Ngày 06-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
12:59 06/01/2008
13. Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (13)

131. Hãy lo học hỏi ngay bây giờ!

Hãy lo học hỏi ngay ngày hôm nay. Hãy lo học hỏi ngay bây giờ. Vì sao? Vì ngày mai, vì sau nầy, rất khó có cơ hội để học hỏi, rất khó tìm cơ hội để học thêm.

132. Đừng làm việc để cho người ta khen!

Chúng ta hãy luôn luôn làm việc một cách đáng khen. Chúng ta đừng bao giờ làm việc để cho người ta khen.

133. Ích lợi của cuộc sống tiết độ

Nhờ biết sống tiết độ mà linh hồn chúng ta được mạnh mẽ và thân xác chúng ta được tráng kiện.

134. Không thích Lời Chúa thì thế nào cũng thích tội lỗi

Nếu có ai trong Dân Chúa sống lạnh nhạt và lao đầu vào vòng tội lỗi, thì đó là vì họ đã mất đi sự thích thú lắng nghe và suy niệm Lời Chúa trong Sách Thánh, nhất là trong sách Phúc Âm.

135. Thế giới hiện nay rất cần những hạng người nào?

Thế giới hiện nay rất cần người, nhưng không phải hạng người tầm thường, hèn nhát, không dám tiến tới và trốn tránh trách nhiệm. Những hạng người nầy đầy dẫy khắp nơi mọi xó. Những người mà thế giới hiện nay rất cần, đó là những hạng người có tâm hồn thủ lĩnh.

136. Bạn hãy luôn mang lấy một tâm hồn thủ lĩnh!

Tâm hồn thủ lĩnh là tâm hồn của kẻ có lòng quảng đại, có tư tưởng sáng suốt, có ý chí cương quyết, có tinh thần trách nhiệm, biết tổ chức, biết ra lệnh, biết làm cho người ta tuân phục mình một cách vui vẻ. Điểm nổi bật nhất của một tâm hồn thủ lĩnh là thấm nhuần lý tưởng phục vụ.

137. Thành công hay thất bại của chúng ta nằm ở đâu?

Sự thành công hay cái thất bại không nằm ở đâu khác. Chúng nằm ngay trong con người của chúng ta. Chúng ta đừng đổ lỗi cho ai. Chúng ta đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh nào. Chúng ta hãy tự xét mình và rút lấy những kết luận tích cực.

Đừng bao giờ chùn bước và cam chịu bại trận, nhưng hãy luôn luôn tự động viên mình bằng câu của thánh Augustinô: “Người nầy người nọ làm được, sao tôi làm không được?”

138. Nơi nào, sự giáo dục quan trọng nhất?

Sự giáo dục quan trọng nhất không phải nơi hội đoàn, không phải nơi câu lạc bộ, không phải nơi trường học. Sự giáo dục quan trọng nhất, là sự giáo dục trong gia đình.

Nếu sự giáo dục trong gia đình mà không ra gì, thì rất khó mà sửa chữa được. Còn nếu sự giáo dục trong gia đình mà tốt, thì dù xã hội có làm hư hỏng con cái mình, cha mẹ vẫn có thể sửa chữa lại được nếu biết ngăn chặn kịp thời.

Bởi vậy, ai cũng công nhận rằng người cha trong gia đình thì quan trọng hơn một trăm thầy giáo, còn người mẹ trong gia đình thì quan trọng hơn một ngàn cô giáo.

138. Biết yêu một cách chân thành thì không thể nào sống độc ác được.

Không ai độc ác bằng ma quỷ. Nhưng nếu một ngày nào đó, ma quỷ biết yêu một cách chân thành, thì ma quỷ sẽ không còn độc ác nữa. Bởi thế, ai biết yêu chân thành thì không thể nào sống độc ác được.

139. Ai sống trong gia đình bình an, kẻ đó mới thật là người hạnh phúc.

Dù là vua cao sang trong lâu đài hay là dân cày nghèo nàn trong nhà tranh, kẻ nào tìm được sự bằng an trong gia đình của mình, kẻ đó mới thật sự là người hạnh phúc.

140. Gặp Chúa trước đã!

Chúa phải là ưu tiên số một của chúng ta. Bốn câu sau đây được ghi trên một chiếc đồng hồ dạy chúng ta điều nầy:

Dù con vội vã,

Dù con đi đâu,

Gặp Chúa trước đã.

Tất cả tính sau.
 
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
13:03 06/01/2008
16. Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (16)

151. Các viên đá lặp lại: Amen! Amen!

Thánh Bêđa rất sốt sắng trong việc rao giảng Lời Chúa, nhưng khi lớn tuổi, bị mù, ngài nhờ một thiếu niên dắt đi từ làng nầy qua làng khác để rao giảng Lời Chúa.

Ngày kia, đến một làng nhỏ, cậu thiếu niên nầy thấy có nhiều viên đá to, liền dừng lại, phỉnh thánh Bêđa: - "Có nhiều người đang đợi cha ở đây để nghe cha giảng."

Thánh Bêđa tạ ơn Chúa, cầm trí cầu nguyện, chọn một đoạn Phúc Âm ám hạp rồi sốt sắng giảng: “Anh Chị Em thân mến, …”.

Giảng xong, ngài đọc một kinh Lạy Cha để cám ơn Chúa.

Khi ngài vừa đọc xong, các viên đá liền thưa: “Amen! Amen!”

Cậu thiếu niên khiếp vía, quỳ xuống thú tội.

Thánh nhân bình tĩnh trả lời: - "Ớ con, con không đọc trong Phúc Âm thấy Chúa nói rằng: nếu người ta thinh lặng trước Lời Chúa thì các viên đá sẽ lên tiếng ngợi khen Chúa sao?. Từ nay về sau, con đừng đùa giỡn với Lời Chúa: Lời Chúa là sự sống, là sức mạnh, là thần linh. Lời Chúa linh nghiệm hơn thanh gươm hai lưỡi."

Cậu thiếu niên nầy vâng vâng dạ dạ rối rít và hứa với thánh Bêđa sẽ khòng còn “hoang” như thế nữa.

152. Hiên ngang bày tỏ đức tin

Trong một bữa tiệc có hoàng đế dự, đại tướng Drouot hiên ngang bày tỏ đức tin bằng cách không dùng thịt trong ngày thứ sáu. Các thực khách bỡ ngỡ. Ngay cả hoàng đế cũng ngạc nhiên. Đại tướng Drouot khẳng khái tâu lớn tiếng với hoàng đế, cốt để cho mọi người nghe:

- “Tâu Hoàng Thượng, hạ thần chỉ sợ Thiên Chúa. Hạ thần kiêng thịt là để vâng lời Giáo Hội, cũng như binh sĩ của hạ thần vâng lời hạ thần, dẫu hạ thần gởi họ đến nơi phải chết.”

153. Lời thú nhận của văn sĩ Francois Coppée

Francois Coppée đã được Lời Chúa cảm hoá thấm thía, và sau đó, ông đã sống một đời sống đức tin mãnh liệt. Ông viết những câu thấm thía sau đây:

- "Trong những tuần, những tháng nằm trên giường bệnh trong phòng, tôi đã sống với sách Phúc Âm. Dần dần, những giòng chữ của Sách Thánh trở nên cái gì sống động cho tôi. Trong mỗi tiếng, tôi thấy sáng lên một chân lý như một vì sao. Tôi cảm thấy chân lý ấy rung động trong tôi như một quả tim. Làm sao từ nay tôi lại không tin có phép lạ, sau khi đã được phép lạ do sách Phúc Âm làm nơi tôi. Linh hồn tôi, trước kia mù tịt trước ánh sáng đức tin, bây giờ đã thấy ánh sáng nầy với tất cả vẻ huy hoàng của nó. Linh hồn tôi, trước kia điếc đặc trước Lời Chúa, nay đã nghe rõ ràng và vui sướng cảm phục. Linh hồn tôi, trước kia tê liệt vì không tìm hiểu tôn giáo, lúc nầy đã nóng nảy hăng hái bay lên trời. Quỷ thần dơ bẩn mà linh hồn tôi bị ám ảnh, nay đã bị đuổi đi rồi."

154.Ngày đẹp nhất trong đời linh mục của tôi !

Cùng với việc dâng Thánh lễ, việc cử hành bí tích Giải tội là vinh dự lớn nhất của linh mục.

Đoàn chiên biết ơn linh mục quản xứ, nhất là biết ơn vì đã được ngài tha tội để sống bình an.

Nếu được hỏi ngày nào đẹp nhất trong đời linh mục của mình, chắc có nhiều linh mục trong chúng ta trả lời ngay: "Đó là ngày dâng Thánh Lễ mở tay đàu tiên.” Nhưng linh mục sau đây không trả lời ngay. Ngài im lặng một chút rồi nói:

- "Ngày đẹp nhất trong đời linh mục của tôi, là ngày tôi thay mặt Chúa Giêsu đọc lời tha tội đầu tiên cho người đến xưng tội: "Ta tha tội cho con, nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần”.

155.Đức tin của con quý hơn mạng sống của con nhiều!

Kỳ Giáo Hội Mể Tây Cơ bị bách hại, người ta thấy quân nghịch đạo cột sau xe ôtô một chàng thanh niên công giáo. Chàng thanh niên nầy nầy chỉ có một tội: không chịu bỏ Đạo, không chịu từ chối đức tin của mình.

Chiếc xe ôtô lăn bánh mạnh và nhanh trên con đường gồ ghề.

Chàng cắn răng lại. Thịt chàng nát bầm. Máu tuôn ra lai láng, Bùn và đất lấp phủ cả mặt mũi.

Bổng tiếng phanh rít lên và xe ôtô dừng phắt lại. Quân nghịch đạo nhảy xuống xe, lấy gươm dí vào đầu chàng thanh niên nầy và la lên một cách tức tối: “Mầy hãy nói đí: đả đảo Giêsu Kitô. Nếu không, mầy sẽ chết.”

Nghe tiếng rộn ràng trước nhà, một người đàn bà vội chạy ra. Bà như điên lên khi thấy con trai yêu quý của mình phải bị hành hạ quá sức dã man. Nhưng để bảo vệ đức tin của con mình, bà mẹ anh hùng nầy liều mình xông vào giữa đám linh, đến quỳ bên cạnh con đang hấp hối. Bà vừa khóc, vừa ôm đầu con, vừa nói rõ từng tiếng bên tai con:

- “Con ơi, con đừng bỏ Chúa nhé! Con đừng bỏ đức tin của con! Đức tin của con quý hơn mạng sống của con nhiều!”

Người con liền gật và chết trong tay mẹ mình, trước mặt đám quân lính độc ác, nghịch đạo, đang ngơ ngác, không hiểu vì sao hai mẹ con nầy lại anh dũng đến thế!

156.Đừng rắc rối trong việc giữ Đạo

Văn hào Nga Léon Tolstoi kể câu truyện ngụ ngôn như sau:

Một ông chủ nọ giao cho các gia nhân một công việc và bảo họ chỉ chu toàn công việc ấy mà thôi. Ông hứa sẽ thưởng công cho họ, nếu họ làm tốt công việc.

Lúc mới bắt tay vào việc, ai cũng muốn làm vừa lòng ông chủ, cho nên để hết tâm trí vào công việc được giao. Thế nhưng, một thời gian sau đó, nhiều người cho rằng để làm vừa lòng ông chủ và để được phần thưởng bội hậu hơn, cần phải làm nhiều việc khác nữa. Vì thế, họ nghĩ ra nhiều việc khác và dần dần chú tâm vào những việc đó, đến độ quên bẵng đi những công việc được chủ giao cho lúc đầu.

Bận bịu với những công việc mới nầy, chẳng những họ không còn nhớ tới công việc đã được giao, mà cũng chẳng còn màng tới phần thưởng ông chủ đã hứa.

Cuối cùng, tưởng mình đã có thể tự túc với những công việc của mình, họ cũng gạt luôn ông chủ ra khỏi cuộc sống của họ.

Và Léon Tolstoi đưa ra kết luận: người ta thường thấy một thái độ như thế nơi các Kitô hữu: họ thay thế đạo của tình thương bằng vô số những nghi lễ trống rỗng vô hồn.

157. Bầu khí cầu nguyện tại Lộ Đức

Lộ Đức (Lourdes), nơi Đức Mẹ hiện ra năm 1858, là một trong những trung tâm hành hương cầu nguyện quan trọng nhất của Giáo Hội Công giáo. Và vẻ đẹp lôi cuốn nhất của Lộ Đức là bầu khí cầu nguyện tại đây.

Đám đông cầu nguyện thuộc mọi tiếng nói, đủ mọi màu da.

Người ta cầu nguyện khắp nơi trong linh địa Lộ Đức bao la.

Người ta cầu nguyện trong suốt 24 tiếng đồng hồ.

Người ta cầu nguyện chung từng đoàn thể.

Người ta cầu nguyện riêng từng nhóm.

Người ta cầu nguyện âm thầm từng cá nhân.

Thái độ cầu nguyện thì rất cảm động: quì, đứng, sấp mặt xuống đất, chắp tay, giơ tay, khoanh tay, lết bằng hai chân, ….

Bầu khí thiêng liêng, siêu nhiên và hồn nhiên của Lộ Đức thật là lôi cuốn: tất cả đều chìm đắm trong bầu khí thanh thản, tự do, linh thiêng, huyền diệu, yêu thương, giúp đỡ nhau.

158. Kẻ đã từng bỏ thuốc độc giết mẹ, nay cảm thấy mình quá hạnh phúc!

Chiều kia, trong một tuần đại phúc ở Torino, bắc nước Italia, cha Orione giảng về sự tội và lòng từ bi của Chúa tha tất cả tội lỗi cho chúng ta.

Xuất hứng, cha Orione nói: "Dẫu trong anh chị em ở đây, có kẻ bỏ thuốc độc giết mẹ mình đi nữa, nhưng có lòng thật tình ăn năn thống hối và đi xưng tội, thì Chúa cũng thứ tha”.

Giảng xong, cha Orione trở về nhà trong lúc trời đã nhá nhem tối. Một kẻ lạ mặt đứng núp trong hẽm tối, xông ra đè đầu cha xuống đất, vừa bóp cổ cha thật mạnh, vừa nói nhằn từng tiếng:

- "Sao mi cả gan nói chuyện xấu của tao trước mặt công chúng? ”.

Cha Orione ú ớ:

- "Không...bao...giờ!”.

- "Chính mi vừa nói trong nhà thờ: có kẻ bỏ thuốc độc giết mẹ mình...”

- "À, tôi nhớ rồi ! Đó là tôi đưa ra một ví dụ giả sử thôi. Chính Chúa Giêsu cũng dạy tha thứ hết mà!”.

Tên lạ mặt không còn hung dữ nữa. Trong bóng tối, nó thú tội: chính nó đã bỏ thuốc độc giết mẹ, và kể từ đó đến nay, hằng mắy chục năm rồi, lương tâm cứ bị cắn rứt mãi. Chiều nay, đi ngang qua nhà thờ, dừng lại nơi cửa, nghe lóm được một câu, tưởng cha Orione đã biết rõ câu chuyện của mình, nên núp rình, định bóp cổ giết cha để thủ tiêu.

Y nói: - "Tôi cần một chút bằng an mà mấy chục năm nay tôi không có được”.

Thế rồi, cùng nhau đi trên đường tối, tên lạ mặt say sưa nghe cha Orione nói về Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót, nói về Chúa Giêsu là Người Cha nhân hậu, Đấnh Chăn Chiên lành...

Ông xin chịu phép Giải Tội khi đang đi trên đường. Cha Orione đã cầu nguyên để chờ được giây phút nầy thôi.

Nguồn bình an thật sự đến với người lạ mặt đã thao thức bồn chồn mấy chục năm trời vì đã giết mẹ mình. Y quá sung sướng và luôn miệng cám ơn Chúa. Y xin cha Orione cứ đơn cử câu chuyện của ông khi cha giảng về lòng nhân từ của Chúa trong phép Giải Tội.

159. Linh mục quản xứ và tinh thần giáo xứ

Khi đến nhậm chức quản xứ tại giáo xứ Sainte-Suzanne, linh mục Ryckmans thổ lộ:

- "Tôi đã làm cha sở ở đây được 15 năm. Thời gian 15 năm trôi qua làm tôi ngạc nhiên không phải vì sự lâu dài của nó, mà chính vì sự xảy đến quá nhanh của nó. Cha ông chúng ta đã phải góp công vào hàng trăm năm, mới xây dựng được những nhà thờ chính tòa. Phần tôi, tôi nghĩ rằng: tạo được một tinh thần giáo xứ cho giáo xứ mình, thật là một công việc khó hơn xây dựng một nhà thờ chính tòa. Vì thế, tôi tưởng 15 năm làm linh mục quản xứ cũng không thấm gì. Nhưng tôi nhận thấy có một điều rất hay, là sau một vài năm đầu cố gắng, tôi đã thấy giáo xứ mình trở nên sống động, nhà thờ được sạch sẽ hơn, được trang hoàng đẹp đẽ hơn, và, mặc dầu luôn luôn có những cơn khủng hoảng, những cuộc thăng trầm, giáo xứ tôi vẫn không ngừng vươn lên. Một bà lớn tuổi đến từ giả tôi. Bà buồn tiếc vì phải đi theo con cháu đi xa khỏi giáo xứ "của bà”. Bà nhấn mạnh hai chữ "của bà”. Một người khác là một sĩ quan. Ông phải đi ra nước ngoài vì nhiệm vụ. Ông cảm động cầm tay tôi: "Thưa cha, ra đi, con chỉ tiếc hai điều: bỏ mẹ già ở lại và phải lìa xa giáo xứ của con”. Và gia đình nào trong giáo xứ cũng nói với tôi: "Ở đây, ở trong giáo xứ nầy, có cha lo lắng cho chúng con”.

160. Hiệu quả khốc hại

Chắc có nhiều kẻ vô phước đi sâu vào con đường tội lỗi đầu tiên, không do họ, nhưng do cha mẹ họ và do những người giáo dục họ. Vì, nếu được giáo dục tử tế ngay khi còn nhỏ, họ sẽ trở nên tốt lành; và trái lại, nếu không được giáo dục tử tế ngay khi còn nhỏ, họ sẽ trở thành thối nát cho xã hội.

Ngày kia, toà án Paris tại Pháp lên án xử tử cậu Naquère mới 15 tuổi.

Khi nghe toà lên án xử tử mình, Naquère la lên:

- “Tôi tha cho các quan án. Tôi tha cho xã hội. Nhưng trong phòng nầy, có một người tôi không thể tha được, đó là cha tôi. Ông ta đã giáo dục tôi trong sự vô đạo. Nếu được giáo dục cách khác, chắc tôi sẽ không lên máy chém.”
 
Ngày 6 tháng 1: Kính Chân Phước André Bessette
PhóTế Huỳnh Mai Trác
14:04 06/01/2008
Khi André Bessette đến tu hội Sư Huynh Dòng Thánh Giá (Holy Cross Brothers) năm 1870, cầm một lá thơ của cha sở: “ Tôi gời đến các sư huynh một vị thánh.” Các sư huynh cho đây là điều khó tin. Các Sư huynh Dòng Thánh giá chuyên về dạy học, nhưng André đã 25 tuổi rồi mà chưa biết đọc và biết viết. Dường như André đi tu vì thất bại ở đời chứ không phải là nhận được ơn gọi.

Các Sư huynh cho André vào nhà tập nhưng việc học quá khó khăn với André nên các sư huynh cho André làm những công việc tay chân nhưng André cũng không có đủ sức khoẻ, nên các sư huynh đành cho André rời nhà Dòng. André vẫn không nản chí, đến kêu cầu cùng Ðức Giám mục và ngài đã xin cho André được ở lại Dòng và dược khấn Dòng.

Sau khi khấn Dòng, André dược gởi đến trường Ðức Bà (Notre Dame College) ở Montreal làm người gác cổng trường. Công việc của André là đóng cổng, mở cổng, đón tiếp quan khách đến thăm trường và phân phát thư từ. Ngài đã khôi hài như sau: “Khi xong nhà tập, Bề Trên chỉ cho tôi cái cổng và tôi đã đứng ở đó cho đến 40 năm.”

Vào năm 1904, Ðức Giám mục Montreal hết sức ngạc nhiên khi ngài xin phép xây một thánh đường kính thánh Giuse trên núi đối diện với trường học. Ðức Giám mục cho phép với điều kiện là Sư huynh André phải tự túc. Làm sao mà André có tiền được? Những đồng 5 xu mà André dành dụm khi hớt tóc cho đám học sinh, 5 xu,10 xu André thu dược khi những người đến cắm trại gần tượng thánh Giuse trên núi. Tất cả gom lại chỉ vài trăm đô la làm sao mà xây được một thánh đường?

André dùng số tiền đó làm một nhà nguyện nhỏ trên núi. André vẫn kiên nhẫn thu nhặt từng đồng kên và xin Ðức Giám mục xây một thánh đường. Ðức Giám mục hỏi là ngài có được báo mộng là thánh Giuse muốn xây thánh đường ở đó không? Sư huynh André quả quyết, “lòng yêu mến thánh Giuse đã hướng dẫn con làm công việc này.”

Ðức Giám mục cho phép tùy nghi miễn là đừng nợ nần. André nối thêm một mái nhà để người đến dự thánh lễ khỏi phải đứng ngoài mưa gío. Rồi thêm vào đó một lò sưởi ấm. Con đường lên núi đưọc lát gạch. Xây một nhà cho khách hành hương rồi một chỗ ở cho André và những người giúp việc dưới chân đồi. Lòng nhân từ của André, cũng như lòng đạo đức thánh thiện đã giúp nhiều linh hồn trở lại với Chúa và chữa lành nhiều thứ bệnh khi họ đến cùng André. Theo lời của Sư huynh André, tất cả mọi ơn lành bệnh đều nhờ vào sự cầu bầu của Thánh Giuse.

Dù gặp nhiều khó khăn về tiền bạc nhưng André luôn trông nhờ vào thánh Giuse. André bắt đầu xây một vương cung thánh đưòng vĩ đại trên ngọn núi đó. Tuy ngôi nhà thờ đang dỡ dang và chưa có mái nhưng André đã đặt tượng thánh Giuse ở giữa thánh đường trước khi qua đời, và chưa kịp đưọc nhìn thấy ngôi thánh đường vĩ đại hoàn tất.

Sư huynh gác cổng André đã làm những việc vĩ đại kính thánh Giuse và vinh danh Thiên Chúa. Ðức Thánh Cha Gioan Phao Lồ II khi đến thăm Canada đã đến quỳ bên mộ Chân phước André mà cầu nguyện.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 06/01/2008
THẦN RÙA TÍNH SAI

N2T


Vào một đêm tối, Tống Nguyên quân nằm mộng thấy có một người đầu tóc rũ rượi đứng bên cửa phòng ngủ, và nói với ông: “Nguyên quân ạ, ta đến từ nơi biển sâu, Thanh Giang phái ta làm sứ giả đi gặp Hà Bá, vì không cẩn thận nên lúc đi đường ta bị ngư phủ tên Dư Thư bắt.”

Nguyên quân kinh hoàng tỉnh dậy, kêu thầy bói đến hỏi, thầy bói bóc quẻ xong thì biết người trong mộng ấy là thần quy (rùa thần), Nguyên quân hỏi: “Trong nước có ngư phủ nào tên Dư Thư không ? Kêu nó đến gặp ta.”

Ngày hôm sau, Dư Thư đến trong cung, Nguyên quân hỏi ông ta: “Gần đây nhà người bắt được gì ?”

Dư Thư trả lời: “Tôi lưới được một con rùa trắng, dài khoảng năm thước. ”

Nguyên quân nghe xong thì bắt ông ta mau mau dâng con rùa lên. Sau khi con rùa được dâng lên thì Nguyên quân phân vân không quyết, không biết nên nuôi hay giết nó, cho nên mới kêu thầy bói đến hỏi, cuối cùng ông ta quyết định giết con rùa. Quả nhiên, dùng cái mu rùa để coi bói, thì không có lần nào mà không linh nghiệm, khiến cho Nguyên quân rất thỏa mãn.

