Ngày 12-01-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha có nên tiếp tổng thống François Hollande người đang bị tai tiếng ái tình?
Đặng Tự Do
01:06 12/01/2014
François Hollande đứng giữa
Người vợ già Ségolène Royal
Nữ ký giả Valérie Trierweiler
Nữ diễn viên Julie Gayet
Hôm 9 tháng Giêng, phòng báo chí Tòa Thánh đã xác nhận Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp tổng thống Pháp, ông François Hollande, tại điện Tông Tòa của Vatican vào ngày 24 tháng Giêng.

Diễn biến này đang gây quan ngại sâu xa vì tạp chí Closer của Anh, trong ấn bản tiếng Pháp số ra một ngày sau đó, tức là ngày thứ Sáu 10 tháng Giêng đã phơi bày trước công chúng Pháp những hình ảnh liên quan đến tai tiếng ái tình của tổng thống François Hollande với nữ diễn viên Julie Gayet.

François Hollande, sinh năm 1954, đã từng là người Công Giáo nhưng sau đó bỏ đạo. Ông kết hôn với bà Ségolène Royal, và sinh được 4 người con trong thời gian chung sống 30 năm. Ông hiện sống với nữ ký giả Valérie Trierweiler của tờ Paris Match, người đã công khai dọn vào sống chung với ông tại điện Élysée, và vẫn thường tháp tùng ông trong những cuộc công du chính thức.

Ông François Hollande đã được bầu làm vị tổng thống Pháp vào ngày 6/5/2012.

Vụ tai tiếng với nữ diễn viên Julie Gayet cùng với những thất bại trong việc cải thiện tình trạng thất nghiệp tại Pháp có thể sẽ khiến ông không còn chút hy vọng tranh cử một nhiệm kỳ thứ hai. Trong thời gian gần đây, sự ủng hộ ban đầu dành cho François Hollande đang dần biến mất với những chỉ trích như thái độ thiếu quyết đoán trong các chính sách về kinh tế và xã hội. Cả câu chuyện trong chuyến công du đầu tiên ra nước trong tư cách tổng thống hôm 15/5/2012, máy bay của ông bị sét đánh phải quay đầu bay trở lại cũng được khai thác như một điềm gở cho quốc gia này.
 
ĐTC: Bí tỉch Rửa Tội vạch ra con đường đức tin và tình bác ái
Linh Tiến Khải
10:30 12/01/2014
Cuộc sống có mùi vị biết bao, khi chúng ta để cho tình yêu của Thiên Chúa tràn ngập, để biết chia sẻ và lo lắng cho nỗi khốn khó và khổ đau của người anh em. Đó là con đường dấn thân của đức tin và tình bác ái, mà bí tích Rửa Tội vạch ra cho từng người trong chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin chung trưa Chúa Nhật 12-1-2014, Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa.

Ngài đã loan báo danh sách 19 Tân Hồng Y sẽ được vinh thăng trong Công Nghị ngày 22 tháng 2 tới đây. Trong số 19 Tân Hồng Y thuộc 15 nước khác nhau có 8 vị người âu châu gồm 5 vị người Ý, 1 vị Đức, 1 vi Anh quốc và 1 vị Tây Ban Nha; 3 vị thuộc Bắc và Trung Mỹ là Canada, Nicaragua, Haiti và Antille; 3 vị Nam Mỹ thuộc các nước Chile, Brasil và Argentina; 2 vị Phi châu thuộc Côte d'Ivoire và Burkina Faso; và 2 vị Á châu là Nam Hàn và Philippines.

Đứng đầu 4 Tân Hồng Y thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh. Trong số 3 Hồng không cử tri có Đức Hồng Y Capovilla, nguyên thư ký của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và là vị cao niên nhất 96 tuổi, trong khi vị trẻ nhất là Đức Tân Hồng Y Langlois 55 tuổi.

Trước đó lúc 9 giờ rưỡi Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ ban bí tích Rửa Tội cho 32 trẻ em trong nhà nguyện Sistina gồm 18 bé gái và 14 bé trai, con của các giáo dân nhân viên Tòa Thánh. Tham dự thánh lễ có cha mẹ và thân nhân của các em.

Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có các Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Konrad Krajewski, đặc trách các hoạt động từ thiện của Đức Thánh Cha, Giampietro Gloder, Giám Đốc Trường ngoại giao cảu Toà Thánh, Fernando Vergez. Tổng thư ký Phủ Thống Đốc Tòa Thánh.

Sau lời chào đầu lễ Đức Thánh Cha nói: ”Mở đầu buổi cử hành này tôi xin hỏi cha mẹ và các người đỡ đầu các em với các câu hỏi của lễ nghi Rửa Tội. Anh chị em đặt tên cho con là gì?” Các người cha đã từng người nói lên tên con của mình. Tiếp đến Đức Thánh Cha hỏi: ”Anh chị em xin gì nơi Giáo Hội của Thiên Chúa?” Mọi người thưa bí tích Rửa Tội. Đức Thánh Cha nói: ”Các cha mẹ thân mến, khi xin bí tích Rửa Tội cho con cai anh chị em, anh chị em dấn thân giáo dục chúng trong đức tin, để với việc tuân giữ các giới răn chúng học yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, như Chúa Kitô đã dậy chúng ta. Anh chị em có ý thức được trách nhiệm này không?” Các cha mẹ thưa có. Đức Thánh Cha hỏi các cha mẹ đỡ đầu: ”Và anh chị em là các cha mẹ đỡ đầu, anh chị có sẵn sàng giúp các cha mẹ trong nhiệm vụ quan trọng như vậy không?” Các cha mẹ đỡ đau thưa có. Đức Thánh nói: ”Các trẻ em thân mến, với niềm vui lớn Giáo Hội của Thiên Chúa tiếp nhận các con. Nhân danh Ngài cha vẽ dấu thánh giá cho các con. Và sau tôi, các cha mẹ và các cha mẹ đỡ đầu cũng sẽ vẽ dấu của Chúa Kitô Cứu Thế trên con cái anh chị em.”

Các em được cha mẹ và người đỡ đầu bế lên để Đức Thánh Cha vẽ dấu thánh giá trên trán chúng. Đức Thánh Cha nắm tay và vuốt má các em và chúc mừng các cha mẹ.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu không cần phải lãnh phép rửa, nhưng các thần học gia đầu tiên nói rằng với phép rửa Chúa Giêsu đã thánh hóa tất cả mọi nước để có quyền ban bí tích Rửa Thế rồi trước khi về Trời Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta đi rửa tội khắp thế giới. Và từ ngày đó cho đến nay nó đã là một sợi xích liên tục: người ta rửa tội cho con, cho cháu, cho chắt... Và ngày nay sợi xích ấy vẫn tiếp tục. Các trẻ em này là một móc của dây xích ấy. Anh chị em là những người có con trai hay con gái rửa tội. Dây xích lòng tin ấy sẽ tiếp tục với chúng, khi chúng có con có cháu trong một ít năm nữa. Điều này có nghĩa anh chị em là những người thông truyền đức tin, có nhiệm vụ thông truyền đức tin cho con cái và giáo dục chúng trong đức tin. Đó là gia tài đẹp nhất mà anh chị em sẽ để lại cho chúng. Hãy nghĩ tới điều này. Hãy luôn nghĩ tới việc làm sao thông truyền đức tin cho các em. Hôm nay ca đoan hát, nhưng mà ca đoàn đẹp nhất là ca đoàn các em bé ồn ào. Một vài em sẽ khóc vì không thoải mái, hay vì các em đói. Các bà mẹ hãy cho con ăn. Cứ tự nhiên vì các em là ”tác nhân chính” ở đây.

