Ngày 28-01-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu Chữa Người Bị Quỷ Ám
Lm. Vinh Sơn, SCJ
09:54 28/01/2018
Chúa Nhật IV Thường Niên B: Chúa Giêsu Chữa Người Bị Quỷ Ám

Dnl 18,15-20; 1Cr 7,32-35; Mc 1,21-28

Hôm 21/9/2014, có một Lễ Đen thờ phượng Satan đã được thực hiện tại một hội trường nhỏ ở tầng hầm trung tâm hành chính của thành phố Oklahoma Hoa Kỳ, trước sự bảo vệ của một lực lượng cảnh sát đông đảo. Bất chấp những phản đối của hơn 100.000 người trong một bản kiến nghị trực tuyến.

Ma quỷ lộng hành trong lòng các quan chức thành phố khiến họ hành động mù quáng lấy tiền đóng thuế của dân để công kích tất cả mọi thứ mà chúng ta cho là thiêng liêng và mang lại ơn cứu chuộc; và đưa ra những mối nguy hiểm tinh thần cho mọi người. Chính những kẻ ấy chỉ một ngày sau đó, đã phải thỉnh cầu Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Oklahoma City đến trừ tà trung tâm hành chính của thành phố, vì các nhân viên làm việc tại đây cảm thấy khó chịu và không an tâm khi làm việc tại tòa nhà này…

Ma quỷ là chuyện có thật chứ không phải chỉ là chuyện tưởng tượng của các nhà văn hay các nhà đạo diễn điện ảnh như nhiều người tưởng.

Ma quỷ luôn có mặt trong thế giới con người, cuộc chiến với ma quỷ, con người trong thân phận mỏng giòn không phải là địch thủ ngang tài đồng sức, nên thường thua cuộc nếu không có trợ giúp. Ngay trong trận chiến đầu tiên giữa con người và ma quỷ, nguyên tổ Adam và Eva đã thua mưu chước ma quỷ khi trái lệnh Thiên Chúa. Con người khó tự mình thoát được nanh vuốt ma quỷ luôn tìm cách làm hại con người không những bằng xúi giục con người làm điều tội lỗi mà còn hành hạ, khống chế, trói buộc, bắt con người làm nô lệ cho chúng. Chúng rất tinh khôn nên thường xuất hiện dưới những hình dáng bên ngoài xinh đẹp, hấp dẫn như vẻ đẹp và sự trí tuệ của cây biết lành biết dữ trong vườn địa đàng mà nguyên tổ đã mắc mưu. Chúng xuất hiện dưới nhiều vẻ đẹp hào nhoáng của thế gian, những đồng tiền bất chính và hứa hẹn cho ta một cuộc sống thoải mái… như chúng cám dỗ Chúa Giêsu "… đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy" (Mt 4,8).

Chúa Giêsu đến thế gian đấu tranh vì con người, cuộc đấu tranh này dẫn đưa Ngài đến thập giá và giải thoát nhân loại khỏi những xiềng xích theo cách giải thích luật Chúa nhỏ nhen của loài người đã ràng buộc họ, như cách giải thích của các Biệt phái và Kinh Sư. Đặc biệt Trên Thập Giá, Chúa Giêsu giải phóng con người khỏi sự dữ và Satan.

“Đi vào trong hội đường, Chúa Giêsu giảng dạy”, sự hiện diện của Ngài trong hội đường đã khiến cho Satan - thần ô uế đang mai phục trong một anh em phải chường mặt ra và khiếp sợ thét lên: “Ông Giêsu Nagiarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,23 – 24).

Thật thế, Đức Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24) như chính miệng của Quỷ ma tuyên xưng, “vì là Đấng Kitô, nghĩa là Đấng Được Xức Dầu, được thánh hiến, và là Con Thiên Chúa” (Kinh Thánh Tân Ước 1995:185). Người đã xuất hiện như một ngôn sứ “có uy quyền” (Mc 1,27) và chính uy quyền đó biểu lộ nơi sức mạnh trấn áp “thần ô uế” (Mc 1,23).

Đức Giêsu quát mắng Thần ô uế: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này". Từ nguyên ngữ trong Thánh Kinh bản văn Hi Lạp được dùng ở đây, có nghĩa là "bịt miệng", “đe dọa”, “quát mắng". Sau này trước giông bão nổi lên trên biển hồ, Đức Giêsu cũng sử dụng từ này (Mc 4,39) ra lệnh cho sóng biển vốn là biểu tượng của sức mạnh Satan, phải im lặng cho biển trở nên hiền hòa. Trong mầu nhiệm sự chết và sống lại của Đức Kitô, quyền năng của Đấng Phục sinh chiến thắng mọi quyền lực ma quỷ được diễn tả qua câu: sự ác bị đánh bại Thiên Chúa xuất hiện…

Trước lời giảng dạy, và lời truyền cho Satan phải rút lui, “Người ta kinh ngạc về giáo lý của người" (Mc1,22). Ngài giảng dạy không như các Ký lục, nhưng Ngài giảng dạy với uy quyền đến từ Thiên Chúa. Theo nguyên ngữ Kinh Thánh, tiếng Hy Lạp “uy quyền” có nghĩa rất mạnh. Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Thiên Chúa sẽ ban cho Đấng Messiah của Ngài một “Quyền lực” tối thượng (Đnl 7,13-14). Chúa Giêsu là Đấng Kitô, tức là Đấng Messiah, được xức dầu tấn phong (x. Lc 4,18)

Chúa Giêsu cũng khẳng định quyền năng tuyệt đối đến từ Thiên Chúa, xua đuổi quỷ để xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa: “Ta trừ quỷ chính nhờ quyền năng Thiên Chúa, và điều ấy chứng tỏ rằng Nước Thiên Chúa đã đến với các ngươi rồi” (Lc 11,20).

Ma quỷ và hoạt động của chúng vẫn luôn hiện hữu trong xã hội ngày nay, hai tác giả Hal Lindsey và C.C. Carlson đã ghi nhận và trình bày trong một tác phẩm được Linh Giao phóng tác ra Việt ngữ dưới tựa đề ‘Satan vẫn còn sống và đang tung hoành trên mặt đất’ (NXB Thế giới, 1992) trình bày những sự kiện Satan vẫn còn làm việc trong thế giới ngày nay... Đức Giáo Hoàng Phaolô VI năm 1972 khẳng định rằng: ma quỷ, những tạo vật vô hình, mưu mô, có thật và vẫn còn hoạt động rất mạnh. Nó hành động cách trực tiếp hoặc qua những sự cám dỗ con người.

Riêng trong xã hội Việt Nam hôm nay chúng ta vẫn còn nghe nói và có khi thấy: bùa ngải, thư yểm, nhất là nơi những người buôn bán, như ta từng nghe nói: ‘ngậm ngải tìm trầm’ hay ‘bùa yêu’ của một vài người thỉnh về, đó là những thế lực của sự dữ của bóng tối mà Satan làm chủ trói buộc con người. Mưu mô ranh ma của chúng mà Kinh Thánh Tân Ước có nhấn mạnh: Ma quỷ là kẻ dối trá và hay đánh lừa con người (Ga 8,44).

Thế giới hôm nay vẫn bị ám ảnh bởi nhiều thứ khác: tham vọng và dục vọng, sợ hãi và oán thù, ích kỷ và hưởng thụ... Thật thế ma quỷ mai phục nơi mỗi người chúng ta: quỷ keo kiệt muốn ta chỉ lo giữ mà không muốn chia sẻ cho người khác. Quỷ kiêu hãnh mà chúng ta phải luôn cảnh giác kẻo nó đưa chúng ta lên khi nghĩ rằng chúng ta thật là một nhân vật quan trọng do công nghiệp của riêng mình. Quỷ mê ăn uống, xô đẩy chúng ta ra khỏi tinh thần tiết độ. Quỷ khoái lạc là một con quỷ có mặt nạ dễ thương, có nhiều bạn trợ giúp như Tivi, phim ảnh, sách báo đồi trụy và bạn bè xấu... Chúng ta xin Chúa đến giúp chúng ta khỏi những ách nô lệ của quyền lực bóng tối này như xưa Ngài đã trục xuất chúng ra khỏi người bị qủy ám trong Hội Đường lúc Ngài giảng dạy. Chúng ta cùng hiệp cùng với lời cầu xin của Đức Giêsu Kitô dâng lên Chúa Cha cho chúng ta:

“Xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần” (Ga 17,15),

Chúng ta tha thiết cầu xin với lời nguyện của Kinh Lạy Cha hằng ngày chúng ta vang lời cầu: “Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Giáo Lý Công Giáo giải thích rõ ràng: sự dữ ở đây chỉ một nhân vật, đó là Satan, là vị thiên thần đã chống lại Thiên Chúa, là ma quỷ (số 2851).

Thiên Chúa muốn chúng ta được giải thoát khỏi quyền lực chi phối của ma quỷ và Ngài còn muốn chúng ta cùng giải thoát cho anh chị em mình nhờ quyền năng của Đức Giêsu Kitô ban cho trong sức mạnh và tình yêu của Chúa Thánh Thần, theo sự chỉ dẫn của Chúa Giêsu: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy họ sẽ trừ được quỷ” (Mc 16,17; x. Lc 9,1; 9,49; 10,17-20). Bản thân của chúng ta tin mạnh, nhưng đức tin được tuyên tín nơi con người hết sức khiêm tốn, chúng ta cần tăng cường sự kết hợp mật thiết với Đức Giêsu Kitô bằng đời sống cầu nguyện (x. Mc 9,29), và bằng cuộc sống chay tịnh (x. Mt 17,14-24).

Thật thế, trước sức mạnh của sự dữ, chúng ta tin vào Chúa Kitô với tâm tình khiêm cung, cầu nguyện và chay tịnh, sẽ được đảm bảo như Thánh vịnh vang lời:

“Ngài ra tay chận đứng,

lấy tay uy quyền giải thoát con”

(Tv 136,7).

Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tay đua ba lần vô địch thế giới tặng Đức Giáo Hoàng chiếc xe đạp
Đặng Tự Do
01:48 28/01/2018
Peter Sagan, nhà đua xe đạp ba lần vô địch thế giới, đã tặng cho Đức Thánh Cha Phanxicô một chiếc xe đạp, trong buổi Triều Yết Chung hôm thứ Tư, 24 tháng Giêng năm 2018.

