến xa hơn trong thành phố. Do tuyến đường tiếp tế chính vẫn còn nguyên vẹn và lực lượng Ukraine thực hiện các cuộc phản công cục bộ nên Avdiivka có thể vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Ukraine trong những tuần tới.

2. Ukraine cho biết không có bằng chứng tù binh Ukraine thiệt mạng trong tai nạn máy bay, yêu cầu quốc tế mở cuộc điều tra tội ác của Nga

Tờ The Guardian có bài tường trình nhan đề “Ukraine: No evidence that Ukrainian POWs died in plane crash”, nghĩa là “Ukraine nói không có bằng chứng nào cho thấy các tù binh chiến tranh Ukraine chết trong máy bay bị bắn rơi” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các quan chức Ukraine nói rằng Nga không cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nào chứng minh cho tuyên bố của mình rằng lực lượng của Ukraine đã bắn hạ một máy bay vận tải quân sự chở tù binh chiến tranh Ukraine được trao đổi lấy tù binh Nga, hãng tin AP đưa tin.

Các quan chức Nga đã “rất chậm trễ” cung cấp danh sách 65 người Ukraine mà Mạc Tư Khoa cho biết đã chết trong vụ tai nạn máy bay hôm thứ Tư ở vùng Belgorod của Nga, nhưng theo nhân viên điều phối việc điều trị tù nhân chiến tranh, người thân của Ukraine, trong số những tù binh có tên đã không thể nhận dạng được người thân của họ trong các bức ảnh chụp hiện trường vụ tai nạn do chính quyền Nga cung cấp.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết hỏa tiễn bắn từ bên kia biên giới đã bắn rơi máy bay vận tải, nhưng giám đốc tình báo quân sự Ukraine, Kyrylo Budanov, nói rằng Kyiv không có thông tin có thể xác minh được về những người có mặt trên máy bay.

Budanov nói: “Hiện tại chúng tôi không có bằng chứng cho thấy có thể có nhiều người như vậy trên máy bay”.

“Tuyên bố của tuyên truyền Nga rằng máy bay IL-76 đang vận chuyển 65 tù binh Ukraine đang chuẩn bị để trao đổi tù nhân tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi.”

Trước đó vào thứ Sáu, Mykola Oleshchuk, chỉ huy lực lượng không quân Ukraine, đã mô tả khẳng định của Mạc Tư Khoa là “sự tuyên truyền tràn lan của Nga”.

Chính quyền địa phương ở Belgorod, giáp biên giới Ukraine, cho biết vụ tai nạn đã khiến toàn bộ 74 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 6 thành viên phi hành đoàn và 3 quân nhân Nga. Người dùng mạng xã hội ở vùng Belgorod đã đăng tải đoạn video cho thấy một chiếc máy bay từ trên trời rơi xuống một vùng nông thôn đầy tuyết và một quả cầu lửa khổng lồ phun trào ở nơi được cho là đã chạm đất.

Kyiv không xác nhận cũng không phủ nhận việc lực lượng của họ đã bắn rơi một máy bay vận tải quân sự của Nga vào ngày hôm đó, nhưng các quan chức Ukraine hồi đầu tuần đã xác nhận rằng một cuộc trao đổi tù nhân sẽ diễn ra vào thứ Tư.

Họ cho biết Mạc Tư Khoa không yêu cầu giữ an toàn cho bất kỳ vùng không phận cụ thể nào trong một khoảng thời gian nhất định như các hoạt động trao đổi tù nhân trước đây. Cho đến nay, chỉ có Nga mới có quyền truy cập vào địa điểm máy bay rơi.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về vụ tai nạn trong bối cảnh có các suy đoán cho rằng các tù binh chiến tranh hoàn toàn không có mặt trên chiếc máy bay IL-76; và họ đã bị thảm sát ở một nơi khác để trả đũa cho vụ máy bay Nga bị bắn hạ. Putin đã cam kết sẽ công khai kết quả điều tra vụ tai nạn của Mạc Tư Khoa.

3. Nga đã tiến hành 8 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng dân sự ở tỉnh Donetsk và Kherson

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 28 Tháng Giêng, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết các lực lượng Nga đã tiến hành 8 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng dân sự ở tỉnh Donetsk và Kherson.

Hơn 120 khu định cư đã bị pháo kích. Trong 24 giờ qua, quân xâm lược đã giao chiến với quân đội Ukraine trong 98 trận chiến, thực hiện 4 cuộc không kích và 78 cuộc pháo kích.

770 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 6 xe tăng, 15 xe thiết giáp, 8 xe chuyển quân và nhiên liệu. Quân xâm lược bỏ lại 3 hệ thống pháo.

4. Bí ẩn chung quanh thảm họa tù binh Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Flight Il-76 Crash: What We Now Know About Ukrainian POW Disaster,” nghĩa là “Vụ rơi máy bay IL-76 của Nga: Những gì chúng ta biết về thảm họa tù binh Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bí ẩn xung quanh vụ tai nạn máy bay quân sự của Nga mà Mạc Tư Khoa cho biết đã vận chuyển tù binh chiến tranh Ukraine, khi Kyiv ngày càng yêu cầu Nga cung cấp bằng chứng cho các tuyên bố.

Chính quyền Nga và Ukraine đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ tai nạn máy bay vận tải Ilyushin IL-76 hôm thứ Tư ở vùng Belgorod của Nga.

Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, hôm thứ Năm đã phát động một cuộc điều tra và Ủy ban Điều tra Nga cho biết họ đã mở một vụ án “khủng bố”, sau khi Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng một hỏa tiễn phòng không của Ukraine đã bắn rơi máy bay. Newsweek đã liên hệ với SBU của Ukraine và Ủy ban điều tra của Nga để bình luận vào hôm thứ Bảy.

Kyiv chưa xác nhận hay phủ nhận sự liên quan đến vụ tai nạn mà Mạc Tư Khoa cho biết đã giết chết 65 tù binh, 6 thành viên phi hành đoàn Nga và 3 binh sĩ Nga. Các quan chức Ukraine tiếp tục đặt câu hỏi liệu có tù nhân nào thực sự ở trên tàu hay không.

Cuộc điều tra sơ bộ của Nga cho biết một hỏa tiễn phòng không của Ukraine được phóng từ Liptsy, tỉnh Kharkiv đã bắn rơi máy bay và truyền thông Nga đưa tin các nhà điều tra đang giải mã hộp đen của nó.

Putin hôm thứ Sáu cho biết rõ ràng Ukraine đã bắn hạ máy bay, dù cố ý hay vô tình.

Andrey Kartapolov, chủ tịch ủy ban quốc phòng quốc hội Nga, cho biết Mạc Tư Khoa đã đưa ra cảnh báo cho Kyiv 15 phút trước khi máy bay đi vào khu vực nơi nó rơi. Các quan chức Ukraine phủ nhận họ đã nhận được bất kỳ yêu cầu nào của Nga về việc bảo đảm không phận được đề cập. Phát ngôn nhân cơ quan tình báo quân sự Ukraine Andriy Yusov cho biết cuộc trao đổi tù nhân đã được lên kế hoạch vào ngày hôm đó nhưng đã không xảy ra.

Trong khi đó, Trụ sở điều phối đối xử với tù nhân chiến tranh của Ukraine hôm thứ Sáu cho biết Mạc Tư Khoa sẽ trao trả 65 người cho Ukraine. Tuy nhiên, họ không xác nhận liệu họ có nằm trong danh sách do nhà tuyên truyền Điện Cẩm Linh và tổng biên tập RT Margarita Simonyan công bố hay không.

Các quan chức quân đội Ukraine đã gặp người thân của những người có tên trong danh sách, mặc dù các video do cơ quan tuyên truyền Nga công bố không cung cấp cho gia đình các nạn nhân bất kỳ bằng chứng nào cho thấy họ có mặt trên máy bay, tờ The Kyiv Independent đưa tin.

Thêm vào sự không chắc chắn là Thanh tra viên Ukraine Dmytro Lubinets, người cho biết danh sách của Nga bao gồm các tù binh đã được trao đổi trước đó. Ông nói thêm rằng Mạc Tư Khoa muốn sử dụng vụ tai nạn để gây bất ổn trong nội bộ Ukraine và giảm sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine.

Tuy nhiên, Giám đốc tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, Kyrylo Budanov cho biết không có bằng chứng nào cho thấy có nhiều người trên máy bay như vậy và tuyên bố của Nga “vẫn đặt ra nhiều câu hỏi”, theo một tuyên bố trên Facebook của trụ sở điều phối.

Phó chủ tịch thứ nhất của SBU, Sergiy Andrushchenko, cáo buộc Nga đang cố gắng che giấu nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn. Ông cho biết Mạc Tư Khoa đã từ chối các chuyên gia quốc tế điều tra tình hình.

Ukraine sẽ “sử dụng tất cả các công cụ để tìm ra nguyên nhân thực sự của những gì đã xảy ra, cũng như ai hoặc cái gì thực sự được vận chuyển trên chiếc máy bay đó”, ông Andrushchenko nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng Ukraine sẽ yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về vụ tai nạn, vốn được cho là chủ đề của cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm.

Giữa các tuyên bố và phản tuyên bố của cả hai bên, nhà báo Ukraine Ilia Ponomarenko đã viết trên X, rằng, nếu có một cuộc trao đổi tù nhân, thì thật đáng ngạc nhiên nếu lực lượng phòng không Ukraine lại không biết việc đó đang diễn ra.

Ponomarenko cũng bác bỏ khả năng xảy ra thông tin sai lệch giữa tình báo quân sự Ukraine và lực lượng không quân của nước này vì một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh tương tự đã diễn ra suôn sẻ vào ngày 3 Tháng Giêng, như dự kiến.

“Nếu hàng chục tù binh Ukraine được vận chuyển trên máy bay quân sự... liệu thông tin này có được thông báo cho Ukraine một cách hợp lý khi cần thiết không? Nếu câu trả lời là không và nếu tù binh Ukraine thực sự có mặt trên tàu thì điều này cấu thành tội ác chiến tranh nghiêm trọng”, Ponomarenko nói thêm.

5. Ukraine chỉ trích HBO vì thuê người Serb thân Putin đóng vai chính trong The White Lotus

Ukraine gặp vấn đề với việc chọn diễn viên cho mùa thứ ba của chương trình truyền hình ăn khách The White Lotus của HBO. HBO là chữ viết tắt của Home Box Office, một mạng truyền hình trả tiền của Hoa Kỳ.

“Miloš Biković, diễn viên người Serbia, là người đã ủng hộ Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, hiện sẽ đóng vai chính trong The White Lotus Season 3 của HBO,” Bộ Trưởng Ngoại Giao Ukraine Dmytro Kuleba nói.

