Ngày 07-01-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày 7/1/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
05:10 07/01/2018
Chúa Nhật 7 tháng Giêng nhiều nơi trên thế giới cử hành Lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là Lễ Ba Vua. Tại Vatican và 21 quốc gia khác trên thế giới, lễ này đã được cử hành đúng vào ngày mùng 6 tháng Giêng, do đó, hôm Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Dịp này, ngài ban phép rửa tội cho 34 hài nhi, và mời gọi các cha mẹ bảo tồn và làm tăng trưởng đức tin cho con cái.

Thánh lễ rửa tội bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi và kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ tại nhà nguyện Sistina trong dinh Tông Tòa. 34 hài nhi gồm 16 nam và 18 nữ, hầu hết là con của các nhân viên Vatican. Trong số các em nam, có nhiều em mang tên thánh là Phanxicô.

Đây là lần thứ 5 Đức Thánh Cha ban phép rửa tội cho các hài nhi tại Nhà nguyện Sistina, cũng là nơi được dùng làm mật nghị bầu giáo hoàng, và nổi danh với các bức bích họa của Michelangelo, được các du khách viếng thăm nhiều nhất trong số các tác phẩm nghệ thuật tại viện bảo tàng Vatican.

Phụ giúp Đức Thánh Cha trong thánh lễ này có 3 Tổng Giám Mục, 1 Giám Mục và 13 giám chức khác, trước sự hiện diện của khoảng 300 người, trong đó có 68 cha mẹ của các em được rửa tội.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Các bậc cha mẹ thân mến,

Anh chị em đưa con cái đến đây để nhận Phép Rửa, nghĩa là anh chị em thực hiện bước đầu tiên trong nghĩa vụ truyền bá đức tin của mình.

Nhưng để truyền bá đức tin, chúng ta cần đến Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể tự mình thực hiện điều này. Việc truyền lại đức tin là ân sủng của Chúa Thánh Thần; và đó là lý do anh chị em mang con cái đến đây, bởi vì nhờ đó chúng nhận được Chúa Thánh Thần, lãnh nhận Chúa Ba Ngôi – Ngôi Cha, Con và Chúa Thánh Thần sẽ ngự đến trong lòng chúng.

Tôi chỉ muốn nói với anh chị em một điều duy nhất liên quan đến anh chị em: sự truyền bá đức tin chỉ có thể được thực hiện bằng “tiếng địa phương”, bằng tiếng địa phương của gia đình, bằng phương ngữ của cha mẹ, ông bà nội ngoại. Sau đó, các giáo lý viên sẽ phát triển thêm sự truyền bá đầu tiên này, với những ý tưởng, với những lời giải thích ... Nhưng đừng quên điều này: anh chị em phải thực hiện “bằng tiếng địa phương” và nếu phương ngữ bị mất đi, nếu bạn không nói ngôn ngữ tình yêu ở nhà, việc truyền bá đức tin này sẽ không dễ dàng, nếu không muốn nói là không thể được thực hiện. Đừng quên điều đó. Nghĩa vụ của anh chị em là truyền bá đức tin nhưng phải làm điều đó với phương ngữ của tình yêu trong mái ấm của anh chị em, trong gia đình của anh chị em.

Con cái anh chị em cũng có “phương ngữ” của riêng chúng, điều đó làm cho chúng ta cảm thấy tốt! Bây giờ tất cả đều yên lặng, nhưng chỉ cần một đứa ré lên là lập tức dàn giao hưởng được bắt đầu! Đó là phương ngữ của trẻ em! Và Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải nên giống như những trẻ thơ, để có thể nói như chúng. Chúng ta không thể quên ngôn ngữ này của trẻ em, chúng đơn sơ muốn nói gì thì nói, nhưng đó là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu thích rất nhiều. Và trong những lời cầu nguyện của anh chị em, hãy đơn sơ, hãy nói với Chúa Giêsu những điều xảy đến trong trái tim của anh chị em như các trẻ nhỏ. Hôm nay hãy nói với nước mắt, vâng, như các trẻ em. Phương ngữ của cha mẹ là tình yêu để truyền bá đức tin và phương ngữ của trẻ em là điều phải được cha mẹ chào đón để chúng có thể phát triển trong đức tin.

Chúng ta sẽ tiếp tục buổi lễ; và có thể con cái anh chị em sẽ bắt đầu dàn giao hưởng bởi vì chúng không cảm thấy thoải mái, hay nóng quá, ngột ngạt quá, hay đói ... Nếu chúng đói, hãy cho chúng bú, đừng sợ, hãy cho chúng bú, bởi vì đó là ngôn ngữ của tình yêu.
 
