Ngày 13-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ở lại với Chúa
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
11:13 13/01/2015
Ở LẠI VỚI CHÚA

Thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu Chúa Giêsu với hai môn đệ của mình: “Đây là chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ ấy chính là thánh Gioan Tông Đồ và thánh Anrê.

Sau lời giới thiệu ấy, hai môn đệ đã đi theo Chúa Giêsu. Chúa hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Nhưng hai môn đệ không đi “tìm gì”, mà là đi tìm một Con Người. Họ tìm chính Chúa.

Chúa chính là lẽ sống, là nguồn ủi an, là chỗ dựa, là đích đến của đời người. Tìm gặp Chúa, hai môn đệ đã tìm gặp chính Đấng mà họ khao khát. Tìm gặp Chúa, hai môn đệ tìm gặp chính tình thương đã lôi kéo, nung đốt, đỡ nâng nhiều người thất bại, vấp ngã trong cuộc đời. Vì thế hai môn đệ, từ trước đã nghe nói về Chúa, đến nay lại thực sự được gần Chúa, ở bên cạnh Chúa, trực tiếp chứng kiến cuộc sống và hoạt động của Chúa. Họ vui mừng. Họ hạnh phúc.

Lời đầu tiên, hai môn đệ thốt lên sau khi gặp Chúa, đó là: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”. Câu hỏi ấy là câu hỏi muốn hiểu, muốn tìm đến và muốn ở lại với Thầy. Chúa Giêsu không nói Người ở một nơi cố định nào, nhưng lại mời gọi: “Hãy đến mà xem”.

“Hãy đến mà xem”, nghĩa là hãy đến để chứng kiến, đến để cảm nghiệm tường tận không chỉ cuộc sống của Chúa, mà còn là chứng kiến và cảm nghiệm rõ ràng về chính Chúa, Đấng mà họ muốn tìm.

“Đến mà xem” là lời mời gọi đi vào cuộc gặp gỡ thân thiết. Đó sẽ là cuộc gặp gỡ lòng kề lòng với Đấng Cứu Thế. Đó cũng là cuộc gặp gỡ giữa người trần thế với “Đấng Nhân Danh Chúa mà đến”.

Đó còn là cuộc gặp gỡ bằng cảm nghiệm thiêng liêng về một tình yêu nhiệm lạ, sâu lắng xuất phát từ chính cung lòng của Thiên Chúa đến với con người.

Một khi đã cảm nghiệm sâu sắc về Chúa, đã yêu Chúa bằng tất cả nội tâm, bằng tất cả ý chí, bằng tất cả nỗ lực muốn hiến thân theo Chúa và cho Chúa, hai môn đệ đã “ở lại với Người ngày hôm ấy” (1, 39).

Họ tình nguyện ở lại với Chúa. Từ nay hai con người sẽ được đổi mới. Cả thánh Anrê và thánh Gioan đều là những tông đồ nhiệt thành của Chúa. Các ngài tin tưởng hoàn toàn nơi Chúa. Các ngài chấp nhận sự giáo dục của Chúa. Các ngài sẽ được biến đổi đế làm việc của Chúa, đó là chinh phục tâm hồn con người về cho Chúa. Cả hai môn đệ, cùng với các tông đồ khác, đã được Chúa trao cả cơ đồ của Chúa là cả Hội Thánh này để xây dựng, gìn giữ và phát triển, mang ơn cứu độ đến cho mọi con người.

Chúng ta cũng vậy, nối tiếp bước chân các thánh Tông đồ, chúng ta cũng là những tông đồ của thời đại hôm nay. Chúng ta sẽ lên đường để giới thiệu Chúa cho muôn người.

Nhưng để giới thiệu Chúa, cần phải biết Chúa. Vậy ta cũng hãy “ở lại với Chúa” bằng sự trau dồi Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa, học hỏi giáo lý, nhất là bằng việc cầu nguyện, chiêm nghiệm trước Thánh Thể mỗi ngày để trở nên người giới thiệu Chúa cách trung thực và chính xác cho người khác.

Biết Chúa rồi, thì sống với anh chị em xung quanh bằng đời sống bác ái, bằng sự dấn thân không mệt mỏi cho đức tin của mình. Đời sống bác ái là phương tiện hỗ trợ cần thiết cho việc rao giảng Lời Chúa. Vì thế, sống bác ái phải là nhân đức hàng đầu của người truyền giáo. Sống bác ái sẽ dễ được mọi người đón nhận, lắng nghe, đi theo.

Chỉ khi sống với Chúa mới biết Chúa. Có biết Chúa mới có thể mang Chúa đến với tâm hồn con người. Nhưng đã biết Chúa, đã yêu Chúa, lập tức cũng sẽ yêu con người. Sống tình yêu vừa chiều cao, vừa chiều ngang như thế, người môn đệ của Chúa Kitô đã thực sự hiện diện để Tin Mừng của Chúa có cơ hội lớn lên và trổ sinh kết quả trong tâm hồn mọi người.

Lạy Chúa, xin cho con luôn chọn Chúa qua những chọn lựa nhỏ bé nhiều lần trong ngày để Chúa chiếm trọn cuộc sống con và để con thông hiệp vào cuộc sống Chúa nhờ đó con được ở lại với Chúa. Cũng nhờ đó, con được cao rao danh Chúa cho anh chị em của con. Amen.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô đến Sri Lanka
Đặng Tự Do
00:36 13/01/2015
Lúc 18h45’ theo giờ Rôma ngày thứ Hai 12 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp máy bay sang Colombo, thủ đô của Sri Lanka.

Sau gần 9 tiếng đồng hồ trên máy bay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến phi trường Bandaranaike của thủ đô Colombo lúc 9 giờ sáng giờ điạ phương.

Ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Colombo có tân tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức chỉ 4 ngày trước đó là ông Maithripala Sirisena và phu nhân là bà Jayanthi Pushpa Kumari, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt là sứ thần Tòa Thánh tại đảo quốc này và Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của tổng giáo phận thủ đô Colombo và đông đảo các Giám Mục của 11 giáo phận và 1 tổng giáo phận tại Sri Lanka.

Đức Thánh Cha đã được chào đón trong một buổi lễ đầy màu sắc, có cả một đàn voi bước theo những tiếng trống dập dồn, bên cạnh các vũ công truyền thống của Tích Lan và Tamil, và dàn hợp xướng của trẻ em hát một bài ca chào đón ngài bằng tiếng Tích Lan, tiếng Tamil, tiếng Anh - và cả tiếng Ý nữa.

Kết quả bầu cử hôm thứ Sáu đã chấm dứt một thập niên cai trị của ông Mahinda Rajapaksa và đưa Sri Lanka đến ngã ba đường với hai lựa chọn, hoặc là tiến tới hòa giải thực sự, hoặc là rơi trở lại hỗn loạn. Trong bối cảnh đó nhiều người Sri Lanka mong mỏi chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha sẽ là một chất xúc tác đẩy đất nước trên con đường hoà gỉai và hội nhập với thế giới.

Tình trạng cô lập của Sri Lanka một phần là do cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa đã từ chối hợp tác với Liên Hợp Quốc để thực hiện một cuộc điều tra tội ác chiến tranh trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến kéo dài gần 26 năm từ 22/07/1983 đến 18/05/2009. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc đưa ra năm 2011 cho biết có tới 40,000 thường dân Tamil vô tội đã bị giết chủ yếu là trong năm 2009.

Trong bài diễn văn ngắn tại phi trường, Đức Thánh Cha đã đề cập ngay một cách khéo léo đến vấn đề nhức nhối này ngài nói rằng đảo quốc này không thể chữa lành hoàn toàn một phần tư thế kỷ nội chiến nếu không theo đuổi sự thật về những bất công đã phạm trong quá khứ.

Phiến quân Hổ Tamil đã chiến đấu trong một cuộc nội chiến kéo dài 25 năm 9 tháng và 3 ngày để tách ra thành một quốc gia độc lập sau nhiều thập kỷ bị phân biệt đối xử. Liên Hiệp Quốc ước tính cuộc nội chiến đã làm từ 80,000 đến 100,000 người thiệt mạng. Các báo cáo khác cho thấy số người chết có thể còn cao hơn nhiều.

Trong những năm vừa qua, Sri Lanka còn vướng vào một cuộc xung đột tôn giáo trầm trọng gây ra bởi nhóm Bodu Bala Sena - Buddhist Power Force ("Lực lượng quyền lực Phật Giáo"), gọi tắt là BBS. Nhóm này được thành lập vào năm 2012 với tôn chỉ Sri Lanka phải là một quốc gia Phật Giáo và sẵn sàng bảo vệ “bản sắc Phật giáo Sri Lanka” bằng bạo lực.

Trong bài phát biểu của ngài, Đức Thánh Cha cho biết Sri Lanka không dễ dàng vượt qua những "di sản cay đắng" của bất công và thù địch sau nhiều năm xung đột. Việc mưu tìm hòa bình thật sự "chỉ có thể được thực hiện bằng cách vượt qua điều ác với sự thiện, và nuôi dưỡng những đức tính góp phần hòa giải, nâng cao tinh thần đoàn kết và lòng yêu chuộng hòa bình".

Nhưng Đức Thánh Cha lặp lại thêm một lần nữa rằng: "Quá trình chữa lành cần bao gồm việc theo đuổi chân lý, không phải vì muốn mở lại các vết thương cũ, nhưng đúng hơn đó là một phương thế cần thiết để đề cao công lý, chữa lành và đoàn kết."

Trong bài diễn văn chào đón Đức Giáo Hoàng, tân tổng thống Sirisena cho biết chính phủ của ông thúc đẩy "hòa bình và hữu nghị giữa các tầng lớp dân chúng hầu vượt qua những thương tích của một cuộc xung đột đẫm máu và tàn bạo”.

Ông nói thêm:

"Chúng tôi là những người tin vào sự khoan dung tôn giáo và chung sống hài hòa trên căn bản một di sản quốc gia đã có từ bao thế kỷ".

Sau một thời gian dài gánh chịu những xung đột về sắc tộc và tôn giáo, người dân Sri Lanka đã chú ý lắng nghe bài diễn văn của Đức Thánh Cha được trực tiếp truyền thanh và truyền hình.

Đức Thánh Cha giải thích rằng lý do duy nhất của chuyến tông du của ngài là “để giúp một quốc gia bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến hơn một phần tư thế kỷ xây dựng lại và lấy lại sự bình an.” Câu nói này làm nhiều người cảm động bất kể là Phật tử, tín hữu Hồi Giáo, Ấn Giáo hay Kitô hữu.

"Hy vọng của tôi là các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và văn hóa ở Sri Lanka, cân nhắc mỗi từ ngữ và hành động của họ xem nó có thể mang lại những điều tốt lành và chữa lành nào, sẽ đóng góp lâu dài cho đời sống vật chất và tâm linh của người dân Sri Lanka ra sao"

Ca tụng "vẻ đẹp tự nhiên" của Sri Lanka đã khiến đảo quốc này xứng đáng là "Hòn ngọc của Ấn Độ Dương", Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm:

"Quan trọng hơn nữa, hòn đảo này được biết đến với tình cảm ấm áp của người dân và sự đa dạng phong phú của các truyền thống văn hóa và tôn giáo của họ".

Sri Lanka là một quốc gia chủ yếu theo Phật giáo. Các Kitô hữu chỉ chiếm tám phần trăm của 20,4 triệu dân. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị Giáo hoàng thứ ba đến thăm đất nước này. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã có chuyến thăm vào năm 1970, và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm đúng 20 năm trước đây, tức là vào năm 1995.

Vị tổng thống mời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đến đảo quốc này đã mất “ngôi” và vị tổng thống khác đã ra đón ngài. Lần này, lịch sử cũng lặp lại như thế. Cho nên, báo chí Sri Lanka nói đùa: “Nếu bạn là tổng thống Sri Lanka, đừng díu líu tới các vị Giáo Hoàng, nhất là khi gần tranh cử”
 
Diễn Văn của Đức Phanxicô trong lễ nghinh đón tại Phi Trường Colombo
Vũ Van An
17:36 13/01/2015
Máy bay chở Đức Phanxicô và đoàn tùy tùng đã đáp xuống phi trường quốc tế Bandaranaike, vào sáng sớm ngày 13 tháng Giêng năm 2015. Đức Giáo Hoàng đã được Tân Tổng Thống Sri Lanka Maithripala Sirisena tiếp đón. Sau đó, ngài được hướng dẫn tới khán đài danh dự và nhận 21 phát súng chào mừng.

Sau đây là nguyên văn bài diễn văn ngài đọc tại buổi lễ nghinh đón này:

Kính thưa tổng thống,

Kính thưa các thẩm quyền chính phủ,

Kính thưa đức Hồng Y, các vị giám mục,

Các bạn thân mến,

Tôi cám ơn quí vị về sự đón tiếp niềm nở của qúi vị. Tôi vốn chờ đợi cuộc viếng thăm Sri Lanka này và những ngày chúng ta sẽ cùng dành cho nhau. Sri Lanka vốn được gọi là Hòn Ngọc Ấn Độ Dương vì vẻ đẹp tự nhiên của nó. Điều còn quan trọng hơn nữa, hòn đảo này còn nổi tiếng về tình ấm áp của nhân dân và tính đa dạng phong phú trong các truyền thống văn hóa và tôn giáo của nó.

Kính thưa tổng thống, tôi xin bày tỏ với ngài lời nguyện chúc tốt đẹp nhất của tôi đối với các trách nhiệm mới của ngài. Tôi xin chào kính các thành viên xuất chúng của chính phủ và các thẩm quyền dân sự đã dành cho chúng tôi vinh dự bằng cách hiện diện tại đây. Tôi đặc biệt cám ơn sự hiện diện của các vị lãnh đạo tôn giáo ưu việt, những vị từng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống quốc gia này. Và dĩ nhiên, tôi muốn bày tỏ lòng quý mến của tôi đối với các tín hữu, các thành viên của ca đoàn, và nhiều người từng góp phần giúp cho cuộc viếng thăm này thành khả hữu. Tự đáy lòng tôi, tôi xin cám ơn tất cả quí vị vì lòng tốt và hiếu khách của quí vị.

Chuyến viếng thăm Sri Lanka của tôi chủ yếu có tính mục vụ. Là mục tử phổ quát của Giáo Hội Công Giáo, tôi có nhiệm vụ tới đây để gặp gỡ, khuyến khích và cầu nguyện với người Công Giáo của hòn đảo này. Đỉnh cao của chuyến viếng thăm sẽ là việc phong hiển thánh cho Chân Phúc Joseph Vaz, mà điển hình về lòng bác ái Kitô Giáo và lòng tôn trọng đối với mọi người, bất kể sắc tộc hay tôn giáo, vẫn tiếp tục linh hứng và dạy bảo chúng ta ngày nay. Nhưng chuyến viếng thăm của tôi cũng nhằm nói lên tình yêu và quan tâm của Giáo Hội đối với mọi người Sri Lanka, và củng cố ý nguyện của cộng đồng Công Giáo muốn trở thành người tham dự tích cực vào đời sống của xã hội này.

Quả là một thảm kịch đang tiếp diễn trong thế giới chúng ta khi có quá nhiều cộng đồng đang gây chiến với nhau. Việc không có khả năng hoà giải các dị biệt và bất đồng, bất luận cũ hay mới, đã tạo nên các căng thẳng có tính sắc tộc và tôn giáo, thường đi đôi với những cuộc bạo động. Sri Lanka, trong nhiều năm, từng biết tới các khiếp đảm của tranh chấp nội chiến, và nay đang tìm cách củng cố hòa bình và hàn gắn các vết thương của những năm tháng vừa nói. Không dễ chút nào khi phải vượt thắng di sản đắng đót của bất công, thù nghịch và bất tín do cuộc tranh chấp để lại. Việc này chỉ có thể làm được bằng việc vượt thắng sự ác bằng sự thiện (xem Rm 12:21) và bằng việc vun sới các nhân đức giúp phát huy hòa giải, liên đới và hòa bình. Diễn trình hàn gắn cũng cần phải bao gồm việc theo đuổi sự thật, không phải để mở lại các vết thương cũ, mà đúng hơn như một phương thế cần thiết để cổ vũ công lý, hàn gắn và hợp nhất.

Các bạn thân mến, tôi tin chắc rằng các tín đồ của các truyền thống tôn giáo khác nhau có một vai trò thiết yếu phải đóng trong diễn trình tế vi hoà giải và tái thiết hiện đang diễn ra trên xứ sở này. Muốn cho diễn trình này thành công, mọi thành viên của xã hội phải cùng làm việc với nhau; mọi người phải có tiếng nói. Mọi người phải được tự do nói lên các quan tâm, các nhu cầu, các nguyện vọng và nỗi sợ của mình. Điều quan trọng nhất là họ phải sẵn sàng chấp nhận người khác, tôn trọng các đa dạng hợp pháp, và học sống như một gia đình. Bất cứ nơi nào nếu người dân biết lắng nghe nhau một cách khiêm tốn và cởi mở, thì các giá trị và nguyện vọng chung của họ đều hết thẩy trở nên hiển hiện. Đa dạng không còn bị coi là đe dọa nữa, mà là nguồn làm ta phong phú. Con đường tiến tới công lý, hòa giải và hoà hợp xã hội mỗi ngày càng trở nên hiển hiện hơn.

Theo chiều hướng trên, công trình tái thiết vĩ đại phải bao gồm việc cải thiện các hạ tầng cơ sở và thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nhưng cũng phải, và còn quan trọng hơn nữa, phải bao gồm việc phát huy nhân phẩm, tôn trọng nhân quyền, và bao gồm trọn vẹn mọi thành viên của xã hội. Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và văn hóa của Sri Lanka, qua việc đo lường từng lời nói và việc làm của mình bằng sự thiện và việc hàn gắn, sẽ đóng góp lâu dài cho sự tiến bộ vật chất và tâm linh của nhân dân Sri Lanka.

Kính thưa tổng thống, các bạn thân mến, một lần nữa, tôi xin cám ơn sự chào đón của quí vị. Ước mong những ngày chúng ta dành cho nhau này sẽ là những ngày của bằng hữu, của đối thoại và của liên đới. Tôi khẩn cầu phúc lành dồi dào của Thiên Chúa xuống trên Sri Lanka, Hòn Ngọc Ấn Độ Dương, và tôi cầu nguyện cho vẻ đẹp của nó sẽ tỏa sáng trong nền thịnh vượng và hòa bình của mọi người dân trong nước.

Diễn văn nghinh đón của Tổng Thống Sri Lanka

Trước đó, Tổng Thống Cộng Hòa Dân Chủ Xã Hội Sri Lanka, ông Maithripala Sirisena, đã chào mừng Đức Thánh Cha bằng bài diễn văn sau đây:

Kính thưa Đức Thánh Cha,

Kính thưa Đức Quốc Vụ Khanh và các Thành Viên của Phái Đoàn Tòa Thánh

Kính thưa Thủ Tướng,

Quí Bộ Trưởng và Thành Viên Quốc Hội

Quí vị,

Quí Bà và Quí Ông,

Thật là một dịp hân hoan và trang trọng được nhân danh chính phủ và nhân dân tôi chào đón Đức Thánh Cha tới Sri Lanka. Quả thực là một vinh dự khi Đức Thánh Cha khởi diễn cuộc tông du Á Châu bằng cuộc viếng thăm Sri Lanka.

Cuộc viếng thăm của ngài cũng đặc biệt có ý nghĩa đối với bản thân tôi, vì tôi mới được bầu vào chức vụ Tổng Thống chỉ trước đây mấy ngày và cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha cho tôi cơ hội để tiếp nhận các chúc lành của ngài khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ của mình.

Đúng 20 năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng được chào đón khi tới mảnh đất này. Vào lúc đó, Sri Lanka đang bị lôi cuốn vào một cuộc khủng bố đầy tính tiêu diệt, tiếp theo các xáo trộn do quân khủng bố gây ra cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Hôm nay, Đức Thánh Cha tới với một Sri Lanka đổi mới, nơi hòa bình và thịnh vượng đang trổi vượt tại mọi vùng của Hòn Đảo, với người dân được hưởng phần phúc, nhờ được sống hợp phẩm giá. Hiển nhiên nhiều sáng kiến đã giúp giải quyết các thách đố của cảnh nghèo. Ưu tiên đặc biệt mà Đức Thánh Cha vốn dành cho việc nhổ tận gốc cảnh nghèo, và các cố gắng toàn cầu nhằm giảm thiểu sự bất quân bình kinh tế giữa người giầu và người nghèo, quả đang ghi nhớ.

Kính thưa Đức Thánh Cha, cuộc viếng thăm Sri Lanka lần này có một ý nghĩa đặc biệt, khi chính phủ của tôi đang diễn tiến trên đường phát huy đối thoại và hòa giải giữa nhân dân, như phương thế củng cố phần phúc hòa bình. Chúng tôi là một dân tộc tin vào sự khoan dung và sống chung tôn giáo, đặt căn bản trên gia tài tâm linh cổ xưa đã bao thế kỷ qua của chúng tôi. Sự đóng góp đầy ý nghĩa mà Đức Thánh Cha đang thực hiện để đem lại hòa bình và hòa giải giữa các quốc gia và cộng đồng quả làm người ta phấn khởi và cuộc viếng thăm này sẽ góp phần vào các cố gắng đối nội của Sri Lanka.

Kính thưa Đức Thánh Cha, tôi hết sức vui mừng vì trong cuộc viếng thăm này, ngài sẽ phong hiển thánh cho vị thánh đầu tiên của Sri Lanka, Chân Phúc Joseph Vaz, một nhà truyền giáo Công Giáo từ Goa, Ấn Độ, tới, người từng đóng góp một cách ý nghĩa vào sự phát triển của Đức Tin Công Giáo trên xứ sở này. Việc phong hiển thánh này quả là một vinh dự cho nhân dân Sri Lanka, và những người trong vùng, nhất là người có đức tin Công Giáo.