“HBO, bạn có ý thức được là bạn đang làm việc với một người ủng hộ nạn diệt chủng và vi phạm luật pháp quốc tế không?”

Đầu Tháng Giêng, HBO đã công bố Biković là một trong năm diễn viên mới của The White Lotus - một bộ phim hài đen tối về sự bất bình đẳng giai cấp được kể qua câu chuyện của những vị khách giàu có tại khu nghỉ dưỡng White Lotus. Việc quay phim bắt đầu vào tháng Hai.

Biković đã trở nên nổi tiếng ở Nga, có quốc tịch Nga và trong các cuộc phỏng vấn trước đây với truyền thông Nga và các blogger YouTube, Biković đã ủng hộ việc Putin xâm lược Crimea và cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Đạo diễn phim người Nga Nikita Mikhalkov tuyên bố ông đã biến Biković thành một ngôi sao điện ảnh.

“Nga đang đi trên con đường riêng của mình và thế giới coi đó là một hành động thù địch,” Biković nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga vào năm 2020. “Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên Nga không coi Âu Châu là nguồn cung cấp của trí tuệ. Cái gọi là thế giới phương Tây văn minh này, đã ném bom đất nước Serbia của tôi, không có dân chủ và không có giá trị nhân văn.”

HBO đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của POLITICO.

6. Bé gái 13 tuổi đã thiệt mạng vì đạn pháo của Nga

Oleg Synegubov, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước khu vực Kharkiv cho biết, một bé gái 13 tuổi đã thiệt mạng hôm Thứ Bẩy, do bị thương trong vụ pháo kích của Nga vào thị trấn của em ở tỉnh Kharkiv hồi trung tuần tháng này.

Synegubov cho biết lực lượng Nga đã tấn công khu định cư Maly Burluk vào ngày 17 Tháng Giêng bằng một quả bom trên không. Cô gái bị thương do mảnh đạn phức tạp và hôn mê.

Trong một diễn biến khác, quân Nga Nga đã bắn chết một anh em từ cộng đồng Khotin ở tỉnh Sumy vào sáng Thứ Bẩy, 27 Tháng Giêng.

Hai anh em sống ở làng Andriivka, nằm cách vùng biên giới 5 km.

Ông Synegubov nói: “Tôi một lần nữa kêu gọi người dân trong khu vực 5 km yêu cầu di tản”. “Quá trình này đã diễn ra được hơn một tháng, mọi giai đoạn đều được hỗ trợ. Những kẻ khủng bố Nga tiếp tục giết hại dân thường. Bằng cách di tản khỏi khu vực nguy hiểm, bạn sẽ cứu được mạng sống của mình.”

7. Liên Hiệp Âu Châu đe dọa sẽ bịt miệng Hung Gia Lợi nếu chặn tiền của Ukraine

Các nhà lãnh đạo có thể cân nhắc sử dụng “phương án hạt nhân” để loại Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán ra khỏi quá trình bỏ phiếu ở Liên Hiệp Âu Châu.

Có một câu nói của người Hung Gia Lợi khi mọi việc không suôn sẻ, đó là “Nó ở dưới mông con ếch”.

Và mọi thứ chắc chắn sẽ không suôn sẻ đối với Hung Gia Lợi nếu nước này cố gắng ngăn cản các nhà lãnh đạo Âu Châu khi họ gặp nhau vào tuần tới để thông qua khoản viện trợ quan trọng trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine khi nước này bước vào năm thứ ba cuộc chiến với Nga.

Sau nhiều năm tiếp cận nhẹ nhàng với Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, lần này các nhà ngoại giao Âu Châu đang đưa ra tín hiệu rằng “lựa chọn hạt nhân” - loại Budapest ra khỏi quá trình bỏ phiếu của Liên Hiệp Âu Châu - không còn là điều không thể tưởng tượng được nếu nó gây nguy hiểm cho an ninh của Ukraine, một quốc gia ứng viên Liên Hiệp Âu Châu.

Nếu Liên Hiệp Âu Châu sử dụng cái gọi là Điều 7 - biện pháp trừng phạt chính trị nghiêm khắc nhất đối với một quốc gia thành viên liên quan đến việc đình chỉ quyền bỏ phiếu đối với các quyết định của Liên Hiệp Âu Châu - Orb'án thực sự sẽ ổn và thực sự nằm dưới mông con ếch.

“Câu nói đó tóm tắt khá nhiều sự tin tưởng giữa Orbán và các nhà lãnh đạo khác,” một quan chức Liên Hiệp Âu Châu, giống như những người khác được trích dẫn trong phần này, được giấu tên để nói về động lực nội bộ đang bị xói mòn.

Năm quan chức và nhà ngoại giao Âu Châu cho biết các quốc gia khác trong khối sẵn sàng thực hiện động thái chống lại Budapest, đây sẽ là một động thái lịch sử đối với các nhà lãnh đạo dựa vào sự gắn kết và đồng thanh.

Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu cho biết: “Nếu Orbán thực sự ngăn chặn một lần nữa một thỏa thuận về ngân sách và 50 tỷ euro cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh tháng 2, thì việc sử dụng Điều 7 để tước bỏ quyền bầu cử của Hung Gia Lợi có thể trở thành một lựa chọn thực sự”.

Cuộc bỏ phiếu vào tuần tới về viện trợ cho Ukraine là cần thiết đối với cả Ukraine và thông điệp của Liên Hiệp Âu Châu gửi tới Putin rằng Ukraine có được sự ủng hộ đồng thanh của các đồng minh phương Tây. Vào tháng 12, Orbán đã chặn nỗ lực của Liên Hiệp Âu Châu gửi viện trợ cho Ukraine, để thể hiện sự ủng hộ đối với Putin. Orbán cho biết khi đó ông sẽ sẵn sàng bỏ chặn quyền phủ quyết của mình chỉ khi Liên Hiệp Âu Châu bỏ chặn khoản viện trợ bị đóng băng của chính họ cho Hung Gia Lợi vì những vi phạm pháp luật của nước này.

Các nhà lãnh đạo Âu Châu cũng mong muốn tiếp tục thể hiện sự ủng hộ khi Washington đấu tranh để đạt được đồng thuận về việc bơm tài chính cho Kyiv.

Ngũ Giác Đài hôm thứ Ba thông báo rằng binh lính tiền tuyến của Ukraine sắp hết đạn nếu không có sự hỗ trợ tiếp tục của Mỹ. Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo Âu Châu đang có cảm giác cấp bách.

Trong nhiều năm, Liên minh Âu Châu đã cố gắng kiềm chế sự tụt hậu về dân chủ của Hung Gia Lợi, từ chối viện trợ khi nước này rời xa các giá trị tự do của khối. Đổi lại, Orbán sử dụng quyền phủ quyết mang tính chiến thuật đối với nhiều hồ sơ ở Âu Châu để tranh giành nhiều tiền hơn trong những năm qua.

Steven Van Hecke, giáo sư chính trị Âu Châu tại KU Leuven, cho biết: “Rõ ràng là các nguyên thủ quốc gia và chính phủ đã chán ngấy Orbán. Đã đến lúc Orbán nhận ra rằng mối đe dọa của Điều 7 hiện đang tồn tại.”

Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu cho biết các nhà lãnh đạo đã bị Orbán lôi kéo vào một trò chơi. “Bây giờ chúng tôi đang thua một chút. Chúng ta lại bắt đầu trò chơi này xem anh ta muốn gì? Tại sao chúng ta phải lo lắng về việc cứu thể diện của ai đó?” nhà ngoại giao tiếp tục. “Chúng ta nên mạnh mẽ hơn một chút.”

Một số nước Trung và Đông Âu lo ngại việc viện dẫn Điều 7, một số nhà ngoại giao cho biết, vì họ lo ngại họ có thể phải đối mặt với sự giám sát tương tự đối với các vấn đề pháp quyền trong nước trong tương lai.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đặc biệt là một quân bài khó đoán, vì vẫn chưa rõ liệu lòng trung thành cuối cùng của ông sẽ dành cho Orbán hay với phần còn lại của khối.

Ngoài ra còn có nguy cơ xảy ra phản ứng dữ dội ở chính Hung Gia Lợi. Péter Krekó, giám đốc Viện Thủ đô Chính trị có trụ sở tại Budapest cho biết, việc đình chỉ quyền bầu cử của Hung Gia Lợi sẽ “làm cho Hung Gia Lợi xa lánh Liên minh Âu Châu hơn nữa”.

Trong một cuộc tranh luận tại quốc hội vào tuần trước, Nghị sĩ Hung Gia Lợi Bal'ázs Hidvéghi từ đảng của Orbán đã chế giễu ý nghĩ này, nói: “Bạn đang đào mộ Liên minh Âu Châu theo cách này. Hãy thức tỉnh và quay lưng lại với con đường điên rồ này.”

Cho đến hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của các nhà lãnh đạo vào thứ Năm tới, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu và Ủy ban Âu Châu đang cố gắng kéo Orbán trở lại nhóm, thay vì xa lánh anh ta hơn nữa với lời đe dọa của Điều 7.

Orbán ngày càng trở nên cô lập trong những tháng gần đây khi Thủ tướng Ý Giorgia Meloni chuyển sang quan điểm trung dung về viện trợ của Nga và Ukraine, ngay cả khi bà lãnh đạo chính phủ cánh hữu nhất của Ý kể từ Benito Mussolini. Ở Hà Lan, trong khi đảng cực hữu của Geert Wilders giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gần đây, vẫn chưa rõ liệu ông có tham gia cùng các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu trên cương vị thủ tướng hay không. Và trong cuộc bầu cử gần đây ở Ba Lan, Orbán đã mất đi đồng minh chính trị thân cận nhất của mình khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc của nước này bị phe đối lập thân Âu Châu đánh bại.

Trong những tuần gần đây, các quan chức chính phủ Pháp đã hạn chế công khai chỉ trích Orbán và các chiến thuật tống tiền của ông ta.

Vào tháng 12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời Orbán đến Paris để dự một bữa tối riêng tư nhằm thu hút Budapest. Theo một số nhà ngoại giao Pháp, các quan chức đã kín đáo đến thăm Budapest trong vài tuần qua nhằm nỗ lực cải thiện quan hệ.

Một cựu nhà ngoại giao Pháp am hiểu các vấn đề Âu Châu cho biết: “Có một cuộc tấn công thực sự của Pháp nhằm giải quyết vấn đề Orbán”, đồng thời nói thêm: “Nhưng câu hỏi lớn là liệu quan điểm của Orbán là một trong những nguyên tắc hay liệu ông ấy có sẵn sàng đàm phán hay không”.

