Ngày 04-01-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống đẹp lòng Chúa
LM. Anphong Trần Đức Phương
06:58 04/01/2009

SỐNG ĐẸP LÒNG CHÚA



(LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA)

Với lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, chúng ta chấm dứt Mùa Giáng Sinh và bắt đầu Mùa Thường Niên I, chu kỳ năm B, kéo dài đến Chúa Nhật VII, rồi bước vào Mùa Chay Thánh với Thứ Tư Lễ Tro.

Bài Đọc I trích trong Isaia (42, 1-4, 6-7; có thể chọn đoạn 55, 1-11), nói đến ‘Người được Thiên Chúa tuyển chọn và làm đẹp lòng Chúa trong mọi sự’. Bài Đọc II trích trong Sách Công Vụ Tông Đồ (10, 34-38; cũng có thể chọn 1Gioan 5, 1-9) nói đến việc Chúa Giêsu được Thiên Chúa xức Dầu Thánh, được đầy Chúa Thánh Thần và ra đi rao giảng. Bài Phúc Âm (Matcô 1, 7-11) ghi lại việc Chúa Giêsu đến để chịu Phép Rửa của Thánh Gioan, và khi Ngài chịu xong, Chúa Thánh Thần tràn ngập trên Ngài, có tiếng từ Trời cao nói: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.”

Lúc đó là vào khoảng năm 30 (Luca 3, 23), Thánh Gioan Tẩy Giả đang ban Phép Rửa thống hối tại sông Giodan (Gioan 1,28) (chỗ gọi là Bêtania phía đông sông Giodan; nơi này khác với làng Bêtania là quê hương của ba chị em Matta, Maria va Ladarô). Thánh Gioan kêu gọi mọi người đến chịu Phép Rửa để tỏ dấu ăn năn tội lỗi và sửa lại cuộc sống, đón chờ Chúa Cứu Thế đến. Chúa Giêsu cũng đến nhận Phép Rửa của Thánh Gioan. Dịp này, Ngài được Đức Chúa Cha chính thức giới thiệu Ngài là Đấng ‘Thiên Sai’ và Chúa Thánh Thần xuống tràn ngập trên Ngài. Từ nay Chúa Giêsu từ bỏ cuộc sống 30 năm ẩn dật ở Nagiaret để bắt đầu cuộc sống công khai ra đi rao giảng.

Phép Rửa Thánh Gioan ban chỉ là một ‘phép rửa bằng nước’ để tỏ lòng sám hối tội lỗi. Còn Bí Tích Rửa tội là một trong bảy phép Bí Tích, là ‘phép Rửa Tội trong Chúa Thánh Thần và lửa!’ (Matthêu 3, 11). Khi chúng ta chịu Phép Rửa Tội là chúng ta được tha tội nguyên tổ (tội tổ tông truyền) và các tội riêng chúng ta đã phạm (khi chúng ta chịu vào tuổi đã khôn lớn). Lúc đó chúng ta được ‘chết đi với Chúa Kitô, từ bỏ đời sống tội lỗi và sống lại thật với Chúa Kitô, trở nên trong sạch xứng đáng là con Chúa, và chính thức gia nhập gia đình Giáo Hội Chúa, bắt đầu một cuộc sống mới trong Chúa Thánh Thần, trở nên một chi thể trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô và cùng góp phần vào việc làm tăng trưởng gia đình Giáo Hội qua cuộc sống làm chứng cho Chúa” (Theo Sách Giáo Lý). Vì thế, Bí Tích Rửa Tội khởi đầu cuộc sống Kitô hữu (Bí Tích khai tâm), chỉ sau khi chịu phép Rửa Tội, chúng ta mới được chịu các phép Bí Tích khác. Bí Tích Rửa Tội ghi dấu thiêng liêng vào linh hồn chúng ta, không bao giờ mất, nên chỉ được chịu một lần (cũng như Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Truyền Chức Thánh).

Mừng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa là dịp để mọi người chúng ta nhớ lại phép Rửa tội chúng ta đã được lãnh nhận, để tạ ơn Chúa và cầu xin cho mọi người chúng ta luôn cố gắng sống xứng đáng con cái Chúa trong gia đình Giáo Hội và luôn sống làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta nên nhớ: vào cuối nghi thức Rửa Tội, vị chủ sự trao cho người vừa được rửa tội Tấm Áo Trắng (tượng trưng tâm hồn trong sạch qua Bí Tích Rửa Tội) và Cây Nến cháy sáng đốt từ ngọn lửa của Cây Nến Phục Sinh (tượng trưng Ánh Sáng Chúa Kitô). Khi trao Tấm Áo Trắng, vị chủ sự nói: “Con đã trở nên một tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô. Vậy con hãy lãnh nhận áo trắng này, con hãy mang lấy và gìn giữ nó tinh tuyền cho đến ngày ra trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để được sống muôn đời.” Khi trao Cây Nến Sáng, vị chủ sự nói với chúng ta: “Con đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô, con hãy luôn luôn sống như con cái Sự Sáng, để được bền vững trong Đức Tin. Khi Chúa Kitô ngự đến, con sẽ xứng đáng ra nghênh đón Người cùng với toàn thể các Thánh trên trời.”

Trong nghi thức rửa tội trẻ em, vị chủ sự trao áo trắng và nói: “Con đã trở nên một tạo vật mới, và đã mặc lấy Chúa Kitô, chiếc áo này là dấu chỉ tước vị của con. Nhờ lời chỉ bảo và gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy mang nó tinh tuyền mãi cho đến cõi trường sinh.” Và khi trao Nến Sáng (qua cha mẹ đỡ đầu), vị chủ sự nói: Anh chị em thân mến, là những bậc làm cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu, ánh sáng này được trao phó cho anh chị em chăm sóc, tức là lo lắng cho những em được Chúa Ktô soi sáng, luôn sống như con cái sự sáng và bền vững trong Đức Tin. Nhờ đó, khi Chúa đến, các em sẽ được ra nghênh đón Người với toàn thể các Thánh trên trời.” Điều này nhắc nhở trọng trách của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục đức tin cho con cái khi các em lớn lên; đồng thời cũng nhắc nhở trách nhiệm của các cha mẹ đỡ đầu. Thật là một vinh dự khi được mời làm cha mẹ đỡ đầu, nhưng đó cũng là một trọng trách mà cha mẹ đỡ đầu phải lo chu toàn trước mặt Chúa. Chúng ta phải ý thức bổn phận này khi chúng ta được mời để đỡ đầu cho các tân tòng hay các em nhỏ khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội.

Kết thúc Bí Tích rửa Tội, trước khi lãnh nhận phép lành, chúng ta cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha, để nhắc nhở chúng ta, qua Bí Tích rửa Tội, chúng ta được vinh dự có Chúa là Cha, và chúng ta đều là anh em với nhau trong gia đình Giáo Hội. Xin cho chúng ta luôn hết lòng phụng sự Chúa và yêu thương lẫn nhau để cùng nhau loan truyền cho mọi người nhận biết Chúa là Cha, và chung tay xây dựng tình yêu thương trong gia đình nhân loại.
 
Chúa xuống làm dân chốn cỏ lừa
Phêrô Phạm Bắc Hải
17:16 04/01/2009
Giáng Sinh 1

Gió lạnh đêm đông cõi Bê Lem,
Ngôi lời nhập thể chốn hang hèn.
Loan tin sứ giả vang kèn thổi,
báo mộng Tin Mừng tới ngắm xem.
Lặn lội Ba Vua dâng lễ vật,
nhanh chân Mục Tử tặng chiên hèn.
Thân con biết lấy chi dâng tiến,
dọn sạch tâm hồn Chúa viếng xem.

Giáng Sinh 2

Cùng là trái đất thuở xa xưa,
Chúa xuống làm dân chốn cỏ lừa.
Chấp nhận cơ hàn đêm giá tuyết,
không màng thiên phận cõi cao xưa.
Trăm bề cuộc sống Ngài đều gánh,
khổ cực treo thân thập tự đưa.
Cứu chuộc muôn dân bằng giá máu,
cũng là trẻ bé ở hang lừa.
 
Thái độ con người đối với Thiên Chúa
Lm Nguyễn Hữu Thy
18:23 04/01/2009
Lễ Hiển Linh (Js 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12)

Bài Phúc Âm tường thuật sự xuất hiện của các Ðạo Sĩ đi tìm Ðấng Thiên Sai là đề tài khiến các nhà thần học Kitô giáo qua mọi thời đại phải suy nghĩ. Các Giáo Phụ dạy là có ba vị Ðạo Sĩ, tức ba vị đại diện cho ba lục địa trong thời cổ đại lúc bấy giờ: Âu Châu, Á Châu và Phi Châu. Còn Úc Châu và Mỹ Châu vào thời đó chưa được khám phá ra. Các ngài cho rằng qua ba vị Ðạo Sĩ, lời Thánh Kinh «mọi dân nước trên mặt đất sẽ được nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa» hoàn toàn được nên trọn.

- Các Ðạo Sĩ là dẫn chứng cụ thể cho việc tất cả mọi người trên khắp trái đất đi tìm kiếm Ðấng Cứu Thế.

- Các Luật Sĩ người Do-thái là biểu tượng cho tất cả những ai thông hiểu mọi giáo lý về đức tin, nhưng lại không muốn động tay động chân ra sức thực hành đức tin. Vậy họ là biểu tượng của sự thờ ơ lạnh lùng và cố chấp.

- Cuối cùng các Giáo Phụ coi Hê-rô-đê là hiện thân cho tất cả những ai ham hố chức quyền danh vọng, những kẻ chỉ vì quyền lợi và phẩm hàm của mình, đã sẵn sàng thực hiện bất cứ thủ đoạn nào, trước hết họ tìm mọi cách hạ bệ và tiêu diệt một cách dã man các đối thủ của mình, bất cứ là ai, dù cho đó chỉ là một đứa trẻ vừa mới được sinh ra từ dòng giống hoàng tộc, cũng không được tha.

Sự phân định con người làm ba loại như thế, tức: Những kẻ thành tâm tìm kiếm chân lý - những kẻ thờ ơ hững hờ - những kẻ ham hố quyền hành - vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó trong suốt dòng lịch sử qua mọi thời đại và mãi cho đến ngày nay.

Vâng, ngày nay giữa các dân tộc trên khắp thế giới vẫn luôn có cả hàng triệu «đạo sĩ» đã và đang can đảm bỏ lại «nhà cửa và quê hương vô đạo» của mình để đi theo ánh sáng của «ngôi sao đức tin» hướng dẫn, tìm về với Ðức Kitô trong lòng Giáo Hội của Người. Trên khắp các lục địa, đặc biệt ở Á và Phi Châu, số tân tòng được lãnh nhận bí tích Rửa Tội mỗi ngày mỗi tăng. Ở Châu Mỹ La-tinh, các Kitô hữu mạnh mẽ tranh đấu cách ôn hòa cho sự canh tân xã hội, chính trị và tín ngưỡng. Trong khi đó ở các nước chủ trương vô thần hay thù địch với Kitô giáo, mặc dầu hằng ngày phải đối mặt với những bắt bớ, đàn áp và kỳ thị, số người trưởng thành nói chung và số thanh thiếu niên nói riêng coi việc đi tìm kiếm Thiên Chúa như một khát vọng to lớn của đời họ vẫn tăng triển.

Trong khi đó, ở mọi thời đại bao giờ cũng có những kẻ trí thức, thông hiểu luật lệ và giáo lý, những lý thuyết gia Kitô giáo hững hờ khô khan, những kẻ luôn có thể cắt nghĩa rành mạch từng câu từng chữ về giáo lý, về đức tin, nhưng lại không hề quan tâm tới việc rút tỉa cho cuộc sống của riêng mình những hệ luận và những quyết định thích ứng. Vâng, đã có bao nhiêu Kitô hữu đã trở nên mệt mỏi và ù lì trong đức tin. Ðó là những Kitô hữu đi tìm cho mình những vũ trụ quan thoải mái và không muốn đi tìm kiếm Ðức Kitô nữa, vì họ cho rằng họ đã tìm gặp Người rồi. Phải chăng cuộc sống đức tin hằng ngày của chúng ta cũng đã bao lần trở nên mệt mỏi như thế? Phải chăng chúng ta đã nói về Ðạo rất nhiều, nhưng lại sống Đạo rất ít? Phải chăng các tổ chức và các hội đoàn trong các giáo xứ thì không thiếu, nhưng lại có rất ít người có được hứng khởi, lòng nhiệt thành và hăng hái thực thi đúng đắn tinh thần của các tổ chức và của các hội đoàn thánh thiện đó?

Sau cùng, xưa kia cũng như ngày nay bao giờ cũng có những cuộc chiến của những kẻ có thế quyền lực chống lại Kitô giáo và chống lại các Kitô hữu. Họ là những người có quyền thế và không bao giờ chấp nhận những kẻ khác còn có quyền thế hơn mình hay ngang hàng với mình. Ðó là những nhà độc tài hay những tập đoàn, đảng phái chuyên chính ở khắp nơi trên thế giới, và để bảo vệ quyền hành, họ luôn nắm trọn các phương tiện truyền thông trong tay để độc quyền chi phối dư luận theo chiều hướng chủ quan và lệch lạc của họ. Ðiều làm cho họ lo sợ nhất, đó là quyền bính của một Trẻ Sơ Sinh vừa đến trong trần gian để làm chứng cho sự thật và cho tình yêu chân chính. Bởi vậy, những kẻ hay những tập đoàn độc tài chuyên chính đó đã làm đủ mọi cách để loại bỏ sức mạnh của tinh thần bằng những khủng bố thể lý hay bằng những cuộc áp đảo và đe dọa về mặt tâm lý.

Tất cả ba lớp người - những người thành tâm tìm kiếm chân lý - những người thờ ơ hững hờ - những người nắm quyền lực đầy tham vọng – vẫn luôn hiện diện và cùng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống đức tin và trên đường tìm kiếm Ðức Kitô. Ðức Kitô vẫn luôn là mục đích tìm kiếm của ba nhà Ðạo Sĩ từ Phương đông và của tất cả những ai muốn bước theo vết chân của các ngài. Nhưng đồng thời Ðức Kitô cũng chính là Ðấng bị các thầy thông luật và những kẻ nối tiếp họ qua mọi thời đại tẩy chay chối từ, họ là những kẻ thông hiểu hết mọi góc cạnh, mọi ý nghĩa của chân lý, nhưng lại không chịu chấp nhận chân lý và không sống theo chân lý, không quì gối tôn thờ Ðấng là Chân Lý Tuyệt Ðối. Sau cùng, Ðức Kitô cũng là Ðấng bị Hê-rô-đê và tất cả những kẻ nắm giữ quyền hành đầy tham vọng tìm mọi cách để bắt bớ và tiêu diệt. Ðức Giêsu Kitô luôn hiện diện một cách vô hình giữa lòng lịch sử nhân loại. Người là mốc giới phân định giữa sự cứu rỗi và sự hư mất, giữa hạnh phúc và sự bất hạnh, giữa Thiên đàng và hỏa ngục. Trước ngai tòa Ðức Giêsu, dù dưới bất cứ hình thức nào, chỉ có sự tôn thờ hay chối từ, chứ không hề có thái độ trung lập được.

Các Giáo Phụ xưa cũng hiểu rõ Kinh Thánh và các ngài đã biết rất rõ, không có gì có thể bảo đảm chắc chắn được rằng ba Ðạo Sĩ là ba vị vua cả. Tuy vậy, trong các bức tranh người ta thường trình bày các nhà Ðạo Sĩ với mũ triều thiên đội trên đầu và khoác y phục của các bậc vương giả. Nhưng đối với chúng ta dữ kiện ba nhà Ðạo Sĩ có phải là ba vị vua hay không, chuyện đó không quan trọng. Thật ra không có gì xứng đáng với phẩm hàm vương giả của con người hơn là việc con người biết can đảm lên đường tìm kiếm chân lý, và rồi biết quì gối kính thờ tình yêu nhập thể của Thiên Chúa.

Hôm nay, tất cả chúng ta cũng như các nhà Ðạo Sĩ xưa kia, sấp mình bái thờ Con Trẻ nằm trong máng cỏ để nhận diện được tình yêu trọng đại của Thiên Chúa đã hiện thân hữu hình giữa loài người chúng ta.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:34 04/01/2009
TƯ TƯỞNG

N2T


Một nhà triết học hỏi đại sư: “Tại sao ngài không tín nhiệm năng lực tư tưởng của nhân loại ? Tư tưởng chính là công cụ để chúng ta kiến tạo thế giới.”

- “Đúng, chính bởi vì tư tưởng có thể kiến tạo thế giới cách hữu hiệu, để đến nỗi không cách gì thấy được thế giới chân chính.”

Sau chuyện ấy, đại sư nói với các đệ tử: “Tư tưởng giống như một cái màn hình, nhưng không có mặt kính, cho nên các con bị tư tưởng che kín một vài cái trong thế giới, nên không nhìn thấy chân tướng.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Tư tưởng hình thành nhân cách, tư tưởng chỉ đạo hành động, tư tưởng khiến cho cuộc sống thêm phong phú, và cũng có thể làm cho cuộc sống trở nên tiêu cực hơn, bởi vì tư tưởng chính là sự suy tư của con người.

Tư tưởng bị gò bó trong mớ kiến thức hạn hẹp thì tầm nhìn cũng hạn hẹp, nên không nhìn thấy những tiến bộ nhanh chóng của thế giới bên ngoài; tư tưởng bị tiền tài danh vọng che lấp thì lòng dạ cũng chỉ loay hoay trong tiền tài và danh vọng, không thoát được ra ngoài để thấy sự khổ cực của người khác do mình tạo nên; tư tưởng bị thành kiến như tảng đá chặn giữa đường, thì tư tưởng bị chùn lại nên không thấy được phía trước nhiều hoa thơm cỏ lạ...

Có một vài người Ki-tô hữu thường bị tư tưởng giữ đạo “ám ảnh”, nên không thấy được giữ đạo chỉ là bước đầu của tu đức, mà bước thứ hai của tư tưởng chính là hành đạo, tức là dùng tư tưởng đã học đã hiểu biết về Chúa Giê-su trong Phúc Âm, trong những lời giáo huấn của Giáo Hội mà sống đạo cho tốt hơn...

