Ngày 03-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mục đồng và đạo sĩ
LM Giuse Nguyễn Hữu An
10:40 03/01/2008
CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH

MỤC ĐỒNG VÀ ĐẠO SĨ

Chu kỳ Giáng Sinh gồm Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh. Phụng Vụ cử hành việc Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại. Hai biến cố quan trọng cũng là hai lễ lớn của chu kỳ là Lễ Giáng Sinh và Lễ Hiển Linh. Lễ Giáng Sinh, Thiên Chúa tỏ mình cho dân Do-thái. Lễ Hiển Linh, Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại.

Gaspar, Melchior và Balthasar là ba nhà Đạo Sĩ nổi tiếng ở Đông Phương được mệnh danh là con của các vì sao sáng, huyền phái của khoa học vũ trụ. Họ đã theo ngôi sao lạ đến Bêlem, xứ Giuđê để thờ lạy Đấng Cứu Thế. Họ đã dâng cho Hài Nhi vàng, nhũ hương và mộc dược.

Chúng ta cùng dừng lại nơi Hang đá Bêlem có Hài Nhi Giêsu để suy niệm về sự lạ lùng của cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa các Mục Đồng, các Đạo Sĩ với Đấng Cứu Thế. Chỉ có các Mục Đồng, các Đạo Sĩ tìm gặp được Chúa. Có các Thiên thần, có một ngôi sao rực rỡ trong ánh sáng thần linh chiếu sáng cho họ. Đức Cha Fulton Sheen, nhà giảng thuyết lừng danh đã gọi họ những người đơn sơ và những người thông thái.

Khi các Mục Đồng canh giữ đàn chiên ở ngọn đồi Bêlem, họ bỡ ngỡ vì vẻ đẹp của Thiên Thần: Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành của vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa ( Lc 2, 10 – 12 ). Còn các Đạo Sĩ ở bên kia xứ Mađian và Batư nghiên cứu bầu trời đã thấy một ngôi sao chiếu sáng như chiếc đèn của nhà tạm vũ trụ, điện thờ của Thiên Chúa. Họ theo ánh sao tìm đến Hang đá tìm gặp Hài Nhi.

Như những cánh bướm bị thu hút bởi ngọn lửa, các Mục Đồng và các Đạo Sĩ tiến đến ngai vàng chỉ là một Hang đá, đến với Thiên Chúa chỉ là một Hài Nhi. Thiên Chúa Hài Nhi ngước nhìn từ Máng cỏ chỉ thấy hai hạng người tìm gặp Ngài và chỉ duy họ tìm gặp Ngài cho đến tận cùng thời gian. Đó là các Mục Đồng và các Đạo Sĩ, những người đơn sơ và những người thông thái.

Các Mục Đồng là những người đơn sơ. Họ chẳng biết gì tới chính trị, văn chương, nghệ thuật. Họ chỉ biết hai điều quan trong là Thiên Chúa ở trên họ và họ ở giữa đoàn chiên. Đêm hôm đó bầu trời rộng mở để loan báo Tin mừng. Thiên Thần cho biết Đấng họ nóng lòng chờ đợi vừa sinh ra trong Hang đá Bêlem nhỏ bé. Họ đã tìm và gặp Đấng Chăn Chiên của họ

Các Đạo Sĩ tìm gặp Đấng Cứu Thế là những người thông thái. Họ không là những vua chúa. Họ không phải là những người nghiên cứu nông cạn mà là những bậc thầy hoàng vương, những nhà tinh thông về vũ trụ và họ đã khám phá ra một ngôi sao lạ. Đối với khoa học và tôn giáo họ được liệt vào hàng đầu trong nước của họ. Các vua chúa bàn hỏi với họ trước khi xuất chinh. Các nông dân hỏi ý kiến họ trước khi trồng tỉa. Hàng ngàn người đã thấy ngôi sao, nhưng sự uyên bác của ba Đạo Sĩ làm cho họ lên đường khám phá.

Chính nhà bác học Newton đã thốt lên khi quan sát vũ trụ: Tôi thấy Thiên Chúa đi qua kính viễn vọng của tôi. Đối với kẻ kiêu ngạo, tự phụ, ngôi sao chỉ là ngôi sao, nhưng đối với người thông thái đó là một dấu chỉ thời đại, một tác phẩm của Thiên Chúa. Thế nên các Đạo Sĩ đã đi theo ánh sáng ngôi sao với bao gian lao, đầy mạo hiểm. Đến nơi, mặc phẩm phục và quỳ trên nệm rơm, các Đạo Sĩ chiêm ngắm một trẻ sơ sinh chưa thể hỏi han hay đối đáp được điều gì. Họ tiến dâng Ngài tặng phẩm và tâm hồn để chứng tỏ sự thần phục của thế gian. Tặng phẩm là vàng, nhũ hương, mộc dược. Vàng, vì Hài Nhi sẽ là vua. Nhũ hương, vì Ngài sẽ là Tư Tế. Mộc dược, vì Ngài sẽ chết như mọi người. Các Đạo Sĩ đã tìm gặp được Đấng Khôn Ngoan.

Chỉ có các Mục Đồng và các Đạo Sĩ đã tìm gặp được Đấng Cứu Thế. Trong khi đó các người nổi nang trong đạo Do thái không gặp được Ngài. Bởi lẽ: Các Luật sĩ chỉ thao thức về lề luật. Các Thượng tế chỉ nhạy bén về đền thờ. Các Kỳ lão chỉ lo lắng về truyền thống. Hêrôđê cũng là con người tìm tòi, ông đã cặn kẽ điều tra nơi Hài Nhi ở, không phải để đến thờ lạy mà tìm cách hủy diệt. Loại người nào cũng tự mãn trong những cơ chế phức tạp cứng nhắc ( Đức Cha Bùi Tuần ).

Thời nay cũng thế, đầy dẫy những triết gia, những nhà khoa học, những người vô thần theo thuyết bất khả tri... nhưng không ai trong họ đã nhìn thấy một thiên thần hay ánh sáng một ngôi sao. Dòng dõi của những Hêrôđê kiêu ngạo cho tới thời nay đã không tìm thấy Thiên Chúa vì họ muốn dùng lý trí để nắm bắt siêu việt. Họ quá phức tạp nên không hiểu lời xác quyết đơn sơ của các Mục Đồng, quá đầy kiến thức khoa học để lãnh hội chân lý do các Đạo Sĩ đem đến. Dòng dõi này che đậy tính kiêu ngạo và đi tới chỗ coi Giáo Hội là một thể chế đã lỗi thời cần loại bỏ.

Điều kiện tiên quyết để gặp được Thiên Chúa, đó là lòng khiêm nhường, chung cho cả người đơn sơ lẫn người thông thái. Những tâm hồn đơn sơ như các Mục Đồng mới gặp được Thiên Chúa bởi họ ý thức mình không biết gì cả. Những người thông thái đích thực như các Đạo Sĩ gặp được Thiên Chúa bởi vì họ ý thức mình không biết gì cả.

Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng. Ngài đã Giáng sinh trong Hang đá, nơi người ta phải cúi mình để đi vào. Đó là một cử chỉ khiêm nhường. Các Mục Đồng và các Đạo Sĩ đủ đơn sơ để nghiêng mình xuống. Khi làm như vậy, họ thấy mình ở trong Hang đá. Tại đó, một người nữ diễm lệ, đầu đội mặt trời, chân đạp mặt trăng và đôi tay ẵm lấy Hài Nhi, Đấng dùng những ngón tay bé nhỏ của mình nâng đỡ trái đất. Khi các Mục Đồng và các Đạo Sĩ quỳ gối, có lẽ các Đạo Sĩ ghen với các Mục Đồng vì con đường của các Mục Đồng ngắn hơn, họ tìm thấy sự khôn ngoan là chính Thiên Chúa mau hơn.

Bước vào năm mới, Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo cả nhân loại đến với Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Ngài vẫn không ngừng cho những ánh sao dẫn đường. Không phải là ánh sao trên trời cao mà là ánh sáng Ngài gieo vào lòng người. Mỗi người cần phải trung thành với ánh sáng đó, dấn bước trên hành trình đức tin đầy mạo hiểm của mình.

Các Thượng Tế, các Kinh Sư thông hiểu Thánh Kinh, họ cắt nghĩa cho Hêrôđê rất hay nhưng họ vẫn ngồi yên tại chỗ. Họ tìm Đấng Thiên Sai trong Thánh Kinh, nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ. Những tâm hồn đơn sơ như các Mục Đồng, những tâm hồn cởi mở khao khát chân lý như các Đạo Sĩ lại được hạnh phúc nhận biết Người.

Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình cho thế giới qua các dấu chỉ tự nhiên của trời đất, của lịch sử, qua Thánh Kinh, qua Giáo Hội, qua các Bí Tích, qua cuộc sống hàng ngày. Để gặp Ngài, chúng ta cần có lòng khiêm nhường. Nhờ sự gặp gỡ này, mỗi người sẽ trở nên ánh sao dẫn lối cho nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa.
 
Niềm tin của các Đạo sĩ
LM Giuse Nguyễn Hữu An
10:43 03/01/2008
LỄ HIỂN LINH

NIỀM TIN CỦA CÁC ĐẠO SĨ

Những khi ngắm cảnh chiều hoàng hôn nhẹ buông hay bình minh lên rực rỡ,ta cảm nhận vẻ đẹp huyền diệu của trời đất.Biết thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên,ta sẽ thấy sự huyền diệu của Đấng Tạo Hoá.

Những đêm đẹp trời, nhìn lên bầu trời đầy sao, ta thấy Sao Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu nằm trong chòm sao Gấu Lớn (còn gọi là Đại hùng tinh) và nằm ở phương Bắc. Người đi biển không có la bàn hay người đi rừng thường nhìn sao Bắc đẩu để nhắm hướng Bắc, nhờ đó họ có thể đi biển an toàn, không sợ lạc trên biển cả mênh mông, trong rừng già hoang vắng. Sao Bắc Đẩu là sao định hướng.

Cách đây hơn 2000 năm, trên bầu trời đầy sao bổng xuất hiện một ngôi sao lạ ở phương Đông.Các nhà chiêm tinh nhận ra ngôi sao lạ vì họ chuyên nghiên cứu các vì sao. Ngày xưa người ta tin rằng những vĩ nhân chào đời thường được báo hiệu bằng những ngôi sao. Bởi đó khi thấy xuất hiện một ngôi sao lạ, họ đã nghiên cứu đối chiếu với lời tiên báo trong trong sách Dân số ” Một vì sao xuất hiện từ Giacop,một vương trượng chỗi dậy từ Israel”( 24,17), họ tin rằng có một vị vua mới sinh ra ở đất Do thái.Họ lập tức khởi hành, lên đường tìm kiếm.

Khi đến thủ đô Giêrusalem, các nhà chiêm tinh dò hỏi tông tích của vị tân vuơng.Nghe tin ấy vua Hêrôđê bối rối liền triệu tập các thượng tế và kinh sư lại.Khi biết rằng Đấng Kitô hạ sinh ở Bê lem theo lời tiên báo các ngôn sứ, Hêrôđê bày trò gian xảo nhằm tiêu diệt ấu vương.Con cáo già giở giọng ngọt ngào: xin quý Ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cùng đến bái lạy Người. Không gạt được các nhà chiêm tinh, vị bạo chúa ra lệnh giết hết con trẻ ở Bêlem và các vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẻ các nhà chiêm tinh.

Ngôi sao lạ lại xuất hiện dẫn đường, các nhà chiêm tinh mừng rỡ tìm đến Bêlem. Họ đã gặp Hài Nhi liền sấp mình bái lạy, với lòng thành họ dâng tiến lễ vật vàng, nhũ hương và mộc dược.

Câu chuyện tuyệt đẹp, ba nhà chiêm tinh đi tìm Đấng Cứu Thế theo ánh sao lạ. Nếu Thiên Chúa đã dùng cột mây lửa để dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về Đất hứa thì Người cũng có thể dùng ngôi sao lạ để dẫn đường cho các Đạo sĩ đến Bêlem để gặp Đấng Cứu tinh.Nhưng sự thật vô cùng trớ trêu là khi vị cứu tinh xuất hiện sau bao thế kỷ chờ đợi thì Dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm. Các thượng tế, kinh sư có thái độ dửng dưng thụ động. Họ rành rẽ Kinh Thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế nhưng họ chẳng cất bước đến Bêlem. Còn Hêrôđê thì hốt hoảng bối rối, sợ ngai vàng bị lung lay nên tìm cách loại trừ với mưu mô cạm bẫy.

Tấn bi kịch cuộc đời Hài Nhi bắt đầu, bị người đồng hương từ khước, bị tẩy chay, bị giết chết. Chỉ có các đạo sĩ hăng hái lên đường lao vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Họ đã làm tất cả miễn sao gặp được Đấng Cứu Tinh. Cho dù Đấng ấy chẳng uy nghi ngự trong lâu đài điện ngọc nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quý giá với cả tấm lòng thành.

Phụng vụ Giáo Hội đọc câu chuyện này trong ngày Lễ Hiển Linh,Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Các đạo sĩ là dân ngoại, họ đại diện cho mọi dân tộc, họ khao khát tìm kiếm ơn cứu độ. Sau này Chúa Giêsu đã xác định: từ phương đông phương tây nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ Abraham, Isaac, Giacop trong nước trời.

Các thượng tế và các kinh sư thông hiểu Thánh kinh, họ giảng giải thật hay cho Hêrôđê, nhưng chỉ là lý thuyết. Họ tìm Đấng Cứu Thế trong Thánh kinh nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ. Những người chuyên nghiên cứu sách vở đầy sự uyên bác thông thái, thế nhưng chỉ ngồi bàn giấy, không lên đường, không thao thức tìm kiếm thì chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa.Trái lại những tâm hồn đơn sơ, khó nghèo như các mục đồng, hay cởi mở và khao khát chân lý như các đạo sĩ lại được diễm phúc gặp gỡ Người vì họ đã dám mạo hiểm lên đường tìm kiếm, bước đi theo các dấu chỉ.

Thiên Chúa vẫn luôn tỏ mình ra cho nhân loại qua những dấu chỉ tự nhiên của trời đất, qua từng biến cố lịch sử, qua Lời Người trong Thánh kinh, qua sự hiện diện của Dân Chúa là Giáo hội, qua các bí tích. Muốn gặp được Người nhất thiết phải nổ lực tìm kiếm. Cho dầu có những thử thách, cam go, những hiểm nguy cạm bẫy vẫn luôn kiên trì trong đức tin, bền đổ trong lòng mến.

Niềm tin các đạo sĩ chính là hành trình đức tin của người Kitô hữu.Có những gian truân vất vả vẫn vững tin rằng tất cả sẽ kết thúc trong ánh sáng huy hoàng.
 
Ngày 3 tháng 1: Kính thánh Geneviere
PhóTế Huỳnh Mai Trác
15:18 03/01/2008
Thánh Geneviere sinh khoảng năm 422 tại Nanterre gần Paris. Khi thánh Germain Auxerre trên đường đi đến nước Anh để bài trừ phái tà đạo Pelagius đã đi ngang qua làng của Bà. Lúc đó Bà được 7 tuổi, Bà đang đứng giữa những tín hữu chào đón Ðức Giám mục, ngài liền tìm đến Geneviere và nói tiên tri là Bà sẽ là một Ðấng thánh của Thiên Chúa. Bà liền xin Ðức Gíam mục tiến dâng Bà lên Thiên Chúa. Ngài cùng với các tín hữu dẫn Bà đến Thánh đường làm lễ tiến dâng người trinh nữ lên Thiên Chúa. Từ đó Bà sống như một người tu hành giữa thế gian.

Năm 451, khi đoàn quân Mông cổ tiến đánh các thành phố Âu châu, được tin là Thành Cát Tư Hãn sẽ tiến chiếm thành Paris. Dân chúng lo âu di tản, nhưng thánh Geneviere khuyên bảo đọc kinh cầu nguyện, ăn năn tội lỗi thì Chúa sẽ che chở và bảo vệ thành Paris và quân Mông sẽ không đánh chiếm thành Paris. Sự việc đã xẩy ra như lời tiên tri của Bà vì quân Mông cổ đã đổi hướng tiến quân.

Sau một thời gian thì quân Francs miền Bắc tràn xuống chiếm thành Paris, Bà phải trốn xuống thành Troyes. Nhưng sự thánh thiện và lòng đạo đức của Bà được các vua Francs tin cậy nhờ đó đã cầu xin nhà vua ân xá cho nhiều tội nhân.

Cuộc đời của Bà là những chuỗi ngày cầu nguyện, sống nhiệm nhặt và làm những công việc từ thiện giúp đỡ những kẻ nghèo khó, khốn cùng, bệnh tật và các tội nhân bị tù đày.

Bà thường mang một chiếc áo choàng dài như trong các hình vẻ Ðức Bà Maria và biểu tượng của Bà là ổ bánh mì vì Bà không bao giờ từ chối giúp đỡ ai khi họ cần đến.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:08 03/01/2008
CÁI KHÉO CỦA NGÔ VÀ HẦU (KHỈ)

N2T


Ngô vương ngồi thuyền du lãm ở sông Trường Giang, đi đến núi mỹ hầu, bầy khỉ nhìn thấy người thì vội vàng chạy núp trong rừng sâu, chỉ có một con khỉ không chạy núp, nó nhảy lui nhảy tới trên cành cây ra vẻ vui mừng, khoe khoang sự nhanh nhạy của mình.

Ngô vương dùng cung bắn nó, nhưng bị nó mau lẹ bắt được mũi tên, Ngô vương tức giận gọi thêm mấy thuộc hạ nữa cùng nhau bắn tên giết chết con khỉ này. Ông ta quay đầu nói với Nhan Bất Nghi đứng bên cạnh: “Con khỉ này ỷ vào thân pháp nhanh nhẹn của mình, trước mặt ta mà kiêu ngạo tự đại như thế, mới biết mất mạng là bởi đó, ngươi phải lấy đó mà đề phòng.”

Trong lòng Nhan Bất Nghi rất kinh hãi, sau khi về nhà thì bắt đầu đi bái sư lại, sửa chữa thái độ ngạo mạn kiêu căng của anh ta.

(Trang tử: Từ vô quỷ)

Suy tư:

Cái khéo của con khỉ (hầu) là nhảy nhót nhanh nhẹn nên không sợ cung tên bắn, cái khéo của Ngô vương không phải là tài xạ tiễn, nhưng là biết dùng hoàn cảnh để dạy người có tính ngạo mạn, làm cho Nhan Bất Nghi rùng mình sợ hãi.

Người kiêu ngạo mà ngạo mạn trước người có tính tự ái, thì trước sau gì cũng bị hạ gục, bởi vì người có tính tự ái thì không thích những kẻ ngạo mạn đùa cợt mình. Con khỉ chết là đáng lắm, vì quá ỷ lại vào sự nhanh nhẹn của mình mà đùa cợt với Ngô vương.

Lòng tự ái là động cơ thúc đẩy chúng ta vươn lên đạt đến lý tưởng chứ không phải để trả thù nhỏ nhen; tài năng là để chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp chứ không phải để ngạo mạn với tha nhân. Thành đạt và thất bại là ở chỗ hiểu được cái lý của nó.

Cho nên, thái độ ngạo mạn và tự ái “dỏm” không những ngăn trở mình tiến bộ, mà càng dễ dàng trở thành nguồn gốc mọi tai họa.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 03/01/2008
N2T


16. Nếu người ta không yêu sự gì ở thế gian, thì họ sẽ không sợ điều gì.

(Thánh Gregorius)
 
Vinh hiển Chúa đến trên chúng con
Lm Jude Siciliano OP
20:13 03/01/2008
CHÚA NHẬT LỄ HIỄN LINH (A)

VINH HIỄN CHÚA ĐẾN TRÊN CHÚNG CON


Is: 60:1-6; TV 72; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Matthêu 2: 1-12

Các Thầy Giảng thân mến,

Epiphany là bày tỏ ra. Thời xưa ở Ai Cập ngày này là ngày đông chí. Các Kitô hữu thời trước chọn ngày hôm nay để dự thánh lễ Chúa Giêsu là Ánh Sáng đến trong đêm dài nhất trong năm, để soi sáng cho sự tăm tối của mê muội và tội lỗi. Các Giáo Hội Đông Phương và Chính Thống mừng ngày Chúa Giáng Sinh vào hôm nay là ngày Chúa tỏ mình ra cho chúng ta. Ngài tỏ mình ra như thế nào? Trong kinh thánh và phụng vụ ngày lễ hôm nay nói đến một Ánh Sáng soi rọi vào nơi tăm tối mà chúng ta đang sống, và Ánh Sáng đó giúp chúng ta chiến đấu để giử vững đức tin và không mất hy vọng. Lễ nầy nhấn mạnh là Ánh Sáng của Thiên Chúa đã đến với trần gian và với tất cả mọi người: Ánh Sáng chiếu soi trong đêm tối, và đem hy vọng vào nơi chán nản.

Những lời trong sách Isaia gồm những bài hát (Is.56-66) diễn tả việc Thiên Chúa gầy dựng lại dân Ngài và xây dựng lại đền thánh Jerusalem. Bài đọc I mở đầu với câu:" Hãy vùng đứng dậy, hãy bừng sáng lên"(Is.60:1). Câu này nhắc tôi nhớ đến những lúc mẹ tôi đánh thức tôi dậy để đi học:"Hãy thức dậy, trời sáng rồi". Nhất là về mùa đông, mỗi sáng phải đánh thức con dậy trong lúc trời còn tối mò, đó là việc mẹ tôi phải làm.