8. Ukraine mời Tập Cận Bình tham gia đàm phán hòa bình

Ukraine đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia các cuộc đàm phán hòa bình, cố vấn hàng đầu của Volodymyr Zelenskiy cho biết.

Thụy Sĩ đã đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh mà một số nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự, nhưng chưa có địa điểm hoặc ngày nào được ấn định, Sky News đưa tin.

Cố vấn của Zelenskiy Igor Zhovkva nói:

Chúng tôi chắc chắn mời Trung Quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh, ở cấp cao nhất, cấp Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Sự tham gia của Trung Quốc sẽ rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi lôi kéo các đối tác của mình trên thế giới để họ truyền đạt cho phía Trung Quốc tầm quan trọng của việc tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh như vậy.

Sự tham gia của Trung Quốc vào các cuộc đàm phán có thể là công cụ giúp kết thúc chiến tranh. Mặc dù Bắc Kinh vẫn thân thiết với Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2022, nhưng trước đó họ cũng đề nghị làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột và cho biết chủ quyền cũng như toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước phải được tôn trọng.

Ông Tập vẫn là một trong những đồng minh thân cận nhất của Vladimir Putin trong số các cường quốc, và quan điểm của ông về một kế hoạch hòa bình tiềm năng có thể là chìa khóa cho tương lai của cuộc xung đột ở Ukraine.

9. Nga đã trao trả thi thể của 77 binh sĩ Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Chúa Nhật 28 Tháng Giêng, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết Nga đã trao trả thi thể của 77 binh sĩ, vài ngày sau vụ tai nạn máy bay vận tải quân sự của Nga đã gây nghi ngờ về tương lai của những cuộc trao đổi như vậy.

Mạc Tư Khoa và Kyiv đã đưa ra những cáo buộc mới về chiếc máy bay mà Nga cho rằng lực lượng Ukraine đã bắn rơi gần biên giới giữa hai đối thủ, giết chết 65 tù nhân chiến tranh Ukraine.

Kyiv không phủ nhận hoàn toàn những tuyên bố này, nhưng các quan chức dường như đặt câu hỏi liệu tù binh chiến tranh của họ có ở trên chiếc máy bay hay không.

Việc hồi hương các thi thể mới nhất dường như không liên quan đến vụ rơi máy bay ở khu vực Belgorod phía Tây nước Nga hôm thứ Tư.

“Việc chuẩn bị cho việc hồi hương đã được tiến hành từ lâu”, trụ sở điều phối việc điều trị tù nhân chiến tranh của Ukraine cho biết trong một tuyên bố.

Hàng trăm tù nhân bị bắt đã được trả tự do trong hàng chục cuộc trao đổi trong suốt cuộc chiến, nhưng tuyên bố của Nga rằng Ukraine đã bắn hạ một chiếc máy bay chở những người Ukraine bị giam giữ đã khiến tương lai của những cuộc trao đổi như vậy bị nghi ngờ.

10. Ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Phần Lan cho biết chính sách đối ngoại và an ninh là những vấn đề “sống còn” đối với quốc gia Bắc Âu này khi nước này chuẩn bị tiến hành cuộc bầu cử vào Chúa Nhật lần đầu tiên kể từ khi gia nhập NATO.

Phát biểu hôm thứ Sáu tại một sự kiện ăn sáng ở Helsinki tại một quán cà phê mang tên ông, Alexander Stubb, thủ tướng từ năm 2014 đến 2015, cho biết ông đã nghĩ rằng mình đã kết thúc vai trò trong nền chính trị quốc gia. Nhưng cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã thay đổi suy nghĩ của ông.

Stubb, thuộc đảng Liên minh Quốc gia trung hữu, cho biết các cuộc tranh luận giữa chín ứng cử viên hy vọng sẽ tiếp quản vị trí tổng thống Phần Lan hai nhiệm kỳ của Sauli Niinistö vào tháng 3 đã diễn ra “rất mang tính xây dựng”. Ông cho biết tất cả các ứng cử viên đều đủ tiêu chuẩn cho vai trò này.

Ông vẫn là người dẫn đầu nhưng các cuộc thăm dò gần đây đã sít sao hơn giữa ba ứng cử viên hàng đầu. Khoảng cách dẫn đầu của Stubb so với cựu ngoại trưởng và ứng cử viên Đảng Xanh Pekka Haavisto đã giảm dần và Jussi Halla-aho, thuộc đảng cực hữu Phần Lan, đang đuổi kịp ở vị trí thứ ba. Hai ứng cử viên dẫn đầu dự kiến sẽ đi tiếp vào vòng hai.

Stubb, 55 tuổi, cho biết: “Các cuộc tranh luận rất mang tính xây dựng và có lý do cho điều đó. Đối với Phần Lan, chính sách đối ngoại, chính sách an ninh là mang tính tồn tại nên rất có sự đồng thuận.” Các cuộc thảo luận tập trung vào chính sách đối ngoại, vai trò tổng tư lệnh của tổng thống và các giá trị của các ứng cử viên. Ông nói: “Vì vậy, bạn nhận được rất nhiều câu hỏi về Nga, Ukraine, Gaza, Mỹ-Trung, bầu cử Mỹ, tư cách thành viên Nato của Phần Lan”.

Sau tám năm nắm quyền - như được nhấn mạnh trong các áp phích tranh cử của ông, được trang trí bằng con số bằng phông chữ lớn màu vàng - Stubb cho biết sự trở lại của ông được thúc đẩy bởi cuộc xâm lược của Vladimir Putin.

“Đã ở trong chính phủ 8 năm liên tiếp và nắm giữ tất cả các vị trí quan trọng, tôi cảm thấy vào năm 2016 rằng tôi đã làm được rất nhiều điều cho Chúa và đất nước, như người ta nói. Kế hoạch của tôi không phải là quay trở lại chính trường, hay chắc chắn không phải là chính trị quốc gia… nhưng cuộc tấn công của Putin vào Ukraine đã thay đổi điều đó.”

Sau khi Phần Lan gia nhập NATO với tốc độ kỷ lục vào tháng 4 năm ngoái, ông tin rằng nước này đang bước vào “một thời đại mới trong chính sách đối ngoại của Phần Lan”.

11. Putin lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Has Another Crisis on His Hands”, nghĩa là “Putin lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một cố vấn chính trị về chính trị hậu Xô Viết và quốc tế nói với Newsweek rằng Putin đang phải đối mặt với tình trạng mất điện trong nước, điều này có thể đã trở nên trầm trọng hơn do cuộc chiến đang diễn ra của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.

Putin, người đang tìm kiếm một nhiệm kỳ khác trong cuộc bầu cử tháng 3, phải đối mặt với phản ứng dữ dội về tình trạng mất điện gây khó khăn cho nước Nga trong những tháng gần đây, thường dẫn đến tình trạng thiếu hệ thống sưởi đe dọa tính mạng.

Cố vấn chính trị Jason Jay Smart nói với Newsweek: “Putin đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác do thảm họa sưởi ấm đang diễn ra” đang đẩy nước Nga đến “điểm đột phá”.

Smart cho biết: “Đã có ước tính rằng có lẽ hàng ngàn thường dân Nga đã chết cóng”. “Thật đáng kinh ngạc, nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này, như báo cáo của Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết hôm nay, là Điện Cẩm Linh đã thúc đẩy các thống đốc khu vực ở Nga cắt giảm cơ sở hạ tầng, kể từ đầu năm 2022, để tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine.”

Ông nói thêm: “Đây là một dấu hiệu khác cho thấy Nga ngày càng trở nên bất ổn và gần đến điểm bùng phát”.

Tính đến đầu tháng này, khoảng 25% cư dân Mạc Tư Khoa bị mất điện trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt, trong khi một sĩ quan Hải quân Nga 60 tuổi được cho là đã chết cóng tại nhà riêng gần St. Petersburg sau khi mất điện vào ngày 3 Tháng Giêng.

Một bản cập nhật tình báo của Bộ Quốc phòng Anh được đăng hôm thứ Năm lên X,, cho rằng tình trạng mất điện là do chiến tranh Ukraine đã sử dụng hết số tiền lẽ ra có thể dùng để duy trì cơ sở hạ tầng tiện ích cũ kỹ.

Bản cập nhật cho biết: “Trong những tháng gần đây, đã xảy ra sự việc hệ thống sưởi ở 16 địa điểm trên khắp nước Nga”. “Những sự việc này xảy ra trong bối cảnh nhiệt độ dưới mức đóng băng là sự mở rộng của một vấn đề hiện có đã gây khó khăn cho các thành phố và thị trấn của Nga trong nhiều thập kỷ, nhưng có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn do các chính sách thời chiến của Nga”.

“Nga thường xuyên ưu tiên chi tiêu quân sự hơn là tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng nói chung,” nó tiếp tục. “Ngoài ra, việc huy động có thể dẫn đến tình trạng thiếu lực lượng lao động ở tất cả các ngành, bao gồm cả kỹ sư sưởi ấm và thợ sửa ống nước có trình độ.”

Bộ tiếp tục cho biết ông Putin đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ các tình huống khẩn cấp Nga Aleksandr Kurenkov giải quyết vấn đề này, đồng thời gọi đây là “mối quan tâm chính của ông Putin trước cuộc bầu cử tổng thống Nga sắp tới”.

Newsweek đã đưa ra bình luận tới văn phòng của Putin qua email vào thứ Năm.

Trong khi tình trạng mất điện đã khiến một số người Nga trực tiếp khiếu nại lên ông Putin và yêu cầu các quan chức địa phương chịu trách nhiệm, thì cuộc khủng hoảng sưởi ấm không phải là vấn đề duy nhất mà tổng thống Nga phải đối mặt ở quê nhà.

Sự bất mãn trong nước cũng ngày càng gia tăng do giá hàng tạp hóa tăng cao, cùng với lạm phát tràn lan và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã đẩy giá các mặt hàng như trứng, thịt và rau vượt quá mức bình thường đối với nhiều người Nga.

Thân nhân của các quân nhân Nga được triển khai cũng phản đối cách đối xử với người thân của họ ở Ukraine, nơi dường như không có hồi kết cho cuộc xung đột đã kéo dài gần hai năm.

Các cuộc thăm dò dư luận ở Nga cho thấy những rắc rối trong nước không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ tín nhiệm dành cho Putin, vốn chỉ bị ảnh hưởng rất nhỏ trước cuộc bầu cử.
 