Khổng tử biết được chuyện này, cảm thán nói: “Thần quy có thể báo mộng cho Tống Nguyên quân, nhưng không thể trốn khỏi lưới của Dư Thư; có thể bói lần nào cũng linh nghiệm, nhưng không thể tránh khỏi bị nạn moi ruột mỗ bụng.”

(Trang tử: Ngoại vật)

Suy tư:

Khổng tử luận rất chí lý về việc con rùa thần có thể báo mộng, có thể coi bói rất hay, tức là biết trước những chuyện chưa xảy ra, thế mà không thể biết được bản thân mình bị nạn moi ruột mỗ bụng, đúng là tội nghiệp...

Thế mới biết, chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai thì chỉ có một mình Thiên Chúa biết mà thôi, người Ki-tô hữu luôn xác tín như thế trong đời sống của họ.

Có những ông thầy bói đi coi bói chuyện tương lai của người khác, nhưng tương lai của mình thì mù tịt; có những ông thầy bói chuyên coi bói chuyện tình duyên gia đạo của người khác, nhưng tình duyên và gia đạo của mình thì cứ rối ren không ra gì cả; có những bà thầy bói hành nghề dùng mu rùa để coi công danh sự nghiệp của người khác, nhưng không hiểu tại sao cuộc đời của mình thì cứ lận đận lao đao mãi không thôi. Thế mới biết, bói ra ma quét nhà ra rác.

Người Ki-tô hữu biết rằng: làm tốt công việc trong hiện tại, tức là làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, thì sẽ có một tương lai hạnh phúc, vui vẻ, bình an, dù cho quá khứ có nhiều gian nan cay đắng.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:01 06/01/2008
N2T


20. Nghèo khó là giảm bớt lo nghĩ của thế gian, không vì cuộc sống mà buồn phiền, siêu thoát không mệt mỏi, hết lòng tuân theo quy định của giới luật, biết bổn phận của mình.

(Thánh John Climacus)
 
Lễ Hiển Linh: Chúa Tỏ Vinh Quang Người Nơi Một Hài Nhi
Thế Vinh
22:36 06/01/2008
Lễ Hiển Linh: Chúa Tỏ Vinh Quang Người Nơi Một Hài Nhi

Bài Phúc Âm Lễ Hiển Linh hôm nay (Mat. 2:1-12) không những kể về hành trình đức tin mạo hiểm của các đạo sỹ phương Đông đến thờ lạy đấng Cứu Độ duy nhất trần gian, mà còn diễn tả vinh quang Thiên Chúa được tỏa sáng nơi sự sống con người, nơi một hài nhi—hài nhi Jesus.

Các đạo sỹ đã tìm gì? Họ đi tìm “vua dân Do Thái mới sinh.” Họ tìm một hài nhi mới sinh ra. Họ đã đến dâng vàng, mộc dược, nhũ hương và phủ phục trước một hài nhi bình thường như mọi hài nhi khác. Ánh sao trên trời và ánh sao trong tâm hồn mà Thiên Chúa đã soi sáng họ làm điều đó: thờ lạy Thiên Chúa nơi một hài nhi.

Hơn nữa, để hài nhi Jesus thoát khỏi bàn tay bạo tàn của Herode, các đạo sỹ đã trở về xứ sở mình theo đường khác theo như mộng báo. Các đạo sỹ còn là những người bảo vệ mạng sống hài nhi Jesus.

Con Thiên Chúa đã làm người, làm một hài nhi yếu ớt cần sự chăm sóc, yêu thương, và công lao vất vả của cha mẹ trần gian. Vinh quang người tỏ rạng nơi sự sống con ngưòi, nơi một hài nhi. Ôi, cao quí thay sự sống con người, sự sống của các hài nhi! Ôi, cao quí thay phẩm giá con người.

Hôm qua theo tin của VietCatholic nạn phá thai giảm 95% từ 1989 ở Croatia nhờ phản ứng mạnh mẽ của các Giám mục nước này. Bản tin trích dẫn: “Các Đức Giám Mục Croatia đã cùng nhau đồng lòng, đồng trí đưa ra các chương trình hành động cụ thể, trong việc giáo huấn các chủng sinh, các tầng lớp Linh Mục, và các nam/nữ tu sĩ về sự cao quý và tính thánh thiên của sự sống. Và chính từ đó, nạn phá thai đã giảm xuống, và ơn gọi ngày càng tăng lên, và tất cả mọi người đều cùng nhau tâm đầu ý hiệp với Đức Thánh Cha”.

Ở Hoa Kỳ, các Giám mục nỗ lực huấn luyện ý thức của giáo dân và mọi người về sự thánh thiêng của sự sống con người. Ngoài những thư chung, lời giảng dạy công khai, và lời cầu nguyện tín hữu trong các thánh lễ, các ngài còn tổ chức biểu tình hàng năm tại Washington DC để đòi các nhà lập pháp thay đổi luật cho phép phá thai.

Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai rất cao. Theo AFP, hằng năm ở Viêt Nam có 1.4 triệu thai nhi bị phá. Đáng buồn thay, tỷ lệ phá thai cũng rất cao trong những ngưòi công giáo. Chắc chắn các vị chủ chăn biết được điều đó trong mục vụ của mình. Ước gì các vị chủ chăn ở Việt Nam có những chương trình biện pháp cụ thể để đánh động ý thức giáo dân về trách nhiệm bảo vệ mạng sống các hài nhi chưa đưọc sinh ra và giảm được tỉ lệ phá thai nơi ngưòi công giáo và ở Việt Nam.

Xin Chúa giúp mỗi người công giáo chúng ta cũng nhận ra vinh quang của Thiên Chúa nơi mỗi hài nhi và bảo vệ sự sống của các hài nhi. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
3 nhà thờ, 3 chủng viện tại Iraq bị tấn công
Nguyễn Việt Nam
10:03 06/01/2008
Baghdad – Sáng Chúa Nhật 6/1/2008, nhà thờ St George trong khu Ghadir, nơi Đức Hồng Y Thượng Phụ Emmanuel III Delly vừa cử hành thánh lễ xong đã bị tấn công bằng xe bom. Đồng thời, nhà thờ theo nghi lễ Melchite Hy Lạp và nhà dòng nữ kế bên tại Zaafraniya cũng bị tấn công tương tự.

Tại Mosul, nhà thờ Thánh Phaolô của Công Giáo nghi lễ Chanđê, một viện mồ côi của các nữ tu ở Alnoor và một dòng nữ tại Mosul Aljadida cũng bị tấn công.

Đức Cha Loiuis Sako, Tổng Giám Mục Kirkuk cho biết là trong 6 vụ tấn công trên chỉ có một người bị thương. Tuy nhiên, thiệt hại vật chất được ghi nhận là đáng kể.
 
5 người Kitô hữu Pakistan bị Taliban bắt cóc
Nguyễn Việt Nam
10:16 06/01/2008
Pakistan - Cảnh sát Pakistan xác nhận hôm 5/1/2008 là nhóm Taliban dưới sự chỉ huy của tên khủng bố Baitullah Mehsud đã bắt cóc 5 Kitô hữu Pakistan tại Waziristan, gần biên giới phía Nam với Afghnistan.

5 người Công Giáo trên đường từ nhà thờ ở Wana trở về làng Dera Ismail Khan đã bị quân Taliban bắt. Nhóm Taliban này đã buộc chính phủ phải trao trả 6 tên du kích Taliban bị nhà cầm quyền Pakistan bắt giữ. Một trong những tên bị bắt giữ là Raees Khan Mahsud, được xem là kẻ cầm đầu nhiều vụ khủng bố tại Waziristan. 5 tên còn lại cũng đều là những cấp chỉ huy nghu hiểm của bọn Taliban trong vùng.

Chính vì thế khả năng chính phủ Pakistan thương thuyết với bọn khủng bố Taliban gần như là con số không. Ủy ban Công Lý và Hòa Bình Pakistan đã đưa ra lời xin cầu nguyện cho các anh Altaf Masih, Babar Masih và Emmanuel. Hai người còn lại chưa được nêu danh tính.

Baitullah Mehsud là tên đang bị tình nghi có dính líu đến vụ sát hại bà Bhutto hôm 27/12 vừa qua.
 
Những biến cố lớn liên quan đến sinh họat của Giáo Hội Công Giáo trong năm 2008.
Ðặng Thế Dũng
10:20 06/01/2008
Tin Roma (Apic 3/01/2008) - Hãng tin công giáo Thụy Sĩ (Apic) phổ biến những biến cố quan trọng liên quan đến sinh họat của Giáo Hội Công Giáo trong suốt năm 2008.

- Trước hết, vào thứ Hai mùng 7 tháng Giêng năm 2008, Tổng Công Nghị Dòng Tên, lần thứ 35, được khai mở tại Trụ Sở Chính của Dòng Tên ở Roma. Hai mục tiêu chính là chọn Vị Bề Trên Tổng Quyền mới, thay thế cho Cha Tổng Quyền hiện nay là Cha Peter-Hans Kolvenbach, thi hành chức vụ từ năm 1983 đến 2007 (tức 24 năm) và nay đã 80 tuổi, và vừa được ÐTC chấp thuận cho từ chức Bề Trên Tổng Quyền. Ðây là vị Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên đầu tiên được Ðức Giáo Hoàng chấp nhận cho từ chức, bởi vì theo truyền thống của dòng, Vị Bề Trên Tổng Quyền thi hành trách vụ mãn đời. Mục tiêu thứ hai là xác định những đường hướng lớn cho tương lai. Ðược biết thành phần tham dự tổng công hội gồm có những thành viên theo luật định là những bề trên giám tỉnh đương nhiệm, chiếm 1 phần 3 tổng số tham dự viên, và 2 phần 3 tham dự viên còn lại là những thành phần được bầu chọn tham dự. Tổng cộng tất cả là 225 vị. Nhưng chỉ có 217 vị có quyền bỏ phiếu chọn vị Tân Bề Trên Tổng Quyền, còn 8 vị còn lại, do bởi chức vụ đang thi hành, thì không được tham dự vào cuộc bỏ phiếu. Tổng công nghị kéo dài vô hạn định, tùy theo công việc. Tổng công nghị, trong đó cha Tổng Bề Trên Peter-Hans Kolvenbach được chọn, đã kéo dài 54 ngày.

- Biến cố thứ hai là lễ Kỷ Niệm 350 năm thành lập Hội Thừa sai Hải Ngọai Paris (MEP). Cuộc lễ kỷ niệm bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, mùng 6 tháng Giêng năm 2008, và sẽ kéo dài trong vòng một năm, đến lễ Hiển Linh năm 2009, với nhiều sinh họat như triển lãm, thuyết trình, thánh lễ kỷ niệm những biến cố quan trọng trong lịch sử 350 năm của Hội Thừa sai hải Ngọai Paris. Hai vị Giám Mục đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam - lúc đó được gọi là Giám Quản Tông Tòa - Ðức Cha Francois Pallu và Ðức Cha Lambert de la Motte, là hai vị sáng lập Hội Thừa sai hải Ngọai Paris.

- Biến cố thứ ba trong tháng Giêng năm 2008 là kỷ niệm 100 năm thiết lập Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô. Hiện tại, tuần lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô được cử hành hằng năm từ ngày 18 đến ngày 25 tháng Giêng.

Ngày 22 tháng Giêng năm năm 2008, là ngày kỷ niệm một năm Abbé Pierre qua đời (22 Jan 2007 - 22 Jan 2008).

- Biến cố thứ tư -- sang tháng Hai năm 2008- là lễ Kỷ Niệm 150 năm Ðức Mẹ Hiện Ra tại Lộ Ðức, lần đầu tiên (ngày 11 tháng 2). Hội Ðồng Giám Mục Pháp sẽ họp phiên họp khóang đại từ ngày 1 đến 4 tháng 4, tại Lộ Ðức. Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI sẽ đến Lộ Ðức, nhưng ngày giờ chưa được công bố.

-Biến cố thứ năm từ ngày 15 đến 20 tháng 4 năm 2008, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI sẽ đi thăm Hoa Kỳ, và sẽ đọc Diễn văn tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc ở New-York vào ngày 17 tháng 4 năm 2008.

- Biến cố thứ sáu là từ ngày 15 đến 22 tháng 6 năm 2008, sẽ diễn ra tại Québec, Canada, Ðại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49.

- Biến cố thứ bảy là Năm Thánh kính Thánh Phaolô, do Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI thiết lập, bắt đầu từ ngày 28 tháng 6 năm 2008, áp lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và kéo dài một năm, cho đến 29 tháng sáu năm 2009, để mừng kỷ niệm 2,000 năm thánh Phaolô sinh ra.

- Biến cố thứ tám là Ngày Quốc tế Giới Trẻ tại Sydney, Úc Châu, từ ngày 15 đến 20 tháng 7 năm 2008.

- Ngày 6 tháng 8, sẽ là ngày kỷ niệm 30 năm Ðức Phaolô VI qua đời. Và cuối tháng 8, -- tức ngày 26 tháng 8 năm 2008, ngày kỷ niệm 30 năm Ðức Gioan Phaolô I được bầu lên kế vị thánh Phêrô tại ngai tòa Roma. Triều giáo hoàng của ngài - vị giáo hoàng của Nụ Cười - chỉ kéo dài có 33 ngày. Ngài qua đời ngày 28 tháng 9 năm 1978.

- Biến cố quan trọng cuối năm 2008, là Khóa Họp Thông Thường, lần thứ 12, của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới, về chủ đề Lời Chúa. Tài liệu đại cương (lineamenta) giải thích chủ đề của Khóa Họp đã được phổ biến trong giáo hội. Và hiện chúng ta đang chờ Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris), để được hiểu thêm và hiệp thông trong dòng suy tư của Giáo Hội về đề tài này.
 
Lễ Chúa Hiển Linh tại Vatican
Bình Hòa
12:46 06/01/2008
Năm nay toàn thể Giáo hội Công Giáo đều mừng lễ Hiển Linh vào cùng một ngày. Thật vậy, với cuộc cải cách phụng vụ sau công đồng Vaticanô II, tuy lễ Hiển Linh vẫn được chỉ định vào ngày 6 tháng 1 trong lịch phổ quát, nhưng tại những nước mà ngày này không phải là lễ nghỉ dân sự (chẳng hạn như tại Việt Nam) thì lễ Hiển linh được dời vào Chúa Nhật liền sau ngày 1 tháng giêng. Năm nay ngày 6 tháng 1 trùng vào Chúa Nhật cho nên có thể mừng chung trên khắp mọi nơi. Ý nghĩa của lẽ Hiển Linh là gì? Vào thời các giáo phụ, bên Đông phương người ta mừng lễ Chúa tỏ mình ra cho nhân loại qua biến cố Nhập Thể. Vào thời Trung cổ, bên Tây phương người ta chú ý dến ba vua tượng trưng cho các sắc dân, mang lễ vật đến thờ lạy Chúa Cứu thế. Từ sau công đồng Vaticanô, phụng vụ muốn nêu bật ơn gọi hết muôn dân đón nhận Tin mừng. Thêm vào đó, tại vài quốc gia, ngày 6 tháng 1 được dành làm ngày Thiếu nhi truyền giáo: các nhi đồng tìm cách tham gia vào công cuộc truyền giáo bằng những cuộc lạc quyên đóng góp để giúp đỡ những bạn đồng lứa tuổi còn thiếu thốn điều kiện để phát triển sức khỏe và văn hoá. Những tư tưởng này được đức thánh cha gợi lên trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật hôm qua, cũng như trước đó, trong bài giảng Thánh lễ cử hành tại đền thánh Phêro vào lúc 10 giờ sáng. Trước tiên, kính mời quý vị theo dõi buổi đọc kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến,

Đức Thánh Cha tiến lên bàn thờ
Đức Thánh Cha xông hương bàn thờ
Đức Thánh Cha cử hành lễ Hiển Linh
Chúng ta hân hoan mừng lễ Hiển Linh, nghĩa là Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc trên thế giới, được tượng trưng nơi các đạo sĩ đến từ phương Đông để bái phục Vua dân Do thái. Khi quan sát hiện tượng thiên văn, các nhân vật huyền bí này thấy nổi lên một ngôi sao mới, và dựa theo những lời sấm ngôn, họ nhìn nhận đó như là dấu hiệu giáng sinh của Đấng Mêsia, thuộc dòng dõi vua Đavit (xc Mt 2,1-12). Như vậy, ngay từ lúc vừa xuất hiện, ánh sáng của Chúa Kitô bắt đầu thu hút những con người “được Chúa thương yêu” (Lc 2,14), từ khắp mọi ngôn ngữ, dân tộc và văn hoá. Chính sức mạnh của Thánh Linh đã thôi thúc lòng trí con người đi tìm kiếm sự thật, vẻ đẹp, công lý. Đó là điều mà Tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II đã quả quyết trong thông điệp Đức tin và Lý trí (số 33) như sau: “Con người luôn ở trên đường tìm kiếm dường như là vô tận: đi tìm kiếm sự thật và tìm kiếm Ai đó mà mình có thể ký thác cuộc đời”. Các nhà đạo sĩ gặp được cả hai điều đó nơi hài nhi Bêlem.

Trên đường lữ hành, con người thuộc mọi thế hệ cần được định hướng: biết đi theo ngôi sao nào đây? Sau khi đã dừng lại ở trên căn nhà nơi hài nhi cư ngụ (Mt 2,9) thì ngôi sao hướng dẫn các đạo sĩ chấm dứt công tác, nhưng ánh sáng thiêng liêng của nó vẫn còn hiện diện qua lời của Phúc âm mà ngày hôm nay vẫn còn có khả năng hướng dẫn mỗi người đến cùng Chúa Giêsu. Lời đó, chính là phản ánh của Đức Kitô, là người thật và là Thiên Chúa thật, và còn được Giáo hội mang đến cho mỗi linh hồn nào sẵn sàng đón nhận. Vì thế, Giáo hội cũng giữ vai trò của ngôi sao đối với nhân loại. Điều này cũng có thể nói một cách tương tự cho mỗi một người Kitô hữu: họ cũng được mời gọi hãy soi sáng bước đường cho anh chị em của mình bằng lời nói và chứng tá cuộc sống. Vì thế việc chúng ta trung thành với ơn gọi cùa mình thật là quan trọng biết chừng nào! Mỗi tín hữu chân chính luôn lên đường trong cuộc hành trình đức tin của bản thân mình, và đồng thời, cùng với ánh sáng bé nhỏ đang mang trong mình, họ phải trở nên người hỗ trợ cho những kẻ ở bên cạnh mình, và lắm khi đang lần mò để tìm thấy con đường dẫn tới Đức Kitô.

Đang khi chuẩn bị đọc kinh Truyền tin, tôi xin ngỏ lời chào thân ái đển các anh chị em Đông phương, sắp mừng lễ Chúa Giáng sinh vao ngày mai, dựa theo lịch Giulianô. Thật là vui sướng khi được chia sẻ với nhau việc cử hành các mầu nhiệm đức tin, qua tính đa sắc của các nghi điển trải qua hai ngàn năm lịch sử Giáo hội. Cùng với các cộng đoàn Đông phương Kitô hữu rất sùng kính Đức Thánh Mẫu, chúng ta hãy xin Người che chở toàn thể Hội thánh trong công cuộc truyền bá khắp thế giới Tin mừng Chúa Kitô là Ánh sáng muôn dân

Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức thánh cha đã nhắc rằng lễ Hiển Linh cũng là ngày quốc tế truyền giáo của các nhi đồng, do đức cha Charles de Forbin đề xuất cách đây 160 năm, với việc thành lập hiệp hội Chúa Hài đồng, cổ động các em bé giúp đỡ công cuộc truyền giáo của Hội thánh nhờ lời cầu nguyện, việc hy sinh và những cử chỉ liên đới. Nhờ đó, hàng vạn thiếu nhi cũng muốn mang tình thương của Chúa Hài nhi đến với những em cùng lứa tuổi với mình. Đức Bênêđictô XVI đã bày tỏ lòng biết ơn với các em và cầu chúc các em luôn là những sứ giả Tin mừng. Sau cùng ngài cũng thêm những lời chào thăm đến đoàn rước kiệu của ba vua trong y phục cổ truyền đến tham dự buổi đọc kinh mặc dù trời mưa.

Như đã nói trên, vào lúc 10 giờ sáng, đức thánh cha đã cử hành thánh lễ trong đền thánh Phêrô. Trong bài giảng, ngài đã giải thích ý nghĩa của lễ Hiển linh, nghĩa là lễ mừng Chúa Kitô ánh sáng chiếu tỏa cho muôn dân. Biến cố các đạo sĩ từ phương xa đến thờ lạy Chúa Hài nhi biểu lộ kế hoạch cứu rỗi phổ thế mà Thiên Chúa ban cho loài người. Cần phải trở về những chương đầu của Kinh thánh thì mới nắm bắt ý nghĩa súc tích của nó. Vào lúc đầu, Thiên Chúa chúc phúc cho nguyên tổ nhân loại; thế nhưng do tội lỗi, con người đã mất tình nghĩa với Chúa. Kế đến, sau lụt hồng thuỷ, Thiên Chúa lại tái lập giao ước với ông Noe, hứa sẽ chúc lành cho nhân loại. Tiếc rằng, do tội kiêu ngạo, con người muốn xây cất tháp Babel, dẫn tới chỗ chia rẽ các chủng tộc vì bất đồng ngôn ngữ. Thiên Chúa lại thiết lập giao ước với ông Abram, và hứa sẽ chúc lành cho muôn dân. Lời hứa ấy được thực hiện nơi Chúa Kitô. Mặc dù Thiên Chúa luôn bền bỉ với lời hứa của Ngài, nhưng con người cần biết đón nhận phúc lành của Chúa. Việc các nhà đạo sĩ từ phương xa tìm đến thờ lạy Thiên Chúa giáng trần mở đầu cho cuộc trở về của muôn dân, nhằm tái thiết sự duy nhất bị tan vỡ do tháp Babel. Giáo hội của Chúa Kitô biểu lộ sự đoàn kết của mọi dân tộc biết dón nhận ơn cứu độ của Chúa, và đến lượt mình, Giáo hội cần phải trở nên dụng cụ để mang Tin mừng Chúa Kitô cho muôn dân. Tuy nhiên, cần phải khiêm tốn thú nhận rằng Giáo hội cũng còn mang nhiều dấu vết tiêu cực làm lu mờ ánh sáng của Chúa Kitô. Tất cả chúng ta cần theo gương các nhà đạo sĩ, những chứng nhân của lòng can đảm và niềm hy vọng trong cuộc lên đường tìm kiếm Sự thật và Ánh sáng, là chính Thiên Chúa. Nếu thiếu niềm hy vọng đó, con người chỉ muốn đi tìm hưởng thụ nhất thời, tiện nghi cá nhân, không đếm xỉa gì đến tha nhân, để rồi cuối cùng đưa đến chỗ diệt vong cho chính mình và cho xã hội.
 
Hãng thông tấn Pháp và nhật báo La Croix loan tin về cuộc tụ họp cầu nguyện đòi hỏi cho công lý của giáo phận Hà Nội
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
13:29 06/01/2008
Hãng thông tấn Pháp và nhật báo La Croix loan tin về cuộc tụ họp cầu nguyện đòi hỏi cho công lý của giáo phận Hà Nội

Hà-nội, ngày 06.01.2008 (AFP) – Nhật báo Công Giáo La Croix số ra ngày mùng 6/1/2007 đã in lại bản tin của hãng thông tấn Phấp về cuộc tụ họp cầu nguyện đòi hỏi cho công lý của linh mục tu sĩ và giáo dân giáo phận Hà Nội như sau:

Việt Nam: những người Công Giáo đòi hỏi việc hoàn trả lại các cơ sở bị nhà cầm quyền tịch thu. Phóng viên hăng thông tấn Pháp đã chứng kiến hàng trăm người Công Giáo tụ họp vào cuối tuần ở Hà Nội để cầu nguyện và đòi hỏi việc hoàn trả lại các cơ sở đã bị nhà cầm quyền cộng sản truất hữu và tịch thu.