Tư tưởng có thể kiến tạo thế giới nên đẹp hơn khi tư tưởng ấy thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su: yêu thương và phục vụ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:36 04/01/2009
N2T


57. Lúc này có thể làm được thì không nên kéo dài qua giờ khác.

(Thánh John Berchmans)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:37 04/01/2009
N2T


2. Tình hữu nghị như đóa hoa, nên giữ gìn cho tốt, thì có thể nở muôn cánh hoa lòng.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC nói: ''Mỗi người chúng ta được mời gọi hãy 'đón nhận đức Maria về tư gia'''
Bình Hòa
17:14 04/01/2009
Tại Việt Nam và những nơi mà ngày 6 tháng giêng không phải là lễ nghỉ dân sự, thì lễ Chúa Hiển linh được dời lên chúa nhựt hôm qua. Nhưng ở Vatican và Italia, lễ Hiển linh sẽ được mừng vào ngày thứ ba. Theo quan niệm bình dân, lễ Giáng sinh mừng Chúa ra đời, còn lễ Hiển linh mừng Chúa tỏ mình cho dân ngoại, tượng trưng nơi các đạo sĩ Đông phương. Tuy nhiên, xét theo lịch sử thì không phải như vậy: cả hai đều là lễ mừng mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, dựa theo hai truyền thống Tây phương và Đông phương. Từ thế kỷ IV, bên Tây phương, lễ Chúa Giáng sinh được mừng vào ngày 25 tháng chạp, để thay thế cho lễ thờ Mặt Trời ở Rôma: Đức Kitô là mặt trời công chính chiếu soi nhân loại. Cũng vào thế kỷ IV, bên Đông phương, cụ thể là tại Ai cập, các Kitô hữu mừng lễ Thiên Chúa tỏ mình, để thay thế vào lễ kính thần Eôn: việc tỏ mình không phải ở Belem nhưng là tại sông Giorđanô. Vào thời Trung cổ, phụng vụ đã ghép lại hai lễ với nhau, và mừng lễ Chúa Giáng sinh ngày 25 tháng chạp, còn ngày 6 tháng giêng là lễ tỏ mình: tỏ mình cho các đạo sĩ tại Belem, tỏ mình tại sông Hòa giang, và tỏ mình tại Cana. Bởi vì tại Italia và Vatican, lễ Hiển linh được mừng vào ngày 6 tháng giêng, nên hôm qua là chúa nhựt thứ hai sau lễ Giáng sinh, với bài đọc Phúc âm là Tự ngôn của thánh Gioan. Dựa theo đoạn văn này, đức thánh cha đã hướng dẫn cuộc suy niệm về mầu nhiệm Lời Thiên Chúa đến ở giữa chúng ta: Đức Kitô là Lời Thiên Chúa, Người đến để mặc khải Thiên Chúa nhân lành, yêu thương chúng ta, không bỏ rơi chúng ta. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức Beneđictô XVI đã hợp ý với các thượng phụ và giáo chủ bên Thánh địa để cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại đây. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Phụng vụ chúa nhựt hôm nay dẫn chúng ta suy niệm đoạn Tin Mừng được đọc hôm lễ Giáng sinh, tức là Tự ngôn của thánh Gioan. Sau những ngày nhộn nhịp đi mua sắm quá cáp, hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta hãy thinh lặng chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô giáng sinh, để nắm bắt ý nghĩa sâu sắc của nó và tầm quan trọng đối với cuộc đời chúng ta. Đây là một bản văn tuyệt vời, cống hiến một tóm lược chóp đỉnh của đức tin Kitô giáo. Đoạn văn mở đầu từ chốn cao vời: “Từ nguyên thuỷ đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở bên cạnh Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Ga 1,1), và rồi đi đến chuyện mới lạ vô tiền khoáng hậu mà chúng ta không thể hiểu nổi: “Ngôi Lời trở nên xác phàm và đến cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14a). Đây không phải là một lối nói diễn thuyết, nhưng là một cảm nghiệm sống động. Người kể lại là ông Gioan, một chứng nhân mắt thấy tai nghe: “Chúng tôi đã chiêm ngưỡng vinh quang của Người, vinh quang như là của Người Con Một đến từ Chúa Cha, đầy ân sủng và chân lý” (Ga 1,14b). Đây không phải là giọng nói thông thái của một rabbi Do thái, hay của một luật sĩ, nhưng là chứng từ say mê của một bác thuyền chài chất phác, khi còn trẻ đã được thu hút bởi Chúa Giêsu Nadaret, và đã cảm nghiệm tình yêu của Chúa, cùng với những bạn hữu khác đã chia sẻ cuộc sống với Người, đến nỗi đã tự giới thiệu như là “người môn đệ được Chúa yêu dấu”, một kẻ đã thấy Người chết trên thập giá và đã hiện ra sau khi sống lại, và rồi cùng với các môn đệ khác đã lãnh nhận Thánh Linh của Người. Ông Gioan đã nghiền ngẫm trong lòng tất cả những kinh nghiệm ấy và rút ra một niềm xác tín: Đức Giêsu là Đấng Cao Minh của Thiên Chúa giáng trần, là Lời của Thiên Chúa trở thành con người phàm trần.

Đối với một tín đồ Do thái hiểu biết Kinh thánh, điều này không phải là chuyện nghịch lý, nhưng là sự kiện toàn của toàn bộ Giao ước cũ: nơi đức Giêsu Kitô, mầu nhiệm một Thiên Chúa nói với con người như với bạn hữu, Đấng đã mặc khải cho ông Mose trong Lề Luật, cho các hiền nhân và cho các ngôn sứ, nay đã tới lúc tột đỉnh. Khi nhận biết đức Giêsu, khi sống với Người, khi lắng nghe lời giảng của Người và chứng kiến những dấu lạ mà Người thực hiện, các môn đệ đã nhìn nhận rằng nơi Người tất cả Kinh thánh đã được diễn tả trọn vẹn. Như một tác giả Kitô giáo thế kỷ XII (đan sĩ Hugues de Saint Victor) đã viết: “Tất cả Sách Thánh đều cấu thành một quyển sách, và quyển sách duy nhất này là Đức Kitô, nói về Đức Kitô và được thành toàn nơi Đức Kitô. Mỗi một người đều cần tìm gặp ý nghĩa sâu xa của đời mình. Vì thế các sách vở không đủ, và kể cả Sách thánh cũng không đủ. Hài nhi Bê-lem mặc khải và thông đạt cho chúng ta khuôn mặt của Thiên Chúa nhân hậu và trung tín, Đấng yêu thương chúng ta và không bỏ rơi chúng ta kể cả vào lúc chết. Bài tự ngôn của thánh Gioan kết luận: “Chưa một ai từng được thấy Thiên Chúa; Người Con Một, là Thiên Chúa và trong cung lòng Thiên Chúa, Người ấy đã mặc khải Thiên Chúa” (Ga 1,18).

Đức Maria, thân mẫu của đức Giêsu là kẻ đầu tiên đã mở cửa lòng và chiêm ngắm “Ngôi Lời trở nên xác phàm”. Cô thôn nữ xứ Galilê đã trờ thành ngai tòa của Đấng Cao Minh. Giống như tông đồ Gioan, mỗi người chúng ta được mời gọi hãy “đón nhận đức Maria về tư gia” (Ga 19,27), để hiểu biết sâu xa về Chúa Giêsu và cảm nhận tình thương chung thủy và bất tận của Người. Anh chị em thân mến, đây là lời cầu chúc của tôi vào lúc bắt đầu một năm mới
 
ĐHY Trần Nhật Quân của Hồng Kông kêu gọi các giám mục Trung Quốc hãy trở nên can đảm hơn
Trần Hoàn Chỉnh
17:19 04/01/2009
Hongkong (AsiaNews) – Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục Hồng Kông đã kêu gọi tất cả các giám mục (được công nhận) của Trung Quốc hãy can đảm và đừng để bị vướng vào những thỏa hiệp với chế độ cộng sản.

Trong một bài viết được đăng ngày 4 tháng 1 trên tuần báo Gong Jiaobao của giáo phận, ngài thúc dục các vị giám mục và linh mục Trung Hoa noi theo gương của Thánh Stephen, vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội và đừng phục tùng theo những chỉ đạo của nhà nước vốn luôn đối nghịch với niềm tin tôn giáo. Ngài nói “chịu đau khổ vì đức tin sẽ giúp mang lại chiến thắng dẫu rằng ngay hôm nay có thể mất tất cả”

Trong bài viết với tiêu đề “Những khởi hứng từ cuộc tử đạo của thánh Stephen”, Đức Hồng Y Quân cung cấp một bản phân tích về sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa lục suốt 2 năm qua, trong đó có nhắc đến những vụ tấn phong giám mục bất hợp pháp (không được Tòa Thánh chấp nhận) vào năm 2006 và “thật đáng tiếc” khi có đến 12 giám mục được Vatican công nhận đã tham dự buổi lễ vì sợ nhà cầm quyền và một số có lẽ đã bị lừa.

Ngài cũng lặp lại chủ đề “Giáo Hội ánh sáng” đã được giới thiệu trong một cuộc họp được tổ chức tại Vatican bàn về giáo hội Trung Hoa và đặc biệt là công bố lá thư của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Hoa. Trong lá thư, Đức Thánh Cha nói rằng Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc hướng về những mục đích đi ngược với đức tin Công Giáo trong việc muốn kiểm soát việc phong chức giám mục nhằm thiết lập một giáo hội độc lập với Tòa Thánh.

Cũng về lý do nói trên, trong bài viết của ngài, Đức Hồng Y mạnh mẽ lên án buổi lễ kỷ niệm 50 năm những vụ phong chức giám mục “tự trị” tại Trung Quốc được tổ chức ngày 19 tháng 12 vừa qua. Buổi lễ được bảo trợ bởi Mặt Trận Liên Hiệp, Hội Công Giáo Yêu Nước và Phòng Tôn giáo Vụ.

Theo vị giám mục Hồng Kông thì chẳng có lý do gì để mà kỷ niệm bởi vì những vụ “bầu cử tự phát” và “tấn phong tự trị” này đã được xúc tiến trong những thập niên 50 bởi những lực lượng cấp tiến, mà theo đó họ coi Đức Giáo Hoàng như là một đại diện của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng quan điểm này bây giờ đã lỗi thời vì trong thời buổi này khi mà Trung Quốc đang kỷ niệm 30 năm cải cách kinh tế hướng đến những mục tiêu hoàn toàn trái ngược với thái độ cực đoan trên.

Đức Hồng Y viết “ép buộc các tín hữu làm những điều trái với lương tâm của họ là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến lòng tự trọng của mọi công dân Trung Quốc và (vì lý do này) chẳng có gì phải tự hào, chẳng có gì phải kỷ niệm. Việc tổ chức lễ kỷ niệm này chứng minh rằng những người nắm quyền lực không muốn từ bỏ và đang ép cả dân tộc chúng ta phải chịu đựng nỗi xấu hổ”

Đức Hồng Y cũng nói rằng cốt lõi toàn bộ của việc kỷ niệm 50 năm Hội Yêu Nước và những việc “bầu cử tự trị”, “phong chức tự trị” ắt hẳn là để dọn đường cho hội nghị bầu chọn tân chủ tịch của Hội Yêu Nước và chủ tịch Hội đồng giám mục Trung Quốc (một hội đồng gồm những giám mục quốc doanh không được Tòa Thánh công nhận). Việc bầu chọn hai vị trí lãnh đạo này được dự đoán là sẽ diễn ra tại hội nghị toàn quốc các đại biểu Công Giáo. Hội nghị này sẽ được tổ chức vào thời điểm này khi mà 2 vị trí lãnh đạo nói trên đã bị khuyết sau cái chết của giám mục quốc doanh Phó Thiết Sơn (được bầu làm chủ tịch của Hội Yêu Nước năm 1998 và đã qua đời năm 2007) và giám mục quốc doanh Giuse Liu Yuanren của Nanjing (được bầu làm chủ tịch Hội đồng giám mục năm 2004 và đã qua đời năm 2005).

Đức Hồng Y đề xuất các vị giám mục hãy tẩy chay hội nghị sắp tới. Ngài đặt nghi vấn: “hội nghị này có thật sự cần thiết để tổ chức?... phải chăng nó chính là lời đáp trả đầy xúc phạm đến lá thư của Đức Thánh Cha gửi cho người Công Giáo Trung Quốc? liệu đây không phải là một điều sỉ nhục Đức Thánh Cha khi tham dự hội nghị này?... Lương tâm của quý vị có thật sự cho phép quý vị làm điều này hay không? Dân Chúa sẽ chấp nhận cách cư xử đó của quý vị chăng?”
 
Top Stories
Vietnam: Catholics not to surrender to injustice
J.B. An Dang
03:03 04/01/2009
Nuns challenge the local government on the validity of the decision to convert their house into a public square while parishioners are going to sue state-run media for falsely reporting their trial.

As a clear indication that Catholics are not willing to yield to aggression and injustice leveled on them, the Congregation of St Paul of Chartres in Vinh Long diocese has just published their urgent letter to protest against a decision from the local government.

In the letter, sent to various governmental organs, the Sisters challenged the validity of the decision issued on Dec 12, 2008 by the People’s Committee of Vinh Long ordering the conversion of their house into a public square.

To make the issue straight, Sister Huynh Thi Bich-Ngoc, provincial superior of the order, put forward to the government a critical question “Please confirm if there was a governmental policy on eradication of religions and religious orders which could justify for the treatment against 18 St Paul nuns as if they were dangerous criminals; and for breaking-in, blocking up the facility, arresting the nuns and throwing them out of their dwellings with bare hands, and seizing all their properties including the religious items without any judicial order or warrant!”

“If such a policy did exist,” she continued, “we would cease our complaints, realizing the government officials were only pursuing state policy.”

“Otherwise, return the property to us,” she demanded.

“The question reveals the true color of the religion policy of Vietnam government,” said Sr. Marie Nguyen from Saigon. “Human rights and religious freedom exist only on paper and on the lips of Vietnam diplomats. In fact, believers of religions have long been suffering arbitrary mistreatments from local officials,” she added.

In another development, 8 parishioners of Thai Ha have issued a statement asking state-run media outlets for corrections.

On Dec 8, 2008, the People's Court in Hanoi tried 8 Thai-Ha parishioners on charges of "damaging state property and disorderly conduct in public". Despite clear and convincing evidences which were overwhelmingly supportive of their claim, seven of those defendants eventually received unjust stayed sentences ranging from 12 to 17 months.

Immediately after the trial, state-owned media knowingly and purposely reported that Catholic defendants "sincerely admitted their guilt and begged for government's mercy" and therefore "received reduced sentences in pursuant to tolerant policies of the party and the government."

“This was a blatant distortion of the truth by all accounts. In fact, to these charges, each and every one of them pleaded not guilty,” the statement said.

In an interview with Radio Free Asia, Mrs. Nguyen Thi Viet, a defendant, stated that “During the trial each of us denied any charges from the government. We persisted that we were not guilty. Those media outlets which reported that we sincerely admitted our guilt and begged for government's mercy must make corrections. Otherwise, we are going to sue them.”

“I can confirm that state media outlets falsely reported Catholics on trial sincerely admitted their guilt and begged for government's mercy,” Mr. Le Tran Luat, a lawyer of Catholic defendants told Radio Free Asia.

“For me, the government was battling for the public opinion approval at the time when the crisis of faith in government has become more severe and widespread in ways. They had tried to force parishioners to admit guilty. Having failed to do that, they employed their media power to falsely report the trial,” he continued.

Lawyer Luat, a non-Catholic, remarked “The 8 parishioners are very polite and gentle. They have allowed the VTV1 Television and the New Hanoi newspaper a week to make the corrections before starting any legal process against these outlets.”

All state-run media outlets falsely reported the trial. However, the 8 parishioners opted to sue only the VTV1 Television and the New Hanoi newspaper as others only quoted from these sources.
 
Cardinal Zen asks Chinese bishops for more courage
Asia-News
11:59 04/01/2009
The bishop of Hong Kong condemns as "outdated" the celebrations of 50 years of "self-election" and "self-ordination" of Chinese bishops as promoted by the United Front, the Patriotic Association, and the Office of Religious Affairs. He is asking the bishops to follow the example of Saint Stephen, and not to offend the pope by participating in meetings sponsored by the regime to appoint the new presidents of the PA and the council of Chinese bishops, two bodies not recognized by the Holy See.

Hong Kong (AsiaNews) - The bishop of Hong Kong, Cardinal Joseph Zen, has asked all of the (official) bishops of China to be courageous, and not slip into compromises with the regime.

In an article in the January 4 edition of the diocesan weekly Gong Jiaobao, he urges Chinese bishops and priests to have the virtues of Saint Stephen, the first martyr, and not to submit constantly to directions of the state that are contrary to the faith: "to suffer for the faith will eventually bring victory, even if today everything seems lost."

In the article, entitled "Inspiration from the martyrdom of Saint Stephen," Cardinal Zen provides an analysis of the developments of the Catholic Church in China over the past two years, remembering the illicit episcopal ordinations (without the permission of the Holy See) in 2006, when - "regretfully," he says - a dozen bishops, approved by the Vatican, took part in the ceremony out of fear, and some of them perhaps through deceit.

He then recalls the "ray of light" that appeared in 2007 with a meeting at the Vatican about the Church in China, and especially with the release of Benedict XVI's letter to Chinese Catholics. In the letter, the pope says that the Chinese Patriotic Association has purposes that are contrary to the Catholic faith, wanting to manage the ordination of bishops and constitute a Church independent of the Holy See.

Precisely for this reason, in the article Cardinal Zen rails against the celebrations in Beijing last December 19, celebrating the 50th anniversary of autonomous episcopal ordinations in China. The celebrations were sponsored by the United Front, the Patriotic Association, and the state administration for religious affairs (cf. AsiaNews 20/12/2008 Beijing, Vatican must break with Taiwan and not interfere in domestic affairs).

For the bishop of Hong Kong, there is nothing to celebrate, because the method of "self-election" and "self-ordination" was promoted during the 1950's by radical forces of the extreme left, which looked at the pope as a representative of imperialism. But this view is now outdated, at a time like today when China is celebrating 30 years of economic reforms, aimed at opposing that radical mentality.

"Forcing Catholics to do something against their conscience," the cardinal writes, "is a grave insult to the dignity of every Chinese citizen, [and for this reason] there is nothing to be proud of, nothing to celebrate. Launching this celebration demonstrates that those who hold power do not want to give it up, and are forcing our great nation to bear the shame of backwardness in this regard."

The prelate then asks if the entire emphasis of the celebrations for the 50th anniversary of the Patriotic Association (PA) and "self-election" and "self-ordination" might not be a preparation for meetings to vote for the new president of the Patriotic Association and the president of the council of Chinese bishops [a sort of episcopal conference, which includes only the official bishops and is not recognized by the Holy See]. The elections of these two leaders is supposed to be held at the national congress of Catholic representatives. It should take place at this time, since the two posts have been vacant for some time: patriotic bishop Michael Fu Tieshan, elected president of the PA in 1998, died in 2007; Joseph Liu Yuanren, patriotic bishop of Nanjing, elected president of the council of bishops in 2004, died in 2005.

The cardinal seems to be suggesting to the bishops that they boycott the upcoming meeting. He asks: "Does this meeting really need to be held?. . . Is it not an insult in response to the pope's letter to Chinese Catholics? Is it not a slap in the face to the pope to participate in such a meeting?. . . Does your conscience really permit you to do this? Will the people of God accept such behavior on your part?"
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bản Tin Sơ Khởi về Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc tại Hoa Kỳ Lần Thứ X
Phaolô Phạm Xuân Khôi
15:49 04/01/2009

Tin Houston - Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ trong phiên họp ngày 21 tháng 11, 2009 tại Houston, TX, đã quyết định sẽ tổ chức Đại Hội Giáo Lý Lần Thứ X – The 10th Vietnamese Catechetical Conference –vào 3 ngày 12-14 tháng 6, 2009 tại Baton Rouge, Louisiana.

 

  • Chủ đề của Đại Hội: Thánh Phaolô Tông Đồ, Mẫu Gương của Giáo Lý viên.

  • Khẩu hiệu của Đại Hội: Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đanh (1 Cor 2:23)

  • Thuyết trình viên chính: Đức Ông Đinh Đức Đạo.

 

Ngoài đề tài chính ra còn 6 đề tài hội thảo là:

 

  1. Trình bày về hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô bằng những phương tiện hiện đại,

  2. Thánh Phaoô và việc hội nhập văn hóa trong sứ mệnh truyền giáo.

  3. Thánh Phaolô và vai trò phụ nữ trong việc xây dựng cộng đoàn.

  4. Thánh Phaolô, một Giáo Lý viên gương mẫu.

  5. Thánh Phaolô: Bí Tích Thánh Thể và cộng đoàn.

  6. Đọc và hiểu các Thư Thánh Phaolô

 

Ngoài ra còn ba đề tài về sư phạm là:

 

  1. Phương pháp soạn bài và đứng lớp

  2. Sinh hoạt trong lớp Giáo Lý

  3. Tĩnh Tâm Êphata dành cho lớp Thêm Sức

 

Muốn biết thêm chi tiết xin thăm website của Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ: http://giaoly.org

 
Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn Bình: Tọa đàm về Văn Hóa và Tôn Giáo
CLB Nguyễn Văn Bình
18:32 04/01/2009
SAIGÒN - Chiều 03-01-2009, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức cuộc tọa đàm về “Văn Hóa và Tôn giáo” với sự tham dự của các thành viên câu lạc bộ và chừng 150 khách mời.

Khởi đầu cho buổi tọa đàm, linh mục Nguyễn Thái Hợp, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ, nói lên một cách tổng quát các khái niệm về Văn Hóa và Tôn Giáo cũng như tầm quan trọng của chủ đề trao đổi của buổi tọa đàm.

Diễn giả đầu tiên là Giáo sư Tiến Sĩ Trần Văn Toàn (Đại Học Lille) trình bày đề tài: “Tương quan giữa văn hóa và tôn giáo” . Giáo sư xét vấn đề với việc thừa nhận rằng tôn giáo là một thành phần của văn hóa. Văn hoá và tôn giáo không phải là hai thực tại riêng biệt để xem xét tương quan lẫn nhau. Để xem xét vấn đề, giáo sư lưu ý đến hai loại chân lý: chân lý vật chất và chân lý bản thân. Chân lý vật chất thưộc lãnh vực của lý trí và có thể chứng minh hoặc đưa ra bằng chứng để xác định ai đúng ai sai; tuy nhiên không ai ‘chết’ cho một chân lý vật chất cả. Trái lại, chân lý bản thân, tác động trên tư tưởng, cảm nghiệm và hành động, thì không thể chứng minh được, và không thế thuyết phục ai bằng lý luận. Chân lý này là nền tảng của niềm tin tôn giáo, và chỉ thể hiện qua cách một người sống niềm tin của mình. Cũng vì thế mà tôn giáo có một vị thế riêng biệt trong văn hóa. Mọi nền văn hóa dùng tôn giáo như một phương tiện phục vụ mình, hoặc tôn giáo nào dùng văn hóa để phục vụ mình đều đưa đến sai lệch.

Diễn giả thứ hai là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Hữu Tá (Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trình bày đề tài: “Tôn giáo trong văn học Việt Nam” . Để xem ảnh hưởng của tôn giáo như thế nào đối với văn hóa, giáo sư không xét toàn bộ nền văn hóa, mà giới hạn trong lãnh vực văn học mà thôi. Nhận định rằng văn học cũng như tôn giáo đều hướng đến hạnh phúc con người, và từ đó xét đến vận mệnh của con người, nên văn học Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo lớn trên đất nước này. Giáo sư nêu lên các thiền sư như Pháp Thuận, Trần Nhân Tôn, Pháp Hoa, là những vị đã có những bài kệ, từ 1000 năm về trước, nói lên một nhân sinh quan sâu lắng theo quan niệm Phật giáo, đồng thời cũng là một phương hướng để cai trị đất nước hầu đem lại hạnh phúc cho người dân. Qua văn học, Phật giáo không thể hiện đơn thuần như một tư tưởng xuất thế, mà còn mang tính nhập thế nữa. Tôn giáo thứ hai là Công giáo. Dù đến Việt Nam chưa hơn 400 năm, nhưng cũng đã xâm nhập vào văn học và để lại những giá trị không thể phủ nhận được. Giáo sư lên một vài tên tuổi, hoặc cách đây gần 150 năm, như Nguyễn Trọng Quảng với tác phẩm khởi đầu cho nền tiểu thuyết Việt Nam: Thầy Ladarô Phiền; hoặc những thi sĩ gần đây, mà người nổi bật nhất là Hàn Mặc Tử, với những bài thơ mang tính chất vừa dân tộc vừa Kitô giáo đậm nét.

Sau hai bài thuyết trình trên, một số tham dự viên trình bày thêm những khía cạnh khác của văn hóa, văn học, trong tương quan với tôn giáo nói chung, hay sự đóng góp của Giáo hội Công giáo nói riêng. Các vị trình bày tham luận gồm: PGS-TS Hoàng Dũng; PGS-TS Huỳnh Như Phương, Nhà thơ Đình Bảng, Gs Nguyễn Khắc Dương, Linh Mục Thiện Cẩm.

Qua hai bài thuyết trình và các bài tham luận, những ý kiến có thể qui lại một hướng chung, ấy là tinh túy của văn hóa cũng như của tôn giáo là hướng đến Chân Thiên Mỹ. Và khi đạt được cứu cánh rồi thì văn hóa và tôn giáo có thể trở thành Một, như lời trích dẫn của linh mục Nguyễn Thái Hợp trong phần đúc kết: “Verum, Bonum, Pulchrum convertuntur”, Chân Thiện Mỹ đều đồng quy.

Nội dung của buổi tọa đàm này sẽ được in thành tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu sau này. Trong dịp này, Câu Lạc Bộ cũng ra mắt tập sách Tôn Giáo - Giáo Dục, Một Các Tiếp Cận, gồm tất cả các bài thuyết trình và tham luận của hai buổi tọa đàm trong năm 2008, với chủ đề là: (1) Vần đề Giáo dục và (2) Tả quân Lê Văn Duyệt với Nam Bộ và với Công Giáo.
 
70 năm cuộc đời Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết: Bức tâm thư gửi cho hậu thế
Trần Văn Học
20:59 04/01/2009
70 năm cuộc đời Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết: Bức tâm thư gửi cho hậu thế

Một nhà thần học đã nói: Thời gian quý như máu Chúa. Thời gian là điều kiện tất tu để mỗi người hoàn thiện mình, và Đức Giêsu cũng đã cứu chuộc con người trong thời gian. 40 năm linh mục và 70 năm cuộc đời không phải mốc giới để chúng ta dừng lại để tính sổ với đời, tính sổ với Chúa và với tha nhân… Nhưng là dừng lại để nhìn vào quá vãng, để kiểm thảo chính mình, để “ôn cố tri tân” và cũng để gửi lại cho hậu thế một “thông điệp”, tuy vắn vỏi, nhưng cũng chuyển tải nhiều ý nghĩa hữu ích, ngõ hầu khơi dậy sức sống tiềm tàng trong lòng một Giáo Hội trẻ đang có nhiều hứa hẹn tăng trưởng tốt đẹp. Kỷ niệm 40 năm lãnh nhận Hồng ân linh mục và cảm tạ Chúa trong suốt hành trình cuộc đời 70 năm, linh mục Phêrô Nguyễn Chí Thiết muốn gửi tới chúng ta những ước nguyện thầm kín đó.

Mặc dầu chưa bước sang xuân nhưng mưa xuân kèm với cái lạnh giá của những ngày tàn đông như gợi lại những tháng ngày xa xưa của 70 năm trước, khi đất nước đang trong thời buổi nghèo đói khổ cực và người dân phải sống trong cảnh lầm than của phận nghèo. Khung cảnh ấy dễ gợi một hoài niệm xa xăm trong miền ký ức của chúng ta. Và trong bầu khí ấy chúng ta được chiêm ngắm bức chân dung của một vị linh mục miệt mài say sưa không biết mệt mỏi cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Đó cũng là dư âm, dư vị của Giáng Sinh: Chúa đến trong một đêm đông lạnh giá, sinh hạ trong máng cỏ nghèo hèn. Nhưng Đức Giêsu đã trở thành tâm điểm thu hút và lôi cuốn không biết bao nhiêu thế hệ từ cổ chí kim, từ đông sang tây, là cảm hứng bất tận cho bao bậc văn nhân thi sĩ và triết gia. Chúng ta đã thấy nhân loại phải mòn vô số bút và mệt vô số khối óc để nói về Con Người này. Hôm nay, những thời khắc cuối cùng của năm 2008, tại giáo xứ Bảo Nham lịch sử, chúng ta cũng chứng kiến được đoàn người đông đảo đội mưa rẽ gió đến chia sẻ niềm vui với cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết.

Đặc biệt thánh lễ có sự hiện diện và cùng đồng tế với cha Phêrô là cha Tổng đại diện FX Võ Thanh Tâm, cùng 24 linh mục trong và ngoài Giáo phận Vinh.

Mở đầu, Cha Hạt Phêrô Nguyễn Xuân Chính đọc lại sổ rửa tội cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết: Ngài sinh ngày 31/12/1938 tại xóm Trại, họ Bảo Nham. Cha mẹ là Phêrô và Maria Hiên. Rửa tội ngày 04/01/1939 tại nhà thờ Bảo Nham do cha Gioan Lạc, người đỡ đầu là ông Phaolô Quế.

Từ những dòng huyết lệ…

Nhìn lại cuộc đời của cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết chúng ta thấy được ý nghĩa của thời gian. Thời gian không chỉ đơn thuần là vòng quay vô tư của “con tạo xoay vần”, nhưng được mặc lấy chiều kích linh thánh, ở đó nước mắt được hòa cùng Hồng ân và tình thương Chúa đã chan đầy chuỗi thời gian của ngài.

Cũng ngày này 70 năm về trước, cha Phêrô được sinh ra trong một gia đình nghèo khó thuộc giáo họ Bảo Nham. Mới hai tuổi cậu Thiết đã mồ côi mẹ, phải về ở với ông bà ngoại tại giáo xứ Mỹ Dụ cho tới năm lên 7. Ông cụ Nguyễn Đình Hiên rời quê hương đi làm quản lý cho Nhà Chung tại giáo xứ Vạn Lộc, cậu Thiết phải đến ở với bố trong vòng 2 năm. Năm lên 9 cậu về giáo xứ Rú Đất ở với bà nội và chú Nhường để có thể dễ bề học hành, chuẩn bị thi vào trường tập Xuân Phong năm lên 11 tuổi. Vì thế, đối với cha Phêrô, câu ngạn ngữ “Một chốn đôi quê” được chuyển thành “Một chốn bốn quê”: Bảo Nham, Mỹ Dụ, Vạn Lộc và Rú Đất. Năm 1954, đất nước bị chia cắt làm hai miền theo hiệp định Giơnevơ, với ước vọng được tiến thêm lên nữa trên đường học vấn và tìm sự dấn thân phục vụ theo lý tưởng tu trì được trọn vẹn hơn, cậu Phêrô Nguyễn Chí Thiết đã phải vào Nam năm 16 tuổi. Mấy năm Trung học, từ 1955 đến 1960, Thầy Phêrô Nguyễn Chí Thiết đã qua các lớp tại các trường Tân Thành, Bảo Lộc; Trường Nguyễn Bá Tòng và Chủng Viện Pi-ô XII. Sau 6 năm miệt mài học tập và tu đức, Thầy Phêrô được Bề trên chọn làm giáo viên Trường Tiểu chủng viện Thánh Tự của giáo phận Vinh di cư tại Thủ Đức, rồi đi học Đại học Sài Gòn, đậu cử nhân Ban Triết. Và đúng 10 năm, kể từ ngày vào Nam, Thầy Phêrô được Đức Cha giáo phận Cần Thơ gọi và chọn đi học Trường Thánh bộ Truyền giáo tại Rome. Ngày 29/6/1968 Thầy Phêrô được chịu chức linh mục do tay Đức Hồng Y Agagianian - Hồng y Bộ trưởng Thánh bộ truyền giáo. Thật là một ngày trọng đại đáng ghi nhớ trong cuộc đời hoạt động của ngài. Chịu chức linh mục rồi, cha Phêrô còn tiếp tục đi học và đậu tiến sĩ thần học năm 1970, sau đó ngài hồi hương Việt Nam làm giáo sư triết học tại Đại chủng viện Vĩnh Long. Sau 4 năm làm giáo sư triết, cha Phêrô lại được Đức Cha Cần Thơ gửi đi học triết học Đông Á tại Đài Loan và 2 năm sau ngài sang Pháp, nhập giáo phận Versailles, làm giám quản cộng đoàn Đông Nam Á của địa phận này. Từ năm 1970, hằng năm ngài về thăm quê hương và phục vụ Giáo hội Việt Nam, đồng thời làm cầu nối giữa giáo phận Vinh quê nhà với giáo phận Versailles bên Pháp. Đáng ghi nhớ là năm 1997, Đức giám mục giáo phận Versailles đã sang thăm Giáo Hội Việt Nam, thăm giáo phận Vinh kết nghĩa và về tận chính quê hương Bảo Nham. Từ năm 2004, ngài sang Trung Quốc giúp dạy các Đại chủng viện. Hiện nay ngài là trưởng Ban từ vựng Công giáo Việt Nam – một ban rất quan trọng trong Ủy ban Giáo lý đức tin thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đây là một công trình đòi hỏi sự dày công nghiên cứu nên phải mất nhiều năm nữa mới có thể hoàn thành. Hằng năm ngài về Việt Nam 6 tháng với danh nghĩa là “Quà tặng đức tin – Fidei donum” của giáo phận Versailles cho Giáo Hội Việt Nam.

Qua vài nét lịch sử của cha Phêrô chúng ta nhận thấy rõ ràng “Chúa đoái thương nâng đỡ những người phận nhỏ”. Từ cảnh nghèo nàn côi cút, Chúa đã nâng ngài lên hàng khanh tướng trong Vương quốc của Chúa. Phải nói lên niềm xác tin sâu xa rằng, nhờ ơn Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham ngự trên núi Thánh và niềm tin vững chắc của ông bà tổ tiên như là di sản tinh thần vô giá – sự kiên vững trong đức tin như ngôi thánh đường bằng đá của giáo xứ Bảo Nham, mà cha Phêrô đã giữ được niềm tin Thánh đức của chức linh mục cao quý. Cha Phêrô được ơn phát triển khả năng truyền giáo, giữ vững sự tuân phục Hội Thánh kể từ ngày bước vào hàng giáo sỹ, thật là một nét son tô điểm nét đẹp thánh chức linh mục nơi cha Phêrô và thành quả đó có được là nhờ vào lời bầu cử đắc lực của Mẹ Lộ Đức Bảo Nham cũng như nhờ lời cầu nguyện của anh em bà con và giáo dân giáo xứ Bảo Nham quê hương thân yêu.

… Viết nên bức tâm thư

Trước khi bước vào Thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết nói lời xác nhận về tính chân thực của những dòng lịch sử được cha quản hạt và vị đại diện Ban tổ chức gợi lại: Thật là cảm động, ngài nói, khi cha quản hạt và vị đại diện Hội đồng mục vụ giáo xứ gợi lại những chặng mốc của 70 năm cuộc đời và 40 năm đời sống linh mục của con. Đúng là, Tất cả là Hồng ân của Thiên Chúa. Hồng ân nối tiếp Hồng ân. Quả thực, đã từ bao nhiêu năm, mong đợi có được ngày hôm nay trở về với quê hương đất tổ, tìm lại cội nguồn, lá rụng về cội, uống nước nhớ nguồn, con đã từng mong ước có một ngày được trở về nơi chôn rau cắt rốn là tại nơi đây – xóm Trại, giáo họ Bảo Nham, giáo xứ Bảo Nham, giáo hạt Bảo Nham - cùng với bà con thân thuộc, những người đồng hương để cảm tạ ơn Trời, phúc lộc Thiên Chúa đã ban cho con, được sinh ra trong đời sống thể lý và nhất là đời sống ân sủng mà sổ bộ rửa tội còn ghi lại đó đậm nét. Tất cả những Hồng ân ấy làm cho con được toại nguyện, ngày hôm nay, về đây no lòng thỏa chí để cùng quý cha, quý các tu sỹ nam nữ, quý bà con thân thuộc cảm tạ Thiên Chúa, hướng lòng tri ân các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ đã sinh thành nên con, và những vị cùng làng xóm xứ sở đã cho con được thụ hưởng một gia tài thiêng liêng cao quý và vô cùng to lớn. Nhờ đó mà con tiến tới được ngày hôm nay. Cha Phêrô pha một chút khôi hài: Đáng lẽ con phải đợi đến ngày mừng thọ bát tuần và 50 năm linh mục nhưng sợ rằng sức người yếu đuối không vươn được tới đó nên xin phép được cử hành trước cho chắc ăn. Tiếng vỗ tay cắt quãng lời phát biểu của ngài. Ngài nói tiếp: Dầu biết rằng hôm nay gọi là “lễ vàng non” – vàng chưa đúng tuổi - nhưng cũng là bổn phận, bổn phận cao quý tỏ lòng biết hơn quý bà con thân thuộc, quý đồng hương…

Gợi lại những tháng ngày qua, những kỷ niệm đau buồn của cuộc đời: hai tuổi đã mồ côi mẹ, cảnh gà trống nuôi con, cha Phêrô trưởng thành thiếu nguồn sữa tình thương và sự nâng niu của mẹ. Nhưng bù lại là tình thương của Thiên Chúa nhân lành đã dẫn dắt ngài vượt qua bao gian khó. Khi nhắc lại điều này, trong cộng đoàn dân Chúa tham dự Thánh lễ hôm nay có nhiều ánh mắt hoen đỏ lệ nhòa: Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa!

Mặc cho mưa phùn gió bấc phả cái buốt lạnh vào mình, nhưng cộng đoàn dân Chúa vẫn nghiêm trang hướng về lễ đài để hiệp dâng Thánh lễ cầu cho cha Phêrô, cùng với ngài cảm tạ Hồng ân bao la của Chúa đã đổ xuống trên cuộc đời ngài trong chặng thời gian 70 năm qua và đặc biệt là 40 năm trong thánh chức linh mục. Ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng cha Phêrô vẫn là mẫu gương sáng ngời cho tinh thần ham mê học hỏi nghiên cứu. Chúng tôi được biết, hiện nay ngài đang tiếp tục theo học, nghiên cứu chữ Nôm – là tên gọi của cách viết biểu ý trong thời cổ đại và trung đại của tiếng Việt dựa trên những thành tố của chữ Hán. Khi đang ở và phục vụ tại Pháp, ngài đã đặt việc học lên hàng đầu. Cha Giuse Trần Thanh Hương, nhân chuyến đi chữa bệnh và tham quan nước Pháp cách đây gần hai chục năm, nhớ lại và kể cho chúng tôi nghe: Khi tôi sang Pháp được cha Phêrô giúp đỡ nhiều, có hôm nghỉ tại nhà ngài mà đến tận hai giờ sáng vẫn thấy ngài ngồi bên bàn học. Ngài thường nói, tôi sang đây cốt để học.

Cộng đoàn dân Chúa hy sinh đứng giữa mưa lạnh, vui vẻ say sưa lắng nghe và đón nhận từng lời chia sẻ của cha Tổng đại diện. Ngài nói đến giá trị của đời người - đặc biệt là cuộc đời của những bậc kỳ tài, đạo hạnh - không hệ nơi thời gian: giá trị của những bậc kỳ tài đâu phải đo bằng số năm tháng sống ở đời như lời nhà thơ Corneille người Pháp đã viết: "Aux âmes bien neés, la valeur n'attend pas le nombre des anneés". Và như Ngô Tất Tố viết trên Tao Đàn 1939 về Gia thế của ông vua phóng sự đất Bắc: “Đối với vũ trụ vô cùng vô tận, 28 tuổi với tám chín mươi tuổi không thể kể là ít với nhiều. Vì vậy, Trang Tử mới bảo Bành Tổ là yểu mà đứa trẻ con chết đẹn là thọ (Tử nhi bất vong giả thọ). Thọ hay yểu, không quan hệ với cái sống nhiều sống ít, nó quan hệ ở chỗ có gì để cho đời sau hay không. Xã hội chỉ thiếu những người làm nên công nghiệp, không thiếu những ông quan ăn nước thịt ép và bú sữa người. Ngoảnh lại mà xem, những hạng người đó đến nay còn có gì là di tích?! Ngạn ngữ Hy Lạp: Béo bụng không bao giờ đẻ ra óc tế nhị. Ngạn ngữ Nga: Người lương thiện không giàu”. Dẫu là “vàng non” nhưng là những thỏi vàng giá trị: Le Cathéchisme du Père Alexandre de Rhodes evec l’âme Vietnamienne (Luận án Tiến sĩ Thần học) và Từ vựng Công giáo Việt Nam (Công trình nghiên cứu của ngài) là những thỏi vàng ròng đáng trân quý hơn những ngọc ngà châu báu khác. 40 năm linh mục, một quãng thời gian theo Chúa và giữ được nét đẹp kiên trung với Giáo Hội không thể dễ. Thiếu chi người bỏ cuộc – bán đồ nhi phế. Cả Thánh Phêrô, viên đá tảng cho tòa nhà Giáo Hội cũng có những thăng trầm trong bước đường theo Thầy. Kinh Thánh chép lại những mẩu chuyện về sự thăng trầm đó của Ngài tại Tin Mừng Thánh Mat-thêu. Nơi chương 16, câu 17 đến câu 19 thì Thầy khen ngợi Phêrô: "Này anh Si-mon con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy". Nhưng cũng nơi chương 17 câu 23, Thầy lại mắng Phêrô là đồ Sa-tan: "Sa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". Với người đời, với giáo dân – con chiên thì lại càng có nhiều khó khăn, thật làm sao có thể “uốn câu cho vừa miệng cá”. Người đời nói linh mục như một ông quan, họ nói sai, chắc họ nhìn thấy một chút ân huệ bổng lộc nào đó hơn dân nên với sánh ví như vậy. Ông quan chỉ là một người thừa lệnh thượng cấp để quản lý dân, quản lý những hành vi con người. Linh mục không phải thế, linh mục là một Kitô thứ hai. Thánh Gioan Kim Khẩu, cũng là nhà hùng biện, nhà thần học, đã phác vẽ chân dung và diễn tả sự cao cả của người linh mục nhưng không mảy may dành cho linh mục một chỗ nào để tự mãn, tự kiêu. Nhìn từ bản thân linh mục, con người ấy chẳng là gì cả – hư vô. Nhưng nhìn từ sứ mạng và ân huệ của Thiên Chúa ban cho, thì linh mục lại là “tất cả”:

“Hỡi linh mục, Ngài là ai?
Ngài không phải bởi Ngài, vì Ngài bởi hư vô.
Ngài không phải cho Ngài, vì Ngài là trung gian dẫn tới Thiên Chúa.
Ngài không thuộc về Ngài, vì Ngài phải sống cho một mình Thiên Chúa.
Ngài không phải là của Ngài, vì Ngài là tôi tớ của mọi người.
Ngài không phải là Ngài, vì Ngài là một Kitô hữu khác.
Thế thì Ngài là gì vậy? Chẳng là gì cả nhưng lại là tất cả!”

Hay như lời thơ của thi sĩ Lamartine:

Ngài đi để mang một ít hương thơm để xoa dịu đau khổ cho đời,
Mang đến cho thể xác con người một ít phương dược,
Cho tâm hồn con người niềm hy vọng,
Cho bệnh nhân một bí quyết,
Cho những người sắp lìa đời một lời vĩnh biệt,
Cho mỗi người một hơi thở,
Cho tất cả mọi người Lời của Thiên Chúa”.

Cha Phêrô của chúng ta quả đúng là người của muôn người. Ở Pháp ngài đã tận tình giúp đỡ những bà con Việt Nam chúng ta sang cư ngụ bên ấy, dù là đi học hay đi làm ăn. Ngài đã từng là hướng dẫn viên du lịch cho du khách viếng thăm Thánh Địa Giêrusalem.

Bốn mươi năm linh mục với 14.600 Thánh lễ được cha Phêrô tiến dâng lên Thiên Chúa mà vẫn giữ được tâm tình sốt mến, không bị nhàm chán của sự lặp đi lặp lại làm trơ lì tâm hồn là cả một Hồng ân Chúa ban cho cha Phêrô. Với cha Phêrô, chúng ta thấy, mỗi Thánh lễ ngài dâng lên Thiên Chúa như là Thánh lễ đầu đời của ngài, như Thánh lễ cuối cùng trước khi ngài từ giã cõi đời và như Thánh lễ mà cả cuộc đời ngài chỉ có một lần.

Lên hai tuổi, vòng tang trắng trùm lên đầu cha Phêrô và thế là cả một đời mồ côi mẹ, sống thiếu vòng tay âu yếm, thiếu sự nâng niu của mẹ cho những bước đi đầu đời. Hôm nay, nhắc lại những kỷ niệm đó, lòng ai không trào dâng nỗi nghẹn ngào xúc động?! Đường vinh quang được dệt nên từ những gian lao thử thách, những trải nghiệm trong dòng đời bôn ba tha phương nơi xứ người. Trở về nơi chôn nhau cắt rốn trong ngày vui này ôn lại quãng đời 70 năm qua, như một món quà vô giá gói trọn những tâm tình về cuộc đời tận hiến, cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết gửi tới thế hệ trẻ chúng ta, những ai đang và sẽ nuôi ước vọng dâng mình cho Chúa giữa thời đại hôm nay...


 
Vụ Dốc Mơ, Gia Kiệm, Nhà Nước Việt Cộng Thông Tin Ngược Chiều, Bóp Méo, Sai Sự Thật
Jos. Vĩnh SA
22:57 04/01/2009
Vụ Đánh Công An tại Dốc Mơ, Nhà Nước Việt Cộng Tuyên Truyền Ngược Chiều

Thông Tin Bóp Méo, Sai Sự Thật

Công an vừa đánh trống, vừa ăn cướp


Môtô cảnh sát bị đập nát, kẹt xe 5 giờ tại quốc lộ


Hàng nghìn người đứng chật đường, một số còn đem môtô cảnh sát ra đập phá, gây kẹt xe gần 5 giờ trên quốc lộ 20, đoạn qua huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, ngày 2/1.

Theo Công an tỉnh Đồng Nai, trước thời điểm xảy ra ùn tắc, tổ tuần tra cảnh sát giao thông gồm 4 người đang làm nhiệm vụ ở khu vực huyện Định Quán thì phát hiện người phụ nữ ngồi sau một xe máy không đội mũ bảo hiểm. Một cảnh sát dùng môtô đuổi theo.

Khi rượt đuổi đến chợ Dốc Mơ, người đi xe vi phạm bị ngã nên cảnh sát này xuống xe đỡ dậy. Nhưng lúc đó một số người đứng ở chợ cho rằng, cảnh sát đánh dân nên giữ xe lại. Sau đó, hàng nghìn người hiếu kỳ tràn ra xem làm quốc lộ 20 ùn tắc nhiều giờ.

Một số người dân quanh khu vực chợ cũng cho biết, họ thấy một cảnh sát giao thông dùng xe môtô truy đuổi xe một thanh niên chở phụ nữ không đội mũ bảo hiểm ngồi sau. Khi chạy đến chợ Dốc Mơ, người phụ nữ này bị ngã ra đường, trong lúc anh cảnh sát đang lao tới. Cho rằng cảnh sát đã đánh người nên dân quây kín, không cho chiến sĩ này lên xe đi. Sau đó, cả hàng nghìn người tiếp tục tụ tập dày đặc trên quốc lộ, gây tắc nghẽn giao thông khoảng 5km và hùa nhau đem môtô cảnh sát giao thông ra đập phá.

Theo Ban giám đốc công an tỉnh Đồng Nai, đối với dư luận nói cảnh sát giao thông đánh người thì cơ quan này đã yêu cầu lực lượng thanh tra của ngành khẩn trương làm rõ. Nhưng việc người dân tự động kéo ra đường gây mất trật tự là hoàn toàn sai trái. Công an sẽ xử lý những người kích động, gây rối.

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/01/3BA0A10E/
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thái Hà năm đại khánh
Phêrô Phạm Bắc Hải
16:43 04/01/2009

Thái Hà Năm Đại Khánh

80. .. năm Sứ Điệp rao truyền,
Ơn hoán cải, toàn dân Nước Việt.
Chân - Thiện - Mỹ, Tin Mừng hồng phúc,
Mến - Cậy - Tin, Lời Chúa bình an.
Mẹ chở che, yên ủi con dân,
Chúa cứu thế, xóa tan tội lổi.
Nay mừng kính, Hồng Ân Đại Xá,
Xứ Thái hà, Đại Khánh trọn năm.

Kính Chúc

Chúc Xứ Thái Hà thêm phúc lộc,
Ơn lành Thần Khí Chúa tràn lan.
Lửa Thiêng rực sáng nhành Thiên Tuế,
Lời Chúa trao ban khắp mọi nhà.
 
Các blogger Việt Nam đối mặt với những biện pháp thẳng tay của Chính quyền CS
Ba Sàm/Ann Binlot- Time
17:47 04/01/2009
Những sợi dây cương kìm giữ quyền tự do ngôn luận đối với giới blogger chính trị ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam vừa được siết chặt. Hôm 18 tháng 12, Hà Nội đã thông qua một văn bản pháp luật mới ngăn cấm các blogger trong việc tạo nên những mục tin bài mà chính phủ gọi là kích động bạo lực hoặc hành động tội phạm, phá hoại an ninh quốc gia, bao gồm thông tin không đúng sự thật có thể gây tổn hại đến thanh danh của các cá nhân và tổ chức, hoặc để lộ bí mật nhà nước. Văn bản này cũng đòi hỏi các công ty internet toàn cầu với các cơ sở cung cấp tiện ích blog hoạt động tại Việt Nam phải báo cáo cho chính quyền Việt Nam sáu tháng một lần -- và cung cấp thông tin về cá nhân blogger nếu được đòi hỏi.

Tại Việt Nam, một đất nước mà chính phủ cộng sản kiểm soát báo chí từ khi miền Bắc và miền Nam thống nhất năm 1975, hoạt động blog đã trở thành một diễn đàn mới ngày càng lớn mạnh và đầy táo bạo cho những người bất đồng chính kiến truyền bá thông tin về tình trạng tồi tệ ngoài xã hội và tham nhũng trong chính quyền. Thế hệ chưa từng có với những blog đưa tin tức về mọi chuyện từ chỉ trích các quan chức hàng đầu sử dụng chuyên cơ cho tới theo dõi những biểu hiện xúc phạm người lao động. Trước tháng này, không có sự hạn chế chính thức nào đối với hoạt động blog hoặc Internet được đặt ra, song một số nhà bất đồng chính kiến trên mạng - ví như các ông Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyền và Lê Nguyên Sang - đã bị bắt giữ do đã tung lên mạng trực tuyến những lời tuyên truyền chống lại chính quyền. Đặc biệt chính phủ đã ngăn chặn các blog có nội dung nhạy cảm về chính trị, và để tránh bị bắt giữ, một số blogger đã chọn cách viết dưới bí danh khác. "Họ phải sử dụng biệt hiệu [nickname], và máy tính khác để có thể đưa lên mạng các bài báo," theo lời Nguyễn Thanh Trang, nhà bất đồng chính kiến thuộc Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đóng tại California. Và thậm chí vì vậy, ông cho biết thêm, "họ đã biết mất."

Vào tháng Mười hai năm 2007 và tháng Một năm 2008, nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Hoàng Hải - người đã lập blog dưới biệt danh "Điếu Cày" - đã tổ chức các cuộc biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh để chống lại việc nhà nước cho phép ngọn đuốc Olympic đi qua Việt Nam. Các cuộc biểu tình đã đưa ra kháng nghị trước hành động chiếm đóng của Trung Quốc tại Quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông - nơi Việt Nam cũng yêu cách chủ quyền. Trong vòng mấy tháng sau đó, công an đã bắt ông Nguyễn [Hoàng Hải] với tội danh trốn thuế - một động thái được khắp nơi nhìn nhận như là sự trả thù. "Khá là rõ ràng rằng lý do ông ấy bị tống giam là vì đã chỉ trích những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa," đó là lời của ông Bob Dietz, điều phối viên chương trình Á châu của Uỷ ban Bảo vệ các Nhà báo có trụ sở tại New York. Một phiên tòa phúc thẩm đã y án 30 tháng tù giam đối với ông Nguyễn.

Vào tháng Mười, chính thể ở Hà Nội đã mở một cơ quan của chính phủ được gọi là Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, với vẻ bên ngoài là để chỉnh đốn việc sử dụng Internet và giám sát người dùng trên mạng trực tuyến được dự đoán là sẽ tăng khoảng từ 20 triệu hiện nay lên 30 triệu vào năm 2010. "Việt Nam cũng giống như Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của Internet khi nền kinh tế của họ đang tăng trưởng và họ phải thừa nhận rằng càng có nhiều người dân được truy cập vào mạng băng thông rộng thì càng tốt hơn cho đất nước," ông Dietz nói. Vậy mà quy định mới lại ngăn cấm các blogger thảo luận về những chủ đề chính trị nhạy cảm, nó còn nói rõ rằng chính quyền chính thức khuyến khích người dùng Internet "chia sẻ và trao đổi thông tin phù hợp với phong tục, tập quán, luật pháp của Việt Nam, theo đó, nâng cao được đời sống tinh thần và tăng cường mối gắn kết cộng đồng." Đó là lời của ông Lưu Vũ Hải, cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông bảo vệ cho những quy định mới này. "Tất cả các nước đều có luật lệ riêng của họ và tất cả các hành động phải tuân theo những quy định của nước đó để đảm bảo cho các lợi ích xã hội," ông Hải nói. Nó "không có nghĩa là kiểm duyệt các blog, mà là để giúp đỡ và giáo dục cho các blogger duy trì một phương pháp lành mạnh trong việc sử dụng Internet vì lợi ích của họ."

Liệu chính quyền có khiến cho các công ty toàn cầu hoạt động bên trong biên giới nước họ trợ giúp duy trì "phương pháp lành mạnh" đó hay không thì vẫn còn phải được xem xét. Mặc dù tờ nhật báo Thanh Niên của nhà nước đã đưa tin rằng thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn sẽ liên hệ với Google và Yahoo! liên quan tới sự hợp tác của họ, song những người đại diện của cả hai công ty đã cho biết họ vẫn chưa được liên lạc. Google, Microsoft, Skype và Yahoo gần đây đều đã bị chỉ trích vì đã đồng ý với chính phủ Trung Quốc trong việc sàng lọc nội dung liên quan tới những chủ đề gây tranh cãi trong nước ví như Pháp Luân Công và việc chiếm đóng của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Với tư cách đại diện cho những người viết trên blog, Lê Thị Phương, một trong những nguồn tài liệu của blogger Nguyễn Hoàng Hải hiện bị án tù, phải chạy trốn sang California vào tháng Bảy sau khi thấy lo ngại cho sự an toàn của riêng mình, và chị tin rằng họ sẽ vẫn tiếp tục bất chấp những quy định mới. "Nó sẽ là thứ lợi khí tuyệt vời để cho thế giới biết và truyền bá tin tức về những gì đang xảy ra bên trong Việt nam bởi vì hiện không có báo chí hay cơ quan thông tin độc lập tại Việt Nam," cô nói. Và trong khi cô không thể trở về nước và người cựu đồng nghiệp của cô vẫn đang ở trong tù, những câu chuyện về hành động ngược đãi như những gì mà họ kể chỉ thổi bùng thêm ngọn lửa bất bình - chứ không thể dập tắt được chúng. "Ngay bây giờ, chính quyền rất sợ Internet," đó là nhận xét của Nguyễn Thanh Trang. "Internet có thứ quyền lực rất lớn."

(Nguồn: Ann Binlot, TIME, Thứ Ba, ngày 30-12-2008, bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009)

Vietnam's Bloggers Face Government Crackdown

The reins on the freedom of speech for Vietnam's growing political blogosphere just got tighter. On Dec. 18, Hanoi passed a new law prohibiting bloggers from creating posts the government says incite violence or crime, undermine national security, include inaccurate information that could damage the reputation of individuals and organizations, or disclose state secrets. It also requires global internet companies with blogging platforms operating in Vietnam to report to the Vietnamese government every six months — and to provide information about individual bloggers if requested.

In Vietnam, a country where the communist government has controlled the media since North and South Vietnam were reunified in 1975, blogging has become a growing — and risky — new forum for political dissidents to spread information about social abuses and government corruption. The new generation of blogs covers everything from criticizing top ranking officials for chartering planes to monitoring labor violations. Before this month, no formal blogging or Internet restrictions were in place, but several cyber dissidents — such as Huynh Nguyen Dao, Nguyen Bac Truyen and Le Nguyen Sang — have been arrested for posting anti-government propaganda online. The government regularly shuts down politically sensitive blogs, and to avoid arrest, some bloggers have taken to writing under pseudonyms. "They have to use their nickname, and different computers so they can post the article," says Thanh Trang Nguyen, president of the California-based Vietnam Human Rights Network. And even so, he adds, "They disappear."

In December 2007 and January 2008, 56-year-old human rights activist Nguyen Hoaong Hai — who blogged under the pseudonym "Dieu Cay" — organized demonstrations in Ho Chi Minh City against the government's permission of the Olympic torch to pass through Vietnam. The demonstrations protested Chinese occupation of the Paracel Islands in the South China Sea — which Vietnam also claims. Within months, police arrested Nguyen on charges of tax evasion — a move widely seen as retaliation. "It's pretty clear that what he was really thrown in jail for was for criticizing China's claim over the Paracels," says Bob Dietz, Asia program co ordinator at the New York-based Committee to Protect Journalists. In December, an appeals court upheld Nguyen's 30-month jail sentence.

In October, Hanoi opened a new government arm called the Administration Agency for Radio, Television and Electronics Information, ostensibly to regulate Internet usage and monitor Vietnam's online users, which are predicted to increase from about 20 million today to 30 million by 2010. "Vietnam like China realizes the importance of the Internet if their economy is going to grow and they accept that the more people have broadband access, the better it is for the country," said Dietz. Although the new law prohibits bloggers from discussing politically sensitive subjects, it also states that the government officially encourages Internet use "in order to share and exchange information corresponding to Vietnamese habits, custom s and laws, thus, enrich spiritual life and strengthen community cohesion." Luu Vu Hai, chief of the Administration Agency for Radio, Television and Electronics Information at the Ministry of Information and Communications defends the new regulations. "Every country has its own law and all activities must follow its laws in order to guarantee the social benefits," Luu says. It "does not mean to censor blogs, but to help and to educate the bloggers to maintain a healthy way of using Internet for their benefits."

Whether the government will get the global companies working within its borders to help maintain that "healthy way" remains to be seen. Although the state-run newspaper Thanh Nien reported that Ministry of Information and Communication deputy minister Do Quy Doan will contact Google and Yahoo! about their cooperation, representatives from both companies have said they have yet to be contacted. Google, Microsoft, Skype and Yahoo have all been under fire recently for complying with the Chinese government to filter out content pertaining to controversial subjects in the country such as Falun Gong and Chinese occupation of Tibet.

As for the writers, Le Phuong Thi, one of jailed blogger's Nguyen Hoaong Hai sources who fled to California in July after fearing for her own safety, believes they will carry on despite the new law. "It's an excellent tool to let the world know and spread the news of what's going on inside Vietnam because there are no independent newspapers or news organizations in Vietnam," she said. And while she can't return home and her former colleague remains in prison, stories of persecution like theirs stories are only fanning the flames of discontent — not stamping them out. "Right now the government is very afraid of the Internet," says Thanh Trang Nugyen. "The Internet is very powerful."

(Source: By Ann Binlot Tuesday, Dec. 30, 2008, TIME)
 
Nước nhục thì rửa bằng gì?
Hoan Thiện
20:36 04/01/2009
Nước nhục thì rửa bằng gì?

Năm 2008 đã kết thúc với nhiều tai tiếng ê chề cho hai chữ Việt nam. Ngoài việc tẩy chay của chính phủ Czech với tấm hộ chiếu Việt nam, vụ ăn cắp và vận chuyển hàng lậu của một vài nhân viên Việt nam Airlines có lẽ là giọt nước cuối cùng, làm tràn ly nước bài Việt của người Nhật. Nói không ngoa, scandale mới nhất, trong vô số scandale của hãng hàng không “quốc gia” đầy tai tiếng này, cũng đưa nỗi nhục nhã về quốc thể lên ngang tầm quốc gia, mà bất cứ người nào còn cho mình mang dòng máu Việt, cũng không khỏi ngẫm nghĩ với nhiều luồng dư luận trái chiều.

Đã có một số người Nhật cực đoan, gọi đồng bào của tôi trên đất Nhật là “lũ giòi bọ”.

Một nhà báo nổi tiếng, buông thõng một câu trên blog của mình: “nhục như con cá nục”!

Đám tả khuynh hiếu sát đã từng mắng nhiếc cụ Kiệt, đòi ném khi độc sarine vào các tín hữu Thái hà thì im hơi lặng tiếng.

Cũng vậy, một số tín hữu công giáo thì hả hê: “thiên bất dung nhan”, giờ thì lời Cha Kiệt được báo ứng nhãn tiền! Quả là việc Chúa làm!”

Tôi thì không tin đó là “việc Chúa làm”. Sự bôi nhọ, nỗi ô nhục của một dân tộc bị khinh miệt là đồ ăn cắp, đĩ điếm, buôn người, không thể là ý định của bất cứ thần thánh nào trên đời. Huống hồ là Jesus Christ, một Đấng lãnh tụ tôn giáo lành như đất, kẻ đã tha thứ cho người đàn bà ngoại tình, người đã đặt trẻ em ngồi lên đùi hết sức nhân từ trong lúc thuyết giảng.

Chúa nào, Phật nào gởi tặng chúng ta sự ô nhục này? Không phải thế! Trong nỗi ê chề của quốc thể bị lăng nhục, tại sao chúng ta không nhìn lại mình, nhìn lại cái gọi là “những thành quả giáo dục” của mình? Đến nỗi nào, nền giáo dục của chúng ta đã sản sinh một số không ít, hay nói quá lên, là cả một thế hệ thực dụng đến mức chà đạp lên cả những nguyên tắc tối thiểu về đạo đức, để cả thế giới phải khinh miệt như thế?

Viên phi công, hay các tòng phạm của Vietnam Airlines, ắt hẳn không phải là người vô học. Ngược lại, cơ chế đặc quyền đặc lợi đầy rẫy trong xã hội Việt nam đương đại, càng làm cho tôi tin chắc rằng: họ là những cậu ấm, cô chiêu của xã hội, được cưng chiều, thụ hưởng những điều kiện tốt nhất về giáo dục nữa là khác. Chẳng nên dùng lý do học vấn, hay đói rách về kinh tế để giải thích cho những hành vi tội nghiệp của họ. Mà phải nhìn lại nền giáo dục của họ, của gia đình họ đã gieo trồng.

Một nền giáo dục sản sinh ra những con người như vậy, ắt hẳn là một nền giáo dục bệnh hoạn và băng hoại, cần được thay đổi tận gốc! Về vấn đề to tát này, nhiều bậc khả kính đã bàn, đã dũng cảm mổ xẻ, chắc không phải nói thêm gì nhiều, với vốn liếng hiểu biết của tôi vốn không nhiều nhặng gì trong lãnh vực này.

Rõ ràng, chúng ta đã gieo trồng các giá trị ảo, hay nói thẳng ra, là những giá trị giả dối. Chẳng nói đâu xa, từ một em bé đốt kho xăng được ông Trần Huy Liệu, bộ trưởng tuyên truyền thời ấy, ngụy tạo thành một anh hùng dân tộc ảo, chúng ta đã gầy dựng nên một lòng yêu nước giả tạo và rỗng chân. Chúng ta nhồi vào đầu con trẻ những khái niệm to tát về tổ quốc, đồng bào. Nhưng trẻ em của chúng ta không hề biết ngừng công việc, đứng nghiêm mỗi khi thượng kỳ. Trẻ em của chúng ta biết ủng hộ nhân dân Cuba, biết mua lại ve chai để làm kế hoạch nhỏ, xây đoàn tàu Thống Nhất, nhưng không biết ngả nón khi thấy xe tang, không biết nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ nơi công cộng. Ở nơi đâu trên thế giới, người ta tiêu khiển bằng cách ném đá lên đoàn tàu đang chạy, như trẻ em Việt nam? Thanh niên chúng ta có thể nói vanh vách về “ba dòng thác “, nhưng dửng dưng lạnh nhạt khi nghe đến Trúc Lâm Yên Tử với vị vua quá đỗi cao minh và nhân từ, vượt qua mọi thời đại. Thanh niên của chúng ta cay cú ném đá cụ Kiệt, như một hành động biểu trưng cho lòng tự hào dân tộc, nhưng cũng trơ tráo bẻ vặt trong lễ hội hoa, giữa ban ngày ban mặt. Thanh niên của chúng ta hồ hởi xuống đường sau một bàn thắng, nhưng cũng ngang nhiên cản đường xe cứu thương chuyển bệnh.

Chỉ nên đấm ngực ăn năn, vì một nền giáo dục giả tạo, khiên cưỡng như vậy đã “đơm hoa kết quả”, không những cho một, mà là nhiều thế hệ người đi học Việt nam. Không ít trí thức Việt nam dễ dàng bán mình cho những quyền lợi tầm thường và phi pháp. Mà thời nào cũng vậy, người đọc sách mà phải bán mình, thì còn bi thảm và tội nghiệp hơn cả một cô gái đứng đường, xét về bình diện cá nhân và dân tộc.

Tại sao, chúng ta không quay về với những giá trị đích thực của dân tộc đã ghi đầy trong chính sử? Chí bất khuất, lòng kiên cường, lẽ khoan dung…của một lịch sử đầy oan khiên và bất hạnh như dân tộc Việt, không lẽ không thể gieo vào lòng người đi học Việt những giá trị đạo đức căn bản và vĩnh cửu?

Việc làm chính đáng đó, là công việc của các nhà giáo dục, xã hội…hay của vô số “nhà”, giáo sư, tiến sĩ…đang đầy rẫy trong xã hội chúng ta. Tôi, người ngoài ngành giáo dục, chỉ xin thưa thốt một điều: Các giá trị thật, chỉ có các giá trị thật, mới có thể tồn lưu và kết hoa trái thành một lòng yêu nước, yêu quốc sỉ đúng mực và chính đáng, như nó phải có!

Còn nhớ lúc còn thơ, dấm dúi đọc “Tâm hồn cao thượng” của Amicis qua bản dịch của Hà Mai Anh. Những bài học yêu nước, thương nhà, thờ cha kính mẹ, đùm bọc bạn bè, tôn kính thầy cô…tuy từ một nước Ý xa xôi, nhưng chẳng thể nào quên được, cho đến khi tóc chẳng còn xanh vẫn nhớ. Vì nó thực và sống động! Hay nhún vai buông thõng như bạn tôi, một đạo diễn tài hoa: “tớ đọc Amicis từ bé, lâu ngày thấm mẹ nó vào máu!”

Nỗi nhục nhã từ Czech, Nam Phi, Nhật bản…sẽ không bao giờ rửa được, nếu như những bài học đạo đức giản đơn, sống động và có thực mà thế hệ chúng tôi được học, chưa “thấm m. nó vào máu” của những “con người mới” của xã hội hôm nay.

Giật mình nghĩ ngợi, mới thấy bạn tuy bổ bã, nhưng rất mực thâm trầm, phải không?

Hoan Thiện
 
Chuyện ba nhà
Luật sư Trần Lâm
20:44 04/01/2009
CHUYỆN BA NHÀ

“Chuyện ba nhà” là tên một tiểu thuyết của Trung Quốc. Còn “chuyện ba nhà“ đây hoàn toàn là chuyện của Việt Nam, là chuyện có thật, các nhân vật còn sống sờ sờ.

Câu chuyện có chỗ hơi tục. Người viết rụt dè vì sợ đụng chạm đến sự tôn nghiêm của lòng tin nhưng thấy ở ta cái “mô típ văn học” hoặc “đố tục giảng thanh” nên viết đại, mong mọi người thấy cái thanh trong cái tục.

Cha Lý được Vatican phong chức, có giáo phận, có giáo dân, cha đã đứng tuổi, cha được mọi người mến mộ. Đúng cha là một “nhà”. Người ta đưa cha ra toà, cha đạp đổ vành móng ngựa, người ta xích tay cha lại, cha chửi rủa, người ta lấy hai tay bịt mồm cha …có người chụp được hình ảnh, in to như cái chiếu, trưng lên khắp nơi trên thế giới. Nền tư pháp của ta, chế độ của ta bị bêu riếu đến tận cùng.

Bà Dương Thu Hương, cây bút có tên tuổi, ra nhiều đầu sách, được dịch ra nhiều thứ tiếng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, loại sừng sỏ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bà là một “nhà”, không ai chối cãi, nhà to gần bằng một biệt thự. Bà đùng đùng tức tối, bà tuyên bố, được lan truyền khắp thế giới: “Bà về nước, bà sẽ vén váy, ngồi lên mặt kẻ đã hành hạ bà.” Vén váy và ngồi lên bà có thể “ị” ra lúc nào không biết. Thế là cái thơm lừng của hoa trái tháng tám lung linh bị cái thum thủm đuổi cho chạy một mạch, một phen “mất dép”.

Ông Thanh Giang có nhiều bằng cấp. Ông đã dự nhiều hội nghị quốc tế về khoa học, ông đã thuyết trình công trình nghiên cứu của ông tại Mỹ, cái này là đích thực. Ông rõ ràng là một “nhà. ” thứ thiệt. Thế rồi vừa qua ông bị khám nhà, bị thẩm vấn. Ông trả lời RFA “nếu ông bị ra toà, ông sẽ tụt quần ra đấu với toà …” Lo quá! Ông đã tụt quần ra thì ông sẽ “tè”! Cái dòng sông Xanh sẽ đen ngòm và sặc mùi “amoniắc”, không cần đến Vedan.

Ông Giang và bà Hương ghét nhau như “nắm đất bỏ đi” thế mà hai người đều dựng lên cái phương án chính trị rất là tục, chắc là họ không “đạo văn” của nhau. Có thể vì đây là 2 bộ óc lớn gặp nhau (?)

Cả ba “nhà” đều trong ba giới mà người đời xưa cũng như nay đều tôn kính, coi như tinh hoa của dân tộc. Sao lại có câu chuyện này? Họ tội tình gì hay chỉ vì có bộ óc nhạy cảm, có suy tư sâu sắc, có ý thức làm người sôi sục thôi thúc họ? Có phải họ bị đàn áp đến mức không còn gì để mất…, họ phải dùng đến cái “Khổ nhục kế” nói trên.

Các vị trong giới cầm quyền nên nghĩ lại “Con giun xéo mãi nó cũng phải quằn” và “gieo gió sẽ gặt bão”, như ông cha ta đã dạy, để điều chỉnh việc ứng xử sao cho “trong ấm, ngoài êm”. Cái lò xo càng ép bao nhiêu thì bật lên càng mạnh bấy nhiêu.

Lời kết

Các năm trước người ta gọi Việt Nam là con hổ đang gầm thét.Từ ít tháng nay, người ta thấy Việt Nam như quả bong xì hơi. Bao nhiêu sai phạm, yếu kém như bị bóc trần và con đường đi lên thì mờ mịt.

Đàn áp một số người chẳng giải quyết được việc gì, chỉ yên được một bề mà mất nhiều bề.

Có nên chấp nhận: “Phải thay đổi” như ÔBAMA đã nêu cao.Có lẽ không còn đường nào khác.

Việt Nam, một dân tộc từ khởi đầu: Ngày làm chủ ít hai ngày làm nô lệ, cơm áo thiếu hụt từ bao giờ … bao nhiêu năm chiến tranh, núi xương, sông máu, khăn trắng dăng dăng từ Bắc chí Nam … Như thế Việt Nam chỉ có thể chọn con đường thay đổi trong cái tình: “Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (10): Đời Sống Hàng Ngày Thời Thánh Kinh
Vũ Văn An
05:46 04/01/2009
Tư Liệu Thánh Kinh: Ðời Sống Hằng Ngày thời Thánh Kinh

Nơi các lãnh thổ Thánh Kinh, luôn có những người du cư cũng như những người định cư.

Áp-ra-ham đổi cuộc sống an cư lạc nghiệp và văn minh đô thị của Ua tại Lưỡng Hà lấy cuộc sống bán du cư khi Thiên Chúa mời gọi ông rời bỏ quê hương. Giống như người du-mục Ả-rập tân thời, ông sống trong căn lều lông dê. Cái thứ vật liệu đen và nâu có sọc ấy được dệt bằng lông dê sau mùa sén lông, trên khung cửi đóng chặt xuống đất. Những chiếc khoen gỗ được khâu quanh mép và ở giữa để giữ chín chiếc cọc đóng thành ba rẫy. Rẫy cọc giữa cao chừng 1 mét 8, còn hai rẫy ngoài ngắn hơn. Căn lều được lợp bằng tấm vải lông dê khổ chừng 1 mét 8. Phụ nữ thường phải làm những công việc nặng như dựng lều lên và cột lều bằng cách xiết những sợi dây thừng lớn. Khu vực bên dưới chiếc màn thường được đóng kín ở phía sau bằng một tấm sáo lông dê, hay cói hoặc rơm bện lại với nhau. Khu vực còn lại chia thành hai ‘phòng’. Một phòng tạo thành cửa trống làm nơi tiếp khách. Phòng kia vây kín dành cho phụ nữ và nơi chứa đồ. Người đàn ông duy nhất được quyền vào khu vực này là chủ gia đình. Ðôi khi, khu vực bên dưới lều được phủ bằng tấm đan, nhưng thường là để đất trần. Lều được dựng thành từng nhóm để dễ phòng thủ. Phụ nữ ít khi có lều riêng, ngoại trừ các gia đình rất giầu có.

Hàng mấy trăm năm, con cháu Áp-ra-ham phải sống trong lều: đầu tiên trên đất Ca-na-an, sau đó bên Ai Cập, và trong sa-mạc. Khi chinh phục được người Ca-na-an, họ mới chiếm các đô thị của sắc dân này, chấp vá các phế tích và sao y lối xây cất của họ.

Xây Nhà: Thời Cựu Ước, người nghèo sống trong những căn nhà rất nhỏ. Chỉ có một phòng vuông với một sân nhỏ bên ngoài. Các căn nhà được xây bởi chòm xóm lân bang hay bởi các tay thợ chuyên môn thường làm ăn từ nơi này tới nơi nọ. Nếu nhà được xây trong đồng bằng hay trong thung lũng, tường thường làm bằng gạch đất bùn. Các căn phòng thường được thêm vào dọc theo bờ tường hay được cơi lên thành lầu khác khi họ có của hơn trước. Nhờ thế kỹ năng xây cất mỗi ngày một tiến bộ. Gạch đất bùn khá lớn khoảng 53cm x 25cm x 10cm và được chế tạo bằng những chiếc khuôn gỗ.

Cha ông người Ít-ra-en đến định cư tại Ca-na-an đã có nhiều kinh nghiệm làm thứ gạch này khi còn là nô lệ bên Ai Cập. Họ bắt đầu bằng đào một chiếc lỗ dưới đất, rồi đổ đầy với nước, rơm chặt, sợi cây dừa và một ít vỏ sò cũng như than củi. Sau đó, những người làm công đạp hỗn chất ấy cho đến khi chúng trở thành một chất bùn mềm và có thể nặn được. Phần lớn loại gạch này được phơi khô dưới nắng. Các lò nung sản xuất ra loại gạch cứng hơn dùng làm chân móng. Ðất bùn cũng được dùng để dính các viên gạch lại với nhau và để tô áo. Chẳng lạ gì khi gặp thời tiết ẩm ướt, nhà thường bị dột. Nó không chắc chắn lắm, rất dễ bị cướp xâm nhập bằng cách đào một lỗ hổng xuyên qua tường. Ở vùng núi, nơi có sẵn đá vôi cũng như đá đen (basalt), và tại những vùng duyên hải, nơi sẵn có đá cát (sandstone), những viên đá đẽo tương đối vuông được dùng làm chân móng, trên đó là bức tường bằng đá xù xì hơn hay bằng gạch dầy đến 91cm. Những bức tường này có thể được làm rỗng hay tạo thành khung vòm để chứa đồ. Trong những buổi đầu, tường thường được xây bằng đá vụn xù xì (rubble). Nhưng về sau khi đã chế được những dụng cụ bằng sắt để có thể đẽo đá dễ dàng hơn, các viên đá trở thành vuông vức hơn trước nhiều.

Cửa sổ rất ít và nhỏ xíu, đặt cao trên tường cho mát về mùa Hạ, ấm về mùa Đông. Không có khung kính. Thay vào đó, có chắn song. Màn dầy bằng len được sử dụng vào mùa lạnh và ẩm ướt để chống thời tiết. Cửa khởi đầu được làm bằng cành cây đan lại. Sau nhờ kỹ thuật cao hơn, đã được làm bằng gỗ và kim loại.

Mái được xây bằng cách đặt những chiếc xà suốt chiều ngang các tường, và những xà nhỏ hơn thẳng góc với chúng. Dùng loại gỗ nào thì tùy theo mức giầu nghèo của gia chủ: người nghèo thường dùng gỗ sung, giầu có hơn dùng gỗ bách hay tuyết tùng. Sau đó thêm những lớp cây vụn (brushwood), đất và đất sét và toàn bộ trên được kiên cố hoá bằng cách sử dụng chiếc xe lăn bằng đá dài chừng 60cm để sẵn trên mái.

Sau cơn mưa, mái thường có cỏ mọc và phải cho những con vật nhỏ lên đó gặm cho hết! Các ống máng thường nhận nước mưa qúy giá nhưng không được sạch sẽ lắm để dẫn xuống bể chứa. Bể này được chét vữa cho khỏi rỉ. Vữa thì làm bằng tro, vôi, cát và nước. Chứa được nước riêng là một cái gì chứng tỏ địa vị của mình trong thời Cựu Ước. Nhưng thứ nước ấy hiển nhiên không giúp nhiều cho sức khỏe.

Mái là phần rất quan trọng của căn nhà. Nhà nghèo thường phải leo lên đó bằng thang. Nhà khá giả hơn, có thể có cầu thang xây vào tường bắt từ ngoài vườn lên đỉnh mái. Mái được dùng làm nơi phơi trái cây và thóc lúa (Ra-kháp dấu các do thám viên Ít-ra-en dưới đống cây lanh phơi khô trên mái nhà nàng. Gs 2:6), cũng như nơi hóng mát vào những buổi chiều nóng bức. Ðôi khi các gia đình còn dựng lều lá trên đó để ngủ qua đêm.

Khi kỹ thuật xây cất đã tiến bộ, những nhà có lầu trở thành thông thường hơn. Người đàn bà giầu có tại Su-nêm xây hẳn một phòng khách đặc biệt cho tiên tri Ê-li-sa (2V 4:10). Ðôi khi, người ta đặt dàn mắt cáo (trellis) trên mái và uốn cây leo trên đó. Nếu nhà xây trên sườn đồi dốc, mái có thể được dùng làm nơi đập lúa. Các chủ hộ có thể truyền tin tức từ mái nhà này qua mái nhà nọ (‘trên các mái nhà’) tránh những tiếng ồn ào từ dưới phố. Mái nhà trở thành phần quan trọng trong sinh hoạt gia đình đến độ luật pháp nhấn mạnh phải có lan can chạy chung quanh cho an toàn (Ðnl 22:8). Mái ngói và mái dốc bắt đầu được xây trước thời Tân Ước không lâu.

Bên trong nhà, khu vực có sàn được chia thành hai, giống như căn lều của du cư. Xúc vật được giữ ở khu vực thấp hơn, gần cửa ra vào về mùa Đông. Khu vực có sàn này làm bằng đất nện. Gia đình sinh hoạt ở phần sàn cao, xa hẳn khỏi cửa ra vào. Khỏang trống bên dưới có thể dùng để chứa dụng cụ hay bình lọ, có khi cả xúc vật nữa. Vật dụng nấu nướng, quần áo cũng như chăn màn được giữ trên giá cao.

Ðôi khi, đá sỏi được nện vào nền đất. Nhưng chỉ đến khi chịu ảnh hưởng của Hy Lạp, nghĩa là sau năm 300 trước CN, kỹ thuật làm sàn ghép mảnh (mosaic floor) mới phát triển. Ngay cả đến lúc đó, kỹ thuật này vẫn bị dè bỉu vì lý do tôn giáo. Cho nên trong suốt thời Thánh Kinh, tại Ít-ra-en, loại sàn này chỉ thấy có trong cung điện Vua Hê-rô-đê tại Masada và những nhà giầu tại Giê-ru-sa-lem.

Cuộc Sống trong Nhà: Cuộc sống của một gia đình sống trong căn nhà nhỏ bình thường là như thế nào? Mùa Hè nóng nực, nhà có nhiều ruồi muỗi. Mùa Đông lạnh lẽo, nhà lại đầy khói lửa. Không có lò sưởi. Lửa âm ỉ cháy trong một cái lỗ đào dưới sàn đất. Nếu là nhà giầu, họ có thể sưởi quanh một lò than. Nhưng không nhà nào có ống khói.

Khi trời mưa nặng và liên tục, mái và tường bị dột nước. Soạn giả sách Châm Ngôn của Cựu Ước biết rõ cái khổ tâm của tình trạng ấy, ông viết: ‘Ðàn bà lắm điều như nhà dột ngày mưa’ (Cn 27:15). Không có phòng dành cho việc tắm rửa, và căn nhà bình dân rất tối đến độ luôn luôn phải đốt đèn, đặt trên giá cao, hay trong hóc tường, ở chỗ cách cửa xa nhất.

Tuy nhiên, từ thời Sa-lô-môn, giai cấp phong lưu bắt đầu xuất hiện, và cuộc sống trở nên rất khác đối với họ. Phòng được nới rộng quanh sân vườn, đủ bóng râm và luồng gió mát về mùa Hè. Trong mùa Đông, các căn phòng lại được sử dụng theo hướng ấm áp, nhiều ánh nắng hơn. Toàn bộ căn nhà được xây trên qui mô lớn hơn, với những trụ lớn chống đỡ hệ thống mái. Nhờ những trụ này, người ta có thể xây những cổng vòm hay những hàng cột (colonnades). Tiên tri A-mốt nói đến ‘nhà mùa Đông và nhà mùa Hè’ của người giầu (Am 3:15).

Giữa hai thời Cựu và Tân Ước, nhà giầu có khi còn xây thêm những phòng tắm đặc biệt, có bể tắm gắn xuống sàn. (Có người cho rằng Sergius Orata đã sáng chế ra phòng tắm với hệ thống sưởi trung ương, và vòi cung cấp nước nóng, khoảng năm 70 trước CN!). Ðến thời Tân Ước, nhà giầu tại Pa-lét-tin đã xây được những căn nhà theo lối kiến trúc La Mã, với hai sân hình chữ nhật, một trước một sau, mỗi sân có phòng bao quanh.

Ðồ Ðạc: Các dân tộc Đông Phương, ngay cả bây giờ, thường ít đồ đạc hơn các dân tộc Tây Phương. Kiểu thì thuờng vụ mát mẻ, đơn giản và không hỗn tạp, ngay đối với nhà giầu cũng thế. Chỉ một ít chiếu trải trên đất, một ít ghế ngồi, vài chiếc bàn nhỏ và một vài thứ dùng để sưởi trong mùa Đông.

Suốt thời Thánh Kinh, nhà nghèo nói chung có rất ít đồ đạc và trang trí. ‘Giường’ thường chỉ là chiếc nệm tộng vỏ cây, được trải ra mỗi đêm ở phía nền cao. Cả gia đình ngủ trên đó, đắp những chiếc chăn lông dê. Sáng dậy, lại xếp cái nệm và chăn mền ấy lại và cất đi. Đồ đạc mà người đàn bà Su-nêm dành cho Ê-li-sa tốt hơn trung bình nhiều: một chiếc giường, một cái bàn, một chiếc ghế và một cây đèn [2V 4:10]. Bàn thường chỉ là tấm nệm rơm trải trên nền cao. Trong một số nhà, nhưng nhất định không phải là tất cả, có khi có ghế đẩu để ngồi.

Nhà nào cũng có những thùng bằng đá hay đất sét chứa thức ăn cho gia súc cũng như thực phẩm cho gia đình. Có những lọ riêng để đựng bột và dầu ô-liu. Lại có những bình đất để kín và chứa nước. Ngoài ra còn có nồi niêu chén bát để ăn nữa.

Đồ Dùng Nấu Nướng: Một trong những vật dụng quan trọng nhất trong nhà là cối xay bột. Đó là một dụng cụ làm bằng hai phiến đá vành tròn. Phiến lớn hơn ở phía dưới có một chiếc trục xuyên thủng qua giữa phiến đá trên là phiến sẽ quay tròn trên nó. Gạo bắp được đổ vào chiếc lỗ ở giữa và khi hai người đàn bà dùng cán quay phiến đá trên, bột chẩy xuống qua mép giữa hai phiến đá. Một công việc thật cực nhọc.

Lò lửa để nấu thường chỉ là chiếc lỗ đào ngay xuống nền đất, nhưng đôi khi cũng là một chiếc lò bằng đất đàng hoàng. Nhiên liệu thường là than củi, cành cây hay phân thú vật phơi khô. Đồ nấu nướng khác nữa là chiếc chảo hay chiếc nồi.

Đèn Đóm: Vì nhà cửa rất tối tăm, nên vật dụng hết sức quan trọng nữa là cây đèn. Suốt thời Cựu Ước, đèn chỉ là chiếc bình bằng đất có miệng một bên. Dầu được đổ vào bình và chiếc bấc được dẫn từ đáy lên miệng. Một bình dầu như thế có thể đốt được hai, ba tiếng đồng hồ mới cần chêm dầu mới. Đến thời Tân Ước, các tay đồ gốm đã biết chế tạo đèn bằng khuôn, hoàn toàn kín, với một chiếc lỗ nhỏ cho dầu và một cái vòi cho bấc. Đèn này an toàn và hiệu nghiệm hơn. Bấc thường là giải lanh hay vải. Dầu ôliu hay mỡ động vật thường được dùng cho đèn hơn hết, còn dầu làm bằng những hạt cây và rau cỏ khác mãi thời Tân Ước mới có. Đèn thường nhỏ để tiện mang theo khi đi đây đi đó. Đây có thể là hình ảnh trong tâm trí tác giả Thánh Vịnh khi ông viết: ‘Lời Ngài là đèn hướng dẫn con và là ánh sáng soi đường con đi’ [Tv 119: 105].

Các Gia Dụng Khác: Chổi quét được làm bằng cọng lúa và thường được giữ cùng với đồ nghề của người cha khi ông cần đến lúc hành nghề. Phần lớn chén lọ dùng hằng ngày đều do thợ gốm chế tạo. Nhưng những nhà khá giả hơn có thể có những thứ ấy bằng kim loại. Đến thời Tân Ước, đồ bằng thủy tinh chế tạo tại Ai Cập đã bắt đầu được sử dụng. Khoảng năm 50 trước CN, tại Xi-ri, người ta đã biết cách thổi thủy tinh. Nhưng dù việc ấy có giúp thủy tinh rẻ ra, nó vẫn ở ngoài tầm tay rất nhiều người. Trong những căn nhà bình thường, không làm chi có ‘bày biện trang trí’ đúng ý. Họ ráng dùng các kỹ năng ít ỏi của mình để vẽ vời trên những vật dụng hằng ngày mà thôi.

Nhà Giầu: Nhà giầu dĩ nhiên có nhiều tiện nghi thoải mái: giường cao, bàn ghế, tràng kỷ. Những món này thường làm bằng gỗ hiếm, trạm trổ khẩn xà cừ ngà voi. Gối ấm nệm êm. Quần áo chăn màn dư được cất kỹ trong rương hòm. Thời Tân Ước, nhà giầu ăn theo lối La Mã, nằm soài trên đi-văng ba cạnh [triclinium] đặt quanh một bàn vuông. Xa hoa nhất phải là cung điện hoàng gia từ thời Sa-lô-môn người đã xây cung điện ấy bằng những viên đá vuông vức và lát tường bằng gỗ tuyết tùng qúy giá, qua A-kháp, người đã trang trí điện Sa-ma-ri bằng cẩn ngà voi và bày biện toàn đồ đạc đắt tiền, rồi tới Hê-rô-đê Đại Đế. Ông sau cùng này có điện mùa Hè với những mảnh vườn rất đẹp tại Giê-ru-sa-lem, và điện mùa Đông tại Giê-ri-khô lịch sử.
 
Tìểu sử họ đạo Cái Bông, Bến Tre
LM. Phaolô Trương Tấn Lực
06:56 04/01/2009
Họ Đạo CÁI BÔNG

I. HÌNH THÀNH ( SỬ LIỆU)

Tài liệu này được dịch từ MONOGRPHIE DE CÁI BÔNG,

DISTRICT DE BẾN TRE từ trang 120 – 129,

Lưu trử trong văn khố Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn.

Lưu ý: Phần chú thích là của người dịch.

I. Nguồn Gốc:

Ai cũng biết rằng phần đất của tỉnh Bến Tre hiện nay, khi xưa là xứ của người Miên, dù vậy chúng ta không biết rõ lúc nào, người Annam¬¬¬¬¬¬¬¬(*1) đã đến lập nghiệp. Họ đến đây không phải từ đám đông cùng một lúc, và họ cũng phải lấn chiếm đất đai của người Miên, y như họ vẫn làm ở tỉnh Trà Vinh, là… Người Miên từ từ nhường đất đai của mình cho người Annam. Không ai đoán được cuộc xâm lăng hoà bình này (*2) chừng nào sẽ kết thúc.

Ở Bến Tre hiện nay, vài nguồn tin "tôi" (*3) được biết: Vào cuối thế kỷ 18, người Miên còn ở trong vùng này; nhưng cũng chắc chắn rằng: lúc đó người Annam đã định cư thành làng mạc tại đây.

Trong khi tò mò tìm hiểu về tổ tiên của cụ Phan Thanh Giản (1796 - 1868), quan đầu tỉnh cuối cùng của Vĩnh Long, tôi được biết từ chính miệng người cháu của cụ Phan, sinh tại Bảo Thạnh (cụ Phan được chôn cất tại đây). Ông nội cậu là người đi di dân từ Annam tới. Thân phụ của cụ sinh lối năm 1775. Ông nội đã lập nghiệp ở đây (Bảo Thạnh) từ vài năm trước khi sinh ra thân phụ của cụ.

Năm 1776 là năm Tây Sơn chiếm Đồng Nai; dù sao, giặc Tây Sơn cũng không cản được bước tiến di dân của người Annam về miền đất Miên này. Đức Cha d’Adran đã mở trường học tại Cần Thơ vào thời này; vài năm sau, Nguyễn Ánh đã đến lánh nạn tại đây.

Chính trong thời kỳ loạn lạc này, sớm hay trễ hơn một chút (có thể khoảng cách không lớn lắm) phải kể đến Ba người Công giáo đầu tiên đến đây lập nghiệp. con cháu ba người này, ngày nay (từ 1905 trở đi) chiếm một phần tư số người công giáo họ đạo Cái Bông. Đó là lối 1780, dưới triều giám mục Pigneau de Béhaine, Giám mục d’Adran Giám mục Tông Toà Cochinchina.

(*1). Nước Annam: tên nước Việt Nam trước và trong thời Tây Sơn, ranh giới phía nam còn quá mập mờ, có thể từ Đồng Nai trở ra, hoặc ít ra Miền Tây vẫn còn thuộc về người Miên.

(*2). Xâm lăng hoà bình: người Việt đến sống cạnh người Miên trong thôn sóc của họ; vì người Việt cần cù hơn nên họ có tiền hơn; từ từ học dùng tiền của mua lại đất của người Miên, và cho chính người Miên mướn lại. Người Miên thấy lần hồi không sánh bằng người Việt, tự ý ra đi sinh sống nơi khác.

(*3). Tôi: Tư liệu này không có tên tác giả, cũng không ghi năm tháng; ở số “5, các linh mục cai quản họ Cái Bông” chỉ đi đến “ Cha Phêrô Khánh 1905, không có ghi năm ngài rời bỏ Cái Bông; trên cơ cở đó, ta phỏng đoán “tôi” chính là Ngài, là tác giả tập chuyên khảo này.

Như thế, đạo công giáo đã châm gốc rễ tại Cái Bông nhờ những người Công giáo di dân từ xứ Annam, theo như lời kể của con cháu họ, chắc chắn từ Miền Trung, vì người di dân đã đến đây qua rất nhiều giai đoạn.

***

II. Những người Công giáo đầu tiên tại Cái Bông:

Ông Vách Trưng – Ông Trương Chức – ông Trương Thoại.

Những người Công giáo đầu tiên này, xem ra không có họ hàng với nhau, “vì họ” của họ khác nhau, như ông Võ Trưng và ông Trương Chức (*4).

Những người đạo dòng của Cái Bông hiện nay (lối 1905) là con cháu năm đời của Ba người Công giáo đầu tiên này. Sau đây là một vài ví dụ:

Ông. Biện Việc Quờn, hiện nay 42 tuổi, con cháu của Ông Vách Trưng bên ngoại, con của bà sáu Tâm (Bà Sáu Tâm là con thứ ba của Bà Sương; Bà Sương con thứ ba của Bà Sư; Bà Sư là con thứ tư của Ông Vách Trưng).

Ông Câu Học đứng đầu họ đạo hiện nay là con cháu của Ông Trương Chức: con Ô. Trùm Hổ, cháu nội của Ô Trùm Trị, cháu sơ của Ông Trùm Trương Chức.

Ô. Biện Trung, lối 40 tuổi, con cháu của ông Trương Văn Hội. Bà Trung là con Ô Xoài, cháu nội Ô Lộc, cháu cố Ô. Biện Điều, cháu sơ B.Sài; B.Sài là con Ô, Trương Thoại.

Trong Ba người Công giáo đầu tiện này, chỉ có Ông Vách Trưng là có con cháu đông nhất. Người ta gọi Ông Vách là “Ô. Vách”(*5), điều đó cho thấy Ô không sinh ra ở tại Cái Bông, mà là ở Annam; nếu không phải thế, người ta đã không gọi Ô là Ô Vách (đây có thể là một chức quan nhỏ, tại vùng Cochinchina)

Ô. Vách Trưng có bốn con – Ô Chức có năm con – Ô Thoại có hai con.

Năm 1835, cuộc bách đạo bùng nổ; tại Cái Bông đã có 46 gia đình Công Giáo lập nghiệp tại đây, đó là nguồn gốc họ đạo Cái Bông, được sinh ra trong thời giặc Tây Sơn…

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, một nhà thờ đã được dựng nên trong khu vực nhà thờ hiện nay. Khu vực đất nhà thờ Cái Bông, là đất do Ô. Vị dâng; Ô. Này là rể của Ô. Vách Trưng và là chồng của bà Sư, là ông nội của bà Nguyệt, bà này hiện còn sống 77 tuổi. Họ đạo đã có đất thánh (*6), nơi chôn cất hầu hết tổ tiên người công giáo tại Cái Bông. Ông Vách Trưng được chôn cất trong đất nhà thờ, phía sau trường học hiện nay. Ông Vị chôn cất trong phần đất, sau này ông biện Quả sẽ dâng cho nhà thờ. Ông biện Quả là chồng của bà Nguyệt, bà này là cháu nội của ông Vị. Ông Chức cũng được chôn cất tại đất thánh của họ đạo.

Các Linh mục thừa sai cai quản họ đạo Cái Bông trước chiến tranh (Tây Sơn-Nguyễn Ánh) là Á thánh Marchand Du (cố Du), cha Gagelin (cố Kính). Đức Cha Cuénot Thể (cố Trí) đến đây từ Tất Ba Hut, Đầu Nước (Cù lao Giêng). Sau này gần cuối cuộc bách hại, Thánh Lựu và Thánh Minh (Cha Phan) đã đến thăm họ Cái Bông.

(*4) và (*5): Trong “Tông chi Ba vị sáng lập họ Cái Bông”, Cha Bên. Trương Thành Thắng cháu nội Ô.câu Học, có ghi: Ô. Vách Trưng họ Võ: Võ Vách Trưng. Theo lời kể của ông câu Học kể cho con cháu nghe: Ô Vách Trưng là quan Một (Vách, Dách đọc theo âm Tàu), của Nguyễn Ánh. Ô. Trương Chức và Trương Thoại là lính dưới quyền Ô. Vách Trưng.

(*6). Đất thánh họ đạo Cái Bông, cách nhà thờ 400m, về phía nam, cạnh Chùa Phật của Làng: còn vài đất thánh phụ mới sau này, theo như ở đây nói, Đất thánh đầu tiên của họ đạo trên đất nhà thờ sau Trưòng học, trên phần đất của ông Năm Hưng và Ông Mười Út, hiện nay đã lạng và mất dấu tích.

***

III. Thời kỳ cấm cách:

Trong thời kỳ ly loạn này, người ta biết rất ít về Cái Bông, nhà thờ đầu tiên đã biến mất. Bấy giờ, người công giáo hội họp nhau trong nhà ông Đội Lý, cháu nội Ô. Vách Trưng. Ô. Đội Lý là người cương quyết. Sau này ông bị bắt vì đạo ở Chà Và hay Rạch Rập (Lọp) và chết rủ tù tại Vĩnh Long. Được táng tại Mặc Bắc

(Theo đặc San của Họ đạo Mặc Bắc ghi: Ông Đội Lý bị bắt tại nhà riêng của Ông ở tại Mặc Bắc, do hai tên bếp Nhẫn và xã Hiệp tố cáo). Nhà Ông Đội Lý ở Cái Bông rất gần nhà thờ. hiện nay, Ô,Biện Giáo đang ở phần đất đó. Trong thời kỳ khó khăn này, các Thừa Sai, linh mục ngoại quốc rất ít ghé thăm Cái Bông. Người có đạo muốn lãnh Bí tích phải đi đến Cái Nhum, Cái Mơn, Chà Và. Nhiều người đã không trở về nữa; họ định cư luôn tại đó. Trong thời gian này Cái Bông không làm được gì khá hơn là lo âu sợ hãi. Như trên đã nói, Ô. Đội Lý đã bị bắt vì đạo, một người Công giáo khác cũng đã bị bắt trong khi đi đến Chà Và; đó là Ô Trương Văn Trị, cháu nội ông Trương Chức, cháu nội ông Trị là ông Câu Học đã kể cho nghe rằng: Ông nội của ông đã bị bắt vì đạo, vì quá sợ khổ hình nên ông đã “phạm ảnh”, đó cũng là tự nhiện thôi, nhưng không phải là tinh thần công giáo. Tuy nhiên về sau này, ông là Trùm họ đạo Cái Bông.

***

IV. Người Công Giáo.

Như trên tôi đã nói vào 1835, khởi đầu cuộc cấm cách, Cái Bông chỉ có lối 45 gia đình; năm 1856, có 72 người Công Giáo theo báo cáo của Cha Phêrô Lựu (nay là Thánh Phêrô Lựu, Linh mục); năm 1864 cha Gornot ghi nhận nơi này chỉ có 105 giáo dân, và 1865 có 160 người. Cái Bông đã không phát triển nhiều về sỉ số, nhiều người là con cháu của Ba vị sáng lập họ Cái Bông, đã đi định cư nơi khác. Một số đã trở về vào dịp tốt; hầu hết thì không. Như vậy ở cù Lao Giêng có con cháu ông Chức; ở Bãi Xan, Mặc Bắc có nhiều con cháu Ô. Thoại; con cháu Ô Vách Trưng, mỗi nơi một ít khắp trong các vùng: Giồng Miễu, Chà Và, Láng Sắc, Gồng Rùm, Cái Mơn, Mặc Bắc, Sóc Trăng, Cái Nhum, Bến Tre, Bình Đại, Bông Bót, Rạch Lọp, Bãi Xan.

***

V. Các Linh Mục Cai Quản Họ Đạo:

Cha Gernot (1864-ầy7) ngài thấy Cái Bông có 105 giáo dân. Trong bản báo cáo của ngài có ghi; những người công giáo này đã được Đấng Chân Phứơc Marchand Du rửa tội. Vào năm 1865, cha còn ghi 160 người. Năm 1866 cha Colombert rửa tội tại Cái Bông 36 tân tòng. Năm 1867, Cái Bông có 193 người công giáo.

Cha Phaolô Tuyết (1867-1875) vào thời này, cha Gernot ở quá xa, hoặc quá bận rộn, không thể tự mình lo cho Cái Bông được nữa, ngài đã giao cho cha Phaolô Tuyết tiếp tục. Trước khi Cha Phaolô Tuyết đến đã có thầy Phêrô Dư (sau này là Cha P.Dư) và thầy Phaolô Dưỡng (sau này là Cha P.Dưỡng) đã ở đây phụ giúp giáo lý. Hai thầy đã lo dạy giáo lý cho 6 dự tòng, được rửa tội năm 1866 do cha Phaolô Colombert. Cha Phêrô Tuyết đã dựng lại nhà thờ trên nển cũ, tại họ đạo theo kiểu họ lớn, thành lập chức sở mục vụ, trong đó có hai ông trùm và các biện bỏ: đó là những thầy giảng trong thời đó:

Ông Trùm Gọ, cha bà Nguyệt và là chồng của Bà Sương, bà này là cháu của Ô Vách Trưng.

Ông Trùm Trí, con Ô Cả Dương (Cả Dưởng?) và là cháu ngoại của Ô Vách Trưng.

Ô Câu Kỳ (Tổng việt Kỳ) và ông câu Quyển là em của trùm Tứ, con ông Cả Dương.

Hiện nay không còn sổ sách ghi lại công việc của cha P.Tuyết. Cha Tôma Sâm còn nhớ lại một số việc: ngài quả quyết trong vòng 7 hay 8 năm, cha P.Tuyết đã rửa tội được 1500 người thoạt nghe qua, con số này nghe hơi lớn nhưng xét cho kỷ, người ta biết rằng cha P. Tuyết đã rửa tội cho tân tòng ở An Thuỷ, họ đạo cạnh biển biển, phía Đông Ba Tri; nơi khác nữa như Giồng Bà Trung, Ba Tri, Bình Thành, Cái Sơn, Châu Thới, không kể đến việc rửa tội ở Cái Bông và Giồng Giá; con số kể trên xem ra qua đúng.

Đó là thời kỳ trở lại quá đông, một viên chức đứng đầu vùng này, người Đại diện cho nhà nước, như người ta thường gọi, để trong coi hàng Tổng tại đây, nơi con cháu của cụ Phan Thanh Giảng dựng cờ khởi nghĩa, hai sau này là trận chiến cực đoan, đó là Ô Tổng Việt (tục danh là Kỳ). Ông Tổng Việt là con Ô Cả Dưỡng (trong tông chi…sđđ: Cả Dương), cháu ngoại Ô Vách Trưng, và là em ruột Ô Trùm Tứ. Chức vị này (Thị sự cai Tổng) được dành cho một người Công giáo (Ô. Tổng Việt), vì đó mà có nhiều người muốn theo đạo. Theo họ nghĩ, làm thế để được ông lớn và cả nước Pháp bảo vệ… Tiếc thay, cha P. Tuyết đã không sẵn sàng chuẩn bị cho con số đông người nhập đạo như thế. Chỉ có ông biện giúp cha trong việc dạy giáo lý, và họ cũng không được học hỏi cho đầy đủ, sau đó số người theo đạo mới này đã sớm nhận ra rằng nước Pháp ít quan tâm, hay chẳng hề quan tâm về việc xin giữ đạo của họ. Đối với nước Pháp, ngoại giáo cũng ngang hàng với Kitô Giáo thôi. Điều này hẳn đã biết từ lâu rồi. Vì nhiều hoạt động bị thất bại, ông Tổng bị cách chức. Giận dữ, ông và cả gia đình đã bỏ đạo. Dù vậy vài giờ trước khi chết, ông cũng đã cho gọi cha sở đến; nhưng ngài đi vắng và lâu sau mới trở về. Những người hiện diện cho biết Ô. Tổng đã tỏ ra dấu bề ngoài ăn năn thống hối trước khi chết. Ông cũng được an táng trong đất thánh của họ đạo. Một số con cháu ngày nay vẫn còn sống bên lương.

Như thế, phong trào xin giữ đạo không phải là điều đáng mơ ước. ở An Thuỷ cũng thế, Bình Thành, Châu Thới cũng vậy. Hiển nhiên, không phải chắc chắn rằng những người tân tòng này điều bỏ đạo hết, một số vẫn giữ, định cư và hình thành những họ đạo lớn nơi khác; không nên nghĩ rằng các họ đạo đó gồm những người thuần tuý sinh sống tại chỗ.

Tôi đã gặp ở Bến Tre một gia đình xưa ở An Thuỷ. Gia đình thầy Sơn khi xưa ở Châu Thới, đã sang lập nghiệp ở Chà Và. Những người công giáo đầu tiên đã được Cha P. Tuyết rửa tội, họ vẫn bám trụ tại Cái Sơn. Cha P.Tuyết rời Cái Bông 1875 và Cha Fougerouse đến thay thế.

Cha Fougerouse: (1875-1879) Vừa đến Cái Bông, cha đã nghĩ ngay đến việc xây lại nhà thờ bằng gạch. Đây là công trình to lớn, vì khi đó họ đạo không có nguồn thu nhập nào. Người có đạo ở đây cũng rất nghèo, vì đất đai không đem lại lợi tức bao nhiêu. Cha Fougerouse đã đóng góp nhiều, nên công việc xây dựng nhà thờ mới được khởi sự. Tường vách đã được xong, tạm thời mái đựơc lợp lá, vì cha sở đã cạn kiệt tiền bạc. Sau đó, ngài không đủ thời gian để hoàn thành ngôi nhà thờ. Cha phó Cái Bông là Cha Auguste Abonnel, chỉ ở Cái Bông độ vài tháng; ngài thường ở Giồng Giá và Cái Sơn nhiều hơn. Tại Cái Sơn, cha rửa tội cho 13 người và ngày 15-06-1789, cha Bonnel đã dâng 100$ (piastres) giúp vào việc xây dựng nhà thờ Cái Bông.

Cha Fougerouse đã mở một Trường học ở Cái Bông và giao phó việc trong coi cho các Dì Mến Thánh Giá Cái Mơn. Từ lúc đó trở đi, trường học vẫn luôn hoạt động, cha đã rửa tội cho 100 người và chứng hôn cho 21 đôi. Cha Fougerouse và cha Abonnel rời Cái Bông một lượt vào năm 1879. Sau đó, cha Sidot đến thay thế cũng trong năm này.

Cha sidot: (1879-1889) vào thời cha Sidot, việc xây dựng nhà thờ đã hoàn thành gần như nhà thờ hiện nay (ND: trong năm 1905-1922). Chính quyền đã cho phép đào một con kinh nhỏ sau nhà thờ, giúp cho việc cấy cày những thửa ruộng nhà chung.Nhà thờ sắm được một cái chuông nặng 200kg;

Phân nữa tiền do ông Chánh Nguyễn Văn Hương dâng, phân nữa là của họ đạo. Trong thời cha Sidot, có một vụ kiện thưa ra chính quuyền đòi đất, số đất dâng cho nhà chung thời Cha P.Tuyết và Cha Fougerouse. Toà án Sài Gòn đã định đoạt quyền trên phần đất này là của nhà thờ Cái Bông.

Các chức sở thời này có các ông: Trùm Trị (cháu nội Ô Chức). Câu Dương, câu Hổ, câu Tấn. Cha Sidot có cha phó ngụ tại Giồng Giá là cha Tôma Sâm. Cha Sidot rửa tội tại Cái Bông được 210 người.

Cha Tôma Sâm: (1889-1898) từ địa vị cha phó của cha Sidot, ngụ tại Giồng Giá, cha Tôma Sâm trở thành người kế vị cha Sidot ở Cái Bông, dưới sự giám sát của cha Frison (Hoàng), đang ở tại Cái Mơn. Năm 1894, mặt tiền nhà thờ có nguy cơ sụp đổ, đã đươc cha Tôma Sâm thay thế bằng một tháp chuông. Năm 1895; xây lại trường học như hiện nay, cha Tôma Sâm cũng như cha Sidot ở trong “nhà vuôn” rất nhỏ ở phía sau nhà thờ. Cha Tôma Sâm rửa tội tại Cái Bông là 232 người.

Cha P. Trình:(1898-1901) từ vài năm nay, Ô Biện Quả chồng bà Nguyệt đã bán nửa giá, mảnh đất sát cạnh nhà thờ. Chính trên đất này, người ta xây nhà xứ. Lúc này mái nhà thờ cũng được sửa lại, cung thánh cũng được nới rộng ra. Cha sở tuyên chiến với người rối, trễ nãi, cờ bạc. Việc này không phải là không có kết quả.

Cha Gioan Việc: (1901-1905) trận bão năm Thìn (1904) đã không làm thiệt hại cơ sở vật chất. Thiệt hại quan trọng là lúa cất trong kho.

Cha Phêrô Nguyễn Phước Khánh: (1905- ) (*7) là cha sở Cái Bông (từ năm 1905-1922). Ngài hiện còn đang coi sóc họ đạo này. Năm 1910, Cái Bông đếm được 655 người công giáo.

***

VI. Họ Cái Bông Ngày Hôm Nay:

1/ Người Công giáo Cái Bông sống bằng nghề làm ruộng, đại đa số nông dân đã bắt đầu nghề này còn rất trẻ, vì thế, việc học hỏi giáo lý rất chậm và văn hoá cũng kém phát triển. Họ là những người nông dân mộc mạc. Về mặt đạo, đa số họ giữ hết mọi luật lệ nhưng những việc tôn kính do lòng đạo đức thì họ rất chậm phát triển. Như giữ thứ sáu đầu tháng hiện nay chỉ mới khởi sự thôi. Tôi hy vọng tương lai sẽ khá hơn. Sắc lệnh mới của Giáo Hoàng Piô X cho phép các trẻ em được rước lễ thường xuyên, tôi nghĩ giáo dân sẽ quen dần và thực hiện đều đặn hơn. Cho đến hôm nay, tại Cái Bông, nhiều trẻ em đã lớn tuổi rồi mà cha mẹ vẫn không cho đến trường, buộc lòng phải để chúng nó lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể trễ hơn. Thánh lễ hằng ngày chỉ có ít người lớn và một số học sinh.

2/ Trường Học: (8) Tại Cái Bông, có hai trường học: một dành cho nam, một dành cho nữ, cả hai trường điều do các Dì Mến Thánh Giá Cái Mơn điều khiển. Số học sinh năm nay là 75. Không ít trẻ em, vài ba tháng trong năm phải đi giữ trâu. Trong vòng hai, ba năm, giáo dân buộc phải cùng nhau góp lại một số vốn, để lấy lãi làm chi phí hằng năm cho hai trường học nói trên. Công việc có kết quả. vốn đã có và được gởi nơi chắc chắn. số lãi vừa đủ để cho các Dì mua cặp, sách vỡ và mọi chi phí linh tinh. Đây là việc tốt, và phụ huynh học sinh không mấy bận quan tâm cho tương lai con em mình nữa.

3/ Hội Hài Đồng: Trong vùng này, dân cư rất đông. Ý thức vệ sinh sức khoẻ còn sơ đẳng; nguồn nước khan hiếm trong mùa khô, tỉ lệ tử vong nơi trẻ em rất lớn. Hằng năm hai Dì Mến Thánh Giá ở Cái Bông đã điều trị cho khoảng 40 em.

4/ Tài Sản Của họ Đạo: Họ Đạo Cái Bông có nhiều nguồn lợi kinh tế, thu nhập từ ruộng đất. số đất này là đất bỏ hoang. Các điền chủ đã dâng lại cho nhà thờ vì không thu hoa lợi để có tiền nộp thuế. Sau đó, số đất này lần hồi được canh tác và trở thành đất tốt.

5/ Hy Vọng Cho Tương Lai: Vài năm gần đây người công giáo tăng dần tuy không nhiều. một số giáo dân lâu nay đã bỏ Cái Bông để đi làm ăn nơi khác, mà không gặp may, họ đành trở về Cái Bông, công việc đồng án tuy cực nhọc, nhưng có lợi. Rủi thay, người bản xứ thì vô tư và lo ăn chơi. việc tăng số dân vẫn tiếp tục. Vì ruộng cho người lương thuê còn nhiều. và lại dần dà người mướn đến cảnh nghèo khổ, và đã khởi sự bằng nghề nông hiển nhiên thường bị thất bại.

(7) Tư liệu này có thể được xem là chính Cha Phêrô Nguyễn Phước Khánh viết đang khi ngài đang là cha sở Cái Bông, và khi ghi đến thời gian của ngài, không thấy ghi năm ngài rời khỏi Cái Bông.

(8) Trường học này đã được Cha Luca Nguyễn Văn Sách xây lại vào năm 1932. Năm 1972, cha Gioan kim Nguyễn Văn Quang xây lại lần nữa và tồn tại đến hôm nay (2000) chỉ có ngôi nhà Dì nằm chính giữa là còn nguyên trạng công trình Cha Luca Sách để lại mà thôi.

II.VÀI NÉT VỀ HỌ ĐẠO CÁI BÔNG

1. Nguồn gốc:

Họ đạo Cái Bông ở về hướng Tây bắc thị trấn Ba Tri, cách thị trấn trên 7 km. Đây là họ đạo khá lâu đời, trên 200 năm lịch sử; một trong bốn họ đạo đông người công giáo nhất của tỉnh: Cái Mơn – Cái Nhum – Bến Tre và Cái Bông. Hiện nay Cái Bông có tới hơn 4000 giáo dân.

Những người công giáo đầu tiên của Cái Bông.

A. Về truyền khẩu:

Chúng tôi được theo ông cả Học, (ông nội của cha Bênêđitô Trương Thành Thắng) và cả Cha Bên. Thắng và một số ông bà lớn tuổi kể lại: “Ba người công giáo đầu tiên có công sáng lập họ đạo công giáo Cái Bông là các Ô. Võ Vách Trưng – Ô. Trương Chức và ông Trương Thoại. Họ từ miền Trung (nước Annam) vào đây, là lính của Nguyễn Ánh, đã từng vào sinh ra tử với ông. Dù vậy, ba ông này và ít tùy tùng đã bỏ trốn không theo Nguyễn Ánh nữa; lý do, họ sợ sau này khi lên ngôi, ông cũng tiêu diệt người công giáo; thực tâm, Nguyễn Ánh không mấy thiện cảm với đạo Tây này, dù ông rất biết ơn sự giúp đỡ của ĐGM. Bá lộc…” (GH công giáo ở VN của Lm BĐS)

Truyền khẩu kể rằng: “Trong một lần Nguyễn Ánh bị đánh bại, chạy trốn và ít tùy tùng tìm đường ra biển, đang trên vùng đất Bến Tre ngày nay; vì bị đuổi nà quá, họ phải chạy vào rạch Sơn Đốc. Cùng đường, họ phải chạy ra biển. Trên đoạn đường này, Ba vị đã bỏ trốn, lên đất liền lập nghiệp…” Cũng được kể rằng: “Sau lần này, Nguyễn Vương (Nguyễn Ánh) chạy sang Xiêm xin cầu viện. Đó là truyền khẩu…

B. Về tư liệu lịch sử: Ta có 3 lần Nguyễn Vương trực chiến với Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Lần đầu: Tháng 4/1782: Nguyễn Huệ đem quân vào đánh Gia Định lần thứ 3, đang ở trong tay Nguyễn Vương (Nguyễn Ánh). Tuy nhiên đây là lần thứ 1, Nguyễn Vương trực chiến với Tây Sơn; Ông bị thua, phải chạy ra Phú Quốc.

Lần thứ 2: Tháng 3/1783, Tây Sơn lại kéo quân vào Gia Định lần thứ 4, quyết tâm tiêu diệt Nguyễn Vương cho bằng được. Nguyễn Vương chống không nổi ở cửa biển Cần Giờ, đã tháo chạy về Ba Giồng cùng 5, 6 tùy tùng và 100 lính. Sau đó, bị đuổi nà quá, phải chạy ra Phú Quốc, rồi chạy ra Côn Đảo, bị bao vây tại đây, may nhờ một trận bảo mà thoát hiểm. Sau đó, Nguyễn Ánh chạy qua Xiêm cầu cứu…

Lần thứ 3: Đầu năm 1785, Tây Sơn lại kéo quân vào lần thứ 5, vì nghe có viện binh Xiêm giúp Nguyễn Vương. Nguyễn Huệ đã đánh bại Nguyễn Vương tại Rạch Rầm, Xoài Mút. (Trận này, Xiêm lại viện cho Nguyễn Vương 20.000 quân, 500 chiếc chiếc thuyền, và hai vị tướng là Chiêu Tăng và Chiêu Sương). Bị đại bại, chỉ còn lại vài ngàn quân, Nguyễn Vương và họ chạy theo đường bộ mà về Xiêm.

Như vậy, ba vị sáng lập họ Cái Bông, chỉ có thể đặt chân lên đất này vào năm 1783; vì có thể giữa năm đó, họ bỏ Nguyễn Vương mà chạy trốn, và cũng giữa năm năm này, Nguyễn Vương lang thang các đảo Phú Quốc, Côn Đảo, rồi chạy qua Xiêm cầu viện.

Giả thiết này khả dĩ hợp lý hơn cả; vì ngoài tư liệu lịch sử ra, chúng tôi còn ba tư liệu khác khá vững chắc, đó là: Monographie de Cái Bông, có thể do Lm Phêrô Nguyễn Phước Khánh (?) ghi lại, hiện lưu trữ lại tòa TGM Sài Gòn – Tông chi ba vị sáng lập họ đạo Cái Bông, của Lm Bênêđitô Trương Thành Thắng – lịch sử GHCG tại VN, của Lm Bùi Đức Sinh. Trong Monographie de Cái Bông có ghi: “…có thể vào năm 1780, sớm hay trễ hơn một chút, những người công giáo đầu tiên đã đặt chân lên Cái Bông…”

2. Các ngôi nhà thờ:

Nhà thờ đầu tiên: (1802-1833) được xây dựng sau khi Gia Long lên ngôi (1802). Nhà thờ bằng gì? Chúng tôi không được rõ. Trước đó có nhà nguyện chưa, cũng không rõ nốt. Theo Monographie de Cái Bông, trong thời gian đó: “…một nhà thờ đã được dựng lên”. Sau đó, trong khoảng 1833-1863: đó là thời cấm cách; nhà thờ bình địa. Giáo dân tụ họp âm thầm tại nhà Ô. Đội Lý, để đọc kinh hoặc lãnh các Bí Tích; nền nhà Ô. Đội Lý, hiện nay con cháu Ô. Biện Giáo đang ở.

Nhà thờ thứ 2: được cha Phaolô Tuyết (1867-1875), là cha phó của cha Gernot, cha sở Cái Mơn, dựng lại sau thời cấm cách (sau 1863); bằng vật liệu gì, cũng không rõ; có thể chỉ là nhà thờ tạm, nhỏ thôi.

Nhà thờ thứ 3: được cha Fougerouse (1875-1879) cho dựng lên. Công trình to lớn, vì cha bỏ công bỏ của vào đây khá nhiều. Tường vách đã xây xong, nhưng mái lộp lá, vì đã cạn tiền bạc. Cha phó, A. Abonnel dâng cho việc xây dựng nhà thờ 100$. Cha sở và cha phó ra đi năm 1879, nhà thờ vẫn chưa hoàn thành. Cha Sidot đến kết thúc việc xây dựng. Ô. Chánh Nguyễn Văn Hương dâng ½ số tiền để mua quả chuông nặng gần 200 kg. Số còn lại là họ đạo. Chuông này vẫn còn đang sử dụng.

Nhà thờ thứ 4: do cha Luca guyễn Văn Sách xây dựng năm (1930-1932). Công trình này lớn hơn nhiều so với nhà thờ củ. Kinh phí là 45$. Tháp chuông chỉ cao 32m; vì đã cắt bớt 4m vì thiếu tiền.

Năm 1996, cha Gioakim Quang đã cho sơn phết lại trong ngoài nhà thờ trừ tháp chuông. Năm 1998, tô sửa, gia cố quét vôi lại toàn bộ tháp chuông; kinh phí do tòa Giáo Mục tài trợ và của một số ân nhân. Năm 2001, có sửa lại phần cung thánh với nền mới và bàn thờ cẩm thạch trắng.

Từ sau thời cha Luca Sách trở đi cho đến hôm nay, cung thánh đã nhiều lần đã được sữa đổi cho phù hợp với lễ nghi phụng vụ mới, nhà là sau CĐ Vatican II.

3. Truy nguyên địa danh “Cái Bông”:

Thực ra, ta không biết đích xác xuất xứ Địa danh Cái Bông. Theo lời cha Bên. Thắng, chữ “Cái Bông” là từ đọc trại từ tiếng Miên, vì thực ra từ “Cái Bông”, chỉ còn sử dụng tại ba điểm: nhà thờ Cái Bông – chợ Cái Bông (ngả tư trước kia vào nhà thờ Cái Bông) – và Vàm Cái Bông, trên sông Hàm Luông, nguồn nước đổ vào con rạch Giồng Quéo, chảy vào tận chợ Cái Bông. Một lẻ khác, Miền Tây Nam Bộ trước 1700, còn thuộc chủ quyền người Miên, nên địa danh xuất phát từ ngôn ngữ Môn-Khmer, điều này không phải là sai. Chính sử VN xác định cho ta rõ điều đó; hơn nữa trước 1700, dấu chân người VN hầu như chưa có, nhất là vùng sâu, nông thôn…

Theo Lm Bên. Trương thành Thắng, chữ “ Cái Bông” phát xuất từ tiếng được phát âm trại ra từ ngôn ngữ Môn-Khmer. “CÁI” đọc từ âm “KH” đọc từ “BÂN”. KH-BÂN = CÁI BÔNG = Có nghĩa Cái Bến. Như Cái Mơn, đọc từ: KH-MÂN= CÁI MƠN= có nghĩa là Con Ong. Âm “KH”: đọc nhẹ và hơi lẹ. Nhưng địa danh có chữ “CÁI” đứng đầu, rất có thể nguyên gốc phát từ âm “KH” trong ngôn ngữ MÔN-KHMER.

Như sau, KH-BÂN= CÁI BẾN= đọc trại dần CẢ BÂN= CẢ BÔNG= CÁI BÔNG.

Ngoài ra còn một số địa danh khác phát xuất từ tiếng Miên nữa; đó là TRÀ VINH – TRÀ CÚ – TRÀ KHA – TRÀ LồNG. ÂM “TRÀ”, có thể từ âm “TA” trong Môn-Khmer. Như vậy, phải đọc: TA VINH – TA CÚ – TA KHA – TA LỒNG, có nghĩa: ÔNG VINH – ÔNG CÚ – ÔNG KHA – ÔNG LỒNG. Âm “TA”: đọc nhẹ và hơi lẹ. Địa danh có âm Trà và Cái, cũng như GIỒNG, dứng đầu, có rất nhiều trong số địa danh ở Miền Tây Nam Bộ.

Có người cho rằng địa danh Cái Bông, phát xuất từ tên một ông Hương Cả trong làng có tên “CẢ BỔN” xa xưa, dược kính trọng và với thời gian, người ta đã đọc trại ra thành “CẢ BÔNG, CÁI BÔNG…”Điều này nghe cũng hợp lý, nhưng thực ra chúng không tìm thấy cơ sở nào đáng thuyết phục cả.

4. Đất rộng nhà chung, trường học, đất thánh.

Họ Cái Bông hiện nay nằm trên địa bàn hai xã: An Phú Trung và An Ngãi Trung. Đây là vùng ruộng lúa trù phú, 93% là nông dân lam lủ. Trước 1975, nhà chung có 42 mẫu đất rọc (giồng cát), 120 mẫu ruộng sân cát, ngã tư, dòng MTG Chợ Quán có một số đất ruộng gọi là “Pilet”, do ông Tây Pilet khi về Tây, đã nhượng lại cho hội Thừa Sai Ba Lê; sau thuộc quyền dòng MTG Chợ Quán. Số đất này, nhà thờ Bến Tre thu tô giùm. Nguồn gốc đất này, do ông Tổng Việt (biệt danh là Kỳ),đã dâng cho quan đầu tỉnh có tên là Pilet, nhờ đó ông được nhận là con nuôi, và được chức Thị sự Cai Tổng.

Đất ruộng nhà chung ở đây có nhiều, vì lúc đầu thời cha Sidot, đó là những mảnh đất hoang hóa, không canh tác được, lại phải đóng thuế không kham, nên địa chủ dâng hoặc bán rẻ lại cho nhà chung. Lâu dần sau này, chúng mới trở thành đất thuộc.

Từ trước những năm 1905, Cái Bông đã có trường tư thục công giáo: một dành cho nam, một dành cho nữ. Công việc này được giao cho các dì MTG Cái Mơn. Đến thời cha Luca Sách, trường này được xây lại kiên cố năm 1932, trong khu vực riêng bên kia lộ trước nhà thờ…Trường này năm 1973, đã được cha Gioakim Quang xây lại. Chỉ có nhà dì là còn giữ nguyên trạng. Vào thời cha Phêrô Khánh, đã có nhà mô côi tại đây, cũng do các Dì Cái Mơn đảm trách.

Họ đạo có một khoảng đất thánh nhỏ, đầu tiên, trên đất nhà thờ; nằm phía sau trường học của họ đạo. Tại đây, an táng các ông tổ của họ đạo như Ô. Võ Vách Trưng và ông Trương Thoại. Còn ông Trương Chức thì được an táng ở cù Lao Giêng. Đó là căn cứ vào Monogrphie de Cái Bông kể lại. Đất thánh thứ hai, như ta thấy hiện nay, tọa lạc giáp ranh với Chùa Phật ấp 3, về mạn Tây Nam của nhà thờ Cái Bông. Nơi đây hôm nay, đã chôn chật nít rồi…Còn vài đất thánh nho nhỏ nữa…

5. Các linh mục cai quản họ Cái Bông.

Thánh Marchand (Du), thánh Phêrô Lựu, Cha Gagelin, Đức cha Cuénot Thể và Thánh Philipphê Minh có đến Cái Bông để ban Bí Tích. Đây là một họ lẻ của Cái Mơn, vì vào năm 1864, Cái Bông chỉ có 105 giáo dân mà thôi theo báo cáo cùa cha Gernot.

i. Cha Gernot (1864 – 1867), cha sở Cái Mơn kiêm Cái Bông.

Cha Phaolô Tuyết (1867 – 1875), cha phó của cha Gernot ở tại Cái Bông.

ii. Cha Fougerouse (1875 – 1879), cha phó là cha Auguste Abonnel thường ở Giồng Giá – Cái Sơn.

iii. Cha Sidot (1879 – 1889) cha phó là cha Tôma Sâm ở Giồng Giá – Cái Sơn.

iv. Cha Tôma Sâm (1889 – 1898) cha sở.

v. Cha P. Trình (1898 – 1901) cha sở.

vi. Cha Gioan Việc (1901 – 1905) cha sở.

vii. Cha Phêrô Nguyễn Phước Khánh (1905 – 1922)

viii. Cha Phêrô Nguyễn Linh Nhạn (1922 – 1930)

ix. Cha Luca Nguyễn Văn Sách (1930 – 1956) có nhiều cha phó.

x. Cha Felix Lê Văn Trình (1956 – 1961)

xi. Cha Antôn Bùi Thanh Long (1961 – 1963)

xii. Cha Gioakim Nguyễn Văn Quang (1964 - ) các cha phó:

Cha Matthêu Huỳnh Huân Nhi

Cha Giacôbê Nguyễn Công Lành

Cha Gioakim Dương Văn Ngoan

Cha Phaolô Trương Tấn Lực (1989 – 2002)

Cha Phaolô Lê Thanh Dũng (2002 - )

Giacôbê Nguyễn Huỳnh Tươi (2006…)

6. Các linh mục sinh quán tại Cái Bông.

Cha Gioan Mta Hưởng (1899 – 1960)

Cha Gbta Lê Văn Gấm (1911 – 1946)

Cha Bên. Trương Th. Thắng (1912 – 1987)

Cha Đôm. Lê Minh Tỏ (1916 – 1985)

Hiện còn sống:

Cha Gbta Huỳnh Cao Thượng – sinh (1942, Lm 1970)

Cha Phaolô Trương Tấn Lực – sinh (1947, Lm 1989)

Cha Đaminh Bùi Văn Đằng – sinh (1948, Lm 1989)

Cha Albertô Trần Văn Sang – sinh (1958, Lm 1992)

Cha Phêrô Nguyễn Thanh Liêm – sinh (1948, Lm 1993)

Viết đôi dòng này, chúng tôi rất mong mỏi nhận được sự góp ý sáng suốt của những bậc cao kiến, chân thành cám ơn trước.

Tài liệu tham khảo:

Tông chi ba vị sáng lập họ đạo Cái Bông, của Lm Trương Thành Thắng in ronéo.

Monographie de Cái Bông, district de Bến Tre, bản dịch năm 2000.

Giáo hội công giáo Việt Nam, của LmBùi Đức Sinh, quyển I và II, năm 1998.

Việt Nam sử lược, của Trần Trọng Kim…

Nam Bộ xưa và nay, bài của Nguyễn Đình Đầu trang 187, NXB TPHCM, năm 1998.

Các triều đại Việt Nam, của Huỳnh Dư và Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh Niên năm 1995.

Lịch sử Việt Nam của Tôn nữ Quỳnh Trân, NXB trẻ, năm 1998.

Công giáo Đành trong thời ĐGM Pigneau, lm Trương bá Cần, TS Đại Kết 1992.


Lm. Phaolô Trương Tấn Lực
 
Tin Đáng Chú Ý
Giống y chang ''Bác Nhà Mình'': Đời tư trong bóng tối của Fidel Castro
BBC
17:01 04/01/2009
Đời tư trong bóng tối của Fidel Castro

Nhân kỷ niệm 50 năm Cách mạng Cuba, báo Anh có phóng sự đặc biệt về đời tư của lãnh tụ Fidel Castro, nói ông có nhiều con và cuộc sống tình ái rất mạnh.

Dù Fidel Castro, năm nay 82 tuổi có hình ảnh chính thức là một chiến sĩ hy sinh đời tư vì cách mạng, các cuộc tình cho thấy một người đàn ông khác hẳn.

Bài của nữ nhà báo Christine Toome đăng trên The Sunday Times 28/12/2008 nói “đời tư của Fidel vẫn là chuyện cấm kỵ ở Cuba”.

“Hình ảnh phổ biến của Castro trong 50 năm qua là một chàng David đơn độc, dũng mãnh chống lại Goliath tư bản, nhất là nước Mỹ,”

Nhưng trích lời chính con gái ông Alina Fernandez Revuelta và phỏng vấn nhiều người khác, tác giả bài báo mô tả một Fidel Castro khác:

“Đó là một tay tán gái chuyên nghiệp với bao nhiêu con cái ngoại hôn không ai biết”.

Bài báo cho biết Fidel Castro, theo lời cô con gái Alina hiện sống tại Miami, Hoa Kỳ, có ít nhất là tám người con.

Alina Fernandez Revuelta
Khi chưa rời Cuba, Alina tìm cách gặp các anh chị em cùng cha khác mẹ nhưng chỉ biết được vài ba người.

Lý do là những người mẹ của họ thường chỉ là tình nhân của Fidel trong một giai đoạn.

Trong một lần đến thăm chú là Raul Castro, Alina, 12 tuổi, mới gặp anh Fidelito, khi ấy 18 tuổi.

Từ Fidelito, Alina được biết mình còn có một anh trai cùng cha khác mẹ tên là Jorge Angel.

Người này là kết quả một cuộc làm tình trên xe lửa của Fidel năm 1948.

Một lần là đủ?

Chính thức mà nói, như Fidel trả lời phỏng vấn đạo diễn Mỹ Oliver Stone năm 2003, ông ta chỉ lấy vợ có một lần và coi “thế là quá đủ”.

Alina Fernandez Revuelta bỏ Cuba sang Tây Ban Nha và cuối cùng định cư tại Mỹ

Nhưng điều nổi bật trong bài báo là chân dung Fidel Castro trong quan hệ với các phụ nữ, cách ông ta đối xử với họ và con cái.

Fidel dùng quyền lực để thu hút phụ nữ và buộc họ chấp nhận cuộc sống trong bóng tối để ông ta đóng vai cha già dân tộc.

Chính quyền Cuba cung cấp chỗ ở cho những phụ nữ này để ông ta thỉnh thoảng đến, như trường hợp của Natalia ‘Naty’ Revuelta, mẹ của Alina, người năm nay cũng đã 52 tuổi.

Bà nhớ lại ông bố thường đến thăm hai mẹ con vào đêm, cho con gái một búp-bê và “hút xì gà khói mù nhà”.

Khi đó, Fidel đã có con trai là Fidelito với người vợ chính thức duy nhất Mirta Diaz-Balart.

Trong các bức hình chính thức, các phụ nữ là nhân tình hay vợ không giấy hôn thú của Fidel chỉ xuất hiện phía sau.

Chẳng hạn như Celia Sanchez, một phụ nữ Công giáo, vừa là thư ký, vừa là nhân tình của ông.

Fidel cũng thích cả phụ nữ gốc nước ngoài.

Marita Lorenz, người Mỹ gốc Đức từng kể rằng hồi 19 tuổi, bà được Castro thuê phòng cho ở trong một khách sạn tại Havanna bảy tháng trong năm 1959 để có quan hệ.

Nhưng số phận những người vợ không hôn thú của Fidel mới thực sự là là câu chuyện buồn.

Dalia Soto del Valle, một nữ vô địch môn bơi, lọt vào mắt lãnh tụ tối cao và Fidel cưng lâu nhất.

Fidel Castro trong quân phục cách mạng Cuba

Có các nguồn tin nói sau khi Celia chết, Fidel đã cưới Dalia năm 1980.

Bà sinh được năm con trai cho Fidel, tất cả đều có tên bắt đầu bằng chữ A: Angel, Alex, Antonia, Alejandro và Alexis.

Lý do là Fidel ngưỡng mộ vị hoàng đế thời cổ ở châu Âu: Alexander Đại đế.

Bài báo của Christine Toome cho rằng bi kịch vì bị giấu kín khiến các con của Fidel tìm cách ‘lọt ra ánh sáng’.

Sáu năm trước, người yêu của Antonio tuồn ra nước ngoài một cuốn băng video quay hình Fidel Castro vui chơi với Dalia, các con và các cháu nội.

Hồi 2006, một phụ nữ Cuba khác, Idalmis Menendez cũng vượt biên ra nước ngoài.

Cô nhận là vợ của Alex, con trai thứ nhì của Fidel và Dalia, và kể chi tiết về gia đình không được công nhận trước dư luận này của lãnh tụ Cuba.

Bài báo ‘The life and loves of Fidel Castro’ kết luận rằng hành vi của Fidel Castro, bản thân có hội chứng tâm lý đặc biệt vì là con ngoài hôn thú của một điền chủ Cuba, đã gây đau khổ cho nhiều người phụ nữ.

Mô hình chính trị của Cuba và hình ảnh công khai của ông, vốn đã được chế độ dày công xây dựng, khiến cuộc đời tình ái của Fidel sẽ vẫn còn là điều bí ẩn.

Ngoài ra, như bài báo viết “nhiều người biết về những cuộc tình hồi trẻ của ông đã đem bí mật xuống mồ”.

--------------------------------------------------------------------------------

Ý kiến độc giả

Mr VietNam, SG

Sao báo chí nước ngoài cứ thích lôi đời sống cá nhân của các lãnh đạo XHCN ra như vậy? Họ cũng là con người, không phải thần thánh, họ cũng có tình cảm và sai lầm. Đừng sử dụng những câu chuyện không có chứng cứ như thế để bội nhọ danh dự họ. Sao không thấy báo chí nước ngoài phê phán Tổng thống Bush vì nguỵ tạo chứng cứ giả gây cuộc chiến tại Iraq làm chết hàng ngàn người vô tội?

Nguyên, Saigon

Chẳng khác gì những vị lãnh tụ cộng sản ở các quốc gia khác, Fidel Castro cũng được tô vẻ như là một vị thánh mặc dầu cuộc đời ông cũng có hàng tá đàn bà.

Nam

Fidel là một anh hùng, và sau bài báo này ông vẫn là một vị anh hùng.

So

Bài báo hé mở sự thật về một nhân cách. Nếu sự thật này là đúng thì nhân cách đó là gì và sự tôn thờ nhân cách ấy phải xem lại. Điều này thì nhân dân và lịch sử sẽ là người quyết định.

Boby, Sài Gòn

Cộng sản là như vậy, dấu như mèo sự thật để mọi người tôn thờ là thánh nhân, nhưng họ đâu biết một ngày nào đó lịch sử sẽ xem xét lại đầy đủ, công minh.

Không nêu danh

Tôi không tin là có chuyện như thế.

Nguyễn Hồng Phong

Tôi cho rằng Chủ nghĩa cộng sản là một lý thuyết được xây dựng trên sự ảo tưởng và có nhiều dối trá. Lãnh tụ của các quốc gia cộng sản là những người siêu hạng trong việc nắm lấy điều này để lừa mị dân chúng nắm quyền lực (tiến hành những cuộc chiến tranh, đảo chính).

Khi giành được chính quyền họ hiện nguyên hình là những thể chế bạo chúa thời hiện đại, thanh toán thuộc hạ để củng cố quyền lực, ăn chơi sa sỉ và đàn áp nhân dân. Hãy xem các trường hợp Staline, Mao, Fidel, Kim Jong II... Các chứng cứ lịch sử cho thấy họ đều có những hành vi lạm dụng tình dục, lợi dụng thân xác nhiều phụ nữ đẹp, trẻ, trở thanh cha của những đứa trẻ. Nhưng sự giả dối của chế độ đã tuyên truyền họ thành những “cha già dân tộc” hy sinh cuộc sống và hạnh phúc riêng tư vì dân, vì nước.

Chính sự độc tài của anh em nhà Fidel trong 50 năm qua đã khiến nhân dân Cu Ba có một cuộc sống nghèo khổ như ngày nay. Tôi không hiểu nhân dân Cu Ba nghĩ gì ở thế kỷ 21 này khi mà vị Chủ tịch Fidel đã ngỏ lời khâm phục Việt Nam “sản xuất được bóng đèn điện”, người em trai Raul lên thay vị trí của Fidel đã có “cải cách vĩ đại” là cho nhân dân được mua đầu đĩa và vi tính nhưng không được nối mạng internet và tuyên bố 50 năm tới Cu Ba sẽ tiếp tục chiến đấu với kẻ thù? Tôi thì tin rằng 'kẻ thù' của sự tiến bộ của nhân dân Cu Ba chính là anh em nhà độc tài Fidel.

Trần Quang Thiên, HCMC

Xem ra ông Fidel còn đỡ khổ hơn Bác Hồ. Dù sao cũng còn có người công khai nhận là con.Còn Bác Hồ thì không. Ông không cho phép hay không dám nói lên sự thực, hay ông thực sự không có con, không có những người phụ nữ... Tất cả đều mờ mờ, ảo ảo. Mà đảng càng để như vậy thì càng có thêm nhiều câu hỏi sau này, với những thắc mắc đại loại như 'không có lửa làm sao có khói?'

Nguyễn Hải

Những Quốc gia theo định hướng XHCN luôn có xu hướng thần tượng hóa một nhân vậy lãnh tụ để làm biểu trưng cho dân tộc và nhân dân của các nước đó. Cho nên đằng sau sự nghiệp của các lãnh tụ những điều bí ẩn, tuyệt mật là những chuyện dễ thấy, chừng nào còn định hướng này.

Citizen, Kiên Giang

Cứ tưởng chủ tịch Fidel Castro chỉ nổi tiếng về những lời phát biểu "sấm sét" gây nhiều ấn tượng, hoặc chinh phục mọi người bằng những bài diễn văn "dài lê thê" nghe đến "mệt nghỉ", giờ thì biết thêm ông cũng có thứ hạng, mà là hạng cao, về mặt "l'amour- tình ái" với hơn một tá "con rơi con rớt" nữa mới giật mình thật! Không biết quan điểm BBC về vấn đề này ra sao, chớ tôi thì chỉ có thêm phần "ngưỡng mộ" chủ tịch Phidel mà thôi: ít ra cũng không thua CT Kim hay CT Mao một chút nào!

Quang

Tôi thấy các lãnh tụ CS thường là những người tham lam. Họ vừa muốn tận hưởng thú vui nhục dục như nhiều người phàm, vừa muốn lên ngôi thần thánh, và cuộc đời của bọn họ đều là "bí mật quốc gia!" Khốn khổ thay cho ai cả gan muốn hé lộ bí mật đó, họ thường phải trả giá đắt, đôi khi là mạng sống. Cái lò Maxist- Leninist hoá ra sản xuất ra những khuôn mẫu lãnh tụ lạm quyền, lạm dụng giống hệt nhau: Stalin, Fidel, Mao, Bác, Lê Duẩn... Nếu cho tôi được chon lựa giữa làm Vua và làm Chủ tịch một nước cộng sản, tôi sẽ chọn làm Chủ tịch, vì làm Chủ tịch xem ra còn sướng hơn cả làm Vua.

Yến, VN

Té ra "cha già dân tộc" nào cũng giống y chang nhau!

My Phi, California, Hoa Kỳ

Bác Phi-đeo cũng không khác gì 'Bác nhà mình'. Nhưng hiền lành hơn bác nhà mình...vì sau khi có quan hệ rồi, cũng để cho các cô ấy sống, con cháu được nhận cha, ông họ hàng. Xem ra mấy vị "Thánh cộng sản" ghê thật! Sau này, không biết lịch sử xem lại sẽ phong cho họ danh hiệu gì mới xứng đây?