Ngày 17-01-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
''Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo''
Tuyết Mai,
11:17 17/01/2010
Khi ấy, có tiệc cưới tại Cana xứ Galilêa. Và có mẹ của Chúa Giêsu ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới. Và bỗng thiếu rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: "Họ hết rượu rồi". Chúa Giêsu nói với mẹ: "Hỡi bà, Con với bà có can chi đâu, giờ Con chưa đến". Mẹ Người nói với những người giúp việc: "Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo". (Ga 2, 1-12).

Bối cảnh ở trên cho chúng ta thấy rằng tuy giờ của Chúa Giêsu chưa đến, nhưng vì yêu mến Mẹ mà Người đã tuân theo và cố gắng làm cho Mẹ Người được vui lòng, chứng tỏ tuy Chúa Giêsu là Con Một yêu quý nhất của Đức Chúa Cha trên Trời, nhưng Ngài vẫn một lòng chiều theo ý của Mẹ trần thế của Ngài. Đó có phải chính Ngài Giêsu là một người con thảo và Người làm gương cho thế gian noi theo qua cách sống rất bình thường, bình an, giản dị, và sự vâng phục của Ngài, trong một thế giới phức tạp của ngày qua ngày!? Cuộc sống của Ngài có phải chúng ta thấy Ngài luôn gắn bó chặt chẽ với cha mẹ trần gian của Ngài là Thánh Cả Giuse dưỡng phụ và Đức Nữ Đồng Trinh Maria dưỡng mẫu của Ngài, và tuyệt đối vâng phục với Cha của Ngài trên Trời là sự thầm lặng siêng năng Cầu Nguyện, để được lắng nghe và đón đợi tiếng Cha của Ngài. Bởi Ngài biết sự hiện diện của Ngài được Thiên Chúa Cha đặt để trên thế gian này là chương trình rất quan trọng mà chỉ có Ngài mới có thể thực hiện được là Cứu Độ muôn dân cho toàn thể nhân loại trên trái đất này!

Thiên Chúa Cha hiểu được rằng, chương trình của Ngài là ban Con Một của Ngài cho thế gian, thì Con của Ngài phải giống như con người của nhân loại. Có nghĩa là từ hình dạng, cơ thể, có trái tim, có máu, có khối óc, có bao tử cần phải ăn uống, nghỉ ngơi, và mọi thứ, chỉ trừ tội lỗi là Ngài hoàn toàn không có dính bén tội. Người được Thiên Chúa Cha chọn lọc trao Người vào cung lòng thật thánh thiện của Đức Mẹ muôn đời đồng trinh là Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội không hề mang tội tổ tông truyền, là Mẹ Diễm Phúc, đáng với danh xưng là Mẹ Chúa Trời. Thiên Chúa Cha cũng tuyển chọn một người nam rất đáng kính, tốt lành, thánh thiện, và tinh khiết để làm bạn với Đức Bà Maria, và là dưỡng phụ rất xứng đáng, để chăm xóc Chúa Giêsu, suốt thời gian Người sống ở trần gian.

Sự vâng lời của Chúa Giêsu dành cho Đức Mẹ Maria tuy có hơi gượng gạo, nhưng nói lên sự thảo hiếu của Ngài đối với Mẹ. Nên không gì khôn ngoan cho bằng, với tấm gương ấy chúng ta nên bắt chước Ngài trong sự vâng lời triệt để đối với cha mẹ của mình. Sự vâng lời Đức Maria ở đây quả thật không phải là điều sai quấy!? Nhưng có phải cũng vì Đức Mẹ thương cảm cho cô dâu chú rể trong ngày vui trọng đại của cả hai bên gia đình, thân quyến, và bạn bè!? Mẹ thương vì không muốn trong ngày vui mà họ bị thiếu rượu. Bình thường thì trong một tiệc cưới khi ai cũng ngà ngà say thì người nhà bảo gia nhân đem rượu xoàng ra cho khách uống, nhưng nay chắc tình cảnh của hai bên gia đình không được khá giả để tiếp khách với số rượu cần phải có; Đức Mẹ đã nhờ Chúa Giêsu ra tay cứu giúp họ, để buổi tiệc được tiếp tục, vì ngày vui thật là vui của cặp vợ chồng chỉ có thế!? Nhưng ngạc nhiên thay rượu ngon từ đâu mà lại được đem ra tiếp đãi khách thế!? Phúc cho cô dâu và chú rể đã được sự hiện diện của Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria. Họ đã được Chúa và Mẹ thương yêu cách đặc biệt và được chúc phúc.

Sự hiện diện của Chúa và Mẹ Maria trong một buổi tiệc, là khách của gia đình không được nổi bật, là một trong những số khách rất là bình thường, làm những điều phi thường trong sự thinh lặng, và rất khiêm nhường, phải không thưa anh chị em!??. Cả bao nhiêu con người dự tiệc, mà chỉ có một vài người là biết việc Chúa Giêsu làm. Biến nước lã thành rượu. Thời nay nếu có những ai làm được những chuyện phi thường như thế, quả người ấy không muốn có được sự thinh lặng như thế đâu!??? Họ sẽ biến tất cả nước từ ao, sông hồ, cho đến biển cả sẽ thành rượu hết để họ bán chứ!?? Sự việc trên còn cho chúng ta thấy rằng Đức Mẹ Maria cũng phải được Ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần, nên Mẹ Ngài mới dám yêu cầu Chúa Giêsu làm dấu lạ đầu tiên của Ngài, trong buổi tiệc cưới tại Cana này!?? Thiên Chúa Cha muốn Chúa Giêsu xem và nghe lời Mẹ Ngài như là một người Mẹ cũng có quyền trên Con của mình, vì có phải Con của Mẹ từng ở trong cung lòng của Mẹ, bên Mẹ, và không bao giờ xa cách Mẹ??

Thường trong buổi tiệc cưới thì ai cũng vui vẻ, ai cũng là khách, ai cũng xa lạ, nhưng vì là tiệc cưới nên ai cũng xem ra thành quen, và càng ngà say bao nhiêu, thì còn biết ai vào ai nữa!? Chẳng biết có ai biết Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu là ai không nhỉ!? Tôi thắc mắc hết sức những người được chứng kiến chuyện thật lạ lùng chẳng bao giờ được thấy xẩy ra, là Chúa Giêsu đã thật sự biến nước lã thành rượu trước mắt các ông, mà chẳng thấy họ lên tiếng gì hay đi mách bảo cùng ai!? Có phải chuyện Chúa biến nước lã thành rượu không phải là chuyện chính và là quan trọng cho mọi người được biết nhưng là chuyện Chúa muốn củng cố tinh thần cho các môn đệ của Ngài, là quyền năng của Ngài, đã làm được như thế! Để việc Chúa rao giảng Nước Trời thể hiện quá rõ trong mắt các môn đệ, để những Lời của Ngài, được đón nhận một cách không có sự hồ nghi, và sự tin tưởng phải thật triệt để và là tuyệt đối. Phải, Mẹ Ngài đã nói với những người giúp việc: "Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo".

Chúng ta mang danh là người Kitô hữu, trong cuộc đời đầy những phức tạp, đầy những cạm bẫy luôn giăng mắc, và bủa vây. Chúng ta luôn tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa là Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Chúng ta tin vào Đức Maria muôn đời đồng trinh là Mẹ Thiên Chúa. Thì Mẹ Maria hiền mẫu của chúng ta, cũng khuyên chúng ta rằng: "Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo". Và Người hằng dậy chúng ta giới răn mới của Ngài rằng hãy yêu thương tất cả anh chị em như yêu chính mình. Giữ 10 Điều Răn của Đức Chúa Trời là chúng ta thật sự sống trọn lề luật mà Thiên Chúa muốn chúng ta sống, để được sự sống muôn đời và vĩnh cửu trên Nước Hằng Sống. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 17/01/2010
HUYỀN ẢO

N2T


- “Ái dà, đứa bé con của chị rất dễ thương.”

- “Như thế thì nghĩa lý gì, anh nên nhìn tấm hình của nó đây nè.”


(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Nhìn tấm hình và nhìn con người thật thì khác nhau rất xa, bởi vì con người thật thì luôn thật hơn tấm hình.

Có rất nhiều người cứ sống trong mơ trong mộng, sống trong những chuyện anh hùng của quá khứ, của những năm tháng xa xưa ấy, mà không nghĩ đến thực tại mình đang sống như thế nào, bởi vì cuộc sống thực tại thì luôn khác xa với “tấm hình” quá khứ xa xưa mà mình đang sống...

Thiên Chúa là tình yêu, hôm qua hôm nay và ngày mai Ngài vẫn cứ là tình yêu của muôn loài không thay đổi, do đó mà người Ki-tô hữu là những con cái của Ngài cũng sẽ không sống cho quá khứ mà chết cho hiện tại, không lo lắng về tương lai mà bỏ bê giây phút hiện tại, bởi vì Thiên Chúa mãi mãi vẫn cứ là Thiên Chúa.

Huyền ảo chính là quá khứ chứ không thực tại, huyền ảo chính là tương lai chứ không hiện tại, cho nên làm tốt sống tốt giây phút hiện tai với tất cả yêu thương thì đó chính là hạnh phúc thật vậy.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 17/01/2010
N2T


4. Nếu làm việc thiện để mong người khác tán thưởng, lấy danh tiếng để làm phương hướng cuối cùng của mình, thì không những không có công đức, lao nhọc vô ích, mà lại còn đem việc thiện của bạn biến thành tội lỗi; không những không tăng thêm vinh quang của thiên đàng, mà còn tăng thêm hình phạt của địa ngục.

(Thánh Basil)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:56 17/01/2010
N2T


345. Một người làm việc mà không áy náy gì, thì sẽ được báo đáp rất lớn.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa đại diện người Công Giáo nói tiếng Híp-ri
Vũ Văn An
00:25 17/01/2010
Trong diễn văn đầu năm 2010 với ngoại giao đoàn, Đức Bênêđíctô XVI có đề cập tới số phận không mấy tốt đẹp của các Kitô Hữu tại Trung Đông và để hỗ trợ họ, một Thượng Hội Đồng đặc biệt sẽ được tổ chức tại Rôma vào Mùa Thu này. Nói tới các Kitô hữu tại Trung Đông, phần đông người ta chỉ nghĩ tới các Kitô hữu nói tiếng Ả Rập và vì thế Thượng Hội Đồng trên được coi là chủ yếu bàn tới mối liên hệ với Hồi Giáo. Điều này đối với các khách hành hương Đất Thánh xem ra càng hiển nhiên hơn. Vì tới đâu, họ cũng chỉ gặp người Kitô hữu hoặc nói tiếng Ả Rập hoặc nói các thứ tiếng Tây Phương như Anh, Pháp, Ý, Đức… Thậm chí, nhiều hướng dẫn viên du lịch còn quả quyết: người Do Thái Công Giáo thường phải dấu căn tính mình nếu muốn sống còn. Có lẽ vì thế mà Zenit chạy tít cho bản tin ngày 12 tháng Giêng năm nay là “Catholics Hidden Among Jews” (những người Công Giáo dấu mặt giữa người Do Thái). Tuy nhiên, đó chỉ là cách chạy tít cho giật gân, chứ nội dung bài báo cho ta một hình ảnh trái ngược. Vì theo Zenit, cộng đồng người Công Giáo nói tiếng Híp-ri tại Giêrusalem là một cộng đồng hết sức sinh động và họ sẽ có đại diện tại Thượng Hội Đồng nói trên. Vì theo vị đại diện tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem đặc trách người Công Giáo nói tiếng Híp-ri, tức linh mục David Neuhaus, Dòng Tên, thì tuy tòa đại diện này khá nhỏ và hầu như thầm lặng, nó vẫn có một sứ điệp quan trọng để công bố tại THĐ trên và tại bất cứ nơi nào khác. Sứ điệp đó như sau “sống chung, hòa giải, đối thoại và phong phú hóa lẫn nhau là điều có thể thực hiện được”.

Trong cuộc phỏng vấn với Zenit gần đây, linh mục Neuhaus cho biết lai lịch của tòa đại diện này. Theo ngài, tòa đại diện được đặt trực thuộc Tòa Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, mặc dù các thành viên của tòa không sống trong thế giới nói tiếng Ả Rập, mà trong thế giới nói tiếng Híp-ri. Theo cha, có lẽ đó là một dấu chỉ cánh chung, một hứa hẹn của hòa bình và hoà giải vì cha tin rằng “Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên thành một, và đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù hận” (Eph 2:14).

Thực vậy, người Công Giáo nói tiếng Híp-ri tin rằng thành công của việc sống sâu sắc sự hiệp thông với các anh chị em mình trong đức tin, tức anh chị em Kitô hữu Ả Rập, trong khung cảnh tranh chấp quốc gia, sẽ là một dấu chỉ hy vọng lớn lao cho đất nước, cho quê hương của họ.

Tòa đại diện có nguồn gốc từ năm 1955 khi những người tiên phong gồm nhiều nam nữ tu sĩ, linh mục và giáo dân lập ra Liên Đoàn Thánh Giacôbê để đương đầu với hoàn cảnh mới do việc thiết lập ra Nhà Nước Do Thái và phong trào nhập cư ồ ạt của người Do Thái đặt ra, trong đó nhiều người là tân tòng Do Thái, là phối ngẫu Công Giáo của người Do Thái và là người Công Giáo tới Do Thái làm việc. Thánh Giacôbê vốn đứng đầu Giáo Hội tiên khởi của Giêrusalem thòi các Thánh Tông Đồ. Vốn là người Do Thái ngoan đạo, ngài đã lập ra cộng đoàn đầu tiên bao gồm cả người Do Thái lẫn dân ngoại, kết hợp với nhau trong niềm tin chung vào Chúa Giêsu Kitô (Cv, chương 15).

Trong những năm đầu, các cộng đoàn giáo xứ nói tiếng Híp-ri được thiết lập tại mọi thành phố lớn, dành cho hàng ngàn người Công Giáo không phải là Ả Rập, nhưng đã trở thành công dân Do Thái hay thường trú nhân lâu dài. Qui chế thành lập của liên đoàn chú trọng tới công tác mục vụ; tuy nhiên cũng lưu tâm không kém tới việc đối thoại với người Do Thái và việc hòa giải. Các cộng đoàn giáo xứ trên cũng đã trở thành nơi cầu nguyện cho hòa bình và là cầu nối giữa Giáo Hội chủ yếu gồm người Palestine nói tiếng Ả Rập và dân chúng Do Thái của Israel.