Các linh mục và giáo dân tập họp trước hàng rào của cơ sở sát bên với nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, trong thủ đô Hà Nội. Căn nhà này với kiểu kiến trúc thời thuộc địa đã là nơi cư ngụ của vị đại diện Toà Thánh Vatican cho tới ngày bị nhà cầm quyền cộng sản truất hữu vào cuối thập niên 1950.

Một linh mục thuộc giáo phận Hà Nội đã xác nhận với hãng thông tấn Pháp như sau: « Đây là cơ sở thuộc quyền của giáo hội- Chúng tôi có chứng thư chủ quyền từ năm 1933 ».

Căn nhà này, vẫn còn nguyên vẹn như xưa, đã được sử dụng từ thập niên 1950 cho phòng trà quán nhạc, còn khu vuờn rộng lớn trải rộng từ gốc cây đa đã biến thành bãi đậu xe…

Với gần 8 triệu tín đồ trên dân số 84 triệu dân, cộng đồng Công Giáo Việt Nam là giáo hội quan trọng nhất tại vùng Nam Á, vẫn còn là nạn nhân bị lưu đầy phát vãng…

Từ 50 năm qua, tình hình các tín đồ Công Giáo Việt Nam đã bắt buộc phải ba chìm bẩy nổi theo những biến động chính trị lớn nhỏ của đất nước. Vào năm 1954, sau khi chính quyền thuộc địa Pháp ra đi và miền Bắc bị chế độ cộng sản khống chế, đa số các tín hữu Công Giáo đã di cư về miền Nam, lúc đó nằm dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ…

Vào năm 1975, Việt Nam thống nhất đã khống chế chèn ép Giáo Hội trên toàn quốc, vì họ sợ rằng việc giáo dân Công Giáo trung thành với Đức Giáo Hoàng sẽ có thể trở thành mối đe dọa cho ưư thế của đảng cộng sản.

Tuy nhiên mối liên lạc giữa Viêt Nam và Vatican đã bớt căng thẳng hơn kể từ cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Việt nam Nguyễm Tấn Dũng với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào tháng giêng 2007.
 
Phá Thai Làm Tăng Gấp 3 Lần Cơ Hội Sẽ Sinh Con Thiếu Trọng Lượng lần sau
Anthony Lê
13:35 06/01/2008
Phá Thai Làm Tăng Gấp 3 Lần Cơ Hội Sẽ Sinh Con Thiếu Trọng Lượng lần sau

Nghiên Cứu Mới Nhất đã đưa ra Kết Luận Nêu Trên.

RICHMOND, VA (LifeSiteNews.com) - Những người phụ nữ nào đã từng một lần phá bỏ đi bào thai, thì sẽ làm tăng lên gấp 3 lần cơ hội sẽ không bao giờ còn có thể mang thai được nữa, đó là lời kết luận của một nghiên cứu gần đây, được đăng trong Tạp Chí Dịch Tễ Học và Sức Khỏe Cộng Đồng (Journal of Epidemiology and Community Health).

Cuộc nghiên cứu có tiêu đề: "Vụ Phá Thai Trước Kia và Nguy Hiểm của Việc Sinh Đẻ Con Thiếu Trọng Lượng và Sinh Con Trước Kỳ Hạn" được cho xuất bản vào Tháng 1/2008 trong Tạp Chí kể trên ở trang 16 đến 22.

Cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng: "Người phụ nữ nào vốn đã từng phá thai, thì càng có nhiều cơ may để sinh con ra thiếu trọng lượng hay phải sinh trước kỳ hạn."

Việc sinh con thiếu trọng lượng (tức chỉ dưới có 2500g mà thôi) và việc sinh con trước thời hạn (tức chưa đầy 37 tuần) chính là hai nguyên do chính đóng góp cho các vụ tử vong nơi các con trẻ, trong số những trẻ mới chào đời, và các trẻ sơ nhi.

Các tác giả của cuộc nghiên cứu đã dùng dữ liệu thu thập được từ Dự Án Tổng Hợp Perinatal Hoa Kỳ (United States Collaborative Perinatal Project) vốn được thiết lập ra vào năm 1959 để tìm ra sự liên kết giữa các yếu tố trong suốt tiến trình mang thai, sinh con, và sự phát triển của trẻ.

Tổng cộng có hơn 45,500 cặp người mẹ và trẻ sơ sinh được dùng để đánh giá. Gần 40% các bà mẹ này đã từng có một hay hai con, và gần 2/3 là thuộc vào độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi.

Tỉ lệ sinh con thiếu trọng lượng và trước hạn kỳ là cao nhất trong số những bà mẹ người da đen, những bà mẹ con trẻ tuổi hay đã lớn tuổi, thiếu giáo dục, và có con ngoài giá thú.

Thế nhưng có một sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phá thai, và việc sinh con sớm hay sinh con thiếu trọng lượng, thậm chí ngay cả khi đã điều chỉnh đến các yếu tố có tính ảnh hưởng khác, ngay cả với những người mà trước đây đã chưa hề phá thai bao giờ.

Cũng tương tự như vậy, những người phụ nữ nào đã có một lần phá thai, thì có tới 67% cơ may là họ sẽ sinh con thiếu tháng, khi mang thai lần sau; và dĩ nhiên, những ai đã từng phá thai đến trên 3 lần, thì nguy cơ đó tăng lên gấp 3 lần, so với những người phụ nữ chưa hề phá thai bao giờ.

Các tác giả nhận định rằng cuộc nghiên cứu trước đây là chưa mang lại kết quả rõ ràng nào, hay cố tình đưa ra những kết quả sai lệch bằng cách dấu nhẹm đi sự thật cho rằng sẽ không có nhiều nguy hiểm cho những người phụ nữ nào vốn đã có ít nhất một lần phá thai khi lần sau họ mang thai

Để đọc và hiểu biết thêm thật đầy đủ về cuộc nghiên cứu này, xin mời Quý Vị vào trang Web sau: http://press.psprings.co.uk/jech/december/16_ch50369.pdf
 
Top Stories
Hanoi’s Catholics in clash with police
J.B. An Dang
02:29 06/01/2008
Hanoi – While the dispute on the Hanoi Apostolic Delegate’s Office has not been settled down, another dispute on Church properties lead to protests on Sunday 6th January at Thai Ha parish of Hanoi.

Police in mass at Thai Ha parish
Police in clash with Thai Ha parishioners
A woman was arrested
Thai Ha is a large parish in Hanoi and run by the Redemptorists. Part of its 60,000 m2 has been occupied by various government organs. Recently, a sewing factory backed by local authorities has built its workshops on the parish’s land.

The parishioners held a protest on Sunday Morning. Police in mass clashed with protesters. This was seen as a message that Vietnam government would not be prepared for any agreements on land disputes that satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics. Vietnam government still wants to solve any disputes with its citizens by oppression, regardless of international treaties it has signed. It also violates its own laws.

Article 70, Chapter 5, concerning the Fundamental Rights and Duties of the Citizen, in the 15th April 1992 Vietnam Constitution states that

“The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faiths and religions are protected by the law.”

Directive No. 379/TTg specifies that places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. If the use of the land is not for the right purposes, then it must be returned to the churches. If the places of worship are being occupied by people, it is municipal government’s task in asking these habitants to leave the properties within specific time.

Decree No. 26/1999/ND-CP provides that church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed.

Ordinance No. 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, Article 26 elaborates that the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.

Despite all above rulings, local authorities has managed to nibble bite by bite the parish’s land.
 
Vietnam: les catholiques réclament la restitution de propriétés confisquées
AFP
13:44 06/01/2008
HANOI, 6 jan 2008 (AFP) - Vietnam: les catholiques réclament la restitution de propriétés confisquées

Des centaines de catholiques se sont réunis durant le week-end à Hanoï pour prier et demander la restitution de propriétés confiquées par le régime communiste, a constaté un journaliste de l'AFP.

Prètres et fidèles se sont réunis devant les grilles d'une propriété jouxtant la cathédrale Saint-Joseph, dans la capitale vietnamienne. Cette villa de sytle colonial hébergeait le représentant du Vatican jusqu'à la confiscation du bâtiment par l'Etat communiste à la fin des années 50.

"C'est une propriété de l'Eglise. Nous avons les actes de propriété depuis 1933", a indiqué à l'AFP un prètre du diocèse de Hanoï.

Intact, le bâtiment a depuis les années 50 servi de discothèque tandis que son grand jardin, s'étendant au pied d'un banian, a été transformé en parking à motos.

Avec près de 8 millions de membres sur une population de 84 millions d'habitants, la communuauté catholique vietnamienne, encore victime d'ostracisme, est la plus importante d'Asie du Sud-est.

Depuis cinquante ans, la situation des catholiques vietnamiens a épousé les violents soubresauts politiques du pays. En 1954, après le départ du colonisateur français et l'arrivée au pouvoir des communistes au Nord, la majorité des fidèles ont fui vers le sud, alors sous influence américaine.

En 1975, le Vietnam réunifié a placé l'église sous l'étouffoir dans tout le pays, craignant que l'allégeance des catholiques au pape ne soit une menace pour la suprématie du Parti communiste (PCV).

Les relations entre le Vietnam et le Vatican se sont détendues depuis la rencontre à Rome entre le Premier ministre vietnamien Nguyen Tan Dung et le pape Benoît XVI, en janvier 2007.
 
Vietnam Catholics pray over seized church land
AFP
19:39 06/01/2008
HANOI, Jan 6, 2008 (AFP) - Hundreds of Vietnamese Catholic Christians held prayer vigils in the capital at the weekend, the latest in a series asking for the return of church land seized by the communists half a century ago.

Priests and Catholic followers lit candles, placed flowers and sang at the iron fence around a property near Hanoi's central St Joseph's Cathedral after Saturday prayers and Sunday masses.

They say the large French-colonial villa and the 1.1 hectares (2.7 acre) it sits on are the former office of the Vatican's delegate to Hanoi, confiscated by the state when he was expelled in the late 1950s.

Hanoi authorities have kept the building intact but used it as a sometime discotheque while local officials have also used the garden area, shaded by an enormous banyan tree, as a motorcycle carpark, the Christians say.

"It's the land and the property of the church. We have the certificate of ownership of the property since 1933," one priest from the Hanoi archdiocese told AFP, speaking on condition he not be named.

Catholics are now hopeful the dispute will be resolved after Prime Minister Nguyen Tan Dung met Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet during a prayer meeting with thousands of followers in late December, pledging to consider the issue.

Vietnam, a former French colony and a unified, communist country since the war ended in 1975, has Southeast Asia's largest Catholic community after the Philippines -- about six million out of a population of 84 million.

Its officially atheist communist rulers have long worried that religious groups, both Christian and Buddhist, could undermine their authority, but conditions have improved, especially for Catholics, in recent years.

While all religious activity remains under state control, the government started a dialogue with Catholics in the 1990s which led to a milestone visit to the Vatican almost a year ago by Prime Minister Dung.

Hanoi had tense relations with pope John Paul II, deemed a contributor to the defeat of Soviet communism, but congratulated his successor Benedict XVI soon after he became pontiff in 2005, saying it wanted closer relations.

Christian festivals such as Christmas have become popular, with thousands of followers and curious now crowding Vietnam's cathedrals and churches.

Still, religious issues remain sensitive, and the state-controlled media has refrained from covering the mass prayer meetings.

Undercover police have milled in the crowds, taking video and photographs, the priest said.

"Some Catholic followers were questioned by security officials, and some say they were pressured not to attend the prayers," said the priest, who stressed he was not speaking on behalf of the Catholic church.

Asked how he rated religious freedom in Vietnam, the priest said Catholics still cannot study to become diplomats or police officers, and that the church remains barred from operating its own newspapers, schools and hospitals.
 
Independent Catholic News: Vietnamese Catholics pray for return of confiscated church land
Claire Bergin
23:39 06/01/2008
Independent Catholic News: Vietnamese Catholics pray for return of confiscated church land

Hundreds of Vietnamese Catholics took part in prayer vigils in Hanoi at the weekend, to ask for the return of church land seized by the authorities half a century ago.

Priests, religious and parishioners lit candles, placed flowers and sang at the railings around a property near Hanoi's central St Joseph's Cathedral after Saturday and Sunday Masses.

They say the large French colonial villa was the former home of the Vatican's delegate to Hanoi, confiscated by the state when he was expelled in the late 1950s.

The building survived the Vietnam war. Since the communists took power in 1975 it has been used as a discotheque while the 2.7 acre garden, with an enormous banyan tree, is used as a motorcycle carpark.

A diocesan priest told AFP: "It's the land and the property of the church. We have the certificate of ownership of the property since 1933."

Catholics are hopeful the dispute will be resolved after Prime Minister Nguyen Tan Dung met Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet during a prayer meeting with thousands of followers in late December, and promised to consider the issue.

Vietnam has Southeast Asia's largest Catholic community after the Philippines -- about six million out of a population of 84 million. Relations between the government and all religious faiths have been tense in the past and are strictly controlled by the state. However in recent years the situation has relaxed a little.

In 2005 Cardinal Cescenzio Sepe ordained 57 new priests in Hanoi Cathedral. The ceremony was the first time a cardinal from the Vatican had conducted an ordination in Vietnam and was widely seen as an indication that relations between the Catholic Church and the Vietnamese were improving. In November 2006 President George Bush attended a Catholic Mass at Cua Bac Catholic Church. The visit came just days after the United States removed Vietnam from its list of the 'world's worst violators of religious freedom'. Last year Prime Minister Dung visited Pope Benedict.

Christian festivals such as Christmas are becoming popular, with thousands of followers and curious now crowding Vietnam's cathedrals and churches.

However, religious issues still remain sensitive. The weekend vigils were not reported by local media. Christians are still barred from the diplomatic and police services and the churches are not allowed to have newspapers, schools or hospitals.

© Independent Catholic News 2007
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hải ngoại có thêm 2 tân linh mục
Thanh Nguyên
22:01 06/01/2008
LOS ANGELES -- Hồi 10 giờ sáng thứ Bảy ngày 05 tháng 01 năm 2008 hai Thày Phó Tế Giuse Têrêsa Lê Trọng Hùng, C.Ss.R và Phanxicô Xaviê Trần Gia Điền, C.Ss.R đã được thụ phong Linh mục tại Thánh đường St. Christopher, 629 S. Glendora Ave. West Covina CA. 91790 do Đức Cha Gabino Zavala, Gíám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Los Angeles chủ phong. Khoảng 20 linh mục Việt Mỹ cùng đồng tế và hàng nghìn giáo dân tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ có tiệc mừng tại hội trường giáo xứ.

Bề trên Phụ Tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngọai hiện nay là Cha Đaminh Đinh Minh Hải C.Ss.R. Nhà Dòng hiện có 4 cơ sở tại Dallas, Houston, Texas; và Long Beach, Baldwin Park, California. Hỗ trợ Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại có Hội Bảo Trợ Ơn Gọi được thành lập từ tháng 10 năm 1982, hiện có trên 6 nghìn hội viên, đang cư ngụ tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, Canađa và Úc đại lợi. Hai tân linh mục Lê trọng Hùng C.Ss.R và Trần gia Điền C.Ss.R là linh muc thứ 21 và 22 được Hội Bảo trợ Ơn gọi đỡ đầu về tài chính. Xin vào trang web chuacuuthe.org có thêm nhiều tin tức về Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngọai.

Hình ảnh lễ thụ phong của 2 tân Linh muc Hùng và Điền
 
Lễ Tạ Ơn Mở Tay của Tân Linh Mục F.X. Nguyễn văn Thương
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
22:05 06/01/2008
Lễ Tạ Ơn Mở Tay của Tân Linh Mục F.-X. Nguyễn văn Thương

Tại Bố Liêu, một giáo xứ thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, ngày 04.01.08, Tân Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thương, dâng Thánh lễ Mở tay Tạ Ơn.

Đồng tế với Tân Linh mục, có các Cha thuộc Hạt Quảng Trị, các Cha giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, cùng nhiều linh mục bạn trong Tổng Giáo Phận Huế.

Sau đây là bài giảng của linh mục Giuse Hồ Thứ, giáo sư đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, trong Thánh lễ Tạ Ơn Mở Tay nầy.

“Con hãy về nhà với thân quyến, và loan truyền cho họ biết những gì Thiên Chúa đã làm cho con và đã thương con”.

Hôm nay là ngày lễ tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân linh mục Người đã ban cho một người anh em trong chúng ta: Cha Phanxicô Xavie Nguyễn văn Thương. Và trong giây phút này, nếu chúng ta xin Tân Linh Mục “loan truyền những gì Thiên Chúa đã làm cho ngài và đã thương ngài” thì có lẽ Thánh lễ nầy sẽ kéo dài không biết đến bao giờ mới dứt, vì hồng ân Thiên Chúa thì nhiều vô kể!

Vâng, thưa anh chị em, ơn Thiên Chúa, làm sao chúng ta có thể kể hết được. Nhưng trong bầu khí phụng vụ đầm ấm sâu lắng sáng nay, hồng ân cao cả và khó hiểu nhất mà mỗi người chúng ta đều muốn kể ra và cảm tạ Chúa cách đặc biệt, chắc chắn không gì khác ngoài hồng ân linh mục mà Chúa vừa thương ban cho người anh em của chúng ta đây. Và để lời tri ân cảm tạ của chúng ta được cụ thể hơn, sâu xa hơn, phong phú hơn, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ cách đơn sơ vắn gọn về hai câu hỏi: hồng ân linh mục LÀ gì và hồng ân linh mục để LÀM gì.

1. Trước tiên, hồng ân linh mục LÀ gì ?

Thưa: khi một tạo vật mỏng dòn yếu đuối được Đức Giám mục “đặt tay” và đọc “lời truyền chức linh mục” thì trứoc tiên, điều đó có nghĩa là ứng viên đó, không những nhận lãnh một bí tích, mà còn hơn thế, có thể nói: cả con người đó đã trở thành một bí tích, một bí tích sống động, một bí tích di động, nghĩa là cái thân phận thụ tạo mỏng manh yếu đuối đó bỗng trở thành “dấu chỉ bề ngoài” để ban “ơn thánh sủng bên trong” cho người khác (K. Rahner).

Nói cách tượng hình hơn, khi ban hồng ân linh mục cho ai thì có nghĩa là Thiên Chúa đã không ngần ngại đặt các ân sủng vô cùng cao vời của Người trong đôi tay hết sức nhỏ bé của một con người, mà con người đó có khi rất tầm thường, đặt chân lý vô cùng cao siêu của Người trên môi miệng mọn hèn của một con người, mà con người đó có khi rất chểnh mảng, và nhất là không ngần ngại sai kẻ nghèo hèn túng quẫn đó ra đi làm sứ giả “của Người”, sứ giả của chính "Thiên Chúa ba lần Thánh" ! Thật khủng khiếp biết bao !

Thưa anh chị em, như thế, thánh lễ hôm nay thật vô cùng ý nghĩa: chúng ta tạ ơn Chúa đơn giản chỉ vì Người là Thiên Chúa, một Thiên Chúa không như chúng ta nghĩ, tạ ơn Chúa vì Người đã không ngần ngại đóng ấn vĩnh viễn trên thụ tạo bụi tro bất xứng là linh mục. Tạ ơn Chúa vì một linh mục, dù có tội lỗi đến mức nào đi nữa, do lòng Chúa xót thương, vẫn là linh mục đời đời. Tạ ơn Chúa vì ơn sủng của Người vẫn nguyên xi, dù phải qua bàn tay mọn hèn của linh mục phân phát. Tạ ơn Chúa vì ánh sáng của Người vẫn không ngừng rạng rỡ chiếu soi và chuyển hóa đêm đen chết chóc thành bình minh cứu độ, cho dù ánh sáng đó phải xuyên qua những tấm kính có khi xám xịt mịt mờ của người linh mục.

Tóm lại, chúng ta không ngớt tạ ơn Chúa vì chính nhờ tình thương bao la của Người mà tất cả con người linh mục không ngừng trở thành một bí tích, bí tích mang ơn cứu độ.

Nơi linh mục, công việc không thể tách rời khỏi con người. Đó là lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến chúng ta không ngừng ngợi khen cảm tạ Chúa, vì chỉ có Chúa mời làm nên điều kỳ diệu và khủng khiếp đó.

Hơn nữa, hiểu được điều đó, linh mục sẽ biết rằng mình không bao giờ được phép cậy dựa vào chính bản thân mình, vào tài đức cá nhân của mình. Linh mục, rốt cuộc chỉ là một đầy tớ mọn hèn và vô dụng trong tay Thiên Chúa toàn năng và yêu thương mà thôi.

Sau cùng, biết được điều đó, chúng ta sẽ tiếp tục nguyện cầu nhiều thật nhiều cho Tân Linh mục để ngài không ngừng trở nên “bí tích” như lòng Chúa mong ước.

2. Nhưng hồng ân linh mục để LÀM gì ?

Sách Giáo lý của HTCG (bản toát yếu) số 336 cho ta câu trả lời thật đơn sơ: “chính vì để phục vụ các tín hữu mà Đức Kitô đã thiết lập chức tư tế thừa tác”, tức chức linh mục. Nói cách khác, linh mục có ra là vì người khác. Dĩ nhiên các bí tích đều giúp người lãnh nhận mở ra với ngừơi khác (bí tích Rửa tội, Thêm sức, Mình Thánh Chúa, Hòa giải đều đưa người lãnh nhận đến với tha nhân, bí tích Hôn phối giúp đôi vợ chồng không những sống với nhau, cho nhau, mà còn với người khác và cho người khác), nhưng có thể nói, không bí tích nào mang đặc tính “vì người khác” cách rõ nét cho bằng bí tích truyền chức thánh. Để minh họa đặc tính độc đáo này xin được phép kể lại câu chuyện mà có lẽ một số anh chị em đã biết.

Chuyện kể rằng có một bà mẹ hỏi con trai: Theo con, trong con người, phần thân thể nào là cần thiết nhất ? _ Đôi mắt, vì nhờ có đôi mắt con mới thấy mẹ. _ Chưa đúng ! _ Lỗ tai, vì có lỗ tai con mới có thể nghe tiếng chim hót, nghe tiếng mẹ gọi, nghe tiếng mẹ nói “mẹ yêu con” ! _ Cũng chưa đúng _ Vậy thì đôi chân, vì có đôi chân con mới có thể đến trường để học và sau này có thể đi làm để nuôi mẹ. _ Cũng chưa đúng. Thôi con chỉ nói một lời cuối cùng nữa thôi: Trái tim, vì có trái tim con mới có thể yêu mẹ. _ Cũng chưa đúng! Vậy thì con đành “bó tay.com”! Bấy giờ người mẹ mới nhẹ nhàng trả lời: "Bờ vai, bởi vì tất cả các phần thân thể vừa kể là cần thiết, rất cần thiết, nhưng là cần thiết cho chính mình, còn bờ vai thì lại cần thiết cho người khác. Sở dĩ mẹ có tư tưởng đó là nhờ ngày ông nội của con mất. Lúc đó cơn đau đã làm cho ba con không còn đứng nõi nữa. Ba con khóc. Khóc nhiều. Khóc lớn. Và khi ba con biết rằng mình không còn có thể chịu nỗi cơn đau nữa mới quờ quạng tìm mẹ, không phải tìm đôi mắt của me, đôi chân của mẹ, cũng chẳng tìm con tim của mẹ, mà tìm.. ... chính bờ vai của mẹ, rồi tựa đầu vào đó. Và rồi ba con bớt khóc, ba con bớt đau. Từ đó mẹ mới chợt nhận ra rằng: bờ vai không quan trọng cho mình nhưng quan trọng cho người khác biết bao."