Tàu ngầm không người lái tàng hình của Ukraine. Bước ngoặt trong cuộc chiến chống Hamas của Israel
VietCatholic Media
14:06 28/01/2024


1. Các nhà lập pháp bật đèn xanh cho F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Erdoğan chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển

Hành động này thúc đẩy việc bán các máy bay phản lực do Lockheed Martin sản xuất sau khi lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Thượng viện bày tỏ sự tán thành bán chính thức.

Theo ba quan chức chính phủ Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden hôm thứ Sáu đã thông báo cho Quốc hội về kế hoạch bán chiến đấu cơ F-16 mới cho Thổ Nhĩ Kỳ trong một thỏa thuận trị giá lên tới 23 tỷ Mỹ Kim.

Bốn lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Thượng viện nói với chính quyền rằng họ sẽ không ngăn cản việc mua bán. Thỏa thuận này bao gồm 40 chiếc F-16 do Lockheed Martin sản xuất và hiện đại hóa 79 chiếc F-16 hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo hai quan chức chính phủ Mỹ, chính quyền Mỹ đồng thời thông báo với Quốc hội rằng họ muốn bán cho Hy Lạp tới 40 chiến đấu cơ F-35 tiên tiến hơn trong một thỏa thuận trị giá lên tới 8,6 tỷ Mỹ Kim. Đó là động thái mà các nhà lập pháp tìm kiếm trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước láng giềng Địa Trung Hải.

Hành động của F-16 được đưa ra sau khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO hôm thứ Ba và trong bối cảnh có dấu hiệu Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh NATO là Hy Lạp đang hàn gắn mối quan hệ.

Gói này sẽ là đợt bán quân sự lớn thứ hai cho Thổ Nhĩ Kỳ mà Quốc hội đã thông qua trong những tháng gần đây. Vào tháng 4, Washington đã ký gói nâng cấp nhu liệu điện tử hàng không trị giá 259 triệu Mỹ Kim cho phi đội F-16 hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chủ tịch Quan hệ đối ngoại Thượng viện Ben Cardin cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng ông sẽ cho phép bán sau khi Ankara chấp thuận đề nghị trở thành thành viên của Thụy Điển.

Cardin, một trong những nhà lập pháp có quan ngại về các vấn đề khác liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết ông muốn Thổ Nhĩ Kỳ đạt được tiến bộ về nhân quyền, có lập trường mạnh mẽ hơn chống lại việc Nga xâm lược Ukraine và giảm bớt những lời lẽ khoa trương của nước này ở Trung Đông.

Cardin cho biết trong một tuyên bố: “Mối quan ngại của tôi đã được chuyển tải một cách mạnh mẽ và nhất quán tới chính quyền Tổng thống Biden như một phần trong sự tham gia đang diễn ra của chúng tôi và tôi được khuyến khích bởi hướng thảo luận hiệu quả của họ với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết những vấn đề này”.

Ông nói thêm: “Tôi mong muốn bắt đầu chương mới này trong mối quan hệ của chúng tôi với Thổ Nhĩ Kỳ, mở rộng liên minh NATO và hợp tác với các đồng minh toàn cầu của chúng tôi để chống lại sự xâm lược đang diễn ra của Nga đối với các nước láng giềng hòa bình”.

Bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ viện phải ký vào hợp đồng bán vũ khí nước ngoài được trình lên Quốc hội, trao cho các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa hàng đầu trong các ủy ban đó quyền phủ quyết hiệu quả đối với kế hoạch bán chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Biden.

Động thái của Cardin là một bước ngoặt so với người tiền nhiệm đứng đầu Ủy ban Đối ngoại. Thượng nghị sĩ Bob Menendez, người đã từ bỏ chức vụ quản lý ủy ban sau khi bị truy tố về tội tham nhũng liên bang, là người phản đối mạnh mẽ việc bán máy bay phản lực do Mỹ sản xuất cho Ankara.

Việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan trì hoãn việc Thụy Điển gia nhập liên minh NATO không phải là lời phàn nàn duy nhất cản trở thỏa thuận này. Hồ sơ nhân quyền không tốt của Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc xâm nhập vào không phận Đông Phương và việc mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất đã làm gia tăng căng thẳng với Mỹ.

Việc bán F-16 cũng diễn ra sau khi Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình chiến đấu cơ F-35 tiên tiến hơn, cũng do Lockheed Martin chế tạo.

2. Cựu tổng thống nói Israel sẽ làm 'gần như mọi thứ' để giải thoát con tin

Cựu Tổng thống Reuven Rivlin của Israel nói với POLITICO rằng Israel sẽ làm “gần như mọi thứ” để bảo đảm sự trở về an toàn của các con tin từ Gaza, nhưng không thể đáp ứng “những yêu cầu có vấn đề” của Hamas.

Chính phủ Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã bị cuốn vào một cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các ưu tiên đấu tranh của đất nước: cứu con tin hoặc tiêu diệt Hamas.

Rivlin nói bên lề hội nghị của Hiệp hội Do Thái Âu Châu tại Kraków, Ba Lan: “Chúng tôi nợ họ mọi thứ để đưa họ trở về nhà. Mặt khác, rõ ràng là chúng tôi sẽ không để người Hamas có cơ hội làm những gì họ đã làm trong một ngày 7 tháng 10.”

Trong những tuần gần đây, ông Netanyahu đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn khác với Hamas nhằm bảo đảm thả hơn 100 con tin Israel vẫn bị mắc kẹt ở Gaza.

Áp lực đang gia tăng từ bên trong Nội các chiến tranh của chính ông, từ công chúng Israel và từ người thân của các con tin, những người cuối tuần qua đã xông vào một phiên họp quốc hội ở Giêrusalem để yêu cầu thêm hành động nhằm bảo đảm việc thả những người thân yêu của họ.

Nhưng Netanyahu đã không nhượng bộ, nhấn mạnh rằng việc loại bỏ Hamas là cách duy nhất để bảo đảm sự trở lại an toàn của các con tin - và yêu cầu Lực lượng Phòng vệ Israel của ông ném bom Dải Gaza trong các cuộc tấn công không ngừng.

Rivlin cho biết Israel có “nghĩa vụ” đưa các con tin trở lại và sẵn sàng đạt được “sự hiểu biết” bao gồm việc thả các con tin Israel và tù nhân Palestine.

Nhưng sự hiểu biết đó không thể đến được bằng bất cứ giá nào.

Ông nói: “Chúng tôi không bao giờ có thể nói với Hamas rằng hãy quên những gì đã xảy ra vào ngày 7 tháng 10 và chúng tôi sẽ cho các bạn cơ hội làm điều đó một lần nữa trong vòng một tháng, trong vòng hai tháng”. “Đây là điều mà chúng tôi không thể cân nhắc được.”

Ông nói thêm: “Họ yêu cầu chúng tôi dừng chiến tranh và chúng tôi rút lui về biên giới ngày 7 tháng 10”. “Chúng tôi chưa sẵn sàng chấp nhận điều đó.”

Trong khi ông Netanyahu hy vọng hai mục tiêu – đưa con tin về nước và loại bỏ Hamas – sẽ song hành với nhau, thì chiến thuật xung đột của Israel đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng của chính phủ trong việc trao trả con tin một cách nhanh chóng và an toàn.

Một tầng căng thẳng mới đang gây áp lực lên Nội các của ông Netanyahu, vốn đang bị giám sát kỹ lưỡng về số người thiệt mạng cao đối với thường dân Palestine ở Gaza. Theo Bộ Y tế do Hamas kiểm soát ở Gaza, con số này đã vượt quá 25.000, mặc dù người Israel tuyên bố khoảng một nửa là chiến binh Hamas.

Đồng thời, ông Netanyahu đã nhiều lần bác bỏ giải pháp hai nhà nước, bất chấp áp lực từ Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu.

Rivlin đồng ý một phần với Netanyahu, tranh luận về tình trạng trong đó người Israel và người Palestine sống cùng nhau trong một liên minh không xác định - mặc dù thực thể Palestine thiếu quân đội hoặc quyền kiểm soát dòng người di cư.

“Chúng tôi phải nói rất rõ ràng… rằng không thể chấp nhận bất kỳ quốc gia nào bên cạnh Israel có khả năng tự bảo vệ mình, và chúng tôi phải tìm cách để tránh nhà nước Palestine trong tương lai có biên giới mở để mời mọi người từ bên ngoài vào,” ông nói.

3. Mỹ lên kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở Anh trước mối đe dọa từ Nga

Theo một báo cáo, Mỹ đang lên kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở Anh lần đầu tiên sau 15 năm trong bối cảnh mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga. Tờ Daily Telegraph đưa tin, các đầu đạn mạnh gấp ba lần quả bom ở Hiroshima sẽ được đặt tại RAF Lakenheath ở Suffolk theo đề xuất.

Mỹ trước đây đã đặt hỏa tiễn hạt nhân tại RAF Lakenheath và loại bỏ chúng vào năm 2008 sau khi mối đe dọa chiến tranh lạnh từ Mạc Tư Khoa giảm bớt. Các tài liệu của Ngũ Giác Đài mà tờ báo nhìn thấy tiết lộ các hợp đồng mua sắm cho một cơ sở mới tại căn cứ không quân.

Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng cho biết: “Chính sách lâu dài của Vương quốc Anh và NATO là không xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân tại một địa điểm nhất định”.

Gần đây đã có những lời kêu gọi từ các nhân vật cao cấp ở cả hai bờ Đại Tây Dương yêu cầu Vương quốc Anh chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh tiềm ẩn giữa lực lượng NATO và Nga. Đầu tuần này, Tướng Sir Patrick Sanders, nhà lãnh đạo quân đội Anh sắp mãn nhiệm, cho biết quân số 74.000 quân của họ cần được củng cố bởi ít nhất 45.000 quân dự bị và công dân để sẵn sàng tốt hơn cho xung đột có thể xảy ra.

Phủ Thủ tướng Anh đã loại trừ bất kỳ động thái nào hướng tới lệnh động viên, nói rằng nghĩa vụ quân sự sẽ vẫn là tự nguyện.

Carlos Del Toro, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, đã kêu gọi Vương quốc Anh “đánh giá lại” quy mô lực lượng vũ trang của mình trước “những mối đe dọa tồn tại ngày nay”

4. Bộ trưởng Quốc phòng Đức 'không biết gì' về việc trao đổi hỏa tiễn với Anh

Luân Đôn được cho là muốn mua hỏa tiễn hành trình Taurus của Đức và sau đó gửi hỏa tiễn Storm Shadow tới Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết ông không biết về bất kỳ kế hoạch trao đổi hỏa tiễn nào giữa Đức và Anh

Tờ Handelsblatt của Đức đưa tin hôm thứ Tư rằng Luân Đôn gần đây đã đề nghị với Đức một thỏa thuận: Vương quốc Anh sẽ cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và đổi lại Đức sẽ lấp đầy khoảng trống trong kho vũ khí của Luân Đôn bằng cách gửi hỏa tiễn Taurus tới Anh.

“Tôi không biết gì về lời đề nghị này. Nếu có những cuộc nói chuyện về nó thì không phải trong Bộ Quốc Phòng của tôi,” Pistorius nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm.

Ukraine đã yêu cầu Đức cung cấp hỏa tiễn Taurus vào tháng 5 năm ngoái nhưng Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã từ chối yêu cầu vào tháng 10. Vào thời điểm đó, ông cảnh báo rằng việc giao hỏa tiễn Taurus sẽ khiến chiến tranh leo thang.

Pistorius nói: Trước khi chính phủ Đức chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào với Vương quốc Anh, trước tiên họ phải xác định “liệu nó có khả thi hay không”.

“Taurus là một hệ thống mang tính kỹ thuật cao, không thể so sánh với sản phẩm của các quốc gia khác”, Pistorius nói.

Trong khi Taurus và Storm Shadow giống nhau, hỏa tiễn hành trình của Đức phù hợp hơn để tấn công các mục tiêu như Cầu eo biển Kerch nối Nga với Crimea bị tạm chiếm, nhưng điều đó khiến Berlin lo lắng.

“Và đó là lý do tại sao chúng tôi phải cân nhắc rất cẩn thận các điều kiện để thực hiện việc này. Và hiện tại không có tình trạng mới nào về vấn đề này”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết.

Ông không loại trừ khả năng giao hỏa tiễn Taurus cho Ukraine trong tương lai, nhưng cho biết điều này sẽ được quyết định trong “các cuộc thảo luận tiếp theo”.

5. Ukraine ra mắt Dự án FURY' nhằm xây dựng đội tàu ngầm không người lái

Ký giả Rebecca Husselbee của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “SEA OF STEEL Ukraine to unveil ‘Project FURY’ mission to build robot drone SUBMARINE fleet to sink Vlad’s warships & turn tide of war”, nghĩa là “Biển Thép. Ukraine tiết lộ sứ mệnh 'Dự án FURY' nhằm xây dựng đội tàu ngầm không người lái robot nhằm đánh chìm tàu chiến của Putin và lật ngược tình thế chiến tranh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.

Dự án có thể đưa Ukraine đi trước quân đội của Putin một bước với một hạm đội đầu tiên kiểu đó.

UKRAINE chuẩn bị ra mắt robot không người lái dưới nước mới nhất sẽ nhắm vào hạm đội Hắc Hải của Putin trong nỗ lực xoay chuyển cục diện cuộc chiến.

Tàu ngầm không người lái dưới nước, gọi tắt là AUV, vẫn đang được phát triển nhưng đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên vào hôm Chúa Nhật 28 Tháng Giêng.

Theo chuyên gia về tàu ngầm HI Sutton, AUV sẽ được sử dụng làm nền tảng cho một loạt nhiệm vụ và có thể mang theo mìn, ngư lôi hoặc hỏa tiễn phóng từ tàu ngầm.

Có khả năng AUV cũng có thể được trang bị một loạt cảm biến để thực hiện các nhiệm vụ tình báo.

Mặc dù các thông số kỹ thuật của nó hiện đang được giữ bí mật, nhưng dự án FURY sẽ hợp tác với một nhà sản xuất robot có kinh nghiệm ở phương Tây để trang bị vũ khí cho một nền tảng hiện có.

Ukraine đã đạt được rất nhiều thành công khi tung ra các loại thuyền không người lái, đưa họ đi trước Hạm đội Hắc Hải của Điện Cẩm Linh một bước.

Thuyền không người lái kamikaze vô hình “Sea Baby” đã gây ra thiệt hại lớn cho một số tàu Nga. Nó cũng chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công vào cây cầu Crimea trị giá 3 triệu bảng Anh được Putin rất yêu quý.

Những bức ảnh từ tháng 7 năm ngoái cho thấy một lỗ hổng còn sót lại trên cây cầu sau vụ nổ máy bay không người lái.

“Sea Baby” có thể mang tới 850kg thuốc nổ và thân của nó được cho là được làm từ vật liệu tàng hình trước các hệ thống radar.

Ukraine cũng có máy bay không người lái cảm tử dưới nước Marichka trong kho vũ khí của mình - có khả năng mang theo 1.000 pound chất nổ.

Chiếc Marichka trị giá 335.000 bảng Anh được cho là có khả năng miễn nhiễm với các hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử của Nga, nghĩa là loại vũ khí đắt tiền này “vô hình trước đối phương”.

HI Sutton cảnh báo rằng sau nhiều cuộc tấn công, Nga ngày càng chống lại các cuộc tấn công của thuyền không người lái tốt hơn và nếu không có sự đổi mới, quân của Putin có thể giành lại ưu thế.

Phó Đô đốc Ukraine Oleksii Neizhpapa cho biết: “Một số mánh khóe và chiến thuật của chúng tôi đã được vạch ra vào năm 2022 và 2023 sẽ không còn hiệu quả vào năm 2024.

“Vì vậy, bạn cần thay đổi chiến thuật, thay đổi đặc tính kỹ thuật trong mọi việc bạn làm.”

Thuyền không người lái rất dễ bị máy bay tấn công thành ra tàu ngầm không người lái dưới nước có thể là câu trả lời - nhưng điều khiến dự án FURY trở nên khác biệt là nó không phải là một lại thuyền không người lái hoàn toàn mới, nó liên quan đến tàu ngầm không người lái dưới nước.

Mặc dù tàu ngầm không người lái dưới nước đắt hơn nhưng chúng có thể tái sử dụng và tàng hình, đồng thời có thêm lợi thế về tính bất ngờ cũng như không cần nhân sự điều hành.

Các chuyên gia cảnh báo rằng tàu ngầm không người lái dưới nước sẽ khó bị đối phó hơn và có thể thực hiện các nhiệm vụ mà thuyền không người lái không thể thực hiện được.

Ukraine không phải là quốc gia đầu tiên xem xét phát triển tàu ngầm không người lái dưới nước.

Vào tháng 12, Boeing đã tiết lộ Phương tiện dưới biển không người lái cực lớn có tên Orca – dài 52ft và rộng 8ft.

Tàu ngầm Kronos cũng được phát triển bởi nhóm kỹ sư Ukraine tại công ty Highlands Systems của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất để thực hiện nhiệm vụ cấp cứu - nhưng nó cũng có thể mang theo 6 quả ngư lôi Black Scorpion.

6. Khoảnh khắc máy bay không người lái Ukraine tiêu diệt xe tăng Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Moment Ukrainian Drone Destroys Russian Tanks”, nghĩa là “Video ghi lại khoảnh khắc máy bay không người lái Ukraine tiêu diệt xe tăng Nga” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine vừa công bố đoạn phim được lan truyền rộng rãi cho thấy khoảnh khắc kịch tính khi máy bay không người lái của họ tấn công thành công xe tăng Nga ở tiền tuyến.

“Những người điều khiển máy bay không người lái lành nghề của Lực lượng Vệ binh Quốc gia trước tiên đã hạ gục một chiếc xe tăng Nga trước khi phá hủy một chiếc xe tăng khác đang di tản”, Bộ Quốc phòng Ukraine đăng trên X, hôm thứ Sáu.

Đoạn phim bắt đầu với cảnh hai chiếc xe tăng chạy dọc theo đường cao tốc từ góc nhìn của máy bay không người lái, dường như đang theo dõi các phương tiện. Một hỏa tiễn được thả xuống xe tăng phía trước và người ta nhìn thấy một vụ nổ.

Chiếc xe tăng rẽ sang bên phải trước khi va vào một rào cản tự nhiên, nơi nó dừng lại.

Một người lính nhìn thấy đang lao ra khỏi phía bên trái của chiếc xe tăng và bỏ chạy trước khi một chất nổ khác được thả xuống chiếc xe, sau đó chiếc xe chìm trong biển lửa. Một chú thích xuất hiện với nội dung “cháy bên trong”.

Một khung hình khác cho thấy hỏa tiễn được thả xuống chiếc xe tăng khác được hiển thị ở đầu clip. Có ba vụ nổ trước khi video chuyển sang màu đen. Tính đến thứ bảy, đoạn phim đã nhận được hơn 155.000 lượt xem.

Quân đội Ukraine trước đây cũng ca ngợi tác động của xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ tài trợ đối với xe tăng Nga, bao gồm cả phương tiện tiên tiến nhất của họ là T-90M.

Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đăng một đoạn clip trên X về thứ trông giống như một chiếc Bradley đang bắn vào xe tăng T-90M của Nga bằng súng xích 25 ly. Đoạn phim được các tài khoản tình báo nguồn mở cho là của Lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine hoạt động gần Stepove, phía tây bắc Avdiivka, thuộc vùng Donetsk.

Đài truyền hình Ukraine đã phát sóng một cuộc phỏng vấn với hai thành viên tổ lái của chiếc xe tăng, trong đó một người mô tả cách họ bắn “với tất cả những gì chúng tôi có thể”.

Avdiivka là hiện trường của một cuộc tấn công đang diễn ra của Nga. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cho biết lực lượng Mạc Tư Khoa đã đạt được những tiến bộ nhỏ gần thị trấn trong bối cảnh giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra theo vị trí.

7. Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Hà Lan đã gia nhập liên minh công nghệ thông tin để hỗ trợ Ukraine trong các nỗ lực chiến tranh.

Liên minh công nghệ thông tin là một nhóm các quốc gia trong nhóm liên lạc về quốc phòng Ukraine hoạt động dưới sự lãnh đạo của Estonia và Luxembourg nhằm hỗ trợ Bộ quốc phòng và các lực lượng vũ trang Ukraine trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và an ninh mạng. Ngoài Hà Lan, còn có 11 quốc gia khác đang tham gia sáng kiến này là Ukraine, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Estonia, Iceland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg và Nhật Bản.

Đan Mạch đã phân bổ 91 triệu kroner Đan Mạch tức là hơn 12 triệu euro để bảo vệ mạng Ukraine trong liên minh công nghệ thông tin. Trước đây, Estonia đã phân bổ 500.000 euro và Luxembourg đã phân bổ 10 triệu euro.

Kateryna Chernogorenko, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine phụ trách phát triển kỹ thuật số, chuyển đổi kỹ thuật số và số hóa cho biết: “Công nghệ có thể giúp biến chiến tranh theo vị trí thành chiến tranh cơ động”. “Liên minh công nghệ thông tin được thiết kế để cung cấp nền tảng kỹ thuật số cần thiết cho việc triển khai bất kỳ giải pháp công nghệ mới nào.”

8. Tổng thống Biden thúc ép Quốc hội về viện trợ Ukraine

Tổng thống Joe Biden đang thúc ép Quốc hội chấp nhận một thỏa thuận lưỡng đảng của Thượng viện nhằm kết hợp các biện pháp thực thi biên giới với viện trợ cho Ukraine.

Các cuộc đàm phán đã đạt đến điểm quan trọng khi phe đối lập của Đảng Cộng hòa ngày càng gia tăng. Một số thành viên Quốc Hội đã đặt ra thỏa thuận về an ninh biên giới như một điều kiện để tiếp tục viện trợ cho Ukraine.

Tổng thống Biden cho biết trong một tuyên bố rằng các chính sách được đề xuất sẽ “là một loạt cải cách cứng rắn và công bằng nhất để bảo đảm an ninh biên giới mà chúng ta từng có ở đất nước mình”.

Ông cũng cam kết sẽ sử dụng cơ quan khẩn cấp mới để “đóng cửa biên giới” ngay khi có thể ký thành luật, theoAP

Nhưng Chủ tịch Hạ viện, Mike Johnson, một thành viên Đảng Cộng hòa ở Louisiana, cho biết đạo luật này sẽ “chết khi đến Hạ viện” dưới hình thức hiện tại, theo một lá thư gửi cho các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa.

Triển vọng đạt được một thỏa thuận ngày càng giảm khiến các nhà lãnh đạo quốc hội không có cách nào rõ ràng để phê duyệt yêu cầu của Tòa Bạch Ốc cấp 110 tỷ Mỹ Kim tài trợ khẩn cấp cho Ukraine, Israel, thực thi nhập cư và các nhu cầu an ninh quốc gia.

9. Tổng thống Biden tiếp thủ tướng Đức để thảo luận về viện trợ Ukraine

Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp đón thủ tướng Đức, Olaf Scholz, tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 9 tháng 2 để thảo luận về viện trợ cho Ukraine, cùng nhiều vấn đề khác, hãng tin AP đưa tin.

Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Tòa Bạch Ốc cho biết: “Hai nhà lãnh đạo sẽ tái khẳng định sự ủng hộ kiên quyết của họ đối với việc bảo vệ đất đai và người dân Ukraine trước cuộc chiến tranh xâm lược của Nga”.

Chính quyền Tổng thống Biden đã gửi cho Ukraine 111 tỷ Mỹ Kim vũ khí, hỗ trợ nhân đạo và các viện trợ khác. Những bất đồng giữa Quốc hội và Tòa Bạch Ốc đã cản trở đề xuất của Tổng thống Biden về khoản viện trợ mới trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine - như một phần của gói 110 tỷ Mỹ Kim cho Israel và các nhu cầu an ninh quốc gia khác, trong khi các thành viên Quốc Hội lập luận về sự cần thiết phải tăng cường an ninh bổ sung cho biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ.

Tháng trước, Liên minh Âu Châu đã thanh toán phần cuối cùng của gói hỗ trợ trị giá hàng tỷ euro cho Ukraine để giúp duy trì nền kinh tế nước này. Ủy ban Âu Châu đã đề xuất cung cấp cho Ukraine 50 tỷ euro. 26 trong số 27 nhà lãnh đạo của Liên Hiệp Âu Châu tán thành kế hoạch này tại một hội nghị thượng đỉnh trước khoản thanh toán cuối cùng đó. Tuy nhiên, Hung Gia Lợi đã áp dụng quyền phủ quyết. Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán được coi là đồng minh thân cận nhất của Putin ở Liên Hiệp Âu Châu.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ gặp lại vào ngày 1 tháng 2 để thảo luận về gói tài chính.

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre cho biết Tổng thống Biden và Scholz cũng sẽ thảo luận về cuộc chiến Israel-Hamas. Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “những nỗ lực nhằm ngăn chặn sự leo thang trong khu vực ở Trung Đông, sự ủng hộ kiên định của họ đối với quyền tự vệ của Israel và sự cấp bách của việc tăng cường hỗ trợ cứu sinh mạng và bảo vệ dân thường khỏi bị tổn hại ở Gaza”.

10. Cố vấn Quốc phòng Mỹ nói về hai bước quan trọng để Ukraine thắng, và tránh trở thành Afghanistan thứ hai

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Two Key Steps for Ukraine Win, Avoiding Afghanistan II: US Defense Adviser”, nghĩa là “Cố vấn Quốc phòng Mỹ nói về hai bước quan trọng để Ukraine thắng, và tránh trở thành Afghanistan thứ hai” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cựu Dân biểu Mỹ viện dẫn việc Mỹ rời khỏi Afghanistan để kêu gọi Washington giúp Kyiv chống lại Vladimir Putin bằng cách cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine và sử dụng nguồn vốn bị đóng băng của Nga để giúp đỡ đất nước đang bị chiến tranh tàn phá này.

Chính quyền Tổng thống Biden đã bị chỉ trích nặng nề vì cách giải quyết việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan vào năm 2021, sau đó là việc Taliban quay trở lại nắm quyền ở nước này.

Jane Harman, chủ tịch Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Quốc gia, nói với Bloomberg: “Mỹ không thể lại bị ô danh như sau khi chúng ta rời Afghanistan, rằng chúng ta luôn luôn sẵn sàng từ bỏ những cam kết mà mình đưa ra – điều này sẽ rất tồi tệ”.

“Điều cần thiết là chúng ta cung cấp tiền. Chúng ta đã cam kết viện trợ; chúng ta cần phải tuân thủ,” Harman nói. “Âu Châu đang do dự vì chúng ta đang do dự”.

Lời kêu gọi của Tổng thống Joe Biden cấp 61 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv, gắn liền với yêu cầu tài trợ bổ sung 110 tỷ Mỹ Kim, đã bị mắc kẹt tại Quốc hội sau khi các Thượng nghị sĩ ở Thượng viện chặn nó chủ yếu vì nó không bao gồm các biện pháp an ninh biên giới.

Một thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố vào tuần tới, nhưng điều này đã được Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson mô tả là “chết ngay khi xuất hiện” trong bối cảnh tranh cãi liên tục về quỹ.

Harman là nữ Dân biểu Đảng Dân chủ tại quận 36 của California cho đến năm 2011 và là chủ tịch Tiểu ban Tình báo của Ủy ban An ninh Nội địa. Bà nói với Bloomberg rằng Mỹ nên khai thác các quỹ của Nga bị đóng băng do lệnh trừng phạt.

“Tôi nghĩ có thể có một kết quả tốt ở đây. Quốc hội cần phải vào cuộc và chính quyền Tổng thống Biden cần sử dụng số tiền bị đóng băng này ngay bây giờ”, Harman nói.

Cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, sau đó là các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập Mạc Tư Khoa khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Chúng bao gồm việc đóng băng tài sản trị giá khoảng 300 tỷ Mỹ Kim của Mạc Tư Khoa.

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã ủng hộ Đạo luật Tái thiết Thịnh vượng và Cơ hội Kinh tế cho người Ukraine, nếu được thông qua và ký thành luật, đạo luật này sẽ trao cho Tổng thống Biden quyền tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga.

Số tiền bị Mỹ tịch thu theo luật sẽ được chuyển vào một tài khoản có thể chi trả cho việc khôi phục Ukraine nhưng không được sử dụng cho chi phí quân sự.

Tuy nhiên, ít nhất 2/3 số tài sản bị phong tỏa được nắm giữ ở Âu Châu và hãng tin độc lập The Bell của Nga đưa tin hôm thứ Bảy rằng khó có khả năng xảy ra một vụ tịch thu hàng loạt tài sản của Nga. Tuy nhiên, “Washington sẽ tiếp tục thúc ép các đồng minh của mình phải táo bạo hơn”, The Bell nói thêm.

Harman cũng nói rằng Ukraine nên được cung cấp “vũ khí tầm xa có thể bắn vào Crimea” để tiêu diệt các cơ sở của Nga.

“Điều này có thể dễ dàng thực hiện được; rất nhiều đám cháy tầm xa đó xảy ra ở Âu Châu,” bà nói thêm. “Ở đâu đó ở Âu Châu, có những đám cháy tầm xa thực sự có thể nhắm vào Cầu Kerch,” ám chỉ mối liên hệ giữa bán đảo bị sáp nhập và Nga.

11. Tổng thống Joe Biden đồng ý bán F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ Ngoại giao cho biết, chính quyền Tổng thống Biden đã phê duyệt một thỏa thuận trị giá 23 tỷ Mỹ Kim để bán chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Ankara phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển.

Bộ này hiện sẽ thông báo cho Quốc hội về thỏa thuận này, cũng như việc bán riêng 40 chiếc F-35 trị giá 8,6 tỷ Mỹ Kim cho Hy Lạp.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận 40 chiếc F-16 mới và nâng cấp lên 79 chiếc trong đội bay hiện có của mình, Bộ Ngoại giao cho biết trong một thông cáo báo chí.

Một quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đã không bật đèn xanh cho giao dịch này cho đến khi các văn kiện phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển được gửi đến Washington, một quan chức Mỹ cho biết, đồng thời nhấn mạnh tính chất rất nhạy cảm của các cuộc đàm phán, AFP đưa tin.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển hôm thứ Ba sau hơn một năm trì hoãn làm đảo lộn những nỗ lực của phương Tây nhằm thể hiện quyết tâm đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

12. Báo cáo mới cho biết Georgia đi theo sự dẫn dắt của Putin,

Nhà nghiên cứu cho biết các chế độ độc tài 'học hỏi lẫn nhau'

Một báo cáo công bố hôm thứ Bẩy cho biết, cuộc chiến của Vladimir Putin với Ukraine đang chia rẽ khu vực phía đông Âu Châu - với một số quốc gia tiến gần hơn đến Liên minh Âu Châu nhưng những quốc gia khác, bao gồm Georgia, lại vui vẻ đi theo con đường đi tới chủ nghĩa độc tài của Nga.

Báo cáo của Diễn đàn Xã hội Dân sự Đối tác Phương Đông lưu ý rằng việc Nga xâm chiếm Ukraine đã thúc đẩy mối quan hệ giữa một số quốc gia miền Đông và Liên Hiệp Âu Châu về năng lượng, thương mại và vận tải. Tuy nhiên, trong khi nền hành chính công tăng lên ở Ukraine và Moldova, mọi thứ đang có xu hướng đi xuống ở “Georgia bị phân cực về chính trị”, báo cáo cho thấy.