Sau đó là phần lời nguyện giáo dân cầu cho Đức Thánh Cha và các chủ chăn của dân Chúa. Xin Chúa làm cho việc giảng dậy Tin Mừng của các vị được hiệu qủa trong con tim của những người chưa biết Chúa Giêsu Kitô. Cầu cho các gia đình là các Giáo Hội nhỏ. Xin chúa làm sống lại ơn bí tích hôn nhân và cho các gia đình có khá năng giáo dục con cái. Xin cho các trẻ em hôm nay lãnh bí tích Rửa Tội xin chúa giúp các em bước đi trong cuộc sống mới và làm chứng sự thật cho thế giới. Xin Chúa cho các trẻ em đau khổ vì bị ngược đãi, vì đói khát và bệnh tật. Xn Chúa làm cho có nhiều người cúi xuống trên các em với tình bác aí và niềm hy vọng kiên trì. Cầu cho mọi người hiện diện xin Chúa làm cho họ ý thức được sự hiện diện trung thành của Thiên Chúa là thẩm phán công bằng, là Cha thương xót và là Đấng gin giữ các con cái Ngài với quyền năng vô địch của tình yêu Ngài.

Mọi người đã hát kinh cầu các Thánh xin các ngài bầu cử cho các em. Tiếp đến là nghi thức trừ qủy và xức dầu cho các em. Hai Tổng Giám Mục đã cùng với Đức Thánh Cha xức dầu cho các em. Rồi tới nghi thức Rửa Tội với phần làm phép nước, hứa từ bỏ Satan, tuyên xưng Đức Tin và nghi thức Rửa tội. Đức Thánh Cha đã gọi tên từng em và đổ nước nửa tội cho các em. Tiếp đến là nghi thức xức dầu thánh trên đầu các em, trao áo trắng và nến Phục Sinh là ngọn lửa đức tin mà các cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu phải giúp cháy sáng luôn mãi trong cuộc sống các em. Cuối cùng là nghi thức ”Effata” Đức Thánh Cha và hai vị đồng tế dùng ngón cái đụng vào hai tai và môi của từng em một, xin Chúa Giêsu là Đấng đã khiến cho người điếc nghe được người câm nói được làm cho các em mau lắng nghe lời Người, tuyên xưng đức tin của các em và chúc tụng vinh danh Thiên Chúa Cha.

Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ dinh Tông Tòa để đọc Kinh Truyền tin với dân chúng. Trong bài huấn dụ ngài nhắc tới lẽ nghi ban bí tích rửa tội cho 32 em bé trước đó và nói: Mỗi trẻ em sinh ra là một ơn của niềm vui và hy vọng, và mỗi trẻ em được rửa tội là một sự kỳ diệu của đức tin và một lễ cho gia đình của Thiên Chúa.