Như thế, chúng ta có thể mạo muội nói rằng nếu trong các hội nghị, người ta thường vẽ hình ảnh đôi bàn tay siết chặt vào nhau, nếu trong ngày lễ hôn phối, người ta thường khắc họa hình trái tim, hoặc hai trái tim quyện vào nhau, thì trong ngày lễ TẠ ƠN như hôm nay, có lẽ một trong những hình ảnh được nhắc nhở nhiều nhất, phải là hình ảnh của bờ vai, một bờ-vai-cho-người-khác, bờ vai mang nặng gánh mục vụ, bờ vai của Người Mục Tử vui tươi vác chiên lạc về ràn, bờ vai của Đấng Cứu Thế vác lấy Thập Giá đi lên đồi Canvê.

Thật vậy, nếu Đức Kitô là người mục tử nhân lành, người mục tử “đẹp” [kalos], người mục tử hiến mạng sống mình vì đàn chiên chứ không như người chăn thuê, thì con người linh mục chỉ nhân lành, đời người linh mục chỉ “đẹp” khi sống trọn vẹn "đức ái mục tử” [charité pastorale].

Khác với tình yêu vợ chồng là tình yêu tự bẩm sinh được ghi dấu nhờ tính cách hổ tương, “đức ái mục tử” hoàn toàn mang tính hướng tha, không giữ lại điều gì cho riêng mình. Quả vậy linh mục không phải chỉ là người lo việc thờ phượng, cũng không phải chỉ là ngừơi chăm sóc các linh hồn [cura animarum], mà còn là người luôn sẵn sàng làm đầy tớ mọi người. Vì không bao giờ hành động với sức riêng mình, “người linh mục luôn sẵn lòng tuân phục lệnh Chúa, bất chấp sự nhạo cười của thế gian, vẫn cứ mãi miết diễu hành quanh thành quách Giêricô các linh hồn cho đến khi chính Chúa khiến thành lũy ấy sụp đổ, để không một phàm nhân nào dám vênh vang trước mặt Chúa” (Rahner). Chính lúc đó, chúng ta mới có thể hiểu được rằng đối với linh mục, cầu nguyện là bí quyết trên hết mọi bí quyết, phương pháp trên hết mọi phương pháp. Đó là phương thế độc nhất vô nhị để tiếp cận các linh hồn.

Hiểu rõ điều đó, thưa anh chị em, chúng ta lại càng có lý do để cảm tạ Thiên Chúa cách sâu xa hơn vì Người đã thương ban hồng ân linh mục cho Giáo Hội, cho người anh em của chúng ta đây, đồng thời chúng ta cũng hãy cầu nguyện nhiều thật nhiều cho Tân linh mục. Khi cùng ngài dâng Thánh lễ đầu tiên tại quê nhà Bố Liêu này, chúng ta hãy sốt sắng dâng ngài cho Chúa cùng với hương hoa bánh rượu, để đời ngài liên lỉ thành của lễ, thành tấm bánh không ngừng bẻ ra cho anh chị em. Amen.(Bài giảng của LM. Giuse Hồ Thứ)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
SOS! Sáng Chúa Nhật hôm nay, 40 Công an đến trấn áp tinh thần giáo dân xứ Thái Hà thuộc giáo phận Hà Nội
PV VietCatholic
00:50 06/01/2008
HÀ NỘI -- Chúng tôi vừa nhận được nguồn tin đáng tin cậy từ Hà Nội cấp báo tin sau đây:

Lúc này là 10giờ30 sáng Chúa Nhật 6.01.2008 (giờ Hà nội), tức là khoảng 7:30PM giờ chiều thứ Bảy (giờ Los Angeles). Hiện chúng tôi đang có mặt ở nhà thờ Thái Hà, phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chúng tôi được tin cấp báo rằng: hơn nửa giờ trước là có số đông công an đã tới nhà thờ Thái Hà. Khi chúng tôi tới đây thì đếm được hơn 40 công an và cảnh sát có đóng nai nịt gọn gàng đang ở trong khu vực giáo xứ. Nghe nói họ đe dọa dùng bạo lực với giáo dân. Hiện chúng tôi chưa thấy vị linh mục nào có mặt ở hiện trường. Giáo dân lúc này một số đang cầu nguyện trong nhà thờ.

Công an đến giáo xứ Thái Hà sáng nay 06/01/2008
Chúng tôi có chụp được một số hình ảnh công an đến hiện trường đe dọa giáo dân, nhưng điều kiện ở đây chưa cho phép chúng tôi gửi hình ảnh tới VietCatholic ngay trong lúc này được.

Tìm hiểu ra, chúng tôi cũng biết rằng vào sáng Chúa Nhật hôm nay, lợi dụng lúc hấu hết các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đi làm từ thiện xã hội ở trại Phong Sóc Sơn, trong khi giáo dân lại đang tranh chấp với công ty may Chiến Thắng, thì công an thành phố đã đến trấn áp khủng bố tinh thần của giáo dân trong giáo xứ này.

Như chúng tôi được biết, vào chiều thứ Bảy hôm qua, giáo dân xứ Thái Hà đã kéo nhau lên trên khu Tòa Khâm Sứ đọc kinh cầu nguyện. Và chiều Chúa Nhật hôm nay cũng là phiên cầu nguyện của giáo dân giáo xứ Thái Hà. Cũng có lẽ vì vậy mà công an và cảnh sát đã kéo tới đây nhằm hăm dọa và khủng bố tinh thần giáo dân xứ Thái Hà và dẹp ta ý định đòi đất của họ chăng?

Giáo xứ Thái Hà đây vừa là cơ sở giáo dục vừa là Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Tu viện và giáo xứ này tọa lạc trên phần đất hơn 60.000 mét vuông. Hiện bị nhiều cơ quan chiếm dụng.

Tu viện chính đã bị Nhà Nước lấy làm bệnh viện, một phần lớn bị lấy làm Công ty may Chiến Thắng.

Hiện nay, giáo dân trong giáo xứ đang tranh chấp đất đai với Công ty may Chiến Thắng từ mấy tháng nay. Giáo dân đã 2 lần kéo lên UBND thành phố Hà Nội biểu tình.

SOS. Xin mọi người cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ Thái Hà hiện họ đang rất giao động! Cũng xin cầu nguyện cho các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại Tu viện Thái Hà ở đây.
 
Tiếng kêu cứu khẩn cấp từ giáo xứ Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội!!!
Giáo dân Thái Hà
01:08 06/01/2008
TIÊNG KÊU KHẨN CẤP TỪ GIÁO XỨ THÁI HÀ, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI!!!

Kính thưa quý Đức cha, quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, cùng toàn thể anh chị em tín hữu công giáo trong nước cũng như quốc tế,

Trong lúc cả Giáo hội Việt Nam thắp nến đòi công lý tại Toà Khâm sứ, số 40 A phố Nhà Chung, Hà Nội; trong lúc Chính quyền đang có những cam kết trả lại khu vực Toà Khâm sứ, thì ngay lúc này, Chính quyền Cộng sản cử hàng trăm cán bộ, an ninh, công an 113, thanh tra xây dựng, dân phòng... làm hàng rào bảo vệ cho Công ty Cổ phần May Chiến thắng xây dựng trái phép trên khu đất của giáo xứ chúng con. Bên cạnh đó, họ còn thiết lập một hàng rào giây thép gai, được gia cố bằng một lưới thép B40. Khi giáo dân của giáo xứ đến, cán bộ, công an, dân quân đồng loạt trấn áp, đe doạ bỏ tù... khiến giáo dân Thái hà chúng con bức xúc cao độ về sự vi phạm trắng trợn này.

Chúng con không biết đây có phải là cách mà Chính quyền Hà Nội muốn dằn mặt việc giáo xứ Thái Hà tối tham gia cầu nguyện tại Toà Khâm sứ hay không? Hay đây là cách để Chính quyền Cộng sản chứng minh cho thấy những lời mà ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đã trả lời trên trang BBC là đúng sự thật?

Vì thế, chúng con kính xin quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, cầu nguyện cho giáo xứ chúng con. Chúng con cũng xin quý cha thông tin này cho tất cả các giáo dân trong các giáo xứ; xin hiệp thông với chúng con trong biến cố này.

Chúng con xin cảm ơn.

Chúng con, giáo dân Thái Hà

Đây là những hình ảnh Công an và Cảnh sát sáng hôm nay đến trấn áp giáo dân chúng con, họ giăng thép gai, và đe dọa giáo dân:





 
Hình ảnh công an đàn áp và bắt giáo dân xứ Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội!!!
PV VietCatholic
01:20 06/01/2008
HÀ NỘI -- Lúc 10 sáng Chúa Nhật hôm nay ngày 6.1.2008, công an đã đến giáo xứ Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Họ đã trấn áp, bắt bớ và đe dọa giáo dân Công giáo.

Sau đây là một vài hình ảnh công an đàn áp và bắt giáo dân:











 
Vài nét về Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà - Hà Nội
Dòng Chúa Cứu Thế
03:10 06/01/2008
Ðầu năm 1926, khi mới đến Việt Nam khoảng 2 tháng, cha Hubert Cousineau và cha Eugène Larouche đã giảng cho các linh mục ở Phát Diệm, Hà Nội và Hưng Hóa. Ngay từ lúc này, các vị đã muốn thiết lập một Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế tại miền Bắc. Giữa năm 1926, trong kỳ kinh lược Việt Nam đầu tiên, cha Giám Tỉnh Thomas Pintal đã cử cha Edmond Dionne đi học tiếng Việt tại Phát Diệm và trực tiếp xúc tiến việc thành lập Dòng Chúa Cứu Thế tại miền Bắc. Năm 1927 có thêm cha Pamphile Couture đến sát cánh với cha Edmond Dionne ở Phát Diệm.

Năm 1928, các ngài đã mua được khu đất thích hợp, diện tích khoảng 6 héc-ta, cạnh tuyến đường Hà Nội - Hà Ðông thuộc ấp Thái Hà, có nhà cửa đủ để một cộng đoàn sống mấy năm đầu.

Ngày 26-09-1928 cha Edmond Dionne, Bề Trên cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế tại miền Bắc, đã cùng cha Pamphile Couture và thầy Eloi Trefflé Claveau về sống ở mấy ngôi nhà chủ cũ để lại trên khu đất, kết thúc 2 năm tạm trú tại Toà Giám Mục Phát Diệm. Ngày 07-05-1929, Tu Viện Hà Nội được chính thức thành lập theo Giáo Luật.

Trong thời gian này, ngoài việc học tiếng Việt, các cha thường xuyên giảng dạy tại Phát Diệm, Hà Nội, Hưng Hóa cho các linh mục, các nữ tu Dòng Carmel, các nữ tu Dòng Saint Paul de Chartre và cho kiều dân Pháp. Những kỳ giảng này đã giúp ích nhiều cho hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.

Ðầu năm 1930, cha Pamphile Couture lập một Ðệ Tử Viện, quy tụ được 12 chú. Bảy tháng sau, vì Ðức Cha Gendreau không bằng lòng, cha Pamphile Couture phải giải tán Ðệ Tử Viện; các chú, một số được gửi vào Huế, một số về lại gia đình.

Cuối năm 1930, các cha bắt đầu xây dựng toà nhà thứ nhất của Tu Viện. Giữa năm 1931, toà nhà này khánh thành, với một phòng rộng làm nhà nguyện và nhà thờ cho giáo dân quanh vùng đến dự lễ. Tại đó, các cha giảng dạy mỗi Chúa nhật, và đã bắt đầu việc sùng kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngày 31-10-1931, Tập Viện được chuyển từ Huế ra Hà Nội. Năm 1934, có hai tập sinh theo đặc sủng linh mục thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế dâng lời khấn dòng. Năm 1935, Học Viện được thành lập. Số sinh viên Việt Nam và Canada tăng rất nhanh, vì vậy, năm 1938, Phụ Tỉnh phải xây dựng thêm một ngôi nhà mới dành cho Học Viện; ngôi nhà này được khánh thành năm 1939.

Năm 1935, khánh thành nhà thờ, các cha mở rộng việc sùng kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngày 23-06-1935, số đầu tiên Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp được phát hành. Năm 1936, Tu Viện xây dựng nhà nghỉ Mẫu Sơn. Năm 1939, giáo xứ Thái Hà được thành lập theo đề nghị của Ðức Cha Chaize. Cũng từ năm 1936, các cha bắt đầu giảng đại phúc bằng tiếng Việt tại Hà Nội. Công cuộc này sau đó phát triển và mở rộng tới các Giáo Phận Phát Diệm, Hưng Hoá, Bùi Chu. Những vị thừa sai nhiệt thành trong giai đoạn này tại miền Bắc là quý cha François Laliberté, Pamphile Couture, Roméo Gagnon, Gérard Michaud, Louis-Philippe Vaillancourt.

Công việc đào tạo cũng tiếp tục phát triển mạnh. Năm 1940, lớp đầu tiên của các tu sĩ người Việt Nam của Học Viện Thái Hà Ấp lãnh sứ vụ linh mục. Nhân sự trong cộng đoàn ngày một đông hơn: năm 1941, Tu Viện có 66 thành viên, gồm 17 linh mục, 26 sinh viên, 12 thầy và 11 tập sinh.

Giữa lúc Tu Viện đang ở trong thời kỳ thịnh vượng, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, và bóng đen u ám của nó bắt đầu ập xuống trên Cộng Ðoàn Hà Nội. Từ năm 1942 đến năm 1945, trong thời gian quân đội Nhật chiếm đóng Việt Nam, Tu Viện bị cô lập hoàn toàn, quý cha, quý thầy người Canada gần như bị quản chế trong Tu Viện, không được ra khỏi nhà và không được làm việc. Các cha Việt Nam cũng không thể đi rao giảng ở các giáo xứ ngoài thành phố Hà Nội. Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp bị đình bản. Tuy nhiên, công việc mục vụ tại nhà thờ vẫn được thực hiện, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1945, Tu Viện lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn vì đói kém, dịch bệnh và loạn lạc hoành hành. Tuy nhiên, quý cha, quý thầy vẫn tích cực cứu giúp các nạn nhân ở trại Thái Hà, trại Giáp Bát và Bệnh viện Bạch Mai. Riêng cha Louis-Philippe Vaillancourt còn lập một bệnh xá trong khu vực Nhà Dòng, chăm sóc cho khoảng 400 người, trong số đó gần 200 người đã được cứu sống.

Trong công cuộc phục vụ này, Nhà Dòng đã hiệp thông sâu xa với những đau thương, mất mát của Dân Tộc. Nhiều cha, nhiều thầy trong Tu Viện đã bị bệnh nặng do lây lan khi chăm sóc các nạn nhân của trận đói và dịch bệnh năm Ất Dậu 1945. Cha Gia-cô-bê Nguyễn Khắc Cân bị hư mất một mắt. Cha Âu-tinh Nguyễn Hòa Hiệp qua đời vì lây bệnh. Cha Gio-an Ma-ri-a Nguyễn Kim Dong bị máy bay bắn chết trên đường đưa một bệnh nhân từ Nam Ðịnh ra Hà Nội cấp cứu.

Tháng 08-1945, các hoạt động mục vụ bình thường tại nhà thờ Thái Hà đã được phục hồi sau một thời gian phải tạm ngưng vì những lý do khác nhau.

Từ năm 1946 đến năm 1954, Tu Viện tiếp tục sống trong cảnh khó khăn vì chiến tranh bùng nổ tại Hà Nội và sau đó lan rộng khắp Việt Nam. Công việc tông đồ trường kỳ của quý cha, quý thầy Nhà Hà Nội trong giai đoạn này là trợ giúpï các nạn nhân chiến tranh từ khắp nơi đổ về tị nạn tại Tu Viện, cũng như tại các trung tâm Thái Hà, Bạch Mai và Nam Ðồng.

Tuy nhiên, tại những nơi có thể được, quý cha, quý thầy trong cộng đoàn mau chóng tổ chức các hoạt động mục vụ giúp đỡ giáo dân. Quý cha Lionel Sirois, Roméo Gagnon, Sylvère Drouin, Gia-cô-bê Nguyễn Khắc Cân, An-tôn Nguyễn Ðức Tuyên, Maurice Létourneau, Gia-cô-bê Ðào Hữu Thọ, Gio-an B. Hồng Phúc đã giảng đại phúc và giảng tĩnh tâm cho giáo dân, giáo sĩ hay tu sĩ tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bùi Chu, Hưng Hoá, Thanh Hóa, Phát Diệm.

Các cha cũng tổ chức hay sáng lập và điều hành ở cấp giáo phận hay ở cấp quốc gia các phong trào: Tông Ðồ Giáo Dân, Hướng Ðạo, Công Giáo Tiến Hành, Thanh Niên Công Giáo, Hùng Tâm Dũng Chí, Liên Minh Thánh Tâm, Nghĩa Binh Thánh Thể, Hiệp Hội Thánh Mẫu, Hội Thánh Vinh-sơn. Nổi bật trong lãnh vực này là cha Gérard Gagnon, cha Patrice Gagné và cha Gia-cô-bê Ðào Hữu Thọ.

Ngoài ra, các cha trong cộng đoàn còn làm tuyên úy tại Bệnh viện Bạch Mai. Các ngài còn dấn thân trong lãnh vực giáo dục. Năm 1947, các ngài xây dựng ngôi trường đầu tiên cho 17 học sinh. Ðến năm 1953, các ngài đã xây dựng được 6 ngôi trường trong đó có Trường trung-tiểu học Khâm Thiên với khoảng 1000 học sinh.

Tháng 06-1949, Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp tái ra mắt độc giả. Cha Giu-se Vũ Ngọc Bích làm chủ nhiệm. Ngày 07-12-1950, cha Bề Trên Giám Phụ Tỉnh quyết định chuyển Nhà Tập và Học Viện vào miền Nam, Tu Viện Thái Hà chỉ còn 11 cha và 6 thầy; tuy vậy, công cuộc tông đồ của Tu Viện vẫn phát triển. Số giáo dân trong giáo xứ tăng rất nhanh do chạy loạn từ nơi khác về Hà Nội và do cư dân trong các làng thuộc khu vực giáo xứ trở lại.

Có thể so sánh sinh hoạt mục vụ của Tu Viện Thái Hà Ấp trong thời gian này với hoạt động mục vụ của Tu Viện Sài Gòn trong 2 thập niên sau. Sau này, một thừa sai Canada viết: Chúng tôi có một giáo xứ năng động ở Hà Nội, giáo xứ này thực sự là một trung tâm tôn giáo của Việt Nam. Trong cuộc họp tổng kết mục vụ của Giáo Phận Hà Nội năm 1947, cha Cras, O.P, cho rằng Thái Hà là giáo xứ có tổ chức tốt nhất và có nhiều sinh hoạt sống động nhất tại Hà Nội.

Năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, toàn bộ quý cha, quý thầy và đệ tử chuyển vào miền Nam. Thầy Clê-men-tê Phạm Văn Ðạt tình nguyện ở lại. Phụ Tỉnh đã cử cha Denis Paquette và cha Thomas Côté từ Huế ra giữ Nhà Hà Nội. Cha Giu-se Vũ Ngọc Bích và thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn ở Ðà Lạt tình nguyện ra theo. Tu Viện lớn nhất Phụ Tỉnh, nơi đã đào tạo được 45 cha và 50 thầy, lúc này chỉ còn 3 cha và 2 thầy. Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội bước vào một giai đoạn khó khăn chưa từng thấy.

Năm 1956, nhờ chính sách sửa sai của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cha Giu-se Vũ Ngọc Bích được phép đi giảng 6 tháng ở 12 tỉnh - thành. Tuy nhiên, ngài đã bị các nhà chức trách địa phương thu giấy phép và mời về Hà Nội khi mới giảng được hơn 2 tháng ở Nghĩa Lộ, Phú Thọ và Bắc Ninh.

Ngày 07-05-1955, thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn bị bắt. Ngày 23-10-1958 cha Denis Paquette bị trục xuất. Ngày 09-07-1959, thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn qua đời trong một trại giam tại Yên Bái. Tháng 11-1959, đến lượt cha Thomas Côté bị trục xuất. Ngày 09-10-1962, thầy Clê-men-tê Phạm Văn Ðạt bị bắt; thầy qua đời trong một trại giam tại Yên Bái ngày 07-10-1970. Cha Giu-se Vũ Ngọc Bích trở thành Bề Trên không bề dưới.

Cái chết của hai thầy cũng như sự hiện diện của cha Giu-se Vũ Ngọc Bích từ đó cho đến ngày nay, vừa là dấu chứng về sự tồn tại trung kiên của Nhà Dòng nơi nửa phần Ðất Nước, vừa là dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa đổ xuống trên Nhà Dòng. Chúng ta khó có thể hình dung được hết những gì mà các vị này đã và đang thực hiện cách hiệu quả cho Nhà Dòng và cho Giáo Hội.

Từ khi thầy Clê-men-tê Phạm Văn Ðạt bị bắt, cha Giu-se Vũ Ngọc Bích một mình giữ Ðền. Ngài phải một mình dạy giáo lý vì không được có giáo dân giúp. Ngài cũng không được đi làm lễ hay giảng thuyết ở các nhà thờ khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ngài được phép đi thăm các giáo xứ trong và ngoài thành phố Hà Nội cũng như giảng tĩnh tâm cho linh mục, tu sĩ của Giáo Phận Hà Nội.

Tại nhà thờ của Dòng, các ngày thứ bảy, ngài tổ chức 3 giờ khấn chung kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Giáo dân thập phương về hành hương còn đông hơn những năm trước 1954. Mỗi tối thứ bảy hàng tuần có từ vài chục đến vài trăm người tạm trú tại Tu Viện. Khi các toà nhà chính của Tu Viện bị trưng dụng, cha Giu-se Vũ Ngọc Bích được xây cho một ngôi nhà nhỏ ở phía đông nam nhà thờ. Cũng như nhà cũ, nhà mới tiếp tục đón con cái Ðức Mẹ từ khắp nơi về hành hương.

Năm 1985, khi được trả tự do, cha Giu-se Trần Hữu Thanh tình nguyện ở lại phục vụ miền Bắc, giúp giáo xứ Phú Tảo, gần thành phố Hải Dương, thuộc Giáo Phận Hải Phòng. Thế là cộng đoàn Hà Nội được gia tăng nhân sự.

Năm 1987, cha Giu-se Vũ Ngọc Bích nhận những thỉnh sinh miền Bắc đầu tiên tìm hiểu ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế sau năm 1950. Năm 1992, bắt đầu có các cha từ miền Nam ra giúp mục vụ thường xuyên tại Thái Hà; người đầu tiên là cha Giu-se Trần Ðức Khâm, sau đó là cha An-phong Hoàng Gia Khanh, tiếp đến là thầy Giu-se Võ Văn Tuệ và các cha, các thầy khác.

Năm 1993, cha Giu-se Trần Hữu Thanh được cử làm Bề Trên - Chánh Xứ. Ngài vừa ở Trần Nội vừa ở Hà Nội. Cũng năm này, thầy Giu-se Trịnh Ngọc Hiên được phép ra Hà Nội giúp cha Giu-se Vũ Ngọc Bích và được lãnh sứ vụ linh mục ngày 10-06-1994. Ðó là một biến cố vui mừng đặc biệt cho anh em Nhà Hà Nội, cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và cho tất cả những ai quan tâm đến sự hiện diện của Dòng Chúa Cứu Thế ở miền Bắc.

Năm 1996, cha Giu-se Trịnh Ngọc Hiên được đặt làm Bề Trên-Chánh Xứ. Tu Viện và giáo xứ trở nên sinh động. Các lãnh vực mục vụ từng bước được tái tổ chức và thích nghi cho phù hợp hoàn cảnh. Nhờ đó, Tu Viện mang lại nhiều ơn ích thiêng liêng cho đông đảo giáo dân tại Hà Nội và các giáo phận khác tại miền Bắc về hành hương kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Những ơn ích thiêng liêng ấy còn được gia tăng cách này cách khác nhờ những công cuộc tông đồ được thực hiện dưới những hình thức khác nhau tại Hà Nội, Phát Diệm, Hưng Hoá, Bắc Ninh, Bùi Chu, Hải Phòng, Thanh Hoá, Vinh, Lạng Sơn.

Máu, mồ hôi và nước mắt hòa lẫn lời cầu nguyện của anh em trong Dòng, cách riêng của quý cha, quý thầy trong cộng đoàn Hà Nội dâng lên Chúa trong hơn 70 năm qua, đang là bảo chứng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế nơi trái tim của Ðất Nước.

Danh sách quý linh mục Bề Trên Nhà Hà Nội:

1926 - 1930: linh mục Edmond Dionne

1930 - 1939: linh mục Gérard Michaud

1939 - 1946: Linh mục Pamphile Couture

1946 - 1952: Linh mục Louis Roy

1952 - 1953: Linh mục Gérard Boissonnault

1953 - 1954: Linh mục An-tôn Nguyễn Ðức Tuyên

1954 - 1958: Linh mục Denis Paquette

1958 - 1993: Linh mục Giu-se Vũ Ngọc Bích

1993 - 1996: Linh mục Giu-se Trần Hữu Thanh

1996 -: Linh mục Giu-se Trịnh Ngọc Hiên
 
Tin thêm về vụ cảnh sát khủng bố giáo dân xứ Thái Hà, Hà nội
PV VietCatholic
03:43 06/01/2008
TIN THÊM VỀ VỤ CẢNH SÁT KHỦNG BỐ GIÁO DÂN GIÁO XỨ THÁI HÀ – HÀ NỘI...

HÀ NỘI -- Được tin cấp báo, đang có cuộc trấn áp, khủng bố, đe doạ giáo dân tại giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, chúng tôi tức tốc lên đường.

Công an hiếp đáp các bà cụ già


Một cảnh tượng chưa từng thấy trong thời bình tại Việt Nam từ trước đến nay. Rất đông công an, dân phòng, cảnh sát 113, an ninh... đang giằng co với các giáo dân. Chúng tôi còn nghe thấy cả những tiếng đe doạ bỏ tù các giáo dân, như: “Bắt tất cả về quận!!!”. Rất tiếc là chúng tôi không kịp ghi âm những lời đe doạ này. Trong số công an có mặt tại hiện trường, chúng tôi nhận thấy có cả ông trưởng công an quận Đống Đa và rất nhiều các vị khác không biết thuộc cơ quan nào, vì họ chỉ mặc thường phục.

Về phía giáo dân, chỉ thấy có các cụ già, một số nam giới và một số chị em trung niên, không thấy có bóng dáng vị linh mục nào, ước chừng khoảng 30 người. Theo chúng tôi được biết một số linh mục trong Dòng Chúa Cứu Thế sáng nay đi làm từ thiện tại Trại phong Sóc Sơn – Hà Nội chưa về.

Theo như một số giáo dân cho biết, chiều hôm qua 5/1/2008, trong lúc giáo dân của giáo xứ Thái Hà lên Toà Khâm xứ tham gia cầu nguyện theo phiên đã được Toà Giám mục chia cho giáo xứ, thì những người còn ở nhà phát hiện, Công ty cổ phần May Chiến Thắng lén lút cho công nhân xây dựng bức tường bao phía bên đường Hoàng Cầu. Nhà thờ Thái Hà đã tức tốc cấp báo cho chính quyền phường Quang Trung về sự kiện vi phạm pháp luật này của Công ty Cổ phần May chiến thắng và thông báo cho một số giáo dân biết để cầu nguyện. Ngay sau phiên cầu nguyện tại Toà Khâm sứ kết thúc, khoảng 100 giáo dân đã có mặt tại hiện trường để cầu nguyện và yêu cầu chính quyền can thiệp để Công ty không phạm vào điều khoản trong luật xây dựng, nhất là không được xây dựng trên đất của Nhà thờ. Yêu cầu chính đáng và hợp pháp ấy được chính quyền phường Quang Trung ghi nhận và cam kết không để Công ty May Chiến Thắng tiếp tục xây dựng trái phép trên đất của nhà thờ.

Cam kết là vậy, nhưng sáng nay, Chúa nhật 6/1/2008, vào khoảng 8giờ30, một số giáo dân phát hiện có rất nhiều xe Cảnh sát 113 và rất nhiều công an đi lại, dàn hàng ngang trên đường Hoàng Cầu. Thấy chuyện bất thường, một số giáo dân sang khu Thảm len – Công ty cổ phần may Chiến Thắng, xem có chuyện gì thì thấy, cảnh sát, công an, dân phòng, thanh tra xây dựng và một số cán bộ phường Quang Trung... đang chỉ đạo công nhân xây dựng và đang sắp xếp lại các hàng rào giây thép gai, được gia cố thêm bởi những tấm lưới B40, tấm lưới trong thời kỳ Ấp chiến lược. Ở đây, cần phải nói rõ rằng, những tấm lưới B40 và hàng rào giây thép gai chỉ được giáo dân phát hiện vào sáng sớm hôm nay. Trước đó, không hề có.

Sự kiện có quá nhiều công an đang giúp sức cho Công ty May Chiến thắng vi phạm pháp luật khiến giáo dân trong giáo xứ bức xúc cực độ. Nhận được tin báo, một số cụ ông, cụ bà đã tới hiện trường. Thay vì giúp giáo dân, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, giúp giữ vững kỷ cương Nhà nước và làm trong sạch đường lối của Đảng và Pháp luật, thì các chiến sĩ công an đã lên tiếng đe doạ bỏ tù các tín hữu, giằng co với các cụ già đáng tuổi ông, tuổi bà của các anh công an này. Các anh lớn tiếng đe doạ, quát nạt các cụ già, có những hành xử và thái độ bất kính với những người cao tuổi, nhưng các giáo dân vẫn hiền hoà và chỉ biết đọc kinh cầu nguyện...

Cho tới lúc này, là 2giờ chiều, tại hiện trường vẫn rất đang căng thẳng. Các giáo dân cương quyết không trở về. Họ mua bánh mì, nước và đang ăn ngay tại hiện trường. Phía Công ty May Chiến thắng được sự hỗ trợ của Công an, Chính quyền đang tiếp tục xây dựng, bất chấp sự hiện diện của các giáo dân.

Sự kiện các chiến sĩ Công an mặc thường phục cũng như không mặc thường phục hỗ trợ cho Công ty May Chiến Thắng vi phạm pháp luật ngày hôm nay, một ngày Chúa nhật, phải chăng là Nhà nước cộng sản đang bắt đầu một chiến dịch đàn áp những người đã tham gia cầu nguyện tại Toà Khâm sứ trong những ngày qua? Phải chăng đó là câu trả lời cho Đức Tổng Giám mục Hà Nội và những người giáo dân Hà Nội, những người yêu công lý và hoà bình để dằn mặt? Chúng tôi không biết rõ mục đích.

Giáo dân phản đối công an cảnh sát bao che những kẻ cuớp đất
Qua dư luận quần chúng, qua một số công nhân viên đang làm việc tại Xí nghiệp May Chiến Thắng, thì được biết, cuối năm 2006, vì làm ăn thua lỗ, Xí nghiệp May Chiến thắng – một xí nghiệp quốc doanh, đã bán khu đất này của Dòng Chúa Cứu Thế cho công ty Phước Điền có trụ sở tại Miền Nam - công ty này được đỡ đầu bởi một vị lãnh đạo cao cấp, một phần khu đất. Phần còn lại thì đã bán cho một vị cán bộ thuộc ngành công an. Đầu năm 2007, sau khi các đơn vị này phá bỏ toàn bộ các khu nhà xưởng, chỉ chừa lại hai căn nhà vốn là nhà của Dòng Chúa Cứu Thế, thì Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã làm đơn đề nghị chính quyền trao trả lại khu dất này. Từ đó tới nay, rất nhiều lần, Dòng Chúa Cứu Thế gửi đơn lên các cấp chính quyền đề nghị trả lại khu đất cho Nhà Dòng, bởi khu đất này, trước đây, là khu vực đào tạo các chủng sinh của Dòng, trên mảnh đất này từng có một ngôi nhà nguyện đã được thánh hiến.

Thay vì trao trả theo nguyện vọng chính đáng của Nhà Dòng và của bà con giáo dân, các cấp chính quyền đã viện cớ rằng, vào thời “Cải cách Xã hội Chủ nghĩa, cha Vũ Ngọc Bích đã ký bàn giao khu vực này cho Nhà nước”. Ai cũng biết cha già Bích, một người thánh thiện nổi tiếng, ngài đã qua đời. Trước khi qua đời, ngài đã từng rất nhiều lần, nói trước toàn thể giáo dân, rằng: “Ai nói rằng tôi đã ký giao đất của Giáo hội đó là nói dối và phạm tội vu khống... Tôi không hề ký bất cứ cái gì. Chúng nó là quân ăn cướp...”.

Một cụ già sống lâu năm trong giáo xứ Thái Hà đưa ra lời nhận định sau đây: "Sự kiện xảy ra hôm nay tại giáo xứ Thái Hà quả là một nỗi nhục cho Đất nước. Chính quyền của dân, vì dân đang ức hiếp dân và đang sử xự một cách thiếu văn hoá với những bậc tuổi cha mẹ mình. Nhà nước Pháp quyền đang vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và trắng trợn vi phạm pháp luật bất chấp tiếng kêu cứu của người giáo dân".

Khi tôi đang viết những dòng này: “3giờ kém mười phút chiều, ngày Chúa Nhật, giờ Hà Nội”, 500 em thiếu nhi của giáo xứ đang ra sức cầu nguyện tại hiện trường.

Một bà cụ già trên đường giây điện thoại gọi cho bạn bè nhắn rằng: "Xin mọi người hết thảy hãy cùng hiệp thông với giáo xứ Thái Hà, cùng chia sẻ với giáo xứ Thái Hà, với Dòng Chúa Cứu Thế, bằng lời cầu nguyện, bằng những việc làm cụ thể, để công lý được tôn trọng, góp phần xây dựng Đất nước và Giáo hội quê hương ngày càng đẹp hơn."

Chúng tôi sẽ thông tin thêm khi có thể.

Ngày 6/1/2008
 
Cha Giuse Vũ Ngọc Bích - người sống chết với Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà Hà Nội
Tư liệu Dòng Chúa Cứu Thế
04:03 06/01/2008
Ngay khi đặt chân đến Việt Nam vào năm 1925, các cha Dòng Chúa Cứu Thế đã đi giảng tại miền Bắc: Phát Diệm, Hà Nội và Hưng Hóa. Đầu năm 1928, Dòng Chúa Cứu Thế chính thức có mặt tại Hà Nội, trên một mảnh đất rộng 6 hécta thuộc ấp Thái Hà, cạnh tuyến đường Hà Nội – Hà Đông, chấm dứt một thời kỳ 2 năm tạm trú tại Toà Giám Mục Phát Diệm.

Năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, toàn bộ quý cha, quý thầy và đệ tử chuyển vào miền Nam. Thầy Clê-men-tê Phạm Văn Ðạt tình nguyện ở lại. Phụ Tỉnh đã cử cha Denis Paquette và cha Thomas Côté từ Huế ra giữ Nhà Hà Nội. Cha Giu-se Vũ Ngọc Bích và thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn ở Ðà Lạt tình nguyện ra theo. Tu Viện lớn nhất Phụ Tỉnh, nơi đã đào tạo được 45 cha và 50 thầy, lúc này chỉ còn 3 cha và 2 thầy. Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội bước vào một giai đoạn khó khăn chưa từng thấy.

Ngày 07-05-1955, thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn bị bắt. Ngày 23-10-1958 cha Denis Paquette bị trục xuất. Ngày 09-07-1959, thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn qua đời trong một trại giam tại Yên Bái. Tháng 11-1959, đến lượt cha Thomas Côté bị trục xuất. Ngày 09-10-1962, thầy Clê-men-tê Phạm Văn Ðạt bị bắt; thầy qua đời trong một trại giam tại Yên Bái ngày 07-10-1970. Cha Giu-se Vũ Ngọc Bích trở thành Bề Trên không bề dưới.

Từ khi thầy Clê-men-tê Phạm Văn Ðạt bị bắt, cha Giu-se Vũ Ngọc Bích một mình giữ Ðền. Ngài phải một mình dạy giáo lý vì không được có giáo dân giúp. Ngài cũng không được đi làm lễ hay giảng thuyết ở các nhà thờ khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ngài được phép đi thăm các giáo xứ trong và ngoài thành phố Hà Nội cũng như giảng tĩnh tâm cho linh mục, tu sĩ của Giáo Phận Hà Nội.

Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà bị trưng thu trở thành bệnh viện Đống Đa, tu viện thu hẹp lại chỉ còn là một căn nhà nhỏ bên cạnh nhà thờ, nhưng tại đây, cho dù chỉ còn một mình cha già Giuse Vũ Ngọc Bích, Thánh Lễ mỗi ngày vẫn được cử hành, ngày chủ nhật vẫn có nhiều Thánh Lễ để phục vụ dân Chúa, và đặc biệt đều đặn không ngơi nghỉ, mỗi ngày thứ bảy đều có giờ hành hương kính Đức Mẹ theo truyền thống của Nhà Dòng, cũng tại nơi đây, cho dù chỉ còn một mình, những vẫn là nơi phát xuất việc Đại Phúc của cha già Vũ Ngọc Bích trong những năm tháng cực kỳ khó khăn.

Tháng 6 năm 2004, trong thánh lễ an táng Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, cha Vũ Khởi Phụng giảng rằng: “Cha Già đã tỉnh thức trong suốt 50 năm qua”.

Cha Phụng nói tiếp:

“Con thấy quả đúng vậy. Ngài không chỉ tỉnh thức về phần linh hồn-một điều ngài rất chăm lo-mà ngài còn tỉnh thức với thời cuộc, để tồn tại và rao giảng, để xây dựng Nhà dòng và Giáo hội

Thứ nhất: Tháng 9 năm 1954 ngài đã mau mắn trở lại Thái Hà Ấp, Hà Nội. Nếu ngài chậm một chút có lẽ DCCT Hà Nội sẽ không còn tồn tại cho đến ngày nay. Vì ngày 10.10.1954, quân giải phóng đã tiếp quản Hà Nội.

Thứ hai: Đúng năm 1956, ngay khi nhà nước có chính sách sửa sai ngài lập tức ngài xin đi giảng tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghĩa Lộ, Yên Bái- vốn là vùng chiến khu cách mạng và đã 10 năm giáo dân nơi đây bị bỏ rơi. Nếu năm 1954 đang lúc tập kết, chuyển quân, hay 1955 đang lúc cải cách ruộng đất mà ngài xin điều này, thì chắc chắn chẳng những không được chấp thuận mà có thể sẽ bị mất mạng.

Thứ ba: Năm 1987, ngài nhận các dự tu đầu tiên vào tu viện Thái Hà Ấp. Lúc này, qua đài báo, ngài nhận thấy xu hướng dân chủ hoá đã phổ biến trên thế giới và bắt đầu ùa vào Việt Nam mà biểu hiện là đường lối cải tổ và đổi mới đã được Đại Hội ĐCS Việt Nam đưa ra cuối năm 1986. Chính lúc này ngài mới bắt đầu tái lập công cuộc đào tạo các tu sĩ trẻ tại Miền Bắc sau gần 50 năm gián đoạn. Ai biết tình hình Miền Bắc trong thập niên 1980, thì biết rằng nếu ngài xúc tiến việc dào tạo này trước 1 hoặc 2 năm chắc chắn sự việc chắc chắn sẽ bất thành.

Thứ bốn: Năm 1989 giữa lúc phong trào đấu tranh đòi dân chủ dâng cao ở Trung Quốc và Đông Âu, Cha Già đã quyết định là gửi các anh em dự tu từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, mở ra một lối đi cho việc đào tạo các tu sĩ DCCT Miền Bắc. Và ngài đã thành công. Những anh em đầu tiên nay đã ra trường. Người anh em cuối cùng, cuối tháng này sẽ chịu chức phó tế tại thánh đường này. Tất cả nay đã có thể nối tiếp ơn gọi và sứ mạng của ngài. (Về chuyện “du học” này con biết các giáo phận Miền Bắc làm điều này chậm hơn Cha Già từ 1 đến 5 năm. Đấy là nói việc gửi người vào Nam đào tạo như một chính sách).

Thứ năm: Năm 1993, giữa lúc tiến trình đàm phán để bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ đang đi đến bước quyết định, giữa lúc Mỹ đang xúc tiến thành lập một văn phòng liên lạc tại Hà Nội, giữa lúc Mỹ đang đòi tự do tôn giáo là một trong những điều kiện để xoá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, giữa lúc nước ta đang muốn chứng tỏ cho Mỹ và thế giới thấy mình có tự do tôn giáo, giữa lúc đó Cha Già đã làm đơn xin cho một linh mục trong Dòng từ Miền Nam ra tu viện Hà Nội. Sau lá đơn gửi chính quyền là hai bài trả lời phỏng vấn. Một trên báo Nhân Dân và một trên đài Hoa Kỳ. Kết quả là thầy sáu Trịnh Ngọc Hiên được ra phục vụ tại Tu Viện Thái Hà Ấp ngay trong năm 1993. Và vào tháng 2 năm 1994 khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam cũng là lúc thầy sáu Hiên được vào chủng viện Hà Nội. Giữa năm 1994 khi văn phòng liên lạc của Mỹ được mở tại Hà Nội, thì cũng là lúc thầy sáu Trịnh Ngọc Hiên được chịu chức linh mục, mở ra một giai đoạn mới cho DCCT tại Miền Bắc.

Kể ra vài quyết định trên đây của Cha Già, những quyết định có thể nói là mở đường cho việc làm nên khuôn mặt và sức sống của DCCT tại Miền Bắc hiện nay, để chúng ta thấy rằng Cha Già có một khả năng phân tích thời cuộc sắc bén thế nào và ngài đã đồng hành với dân tộc và Giáo hội Việt Nam một cách cụ thể ra sao. Tình yêu đã khiến ngài có một giác quan nhạy bén, nắm bắt được tình hình chính trị, xã hội, tôn giáo của thế giới và của đất nước, đọc ra được những dầu chỉ thời đại, nắm bắt được thời cơ để thi hành sứ mạng. Ở những thời điểm quan trọng của đất nước và Giáo hội ngài luôn biết cần phải làm gì và ngài đã làm được. Đó là một trong những điều làm nên sự lớn lao của ngài.

Kính thưa quý cha quý thầy và toàn thể ông bà anh chị em,

Cha Già Giuse Vũ Ngọc Bích đã kết thúc hành trình trần thế của mình. Ai biết ngài cũng thấy được đó là một hành trình nhiều cam go, thử thách, đau đớn, nhục nhã, nhưng nhiều hơn là lòng mến Chúa yêu người, là niềm tin tưởng và hy vọng mãnh liệt vào quyền năng của Chúa. Nhờ tình thương của Chúa và nhờ nỗ lực của ngài, hành trình ấy đã kết thúc rất có hậu. Chúa không để những kẻ trông cậy ngài phải hổ ngươi. Mấy năm gần đây, nhìn các sinh họat phụng tự sốt sắng, cuốn hút đông đảo giáo dân từ các nơi về Thái Hà Ấp vào thứ bảy chủ nhật, nhìn đoàn rước tiến vào nhà thờ gồm hàng chục cha, thầy và anh em dự tu dcct trong mỗi dịp lễ lớn, con nhận ra rằng những khó nhọc của Cha Già đã trổ sinh hoa trái. Chúa đã thưởng công Cha Già. Thế hệ con cái của ngài đã và đang nối tiếp chí hướng và sứ mạng của ngài. Sức sống mạnh mẽ khi xưa của Nhà Dòng tại Miền Bắc đã và đang dần dần phục hồi. Quả thật Cha Già là một ân huệ lớn lao Chúa ban cho Giáo hội Miền Bắc, cho DCCT Việt Nam. Amen.”
 
2000 giáo dân Thái Hà quyết tâm bảo vệ đất giáo xứ, đối đầu với công an cảnh sát!
PV VietCatholic
08:11 06/01/2008
GIÁO XỨ THÁI HÀ LÂM NẠN VÀ ĐANG ĐỐI ĐẦU VỚI CẢNH SÁT

GIÁO XỨ THÁI HÀ -- Lúc này, 5giờ 30 chiều,ngày Chúa Nhật 6.01.2008, giờ Hà Nội: Tình hình tại khu vực giáo xứ Thái Hà vẫn tiếp tục căng thẳng. Hàng rào giây thép gai vẫn hiện hữu như thách thức công luận.

Giáo dân phản đối việc xây tường, chăng thép gai
Các nhân viên an ninh mặc sắc phục đã rút hết, và như một số cảnh sát nói chuyện với nhau mà chúng tôi ghi nhận được đó là: “Bảo anh em mặc sắc phục tí nữa hãy ra, không nó chụp ảnh thì chết!”.

Như chúng tôi đã đưa tin, sáng nay, đất của giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội đang bị lấn chiếm trái phép: người ta xây dựng trộm trong ngày chủ nhật. Cảnh sát đã đến bảo hộ cho hành vi trái công lý này. Cảnh sát đã đến và giăng dây thép gai khu đất bị lấn chiếm, ngăn chặn không cho giáo dân tiến vào. Ngoài cảnh sát thường, còn có công an, cảnh sát cơ động 113, các cán bộ chính quyền mặt trận, tất cả đã có mặt, họ vây quanh khu đất mà công ty may Chiến Thắng chiếm dụng trái phép cho đến chiều nay mới rút lui.

Nhiều giáo dân bức xúc chỉ vào hàng rào giây thép gai nói: “Ôi thủ đô Hà Nội, trái tim Đất nước thân yêu của tôi mà lại có một hàng rào thép gai thế này sao!!! Thủ đô văn minh, sao lại kém văn minh thế này...”

Tại khu đất tranh chấp của giáo xứ Thái Hà, anh chị em tín hữu vẫn bám trụ, họ vẫn không ngớt dâng lời cầu nguyện cho công lý được tôn trọng, cho sự thật được sáng tỏ, nhất là cho các cấp Chính quyền mau chóng trả lại khu đất này cho Dòng Chúa Cứu Thế, cho giáo xứ Thái Hà, bởi Nhà Dòng đã bị các cơ quan Nhà nước chiếm dụng quá nhiều đất và các cơ sở vốn là tài sản, do mồ hôi xương máu của biết bao lớp người.

Tổng số đất mà Nhà Dòng sở hữu từ 1928 cho tới nay hơn 60.000m2. Hiện nay, Nhà Dòng vẫn lưu giữ được các tập hồ sơ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của Dòng. Các khu vực bị chiếm dụng và nay đang được các cơ quan Nhà nước sử dụng, gồm: Bệnh viện Đống Đa, Chữ thập đỏ quận Đống Đa, UBND phường Quang Trung, kho bạc Nhà nước quận Đống Đa; một số khu vực mà nhà nước cho rằng đang tranh chấp gồm: phần đất Công ty Cổ phần May Chiến Thắng vừa bán cho các tập thể cá nhân, khoảng 16.000m2; hồ Ba Giang 18.000m2. Diện tích đất mà mà Nhà Dòng và giáo xứ Thái Hà được sử dụng cho tất cả các công việc mục vụ và sinh hoạt chỉ còn 2.700m2. Một con số không thể tin nổi, nhưng nó đang xảy ra tại giáo xứ Thái Hà Hà Nội...

