Ngày 07-01-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bao trùm bởi Thần khí
Lm. Minh Anh
00:26 07/01/2021
BAO TRÙM BỞI THẦN KHÍ
“Người mở sách”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ rất bất ngờ khi chúng ta lưu ý đến hành động “mở sách” của Chúa Giêsu, khi lần đầu tiên Ngài trở về quê nhà trong quyền năng của Thánh Thần; trong quyền năng của Thánh Thần nghĩa là Ngài được ‘bao trùm bởi Thần Khí’. Vậy thì việc được ‘bao trùm bởi Thần Khí’ và việc “mở sách” của Ngài có liên hệ gì với nhau? Có chứ!

“Chúa Giêsu mở sách”. Nhớ lại câu hỏi “Ai xứng đáng mở sách?” của Khải Huyền, chúng ta chiêm ngưỡng khoảnh khắc trang trọng này khi Chúa Giêsu Ngôi Lời, mặc khải chính mình trong hội đường Nazareth ngày hôm ấy. Nhiều người có thể đọc sách, nhưng chỉ ‘một Người’ xứng đáng để mở khoá sức mạnh cứu độ của nó; nhiều người có thể thuộc lòng các văn bản, nhưng chỉ ‘một Người’ có thể khiến lời bùng cháy trong lòng người; nhiều người có thể thuyết giảng say sưa, nhưng chỉ ‘một Người’ có thể thoả mãn cơn đói chân lý với ý nghĩa đầy đủ của nó. Lời của chúng ta chỉ là một hơi thở trống rỗng nếu không có tiếng nói của Chúa Kitô; công việc của chúng ta sẽ không có hồi kết, nếu không phải là hành động của Chúa Kitô; chỉ ‘một Người’ có Lời quyền năng mới có thể thay đổi được trái tim con người; và chúng ta chỉ thực sự là môn đệ của Chúa Kitô khi Ngài có thể lay động đôi tay chúng ta; nói cách khác, qua chúng ta, chính Ngài ra tay.

Tin Mừng hôm nay nói, “Người giảng dạy trong các hội đường của họ, ai nấy đều ca tụng Người”; và rồi đây, họ sẽ thốt lên, “Lời gì mà lạ lùng thế!”. Lời của Chúa Giêsu lạ lùng vì Lời Ngài là Lời quyền năng, Lời thương xót. Lời Ngài phát xuất từ một con tim đầy thương xót của Chúa Cha và được nung nấu bởi quyền năng của Thánh Thần, Đấng xức dầu cũng là Đấng sai Ngài. Thánh Luca đã rất ý tứ khi ghi lại chi tiết quan trọng này ngay trước trình thuật, “Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền năng của Thánh Thần”. Chính trong quyền năng Thánh Thần mà Ngài vào hội đường, mở sách và đọc lớn tiếng, “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo”. Như thế, chính nhờ được ‘bao trùm bởi Thần Khí’, mà Lời của Chúa Giêsu trở nên quyền năng và lạ lùng đến vậy.

Toàn bộ sứ mệnh của Chúa Giêsu không gì khác hơn là chu toàn những gì Ngài vừa đọc; cũng thế, ơn gọi của chúng ta trong mọi đấng bậc không gì khác hơn là hoàn thành sứ mệnh đã lãnh nhận từ bí tích Rửa tội bởi Thánh Thần. Chúa Giêsu cho thấy kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa không phải là ‘kế hoạch một Người’, nhưng là kế hoạch của Ba Ngôi, mà từ đó, mọi hoa trái và quyền năng của Ngài tuôn trào. Cũng thế, sứ mệnh của chúng ta phải thực sự khiến chúng ta cảm thấy “được sai đi” như Chúa Giêsu; sứ mệnh ấy giúp chúng ta sinh hoa kết trái qua vâng phục, yêu mến và quy hướng về Ba Ngôi Thiên Chúa. Để được vậy, chúng ta cũng cần được ‘bao trùm bởi Thần Khí’, được hướng dẫn và thúc giục bởi Thánh Thần.

Các nhà sinh vật học cho biết, loài nhện nước được gọi là ‘người ếch’ của thế giới nhện. Nhện nước sống ở sông, suối. Làm thế nào để sinh vật hấp dẫn này tồn tại trong môi trường nước? Nó quay một mạng tơ dai như cái giỏ và neo nó dưới nước vào thân rong tảo. Sau đó, nó chụp một bong bóng trên bề mặt, bong bóng này sẽ được kéo xuống trùm kín ngôi nhà dưới nước đầy không khí của nhện. Sự kết hợp giữa chiếc giỏ và chiếc bong bóng này cho phép nhện nước sống trong một môi trường mà sự thường, sẽ tiêu diệt chúng. Là Kitô hữu, chúng ta sống trong thế giới, một môi trường có thể nhấn chìm chúng ta trừ khi chúng ta được ‘bao trùm bởi Thần Khí’. Trong bầu khí của Thánh Thần, chúng ta sống đời chứng nhân. Như nhện nước sống trong nước nhưng không bị nước nhấn chìm; cũng thế, chúng ta sống trong thế giới, không bị thế giới nhấn chìm, nhưng với Thánh Thần, chúng ta cứu cho thế giới khỏi chìm; chúng ta cải hoá thế giới bằng quyền năng của Đấng Phục Sinh và bằng sức mạnh của Thánh Thần.

Anh Chị em,

Được ‘bao trùm bởi Thần Khí’, “Chúa Giêsu mở sách” để nguồn sống mới được mở ra, cửa trời được mở ra và kho tàng ân sủng của Thiên Chúa được mở ra. Chính Ngài đã ban Thánh Thần của Ngài cho chúng ta; ban cho chúng ta trước khi trút hơi thở, Thánh Gioan ghi, “Người gục đầu xuống và trao Thần Khí”; ban cho chúng ta sau khi sống lại trong ngày lễ Ngũ Tuần, Công Vụ Tông Đồ viết, “Họ được tràn đầy Thánh Thần”. Ước gì chúng ta luôn mở lòng mình để đón nhận sự sống ân sủng và Thần Khí của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, nhờ được ‘bao trùm bởi Thần Khí’, Lời của Chúa trở nên lạ lùng và quyền năng; xin ‘Thần Khí Chúa luôn bao trùm’ con, để lời của con cũng có thể đầy quyền năng và lạ lùng”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thứ Sáu 8/1: Mối nguy hiểm của bệnh phong tâm hồn - Suy Niệm của Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
01:16 07/01/2021


Video bắt đầu lúc 7g 7/1/2021

PHÚC ÂM: Lc 5, 12-16

“Lập tức người ấy khỏi phong hủi”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Xảy ra khi Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi, thấy Chúa Giêsu, liền sấp mặt xuống đất, van xin Ngài rằng: “Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch”. Người giơ tay chạm đến người ấy và nói: “Ta muốn, hãy nên trơn sạch”. Lập tức, người ấy khỏi phong hủi. Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng: “Hãy đi trình diện với tư tế, và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch”. Nhưng tiếng đồn về Người cứ lan rộng, và dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người, thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện.

Đó là lời Chúa.
 
Dòng sông truyền thống đức tin
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:14 07/01/2021
DÒNG SÔNG TRUYỀN THỐNG ĐỨC TIN

CHÚA NHẬT CHÚA CHỊU PHÉP RỬA

Nổi tiếng trong Kinh Thánh, sông Giodan là dòng sông của truyền thống đức tin. Vì thế, nó trở thành dòng sông quen thuộc đối với các Kitô hữu.

Dòng sông truyền thống đức tin còn như biểu tượng, như phần thân thể của Palestine, gắn liền những sự kiện quan trọng của Kinh Thánh từ đầu lịch sử cứu độ, khi Thiên Chúa tuyển chọn dân Do thái làm dân riêng. Chẳng hạn:

- Trước ngày Sodoma, Gomora bị hủy diệt, tổ phụ Abraham chia tay cháu là ông Lot ở sông Giođan. Ông Lot đi về phía đông sông lập nghiệp (St 13,10).

- Trước khi tiến chiếm đất hứa, Israel vượt sông Giođan. Dòng sông nước lớn đến nỗi nước "tràn ra hai bên bờ", bỗng ngừng chảy, dựng đứng như tường thành, đoàn dân vượt qua ráo chân (Gs 3,14-17).

- Dòng sông là ranh giới cản người du mục vào Canaan cướp bóc. Để tránh bị quấy nhiễu, Israel nương náu bên kia tả ngạn sông (Tl 6,33; 2Sm 17,22). Sông được xem như sự che chở hiệu quả và cần thiết (Gr 12,5; 49,19; 50,44).

- Tướng quân Naaman người Aran vâng lời tiên tri Êlisê đến Giođan tắm bảy lần. Sau bảy lần, vị tướng khỏi bệnh phong cùi (2V 5,1-19).

- Trong thị kiến, tiên tri Êdêkiel thấy sức sống mãnh liệt của Giođan. Nước sông chảy đến đâu, sự sống ở đó sinh sôi phú túc, dồi dào (Ed 47).

Giodan, sức sống cả vùng đất, đời sống cả dân tộc, biết bao câu chuyện tải đi từ đó. Đúng là dòng sông huyền thoại và thiêng thánh. Dòng sông chuyên chở truyền thống đức tin...

Khởi đầu Tân Ước, chính tại dòng sông truyền thống đức tin, Chúa Kitô khai mạc sứ vụ công khai của mình bằng nhiều nghi thức chưa từng có:

- Đứng chung trong đoàn người muốn tỏ lòng sám hối, chờ đến lượt mình chịu phép rửa, dù bản thân chính là Đấng Thánh, Đấng mà lẽ ra người đang cử hành phép rửa phải đến xin Phép Rửa.

- Không thực hiện hành vi siêu việt như ông Môisen hay ông Giôsua giơ tay rẽ nước, nhưng cùng mọi người dìm mình xuống nước.

- Thực sự đón nhận phép rửa bởi tay thánh Gioan, một người như bao người, đang cần chính mình tẩy rửa.

- Tham dự nghi thức kỳ diệu, quyền linh và ánh sáng chưa từng có: Được Thiên Chúa từ trời công khai giới thiệu và xác nhận uy hùng như tiếng sấm, giữa lúc trời xé ra: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con".

- Cùng Cha và Thánh Thần, Chúa Kitô hiện diện trong ngày khai mạc sứ vụ trên dòng sông truyền thống đức tin còn là dấu ấn mạc khải mầu nhiệm cao trọng: Thiên Chúa Ba Ngôi Cha - Con - Thánh Thần.

- Qua việc được mạc khải long trọng về thân thế Ngôi Hai, Thiên Chúa cho thấy sứ vụ cứu độ trần thế chỉ một mình Chúa Kitô đảm nhận. Chúa Kitô chính là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến, gánh tội trần gian và phục sinh những ai tin nhận Người trong sự sống viên mãn nơi chính cung lòng Thiên Chúa.

- Ngôi Lời, một khi trầm mình dưới dòng nước nhận lãnh phép rửa bởi con người, đã thánh hóa nước. Nước thành phương tiện thánh đưa con người qua bí tích thánh tẩy, đồng phận và cùng làm con của Thiên Chúa với Người.

- Dòng sông truyền thống đức tin, giờ đây có sự hiển linh của Ba Ngôi.

Phần những người tin Chúa Kitô, được Chúa Kitô cứu rỗi, hãy học lấy cách thức làm Thiên Chúa hài lòng của Chúa Kitô. Nhờ đó, chúng ta sẽ dễ đạt tới ơn cứu rỗi, dễ được Thiên Chúa hài lòng, dễ bước vào đời sống yêu thương vốn nội tại bền bỉ nơi lòng Thiên Chúa. Xin gợi vài bài học theo gương Chúa Kitô:

- Luôn ghi nhớ, ấp ủ lời Chúa Kitô dạy để mỗi ngày sống là sống với Lời Chúa, mỗi suy nghĩ hay hành động là những phản chiếu của Lời Chúa.

- Tin tưởng, phó thác đời ta trong tay Thiên Chúa như Chúa Kitô, để va vào hoàn cảnh nào, đều được ta đón nhận như lời ca tụng Chúa qua từng ngày sống.

- Đón nhận thánh ý Chúa dù buồn hay vui. Luôn xác nhận, chỉ thánh ý Chúa là chuẩn mực duy nhất để ta dựa vào mà phản ứng, hành động, suy tư.

- Chúa Kitô, không chỉ khiêm hạ dìm mình trong dòng nước truyền thống đức tin, Người chấp nhận đi đến cùng con đường thập giá đớn đau, tủi nhục. Ta tập sống khiêm nhường để thắng thói kiêu ngạo khiến ta xa Thiên Chúa, mất ơn cứu độ, không còn tương quan với anh chị em.

- Luôn xác tín, dòng nước truyền thống đức tin không còn là nước sông Giodan, nhưng là nước thanh tẩy trong bí tích rửa tội. Xác tín đó cho ta hãnh diện mình là con Thiên Chúa, đồng phận với Chúa Kitô. Xác tín như vậy giúp ta biết mình phải làm gì, phải sống thế nào để được Thiên Chúa hài lòng.

Ước mong ngày ta diện kiến với Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ phán bằng lời đã phán với Chúa Kitô: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con".
 
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:06 07/01/2021
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA ( Is 42, 1-4, 6-7; Cv 10, 34-38; Mc 1, 6b-11).

Tiên tri Isaia đã loan báo về một người tôi tớ khiêm nhu, hiền lành và đầy lòng xót thương. Thiên Chúa đã chọn và rất hài lòng về người. Hơn 700 năm trước khi Đấng Cứu Thế giáng trần, Thiên Chúa đã mạc khải cho dân chúng với niềm hy vọng đón chờ ơn cứu độ. Mầu nhiệm cứu độ trải dài từ dòng dõi này đến dòng dõi khác. Lời hứa đó được thực hiện một cách tiệm tiến qua lịch sử của một dân tộc. Qua đời cha tới đời con, cho dù nhiều lần họ đã sa ngã và bội phản, Thiên Chúa luôn ưu ái dẫn dắt và hướng dẫn mở đường đưa dẫn vào ngõ hẹp của sự sống vĩnh cửu. Người tôi tớ mà tiên tri Isaia nhắc đến trong bài ca thứ nhất của Người Tôi Trung là hình bóng của Đấng sẽ được sai đến.

Người tôi tớ hiền lành, nhẫn nại và khoan dung: Cây lau bị dập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý (Is 42,3). Trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, tiên tri Isaia đã được chọn và gọi làm ngôn sứ. Trải qua bao nhiêu đắng cay, thử thách và khổ đau, ngày giải thoát vẫn như còn trong giấc mộng. Isaia khơi dậy niềm hy vọng cho dân chúng đang sống trong lầm than chán nản. Tiên tri đã ủi an và dẫn dắt dân trở về cùng Chúa trong sự cậy trông và phó thác. Thiên Chúa sẽ không đánh phạt con dân nhưng Ngài ôm ấp yêu thương với lòng từ bi nhân hậu. Niềm hy vọng luôn là điểm tựa cho mọi nỗ lực để đạt tới cùng đích.

Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu: Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người (Mc 1, 7). Lời Thiên Chúa hứa thuở xưa, nay đã được thực hiện. Đấng Cứu Thế xuất hiện như một con người bình thường nhưng đầy quyền năng. Ngài được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Ngài cùng chia sẻ cuộc sống với mọi người trong xóm làng, cùng đồng bàn với những người bà con thân bằng quyến thuộc và cùng lao động kiếm sống qua ngày. Ngài xuất hiện đó nhưng chẳng mấy ai nhận biết Ngài. Ngài âm thầm đi vào đời và chia sẻ cuộc sống nghèo nàn đạm bạc với mọi người. Ngài kiên nhẫn đợi chờ cho tới tuổi trưởng thành, tuổi tam thập như lập, để xuất hiện rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Gioan Tẩy Giả đã được nhận sứ mệnh làm tiền hô cho Ngài.

Gioan Tẩy Giả khiêm hạ tự nhận thân phận là người dọn đường và sửa đường. Gioan đã làm chứng thật: Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần (Mc 1, 8). Gioan kêu gọi sự sám hối vì Nước Trời đã gần kề. Gioan đã làm nghi thức qua phép rửa thống hối. Nhiều người đã ăn năn cải đổi đời sống và chạy đến với ông để xin lãnh nhận phép rửa. Tại bờ sông Giođan, với một thái độ khiêm nhu tự hạ, Chúa Giêsu xuất hiện xếp hàng chờ đợi nhận lãnh phép rửa của Gioan. Gioan đã nhận biết Ngài qua sự mạc khải từ trời cao: Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1, 10-11).

Chúa Giêsu hạ mình lãnh nhận phép rửa sám hối của Gioan tẩy giả, Chúa đã nêu tấm gương của sự khiêm tốn tới tận cùng. Chính Chúa Giêsu có quyền năng tẩy sạch tâm hồn và biến đổi chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Thánh Maccô viết: Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần (Mc 1, 8). Chúa Giêsu đã sai các môn đệ ra đi làm phép rửa cho mọi người: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Mt 28, 19).

Qua hai ngàn năm, Giáo hội tiếp tục thi hành lệnh truyền của Chúa Giêsu, đã có hàng hàng lớp lớp con người nhận lãnh ơn phép Rửa tội. Họ đã trở thành các Kitô hữu, được tắm gội trong ân sủng của Thiên Chúa Ba Ngôi. Bí tích Rửa tội là cửa ngõ dẫn chúng ta bước vào con đường cứu độ. Khi được lãnh nhận ơn thánh hóa, được sạch tội tổ tông, các tội riêng và được trở nên thành viên của Nhiệm Thể Chúa Kitô và sau cùng được lãnh ơn cứu độ. Qua Phép Rửa tội, ta được sinh lại làm con Chúa và con Hội Thánh. Chúng ta tôn thờ một Thiên Chúa, giữ một đức tin và cùng một niềm hy vọng.

Khi đã lãnh nhận bí tích Rửa tội, mỗi người chúng ta đều có bổn phận sống đạo và làm nhân chứng cho Chúa Kitô giữa dòng đời. Mang danh là Kitô hữu, chúng ta có Chúa Kitô hiện diện trong đời sống. Chúng ta đặt niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô, Ngài là đầu nhiệm thể và chúng ta là các chi thể. Các chi thể phải luôn liên kết với đầu để có được sự sống dồi dào và viên mãn. Xin Chúa Kitô kết hợp chúng con nên một trong Chúa và cùng hợp nhất với nhau trong một Thánh Thần, một phép rửa và một tình yêu. Amen.
 
Chúa Chịu Phép Rửa và Những Mối Dây Hiệp Nhất
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
15:00 07/01/2021
Chúa Chịu Phép Rửa và Những Mối Dây Hiệp Nhất
Mc 1, 7-11

Năm 2020 qua đi, chúng ta để lại phía sau những nuối tiếc, buồn phiền và thất vọng, và tự tin bước vào năm mới 2021 với nhiều niềm hy vọng, cầu mong một năm mới đầy may mắn, thành công và dồi dào sức khỏe. Lịch Phụng vụ của Giáo hội hôm nay cũng kết thúc Mùa Giáng Sinh để bắt đầu Mùa Thường Niên với Thánh Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa trên sông Gio-đan.

Đây là một dấu mốc rất quan trọng nhằm đánh dấu sự khởi đầu sứ mệnh Cứu Thế của Chúa Giê-su, sau 30 năm xuống thế làm người, Người bắt đầu cuộc sống công khai sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ. Với tinh thần khiêm tốn và tuân phục, Chúa Ki-tô đã đến sông Gio-đan và xin nhận phép rửa từ ông Gio-an mặc dầu Người không hề vướng mắc một vết nhơ tội lỗi nào.

Theo tường trình của thánh Mác-cô, sau khi Chúa Giê-su vừa chịu phép rửa xong, Người bước lên khỏi nước, thì các tầng trời liền mở ra và thấy Thần Khí Chúa như chim bồ câu ngự xuống trên Người. Lại có tiếng Chúa Cha từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1, 11).

Phép rửa sám hối mà Chúa Giê-su đã lãnh nhận nơi sông Gio-đan là Bí Tích Người đã thiết lập, để bắt đầu một chương trình công khai rao giảng, và cũng để tẩy rửa và giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và quyền lực hỏa ngục, nhằm phục hồi quyền được làm con Thiên Chúa của nhân loại chúng ta. Qua sự kiện Chúa Giê-su chịu phép rửa, chúng ta thấy được một số mối dây hiệp nhất rất quan trọng.

Mối Dây Hiệp Nhất Chúng Ta Với Chúa Ki-tô

Trong tường thuật của thánh Mác-cô, hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi đã được mặc khải với tiếng phán từ trời, rằng Đức Giê-su là Con yêu dấu của Chúa Cha, được Chúa Cha sai đến trần gian để hoàn thành sứ vụ cứu chuộc của Ngài. Còn hình ảnh Chúa Thánh Thần hiện ra dưới hình ảnh chim bồ câu để thánh hóa sứ vụ của Chúa Giê-su. Như thế sứ vụ này có sự tham dự của Ba Ngôi Thiên Chúa nhằm thiết lập lại tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, tương quan này đã bị phá vỡ bởi A-đam, người đã không nghe lời Thiên Chúa mà phá vỡ lời minh ước được thiết lập ngay từ thuở ban đầu.

Kinh Thánh khẳng định, phép rửa là nền tảng của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu, là cơ hội dẫn đưa chúng ta vào sự sống viên mãn và vào mối dây hiệp nhất với Chúa Ki-tô, như lời của thánh Phao-lô nói: “Khi chúng ta được dìm vào nước Thánh Tẩy để nên một với Đức Ki-tô Giê-su, chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 3-4).

Thật vậy, bí tích Thánh Tẩy là một điều kiện rất cần thiết để đưa chúng ta đến việc kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa qua Đức Ki-tô. Vì khi lãnh nhận phép rửa, chúng ta được sạch tội, được trở thành “tạo vật mới” (2 Cr 5, 17), “thành nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4, 5), “thành chi thể của Chúa Ki-tô” (1 Cr 6, 15) và nhiều ơn phúc khác. Nhờ đó, chúng ta được ơn công chính hóa để tin tưởng, cậy trông và yêu mến Ngài. Cũng nhờ đó, chúng ta biết sống công chính và hành động đúng đắn dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Mối Dây Hiệp Nhất Các Ki-tô Hữu

Khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy là ta trở nên một thành viên của Giáo hội. Bí tích này đặt nền tảng cho sự hiệp thông của chúng ta với anh chị em của mình, những ai cùng chịu một phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo. Như Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy: “Thật vậy, những người tin ở Chúa Ki-tô, được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu phép rửa tội, họ đã được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, vì thế họ có quyền mang danh Ki-tô hữu và xứng đáng được con cái của Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận là anh em trong Chúa” (GLHTCG, số 1271).

Nói cách khác, nhờ phép Thánh Tẩy mà chúng ta được thông phần vào nhiệm thể của Chúa Ki-tô, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo Hội trong đó Đức Ki-tô là đầu, chúng ta là những chi thể sống động với cùng một đức tin. Vì được liên kết với Chúa Ki-tô nên mọi Ki-tô hữu đều được tham sự vào chức vụ tư tế, vương giả và tiên tri của Chúa Ki-tô.

Nghĩa là, không chỉ có một mình chúng ta được liên kết với Đức Ki-tô, nhưng có nhiều anh chị em cũng được liên kết với Người khi họ chịu phép rửa. Và trong Đức Ki-tô, chúng ta được trở nên anh chị em với nhau trong cùng một gia đình Giáo Hội. Đã là thành thành viên, chúng ta được hưởng trọn vẹn những ân huệ mà Giáo Hội mang lại, đồng thời cũng có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng Giáo Hội này ngày càng được thánh thiện và vững mạnh hơn.

Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng

Như đã đề cập trên đây, khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi trở thành môn đệ của Chúa Giê-su. Chúng ta đón nhận món quà của Bí Tích Rửa Tội là món quà được “trở nên tạo vật mới” trong Đức Ki-tô, thì chúng ta cũng chia sẻ với Người sức vụ rao giảng Tin Mừng, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của của Chúa, như trong lời tường thuật của Thánh Mát-thêu: “Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em, để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy” (28, 19-20).

Hơn nữa, trong công trình cứu độ của Thiên Chúa, Ngài muốn mọi người được nghe rao giảng Tin Mừng và đón nhận phép rửa để chia sẻ quyền làm con của Ngài. Vì thế, chúng ta, những thành viên trong gia đình Giáo Hội, không thể xao lãng sứ mạng cao cả mà Chúa đã giao phó. Sứ vụ rao giảng Tin Mừng vì thế trở nên rất cấp bách. Thậm chí, theo cách diễn đạt của thánh Phao-lô, nếu chúng ta không thực thi sứ vụ rao giảng, chúng ta có lỗi trước mặt Thiên Chúa, thánh nhân viết: “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).

Việc rao giảng Tin Mừng trong thời đại ngày hôm nay gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, khi con người luôn tìm cách chối bỏ hoặc chống lại đức tin và luân lý Ki-tô giáo. Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa tiếp tục ban cho chúng ta lòng nhiệt thành, sự khôn ngoan, và tính kiên nhẫn, để bằng lời rao giảng và hành động của mình, chúng ta có thể trở nên chứng nhân của Chúa trong mọi hoàn cảnh và môi trường chúng ta đang sống.

Vì mục đích và sứ mệnh của đời sống Ki-tô hữu chúng ta, là không ngừng nỗ lực dẫn dắt mọi người đến với Chúa, giúp họ hiểu biết và đón nhận ơn Thánh Tẩy, đồng thời trở nên anh chị em với nhau bằng sợi dây liên kết mật thiết với Thiên Chúa qua Đức Ki-tô và Giáo Hội.
 
Chúa Chịu Phép Rữa B
Lm. Jude Siciliano, OP
15:06 07/01/2021
CHÚA CHỊU PHÉP RỮA (B)
Isaia 55: 1-11 Tvi5nh 28; Cv 10:34-38 Maccô 1: 7-11

Cái thắng trong xe của nhà dòng chúng tôi gặp trục trặc cần sửa chữa. Trong nhà để xe, tôi nói với người thợ máy là có một cái đèn trong nội thất của xe không sáng và có một sốt vệt trầy xước trên cái miếng chắn bùn bên phải phía sau xe. Người thợ máy ngắt lời tôi và nói "Nếu cha có trục trặc về cái thắng thì hãy làm cái đó trước nhất. Đó là điều đầu tiên cần làm trước nhất". Anh ta đã nói đúng là hãy chú trọng đến điểm chính - "Điều đầu tiên cần làm trước nhất."

Tôi có thể nghe tiếng vọng theo câu nói người thợ máy trong phúc âm hôm nay. Thánh Máccô cũng như người thợ máy chú trọng ngay đến công việc như khi bắt đầu mở phúc âm: "Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa" (Mc 1:1). Chuyện thứ nhất được bắt đầu trước nhất. Hôm nay chúng ta vẫn còn ở trong đoạn thứ nhất của phúc âm thánh Máccô và ông Gioan Tẩy Giả rao giảng: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi" Phần sau của phúc âm sẽ nói cho chúng ta biết nhiều hơn về Đấng sẽ đến, mà ông Gioan Tẩy Giả vừa nói đến. Đấng đó sẽ đổ ơn Chúa Thánh Thần trên dân chúng (“Đấng đó sẽ làm phép rữa cho anh em trong Thánh Thần”)

Thánh Máccô nhấn mạnh cho chúng ta đừng quên sự quan trọng và ý nghĩa của sự kiện này. Ngay sau khi ông Gioan Tẩy Giả làm phép rữa cho Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần đáp xuống trên Chúa Giêsu và ông nghe tiếng từ trên trời phán khẳng định bản tính của Chúa Giêsu. Nếu đây là một bộ phim truyện thì có thể sẽ có tiếng kèn thổi lên. Nếu là một vở kịch thì có thể có ánh đèn chiếu sẽ bất ngờ rọi vào Chúa Giêsu Thánh Máccô cho thấy một điều giống như ông ta hướng "sự chú ý" vào Chúa Giêsu bằng giọng nói từ trời. Sau đó trong phúc âm, thánh Máccô sẽ giới thiệu một giọng nói tương tự vào một thời điểm ấn tượng khác đến từ trời của một câu chuyện tương tự trên núi Tabor; khi Chúa Giêsu biến hình sáng láng (Mc 9:7). Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thánh giá, một lính La-Mã nói: "Quả thật người này là Con Thiên Chúa" (Mc 15: 39)

Khi Chúa Giêsu chịu phép rữa có hai hình ảnh quen thuộc được ghi trong Kinh Thánh: Nước và Thần Khí. Những đề tài của Kinh Thánh đã có từ thời Cựu Ước, Ngay những dòng đầu tiên của sách Sáng Thế - Nơi nào cũng có nước và Thần Khí. Hôm nay ngôn sứ Isaia mời gọi “tất cả những ai đang khát hãy đến cả đi, nước đã sẵn đây!" Thánh Máccô gợi ý rằng, qua Chúa Giêsu, một sự sáng tạo mới sẽ xãy ra. Những gì đã bị phá hủy bởi tội lỗi và sự bất tuân, sẽ được phục hồi trở lại bởi Đấng Mêsia sắp đến và Ngài mang Chúa Thánh Thần đến cùng với Ngài và ban cho chúng ta nước giải khát cho tinh thần và cho thế gian khô cằn của chúng ta.

Trong Chúa Nhật thứ nhất của Mùa Vọng, chúng ta nghe lời than vãn của ngôn sứ Isaia đã trở thành lời cầu nguyện đầy mong mỏi của chúng ta, "Phải chi ngài xé trời mà ngự xuống"(Is 63:19b). Hôm nay Máccô cho chúng ta biết Thiên Chúa đang thực hiện điều đó. Để đáp lại lời cầu xin của chúng ta và đến trợ giúp chúng ta: Các tầng trời "mở ra” và cùng một Thần Khí đó hiện diện khi tạo dựng thế giới, một lần nữa đã ngự xuống trên mặt đất.

Tôi viết bài này lúc sáng sớm. Tờ báo hôm nay vứa đến, và tôi xem sơ qua trong lúc ngồi uống một ly cà phê, nhắc tôi nhớ là trong năm mới vẫn còn nhiều nổi đau khổ cho biết bao nhiêu người, và còn để lại cho chúng ta nổi chờ đợi và hy vọng. Ở trong phòng khi nhìn qua cửa sổ, tôi có thể thấy ánh sáng hừng đông với những đám mây tím và xanh nhạt ở chân trời. Ngoài việc đau khổ của con Người, vẫn còn có biết bao nhiêu cảnh đẹp ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhưng, trái đất xinh đẹp này đang bị huỷ hại do sự xúc phạm quá đáng vì tội lỗi chúng ta. Đó là sương mù ở Dallas khiến bầu trời có màu như thế phải không? Chúng ta cần được rữa sạch và làm sạch trong cùng một Chúa Thánh Thần như đã ngự xuống trên Chúa Giêsu lúc Ngài chịu phép rữa. Thánh Thần đó có thể thúc đẩy chúng ta tiếp cận với những cách chữa lành cho trái đất, bầu trời và biển cả đang bị huỷ diệt.

Thánh lễ và các bài đọc Kinh Thánh hôm nay bảo đảm với chúng ta rằng: Lời cầu nguyện của chúng ta trong Mùa Vọng đã được nhậm lời. Thiên Chúa đã xé mở các tầng trời và xuống trên chúng ta và trên trái đất đang mong đợi. Thánh Máccô nói rõ với chúng ta là việc xé trời và sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần do tiếng nói từ trời là những kinh nghiệm riêng của Chúa Giêsu ("Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời mở ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu xuống trên mình Người. Lại có tiếng nói từ trời phán rằng “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" (Mc:1:10-13) Chúa Giêsu đang lãnh nhiệm vụ. Từ bây giờ Ngài sẽ bắt đầu đời sống sứ vụ của Ngài. Từ thời điểm này Ngài sẽ bắt đầu thể hiện quyền năng mà thánh Gioan đã báo trước. Tuy vậy, Chúa Giêsu sẽ gặp nhiều chống đối bởi các thế quyền khá mạnh và rồi những thế lực đó sẽ đè bẹp Ngài. Trách nhiệm Chúa Giêsu nhận lãnh lúc Ngài chịu phép rữa sẽ là một sức mạnh cho Ngài trong khi Ngài gặp chống đối bởi những nhà lãnh đạo tôn giáo và cả việc các môn đệ bỏ rơi Ngài.

Tôi không hề nghe thấy bất kỳ giọng nói nào khi tôi chịu phép rữa, vì tôi chỉ là một đứa trẻ sơ sinh. Tôi cũng dám nói rằng ngay cả các người trưởng thành; khi chịu phép rữa; họ cũng không nghe một giọng nói nào cả. Đó là sự thật. Nhưng chúng ta cũng đã nghe tiếng nói đó nhiều lần kể từ khi đã chịu bích tích rữa tội phải không? Đó là khi chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn: Nói thật hay nói dối để giúp tạo ra lối thoát dễ dàng hay tiếp tục sống với sự cố gắng sửa chữa sự sai lầm hay nhắm mắt làm ngơ. Chúng ta có nghe giọng nói gì nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta là ai khi đã chịu phép rữa hay không? "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha rất hài lòng về Con" Chúng ta có cầu nguyện để xin được sự hướng dẩn để chọn được điều đúng và có sức mạnh để đi theo những quyết định của mình hay không? Hay chúng ta để lỡ dịp hành động như một người được rữa tội trong Chúa Ki tô lại cho trôi qua đi?

Trong những lúc bị thử thách rõ ràng chúng ta có được Thần Khí như lúc Chúa Giêsu chịu phép rữa mà ông Gioan Tẩy Giả hứa là chúng ta sẽ được rữa trong Thần Khí hay không? Một Thần Khí đầy quyền năng, tái tạo chúng ta và làm cho chúng ta nên thật như sách Sáng Thế mô tả như là hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa không? Những ai đã được mời gọi làm chứng cho một Thiên Chúa đầy thương yêu, thông cảm và sự công chính không hề bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thần khí đã được ban cho họ để làm công việc của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tìm xem ơn huệ của Thần Khí của Thiên Chúa ở đó trong tất cả các sách của Kinh Thánh, bắt đầu từ sách Sáng Thế, và bây giờ ở trong phúc âm của thánh Máccô Và Chúa Giêsu tự xức dầu cho chúng ta với Thần Khi đó trước ở với Chúa Giêsu và bây giờ ở với chúng ta.

Ông Gioan Tẩy Giả hứa là Chúa Giêsu sẽ làm phép rữa trong Thánh Thần. Phép rữa khởi đầu cho sứ vụ của Chúa Giêsu và thánh Máccô đã nhắc cho các tín hữu trong giáo hội tiên khởi, cũng như hôm nay nhắc cho chúng ta, là qua phép rữa, họ cũng sẽ nhận được sứ vụ ra đi rao giảng, Chúng ta không chịu phép rữa chỉ để ở nhà cùng vói cộng đoàn vui mừng tụ họp, cùng nhau ca hát thánh vịnh và dâng lời cầu nguyện. Các dấu chỉ đang hiện ra trước mặt chúng ta là có quá nhiều điều cần thiết trong thế gian. Nhưng, chúng ta được nhắc nhở là nếu đời sống Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần là đầu mối cho những hành vi của chúng ta, thì chúng ta cũng sẽ đối mặt với những chống đối, sự đau khổ và có thể gặp cái chết như Chúa Giêsu đã gặp.

Trong lúc đọc sách Máccô, tư tưởng của ông đã đi vào suy nghĩ của chúng ta. Thánh Máccô có thể chấm dứt cách suy nghĩ thông thường của chúng ta như ông đã thường làm - Để mời gọi chúng ta một lần nữa hãy đến với Chúa Giêsu, người con trung thành và là tôi tớ của Thiên Chúa. Có rất nhiều điều đang chờ đợi chúng ta và sẽ thử thách sự cam kết dấn thân của chúng ta vào Chúa Kitô. Còn tôi, tôi sẽ đáp lại như thế nào? Bởi tự sức tôi chăng? Đừng nghĩ đến điều đó. Nhưng, hôm nay thánh Máccô nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không tự chúng ta làm được. Chúng ta đã chịu phép rữa trong Thần Khí của Chúa Giêsu, một Thần Khí đầy quyền năng được thể hiện trong việc phục vụ, mà còn đòi hỏi nhiều hy sinh của chính mình. Thần Khí đó là quá đủ để hoàn thành công việc mà Thiên Chúa đã giao cho Chúa Giêsu và vẫn tiếp tục ở trong chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


BAPTISM OF THE LORD (B)
Isaiah 55: 1-11 Psalm 29 Acts 10:34-38 Mark 1: 7-11

We were having brake problems on one of our community cars. At the garage I started to tell a mechanic about an interior light that was out and some scratches on the right rear fender. He interrupted me, "If you are having brake problems let’s take care of that, first things first." He was right and was more focused on the main issue than I was – "First things first."

I can hear an echo of the mechanic’s voice in today’s gospel. Mark, like that mechanic, gets right down to business as he opens his gospel, "The beginning of the gospel of Jesus Christ, the Son of God" (1:1). First things first. Today we are still in the first chapter and John the Baptist is spelling out the focus of this gospel – "One mightier than I is coming." The rest of the gospel will tell us more about this One who is coming, whom the Baptist tells us, will pour the Holy Spirit over people ("He will baptize you with the Holy Spirit").

Mark makes sure we don’t miss Jesus’ importance and the significance of the event. Immediately after John baptizes him, the Holy Spirit descends on Jesus and he hears the voice from heaven affirming his identity. If this were a movie there would be a blast of trumpets; if it were a play, a spotlight would suddenly shine on Jesus. Mark does a similar thing – he turns a "spotlight" on Jesus with the voice from heaven. Later in the gospel he will introduce a similar voice at another dramatic moment, on the mountain of Transfiguration (9:7). At Jesus’ crucifixion, a Roman soldier speaks the message, "Truly this man was the Son of God" (15:39).

At Jesus’ baptism there are two familiar biblical images – water and the Spirit. These biblical themes go through the Old Testament, all the way back to the opening lines of Genesis – where there were also water and the hovering Spirit. Today the prophet Isaiah invites, "all you who are thirsty, come to the water." Mark is suggesting that, through Jesus, a new creation is about to take place. What was destroyed by sin and disobedience is about to be restored by the coming hoped-for Messiah who brings the Holy Spirit with him and offers us thirst-quenching water for our parched spirits and world.

On the first Sunday of Advent we heard the lament from Isaiah that became our prayer of longing, "Oh, that you would rend the heavens and come down" (Isaiah 64:19). Today, Mark tells us God is doing just that, answering our prayer and coming to our aid: the heavens are "torn open" and the same Spirit present at the creation of the world, has again come upon the face of the earth.

I write early in the morning. The just-arrived newspaper I glanced at with my coffee reminds me that the new year continues to hold so much pain for so many, leaving us waiting stil and hoping. Looking through the window in my room I can see the pink eastern sky with purple and pale green clouds on the horizon. Besides human misery there is so much beauty at every turn in the world. But this beautiful earth itself is damaged by our sinful excesses. Is it the smog over nearby Dallas that makes the sky color so? We need to be washed and cleansed in the same Holy Spirit that descended upon Jesus at his baptism. That Spirit can move us to reach out in healing ways to a damaged earth, sky and sea.

Today’s scriptures and feast assure us that our Advent prayer is answered. God has torn open the heavens and come upon us and also on the waiting earth. Mark makes it clear that the rending of the heavens, the descent of the Spirit and the voice itself, were personal experiences for Jesus. ("On coming up out of the water he saw the heavens being torn and the Spirit, like a dove descending on him. And a voice came from the heavens, ‘You are my beloved Son; with you I am well pleased.’") Jesus is being commissioned; he will now begin his life of public ministry. From this point on his ministry will manifest the power the Baptist anticipated. Yet, Jesus will meet resistance from powerful forces that will eventually crush him. The confirmation Jesus received at his baptism will be a strength for him as he faces rejection from religious leaders and even abandonment by his disciples.

I didn’t hear any voices at my baptism – I was an infant. I dare say neither did those baptized as adults. But we have heard that voice many times since our baptisms, haven’t we? Whenever we were faced with choices: the easy way out, or the way of integrity; the truth, or a lie; an opportunity to help someone, or move on; an effort to correct a wrong, or turn a blind eye – didn’t we hear an interior voice reminding us who we are by our baptism? "You are my beloved child with you I am well pleased." Didn’t we pray for guidance to make the right choices and strength to follow through on our decisions? Or, did we let the opportunity to act like one baptized into Christ slip by?

At those decisive and testing moments were we strengthened by that same Spirit the Baptist promised Jesus would baptize us with; a Spirit that is powerful, recreates us and forms us into, what Genesis describes as, God’s image and likeness? Those who are called to give witness to the God of love, compassion and justice are not left on their own by God. The Spirit is given them to do their work – God’s work. We can look it up: the gift of God’s Spirit is right there in every book of the bible, starting in Genesis and now present at the beginning of Mark’s gospel – and Jesus freely anoints us with that Spirit that was with him and now is with us.

John the Baptist promised that Jesus would baptize us with the Spirit. Baptism inaugurated Jesus’ mission and Mark was reminding the early Christians, as he does today for us, that through their baptism they too were sent on mission. We are not baptized into a stay-at-home community to enjoy our gatherings, sing our hymns and say our prayers. The signs are staring us in the face: there is too much need in the world. But, we are reminded, if Jesus’ life with the Spirit is any clue, we too will face resistance, suffering and possibly death, as Jesus did.

During the reading Mark has entered our thoughts. He may have interrupted our usual patterns of thinking – as the scriptures frequently do. They invite us to once again Jesus, the faithful Son and Servant of God. There is a lot that awaits us and will challenge our commitment to Christ. How will I respond? On my own – "forget about it." But today Mark reminds us that we are not on our own. We have been baptized into the Spirit of Jesus, a Spirit of power expressed in service that may require much personal sacrifice. That Spirit is more than enough to finish the work God has begun in Jesus and continues in us.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 07/01/2021

15. Trong tất cả những việc thiêng liêng, tốt nhất là hợp tác với Thiên Chúa, để cho tội nhân hoán cải trở về.

(Thánh Daniel)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 07/01/2021
30. TÁN THÀNH NHAN HỒI CHẾT

Có một thư sinh rất lười nhác thường giận dữ vì sách quá nhiều, một lần nọ đang đọc sách “luận ngữ”, lúc đọc đến đoạn Nhan Uyên (1) chết, bèn vỗ tay tán thưởng nói:

- “Chết rất hay, chết quá đẹp”.

Có người hỏi tại sao, anh ta trả lời:

- “Nếu ông ta không chết thì lại viết trên Nhan Hồi dưới Nhan Hồi, tôi làm sao đọc hết được, như vậy thì mệt chết tôi luôn hả !”

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 30:

Học trò thì lúc nào cũng ngán bài vở, nhất là gần đến ngày thi, dù có siêng năng hay lười biếng học thì cũng rất lo và hồi hộp. Nhưng học trò giỏi thì không bao giờ chán khi đọc sách, bởi vì họ ý thức được việc đọc sách là việc của sĩ tử.

Có những người Ki-tô hữu khi đọc sách thánh thì cảm thấy chán ngán, bởi vì họ cứ thấy lập đi lập lại mấy chữ ân sủng, chúc lành, khôn ngoan, khiêm nhường.v.v...mà không thấy những gì là yêu đương với lãng mạn, cũng như không nhìn thấy bối cảnh lâm ly bi đát của câu chuyện, thế là họ cho việc đọc sách thánh là mất thời giờ quý báu của mình. Đọc sách, dù là sách thánh hay sách khoa học, hay các sách văn hóa khác thì cũng luôn giúp ích cho trí tuệ của con người, làm cho họ có tầm nhìn xa hơn về thế giới và trí óc hiểu biết thêm nhiều về kiến thức.

Đọc sách thánh và các sách đạo đức khác là làm cho đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu ngày càng tiến đến sự trọn lành, nó cũng làm cho người Ki-tô hữu nhận ra thánh ý của Thiên Chúa qua từng câu từng chữ trong sách thánh, để họ trở nên con người mới trong ân sủng của Ngài.

Việc đọc thêm sách để tham khảo, để mở mang kiến thức đối với học sinh lười là một cực hình, nhưng việc đọc sách thánh đối với người Ki-tô hữu là một niềm vui và an ủi, vì trong sách thánh họ tìm thấy nguồn suối ân sủng của Thiên Chúa ban cho họ sự sống đời đời...

(1) Còn có tên là Nhan Hồi, học trò của Khổng Tử (521-490 trước công nguyên).

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm B.10.1.2021
Lm Francis Lý văn Ca
17:03 07/01/2021
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, Giáo Hội mừng kính việc Chúa Giêsu chịu phép rửa. Phụng vụ của thánh lễ hôm nay được xem như kết thúc Mùa Giáng Sinh. Tuần sau chúng ta bắt đầu Mùa Quanh Năm chu kỳ phụng vụ của năm B.

Phụng vụ Lời Chúa cho chúng ta Đức Kitô bắt đầu đời sống công khai của Ngài qua việc chịu phép thanh tẩy bởi Gioan Baotixita nơi dòng sông Giorđanô. Qua việc thanh tẩy và những gì xảy ra chung quanh minh chứng Ngài là Đấng Thiên Chúa đã hứa, Gioan đã rao giảng và giới thiệu. Rồi từ đây Gioan phải rút lui và Ngài - tức Đức Kitô - phải được lớn lên như lời Kinh Thánh chúng ta sẽ nghe.

Qua phần phụng vụ lời Chúa, chúng ta ôn lại phần nào mầu nhiệm về Chúa Ba Ngôi và phép rửa tội chúng ta đã nhận lãnh. Ước chi mỗi người trong chúng ta luôn ý thức để sống ơn gọi của người Kitô hữu giữa đời.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Thiên Chúa luôn trung thành với dân Ngài trong lời Ngài hứa. Ngài sẽ ban Con Một Ngài đến cứu họ. Tiên tri Isaia trình bày cho chúng ta về sự trung tín của Thiên Chúa trong bài đọc sau đây.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan liên kết phép rửa chúng ta nhận lãnh với máu Chúa đổ ra trên thập giá và Thánh Thần Chúa sai đến. Ba điều nầy tóm tắt trọn vẹn ơn Thiên Chúa ban qua Đức Kitô.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu chịu phép rửa, đánh dấu cuộc đời công khai của Ngài. Đời sống của mỗi người trong chúng ta cũng được đánh dấu qua bí tích rửa tội. Chúng ta có sống trọn vẹn ý nghĩa phép rửa mà chúng ta đã nhận lãnh không?


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Cha phán qua Tin Mừng hôm nay, Ngài rất hài lòng về Người Con Chí Ái là Đức Kitô. Giờ đây, qua Người Con nầy, chúng ta nhờ chuyển cầu lên Thiên Chúa Cha những ý cầu xin sau đây:

1. Xin cho những anh chị em tân tòng, đã lãnh nhận bí tích thanh tẩy trong năm vừa qua, được luôn trung thành bước theo tiếng Chúa kêu mời, sống đời Kitô hữu trọn vẹn và phó thác, vì họ đã chọn Chúa làm cứu cánh của đời mình. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em đang được chuẩn bị để lãnh nhận phép rửa trong năm nay, do các giảng viên giáo lý giúp đỡ. Xin cho những sự chuẩn bị nầy đem lại nhiều kết quả do ơn Chúa ban. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho tất cả những ai đã được chịu phép rửa tội trong các Giáo Hội khác nhau, cùng tin vào Chúa Kitô; được ơn hiệp nhất trong tinh thần và trung thành trong ơn gọi làm con cái Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Qua phép rửa tội, chúng ta trở nên chứng nhân của Chúa Kitô; xin Chúa ban chúng ta ơn sức mạnh của Thánh Thần, để chiến đấu với con người mỏng dòn và ích kỷ, đôi lúc trong cuộc sống chúng ta bị giao động vì những biện minh, ngăn cản chúng ta thực thi đức ái đối với những người chung quanh. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho những anh chị em đã mang ấn tín ơn phép rửa tội và đã ra đi trước chúng ta được vào số những người Chúa chọn, đặc biệt những nạn nhân của Cvid-19-20… Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin cho ơn được làm nghĩa tử, qua bí tích rửa tội sẽ làm cho chúng con luôn sống trung thành trong ơn gọi. Qua sự trung thành nầy sẽ giúp chúng con được thông phần cuộc sống vĩnh cửu mai ngày trên thiên quốc. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Nicaragua lo sợ bạo lực sẽ bùng lên trong năm 2021
Đặng Tự Do
15:56 07/01/2021


Các giám mục Công Giáo tại Nicaragua đang kêu gọi một năm 2021 hòa bình, khi cuộc bầu cử tổng thống đang được chuẩn bị tổ chức.

Các giám mục từ lâu đã đứng về phe chống đối Tổng thống Daniel Ortega và phu nhân của ông, là Phó Tổng thống Rosario Murillo.

Vào năm 2018, khi người dân Nicaragua xuống đường phản đối một loạt các biện pháp của chính phủ, tên độc tài Daniel Ortega đã cho quân đội đàn áp dã man dân thường. Các Giám Mục đã nhanh chóng đưa ra quyết định mở rộng cửa các nhà thờ làm nơi trú ẩn an toàn và là các bệnh viện dã chiến để điều trị những người bị thương. Kể từ đó, Ortega và Murillo đã coi các giám mục như những kẻ thù. Một số vị Giám Mục đã bị tấn công, và Đức Cha Silvio Baez, phụ tá của Managua, phải lưu vong tại Rôma, sau một loạt các mối đe dọa lấy mạng ngài.

Cuộc bầu cử ở Nicaragua sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 11 năm 2021.

Tuy nhiên, một luật mới được Quốc hội do đảng cầm quyền chiếm đa số đã thông qua một luật cho phép Ortega đơn phương tuyên bố công dân nào là “những kẻ khủng bố”, “những kẻ đảo chính”, “những kẻ phản bội quê hương” và cấm họ ra tranh cử.

Ortega đã tự do áp dụng các điều khoản đó khi cáo buộc Đức Cha Silvio Baez là “kẻ khủng bố”. Ông ta cũng tự do áp dụng các điều khoản đó đối với hầu như toàn bộ những người nào phe đối lập đã từng tham gia các cuộc biểu tình lớn năm 2018 chống lại chế độ của ông.

Luật mới nhằm loại bỏ bất kỳ rào cản nào có thể có, để cuối cùng là bảo đảm quyền cai trị gần như vĩnh viễn của tên độc tài này đối với Nicaragua.


Source:Crux
 
Cuộc diễn hành Ba Vua ngoạn mục tại Ba Lan diễn ra giữa những khó khăn của đại dịch
Đặng Tự Do
15:58 07/01/2021


Tử vong tại Ba Lan, tính cho đến ngày 6 tháng Giêng, đã lên đến 30,055 người, trong số 1,344,763 trường hợp nhiễm coronavirus. Việc lây lan nhanh các trường hợp nhiễm coronavirus là hậu quả có thể thấy trước của các cuộc biểu tình phò phá thai diễn ra trong hai tháng qua.

Trong bối cảnh đó, các cuộc diễn hành Ba Vua, tiếng Ba Lan gọi là Orszak Trzech Króli, đã phải thu nhỏ lại rất nhiều. Tại Ba Lan, các cuộc diễn hành Ba Vua hàng năm, thường được thể hiện như các vở kịch Giáng Sinh trên đường phố lớn nhất trên thế giới.

Năm nay, ước tính có khoảng 2,500 cuộc diễn hành Ba Vua đã diễn ra ở Ba Lan vào hôm thứ Tư 6 tháng Giêng trong bối cảnh các hạn chế chặt chẽ vì đại dịch coronavirus.

Các cuộc rước đã được thu nhỏ lại đáng kể so với năm ngoái, khi 1.3 triệu người tham gia vào sự kiện kỷ niệm chuyến viếng thăm của ba Đạo Sĩ, còn gọi là ba Vua, hoặc ba nhà thông thái từ phương Đông, đến triều bái Chúa Giêsu mới sinh ở Bethlehem.

Nhiều cuộc diễn hành Ba Vua năm nay được tổ chức hoàn toàn trực tuyến. Các nhà tổ chức khuyến khích người Ba Lan cân nhắc tổ chức các đám rước trong phạm vi gia đình, hát những bài hát mừng trong nhà thờ và tham gia hát mừng Giáng sinh trong các mạng truyền thông xã hội.

Ở một số nơi, Ba Vua đi trên lưng ngựa từ giáo xứ này sang giáo xứ khác. Ở những nơi khác, các cuộc diễn hành bằng xe hơi đã được tổ chức thay cho các cuộc rước truyền thống. Tại thủ đô Warsaw, năm ngoái, đã có các cuộc diễn hành Ba Vua thu hút đến 90,000 người nhưng năm nay theo các quy định phòng dịch, chỉ có năm người được tham gia.

Cha Paweł Rytel-Andrianik Giám đốc Văn phòng Truyền thông Đối ngoại của Hội đồng Giám mục Ba Lan, cho biết: “Hầu hết các cuộc rước nhỏ được tổ chức sau các Thánh lễ, dưới hình thức diễn hành và tuần hành theo nhóm năm người, để phù hợp với các yêu cầu vệ sinh”.

Phương châm của các cuộc diễn hành năm nay là “Chúng ta hãy tạ ơn Chúa”, đó là tựa đề của một bài thơ trong tuyển tập “Bài hát XIII” của nhà thơ thời Phục hưng Ba Lan Jan Kochanowski.

Piotr Giertych, chủ tịch hội đồng quản trị của Tổ chức Diễn hành Ba Vua, là cơ quan giám sát sự kiện này của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nói rằng phương châm bày tỏ lòng biết ơn này thể hiện niềm tri ân Chúa của người Ba Lan rằng ngày 6 tháng Giêng một lần nữa đã trở thành ngày quốc lễ ở Ba Lan từ 10 năm trước.

“Chúng ta vẫn có những điều gì đó để cảm ơn sau một năm khó khăn này. Năm 2020 là một năm khó khăn đối với tất cả chúng ta, nhưng cũng đầy ý tưởng, tràn đầy hy vọng và chúng ta hy vọng rằng cuộc rước Ba Vua giống như một ngôi sao tỏa sáng trong bóng tối, như sự ra đời của Chúa Kitô”, anh nói.

Cuộc diễn hành Ba Vua trên đường phố đầu tiên được tổ chức ở Ba Lan vào năm 2009. Nó được hình thành như một phần tiếp theo của vở kịch Chúa Giáng Sinh tại một trong những trường học của thủ đô Warsaw. Cuộc diễn hành Ba Vua bắt nguồn từ truyền thống địa phương là diễn các vở kịch và ca mừng Chúa Giáng Sinh, nhưng nó cũng được mô phỏng theo các cuộc diễn hành được tổ chức ở Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ.

Trong đám rước Ba Lan, những người tham gia đi bộ qua các đường phố của thị trấn và làng mạc phía sau Ngôi sao Bethlehem. Tất cả những người tham gia đều nhận được một tập sách gồm những bài hát mừng Giáng sinh và những chiếc vương miện bằng giấy đầy màu sắc và họ hát những bài hát mừng Giáng sinh khi đi bộ. Ba Vua dẫn đầu đoàn rước đến máng cỏ, nơi tất cả mọi người hiện diện cúi đầu trước Chúa Giêsu và Thánh Gia.

Nhờ ngày lễ Hiển linh trở thành một ngày quốc lễ từ năm 2011, số lượng các cuộc diễn hành Ba Vua đã tăng đều đặn. Kể từ năm 2012, tổng thống Ba Lan đã nồng nhiệt ủng hộ các sự kiện này, bắt đầu với tổng thống Bronisław Komorowski và tiếp tục với nguyên thủ quốc gia hiện nay là Andrzej Duda.

Theo trang web của Tổ chức Diễn hành Ba Vua, các cuộc diễn hành đã diễn ra tại 22 địa điểm của các cộng đồng Ba Lan ở hải ngoại vào năm 2019. Các nhà tổ chức diễn hành hy vọng rằng hiện tượng này sẽ tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới.

Như những năm trước, Đức Thán h Cha Phanxicô chào mừng những người tham gia vào các cuộc rước ở Ba Lan năm nay.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha nói

“Tôi gửi lời chào thân ái tới tất cả anh chị em, những người được kết nối thông qua các phương tiện giao tiếp. Một lời chào đặc biệt được gửi đến Quỹ ‘Diễn hành Ba Vua’, nhằm tổ chức các sự kiện truyền giáo và liên đới tại nhiều thành phố và làng mạc ở Ba Lan và các nước khác”.


Source:Catholic News Agency
 
Muốn hàn gắn quốc gia, Biden phải cần đến Giáo Hội của mình
Vũ Văn An
17:41 07/01/2021

Theo LifeSiteNews, sau cuộc bạo loạn trên Đồi Capitol, và nhất là sau cuộc bầu phiếu của Lưỡng Viện Quốc Hội thừa nhận cuộc thắng cử của Joe Biden, Tổng Thống Trump không còn con đường nào khác ngoài việc tuyên bố sẵn sàng chuyển quyền vào ngày 20 tháng này.



Nguyên văn tuyên bố của ông qua đường Tweet: “Mặc dù hoàn toàn bất đồng với kết quả bầu cử và các sự kiện xác nhận với tôi, tuy nhiên sẽ có việc chuyển quyền một cách trật tự vào ngày 20 tháng Giêng”.

Tuy hứa hẹn vẫn tiếp tục tranh đấu giành kết quả đích thực cho diễn trình bầu cử, nhưng nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ chấm dứt vào ngày 20 tháng Giêng, khi Joe Biden nhậm chức tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.

Cuộc bạo loạn trên đồi Capitol và lời hứa tiếp tục tranh đấu của Donald Trump sẽ là bóng ma lấp ló phía sau chính phủ Biden. Và do đó, tham vọng hàn gắn quốc gia của Biden sẽ khó khăn hơn nhiều. Trước viễn cảnh không mấy lạc quan ấy, Ký giả John Allen khuyên Biden: “muốn hàn gắn Hoa Kỳ, Biden cần Giáo Hội của mình” (https://cruxnow.com/news-analysis/2021/01/if-biden-is-to-heal-america-hell-need-his-church/).

Theo ký giả này, dù sao, Tổng thống đắc cử Joe Biden vẫn là một người Công Giáo chân thành. Ông đã nói một cách công khai về việc các niềm tin của ông đã duy trì ông vượt qua nỗi đau đớn và mất mát bản thân ra sao và trong khi có thể có cuộc tranh luận nơi một số giới về mức độ phù hợp giữa nền chính trị với đức tin của ông, rất ít người tranh cãi việc ông có đức tin hay không.

Trong bối cảnh hỗn loạn hôm thứ Tư tại Đồi Capitol, Biden có thể cần đức tin đó hơn bao giờ hết.

Đúng, đám đông ô hợp tấn công Tòa nhà Capitol đã bị ngăn chặn, cũng như các thách thức đối với kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Trong hai tuần nữa, Biden sẽ trở thành tổng thống Công Giáo Rôma thứ hai của Hoa Kỳ, sau khi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện đã chứng nhận chiến thắng của ông vào khoảng 4 giờ sáng tại Washington.

Nhưng sẽ thật là ngây thơ nếu nghĩ rằng những kết quả đó đánh dấu “việc kết thúc” hoặc “tận cùng” của bất cứ điều gì khác ngoài ý nghĩa bầu cử. Có thể cho rằng, không phải kể từ lễ nhậm chức đầu tiên của Lincoln vào năm 1861, một tổng thống nhậm chức sắp tới của Mỹ phải đối mặt với một quốc gia bị chia rẽ như vậy. Nếu Biden muốn cai trị, ông sẽ cần tìm cách bắt đầu ghép các mảnh vụn lại với nhau và việc thu hút các nguồn lực của Giáo Hội Công Giáo có thể là một trong những lựa chọn tốt hơn của ông.

Chúng ta đừng đánh giá thấp tầm lớn lao của thách thức. Cuộc nổi loạn ở thủ đô ngày hôm qua không chỉ thu hút sự phẫn nộ của một số người ủng hộ Trump, mà nó còn tạo ra một cuộc tranh giành máu giữa các thành viên trong đảng của chính Biden, nhiều người trong số này dường như đang tham gia vào một cuộc thi đấu để xem họ có thể yêu cầu phải áp đặt bao nhiêu trừng phạt đối với Trump và những người hỗ trợ ông ta. Một khi Trump rời nhiệm sở, chắc chắn sẽ có những lời kêu gọi trừng phạt hình sự. Dù được bảo đảm bao nhiêu đi chăng nữa, những động thái như vậy chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ. Bằng cách nào đó, Mỹ phải tìm ra một phương thức hành xử mới.

Ở phía tả, cần phải thừa nhận rằng người ta có thể ủng hộ phần lớn nghị trình chính sách của Trump và có thể chia sẻ sự hoài nghi của Trump đối với giới ưu tú và giơi quyền uy, mà vẫn không phải là kẻ thù của dân chủ hay cuồng tín phân biệt chủng tộc. Ở phía hữu, phải sẵn sàng chấp nhận rằng "người Mỹ" và "phò Trump" không có nghĩa như nhau và, về vấn đề này, "kính sợ Chúa" và "Đảng Cộng hòa" cũng không phải là các khái niệm đồng nhất.

Sự chế nhạo, bác bỏ, tự cho mình công chính và khôn ngoan hơn người phải kết thúc. Nếu bạn không thể ban cấp cho các khu vực bầu cử đại diện cho đông đảo người dân Hoa Kỳ cả quyền được lắng nghe, thì vũ lực sẽ trở thành lựa chọn duy nhất và hôm qua chúng ta đã thấy điều đó kết thúc ở chỗ nào.

Chắc chắn, Biden sẽ phải dẫn đầu trong dự án hòa giải quốc gia này. Tài sản lớn nhất của ông khi làm như vậy có thể là Giáo hội của ông - khi đã chứng kiến ông qua bi kịch bản thân, Đạo Công Giáo có thể sẵn sàng hỗ trợ ông trong cuộc thử thách công cộng có tính quyết định này.

Trước hết, Đạo Công Giáo là nhóm tôn giáo lớn duy nhất ở Mỹ, nơi cả hai phe của sự chia rẽ chính trị quốc gia được đại diện gần như đồng đều. Nhìn chung, các cuộc thăm dò ý kiến ngay sau khi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tháng 11 cho thấy người Công Giáo gần như phân chia đồng đều giữa Biden và Trump, và những thực tại đó dễ thấy trên các diễn đàn xã hội Công Giáo cũng như các phương tiện truyền thông Công Giáo truyền thống.

Ở bình diện bản thân, Allen có những người bạn Công Giáo Hoa kỳ ủng hộ Trump nhiệt thành và cũng có những người bạn chỉ trích ông ta một cách nhiệt thành không kém, nhưng cả hai nhóm đều bao gồm những người có tâm trí tuyệt vời và tâm hồn thậm chí còn tốt hơn nữa. Chúng ta đang sống trong một thế giới phân cực và những người bạn này của Allen chắc chắn có khả năng nhìn về phía bên kia với sự hoài nghi và thậm chí chế nhạo, nhưng đó là điều tồi tệ nhất của họ chứ không phải điều tốt nhất của họ.

Hãy tưởng tượng nếu Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ coi việc cổ vũ chiến dịch hàn gắn như ưu tiên cho mục vụ toàn quốc - không phải là “đối thoại”, theo nghĩa cổ vũ cuộc tranh luận chính trị, mà là theo đuổi tình bạn giữa các tuyến hào bộ lạc. Người Công Giáo chiếm một phần tư dân số quốc gia, và khi Đạo Công Giáo ở Mỹ vận hành một cách thống nhất và có mục đích, bối cảnh văn hóa sẽ biến đổi.

Hãy tưởng tượng nếu mọi giáo xứ Công Giáo ở Mỹ đều có ý hướng tạo không gian để các thành viên của các bộ lạc cạnh tranh nhau có thể đến với nhau và làm một điều gì đó có tính xây dựng - chẳng hạn như phát động bếp súp (soup kithen) hoặc xây nhà cho chương trình Habitat for Humanity hoặc tiếp xúc với những người Mỹ cao tuổi sống cô lập và sợ hãi do cuộc khủng hoảng Covid hoặc giúp đáp ứng bất cứ nhu cầu cấp thiết nào khác.

Với thời gian, họ có thể phát hiện ra rằng ý kiến của ai đó về việc liệu các máy của Hệ thống bỏ phiếu Dominion có xóa hay không xóa phiếu bầu của Trump không thực sự là nét xác định ra nhân tính của họ.

Đức Hồng Y Wilton Gregory của Washington, DC, dường như muốn gợi ý theo hướng đó trong lời bình luận của ngài về các biến cố hôm qua, khi ngài nhắc các tín hữu nhớ rằng họ được kêu gọi “thừa nhận nhân phẩm của những người mà chúng ta không đồng ý với và tìm cách làm việc với họ để bảo đảm ích chung cho mọi người”.

Người ta hy vọng rằng, tiếp sau các biến cố ngày hôm qua, người Công Giáo ở bình diện cơ sở và ở bình diện cao nhất sẽ chấp nhận thách thức này, bằng cách bắt đầu nhất quyết tránh sử dụng thứ giọng điệu công khai gây chia rẽ. Chính một Kitô hữu thuộc phái Cơ đốc Phục lâm, Tuyên úy Thượng viện Barry Black, đã kết thúc diễn trình chứng nhận bằng một lời cầu nguyện có liên quan tới người Công Giáo: “Những thảm kịch này nhắc nhở chúng ta rằng lời nói là điều quan trọng, và sức mạnh của sự sống và sự chết nằm ở lưỡi chúng ta”.

Trong nhiều điều khác, những “người gây ảnh hưởng” Công Giáo ngoài kia – tức những người có lượng người theo dõi lớn trên Twitter, hoặc các khán giả truyền hình, hay những người giúp lên khuôn cuộc đàm luận bằng những cách khác - cần phải chấp nhận rằng ngày hôm qua là một sự giản lược thành phi lý (reductio ad absurdum) đối với nền văn hóa chua cay, và việc nghĩ ra những mỉa mai hay nhất chống đối thủ ý thức hệ của mình trong 280 ký tự không phải là một biểu hiện của đức hạnh.

Những người Công Giáo bình thường cũng sẽ phải ngưng, đừng tưởng thưởng cho những màn như vậy bằng mắt và túi tiền của mình.

Tất cả những điều đó có thể xảy ra không? Có thể có, có thể không, nhưng nếu điều đó được chứng minh là không thể xảy ra trong Giáo hội, nơi mà chính bản sắc của chúng ta được cho là bắt nguồn từ việc là “Công Giáo”, tức phổ quát, thì còn hy vọng gì vào nền văn hóa rộng lớn hơn?

Có lẽ điều có tính quan phòng là Mỹ sắp sửa có một tổng thống Công Giáo vào thời điểm trong đó khả năng đón nhận sự đa dạng mà không chia rẽ là điều đặc biệt chủ yếu. Dù sao, nếu lúc nào đó có một “khoảnh khắc Công Giáo” tiềm tàng ở Mỹ, thì xem ra chính là lúc này đây. Chúng ta hãy hy vọng sẽ tận dụng nó tối đa.






 
Diễn từ của Tổng thống Trump về tình hình đất nước – Tuyên bố của thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc McEnany
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:01 07/01/2021


1. Tuyên bố của thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc về vụ tấn công vào Tòa Nhà Quốc Hội

Lúc 5g chiều ngày 7 tháng Giêng, theo giờ địa phương Washington, tức là 5g sáng ngày 8 tháng Giêng theo giờ Việt Nam, cô Kayleigh McEnany thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc đã có một cuộc họp báo.

Mở đầu, cô McEnany nói:

Tôi ở đây để gửi thông điệp này thay mặt cho toàn thể Tòa Bạch Ốc. Hãy để tôi nói rõ, bạo lực mà chúng ta thấy ngày hôm qua tại Điện Capitol của quốc gia chúng ta thật kinh khủng, đáng chê trách và trái ngược với cách làm của người Mỹ. Chúng tôi, tổng thống và chính quyền này, lên án điều đó với những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể. Điều đó là không thể chấp nhận được và những người đã vi phạm pháp luật cần phải bị truy tố đến mức tối đa của pháp luật.

Tôi đứng ở đây trên bục này một ngày sau khi một ngôi nhà thờ lịch sử bị đốt cháy trong những vụ bạo loạn và tôi nói điều này: “Tu Chính Án thứ nhất bảo đảm quyền hội họp hòa bình của người dân. Những gì chúng ta thấy đêm qua ở Washington và trên khắp đất nước không phải là điều đó”. Đừng nhầm lẫn, những gì chúng ta đã thấy vào chiều hôm qua trong các hành lang của Điện Capitol của chúng ta, không phải như vậy. Chúng tôi đau buồn vì những mất mát sinh mạng và những người bị thương và chúng tôi nhớ đến họ trong lời cầu nguyện và gần gũi với trái tim của chúng tôi vào lúc này.

Chúng tôi cảm ơn các nhân viên thực thi pháp luật dũng cảm của chúng ta, những người anh hùng thực sự của Mỹ. Những gì chúng ta thấy ngày hôm qua, là một nhóm bạo động, phá hoại các quyền hợp pháp của Tu chính án thứ nhất của hàng ngàn người đã đến tham dự một cách hòa bình để tiếng nói của họ được lắng nghe tại Điện Capitol của quốc gia chúng ta. Những người bao vây bạo lực Điện Capitol của chúng ta, đối lập với tất cả những gì mà chính quyền này đại diện. Giá trị cốt lõi của chính quyền của chúng ta, là ý tưởng rằng mọi công dân đều có quyền sống trong an toàn, hòa bình và tự do. Những người đang làm việc trong tòa nhà này đang làm việc để bảo đảm quá trình chuyển giao quyền lực có trật tự. Giờ là lúc nước Mỹ đoàn kết, xích lại gần nhau, từ chối bạo lực mà chúng ta đã thấy. Chúng ta là một dân tộc Mỹ dưới quyền Chúa. Cảm ơn rất nhiều.

2. Diễn từ của Tổng thống Trump về tình hình đất nước

Sau đó, 2 giờ, tức là lúc 7g tối ngày 7 tháng Giêng, theo giờ địa phương Washington, tức là 7g sáng ngày 8 tháng Giêng theo giờ Việt Nam, Tổng thống Trump đã có diễn từ sau gởi nhân dân Hoa Kỳ.

Mở đầu tổng thống nói:

Tôi muốn bắt đầu bằng cách đề cập đến cuộc tấn công kinh hoàng vào Điện Capitol. Giống như tất cả người Mỹ, tôi phẫn nộ vì bạo lực, tình trạng vô luật pháp và lộn xộn. Tôi đã ngay lập tức triển khai Vệ binh Quốc gia và các cơ quan thực thi pháp luật liên bang để bảo vệ tòa nhà và trục xuất những người xâm nhập.

Nước Mỹ luôn phải là một quốc gia của luật pháp và trật tự, những người biểu tình tràn vào Điện Capitol đã làm ô uế nền dân chủ Mỹ vì những hành vi bạo lực và phá hoại. Các bạn không đại diện cho đất nước của chúng ta, và những người đã vi phạm pháp luật, các bạn sẽ phải trả giá.

Chúng ta vừa trải qua một cuộc bầu cử căng thẳng và cảm xúc dâng trào, nhưng bây giờ tâm trạng của chúng ta phải được làm nguội lại, phải bình tĩnh trở lại. Chúng ta phải tiếp tục với công việc bình thường của người Mỹ.

Chiến dịch của tôi quyết liệt theo đuổi mọi con đường hợp pháp để tranh chấp kết quả bầu cử. Mục tiêu duy nhất của tôi là bảo đảm tính liêm chính của cuộc bỏ phiếu, và khi làm như vậy tôi đấu tranh để bảo vệ nền dân chủ Mỹ. Tôi tiếp tục tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta phải cải cách luật bầu cử của mình để xác minh danh tính và tư cách hợp lệ của tất cả các cử tri cũng như bảo đảm niềm tin và sự tự tin của chúng ta trong tất cả các cuộc bầu cử trong tương lai.

Bây giờ Quốc hội đã chứng nhận kết quả. Một chính quyền mới sẽ được ra mắt vào ngày 20 tháng Giêng. Trọng tâm của tôi bây giờ chuyển sang bảo đảm quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ, có trật tự và không gián đoạn. Khoảnh khắc này kêu gọi sự hàn gắn và hòa giải.

Năm 2020 là một thời điểm đầy thử thách đối với người dân nước ta. Một đại dịch đang đe dọa đã khiến cuộc sống của hàng triệu công dân của chúng ta bị cô lập trong ngôi nhà của họ, gây thiệt hại cho nền kinh tế của chúng ta và cướp đi sinh mạng của vô số người. Đánh bại đại dịch này và xây dựng lại nền kinh tế vĩ đại nhất trên trái đất sẽ đòi hỏi tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau. Nó sẽ đòi hỏi một sự nhấn mạnh mới về các giá trị công dân của lòng yêu nước, đức tin, lòng bác ái, cộng đồng và gia đình. Chúng ta phải làm sống lại những mối dây thiêng liêng của tình yêu và lòng trung thành gắn bó chúng ta với nhau như một gia đình quốc gia đối với các công dân của đất nước chúng ta.

Được phục vụ với tư cách là tổng thống của các bạn là niềm vinh dự của cuộc đời tôi và đối với tất cả những người ủng hộ tuyệt vời của tôi, tôi biết các bạn rất thất vọng, nhưng tôi cũng muốn các bạn biết rằng cuộc hành trình đáng kinh ngạc của chúng ta chỉ mới bắt đầu. Cảm ơn các bạn. Xin Chúa phù hộ các bạn và xin Chúa phù hộ nước Mỹ.

3. Những người ủng hộ Tổng thống Trump tuần hành ở Tokyo

Các nhà tổ chức cho biết có khoảng 1,000 người biểu tình đã vẫy cờ Mỹ, cũng như cờ “Mặt trời mọc” của Nhật Bản trong một cuộc biểu tình hiếm thấy tại Tokyo.

Họ cũng giơ cao các biểu ngữ phản đối cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, mà họ cáo buộc là gian lận. Diễn biến này xảy ra sau vụ tấn công vào Tòa Nhà Quốc Hội Liên Bang ở Washington DC, trong đó 4 người biểu tình bị thiệt mạng.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu FABC số 52: Khoa Đào tạo về Hoạt động Xã hội Á Châu Tiên khởi
Lm. Xuân Hy Vọng
09:29 07/01/2021
Tư liệu FABC số 52:
TRỞ NÊN GIÁO HỘI CỦA NGƯỜI NGHÈO:
ĐỒNG HÀNH VỚI CÔNG NHÂN
Khoa Đào tạo về Hoạt động Xã hội Á Châu Tiên khởi
Antipolo, Phi-luật-tân, 28/4 – 4/9/1987


Chuyển ngữ: Lm. Xuân Hy Vọng

Giới thiệu ĐTGM Anthony Soter Fernandez

Chương 1 – Bối cảnh Lịch sử
Phần 1: Sự Xuất hiện của Giáo Hội Á Châu
Phần 2: Hoạt động Xã hội tại Giáo hội Á Châu
Phần 3: Chương trình AISA (1987 – 1990)

Chương 2 – Gặp gỡ–Hoà nhập
Phần 1: Nhân diện Người nghèo
Phần 2: Cảm nghiệm Đầu tiên

Chương 3 Phân tích trên Bình diện Xã hội (Phân tích Xã hội)
Phần 1: Phương pháp Phân tích Xã hội
Yêu cầu tiên quyết của một Phân tích Đúng đắn
Phần 2: Hoàn cảnh Lao động tại Châu Á
Phần 3: Hoàn cảnh Lao động tại Phi-luật-tân
Thảo luận Hội thẩm đoàn: Quan điểm về các Phân tích của nghi vấn:
Tại sao người Công nhân lại Nghèo và những Lời giải đáp có thể
A. Quan điểm từ người Quản lý được Bà Lourdes Jose, Giám đốc Nhân sự, trình bày
B. Quan điểm Học thuật được Gs. Réné Ofreneo thuộc Bộ Học viện mối Quan hệ Công nghiệp Phi-luật-tân, trình bày
C. Quan điểm từ Bộ phận Lao động được Lãnh đạo Công đoàn trình bày
Phần 4: – Diễn đàn chung
Phần 5: – Lĩnh vực Quan tâm Đặc biệt: Lao động Nữ
Phần 6: – Thử nhìn vào những Lời giải đáp của Chính phủ và các Tổ chức Phi chính phủ tại Phi-luật-tân
- Sở Phát triển và Phúc lợi Xã hội
- Hội đồng Kinh tế Nhân dân thời Rizal
- Dịch vụ Xã hội Thánh Giu-se

Chương 4 – Suy tư Thần học
Phần 1: Một Loại hình Thần học cho Thời đại Chúng ta
Phần 2: Giáo hội và người Công nhân
Phần 3: Suy tư ASIA I
A. Tôi đã cảm nhận Thiên Chúa hoạt động nơi nào trong cuộc sống người lao động mà tôi gặp gỡ hay làm việc chung?
B. Qua giáo huấn xã hội của Giáo hội, tôi đã được nghe Chúa nói những gì?
C. Tôi gặp phải vấn đề nào khi đối diện với thử thách của Chúa?
Chương 5 – Kế hoạch Mục vụ
Phần 1: Hiến chế Mục vụ
Phần 2: Giải đáp Quy cũ
Kế hoạch của Tham dự viên AISA I
Nam Á
Đông Á
Phi-luật-tân

Chương 6 – Chiều kích Chiêm niệm của Hoạt động Xã hội


MỘT BƯỚC LỊCH SỬ
Thuyết trình viên: ĐTGM Anthony Soter Fernandez

(Bài thuyết trình được trích từ diễn ngôn khai mạc ASIA I của ĐTGM Anthony Soter Fernandez, TGP Kuala Lumpur, Ma-lai-si-a. Ngài là Chủ tịch Điều hành Văn phòng Phát triển Con người trực thuộc Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu).

Đây là một cơ hội mang tính lịch sử cho Giáo hội tại Châu Á. Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội Á Châu (AISA) đầu tiên khởi sự cho loạt chương trình mà tôi hy vọng sẽ ảnh hưởng rộng khắp Giáo hội Á Châu, cũng như các Giáo hội địa phương khác trên toàn thế giới.

Tôi chợt nghĩ về một biến cố lịch sử khác đã từng diễn ra tại Phi-luật-tân vào năm 1970. Nhân dịp Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI viếng thăm, mọi Giám mục trên khắp Châu Á đã tề tựu, và Liên hội Đồng Giám mục Á Châu (FABC) được thành hình. Các ngài đoan hứa cam kết với nhau trở nên Giáo hội của Người nghèo, vì lẽ dân ở Châu Á phần lớn là người nghèo.

Tại Hội nghị Khoáng đại đầu tiên diễn ra ở Đài Bắc năm 1974, các Giám mục đã tuyên bố cụ thể hơn rằng: người dân Châu Á tuy nghèo về mặt kinh tế, nhưng lại giàu có về mặt văn hoá. Và sự phong phú trên bình diện văn hoá này được các thần học gia gọi là “sức mạnh truyền giáo của người nghèo”.

Tương tự, một biến cố lịch sử khác, khi 42 Giám mục hầu hết đến từ Châu Á cùng với nhiều Giám mục khắp nơi trên thế giới, quy tụ để tham dự Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội trực thuộc Liên hội đồng Giám mục Á Châu lần thứ VII (BISA VII) tại Thái Lan năm 1986.

Các ngài diễn tả những cảm nghiệm với người nghèo như sau:
Sự nghèo khổ tại Châu Á không đơn thuần về phương diện kinh tế, và lòng đạo đức bình dân từ đó cũng không chỉ mang nét văn hoá mà thôi. Trong đạo đức Á Châu, nghèo khó và đạo đức bình dân đan xen với nhau như thể kết tụ lại tạo nên nét đặc trưng của châu lục này. Hoà chung với từng di sản phong phú về mặt tôn giáo và văn hoá của Á Châu, đặc biệt trong đời sống người nghèo, các Giám mục đã tìm tòi biện phân cho sự thúc đẩy đầy sáng tạo của Thần khí giải thoát mỗi lúc người nghèo đấu tranh hầu tự mình thoát khỏi gọng kềm đàn áp, tình trạng tước đoạt, cũng như nỗ lực xây dựng tinh thần hiệp nhất chân chính giữa mọi người và các dân nước.

Liên quan đến điểm này, một sự kiện quan trọng khác cũng được diễn ra tại Tô-ky-ô vào tháng 10 năm 1986, đó là Hội nghị Khoáng đại IV. Ở bài suy tư cuối cùng, các Giám mục trình bày một cách đặc biệt đến vai trò của giáo dân trong thế giới lao động, và đây chính là nguồn cảm hứng cho AISA hiện nay:
Sứ mạng căn bản của người giáo dân trong thế giới lao động là tái khám phá ý nghĩa tôn giáo của công việc như một cách biểu hiện đặc tính sáng tạo nơi con người và hồng ân được tham dự vào công trình của Đấng Tạo Hoá. Trách vụ chuyển hoá hoàn cảnh phi nhân đạo hiện nay trong lao động bắt đầu một khi người công nhân vượt lên những công việc đơn điệu hằng ngày mà tự vấn về toàn bộ cảm nghiệm sống: Tại sao phải làm việc? Công việc có ý nghĩa gì? Cuộc đời mang ý nghĩa ra sao?

Những vấn nạn tôn giáo căn bản này bộc lộ lòng khát khao sâu thẳm nơi con người, muốn có được cuộc sống hạnh phúc, tự do, và tôn trọng muôn người. Bắt nguồn từ Thần khí, mọi khát khao này không thể bị bóp nghẹt do bất cứ hệ thống công việc nào. Vì thế, khi người công nhân đấu tranh tạo ra một hệ thống lao động hiệu quả hơn, dẫn tới đời sống thiêng liêng đích thật, thì dưới ánh sáng Tin Mừng, nỗ lực này chính là hành vi lành thánh.

Những lời tốt đẹp tạo nguồn cảm hứng này của các Giám mục Á Châu cần được ăn sâu và thấm nhuần trong đời sống người lao động. Cũng từ nhu cầu này mà AISA được ra đời.

Không từ ngữ nào hay hơn diễn đạt hết niềm hy vọng của chúng ta về AISA như một khởi đầu mang tính lịch sử, bước tiến tiên khởi của chặng đường dài ngàn dặm xa, và tư tưởng sâu sắc này được BISA VII nhắc lại:
Thiên Chúa của lịch sử loài người hằng làm việc liên lỉ trong thế giới nghèo khó. Mỗi lúc nhận ra Chúa nơi thân phận người nghèo, hiểu được cách thức Người hoạt động giữa họ, biện phân hướng tác động của Người trên họ, thì chúng ta cảm nghiệm sâu xa trong mình những thách đố cụ thể hơn đang phải đối mặt. Một thách thức mà chúng ta phải đáp trả trong đức tin và với đức tin. Bởi lẽ, thách đố này khiến chúng ta xem xét lại các ý niệm của bản thân như Giáo hội, và dân Chúa. Hơn nữa, những thách đố này dẫn chúng ta đến duy chỉ một kết luận mà thôi, đó là: chúng ta phải nỗ lực hầu thật sự trở nên Giáo hội của Người nghèo (BISA V).

CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Phần 1: Sự Xuất hiện của Giáo Hội Á Châu


Kỷ nguyên Mới: Công đồng Vatican II làm nên kỷ nguyên đã khép lại vào năm 1965. Trong lịch sử Giáo hội thế kỷ XX này, không một sự kiện nào có thể so sánh với sức ảnh hưởng của nó nơi đời sống Giáo Hội Công Giáo La Mã. Nếu văn kiện Ánh Sáng Muôn Dân mang tính lịch sử, thì tài liệu bế mạc cho chúng ta thấy rõ sự ra đời từ chính cung lòng của Công đồng, mở ra một kỷ nguyên mới, trình bày về những kết cuộc vươn xa, đó là văn kiện Giáo hội trong Thế giới Ngày nay. Hàng loạt phản ứng chuỗi bắt đầu, được cảm nhận ngay tại Á Châu.

Tầm Nhìn Á Châu: Vào tháng 11 năm 1970, hơn một trăm Giám mục khắp Châu Á tề tựu tại Manila để được yết kiến Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI. Chắc hẳn đây là một thời khắc lịch sử – lần đầu tiên vị Cha chung đặt chân tới đất nước Phi-luật-tân.

Mọi kế hoạch được các hội đồng Giám mục tổ chức như đã thực hiện tại Châu Mỹ Latinh; tuy nhiên, đây không hẳn phiên bản sao chép hoàn toàn của Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Nó khiêm tốn hơn nhiều – với một liên hiệp các hội đồng Giám mục, một diễn đàn nhằm trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ tăng trưởng. Đây cũng là cách thức giúp các Giám mục Á Châu biết về nhau, vì các ngài vốn cho rằng: bản thân kết nối với các Giám mục tại Âu Châu, Bắc Mỹ và Rô-ma tốt hơn với các Giám mục trong lục địa Á Châu này.

Tuy vậy, đối với một số Giám mục uyên thâm uyên bác thì nhận định cơ hội này quý giá hơn cả việc chỉ làm quen để biết nhau. Viễn cảnh chuyển mình của một Giáo Hội Á Châu được mở ra, vượt xa liên hiệp giáo hội địa phương đơn thuần. Và đây là lời đáp cho tầm nhìn Á Châu đối với đại lục rộng lớn này, hiện chiếm gần 2/3 dân số toàn cầu, nhưng hầu hết họ đều là người nghèo và không phải Ki-tô giáo.

Tề tựu quanh người Cha chung – Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI, các Giám mục khát khao ước mong trở thành một Giáo hội Á Châu đích thật. Như được nghe chia sẻ, đây chính là Giáo Hội của Người nghèo vì lẽ đại đa số người dân tại Châu Á đều khó nghèo, “tiên vàn, chúng tôi quả quyết trở thành một Giáo hội của Người nghèo chính chuyên hơn. Giả sử trong châu lục này, chúng ta đặt mình vào địa vị của họ, chắc hẳn chúng ta phải sống theo cách chia sẻ với họ sự nghèo khó này. Hơn thế, Giáo Hội không thể tạo ra nhiều hòn đảo chỉ để giao thương trong đại dương bao la tràn ngập ước muốn và khổ đau”.

Phần 2: Hoạt động Xã hội tại Giáo hội Á Châu

Chặng đường Phát triển Con người. Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội dành cho linh mục (PISA) lần đầu được tổ chức tại Hong-kong vào tháng 8, 1965. Và từ đây, phát sinh nhu cầu cần một văn phòng cấp Châu Á nhằm đẩy mạnh việc cộng tác hoạt động xã hội giữa các Giáo hội Á Châu trong tương lai. Văn phòng này hẳn được gọi là Văn phòng Phát triển Con người. Và Bản đại Hiến chương (Magna Carta) được Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI trình bày một cách tuyệt vời trong Sứ điệp Phát Triển Các Dân Tộc (1967). Ngài nói “đây là một quá trình thay đổi từ những điều kiện kém nhân bản đến nhân bản hơn”.

Văn phòng này được đặt dưới sự lãnh đạo của Đức Giám Mục dòng Car-mê-lô người Phi-luật-tân Julio Xavier Labayen, người tiên phong dẫn lối trong công cuộc hoạt động xã hội tại Giáo hội Á Châu ròng rã nhiều năm. Trong một chuyến viến thăm mộ hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô tại Rô-ma, ngài đã thưa chuyện với Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI về đường hướng, niềm hy vọng, nguồn cảm hứng của văn phòng này từ thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc. Đức Thánh Cha đã chú ý lắng nghe câu chuyện gần nửa giờ đồng hồ, sau đó ngài ôm hôn và thỏ thẻ với Đức Giám Mục Labayen “cầu nguyện cho chúng tôi nữa! Chúng tôi cũng cần phát triển con người tại thành đô Va-ti-can này”.

Trong cuộc họp tại Manila năm 1970, khi Giám mục Á Châu quyết định thành lập Liên hiệp Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), các ngài tìm kiếm một cơ chế nhằm thực hiện những khát vọng để trở nên Giáo hội của Người nghèo. Tựa như một trẻ thơ được sinh ra trước mắt bố mẹ nó, thì Văn phòng Phát triển Con người cũng được các Giám mục Châu Á đón nhận như chính văn phòng của mình, và Đức Cha Labayen đã khẳng định điều này khi nhậm chức chủ tịch đầu tiên.

Cùng với cảm nghiệm từ PISA, dưới sự dẫn dắt của Đức Cha Labayen, Văn phòng Phát triển Con người đã khởi đầu tiến trình bồi dưỡng cho các Giám mục am hiểu ý nghĩa của sự phát triển con người qua Khoa đào tạo về Hoạt động Xã hội đầu tiên (BISA) vào tháng 3, 1974 tại Manila – thủ đô Phi-luật-tân.

Chú giải Tin Mừng trên phương diện Xã hội. BISA khoá I-III đã tìm ra phương cách diễn giải chiều kích xã hội của Tin Mừng trong bối cảnh Châu Á. Một mặt, các Giám mục phải đối diện với sự nghèo đói về khía cạnh vật chất đáng kinh ngạc tại Châu Á; mặt khác, nhấn mạnh rằng “người dân chúng ta giàu về truyền thống văn hoá, giá trị con người, và tư tưởng tôn giáo cần được quan tâm hơn cả” (BISA I-III). Là chứng nhân của Chúa Ki-tô, Giáo hội phải sống trọn lời cam kết hết lòng với người nghèo và chọn đứng về phía họ. Điều này không chỉ có nghĩa làm cho họ, mà còn làm với việc của họ nữa (BISA I – tháng 3, 1974). Do đó, bước khởi đầu trong tiến trình làm việc với người nghèo không gì khác hơn là sống kết thân và gần gũi với những người yếu thế, cũng như những ai đang cần giúp đỡ (BISA II – tháng 4, 1975). Tuy nhiên, quá nhiều học viện trong Giáo hội được thành lập nhắm tới việc giúp đỡ người nghèo nhưng lại không hỗ trợ họ, mà trên thực tế, ảnh hưởng vô ý đến lợi ích của họ nữa. Và như thế, họ bị liệt kê vào hệ thống xã hội và cơ cấu bất công của thời đại chúng ta (BISA III – tháng 11, 1975).

BISA IV-VI nhấn mạnh trách nhiệm hiệp thông giữa các Giám mục về mặt phát triển con người. Trong khi xem xét bối cảnh tại Á Châu dưới ánh sáng Tin mừng, các Giám mục tìm cách thực hiện cùng nhau trên tinh thần huynh đệ, nhằm nỗ lực khám phá ý nghĩa thực tế của tính công đồng giữa họ (BISA IV – Tháng 3, 1978). Các ngài nhận định vì lẽ bản chất nhiều vấn đề liên quan đến phát triển con người là cơ cấu phức tạp, nên cần cộng tác trên tinh thần hiệp nhất nhằm chia sẻ tư tưởng, đưa ra sáng kiến cho các cấp độ giáo phận, quốc gia và khu vực (BISA V – tháng 5, 1979).

Trổi vượt hơn các BISA trước, phương pháp luận của BISA IV-V nhấn mạnh đến việc tương tác trực tiếp với người nghèo. Vì thế, các Giám mục đã nhận ra những nguyên nhân gây ra hoàn cảnh bi đát của họ. BISA VI (tháng 2, 1983) nghi vấn như sau: “Vào những năm 80, nhiều thách đố mới cũng như trở ngại cho việc phát triển con người có gia tăng tại Châu Á không?” Thách thức mới ấy thổi bùng lên những thách thức cũ trong công cuộc phát triển con người, đó là việc gia tăng quân sự trên châu lục, các cuộc nổi dậy từ vùng miền sắc tộc tại Châu Á và sự lệ thuộc ngày càng tăng của Á Châu vào kinh tế toàn cầu.

BISA VII. Vào tháng 1 năm 1986, Khoa Đào tạo Hoạt động Xã hội lần thứ VII (BISA VII) đã khép lại. Trong đó có sự hiện diện của 41 vị Giám mục đến từ các châu lục khác, nhưng hầu hết những vị ấy đại diện các hội đồng giáo hội địa phương của Liên hiệp Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC), đã đồng thuận với tất cả bản văn sau cùng bàn về di sản văn hoá–tôn giáo và phát triển con người tại Châu Á.

Các Giám mục đã chọn chủ đề “Di sản Văn hoá–Tôn giáo và Phát triển Con người tại Á Châu” qua lời kết như sau:

Văn hoá, tôn giáo và xã hội phụ thuộc, tương tác và thay đổi lẫn nhau. Là chiếc nôi cho các tôn giáo lớn trên thế giới, văn hoá và tôn giáo giao thoa tại châu lục Á Châu này. Tôn giáo là nhân tố sinh động của văn hoá. Cùng với nhau, chúng tạo nên hệ thống văn hoá–tôn giáo có sự tương tác với hệ thống xã hội–kinh tế–chính trị trong xã hội, và chúng xâm nhập vào từng lĩnh vực đời sống con người.

Sự nghèo khổ tại Châu Á không đơn thuần về phương diện kinh tế, và lòng đạo đức bình dân từ đó cũng không chỉ mang nét văn hoá mà thôi. Trong đạo đức Á Châu, nghèo khó và đạo đức bình dân đan xen với nhau như thể kết tụ lại tạo nên nét đặc trưng của châu lục này.

Hoà chung với từng di sản phong phú về mặt tôn giáo và văn hoá của Á Châu, đặc biệt trong đời sống người nghèo, các Giám mục đã tìm tòi biện phân cho sự thúc đẩy đầy sáng tạo của Thần khí giải thoát mỗi lúc người nghèo đấu tranh hầu tự mình thoát khỏi gọng kềm đàn áp, tình trạng tước đoạt, cũng như nỗ lực xây dựng tinh thần hiệp nhất chân chính giữa mọi người và các dân nước. Trên phương diện này, rõ ràng giám mục đóng vai trò như người dẫn dắt thiêng liêng của giáo phận. Trước hết, ngài chẳng phải là người tổ chức hoặc cộng sự viên các chương trình hoạt động xã hội, mà thật ra là linh hoạt viên, cụ thể: nhờ Thần Khí, ngài nhận ra và khẳng định thực tại đời sống thiêng liêng đích thật đang diễn ra trong cả nhóm người nghèo và ban mục vụ lao động. Ngài tiếp tục chăm sóc, hướng dẫn đời sống tâm linh, và đôi lúc khen ngợi cũng như sửa dạy. Tương tự, giám mục cũng thực hiện những việc trên cho toàn thể cộng đoàn nơi các thành phần khác – linh mục, tu sĩ, giáo dân.

Cỗ vũ và Phát triễn. Ngay sau BISA VII, đề án chuẩn bị trên toàn châu lục Á Châu cho hội thảo thế giới Tổ chức Caritas Quốc tế về sự Cỗ vũ và Phát triễn. Trong đó, những điểm đồng thuận chính yếu được trình bày dưới đây:

1) Phát triễn Con người là một quá trình trường kỳ mà họ chuyển biến từ điều kiện ít nhân đạo tới nhân đạo hơn (Phát triễn các Dân tộc, số 20). Nó phải tác động đến toàn bộ con người, mọi dân tộc và mọi khía cạnh của xã hội. Sự phát triễn phải chạm đến niềm khao khát sâu thẳm nhất của mọi con người, để họ trở nên nhân ái sống trọn vẹn hơn, và phản chiếu hình ảnh Thiên Chúa qua đời sống họ.

2) Qua quá trình cỗ vũ, hết thảy mọi người, nhất là người nghèo, những ai túng quẫn và bị áp bức trở thành chủ thể và tác nhân của sự phát triễn, cũng như là tác giả của chính lịch sử và tương lai họ.

3) Các nhân tố năng động đảm bảo khía cạnh nhân văn của quá trình phát triễn là các giá trị tích cực trong di sản tôn giáo–văn hoá nơi người Á Châu.

4) Trách vụ mang lại sự sống mới cho Châu Á chính là công việc của Thần Khí, Người linh hứng toàn thể dân Chúa, tác động tâm hồn họ nhận biết những giá trị Tin Mừng của Triều đại Nước Thiên Chúa.

5) Châu Á là chiếc nôi của những tôn giáo lớn trên thế giới. Lòng đạo đức ấy thâm nhập vào văn hoá, và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của mọi người. Cũng thế, lòng đạo đức này làm Châu Á trở nên khác biệt với các châu lục khác, và hình thành dấu chỉ Hy vọng cho một Tân Á Châu Nhân văn.

6) Giá trị Tin Mừng về Nước Thiên Chúa đã có mặt trong các giá trị tôn giáo–văn hoá xác thực nơi người nghèo tại Châu Á, có thể là nền tảng cho sự phát triễn nhân văn ở châu lục này.

7) Trách vụ trước nhất của các Giám mục chính là linh hoạt viên. Ngài và các hoạt náo viên khác thông truyền, hỗ trợ, đồng hành với họ, nhưng vẫn sẵn sàng phê bình và khước từ mọi khía cạnh phi nhân đạo nơi đời sống, trong quá trình hoạt động cho công cuộc giải phóng con người toàn diện.

8) Để có thể nhận ra đời sống tinh thần trong các giá trị tôn giáo–văn hoá xác thực của người nghèo, linh hoạt viên phải có cảm nghiệm về Chúa một cách sâu sắc và trọn vẹn qua đời sống cầu nguyện–suy niệm của bản thân, cũng như cảm nghiệm Thiên Chúa nơi người nghèo. Linh hoạt viên cần giữ liên lạc với họ hầu chia sẻ và cùng họ trưởng thành; cũng nhờ họ, biết sẵn sàng hoán cải trở về với các giá trị Tin Mừng. Đây chính là ý nghĩa của việc truyền giáo nhờ người nghèo, mà BISA VII trình bày (Suy tư Kết thúc của BISA VII, số 4 [iii]).

9) Sự cỗ vũ và phát triễn liên hệ với nhau như thân xác với linh hồn. Tinh thần cỗ vũ là linh hồn của phát triễn. Nó không xảy ra nơi khoảng không, nhưng diễn ra trong các quá trình phát triễn con người. Nó thúc đẩy, mang lại ý nghĩa và giúp hiểu biết hơn về sự phát triễn như một tiến trình nhân văn. Sự cỗ vũ đồng hành với quá trình phát triễn con người hầu duy trì tinh thần họ qua những thăng trầm của nó.

Theo chiều kích Ki-tô giáo, sự cỗ vũ là quá trình mà nơi đó tinh thần con người được nuôi dưỡng, nâng đỡ, và được duy trì nhờ Thần khí của Đức Giê-su. Và đây là một danh xưng khác cho đời sống tâm linh.

Tiệm tiến Mục vụ. Phương pháp mà các giám mục sử dụng cho BISA VII trong vòng một năm chuẩn bị, mang tên Chu kỳ Mục vụ, đã được thay thế ở khoá họp về Sự Cỗ vũ–Phát triễn bằng cụm từ Tiệm tiến Mục vụ.

1) BISA VII đã thêm vào chương trình gặp gỡ thường lệ của BISA chiều kích mới của Hoà nhập. Gặp gỡ mang chúng ta gần hơn với thực tại bất định của cái nghèo, nhưng hoà nhập tìm tới cảm nghiệm thực tại ấy từ cách nhìn của chính người nghèo. Gặp gỡ tựa như việc đi tới bác sĩ khám để chẩn đoán bệnh; còn hoà nhập như hành động thăm viếng của một người bạn chân chính bước vào cuộc đối thoại đời thường. Gặp gỡ–Hoà nhập theo nguyên lý căn bản của mầu nhiệm Nhập Thể là bước đầu tiên của Chu kỳ Mục vụ.

2) Giai đoạn thứ hai sau khi Gặp gỡ–Hoà nhập được gọi là Phân tích trên bình diện Xã hội (Phân tích Xã hội). Sử dụng lối phân tích xã hội, chúng ta cố gắng lượng giá mọi hệ thống trong xã hội trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá và tôn giáo. Đi xa hơn, chúng ta nỗ lực biện phân kế hoạch của Thiên Chúa qua các dấu chỉ thời đại, qua tiếng nói bày tỏ của thời kỳ, qua những biến cố lịch sử cũng như qua nhu cầu và lòng khao khát của mọi dân nước. Ngoài ra, như là một công cụ, phân tích xã hội không thể nắm bắt thoả đáng toàn bộ thực tế. Vì tình trạng tồn tại của sự đổ vỡ nơi chúng ta can dự vào, dẫn tới kết thúc trong sự giả dối do bởi ý thức hệ hoặc lợi ích cá nhân.

Do đó, cần hoàn thiện bản phân tích xã hội với thực tế tôn giáo–văn hoá, phân định không chỉ ở mặt tiêu cực, trói buộc, mà còn các khía cạnh tích cực, mang tính tiên tri mà chúng có thể đem lại nguồn cảm hứng cho đời sống thiêng liêng chân chính.

3) Giai đoạn thứ ba được gọi là Suy tư Thần học, xuất hiện từ di sản tôn giáo–văn hoá Á Châu. Đây là chiều kích chiêm niệm của sự phát triễn con người. Chiêm niệm vốn là nhận thức vượt bậc giúp chúng ta khám phá sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong thực tại xã hội. Chiêm niệm hỗ trợ chúng ta ý thức các hiện tượng không thể phân tích được trong thực tại, đồng thời nhờ sự tỏ hiện tiệm tiến của mầu nhiệm thực tại ấy biến đổi chúng ta.

Mầu nhiệm mà Thiên Chúa ưu tiên hiện diện và hoạt động giữa người nghèo là vô phương nhận ra, duy chỉ chiều kích chiêm niệm nội tại mới có thể giúp chúng ta khám phá ra mà thôi. Người nghèo tạo dịp cho chúng ta được nghe rao giảng. Họ mang lại tiềm năng giải phóng mới mẻ cho đời sống thiêng liêng. Chúng ta có thể tìm thấy trong tập quán đạo đức, giá trị văn hoá và việc sống đạo, mà tất cả những yếu tố này hình thành nên linh đạo. Tuy nhiên, để nhận ra các yếu tố này trong linh đạo người nghèo, Giám mục và những ai có khả năng nên tự hoà mình sống lối tu đức chiêm niệm này. Một khi chúng ta đồng điệu với người nghèo trong đời sống tu đức và biện phân giá trị cũng như các nhân tố của nó, thì có lẽ họ sẽ được cảm kích và được khen ngợi như những giá trị đích thật của Tin Mừng: sống đơn sơ, chân thành cởi mở, quảng đại sẻ chia, ý thức cộng đồng và trung thành trong đời sống gia đình.

Giai đoạn này thuộc một trong suy tư thần học trường kỳ. Nó khẳng định Tin Mừng của Nước Thiên Chúa sẽ được hiện thực trong đời sống người nghèo, và Thần khí Đức Giê-su, Đấng Giải Thoát đang hoạt động giữa họ.

4) Hoạch định Mục vụ là giai đoạn thứ tư, nhằm tìm ra phương thức chuyển hoá ba giai đoạn trước thành kế hoạch khả thi và thực tế. Trong suốt thời kỳ thực thi, những kế hoạch này phải được lượng giá bằng cách đổi mới cảm nghiệm gặp gỡ–hoà nhập và tiến trình tiếp diễn của tiệm tiến mục vụ.

5) Bốn giai đoạn này xoay quanh việc Cầu nguyện như mối liên kết giao ước trong đức tin. Chỉ nhờ đời sống tu đức thâm sâu bám chặt vào việc cầu nguyện nội tâm, thì các Giám mục mới có thể cảm nghiệm Chúa trong người nghèo, phản chiếu sự hiện diện ấy ngay lúc này và nơi đây, cũng như nỗ lực thực thi những gì mà Thiên Chúa của lịch sử đang thúc giục Giáo hội hành động cho những ai bị áp bức.

Mặc dù chưa được thử nghiệm ở cấp độ giáo hội địa phương, nhưng tiệm tiến mục vụ là một phương pháp đích thật, có thể biến giáo hội địa phương trở thành Giáo hội của Người nghèo. Và vì nhu cầu thử nghiệm Tiệm tiến Mục vụ mà ý tưởng thành lập Khoa Hoạt động Xã hội Á Châu (AISA) ra đời.

Phần 3: Chương trình AISA (1987 – 1990)

Tư duy Chính yếu. Những tư duy này phát xuất từ BISA VII và Hội thảo về Cỗ vũ–Phát triễn:

1) Phương pháp luận thao tác quy nạp cho sự cỗ vũ và phát triễn của cộng đoàn Ki-tô giáo ở cấp độ địa phương, được gọi là Tiệm tiến Mục vụ.

2) Khía cạnh hoà nhập được thêm vào chương trình gặp gỡ thường lệ. Điều này giúp các tham dự viên gặp gỡ người nghèo, không chỉ như bác sĩ chẩn đoán bệnh tật, mà còn như những người bạn biết cảm thông, am hiểu về di sản tôn giáo–văn hoá là nguồn lực của họ, hầu giúp họ sáng kiến đáp trả trước hoàn cảnh áp bức và bóc lột. Vai trò của tham dự viên là sẵn sàng liên đới, nỗ lực nhằm thay đổi hoàn cảnh sống của người dân.

3) Ở cấp độ giáo phận, sứ mạng của Giáo hội địa phương là hăng hái, nhiệt tâm dẫn dắt, xây dựng các cộng đoàn địa phương của công bình và bác ái.

4) Được BISA VII nhấn mạnh, sứ mạng đặc biệt của Giám mục trong quá trình cỗ vũ toàn thể cộng đoàn chính là trở nên người dẫn dắt trong việc khám phá đời sống tu đức của người dân: lãnh đạo thiêng liêng nâng cao tính đi đầu bằng cách chú trọng linh đạo hiện diện giữa họ.

Các lĩnh vực trong Phương pháp luận Tiệm tiến Mục vụ cần được suy tư nhiều hơn:
1) Mối liên hệ giữa gặp gỡ–hoà nhập và phân tích xã hội; giữa phân tích với suy tư thần học.
2) Phương pháp hoạch định theo những ưu tiên mới mẻ.
3) Cầu nguyện chiêm niệm là cốt lõi của mối tương quan đức tin với Thiên Chúa giữa các dân. Điều này cần được thể hiện rõ ràng hơn trong phụng vụ.

Hàng loạt khoá học AISA được ra đời từ nhu cầu:
1) Củng cố tư duy chính yếu và đào sâu các lĩnh vực trong phương pháp luận mục vụ cần suy tư thêm.
2) Chuẩn bị BISA VIII trong tháng 1 năm 1990 đến năm 1991 với chủ đề “Khám phá Linh đạo của Người nghèo”.
3) Sáng tạo phương pháp, công cụ và kỹ năng hiểu biết Linh đạo của Người nghèo.
4) Đồng lòng cam kết sâu sắc, biến Giáo hội tại Á Châu thành Giáo hội của Người nghèo, đặc biệt quan tâm đến người lao động thuộc mọi ngành nghề như một sự kiện chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ra đời của Thông điệp Rerum Novarum.

Sự ra đời của AISA I. Trong kỳ họp BISA VII, các Giám mục nỗ lực khám phá linh đạo giải phóng cho hoạt động xã hội giữa người nghèo và cho người nghèo.
Một linh đạo mới mẻ sẽ lan rộng công cuộc truyền giáo và ôm trọn kế hoạch của Thiên Chúa dành cho toàn thể tạo vật thật là cấp thiết. Ơn cứu rỗi chỉ dành cho cá nhân chưa đủ; mà phải được dành cho con người trọn vẹn, cho tất cả dân nước, và thậm chí cho cả hoàn vũ. Chắc hẳn linh đạo này không khép kín vào trong, mà đặt để Giáo hội vào vai trò phục vụ toàn thể nhân loại (BISA VI).

Sự nghèo khổ tại Châu Á không đơn thuần về phương diện kinh tế, và lòng đạo đức bình dân từ đó cũng không chỉ mang nét văn hoá mà thôi. Trong đạo đức Á Châu, nghèo khó và đạo đức bình dân đan xen với nhau như thể kết tụ lại tạo nên nét đặc trưng của châu lục này. Hoà chung với từng di sản phong phú về mặt tôn giáo và văn hoá của Á Châu, đặc biệt trong đời sống người nghèo, các Giám mục đã tìm tòi biện phân cho sự thúc đẩy đầy sáng tạo của Thần khí giải thoát mỗi lúc người nghèo đấu tranh hầu tự mình thoát khỏi gọng kềm đàn áp, tình trạng tước đoạt, cũng như nỗ lực xây dựng tinh thần hiệp nhất chân chính giữa mọi người và các dân nước.

Trên phương diện này, rõ ràng, Giám mục đóng vai trò như người dẫn dắt thiêng liêng của giáo phận. Trước hết, ngài chẳng phải là người tổ chức hoặc cộng sự viên các chương trình hoạt động xã hội, mà thật sự là linh hoạt viên, cụ thể: nhờ Thần Khí, ngài nhận ra và xác định thực tế của đời sống thiêng liêng đích thật đang diễn ra trong cả nhóm người nghèo và ban mục vụ lao động.

Linh đạo giải phóng này sẽ thổi sinh khí vào chương trình hoạt động xã hội của toàn thể giáo phận với một đường lối tu đức thích hợp, khi nó đến từ người nghèo và được các Giám mục cũng như những vị hướng dẫn khác khám phá cũng như khen ngợi. Hơn nữa, tinh thần cỗ vũ thiêng liêng sẽ biến đổi mọi hoạt động xã hội thành một động thái truyền giáo, canh tân mục vụ và cảm nghiệm Thiên Chúa. Riêng điều cảm nhận Chúa vừa mang chiều kích chiêm niệm vừa là lời mời gọi bước vào bầu khí chiêm niệm. Niềm hy vọng biến đổi giáo phận và đường hướng tâm linh cho các chính sách mục vụ giáo phận về hoạt động xã hội, chính là mối quan tâm của AISA.

Các Chủ đề và những Mục tiêu: AISA I với chủ đề: “Trở nên Giáo hội của Người nghèo, đặc biệt Quan tâm đến Công nhân trong ngành Công nghiệp”. Đây là chủ đề đầu tiên trong một loạt chủ đề khác nhau sẽ được tổ chức tại nhiều nước Châu Á trong vòng hai năm tới.

Là một nhánh của BISA VII, chuỗi chủ đề của AISA nhắm tới việc trang bị cho mỗi hội đồng Giám mục cấp quốc gia trực thuộc Liên hiệp Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) cơ hội và phương pháp, nhằm đóng góp hữu hiệu cho dịp mừng kỷ niệm bách chu niên thông điệp tạo mở ra kỷ nguyên mới của Đức Giáo Hoàng Leo XIII Rerum Novarum (1891).

Các Giám mục tự hỏi rằng: “Trong thời điểm năm 1990-91, Giáo huấn Xã hội Công Giáo được kỷ niệm tròn 100 năm. Vậy chúng ta đã và đang thực thi những Giáo huấn ấy như thế nào?”

Mục tiêu đặc trưng hơn của mỗi AISA trong loạt chủ đề này là: lập ra kế hoạch gồm những bước cụ thể cần thiết cho các cấp giáo phận, quốc gia và châu lục; biến Giáo hội Á Châu thành Giáo hội của Người nghèo, quan tâm đặc biệt tới bộ phận người nghèo; liên kết mọi phương diện tôn giáo–văn hoá trong đời sống người lao động với các khía cạnh xã hội–kinh tế–chính trị thông qua cầu nguyện và phụng vụ.

Chương trình tổng thể của AISA I được cảm nghiệm như một tiến trình trường kỳ tiếp diễn của hành động và suy tư.

Bệ phóng Thuận lợi. AISA I trải qua những hoàn cảnh thuận lợi nhất trước lúc được quyết định tổ chức. Hai lần ‘trật đường ray’ khi hai quốc gia đăng cai đầu tiên rút lui, chỉ vỏn vẹn ba tháng trước ngày ấn định, mọi việc chuẩn bị phải khởi sự lại từ đầu ba lần.

Trong thời gian lo lắng tìm kiếm một giáo phận đăng cai mới, thì ban tổ chức từ Văn phòng Phát triễn Con người (OHD) chợt đến thực hiện một cuộc phỏng vấn Đức ông Alfredo Sta. Ana, thuộc Giáo phận An-ti-pô-lô, mà ngài đã từng xuất hiện trên Bản tin NASSA. Các bài phỏng vấn xoay quanh ý kiến của ngài về tình hình nhân công và những chương trình lao động trong giáo phận. Sau khi họp bàn với các Giám mục và nhân viên LUSSA (Ban Thư ký Hoạt động Xã hội vùng Luzon), OHD quyết định nài nỉ giáo phận An-ti-pô-lô đăng cai cho AISA I.

Dường như Giáo phận An-ti-pô-lô là địa điểm lý tưởng cho AISA I, xét về khía cạnh mà hội nghị chú tâm đặc biệt vào thành phần người lao động trong ngành công nghiệp. Giáo phận sở hữu chương trình nhân công hiện hành và tại 9 giáo xứ vô số người công nhân lao động ngành công nghiệp tập trung. Vốn dĩ An-ti-pô-lô cũng là khung cảnh của hàng loạt cuộc đình công tại nhà máy công nghiệp lớn.

Sau cùng, AISA I được tổ chức tại An-ti-pô-lô, Rizal, Phi-luật-tân, từ 28/8 đến 5/9, với sự cộng tác của Đức Giám Mục Protacio Gungon, Đức ông Sta. Ana, các linh mục, tu sĩ nam nữ và tình nguyện viên từ các giáo xứ trong Giáo phận An-ti-pô-lô, cũng như có sự hiện diện của NASSA và LUSSA.

AISA I gồm 55 tham dự viên, hầu hết công nhân, nhiều linh mục, số ít tu sĩ nam nữ và 2 Giám mục. Một số đến từ Nhật Bản, Hồng Kong, Pa-kis-tan, Băng-la-đesh, Sri Lan-ka, Đức quốc, và Văn phòng Caritas Quốc tế trụ sở Á Châu.

12 nhân vật vị vọng đến từ Giáo hội, các văn phòng lao động Phi-luật-tân (gồm chính phủ và tư nhân), giáo sư chuyên ngành và công nhân cũng được mời tham dự.

AISA I là sự kiện đáng nhớ. Không chỉ đánh dấu khởi đầu của những nỗ lực tiến bộ nghiêm túc nhằm đưa các cuộc thảo luận, suy tư từ 7 BISA xuống cấp độ giáo phận, mà còn chính thức lan toả ảnh hưởng, trong lúc cuộc đảo chính đẫm máu xảy ra tại Ma-ni-la, do lực lượng quân đội phản bội xúi giục chống lại chính quyền Tổng thống Corazon Aquino mà đang dàn binh bố trận chống trả.

Từ nhà tĩnh tâm toạ lạc trên đồi, tham dự viên chứng kiến phi cơ chiến đấu ném bom các Trụ sở Lực lượng Vũ trang tại Căn cứ A-gui-nal-đô. Khi về chiều, mặt trời lặn, cuộc đảo chính đã bị dẹp tan. Ngay lúc ấy, các tham dự viên sẵn sàng chia thành từng nhóm đi đến những nơi tại giáo phận để thực hiện chương trình gặp gỡ–hoà nhập kéo dài trong 3 ngày.

(Còn tiếp)
 
Văn Hóa
Mùa Xuân đời tôi
Lm. Xuân Hy Vọng
09:30 07/01/2021
MÙA XUÂN ĐỜI TÔI

Xuân đến, xuân chẳng hững hờ
Người đón xin chớ bơ vơ cõi lòng
Chị ‘đào’ toả ngát trông mong
‘Mai’ về khoe sắc tình nồng hương xuân.

Năm mới thêm tuổi, thêm xuân
Vui cùng Tạo Hoá, gian truân bớt phần,
Bình an suốt năm se vần
Đâu đây, đây đó hồng ân tuôn tràn.

Khấn cầu Thiên Chúa trao ban
Muôn người, muôn nước hợp hoan thanh bình.
Hoà bình xoá bỏ chiến chinh,
Bất công nhường bước công minh chính trực.

Cuộc sống bớt thêm cơ cực
Vui tươi, hoà nhã, pha mực bút nghiêng
Hoạ nên xuân mới thiêng liêng
Ra đi san sẻ, bình yên cõi lòng.
 
VietCatholic TV
Những hình ảnh ngoạn mục và hy vọng của cuộc diễn hành Ba Vua tại Ba Lan diễn ra giữa đại dịch
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:55 07/01/2021


1. Vatican dự kiến sẽ bắt đầu thực hiện tiêm chủng COVID-19 vào giữa tháng Giêng.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ Bảy 2 tháng Giêng, Tòa Thánh cho biết vắc-xin “đủ để đáp ứng nhu cầu của Tòa thánh và quốc gia Thành Vatican.”

Tuyên bố ngắn gọn không nói rõ Đức Thánh Cha Phanxicô, năm nay 84 tuổi có tiêm vắc xin hay không. Nhưng ưu tiên tiêm chủng sẽ dành cho các nhân viên y tế và an ninh của Vatican, cho người già và “những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với công chúng nhất”. Khoảng 450 người, bao gồm cả Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ, cư trú tại Thành phố Vatican, trong khi nhiều người khác làm việc tại các văn phòng, bảo tàng và các cơ sở khác của thành phố này.

Cho đến nay, quốc gia thành Vatican đã ghi nhận ít nhất 27 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus. Một số trường hợp vào mùa thu năm ngoái bao gồm Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ, những người thường tham dự các sự kiện với Đức Giáo Hoàng.


Source:Crux

2. Các giám mục Nicaragua lo sợ bạo lực sẽ bùng lên trong năm 2021

Các giám mục Công Giáo tại Nicaragua đang kêu gọi một năm 2021 hòa bình, khi cuộc bầu cử tổng thống đang được chuẩn bị tổ chức.

Các giám mục từ lâu đã đứng về phe chống đối Tổng thống Daniel Ortega và phu nhân của ông, là Phó Tổng thống Rosario Murillo.

Vào năm 2018, khi người dân Nicaragua xuống đường phản đối một loạt các biện pháp của chính phủ, tên độc tài Daniel Ortega đã cho quân đội đàn áp dã man dân thường. Các Giám Mục đã nhanh chóng đưa ra quyết định mở rộng cửa các nhà thờ làm nơi trú ẩn an toàn và là các bệnh viện dã chiến để điều trị những người bị thương. Kể từ đó, Ortega và Murillo đã coi các giám mục như những kẻ thù. Một số vị Giám Mục đã bị tấn công, và Đức Cha Silvio Baez, phụ tá của Managua, phải lưu vong tại Rôma, sau một loạt các mối đe dọa lấy mạng ngài.

Cuộc bầu cử ở Nicaragua sẽ được tổ chức vào ngày 7 tháng 11 năm 2021.

Tuy nhiên, một luật mới được Quốc hội do đảng cầm quyền chiếm đa số đã thông qua một luật cho phép Ortega đơn phương tuyên bố công dân nào là “những kẻ khủng bố”, “những kẻ đảo chính”, “những kẻ phản bội quê hương” và cấm họ ra tranh cử.

Ortega đã tự do áp dụng các điều khoản đó khi cáo buộc Đức Cha Silvio Baez là “kẻ khủng bố”. Ông ta cũng tự do áp dụng các điều khoản đó đối với hầu như toàn bộ những người nào phe đối lập đã từng tham gia các cuộc biểu tình lớn năm 2018 chống lại chế độ của ông.

Luật mới nhằm loại bỏ bất kỳ rào cản nào có thể có, để cuối cùng là bảo đảm quyền cai trị gần như vĩnh viễn của tên độc tài này đối với Nicaragua.


Source:Crux

3. Cuộc diễn hành Ba Vua ngoạn mục tại Ba Lan vẫn được diễn ra bất chấp những khó khăn của đại dịch

Tử vong tại Ba Lan, tính cho đến ngày 6 tháng Giêng, đã lên đến 30,055 người, trong số 1,344,763 trường hợp nhiễm coronavirus. Việc lây lan nhanh các trường hợp nhiễm coronavirus là hậu quả có thể thấy trước của các cuộc biểu tình phò phá thai diễn ra trong hai tháng qua.

Trong bối cảnh đó, các cuộc diễn hành Ba Vua, tiếng Ba Lan gọi là Orszak Trzech Króli, đã phải thu nhỏ lại rất nhiều. Tại Ba Lan, các cuộc diễn hành Ba Vua hàng năm, thường được thể hiện như các vở kịch Giáng Sinh trên đường phố lớn nhất trên thế giới.

Năm nay, ước tính có khoảng 2,500 cuộc diễn hành Ba Vua đã diễn ra ở Ba Lan vào hôm thứ Tư 6 tháng Giêng trong bối cảnh các hạn chế chặt chẽ vì đại dịch coronavirus.

Các cuộc rước đã được thu nhỏ lại đáng kể so với năm ngoái, khi 1.3 triệu người tham gia vào sự kiện kỷ niệm chuyến viếng thăm của ba Đạo Sĩ, còn gọi là ba Vua, hoặc ba nhà thông thái từ phương Đông, đến triều bái Chúa Giêsu mới sinh ở Bethlehem.

Nhiều cuộc diễn hành Ba Vua năm nay được tổ chức hoàn toàn trực tuyến. Các nhà tổ chức khuyến khích người Ba Lan cân nhắc tổ chức các đám rước trong phạm vi gia đình, hát những bài hát mừng trong nhà thờ và tham gia hát mừng Giáng sinh trong các mạng truyền thông xã hội.

Ở một số nơi, Ba Vua đi trên lưng ngựa từ giáo xứ này sang giáo xứ khác. Ở những nơi khác, các cuộc diễn hành bằng xe hơi đã được tổ chức thay cho các cuộc rước truyền thống. Tại thủ đô Warsaw, năm ngoái, đã có các cuộc diễn hành Ba Vua thu hút đến 90,000 người nhưng năm nay theo các quy định phòng dịch, chỉ có năm người được tham gia.

Cha Paweł Rytel-Andrianik Giám đốc Văn phòng Truyền thông Đối ngoại của Hội đồng Giám mục Ba Lan, cho biết: “Hầu hết các cuộc rước nhỏ được tổ chức sau các Thánh lễ, dưới hình thức diễn hành và tuần hành theo nhóm năm người, để phù hợp với các yêu cầu vệ sinh”.

Phương châm của các cuộc diễn hành năm nay là “Chúng ta hãy tạ ơn Chúa”, đó là tựa đề của một bài thơ trong tuyển tập “Bài hát XIII” của nhà thơ thời Phục hưng Ba Lan Jan Kochanowski.

Piotr Giertych, chủ tịch hội đồng quản trị của Tổ chức Diễn hành Ba Vua, là cơ quan giám sát sự kiện này của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nói rằng phương châm bày tỏ lòng biết ơn này thể hiện niềm tri ân Chúa của người Ba Lan rằng ngày 6 tháng Giêng một lần nữa đã trở thành ngày quốc lễ ở Ba Lan từ 10 năm trước.

“Chúng ta vẫn có những điều gì đó để cảm ơn sau một năm khó khăn này. Năm 2020 là một năm khó khăn đối với tất cả chúng ta, nhưng cũng đầy ý tưởng, tràn đầy hy vọng và chúng ta hy vọng rằng cuộc rước Ba Vua giống như một ngôi sao tỏa sáng trong bóng tối, như sự ra đời của Chúa Kitô”, anh nói.

Cuộc diễn hành Ba Vua trên đường phố đầu tiên được tổ chức ở Ba Lan vào năm 2009. Nó được hình thành như một phần tiếp theo của vở kịch Chúa Giáng Sinh tại một trong những trường học của thủ đô Warsaw. Cuộc diễn hành Ba Vua bắt nguồn từ truyền thống địa phương là diễn các vở kịch và ca mừng Chúa Giáng Sinh, nhưng nó cũng được mô phỏng theo các cuộc diễn hành được tổ chức ở Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ.

Trong đám rước Ba Lan, những người tham gia đi bộ qua các đường phố của thị trấn và làng mạc phía sau Ngôi sao Bethlehem. Tất cả những người tham gia đều nhận được một tập sách gồm những bài hát mừng Giáng sinh và những chiếc vương miện bằng giấy đầy màu sắc và họ hát những bài hát mừng Giáng sinh khi đi bộ. Ba Vua dẫn đầu đoàn rước đến máng cỏ, nơi tất cả mọi người hiện diện cúi đầu trước Chúa Giêsu và Thánh Gia.

Nhờ ngày lễ Hiển linh trở thành một ngày quốc lễ từ năm 2011, số lượng các cuộc diễn hành Ba Vua đã tăng đều đặn. Kể từ năm 2012, tổng thống Ba Lan đã nồng nhiệt ủng hộ các sự kiện này, bắt đầu với tổng thống Bronisław Komorowski và tiếp tục với nguyên thủ quốc gia hiện nay là Andrzej Duda.

Theo trang web của Tổ chức Diễn hành Ba Vua, các cuộc diễn hành đã diễn ra tại 22 địa điểm của các cộng đồng Ba Lan ở hải ngoại vào năm 2019. Các nhà tổ chức diễn hành hy vọng rằng hiện tượng này sẽ tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới.

Như những năm trước, Đức Thán h Cha Phanxicô chào mừng những người tham gia vào các cuộc rước ở Ba Lan năm nay.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha nói

“Tôi gửi lời chào thân ái tới tất cả anh chị em, những người được kết nối thông qua các phương tiện giao tiếp. Một lời chào đặc biệt được gửi đến Quỹ ‘Diễn hành Ba Vua’, nhằm tổ chức các sự kiện truyền giáo và liên đới tại nhiều thành phố và làng mạc ở Ba Lan và các nước khác”.


Source:Catholic News Agency