Cầu nguyện bằng tiếng Híp-ri, sống Đạo Công Giáo bằng tiếng Híp-ri, sống như một thiểu số Công Giáo giữa lòng xã hội Do Thái quả là một thực tại hết sức mới mẻ đối với Giáo Hội. Các nhà tiên phong trên đã dành rất nhiều công sức để phiên dịch phụng vụ, khai triển một nền âm nhạc thánh bằng tiếng Híp-ri, tạo ra một ngữ vựng thần học Kitô giáo bằng tiếng Híp-ri, và bắt đầu bồi đắp một sự hiện diện Kitô giáo có tính hòa giải và thân quen lẫn nhau bên trong xã hội Do Thái.

Tuy nhiên, sau một thời gian, con số tín hữu của tòa đại diện có suy giảm. Lý do không phải chỉ do di dân, mà còn do hội nhập nữa. Thế hệ mới của người Công Giáo Do Thái nói tiếng Híp-ri có khuynh hướng hội nhập vào xã hội duy tục của Do Thái. Tòa đại diện không có các định chế giáo dục hay bất cứ định chế nào khác. Các cộng đồng quá nhỏ bé của họ không tạo ra được một môi trường xã hội cho giới trẻ, là những người sẵn sàng kết hôn với người Do Thái Giáo và thường trở lại Do Thái Giáo để kết hôn. Thành ra, một trong các thách đố lớn hiện nay của tòa đại diện là thông truyền đức tin cho thế hệ mới, để họ thấy trong đó không phải chỉ là vấn đề quan tâm mà còn là trợ giúp cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Trong khoảng 20 năm vừa qua, các cộng đoàn trên đã được tăng cường nhờ sự nhập cư đông đảo từ Liên Bang Xô Viết cũ. Trong số hàng trăm ngàn người nói tiếng Nga này, hàng chục ngàn là Kitô hữu, trong số ấy không ít là người Công Giáo. Hiện nay, tòa đại diện có phong trào tông đồ bằng tiếng Nga, nhưng con cái các di dân này chẳng bao lâu sau đã trở thành người nói tiếng Híp-ri, nên thách đố của tòa đại diện hiện nay là duy trì đức tin cho các con em này và chuẩn bị cho các em sống trong xã hội Do Thái, nói tiếng Híp-ri, tại Israel.

Năm 1990, lần đầu tiên, Thượng Phụ Latinh, Michel Sabbah, bổ nhiệm một linh mục đại diện cho ngài để trông coi các cộng đoàn trên đó là linh mục dòng Biển Đức, Viện Phụ Jean-Baptiste Gourion. Năm 2003, Đức Gioan Phaolô II nâng ngài lên hàng giám mục. Biến cố ấy đã làm cho sự hiện diện của Giáo Hội tại Israel rõ nét hơn. Sau cái chết sớm sủa của ngài vào năm 2005, vị quản lý Thánh Địa, linh mục Pierbattista Pizzaballa, Dòng Phanxicô, được đề cử thay thế. Và năm 2009, linh mục David Neuhaus, Dòng Tên, cựu thu ký của toà đại diện, được cử làm đại diện các cộng đoàn Công Giáo nói tiếng Híp-ri tại Đất Thánh.

Một sự kiện nữa là việc chào đón các công nhân ngoại quốc tới đây dài hạn và học tiếng Híp-ri để kiếm công ăn việc làm. Con cái sinh ra tại đây của họ cũng phải tới trường để học tiếng Híp-ri. Và theo định nghĩa, họ cũng là những người Công Giáo nói tiếng Híp-ri.

Hiện nay, tòa đại diện có 6 trung tâm trên toàn quốc (4 trung tâm tại Jerusalem, Tel Aviv-Jaffa, Haifa và Beer Sheba; 2 trung tâm dành cho tín hữu nói tiếng Nga) và 9 linh mục phục vụ. Nhiệm vụ thực tế là đi tìm những con chiên lạc, tức những người không biết rằng hiện đang có một Giáo Hội nói tiếng Híp-ri tại Israel và rằng người ta có thể sống cuộc sống Công Giáo bằng tiếng Híp-ri ấy giữa lòng xã hội Do Thái theo Do Thái Giáo.

Theo cha Neuhaus, điều khó khăn hiện nay là trên thực tế, cái Giáo Hội nói tiếng Híp-ri ấy gần như vô hình. Các nhà thờ hay định chế Công Giáo như trường học, bệnh viện và trung tâm xã hội một là nói tiếng Ả Rập hai là nói tiếng ngoại quốc, dù các khách hành hương tới Đất Thánh hiện nay đã không chỉ lưu ý tới những viên đá của thánh điện hay thánh điểm mà còn lưu ý tới các viên đá sống động tức các cộng đoàn Kitô hữu, trong đó có những người Công Giáo nói tiếng Híp-ri. Cha cho hay trong các năm qua, thế giới Kitô Giáo đã trợ giúp nhiều cho anh chị em Kitô hữu nói tiếng Ả Rập. Điều ấy thật là chính đáng vì anh chị em Kitô hữu nói tiếng Ả Rập hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc sống còn. Tuy nhiên, những người Công Giáo nói tiếng Híp-ri cũng có những nhu cầu của họ mà đôi khi thật khó kiếm được phương tiện để thực hiện các công trình cần thiết cho việc duy trì sự hiện hữu rất đặc biệt này của Giáo Hội tại Đất Thánh.

Hiện nay, toà đại diện có một số dự án quan trọng. Dự án thứ nhất là ấn hành một loạt sách giáo lý cho trẻ em, mà loạt đầu tiên tựa là “Gặp Gỡ Đấng Được Xức Dầu” vừa được phát hành với sự trợ giúp của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu (Aid to the Church in Need) của Đức. Dự án thứ hai là tổ chức các sinh hoạt huấn luyện cho giới trẻ. Dự án thứ ba là đào tạo các linh mục và giáo lý viện…

Các thách đố

Hiện nay, tòa đại diện có 3 thách đố chính:

1. Thiết lập và nuôi dưỡng các cộng đoàn Công Giáo nói tiếng Híp-ri tại quốc gia Israel để người Công Giáo hoà nhập vào cuộc sống của xã hội Israel theo Do Thái Giáo. Làm người Công Giáo nói tiếng Híp-ri trong một môi trường chủ yếu theo Do Thái Giáo là một kinh nghiệm mới trong lịch sử Giáo Hội.

2. Làm cây cầu giữa Giáo Hội Hoàn Vũ và dân tộc Israel qua việc củng cố mối liên hệ giữa người Do Thái Giáo và người Kitô Giáo và gọt dũa ý thức của Giáo Hội đối với nguồn gốc Do Thái của mình và căn tính Do Thái của Chúa Giêsu và của các Tông Đồ. Các tín hữu của tòa đại diện cam kết tham dự trọn vẹn vào đời sống của xã hội

Do Thái theo Do Thái Giáo và vào đời sống của Giáo Hội Công Giáo.

3. Trong tư cách thành viên của Giáo Hội tại Đất Thánh, làm chứng cho các giá trị hòa bình và công lý, tha thứ và hòa giải trong bối cảnh bạo lực và chiến tranh.

Một số nhân vật tiêu biểu của tòa đại diện

Nhiều nhân vật nổi bật của tòa đại diện tự hào về căn tính Do Thái của mình. Một số là người sống thoát nạn Diệt Chủng của Thế Chiến II, trở lại Đạo Công Giáo trong thời chiến và cả sau đó nữa, và nay tha thiết cổ vũ tình yêu đối với người Do Thái và quốc gia Israel nói chung trong lòng Giáo Hội. Linh mục Neuhaus giải thích như sau: “chúng tôi tự coi mình như bén rễ trong xã hội Do Thái với lòng kính trọng thực sự đối với người Do Thái Giáo y như họ tự thấy họ. Chúng tôi theo lịch phụng vụ Do Thái và tuân giữ nhiều ngày lễ của họ, như lễ Sukkot và Hanukkah

Một trong các người Công Giáo nói tiếng Híp-ri đầu tiên là linh mục Daniel. Tư cách linh mục Công Giáo nói tiếng Híp-ri, sinh ra đã là người Do Thái và sau đó theo chủ nghĩa Xion của ngài đã tạo ra tiền lệ trong lịch sử luật pháp của Israel khi ngài nạp đơn xin nhập quốc tịch tại đó dựa vào bộ Luật Hồi Hương (Law of Return), tức bộ luật bảo đảm quyền công dân theo yêu cầu cho bất cứ người Do Thái nào nhập cư Israel.

Sinh ra vốn mang tên là Oswald Rufeisen trong một gia đình Do Thái Giáo Chính Thống tại thành phố Ba Lan có tên Oswiecim tức Auschwitz theo tiếng Yiddish. Lúc nhỏ, vị linh mục này là đoàn viên của Đoàn Thanh Niên Bnei Akiva của phong trào Xion. Khi Đức xâm lăng Ba Lan năm 1939, ngài trốn Ba Lan theo hướng đông, nhưng kết cục cũng trở thành lao công khổ sai của Đức Quốc Xã tại Lithuania. Trốn một lần nữa, nhờ năng khiếu ngôn ngữ đã lấy được căn cước mới và làm thông dịch cho cảnh sát tại thị trấn Mir, hiện thuộc Belarus. Ở đó, ngài có công cứu hàng trăm người Do Thái nhờ thông báo trước cho họ về kế hoạch Quốc Xã sắp san bằng khu biệt cư Mir và giúp đặt kế hoạch cho họ trốn thoát. Chính ngài cũng đi trốn suốt thời gian còn lại của cuộc chiến trong một tu viện địa phương, và trong thời gian này, ngài đã quyết định trở lại Đạo Công Giáo.

Năm 1959, khi tới Israel, Rufeisen, lúc ấy là một đan sĩ dòng Cát Minh, đã nạp đơn xin nhập quốc tịch theo Đạo Luật Hồi Hương. Dù có nhiều dư luận dị biệt về việc này, nhưng chính phủ đã quyết định bác bỏ đơn của ngài, vì cho rằng Đạo Luật trên chỉ áp dụng đối với những người Do Thái không theo tôn giáo khác. Ngài kháng án lên Tòa Án Tối Cao, nhưng tòa này cũng bác bỏ đơn của cha với tỷ số 4/1. Tuy nhiên sau đó, ngài vẫn trở thành công dân Do Thái nhờ thủ tục nhập quốc tịch khác và đã sống ở đó như một thành viên chủ yếu của cộng đoàn Công Giáo nói tiếng Híp-ri tại Haifa, cho đến khi qua đời năm 1998.

Vì án lệnh bất lợi cho cha Daniel trước đây, cha Gregorcz Pawlowski, năm nay 78, đã không tới Do Thái dưới Đạo Luật Hồi Hương. Ngài sinh ra với tên Zvi Griner, từ cha mẹ ngoan đạo Do Thái. Lúc ấy gia đình của ngài sinh sống tại Zamosc, Ba Lan. Lúc ngài 11 tuổi, quân đội Đức xâm lăng Ba Lan và sát hại cha mẹ và đứa em gái của ngài. Ngài thoát được cuộc sát phạt ấy, và cả cuộc chiến sau đó nhờ giấy rửa tội giả của Công Giáo, và được các nông dân địa phương cho trú ẩn và ăn uống. Lúc quân đội Nga đánh đuổi quân đức ra khỏi Ba Lan năm 1944, ngài xuýt chết vì đói và bệnh tật. Rất nay, ngài được cứu và đưa vào một viện mồ côi Công Giáo. Tại đây, ngài được học trường các nữ tu. Sau khi sống thoát nạn Diệt Chủng, ngài trở thành một linh mục. Vốn là một thành viên lâu đời của tòa đại diên những người Công Giáo nói tiếng Híp-ri, cha Pawlowski cũng phục vụ cộng đoàn Công Giáo Ba Lan tại Jaffa. Tuy nhiên, cha lại có kế hoạch được chôn cất tại một nghĩa trang Do Thái tại Izbica, Ba Lan, nơi cha mẹ và em gái ngài bị thảm sát. Ngài cũng đã yêu cầu giáo sĩ Michael Schudrich, giáo sĩ trưởng của Ba Lan, đọc kinh Kaddish tại lễ tang của ngài, đây là kinh cầu cho người chết của Do Thái Giáo. Ngài ăn chay trong ngày lễ Yom Kippur của Do Thái. Trên cửa ra vào căn hộ đơn giản của ngài tại số 4 Đường Ben Zvi có ghi 2 tên: Gregorcz Pawlowski viết theo mẫu tự La Tinh và Zvi Griner, theo mẫu tự Híp-ri, hai cái tên của cùng một con người dường như có hai căn tính tôn giáo ít chịu tương hợp với nhau.

Dùng tiếng Ba Lan, và qua một thông dịch viên, Cha Pawlowski kể cho nhà báo nghe câu truyện của mình bằng một giọng đơn điệu, không một cảm xúc nào lộ ra nét mặt. Thảm kịch tuổi trẻ xem ra đã lấy hết đi mọi xúc cảm khỏi trình thuật khá dài của ngài. Ngài không bao giờ mỉm cười.

Người thứ ba chính là vị đại diện hiện nay, cha David Neuhaus. Năm nay 46 tuổi, cha Neuhaus là một linh mục Dòng Tên, từng được dưỡng dục làm người Do Thái ngoan đạo tại Nam Phi. Con đường đưa ngài tới Đạo Công Giáo bắt đầu khi cha mẹ gửi ngài đi học tại một trường Talmudic (yeshiva) ở Giêrusalem lúc thiếu niên.

Chính tại Giêrusalem, cha gặp một nữ tu Chính Thống Giáo xuất thân từ hoàng gia Nga. Cha kể lại: “lúc ấy tôi 15, bà 89 tuổi. Bà có một ảnh hưởng tuyệt diệu đối với tôi xét theo quan điểm thiêng liêng. Bà chiếu tỏa ra sự hiện diện của Thiên Chúa. Ảnh hưởng của bà khiến tôi đặt ra thật nhiều câu hỏi đối với niềm tin của mình”.

Neuhaus hứa sẽ thảo luận với cha mẹ về hướng đi thiêng liêng của mình và cha đã đợi thêm 10 năm nữa mới thực hiện được lời hứa ấy. Cha trở lại Công Giáo và thụ phong linh mục lúc 26 tuổi!

Cha cho hay: “Hiện nay, tôi thường xuyên tham dự hội đường Cải Cách. Tôi tới đó để nói lên tôi là ai về phương diện lịch sử, xã hội và cả thiêng liêng nữa xét theo một mức độ nào đó. Cung điệu âm nhạc của hội đường gần gũi với tâm hồn tôi nhiều hơn là các bài bình ca trong các đan viện Biển Đức, vì tôi vốn lớn lên với cung điệu âm nhạc ấy. Nhiều thànhn viên của chúng tôi tham dự hội đường để tỏ tình liên đới”.

Ngài cũng cho rằng Israel là xã hội duy nhất nơi đó người Do Thái chiếm đa số. Tôn giáo, lịch sử và văn hóa Do Thái tạo nhịp sinh hoạt cho cộng đồng Công Giáo. Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit trước đây, cha vốn phát biểu: “Đối với chúng ta, suy tư của Giáo Hội Phổ Quát về căn tính Do Thái của Chúa Giêsu và các gốc rễ Do Thái của đức tin chùng ta không phải chỉ là một yếu tố trong cuộc canh tân của chúng ta sau Công Đồng Vatican II. Nó còn là một phần của chính sự hiện hữu hàng ngày của ta”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh, cha Neuhaus cho hay: một số thành viên của cộng đồng Công Giáo nói tiếng Híp-ri đã góp phần vào việc lên khuôn cho các canh tân của Công Đồng Vatican II, một cuộc canh tân đã bác bỏ việc lên án người Do Thái giết Chúa, lên án phong trào bài Do Thái và cho phép Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng bình dân. Những canh tân này từng được phát biểu trong qui chế thành lập cộng đồng Công Giáo nói tiếng Híp-ri cả 10 năm trước khi Vatican II được nhóm họp.

Theo cha, cộng đồng của cha đã chỉ cho người Công Giáo phương thức coi người Do Thái là anhnchị em, chứ không phải là những người xấu xa nhất tâm phá hoại Đạo Công Giáo. Các thành viên của cộng đồng này sống theo lời của Đức GH Gioan Phaolô II nói trong cuộc viếng thăm Đại Hội Đường Do Thái tại Rôma ngày 13 tháng 4, năm 1986: “các vị là anh em qúy yêu của chúng tôi, hay, chúng tôi dám nói, các vị là các anh lớn của chúng tôi”.
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI được đón chào tại Đền Thờ Do Thái
Bùi Hữu Thư
19:57 17/01/2010
Đức Thánh Cha và các lãnh đạo Do Thái nhấn mạnh việc đối thoại

Rôma, Ngày 17, tháng 1, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI được chào mừng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt ngày hôm nay khi ngài đến thăm Đền Thờ Do Thái tại Rôma, đây là đền thờ thứ ba ngài đã thăm từ khi lên ngôi Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha đến nơi khoảng 5 giờ 25 chiều và được đón chào bởi một nhóm người kể cả vị chủ tịch của Cộng Đồng Do Thái tại Rôma là ông Riccardo Pacifici; chủ tịch Cộng Đồng Do Thái Ý là ông Renzo Gattegna; và bởi thầy Rabbi thượng thẩm tại Rôma là Riccardo Di Segni.

Trước khi bước vào đền thờ, Đức Thánh Cha đã đặt hoa tưởng niệm trước các tấm bia ghi nhớ những thời điểm đen tối nhất trong lịch sử của Cộng Đồng Do Thái tại Rôma: một tấm bia tưởng niệm việc tập trung và trục xuất 1.022 người Do Thái ngày 16 tháng 10, 1943; tấm bia kia ghi lại việc quân khủng bố tấn công Đền Tempio Maggiore ngày 9 tháng 10, 1982, khiến cho một em bé 2 tuổi bị chết và trên 40 người bị thương.

Đức Thánh Cha Benedict XVI, là vị giáo hoang thứ hai đã đến thăm Đền Thờ Do Thái tại Rôma -- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là vị thứ nhất vào năm 1986 – ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đã dừng lại giây lát trước tấm bia tưởng niệm đứa bé bị ám sát và các người bị thương đã sống sót sau cuộc khủng bố. Ngài đã đặt một bình bông tại đó. Ngài cũng thăm hỏi thân nhân của đứa trẻ bị giết và của các người bị thương đã sống sót, trong số đó có ông Emanuele Pacifici, thân phụ của vị chủ tịch Cộng Đồng Do Thái tại Rôma.

Các bông hoa đỏ được đặt trước tấm bia tưởng niệm việc bị trục xuất năm 1943.

Một sự hợp tác chặt chẽ hơn

Đức Thánh Cha Benedict XVI được đón chào bằng nhiều tràng pháo tay và những tiếng hô to “Viva il Papa.” Ngay trước khi bước vào đền thờ, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã quay lại một lần nữa để chào tất cả mọi người hiện diện trong khi họ tiếp tục vỗ tay.

Sau bài diễn văn chào mừng của ông Pacifici, Gattenga và Rabbi di Segni, Đức Thánh Cha bắt đầu đọc diễn văn, ngài bị ngăn chặn nhiều lần bởi các tràng pháo tay của các cử tọa. Đền thờ chật ních với trên 1.000 người gồm Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo.

Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhắc lại thảm kịch Holocaust và đề nghị một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa người Do Thái và Kitô hữu, được liên kết bởi Mười Điều Răn và đều cam kết làm nhân chứng cho một Thiên Chúa và làm thức tỉnh một lần nữa ước muốn siêu việt hóa xã hội.

Trong số những người hiện diện tại đền Tempio Maggiore có các người sống sót từ các trại giam dành cho tử tù của Đức Quốc Xã. Họ rõ ràng là rất xúc động khi Đức Thánh Cha nhắc đến thảm kịch vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại.

Dấu chỉ sâu xa

Trong bài diễn từ gửi Đức Thánh Cha, ông Riccardo Pacifici, chủ tịch Cộng Đồng Do Thái tại Rôma, ghi nhận là cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha “sẽ để lại một dấu chỉ sâu xa,” không những trên phối cảnh tôn giáo,” mà trên hết là ảnh hưởng cuộc viếng thăm chúng ta hy vọng sẽ có đối với xã hội dân sự.”

Ông Pacifici cũng nhấn mạnh đến sự cảm kích của ông đối với “quan điểm can trường” của Đức Thánh Cha về việc di dân và niềm hy vọng có được một chính quyền dân sự “không bao giờ chống đối sự đóng góp của các tôn giáo độc thần.”

Khi nhắc lại sự việc thân phụ mình là ông Emanuele Pacifici đã thoát tai họa Holocaust vì ông được trốn trong tu viện của các Nữ Tu Thánh Marta tại Florence, ông chủ tịch Cộng Đồng Do Thái Rôma đã ghi nhận rằng hàng ngàn người Công Giáo đã giúp đỡ người Do Thái, ông cũng nhấn mạnh là họ đã làm như vậy “mà không đòi hỏi được đền đáp gì cả.”

Trong bối cảnh này, ông nói đến sự im lặng giả dụ của Đức Giáo Hoàng Piô XII là một “sự bỏ lỡ cơ hội” đã có thể giúp cho những người chạy trốn việc diệt chủng có thêm can đảm và hy vọng.

Ông Pacifici kết luận bằng cách nhấn mạnh là việc đối thoại giữa người Do Thái và Kitô hữu “có thể và phải tiếp tục.”

Lời chào mừng tri ân

Trong bài diễn từ của ông Renzo Gattenga, chủ tịch Cộng Đồng Do Thái Ý, ông cũng lập lại sự nhấn mạnh của ông Pacifici về việc đối thoại, ông yêu cầu là “các sự khác biệt không bao giờ có thể là lý do cho những tranh chấp về ý thức hệ và tôn giáo, nhưng phải là những sự trao đổi về luân lý và phong phú hoá về văn hóa.”

Cuối cùng thầy Rabbi Di Segni chào mừng Đức Thánh Cha Benedict XVI với “một lời chào mừng tri ân” về cuộc viếng thăm của ngài, ông nhắc lại sự cần thiết phải có một cuộc đối thoại giúp cho có thể đặt các mục tiêu chung của hai tôn giáo lên hàng đầu.

Đức Thánh Cha tặng cho ông Riccardo Pacifici bức họa Isola Tibertina của Giovanni Piranesi.

Cộng đồng Do Thái cũng tặng Đức Thánh Cha một bức họa bởi một họa sĩ người Venice tên Tobia Donà, tranh vẽ một cánh rừng mầu xanh bằng các chữ, mẫu tự và con số Do Thái.

Có khoảng 35.000 người Do Thái tại Ý, được quy tụ trên hết tại hai cộng đồng lớn nhất ở Rôma và Milan. Cộng đồng Do Thái tại Rôma có khoảng 15.000 người.
 
Top Stories
Wietnamskie władze zaprzeczają
Info.Wiara.pl
14:54 17/01/2010
dodane 2010-01-16 -- Wietnamski urzędnik zaprzeczył, że władze stosują represyjne działania wobec katolików w parafii Dong Chiem.

Jeden z niszczejących, wietnamskich kościołów
Oświadczenie przewodniczącego Komunistycznej

„Miejscowe władze nie napadły na parafian” – tak powiedział zastępca przewodniczącego Ludowego Komitetu w dystrykcie My Duc – Nguyen Van Hau – państwowej wietnamskiej agencji informacyjnej. Dodał też, że krążące informacje zniekształcają prawdę.

Według pana Hau to ks. Nguyen Van Huu – duszpasterz, rada parafialna i kilku parafian nielegalnie wznieśli krzyż na szczycie wzgórza Góry Che (znanej również jako Nui Tho – Góra Modlitwy) w dniu 3 i 4 marca minionego roku. „Ta budowla łamie prawo gruntowe” – powiedział urzędnik dystryktu. Dodał, że Góra Che nie znajduje się na terenie gruntów należących do kościoła w Dong Chiem, ale była zarządzana przez Komitet Ludowy Gminy An Phu.

„Ponadto ustawienie krzyża bez pozwolenia właściwych władz stanowi pogwałcenie Rozporządzenia o wierzeniach i religii” – stwierdził pan Hau. „Miejscowe władze usiłowały rozwiązać problem w kilku rozmowach z ks. Nguyen Van Huu i parafianami, które miały miejsce między marcem a grudniem zeszłego roku, ale nie udało się osiągnąć współpracy z nimi.” – powiedział urzędnik.

13 stycznia gazeta „New Hanoi” (Nowe Hanoi) posunęła się dalej, domagając się od rządu natychmiastowego i surowego ukarania archidiecezji Hanoi i ks. Nguyen Van Huu za ich „fałszywe oskarżenia” zmierzające do „zakłamania społecznej, politycznej i ekonomicznej sytuacji Wietnamu oraz o pomawianie rządu o łamanie praw człowieka”.

Jednak Lieu, szef Komunistycznej Partii w Dong Chiem, potwierdził na piśmie, że setki policjantów napadło na parafian wyrażających swój sprzeciw wobec zdemolowania krzyża. W odpowiedzi na zarzuty wobec archidiecezji ks. Jan Le Trong Cung, kanclerz kurii archidiecezjalnej w Hanoi podkreślił z mocą, że „Góra zawsze była własnością parafii od początku, gdy parafię ustanowiono ponad sto lat temu”.

Wraz z biskupami wszystkich diecezji z terenów północnego Wietnamu ks. Jan Le Trong Cung potępił zburzenie krzyża jako „akt świętokradczy wobec Chrystusa i znieważenie najświętszego symbolu chrześcijańskiej wiary oraz Kościoła.” „Brutalna napaść na bezbronnych, niewinnych obywateli jest dzikim i nieludzkim działaniem, w którym ciężko pogwałcono ludzką godność. To karygodne zachowanie zasługuje tylko na potępienie” – dodał ks. kanclerz.

W rzeczywistości „Krzyż w tym miejscu stał od wielu lat. My jedynie w zeszłym roku dokonaliśmy pewnej konserwacji. Ale krzyż już tam był.” – podkreślił ksiądz proboszcz Nguyen Van Huu. W Dong Chiem „Lokalne władze zainstalowały na słupach elektrycznych wokół kościoła ogromne głośniki, aby hałasem zakłócać Msze święte.” dodał ks. Nguyen Van Lieu, wikariusz parafii. Przez głośniki „czytane są artykuły z dziennika „Nowe Hanoi” oraz inne prorządowe oświadczenia, w których stawia się nam fałszywe zarzuty i grozi ekstremalnymi represjami” - dodał wikariusz.

Prezydent Triet zadeklarował wobec Benedykta XVI: „Wietnam będzie zawsze szanował prawa jednostki do korzystania z wolności religijnej”. Zapewnił też, że „Stworzono wszystkie sprzyjające warunki, żeby wszystkie religie w kraju czuły się traktowane życzliwie”. Ostatnie wydarzenia są szyderczym komentarzem do deklaracji wietnamskich komunistów.

(Source: J.B. An Dang/tł. etek, http://info.wiara.pl/doc/412961.Wietnamskie-wladze-zaprzeczaja)
 
AsiaNews ofiarą nagonki
Info.Wiara.pl
14:56 17/01/2010
Państwowa agencja informacyjna Socjalistycznej Republiki Wietnamu oskarżyła AsiaNews – katolicką agencję informacyjną działającą we Włoszech – o kłamstwo, fałszywe zarzuty i o agitację przeciw władzom wietnamskim.

dodane 2010-01-17 -- „Ostatnio pewna liczba stron internetowych, – a wśród nich AsiaNews, katolicka agencja informacyjna – opublikowały wiadomości zawierające wiele mylących szczegółów i obciążających komentarzy, aby rzucać fałszywe oskarżenia na miejscowe władze w Dong Chiem, we wiosce należącej do gminy An Phu, w dystrykcie My Duc, koło Hanoi, po tym jak usunięto krzyż, który został nielegalnie ustawiony na szczycie Góry Che” – stwierdziła państwowa agencja informacyjna VNA w swoim artykule zatytułowanym „Nie ma napaści na parafian w Dong Chiem”. Artykuł opublikowano w piątek 15 stycznia i powtórzono następnego dnia we wszystkich państwowych środkach przekazu.