Liên quan tới chuyện bán đất tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng, chúng tôi vừa có thêm một thông tin quan trọng, đó là hiện đang có một số cá nhân không biết từ đâu xuất hiện, TỰ XƯNG LÀ CHỦ CỦA MẢNH ĐÂT NÀY. Sau khi được hỏi thì họ cho biết: “Khi Công ty Cổ Phần May Chiến Thắng, không thể bán được đất cho các Công ty, thì đã chia lô bán cho họ. Họ còn nói đã mua khu đất từ Phường Quang Trung. Họ vừa kéo nhau ra phường Quang trung để kiện lại Phường...”

Không biết có phải vì thế không mà Chính quyền quận Đống Đa, phường Quang Trung đã huy động một lực lượng nhân viên đông đảo như vậy, và đã hành xử một cách mạnh tay với các cụ già như vậy không?

Hồ hãy còn chư ráo nước!
Giáo dân Thái Hà đang cầu nguyện. Cầu nguyện đông đảo lần thứ hai trong buổi chiều. Chưa kể số giáo dân ngồi thường xuyên bên lề đường. Lúc trước thánh lễ ban chiều Chúa Nhật hôm nay, và bây giời khi thánh lễ vừa kết thúc, tất cả giáo dân lại ra cầu nguyện. Có khoảng 2000 người.

Cảnh sát cơ động mang dùi cui, lưỡi lê vừa mới ra về. Còn rất nhiều cuộn dây thep gai lớn đang để trong ngoài khu đất. Còn vài chục công an va cảnh sát tại hiện trường.

Giáo dân cầu nguyện ôn hòa. Lúc nãy chúng tôi thấy bóng một linh mục đi ra đường gặp giáo dân, công an cảnh sát. Khoảng 15 phút thì ngài đi vào.

Từ tối qua trong khi giáo dân Thái Hà đang cầu nguyện ở bên Tòa Khâm Sứ thì ở nhà Công ty May Chiến Thắng cho xây dựng trên phần đất chiếm dụng của nhà thờ.

Chúng tôi sẽ thông tin tiếp sau.
 
Ý kiến độc giả: Tòa Khâm Sứ - Con đường trước mặt
Nguyễn Sống Mới
09:40 06/01/2008
LTS: Trong vài tuần qua, chúng tôi nhận được rất nhiều emails của qúi độc giả tán đồng lập trường và đường lối làm việc của chúng tôi khi đang tải các tin tức trung thưc, cập nhật, và đứng đắn về các diễn biến đang xẩy ra cho Giáo hội tại Việt Nam. Chúng tôi rất cám ơn qúi độc giả về sự khích lệ tinh thần cho công cuộc tranh đấu chung. Xin qúi vị tiép tục cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội. Sau đây là vài emails tiêu biểu:

Xin tiếp tục cổ vũ cho giáo phận chúng con

Xin cam on VietCatholic , VietCatholic dang la thuyen truong , Vietcatholic la tieng keu trong hoang dia de don duong … xin tiep tuc co vu manh me cho giao phan chung con. Trần X. Dung

Tòa Khâm Sứ - Con đường trước mặt

Nhờ trang VietCatholic News, nhiều người bắt đầu chú ý tới cuộc tranh đấu ôn hoà bất bạo động của giáo dân Hà nội, đòi chính phủ Việt Nam thực thi công lý, trả lại cho Toà Giám Muc Hà Nội khu vực Toà Khâm Sứ đã bị nhà nước chiếm dụng bất công. Trang web này đã trở nên diễn đàn thông tin trong biến cố rất đặc biệt này.

Cám ơn Cha Trần Công Nghị và anh chị em cộng tác điều hành VietCatholic. Chúng ta cám ơn các bạn trẻ, các thiện nguyện viên tại hiện trường Toà Khâm Sứ ở Hà Nội đã cung cấp những tin tức sốt dẻo, những hình ảnh nóng bỏng. Xin các bạn tiếp tục công tác rất cao quý mà các bạn đang làm. Chúng tôi trân trọng những tấm ảnh, nhũng bản tin của các bạn. Thời đại digital camera, mobile có chụp hình, text meesage… xin ghi lại tất cả những cảnh tượng, và những cá nhân liên hệ. Ghi lại cả những tấm hình của anh em công an đang công tác tại hiện trường. Kèm theo tên tuổi, địa chỉ của họ nữa thì quá tuyệt. Biết đâu họ sẽ là chứng nhân của lịch sử.

Cám ơn những bài viết ý kiến của nhiều người được đăng trên VietCatholic. Quả thật đây là một cơ hội một diễn đàn để bà con các nơi nói lên quan tâm của mình về một vấn đề gai góc của đất nước, của dân tộc. Vấn đề công bằng xã hội, việc thực thi công lý và việc người dân đối thoại với chính quyền, vàc các thức chính quyền đáp lại nguyện vọng của người dân. Những bài phân tích bình luận đứng đắn của các độc giả khắp nơi đóng góp, sẽ như là làn gió mới cho sinh hoạt người dân, sống trong xã hội bình thường.

Chúng ta cần vận dụng tất cả các kỹ thuật điều động quần chúng giáo dân quy tụ để nói lên nguyện vọng chính đáng của mình. Chúng ta cần các loại kỹ thuật IT, như chụp hình, ghi hình, đưa lên Net, đưa lên Youtube, phát thanh phóng sự, bình luận góp ý… để đạt được mục tiêu là chính quyền lắng nghe nguyện vọng chính đáng của người dân.

Tuy nhiên chúng ta cần hành xử một cách hợp pháp, hợp luật. Coi chừng những phần tử quá khích xen vào làm mất chính nghĩa. Cho tới bây giờ, cuộc biểu dương của bà con Hà Nột rất chính nghĩa trong mục đích, rất hiền hoà trong cách diễn tả. Chúng ta cần giữ nhịp độ này. Chính quyền đang mong bà con sơ hở để đè bẹp. Chúng ta rất thành công trong việc lôi kéo sự chú ý của công luận trong và ngoài nước.

Và trên hết tất cả, cuộc biểu dương ý chí của người giáo dân Hà Nội là biến cố mang màu sắc Công giáo. Thận trọng không để cho những phe nhóm nhẩy vào ăn có, lèo lái mất chính nghĩa. Nhiều người trên thế giới đang theo dõi biến cố này và đặt rất nhiều kỳ vọng. Đây là dịp để chúng ta trình bày sứ điệp Yêu Thương và Hy Vọng của Đạo Thánh Chúa. Chỉ có tình yêu mới chiến thắng. Chiến thắng tình yêu mới là chiến thắng thực sự.

Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô phải là kim chỉ nam cho biến cố này. Kính chúc bà con Hà Nội thành công.

Lạy Chúa xin đồng hành với chúng con.
 
Giáo xứ Thái Hà thức trắng để cầu nguyện
An Dân
10:48 06/01/2008
Tối nay, vào lúc 19giờ30, sau thánh lễ, khoảng hơn 3000 giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tiếp tục thắp nến đòi công lý, tại khu đất mà sáng nay Chính quyền Cộng sản dàn quân hỗ trợ cho Công ty Cổ phần May Chiến Thắng xây dựng trái phép trên khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế.

Chúng tôi nhận thấy giáo dân Thái Hà trên cả tuyệt vời, một lòng một ý, một niềm tin tưởng sắt son vào tình thương Chúa cao vời.

Cũng nên biết, chiều nay, hơn 1000 em thiếu nhi đã sang tận khu đất để dâng lời cầu nguyện cho Nhà Dòng. Lời kinh hoà bình vang lên từ đôi môi trẻ thơ mới thấy đẹp và xúc động dường nào. Tôi không biết những vị công an hiện diện ở đấy nghĩ gì, chỉ biết rằng một chiến sĩ công an đã thuê một người bán báo dạo 50.000 đồng, để người này, quay loa về phía các em, mở hết công xuất các bài hát ca ngợi Đảng và Bác. Chắc các chiến sĩ công an nghĩ rằng, các em thiếu nhi, suốt bao năm qua, trong nhà trường, đã bị bắt học cho thuộc những bài hát này, nên muốn dùng các bài hát ấy gây nhiễu lời cầu nguyện của các em. Nhưng, họ đã lầm. Thay vì, bị quấy nhiễu; thay vì lời kinh bị ngắt quãng, các bài hát ấy vô tình lại làm cho các cháu thiếu nhi được thêm sức mạnh.

Hoan hô các cháu nhi đồng!!!

Cũng chiều nay, sau thánh lễ 4giờ chiều, khoảng hơn 2000 giáo dân đã kéo sang khu đất, bất chấp sự có mặt của các nhân viên an ninh. Họ một lòng một ý cầu cho giáo xứ mau chóng được Chính phủ cứu xét giải quyết theo nguyện vọng chính đáng của mình. Một số công an bất lực nhìn đoàn người đang ngất ngây hoà trong lời kinh tiếng hát: “Mẹ ơi, xứ đạo con đây, nguyện xin dâng hiến Mẹ từ bi. Xin Mẹ thương đỡ nâng phù trì, và thương dẫn dắt trên đường đi...”

Tối nay, giữa đám đông cuồn cuộn tiến về khu vực mà Xí nghiệp May Chiến thắng dưới sự hỗ trợ của công an, đang tiến hành xây dựng trái phép, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều chiến sĩ công an. Hai chiếc xe tải của lực lượng 113. Trong số các chiến sĩ công an mặc thường phục, có anh Vũ Thanh Sơn, nhân viên phòng PA38 Sở Công an Hà Nội, đang có một người con trai du học tại Singapore không biết bằng tiền gì??? Ngoài ra, có rất nhiều chiến sĩ công an phường Quang Trung và quận Đống Đa cùng có mặt. Tối nay, họ thật hiền hoà, không còn thái độ hung hăng, hống hách như buổi sáng và chiều nay.

Có một sự kiện xảy ra thật dễ thương, ngay khi các giáo dân đang cầu nguyện, thì có rất nhiều người không công giáo trong khu vực, đã lên tiếng ủng hộ nhà thờ:

Chúng tôi vừa đi vào tới cổng bệnh viện Đống Đa, thì nghe họ nói: “Chúng nó tham nhũng ở đâu thì tham, chứ tham nhũng ngay trên đất của Nhà thờ, thì thật quá đáng. Chúng nó không sợ thánh vật sao. Hôm nay, nhà thờ đòi lại khu đất này thật đúng. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhà thờ.”

Một số người khác thì nói: “Đất của nhà thờ thì phải trả nhà thờ chứ, sao lại lấy đất của người ta. Nhà thờ làm thế là phải...”

Một giáo dân tại giáo xứ, sau khi tham gia cầu nguyện, vừa ra khỏi khu vực thì gặp anh bạn là công an. Người giáo dân kể rằng, anh bạn công an kéo anh ra một chỗ và nói: “Mày cũng đến đây giữ đất à. Giữ gì được mà giữ, chúng nó phân lô bán và chia nhau hết rồi. Thế nào cũng có thằng đi tù vì vụ này. Mày biết tại sao hôm nay công an tới đông thế không. Chúng nó cả đấy”. Người giáo dân này bàng hoàng kể lại với chúng tôi như vậy.

Cho tới giờ này, 22giờ00 kém 15, giờ Hà Nội, một số giáo dân đã trở về nhà sau một ngày vất vả vì những cuộc khủng bố, trấn áp của công quyền. Hiện nay, vẫn còn một số cụ bà quyết tâm ở lại giữ đất, bởi như các cụ nói không còn tin vào Chính phủ nữa, ít nhất các cụ đã bị các vị lãnh đạo phường Quang Trung và một số công an lừa nhiều lần rồi:

- Lần thứ nhất diễn ra đêm 3/12/2007, phát hiện Công ty May Chiến Thắng cho máy ủi vào san nền, các cụ đã đến giữa đêm khuya, yêu cầu dừng thi công. Tối hôm đó, ngoài anh Vũ Thanh Sơn phòng PA38, Sở công an Hà Nội, còn có các anh Bình – CA quận, anh Hưng – CA khu vực và một số vị khác nữa. Các vị đại diện chính quyền đã cam kết, đảm bảo với giáo dân không làm bất cứ cái gì trên phần đất này. Nhưng hôm nay, sự việc lại diễn ra như vậy.

- Lần thứ hai là vào đêm hôm qua, 5/1/2008, chính những vị công an đã từng hứa với họ một tháng trước, lại tiếp tục hứa sẽ ngưng thi công, nhưng sáng nay, chính các vị lại là người đứng ra bảo vệ để Công ty May Chiến Thắng có điều kiện vi phạm pháp luật.

.......

Theo ý kiến của nhiều cụ, thì đêm nay, giáo xứ sẽ thức trắng để cầu nguyện.

Tối nay, Đức Tổng Giám mục đã gửi lời chia sẻ và xin hiệp thông với giáo xứ Thái Hà trong đêm canh thức này.

Xin mọi người hiệp thông với giáo xứ Thái Hà. Mong sao cho công lý được tôn trọng, cho nhu cầu chính đáng của giáo xứ được Chính phủ quan tâm giải quyết.

Chúng tôi sẽ thông tin ngay khi có thể.

Hà Nội, đêm 6/1/2008
 
Hà nội công diễn trước thế giới cảnh các đại gia dùng công an để đi cướp đất nhà thờ
Nguyễn Việt Nam
11:57 06/01/2008
Với những hình ảnh nhanh chóng được truyền đi qua các phương tiện truyền thông, từ một giáo xứ Thái Hà xa xôi ở Hà nội, ngày Chúa Nhật 6/1/2008, nhân dân trên toàn thế giới lại được xem Hà nội công diễn cảnh các đại gia dùng công an cảnh sát vào việc cướp bóc đất đai của nhà thờ.

Cướp Ngày – Tranh Hiện Thực
Tổ quốc kêu gào công lý
Anh nghĩ gì? Bất nhẫn? Hoang mang? Vô tư?
Phóng viên An Dân ở Hà nội cho biết:

“Một giáo dân tại giáo xứ, sau khi tham gia cầu nguyện, vừa ra khỏi khu vực thì gặp anh bạn là công an. Người giáo dân kể rằng, anh bạn công an kéo anh ra một chỗ và nói: ’Mày cũng đến đây giữ đất à. Giữ gì được mà giữ, chúng nó phân lô bán và chia nhau hết rồi. Thế nào cũng có thằng đi tù vì vụ này. Mày biết tại sao hôm nay công an tới đông thế không. Chúng nó cả đấy’. Người giáo dân này bàng hoàng kể lại với chúng tôi như vậy.”

Những trò cướp bóc do các quan chức cầm đầu đã trở nên phổ biến đến mức không cần “tin nội bộ”, người dân bình thường cũng biết chuyện gì đang xảy ra. An Dân tường thuật:

“Chúng tôi vừa đi vào tới cổng bệnh viện Đống Đa, thì nghe họ nói: ‘Chúng nó tham nhũng ở đâu thì tham, chứ tham nhũng ngay trên đất của Nhà thờ, thì thật quá đáng. Chúng nó không sợ thánh vật sao. Hôm nay, nhà thờ đòi lại khu đất này thật đúng. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhà thờ.’

Một số người khác thì nói: ‘Đất của nhà thờ thì phải trả nhà thờ chứ, sao lại lấy đất của người ta. Nhà thờ làm thế là phải...’”

Ở Việt Nam ngày nay, một trong những từ được nói, được viết rất nhiều, ngay cả trên các phương tiện truyền thông do nhà nước khống chế là từ “đại gia”, để chỉ những kẻ quyền thế, những kẻ có ô dù, những kẻ được quyền, được phép hành động vượt lên luật pháp mà không sợ bất cứ một khung hình phạt nào.

Chỉ hiện tượng quá phổ biến của từ ngữ “đại gia” đó thôi đã cho thấy một bộ mặt thật của hệ thống cầm quyền tại Việt Nam. Hệ thống đó chẳng qua là một hệ thống Mafia khổng lồ khống chế mọi hoạt động của đất nước. Đó là một hệ thống các “sứ quân” cát cứ ở từng địa phương, để chia chác với nhau tài nguyên quốc gia, cướp bóc, và trấn lột dân lành vô phương tự vệ.

Ở những nước văn minh, các lực lượng cảnh sát, công an và quân đội được dùng để giữ trật tự an ninh xã hội và bảo vệ tổ quốc. Những người tham gia vào các lực lượng này ít nhiều được sự kính trọng và ngưỡng mộ của người dân. Ngày nay, các lực lượng ấy ở Việt Nam không những không bảo vệ được bờ cõi đất nước mà còn bị biến thành một thứ công cụ để cướp bóc cho các đại gia giữa thanh thiên bạch nhật.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, nhiều nơi nhiều lúc trên thế giới cũng đã xảy ra tình trạng những băng nhóm du đãng có tổ chức có thể khống chế được xã hội trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, đã là du đãng với nhau thì chuyện mâu thuẫn quyền lợi chỉ là chuyện thời gian nhanh hay chậm. Những kẻ dùng dao sẽ chết vì dao. Vấn đề thanh trừng lẫn nhau, sát phạt lẫn nhau chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ tội cho dân lành vô tội giữa vận nước đen bạc. Chỉ tội cho tổ quốc tôi lại phải lên truyền hình lần nữa. Sau trò “bịt miệng”, thế giới lại được xem trò “cướp ngày”. Không biết còn những trò gì làm xấu mặt tổ quốc mà Hà nội đang chuẩn bị cho công diễn trước sân khấu thế giới?
 
Thông tấn Pháp và nhật báo La Croix loan tin về cuộc tụ họp đòi hỏi cho công lý của giáo phận Hà Nội
LM Bùi Thượng Lưu dịch
13:42 06/01/2008
HÀ NỘI, ngày 06.01.2008 (AFP) – Nhật báo Công Giáo La Croix số ra ngày mùng 6/1/2007 đã in lại bản tin của hãng thông tấn Phấp về cuộc tụ họp cầu nguyện đòi hỏi cho công lý của linh mục tu sĩ và giáo dân giáo phận Hà Nội như sau:

Việt Nam: những người Công Giáo đòi hỏi việc hoàn trả lại các cơ sở bị nhà cầm quyền tịch thu. Phóng viên hăng thông tấn Pháp đã chứng kiến hàng trăm người Công Giáo tụ họp vào cuối tuần ở Hà Nội để cầu nguyện và đòi hỏi việc hoàn trả lại các cơ sở đã bị nhà cầm quyền cộng sản truất hữu và tịch thu.

Các linh mục và giáo dân tập họp trước hàng rào của cơ sở sát bên với nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, trong thủ đô Hà Nội. Căn nhà này với kiểu kiến trúc thời thuộc địa đã là nơi cư ngụ của vị đại diện Toà Thánh Vatican cho tới ngày bị nhà cầm quyền cộng sản truất hữu vào cuối thập niên 1950.

Một linh mục thuộc giáo phận Hà Nội đã xác nhận với hãng thông tấn Pháp như sau: « Đây là cơ sở thuộc quyền của giáo hội- Chúng tôi có chứng thư chủ quyền từ năm 1933 ».

Căn nhà này, vẫn còn nguyên vẹn như xưa, đã được sử dụng từ thập niên 1950 cho phòng trà quán nhạc, còn khu vuờn rộng lớn trải rộng từ gốc cây đa đã biến thành bãi đậu xe…

Với gần 8 triệu tín đồ trên dân số 84 triệu dân, cộng đồng Công Giáo Việt Nam là giáo hội quan trọng nhất tại vùng Nam Á, vẫn còn là nạn nhân bị lưu đầy phát vãng…

Từ 50 năm qua, tình hình các tín đồ Công Giáo Việt Nam đã bắt buộc phải ba chìm bẩy nổi theo những biến động chính trị lớn nhỏ của đất nước. Vào năm 1954, sau khi chính quyền thuộc địa Pháp ra đi và miền Bắc bị chế độ cộng sản khống chế, đa số các tín hữu Công Giáo đã di cư về miền Nam, lúc đó nằm dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ…

Vào năm 1975, Việt Nam thống nhất đã khống chế chèn ép Giáo Hội trên toàn quốc, vì họ sợ rằng việc giáo dân Công Giáo trung thành với Đức Giáo Hoàng sẽ có thể trở thành mối đe dọa cho ưư thế của đảng cộng sản.

Tuy nhiên mối liên lạc giữa Viêt Nam và Vatican đã bớt căng thẳng hơn kể từ cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Việt nam Nguyễm Tấn Dũng với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào tháng giêng 2007.

(Bản dịch LM Bùi Thượng Lưu)
 
Dùng bạo lực trấn áp là thách thức và khiêu khích niềm tin người tín hữu VN
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
14:43 06/01/2008
THÊM DẦU VÀO LỬA: DÙNG BẠO LỰC TRẤN ÁP

LÀ THÁCH THỨC VÀ KHIÊU KHÍCH NIỀM TIN NGƯỜI TÍN HỮU


Những buổi cầu nguyện liên tiếp và ngày càng rầm rộ

Kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2007, cuộc cầu nguyện biểu dương thái độ của Giáo dân Công giáo Hà Nội về việc đòi lại đất đai tài sản ở Tòa Khâm sứ mở đầu cho hàng loạt hành động đòi thực thi công lý trong hòa bình. Các cuộc cầu nguyện tiếp theo ngày càng rầm rộ và kiên quyết đã tạo nên làn sóng âm thầm, ôn hòa nhưng mạnh mẽ trong lòng người giáo dân, thu hút sự chú ý của xã hội, kể cả những người không công giáo, nhất là các phương tiện truyền thông trong nước và trên thế giới.

Những hình ảnh đoàn dân đông đúc ngoài hàng rào, trên hè phố cầu nguyện dưới trời rét lạnh, những ánh nến lung linh trong đêm, những lời hát thiết tha đã đốt lên niềm hi vọng vào Công lý và sự thật trong một đất nước được gắn với slogan “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”?

Điều này đã một phần góp vào việc đưa hình ảnh Việt Nam tiếp cận thế giới hiện đại. Một hình ảnh phản cảm với những điều mà hệ thống truyền thông nhà nước đang cố sức tô vẽ cho thế giới rằng: “Việt Nam là điểm đến, là nơi ổn định và an toàn, đất nước Việt Nam đang đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng Cộng sản, nhân quyền được tôn trọng, người dân được hưởng đủ mọi quyền tự do được ghi trong Hiến pháp và cuộc phát động trong cả hệ thống chính trị một cách rầm rộ Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”?…

Giáo hội Công giáo đã bị đặt vào thế chẳng đặng đừng khi bị đẩy vào cuối chân tường, buộc phải có những hành động thể hiện quyết tâm của mình, bất chấp những khó khăn nào có thể gặp phải. Chẳng ai muốn bỏ công ăn việc làm, bỏ cả sự yên bình để chấp nhận phải đối mặt với thực tế đầy những hệ lụy. Nhưng khi công lý cần được sự lên tiếng, sự thật cần được tỏ bày, con đường sống nhỏ hẹp đang bị chặn lại, thì không còn sự lựa chọn nào khác buộc họ phải lên tiếng và hành động.

Hệ thống chính trị đang lúng túng trước quyết tâm và sự dũng cảm không ngờ của người dân Công giáo. Qua một quá trình dài dưới thể chế Cộng sản độc tài cầm quyền, sự sợ hãi đã ngấm vào máu, ngấm vào từng đường gân, thớ thịt của mỗi người dân khi phải sống trong một nền “chuyên chính vô sản, chuyên dùng bạo lực cách mạng”. Kể cả những sĩ phu, những trí thức của đất nước buộc phải sống hèn với phương châm: Ai thổi lửa, người đó sẽ cháy miệng, miễn là lo cho đầy nồi cơm nhà mình. Và sự sợ hãi đó của người dân chính là cơ sở cho sự tồn tại của hệ thống. Bởi chưng, khi sự sợ hãi mất đi trong mỗi người dân, thì cái xấu, cái ác, sự tham nhũng, sự độc tài được nuôi dưỡng bằng tiền của nhân dân chắc chắn sẽ không còn chỗ đứng, dù nó được trang bị đầy đủ các loại vũ khí tối tân đến đâu. Một câu nói của ai đó đại ý rằng: Khi một dân tộc vui vẻ hiên ngang bước tới nhà tù, thì đó là ngày tàn của chế độ.