“Chế độ độc tài hay chế độ chuyên quyền đều học hỏi lẫn nhau. Và tôi nghĩ chắc chắn có một lộ trình học tập mà chúng ta thấy ở một số quốc gia. Chúng tôi cũng đã thấy điều đó ở Georgia,” Alexandra Sabou của đối tác nói với POLITICO.

Georgia đã cố gắng áp đặt luật đặc vụ nước ngoài kiểu Putin vào tháng 3 năm 2023, dẫn đến các cuộc biểu tình lớn trong nước. Sabou nói: Luật này “giống như một bản sao từ Nga, với một số… yếu tố địa phương - nhưng sự tương đồng là rõ ràng”.

Georgia cũng trải qua thời kỳ suy thoái về dân chủ, quản trị tốt và hội tụ chính sách - phản ánh sự phân cực chính trị của đất nước. Sabou nói: “Về cơ bản, ở mọi lĩnh vực đều có sự sụt giảm mặc dù thực tế là Liên Hiệp Âu Châu đã khen thưởng nó với tư cách ứng cử viên”.

Ukraine, Moldova và Georgia đều nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Theo báo cáo, trong khi Georgia dần dần rời xa Liên Hiệp Âu Châu để hướng tới Nga, Ukraine và Moldova “đang dần thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống mà Brussels kỳ vọng họ sẽ thực hiện để tiến hành con đường gia nhập”.

Liên Hiệp Âu Châu đã thực hiện bước tiếp theo với Ukraine và Moldova, đồng ý mở các cuộc đàm phán gia nhập sau hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Âu Châu vào tháng 12. Georgia cho đến nay chỉ được cấp tư cách ứng cử viên.
 
Những quan ngại về cuốn sách kinh khủng của HY Fernández. Án Tử Hình oan sai ở Oklahoma
VietCatholic Media
20:31 28/01/2024


1. Các giám mục Âu châu và Phi châu nhóm họp về giới trẻ

Trong những ngày này, từ 23 đến 26 tháng Giêng, đại diện của Liên Hội đồng Giám mục Âu châu, gọi tắt là CCEE và Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM, đang nhóm họp tại Nairobi, thủ đô Kenya, về chủ đề “Hiệp hành: Phi châu và Âu châu trên đường đến với nhau”.

Mỗi Liên Hội đồng Giám mục cử mười đại biểu tham dự cuộc gặp gỡ dài bốn ngày này, cùng với tám người thuộc ban điều hợp và trợ lý. Sinh hoạt này là thành phần quyết tâm của các Hội đồng Giám mục liên tục dấn thân thăng tiến tình hiệp thông và liên đới giữa Giáo hội tại Phi châu và Âu châu.

Cha Raphael Simbine, Tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Madagascar, nói thêm rằng trọng tâm của cuộc gặp gỡ là lắng nghe tiếng nói của người trẻ tại hai đại lục và nhìn nhận vai trò quyết định của họ trong việc hình thành tương lai Giáo hội”. Cụ thể, các bài trình bày và các cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề hiểu rõ Giáo hội đồng hành đang hình thành, trong bối cảnh Tông hiến cải tổ Giáo triều Roma, công bố hồi tháng Ba năm 2022. Cuộc hội luận là một dấu chỉ chứng tỏ sức mạnh của đối thoại và cộng tác liên đại lục, trước những thách đố và cơ may của Giáo hội tại hai đại lục.

Hai Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Âu châu bắt đầu gặp gỡ, đối thoại và cộng tác với nhau qua những cuộc hội luận từ năm 2004.

2. Đức Tổng Giám Mục Oklahoma: Tòa án tối cao xem xét việc thi hành án tử hình có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bãi bỏ

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ công bố hôm thứ Hai rằng họ sẽ xem xét trường hợp của một người đàn ông Oklahoma bị tử hình, người có thể đã bị kết án sai, một quyết định mà tổng giám mục Thành phố Oklahoma nói có thể giúp mọi người tôn trọng hơn nữa “phẩm giá sự sống” đối với tất cả mọi người.

Richard Glossip bị kết án lần đầu tiên vào năm 1998 vì cáo buộc ra lệnh cho một người giúp việc tại một nhà nghỉ Glossip đã tìm cách sát hại chủ nhà trọ. Glossip phần lớn bị kết án dựa trên lời khai của người giúp việc này.

Kể từ khi anh ta bị kết án lần đầu, hai cuộc điều tra độc lập đã phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng trong phiên tòa xét xử anh ta, bao gồm các cáo buộc về hành vi sai trái của cảnh sát và những chỉ dẫn được cho là không chính xác được đưa ra cho bồi thẩm đoàn trong vụ án.

Tiểu bang Oklahoma trước đó đã thừa nhận sai sót và yêu cầu Tòa phúc thẩm Hình sự Oklahoma hủy bỏ bản án của Glossip và cho anh ta xét xử lại, nhưng tòa án đó đã từ chối làm như vậy và ra lệnh tiếp tục xử tử Glossip.

Viết cho các thẩm phán Tòa án Tối cao vào tháng 5 năm 2023, Bộ trưởng Tư pháp Đảng Cộng hòa của Oklahoma, Gentner Drummond, nói rằng “dựa trên việc xem xét cẩn thận các thông tin mới được đưa ra ánh sáng, bao gồm cả báo cáo của một luật sư độc lập do tiểu bang chỉ định, bản án tử hình của Glossip không thể được duy trì.” Tòa án Tối cao sau đó đã cho phép hoãn thi hành án Glossip.

Theo lệnh ngày 22 Tháng Giêng, Tòa án Tối cao đã đồng ý quyết định liệu tiểu bang Oklahoma có vi phạm các quyền hiến định của Glossip hay không khi các công tố viên ngăn chặn bằng chứng cho thấy nhân chứng chính của họ đang được bác sĩ tâm thần chăm sóc. Tờ New York Times đưa tin, nếu Tòa án Tối cao tuân theo các thông lệ thông thường của mình, họ sẽ xét xử các tranh luận trong vụ kiện bắt đầu từ tháng 10.

Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma, người thường lên tiếng chống lại án tử hình, cho biết trong một tuyên bố với CNA rằng việc Tòa án Tối cao đồng ý xem xét lại trường hợp của Glossip “mang lại hy vọng thúc đẩy hơn nữa nguyên nhân hướng tới một ngày bãi bỏ án tử hình”.

“Với bằng chứng mới và việc bang Oklahoma thừa nhận sai sót trong vụ án khiến Tòa án tối cao phải xem xét lại - là những vấn đề dường như ngày càng phổ biến - chúng ta có thể thấy rõ lý do để xem xét lại hành vi bạo lực đã được thể chế hóa đối với những người bị giam giữ vì chúng tôi hy vọng sẽ tôn trọng các quy định của pháp luật, phẩm giá cuộc sống của tất cả mọi người”, Đức Tổng Giám Mục Coakley nói với CNA.

Theo Mạng lưới Vận động Công Giáo, một tổ chức vận động quốc gia phản đối án tử hình, kể từ năm 1976, khi Tòa án Tối cao khôi phục hình phạt tử hình ở Hoa Kỳ một cách hiệu quả, Oklahoma đã ghi nhận số vụ hành quyết bình quân đầu người cao nhất.

Glossip là thành viên trong một vụ kiện trước đó được đưa lên Tòa án Tối cao vào năm 2015, trong đó tòa án cuối cùng đã ra phán quyết ủng hộ việc tiếp tục sử dụng thuốc an thần midazolam, một loại thuốc mà các nhà phê bình cho rằng đã gây ra nỗi đau tột cùng trong một số vụ hành quyết gây tranh cãi ở bang Ohio, Arizona và Oklahoma.

Glossip đã tranh luận cùng với hai tù nhân khác rằng midazolam không chắc chắn có tác dụng bình thường và có thể dẫn đến một cuộc hành quyết đau đớn, vi phạm điều cấm của Tu chính án thứ tám về hình phạt tàn bạo và bất thường.

Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và là “sự tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” (Số 2267). Sự thay đổi này phản ánh một sự phát triển trong giáo lý Công Giáo trong những năm gần đây.

Thánh Gioan Phaolô II, gọi án tử hình là “tàn nhẫn và không cần thiết”, đã khuyến khích các Kitô hữu “ủng hộ sự sống một cách vô điều kiện” và nói rằng “phẩm giá của sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay cả trong trường hợp một người đã phạm tội. đại ác.” Các giám mục Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng ủng hộ án chung thân cho những kẻ giết người bị kết án, ngay cả những kẻ đã phạm những tội ác ghê tởm.


Source:Catholic News Agency

3. Tổng giáo phận Ernakulam Angamaly vẫn chưa được bình an về phụng vụ

Tổng giáo phận Ernakulam Angamaly của Giáo Hội Công Giáo Syro Malabar bên Ấn Độ vẫn chưa được “an bình” về phụng vụ: hơn 300 linh mục vẫn từ chối không cử hành thánh lễ theo nghi lễ thống nhất, như giáo quyền kêu gọi.

Hôm 15 tháng Giêng vừa qua, Đức Cha Bosco Puthur, Giám quản Tông tòa Tổng giáo phận Ernakulam Angamaly, đã gửi thư luân lưu cho các linh mục và giáo dân trong giáo phận đọc thư này trong các thánh lễ Chúa nhật, ngày 21 tháng Giêng vừa qua, cũng như cử hành thánh lễ theo nghi thức đã được Hội đồng Giáo hội thông qua và Tòa Thánh phê chuẩn. Nghi thức này có hiệu lực từ mùa hè năm 2021.

Tuy nhiên, hơn 300 trên tổng số 400 linh mục trong giáo phận đã từ chối không đọc thư của Đức Cha Giám quản. Trong số 328 giáo xứ thuộc Tổng giáo phận lớn nhất này, chỉ có 10 giáo xứ tuyên đọc lá thư vừa nói, theo thông cáo của Phong trào Minh Bạch (AMT) trong giáo phận, vốn chống lại thánh lễ đã được Hội đồng Giáo hội phê chuẩn. Phần lớn các linh mục và giáo dân tại địa phương muốn tiếp tục phụng vụ cũ từ hơn 50 năm nay, trong đó chủ tế quay mặt xuống cộng đoàn suốt thánh lễ.

Trong sứ điệp Video, ngày 07 tháng Mười Hai năm ngoái, Đức Thánh Cha cũng thúc giục các linh mục phản loạn hãy chấp nhận nghi thức thánh lễ đã được Hội đồng Giáo hội chấp nhận trước ngày lễ Giáng Sinh, ngày 25 tháng Mười Hai, chẳng vậy sẽ có nguy cơ bị tuyệt thông.

Hôm 18 tháng Giêng vừa qua, Đức tân Tổng giám mục Trưởng Raphael Thattil, Giáo chủ Công Giáo Syro Malabar nói rằng các linh mục không được phép cử hành thánh lễ mình muốn.

Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, với khoảng nửa triệu tín hữu, là giáo phận lớn nhất trong Giáo hội Syro Malabar. Sau những chống đối ban đầu, tất cả các giáo phận thuộc Giáo hội này đều chấp nhận nghi thức thánh lễ dung hòa, chỉ còn lại giáo phận này.

4. Các nạn nhân bị lạm dụng nêu lên quan ngại về cuốn sách đáng buồn nôn của Hồng Y Fernández

Ký giả Gina Christian của tờ báo Công Giáo Our Sunday Visitor có trụ sở ở Huntington,Indiana, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Abuse survivors offer perspective on troubling book by now-Vatican official”, nghĩa là “Những nạn nhân bị lạm dụng đưa ra quan điểm về cuốn sách đáng lo ngại của quan chức Vatican hiện nay.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hai người sống sót sau vụ lạm dụng tình dục nói với Our Sunday Visitor rằng họ vô cùng lo lắng trước một cuốn sách mới xuất hiện gần đây về chủ nghĩa thần bí do người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican viết cách đây vài chục năm, trong đó có những mô tả trắng trợn về tình dục.

“La pasión mística: espiritualidad y sexyidad” hay “Niềm đam mê huyền bí: Tâm linh và nhục cảm” - được viết vào năm 1998 bởi một linh mục vào lúc đó và hiện nay là Hồng Y Víctor Manuel Fernández, người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin - tự nhận mình là “một lời mời gọi đến với thế giới của tình yêu nồng nàn ẩn sâu trong tâm hồn chúng ta.”

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 8 Tháng Giêng với Crux, vị Hồng Y - người cũng đã bị chỉ trích vì cuốn sách năm 1995 “Heal Me with Your Mouth: The Art of Kissing” hay “Chữa lành vết thương cho tôi bằng miệng: Nghệ thuật hôn”– đã bác bỏ “La pasión mística” như một nỗ lực ngây thơ “rằng tôi chắc chắn sẽ không viết như vậy bây giờ,” và cho biết cuốn sách không còn được in nữa và đã bị hủy ngay sau khi xuất bản.

Nhưng Faith Hakesley, một người bị lạm dụng bởi một giáo sĩ, là tác giả cuốn “Những tia sáng của ân sủng: Những khoảnh khắc bình yên và chữa lành sau lạm dụng tình dục,” nói với Our Sunday Visitor rằng cô hết sức đau khổ khi đọc những đoạn trong cuốn sách — được dịch từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Anh và đăng lên mạng.

“Nó thực sự buồn nôn. Đó là từ duy nhất tôi có thể nghĩ ra để mô tả nó”, cô nói. “Nó mang lại nhiều điều từ sự lạm dụng của chính tôi, bởi vì một số điều tôi đọc giống với những gì kẻ hiếp dâm tôi thường nói – đó là kiểu kết hợp giữa lạm dụng với những thứ có tính chất tâm linh.”

Hakesley nhấn mạnh rằng cô “không cho rằng Hồng Y Fernández là kẻ săn mồi” hay “ông ấy đã từng lạm dụng bất kỳ ai”.

Đồng thời, cô ấy chỉ ra rằng những gì cô ấy đọc từ cuốn sách của Đức Hồng Y “thực sự gợi ý về sự trộn lẫn tinh thần và tình dục, đặc biệt khi bạn xem xét khán giả của ngài dự định là ai”.

Ba trong số các chương của cuốn sách thảo luận rõ ràng về cực khoái, với chương cuối cùng có tựa đề “Chúa và cơn cực khoái của một cặp”. Một đoạn khác kể lại “cuộc gặp gỡ đầy đam mê với Chúa Giêsu” của một cô gái 16 tuổi bao gồm việc vuốt ve Chúa trên bãi biển và hôn lên miệng Chúa.

Được xuất bản khi Cha Fernández lúc đó còn là cố vấn cho ủy ban đức tin và văn hóa của các giám mục Á Căn Đình, tập sách dài 94 trang - được xuất bản bởi Ediciones Dabar có trụ sở tại Mễ Tây Cơ - khám phá điều mà tác giả gọi là “những con đường cao cả của sự kết hợp thần bí, cho đến khi đạt đến một điểm trong đó chúng ta dường như chạm tới những điều không thể.”

Trong một cuộc phỏng vấn vào Tháng Giêng năm 2024 với Crux, Đức Hồng Y Fernández nói rằng ngài viết cuốn sách sau khi nói chuyện với các cặp vợ chồng trẻ “những người muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa thiêng liêng trong các mối quan hệ của họ”. Tuy nhiên, ngay sau khi phát hành, ông lo sợ cuốn sách “có thể bị hiểu sai”.

Hakesley cho biết “loại thần bí tâm linh này… phổ biến ở những kẻ lạm dụng, nơi họ sử dụng tâm linh để giải thích những gì họ đang làm, và nói rằng, 'Điều này thật đẹp, điều này là từ Chúa.'“

Người sáng lập cộng đồng L'Arche và nhà hoạt động xã hội Công Giáo Jean Vanier sau khi qua đời bị phát hiện đã lạm dụng một số phụ nữ dưới vỏ bọc của một “chủ nghĩa thần bí tình dục” mà ông đã theo đuổi dưới sự hướng dẫn của Linh mục quá cố Dòng Đa Minh Thomas Philippe. Cả Vanier và Cha Philippe - cùng với anh trai ruột của Cha Thomas, cũng là một tu sĩ Đa Minh, Cha Marie-Dominique Philippe - đều là đối tượng của một cuộc điều tra độc lập do L'Arche International ủy quyền, được tiết lộ trong một báo cáo Tháng Giêng năm 2023 với tổng số gần 900 trang về cách họ cầu khẩn Chúa Giêsu, Mẹ Maria và sự kết hợp với thần linh như một phương tiện biện minh cho việc lạm dụng tình dục.

Nhà tâm lý học lâm sàng Elizabeth Jeglic thuộc Trường Cao đẳng Tư pháp Hình sự John Jay nói với Our Sunday Visitor rằng như một phần của quá trình dụ dỗ, những kẻ lạm dụng tình dục “làm giảm sự cảnh giác” của nạn nhân “với nội dung tình dục và sự đụng chạm cơ thể”. Sau khi thực hiện hành vi lạm dụng, thủ phạm “tham gia vào cái gọi là duy trì sau lạm dụng” hoặc “tiêu diệt”, trong đó “họ khiến người đó cảm thấy phải chịu trách nhiệm về hành vi lạm dụng, nói rằng, 'Bạn đã muốn điều này từ lâu rồi.'“

Jeglic - người chưa đọc cuốn sách của Fernández và không bình luận trực tiếp về văn bản - lưu ý rằng mặc dù cần có thêm dữ liệu thực nghiệm, nhưng hành vi dụ dỗ của người lớn cho thấy một số điểm tương đồng với hành vi của những kẻ lạm dụng tình dục trẻ em.

Hakesley nói với Our Sunday Visitor rằng việc Đức Hồng Y Fernández từ chối cuốn sách trong cuộc phỏng vấn Crux của ngài là “một lá cờ đỏ khác”.

“Ông ấy chưa bao giờ bước ra và nói, 'Đáng lẽ tôi không nên viết cái này' hoặc 'điều này là sai'“, cô nói. “Ông ấy chỉ lo ngại rằng những người khác sẽ hiểu sai nó. Giống như ông ấy đang châm chọc và nói, 'Ồ, tất cả những người khác đều có vấn đề, chứ không phải là tôi có vấn đề.”

Teresa Pitt Green của Spirit Fire, một mạng lưới công lý phục hồi Kitô giáo làm việc với Giáo Hội Công Giáo, nói với Our Sunday Visitor rằng cô cảm thấy lo lắng trước lời kể của Đức Hồng Y Fernández về một thiếu nữ giấu tên trong cuốn sách của ngài.

Pitt Green, một người từng bị lạm dụng, cho biết: “Mức độ tra vấn của một linh mục trưởng thành khoảng 36 tuổi khi ông viết cuốn sách, đối với một cô gái 16 tuổi cho thấy một mức độ không đúng mực rất đáng lo ngại về sự lạm dụng của giáo sĩ.”

Giống như Hakesley, Pitt Green nói rằng cô ấy không ám chỉ “Hồng Y là kẻ lạm dụng” - nhưng “đó không phải là nơi chúng tôi muốn các linh mục ở cùng trẻ vị thành niên”.

Pitt Green cũng cho biết khi biết tin Đức Hồng Y đã viết cuốn sách để “giúp đỡ những người được ngài cố vấn”, cô “thực sự không thoải mái”.

Cô nói: “Ngay cả khi họ không phải là trẻ vị thành niên… họ vẫn là những người trưởng thành dễ bị tổn thương trong sự chăm sóc của ông ấy,” đồng thời nói thêm rằng “lạm dụng quyền lực” là trọng tâm của động cơ lạm dụng tình dục.

Pitt Green nói: “Tôi coi cuốn sách này là của một người nào đó dường như không nhận thức được sự mất cân bằng quyền lực nghiêm trọng. Các linh mục tự cho mình là những người độc thân, những người mang đến cho chúng ta các bí tích, những người tách mình ra khỏi thế giới, mang điều này đến với các nhóm người trẻ? … Sự vi phạm ranh giới thật đáng kinh ngạc về mặt tâm lý, có thể là cả về mặt thể chất, chắc chắn là từ quan điểm trí tuệ, bình thường hóa một số điều đối với những người có thể thậm chí không biết về nó. “

Cô nói rằng cuốn sách có thể sẽ xung đột với các tiêu chuẩn ngăn ngừa lạm dụng được các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ thông qua trong Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh thiếu niên năm 2002 của họ.

Pitt Green nói: “Thần học về thân xác của Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn khác,” do Đức cố Giáo Hoàng có chủ ý thảo luận về tình dục con người với một sự thận trọng, trong khi “cuốn sách này sẽ rối tung lên,” và tác giả cần phải trả lời câu hỏi, “Tại sao cha lại có thể nói chuyện với một cô gái 16 tuổi ở độ sâu này về những điều như thế?”


Source:Our Sunday Visitor
 
Thánh Ca
TV 146
Lm. Thái Nguyên
23:52 28/01/2024

 
Một mình với Chúa 1
Lm. Thái Nguyên
23:53 28/01/2024

 
Tỏa lan hương thơm Chúa
Lm. Thái Nguyên
23:54 28/01/2024