Parafianie i miejscowi mieszkańcy mówiąc o górze, na której szczycie stał zniszczony krzyż, posługują się nazwą Nui Tho. Państwowe media jednak używają zwrotu „Nui Che – Góra Che”, aby uniknąć bardziej powszechnej nazwy „Nui Tho”, która dosłownie znaczy „Góra Modlitwy”, co wskazuje na posiadanie tego miejsca przez katolików.

„Informacje te zostały powtórzone przez Radio Watykańskie i przez należącą do Stolicy Świętej rozgłośnię Radio Maryja, co wprowadza w błąd międzynarodową opinię publiczną” – dodaje wietnamska agencja.

W imieniu swego rządu agencja informacyjna oświadczyła, że „Wietnamska Agencja Informacyjna (VNA) otrzymała pozwolenie na opublikowanie tego komunikatu, aby całkowicie odrzucić fałszywe informacje, które są nacechowane złą wolą i chęcią sabotażu wielkiego narodowego bloku jedności w Wietnamie, i aby potwierdzić, że nie istnieje coś takiego, co się nazywa rządowymi represjami wobec parafian w Dong Chiem.”

W natychmiastowej odpowiedzi na te zarzuty państwowej agencji informacyjnej ks. Van Chi Chu, rzecznik prasowy Federacji Wietnamskich Katolickich Środków Społecznego Przekazu, która zrzesza kilka religijnych publikatorów działających poza granicami Wietnamu, wyraził w imieniu Federacji głębokie uznanie dla niestrudzonych wysiłków podejmowanych przez „AsiaNews” na rzecz obrony Kościoła w Wietnamie”.

„Dziękuję agencji ‘AsiaNews’ za budzenie w Kościołach lokalnych świadomości o cierpieniach katolików w Wietnamie. Bez tej działalności, katolicy nie tylko musieliby znosić codzienne cierpienia zadawane przez dyktatorski reżim, ale także odczuwać samotność z powodu obojętności świata” – dodał rzecznik Federacji. „Ogromne dzięki za pomoc katolikom wietnamskim w niesieniu ich krzyża’ – dodał.

„Agencja ‘AsiaNews’ stała się pierwszym nie wietnamskim krytykiem, który został potępiony przez władze wietnamskie. Nieprzychylna reakcja wobec ‘AsiaNews’, którą Rząd Wietnamu właśnie wyraził, pokazuje jak skuteczną jest ta strona internetowa w informowaniu międzynarodowej opinii publicznej o Wietnamie” – powiedział ks. John Nghi Tran, dyrektor działającej w Kalifornii agencji informacyjnej – VietCatholic.

„W poniedziałek [11.01.2010] oni (władze) zaatakowali fizycznie Nguyen Huu Vinh – niezależnego katolickiego dziennikarza. W piątek słownie zaatakowali agencję ‘AsiaNews’. Stali się oni (dziennikarz i agencja informacyjna) ofiarami tego reżimu za to, że ujawniają prawdę o nadużyciach władz wietnamskich i łamaniu przez nie praw człowieka i gwałceniu wolności religijnej” – dodał dyrektor.

Ks. Joseph Nguyen z Hanoi ujawnił: „Wielu biskupów, księży, zakonników, którzy studiowali w Rzymie, codziennie czyta ‘AsiaNews’ w języku włoskim, który znają ze studiów. Młodzi katolicy wietnamscy, którzy znają płynnie język angielki, są również wśród częstych czytelników ‘AsiaNews’”.

Według księdza, internetowe strony katolickie – włącznie z agencją AsiaNews – które poświęcają dużo uwagi informacjom o kampanii rządu wietnamskiego przeciw Kościołowi katolickiemu, zostały zablokowane przez rządową cenzurę. Jednak wietnamscy czytelnicy mogą używać wolnych, anonimowych witryn proxy, aby obejść internetowe zapory i filtry.

Najpierw, większość stron zablokowanych przed użytkownikami w Wietnamie napisano w języku wietnamskim i opisywano tam wydarzenia w tym kraju. Ostatnio jednak, popularne strony katolickie redagowane w języku angielskim, które przyciągają wielką liczbę czytelników w Wietnamie – np. „AsiaNews”, „Catholic World News”, „Catholic News Agency” oraz „Independent Catholic News” – wszystkie zostały dodane do listy stron zablokowanych, dołączając w ten sposób do organizacji broniących praw człowieka jak „Human Rights Watch”, „Writers Without Borders”, „Amnesty International”.

Wietnam skrupulatnie reguluje dostęp swoich obywateli do internetu, używając zarówno prawnych jak i technicznych sposobów. Wspólny projekt pod nazwą OpenNet Initiative ocenia poziom politycznej cenzury stron internetowych w Wietnamie jako „inwazyjny”. Dziennikarze bez Granic zaliczają Wietnam do pierwszej piętnastki „nieprzyjaciół internetu”.

Rząd w Wietnamie utrzymuje, że chroni kraj przed nieprzyzwoitymi i pornograficznymi treściami i w ten sposób usprawiedliwia swoje działania blokujące dostęp do internetu. W rzeczywistości większość filtrowanych stron zawiera wrażliwe politycznie i religijnie materiały, które są postrzegane przez władze jako kwestionujące trwanie Komunistycznej Partii u steru władzy. Natomiast wejście na strony pornograficzne [w Wietnamie] nie nastręcza trudności.

Organizacja „Amnesty International” poinformowała o wielu przypadkach aresztowania internetowych działaczy za to, że podejmowali (online) internetową działalność w Wietnamie. Badania „OpenNet” wykazały, że działania blokujące koncentrują się na tych stronach sieci, które zawierają informacje o zagranicznej opozycji politycznej, o zagranicznych i niezależnych mediach, o prawach człowieka i o sprawach religijnych.

(Source: Emily Nguyen/tł. Etek, http://info.wiara.pl/doc/413452.AsiaNews-ofiara-nagonki)
 
Wietnam: Kto mija się z prawdą?
Info.Wiara.pl
14:59 17/01/2010
Krzyż na cmentarzu w parafii Dong Chiem k. Hanoi został wysadzony w powietrze przy pomocy materiałów wybuchowych. Nie został on „rozmontowany”, jak to błędnie podała Wietnamska Agencja Informacyjna.

dodane 2010-01-17 -- „Krzyż został rozbity kowalskimi młotami i wysadzony w powietrze materiałami wybuchowymi. Doskonale o tym wiedzą uzbrojeni żołnierze i policjanci, którzy uczestniczyli w napaści oraz parafianie, którzy przybiegli na miejsce i byli naocznymi świadkami incydentu.” – oświadczył ks. bp Franciszek Nguyen Van Sang z diec. Thai Binh, w dniu 16 stycznia, reagując natychmiast na fałszywe oskarżenia ze strony państwowej tuby propagandowej VNA przeciw agencji „AsiaNews” i innym katolickim agencjom informacyjnym.

W dniu 15 stycznia br. Państwowa Agencja Informacyjna w imieniu władz Socjalistycznej Republiki Wietnamu oskarżyła katolickie agencje informacyjne, w tym „AsiaNews” – internetową witrynę działającą we Włoszech, o dezinformację, o bezpodstawne oskarżenia i o agitację przeciw władzom Wietnamu.

Biskup chcąc jasno ustalić fakty zdecydowanie podkreślił w swoim oświadczeniu: „Nie, (krzyż) nie był rozebrany, jak to zostało zakłamane w doniesieniach Wietnamskiej Agencji Informacyjnej, które usiłowały zaprzeczyć oświadczeniu archidiecezji Hanoi.”

„Gruzy pozostałe po eksplozji dynamitu były wszędzie, jak to jest widoczne na zdjęciach zamieszczonych na stronach internetowych (www.vietcatholic.org). Katolicki pisarz, głęboko dotknięty przez świętokradczy akt, potępił to działanie jako wysadzenie w powietrze „ciała Chrystusa”. Czy krzyż został „rozmontowany” czy „rozbity”? Niech fakty mówią za siebie. Nikt nie może im zaprzeczyć.” – powiedział dalej pisarz.

Gdyby krzyż w Dong Chiem rzeczywiście był „rozmontowany” a nie wysadzony, jak to usiłowała wmówić państwowa tuba informacyjna (VNA), to Agencja musiałaby zrobić coś więcej, aby uwiarygodnić swoje dezinformacje, gdyż gazeta Nowe Hanoi oraz radiostacja Głos Wietnamu już w dniu 7 stycznia podały do publicznej wiadomości, „że to sami wierni zburzyli krzyż po tym jak zostali pouczeni przez władze oraz przyznali, że nielegalne wzniesienie przez nich krzyża na Górze Che było błędem.”

Jest oczywiste, że inne państwowe środki przekazu przyznały, że krzyż został siłą w złej wierze przewrócony, a nie „rozmontowany”, jak to utrzymuje VNA.

„Według słownika języka wietnamskiego zwrot ‘tháo gỡ’ (rozmontować) oznacza, że delikatnie oddziela się poszczególne elementy jakiegoś obiektu, aby potem można było je na nowo złożyć razem. Czy władze potrafiłyby złożyć na nowo krzyż z elementów rozrzuconych przez eksplozję?” Katolicki pisarz Alfons Hoang Gia Bao rzucił wyzwanie VNA, domagając się od niej, aby zachowywała się uczciwie wobec czytelników.

Nawiązując do oskarżenia, że krzyż został nielegalnie wzniesiony na szczycie Góry Che w dniach 3-4 marca 2009, ks. Nguyen Van Huu, proboszcz podkreślił, że krzyż znajdował się w tym miejscu od wielu lat. „W zeszłym roku jedynie wzmocniliśmy co, co zawsze tam się znajdowało”.

Biskup Franciszek Nguyen dodał, że to wzmocnienie dokonało się „za zgodą lokalnych władz różnego szczebla” przynajmniej w formie ustnej, „ponieważ w trakcie prac zarówno ludzie wierzący jak i niewierzący wciągali na górę różne materiały budowlane w biały dzień i przed oczyma urzędników. Nie czynili tego w nocy. Toteż należy rozumieć, że obecność tego krzyża była zaaprobowana zarówno przez mieszkańców jak przez władze, a przynajmniej nikt nie przeszkadzał pracom.

Jak opowiadano, miejscowe władze, włącznie z p. Lieu, szefem Komunistycznej Partii w Dong Chiem, przybyły, aby dzielić z parafianami radość po tym, jak pomyślnie ukończono prace przy rekonstrukcji krzyża. W pisemnym oświadczeniu Lieu potwierdził fakt napaści na parafian w dniu 6 stycznia i wyraził swe niezadowolenie z faktu zburzenia krzyża, co spowodowało krwawe obrażenia parafian.

Zapytany o swoje sugestie, jak rozwiązać konflikt, hierarcha udzielił następujących rad: „W duchu wspólnoty i dialogu z okazji jubileuszu 2010 i w duchu sugestii ze strony biskupów diecezji północnego Wietnamu należy szukać takich rozwiązań, które ograniczą do minimum możliwe szkody. Te rozwiązania nie mogą angażować sił wojskowych i policyjnych, jak to było w zamiarach władz. Moim zdaniem to był brak rozeznania sytuacji i ciasnota umysłu władz lokalnych, które nie potrafiły właściwie ocenić rozmiarów swojej akcji, ani też nie zdawały sobie sprawy, jakie to wywoła skutki w kraju i za granicą. W obliczu gniewu ze strony międzynarodowej opinii publicznej państwowa agencja VNA zdecydowała się, by całą akcję na Górze Modlitwy opisywać jako „rozmontowanie krzyża” zamiast „rozbijanie”.

„Zburzenie najświętszego wizerunku chrześcijaństwa jest faktem, który głęboko zasmucił serca milionów katolików i ludzi dobrej woli” – zaznaczył hierarcha. „W praktyce, tak myślę, powinniśmy zorganizować spotkanie obu stron, aby dokonać wymiany zdań w pokojowy sposób, co daje pewną nadzieję na ograniczenie możliwych szkód po obu stronach do minimum” – zasugerował ksiądz biskup.

Przynaglając władze wietnamskie, aby przyznały się do swoich poważnych błędów, gdy zdecydowały się użyć setki policjantów, sił bezpieczeństwa i oddziałów paramilitarnych – wyposażonych w broń, pałki, pojemniki z gazem łzawiącym, materiały wybuchowe i tresowane psy policyjne – aby zburzyć krzyż i pacyfikować parafian w Dong Chiem, ksiądz biskup zażądał od władz, aby „zgodziły się, że rekonstrukcja krzyża na Górze Modlitwy będzie wykonana bez przeszkód.”

W tym samy czasie, gdy państwowa agencja informacyjna VNA uporczywie zaprzecza faktom opisując wydarzenia w Dong Chiem, nadeszła stamtąd dramatyczna wiadomość, że w nocy 16 stycznia prorządowe bojówki zostały wysłane na parafialny cmentarz, aby tam rozbić większość indywidualnych nagrobków oraz niedawno postawiony bambusowy krzyż.

Nieszczęsne usiłowania wandali zostały szybko odkryte przez czujnych mieszkańców, którzy obecnie organizują patrole strażników, aby chronić terenu i poszukiwać sprawców, którzy prawdopodobnie wciąż ukrywają się w jaskiniach i zakamarkach Góry Modlitwy.