Những tưởng rằng, với người dân, sự sợ hãi đó đã không cho phép họ đứng lên nói tiếng nói dũng cảm, nguyện vọng của mình. Nhưng những ai có ý nghĩ đó đã lầm. Những buổi cầu nguyện bất chấp sự dọa dẫm, sự hằn học và những hệ lụy… đã nói lên điều đó. Chính vì vậy mới có sự lúng túng trong hành xử, trong việc trống đánh xuôi, kèn thổi ngược của hệ thống công quyền ở trường hợp này.

Nếu như những buổi cầu nguyện này xảy ra khi bức màn sắt còn chụp lên toàn bộ đất nước, cô lập với thế giới bên ngoài, thì liệu những gì đã xảy ra. Người dân từ chỗ nhìn thấy bóng công an, đã xiêu hồn bạt vía, đến nay, những người phụ nữ chân yếu tay mềm, đã can đảm nhìn thẳng vào mặt công an mà ứng xử, dù bên cạnh là xe bắt người, là lực lượng cảnh sát dày đặc.

Điều đó nói lên những gì? Phải chăng, đã đến lúc, công an, súng đạn, nhà tù không còn là nỗi sợ hãi của những người dân khi họ hiểu được quyền của họ: Quyền làm người và được bình đẳng trước pháp luật.

Đổ thêm dầu vào lửa – Kết quả và hậu quả

Bức tượng Đức Mẹ sầu bi dưới Thánh giá đang nằm trong khuôn viên Tòa Khâm sứ với hàng vạn con mắt chiêm ngưỡng những đau đớn của Mẹ Giáo hội, hứa hẹn con đường cầu nguyện đòi công lý sẽ còn diễn ra ngày càng rầm rộ ngoài ý muốn của chính quyền. Địa danh khu vực Tòa Khâm sứ có thể sẽ biến thành Vườn Thánh giá trên Phố Cầu nguyện. Chính quyền đang lúng túng bị động chưa có phương cách giải quyết êm đẹp, thì ngay ngày hôm nay, 6 tháng 1 năm 2008, cả hệ thống chính quyền, lực lượng vũ trang quận Đống Đa đã tạo nên một vụ việc mới tại Nhà thờ Thái Hà, trong khuôn viên đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế.

Một lực lượng đông đảo công an, Cảnh sát 113, các cơ quan chính quyền đã hăng hái đi làm ngày Chúa nhật, để phục vụ cho việc cưỡng chiếm đất đai của Dòng Chúa Cứu thế, giáo xứ Thái Hà – Hà Nội.

Giữa đất thủ đô ngàn năm văn hiến, trong một thể chế chính trị “ổn định, trật tự an toàn” hàng loạt cảnh sát, cán bộ đã “ào ào như sôi”, với dây kẽm gai, dùi cui, súng đạn nhằm ép buộc giáo dân khuất phục, phục vụ cho việc cưỡng chiếm đất đai của Giáo xứ và Dòng Chúa Cứu Thế một cách ngang nhiên.

Ngay lập tức, những hành động đáp trả theo đúng tinh thần ôn hòa nhưng dũng cảm, hàng ngàn giáo dân Thái Hà không một tấc sắt trong tay nhưng đầy sự can trường đã quyết liệt thể hiện sự dũng cảm và can đảm đối mặt với vũ lực để bảo vệ công lý và sự thật. Chứng kiến những ánh mắt, hành động của họ chiều nay, mới hiểu được niềm tin nơi họ mãnh liệt đến nhường nào. Họ có thể là những bà nội trợ, ngay cả những em thiếu nhi hồn nhiên đơn sơ, có thể là những bác xích lô, có thể là những nhà trí thức… nhưng khi đó tất cả đồng tâm, đồng lòng một ý chí thể hiện quyết tâm của mình bảo vệ đất đai tài sản Giáo hội, bất chấp súng đạn, dùi cui kề cạnh. Thật là một sự thể hiện niềm tin mãnh liệt của những người Công giáo Việt Nam.

Người ta không thể đặt câu hỏi: Những hành động của Quận Đống Đa hôm nay nhằm mục đích gì vậy?

Phải chăng là để thực thi công lý? Xin thưa, chẳng có công lý nào được thực thi trên nền tảng của sự cướp đoạt trắng trợn tài sản đất đai của kẻ khác.

Phải chăng là để chứng tỏ cho những người Công giáo xứ Thái Hà biết sức mạnh bạo tàn của súng, đạn, dùi cui và nhà tù của cái gọi là “chuyên chính vô sản”? Xin thưa, với niềm tin không lay chuyển vào Thiên Chúa, và công lý, sự thật, những sự dọa dẫm đó không có tác dụng tích cực, nếu có ai không tin điều này, xin đến tận nơi để nhìn vào ánh mắt của những giáo dân chiều nay, chắc sẽ hiểu.

Phải chăng đó là cách trả lời cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trên con đường đòi hỏi công lý thực thi? Xin thưa, Giáo hội Công giáo Việt Nam biết rõ mình đang làm gì, và tất cả những hành động của Giáo hội được sự đồng lòng của lương tâm mọi con người, bất kể họ là ai, họ là tôn giáo nào. Vì vậy, phương pháp nói chuyện bằng súng đạn, đã không còn là cách hữu hiệu với những người can trường, dũng cảm sẵn sàng hi sinh cho niềm tin chân lý của mình.

Phải chăng, đó là cách thể hiện kết quả của đợt học tập đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh vừa qua? Xin thưa, dù những người Công giáo không học điều đó, cũng hiểu rằng: Không có một thứ đạo đức tư tưởng nào được ca tụng và tồn tại nếu dựa trên nền tảng của bạo lực và cướp đoạt.

Phải chăng là hành động thể hiện cảnh sát và chính quyền Việt Nam có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ khi Việt Nam vừa mới được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chống khủng bố của Liên Hợp quốc? Xin thưa, đây là những công dân Việt Nam đang không một tấc sắt trong tay, ôn hòa đòi lại quyền lợi của mình, họ không thể là khủng bố, khủng bố chính là kẻ lấy vũ lực, lấy thịt đè người, bất chấp công lý và công bằng? Hay họ đang thao diễn khả năng này?

Vậy những hành động đó để lại những kết quả hay hậu quả gì?

Có thể những hành động đó đưa lại một kết quả: Khi lấy thịt đè người, dùng súng đạn cưỡng chiếm, đất đai sẽ được một tập thể hoặc cá nhân nào đó sử dụng. Tuy nhiên, không có ai có thể sử dụng đất đai, tài sản của nhà thờ, Thánh thất mà được yên ổn trong cuộc sống, ít nhất là trong tâm hồn, dù đó là những kẻ vô thần, thậm chí là những kẻ cướp. Theo đúng Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin, thì quy luật nhân quả cũng là một điều không thể chối cãi. Họ sẽ gặt lấy những hậu quả ngoài mong muốn từ những nguyên nhân mà họ đang gây ra.

Những hành động đó, trong thế giới của truyền thông, đã làm xấu đi hình ảnh của một đất nước Việt Nam đang muốn làm bạn với cả thế giới tiến bộ. Mà thế giới tiến bộ, văn minh thì không có chỗ ca tụng cho những hành động cướp đoạt, cưỡng chiếm tài sản hay phân biệt, kỳ thị tôn giáo. Những hành động đó, vừa xảy ra, chỉ mấy phút sau, cả thế giới đã được chiêm ngưỡng, càng làm cho những ý nghĩ tốt đẹp về một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh như những khẩu hiệu nhan nhản khắp nơi.

Những hành động đó, như đổ thêm dầu vào lửa, vốn đang chờ dịp cháy bùng lên sau bao nhiêu năm nhẫn nhục chịu đựng của những người Công giáo, và cho đến nay, sự nhẫn nhục đã vượt xa giới hạn có thể chịu đựng của nó.

Những hành động đó, càng tạo nên khó khăn cho việc đối thoại của các cấp chính quyền với Giáo hội, càng đào sâu thêm hố ngăn cách trong khi xu thế hòa bình, đối thoại đang là xu hướng hợp thời đại và có tác dụng nhất trong sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau.

Đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, trong các văn kiện chưa bao giờ hết câu: “Các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài”. Những hành động đó của Quận Đống Đa, phải chăng muốn biến các công dân mình về phía thù địch với chính quyền hiện tại, khi niềm tin của họ bị chà đạp, khi những bất công, nghịch lý được hệ thống công quyền bảo hộ?

Trong khi cả hệ thống này chưa đặt nổi và giải thích rõ ràng một câu hỏi: Tại sao chính thể này, đất nước này có lắm “kẻ thù” đến thế? Phải chăng, những hành động của mình đã là một câu trả lời đầy tính thực tế?

Khi niềm tin bị mất đi, thì tất cả những lời nói hoa mỹ, những hành động lừa mỵ hoàn toàn không có tác dụng, dù chúng được thực hiên công phu, huy động tất cả nhân tài vật lực có thể.

Vì vậy, hành động ngày hôm nay của Quận Đống Đa với Xứ Thái Hà, không thể nói gì hơn, là việc đổ thêm dầu vào mồi lửa đang rực cháy.

Cũng xin nhắc lại câu ngạn ngữ: “Kẻ chơi dao sẽ chết vì dao, người châm lửa sẽ chết vì lửa” đó là một điều khó tránh.

Nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho lương tâm của những tâm hồn đen, để họ được thấy con đường sáng.

Hà Nội, Ngày 6 tháng 1 năm 2008
 
Hà Nội ơi, Lưả thiêng ta chuyển đã bùng lên!
Bs Vũ Linh Huy
16:15 06/01/2008
Hà Nội ơi,
Lưả thiêng ta chuyển đã bùng lên!


Xin hãy reo mừng, Hà nội ơi,
Lưả thiêng ta chuyển cháy lên rồi!
Thái Bình đáp ứng, rền như sấm,
Tin vui loan khắp bốn phương trời!

Lưả đã chuyển về đến Cao Nguyên,
Chủ chăn lên tiếng với đoàn chiên,
Rằng Ban Mê Thuột đang cầu nguyện,
Hợp cùng Hà Nội khối kết liên!

Gần thì lưả đã tới Thái Hà,
Giáo dân đoàn kết, trẻ bên già,
Chẳng sợ tù đày hay doạ nạt,
Bởi vì công lý ở phiá ta!

Lưả sẽ lan đi khắp quê hương,
Bản làng, thôn xóm, tới phố phường.
Ngọn lưả Hoà Bình và Công Lý,
Rọi sáng Niềm Tin, ấm Yêu Thương!

Riêng ta, Hà Nội, hãy mở lòng,
Trải tình thương mến khắp non sông,
Hoà một nhịp tim cùng dân tộc,
Vốn chịu đoạ đầy với bất công!

Ta cùng cầu nguyện với toàn dân,
Trong tình liên đới đẹp vô ngần,
Trong tình dân tộc, con cùng mẹ,
Đoàn kết bên nhau, dẹp cách ngăn!

Rồi cứ vững tin Hà Nội ơi,
Tiếng người cùng khổ thấu tới trời,
Chuá sẽ lắng nghe và cứu giúp,
Gông cùm sẽ gẫy, xích sẽ rơi!


Boston, ngày 6 tháng 1 năm 2008

Kính tặng Đức Tổng Giám Mục,
Quý Cha, Quý Dì, Quý Thày,
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng Dân Thánh Chuá Hà Nội,
cách riêng Dân Thánh Chuá tại Thái Hà.
 
Email từ Hà Nội: Nhật ký ngày 5.01.2008
Hồng Phong
18:52 06/01/2008
Hà Nội -
Đoàn người vẫn liên tục tuốn đến cầu nguyện
Đoàn người vẫn liên tục tuốn đến cầu nguyện
Những lời cầu nguyện vẫn được cất lên
Những lời cầu nguyện vẫn được cất lên
Những người già, những người trẻ. .
Những linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân
Hôm nay, HP đi lang thang lại gặp một cụ cũng lang thang. Cụ mang một đơn kiến nghị do chính tay cụ viết cho Bí thư Quận uỷ Hoàn Kiếm yêu cầu trả lại đất cho Giáo Hội. Cụ đưa đơn và thuyết trình ý tưởng của mình cho một số người cụ gặp. Biết rồi cái đơn ấy có được gửi đi thì các quan chức hàng quận cũng có kể là gì, nhưng hành động của cụ chứng tỏ lòng yêu mến chân lý và Giáo Hội không bao giờ tắt ngay cả nơi những người hơi tàn sức kiệt.

Trong quán phở –dựng trên đất lấn chiếm Toà Khâm Sứ- thấy hai người vừa ăn vừa bàn chuyện về việc người Công giáo tụ tập cầu nguyện- một người nói: “Họ làm thế là phải thôi! Cái gì cũng có nguyên nhân của nó!”

Nghe thông tin đây đó cho biết có công an rất sợ hình ảnh của họ được đưa lên mạng internet. Một quan công an đã than phiền rằng: Từ hôm vụ Toà Khâm Sứ xảy ra, anh ta có làm gì đâu, có xuất hiện nơi ấy đâu, vậy mà tên tuổi anh ta cũng bị đưa lên mạng.

Lại thấy người dân trong khu vực quận Hoàn Kiếm chia sẻ nỗi bức xúc với người công giáo trong khu vực. Họ nói trả lại là phải và rằng chuyến này chính quyền Hoàn Kiếm có lẽ sẽ có ông bay chức mà người đầu tiên trong vụ này là phải ông Quận trưởng Khôi, vốn là một quan công an đã chuyển ngạch sang làm cán bộ chính quyền. Không biết ông này ô dù thế nào mà vụ vũ trường New Century bê bối lớn như thế đã diễn ra trên địa bàn của ông mà ông chỉ bị khiển trách.

Nhiều một cán bộ cấp trung ương nói với bạn của kẻ hèn này rằng: “Ông Kiệt- Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt- làm cú này “độc” quá! Ông đưa chính quyền vào thế rất bí! Thực ra trả nhà đất khu vực này thì cũng không thành vấn đề lắm, nhưng chính quyền sợ ảnh hưởng dây chuyền”.

Một số cán bộ liên quan có lẽ chuyến này khối anh mới mở mắt ra! Vì có khối người lầm tưởng và hý hửng rằng Đức Tổng Giám Mục là người vốn gốc Bùi Chu, sinh ra ở Lạng Sơn và vốn trưởng thành ở Miền Nam, thì sẽ khó mà quy tụ được các thành phần dân Chúa trong Giáo Phận và như thế chính quyền sẽ dễ bề chia rẽ và làm suy yếu Giáo Hội. Họ có biết đâu hiệp nhất là một mầu nhiệm và sự hiệp nhất của Hội Thánh trước nhất dựa trên nền tảng đức tin chứ không phải chỉ trên nhân tố con người.

Buổi tối hôm nay, các linh mục và giáo dân các xứ Thái Hà, Hàng Bột, Phùng Khoang sang lễ bên Nhà Thờ Lớn rồi kéo nhau sang cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ. Tối thứ bảy cho nên người đi lễ và sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện khá đông. Số giáo dân có lẽ đến 1000 người. Chúng tôi đếm được năm cha đi theo thánh giá nến cao và cùng cầu nguyện với giáo dân là cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Bề trên DCCT Hà Nội và cha Lorenxô Chu Quang Minh, Giám đốc Chủng viện Hà Nội và ba cha khac nữa mà chúng tôi không biêt tên.

Nhìn đoàn người đông đảo đang đứng cầu nguyện ở lề đường, HP thấy thật là một hình ảnh đẹp diễn tả tính công giáo của Giáo Hội. Thực tế chứng tỏ chưa lúc nào Giáo Phận hiệp nhất như lúc này. Chưa lúc nào các linh mục, tu sĩ và giáo dân lại gắn bó với Đức Tổng Giám Mục như lúc này. Chưa lúc nào Giáo Phận mạnh bằng lúc này.
 
Nhật kí ngày 1: Vụ cưỡng chiếm đất Nhà thờ Thái Hà, Hà Nội
Nhóm PV VietCatholic
20:57 06/01/2008
VỤ CƯỠNG CHIẾM ĐẤT ĐAI NHÀ THỜ THÁI HÀ

NHẬT KÝ NGÀY THỨ NHẤT: 06.01.2008 do Nhóm Phóng viên VietCatholic ghi

Nhà đất của Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội đã bị rất nhiều cơ quan và hàng ngàn cá nhân chiếm dụng. Từ chỗ sở hữu hơn 60.000 mét vuông nhà đất, hiện nay Giáo xứ Thái Hà chỉ còn tổng cộng khoảng 2.700 mét vuông cho mọi sinh hoạt. Hôm nay, phần đất của giáo xứ bị Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng bất công lại đang bị chính quyền bảo trợ cho công ty này xây dựng trái phép. Giáo dân phản đối. Chính quyền sử dụng các lực lượng vũ trang và đe doạ sử dụng bạo lực đối với giáo dân Thái Hà.

Từ tối hôm qua, 05.01.2008, một số người đã phát hiện đang có sự thi công trái phép trên khu đất chiếm dụng trong khi phần lớn giáo dân giáo xứ Thái Hà đi cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ.

Khoảng 20h 20 tối giáo dân bắt đầu kéo ra phản đối. Công an yêu cầu bà con giải tán và sẽ buộc Công ty May Chiến Thắng dừng thi công.

Tin lời công an, giáo dân ra về.

Sáng nay Chúa Nhật 6.1.2008, khoảng 8 h 30 giáo dân thấy xe cảnh sát chạy náo loạn trên con đường trước khu đất, thì phát hiện các cảnh sát đang triển khai đội hình bảo vệ khu đất đã chiếm dụng cho Công ty Chiến Thắng thi công trái phép. Tức tốc bà con giáo dân điện báo cho nhau kéo ra khu đất bị chiếm dụng.

Tới nơi chúng tôi thấy cảnh sát 113 mang roi điện, súng ống cắm lưỡi lê, hàng rào cứng mũi nhọn, thứ chuyên dùng để chặn và quây dân oan trên vỉa hè Bộ Tư pháp và Văn phòng Quốc hội. Cảnh sát đi xe jeep và xe đặc nhiệm dùng để đổ quân trấn áp.

Hai bên giằng co xô đẩy nhau. Bên cảnh sát giăng hàng rào thép gai. Sử dụng roi điện, súng ống, lưỡi lê để đe doạ bà con giáo dân và bảo vệ cho công nhân thi công trái phép trong khu đất chiếm dụng.

Giáo dân cương quyết phản đối việc ăn cướp đất. Nhiều cảnh sát hô bắt hết giáo dân đưa về quận. Rất nhiều lời phản đối được xướng lên. Nhiều người thay vì chạy đi thì lại lăn xả vào cuộc. Chúng tôi thấy có bà hô: “Ối giời đất ơi, có ở đâu trái tim của đất nước bị quấn dây thép gai thế này chăng?!

Hai bên bắt đầu xô đẩy nhau. Khung cảnh náo loạn. Bên lăn vào. Bên đẩy ra. Lại có tiếng hô: “Ối giời đất ơi công an nó cậy sức đè người. Nó đè lên cái lòng lành của dân”. Lúc đấy khoảng 10 h.

Cũng lúc này hầu hết các linh mục ở nhà thờ Thái Hà cùng mấy đoàn giáo dân đang đi làm việc bác ái ở trại phong Sóc Sơn và ở các tỉnh xa. Một số đang đi sang Hàm Long tham dự chầu lượt.

Không biết làm sao được, có em sinh viên trong giáo xứ đánh liều gửi tin báo động đến ngay cho VietCatholic và chụp được một số tấm hình công an trấn áp giáo dân.

Khi được tin có biến cố ở Thái Hà, VietCatholic ở Hoa Kỳ đã gọi điện thoại ngay cho Tòa Giám Mục Hà Nội để kiểm chứng, sau khi biết đích xác tin tức nêu trên là có thật và biết được đường hướng của Giáo phận, VietCatholic đã phát tán hình ảnh và tin công an trấn áp Thái Hà lên mạng ngay; đồng thời cũng gọi các cộng tác viên của VietCatholic đến hiện trường để theo dõi và tìm hiểu tin tức chi tiết và báo cáo cho dân Chúa khắp nơi, tiến trình cuộc tranh đấu hôm nay ở Thái Hà.

Khoảng 12 h trưa, sau khi bị giáo dân phản đối mạnh quá và nói nhiều lời đanh thép để bảo vệ công lý. Thấy bạo lực và đe doạ không làm nhụt ý chí đấu tranh hoà bình của giáo dân, thì lực lượng 113 mang vũ khí ra về bớt. Chỉ để lại một xe chỉ huy nhỏ.

Giáo dân đi mua bánh mì về ăn tại con đường ven khu đất. Ăn xong lại đọc kinh cầu nguyện. Rất nhiều người đi mua bán đồng nát mà gốc là giáo dân Bùi Chu cũng đã nghỉ ngày làm ăn tham gia cầu nguyện cùng giáo dân sở tại.

Khoảng 14 h chiều, công an đến đông hơn, cảnh sát ít hơn. Công an, cảnh sát, bảo vệ vừa ở trong khu đất phía bên kia tường rào, vừa ở đứng trên con đường chạy trước mặt khu đất.

Công an, cảnh sát trưng dụng một căn nhà đối diện khu đất làm nơi tạm trú, ngồi bàn công việc và theo dõi giáo dân.

Cuộc đối đầu quyết liệt giữa công an và giáo dân Thái Hà

Một số đông, khoảng 20 chục công an và cảnh sát vẫn đứng trên đường canh chừng từng hành động nhỏ của giáo dân. Hễ ai đứng lên tiến gần khu đất là công an ra đứng bên cạnh. Rất nhiều gương mặt công an quen thường thấy đứng theo dõi bên Toà Khâm Sứ, lúc này đều đang có mặt ở đây.

Khoảng 14 h 20 khoảng 1000 thiếu nhi trong xứ ra tham gia cầu nguyện cùng các bậc phụ huynh đang ở sẵn đó. Các em cầu nguyện vui vẻ. Khi kết thúc, có em hỏi, khi nào lại được cầu nguyện ở đây nữa. Linh mục chủ sự thánh lễ nói cầu nguyện là quyền và bổn phận của các em. Cầu nguyện tại khu đất chiếm dụng cũng là để các em ý thức vấn đề và ý thức trách nhiệm của mình. Nhiều em nói sẵn sàng nghỉ học để đi cầu nguyện nếu thấy cần.

Khoảng 15 h một linh mục trong nhà thờ ra hiện trường thăm giáo dân và gặp gỡ công an. Rất nhiều người đi theo chụp ảnh quay phim. Công an và cảnh sát phản đối các tay thợ chụp ảnh. Hai bên cãi nhau. Ai đó nói: “Chúng tôi chụp ảnh cha chúng tôi chứ chúng tôi thèm vào chụp cái mặt các ông à! Mà ở đây đâu có gắn biển cấm chụp hình!”

Công an trưng dụng công cụ làm ăn là cái máy phát nhạc của một anh bán hàng rong. Bắt anh này phát nhạc thật to để át lời kinh tiếng hát của giáo dân. Một số giáo dân nói anh đi. Anh không dám đi dù rất muốn. Có người tắt máy rút đĩa ra, công an đến lấy đĩa nhạc ấn vào tiếp. Mãi sau, bình hết điện, công an mới để cho anh đi.

Lúc này còn rất nhiều cuộc dây thép gai lớn chất đống trong khu đất và bên đường đi cạnh khu đất.

Khoảng 16 h, cảnh sát và công an mượn căn nhà thứ hai làm “trụ sở”. Căn nhà này cách căn nhà trước khoảng 100m, cũng nằm trên con đường chạy trước khu đất, căn nhà này đối diện với bãi giữ xe của Giáo xứ Thái Hà, nơi có cái cổng để giáo dân đi ra con đường cạnh khu đất.

Khoảng 200 giáo dân già trẻ vẫn nằm ngồi la liệt trên con đường trước khu đất để đọc kinh cầu nguyện và canh chừng không cho công nhân thi công trên khu đất. Bà con lại bắt đầu ăn bánh mì thay cơm chiều.

Khoảng 17 h 15, nhà thờ thông báo cho giáo dân biết đất đai của giáo xứ đang bị Công ty May ChiếnThắng chiếm dụng và xây dựng trái phép dưới sự bảo trợ của công an chính quyền. Giáo dân nhiều người đang phản đối tại hiện trường. Công an đe doạ bắt giáo dân. Xin anh chị em ở lại ra khu đất cầu nguyện. Còn thiếu nhi đã làm lúc trước lễ nên xin đi về ngay.

Khoảng 1000 người lớn đã hưởng ứng. Họ ra con đường cạnh khu đất đứng cầu nguyện theo chương trình cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ. Công an, cảnh sát và dân phòng bắt đầu lại gia tăng. Giáo dân nườm nượp thì công an và cảnh sát cũng tấp nập.

Những người mua đất trong khu vực đất bị chiếm dụng cũng đến. Nghe họ nói mới biết công ty May Chiến Thắng toà rập cùng chính quyền địa phương đã bán đất trái phép cho những người này. Những người này nói họ mua đất của phường Quang Trung. Họ kéo đi kiện phường.

Khoảng 18 h 15, người đổ đến nhà thờ ngày càng đông. Cộng đoàn tập hát chuẩn bị cho thánh lễ 18 h 30. Cả khu vực trước sau nhà thờ và khu vực đất bị chiếm dụng cách nhà thờ khoảng hơn 200 m đi bộ, đều nghe thấy cung giọng hoành tráng của bài thánh ca đang được lặp đi lặp lại: “Hãy vùng đứng! Hãy bừng sáng! Vì đêm đen bao phủ trái đất, vì đêm tối…”

Khoảng 19 h 30, sau khi kết thúc thánh lễ, linh mục chủ sự thông báo cho cộng đoàn biết như sau: "Hôm nay là phiên cầu nguyện của giáo xứ Thái Hà tại Toà Khâm Sứ. Nhưng giáo xứ chúng ta cũng đang cần lời cầu nguyện, chúng tôi đã liên lạc với Đức Tổng Giám Mục và ngài cho phép thay vì lên Toà Khâm Sứ, chúng ta sẽ cầu nguyện tại ngay chính mảnh đất của chúng ta đang bị chiếm dụng bất công và thi công trái phép, nơi công ty Chiến Thắng đang có những hành vi vi phạm pháp luật. Đức Tổng Giám Mục gửi lời thăm anh chị em. Qua chúng tôi, ngài chuyển lời tới toàn thể anh chị em và ngài nói rằng ngài hoàn toàn hiệp thông chia sẻ và cầu nguyện với giáo xứ Thái Hà. Ngài cũng đã thông báo tới các giáo xứ trong thành phố Hà Nội để các giáo xứ này hiệp thông cầu nguyện với chúng ta".

Đoàn đồng tế và cộng đoàn bắt đầu tiến bước theo thánh giá nến cao tiến sang khu đất bị chiếm dụng cách nhà thờ khoảng hơn 200 m. Khoảng hơn 2000 người đứng trên con đường tối tăm cạnh khu đất cầu nguyện trong khoảng hơn nửa tiếng theo mẫu giấy đã được in để cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ. Hầu hết nội dung cầu nguyện được hát.

Khoảng 15 phút không biết ai đã kịp thời đi kiếm nến thắp lên. Tuy không đủ cho mỗi người một cây nhưng cũng đỏ hồng con phố nhỏ.

Công an và cảnh sát rất nhiều, họ đứng dọc con đường, trên vỉa hè và hai đầu con đường. Các xe cảnh sát cơ động đứng trên các con phố nhỏ đổ vào con đường này. Không một ai phản đối hành vi cầu nguyện của giáo dân. Cũng không ai ngăn cản. Dân chúng không có đạo trong khu vực đổ ra xem rất đông.

Khoảng 20 h 15 đoàn đồng tế trở về nhà thờ. Giáo dân phần lớn giải tán. Chỉ còn lại vài trăm người vẫn ở lại cầu nguyện trên đường, trong khu vực nhà nguyện thánh Giêrađô. Công an thì vẫn còn nguyên.

Khoảng 22 h, công an và cảnh sát về vãn. Chỉ còn ba khu vực đông hơn. Một là ở cổng bệnh viện Đống Đa, nơi vừa đặt chốt tuần tra bảo vệ, cũng là lối vào cổng chính khu đất chiếm dụng. Hai là một chốt ở cổng sau bãi giữ xe của giáo xứ Thái Hà. Ba là khu vực con đường chạy trước khu đất.

Công an và cảnh sát vẫn họat động tích cực. Khi đi ngang qua một chốt chúng tôi nghe thấy một công an nói: “Mình khoá cổng trước mà chúng nó mở cổng sau thì thua rồi!”- Sáng Giáo xứ Thái Hà mới mở cổng sau của bãi giữ xe, cổng dẫn ra con đường chạy trước khu đất bị chiếm dụng.

Khoảng 23 h chỉ còn vài chục giáo dân nằm trên con đường cạnh khu đất và trong khu bãi giữ xe của giáo xứ. Mọi người thay nhau cầu nguyện và ngủ.

Một số người cho rằng sở dĩ chính quyền thành phố trấn áp mạnh tay giáo dân giáo xứ Thái Hà là để “dằn mặt Đức Tổng Giám Mục”, vì họ không thể làm như thế với bên Toà Khâm Sứ. Bao nhiêu giận dữ họ đổ sang Thái Hà.

Hà Nội 6.01.2008
 
Tâm tình Mẹ Hà Nội (thơ)
Tuyết Mai
22:25 06/01/2008
TÂM TÌNH MẸ HÀ NỘI

Hơn ba mươi năm,
Vẫn những đêm, Mẹ nằm nghe tiếng búa
Đóng đinh Con vào Thập giá, chưa xong
Hơn ba mươi năm không chỉ một lưỡi đòng
Mà hơn hai triệu viên đạn đồng vô đạo

Trái tim Con chảy không còn chút máu
Cả hình hài khô khốc nước nhân sinh
Lòng buốt đau se thắt trái tim mình
Rất thương con mà lời tình ngập ngượng

Con không chết như người đời cứ tưởng
Vì trong Con có thần lực phục sinh
Vâng, Con đã mấp may, Con đã cựa mình
Nghe rúng động cả lâu đài quân dữ

Hơn ba mươi năm bất công đầy, tràn, ứ
Như đinh sắt, lưỡi đòng dập nát thân Con
Con sẽ phục sinh giữa những điêu tàn
Con đứng lên cho vinh quang Thiên Chúa

Mẹ Hà Nội, Mẹ Đàng Ngoài một thủa
Có Đàng Trong cung chúc Mẹ trung kiên
Có cả trần gian chung trống, chung chiêng
Chúc tụng Con, anh em Con, Hà Nội

Giờ đã tới, Giờ Hồng Ân Cứu Rỗi
Cho Việt Nam ngời sáng một niềm tin
Cho hết thảy ai khao khát kiếm tìm
Cả viên đội trưởng: “Thật, Ông nầy là Chúa!”

Hơn ba mươi năm,
Mẹ ước ao không còn nghe tiếng búa…

Kính dâng Đức Hồng Y TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Mẹ Hà Nội
 
Ôi những bài thơ!
Huy Quang
22:30 06/01/2008
Ôi những bài thơ!
(Gửi Bs Vũ Linh Huy)

Ôi những bài thơ đẹp tuyệt vời
Đã làm rung động trái tim tôi
Bài thơ khơi dậy lòng hăng hái
Vững chí can trường ở khắp nơi.

Lửa đã bừng lên đang bốc cháy
Nấu nung chí khí của bao người
Quyết tâm lên tiếng đòi Công lý
thao thức đêm ngày đã chẳng nguôi.

Mỗi ngày biến chuyển mỗi bài thơ
Đáp ứng tâm tư nỗi đợi chờ
Lời lẽ nhà thơ luôn cổ vũ
Bao người nhờ thế chẳng thờ ơ.
 
Tin RFA: Giáo dân Hà Nội tiếp tục cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ
RFA
23:13 06/01/2008
Giáo dân Hà Nội tiếp tục cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ

Hàng trăm tín đồ và giáo sĩ Thiên Chúa giáo Việt Nam đã tiếp tục tổ chức cầu nguyện tại thủ đô Hà Nội vào cuối tuần này.

Hôm thứ Bảy và Chủ nhật, sau thành lễ tại thánh đường thánh Giu-se, nhiều trăm người gồm cả tín đồ cùng các giáo sĩ Thiên chúa đã cầu nguyện, hát thánh ca và thắp nến bên ngoài vòng rào sắt của trụ sở cũ của tòa Khâm sứ Vatican.

Cơ sở này bị nhà nước tịch thu hồi năm 1959 khi đức Khâm sứ bị chính quyền lúc bấy giờ trục xuất.

Ngôi biệt thự và khoảnh đất rộng hơn 1 hếcta đã từng được tòa Tổng Giám mục Việt Nam cho biết còn giữ đầy đủ giấy tờ sở hữu bất động sản này, ký từ năm 1933, và nhiều lần thỉnh nguyện nhà nước trao trả lại để dùng vào mục tiêu tôn giáo.

Hàng chục Công an đến giáo xứ Thái Hà

Trong khi đó tin từ Hà Nội cho hay, Công an Hà Nội đến giáo xứ Thái Hà ở quận Đống Đa với mục đích chưa rõ.

Theo nguồn tin của mạng thông tin VietCatholics kèm hình chụp thì khoảng 40 nhân viên cảnh sát đã xuất hiện tại giáo xứ Thái Hà vào khoảng 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật, có thể do giáo xứ đang thưa kiện Công ty May Chiến thắng để đòi lại cơ sở và đất.

Tại giáo xứ có cơ sở giáo dục, và tu viện Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội. Tu viện và giáo xứ tọa lạc trên phần đất hơn 60 ngàn mét vuông, đã bị nhiều cơ quan chiếm dụng, trong số đó có Công ty May Chiến thắng.

Giáo dân đã 2 lần kéo lên Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu giải quyết, nhưng cho tới nay nguyện vọng của họ chưa được giải quyết thỏa đáng.

Hiện nay, giáo hội Việt Nam và các tín đồ đang có nhiều hy vọng là tòa Khâm sứ sẽ được trao lại cho giáo hội, sau khi đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất ngờ ghé thăm và gặp gỡ đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt trong những ngày cuối năm 2007 vừa qua
 
BBC nói: Tăng áp lực trong vụ Tòa Khâm sứ
BBC
23:18 06/01/2008
Tăng áp lực trong vụ Tòa Khâm sứ

Hàng trăm người theo Công giáo tiếp tục thắp nến cầu nguyện bên ngoài nơi từng là tòa Khâm sứ tại số 40 Nhà Chung, Hà Nội, trong dịp cuối tuần này.

Dù trời rét, các giáo dân này vẫn tới đây đặt hoa, thắp nến và hát thánh ca bên ngoài tòa Khâm sứ cũ để đòi lại khu đất mà chính quyền lấy quản lý từ 50 năm trước.

Khu vực này gồm một tòa biệt thự kiểu Pháp và khoảng một hécta đất xung quanh, từng được cho sử dụng để kinh doanh và cả làm bãi để xe.

Nay người Công giáo muốn đòi lại phần đất mà trước kia đại diện tòa thánh Vatican dùng làm trụ sở.

Đức Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn rằng đây là đất của tòa Giám mục cho Đức Khâm sứ mượn, vì vậy tòa Giám mục có quyền đòi lại.

Các cuộc cầu nguyện, bắt đầu từ dịp Giáng Sinh tới nay, diễn ra một cách hòa bình và ngày càng thu hút sự chú ý của bên ngoài cộng đồng Công giáo, đồng thời tạo áp lực lớn lên giới chức địa phương và trung ương.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng hôm 30/12/2007 đã tới thị sát nơi này khi tới thăm tòa Giám mục Hà Nội.

Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức về khu đất này.

Theo thông tin trên trang mạng Viet Catholic, vào năm 1951, Giáo hoàng Pius XII đã bổ nhiệm đức Giám mục John Jarlath Dooley làm đại diện của Giáo hoàng tại Đông Dương.

Văn phòng của Ngài được đặt tại 40 phố Nhà Chung cho tới khi Ngài rời Hà Nội vào tháng Ba 1959 vì lý do sức khỏe.

Linh mục người Ái Nhĩ Lan Terence O'Driscoll tạm thời lãnh vị trí Khâm sứ trong lúc chờ lệnh từ Vatican. Tuy nhiên ngay sau đó vài tuần, Hà Nội đã trục xuất Cha O'Driscoll và giải tán văn phòng Khâm sứ.

TÒA KHÂM SỨ Ở HÀ NỘI

Thành lập năm 1951

Đức Khâm sứ của Giáo hoàng Pius XII là Giám mục John Jarlath Dooley

Bị đóng cửa năm 1959

Tòa Khâm sứ cũ được chuyển cho Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm quản lý cho tới nay.

Viet Catholic cũng cho biết các đời Tổng giám mục Hà Nội, từ đức Hồng y Joseph-Marie Trịnh Văn Căn tới đức Hồng y Paul Joseph Phạm Đình Tụng đều đã đề đạt nguyện vọng lấy lại khu trụ sở này cho tòa Giám mục nhưng không thành.

Tới nay tuy Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao một cách chính thức, liên hệ song phương trong những năm gần đây đã dần ấm lại.

Thủ tướng Việt Nam đã có chuyến thăm lịch sử tới Roma một năm trước đây và tiếp kiến Giáo hoàng Benedict XVI. Việt Nam có trên 5 triệu người theo Công giáo.
 
Tình hình hôm nay xem ra có nguy cơ trở nên căng thẳng tại Thái Hà
Giáo dân Thái Hà
23:50 06/01/2008
SÁNG NAY 7/1/2008: TÌNH HÌNH CÓ THỂ CĂNG THẲNG TẠI GIÁO XỨ THÁI HÀ

THÁI HÀ -- Chúng tôi đến hiện trường từ sáng sớm. Chúng tôi nhận thấy vẫn có hai xe của cảnh sát án ngữ trên đường Hoàng Cầu. Về phía giáo dân, có mấy bà cụ đang ngồi đọc kinh, bên cạnh là chăn chiếu, mùng mền. Không biết có phải các cụ già đã ngủ lại đó đêm qua không? Khuôn mặt người nào cũng thư thái, mạnh mẽ, nổi rõ những nếp nhăn do những vất vả của thời cuộc và do năm tháng tuổi già.

Chúng tôi gặp một số cụ thì được biết, tối qua, tình hình yên ổn. Một vài cán bộ an ninh quanh quẩn, tới lui, dáng điệu mệt mỏi. Các bà cho biết có một cán bộ an ninh quận, như người này tự giới thiệu, đã “lấy tính mạng mình” để cam kết với các cụ là sẽ ngưng thi công. Khoảng 1giờ00, đêm ngày 7/1/2008, một số giáo dân rời khỏi khu vực. Một số khác ở lại canh chừng, chỉ vì, như các cụ nói, không tin Chính quyền nữa.

Sáng nay, một chuyện chưa từng có đã xảy ra tại khu vực. Khi chúng tôi đang chuyện trò với một số giáo dân tại nhà thờ Thái Hà, thì bất ngờ, tất cả mọi loa phóng thanh công cộng, xung quanh khu vực nhà thờ Thái Hà, chậm rãi đọc lại các điều khoản trong bộ Luật Đất đai.

Nhiều người có mặt nhận định, chính quyền Cộng sản đang muốn lái hướng dư luận, nhất là muốn tranh thủ sự ủng hộ của người dân trong khu vực. Người khác lại cho rằng, chắc chắn trong ngày hôm nay, chính quyền sẽ lại tiếp tục xây dựng theo như chủ trương đã định trước...

Chúng tôi không biết lý do là gì, chỉ biết rằng vào khoảng 9giờ00, thì các công nhân lại tiếp tục thi công dưới sự bảo hộ của hai xe cảnh sát. Các giáo dân lại kéo đến... Tỉnh hình lại căng thẳng. Các giáo dân chỉ yêu cầu chính quyền tôn trọng pháp luật và yêu cầu các công nhân đang thi công ngưng mọi công việc. Nhưng hình như, tình hình xem ra càng xấu đi.

Ngay lúc này, 11giờ00, giờ Hà Nội, đang có rất nhiều công an vừa tới hiện trường trên các xe chuyên dụng. Có rất nhiều các khuôn mặt quen thuộc. Lúc này, số giáo dân tại hiện trường rất ít...

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà, cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Chúc tôi sẽ thông tin ngay khi có thể.
 
Văn Hóa
Trần Văn Bá, một kỷ niệm lâu dài
Đinh Vinh Phúc
19:50 06/01/2008
Trần Văn Bá, một kỷ niệm lâu dài

Bên phải nhà thờ Saint-Hyppolyte, Paris quận 13, có xứ đạo người Hoa, có phòng hội rộng rãi và dưới hầm nhà thờ còn nhiều phòng hội khác, tất cả quen thuộc với người Việt ở Paris.

Hôm nay trời ấm áp. Dưới những lớp kính màu trắng, màu vàng, và trước bàn thờ Trần Văn Bá, anh em chúng tôi tề tựu để làm lễ tưởng niệm vị anh hùng xuất thân từ hàng ngũ chúng tôi. Có cái gì gắn bó bao nhiêu thế hệ sinh viên, là vì anh Bá đã đưa lại cho chúng tôi một niềm hãnh diệt to lớn, lâu dài, có thể nói là ngoài sự mong ước của chúng tôi. Một ân huệ của trời đất, của đất nước, của tuổi trẻ.

Bao giờ cũng vậy, trước là cờ vàng ba đường đỏ, mầu da thịt, sức nóng của tâm hồn, chúng tôi hát bài quốc ca hùng hồn và tha thiết.Từ đầu đến cuối, lời ca là lời thúc dục, gắn liền với lịch sử và với tương lai huy hoàng muôn thủa của dân tộc. Lời ca dâng cao lên như lời khẩn nguyện, như lời thề danh dự. Không gì có thể thay thế cái dáng dấp tươi sáng của lá cờ vàng rực rỡ như ánh mặt trời vừa rạng đông, và hình ảnh các chiến sĩ cộng hoà âm thầm ra chiến trường vào buổi ban mai.Tiếng hát của chúng tôi hôm nay thấm thía vô cùng.

Từng chục năm qua đi trong chớp nhoáng. Mới ngày nào anh Bá còn trao đổi và đùa vui với chúng tôi.Nói tới sinh viên VN Paris trong những năm say sưa miệt mài đó, là nói tới anh. Anh có cái trán gân cốt quá, làm cho anh trở lên con người đăm chiêu. Tháng tư năm 1975 kinh hồn đã để lại trong lòng anh một vết thương ghê gớm, lúc đó chúng tôi không hay, nhưng sau nghĩ lại thì hiểu là ngưởi bạn chúng tôi không còn có thể sống vô tư như chúng tôi. Anh phải trở về và chết ở quê hương. Đó thực là một định mệnh. Cùng một hoàn cảnh, mà thiên hạ phản ứng khác nhau. Một sống một còn, với anh Bá là như vậy.

Thời đó còn Hotel Lutèce, quận 5, nơi tụ tập của sinh viên VN. Chúng tôi hẹn nhau ở đó, khi tiếp xúc với toà Đại sứ VN, và khi tổ chức tranh đấu. Có khi từng nhóm ra đường, theo hướng đi do anh chỉ định. Tới nơi, mở phong thư, mới biết sứ mệnh của mình. Thí dụ đi dán bích chương, trải truyền đơn, hành động chớp nhoáng, rồi tự giản tán. Tuy vậy không giấu được cảnh sát. Họ lần mò ra hết. Nhưng có hệ gì, chỉ là cách chúng tôi tập sự.

Bề ngoài anh Bá điều khiển anh em một cách khiếm tốn. Bề trong anh theo đuổi chương trình bí mật táo bạo. Bây giờ tôi hiểu được một phần nào đường lối lý luận của anh. Hôm đó ở phòng hội Mutualité, quận 5, các phật tử tổ chức buổi diễn thuyết. Một nhà sư vừa ở Việt Nam sang kể chuyện: Lớp giáo sư chúng tôi đi thăm Củ Chi, lúc đầu dân chúng lạnh nhạt, đến khi biết là chúng tôi không phải là cán bộ, họ thay đổi thái độ, đón tiếp và mời chúng tôi uống trà. Một tin như vậy làm chúng tôi phấn khởi.

Anh Bá tiến lại gần tôi và nói: Tại sao người công giáo không nổi dậy? Lúc đó tôi chưa có một ý niệm nào cụ thể về các xứ đạo ở miền Nam, nhưng cứ nói bạo: Trong Nam không giống hoàn cảnh các xứ đạo miền Bắc khi xưa. Dầu sau lúc này ta không đủ điều kiện để tổ chức một cuộc kháng chiến. Tôi nói vậy thôi, chớ chả có dám chủ trương gì. Nhưng anh Bá đáp lại bằng một giọng hậm hực: Khi phải tranh đấu là tranh đấu, đâu có ngồi chờ cho có đủ điều kiện? Tôi hết sức bỡ ngỡ, đã vô ý làm phật lòng anh Bá. Tôi xin lỗi. Không việc gì, anh trả lời. Và như đề an ủi tôi, anh thêm: Tại biết lập trường của anh, tôi mới nói như vậy.

Sau này tôi rất hối hận, vì lần sau cùng chúng tôi trao đổi với nhau lại không mấy tốt đẹp. Nhưng phải thông cảm cho tôi, tôi đâu có thể đoán được tâm trạng anh lúc đó.

Anh Bá của chúng tôi như vậy. Nét mặt lầm lỳ, ít nói, can thiệp vào các buổi họp một cách ngắn gọn, khác với các lý luận hùng hồn của Nguyễn Gia Kiểng, cũng là một lãnh đạo sinh viên. Nhưng anh Bá như đống tro, trên dưới màu xám, chỉ cần bới một chút thì thấy lửa đỏ rực. Chỉ cần cho vài ngọn rơm, thổi mạnh một vài hơi là ngọn lửa bùng lên, làm nóng cả gian bếp. Một con người như vậy, lòng lúc nào cũng nung nấu, không phải là con người có thể sống trong an bình.

Đi từ Sài gòn xuống Hà Tiên, qua Tiền giang, Hậu Giang, hai bờ sông xa cách nhau, những cánh đồng bát ngát, như ở Cái Sắn, cả một đồng rưộng dưới trời mưa hiện ra lai láng như mặt biển, không thấy làng mạc lũy tre, anh Bá rơi vào vùng đất này làm sao tìm đươc nơi an toàn để tổ chức kháng chiến? Quê anh ở Sadec, có lẽ địa hình địa thế thuận lợi chăng. Phải có tính toán chứ. Nhưng theo anh không cần đủ điều kiện. Con người giang hồ có khác.

Anh đã mất hút vào không gian. Nhưng anh hiện diện trong thời gian. Anh làm cho lớp sinh viên năm nào vẫn trẻ trung qua hình ảnh của anh.

Hôm nay hình anh ở giữa, hai bên hoa cúc, hoa hồng, những cây nến đỏ, và bao nhiêu thanh hương khói nghi ngút. Bên cạnh bàn thờ là sáu chíếc cờ mới tinh, hứa hẹn như thời thanh niên của anh. Bao lâu lớp sinh viên năm xưa còn đạp chân trên các nẻo đường Paris, thì cái tình đồng chí cố hữu vẫn sống động. Chúng tôi cám ơn anh lắm.

Paris, ngày tưởng niệm, 5 tháng 1 năm 2008.