Nhưng khi Thiên Chúa gọi Jerusalem, Lời của Thiên Chúa là một lời hùng mạnh có nghị lực. Dân Jerusalem không phải tự mình khôi phục lại đền thánh, Thiên Chúa sẽ đến, Ngài sẽ đến trong vinh quang, như một Ánh Sáng để đánh thức dân Ngài. Toàn thế giới đang sống trong đêm tối mịt mù, nhưng Jerusalem lại bừng sáng lên với Ánh Sáng của Thiên Chúa và các dân tộc ngoại bang (các nước khác) sẽ nhìn thấy Ánh Sáng đó và sẽ tiến về phía Ánh Sáng.

Ngôn sứ Isaia nói về ánh sáng, và khi nào dân Chúa trông thấy ánh sáng thì sẽ chiếu rạng lên "Vì trên ngươi Vinh Quang Giavê sẽ rạng ngời" Các bạn có thấy những người có vẽ rạng ngời vì đức tin của họ, hay vì những gì họ đã thấy? Họ là những người rất bình thản và đầy tin tưởng trong những biến cố. Như những giáo lý viên, những nhạc sĩ điều khiển hợp xướng, những người siêng năng cầu nguyện trong nhà thờ hay trong các nhóm cầu nguyện, những người đi thăm người đau ốm, những người tình nguyện làm việc trong giáo xứ, người mang cơm đến những gia đình thiếu thốn, những người giúp giải quyết những vấn đề về luật pháp hay sức khoẻ cho nhữung ai không đủ sức tự lo cho họ được. Những người vừa nêu trên không phải là những người chỉ làm sơ sài một số việc đâu, họ là những người luôn luôn tận tụy với giáo xứ. Họ làm việc từ năm này qua năm nọ. Họ đã thấy ánh sáng của Thiên Chúa và họ đáp lại với tình thương yêu. "Và Vinh quang Chúa hiện rõ trên họ."

Phúc âm khởi đầu với khái niệm về cảnh tối tăm. Chúa Giêsu đã sinh ra trong một thế giới tối tăm mù mịt dưới thời vua Herod. Nhưng có ba Vua đến trong đêm tối ở Jerusalem vì họ theo ánh sáng của ngôi sao. Theo sách của John J. Pilch nói là họ không phải ba Vua, hay là ba Vị thông thái về thiên văn. Sự thật họ là những đạo sĩ chỉ dạy cho các vị quan quyền vua chúa thời ấy ở những vùng như Iraq và Iran hiện nay.

Theo Phúc âm thánh Matthêu, ba nhà đạo sĩ theo ánh sáng của một ngôi sao để đi tìm Chúa Giêsu, để kính chào Ngài rồi đi trở về quê họ. Họ đã đến và nói là họ muốn kính bái "Vua Do Thái mới sinh ra". Theo sách ông Pilch thì những người đạo sĩ ở trong các triều đình đông phương không ưa thích các triều đình tây phương là những đế quốc, và chắc là họ không ưa gì đế quốc La Mã. Họ đã đến triều đình của một vua bù nhìn của đế quốc La Mã là Herod để tìm một vị vua mới sinh ra trong đất bị dân La Mã chiếm đóng mà họ không ưa gì. Sự hiện diện của ba người đó báo tin cho vua của đế quốc La Mã biết là có một vị Vua mới của dân Do Thái và có thể là nhân tố sẽ lôi cuốn dân tộc các nước đông phương lân cận. Câu hỏi của ba vị đạo sĩ đó làm cho vua Herod biết là sẽ có vua từ đông phương dẫn dắt dân chúng, không từ một vương quốc mà từ một gia đình hèn mọn ở Bêlem.

Ánh Sáng đến trong đêm tối sẽ chiếu rọi những người khó hèn trên quả đất này, và điều này cho chúng ta biết là những người nghèo hèn không phải là những người vô giá trị trước mặt Thiên Chúa. Thiên Chúa đã đứng về phía họ và sẽ ngự xuống ở giữa họ. Mới nhìn vào ngày lễ chúng ta tưởng ba vị thông thái là ba nhân vật chính, nên gọi là "lễ ba Vua". Nhưng sự thật họ không phải là vai chính, mà vai chinh là Chúa Kitô, ngày lễ này là ngày Chúa tỏ mình ra, Thiên Chúa tỏ mình ra cho tất cả mọi người, nhất là những người bị coi là người sống bên ngoài xã hội, như ba người thông thái kia.

Phúc âm nhắc chúng ta biết là không phải tất cả mọi người đều trông thấy Ánh Sáng. Ba vị thông thái trông thấy ánh sáng và tìm theo ánh sáng họ đã thấy. Vua Herod, đáng lý cũng phải thấy ánh sáng do vì có những thượng tế và kỳ mục khuyên bảo, nhưng ông ta không chịu nhìn vào ánh sáng. Điều buồn cười trong phuc âm hôm nay là chính những người rất gần truyền thống xã hội và giáo lý Do Thái là những người rất thông thạo về kinh thánh và những lời các ngôn sứ về đấng Messia là những người có thể thấy ánh sáng, nhưng họ lại không nhìn vào ánh sáng và không chấp nhận ánh sáng đó. Trong khi đó những người hoàn toàn ở ngoài lề xã hội Do Thái vừa thấy ánh sáng thì họ đi tìm tới gặp được Hài Nhi Ki Tô.

Epiphany là lễ của những người được Thiên Chúa ban ơn gọi để từ bỏ gia đình và những gì quen thuộc để đi tìm Chúa Kitô ở những nơi mà họ chưa hề nghĩ đến. Chúng ta sẽ gặp Ngài ở đâu, và đem những lễ vật gì đến dâng hiến Ngài khi chúng ta gặp được Ngài trong xã hội chúng ta? Đáng lý dâng trầm hương chúng ta có thể gặp những gia đình nghèo túng, nhất là những gia đình cô quả mà có con mọn. Hiện nay có chừng 25 triệu trẻ em nghèo đói trong một xã hội giàu sang phú quý như Hoa Kỳ, và biết bao nhiêu trẽ em nghèo đói trên khắp thế giới. Đáng lý dâng vàng chúng ta có thể gởi tiền giúp những trẽ em nghèo và những gia đình vô gia cư, hay những chương trình giúp trẻ em và người lớn tuổi khắp cùng thế giới. Đáng lý dâng mộc dược, chúng ta có thể đi thăm người đau ốm và người hấp hối.

Phúc âm cho chúng ta biết chuyện một ngoi sao sáng trên nền trời dẫn đường cho ba vị người nước ngoài đến với Chúa Kitô. Chúng ta không thấy sao lạ nhưng chúng ta có ơn Chúa luôn luôn giúp đỡ chúng ta tìm đến Chúa Kitô. Ơn thánh Chúa cũng như ngôi sao lại dẫn đường cho chúng ta đến những nơi xa lạ để tìm gặp Chúa Kitô. Các đạo sĩ mang lễ vật đến tặng Chúa. Đó là những lễ vật thường dùng để tặng các vua chúa. Nhưng hiện nay Chúa Kitô không ở trong đền đài sang trọng, Chúa ở với người nghèo khó. Lễ này nhắc chúng ta là Chúa Kitô tỏ mình ra trong khung cảnh nghèo nàn, và cho những người mà chúng ta không hề nghĩ đến. Và quà chúng ta đem đến cho những người nghèo khó đó là chính bản thân chúng ta.

Trong những tuần vừa qua chúng ta làm đủ mọi thứ để sửa soạn đón Chúa Giáng sinh. Nhưng những ngày này chỉ chú trọng đến việc chúng ta phải làm gì. Theo thánh kinh thì chính Thiên Chúa mới là vai chính: Thiên Chúa đã bày tỏ Ngài qua tin mừng cho những người đang còn trong bóng tối. Đó là lời ngôn sứ Isaia nói: "và vinh quang Người hiện rõ trên ngươi", đó chính là lời thánh Matthêu loan báo khi nói đến ba vị đạo sĩ đến từ phương đông theo ánh sáng của một ngôi sao. Mở đầu kinh thánh Thiên Chúa là Chúa ban sự sống, và bây giờ chúng ta vui mừng vì Thiên Chúa tự hiến thân mình. Đây là lễ đem ánh sáng cho đức tin của chúng ta, là chính Thiên Chúa đã hiến thân Ngài cho chúng ta và cho toàn thế giới.

Có nhiều giáo xứ muốn thắp thêm nhiều cây nến trên cung thánh vào dịp lễ này. Nhiều giáo xứ cho hai em giúp lễ cầm đèn sáng đi lên để hai bên bàn thờ. Sao lại không thể cho thêm nhiều người mang đèn để hai bên bàn thờ. Có nơi để đèn tại giếng rữa tội. Làm những điều đó chúng ta sẽ hiểu lễ này nhiều hơn. Lúc Cha chủ tế đi vào, nhà thờ nên tắt đèn, và đoàn người đi kiệu nến vào để khắp cung thánh là điều diễn tả rất sinh động về lễ ánh sáng. Chúa Kitô đã cùng chúng ta tỏ mình ra cho toàn thế giới.

Chuyễn ngữ Fx Trọng Yên,OP.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Catholic Times - Từ Hà Nội đến Madrid: Khí thế sôi sục đòi công lý của người Công Giáo rúng động các nhà cầm quyền
Richard Chiola (Nguyễn Việt Nam dịch)
02:43 03/01/2008
Catholic Times – Hôm thứ Tư 2/1/2008, một nhà lãnh đạo của đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã lên tiếng tố cáo các nhà lãnh đạo Công Giáo tại nước này đang dự vào chính trị đảng phái khi hô hào gần 2 triệu người Công Giáo xuống đường trong cuộc biểu tình khổng lồ hôm 30/12 vừa qua tại thủ đô Madrid.
Mardid - Catholic rally in favor of the traditional family
Hanoi: Nuns praying outside the building
Hanoi: A church on the street (Photo: VietCatholic)


Tổng thư ký đảng Xã Hội, José Blanco, nói: “Tôi có ấn tượng là đảng Bình Dân đang được điều hành bởi các Hồng Y Tây Ban Nha”. Ông ta càm ràm rằng cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật 30/12/2007 đã đưa ra những chỉ trích “không thể nào chấp nhận được” đối với nhà cầm quyền.

Các Đức Giám Mục Tây Ban Nha đã giải thích rằng cuộc biểu tình hôm 30/12 - được tổ chức bởi các hội đoàn giáo dân Công Giáo và các tổ chức phò gia đình trong đó có cả những tổ chức không phải Công Giáo, nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với lập trường của hàng giáo phẩm Tây Ban Nha về các vấn đề liên quan đến gia đình và hôn nhân truyền thống. Mục tiêu của cuộc biểu tình khổng lồ này chỉ là khẳng định quan điểm của người Công Giáo và được thực hiện trong khuôn khổ luật pháp.

Đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã phản ứng hoảng hốt trước khí thế người Công Giáo vì quy mô của cuộc biểu tình và thời điểm xảy ra của cuộc biểu tình này. Đài truyền hình do nhà nước quản lý cho rằng chỉ có 165,000 người tham gia trong cuộc biểu tình. Con số này nhỏ hơn 1/10 con số do cảnh sát đưa ra. Điều này cho thấy đảng cầm quyền muốn lèo lái dư luận trong nước theo hướng có lợi cho mình trong cuộc tổng tuyển cử sắp xảy ra vào tháng Ba tới đây.

Từ khi lên nắm quyền vào năm 2004, đảng Xã Hội Tây Ban Nha đã theo đuổi một chính sách đối kháng triệt để với các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề liên quan đến phá thai, các kết hiệp đồng tính, và việc giảng dạy môn tôn giáo tại các trường học.

Trong khi đó, những cuộc biểu tình trong hòa bình với số lượng hàng ngàn giáo dân tham gia, một hiện tượng hiếm thấy tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã diễn ra liên tục tại Hà Nội nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền phải trao trả lại các tài sản đã chiếm hữu trái phép của Giáo Hội Công Giáo.

Các cuộc biểu tình dưới hình thức cầu nguyện đã liên tục diễn ra từ hôm 18/12 vừa qua sau một thư mục vụ của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, được đưa ra hôm 15/12. Trong thư mục vụ Đức Cha Kiệt cho biết Tòa Khâm Sứ nằm ngay trong khuôn viên của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã bị nhà nước chiếm trái phép vào năm 1959. Tòa nhà này hiện nay được sử dụng vào những mục đích thương mại với những hoạt động làm ảnh hưởng đến tính chất tôn nghiêm của Tòa Giám Mục và nhà thờ Chánh Tòa gần đó. Những cuộc hội họp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã phải diễn ra trong khung cảnh chật hẹp.

Đức Cha Kiệt cũng cho biết thêm là các vị tiền nhiệm của ngài và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhiều lần trình bày vấn đề với nhà cầm quyền Hà Nội nhưng không hề nhận được câu trả lời. Được biết, Việt Nam là nước thường xuyên có tên trong danh sách các nước vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Cũng như tại Tây Ban Nha, nhà cầm quyền Việt Nam đã tỏ ra quan tâm sâu xa đến biến cố này và đã cố ý dấu nhẹm các tin tức liên quan đến các buổi tụ tập đông đảo giáo dân trước cửa Tòa Khâm Sứ. Các phương tiện truyền thông do nhà nước khống chế đã không đưa ra bất cứ một tin tức nào liên quan đến vụ này, dù rằng, hôm Chúa Nhật vừa qua đích thân thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã đến tận nơi để thị sát.

Ông Dũng đã có cuộc gặp gỡ riêng với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tại Tòa Giám Mục. Ông ta đã chứng kiến cảnh anh chị em giáo dân ký tên vào thỉnh nguyện thư đòi nhà nước trả lại Tòa Khâm Sứ cho họ; và cảnh đông đảo anh chị em giáo dân cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ. Tuy nhiên, cho đến nay, nhà nước Việt Nam chưa thể hiện một quyết tâm cụ thể nào để giải quyết thỏa đáng nguyện vọng chính đáng của anh chị em giáo dân Hà Nội. Trong khi đó, các cuộc cầu nguyện với đông đảo anh chị em giáo dân vẫn diễn ra hàng ngày trên con đường mà nay đã biến thành một nhà thờ ngoài trời của họ.
 
ĐTC Nhấn Mạnh Đến Sự Quan Trọng Cấp Thiết Của Việc Giáo Dục Người Trẻ
Anthony Lê
08:02 03/01/2008
ĐTC Nhấn Mạnh Đến Sự Quan Trọng Cấp Thiết Của Việc Giáo Dục Người Trẻ

Để Truyền Lại Các Giá Trị Nhân Bản và Hành Vi Đúng Đắn Nơi Họ

VATICAN CITY (LifeSiteNews.com) - Trong những ngày đầu của Năm Mới, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 luôn tìm mọi cách để nhấn mạnh đến các giá trị đạo đức và luân lý truyền thống của gia đình.

Trong Thánh Lễ Đêm Giao Thừa, Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng: rất nhiều người, "đặc biệt là những người trẻ, hiện nay đang bị cuốn hút bởi sự tâng bốc, tán tụng một cách giả tạo, và vẽ vời; hay nói một cách chính xác hơn đó chính là sự xúc phạm đến thân xác và việc tầm thường hóa đời sống dục tính."

Đức Thánh Cha nói về "những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong việc chuyển giao cho các thế hệ trẻ về những giá trị có liên quan đến hành vi đúng đắn, cũng như các nền tảng có liên quan đến giá trị đạo đức và luân lý truyền thống gia đình," và Ngài nhắn nhủ những người lớn cùng các bậc làm cha-mẹ "phải biết xem đây là một sứ vụ giáo dục cấp thiết" cho những người trẻ.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: "Việc giáo dục cấp thiết đó phải được thực thi trong sự bình tĩnh và với lòng tin tưởng kiên trì, vốn phải được bắt đầu ngay từ môi trường sống của gia đình."

Đức Thánh Cha cũng lưu ý tới "rất nhiều các thách đố có liên quan đến chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa vật chất," và Ngài còn dẫn chứng thêm rằng: "ngay cả tại Rôma này, chúng ta đã chứng kiến và thấy được việc thiếu mất đi sự hy vọng và niềm tin trong cuộc sống, vốn cấu thành nên một thứ ma quỷ 'đen tối' trong xã hội Tây Phương hiện đại này."

Mặc dầu vậy, Đức Thánh Cha nói rằng: "Chúng ta vẫn còn có rất nhiều ánh sáng và rất nhiều lý do để mà hy vọng, và chính vì thế mà chúng ta phải khẩn cầu sự ban phúc lành một cách đặc biệt từ Thiên Chúa."

Trong Thánh Lễ sáng đầu Năm 2008, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến chủ đề mà Ngài đã chọn cho Ngày Hòa Bình Thế Giới bằng cách nói rằng: "mối quan hệ gần gũi vốn tồn tại giữa gia đình và việc kiến tạo nên nền hòa bình trên thế giới. Gia đình tự nhiên, vốn được thành hình nên bởi hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, chính là một 'cái nôi của sự sống và tình yêu,' và 'là người thầy dạy đầu tiên và không thể thiếu được về hòa bình.' Chính vì lý do này mà gia đình chính là nơi kiến tạo thiết yếu nhất của hòa bình, và việc 'từ chối hay thậm chí giới hạn các quyền có liên quan đến gia đình, bằng việc che đậy đi sự thật về chính con người, vốn cũng là cách đe dọa đến nền tảng chính yếu của hòa bình.'"

Vào buổi đọc Kinh Truyền Tin lúc ban trưa, Đức Thánh Cha một lần nữa quay trở lại việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của gia đình bằng cách nhấn mạnh đến thông điệp của Ngày Hòa Bình Thế Giới.

Ngài nói: "Bất kỳ ai, thậm chí có vô tình, tìm cách phá hoại đến nền tảng của gia đình, chính là việc coi thường đến nền hòa bình của cả cộng đồng nhân loại, ở cấp quốc gia, quốc tế lẫn khắp hoàn vũ, vì người đó đã làm suy yếu đi một nền tảng kiến tạo hòa bình có hiệu quả."

Hai ngày trước khi Đức Thánh Cha đọc diễn văn trước các tham dự viên trong Cuộc Họp của các Gia Đình được tổ chức ở Madrid, thủ đô của nước Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha nói với các nhóm phò sinh đang quy tụ rằng: "Rất là thiết thực và có ích khi chúng ta biết cùng nhau làm việc và hành động vì gia đình và vì hôn nhân vì đó là hành động thiết thực nhất cho cộng đồng nhân loại, những con người quý giá nhất được Thiên Chúa tạo dựng nên."
 
Có gần 3 triệu người tham dự các buổi tiếp kiến chung của ĐTC Bênêđíctô 16 trong năm 2007
Anthony Lê
13:35 03/01/2008
Có gần 3 triệu người tham dự các buổi tiếp kiến chung của ĐTC Bênêđíctô 16 trong năm 2007

VATICAN CITY (VIS) - Trong suốt năm 2007, đã có gần 3 triệu người tín hữu tham gia vào các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha, hoặc là tại Vaticăn hoặc là tại nơi nghỉ hè của Ngài ở Castelgandolfo.

Theo thống kê của vị Tổng Trưởng Quốc Nội của Vaticăn, đã có tới 2,830,100 người tham dự các buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, những buổi tiếp kiến đặc biệt, những buổi cử hành phụng vụ và những giờ đọc kinh Truyền Tin vào Chủ Nhật trong suốt cả năm 2007.

Các buổi tiếp kiến chung, được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô và Dinh Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, đã thu hút được 729,100 người. Con số này lấy được từ tổng số các vé được phân phát ra, không kể đến hàng ngàn các tín hữu khác đến dự các buổi tiếp kiến này mà không cần có vé, nhưng cũng muốn vào tham dự.

Những buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chủ Nhật trong suốt năm 2007 cũng đã thu hút được 1,450,000 người đến Quảng Trường Thánh Phêrô; đông hơn tới 155,000 người so với năm 2006; trong khi đó cũng đã có đến 442,000 người đã tham dự các buổi cử hành phụng vụ khác do Đức Thánh Cha chủ sự.

Tháng 4/2007, là Tháng rơi vào Tuần Thánh, thế nhưng cũng đã có rất nhiều các tín hữu, khoảng hơn 130,000 người, đến để tham dự vào các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha vào ngày Thứ Tư; và các buổi cử hành phụng vụ thì có đến 250,000 người.
 
Đại diện Hồi giáo và Công giáo sẽ họp tại Roma vào mùa xuân để chuẩn bị cuộc đối thoại
Phụng Nghi
14:53 03/01/2008
Los Angeles (Catholic Online) – Dựa vào bản phúc trình cuối tuần đăng trên báo ‘L'Osservatore Romano’, hãng thông tấn AP cho biết các đại diện Công giáo và Hồi giáo đã đồng ý gặp nhau vào mùa xuân này tại Roma để bắt đầu một tiến trình mà nhiều người hy vọng sẽ phát triển thành một cuộc “đối thoại” lịch sử giữa giáo hội Công giáo và các nhà lãnh đạo có thế giá của cộng đồng Hồi giáo.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đề nghị một cuộc đối thoại như thế nhằm phúc đáp lá thư thời danh gửi tới Tòa thánh của 138 học giả Hồi giáo khắp thế giới.