(Source: J.B. An Dang/tł. Etek, http://info.wiara.pl/doc/413686.Wietnam-Kto-mija-sie-z-prawda)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên Ca đoàn Martino và Nữ Vương ở Melbourne sinh hoạt tất niên
Trần Văn Minh
11:23 17/01/2010
MELBOURNE - Vào sáng sớm Chuá nhật 17 Tháng 1 Năm 2010. Các thành viên cuả hai Ca đoàn Martino Giáo xứ Martino và Ca đoàn Nữ Vương Giáo xứ Our Lady vùng Miền tây Melbourne, lên Núi Dandenong để cùng tham dự Thánh Lễ Chuá nhật Thứ 2 thường niên với bài tin mừng: “Chuá Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại Cana Xứ Galelia.” (Ga 2, 1-12)

Hình ảnh sinh hoạt

Theo dự báo thời tiết cho biết, thì trời hôm nay không mấy tốt, trời có mưa và gió, nhiệt độ vào khoảng 20 độ C. Nhưng vì dự định ngày đi đã được thông báo cách trước đó mấy tuần. Và cũng đã được cha xứ Nhà thờ Saint Paul, Monbulk là LM Vincent Lê Thành Nhân chánh xứ và giáo dân hân hoan đón tiếp ca đoàn vào thánh lễ 11 giờ sáng Chuá nhật.

Vượt hơn 65 km đường để đến Giáo xứ Belgrave. Một xứ đạo vùng núi, cha xứ Lê Thành Nhân trông coi xứ đạo này với 5 ngôi thánh đường gồm: St. Joseph’s vùng Emerrald, Sacred Heart vùng Gembrook, St. Thomas More vùng Belgrave, St. Paul’s vùng Monbulk và St. Clare’s vùng Mt. Dandenong. Các nhà thờ trên nằm rải rác ở khắp các vùng đồi nuí cuả rặng Dandenong. Giáo dân thuộc Nhà thờ Saint Paul phần nhiều là người gốc Hoà Lan, họ sống ở đây và có những Farm trồng hoa như ở nơi cố quốc, vào đầu Tháng 9 họ mở cưả đón du khách lên thăm hằng triệu đoá hoa Tullip đủ mọi mầu sắc từ đen, đỏ, trắng, tím, vàng rất đẹp, và dịp này làm cho vùng đồi núi cây cao, bóng cả với tiếng chim hót líu lo lại thêm nhộn nhịp du khách đi thăm hoa.

Nhà thờ St Paul vuông vức với mái chóp nhọn vuông nhìn xa như hình Kim Tự Tháp. Trên chóm đỉnh lợp tôn sáng lấy anh sáng tự nhiên xuống, như ánh sáng từ trời soi xuống.

Sau khi kết thúc Thánh lễ 9 giờ 30 tại Nhà thờ St. Thomas More. Cha xứ mới đến Nhà thờ St. Paul để dâng Thánh lễ cho giáo dân trong vùng, đặc biệt, thánh lễ hôm nay có sự hiện diện cuả Linh mục Nguyễn Toàn thuộc Giáo phận Nha Trang mới qua được 10 ngày, LM Toàn đi du học tại một học viện thuộc TGP Melbourne.

Nhờ dịp sinh hoạt chung cuả hai ca đoàn, mà thánh lễ sáng nay giáo dân trong giáo xứ rất vui mừng, vì ca đoàn đưa lời ca tiếng hát làm cho buổi lễ long trọng hẳn lên, nhìn nét mặt ai cũng vui tươi khi cùng nhau họp mặt trong căn nhà Chuá, và thể hiện tình những người con cuả Chuá.

Đáp lại, giáo dân trong xứ cũng hân hoan mời khách dùng tiệc trà buổi sáng với bánh kẹo, cùng trà và cà phê. Sau sinh hoạt thờ phượng và những sinh hoạt chung trong buổi tiệc trà. Ca đoàn đã tổ chức sinh hoạt riêng chào mừng năm mới Dương lịch và cũng để tiễn năm cũ Âm lịch với bưã ăn BBQ thịt nướng mang từ nhà đi.

Sau bưã ăn, các ca viên sinh hoạt ca hát thật vui vẻ với những bản ca đời và đạo, với sự tham dự và cổ vũ cuả cha xứ Lê Thành Nhân, cùng trao đổi với nhau về chương trình tập hát mừng Xuân Canh Dần 2010 sắp tới.

Cuối cùng, với một chuơng trình đi thăm một khu chim rất đẹp và nổi tiếng ở khu vực Núi Dandenong mà ai có dịp đi qua cũng đều ghé thăm để chụp hình kỷ niệm. Những chú chim dạn dĩ đậu trên tay du khách để ăn những hạt hướng dương do cha Lê Thành Nhân cung cấp cho mọi người để dụ chim đến ăn và chụp ảnh.

Rời tràm chim, mọi người chia tay nhau về nhà trong nắng chiều vàng rực rỡ, xiên chiếu xuyên qua ngọn cây lấp lánh trên đầu núi. Ca đoàn đã hưởng một cuộc đi dự lễ và vui chơi thoải mái, chuẩn bị cho năm mới đem lời ca cảm tạ và ngợi khen Thiên Chuá phục vụ những Thánh lễ tiếng Việt trong giáo xứ cuả mình.
 
Thánh lễ ban bí tích Thêm sức và lễ ra mắt Tân Hội đồng Mục Vụ của Giáo xứ người Hoa tại Sàigon
Nguyễn Xuân & Phi Sơn
13:05 17/01/2010
Thánh lễ đồng tế ban bí tích Thêm sức và lễ ra mắt Tân Hội đồng Mục Vụ nhiệm kỳ 2010-2014 tại giáo xứ Thánh Giuse An Bình.

Vào lúc 9g30 sáng chủ nhật 17/01/2010, linh mục chánh xứ Thánh Giuse, Martinô Đỗ Văn Diệp đã mời Đức Giám mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến chủ sự thánh lễ đồng tế và ban bí tích Thêm sức cho 24 thiếu nhi và người lớn. Dịp này cũng có 13 em được Rước lễ lần đầu. Cùng đồng tế, có linh mục Stêphanô Huỳnh Trụ chánh xứ Thánh Phanxicô Xaviê và các linh mục dòng trong hạt.

Đây là lần viếng thăm mục vụ đầu tiên của Đức Giám mục, từ sau khi được tấn phong giám mục. Vì vậy mở đầu thánh lễ, ngài biểu lộ niềm vui to lớn của ngài khi được tiếp đón trong bầu khí thân tình, nồng hậu của ngôi thánh đường nhỏ bé dễ thương này. Ngay giây phút đầu tiên, ngài đã tạo bầu khí cảm thông vui tươi khi phát biểu: ngài rất tiếc là không biết tiếng Hoa để trao đổi với mọi người. Ngài còn hỏi: tôi nói mọi người có hiểu không? Một vài ông cụ người Hoa cố nói thật to: Hiểu. Về phía các thiếu nhi, các em đã biểu lộ trình độ hiểu và nói tiếng Việt của mình khi trả lời đúng những câu hỏi giáo lý và Lời Chúa của ngài trong bài chia sẻ sau Tin Mừng.

Ngoài Bài Tin Mừng được đọc bằng cả hai ngôn ngữ Hoa,Việt, phần còn lại có sự sắp xếp đan xen rất khéo léo giữa hai ngôn ngữ trong các bài đọc, các kinh nguyện và các bài thánh ca. Điều này nói lên tinh thần hiệp thông của cùng một Cha Chung, cùng một đức tin và một phép Rửa do đó không còn sự phân biệt chủng tộc. Khi đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Hoa, giáo dânViệt vẫn hiểu và cùng dâng lên Cha lời kinh mà Chúa Giêsu đã dạy. Phải chăng, ngay trong thời đại này, những Lễ ngũ Tuần mới vẫn đang diễn ra khi người ta có đức tin và biết đoàn kết yêu thương nhau như Chúa đã dạy.

Xem hình xin bấm vào đây

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức giám mục đã tạo bầu khí thân tình giữa vị mục tử và những chiên nhỏ khi ngài không dùng bục giảng để giảng thuyết mà lại đứng giữa các em và trò chuyện với các em. Nếu như khi học giáo lý các sơ và thầy đã giới thiệu cho các em một Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa đã đến trần gian sống kiếp con người và chết vì yêu thương các em, thì hôm nay niềm tin ấy được củng cố thêm khi các em được tiếp xúc với vị đại diện của Chúa, một giám mục không xa cách nhưng rất yêu thương gần gũi với các em.

Sau phần hiệp lễ, linh mục chánh xứ trình diện với Đức Giám mục 23 vị trong Tân ban mục vụ giáo xứ, gồm cả người Việt và người Hoa. Trước khi trao ủy nhiệm thư cho các vị, Đức giám mục khen ngợi các vị đã quảng đại dấn thân vào công tác xây dựng một Giáo Hội hiệp thông trong giáo phận và trên quê hương Việt Nam này. Ngài cám ơn các vị đã góp phần thực hiện những công tác mà chính ngài và các linh mục có bổn phận thực hiện.

Cuối thánh lễ, một lần nữa ngài cám ơn giáo xứ, các phụ huynh và hội đồng mục vụ giáo xứ trong việc giáo dục niềm tin Kitô giáo cho con em và những đóng góp to lớn của các vị trong công công việc chung của giáo phận.

Với các thiếu nhi, ngài nhắn nhủ: Như các em, ngài cũng có những kỷ niệm đẹp trong ngày Rước lễ lần đầu. Ngài đã giữ mãi tấm hình trắng đen mà bà cố đã chụp cho ngài. Ngài nhắc các em hãy trân trọng giữ lấy những tấm hình màu rất đẹp mà các em được chụp chụp hôm nay để nhớ mãi giây phút đầy hồng phúc khi được Rước Chúa lần đầu.

Sau thánh lễ, các em thiếu nhi và phụ huynh cũng như thân nhân cùng dự một bửa ăn Agape chung với Đức Giám mục.

Hôm nay niềm vui đã chan hòa trong giáo xứ, vì Thánh Thần Tình Yêu không chỉ ngự trên các người mới lãnh nhận bí tích Thêm sức mà trên toàn thể giáo dân trong giáo xứ vì đã biết yêu thương quan tâm chia sẻ cho nhau.
 
Lễ Phát Cúp và Trao Tặng Qùa Tại GX CTTD VN, Arlington, Virginia
Nguyễn Ngọc Lễ
20:31 17/01/2010
Arlington, VA 16-01-2010. Với sự điều hành của Hiệp Sĩ Đoàn Trung Ương, hằng năm vào khoảng tháng 10, các chi Đoàn địa phương tổ chức những buổi thi đá bóng tròn qua dạng đá phạt (penalty kick) theo cấp Quận, Vùng và Tiểu bang cho các em Nam và Nữ vào lứa tuổi 10-14. Cũng như năm ngoái, năm nay Giáo Xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia, đã gửi các em đi tham gia những buổi tranh đấu bóng rất hào hứng và đoạt được nhiều thành qủa đáng kể. Các em sau đây đã đạt những giải của chi Đoàn, cấp Quận và Vùng:

  • 1. Andrew Đinh
  • 2. Brandon Đinh
  • 3. Đại Châu
Riêng em Đại Châu đã đoạt phần giải vô địch của Tiểu bang Virginia và được ông Tommy Harger, đại diện vị Đại Biểu của tiểu bang trao tặng. Phần thưởng gồm 1 cúp, 1 trái banh và 1 bảng tưởng lệ.

Nhân dịp này, đại diện Hiệp Sĩ Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam #9655, Chi Đoàn Việt Nam đầu tiên trên thế giới gồm có CĐH Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Phụng và Phó Đại Hiệp Nguyễn Văn Hạnh đã trao tặng cho 2 đội banh của Giáo Xứ 40 bộ đồng phục và 10 trái banh đá hiệu Adidas. Đại diện Giáo Xứ và các em, cha Phó Giuse Ngô Văn Thích, O.P hết lời cảm tạ Hiệp Sĩ Đoàn đã đáp ứng lời mời gọi của văn phòng Trung Ương và Giáo Xứ đã cùng hiệp lực trong chương trình giáo dục giới trẻ hầu các em có cơ hội phát triển và lớn mạnh trong khía cạnh Thể dục song song với Đức dục và Trí dục mà các em được hấp thụ nơi gia đình và học đường.

Hinh các cúp
Trao giải cho hai em Andrew Đinh và Brandon Đinh
Ông Tommy Hagger và Lễ trao giải cho em Đại Châu
Các em trúng giải
Đồng Phục Đá Banh
Các HS Hạnh, Thành và Lễ trao đồng phục
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Việt ở Nam California sôi nổi đấu tranh trước vụ CSVN đàn áp tôn giáo ở Ðồng Chiêm
Nguyên Huy
01:27 17/01/2010
LITTLE SAIGON -- Cả ngàn giáo dân và đồng hương ở Nam California đã tập trung về Trung Tâm Công Giáo, giáo phận Orange, vào sáng Thứ Bảy để làm lễ cầu nguyện cho giáo dân đang bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp dữ dội trong vụ Ðồng Chiêm.

Hình 1: Ðông đảo người Việt ở Nam Cali đến tham dự lễ cầu nguyện cho đồng bào giáo dân trong nước bị CSVN đàn áp trong vụ Ðồng Chiêm.

Hình 2: Hội Ðồng Liên Tôn VN Hải Ngoại (từ trái qua là Giáo Sư Nguyễn Thành Long, Hiền Tài Phạm Văn Khảm, Thượng Tọa Thích Minh Nguyện, Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, Mục Sư Trần Thanh Vân) và Dân Biểu Liên Bang Ed Royce trong cuộc hội luận trên đài Truyền Hình SBTN về đàn áp tôn giáo ở VN.

Hình 3: Buổi ra mắt CD nhạc đấu tranh của ca sĩ Nguyệt Ánh đông chật phòng sinh hoạt Việt Báo.


Xem thêm hình ảnh ở đây

Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, giám đốc Trung Tâm Công Giáo, giáo phận Orange, đã cùng các vị chủ chiên Nguyễn Kim Long, Nguyễn Văn Tuyên, Phạm Kim Long, Nguyễn Tiến Bình, Mai Khải Hoàn và Phó Tế Nguyễn Văn Kiệt đứng chủ lễ trong buổi cầu nguyện này.