Thưa Đức Thánh Cha, hai xứ sở chúng ta từng đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc phát huy hai trong số các tín ngưỡng chính của thế giới, là Kitô Giáo và Phật Giáo. Trong Thánh Tin Mừng, Chúa Giêsu Kitô vốn dạy những người theo Người rằng "Các con hãy yêu thương kẻ thù của các con, hãy chúc phúc cho người nguyền rủa các con, và bách hại các con" (Mt 5:44). Cũng thế, Đức Buddha vốn dạy rằng "Trên đời này, không thể làm dịu hận thù bằng hận thù mà bằng lòng nhân hậu yêu thương. Sự ác phải được sự thiện khuất phục" (Dhammapada). Những lời dạy có tính vĩnh cửu này nhập thân nhiều giá trị chung trong Kitô Giáo và trong Phật Giáo mà nhân dân nước tôi vốn tuyên xưng. Chúng nhắc chúng tôi nhớ rằng việc đóng góp có ý nghĩa có thể thực hiện được xuyên qua cuộc đối thoại liên tôn, tiến tới hoà hợp và liên đới xã hội, và đây cũng là sứ điệp của Đức Thánh Cha cho "Ngày Hoà Bình Thế Giới" vào tuần trước.

Nhân danh Chính Phủ và nhân dân Sri Lanka, Tôi xin cầu chúc ngài một cuộc viếng thăm đầy hiệu quả và đáng ghi nhớ nhất. Tôi mong đợi cuộc thảo luận của chúng ta nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa các liên hệ giữa Sri Lanka và Tòa Thánh.

Tôi cầu mong các chúc lành của Đức Thánh Cha cho nhân dân Sri Lanka, cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc, và xin ngài cầu nguyện cho nền hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng của xứ sở này.

Xin cám ơn ngài.
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại phi trường Bandaranaike của thủ đô Colombo
J.B. Đặng Minh An dịch
01:48 13/01/2015
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại phi trường Bandaranaike của thủ đô Colombo
Ngày 13 tháng Giêng Năm 2015
Thưa Tổng thống,
Các vị hữu trách trong chính phủ,
Thưa Đức Hồng Y và chư huynh Giám Mục
Anh chị em thân mến,


Tôi cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của các bạn. Tôi đã trông đợi chuyến viếng thăm Sri Lanka này và những ngày chúng ta sẽ dành cho nhau. Sri Lanka được gọi là Hòn ngọc của Ấn Độ Dương với vẻ đẹp tự nhiên của nó. Quan trọng hơn nữa, hòn đảo này được biết đến với tình cảm nồng nàn của người dân và sự đa dạng phong phú của các truyền thống văn hóa và tôn giáo.

Thưa tổng thống,

Tôi xin gửi đến tổng thống lời chúc tốt đẹp cho trách nhiệm mới của ngài. Tôi chào mừng các thành viên đáng kính của chính phủ và các nhà chức trách dân sự vì sự hiện diện của quý vị và anh chị em nơi đây. Đặc biệt tôi rất vui mừng với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo tôn giáo khả kính là những người đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống đất nước này. Và tất nhiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các tín hữu, các thành viên của dàn hợp xướng, và nhiều người đã giúp tôi thực hiện được chuyến thăm này. Từ con tim, tôi cảm ơn tất cả các bạn về lòng nhân ái và lòng hiếu khách của các bạn.

Chuyến thăm của tôi đến Sri Lanka chủ yếu là về mục vụ. Trong tư cách mục tử toàn thể Giáo Hội Công Giáo, tôi đã gặp gỡ, khích lệ và cầu nguyện với anh chị em giáo dân của hòn đảo này. Nét nổi bật của chuyến thăm này sẽ là việc phong thánh cho Chân Phước Joseph Vaz, một mẫu gương của lòng bác ái Kitô giáo và sự tôn trọng mọi người, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, là vị đang điều tiếp tục truyền cảm hứng và dạy dỗ chúng ta hôm nay. Nhưng chuyến đi của tôi cũng còn có một ý nghĩa là để thể hiện tình yêu và sự quan tâm của Giáo Hội đối với tất cả người dân Sri Lanka, và khẳng định mong muốn của cộng đồng Công Giáo muốn được là một thành viên tích cực trong đời sống của xã hội này.

Một bi kịch vẫn đang tiếp diễn trong thế giới của chúng ta đó là rất nhiều cộng đồng đang có chiến tranh với nhau. Việc không có khả năng hoà giải những khác biệt và bất đồng, dù cũ hay mới, đã làm gia tăng các căng thẳng sắc tộc và tôn giáo, thường xuyên đi kèm với những đợt bùng phát bạo lực. Sri Lanka trong nhiều năm đã kinh qua nỗi kinh hoàng của cuộc nội chiến, và bây giờ đang tìm cách củng cố hòa bình và chữa lành những vết sẹo của những tháng năm đó. Vượt qua những di sản cay đắng của bất công, thù địch và nghi ngờ mà cuộc xung đột để lại là một nhiệm vụ không dễ dàng gì. Nó chỉ có thể được thực hiện bằng cách vượt qua sự ác với điều thiện (Rm 12:21) và bằng cách đề cao những đức tính nào nuôi dưỡng hòa giải, đoàn kết và hòa bình. Quá trình chữa lành cần bao gồm việc theo đuổi chân lý, không phải vì muốn mở lại các vết thương cũ, nhưng đúng hơn đó là một phương thế cần thiết để đề cao công lý, chữa lành và đoàn kết.

Các bạn thân mến,

Tôi tin chắc rằng các tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác nhau có vai trò thiết yếu trong tiến trình hòa giải tế nhị và tái xây dựng đang diễn ra ở đất nước này. Để tiến trình đó được thành công, tất cả các thành viên của xã hội phải cùng nhau làm việc; tất cả đều phải có tiếng nói. Tất cả phải được tự do bày tỏ những quan ngại của họ, những nhu cầu, nguyện vọng và những sợ hãi của họ. Quan trọng nhất, họ phải được chuẩn bị để chấp nhận nhau, tôn trọng sự đa dạng hợp pháp, và học cách sống như một gia đình. Bất cứ khi nào người ta lắng nghe nhau một cách cởi mở và khiêm tốn, những giá trị và khát vọng chung của họ tất cả sẽ trở thành rõ ràng. Sự đa dạng không còn được coi là một mối đe dọa, nhưng như một nguồn mạch của sự phong phú. Con đường dẫn đến công lý, hòa giải và hòa hợp xã hội trở thành rõ ràng cho tất cả mọi người.

Theo nghĩa này, các đề án lớn của việc tái thiết phải bao gồm việc cải thiện cơ cấu hạ tầng và đáp ứng nhu cầu vật chất, nhưng bên cạnh đó, và thậm chí còn quan trọng hơn, là đề cao nhân phẩm con người, tôn trọng nhân quyền, và hội nhập đầy đủ mọi thành viên trong xã hội. Hy vọng của tôi là các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và văn hóa ở Sri Lanka, cân nhắc mỗi từ ngữ và hành động của họ xem nó có thể mang lại những điều tốt lành và chữa lành nào, sẽ đóng góp lâu dài cho đời sống vật chất và tâm linh của người dân Sri Lanka ra sao"

Thưa Tổng thống, các bạn thân mến,

Tôi cảm ơn các bạn một lần nữa đã chào đón tôi. Những ngày tháng chúng ta dành cho nhau là những ngày của tình hữu nghị, đối thoại và tình đoàn kết. Tôi cầu khẩn Chúa ban phúc lành dư dật cho Sri Lanka, Hòn ngọc Ấn Độ Dương, và tôi cầu nguyện để vẻ đẹp đó có thể tỏa sáng trong sự thịnh vượng và hòa bình của tất cả người dân.
 
Đức Thánh Cha đến phi trường Bandaranaike của thủ đô Colombo, Sri Lanka
VietCatholic Network
06:34 13/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 18h45’ theo giờ Rôma ngày thứ Hai 12 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp máy bay sang Colombo, thủ đô của Sri Lanka.

Sau gần 9 tiếng đồng hồ trên máy bay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến phi trường Bandaranaike của thủ đô Colombo lúc 9 giờ sáng giờ điạ phương.

Ra đón Đức Thánh Cha tại phi trường quốc tế Colombo có tân tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức chỉ 4 ngày trước đó là ông Maithripala Sirisena và phu nhân là bà Jayanthi Pushpa Kumari, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt là sứ thần Tòa Thánh tại đảo quốc này và Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của tổng giáo phận thủ đô Colombo và đông đảo các Giám Mục của 11 giáo phận và 1 tổng giáo phận tại Sri Lanka.

Đức Thánh Cha đã được chào đón trong một buổi lễ đầy màu sắc, có cả một đàn voi bước theo những tiếng trống dập dồn, bên cạnh các vũ công truyền thống của Tích Lan và Tamil, và dàn hợp xướng của trẻ em hát một bài ca chào đón ngài bằng tiếng Tích Lan, tiếng Tamil, tiếng Anh - và cả tiếng Ý nữa.

Kết quả bầu cử hôm thứ Sáu đã chấm dứt một thập niên cai trị của ông Mahinda Rajapaksa và đưa Sri Lanka đến ngã ba đường với hai lựa chọn, hoặc là tiến tới hòa giải thực sự, hoặc là rơi trở lại hỗn loạn. Trong bối cảnh đó nhiều người Sri Lanka mong mỏi chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha sẽ là một chất xúc tác đẩy đất nước trên con đường hoà gỉai và hội nhập với thế giới.

Tình trạng cô lập của Sri Lanka một phần là do cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa đã từ chối hợp tác với Liên Hợp Quốc để thực hiện một cuộc điều tra tội ác chiến tranh trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến kéo dài gần 26 năm từ 22/07/1983 đến 18/05/2009. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc đưa ra năm 2011 cho biết có tới 40,000 thường dân Tamil vô tội đã bị giết chủ yếu là trong năm 2009.

Trong bài diễn văn ngắn tại phi trường, Đức Thánh Cha đã đề cập ngay một cách khéo léo đến vấn đề nhức nhối này.

Ngài nói:

Thưa Tổng thống,
Các vị hữu trách trong chính phủ,
Thưa Đức Hồng Y và chư huynh Giám Mục
Anh chị em thân mến,


Tôi cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của các bạn. Tôi đã trông đợi chuyến viếng thăm Sri Lanka này và những ngày chúng ta sẽ dành cho nhau. Sri Lanka được gọi là Hòn ngọc của Ấn Độ Dương với vẻ đẹp tự nhiên của nó. Quan trọng hơn nữa, hòn đảo này được biết đến với tình cảm nồng nàn của người dân và sự đa dạng phong phú của các truyền thống văn hóa và tôn giáo.

Thưa tổng thống,

Tôi xin gửi đến tổng thống lời chúc tốt đẹp cho trách nhiệm mới của ngài. Tôi chào mừng các thành viên đáng kính của chính phủ và các nhà chức trách dân sự vì sự hiện diện của quý vị và anh chị em nơi đây. Đặc biệt tôi rất vui mừng với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo tôn giáo khả kính là những người đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống đất nước này. Và tất nhiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các tín hữu, các thành viên của dàn hợp xướng, và nhiều người đã giúp tôi thực hiện được chuyến thăm này. Từ con tim, tôi cảm ơn tất cả các bạn về lòng nhân ái và lòng hiếu khách của các bạn.

Chuyến thăm của tôi đến Sri Lanka chủ yếu là về mục vụ. Trong tư cách mục tử toàn thể Giáo Hội Công Giáo, tôi đã gặp gỡ, khích lệ và cầu nguyện với anh chị em giáo dân của hòn đảo này. Nét nổi bật của chuyến thăm này sẽ là việc phong thánh cho Chân Phước Joseph Vaz, một mẫu gương của lòng bác ái Kitô giáo và sự tôn trọng mọi người, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, là vị đang điều tiếp tục truyền cảm hứng và dạy dỗ chúng ta hôm nay. Nhưng chuyến đi của tôi cũng còn có một ý nghĩa là để thể hiện tình yêu và sự quan tâm của Giáo Hội đối với tất cả người dân Sri Lanka, và khẳng định mong muốn của cộng đồng Công Giáo muốn được là một thành viên tích cực trong đời sống của xã hội này.

Một bi kịch vẫn đang tiếp diễn trong thế giới của chúng ta đó là rất nhiều cộng đồng đang có chiến tranh với nhau. Việc không có khả năng hoà giải những khác biệt và bất đồng, dù cũ hay mới, đã làm gia tăng các căng thẳng sắc tộc và tôn giáo, thường xuyên đi kèm với những đợt bùng phát bạo lực. Sri Lanka trong nhiều năm đã kinh qua nỗi kinh hoàng của cuộc nội chiến, và bây giờ đang tìm cách củng cố hòa bình và chữa lành những vết sẹo của những tháng năm đó. Vượt qua những di sản cay đắng của bất công, thù địch và nghi ngờ mà cuộc xung đột để lại là một nhiệm vụ không dễ dàng gì. Nó chỉ có thể được thực hiện bằng cách vượt qua sự ác với điều thiện (Rm 12:21) và bằng cách đề cao những đức tính nào nuôi dưỡng hòa giải, đoàn kết và hòa bình. Quá trình chữa lành cần bao gồm việc theo đuổi chân lý, không phải vì muốn mở lại các vết thương cũ, nhưng đúng hơn đó là một phương thế cần thiết để đề cao công lý, chữa lành và đoàn kết.

Các bạn thân mến,

Tôi tin chắc rằng các tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác nhau có vai trò thiết yếu trong tiến trình hòa giải tế nhị và tái xây dựng đang diễn ra ở đất nước này. Để tiến trình đó được thành công, tất cả các thành viên của xã hội phải cùng nhau làm việc; tất cả đều phải có tiếng nói. Tất cả phải được tự do bày tỏ những quan ngại của họ, những nhu cầu, nguyện vọng và những sợ hãi của họ. Quan trọng nhất, họ phải được chuẩn bị để chấp nhận nhau, tôn trọng sự đa dạng hợp pháp, và học cách sống như một gia đình. Bất cứ khi nào người ta lắng nghe nhau một cách cởi mở và khiêm tốn, những giá trị và khát vọng chung của họ tất cả sẽ trở thành rõ ràng. Sự đa dạng không còn được coi là một mối đe dọa, nhưng như một nguồn mạch của sự phong phú. Con đường dẫn đến công lý, hòa giải và hòa hợp xã hội trở thành rõ ràng cho tất cả mọi người.

Theo nghĩa này, các đề án lớn của việc tái thiết phải bao gồm việc cải thiện cơ cấu hạ tầng và đáp ứng nhu cầu vật chất, nhưng bên cạnh đó, và thậm chí còn quan trọng hơn, là đề cao nhân phẩm con người, tôn trọng nhân quyền, và hội nhập đầy đủ mọi thành viên trong xã hội. Hy vọng của tôi là các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và văn hóa ở Sri Lanka, cân nhắc mỗi từ ngữ và hành động của họ xem nó có thể mang lại những điều tốt lành và chữa lành nào, sẽ đóng góp lâu dài cho đời sống vật chất và tâm linh của người dân Sri Lanka ra sao"

Thưa Tổng thống, các bạn thân mến,

Tôi cảm ơn các bạn một lần nữa đã chào đón tôi. Những ngày tháng chúng ta dành cho nhau là những ngày của tình hữu nghị, đối thoại và tình đoàn kết. Tôi cầu khẩn Chúa ban phúc lành dư dật cho Sri Lanka, Hòn ngọc Ấn Độ Dương, và tôi cầu nguyện để vẻ đẹp đó có thể tỏa sáng trong sự thịnh vượng và hòa bình của tất cả người dân.

Phiến quân Hổ Tamil đã chiến đấu trong một cuộc nội chiến kéo dài 25 năm 9 tháng và 3 ngày để tách ra thành một quốc gia độc lập sau nhiều thập kỷ bị phân biệt đối xử. Liên Hiệp Quốc ước tính cuộc nội chiến đã làm từ 80,000 đến 100,000 người thiệt mạng. Các báo cáo khác cho thấy số người chết có thể còn cao hơn nhiều.

Trong những năm vừa qua, Sri Lanka còn vướng vào một cuộc xung đột tôn giáo trầm trọng gây ra bởi nhóm Bodu Bala Sena - Buddhist Power Force ("Lực lượng quyền lực Phật Giáo"), gọi tắt là BBS. Nhóm này được thành lập vào năm 2012 với tôn chỉ Sri Lanka phải là một quốc gia Phật Giáo và sẵn sàng bảo vệ “bản sắc Phật giáo Sri Lanka” bằng bạo lực.

Trong bài diễn văn chào đón Đức Giáo Hoàng, tân tổng thống Sirisena cho biết chính phủ của ông thúc đẩy "hòa bình và hữu nghị giữa các tầng lớp dân chúng hầu vượt qua những thương tích của một cuộc xung đột đẫm máu và tàn bạo”.

Ông nói thêm:

"Chúng tôi là những người tin vào sự khoan dung tôn giáo và chung sống hài hòa trên căn bản một di sản quốc gia đã có từ bao thế kỷ".

Sau một thời gian dài gánh chịu những xung đột về sắc tộc và tôn giáo, người dân Sri Lanka đã chú ý lắng nghe bài diễn văn của Đức Thánh Cha được trực tiếp truyền thanh và truyền hình.

Đức Thánh Cha giải thích rằng lý do duy nhất của chuyến tông du của ngài là “để giúp một quốc gia bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến hơn một phần tư thế kỷ xây dựng lại và lấy lại sự bình an.” Câu nói này làm nhiều người cảm động bất kể là Phật tử, tín hữu Hồi Giáo, Ấn Giáo hay Kitô hữu.

"Hy vọng của tôi là các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và văn hóa ở Sri Lanka, cân nhắc mỗi từ ngữ và hành động của họ xem nó có thể mang lại những điều tốt lành và chữa lành nào, sẽ đóng góp lâu dài cho đời sống vật chất và tâm linh của người dân Sri Lanka ra sao"

Sri Lanka là một quốc gia chủ yếu theo Phật giáo. Các Kitô hữu chỉ chiếm tám phần trăm của 20,4 triệu dân. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là vị Giáo hoàng thứ ba đến thăm đất nước này. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã có chuyến thăm vào năm 1970, và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm đúng 20 năm trước đây, tức là vào năm 1995.

Vị tổng thống mời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đến đảo quốc này đã mất “ngôi” và vị tổng thống khác đã ra đón ngài. Lần này, lịch sử cũng lặp lại như thế. Cho nên, báo chí Sri Lanka nói đùa: “Nếu bạn là tổng thống Sri Lanka, đừng díu líu tới các vị Giáo Hoàng, nhất là khi gần tranh cử”
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo Sri Lanka
J.B. Đặng Minh An dịch
17:02 13/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau cuộc gặp gỡ xã giao với tổng thống Sri Lanka, lúc 6h45 chiều thứ Ba 13 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các tôn giáo tại Bandaranaike Memorial International Conference Hall cách dinh tổng thống khoảng 4km, gần với quảng trường Độc Lập nơi đã diễn ra lễ tuyên thệ tổng thống hôm thứ Sáu 9 tháng Giêng vừa qua.

Trong những năm gần đây, Sri Lanka đã vướng vào những xung đột tôn giáo trầm trọng. Mặc dù trong cuộc xung đột này cũng không thiếu những trường hợp các nhà thờ Kitô Giáo bị đốt hay phá phách nhưng chủ yếu là xung đột giữa Phật Giáo và Hồi Giáo.

Tác nhân chủ yếu là phong trào Bodu Bala Sena gọi tắt là BBS được thành lập bởi hai nhà sư là Kirama Wimalajothi và Galagoda Aththe Gnanasaara với hội nghị đầu tiên vào ngày 28 tháng 7 năm 2012. BBS là thế lực Phật Giáo mạnh nhất tại Sri Lanka được chế độ của cựu tổng thống Rajapaksa ngầm ủng hộ. Phong trào này đã gây ra nhiều vụ tấn công bạo lực nhắm chủ yếu vào các cộng đồng Hồi Giáo tại Sri Lanka.

Trong buổi gặp gỡ các vị đại diện của các tôn giáo lớn tại Sri Lanka, Đức Thánh Cha nói:

Các bạn thân mến,

Tôi biết ơn được có cơ hội tham gia vào cuộc họp mang lại với nhau bốn cộng đồng lớn nhất trong số những cộng đồng tôn giáo không thể tách rời với cuộc sống của Sri Lanka là Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Kitô giáo. Tôi cảm ơn sự hiện diện và sự đón tiếp nồng hậu của các bạn. Tôi cũng cảm ơn những ai đã có những lời cầu nguyện và cầu chúc, cách riêng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Đức Giám Mục Cletus Chandrasiri Perera và Hòa thượng Thero Vigithasiri Niyangoda vì những lời ưu ái của các vị.

Tôi đã đến Sri Lanka theo bước chân của các vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Gioan Phaolô II để chứng minh tình yêu tuyệt vời và sự quan tâm của Giáo Hội Công Giáo dành cho Sri Lanka. Thật là một ân sủng lớn lao cho tôi khi được đi thăm cộng đồng Công Giáo ở đây, để củng cố đức tin Kitô của họ, để cầu nguyện với họ và chia sẻ niềm vui và đau khổ của họ. Cũng là một ân sủng lớn lao như thế để được ở đây với tất cả các bạn, những người nam nữ của những truyền thống tôn giáo vĩ đại, những người chia sẻ với chúng tôi cùng một khát vọng hướng đến sự khôn ngoan, chân lý và sự thánh thiện.

Tại Công Đồng Vatican II, Giáo Hội Công Giáo đã khẳng định sự tôn trọng sâu sắc và trường tồn của mình đối với các tôn giáo khác. Giáo Hội khẳng định rằng mình "không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện trong những tôn giáo này. Giáo Hội đánh giá cao phong cách sống và cách ứng xử, giới luật và giáo lý của họ "(Nostra Aetate, 2). Về phần mình, tôi muốn tái khẳng định sự tôn trọng chân thành của Giáo Hội đối với các bạn, đối với truyền thống và niềm tin của các bạn.

Chính là trong tinh thần tôn trọng đó mà Giáo Hội Công Giáo mong muốn hợp tác với các bạn, và với tất cả những người thiện chí, trong việc mưu tìm hạnh phúc của mọi người Sri Lanka. Tôi hy vọng rằng chuyến thăm của tôi sẽ giúp khuyến khích và tăng cường các hình thức hợp tác liên tôn và đại kết đã được thực hiện trong những năm gần đây.

Những sáng kiến đáng khen đã tạo cơ hội cho đối thoại, là điều cần thiết nếu chúng ta muốn hiểu biết, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng, như kinh nghiệm đã cho thấy, một cuộc đối thoại và gặp gỡ như vậy, muốn có hiệu quả, cần phải được đặt cơ sở trên việc thể hiện đầy đủ và thẳng thắn những xác tín tương ứng của chúng ta. Chắc chắn, một cuộc đối thoại như thế sẽ làm nổi bật sự đa dạng của chúng ta trong niềm tin, truyền thống và thực hành. Nhưng nếu chúng ta thành thật trong việc trình bày những xác tín của chúng ta, chúng ta sẽ có khả năng nhìn thấy rõ ràng hơn những điểm chung với nhau. Con đường mới sẽ được mở ra cho sự tôn trọng lẫn nhau, sự hợp tác và tình hữu nghị thực sự.

Sự phát triển tích cực như thế trong quan hệ liên tôn và đại kết mang một ý nghĩa đặc biệt và khẩn cấp tại Sri Lanka. Trong nhiều năm qua, những người nam nữ của đất nước này đã là nạn nhân của xung đột dân sự và bạo lực. Điều cần thiết hiện nay là chữa lành và đoàn kết, chứ không phải là gia tăng thêm những xung đột và chia rẽ. Chắc chắn là đề cao và nuôi dưỡng sự chữa lành và tình hiệp nhất là một nhiệm vụ cao quý được ủy thác trên tất cả những ai luôn mang trong tim thiện ích quốc gia, và thực ra cũng là thiện ích của gia đình nhân loại. Hy vọng của tôi là sự hợp tác liên tôn và đại kết sẽ chứng minh rằng con người không cần phải từ bỏ dù là bản sắc dân tộc hay căn tính tôn giáo của mình để có thể sống hòa hợp với anh chị em của họ.

Có biết bao nhiêu cách để những tín đồ của các tôn giáo khác nhau thực hiện sứ vụ này! Có biết bao những nhu cầu cần phải được chăm sóc với bàn tay chữa lành của tình huynh đệ liên đới! Tôi nghĩ đặc biệt đến các nhu cầu vật chất và tinh thần của người nghèo, những người khốn cùng, những ai khao khát một lời an ủi và một niềm hy vọng. Ở đây tôi cũng nghĩ đến quá nhiều những gia đình đang phải tiếp tục thương tiếc cho sự mất mát của những người thân yêu của họ.

Trên tất cả, tại thời điểm này của lịch sử đất nước các bạn, có bao nhiêu người thiện chí đang tìm cách xây dựng lại nền tảng đạo đức của xã hội như một tổng thể? Cầu xin cho sự gia tăng tinh thần hợp tác giữa các nhà lãnh đạo các cộng đồng tôn giáo khác nhau được thể hiện nơi một dấn thân đặt hòa giải nơi trung tâm của mọi nỗ lực đổi mới xã hội và các cơ chế của nó. Vì thiện ích của hòa bình, niềm tin tôn giáo không bao giờ được phép lạm dụng làm cớ gây ra bạo lực và chiến tranh. Chúng ta phải rõ ràng và dứt khoát thách thức các cộng đồng của chúng ta sống trọn vẹn những giáo lý về hòa bình và chung sống được tìm thấy trong mỗi tôn giáo, và tố cáo những hành vi bạo lực một khi chúng xảy ra.

Các bạn thân mến, tôi cảm ơn các bạn một lần nữa vì sự chào đón hào phóng của các bạn và sự chú ý của các bạn. Cầu xin cho cuộc gặp gỡ huynh đệ này củng cố tất cả những nỗ lực của chúng ta để sống hòa hợp và để truyền bá những phước lành của hòa bình.
 
Đức Thánh Cha phải hủy bỏ cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Sri Lanka vì quá mệt
Đặng Tự Do
17:23 13/01/2015
Theo dự trù lúc 13:15 Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Sri Lanka của 11 giáo phận và một tổng giáo phận tại Tòa Tổng Giám Mục tổng giáo phận Colombo cách nơi Đức Thánh Cha cư ngụ khoảng 400m.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã phải hủy bỏ buổi gặp gỡ này vì sau một nghi lễ rất long trọng tại phi trường quốc tế Bandaranaike của thủ đô Colombo, Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc xe mui kiếng của ngài dưới trời nắng gắt trên một đoạn đường dài 28km để về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.



Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Sức khoẻ của Đức Thánh Cha rất tốt. Ngài hơi mệt sau đoạn đường 28 km dưới trời nắng. Nhưng bây giờ ngài đã lấy lại sức”.

Lúc 6:45 chiều thứ Ba, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các tôn giáo tại Bandaranaike Memorial International Conference Hall cách dinh tổng thống khoảng 4km, gần với quảng trường Độc Lập nơi đã diễn ra lễ tuyên thệ tổng thống hôm thứ Sáu 9 tháng Giêng vừa qua.

Lúc 8:30 sáng thứ Tư 14 tháng Giêng, tại bãi biển Galle Face Green, là một bãi đất trống sát cạnh bờ biển phía Tây của Sri Lanka, cách Tòa Sứ Thần Tòa Thánh khoảng 7km, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ phong thánh cho Chân Phước Joseph Vaz.
 
Tiểu sử chính thức của vị thánh tiên khởi Sri Lanka - Joseph Vaz
Đặng Tự Do
17:30 13/01/2015
Dưới đây là tiểu sử chính thức của vị thánh Joseph Vaz theo Văn Phòng Nghi Lễ Phủ Giáo Hoàng.

Cha mẹ Chân Phước Joseph Vaz là những người rất mộ đạo sinh sống tại Benaulim thuộc giáo phận Goa, Ấn Độ. Ngài sinh ngày 21 tháng Tư năm 1651, được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Goa vào năm 1676. Ngài đã gia nhập một cộng đoàn nhỏ các linh mục Ấn Độ năm 1684 và đã giúp hình thành Dòng Anh Em Thuyết Giảng Thánh Philip Neri. Cha Vaz rất nhạy cảm với hoàn cảnh của những người Công Giáo ở Tích Lan dưới sự bách hại của người Hà Lan. Ngài đã trá hình thành một người lao động bình thường để sang vùng đất này vào năm 1687 và đặt trụ sở tại Kandy. Ngài đã hoạt động miệt mài trong 24 năm để xây dựng lại Giáo Hội tại Sri Lanka.

Cuộc sống của Chân Phước được đặc trưng bằng lửa tình yêu của Thiên Chúa thiêu đốt trong lòng, một lòng bác ái anh hùng và nỗi khát khao không hề tắt trong lòng cho phần rỗi các linh hồn.

Kiệt quệ vì công việc truyền giáo của mình và bị nhiễm bệnh cha Vaz đã qua đời vào ngày 16 tháng Giêng năm 1711, ở Kandy.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên phong chân phước cho ngài ngày 21 tháng 12 năm 1995 trong chuyến tông du đến Sri Lanka.
 
Top Stories
Sri Lanka: Le dialogue interreligieux selon le pape François
Eglises d'Asie
10:52 13/01/2015
Devant une assemblée de responsables religieux représentant la diversité des religions au Sri Lanka, le pape François a affirmé que l’efficacité de la rencontre et du dialogue interreligieux passait par « une présentation complète et sincère » des convictions respectives de chacun. C’est à cette condition, a-t-il ajouté, que « nous serons capables de voir plus clairement tout ce que nous avons en commun », ouvrant ainsi la voie à « une estime mutuelle, une coopération et, certainement, une amitié ».

Mardi soir, premier jour de sa visite apostolique au Sri Lanka, c’est au centre de conférence Bandaranaike, à Colombo, que le pape a rencontré plusieurs centaines de représentants des différentes religions présentes dans le pays. Avant de prendre la parole devant cette assemblée, il a entendu les mots de bienvenue, de salutation et de prière des dignitaires bouddhistes, hindous, musulmans et anglicans.

A l’issue de la prière de bénédiction qu’il a prononcée, le représentant hindou, membre d’une religion présente uniquement au sein de la minorité ethnique des Tamouls, a passé sur les épaules du Saint-Père une large écharpe, signe de paix et de bienvenue. Le maulavi musulman, M. F. M. Fazil, secrétaire du All Ceylon Jamiyyathul Ulama, a prononcé une très ferme condamnation du terrorisme commis au nom de l’islam, dénonçant les attentats commis à Paris le 7 janvier et le massacre du 16 décembre dernier perpétré dans une école militaire de Peshawar, au Pakistan.

« L’islam, a-t-il dit, n’a pas de relation avec de telles pratiques et ces conduites diaboliques. » Quant au moine bouddhiste Vigithasiri Niyangoda Thero, représentant de la religion majoritaire dans le pays, il a lancé un appel à construire la paix au Sri Lanka et dans le monde.

Dans son allocution, le Saint-Père a inscrit son voyage dans les traces de ses prédécesseurs Paul VI (en visite au Sri Lanka en 1970) et Jean-Paul II (en visite en 1995), citant Nostra Ætate, la déclaration sur les relations de l’Eglise catholique avec les religions non chrétiennes du Concile Vatican II. L’Eglise « ne rejette rien de ce qui est vrai et saint dans ces religions ; elle considère avec un respect sincère ces manières d’agir et de vivre, ces règles et ces doctrines », a-t-il rappelé, affirmant à ses hôtes faire sien « le respect de l’Eglise pour [eux], pour [leurs] traditions et [leurs] croyances ».

Ce faisant, le pape a évité d’entrer dans la polémique qui avait éclaté en 1994, après la publication du livre de Jean-Paul II Entrez dans l'espérance !. Jean-Paul II écrivait que « la tradition bouddhique et les méthodes qui en découlent possèdent une sotériologie presque entièrement négative » ou bien encore que « les doctrines du salut dans le bouddhisme et le christianisme étaient opposées ». Au Sri Lanka, des moines bouddhistes avaient vivement critiqué le pape et l’Eglise, même si certains avaient défendu le droit du chef de l’Eglise catholique à exposer la doctrine chrétienne.

Sur le fond, le pape François, qui inscrit son pontificat et ses voyages apostoliques dans une démarche résolument missionnaire, a néanmoins affirmé que, si l’Eglise abordait la coopération avec les autres religions dans « un esprit de respect », l’expérience montrait que le dialogue et la rencontre interreligieuses, pour être « efficaces », devaient « se fonder sur une présentation complète et sincère » des convictions respectives des uns et des autres.

C’est à cette condition, a-t-il poursuivi, qu’« un tel dialogue fera ressortir combien nos croyances, traditions et pratiques sont différentes », préalable nécessaire pour accéder à une claire vision de « tout ce que nous avons en commun ». C’est alors, a-t-il ajouté, que « de nouvelles routes s’ouvriront pour une estime mutuelle, une coopération et, certainement, une amitié ».

Revenant ensuite au contexte sri-lankais, le pape a repris un thème déjà développé le matin même, lors de son discours prononcé à l’aéroport de Colombo, celui de l’unité et de la guérison. « Ce qui est nécessaire aujourd’hui [au Sri Lanka], c’est la guérison et l’unité, et non de nouveaux conflits et de nouvelles divisions. »

Le Saint-Père n’a fait aucune allusion aux violences exercées ces derniers temps par des moines bouddhistes radicaux contre des communautés musulmanes et chrétiennes, mais il a appelé chacun à la clarté. « Nous devons êtres clairs et sans équivoque lorsque nous mettons nos communautés au défi de vivre pleinement les commandements de paix et de la coexistence, qui se trouvent en chacune des religions, ainsi que lorsque nous dénonçons les actes de violence qui sont commis », a conclu le pape.

Organisée par Mgr Cletus Perera, évêque catholique de Ratnapura, la rencontre interreligieuse du Centre Bandaranaike a pris place au soir de ce premier jour de la visite papale. En matinée, retardé par une foule très nombreuse et chaleureuse massée sur les trente kilomètres de route qui séparent l’aéroport du centre-ville, le pape avait renoncé à se rendre auprès des évêques catholiques ; une rencontre était prévue à l’archevêché de Colombo. Il a en revanche maintenu l’entrevue officielle avec le président Sirisena, à Temple Trees, résidence officielle de la présidence de la République.

Avec près de 21 millions d’habitants, le Sri Lanka compte 70 % de bouddhistes (au sein de la composante cinghalaise de la population), 13 % d’hindous (parmi les Tamouls), 10 % de musulmans (considérés comme à la fois comme une ethnie et une religion) et 7 % de chrétiens (6 % de catholiques et 1 % de chrétiens d’autres confessions). (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 13 janvier 2015)
 
Pope Francis in Sri Lanka: encounter, encouragement, prayer
ViS
18:05 13/01/2015
(Vatican 2015-01-13) Pope Francis arrived in Colombo, Sri Lanka, on Tuesday morning, at the beginning of a week-long visit to Asia that will see him in both Sri Lanka and the Philippines. The Holy Father arrived to pomp and circumstance: traditional dancers, a children’s choir performing an especially composed hymn to mark the visit, as well as the execution of the anthems of the Holy See and Sri Lanka by the military band, along with a 21-gun salute.

The newly-elected and installed President of the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka, Maithripala Sirisena, offered official words of greeting to Pope Francis, thanking him for the visit and asking his blessing upon himself and his whole nation and people:

It is indeed significant that Your Holiness has commenced this apostolic journey to Asia with a visit to Sri Lanka. Your visit is also particularly significant to me personally, as I have been elected to the office of President only few days ago. The visit of Your Holiness gives me an opportunity to receive your blessings as I commence my term of office.

The visit of Pope Francis to the island nation, known as “the pearl of the Indian ocean ” for its natural beauty, comes as Sri Lankans work to heal the scars of a decades-long civil war that ended in 2009. The need for genuine reconciliation in order to achieve justice and true, lasting peace, was a focal point of the Holy Father’s own remarks at the welcome ceremony:

It is a continuing tragedy in our world that so many communities are at war with themselves. The inability to reconcile differences and disagreements, whether old or new, has given rise to ethnic and religious tensions, frequently accompanied by outbreaks of violence. Sri Lanka for many years knew the horrors of civil strife, and is now seeking to consolidate peace and to heal the scars of those years. It is no easy task to overcome the bitter legacy of injustices, hostility and mistrust left by the conflict. It can only be done by overcoming evil with good (cf. Rom 12:21) and by cultivating those virtues which foster reconciliation, solidarity and peace. The process of healing also needs to include the pursuit of truth, not for the sake of opening old wounds, but rather as a necessary means of promoting justice, healing and unity.

The role of religious believers in fostering peace and furthering the common good was another theme of the Holy Father’s remarks:

Dear friends, I am convinced that the followers of the various religious traditions have an essential role to play in the delicate process of reconciliation and rebuilding which is taking place in this country. For that process to succeed, all members of society must work together; all must have a voice. All must be free to express their concerns, their needs, their aspirations and their fears. Most importantly, they must be prepared to accept one another, to respect legitimate diversities, and learn to live as one family. Whenever people listen to one another humbly and openly, their shared values and aspirations become all the more apparent. Diversity is no longer seen as a threat, but as a source of enrichment. The path to justice, reconciliation and social harmony becomes all the more clearly seen.

The centerpiece of the Holy Father’s visit to Sri Lanka is the canonization of Blessed Joseph Vaz, a 17th and early 18th century priest, who was great hero of the cause of the Gospel in Sri Lanka – a cause that is very much alive and in the service of the whole Sri Lankan people in this day:

My visit to Sri Lanka is primarily pastoral. As the universal pastor of the Catholic Church, I have come to meet, encourage and pray with the Catholic people of this island. A highlight of this visit will be the canonization of Blessed Joseph Vaz, whose example of Christian charity and respect for all people, regardless of ethnicity or religion, continues to inspire and teach us today. But my visit is also meant to express the Church’s love and concern for all Sri Lankans, and to confirm the desire of the Catholic community to be an active participant in the life of this society.

The canonization of Blessed Joseph Vaz is to take place during an open-air Mass in Colombo on Wednesday.
 
Pope: religion must never be abused in the cause of war
Vatican Radio
18:06 13/01/2015
(Vatican 2015-01-13) Pope Francis underlined the significance and urgency of interreligious and ecumenical dialogue in a nation, like Sri Lanka, that is undergoing a process of reconciliation after civil war.

Speaking on the first full day of his apostolic journey to Sri Lanka, Pope Francis addressed an interreligious and ecumenical gathering and reaffirmed the Church’s deep and abiding respect for other religions.

To the spiritual leaders present at the gathering, the Pope said “at this moment of your nation’s history (…) May the growing spirit of cooperation between the leaders of the various religious communities find expression in a commitment to put reconciliation among all Sri Lankans at the heart of every effort to renew society and its institutions”.

“For the sake of peace” the Pope said, “religious beliefs must never be allowed to be abused in the cause of violence and war. We must be clear and unequivocal in challenging our communities to live fully the tenets of peace and coexistence found in each religion, and to denounce acts of violence when they are committed”.

Please find below the full text of Pope Francis’ Address to the Interreligious and Ecumenical Gathering in Colombo:

Dear Friends,

I am grateful for the opportunity to take part in this meeting which brings together, among others, the four largest religious communities integral to the life of Sri Lanka: Buddhism, Hinduism, Islam and Christianity. I thank you for your presence and for your warm welcome. I also thank those who have offered prayers and blessings, and in a particular way I express my gratitude to Bishop Cletus Chandrasiri Perera and to the Venerable Vigithasiri Niyangoda Thero for their kind words.

I have come to Sri Lanka in the footsteps of my predecessors Popes Paul VI and John Paul II to demonstrate the great love and concern which the Catholic Church has for Sri Lanka. It is a particular grace for me to visit the Catholic community here, to confirm them in their Christian faith, to pray with them and to share their joys and sufferings. It is equally a grace to be with all of you, men and women of these great religious traditions, who share with us a desire for wisdom, truth and holiness.

At the Second Vatican Council, the Catholic Church declared her deep and abiding respect for other religions. She stated that she “rejects nothing of what is true and holy in these religions. She has a high regard for their manner of life and conduct, their precepts and doctrines” (Nostra Aetate, 2). For my part, I wish to reaffirm the Church’s sincere respect for you, your traditions and beliefs.

It is in this spirit of respect that the Catholic Church desires to cooperate with you, and with all people of good will, in seeking the welfare of all Sri Lankans. I hope that my visit will help to encourage and deepen the various forms of interreligious and ecumenical cooperation which have been undertaken in recent years.

These praiseworthy initiatives have provided opportunities for dialogue, which is essential if we are to know, understand and respect one another. But, as experience has shown, for such dialogue and encounter to be effective, it must be grounded in a full and forthright presentation of our respective convictions. Certainly, such dialogue will accentuate how varied our beliefs, traditions and practices are. But if we are honest in presenting our convictions, we will be able to see more clearly what we hold in common. New avenues will be opened for mutual esteem, cooperation and indeed friendship.

Such positive developments in interreligious and ecumenical relations take on a particular significance and urgency in Sri Lanka. For too many years the men and women of this country have been victims of civil strife and violence. What is needed now is healing and unity, not further conflict and division. Surely the fostering of healing and unity is a noble task which is incumbent upon all who have at heart the good of the nation, and indeed the whole human family. It is my hope that interreligious and ecumenical cooperation will demonstrate that men and women do not have to forsake their identity, whether ethnic or religious, in order to live in harmony with their brothers and sisters.
How many ways there are for the followers of the different religions to carry out this service! How many are the needs that must be tended to with the healing balm of fraternal solidarity! I think in particular of the material and spiritual needs of the poor, the destitute, those who yearn for a word of consolation and hope. Here I think too of the many families who continue to mourn the loss of their loved ones.

Above all, at this moment of your nation’s history, how many people of good will are seeking to rebuild the moral foundations of society as a whole? May the growing spirit of cooperation between the leaders of the various religious communities find expression in a commitment to put reconciliation among all Sri Lankans at the heart of every effort to renew society and its institutions. For the sake of peace, religious beliefs must never be allowed to be abused in the cause of violence and war. We must be clear and unequivocal in challenging our communities to live fully the tenets of peace and coexistence found in each religion, and to denounce acts of violence when they are committed.

Dear friends, I thank you once again for your generous welcome and your attention. May this fraternal encounter confirm all of us in our efforts to live in harmony and to spread the blessings of peace.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trân trọng giới thiệu Tuyển tập ''Hôn Nhân và Gia Đình'' do Liên Đoàn CGVNHK phát hành
VietCatholic
15:18 13/01/2015
Chúng tôi vui mừng và hân hạnh giới thiệu tới qúi Linh mục, nam nữ Tu sĩ, các Giáo xứ, Cộng đoàn và Anh chị Em Giáo dân một cuốn sách đang được in ấn và sẽ được phát hành vào đầu tháng Hai năm 2015. Tuyễn tập "Hôn Nhân và Gia Đình" do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ chủ trương và phát hành nhằm sửa soạn cho các gia đình Công Giáo Việt Nam ý thức và có thể tham gia tích cực Ðại Hội Thế Giới về Gia Ðình lần thứ 8 tại Philadelphia từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 27 tháng 9 năm 2015 với sự có mặt của Ðức Thánh Cha Phanxicô. Ðây là một cơ hội 3 năm 1 lần nhằm quy tụ những nhà thần học và giáo dục Công Giáo từ khắp các Châu để cùng nhau chia sẻ, học hỏi nhằm củng cố vai trò làm cha mẹ trong các gia đình Công Giáo.

Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Ed. D., Chủ Tịch Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã viết về Truyển tập "Hôn Nhân và Gia Đình" như sau: "Trong tông huấn về gia đình, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: “Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội mà không đoàn thể nào khác có thể vượt qua”(GĐ số 3). Là những “thầy và cô” có trách nhiệm quan trọng “Dạy Con” trong những ngôi “trường học đầu tiên” này, câu hỏi luôn được đặt ra cho cha mẹ mọi thời, nhất là thời nay, là liệu những người lãnh trách nhiệm quan trọng này có được đào tạo và chuẩn bị sẵn sàng chưa, hay vì nhiều lý do khác nhau khiến họ trở thành những nhà giáo dục “bất đắt vĩ” với tầm ảnh hưởng hết sức lớn lao cho nhiều thế hệ mai sau.

Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ hiểu được tầm quan trọng của vai trò những người làm Cha, Mẹ trong gia đình, và những thách đố họ đang gặp khi giáo dục con cái trong môi trường tục hoá ngày nay. Với ý thức đó, Liên Ðoàn đã mời Cha Nguyễn Khắc Hy, P.S.S., Giáo sư Ðại chủng viện, hướng dẫn trong việc cùng nhau học hỏi và chuẩn bị cho Năm Gia Ðình 2015.

Tuyển tập này được thực hiện là sự hy sinh của Cha Nguyễn Khắc Hy cùng với sự cộng tác của những thành viên trong Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Tuyển tập này được gởi đến như một món quà tinh thần, tổng hợp lại những tinh hoa của nhiều khía cạnh trong gia đình Công Giáo Việt Nam và trong môi trường sinh hoạt của người Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ 40 năm qua.

Trong tâm tình hiệp thông và cảm tạ, thay mặt cho Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, con xin chân thành cảm ơn Quý Cha, Quý Thầy, Quý Souer, Quý Tu Sĩ Nam Nữ cùng Quý Anh Chị Em đã góp phần làm nên cuốn sách này nhằm giúp Cha, Mẹ trong các Gia Đình hiểu rõ hơn sứ vụ và trách nhiệm giáo dục con em trong cuộc sống ngày nay theo tinh thần Phúc Âm và lời dạy của Giáo Hội. Xin Thiên Chúa chúc lành và thưởng công bội hậu cho Quý vị".


Linh mục Matthêu Nguyễn Khắc Hy PSS, Trưởng Ban Thần Học Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, được đức ông Trịnh Minh Trí gợi ý xin ngài "tìm phương thức nào chuẩn bị cho giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ có được một tài liệu để học hỏi và sống Năm Gia Đình cách tích cực và hữu hiệu", Cha Nguyễn Khắc Hy sau khi tham khảo ý kiến với những người có trách nhiệm, Cha đã mời gọi một số anh chị em Việt Nam hiện đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ cộng tác viết những bài trong chuyên môn của mình để giúp giáo dân hiểu hơn về Hôn Nhân và Gia Đình theo lời dạy của Giáo Hội Công Giáo, và để giáo dân ý thức hơn vai trò làm nhân chứng cho Tin Mừng trong xã hội đang muốn từ chối mọi giáo huấn của Thiên Chúa qua những giải thích của Giáo Hội. Sau khi hoàn thành tuyển tập Hôn Nhân và Gia Đình, Cha Hy viết như sau:

"Thành quả của ước vọng đó là tập sách nhỏ bé này với những bài viết gồm bảy mục cơ bản: văn hóa, Kinh thánh, thần học tín lý, luân lý, giáo luật, linh đạo Công Giáo, và tâm lý xã hội. Tập sách bắt đầu với những bài viết về giá trị đạo đức gia đình theo văn hoá Việt Nam nhằm giúp thế hệ cha mẹ tìm lại giá trị mà mình đã cam kết khi thề hứa sống đời đôi bạn, và giúp con em Việt Nam sinh trưởng ở hải ngoại hiểu thêm về căn tính và giá trị đạo đức mà cha mẹ họ trân quý. Bên cạnh truyền thống gia đình ta thường hiểu, hiện tượng người Việt Nam đã và vẫn còn tiếp tục ra nước ngoài sinh sống, đặc biệt là những anh chị em lập gia đình với người nước ngoài, khiến những thách đố trong hôn nhân và gia đình Việt Nam càng trở nên phức tạp.

Những đóng góp của tập sách nhỏ này đến từ lòng nhiệt thành của những cộng tác viên trong thời gian ngắn (không quá hai tháng) nên còn nhiều thiếu sót. Tập sách mang tính đa dạng với những người viết gồm linh mục, nữ tu, phó tế vĩnh viễn, giáo dân nam, nữ, trẻ, già, và những người viết cũng đến từ những trường bên Đông cũng như Tây. Chính sự đa dạng này làm nội dung tập sách thêm phong phú về cả hình thức lẫn nội dung".


Mục Lục
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Lời dẫn (Lm. Mat. Nguyễn Khắc Hy PSS)

I. Văn Hoá Việt Nam
1. Gia đình trong truyền thống văn hoá Việt Nam (Lm. Francis Xavier Hồ Văn Mậu SDD – Pensacola, FL)
2. Đạo Hiếu Trong Văn hoá Việt Nam (Lm. Jos. Cao Phương Kỷ PSS – Carthage, MO)
3. Phong Tục Tập Quán Việt Nam về Tình Yêu và Gia Đình Qua Ca Dao (Dr. Bùi Hữu Thư – Arlington, VA)
4. Gia Đình Di Dân Việt Nam: Sự Đa Dạng của Hôn Nhân và Gia Đình (Lm. Nguyễn Cao Sâm S.V.D. – Seoul, Hàn Quốc)

II. Thần Học Kinh Thánh
1. Thảo Kính Cha Mẹ Là Luật Chúa trong Cựu Ước (Lm. Đinh Minh Tiên OP – Houston, TX)
2. Hôn Nhân Và Gia Đình theo thánh Phaolô (Lm. Martin Trần Đức – Orange, CA)
3. Priscilla và Aquila: Gia Đình Kitô Hữu Gương Mẫu (Lm. Nguyễn vănThanh S.V.D. – Chicago, IL).

III. Thần Học Tín Lý và Bí Tích
1. Tính Bất khả Phân Ly trong Hôn Nhân (Lm. Mat. Nguyễn Khắc Hy PSS – San Antonio, TX)
2. Hôn Nhân Liên Tôn: Băn Khoăn và Hy Vọng (Lm. Nguyễn Thảo S.J. – Santa Clara, CA)
3. Bảo Vệ Hôn Nhân Truyền Thống Nam Nữ (Lm. Mat. Nguyễn Khắc Hy PSS – San Antonio, TX)

IV. Thần Học Luân Lý
1. Đầu Đời và Cuối Đời: Mục Vụ Luân Lý giúp Trợ Sinh Sản - Mục Vụ Luân Lý giúp Hồi Sinh và giúp Kéo Dài Sự Sống (Lm. Jos. Nguyễn Thanh Sơn – Orange, CA)
2. Thánh Gioan Phaolô II và Thần Học Thân Xác (Cha Gioan Thành M. Trần Quốc Toản CMC- Carthage MO)

V. Giáo Luật
1. Tiêu Hôn: Vai Trò Toà Án Trong Giáo Hội (Lm. Peter Hồ Việt – Orange, CA)
2. Giáo Hội - Tiêu Hôn: Tiến Trình và Ý Nghĩa (Lm. Nguyễn ngọc Thụ - Houston, TX)
3. Lịch Sử Hôn Nhân Công Giáo: Dưới Nhãn Quan Giáo Luật (Lm. Dominic Nguyễn Đức Hạnh OSB – Dallas, TX)
4. Mục Vụ Chuẩn Bị Hôn Nhân – Vai Trò Địa Phận, Giáo Xứ, Linh Mục (Lm. John Nguyễn Trực – Los Angeles, CA)

VI. Linh Đạo Công Giáo
1. Cung Thánh Tại Gia của Giáo Hội (Lm. Nguyễn Luật Khoa OFM – Cromwell, CT).
2. Gia Đình và Con Đường Nên Thánh (Sr. Mary & Sr. Claire Mến Thánh Giá Qui Nhơn – Oakland, CA).
3. Mục Vụ Cho Người Sống Chung: Hợp Nhau - Hợp Luật - Hợp Đạo (Lm. Anthony Đào Quang Chính – San Bernardino, CA)

VII. Tâm Lý - Xã Hội - Truyền Thông
1. Gia Đình Và Ảnh Hưởng Truyền Thông Ngày Nay Qua Internet (Lm. John Trần Công Nghị - Los Angeles, CA).
2. Đời Sống Tính Dục và Hạnh Phúc Hôn Nhân (Dr. Trần Mỹ Duyệt – Orange, CA).
3. Bạo Hành Trong Gia Đình (John Mừng Lê - Marie Lan Lê – Orange, CA).
4. Vai Trò Khải Dẫn Tâm Lý Trong Đời Sống Hôn Nhân Gia Đình (Dr. Trần Mỹ Duyệt – Orange, CA)
5. Giáo Dục Con Cái trên đất Mỹ: Hội Nhập Không Quên Truyền Thống (Dr. Lê Xuân Hy – Seattle WA).
6. Con Cái: Quà Tặng Của Thiên Chúa (Phó tế Trần Vân – Bakersfield, CA)
7. Giáo Dục Con Cái: Chia Sẻ Cảm Nghiệm Sống (Nguyễn Văn Nhuệ - Nhi – Orange, CA).
8. Lời Kết (Lm. Mat. Nguyễn Khắc Hy PSS)


Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kêu gọi các Cha chính xứ, các Cha quản nhiệm các Giáo xứ và Cộng đoàn và các Hội Đồng Mục Vụ có thể liên lạc và order sách này trước với cha Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn, email: petersonvo@yahoo.com để đỡ tốn kém tiền gửi chi phí bưu điện. Sách dầy gần 500 trang chỉ bán với giá vốn là $5.00 đo-la một cuốn.

Trân trọng giới thiệu
LM John Trần Công Nghị, Trưởng ban Truyền thông Liên Đoàn CGVNHK
 
Thánh lễ đầu năm mới tại Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:07 13/01/2015
Linh mục đoàn Phan Thiết đang dự tuần tĩnh tâm đầu năm mới 2015 với chủ đề “Phúc Âm Hóa Giáo Xứ và Cộng Đoàn Thánh Hiến”. Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng sơn giảng phòng.

Hình ảnh

Sáng ngày 13.1, có hai Đức Cha Giuse và 140 linh mục, đông đảo tu sĩ nam nữ và hàng ngàn khách hành hương về bên Mẹ TàPao hiệp dâng thánh lễ đầu năm mới.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống ngỏ lời với cộng đoàn.

Xin cùng hợp với các cha đồng tế, cách riêng với Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân Giám mục Giáo phận Cao Bằng Lạng Sơn, gửi đến quý tu sĩ cùng toàn thể quý ông bà anh chị em, quý khách hành hương lời chào mừng rất đặc biệt trong ngày hành hương hôm nay.

Chắc là cộng đoàn cũng kịp ghi nhận thánh lễ hành hương ngày 13 tháng giêng năm 2015 hôm nay có những nét đặc biệt.

Đặc biệt thứ nhất, ai cũng trong tư thế chống lạnh, xem ra có cái gì xe lạnh với cộng đoàn chúng ta ở đây, đố biết từ đâu đến? thưa, do Đức Cha Giuse đem từ Lạng Sơn đến đây. Hình như ở Cao bằng Lạng sơn, giờ này là 7 độ C, ngài vào với chúng ta trong cuộc hành hương sáng nay, ngài đem không khí lạnh từ Phương Bắc về đây. Chúng ta xin được mừng ngài bằng một tín hiệu vui mừng. Rồi đặc biệt hơn nữa, chúng ta thấy trên cung thánh có con số các linh mục rất đông. Chắc có một vài người đã đếm con số là trên 140 linh mục cử hành thánh lễ. Các ngài là những linh mục từ giáo phận Phan thiết và cùng một số linh mục từ các giáo phận tham gia hành hương hàng tháng, nhất là quý cha Dòng Châu Thủy đã phục vụ cử hành Bí Tích Hòa Giải tại trung tâm thánh mẫu này. Các ngài đang dự tuần tĩnh tâm hằng năm. Hôm nay, đến đây cũng dâng cuộc sống của mình nhất là dâng tuần tĩnh tâm cho Đức Trinh Nữ Maria tại Tàpao, xin Đức Mẹ cũng chuyển cầu và chúc lành cho các ngài. Vì vậy, chúng ta cũng một tín hiệu vui mừng nữa cho các linh mục đang hiện diện nơi đây. Và rồi nét đặc biệt thứ ba, đó là ngày hành hương, nếu như tháng 12 chúng ta đến đây trái tim căng tràn niềm tạ ơn, thì khởi đầu năm mới, chúng ta đến đây với tất cả niềm cậy trông. Những ca khúc, những lời kinh, những ý khấn đã được dâng lên chính là tâm nguyện của quý khách hành hương. Vì vậy, một khi đã được xưng tụng là Mẹ Thiên Chúa đầy uy quyền, và cũng thật gần gũi với dân sinh là Mẹ nhân loại, Mẹ vẫn là Mẹ dịu hiền. Đầy uy quyền nên Mẹ có thể chuyển cầu cho tất cả mọi người được những sở nguyện theo ý khấn xin. Và đầy nhân hiền nên Mẹ hiểu rõ chúng ta hơn bất cứ ai, là Mẹ luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, và luôn luôn chúc lành cho con cái của Mẹ. Vấn đề là chúng ta vững niềm trông cậy nơi Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu cho những ơn lành. Đó là niềm vui của thánh lễ và chúng ta cũng chung lời cầu nguyện cho tất cả những ý khấn hôm nay. Và để của lễ chúng ta hiệp dâng lên trong ngày hành hương được đẹp lòng Chúa, hãy chân thành sám hối nhìn nhận tội lỗi của chúng ta.

Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giảng lễ, nội dung như sau:

“Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Trong dịp cùng quý Đức Cha, quý linh mục đoàn của Giáo phận Phan Thiết tĩnh tâm năm ở Tòa Giám mục Phan Thiết. Chúng tôi cùng hiện diện tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao này để cùng với anh chị em Thờ lạy, Tạ ơn Chúa và tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Hôm nay, là những ngày đầu tiên của Năm Mới Dương lịch 2015, nên chúng ta cùng dâng lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ nhân loại, Mẹ Giáo Hội và là Mẹ của các linh mục. Dịp tĩnh tâm năm của linh mục đoàn Giáo phận Phan Thiết cùng với sự hiện diện của quý cộng đoàn thật sự là một hồng ân của Chúa để giúp chúng ta nhìn lại một năm đã qua, nhìn lại cuộc sống của chính mình, nhìn lại những ưu khuyết điểm của mình. Nhìn lại chính mình để nhận thức những trách nhiệm, những bổn phận phải chu toàn trong ơn gọi của mỗi người. Nhìn lại chính mình để tự nhận ra những hạn chế, những bất lực, những yếu kém của thân phận làm người trong ơn gọi Kitô hữu. Thời gian trôi qua làm chúng ta cảm nhận, đã làm người không ai có trường sinh bất tử, bởi vì tiếng khóc chào đời cũng gắn liền với hơi thở cuối cùng của kiếp nhân sinh. Điều chúng ta cần cảm nhận là chúng ta đã làm gì, đã sống ra sao trong ơn gọi Kitô hữu của mình để giúp cho mình và giúp cho đời. Cùng bước vào những ngày đầu của Năm Mới Dương lịch và hướng tới Tết Âm lịch Ất Mùi 2015, có lẽ ai trong chúng ta cũng ước mong mọi sự tốt đẹp hơn với Phúc lành của Chúa.

Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Trước hết, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử tước hiệu Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Vào đầu thế kỷ thứ V, một cuộc xung đột lớn lao đã xảy ra trong Giáo Hội xoay quanh việc Ngôi Hai nhập thể. Thế nên, vào năm 431, Hội Thánh đã triệu tập công đồng Êphêsô dưới sự chủ tọa của thánh Cyrillô, các nghị phụ Công đồng đã tuyên bố cất chức giáo chủ Nestoriô và đánh đổ lạc thuyết của ông chống đối tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Trinh Nữ Maria. Bởi vì theo Nestôriô, chỉ nên gọi Mẹ Maria là Mẹ của Đức Giêsu Kitô, chứ không được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Công đồng Êphêsô đã định tín Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vì thực sự Mẹ đã sinh ra Con-Thiên-Chúa-Làm-Người. Bắt đầu từ công đồng Êphêsô tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa đã trở thành tước hiệu chính thức của Đức trinh nữ Maria. Đức Giáo Hoàng Piô XI đã viết khi thiết lập thánh lễ kính trọng thể Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa vào năm 1931 nhân dịp kỷ niệm 1500 năm Công đồng Êphêsô: “tín điều Mẹ Thiên Chúa là một nguồn nước mầu nhiệm vô tận, đã tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa” (Lux Veritatis 1931).

Bởi vâng phục Thiên Chúa, Đức Mẹ đã chấp nhận sứ mạng được Thiên Chúa trao phó cho Mẹ một cách quảng đại và mau mắn. Khi Mẹ thưa với Thiên thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” chính là lời đáp trả của đức tin, một đức tin đầy lòng tin tưởng và khiêm hạ. Với đức tin toàn vẹn, Mẹ Maria nhận thấy công cuộc tạo dựng kỳ diệu đang xảy ra nơi việc Nhập thể của Ngôi Lời hằng hữu, đó là sự tạo dựng của trời mới đất mới, sự tạo dựng kỳ diệu hơn sự tạo dựng cũ trụ hữu hình thuở ban đầu, Đức Mẹ Maria đã cưu mang trong lòng Ngôi Lời là Con Một Thiên Chúa Cha, để đưa Ngài vào thế gian khởi đầu cho công cuộc cứu độ nhân loại.

Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của Giáo Hội

Công đồng Vaticanô II trong hiến chế Lumen Gentium sau khi tuyên bố Đức Maria là thành viên trổi vượt” là “kiểu mẫu” và “gương sáng” của Giáo Hội, Công đồng dạy tiếp: “Giáo Hội Công Giáo, được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Người tình con thảo, như đối với một người Mẹ rất dấu yêu” (LG 53). Chính khi mô tả những tình cảm con thảo của mình, Giáo Hội nhìn nhận Đức Maria là người Mẹ yêu quý nhất của mình, gián tiếp tuyên bố người là Mẹ Giáo Hội, vì Đức Mẹ làm Mẹ Giáo Hội khi nhận làm Mẹ Chúa Giêsu. Đức Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI đã muốn công đồng Vaticanô II tuyên bố: “Đức Maria, với tư cách là Mẹ Đức Kitô cũng là Mẹ của tất cả mọi tín hữu và các chủ chăn, nghĩa là Mẹ Giáo Hội”. Như thế tước hiệu “Mẹ Giáo Hội” phản chiếu nhiềm xác tín sâu xa của người tín hữu Kitô, khi nhìn thấy nơi Đức Maria không những là người Mẹ của Chúa Kitô Nhập Thể, mà còn của mọi tín hữu Kitô. Người được nhìn nhận là Mẹ sự cứu thế, Mẹ sự sống và Mẹ ân sủng, Mẹ những người được cứu chuộc và Mẹ kẻ sống, thì thật chính đáng khi Người là Mẹ Giáo Hội và là Mẹ đích thực của mỗi chúng ta.

Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của các Linh mục

Ngày nay, Đức Maria hiện diện giữa Hội Thánh để tiếp nối sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Hội thánh. Trong Hội Thánh, Đức Maria vừa là người “môn đệ đầu tiên” tin tưởng vào Thiên Chúa vừa là “chứng nhân” tiên khởi cho tình yêu cứu độ của Chúa Cha. Đức thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II lý giải: “Quả thực, người môn đệ yêu quý, là một trong Nhóm Mười Hai, tại Nhà Tiệc Ly đã nhận lệnh truyền “hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19) cũng chính là người đã được Chúa Kitô từ trên thập giá trao phó cho Mẹ Ngài: “Đây là con Mẹ” (Ga 19,26). Qua những lời Chúa cứu thế đang hấp hối thốt ra, người mà trong Ngày thứ Năm Tuần Thánh đã nhận quyền cử hành bí tích Thánh Thể, cũng là người được trao phó là con của Mẹ Ngài. Vì thế, tất cả chúng ta nhờ bí tích truyền chức linh mục, đã nhận được cùng một quyền năng như Gioan, thì theo một ý nghĩa nào đó, chúng ta cũng là những người đầu tiên nhận Đức Maria là Mẹ chúng ta. Do đó, tôi mong ước tất cả anh em cùng với tôi, gặp lại nơi Đức Maria người Mẹ của chức Linh mục, chức vụ mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Kitô”.

Thánh Gioan, người Tông đồ đã được Chúa gọi (Mt 4,21) người môn đệ được Chúa yêu (Ga 13,23), và có thể nói là vị Tân linh mục vừa được thụ phong tại Nhà tiệc ly, đã thực thi di chúc của Chúa Giêsu. Ông đưa Đức Maria về nhà mình, để Mẹ dạy bảo, ủi an, nâng đỡ và giúp ông kiên trì thực thi sứ vụ trước những thử thách khó khăn. Ông đưa Đức Maria về nhà mình, để ông thay Chúa Giêsu thể hiện bổn phận hiếu thảo: yêu mến, vâng phục, bàn hỏi và bắt chước gương sống của Mẹ, nhờ đó mỗi ngày ông trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Noi gương Thánh Gioan Tông đồ, người linh mục cũng phải đưa Đức Maria vào cuộc đời mình, để nhờ Mẹ hướng dẫn, chúng ta có thể trở nên “đồng hình đồng dạng” với Chúa Giêsu, và cố trở nên “Alter Christus- Chúa Kitô khác” để tiếp tục công trình cứu độ trần gian của Ngài.

Để kết thúc bài suy niệm này, tôi xin kể ra đây một câu chuyện đơn sơ nhưng nhiều ý nghĩa:

“Một chú bé nghèo khổ, quần áo tả tơi, không biết chữ o tròn hay méo, lê đôi chân gầy đi đến một khu phố nghèo nàn ở Paris, thủ đô nước Pháp. Chú ấy tên là Gioan, 7 tuổi, đi tìm một ông lão tên là Bouin, cũng nghèo, sống bằng nghề viết thư mướn. Chú bé vào nhà, lễ phép cúi chào cụ già, và xin giúp đỡ. Ông già hỏi chú: “Cháu muốn gì?” Chú lễ phép thưa: “Cháu muốn viết một lá thư”. Ông già bảo chú trả 10 xu. Chú bé ngập ngừng rồi thưa: “xin lỗi cụ, cháu không có tiền”. Nói xong chú thất thểu ra đi. Ông già ngó theo thương hại, kêu ngược lại: “Ê bé, mày không có 10 xu sao? Mày con ai?” Chú từ tốn đáp: “Dạ cháu là con của mẹ cháu”. Ông già nói: “Vậy là ta hiểu rồi, cháu không có 10 xu, mẹ cháu cũng không có, vậy thì viết thư để xin chút cháo phải không?” Chú bé khẽ gật đầu. Ông già nói tiếp: “Được rồi, vào đây ông viết hộ cho”. Ông Bouin thầm nghĩ, hy sinh chút mực, nửa tờ giấy thì cũng chẳng làm mình nghèo thêm đâu. Ông lấy giấy ra, cầm bút, chấm mực, viết chữ thật đẹp: “Paris, ngày tháng năm… Kính thưa ông…”, ông đọc lại cho chú bé nghe và b ảo muốn viết gì thì nói để ông viết tiếp. Chú bé ấp úng: “Dạ không phải ông”. Ông lão gạn hỏi: “không phải ông, thì bà?” Chú bé thưa: “Dạ bà, mà cũng không phải”. Ông Bouin thấy bực mình, ông bắt đầu cáu gắt: “đã không biết ai để gửi, mà lại còn đòi viết thư”. Chú bé lấy hết can đảm thưa: “Cháu muốn viết thư cho Đức Mẹ Maria”. Không cười nữa, ông già nghiêm nghị nói: “Ta không cho là mày muốn chế nhạo lão già này, hãy ra khỏi cửa, xéo đi gấp”. Chú bé ngoan ngoãn bước ra khỏi cửa, đôi chân đầy bụi và rướm máu. Thấy chú bé quá hiền, ông già động lòng trắc ân gọi chú trở lại và quan sát nét mặt chú bé. Ông lùng bùng: “Chà! Lắm kẻ nghèo đói ở Paris này”. Ông hỏi chú bé: - “Tên cháu là gì?” – “Dạ, tên cháu là Gioan”. “Gioan gì nữa?” – “Dạ, Gioan thôi ạ”. “Nhưng cháu muốn thưa gì với Đức Mẹ?” – “Dạ, cháu muốn thưa với Người là mẹ cháu đã ngủ từ bốn giờ chiều hôm qua, xin Người đến đánh thức mẹ cháu dậy, cháu không làm sao gọi mẹ cháu dậy được”. Con tim cụ già nhói lên trong lồng ngực vì ông hiểu sự gì đã xảy ra. Ông hỏi tiếp: - “Mà tại sao lúc nãy cháu bảo viết thư xin chút cháo?” Chú bé trả lời: - “Dạ đúng như vậy, trước khi ngủ, mẹ cháu cho cháu miếng bánh cuối cùng. – “Còn mẹ cháu ăn gì?” – “Đã mấy ngày rồi, mẹ cháu không ăn gì, mẹ cháu nói mẹ không đói” – “Nhưng lần này thì cháu thấy sao?” – “Mẹ cháu lạnh lắm, nhà cháu chũng lạnh lắm, hai tay mẹ cháu bất động và đang chắp trên ngực, mặt mẹ cháu trắng bệch”… Ông già thầm nghĩ: chà, tôi đang thu tiền, tôi đang ăn no, tôi đang uống ngon, mà bên cạnh tôi, lại có người đàn bà chết đói. Ông gọi đứa bé lại bên ông, đặt nó ngồi trên gối và nói hết sức dịu dàng: - “Cháu ơi, thư cháu đã được viết rồi, được gởi đi rồi và đã được nhận rồi. Hãy dẫn ông đến nhà mẹ cháu”. –“Được, cháu sẽ dẫn ông tới, nhưng tại sao ông lại khóc? Cậu bé Gioan ngạc nhiên hỏi cụ già như thế. Ông già trả lời: “Ông đâu có khóc”. Nhưng ông ôm ghì cậu bé vào lòng, nước mắt giàn giụa chảy xuống trên nó. Đàn ông ai lại khóc? Ông đứng lên và dường như ông đang nói với người vô hình: “Bà mẹ đáng thương ơi, bà hãy vui lên. Các bạn tôi có nhạo cười, tôi cũng mặc. Bà ở đâu, tôi muốn đi thăm và dẫn đứa bé này về, thiên thần bé nhỏ đáng thương này, nó sẽ không bao giờ lìa xa tôi nữa, bởi vì lá thư gửi cho Đức Mẹ tuy không được viết kia đã có hai kết quả: là cho cháu bé một người cha và cho tôi một tấm lòng với niềm tin mến vào tình thương yêu của Đức Mẹ Maria”.

Câu chuyện cảm động này giúp chúng ta không biết người đưa thư nào đã mang những loại thư chưa viết này đi, nhưng lá thư ấy đã thấu tới trời, đến tận ngai tòa Đức Trinh Nữ Maria, nên đã có kết quả thật cảm động như chúng ta vừa nghe. Chớ gì mỗi người chúng ta để cho Đức Mẹ đánh động con tim của các linh mục và mọi người để thực thi bác ái như cụ già Bouin đối với bất cứ Gioan nào chúng ta gặp trên cuộc đời còn đầy khó khăn thử thách này. Với ơn gọi và sứ mạng của linh mục Chúa Giêsu Kitô và các Kitô hữu, chúng ta hãy hăng hái ra đi làm chứng về tình yêu thương của Thiên Chúa: “Hãy đem tin mừng đến cho những người nghèo khổ, đem niềm hy vọng cho những người thất vọng, đem niềm tin đến cho người chưa tin, đem niềm vui đến cho những người sầu khổ, đem tình yêu đến cho những người bị loại trừ, đem sự hòa giải đến cho những người bị mặc cảm, đem sự kính trọng đến cho những người bị khinh khi, đem ơn Cứu độ đến cho tất cả mọi người” (Thư HĐGM VN). Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cùng Thiên Chúa, luôn ban cho các linh mục của Mẹ và cộng đoàn hiện diện muôn Hồng ân của Chúa, xứng đáng là chứng nhân của Tin mừng tình yêu của Chúa nơi Giáo Hội và trong thế giới hôm nay. Amen”.


Sau thánh lễ, quý linh mục trở về Tòa Giám Mục tiếp tục những ngày tĩnh tâm. Khách hành hương lên núi lần chuỗi, cầu nguyện bên Mẹ Tàpao.
 
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân thuộc HĐGM Việt Nam khai mạc Hội nghị mục vụ di dân 2015
BTT
12:10 13/01/2015
UB Mục Vụ Di Dân trực thuộc HĐGM Việt Nam khai mạc Hội nghị mục vụ di dân 2015

Ngày 12.1.2015 tại Tòa Giám Mục giáo phận Thanh hóa, Uỷ Ban Mục Vụ Di Dân trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã khai mạc Hội Nghị Di Dân 2015 với chủ đề: Mục Vụ Di Dân Trong Bối Cảnh Tân Phúc Âm Hóa.

Về tham dự Hội nghị có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch UB Mục Vụ Di Dân Trực thuộc HĐGM Việt Nam, Giám mục giáo phận Thanh hóa (nơi đăng cai địa điểm tổ chức hội nghị lần này); cha Chánh Văn phòng HĐGM Việt Nam, Luy Nguyễn Anh Tuấn, cha Tổng Thư Ký UBMV Di Dân Giuse Đào Nguyên Vũ, các đại diện các UB Di Dân của 21/26 giáo phận thuộc HĐGM VN.

Tại Hội nghị năm nay còn có sự hiện diện các tham dự viên đặc trách di dân đại diện các dòng tu Carolo Scalabrini, Dòng Tên Việt Nam, Dòng Thánh Thể, Dòng Don Bosco, Dòng Anh Em Hèn Mọn, Mến Thánh Gía Chợ Quán, Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Đức Bà Truyền Giáo, Con Đức Mẹ Phù Hộ…

Trong phiên khai mạc hội nghị, các tham dự viên đã được nghe diễn từ khai mạc của Đức Cha Chủ Tịch UB Di Dân Giuse Nguyễn Chí Linh, nghị trình và phương pháp làm việc trong những ngày diễn ra hội nghị.

Trong diễn từ khai mạc, Đức Cha Chủ Tịch đã nêu lên thực trạng di dân hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam cũng như mối quan tâm của Giáo Hội Hoàn Vũ, HĐGM VN, các giáo phận đối với người di dân. Đức Cha Chủ Tịch cũng khái quát thực trạng của UB Di Dân trực thuộc HĐGM VN hiện nay đồng thời nêu lên những định hướng cho UBMVDD trong những năm tới.

Ngoài những định hướng mang tính chất lâu dài, Đức Cha Chủ tịch cũng đề ra mục tiêu cụ thể mà Hội Nghị lần này nhắm tới: Hoàn thành tài liệu về di dân để trình lên HĐGM VN trong kỳ họp thường niên HĐGM VN sắp tới; tạo nhịp cầu phối kết giữa các thành viên tham dự; chia sẻ kinh nghiệm và tạo tình huynh đệ giữa những nhà đặc trách mục vụ di dân.

Phiên khai mạc hội nghị được kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể do Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn Chánh VP HĐGMVN chủ sự.

Ngày mai 13.1.2015, các nghị viên sẽ được nghe các thuyết trình viên trình bày 5 đề tài liên quan tới: Hiện tình vấn đề di dân; giáo huấn Giáo Hội về di dân; hoạt động của UBMV Di Dân; Cơ cấu tổ chức của UBMVDD; Kinh nghiệm mục vụ di dân.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm Hiểu Tin Mừng Thứ Ba: lịch sử hay thần học
Vũ Van An
16:03 13/01/2015
Trên đây, chúng tôi đã đề cập tới việc Thánh Luca lồng các dữ kiện trong tin mừng của ngài vào một cái khung lịch sử. Điều ấy có đủ để biến ngài thành một sử gia hay không? Đây là một vấn đề đã được đem ra tranh luận từ lâu. Và cuộc tranh luận này đưa lại khá nhiều giải đáp không có tính cách quyết đáp, tuy đại đa số nghiêng về quan điểm coi Thánh Luca sử dụng sử học như chiếc áo để trình bày nền thần học của mình: một thần học gia lấy sử học làm phương tiện.

I. Sử gia

Cho tới thế kỷ 19, ít có người thắc mắc về tính lịch sử của những điều Thánh Luca ghi lại trong tin mừng của ngài. Nhưng đến thế kỷ 19, các nhà duy lý của Đức bắt đầu chỉ trích các sai lầm về sử học trong Tin Mừng Luca. Về khía cạnh này, thiết nghĩ ta nên xét qua một số điểm sau đây liên quan đến Tiểu Vương Lyxania của Abilên (Lc 3:1), liên quan đến biên giới giữa Galilêa và Giuđêa nói chung, và liên quan đến cuộc kiểm tra dân số và Tổng Trấn Quiriniô của Syria (2:2).

1. Lyxania

Trước nhất, vấn đề là: Lyxania, con trai Pơtôlêmi, đã bị Mark Anthony giết 30 năm trước khi Chúa Giêsu sinh ra, nên không thể là tiểu vương Abilên, khi Gioan Tẩy Giả bắt đầu thừa hành sứ vụ, nghĩa là sau đó 60 năm, như Thánh Luca ghi lại. Điều này đúng, vì quả tình, Lyxania, con trai Pơtôlêmi, bị Mark Anthony giết chết theo lời xúi giục của Cleopatra (Josephus, “Ant.” XV,iv,1). Nhưng Josephus gọi ông này là “vua”, nên đồng tiền mang hàng chữ “Lyxania tiểu vương và thượng tế” không biết có ám chỉ về ông hay không. Sau khi ông chết, vương quốc của ông dần dần bị phân chia thành ít nhất 4 vùng. Một người có tên là Zenodorus đã chiếm lãnh các đất đai của Lyxania vào năm 23 trước CN, nhưng sau đó, Trachonitis được tách ra để ban cho Hêrốt. Lúc Zenodorus chết vào năm 20 trước CN, Ulatha và Panias của ông được Augustô lấy ban cho Hêrốt. Vùng đó được Dion Cassius gọi là tiểu quốc của Zenodorus. Có điều, trên một đền đài ở Heliopolis, người ta thấy có hàng chữ “Zenodorus, con trai tiểu vương Lyxania”. Đa số các nhà nghiên cứu đoan chắc đấy chính là Zenodorus ta đang bàn. Nhưng ta nên nhớ: Lyxania đệ nhất, tức Lyxania bị Mark Anthony giết, vốn không có tước hiệu “tiểu vương” như trên đã nói. Và hàng chữ kia cho thấy có sự liên kết về gia phả giữa hai dòng họ Lyxania và Zenodorus, và do đó rất có thể hai tên này được sử dụng lẫn cho nhau.

Vả lại, một tiểu quốc khác được cắt ra từ lãnh thổ của Zenodorus nằm về phía đông giữa Chalcis và Đamát, mang tên là Abila hay Abilên. Abila thường được Josephus nhắc đến như là một tiểu quốc và trong “Ant.” XVIII, vi,10, ông gọi nó là “tiểu quốc của Lyxania”. Năm 41 CN, Claudius ban “Abila của Lyxania” cho Agrippa I (“Ant.” XIX, v, 1). Năm 41 CN, Agrippa II tiếp nhận Abila “trước đây vốn là tiểu quốc của Lyxania” (Ant. XX, vii,1).

Từ các trích dẫn trên, ta thấy trước năm 37 CN, có một tiểu quốc tên Abila thuộc một người của dòng Lyxania. Lyxania này không thể là Lyxania bị Mark Anthony giết chết. Vì lúc ông này cai trị, Abilên chỉ là một khu rất nhỏ, hầu như vô danh. Ông cai trị một vùng lớn hơn nhiều, nên không ai lại đi gọi ông là tiểu vương Abilên cả. Kết luận hợp lý duy nhất, theo Emil Schurer (1844-1910) (1), là phải giả thiết rằng sau này, khu vực Abilên đã được tách ra khỏi vương quốc Chalcis, và được cai trị bởi một Lyxania trẻ trong tư cách tiểu vương”. Sự hiện hữu của một Lyxania trẻ đã được chứng minh bằng một bản khắc với nội dung như sau: một người có tên Nymphaios, được Lyxania phóng thích, đã xây một con phố và dựng một đền thờ vào thời “các Hoàng Đế Augustô”. Lối nói Augusti Sebastoi (các hoàng đế Augustô) ở số nhiều chưa bao giờ được dùng trước thời Augustô qua đời vào năm 14 CN. Vị sebastoi đầu tiên chính là Tibêriô, sống vào khoảng 50 năm sau Lyxania đệ nhất. Nên Thánh Luca hoàn toàn chính xác khi cho rằng vào năm thứ 15 triều Tibêriô, có người mang tên Lyxania làm tiểu vương Abilên.

2. Biên giới giữa Giuđêa và Galilêa

Theo tác giả I. Howard Marshall (2), Thánh Luca được coi như một sử gia thế kỷ thứ nhất với những hiểu biết chính xác về vùng Tiểu Á và khu vực Biển Aegean. Thực vậy, trong lãnh vực địa dư và chính trị của thế giới Hy Lạp cũng như lãnh vực luật pháp Rôma và nền hành chánh tại các tỉnh của Đế Quốc, Thánh Luca là một hướng dẫn viên đáng tin cậy, dù có người như H. Conzelmann (3) cho rằng Thánh Luca không chính xác về địa dư của Palestine. Cứ chiếu theo trình thuật của ngài, Galilêa và Giuđêa là hai vùng tiếp giáp nhau. Vì ngài cho thấy Chúa Giêsu làm việc cùng một thời điểm ở cả Giuđêa lẫn Galilêa như thể hai vùng kế cận nhau, thậm chí Galilêa còn là một phần của Giuđêa. Nhưng, theo Conzelmann, không đúng như thế, vì hai vùng này không có chung một biên giới mà nằm hai bên Samaria. Muốn đi từ vùng này qua vùng kia, người ta phải một là băng qua Samaria (Ga 4:3tt) hai là theo Decapolis (Thập Tỉnh) đi xuống phía đông sông Giođan, băng qua Perêa trước khi vượt sông Giođan một lần nữa theo hướng tây gần Giêricô (xem Mc 10:1,46).

Về phản biện này, trước nhất, cần lưu ý: nếu Thánh Luca sai, thì những người như Pliny (4) cũng đều sai cả. Vì theo Pliny, Giuđêa trải dài và rộng quá cả Iđumêa và Samaria. Phần gần Syria của nó được gọi là Galilêa, phần gần Arabia và Ai Cập của nó được gọi là Perêa. Điều này chính xác vì Giuđêa là tên của một vùng bao gồm Perêa và Galilêa. Vả lại, bao lâu Galilêa và Giuđêa (theo nghĩa hẹp) đặt dưới sự cai trị của cùng một người thì vẫn có thể được coi là thuộc cùng một lãnh thổ. Đây là trường hợp xẩy ra năm 41 CN trở đi khi cả Galilêa lẫn Giuđêa được đặt dưới quyền kiểm soát của Hêrốt Agrippa I, rồi từ năm 44 CN được đặt dưới quyền cai trị của một tổng trấn Rôma duy nhất đặt thủ phủ tại Xêdarêa thuộc Samaria. Việc ấy cũng diễn ra thời Hêrốt Đại Vương. Chỉ sau cái chết của ông này, Galilêa mới bị tách ra khỏi Giuđêa để đặt dưới sự kiểm soát của Hêrốt Antipa (tới năm 39 CN) và Hêrốt Agrippa I (39-41 CN)… Điều này cho thấy nhiều phần trong vương quốc của Hêrốt Đại Vương tiếp tục được coi thuộc cùng một lãnh thổ. Tên Giuđêa vì thế được dùng chỉ toàn vùng. Chính Tacitus (Annales, XII, 54) cũng nói tới việc Giuđêa được chia thành Galilêa và Samaria; nói cách khác, Giuđêa là khu vực chung gồm cả Galilêa.

3. Cuộc kiểm tra dân số của Quiriniô

Chi tiết về cuộc kiểm tra này gây nhiều tranh cãi gắt gao hơn. Đại cương, phe chỉ trích tính chính xác lịch sử của chúng nêu ra hai điểm quan trọng sau đây: không có ghi chép nào về cuộc kiểm tra như Thánh Luca đề cập; cũng không có ghi chép nào về việc Quiriniô làm tổng trấn Syria vào thời điểm đó. Về điểm thứ nhất, phe này nhấn mạnh thêm rằng dù có cuộc kiểm tra dân số đi chăng nữa, thì Thánh Giuse cũng không cần phải lặn lội về Bêlem để đăng ký vì theo thể thức Rôma, ngài có thể đăng ký tại thủ phủ nơi sinh sống, tức đâu đó, tại Galilêa. Về điểm thứ hai, họ nhấn mạnh rằng sử sách của Syria không cho thấy Quiriniô làm tổng trấn lúc ấy.

Nhưng thực ra, theo Paul Maier (5), Hoàng Đế Augustô có ra lệnh làm 3 cuộc kiểm tra dân số tại các tỉnh Rôma, được ghi lại trong Res Gestae (mộ chí) của ông. Những cuộc kiểm tra này diễn ra thường xuyên và nhằm cả đối tượng công dân lẫn không công dân Rôma, như các cuộc kiểm tra dân số tại Gaul (năm 27 trước CN và năm 12 trước CN), tại Kyrênê (năm 7 trước CN) và tại Ai Cập (năm 9 trước CN) (6). Cũng có những ghi chép cho thấy thỉnh thoảng những cuộc kiểm tra dân số này cũng diễn ra tại các vương quốc chư hầu như Apamea (7).

Ngoài ra, các ghi chép còn tới ngày nay cho thấy: thỉnh thoảng Rôma vẫn thích ứng phong tục địa phương vào các cuộc kiểm tra dân số này (8), như họ vốn làm trong các lãnh vực khác như miễn thuế vào mỗi năm sabát (Josephus, Antiquities XIV, 201-10) và được tự do giữ một số thực hành tôn giáo như ngày sabát và nhiều nghi thức khác (Josephus, Antiquities, XIV, 241-43). Nên không lạ gì Thánh Giuse, theo phong tục Do Thái, đã lặn lội về quê cha đất tổ để đăng ký. Vả lại, người ta đã khám phá ra sự kiện này: vào năm 104 CN, Vivius Maximus từng ra sắc chỉ buộc rằng "Điều chủ yếu là mọi người phải trở về quê quán để kiểm tra dân số”. Điều này trùng hợp với các bản giấy sậy của Ai Cập, có cùng niên hiệu 104 CN, với cùng nội dung: các công dân phải trở về quê cha đất tổ để đăng ký kiểm tra dân số (9).

Điểm thứ hai tức phản biện chống việc Quiriniô làm tổng trấn Syria và thực hiện cuộc kiểm tra dân số lúc Chúa Giêsu sinh ra là điều khó khăn hơn để nói khác đi. Nhưng ta có thể lưu ý hai điều sau đây: thứ nhất, hiện có những bút tích cho thấy Quiriniô đảm nhiệm nhiều chức vụ, ngay tại Syria, trước khi làm tổng trấn ở đó vào năm 6 CN. Thứ hai, chứng cớ bản văn và văn phạm giúp người ta có thể đọc bản văn của Thánh Luca theo cách khác, một cách không đòi Quiriniô làm tổng trấn Syria vào lúc Chúa Giêsu sinh ra.

Trước nhất, đa số học giả cho rằng nếu trước đây, Quiriniô có lần đã làm tổng trấn Syria, thì lúc đó không phải là thời điểm được Thánh Luca nói tới. Điều ấy rõ ràng đã được Josephus xác nhận khi quả quyết rằng P. Quinctilius Varus làm tổng trấn Syria cho tới sau ngày Hêrốt qua đời (10), tức vào khoảng tháng 3, tháng 4 năm 4 trước C.N. Bởi thế, một số học giả cho rằng cuộc kiểm tra dân số do Varus khởi đầu đã được người kế vị ông ta hoàn tất, và người ấy được đoán là Quiriniô. Về phương diện này, Darrell L. Bock và Paul L. Maier (11) cho hay: kiểm tra dân số là một công việc vĩ đại, cần nhiều năm mới hoàn tất, như cuộc kiểm tra dân số tại Gaul kéo dài tới 40 năm. Cũng có người cho rằng Quiriniô giữ một chức vụ nào đó lúc Chúa Giêsu sinh ra như Ủy Viên đặc nhiệm lo việc kiểm tra dân số (a legatus ad census accipiendos) (12), một giả thuyết có thể đúng vì không ai biết đích xác chức vụ của Quiriniô vào thời điểm này, chỉ biết ông ta được Rôma chỉ định phải làm sao giảm thiểu nguy cơ nổi loạn của người miền Pisidia vào giữa các năm 12 và 2 trước CN. Trong tư cách này, ông là viên chức quân sự cao nhất tại Cận Đông và được Hoàng Đế Augustô tín nhiệm. Vị hoàng đế này biết rõ các xáo trộn trong lãnh thổ của Hêrốt Đại Vương, nên rất có thể đã nhờ người bạn thân tín Quiriniô của mình tiến hành một cuộc kiểm tra dân số tại Syria trước khi Hêrốt qua đời.

Một điều nữa cũng được Bách Khoa Từ Điển Công Giáo, ấn bản năm 1914, nêu ra là: ở những tỉnh có nhiều xáo trộn trong Đế Quốc Rôma, đôi khi có đến hai viên chức cai trị cùng một cấp bậc. Như vào thời Caligula, việc cai trị Châu Phi đã được phân chia như sau: quân vụ và ngoại vụ được đặt dưới quyền kiểm soát của vị đại diện hoàng đế gọi là hegemon (tổng trấn, như trong Tin Mừng Luca) trong khi nội vụ được đặt dưới quyền kiểm soát của một tổng đốc (proconsul) thông thường.

Dù sao, cũng cần nhấn mạnh rằng để bất cứ những gì nói trên có nghĩa, ta cũng không được đọc Tin Mừng Luca theo lối hiện nay. Nghĩa là, về phương diện kỹ thuật, việc đăng ký của Thánh Giuse và Đức Mẹ không xẩy ra dưới thời cai trị của Quiriniô và Quiriniô không là tổng đốc Syria vào lúc ấy. Về phương diện này, có học giả đề nghị hai cách hiểu hạn từ protē (đầu tiên) trong Lc 2:2 (13): một là hiểu prōtē, vốn chỉ tối thượng cấp (superlative), như một từ chỉ so sánh, và do đó, câu Lc 2:2 được đọc là “cuộc kiểm tra này diễn ra trước [cuộc kiểm tra] mà Quiriniô, tổng đốc Syria, [tiến hành]; hai là hiểu prōtē như một trạng từ và do đó câu Lc 2:2 được đọc là “cuộc kiểm tra này diễn ra trước khi Quiriniô làm tổng đốc Syria” (14).

II. Thần học gia

Vì những khó khăn trên, đa số các học giả ngày nay có khuynh hướng không muốn nhấn mạnh tới khía cạnh lịch sử của Tin Mừng Luca, mà nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh thần học. Nhà thần học Anh Giáo I. Howard Marshall, trong cuốn “Luke, Historian & Theologian” (15), đã cố gắng rất nhiều trong ý muốn chứng minh Thánh Luca là một sử gia hàng đầu, theo cả nghĩa cổ điển lẫn tính đáng tin cậy, như trên đã trình bày. Nhưng cuối cùng, học giả này cũng đã nghiêng về phía thần học hơn nơi các trước tác của Thánh Luca.

Marshall cho rằng ta chỉ có thể nói đến tính cách sử học của thánh Luca theo nghĩa cổ sử, một nền sử học chú trọng nhiều đến việc thu thập tài liệu. Các nhà sử học cổ điển cũng nhằm thuật truyện chứ không hẳn chứng cớ, cốt sao tạo được hiệu quả thích thú nơi người đọc; ở khía cạnh này, có người cho họ giống các nhà thực hành tu từ học. Bên cạnh các soạn tác lịch sử, Marshall cho rằng cổ thời còn một hình thức nữa gọi là truyện lịch sử (historical romances). Các tác phẩm của những người như Lucian và Philostratus, chuyên viết về những nhà giảng thuyết tôn giáo cũng như những người làm phép lạ (16), có lẽ đã cung cấp ngữ cảnh văn chương cho Thánh Luca.

Marshall cũng so sánh Thánh Luca với sử gia gần cùng thời với ngài là Josephus (17). Phần lớn trình thuật của Josephus trong Lịch Sử Chiến Tranh Do Thái chịu ảnh hưởng bởi quan điểm muốn vinh danh dân tộc Do Thái của ông, dù ông có được nhiều nguồn sử liệu quí giá, đáng tin cậy. Tuy nhiên, có thể nói Thánh Luca gần gũi hơn với lối viết lịch sử của các tác giả Cựu Ước, là những người luôn lấy hoạt động của Thiên Chúa để giải thích các diễn biến lịch sử, theo nghĩa, chính Thiên Chúa kiểm soát, ra sáng kiến và dùng con người loan báo trước các sự kiện. Thánh Luca cũng thế, ngài luôn luôn nhìn thấy kế hoạch của Thiên Chúa diễn ra trong lịch sử. Tác phẩm của ngài được coi như để thuật lại sự tiếp diễn của lịch sử từng đã được ghi lại trong Cựu Ước. Nghĩa là ngài viết lịch sử theo một quan điểm đặc thù, muốn lần rở lại hoạt động của Thiên Chúa trong các diễn biến lịch sử, không những bằng các chuyện kể về phép lạ mà còn coi dòng lịch sử nói chung như là kết quả của hành động Thiên Chúa, khác với các sử gia thế tục.

Nói như thế không có nghĩa lối viết của Thánh Luca có thiên kiến (tendentious) và không chính xác. Theo Marshall, muốn đánh giá tin mừng của ngài, phải dựa vào các nguồn tài liệu được ngài sử dụng và cách ngài sử dụng các tài liệu ấy. Về nguồn tài liệu, như trên ta đã thấy, phần lớn ngài lấy từ hai nguồn “Mc” và “Q”. Các nguồn ấy phát xuất từ các chứng nhân tận mắt hoặc những nhà truyền giảng Lời Chúa ngay từ những ngày đầu tiên. Có nhiều dấu ấn cho thấy các nguồn này nhập thân được nhiều truyền thống có giá trị của Palestine. Thánh Luca đặc biệt giữ nguyên mẫu mực của Thánh Máccô trong trình thuật về sứ vụ của Chúa Giêsu. Sự đóng góp của ngài phần lớn thuộc phạm vi duyệt lại bút pháp hoặc tái sắp xếp các tài liệu.

Tóm lại, đối với Marshall, Thánh Luca vừa là sử gia vừa là thần học gia. Hay nói theo E. Kasermann, "Ta chỉ có thể hiểu ngài như một sử gia nếu trước nhất hiểu ngài như một thần học gia" (18). Quan tâm hàng đầu của Thánh Luca không hẳn là lịch sử, theo nghĩa, ngài chỉ bằng lòng với việc ghi chép lại các sự kiện lịch sử của quá khứ hay theo nghĩa ngài chỉ ghi lại các sự kiện thần học vốn được giảng dạy trong Giáo Hội sơ khai rồi mặc cho chúng chiếc áo lịch sử. Trái lại, Thánh Luca quan tâm tới việc: sứ điệp về Chúa Giêsu và về Giáo Hội sơ khai phải được đặt căn bản trên lịch sử đáng tin cậy. Ngài sử dụng lịch sử để phục vụ thần học. Chính vì thế, theo Marshall, tước hiệu phúc âm gia hay người truyền giảng tin mừng (evangelist) là thích hợp hơn cả, vì hạn từ này bao hàm cả lịch sử lẫn thần học. Thực vậy, Thánh Luca không viết thần học vì thần học mà là trình bày sứ điệp Kitô Giáo cách nào đó để cổ vũ và củng cố niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Mục tiêu của ngài là mục tiêu rao giảng tin mừng.

Đây cũng là quan điểm của phần lớn các học giả Công Giáo như Léon-Dufour và Fitzmyer. Như trên đã nói, đối với Léon-Dufour, Thánh Luca vừa là sử gia vừa là thần học gia, một người loan báo tin mừng, một người sử dụng sử học phục vụ thần học; nơi ngài, các hình thức phát biểu thế tục chỉ là cái áo khoác mặc cho thực tại Kitô Giáo bên trong: các “biến cố” lịch sử là việc công bố Tin Mừng; “truyền thống” lịch sử đồng thời cũng là “truyền thống” tôn giáo, chủ thể mang ơn cứu rỗi Kitô Giáo; các dữ kiện cung cấp cho Thêôphilô trước hết là huấn giáo Kitô Giáo; sự bảo đảm lịch sử có ý dành cho ông có mục tiêu củng cố đức tin Kitô Giáo của ông. Nói như thế không có nghĩa làm giảm giá trị sử học của Tin Mừng Luca. Léon-Dufour (19) quả quyết rằng giống các tin mừng Nhất Lãm khác, Tin Mừng Luca là một trình thuật được lưu truyền trong một điều kiện tối hảo về văn bản. Người ta có thể an tâm qui nó cho một tác giả thế kỷ thứ nhất, nó thuật lại lịch sử một sự kiện vốn không mâu thuẫn với lịch sử phàm tục, nó mô tả một môi trường có niên biểu từ thời kỳ sự kiện kia diễn ra, nó quả là một tài liệu lịch sử, một sách lịch sử. Chỉ có điều, các sự kiện trong lịch sử này, từ trong nội tại, được nối kết với việc giải thích về chúng. Léon-Dufour gọi nó “là sách giáo lý ghi chép lịch sử”. Nên người ta không thể mong đợi ở nó các đặc điểm của những sách lịch sử hiện đại. Ấy thế nhưng nó có mục tiêu “tiểu sử” nằm bên dưới mục tiêu giáo lý. Vì nó là Tin Mừng được lưu truyền về một sự kiện đã xẩy ra trước đó. Nó là một sách lịch sử, dù không phải chỉ là một sách lịch sử.

Léon-Dufour cũng cho rằng khoa phê bình nội bản đã củng cố tính lịch sử của Tin Mừng Luca: đây không phải là một sách biện hộ hay hộ giáo, đầy những lý tưởng hóa, mà chỉ nhằm thuật lại một sự kiện trần truồng, không dấu diếm: tác giả hoàn toàn dấu mặt, các môn đệ được mô tả đầy đủ với những giới hạn nhiều khi đáng buồn cười, các phép lạ được thuật lại bằng những hạn từ và cung cách chừng mực, cả đến chính Đức Kitô cũng có những “yếu điểm” của Người: Người thấp hơn Cha Người, Người không biết cả ngày giờ chung cục thế giới, giáo thuyết của Người bị nhiều người chống đối, nhưng Người không tìm cách làm cho nó đỡ “khó nghe” hơn. Tuy nhiên, theo Léon-Dufour, khi Thánh Luca nhận dạng “các nhân chứng tận mắt” của mình như “những người phục vụ lời” Chúa, thì ngài trở thành khó hiểu đối với một người Hy Lạp ngoại đạo; vì ngài đã trở thành nhà truyền giảng Tin Mừng.

Khía cạnh thần học vì thế được nhấn mạnh nhiều hơn. Sự thay đổi nhấn mạnh nơi các học giả nghiên cứu về Tin Mừng Luca này, theo linh mục Fitzmyer (20), xẩy ra vào khoảng năm 1950. Từ trước đến năm đó, các nghiên cứu về tin mừng này tập chú nhiều vào khía cạnh lịch sử, coi Thánh Luca như một sử gia. Sự tập chú này một phần do điều được linh mục Fitzmyer gọi là viễn ảnh lịch sử (historical perspective) của Thánh Luca, một phần do nhiều chi tiết được lồng vào các trình thuật khiến chúng được sự hỗ trợ bên ngoài Thánh Kinh. Nhưng từ sau năm 1950, các học giả tập chú nhiều hơn vào các khía cạnh văn học và thần học trong các trước tác của Thánh Luca. Khía cạnh sử học bị đặt thành vấn đề.

Theo linh mục Fitzmyer, một phần của vấn đề chính là lời mở đầu của Tin Mừng Luca, trong đó, Thánh Luca rõ ràng phân biệt ngài với các “nhân chứng tận mắt” của các biến cố được tường thuật. Đàng khác, toàn bộ việc sọan tác của ngài cho thấy nó xẩy ra vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất. Thành thử, trình thuật của ngài về Chúa Giêsu khó có thể được coi là việc phúc trình tại chỗ. Lời mở đầu trang trọng này cũng cho thấy trình thuật của Thánh Luca sẽ thấu đáo (pasin), lần rở lại nguyên khởi (anothen), có thứ tự (kathexes) và chính xác (akribos). Bốn đặc điểm đó sử gia nào cũng mơ ước. Nhưng người ta sợ chúng chỉ là một mục tiêu, một đoan hứa của Thánh Luca mà thôi, vì theo linh mục Fitzmyer, ngài không đạt được mục tiêu ấy trong trình thuật kiểm tra dân số (Lc 2:1-2), trong thời điểm Anna và Caipha làm thượng tế (Lc 3:2)…

Đã đành, khó có thể phán đoán một sử gia thuộc thế kỷ thứ nhất theo tiêu chuẩn sử gia hiện đại. Nhưng theo linh mục Fitzmyer, ngay từ cổ thời, người ta đã phân biệt sự kiện với hư cấu rồi. Chính Lucian thành Samosata, thuộc thế kỷ thứ hai CN, đã viết cuốn “Làm Thế Nào Để Viết Lịch Sử” trong đó, ông đưa ra nhiều qui luật khiến độc giả hiện đại phải ngạc nhiên: “Trách vụ duy nhất của sử gia là kể lại sự việc như nó đã xẩy ra” (số 39, hos eprachthe eipein); “Đây… là điều đặc thù đối với lịch sử: chỉ hy sinh cho sự thật mà thôi” (số 40, mone thyteon te aletheia). Lucian không sống xa Thánh Luca bao nhiêu. Và dù không sử gia nào tránh khỏi việc giải thích các biến cố và do đó tính khách quan hoàn toàn là điều gần như không thể có, nhưng theo linh mục Fitzmyer, ta phải nhận rằng mục tiêu của Thánh Luca khi thuật lại câu truyện về Chúa Giêsu không đơn thuần, và cả không chủ yếu, là mục tiêu của một sử gia cổ thời trong văn hóa Hy Lạp. Chính đó là điểm dị biệt giữa nhà truyền giảng tin mừng Luca và cả các sử gia cổ cũng như hiện đại. Bởi vì quan tâm sử học của ngài phục vụ mục tiêu thần học; ngài coi các “biến cố” được ngài tường thuật như những ứng nghiệm, nên trọn (Lc 1:1) (21) và điều này cho thấy ngài đặt quan tâm sử học phụ thuộc quan tâm thần học.

Nhận định trên của linh mục Fitzmyer có thể gây ngỡ ngàng cho độc giả Công Giáo. Nhưng theo ngài, không một văn kiện tín lý nào của Giáo Hội từng đề cập đến sự linh hứng của Thánh Kinh hay không một cuộc thảo luận của các thần học gia nào từng tìm cách giải thích giáo huấn này chủ trương rằng hiệu quả chính thức và cần thiết của linh hứng là tính sử học. Linh hứng Thánh Kinh không biến thành lịch sử điều vốn không là lịch sử hay có ý định là lịch sử. Sự bảo đảm hàm chứa trong linh hứng Thánh Kinh liên quan tới sự thật, nhưng sự thật đây thường không có nghĩa đen mà là nghĩa loại suy (analogous), khác với hình thức văn tự được sử dụng, khác với chính sự thật lịch sử. Vả lại, không phải mọi quả quyết ở thì quá khứ, cả trong hình thức kể truyện, nhất thiết đều có nghĩa “sử học” cả. Ta cần phải lượng định xem chúng phúng dụ hay biểu tượng đến mức nào trước khi kết luận sự thật lịch sử của chúng. Nếu chúng có tính lịch sử, ta có cách để lượng định chúng bên ngoài sự linh hứng. Về điểm này, ta nên tham khảo huấn thị năm 1964 của Ủy Ban Thánh Kinh “Về Sự Thật Lịch Sử Của Các Tin Mừng” (22).

III. Viễn ảnh lịch sử

Nhưng nếu tính sử học của Tin Mừng Luca có bị đặt thành vấn đề đi chăng nữa, thì viễn ảnh lịch sử là điều khá hiển nhiên trong tin mừng này. Thực vậy, theo linh mục Fitzmyer (23), quan tâm chính của Thánh Luca là neo chặt câu truyện về Chúa Giêsu cũng như câu truyện tiếp theo về Giáo Hội của Người vào thời gian hay đúng hơn vào lịch sử con người.

A. Định vị biến cố Chúa Kitô trong thời gian

Chỉ có Thánh Luca liên hệ biến cố Chúa Kitô và việc công bố biến cố đó với những con người, những thời điểm, những định chế, và thời kỳ của lịch sử thế giới. Dấu chỉ đầu tiên chứng minh viễn ảnh lịch sử nơi Thánh Luca là việc ngài sử dụng hạn từ diegesis, tường thuật (Lc 1:1) gần như để đặt tên cho soạn phẩm của mình, thay vì hạn từ euangelion, tin mừng của Thánh Máccô (Mc 1:1). Khi dùng như thế, ngài đã bước chân theo các văn sĩ và sử gia Hy Lạp. Nhà tu từ học Hy Lạp thế kỷ thứ hai CN, Theon, định nghĩa hạn từ này như một trình thuật trình bày các sự việc đã xẩy ra hay có thể đã xẩy ra. Định vị thời gian dĩ nhiên hàm chứa trong câu định nghĩa ấy và trong ý hướng của Thánh Luca.

Nhưng thử hỏi: ngài đã định vị thời gian ra sao? Có thể nói, ngài nối kết câu truyện về Chúa Giêsu với lịch sử thế giới bằng ba cách: nối kết nó với lịch sử Rôma, nối kết nó với lịch sử Palestine và nối kết nó với lịch sử Giáo Hội.

a. Nối kết với lịch sử Rôma: Trước hết, ngài liên kết việc sinh hạ Chúa Giêsu với sắc lệnh của Hoàng Đế Augustô về việc kiểm tra dân số toàn đế quốc Rôma (Lc 2:1). Cuộc kiểm tra dân số diễn ra tại Syria đặt dưới sự điều động của Tổng Đốc Quiriniô (2:2). Về điều này, ta đã đề cập tới một vài khó khăn. Ở đây, ta chỉ nhấn mạnh tới ý hướng của Thánh Luca: ngài muốn định vị việc ra đời của Đấng khai sáng ra Kitô Giáo trong thế giới Rôma, có liên hệ với lịch sử Rôma.

Thứ đến, khởi đầu thừa tác vụ của Gioan Tẩy Giả, người rao giảng thống hối, dọn đường cho Đấng Kitô, được Thánh Luca định niên biểu là năm thứ mười lăm triều Hoàng Đế Tibêriô (giữa tháng Tám hay tháng Chín, năm 28 CN) và dưới thời Philatô làm tổng trấn Giuđêa (26-36 CN) (Lc 3:1). Việc định niên biểu này cũng giúp định niên biểu cho ngày khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu vì Người được Gioan làm phép rửa, trước khi ông bị chém đầu.

b. Nối kết với lịch sử Palestine: Trong Tin Mừng Luca, việc ra đời của Gioan Tẩy Giả được loan báo cho cha ông vào “thời Hêrốt làm vua Giuđêa” (Lc 1:5). Niên hiệu này, cùng với việc loan báo sau đó 6 tháng về việc ra đời của Chúa Giêsu (Lc 1:36) và việc Người sinh ra vào thời có cuộc kiểm tra dân số dưới triều Hoàng Đế Augustô (Lc 2:1-6) cho thấy Thánh Luca có ý hướng liên kết hai vĩ nhân này với lịch sử Palestine.

Cũng thế, trong khi các tin mừng gia khác mô tả sự xuất hiện của Chúa Giêsu trước tổng trấn Giuđêa là Phôngxiô Philatô (xem Mt 27:2), thì duy một mình Thánh Luca sử dụng ông này để định một niên biểu khi thuật rằng Gioan được gọi vào sa mạc “khi Phôngxiô Philatô làm tổng trấn Giuđêa” (3:1), tức giữa các năm 26 và 36 CN. Thánh Luca cũng thuật lại việc Chúa Giêsu xuất hiện trước Phôngxiô Philatô trong trình thuật khổ nạn của mình (Lc 23:1-5), nhưng ngoài ra, ngài còn thêm một liên kết khác với lịch sử Palestine mà các tin mừng khác đều bỏ qua đó là việc Philatô cho dẫn Chúa Giêsu tới Hêrốt Antipa, tiểu vương Galilê (4 trước CN – 39 CN).

Ngoài ra, tuy các thượng tế Anna và Caipha đều được mọi tin mừng nhắc tới trong trình thuật khổ nạn (Mt 26:3; Mc 14:53; Lc 22:54; Ga 18:13, 24), nhưng duy Thánh Luca nhắc đến họ để định niên biểu cho việc khởi đầu ơn gọi rao giảng của Gioan Tẩy Giả “thời Anna và Caipha làm thượng tế” (Lc 3:2).

c. Nối kết với lịch sử Giáo Hội: Việc nối kết này được thực hiện với Công Vụ Tông Đồ, vốn được coi là cái hậu của câu truyện về Chúa Giêsu. Nên nhớ, chỉ có Thánh Luca có cái hậu này mà thôi, và việc ngài nối kết câu truyện về Chúa Giêsu với Giáo Hội Kitô có mục tiêu hộ giáo, nhằm chứng minh Kitô Giáo là một tôn giáo hợp pháp trong thế giới Rôma. Như trên đã thấy, trình thuật tuổi thơ trong Tin Mừng Luca muốn lồng Chúa Giêsu vào Do Thái Giáo của Palestine ngay từ lúc mới sinh. Và dù không phải là mục tiêu chính của Công Vụ Tông Đồ, nhưng không ai chối cãi được rằng Thánh Luca lưu tâm tới việc mô tả Kitô Giáo như là một phát khởi hợp lý và là một tiếp tục của Do Thái Giáo. Và nếu Do Thái Giáo có quyền hiện hữu trong thế giới Rôma, thì Kitô Giáo cũng có quyền như thế. Lưu tâm này, thoạt đầu không rõ ràng, nhưng càng về sau, nó càng rõ ràng hơn. Trước nhất là việc ba lần, Philatô tuyên bố Chúa Giêsu vô tội trong trình thuật khổ nạn (Lc 23:4, 14, 22) rồi một cách gián tiếp, trong tuyên bố Thánh Phaolô vô tội về cuối sách Công Vụ (Cv 23:29; 25:25; 26:30-32; 28:21); đây là các tuyên bố của cả người Rôma lẫn người Do Thái.

B. Lịch sử cứu rỗi

Linh mục Fitzmyer cho rằng viễn ảnh lịch sử trên đây là một phần trong quan tâm lịch sử lớn hơn của Thánh Luca, tức quan niệm về lịch sử cứu rỗi (salvation-history). Đây không hẳn là quan niệm riêng của Thánh Luca, vì Thánh Phaolô và cả Thánh Mátthêu cũng quan tâm tới nó. Nhưng nơi Thánh Luca, nó mang ý nghĩa đặc biệt: lịch sử cứu rỗi không hẳn là việc nhận dạng lịch sử như cứu rỗi, mà đúng hơn là việc cứu rỗi bước vào lịch sử. Thánh Luca đặc biệt đề cập tới việc xuất hiện hoạt động cứu rỗi của Thiên Chúa trong lịch sử con người qua việc ra đời của Chúa Giêsu thành Nadarét. Người không xuất hiện như tận cùng của lịch sử, hay như tận cùng một phát triển có tính lịch sử. Mà đúng hơn, Người được quan niệm như tận cùng của một thời kỳ lịch sử và như khởi đầu của một thời kỳ lịch sử khác, và tất cả những điều này đều là biểu hiện của một kế hoạch để Thiên Chúa đem cứu rỗi tới cho những ai thừa nhận và chào đón kế hoạch đó.

1. Kế hoạch cứu rỗi

Nhiều yếu tố trong các trước tác của Thánh Luca cho thấy quan niệm của ngài về lịch sử cứu rỗi. Thứ nhất, ngài thỉnh thoảng xa gần nói tới một “kế hoạch” căn bản của Thiên Chúa để cứu rỗi nhân loại, một kế hoạch đang được thể hiện trong hoạt động của Chúa Giêsu. Ngài dùng nhiều hạn từ để chỉ kế hoạch này. Trong Lc 7:30, ngài minh nhiên sử dụng cụm từ “kế sách Thiên Chúa” (he boule tou theou), một kế sách bị biệt phái và kinh sư làm hư khi từ khước phép rửa của Gioan Tẩy Giả. Chỉ có chỗ này trong Tin Mừng Luca đã sử dụng boule. Nó sẽ xuất hiện trở lại nhiều lần trong Công Vụ, như tại Cv 2:23, lúc Thánh Phêrô đề cập tới kế hoạch dứt khoát của Thiên Chúa và việc biết trước kế hoạch ấy sẽ được thể hiện nơi Chúa Kitô; tại Cv 4:28, khi nói tới kế hoạch và bàn tay Thiên Chúa sắp xếp cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu; tại Cv 13:36 nói tới vai trò của Đavít trong Cựu Ước có liên quan tới kế sách của Thiên Chúa; và tại Cv 20:27, khi Thánh Phaolô nói với các trưởng lão Êphêsô về kế hoạch của Thiên Chúa (24). Ngoài ra, Thánh Luca còn sử dụng hạn từ thelema chỉ ý, hay ý muốn Thiên Chúa, như trong lời cầu nguyện lúc hấp hối của Chúa Giêsu tại Vườn Cây Dầu: “đừng theo ý con, mà là theo ý Cha” (Lc 22:42) hay trong Cv 21:14; 22:14. Trong Cv 1:7, kế hoạch này hàm ẩn trong thẩm quyền Chúa Cha trong việc ấn định thời giờ và kỳ hạn.

Thứ hai, Thánh Luca sử dụng một số thành ngữ đề cập tới việc Thiên Chúa đã định trước những điều vừa xẩy ra: “Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định” (Lc 22:22). Chúa Giêsu được rao giảng như Đấng đã được Thiên Chúa đặt từ trước làm thẩm phán của người sống và người chết (Cv 10:42). Cả cuộc trở lại của Thánh Phaolô nữa cũng được mô tả là được Thiên Chúa xếp đặt trong kế hoạch cứu rỗi của Người (Cv 22:14; 26:16).

Thứ ba, ý niệm kế hoạch cứu rỗi hàm chứa sự tất yếu thường được các trước tác của Thánh Luca liên kết với những điều Chúa Giêsu nói hay làm, với những gì xẩy tới được như nên trọn của Thánh Kinh, và với hoạt động của một số Kitô hữu. Sự tất yếu này thường được phát biểu bằng động từ không ngôi dei, “điều tất yếu là…”. Người ta cũng tìm thấy kiểu nói này trong các tin mừng Máccô (8:31) và Mátthêu (16:21) (25), nhưng trong các trước tác của Thánh Luca, nó được dùng khá thường xuyên: Lc 2:49; 4:43; 9:22; 13:33; 17:25; 19:5; 21:9; 22:37; 24:7,26,44…

Thứ bốn, việc thi hành hay thể hiện kế hoạch này thường được Thánh Luca nói đến như là “nên trọn”. Dĩ nhiên việc nên trọn, nhất là việc nên trọn các lời tiên tri, không phải là độc hữu của Thánh Luca. Các tin mừng Mátthêu và Gioan đều có dùng nó. Nhưng việc Thánh Luca dùng nó được liên kết với ý niệm lịch sử cứu rỗi của ngài vì ngài thấy nhiều biến cố diễn ra chỉ dưới khía cạnh này. Trong 9 chương đầu, ý niệm này chỉ xuất hiện lẻ tẻ nhưng về cuối Tin Mừng và nhất là trong Công Vụ, nó xuất hiện thường xuyên hơn. Cả động từ pleroun (26) (Lc 1:20; 4:21; 9:31; 21:24; 24:44) lẫn động từ sympleroun (27) (9:51) đều được Thánh Luca dùng để diễn tả sự nên trọn hay ứng nghiệm này. Động từ telein (28) cũng được ngài dùng theo nghĩa này: Lc 18:31; 22:37. Đôi khi, ngài cũng giải thích các đoạn văn Cựu ước, dù tự chúng không có tính tiên tri, không những theo nghĩa tiên tri, mà còn theo nghĩa tiên đoán nữa. Xin xem Lc 18:31; 22:37; 24:44; Cv 13:29; 10:43. Nhưng nơi Thánh Luca, sự nên trọn này không chỉ giới hạn trong các lời hứa của Cựu Ước, vì ngài còn thấy nhiều điều khác xẩy ra như những nên trọn của kế hoạch Thiên Chúa nghĩa là được thực hiện hay đạt được. Chúa Giêsu, trong Tin Mừng Luca, nói tới phép rửa Người đang phải đối diện và Người khắc khoải vì nó biết bao cho tới lúc nó hoàn tất (Lc 12:50). Cũng thế, Môsê và Êlia được mô tả khi đang đàm đạo với Chúa Giêsu trong cảnh hiển dung, đã “nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem” (Lc 9:31). Lc 21:24 cũng theo chiều hướng này.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh tới ý niệm nên trọn, plerophorein, trong Lời Mở Đầu của Tin Mừng Luca. Đây là hình thức văn hoa và chính thức của Hy Lạp, dùng để xác định nghĩa cho các “biến cố” của Sách, “những biến cố đã được nên trọn giữa chúng ta” (1:1). Các biến cố này là các biến cố trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu và của Giáo Hội sơ khai, không những được đặt trong khuôn khổ lịch sử Rôma và lịch sử Palestine đương đại, mà còn được liên hệ với kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa.

Thứ năm, kế hoạch Thiên Chúa liên quan tới việc cứu rỗi nhân loại được Thánh Luca nhấn mạnh một cách đặc biệt. Trong các tin mừng Nhất Lãm, Tin Mừng Luca là tin mừng duy nhất dành cho Chúa Giêsu tước hiệu “Đấng Cứu Rỗi” (Lc 2:11). Với việc xuất hiện của Người, khía cạnh này trong kế hoạch của Chúa Cha đã được thực hiện: “Hôm nay, ơn cứu rỗi đã đến với nhà này” (Lc 19:9). Ơn cứu rỗi được Isaia nhắc đến (Is 25:9; 26:18; 45:17;61:1) đã được Thánh Luca minh nhiên mô tả như đã được thực hiện trong thừa tác vụ và con người của Chúa Giêsu (Lc 4:18-21; 7:22). Vì sự kiện các động từ và danh từ nhắc đến ơn cứu rỗi rất năng được sử dụng trong các trước tác của Thánh Luca, nên có lẽ phải nhấn mạnh tới lịch sử cứu rỗi (salvation), hơn là lịch sử cứu chuộc (redemption). Thánh Luca quả không tránh né ý niệm “cứu chuộc” được thực hiện trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu (xem Lc 1:68; 2:38; 21:28), nhưng rõ ràng ý niệm này không được dùng thường xuyên và không quan trọng bằng ý niệm cứu rỗi.

2. Các giai đoạn của lịch sử cứu rỗi

Ta vừa thảo luận qua kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa và nhấn mạnh rằng kế hoạch đó đã được thực hiện trong hoạt động của Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Giờ đây, ta nên xét xem kế hoạch này đã tác động ra sao đối với lịch sử con người.

Theo linh mục Fitzmyer (29), trong những năm gần cuối thế kỷ 20, các học giả tranh luận với nhau về việc có mấy giai đoạn trong lịch sử cứu rỗi của Thánh Luca. Có học giả cho là chỉ có hai, tức giai đoạn hứa hẹn và giai đoạn nên trọn. Chỉ có điều ở giai đoạn nên trọn, người ta thấy có cả thừa tác vụ của Chúa Giêsu lẫn thừa tác vụ của các môn đệ Người hay của Giáo Hội. Nên có học giả cho rằng có đến ba giai đoạn trong lịch sử cứu rỗi trong các trước tác của Thánh Luca. Vì, hứa hẹn và nên trọn không phải là các ý niệm chỉ của riêng Thánh Luca, và chúng không đủ nói lên sự phân biệt mà Thánh Luca muốn nói đến giữa thừa tác vụ của Chúa Giêsu và thừa tác vụ của các môn đệ, dù quan niệm 2 giai đoạn có ưu điểm là nhấn mạnh được liên tục tính giữa hai thừa tác vụ này, một liên tục tính mà Thánh Luca cũng muốn có. Sự phân biệt giữa hai thừa tác vụ này khá rõ trong cung cách Thánh Luca thuật lại biến cố lên trời. Ngài thực hiện việc ấy đến hai lần: một lần vào cuối Tin Mừng và một lần nữa ở đầu Công Vụ. Sự phân biệt này cũng được hàm ý trong câu hỏi của các môn đệ ngỏ với Chúa Phục Sinh, “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc It-ra-en chăng?” (Cv 1:6). Câu hỏi này, trong tâm trí các môn đệ, ngụ ý một thời kỳ khác với thời kỳ thừa tác vụ của Chúa Giêsu, lúc Người chưa khôi phục vương quốc.

Vì Thánh Luca không kết thúc trình thuật của ngài với biến cố lên trời, mà còn thêm một cái hậu và mô tả một sơ truyền (kerygma) không những được Chúa Giêsu công bố mà còn được cả các môn đệ của Người công bố nữa như là phần lịch sử cứu rỗi do Chúa Thánh Thần đóng vai nổi bật, nên chủ trương ba giai đoạn hiện được nhiều học giả ủng hộ. Theo H. Conzelmann (30), ba giai đoạn hay ba thời ký đó là: Thời Kỳ It-ra-en, từ sáng thế cho tới lúc Gioan Tẩy Gỉa bị cầm tù; Thời Kỳ Chúa Giêsu, từ thừa tác vụ công khai của Người tới lúc Người lên trời; Thời Kỳ Giáo Hội Chịu Thử Thách, từ lúc Chúa Giêsu lên trời tới ngày Người Đến Lần Thứ Hai (Parousia).

Việc phân chia trên dựa vào ba đoạn chủ yếu sau đây trong các trước tác của Thánh Luca: (a) Tại Lc 16:16, Chúa Giêsu nói tới hai thời kỳ đầu như sau: “cho đến thời ông Gioan, thì có Luật và các tiên tri; còn từ thời đó, thì Tin Mừng Nước Thiên Chúa được loan báo”. So sánh với nguồn “Q” trong Tin Mừng Mátthêu 11:12, nơi cụm từ “còn từ thời đó” bị bỏ đi, ta thấy Thánh Luca đã cố tình đưa vào một lằn ranh thời gian. (b) Tại Lc 22:35-37, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu bảo các môn đệ: từ nay, phải mang theo túi tiền, bao bị, kể cả gươm nữa, trong khi trước đó, khi sai các môn đệ đi rao giảng, Người ngăn cấm những món như vậy (Lc 10:4). Nghĩa là Thời Kỳ Chúa Giêsu không cần những thứ ấy, nhưng Thời Kỳ Giáo Hội Chịu Thử Thách thì cần. (c) Lc 4:21 cho thấy Chúa Giêsu tới hội đường Nadarét và giải thích đoạn Isaia 61:1-2: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Thánh Kinh quí vị vừa nghe”. Chúa công bố sự ứng nghiệm của lời Thiên Chúa hứa trong Thời Kỳ It-ra-en qua miệng tiên tri Isaia và liên hệ sự ứng nghiệm đó với thừa tác vụ vừa được Người khởi đầu. Như thế, “hôm nay” được dùng làm mốc thời gian cho Thời Kỳ Chúa Giêsu, không những tách biệt với Thời Kỳ It-ra-en, mà còn với Thời Kỳ Giáo Hội nữa, vì, theo quan điểm của Thánh Luca, thời kỳ thứ hai là thời kỳ cứu rỗi, thời kỳ mà Giáo Hội luôn coi như một thời kỳ trong đó ơn cứu rỗi đã được thực hiện một lần dứt khoát.

Thời kỳ đầu tiên của lịch sử cứu rỗi là thời kỳ của Luật và các tiên tri, thời kỳ mà cả Gioan Tẩy Giả cũng thuộc về, ngài là tiên tri sau cùng và cao cả nhất (Lc 7:26-28) của thời kỳ ấy. Về phương diện này, Conzelmann cho rằng Thánh Luca cố tình “phân vùng địa dư” để tách biệt hai thừa tác vụ của Gioan Tẩy Giả và của Chúa Giêsu: Gioan chỉ quanh quẩn quanh vùng sông Giođan, chứ không tới các vùng Galilê, Giuđêa và Giêrusalem như Chúa Giêsu. Hơn nữa, theo Thánh Luca, Gioan Tẩy Giả bị cầm tù trước khi Chúa Giêsu chịu phép rửa và ngài không cho biết Chúa Giêsu chịu phép rửa của ai (Lc 3:19-22). Một điểm nữa cũng cần lưu ý là trong truyền thống tiền Luca, Gioan là người đứng ở hừng đông một thời đại mới, là đấng dọn đường cho Chúa Giêsu, là Êlia tái thế, nhưng theo Conzelmann, trong Tin Mừng Luca, ngài không có được bất cứ vai trò nào như vậy cả. Thánh Luca cố tình cho thấy ngài thuộc thời kỳ trước đó, là tiên tri vĩ đại nhất của Thời Kỳ It-ra-en. Trái lại, với Chúa Giêsu xuất hiện tại một nơi khác, một thời kỳ khác đã bắt đầu với lịch sử cứu rỗi.

Thời kỳ thứ hai của lịch sử cứu rỗi là thời kỳ cứu rỗi tuyệt vời, bắt đầu từ thừa tác vụ của Chúa Giêsu, chứ không hẳn bắt đầu từ lúc Người mới sinh, nghĩa là từ lúc nước Thiên Chúa được loan báo và ơn cứu rỗi được hoàn tất, một thời kỳ độc đáo, không thể lặp lại được. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ Giáo Hội chịu thử thách, lúc Chúa Thánh Thần đóng vai trò hướng dẫn cộng đồng Kitô hữu trong sinh hoạt hàng ngày của họ, lúc họ thấy ngày quang lâm của Chúa Giêsu không gần kề như họ nghĩ. Thánh Luca trước tác trong thời kỳ thứ ba này, bằng cách nhìn trở lui thời kỳ thứ hai, coi nó như thời kỳ, trong đó, ơn cứu rỗi đã được hoàn tất và sự “bắt đầu” thực sự đã xẩy ra. Conzelmann còn lưu ý tới việc Thánh Luca sử dụng hạn từ arche (khởi đầu) để không nói tới lúc Chúa Giêsu sinh ra mà tới lúc Người bắt đầu thừa tác vụ (xem Lc 3:23; 23:5; Cv 1:1, 22; 10:37).

Theo linh mục Fitzmyer, cách phân chia của Conzelmann có nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên, nó có điểm yếu lớn là đã cho rằng trình thuật tuổi thơ tại Lc 1-2 không phải của Thánh Luca. Vả lại, cách giải thích câu 16:16 của Conzelmann không hẳn chính xác. Giới từ mechri (cho tới) có thể được hiểu theo hai nghĩa: “cho tới và bao gồm cả Gioan” (có Gioan trong đó), và “cho tới lúc Gioan xuất hiện” (không có Gioan trong đó). Linh mục Fitzmyer cho rằng phải hiểu cụm từ ấy theo nghĩa sau, nghĩa là cho tới lúc Gioan xuất hiện, nói cách khác, giống Chúa Giêsu, Gioan là khuôn mặt của giao thời, đứng cả trong hai thời kỳ của lịch sử cứu rỗi. Sự song hành giữa hai tác nhân của kế hoạch cứu rỗi này là điều Thánh Luca muốn nhấn mạnh. Mặt khác, những câu đầu của chương 3, tức chương liền sau trình thuật tuổi thơ, là để đánh dấu một cách long trọng “khởi đầu” Thời Kỳ Chúa Giêsu. Những câu này mô tả Gioan Tẩy Giả như vị tiền hô của Chúa Giêsu. Ông không phải là Đấng Mêxia, ông là người giới thiệu Đấng ấy; ông phải thi hành sứ mệnh và hoàn tất sứ mệnh ấy (Cv 13:25) trong Thời Kỳ Chúa Giêsu. Cũng cần nên nhớ, một trong các tiêu chuẩn được Thánh Phêrô đưa ra trong việc chọn người thay thế Giuđa Iscariốt, là người này phải đồng hành với các môn đệ lúc Chúa Giêsu còn ở với họ, “kể từ khi Người được ông Gioan làm phép rửa” (Cv 1:22). Câu này rõ ràng hỗ trợ cho việc hiểu giới từ mechri theo nghĩa thứ hai trên đây.

Do đó, theo linh mục Fitzmyer, ba giai đoạn trong lịch sử cứu rỗi có thể được phân chia như sau:

a) Thời Kỳ It-ra-en, từ sáng thế tới lúc Gioan Tẩy Giả xuất hiện: đây là thời kỳ của Luật và các tiên tri (Lc 1:5-3:1);

b) Thời Kỳ Chúa Giêsu, từ phép rửa của Gioan Tẩy Giả tới lúc Chúa Giêsu lên trời: đây là thời kỳ Chúa Giêsu thi hành sứ vụ, qua đời và được hiển dương (Lc 3:2-24:51);

c) Thời Kỳ Giáo Hội, từ lúc Chúa Giêsu lên trời tới ngày ngài lại đến: đây là thời kỳ truyền bá lời Chúa (Lc 24:52-Cv 1:3-28:31).

Điều quan trọng nên lưu ý là dù Thánh Luca không nhấn mạnh tới vai trò tiền hô của Thánh Gioan Tẩy Giả, nhưng ngài không loại trừ tước hiệu ấy. Thực vậy, trong Lc 7:26-27, Chúa Giêsu cho cử tọa hay: Gioan Tẩy Giả “hơn cả tiên tri nữa” vì ông là người Thánh Kinh (Malaki 3:1) từng tiên báo: “này Ta sai sứ giả Ta đi trước mặt Con, ngài sẽ dọn đường cho Con đến!”.

Điều cũng nên lưu ý là theo Thánh Luca, Chúa Giêsu cũng là một nhân vật thuộc Thời Kỳ It-ra-en (cho tới khi Người chịu phép rửa của Gioan). Điều này rất quan trọng đối với nền thần học của Thánh Luca và là lý do tại sao ta không thể bỏ qua trình thuật tuổi thơ của ngài. Bởi vì Thánh Luca hết sức quan tâm tới việc trình bày đấng sáng lập ra Kitô Giáo như người được lồng vào chính lịch sử It-ra-en.

Một nhận định nữa là đối với Thánh Luca, trong kế hoạch của Thiên Chúa, Thời Kỳ Chúa Giêsu là thời điểm trong đó ơn cứu rỗi đã được hoàn tất và ngài, khi viết trong Thời Kỳ Giáo Hội, luôn tìm cách neo chặt giáo huấn của Giáo Hội đương thời vào thời kỳ đó. Không phải vì Thời Đại Giáo Hội không là một thời của cứu rỗi, nhưng vì ngài muốn nhấn mạnh tới liên tục tính của hai thời kỳ này: điều được Chúa Giêsu công bố về chính Người và về Nước Thiên Chúa nay được tiếp tục trong sơ truyền tông đồ; ơn cứu rỗi đã được hoàn tất vào một thời điểm của lịch sử, nhưng hiệu quả của nó tiếp tục được dành sẵn cho con người nhân bản của mọi thế hệ trong Giáo Hội Thử Thách.

__________________________________________________________________________________________________________

Ghi Chú

(1) The History of the Jewish People in the Age of Jesus Christ (1885-1891)

(2) Luke, Historian and Theologian, Paternoster Press, Paperback Edition, 1979

(3) Die Mitte der Zeit (nghĩa đen: The Middle of Time, dịch sang tiếng Anh: The Theology of St Luke), Tubingen 1954

(4) Pliny, (23 CN –79 CN), là một tác giả, một nhà tự nhiên học, một triết gia tự nhiên, một chỉ huy hải quân thời đầu Đế Quốc Rôma, và là bạn thân của HĐ Vespasian. Trong những lúc thư nhàn ông chuyên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và địa dư.

(5) Xem “The Date of the Nativity and the Chronology of Jesus’ Life,” trong Chronos, Kairos, Christos: Nativity and Chronological Studies Presented to Jack Finegan, Jerry Vardaman và Edwin M. Yamauchi chủ biên [Winona Lake, IN: Eisenbrauns, 1989], tr. 114; xem thêm Res Gestae Divi Augusti: The Achievements of the Divine Augustus, P. A. Brunt và J. M. Moore [in lại, New York: Oxford University Press, 1970], tr. 22–23). Schürer, dù cho rằng không liên lụy tới công dân Rôma, nhưng cũng nhận rằng thời Hoàng Đế Augustô, nhiều cuộc kiểm tra dân số đã diễn ra tại các tỉnh của Đế Quốc (History of the Jewish People, 1:411).

(6) Harold Walter Hoehner, Chronological Aspects, tr. 14–15; Jack Finegan, Handbook of Biblical Chronology: Principles of Time Reckoning in the Ancient World and Problems of Chronology in the Bible[Peabody, MA: Hendrickson, 1998], tr. 305).

(7) Apamea, nằm ở hữu ngạn Sông Orontes, nơi sản xuất ra nhiều vị vua dòng Seleucid và là thủ phủ của Apamene. Xem Finegan, Handbook of Biblical Chronology, tr. 305; Paul L. Maier, “The Date of the Nativity,” tr. 114; Harold Walter Hoehner, Chronological Aspects, tr. 16.

(8) Harold Walter Hoehner, Chronological Aspects, tr. 15; W. M. Ramsay, Was Christ Born at Bethlehem? A Study on the Credibility of St. Luke (London: Hodder and Stoughton, 1898), tr. 186–87; D. J. Hayles, “The Roman Census and Jesus’ Birth: Was Luke Correct? Part 1: The Roman Census System,” Buried History 9 (December 1973).

(9) Harold Walter Hoehner, Chronological Aspects, tr. 15; I. Howard Marshall, Luke, tr. 101.

(10) Josephus nhắc đến cái chết của Hêrốt trong Antiquities XVII, 191 và sau đó mô tả vai trò của Varus trong Antiquities XVII, 221,250, 286, 299.

(11) Darrell L. Bock, Luke 1:1–9:50, Baker Academic, 1994; Paul L. Maier, The Date of the Nativity and the Chronology of Jesus’ Life.

(12) Emil Schürer, History of the Jewish People, 1:424; Darrell L. Bock, Luke 1:1–9:50, tr. 908.

(13) Xem cuộc thảo luận trong Harold W. Hoehner, Chronological Aspects, p. 21; Raymond E. Brown, Birth of the Messiah, Anchor Bible, lần in cập nhật (18 tháng 5, 1999), tr. 39.

(14) Xem Daniel B. Wallace, Greek Grammar Beyond the Basics: An Exegetical Syntax of the New Testament (Grand Rapids: Zondervan, 1996), tr. 304. Trong số người ủng hộ, có F. F. Bruce, New Testament History [Garden City: Doubleday, 1980], tr. 32, số 1. Về câu hai, xem Wallace, Greek Grammar, 305. Trong số người ủng hộ có Hoehner (Chronological Aspects, tr. 21).

(15) Paternoster Press, London, paperback edition, 1979

(16) Lucian thành Samosata (khoảng 125 –180 CN) là một nhà tu từ học Hy Lạp, tác giả cuốn Truyện Thật (nhưng không thật như lời dẫn nhập của ông thú nhận), được coi là tiểu thuyết gia tiên phong của nền văn minh Tây Phương. Trong tác phẩm hư cấu có tính trình thuật bằng văn suôi này, ông thuật lại một cách hài hước các câu truyện thần kỳ của Homer trong Odyssey cũng như nhiều truyện tưởng tượng khác vốn quen thuộc thời ông. Ông cũng là tác giả cuốn truyện hài hước Ký Sự Người Hành Hương trong đó, người hành hương Proteus lợi dụng lòng tốt và cả tin của các Kitô hữu. Đây là một trong những cái nhìn ngoại đạo đầu tiên đối với Kitô Giáo. Còn Philostratus (khoảng 170/172-247/250), là nhà ngụy biện Hy Lạp, tác giả Đời Apollonius Thành Tyana, Đời Các Nhà Ngụy Biện… Tiếng là về đời những nhân vật có thực, nhưng đây không hẳn theo nghĩa tiểu sử mà chỉ là những ấn tượng khác thường về những người đại diện cho một thái độ nào đó trong xã hội.

(17) Titus Flavius Josephus (37 – c. 100) là sử gia Do Thái thế kỷ thứ nhất. Tác giả Lịch Sử Chiến Tranh Do Thái và Thời Cổ Đại Của Người Do Thái. Được hoàng đế Rôma sủng ái, ông trở thành công dân Rôma, lấy tên Rôma và trong cuộc đấu tranh chống Rôma, ông khuyên người Do Thái đầu hàng, khiến họ coi ông là tên phản bội.

(18) Essays on New Testament Themes, 1964

(19) Đã dẫn, tr. 317.

(20) Fitzmyer, đã dẫn, tr. 14

(21) Bản của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch là “đã được thực hiện”, tuy nhiên, bản Hy Lạp là peplerophoremenon, do động từ plerophorein, nguyên ngữ có nghĩa: đem đến chỗ viên mãn, đã nên trọn. Xem Fitzmyer, đã dẫn, tr.292

(22) AAS 56 [1964] 712-718).

(23) Fitzmyer, đã dẫn tr. 171tt.

(24) Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ (CGKPV) dịch chữ này nhiều lối khác nhau: “ý định” tại Lc 7:30, Cv 13:36 và Cv 20:27; “kế hoạch” tại Cv 2:23; “ý muốn… đã định trước” tại Cv 4:28.

(25) Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch là “phải” (Người phải đi Giêrusalem).

(26) Bản CGKPV, “ứng nghiệm”

(27) Bản CGKPV, “đã tới ngày”

(28) Bản CGKPV, “hoàn tất”

(29) J. A. Fitzmyer, đã dẫn, tr.181tt.

(30) H. Conzelmann, The Theology of St Luke, New York, Harper, 1960.
 
Giải đáp phụng vụ: Các linh mục được phép để râu không?
Nguyễn Trọng Đa
19:29 13/01/2015
Giải đáp phụng vụ: Các linh mục được phép để râu không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi nghe nói Giáo Hội cấm các linh mục để râu. Tôi nghĩ rằng điều này được viết thành luật, nhưng các linh mục dòng Phanxicô nhánh Lúp Vuông (Capuchin) để râu, và một số linh mục giáo phận để râu. Như thế, họ không đi ngược lại với kỷ luật Giáo Hội sao? Tôi cũng thấy một số trích dẫn từ các Giáo phụ ca ngợi vẻ đẹp của bộ râu. "Râu cho thấy các nhân đức rộng lượng, mạnh mẽ, tích cực. .. để khi chúng ta giải thích về người ấy, chúng ta bói: “ông ấy là người có râu”, thánh Âu-tinh nói. Vì vậy, đôi khi tôi khó hiểu và thắc mắc về điều này. Cần có một định nghĩa rõ ràng của kỷ luật Giáo Hội về việc để râu. Thưa cha, con xin lỗi vì hỏi một câu không quá quan trọng trong đức tin chúng ta, nhưng nó có tác động lên ơn gọi của bạn trẻ, khi họ thích hay không thích để râu! - P. B., Iringa, Tanzania


Đáp: Trước hết, hiện nay trong Giáo luật không có điều nào cấm để râu, do đó độc giả cứ yên tâm về tính hợp lệ của thói quen này.

Về luật địa phương, một số dòng tu khuyên tu sĩ của mình hoặc cạo râu hoặc trái lại phải để râu.

Trong một số Giáo Hội Công Giáo Đông phương, các linh mục được yêu cầu để râu theo tập tục. Bộ Giáo Luật năm 1917 (136.1) đã yêu cầu các giáo sĩ có một kiểu tóc đơn giản (mà không cấm để râu), nhưng nhiều Giám mục qui định luật nghiêm ngặt hơn. Bộ Giáo luật năm 1983 chỉ đề cập đến y phục giáo sĩ và không nói gì về tóc hay râu.

Trong khi đó, trong Kitô giáo Đông phương, giáo sĩ thường xuyên để râu như là một dấu hiệu của nam tính và vì các lý do thiêng liêng khác, khác với tập tục được phát triển bên Giáo Hội Latinh. Một trong các điều luật sớm nhất về đề tài này là một sắc lệnh vào khoảng năm 503 ở Carthage hay ở miền Nam nước Pháp. Sắc lệnh này cấm các giáo sĩ cho phép râu và tóc mọc tự do. Sắc lệnh không là một việc cấm hoàn toàn, nhưng cấm để râu và tóc quá dài.

Các hình thức luật lệ như thế này vẫn còn có hiệu lực trong suốt thời Trung Cổ, thậm chí đôi khi một vài giáo sĩ có thể bị vạ tuyệt thông, hay một vài giáo sĩ bị bề trên buộc phải cắt bớt tóc hay râu.

Tuy nhiên, khái niệm "nuôi dưỡng bộ râu" (barbam nutrire), được sử dụng trong luật lệ, không có nghĩa chặt chẽ và rõ ràng, và trong các thế kỷ XVI và XVII, nó được coi là phù hợp với một bộ râu ngắn và sau đó với nguyên cả bộ râu dài.

Vì thế, chúng ta có thể thấy qua hình vẽ một số Giáo hoàng và Giám mục để râu. Vị đầu tiên là Giáo hoàng Julius II, người để râu một thời gian như là một dấu hiệu mang tang cho việc mất thành phố Bologna trong năm 1511-1512. Sau đó Giáo hoàng Clement VI đã theo gương ngài và để râu, trong khi Giáo hoàng tạm trú tại Castel Sant'Angelo lúc Rôma bị cướp phá vào năm 1527, nhưng không giống như Giáo Hoàng Julius, Giáo hoàng Clement vẫn để râu đến hết đời ngài. Trong 180 năm sau đó, cho đến hết triều đại của Giáo hoàng Innocent XII năm 1700, tất cả các Giáo hoàng đều để râu. Và kể từ sau đó, không Giáo hoàng nào để râu nữa.

Nhiều vị thánh lớn của thời kỳ này cũng để râu. Trong số các vị, có thánh Inhaxiô Loyola, thánh Phanxicô Salêxiô và thánh Philip Neri, người được cho là đã từng cạo một bên bộ râu của mình để được người dân chế nhạo và làm nhục.

Nhưng không phải mọi người đồng ý với xu hướng mới này. Năm 1576, thánh Carôlô Borromeo đã viết một lá thư mục vụ cho hàng giáo sĩ của mình về tầm quan trọng của việc cạo râu. Ngài không thành công lắm. Nhưng cuối cùng kỷ luật cũ quay trở lại, và từ cuối thế kỷ XVII cho đến gần đây, các giáo sĩ Công Giáo nghi lễ Latinh, với một số ngoại lệ như các tu sĩ dòng Phanxicô nhánh Lúp Vuông (Capuchin), là không để râu.

Có nhiều lý do được đưa ra theo thời gian để biện minh cho tập tục Latinh - một số là khá sáng tạo, một số là thực tế và một số là khổ chế.

Ví dụ, Durandus nói rằng "chiều dài của tóc và râu là tượng trưng cho nhiều tội lỗi. Do đó các giáo sĩ được chỉ thị phải cạo râu của họ; vì việc cạo râu, vốn được cho là được nuôi dưỡng bởi chất dịch thừa của dạ dày, chứng tỏ rằng chúng ta phải cắt bỏ các thói xấu và tội lỗi, vốn là sự tăng trưởng thừa trong chúng ta. Do đó, chúng ta cạo râu, để chúng ta có thể được thanh luyện bằng tính ngây thơ và khiêm nhường, và để chúng ta nên giống như các thiên thần, là những vị luôn có sức thanh xuân của tuổi trẻ" (Rationale, II, lib. XXXII).

Một lý do thực tế là để tránh cho râu ở trên môi trên cản trở việc uống Máu Thánh với sự tôn kính. Đồng thời, không ai cho thấy rằng các tu sĩ, mà luật cho phép để râu như dấu hiệu của sự sám hối, là ít cung kính hơn cách nào đó.

Trong số các lý do khổ chế, có lý do xem bộ râu như một sự nhượng bộ cho sự phù phiếm và khoe khoang. Điều này có thể là đặc biệt đúng trong thời gian và không gian, nơi mà một bộ râu được chăm chút và ria mép là đỉnh cao của mốt, và sự chăm sóc râu đòi hỏi thời gian và sự quan tâm nhiều. Do đó, việc các giáo sĩ né tránh mốt của thời điểm là một dấu hiệu của sự khổ chế và tính chất không trần tục.

Trong các thời điểm khác, chẳng hạn trong xã hội phương Tây hiện nay, nơi mà sự hiện diện hoặc thiếu lông mặt là cơ bản một vấn đề của sự lựa chọn cá nhân và không được quyết định bởi mốt, hình như có rất ít sự phản đối với các linh mục để râu.

Trong các xã hội khác, điều này có thể là khác hơn, và người ta cần tuân theo cho phù hợp.

Như vậy, mặc dù luật không còn tồn tại, các giáo sĩ có thể để râu. Nguyên tắc đàng sau luật đó – tức là các giáo sĩ nên đứng đắn trong sự phô diễn dáng vẻ cá nhân, trong khi lảng tránh sự phù phiếm và mốt của thời điểm - vẫn còn đúng. (Zenit.org 13-1-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Huyền nhiệm một con người!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
11:17 13/01/2015
Huyền nhiệm một con người!

Chị là một giáo viên quê ở Đà Lạt. Chị và anh đã có với nhau hai cô con gái, và người con chị đang cưu mang cũng là một bé gái. Chồng chị nhất quyết không chấp nhận cho bào thai ấy mở mắt chào đời, vì anh muốn có con trai. Chị hoàn toàn không nỡ giết bỏ bào thai vô tội này, vì lương tâm không cho phép. Đọc câu chuyện của chị, tôi bỗng tự hỏi mình: bào thai mà chị đang mang có phải là một vấn đề, hay nó là một huyền nhiệm?

Thông thường, người ta gọi “vấn đề” là chuyện chẳng lành, rắc rối và khó khăn, cần có giải pháp rốt ráo để giải quyết. Đó là cái nằm bên ngoài tôi và bị đặt ra trước mặt để tôi phán quyết, định đoạt, điều khiển và thao túng. Chẳng hạn, cái chân tôi đang bị đau và cái dằm đang ghim vào chân tôi, gây cho tôi cơn đau này là vấn đề. Tôi cần phải loại bỏ nó ra bằng mọi cách. Như vậy, dưới góc nhìn của vấn đề, bào thai trên đây có thể cân đo, tính toán thiệt hơn và đưa ra một giải pháp rốt ráo. Với người cha kia, bào thai ấy không là điều anh ta mong chờ, không mang lại lợi ích gì cho anh, thậm chí, nó có thể là một gánh nặng, nên tốt hơn là phá bỏ! Gabriel Marcel (1889-1973), một triết gia Công Giáo hiện sinh, đã nói rằng một khi nhìn con người thuần tuý dưới nhãn quan là “vấn đề”, ta có nguy cơ lãng quên khía cạnh rất quan trọng của con người, đó là sự hiện hữu. Vậy, nếu không dựa trên “hiện hữu người” với những phẩm giá thánh thiêng thì người ta vẫn còn gây cho nhau nhiều đau thương và tang tóc.

Ngày nay, nhiều người xem thường thân xác mình và người khác vì cái nhìn thiếu chính xác về thân xác. Theo Marcel, có một sự khác biệt giữa hai quan niệm: tôi có thân xác và tôi là thân xác. Khi nói rằng “tôi có thân xác” thì “thân xác” được hiểu như là cái gì đó mà tôi đang sở hữu; “thân xác” và “tôi” là hai thực thể tách biệt. Nhưng khi nói “tôi là thân xác” thì giữa “tôi” và “thân xác” chẳng có gì phân tách cả. Quả thực, nếu không có thân xác thì tôi không phải là tôi. Sở dĩ người ta có thể nhìn thấy, nhận biết tôi là nhờ tôi có thân xác. Khi tay tôi đau, thì không phải là “cái tay của tôi” đau, nhưng là chính tôi đau. Thân xác làm nên tôi và nó chính là tôi. Vì thân xác chính là con người nên xác phạm đến thân xác là xúc phạm đến chính con người, hủy hoại thân xác là hủy hoại chính con người. Chính vì vậy, nếu xem bào thai kia là một con người, hiểu theo nghĩa là một hiện hữu, thì việc phá bỏ hay giết chết nó là một tội ác thật kinh tởm.

Vì xem con người là một vấn đề nên ngày nay mối dây giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Con người trở nên lãnh đạm thờ ơ. Họ không còn xem sự hiện diện và sự sống của nhau như một quà tặng và một phẩm chất vô cùng thánh thiêng. Con người có giá trị độc tôn bởi tính huyền nhiệm của nó. Con người, dù kết cấu sinh học giống nhau, nhưng không ai giống ai cả, không ai có thể sống thay cho người khác và thay thế vị trí của người ấy trên thế giới này được. Sự hiện diện mà con người thụ hưởng từ Tạo Hóa làm cho con người trở nên huyền nhiệm. Gọi là huyền nhiệm vì chúng ta không thể nào hiểu nỗi và vì mỗi con người, xét cho cùng, chỉ thuộc về quyền định đoạt của Tạo Hóa mà thôi. Theo nghĩa đó, một người con là tặng phẩm Tạo Hóa trao gửi cho bố mẹ, chứ không phải là một cái do tự tay bố mẹ tạo ra và muốn làm gì với nó thì làm. Vậy, người cha có quyền để bỏ bào thai kia chứ?

Nếu xem con người là một huyền nhiệm, người ta sẽ nhìn nhận và kính yêu tha nhân như chính mình. Ta dành một sự tôn kính dành cho Thiên Chúa – Đấng huyền nhiệm – như thế nào, thì ta cũng phải dành cho chính mình và cho những con người khác, vốn là hình ảnh của Ngài, một sự tôn kính như vậy. Bởi lẽ, chính bản thân mỗi hiện hữu con người là hình ảnh của Ngài, và được thông chia sự huyền nhiệm của Ngài. Tư tưởng này giúp định hướng cho thái độ của ta đối với mọi con người, thậm chí là những sinh linh đang còn trong bụng mẹ. Thật quan trọng biết bao khi ta biết tập để chuyển cái nhìn về con người, từ “vấn đề” trở thành “huyền nhiệm”. Xem con người là “huyền nhiệm” chính là đưa con người về đúng phẩm giá cao quý của họ. Còn xem con người là “vấn đề” chính là hạ thấp phẩm giá của người khác, đồng thời tự hủy đi nét cao quý của chính mình.

Tôi muốn kết đề tài này với tin vui của gia đình chị trên đây. Chị cho biết: “Nhờ vào lời cầu nguyện của một nữ tu, người đã lắng nghe và chia sẻ những bối rối của chị, mà Thiên Chúa đã phù hộ cho chồng chị thay đổi cái nhìn”. Bây giờ anh chị có thêm một cô công chúa xinh đẹp ngoan hiền, trong một gia đình hạnh phúc; nơi đó sự hiện diện của mỗi thành viên là một huyền nhiệm, một quà tặng cao quý.

Lạy Chúa, xin ban cho con ánh mắt của Chúa để chúng con có thể nhìn tha nhân với lòng yêu mến và tôn trọng, vì Chúa dựng nên con người một cách quá huyền nhiệm và lạ kỳ. Xin đừng để con đặt anh em mình thành vấn đề để giải quyết, nhưng nhìn anh em như là một huyền nhiệm để sẻ chia và nâng đỡ.

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chàm Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
00:01 13/01/2015
THÁP CHÀM XƯA
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Ai về Xóm Bóng, Hà Ra
Đi ngang Hòn Chữ mà xem Tháp Chàm.
(Ca dao)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Quê
Dominic Đức Nguyễn
22:05 13/01/2015
MẸ QUÊ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Bà bà mẹ quê ! Đêm sớm không nề hà chi
Bà bà mẹ quê ! Ngày tháng không ao ước gì
Nhỏ giọt mồ hôi, vì đời trẻ vui.. ..
(Trích ca khúc của Phạm Duy)