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày 7/1/2018
VietCatholic Network
12:46 07/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Chúa Nhật 7 tháng Giêng nhiều nơi trên thế giới cử hành Lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là Lễ Ba Vua. Tại Vatican và 21 quốc gia khác trên thế giới, lễ này đã được cử hành đúng vào ngày mùng 6 tháng Giêng, do đó, hôm Chúa Nhật Đức Thánh Cha đã cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Dịp này, ngài ban phép rửa tội cho 34 hài nhi, và mời gọi các cha mẹ bảo tồn và làm tăng trưởng đức tin cho con cái.

Thánh lễ rửa tội bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi và kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ tại nhà nguyện Sistina trong dinh Tông Tòa. 34 hài nhi gồm 16 nam và 18 nữ, hầu hết là con của các nhân viên Vatican. Trong số các em nam, có nhiều em mang tên thánh là Phanxicô.

Đây là lần thứ 5 Đức Thánh Cha ban phép rửa tội cho các hài nhi tại Nhà nguyện Sistina, cũng là nơi được dùng làm mật nghị bầu giáo hoàng, và nổi danh với các bức bích họa của Michelangelo, được các du khách viếng thăm nhiều nhất trong số các tác phẩm nghệ thuật tại viện bảo tàng Vatican.

Phụ giúp Đức Thánh Cha trong thánh lễ này có 3 Tổng Giám Mục, 1 Giám Mục và 13 giám chức khác, trước sự hiện diện của khoảng 300 người, trong đó có 68 cha mẹ của các em được rửa tội.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Các bậc cha mẹ thân mến,

Anh chị em đưa con cái đến đây để nhận Phép Rửa, nghĩa là anh chị em thực hiện bước đầu tiên trong nghĩa vụ truyền bá đức tin của mình.

Nhưng để truyền bá đức tin, chúng ta cần đến Chúa Thánh Thần, chúng ta không thể tự mình thực hiện điều này. Việc truyền lại đức tin là ân sủng của Chúa Thánh Thần; và đó là lý do anh chị em mang con cái đến đây, bởi vì nhờ đó chúng nhận được Chúa Thánh Thần, lãnh nhận Chúa Ba Ngôi – Ngôi Cha, Con và Chúa Thánh Thần sẽ ngự đến trong lòng chúng.

Tôi chỉ muốn nói với anh chị em một điều duy nhất liên quan đến anh chị em: sự truyền bá đức tin chỉ có thể được thực hiện bằng “tiếng địa phương”, bằng tiếng địa phương của gia đình, bằng phương ngữ của cha mẹ, ông bà nội ngoại. Sau đó, các giáo lý viên sẽ phát triển thêm sự truyền bá đầu tiên này, với những ý tưởng, với những lời giải thích ... Nhưng đừng quên điều này: anh chị em phải thực hiện “bằng tiếng địa phương” và nếu phương ngữ bị mất đi, nếu bạn không nói ngôn ngữ tình yêu ở nhà, việc truyền bá đức tin này sẽ không dễ dàng, nếu không muốn nói là không thể được thực hiện. Đừng quên điều đó. Nghĩa vụ của anh chị em là truyền bá đức tin nhưng phải làm điều đó với phương ngữ của tình yêu trong mái ấm của anh chị em, trong gia đình của anh chị em.

Con cái anh chị em cũng có “phương ngữ” của riêng chúng, điều đó làm cho chúng ta cảm thấy tốt! Bây giờ tất cả đều yên lặng, nhưng chỉ cần một đứa ré lên là lập tức dàn giao hưởng được bắt đầu! Đó là phương ngữ của trẻ em! Và Chúa Giêsu khuyên chúng ta phải nên giống như những trẻ thơ, để có thể nói như chúng. Chúng ta không thể quên ngôn ngữ này của trẻ em, chúng đơn sơ muốn nói gì thì nói, nhưng đó là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu thích rất nhiều. Và trong những lời cầu nguyện của anh chị em, hãy đơn sơ, hãy nói với Chúa Giêsu những điều xảy đến trong trái tim của anh chị em như các trẻ nhỏ. Hôm nay hãy nói với nước mắt, vâng, như các trẻ em. Phương ngữ của cha mẹ là tình yêu để truyền bá đức tin và phương ngữ của trẻ em là điều phải được cha mẹ chào đón để chúng có thể phát triển trong đức tin.

Chúng ta sẽ tiếp tục buổi lễ; và có thể con cái anh chị em sẽ bắt đầu dàn giao hưởng bởi vì chúng không cảm thấy thoải mái, hay nóng quá, ngột ngạt quá, hay đói ... Nếu chúng đói, hãy cho chúng bú, đừng sợ, hãy cho chúng bú, bởi vì đó là ngôn ngữ của tình yêu.
 
Đức Thánh Cha nói với các Kitô hữu hãy mừng ngày Thanh tảy của anh chị em
Thanh Quảng sdb
16:54 07/01/2018
Đức Thánh Cha nói với các Kitô hữu hãy mừng ngày Thanh tảy của anh chị em

Sau khi ban Bí tích Thanh tảy cho 34 trẻ em trong Thánh Lễ tại nguyện đường Sistine vào buổi sáng Chúa Nhật 7/1/2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào mừng các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô trong giờ kinh Truyền Tin, ĐTC mời gọi tất cả hãy hồi nhớ lại ngày chịu thanh tảy của mỗi người, ngày mà mỗi người đã nhận được hồng ơn Chúa Thánh Thần để Ngài hướng dẫn họ trong cuộc sống hàng ngày.
Lễ Thanh Tảy của Chúa
Đức Thánh Cha đã nói về lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu được kết thúc bằng biến cố Chúa chịu phép rửa tại sông Jordan. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy nhớ lại Bí tích Rửa Tội của chúng ta.
Sau đây là toàn văn của lời ngài:
Tất cả mọi Kitô hữu hãy ghi nhớ ngày chịu phép Rửa tội riêng mình
ĐTC thừa nhận rằng Ngài không nhớ được ngày hôm đó, vì ngài được rửa tội khi còn thơ bé, nhưng Ngài mời gọi tất cả các tín hữu khi về lại nhà và hãy tìm cho biết cái ngày quan trọng này của cuộc sống của họ, vì đó là ngày Chúa Cha trao tặng cho chúng ta món quà Thần Khí "để mở mắt tâm lòng chúng ta ra cho chân lý ".
ĐTC miêu tả phép thanh tảy của Chúa Giêsu như là một biểu hiện của sự khiêm hạ, sẵn sàng để được nhậm chìm mình vào dòng sông nhân loại... Thiên Chúa vẫn giữ lời hứa cứu chuộc nhân loại, và Chúa Giêsu đã trở nên dấu chỉ hữu hình của Thiên Chúa vô hình.
ĐTC nói "Thiên Chúa đã cứu chuộc thân phận của chúng ta".
Món quà của Đức Thánh Linh
Ngài đã thực hiện qua Chúa Thánh Linh, như là món quà Chúa Cha tặng ban cho mỗi người trong ngày Lễ Rửa Tội: "Chính Đức Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nếm cảm được sự dịu dàng của tình thương tha thứ. Và nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho Lời mặc khải của Thiên Chúa luôn được âm vang trong tâm lòng chúng ta".
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Định nghĩa thừa tác vụ
Vũ Văn An
21:10 07/01/2018
Những người đảm nhiệm một công việc nào đó trong Giáo Hội thường được gọi là thừa tác viên. Có hai loại thừa tác viên: thừa tác viên thụ phong và thừa tác viên không thụ phong.

Đức Hồng Y Basil Hume trong cuốn “Towards A Civilisation Of Love, Being Church In Today’s World” (Hodder & Stoughton, 1988) có 1 bài viết rất hay về chủ đề “Minister and Ministries” mà chúng tôi có lược dịch sang tiếng Việt và cho phổ biến trên Vietcatholic trước đây. Dĩ nhiên, ngài viết trong tư cách 1 Hồng Y giáo chủ bằng cái nhìn thần học và mục vụ. Nhưng không thiếu những người Công Giáo nhìn thừa tác vụ bằng cái nhìn khác. Trong số đó có David Haas, một nhà soạn nhạc phụng vụ với tác phẩm được hát rất nhiều trong các thánh đường Công Giáo nói tiếng Anh như "Blest Are They," "You Are Mine," "We Are Called," "We Have Been Told," "Now We Remain," "The Name of God," "Song of the Body of Christ", và "Glory to God." Ông định nghĩa thừa tác vụ bằng công thức: “không phải chuyện… mà là chuyện…”:

Thừa tác vụ không phải là chuyện làm – mà là chuyện lớn lên.

Thừa tác vụ không phải là chuyện sắp xếp – mà là chuyện hàn gắn.

Thừa tác vụ không phải là chuyện lôi kéo người ta tới điều gì – mà là chuyện vừa cùng đi với người ta vừa tìm tòi.

Thừa tác vụ không phải là chuyện thuyết phục người khác về 1 sự thật – mà là chuyện để cho việc khám phá được nuôi dưỡng.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cung cấp các câu trả lời – mà là chuyện kích thích nhiều câu hỏi mới hơn nữa.

Thừa tác vụ không phải là chuyện nói năng sâu sắc – mà là chuyện tích cực lắng nghe.

Thừa tác vụ không phải là chuyện dẫn người ta tới Thiên Chúa – mà là chuyện để Thiên Chúa đi vào trong họ.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cổ vũ học lý – mà là chuyện công bố Chúa Giêsu.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cung cấp bản đồ tới sự sống đời đời – mà là chuyện nuôi dưỡng sự sống ngay bây giờ, cho đến viên mãn.

Thừa tác vụ không phải là chuyện thay đổi người ta – mà là chuyện yêu thương người ta.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cung cấp sự rõ ràng – mà là chuyện cử hành sự hàm hồ nhiều nghĩa.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cung cấp các giải pháp – mà là chuyện giáp mặt với tình huống khó xử.

Thừa tác vụ không phải là chuyện lên trời – mà là chuyện hứa hẹn một thiên đàng.

Thừa tác vụ không phải là chuyện biến đá hóa bánh - mà là chuyện trở thành bánh cho thế giới.

Thừa tác vụ không phải là chuyện đi trên nước – mà là chuyện vớt những người đang bị đắm.

Thừa tác vụ không phải là chuyện nuôi sống hàng ngàn người – mà là chuyện nhận ra những người đói của chúng ta.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cứu người – mà là chuyện nhắc người khác biết có một đấng cứu thế.

Thừa tác vụ không phải là chuyện có “phức cảm xức dầu” – mà là chuyện tỏ lộ một Đấng Xức Dầu phức tạp đến kỳ diệu.

Thừa tác vụ không phải là chuyện thuộc lòng và phun châu nhả ngọc các kinh tin kính – mà là chuyện tuyên xưng một cuộc sống tràn đầy đức tin.

Thừa tác vụ không phải là chuyện sửa sai thành đúng – mà là chuyện sống như một người đúng.

Thừa tác vụ không phải là chuyện xoa dịu đau thương – mà là chuyện cùng chịu đau thương và khóc lóc.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cảm thấy thương xót – mà là chuyện xúc động cảm thương.

Thừa tác vụ không phải là chuyện đọc sách thánh – mà là chuyện trở thành lời sống.

Thừa tác vụ không phải là chuyện giúp thực hiện các phép lạ - mà là chuyện giúp người khác thấy họ là một phép lạ.

Thừa tác vụ không phải là chuyện luôn có mặt ở đó – mà là chuyện quyết định vắng mặt để Thiên Chúa có thể xuất đầu lộ diện.

Thừa tác vụ không phải là chuyện lợi dụng tối đa thời giờ của mình – mà là chuyện phí thời giờ với Thiên Chúa.

Thừa tác vụ không phải là chuyện đeo đuổi việc cầu nguyện – mà là chuyện mở cửa đón nhận thánh nhan Thiên Chúa đang kiếm tìm ta.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cố gắng nên thánh – mà là chuyện nhận rằng không có Thiên Chúa, ta chẳng làm được gì.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cứu người ta – mà là chuyện giúp đem người đi lạc về nhà.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cung cấp các câu trả lời cho các câu hỏi của con cái – mà là chuyện tôn trọng sự khôn ngoan của chúng.

Thừa tác vụ không phải là chuyện làm mẫu mực và kỷ luật tròn trịa – mà là chuyện chia sẻ thứ bản ngã có thể bị tả tơi.

Thừa tác vụ không phải là chuyện cung cấp tin tức – mà là chuyện giúp người ta biến đổi.

Thừa tác vụ không phải là chuyện đi nhà thờ - mà là chuyện “trở thành” nhà thờ.

Thừa tác vụ không phải là chuyện tham dự ca hát – mà là chuyện trở thành bài ca.

Thừa tác vụ không phải là chuyện nên toàn thiện trước mặt Thiên Chúa – mà là chuyện nên nhân chứng cho tình yêu của Người.

Thừa tác vụ không phải là chuyện người ta có tin Thiên Chúa hay không – mà là chuyện bước chân theo Chúa Kitô.

Kỳ sau: Quan điểm “thừa tác vụ là chuyện…và là chuyện…”
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 8/1/2018
VietCatholic Network
16:37 07/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 7 tháng 1: Ngày rửa tội là lễ của thụ tạo mới.

2- Đức Giáo Hoàng nói: Chúng ta hãy cầu nguyện cho tự do tôn giáo ở Châu Á.

3- Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm bệnh viện nhi đồng ở Roma.

4- Lễ Giáng sinh và Lễ Hiển Linh trong nghệ thuật Kitô Giáo tiên khởi.

5- Liên Hiệp quốc và các quốc gia kỳ vọng Tòa Thánh Roma sẽ lãnh đạo vấn đề di dân và người tị nạn.

6- Lễ Nhậm Chức Của Đức Cha Michel Aupetit Tân Tổng Giám Mục Giáo Phận Paris.

7- Đức Cha Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Peter Shao Zhu-min) được trả tự do sau 7 tháng bị bắt.

8- Đức Hồng Y Jean Louis Tauran tái kêu gọi đối thoại ở Trung Đông.

9- Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani Thorne: Đức Thánh Cha sẽ thấy một đức tin sống động tại Peru.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Ánh Sáng Đã Đến.

Xin quý vị theo dõi phần tin chi tiết