Trước khi cử hành Thánh lễ cầu nguyện, LM Nguyễn Uy Sỹ đã lược lại việc nhà cầm quyền CSVN sau những vụ đàn áp cướp đất, truy diệt giáo dân qua các vụ Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý... nay lại đến vụ Ðồng Chiêm. Linh Mục nói, “Nhà cầm quyền CSVN đang đánh đập tàn bạo giáo dân Ðồng Chiêm, triệt hạ niềm tin tôn giáo của mọi người. Qua hình ảnh được chuyển đi trên khắp thế giới, chúng ta đã thấy hàng ngàn giáo dân đầu đội khăn tang hát kinh hòa bình để cầu nguyện trong niềm tin tôn giáo của mình. Ðeo khăn tang là để tang cho những trẻ em, những nạn nhân đã chết và được chôn trong vùng đất này. Ðeo khăn tang cũng là để cho chính mình trước cảnh tàn bạo. Ðeo khăn tang cũng là cho một chế độ vô nhân tàn ác phải bị hủy diệt...”

Trong niềm xúc động, linh mục nhắc nhở rằng, “Thánh Giá là biểu tượng của hàng ngàn linh hồn. Chúng ta hãy cầu nguyện cho đất nước và dân tộc sớm thoát khỏi vòng tay cộng sản.”

Sau đó Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ đã cùng Phó Tế Nguyễn Văn Kiệt cử hành lễ Cầu Nguyện. Giáo dân và đồng hương đứng chật cả trong và ngoài phòng hội lớn của Trung Tâm Công Giáo. Phút cầu nguyện, mọi người đã im lặng gần như tuyệt đối. Trong giờ phút thiêng liêng này, Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ đã cất lên lời cầu nguyện không chỉ cho giáo dân Ðồng Chiêm mà cho cả các tín đồ tôn giáo khác như Tin Lành, Phật Giáo trong vụ chùa Bát Nhã... cùng là Linh Mục Nguyễn Văn Lý và các nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước.

Lời cầu xin, “Chúng con cầu xin Chúa, Xin Chúa nhận lời chúng con” đã vang dậy trong trung tâm gần suốt buổi lễ.

Chấm dứt buổi lễ, ông chủ tịch Cộng Ðồng Công Giáo giáo phận Orange Nguyễn Văn Liêm đã kêu gọi mọi người hãy cùng tiếp tục cuộc tranh đấu, tham gia vào cuộc đi bộ cầu nguyện được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật tuần tới, 24 Tháng Giêng, tại Mile Square Park.

Cũng vào ngày Thứ Bảy, 16 Tháng Giêng hôm qua, một cuộc hội thảo về đàn áp tôn giáo tàn bạo đang diễn ra ở trong nước đã được đài truyền hình SBTN thâu hình trực tiếp phóng đi khắp Hoa Kỳ và Canada. Buổi hội thảo gồm có các vị lãnh đạo tinh thần trong Hội Ðồng Liên Tôn là Giáo Sư Nguyễn Thành Long thuộc Phật Giáo Hòa Hảo, Hiền Tài Phạm Văn Khảm thuộc Cao Ðài, Thượng Tọa Thích Minh Nguyện thuộc Phật giáo, Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ thuộc Công Giáo, Mục Sư Trần Thanh Vân thuộc Tin Lành và Dân Biểu Liên Bang Ed Royce. Phát biểu trong buổi hội luận này, Dân Biểu Ed Royce sau khi đã lược trình tình hình đàn áp tôn giáo và nhân quyền ở VN trong thời gian qua, ông đã kêu gọi mọi người cùng tiếp tay đẩy mạnh cho Dự Luật SR.20 của ông đề nghị Quốc Hội (Thượng Viện) hãy thông qua dự luật về nhân quyền này cho VN, đưa Việt Nam trở về danh sách các nước Hoa Kỳ cần quan tâm (CPC) bằng cách vận động ráo riết với các dân cử của mình ở địa phương.

Trong dịp này Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, giám đốc Trung Tâm Công Giáo giáo phận Orange, cũng kêu gọi cộng đồng người Việt tiếp tục lên tiếng tố cáo tội ác của CSVN qua những vụ đàn áp tôn giáo, hãy liên tục cầu nguyện để hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh ở trong nước, và đồng thời vận động ráo riết các vị dân cử nhất là dân cử gốc Việt để Dự Luật về Nhân Quyền cho VN của Dân Biểu Ed Royce sớm được thông qua tại Thượng Viện Hoa Kỳ.

Vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày, một sinh hoạt đấu tranh khác cũng đã diễn ra tại phòng hội nhật báo Việt Báo. Ca sĩ Nguyệt Ánh và phong trào Hưng Ca ra mắt một CD nhạc đấu tranh mong thổi bùng lên ngọn lửa tranh đấu đang hừng hực trong lòng đồng bào trong và ngoài nước trước những đàn áp, truy diệt tiếng nói của giáo dân và người dân trong nước đòi tự do tôn giáo và Nhân Quyền. Buổi sinh hoạt này cũng thu hút hàng trăm đồng hương đến tham dự khiến phòng hội của nhật báo Việt báo không còn chỗ len chân. (NH)

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106975&z=1)
 
Lm. Phan Khắc Từ kêu gọi trừng trị nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tự do tôn giáo tiếp tay với các thế lực thù địch bên ngoài
Nguyễn Việt Nam
06:58 17/01/2010
Những nỗ lực nhằm làm giảm cơn thịnh nộ của hàng tỷ người Công Giáo trên thế giới trước việc xúc phạm thánh giá ở Đồng Chiêm đang được nhà nước cộng sản Việt Nam ráo riết tiến hành.

Trước hết, ta có thể ghi nhận một sự kiện nổi bật là một cơ quan thông tấn ngoại quốc đầu tiên đã bị Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “nghiêm khắc cảnh cáo”.

Ngày 15/1/2009, thay mặt cho nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Thông Tấn Xã Việt Nam (VNA), đã “nghiêm khắc cảnh cáo”, thông tấn xã Công Giáo AsiaNews của Hội Giáo Hoàng Thừa Sai (Pontificio Instituo Missioni Estere) về tội “đã đăng tải những thông tin có dụng ý vu cáo, với nhiều tình tiết xuyên tạc và những lời bình có tính kích động liên quan đến việc chính quyền thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá được xây dựng trái phép trên đỉnh Núi Chẽ.” Theo VNA, những thông tin do AsiaNews đưa ra là “hoàn toàn bịa đặt” vì “không có việc đàn áp giáo dân xứ Đồng Chiêm”.

Hoạt động “giải độc” thứ hai nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao phó cho linh mục Phan Khắc Từ, phó chủ tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, tổng biên tập Báo Công Giáo Dân Tộc và là chánh xứ của một nhà thờ lớn nhất nhì Sàigòn.

Trong bản tin Anh Ngữ của tờ SGGP, LM Phan Khắc Từ khẳng định rằng “Việt Nam hoàn toàn có tự do tôn giáo.” Ông nhấn mạnh rằng cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng hoàn toàn nhận thức rõ ràng rằng “tự do tôn giáo được tôn trọng tại Việt Nam”. Linh mục Phan Khắc Từ cũng lên tiếng kêu gọi trừng trị nghiêm khắc những ai lợi dụng tự do tôn giáo để làm những việc sai trái.

Hoạt động “giải độc” thứ ba được xem là thành công nhất. Một thông tấn xã Công Giáo quốc tế thay vì đứng về phiá người giáo dân Đồng Chiêm đã đứng về phiá nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam với một bản tin phủ nhận hoàn toàn thông cáo của Tòa Tổng Giám Mục Hà nội. Khi bị chất vấn bởi Ban Biên Tập VietCatholic, hãng thông tấn này tiết lộ bài báo trên, nguyên bản tiếng Pháp, là do một vị nào đó trong giới Công Giáo tại Sàigòn cậy đăng.

Lên án AsiaNews

Thông tấn xã Việt Nam trong bài "Không có việc đàn áp giáo dân xứ Đồng Chiêm" đã trút cơn thịnh nộ lên đầu AsiaNews, cơ quan thông tấn của Hội Giáo Hoàng Thừa Sai có trụ sở đặt tại Rôma.

VNA "trịnh trọng" tuyên bố như sau: “Gần đây, một số trang tin trên mạng Internet, trong đó có Hãng tin Công giáo Asianews, đã đăng tải những thông tin có dụng ý vu cáo, với nhiều tình tiết xuyên tạc và những lời bình có tính kích động liên quan đến việc chính quyền thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá được xây dựng trái phép trên đỉnh Núi Chẽ.

Thông tin này lại được các đài phát thanh Vatican (Radio Vaticana) và Maria thuộc Tòa thánh đưa lại, gây ngộ nhận trong dư luận quốc tế.

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) được phép tuyên bố hoàn toàn bác bỏ những thông tin sai sự thật có dụng ý xấu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc nói trên và khẳng định không có việc chính quyền đàn áp giáo dân xứ Đồng Chiêm.”

AsiaNews là thông tấn xã Công Giáo lớn với hàng triệu người đọc hàng ngày qua các phiên bản Anh ngữ, Ý ngữ và Hoa ngữ. Các bản tin của AsiaNews cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng khác trên thế giới.

Từ những cuộc cầu nguyện đòi nhà đòi đất tại Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Hà Đông, 32 Bis Nguyễn Thị Diệu, Vĩnh Long, Long Xuyên, đến những biến cố gần đây tại Huế, Tam Tòa, Đồng Chiêm.. AsiaNews đã luôn là tiếng nói bênh vực cho công lý và sự thật.

Phản ứng nhanh chóng trước những cáo buộc đối với AsiaNews, linh mục nhạc sĩ Chu Văn Chi, phát ngôn viên của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo đã lên tiếng khen ngợi thông tấn xã này vì “những cố gắng nhiệt thành bênh vực cho Giáo Hội tại Việt Nam”.

“Tôi cám ơn AsiaNews vì đã nâng cao nhận thức của các Giáo Hội về tình trạng của Giáo Hội tại Việt Nam. Nếu không có AsiaNews, bên cạnh những đau khổ phải chịu ngày qua ngày, các tín hữu tại Việt Nam có lẽ còn phải hứng chịu thêm sự thờ ơ của thế giới”.

Trong điện thơ gởi đến AsiaNews, cha Văn Chi viết: “Thanks a million for helping Catholics in Vietnam carry their cross. Ngàn lần cám ơn quý vị đã giúp vác đỡ thánh giá cho người Công Giáo Việt Nam.”

Cha Từ tham gia "giải độc"

Trong khi đó, ngày 14/1/2010, trong một bản tin Tiếng Anh, nghĩa là chủ ý cho người ngoại quốc đọc được, linh mục Phan Khắc Từ đã lên tiếng ca ngợi “nền tự do tôn giáo tại Việt Nam”.

Vị linh mục này lý luận như sau: “Cuối năm 2009, chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Đức Giáo Hoàng đã gặp nhau tại Vatican và chủ tịch đã đồng ý với huấn thị của Đức Giáo Hoàng dành cho các Giám Mục Việt Nam là ‘người Công Giáo tốt cũng phải là người công dân tốt’. Đức Giáo Hoàng cũng khích lệ tất cả người Công Giáo yêu đồng bào và yêu nước”.

“Tôi tin rằng Đức Giáo Hoàng khi nói như thế thì ngài đã nhận thức ra rằng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được tôn trọng”.

Sau khi đã kéo Đức Thánh Cha xuống để về phe với mình, với một thứ logic không đâu vào đâu, thừa thắng xông lên, cha Từ yêu cầu rằng nhà nước cần trừng trị nghiêm khắc những ai lợi dụng tự do tôn giáo để làm những việc sai trái, phá hoại khối đoàn kết toàn dân và tiếp tay với các thế lực phản động bên ngoài.

Toàn bộ bài bằng tiếng Anh có thể xem tại đây: http://www.saigon-gpdaily.com.vn/National/Society/2010/1/78222/

Trong vụ Tòa Khâm Sứ, người ta có thể nhớ lại những hoạt động bênh vực cho đảng cộng sản Việt Nam của linh mục Trương Bá Cần. Vị linh mục này đã qua đời ngày 10/7/2009. Trong một thời gian rất dài, nhà nước cộng sản Việt Nam đã để tờ báo này chết dở sống dở cho mãi đến ngày 5/1/2010, nghĩa là chỉ một ngày trước biến cố Đồng Chiêm, thì đột ngột bổ nhiệm linh mục Phan Khắc Từ thay thế trong chức vụ này.

Nếu quý vị nào chưa biết rõ về “quá trình cách mạng” của linh mục Phan Khắc Từ xin mời đọc những lời tự thuật và tự hào của chính “ngài” về thành tích biến nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Vườn Xoài làm nơi chế bom diệt lính Mỹ. Xin nhấn vào đây để đọc.

Phản bội

Trong tất cả các hoạt động “giải độc” của nhà nước Việt Nam được kể là thành công nhất là việc khiến một thông tấn xã Công Giáo quốc tế thay đổi thái độ thay vì đứng về phiá người giáo dân Đồng Chiêm đã đứng về phiá nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam với một bản tin phủ nhận hoàn toàn thông cáo của Tòa Tổng Giám Mục Hà nội.

Quý vị có thể đọc bản tin này nơi đây.

Chúng tôi đang ráo riết làm việc với họ. Khi nào chúng tôi biết chính xác tác giả của cái bản tin này chúng tôi sẽ công bố cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa biết họ là ai.
 
Công an Hà Nội bắt người và đánh người, gây hoảng loạn thôn Đồng Chiêm
An Hòa
07:42 17/01/2010
Nghe tin CAHN tiếp tục bắt người và đánh người, gây hoảng loạn thôn Đồng Chiêm, cha xứ và giáo dân Nghĩa Ải đã đi bộ sang chia sẻ và giúp đỡ.

Đoàn linh mục, tu sĩ và giáo dân Nghĩa Ải đang bị chặn ở Cầu Xây. Lúc này nội bất xuất, ngoại bất nhập, người thôn Đồng Chiêm cũng không thể về nhà mình.

Nghe nói có một nhóm giáo dân đang lên thị trấn Tế Tiêu huyện Mỹ Đức. Không biết để làm gì. Có lẽ để tìm gặp xem các nạn nhân vừa bị bắt hiện đang ở đâu.

Có lẽ giáo dân cũng nhân thể tìm kiếm các giáo dân bị bệnh HIV của Đồng Chiêm. Nhiều người ở Nghĩa Ải là thân nhân của 4 giáo dân này. Từ trưa hôm qua, CAHN bắt 4 giáo dân này và đưa đi đâu, ngay chính vợ con các anh cũng không biết.