Nhắc tới Phúc Âm kể lại biến cố Trời mở ra, khi Chúa Giêsu nhận phép rửa thống hối từ tay thánh Gioan Tẩy Giả trong nước sông Giordan, Đức Thánh Cha nói điều này ứng nghiệm các lời tiên tri. Thật thế, phụng vụ mùa Vọng khiến cho chúng ta lập đi lập lại lời cầu: ”Phải chi Chúa xé trời mà xuống với chúng con!” (Is 63,19). Nếu trời đóng kín, thì chân trời cuộc sống trần gian của chúng ta tăm tối, không hy vọng. Trái lại, khi cử hành lễ Giáng Sinh, đức tin một lần nữa trao ban cho chúng ta sự chắc chắn trời xé ra khi Chúa Giêsu đến. Và trong ngày Chúa Kitô lãnh phép rửa chúng ta còn chiêm ngưỡng trời mở ra. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Việc biểu lộ của Con Thiên Chúa trên trần gian ghi dấu lúc khởi đầu thời gian thương xót, sau khi tội đã đóng kín trời, bằng cách dựng lên hàng rào ngăn cách con người với Đấng Tạo Hóa. Với biến cố Chúa Giêsu giáng sinh trời mở ra! Trong Đức Kitô Thiên Chúa ban cho chúng ta sự bảo đảm của một tình yêu không thể phá hủy. Như vậy, từ khi Ngôi Lời nhập thể làm người có thể thấy trời mở ra. Điều này đã có thể đối với các mục đồng Bếtlêhem, các nhà Đạo Sĩ Phương Đông, thánh Gioan Tẫy Giả, các Tông Đồ của Cháu Giêsu, thánh Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên là người đã kêu lên:”Tôi chiêm ngưỡng trời mở ra!” (Cv 7,56). Và nó cũng có thể đối với từng người trong chúng ta, nếu chúng ta để cho tình yêu của Thiên Chúa xâm chiếm chúng ta, tình yêu được Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta lần đầu tiên trong bí tích Rửa Tội.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa thống hối từ Gioan Tẩy Giả, bằng cách liên đới với dân sám hối, Người là Đấng vô tội và không cần hoán cải - Thiên Chúa Cha đã cho nghe tiếng của Người phán từ trời: ”Này là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người” c. 17). Đức Giêsu nhận sự phê chuẩn của Thiên Chúa Cha trên Trời, là Đấng đã gửi Người đến để chia sẻ điều kiện sống và sự nghèo khó của chúng ta. Chia sẻ là phương thế yêu thương đích thật. Chúa Giêsu không xa cách chúng ta, Người coi chúng ta như em và chia sẻ với chúng ta. Và như thế Người khiến cho chúng ta trở thành Con của Thiên Chúa Cha với Người. Đó là mạc khải và là suối nguồn tình yêu đích thật. Xem ra thời đại chúng ta lại không cần đến một bổ túc của sự chia sẻ huynh đệ và tình yêu hay sao? Xem ra tất cả chúng ta lại không cần một bổ túc của tình bác ái hay sao? Không phải tình bác ái bằng lòng với sự trợ giúp tạm thời, không lôi cuốn, không liên lụy, nhưng một tình bác ái chia sẻ, lo lắng cho nỗi khốn khó và khổ đau của người anh em. Cuộc sống có mùi vị biết bao, khi chúng ta để cho tình yêu của Thiên Chúa tràn ngập! Chúng ta hãy xin Đức Thánh Trinh Nữ trợ giúp chúng ta với sự bầu cử của Mẹ trong dấn thân theo Chúa Kitô trên con đường đức tin và tình bác ái, là con đường đã được bí tích Rửa Tội vạch ra.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinih Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu hiện diện tại quảng trường đặc biệt các cha mẹ có con được rửa tội sáng hôm qua cũng như các cha mẹ đang chuẩn bị cho con cái họ lãnh bí tích Rửa Tội.
 
19 tân hồng y của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
18:41 12/01/2014
Trong giờ Kinh Truyền Tin Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Đức Phanxicô đã chính thức công bố danh sách 19 vị sẽ được ngài trao mũ Hồng Y vào ngày 22 tháng Hai tới: 16 vị dưới 80 tuổi, 3 vị trên 80 tuổi, trong đó có vị thư ký riêng của chân phúc Gioan XXIII, Capovilla, 99 tuổi.

Đứng đầu danh sách là tân Quốc Vụ Khanh Paroli, tiếp theo là tân tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Baldisseri, người mà lúc được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô đã trao chiếc mũ Hồng Y của ngài cho. Đứng thứ ba mới tới tổng trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin Muller.

Lần đầu tiên, Haiti có mũ Hồng Y, đó là Chibly Langlois và quần đảo theo Hồi Giáo Mindanao có Hồng Y đầu tiên là Orlando B. Quevedo. Ngược lại, lần đầu tiên, Hoa Kỳ không có tân Hồng Y nào. Tân Hồng Y duy nhất của Bắc Mỹ lần này là Gérald Cyprien Lacroix của Quebec, người phần lớn được đào tạo tại New Hampshire.

Điều cũng đáng lưu ý là tới ngày có cơ mật viện, tổng số Hồng Y được quyền bỏ phiếu sẽ là 122 vị. Nhưng trên thực tế, Đức Phanxicô không vượt quá con số 120 vị như Đức Phaolô VI đã ấn định. Vì thứ nhất, Đức Hồng Y Keith O’Brien, 75 tuổi của Scotland, vì vụ tai tiếng tình dục, từng đã không tham gia cuộc bầu cử giáo hoàng vừa qua, tất nhiên cũng sẽ không tham gia cuộc bầu cử trong tương lai. Thứ hai, Đức HY người Nam Dương, Julius Riyadi Darmaatmadja của Jakarta, 79 tuổi, Dòng Tên như Đức Phanxicô, lần bầu cử giáo hoàng vừa qua cũng từng xin kiếu vì tình trạng sức khỏe kém, tất nhiên lần này cũng sẽ không tham gia.

Danh sách tân Hồng Y của Đức Phanxicô cho thấy có sự thay đổi tập chú vào Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á. Năm trong số 16 tân Hồng Y có quyền bỏ phiếu là các giám mục định sở của Châu Mỹ La Tinh hay Trung Mỹ; 4 vị xuất thân từ Châu Phi và Châu Á. Ngoài việc ấy ra, ngài không đưa ra bất cứ thay đổi căn để nào. Điều này có thể phản ảnh một số điểm sau đây:

Thứ nhất, có thể ngài không muốn bị coi là người cải sửa chính định chế đã bầu mình cách nay vỏn vẹn 10 tháng. Việc này rất có thể sau này mới nên thi hành, nếu cần.

Thứ hai, có thể ngài cho rằng việc thay đổi để có nhiều Hồng Y “mục tử” hơn Hồng Y “bàn giấy” trong Hồng Y đoàn sẽ được thực hiện từ từ. Trong vòng 5 năm tới, ngài sẽ có cơ hội cử nhiệm ít là 40 tân Hồng Y.

Thứ ba, Hồng Y đoàn có thể không phải là điều chủ yếu đối với các cải cách Toà Thánh và Giáo Hội nói chung mà Đức Phanxicô hiện có trong đầu. Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của một Hồng Y là bỏ phiếu trong cơ mật viện bầu giáo hoàng. Dù được biết dưới danh nghĩa “Thượng Nghị Viện” của Giáo Hội, các vị Hồng Y thực sự không được triệu tập thường xuyên tới Rôma, và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phanxicô sẽ thay đổi việc này.

Theo định nghĩa, Hồng Y không đem lại một ảnh hưởng lớn lao hơn trong các quyết định quan yếu của Giáo Hội. Theo truyền thống, các Hồng Y chiếm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan thuộc Giáo Triều. Nhưng người ta sợ rằng trong tương lai, Đức Phanxicô sẽ thay đổi việc ấy.

Việc ban mũ đỏ cho Burkina Faso và Haiti được coi như phản ảnh quan tâm của Đức Phanxicô đối với các nước bị nghèo đói hoành hành. Việc ngài chọn hai giáo phẩm từ những nơi, theo truyền thống, chưa có Hồng Y bao giờ là Perugia (Ý) và Mindanao (Phi Luật Tân) cho thấy ý định muốn phân trải số Hồng Y ra đều khắp thế giới.

Sau đây là danh sách 19 tân Hồng Y theo thứ tự của chính Đức Phanxicô:

TGM Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh(Italy)
TGM Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Secretary General of the Synod of Bishops (Italy)
TGM Gerhard Ludwig Müller, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (Germany)
TGM Beniamino Stella, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ (Italy)
TGM Vincent Nichols của Westminster (Great Britain)
TGM Leopoldo José Brenes Solórzano của Managua (Nicaragua)
TGM Gérald Cyprien Lacroix của Québec (Canada)
TGM Jean-Pierre Kutwa của Abidjan (Ivory Coast)
TGM Orani João Tempesta, O.Cist. của Rio de Janeiro (Brazil)
TGM Gualtiero Bassetti của Perugia-Città della Pieve (Italy)
TGM Mario Aurelio Poli của Buenos Aires (Argentina)
TGM Andrew Yeom Soo Jung của Seoul (South Korea)
TGM Ricardo Ezzati Andrello SDB của Santiago (Chile)
TGM Philippe Nakellentuba Ouédraogo của Ouagadougou (Burkina Faso)
TGM Orlando B. Quevedo, OMI của Cotabato (Philippines)
GM Chibly Langlois của Les Cayes (Haïti)

Và 3 Hồng Y trên 80 tuổi:

TGM Loris Francesco Capovilla
TGM Fernando Sebastián Aguilar, CMF, giám mục hưu trí của Pamplona (Spain)
TGM Kelvin Edward Felix, giám mục hưu trí của Castries (St Lucia/Dominica)
 
Top Stories
Pope – Greeting to the Catholic Committee for cultural collaboration with Orthodox Churches and Eastern Orthodox Churches
L’Osservatore Romano
19:10 12/01/2014
2014-01-11 L’Osservatore Romano - Not guests but brothers among brothers. This was how the Pope, this morning, Saturday 11 January, greeted clergy and laity from the Orthodox Churches and Eastern Orthodox Churches, who are completely their theological formation in Rome at Catholic Institutions.

The audience took place in a climate of celebration for the 50th anniversary of the institution of the Catholic Committee for cultural collaboration with Orthodox Churches and Eastern Orthodox Churches.
 
Pope Francis: Every baptized child is a miracle of faith
Vatican Radio
17:31 12/01/2014
2014-01-12 Vatican - “Every child who is born is a gift of joy and of hope, and every child who is baptized is a miracle of the faith and a feast for the family of God.”

Those were the words of Pope Francis on Sunday, as he greeted the tens of thousands of pilgrims gathered in St. Peter’s Square for the weekly Angelus address.

Pope Francis spoke about Sunday’s Gospel passage concerning the Baptism of Jesus in the Jordan. When Jesus was baptized by John, “the heavens were opened for Him.” The Holy Father dwelt on this theme of the opening of the heavens. “If the heavens remain closed, our horizons in this earthly life are dark, without hope. On the other hand, celebrating Christmas, the faith again has given us the certainty that the heavens have been pierced with the coming of Jesus... The manifestation of the Son of God on earth marks the beginning of the great time of mercy.” God, he said, “gives us in Christ the guarantee of an indestructible love.”

The Holy Father continued, saying that we, too, can see the Heavens opened, “if we allow ourselves to be invaded by the love of God, which is given to us for the first time in Baptism, by means of the Holy Spirit.” And he repeated, “Let us allow ourselves to be invaded by the love of God! This is the great time of mercy!”

When Christ, Who had no need of baptism, received the baptism of repentance of John the Baptist, He was in solidarity with “the penitent people.” It is precisely because “He shared our condition, our poverty” that Jesus received the approbation of God the Father: “This is my beloved Son, with Whom I am well pleased.” “Sharing,” the Pope said, “is the true way of love.” By sharing our condition, Jesus made us His brothers, and together with Him, makes us sons of God the Father.

“Doesn’t it seem like we need an increase of fraternal sharing and of love in our time?” the Pope asked. “Doesn’t it seem like we all need an increase of charity?” Not a disinterested charity, he explained, “but a charity that shares, that cares for the hardship and the suffering of the brother.”

He concluded his Angelus address with a prayer that the Holy Virgin Mary would, through her intercession, “support us in our duty of following Christ along the way of faith and charity, the way traced out in our Baptism.”

At the conclusion of the Angelus prayer, the Holy Father greeted pilgrims from around the world, with a special greeting for parents who are preparing their children for Baptism.

Finally, Pope Francis made the long-awaited announcement of the names of the first group of new Cardinals who will be created at the upcoming consistory in February. For a complete list of the new Cardinals-elect, please see the full story on our website.
 
Pope Francis announces names of new Cardinals
Vatican Radio
17:41 12/01/2014
After the Angelus on Sunday, January 12, 2014, Pope Francis announced the names of those who will be created Cardinals at the upcoming situation. Below, please find the full text of the Holy Father’s announcement:

As was previously announced, on February 22, the Feast of the Chair of Peter, I will have the joy of holding a Consistory, during which I will name 16 new Cardinals, who, coming from 12 countries from every part of the world, represent the deep ecclesial relationship between the Church of Rome and the other Churches throughout the world. The following day [February 23] I will preside at a solemn concelebration with the new Cardinals, while on February 20 and 21 I will hold a Consistory with all the Cardinals to reflect on the theme of the family.

Here are the names of the new Cardinals:

  • Pietro Parolin, Titular Archbishop of Acquapendente, Secretary of State.
  • Lorenzo Baldisseri, Titular Archbishop of Diocleziana, Secretary General of the Synod of Bishops.
  • Gerhard Ludwig Műller, Archbishop-Bishop emeritus of Regensburg, Prefect of the Congregation for the Doctrine of the Faith.
  • Beniamino Stella, Titular Archbishop of Midila, Prefect of the Congregation for the Clergy.
  • Vincent Nichols, Archbishop of Westminster (Great Britain).
  • Leopoldo José Brenes Solórzano, Archbishop of Managua (Nicaragua).
  • Gérald Cyprien Lacroix, Archbishop of Québec (Canada).
  • Jean-Pierre Kutwa, Archbishop of Abidjan (Ivory Coast).
  • Orani João Tempesta, O.Cist., Archbishop of Rio de Janeiro (Brazil).
  • Gualtiero Bassetti, Archbishop of Perugia-Città della Pieve (Italy).
  • Mario Aurelio Poli, Archbishop of Buenos Aires (Argentina).
  • Andrew Yeom Soo jung, Archbishop of Seoul (Korea).
  • Ricardo Ezzati Andrello, S.D.B., Archbishop of Santiago del Cile (Chile).
  • Philippe Nakellentuba Ouédraogo, Archbishop of Ouagadougou (Burkina Faso).
  • Orlando B. Quevedo, O.M.I., Archbishop of Cotabato (Philippines).
  • Chibly Langlois, Bishop of Les Cayes (Haïti).


Together with them, I will join to the Members of the College of Cardinals three Archbishops emeriti distinguished for their service to the Holy See and to the Church.

They are:

  • Loris Francesco Capovilla, Titular Archbishop of Mesembria.
  • Fernando Sebastián Aguilar, C.M.F., Archbishop emeritus of Pamplona.
  • Kelvin Edward Felix, Archbishop emeritus of Castries.


Let us pray for the new Cardinals, that vested in the virtues and the sentiments of the Lord Jesus, the Good Shepherd, they might be able to help more effectively the Bishop of Rome in his service to the universal Church.
 
Pope Francis baptizes 32 babies in Sistine Chapel
Philip Pullella / Reuters
20:05 12/01/2014
VATICAN CITY (Reuters) - Pope Francis baptized 32 babies in the Sistine Chapel on Sunday and told their mothers, including one who was married in a civil service rather than in church, to have no qualms about breast-feeding them there.

Unlike his predecessors, who usually delivered long and theology-laden homilies at the yearly baptism event, the pope offered a brief, improvised homily of some 300 words centered on the children.

"Today the choir will sing but the most beautiful choir of all is the choir of the infants who will make a noise. Some will cry because they are not comfortable or because they are hungry," he said in a familiar, relaxed tone to the parents.

Michelangelo's frescoes in the Sistine Chapel are some of the world's most celebrated works of art. The ceiling depicts the creation of man and the altar wall shows a severe God at the Last Judgment. But the pope told the mothers not to feel intimidated by the surroundings.

"If they are hungry, mothers, feed them, without thinking twice. Because they are the most important people here," he said, speaking in the same room where he was elected on March 13 as the first non-European pope in 1,300 years.

Francis said in an interview last month that mothers should not feel uncomfortable breastfeeding during his ceremonies.

In another apparent first in the Vatican, the parents of one of the babies, 7-month-old Giulia Scardia, at the ceremony were not married in church but only at a civil service in a town hall - meaning their marriage is technically not recognized by the Catholic Church.

But the pope has said several times since his election that the Church must not make children of couples in irregular situations feel like second-class faithful, and he agreed to baptize Giulia Scardia into the faith.

"We decided to get married very quickly," Giulia's mother Nicoletta told the Corriere della Sera newspaper. "We were in a hurry and there was no time to organize a church ceremony. Maybe we will do it sometime."

Sunday's service was the latest example of the more down-to-earth style Francis has introduced in the Vatican.

He has renounced the spacious papal apartments in the Apostolic Palace used by his predecessors and lives is a small apartment in a Vatican guest house. Francis uses the palace only to receive heads of state and to address crowds from one of its windows overlooking St. Peter's Square.

He has also given up the papal limousine and is driven around Rome in a Ford Focus, sometimes sitting in the front seat next to the driver.

Baptism is the sacrament at which infants or converts are initiated into the Christian faith. Francis poured water on the foreheads of the infants as part of the ritual.

(Source: http://news.yahoo.com/feed-babies-want-pope-tells-mothers-sistine-chapel-105540106.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ân sủng dồi dào qua tuần Chầu Lượt tại Giáo xứ Thuận Nghĩa
Pv Vĩnh Nghĩa
12:52 12/01/2014
Năm nay, giáo xứ Thuận Nghĩa vinh dự được khai mạc tuần đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể thay cho giáo phận nhà vào những ngày đầu của năm 2014 – năm Tân Phúc – Âm – Hoá đời sống gia đình. Trong những ngày qua, khi mùa Giáng Sinh với bao âm hưởng ngọt ngào đang khép lại, giáo xứ lại được đón nhận muôn phúc lành của Chúa tuôn đổ từ bí tích Thánh Thể.

Hình ảnh

Trong tam nhật cao điểm, giáo xứ Thuận Nghĩa vui mừng chào đón Đức Cha Phaolô Maria, Đức Cha phụ tá Phêrô cùng 56 cha trong và ngoài giáo hạt về hiệp dâng thánh lễ tuần đền tạ.

Từ chiều thứ năm, đông đảo quý cha trong và ngoài giáo hạt đã về với giáo xứ hiệp dâng thánh lễ và giải tội cho bà con giáo dân. Sự hiện diện của quý cha là nguồn động lực mạnh mẽ lôi kéo mọi người sốt mến đến với Chúa qua bàn tiệc thánh.

Sáng thứ 6, giáo xứ hân hoan chào đón Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên. Với tâm huyết của một vị cha già, trong thánh lễ, ngài đã kêu mời mọi người đến với Thánh Tâm Chúa Giêsu để múc lấy nguồn ân sủng tuôn đổ dạt dào cho nhân loại. Ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc giữ gìn và phát huy đời sống Đức Tin, một món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho mỗi người Kitô hữu.

Sáng Chúa Nhật, tại quảng trường Vũ Đăng Khoa, Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên đã chủ tế thánh lễ cao điểm tuần đền tạ. Đây là tuần chầu lượt đầu tiên giáo xứ đón tiếp Đức Cha trong thiên chức giám mục mà ngài vừa lãnh nhận. Chia sẻ trong thánh lễ, ngài chú trọng đến tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể: Bí tích Thánh Thể làm nên Giáo Hội và chính Giáo Hội làm nên bí tích Thánh Thể. Nếu không có bí tích này thì Giáo Hội không thể tồn tại. Do đó, cử hành bí tích Thánh Thể là cử hành quan trọng nhất trong phụng vụ. Từ đó, ngài đúc kết mối tương quan mật thiết giữa đời sống Giáo Hội và Bí tích cao trọng này qua 4 chữ T: Thánh Thể- Tin tưởng- Tìm hiểu- Thực hành.

Chầu lượt là hoạt động phụng vụ mang tính đặc thù và rất quan trọng của giáo phận Vinh. Đây không chỉ là dịp đặc biệt để chúng ta trở về và kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể cách sâu xa hơn mà còn là cơ hội để mọi người đến với nhau trong tình bác ái và hiệp nhất. Với giáo xứ Thuận Nghĩa, tuần đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể năm nay mang ý nghĩa đặc biệt: Ơn sủng dồi dào từ mạch thiêng đã tiếp thêm nguồn sống mãnh liệt cho cộng đoàn giáo xứ trong năm Tân phúc-âm-hóa đời sống gia đình.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếp Hoa
Nguyễn Hùng
22:15 12/01/2014
KIẾP HOA
Ảnh của Nguyễn Hùng
Khi màn đêm buông xuống, những cánh hoa khép lại,
đóa hoa ôm những khao khát vào giấc ngủ.
Khi bình minh bừng dậy, đóa hoa lại hé nở đôi môi,
đón nhận nụ hôn của tia nắng sớm.

With evening's coming the flower folds her petals
And sleeps, embracing her longing.
At morning's approach she opens her lips
to meet the sun's kiss.
(Trích thơ của K. Gibran. Pleiksor nth chuyển dịch)