Cùng với gia đình của mình tham dự cuộc gặp gỡ hàng tuần với Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô, Peter Sagan đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc xe đạp màu vàng và trắng, là màu sắc của Tòa Thánh, cũng như chiếc áo vô địch thế giới thêu một hình cầu vồng.

Nhà vô địch người Slovak nói với tờ Quan Sát Viên Rôma rằng “Tôi luôn luôn bắt đầu các cuộc đấu bằng cách làm dấu thánh giá và nếu có cha tôi ở đó, chúng tôi cùng làm dấu chung với nhau”.

Peter Sagan sinh ngày 26 tháng Giêng năm 1990 được coi là một huyền thoại trong làng đua xe đạp thế giới. Anh đã giành được danh hiệu vô địch đua xe đạp đường trường thế giới trong 3 năm liên tiếp tại Richmond, Hoa Kỳ năm 2015, tại Doha, Qatar năm 2016 và tại Bergen, Na Uy vào tháng 9 năm ngoái 2017.

Sources:

Zenit Cycling: Peter Sagan Gives the Pope a Bicycle
Wiki Peter Sagan
 
Tòa Thánh thành lập phân khoa “Vui mừng và hy vọng” để nghiên cứu mối quan hệ giữa tư tưỏng Kitô giáo và tư duy thế tục
Đặng Tự Do
04:46 28/01/2018
Một phân khoa mới nhằm mục đích thúc đẩy việc nghiên cứu sự tương tác giữa tư tưởng Kitô giáo và tư duy thế tục đã được thiết lập hôm Thứ Năm 25 tháng Giêng, như là một phần của Học viện Thần học Giáo hoàng Gioan Phaolô II về Khoa học Hôn nhân và Gia đình.

ĐTGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống
Học viện Thần học Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng chỉ mới được hình thành hôm 19 tháng Chín năm ngoái với tự sắc “Summa familiae cura” (Hết lòng chăm sóc cho gia đình) của Đức Thánh Cha Phanxicô ký ngày 8 tháng Chín, 2017.

Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô

Lễ ra mắt của phân khoa “Gaudium et spes” (Vui mừng và hy vọng) được đánh dấu với một bức thư của Đức Thánh Cha Phanxicô, được Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Sự sống, và cũng là Hiệu trưởng của Học viện công bố.

Trong bức thư của ngài, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc của Học Viện, những hy vọng và những lời cầu chúc tốt nhất cho phân khoa mới. Ngài lưu ý rằng tông hiến “Vui mừng và hy vọng” được ban hành vào ngày cuối cùng của Công đồng Vatican II, và theo Đức Thánh Cha tông hiến này “có thể diễn tả và phác họa những ý định sâu sắc đã hướng dẫn việc triệu tập và mở rộng Công đồng”.

Dấn thân cho tông hiến “Vui mừng và hy vọng”

Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất vui mừng khi Học Viện “đã dấn thân cách riêng để giữ cho sống động sự chú ý đến tài liệu này của Công đồng và đào sâu sự nghiên cứu tài liệu này, ngỏ hầu làm cho di sản quý giá của nó trở nên hữu hiệu hơn bao giờ hết”.

Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng phân khoa mới, “phù hợp với tầm nhìn của sứ mệnh nghiên cứu đặc thù của anh chị em đối với hôn nhân và gia đình.” Giáo hội, qua tông hiến “Vui mừng và hy vọng”, đã có thể “thể hiện một sự hiểu biết sâu sắc về 'phúc âm của gia đình' tối hậu dẫn đến một “thời kỳ công đồng cao độ mà đỉnh cao là Tông Huấn Amoris Laetitia.”

Source: Vatican News New "Gaudium et spes" Chair to study relationship between Christian and secular thought
 
Bài giảng cảm động của Đức Thánh Cha Phanxicô về Đức Mẹ ngày Chúa Nhật 28/1/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
08:00 28/01/2018
Lúc 9 sáng Chúa Nhật 28 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Rước Ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma vừa được phục chế từ viện bảo tàng Vatican về lại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Stanisław Ryłko, nguyên là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, hiện là Giám Quản Đền Thờ Đức Bà Cả; và kinh sĩ đoàn của đền thờ.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã phân tích một kinh nguyện mà có lẽ người Công Giáo Việt Nam nào cũng biết, đó là kinh Trông Cậy.

Đức Thánh Cha nói:


Là dân Chúa trên đường lữ hành, chúng ta hiện diện nơi đây trong ngôi đền thờ của Mẹ. Sự hiện diện của Mẹ làm cho đền thờ này trở thành một mái gia đình cho những người con cái như chúng ta. Cùng với các thế hệ người dân Rôma, chúng ta coi ngôi nhà từ mẫu này là mái nhà của chúng ta, là nơi chúng ta tìm thấy sự tươi mát, an ủi, bảo vệ, và nương náu. Người Kitô hữu, ngay từ đầu, đã hiểu rằng trong những lúc khó khăn và thử thách, chúng ta phải dựa vào Mẹ, như được chỉ ra bởi kinh nguyện cùng Đức Mẹ cổ xưa nhất: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng. Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”

Chúng ta đang tìm kiếm nơi nương náu. Các Tổ Phụ trong đức tin đã dạy rằng trong những thời khắc hỗn loạn, chúng ta phải chạy đến dưới áo Mẹ Thiên Chúa. Khi những người bị bách hại và những ai trong cơn quẫn bách tìm nương náu nơi người phụ nữ cao trọng này: chiếc áo choàng bất khả xâm phạm của Mẹ sẽ được tung ra như một dấu chỉ tiếp nhận, và mang đến sự bảo vệ. Chúng ta thấy được điều này nơi Đức Mẹ, là người phụ nữ cao trọng nhất của nhân loại. Áo choàng của Mẹ luôn rộng mở để chào đón chúng ta và tập hợp chúng ta. Kitô hữu Đông phương nhắc nhở chúng ta về điều này, với nhiều ngày lễ tán dương sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, là Đấng được mô tả qua một hình ảnh rất đẹp trong đó Đức Mẹ với áo choàng của mình che chở cho đàn con cái Mẹ và cho cả thế giới. Ngay cả các tu sĩ thời xa xưa cũng đã khuyên chúng ta rằng, trong những lúc gian truân, hãy nấp dưới áo Mẹ Thiên Chúa và cầu khẩn cùng Mẹ - “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa” – chỉ cần lặp đi lặp lại lời nguyện này: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa” chỉ cần như thế chúng ta sẽ được chở che và giúp đỡ.

Sự khôn ngoan này, đến từ phương Đông xa xôi, cũng giúp chúng ta: Mẹ bảo vệ đức tin, giữ gìn các mối quan hệ, cứu giúp chúng ta trong những lúc phong ba bão táp và gìn giữ chúng ta khỏi mọi tà ác. Nhà nào có Đức Mẹ, ma quỷ không vào. Nơi nào có Đức Mẹ xáo trộn không chiếm được thế thượng phong, nỗi sợ hãi không thắng thế. Ai trong chúng ta không cần đến điều này, ai trong chúng ta chẳng có lúc âu lo xao xuyến? Phong ba giông bão trong ta thường xuyên biết chừng nào, biết bao những đợt sóng của các vấn nạn chồng chất lên nhau trong khi những cơn gió lo lắng không ngừng thổi tới! Đức Maria là chiếc tàu chắc chắn giữa cơn đại hồng thủy. Các ý tưởng hay công nghệ sẽ không đem lại cho chúng ta bình an và hy vọng, nhưng chính là khuôn mặt của Mẹ, với đôi tay dịu dàng vuốt ve cuộc sống, với lớp áo chở che chúng ta. Chúng ta hãy học cách tìm nương náu, chạy đến cùng Mẹ mỗi ngày.

Lời kinh được tiếp tục với lời thỉnh cầu: “Xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện”. Khi chúng ta cầu xin Mẹ, Mẹ sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta. Có một tước hiệu của Đức Mẹ rất hay trong tiếng Hy Lạp, đó là “Grigorusa”, nghĩa là “Mẹ vội vã cầu bầu”. Tính từ “vội vã” là tính từ được thánh Luca sử dụng trong Tin Mừng để nói Đức Maria đã lên đường đi thăm bà Elizabeth như thế nào: nhanh chóng, tức khắc! Mẹ nhanh chóng cầu bầu, không chút chậm trễ, như chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, khi Mẹ lập tức nói với Chúa Giêsu về nhu cầu cụ thể của những người đó: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2: 3), không còn gì nữa! Đây là điều xảy ra mỗi lần chúng ta cầu xin Mẹ: khi hy vọng của chúng ta úa tàn, nụ cười héo hắt trên môi, sức mạnh cạn kiệt, lương tâm xao xuyến mịt mù, những khi hết còn trông cậy, Mẹ tức khắc can thiệp. Chúng ta càng thiết tha kêu cầu, Mẹ càng can thiệp nhiều hơn. Mẹ chú ý tới những truân chuyên của chúng ta. Những hỗn loạn trong cuộc sống chúng ta gần gũi với trái tim nhạy cảm của Mẹ. Và Mẹ không bao giờ khinh thường lời cầu nguyện của chúng ta; Mẹ không để ai bị thất vọng. Mẹ là một người mẹ, Mẹ không bao giờ xấu hổ vì chúng ta, Mẹ chỉ chờ đợi để có thể giúp con mình.

Câu chuyện sau có thể giúp chúng ta hiểu điều này. Bên cạnh giường bệnh, một người mẹ chăm chú nhìn con trai, đau đớn sau một tai nạn. Người mẹ luôn luôn túc trực ở đó, cả ngày lẫn đêm. Một lần kia bà mẹ phàn nàn với linh mục, bà nói: “Chúa đã chẳng cho những người mẹ chúng tôi làm được một điều!”. “Điều gì?” vị linh mục hỏi lại. Người đàn bà trả lời “Thưa cha, đó là gánh lấy nỗi đau của lũ trẻ”. Đó là trái tim của người mẹ: bà không xấu hổ vì những vết thương, vì những yếu điểm của con mình, nhưng người mẹ luôn muốn chia sẻ cùng với con. Và Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chúng ta biết làm thế nào gánh lấy những vết thương của chúng ta, an ủi, theo dõi, và chữa lành.

Lời kinh tiếp tục kêu cầu “Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ”. Chính Chúa biết rằng chúng ta cần nơi trú ẩn và sự bảo vệ giữa chập chùng những hiểm nguy. Vì thế, vào khoảnh khắc tột cùng, trên thập tự giá, Người nói với người môn đệ yêu dấu, và với tất cả các môn đệ: “Này là Mẹ con!” (Ga 19:27). Mẹ không phải là một lựa chọn, một điều tùy chọn, nhưng là giao ước của Chúa Kitô với chúng ta. Và chúng ta cần Mẹ như một người lữ hành cần được giải khát, như một em bé cần được cưu mang trong vòng tay mẹ. Thật là chí nguy cho đức tin khi chúng ta sống mà không có Mẹ, không được bảo vệ, khi chúng ta để mình bị cuốn hút bởi cuộc sống như những chiếc lá cuốn theo chiều gió. Chúa biết và khuyến khích chúng ta chào đón Mẹ. Đó không phải là thứ vẽ vời thêm về mặt tinh thần, nhưng là một nhu cầu của cuộc sống. Tình yêu không phải là những vần thơ, nhưng là biết làm thế nào để sống. Bởi vì không có Mẹ chúng ta không thể là những đứa con. Và chúng ta trước hết, là những đứa con, những đứa con được yêu, những người có Chúa là Cha và Mẹ Maria là Mẹ mình.

Công đồng Vatican II dạy rằng Đức Maria là “dấu chỉ hy vọng chắc chắn và sự an ủi cho dân lữ hành của Thiên Chúa” (Tông hiến Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân, VIII, V). Đó là một dấu chỉ, một dấu chỉ Thiên Chúa đã đặt để cho chúng ta.

Nếu chúng ta không theo dấu chỉ đó, chúng ta lạc lối. Bởi vì có một biển báo về đời sống tinh thần, mà chúng ta phải theo. Nó chỉ cho chúng ta, những người “vẫn còn lang thang giữa chập chùng những hiểm nguy và gian nan” (thượng dẫn., 62), thấy Mẹ, là Đấng đã đạt đến mục tiêu. Còn ai hay hơn Mẹ để đi cùng chúng ta trên cuộc hành trình? Chúng ta còn đang chờ đợi điều gì? Như môn đệ dưới cây thập tự chào đón Mẹ, “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19:27), chúng ta cũng vậy, từ ngôi nhà từ mẫu này chúng ta hãy rước Đức Maria về nhà chúng ta, trong trái tim chúng ta, trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không thể là người dửng dưng hay tách biệt với Mẹ, nếu không chúng ta sẽ mất đi căn tính là con cái và bản sắc của mình như một dân tộc, và chúng ta sống một thứ Kitô Giáo bao gồm các ý tưởng, các chương trình, mà không có lòng tin, không có sự dịu dàng, không có con tim. Nhưng khi không có con tim thì không có tình yêu và đức tin trở thành một câu chuyện thần tiên về những thời xa xưa. Trái lại, Mẹ bảo vệ và chuẩn bị cho con cái mình. Mẹ yêu con cái mình, bảo vệ chúng, và thế giới của chúng. Hãy tiếp rước Mẹ hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, để Mẹ hiện diện thường xuyên trong gia đình của chúng ta, trong thiên đường an toàn của chúng ta. Hãy ủy thác cho Mẹ mỗi ngày. Chúng ta hãy kêu cầu Mẹ trong mọi lúc âu lo. Và đừng quên quay lại để cảm ơn Mẹ.

Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ, chúng ta hãy nhìn Mẹ một cách dịu dàng và kính chào Mẹ như các Kitô hữu ở Êphêsô đã từng kính chào Mẹ. Tất cả cùng nhau chúng ta hãy kêu cầu ba lần: “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”, “Lạy Mẹ Thánh của Thiên Chúa”

Source: Libreria Editrice Vaticana SANTA MESSA IN OCCASIONE DELLA FESTA DELLA TRASLAZIONE DELL'ICONA DELLA SALUS POPULI ROMANI OMELIA DI PAPA FRANCESCO Basilica di Santa Maria Maggiore Domenica, 28 gennaio 2018

 
Tại Đại Học Dallas, hai trí thức Công Giáo tranh luận về di sản triều giáo hoàng Phanxicô
Vũ Văn An
18:27 28/01/2018
Theo ký giả Christopher White của tờ Crux, Ross Douthat và Austen Ivereigh đã cùng chia sẻ diễn đàn lần đầu tiên hôm 24 tháng 1 năm 2018 và có lúc đã kịch liệt bất đồng với nhau về triều giáo hoàng Phanxicô.



“Ngôi Giáo Hoàng trong Thế Kỷ 21: Chúng Ta Đang Ở Đâu và Chúng Ta Đang Đi Đâu?” đã được tổ chức tại Đại Học Dallas như là một phần trong loạt Thuyết Giảng McDermott của họ và được sự đồng bảo trợ của DeSales Media thuộc Giáo Phận Brooklyn, trong cố gắng chào đón cuộc mạn đàm lịch lãm, cao cấp về ý nghĩa của triều giáo hoàng hiện nay.

Ivereigh, tác giả cuốn tiểu sử Đức Phanxicô viết năm 2015, tựa là The Great Reformer, bênh vực “khoa giải thích liên tục”, cho rằng “triều giáo hoàng của Đức Phanxicô xây dựng một cách đẹp đẽ trên triều giáo hoàng Bênêđíctô, và phần lớn những gì Đức Phanxicô làm đều được Đức Giáo Hoàng Bênêcđíctô dự trù, dự ứng, và làm cho khả hữu.”

Ivereigh cho rằng: đáp ứng các làn sóng duy tục ngày một gia tăng, Giáo Hội đã trở nên “xa cách, giáo điều, lưu ý tới mình nhiều hơn lưu ý tới nhân loại.” Ông nói thêm: Giáo Hội tìm cách “trú ẩn trong đạo đức học” hơn là làm môn đệ.

Ông cũng cho rằng “chúng ta đã biến đức tin của mình thành một ý thức hệ, và điều người ta biết về ta chỉ là những điều chúng ta chống lại.”

Sau đó, ông nói rằng triều giáo hoàng của Đức Phanxicô đánh dấu việc khởi đầu một “kỷ nguyên hoàn cầu” trong đó, kinh nghiệm của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh có mục đích thay đổi tình huống trên.

Douthat đồng ý rằng tiếp theo thời hậu Vatican II, “trong cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn của phương tây đối với Giáo Hội, có một cơ hội hết sức thực chất... để đề nghị cho thế giới một loại tâm điểm khác”, một tâm điểm bác bỏ cả chủ nghĩa tân tự do, chủ nghĩa dân túy, lẫn các phong trào khác.

Thế nhưng, như ông vốn lý luận trong cột báo dành cho ông trên tờ New York Times và trong cuốn sách sắp xuất bản của ông tựa là To Change the Church, Douthat khuyên nên thận trọng đối với điều ông gọi là “Công Giáo nghiêng về mô thức hiệp thông kiểu Anh Giáo nhiều hơn” dưới thời Đức Phanxicô, thời mà theo ông, cũng đã mở lại hàng loạt các vấn đề thần học khác có liên hệ.

Ông cảnh cáo: “tôi nghĩ việc đôi khi ngài [Đức Phanxicô] bất cẩn và dễ dãi quanh tín lý và sự liên tục về tín lý, môt sự liên tục bắt đầu từ chính Chúa Giêsu Kitô, đã dẫn tới tình huống trong đó, Giáo Hội đang tròng trành cách nào đó nghiêng về không hẳn theo nghĩa đen mà theo nghĩa de facto (trên thực tế) một thứ ly giáo trong một số vấn đề.”

Mặc dù buổi đàm đạo kéo dài 90 phút dưới sự điều hợp của chủ bút tờ Crux, John L. Allen Jr., nhằm bàn đến nhiều chủ đề khác nhau, nhưng nguyên việc đề cập tới Tông Huấn Amoris Laetitia năm 2016 của Đức Phanxicô đã chiếm hơn 60 phút rồi. Tông Huấn này, theo Douthat, là hiện thân cho “hứa hẹn và nguy cơ” của kỷ nguyên Phanxicô.

Về các Dubia và bất đồng tín lý

Việc Đức Phanxicô thận trọng mở đường cho các người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ như đã được phác họa trong Amoris Laetitia, tiếp theo hai thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và 2015, đã dẫn một số nhà phê bình tố cáo Đức Phanxicô ly khai với các vị tiền nhiệm về tính bất khả hủy tiêu của hôn nhân, trong khi nhiều nhà phê phán khác cho rằng Amoris Laetitia chỉ tượng trưng cho một thay đổi về kỷ luật bí tích mà thôi, chứ không thay đổi tín lý.

Trong một cố gắng cung cấp bối cảnh lịch sử, Ivereigh nói rằng hai thượng hội đồng nhằm dựa vào thực tại mục vụ để đáp ứng việc xã hội thay đổi về ly dị.

Ông cho rằng “kỷ luật bí tích của Giáo Hội phản ảnh thời kỳ trong đó ly dị là một ngoạ lệ lớn trong thế giới Công Giáo, và đối tượng hàng đầu của kỷ luật bí tích là bảo vệ cộng đồng Công Giáo khỏi tác động của ly dị.”

Ivereigh cho rằng thay vì “đầu hàng thời hiện đại” như một số nhà phê bình nói, Amoris Laetitia theo một phương thức mục vụ nhìn mỗi trường hợp ly dị và tái hôn cá thể tách biệt nhau, trong một diễn trình biện phân để biết liệu người này có được rước lễ hay không.

Ông nói: “chúng ta không nói đến việc thay đổi tín lý, tín lý Công Giáo về tính bất khả tiêu của hôn nhân thấy ở mỗi trang của Amoris Laetitia.”

Khi được hỏi tại sao Đức Phanxicô không trả lời các dubia, tức các câu hỏi do 4 vị Hồng Y trình lên Đức Phanxicô để ngài chỉ cần trả lời “có” hay “không” liên quan đến việc rước lễ, Ivereigh nói rằng Đức Phanxicô không để sự hồ đồ day dứt thêm, nhưng nếu trả lời các dubia, thì điều này làm hại tới chính diễn trình biện phân mà ngài đã đề xuất trong Amoris Laetitia.

Ivereigh cho rằng “Đây thực sự là một thách thức không những với thẩm quyền giáo huấn của ngài, mà còn cả với toàn bộ diễn trình của chính Thượng Hội Đồng nữa, tức diễn trình biện phân giáo hội, thành thử, Đức Phanxicô không thể trả lời các dubia một cách trực tiếp trong một văn thư mà không gây hại tới trọn bộ diễn trình của Thượng Hội Đồng.”

Trong khi ấy, Douthat tranh biện ý tưởng cho rằng không có bất cứ giải thích dứt khoát nào đã được đưa ra.

Ông nói: “tôi muốn biện luận một cách nhẹ nhàng rằng Đức Thánh Cha đã nói rõ giải thích chính xác và thích đáng về Amoris Laetitia là như thế nào rồi mà.”

Nói tiếp, ông cho rằng những người bênh vực Amoris Laetitia muốn bảo vệ hữu hiệu giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, trong khi cùng một lúc lại cổ vũ một thứ thực hành mới về kỷ luật vốn không trung thành với các thực tại tín lý và hữu thể học của hôn nhân.
Douthat nói rằng “có một sự nhấn mạnh nhất quán rằng ta đang bảo vệ tính bất khả tiêu... một điều rất đúng và rất tốt, nhưng trong thực hành, ta đã tước hết ý nghĩa của nó.”

“Điều trên đặt các nhà bảo thủ ở trong một vị thế không thoải mái, buộc phải bất đồng một cách chủ yếu đối với điều Đức Giáo Hoàng đang giảng dạy một cách rõ ràng.”

Twitter Công Giáo và chứng tá Kitô Giáo

Trong khi Amoris Laetitia được Đức Phanxicô công bố ở Rôma, thì bãi chiến trường để giải thích nó lại thường là các phương tiện truyền thông xã hội, nơi các chuyên gia, thần học gia Công Giáo và thực tế ra là bất cứ ai có 1 ý kiến thường dùng Twitter mà bàn đến nó.

Thực vậy, chính tweet đã gợi hứng cho Giáo Sư Daniel Burns ở Đại Học Dallas tổ chức cuộc mạn đàm sau khi thấy Douthat trầm ngâm suy nghĩ trên liên mạng về việc tại sao một đại học nào đó không chủ trì một cuộc tranh luận về Amoris Laetitia.

Giáo Sư Burns liên lạc với Douthat và yêu cầu ông gửi danh sách những người ông muốn tranh luận với về chủ đề này, và Ivereigh đứng đầu danh sách này.

Giáo Sư Burns hỏi tạp chí Crux “Đã có rất nhiều lời qua tiếng lại về Đức Phanxicô... nhưng khi nào thì có một biến cố trong đó hai người có những quan điểm khá khác nhau về Đức Phanxicô nhưng vẫn kính trọng nhau khi họ thực sự giáp mặt nhau nơi công cộng?”
Giáo Sư Burns nói rằng “Đức Phanxico từng nói ‘tôi muốn người ta xào xáo sự việc lên, tôi muốn họ nói chuyện với nhau,’ và thế là bạn có những người viết các bài chống nhau, đấy đâu phải là nói chuyện với nhau, và đó mới là điều chúng ta muốn diễn ra.”

Và mặc dù Twitter là thúc đẩy đã dẫn tới biến cố này, nhưng cả Douthat lẫn Ivereigh đều cảnh cáo rằng nó là một phương tiện truyền thông có thể làm giảm chứng tá Kitô Giáo.

Trong khi ghi nhận rằng nó cho thấy một khó khăn đặc biệt trong việc xây dựng điều được Đức Phanxicô gọi là “nền văn hóa gặp gỡ”, Ivereigh nói rằng “Tính ngay tức khắc của phương tiện truyền thông, và cách ta mau chóng phân cực và bộ lạc hóa là một vấn đề và là một thách đố đích thực.”

Ông nói thêm “tôi muốn sự mãnh liệt và cởi mở trong các bất đồng trên Twitter, và tôi nghĩ sống trong các căng thẳng ấy cũng tốt thôi, nhưng là một Giáo Hội, ta phải học để làm tốt hơn.”

Douthat đồng ý khi cho rằng “Twitter làm cho cuộc tranh luận Công Giáo xem ra cực đoan hơn, phân cực nhiều hơn và cá nhân hóa nhiều hơn.” Nhưng ông cũng cho rằng như các cuộc tranh luận về Amoris Laetitia đã chứng minh, nó cũng cho thấy một cơ hội để trung thực và trong sáng.

Ông nói “vì Giáo Hội là một tập đoàn và một bộ máy hành chánh, nên có khuynh hướng khiến những người điều khiển Giáo Hội cho rằng các cuộc tranh luận này không hề có.Thành thử nếu bạn lắng nghe một Twitter Công Giáo, bạn sẽ nghĩ chúng ta thực sự đang lao đầu vào một cuộc Đại Ly Giáo hay một cuộc Cải Cách, nhưng nếu bạn lắng nghe các vị giám mục của ta, bạn sẽ nghĩ mọi sự luôn xuôi chẩy một cách kỳ diệu và một cuộc canh tân lớn lao đang tỏa lan khắp lãnh thổ và vân vân, nhưng điều đó đâu có luôn luôn đúng.”

Douthat sau đó nhận định rằng từ Vatican II, đã có những bất đồng nghiêm trọng về tương lai Giáo Hội và Twitter đã được dùng làm phương tiện để lột mặt nạ các căng thẳng này.

Ông cho rằng “Đây là thời kỳ khủng hoảng và luận bàn liên hồi, và một số việc ném đá trên Twitter Công Giáo là biểu thức không lành mạnh về một thực tại trong đó ta có thể khá hơn nếu có nhiều nhà lãnh đạo của chúng ta hơn chịu sẵn lòng (tự) phát biểu bằng những giọng nói được điều chỉnh (modulated) nhiều hơn.

Di sản Phanxicô

Nhìn về tương lai, Ivereigh và Douthat đưa ra một số dự đoán lẫn lộn về việc lịch sử sẽ phán kết Đức Jorge Mario Bergoglio ra sao, người đã dám lây tên “Phanxicô” với lời thề sẽ cải tổ Giáo Hội.

Ivereigh, người tin rằng triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô sẽ được coi là đã “phục hồi lời công bố đầu tiên của Giáo Hội, tức mọi sự đều qui về cuộc gặp gỡ với Đấng Thiên Chúa xót thương,” cho rằng “tôi nghĩ ngài sẽ là 1 vị giáo hoàng, bằng nhiều cách, đã phục hồi sự quân bằng trong Đạo Công Giáo.”

Ông kết luận “Tôi tin tưởng rằng Ngài sẽ được tưởng nhớ như một giáo hoàng giám sát việc ly giáo. Không hề có ly giáo, chỉ có một nhóm người không hài lòng lắm, nhưng họ chỉ là một thiểu số nhỏ. Phần lớn trong Giáo Hội hoàn toàn đứng sau lưng vị giáo hoàng này và hài lòng với ngài.”

Tuy nhiên, Douthat đưa ra một số dè dặt và có lúc, một số cảnh cáo hơi khủng khiếp; ông nói rằng di sản Phanxicô đã nêu lên một số câu hỏi nghiêm trọng sẽ không tự biến đi, và nhiều chia rẽ, những chia rẽ sẽ tiếp tục gây ra rạn nứt thêm, phải được một công đồng trong tương lai giải quyết.

Douthat thừa nhận “có thể là công đồng trên sẽ quyết định trong những cách khiến cho Đức Phanxicô được tưởng nhớ theo đường hướng y hệt như Ivereigh gợi ý, tức như một vị giáo hoàng anh hùng sẵn lòng đi xa hơn các vị tiền nhiệm của mình trong việc thực hiện các thay đổi cần thiết.”

Nhưng theo Douthat, cũng có thể có khả thể sống động là công đồng trên sẽ xếp di sản Phanxicô vào một trong các vị giáo hoàng đã đặt kho tàng đức tin vào thế nguy hiểm trong những cách mà đáng tiếc thay khó có thể coi nhẹ được.

Trong khi một số đại học e dè đối với các chủ đề gây tranh cãi như thế này, thì chủ tịch Đại Học Dallas, Thomas Keefe, cho Crux hay ông hãnh diện đã đem các cá nhân có ý kiến khác nhau như thế ngồi lại với nhau.

Ông nói: “Trong tông hiến Ex corde Ecclesiae, Đức Gioan Phaolô II nói rằng một đại học lớn Công Giáo can đảm thăm dò mọi kho tàng của mạc khải, vì biết rằng kết hợp với đức tin của anh chị em, nó sẽ thực sự dẫn anh chị em tới sự thật.”

Ông nói thêm: “điều tôi muốn chúng ta làm là trở thành một mô hình để người ta có thể bất đồng mà không hề khó chịu. Tôi muốn sự thật chiến thắng, chống lại việc nói bóng nói gió, dối trá và châm chọc.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng MTG Los Angeles kỷ niệm 40 năm dạy Giáo lý song ngữ tại GP Orange
VietCatholic
11:56 28/01/2018
GARDEN GROVE, CALIFORNIA: Sáng hôm nay ngày 27/1/2018 Hội Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles (trước đây là MTG Phát Diệm) đã tổ chức kỷ niệm 40 năm dạy Giáo lý song ngữ tại giáo phận Orange. Thánh lễ do Đức cha Kevin Vann chủ tế tại nhà thờ giáo xứ St. Columban. Thánh lễ hôm nay cũng có Đức cha phụ tá Timothy Freyer cùng các Cha Việt Mỹ đồng tế. Đại diện các Cộng đồng cộng đòan và giáo dân đến cầu nguyện cảm tạ chung với các Sơ Mến Thánh Giá.

Hình ảnh Thánh lễ và Tiệc mừng -- Photos: Nguyễn Tuấn)

Sau biến cố 1975, các Sơ Mến Thánh Giá Phát Diệm đến trại tị nạn Fort Chaffee (Arkansas) và Indian Towngap (Pennsylvania). Sau giai đọan đầu tạm cư tại Pennsylvania, tiếp đến một số các Sơ được được Đức Cha William Johnson mời về Giáo phận Orange vào mùa hè năm 1977. Rồi tháng Giêng năm 1979, tu viện Mến Thánh Gía đầu tiên tại California được thành lập.

Các chị em làm việc cho chương trình giáo lý trẻ em và người lớn tại Giáo phận Orange. Nay kỷ niệm 40 năm phục vụ tại giáp phận Orange trong tinh thần yêu mến và hy sinh trong đời tận hiến. Có thể nói đây là một trong các Dòng nữ Việt Nam phát triển và thành công nhất tại hảo ngọai.

Sau đây là bài giảng của Đức ông Phạm quốc Tuấn, chánh xứ St. Columban:

30 Tháng Tư năm 1975, một biến cố khó quên trong tâm trí của hàng triệu người Việt tị nạn, tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Bằng đường biển, đường bộ, hay đường hàng không, ai ai cũng tìm cách vượt thóat. Cùng chung tâm trạng hoang mang và sợ hãi, trước một tương lai mịt mờ, một số chị em Mến Thánh Gía Phát Diệm tại Gò Vấp, ra đi để tạm tránh những hỗn loạn của bom đạn và pháo kích.

Đây là một cuộc ra đi vào giờ chót, không chuẩn bị, không tính tóan, nhưng nằm trong bàn tay quan phòng và dẫn dắt của Thiên Chúa. Các chị em ra đi từ nhiều nhóm và ngả đường khác nhau, và cuối cùng đã tìm về với nhau để gầy dựng nên một cộng đòan Mến Thánh Gía đầu tiên trên đất Hoa Kỳ.

Sau giai đọan đầu tại Pensylvania, mùa hè năm 1977, các chị được Đức Cha William Johnson mời về Giáo phận Orange. Tháng giêng năm 1979, tu viện Mến Thánh Gía đầu tiên tại California được thành lập.

Các chị em làm việc cho chương trình giáo lý trẻ em và người lớn tại Giáo phận Orange. Một số các chị em khác làm việc tại Catholic Charities. Thời gian này, chị em bắt đầu thâu nhận ơn gọi vào Đệ Tử Viện. Sau đó, qua nhiều thủ tục liên quan đến giáo quyền Roma, Việt Nam và địa phương Hoa Kỳ, Dòng Mến Thánh Gía Los Angeles được thành lập ngày 20 tháng 2 năm 1992, qua văn thư chính thức công nhận của Thánh Bộ Dòng Tu. Đây là một Dòng thuộc cấp địa phận, trực thuộc đấng bản quyền là Đức Tổng Giám Mục của TGP Los Angeles.

Từ năm 1977 đến nay đã là 40 năm, xem vậy mà đã là khỏang thời gian non nửa một thế kỷ. Các nữ tu Mến Thánh Giá đã làm biết bao nhiêu việc phục vụ Giáo Hội Chúa, theo linh đạo Lâm Bích của Đấng sáng lập, là Đức Cha Lambert de la Motte, là “Qua Thánh Gía đến Vinh Quang.” Các Sơ không nề hà những khó khăn, vất vả trên đường phục vụ với tinh thần YÊU MẾN và HY SINH

Nói đến các Sơ Mến Thánh Gía, ai cũng nghĩ đến các lớp Giáo Lý. Hầu như trẻ em Việt Nam nào tại Tổng Giáo Phận Los Angeles và Orange cũng được các Sơ dạy giáo lý để rước lễ lần đầu, và nhận bí tích Thêm Sức.

Không chỉ dạy Giáo Lý cho các trẻ em, các Sơ còn dạy Giáo Lý cho các dự tòng và tổ chức các lớp huấn luyện giảng viên Giáo Lý để có nhiều cánh tay nối dài. Chính nhờ các Sơ dạy Giáo Lý, con em chúng ta mới biết Chúa và tin Chúa sâu xa hơn. Chính các Sơ đã cùng cộng tác với các cha giúp cho 14 cộng đòan Công Giáo Việt Nam tại GP Orange phát triển và hội nhập Giáo Hội địa phương.

Nhiều em được các Sơ dạy Giáo Lý, đã có đời sống đức tin vững chắc, có những em sau này đi tu trở thành linh mục, tu sĩ, nữ tu. Nhiều em khác khi trưởng thành đã thành công trong nhiều lãnh vực khác nhau, mà vẫn giữ lòng đạo đức! Nhiều em quay trở lại giúp các Sơ làm Giảng Viên Giáo lý tại các Giáo Xứ. Theo một cách nhìn nào đó, chính các Sơ, đã góp phần đào tạo các nhân tài gốc Việt trong xã hội Hoa Kỳ này.

Chúng ta có thể nói: “Không có các Nữ Tu Mến Thánh Gía, các giáo xứ, cộng đồng, cộng đòan, của chúng ta chắc chắn không phát triển được như hiện nay.” Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì người Công Giáo Việt Nam càng ngày càng hội nhập Giáo Hội địa phương mà không mất đi bản sắc văn hóa riêng của mình. Chúng ta hãy Tạ ơn Chúa đã gửi các Nũ Tu Mến Thánh Gía trong lòng Giáo phận.

Nhân dịp kỷ niệm 40 Năm, xin Chúa chúc lành cho chương trình Giáo Lý, đặc biệt, xin Chúa tiếp tục hướng dẫn các Sơ trên bước đường phục vụ theo linh đạo Dòng Mến Thánh Gía.

Cùng với các Sơ, chúng ta cùng ca khen Danh Chúa theo lời Thánh Vịnh: “Lạy Chúa, con sẽ dâng lời cảm tạ Chúa, với tất cả tâm hồn con. Con sẽ ca ngợi những công trình kỳ diệu của Người.”
Lovers of the Holy Sisters! Well Done Sisters! You yourselves have heard the call and followed the Lord into the field. And the seed you sow has produce a hundred fold, indeed!

Đẹp thay! Ôi đẹp thay! Những bước chân gieo mầm cứu rỗi.
How beautiful upon the mountains are the feet of those who bring the Good news.

In English:

Just two days ago, on the Feast of the Conversion of St. Paul, the whole Church, indeed the whole world, closed the annual Week of Prayer for Christian Unity.

Each year when we observe this week of reflection on the faithfulness of Christians to work toward Jesus’ clearly articulated goal, THAT THEY MAY ALL BE ONE (john 17:21), we tend to focus on how our divided churches, different denominations, might come together in common worship and in shared Eucharist.

But it is highly, unlikely, that we should ever look within our own Church, to see the gaps that need to be bridged in our own Catholic life.

Yet this is what Sisters, Lovers of the Holy Cross, began to ponder and organize 40 years ago, when they came to the Diocese of Orange, and inaugurated their mission, to keep the Vietnamese Catholic Community Catholic, but to also see it fully integrated into the life of its new, and in so many ways, strange, diocese.

The Sisters took on the challenge to unify two different groups of faithful Catholics who had just met each other.

Who would so boldly boast as St. Paul does in the CROSS of OUR LORD JESUS CHRIST, except those who were beginning a project that would grow to affect an entire diocese? Their mission was as simple as it was daunting: to preach Christ Crucified, the power, and the wisdom of God.

When in February 1978, the first Sisters who come to live and work in the Diocese of Orange began their ministry; they were in fact, drawing on the strength of their community’s charism, and though only a few in numbers, they began powerfully to walk in the power of the Holy Cross.

The Sisters first tasks were very tiring – visiting the newly arrived; translating documents for immigration purposes; introducing them to social welfare, health and education institutions.

Only this tedious work would create the necessary contacts with the newly arrived Vietnamese Catholics that would allow the Sisters to later begin a catechetical undertaking which would blossom into the Vietnamese Bilingual Religious Education Program which we are celebrating today on its 40th Anniversary!

The catechetical outreach began in 1978 first in just two parishes, but by the end of the first decade, the enrollment had increased tenfold and the program had expanded to 14 parishes to this present day.

The challenge that the students are asked to embrace is huge! To fully integrate into the local Church, as active young Catholics, yet all the while maintaining their own Vietnamese culture, language, traditions, and family values. And they do it!

While this whole project of catechesis is unfolding, the Lovers of the Holy Cross Sisters are becoming well known, and vocations to the community begin to grow in large numbers, larger, perhaps, than those of other religious communities.

Bishop Lambert de la Motte’s words to the Sisters, the founder’s words, paraphrased here, ring so true: “your prayers and good works are like the rain on the field where you are sowing the seed of the Gospel.”

What had been so outstanding about the Sisters’ efforts is that they have only offered the highest level of professionalism in what they do. Their catechesis is much more than just an intellectual learning of religion lessons. It is a process of evangelization, whereby the Sisters’ own relation with Christ and His Cross are observed, embraced, and interiorized by the students, who themselves are meeting Christ and learning to walk with Him in what will develop into their own intimate, life-long relationship with Jesus.

Getting back to the point of Christian Unity, we see today that the vision of Bishop William Johnson, to begin immediately in providing for the newcomers; the Sisters’ daring, along with their hard work, have resulted in what is today a healthy, vibrant, joyful, life-giving and holy Church.

Throughout the United States, the Diocese of Orange is a shining example of how two radically different peoples, with very different histories and traditions, can be made one and come to serve the Lord as a unique and united people – all by the power of the Holy Cross of Jesus Christ.

This, in so large a part, is due to the tireless efforts of the Sisters who work with the young and bring them into responsible Christian life as adults. They embody the words St. Paul left with the growing community of Rome and make his words their own, words to live by:

How can they call upon the Lord in whom they have not believed?
How can they believe in him of whom they have not heard?
How can they hear without there being someone to preach to them?
And how can people preach unless they are sent?

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thiên Kỷ Mới, Giáo Hội Hòa Giải Và Định Hướng
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
09:58 28/01/2018
Thiên Kỷ Mới, Giáo Hội Hòa Giải Và Định Hướng

Ðể chuẩn bị bước vào một thiên kỷ mới, Giáo Hội Công Giáo, dưới sự lãnh đạo của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã có những chuyển mình quan trọng. Những chuyển mình này đã trở nên tỏ tường hơn vào những năm cuối của thập niên 1990s, nhưng thực sự đã bắt nguồn từ đầu Thế Kỷ Hai Mươi.

I. ÐẦU THẾ KỶ XX, GIÁO HỘI CHUYỂN MÌNH

Quan niệm về giáo hội

Bước vào tiền bán thế kỷ XX, quan niệm về giáo hội đã có phần dung hòa hơn giữa một thực thể trên trần gian và một mầu nhiệm của Ơn Cứu Chuộc. Trong quyển “Nghịch Lý và Mầu Nhiệm” (Paradox and Mystery), Ðức Cố Hồng Y Henri de LuBac đã cho rằng giáo hội hôm nay đang đòi hỏi một nỗ lực toàn diện trong tất cả chúng ta, để chuẩn bị cho những biến chuyển của thời đại. Nếu chúng ta tận tâm đáp ứng thì hậu qủa của những biến chuyển này sẽ là “Mùa Xuân của Giáo Hội.” Ðể hoàn thành trọng trách này, chúng ta phải hiểu những điều kiện tất yếu, đó là cởi mở và canh tân. Ðây là hai chiếc chìa khóa cho toàn bộ chương trình.

Quan niệm về Thiên Chúa

Quan niệm về Ðấng Tạo Hóa trong thế kỷ này cũng đã triển nở dưới ánh sáng mạc khải, qua tư tưởng của những nhà thần học và triết học thời danh. Ông Gabriel Marcel đã đứng vững trong truyền thống của thần học tự nhiên khi ông cho rằng: “Ðằng sau mỗi sự kiện đều có sự hiện diện của Thiên Chúa ẩn mình trong đó.” Thần học gia Công Giáo Hans von Balthasar thì cho rằng: “Chúa đã biến mất trong cõi siêu việt của Ngài, và con người đã bước ra từ cái vỏ tự nhiên để một mình lãnh lấy trách nhiệm phải đối phó với thiên nhiên. Vì vậy, triết học thời đại đã biến thành nhân chủng học, trong đó con người cố gắng để tìm hiểu chính mình.”

Nhà thần học thời danh của Dòng Tên, LM Karl Rahner đã nhìn thấy cái sai lầm của con người hiện tại, trong việc tìm kiếm Thiên Chúa. Cha viết: “Thế gian đã bị tục hóa và nhiều người cho rằng thế giới đã trở nên vô thần. Nhưng kết luận này đã do hậu qủa của sự tìm kiếm Thiên Chúa không đúng cách và không đúng chỗ. Sự trần tục của khoa học đã thách đố Kitô hữu tái xét niềm tin cố hữu của họ, rằng Thiên Chúa ở trên tất cả những gì chúng ta có thể nhận thức. Ngài không phải là một đối tượng như những đối tượng khác, cũng không là một gỉa thuyết cuối cùng, không là một lực lượng đơn thuần hoạt động cho những mục đích chắc chắn, có thể nhận thấy được. Nhưng Chúa là tiền định của thế gian mà toàn thể thế giới đang tiến về Ngài.”

Một nhà thần học và khoa học thời danh khác của dòng Tên mà các tư tưởng của ngài cũng đã góp phần không nhỏ vào những hình thành của các văn kiện Công Ðồng. Ðó là cố linh mục Teilhard de Chardin, ngài cho rằng: “Ðức Kitô là trọng tâm của diễn trình tiến hóa. Ngài là phản ảnh ở trọng tâm của diễn trình tại điểm Omega, điểm cứu cánh (một nối kết siêu phàm giữa mọi sự với Chúa). Ðức Kitô đã nối kết tiến hóa với chúng ta về sự thực hữu của nó bằng thực tại hóa nó giữa chúng ta và trong xã hội tiên nghiệm của Kitô hữu, Cứu Cánh đã được nhận thấy.”

Quan niệm về cộng đoàn

Từ những biến đổi trong quan niệm về Thiên Chúa, quan niệm về cộng đoàn cũng được nhắc tới như một tất yếu trong những chuyển động dây chuyền của hệ thống tư tưởng trong thế kỷ này. Jacques Maritain, một triết gia Công Giáo đã nêu câu hỏi: “Xã hội hiện hữu cho con người hay con người hiện hữu cho xã hội? Giáo xứ hiện hữu cho giáo dân hay giáo dân hiện hữu cho giáo xứ? Rồi ông giải thích: “Qui luật của tiên nghiệm còn giữ một cách quí trọng cộng đồng của những tư tưởng cũng như với từng cộng đoàn của nhân chủng. Nhưng con người vẫn vươn lên trên cộng đồng tư tưởng và đòi hỏi nhiều hơn, ít nhất là khi cộng đồng đó không phải là xã hội siêu nhiên… Trong cộng đoàn của các thánh, cá nhân không còn muốn vươn lên trên cộng đoàn để tiến tới một tập thể tốt đẹp hơn vì chính giáo hội đã hoàn thành việc giáo hóa với đời sống thánh thiện rồi.”

Nhưng ở đây có nhiều phương diện khác nhau về con người cho cộng đoàn hay cộng đoàn cho con người. “Giáo hội đã có một công tác chung là tiếp tục công trình cứu rỗi, trong đó mọi người được mời gọi thi hành một công tác cho ích chung. Nhưng công tác chung đó sẽ đem lại sự thánh thiện cho mỗi cá nhân, kết hợp mọi cá nhân với Chúa và đem máu cứu chuộc đến cho từng người. Mặt khác, sự thánh thiện riêng của mỗi cá nhân tạo được bởi kết hợp với ân sủng và bác ái với Chúa sẽ chính là sự thánh thiện chung của giáo hội, vượt lên trên tất cả những thánh thiện cá nhân và tất cả các thông truyền của những sự thánh thiện tìm thấy trong giáo hội.”

II. GIÁO HỘI HÀNH ÐỘNG

Từ những nguồn tư tưởng trên, và nhiều nguồn tư tưởng khác trong lịch sử, các nghị phụ đã tổng hợp, điều hòa, và thực dụng hóa chúng trong các giáo huấn của Công Ðồng Vatican II, đặc biệt trong Hiến Chế Tín Lý “Lumen Gentium” (Ánh Sáng Muôn Dân) và Hiến Chế Mục Vụ “Gaudium et Spes” (Vui Mừng và Hy vọng).

Công Ðồng Vatican II

Ở phương diện hòa giải với những anh em Kitô hữu ngoài Công Giáo và các anh em ngoài Kitô giáo, các nghị phụ của Công Ðồng thực sự đã thổi một luồng gió mới, chuẩn bị cho các tín hữu bước vào kỷ nguyên hòa giải.

“Vì giáo hội ở trong Ðức Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ, và là khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Chúa và của sự hợp nhất toàn thể nhân loại; nên đựa trên giáo huấn của các công đồng trước, giáo hội muốn làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho các tín hữu và toàn thế giới. Nhưng hoàn cảnh của thế giới hiện tại đã làm cho nhiệm vụ này của giáo hội thêm khẩn thiết hơn, để tất cả mọi người ràng buộc mật thiết bởi xã hội, kỹ thuật, văn hóa, cũng được hợp nhất trong Chúa Kitô.” Ở một hiến chế khác, các nghị phụ đã mạnh dạn nhìn nhận: “Sự chia rẽ đó (giữa những anh em Kitô hữu) rõ ràng đi ngược lại ý muốn của Ðức Kitô, gây gương mù cho thế giới và làm tổn hại nguyên nhân chính đáng cho việc rao giảng Tin Mừng cho nhân thế.”

Hòa giải với anh em Kitô hữu

Sau khi tuyên bố bế mạc đại công đồng Vatican II, ÐGH Phaolô VI đã loan tin thêm: “Chúng tôi sẽ trở lại đây (Ðất Thánh) trong một thời gian ngắn. Như một lời nguyện khiêm cung, đền tội và đổi mới tâm hồn, để dâng lên Chúa Kitô trong giáo hội lời mời gọi anh em Kitô hữu (ngoài Công Giáo) đến với giáo hội duy nhất này, để khẩn nài lòng thương xót của Chúa, nhân danh hòa bình giữa thế nhân mà trong hiện tại đang qúa bấp bênh, và cuối cùng để thỉnh cầu Ðức Kitô, Chúa chúng ta ban ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.” Trong dịp này, ÐTC và Ðức Thượng Phụ giáo chủ Chính Thống Ðông Phương đã cùng hủy bỏ án “truất phép thông công” mà hai giáo hội đã giáng lên nhau từ nhiều thế kỷ trước.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp tục thực thi tinh thần đó. Không lâu sau khi đăng quang, Ngài đã tuyên bố trước tiền đình đền thánh Phêrô rằng: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo và các giáo hội Chính Thống Byzantine sẽ mở những cuộc thương thảo thần học, nhằm hủy bỏ những khó khăn còn đang cản trở việc phụng tự chung và hợp nhất trọn vẹn. Chúng ta cũng đang có những cuộc thảo luận với anh em phương Tây: Anh Giáo, các giáo hội Lutherans, Methodist, và các giáo hội Cải Cách khác. Trong những vấn đề đã có quá nhiều dị biệt trong qúa khứ, nhưng nay chúng ta đã đạt được những cải tiến đáng khích lệ. Dù sao, cuộc hành trình vẫn chưa kết thúc, chúng ta vẫn phải gia tăng tốc độ để chúng ta đạt tới mục đích.”

Hòa giải với anh em ngoài Kitô giáo

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vẫn tiếp tục những bước đi của các nghị phụ công đồng. Ðới với những anh em thuộc các giáo hội ngoài Kitô giáo, ngài nói: “Tài liệu công đồng đặc biệt về các giáo hội ngoài Kitô (Notra Aetate) chứa đầy những lượng gía sâu xa về các gía trị tinh thần to lớn tìm thấy trong đời sống con người, diễn đạt qua tôn giáo và luân lý, với những hậu quả trực tiếp cho toàn thể nền văn hóa. Các Thánh Phụ khi xưa (thánh Justin và thánh Clement of Alexandria) đã thực sự tìm thấy trong tôn giáo biết bao hình ảnh của sự thật, những ‘hạt giống của Lời.’ Nhận thức rằng các đường hướng có thể khác biệt, nhưng có một mục đích duy nhất là hướng dẫn nguyện vọng sâu xa của tinh thần con người, bộc lộ qua sự tìm kiếm một Ðấng Tối Cao, và cũng trong sự tìm kiếm đó, hướng về Chúa, đến chiều kích trọn vẹn nhất của loài người. Nói cách khác, đến ý nghĩa cao đẹp nhất của đời người.” Tuy nhiên, Thánh Gioan Phaolô II đã nhắc nhở mọi người không vì tinh thần hòa giải đang lên cao, mà quên đi những gía trị bất biến trong giáo hội: “Hành động hòa giải thật, mang ý nghĩa cởi mở, tiến lại gần nhau, sẵn sàng đàm thoại và chia sẻ những sự thật tìm thấy trong một ý nghĩa tông đồ và Kitô giáo. Nhưng nó không thể nào hủy bỏ hay phá hoại những kho tàng của chân lý thánh thiện, mà giáo hội đã hằng tuyên xưng và giảng dạy.”

III. CÁC Đức Giáo Hoàng HIỆN TẠI

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI

Bước qua những năm đầu của Đệ Tam Thiên Kỷ, (những năm 2000s), các vị chủ chăn của Giáo Hội Hoàn Vũ đã chú tâm đến GIA ĐÌNH, đơn vị nền tảng của xã hội cũng như giáo hội.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nhắc đến hai chữ “Phẩm giá của hôn nhân” (Dignity of Marriage). Trong một cuộc nói chuyện với giới trẻ vào năm 2010, ở gần Roma, nhân dịp họ có một diễn đàn quốc tế, Đức Thánh Cha (ĐTC) đã chia sẻ: “Tương quan giữa người nam và người nữ phản ánh tình yêu thánh thiêng trong một cách đặc biệt, nên mối liên kết vợ chồng tiếp nhận một phẩm giá khôn lường.” Bởi vì: “Nhân loại được tạo dựng cho tình yêu. Cuộc đời của họ chỉ được hoàn tất trọn vẹn nếu họ sống trong yêu thương.” ĐTC giải thích thêm: “Ơn gọi yêu thương nhận lãnh những hình thái khác biệt tuy theo tình trạng của cuộc sống (trong bậc hôn nhân).”

Trải dài theo những năm trong triều đại của ngài, vào những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, Đức Benedict XVI đã nhấn mạnh cách đặc biệt về “sự vĩ đại và vẻ đẹp” của hôn nhân và vai trò thiết yếu của đời sống gia đình.

Ngài nói: “Hôn nhân tự nó là một Phúc Âm, một tin mừng cho thế giới hôm nay, đặc biệt trong thế giới “phản Phúc Âm hóa” (the de-Christianized world)” (Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm hóa, năm 2012).

“Các gia đình Kitô hữu được mời gọi sống yêu thương như Đức Kitô mỗi ngày, đây là một biểu hiện đặc quyền của sự hiện hữu và sứ mệnh của giáo hội trên thế giới.” và: “Tình yêu vợ chồng không phải là một sự kiện thoáng qua nhưng là một kế hoạch kiên nhẫn của cả đời” (Tông huấn - Apostolic Exhortation - về giáo hội ở Trung Đông, năm 2012).

“Ơn gọi của anh chị em không dễ thực hiện, đặc biệt ngày nay, nhưng ơn gọi để yêu là một điều tuyệt vời, là sức mạnh duy nhất có thể thực sự làm biến đổi vũ trụ, biến đổi thế giới.” (Phát biểu trong đại hội thế giới về hôn nhân và gia đình, tháng 6, 2012)

Với cuộc gặp gỡ quốc tế của các đôi hôn phối ở Brazil, ngài viết: “Thành thật và luôn luôn đối thoại giữa vợ chồng thật cần thiết để tránh những hiểu lầm có thể xảy ra, trở nên tồi tệ và ngày càng khó khăn hơn.”

Gia đình là trường đào tạo các nhân đức

Tháng 5, 2009, trong bài giảng ở Nazareth, quê hương của thánh gia, ĐTC Benedict XVI đã nói rằng gia đình là trường đào tạo các nhân đức, đặc biệt cho trẻ em. Họ là những người cần được hưởng “hệ sinh thái nhân bản” (human ecology), trong một “môi trường” (milieu) mà họ có thể học: Yêu thương và trìu mến người khác, thành thật và tôn trọng tất cả, thực hành những nhân đức xót thương và tha thứ.

Trong ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2013, ĐTC đã chia sẻ niềm xác tín rằng thế giới tùy thuộc vào các gia đình để có những người kiến tạo hòa bình. “Chính trong gia đình mà những người kiến tạo hòa bình, những người quảng bá một nền văn hóa của sự sống và yêu thương, được sinh ra và nuôi dưỡng.”

Làm thế nào để các gia đình thăng tiến trong yêu thương? Đặc biệt, các gia đình được xây dựng như thế nào? ĐTC đã chỉ ra những bước tiến: Một sự kết hợp liên lỉ với Chúa, tham gia vào đời sống của giáo hội (của xứ đạo) và nỗ lực biến tổ ấm thực sự trở thành một “giáo hội gia đình” (domestic church).

Ngài tiếp, gia đình được xây dựng khi mọi người trau dồi việc đối thoại và tôn trọng ý kiến của nhau. Họ cần sẵn sàng phục vụ, kiên nhẫn với thất bại của người khác, có khả năng tha thứ và tìm sự thứ tha, ước muốn cố gắng - cách thông minh và khiêm nhường - vượt qua những mâu thuẫn có thể xảy ra.

Cuối cùng ĐTC tin rằng một gia đình được tăng sức mạnh khi cha mẹ cùng đồng ý về: Các nguyên tắc giáo dục con cái, cởi mở với những gia đình khác và quan tâm đến những người nghèo khổ, tất cả được thực hiện trong một xã hội văn minh.

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô (Francis)

Tháng 11 năm ngoái, ĐTC Phan-xi-cô đã gửi một thông điệp truyền hình (video message) đến các tham dự viên của hội nghị chuyên đề (symposium) quốc tế lần thứ ba về tông huấn Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) của ngài. Hội nghị này đã được Hội Đồng Giám Mục Ý tổ chức ở Roma.

Nhắc lại tông huấn của mình, ĐTC đã nhắn nhủ: “Tương lai của giáo hội và của thế giới lệ thuộc vào sự thiện hảo của gia đình.” Và: “Tình yêu giữa người nam và người nữ là một trong những kinh nghiệm truyền sinh cao cả nhất của con người, nó làm dậy lên văn hóa gặp gỡ và đem đến cho thế giới hiện tại một kích thích của xã hội tính.”

“Gia đình nảy sinh từ hôn ước tạo nên những liên kết đầy hoa trái, tự trở thành một liều thuốc giải chống lại chủ nghĩa cá nhân đang tràn lan khắp chốn.”

Hình thành lương tâm cách chính đáng

Chủ đề của hội nghị chuyên đề nói trên này là “The Gospel of love between conscience and norm.” (Phúc Âm của yêu thương giữa lương tâm và qui tắc), nên ĐTC đã cảnh báo về vai trò của việc “hình thành lương tâm cách chính đáng” chống lại cá nhân chủ nghĩa (egoism) hay “cult of self” (tôn giáo tự tôn thờ chính mình).

“Thế giới đương thời đang khiến con người bị lầm lẫn về sự tối thượng của lương tâm, điều luôn luôn phải được tôn trọng, với sự độc tôn “quái gở” của cá nhân trong tương quan với những quan hệ mà họ sống.”

Đó là điều, ĐTC nói, khiến chúng ta nhận ra sự cần thiết phải hình thành lương tâm – không phải chỉ là thế chỗ nó – và đồng hành với người phối ngẫu và phụ huynh trong việc học cách “áp dụng Phúc Âm cho sự vững bền của cuộc sống.”

Trong thực tế của đời sống gia đình và của tình yêu đôi lứa, có thể có những khó khăn đòi hỏi những “chọn lựa gian nan” (arduous choices), ĐTC tiếp, và những chọn lựa này nên được thực hiện “với sự công chính” (with righteousness). Vì vậy, ơn thiêng, “làm sáng tỏ và tăng sức mạnh cho tình yêu hôn nhân và sứ vụ của phụ huynh” là tuyệt đối cần thiết cho vợ chồng và gia đình.

Trong thông điệp truyền hình nói trên, ĐTC Phan-xi-cô cũng nhắc lại điều ngài đã nói ở hội nghị quan trọng về tương lai của Liên Hiệp Châu Âu, theo đó, ngài lên án tệ nạn phá thai và rằng sự am hiểu về gia đình của các Kitô hữu có thể dùng như mẫu mực mà lục địa Châu Âu cần để làm nền tảng khi phải đương đầu với sự thay đổi và tương lai bất định.

Trong gia đình, ĐTC tiếp: “Sự đa dạng được đánh giá cao và cùng một lúc đưa đến hiệp nhất”, và ngài nói thêm rằng gia đình: “Là mối liên kết hài hòa của những khác biệt giữa người nam và người nữ, trở nên mạnh mẽ hơn và xác thực hơn đến độ nảy sinh hoa trái, có khả năng tự thăng hoa cuộc sống cho chính gia đình và cho những người khác.”

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
Tản Mạn Đời Tha Hương : Giòng Giống Tiên Rồng
Lm Giuse Nguyễn Văn Thư
16:02 28/01/2018

Những trang sử hào hùng



Trước hết, mời bà con đọc một đoạn giới thiệu tổ tiên dân Việt ta oai hùng như sau :

“Khoảng 2879 năm trước Tây lịch (và ta hãy cộng thêm con số 2018 của niên lịch hôm nay sẽ có được 4897 năm.) Vào cái thời đó, có một người tên là Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ, lập quốc trên vùng châu thổ sông Dương Tử, Trung Hoa, lãnh đạo giống người Lạc Việt tối cổ. Đó là tổ tiên, là cội rễ, là root của dân tộc ta hôm nay.”

Truyền thuyết cũng kể thêm chi tiết ngọn nguồn rằng Đế Minh (là cháu 3 đời vua Thần Nông) đi tuần thú phương Nam, lấy được bà Vụ Tiên (giống Tiên) sinh ra Lộc Tục, sau được cho làm vua phương Nam, tức Kinh Dương Vương (còn Đế Nghi là con trưởng thì làm vua phương Bắc). Vua Kinh Dương Vương lấy bà Long Nữ (giống Rồng) con gái chúa Động Đình Hồ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân (thế là đích thực con Rồng, cháu Tiên=theo họ mẹ và bà ngoại, vì thời đó theo chế độ mẫu hệ).

Lạc Long Quân (nhân vật đầu tiên chính thức mang danh hiệu Con Rồng Cháu Tiên) lấy bà Âu Cơ sinh ra một trăm con, 50 con theo mẹ lên rừng, 50 con xuống biển. Có sách nhắc truyền thuyết bà Âu Cơ đẻ ra 100 trứng, nở ra 100 con.

Nên nhớ rằng, vào thuở xa xưa đó, ở triền sông Dương Tử không phải là miền đất độc quyền của người Trung Hoa. Miền đó có nhiều bộ lạc, hàng trăm sắc dân gọi chung là Bách Việt, trong đó có dòng giống dân Lạc Việt (sắc dân của nhà Lạc long Quân) là tổ tiên ta. Từ thuở ấy, tuy có bị pha trộn, nhưng dòng Lạc Việt vẫn giữ được nét đặc thù, và tiếng Việt là biểu hiện độc đáo, để không thể bị lẫn lộn với bất cứ sắc dân nào khác.

Rồi tiếp theo, vào năm 2197 trước Tây lịch, bộ tộc Lạc Việt bắt đầu thiên cư về phía Nam, để tránh bị đồng hóa. Họ kéo nhau xuống vùng Quảng Đông và Quảng Tây và ráng an cư lạc nghiệp (dường như cũng rủ thêm một số thuộc bộ tộc Âu Việt đi theo) với tất cả sự can đảm và nhẫn nại. Phần còn lại của khối Bách Việt đã hầu như định cư tại chỗ, và hòa lẫn với các sắc dân tạo ra người Trung Hoa ngày nay (được coi là người Hán). Ôi, những vị tổ tiên anh hùng của chúng ta, đóng khố nhai trầu, răng nhuộm đen, mình xâm Rồng, líu lo nói tiếng nước ta (vốn có văn tự độc đáo và riêng biệt, khác ngôn ngữ người Hán) từ ngàn năm trước.

Khi dân Trung Hoa bành trướng, bộ tộc Lạc Việt lại phải thêm một lần thiên cư vào năm 1401 trước Tây lịch. Lần này bộ tộc Lạc Việt tiến đến miền châu thổ sông Hồng, lập nên nước Văn Lang và bắt đầu 18 đời vua Hùng Vương dựng nước.

Theo truyền thuyết, vua Hùng thứ nhất chia nước ra làm 15 bộ, gồm có dân tộc Lạc Việt là chính, đóng đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên), tướng Văn là Lạc Hầu, tướng võ là Lạc Tướng, con trai là Quan Lang, con gái là Mị Nương, các quan nhỏ là Bồ Chính. Quyền chính trị cha truyền con nối gọi là phụ đạo.

Vua Hùng truyền đến đời Hùng Vương thứ 18 thì bị Thục Phán đánh bại. Thục Phán lên làm vua xưng là An Dương Vương vào năm 257 trước TL), đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê ( nay là tỉnh Phúc An), và xây thành Cổ Loa.

Tiếp là Triệu Đà nổi lên cai trị vào năm 207 trước TL, đặt tên nước là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung. (sau phải đầu hàng khi Hán tộc tràn xuống xâm lăng).

Tổ tiên chúng ta lập quốc và giữ nền độc lập ở miền lưu vực con sông Hồng phù sa đất đỏ, con sông Đáy lạnh đôi bờ, những nhánh sông Gầm, sông Chảy…được một thời gian khá dài, thì người Trung Hoa lại bành trướng xuống phía Nam. Tàu lúc đó đã là nước lớn, người đông, nên lấy bạo lực cai trị nước ta hơn 1000 năm. Đó chính thức là thời gian Bắc Thuộc, từ 111 trước Tây lịch đến năm 936 sau Tây lịch.

Suốt thời gian dài thăm thẳm đó, dân Việt đã liên tiếp nổi dậy chống Bắc thuộc. Các cuộc nổi dậy lừng danh lịch sử của Hai Bà Trưng, bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng v.v… tuy yếu thế, nhưng đã giữ được ngọn lửa Việt bất khuất không hề tàn lụi, và dân Việt không hề bị đồng hóa. Ngôn ngữ Việt Nam tuyệt vời vẫn còn được lưu truyền từng thế hệ và từng thế hệ. Những ông cha của chúng ta cần cù, gàn bướng đã âm thầm chống lại công cuộc đồng hóa của người Tàu, năm này qua tháng khác, gậm nhấm hàng trăm thế hệ cha truyền con nối, để cho ta vẫn là ta hôm nay.

Đến năm 939 sau Tây lịch, có một người Việt anh hùng tên là Ngô Quyền đã thành công trong việc chống Bắc phương, dựng nên một thời đại tự chủ từ cho đến năm 1855 bị Pháp chiếm. Suốt 916 năm của thời đại tự chủ này, ông cha chúng ta liên tiếp ‘đưa lưng ra biển’ mà chống ngăn giặc Bắc phương, qua các triều đại kế tiếp, lần lượt từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, nhà Nguyễn Tây Sơn, tới Nguyễn Gia Long.

Nối tiếp chuyện giữ nước kiên cường



Chúng ta cùng nhắc lại một lần tên những anh hùng tiền bối :Họ Đinh bắt đầu với Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận, dẹp loạn sứ quân và thống nhất sơn hà. Lê là họ của Lê Đại Hành, nhà Tiền Lê, ngưòi anh hùng phá Tống, bình Chiêm. Lý là thời đại của Lý Công Uẩn. Họ Trần anh hùng là thời của đức Trần Hưng Đạo, vị danh tướng mấy lần đánh tan quân Mông Cổ. Hồ là họ của nhà cách mạng dân sinh Hồ Quý Ly. Hậu Lê là thời đại Lê Lợi mười năm kháng chiến, lấy áo vải dựng ngọn cờ đào. Nguyễn ‘trước’ là họ của Nguyễn Huệ, Quang Trung, vị anh hùng dân tộc lừng danh lịch sử. Nguyễn ‘sau’ là họ Nguyễn Ánh (Gia Long), người đầu tiên thống nhất Nam Bắc kể từ khi Trịnh Nguyễn phân tranh.

Xin nhắc thêm : sau khi giữ vững giang sơn hết bị phương Bắc xâm lăng, cha ông chúng ta đã lợi dụng hoàn cảnh thuận tiện, qua các cuộc chinh chiến với dân Chiêm Thành và công cuộc ngoại giao với người Chân Lạp, trong gần 7 thế kỷ liên tục, đã khởi sự cuộc ‘Nam Tiến’ hào hùng, và đã tô đậm trang sử mới cho đất nước Việt : Tổ tiên chúng ta đã đi thêm chặng đường dài hướng về miền Nam, và hình thành giải giang sơn chữ S ngày nay.

Vị vua cuối cùng nhà Nguyễn còn độc lập là Tự Đức đã chịu để thực dân Pháp đến đô hộ vào năm 1855. Các sử gia nhận định rằng sau 18 năm cai trị của vua Gia Long, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã nghe lời các quan quá thủ cựu, ra lệnh bế quan tỏa cảng, không chịu tìm hiểu nền văn minh tân tiến của các nước Tây phương (nhất là phong trào tìm thuộc địa đang lên cao thời đó), nhất là lại thiển cận ra chỉ thị bách hại đạo Thiên Chúa, thành ra đưa đến hệ lụy tai hại khôn lường cho đất nước mình.

Sau thế chiến 2, nhiều đảng phái Việt Nam nổi dậy chống Pháp, nhưng cuối cùng đảng Cộng Sản đã cướp chính quyền, rồi rút vào bưng khi Pháp trở lại, và cũng từ đó hoàn cảnh xô đẩy tiến đến thời kỳ phân chia Nam Bắc 1954, rồi cuộc chiến đau thương cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì miền Bắc chiếm miền Nam. Thế là hàng triệu người đã tìm mọi cách bỏ nước ra đi.

Liên tục thay đổi quốc hiệu



Bắt đầu chúng ta có nước tên là XÍCH QUỶ (Kinh dương Vương)

Kế đến là nước VĂN LANG (Hùng Vương I)

Rồi tới quốc hiệu là ÂU LẠC (Thục Phán)

Tiến tới nước mang tên NAM VIỆT (Triệu Đà)

Rồi có tên nước là VẠN XUÂN (Lý nam Đế)

Kế là tên nước ĐẠI CỒ VIỆT (Đinh tiên Hoàng)

Lại có tên mới là ĐẠI VIỆT (Lý thánh Tông)

Sau lại có tên là nước ĐẠI NGU (nước an bình) (Hồ quý Ly)

(Gốc Hán tự : Ngu như Nghiêu =vua Nghiêu Thuấn xưa)

Sau 7 năm, lấy lại tên ĐẠI VIỆT (Lê Lợi)

Sau cuối là tên nước VIỆT NAM (Gia Long)

***Một góp ý nho nhỏ : Trong tương lai gần, khi nhà nước ‘Xã hội chủ nghĩa’ tan rã, xin đề nghị các vị lãnh đạo nước ta sẽ đổi tên nước là VIỆT QUỐC : nước của dân Việt. Mà nếu cần dịch ra tiếng Anh, sẽ gọi là VIETLAND, như Thailand, Finland, Switzerland…

Chữ NAM hiện nay là do vua nhà Thanh bên Tầu đã đòi vua Gia Long dùng đi kèm sau chữ VIỆT, với dụng ý bảo đất nước chúng ta chỉ là ‘phần phương Nam’ của Tầu, đang được nhóm dân Việt sinh sống (thời đó nước ta vẫn phải phục lệnh và triều cống vua Tầu hàng năm, nên dù vua đã xin đặt tên nước là Nam Việt cũng không được). Nên nhớ rằng Hán ngữ đặt chữ quan trọng phía SAU, chữ trước chỉ có giá trị như một tĩnh từ, bổ xung nghĩa cho chữ sau (giống như chữ Sơn Cước : Chân của Núi).


***Vào dịp khác chúng ta bàn về công cuộc nam tiến của dân Việt, một kế hoạch khôn ngoan và chính danh của cha ông chúng ta. Lịch sử luôn biến thay với thời gian. Định mệnh như luôn được dành để cho từng cá nhân, cộng đoàn và quốc gia trên thế giới.

Lời kết

Đây đó còn nghe vang vang lời hùng ca “Việt Nam đây miền xinh tươi…Lửa thiêng soi toàn thế giới…Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời…”

Bây giờ, giữa lòng đất tha hương, người viết bỗng chạnh lòng hướng về quê nhà thân yêu, Nhớ quá đi thôi biết bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Thương quá đi mất những buồn vui của thời thanh bình, cũng như tháng ngày binh lửa trên dất Mẹ.

Cùng nhau thề hứa với Mẹ Việt Nam dấu yêu : Chúng con vẫn là đoàn con yêu của Mẹ, và ước mong sẽ trở về để ‘giữ thơm’ cho quê Mẹ lâu bền, thay vì chỉ biết rong chơi nơi ‘cuối trời quên lãng’ tại chốn tha hương này. Sẽ sung sướng lặng nghe ‘rừng thiêng gọi lá’. Sẽ năm tay nhau phát triển giang sơn. Sẽ soi gương anh hùng của tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước vững vàng, cũng như đã nhọc công mở mang thêm bờ cõi, khiến cho cháu con Lạc Hồng được hãnh diện ngửa mặt lên cùng nhân loại hôm nay, cũng như sẽ biết làm rạng danh cho dân Việt mãi trong tương lai dài lâu. Ân đức ấy, chúng con xin đời đời ‘kết cỏ ngậm vành’ để đền báo.

LM Giuse Nguyễn Văn Thư