Lời phúc đáp của Đức Thánh Cha đã bị một số người chỉ trích, ngay cả trong cộng đồng Thiên Chúa giáo, vì đã không đưa ra mau mắn. Đám người này cũng đã từng chỉ trích bài diễn văn của ngài đọc tại đại học Regensburg về đức tin và lý trí khi họ không đọc toàn văn bản.

Một số bản tường trình về bài diễn văn nổi tiếng đó cũng không nêu lên sự kiện là Bênêđictô XVI thực ra đã trích một đoạn văn thời Trung cổ đề cập đến một số giáo huấn của tiên tri Mohamet về cách xử dụng “gươm đao” để truyền bá Hồi giáo, coi đó như là “điều ác và phi nhân.”

Nói cách khác, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI không hề đưa ra lời phê phán như thế.

Nhưng không may, những bản tường trình đó đã gây nên phản ứng toàn cầu nơi một số bộ phận của cộng đồng Hồi giáo. Tệ hại hơn nữa, các bản tin tiếp theo sau đó cũng vì thiếu kiểm tra các sự kiện, đã khơi động lên những ngọn lửa giận dữ.

Trong một cử chi hoà giải, Đức Thánh Cha sau đó nói rằng ngài “ân hận sâu xa” về các phản ứng do bài diễn văn của ngài. Ngài minh định sự kiện là đã trích dẫn từ một văn bản thời trung cổ trong cuộc đàm đạo rộng lớn hơn liên quan đến vai trò đúng đắn và không thể thiếu của đức tin và lý trí trên con đường đi tới đối thoại giữa các tôn giáo lớn.

Giọng điệu hòa giải của ngài làm cho 38 học giả Hồi giáo gửi cho Đức Thánh Cha một lá thư bày tỏ lòng biết ơn về lời minh định của ngài và lời mời gọi đối thoại. Tòa thánh đã không phúc đáp ngay lá thư này.

Một lần nữa có một số người đã mau mắn đưa ra lời chỉ trích.

Tuy nhiên, tiến trình dè dặt đó của Tòa thánh nay dường như đã giúp cho đường hướng càng ngày càng triến triển để đi đến đối thoại. Con số người Hồi giáo ký tên đã lên đến 138 học giả, đại diện cho nhiều trường phái trong các truyền thống tôn giáo đa diện của thế giới Hồi giáo toàn cầu.

138 học giả này đề nghị rằng hai truyền thống tôn giáo cùng làm việc để tìm ra thế đứng chung có thể dẫn tới cuộc đối thoại và cộng tác hòa bình. Một trong các đề nghị của họ đặt trọng tâm vào lời kêu gọi yêu mến Thiên Chúa và tha nhân mà cả Thiên Chúa giáo và Hồi giáo đều nhấn mạnh, coi như không thể thiếu trong đức tin và trong thực hành tôn giáo.

Các học giả và các nhà lãnh đạo Hồi giáo ký tên trong lá thư này nhấn mạnh rằng Kitô hữu và người Hồi giáo chiếm 55 phần trăm dân số toàn cầu, và kêu gọi tìm ra một con đường dẫn tới đối thoại.

Nhiều người quan sát triều đại giáo hoàng này cho rằng sự cởi mở đó về phía Hồi giáo và cuộc đối thoại tiếp theo sau bài diễn văn của Đức Thánh Cha tại đại học Regensburg là dấu chỉ cho biết tính chất thận trọng và dè dặt trong lời phúc đáp của Tòa thánh đã tạo ra được kết quả khả quan.

Hồng y Jean-Louis Tauran đã cho báo L'Osservatore Romano là tờ báo chính thức của Vatican phỏng vấn và hãng tin AP đã lấy tin từ báo này. Trong cuộc phỏng vấn, hồng y cho biết ba nhà đại diện Hồi giáo sẽ cùng làm việc với các đại diện Công giáo để chuẩn bị cho khuôn khổ chính thức của một cuộc họp rộng lớn hơn nhằm khởi đầu một cuộc đối thoại giữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Hồng y Tauran là chủ tịch hội đồng giáo hoàng về đối thoại liên tôn gáo và trong cương vị đó có thẩm quyền theo đuổi cuộc đối thoại với Hồi giáo.

Theo thần học Công giáo, từ ngữ “ecumenism (Phong trào Đại kết)” chỉ dùng để nói về cuộc đối thoại giữa những người theo Thiên Chúa giáo. Từ ngữ này cũng được mở rộng để chỉ cuộc đối thoại giữa người Công giáo và Do thái giáo, do sự liên hệ đặc biệt đối với dân tộc Do thái, được coi là trưởng huynh và trưởng tử theo giao ước của tổ phụ Abraham.

Từ ngữ “Đối thoại Liên tôn” là chính xác khi dùng để chỉ cuộc đối thoại giữa người Công giáo và các truyền thống tôn giáo lớn khác như Hồi giáo.

Hồng y cũng không nói rõ ngày cuộc đối thoại chính thức sẽ bắt đầu mà chỉ cho biết rằng sẽ xảy ra vào mùa xuân này và sẽ gồm một số chủ đề: nhiệm vụ tôn trọng phẩm giá con người, hiểu biết lẫn nhau giữa các tôn giáo, và một thái độ bao dung nằm ở tâm điểm của một viễn kiến về tự do tôn giáo.

Hồng y cho tờ báo chính thức của Tòa thánh biết: “Cuộc họp với phái đoàn của 138 người Hồi giáo dự trù vào mùa xuân tại Roma chắc chắn, theo một ý nghĩa nào đó, là cuộc họp lịch sử.”

Phụng Nghi
 
Top Stories
Catholic Times - From Hanoi to Madrid: Authorities trembled at Catholics’ fierce fights for justice
Richard Chiola
10:09 03/01/2008
Catholic Times - On 2nd January, a leader of Spain's Socialist Party has charged that Catholic Church leaders were playing partisan favorites with a December 30 rally that drew nearly 2 million pro-family demonstrators to Madrid.

"I have the impression that the Popular Party is now being run by cardinals" complained José Blanco, the secretary of the Socialist Party. He complained that the demonstration featured "unacceptable" criticism of the government.

Mardid - Catholic rally in favor of the traditional family
Hanoi: Nuns praying outside the building
Hanoi: A church on the street (Photo: VietCatholic)
Spain's bishops had explained that the December 30 rally-- which was convened by lay Catholic groups and pro-family organizations including non-Catholic ones -- was intended to show a strong support to the position of the hierarchy on traditional family and marriage. The purpose of the mass demonstration, according to bishops, was to clarify Catholics’ view points. It was performed within the framework of the Law, they argued.

Nevertheless, the massive crowd at the demonstration in Madrid resulted in panic responses from the socialist government due to the timing of parliamentary elections scheduled for March. Spain state television claimed that only about 165,000 people were present at the rally-- a figure that was roughly one-tenth of figures from police, presented in an effort to put down the impacts of the rally.

Since coming to power in 2004, Spain's government has frequently clashed with Catholic leaders on issues such as abortion, same-sex unions, and religious instruction in the schools.

In another event, on-going mass protests, a scare phenomenon in the Socialist Republic of Vietnam, out broke in Hanoi drawing thousands Catholics to the street. The demonstrators have asked that the Church properties seized illegally by the government should be returned to them.

There continued to be prayer protests since 18th December after the release of a pastoral letter from archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi. In the letter, released on 15th December, archbishop Ngo told his congregation that the Apostolic Delegate’s Office within the premises of his palace was seized illegally by the government since 1959. It is reported that the office has been used for commercial purposes. It has disrupted badly his palace and the nearby cathedral. Also, Vietnam Conference of Catholic Bishops needs desperately a big enough meeting place, archbishop Ngo wrote.

He also noted that he and his predecessors and Vietnam Conference of Catholic Bishops have sent petitions to the authorities for the return of the building. However, their petitions have gone unanswered.

Vietnam has been listed in The International Religious Freedom report, submitted to US Congress annually by the Department of State, as a country where its citizens have been subjected to government censorship, hate crimes, discrimination and violence for their thoughts and beliefs.

Mass protests in Hanoi, as those in Madrid, raised deep concerns for the socialist government. Mass media controlled by Vietnam government have reported nothing on demonstrations of Hanoi’s Catholics in front of the former Apostolic Delegate’s Office, even after the visit of Vietnam Prime Minister Nguyen Tan Dung to the archbishopric palace on last Sunday.

Dung saw by his eyes people praying in front of the building and waiting in long queues to sign a petition for its return to the Church. However, so far, no concrete solution has been reached to satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics.

People keep coming to pray on the street in front of the building. They have virtually converted it into an open church.
 
Head of Vietnam religious affair committee angered Catholics with blatant lies
J.B. An Dang
20:44 03/01/2008
Hanoi - In an interview with the BBC program on 3rd January, Nguyen The Doanh, head of the State Administration for Religious Affairs, angered Catholics when he said that the Church has no ownership on its own properties. It is the State who decides and grants the permission for the Church to use its properties.

In an arrogant manner, Doanh reiterated a communist doctrine that advocated the abolition of the private ownership. Things, according to Doanh, are seen as social possessions. “Since the land use law has been in effect,” Doanh said, “lands were owned collectively, controlled and managed by the State. It is the State who decides and grants permissions for individuals and organizations to use them for long terms”. This statement clashes with those from Vietnam leaders and may cause confusions among foreign investors. If the government does not respect the legitimate ownerships of its own citizens, should they respect the foreign ones?

In another interview with the BBC program, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet stated that he and his predecessors and Vietnam Conference of Catholic Bishops have sent petitions to the authorities for the return of the former Apostolic Delegate’s Office to Hanoi archdiocese. Yet, their petitions have gone unanswered.

When asked about the claim, Doanh said “Local authorities and the Archbishop’s See of Hanoi, itself, so far has not reported anything about it”. Doanh’s statement has seen as a blatant lie. Here are the facts:

1) Many lands that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the lands are seldom returned to their owners. Instead, they have been used as financial resources for local government officials.

2) Catholic bishops in Vietnam have repeatedly spoken out on the issue.

3) After each meeting of the episcopal conference, the bishops typically send a memorial of the meeting to the Prime Minister and the State Administration for Religious Affairs. Since 2000, Catholic bishops have repeatedly asked that the former Apostolic Delegate’s Office should be returned to the Church.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ bế mạc 3 Năm Thánh tại giáo phận Thái Bình với Cuộc Rước Kiệu long trọng
GP Thái Bình
11:40 03/01/2008
THÁI BÌNH -- Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang - giám mục giáo phận Thái Bình đã long trọng Thánh lễ trọng thể chủ tế thánh lễ bế mạc 3 năm Thánh với sự hiện diện đông đủ của các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân tham dự, được tổ chức vào ngày kết thúc năm dương lịch 2007 vừa qua.

Thánh lễ tạ ơn được bắt đầu bằng một cuộc rước kiệu thật đặc biệt. Giữa nến đèn lung linh của đoàn rước, người ta có thể nhận thấy những chiếc xe hoa được trang trí hết sức công phu; trên xe là biểu tượng diễn tả ba nhân đức Tin - Cậy - Mến và biểu tượng cho ba năm thánh Sám hối và Hòa giải, Kiến thiết và Xây dựng, và năm thánh Tạ ơn.

Được biết, những chiếc xe hoa này được tuyển chọn từ các giáo hạt trong giáo phận để đưa lên tham dự cuộc rước kiệu hôm nay theo như thư chung của Đức giám mục giáo phận.

Nhân đây chúng tôi xin ghi lại vài nét về ý nghĩa các biểu tượng trong đoàn rước:

Hình ảnh đoàn rước với mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận đang tiến về ngôi Nhà Thờ Chính Tòa, là biểu tượng nói lên hình ảnh của một Giáo Hội đang trên đường lữ hành tiến về Nhà Cha trên trời. Đi đầu đoàn rước hôm nay là Thánh Giá Chúa Kitô, theo sau là đoàn tín hữu với đầy đủ mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận.

Cùng đi trong đoàn tín hữu hôm nay là các biểu tượng về ba nhân đức Tin Cậy Mến và thành quả mà Chúa ban cho giáo phận chúng ta cách đặc biệt trong Ba Năm Thánh vừa qua. Trong hành trình tiến về Giêrusalem trên trời, chúng ta cũng bước theo Chúa Kitô và đồng hành với nhau trong niềm Tin, Cậy, Mến. Đó là ba nhân đức siêu nhiên mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta: A - Đi đầu đoàn rước hôm nay là biểu tượng Đức Tin được trang trí bằng hình tượng trái núi đá mà đoàn tín hữu đang bám chặt vào đó giữa biển trần mênh mông. Xung quanh biểu tượng này có 4 câu thơ nói lên ý nghĩa chính yếu:

”Giữa biển mênh mông trái núi cao, Đức Tin đá tảng con bám vào, Dù cho sóng gió hoặc giông bão, Lòng Tin sắt đá chẳng xem sao”.

Đời sống của người Kitô hữu chúng ta dựa trên nền tảng đức Tin vào một Thiên Chúa duy nhất là Cha yêu thương tất cả mọi người. Ngài không ngừng tuôn đổ muôn phúc lộc chan hòa, phần hồn cũng như phần xác, xuống trên mỗi người chúng ta. B - Biểu tượng tiếp theo là nói về Đức Cậy với hình ảnh con thuyền Hội Thánh đi trên biển cả, đằng mũi có cây neo vững chắc, xung quanh có 4 câu thơ diễn tả ý nghĩa của biểu tượng:

”Con thuyền Hội Thánh đã ra khơi Cây Neo đồ sộ Gió thảnh thơi Bỏ Neo trông cậy khi cần thiết Bềnh bồng nhưng Vững chẳng buông trôi”.

Giữa bao gian nan khốn khó của cuộc đời, Hội Thánh vẫn luôn tin tưởng vững vàng vào tình thương hải hà của Thiên Chúa, luôn bám chặt lấy Thiên Chúa, giống như cây neo bám vào lòng biển. Để rồi dẫu có bị phong ba bão táp cuộc đời xô đẩy, Hội Thánh vẫn vững vàng vượt qua mọi thử thách gian nan trên hành trình tiến về Nhà Cha. C - Biểu tượng cho Đức Mến đi trong đoàn rước hôm nay là hình ảnh trái tim với ngọn lửa cháy bừng bừng như tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người. Xung quanh đề 4 câu thơ:

”Dòng máu hy sinh chảy ròng ròng Đêm ngày tuôn xuống đoàn con đông Tình yêu chân chính là thế đó Hy sinh mạng sống như ước mong”.

Quả thật, vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong thân phận của một con người nhỏ bé, đã sống một cuộc đời âm thầm suốt 30 năm trong một thôn làng bé nhỏ, đã chấp nhận hy sinh đến giọt máu cuối cùng trong cái chết đau khổ vì tình yêu. Và trước khi đi vào cuộc Vượt Qua ấy, Ngài đã thiết lập Bí tích Tình Yêu để ở lại với nhân loại mãi cho đến ngày tận thế, làm của ăn nuôi dưỡng con người trong hành trình dương thế đầy dẫy những khổ đau và nguy hiểm. D - Tiếp theo, trên đoàn rước là hình ảnh về lòng thương xót Chúa. Nhờ tình thương hải hà tha thứ của Thiên Chúa, toàn thể cộng đoàn giáo phận, từ Đức Giám mục đến các linh mục, các nam nữ tu sỹ và giáo dân đã thực hành tinh thần Sám hối, Hòa giải và Canh tân đời sống bằng những việc làm công khai. Kết quả là đa phần các khúc mắc lớn nhỏ trong đời sống hằng ngày đã được tháo gỡ, toàn giáo phận đoàn kết thành một khối duy nhất bên cạnh người cha chung của giáo phận. Chính trên nền tảng đó mà Năm Thánh KIẾN THIẾT & XÂY DỰNG của giáo phận đã đạt được những thành quả mỹ mãn về nhiều mặt, tinh thần cũng như vật chất.

E - Đi tiếp theo sau các biểu tượng trên là hai mô hình nhà thờ. Mô hình thứ nhất là một trong các nhà thờ trong giáo phận với kiểu kiến trúc thông thường mang dáng vẻ cổ kính đã được cha ông các thế hệ đi trước xây dựng và truyền lại cho con cháu. Mô hình thứ hai là biểu tượng cho ngôi nhà thờ Mẹ, ngôi nhà thờ quan trọng nhất của giáo phận, đó là ngôi Nhà Thờ Chính Tòa nguy nga lộng lẫy vừa được khánh thành và Cung hiến đặc biệt cho Thiên Chúa. Những mô hình này muốn nói lên phần nào thành quả lao công vất vả của Đức Giám mục cũng như mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cùng với ơn Chúa tuôn đổ dạt dào trên giáo phận trong những năm qua, đặc biệt trong Năm Thánh Kiến Thiết & Xây Dựng.

G - Những biểu tượng đặc biệt đi trong đoàn rước hôm nay là 3 chiếc lều mục tử của giáo xứ Nhà Thờ Chính Tòa Thái Bình, giáo họ Đông A và Trung Đồng thuộc giáo xứ Bồng Tiên, trang hoàng như cách thức của miền núi đá. Phía trên nóc xe là một hang đá bằng ni-lon trong suốt, bên trong có đặt các tượng Chúa Hài Đồng, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Hang đá có hình dáng như chiếc lều mục tử, luôn luôn ở trong tình trạng muốn bay lên, nhưng vẫn bị cột chặt vào nóc xe. Xung quanh xe là bốn cột có treo câu thơ sau đây:

”Đây Ngôi Lời đã xuống thế gian Cắm lều chia sẻ đời gian nan Kiếp sống Phù Du ba mươi ba tuổi Vượt nơi Tạm Thế tới thiên đàng”.

Biểu tượng này mang một ý nghĩa đặc biệt xuất phát từ bài giảng của Đức Giám Mục giáo phận về câu Tin Mừng theo Thánh Gioan, chương I câu 14: “Ngôi Lời đã làm người và cắm lều giữa chúng ta” trong Đại lễ Giáng Sinh vừa qua, nói lên mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa giữa lòng nhân thế. Ngài tuy là thân phận Thiên Chúa, nhưng đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại đã tự nguyện mặc lấy thân phận con người nhỏ bé để sống giữa loài người, chia sẻ mọi nỗi buồn vui của kiếp người, để yêu thương tha thứ và phục vụ đến hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Pl 2, 6-11). F - Đi trong đoàn rước hôm nay còn có đoàn dâng của lễ. Những lễ vật họ đang cầm trên tay là biểu tượng của tâm tình tạ ơn mà mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận muốn dâng lên Thiên Chúa trong Thánh lễ trọng thể này. Tất cả tạo vật đều do bởi Chúa, ngay chính bản thân mỗi người cũng là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa. Cảm nhận được hồng ân Chúa ban cho giáo phận trong suốt những năm qua, giờ đây chúng ta xin dâng lên Chúa chính những tặng phẩm mà Ngài đã ban để tỏ lòng biết ơn. Đó là kết tinh hương hoa của ruộng vườn, là sản phẩm do sức lao công bàn tay con người vun xới, là ơn Chúa ban cho thời tiết thuận hòa. Chúng ta thành kính dâng lên Thiên Chúa để tỏ lòng biết ơn, xin Chúa thương nhận, chúc lành, và thánh hóa để cuộc đời chúng ta mãi mãi là một bài ca tạ ơn dâng lên Ngài. Giờ đây, trong tâm tình của những người con, chúng ta cùng hân hoan tiếp tục tiến bước về Ngôi Thánh Đường Mẹ của giáo phận là Thánh Điện của Thiên Chúa, để dâng lên Ngài tâm tình cảm mến và những lời tán tụng ngợi khen.
 
Lễ tổng kết 3 Năm Thánh tại nhà thờ chính tòa Giáo phận Thái Bình
Tông Đồ
11:44 03/01/2008
LỄ TỔNG KẾT 3 NĂM THÁNH TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA GIÁO PHẬN THÁI BÌNH

THÁI BÌNH (31/12/2007) -- Mọi thành phần trong giáo phận Thái Bình trong những tuần lễ cuối năm 2007 đều hướng về ngày trọng đại, ngày 31/12/07, để Tổng kết 3 Năm thánh Thái Bình.

Đức Cha Nguyễn văn Sang đã ra Thư Chung dài dể loan báo về ngày trọng đại đó, trình bày ý nghĩa tốt đẹp và cổ vũ mọi người nên đi tham dự đông đủ.

Đi kèm với Thư Chung, còn một Thông Cáo của Tòa Giám Mục, chỉ dẫn chi tiết cách làm các xe hoa đi rước đêm hôm ấy, kèm theo các khẩu hiệu bằng thơ do Đức Giám Mục sáng tác.

Trước một tuần lễ, một đợt gió mùa đông bắc tràn về, nhiều đấng bậc bi quan sợ giáo dân không đi dự đông đúc, vì thời gian diễn ra cuộc rước và Thánh lễ định vào lúc 9 giờ tối, để làm nổi bạt vẻ huy hoàng tráng lệ của các đối tượng được trang hoàng ánh sáng kỳ công.

Trong các bài giảng của Đức Giám mục đi thăm các xứ đạo trong dịp này, ngài kêu gọi giáo dân đi đông để biểu dương Đức tin, Đức cậy và Đức mến. Ngài nói vui rằng: đêm 31 tháng 12 năm 2007, mọi người phải có mặt ở nhà thờ Chính tòa Thái Bình, trừ chó mèo thì ở nhà. Ngài hô hào:

Đêm khuya giá lạnh là chi

Đức Tin công giáo làm gì được nhau
”.