Lúc này Cha Chính xứ và Phó xứ Đồng Chiêm đã biết chuyện gì đang xảy ra với đoàn chiên của mình khi các ngài đi làm việc mục vụ ở xứ khác. Các ngài đang trên đường về nhà và cũng đang tìm cách liên lạc với chính quyền để xem sự vụ thế nào.

Theo tin từ Đồng Chiêm, sáng nay, có 7 giáo dân từ Nghĩa Ải sang Đồng Chiêm để đi lễ, đến cầu công an chặn lại không cho đi, tuy nhiên không chấp nhận sự ngăn cấm vô lý này, giáo dân đã đấu tranh để đòi được tham dự Thánh lễ.

Công an đã bắt đi hai vợ chồng trong một gia đình.

Người phụ nữ tên là bà Hường, người đàn ông tên là Đãng. Không ai biết hai người này bị bắt vì đã làm điều gì.

Chồng bà Hường đang đi làm ăn xa,. Khi CA vào bắt ở nhà chỉ còn một người con gái khoảng 16 tuổi, tên là Ái. Cháu này ra cản CA và chạy theo đòi mẹ thì bị đánh chảy máu mồm, ngất xỉu.

Giáo dân thấy ồn ào túa ra thì CA đã đang đẩy bà Hường lên xe thùng. Lúc này giáo dân đang ở nhà bà Hường và nhà bố mẹ anh Đãng. Các nữ tu Dòng MTG Đồng Chiêm đang cấp cứu cháu Ái.

Người ta thấy công an phòng PA 38 về Đồng Chiêm. Trong số cán bộ, người ta nhận ra Trung tá Sơn, một cán bộ phụ trách theo dõi tôn giáo ở Hà Nội.

Có người cho biết, CAHN sẽ còn bắt 8 người nữa.

Đêm qua, Thánh giá tiếp tục bị đập phá lúc nửa đêm, sáng nay công an ngăn cấm mọi người đến Đồng Chiêm nhằm cô lập Đồng Chiêm để dễ bề hành động với nhóm giáo dân nhỏ bé gồm chủ yếu là đàn bà và trẻ em ở đây.

Những giáo dân yêu mến giáo hội, hiệp thông với anh chị em đã bị ngăn cản, trấn áp.

Xin mọi người cầu nguyện cho anh chị em ở Đồng Chiêm trong những ngày bách hại trắng trợn và nặng nề tại đây.
 
Giáo xứ Mỹ Yên hiệp thông cùng giáo xứ Đồng Chiêm
Mỹ Yên
11:39 17/01/2010
VINH - Khi nỗi đau Tam Tòa và nhiều nơi đang bị chính quyền bách hại chưa lắng xuống thì được tin Giáo Xứ Đồng Chiêm bị chính quyền bách hại. Đêm 14/12/2010, Giáo xứ Mỹ Yên giáo phận Vinh đã tổ chức đêm cầu nguyện hiệp thông hơn 2 giờ đồng hồ cầu nguyện cho người anh em đang bị bách hại. Trong giây phút suy tư, Cha chánh xứ Antoine Nguyễn Đình Thăng trân trọng xin được chia sẻ thiệt thòi, mất mát với giáo xứ Đồng Chiêm với tòa Tổng Giáo Phận Hà Nội, đồng thời Ngài cũng bày tỏ sự hối tiếc khi chính quyền nơi đây đã hành sự một cách thô bạo mất hết nhân tính đối với những người theo đạo Công Giáo.

Xúc phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền con người, nghiêm trọng hơn là phạm tội phạm thánh đập nát cây Thánh giá trắng trợn, chà đạp niềm tin của người Công Giáo. Ngài kêu gọi mọi người hãy sốt sắng cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Đồng Chiêm.

Nguyện xin Thiên Chúa thêm ơn, chúc phúc cho Giáo Xứ khi đang phải đối mặt với thế lực của quỷ dữ. Nguyện xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam đắc lực bầu cử cùng Chúa cho những anh chị em đang bị bách hại để chúng ta con hồng cháu lạc biết noi gương các Ngài làm chứng và bảo vệ cho Đức Tin đến hơi thở cuối cùng. Cũng xin Thiên Chúa soi sáng cho nhà cầm quyền nơi đây biết sống học tập và hành động theo lẽ phải, theo tiếng nói lương tâm để mọi người sớm được hưởng tự do, thái bình.

Kết thúc buổi cầu nguyện cộng đoàn hát vang bài Thánh Ca:

Trái tim Mẹ cực khoan

Mưa ba thù phá tan

Lạy Nữ Vương hòa bình thế giới

Nguyện Mẹ cho chúng con yên hàn
”.
 
Giáo xứ Mỹ Dụ cầu nguyện cho Đồng Chiêm
Mỹ Dụ
11:47 17/01/2010
Nghệ An 17/1/2010 - Kể từ ngày Đồng Chiêm lâm nạn, giáo dân xứ Mỹ Dụ thường trực theo dõi và hiệp thông cầu nguyện cho những người anh em đồng đạo của mình đang bị đàn áp.

Đặc biệt là sau các thánh lễ Chúa nhật hôm nay, linh mục quản xứ đã cập nhật tin tức từ Đồng Chiêm và đọc lại thông báo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Bà con giáo dân được xem những hình ảnh về Đồng Chiêm trên một màn ảnh rộng.

Nhìn những nạn nhân bị đánh đập, mặt đầy máu me, nằm sóng soài dưới chân đám đông cảnh sát, không ai có thể cầm được nước mắt. Và ngàn cánh tay giơ cao, ngàn ngọn nến cháy sáng, với lời kinh Hòa Bình, hi vọng người giáo dân Việt Nam sớm có ngày được hưởng công lý và hòa bình thật sự.
 
''Nghiêm khắc trừng trị...!''
Lê Vinh
11:58 17/01/2010
Đọc VietCatholic hôm nay, tôi mỉm cười khi thấy cái tựa đề “Lm. Phan khắc Từ kêu gọi trừng trị nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tôn giáo tiếp tay…”. Nhưng tôi chưa kịp nói gì thì một cậu bé học trò giáo lý đọc chưa thông nên ê a: “Kêu gọi nghiêm khắc trừng trị lờ mờ Phan khắc Từ lợi dụng giao tiếp…”. Tôi la đứa bé: “Bé đọc kiểu gì vậy?". Nó cười hì.

Cách đây hai chục năm, khi còn là sinh viên, tôi nghe bạn bè kháo nhau: “Nhà thờ Vườn Xoài có ông lờ mờ quốc doanh” hay đe doạ trừng trị người này người kia. Tôi nghĩ linh mục là người rao giảng Lời Chúa, chỉ rao giảng ơn tha thứ và tình yêu thương, chứ làm gì có chuyện mở miệng ra là đàn áp, đánh nhau như thế. Nhưng bạn bè tôi bảo ông không tin thì cứ đến đó khắc biết. Tôi vào sân nhà thờ, gặp cha phó, tôi xin gặp cha Từ, Phan khắc Từ, nhưng chẳng biết làm sao tôi lại hỏi: “Xin cha cho con gặp cha Doanh”. Cha phó bảo: “Ở đây đâu có cha Doanh”. Tôi thưa: “Dạ có, cha Phan quốc Doanh ấy ạ”. Cha phó thấy cũng buồn cười nên lắc đầu: “Chắc con nhầm tên, chứ ở đây không có cha nào tên ấy cả”.

Tôi nghĩ cha phó biết biệt danh của ông “lm chánh xứ” ấy nhưng lờ mờ đi thôi.

Ngày tháng đi qua, thỉnh thoảng tôi đi lễ Vườn Xoài, nhưng may mắn Chúa sắp xếp thế nào tôi không phải gặp lm Từ lần nào. Mãi sau này có dịp đọc tài liệu về ông lm ấy trong các tập Hồ Sơ Chân Tín hay Hẹn Thắp Lên, tôi mới biết được những gì tôi nghe về ông lm ấy là đúng. Nhưng chuyện đời tư của ông ta tôi chẳng để ý làm gì. Thật ra đời linh mục sống độc thân đã là hy sinh lớn lao rồi. Nếu thi thoảng cũng có một linh mục phải sa ngã thì cũng chẳng là điều gì ghê gớm trước mặt Chúa. Ấy là tôi nghĩ thế. Và có một linh mục đáng kính là Cha Chân Tín cũng thông cảm với những ông lm sa ngã, có điều ngài bảo "sa ngã rồi, có con rồi mà mời cán bộ nhà nước đi ăn mừng sinh nhật con mình mới là điều đáng nói, là 'chơi cha Giáo Hội”. Thôi, dù sao đó cũng là chuyện cá nhân. Lỗi đức trong sạch là phản bội ơn gọi, nhưng chạy theo các thế lực khác làm hại Giáo Hội mới là điều phản bội lớn lao hơn. Câm trước bất công là phản bội lớn lao hơn chuyện lỗi giới răn thứ sáu chứ.

Nhưng những điều ấy cũng chỉ là chuyện cá nhân, nếu không vì sự phản bội ấy mà rao giảng hay ăn nói những điều ngược lại với Tin Mừng. Đọc lại các sách Tin Mừng, không thấy có câu “nghiêm khắc trừng trị” hay “những kẻ lợi dụng tôn giáo”. Ngay cả khi Chúa Giêsu lên án bọn Biệt phái, Người cũng không dùng những lời lẽ quá đáng như thế. Thành ra, việc dùng lời sắt máu không bao giờ là lời của mục tử chân chính.

Giả sử ông lm kia có quyền nghiêm khắc trừng trị ai đi, thì xin hỏi làm sao ông dám kết án ai là người lợi dụng tôn giáo được chứ. Ông không là quan toà, có thể ông là bộ đội hay công an, nhưng nhất thiết ông không thể là chánh án. Nghe những câu tuyên bố của ông, tôi dám cam đoan ông không có nhiều kiến thức về luật. Ai hiểu biết luật thì không dám kết án người khác, vì nếu kết án, xét đoán như thế là sai nguyên tắc và như Chúa Giêsu nói, họ cũng bị xét đoán. (Tôi hoàn toàn không có ý nói ông không sống cho Chúa, dù viết đoạn này tôi nhớ câu Latin “Qui regulae vivit, Deo vivit”, ai sống theo luật là sống cho Chúa”). Giả sử ông lm Từ biết luật, thì xin hỏi tiêu chí nào để đánh giá một người là lợi dụng tôn giáo?

Lời ông Từ trong mạch văn là kết án các linh mục và giáo dân Đồng Chiêm là lợi dụng tôn giáo. Tôi cho rằng chỗ này có ba cái sai. Ông là linh mục, ông phải hiểu rằng Thánh Giá Chúa Kitô là bảo vật của Hội Thánh và của cả loài người. Khi một cây Thánh Giá ngã xuống vì bất cứ lý do gì, chúng ta cũng phải dựng lên. Không dựng Thánh Giá lên thì coi như bước qua Thánh Giá. Cho nên bảo rằng ai dựng Thánh Giá lên là lợi dụng tôn giáo thật là sai lầm và có ác tâm. Thứ hai, khi người ta tụ tập để cầu nguyện, người ta chỉ thi hành bổn phận của mình. Có một người chết, cả giáo xứ họp nhau cầu nguyện, chẳng lẽ khi Thánh Giá Chúa bị phá, người ta lại không được họp nhau mà cầu nguyện. Thứ ba, ông lm kia sai, vì lẽ rằng khi người ta tụ họp vì Danh Chúa là có Chúa ở giữa họ. Ông bảo họ lợi dụng tôn giáo hay là Chúa Giêsu lợi dụng tôn giáo?

Là linh mục, ông có quyền nói lên tiếng nói của công lý hay ông giữ im lặng. Nhưng nếu ông nói để kết án thì ông chỉ có thể là ngôn sứ của thế lực ma quỉ thôi. Bởi vì chính ông lm Từ đang thi hành nhiệm vụ của ông là làm tay sai cho CSVN. Có thể ông chỉ lợi dụng tôn giáo để giao tiếp, còn ông có là linh mục hay không thì chỉ có Chúa Giêsu mới biết được.
 
Giáo xứ An Thái hiệp thông cầu nguyện với giáo xứ Đồng Chiêm
Joshep Luân
20:33 17/01/2010
HÀ NỘI - Chiều Chúa nhật ngày 17/01/2010, sau thánh lễ Chúa nhật, Giáo xứ An Thái - Hà nội đã tổ chức thắp nến cầu nguyện hiệp thông với Giáo xứ Đồng Chiêm.

Trong khi mọi người khắp nơi đang náo nức chuẩn bị đón mừng năm mới thì tại giáo xứ Đồng Chiêm, bà con giáo dân đang phải chịu rất nhiều đau khổ. Đau khổ vì bị áp bức, đau khổ vì niềm tin bị xúc phạm, đau khổ vì quyền làm người không được tôn trọng... “ Máu chảy, ruột mềm” cảm thông với bà con giáo dân Đồng Chiêm, đau cùng nỗi đau với các nạn nhân và thân nhân của các nạn nhân, với tinh thần hiệp nhất Kitô Giáo, bà con giáo xứ An Thái đã hiệp lòng dâng lên Chúa những lời nguyện tha thiết. Xin Chúa quan phòng luôn gìn giữ và chở che bà con giáo dân Đồng Chiêm. Xin Chúa ban cho họ có thêm sức mạnh, lòng tin vững vàng và tinh thần hiệp nhất để cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách này!

Cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm, mỗi người chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho chính chúng ta, cầu nguyện cho toàn xã hội và cho các nhà chức trách nữa. Sống trong một xã hội mà ranh giới giữa ánh sáng và bóng tối là không thể phân định, xin Chúa cho chúng con luôn biết dùng ánh sáng Đức tin, lòng bác ái và tinh thần tha thứ mà đối xử với nhau. Sống trong một xã hội mà bất công còn lan tràn, một xã hội mà quyền tự do tôn giáo là một quyền công dân cơ bản chỉ là trên giấy tờ mà thôi, một xã hội văn minh mà lại dùng bạo lực để đàn áp chính những người dân vô tội quanh năm chỉ biết lo lắng kiếm sao cho được đủ ăn thì còn gì là văn minh nữa? Xin Chúa soi sáng cho những người có chức trách hiểu rằng khi mà những quyền công dân tối thiểu nhất của con người còn bị cướp mất, còn không được tôn trọng thì một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” sẽ mãi chỉ là giấc mơ mà thôi!

Thánh giá bằng vật chất có thể bị triệt hạ, biểu tượng của Đức tin có thể bị đạp phá nhưng Đức tin vững vàng nơi mỗi người chúng ta thì không thể bị đập phá. Xin Chúa luôn đồng hành với chúng con trong mọi biến cố của cuộc đời này!
 
Giáo xứ Yên Lý suy tôn Thánh giá, hiệp thông cầu nguyện với giáo xứ Đồng Chiêm
Yên Lý
21:03 17/01/2010
VINH - Tin bay về tới Giáo phận Vinh đã làm dậy sóng trong lòng mỗi tín hữu Ki tô: Nhà cầm quyền Hà Nội đã ngang nhiên nhục mạ, đập phá Thánh giá Đức Ki tô và đánh đập trọng thương các giáo dân nơi đây. Đây là một tội phạm Thánh lớn nhất đối với đức tin Kitô giáo.



Những thông tin dồn dập tới với giáo dân và giáo sĩ về sự kiện bạo lực của nhà cầm quyền Hà Nội càng ngày càng gia tăng tại Đồng Chiêm đối với giáo dân Đồng Chiêm trong những ngày này:

- Ngày 6/1/2010, lợi dụng bóng đêm nhà cầm quyền đã đưa một đội quân cảnh sát hàng trăm người bất ngờ tấn công khủng bố giáo dân, đánh đập trọng thương nhiều giáo dân và nhục mạ, đập tan cây Thánh giá trên đỉnh Núi Thờ là nghĩa địa của Giáo xứ từ cách đây cả trăm năm đến nay.

- Ngày 11/1/2010, nhà cầm quyền ngăn chặn giáo dân đến hành hương thăm hỏi tín hữu Đồng Chiêm, ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, một người con của Giáo phận Vinh đã bị tấn công trọng thương.

- Liên tiếp những ngày sau đó, nhà cầm quyền thi thố những biện pháp nhằm ngăn chặn giáo dân đến Đồng Chiêm suy tôn Thánh Giá.

- Ngày 17/1/2010 nhà cầm quyền tiếp tục đánh đập và bắt giữ giáo dân.

- Cũng tại đây, nhà cầm quyền đã gia tăng đàn áp không nhưỹng chỉ dùng công an, mà còn bằng cả lực lượng quân đội, chính thức đặt giáo dân thành kẻ thù của nhà nước.



Được biết, các giáo xứ tại Giáo phận Vinh đã liên tục thông tin đến giáo dân những diễn biến xảy ra tại Đồng Chiêm. Những ngày này, cũng như khắp mọi nơi trên thế giới, mọi con tim tín hữu GP Vinh đều đang hướng về Đồng Chiêm xa xôi và đau khổ.

Trong các Thánh lễ, các linh mục đã thông tin tới giáo dân, chiếu những hình ảnh Thánh Giá bị đập nát, những anh em mình bị tấn công.

Tại Văn Hạnh thuộc Thành phố Hà Tĩnh, quê hương của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, linh mục Quản Hạt đã thông tin đến với giáo dân trong các buổi lễ để cầu nguyện cho giáo dân Đồng Chiêm và người con của xứ sở đang lâm nạn tại Đồng Chiêm.

Sáng 17/1/2010, tại tuần Chầu lượt của Giáo xứ An Nhiên, linh mục quản hạt đã thông báo cho giáo dân trong hạt về những hành động phạm Thánh này của nhà cầm quyền Hà Nội, đồng thời kêu gọi mọi giáo hữu cầu nguyện, hiệp thông với anh chị em Đồng Chiêm và ông J.B Nguyễn Hữu Vinh cách đặc biệt.

Trước những thông tin từ Đồng Chiêm, Giáo xứ Yên Lý, một xứ đạo yên bình ở khu đất miền Trung cũng cảm thấy đau thương và phẫn nộ vì sự chà đạp và đàn áp của nhà cầm quyền đối với giáo dân hiền lành ở Đồng Chiêm.

Trong hai ngày 16 và 17/1/2010 tại Giáo xứ Yên Lý, Giáo xứ đã tổ chức phát khăn tang, cung nghinh suy tôn trong thể Thánh Giá Đức Ki tô. Làm các giờ chầu đền tạ trước sự phạm Thánh của nhà cầm quyền Hà Nội.

Cuộc cung nghinh Thánh Giá được tiến hành từ 19h đến 22h ngày 16/01/2010 và lúc 15h30 ngày 17/01/2010 tại nhà thờ giáo xứ Yên Lý.



Hàng trăm Thánh Giá được cung nghinh trọng thể đi qua những khu vực làng mạc xung quanh Giáo xứ. Tất cả giáo dân tay cầm nến sáng bước đi rưng lệ trước tội ác chà đạp biểu tượng niềm tin của người Kitô giáo. Linh mục quản xứ Phê rô Trần Đình Lai đã ôm Thánh Giá dẫn đầu cuộc rước suy tôn Thánh Giá trong lễ phục màu đỏ.

Tất cả mọi tín hữu đều quấn trên đầu chiếc khăn tang màu đỏ với hàng chữ Suy tôn Thánh Giá và hình Thánh giá chính giữa hết sức trang trọng. Màu đỏ của nến, của lễ phục và khăn tang của dòng người đi trong đêm lạnh mùa đông như một dòng suối bất tận của màu máu – Máu Đức Ki tô đã đổ xuống một lần nữa bởi những kẽ vô nhân đạo.

Các Thánh lễ và chầu trọng thể đã diễn ra tại Thánh đường Giáo xứ Yên Lý với hàng ngàn người tham dự cầu nguyện hiệp thông với anh chị em giáo hữu Đồng Chiêm đang bị bách hại nặng nề.

Trong các Thánh lễ và giờ chầu, Giáo xứ cũng đã đặc biệt hiệp thông cầu nguyện cho ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, một người con của Giáo phận Vinh đã bị tấn công trọng thương và bị cướp bóc tài sản tại Đồng Chiêm ngày 11/1/2010.

(Nguồn: Nữ Vương Công Lý)
 
Nhà nước gia tăng đàn áp bắt bớ và sử dụng bạo lực ở Đồng Chiêm
Lạc Việt
23:50 17/01/2010
KHÔNG KHÍ LÀNG ĐỒNG CHIÊM

Hà Nội-Chủ nhật 17/1/2010 nhà cầm quyền Hà Nội gia tăng đàn áp, bắt bớ và sử dụng bạo lực đối với giáo dân Đồng Chiêm.

Hai chị em, mẹ đã bị bắt đi
Các lực lượng vũ trang tiếp tục được tăng cường và triển khai ở trong làng Đồng Chiêm và các thôn làng xung quanh. Nội khu vực thôn Đồng Chiêm nhỏ bé có khoảng 300 nhân viên và phần lớn mặc thường phục. Thái độ ngênh ngang, hung hăng, có vẻ rất say máu bạo lực.

Thôn Đồng Chiêm bị phong toả hoàn toàn cả ngày lẫn đêm. Người trong thôn cũng không thể trở về nhà mình. Người còn lại bị theo dõi và dòm ngó. Bỗng chốc người ta thấy mình trở thành người ngoại quốc trên mảnh đất quê hương mình.

Công an đã bất ngờ vào bắt đi hai người là bà Hường và anh Nguyễn Văn Đãng, tấn công cháu Bạch Thị Ái, con gái bà Hường. Hiện CA vẫn còn đang lùng sục nhằm bắt bớ một số giáo dân khác. Không ai biết những người bị bắt hay đang bị CA săn lùng phạm tội gì.

Cùng chiều ngày 17/1/2010 các nhân viên an ninh không rõ lý do gì đã vào nhà bắt Bà Hường, chồng bà không có mặt ở nhà. Hai chị em, con của bà Hường, chị thì bị đánh ngất xỉu, em thì bị xịt hơi cay. Cả hai đều phải đem ra trạm xá cấp cứu.

HIỆN TRƯỜNG CHÂN NÚI THỜ

Trở lại hiện trường Núi Thờ: Khoảng 9 h sáng giáo dân xếp hàng ra cầu nguyện. Thấy bàn thờ, thánh giá bị xúc phạm, thì đau đớn khóc lóc. Kẻ xấu còn chôn mấy chai bia Kim Bài hướng cổ chai về phía vị trí bàn thờ cũ.

Hôm qua 16/1 các nhân viên công lực mang đến chân núi khoảng chục bao xi măng và căng hai lều bạt tạm trú. khi giáo dân kết thúc phiên cầu nguỵện lúc gần 22 h đêm thì vẫn còn. Nhưng khi thánh giá bị phá dỡ, giáo dân trở lại hiện trường thì cùng với bàn thờ và thánh giá, không còn thấy các bao xi măng, lều bạt và các nhân viên công lực.

Chúng tôi đã cảnh bảo ngay trong đêm rằng có thể đây là màn gắp lửa bỏ tay người. Giáo dân dính bẫy, vì hôm nay có thể CA sẽ vu vạ cho giáo dân tấn công ăn cắp, lấy trộm hoặc mang đi đâu.

Quả đúng như dự đoán, sáng nay, trong khi giáo dân vớt bàn thờ, thì CA cũng xuống hồ mò tìm các bao xi măng. Khi được 4 bao để quay chụp, thì CA dừng lại, không biết do rét quá hay do chỉ cần bấy nhiêu để quay chụp vu vạ giáo dân?

Gần trưa CA đến chân núi đông hơn và lại tập kết sắt thép, vật liệu ở chân Núi Thờ, không biết nhà cầm quyền định dở trò gì nữa ở đây. Một số người đoán rằng CA xây dựng một trạm gác.

Trong khi đó, thiếu nhi trong thôn vẫn qua lại đập Chẽ vui chơi nơi chân núi và leo lên đỉnh núi, cho đến chiều thì bị cấm chỉ: CA đã phong toả lối sang chân núi. CA tập trung rất đông, khoảng gần 100 người tại một ngôi nhà cán bộ gần chân núi.

DIỄN BIẾN XUNG QUANH

* Ông Tĩnh một trong hai thương binh bị tạm giữ ngày 11/1 cho hay, có thể hôm nay người thân của ông Công sẽ ra bảo lãnh cho ông Công được tại ngoại. Trong khi đó, 4 bệnh nhân HIV của làng Đồng Chiêm, bị CA đưa đi khỏi làng từ chiều ngày 15, hiện không biết ở đâu.

* Từ mấy hôm nay, sau khi nhà cầm quyền HN bị truyền thông quốc tế lên án về các hành vi dã man của mình trong vụ Đồng Chiêm, các phương tịên truyền thông lề phải ồ ạt đưa tin về vụ Đồng Chiêm, đặc biệt là các đài báo Hà Nội Mới, An NinhThủ Đô, Kinh tế Đô thị, Pháp luật và Đời sống, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Cứ nghe xem cung giọng của các đài báo đưa tin, người ta cũng đủ thấy không khí và mức độ đàn áp đang diễn ra thế nào. Nội dung các bản tin của các đài báo này phủ nhận tội ác và các việc làm sai trái do chính quyền gây ra, đồng thời xuyên tạc, vu cáo, chụp mũ, mạ lỵ các giáo dân Đồng Chiêm, Đức TGM Hà Nội, cha Lê Trọng Cung, cha Nguyễn Văn Hữu, cha Nguyễn Văn Khải, cha Nguyễn Văn Liên và các cha DCCT Hà Nội.

* Văn phòng Toà TGM cũng đã thông báo cho các giáo xứ biết: Toàn thể các nhà thờ xứ họ trong TGP, từ nay sau mỗi thánh lễ sẽ đồng loạt hát kinh hoà bình, kinh cầu cho giáo phận, hướng về Đồng Chiêm hiệp thông, trong khi chưa thể về Đồng Chiêm vì đường đi bị ngăn chặn.

* Theo hướng dẫn của thông báo, 19 h chủ nhật 17//1/2010 hôm nay, tại nhà thờ Hàm Long, cha quản hạt Hà Nội Giacôbê Nguyễn Văn Lý đã chủ tế thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Đồng Chiêm. Trong thánh lễ có sự hiện diện của bà Đinh Thị Song và bà Bạch Thị Phòng, hai nạn nhân bị đánh đập dã man ngày 6/1/2010. Sau thời gian được các y bác sĩ điều trị, hai nạn nhân đã bình phục tương đối và hôm nay hai bà muốn tạ ơn Chúa và cám ơn sự quan tâm cầu nguyện, giúp đỡ của giáo dân Hà Nội.

* Liên quan đến Đức TGM Hà Nội đang trong thời gian chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ tại Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình. Ngày 6/1/2010 ngài về Hà Nội tĩnh tâm định kỳ với các linh mục trong TGP. Sau đó, ngài đã trở lại Tu viện Châu Sơn.

Ngày 15/1, CA đã về Ninh Bình đòi gặp ngài, nhưng các tu sĩ của Tu viện Châu Sơn, những người đang lãnh trách nhiệm chăm sóc Đức TGM thấy không bảo đảm sức khoẻ của ngài, nên đã chối từ. CA lại đòi gặp cha Bề trên của tu viện, nhưng Cha bề trên yếu mệt, vì ngài đã 95 tuổi. CA lại đòi gặp cha Hưng, người phụ trách giáo xứ Châu Sơn, nhưng cha Hưng cũng không tiếp. Kết cục: Lập tức trong buổi tối hôm ấy CA đã quấy nhiễu tu viện Châu Sơn và buổi tối đến khám hộ khẩu tu viện này. Hiện nay có người nói Đức TGM đã được chuyển đễn một nơi yên tĩnh để tiếp tục chữa bệnh và dưỡng bệnh như bác sĩ buộc ngài phải làm từ 6 tháng qua.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Khuyết - Cressent Moon
Nguyễn Đức Cung
23:42 17/01/2010

TRĂNG KHUYẾT- Cressent Moon



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Nửa vành trăng thơm

Đôi vần thơ ngộ

Mây bay gió lộng

Lâng lâng sắc thiền..

(Thơ Hồng Thị Vinh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền