Ngày 20-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
14:21 20/01/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (15)

141. Hãy sống theo bốn điều kiện của Phúc Âm

Hãy lấy Chân Lý làm nền tảng.

Hãy lấy Công Bằng làm quy tắc.

Hãy lấy Bác Ái làm động lực.

Hãy lấy Tự Do làm bầu khí.

142. Hãy nhắm mục đích thật cao.

Bạn hãy nhắm vào mục đích thật cao. Và bạn hãy luôn luôn cố gắng bắn trúng cái bạn nhắm ở trên cao đó.

143. Hãy kiên nhẩn luôn

Kiên nhẫn luôn cần thiết và quý hóa.

Bạn đừng bao giờ từ bỏ nó.

Bạn hãy kiên nhẫn cho đến cùng.

Bạn hãy bền đổ cho tới cùng.

Bạn đừng bao giờ bỏ cuộc, bạn nhé!

144.Bạn đừng phụ ai và đừng để ai phụ bạn.

Bạn không hứa bậy. Bạn không hứa một cách nông nổi. Bạn không hứa những điều bất khả thi. Được như vậy, bạn sẽ không phụ ai.

Bạn không tin bậy. Bạn không tin một cách mù quáng. Bạn không tin một cách dễ dàng. Được như vậy, sẽ không ai phụ bạn.

145. Cho đi thì mới còn lại.

Lời ghi trên một ngôi mộ sau đây nói lên việc cho đi thì mới còn lại:

“Tôi đã mất những gì tôi đã xài phí. Tôi đã để lại cho người khác những gì tôi đã có. Chỉ những gì tôi đã ban phát thì nay còn thuộc về tôi.”

146. Trong sạch nơi thân xác và nơi con người của mình

Chúng ta hãy sống trong sạch nơi thân xác và trong con người của mình để có thể phản chiếu hình ảnh của Thiên Chúa ra bên ngoài, giống như dòng sông phản chiếu ánh trăng trên làn nước trong sáng của mình.

147. Nhờ suy đi nghĩ lại, nhờ xét lui xét tới

Có những lúc chúng ta quá tức, quá bức xúc, muốn tuôn đổ ra ngay sự giận dữ, sự bất mãn, sự nhận xét bộc trực của mỉnh. Nhưng vào sáng hôm sau, chúng ta cám đội ơn Chúa vì chúng ta đã kềm hãm được những phản ứng bồng bột của chúng ta hôm qua, và nhờ vậy mà bầu khí hồm nay vẫn chan hoà vui vẻ.

Đứng bao giờ dại dột trương buồm lên khi con tàu đang ở gữa cơn phong ba bão táp.

Nhờ suy đi nghĩ lại, nhờ xét tới xét lui mà sau một đêm, chúng ta thấy mình bình tĩnh hơn, thấy rõ vấn đề hơn, có những nhận xét quân bình hơn, và chúng ta không hối tiếc về những phản ứng bồng bộc mà có thể chúng ta đã có hôm qua.

Tục ngữ Pháp có câu: “Đêm về, mang đến lời khuyên hay.” (La nuit porte conseil.)

Khi bàn bạc một vấn đề gì quan trọng, chúng ta hãy nói với người ta: “Để tôi suy nghĩ lại, rồi sẽ có ý kiến sau.”

148. Linh mục quản xứ nuôi sống đoàn chiên bằng gì?

Để trả lời câu hỏi nầy, chúng ta hãy đọc câu La Tinh nơi tấm bia sau đây trên ngôi mộ của một linh mục quản xứ:

Pascebat gregem amore, more, ore, re.

(Linh mục quản xứ nầy là người trước kia đã nuôi sống đoàn chiên mình bằng yêu thương, bằng gương sống, bằng lời giảng dạy và bằng những gì mình có.)

149. Đem ơn Chúa đến cho kẻ khác

Bạn hãy tìm đủ cách để đứng ra nhận lấy ánh sáng mặt trời hầu đem lại bóng mát cho kẻ khác.

Muốn sống được cuộc đời tốt đẹp như vậy, bạn hãy luôn cố gắng sống vị tha, hy sinh và quên mình.

150.Giếng nước lạc thú, danh vọng, tiền bạc không làm ta thoả mãn được.

Lạc thú, danh vọng, tiền bạc ở đời nầy chỉ là những giếng nước tầm thường, chỉ có thể làm chúng ta đỡ khát một cách giả tạo trong chốc lát.

Là những người lữ hành đức tin trên trần gian đang tiến về Quê Trời, chúng ta phải uống vào mạch nước hằng sống mới mong thoả mãn được.

Mạch nước hằng sống của chúng ta là Lời Hằng Sống và Bánh Hằng Sống.
 
Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
02:56 20/01/2008
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN A

SUY NIỆM

Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con THIÊN CHÚA!

Đâu có lời chứng nào - về phía người phàm - vững chắc hơn lời chứng của Thánh Gioan Tẩy Giả, Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế? Chắc hẳn không!

Định mệnh thánh đã liên kết cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả với cuộc đời nơi dương thế của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ trần gian. Thánh Gioan Tẩy Giả là quí tử của thánh nữ Elisabét, họ hàng với Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Đức Mẹ MARIA là hiền mẫu của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Tất cả liên hệ vừa huyết tộc vừa thiêng liêng ấy đã giúp cho hai Vị - mỗi Đấng trong phận vụ của mình - chu toàn thánh ý THIÊN CHÚA CHA đã hoạch định.

THIÊN CHÚA CHA đã muốn cho chính Thánh Gioan Tiền Hô phải làm chứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, trước khi Đức Chúa GIÊSU KITÔ công khai rao giảng Tin Mừng. Tất cả đều nằm trong chương trình cứu độ của THIÊN CHÚA CHA. Và Thánh Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ bằng lời nói, hành động và sau cùng, bằng chính cái chết của ngài. Về phần Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Ngài đã làm chứng cho THIÊN CHÚA CHA bằng lời rao giảng, bằng cuộc sống, bằng cái chết và sự sống lại của Ngài.

Giờ đây tín hữu Công Giáo cũng được mời gọi làm chứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ trần gian, bằng cuộc sống ngay chính.

Sống ngay chính trong ngôn từ. Nói thẳng và nói thật. Không gian manh lừa đảo. Không nịnh bợ ve vuốt. Không dùng ba tấc lưỡi điêu-ngoa để thủ lợi và để hại người. Không chuyển Không thành Có và chuyển Có thành Không.

Sống ngay chính trong hành động. Không trộm cắp. Không ăn cướp của công. Không giết chết bào thai trong dạ. Không cư xử bạo tàn với trẻ thơ, với người già cả và với kẻ cô thế cô thân.

Thế nhưng, sống ngay chính và có lòng chân thành quả thật rất khó giữa một thế giới đảo-điên, lành dữ ngang-ngửa và trong một xã hội gian-xảo vàng thau lẫn-lộn hôm nay!

Vậy phải làm sao bây giờ? Thưa, tín hữu Công Giáo hãy ngước mắt nhìn lên Thánh Giá có Đức Chúa GIÊSU KITÔ bị kết án tử hình. Thánh Giá là bài học và là giá cao phải trả cho bất cứ cuộc đời nào sống ngay thẳng trên thế gian này. Do đó, tín hữu Công Giáo chân chính không bao giờ sợ hãi và lùi bước trước mọi thứ quyền lực độc-tài tăm-tối! Độc-tài tăm-tối vì có bàn tay của ma quỷ ác thần nhúng vào!

Vì thế, để có được sức mạnh thiêng liêng giúp sống đúng tinh thần Phúc Âm cũng như dám làm chứng cho Tin Mừng Cứu Độ của Đức Chúa GIÊSU, tín hữu Công Giáo cần phải cầu nguyện liên lĩ. Cầu nguyện không ngừng. Hãy kín múc ơn thánh nơi bí tích Thánh Thể và qua Tràng Chuỗi Mân Côi. Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể và Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA là 2 Cột Trụ kiên cố vững vàng nhất mà mọi tín hữu Công Giáo có thể nương tựa trong cuộc chiến chống lại ba thù: ma quỷ, xác thịt và thế gian.

Ước gì mỗi tín hữu Công Giáo quảng đại dấn thân làm chứng cho Tình Yêu Nhân Hậu Vô Biên của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Nguyện cho các tín hữu Công Giáo được can đảm để công khai tuyên xưng rằng: Đức GIÊSU KITÔ chính là Con THIÊN CHÚA, là Đấng Cứu Độ nhân trần. Chỉ duy nhất nơi Ngài, con người mới tìm thấy Đường Đi, Sự Thật và Sự Sống.
 
Ngày 20 tháng 1: Kính Thánh Sebastian
PhóTế Huỳnh Mai Trác
12:25 20/01/2008
Thánh Sebastian là một anh hùng tử đạo được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Ngài sinh ở Narbone vào thế kỷ thứ ba, lớn lên và sinh sống ở Roma. Ngài gia nhập đội quân thị vệ của Hoàng đế Diocletian và trở thành chỉ huy trưởng đơn vị này vì được sự tin cậy của hoàng đế. Ngài đặc trách công việc đi bắt bớ các Kitô hữu ở Roma và đem đi hành quyết.

Thánh Sebastian đã không thi hành chỉ thị của hoàng đế và còn bày tỏ Ðức Tin vào Chúa Giêsu Kitô của mình với các tù nhân và những giới chức cai quản tù, nên nhiều người đã trở lại theo Chúa. Những tín hữu yếu Ðức Tin nhờ gương của ngài đã tỏ ra can đảm chịu cực hình vì Chúa.

Cuối cùng hoàng đế được báo cáo là Sebastian đã che chở người Kitô hữu nên hoàng đế đã ra lệnh đồng đội của ngài bắn ngài bằng tên. Bị nhiều vết thương nhưng ngài được chữa khỏi không chết. Nhiều người khuyên ngài nên trốn đi nhưng ngài cương quyết ở lại để chia xẻ khốn cực với anh em Kitô hữu.

Câu chuyện về thánh Sebastian trở thành một huyền thoại làm nguồn cảm hứng cho nhiều văn sĩ, họa sĩ. Vào thế kỷ thứ 19 Ðức Hồng Y Wiseman dùng cốt chuyện viết nên một truyện dã sử danh tiếng “Fabiola”.

Một quan thị vệ trẻ tuổi và hào hoa bị đem đi xử bắn vì trở lại theo Chúa Giêsu Kitô; dù bị bắn nhiều mủi tên nhưng không chết. Viên sĩ quan trẻ tuổi được một người đàn bà hiền thục ngoan đạo đem về cứu chữa và săn sóc. Khi mọi vết thương đã lành thì Sebastian lại đến gặp hoàng đế Diocletian để bào chữa cho người Kitô hữu.

Ngạc nhiên và tức giận đến cực độ ông ta ra lệnh phanh thây Sebastian và ném xuống cống trong thành Roma. Một bà Công giáo nhân đức khác đã nhờ người vớt xác đem chôn cất vào hầm mộ mà ngày nay vẫn còn mang tên của vị anh hùng tử vì đạo.
 
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
14:24 20/01/2008

Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (18)



171. “Kính mừng Maria và ta luôn tiến lên!”

Khẩu hiệu của thánh Orione là: “Ave Maria e sempre avanti!” (câu tiếng Ý nầy có nghĩa là: “Đọc một Kinh Kính Mừng xong rồi, tôi luôn luôn tiến lên!”

Ý ngài muốn nói như sau: Mỗi lần gặp trở ngại chận đứng tôi lại, mỗi lần gặp khó khăn cản trở bước tiến của tôi, mỗi lần gặp thử thách làm cho tôi dễ ngã quỵ, tôi dừng lại, sốt sắng đọc một Kinh Kính Mừng xin Đức Mẹ Maria ban ơn giúp sức, rồi tin tưởng vào sự hộ phù của Đức Mẹ, tôi luôn tiến lên, bất chấp trở ngại đang cản trở tôi, bất chấp khó khăn đang chận đứng tôi, bất chấp thử thách tìm ácch quật ngã tôi.

Đây thật là một khẩu hiệu nói lên lòng trông cậy mạnh mẽ của chúng ta đối với Đức Mẹ Maria: “Kính Mừng Maria, và ta luôn tiến lên!”

172. Hãy nhìn lên cao để khỏi sợ! Hãy nhìn lên Chúa để khỏi run!

Một em bé làm việc dưới tàu thuỷ. Ông thuyền trưởng hỏi em:

- “Con có biết trèo không?”

- “Thưa thuyền trưởng, con trèo rất giỏi. Con đã từng trèo những cây rất cao.”

- “Vậy thì con thử trèo lên đỉnh cột buồm xem.”

Em bé nhanh nhẹn trèo lên cột buồm. Em trèo lên, trèo lên.

Con tàu bị sóng đánh, lắc qua lắc lại, chòng chành dữ dội.

Em bắt đầu run. Em nhìn xuống. Em chóng mặt. Em sợ rớt.

Thấy mặt em tái mét và toàn thân em run lẩy bẩy, ông thuyền trưởng nói to: - “Ớ con, con đừng nhìn xuống mà chóng mặt. Con hãy nhìn lên cao! Con cứ nhìn lên cao!”

Em bé nhìn lên cao. Em không còn bị chóng mặt nữa. Em không còn lo âu sợ hãi nữa. Và em leo lên đến tận đỉnh cột buồm.

Con thuyền đời củav mỗi một người chúng ta đang ở trên biển trần gian nầy, bị sóng gió của ma quỷ và thế gian vùi dập, tấn công. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa. Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ. Như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ cam chịu đầu hàng, cam chịu thất bại. Vì sức mạnh của chúng ta từ trên cao mà xuống. Vì sức mạnh của chúng ta từ Chúa, từ Mẹ mà ra.

173. Chúng ta chỉ đề phòng đối với những ai không sợ Chúa mà thôi.

Ông kia đi dọc theo một sông lớn, trên con đường vắng vẻ.

Ông gặp một người rất ghét ông. Người nầy giằng mặt ông với câu nói sau đây: “Nầy, nếu ta không sợ Chúa thì ta đã quăng ngươi xuống sông nầy rồi.”

Nghe vậy, ông nầy liền vui vẻ trả lời: “Bao lâu ông còn sợ Chúa, bấy lâu tôi không sợ ông.”

Câu trả lời của ông nầy dạy chúng ta một bài học quá hay: kẻ nào sợ Chúa thì không dám phạm tội, không dám làm điều dữ. Còn kẻ nào không sợ Chúa thì sẵn sàng phạm đủ mọi tội và làm tất cả mọi điều dữ bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào.

Vì thế, đối với ai kính sợ Chúa, chúng ta khônng cần đề phòng.

Còn đối với những ai không kính sợ Chúa, chúng ta cần phải luôn luôn đề phòng.

174. Em không sợ.

Byron, thi sĩ người Anh, tả câu truyện có cảnh sau đây:

Sóng gió nổi lên dữ dội. Con tàu chắc chắn thế nào cũng chìm. Các thuỷ thủ, tuy đầy kinh nghiệm và hết sức gan dạ, cũng sợ tái mét. Thế mà vẫn có một em nhỏ ngồi dựa vào cột buồm, nhìn nước nhìn trời một cách thản nhiên.

Các thuỷ thủ hét to: - “Ê, mầy không sợ sao?”

Em bé mĩm cười: - “Em sợ gì? Cha em đang cầm lái con tàu nầy.”

Chúa toàn năng trên trời đang cầm lái con thuyền đời của chúng ta ở trần gian. Chúng ta lo sợ gì?

175. Lời Chúa đánh động lòng người nghe.

Thánh Antôn Pađôva quả quyết: "Ai sốt sắng chăm chỉ nghe Lời Chúa, thế nào người đó cũng được rỗi linh hồn.

Trong khi giảng Lời Chúa, thánh Antôn Pađôva nhiều lần phải dừng lại vì có những tiếng rầm rầm trong nhà thờ nổi lên: người thì than: "Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con!", kẻ thì than: "Lạy Chúa Giêsu, con sẽ không phạm tội nữa!"…

176. Khác nhau ở chỗ đi bằng hai chân và đi bằng bốn chân

Một người vô thần kia huyênh hoang nói rằng ông ta không có linh hồn.

Khi nghe vậy, một người liền hỏi ông. Chúng ta hãy lắng nghe cuộc đối thoại giữa hai người nầy.

- “Ông không có linh hồn phải không?”

– “Phải.”

– “Mấy con vật cũng không có linh hồn phải không?”

– “Phải.”

– “Vậy thì ông và các con vật giống nhau.”

- “Giống thế nào được? Tôi là con người. Con vật là con vật.”

– “Phải rồi. Ông là con người, con vật là con vật, nhưng hai bên giống nhau vì cả hai không có linh hồn, chỉ khác nhau ở chỗ là ông đi bằng hai chân, còn con vật thì đi bằng bốn chân.”

177. Chủ chăn cần đạo đức thánh thiện trên hết

Phải vượt trổi về mặt đạo đức thánh thiện, đây là điều kiện quan trọng hơn hết của một linh mục quản xứ.

Kinh nghiệm đau đớn của lịch sử Giáo Hội cho thấy: linh mục thông thái mà không đạo đức thánh thiện thì trước sau gì cũng phản lại Giáo Hội, hoặc không phản lại Giáo Hội thì cũng gây ra nhiều gương xấu nặng nề cho Giáo Hội.

Đọc câu truyện sau đây, chúng ta thấy buồn cười nhưng nhận thức được chân lý quan trọng về người đứng ra phục vụ Giáo Hội phải là người đạo đức thánh thiện trước hết.

Năm 1904, khi Đức Hồng Y Xêlêxiô, Tổng Giám Mục Palermo, qua đời. Một phái đoàn đạo và đời của thành phố nầy đến Rôma, xin gặp Đức Thánh Cha Piô X để trình lên nguyện vọng có một tân Tổng Giám Mục Palermo có bằng tiến sĩ thần học.

Nhớ lại con đường ơn kêu gọi của mình, Đức Thánh Cha Piô X trả lời một cách gián tiếp: - "Cha biết có một linh mục, khi được làm cha sở, thì không có bằng cấp gì; khi được đặt làm kinh sĩ, cũng không có bằng cấp gì; khi được đặt làm Giám Mục, cũng không có bằng cấp gì; khi được chọn làm Giáo Hoàng, cũng không có bằng cấp gì. Và đó, chính là Cha đang nói với các con đây”.

Đức Giáo Hoàng Piô X muốn dạy cho mọi người biết: điều quan trọng trước nhất của một người đứng ra phục vụ Giáo-Hội và các linh hồn, phải là sự đạo đức thánh thiện.

178. Nói nhỏ khi cầu nguyện và nói to khi giảng

Một giáo dân kia hỏi cha Vianê một câu tinh nghịch: - “Lạy cha, khi cha cầu nguyện thì chúng con nghe cha nói nhỏ, còn khi cha giảng thì chúng con nghe cha nói to.”

Cha sở họ Ars liền trả lời một cách vui vẻ: “Khi cha giảng, cha giảng cho những người điếc, cho những những người ngủ gục. Còn khi cha cầu nguyện, cha cầu nguyện với Chúa là Đấng không điếc.”

179. Xưa: quá đẹp ! Nay: quá xấu !

Bà hoàng hậu Isabella cai trị triều đình Tây Ban Nha trong sự huy hoàng lộng lẩy. Nhiều quan hãnh diện trong việc phục vụ hoàng hậu, trong đó, có Phanxicô Borgia.

Ngày kia, bà hoàng hậu qua đời. Phanxicô Borgia được giao cho công việc: trước khi chôn, mở quan tài hoàng hậu ra để xem mặt một lần cuối cùng.

Chao ôi ! Ghê tởm khủng khiếp: xưa, quá đẹp; nay, quá xấu.

Sau đó, Phanxicô Borgia bỏ mọi sự để đi tu.

Đó là thánh Phanxicô Borgia, bề trên Dòng Tên.

180. Hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện! Đừng bao giờ ngưng cầu nguyện!

“Trong tất cả các bài tôi giảng và các bài tôi viết, tôi không bao giờ muốn làm việc gì khác, ngoài việc muốn thường xuyên lặp đi lặp lại rằng: “Hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện!”

“Trong những sách mà tôi đã sáng tác, tôi không tin rằng có một cuốn sách nào ích lợi hơn cuốn “Phương thế vĩ đại của sự cầu nguyện”, và nếu có thể, tôi muốn in ra bao nhiêu cuốn sách nầy cho bấy nhiêu tín hữu trên mặt đất để có thể phân phát cho tất cả mọi người và để làm cho tất cả mọi người hiểu biết rằng điều cần thiết cho tất cả chúng ta là cầu nguyện để được rỗi linh hồn … Tôi nói điều nầy, tôi lặp lại điều nầy và tôi lặp lại điều nầy suốt đời tôi: việc rỗi linh hồn tuỳ thuộc vào sự cầu nguyện; và tôi ao ước rằng tất cả các tác giả trong những cuốn sách của họ, tất cả những nhà giảng thuyết trong những bài giảng của họ, tất cả cả những linh mục giải tội nơi toà cáo giải đều nhấn mạnh về sự cần thiết của sự cầu nguyện, đều nói và lặp lại không ngừng rằng: Hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện! Đừng bao giờ ngừng cầu nguyện!”

Đó là những lời đầy xác tín về sự cầu nguyện của thánh tiến sĩ giám mục Anphôngsô Liguori, đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 20/01/2008
NGƯỜI THÍCH CHIM HẢI ÂU

N2T


Có một người dựa vào biển mà sinh sống, ngày ngày đều bắt cá trên biển, lâu dần thì say mê những con chim hải âu ẩn hiện trên thuyền, mỗi ngày ở không đều đùa giỡn với chim hải âu. Chim hải âu cũng thích anh ta, nên thường kết thành đoàn đội vây quanh anh ta.

Ông bố của anh ta biết chim hải âu thích con mình, nên muốn thử đùa giỡn với hải âu cho biết mùi vị, bèn nói với con mình: “Bố nghe nói hải âu thích đùa giỡn với con, ngày mai con bắt vài con đem về để ba giỡn với tụi nó.”

Ngày hôm sau, đứa con xách cái lồng đi ra biển, anh ta hú gọi chim hải âu đến để muốn lợi dụng bắt vài con, nhưng ngày hôm ấy hải âu đều bay trên trời cao, không bay gần thuyền nữa.

(Liệt tử: Hoàng đế)

Suy tư:

Cái dễ thương của người Ki-tô hữu là biết chia sẻ với người khác những niềm vui nỗi buồn, bởi vì qua lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ họ hiểu được việc chia sẻ với tha nhân chính là chia sẻ với Chúa Giê-su, thánh Phao-lô đã chia sẻ như thế này: “Họ là người Híp-ri ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là người Ít-ra-en ư ? Tôi cũng vậy ! Họ là dòng giống Áp-ra-ham ư ? Tôi cũng vậy ? Họ là người phục vụ Đức Ki-tô ư ? Tôi nói nhju7 người điên: tôi còn hơn họ nữa...” (2 Cr 11, 22-23a)bởi vì Chúa Giê-su xuống thế làm nguời không những chỉ cứu chuộc người Do Thái mà thôi, nhưng là cứu chuộc cho toàn thể nhân loại.

Người con vì muốn để cho ông bố vui lòng –dù anh ta không muốn- nên muốn lợi dụng tình bạn giữa chim hải âu và mình để bắt chim hải âu về cho bố đùa giỡn, nhưng trời không muốn như thế...

Trở nên như người nghèo để phục vụ và chia sẻ với người nghèo, trở nên như bệnh nhân để phục vụ và an ủi họ, trở nên như người bị áp bức để nâng đỡ họ.v.v...là lý tưởng của người Ki-tô hữu của mọi thời đại, dù họ biết rằng những việc làm của họ đôi lúc được trả giá bằng hy sinh, đau khổ và tù đày...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 20/01/2008
N2T


11. Trong Giáo Hội có hai con đường để cứu linh hồn: con đường thứ nhất là liên hệ với tất cả các giáo hữu, tức là tuân giữ giới răn của Thiên Chúa; con đường thứ hai là gia nhập vào một tu viện để nghe khuyến dụ của Chúa Giê-su.

(Thánh Ignatius de Loyola)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng Thống Phi Luật Tân Khai Mạc Chiến Dịch Chống Phá Thai
Anthony Lê
13:44 20/01/2008
Tổng Thống Phi Luật Tân Khai Mạc Chiến Dịch Chống Phá Thai

Và Xem Chuyện Đó Như Là Một Mối Nguy Hiểm cho Sức Khỏe và Đạo Đức Luân Lý

MANILA, Philippines (LifeSiteNews.com) - Tổng Thống Phi Luật Tân Bà Gloria Macapagal Arroyo ngày hôm qua đã bày tỏ sự đau xót của Bà trước việc khám phá ra một phôi thai đã chết được đặt bên trong phòng giặt đồ của Dinh Thự Malacañang Palace vào hôm sáng thứ năm vừa qua. Từ đó, Bà đã ra lệnh cho các viên chức chính phủ tăng cường chiến dịch chống đối lại chuyện phá thai.

Phát ngôn viên của Tổng Thống Ông Ignacio Bunye nói: "Tổng Thống thật đau buồn trước việc khám phá ra bào thai này. Là một người Công Giáo ngoan đạo, cũng là một người mẹ và là một bà ngoại, Bà chống đối lại chuyện phá thai và mạnh mẽ tin rằng sự thánh thiêng của sự sống. Chúng tôi rất đau buồn về biến cố này. Chúng tôi xem mỗi mạng sống đều là thánh thiên và vô giá. Chúng tôi cầu nguyện cho tâm hồn của đứa trẻ vô tội này và hy vọng rằng người nào có trách nhiệm về việc làm này, sẽ sớm biết hối cãi và đền tội."

Viên cảnh sát trưởng của Bà Arroyo cho biết: các cảnh sát viên của Ông đang điều tra xem ai chính là người đã vứt bỏ đi bào thai đó trong một cái bọc nhựa màu xanh bên cạnh nhà vệ sinh.

Thiếu Tướng Romeo Prestoza nói với các phóng viên báo chí rằng: "Chúng tôi không biết chuyện đó là vô tình hay cố ý nữa, vì hiện tại chúng tôi đang xem lại các băng ghi hình để tìm cách nhận dạng người phụ nữ đã vào phòng vệ sinh sáng hôm đó."

Tổng Thống Arroyo đã chỉ thị cho Bộ Phát Triển An Sinh Xã Hội nhanh chóng đưa ra các chương trình nhằm thuyết phục tất cả mọi người dân đừng phá thai nữa, và tăng cường các chương trình tư vấn về gia đình cho những người mẹ trẻ và những người mẹ có con ngoài giá thú.

Ông Bunye cho biết: "Tổng Thống đã đưa chỉ thị cho Bộ nói trên, để thúc đẩy Bộ ấy sớm triển khai ra các chương trình giáo dục công chúng về nhu cầu cần phải chấm dứt vấn nạn phá thai vì nó có nguy hiểm đến sức khỏe và làm nguy hại đến nền đạo đức, và luân lý của nước nhà."

Phá thai chính là chuyện bất hợp phát tại Phi Luật Tân và chính phủ dưới quyền của Bà Tổng Thống Arroyo từ lâu đã cổ võ cho việc triển khai các chương trình giáo dục về tiết dục, hoạch định sinh sản gia đình theo cách tự nhiên, dựa trên truyền thống lâu đời của nền văn hóa Phi Luật Tân chính là tôn trọng gia đình và sự sống.

Nói với các thông tín viên ngoại quốc sau buổi lễ khai mạc, Bà Arroyo cho biết: "Chính phủ của Bà sẽ mạnh mẽ lên tiếng và cho triển khai ra các chương trình bảo vệ sự sống đích thực phù hợp với nền văn hóa của Phi Luật Tân."
 
10 Lý Do Tại Sao Chúng Ta Phải Chiến Thắng Cuộc Chiến Làm Chấm Dứt Nạn Phá Thai
Anthony Lê
14:05 20/01/2008
10 Lý Do Tại Sao Chúng Ta Phải Chiến Thắng Cuộc Chiến Làm Chấm Dứt Nạn Phá Thai

Được Hội Các Linh Mục Bảo Vệ Sự Sống Đưa Ra

NEW YORK (CNS).- Ngày hôm qua, chúng ta được biết về 10 Thách Đố Lớn của Phong Trào Bảo Vệ Sự Sống do Hội Human Life International (HLI) đưa ra, nay xin được giới thiệu qua cho Quý Vị độc giả 10 Lý Do Tại Sao Chúng Ta Phải Chiến Thắng Cuộc Chiến Làm Chấm Dứt Nạn Phá Thai do Hội Các Linh Mục Bảo Vệ Sự Sống đưa ra đó là:

1. Những Người Còn Sống Sót:. ............... vì rằng đa phần những người trẻ Công Giáo thời nay có thể trở thành những người phò sinh một cách tích cực nếu như chúng ta biết cách giáo huấn và khuyên bảo các em về các vấn đề có liên quan đến sự sống.

2. Cầu Nguyện Cho Sự Hoán Chuyển .........từ Những Người Phò Phá Thai trở thành Những Người Phò Sinh.

3. Cầu Nguyện Cho Sự Ăn Năn Trở Lại ......... để chính những người đã từng phá thai và gánh chịu sự đau đớn của việc phá thai về mặt thể lý, tinh thần, tình cảm, và tâm linh để họ có đủ can đảm đứng lên, và mạnh mẽ lên tiếng chống đối lại chuyện phá thai, rút kinh nghiệm từ chính bản thân của riêng họ!

4. Hành Động để Càng Có Ít Bác Sĩ chọn nghề Phá Thai ....................... để hoạt động để từ đó làm bớt đi các Bệnh Viện hay các cơ sở Phá Thai trên khắp cả nước. Sứ mạng này tùy thuộc vào những người phò sinh và các bậc làm cha-mẹ có quan điểm phò sinh trong việc giáo huấn và tư vấn sự chọn lựa các ngành nghề tương lai của con cái họ.

5. Thách Đố qua các vụ Kiện Tụng. ...... về những thông tin có liên quan đến các trẻ em chưa được chào đời dựa trên các đạo luật của Hiến Pháp về Quyền Sống của mỗi công dân, cho dẫu là nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa.

6. Tìm Cách Chứng Minh bằng Khoa Học. ..... rằng càng ngày càng có thêm rất nhiều bằng chứng cho thấy việc phá thai có nguy hại trầm trọng đến sức khỏe, tâm lý và tâm linh của những người phụ nữ!

7. Chứng Minh cho Những Người Phò Phá Thai rằng ........... các lập luận của họ đã quá lỗi thời và họ đã đuối lý rồi khi lên tiếng bênh vực cho quyền được lựa chọn (pro-choice) của những người phụ nữ.

8. Việc Bỏ Phiếu. .............. để bầu ra các ứng viên có quan điểm phò sinh thật sự!

9. Việc Ban Hành ra các Luật Lệ, Hiến Pháp. ............. phải vận động để càng ngày càng có nhiều đạo luật có liên quan đến việc bảo vệ sự sống được Quốc Hội các cấp thông qua.

10. Nhấn Mạnh đến Sự Đồi Trụy. ............. mà tự việc phá thai đang mang lại cho nhân loại! Là một thứ tội diệt chủng ngấm ngầm giết hại cả nhân loại con người!


Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng Sự Chết, do đó, phong trào phò sinh cũng phải dành được chiến thắng trước nền văn hóa sự chết!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Về Thái Hà thăm Phố Đức Bà
An Dân
00:03 20/01/2008
Chiều nay, theo chân hai bạn trẻ về dưới Thái Hà. Đây là hai bạn trẻ vẫn về Thái Hà cầu nguyện cho công lý và hoà bình.

Chúng tôi đến vừa lúc đoàn rước tiến ra hiện trường. Cả một rừng người. Tôi đoán con số khoảng hơn 2000 tín hữu. Toàn là người trẻ. Ai cũng vui vẻ. Lẫn trong đoàn người có rất đông các chiến sĩ an ninh. Họ cũng máy môi, cũng hát những lời kinh da diết trong điệp khúc Hoà bình.

Nhiều người cho biết, khoảng một tuần nay, tại nhà thờ Thái Hà, thánh lễ nào cũng có người lạ. Nhiều người đi lăng xăng, khuôn mặt căng thẳng khi tiếp thu những lời giảng dạy. Nhiều người đến nhà thờ tự nhận là giáo dân, lớn tiếng kết án này nọ, khi bị mời ra khỏi nhà thờ, mới lộ nguyên hình là những “con sói” giả đang tìm cách giăng bẫy những “con chiên hiền lành”.

Ngoài hiện trường, các chiến sĩ an ninh không còn hăng hái như trước. Họ cũng chẳng buồn chụp ảnh như mọi khi, đơn giản bởi chẳng có gì mà chụp. Những người cần chụp thì họ đã chụp rồi. Những người cần tới nhà “thăm hỏi” thì họ đã thăm hỏi. Những ai làm việc trong các công sở thì họ cũng đã có ý kiến với lãnh đạo các cơ quan chủ quản, yêu cầu “không để nhân viên đi đọc kinh nữa”. Mấy cháu nhỏ thường ra đọc kinh tại hiện trường thì cũng đã được nhà trường đánh tiếng: “Em nào đi đọc kinh thì sẽ bị đuổi học”. Mấy bô lão thì được con cái khuyên lơn: “Bố ơi, mấy anh bảo bố có đi lễ thì chỉ đi lễ thuần tuý thôi...”.

Thực tế, các anh an ninh cũng chẳng có gì để “chụp”, bởi có gì thì họ đã “quy chụp” trong Công văn 273 rồi và cũng bởi từ ngày xảy ra chuyện ở Thái Hà, các linh mục và giáo dân không làm gì khác ngoài việc cầu nguyện cho công lý trong trật tự ngay tại mảnh đất vốn thuộc khu nội tự của Nhà Dòng. Một việc làm mà luật pháp bảo vệ và cho phép. Một việc làm mà mọi người thiện chí và có lương tri không thể nào lên án được. Tất cả chỉ có vậy, khiến các chiến sĩ thường khi “giương bộ mặt đằng đằng sát khí”, cũng trở nên dễ thương nhẹ nhàng, hoặc chạy “tìm nơi kín ẩn” để không phải đối diện với những người giáo dân hiền lành đang gia tăng lời cầu nguyện cho quê hương đất nước được thái bình, cho chính những nhu cầu mà các anh và gia đình cũng đang mong mỏi và nhất là để không phải đối diện với khuôn mặt từ ái và đôi mắt của Đức Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp cứ xoáy sâu vào tâm can con người.

Cũng đúng thôi, bởi con người, dù họ thế nào, thì lương tri cũng có lúc phải thức dậy. Dù họ là ai, thì họ cũng hiểu rằng không nên xúc phạm tới tình cảm tôn giáo, tới những giá trị thánh thiêng mà từ bao đời đã làm nên cuộc sống, tạo nên những nét đẹp văn hoá, và đã kiến tạo nên những thế hệ con người. Dù họ là ai, thì họ cũng phải hiểu rằng, tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có những giá trị làm nên cuộc sống mới tồn tại.

Hai tuần đã trôi qua kể từ ngày người ta cố tình chà đạp lên mảnh đất thiêng liêng của Giáo hội. Chính nơi ấy, xưa kia, một thời đã là nơi cầu nguyện, thì hôm nay, nơi ấy đang “vang vọng tiếng kinh cầu”. Chính nơi ấy, xưa kia, một thời đã từng là nơi hội họp của anh chị em tín hữu, thì hôm nay, đang là nơi gặp gỡ của những con người mến yêu công lý và hòa bình. Chính nơi ấy, xưa kia, mỗi ngày thứ bảy, giáo dân khắp nơi tụ về hát khen, tôn kính Mẹ, thì nơi ấy hôm nay đang được giáo dân trao vào tay Mẹ với trọn niềm phó thác cậy trông.

Mấy chục bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp chạy dọc suốt bức tường biến con đường nên con phố Đức Mẹ. Nhiều bạn trẻ vui vẻ gọi đây là “phố Đức Bà”. Nhiều cụ già, đứng bên ảnh Mẹ thành kính dâng lên những lời nguyện riêng tư. Có ai đó được ơn đã mang tới những bảng tạ ơn gắn ngay bên hình Mẹ. Cháu bé nào đấy khi tạ ơn Đức Mẹ đã chẳng dám viết thật tên, chỉ dám ngắn gọn đôi hàng: “Tạ ơn Mẹ đã cho con được bình an.” Ký tên: “Bé Con”

Nhiều người bảo: “Chúa vẫn thường biến sự dữ ra sự lành” . Biết đâu đấy, đây sẽ là khởi đầu cho một chương trình của Mẹ. Biết đâu đấy: “Nước Nam sẽ trở lại”, “Bức tường than khóc sẽ trở thành bức tường của niềm vui”. Ơn đức tin từ đây sẽ nảy mầm. Người Công giáo Việt sẽ lại nô nức trở về chốn này để ca tụng Mẹ, để xin ơn Mẹ cho “Nước Nam thanh bình”.

Mấy bạn trẻ đi cùng bảo chúng tôi: “Có Mẹ mọi nhẽ đều xuôi. Chúng tôi sẽ còn cầu nguyện, bởi cầu nguyện là sự sống và hơi thở của chúng tôi. Chúng tôi còn cầu nguyện để cho mảnh đất thiêng liêng này thức dậy, trở thành nơi Dân Chúa nguyện cầu cho quê hương đất nước và gia đình mọi người được an cư lạc nghiệp.

Chắc chắn rồi, Mẹ đã ở đây trên con phố này, thì đây mãi mãi sẽ là nơi cầu nguyện. Chẳng có gì cản ngăn được. Chẳng có thế lực nào có thể dập tắt được. Chẳng có cách thức nào có thể làm cho người giáo dân quên đi rằng, ở Thái Hà có một “phố Đức Bà” mà họ có bổn phận và trách nhiệm đến viếng thăm.

Đêm nay, mưa lại rơi.

Phố Đức Bà nhoà đi trong lời kinh tiếng hát.

Thái Hà 19/01/2008.
 
2000 giáo dân giáo xứ thánh Maria Goretti hiệp thông với giáo dân Hà Nội
Phóng viên VietCatholic
02:34 20/01/2008
SAN JOSE, California 19/01/08 -Từ hạ tuần tháng 12 năm 2007, hàng chục ngàn giáo dân Việt Nam tại San Jose tỏ ra rất quan tâm về những tin tức giáo dân tại Việt Nam đang cầu nguyện cho công lý được thực hiện, để chính quyền Việt Nam trao trả lại Giáo Hội những cơ sở đã bị tước đoạt.

Sau các thánh lễ cuối tuần, giáo dân thường thắc mắc hỏi nhau: Liệu chính quyền có dùng vũ lực đàn áp giáo dân không? Giáo dân hải ngoại phải làm gì để hỗ trợ giáo dân Việt Nam?

Tâm tình tha thiết ấy được biểu lộ nhiều cách, nhiều lần. Lần đầu vào ngày 24/12/ 2007 trong buổi hát thánh ca mừng Chúa Giáng Sinh tại đền thánh Tử Đạo Việt Nam, hàng trăm giáo dân San Jose đã đốt nến, hát kinh Hòa Bình, cầu nguyện cho giáo dân Hà Nội đang xin chính quyền trả lại cơ sở Tòa Khâm Sứ

Đến sáng Chúa Nhật ngày 30 tháng 12 nhiều giáo dân được tin Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Tòa Giám Mục, đã cùng đức Tổng Giám Mục thị sát cơ sở Tòa Khâm Sứ. Họ tỏ ra vui mừng cho rằng đây là dấu hiệu nhà nước có thiện chí muốn giải quyết vấn đề. Do vậy, khi thánh lễ gần kết thúc, trước khi mọi người ra về, ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng ban thánh lễ đã thông báo cho khoảng 1500 giáo dân biết việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm đức TGM Ngô Quang Kiệt và thị sát tòa Khâm Sứ. Ông xin mọi người đọc một Kinh Lậy Cha, ba kinh Kính Mừng để hợp ý cầu xin cho thỉnh nguyện của giáo dân Hà Nội.

Lời thông báo của ông Phạm Văn Tuấn làm cả nhà thờ xúc động. Lời kinh được cất lên trong tâm tình giáo dân hướng lòng về Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Hôm nay, cũng lời kinh ấy, cũng cung điệu ấy, sao ai cũng cảm thấy lòng mình nôn nao ! Sao ai cũng cảm thấy lòng mình tha thiết cầu xin Chúa và Đức Mẹ đoái thương giáo dân Hà Nội.

Nhưng, những tin tức lạc quan thưở ban đầu đã dần dần nhạt nhòa trong tâm trí giáo dân, và thay vào đó là những tâm tư bi quan, giận dữ khi thấy nguyện vọng chính đáng của giáo dân Hà Nội vẫn không được nhà nước đáp ứng và chính quyền còn dùng những lời lẽ ngang ngược lên án, đe dọa hàng giáo sĩ và giáo dân Hà Nội. Họ cho rằng chính quyền Việt Nam đang chơi trò lừa dối, đang sửa soạn dùng biện pháp vũ lực đàn áp giáo dân.

Trước tình cảm bức xúc đó, Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Việt Nam tại giáo xứ Thánh Maria Goretti ở San Jose đã trình bày cho cha chính xứ Stevens Brown biết hoàn cảnh nghiệt ngã của giáo dân Hà Nội đang phải gánh chịu những đau khổ và xin Ngài cho phép tổ chức ba buổi cầu nguyện đặc biệt cho Giáo hội Việt Nam vào ba thánh lễ cuối tuần. Cha Stevens Brown là người Hoa Kỳ nhưng Ngài đã tỏ ra xót xa và thương cảm cho Giáo Hội Việt Nam ngay từ những ngày đầu giáo dân VN San Jose bắt đầu cầu nguyện cho giáo phận Hà Nội. Ngài đã cho phép, đã hỗ trợ và còn để cử cha phó Randy Valenton, người Phi Luật Tân tham dự buổi lể để cầu nguyện cho các giáo dân Hà Nội. Cha chính xứ Brown lấy làm tiếc không tham dự buổi cầu nguyện được vì phải tham dự tuần lễ cấm phòng hàng năm.

Buổi cầu nguyện đặc biệt của giáo dân giáo xứ Thánh Maria Goretti đã diễn ra vào lúc 6 giờ 30 chiều thứ Bảy 19/01/2008. Nghi thức diễn ra hết sức trang trọng. Ba hồi chiêng trống vang lên, cả một khu thánh đường đầy người bắt đầu chìm đắm vào tâm tư cầu nguyện. Một đoàn rước đầy màu sắc từ ngoài nhà thờ tiến vào thánh đường. Ba cụ cao niên cầm Thánh Giá nến cao đi trước. Theo sau là các em giúp lễ, đến khoảng 30 huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, đến các ông trong đoàn Liên Minh Thánh Tâm, các bà mẹ Công Giáo và sau cùng là sách Phúc Âm, các linh mục và cha chủ tế.

Trong nhà thờ lúc này tất cả các đèn điện đã tắt. Thay vào đó, hàng ngàn ngọn nến được thắp lên, chiếu tỏa ánh sáng lung linh huyện diệu, đưa lòng người chìm đắm vào tâm tình thiêng liêng cầu nguyện

Đoàn rước đứng dọc theo hai bên lòng nhà thờ làm hàng rào cầu nguyện. Trong khi cha chủ tế tiến dần lên bàn thờ thì ca đoàn Đồng Tâm cùng với các giáo dân hát vang bài “Con Có Một Tổ Quốc - Nước Việt Nam” của đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Lời ca của bài hát đưa tâm tư mọi người về với Đất Nước và Giáo Hội Mẹ Việt Nam đang đau khổ vì những đàn áp, những oan khiên mà người Công Sản áp đặt lên Giáo Hội Mẹ. Trong khi đó ban tổ chức chiếu lên tường hàng mấy chục bức hình (Slide Show) giáo dân Hà Nội đang cầu nguyện trước tòa Khâm Sứ, cảnh các cụ ông cụ bà ngủ ngoài đường, ngoài chợ dưới thời tiết buốt lạnh để canh gác không cho người ta lấn chiếm đất đai của xứ Thái Hà, cảnh công an chìm nổi dọa nạt giáo dân, cảnh các em thiếu nhi cầu nguyện trước hàng rào kẽm gai có hình Đức Mẹ Hàng Cứu Giúp.

Trước cảnh tượng đau lòng này, không khí trong nhà thờ trở nên vô cùng ngột ngạt căng thẳng. Lòng uất hận đã dâng tràn như một quả bóng đầy hơi muốn bùng nổ. Họ muốn làm sao để giáo dân quê nhà biết được tâm tình của họ đang hết sức bức xức, đang một lòng ủng hộ nguyện vọng của giáo dân Hà Nội

Bầu khí đang căng thẳng thì cha chủ sự và các cha đồng tế bước lên bàn thờ. Nghi thức cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam chính thức bắt đầu.

Ông Hồ Quang Nhật đại diện giáo dân bước lên cung thánh đọc lời cầu nguyện. Với giọng thật tha thiết, ông nài xin Chúa:

Lời nguyện I:

Lậy Chúa, bây giờ là 6:30 chiều thứ Bảy ngày 19 tháng 1 năm 2008 tại San Jose California, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và là 9:30 sáng ngày Chúa Nhật 20 tháng 1 năm 2008 tại Việt Nam.

Cộng Đoàn Việt Nam tại Giáo Xứ Thánh Maria Goretti xin dành những giây phút thiêng liêng này hướng lòng về đất nước Việt Nam yêu dấu bên kia bờ Thái Bình Dương, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam ngút ngàn yêu thương, về những khổ đau dằn vặt mà Giáo Hội miền Bắc đã chịu đựng hơn nữa thế kỷ và cả Giáo Hội Việt nam trong hơn 32 năm qua đã phải sống những tháng ngày ngộp thở với những khó khăn chồng chất trong công cuộc rao giảng Tin Mừng. Đất đai cơ sở của Giáo Hội bị tước đoạt nhưng Giáo Hội vẫn một lòng cam tâm chịu đựng và xem như là những hoa quả đầu mùa xin dâng hiến lên Thiên Chúa như ngày xưa, gần 2000 năm trước, Chúa Giêsu đã bị quân dữ hành hạ đóng đinh trên thập giá ở ngọn đồi Calvario và Chúa đã xem đó như là lễ vật dâng lên Thiên Chúa để hoàn thành sứ mạng cứu chuộc.

Ca đoàn Đồng Tâm xướng: Chúng con cầu xin Chúa

Cộng đoàn đáp lại: Xin Chúa nhận lời chúng con

Lời nguyện II.

Lậy Chúa hôm nay, Giáo Hội khắp hoàn vũ dành những giây phút thiêng liêng đặc biệt để cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu, đánh dấu 100 năm của sự nguyện cầu cho ý tưởng hiệp nhất, chúng con cũng xin Thiên Chúa và Mẹ Maria gìn giữ Giáo Hội Mẹ Việt Nam, xin ban ơn sáng suốt cho hàng giáo phẩm Việt Nam biết đâu là lối phải tránh, biết đâu là con đường phải đi để đưa Giáo Hội đến bến bờ mà Thiên Chúa hằng mong muốn con dân của Ngài sẽ chu toàn trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng ở cuộc sống trần thế nầy.

Ca đoàn xướng: Chúng con cầu xin Chúa

Cộng đoàn đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Lời nguyện III

Xin Thiên Chúa ban ơn can đảm, khôn ngoan, nhẫn nại cho hàng triệu giáo dân Việt Nam từ Bắc ra Trung vào Nam trong đời sống hàng ngày để họ nhận diện ra giá trị của thập tự giá trên ngọn đồi Calvario và giá trị của những lời cầu nguyện trước Toà Khâm Sứ Hà Nội, ở Giáo Xứ Thái Hà, ờ Dòng Chúa Cứu Thế Saigon, ở Lavang, ở Huế, ở đường Nguyễn Du của Tổng Giáo Phận Saigon, ở Los Angeles, ở Santa Ana, ở San Jose, ở Washington D.C., ở Paris, ở Sydney và ở khắp nơi trên thế giới.

Ca đoàn xướng: Chúng con cầu xin Chúa.

Cộng đoàn đáp lại: Xin Chúa nhận lời chúng con

Lời nguyện IV.

Những gì của Thiên Chúa phải trả lại cho Thiên Chúa, những đất đai tài sản của Giáo Hội Việt Nam phải trả lại cho Giáo Hội Việt Nam, những gì của Cesar phải trả lại cho Cesar. Ngày xưa Chúa đã chẳng dạy cho những người Pharasiêu bài học vỡ lòng đó hay sao mà ngày nay người ta vẫn lại dễ quên như vậy? Xin cho những ai đã quên sẽ đuợc nhớ lại và thực hành những gì mà Thiên Chúa đã dạy để cho hoà bình và công lý đuợc tôn trọng trên quê hương Việt Nam chúng con.

Và sau cùng, chúng con xin dâng đất nước Việt Nam, xin dâng Giáo Hội Mẹ Việt Nam, xin dâng 10 triệu anh chị em Công Giáo của chúng con trong đó có ông bà, cha mẹ, anh chị em thân bằng quyến thuộc của chúng con và xin dâng 85 triệu đồng bào Nam Trung Bắc vào bàn tay che chở của Đức Mẹ và sự quan phòng của Thiên Chúa để họ có đựợc một đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc với an hoà trong công lý.

Ca đoàn xướng: Chúng con cầu xin Chúa

Cộng đoàn đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con.

Trong khi thừa tác viên đọc lời cầu nguyện thì tiếng đàn dương cũng cầm cũng điểm nhẹ vào không gian âm thanh diệu vợi của bài hát Ave Maria của Shubert.

Sau đó, ông Hồ Quang Nhật đã xin cả Cộng Đoàn cùng với Ca Đoàn Đồng Tâm biểu lộ tinh thần đấu tranh một cách ôn hòa, theo cung cách của các giáo dân Hà Nội đã làm trong việc đòi thực thi công lý qua bài hát “Kinh Hòa Bình” của Linh Mục nhạc sĩ Kim Long.

Khi hát bài Kinh Hòa Bình, tất cả giáo dân giơ cao nến lên khỏi đầu, ánh sáng lung linh của hàng ngàn cây nến chiếu tỏa khắp nhà thờ thánh Maria Goretti làm nhiều giáo dân rưng rưng nước mắt. Họ tưởng nhớ và hiệp thông với giáo dân ở Hà Nội, Sàigòn và nhiều nới khác nữa đang khắc khoải mong nhà nước trao trả lại đất đai cơ sở mà chính quyền đã chiếm đoạt cách phi pháp.

Giáo dân San Jose đã từng hát Kinh Hòa Bình với tâm tình đầy ắp yêu thương và thứ tha, nhưng sao đêm nay, dưới ánh sáng lung linh, cùng lời kinh đó được hát lên, ai cũng cảm thấy nghẹn ngào, tủi phận khi nghĩ tới những giáo dân Hà Nội đang qùy dưới chân Đức Mẹ Sầu Bi, khóc lóc xin Mẹ thương ban ơn lành cho Giáo Phận

Trong lúc tâm hồn giáo dân San Jose đang thổn thức tưởng nhớ tới giáo phận Hà Nội thì họ cũng biết rằng trên toàn thế giới, nơi nào có người Công Giáo Việt Nam, thì nơi đó, ngày hôm nay giáo dân cũng đang hiệp thông với Giáo Hội Mẹ trong nguyện vọng đòi lại các cơ sở đất đai mà người Công Sản đã chiếm đoạt hơn 50 năm nay. Với niềm tin tưởng ấy, họ xác tin rằng dù thế nào chăng nữa, giáo dân công giáo Việt Nam, với tinh thần sẵn sàng hy sinh, sẽ lấy lại được những gì mà người cộng sản đã tước đoạt của họ bằng họng súng AK 47.

Sau thánh lễ, hàng mấy trăm người xếp hàng dài dưới trời giá lạnh mùa Đông để ký tên trên những lá thư mà họ sẽ gửi tới 2 thượng nghị sĩ, 2 dân biểu và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ để xin các giới chức này can thiệp với chính quyền Việt Nam yêu cầu nhà nước trao trả các tài sản cho Giáo Hội. Có chứng kiến cảnh giáo dân chen chúc ký tên mới cảm nghiệm được lòng giáo dân thực sự yêu mến Giáo Hội và một lòng với cuộc đấu tranh của giáo dân tại quê nhà.

Các người ký tên xong lại có cơ hội bàn tán về các biến cố đang xảy ra tại các giáo phận ở Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Trạch, một người trong ban phụng vụ luôn tha thiết với Giáo Hội, quê hương và dân tộc, đưa ra một nhận xét:

Đọc các tin tức của Vietcatholic tôi thấy đài phát thanh Vatican, tức tiếng nói của Tòa Thánh, rồi các Đức Cha Việt Nam như đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Đức Cha Đặng Đức Ngân, Đức Cha Vũ Văn Thiên và một số các vị bề trên dòng tu đã làm một việc rất đúng là công khai cho chính quyền biết nguyện vọng của giáo dân là chính đáng. Nhưng tôi cũng không hiểu vì sao lại có các vị khác chưa lên tiếng. Có lẽ các vị đó cũng đã lên tiếng rồi, nhưng có lẽ trong chỗ kín đáo chăng? Vị nào cũng dấn thân như đức Tổng Kiệt, Đức Cha Sang thì chắc nhà nước đã giải quyết rồi. Thôi thì mỗi người cũng sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử và trước mặt Chúa.

Ông Nguyễn Thông, người cống hiến cho độc giả Việtcatholic những bức hình trong buổi thắp nến cầu nguyên hôm nay góp ý: “Theo tôi, chính quyền Việt Nam nên sửa sai trong vấn đề tịch thu đất đai của các tôn giáo và của dân chúng”

Rồi ông đưa ra chứng cớ biện minh cho lập luận: ” Này nhá, nhờ sửa sai, nhờ phế bỏ chế độ kinh tế tập trung kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa mà nền kinh tế Việt Nam bây giờ có mức độ phát triển nhanh. Cũng vậy, phải sửa sai chế độ nhà đất. Áp dụng chế độ đất đai theo kiểu cộng sản chỉ gây thêm tình trạng tham nhũng, cán bộ cướp đất. Đất của ai thuộc về người đó thì đâu có chuyện biểu tình. Chính quyền cần đất thì thương lượng hợp lý với chủ thì đâu có chuyện rắc rối xảy ra”.

Ông Bùi Trung Luân có vẻ đồng ý kiến với ông Thông. Ông tiếp lời “Giả dụ nhà nước trao trả đất đai, cơ sở cho các tôn giáo để mở trường học, mở các trung tâm xã hội, thì nền giáo dục Việt Nam đâu có xuống cấp quá độ như hiện nay, đạo đức xã hội đâu đến nỗi quá tệ làm nhiều người phải phê phán là suy đồi nhất lịch sử. Nếu sửa sai kinh tế đưa đến phồn vinh, ấm no thì sửa sai chế độ đất đai sẽ ổn định được tình hình xã hội”.

Ý kiến ông Nguyễn Thông và ông Bùi Trung Luân có vẻ thuyết phục được nhiều người nhưng chị Dương Thị Tiến nêu ra một trở ngại. Chị chứng minh bằng sự kiện thực tế. Chị nói:

Đất đai bị mấy ông Cộng Sản tịch thu, đâu có được người ta dùng vào việc công là bao nhiêu ? Họ chia chác nhau hết rồi. Ông thì cái nhà, bà thì có cổ phần trong cơ sở này, cơ sở nọ. Không làm mà có được tài sản to như vậy thì làm sao người ta nhả ra được”.

Rồi chị mỉa mai nói: “Nghĩ mà thấm thía cho câu nói: “Chế độ cộng sản muôn người vì một người ” Mà đúng vậy! đất đai của toàn dân là của cán bộ, của đảng viên đấy ! Chỗ nào màu mỡ là của họ. Họ muốn có là có, muốn không là không. Dân đen chỉ có mất đất vào tay cán bộ mà thôi.

Rồi chị xuống giọng kết luận: Trong buổi cầu nguyện hôm nay, tôi chỉ xin Chúa soi sáng cho Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam biết sửa sai mà thôi. Lịch sử đã ghi rõ những bằng chứng nhân dân bị trầm luân hàng mấy chục năm vì chính sách sai lầm của họ. Bây giờ chỉ xin Chúa cho họ đừng tiếp tục sai lầm nữa.
 
Làm sao upload video buổi cầu nguyện hiệp thông với giáo dân Việt Nam lên Internet để thế giới cùng xem?
VietCatholic
02:54 20/01/2008
Hỏi: Giáo xứ tôi tổ chức đêm thắp nến hiệp thông với tổng giáo phận Hà Nội, làm sao đưa video lên Internet để thế giới cùng xem?

Trả lời: Sau khi đã quay video.

Bước 1: Quý vị có thể dùng các nhu liệu (software) đi kèm với cái video camera để tạo ra file có tận cùng là. avi hay. wmv. Quý vị cũng có thể dùng Windows Movie Maker là chương trình có sẵn trong Microsoft Windows XP và Vista để tạo ra file. avi hay. wmv.

Quý vị nên giới hạn video trong vòng 10 phút thôi (nhiều hơn không đưa lên YouTube được, phải ngắt ra thành nhiều phần).

Bước 2: Quý vị đăng ký một account với YouTube. Xin vào đây (http://youtube.com). Khi đăng ký, YouTube sẽ hỏi vài câu rất đơn giản; trả lời chưa tới 30 giây là xong. Dịch vụ này là hoàn toàn miễn phí.

Sau khi có account rồi, quý vị nhấn nút Upload để đưa lên Net.

Bước 3: Khi đã upload xong, quý vị vào xem video đó. Trong phần About This Video, quý vị nhấn vào chữ customize rồi chọn Don't include related videos như trong hình bên. Sau đó, gởi cho chúng tôi theo địa chỉ conggiao@gmail.com những thông tin trong ô Embed. Chúng tôi sẽ đưa lên VietCatholic để anh chị em trên thế giới biết để vào xem được.
 
Đêm thắp nến tại San Jose
Teresa Đinh
03:15 20/01/2008
Đêm Thắp Nến

Tôi thường dự Thánh lễ hàng tuần tại nhà thờ Saint Maria Goretti, San Jose, California. Hôm nay thứ bảy, ngày 19 tháng 1 năm 2008, mới 6 giờ chiều, trời đã tối và gió rất lạnh, nhưng giáo dân đã tấp nập đến nhà thờ cho kịp giờ lễ lúc 6giờ 30. Bãi đậu xe đã không còn chỗ, và trong khuôn viên nhà thờ thì đông đầy người. Đó là điểm son của giáo dân Vietnam, dù không có nhà thờ riêng, cộng đoàn Việt nam vẫn đi dự lễ đông nhất.. Chúng ta ra đi mang theo quê hương và để “giử đạo”, không phải chỉ sau biến cố 1975 mà ngay từ ngày chia cắt đất nước năm 1954, ông bà, cha mẹ chúng ta đã phải từ bỏ tất cả nhà cửa, ruộng vườn ra đi cũng chỉ vì muốn được tự do thờ phượng Chúa.

Kể từ trước lễ Giáng sinh năm2007, tin tức từ trong nước đã được gửi ra thế giới qua những bản tin của thông tấn xã Công giáo cho biết giáo dân trong nước đã tự phát những buổi thắp nến cầu nguyện để nhà nước trả lại tòa Khâm sứ tại Hà nội đã bị chiếm đoạt từ lâu. Hợp ý cùng các giáo dân trong nước và trên toàn thế giới, hôm nay tại nhà thờ Saint Maria Goretti bắt đầu buổi cầu nguyện bằng cách phân phát những thỉnh nguyện thư gửi đến các nghị sĩ, dân biểu Hoa kỳ để yêu cầu các vị dân cử lên tiếng can thiệp với nhà cầm quyền Hà nội phải thực thi công lý và công bằng cho các tôn giáo ở Việt nam.

Trong khuôn viên nhà thờ bây giờ đèn đuốc đã được thắp sáng để giáo dân ký tên vào thỉnh nguyện thư trên những dãy bàn dài đã sẵn sàng giấy bút.

Trong nhà thờ, Anh Dũng đại diện cộng đoàn lên tiếng chào mừng giáo dân đến dự lễ và loan báo chương trình “Thắp nến cầu nguyện cho công lý và công bằng trên quê hương Việt nam”.

Thế là một hồi chiêng trống nổi lên. Đèn trong nhà thờ được tắt, ánh sáng từ những ngọn nến trong tay giáo dân bừng sáng lên, từ trong ra tới ngoài khuôn viên nhà thờ. Từ cuối nhà thờ, Thánh giá nến cao xuất hiện dẫn đầu đoàn rước, theo sau là các Hội đoàn trong Giáo xứ: Thiếu nhi Thánh thể, Thanh Thiếu nữ Công giáo, Liên Minh Thánh tâm, các bà mẹ Công giáo, Dòng ba Đa minh, Hội Cầu nguyện, Hội Cao Niên,Hội kính Các Thánh Tử đạo, các tu sĩ nam nữ…và hàng hàng lớp lớp giáo dân trật tự tiến vào nhà thờ với nến sáng trên tay và cùng hát vang bài”Con Có Một Tổ Quốc” của Cố Hống Y Nguyễn văn Thuận

Khi đoàn rước Sách Thánh và các linh mục vào tới Cung Thánh, và mọi người đã vào đầy nhà thờ, ông Hồ Quang Nhật, điều hợp viên của ban tổ chức Đêm Thắp Nến bắt đầu nghi thức cầu nguyện. Ông đã cùng giáo dân hướng về giáo hội Mẹ với những khổ đau mà giáo hội miền bắc đã phải chịu đựng hơn nửa thế kỷ,và cả giáo hội Việt nam trong hơn 32 năm qua đã phải sống với những khó khăn trong công cuộc rao giảng Tin Mừng, những cơ sở, đầt đai bị tước đoạt. Xin Chúa ban cho Hàng giáo phẩm Việt nam được ơn sáng suốt, khôn ngoan trong công cuộc mở mang nước Chúa.

Những gì của Thiên Chúa phải trả lại cho Thiên Chúa,những đất đai tài sản của Giáo hội phải trả lại cho Giáo hội Việt nam. Những gì thưộc về Cesar phải trả lại Cesar. Xin thực hành lời dạy của Chúa để công lý và hòa bình được tôn trọng trên quê hương Việt nam.

Sau mỗi lời cầu nguyện. cả nhà thờ đều hát “Xin Chúa nhậm lời chúng con” bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Mễ và tiếng Việt vì có sự hiên diện của các linh mục và giáo dân cộng đồng bạn.

Bài Kinh Hòa Bình được cả nhà thờ cùng cất tiếng hát trong khi những hình ảnh của giáo dân ở Hà nội, Thái hà, Sàigòn… hàng hàng lớp lớp tụ họp thắp nến cầu nguyện trước Tòa Khâm sứ, trong khuôn viên nhà thờ, tràn xuống cả lòng đường…được chiếu lên màn ảnh rộng làm mọi người xúc động muốn rơi lệ.

Chương trình cầu nguyện cho quê hương, cho sự toàn vẹn lãnh thổ, cho công lý và công bằng được tiếp tục bằng Thánh lễ sau đó.

Và giáo dân thì vẫn kiên nhẫn ký tên vào thỉnh nguyện thư ở bên ngoài nhà thờ, mặc dù trời đã khuya và gió vẫn rất lạnh.

Teresa Đinh ghi vội
 
Lời cầu nguyện của các em thiếu nhi giáo xứ Chính toà Hà nội trước Mẹ sầu bi
Vincent Khiên
12:37 20/01/2008
Lời cầu nguyện của các em thiếu nhi giáo xứ Chính toà Hà nội trước Mẹ sầu bi.

Lạy Chúa, Chúa biết trên thế giới hôm nay có biết bao những biến động đang xảy ra hàng ngày: chiến tranh, khủng bố, bạo động, bất hoà, bất công làm cho con người phải sống trong cảnh lo sợ, mất đi niềm vui, an bình, hạnh phúc.

Hôm nay, chúng con là những thiếu nhi giáo xứ Chính toà, những người con nhỏ bé của Chúa, chúng con đến với Chúa mang trong mình bao nỗi khao khát, khao khát một thế giới hoà bình, một xã hội công bằng, hiệp nhất, yêu thương. Xin Chúa chúc lành và ban tràn đầy những ơn lành cho những ước vọng, khao khát của chúng con.

Lạy Mẹ sầu bi, Mẹ là Mẹ của chúng con. Hôm nay, chúng con cũng đến quây quần bên Mẹ, thật tiếc là chúng con chỉ được nhìn ngắm Mẹ từ đằng xa thôi. Chúng con xin dâng lời ca tụng Mẹ vì muôn ơn lành Mẹ đã thương ban cho Giáo phận chúng con. Giờ đây, Mẹ cũng đang biết Giáo phận chúng con khao khát điều gì: chúng con đang mong được sống trong xã hội công bằng hiệp nhất yêu thương. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho các nhà lãnh đạo luôn biết thao thức, quan tâm đến những khao khát của con dân để cho mọi người cũng được sống trong công lý, hoà bình, hiệp nhất và yêu thương.

Nguyện xin Chúa và Mẹ sầu bi thương nhận lời cầu nguyện chân thành của chúng con. Amen ”.
 
Chuyện người Mông miền Sơn La theo Đạo Công giáo bị gọi là ''phỉ''
Cô Giáo Vùng Cao
12:53 20/01/2008
Chuyện người Mông miền Sơn La theo Đạo Công giáo bị gọi là "phỉ"

Sơn La: “Cô giáo đừng nói nhé, nó biết nó bảo bản tao là phỉ đấy”.

Các em học sinh Sơn La
Là một giáo dân, lại là giáo viên đang dạy học tại một bản người Mông ở Sơn La, lẽ dĩ nhiên tôi rất chú ý đến tin tức về người Mông theo Đạo. Tôi nghe nói ở một bản nọ, cả bản theo Đạo... Tôi lại nghe nói, có cha bị khiến trách vì quá chú ý đến người Mông, trong khi họ chỉ giữ Đạo khi được cho tiền thôi…

Có lẽ nào những người Mông thật thà chất phác, họ không bao giờ biết nói dối, đặc biệt là khi họ đã tin tưởng vào ai, vào điều gì thì họ cực kỳ kiên định, lại dễ dàng thay đổi niềm tin vì lợi lộc vật chất hay gặp một chút khó khăn nào đó sao? Ai chứ tôi thì tôi không tin như thế, tôi định bụng sẽ tim đến một bản Công Giáo người Mông để tìm hiểu, nhưng điều đó thật không dễ.

Bản tôi dạy học nằm trong khu vực nóng về tôn giáo, mấy năm trước Nhà nước khá vất vả để thuyết phục người dân bỏ Đạo. Tôi không được biết tôn giáo họ theo là tôn giáo nào, nhưng cũng như đại đa số những công chức khác, đặc biệt là giáo viên thì được nghe nói là một tổng hợp những điều mê tín đến nực cười. Ví dụ như họ rủ nhau lên núi nhảy từ trên đó xuống để được về trời, họ không làm ăn gì mà chỉ ngồi đợi tận thế …

Tôi vẫn giữ vững niềm tin đó cho tới một hôm, người mẹ của cô học trò tôi qúy nhất lớp đến mời tôi ăn cưới. Chị ta cứ dán mắt vào cỗ tràng hạt tôi treo trên đầu giường. Khi chỉ có tôi và chị trong phòng, tôi chỉ vào ảnh Đức Mẹ và hỏi:

-Chị có biết ai đây không?

-Cái người này là mẹ cái người nhỏ này

Vừa nói chị vừa chỉ vào tượng Chúa Giêsu nhỏ trên Thánh Giá. Tôi đưa tràng hạt cho chị và hỏi tiếp:

-Chị biết cài này là cái gì không?

-Cái này là cái người của Mẹ hay đeo.

Chị trả lời rồi nhìn tôi rất mừng rỡ và hỏi tiếp:

-Cô giáo cho tao nhé?

Tim tôi như vỡ òa, đây chắc chắn là người Mông Công Giáo rồi. Tôi nói:

- Chị theo Đạo à? Tôi cũng theo Đạo đấy!

Thế rồi chị kể cho tôi nghe về bản của chị, cả bản là người Công giáo ở Lao Cai, bị chính quyền cấm dữ dội quá rủ nhau vượt rừng núi kéo vào đây sinh sống để giữ Đạo. Chị sung sướng kể lại chị đã được hai lần về nhà thờ Lao Cai, một lần đến nhà thờ Sapa. Đang sống yên ổn, mấy năm trước bộ đội biên phòng đến cấm theo Đạo, rồi họ đặt luôn một đồn ở giữa bản. Cái trùm bảo rằng “Chúng ta không đi đâu nữa, đi đến đâu rồi cũng thế thôi”. Thế rồi ông trùm rủ một số gia đình vào rừng sâu lập một bản riêng, giữ Đạo âm thầm. Chị nói rằng cả bản đều sợ bộ đội biên phòng, nó đánh, nó phá nhà, nó bắt…Chị nói: “Chúng tao sợ cái bộ đội biên phòng lắm, nó ác lắm. Nó biết tao theo Đạo thì nó đóng đinh vào tay đây này”. Chị vừa nói vừa chỉ vào giữa mu bàn tay - toàn đinh mười thôi.

Tôi an ủi: “Tao không nói đâu, tao thương người Mông ta lắm!”

Chị nói như van nài: “Cô giáo đừng nói nhé, nó biết nó bảo bản tao là phỉ đấy.”

Tôi giật mình kinh hoàng, nét mặt chị cũng hoảng hốt không kém. Tôi nói: “Chị yên tâm đi, cô giáo là người Đạo mà.”

-“Cô giáo nên nhà tao chơi đi?” Chị nói tiếp:

-“Tao nấu bánh dày cho cô giáo ăn, tao cho cô giáo bao gạo nếp nhà tao.”

Tôi đành khước từ vì mai được nghỉ về nhà. Nhà tôi ở thị trấn huyện, nơi đây có cộng đoàn Công Giáo sinh hoạt sôi nổi. Tôi nhớ rằng mấy năm trước, khi đang xây dựng cộng đoàn, biết được ai là người có Đạo thì vui mừng như người thân xa lâu ngày gặp lại. Nhưng tôi không tưởng tượng được, tôi lại được cho cả một bao gạo nếp nương vì là người có Đạo. Nếu không hiểu hết nỗi cơ cực của đồng bào ở đây, chắc chắn không ai tưởng tượng được bao gạo nếp qúy thế nào đối với họ. Cả năm họ ăn mèn mén, sắn … để giành bao gạo nếp đến tết ăn. Thế mà họ nhã ý cho tôi tất cả phần ăn Tết mà họ đã để giành cả năm.

Chị bảo: “Tao sẽ ra nhà cô giáo nhé, tao ra để đọc kinh nhé?”

Tôi chần chừ: “Khi nào tôi nói thì chị mới ra nhé.”

Đêm đó tôi nằm mơ thấy một đoàn đông nghịt người Mông, từ trẻ nhỏ đến người già, những gương mặt khắc khổ vây lấy tôi xin tràng hạt, họ xô đẩy chen lấn nhau để xin tràng hạt. Tôi giật mình tỉnh dạy và khóc nức nở. Tôi khóc vì biết rằng mấy đứa học trò bấy lâu nay tôi dạy dỗ lại là con nhà có Đạo mà tôi không biết. Tôi khóc vì không biết sao người Mông khổ thế. Tôi khóc vì tôi hiểu “Cô giáo đừng nói nhé, nó biết nó bảo bản tao là phỉ đấy” là thế nào.

Sơn La, ngày 19.01.2008
 
Đau lòng cho một quê hương!
LM Nguyên-Phong
12:57 20/01/2008
Đau lòng cho một quê hương!

Càng theo dõi tin tức về Giáo Hội Việt Nam của trang báo điện tử VietCatholic, tôi càng cảm thấy lòng đau đáu với nỗi đau của Giáo Hội quê nhà. Mặc dù tôi chỉ xa quê nhà trong một thời gian rất ngắn, nhưng tôi thấy nỗi đau đó càng thấm thía hơn cho cách ứng xử của một đất nước còn quá bất công với người dân của mình.

Người dân đòi công lý là việc làm rất chính đáng thôi. Nỗi đau đó giờ đây tôi chỉ biết hiệp thông với tòan thể cộng đòan dân Chúa trên thế giới trong lời cầu nguyện âm thầm của tôi. Cầu nguyện để cho chính phủ CS có những cách ứng xử chính đáng và công bằng cho Giáo hội Việt Nam nói riêng và các tôn giáo nói chung.

‘Đất nước chúng ta đang trong thời mở cửa’, đó là lời được nói rất nhiều trong những năm gần đây của chính phủ Việt Nam. Nhưng tôi e rằng, lời nói đó chỉ trên môi miệng, chứ lòng họ đã khép lại từ lâu. Họ muốn mở cửa để làm gì khi mà họ đối xử quá hẹp hòi và thiếu công bằng với ‘con dân’(vì đảng là mẹ mà!) của mình.

Họ chỉ muốn mở cửa để họ được lộng hành trong quyền hạn và trong sự tham nhũng đầy dẫy. Còn lòng họ thì hòan tòan khép lại với những ‘con dân’ còn đang nghèo khổ, gầy guộc của mình. Thấy thương cho dân tộc Việt Nam biết bao!

Tôi ngồi suy nghĩ bao giờ mới hết cái cảnh ‘cả vú lấp miệng em’ của chính phủ CS!? Họ có quyền ‘chụp mũ’ tất cả những gì họ thấy cần thiết cho họ. Họ có quyền quy kết mọi tội lỗi cho ngừơi con của họ, mà có bao giờ ‘ngừơi mẹ’ đó nhìn về chính cái lỗi của mình gây ra cho người con không?

Tôi nhớ về một người thầy dạy tôi khi còn ở trường chủng viện. Thầy ấy là một con ngừoi tài năng, một nhà nghiên cứu lớn, rất tha thiết với quê hương đất nước. Nhưng chỉ vì quá tha thiết như vậy, nên thầy đã bị ‘tẩy chay’, không cho tham gia các nghiên cứu cũng như giảng dạy trong các trừơng của chính phủ CS. Thầy từng nói rằng: tôi đau lòng lắm! Và mỗi lần nhắc đến điều này, thầy lại xúc động và mủi lòng cho người dân thấp cổ bé miệng, đang phải sống trong cảnh bất công và bất tín của những nhà lãnh đạo đất nước. Thầy còn chia sẻ rằng: chỉ có mỗi căn nhà nhỏ để lo cho con cái ăn học, trong một nơi hẻo lánh như hiện có, mà nay CS hù dọa, mai CS lại đòi tịch thu. Tôi đã có dịp được đến nhà thầy để thăm thầy vài lần, lần nào cũng thấy thấy khóc và thương cho cảnh của người dân Việt Nam.

Với những biến cố như hiện nay và với những mảnh đời rất đáng thương của những anh chị em chúng ta đang phải đối diện, chúng ta chỉ còn biết cầu nguyện với lòng chân thành và tha thiết, xin Chúa và Mẹ giúp đỡ để chúng ta luôn kiên trì và vững tin theo đường lối của Chúa mà thôi.

Muốn thắp lên một ngọn nến thiêng liêng với anh chị em. Xin hiệp lời cầu nguyện với tòan thể anh chị em.
 
Video Thắp Nến Cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam tại San José
Thông Nguyên
15:40 20/01/2008
Video Thắp Nến Cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam tại San José

 
Đêm nguyện cầu cha khóc con khóc và ký thư thỉnh nguyện ở Giáo xứ Thánh Elizabeth tại Milpitas, California
Phóng viên VietCatholic
20:01 20/01/2008
MILPITAS, California19/1/2008, trời đêm nay quá lạnh và tăm tối, tôi lái xe đến nhà thờ dự lễ như mọi khi, nhưng khi vừa rời khỏi xe tôi bỗng dưng cảm thấy như có một cái gì đó khác lạ so với những ngày thứ Bảy khác.

Trước tiền sảnh nhà thờ giáo dân không vào trong nhà thờ ngay như mọi khi mặc dù trời lạnh, mà tụ tập đông đảo trước những posters, trong đó có một số giáo dân người Mỹ từ thánh lễ trước còn lại.

Tò mò đến gần, à thì ra những posters nói về cuộc đấu tranh đòi Công Lý Hòa Bình của đồng bào tôi bên Việt Nam. Một sự kiện đang làm nức lòng và buồn lòng tôi cũng như hàng triệu con tim người Công Giáo trên toàn thế giới. (Tôi phải thầm cám ơn và khâm phục những ai đã làm những posters này vì những chú thích của hình ảnh và bài đọc được in bằng 2 thứ tiếng để những người thuôc cộng đồng khác và các em thiếu nhi Việt Nam có thể đọc được).

Ngay từ đầu thánh lễ, cha phó và đồng thời cũng là cha quản nhiệm cộng đoàn Việt Nam giáo xứ thánh Elizabeth đã nói lên ý lễ đặc biệt mà cộng đoàn chúng tôi sẽ dâng hôm nay: Cầu nguyện cho Giáo Hội đau khổ Việt Nam và hiệp thông lời cầu nguyện với Tổng giáo phận Hà Nội của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt.

Lời kêu gọi của ngài tự dưng đã khơi dậy trong tôi một niềm cảm xúc dâng trào, và tôi nghĩ hàng ngàn con tim trong thánh đường này hôm nay cũng cùng một nỗi niềm như tôi. Đất nước tôi và Giáo Hội tôi hơn nửa thế kỷ qua đã sống dưới một chế độ phi nhân nhất nhân loại. Một chế độ không đăt quyền lợi của nhân dân làm đầu, mà những kẻ có quyền cấu kết với nhau để hà hiếp và ức bách dân chúng. Với chiêu bài “cho dân và vì dân” những kẻ có quyền thế đã bóc lột và đè bẹp hơn 80 triệu con người xuống đến tận bùn đen, biến dân nước tôi thành những tên nô lệ phục vụ cho Đảng mà thôi.

Tôi cứ tưởng thánh lễ sẽ diễn ra bình thường như mọi khi, nhưng khi đến phần Lời Nguyện Giáo Dân bầu không khí đã bắt đầu khác; “nóng” thêm với những lời cầu dành cho quê hương và Giáo Hôi Việt Nam: Xin cho Công Lý được thực thi, xin cho Hoà Bình đích thực mà Chúa Hài Đồng đã mang xuống trong mùa Hồng ân này được hiển trị nơi nơi và đặc biệt trên quê hương và Giáo Hội của chúng con trong lúc này.

Lòng người đã bắt đầu chùng xuống, ngậm ngùi!!!!!!!

Nỗi nghẹn ngào thực sự trào dâng khi, sau phần Rước lễ, một người trong cộng đoàn xin cha chủ tế và cộng đoàn cùng hiệp thông với Giáo Hội mẹ qua slide show về cuộc đấu tranh cho Công Lý Hoà Bình của giáo dân Hà Nội, những hình ảnh đã làm mọi người xúc động, không phải là giáo dân Hà Nội nữa, không phải là anh em tôì, đồng bào tôi mà mỗi người chúng tôì cảm thấy như chính mình đang bị xúc phạm, đàn áp, cưỡng bức. Toà khâm sứ, Thái Hà, Hà Đông….. là tài sản của chính chúng tôi. Cha ông tổ tiên chúng tôi ngay từ đầu đã phải hy sinh biết bao mồ hôi, nước mắt, máu và cả sinh mạng nữa để gây dựng cho chúng tôi, Hơn 100 ngàn cha ông chúng tôi đã dám hy sinh lấy mạng sống mình đối đầu với thế quyền và cường quyền để gây dựng, gìn giữ Đức Tin và để những di sản đó lại cho chúng tôi.

Chúng tôi sẽ đắc tội với tiền nhân vì đã không gìn giữ được chúng, chúng tôi sẽ có lỗi với những thế hệ con cháu chúng tôi sau này vì đã để mất những gì tổ tiên cha ông giao lại. Trách nhiệm này tôi không thể đổ cho ai, không phải chỉ là của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Hà Nội, các cha Thái Hà hay Hà Đông,… mà là của mỗi người chúng tôi nữa. Con cháu chúng tôi sau này sẽ đặt trước vong linh chúng tôi một câu hỏi mà tôi sẽ không thể trả lời được, hoặc nếu có, là một câu trả lời mang nhiều tủi nhục: Cha, (bố) đã làm gì khi Công Lý và Hoà Bình bị xúc phạm, chà đạp? Giữa áp bức và bất công sao cha (bố) không dám sống và loan báo Tin Mừng của Chúa Ki Tô?

Slide show đã làm nhiều người rơi lệ trước sự anh dũng của giáo dân Hà Nội, bất chấp đe doạ, súng đạn, công an, mọi thành phần dân Chúa vẫn can đảm đấu tranh và cầu nguyện. Lời Kinh Hoà Bình vẫn êm ái và khẩn thiết van nài trước những con mắt hằn học của Công An, vẫn êm diụ thiết tha trước họng súng, roi đìện.

Tôi biết các anh em tôi ở Hà Nội chắc phải dằn lòng lắm khi cất cao lời hát:

Giáo dân chờ ký tên
“Lạy Chúa,…. xìn cho con,….. xin cho con,….. xin cho con……”

Phải, chỉ có ơn Chúa, những con người trần gian trong chúng tôi mới có thể kềm chế được mình trước những gian ác.

Phải, chỉ có ơn Chúa chúng tôi mới có thể cầu nguyện cho những kẻ cướp đoạt tài sản của chúng tôi.

Phải, chỉ có ơn Chúa chúng tôi mới có thể cầu nguyện cho những kẻ đang phỉ báng lăng nhục chúng tôi.

Phải chỉ có ơn Chúa chúng tôi mới có thể thiết tha cầu nguyện cho những kẻ đang dùng bạo lực đe doạ chúng tôi.

Kết thúc slide show, cả nhà thờ bàng hoàng, lặng yên và sau đó là tràng phào tay dòn giã.

Cha quản nhiệm nghẹn ngào rơi lệ, đã không thể đọc lời nguyện kết lễ.

Và thế là, cha khóc con cũng khóc theo, nhiều khóe mắt ngấn lệ.

Hưởng ứng lời kêu gọi, tất cả giáo dân đã ở lại ký tên để gửi lên cho các vị dân cử Tiểu bang xin lưu tâm đến tình hình Tôn Giáo tại quê nhà.

Ngoài trời gió lạnh vẫn thổi, nhưng trái tim mọi người đang ấm lên tình yêu thương và hiệp thông với anh em mình và Đức Tổng giám mục. Cái lạnh bên ngoài đã không thể dập tắt ngọn lửa đang bùng lên trong tim mỗi người.

Cả nhà thờ đã ở lại để ký tên, xếp hang rồng rắn, các ông già bà cả, các thanh niên, thiếu nữ, các huynh trưởng TNTT, có những tiếng hô to: “Chưa ký tên chưa về”

Một vài người hỏi, tôi muốn đóng góp tài chánh cho công việc này phải làm sao….Cả một bầu khí sôi sục

Tôi dằn bút rất mạnh ở nét ký cuối cùng với lời nguyện:

“Lạy Chúa, xin dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa”.
 
Cộng đoàn Mân Côi thuộc TGP Los Angeles hiệp thông với TGP Hà Nội và Quê hương
Thanh Nguyên
20:23 20/01/2008
LOS ANGELES – Đáp ứng lời kêu gọi của Giáo hội Việt Nam và Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, Ban Đại Diện Cộng đoàn Công giaó Việt Nam Mân Côi thuộc Tổng giáo phận Los Angeles đã sửa soạn chu đáo cho Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương và ký thỉnh Nguyện Thư sau thánh lễ Chúa Nhật hôm nay.

Ban Đại diện đã sửa soạn sẵn giấy bút, in Thỉnh nguyện thư, trang bị đầy đủ đèn nến, và sau thánh lễ Đoàn Thiếu Nhi Fatima đã đưa nến và Thỉnh Nguyện thư đến phát cho từng hàng ghế trong Nhà thờ.

Ông Chủ tịch Cộng Đoàn Mân Côi, Đào Duy Tùng, trình bầy cho giáo dân về ý nghĩa Buổi Thắp Nến hôm nay là có ý hiệp thông với tòan thể Giáo Hội tại Việt Nam và toàn thể người Công giáo khắp nơi để cầu nguyện cho Quê hươgn được an bình và cho công lý được thực hiện tại Việt Nam, nhất là ủng hộ việc đòi lại tài sản của Giáo hội tại Việt Nam (tại Cộng Đoàn Mân Côi từ một tháng nay, tuần nào sau thánh lễ cũng có Buổi đọc kinh và Cầu nguyện hát Kinh Hòa bình đặc biệt cho Giáo hội tại Hà nội và tại Việt Nam). Ông chủ tịch cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người ký vào Thỉnh Nguyện thư để gửi tới Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Bush, các Nghị sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ, hầu nhờ họ can thiệp với chính quyền Việt Nam để cho người công dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do căn bản, nền dân chủ đích thật, và nhất là tự do tôn giáo, cũng như ủng hộ việc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang đòi lại các cơ sở và tài sản của mình mà chính quyền Cộng sản Việt Nam đã tịch thu một các bất hơp pháp trong nhiều thập niên qua.

Cộng đoàn đã cùng với Ca đoàn hát Kinh Hòa Bình trong bầu khí thật tôn nghiêm và cảm động. Bài hát đặc biệt “Cầu cho Giáo phận Hà nội” cũng được hát lên để hiệp thông trong lời cầu nguyện và ý chí can trường mà anh chị em tín hữu Hà Nội từ một tháng nay đã nói lên tiếng nói chân chính của mình.

Sau khi cầu nguyện và hát thánh ca, các gia đình đã ký Thỉnhg Nguyện Thư ngay tại hàng ghế trong nhà thờ. Một số vị cũng ký ngay tại cuối nhà thờ hay tại hành lang của nhà thờ.

Tất cả mọi ông già bà cả, thanh niên nam nữ trên 18 tuổi, đều tự nguyện hăng say ký giấy, vì họ coi đây là một nghĩa vụ mà người Công giáo Việt Nam dù sống xa quê hương cũng muốn góp phần vụ của mình để nói lên tiếng nói bảo vệ và bênh đở cho công lý và nền tựdo tại Việt Nam.