Từ đó, các xứ đạo thi đua làm các xe hoa để được chọn lên đi rước vào đêm 31/12 tại nhà thờ chính tòa Thái Bình. Một tiểu ban gồm các nhà chuyên môn xét duỵêt một số xe hoa được vinh dự đưa lên TGM vào đêm 31/12/2007.

Ngày dự định đã tới. Từ lúc 14 giờ ngày 31 tháng 12, giáo dân đã lũ lượt kéo đến Nhà thờ chính tòa. Có nhóm mang theo chăn chiếu, cơm nắm, muối vừng, bánh mì, bánh xốp, quyết tâm than dự lễ nghi có một không hai trong giáo phận.

Trời mùa đông chóng tối, như câu phương ngôn: “Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”. Nhưng cũng là lúc vườn hoa TGM rộng thênh thang, khuôn viên Nhà thờ Chính tòa mênh mông thoáng đãng, bỗng rực lên ánh sáng muôn màu, với những cây thông xanh còn sót lại của Mùa Giáng sinh. Các ngọn đèn màu thi nhau nhấp nháy; các tràng hoa bằng ánh sáng vắt ngang cây cảnh, núi đá làm thành dòng chảy muôn màu muôn sắc, chảy từ khuôn viên TGM tới chân Nhà thờ, và leo mãi cao đến thánh giá nhà thờ, tỏa ra chung quanh, khiến cho khu vực Nhà thờ Chính tòa uy nghi sáng láng, giữa một thành phố đang bước vào cuối đêm.

Đúng 19 giờ, trước khi đoàn rước khởi hành, hàng chục ngàn ngọn nến được thắp lên khiến bầu trời sao đêm cũng phải lóng lánh ghen tỵ. Các hội đoàn từ các xứ mang theo những xe hoa lộng lẫy. Các đội kèn, trống nam nữ y phục chỉnh tề đã dồn vào khuôn viên TGM. Tiếng kèn tiếng trống hò reo inh ỏi, như muốn chọc thủng bầu trời đen ngòm trên đầu. Các bà các cô trong y phục đẹp nhất. Các cụ các ông bà đều cuốn khăn kín mít. Các thanh niên và trung niên com lê cà vạt đúng mức. Tất cả đã hội tụ về đây đón giờ đến.

Trong khi đó, ở NTCT (nhà thờ chính tòa) một số các linh mục, tu sỹ nam nữ và giáo dân làm giờ chầu Thánh Thể để sốt sắng tạ ơn.

19 giờ 30 phút, theo hiệu lệnh của Ban Tổ chức và lời tuyên bố khai mạc của ĐGM. Mọi người xếp hàng ngũ đi rước. Đi đầu là thánh giá nến cao. Một số các em nhi đồng tươi vui nhí nhảnh. Rồi đến các bà các thiếu nữ xinh xắn. Có một đoàn thiếu nữ mặc đồng phục mầu hồng, sẽ là đoàn dâng lễ vật để tạ ơn. Tiếp theo là những xe hoa các giáo xứ chọn, cùng với các tín hữu trong xứ.

Trước hết là mô hình Nhà thờ Chính tòa vừa cung hiến, do 4 thiếu nữ trang trọng rước đi. Rồi tới đám đông các nữ tu trong giáo phận như những bông hoa trắng nở ra thơm ngát bầu không khí thanh định ban đêm. Tiếp theo là các xe hoa các giáo xứ: Thanh Châu - tượng trưng cho cái Neo lớn, vững chắc, làm cho Giáo hội dù gặp cơn sóng gió cũng chẳng xem sao: “Bềnh bồng nhưng cũng chẳng xem sao”.

Giáo xứ Sa Cát với Đá tảng và Thánh Phêrô lên tiếng: “Lạy Thầy, bỏ Thầy con biết theo ai”, hoành tráng đi trước đoàn trống đánh tùng tùng vang vọng khắp nơi, gợi nhớ câu thơ: “Trống trường thành lung lay bóng nguyệt”. Người ta cũng chú ý đến chiếc xe hoa hình nhà thờ họ Đông Phú (khi được xây dựng nhà thờ) nay trở thành giáo xứ đông đúc lớn mạnh. Ai cũng bảo đó là phép lạ hai vị Thánh họ Đinh, quê hương làng xóm. ĐGM giáo phận khi về đặt viên đá xây dựng nhà thờ xác nhận hài cốt hai vị để trình bày cho dân chúng tôn kính đã viết câu thơ:

Một làng trù phú ở phía Đông

Trước biển sau sông giữa cánh đồng

Thuần – Dũng tử đạo hai vị Thánh

Đuốc sống ngàn năm mãi song song
”.

Đi sau cùng là đoàn xe hoa tượng trưng cho hang đá Chúa Hài Đồng sinh ra giữa nhân gian. Hang đá được làm kỳ công, đáp ứng đúng điều ước của ĐGM: Như căn lều no gió Thánh Linh, hừng hực muốn bốc lên cao, nhưng do các dây rợ nhập thể ghì xuống với trái đất. Ngộ nghĩnh nhất là hai em bé ngây thơ, mặt búng ra sữa, đóng vai thiên thần quỳ hai góc:

Chúa lại sinh ra ở đâu

Hang đá máng cỏ nằm sâu lòng người


Từ trên cao, đám rước như con rắn lửa, lóng lánh muôn màu, bò ngoằn nghèo chung quanh thánh đường, rồi tiến vào cửa chính, tới lòng nhà thờ để bước lên cung thánh. Hai bên các hàng ghế chật cứng giáo dân đã vào kiếm chỗ trước để tránh cái lạnh tới 100C và độ ẩm 90%. Trước lễ, có 3 bài tổng kết 3 Năm thánh:

Một bài về năm thánh thứ nhất: Thống hối & Hòa giải, nêu ra những trường hợp các xứ đạo chia rẽ, hiềm khích lẫn nhau. Nhờ năm thánh đã được hòa giải, sống an thuận.

Năm Thánh thứ II: Kiến thiết & xây dựng. Cả giáo phận các nhà thờ được trùng tu tới 200 chiếc, to đẹp, hoành tráng, rộng rãi, như: Trung Đồng, An Lập, Đông Phú, Cao Xá v.v… bước vào thấy mình như lạc lõng trong cung vua. Nhà thờ chính Tòa Thái Bình, vươn lên như một của lễ trọng thể dâng cho Chúa, kéo dài đến tận thế. Thành quả xây dựng tinh thần cũng không kém. Nhất là việc phát triển các hội đoàn, dòng tu mới, làm cho đội ngũ các nhà truyền giáo thêm số, đem lại những kết quả tốt đẹp. Cái đáng nói nhất là không phải chỉ xây dựng nhà thờ nhà xứ vv… mà còn xây dựng các nhà giáo lý, bệnh viện, thể hiện tình bác ái Kitô, đang rộ lên như một rừng hoa. Giáo phận Thái Bình không những chỉ xây dựng bề ngoài mà còn kiến thiết bên trong. Hàng ngàn vạn con em tín hữu được đi học giáo lý, dự các kỳ thi giao lưu học hỏi. Điểm son trong lĩnh vực này là đoàn thanh thiếu niên đi dự Đại Hội Giới trẻ toàn miền Bắc tại Hải Phòng, đã dành giải nhất. Nghe tin, Đức Giám mục cảm động khóc nức nở và vui mừng ban phần thưởng khuyến khích.

Tổng kết Năm thánh Tạ Ơn, Đức Ông Tổng đại diện đã nhấn mạnh tới sự thành công rực rỡ và sốt sắng của các cuộc chầu Thánh Thể của các cộng đoàn luân phiên diễn ra ở TGM và ngỏ ý việc làm tiếp theo này sẽ còn được tiếp tục.

Một thành công vĩ đại là đã khánh thành một linh đài Đức Mẹ Lavang, với những mẫu mã y hệt Lavang Huế, làm cho mọi tín hữu Thái Bình từ nay tự hào vì mình cũng có “Đức Mẹ Lavang hiện hình” ở bên Nhà Thờ Chính Tòa và sốt sắng dâng lễ tối thứ bảy hàng tháng kính Đức Mẹ La Vang, buổi lễ quy tụ được hết mọi thành phần trong giáo phận do chính ĐGM chủ tế.

Trong bài giảng, ĐGM đã vắn tắt trình bày ơn Chúa ban cho cả giáo phận trong 3 năm qua và hướng về một tương lai tươi sáng. Đức Cha nói như sau:

Chúng ta vừa tham gia cuộc rước các xe hoa, tượng trưng cho 3 Năm thánh mà Giáo Hội thương ban để kỷ niệm những biến cố vĩ đại của giáo phận... Đã ba năm trời, là hơn một ngàn ngày, 2.400 giờ, 1.500.000 phút và 80 triệu giây, 160 triệu tíc tắc. Đó cũng là tiếng đập của trái tim một người bình thường. Vậy thì 160 triệu giây cũng chính là những ơn lành Chúa đã xuống cho...

Nhìn về tương lai, Đức Cha cũng đang kỳ vọng rằng giáo phận sẽ có vị giám mục mới trẻ trung hơn, Ngài nói:

Những người tín hữu giáo phận Thái Bình sau 3 Năm thánh trở nên những người tín hữu Hồng đào, phương phi béo tốt cả tinh thần lẫn vật chất. Có các cụ ông cụ bà đẹp lão, thanh niên đẹp trai, thiếu nữ xinh gái, tinh thần cũng như vật chất, đĩnh đạc bước đi trong tương lai: với vị giám mục mới trẻ trung hơn, các linh mục mới tươi vui vừa được thụ phong, các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân thánh thiện đổi mới cuộc đời. Một năm Hồng Đào hạnh phúc, nói như câu thơ:

” Bước đi phía trước, Trời tươi sáng Bỏ lại đằng sau Đất bạc màu ”.

Xin mọi người Tạ ơn, cám ơn tỉ tỉ lần. Chúc mọi người một năm mới

Hồng đạo tươi trẻ, văn minh, tiến bộ cả hồn lẫn xác. Amen.


Sau Thánh lễ, tiếng thánh ca Te deum hát bằng tiếng Latinh trang trọng đã từ 50 năm nay mới lại được ca lên, khiến lòng người phấn khởi rạng rỡ.

Đoạn ĐGM ban phép lành Tòa Thánh một cách trọng thể. Mọi người thấy một chiếc kiệu tiến lên từ cuối NTCT, có một cây hồng đào tươi sắc. ĐGM chỉ vào cây đào đó nói rằng: ngày hôm nay chấm dứt 3 năm thánh màu xanh, và tuyên bố khai mạc năm Hồng Đào (người tín hữu Thái Bình trưởng thành tiến lên về mọi mặt). Đúng như lời thánh Phaolô tả vẽ với hình ảnh của người lực sĩ chạy đầu tiên. Ngày nay còn làm biểu tượng tượng trưng: cao hơn, nhanh hơn, khỏe hơn.

ĐGM chúc mọi thành phần Dân Chúa năm Dương lịch cũng như Âm lịch cũng được chạy nhanh hơn, mạnh hơn, nhảy cao hơn, mạnh mẽ hơn trên con đường đua tranh về nhận phần thưởng Nước Trời, và Ngài tuyên bố đó là ý nghĩa năm Hồng Đào. Cả ngàn người trong thánh đường vỗ tay hoan hô quyết định của ĐGM, sau đó hân hoan ra về giữa đêm khuya rét lạnh, nhưng nhớ mãi lời ĐGM khuyên:

Đêm khuya giá lạnh là chi,

Đức tin Công giáo làm gì được nhau
.

Chẳng mấy chốc khuôn viên TGM và NTCT đã vắng lặng, chỉ còn lại những hàng đèn nhấp nháy như đang cười đùa trước gió đêm giá lạnh.

Đẹp thay một buổi lễ làm nức lòng người tín hữu Thái Bình.
 
Dòng Thánh Tâm Huế hân hoan có thêm 2 tân linh mục
Bến Ngự
11:56 03/01/2008
HUẾ -- Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã thương ban cho Hội Dòng Thánh Tâm Huế, hai tân Linh mục Philiphê Nguyễn Văn Hoàng và Phêrô Nguyễn Thái Vạn đã dâng Thánh Lễ Tạ Ơn tại Nhà thờ của Hội Dòng vào ngày 02-01-2008

Đúng 10h00, Thánh Lễ được bắt đầu khi đoàn đồng tế được rước từ phòng sinh hoạt của giáo xứ và tiến lên nhà thờ. Hiệp thông trong Thánh Lễ này gồm có các thành phần tham dự: 40 Linh mục triều và Hội dòng, quý Tu sĩ nam nữ, quý thân nhân của hai tiến chức và đại diện cho thành phần của các giáo xứ.

Được biết, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đã truyền chức cho hai tân Linh mục cùng với ba tân Linh mục khác tại Nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam vào ngày 01-01-2008; ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa và cũng là ngày đầu của năm mới.

Mở đầu Thánh Lễ, tân Linh mục Philipphê Nguyễn Văn Hoàng đã nói lên tâm tình trong ngày lễ tạ ơn này: “ Chúng tôi không phải là những con người đạo đức, thánh thiện mà chỉ là những con người còn nhiều thiếu xót, yếu đuối. Nhưng tình thương của Thiên Chúa đã thương chọn gọi chúng tôi, để chúng tôi tiếp tục cử hành hy tế mà Chúa Giêsu đã để lại. Với tâm tình phó thác, tin tưởng và tạ ơn, chúng tôi cùng hiệp ý dâng Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay.”

Trong bài chia sẻ, Cha Simon Trương Quỳnh, bề trên tổng quyền Dòng Thánh Tâm Huế đã nói đến nội dung của bài Tin Mừng, khi Chúa Giêsu kêu mời mọi người hãy trở thành những người bạn hữu của Ngài, và đặc biệt đối với các Linh mục thì bạn hữu càng trở nên mật thiết và gắn bó hơn.

Cha bề trên tổng quyền cũng chia sẻ về một chút tâm tình của Mùa Giáng sinh, Cha cũng đã nhắc lại về sự Nhập Thể Làm Người của Chúa Giêsu Ki-tô, sự mạc khải của Người trước hết cho những con người như: các mục đồng chăn chiên ở ngoài đồng, ba nhà đạo sĩ hay Simêon, họ là những con người nhỏ bé, dân ngoại và là những người già yếu của xã hội.

Sự mạc khải đó thì giờ đây Linh mục là người mang hình ảnh của Chúa Ki-tô, thì cũng phải có sứ mạng mang Chúa đến cho những Ki-tô hữu khác, đặc biệt là những người luôn phải vất vả, khổ cực trong gánh nặng của cuộc sống thường ngày.

Tiếp sau bài chia sẻ, tất cả mọi người cùng đọc Kinh Tin Kính và dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện trong tâm tình tạ ơn. Sau đó là phần dâng lễ với bánh rượu, ánh nến, hoa quả tượng trưng cho những hy sinh, hiến dâng với tấm lòng yêu mến, luôn hướng về Thiên Chúa của cộng đoàn tham dự.

Cuối Thánh lễ, thay mặt cho hai tân Linh mục và toàn thể anh em trong Hội Dòng, Cha bề trên tổng quyền đã bày tỏ tâm tình tri ân, cảm tạ quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và các thành phần đã tham dự, cầu nguyện cho hai tân Linh mục và Hội Dòng trong suốt thời gian qua và cũng như hiện diện trong Thánh lễ tạ ơn hôm nay.

Đặc biệt, Cha bề trên tổng quyền cũng cám ơn quý thân nhân của hai tân Linh mục; là cha mẹ anh chị em của hai tiến chức, là những người đã quảng đại hy sinh người con, người anh em của mình cho Thiên Chúa và Hội Dòng. Qua đó, Cha cũng xin mọi người tiếp tục hiệp ý cầu nguyện và nâng đỡ hơn nữa cho các tân chức. Để các tân chức có thể vượt qua mọi khó khăn, sẵn sàng dấn thân phục vụ trên cánh đồng truyền giáo.

Kết thúc Thánh lễ, mọi thành phần tham dự nhận phép lành, quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm chung với hai tân Linh mục. Sau cùng, mọi người tham dự cùng ở lại dự tiệc chung vui tại hội trường trong tâm tình tạ ơn, chúc mừng hai tân linh mục, quý thân nhân và Hội dòng.

Giờ đây hai tân Linh mục đã trở thành những con người mới với sứ mạng mới trên bước đường truyền giáo. Cầu chúc cho hai tân Linh mục luôn vững tâm bước đi trên con đường đem Tin mừng đến cho mọi người và trở nên những Mục tử như lòng Chúa mong ước.

Tối ngày đầu năm mới 01.01.2008 tại Hội trường của Hội Dòng, trước Thánh lễ mở tay cùa 2 tân linh mục, một Đêm Hoan Ca đã được tổ chức với tâm tình tạ ơn và mừng Dòng Thánh Tâm Huế có thêm hai tân Linh mục.

Cùng chung lời tạ ơn cùng với Hội Dòng còn có sự tham dự của các thành phần: Cha bề trên tổng quyền, các linh mục của Hội Dòng, quý tu sĩ nam nữ, đặc biệt có sự hiện diện của hai tân linh mục cùng với các thân nhân. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các bạn trẻ công giáo và bà con giáo dân Giáo xứ Bến Ngự.

Đúng 8h00 tối, chương trình được bắt đầu với sự mở màn: Hợp xướng “Hoan ca Tạ Ơn” của các anh em Đệ Tử Viện của Hội Dòng. Các tiết mục múa, song ca, đơn ca hay các vũ điệu cũng đều lần lượt thể hiện với một phong cách độc đáo và tinh tế.

Trong các tiết mục tham gia chương trình lần này, ngoài những chương trình do anh em Đệ tử viện phụ trách, còn có sự đóng góp của quý chị thuộc Dòng Mến Thánh Giá Vinh hiện đang học tập tại Huế. Thêm vào đó vũ khúc tràn đầy vui tươi do các em thiếu nhi Giáo xứ Bến Ngự thể hiện.

Các tiết mục thể hiện trong Đêm Hoan Ca:

- Hợp xướng “ Hoan ca Tạ ơn” - Đệ tử viện
- Vũ điệu La Tinh - Quý chị Mến Thánh Giá Vinh tại Huế
- Đơn ca “ Dòng sông hạnh phúc” - Thầy Vũ Văn Nguyện thuộc Dòng Thánh Tâm Huế
- Vũ khúc “Giáng sinh về” - Các em thiếu nhi Giáo xứ Bến Ngự
- Song ca “Khúc cảm tạ” - Hai bạn trẻ thuộc Giáo phận Thái Bình
- Cây đèn cù - Đệ tử viện
- Đơn ca “ Mãi mãi con chọn Ngài” - Nhà thử
- Vũ khúc “Chúc rượu” - Quý chị Mến Thánh Giá Vinh tại Huế
- Đơn ca “Tình Huế” - Anh Vĩnh Hoan thuộc Đệ tử Viện
- Híp hóp - Đệ tử viện

Màn nhảy Híp hóp rất công phu và sôi động của các anh em Đệ tử viện đã khép lại chương trình Đêm Hoan Ca Tạ Ơn. Kết thúc chương trình, mọi thành phần tham dự cùng hát chung bài hát “ Tâm tình hiến dâng” để cùng tạ ơn, chúc mừng cho hai tân Linh mục, và đặc biệt là mừng cho Hội Dòng từ nay có thêm được những vị mục tử mới trên bước đường truyền giáo.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ý kiến độc giả: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Toà Giám Mục Hà nội để làm gì?
Nguyễn Sống Mới
12:05 03/01/2008
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Toà Giám Mục Hà nội để làm gì?

LTS: Bài viết này là ý kiến đóng góp của độc giả Nguyễn Sống Mới, bài này không nhất thiết phản ánh lập trường của VietCatholic.

HÀ NỘI -- Sáng Chúa Nhật 30/12/07, nhiều người rất phấn khởi khi VietCatholic chạy bản tin có đính kèm hình của Thủ Tướng Việt Nam Ông Nguyễn Tấn Dũng gặp Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tại Toà Giám Mục Hà nội và như được biết, ông ta xin đưa đi thăm khu vực Toà Khâm Sứ. Hình ảnh một vị Thủ Tướng chân thành lắng nghe như thế làm sao mà không gây ấn tượng tuyệt vời ! Nếu có sai sót gì là do thuộc cấp thôi.

Được biết đây là cuộc viếng thăm bất ngờ của vị Thủ Tướng lúc nào cũng nở một nụ cười thật đôn hậu, dễ gây những ấn tượng đẹp. Quả thật, Thủ Tướng Việt Nam đã rất thành công ở trong nước cũng như trên thế giới về phương diện này. Cho tới bây giờ, không ai ở Việt nam có thể tưởng tượng một Thủ Tướng Cộng sản lại đi thăm một nơi đang diễn ra cuộc 'xuống đường' đòi đất như thế. Có người nghĩ rằng lời cầu nguyện của họ trước cổng Toà khâm Sứ đã được nhậm lời!

Xin ghi nhận những sự kiện này:

Đầu năm 2007, Việt nam chủ trì phiên họp APEC tại Hà Nội, được nói là rất thành công. Việt nam được rút tên ra khỏi danh sách các quốc gia đáng quan tâm vì vi phạm quyền tự do tôn giáo. Việt Nam gia nhập vào WTO.

Đầu năm nay 2008, Việt nam bắt đầu vai trò Hội Viên Không Thường trực Liên Hiệp Quốc.

Trong bối cảnh như thế, Chính phủ Việt nam đang muốn xử sự như một người trưởng thành trong cộng đồng quốc tế gồm các quốc gia văn minh, khi họ cảm thấy an toàn.

Người ta nói rằng, một nghề đang được chiêu mộ và thịnh hành ở Việt nam hiện nay là PR (Public Relations). Hình như cũng chưa có dịch ra tiếng Việt. Vì từ này nỗi tiếng quá, nên chắc người ta muốn giữ luôn chăng. Cũng như từ Spin doctor rất mới trong tiếng Anh, có cả chục năm nay mà vẫn chưa biết dịch thế nào. Ngày xưa ở Việt Nam người ta gọi cái job này là tuỳ viên báo chí, nhưng trong thế giới truyền thông ngày hôm nay đây là cái job lợi hại, quan trọng hơn nhiều. Họ qui định hình ảnh, thành công của một công ty, một lãnh tụ. Đại khái, đó là nghệ thuật, kỹ thuật uốn nắn dư luận bắng các phương tiện truyền thông đại chúng, như TV, báo chí, internet, webblog, text message, ipod, email message… Người làm công tác PR hay spin doctor có bổn phận phải vận dụng tất cả các phương tiện truyền thông để ảnh hưởng, uốn nắn dư luận quần chúng cho mục đích của họ. Ở một nghĩa thật đẹp, họ có bổn phận truyền tin sứ điệp của lãnh đạo. Tốt xấu là chuyện khác.

Và cũng xin ghi nhận sự kiện khác không kém phần quan trọng: là một thủ tướng Cộng sản, ông Nguyễn tấn Dũng không làm gì ngoài chỉ đạo của tập thể lãnh đạo. Là một thủ tướng Cộng sản, ông chả cần đi thanh sát hiện trường cho biết sự thật là gì.

Một sự thật nữa cần ghi nhận là cái kiểu mặc áo không thắt cà vạt của Thủ Tướng chỉ thích hợp khi ông gặp các lãnh tụ trong lúc trà dư tửu hậu, chứ không thích hợp để đi thăm và đi bên một vị Tổng Giám Mục ăn mặc rất formal. Hơn ai hết là Thủ Tướng ông biết thế nào là protocal. Kiểu ăn mặc như thế nơi công cộng cho chúng ta một message rồi.

Vài ghi nhận trên đây, tôi không đánh giá quá cao cuộc viếng thăm của Thủ Tướng Chính Phủ tại Toà Giám Mục Hà Nội hôm đầu tuần này. Vấn đề Toà Khâm Sứ chắc phải còn lâu. Tuy nhiên, chúng ta nên khuyến khích tiến trình hội nhập vào thế giới văn minh của chính phủ Việt nam. Chúng ta ủng hộ chủ trương và việc làm của Hàng Giáo Phẩm Việt nam, đặc biệt của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trong việc yêu cầu chính phủ thực thi công lý. Chúng ta hiệp nhất với bà con giáo dân Hà nội trong việc đòi chính phủ lắng nghe nguyện vọng chính đáng của họ. Nhũng cuộc tập họp hiền hoà này gây xúc động rất lớn. Một công tác PR xin đề nghị với bà con Hà nội là chúng ta không tập họp thường xuyên hằng ngày ít ngưòi, nhưng cần những cuộc tập họp cuối tuần, đông người. Cần báo cho các hãng tin nước ngoài tới, kêu gọi bạn bè ngoại quốc tham gia.

Thủ tướng Việt nam dùng PR, bà con Hà nội cũng biết PR!
 
Đài BBC: Có hướng giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ?
BBC
12:11 03/01/2008
BBC LONDON -- Tin tức từ Việt Nam cho hay các buổi cầu nguyện của nhiều giáo dân trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội vẫn diễn ra ngay đầu năm 2008, đặt câu hỏi về một giải pháp cho vụ việc.

Hôm 1.1, chừng 2000 người Công giáo đã cầu nguyện ở phố Nhà Chung, để như họ nói, là đòi lại tòa nhà vốn do quận Hoàn Kiếm quản lý, thu hút sự chú ý của dư luận và lực lượng công an.

Trước đó, trong một cử chỉ được bình luận nhiều, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Tòa Giám Mục Hà Nội và đi bộ cùng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến xem Tòa Khâm sứ.

Có vẻ như chính quyền Việt Nam đang tìm cách giải quyết theo những quy định của nhà nước và hợp với cách lý giải lịch sử của đảng cộng sản.

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 3.1.2008, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đưa ra một cách xác định phạm vi vấn đề và việc dùng từ cho các bên liên quan:

"Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại,"

Về điểm này, ông Doanh giải thích rằng: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."

Nhà nước 'xem xét nguyện vọng'

Trước câu hỏi vậy chuyện hàng nghìn giáo dân yêu cầu được trả lại, hay nói cách khác là được quyền 'sử dụng' tòa nhà có khiến nhà nước xem xét hay không, ông đáp:

"Đấy cũng là một điều để nhà nước xem xét, vì đó cũng là một nguyện vọng của một bộ phận bà con giáo dân,"

Ông cũng đưa ra cách lý giải lịch sử chính thống hiện nay tại Việt Nam:

"Sau thời thực dân, đế quốc nay đất đai là sở hữu toàn dân. Nhà nước quan tâm đến nhu cầu của từng bộ phận nhân dân để giải quyết. Thậm chí khi các tổ chức tôn giáo có nhu cầu sử dụng đất để thờ tự, để hoạt động tôn giáo, nhà nước đã từng cung cấp đất cho họ sử dụng mà không phải trả thuế sử dụng đất."

Trước đó, hôm 27.12, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói với BBC rằng Giáo hội Công giáo đã nhiều lần gửi đơn từ xin nhà nước trả lại toà nhà cùng số 40 phố Nhà Chung với Tòa Giám Mục nhưng "đơn thư chỉ rơi vào im lặng".

Theo cha Kiệt, chẳng hạn có như đơn của người tiền nhiệm của ông gửi cho các cấp lãnh đạo Việt Nam năm 2000 và sau này ông cũng yêu cầu nữa.

Ông nói hiện Tòa Giám Mục thì chật chội, có nhu cầu xin lại Tòa Khâm Sứ vốn đã và đang bị quận Hoàn Kiếm dùng vào các mục tiêu không tốt.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Doanh thì:

"Việc này vẫn chưa được một cơ quan nào đó có thẩm quyền ở địa phương báo cáo. Hà Nội cũng chưa có báo cáo cụ thể. Bản thân Tòa Giám Mục sau vụ việc này cũng chưa báo cáo cụ thể."

Trước việc giáo dân và giáo sĩ than phiền về cách quận Hoàn Kiếm từng sử dụng tòa nhà vào mục đích kinh doanh vũ trường, khách sạn ông đáp rằng:

"Trước khi các vụ này xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu TP Hà Nội dùng tất cả các việc thi công, không được sử dụng khu đất và tòa nhà vào mục đích kinh doanh, vũ trường, khách sạn. Tuyệt đối không được. Trước mắt thì có thể sử dụng làm nơi công công, công viên, cây xanh, trong đó có đồng bào công giáo. Còn nhu cầu của Giáo hội đến đâu thì Giáo hội đặt vấn đề."

Ông nói Ban Tôn giáo Chính phủ đã góp ý kiến cho Hà Nội không nên "xây dựng thành trung tâm thương mại hoặc vũ trường, khách sạn, vì hoạt động ồn ào như thế làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của tôn giáo".

Ông cam kết rằng sẽ không có chuyện như Giáo hội tưởng là thành phố lại cho dùng khu đất và tòa nhà làm vũ trường, khách sạn trở lại sau khi họ "tranh thủ mở điểm trông xe máy".

Cầu nguyện đông người

Theo bản tin trên mạng của Thông tấn xã Công giáo (Viet Catholic News), trưa ngày đầu năm 1.1.2008, linh mục làm lễ ở Nhà Thờ Lớn đã nói:

"Năm mới chúng ta có nhiều ước vọng Một trong những ước vọng cháy bỏng nhất là chúng ta xin lại được nhà đất Toà Khâm Sứ. Để cho điều ấy trở thành hiện thực, chúng ta cần phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hành động chứ không bạo động."

Sau đó, vị linh mục đã mời các giáo dân tiến bước về phía tòa nhà, đi đầu là một lễ rước.

Đám rước đông đảo đã được công an giao thông giúp đỡ giữ trật tự ở phố Nhà Chung vốn nhỏ hẹp.

Tuy Tòa Khâm sứ đã khóa công nhưng Viet Catholic News viết rằng người ta "Hoan hô các anh cảnh sát giao thông tuyệt vời giữ trật tự cho giáo dân cầu nguyện."

Trước câu hỏi của BBC về ảnh hưởng của vụ hàng nghìn giáo dân cầu nguyện đối với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Vatican, ông Nguyễn Thế Doanh cho hay việc thiết lập quan hệ ngoại giao:

"Đang trao đổi với Vatican, trên tinh thần đối thoại, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của người Công giáo nhưng cũng vì lợi ích chung".

Đài BBC cũng hỏi ông liệu trong tương lai, nếu Việt Nam và Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao thì liệu Tòa Khâm sứ hiện nay có thể trở thành trụ sở cho đại sứ của Vatican hay không. Ông Doanh nói:

"Nếu trong trong tương lai nếu có thiết lập quan hệ như thế thì việc chọn trụ sở như thế nào, ở đâu chỉ là phụ, không có gì quan trọng lắm."
 
Ý kiến độc giả: Mẹ Sầu Bi - từ vụ đập tượng ở Đồng Đinh đến việc đặt tượng ở Hà Nội
Lại thế Lãng
18:17 03/01/2008
Ý kiến độc giả: Mẹ Sầu Bi - từ vụ đập tượng ở Đồng Đinh đến việc đặt tượng ở Hà Nội

Đầu tháng 2/2007 giáo dân Việt Nam ở khắp nơi không khỏi bàng hoàng khi nghe tin vào đêm 29 rạng 30/1/2007 tượng Mẹ Sầu Bi ở giáo xứ Đồng Đinh thuộc giáo phận Phát Diệm bị đập phá.

Giáo xứ Đồng Đinh nằm trong lãnh thổ của xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Giáo xứ được thành lập ngày 16/4/2006 với 1895 giáo dân và linh mục Giuse Lê Đức Năng được bổ nhậm làm chánh xứ.

Hơn một năm kể từ ngày giáo xứ được thành lập, ngày 5/11/2007 Đức cha Nguyễn Văn Yến, Giám mục địa phận Phát Diệm đã tặng cho giáo xứ Đồng Đinh bức tượng Mẹ Sầu Bi. Giáo dân Đồng Đinh đã rước tượng từ Phát Diệm về đặt tại núi Gò (một địa điểm trong xã Thượng Hòa). Ở nơi đó có sẵn một thánh giá đã được dựng lên từ lâu đời.

Ngay sau khi vụ đập tượng xẩy ra, linh mục chánh xứ và giáo dân Đồng Đinh đã gửi đơn đến các cấp chính quyền xin điều tra và xử lý thích đáng đối với những kẻ chủ mưu đập phá tượng.

Trong văn thư trả lời linh mục chánh xứ và giáo dân Đồng Đinh, UBND tỉnh Ninh Bình cho biết chiếu theo kết quả điều tra và đề nghị của công an huyện Nho Quan, UBND tỉnh đã chỉ thị cho UBND huyện Nho Quan xử lý kỷ luật đối với 8 viên chức va công an trong xã đã tham gia vào việc đập phá tượng. Văn thư cũng cho biết trong một buổi họp tại UBND xã Thượng Hòa, viên bí thư Đảng ủy xã, một người dính líu trong vụ đập phá tượng, đã thay mặt cho những người vi phạm xin lỗi chính quyền và giáo dân, đồng thời ông ta cũng xin chịu trách nhiệm bồi thường vật chất về vụ đập tượng.

Tại giáo phận Phát Diệm ngày 5/3/2007 đã diễn ra buổi họp giữa ĐGM Nguyễn Văn Yến với các linh mục trong Ban Tư vấn và Hội đồng linh mục của giáo phận. Buổi họp đi đến kết luận “khép lại đau thương và mở ra tinh thần Kitô giáo”. Lý do là vì những yêu cầu của giáo xứ Đồng Đinh đã được đáp ứng.
Sau biến cố ở Đồng Đinh người ta đã nói nhiều đến Mẹ Sầu Bi nhưng dường như người ta chỉ nói đến những khía cạnh khác hơn là nói đến những điều cần học hỏi nơi thái độ của Mẹ Sầu Bi:

Mẹ không oán, không hờn, trong thinh lặng
Nhìn Con Yêu, nhìn nhân thế mê man
Tình thương yêu vượt thắng mọi oan khiên
Cho thế gian được thoát vòng tội lỗi
(Thơ: Mẹ Sầu Bi- Trà Lũ)

Mẹ Sầu Bi ẵm xác Chúa Giêsu ngồi dưới chân thánh giá là biểu tượng của sự đau khổ. Vì vay khi gặp oan khiên, khi có nỗi đau, khi phải đối diện với những nỗi oan ức vượt quá sức chịu đựng thì thái độ khôn ngoan nhất của người Công giáo là chạy đến với Mẹ Sầu Bi để xin Mẹ cảm thông, nâng đỡ và ủi an.
Có lẽ chính trong ý hướng đó mà hôm 18/12/2007 giáo dân Hà Nội đã đồng lòng đặt tượng Mẹ Sầu Bi bên gốc cây cổ thụ trong tòa Khâm sứ để mọi người đến cầu nguyện với Me trong một tình thế mà họ không thể làm gì khác hơn được. Và rồi suốt từ ngày đó đến nay, đáp lời mời gọi cầu nguyện của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, giáo dân Hà Nội đã không ngớt chạy đến kêu cầu cùng Mẹ xin cho công lý được thể hiện để tòa Khâm sứ sớm được trả lại cho giáo hội. Những buổi cầu nguyện này có lúc qui tụ đến hàng ngàn người.

Xin đừng ai nghĩ rằng đây là những cuộc biểu dương, biểu tình phản đối hay đả đảo. Suy nghĩ lệch lạc sẽ sinh ra ngộ nhận và có thể dẫn đến những hành động không hay. Đây chỉ là những buổi cầu nguyện thuần túy. Cầu nguyện vốn là nhu cầu thiết yếu của người Công giáo. Đối với người Công giáo cầu nguyện cần thiết như nhu cầu ăn uống và hít thở vậy.

Người Công giáo cầu nguyện để khỏi sa chước cám do, để được bình tĩnh và sáng suốt mà khỏi đi vào con đường lầm lạc. Người Công giáo cầu nguyện để có sự khôn ngoan mà chọn đúng con đường phải đi. Người Công giáo cầu nguyện cho mình và cho mọi người, kể cả với những ai đối đầu với họ. Vì vậy cầu nguyện luôn luôn là điều tốt cần được khuyến khích và cổ võ chứ không nên ngăn cản hay gây trở ngại.

Cầu nguyện cũng là phương cách hiệp thông giữa những con cái Chúa ở khắp mọi nơi. Khi có nhu cầu cầu nguyện, nhất là khi cần cầu nguyện cho một công việc chung được thành tựu thì người Công giáo bất cứ ở đâu đều phải hiệp một ý. Không có tinh thần đó thì không phải là người Công giáo.
Trở lại với Mẹ Sầu Bi. Theo lịch phụng vụ của giáo hội thì lễ mừng kính Mẹ Sầu Bi là ngày 15/9 hàng năm. Lễ này diễn ra liền sau lễ suy tôn Thánh giá được cử hành vào ngày hôm trước 14/9. Phải chăng trong công cuộc đồng công cứu chuộc nhân loại Đức Mẹ không thể tách rời khỏi thập giá Chúa? Và phải chăng cũng chính vì ý nghĩa đó mà hôm lễ Giáng sinh, ngay sau thánh lễ nửa đêm tại nhà thờ chính tòa, hàng ngàn giáo dân Hà Nội lại kéo sang tòa Khâm sứ dựng cây thánh giá bên cạnh Mẹ Sầu bi mà họ đã đặt trước đó mấy ngày?

Theo tin tức thì khi ít khi nhiều những buổi cầu nguyện đã diễn ra liên tục trước tượng Mẹ Sầu Bi. Giáo dân Hà Nội rõ ràng đã đến với Mẹ Sầu Bi trong niềm tin phó thác. Thiết nghĩ nên biến những buổi cầu nguyện thành những buổi biệt kính Mẹ Sầu Bi để xin Mẹ đoái nhìn đến con cái Mẹ. Ngoài những hình thức cầu nguyện như hiện nay nên ngắm bảy sự thương khó Đức Mẹ hay là làm tuần cửu nhật trước tượng Mẹ Sầu Bi để xin Mẹ nâng đỡ, ủi an.

Trong vòng chua tới một năm đã có hai sự kiện liên quan đến Mẹ Sầu Bi: một lần đập tượng và một lần dựng tượng. Có phải đó là dấu hiệu kêu mời con cái từ khắp nơi chạy đến cùng Mẹ:Mẹ Sầu Bi, ôi Mẹ của tình thương!

Mẹ dạy con đức can trường yêu mến
Yêu chân thành, yêu sắt son, nồng thắm
Dù thế nhân có ruồng rẫy, lãng quên

Mẹ Sầu Bi, ôi Mẹ của tình thương!
Xin giúp con biết nhìn lên Thánh Giá
Nơi yêu thương hóa thành ơn cứu độ
Tình Chúa Trời tưới gội đất nhân sinh

Mẹ Sầu bi, Mẹ là Mẹ chúng con!
Xin Mẹ dẫn chúng con vào đường Chúa
Đường phục vụ quên mình, không tính toán
Đường mến yêu, trao tặng đến tận cùng
(Thơ: Mẹ Sầu Bi- Tà Lũ)

Theo tin tức thì hôm 30/12/2007 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Đức TGM Ngô Quang Kiệt và được Đức TGM hướng dẫn đến thị sát khu vục tòa Khâm sứ, nơi đã bị chiếm dụng từ lâu và đang có chiều hướng biến nơi này thành nơi kinh doanh, an chơi.

Tin tức này làm cho nhiều người lạc quan, nghĩ rằng tiếng nói của giáo dân Hà Nội đã đến tai người đứng đầu chính phủ và vấn đề tòa Khâm sứ sẽ được giải quyết mau chóng. Nhưng bên cạnh đó không ít người nghi ngờ thiện chí của thủ tướng Dũng khi ông đến thăm tòa TGM. Người ta cho rằng đây chỉ là một màn trình diễn rồi thì mọi sự sẽ lại vẫn như cũ, không có gì thay đổi. Theo thiển ý thì không nên quá lạc quan cũng không nên quá bi quan mà vấn đề là tiếp tục cầu nguyện.

Không chỉ giáo dân Hà Nội mà giáo dân ở khắp các giáo phận, giáo xứ ở Việt Nam cũng như giáo dân Việt Nam trên toàn thế giới cần hiệp ý cầu nguyện và làm tất cả những gì có thể làm được trong ôn hòa và nhẫn nại. Phần còn lại hãy phó thác trong tay Mẹ Sầu Bi.

Lạy Mẹ Sầu Bi. Mẹ là hình ảnh của Giáo hội Việt Nam xin đoái thương đoàn con cái của Mẹ.

(Vermont, 1/3/2008)
 
Công lý và Hòa bình (thơ)
Tuyết Mai
18:19 03/01/2008
CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH

“Công lý mọc lên từ đất thấp
Hòa bình ngó xuống từ trời cao” (Tv.84)

Hà nội mùa nầy chiếu sáng những vì sao
Soi dẫn ai còn đi trong đêm tối
Trong bất công, trong vũng lầy tội lỗi
Về với yêu thương với hồng phúc bình an

Vỗ tay lên nào, khắp cả nhân gian
Cung chúc “Chúa của niềm tin bất diệt”
Ban cho muôn người một lòng yêu tha thiết
Yêu Hòa Bình, Yêu Đất Nước Việt Nam

Bởi vì yêu thắp đuốc sáng giang san
Cho công lý lớn lên từ mặt đất
Nền công lý không là “được hay mất”
Nhưng là thành người chính trực công minh

Cho Việt Nam được ánh sáng Giáng sinh
Ánh sáng của Hòa Bình viên mãn
Việt Nam ơi, “giờ vinh quang chiếu rạng-
Vinh quang của Đức Chúa như bình minh” (Is.60,1)

“Nguồn phú túc, ngàn muôn lộc hiển vinh
Rạng rỡ dòng Rồng Tiên muôn thế kỷ” (x.Is 60,5)
Vì lòng người đã nở hoa công lý
Hoa của niềm tin vào Thiên Chúa quyền uy

Những vì sao đêm Hà Nội huyền vi
Là Lời Tình của Lòng Thương Thiên Chúa
Cho Việt Nam một hồng ân chan chứa
Hòa Bình ơi, Hòa Bình thật, muôn thu

Chúa tình yêu không có chút lòng thù
Người của Chúa chỉ yêu và tha thứ
Hãy đồng tâm nguyện cầu nên trang sử:
“Người Việt Nam luôn Yêu Chúa, Yêu Nhau…”
 
Ý kiến độc giả: Lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Doanh về vụ đất đai...
Nguyễn Thái Bình
18:26 03/01/2008
Ý kiến độc giả: Lời tuyên bố của ông Nguyễn Thế Doanh về vụ đất đai...

Theo những gì đã ghi về luật đất đai hiện nay và trả lời phỏng vấn đài BBC của ông Nguyễn Thế Doanh, chúng ta dễ dàng nhận ra một điều hết sức căn bản: luật đất đai hiện hành nhằm giúp chính quyền hợp pháp hóa những phần đất đã mượn hoặc trưng thu bằng bạo lực trước đây.

Việc cấp đất mới cho các tôn giáo chỉ nhằm đánh đổi những gì đã lấy trước đó thay vì phải trả lại ngay trên phần đất cũ, hoặc nếu là đất mới hoàn toàn thì cũng nhằm mục đích phát triển du lịch. Lúc đó các địa điểm thờ tự mới này sẽ mang lại cho nhà nước những nguồn lợi lớn từ khách hành hương thập phương.

Nhà đất của các Tòa Đại Sứ trên thế giới đều do nước đó tự mua hoặc thuê để làm việc. Tòa nhà mà chúng ta vẫn gọi là Tòa Khâm Sứ rõ ràng không thuộc tài sản riêng của Vatican, nhưng là mượn của TGM Hà Nội. Việc trưng thu sau khi trục xuất sứ thần Tòa Thánh trước đây rõ ràng là bất hợp lý. Vì thế không có lý do nào để giải quyết dựa trên luật đất đai hiện nay, vì không phải là xin cấp đất mới.

Chủ trương của nhà nước thế nào thì đã rõ như đã đạy cho học sinh phổ thông trong chương trinh văn học Việt Nam, như sau:

"Con ơi nhớ lấy câu này:

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
."

Những lời này được dùng để châm biếm sự thối nát của chế độ thực dân phong kiến trước đây, nhưng cũng còn đúng cho mọi chế độ khi đã đến hồi thối nát. Nhìn vào những cuộc biểu tình khiếu kiện tại Việt Nam 10 năm lại đây là thấy rõ.
 
Những buổi cầu nguyện biểu dương khát vọng và niềm tin
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
18:28 03/01/2008
NHỮNG BUỔI CẦU NGUYỆN BIỂU DUƠNG KHÁT VỌNG VÀ NIỀM TIN

Quyền bình đẳng, tự do và được luật pháp bảo vệ được ghi trong Hiến pháp

Quyền bình đẳng, tự do được luật pháp bảo vệ của mỗi con người, mọi tổ chức xã hội được Hiến pháp Việt Nam ghi rõ ràng ngay từ đầu lập nước, là những câu đầu tiên của bản Tuyên ngôn độc lập mà ông Hồ Chí Minh đọc dõng dạc trước Hội trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nó như một mục đích cao đẹp, như một chiếc bánh thơm tho, đã quyến rũ hàng triệu con tim, và khối óc người dân Việt Nam hơn 60 năm qua, từ đời này qua đời khác. Những lời lẽ hay ho đó, đã khiến cho hàng vạn con tim, hàng triệu con người xúc động. Họ đã hi sinh tất cả, kể cả mạng sống của mình, xương đã chất thành núi, máu đã chảy thành sông, trong đó không thiếu máu và xương của những người Công giáo.

Cứ ngỡ rằng, những hi sinh của họ to lớn thế, thì thành quả xã hội Việt Nam đạt được phải đúng là Thiên đường. Viễn cảnh đó trước đây, một thời gian dài đã được dùng để mô tả khi nói về thiên đường Xã hội Chủ nghĩa.

Tuy nhiên, hơn 60 năm qua, dù máu đổ đã nhiều, quyền bình đẳng, quyền được luật pháp bảo vệ tài sản, thân thể cũng như các yếu tố tinh thần, tín ngưỡng vẫn cứ là một viễn cảnh xa xôi, một cái đích ngày càng xa vời của những người Công giáo nói riêng và con dân nước Việt lầm than nói chung. Cụm từ Thiên đường Xã hội chủ nghĩa, giờ đây, như một ví dụ hài hước và phản cảm khi được nhắc đến.

Một thể chế công nhận sự chiếm đoạt là hợp pháp, một xã hội đã biến cái không bình thường thành bình thường, cái bình bình thường thành không bình thường thì không thể nhìn thấy ánh sáng của Công lý, bình đẳng và tự do.

Những buổi cầu nguyện bất đắc dĩ

Cầu nguyện, là một hoạt động thường ngày của người giáo dân Công giáo. Tuy nhiên, mục đích của những lời cầu nguyện lại là điều cần nói ở đây.

Ngày đầu năm, một trong các hoạt động của người Công giáo là cầu nguyện, nhưng thường là cầu nguyện cho sức khỏe, cho công việc tốt đẹp, thành quả lớn, cho sự đạo đức của từng con người, gia đình, xã hội và cho tổ tiên ông bà. Người ta thường chúc tụng nhau những điều tốt đẹp, ước mơ và dự định những việc làm, những kế hoạch cho một năm nhiều thành quả. …

Ngày đầu năm 2008, giáo dân Hà Nội nói lên ước vọng của mình qua việc tập trung cầu nguyện đông đúc trên hè đường phố Nhà Chung Hà Nội trước Tòa Khâm sứ.

Thật sự, đối với họ, đó là những buổi cầu nguyện bất đắc dĩ. Những buổi cầu nguyện đông đúc tới hàng ngàn con người trong buổi sáng đầu năm, chỉ với mục đích: Nói lên khát vọng của họ, những người Công giáo Hà Nội nói riêng và những người Công giáo Việt Nam nói chung là được quyền hưởng những nhu cầu tối thiểu nhất của con người: Quyền bình đẳng, quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc, được luật pháp bảo vệ.

Nếu những người Công giáo được hưởng những quyền cơ bản, tối thiểu ghi rõ ràng trên giấy trắng mực đen, đọc liên miên trên các phương tiện truyền thông nhà nước, chắc chắn cho đến nay họ không còn phải làm cái việc bất đắc dĩ là đi đòi lại tài sản của mình. Họ không phải dành ngày đầu năm mới cho việc tập trung trên hè phố bụi bặm, dưới những con mắt hình viên đạn của các công chức nhà nước vốn là “đầy tớ nhân dân”, vốn được dạy dỗ rằng ‘với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép’.

Họ đã phải bỏ những công việc mưu sinh hàng ngày cho những công việc chung mà lương tâm mọi người bất kể tôn giáo hay không đều phải lên tiếng.

Trên thực tế, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong những cái họ đã bị cướp đoạt qua các giai đoạn và bằng cơ chế xin – cho của cả xã hội Việt Nam hiện nay nói chung.

Trên thực tế, họ đang bước đầu thực thi quyền cơ bản của mình, được nhà nước minh định ngay từ những ngày đầu lập nước là một nước Việt Nam – Dân chủ - Cộng hòa.

Âm vang của những buổi cầu nguyện sẽ đến đâu?

Trước hết, đó là những lời cầu nguyện, ca tụng Thiên Chúa và Mẹ Maria một cách công khai, ôn hòa nơi công cộng, điều mà trước đây ít khi hoặc không bao giờ có thể xảy ra ở Việt Nam. Những lời cầu nguyện thiết tha kia, sẽ như trầm hương bay lên cõi Thiên đường, mong Chúa nhậm lời.

Những buổi cầu nguyện đã có và còn tiếp diễn ngày càng đông đúc, cũng nói lên một điều khác với người trần thế về một Đức tin vững chắc nơi cộng đồng Công giáo rằng: Bằng niềm tin và sự hiệp thông của họ, nhất định công lý phải được thực thi, dù có thể đến bây giờ cũng đã là quá muộn. Họ buộc phải hành động vì sự nhẫn nhục nào cũng có giới hạn của nó.

Những buổi cầu nguyện đó, cũng nói lên với bộ máy cầm quyền một điều: Với những đức tính ôn hòa, bao dung vốn có, người Công giáo Việt Nam đang tha thiết mong rằng, nhà cầm quyền sẽ hiểu được nguyện vọng chính đáng của Cộng đồng này mà trả lại những gì họ đang bị ngang nhiên chiếm đoạt. Đáp ứng nguyện vọng đó của họ, có nghĩa là một chính thể đang biết tự mình điều chỉnh mình theo con đường sáng.

Chính quyền Việt Nam vừa qua, đang hết sức lúng túng và cảnh sát đã có hành động ngăn chặn một số công dân mình bày tỏ lòng yêu nước của mình qua việc biểu tình đòi lại lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa trước sứ quán người “anh em” Trung Quốc trong phe Xã hội Chủ nghĩa. Những việc ngăn chặn đó họ có thể thực hiện được bằng một đội ngũ công an, cảnh sát dày đặc trang bị tận răng.

Nhưng, những buổi cầu nguyện âm thầm, ôn hòa của giáo dân Hà Nội thì không thể ngăn chặn, dù đó cũng là một biểu hiện của tình yêu thương Giáo hội, sự mong muốn đất nước được bình an, quyền chính đáng của con người được tôn trọng, dù trong tay họ không một tấc sắt, đoàn người không một khẩu hiệu, không một tiếng hô vang. Đơn giản chỉ là vì họ có lòng tin mạnh mẽ vào Công lý và sự thật. Đơn giản là họ đang đáp lại tiếng gọi tha thiết của chủ chăn quả cảm và hàng Giáo phẩm kiên cường.

Những bài học còn đó

Ở đất nước Ba Lan thời Cộng sản, một đất nước châu Âu nằm giữa cái nôi cộng sản bao quanh có một ngọn đồi, ở đó có vô vàn Thánh giá lớn nhỏ khác nhau do người dân lập nên. Chính phủ cộng sản Ba lan đã nhiều lần dùng bạo lực để bắt bớ những ai liên quan, để phá bỏ những cây Thánh giá và tìm cách ngăn chặn các con đường đến đó. Nhưng sau mỗi lần bị phá bỏ những cây Thánh giá mọc lên càng nhiều hơn như một sự minh chứng cho đức tin của tín hữu Công giáo Ba Lan. Khi Đức Giáo hoàng John Paull II thăm quê, Ngài đã đến cầu nguyện như một chứng tích của sự kiên trinh của người tín hữu.

Và Ba Lan lại chính là mắt xích đầu tiên bị đứt rã rời kéo theo hệ thống Cộng sản sụp đổ trên toàn thế giới, một ví dụ thực tế điển hình cho một học thuyết không chỉ làm bóng ma ám ảnh Châu Âu, mà còn làm đảo lộn cả thế giới.

Với người Công giáo Việt Nam, gương các Thánh nhân tử đạo trong lịch sử đang là một bài học luôn mới, để tất cả mọi người biết rằng: Với niềm tin đó, tất cả các nhục hình, bắt bớ, tra tấn, khủng bố thể xác, chỉ là một chuyện không mới và hoàn toàn không có tác dụng khuất phục. Bởi vì “Các con đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn” (Mt 10, 28).

Có thể một cây Thánh giá sẽ bị hạ xuống, nhưng muôn vàn Thánh giá khác sẽ mọc lên, có thể tượng Đức mẹ sầu bi bị đập nát như ở Đồng Đinh cách đây không lâu, nhưng sẽ có nhiều đoàn hành hương tuốn về nơi đó để tôn kính Mẹ.

Có thể có những người bị bắt bớ, bị quát nạt hay dọa dẫm, khủng bố như đã từng xẩy ra, nhưng sẽ không thiếu những người khác đứng lên nói lên tiếng nói của Công lý, của sự thật. Bởi chưng, “khi đó không phải các con nói, mà là Thánh Thần Chuá nói trong con”.

Nhiều khi, chỉ một tàn lửa nhỏ, có thể thổi bùng nên đám cháy lớn.

Vì vậy, cái cần thiết hiện nay, là sự tôn kính và giao hòa với nhau. Trước hết là sự “kính trọng và lễ phép với nhân dân”, thật sự là “hiếu với dân” để mong tìm ra giải pháp tốt đẹp.

Mà giải pháp tốt đẹp nhất là như lời Kinh Thánh: “Của Thiên Chúa, hãy trả về Thiên Chúa”.

Hà Nội, ngày đầu năm 2008
 
Trưởng Ban Tôn Giáo Nhà Nước nói ngược lại Pháp Lệnh Tôn Giáo khi tuyên bố: “Không có vấn đề trả lại”!
VietCatholic
18:38 03/01/2008
Trưởng Ban Tôn Giáo Nhà Nước khẳng định “Không có vấn đề trả lại”... là ngược với Pháp Lệnh Tôn Giáo!

Xin mời vào đây đọc và nghe phỏng vấn của BBC với ông Nguyễn Thế Doanh

Ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước Việt Nam, trả lời với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 3 tháng 1 năm 2008 như sau:

"Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại… Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."

Chúng tôi đề nghị ông Trưởng Ban Tôn giáo nên đọc lại vài văn bản sau đây, do chính Ban Tôn giáo chỉ thị cho các cấp quan chức địa phương “phải trả lại... Nơi thờ tư của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại…”.

- Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.

- Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16 tháng 06 năm 1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo”.

- Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, ghi rõ ràng: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.


Lời tuyên bố của ông Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước rõ ràng trái ngược với Luật pháp và những Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc “phải trả lại” nhà đất và các cơ sở của các tôn giáo.

Chúng tôi xác tín rằng các quan chức Nhà nước phải là thành phần nêu gương thực thi công lý triệt để đúng sự thật với một lòng quảng đại yêu thương và phục vụ người dân. Tài sản của nhân dân thì phải hoàn trả lại cho nhân dân. Hãy trả lại tài sản của các tôn giáo. Như thế mới đúng nghĩa là “công bằng” của một xã hội Việt Nam “văn minh, tiến bộ” biết thực thi "công lý".
 
Thư ngỏ của Đức GM Thái Bình: ''Xin hoàn toàn ủng hộ và hợp nhất với Đức TGM Hà Nội''
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
18:45 03/01/2008
Thư ngỏ của ĐC FX. Nguyễn Văn Sang, Giám mục giáo phận Thái Bình

Gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội


Đức Giám mục Nguyễn Văn Sang
Thái Bình, ngày 04 tháng 01 năm 2007

Kính gửi: Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt,

Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội,

40 Nhà Chung - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Kính thưa Đức Tổng Giám Mục,

Một vài tuần trước Lễ Giáng Sinh 2007, Giám mục, các linh mục, các nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân giáo phận Thái Bình chúng con đã được nghe những tin tức về khu đất mà trước đây Tòa Khâm Sứ đã hiện diện và làm việc. Song do bận mải công việc mục vụ lễ Giáng Sinh cũng như tổng kết Ba Năm Thánh của giáo phận và công bố Năm Thánh Hồng Đào của giáo phận (năm mà người tín hữu Thái Bình sống đức tin cách trưởng thành), nên mãi đến nay chúng con mới có thể dâng kính Đức Tổng Giám Mục những phát biểu sau đây:

* Xin hoàn toàn ủng hộ và hợp nhất với Đức Tổng Giám Mục, các Đấng Bậc và anh chị em giáo dân trong giáo phận Hà Nội, đã cùng cầu nguyện với nhau để đạt được ý định về đất đai đã cho Tòa Khâm Sứ mượn trước đây.

* Với tư cách là nguyên Giám mục phụ tá giáo phận Hà Nội, chính xứ Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội, Giám đốc Đại Chủng Viện Hà Nội, tuyên uý các dòng nữ Mến Thánh Giá và dòng Dòng Thánh Phaolô thành Chartes ở Hà Nội mấy chục năm, và là con dân của đất Hà Thành, biết rõ các vấn đề, các sự kiện, các hoàn cảnh chung quanh việc đất đai này, nên con hoàn toàn ủng hộ Đức Tổng Giám Mục, các linh mục, các nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân giáo phận Hà Nội, cầu nguyện sốt sắng để đạt được mục tiêu Đức Tổng Giám Mục đã đề ra.

* Xin hoan nghênh tinh thần tự chế và trưởng thành của anh chị em giáo phận Hà Nội, đã cầu nguyện trong bình an, vui tươi, thảnh thơi và thoải mái, không oán ghét, chua cay, giận dữ, … xứng đáng là những môn đệ Chúa Kitô, yêu thương tất cả mọi người.

* Đánh giá cao tinh thần của Thủ tướng Việt nam Nguyễn Tấn Dũng, đã tới thăm và thị sát tình hình. Mong rằng cử chỉ này sẽ đưa đến việc giải quyết vấn đề cách tích cực và ổn thỏa.

* Đánh giá cao tinh thần tự chế của các cơ quan, các cấp chính quyền, nhất là các nhân viên an ninh, đã bình tĩnh kiểm soát tình hình, không dùng lời nói, cử chỉ và hành động xúc phạm đến tình cảm tôn giáo thiêng liêng của đồng bào Công giáo hiện diện.

Mong rằng sự việc sẽ được giải quyết êm thấm trong tinh thần đối thoại giữa các bên như lời Thánh Phaolô: “Thực hiện chân lý trong tình thương” . Và giáo phận Thái Bình chúng con sẽ lấy đó làm gương để xin hoàn lại các đất đai, ruộng vườn, cơ sở tôn giáo đang bị sử dụng trái phép.



Để kết luận, chúng con xin kính chúc Đức Tổng Giám Mục bình an, mạnh khoẻ trong Năm Mới, và cùng các bên hữu quan giải quyết các vấn đề khúc mắc, đem lại sự vui mừng hạnh phúc cho toàn dân, trong đó có những người Công giáo Việt Nam.

Kính thư

+ F.X. Nguyễn Văn Sang

Giám mục giáo phận Thái Bình
 
Email từ Hà Nội -- Tòa Khâm Sứ ngày 3.1.2008: Tạp ghi những truyện hôm nay
Hồng Phong
23:11 03/01/2008
Email từ Hà Nội -- Tòa Khâm Sứ ngày 3.1.2008: Tạp ghi những truyện hôm nay

HÀ NỘI -- Trời Hà Nội hôm nay rét lạ. Nhưng rét thì rét các đám cưới vẫn tiến hành, thiên hạ cưới nhau vẫn đông. Cuối năm, việc vàn dồn lại vắt chân lên cổ mà chạy chưa xong, nhưng vẫn cứ phải sắp lịch đi ăn cưới, chia vui cùng đôi tân hôn và gặp gỡ bạn bè cho phải lễ.

Xung quanh bàn tiệc bào giờ cũng tốt chuyện. Nhiều người ngoại đạo quan tâm đến các cuộc biểu tình bằng cách thắp nến cầu nguyện ở phố Nhà Chung. Đến nay, khi thấy thấy giáo dân cầu nguyện, họ mới biết khu nhà đất này là của Giáo Hội.

Có mấy anh "cán bộ nghiên cứu văn hoá nghệ thuật" tỏ ra rất thích thú với kiểu “biểu tình độc đáo" của giáo dân và tỏ ra ủng hộ dân công giáo, vì biết chế độ tham nhũng đất đai là chuyện dài nhiều tập, các hiện tượng biến của công thành của riêng, biến của người thấp cổ bé miệng thành của mình đang diễn ra ồ ạt và tràn lan. Có mấy người bạn không công giáo, họ nói họ cũng sẵn sàng ký tên và vận động người khác ký tên để yêu cầu chính quyền bảo tồn căn nhà Toà Khâm Sứ và trả lại cho Giáo Hội.

Sáng chiều có mặt ở phố Nhà Chung thì thấy cuối năm và những ngày đầu Xuân mới này tấp nập hơn thường. Chung quanh lúc nào cũng có đầy công an "chìm" giả dạng thường dân.

Có anh lỳ lắm! Cứ vào sân Tòa Giám Mục ngồi trơ mặt ra đấy mà chẳng ngại. Buổi trưa, thấy bóng kẻ hèn này đi từ sân Tòa Giám Mục đi ra thì một anh cứ đứng nép vào mặt cúi xuống, hướng vào phía nhà vệ sinh ở cổng.

Cũng vì bị theo dõi như thế nên tinh thần cảnh giác của anh chị em giáo dân rất cao. Cứ thấy người lạ bén mảng đến khu vực Tòa Giám Mục - Tòa Khâm Sứ và có những biểu hiện khác thường là canh chừng, mách cho nhau liền.

Vào buổi tối, nhất là mấy tối nay các công an ít hẳn đi. Họ cũng chỉ đứng xa xa mà quan sát bà con cầu nguyện thôi. Mấy nhân viên quen mặt không còn xuất hiện thường xuyên nữa mà thay vào đó là mấy anh công an trẻ hơn. Có anh tìm cách tiếp cận mấy bà đang cầu nguyện, hỏi những câu ngây ngô hay giả ngây ngô để bắt chuyện và khai thác thông tin, nhưng mấy bà già tìm cách đuổi khéo nên anh đành bỏ đi.

Phải nói thêm rằng, có lẽ đối với mấy anh công an, không ở đâu công tác theo dõi được sướng bằng ở đây, vì chẳng ai sợ tránh mặt mình, hơn nữa chương trình, giờ giấc rất rõ ràng, trước loan báo thế nào cho cộng đồng thì sau được thực hiện đúng như vậy. Vì thế, nếu quan sát tinh tế thì thấy khi giáo dân bắt đầu giờ cầu nguyện cũng là lúc cả nhóm nhân viên an ninh xuất hiện đứng bên kia đường phía xa xa, có anh còn đeo cả mũ bảo hiểm.

Trưa nay một người bạn chia sẻ hôm mùng 1 tháng 1 vừa qua. trong lúc đoàn rước đông đảo tiến sang Toà Khâm Sứ và cầu nguyện giữa phố thì có mấy anh công an mặc thường phục chuyên chỉ đạo các thợ chụp ảnh chiếu vào từng nhóm người và từng người chụp theo ý mình. Bạn tôi nói "người ta chụp mình thì mình chụp lại. Có gì đâu phải sợ!".

Sau đó, người bạn tôi cho xem các tấm hình chụp được thẳng ánh mắt dòm ngó của anh công an, và đôi tay anh hăng hái chỉ trỏ của các nhân viên an ninh khác. Kẻ hèn này chỉ cười khoái trá, vì cũng nhận ra được nhiều khuôn mặt công an quen thuộc. Tức cười hơn nữa khi nhân thấy sự biến đổi (ít ra là hình thức bên ngoài) của một vài người trong bọn họ.

Trong số những khuôn mặt công an quen thuộc kia có mấy anh rất hống hách và hung hăng, mới chỉ tuần trước mấy gã này còn đứng bên kia đường, tay chống nạnh, tay xỏ túi quần, trông nghênh ngang; Vậy mà hôm nay khoanh tay rất thành kính, cùng nhìn về một hướng cầu nguyện với cộng đồng, giống y như người "có đạo". Không hiểu bạn có tin về sự hiệu lực của lời cầu nguyện không? Tích xưa còn đấy! Bao nhiêu kẻ bắt đạo đã trở thành nhiều người có đạo lúc nào không hay!

Thỉnh thoảng vẫn có người đến đặt hoa lên tường rào Toà Khâm Sứ và cầu nguyện. Có ông xe ôm và có nhiều bà đồng nát, dừng xe, hạ quang gánh đứng chắp tay âm thầm cầu nguyện tự nhiên giữa trung tâm thành phố.

Tối đến các nữ tu và nam tu ra cầu nguyện như thường lệ. Từ mấy hôm nay, thay vì đứng họ đã mang theo các ghế nhựa nhỏ để ngồi. Mấy người quen nói lại cho tôi biết rằng vài bữa nay các nữ tu đã thay thế các tu sĩ nam trong công tác dọn dẹp hương hoa đèn nến ở tường rào, vì các nam tu vài hôm trước đây đã bị mấy “người lạ mặt” đến sinh sự.

Xe ôm ở cổng Tòa Giám Mục bỗng đắt khách từ mấy tuần nay. Số người làm nghề xe ôm ở đây tăng lên. Ai cũng biết nguyên do là vì nhiều người đến đây cầu nguyện, đồng thời cũng do có thêm các “đồng chí kiêm nhiệm vai xe ôm" để đón lõng những người ngây thơ mà có nhu cầu đi lại từ đây. Chả biết đâu được! Kẻ hèn này không dám phiền đến các bác xe ôm ở đây nữa! Khon6g có mình đi xe ôm các bác xe ôm này cũng chẳng thiếu khách!

Tối hôm nay trời rét quá. Số người cầu nguyện sau lễ 7h chiều ít hơn thường ngày. Số nam nữ tu cầu nguyện giấc 10h thì vẫn đông vậy. Cũng có một số giáo dân tham gia giờ cầu nguyện này. Tối tối cứ nghe các nam nữ tu sĩ mở đầu giờ kinh tối: “Lạy Chúa trời xin tới giúp con/ Muôn lạy Chúa xin mau phù trợ” Nghe xướng lên lời kinh này, tâm hồn nào mà không thấy xúc động. Lời cầu nguyện sao mà ám hợp thế đối với những con người kia!

Tin hành lang cuối ngày cho biết các linh mục trong giáo phận kết thúc ngày tĩnh tâm định kỳ đã ký vào đơn thư kiến nghị yêu cầu chính quyền các cấp trả lại nhà đất Toà Khâm Sứ cho Giáo Hội. Các linh mục giáo phận Hà Nội đã cùng giáo dân ký vào bản kiến nghị từ thứ bảy và chủ nhật tuần rồi, nhưng hôm nay các vị ký với tư cách là Linh mục đoàn của Giáo Phận.

Buổi tối vào mạng thấy có ngừơi gửi cho một lọat hình cũ chụp từ mấy năm trước về Toà Khâm Sứ. Có người gửi cho một email phân tích về chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Tấn Dũng. Một bạn khác cho biết vừa lập môt blog về Toà Khâm Sứ. Một người gửi chia sẻ những nỗi vất vả trong ngày và mối quan tâm về chuyện nhà đất Toà Khâm Sứ. Tình yêu của nhiều người đối với mảnh đất này thật là cháy bỏng và mỗi người có một cách bày tỏ, mỗi người có một cách đấu tranh cho công lý và hoà bình, các cách thể bổ túc và hỗ trợ nhau miễn sao những cách thức ấy được diễn tả trong hoà bình, không đi ngược với tinh thần Kitô giáo và không đi ngược với đường hướng chung của Giáo Phận.

Sang trang của BBC thì thấy mấy hôm nay quan tâm đến vấn đề đất đai Toà Khâm Sứ hơn. Điều này khiến cho người quan tâm đến công lý ở Việt Nam nhất là giới dân oan hài lòng hơn. Nhiều người vào BBC để xem có thông tin gì mới, xem quan điểm của BBC và của những người tham gia diễn đàn thảo luận trên đây thế nào. Thấy có vài ý kiến của vài thành viên quá khích nói lấy được, mà khi đọc vào người ta biết những thành viên ấy thuộc giới nào và ăn lương của ai. Có thể chỉ là một hai thành viên thôi nhưng chuyên nghề nói ngang nói ngược để lĩnh lương nói càn thôi. Những cung giọng như vậy chẳng thuyết thục được ai. Trừ ra là những ý kiến đấy, còn lại phần lớn đưa ra những suy nghĩ thật xác đáng, bày tỏ quan điểm ủng hộ công lý, ủng hộ việc cầu nguyện đòi đất của giáo dân Giáo Phận Hà Nội.

Bất ngờ nhất hôm nay là sự kiện ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, trả lời BBC về vấn đề nhà đất Toà Khâm Sứ. Một cách đáp lễ cuộc phỏng vấn BBC của Đức Tổng Giám Mục hôm nọ chăng? Thực ra ngay từ đầu khi diễn ra vụ nhà đất Toà Khâm Sứ người ta đã trông đợi xem vai trò của Ban Tôn giáo Chính phủ trong vấn đề này thế nào rồi. Hôm nay mới lên tiếng là muộn. Vì Trụ sở Ban Tôn giáo chỉ cách Toà Khâm Sứ 4 phút đi bộ.

Liên quan đến nội dung trả lời của Ông Trưởng Ban: Ông nói cho đến nay các cấp chính quyền chưa nhận được văn thư của Tòa Giám Mục về vấn đề này. Hỏi một số các linh mục và các vị biết truyện ở đây, Họ nói "Ông ta nói như thế là cố tình dối trá, là nói lấy được. Thật đúng là điêu ngoa như cộng sản!". Rõ ràng chính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội cũng vài lần nói công khai cho biết rằng "ít nhất từ năm 2000 Toà Giám Mục đã gửi đi nhiều văn thư đến chính quyền các cấp để xin lại khu đất này mà đơn thư chỉ rơi vào im lặng".

Ông Trưởng Ban còn nói "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý cho nên chẳng có chuyện trả lại mà nếu TGM muốn thì làm đơn xin và nhà nước cấp cho chỗ nào thì cấp". Câu trả lời cho thấy các ông không tôn trọng những nền tảng cơ bản của luật pháp khi phủ nhận quyền quản lý và sử dụng liên tục và hợp pháp của Tòa Giám Mục cho đến khi bị nhà nước chiếm dụng, mà còn cho thấy các ông đang tự mâu thuẫn với chính mình khi nội dung trả lời đi ngược với các điều khoản của Pháp lệnh và nghị định Tôn giáo hiện hành do chính các ông làm ra. Nói tóm lại là câu trả lời cho thấy lối làm việc vô trách nhiệm và bản chất ăn cướp của chế độ mà thôi!

Dù sao nhân sự kiện này cũng phải công bằng nhìn nhận ít nhất hai điều:

Một là các cán bộ tôn giáo hiểu Giáo Hội và các nhu cầu của Giáo Hội hơn so với giới công chức khác và nhiều người trong họ (qua câu chuyện thường ngày) tỏ ra thông cảm với các tôn giáo hơn, đồng thời có những đóng góp nhất định trong phạm vi nào đó cho Giáo Hội được dễ thở hơn. Tiếc rằng tiếng nói của họ không được lắng nghe bao nhiêu trong bộ máy chính quyền và vai trò của họ rất mờ nhạt trước vai trò của công an.

Hai là trong bộ máy chính quyền hiện nay có nhiều người thức thời và có thiện chí, nhưng cũng còn nhiều người ăn xổi ở thì, ứng xử theo kiểu chụp giật, để cái lợi nhỏ che mất cái lợi lớn, cái lợi gần che mất cái lợi xa, làm xấu và làm suy yếu đất nước Việt Nam mà những cán bộ liên quan trong vụ nhà đất của TGM Hà Nội thuộc lọai thứ hai.

Hẹn bạn trong email sau.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ba Vua và Ngôi Sao Lạ
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
10:36 03/01/2008

Ba Vua và Ngôi sao lạ



Mùa đông tới với những cành cây xám khô bơ vơ trơ trụi lá. Mùa đông buông rơi những hạt bông tuyết lất phất bay bay. Mùa của cây xám khô và của bông tuyết trắng nhắc nhở tới mùa Giáng Sinh, mùa của thanh bình và của hy vọng. Giáng Sinh rộn ràng thương xá, người người mua sắm, chuông vàng chuông bạc vang vang một góc trời. Giáng Sinh đốt đèn sáng rực những bầu trời đêm đen của Châu Âu, Bắc Mỹ, và Úc Châu. Giáng Sinh giăng mắc đèn mầu nơi nơi, đèn bám mái nhà, đèn viền cửa sổ, đèn sáng lấp lánh cây thông xanh trong căn phòng khách ấm cúng. Đặc biệt người Kitô hữu Việt Nam còn có phong tục làm hang đá. Bên trong hang đá lấp lánh dây kim tuyến là tượng Chúa Hài Đồng nhỏ bé nằm trong máng cỏ nở nụ cười ngây thơ. Bao bọc chung quanh Hài Nhi Giêsu là thánh Giuse, Đức Mẹ Maria, và những mục tử chăn chiên; tất cả đều đang im lặng chiêm ngắm mầu nhiệm Ngôi Hai ra đời làm người. Sánh vai với thánh thợ mộc Giuse, Mẹ Maria, và những mục đồng là Ba Vua. Trên tay ôm những món quà, vàng bạc, mộc dược, và nhũ hương, ba người khách lạ năm xưa của thôn làng Bethlehem trầm ngâm nghiêng mình thờ lạy Hài Nhi Thánh. Nhắc đến Ba Vua, chúng ta không thể nào quên được ngôi sao lạ đã hiện ra trên bầu trời thông báo cho Ba Vua biết đại tin mừng là Thiên Chúa đã mặc lấy thân xác con người qua mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể.

Ba Vua và Ngôi Sao Lạ là một trong những khuôn mặt quan trọng không thể thiếu vắng trong mùa Giáng Sinh. Nhắc đến Giáng Sinh là nhắc đến ngôi sao lạ. Nhắc đến ngôi sao lạ là nhắc đến Ba Vua. Nhưng người Kitô hữu Việt Nam nói riêng và người Kitô hữu nói chung rất mù mờ về sự tích Ba Vua và Ngôi Sao Lạ. Nếu đặt câu hỏi, “Ba Vua tên gì?” hoặc “Ngôi sao lạ tên chi?”, nhiều người Kitô hữu sẽ lúng túng và ngập ngừng không ít thì nhiều với hai câu hỏi vừa được nêu ra. Bởi vậy, trong bài tiểu luận Ba Vua và Ngôi Sao Lạ, chúng ta sẽ cùng nhau khăn gói lên đường đi tìm kiếm hình ảnh của những người khách hành hương năm xưa. Họ là ai? Tên chi? Sau khi diện kiến, chuyện trò, hàn huyên, và tâm sự với Ba Vua, chúng ta sẽ tạm biệt các ngài, tiếp tục lên đường tìm kiếm một dung nhan khác của tháng Mười Hai. Lần này chúng ta sẽ không đi tìm người nữa, nhưng là truy lùng dấu vết của ngôi sao lạ, ngôi sao của một thời chiếu sáng đưa đường dẫn lối Ba Vua tới thị trấn Bethlehem, nơi có Hài Nhi Thánh đang nhắm mắt say nồng trong tiếng ầu ơ ví dầu của người mẹ Nữ Vương Thiên Đàng Maria.

I. Ba Vua, Mágòi

Theo như thánh sử Matthew khi “Đức Giêsu sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, trong đời vua Herod, mágòi (μáγoi) từ phương Đông tìm đến Jerusalem. Các ông hỏi,

— Vua người Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Người ở phương Đông, và chúng tôi đến để triều bái Người” (Mátthêu 2:1).

Trong tiếng cổ Hy Lạp mágòi (μáγος) không có nghĩa là vua. Mágòi là danh từ số nhiều của mágọs (μáγος), có nghĩa là chiêm tinh gia, giải mộng gia, phù thủy (pháp sư), và tu sĩ của nền văn hóa Trung Đông thời cổ.

A. Chiêm Tinh Gia

Mágòi là những nhà chiêm tinh gia bởi vì họ có những kiến thức và khả năng đặc biệt về thiên văn học. Căn cứ vào những dữ kiện thâu thập được từ những vòng quay quỹ đạo, tốc độ vận hành, và năng lượng ánh sáng của những vị tinh tú trong vũ trụ, mágòi có khả năng dự liệu hoặc tiên đoán được những biến chuyển hoặc những biến cố sẽ xảy đến trên mặt quả địa cầu. Đặc biệt tương tự như người phương Đông chúng ta, người Trung Đông tin rằng khi một hài nhi chào đời, trên trời một ngôi sao mới cũng sẽ xuất hiện. Nếu hài nhi là con vua cháu chúa hoặc một đấng minh quân, ngôi sao bản mệnh này sẽ chiếu sáng rực rỡ trên vòm trời trong một khoảng thời gian khá lâu; thí dụ, khi Đức Giêsu hạ sinh tại thành phố Bếtlêhem, ngôi sao bản mệnh của ngài đã xuất hiện trên bầu trời thông báo cho nhân loại biết Con Một Thiên Chúa đã hạ sinh làm người. Từ phương Đông của nước Do Thái, những nhà chiêm tinh gia đã nhìn thấy ngôi sao lạ. Dựa vào khả năng thiên văn học của mình, những nhà chiêm tinh gia biết rằng ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời này chính là ngôi sao bản mệnh của Đông Cung Thái Tử của vuơng quốc Do Thái. Bởi thế các ông hành trang lên đường đi thẳng tới kinh thành Jerusalem là thủ đô chính trị của nước Do Thái vào thời bấy giờ để triều bái Ngài. Rất tiếc, Đức Giêsu lại không hạ sinh ở thủ đô Jerusalem, nhưng tại một thôn làng Bethlehem, cho nên các nhà chiêm tinh gia lạc đường bí lối khi họ đặt chân tới kinh thành Jerusalem. Bởi thế họ phải mở miệng hỏi thăm tin tức về vị Đông Cung Thái Tử,

— Vua người Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu?

B. Giải Mộng Gia

Ngoài tài thiên văn nhìn trời ngắm sao, những nhà mágòi còn có tài giải đoán những cơn mơ và giấc mộng. Nếu những người mágòi của thánh sử Matthew còn sống cho tới ngày hôm nay, người ta có thể dừng chân ghé vào tịnh thất của họ. Sau khi đặt một quẻ tiền lên trên đĩa giấy, những nhà mágòi năm xưa sẽ diễn giải chi li phân tích tỉ mỉ ý nghĩa của những cơn mơ và giấc mộng đã xuất hiện trong giấc ngủ chập chờn đêm qua của thân chủ. Bởi thế, theo như sử gia Philos, trước khi hài nhi Moses chào đời, vua Pharaoh đã phải triệu tập những nhà mágòi người Ai Cập vào trong cung điện để diễn giải cho nhà vua nghe ý nghĩa của một giấc mơ đã khiến vị hoàng đế sông Nile băn khoăn trằn trọc suốt một đêm trường. Lắng tai nghe vua Pharaoh kể lại tất cả những chi tiết của cơn mơ, những nhà mágòi tiên đoán rằng không bao lâu một trẻ sơ sinh của người nô lệ Do Thái sẽ chào đời. Hài nhi này có khả năng thách đố vương quyền của hoàng đế Kim Tự Tháp, bởi sau khi lớn lên, người thanh niên này sẽ đứng lên xúi dục dân Do Thái vùng dậy đòi lại quyền tự do và quyền làm người. Dưới sự lãnh đạo của chàng thanh niên, người nô lệ Do Thái sẽ quyết định ngưng, thôi không tiếp tục đời sống làm nô lệ tôi mọi cho người Ai Cập nữa. Nhận được hung tin dữ, vua Pharaoh tưởng chừng như sét vừa đánh ngang qua tai. Hoàng đế Ai Cập quyết định ra tay hành động, giết rắn phải giết từ trong trứng nước. Ông liền ký một sắc chỉ ra lệnh giết chết hết tất cả những nam hài nhi sơ sinh của người Do Thái.

C. Phù Thủy

Ngoài thiên tài giải đoán mộng mị, mágòi cũng còn là những nhà phù thủy. Họ có khả năng biểu diễn pháp thuật, bay trên không trung, hô phong đảo vũ, miệng đọc thần chú biến trắng thành đen, biến nước không mùi không vị hóa thành máu đỏ. Bởi thế, một lần kia cũng trong cung điện hoàng gia của vua Ai Cập, Thiên Chúa ra lệnh cho Aaron, anh của Moses, làm phép lạ quẳng cây gậy xuống trước mặt vua Pharaoh. Bỗng nhiên cây gậy của Aaron biến thành một con rắn trườn bò trước mặt vua Pharao và bá quan văn võ người Ai Cập. Trước phép thuật của Aaron, vua Pharaoh cười nửa miệng. Ông cũng cho đòi những nhà mágòi người Ai Cập tới trước sân rồng. Theo lệnh của vua Pharaoh, những nhà mágòi Ai Cập cũng quẳng cây gậy của họ xuống đất. Ngay lập tức những cây gậy của những ông mágòi của đất Kim Tự Tháp cũng lại hóa thành những con rắn lớn (Xuất Hành 7:10-12).

Một lần kia, trên con đường viễn chinh tiến về vùng Đất Hứa, trong khi đang chuẩn bị cho những bước chân đầu tiên tiến qua đường biên giới lãnh thổ của vương quốc Moab, những người dân du mục Do Thái đã đụng độ giáp mặt với một ông phù thủy mágọs lạ nhất trên trần đời. Nhận được tin tức tình báo là đoàn quân viễn chinh bách chiến bách thắng Do Thái đang mấp mé ở đường biên giới, vua Balak của người Moab mất ngủ; bởi ông e ngại cho nền thịnh vượng và sự tồn vong của vương quốc một khi đất nước Moab ngập bóng đoàn quân thiện chiến du mục Do Thái. Sau nhiều đêm trằn trọc, cuối cùng ông nghĩ ra một kế. Vua Balắc đích thân triệu mời phù thủy mágọs Balaam từ phương đông tới cung điện hoàng gia. Với hy vọng chận đứng vó ngựa bách chiến bách thắng của dân du mục Do Thái, vua Balắc nhờ ông mágọs Balaam mở miệng chúc dữ Moses và toàn thể dân riêng của Giavê Thiên Chúa. Nhưng rất tiếc, trước khi ông phù thủy có dịp mở miệng chúc dữ kẻ thù của người Môáp, thần khí của Thiên Chúa ngự vào ông mágọs Balaam. Cho nên, thay vì chúc dữ, Balaam lại mở miệng chúc lành dân Do Thái, không phải chỉ một lần, mà là ba lần. Thấy vậy, vua Balak nổi giận cự mắng ông phù thủy Balaam không tiếc lời (Dân Số 22-24).

Những nhà mágòi phù thủy không chỉ xuất hiện trong dòng lịch sử Cựu Ước, lần giở những trang sách của Tân Ước, ngoài câu chuyện Ba Vua hay là Ba Ông Phù Thủy của thánh sử Mátthêu, bạn cũng sẽ nhận ra hình dạng của hai ông mágòi khác trong Sách Tông Đồ Công Vụ (8, 13). Theo như Tông Đồ Công Vụ 8, sau khi thánh Phêrô và Gioan đặt tay lên trên đầu của những người tân tòng người Samaria, Chúa Thánh Linh từ trời cao ngự xuống tràn ngập tâm hồn của những người mới gia nhập đạo. Thấy chuyện lạ lùng như vậy, ông tân tòng phù thủy mágọs Simon liền nổi máu tham-và có lẽ cũng bởi tại méo mó nghề nghiệp muốn học thêm pháp thuật. Ông mágọs Simon liền chìa tiền ra mua chuộc chức thánh với thánh Peter. Trước lời yêu cầu sặc mùi tiền bạc của phù thủy Simon, người ngư phủ Biển Hồ năm xưa nổi giận chúc dữ ông tân tòng mágọs (Tông Đồ Công Vụ 8:9-27). Rất may cho ông phù thủy, sau khi tỏ lòng ăn năn thống hối, mở miệng xin lỗi, thánh Peter vui lòng chín bỏ làm mười bỏ qua câu chuyện hối lộ mua quan bán chức.

Mágọs Elymas người Do Thái trên đảo Sairus trong chương 13 thì không gặp may mắn như ông bạn đồng nghiệp mágọs Simon người Samaria trong chương 8. Biết rằng Quan Thống Đốc đảo Sairus muốn gặp mặt Paul và Banabas để lắng tai nghe những lời vàng ngọc của Thiên Chúa, mágọs Elymas tìm đủ mọi cách ngăn cản ông Quan Thống Đốc; bởi ông phù thủy e ngại rồi đây địa vị pháp sư và quyền lợi của ông sẽ lung lay hoặc tan theo mây khói một khi Quan Thống Đốc gia nhập đạo Thiên Chúa. Biết rõ âm mưu đen tối của ông mágọs Elymas, vốn nóng tính như Trương Phi, ông cựu Biệt Phái Paul nổi giận mở miệng chúc dữ ông mágọs của Quan Thống Đốc không tiếc lời. Thế là mágọs Elymas hóa thành người mù dở, phải nhờ người khác dắt đi những bước chân chập chững đầu tiên trong đêm đen và bóng tối (Tông Đồ Công Vụ 13:4-12).

Một nhân vật thiếu niên nổi tiếng đương thời của thiên niên thứ ba đang làm say mê bao nhiêu tâm hồn thiếu niên và người lớn cũng lại là một cậu mágọs phù thủy, đó là cậu bé Harry Potter của nữ tiểu thuyết gia người Anh J. K. Rowling. Theo như những cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời của cậu phù thủy Harry Potter, Harry đã từng được dậy dỗ và huấn luyện trong ngôi trường chuyên môn đào tạo những ông và bà mágòi phù thủy.

D. Tư Tế

Ngoài phù thuật, mágòi cũng là những nhà lãnh đạo tôn giáo. Tương tự như những thầy tư tế Lêvi Do Thái, Linh Mục Công Giáo, Đạo Sĩ Lão Giáo, hay Pháp Sư Việt Nam, mágòi là những người đại diện cho dân chúng để cử hành những nghi thức tế lễ thuộc về tôn giáo, thí dụ, lập trai đàn cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ông tư tế Imhotev trong phim Mummy và Mummy Returns, hai bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Holywood bàn về cuộc tình giữa thầy Thượng Phẩm Imhotep và vương phi Anck Su Namun vợ của Pharao Seti I, cũng là một ông mágọs. Bởi sức mạnh của tình yêu, thầy magọs thượng tế Imhotev đã liên tiếp làm hết phép thuật này sang phép thuật kia với hy vọng hồi sinh lại mạng sống cho người tình Anck Su Namun.

Bởi họ thuộc về đẳng cấp giáo sĩ trong xã hội, mágòi được hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi chỉ dành riêng cho giới tu sĩ. Thông thường, mágòi sống trong cung điện hoàng gia kề cận vua chúa hoàng hậu. Thí dụ, ông mágọs Elymas của Quan Thống Đốc đảo Sairus trong Tông Đồ Công Vụ (13:7), hay là bà mágọs trong bộ phim Nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra do đại tài tử mắt tím Elizabeth Taylor thủ vai nữ hoàng được trình chiếu lần đầu vào năm 1963. Bà mágọs này xuất hiện hai lần trong bộ phim Cleopatra; lần thứ nhất, bà báo cho nữ hoàng Ai Cập Cleopatra biết bà ta sẽ hạ sinh một người con trai; lần thứ hai, bà phù thủy báo cho nữ hoàng biết tin hoàng đế Cêsar sẽ bị sát hại. Bà magọs này sống trong cung điện của nữ hoàng Ai Cập. Khi nữ hoàng viễn du sang kinh thành Rôma diện kiến hoàng đế Cêsar, bà mágọs cũng được đi theo thuyền rồng viễn du vượt Địa Trung Hải tới kinh đô của đế quốc La Mã.

E. Mágòi: Tu Sĩ Trung Đông

Bởi sự khác biệt quá lớn giữa hai nền văn hóa, thần học gia Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong khi phiên dịch danh từ mágòi của văn hóa Trung Đông sang văn hóa Đông Phương. Đương nhiên không thần học gia Việt Nam nào dịch danh từ mágòi của thánh sử Mátthêu là phù thủy hoặc là pháp sư, nhưng Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn và một số bản văn Phụng Vu dịch mágòi là những đạo sĩ. Có nơi dịch là những chiêm tinh gia. Nơi khác dịch là những nhà thông thái.

Bởi nét đặc thù của vùng đất Trung Đông, như đã được trình bày ở trên, thật sự ra

(1). Mágòi không thể chỉ hiểu đơn thuần như là những nhà đạo sĩ của Lão Giáo.

(2). Mágòi cũng không chỉ thuần túy là chiêm tinh gia, bởi chiêm tinh gia trong văn hóa Việt Nam không bao hàm ý nghĩa của những nhà tu sĩ.

(3). Mágòi cũng không chỉ là những nhà thông thái.

Mà thật ra mágòi vừa là đạo sĩ, vừa là chiêm tinh gia, vừa là những nhà thông thái, vừa là giải mộng gia, và là những nhà tu sĩ.

(1). Mágòi là những nhà đạo sĩ vì họ có thể làm phép thuật biến cây gậy thành chú rắn khổng lồ như đã được trình bày trong sách Xuất Hành.

(2). Mágòi là những chiêm tinh gia và nhà thông thái bởi kiến thức rộng rãi về thiên văn học, thí dụ, câu chuyện Ba Vua.

(3). Mágòi là những giải mộng gia bởi họ có khả năng giải thích được những cơn mơ và giấc mộng như đã được trình bày và nhắc đến trong cuốn Chronicle of Moses của nhà sử gia nổi tiếng Philos.

(4). Mágòi cũng là tu sĩ, bởi họ đại diện cho vua chúa cử hành những nghi thức phụng vụ dâng hương trong đền thờ bụt thần.

Bởi vậy, nói cho chính xác nhất, mágòi là những nhà tu sĩ của những tôn giáo đa thần Trung Đông thời cổ. Nói cho ngắn gọn, mágòi là những Nhà Tu Sĩ Trung Đông.

II. Ba Vua, Ba Tên Tuổi, Ba Nhân Dáng

Mágòi không phải là vua mà là những nhà tu sĩ Trung Đông. Nhưng ngày hôm nay, rất nhiều người Kitô hữu vẫn quen miệng gọi họ là Ba Vua. Tự dưng những nhà tu sĩ Trung Đông không phải là con cháu của vua chúa được rất nhiều người Kitô hữu yêu mến đội lên đầu ba cái vương miện hoàng gia.

A. Thánh Vịnh 72

Nguyên nhân chính đã góp phần vào hiện tượng hoàng gia hóa những nhà tu sĩ Trung Đông có lẽ đã bắt nguồn từ bài Thánh vịnh 72:10-11.

Từ Tarshish và hải đảo xa xăm,

hàng vương giả sẽ về triều cống,

Cả những vua Sheba, Seba.

Cũng đều tới thờ lạy, tiến dâng lễ vật.

Mọi quân vương phủ phục trước ngai rồng.


Nếu mang hai câu chuyện, chuyện Tu Sĩ Trung Đông trong Matt 2:1-12 và Thánh Vịnh 72:10-11, lên bàn cân phân tích và so sánh, độc giả Kinh Thánh sẽ nhận ra hai câu chuyện này có rất nhiều nét tương đồng. Theo như Thánh Vịnh 72:10-11, từ phương xa, vua của các sắc dân sẽ lên đường hành hương tiến về vùng đất thành để thờ lạy và thượng tiến lễ vật dâng lên Giavê Thiên Chúa. Trong trường hợp của những nhà tu sĩ Trung Đông, từ phương Đông của những vương quốc Ả Rập, vùng đất của "Alađin và Cây Đèn Thần", các ngài cũng đã lần tìm đi theo dấu sao tiến về kinh thành Jerusalem dò hỏi tông tích của Tiểu Hoàng Đế Giêsu. Khi kiếm ra được Con Một Thiên Chúa trong hình dạng trẻ thơ, các nhà tu sĩ Trung Đông đã bái phục thờ lạy trước ngai rồng của Hài Nhi Đông Cung Thái Tử. Sau cùng, họ dâng lên Thiên Chúa lễ vật vàng, nhũ hương, và mộc dược.

B. Bao Nhiêu Tu Sĩ Trung Đông?

Theo như thánh sử Matthew, “Khi Đức Giêsu sinh ra tại thôn làng Bethlehem, tại Judea, trong thời Vua Herod, những nhà tu sĩ Trung Đông lần tìm đến kinh thành Jerusalem” (2:1). Nguyên thủy trong câu văn vừa được trích dẫn, tác giả Matthew chẳng nhắc nhở, ngài cũng không buồn ngồi nhẩm đếm con số thành viên của phái đoàn phương Đông đã từng dừng chân tại kinh thành hòa bình Jerusalem để hỏi thăm tin tức về tung tích của Hài Nhi Giêsu. Lần tìm từng nét, lần đọc từng chữ trong 12 câu văn của bài Tin Mừng Tu Sĩ Trung Đông và Ngôi Sao Lạ (Matt 2:1-12), chẳng ai nhìn thấy con số 3 ẩn hiện thấp thoáng ở bất cứ nơi nào. Nhưng lạ lùng vô cùng, đến ngày hôm nay, vẫn có rất nhiều quen miệng gọi những ông tu sĩ Trung Đông là Ba Vua.

Thực sự ra, mặc dù thánh sử Matthew không nhắc nhở đến con số tu sĩ Trung Đông đã ghé ngang vào kinh thành Jerusalem năm xưa, trong phần cuối của câu chuyện, thánh sử Matthew kể lại, sau khi diện kiến và thờ lạy Hài Nhi Thánh, những nhà tu sĩ đã tiến dâng lên vị Tiểu Hoàng Đế 3 lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược.

Dựa theo con số 3, tổng số của những lễ vật đã được dâng tiến này, Giáo Hội thời sơ khai làm một con toán cộng rất đơn giản,

1 vàng + 1 nhũ hương + 1 mộc dược = 3 người

Cuối cùng dựa vào phương trình toán học đại số căn bản và đơn giản ở trên, Giáo Hội thời tiên khởi kết luận rằng đã có Ba Vua từ phương Đông lên đường đi tìm kiếm Hài Nhi Thánh.

Nhưng con số 3 không phải là một con số duy nhất xuất hiện trong dòng lịch sử ơn cứu độ. Chỉ có 2 vua xuất hiện trong những bức tranh tại hầm mộ Sts. Peter và Marcellinus. Nhưng lại có tới những 4 ông vua đã xuất hiện trong một bức tranh tại hầm mộ St. Domitilla. Và sau cùng, có tới những 12 ông vua đã được nhắc tới, với đầy đủ tên tuổi theo như truyền thống của Giáo Hội Đông Phương thời trung cổ.

C. Nhân Dáng

Chuyện về Ba Vua không chỉ tạm dừng bước tại nơi này. Theo như truyền thống của Giáo Hội Tây Phương cũng là một truyền thống phổ thông được nhiều người biết đến, tên của Ba Vua là Melchior, Gaspar, và Balthasar. Vua Melchior cao niên, râu tóc bạc trắng như cước. Vua Melchior đã tiến dâng vàng lên Tiểu Hoàng Đế Giêsu. Ngược lại với vua Melchior, Vua Gaspar là một thanh niên còn rất trẻ, người to lớn, vạm vỡ. Vua Gaspar đã tiến dâng lên Hài Nhi Thánh lễ vật nhũ hương. Sau cùng, Balthasar, hoàng đế gốc Phi Châu, ngài tiến dâng mộc dược lên Hài Nhi Thánh.

Ngược lại với truyền thống Tây Phương, theo như Giáo Hội Đông Phương thời trung cổ, tên của Ba Vua là: Hormizdah, vua của xứ Persia, Yazdegerd, vua xứ Saba, và Perosadh, vua của xứ Sheba. Theo như Giáo Hội Ethiopia, tên của Ba Vua là Hor, vua xứ Persia, Basanater, vua xứ Saba, và vua Karsudan của đông phương.

III. Ngôi Sao Lạ

Ngoài Ba Vua, Ngôi Sao Lạ xuất hiện trên vòm trời thủ đô của Do Thái vào những ngày đầu tiên của thiên niên kỷ thứ nhất là một chi tiết cũng đã từng gây nên rất nhiều tranh luận giữa những nhà thần học gia. Theo như thánh sử Matthew, những nhà tu sĩ Trung Đông đã dừng bước hỏi thăm dân chúng của kinh thành Jesuralem, “Vua người Do Thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Đông Phương, và chúng tôi đến để triều bái Người”.

Tương tự như Ba Vua, thánh sử Matthew cũng không hề nhắc nhở đến tên tuổi của ngôi sao lạ. Ngài cũng không buồn ngồi vẽ lại hình ảnh của ngôi sao một thời chiếu sáng rực rỡ vòm trời Bethlehem. Bởi không tên không tuổi, một số người vẫn quen miệng gọi ngôi sao lạ năm xưa là ngôi sao Bethlehem. Bởi không biết tên tuổi và hình dạng của ngôi sao lạ, thần học gia và khoa học gia lại phải vất vả khăn gói lên đường tìm kiếm tung tích của ngôi sao. Nhắc đến hành trình tìm kiếm tông tích của ngôi sao năm xưa, một trong những ứng cử viên sáng chói nhất của ngôi sao lạ cho tới ngày hôm nay vẫn là ngôi sao chổi Halley với cái đuôi dài lê thê đã từng xuất hiện trên bầu trời vào năm 1986. Sao chổi Halley với đường quỹ đạo 76 năm một lần cũng đã từng ghé thăm Thái Dương Hệ vào năm 12 trước Tây Lịch. Nhưng Đức Giêsu sinh ra vào khoảng giữa năm thứ 4 và thứ 6 trước Tây Lịch. Thời gian khác biệt giữa sao chổi Halley và năm Đức Giêsu sinh ra là khoảng 6 năm. 6 năm, một khoảng cách quá dài quá khác biệt để chúng ta có thể kết luận rằng sao chổi Halley chính là ngôi sao lạ của năm xưa.

Bởi thế cho tới ngày hôm nay, thật sự ra vẫn không có một thần học gia hoặc khoa học gia nào đã giải được bài toán ngôi sao lạ. Cho nên gốc tích và thân thế của ngôi sao lạ vẫn là một ẩn số (x). Tuy nhiên, nếu thảo luận dưới lăng kính của thần học, ngôi sao lạ có thể được hiểu như là một biểu tượng, một dấu hiệu đã được Giavê Thiên Chúa gửi đến, qua đó Ngài đã hiển linh cho dân ngoại biết rõ hơn về chương trình cứu chuộc của Ngài dành cho con người. Đặc biệt, ngôi sao lạ xuất hiện tại vùng đất phương Đông, nơi dân ngoại sinh sống đã loan báo tới muôn dân một tin mừng, đó là Thiên Chúa luôn luôn thương yêu con người, mặc dù dân ngoại đã được sinh ra và lớn lên trong đêm đen bóng tối của tội lỗi và của tà thần. Bởi thương yêu con người yếu đuối, Giavê Thiên Chúa đã đích thân gửi ngôi sao lạ soi sáng vùng đất Trung Đông của dân ngoại. Ngôi sao lạ chiếu sáng bầu trời đêm đen tương tự như một bản tình ca bất hủ báo cho những người dân ngoại biết về một chương trình cứu chuộc nhân loại trong giai đoạn mới của một Thiên Chúa từ bi và đại lượng. Trong giai đoạn mới này, Thiên Chúa sẽ đích thân nhập thế. Ngài sống với nhân loại. Ngài chuyện trò với nhân loại. Ngài chết cho nhân loại. Và sau cùng Ngài sống lại, mang tất cả dân ngoại thoát ra khỏi xiềng xích của tội lỗi đã trói buộc họ từ bao lâu nay.

IV. Tu Sĩ Trung Đông và Ngôi Sao Lạ

Rời bỏ vùng đất Trung Đông của những năm thứ nhất Công Nguyên, giờ đây chúng ta quay về lại với thiên niên kỷ thứ ba. Sau cuộc hành hương vất vả về lại vùng đất thánh, chúng ta đã có dịp diện kiến những nhà tu sĩ Trung Đông, hỏi tên hỏi tuổi của các ngài, và chiêm ngắm dung nhan của Ngôi Sao Lạ. Để kết thúc bài tham khảo Tu Sĩ Trung Đông và Ngôi Sao Lạ, có lẽ điều mà mọi người Kitô hữu nên tự hỏi mỗi người sau cuộc hành hương, đặc biệt trong mùa Giáng Sinh, là chúng ta đã học hỏi được điều chi qua bài Tin Mừng Tu Sĩ Trung Đông và Ngôi Sao Lạ (Matt 2:1-12)?

Ngày xưa những nhà tu sĩ Trung Đông đã mau chóng đáp trả lại tiếng mời gọi Thiên Chúa vào bữa tiệc Nước Trời. Có những lúc các ngài lạc đường, lạc lối, bối rối, bơ vơ, và bỡ ngỡ giữa thị trấn Jerusalem, nhưng các ngài không hề ngã lòng trông cậy vào Thiên Chúa. Cuối cùng, đúng như họ đã từng hy vọng, ngôi sao lạ tái xuất hiện trên bầu trời, chỉ đường dẫn lối, dẫn dìu các ngài đi thẳng tới nơi Hài Nhi Thánh đang say nồng giấc ngủ thiên đàng.

Ngày nay trên con đường hành hương về Nước Trời, ai trong chúng ta chẳng có những giây phút bị lạc lối, những giây phút chúng ta có cảm tưởng mình đang bị bỏ rơi, hoặc cảm thấy hình như niềm tin vào Thiên Chúa và Tình Yêu của Ngài đang dần dần tan biến vào trong thinh không. Trong những giây phút yếu đuối, thất vọng, và chập chờn với ngọn nến của niềm tin như vậy, mời bạn và tôi, chúng ta hãy cùng nhau hướng về Thiên Chúa, dõi mắt tìm kiếm nguồn trợ lực của trời cao. Ngôi sao lạ đã xuất hiện trên bầu trời soi đường dẫn lối cho những nhà tu sĩ Trung Đông năm xưa. Tương tự như vậy, nếu chúng ta cầu xin, Thiên Chúa sẽ nghiêng người, lắng tai nghe lời cầu nguyện. Từ trong cõi chết đầy dẫy đêm đen bóng tối, Ngài sẽ gửi ngôi sao lạ tới hướng dẫn chúng ta về cõi ngập tràn ánh sáng, nơi đó chỉ có mùa xuân, thanh bình, và hạnh phúc vĩnh cửu.

Thư Mục Tham Khảo

Bauer, David. “The Kingship of Jesus in the Matthean Infancy Narrative: A Literary Analysis,” Catholic Biblical Quarterly 57 (1995) 306-323.

Blomberg, Craig. “The Liberation of Illegitimacy: Women and Rulers in Matthew 1-2,” Biblical Theology Bulletin 21:145-150.

Brown, Raymond. An Adult Christ at Christmas. Collegeville, Minnesota: The Liturgical Press, 1977.

Brown, Raymond. The Birth Of The Messiah. New York: Doubleday, 1993.

Farquharson, J. F. “The Star of Bethlehem,” Journal of the British Astronomical Association89 (1978) 8-20.

Ferrari-D’Occhieppo, K. “The Star of the Magi and Babylonian Astronomy,” in Chronos, Kairos, Christos. Ed. Jerry Vardaman and Edwin Yamauchi. Winona Lake, IN: Eisenbrauns, 1989. Pp. 41-53.

Filas, F. L. “The Star of the Magi,” Irish Ecclesiastical Record 85 (1956) 432-33.

Freitag, R. S. The Star of Bethlehem: A List of References. Washington, D. C.: Library of Congress, 1979.

Gardner, Richard. Matthew. Scottdale, PA: Herald Press, 1991.

Gonzalez, Justo. The Story of Christianity, Vol. I. New York, NY: HarberCollins Publishers, 1984.

A Grammatical Analysis of The Greek New Testament. Rome: Editrice Pontificio Istituto Biblico, 1993.

Hare, Douglas. Interpretation: Matthew. Louisville, Kentucky: John Knox Press, 1993.

Metzger, Bruce M. “Names for the Nameless in the New Testament: A Study in the Growth of Christian Tradition,” in Kyriakon: Festschrift Johannes Quasten. Ed. Patrick Granfield and Josef A. Jungmann. Münster Westfalen: Aschendorff, 1970. Pp. 79-86.

Murphy, Frederick J. Pseudo-Philo. New York, NY: Oxford University, 1993.

Nguyễn Thế Thuấn, Kinh Thánh, La Verne, CA: El Camino Press, 1980.

Overman, J. Andrew. Church and Community In Crisis. Valley Forge, PA: Trinity Press International, 1996.

Sách Lễ Giáo Dân, Houston, TX: Cơ Sở Xuất Bản Zieleks, trang 147.

Saldarini, Anthony. Matthew’s Christian-Jewish Community. Chicago: The University of Chicago Press, 1994.

Senior, Donald. Matthew. Nashville, TN: Abingdon Press, 1998.

Kinh Thánh: Tân Ước, Westminster, CA: Nhà Xuất Bản Du-Sinh Saint Joseph, 1994.

www.nguyentrungtay.com/index.html
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thú Đọc Sách
Lm. Trần Cao Tường
16:50 03/01/2008

THÚ ĐỌC SÁCH



Ảnh của Lm. Trần Cao Tường

(Tượng Harvard tại đại học Harvard, Boston)


Tam nhật bất độc thư,

tiện giác ngữ ngôn vô vị,

diện mục khả tăng.

(Thơ Hoàng Sơn Cốc, bạn thơ của Tô Đông Pha)

Ba ngày không đọc sách,

nói năng nhạt nhẽo khó nghe,

mặt mũi nhem nhuốc khó coi.

(TCT phóng dịch)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền